Mỗi khi nói đến Thiên Chúa, người ta thường nhớ tới Ngài là tình yêu theo như định nghĩa của thánh Gio-an (1Ga 4,8) mà thường quên đi Ngài còn là sự sống (Ga 14,6), là Thiên Chúa hằng sống. Ngài đến kêu mời nhân loại bước vào hưởng sự sống vĩnh cửu.
Thật vậy, từ đầu đến cuối, xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh là ý nghĩa sâu xa về sự sống với thiên hình vạn trang và một ý nghĩa thuần khiết về việc Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta thấy rằng con người được mời gọi hiện hữu để sống niềm hi vọng, một ân huệ thần thiêng mà Thiên Chúa khai sáng sự sống mầu nhiệm và lòng quảng đại của Ngài trong đó.
Sự sống con người là điều quan trọng và quí giá
Theo trình thuật sáng thế, sự sống xuất hiện vào giai đoạn sau cùng của việc sáng tạo. Để hoàn tất việc sáng tạo, vào ngày thứ năm, Thiên Chúa tại nên các loài vật dưới biển, các chim trời (xc. St 1,21)… Cuối cùng, Thiên Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài, một sinh vật hoàn hảo nhất trong các loài sinh vật là con người. Con người được Thiên Chúa chúc lành (xc. St 1,28). Vì vậy, cho dầu đời sống có nhọc nhằn, con người vẫn phải hi sinh để bảo toàn sự sống ấy (G 7,1). Vì nếu phải chết đi, số phận con người nằm dưới âm phủ thật đáng thương (Tv 6,6). Sự sống của con người là phần thưởng Chúa ban (Tv 27,13) và “chỉ chết đi khi tuổi đời giống như Abraham, trong tuổi già hạnh phúc cao niên và trường thọ” (xc. St 25,8). Chính vì lý do ấy, con cái là sự nối dài đời sống của họ, là nơi tựa nương cho cha mẹ (xc. Tv 127).
Tuy nhiên, sự sống rất mỏng manh dễ vỡ. Mọi sinh vật và ngay con người cũng chỉ chiếm hữu sự sống tạm thời. Bởi vì tất cả là hữu thể bất tất. Nó lệ thuộc vào tình trạnh ân sủng nơi con người. Ngay từ thuở khai nguyên, tuổi thọ của con người dần dần theo sự tăng vọt của tội lỗi. Nhưng thế cho dù thế nào đi nữa, sự sống của con người cũng chỉ là làn khói (Kn 2,2).
Mọi sự sống đều khởi phát từ nguồn sống là Thiên Chúa, nhưng hơi thở của con người là điều đặc biệt hơn cả. Ngài thổi một luồng sinh khí vào vào mũi con người (St 2,7) và Ngài lấy lại khi con người chấm dứt hành trình dương thế. Vì thế, con người sống dưới sự che chở và gìn giữ của Thiên Chúa; đồng thời con người cũng buộc phải gìn giữ và bảo vệ sự sống là hồng ân của Thiên Chúa.
Đức Giê-su Ki-tô là sự sống
Với Đức Giê-su, sự sống là điều quí giá hơn của ăn (Mt 6,25), cứu một mạng người còn hơn giữ luật ngày sabat (Mc 3,4) vì “Thiên Chúa là không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Mc 12,27). Chính Đức Giê-su đã chữa lành và trả lại sự sống. Ngài không chịu nổi sự có mặt của tử thần, nếu Ngài có đó thì La-da-rô đã không chết. Quyền trên sự sống là dấu chứng cho thấy Ngài quyền thống trị tội lỗi. Vì thế, những muốn vào đạt tới sự sống và chiếm hữu nó, phải nhận lấy con đường hẹp (Mt 16,25).
Khi nhập thể, Chúa Giê-su đã sử dụng sự sống như vật sở hữu (Ga 5,26) và ban phát các dư dật (Ga 10,10) cho tất cả những ai Chúa Cha đã trao phó cho Người (Ga 17,2). Chúa Giê-su là đường, sự thật và là sự sống (Ga 14,6). Người còn là sự sống lại (11,12), thân thể Người là bánh sự sống cho những ai ăn để có được sự sống vĩnh cửu.
Ngay chính cuộc sống thế trần, các Ki-tô hữu càng thông phần cái chết của Đức Ki-tô và gánh chịu các đau khổ của Người thì càng hiển lộ sự sống của Người ngay chính trong thân thể mình (2Cr 4,10). Cái chết không phải đánh dấu một sự thất bại của sự sống, nhưng giữ chặt sự sống và phát triển nó trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài tiêu hủy cái chết trong chiến thắng của mình (2Cr 15,54). Đời sống với Đức Ki-tô được mong đợi ngay sau cái chết. Khi ấy, người ta trở nên giống như Thiên Chúa và thấy Ngài đúng như Ngài là (1Ga 3,2). Diện đối diện là bản chất của sự sống vĩnh cửu (1Cr 13,12).
Đức Ki-tô là chủ tể sự sống
Sự sống chỉ đạt đến sự viên mãn của nó vào ngày chính thể được sống lại và được vinh hiển thông phần vào cuộc sống đó; khi ấy, sự sống chúng ta là chính Đức Ki-tô sẽ tỏ mình ta trong thành Giê-ru-sa-lem trên thiên quốc, chỗ Thiên Chúa ở với loài người (Kh 21,3), nơi ấy vọt lên dòng sông sự sống, sẽ mọc lên cây sự sống (Kh 22,1). Khi ấy, sẽ không còn chết chóc, sự chết bị ném vào hồ lửa. Mọi sự sẽ hoàn toàn phục tùng Thiên Chúa, Đấng sẽ làm mọi sự trong mọi người (1Cr 15,28). Đó sẽ là địa đàng mới, nơi các thánh sẽ thưởng nếm đời đời sự sống của Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô.
Chúa Giê-su là Ngôi Lời nhập thể, nơi ngài có sự sống viên mãn cho những ai tin vào Người. Ngài đã mặc lấy thân xác loài người để chúng ta có cơ hội giao hoà với Thiên Chúa và làm con Thiên Chúa. Thời sáng thế, thiên thần Chúa cầm gươm lửa xua đuổi nguyên tổ ra khỏi địa đàng (St 3,21) thì giờ đây, nhân loại lại được hưởng cuộc sống đã mất qua chiếc cầu nối là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.