HOME

 

T́m theo mẫu tự

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

THÁNG SÁU

 


Ngày 
01 Thánh Giustinô, Tđ

02 Thánh Marcellinô, Phêrô, Tđ

03 Thánh Carolô Lwanga, Tđ

05 Thánh Bonifaciô, Gm, Tđ

06 Thánh Nobertô. Lm

09 Thánh Ephrem phó tế

11 Thánh Barnaba tông đồ

13 Thánh Antôn Padua, Lm

21 Thánh Lu-y Gonzaga


Ngày
22 Thánh Gioan Fisher, Gm, Tđ

22 Thánh Tôma More. Tđ

22 Thánh Paulino Nolanô

24 Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

27 Thánh Cyrillô Alexandria

28 Thánh Irênê, Gm, Tđ

29 Thánh Phêrô tông đồ

29 Thánh Phaolô tông đồ

30 Các Thánh Tử đạo Roma

 


Ngày 01-06

Thánh GIUSTINÔ
Tử Đạo (+165)

Thánh Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng trong một gia đ́nh ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt t́nh t́m kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt t́nh này, Ngài đă tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả măn được các đ̣i hỏi của trí khôn.

Trong tác phẩm "Đối thoại với Tryphon" (Dialogus cum Tryphone), chính thánh Giustinô kể lại cuộc t́m kiếm của ḿnh : - Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy ǵ về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng sư hiểu biết ấy không cần thiết ǵ. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đ̣i thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn uất: người ta không rao bán triết học.

Một người theo lư thuyết của Pythagore hỏi Ngài : - Anh đă học âm nhạc, thiên văn và địa lư chưa ? Bởi v́ để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu h́nh để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.

Giustinô chưa biết ǵ về những môn học, nhưng lại thấy ḿnh bị thúc bách t́m kiếm Thiên Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói: - Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô h́nh ở mức độ cao hơn. Việc chiêm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.

Dầu vậy, không có ǵ làm cho Ngài thỏa măn được cơn khát chân lư. Tại Ephesô, Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đă thích lư sự về từ ngữ hơn sự kiện. Ông đă cho Ngài một lời khuyên cao cả là hăy t́m đọc kinh thánh: phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất là phải cầu nguyện v́: - Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa và đức Kitô không cho họ hiểu biết.

Theo lời khuyên này, Giustinô đă khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lư tưỏng của Ngài, Ngài mở một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. - Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.

Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều : - Thấy họ kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa.

Ngài sẽ t́m được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ? Bởi vậy Ngài đă t́m mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ c̣n giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo. Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá được thế kỷ thứ II và là người đă phác họa ra nền thần học Kitô giáo.

Từ một đức tin vững chắc vào các chân lư Kitô giáo. Thánh Giustinô đă không ngần ngại t́m hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử h́nh.

Giustinô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin. - Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lư để theo sự lầm lạc cả.

Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bi đánh đ̣n rồi bị chém đầu. Tài liệu c̣n ghi lai nhiều chân lư mà thánh nhân đă phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn: - Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và tŕnh bày cũng phải nhớ ở điều mà Ngôi lời đă diễn tả một phần.

Ngài c̣n nói : - Không ai tin Socrate đến độ chết v́ điều ông ta dạy. Chính v́ những lư do khác hẳn với lănh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đă lấy máu ḿnh để kư nhận các công tŕnh của các Ngài, chính t́nh yêu Thiên Chúa nhập ḷng các Ngài.


Ngày 02-06

Thánh MARCELLINÔ và PHÊRÔ
Tử Đạo (+304)

Không có tài liệu lịch sử nào nói về nguồn gốc của hai thánh tử đạo Marcellino và Phêrô cả. Các Ngài được phúc tử đạo dưới thời Diocletianô.

Thánh Marcellino được ơn tử đạo c̣n thánh Phêrô được ơn trừ quỉ.

Nhờ được ơn trừ quỉ, thánh Phêrô được rất nhiều người mộ mến. Ngược lại cũng có nhiều người ghen tức và thù oán t́m cách giết hại. Tỉnh trưởng Sêrênô ra lệnh tống giam Ngài. Bạn ông là Antêmi có đứa con gái bị quỉ ám. Nghe biết Phêrô có quyền trừ quỉ, ông giối thiệu bạn ḿnh tới ngục thất để gặp thánh nhân. Gặp ông, thánh nhân khuyên nhủ ông hăy tin vào Chúa Giêsu và thờ phượng Thiên Chúa. Ông bực tức cho rằng: Chúa không cứu nổi Phêrô th́ làm sao thánh nhân cứu nổi con ông được. Rồi ngay đêm ấy khi quân canh ngục c̣n đang thi hành nhiệm vụ th́ thánh nhân đă có mặt ở nhà Antêmi. Cả gia đ́nh Antêmi bỡ ngỡ và xin theo đạo. Paulina, con gái Antêmi được lành bệnh. Từ đó gia đ́nh Antêmi thành nơi tụ tập thường hay lui tới dạy đạo và rửa tội cho các tân ṭng.

Tức giận, Sêrênô ra lệnh hành hạ hai thánh nhân một cách dă man rồi giam ngục tối, nền rắc đầy miểng chai, và bỏ đói các Ngài cho chết. Tuy nhiên Chúa đă giải thoát cho các Ngài trong một tuần lễ để lo cho các dự ṭng được chịu phép rửa tội. Nghĩ rằng gia đ́nh Antemi lập mưu cho cuộc vượt thoát này, Sêrênô ra lệnh giết cả gia đ́nh ông.

Cuối cùng hai thánh nhân Marcellinô và Phêrô bị đem hành quyết. Khi thi hành án quyết, đao phủ Đorotê đă thấy linh hồn hai Ngài bay về trời. Quá xúc động ông đă xin ṭng giáo và qua đời cách lành thánh. C̣n xác hai thánh nhân được chôn cất ở nghĩa trang Ad Duos Lauros đường Labicana.

Khi Giáo hội được sống trong an b́nh, người ta xây cất trên mộ hai Ngài một thánh đường rất nguy nga. Tên Hai thánh nhân đă được nhắc đến trong lễ quy Roma.


Ngày 03-06

Thánh CAROLÔ và PHÊRÔ LWANGA
và các bạn tử đạo (1885 - 1887)

Dân da đen sống ở miền Ouganda, Trung Phi thuở ấy chưa hề nghe đến tên Chúa. Ma quỉ c̣n thống trị họ với mọi thứ phù phép. Họ chém giết lẫn nhau và ăn thịt nhau nữa. Trẻ em bị bỏ rơi. Đàn bà bị coi như thú vật phải làm việc mệt nhọc và bị sát hại theo sở thích của đàn ông.

Ngày kia hai cha thừa sai Lourdel và Livinhac đến với họ sau một cuộc hành tŕnh đầy cực khổ. Các Ngài đến gặp nhà vua trong cḥi của ông và buổi đầu mọi sự tốt đẹp. Các Ngài tận tụy phục vụ.

Dân da đen đă không bao giờ tưởng tượng được điều các vị thừa sai nói cho lại là điều tốt đẹp như vậy: Họ có một người cha trên trời đă yêu thương họ đến nỗi đă ban con ḿnh là Chúa Giêsu đến cứu chuộc họ, và Chúa Giêsu lại chết trên thánh giá đă họ được về trời với Người, như thế họ lại không yêu mến vâng phục Người để được gặp lại Người trong hạnh phúc bất tận sao ? Để được như vậy, họ quyết yêu thương nhau theo luật Chúa để nên tốt hơn. Khi đă cố gắng lănh phép Rửa tội. Chúa Giêsu đổ tràn ơn thánh vào trong ḷng họ và kết hợp với họ trong Bàn tiệc Thánh Thể.

Nhà Vua cũng rất thích điều các Cha nói. Những điều các Ngài rao giảng làm cho các phù thủy và bọn người Ả rập buôn người giận dữ. Một thị động bị vu oan và bị thiêu sống. Anh ta xin được rửa tội và đă can đảm chịu cực h́nh, các nhà thừa sai cảm thấy cơn bách hại đă đến nên vội rửa tội cho những người đă được chuẩn bị rồi rút lui với một số trẻ em các Ngài đă chuộc lại được. Các Ngài rút lui về bờ hồ phía nam, là nơi bệnh đậu mùa đang giết hại rất nhiều người. Số đông trẻ em sắp chết đều được rửa tội.

Các Ngài nói với một em bé 9 tuổi : Hăy cầu nguyện xin Chúa Giêsu cứu chữa con. Nhưng em bé trả lời : - Bây giờ được làm con Thiên Chúa, con không sợ chết nữa.

Được ba năm, nhà vua qua đời, các vị thừa sai trở lại, dân chúng mừng rỡ. Dân được rửa tội trước đă rửa tội cho nhiều người khác nữa. Việc tông đồ khởi sắc nhưng một viên chức của Tân vương đă gieo nghi ngờ đối với các thành quả của các Kitô hữu, nhất là đối với Giuse Mukasa, thủ lănh các thị đồng, người đă chống lại sự vô luân của ông. Ông ta tâu vua rằng: các Kitô hữu mưu chiếm ngôi vua. Các phủ thủy bảo rằng bọn khởi xướng phải chết. Vua tin họ và Giuse bị thiêu sống. Lư h́nh muốn trói Ngài lại nhưng Ngài nói:- Tôi chết v́ đạo mà lại t́m cách thoát thân sao ? Một Kitô hữu không có sợ chết đâu.

Nhà vua nghĩ rằng bản án nầy sẽ làm cho các Kitô hữu khiếp sợ. Trái lại, ngày càng có nhiều người theo đạo. Khi đi săn về, ông gọi tiểu đồng Mwafou 14 tuổi lại, và khi biết rằng em đang học đạo với một thiếu niên tên là Denis, ông truyền dẫn Denis lại, la lớn : - Tên nô lệ khốn khiếp, ngươi dạy đạo hả ?

Và ông dùng lưỡi dao tẩm thuốc độc hạ sát Denis.

Giận dữ đi ra, ông gặp Honôrat và hỏi : - Mày cũng là Kitô hữu hả ?

- Phải.

Và Hônôrat bị tra khảo, bị xẻ thịt. Bấy giờ vua khám phá ra một tân ṭng là Giacôbê và tra gông vào cổ. Về nhà ông thúc trống tập họp các đao phủ lại. Bọn đao phủ và các phù thủy nhảy múa như được thoát khỏi ngục. Ngược lại tại các nhà thị đồng quang cảnh như thần tiên. Carôlô Lwanga, chiến sĩ anh dũng nhất của triều đ́nh đă rửa tội cho em bé Kizitô và ba trẻ em khác, dọn ḿnh cho các em chịu chết cách thánh thiện.

Ngày 28 tháng 5, nhà vua truyền thiêu sống các thị đồng dám cầu nguyện. Mwa-Ga là con một đao phủ. Ba em khẩn khoản xin em trốn đi, nhưng em từ chối. Một chiến sĩ Kitô giáo nói với vua : - Con lên trời và cầu nguyện cho Đức Vua.

Các phạm nhân mạnh dạn tiến đi chịu khổ h́nh, gặp Pontianô tên đao phủ hỏi anh : - Mày biết cầu nguyện không ?

Vừa trả lời "biết" Pontianô bị chém đầu ngay. Những người khác nói : - Ở trên trời Pontianô sẽ cầu nguyện cho chúng ta được can đảm chịu chết.

Các vị tử đạo bị kềm cứng trong gông cùm trong khi người con của đao phủ bị ép đến với cha mẹ. Họ phải đợi sáu ngày để chuẩn bị giàn thiêu, đă đến ngày xử, Mwaga nhảy xổ đến nhập bọn tại pháp trường, các vị tử đạo nói với nhau : - Chính tại nơi đây chúng ḿnh được thấy Thiên Chúa.

Các Ngài bị đặt trên các tấm phên như những cây đuốc sống. Người ta đốt chân các vị tử đạo để mong các Ngài thôi cầu nguyện, nhưng các Ngài đă trả lời : - C̣n sống, chúng tôi sẽ không ngừng cầu nguyện.

Một phù thủy nói với các Ngài : Thiên Chúa sẽ không giải thoát các Ngài đâu. Brunô trả lời : - Ông không đốt cháy linh hồn chúng tôi được đâu, nhưng nó sẽ bay lên thiên đàng.

Giàn thiêu được đốt lên. Lời kinh lạy cha của các thánh c̣n vượt trên những tiếng la hét man rợ và những tiếng nổ lốp đốp của ḷ lửa. Người ta biết được là các Ngài đă chết khi hết nghe tiếng các Ngài cầu nguyện.

Ông vua da đen tự nhiên chắc rằng sau tội ác này, chẳng c̣n bóng dáng Kitô hữu nào trong xứ sở của ông nữa. Nhưng ngày nay, Ouganda có hơn nửa triệu tín hữu.


Ngày 05-06

Thánh BÔNIFACIÔ
Giám Mục Tử Đạo (673 - 754)

Thánh Bônifaciô có tên sơ khởi là Winfrid. Ngài là người Saxon miền nam, sinh ở Creditôn gần Exêter, năm 673, thời đó, phong trào truyền giáo rất mạnh mẽ ở nước Anh. Gia đ́nh Ngài thường là nơi dừng chân của rất nhiều nhà truyền giáo. Winfrid rất thích gần gũi ở những con người thánh thiện này và không bỏ mất một lời nào các Ngài kể lại và năng hỏi thăm về những chân lư các Ngài rao giảng. Một ngày kia Winfrid hỏi các Ngài phải làm ǵ để được cứu rỗi ? Các vị thừa sai trả lời: - Phải nỗ lực để nên tốt lành với mọi người và đừng nghĩ đến ḿnh.

Nghe những lời này, Winfrid muốn lên đường ngay để rao giảng Tin Mừng cho lương dân. Ngài đă xin cha đi tu nhưng cha Ngài đă từ chối. Ngài ngă bệnh khiến cha Ngài hốt hoảng và đă chấp nhận.

Winfrid nhập ḍng ở Exeter và v́ thiện chí học hỏi của Ngài, người ta gởi Ngài tới Nursling để học kinh thánh, thơ văn và văn phạm, năm 717, Winfrid đă trở thành một giáo sĩ nổi bật của miền nam Saxon và được đề nghị làm tu viện trưỏng tu viện Nursling. Nhưng Ngài đă quyết định gia nhập nhóm truyền giáo. Angle-saxon lên đường tới Frisia. Vẫn quan tâm đến các công việc của nước Anh cho đến hết đời, Ngài giữ liên lạc thư từ rất thường xuyên nhưng không hề viếng nước Anh lần nào nữa.

Miền đất Winfrid muốn đến rao giảng Tin Mừng là một vùng thuộc nước Đức và nằm giữa hai gịng sông Rhin và Danube. Cả người Rôma lẫn người Pháp đă không thuần hoá được dân chúng hung dữ của miền này. Nhưng một cuộc chiến bùng nổ giữa bá ước Ratborol và Charles Martel, khiến Ngài không cập bến được. Ngài hướng về Roma với một nhóm hành hương và xin sự chẩn nhận của Đức giáo hoàng. Đức Thánh cha Grêgoriô II đă chúc lành cho tu sĩ này và ban cho mọi người quyền hạn để mang Nước Chúa đến cho dân Đức c̣n đang thờ ngẫu tượng.

Rời Rôma, Người rảo qua các miền Lombardie, Baviere và Thuringia học hiểu ngôn ngữ và giữ các phong tục địa phương của đám dân. Ngài muốn truyền bá Tin Mừng. Ngài đă đến Frisia, đến giữa nước Đức, và lập được nên một nhà nguyện, một tu viện ở Hambourg. Thành quả này làm phấn khởi cũng như thúc đẩy t́nh yêu nơi vị tông đồ. Những cuộc trở lại đạo này ngày một nhiều.

Năm 722 Đức giáo hoàng gọi Winfrid về Roma và tấn phong Ngài làm giám mục. Đức Giáo hoàng nói : - Từ nay con sẽ mang tên là Bônifaciô, nghĩa là "người thi ân". Đây là lần đầu tiên một ṭa giám mục ở xa đă theo thực hành địa phương của Italia và đă tỏ bày sự tuân phục đối với Đức Giáo hoàng .

Bônifaciô lại lên đường truyền giáo với tư cách giám mục. Ngài sẽ không ở Frisia dưới quyền Willibord, nhưng muốn mở ra một lănh địa mới ở Tây Đức. Ngài đă bắt đầu ở Hesse miền Thuringia là nơi Ngài đă đến đốn một cây sồi cổ thụ. Dân chúng đặt tên cho cây sồi này là "sức mạnh thần Jupiter". Thánh nhân đă triệt hạ cây cổ thụ cách dễ dàng lạ lùng rồi dùng cây dựng nhà thờ kính thánh Phêrô. Dân chúng thờ ngẫu thần đă giận dữ v́ sợ bị thần minh oán phạt. Họ tuốn đến đe dọa thánh nhân. Nhưng khi nghe Ngài nói rất hay và đầy t́nh đầy nghĩa, nhiều người đă trở lại đạo.

Charles Martel lúc ấy sẵn sàng đem binh lực phục vụ Kitô giáo. Tuy nhiên Đức Giám mục Bônifacio đă không muốn cậy dựa vào sức mạnh mà chỉ dùng t́nh thương để cải hóa các tâm hồn. Ngài đă thiết lập nhiều tu viện và kêu gọi sự trợ giúp từ nước Anh gởi tới. Đă có nhiều linh mục, nghệ sĩ, văn sĩ, tới góp công và nhiều người khác đóng góp của cải cho việc truyền giáo. Cứ như thế mà thánh Bônifacio đă có thể trao phó cộng đoàn nhỏ bé và mới mẻ cho các tu sĩ coi sóc rồi lại lên đường tiếp tục mở mang nước Chúa.

Đức giáo hoàng Gregoriô III phong đức Bônifacio lên chức Tổng giám mục và trao cho trách nhiệm thiết lập các toà giám mục ở nước Đức. Sau cuộc viếng thăm Rôma lần thứ ba, Ngài nhận sứ mệnh tổ chức Giáo hội ở hữu ngạn sông Rhin. Suốt 7 năm đi rao giảng Tin Mừng ở Hesse, Ngài đi vào khu rừng phân cách Hesse và Thuringia. May mắn, nhà truyền giáo được hứơng dẫn tiến về thung lũng Fuloda. Cùng với các tu sĩ, Ngài phá rừng đào đất và xây dựng tu viện Fulda. Tu viện này sẽ trở nên thành tŕ của đời sống tôn giáo trí thức của dân man rợ thời Trung Cổ.

Đức Tổng giám mục Bônifacio chọn Mayence làm toà tổng giám mục. Carlôan con của Charles martel chọn đời sống tu tŕ và nhường quyền kế vị cho Pépin. Ông này muốn được một đức giám mục lớn phong vương. Trong một lễ nghi long trọng ở Soissons, vị tông đồ đă đặt vương miện lên đầu Pépin le Brej. Sau đó không kể ǵ đến tuổi già, Ngài lại lên đường truyền giáo.

Ngài xuống thuyền với 50 người tùy tùng gồm có các linh mục, tu sĩ và các sinh viên. Đoàn thuyền tới giữa các cánh đồng lầy lội. Cư dân của vùng này c̣n sống rất hoang dại. Các nhà truyền giáo rao giảng Tin Mừng cho họ. Đức cha Bônifacio hẹn các tân ṭng ở Dokum, gần bờ bể, ngày 5 tháng 6 năm 756, hôm ấy là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc vừa cử hành thánh lễ th́ một đoàn người mang khí giới xông tới, Bônifacio quay về với các bạn và nói: - Can đảm lên, khí giới này không làmǵ được linh hồn.

Các lương dân xông vào sát hại các nhà truyền giáo. Một nhát búa bổ xuống Đức Tổng giám mục và cuốn Phúc âm Ngài đang cầm trong tay.

Xác thánh nhân được đưa về chôn cất ở nhà thờ chánh ṭa Fulda. Thư viện c̣n lưu giữ được cuốn sách bị chặt đứt của thánh nhân.


Ngày 06-06

Thánh NÔBERTÔ
Giám Mục (1080 - 1134)

Thánh Noberto sinh khoảng năm 1080 tại Xanten, Ngài là con út trong một gia đ́nh vương giả và có họ với nhà vua. Theo truyền thống cao thượng, Ngài đă được dự tính cho làm linh mục. Nhưng thời c̣n niên thiếu, Noberto đă sống quá xa lư tưởng. Giàu có của cải cũng như dồi dào sinh hư, lại có bản chất dễ dăi, Noberto cho ḿnh vào những buổi lễ linh đ́nh và những cuộc vui chơi thế gian. Không bao giờ một ư tưởng đứng đắn lại có thể xóa tan được những ảo tưởng Ngài nuôi dưỡng trong ḷng.

Điều may mắn là khi ham vui như vậy, Ngài vẫn không sao nhăng việc học hành. Nhờ vậy, Noberto thông hiểu mọi khoa học, vua Henty mến chuộng Noberto và thâu dụng vào triều đ́nh. Tuy nhiên Noberto vẫn tiếp tục nếp sống xưa. Biết rằng: chỉ có nhân đức mới mang lại hạnh phúc cho tâm hồn, nhưng Noberto lại yêu chuộng "xiềng xích" và không can đảm bẻ găy được.

Một ngày kia Noberto cỡi ngựa đến một làng ở miền Wesphale. Ngài dẫn theo một giai nhân đi t́m thú vui. Khi đến giữa một đồng cỏ th́ một cơn giông tố nổi lên sấm chớp dữ dằn. Khó t́m được một nơi trú ngụ, nên Ngài phi ngựa nước rút mong sớm tới đích. Nhưng một cú sét đánh ngay vào chân ngựa. Con vật hoảng hốt hất tung Kỵ sĩ xuống đất. Noberto nằm bất tỉnh tại chỗ như chết trong một giờ. Tỉnh dậy Noberto kêu lên như thánh Phaolô ngày trước : - Lạy Chuá, Chúa muốn con làm ǵ ?

Một tiếng nói bên trong đáp lại : - Hăy tránh sự dữ và làm điều lành.

Noberto chỗi dậy và quyết đền bù đời sống đă qua. Khi trở lại triều đ́nh , Ngài trở về Xanten, sống những thinh lặng nội tâm, mặc áo nhặm và dành trọn thời gian cho viêc suy gẫm cầu nguyện. Từ đó, Ngài đă không c̣n đặt một giới hạn nào cho bậc trọn lành nữa, Ngài đă dành hai năm sám hối để dọn ḿnh chịu chức linh mục và chỉ dâng thánh lễ đầu tiên sau 40 ngày chuẩn bị trực tiếp, Ngài bán hết mọi của cải, phân phát cho người nghèo rồi đi chân không đến xin Đức giáo hoàng ban quyền cho đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Những bài giảng nhất là chính đời sống gương mẫu của Ngài đă tạo nên được nhiều cuộc hối cải là lùng. Chính trong khi thực hiện nỗ lực tông đồ này mà thánh Noberto đă thiết lập tu viện ở Premontré, thường được gọi là ḍng áo trắng.

Năm 1126, Noberto được đặt làm Tổng giám mục tại Magdburg. Đức tân giám mục vẫn không giảm bớt khắc khổ đi chân không, Ngài nỗ lực đổi mới giáo phận với nhiệt tâm của một thánh nhân bậc nhất. Trong nỗ lực ấy, Ngài phải chịu dựng biết bao là khó khăn, người ta t́m cách cản trở đến độ muốn mưu sát Ngài, nhưng ḷng quả cảm và sự nhẫn nại đă đưa Ngài tới thành công. Trong một ít năm, Ngài đă sửa lại được những lạm dụng và làm cho mọi chỗ nên đạo đức hơn. Ngài thường nói: - Tôi đă ở trong triều đ́nh đă rút vào đơn độc, đă được dặt nhiều chức vụ, nhưng tôi đă không t́m thấy được điều ǵ đẹp hơn là được phụng sự Chúa và thuộc trọn về Ngài.

Ở vào địa vị tổng giám mục, thánh Noberto từ đây cũng ảnh hưởng tới Giáo hội ngày càng nhiều hơn. Ngài là bạn của thánh Bernadô và đă giúp đỡ thánh nhân chống lại giáo hoàng giả Anacletus, Ngài cũng đă thành công trong việc chống lại lạc thuyết của Chúa trong bí tích Thánh Thể.

Sau bao nhiêu nỗ lực để đổi mới ḷng đạo đức trong giáo phận thánh Noberto qua đời v́ kiệt sức vào năm 1134.


Ngày 09-06

Thánh EPHREM
Phó Tế, Tiến Sĩ Hội Thánh (306 - 373)

Thánh nhân sinh tại Nisibis, miền Mesopotamia vào khoảng đầu thế kỷ thứ IV. Có truyện kể rằng: hồi nhỏ, một lần Ngài lấy đá chọi con ḅ mẹ gần chết. Khi chủ nhân hỏi thăm có thấy con ḅ ở đâu Ngài đă trả lời xấc xược để chữa lỗi. Ephrem đă khóc suốt đời về sự độc ác và hèn nhát này.

Sau này có lần vào đêm khuya bị lạc vào giữa đồng, một đứa chăn chiên cho Ngài trú ngụ trong lều của nó. Nhưng đứa chăn chiên này đă xấu bụng lại đang say rượu. Đêm ấy chó sói vào tàn sát đàn chiên. Để chữa ḿnh, thằng chăn chiên đổ lỗi cho Ephrem. Trong tù Ngài nghe nhiều người than thở v́ bị hàm oan. Một buồi chiều, trong giấc mơ, Ngài thấy thiên thần cho biết lần này Ngài vô tội nhưng phải khổ để đền bù vào những lỗi lầm khác. Thức dậy, Ephrem nhớ lại con ḅ và thú nhận với mọi người.

Thân phụ Ephrem là một thày cả thờ thần Abnil. H́nh như Ngài bị đuổi khỏi nnhà v́ có thiện cảm với các Kitô hữu. Thánh Giacôbê, giám mục Nisibis tiếp nhận dạy dỗ và rửa tội cho Ngài hồi 10 tuổi. Để sống, Ngài làm việc ở những hồ tắm công cộng. Nhưng sau đó Ngài lại vào sa mạc sống với sự hướng dẫn của thánh Abbê ẩn tu; dệt vải để sống như thói quen của các ẩn sĩ Ai cập và Mêsôpôtamia thời đó.

Ephrem thường khóc tội ḿnh và tội người khác. Các tập "tự thú" Ngài viết cho thấy Ngài rất mực khiêm tốn, Ngài rất ghét tính kiêu căng : - Tính kiêu căng phá đổ ơn Chúa và thiêu hủy mọi nhân đức.

Thánh Ephrem luôn ao ước sống đời ẩn dật. Nhưng một cuộc chiến đă bùng ra giữa người Rôma và người Batư. Người Batư bách hại các Kitô hữu cách tàn bạo. Nghe tin này, Ephrem về Nisibis để giúp đỡ và khích lệ họ. Danh thơm nhân đức của Ngài lan rộng đến nỗi người ta cho việc giải phóng khỏi ách thống trị của Sapor II là bởi lỗi cầu nguyện của thánh nhân.

Được thụ phong phó tế, nhưng rồi thánh nhân đă từ chối chức linh mục v́ khiêm tốn. Được Đức giám mục Nisibis trao cho trách nhiệm rao giảng lời Chúa, Ngài dùng hết tài lợi khẩu để khêu gợi nhiệt t́nh nơi các linh hồn : - "Thần dữ nói: Ta đi t́m những người khô khan là bạn hữu của ta, và ta không cần phải t́m đến mưu kế, ta chỉ cần giữ chúng trong xiềng xích mà chúng ưa thích là đủ".

Thánh Ephrem đă gặp thánh Basiliô thánh Cappadocia. Truyền thuyết cho rằng: hai vị hiểu nhau dầu ngôn ngữ bất đồng.

Chiến tranh tái phát, Nisibis rơi vào tay người Batư, thánh Ephrem trốn đến Sdessa. Nơi đây, Ngài tận tâm phục vụ bệnh nhân và người nghèo, hoạt động trí thức bằng việc viết sách và giải thích thơ phú. Thánh Ephrem đă viết các bài giảng bằng thơ, các thánh thi ca ngôi vinh quang Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ Maria.

Người luôn được gọi là "cây đàn của Thánh Linh" là một trong những người rao truyền việc VÔ NHIỄM THAI. - Lạy Chúa, chỉ có Chúa và Mẹ Chúa là tuyệt mỹ. Nơi mẹ Chúa không vương một t́ tích nào.

Một năm trước khi thánh nhân qua đời, Edessa bi một cơn đói. Ngài kêu gọi ḷng quảng đại của mọi người và người ta đă rộng tay đóng góp vào công cuộc phát chẩn của thánh. Cơn đói chấm dứt, thánh nhân trở lại cḥi của ḿnh. Lên cơn sốt, Ngài nghĩ tới lúc chết: - Đừng liệm xác tôi bằng đồ quí giá, cũng đừng dựng đài tưởng niệm. Hăy đối xử với tôi như một người lữ khách v́ thực sự tôi là một lữ khách xa lạ trên mặt đất này thôi.

Ngài qua đời có lẽ vào tháng 6 năm 373. Thánh Gregoriô miền Nyssa viết về thánh Ephrem : - Vinh quang đời sống và giáo thuyết của thánh nhân chiếu giăi khắp hoàn cầu.

Năm 1820, Đức Benedictô XI tôn phong Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh.


Ngày 11-06

Thánh BARNABA TÔNG ĐỒ
(Thế kỷ I)

Thánh Barnaba nắm giữ một chức vụ nổi bật trong những chương đầu của sách công vụ tông đồ, không phải cho ḿnh mà nhằm giới thiệu thánh Phaolô, anh hùng trong cuốn sách. Ngài là một người Do thái được sinh tại Chypre. Và là một phần tử trong Giáo hội sơ khai ở Giêrusalem.

Chính ở địa vị này mà khoảng năm 39 tân ṭng Saolê được đón nhận vào cộng đoàn các tông đồ (Cv 9-27). Bốn năm sau, Ngài kêu gọi Saolê tham gia công tác hướng dẫn cộng đoàn Kitô giáo mới được thiết lập ở Antiôkia (Cv 11,19-26). Thành phố này rất quan trọng, chỉ kém Rôma và đă trở nên trung tâm Kitô giáo của lương dân. Một lần nữa, cùng với Saolê, Ngài được trao phó cho nhiệm vụ mang tiền cứu trợ gởi về cho Giáo hội Giêrusalem (Cv 27-30). Nơi đây hai người lại được Gioan Maccô là bà con của Barnaba (Gl 4,10) nhập bọn.

Ba người họp thành đoàn truyền giáo, lên đường khoảng năm 45 (Cv 13 và 14). Từ đây Barnaba dần dần ẩn mặt đi. Dầu Chypre là sinh quán của Ngài, nhưng chính Saolê dưới tên mới là Phaolô dẫn dầu cuộc truyền bá Phúc âm. Phaolô và đoàn tùy tùng lên đường tới lục địa Tiểu Á. Khi cùng Phaolô rao giảng (Cv 14,8-18), Barnaba được coi là thần Jupiter và Phaolô là Hermes.

Đây là chứng cớ hùng hồn về vai tṛ hỗ tương của hai ông. Ba năm sau Phaolô trở về và được cộng đồng Giêrusalem phê chuẩn về đường lối Ngài theo trong chuyến hành tŕnh (Cv 15,1-35). Nămsau, dự định hành tŕnh truyền giáo thư hai có sự tranh chấp về việc kết nạp Gioan Marcô (Cv 15,35-41). Phaolô chọn các bạn đồng hành khác và Barnaba trở về Chypre. Việc giới thiệu Phaolô đă được hoàn thành và tên Ngài không c̣n được nhắc đến trong sách Công vụ nữa. Trong việc trao đổi thư từ của Phaolô với Giáo hội Côrintô cho thấy khoảng năm 56 thánh Barnaba vẫn c̣n sống (1Cr 9,5). Sáu năm sau Phaolô xin Marcô đến gặp ḿnh ở Roma (2Tm4). Sự kiện này cho phép chúng ta nghĩ rằng thánh Barnaba đă qua đời.

Một truyền thống sau này nói tới chuyến hành tŕnh của thánh Barnaba tới Alexandria, Rôma, và Milan. Tại Milan, Ngài là giám mục tiên khởi. Một truyền thống đáng tin hơn cho biết Ngài chết v́ ném đá ở Salamis,sinh quán của Ngài. Nay c̣n nhiều mảnh vụn của cuốn ngụy thư Phúc âm thánh Barnaba và của một tác phẩm thuộc thế kỷ thứ V là công vụ thánh Barnana. Nhưng những tài liệu này không cho biết nhiều hơn những điều đă biết được từ sách Công vụ các tông đồ. Cuốn gọi là thơ thánh Barnaba mà nhiều giáo phụ chép vào thơ mục thánh kinh, nay người ta biết được là tác phẩm của một người Do thái theo Kitô giáo ở Alexandria.

Người ta nói rằng mộ Ngài được t́m thấy năm 448. Trên ngực Ngài c̣n có một cuốn Phúc âm theo thánh Matthêu mà chính thánh Barnaba đă chép tay.


Ngày 13-06

Thánh ANTÔN PADUA
Linh mục và tiến sĩ Hội Thánh (1195 - 1231)

Ḷng tôn sùng rộng răi và mạnh mẽ đối với thánh Antôn Padua thật lạ lùng so với những sự kiện đời Ngài. Ngài sinh năm 1195 có lẽ gần Lisbonne, với tên gọi là Fernandô. Cha Ngài là hiệp sĩ và viên chức tại triều đ́nh hoàng đế Alphongsô thứ II, vua nước Bồ Đào Nha. Fernadô được gởi đi học trường nhà thờ chánh ṭa tại Lisbonne. Nhưng vào tuổi 15, Ngài gia nhập ḍng thánh Augustinô.

Sau hai năm tại nhà ḍng, Ngài xin được chuyển về Coimbra v́ bạn bè đến thăm quá đông. Tu viện Coimbra có một trường dạy Thánh kinh rất danh tiếng. Tám năm trời Fernadô nỗ lực học hỏi và đă trở thành học giả sâu sắc về thần học và kinh thánh.

1. Biến cố thay đổi

Ngày kia với nhiệm vụ tiếp khách, Ngài săn sóc cho 5 tu sĩ Phanxicô đang trên đường tới Morocco. Về sau họ bị tàn sát dă man và thi hài họ được đưa về Coimbra để tổ chức quốc táng. Fernadô mong ước hiến đời ḿnh cho cánh đồng truyền giáo xa xăm.

Nôn nóng với ước vọng mới, Fernadô phải tiến một bước bất thường đầy đau khổ là rời bỏ ḍng Augustinô để nhập ḍng Phanxicô. Nhà ḍng đặt tên Ngài là Antôn và chấp thuận cho Ngài tới Moroccô. Nhưng vinh dự tử đạo không được dành riêng cho Ngài. Ngài ngă bệnh và phải trở về nhà, Trên đường về, con tàu bị băo thổi bạt tới Messina ở Sicyly. Thế là An tôn nhập đoàn với anh em Phanxicô nước Ư. Có lẽ thánh nhân có mặt trong cuộc họp ở Assisi. Năm 1221, và gặp thánh Phanxicô ở đây. Ít lâu sau Ngài được gởi tới viện tế bần ở Forli gần Emilia để làm những công việc hèn hạ.

2. Biến cố hai.

Dầu vậy một biến cố bất ngờ khiến người ta khám phá ra khả năng đặc biệt của thánh nhân. Trong một lễ nghi phong chức ở Forli nhà giảng thuyết đặc biệt vắng mặt. Không ai dám thay thế. Cha giám tỉnh truyền cho An tôn lên ṭa giảng. Antôn làm cho khán giả kinh ngạc. Người ta thấy ngay trước được rằng: Ngài là một nhà giảng thuyết bậc nhất. Hậu quả tức thời không Ngài được chỉ định làm nhà giảng thuyết trong cả Italia. Đây là một thời mà Giáo hội cần đến những nhà giảng thuyết hơn bao giờ hết để chống lại các lạc thuyết.

Kể từ đó nhà tế bần Forli không c̣n gặp lại Antôn nữa. Ngài du hành không ngừng bước từ miền nam nước Ư tới miên Bắc nước Pháp, hiến trọn thời gian và năng cực cho việc giảng dạy. Sự đáp ứng của dân chúng đă khích lệ Ngài nhiều, các nhà thờ không đủ chỗ cho người đến nghe. Người ta phải làm bục cho Ngài đứng ng̣ai cửa. Nhưng rồi đường phố và quảng trường đă lại chật hẹp quá và người ta lại phải mang bục ra khỏi thành phố tới những cánh đồng hay sườn đồi, nơi có thể dung nạp những 20, 30, 40 ngàn người đến nghe Ngài. Nghe tin Ngài đến đâu, th́ nơi đó tiệm buôn đóng cửa, chợ hoăn phiên họp, ṭa ngưng xử án. Suốt đêm dân chúng từ khắp hướng đốt đuốc tụ về. Dường như bất cứ ai một lần chịu ảnh hưởng của thánh Antôn th́ không có ǵ chống lại được sự lôi cuốn bởi các bài giảng của Ngài.

3. Chủ trương.

Ngài thường mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối của hàng tu sĩ qua những tội nổi bật trong xă hội đường thời như: tính tham lam, nếp sống xa hoa, sự độc đoán của họ. Đây là một giai thoại điển h́nh: khi Ngài được mời để giảng ở hội đồng họp tại Bourges, dưới sự chủ tọa của tổng giám mục Simon de Sully. Với những lời mở đầu "Tibi loquor cornute" (Tôi xin thưa cùng Ngài đang mang mũ giám mục trên đầu), thánh nhân tố giác vị giám mục mới Ngài tới, làm mọi thính giả phải kinh ngạc.

Cũng tại Bourges, nên ghi lại một phép lạ lừng danh về một con lừa thờ lạy bí tích cực trọng. Với một người Do thái không tin phép Bí tích Ḿnh Thánh.

Thánh nhân nói : - Nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa ẩn ḿnh dưới h́nh bánh th́ ông có tin không ?

Người Do thái nhận lời thách thức. Hai ngày ông ta không cho lừa ăn rồi dẫn tới chỗ họp chợ, giữa một bên là lúa mạch và bên kia thánh Antôn kiệu Ḿnh Thánh Chúa đi qua, con vật quên đói quay sang thờ lạy Chúa.

Mùa chay cuối cùng thánh Antôn giảng ở Padua. Và người ta c̣n nhớ măi về sau nhiệt t́nh mà thánh nhân đă khơi dậy. Dân địa phương đă không thể nào t́m ra thức ăn lẫn chỗ ở cho đoàn người đông đảo kéo tới. Nhưng sau mùa chay này, thánh nhân đă kiệt sức. Ngài xin các bạn đồng hành đưa về nhà thờ Đức Maria ở Padua để khỏi làm phiền cho chủ nhà trọ. Không nói được nữa. Ngài dừng chân ở nhà ḍng Đức Mẹ người nghèo ở Arcella.

Tại đây, người ta đặt Ngài ngồi dậy và giúp Ngài thở. Ngài bắt đầu hát thánh thi Tạ ơn và qua đời giữa tiếng ca ngày 13 tháng 6 năm 1231.


Ngày 21-06

Thánh LUY GONZAGA
Tu Sĩ (1568 - 1591)

Thánh Luy là con trưởng của Ferrante, bá tước lâu đài Castiglione miền Lombardic. Ông đă nhượng chức tổng chỉ huy cho hiệp sĩ của vua Henry VIII v́ thích triều đ́nh Tây Ban Nha hơn, tại Marid, Ferrante gặp Martha Tana đi theo hoàng hậu Isabelle. Ông lập gia đ́nh với Martha năm 1566. Ngày 9 tháng 3 năm 1568, Luy chào đời.

Thân mẫu thánh nhân là người đạo đức. Bà đă dạy cho Luy biết kính sợ và yêu mến Chúa ngay từ hồi c̣n thơ ấu. V́ vậy, thánh nhân hay được gọi là "thiên thần con". Thân phụ Ngài trái lại đă muốn hứơng dẫn con ḿnh vào nghề binh đao. Hồi lên 4 tuổi, Ngài được dẫn tới Casal để dự cuộc duyệt binh. Thân phụ Ngài cho Ngài mặc như một sĩ quan và vui mừng khi thấy con dẫn đầu đoàn quân, với quân phục vừa tầm cậu. Luy sống ở đây nhiều tháng và có dịp nghe những lời tục tĩu của lính tráng, dầu không hiểu ǵ.

Một ngày kia,, khi binh sĩ đang ngủ, Luy ăn cắp thuốc nạp vào súng khai hóa và suưt chết v́ súng giật. Bá tước định trừng phạt đứa con của ḿnh nhưng nhờ binh sĩ can thiệp, cậu được thả. Tuy nhiên đây là một lỗi lầm mà Luy than khóc suốt đời.

Năm 1577, Luy cùng với em trai là là Rôđôlfo được gởi đi học tại Florence. Tại đây, Luy đă khấn giữ ḿnh trinh khiết trước ảnh Đức Mẹ truyền tin nhà nguyện ḍng Tôi Tớ Đức Mẹ. Chẳng bao lâu sau, Ngài trở về Castigliône, và quyết định hiến ḿnh cho Thiên Chúa, Ngài tăng thêm việc đạo đức và coi đó như bổn phận: quỳ đọc kinh nhật tụng Đức Mẹ, các thánh vịnh sám hối và những kinh nguyện khác. Tại Castigilione, Đức Hồng y Carrôlô Borrômeô đă làm cho Luy rước lễ lần đầu. Đức hồng y đă ngạc nhiên trước nhiệt t́nh và sự khắc khổ của thánh nhân và thốt lên: "Đứa trẻ này có thể làm gương cho chính các tu sĩ".

Bá tước Ferrante được đặt làm quan thị vệ của vua Tây Ban Nha, Luy trở thành thị đồng của hoàng tử, Luy nhiệt t́nh phục vụ hoàng tử Diogô, nhưng vẫn t́m cách sống tại triều đ́nh như là sống trong tu viện. Nhưng rồi cái chết của Diegô dẫn Luy tới quyết định dứt khoát từ bỏ thế gian để gia nhập ḍng Chúa Giêsu. Thân phụ Ngài bất măn v́ quyết định ấy và Luy phải đợi ba năm để được sự ưng thuận của thân phụ. Năm 18 tuổi, Ngài vui vẻ nhượng quyền thừa tự và bước vào đời sống tu tŕ.

Tại tu viện Luy muốn được hoàn toàn quên lăng. Ngài lo chuyện bếp núc, giúp đỡ người nghèo đeo bị đi ăn xin ngoài phố. Đối với gia đ́nh, Ngài chỉ c̣n muốn nghĩ tới trong kinh nguyện mà thôi. Sau 2 năm trong ḍng, ngày 25 tháng 11 năm 1587, Ngài tuyên khấn và lănh phép cắt tóc gia nhập hàng giáo sĩ ít lâu sau đó.

Nhưng gia đ́nh bỗng có chuyện tranh chấp sau khi thân phụ Ngài qua đời. Tháng 9 năm 1589, bề trên cho phép Luy về Castiglione để giàn xếp. Luy được tiếp đón như một thiên thần từ trời xuống. Mẹ Ngài không cầm ḿnh nổi, đă qú xuống trước mặt con. Từ khắp ngả người ta nói với nhau : Chúng ta thấy Một Vị Thánh.

Cuộc dàn xếp ổn thỏa, Luy được lănh giảng thuyết trước khi đi. Ngài đă diễn thuyết một cách kỳ diệu đến nỗi hơn 700 thính giả đă tới ṭa cáo giải ngay.

Giă từ cha mẹ, Luy trở lại Milan ngày 22 tháng 3 năm 1590 để tiếp tục lớp thần học và được dời về Rôma ngay năm đó để diễn thuyết trước mặt nhiều giám mục nước Ư. Chính tại đây Ngài qua đời như là nạn nhân của ḷng bác ái. Lúc ấy có một bệnh dịch tàn phá Rôma.

Thánh Luy hiến trọn xác hồn phục vụ các bệnh nhân, Ngài làm nhiệm vụ khuân vác giúp đỡ mọi người, có khi vác cả xác chết nữa. Tận tụy làm việc cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1591 th́ bị bất tỉnh. Hôm sau tỉnh dậy Ngài chào anh em, rước của ăn đàng rồi từ trần.


Ngày 22-06

Thánh GIOAN FISHER
Giám Mục (1469 - 1535)

Thánh Gioan Fisher sinh tại Beverly, Yorkshire là con của một thương gia giàu có. Cha Ngài đă qua đời năm 1477. Khoảng năm 1482, Ngài được Mẹ gởi tới đại học Cambriage và đă trở thành một học giả nổi danh. Năm 1941, Ngài thụ phong linh mục. Sau mười năm học thần học. Năm 1501, và sau này Ngài được coi như một trong các nhà thần học hàng đầu của Âu Châu.

Đại học sớm nhận ra khả năng quản trị của Ngài, lần lượt Ngài đă giữ chức vụ giám thị, phó chưởng ấn, rồi chưởng ấn. Năm 1514, Ngài được chọn làm chưởng ấn suốt đời.

Ngài được đặt làm giám mục Rochester năm 1504 và Ngài đă là một mục tử chân chính, lo khích lệ các linh mục bằng sự quan tâm tới cuộc sống của các Ngài. Là một nhà giảng thuyết thời danh, Ngài làm hết sức để có thể cung ứng cho Giáo hội các linh mục đầy đủ khả năng giảng dạy dân chúng.

Do ảnh hưởng của Ngài mà Erasnius được đưa vào giảng dạy tiếng Hy lạp ở đại học Cambrige Erasmus. Tôma More cũng đă trở thành bạn thân của Gioan Fisher. Năm 1516, có bản văn ghi chép về cả ba nhân vật này ở Rochester.

Ngài Tôma More làm Tổng quản lư đại học Cambrige. Từ năm 1525 đến những năm sau đó Tôma và Gioan Fisher hợp tác với nhau để đáp ứng người chống lại lạc thuyết của Lutherô. Đức giám mục Gioan Fisher đă viết cuốn Confutatio (1523) bằng tiếng Latinh. Đó là cuốn sách của thần học gia viết cho các thần học gia. Người tín hữu (More) viết cuốn Dialogue concerning Heresies (1528) cho giới b́nh dân.

Năm 1527, năm định mệnh cho nước Anh v́ là lúc, Henri VIII đi bước đầu, tới việc tiêu hủy hôn nhân của ông với Catarina miền Atagon. Năm 1501 bà thành hôn với Arthur, anh của vua. Nhưng được sáu tháng th́ Athur từ trần. Năm 1509, đức Giáo hoàng cho phép vua được thành hôn với người vợ goá của anh ḿnh. Về sau, v́ không có con trai để nối dơi, ông t́m cách phá hủy hôn nhân này vịn cớ là phép chuẩn của Đức Giáo ḥang không thành. Đức Hồng y Wolsey hỏi ư kiến Đức cha Gioan Fisher. Sau khi nghiên cứu đầy đủ đức giám mục kết luận là phép chuẩn của Đức Giáo hoàng thành. Ngài giữ vững lập trường này măi. Henry coi sự chống đối này là như một hành vi bội phản.

Năm 1534 có luật thừa kế. Luật này tuyên bố rằng hôn phối với Catatina là vô hiệu và hôn nhân với Anna Boleyn là hợp pháp. Quyền kế vị thuộc về con bà ta. Mọi người phải thề nhận trọn đạo luật này. Đức giám mục Gioan Fisher từ chối. Tôma More cũng vậy, bởi v́ đạo luật bao hàm việc coi phép chuẩn của đức giáo hoàng là bất thành.

Ngày 17 tháng 4 năm 1534, đức giám mục Gioan Fisher và Sir Tômas More bị xử tại Tower và bị giam biệt ra. Ngày 20 tháng 5 năm 1535 đức giám mục Gioan Fisher được phong làm hồng y . Điều này làm nhà vua giận dữ và vội vă lập toà án chống lại đức tân hồng y.

Ngày 17 tháng 4 năm 1535, Ngài bị xử là bội phản. Ngày 17 tháng 6 năm 1535, Ngài bị xử là bôi phản. Ngày 22, Ngài bị chém đầu, thân xác trần trụi của Ngài bi bỏ lại pháp trường cho đến khi được chôn cất vội vă không một nghi thức tang lễ trang Hallows. Đầu Ngài bị treo ở Lôndôn Bridge cho tới ngày 6 tháng 7 rồi bị ném xuống sông Thames ... nhường chỗ cho đầu bạn Ngài là Tomas More.


Ngày 22-06

Thánh TOMA MORE
(1478 - 1535)

Thánh Toma More sinh tại Luân Đôn ngày 06 tháng 2 năm 1478 trong một gia đ́nh mà chính Ngài đă nói: "Không danh giá nhưng lại lương thiện". Lên 12 tuổi, Ngài giúp việc Đức Hồng Y Morton tổng giám mục giáo phận Canterbury. Hai nămsau, Ngài được gởi học tại Ozford. Để cho Ngài chăm chú học hành, cha Ngài đă giới hạn việc cung cấp tiền bạc đến nỗi Ngài không có tiền để sửa đổi giày. Vào tuổi 15, Ngài bỏ Ozford tới Luân Đôn.

Ba năm sau, tức năm 1493, Ngài gặp Eramus trong khi ông thăm viếng nước Anh lần đầu tiên. Vừa học, vừa trắc nghiệm ơn kêu gọi tu tŕ trong bốn năm sống tại Luân Đôn.

Cuối cùng More quyết định rằng: Ngài không có ơn gọi sống bậc tu tŕ. Ngài bước vào hôn nhân một cách đặc biệt, Ngài chọn cô em gái thứ xinh đẹp và dễ thương. Nhưng rồi thấy rằng người chị sẽ đau khổ và xấu hổ nếu cô em lập gia đ́nh trước. V́ thế Ngài cưới cô chị. Họ sống với nhau được 4 năm th́ bà vợ qua đời. Một năm sau Tôma More tái hôn với người khác mà không có con. Người vợ mới hay nóng giận, nhưng gia đ́nh thật êm thắm.

Ba người con gái cũng như người con trai của Ngài đều được giáo dục rất cẩn thận. "Trong gia đ́nh này không có ai làm biếng cả..."

Thực tế các cô con gái Ngài thông minh đến nỗi được mời tới trước mặt vua để tranh luận về triết học. Bầu khí gia đ́nh hạnh phúc c̣n là nơi tụ tập của nhiều loại người, từ những người yếu đau già cả tới những kẻ thông thái. Erasmus cũng là một người bạn thân của gia đ́nh này. Lần kia, khi được tin kho lúa bị thiêu rụi Tôma có viết thư cho vợ: "Có lẽ chúng ta có lư do để cảm tạ Chúa v́ sự mất mát này hơn là về những cái chúng ta tích lũy được".

Và Ngài cũng lo lắng cho hàng xóm.- "Anh không muốn c̣n đầy muỗm nếu một trong số họ chịu thiệt tḥi v́ tai nạn xảy đến cho chúng ta".

Toma More cũng viết cuốn Utophia, nói về một ḥn đảo hạnh phúc đầy tưởng tượng. Ngài cũng viết cuốn "Dialogue concerning Heresies" (Đối thoại về các lạc thuyết). Danh tiếng của Ngài như một luật sư đă lôi kéo được sự chú ư của vua Henry III. Vua thúc ép Ngài phục vụ triều đ́nh. More bằng ḷng và trở nên giàu có. Được phong làm hiệp sĩ và năm 1523 được đặt làm phát ngôn viên của thư viện thứ dân.

Tuy nhiên năm 1527, nhà vua muốn chấm dứt đời sống hôn nhân với hoàng hậu Catarina và cưới Anna Boleyn. Toma More trách cứ nhà vua và bị thải hồi. Một ngày kia bá tước Norfolk thấy rằng: Ngài sẽ bị nguy hiểm nếu chống lại nhà vua. Nhưng b́nh tĩnh Ngài trả lời: - Thưa Đức ông, tất cả có thể thôi sao ? Thực sự có điều này khác biệt giữa Ngài và tôi là: Hôm nay tôi chết, nhưng Ngài cũng sẽ chết ngày mai.

Ngày 12 tháng 4 năm 1534, Toma More được mời để tuyên thệ nhận Anna More Boleyn và từ bỏ uy quyền của đức giáo hoàng, Ngài từ khước. 14 tháng tù ở là những ngày tháng cầu nguyện chẳng khác ǵ nơi tu viện. Trước toà án Ngài nói : - Vương quốc Anh không thể bất phục ṭa thánh như một người con không thể bất phục cha ḿnh.

Khi nghe tuyên án tử h́nh Ngài nói: - Thánh Phaolô đồng loă với cái chết của Stêphanô lại chẳng hợp nhất với Ngài trong cuộc sống vĩnh cửu sao ? Vậy, tôi sẽ cầu nguyện tha thiết cho các lănh Chúa đă kết án tôi, để ít ra chúng ta sẽ gặp nhau trên trời sau này. Tôi cũng cầu xin Chúa toàn năng bảo vệ đức tin và gởi tới cho Ngài một lời khuyên tốt đẹp.

B́nh thản, Ngài lên đường tới pháp trường, khi bước lên đoạn đầu đài, Ngài c̣n khôi hài nói : - Lúc xuống, chỉ ḿnh tôi thủ lợi.

Ngài ôm người đao phủ và bảo : - Can đảm lên đừng sợ. Cổ tôi ngắn quá hăy cẩn thận v́ danh dự của anh ở đó.

Tự bịt mắt, Ngài nằm lên đoạn đầu đài, vén râu lên Ngài nói : - Nó không phạm tội phản bội. Thánh Toma More đă chịu chết như vậy ngày 6 tháng 7 năm 1535 với tất cả trịnh trọng, vui tươi và đơn thành.


Ngày 22-06

Thánh PAULINÔ NÔLANÔ
(355 - 431)

Thánh Paulinô sinh tại Bordeax khoảng năm 355. Cha Ngài là một pháp quan. Ngài được thụ huấn với nhà hùng biện và thi sĩ Ausônô. Ngài được thừa hưởng rất nhiều đất đai ở Gaule và Italia. Năm 378, Ngài trở nên danh tiếng trước pháp đ́nh và được đặt làm chánh án. Khi sang Tây Ban Nha thăm các lănh địa của gia đ́nh Ngài kết hôn với Therasia, một thiếu nữ Tây Ban Nha và được hưởng thêm nhiều đất đai như của hồi môn. Khoảng năm 389, Ngài lănh phép rửa tội ở Bordeauz và bắt đầu một cuộc đổi mới. Trước sự chán nản của Ausôniô và cơn thịnh nộ của gia đ́nh, Ngài và vợ cũng không ngần ngại sống tiết độ: lần lượt bán đất đai và phân phát lợi nhuận cho dân nghèo. Chính Ngài chỉ mặc áo quần nghèo khó và ăn chay kham khổ.

Một biến cố đau ḷng dẫn Ngài tới sự thánh thiện lớn lao hơn đó là cái chết của đứa con trai Ngài, Paulinô và Therasia toàn hiến cho Thiên Chúa. Họ giải phóng nô lệ, bán hết của cải và phân phát cho người nghèo. C̣n Paulinô từ giă nghị trường và năm 394 hay là 395 chịu chức linh mục tại Barcelôna. Nhưng v́ được kính phục ở Tây Ban Nha, nên ít lâu s au, Ngài đă ẩn ḿnh sang Nôla miền nam nước Ư. C̣n một ít đất đai ở đây, Ngài bán để xây một thánh đường dâng kính thánh Fêlixita.

Cuộc sống khắc khổ của Ngài bị chê cười. Thánh Anmbrôsiô ghi nhận: - "Có nhiều người theo thị hiếu của họ đă không ngạc nhiên ǵ khi chịu những thay đổi rất kỳ dị. Vậy mà khi có một Kitô hữu quan tâm tới sự trọn lành mà thay đổi thói quen của ḿnh th́ họ la lối giận dữ".

Thánh Paulinô thường nói : - Phật ḷng người để được ḷng Chúa quả là một cuộc chạm trán hồng phúc.

Thánh Augustuinô cũng viết vào thời này: - Hăy đến Campania xem con người ḍng dơi quư quyền tài ba và giầu có; hăy xem ḷng đại độ mà người tôi tớ Chúa Kitô đă tự thoát để chiếm hữu Thiên Chúa. Hăy xem Ngài đă từ khước sự kiêu hănh để ôm ấp sự khiêm tốn của thập giá thế nào.

Để trả lời những người thán phục đời nghèo khó tự nguyện của ḿnh, thánh Paulinô viết:
- "Tôi ngạc nhiên khi người ta cho là có công một người mua ơn cứu rỗi đời đời bằng những cái mau tàn, khi người ta ca tụng hắn v́ việc đổi đất lấy trời.

Ngài kêu gọi mọi người rộng tay bố thí : - "Sự nghèo khó của anh em bạn là một vốn liếng cho bạn, nếu bạn lo lắng chi người nghèo khó túng thiếu.

Và Ngài giải thích thêm : - Một người phải qua sông sẽ bơi tới bờ bên kia nếu biết rũ bỏ áo quần và dùng mọi năng lực để chống lại ḍng nước chảy.

Dầu vậy c̣n phải biết tự chế nữa : - Hy sinh bề ngoài chẳng đáng kể. Hy sinh mà Chúa đ̣i chính là sự hy sinh trong ḷng .

Thán phục, nhiều người muốn bắt chước thánh nhân. Nhà Paulinô trở thành một tu viện. Ngài viết một cách đầy thú vị: - Chúng tôi tiến tới một đời sống tốt đẹp hơn và khi lột bỏ gánh nặng trần gian, chúng tôi thấy như được gieo vào ḷng một cái ǵ thần linh và được mọc cánh như các thiên thần.

Năm 409, Paulinô được đặt làm giám mục Nôla. Cuộc xâm lược của người Goth gieo kinh hoàng cho nước Ư. Họ cướp phá Rôma và bây giờ tàn phá Nola. Thánh Paulinô lấy tiền của Giáo hội để mua chuộc các tù nhân, nâng đỡ những người bất hạnh. Rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, Ngài chỉ c̣n biết cầu nguyện: - Lạy Chúa, xin đừng để con bị dày ṿ bởi tiền bạc v́ chưa biết rơ của cải con hiện ở đâu.

Thánh Gregoriô Cả c̣n gán cho thánh nhân một hành vi bác ái đầy quả cảm là bán ḿnh để chuộc lại đứa con bị tù đày của một bà góa. Nhưng có lẽ Ngài đă lầm với Đức Paulinô III, giám mục Nôla thời chinh phục của người Vandales.

Cái chết năm 431 của thánh Paulinô được nhân chứng Uraniô kể lại. Từ giường chết, Ngài đă cử hành thánh lễ với hai giám mục đến thăm. 32 bài thơ và 51 lá thư của Ngài vẫn c̣n tới ngày hôm nay.


Ngày 24-06

Lễ Sinh Nhật Thánh GIOAN TẨY GIẢ

Thánh Gioan sinh ra tại Herbon, vào cùng một năm Chúa cứu thế ra đời. Cha Ngài, ông Giacaria và mẹ Ngài là Isave đều là những người công chính, thánh thiện, tuân giữ nghiêm ngặt luật Chúa không thể chê trách được. Dầu tuổi cao nhưng họ lại không có con.

Một ngày kia khi Giacaria thi hành phận vụ tại đền thờ, một thiên tthần đă hiện ra và nói với ông: - "Giacaria, đừng sợ, v́ lời khấn nguyện của ngươi đă được nhậm, và Isave, vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một người con, và người sẽ đặt tên cho nó là Gioan. Nó sẽ làm lớn trước mặt Chúa, từ trong ḷng mẹ sẽ được đầy Thánh Thần" (Lc 1,13-17).

Nhưng Giacaria ngạc nhiên và nghi ngờ nói với thiên thần : - "Sự ấy làm sao tôi biết được. V́ tôi đă già rồi và vợ tôi cũng đă cao niên" (Lc 1,18)

Đáp lại, thiên thần nói với ông : "Ta là Gabriel, kể chầu hầu trước mặt Thiên Chúa, Ta đă được sai đến với ngươi và đem Tin Mừng này cho ngươi. Và này ngươi sẽ phải làm thinh không thể nói được nữa, cho đến ngày các điều ấy xảy ra v́ lẽ ngươi đă không tin những lời của Ta, những lời đến thời đến buổi sẽ nên trọn" (Lc 1,19-20)

Ra khỏi đền thờ, Giacaria bị câm. C̣n Isave , bà im lặng với niểm vui v́ sẽ có con. Sáu tháng sau, Thiên thần lại hiện đến Đức trinh Nữ tại Nazareth, mang theo một sứ mệnh cao cả hơn nhiều. Đức Maria được chọn làm mẹ sinh ra Đấng cứu thế. Dịp này, Ngài cũng được báo cho biết về việc thụ thai của Isave trong lúc tuổi già, Ngài vội vă lên đường thăm viếng người chị em diễm phúc của ḿnh. Cuộc gặp gỡ đă ảnh hưởng tới con trẻ. Khi Đức Trinh Nữ vừa mới mở lời chào th́ con trẻ trong ḷng Isave nhảy mừng và đă được đức tin hóa bởi sự hiện diện của Thiên Chúa mà Đức Trinh Nữ cao cả vừa mang thai.

Isave cảm biết sự kiện và ơn thánh thanh tẩy trong con trẻ cũng được khai sáng bà mẹ. Bà đă biết mầu nhiệm nhập thể và được Thánh Linh thần hứng, bà đă kêu lên : - "Trong nữ giới có Người là diễm phúc và đáng chúc tụng thay hoa quả ḷng người. Và bởi đâu với được thế này là Mẹ Chúa tôi đến với tôi ?" (Lc 1,42-43).

Maria đă lưu lại với Isave chừng ba tháng. Hết thời thai nghén, Isave sinh con. Láng giềng và thân thích nghe biết Chúa đă xử rất nhân hậu với bà th́ đều chung vui với bà. Ngày thứ tám gia đ́nh họp lại để làm phép cắt b́ cho con trẻ. Mọi người đều gọi con trẻ là Giacaria. Nhưng Isave nói với họ : - "Không, tên nó là Gioan".

Họ nói với bà : - Nào có ai trong thân thích bà mang tên đó đâu ?

Người ta ra dấu hỏi người cha đứa trẻ xem ông muốn đặt tên ǵ. Lấy một tấm bảng ông viết : - "Gioan là tên nó".

Mọi người kinh ngạc nói với nhau : - Con trẻ này rồi sẽ ra sao ?

C̣n Giacaria, ông hết bị câm và mở miệng xướng bài ca chúc tụng Chúa, trong đó ông nói tiên tri về sứ mệnh con trẻ và việc Chúa sắp đến. Lời ca này được Giáo hội lập lại mỗi ngày vào giờ kinh sáng.

Thánh kinh ghi nhận rằng : Gioan lớn dần, tinh thần dũng mạnh và ở trong hoang điạ cho đến ngày thi hành sứ vụ. Khi ấy, ông đi khắp vùng quanh sông Giodan rao giảng sám hối và thực hiện phép rửa Thanh tẩy (Lc 3). Bởi vậy Ngài cũng được gọi là Gioan Tẩy Giả.


Ngày 27-06

Thánh CYRILLÔ ALEXANDRINÔ
Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (+444)

Năm 412 thánh Cyrillô kế vị cậu Ngài là Theophilô làm giám mục Alexandria. Khi ấy Ngài đă vào khoảng trung tuần. Người ta không biết ǵ về cuộc sống Ngài trước đó, trừ trường hợp, Ngài có mặt trong vụ kết án thánh Gioan Kim Khẩu năm 408. Hiển nhiên là Ngài đă có thời sống như một ẩn sĩ trong sa mạc và đă được giáo dục kỹ lưỡng về văn chương Hy Lạp.

Vào thế kỷ V, các giáo phụ Alexandria đă trở thành những giám mục giàu có và uy quyền nhất trong đế quốc. Trở thành Kitô, người Ai cập vẫn c̣n mang những ǵ c̣n lại trong tâm t́nh dân tộc của ḿnh. Các giám mục tự mô tả như là những Đấng kế vị thánh Marcô, nhưng cũng kế nhiệm các thượng tế Amen Ra và có phong cách nào đó của Pharao.

Suốt 15 năm đầu làm giám mục, thánh Cyrillo đă đập tan thế hệ cầm quyền và những nhà đổi tiền Do thái ở Alexandria. Việc thực thi đức ái của Ngài đối với người nghèo khó, bệnh hoạn cũng như ḷng thương cảm sâu xa của Ngài với mọi tội nhân hối cải, luôn kèm theo một chút cứng rắn. Chắc chắn là các kẻ thù của Ngài cũng là kẻ thù của Thiên Chúa. Nhiệt tâm với các linh hồn và say mê bảo vệ đức tin Kitô giáo, Ngài sẵn sàng dùng đến mọi phương tiện trong tay như là của cải, tài khích lệ quần chúng và lực lượng các thầy ḍng.

Điều này giúp chúng ta hiểu được tại sao cuộc tranh luận về Kitô học mà Ngài giữ một vai tṛ lớn lao đă có màu sắc pha trộn chính trị lâu dài như vậy.

Năm 438, thày ḍng Nestôriô trở thành thượng phụ Constantinople. Dường như ông ta đă làm giám mục tại triều đ́nh có tham vọng mănh liệt, tin vào hiệu quả lớn mạnh do đời sống cầu nguyện của ḿnh và có ư tiêu diệt mọi lạc thuyết. Đàng khác, không chắc rằng ông đă muốn trở thành lạc giáo. Vào đầu thế kỷ V, các thần học gia đền nhận rằng: đức Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Dầu vậy chưa có định tín về mối tương quan giữa Thiên tính và nhân tính của Người như thế nào. Thánh Cyrillo chủ trương rằng: cả hai bản tính kết hợp mật thiết với nhau, đến độ Mẹ Chúa Kitô cũng được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Nestôriô th́ phân biệt rằng Mẹ Con Trẻ Giêsu chỉ được gọi là Mẹ Chúa Kitô mà thôi. Mỗi bên đều tố cáo bên kia là lạc giáo.

Thánh Cyrillo liên kết với các tu sĩ Đông phương Ngài c̣n được Đức giáo hoàng nâng đỡ và cử làm Vị đại diện ở Đông phương. Với mệnh lệnh này, năm 430 Ngài kết án Nestôriô là lạc giáo tại một hội nghị ở Alexandria. Mùa hè năm 431, Ngài triệu tập và chủ tọa cộng đồng chung ở Ephesô. Nestôriô không những bị kết án mà c̣n bị truất phế nữa. Đức trinh Nữ được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa.

Công đồng Ephêsô được Đức giáo hoàng chuẩn nhận. Nhưng hoàng đế lại không công nhận v́ thánh Cyrillo đă không đợi 43 giám mục có thiện cảm với Nestôriô tới họp. Thánh Cyrillo bị bắt ở Tiểu Á và bị giam tù trong hai tháng. Thánh phụ Antiôkia và các người dưới quyền cắt đứt hiệp thông với Ngài. Thánh nhân trốn về Ai cập và năm 433 kết hợp lại được với Antiôkia. Từ đó Ngài lại thúc đẩy hoàng đế chấp nhận các sắc lệnh của công đồng Ephêsô. Hoàng đế vẫn nghi ngờ Ngài cho đến khi Ngài qua đời vào năm 444. Thánh Cyrillo vẫn c̣n dấn thân vào cuộc tranh luận Kitô học này cho đến chết.

Không có nhà thần học Hy Lạp nào lớn hơn thánh Cyrillo. Ngài có khả năng tổng hợp và nhận định có thể so sánh được với thánh Augustinô. Không có thánh nhân nào bị phê b́nh tàn khốc như thánh nhân, nhưng ít có thánh nhân nào đă hăng hái như Ngài. Cả những người ghen ghét cũng không thề chất vấn về sự cao cả của Ngài. Bên dưới sự hăng hái của Ngài là cả một t́nh yêu mạnh mẽ đối với đức Kitô với niềm tin mănh liệt vào ḷng thương xót của Người. Đức giáo hoàng Celestinô xưng tụng Ngài là đấng bảo vệ Giáo hội và Đức tin".


Ngày 28-06

Thánh IRENÊ
Gíam mục, Tử Đạo (Thế kỷ II)

Thánh Irenê sinh tại Tiểu Á và giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:

- "Tôi có thể nói với ông nơi thánh Pôlicarpô ngồi khi Ngài rao giảng lời Chúa, tôi được thấy Người ra vào. Bước chân, phong thái, cách sống và lời Ngài nói in sâu vào ḷng tôi. Tôi như c̣n nghe thấy Người kể lại cách người đàm luận với thánh Gioan và các tông đồ khác đă thấy mặt Chúa. Người nói lại cho chúng tôi những lời nói và những điều các Ngài đă học được liên quan đến Chúa Giêsu. Các phép lạ và giáo thuyết của Chúa.

Thánh Irenê c̣n phấn khởi ghi thêm: - "Tôi ghi nhận các hành vi và lời nói ấy không phải trên bảng viết mà là trong sâu thẳm tâm hồn. Thiên Chúa cho tôi được ơn không ngừng nhớ lại những kỷ niệm ấy trong ḷng".

Như vậy, thánh Irenê luôn nhớ măi h́nh ảnh sống động của thánh Policarpô qua đời năm 155. Vậy có thể là thánh Irenê ra đời khoảng từ năm 130 đến 135, và Ngài được giáo dục tại Smyrna, làm môn đồ của thánh Pôlicarpô. Hấp thụ nền giáo dục gần với các tông đồ. Nhất là với thánh Gioan, thánh Irenê c̣n ở trong ṿng ánh sáng mà tâm điểm là t́nh yêu đằm thắm giữa thánh Gioan với Chúa Kitô. Trong tác phẩm dài "Adversus Haereses" của Ngài. Chúng ta cảm thấy Ngài là người được thấm nhiễm một trực giác hiếm có.

Thánh Pôlicarpô gọi Irênê sang Gaule. Tại đây thánh Pôthinô, giám mục Lyon phong chức linh mục cho Ngài. Phần đóng góp của thánh Irenê cho Giáo hội thật lớn. Ngài chú tâm tới mọi khoa học, chuyên cần suy gẫm thánh kinh. Khi nghiên cứu huyền thoại và các hệ thống triết học ngại giáo, Ngài biết t́m ra nguồn gốc các sai lầm và bác bỏ các lạc thuyết pha trộn huyền thoại vào Kitô giáo. Tertulianô đă tuyên nhận rằng không có ai nỗ lực t́m ṭi hơn là thánh Irênê. Thánh Hiêrônimô, nại đến thánh nhân để củng xố uy tín của ḿnh. Ngài được coi như là ánh sáng các vùng Gaules ở Phương Tây.

Năm 177, thánh Irenê được cử làm đại diện về Rôma, bên cạnh Đức giáo hoàng để thực hiện một sứ mệnh tế nhị là dàn xếp ngày mừng lễ phục sinh

Trở lại Lyon, thánh Irênê gặp lại một giáo đoàn côi cút. Marcô Aureliô vừa mới giết hại các Kitô hữu. Đức cha Pothinô đă bị sát hại. Thánh Irenê được bầu lên kế vị. Ngài trở thành thủ lănh Giáo hội tại xứ Gaule, bận rộn với công việc rao giảng, thánh nhân vẫn viết sách để chống đỡ chân lư. Ngài phải chiến đấu không ngừng, bởi v́ cuộc bách hại tưởng chấm dứt khi Marcô Aureliô qua đời, nhưng các lạc giáo lại nổi lên chống phá Giáo hội.

Thánh Irenê dùng hết tâm trí và đức tin chống lại các lạc thuyết nhưng vẫn yêu thương những lẻ lầm lạc, Ngài cầu nguyện cho họ van nài họ trở về với Giáo hội thật :

- "Hợp nhất với Chúa là sự sống và là Sự sống .... Khốn khổ cho ai ĺa xa sự hợp nhất ấy. H́nh phạt đổ xuống họ không phải do Thiên Chúa mà do chính họ, v́ khi chọn quay mặt khỏi Thiên Chúa, họ đánh mất mọi tài sản".

Các tác phẩm lừng danh Ngài đă soạn khiến cho Ngài đang được gọi là "Anh sáng bên trời Tây".

Dưới sự dẫn dắt của thánh Irênê, Lyon đă trở thành một trường dạy phụng sự Chúa đào tạo nhà tri thức và có khả năng truyền giáo. Thế hệ đầu tiên của trường đă bảo vệ đức tin tinh tuyền bằng những nghiên cứu và sách vở của họ. Thế hệ thứ hai phổ biến Tin Mừng đến những miền khác.

Hoàng đế Seltinô - Severô tái diễn cuộc bách hại. Ông gia h́nh cho đến chết những ai kiên tŕ với đức tin. Lyon là thành phố diễn ra cuộc hăm xác tập thể các Kitô hữu thật khủng khiếp. Máu chảy thành suối trên đường phố tiếp nối ḍng máu các giám mục tử đạo, thánh Irênê, cũng bị hạ sát với đàn chiên ḿnh. Một tài liệu cố t́m được cho thấy có đến 19 ngàn Kitô hữu cùng chịu khổ chịu chết v́ đạo với Ngài.


Ngày 29-06

Thánh PHÊRÔ TÔNG ĐỒ

Phêrô là tên mà Chúa đặt cho Simon, có nghĩa là "Đá" Simon và Anrê em ông là những dân chài chất phác ở biển Galilea. Anrê theo làm môn đệ của thánh Gioan tẩy giả. Lần kia, khi Chúa Giêsu đi qua, thánh Gioan đă giới thiệu với hai môn đệ của ḿnh là Anrê và Gioan: "Đây là Con Thiên Chúa".

Anrê và Gioan liền theo Chúa Giêsu. Về nhà, Anrê nói lại với Phêrô rằng: ḿnh đă gặp Đấng thiên sai. Hai anh em dẫn nhau đến gặp Chúa Giêsu. Nh́n họ với cặp mắt thần linh, Chúa Giêsu bảo: - Anh là Simon, nhưng từ nay tên là Phêrô (Ga 1,35-42)

Simon Phêrô gắn bó với Chúa Giêsu mặc dầu vẫn tiếp tục nghề chài lưới. Ông đến được tiệc cưới tại Cana và được chứng kiến phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu cho thấy thiên tính của Người.

Vài tháng sau, Phêrô và Anrê giặt lưới bên bờ hồ, Chúa Giêsu lên một chiếc thuyền để giảng dạy dân chúng. Sau đó Người nói với Phêrô: - Ra khơi mà thả lưới đánh cá.

Sau một đêm làm việc mà không bắt được ǵ. Nhưng bây giờ Phêrô vẫn mau mắn vâng lời. Kết quả thật lạ lùng, mẻ cá nhiều quá đến như muốn làm rách lưới. Bối rối trước sự lạ và cảm thấy ḿnh bất xứng không đáng ở gần Chúa Giêsu, Phêrô quỳ sụp dưới chân Người mà nói: - "Xin hăy xa tôi v́ tôi là kẻ tội lỗi".

Chúa Giêsu trả lời: - "Đừng sợ, từ nay anh sẽ là kẻ chài lưới bắt người" .

Rồi đây ông sẽ lôi kéo nhiều tâm hồn về với Chúa như số cá nhiều vô kể ông đă lưới được. Ông đă từ bỏ tất cả : gia đ́nh, thuyền lưới mà theo Chúa Giêsu. Khi chọn 12 tông đồ, Chúa Giêsu đặt ông đứng đầu cả nhóm, vào đầu tháng 4, sau khi hoá bánh ra nhiều, Chúa Giêsu truyền cho các tông đồ qua bên kia bờ hồ. Gió nổi lên dữ dội : Chúa Giêsu đến với các ông. Mệt nhọc chèo chống ngược gió trong đêm tối, các ông tưởng là bóng ma và lên tiếng kêu la. Chúa Giêsu trấn an: - "Hăy vững ḷng, chính là Ta, đừng sợ".

Phêrô liền kêu ngay : - "Lạy Thày, xin truyền cho tôi được đi trên mặt nước mà đến với thày".

Người bảo : - "Hăy đến đây".

Và Phêrô gieo ḿnh đến với Chúa Giêsu. Nhưng sau phút giây tin tưởng ban đầu, thấy gió thổi mạnh, ông sợ và bắt đầu ch́m xuống hốt hoảng ông kêu cứu : - "Lạy Chúa xin cứu tôi". Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông và trách ông đă yếu tin (Mt 6,22-33)

Hôm sau, Chúa Giêsu đề cập đến mầu nhiệm Thánh Thể lần đầu tiên. Một số môn đệ bỏ đi, lúc đó Người quay lại hỏi các tông đồ xem có muốn bỏ đi không ? Phêrô trung tín đáp lời: - "Lạy Ngài, chúng tôi sẽ bỏ đi theo ai, Ngài có những lời mang đến sự sống đời đời" (Ga 6,67-68)

Một năm sau Chúa Giêsu đặt vấn đề với các tông đồ: - "C̣n các anh, các anh nói tôi là ai ?"

Mau mắn, Phêrô đă chứng tỏ đức tin của ḿnh : - "Ngài là đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".

Đáp lại, Chúa Giêsu đă khen thưởng Phêrô và hứa hẹn : - "Và Ta, Ta bảo ngươi. Ngươi là đá và trên đá này. Ta sẽ xây Hội Thánh của ta, và quyền môn Âm phủ sẽ không thắng nổi. Ta sẽ trao cho ngươi ch́a khoá nước trời, và điều ǵ dưới đất ngươi cầm buộc, th́ cũng sẽ bị cầm buộc trên Trời, và điều ǵ dưới đất ngươi tháo cởi th́ cũng sẽ được tháo cởi trên trời" (Mt 16,13-19)

Phêrô đă nhận được lời khen thưởng và lời hứa hẹn rất cao trọng. Nhưng khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn sắp tới, ông đă vội vàng can ngăn, khiến Chúa Giêsu phải quở trách ông. Đức tin của ông chưa thực sự kiên vững như đá. Phải c̣n qua nhiều thăng trầm nữa, Phêrô mới thực sự trở thành mẫu người thủ lănh của Giáo hội.

Nhằm đào tạo ông, Chúa Giêsu đă cho ông trực tiếp tham gia vào cuộc phục sinh cho con gái ông Giairô (Mc 5,37). Bấy giờ, Người dẫn các ông lên núi để cho chứng kiến cuộc biến h́nh đầy uy nghi sáng láng như mặt trời, áo Người với Môsê và Elia ; đă nghe tiếng nói từ trời cao nhắn nhủ: - "Ngài là con chí ái của ta, kẻ Ta đă sủng mộ, các ngươi hăy nghe lời Người" (Mt 17,1-8).

Những săn sóc đặc biệt kia phải gây ảnh hưởng mạnh nơi tâm hồn Phêrô. Một lần kia khi có người thanh niên giàu có đến gặp Chúa Giêsu mà không theo Chúa được chỉ v́ của cải. Phêrô đă mạnh dạn thưa: - "Này chúng con đă bỏ mọi sự mà theo Thày" (Mt 19,27)

Đối với ông chỉ có điều này là quan trọng. C̣n nhiều điều ông chưa hiểu được, chẳng hạn như việc Thày khiêm tốn quỳ xuống rửa chân cho các tông đồ ngày thứ năm tuần thánh (Ga 13,7)

Tuy nhiên Phêrô vẫn xác tín vào điều kiện cấp thiết phải trung kiên theo Chúa. Ông đă thưa với Chúa trọn cả tâm t́nh quả cảm của ḿnh : - "Tôi sẽ thí mạng sống tôi v́ thày".

Dĩ nhiện nhiệt t́nh c̣n phải được chứng nghiệm bởi việc làm. Phêrô chưa biết, chưa lượng định nổi khả năng của ḿnh. Đầy cảm thông Chúa Giêsu báo trước cho ông biết rằng: - "Quả thật, ta bảo ngươi : gà sẽ không gáy cho tới lúc ngươi sẽ chối Ta ba lần" (Ga 13,36-38)

Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu bắt đầu, Phêrô rút gươm chém đứt tai một binh lính để mong bảo vệ Thày. Sau hành vi bộc phát ấy, Phêrô như nhụt hết nhuệ khí cùng với lưỡi gươm, ông trút trở lại bao theo lời thày, đúng như lời tiên tri báo trước, ba ần ông đă chối thày. Gà lên tiếng gáy, Chúa Giêsu nh́n lại và Phêrô bừng tỉnh và hối hận nước mắt chảy dài (Ga 18,1-27)

Sau cuộc khổ nạn và tử nạn, Chúa Giêsu sống lại, hiện ra nhiều lần. Tại bờ hồ Tibêria, Người đă hiện ra với Phêrô và các bạn khi họ đang thả lưới đánh cá. Gioan nhận ra Người và nhắn nhủ cho Phêrô biết : - "Chúa đó".

Với một nhiệt t́nh xưa, Phêrô vội cuốn áo gieo ḿnh xuống biển đến gặp thầy. Ba lần Chúa Giêsu đă hỏi ông: - Con có mến Thày không ?

Phêrô trả lời : - Lạy Chúa, Chúa thông biết mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa

Ba lần xác quyết t́nh yêu xóa bỏ ba lần chối Chúa. Lúc ấy Chúa Giêsu trao phó sứ mệnh cho ông : - "Hăy chăn dắt đoàn chiên Ta".

Và Người thêm : - "Khi ngươi c̣n trẻ, ngươi tự thắt lưng ḿnh và đi đâu tuỳ ư, nhưng khi đă về già, ngươi sẽ giang tay ra và người khác sẽ thắt lưng cho và lôi đi nơi ngươi không muốn" (Ga 21,15-18)

Từ đây Phêrô lănh nhiệm vụ điều khiển cộng đoàn. Ngài đă đề nghị chọn một tông đồ thế chân cho Giuda. Ngày lễ Hiện xuống, Ngài là tông đồ đầu tiên công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Kitô phục sinh 3000 người trở lại sau bài giảng ấy. Thật là một mẻ lưới lạ lùng.

Tại cửa đền thờ, Phêrô thấy một người què từ lúc mới sinh, Ngài nói với hắn : - "Vàng bạc tôi không có, song có ǵ tôi cho anh : nhân danh đức Giêsu Kitô người Nazareth, anh hăy bước đi.

Người què liền khỏi bệnh và nhảy lên v́ vui sướng. Sau phép lạ này, thánh Phêrô giảng lần thứ hai cho dân. Lần này số người trở lại lên tới 5000 người. Thành công lớn lao này một cho các đầu mục trong dân bực tức. Họ cấm các tông đồ không được rao giảng về Chúa Kitô nữa. Nhưng đầy can đảm thánh Phêrô trả lời : - Vâng lời các ông hơn là vâng lời Thiên Chúa có phải lẽ không ?

Các tín hữu quây quần bên các thánh tông đồ, họ mang của cải đặt dưới chân các Ngài để mưu ích chung cho mọi người. Annaya và Saphira tiếc của c̣n muốn nên danh giá. Vợ chồng hắn nói dối là đă dâng hết, khiến lần lượt họ ngă chết ngay dưới chân Phêrô (Cv 5,1-11). Các phép lạ Ngài thực hiện ngày càng nhiều: tại Lyda, Ênêa liệt giường được lành mạnh, tại Giophê, chị Tabihta đă chết hai ngày được sống lại. Bóng của Ngài cũng chữa lành các bệnh nhân.

Thánh Phêrô rảo khắp xứ Giudea rao giảng nước Chúa. Ngài bị Hêrôđê ra lệnh tống giam, nhưng đă được cứu thoát cách lạ lùng. Ngài chủ tọa công đồng Gierusalem, quyết định rằng: các lương dân gia nhập Kitô giáo không phải giữ luật cắt b́.

Thánh Phêrô c̣n đi rao giảng bên ngoài đất Palestina, Ngài tới Antiôkia, xây dựng Giáo hội tại đây. Sau đó Ngài đi Rôma và biến nơi này thành trung tâm của Kitô giáo. Thời Nêrô cầm quyền, Giáo hội bắt đầu bị bách hại. Thánh Phêrô bị tù và được giải cứu bởi các lính gác trở lại đạo. Ngài trốn đi khỏi thành.

Nhưng vừa tới cửa, Ngài gặp thấy Chúa Giêsu vác thập giá tiến vào, thánh tông đồ hỏi Chúa : - Thày đi đâu dây ?

- Ta vào Roma để chịu đóng đinh một lần nưă.

Thánh tông đồ đă hiểu, Ngài trở vào thành để lănh nhận án đóng đinh thập giá. Theo chứng của Origênê, thánh Phêrô đă xin được đóng đinh lộn đầu xuống đất v́ thấy ḿnh không đáng được chết cùng một cách như Thày.

+ Mộ Ngài được t́m thấy tại chính đền thờ thánh Phêrô ở Rôma ngày nay.


Ngày 29-06

Thánh PHAOLÔ TÔNG ĐỒ

Phaolô thành Tarsê không phải là vị thánh của hết mọi người. Nhiều Kitô hữu tốt cảm thấy đối nghịch với Ngài v́ thấy Ngài cứng cỏi, khô khan, thiếu ḥa giải. Những người đương thời với Ngài cũng cảm nghĩ về Ngài như vậy. Không kể chi đến các bạn đồng liêu của Ngài. Ngay đến các thánh trong Giáo hội như Phêrô, Marcô và Barnaba đếu có lần xích mích với Ngài. Dịu dàng như Giacôbê mà cũng phải khuyên thánh nhân phải biết khéo léo hơn.

Nhưng rồi cuối cùng, tất cả đều phải nh́n nhận Ngài với niềm kính phục và t́nh thương mến. Đó là kinh nghiệm chung đối với những ai lúc đầu cảm thấy đối nghịch với Phaolô, rồi sau đó ngỡ ngàng khi biết rơ Ngài trong các thư tín và sách công vụ sứ đồ. Ngài thật là một con người bất khuất, trung tín và rất thân t́nh với anh em. Sớm hay muộn, sau khi cởi bỏ lớp vỏ sần sùi bên ngoài đi người ta thấy rơ tính chất nhân bản và sự thánh thiện hàm ẩn của Ngài.

Thánh Phaolô sinh tại thành Tarse một thành phố trù phú miền nam Tiểu Á.

Cha mẹ Ngài là những người thế giá, có quyền công dân Rôma. Ngài được giáo dục để trở thành một người biệt phái đúng nghĩa. Ngài được thày Gamaliel dạy dỗ thần học. Người người đều kỳ vọng ở người than niên thông minh này khi anh về Giêrusalem khoảng một năm sau khi Chúa Giêsu bị đonh đinh. Kỳ vọng ấy đă thành sự, nhưng theo một đường lối không lường trước được. Mọi người đều biết là anh Phaolô đă có mặt trong cuôc tử đạo thánh Stephanô và đă nghe Ngài cầu nguyện cho những kẻ sát hại ḿnh.

Chẳng bao lâu sau trên đường về Damas, Saolê (tên cũ của Phoalô) đă được thấy Chúa Giêsu phục sinh. Người biến đổi Phaolô từ một kẻ bách hại thành một lănh tụ Kitô giáo.

Ngay sau khi lănh nhận bí tích thanh tẩy, Phaolô, lui vào sa mạc để suy nghĩ cầu nguyện trong hai năm. Sau đó Ngài trở lại Damas. Như vậy phải đợi ba năm sau, Phaolô mớilên Giêrusalem bàn luận với các tông dồ. Và thánh nhân lại trở về Tarsê. Trong khoảng 10 năm (34 - 44). Chúng ta không thấy Phaolô xuất hiện. Đây phải là khoảng thời gian mà với sự trợ lực của Thiên Chúa, trí khôn của thánh nhân xây dựng cây cầu nối giữa Do thái giáo với Kitô giáo, giữa dân Do thái với dân ngoại. Việc nối kết này là món quà lớn lao nhất thánh nhân đă trao tặng cho thế giới.

Dĩ nhiên thánh Phaolô không phải là người đầu tiên rửa tội cho một lương dân. Thánh Phêrô đă rửa tội cho Cornêliô. Thánh Philipphê đă rao giảng Tin Mừng ở Samaria và rửa tội cho hoạn quan người Ethiôpia. Nhưng việc rao giảng có hệ thống cho những người không phải là Do thái chỉ bắt đầu ở Antyiôkia vào đầu thập niên 40. Thánh Barnaba được các tông đồ sai đi xem xét t́nh h́nh. Nhưng thánh nhân đă đi xa hơn. Ngài nghĩ tới Phaolô c̣n đang sống âm thầm ở Rarse và đến t́m ông. Thánh Phaolô trở về Antiôkia với thánh Barbnaba. Từ đó thánh nhân hiến trọn đời cho công cuộc truyền giáo. Ngài bỏ vai tṛ của Maria và lănh lấy vai tṛ của Mattha. Nhà học giả và chiêm niệm trở thành thầy dạy và nhà giảng thuyết.

Hết cuộc hành tŕnh này tiếp đến cuộc hành tŕnh khác, thánh Phaolô không ngừng bước chân đi rao giảng Tin Mừng. Ngài đă đi truyền giáo ở Chypre, Tiểu Á và Maceđonia, Hy Lạp. Mỗi khi Ngài đi đến đâu là ở đó nổi lên cơn giông tố nhiệt t́nh một bên và ghen ghét bên kia, nhốt tù, bị ném đá, đánh đập, bị đắm tàu và yếu đau và cả đến thất vọng nữa, nhưng Ngài vẫn tiếp tục công việc. Mỗi khi đến nói chuyện ở hội đường, Ngài trích thánh kinh, ở công trường, Ngài trích thơ văn cổ và từ nơi đó phát sinh một trung tâm Kitô giáo. Trong 12 năm trời, Ngài đă biến đổi cộng đoàn Do thái nhỏ bằng thành bào thai của một tôn giáo hoàn cầu.

Năm 57, thánh Phaolô trở về Giêrusalem. Bạn bè xin Ngài đừng đi. Họ biết rằng: hội đồng công tọa ghét Ngài, ghét cây ghét đắng mà Giáo hội nhỏ bé không đủ sức bảo vệ cho Ngài, Ngài vẫn bất khuất ra đi và trong ṿng một tuần lễ, mọi sự xem ra đều ổn thỏa, nhưng rồi lộn xộn xảy ra, Phaolô lại được cứu thoát khỏi bọn đấu tố, nhờ sự can thiệp của đội lính canh người Rôma. Tiếp sau đó là hai năm tù tội (bất công v́ nhà cầm quyền Rôma muốn được qùa hối lộ). Trong thời gian này, Phaolô vẫn dùng cơ hội thuận tiện để rao giảng Tin Mừng.

Bị áp bức bởi Festô, Phaolô nại đến sự che chở của hoàng đế (đối với công dân Rôma) và được gởi về Rôma. Con tàu bị băo đánh và bể nát ở bờ biển Malta. Dip này cho thấy tài điều khiển bẩm sinh của Phaolô trong trường hợp khẩn trương. Tới mùa Xuân năm 60 (hay 61 ) đoàn người tới thủ đô. Thánh Phêrô đă có mặt ở đây và Phaolô lui vào bóng tối. Về những chuyến du hành của Phaolô đi Tây Ban Nha và về cận Đông, chúng ta không có đủ tài liệu. Truyền thống nói tới việc Ngài bị tù tội lần thứ hai dưới thời Nêrô và cho biết Ngài bị chém đầu khoảng năm 66 ở Tre Fontana.

Khi Phaolô tới Roma, Phêrô đă có mặt, Tin Mừng đă được rao giảng, bí tích đă được cử hành, cólẽ Phúc âm đă được Marcô khởi soạn. Vậy đâu là phần đóng góp của Phaolô như là cột trụ Chúa Giáo hội ?

Trước hết phải kể đến nhiệt tâm và gương mẫu cuộc sống của thánh nhân. Nhưng phần chính yếu thánh nhân mang lạị là nền tảng vững chắc về tri thức của Giáo hội giúp con thuyền của ngư phủ đương đầu với băo tố. Ngài không thích mơ hồ, nhưng quan tâm tới từng hệ luận tàng ẩn bên trong giáo thuyết. Thực ra nói "giáo thuyết của Phaolô" th́ không chính xác lắm, Ngài không sáng nghĩ ra giáo thuyết. Nhưng Ngài khai sáng ra những ǵ đă lănh nhận được. Chẳng hạn khi nói " Chúa Giêsu là đức Kitô" Ngài dựa ra một giải thích hoàn toàn mới mẻ về Cựu ước, với những ư niệm: Giáo hội là Israel mới, ơn thánh thay thế luật Môisê. Đức Kitô là Adam mới, là "h́nh ảnh" hoàn hảo của Thiên Chúa.

Từ lời gọi "Saolê, Saolê, sao ngươi t́m bắt TA ?" Ngài đă khai triển giáo thuyết về nhiệm thể : "đức Kitô là tất cả mọi sự trong mọi người" (Cl 3,11). Từ dụ ngôn những người làm vườn nho, Ngài diễn nghĩa cho thấy Israel cũ và Giêrusalem cũ bị thay thế bởi Giêrusalem mới "nơi không c̣n lương dân hay Do thái, man rợ hay Scythia, nô lệ hay tự do"

Có lẽ giáo thuyết về công giáo tính của Giáo hội là phần đóng góp tiêu biểu nhất của Phaolô, khiến Ngài được mệnh danh là tông đồ dân ngoại. Thánh Phêrô c̣n ngập ngừng chứ như thánh Phaolô th́ không chịu thỏa hiệp. Chính Ngài cho thấy rơ thế nào và tại sao Giáo hội phải là công giáo phổ quát và công giáo tính bao hàm những ǵ.


Ngày 30-06

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
CỦA HỘI THÁNH RÔMA

Các Thánh tử đạo tiên khởi của Hội Thánh Rôma là nạn nhân của Bạo chúa Nêrô. Lệnh bách hại được ban hành tiếp ngay sau vụ cháy ngày 18 tháng 7 năn 64. Không hiểu đâu là nguyên nhân của tai hoạ khủng khiếp, lan rộng tới biên thùy Dalatin và Celius, tàn phá thành đô suốt trong 6 ngày 7 đêm.

Nhưng Nêrô đă qui trách nhiệm cho các Kitô hữu, phần lớn là nô lệ, những nô lệ đă được giải phóng và những kiều bào ngoại quốc. Cuộc đàn áp thật bất công và tàn bạo. Các nạn nhân bị bắt làm mồi cho thú dữ sâu xé hay bị thiêu đốt như những ngọn đuốc sống. Thảm cảnh gây bất măn đối với cả các lương dân như Tacite chẳng hạn.

Giáo hội đă muốn dành ngày hôm nay, ngay sau lễ trọng kính hai thánh Tông đồ của Phêrô và Phaolô để kính nhớ con số đông đảo các vị thánh tử đạo tiên khởi của Hội Thánh Roma như những bông hoa đầu mùa mà dâng lên Chúa.

Các Ngài cũng là những nền tảng xây dựng cho Giáo hội bằng gương trung kiên với đức tin, bằng chính ḍng máu làm cho hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái.