HOME

 

T́m theo mẫu tự

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

THÁNG HAI

 


Ngày
02 Đức Mẹ Dâng Con

03 Thánh Ansgariô, Gm

03 Thánh Blasiô Gm, Ts

05 Thánh Agata, Tntđ

06 Thánh Phaolô Miki, Tđ

08 Thánh Giêrônimô Êmilianô, Lm


Ngày
10 Thánh Scholastica, Tn

11 Đức Mẹ Lộ Đức

14 Thánh Cyrillô và Mêthođô

17 Bảy thánh lập ḍng

21 Phêrô Damianô, Gm, Ts

22 Ṭa Phêrô Antiokia

23 Thánh Pôlycarpô, Gm, Tđ

 


Ngày 02-02

ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIÊSU
trong Đền Thánh

Kể từ cuối thế kỷ IV, Giáo hội Gierusalem đă mừng kính lễ này, hướng tới việc dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và việc thanh tẩy Đức Trinh Nữ. Giáo hội Hy Lạp và Milanô kể lễ này vào một số lễ trọng kính Chúa, một nghi lễ chính trong năm. Giáo hội Roma lại thường kể lễ này vào số các lễ Đức Trinh Nữ.

Trong thông điệp về ḷng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Đức Phaolô VI viết : "Lễ mùng 2 tháng 2, được cải tên là lễ "dâng Chúa vào đền thánh", cũng cần nhắc nhở để hưởng nguồn phong phú lớn lao của ân sủng Chúa Giêsu và Maria đi song song. Đức Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ. Maria mật thiết kết hợp với Chúa chịu khổ h́nh, để thực hiện một sứ mạng vừa thuộc về Dân Chúa của Cựu ước, vừa là h́nh ảnh của Dân Tân ước luôn luôn vị bắt bớ gian khổ, thử thách đức tin và ḷng trông cậy" (Lc 2,21-35) (Marialis Cultur, số 7b).

Sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và thánh tẩy Đức Trinh Nữ đă được thánh sử Luca ghi lại (Lc 2,22-39). Sự kiện này nhằm thực hiện những lề luật đă được ghi rơ trong Cựu ước (Lv 12,8). Theo luật Môisê, phụ nữ sau khi sanh con th́ bị coi là nhơ uế trong 40 ngày nếu sinh con trai và trong 80 này nếu sinh con gái. Trong những ngày ấy họ không được vào đền thờ và không được chạm đến vật dụng nào đă thánh hiến cho Thiên Chúa.

Hết những ngày kiêng cữ trên, họ đến đền thờ để được thanh tẩy. Họ phải mang theo một con chiên nếu là nhà giàu hay hai con chim gáy hoặc bồ câu non làm của lễ. Ngoài ra để ghi nhớ dịp vượt qua đất Ai cập. Lúc các con đầu ḷng của loài người hay là của loài vật đều phải dâng cho Thiên Chúa (Xh 13,2). Vậy, trung tín với lề luật, Đức Maria và thánh Giuse "khi đă đầy ngày, lúc phải làm lễ tẩy uế cho các đấng theo luật Môsê, th́ ông bà đem hài nhi lên Giêrusalem tiến dâng cho Chúa" và các Ngài "dâng làm lễ tế một cặp chim gáy hay hai con bồ câu" (Lc 2,22-24).

Như vậy sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh diễn ra một cách b́nh thường dưới mắt người đời. Nhưng trong lịch sử cứu độ, đây là việc thực hiện lời tiên báo của tiên tri Malaki: "Th́nh ĺnh sẽ đến nơi đền thờ của Người, vị Chúa tể mà các ngươi đ̣i hỏi, và thần sứ giao ước mà các ngươi ước nguyện, này vị ấy đến" (Ml 3,1). Chúa đă đến trong đền thờ Người. Bao nhiêu người đă ngóng chờ biến cố cứu độ này. Nhưng như chính tiên tri Malaki trước tự hỏi: "Ai chịu đựng nổi ngày Người đến ? Ai đứng vững được khi Người hiện ra ?" (Ml 3,2).

Dĩ nhiên khó ai nhận biết được Thiên Chúa, bởi v́ Ngài đă mặc lấy vóc dáng con người như chúng ta. Phải có sự soi sáng của Thánh Thần mới biết được. Siméon và Anna là những người công chính và mộ đạo đă được hường đặc ân này. Được linh cảm, Siméon "đến đền thờ, khi cha mẹ bồng hài nhi Giêsu đến để làm theo điều lề luật dạy về Người" (Lc 2,27).

Am lấy Hài nhi trên tay, Siméon đă chúc tụng Chúa và nói:

"Mắt tôi đă thấy ơn Người cứu độ,
Người đă dọn sẵn trước mặt muôn dân,
Anh sáng mạc khải cho dân ngoại
và vinh quang của Israel dân Người" (Lc 2,30-32)

C̣n nữ tiên tri Anna, "không rời khỏi đền thánh, thờ Chúa đêm ngày trong chay kiêng và cầu nguyện. Vào giờ ấy, bà đă đến bên tán tạ Thiên Chúa và bà đă nói về Ngài cho mọi kẻ ngóng đợi phúc cứu chuộc của Gierusalem" (Lc 37-38).

Ngày lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thánh c̣n được gọi là lễ Nến. Hôm nay Giáo hội làm phép những cây nến và phân phát cho giáo dân. Cầm nến sáng trong tay và tiến vào thánh đường, mọi người lặp lại Thánh Ca mà tiên tri Siméon đă hát khi Đức Mẹ và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu vào đền thánh. Chúa Giêsu quả là ánh sáng muôn dân, dẫn lối chúng ta vào trong cung điện Người. Những "cây nến phép" này sẽ được cất giữ trong các gia đ́nh để dùng vào dịp lănh các bí tích sau hết hay để thắp bên thi hài người quá cố trong gia đ́nh.


Ngày 03-02

Thánh ANSGARIÔ
Giám mục tông đồ các xứ Bắc Âu
(801-865)

Ansgariô (hay là Anskar theo Anh ngữ) đă trở thành biệt danh Oscar ngày nay, có nghĩa là "cây lao của Thiên Chúa". Ansgario gốc người Đức, sinh tại Picardia. Cha Ngài là một viên chức trong triều đ́nh vua Charlemagne, đă gởi Ngài theo học tại tu viện thánh Phêrô ở Corbia. Cậu thiếu niên đă gặp được ở đó những bậc thầy có thế giá. Các môn học trần tục làm Ngài say mê đến độ nơi tâm trí Ngài ư nghĩa tôn giáo ngày một lạc phai. Nhưng một biến cố đă đánh động Ngài mạnh mẽ, nhà vua mà Ngài biết được là rất nổi danh nơi triều đ́nh đă chết.

Cái chết đó cho Ngài thấy được tính cách hư không của mọi cái gọi là nhân bản và trần tục, Ngài cũng nhớ lại rằng: hồi nhỏ khi mất mẹ, trong một giấc mơ, Ngài thấy Đức Trinh Nữ Maria hứa sẻ bảo vệ Ngài luôn măi, nếu biết giữ ǵn đức tin và ḷng mến. Sau cùng Ngài cảm thấy rằng: Chúa muốn ḿnh làm tông đồ. Từ đó Ngài không ngừng tiến tới trong việc học hành cả về đạo lư lẫn việc đời, Ngài nhiệt thành làm tất cả những ǵ là tốt đẹp. Những tiến bộ và nhiệt tâm ấy lớn lao đến nỗi chẳng mấy chốc tới phiên Ngài phải dạy lại cho các tu sĩ trẻ và trẻ em. Vào tuổi hai mươi mốt, Ngài trở thành một trong những thủ lănh tu viện Corvey. Ở Saxe hay là Corbia-Nova, được thiết lập ngay giữa trung tâm trí thức. Là giáo sư thần học, Ngài cũng đảm nhận việc giảng dậy cho dân chúng nữa.

Vào thời này, Harold là vua miền Nam Đan mạch, khi bọn phản loạn săn đuổi, đă xin trú ngụ tại triều đ́nh vua Lu-y đặt tại Mayence. Ong đă trở lại đạo và lănh nhận phép rửa. Khi trở về quê hương, ông đă xin các nhà truyền giáo tới rao giảng Phúc âm cho xứ sở ḿnh. Ebbon, giám mục Reims đă dấn thân trước hết, rồi một khi gần trở lại nước Pháp, Ngài đă chỉ định Ansgario. Ansgario lên đường với một tu sĩ khác nữa. Họ làm liều đi vào miền c̣n hoàn toàn ngoại giáo. Những người trẻ bị bắt làm nô lệ đă trở thành các Kitô hữu đầu tiên của xứ sở. Công việc tông đồ thật vất vả nhọc mệt. Các Ngài bị trục xuất. Các tu sĩ trở lại lănh trách nhiệm.

Một ṭa đại sứ Thụy Điển xin các thừa sai. Lần này Ansgariora đi với một tu sĩ người Corbia. V́ người bạn đường cũ đă chết. Khi đi nagng qua biển Baltique, họ bị bọn cướp tấn công bóc lột hết và bị người Nang lấy trọn quà tặng họ mang dâng nhà vua ở Upsala. Các nhà truyền giáo tới biệt thự của Birca, hoàn toàn trơ trụi. Tại đây các Ngài đă thiết lập một cộng đoàn Kitô hữu. Sau một năm rưỡi mệt nhọc làm việc tông đồ, các Ngài trở về Pháp. Nhà vua đă đặt Ansgario làm tổng giám mục Hambourg bao gồm miền Scandinavia (Bắc Âu) Ansgario đi Roma để được Đức Thánh Cha bổ nhiệm và Đức Gregôriô IV đă đặt Ngài làm đại diện tại cả Na-uy và Thụy Điển. Ngài xây cất một nhà thờ chính ṭa ở Hambourg, thiết lập một tu viện cho các tu sĩ Corbia.

Người ta thấy Ngài quỳ lạy dưới chân người nghèo và khiêm tốn phục vụ họ. Ngài cũng rao giảng trong các miền lân cận bất kể những thủ địch hung ác. Khi ấy như một đám mây người Normandie đặt Hambourg vào ṿng máu lửa, Ansgario chỉ c̣n là một kẻ lang thang sống vất vưởng. Vharles de Chauve đă chiếm một tu viện miền Flandre là nơi Ngài đă thiết lập một trường truyền giáo. Giữa cao điểm của cuộc sống khốn cực âu lo, Ngài đă không hề đánh mất ḷng trông cậy vào Chúa. Cuối cùng những kẻ bách hại bị xua đuổi. Xứ truyền giáo Thụy Điển lại vùng lên.

Một cộng đồng ở Constane đă đặt Ansgario làm giám mục Brême. Ngài trở lại truyền giáo ở Đan mạch, thiết lập một trung tâm tôn gíao mới, cải hóa nhà vua.

Ansgario muốn hiến trọn đời ḿnh cho Thiên Chúa bằng việc tử đạo nhưng Ngài đă qua đời êm ái tại Brême năm 865. Cuộc tử đạo của Ngài chính là cuộc chiến kiên tŕ suốt đời với nhiều những thất bại, lại ít có những thành công rực rỡ. Nhưng sự nhẫn nại của vị anh hùng giám mục lang thang này đă chuẩn bị cho cuộc trở lại các xứ vùng Bắc Âu.


Ngày 03-02

Thánh BLASIÔ
Giám mục Tử đạo (.... - 316)

Có nhiều câu chuyện vây quanh thánh Blasiô. Ngài là giám mục Sêbasta, miền Armênia; Ngài hiến cả xác hồn cho dân chúng... nhất là dân nghèo, Ngài đă học nghề thuốc, nhưng không bao giờ chữa bệnh cho ai mà không xin Chúa giúp trước đă, dường như vị y sĩ vĩ đại này muốn nói rằng: "Tôi băng bó cho họ nhưng Thiên Chúa chữa lành cho họ". Ngài rao giảng, day dỗ, nhưng không có bài học nào hay hơn chính gương mẫu đời Ngài.

Năm 315, một cuộc bách hại bùng ra dưới triều đại vua Luciniô. Đức giám mục giúp đỡ các vị tử đạo. Rồi để trốn thoát các kẻ thù địch, Ngài ẩn ḿnh ở hang núi Agêa, là nơi Ngài sống bằng rễ cây và nước lă. Thú rừng thân t́nh bao quanh Ngài và Ngài chữa lành cho những con bệnh tật. Mỗi ngày một đông dân chúng tuốn đến với với Ngài. Nếu thấy Ngài đang cầu nguyện chúng lặng lẽ không ngăn trở và đợi cho đến khi Ngài cầu nguyện xong. Khi đó Thánh nhân quay lại với đoàn vật và chúc lành cho chúng và đoàn vật măn nguyện trở lại sa mạc.

Agricôla, quan cai trị Cappadecia t́m thú rừng sống trong các khu rừng gần Sêbasta, để xé các Kitô hữu. Đoàn người đi săn ngạc nhiên khi thấy cả bầy sói, gấu, sư tử trong một cái hang vây quanh một người, đang cầu nguyện. Họ vội về báo tin cho Agricôla và ông này đă truyền bắt vị tu rừng này.

Thấy binh sĩ của nhà vua. Blasiô b́nh thản nói :- Tôi đă sẵn sàng. Đêm qua Chúa hiện ra và nói với tôi, là Ngài ưng nhận lễ hy sinh của tôi.

Trên đường Ngài đi qua, dân chúng tuốn đến, trong số ấy có cả các lương dân. Họ khóc lóc xin người chúc lành. Một người mẹ đặt đứa trẻ đang hấp hối dưới chân Blasiô và nh́n trời bà la : - Lạy Chúa nhân từ, xin đừng bỏ qua lời cầu của tôi tớ Ngài. Xin hăy trả lại sức khỏe cho tạo vật bé bỏng của Ngài.

Blasiô cúi xuống đứa trẻ hấp hối, cầu nguyện. Trời cao đă nghe Ngài, và người mẹ hân hoan đón nhận lại đứa con tràn đầy sức sống.

Khi đức Giám mục xuất hiện, Agricôla đưa nhiều hứa hẹn lẫn lời đe dọa. Nhưng điều này đă luống công. Thánh nhân nói : - Tôi không sợ các cực h́nh Ngài đe dọa v́ thân xác tôi nằm trong tay Ngài, nhưng linh hồn tôi th́ không.

Ngài đă bị đánh đập tàn nhẫn và bị tống ngục. Các Kitô hữu tới thăm, Ngài an ủi khích lệ và chữa lành cho họ. Ngài đă giải cứu cho một đứa trẻ gần ngộp thở v́ mắc xương cá. V́ kỷ niệm này và cũng v́ lời cầu nguyện sau cùng khi đưa cổ cho lư h́nh, thánh Blasiô được kêu cầu cách đặc biệt để xin Ngài chữa lành các bệnh nhân đau cổ họng.

Những tường thuật về các phép lạ đi kèm với cái chết của Ngài thành gia sản truyền tụng rất được các giáo phụ ưa thích. Sau mỗi cuộc tra xét với một cực h́nh mới lại có một phép lạ đánh dấu cuộc trở lại ngay trong pḥng giam của Ngài. Phép lạ lừng danh nhất là phép lạ về ngẫu tượng. Các Kitô hữu đến săn sóc những vết thương cho Ngài, đă ném xuống hồ các thần tượng của nhà cầm quyền. Họ bị tố giác và chịu tử dạo. Blasiô cũng bị kết án d́m vào hồ này, nhưng Ngài làm dấu thánh giá và đi trên mặt nước, rồi Ngài mời các quan ṭa đi theo để minh chứng uy quyền các thần linh họ thờ. Những người nhận lời bị chết ch́m ngay.

Vị tử đạo vừa mới cho thấy vinh quang Thiên Chúa, liền được một thiên thần mời trở lại bờ hồ để chịu cực h́nh, Ngài vâng lời ngay. Agricôla bối rối liền truyền chém đầu Ngài. Blasiô trước khi chết, đă nài xin Chúa tỏ ḷng nhân từ với những ai nhờ lời Ngài bầu cử mà xin cứu giúp.


Ngày 5-02

Thánh AGATA
Đồng trinh tử đạo (thế kỷ III)

ruyền thuyết cho rằng : thánh nữ Agata chào đời khoảng năm 230 tại Sicilia trong một gia đ́nh quí phái có danh giá. Cha mẹ Ngài là những bậc nhân đức đă chuyên chú đào tạo Ngài từ thuở nhỏ nên người có đức tín vững mạnh và hướng chiều về sự thánh thiện. Bởi vậy theo các tài liệu viết về cuộc tử đạo của Ngài, thánh nữ đă quyết không kết hôn với một người nào khác ngoài Chúa Giêsu Kitô. Ngài kiên quyết hiến thân cho Thiên Chúa. Không một thú vui thế trần nào, lẫn những lời tán dương sắc đẹp của Ngài, Chúa có thể làm cho Ngài quên lăng được lời đoan hứa.

Quintianô, quan cai trị Silicia hồi đó là một con người biển lận và dâm dật. Ông ta đă hy vọng có thể dùng sắc lệnh cấm đạo của nhà vua Đêciô để thỏa măn tính biển lận và dâm dật của ḿnh, sau khi biết đến sắc đẹp và sự giàu sang của Agata. Ông truyền bắt người trinh nữ đến toà xử tại Catana. Khi đưa thánh nữ tới, ông đă truyền giao Ngài cho một mụ chứa độc ác tên là Apjrodisia để mụ ta quyến rũ thánh nữ bỏ đời sống trinh khiết. Sau nhiều cố gắng mà vô hiệu, mụ chủ nhà chứa đành phải giao thánh nữ lại cho Quintiano.

Giận dữ, Quintiano bắt giải Thánh nữ tới trước mặt ông. Ông nói : - Người như cô mà theo đuổi cuộc sống Kitô giáo. Cuộc sống nô lê thấp hèn, cô không xấu hổ sao ?

Thánh nữ trả lời : - Tự do và danh giá thật là biết hết ḷng phụng sự Chúa Giêsu Kitô.

Ong liền truyền đánh đ̣n thánh nữ rồi cho giam Ngài vào ngục thất. Hôm sau ông lại tiếp tục thẩm vấn. Lần này, trước sự cương quyết của thánh nữ, Quintiano không dằn nổi cơn giận. Ong đă truyền tra tấn thánh nữ một cách dă man đến độ xẻo bỏ cả một bên vú thánh nữ. Sau đó Agata bị bắt giam trở lại ngục thất và bị bỏ đói. Nhưng đêm đó thánh Phêrô đă hiện ra và chữa lành vết thương cho Agata. Một luồng sáng đă làm cho lính canh hoảng sợ bỏ chạy. Các bạn tù được dịp thoát thân. Họ khuyên thánh nữ trốn thoát, nhưng thánh nữ vẫn ở lại chờ lănh triều thiên tử đạo.

Năm hôm sau, Quintiano ngạc nhiên khi thấy Agata lành bệnh. Ong truyền đốt một ḷ lửa. Agata bị ném vào than hồng. Trong khi đó một trận động đất dữ dội làm rung chuyển thành phố Catana. Dân chúng nghĩ rằng, chính v́ cuộc hành hung Agata đă gây nên tai họa khủng khiếp này. Họ bày tỏ ḷng bất măn đối với Quintiano. Hoảng sợ ông truyền đem Agata trơ lại ngục thất. Song những hành hạ thánh nữ phải chịu đă quá lớn đến nỗi chẳng bao lâu sau đó, Ngài đă tắt thở.

Cuộc tử đạo và ḷng tôn sung rất sớm đối với thánh nữ là những sự kiện lịch sử chắc chắn. Giáo hội vui mừng v́ chí cuơng quyết bảo vệ đức trong sạch của thánh nữ. Cái chết và sự chiến thắng của thánh nữ Agata chứng tỏ Thiên Chúa đă chọn những yếu đuối để làm cho bọn gian ngoan và mạnh mẽ phải hổ ngươi.

Thánh nữ Agata là vị thánh bảo trợ của thành Catana, của các vú nuôi. Thỉnh thoảng người ta cũng kêu cầu Ngài trong lúc bị đau ngực và bị phỏng lửa.


Ngày 06-02

Thánh PHAOLÔ MIKI
và các bạn tử đạo (1597)

Thánh Phanxicô Xavier là nhà truyền giáo đă đem Tin Mừng cho nước Nhật. Nửa thế kỷ sau các Kitô hữu vẫn c̣n giữ đức tin của ḿnh, khi năm1597 một cuộc bách hại bùng nổ dữ dội. Lúc ấy Hideyeshi, một viên chức có thế lực đă dựa vào tiếng la hét điên khùng của một thuyền trưởng Tây Ban Nha rằng, các thừa sai đang dọn đường cho cuộc chinh phục Nhật bản của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để khích động cuộc bách hại. Vua Taicosme tin điều đó. Sáu linh mục ḍng Phanxico bị bắt giữ cùng với những người Nhật thuộc ḍng ba Phanxicô giúp việc truyền giáo.

Trong số những người Nhật này có ba nhi đồng tuổi thừ 12 tới 15 là Lu-y , Antôn và Toma Cosaki. Người ta đề nghị Lu-y nên trốn đi nhưng Lu-y từ chối. Em nói với cha mẹ đang khẩn khoản xin em chạy trốn cái chết :- Chúa sẽ cho con đầy đủ can đảm để chiến đấu.

Khi vị quan xét hứa ban cho em của cải, nếu em bỏ đạo. Em khinh bỉ tuyên bố : - Thánh giá tôi không sợ, v́ t́nh yêu Chúa tôi c̣n ao ước nữa là khác .

Ba tu sĩ ḍng tên góp vào sổ các vị tử đạo là: Phaolô Miki, Gioan Gottô và Giacôbê Kissi. Họ bị dẫn tới công trường Mêaco. Nhà vua truyền lệnh cắt mũi, cắt tai các tù nhân và chở xe qua các thành phố chính rồi đóng đính vào thập giá tại Nagasaki. Nh́n ba chị em máu me bê bết, nhưng vẫn thản nhiên tươi cười, dân chúng cảm động. Các Kitô hữu phủ phục xin ban phép lành và trong cơn nhiệt hành, có người c̣n xin lính gác cho được lên chung một chiếc xe nữa mà không được. Phaolô Miki và Gioan tẩy giả, bề trên ḍng Phanxicô, vẫn rao giảng suốt dọc đường xe đi qua. Cuộc du hành thảm khốc chiếu tỏa ánh sáng t́nh yêu. Các vị tử đạo không ngừng cùng gọi các linh hồn trở về với Chúa.

Cuối cùng các vị đă tới đỉnh Calvê, nơi họ được đồng hóa với đức Kitô, chính v́ Ngài mà họ chịu chết. Trên một ngọn đồi quay ra biển, các cây thập tự đang chờ đợi họ.

Bé Lu-y hỏi xem cây thánh giá nào của ḿnh. Em hăm hở chạy tới. Khi chịu đóng đinh. Em không dứt nụ cười.

Người ta nghe rơ một giọng nói nhiệt thành lặp lại lời người trộm lành: "Lạy Chúa xin nhớ đến con".

Một tu sĩ ḍng Tên từ trên thánh giá, đă giảng bài cuối cùng và thêm : - Tôi tha thứ cho những người chủ mưu gây nên cái chết của tôi. Tôi khấn nguyện cho họ được lănh phép rửa tội.

Bạn trẻ Antôn cố gắng dùng sức tàn để hát lên lời ca: Hỡi trẻ em hăy ca tụng Chúa. Nhưng Ngài đă không đủ thời gian để ca hết bài. Một lưỡi đ̣ng đă đâm thủng tim Ngài.

Tất cả 26 vị được tôn phong hiển thánh năm 1862.


Ngày 08-02

Thánh HIÊRÔNIMÔ EMILIANÔ
Linh Mục, (1481-1537)

Cộng hoà Venitia lâm chiến với các vương quốc. Xuất thân từ một gia đ́nh quí tộc. Hêronimô Emilianô nhập ngũ từ hồi niên thiếu. Phục vụ cho quê hương từ hồi 15 tuổi, Ngài sống cuộc đời phóng túng trong quân ngũ, cũng như tỏ ra rất can trường.

V́ vậy mà Ngài được nắm quyền chỉ huy cứ điểm Castelneve trên núi Trêvis. Pháo đài bị chiếm và Hêronimô bị bắt tù. Bị xiềng cổ, tay, chân vào một quả cầu bằng thạch cao để hết trốn thoát nổi. Ngài phải nằm bẹp trong nhà giam. Trong cơn thất vọng tột cùng, đức tin thời c̣n trẻ trung chỗi dậy như một ánh sáng và như lời quở trách... Cuộc đời Kitô hữu tồi tệ vẽ ra trước mắt. Hêronimô nhận biết ḿnh đă phản nghịch Chúa cách nặng nề.

Ngài tự nghĩ lại ḿnh không đáng chịu nỗi bất hạnh này sao ? Khi ấy với trọn tâm hồn, Ngài nguyện cầu Đức Trinh Nữ Maria và khấn hứa nếu được giải thoát Ngài sẽ đi chân không tới viếng đền Đức Bà Trêvisa và lôi kéo khách hành hương tới đó. Và Ngài đă được giải thoát cách lạ lùng. Đức Trinh nữ Trêvisa trở thành Bà Chúa của Ngài. Trên bàn thờ Đức Mẹ Ngài đặt xiềng xích và treo quả thạch cao để phổ biến ḷng nhân hậu của mẹ đối với ḿnh.

Trở lại Venitia, Hêronimô là một anh hùng và được lănh nhận những vinh dự của quê hương. Nhưng Ngài không quên rằng: chính v́ một sứ mệnh đối với Tin Mừng mà Ngài được gỡ khỏi cảnh tù đày. Hết rồi cuộc sống sáng tươi và phân tán, từ nay Ngài sẽ sống đời bác ái cao độ và thành quả của Ngài sẽ dẫn về cho Chúa những người nghèo, các em bị bỏ rơi, lang thang, nhơ bẩn, những kẻ không biết rằng ḿnh có linh hồn.

Hêronimô trở thành cha của chúng. Ngài đi học để chịu chức linh mục. Năm (1518) 37 tuổi Ngài thụ phong linh mục, hiến ḿnh làm việc bác ái, chia sẻ mọi lợi quyền cho người nghèo khó. Khi nạn đói, Ngài bán hết đồ đạc trong gia đ́nh để phân phát cho họ. Ngài thuê nhà để qui tụ các trẻ em không nơi cư ngụ, nuôi dưỡng giáo dục và chuẩn bị cho chúng thành những công nhân Kitô hữu biết ḥa trọn niềm vui tôn giáo. Chẳng hạn vào những ngày lễ, người ta thấy chúng mặc đồ trắng, từng đoàn đắt nhau đi viếng các nhà thờ ở Venitia, và ca hát trên các nhà thờ ở Venitia, và ca hát trên các công trường. Dân chúng mừng rỡ góp phần trợ giúp công cuộc cảm kích này.

Chân phước Gaelan và Phêrê Caraffa, người sẽ trở thành Đức Thánh Cha Phaolô IV đă đến Venitia. Ḷng bác ái của Hêronimô làm cho các Ngài thán phục, vị tông đồ khi đă thiết lập xong công việc bác ái của ḿnh sẽ đi lập nhiều nhà thương và các cô nhi vịên mồ côi ở những thành phố khác. Nơi nào Ngài nghĩ rằng không ai biết ḿnh th́ Ngài hoà ḿnh hoàn toàn vào các đám dân nghèo, sống của bố thí và như họ dịu dàng truyền bá Phúc âm cho họ, Ngài cũng t́m chỗ nương thân cho các thiếu nữ không nơi nương tựa bị đe dọa thất thân.

Trẻ em cũng trở thành những trợ giúp đáng giá cho Ngài. Ngài dạy dỗ chúng và khiến chúng thành giảng viên giáo lư cho các trẻ em khác. Ngài c̣n săn sóc cho thân thể chúng nữa, lau gội những mái đầu bị trứng tóc như một người mẹ. Người ta cũng thấy Ngài gặt lúa với các nông dân, vừa làm vừa nói với họ những truyện trên trời. Rồi thánh nhân lui về một cái hang trong núi nhiều ngày đêm, để thờ lạy Chúa trong việc cầu nguyện, chay tịnh và sám hối.

Một nạn dịch xảy ra tàn phá xứ sở. Hêronimô Emilianô chạy ngược xuôi săn sóc bệnh nhân, vác người chết đi chôn. Nhiều khía cạnh anh hùng trong đời sống bác ái của thánh nhân đă ảnh hưởng tới hàng giáo sĩ và các giáo dân. Ngài lập một hội ḍng để dạy dỗ trẻ em và các linh mục tương lai. Cộng đoàn đầu tiên được Ngài thành lập tại Somasca. Ngài sẽ thiết lập cả trăm học viện, đại học và chủng viện.

Đức Piô XI đă đặt thánh Hêronimô Emilianô làm thánh bảo trợ các trẻ em bị bỏ rơi.


Ngày 10-02

Thánh SCÔLASTICA
Đồng trinh (480-543)

Thánh Scholastica là em gái thánh Benêdictô, tổ phụ của những đời sống khổ tu bên Tây phương. Ngài c̣n được nối kết với thánh nhân như người em sinh đôi, nhưng không chắc chắn lắm. Chúng ta biết được chút ít về đời sống của thánh nữ là do cuốn Dialogue, tập hai, của thánh Grêgôriô cả, cuốn sách ghi lại đời sống thánh Bênêdictô và các phép lạ của Ngài. Như anh của Ngài, thánh nữ Scholastica đă sinh ra tại quận Sabina miền Nursia và cha mẹ Ngài được giả thuyết cho là những người ḍng dơi quí phái tai miền quê.

Vào một lúc nào đó, có lẽ khi c̣n rất trẻ, Scholastica đă tu kín và trong những năm cuối cùng đời Ngài, chúng ta thấy Ngài sống gần Montê Cassinô, để có thể gặp được anh ḿnh mỗi năm một lần.

Khi thánh Bênêdictô thiết lập tu viện tại Montê Cassiô, Scholastica cùng với các trinh nữ quây quần bên Ngài đă đến ở bên núi, lập thành tu viện Palumbariola, Ngài đặt ḿnh dưới sự hứơng dẫn của anh, v́ Ngài biết rằng: không có ai có thể hướng dẫn các linh hồn về trời cách chắc chắn hơn.

Nhưng Ngài không hề làm rộn anh ḿnh và chỉ gặp anh mỗi năm một lần vào trước mùa chay, trong một trang trại của tu viện ở miền núi. Một nguyện đường đă được dựng nên tại đây để ghi nhớ những giây phút khôn tả, mà thánh Bênêdictô thông cho em ḿnh ánh sáng thần linh Ngài thụ lănh được và dạy dỗ em ḿnh đường trọn lành của tu sĩ trong thống hối và yêu thương.

Nhưng lần ấy họ đă trải qua một ngày để khen ngợi Chúa và cầu xin hạnh phúc trên trời, bên ngoài khí trời tươi mát v́ đă vào xuân, bầu trời trong sáng lạ thường, thánh Scholastica say sưa cảm nếm hương vị của câu chuyện đàm thọai trong khi màn đêm buông dần xuống... lúc đó thánh Scholastica nới với thánh Bênêdictô : - Anh ơi trời khuya rồi, làm sao anh về được. Thôi ḿnh tiếp tục nói chuyện tới sáng về niềm vui cuộc sống trên trời đi.

Thánh Bênêdictô trả lời: - Em nói chi, anh không thể nhận lời em được. Anh không thể qua đêm ở ngoài nhà ḍng được đâu.

Thánh Scholastica dấu mặt vào đôi ḷng bàn tay và nức nở khóc. Ngài nói với Chúa ước muốn êm ái của ḷng ḿnh. Và Thiên Chúa là đấng đă chúc phúc cho cả một cuộc sống hiến dâng, lại sắp gọi thánh nữ về với ḿnh, nên như người cha chiều con vậy, đă muốn ban cho Ngài niềm an ủi dịu dàng cuối cùng. Một trận cuồng phong nổi lên. Mưa đổ xuống như thác lũ với sấm sét dữ dằn. Chẳng ai c̣n có thể nghĩ tới việc ra đi nữa.

Thánh Bênêdictô bối rối, Ngài nói : - Này em, em làm ǵ vậy ?

Thánh Scholastica êm ái trả lời: - Em đă xin anh, nhưng anh chẳng muốn nghe em. Em đă cầu xin Chúa và Ngài đă nhận lời. Bây giờ nếu có thể được, anh hăy về nhà ḍng đi.

Lúc ấy thánh Bênêdictô cảm tạ ḷng thương xót Chúa, Ngài tiếp tục nói chuyện về hạnh phúc đang chờ đón những người Chúa chọn. Lời Ngài dâng cao như những chùm ánh sáng.

Đến sáng cơn giông ngừng. Anh em mỗi người một ngả và không c̣n gặp nhau trên trần gian này lần nào nữa.

Ba ngày sau, khi thánh Bênêdictô đang đứng bên cửa sổ đă thấy linh hồn em ḿnh bay lên như ánh chim câu, phủ đầy ánh sáng thiên đàng. Say mê với thị kiến này, Ngài cất cao giọng hát bài thánh Ca. Đó chính là lúc thánh Scholastica êm ái tắt hơi trong tu viện ḿnh. Thánh Bênêdictô sai các tu sĩ đi t́m xác em để chôn trong ngôi mộ dọn sẵn cho ḿnh.

Một tháng sau nhà ẩn tu vĩ đại cũng từ giă cơi thế để hợp với thánh Scholastica trong hạnh phúc của các thánh nhân mà họ đă tha thiết khơi dậy.


Ngày 11-02

ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

Lộ Đức (Lourdes) là một tỉnh nhỏ khoảng 6000 dân nằm giữa thung lũng Pyrênê, gần suối Gave. Hôm ấy là ngày 11 tháng 2 năm 1858. Trời lạnh lẽo. Vào buổi trưa, Bernadetta, cô gái 14 tuổi vui tươi, thiếu ăn và quê mùa cùng với mấy người bạn đi lượm củi khô ở bờ suối Gave.

Bỗng một bà mặc đồ trắng hiện ra với cô, trên một tảng đá bao quát cả hang Massabielle. Vừa sợ lại vừa vui, cô lần chuỗi và không dám tới gần theo lời Bà mời.

Chẳng ai muốn tin cô. Bị rắc rối chính cha mẹ cô không muốn cho cô trở lại hang đá nữa. Nhưng có một sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó. Cô trở lại hang đá. Các cuộc thị kiến vẫn tiếp diễn. Bà lạ nói chuyện và kêu gọi cầu nguyện, rước kiệu và xây dựng một đền thờ tại đây.

Các bậc khôn ngoan chống đối. Dân chúng lại xúc động. Công an thẩm vấn Bernadetta. Cô b́nh thản trả lời và không hề nao núng trước những lời đe dọa. Cô cũng không bị vướng mắc vào những tiểu xảo của người thẩm vấn. Các nữ tu dạy học cũng bất b́nh. Nhưng Bernadetta vẫn khiêm tốn lịch sự .

Ngày 25 tháng 2, một đoàn người cảm kích theo cô sau khi cầu nguyện, Bernadetta đứng dậy, ngập ngừng tiến tới gần hang đá rổi qú xuống. Theo lệnh bà lạ, cô cúi xuống lấy tay cào đất. Một ḍng nước vọt lên. Cứ 24 tiếng đồng hồ là có khỏang 120.000 lít nước chảy ra.

Ông biện lư cho gọi Bernadetta tới. Ông chế giễu, tranh luận và đe dọa cô nữa. Cuối cùng ông kết luận : - Cô hứa với tôi là sẽ không tới hang đá nữa chứ ?

Nhưng Bernadetta b́nh tĩnh trả lời cách rơ ràng. - Thưa ông, cháu không hứa như vậy.

Cha sở lo âu, Ngài cấm các linh mục không được tới hang. Bernadetta tới gặp Ngài và nói : - Bà lạ nói: Ta muốn gặp người ta rước kiệu tới đây.

Ngài liền quở trách và gằn từng tiếng : - Con hăy nói với bà ấy rằng, đối với cha sở Lộ đức, phải nói cho rơ rệt. Bà muốn những buổi rước kiệu và một nhà nguyện à ? Trước hết bà phải cho biết tên là ǵ và làm một phép lạ đă chứ.

Làm xong nhiệm vụ, Bernadetta b́nh thản ra về.

Đă có những phép lạ nhăn tiền: một người thợ đẽo đá mù ḷa đă thấy được ánh sáng, một phụ nữ bại tay sáu năm nay b́nh phục, báo chí công kích dữ dội và cho rằng: đó chỉ là ảo tưởng.

Nhưng ḍng nước vẫn chảy thành suối. Dân chúng vẫn lũ lượt kéo nhau tới, những kẻ hoài nghi phải chùn bước. Một em bé hai tuổi bệnh hoạn đang hấp hối trước những cặp mắt thất vọng của cha mẹ. Họ nghèo lắm, bà hàng xóm đă dọn sẵn cho một một cái quách. Người cha thở dài : - Nó chết rồi.

Người mẹ chỗi dậy. Không nói một lời bào, bà ôm đứa trẻ chạy thẳng ra hang đá, d́m nó vào trong ḍng nước giá lạnh. Dân chúng cho rằng bà đă điên lên v́ buồn khổ. Tắm em bé trong 15 phút xong, bà ẵm em về nhà. Sáng hôm sau, em hết bệnh. Ba bác sĩ đă chứng thực chuyện lạ này.

Bernadetta vẫn giản dị vui tươi tự nhiên. Hàng ngày cô trở lại hang đá.

Ngày 25 tháng 3 cô qú cầu nguyện và khuôn mặt bỗng rỡ nên rạng rỡ. Rồi cô quay lại nói với vài người có mặt : - Bà nói : Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội

Vài phút sau, lời Đức Trinh Nữ đă được truyền từ miệng người này sang người khác. Đám đông cất cao lời cầu khẩn: - Lạy Đức Mẹ Maria chẳng hề mắc tội tổ tông, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Đức Mẹ.

Bernadetta hỏi một người chị bạn thân: - Vô nhiễm thai là ǵ nhỉ ?

Và cũng không bao giờ cô phát âm đúng chính xác từ ngữ này.

Luôn giữ ḿnh khiêm tốn, Bernadetta đă ẩn ḿnh trong một tu viện. Lúc 3 giờ chiều ngày 16 tháng năm 1879, cô từ trần, được 36 tuổi.

Ḍng nước ở hang Massablle vẫn chảy. Người ta lũ lượt tuôn đến cầu nguyện và không biết bao nhiêu ơn lành Đức Mẹ đă ban cho các tâm hồn thiết tha cầu khẩn. Đức Giáo hoàng Leo XIII cho phép mừng việc Đức Mẹ hiện ra tại Lộ đức, vào ngày 11 tháng 2, để ghi nhớ 18 lần mẹ đă hiện ra với Bernadetta, kể từ ngày 11 tháng 2 tới ngày 16 tháng 7 năm 1858.

Năm 1907, Đức Piô X cho phép toàn thể Giáo hội mừng lễ này. Cùng với Giáo hội, chúng ta kính nhớ biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức và đừng quên chạy đến Mẹ là nguồn suối chảy tràn muôn ơn phúc.


Ngày 14-02

Thánh CYRILLÔ Tu Sĩ
và thánh MÊTÔĐIÔ Giám mục
(....869 và 884 )

Cyrillô và Mêtođiô thuộc về một gia đ́nh nghị viện miền Thessalônica. Triều đ́nh đă muốn xem người con trưởng sáng sủa xinh đẹp như thần đồng. Nhưng đối với anh sự khôn ngoan đáng quí chuộng hơn mọi hư danh trần thế. Người con út có tính cách vừa trầm tư vừa hung hăng hay lư sự nữa. Sau khi theo học ở tại Constantinople, hai anh em đều chíếm giữ những chức vụ thuộc dân sự. Cyrillô làm giáo sư triết học. Sau cùng th́ lần lượt họ đạt tới lư tưởng làm linh mục.

Nhà vua Moravia xin hoàng đế gửi các thừa sai tới. V́ biết tiếng Slave nên hai anh em đă được chọn. Các Ngài đă phát minh ra mẫu tự Slave cũng như văn chương người Slave sau này được mọi người chấp thuận. Cyrillô c̣n học tiếng Hipri để tranh luận với người Do thái. Hai anh em thừa sai thực hiện hoạt động vừa chính trị vừa tôn giáo. Các Ngài sẽ tổ chức Kitô giáo ở Bulgaria, Moravia và nơi những dân Slave mà bước chân đế quốc đặt tới.

Một giai thoại chứng tỏ tính khí mạnh mẽ và kỳ khôi của Mêtođiô. Ngài chỉ đích danh được thù nhân người Đức của ḿnh để phá tan họ. Ngài nói:- Các ông chống lại sắt thép, các ông sẽ bể sọ. Và đầy nhiệt thành, Ngài lau mồ hôi và kể lại một ngụ ngôn:

"Người ta hỏi một triết gia, tại sao ông lại toát mồ hôi như vậy ?"

Và Ngài thêm vào câu trả lời : - Chính v́ tôi đă phải tranh luận với những người đần độn"

Các giám mục Đức chống lại việc nhà truyền giáo đă đưa ngôn ngữ Slave vào phụng tự mà các Ngài coi như dụng cụ tuyệt hảo trong công cuộc chinh phục của ḿnh. Hai anh em phải đi Roma để biện minh cho ḿnh và được Đức Nicola I ưng thuận.Vị kế nhiệm Ngài c̣n tấn phong Ngài làm giám mục nữa. Cyrillô đă qua đời tại Roma năm 869 lúc 42 tuổi.

Mêtodiô c̣n sống thêm hai mươi năm để truyền giáo cho các dâ tộc Slave. Ngài chịu đau khổ nhiều, bị một thẩm đoàn giám mục miền Bavière tố cáo lạc giáo và bị giam giữ hai năm trong một nơi xa vắng lạnh lẽo. Ngài lại bị mang ách, luôn bị bách hại, bị tố cáo tới Roma là đă làm sai lạc đức tin. Hai lần Ngài phải đi biện minh với Đức Thánh cha và Đức Thánh cha đă coi những lời tố cáo là hư từ. Hoàng đế Basiliô xin Ngài đi Consttantinople là nơi Ngài được tiếp đón nồng hậu. Cũng vị vua này đă muốn gửi Ngài trở lại Russi và Bulgaria, nhưng thánh nhân trở lại Moravia và qua đời tại đó năm 884.

Hai anh em đă mang văn minh lại cho dân Slave khi truyền bá đức tin cho họ. Các Ngài đồng thời vừa là các tông đồ vừa là các văn hào tiên khởi của dân tộc Slaves.


Ngày 17-02

BẢY THÁNH LẬP D̉NG TÔI TỚ ĐỨC MẸ
(Thế kỷ XIII)

Bảy thánh này là những thương gia tên tuổi miền Frorence. Không muốn chỉ là những người thế giá, các Ngài hướng tới đời sống thánh thiện và họp lại thành một nhóm huynh đệ đặc biệt tôn sùng Đức Trinh Nữ. Các Ngài được cảm hứng bởi một thi kiến để giă từ thế gian và hiến thân phụng sự một lư tửơng cao cả hơn. Truớc hết Ngài cư ngụ trên triền núi Seraniô và xây một nhà thờ tại đó.

Sau khi viếng thăm Đức Giám mục, các Ngài được khuyên nhủ nên nhận một luật sống. Các Ngài lại được một thị kiến khác của Đức Mẹ, nhưng đó Đức Mẹ khuyên nên nhận luật ḍng của thánh Augustinô. Mẹ cầm nơi tay một y phục đen và thiên thần bên cạnh mẹ cầm một cuộn giấy với danh hiệu "tôi tớ Đức Mẹ". Điều này xảy ra ngày 13 tháng 4 năm1240 và từ nhóm tu sĩ này được biết đến dưới danh hiệu "Tôi tớ Đức Mẹ". Hội ḍng lo rao giảng Phúc âm và phổ biến bảy sự thương khó Đức Mẹ khằp vùng Toscanne.

Ơ đây cũng nên ghi nhớ giai thoại thi vị kể lại một phép lạ đánh dấu sự chúc lành của trời cao dành cho hội ḍng. Các tôi tớ Đức Mẹ hiến cuộc đời cho cả đất đai lẫn cho các linh hồn. Các Ngài canh tác một miếng đất khô chồi quanh nhà, nhưng các Ngài đă thành công để làm cho mọc lên những thân nho tươi tốt. Một đêm mùa đông vườn nho bỗng chĩu nặng những chùm trái mọng mướt.

Đức giám mục thấy đây là dấu chứng tỏ những phục vụ của các Ngài được Thiên Chúa chúc lành. Thực vậy, các tập sinh tuốn đến đông đảo và nhà ḍng được thiết lập trên khắp Au Châu.

Năm 1304 nhà ḍng được ṭa thánh phê chuẩn. Đến thế kỷ XIV đă đảm nhận việc truyền giáo tại An Độ. Nhiều cơ sở khác cũng được thành lập tại Anh quốc và Mỹ Châu.

Lễ kính nhớ bảy anh em lập ḍng được định vào ngày hôm nay. Ngày mà thánh Alexia Falconieri, một trong bảy anh em qua đời vào năm 1310. Bảy Đấng sáng lập sao một cuộc sống hiệp nhất trong nỗ lực nên thánh, đă được an táng chung trong cùng một ngôi mộ và Giáo hội đă tŕnh bày cho các tín hữu kính nhớ.

Tên các Ngài là:

1. Bonfilius Menaldi
2. Benedictô Antella.
3. Giêradô Sestegui.
4. Barthôlômêô Amidei.
5. Gioan Manetti
6. Ricôver Lippi
7. Alexis Falconieri.


Ngày 21-02

Thánh PHÊRÔ ĐAMIANÔ
Giám mục Tiến sĩ (1007 - 1072)

Vị tu sĩ và Hồng Y sẽ nắm giữ một vai tṛ hàng đầu trong Ktô giáo này chào đời năm 1007 tại Ravenne, trong một gia đ́nh nghèo túng, đến nỗi một trong số các anh Ngài đă phải thốt lên khi Ngài sanh ra: - "Chỉ c̣n thiếu nỗi bất hạnh này nữa thôi. Sao lại phải có nhiều người thừa hưởng cái di sản nhỏ nhoi này vậy"

Và người mẹ kiệt sức đă không muốn cho đứa trẻ sơ sinh bú sữa mà thất vọng bỏ mặc nó. Một bà hàng xóm giảng giải cho bà rằng: - "Những con báo con hùm không bỏ con chúng, trong khi chúng ta là những người Kitô hữu lại bỏ rơi con cái ḿnh sao ? Đứa trẻ mà người ta xua đuổi này, một ngày kia biết đâu lại chẳng là niềm hân hạnh của gia đ́nh ?"

Người đàn bà can đảm này không tin lời ḿnh nói lắm, nhưng đă cung ứng những săn sóc đầu tiên cho đứa bé nghèo khổ. Người mẹ mắc cỡ nên âu yếm ẵm lấy đứa trẻ. Bà đặt tên là Phêrô.

Năm năm sau, Phêrô mồ côi cha mẹ, người được trao cho người anh đă giận dữ đón nhận cuộc sinh hạ của Ngài. Bị đối xử như người làm thuê Ngài phải chăn heo, ngủ chuồng của súc vật, mặc rách rưới và ăn bánh đen. Một ngày kia nhặt được đồng tiền, của trời ơi ngạc nhiên đối với đứa trẻ không hề ăn hàng, Ngài mang tiền đi xin lễ cho cha mẹ. Chính v́ vậy mà dường như cha mẹ đă chúc lành cho cả đời đứa trẻ, con ḿnh.

Đamianô, người anh cả của Ngài đă làm linh mục đưa Ngài về Ravenna ở với ḿnh. Anh cho Ngài ăn học và Phêrô đă tỏ ra thông minh, đến nỗi Ngài đă sớm trở thành giáo sư. Đứa trẻ bị khinh miệt ngày trước, bây giờ dạy học tại Parma rồi tại Ravenna. Để bày tỏ ḷng biết ơn với người anh cả, Ngài nhận tên ḿnh là Phêrô Đamiano. Ngài được may mắn về mọi mặt. Nhiều gia đ́nh quí, phải gọi Ngài tới ở. Song những thành công không làm cho Ngài thôi cầu nguyện ăn chay. Dưới bộ áo ngoài, Ngài mặc một chiếc áo nhặm.

Trước danh tiếng ngày càng gia tăng, Ngài tự nhủ: - Ích lợi ǵ nếu tôi dính bén vào được của cải chóng qua này? Bởi v́ một ngày kia, tôi sẽ phải giă từ tất cả, tại sao ngay từ bây giờ tôi không hiến dâng chúng cho Thiên Chúa ?

Thế là Ngài từ bỏ cuộc sống dễ dăi và gia nhập ḍng Camaldules, Ngài chọn cái ǵ nặng nhọc nhất và lui vào vô tịch ở nhà ḍng Phonte Avellna. Đời khổ hạnh và cầu nguyện sắp biến Ngài thành một vị thánh lớn. Ngài chỉ muốn khiêm tốn vâng phục và thống hối, nhưng trong khi ẩn ḿnh đi, th́ năm 1043, v́ vâng lời, Ngài đă được đặt làm tu viện trưởng. Khi đó, Ngài tăng số các tu sĩ, lập nhiều tu viện, giúp đỡ các ḍng khác. Ư kiến của Ngài luôn hướng thượng, đến nỗi người ta nói rằng: Ngài được Thánh Thần soi sáng.

Giáo hội đang trải qua một thời u buồn và người tu sĩ nghèo khổ hôm qua sắp giữ một vai tṛ lớn lao làm giảm bớt đau đớn của Roma. Những nết xấu bỉ ổi đè nặng trên triều đại Giáo hoàng. Lời nói của Thánh Thần lẫn sự hiện diện của Ngài chưa đủ, Ngài viết một tác phẩm, "cuốn sách về thành Gomorrha", để lột trần những lạm dụng đang làm cho Giáo hội phải tủi hổ. C̣n chính Ngài, để làm cân bằng cho sự yếu đuối của những giám mục bất xứng, đă tự ḿnh đền tội đánh đ̣n hàng ngày đến độ chảy máu, dành giờ để hát mười thánh vịnh như Ngài đă khuyên nhủ các tu sĩ. Ngài ăn chay ba ngày mỗi tuần.

Phêrô Đamianô đă muốn là một tu sĩ rốt cùng suốt đời. Nhưng năm 1057, Đức Stephanô IX đă đặt Ngài làm Hồng Y giám mục Ostia. Ngài phản đối, nhưng Đức Thánh Cha khi giảng giải cho Ngài đă cầm tay xỏ nhẫn và đeo thánh giá cho Ngài. Trách vụ giao phó cho Ngài thật lớn lao. Phêrô Damianô hiến trọn tâm hồn cho gia đ́nh mới rộng lớn này. Ngài đón nhận mọi khó khăn, chiến đấu chống các lạc giáo, chấm dứt các xáo trộn của Giáo hội Milanô dẹp tan những bất đồng với xă hội giáo hoàng. Những lo lắng mệt nhọc không cản trở Ngài sẵn sàng hiến dâng đời ḿnh, dù chỉ cho một linh hồn thôi.

Dù kiệt sức, Ngài vẫn dậy sớm để giải tội, không nản ḷng, Ngài săn sóc những người bất hạnh, phân phát áo mặc bánh ăn cho họ, thăm viếng các bệnh nhân. Mỗi ngày để nhắc lại t́nh yêu của Chúa Kitô, Ngài rửa chân cho 12 người nghèo. Đối với những người về quê lập nghiệp, Ngài gửi đồ trợ giúp họ, Ngài nhân hậu đồng đều đối với những người giàu có, những người cũng gặp khó khăn và cố gắng làm cho họ sống bác ái vị tha hơn. Thư từ c̣n làm cho ảnh hưởng của Ngài lan rộng hơn.

Sau bao nhiêu nhọc mệt và phục vụ, Phêrô trở nên già nua, Đức Thánh cha cho phép Ngài trở lại với nếp sống nhà ḍng, Ngài đă muốn căn pḥng xấu nhất, ăn thứ bành dành cho heo, hành hạ ḿnh bằng dây lưng sắt, t́m đền bù cho các tội nhân và thánh hóa ḿnh hơn nữa. Ngài nói:
- Một chiến sĩ của Chúa Kitô phải biết ḿnh có thể tiến đến đâu trên đường nhân đức.

Phêrô Đamianô đă định ngày thứ sáu phải được thánh hiến bằng chay tịnh và thống hối, để kính nhớ Chúa Giêsu đă chịu chết trên thánh giá, và ngày thứ bảy kính Đức Mẹ, Đấng mà Ngài đă soạn một bản kinh Nhật tụng để chúc khen.

Tuy đă cao niên, nhưng khi Đức Thánh Cha xin Ngài làm đại diện cho ḿnh tại Pháp. Thánh nhân lên đường ngay. Ngài viếng thăm nhiều địa phận, dẹp tan nhiều cuộc căi vă, đi tới tận Nước Đức, hoà giải nhà vua với vợ ḿnh là hoàng hậu Berthe, mẹ vua xin được Ngài hướng dẫn. Rồi Ngài tiêu diệt các bè rối tại Florence và mang an b́nh lại cho Ravenna. Phêrô Đamianô lên cơn sốt ở Faenza. Tu viện Nữ Vương các thánh thiên thần tiếp đón Ngài,

Ngài đă qua đời năm 1072 đang khi xin các tu sĩ vây quanh ḿnh đọc kinh nhật tụng. Chính Ngài đă trước tác mộ bia của ḿnh như sau : - "Mọi cái hôm nay đều phải qua đi để cho điều tồn tại măi măi tới gần. Hăy mộ mến những sự trên trời hơn những sự dưới đất, mộ mến điều tồn tại hơn cái rữa tàn. Ước ǵ tinh thần bạn đạt tới những đỉnh cao, tới được những nơi phát ra sự sống bạn".


Ngày 22-02

KÍNH T̉A THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ

Thánh Phêrô đă được Chúa Giêsu chọn làm thủ lănh hữu h́nh của Giáo hội. Phụng vụ muốn dành ngày hôm nay để tôn kính ṭa thánh Phêrô, đồng thời cũng tôn kính quyền tối thượng của đấng kế vị thánh Phêrô đă ở tại Antiokia. Bởi đó trước kia có hai lễ riêng biệt để kính toà thánh Phêrô một tại Roma. Nhưng cả hai lễ đều mang cùng một ư nghĩa nên ngày nay phụng vụ kính chung trong một lễ "kính ṭa thánh Phêrô".

Trong Giáo hội sơ khai, các Kitô hữu, nhất là bên Đông phương thường mừng ngày giáp năm chịu phép rửa tội. Vào ngày này họ lặp lại lời khấn hứa khi chịu phép rửa tội và cảm tạ Thiên Chúa đă nhận ḿnh vào số con cái người.

Họ gọi ngày này là sinh nhật thiêng liêng của ḿnh. Hợp với thực hành thánh thiện này, các giám mục cũng mừng ngày thụ phong của các Ngài. Sau khi các giám mục qua đời, dân chúng thường kính nhớ ngày thụ phong của các Ngài. Đó là nguồn gốc các ngày lễ kính ṭa thánh Phêrô tại Antiokia và tại Roma.

Chúng ta vui mừng với lễ kính này, để tôn kính việc cất nhắc vị thủ lănh các tông đồ lên làm mục tử Giáo hội chiến đấu và để quyết tâm hiệp nhất với Ngài bằng giây liên kết đức tin, đức cậy và đức mến.


Ngày 23-02

Thánh POLYCARPÔ
Giám mục tử đạo (...... - 155)

Từ khi thánh Inhaxiô qua đời, thánh Polycarpô đă trở thành khuôn mặt sáng giá nhất của kitô giáo đông phương. Ngài đă trở thành giám mục Smyrna khoảng năm 96.

Thánh Inhaxiô, sau khi gặp Ngài đă viết cho Ngài rằng :  - "Hăy giúp đỡ người khác như Chúa đă trợ giúp Ngài... Hăy cầu nguyện không mệt mỏi... hăy như các lực sĩ mang lấy các yếu đau của mọi người, bởi v́ người lực sĩ chiến thắng bất kể mọi cú đánh xâu xé thân ḿnh".

Thực sự suốt cả đời, Polycarpô đă là một chiến sĩ chiến đấu cho đức Kitô. Đến lượt Ngài, Ngài cũng đă đào luyện các môn đệ của ḿnh trong số đó có giám mục Lyon là thánh Irênê, người c̣n nhớ : - "Tôi không bao giờ quên bước đi trịnh trọng, nét mặt uy nghiêm, cuộc sống trong trắng của Ngài và nhận những lời khuyên thánh thiện Ngài dạy dỗ dân chúng".

Lúc đă quá tám mươi tuổi, thánh Polycarpô đi Rôma nói chuyện với Đức Giáo Hoàng Anicêtô về ngày thích đáng để kỷ niệm lễ phục sinh. Sau đó Ngài trở lại Smyrna để chịu tử đạo. Cuộc bách hại đă nghiêm trọng và Ngài sẵn sàng hiến đời ḿnh. Nhưng bạn bè thân thiết xin Ngài hăy sống v́ đoàn chiên, nên Ngài đă nhận ẩn ḿnh ở miền quê. Các binh sĩ lùng t́m Ngài đă khám phá ra hai người giúp việc của Ngài và tra tấn dă man đến độ một trong hai người, khi quá đau đớn, đă tố cáo Ngài.

Và đă quá trễ khi họ đến căn nhà tại miền quê. Thấy họ đến, thánh Polycarpô đă nói : - Xin cho ư Chúa được thể hiện.

Và Ngài từ chối không muốn trốn đi. Ngài đi xuống t́m đón các binh sĩ, đàm thoại với họ, cho họ ăn uống, v́ họ mệt nhọc t́m kiếm Ngài quá lâu và cuối cùng th́ những binh sĩ này đă hoàn thành nhiệm vụ của họ. Thánh Polycarpô xin họ để giờ cho Ngài cầu nguyện. Ngài nói lớn với Thiên Chúa như người ta nói chuyện với cha ḿnh, Ngài kư thác cho Chúa những anh em của ḿnh, giàu cũng như nghèo, mọi Kitô hữu rải rác trên khắp thế giới. Suốt hai giờ liền, người ta nghe Ngài cầu nguyện như vậy.

Các binh sĩ kinh ngạc khi nghe Ngài cầu nguyện như thế và coi như là một phá hoại, khi họ ép buộc phải bắt giam một con người quảng đại và can đảm. Nhưng trung thành với mệnh lệnh họ dẫn cụ già đi.

Trên đường họ gặp chỉ huy và vị chỉ huy mời Polycarpô lên xe ḿnh, ở đó ông muốn làm cho Ngài chối bỏ Thiên Chúa. Ông nói rằng :  - Ngài xem này, xấu xa ǵ khi nói vài lời người ta yêu cầu và dâng một của lễ cho các thần minh của chúng ta... Sau đó Ngài được cứu thoát.

Trước sự từ chối của Polycarpô, viên lănh binh đánh đập Ngài. Vị giám mục già nua té xuống đường, bị thương, Ngài chỗi dậy và đi theo các binh sĩ.

Một đám đông chờ đợi thánh Polycarpô tại vận động trường là nơi vui chơi, diễn ra cả các tṛ chơi tiêu khiển lẫn những cuộc vui hành h́nh.

Nhà cầm quyền khuyên nhủ Ngài : - Hăy thương lấy thân mà khinh miệt ông Kitô tôi sẽ trả tự do cho ông.

Nhưng thánh Polycarpô trả lời: - Đă tám mươi sáu năm tôi phụng sự đức Kitô và người chỉ ban sự lành cho tôi, làm sao tôi có thể phạm thượng tới Thiên Chúa và Đấng cứu chuộc tôi được ?

Dân chúng la hét ghê rợn, nhà cầm quyền nói: - Tôi có nhiều thú dữ, tôi sẽ thải ông cho chúng ăn thịt.

Thánh Polycarpô điềm tĩnh trả lời: - Ông hăy cho chúng tới đây.

Nhà cầm quyền mất b́nh tĩnh nói: - V́ ông khinh thú dữ, tôi sẽ thiêu sống ông, nếu ông không đổi ư.

Vị tử đạo trả lời: - Ông đe tôi bằng thứ lửa chỉ thấy có một lúc . Ong không biết thứ lửa đời đời dành cho bọn bất lương sao ?

Và mặt Ngài sáng rực ánh sáng trên trời. Viên nhiếp chính cho người hô lớn ba lần : - Polycarpô xưng ḿnh là Kitô hữu.

Nghe vậy, lương dân và người Do thái đ̣i mạng Ngài, Họ tố cáo: - Nhà đại tiến sĩ của Á Châu, cha các Kitô hữu, kẻ phá hoại các đề thờ thần minh của chúng ta đó.

Ba ngày trước, thánh Polycarpô đă được thị kiến thấy gối ḿnh bốc lửa và đă tin cho các bạn biết ḿnh sẽ bị thiêu. Bây giờ Ngài nghe dân chúng la ó: - Đốt nó đi.

Và dân chúng vơ chất củi thành giàn thiêu, Ngài điềm nhiên xem họ làm. Khi mọi sự đă xong Ngài cởi áo, cởi giày, cầu nguyện. Ngài thờ lạy Chúa cứu thế và tạ ơn Người đă cho ḿnh được chết v́ đạo.

Binh sĩ đốt lửa. Ngọn lửa bao quanh thánh Polycarpô và thân thể Ngài sáng chói như vàng bạc. Người ta ngửi thấy mùi hương thơm quí giá.

Sau cùng một mũi giáo đâm vào thân xác đang bốc cháy và các Kitô hữu thấy linh hồn Ngài như cánh chim bồ câu bay thẳng lên trời cao.