HOME

 
 

Phần Nh́ :
CẬN KIM VÀ ĐƯƠNG KIM THỜI ĐẠI

Chương Chín

GIÁO HỘI 60 NĂM THẾ KỶ XX
(từ 1914 đến 1974)
 

I. Giáo hội từ đức Beneđictô XV đến đức Piô XII       

1. Đệ nhất thế chiến (1914-18) và đức Beneđictô XV (1914-22)

2. Đức Piô XI (1922-39): triều đại “Thỏa hiệp”

3. Đệ nhị thế chiến (1939-45) và đức Piô XII (1939-58)

II. Giáo hội Công giáo tại các nước Âu châu sau hai thế chiến

1. Giáo hội Công giáo ở Đức, Áo và các nước Trung Âu

2. Giáo hội Công giáo ở Pháp và các nước Tây Âu

3. Công cuộc tái thiết sau đệ nhị thế chiến và Giáo hội bên kia bức màn sắt

4. Giáo hội Công giáo tại các nước Chính thống giáo và Cộng sản

III. Giáo hội thời Công đồng Vatican II                              

1. Đức Gioan XXIII (1958-63) với việc chuẩn bị và khai mạc Công đồng (1962)

2. Đức Phaolô VI tiếp tục và bế mạc Công đồng (1965)

3. Giáo hội thời hậu Công đồng Vatican II

Kết luận

 

Hai cuộc thế chiến chiếm trọn tiền bán thế kỷ XX. Đệ nhất thế chiến (1914-18) đă làm cho người thắng cũng như kẻ bại, đều phải chịu những thiệt hại không thể lường được. Hội nghị Ḥa b́nh Paris (1919) với 5 ḥa ước được kư kết vẫn không giải quyết được chiến tranh; trái lại gây nhiều bất măn và mâu thuẫn để, đúng 20 năm sau, một cuộc chiến lớn hơn lại bùng nổ: đệ nhị thế chiến (1939-45). Những cuộc sát hại khổng lồ làm suy giảm nền luân lư nhân loại. Bản đồ thế giới phải sửa lại nhiều lần, uy tín Âu châu giảm sút, tạo cơ hội cho phong trào giải phóng các dân tộc bị trị. Thế giới bị chia làm hai phe: Tự do và Cộng sản, thi đua vơ trang đe dọa nhau, khiến ngọn lửa chiến tranh không tắt hẳn. Trong khi đó, khoa học tiến rất xa..., đưa con người lên tận cung trăng (Apollo II/Saturn V. 20.7.1969), máy móc tối tân cung cấp đủ loại tiện nghi cho cuộc sống.

Nhân loài thế kỷ XX đang sống trong một giai đoạn mới của lịch sử, giai đoạn chất chứa những đổi thay sâu xa và nhanh chóng, nhanh chóng hơn cả 19 thế kỷ qua. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật đă có hấp lực hướng nhân loại về viễn ảnh tương lai, mà đối với họ, h́nh như đang ở trong tầm tay.

Con người đặt trọn niềm hy vọng của ḿnh nơi thế giới vật chất này, v́ đối với họ, những hứa hẹn của các tôn giáo đều tan vỡ. Nhưng đồng thời và hơn khi nào, con người cảm thấy luôn bị đe dọa do chính những khám phá của ḿnh, họ đâm ra hoang mang về chính ḿnh, nhiều khi do dự không dám định đoạt hướng đi.

Cũng như trong các thời đại trước, giáo hội đă đứng ra làm nhiệm vụ của ḿnh. Không khi nào Giáo hội tỏ ra là Mẹ và Thầy (Mater et Magistra) bằng lúc này. Uy tín của Giáo hội mạnh hơn bất cứ khi nào, mặc dầu chỉ là một Quốc gia bé nhỏ nhất hoàn cầu, nhưng tiếng nói của ngôi Giáo hoàng được thế giới lắng nghe và khâm phục; đó là điều ngay cả những thù địch Giáo hội cũng công nhận.

Hạ bán thế kỷ XX đă diễn ra một biến cố trọng đại: đại Công đồng Vatican II (1962-65). Một nguồn sống mới, một trận gió canh tân đang từ từ thấm nhập vào thân thể Giáo hội. Từ thập niên 1970, thế giới chú ư đến những biến đổi do các quyết nghị của Công đồng, cũng như chờ đợi hậu quả các cuộc viếng thăm của đức Giáo hoàng Phaolô VI tại nhiều Quốc gia, với tính Tông đồ và Sứ giả Ḥa b́nh.


I

GIÁO HỘI TỪ ĐỨC BENEĐICTÔ XV

ĐẾN ĐỨC PIÔ XII


1. Đệ nhất thế chiến (1914-18) và đức Beneđictô XV (1914-22)

Tham vọng bá chủ Âu châu của Đức-Áo đă chia Âu châu thành hai phe: Nga-Pháp và Đức-Áo. Những mâu thuẫn luôn luôn xảy ra: Áo Nga xung đột ở vùng Balkan. Đức Pháp ở Phi châu. Ngày 28.6.1914, thái tử Franz Ferdinandus bị ám sát tại Serajevo (Bosnia). Thủ phạm là một thanh niên xứ Bosnia, người chỉ huy lại là một sĩ quan nước Serbia. Áo hùng hổ với Serbia, trong khi Serbia giữ thái độ ḥa hoăn. Đúng một tháng sau, Áo tuyên chiến với Serbia, đồng minh của Nga, mở đầu cho một cuộc thế chiến giữa phe Trục Đức-Áo và Đồng minh Nga-Pháp-Anh-Ư-Nhật-Mỹ... Hầu hết các nước trên thế giới đă đứng về một trong hai phe; tại các mặt trận, người ta nhận thấy có đủ mọi mầu da, tiếng nói. Sau 4 năm, phe Đức-Áo thua trận đầu hàng (11.11.1918), kư ḥa ước Versailles (28.6.1919) và 4 ḥa ước khác, chịu mọi trách nhiệm bồi thường và chia xẻ đất đai. Cả hai phe thắng cũng như bại cùng chịu chung những thiệt hại rất nặng nề: 10 triệu người chết, 20 triệu bị thương, 8 triệu mất tích, chiến phí lên tới 200 tỷ đô la.[1]

Về phương diện xă hội và chính trị, chủ nghĩa Cộng sản thành công ở Nga, chế độ Quân chủ sụp đổ, bản đồ Âu châu phải sửa lại ranh giới: các nước Đức, Áo, Thổ... bị cắt xén, chia xẻ. Ở Nga, tháng 2 năm 1917 Cách mạng bùng nổ, lật đổ Nga hoàng Nikolai II (1894-1917), nền Cộng ḥa được thiết lập. Tháng 11 năm 1917, đảng Cộng sản của Lénine cướp chính quyền, chủ trương vô sản chuyên chính cũng gọi là Sô viết (Soviet: Hội đồng thợ thuyền và quân nhân). Chế độ Quân chủ cũng cáo chung ở Đức và Áo, trong khi Áo bị chia thành 4 nước: Áo, Hung, Tiệp Khắc, Nam Tư. Hoàng đế Karl I kế nghiệp Franz Josef I năm 1916, bị truất phế. Ở Đức, hoàng đế Wilhelm II thoái vị, lưu vong sang Hà Lan, đảng Xă hội hoạt động ráo riết từ tháng 11 năm 1918, và chính thể Cộng ḥa được tuyên bố tại mỗi tiểu bang Đức quốc, cho tới khi có hiến pháp Weimar 11.8.1919 thiết lập nền Cộng ḥa.

Tiếng súng đă ngưng, nhưng lửa chiến tranh vẫn âm ỷ cháy. Những hậu quả tàn khốc của chiến tranh c̣n kéo dài: luân lư lụn bại, kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp trầm trọng. Hội nghị Ḥa b́nh Paris (1919) chỉ gây thêm mâu thuẫn giữa phe thắng, bất măn căm thù cho phe bại, và lo âu cho thế giới. Hội Quốc Liên được thành lập - trong đó không có Vatican và Hoa Kỳ - tỏ ra bất lực trong các vấn đề quốc tế nhất là việc thi đua vơ trang mà các đức Thánh Cha nhiều lần lên tiếng cảnh cáo.

Chiến tranh là mối bận tâm lớn của ngôi Giáo hoàng. Để chọn người kế vị Đức Piô X, từ tháng 9 năm 1914 Hồng-y-đoàn đă bầu hồng y Giacomo della Chiesa, tổng giám mục Bolonia, 60 tuổi, lên ngôi Giáo hoàng hiệu Beneđictô XV (1914-22). Là Quốc vụ khanh dưới triều Leô XIII, nên vị tân Giáo hoàng đă có nhiều kinh nghiệm trong ngành cai trị và ngoại giao, điều rất cần thiết trong thời băo lửa của chiến tranh. Ngài chọn vị hồng y thông thái Gasparri vào chức Quốc vụ khanh.[2]

Trong 4 năm thế chiến, đức Thánh Cha Beneđictô XV, mặc dầu bị Phe Đồng minh cưỡng ép theo họ, ngài vẫn giữ vững thái độ không thiên lệch, tuy khó tránh được những chỉ trích của cả hai bên. Triều đại ngài có 13 Thông điệp, th́ 11 Thông điệp kêu gọi ḥa b́nh thế giới lên án chiến tranh và gọi nó là “cuộc tự sát của Âu châu văn minh”. Thông điệp đầu tiên Ad Beatissimi 1.11.1914 mời gọi tất cả những ai có thiện chí, nhất là người Công giáo, ngồi vào bàn hội nghị t́m giải pháp tái lập ḥa b́nh Chúa Kitô. Suốt thời chiến, ngài lo giúp đỡ các tù binh, thương binh, nạn nhân chiến tranh, không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc. Vatican bấy giờ trở thành “Đệ nhị Trụ sở Hồng Thập tự Quốc tế”.

Khi chiến tranh kết thúc, đức Thánh Cha c̣n lo xoa dịu những vết thương, hàn gắn những đổ vỡ, đồng thời đưa ra nhiều điểm nhằm xây dựng một ḥa b́nh lâu dài trên công b́nh bác ái. Uy tín và ảnh hưởng của ngôi Giáo hoàng mỗi ngày thêm lớn và có tầm quốc tế. Chính v́ thế mà ngay khi cuộc chiến vừa bắt đầu, hai nước Anh và Hà Lan đă gởi đại sứ đến Ṭa thánh, nhiều nước khác làm theo, đến cả nước Pháp, năm 1921 cũng đă có vị tân đại sứ tại Vatican. Đức Thánh Cha sung sướng khi thấy nước Ba Lan Công giáo được tái thiết và độc lập sau chiến tranh, và ngài đă cử đức cha Achille Ratti làm Sứ thần Ṭa thánh đầu tiên lại Varsovia. Nhưng về khía cạnh khác Ṭa thánh đă gặp khó khăn khi nước Ư nhảy vào ṿng chiến nhằm lễ Hiện xuống năm 1915. Các đại sứ Đức, Áo tại Vatican buộc ḷng ra đi, hàng Giáo phẩm Đức xa cách Roma, khiến cuộc bang giao giữa Ṭa thánh với các nước phe Trục bị gián đoạn.

Trong Thông điệp Pacem Dei munus ban hành ngày 23.5.1920, đức Beneđictô công bố: v́ t́nh thế đă thay đổi và v́ t́nh thân hữu các dân tộc rất cần thiết, Ṭa thánh bằng ḷng thuyên giảm luật cấm các vua chúa và lănh tụ Công giáo đến Roma. Nhờ sự khéo léo và tế nhị của vị Giáo hoàng có biệt tài ngoại giao này, nước Ư sau chiến tranh đă xích lại gần Ṭa thánh hơn. Trước sự đe dọa của một cuộc Cách mạng, đảng Nhân dân Ư (Partito popolare italiano) được Ṭa thánh làm thinh cho thành lập (tháng 1 năm 1919) dưới sự lănh đạo của linh mục Sturzo, và chiếm được nhiều ghế trong Quốc hội. Như vậy, Sắc lệnh Non expedit (1874) cấm người Công giáo Ư không được tham gia các cuộc bầu cử chính trị, được coi là băi bỏ. Người Công giáo từ nay có một thế đứng thuận lợi trong hàng ngũ quốc gia. Bè Nhiệm và các phe đối lập với Giáo hội từ trước vẫn giữ vai tṛ chủ động trong chính quyền, nay mất dần ảnh hưởng.

Trong sứ mạng tông đồ và mục vụ, đức Beneđictô XV tiếp nối công cuộc cải cách Giáo hội của vị tiền nhiệm. Biến cố quan trọng nhất trong lănh vực này là công bố Bộ Giáo luật ngày 27.5.1917. Ngài cũng không quên bổn phận truyền bá Phúc âm, bằng đưa ra những nguyên tắc khôn ngoan trong Thông điệp Maximum illud 30.11.1919 về việc thành lập hàng giáo sĩ địa phương, về tinh thần phải có của các thừa sai và việc đào tạo những nhà truyền giáo tương lai. Đức Thánh Cha khuyến khích và kêu gọi sự cộng tác của giáo dân vào các tổ chức truyền giáo như hội truyền bá Đức tin, hội Thánh Pherô, hội Thánh Nhi, và năm 1916 ngài công nhận việc thành lập hiệp hội Truyền giáo của cha Paolo Manna, thuộc hội Truyền giáo Milan, có mục đích khơi động nơi tâm hồn linh mục ḷng nhiệt thành truyền giáo. Để cổ vơ khoa học thánh, năm 1915 đức Thánh Cha thiết lập Bộ Chủng viện và Đại học. Đối với Giáo hội Đông phương, mà mối liên lạc mỗi ngày thêm quan trọng và mật thiết, một ủy ban đă có từ năm 1862 thuộc Bộ Truyền giáo, nay được tách ra và trở thành một Bộ, tức Bộ Giáo vụ Đông phương (1917). Đức Beneđictô từ trần ngày 22.1.1922.


2. Đức Piô XI (1922-39): triều đại “Thỏa hiệp”

Đức hồng y Achille Ratti, tổng giám mục Milan, lên ngôi Giáo hoàng với tước hiệu Piô XI. Ngài là một học giả, sử gia, có tài tổ chức và ngoại giao, ư chí cương trực và ưa thích hoạt động. Vừa lên ngôi, ngài đă tỏ ra muốn tiếp tục xây dựng ḥa b́nh thế giới mà đức Beneđictô XV đă bắt đầu. Trong một Văn thư ngày 29.4.1922 gởi hội nghị Genova (Ư), đức Thánh Cha yêu cầu các Quốc gia cố gắng thực hiện ḥa b́nh và kêu gọi cứu trợ nước Nga đang lâm nạn đói và bị đảng Cộng sản cai trị.[3]

Trong Thông điệp thứ nhất Ubi Arcano 23.12.1922, đức Piô đưa ra khẩu hiệu Ḥa b́nh Chúa Kitô trong Nước Chúa Kitô (Pax Christi in Regno Christi) làm mục tiêu hoạt động của triều đại. Chính trong tinh thần ấy, ngài tuyên bố mở Năm Thánh vào các năm 1925, 1929 (Kim khánh Linh mục của ngài) và 1933 (19 thế kỷ ơn Cứu độ), đồng thời lập lễ Chúa Kitô Vua, dâng cả loài người cho Thánh Tâm Chúa (1925), tổ chức nhiều Đại hội Thánh Thể. Cũng trong Thông điệp nói trên, đức Thánh Cha sáng lập và phát động phong trào Công giáo tiến hành, một phong trào đặc biệt quan trọng ở nước Ư, kêu gọi giáo dân thuộc mọi giai cấp và tuổi tác tham gia sứ vụ tông đồ của hàng Giáo phẩm, nhằm canh tân xă hội trong tinh thần Kitô giáo, mà vẫn không trực tiếp làm chính trị.

Nhiều Thông điệp khác biểu lộ tư cách giảng dạy cũng như thái độ cương quyết bảo vệ phẩm giá và địa vị con người. Trong hai Thông điệp Divini illius Magistri (1929) và Casti connubii (1930), đức Thánh Cha quyết tâm bênh vực quyền giáo dục và hôn nhân Kitô giáo, chống lại mọi sai lầm và lạm dụng của thời đại.Trong một Thông diệp khác Ad Catholici Sacerdotii (1935), ngài tŕnh bày đời sống thánh thiện phải có của chức linh mục. Và nhân kỷ niệm Bốn mươi Năm Thông điệp Rerum Novarum của đức Leô XIII, ngài công bố Thông điệp rất quan trọng Quadragesimo anno (1931) để minh định một xă hội công b́nh và hợp lư. Sau hết, để tŕnh bày lập trường của giáo hội, cũng như để lên án các cuộc bách hại đạo Công giáo, năm 1937 đức chánh Cha công bố hai Thông điệp: Mit Brennender Sorge (Với nỗi lo âu hồi hộp) kết án chủ nghĩa Quốc xă của Hitler, và Divini Redemptoris kết án chủ nghĩa Cộng sản vô thần.

Người ta c̣n gọi đức Piô XI là “Giáo hoàng truyền giáo”. Ngài rất quan tâm đến việc thiết lập chủng viện đào tạo những nhà truyền giáo tương lai. Trong Thông điệp Rerum Ecclesiae 28.2.1926, đức Thánh Cha nhắc lại những nguyên tắc hoạt động của đức tiên Giáo hoàng, nhấn mạnh đến ơn gọi làm thừa sai và thành lập hàng giáo sĩ địa phương. Cuộc triển lăm Truyền giáo được tổ chức ở Vatican (1925), bảo tàng viện Truyền giáo ở Latran (1927), học viện Truyền giáo và hội Giáo sĩ Truyền giáo được thành lập ở Roma (1933), tất cả nhằm nâng cao tinh thần truyền giáo. Đức Thánh Cha c̣n quan tâm đến Giáo hội Đông phương, cổ vơ phong trào hiệp nhất, ban thêm nhiều quyền hành cho Bộ Giáo vụ Đông phương (Tự sắc Sancta Dei Ecclesiae 25.3.1928).

Trong khi ấy, tại các nước Công giáo, đức Thánh Cha dạy tổ chức các hội đoàn Công giáo tiến hành, huấn luyện cán bộ. Tại một vài nước, v́ hàng giáo sĩ thiếu hiểu biết hoặc bị chính quyền cản trở, nên phong trào này không phát triển được. Nhưng ở hầu hết các nơi, người ta đă đáp lại lời gọi của đức Thánh cha và ư thức sự cần thiết cũng như lợi ích của phong trào. Nhờ đấy, tinh thần Công giáo ăn sâu vào quần chúng, gây nên một lực lượng đáng kể trong việc chấn hưng xă hội.

Trong lănh vực ngoại giao, với sự trợ lực của đức hồng y Quốc vụ khanh Gasparri (+1934) rồi Pacelli, đức Thánh Cha đă kư thỏa hiệp với các nước Lettonia (1922), Bavaria (1924), Ba Lan (1925), Lithuania (1927), Rumani, Ư, Phổ (1929), Bade (1932), Áo, Đức (1933), và Nam Tư (1935). Người ta gọi đây là thời đại “Thỏa hiệp”. Ngoài ra, c̣n những thỏa ước với Tiệp Khắc (1926), Pháp, Bồ Đào Nha (1928), Ecuador (1932). Ngược lại, ở Nga, Mehicô và Tây Ban Nha, Giáo hội chịu Cộng sản bách hại.

Vấn đề Roma và việc bang giao với vương quốc Ư đă được giải quyết xong dưới triều đại Piô XI. Đó là nhờ ở biệt tài ngoại giao chính trị mềm dẻo, độc đáo của vị Giáo hoàng trứ danh này; nhưng cũng nhờ ở t́nh thế đổi thay từ khi Mussolini, lănh tụ đảng Phát xít, lên cầm quyền ở Ư từ tháng 10 năm 1922.

Mussolini thi hành chính sách độc tài: các kẻ thù của chính thể, như chế độ Dân chủ, Tự do chủ nghĩa và bè Nhiệm, bị ông tiêu diệt hết. Nhưng đối với Ṭa thánh, ông lại có thái độ ḥa giải, v́ ông nhận biết phải có chính trị ổn thỏa với Vatican, để trở nên vững mạnh trên chính trường quốc tế.

Sau hai năm rưỡi thương thuyết, ḥa ước Latran được kư kết ngày 11.2.1929 chấm dứt mọi mâu thuẫn giữa Vatican và Quirinal đă kéo dài trên 60 năm. Ḥa ước công nhận quyền tuyệt đối của Giáo hoàng trong Quốc gia Vatican, tuyên bố quyền bất khả xâm phạm của ngài, cũng như quyền ngoại giao với các nước. Cũng ḥa ước ấy nh́n nhận vương quốc Ư dưới triều dại ḍng họ Savoie, có Roma làm kinh đô. Quốc gia Vatican nằm gọn trên đồi Vatican, với một diện tích 440.000 mét vuông. Lănh thổ Vatican c̣n bao gồm ba vương cung thánh đường Thánh Gioan Latran, Đức Bà Cả, Thánh Phaolô ngoại thành, cùng các công sở, dinh thự của Ṭa thánh trong thành phố Roma, biệt thự Castel Gandolfo (cách Roma 30km), viện Bác cổ... Quyền quản trị các hang Toại đạo cũng thuộc Ṭa thánh.

Cùng với ḥa ước Latran, c̣n có một hiệp ước khác với Quốc gia Ư. Hiệp ước  này xác nhận đạo Công giáo là quốc giáo ở Ư, các giám mục có mọi quyền tự do trong lănh vực tôn giáo, Quốc gia tôn trọng luật hôn nhân Công giáo, bảo vệ các tu viện và các trường Công giáo - nhưng cấm các giáo sĩ ḍng triều tham gia hoặc ủng hộ một đảng phái chính trị - đồng thời băi bỏ các đạo luật chống Giáo hội. Trong một cuộc thương thuyết đặc biệt về tài chính, đức Thánh Cha nhận số tiền bồi thường là 1.750 triệu “lire”. Phải chăng v́ thế mà nước Ư trở thành “một nước Công giáo” ? Điều đó tương lai sẽ trả lời.

Chỉ ít lâu sau, đức Thánh Cha Piô đă phải đương đầu với những tham vọng của nhà độc tài Mussolini về vấn đề giáo dục thanh thiếu niên và về các hội đoàn Công giáo tiến hành. Đức Thánh Cha liền thẳng thắn lên tiếng phản đối trong Văn thư Non Abbiamo Bisogno (Chúng tôi không cần) ngày 29.6.1931. Cuộc tranh chấp tuy đă được giải quyết ngay năm đó, nhưng gốc rễ mâu thuẫn vẫn chưa nhổ được hết. Đức Thánh Cha băng hà ngày 10.2.1939, sau 17 năm ở ngôi Giáo hoàng.


3. Đệ nhị thế chiến (1939-45)
và đức Piô XII (1939-58), vị Giáo hoàng của ḥa b́nh
[4]

Ngày 2.3.1939, Hồng-y-đoàn bầu một vị Giáo hoàng mà cả thế giới Công giáo cũng như ngoài Công giáo sẽ ca ngợi, đó là đức Piô XII, nguyên là hồng y Quốc vụ khanh Eugenio Pacelli, bấy giờ đă 63 tuổi. Thánh thiện, thông thái, kinh nghiệm, lịch thiệp, cởi mở, đó là những đức tính của vị tân Giáo hoàng. Ngài chọn đức hồng y Maglione giữ chức Quốc vụ khanh; nhưng từ khi vị này từ trần (1944), ngài kiêm luôn chức đó.

Đức Piô XII lên ngôi giữa lúc đệ nhị thế chiến đe dọa bùng nổ. Phe Trục Đức-Ư-Nhật thành lập từ năm 1937, đang gây khủng hoảng khắp nơi: Nhật ở Măn Châu và Trung Hoa, Ư ở Phi châu, Đức ở Âu châu. Là Giáo hoàng của ḥa b́nh, đức Thánh Cha đem hết tài ngoại giao để ngăn cản chiến tranh. Nhưng Hitler đă cố t́nh theo đuổi chí báo thù và tham vọng bá chủ Âu châu. Sau khi sáp nhập Áo quốc (tháng 3 năm 1938), Tiệp Khắc (tháng 3 năm 1939), c̣n muốn chiếm luôn Ba Lan. Ngày 1.9.1939, Đức tung quân vượt biên giới Ba lan. Hai ngày sau, Anh-Pháp tuyên chiến với Đức: đệ nhị thế chiến bắt đầu giữa phe Trục và Đồng minh.

Đứng trước một cuộc chiến tranh với những vơ khí tối tân và sát hại hàng loạt, đức Thánh Cha chỉ c̣n biết đem hết tài ba để làm dịu đi phần nào những tai ương của chiến tranh. Ban cứu trợ của Ṭa thánh đem lại sự giúp đỡ và can thiệp cho mọi hạng người. Khi nước Ư biến thành một mặt trận (1945), uy tín của ngài đă cứu Roma khỏi bom đạn tàn phá, và như vậy đă cứu được kho tàng nghệ thuật quí báu nhất của nước Ư. Ngài c̣n ra tay bảo vệ hơn 5.000 người Do thái tại các tu viện và thánh đường khỏi sự lùng bắt của đảng Quốc xă và Phát xít.

Chiến tranh chấm dứt khi phe Trục đầu hàng năm 1945, nhưng để lại cho nhân loại những hậu quả vô cùng thảm khốc: 25 triệu người chết hay mất tích, 30 triệu bị thương; nhà cửa, xưởng máy, hầm mỏ, đường sá, cầu cống bị tàn phá vô kể; chiến phí lên tới 3.000 tỷ đô la. Nhất là nền luân lư của nhân loại sa sút trầm trọng, bản đồ thế giới một lần nữa phải sửa lại, thế giới chia làm hai khối: Tư bản và Cộng sản.

Sau chiến tranh, đức Thánh Cha c̣n lo đến việc trao đổi tù binh, t́m kiếm những người thất lạc (Vatican đă trả lời gần 11 triệu bức thư), tổ chức những cơ quan từ thiện tại nhiều nước nhằm xoa dịu vết thương, hàn gắn đổ vỡ, đặc biệt quan tâm đến phong trào di dân cũng như tai họa thiên nhiên xảy ra ở nhiều nước. Ngài phản đối việc kết tội chiến tranh cho tập thể dân tộc Đức nơi mà ngài đă gởi đến một vị khâm sai và sau đó được nâng lên hàng Sứ thần, đặng giúp dân Đức tái thiết xứ sở và nền độc lập. Để giữ thái độ hoàn toàn không thiên vị, ngài đứng ngoài tổ chức Liên hiệp quốc, nhưng cử đại diện tại nhiều cơ quan không có mục tiêu chính trị, và gởi quan sát viên tới nhiều Hội nghị Âu châu. Trong các diễn văn nhân dịp lễ Giáng sinh và Phục sinh, đức Thánh Cha luôn kêu gọi mọi người có thiện chí và cả thế giới Công giáo đứng lên xây dựng ḥa b́nh, cổ vơ phong trào Công giáo, t́m cách nối liên lạc và gây thân thiện giữa các Quốc gia.

Tuy nhiên, không phải v́ thế mà công việc nội trị thời đức Piô XII kém phần quan trọng. Ngài rất quan tâm đến nhiệm vụ giáo huấn, đem học thuyết Công giáo vào tất cả mọi vấn đề trong xă hội và của đủ mọi giới. Hầu như không một vấn đề nào đă không được đề cập tới: chính trị, hành chánh, xă hội, kinh tế, luân lư, thông tin, báo chí sách vở, đến cả nghệ thuật và khoa học... Từ nhà bác học đến người giúp việc trong gia đ́nh, khi đến với ngài, đều nhận được những lời giáo huấn thích hợp. Đời ngài có 41 Điệp văn đủ loại, trong đó phải kể đến Thông điệp Mystici Corporis (29.6.1943) về Nhiệm thể Chúa Kitô; Divino Afflante Spiritu (20.9.1943) về Thánh Kinh; nhất là Thông điệp Humani Generis (12.8.1950), trong đó ngài tố cáo các loại lạc thuyết mới.

Đức Thánh Cha cũng không quên các linh mục và tu sĩ, Thông điệp Menti Nostrae (23.9.1950) là cả một chương tŕnh sống thánh thiện của hàng giáo sĩ. Đối với các nữ tu, Tông hiến Sponsa Christi (21.11.1950) khuyên các chị em sống đúng với tinh thần truyền thống của ḍng ḿnh, nhưng cũng biết thích nghi với thời đại. Ngài cổ vơ hội nghị các ḍng tu ở Roma năm 1950 để học hỏi, am hiểu và liên lạc với nhau trong mọi hoạt động. Năm 1956, ngày 31 tháng 5, ngài ban hành Tông hiến Sedes Sapientiae về ơn thiên triệu tu sĩ. Đối với công cuộc truyền giáo, Thông điệp Evangelii Proecones (21.6.1951) và Fidei Donum (24.4.1957) là những phương châm hoạt động ngàn đời của các nhà truyền giáo. Hoạt động Công giáo tiến hành trong các nước Công giáo cũng được ngài dẫn vào những bước đường mới, để có thể đem tinh thần Công giáo vào mọi lănh vực và tầng lớp xă hội.

Người ta không quên được những cải cách mạnh bạo của đức Piô XII về lễ nghi phụng vụ. Tinh thần phụng vụ và việc giáo dân tham dự Thánh Lễ được đề cao trong Thông điệp Mediator Dei (20.11.1947). Chính nhờ ngài mà chúng ta có luật trai giới Thánh thể rộng răi, lễ nghi Tuần thánh được cải cách, lễ nghi Phụng vụ được giản dị hóa. Ngày 31.10.1942, đức Thánh Cha dâng nhân loại cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ, tiếp theo là Tông chiếu Magnifi-centissimus Deus ngày 1.11.1950 tuyên bố tín điều Đức Mẹ hồn xác lên Trời. Sau đó, Thông điệp Ad coeli Reginam 25.3.1954 suy tôn Đức Maria làm Nữ vương vũ trụ và mừng lễ hàng năm ngày 31 tháng 5. Sau cùng, nhân kỷ niệm Một trăm Năm tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và Đức Mẹ hiện ra ở Lourdes, ngài mở Năm Toàn xá Thánh Mẫu 1954 và 1958. Năm 1957, Đại hội Tông đồ Giáo dân lần II được tổ chức tại giáo đô, từ ngày 5 đến 13 tháng 10, trên 2.000 đại biểu từ 92 Quốc gia đến tham dự.

Uy tín quốc tế của ngôi Giáo hoàng lên tột đỉnh dưới triều đại Piô XII. Chưa bao giờ ngôi Giáo hoàng được kính trọng và yêu mến như thế, điều đó được minh chứng không những suốt Năm thánh 1950, ngay cả mỗi ngày trong cuối đời đều có những đoàn người từ khắp nơi đến hoan hô bên cửa sổ pḥng ngài, sung sướng được nh́n dung nhan ngài; và sau đó là năm 1956 cả thế giới mừng lục Bát thọ của ngài. Nhưng trong thâm tâm, đức Thánh Cha không khỏi đau ḷng mỗi khi nhớ đến nhiều nước Công giáo bị Nga Xô Viết cai trị, với những cảnh đàn áp như ở Hung Gia Lợi và Ba Lan, hoặc những giáo hội mới trưởng thành của một nước Trung Hoa rộng lớn, một nước Việt Nam nhỏ bé, chịu bách hại và bị đe dọa đi tới ly khai.

Con người mà tất cả thế giới ngưỡng mộ và đặt hy vọng vào đó đă từ trần ngày 9.10.1958. Ngày ấy cả thế giới để tang, v́ đức Piô XII là vĩ nhân mà ngay cả những thù địch của Giáo hội cũng phải cúi đầu khâm phục.


II

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU

SAU HAI THẾ CHIẾN


1. Giáo hội Công giáo ở Đức, Áo và các nước Trung Âu
[5] 

Đức quốc thiệt hại rất nặng nề trong cũng như sau đệ nhất thế chiến, Giáo hội Công giáo do đấy chịu ảnh hưởng, ḥa ước Versailles làm mất những phần đất đông Công giáo: hai giáo phận Strasburg và Metz ở miền Tây và hai giáo phận Gnesen Posen và Chelm ở miền Đông với con số 4 triệu rưỡi giáo dân. Tỷ lệ người Công giáo từ 36,7% xuống 32,3% (20,1 triệu Công giáo, 40 triệu Tin lành, gần 1 triệu rưỡi vô tín ngưỡng, trên tổng số 62.400.000 dân năm 1925). Cuộc Cách mạng tháng 11 năm 1918 đưa đảng Xă hội Cấp tiến lên cầm quyền đă gây sóng gió cho các tôn giáo. Riêng Giáo hội Công giáo v́ có liên hệ với chế độ cũ, đă bị tước đoạt hết của cải và chịu bách hại. Tuy nhiên nhờ có sự đoàn kết và hoạt động mạnh mẽ của người Công giáo Đức và những đại diện của họ trong Quốc hội, Hiến pháp Weimar 11.8.1919 đă được soạn thảo với những khoản luật bảo đảm cho hết mọi tôn giáo.

Những khoản Hiến pháp về các Giáo hội cho thấy có sự tách biệt giữa Giáo quyền và Chính quyền. Quốc gia tuyên bố đứng trung lập đối với các tín ngưỡng, đồng thời nh́n nhận sự b́nh đẳng giữa các hội đoàn, đảng phái và tôn giáo. Tuy nhiên, Hiến pháp cũng để ư tới căn bản lịch sử của các tổ chức, cùng những quyền lợi chính đáng của các cộng đồng tôn giáo. Ngày chúa nhật và lễ trọng được chính quyền chấp nhận là những ngày nghỉ việc. Các tôn giáo có quyền xây cất cơ sở giáo dục, từ thiện. Giáo lư được giảng dạy trong các trường, phân khoa thần học vẫn được duy tŕ tại các viện đại học.

Quyền tự do lớn hơn cả mà Hiến pháp đă dành cho Giáo hội Đức là việc cắt cử hàng Giáo phẩm, Giáo sĩ, mà không có sự can thiệp của chính quyền, cũng như sự bành trướng các hội ḍng không gặp một cản trở nào. Nhiều ḍng tu hoạt động trở lại và xây cất tu viện khắp nơi. Sứ thần Ṭa thánh Pacelli hoạt động ở Munich từ năm 1917, đă dời trụ sở lên thủ đô Berlin (1920), đại diện cho Giáo hội Công giáo một cách đáng ca ngợi.

Đời sống đạo của người Công giáo cũng như ảnh hưởng của Giáo hội trong lănh vực khoa học, văn chương, nghệ thuật gia tăng trong những năm hậu chiến. Một bộ mặt mới xuất hiện. Những thống khổ của thời đại thức tỉnh các tâm hồn, người ta nói đến một “Mùa Xuân Ḍng tu và Phượng tự”. Những phong trào thanh niên và sinh viên cùng những cuộc tĩnh tâm đă thu hút đông đảo giáo dân tham gia các tổ chức Công giáo tiến hành.

Ḥa ước Saint-Germain (1919) đă khai sinh nền Cộng ḥa Áo quốc. Dân số Áo năm 1934 là 6.760.000, trong số này 6.100.000 (90%) Công giáo và 101.000 Do Thái giáo. Sau phong trào Los von Rom (Séparons nous de Rome), thêm con số 275.000 Tin lành và 108.000 vô tín ngưỡng. T́nh trạng Áo quốc sau chiến tranh cũng thê thảm như Đức quốc : kinh tế khủng hoảng, luân lư suy đồi, tinh thần quốc gia quá khích. Chủ nghĩa Dân chủ Xă hội (“Mác xít Áo”) làm áp lực chính quyền chống Công giáo trong vấn đề giáo dục và hôn nhân. Phong trào “bỏ đạo” được tổ chức có hệ thống tại Vienna do các phái tự do tư tưởng.

Trong khi ấy đức cha Seipel (+1932), lănh tụ đảng Xă hội Kitô giáo, lập Chính phủ (1922-24 và 1926-29). Ngài khéo léo xây dựng một nước Áo vững mạnh cả trong lẫn ngoài, nên đă cản lại được luồng tư tưởng thù nghịch Giáo hội. Những cố gắng của hai thủ tướng Dollfuss và Schuschnigg nhằm thiết lập một Quốc gia liên hiệp Kitô giáo để đương đầu với Cộng sản Nga và Quốc xă Đức đă thất bại. Dollfuss bị đảng Quốc xă ám sát năm 1934, cũng năm ấy Schuschnigg bị Hitler bắt giam. Nhưng trước đấy, ngày 5.6.1933 Dollfuss đă kư với Ṭa thánh một hiệp ước mới dành cho Giáo hội quyền tự do và tự trị rất rộng răi, trong khi phong trào Công giáo tiến hành, đă có ở Áo từ năm 1927, t́m cách làm sống lại và đoàn kết các lực lượng trong nước.

Nước Ba Lan nhờ cuộc chiến thắng của Đồng minh đă được tái thiết sau đệ nhất thế chiến. Hiến pháp 1921 nh́n nhận đạo Công giáo, tuy có xảy ra những vụ tranh chấp về vấn đề tục hóa các học đường và quốc hữu hóa tài sản Giáo hội, khi chương tŕnh cải cách điền địa được đem thi hành. Nhưng năm 1925 một hiệp ước được kư kết, dành cho Giáo hội mọi quyền tự do cần thiết, không phân biệt lễ nghi Hy Lạp, Armenô (“Hiệp nhất”) hay Latinh. Từ năm 1918 đă có viện đại học Công giáo ở Lublin, và năm 1920 phân khoa thần học được mở thêm tại đại học Varsovia. Nhiều tu viện mới mọc lên và phong trào Công giáo tiến hành hoạt động mạnh mẽ. Trong khi đó các kẻ thù Giáo hội không chịu khoanh tay, nhất là giáo phái Mariavit và “Giáo hội Quốc gia Ba Lan” từ Hoa Kỳ đưa về. Năm 1930, Ba Lan có trên 31 triệu dân, th́ 19.600.000 Công giáo Latinh, 3.400.000 Công giáo Ruthen, 3.800.000 Chính thống, 2.900.000 Do Thái và 840.000 Tin lành.

Lettonia, Estonia Lithuania là ba nước nhỏ ở vùng biển Baltic cùng xuất hiện sau đệ nhất thế chiến. Lettonia có 450.000 người Công giáo trên tổng số 1.990.000 dân (23%), Giáo hội được nh́n nhận qua thỏa hiệp 30.5.1922. Ṭa Giám mục Riga (1918) năm 1923 được nâng lên hàng Tổng Giám mục, và năm 1938 thêm Ṭa Giám mục Libau. Giữa Lettonia và Ṭa thánh vẫn liên lạc ngoại giao. Estonia tuy là nước Thệ phản giáo 95%, Ṭa thánh cũng đặt Sứ thần tại Tallinn (1933). T́nh trạng Giáo hội ở Lithuania, một nước 80% Công giáo trên tổng số 2.200.000 dân, được giải quyết do thỏa hiệp 27.9.1927, sau khi khi thiết lập năm 1926 một Giáo tỉnh gồm tổng giáo phận Kaunas và 5 giáo phận phụ thuộc. Lithuania c̣n có đại diện ngoại giao ở Vatican, trong khi Sứ thần Ṭa thánh đặt trụ sở tại Kaunas.

Cộng ḥa Tiệp Khắc tách khỏi đế quốc Áo do ḥa ước Saint Germain (1919), năm 1930 có 11.400.000 người Công giáo (80%) trên 14.700.000 dân. Ban đầu chính quyền tỏ ra ít thiện cảm với Công giáo. Tinh thần quốc gia quá khích, thêm vào đó chủ nghĩa Hussisme, đă lôi cuốn nhiều người bỏ Giáo hội. Người ta tính vào khoảng 850.000 người vô tôn giáo và gần 1 triệu thuộc “Giáo hội quốc gia Tiệp Khắc”. Đó là Giáo hội được thiết lập hồi đầu năm 1920 do một nhóm linh mục “cấp tiến” (Jednota) đ̣i hủy bỏ luật độc thân, dùng thường ngữ trong Thánh Lễ, dân chủ hóa Giáo hội và tự do sát tín (libre examen). Giáo hội ly khai này bị Roma kết án và các tín đồ bị án vạ tuyệt thông do Sắc lệnh của Bộ Thánh vụ (15.1.1920). Được chính quyền bảo vệ, Giáo hội ly khai này vẫn hoạt động và quy tụ được nhiều phần tử trí thức cũng như thợ thuyền. Đứng đầu là một “thượng phụ giáo chủ” với 3 “giám mục”. Sau đại lễ suy tôn nhà cách mạng Huss năm 1925, vị Sứ thần Ṭa thánh đă rời bỏ Praga. Nhưng 1928, cuộc bang giao trở lại và giải tỏa được nhiều mâu thuẫn. Phong trào Công giáo tiến hành tuy mạnh bạo hoạt động chống vô tín ngưỡng và bội giáo, nhưng hơi rời rạc và thiếu thống nhất.

Vương quốc Nam Tư (Serbia, Croatia, Slavonia, Bosnia, Dalmatia) năm 1931 có 14 triệu dân, trong số này 6.800.000 Chính thống giáo, 5.200.000 Công giáo Latinh, 46.000 Công giáo “hiệp nhất” và 1 triệu rưỡi Hồi giáo. Giáo hội Chính thống Hy Lạp không c̣n là quốc giáo. Hiến pháp nh́n nhận sự b́nh đẳng giữa các tôn giáo; nhưng Giáo hội Công giáo dưới triều đại ḍng họ Habsburg đă được ưu đăi, nay ở vào một t́nh thế khó khăn và nguy hiểm. Năm 1914 Serbia đă kư với Ṭa thánh một thỏa hiệp, nhưng v́ chiến tranh nên không được thi hành. Những khuynh hướng độc tài của Chính phủ Belgrade gây nhiều bất lợi cho đạo Công giáo trong vấn đề giáo dục và hội đoàn. Sau nhiều cuộc thương thuyết kéo dài từng giai đoạn, một hiệp ước đă được kư kết năm 1935. Theo đó, chính quyền can thiệp vào việc chia ranh giới các giáo phận, bổ nhiệm các giám mục và dùng tiếng Slavô trong Phụng vụ. Nhưng bị Giáo hội Chính thống phản đối dữ dội, chính quyền đă phải rút lại hiệp ước hồi đầu năm 1938, trước khi trao cho thượng viện biểu quyết.

Nước Rumani ngay sau thế chiến có 18 triệu dân, gồm 12.600.000 Chính thống, 1.400.000 Công giáo Latinh (phần đông gốc Đức và Hung), 1.500.000 Công giáo “hiệp nhất”, 1.100.000 Tin lành và khoảng 1 triệu Do Thái. V́ Giáo hội Chính thống Hy Lạp c̣n nắm ưu thế, nên đạo Công giáo khó đạt được một nền tự do thỏa đáng, mặc dầu pháp luật nh́n nhận sự b́nh đẳng tôn giáo. Sau nhiều năm thương thuyết, một hiệp ước cũng đă được kư kết với Vatican năm 1927, nhưng chỉ được Quốc hội chấp thuận vào hai năm sau. Chiếu thư Ṭa thánh 5.6.1930 hoạch định việc phân ranh giới các giáo phận Công giáo theo lễ nghi Latinh và Hy Lạp “hiệp nhất”.


2. Giáo hội Công giáo ở Pháp và các nước Tây Âu
[6]

Pháp quốc, trong thời đệ nhất thế chiến phải trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn. Sức mạnh tinh thần Công giáo lúc này rất cần thiết cho công cuộc tái thiết xứ sở. Ngay từ khi chiến tranh bùng nổ, người Công giáo Pháp đă tỏ ra là những người ái quốc nhất, đến độ có nhiều người bị coi là quá khích và bài ngoại. Nhân đấy Giáo hội đă gây được uy tín và ảnh hưởng trong dư luận quần chúng. Chính quyền cũng có thái độ thân thiện hơn đối với đạo Công giáo; những đạo luật áp bức Giáo hội không c̣n thi hành gắt gao như trước. Nhiều tu sĩ có thể trở lại hoạt động trong các trường tư thục và bệnh viện. Việc tuyên thánh cho nữ anh hùng Jeanne d'Arc năm 1920 và sau đó, cho nhiều vị khác, được toàn dân Pháp đón nhận một cách hoan hỉ và hănh diện. Năm 1921, mối bang giao với Ṭa thánh chính thức tái lập. Mặc dầu việc thiết lập ṭa đại sứ Pháp tại Vatican năm 1925 bị hạ viện chống đối rất dữ dội, nhưng thượng viện đă ngăn cản được sự đổ vỡ.

Để thay thế “Hợp đồng tôn giáo” (Associations cultuelles) đă bị lên án (1906), đức Thánh Cha Piô XI trong Thông điệp Maximum gravissimumque (18.1.1924) đă ban phép thành lập “Liên đoàn giáo phận” (Associations diocésaines), đặt dưới quyền hàng Giáo phẩm, và được chính quyền chấp nhận. Từ đấy, giữa Giáo hội và Quốc gia đă có một thỏa ước (modus vivendi). Năm 1921, nhân việc đề cử một giám mục ở Pháp, Ṭa thánh tham khảo với chính quyền về đời sống chính trị của vị được đề cử. Rất nhiều tu hội truyền giáo và tu viện được hạ viện quyết định cho trở lại hoạt động từ năm 1929. Việc ngoại trưởng Laval sang Vatican năm 1935 và những cuộc công du của đức hồng y Đặc sứ Pacelli tại Lourdes, Lisieux và Paris đă nối lại mối bang giao, mỗi ngày thêm chặt chẽ và thân thiện. Dầu vậy, vẫn không thể dập tắt được phong trào bài Giáo hội, trái lại nó c̣n được chủ nghĩa Xă hội và Cộng sản đang thời phát triển, làm hậu thuẫn.

Roma c̣n phải bận tâm với phong trào bảo hoàng và dân tộc của nhóm nhật báo Action Francaise (1908-44) do triết gia Maurras (+ 1952) và văn sĩ Daudet (+ 1942) phát động. Phong trào này muốn tái thiết một nước Pháp hùng cường, quân chủ, và đă chiếm được nhiều cảm t́nh trong giới trí thức và giáo sĩ. V́ nó là một chủ nghĩa dân tộc quá khích và rất xa lạ với tinh thần Kitô giáo, nên đức Thánh Cha Piô X bấy giờ đă chuẩn bị lên án. Sau chiến tranh, đức Piô XI thấy có bổn phận phải chính thức kết án phong trào này (1925-27). Năm 1939, đức Piô XII giải vạ cho nhiều lănh tụ và các đảng viên, sau khi họ công khai xin trở lại.

Trong lănh vực truyền giáo, nước Pháp đă đóng góp một phần rất quan trọng. Đời sống giáo dân thật đạo đức, chỉ tiếc một điều là nhiều giáo phận thiếu linh mục. Khoa thần học cũng tiến bộ khả quan. Phong trào Công giáo Tiến hành hoạt dộng ráo riết. Các viện đại học Công giáo sinh hoạt trở lại như xưa: Paris, Angers, Lille, Lyon, Toulouse... Giới trí thức được thấm nhuần tinh thần Công giáo và giới thanh niên xa ĺa chủ nghĩa tự do và thế tục của cha ông họ. Ḥa ước Versailles (1919) trả lại cho nước Pháp hai xứ Alsace và Lorraine với 1.400.000 người Công giáo (Strasburg và Metz). Năm 1924 và 1936, những nỗ lực của chủ nghĩa thế tục thất bại trước sự phản công mănh liệt của hàng giáo sĩ và giáo dân, được sự hậu thuẫn của “Liên bang Quốc gia Công giáo”.

Ái Nhĩ Lan, cuộc tranh đấu giành độc lập lên tới cao độ và đi đến những vụ bạo động của đảng Sinn Feiners (Nous mêmes). Sự nhẫn nại của dân tộc Ái thành công: năm 1912, Ái Nhĩ Lan được tự trị (home rule), và ḥa ước London 6.12.1921 nh́n nhận Ái Nhĩ Lan là một Quốc gia độc lập (Dominion) trong Liên hiệp Anh, nhưng lại bị cắt mất một phần miền Bắc (tỉnh Ulster), nơi dân cư đa số theo Tin lành. Năm 1937, Ái Nhĩ Lan hoàn toàn độc lập và năm 1949 tuyên bố chính thể Cộng ḥa, để tách biệt hẳn vương quốc Anh.

Tuy Giáo hội Công giáo đứng ngoài các cuộc tranh đấu chính trị, nghiêm khắc cảnh cáo những hành động quá khích, Giáo hội cũng hoan hỉ trước sự thay đổi đến với dân tộc Ái, cho đó là một việc phải đến, v́ đây là một Quốc gia Công giáo, cần có một chính thể thích hợp và độc lập. Từ nay, Giáo hội ở Ái Nhĩ Lan được tự do, giáo lư được dạy trong các học đường, luật hôn nhân Công giáo được Hiến pháp 1937 nh́n nhận. Năm 1932, Đại hội quốc tế Thánh Thể được tổ chức rất long trọng tại thủ đô Dublin. Ái Nhĩ Lan c̣n nổi tiếng có nhiều ơn gọi làm tu sĩ và thừa sai. Số giáo dân của cộng ḥa Ái Nhĩ Lan năm 1970 là 2.673.473 (93%) trên tổng số 2.880.752 dân, và ở Bắc Ái Nhĩ Lan: 498.031 (35%) trên 1.425.402, với một hàng Giáo phẩm 2 hồng y, 27 tổng giám mục và giám mục. [7]

Bắc Ái Nhĩ Lan trong thập niên 1970, Tin lành chiếm 65% dân số, nắm hầu hết mọi quyền hành. Từ tháng 8 năm 1968, bắt đầu có những vụ biểu t́nh của người Công giáo đ̣i quyền b́nh đẳng trong việc bầu cử và chống sự kỳ thị. Nhiều cuộc đụng độ xảy ra... và cho tới tháng 7 năm 1972, đă có 495 người thiệt mạng. Cuộc đụng độ kéo dài: dân tộc Ái bị đối xử bất b́nh đẳng, đ̣i trả lại phần miền Bắc cho Ái Nhĩ Lan.

Anh Cát Lợi, Tô Cách Lan Bắc Ái Nhĩ Lan hợp thành một vương quốc theo chính thể Quân chủ đại nghị. Trong vương quốc này, một vài luật cấm c̣n sót lại, như cấm rước kiệu, cấm giáo sĩ mang áo ḍng ngoài thánh đường, v.v...., đă được băi bỏ từ năm 1926. Người Công giáo chỉ c̣n bị hạn chế hai quyền: lên ngôi báu và ứng cử thủ tướng. Năm 1937, tước hiệu “Bảo vệ đức tin (Tin lành)” không c̣n trong bản tuyên thệ của nhà Vua khi đăng quang. Nhiều văn hào thi sĩ có cảm t́nh với đạo Công giáo. Đó là nhờ phong trào “Kiếm Thần” (Sword of the Spirit) được phát động năm 1940, do đức hồng y Hinsley (1935-43), tổng giám mục Westminster, với sự hợp tác của các Giáo hội Anh, nhằm tái thiết một Âu châu mới theo tinh thần Kitô giáo, phù hợp với chủ trương ḥa b́nh của đức Piô XII. Các cơ sở giáo dục Công giáo phát triển tốt đẹp; người Công giáo c̣n chiếm được nhiều ghế giáo sư trong các viện đại học. Nhưng số giáo dân 3.340.000 (năm 1957) phải chịu quá nhiều hy sinh để duy tŕ 1.400 ngôi trường Công giáo cho trên 360.000 học sinh. Từ năm 1938, đă có ṭa Khâm sứ tại London. Số người trở lại từ năm 1920 vào khoảng 11.000 hoặc 12.000 mỗi năm. Số giáo dân trong vương quốc (trừ Bắc Ái Nhĩ Lan) năm 1970 là 5.035.883 (9,5%) dưới sự lănh đạo của 3 hồng y, 38 tổng giám mục và giám mục. Đă có 92 vị Tử đạo dưới thời Henry VIII và Elisabeth I được ghi vào Sổ bộ Hiển thánh: năm 1935, hai thánh Gioan Fisher, Tôma More và 50 đồng bạn; năm 1970 thánh Edmunđô Campion và 39 đồng bạn.[8]

Tây Ban Nha, tháng 4 năm 1931, Chính phủ độc tài quân phiệt của tướng Primo de Rivera (1922-30) bị một cuộc cách mạng lật đổ. Vua Alfonso XIII buộc ḷng phải đi khỏi nước, Giáo hội mất đi một cánh tay bảo vệ. Đảng Xă hội Cộng sản tại các đô thị lợi dụng t́nh thế, đi đốt phá thánh đường và tu viện (tháng 5 năm 1931). Tả phái chiếm đa số trong hạ viện mở cửa cho một “Mặt trận Văn hóa” tung hoành. Tháng 1 năm 1932, ḍng Tên bị giải tán, tài sản bị tịch thâu, các cha ḍng chịu trục xuất.

Tân hiến pháp tuyên bố chính sách tách biệt đạo đời, băi bỏ hết mọi đặc ân giáo sĩ và tôn giáo. Những án lệnh (tháng 5 năm 1933) làm thành một đạo luật phá Giáo hội và các ḍng tu, bằng cách biến họ thành những hội đoàn tuy c̣n được hoạt động, nhưng dưới sự kiểm soát của chính quyền; các cơ sở tôn giáo bị quốc hữu hóa; các tu sĩ không được dạy giáo lư trong các trường tư cũng như công - trong khi dân Tây Ban Nha bấy giờ 50% mù chữ. Rước kiệu, đưa Ḿnh Thánh Chúa cho bệnh nhân, chôn táng theo lễ nghi phải có phép đặc biệt. Hàng Giám mục Tây Ban Nha và đức Thánh Cha Pio XI, trong Thông điệp Dilectissima nobis 3.6.1933, đă vạch rơ những sai lầm và bất công của Chính phủ Xă hội Tây Ban Nha về vấn đề tôn giáo, đồng thời kêu gọi người Công giáo đứng lên dùng mọi biện pháp có thể, để sửa lại những sai lầm và bất công đó đặng giành lại quyền tự do cho Giáo hội.

Sau một thời gian tạm yên, cuộc bầu cử 1936 đă đem thắng lợi cho Tả phái. Một lần nữa, nhiều đạo luật được tung ra nhằm triệt hạ mọi thánh đường và tu viện. Tháng 7 năm ấy, cuộc vùng dậy của quân đội làm bùng nổ một cuộc nội chiến, và chỉ kết thúc vào mùa xuân năm 1939, do cuộc chiến thắng của tướng Franco. Ngay từ khi nội chiến bắt đầu, tại các vùng Cộng sản kiểm soát, trên 2.000 thánh đường bị phá hủy, hơn 7.000 linh mục ḍng triều, tu sĩ, chủng sinh và giáo sĩ bị giết.

Chiến tranh chấm dứt, tướng Franco lên chức Quốc trưởng, ông dựa theo truyền thống Công giáo để tái thiết Tây Ban Nha. Các đạo luật thù ghét Giáo hội được băi bỏ hết, các ḍng tu trở lại hoạt động như xưa. Một số lớn ṭa Giám mục trống ngôi là cơ hội để có một Thỏa ước giữa Ṭa thánh và tướng Franco năm 1941. Hàng Giáo phẩm Tây Ban Nha được tái lập, và năm 1953 một hiệp ước đă được kư kết với Vatican. Hiệp ước này tuyên bố đạo Công giáo là “đạo duy nhất của nước Tây Ban Nha”; các tôn giáo khác đều bị cấm hoạt động công khai. Do đấy, Giáo hội Công giáo ở Tây Ban Nha được đặt vào t́nh trạng độc nhất trên thế giới.

Các khoa học thánh tiến bộ trông thấy, nhờ có trung tâm nghiên cứu khoa học được thiết lập năm 1941: đại học Salamanca (từ 1239) nổi tiếng trong lănh vực này. Sau Salamanca, nhiều viện đại học Công giáo khác được thiết lập: Comillas (Madrid, 1904), Pamplona (1960), Bilbao (1963). Ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ gia tăng; Giáo hội Tây Ban Nha có nhiều tu sĩ chiêm niệm nhất thế giới: 940 đan viện với 16.035 đan sĩ và 3.965 nữ đan sĩ trên tổng số 2.773 đan viện và 68.000 nam nữ đan sĩ trong Giáo hội.[9] Tinh thần tông đồ được biểu lộ bằng việc gởi sang Nam Mỹ và Á châu từng đoàn thừa sai trẻ tuổi và nhiệt thành. Tuy nhiên, ngoài mối hiểm nghèo sự kết hiệp quá chặt chẽ giữa Quốc gia với Giáo hội, c̣n có vấn đề xă hội phải giải quyết, nhưng trong những năm sau đấy đă thâu đạt được những kết quả rất khả quan. Năm 1970, dân số Tây Ban Nha là 31.870.948, trong số này có 31.686.663 người Công giáo (99%), với một hàng Giáo phẩm 6 hồng y, 66 Tổng giám mục và giám mục.

Bồ Đào Nha, “Mặt trận Văn hóa” rút êm từ năm 1918; luật tách biệt đạo đời cũng giảm cường độ sà sự liên lạc ngoại giao với Vatican bắt đầu trở lại. Đức Thánh Cha Beneđictô XV kêu gọi người Công giáo nh́n nhận nền Cộng ḥa và tham dự đời sống quốc gia. Năm 1926, công đồng toàn quốc họp tại Lisboa. Thủ tướng Salazar (từ 1932) t́m cách giúp Giáo hội bằng cách tái lập một trật tự xă hội theo tinh thần Kitô giáo. Đời sống Phúc âm mỗi ngày thêm tốt đẹp và sốt sắng kể từ khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima và làm nhiều dấu lạ (1917), cũng từ đó Fatima trở thành Trung tâm Hành hương quốc tế. Tuy nhiên, giới trí thức và thợ thuyền c̣n tỏ ra lănh đạm. Năm 1970, người Công giáo chiếm 9.132.490 trên tổng số 9.478.330 dân (97%), dưới sự lănh đạo của 2 hồng y, 25 tổng giám mục và giám mục.


3. Công cuộc tái thiết sau đệ nhị thế chiến và Giáo hội bên kia bức màn sắt
[10]

Đệ nhị thế chiến chấm dứt ở Âu châu do sự đầu hàng vô điều kiện của Đức (7.5.1945), và hậu quả là nước Đức bị bốn cường quốc thắng trận chiếm đóng. Những thiệt hại do đảng Quốc xă và chiến tranh gây nên không thể tả hết được. Rất nhiều thánh đường (nhất là trong các giáo phận miền Tây) bị tàn phá, hàng linh mục và đại chủng sinh ngă gục trên mặt trận hoặc mất tích, các tổ chức tan vỡ cùng với mọi cơ sở bị phá hủy bởi bom đạn. Hàng triệu người sống bơ vơ không nhà cửa nghề nghiệp. Miền Tây phải đón nhận cả 12 triệu di dân Đức từ bên kia sông Oder và Neisse, bị người Ba Lan, Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi chiếm đất và xua đuổi ra khỏi nơi mà cha ông họ đă sống từ nhiều thế kỷ. Các cơ quan từ thiện của Giáo hội đứng trước một bổn phận phải làm, nhưng họ đă không làm ǵ được, nếu không có sự trợ lực quảng đại của Ṭa thánh, của dân Công giáo Thụy Sĩ, Hà Lan, Ái Nhĩ Lan và nhất là Hoa Kỳ.

Thêm vào cảnh khốn khổ nói trên, c̣n có những thác loạn tinh thần: sự thất vọng của bao người đă bị chủ nghĩa Quốc xă lường gạt, cảnh bất măn của giới thanh niên bị đầu độc bởi chủ nghĩa Chủng tộc. Nhưng Giáo hội c̣n gặp cái may là người ta đă sớm ư thức được hiểm họa của chủ nghĩa Quốc xă, đă đứng lên chống trả, trong đó có sự tham gia của người Công giáo, nhằm lấy lại quyền tự do và tái thiết xứ sở. Dân Đức đă thành công (1949), nhưng đất nước phải phân chia làm hai: Tây Đức thuộc thế giới Tự do và Đông Đức theo chủ nghĩa Cộng sản.

Bên Cộng ḥa Liên bang Tây Đức, các hội đoàn Công giáo bị giải tán trước đây nay tổ chức lại, các ḍng tu cũng trở về hoạt động như xưa. Phân khoa thần học được mở thêm tại đại học Mainz và Trèves. Sự hợp tác giữa đạo và đời được quy định trong Hiến pháp Bonn 1949. Hiến pháp này nh́n nhận sự tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do giáo dục gia đ́nh. Các Giáo hội được coi là những đoàn thể có đầy đủ mọi quyền lợi và chủ đặt dưới sự kiểm soát một cách tiêu cực của chính quyền. Dân số Tây Đức năm 1970 là 59.296.000, trong số này có 27.140.702 Công giáo (46%) với một hàng Giáo phẩm gồm 5 hồng y, 53 tổng giám mục và giám mục.

Cộng ḥa Dân chủ Đông Đức tuy có chính sách mềm dẻo đối với các tôn giáo, nhưng ngấm ngầm phá Giáo hội một cách sâu độc. Hiến pháp 1949 bảo đảm quyền tự do tôn giáo, coi các Giáo hội là những đoàn thể tự trị, nhưng tuyên bố chính sách chia ly đạo đời. Việc dạy giáo lư bị băi bỏ hẳn trong các trường học, cấm mở trường tư thục. Ảnh hưởng Giáo hội đối với đời sống xă hội và văn hóa không c̣n. Thanh niên phải được giáo dục theo chủ thuyết Karl Marx. Tuy nhiên, đời sống tôn giáo không tắt hẳn. Năm 1970 Đông Đức c̣n 3 giám mục, một đại chủng viện, lănh đạo gần 1 triệu rưỡi người Công giáo (8%).

Áo quốc, nơi quân Đông minh thắng trận rút khỏi từ năm 1955, người ta đă t́m cách để khỏi trở lại vấn đề quốc giáo và, sau một cuộc suy xét t́nh h́nh, người ta chỉ c̣n dành cho Giáo hội Công giáo sự tôn trọng quyền tự do và phẩm cách như các hội đoàn khác, mặc dầu Áo quốc (1970) là một nước Công giáo 89%: 6.611.715 trên tổng dân số 7.349.000 với một hàng Giáo phẩm 1 hồng y, 13 tổng giám mục và giám mục. Giáo hội Áo hiện c̣n phải chịu nhiều hậu quả của chủ nghĩa Quốc xă, nhất là trong lănh vực giáo dục và hôn nhân.

Tại Hà Lan, sau khi được quân Đồng minh giải phóng, nền giáo dục Công giáo tái lập mau chóng. Các giám mục thành công trong việc bảo vệ sự thống nhất lập trường chính trị trong một nước 42% Công giáo: 5.141.917 trên tổng số 12.826.561 dân (1970), dưới sự lănh đạo của 3 hồng y, 7 tổng giám mục và giám mục. Sau Công đồng Vatican II, Hà Lan là nơi phát động những cải cách táo bạo và rầm rộ nhất. Từ việc đổi cách cử hành Thánh Lễ cho đến việc sử dụng những nhạc khí, cái ǵ cũng muốn “kéo đời vào đạo” nhiều hơn. Nhất là về đời sống giáo sĩ, Hà Lan “đ̣i” cho các linh mục sống đời giáo dân, đă làm náo loạn cả Giáo hội một thời. [11]

Giáo hội Bỉ, ngày 8.11.1958 một thỏa ước học đường (Pacte scolaire) đă được kư kết với chính quyền Bruxelles, chấm dứt cuộc tranh chấp trên một thế kỷ. Từ nay, trường tư thục cũng được Chính phủ trợ cấp và b́nh đẳng với trường công lập.[12] Ngày nay, nước Bỉ là một nước Công giáo 95%: 8.856.243 trên tổng dân số 9.630.000 (1970), hàng Giáo phẩm Bỉ gồm 1 hồng y, 13 tổng giám mục và giám mục.

Ư Đại Lợi đă phải trả giá quá đắt khi nhảy vào ṿng chiến bên cạnh Đức. Chiến tranh tàn phá khắp bán đảo. Sau khi Mussolini bị lật đổ, năm 1946 chính thể Cộng ḥa được công bố, nh́n nhận ḥa ước Latran (1929). Ngay ban đầu, đảng Cộng sản với con số trên 2 triệu rưỡi có ảnh hưởng rất lớn trên quần chúng. Cuộc bầu cử năm 1948 càng cho thấy rơ sức mạnh Cộng sản ở Ư. Đảng Dân chủ Kitô giáo tuy hoạt động mạnh mẽ, nhưng t́nh trạng xă hội bi đát, nhất là miền Nam, làm Giáo hội phải lo giải quyết. Năm 1970, nước Ư có 53.025.212 người Công giáo (98%), với một hàng Giáo phẩm đông nhất, gồm 38 hồng y, 267 tổng giám mục và giám mục (không kể những vị thuộc Giáo triều).

Pháp quốc, sau khi được giải phóng, Cộng sản cũng là một lực lượng lớn. Việc nhiều người Công giáo, kể cả linh mục, tu sĩ, tham gia tích cực chống Đức sau khi Chính phủ Vichy đổ, đă ngăn cản được làn sóng mới của chủ nghĩa thế tục hóa. Quyền tự do giáo dục gia đ́nh không được ghi trong Hiến pháp 1946, mặc dầu trên lư thuyết đă được chấp thuận, nhưng vẫn chưa đi tới một thỏa hiệp nào với Ṭa thánh. Tuy nhiên, năm 1951 Mặt trận cộng ḥa b́nh dân (Mouvement républicain populaire) đă tranh đấu được một phần trợ cấp cho các học đường tự do, nơi theo học của một phần tư học sinh toàn quốc. Sau cùng, đệ ngũ Cộng ḥa công bố Hiến pháp mới 1959, thỏa thuận để chính quyền nâng đỡ các trường Công giáo.

Hơn nữa, Giáo hội Pháp thời này biểu lộ một sức sống dồi dào, với những sáng kiến thật táo bạo, đôi khi đi đến nguy hiểm. Sự liên kết giữa các giáo phận thêm vững từ năm 1919 là nhờ có những cuộc hội nghị các hồng y và tổng giám mục hoặc giám mục toàn quốc. Các hội nghi này thường để lại những kết quả rất cụ thể, như thiết tập Hội Truyền giáo Pháp (Mission de France, 1941), Hiệp hội các Linh mục Triều Pontigny (1954), chuyên giảng đạo cho những nơi mất đạo. Một hiệp hội khác mang tên Hội Truyền giáo Paris (Mission de Paris) do đức hồng y Suhard sáng lập năm 1944, đặc biệt hoạt động cho giới thợ thuyền.

Nhiều người thuộc hiệp hội cũng như nhiều tu sĩ tham gia phong trào “Linh mục thợ” (Prêtres ouvriers, khoảng 350 vị năm 1953), lăn lộn với giới lao động tại các xưởng máy, công trường, để làm việc với họ, cũng như để chia sẻ nỗi vất vả của họ. Không bao lâu nhiều vị sa vào những công việc hoàn toàn thế tục, nhất là trách nhiệm quản lư và nghiệp đoàn, khiến Ṭa thánh phải lo âu và quyết định ngưng các hoạt động đó hồi năm 1954 (thôi hẳn 1959), chỉ cho phép làm một vài công tác tại xưởng thợ và trợ giúp tinh thần tại các nơi đó, trong khi chính các vị phải có một chút đời sống cộng đoàn. Sau ngày thành lập một văn pḥng toàn quốc cho tổ chức “Truyền giáo thợ thuyền” (Mission ouvrière) năm 1957, phong trào “Linh mục thợ” lại muốn trở lại dưới h́nh thức mới. Ngoài ra, c̣n có những phong trào thợ thuyền như của cha Jacques Loew ḍng Đaminh ở Marseille và Port-de-Bouc (1941), hoặc của cha René Voillaume, người sáng lập ḍng Tiểu đệ Chúa Giêsu (1933). Đó là những tổ chức hoạt động tông đồ dành cho giới lao động mỗi ngày thêm đông trong một nước kỹ nghệ tân tiến. Tại ít nhiều giáo xứ, đời sống cộng đoàn của các linh mục triều được đề cao và cổ vơ. Phong trào thanh niên, sinh viên, thợ thuyền rất hăng say hoạt động. Sau cùng, trong các tổ chức từ thiện hoặc truyền giáo, h́nh như bao giờ cũng có một nhân vật nổi bật hẳn, như linh mục Pierre, vị tông đồ các người vô gia cư. Năm 1970, Pháp quốc là một nước 87% Công giáo: 42.762.533 trên tổng dân số 59.795.000. Hàng Giáo phẩm gồm 11 hồng y, 106 tổng giám mục và giám mục.

Ḥa ước Nga-Đức năm 1939, rồi đến cuộc chiến thắng của Nga và sự bại trận của Đức đă mở cửa cho chủ nghĩa Vô sản chuyên chính (Bolchévik) thù địch tôn giáo, lọt vào các nước trên bờ biển Baltic và Đông Âu. Chính phủ Sô viết,[13] dưới thời Staline (1941-53), đă khéo lợi dụng chủ nghĩa Dân tộc cũng như Chính thống giáo để cai trị một cách độc đoán. Sự thống nhất chủng tộc Slavô thành h́nh, được đặt dưới quyền điều khiển của Sô viết, là nước mà họ nh́n nhận là đă có công ngăn cản được cuộc Đông tiến của người Đức.

Trong thời chiến, để phù hợp với đường lối chính trị tôn giáo của Nga Sô và chương tŕnh giải phóng các dân tộc, người ta đă cố tránh đụng đến các Giáo hội sống trong thế giới Cộng sản và chính quyền c̣n cho phép các tôn giáo hoạt động tự do, dưới một thể chế tách biệt đạo đời. Nhưng chính quyền Sô viết không bao giờ chính thức nh́n nhận các Giáo hội, và chỉ coi họ như các hội đoàn khác. Nếu có sự phản đối, tức khắc sẽ được trả lời bằng vơ lực.

Khi chiến tranh chấm dứt, chính quyền Cộng sản quyết biến các Giáo hội thành những công cụ dễ sai khiến, nhưng đă gặp phải sự phản kháng của nhiều Giáo hội, nhất là Công giáo. Năm 1962, trong các nước Cộng sản ở Âu châu, không kể Nga Sô, có 42 triệu người Công giáo trên tổng số 70 triệu dân (60%), với một hàng Giáo phẩm gồm 2 hồng y. (Wyszynski ở Varsovia và Mindszenty ở Esztergom), 133 tổng giám mục và giám mục.

Ba nước nhỏ Estonia, Lettonia Lithuania trên bờ biển Baltic đă lọt vào tay Nga Sô từ năm 1940. Cuộc bách hại Giáo hội Công giáo bắt đầu từ đấy, nhất là trong hai nước Lettonia và Lithuania là những Quốc gia vốn bị người Nga có ác cảm, hơn nữa là những nước tỷ lệ Công giáo khá cao: năm 1940, Lettonia có 500.000 người Công giáo (25%) và Lithuania 2.875.000 (90%). Các hiệp ước với Ṭa thánh bị hủy bỏ, chính quyền thôi trợ cấp cho các cơ sở tôn giáo, tài sản Giáo hội bị tịch thâu, giáo lư không c̣n được dạy trong các trường công lập, phân khoa thần học bị băi bỏ. Chỉ trong thời gian Đức quân chiếm đóng (1941-44), Giáo hội mới lại được hưởng một chút tự do. Nhưng năm 1944-45, Đức rút quân: nhiều Giám mục, linh mục và giáo dân chạy theo sang Đức quốc. Khi hồng quân tái chiếm các nước này, Giáo hội hoàn toàn tê liệt: Các tu viện bị đóng cửa, rất đông giáo dân cùng với nhiều giáo sĩ, tu sĩ bị đưa đi Siberia, nhiều linh mục, giám mục bị giết.

T́nh h́nh Giáo hội Ba Lan thật bi đát trong những năm trước 1947, do cuộc xâm lăng của Cộng sản từ 1939: thi hành chủ nghĩa vô thần, tống giam hàng ngàn linh mục, tu sĩ, hạn chế các hoạt động tôn giáo, kiểm soát gắt gao báo chí và các tổ chức Công giáo tiến hành, đàn áp Giáo quyền. Năm 1953, một án lệnh cất chức và bắt giam đức hồng y Wyszynski cùng với nhiều giáo sĩ cao cấp; thành lập hội “Giáo dân tiến bộ” và hội “Linh mục yêu nước”.

Năm 1956, Gomulka lên cầm quyền, đức hồng y Wyszynski được trả tự do, liền sau đó một hiệp ước giao hảo được kư kết giữa Chính phủ và hàng Giáo phẩm. Tuy nhiên, chính quyền chỉ nhượng bộ cho Công giáo những ǵ cần để Công giáo ủng hộ chính thể. Năm 1957, chính sách “khoan hồng” được công bố: giáo dân tự do tới thánh đường, lănh các bí tích, nhưng không được truyền bá đạo, báo chí và giáo dục c̣n bị kiểm soát và hạn chế. Năm 1957, lễ Thánh Thể được tổ chức rất long trọng tại thủ đô Varsovia. trên nửa triệu giáo dân tham dự. Ngay sau đó, đức hồng y Wyszynski sang Roma và ở lại đây một tháng. Tại giáo đô, đức hồng y tuyên bố nhân dân Ba Lan vẫn trung thành với Giáo hội, và đức tin của họ luôn vững mạnh. Năm 1959, chính quyền chấp thuận một chương tŕnh dạy giáo lư trong các trường công lập, song không nhận các tu sĩ vào dạy. Những cuộc tĩnh tâm dành cho các sinh viên bị cấm; việc xây cất thánh đường, tu viện bị đ́nh chỉ hoặc phải nạp thuế rất nặng, Gomulka tuyên bố: Giáo hội phải hạn chế hoạt động của ḿnh vào các vấn đề phải tin mà thôi”.

Annuario Pontificio (Giáo hoàng Niên giám) năm 1962 cho biết dân số Công giáo Ba Lan là 29.266.854 trên tổng số 30.330.000 (96,5%), dưới sự lănh đạo của 1 hồng y, 1 tổng giám mục và 49 giám mục. Với một lực lượng Công giáo ấy, Giáo hội tại Ba Lan được chính quyền Cộng sản kiêng nể, nếu sánh với các Giáo hội khác ở bên kia bức màn sắt. Ngày 20.12.1970, Gomulka phải từ chức sau nhiều cuộc biểu t́nh chống Chính phủ ông. Và ngày 3.3.1971, một cuộc gặp gỡ “lịch sử” giữa đức hồng y giáo chủ Wyszynski và tân thủ tướng chính phủ Jaroszewicz. Mấy ngày sau, đức hồng y cho biết: “Các mối bang giao giữa Nhà nước Ba Lan và Giáo hội Công giáo sẽ được b́nh thường hóa dần dần”. Cũng năm 1971, ngày 17 tháng 10, đức Thánh Cha Phaolô VI ghi vào Sách Chân phước cha Maximilian Kolbe ḍng Phansinh, người đă t́nh nguyện làm tù nhân trong trại giam Auschwitz của chế độ Quốc xă Đức (1941) để cứu nhiều người. Trong dịp này, 4.000 người Ba Lan đă tới Roma tham dự đại lễ tôn vinh, về phía chính quyền có tổng trưởng bộ phượng tự và vị đại sứ tại Ư. Ngay sau đó, đức giám mục Agostino Casaroli, một chuyên viên ngoại giao của Ṭa thánh, sang Ba Lan đàm phán với chính quyền Varsovia. Kết quả đầu tiên là Chính phủ Ba Lan ra lệnh băi bỏ việc kê khai tài sản thờ tự của Giáo hội, mà sắc luật đă có từ thời Staline.

Số giáo dân Ba Lan năm 1970 là 30.641.140 (95%), với một hàng Giáo phẩm : 2 hồng y, 56 tổng giám mục và giám mục. Điều đáng chú ư là số ơn gọi làm linh mục và tu sĩ rất ca o: trong năm 1971 có 480 tân linh mục thuộc 25 giáo phận; tháng 11 năm 1971, con số đại chủng sinh là 4.088 (3.097 triều: 991 ḍng). Riêng giáo phận Varsovia có 856 linh mục và 228 đại chủng sinh. [14] Như vậy, Ba Lan là một trong những nước thật phong phú ơn thiên triệu.

Cộng sản hoạt động ở Hung Gia Lợi từ tháng 10 năm 1944, nhưng với bộ mặt “hiền lành” mà đức hồng y Mindszenty gọi là bộ mặt “sói giả chiên”. Thật vậy, cuộc khủng bố Công giáo bắt đầu ngay năm sau: các hội đoàn Công giáo, kể cả tổ chức Caritas đều bị giải tán, các học đường cũng như các bệnh viện Công giáo bị đóng cửa, việc dạy giáo lư (70% dân số bấy giờ là Công giáo) phải băi bỏ. Chính quyền chen vào nội bộ Giáo hội, vào việc bổ nhiệm giám mục, rồi ngày 26.12.1948 đức hồng y Mindszehty bị bắt giam, năm sau bị án tù chung thân. Báo chí Công giáo bị tịch thâu, các buổi lễ công cộng bị cấm ngặt. Năm 1950, đến lượt các ḍng tu phải giải tán, nhiều linh mục, tu sĩ bị đưa vào trại giam, có người bị sát hại hoặc phát lưu. Chính phủ đứng ra bảo trợ một tổ chức gọi là “Giáo hội Cấp tiến Công giáo”.

Năm 1955, đức hồng y Mindszenty được trả tự do; nhưng ngay năm sau, cuộc khởi nghĩa của dân Hung Gia Lợi bị đàn áp: đức hồng y phải tị nạn trong Ṭa đại sứ Hoa Kỳ ở Budapest. Tuy chính quyền phủ nhận việc Giáo hội Công giáo bị bách hại, nhưng thực tế nhiều giám mục, linh mục và giáo dân vẫn c̣n ngồi tù, nhiều trường Công giáo bị quốc hữu hóa, báo chí Công giáo bị hạn chế và chính quyền can thiệp vào việc điều khiển Giáo hội một cách có hệ thống. Từ năm 1967, t́nh h́nh sáng sủa hơn: 20% học sinh được theo học các lớp giáo lư. Thỏa ước kư với Ṭa thánh ngày 15.5.1964, được sửa đổi (1968) với một vài điểm rộng răi hơn, nhất là về việc thuyên chuyển và cắt cử giám mục.[15] Ngày 16.4.1971, ngoại trưởng Janos Peter (cựu mục sư) hội kiến với đức Phaolô VI trong ṿng 45 phút. Sau đấy 5 tháng, đức hồng y Mindszenty được trả tự do và ngài đă sang Vatican (28.9.1971) theo lời khuyên của đức Thánh Cha Phaolô VI, để Ṭa thánh dễ đàm phán với chính quyền Budapest. Số giáo dân Hung Gia Lợi năm 1970 là 6.276.000 (62%), dưới sự lănh đạo của một hàng Giáo phẩm: 1 hồng y (tị nạn), 12 tổng giám mục và giám mục.

Tiệp Khắc trở thành một nước Cộng ḥa Nhân dân theo kiểu Nga Sô từ năm 1948. Cuộc xung đột với Giáo hội xảy ra ngay từ tháng 9 năm 1947, nhân một cuộc biểu dương đức tin bị giải tán. Học đường, báo chí Công giáo phải đóng cửa, Công giáo tiến hành bị băi bỏ. Năm 1949, Cộng sản tổ chức “Giáo hội tự trị” và thành lập “Tân Công giáo tiến hành”; nhiều đạo luật thù nghịch Công giáo được ban hành, chính quyền can thiệp vào việc điều khiển các giáo phận... Năm 1950, hàng Giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ bị khủng bố, chịu đưa đi các trại giam hay hầm mỏ.

Hiến pháp 1960 loại bỏ đạo Công giáo, và cũng không đề cập đến vấn đề tự do tín ngưỡng. Cả các nữ tu cũng hết được tự do làm việc tại bệnh viện.... Không một thánh đường mới nào được xây cất thêm, không một tân giám mục nào được bổ nhiệm. Annuarto Pontificio năm 1962 cho bản thống kê như sau: 1 tổng giám mục (bị quản thúc), 10 giám mục (3 ngồi tù, 3 bị quản thúc) lănh đạo 8.600.000 giáo dân (62%). Từ năm 1971 , Đại diện Ṭa thánh đă bắt đầu tiếp xúc với chính quyền Tiệp Khắc, để tiến tới một thỏa hiệp, nhưng việc không thành (cuối tháng 6 năm 1972). Năm 1972, Tiệp Khắc chỉ c̣n 2 giám mục (và 1 vị bị cấm hoạt động) cho 12 giáo phận, với 10 triệu giáo dân trên tổng số 15 triệu người. [16]


4. Giáo hội Công giáo tại các nước Chính thống giáo và Cộng sản
[17]

Đệ nhất thế chiến đă để lại cho hội Hy Lạp Đông phương rất nhiều hậu quả. Ḥa ước Sèvres 1920 và Lausanne 1923 thu hẹp lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Đông Thracia với thành Istanbul (Constantinopoli xưa) và Tiểu Á, Giáo hội Chính thống bị chính quyền Thổ Ankara bách hại đến độ bị tiêu diệt (1922-23). Vị giáo chủ Istanbul chỉ c̣n vào khoảng 300.000 tín hữu. Một ṭa Giáo chủ Chính thống đặc biệt được thiết lập năm 1921 trong nước Nam Tư. Năm 1925, thêm ṭa Giáo chủ nữa ở Bucarest nước Rumani. Giáo hội Chính thống nước Albania cũng tuyên bố tự trị năm 1922. Hội nghị Liên Chính thống lần I được triệu tập tại Athêna năm 1936. Ngay khi đế chế Nga sụp đổ, các Giáo hội Chính thống quốc gia tự trị cũng được thành lập tại Ba Lan (với 3 hoặc 4 triệu tín đồ), trong xứ Georgia năm 1917, và mấy năm sau, tại Kiev xứ Ukrania năm 1921.

Trên đây, chúng tôi đă tŕnh bày những cố gắng và thiện chí của ngôi Giáo hoàng về việc kêu mời các Giáo hội Chính thống trở về hiệp nhất với Giáo hội Công giáo Roma. Năm 1917, đức Thánh Cha Beneđictô XV ban Tự sắc Dei Providentis, thiết lập Bộ Giáo vụ Đông phương. Thánh Bộ này có mọi quyền hành trên các giáo phận theo lễ nghi Đông phương Roma đă can thiệp bênh vực giáo dân Đông phương, mỗi khi họ lâm nạn hoặc chịu cảnh quẫn bách do chính trị nước họ gây nên, như trường hợp giáo dân Maronit (Liban), Armenô và cả giáo dân Nga. Nhân nạn đói năm 1922-24, đức Thánh Cha Piô XI đă cử tới nước Nga một phái đoàn cứu trợ, kêu theo một Thông điệp kêu mời sự hiệp nhất Kitô hữu một cách hết sức cảm động (1923). Ngài c̣n can thiệp vào hội đàm Genève (tháng 5.1922), không phải như người ta tố cáo là để kư kết ǵ với Nga Sô, nhưng sự thực để đ̣i quyền tự do tín ngưỡng cho hết mọi người công dân Nga, bảo đảm quyền sống đạo, trả lại cho các tôn giáo những tài sản đă bị tịch thâu, sau cùng là việc phóng thích vị thượng phụ giáo chủ Tichon (+ 1925), người đă can đảm lên án Cộng sản vô thần. Trong Thông điệp Rerum Orientalium studiis 8.9.1928, đức Thánh Cha khuyến khích sự học hỏi về Giáo hội Đông phương, và cho đó là đường đưa tới hiệp nhất trong tương lai. [18]

Các cha ḍng Tên và Biển đức mở những học viện đào tạo nhiều thừa sai Đông phương. Năm 1929, bắt đầu công việc biên soạn một Bộ Giáo luật Đông phương; năm 1938, đức Thánh Cha thêm nhiều quyền hành cho Bộ Giáo vụ Đông phương và sáp nhập vào Bộ này tổ chức Catholica Unio (Công giáo Hiệp nhất) đă có từ năm 1924. Nhiều học viện dành cho hàng giáo sĩ Đông phương cũng được mở ở Roma. Khắp nơi đều nghe nói đến sự từ bỏ ư định Latinh hóa Đông phương. Tại Velehrad trong xứ Moravia; từ năm 1907 đến 1936 đă có nhiều cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Chính thống, nói về hiệp nhất. Năm 1932, Bộ Giáo vụ Đông phương đưa ra con số Chính thống giáo “hiệp nhất” (uniates) là 8.200.000, trong số này có 5.160.000 Ruthen (hay Ukrani) sống trong các xứ Galicia (Ba Lan), Hung Gia Lợi và Mỹ Châu, 1.370.000 Rumeni trong nước Rumani, 430.000 Maronit ở Liban, và trên 1 triệu gồm Armenô, Copto, Ethiopic, Syrô Chaldaic, Syrô Jacobit và Malabar trong các xứ Armenia, Ai Cập, Ethiopia, Syria và Ấn Độ. Số giám mục “hiệp nhất” là 57, thêm vào đó 8 vị giám quản và 34 giám mục hiệu ṭa. Giáo hội Chính thống “hiệp nhất” có 28 ḍng nam và 41 ḍng nữ.[19] Nhưng mọi cố gắng cho sự hiệp nhất đă không thâu đạt được kết quả trước khi đệ nhị thế chiến bùng nổ, và từ năm 1946 các Giáo hội Đông phương, hiệp nhất cũng như chưa, đều rơi vào tay Cộng sản.

Số phận Công giáo và Chính thống trên đất Liên bang Sô viết mới thật đau thương, kể từ khi cuộc Cách mạng Cộng sản thành công năm 1917, thời Lénine (1917-24) và Staline (1941-53). Sắc lệnh 23.1.1918 tuyên bố tách biệt đạo đời, xóa bỏ mọi tàn tích tôn giáo trong đời sống xă hội, gia đ́nh, cấm dạy giáo lư, tịch thâu tài sản của các Giáo hội. Nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ bị giết hoặc đi đày. Để đáp lại, đức Thánh Cha Piô XI công bố Thông điệp Divini Redemptoris (19.3.1937), kết án chủ nghĩa Cộng sản vô thần, đồng thời tŕnh bày học thuyết Xă hội Công giáo. Cuộc bách hại đẫm máu chỉ được tạm ngưng trong thời gian Đức quân tấn công Liên Sô từ 1941 đến 1944.

Sau đệ nhị thế chiến, là một chiến dịch bài tôn giáo của chính quyền Cộng sản. Giáo hội Chính thống trở thành công cụ trung thành của chế độ, bành trướng sang miền Tây và cưỡng bách các Giáo hội khác phải sáp nhập, kể cả 5 triệu giáo dân Ruthen “hiệp nhất”. Việc giáo chủ Alexei định triệu tập một đại Công đồng tại Matscơva, đă gặp phải sự phản đối của hai vị giáo chủ Alexandria và Constantinopoli; nhưng việc đă thành vào năm 1948, nhân kỷ niệm Năm trăm Năm thành lập Giáo hội Nga. Công đồng Matscơva, trong đó không có đại diện của các giáo chủ Alexandria, Constantinopoli và Hy Lạp, đă chấp nhận chính thể Sôviết, kết án Giáo hội Công giáo Roma là lạc hướng đức tin, cũng như phủ nhận việc tấn phong giám mục và linh mục của Anh giáo. Từ đấy, có sự tranh chấp về quyền bính giữa Constantinopoli và Matscơva. Năm 1962, giáo chủ Matscơva đă cử ba đại diện đến đại Công đồng Vatican II, trong khi nhiều Giáo hội Chính thống quan trọng khác, như Constantinopoli, Hy lạp không nói ǵ. Năm 1969, số giáo dân Chính thống Nga vào khoảng 50 triệu; vị giáo chủ ở Matscơva c̣n có quyền trên các Giáo hội Chính thống Rumani (14 triệu), Bungari (6 triệu), Nam Tư (9 triệu), Georgia (2 triệu).

Hiện t́nh Công giáo trong Liên bang Sôviêt không ai biết rơ. Năm 1959, có tin nói rằng bốn thánh đường theo lễ nghi Latinh đă được mở cửa lại, đó là các thánh đường Matscơva, Leningrad, Odessa và Tiflis. Annuario Pontifcio năm 1962 cho biết Giáo hội Công giáo trong Liên bang có một tổng giáo phận, 4 giáo phận, với 2 giám mục bị phát lưu. Người ta cũng phỏng đoán c̣n có 8 triệu người Công giáo (3,7%), riêng tiểu bang Lithuania có 2 triệu giáo dân (80%) phải chịu một cuộc bách hại nặng nề hơn cả. Năm 1940, Lithuania có 4 chủng viện, 12 giám mục và 1.500 linh mục; năm 1969, chỉ c̣n 30 chủng sinh được chính quyền lựa chọn, 2 giám mục (bị kiểm thúc) và khoảng 600 linh mục già yếu. [20]

Rumani, năm 1947 Cộng quân làm áp lực bắt vua Michael I thoái vị và cướp chính quyền. Năm 1948, Chính phủ Cộng sản hủy bỏ thỏa hiệp đă kư với Ṭa thánh (1929), quốc hữu hóa các học đường và ban hành “Đạo luật Tôn giáo”. Sau đại Công đồng họp tại Matscơva năm 1948, vị giáo chủ Rumani “hiệp nhất” (từ năm 1698), muốn làm vừa ḷng Cộng sản, đă t́m hết cách để sáp nhập Giáo hội này gồm 1 triệu rưỡi giáo dân, vào với Giáo hội Chính thống quốc gia Rumani. Trong khi đó, Giáo hội Công giáo Latinh chịu đặt dưới quyền cai quản của các giám mục Chính thống, các hội ḍng bị băi bỏ hồi cuối năm 1949, 6 giám mục và một số linh mục, giáo dân bị giam giữ. Năm 1970, dân số Rumani là 19.105.000, trong số này có 1.140.000 Công giáo Latinh (6%) với 2 giám mục, và 14 triệu Chính thống.

Cộng sản nắm chính quyền ở Bungari do một cuộc trưng cầu dân ư giả tạo ngày 8.9.1946. Năm 1948, các trường Công giáo bị đóng cửa, năm liền sau, đến lượt ṭa Khâm sứ tại Sofia. “Luật phượng tự” đồng thời được ban hành, chính thức nhận Chính thống giáo làm quốc giáo, và cũng là lợi khí của chế độ. Các linh mục không phải gốc Bungari đều bị trục xuất, các hội ḍng có nhà mẹ ở ngoại quốc phải giải tán, các bệnh viện và cơ sở từ thiện bị sung công. Một giám mục bị án tử h́nh, một vị khác phải lưu đày. Năm 1970, có 60.000 Công giáo (0,7%) với 3 giám mục, và 6 triệu Chính thống trên tổng dân số 8.260.000.

Nam Tư tuyên bố lập chính thể Cộng ḥa dân chủ ngày 29.11.1945. Cuộc bách hại Công giáo khai mạc ngay khi Hồng quân xâm chiếm Zararbia tháng 5 năm 1945. Từ đấy đến cuối năm 1950, t́nh thế rất đen tối: hàng trăm giám mục, linh mục bị giết, nhiều vị khác phải lưu đày hoặc bị quản thúc, các chủng viện bị đóng cửa, báo chí Công giáo phải đ́nh bản, việc dạy giáo lư phải băi bỏ; các tu viện cùng cơ sở từ thiện và bất động sản của Giáo hội bị quốc hữu hóa, các tu sĩ phải đi đày..., đức hồng y Stepinac (+ 10.2.1960) bị bắt giam (1946). Năm 1952 chính quyền Nam Tư cắt đứt hẳn ngoại giao với Ṭa thánh.

Từ năm 1961, t́nh h́nh Giáo hội Công giáo ở Nam Tư bắt đầu có những biến chuyển tốt đẹp. Nam Tư là nước Cộng sản cuối cùng cắt đứt ngoại giao với Vatican, nay là nước Cộng sản đầu tiên nối lại mối bang giao ấy ở cấp bậc Sứ thần và đại sứ từ ngày 15.8.1970. Một thỏa hiệp đă được Mỹ kết năm 1966 gồm 4 điểm, nh́n nhận quyền thiêng liêng của Ṭa thánh đối với Giáo hội Công giáo địa phương, và dành cho các giám mục mọi phương tiện liên lạc với Roma về tôn giáo, báo chí Công giáo cũng được tự do hơn. Ngày 21.5.1970, đức Thánh Cha tuyên thánh cho chân phước Nicolas Tavelic ḍng Phansinh, tử đạo ở Gierusalem năm 1391. Dịp này, hàng vạn người Nam Tư đă tới Roma tham dự đại lễ. Cuộc hội kiến của thống chế Tito, tổng thống Nam Tư, với đức Phaolô VI ngày 29.3.1971 tại Vatican, càng làm cho sự giao hảo thêm chặt chẽ và sáng tỏ. Cũng năm 1971, từ ngày 6 đến 15 tháng 8, tại Zagreb, hai hội nghị được tổ chức: hội nghị Thánh Mẫu học (lần thứ 6) dành cho các nhà thần học, [21] và đại hội Thánh Mẫu quốc tế (lần thứ 13). Đức hồng y Seper, nguyên tổng giám mục Zagreb, được cử làm Đặc sứ Ṭa thánh chủ tọa đại hội Thánh Mẫu, và đại hội đă thu hút cả 100.000 khách hành hương từ các nơi tuôn đến Zagreb.[22] Người Công giáo Nam Tư, khoảng 6.315.000 (36%), tỏ ra rất anh hùng và kiên gan sống đạo dưới sự lănh đạo của một hàng Giáo phẩm: 1 hồng y, 27 tổng giám mục và giám mục (1970). Số ơn gọi làm linh mục cũng đáng kể: năm 1970 có trên 2.000 đại chủng sinh, trong khi con số này xuống rất thấp tại nhiều nước tự do !

Nước Albania bị đặt dưới chính quyền cộng sản từ năm 1944. Cũng từ đấy Giáo hội Albania chịu bách hại: các giám mục và linh mục bị hạ sát hoặc bị tống giam, nhiều tu sĩ, giáo dân cùng chịu chung số phận. Năm 1970, c̣n 143.000 người Công giáo sống sót (7%) với 2 giám mục, ngoài ra c̣n 250.000 giáo dân Chính thống. Từ năm 1971, theo lệnh của đảng, không ai được đặt tên thánh cho trẻ sơ sinh. Tại các pḥng hộ tịch, cha mẹ bắt buộc phải chọn những tên sự kiện lịch sử của đảng đă ghi trên những danh sách riêng biệt, do chuyên viên của đảng lập sẵn. [23]


III

GIÁO HỘI THỜI CÔNG ĐỒNG VATICAN II


1. Đức Thánh Cha Gioan XXIII (1958-63)
với việc chuẩn bị và khai mạc Công đồng (1962)
[24]

Ngày 28.10.1958, Hội đồng Hồng y bầu đức hồng y Angelo Roncalli 77 tuổi, lên kế vị đức Piô XII, hiệu là Gioan XXIII. Đức tân Giáo hoàng nguyên là Sứ thần Ṭa thánh tại nhiều nước Chính thống giáo (Bungari, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) và ở Paris, trước khi được đặt làm hồng y giáo chủ Venecia (1953). Việc thứ nhất của đức Gioan là ngày 15.12.1958 cùng một lúc phong 23 vị hồng y, nâng tổng số hồng y lên 75 vị, vượt con số “truyền thống” 70 đă được đức Sixtô V ấn định (1586). Và sau 3 tháng ở ngôi, ngày 25.1.1959 đức Thánh Cha đă làm cả thế giới sửng sốt, cũng như chính ngài phải bỡ ngỡ, là loan báo dự tính triệu tập một đại Công đồng tại Roma, mà trọng tâm là hiệp nhất Giáo hội: “Chúng ta hăy hiệp nhất với nhau và hăy chấm dứt mọi bất ḥa”; đồng thời để sửa lại bộ Giáo luật cho thích nghi với thời đại. Khi phác họa chương tŕnh hoạt động của triều đại, ngài nói: năm I là năm tập sự, năm II là năm họp công đồng giáo phận Roma, năm III là năm chuẩn bị đại Công đồng, và năm IV là năm của Công đồng Vatican II. Chương tŕnh ấy ngài đă lần lượt thực hiện.

Năm 1959, tuy là năm “tập sự, đức Thánh Cha đă liên tiếp công bố 4 Thông điệp: Ad petri Cathedram (29.6), trong đó nói đến mục đích của Công đồng là đẩy mạnh đức tin, canh tân phong hóa, thích ứng các kỷ cương Giáo hội với tŕnh độ tiến hóa hiện đại; Sacerdotii nostri Primordia (1.8) về chức Linh mục; Grata Recordatio (26.9) về việc đọc kinh Mân côi; và đặc biệt Thông điệp Princeps Pastorum (28.11) nói về công cuộc truyền giáo, đặt hy vọng có nhiều tiến triển trong ngành này. Ngày 14.12.1959, Hồng y đoàn được thêm 8 vị tấn phong.

Năm 1960, ngoài việc triệu tập công đồng giáo phận Roma, ngày 28 tháng 3 đức Thánh Cha đặt thêm 7 hồng y (và 3 vị in petto), trong số này ba vị ở xứ Truyền giáo, đó là các hồng y Peter Tatsuo Doi (Nhật Bản), Rufinos Santos (Philippin), Laurent Rugambwa (Tanganyika). Ngày 8 tháng 5, ngài đích thân tấn phong 14 Giám mục thừa sai. Nhiều hàng Giáo phẩm địa phương được thiết lập trong những năm 1960-62, như hàng Giáo phẩm Việt Nam do Tông hiến Venerabilium nostrorum ngày 24.11.1960. Cũng năm 1960, ngày 5 tháng 6, nhân lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, đức Thánh Cha công bố Tự sắc Superno Dei Nutu tuyên bố chấm dứt giai đoạn “tiền chuẩn bị” và mở đầu giai đoạn “chuẩn bị”, đặt ra 10 ủy ban: Thần học, Giám mục cùng việc cai quản giáo phận, Giáo sĩ và Giáo dân, Đời sống Ḍng tu, Bí tích, Phụng vụ, Chủng viện và Giáo dục, Giáo hội Đông phương, Truyền giáo, Tông đồ Giáo dân; đến sau thêm hai ủy ban: Lễ nghi và Kỹ thuật; thêm vào đó 3 văn pḥng: Hiệp nhất Kitô hữu, Báo chí Phim ảnh, Hành chánh. Mỗi ủy ban và văn pḥng đều có một hồng y làm chủ tịch; tất cả các công việc được tập trung và điều hành bởi một ủy ban trung ương, do chính đức Thánh Cha đứng đầu, có đức cha Felici làm tổng thư kư.

Năm 1961 đức Thánh Cha đặt thêm 4 hồng y mới (16.1), công bố Thông diệp Mater et Magistra ( 14.7) về vấn đề xă hội và Thông điệp Aeterna Dei Sapientia (11.11) mời gọi sự hiệp nhất Kitô hữu.[25] Ngày 25 tháng 12, đức Thánh Cha công bố Tông hiến Humanae Salutis ấn định Công đồng sẽ triệu tập trong năm 1962. Lúc này các ủy ban chuyên môn đă đưa lên ủy ban trung ương 70 lược đồ, in thành 119 tập dầy 2.060 trang; đó là những dự án sẽ đưa ra thảo luận chính thức trong Công đồng.

Năm 1962, ngày 2 tháng 2, đức Thánh Cha ra Tự sắc Concilium, ấn định ngày khai mạc Công đồng sẽ là ngày lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa (11 tháng 10), để kỷ niệm Công đồng Ephesô (431) đă phán quyết tín điều này. Cũng tháng 2 ngày 22, Tông hiến Veterum Sapientia được ban hành, nhằm chấn hưng việc học và dùng tiếng Latinh trong các chủng viện. Ngày 19 tháng 3, đức Gioan phong thêm 10 hồng y, nâng con số hồng y lên 87 vị. Thông điệp thứ 7 Paenitentiam agere, được công bố ngày 1 tháng 7, dạy làm việc sám hối cầu nguyện cho Công đồng. Ngày 6 tháng 8, đức Thánh Cha kư Tự sắc Appropiquante Concilio ấn định bản quy luật Công đồng, trong đó một chủ tịch đoàn gồm 10 hồng y: Tisserant (Pháp), Liénart (Pháp), Tappouni (Irak), Gilroy (Úc), Spellman (Hoa Kỳ), Play y Daniel (Tây Ban Nha), Frings (Đức), Ruffini (Ư), Caggiano (Achentina) và Alfrink (Hà Lan). Ngày 11 tháng 9, trong Sứ điệp gởi toàn thế giới, đức Thánh Cha nói: “Công đồng là như một cuộc gặp lại dung nhan của Chúa Kitô Phục sinh, vua minh hiển muôn đời, hằng chiếu soi qua Giáo hội, để cứu vớt, an ủi và soi sáng muôn dân. Vậy Công đồng sẽ chú trọng đến việc kiểm điểm lại đời sống nội tâm của Giáo hội, đồng thời cũng nghiên cứu lại thái độ đối ngoại của Giáo hội nữa”.

Ngày 11.10.1962 là ngày khai mạc Công đồng trong vương cung thánh đường Thánh Pherô, nơi đă được trang bị rất hoàn hảo và tối tân. Hiện diện trong phiên họp khai mạc có 2.540 nghị phụ trên tổng số 2.904 vị được mời tham dự. Các ngài đại diện cho 134 Quốc gia trên thế giới. Chỉ có 49 vị thuộc thế giới cộng sản có thể tới dự Công đồng; không một giám mục Trung cộng hay Bắc Việt có mặt. Hai đức hồng y đau nặng và hai vị nữa (Mindszenty, Hungary và Arteaga y Betancourt, Cuba) bị quản thúc, không thể đến được. Các nước nhiều nghị phụ nhất được xếp thứ tự như sau: Ư (430), Hoa Kỳ (241), Braxin (204), Pháp (159), Canada (97), Tây Ban Nha (95), Ấn Độ (84), Đức (68), Achentina (66), Mehicô (65), Ba Lan (64), Columbia (52). Ngoài 97 bề trên tổng quyền các ḍng tu có quyền tham dự, Âu châu có nhiều nghị phụ nhất (1.089), rồi đến Nam Mỹ (489), sau đó là Bắc Mỹ (404), Á châu (374), Phi châu (296), Trung Mỹ (84) và Hải Dương châu (75).

Thêm vào số các nghị phụ, có 460 chuyên viên thần học và giáo luật (235 linh mục triều, 45 ḍng Tên, 42 Đaminh, 15 Phan sinh, 12 Oblat, 6 Biển đức, 5 Salêdiêng, v.v...) ứng trực để giúp vào các vấn đề thảo luận. Ngoài ra, c̣n một số quan sát viên của các Giáo hội “ly khai” được cử đến tham dự: Anh giáo có 3 vị; Tổng đoàn Lutherian phổ thế, 2; Liên minh Giáo hội cải cách thế giới, 3; Giáo hội Tin lành Đức, 1 ; Hội Đồ đệ Chúa Kitô phổ thế, 1 ; Hội Quaker thế giới, 1; Hội Congregationalisme thế giới, 2; Hội Methodisme thế giới, 3; Giáo hội Tin lành Pháp, 3; Hội đồng Đại kết các Giáo hội, 2; Giáo hội Cựu Công giáo, 1; Giáo hội Coptô, 2; Giáo hội Syrô Jacobit, 2; Giáo hội Chính thống Matscơva, 3. Về phía các Chính phủ, 85 phái đoàn đại diện của hầu hết các nước tự do (có phái đoàn do chính tổng thống cầm đầu). Các phái đoàn này đến tham dự buổi lễ khai mạc Công đồng).

Công đồng khai mạc bằng một Thánh Lễ kính Chúa Thánh Thần. Sau bài Phúc âm bằng tiếng Latinh và Hy Lạp, đức Thánh Cha đọc một diễn văn, nhấn mạnh đến Linh mục vụ của Công đồng là bảo vệ và phát huy chân lư, nhưng tŕnh bày làm sao cho thích ứng với nhu cầu hiện đại, nghĩa là cung cấp một giáo huấn tích cực. Ngài nói: “Ngày nay Giáo hội Chúa ưa thích dùng liều thuốc từ bi, hơn là vung chiếc gươm thần chống đỡ, ưa thích đáp ứng với nhu­ cầu hiện đại bằng cách tŕnh bày giáo lư sung măn của ḿnh, hơn là lên án các lạc thuyết”. Ngày khai mạc Công đồng kết thúc bằng một cuộc rước đèn vĩ đại ban tối, có 200.000 dân giáo đô tham dự, đón chào các giám mục từ khắp năm châu tới họp Công đồng tại kinh thành muôn thuở, miệng ca hát những bản nhạc mừng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, tay cầm đèn đuốc, kéo nhau qua các ngả đường, reo to khẩu hiệu: “Hoan hô đức Giáo hoàng ! Hoan hô các Giám mục !”.

Ngày 13 tháng 10, phiên họp đầu tiên, mở đầu cho khóa I và sẽ kéo dài đến 8 tháng 12. Trong cuộc gặp gỡ giữa các vị cao cấp thuộc đủ mầu da, tiếng nói, văn hóa và phong tục khác nhau, người ta không lấy làm lạ nếu có sự khác biệt về tư tưởng và ư kiến, khi phải tranh luận nhiều vấn đề trong Công đồng. Điều này càng rơ rệt khi thấy có hai luồng tư tưởng, một “bảo thủ, nhất là nơi các nghị phụ Ư, và một “cấp tiến”, nghĩa là muốn có những thay đổi cấp thời của các nghị phụ Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan và một số vị thuộc xứ Truyền giáo. Ngày 22 tháng 10, các nghị phụ bắt đầu hội thảo về Phụng vụ; cuộc tranh luận kéo dài trong 15 phiên họp, đến ngày 13 tháng 11 mới chấm dứt. Sau đó, từ ngày 19 tháng 11, Công đồng tranh luận về nguồn gốc Mặc khải; cuộc tranh luận rất sôi nổi, v́ hai trường phái thần học phải đương đầu trước vấn đề “Mặc khải”, “Chân lư”, “Linh hứng”, “Thánh truyền”, và về những tương quan của vấn đề. Ngày 23 tháng 11, các nghị phụ đề cập đến lược đồ về các Phương tiện Truyền thông Xă hội. Nhiều vấn đề thần học khác được đưa ra cứu xét, như Giáo lư về Giáo hội, Phong tục dân Công giáo, vấn đề Lương tâm, đức Khiết tịnh, đời sống Hôn nhân... Nhưng chưa một văn kiện nào được công bố, v́ các lược đồ đem ra tranh luận đă phải trả về cho ủy ban liên hệ để sửa lại. Ngày 8 tháng 12, đức Thánh Cha đọc diễn văn bế mạc khóa I, và ấn định khóa II sẽ bắt đầu vào ngày lễ Sinh nhật Đức Mẹ 8.9.1963.

Năm 1963, đức Thánh Cha tiếp tục tiến hành Công đồng và mọi chương tŕnh như thường lệ. Đặc biệt ngày 10 tháng 4, ngài công bố Thông điệp Pacem in terris làm phấn khởi dư luận thế giới, và đúng một tháng sau đức Thánh Cha được trao tặng giải Ḥa b́nh Balzan. Nhưng từ trung tuần tháng 5, bệnh ung thư gan mà ngài chịu đựng từ lâu, nay tái phát. Đức Thánh Cha liệt giường cho tới khi băng hà ngày 3 tháng 6, thọ 81 tuổi, sau 4 năm 7 tháng lên ngôi Giáo hoàng.


2. Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục và bế mạc Công đồng (1965)
[26]

Ngày 21.6.1963, nhằm lễ Thánh Tâm Chúa, đức hồng y Giovanni Battista Montini, tổng giám mục Milan, đắc cử Giáo hoàng, hiệu Phaolô VI. Ngay ngày hôm sau, đức tân Giáo hoàng đọc Điện văn Urbi et Orbi gởi toàn thể thế giới, như một tuyên ngôn, bày tỏ cảm tưởng, đường lối và chương tŕnh hoạt động của triều đại là tiếp tục đại Công đồng, phục vụ Công lư Ḥa b́nh thế giới, xúc tiến việc hiệp nhất Kitô hữu. Mấy ngày sau, Công đồng được chính thức loan báo sẽ tái nhóm vào ngày 29.9.1963 và bế mạc ngày 4 tháng 12. Ngày 14 tháng 9, đức Thánh Cha ban Huấn dụ Cum proximus về việc cầu nguyện và hăm ḿnh đền tội, để Công đồng đạt kết quả tốt đẹp. Cũng ngày ấy, đức Thánh Cha triệu tập các nghị phụ và chỉ định 4 hồng y: Agagianian, Dopfner, Lercaro, Suenens, làm đại diện điều hành các công việc của Công đồng.

Khóa II Công đồng khai mạc ngày 29.9.1963. Bằng một Thánh lễ và bài Diễn văn, đức Thánh Cha nhắc lại mục đích của Công đồng là Giáo hội muốn nh́n vào dung nhan Chúa Giêsu; nếu nhận thấy một vết nhơ, một khuyết điểm trên khuôn mặt hay trên chiếc áo cưới của ḿnh, th́ sẽ nhất định can đảm và cố gắng tẩy gột, để trở nên giống thật gương mẫu ḿnh là Chúa Kitô. Cũng trong bài Diễn văn này, đức Thánh Cha lên tiếng cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa và của những anh em “bất ḥa”, v́ những lầm lỗi của Giáo hội Roma trong việc chia rẽ Kitô-giáo. Số các nghị phụ dự Công đồng khóa II này là 2.427 vị, gồm 75 hồng y 2.228 tổng giám mục và giám mục, 59 giám chức, 65 bề trên tổng quyền. Đặc biệt từ khóa II này, ngoài 10 nữ tu, c̣n có 10 giáo dân trong số dự thính viên: 3 người Ư, 2 Pháp, 1 Hoa Kỳ, 1 Tây Ban Nha, 1 Ba Lan, 1 Áchentina và 1 Bỉ. Con số này đến sau lên đến 42 người, trong đó có hai ông bà Alvarez Icaza người Mehicô.

Ngày 30 tháng 9 là phiên họp đầu tiên của khóa II, tức phiên họp thứ 37 tính từ đầu, khởi sự tranh luận về lược đồ “Giáo hội”, gồm 8 chương nói về Mầu nhiệm Giáo hội. Đó là trọng tâm của khóa II này, cuộc tranh luận kéo dài tới phiên họp ngày 31 tháng 10. Tiếp đến là lược đồ “Giám mục và việc cai quản các giáo phận” được thảo luận cho tới ngày 15 tháng 11. Từ ngày 18 cùng tháng, bắt đầu tranh luận lược đồ về “Hiệp nhất Kitô hữu”, liên tiếp trong 10 phiên họp, nghĩa là cho đến phiên 79 ngày 2 tháng 12. Cuộc tranh luận này rất sôi nổi.

Ngày 4.12.1963, đức Thánh Cha công bố Hiến chế Sacrosanctum Concilium (Phụng vụ thánh) và Sắc lệnh Inter mirifca (Phương tiện truyền thông xă hội), sau đó ngài đọc Diễn văn bế mạc khóa II. Sau bài Diễn văn, đức Thánh Cha thêm ít lời thân mật với các quan sát viên và các Giáo hội “ly khai”; đồng thời tuyên bố vào đầu năm sau ngài sẽ đi viếng Đất Thánh, cầu nguyện cho sự hiệp nhất và thống nhất.

Đúng như đă dự định, ngày 4.1.1964 đức Thánh Cha cùng đoàn tháp tùng đáp phi cơ bay thẳng tới Amman kinh đô vương quốc Jordania, v́ phi trường Kalandia ở Gierusalem không đủ lớn cho loại phi cơ phản lực của hăng Alitalia đáp xuống. Quốc vương Hussein ra tận phi trường nghênh đón đức Thánh Cha. Khi đáp từ quốc vương, đức Phaolô tuyên bố: “Cuộc viếng thăm Đất Thánh của chúng tôi có tính cách hoàn toàn tôn giáo”. Từ Amman sang Gierusalem và thăm viếng các nơi, đức Thánh Cha đi xe hơi của tổng thống cộng ḥa Liban. Chiều tối hôm ấy, sau khi viếng Đền thờ Mồ Thánh về, tại ṭa Khâm sứ Ṭa thánh trong khu vực Jorđania, ngài tiếp đức cha Beneđictos, giáo chủ Chính thống tại Gierusalem: “Chúng ta hăy quên đi quá khứ và hướng về những ǵ trước mắt chúng ta”. Ngày hôm sau, đức Thánh Cha đi thăm Nazarét, Carphanaum, núi Sion, và tối hôm ấy là cuộc gặp gỡ “lịch sử”, giữa đức Giáo hoàng Phaolô VI và đức Thượng phụ Giáo chủ Chính thống Athenagoras I, cũng tại ṭa Khâm sứ. Đức Thượng phụ choàng vào cổ đức Thánh Cha dấu hiệu hôn ḥa b́nh, trước khi cả hai vị cùng đọc kinh “Lạy Cha”. Cả hai đều khóc: “Giáo hội Roma Istanbul đă hiệp nhất”. Sang ngày 6, trước khi lên đường trở về, đức Thánh Cha c̣n đi viếng Bê lem và gởi Thông điệp cho 240 lănh tụ trên thế giới, đặc biệt tổng thống De Gaulle, nữ hoàng Ebsabeth II, quốc vương Hussein và tổng thống Shazar.

Trở về Roma, ngày 25.1.1964 đức Thánh Cha kư Tự sắc Sacram Liturgiam, quyết định những thể thức đầu tiên áp dụng Hiến chế về Phụng vụ, và dạy phải thi hành từ mùa Chay (16.2) năm 1964. Cũng năm ấy ngày 6 tháng 8, ngài công bố Thông điệp Ecclesiam suam tŕnh bày chiều hướng của Công đồng là Giáo hội tự ư thức về ḿnh, tự cải thiện và đối thoại với thế giới hiện đại; trong khi đó Công đồng đă được ấn định tái họp từ ngày 19.9.1964.

Khóa III Công đồng khai mạc đúng ngày đă ấn định và sẽ kết thúc ngày 21 tháng 11 cùng năm 1964. Khóa này gồm 48 phiên họp với sự tham dự của 2.156 nghị phụ, thêm sự có mặt của 39 cha sở với tư cách là cộng tác viên thân cận của giám mục (con số này đến sau lên 45 vị). Đặc biệt trong khóa III có 1 linh mục và 3 giáo dân trong hàng ghế dự thính phát biểu ư kiến, đó là linh mục Marcos (nói tiếng Tây Ban Nha) và các ông Keenan (tiếng Latinh), Vasquez (tiếng Tây Ban Nha), Norris (tiếng Anh). Ngay từ phiên họp thứ nhất, Công đồng thảo luận về chương 7 và 8 của lược đồ “Giáo hội”, tức về sứ mạng siêu nhiên của Giáo hội trong công cuộc t́m phúc trường sinh cho nhân loại, và về địa vị của Đức Trinh Nữ Maria trong việc cứu chuộc loài người. Sau đó, bàn đến Nhiệm vụ mục vụ của các giám mục, Tự do tôn giáo, rồi thảo luận về bản tuyên ngôn đối với tín đồ Do Thái và Tin lành. Sang tháng 10, các nghị phụ lần lượt đề cập đến các lược đồ “Thiên Chúa Mặc khải”, “Tông đồ Giáo dân”, “Chức vụ và Đời sống các Linh mục”, “Giáo hội Công giáo Đông phương”, “Giáo hội trong thế giới ngày nay”. Trong tháng cuối cùng, Công đồng thảo luận về “Hoạt động truyền giáo”, “Đời sống Ḍng tu”, “Đào tạo Linh mục”, “Giáo dục Kitô giáo”, “Bí tích”.

Kết quả: sau hơn hai tháng tranh luận, ngày 20 tháng 11 đức Thánh Cha công bố Sắc lệnh Unitatis Redintegratio (Hiệp nhất Kitô hữu), và ngày 21, trước khi bế mạc khóa III, ngài công bố thêm Hiến chế tín lư Lumen Gentium (Giáo hội) và Sắc lệnh Orientalium Ecclesiarum (Các Giáo hội Công giáo Đông phương); đồng thời đức Thánh Cha tuyên bố: “Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Giáo hội”. Ngày 28 tháng 8, một Tông hu­ấn loan báo Công đồng sẽ họp thêm một khóa nữa, bắt đầu từ ngày 14.9.1965. Lịch sử năm 1964 kết thúc bằng chuyến công du của đức Thánh Cha sang Bombay (Ấn Độ), nhân dịp đại hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 38, ngày 2 tháng 12, mà mục đích chính là thăm viếng người nghèo, kêu gọi ḥa b́nh thế giới và đối thoại với các tôn giáo khác. Lễ Giáng sinh năm ấy, đức Thánh Cha đọc một Sứ điệp gởi thế giới, với đề tài: “T́nh huynh đệ, nền tảng của xă hội m­ới”.

Sang năm 1965, ngày 30 tháng 4 đức Thánh Cha công bố Thông điệp Mense Maio, kêu gọi giáo dân chạy đến cùng Đức Trinh nữ Maria, Nữ vương Ḥa b́nh, tha thiết xin Mẹ ban ḥa b́nh thế giới. Sau đó là Thông điệp Mysterium Fidei ngày 3 tháng 9, nói về giáo lư và sự tôn sùng Thánh Thể, trong đó tỏ bày niềm hy vọng sự tôn sùng này sẽ đem lại nhiều ân huệ cho Giáo hội và thế giới.

Khóa IV Công đồng, cũng là khóa chót, khai mạc ngày 14.9.1965, tuy đơn giản nhưng cảm động. Hiện diện có 2.325 nghị phụ, đức Thánh Cha bận phẩm phục và đội mũ giám mục (không đội triều thiên ba tầng), tay cầm gậy chăn chiên, đầu gậy là tượng Chúa Chuộc tội bằng đồng đen, c̣n thân gậy bằng bạc. Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Đồng tế với 20 hồng y, 6 tổng giám mục và giám mục. Lễ xong, ngài xướng kinh “Chúa Thánh Thần”, rồi ban Diễn từ khai mạc, nói đến đặc tính của khóa IV Công đồng là t́nh yêu mến đối với Thiên Chúa, đối với Giáo hội và nhân loại, đồng thời tuyên bố: ngày 4 tháng 10 ngài sẽ viếng thăm Liên hiệp quốc, để nói lên t́nh yêu thương đó.

Phiên họp khoáng đại 128 (15.9) là phiên họp đầu tiên của khóa IV, đức Thánh Cha đích thân chủ tọa, để công bố Tông hiến Apostolica Sollicitudo. Văn kiện này nói lên niềm quí mến, tin cẩn và hy vọng của đức Thánh Cha đối với các giám mục, đồng thời thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục. Sau đó, 4 lược đồ “Tự do Tôn giáo”, “Thiên Chúa Mặc khải”, “Nhiệm vụ mục vụ của giám mục” và “Tông đồ Giáo dân”, lần lượt được đưa ra thảo luận và biểu quyết trong 13 phiên họp (128-140), nghĩa là hết tháng 9 sang ngày 1 tháng 10.

Ngày 4 tháng 10, đức Thánh Cha thực hiện chuyến công du ḥa b́nh tại Liên hiệp quốc (New York), nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập của tổ chức. Trong chuyến công du này, ngài muốn đặt một nhịp cầu giữa Giáo hội và thế giới ngày nay. Tại ṭa nhà Liên hiệp quốc đức Thánh Cha đă đọc một Diễn văn quan trọng trước 117 phái đoàn, đại diện cho 117 Quốc gia hội viên. Bài diễn văn có một tiếng vang lớn trên thế giới. Đại biểu của các Quốc gia hội viên Liên hiệp quốc rất cảm kích trước mối thiện cảm và thái độ thân ái, mà đức Thánh Cha đă bày tỏ và biểu lộ. Họ vui mừng về việc đức Thánh Cha khuyến khích sự tiếp tục hoạt động và phục vụ một cách quảng đại cho nhân loại.

Trong khi đó, khóa IV Công đồng tiếp tục các phiên họp, bàn về các lược đồ “Giáo hội trong thế giới ngày nay”, “Đời sống ḍng tu, “Đào tạo Linh mục”, “Giáo dục Kitô giáo” trong 9 phiên họp (141-149). Ngày 28.10.1965, phần để kỷ niệm Bảy Năm ngày đăng quang của cố Giáo hoàng Gioan XXIII, phần để cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới, đức Thánh Cha triệu tập phiên họp đại chúng (sessio publica), để công bố 3 Sắc lệnh: Christus Dominus (Nhiệm vụ của các Giám mục), Perfectae Caritatis (Canh tân thích nghi đời sống Ḍng tu), Optatam totius Ecclesiae renovationem (Đào tạo Linh mục), và 2 Tuyên ngôn: Gravissimum educationis momentum (Giáo dục Kitô giáo), Nostra Aetate (Liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo).

Sau phiên họp 28 tháng 10, các nghị phụ nghỉ tuần lễ các Thánh. Ngày 4 tháng 11, đức Thánh Cha gởi đến các Giám mục bức Tông huấn Postrema Sessio, kêu gọi toàn thể Giáo hội cầu nguyện cho Công đồng, sẽ bế mạc vào ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, yêu cầu bề trên các giáo phận tổ chức tuần tam nhật, trong đó dạy bảo giáo dân về nhiệm vụ mới của họ, và khuyến khích thực hiện ngay trong đời sống các quyết nghị của Công đồng.

Ngày 9 tháng 11, các nghị phụ tái nhóm, tranh luận về hai lược đồ “Hoạt động truyền giáo của Giáo hội”, “Chức vụ và Đời sống các Linh mục”. Phiên họp đại chúng ngày 18 cùng tháng, đức Thánh Cha công bố Hiến chế tín lư Dei Verbum (Thiên Chúa Mặc khải) và Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem (Tông đồ Giáo dân). Công bố xong, đức Thánh Cha đọc một Diễn văn quan trọng: 1 ) Thiết lập nhiều cơ quan mới sau Công đồng; 2) Kỷ niệm cuộc Tử đạo của hai thánh Tông đồ vào năm 1967; 3) cải tổ Giáo triều Roma, bắt đầu từ Bộ Thánh vụ; 4) Mở án tuyên thánh cho hai cố Giáo hoàng Piô XII và Gioan XXIII; 5) Xây cất một thánh đường dâng kính Đức Mẹ, Đấng bảo trợ Công đồng; 6) Mở Năm Toàn xá sau Công đồng.

Các nghị phụ tiếp tục tranh luận về lược đồ “Chức vụ và Đời sống các Linh mục” cho tới phiên họp ngày 2 tháng 12. Tiếp đến việc tranh luận về lược đồ “Giáo hội trong thế giới ngày nay”, và được công bố thành Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes trong phiên họp ngày 7 tháng 12, cùng với Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis (Chức vụ và Đời sống các Linh mục), Sắc lệnh Ad Gentes (Hoạt động truyền giáo của Giáo hội) và Tuyên ngôn Dignitatis humanae (Tự do Tôn giáo). Sau đó, đức Thánh Cha ban hành Tông chiếu Mirificus Eventus, mở Năm Toàn xá ngoại lệ bắt đầu từ ngày đầu năm 1966 đến lễ Chúa Thánh Thần (29.5). Sau cùng, với Đoản thư In Spiritu Sancto, đức Thánh Cha tuyên bố bế mạc Công đồng. Chính ngày bế mạc, đức Giáo hoàng Phaolô VI ở Roma và đức Thượng phụ Athenagoras I ở Istanbul, cùng một lúc tuyên bố xóa bỏ án “vạ tuyệt thông” lẫn nhau, một nguyên do phát sinh cuộc ly khai năm 1054.

Ngày hôm sau, 8 tháng 12 một Thánh Lễ Đồng tế được cử hành long trọng kính Đức Mẹ Vô nhiễm tại công trường Thánh Pherô. Sau Thánh Lễ là một Huấn từ của đức Thánh Cha, kế đến 7 Sứ điệp do 7 hồng y tuyên đọc, gởi các nhà cầm quyền, hàng trí thức, các văn nghệ sĩ, giới phụ nữ, giới lao động, những người nghèo khổ bệnh tật, và thế hệ trẻ. Công đồng bế mạc sau 4 năm hoạt động tích cực của trên 2.500 nghị phụ và hàng mấy trăm chuyên viên, với kết quả 4 Hiến chế (có tính giáo lư), 9 Sắc lệnh (có tính cách thực tế) và 3 Tuyên ngôn (nhằm tŕnh bày lập trường của Giáo hội). Chưa có một Công đồng nào đă đề cập tới nhiều vấn đề phức tạp và phong phú cùng với tầm mức rộng răi như Công đồng Vatican II, và đặc biệt đây là đại Công đồng thứ nhất không lên án ai.


3. Giáo hội thời hậu Công đồng

Sau Công đồng Vatican II, một luồng gió mới thổi trên Giáo hội canh tân: cải cách, cải thiện, thích nghi, đối thoại, ḥa đồng, dấn thân..., đó là những danh từ rất quen thuộc trong hoạt động cũng như trên báo chí sách vở của thời hậu Công đồng. Nói về thái độ đối với Công đồng người ta nhận thấy có ba khuynh hướng: thụ động, cấp tiến và thủ cựu. Nhóm “thụ động” tỏ ra lănh đạm trước những quyết định của Công đồng và những thay đổi của Giáo hội, nhóm này khá đông. Nhóm “cấp tiến” muốn đảo lộn tất cả, cách mạng dứt khoát với quá khứ đặt thành nghi vấn tất cả, kể cả tín điều và phụng vụ; họ hoạt động nhân danh phát triển, đối thoại, canh tân, nhưng gây nên một thứ băo tố khiến đức Thánh Cha Phaolô VI có lần phải lên tiếng báo động: “Giáo hội đang phải trải qua một thời kỳ lo âu, tự chỉ trích, có thể nói là  tự phá hoại. Đó gần như là một cuộc khuynh đảo bên trong, trân trọng và phức tạp, không ai ngờ xảy ra sau Công đồng” (Diễn văn 7.12.1968, nhân cuộc tiếp kiến các tân linh mục, và linh mục trẻ xứ Lombarđia). Phong trào “tự phá hoại” này xuất hiện dưới nhiều h́nh thức, đặc biệt h́nh thức “phản chứng” (contestation), làm hoang mang, giao động trong Giáo hội: những sự chỉ trích, bôi nhọ Giáo hội ở Pháp, cuốn Giáo lư mới ở Hà Lan, cuốn Gặp gỡ Đức Kitô cũng gọi là Sách Bổn xứ Isoloto ở Ư, giáo sĩ hồi tục,...[27] Trong khi đó, nhóm “thủ cựu” lại bám sát quá khứ, tỏ ra muốn chống lại mọi canh tân, mọi hướng đi mới do nhu cầu xă hội biến đổi và đ̣i hỏi: “Họ ngờ vực những quyết nghị của Công đồng và chỉ chấp nhận cái mà họ cho là có giá trị thôi” (Phaolô VI, 28.9.1965).

Tuy nhiên, c̣n rất nhiều người không cấp tiến mà cũng không thủ cựu, đó là những người có thiện chí và ư thức về Công đồng Vatican II muốn một Giáo hội canh tân, nhưng canh tân trong sự trung thành với giáo huấn tinh tuyền của Phúc âm, với học thuyết truyền thống của Giáo hội, dựa trên những kinh nghiệm quí báu của 2.000 năm xây dựng và chiến đấu. Canh tân bằng thay đổi cách phát biểu Sứ điệp Kitô giáo cho hợp với ngôn ngữ của thời dại, thay đổi một số nghi thức phụng vụ, tập tục Giáo hội cũng như thái độ và tâm trạng của từng thành phần trong Giáo hội cho hợp với phong độ và tâm thức của con người thời nay, để càng làm nổi bật. tinh hoa của Phúc Âm và càng dễ đối thoại với người đồng thời, hầu truyền bá Sứ điệp Cứu độ cách hữu hiệu hơn, theo phương thức “đem đạo vào đời”, chứ không ngược lại “đem đời vào đạo”, do quan niệm sai lầm về hai chữ canh tân, cập nhật (aggiomamento).

Để thực hiện chủ trương canh tân này, ngoài các nguyên tắc chỉ đạo, các biện pháp áp dụng, các khuyến cáo và đề nghị trong 16 Văn kiện của Công đồng, nhiều tổ chức hậu Công đồng đă được thành lập, như ủy ban cải tổ Giáo luật 5.1.1959), văn pḥng Hiệp nhất Kitô hữu (5.6.1960), hội đồng áp dụng Hiến chế Phụng vụ thánh (25.1.1964), ủy ban về các Phương tiện truyền thông xă hội (12.4.1964), văn pḥng cho các Người ngoài Kitô giáo (19.5.1964), văn pḥng cho các Người không tín ngưỡng (9.4.1965), Thượng hội đồng Giám mục (15.9.1965), hội đồng Giáo dân và ủy ban Giáo hoàng Công lư Ḥa b́nh (6.1.1966). Sau cùng, ngày 8.4.1966, đức Thánh Cha tuyên bố băi bỏ Mục lục Sách cấm (từ năm 1542). Với chủ trương và đường lối canh tân cởi mở này, không ai không nhận ra Giáo hội Công giáo đang chuyển ḿnh.

Trước hết, Năm Toàn xá 1966 được kéo dài đến lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Tự sắc Summi Dei Beneficio, 3.5.1966). Giáo dân đón nhận Năm Thánh một cách nồng nhiệt: những buổi học tập, viếng thánh đường, tĩnh tâm, hành hương được tổ chức khắp nơi, kể cả trong những nước Cộng sản như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư... Cũng năm 1966, Thông điệp Christi Matri Rosartii (15.9) được công bố, kêu gọi mọi người cầu nguyện cho ḥa b́nh. Nhân dịp này (tháng 10), đức Thánh Cha vận động ḥa b́nh cho vùng Đông Nam Á, cử đức tổng giám mục Sergio Pignedoli làm Đặc sứ sang Sài G̣n, để trao cho giáo dân Việt Nam một Sứ điệp thân ái với những lời khuyến khích và an ủi. Về đối ngoại, ngày 19.2.1966 đức Phaolô VI tiếp kiến tiến sĩ Rouhani, đệ nhất giáo chủ Hồi giáo;[28] cũng năm 1966 ngày 23 tháng 3, tiến sĩ Michael Ramsey, tổng giám mục Canterbury, giáo chủ Anh giáo, tới Vatican hội kiến với đức Thánh Cha, và sau đó có tuyên cáo chung; ngày 27 tháng 4, đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại trưởng Nga Sôviết M. Gromyko; và với cộng ḥa Achentina, đại diện Ṭa thánh đă đến Buenos Aires kư một thỏa hiệp ngày 10.10.1966: Achentina nh́n nhận Giáo hội có toàn quyền tự do trong sứ mạng thiêng liêng.

Năm 1967, nhân kỷ niệm Mười chín trăm Năm cuộc Tử đạo của hai thánh Tông đồ Pherô và Phaolô. Tông huấn Petrum et Paulum (22.2) khai mạc năm Đức tin từ 29.6.1967 đến 29.6.1968, tổ chức những cuộc tuyên xưng đức tin và học hỏi sâu rộng về giáo lư. Kế đến là bức Thông điệp nổi tiếng Populorum Progressio (Phát triển các Dân tộc) được công bố ngày lễ Phục sinh (26.3), nhằm kêu gọi các Quốc gia Dân tộc tích cực phát triển các tiềm năng nhân lực cũng như vật lực để phục vụ con người. Năm 1967 c̣n là kỷ niệm Năm mươi Năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, được đánh dấu bằng Tông hiến Signum Magnum (13.5) về sự sùng kính Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Giáo hội, và cuộc hành hương Fatima của đức Thánh Cha (13 tháng 5).

Trong việc tổ chức cũng như cải tổ cơ cấu Giáo hội, năm 1967 đức Thánh Cha lần lượt cho ra 3 Văn thư: Tự sắc Sacrum Diaconanus Ordinem (18.6) nhằm tái lập chức Phó tế vĩnh viễn, trong đó có thể nhận những người đă có đôi bạn; Thông điệp Sacerdotalis Coelibatus (24.6) minh định lập trường cố hữu của Giáo hội về đời sống độc thân linh mục; Tông hiến Regimini Ecclesiae Universae (15.8) về việc cải tổ Giáo triều. Kế đó, là việc triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục thế giới lần thứ I, khai mạc ngày 29 tháng 9 và diễn tiến suốt tháng 10, bàn về các vấn đề đức tin, giáo luật, chủng viện và đại học, hôn nhân khác tôn giáo và phụng vụ. Trong khi ấy, Đại hội Tông đồ giáo dân lần III được khai diễn tại Roma từ 11 đến 18 tháng 10, với sự tham dự của 2.500 đại biểu của 103 Quốc gia và 80 tổ chức quốc tế.

Công cuộc hiệp nhất Kitô hữu được tiến hành bằng việc đức Thánh Cha du hành sang Istanbul viếng thăm đức Thượng phụ Giáo chủ Athenagoras I ngày 25.7.1967. Tại đây, đức Thánh Cha nói: “Đầu năm nay, chúng tôi kỷ niệm Mười chín Thế kỷ sứ vụ chứng tá cao cả của hai vị Tông đồ Pherô và Phaolô, chúng tôi lại t́m nhau để trao đổi cái “hôn ḥa b́nh” của t́nh bác ái huynh đệ. Những điểm làm chúng tôi c̣n phân cách không ngăn cản chúng tôi nhận thức sự hiệp nhất sâu đậm. Đức bác ái phải giúp chúng tôi nhận biết cùng một tiếng nói trên tất cả những điểm dị đồng”. Đức Giáo chủ siết chặt đức Giáo hoàng, hai vị ôm nhau hôn ḥa b́nh giữa tiếng tung hô của nhiều người chứng kiến một sự kiện lịch sử. Đức Athenagoras đáp lời: “Chúng tôi kính chào ngài, đồng kế vị rất thánh thiện của Pherô, đồng mang tên là Phaolô và có t́nh thương ... Vị giám mục Roma, người vinh d­ự nhất đang ở giữa chúng tôi. Chúng ta hăy xóa bỏ tất cả những ǵ trong dĩ văng, để bảo vệ sự toàn vẹn của Hội thánh”. Sau đó, đức Thánh Cha hành hương Ephesô, viếng ngôi nhà Đức Mẹ ở Panaya Kupulu. Khi đức Thánh Cha lên phi cơ trở về Roma, đức Giáo chủ vẫy tay nói bằng tiếng Ư: “Arriverdici a Roma” (chúng ta lại gặp nhau ở Roma).

Đúng như lời đức Thượng phụ hứa, v́ sau một cuộc công du viếng thăm các giáo chủ Chính thống Nga Sô, Rumani, Bungari, Nam Tư..., ngài đă đến Roma hồi giữa tháng 11 năm 1967, hội kiến với đức Thánh Cha Phaolô VI. Ngoài việc thảo luận các vấn đề liên hệ tới hai Giáo hội và sự hiệp nhất, đức Thượng phụ c̣n đề cập đến vấn đề đối thoại với Hồi giáo trên căn bản thông cảm nhau.[29]

Cũng năm 1967, một bước tiến quan trọng trong việc đối ngoại của Vatican, khi chủ tịch Liên Sôviết Nikolai Podgorny, ngày 30 tháng 1, đă bất ngờ tới thăm đức Thánh Cha, để mở cuộc hội đàm về các viễn ảnh ḥa b́nh thế giới và sự tự do tôn giáo ở Liênsôviết. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa đức Giáo hoàng và vị Nguyên thủ của một Quốc gia cộng sản. Người ta hy vọng cuộc gặp gỡ nầy có thể đưa tới việc bang giao giữa Ṭa thánh và điện Kremlin. Năm 1967 kết thúc bằng một Sứ điệp Ḥa b́nh (8.12) của đức Thánh Cha gởi các “người thiện chí” trên thế giới, kêu gọi họ khai mạc Năm Ơn phúc 1968 (cũng là Năm Đức tin) bằng lời cầu nguyện cho ḥa b́nh.

Ngày Thế giới Ḥa b́nh, do đức Thánh Cha thiết lập từ 1.1.1968, đă được tổ chức Liên hiệp quốc tán đồng, trên 50 Quốc gia chính thức và tích cực hưởng ứng, các lănh tụ quốc gia cũng như các giáo chủ tôn giáo khắp hoàn cầu đều bày tỏ sự tán thành qua các điệp văn. Từ ngày đó đến nay, cứ đầu năm dương lịch, ngày Thế giới Ḥa b́nh lại được nhắc đến với một đề tài thích hợp. Ngày 25 tháng 7, Thông điệp Humanae Vitae (Sự sống con người) được công bố về vấn đề “điều ḥa sinh sản”, đă làm sôi nổi khắp hoàn cầu. Thông điệp được rất nhiều người, kể cả Tin lành, Chính thống và ngoài Kitô giáo đồng ư, hoan nghênh và tỏ ḷng khâm phục đức Thánh Cha Phaolô VI đă can đảm lên án các phương pháp nhân tạo phá thai. Tuy nhiên, những người có thái độ bất măn và phản đối cũng rất nhiều. Năm 1968 c̣n được đánh dấu bằng cuộc du hành ngày 22 tháng 8 của vị Đại diện Chúa Kitô qua Bogotá (Columbia), nhân dịp Đại hội . Thánh Thể quốc tế kỳ 39. Trong 3 ngày ở lại Bogotá, đức Thánh Cha đă đọc tất cả 21 bài Diễn văn cho đủ mọi giai cấp, phong chức cho 79 tân linh mục thuộc các Quốc gia Nam Mỹ, khai mạc đại Hội đồng các Giám mục Nam Mỹ. Cử chỉ và thái độ của đức Phaolô VI đă chinh phục được người xứ Columbia và giáo dân tới tham dự Đại hội Thánh Thể.

Năm 1969, ngoài một số Văn kiện Ṭa thánh nhằm kiến tạo ḥa b́nh và canh tân Giáo hội, như Sứ điệp về “Ngày Thế giới Ḥa b́nh” (1.1) gởi mọi người thiện chí và các nhà cầm quyền, Sứ điệp “Truyền thông hội với Gia đ́nh” (18.5), Tông huấn “Kinh Mân côi Ḥa b́nh” (7.10), người ta đặc biệt chú ư đến Tự sắc Mysterii Paschalis (14.2) về niên lịch mới và năm phụng vụ cải tổ, và Tông hiến Missale Romanum (3.4) công bố Sách Lễ Roma đă được canh tân theo chỉ thị của Công đồng Vatican II. Một biến cố nữa trong năm 1969 là ngày 13 tháng 4, đức Thánh Cha phong 33 tân hồng y. Lần này có nhiều vị hồng y tiên khởi: Nam Hàn (hồng y Kim Sou Hwan, Hán Thành), Tân Tây Lan (hồng y Mackeefry, Wellinston), Guatemala (hồng y Casariego, Guatemala), Congo K. (hồng y Malula, Kinshasa), Malagasy (hồng y Rakotomalala, Tananarive). Nhiều nước có thêm ṭa Hồng y như Braxin thêm 2 (Săo Salvador, Porto Alegre), Hoa Kỳ 2 (Detroit, Pittsburg), Mehicô 1 (Mexico), Tây Ban Nha 1 (Pamplona), Canada 1 (Winnipeg), Ấn Độ 1 (Erlaculam), Anh 1 (St-Andrew Edinburg), Philippin 1 (Cebu). Con số Hồng y đoàn bấy giờ là 129 vị, trong số này 8 người Á châu, 3 Phi châu và 2 Hải Dương châu.

Năm 1969 c̣n được ghi nhớ bởi hai cuộc công du của đức Phaolô VI sang Genève (Thụy Sĩ) và Ouganda (Phi châu). Cuộc viếng thăm Genève ngày 10 tháng 6, trong chuyến công du này, đức Thánh Cha đă đọc Diễn văn tại Hội nghị thứ 50 của tổ chức lao động thuộc Liên hiệp quốc. Ngài cũng viếng thăm nhiều tổ chức khác, như trung tâm Đại kết các Tôn giáo, nơi quy tụ 234 Giáo hội Tin lành, Anh giáo, Chính thống giáo, và đă đọc tất cả 17 Diễn văn. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đến viếng thăm Genève, kể từ khi nơi này trở thành trung tâm Giáo hội Tin lành (thế kỷ XVI). Trước khi kết thúc cuộc viếng thăm Genève, đức Giáo hoàng đă hội đàm riêng với quốc vương Haile Selassio xứ Ehiopia, về vấn đề văn hồi ḥa b́nh tại Nigeria (vụ Biafra). Đặc biệt hơn cả là cuộc viếng thăm Ouganda từ ngày 31.7 đến 2.8 giữa lúc thế giới đang quan tâm đến biến cuộc tang thương Biafra. Đức Thánh Cha đến Kampala, thủ đô Ouganda, khánh thành ngôi thánh đường dâng kính 22 thánh Tử đạo, do chính ngài đă tuyên thánh ngày 18.10.1964. Ngài c̣n tham dự đại Hội đồng Giám mục Phi châu, gặp nhiều vị Nguyên thủ Quốc gia Phi châu về vấn đề Biafra. Trong chuyến công du này, đức Thánh Cha đă tỏ ḷng ưu ái với con cháu các thánh Tử đạo Ouganda nói riêng, và lục địa Phi châu nói chung. Tuy chưa phải là một lục địa lư tưởng của Giáo hội, nhưng Phi châu ít ra đă có những dấu hiệu nói lên đức tin mạnh mẽ và ḷng trung thành của ḿnh đối với Mẹ Giáo hội, trong khi nhiều nơi tại các lục địa khác đă bắt đầu lâm cảnh sa sút đáng thương.

Trong các Sứ điệp đức Thánh Cha gởi đi nhiều nơi trong năm 1970, người ta đặc biệt quan tâm đến Sứ điệp Phục sinh (29.3) bằng 14 ngôn ngữ; Sứ điệp gởi Liên hiệp quốc (4.10), nhân kỷ niệm Hai mươi lăm Năm thành lập, trong đó ngài cổ vơ t́nh đoàn kết, huynh đệ đại đồng, nhấn mạnh vấn đề phát triển các Dân tộc và quyền tự do tôn thờ Thiên Chúa. Và để minh định lập trường tôn giáo của ḿnh, ngày 15.9.1970 đức Thánh Cha tuyên bố giải tán lực lượng Cảnh binh Ṭa thánh (sau trên 150 năm phục vụ), chỉ c̣n giữ lại 56 cảnh vệ Thụy Sĩ và một lực lượng dân sự mới thành lập, có nhiệm vụ cảnh sát tại Ṭa thánh. Việc đức Thánh Cha tôn phong tiến sĩ Hội thánh cho thánh nữ Teresa Avila ḍng Cát minh ngày 27 tháng 9. và thánh nữ Catarina Siena ḍng Đaminh ngày 4 tháng 10, cũng là sự kiện trọng đại trong năm 1970.

Về đối ngoại, cuối tháng 4 năm 1970, một phái bộ Ṭa thánh do đức tổng giám mục Sergio Pignedoli, tổng thư kư Bộ Truyền bá Phúc âm, đă mở cuộc du hành qua Ba Lan và Liên Sôviết. Tại Ba Lan, đức cha Pignedoli đă thảo luận với Hội đồng Giám mục về các vấn đề truyền giáo. Sau đó, ngài đi Matscơva thăm viếng đức Thượng phụ Giáo chủ Chính thống Nga. Tiếp đến là việc ngoại trưởng Nga Andrei Gromyko đến Roma yết kiến đức Thánh Cha ngày 12 tháng 11. Và cuối tháng 2 năm 1971, Đặc sứ Ṭa thánh Agostino Casaroli tới Matscơva, khởi đầu cuộc hội đàm với các nhà cầm quyền Liên Sôviết. Trong khi ấy, cuộc bang giao giữa Ṭa thánh với cộng ḥa Nam Tư đă được tái lập trên cấp bậc Sứ thần và Đại sứ từ 15.8.1970, rồi ngày 29.3.1971 tổng thống Tito tới Vatican hội kiến với đức Phaolô VI. Đó là những triệu chứng về sự bang giao giữa Vatican với các Quốc gia cộng sản, đă có nhiều tiến triển tốt đẹp.

Năm 1970, các chuyến công du tông đồ và ḥa b́nh của vị Đại diện Chúa Kitô vẫn tiếp tục: viếng thăm đảo Sardenia (24 tháng 4), đặc biệt cuộc viễn du Á châu và Hải Dương châu. Từ ngày 26 tháng 11 đến 5 tháng 12, đức Thánh Cha với tư cách tông đồ đă thực hiện một chuyến công du dài trên 46.400 km. Cuộc du hành bắt đầu từ sáng sớm ngày 26 tháng 11 đi Manila (Philippin), ghé Téhéran (Iran), Dacca (Đông Pakistan), ủy lạo nhân dân Hồi vừa bị một tai nạn băo lụt khủng khiếp. Khi bay qua nền trời Kampuchia và Việt Nam, đức Thánh Cha gởi ba Thông điệp tới quốc trưởng Kampuchia, tổng thống Việt Nam Cộng ḥa và chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

Vừa tới phi trường Manila, đức Thánh Cha bị mưu sát, nhưng tên hung thủ Mendoza, người xứ Bohvia, bị bắt tại trận. Việc xảy ra đă không làm thay đổi cuộc công du này. Trong ba ngày tại thủ đô, đức Thánh Cha hội kiến với tổng thống Phi, đến viện đại học Santo Tomás ban Huấn từ cho 100.000 sinh viên, đọc diễn văn trước Hội đồng Giám mục Á châu, thăm viếng những khu dân nghèo, dâng Thánh Lễ tại công trường Lunetta, phong 180 tân linh mục thuộc 5 nước Á châu, và cho 223 trẻ em rước lễ lần đầu. Tối ngày 29, đức Thánh Cha đi Samoa, và hôm sau sang Sydney (Australia). Ngày 1 tháng 10, ngài đến chủ tọa phiên họp Hội đồng Giám mục Hải Dương châu, và tối hôm ấy dâng Thánh Lễ tại trường đua Randwick, giữa một cuộc biểu dương đức tin vĩ đại của dân Úc. Ngày 2, đức Thánh Cha tấn phong giám mục Papou tiên khởi (Tân Guinêa) cho đức cha Vanghéké, sau đó tại ṭa thị chính Sydney, ngài chủ tọa lễ cầu nguyện khai mạc Hội nghị Đại kết Tôn giáo, gồm Anh giáo, Presbyterian, Methodiste và Chính thống. Năm 1970 cũng là năm nhân dân Úc kỷ niệm Hai trăm Năm đại úy James Cook khám phá ra Úc châu.

Ngày 3 tháng 12, đức Thánh Cha đi Djakarta (Indonesia). Tới phi trường, ngài được tổng thống Suharto ra tận nơi tiếp rước. Trong bài Diễn văn, đức Thánh Cha nói Hồi giáo và Công giáo cùng giống nhau trong việc tôn thờ một Đấng Tối cao dựng nên trời đất. Chiều hôm ấy, đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại vận động trường Sanagan. Ngày 4, đức Thánh Cha đi Hồng Kông dâng Thánh Lễ và đọc diễn văn tại vận động trường, có trên 25.000 người tham dự: “Chúng tôi cảm thấy chung quanh chúng tôi lúc này hầu như tất cả dân chúng Trung Hoa đều hiện diện nơi đây. Chúng tôi chỉ là tông đồ nhỏ mọn của Chúa, và chúng tôi tới miền Viễn Đông này với mục đích duy nhất kêu gọi t́nh thương, v́ chỉ có t́nh thương mới tồn tại”. Cũng ngày 4, đức Thánh Cha đi Colombo (Sri Lanca). Tuy là một nước Phật giáo, nhưng Chính phủ và dân chúng tỏ ra nồng nhiệt trong cuộc tiếp rước này. Ra nghênh đón đức Giáo hoàng tại phi trường, người ta nhận thấy có ông toàn quyền William Gopallawa, bà thủ tướng Sirimavo Bandaranaike, hồng y Thomas Cooray. Trong dịp này, đức Thánh Cha đă gây được cảm t́nh với Chính phủ và nhân dân Sri Lanca. Ngài trở về Roma sáng ngày 5 tháng 12, chấm dứt cuộc công du 10 ngày.

Trước khi lên đường công du Á châu và Hải Dương châu, ngày 23.11.1970 đức Phaolô VI đă ban hành Tự sắc Ingravescentem Aetatem. Theo Tự sắc này, th́ các hồng y trên 80 tuổi không c̣n được giữ những chức vụ chấp hành cũng như hết quyền bầu cử Giáo hoàng. Như vậy, kể từ đức Alexandrô III (1159-81) tới nay người ta mới lại thấy một vị Giáo hoàng dám đụng đến quyền hành của các hồng y. Sau chuyến công du nói trên, và để kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum Novarum của đức Leô XIII (15.5.1891), ngày 14.5.1971 Đức Thánh Cha ban một Tông thư quan trọng về vấn đề xă hội, gởi đức hồng y Maurice Roy, chủ tịch Hội đồng Giáo dân và ủy ban Giáo hoàng về Công lư và Ḥa b́nh. Trong Tông thư, đức Thánh Cha lập lại những lời kêu gọi của Giáo hội về công lư và vấn đề xă hội, đồng thời đề cập đến nhiều vấn đề mới, như đời sống ngày nay của giáo dân, thanh niên, nữ giới, lao công, nghề nghiệp, thông tin, di cư, nhà ở, v.v....

Năm 1971, Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần II được nhóm họp tại Roma từ ngày 30 tháng 9 đến 6 tháng 11, có 212 nghị phụ tham dự. Hai đề tài chính được nêu lên: Công lư trong thế giới và chức vụ Linh mục, trong đó vấn đề độc thân giáo sĩ sôi nổi và kéo chú ư nhiều người nhất. Khi bế mạc, Thượng Hội đồng đă xác nhận việc duy tŕ luật độc thân linh mục (168 phiếu thuận, 10 chống, 21 thuận với tu chính án, 4 trắng), và Giáo hội sẽ tiếp tục tuyên cáo giáo thuyết xă hội, để các nguyên tắc chính xác về sự sống không bị chôn vùi, và để mọi người đừng lăng quên bổn phận chính yếu về công lư ḥa b́nh, v́ đó là những đ̣i hỏi của luật Thiên Chúa.

Trước khi chấm dứt chương cuối cùng này, chúng tôi xin đưa ra đây mấy con số được trích trong cuốn 1971 Catholic Almalac:

 Giáo hội Công giáo đông nhất trong các tôn giáo, với con số 614.907.600 trên tổng dân số hoàn cầu 3 tỷ 369 triệu (tỷ lệ 18,25%). Tính chung tín đồ Kitô giáo là 958.711.600 (28,4%), chia ra như sau: Công giáo 614.907.600, Tin lành 218.120.000 Chính thống 125.684.000.

Số người ngoài Kitô giáo là 2 tỷ 410 triệu, gồm 493 triệu Hồi giáo, 436 triệu Ấn giáo (Bà La Môn), 371 triệu Khổng giáo, 176 triệu Phật giáo, 69 triệu Thần đạo, 54 triệu Lăo giáo, 13 triệu Do Thái giáo. Số c̣n lại thuộc các tôn giáo khác hoặc vô thần.

Đạo Công giáo tính theo lục địa, th́ Âu châu dẫn đầu với con số 252.554.500 tín hữu, kế đến Nam Mỹ 159.978.800, Bắc Mỹ 122.862.300, Á châu 43.626.000, Phi châu 31.782.000 và Hải Dương châu 3.904.000. Hàng Giáo phẩm Công giáo trên thế giới gồm 9 thượng phụ giáo chủ, 128 hồng y, 393 tổng giám mục và 2.080 giám mục. Hàng giáo sĩ và tu sĩ gồm có 427.283 linh nục (279.985 triều, 147.298 ḍng). 218.313 tu sĩ, 1.061.368 nữ tu, 79.314 đại chủng sinh.


KẾT LUẬN

Hai ngàn năm Lịch sử Giáo hội Công giáo tự nó đă đưa đến một câu kết luận, và trả lời những thắc mắc của độc giả. Chúng tôi muốn nói: Giáo hội tự biện hộ cho ḿnh qua những biến cố lịch sử, và lịch sử trả lời đấng Sáng lập Giáo hội là Thiên Chúa.

Lịch sử Giáo hội tŕnh bày những công cuộc Giáo hội, đă thể hiện trong sứ vụ phượng thờ Thiên Chúa và phục vụ nhân gian. Lịch sử cũng ghi chép những phương thế Giáo hội đă sử dụng, những thử thách Giáo hội đă vượt qua, cũng như những thành quả mà Giáo hội đă đạt được, trên bước đường thực thi sứ mạng Phúc âm hóa các Dân tộc. Trong mối tương giao với xă hội trần thế, tuy có những thời kỳ thật tốt đẹp, nhưng cũng không thiếu những giai đoạn cam go và băo tố, nói lên sự can đảm và kiên quyết của Giáo hội trong thiên chức bảo vệ đức tin, và trung thành với nhiệm vụ chứng tá của ḿnh.

Bổn phận của người viết sử là ghi lại tất cả những sự kiện nói trên một cách trung thực, tŕnh bày mọi diễn biến một cách vô tư, để độc giả cũng vô tư phán đoán về Giáo hội. Có phán đoán cách vô tư độc giả mới hiểu đúng về Giáo hội Công giáo, mới nh́n thấy rơ những tiến triển của Giáo hội, “từ một hạt giống bé nhỏ như hạt cải trở thành cây to lớn, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời đến nương náu trên cành(Mt XIII, 32). Càng thấu hiểu Giáo hội, người Công giáo càng thêm tin tưởng và cảm thông công Giáo hội, một tổ chức được thiết lập trên đá tảng Pherô và cứ đứng vững măi qua những giai đoạn vĩ đại anh hùng, cũng như khi lâm cảnh sa sút hoặc bách hại. Sa sút, nói lên yếu tố phàm nhân trong Giáo hội. Bách hại, chứng minh Giáo hội vẫn tiếp tục vác Thánh giá theo Thày Chí thánh. Dẫu sa sút, Giáo hội vẫn mang trong ḿnh sinh lực khởi thắng, cải hóa, canh tân, để tồn tại, và bành trướng măi, bất chấp mọi gian nguy, thử thách hay bách hại. Điều đó, không ai giải thích nổi, nếu phủ nhận bàn tay của Thánh Thần Thiên Chúa trong Giáo hội: “Ta sẽ xây Giáo hội Ta trên đá tảng này (Pherô), để quyền lực hỏa ngục có tung ra cũng không thể phá nổi(Mt XVI, 18).

Tiểu sử thánh Biển đức có kể: một hôm trong lúc xuất thần, thánh nhân từ trên núi Cassino nh́n thấy hết mọi Dân tộc trên thế giới được bao phủ trong một bầu ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng đó phải chăng đă không ám chỉ Chúa Kitô, “Ánh sáng muôn dân”? (Is XLIX, 6; Lc II. 32). Chúng tôi nguyện cầu cho Ánh sáng Chúa Kitô chiếu soi muôn đời trên các Dân tộc, để như lời thánh Phaolô đă tiên báo: “Dưới đất cũng như trên Trời, tất cả sống ḥa b́nh hiệp nhất trong Chúa Kitô, được t́m thấy nơi Người sự an vui hạnh phúc do bửu huyết Con Thiên Chúa đă đổ ra trên Thánh giá” (Cl I, 19-20). Bởi v́, với Mầu nhiệm Cứu độ, Chúa Kitô đă trở nên trung tâm điểm của lịch sử, dẫn đưa con người trên bước đường hành hương, tiến về ngày huy hoàng của cảnh “Trời mới, đất mới” (Is LXV, 17; Kh XXI, 1).

 


[1] Xem Renouvin: La crise européenne et la première guerre mondiale, Paris 1948.

[2] Acta Ap. Sedis, Roma 1914 -22. Xem G. Arnauld d’Agnel: Benoit et le conflit européen, Paris 1916 - G. Goyau: Papauté et chrétienté sous Benoit XV, Paris 1922.

[3] Acta Apost. Sedis, Roma 1922-39. Xem Clonmore: Pope Pius XI and World Peace, London 1938 - A. de Saint Denis: Pie XI contre les idoles. bolchevisme, racisme, étatisme, Paris 1939 - M. Pernot Le Saint Siège, l’Église Catholique et la politique mondiale, Paris 1929 - M. André: Pie XI pape missionnai, Paris 1937 - M. Nasalli Rocca. Concordatorum Pii Xl P.M. concordantiae, Roma 1940.

[4] Acta. Ap. Sedis, Roma 1939-58 - Xem P. Du­clos: Le Vatican et la seconde guerre mondiale, Paris 1955 - M. Clément: L’économie sociale selon Pie XII, Paris 1953.

[5] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: Histoire de l’Église (bản dịch Pháp văn của M. Grand claudon), Paris 1962-67, Q. IV, tr 263-267, 269-271.

[6] C Bihlmeyer – H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 267-269, 271-275

[7] Những con số thuộc năm 1970, trong 1971 Catholic Almanac

[8] Xem chương Một: IV, 2-3

[9] Ư có 13.200 đan sĩ, Pháp: 10.000, Đức: 3.840, Bỉ: 1.750. Những con số của “Ngày Thế giới các Ḍng chiêm niệm” được tổ chức tại thủ đô Tây Ban Nha năm 1970. Xem Linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1970, số 106, tr 706.

[10] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 285-294 - Xem R. Latu: L’Église derrière le rideau de fer, Paris 1949 - Những con số về năm 1970, vẫn lấy trong 1971 Catholic Almanac.

[11] Xem Linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1970, số 100, tr 163 và tiếp.

[12] Missi 1959, 1, tr 30.

[13] Nga ngữ có nghĩa: Hội đồng các đại biểu thợ thuyền, nông dân, binh lính.

[14] Missi 1972, 5, tr 173 – Linh mục Nguyệt san. Sài G̣n 1972, số 126, tr 416

[15] Missi, 1971, 7, tr 269.

[16] Missi, 1972, 1, tr 32. Thẳng Tiến, Sài G̣n 1972, số 468, tr, 1.

[17] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 312-317; 294-295.

[18] Xem P. de Belloy: Pie XI et le retour à l'unité de l’Orient séparé, trong Orientalia christiana. XVI (1929), tr 5-28 - R. Aubert Le St-Siège et l'union des Églises, Bru­xelles 1947 - Ch. Quénet L'unité de l’Église, trong Tu es Petrus, Paris 1934, tr 873-915.

[19] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 245 - Xem De Clercq: Les Églises unies d’Orient, Paris 1935.

[20] Missi, 1970, 4, tr 144 và 1971, 6, tr 214. Từ nhiều năm gần đây, dân Liên Sôviết ngày càng chú ư đến tôn giáo và càng đ̣i được tự do tín ngưỡng, chứng minh “Thượng Đế chưa chết”. Trên nửa thế kỷ, dưới sự thống trị của đảng Cộng sản vô thần, các tôn giáo bị đàn áp nhiều lần, đặc biệt trong những cuộc thanh trừng đẫm máu thời Staline (1922-53). Tuy nhiên, ngày nay người ta c̣n thấy từ 15% đến 20% tổng số dân Sôviết (225 triệu) có tín ngưỡng và 1/3 trẻ sơ sinh được qua giếng Rửa tội. Nhà cầm quyền e ngại nhất những người theo đạo Công giáo, không phải chỉ v́ họ coi đó là những “công cụ của ngoại bang mà c̣n v́ đạo Công giáo rất mạnh trong những xứ có tinh thần quốc gia, như Lithuania, Ukrania. Tháng 1 năm 1971, 17.000 người Công giáo xứ Lithuania gởi cho tổng bí thư Brezhnev và cho tổng thư kư Waldheim của Liên hiệp quốc một lá thư, phàn nàn rằng tôn giáo họ bị ngược đăi. Trong hai xứ Lithuania và Lettoria, gần 3 triệu người Công giáo truyền cho nhau xem tờ báo in lậu lấy tên là Samizdat. T́nh trạng này c̣n ảnh hưởng tới những biến chuyển trực tiếp liên hệ với cuộc viếng thăm Sôviết của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon hồi cuối tháng 5 năm 1972. Này 9.5.1972, tại Matscơva 15 chức sắc đạo Tin lành xông vào ṭa đại sứ Hoa Kỳ, yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp để Nga Sôviết bớt hạn chế về tôn giáo. Tại một tỉnh thuộc xứ Lith­ania, trước ngày ông Nixon tới Nga, nhiều người Công giáo giao tranh với cảnh sát địa phương để nói lên sự căm hờn của họ đối với chính quyền Nga. Ngày 21.5.1972, tại thủ đô Sôviết cảnh sát bắt giữ 9 người Do Thái, khi những người này định t́m cách trao cho Nixon bức thư thỉnh nguyện đ̣i được tự do tín ngưỡng và văn hóa, cùng đ̣i được tự do di cư về­ Do Thái (Xem bài của US. News and world Report 5.5.1972).

[21] Hội nghị Thánh Mẫu học lần này quy tụ 120 nhà thần học Công giáo, Chính thống và Tin lành, từ 30 nước trên thế giới về họp, cùng nhau nghiên cứu lịch sử Thánh Mẫu học từ thế kỷ VI đến XI. Mục đích của hội nghị là làm sáng tỏ hành động của Chúa Thánh Linh, để mọi người điều hiểu rằng tuy có sự dị biệt định thức thần học, nhưng về tín điều, đức tin vẫn chỉ là một.

[22] Missi, 1970, 4, tr 144 và 1971, 9, tr 300-302.

[23] Đức Mẹ HC.G. Sài G̣n 1972, số 29, tr 28.

[24] Xem Acta Apost. Sedis, Roma 1958-63 - Linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1962-63.

[25] Trước ngày khai mạc Công đồng đức Thánh Cha Gioan XXIII đă tiếp kiến nhiều nhân vật quan trọng của Giáo hội Tin lành: tiến sĩ Fisher, giáo chủ Anh giáo (2.12.50); nữ hoàng Anh Elisabeth II (5.5.61); mục sư Arthur Lichtenberer, giáo chủ Giáo hội Episcopalian Hoa Kỳ (23.11.61); tiến sĩ Craigh, giáo chủ Giáo hội Tin lành Tô Cách Lan (28.3.62).

[26] Tài liệu tham khảo: Acta Apost. Sedis. Roma 1953 và tiếp - linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1963-65, số 20-48 - Công đồng Vatican II, Sài G̣n 1969. Các bức thư của đức cha Hoàng Văn Đoàn trong Bản Thông tin Địa phận Qui nhơn, Qui Nhơn 1965, số 45 và tiếp - Nguyễn Bảo Tụng: Các cuộc du hành của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, Sài G̣n 1969.

[27] Từ năm 1963 đến 1968, số tân linh mục trong Giáo hội đă giảm mất 1/4. Nếu cứ đà này người ta sợ đến năm 1980 sẽ không c̣n tân linh mục. Thêm vào đó, số cựu linh mục ra đi, văn pḥng tại Vatican ghi nhận: 7.937 vị (trên tổng số 496.000), tức 1,6%. Đó là những vị có phép, c̣n số người không có phép? Số linh mục hồi tục ở Hoa Kỳ: 226 năm 1966, 480 năm 1967, trên 1.000 năm 1968 (Linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1971, số 109-110, tr 88-89).

Đứng trước cuộc vận động bỏ luật độc thân giáo sĩ của hội đồng mục vụ ở Hà Lan và của vài cơ quan ngôn luận quá chú trọng tới một số ít linh mục muốn hồi tục, ngày 2.2.1970 đức Phaolô VI đă dứt khoát trả lời: “Luật độc thân của tư tế là  luật buộc, luật này đă có từ 16 thế kỷ rồi, không thể băi bỏ được”. Xem Linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1970, số 100, tr 163 và tiếp.

[28] Ngày 19.1.1967, Thổ Nhĩ Kỳ cảm ơn đức Phaolô việc trao trả Kỳ hiệu Hồi giáo đă bị tịch thâu tại trận Lepanto (7.10.1571).

[29] Những biến cố sau đây, nói lên những nỗ lực nhằm tiến tới hiệp nhất:

Ngày 20.9.1963, đức Phaolô VI gởi một bức thư (tự viết lấy) đến đức Thượng phụ Athenagoras I, Giáo chủ Istanbul. Đó là bức thư thứ nhất của một Giáo hoàng gởi vị Giáo chủ Istanbul (Constantinopoli) kể từ năm 1584. Bức thư được phúc đáp ngày 22.11.1963.

Hai Sắc lệnh Unitalis Redintegratio (Hiệp nhất Kitô hữu) và Orientalium Ecclesiarum (Giáo hội Công giáo Đông phương của Công đồng Vatican II (công bố ngày 20 và 21 tháng 11 năm 1964) có nhiều khoản rất cởi mở và nhân nhượng nhằm ḥa giải với các Giáo hội Chính thống, đặc biệt xin lỗi các anh em ly khai (Unitalis Redintegratio, 7).

Nhân dịp đại Công đồng Liên Chính thống lần III họp tại Rhodes hồi tháng 10 năm 1964, đức Phaolô VI cũng gởi đến một Văn thư và được phúc đáp ngay sau đó Tháng 2 năm 1965, nhân danh Công đồng Liên Chính thống đức Giáo chủ Méliton dẫn đầu một phái đoàn tới yết kiến đức Thánh Cha để thông đạt những quyết nghị của Công đồng. Phái đoàn được đức Thánh Cha đáp lời: “Cần phải có những cuộc tiếp xúc đông đảo và huynh đệ hơn, để lấy lại dần dần những ǵ đă mất trong thời gian xa cách nhau, và để tạo lại cho mọi tŕnh độ sinh hoạt của các Giáo hội chúng ta một bầu khí có thể giúp mở đầu một cuộc đối thoại hữu ích về thần học” (Missi, 1972, 3, tr 100).

Ngày 7.12.1965 (ngày bế mạc Công đồng Vatican II), đức Giáo hoàng Phaolô VI ở Roma và đức Thượng Phụ Athenagoras I ở Istanbul (Constantinopoli) cùng một lúc tuyên bố xóa bỏ án “vạ tuyệt thông” lẫn nhau, một nguyên do phát sinh cuộc ly khai năm 1054.

Ngày 25.7.1967, trong thánh đường Chúa Thánh Thần tại Istanbul, đức Thánh Cha Phaolô VI trao cho đức Thượng phụ Athenagoras I một Đoản sắc, giải thích tại sao hai Giáo hội Công giáo và Chính thống là “Giáo hội Chị Em”.

Đầu năm 1970, Công đồng Giáo hội Chính thống Nga đă quyết định cho người Công giáo rước lễ khi những người giáo dân này không thể t́m đến linh mục của Giáo hội ḿnh (trường hợp này thường hay xảy ra ở Nga). Nhưng quyết định này bị Giáo hội Chính thống Hy Lạp kịch liệt phản đối.

Ngày 9-11 tháng 5 năm 1970, đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp đức giáo chủ Vazgen I Catholicos Armnenian (Etchmiadzin). Dịp này vị giáo chủ có tham dự lễ nghi tuyên thánh cho chân phước Thérèse Coudrec (+1885) người Pháp.

Thượng tuần tháng 12 năm 1970, có những cuộc “gặp gỡ đại kết” tại Paris, giữa những vị đại diện Giáo hội Công giáo và Chính thống Nga. Chủ tịch phái đoàn Chính thống Nga là đức giám mục Nikodim; bên Công giáo, người cầm đầu là cha Hamer, thư kư­ văn pḥng Hiệp nhất Kitô hữu. Hội nghị đă thảo luận về “Vai tṛ Kitô giáo trong sự phát triển xă hội”. Cuộc gặp gỡ này nhằm duy tŕ những cuộc đối thoại đă diễn ra tại Leningrad năm 1967, bản học thuyết xă hội của Công giáo. Trước khi bế mạc hội nghị, Phái đoàn hai tôn giáo đă được đức Phaolô VI tiếp kiến, và được dẫn đi thăm viếng những di tích lịch sử Công giáo tại Ư và Roma.

Ngày 1.3.1971, tại Vatican đức Phaolô VI tiếp kiến đức Athenagoras I. Sau đó, đức Thánh Cha tuyên bố: “giữa hai Giáo hội đă có sự hiệp thông như trọn vẹn, nếu chưa phải là hoàn toàn (une comm­union presque totale, sinon encore parfaite). Sau đó, hai bên trao đổi Văn thư cầu chúc cho ngày “cùng nhau dâng Thánh Lễ” được thực hiện mau chóng.

Ngày 3.6.1971, nhân dịp lễ tấn phong đức tân Thượng phụ Chính thống Nga, đức Thánh Cha đă cử hồng y Jan Willebrands dẫn phái đoàn tới tham dự.

Tờ tuần báo Orthodoxe Types ở Athêna, một cơ quan ngôn luận chủ trương chống sự hiệp nhất Kitô hữu, tháng 8 năm 1971 đă lặp lại rằng: 3 vị giáo trưởng Chính thống miền Bắc Hy Lạp đă quyết định không nêu danh đức Giáo chủ Athenogoras trong lời nguyền, cả khi cử hành lễ nghi phụng vụ.

Ngày 13.6.1972, đức hồng y Jan Willebrands, chủ tịch văn pḥng Hiệp nhất Kitô hữu, đă rời Roma đi Syna và Nga Sô, mang theo những thư riêng của đức Phaolô VI tới đức Thượng phụ, Ignatius Jacobus III tại Damas và đức Thượng phụ Vazgen I ở Armenia.

Ngày 7.7.1972, đức Thượng phụ Giáo chủ Athenagoras I từ trần, hưởng thọ 86 tuổi. Đức Thánh Cha Phaolô VI xúc động bày tỏ: “niềm hy vọng sẽ tái ngộ với  ngài như với người anh em thân thiết trong cộng đồng các Thánh”. Đức Thánh Cha mời gọi tín hữu tưởng niệm cầu nguyện cho “bậc đại nhân của một Giáo hội khả kính, b́nh sinh ngài chỉ thiết tha mong ước một điều là được cùng chúng tôi uống chung một chén, nghĩa là có thể cùng nhau dâng Thánh Lễ. Chí nguyện chưa thành đó là gia sản của ngài để lại và là phận sự của chúng ta”. Đức Athenagoras I nguyên là Giáo chủ Gierusalem, năm 1948 được bầu làm Giáo chủ Constantinopoli. Đời ngài đă hết sức cố gắng để thống nhất các Giáo hội Chính thống và thoát ly qu­yền lực của Matscơva (Missi 1969, 4, tr 134).