Phần Nh́ : Chương Tám CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM
(t.k. XVI-XX) I. Giáo hội ở Việt Nam thời mở đường và đặt nền móng 1. Những bước đầu của công cuộc truyền giáo tại Bắc Hà (1533-1599) 2. Những nhà truyền giáo ḍng Đaminh tại Nam Hà và Chân Lạp (1550-1631) 3. Công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ ḍng Tên tại Nam Hà (1613-39) 5. Cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam (1640-45, +1660) II. Giáo hội ớ Việt Nam thời xây dựng và tổ chức 1. Công cuộc truyền giáo của hội thừa sai Paris ở Bắc và Nam Hà (1658-1776) 2. Công cuộc truyền giáo của các cha ḍng Đaminh ở Bắc Hà (1676-1776) 3. Giáo hội Việt Nam thời Tây Sơn (1777-1802) 4. Đức cha Bá Đa Lộc với Nguyễn Ánh Gia Long III. Giáo hội ở Việt Nam vươn lên trong thử thách 1. Cuộc bách hại của vua Minh Mạng (1820-41) 2. Cuộc bách hại của vua Tự Đức (1848-83) và đảng Văn Thân (1885-1886) IV. Giáo hội ở Việt Nam thế kỷ XX 1. Công cuộc kiến thiết trong các địa phận thuộc hội thừa sai Paris (1888-1933) 2. Công cuộc kiến thiết trong các địa phận thuộc ḍng Đaminh (1888-1933) 4. Giáo hội ở Việt Nam từ hiệp định Genève đến 1974 + Lịch tŕnh tiến triển địa phận Đàng Ngoài và địa phận Đàng Trong
“Chúng ta hăy ca ngợi những bậc vĩ nhân, cũng là cha ông của chúng ta” (Hc XLIV, 1). Lời Thánh Kinh trên đây thúc đẩy chúng tôi viết thêm chương này vào Lịch sử Giáo hội: công cuộc truyền giáo ở Việt Nam có một lịch sử phong phú và oai hùng bậc nhất, với trên 130.000 đấng Tử đạo. Lịch sử này sẽ chứng minh Giáo hội ở Việt Nam là một Giáo hội được xây dựng bằng xương máu của các chiến sĩ đức tin, “những chiến sĩ trung liệt và can trường không kém các chiến sĩ ngày xưa trong thế kỷ khai nguyên của Giáo hội”.[1] Lịch sử Giáo hội ở Việt Nam chia ra làm 4 thời kỳ : 1) Thời mở đường và đặt nền móng: công việc mở lối của những nhà truyền giáo tiên phong và những đấng Tử đạo tiên khởi ḍng Đaminh, ḍng Phansinh, cùng việc xây đắp nền móng của các cha ḍng Tên. Thời này bắt đầu từ trước thế kỷ XVI đến giữa XVII. 2) Thời xây dựng và tổ chức: công cuộc truyền giáo của thánh Bộ Truyền bá Đức tin, qua hội Thừa sai Hải ngoại Paris, ḍng Đaminh, ḍng Phansinh, ḍng Tên, với sự góp phần của hàng giáo sĩ Việt Nam, thày giảng, nữ tu và tông đồ giáo dân. Thời này từ giữa thế kỷ XVII sang đầu XIX. 3) Thời vươn lên trong thử thách đau thương: Máu các đấng Tử đạo đổ ra chan ḥa mặt đất từ các tỉnh phía bắc đến miền Lục Tỉnh phía nam trong thế kỷ XIX. Công cuộc truyền giáo của hội Thừa sai Paris và ḍng Đaminh, dưới thời bách hại đạo của nhà Lê và nhà Nguyễn, từ giữa thế kỷ XVII đến cuối XIX. 4) Thời kiến thiết và tiến tới trưởng thành: Giáo hội bành trướng và được xây dựng tổ chức sau thời bách hại, để tiến tới việc thành lập hàng Giáo phẩm (1960), từ cuối thế kỷ XIX đến cuối XX. Ôn lại lịch sử, không phải chỉ để ca tụng hay lấy đó làm hănh diện, mà c̣n để thêm can đảm, hy sinh và bền tâm nối gót tiền nhân. Bởi v́ đối với chúng ta, cái chết của các đấng Tử đạo nêu cao tinh thần đạo đức, chí hy sinh và gương anh dũng. Các ngài chết, để luôn sống trong kư ức chúng ta. Các ngài chết, mà công nghiệp của ngài vẫn c̣n đấy. Các ngài chết, mà sinh lực của các ngài vẫn tiềm tàng phong phú, làm cho những hạt giống đă được gieo văi phát sinh hoa trái. [2] GIÁO HỘI Ở VIỆT NAM THỜI MỞ ĐƯỜNG VÀ ĐẶT NỀN MÓNG
Năm 1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Hậu Lê, lên làm vua, niên hiệu Minh Đức. Mạc Đăng Dung (1527-29) và con là Mạc Đăng Doanh (1530-40) tuy vẫn theo đường lối trị nước của nhà Lê, nhưng các cựu thần không mấy người chịu phục: người th́ lẩn tránh trên rừng núi, kẻ th́ bỏ trốn ra nước ngoài, hoặc nổi lên đánh phá. Trong số cựu thần không phục nhà Mạc bỏ ra nước ngoài, có con Nguyễn Hoàng Dụ là Nguyễn Kim sang Ai Lao. Nguyễn Kim chiêu tập tướng sĩ, rồi cho t́m con cháu nhà Lê để mưu việc khôi phục. Năm 1533, Nguyễn Kim lập người con út của Lê Chiêu Tông làm vua, tức Trang Tông (1533-48). Sau đó, ông gặp được mộl viên tướng tài giỏi là Trịnh Kiểm và gả con gái cho, để cùng nhau lo việc “pḥ Lê diệt Mạc”. Năm 1542, Nguyễn Kim đem quân đánh lấy Thanh Hóa, Nghệ An, rồi sau chiếm luôn Tây Đô. Từ đó, nước Đại Việt [3] chia làm hai : từ Thanh Hóa trở vào thuộc nhà Lê, đóng đô ở Vạn Lại (trên tả ngạn sông Chu), tức Nam Triều; từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, kinh đô Thăng Long, tức Bắc Triều. Năm 1545, Nguyễn Kim tiến quân ra Bắc, giữa đường bị hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết. Con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng c̣n nhỏ tuổi nên binh quyền được trao cả cho Trịnh Kiểm; ông này cho rút binh về Thanh Hóa. Năm 1548, vua Trang Tông mất, Trung tông lên thay (1548-56). Tám năm sau, Trung Tông cũng mất, Trịnh Kiểm lập Anh Tông lên ngôi (1556-73). Nam Bắc đánh nhau trên 10 năm không phân thắng bại. Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tông giành quyền nhau, Trịnh Cối thất thế đầu hàng nhà Mạc. Trịnh Tùng (1570-1623) từ đấy nắm cả quyền hành. Vua Lê Anh Tông bị nghi có âm mưu trừ Trịnh Tùng, bị Trịnh Tùng sát hại; Lê Thế Tông được lập lên thay (1573-99). Trong ṿng 10 năm, Trịnh Tùng giữ thế thủ, Mạc Mậu Hợp (1562-92) đem đại quân vào đánh nhưng không thắng nổi. Năm 1583, Trịnh Tùng xem quân lực của ḿnh đă mạnh, đổi thế thủ ra thế công, năm nào cũng cử binh mă ra đánh Mạc. Năm 1592, Trịnh Tùng thống lĩnh 50.000 quân Bắc tiến, đại thắng quân Mạc, hạ được kinh thành, giết Mạc Mậu Hợp: nhà Lê trung hưng từ đấy. Con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, nhờ thế lực của nhà Minh c̣n xưng Vua thêm ba đời, năm 1667 mới mất hẳn. Thời Trung hưng, các vua Lê chỉ có hư vị; họ Trịnh kể từ Trịnh Tùng tự xưng chúa, cha truyền con nối nắm quyền hành ở Bắc Hà. [4] Chúa Trịnh đặt ra phủ liêu và lục phiên để thay thế triều đ́nh và lục bộ, trông coi việc nước. Về kinh tế, chúa Trịnh cho khai mỏ, đặt quan thuế, mở cảng Phố Hiến[5] cho người ngoại quốc vào buôn bán. Nhà chúa c̣n mở trường vơ bị, tổ chức thi vơ, sai người viết quốc sử khắc bản in, lập ấn quán. Trong khi đó, họ Nguyễn bắt đầu từ Nguyễn Hoàng lập nghiệp ở Nam Hà. Chúa Nguyễn cũng tổ chức hành chánh, đặt thuế xuất nhập cảng, mở cửa Hải Phố để giao thương với ngoại quốc, đặt lệ thi tuyển để chọn nhân tài, mở xưởng đúc súng và trường tập bắn. Nhưng sự nghiệp lớn nhất của chúa Nguyễn là mở mang bờ cơi về phương Nam. Đó là t́nh h́nh Việt Nam khi những nhà truyền giáo tiên phong thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, bước lên giải đất này từ tiền bán thế kỷ XVI. [6] Ở miền Bắc, trong khu vực nhà Lê (Nam Triều) Khâm định Việt sử cho ghi tài liệu như sau: “Năm Nguyên Ḥa Nguyên niên (1533) đời Lê Trang Tông, có một dương nhân tên là I-ni-khu đi đường biển lén vào giang đạo Gia Tô ở làng Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy”.[7] Đây là vị thừa sai thứ nhất được nói đến trong lịch sử Việt Nam. Giáo sĩ I Ni Khu là người nước nào và thuộc ḍng tu nào ? Không một sử liệu nào nói rơ. Có tác giả cho ngài là một linh mục ḍng Đaminh Tây Ban Nha, nhưng cũng có tác giả khác nói I-ni-khu thuộc ḍng Phansinh hoặc ḍng Tên quốc tịch Bồ Đào Nha.[8] Nếu I-ni-khu là linh mục ḍng Đaminh, th́ không thể là cha Inigo de Santa Maria như sử gia Gispert muốn nói đến.[9] V́ cha Inigo từ Manila sang đất Chân Lạp năm 1603, rồi cũng năm ấy cha qua đời trên đường trở về Manila, để xin thêm cán bộ truyền giáo. Như vậy, nếu cha Inigo cũng có mặt ở đất Bắc vào năm 1533, th́ khi từ trần, cha phải thọ tới 100 tuổi. Một linh mục đă già gần 100 tuổi thiết tưởng không bề trên nào sai đi từ Manila sang Chân Lạp giảng đạo. Nếu không phải là cha Inigo de Santa Maria, th́ có thể là một trong những thừa sai Đaminh Bồ Đào Nha, thuộc tỉnh ḍng Santa Cruz de las Indias Orientales, là tỉnh ḍng đảm nhận công việc truyền giáo khắp vùng Đông Nam Á bấy giờ. [10] Rất có thể I Ni Khu là một giáo sĩ ḍng Phansinh Bồ Đào Nha, v́ các cha ḍng này cũng như ḍng Đaminh đă bắt đầu giảng đạo ở Á Đông từ đầu thế kỷ XVI, nhất là những giáo sĩ thuộc hai quốc tịch Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. C̣n giả thuyết cho rằng I-Ni-khu thuộc ḍng Tên không thể chấp nhận được, v́ thánh Inhaxu tổ phụ ḍng Tên năm ấy 1533 c̣n đang học ở Paris, và ḍng Tên được châu phê năm 1540. Nói tóm, ngoài những chi tiết mà Khâm định Việt sử kể lại, chúng la phải kết luận như Bonifacy rằng: Người ta không biết ǵ hơn về vị giáo sĩ có tên là I-ni-khu này”.[11] Tưởng không cần quan tâm nhiều đến sử liệu này, bởi v́ tuy có trong Khâm định Việt sử, nhưng không phải ở phần “Chính sử” (chữ lớn) mà ở phần “Dă sử” (chữ nhỏ). Cùng thời điểm này, một tác phẩm nói đến người Công giáo họ Đỗ, một trong người Việt đầu tiên, nếu không phải chính là người đầu tiên, đă theo đạo Thiên Chúa. Theo gia phả họ Đỗ, th́ ông Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồ Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là con thứ hai của cụ Đỗ Biều, một vị đại thần triều Lê Anh Tông (1556-73), đă theo đạo Hoa Lang.[12] Ông Đỗ Hưng Viễn đă theo đạo, chịu phép Rửa trong một chuyến đi sứ, đến vùng buôn bán của người Bồ Đào Nha, khoảng trước năm 1580. Sau giáo sĩ I-ni-khu, lịch sử nói đến hai Linh mục triều Affonso da Costa và Juan Gonsalves Sá người Bồ Đào Nha, do đức giám mục Macao cử sang triều nhà Lê vào năm 1583, theo lời mời của công chúa Chiêm, chị vua Lê Thế Tông, làm nhiếp chính cai trị nước thay em c̣n nhỏ tuổi. Hai nhà truyền giáo theo sứ giả tới Vạn Lại hồi năm 1588, được công chúa tiếp đón rất lịch thiệp và cho phép giảng đạo tự do. Nhưng năm liền sau, vua Lê Thế Tông thân chính, hai vị thừa sai bị ngược đăi khổ sở, không được dâng Thánh lễ lại c̣n bị giam giữ cho tới cuối năm 1590, là lúc hai biến cố xảy ra, linh mục Ordoñez Cevallos, một thủy thủ quốc tịch Tây Ban Nha, tới đất Thanh Hóa, và công chúa Chiêm theo đạo.[13] Giáo sĩ Ordoñez, sau nhiều năm chu du thế giới, đă viết cuốn Lịch sử cuộc chu du thiên hạ (Historia y viaje del mundo). Theo tác phẩm kể trên, th́ Ordoñez được vua Lê tiếp kiến tại triều đ́nh và cho phép đi lại tự do. Công chúa Chiêm thấy giáo sĩ thông thái lại đẹp trai với những nụ cười “má lúm đồng tiền”, bèn ngỏ ư muốn lấy làm chồng, nhưng Ordoñez trả lời: ông là linh mục Công giáo nên phải giữ luật độc thân. Từ đấy, giáo sĩ dạy giáo lư cho công chúa và rửa tội đặt tên thánh là Maria, tức Mai Hoa. Sau đó, công chúa khuyên được nhiều người theo đạo, tổ chức những công cuộc từ thiện, thiết lập nữ tu viện Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, và nắm chức Bề trên cho đến chết. Thấy ảnh hưởng của Ordoñez mỗi ngày thêm lớn, nhà Vua lo ngại và ra lệnh trục xuất khỏi đất nhà Lê.[14] Xuống miền Nam với chúa Nguyễn, giáo sĩ Ordoñez, kể thêm việc rửa tội cho Nguyễn hoàng,[15] đặt tên thánh là Gregori cùng với 19 tướng tá. Lễ nghi Rửa tội được cử hành long trọng tại nha quan thuế cửa Thuận Hóa hồi 8 giờ sáng ngày 17.9.1591. Mấy năm sau, tại kinh thành Vạn Lại nhà Lê, do ảnh hưởng của công chúa Mai Hoa, thân mẫu chúa Nguyễn cùng với em trai và em gái của chúa cũng được linh mục Da Costa rửa tội, sau cùng đến thái hậu tức mẹ công chúa Mai Hoa.[16] Cũng ở Bắc Hà, nhưng thuộc khu vực nhà Mạc (Bắc Triều), năm 1578 một phái đoàn được cử sang Macao vận động xin mấy vị thừa sai Bồ Đào Nha. Bấy giờ có nói đến tên cha P. Alfaro ḍng Phansinh và giáo sĩ J.B. Pesaro, nhưng hai linh mục này không đến theo lời yêu cầu của nhà Mạc được, v́ Mạc Mậu Hợp mời các ngài sang là có ư kéo người Bồ Đào Nha về phe ḿnh chống lại nhà Lê.[17] Chờ lâu không thấy ai sang, Mạc Mậu Hợp viết thư cho đức cha Carneiro, giám mục Macao, nhắc lại truyện trước. Đức giám mục lên tiếng kêu mời các tu viện ở Manila gởi thừa sai sang Việt Nam theo sự yêu cầu của nhà Mạc. Đáp lời mời gọi ấy, tu viện Thánh Gregori ḍng Phansinh cử một phái đoàn, gồm các cha D. Operosa, B. Ruiz, P. Ortiz, Fr. Montila và bốn thày trợ sĩ. Ngày 1.5.1583 tàu chở đoàn truyền giáo cập bến An Quảng (Quảng Yên) và được chính quyền địa phương đón tiếp nồng hậu; Mạc Mậu Hợp cũng phái người đến gặp các thừa sai và mời vào Thăng Long. Nhưng khi tàu của đoàn truyền giáo vừa rời bến để lên Thăng Long, th́ bị một cơn băo đánh giạt sang đảo Hải Nam, tất cả bị bắt dẫn lên Quảng Đông; nhưng sau đó được trả tự do. Hai năm sau, một ḿnh cha Ruiz bấy giờ đă 61 tuổi được trở lại Việt Nam. Lần này, cha đem theo một phụ nữ làm thông ngôn, phụ nữ này có lẽ là người Việt đă theo đạo khi ở Macao. Đến Thăng Long, cha Ruiz thuật lại truyện đắm tàu năm trước, được vua tôi nhà Mạc đối xử rất tử tế và cho phép giảng đạo. Lời giảng và đời sống thánh thiện của cha gây được nhiều cảm t́nh trong dân chúng, nhưng không ai xin theo đạo cả, cha chỉ rửa tội được một bé nhỏ gần chết. Năm 1586, cha Ruiz rời khỏi Việt Nam về Manila, v́ được lệnh sang giảng đạo bên Nhật Bản.[18]
Tại miền Nam Việt Nam, bấy giờ phần lớn c̣n thuộc Chiêm Thành và chân Lạp (Cao Miên),[19] những nhà truyền giáo đầu tiên là các cha ḍng Đaminh Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1550, cha Gaspar da Santa Cruz theo tàu buôn Bồ Đào Nha vào cửa Cần Cảo (Hà Tiên ngày nay) và giảng đạo trong vùng này. Cha Gaspar là một thừa sai ở Mă Lai, người sáng lập tu viện Santa Cruz Malacca, làm trung tâm truyền giáo cho cả vùng Đông Nam Á. Lịch sử Giáo hội Việt Nam ghi nhận cha là vị thừa sai tiên phong của miền Nam, mặc dầu cha hoạt động ở đây chỉ được vài ba năm. Có lẽ v́ phần đất này bấy giờ c̣n thuộc dân “Chùa Tháp” khó có người theo đạo Công giáo, nên cha phải ra đi, và năm 1555 người ta thấy cha có mặt ở Quảng Châu (Trung Quốc).[20] Năm 1558, tu viện Santa Cruz ở Malacca cử thêm hai cha Lopez và Azevedo đi Chân Lạp, nối tiếp công việc của cha Gaspar. Hai cha hoạt động ở đây chừng 10 năm, th́ các nhà sư t́m cách để hai cha bị trục xuất. Năm 1580, hai nhà truyền giáo Đaminh khác: Grégoire de La Motte người Pháp và Lui da Fonseca người Bồ Đào Nha, cũng từ Malacca vào đất Chân Lạp. Hai cha đă giảng đạo không những cho dân Miên mà c̣n cho cả dân Chiêm và Việt ở Quảng Nam nữa. Năm 1586, vua Chiêm Thành, nhân một cuộc giao tranh với chúa Nguyễn ở Quảng Nam, đă bắt hai cha cùng với nhiều tù binh về kinh thành Chà Bàn (B́nh Định). Hai cha tiếp tục giảng đạo cho các tù binh ở đó. Năm 1588, vua Chiêm nghe biết hai cha là thừa sai Công giáo, liền kết án tử h́nh. Cha Da Fonseca bị đâm chết trong khi dâng Thánh Lễ, c̣n cha De La Motte bị nhiều vết thương nặng, chạy thoát ra bờ biển, được một tàu buôn Tây Ban Nha đưa về Malacca, nhưng cha chết dọc đường (1589). Hai cha được ghi là những vị Tử đạo tiên khởi trên đất Việt.[21] Tiếp theo hai đấng Tử đạo là bốn chuyến đi lịch sử từ Manila sang miền Nam Việt Nam của các thừa sai Đaminh Tây Ban Nha cùng với nhà cầm quyền Philippin, đi t́m đất hoạt động tông đồ. Năm 1595, vua Chey Chetta I nước Chân Lạp yêu cầu toàn quyền Philippin gởi quân sĩ sang giúp củng cố nội bộ và chống ngoại xâm, đồng thời cũng xin một số giáo sĩ sang giảng đạo. Được sự yêu cầu tỉnh ḍng Đaminh Rất Thánh Mân côi cử cha bề trên tỉnh Alfonso Jiménez, cha Diego Aduarte và thày trợ sĩ Juan Bautista Deza. Ba nhà truyền giáo cùng với 330 binh sĩ Tây Ban Nha lên tàu lướt sóng Đại dương sang Chân Lạp hồi đầu năm 1596. Đoàn tàu vào sông Cửu Long và đi sâu vào nội địa đến tận Churdamué (Châu Đốc), cách kinh đô Sprey Santor 35 km. Đến đây các cha được tin vua Chey Chetta bị người Xiêm truất phế, và đă trốn sang Ai Lao; ngai vàng được chuyển sang tay hoàng thân Preah Roam. Thấy không c̣n mục đích, đoàn tàu rút lui dọc theo bờ biển ra Quảng Nam thuộc quyền chúa Nguyễn. Từ đàng xa trông lên ngọn đồi gần Cửa Hàn, một Thánh giá to lớn dựng trên. Theo lưu truyền, cách đấy 13 năm một số người định phá Thánh giá ấy đă bị Trời phạt, nên từ đấy mọi người kể cả lương dân đều kính sợ và không ai dám đụng đến.[22] Lên đất Cửa Hàn, ba nhà truyền giáo Đaminh gặp hai cha ḍng Âutinh, tuyên úy các thủy thủ và thương gia Bồ Đào Nha quen qua lại đó. Cha Aduarte lên Thuận Hóa gặp quan tổng trấn nhà Nguyễn[23] và được tiếp đăi rất nồng hậu. Ông tổng trấn yêu cầu cha ở lại và hứa sẽ xây cất cho một ngôi thánh đường; nhưng cha xin khất trả lời v́ c̣n phải hỏi ư kiến cha bề trên Jiménez. Cha Jiménez hứa sẽ đi Thuận Hóa để xem t́nh h́nh. Hôm ấy là ngày 28.8.1596, hai cha ḍng Âutinh mừng lễ thánh tổ phụ, có mời các thừa sai Đaminh đến tham dự. Sau Thánh Lễ, cha Jiménez ở lại trên bộ, c̣n cha Aduarte và thày Deza lên tàu với binh sĩ. Ngày 3 tháng 9, trong lúc không ngờ thủy quân Việt Nam được lịnh của nhà Lê tấn công đoàn tàu của người Tây Ban Nha, khiến họ phải đối phó rất khó khăn mới rút lui được an toàn.[24] Nhưng cha Jiménez mắc kẹt trên bờ và bị giam lỏng tại nhà các cha Âutinh Trong thời gian ở lại trên đất Việt, cha Jiménez đă khuyên được hai tù nhân bị án tử h́nh theo đạo, sau đó cha cho tống táng theo lễ nghi Công giáo; việc này đă làm cho quan tổng trấn tức giận và ra chỉ thị cấm đạo. Ít lâu sau, một đoàn tàu buôn Bồ Đào Nha đến thương cảng, cha Jimenez theo tàu đi Macao rồi trở về Manila. Năm 1598, tân vương Ponthea Tan nước Chân Lạp, nghe theo hai ông Blas Ruis và Diego Velhoso, nguyên cố vấn của Chey Chetta, lại gởi thư xin nhà cầm quyền Philippin phái binh sĩ sang giúp, đồng thời cũng mời hai cha Jimenez và Aduarte trở lại. Ngay năm ấy, một đoàn tàu gồm ba chiếc chở hai cha và 150 quân sĩ nhổ neo ngày 17 tháng 9, trực chỉ Chân Lạp. Nhưng sau 6 ngày đường, đoàn tàu bị băo đánh giạt vào mấy ḥn đảo, chờ cấp cứu. Trước khi đoàn tàu nói trên lâm nạn, một chiếc tàu lớn khác cũng từ Manila đi Chân Lạp, với tư cách ngoại giao. Trên tàu có hai giáo sĩ Đaminh, là cha J. Maldonado làm đại sứ và P. Bastida. Nhưng khi các cha tới nơi th́ Ponthea Tan đă băng hà. Thái tử Ponthea An c̣n nhỏ tuổi lên kế vị, dưới sự giám hộ của một người đàn bà theo Hồi giáo, nên người Tây Ban Nha chỉ được đối xử bằng những cặp mắt đố kỵ. Không được nhà Vua tiếp kiến, hai cha bỏ kinh thành, rút ra cửa sông Cửu Long, tại đây một cuộc hải chiến xảy ra giữa người Mă Lai và Tây Ban Nha: nhiều người thiệt mạng, trong đó có cha Bastida. Cha Maldonado sang một chiến thuyền Tây Ban Nha của đại úy Mendoza để cùng đi Xiêm La. Khi tới Xiêm, cha gặp một bạn cùng ḍng người Bồ Đào Nha tên là Georgio Mota đang bị vua Xiêm giam giữ. Hai cha t́m cách bỏ trốn lên chiến thuyền Tây Ban Nha. Khi vua Xiêm nghe biết cha Mota bỏ trốn, liền sai ba thuyền đuổi bắt: hai bên bắn nhau dữ dội. Chiến thuyền Tây Ban Nha chạy thoát, nhưng phải trả bằng một giá rất đắt là cha Maldonado, đại úy Mendoza và viên hoa tiêu bị tử thương.[25] Những thất bại trong hai chuyến đi trước chưa làm nản ḷng các bề trên tỉnh hạt Rất Thánh Mân côi. Các ngài vẫn chờ dịp thuận lợi để mở rộng khu vực truyền giáo trên đại lục Á châu. Năm 1603 dịp may lại đến: Ponthea An bị giết, Srey Sauryeper lên kế vị. Tân vương c̣n nhớ t́nh hữu nghị của người Tây Ban Nha đối với vua Chey Chetla I, nên đă sai một phái đoàn sang Philippin xin quan toàn quyền cử người sang trợ giúp và giảng đạo. Chuyến đi thứ ba này có cha Inisgo de Santa Maria, Jerónimo Belen và Alonso Collar. Các cha tới tận kinh thành Lovea En và được tự do truyền giáo. Nhà Vua cũng cho phép các cha xây cất thánh đường làm nơi phượng tự và giảng dạy giáo lư. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, v́ một chính biến xảy ra khiến Srey Sauryeper phải thay đổi chính sách, báo hiệu cho một cuộc bách hại đạo. Các cha đồng ư cử cha Inigo trở về Manila để xin chính quyền Tây Ban Nha phái thêm binh sĩ, và các bề trên gởi thêm cán bộ truyền giáo. Nhưng không may, cha Inigo chết trên đường về (1603), ít lâu sau cha Collar cũng qua đời, c̣n cha Belen một ḿnh trở về Philippin.[26] Hơn 20 năm sau, một thương gia Trung Hoa từ Chân Lạp đến Manila cho tin rằng: dân Miên rất mộ mến các thừa sai Đaminh và nhà Vua đang mong được các cha trở lại. Nghe tin này, các bề trên ḍng mặc dầu vẫn mong ước có dịp gởi người đi một lần nữa, cũng phải dè dặt v́ những thất bại của ba chuyến đi trước. Sau một thời gian suy nghĩ, mật sứ được sai đi thăm ḍ ḷng dân và ư nhà Vua. Kế đó là bức thư của một quan đại thần Chân Lạp gởi các cha Đaminh ở Luzon (Philippin), chứng minh phần nào lời nói của người thương gia nói trên là đúng. Lần này, các bề trên cử 5 cha đi, trong số có cha Juan Bautista Morales (+ 1664), một nhà truyền giáo nổi tiếng của tỉnh ḍng. Chỉ mấy ngày sau kể từ khi đặt chân lên đất Chân Lạp. các nhà truyền giáo đă được dâng Thánh Lễ thứ nhất trong một thánh đường, vừa được dựng lên giữa một xứ chùa chiền. Dân Miên mặc dầu hiền lành và dễ dăi, nhưng rất ít người muốn theo đạo. Họ đến dự các lễ nghi Công giáo rất đông, nhưng chỉ bằng những cặp mắt hiếu kỳ. Suốt hai năm rưỡi giảng đạo, các thừa sai không rửa tội được một người nào ngoài bé gái của một người Nhật Bản Công giáo. Năm 1631, Chey Chetta II lên kế nghiệp cha, hạ lệnh cấm người Miên theo đạo, cha bề trên tỉnh gọi tất cả năm cha về Manila.[27] Như vậy, chuyến đi lần sau hết này cũng không đạt được ư nguyện. Nhưng Thiên Chúa Quan pḥng đă dành cho ḍng Đaminh một khu vực truyền giáo lư tưởng, tức miền Bắc Việt Nam.
Năm 1613, phong trào bài ngoại nổi dậy ở Nhật Bản. Ngày 14.2.1614, Nhật hoàng Daifusana, tức tướng quân Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) hạ chiếu chỉ cấm đạo, trục xuất các thừa sai. Các thừa sai ḍng Tên phải bỏ Nhật đi Macao, chờ ngày trở lại cánh đồng truyền giáo. Không muốn mất thời gian, bề trên ḍng đă sai cha Fr. Buzomi (Ư), cha J. Carvatho (Bồ), hai thày trợ sĩ (Nhật) Giuse và Phaolô sang Việt Nam. Chuyến tàu chở bốn nhà truyền giáo tới Hải Phố (Hội An ngày nay) ngày 18.1.1615, sau 12 ngày vượt Đại dương. Cha Carvatho và hai thày trợ sĩ phụ trách Nhật kiều Công giáo ở Hải Phố, cha Buzomi học tiếng Việt và giảng đạo cho người Việt. Dân Quảng Nam rất thích nghe cha Bozomi giảng bằng tiếng Việt, 10 người xin chịu phép Rửa dịp lễ Phục sinh năm 1615. Trong số những “bông lúa đầu mùa” này, có một thanh niên tên là Âutinh xin theo giúp các cha; anh là người đầu tiên trong tổ chức Thày giảng.[28] Cuối năm ấy, chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-35) cho phép cha Buzomi xây hai thánh đường: một ở Hải Phố và một ở Quảng Nam; số giáo dân lên tới 300. Đầu năm 1616, cha A. Fernández (Bồ) sang thay thế cha Carvalho được gọi về Macao để t́m đường trở lại Nhật Bản (cha được phúc Tử đạo năm 1624). Nghe biết công việc truyền giáo ở xứ Nam thâu đạt nhiều kết quả và c̣n nhiều hứa hẹn, năm 1617 Macao sai thêm hai cha Fr. Pina (Ư), Fr. Barreto (Bồ) và thày trợ sĩ Díaz (Bồ) sang giúp cha Buzomi. Nhưng cha Barrelo chỉ ở Việt Nam được mấy tháng, v́ sau đó đă cùng với cha Fernández sang Chân Lạp. Cha Pina cùng với hai thày người Nhật ở lại Hải Phố, c̣n cha Buzomi đem theo hai thày Díaz và Âutinh vào B́nh Định theo lời mời của quan trấn thủ. Năm 1618, xứ Nam được thêm hai nhà truyền giáo mới: cha P. Marquez (Bồ lai Nhật) và cha C. Borri (Ư). Từ năm 1618 đến 1620, có tám thừa sai ḍng Tên hoạt động ở Nam Hà: ba cha Buzomi, Pina và Borri ở Qui Nhơn với hai thày Díaz và Âutinh; cha Marquez và hai thày người Nhật ở Hải Phố. Tại đây thương gia Nhật đến mỗi ngày thêm đông, nhiều lúc trên ngàn người. Năm 1619, cha Marquez rửa tội thêm 40 tân ṭng, và dựng một nguyện đường riêng cho Nhật kiều.[29] Ở Qui Nhơn, các cha được quan trấn thủ tiếp rước rất tử tế. Tháng 7 năm 1618, quan trấn làm cho các thừa sai một ngôi nhà bằng gỗ rộng răi ở Nước Mặn (Pulocambi). Ông dùng voi đưa các cha tới nhà mới, từ đó các cha có cơ sở hoạt động và được dân chúng rất kính trọng. Cũng năm ấy, một thánh đường làm sẵn được chở đến Nước Mặn, lắp ráp trong một ngày trước sự bỡ ngữ và thán phục của các nhà truyền giáo. Ngay từ khi mới đến Qui Nhơn, cha Buzomi đă để ư đến giới trí thức và quan lại. Nhiều cuộc trao đổi, giảng thuyết về tôn giáo được tổ chức ở tư gia hoặc đ́nh làng. Trong giới quan lại, có ông đại sứ của chúa Nguyễn đi Chân Lạp, đă theo đạo cùng với phu nhân cùng nhiều gia nhân. Tuy nhiên, các cha không bỏ rơi dân thôn quê, v́ nhiều kết quả đă thu lượm được trong giới này ngay từ khi công cuộc truyền giáo bắt đầu: nhiều giáo điểm được thiết lập, lúc đầu với con số 5 hoặc 6 gia đ́nh, vài ba chục nhân danh, rồi dần dần thêm lên tới ngàn.[30] Công việc đang tiến triển tốt đẹp th́ quan trấn chết bất ngờ. Nhưng không v́ thế mà các nhà truyền giáo rút lui, mặc dầu phải đối phó với một nhà sư tên là Tư B́nh và người Hà Lan theo Tin lành. Năm 1621, cha Buzomi rửa tội thêm 172 người Từ năm 1620, cha Pina đă được phái đi hoạt động ở Quảng Nam. Năm 162 sau khi gọi cha Borri về Macao (1621), các bề trên đă sai sang thêm ba cha Em. Fernández, Em. Borges (Bồ) và J. Leira (Ư) cùng với thày Romano Niti (Nhật). Cha Fernández đến thay thế cha Marquez ở Hải Phố, để cha này đi giúp cha Pina; c̣n hai cha Borges và Leira phải qua một thời gian học tiếng Việt, và tập sự bên cạnh cha Buzomi ở Nước Mặn. Tại Quảng Nam, ngay năm đầu (1620) cha Pina đă thu lượm nhiều kết quả: 275 người xin chịu phép Rửa, mặc dầu cha gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc bài trừ mê tín dị đoan. Trong các nhà nho, hoa trái đầu mùa mà cha Pina đă đạt được là cụ nghè Giuse. Cụ là người được kính nể trong khắp trấn Quảng Nam, môn sinh của cụ rất nhiều. Sau nhiều tháng học hỏi và tranh luận, cụ đă xin chịu phép Rửa lấy lên thánh là Giuse. Cụ Giuse từ đây trở thành một tông đồ giáo dân; theo gương cụ, nhiều nho gia khác trở lại, như cụ Pherô, cụ Emmanuel, quan cố vấn Phaolô... Trong khi đó, ở Nước Mặn cha Buzomi cũng đạt được nhiều kết quả trong dân chúng và giới sư săi, quan lại, trí thức, đáng kể hơn cả là nguyên sư cụ Đamian.[31] Số giáo dân mỗi ngày thêm đông. Cuối năm 1624, cha bề trên tỉnh Gabriel de Mattos đến thăm giáo đoàn xứ Nam, đem theo bốn nhà truyền giáo mới là Antonio Fontes, Gaspar Luis (Bồ), Alexandre de Rhodes (quốc tịch Ṭa thánh) tức Đắc Lộ, Girolamo Majorica (Ư), và thày Melchior Ribero (Bồ). Số thừa sai ḍng Tên bấy giờ ở xứ Nam là 15 người gồm 11 linh mục và 4 trợ sĩ. Ngoài ra c̣n có nhiều thày giảng và giáo dân người Việt cộng tác, trong số này quan nghè Pherô chuyên dạy tiếng Việt cho các thừa sai mới đến, và cụ Emmanuel rất nhiệt thành truyền giáo. Năm 1625, các cha chia nhau mỗi người hoạt động một khu vực Cha Đắc Lộ cộng tác với cha Pina ở Quảng Nam và Thuận Hóa. Tại Dinh Cát, cha Pina đă rửa tội cho một vương phi rất sùng Phật xin theo đạo và nhận tên thánh Maria Mađalena, tức Maria Minh Đức vương thái phi.[32] Việc theo đạo của bà Maria đánh dấu một bước tiến trong lịch sử truyền giáo ở Nam Hà. Sự có mặt của bà trong giáo đoàn này không những bảo đảm cho công cuộc truyền giáo, mà c̣n thuyết phục được nhiều người theo đạo. Năm 1626, đoàn truyền giáo thay đổi như sau: cha Pina qua đời tháng 12 năm trước, cha Leira đă trở về Ma cao, cha bề trên De Mattos hết nhiệm vụ cũng đi khỏi, hai cha Đắc Lộ và Marquez được lệnh lên xứ Bắc. Số 11 thừa sai này chỉ c̣n 6, nhưng được bù hai vị người Nhật Micae Machi và Matthias Machida; năm 1628, thêm cha B. Mattos và thày A. Torres (Bồ). Số thừa sai ở trong Nam tuy hơn ngoài Bắc, nhưng kết quả không phong phú bằng. Thấy một tôn giáo đ̣i gạt bỏ những lễ nghi “thờ cúng Tổ tiên”, nhà chúa tỏ ra bực tức nhưng chưa dám đi đến chỗ cấm cách đổ máu, v́ chúa Nguyễn c̣n cần đến người Bồ Đào Nha để đương đầu với chúa Trịnh; chiến tranh Nam Bắc đă bắt đầu từ năm 1627. Các cha chia nhau hoạt động như sau: cha Fenández ở Quảng Nam, Quảng Ngăi, hai cha Borges và Lui ở Qui Nhơn và Phú Yên, cha Machi ở Hải Phố, cha Machida ở Cửa Hàn; các cha Buzomi, Majorica, Fontes đi giảng đạo cho người Chiêm Thành, rồi sang Chân Lạp. Hoạt động của cha Buzomi ở Chân Lạp không được mấy kết quả, năm 1634 cha về Macao và qua đời ở đấy vào 4 năm sau. Năm 1638, dưới thời chúa thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-48), trấn thủ Quảng Nam là người ghét đạo đă yêu cầu nhà chúa cho trục xuất hết các thừa sai, chính ông gây rất nhiều khó khăn cho các nhà truyền giáo và đi đến giai đoạn đổ máu sau này, khi cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam (1640-45).
Từ khi giáo sĩ Ordonez Cevallos bị trục xuất khỏi triều đ́nh nhà Lê hồi tháng 8 năm 1591 cho đến 1626, là năm bắt đầu công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ ḍng Tên, h́nh như chỉ có một cha ḍng Phan sinh từ Malacca qua đây, và rửa tội cho một số người đă học đạo từ lâu, nhưng không ai biết tên ngài cũng như những nơi ngài giảng đạo.[33] Dưới triều Lê Thần Tông (1619-43) và Thanh Đô vương Trịnh Tráng (1623-57), đầu năm 1626. Macao gởi vị thừa sai ḍng Tên thứ nhất vào xứ Bắc: cha G. Baldinotti (Ư), theo giúp ngài có thày trợ sĩ Giuliô Piano (Nhật). Nhà truyền giáo được chúa Trịnh tiếp kiến rất niềm nở và cho trú ngụ trong một ngôi nhà đẹp nhất tại kinh thành Thăng Long. Cha Baldinotti nhận thấy người xứ Bắc có nhiều đức tính tốt, nên vận động xin bề trên sai nhiều vị sang thêm, c̣n ngài không thông thạo tiếng Việt phải trở về Macao, để đi Nhật Bản. Nhận được báo cáo của cha Baldinotti, cha bề trên ở Macao đă cử ngay hai cha A. de Rhodes và P. Marquez. Hai vị thừa sai lên tàu rời Macao ngày 12.3.1627; sau 6 ngày thuận buồm xuôi gió, tàu của hai nhà truyền giáo gặp băo. Suốt một đêm đương đầu với sóng gió, sáng ngày 19 tháng 3, nhằm lễ thánh Giuse, tàu giạt vào Cửa Bạng, tỉnh Thanh Hóa.[34] Hai cha giảng đạo ngay tại vùng này: nhiều người ở An vực, Vân No xin theo, trong số có một thày cúng. Tuần thánh năm ấy, các cha tổ chức thật linh động, cha Marquez cho dựng một Thánh giá lớn trên đỉnh núi gần đấy. Hai tháng sau, chúa Trịnh trên đường đi đánh chúa Nguyễn trở về thấy Thánh giá, bèn cho mời hai cha đến và dẫn về Thăng Long. Chúa xây cất cho các cha một ngôi nhà gần phủ liêu, và cho phép tự do giảng đạo. Dân chúng tới nghe giảng rất đông, nhiều nhân vật trong triều đ́nh và phủ liêu cũng đến học đạo, bà chị của chúa Trịnh xin rửa tội mang tên thánh là Catarina; sau này bà khuyên được mẹ và 17 người hàng quí tộc theo đạo.[35] Các cha chia những người dự ṭng ra từng lớp hai hoặc ba chục, có khi bốn năm chục; thời gian học mỗi khóa 8 ngày, mỗi ngày học một buổi, tùy theo sự thuận tiện của mỗi người. Các cha phải dạy mỗi ngày từ 4 đến 6 lần, hết lớp này sang lớp khác. Tuy vất vả, khó nhọc, nhưng kết quả mỹ măn. Mỗi tuần hai lần các cha làm phép Rửa cho những người đă học đầy đủ, mỗi lần ít nhất hai chục, có lần bốn chục hay hơn. Cho đến cuối năm 1627, hai cha đă rửa tội được 1.200 người, năm 1628: 2.000, năm 1629: trên 3.500.[36] Để có người cộng tác, cha Đắc Lộ đă nghĩ đến hội Thày giảng của cha Buzomi trong Nam, mà kinh nghiệm cho thấy những cộng sự viên này rất cần thiết và hữu ích. Cha Đắc Lộ cho tổ chức lại và đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo. Đó là tổ chức gồm những thanh niên độc thân, để lúc nào cũng có thể sống bên các thừa sai và hy sinh tất cả cho hoạt động truyền giáo. Đấy cũng là nguồn gốc nhà Đức Chúa Trời ở xứ Bắc, nơi xuất thân của những linh mục Việt Nam tiên khởi.[37] Công việc đang tiến triển tốt đẹp, bỗng gặp nhiều thử thách đến độ cha con phải vĩnh biệt nhau. Giáo lư của các cha giảng dạy tức nhiên đụng độ với mê tín dị đoan, với tục đa thê, đồng thời làm suy giảm ảnh hưởng của các sư săi. Cũng do đấy, kẻ thù nổi dậy vu khống các cha nhiều điều, như làm phù thủy, phá chùa chiền, âm mưu lật đổ nhà chúa..., khiến Trịnh Tráng không c̣n kính nể các cha như trước nữa, và cuối tháng 3 năm 1629, ông ra lệnh trục xuất hai cha. Nhưng v́ cha có tàu Bồ Đào Nha đến, nên chúa cho dẫn hai nhà truyền giáo vào Nghệ An chờ ngày ra đi. Giáo dân nghe tin hết sức buồn rầu, tiễn đưa hết sức cảm động; cùng đi với hai cha có thày Inhaxu và bơ Antôn. Cha Đắc Lộ để lại hai thày Phansinh và Anrê coi sóc giáo đoàn. Được dịp trở lại Thanh Hóa hai cha thăm viếng giáo dân An Vực, Vân No...; vào Nghệ An, hai nhà truyền giáo không bỏ lỡ cơ hội giảng đạo. Sau gần 8 tháng, hai cha rửa tội hơn 600 người. Đang lúc không ngờ, tàu buôn Bồ Đào Nha tới, trên tàu có cha Gaspar Amaral. Sau ít ngày, tàu buôn được gọi lên Thăng Long. Tuy đă bị trục xuất, hai cha cũng đ̣i đi theo, binh sĩ áp giải các cha ngăn cản không được. Thế là sau 8 tháng xa cách, cha con lại gặp nhau. Trịnh Tráng thấy hai cha trở lại cũng làm thinh, v́ kiêng nể người Bồ Đào Nha. Giáo dân lũ lượt kéo đến thăm hỏi các cha và xin chịu các bí tích. Nhưng ngày vĩnh biệt đă đến. Trong một Thánh Lễ cuối cùng ba thày Phansinh, Anrê, Inhaxu tuyên hứa trước cộng đoàn giáo dân ba điều: sống độc thân cho đến khi có thừa sai khác đến thay thế, để làm của chung tất cả những của giáo dân biếu tặng có ư trợ cấp các thày, vâng lời thày bề trên do các cha đặt, tức thày Phansinh. Sau đó các cha lên đường giữa tiếng khóc thảm thiết của giáo đoàn. Trên đường từ Thăng Long ra khơi, hai cha ghé thăm các họ đạo hai bên sông, và rửa tội thêm một số người. Hai cha vĩnh biệt xứ Bắc để rồi không bao giờ trở lại, sau hơn 3 năm truyền giáo (1627-30), đặt nền móng đầu tiên cho ngôi nhà Giáo hội xứ Bắc, với con số trên 7.000 giáo dân. Cha Đắc Lộ đi khỏi xứ Bắc chưa đầy một năm, nhiều thừa sai khác đă đến tiếp nối công cuộc, dưới quyền điều khiển của các cha G. Amaral (1632-40), F. Morelli (1640-49), G. Majorica (1650-56) và O. Borges (1657-63), nghĩa là cho tới khi Trịnh Tạc (1657-81) hạ lệnh cấm đạo và trục xuất hết các giáo sĩ nước ngoài (cuối năm 1663). Hoạt động của các thừa sai ḍng Tên với sự cộng tác của các thày giảng người Việt tiếp tục đem lại rất nhiều kết quả. Theo cha P. Marini, vào cuối thời Trịnh Tráng, giáo đoàn xứ Bắc có 414 thánh đường, ở Thăng Long có 4, thêm 12 ở vùng ngoại ô, tỉnh Nghệ An có nhiều nhất với con số 120, rồi đến Kẻ Nam 114, Thanh Hóa 74, Kẻ Đông 50, Kẻ Bắc 25, Kẻ Tây 15. Số giáo dân lên 108.000 hồi năm 1641; năm 1648 con số ấy lên 195.777, rồi 350.000 vào 7 năm sau.[38] Trên 30 năm dưới thời Trịnh Tráng, “giáo đoàn xứ Bắc đă qua một thời hoàng kim; cũng như cảnh địa đàng đầy cảnh đẹp mắt, giáo dân sống thánh thiện, người lương dân đều cảm phục và phải nh́n nhận đạo các cha dạy là đạo tốt, không thể chê trách được điều ǵ”. [39]
Trong khi Giáo hội Bắc Hà được xây dựng và tiến triển, th́ ở Nam Hà, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-48) và chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-87) cấm đạo. Dầu vậy, một ḿnh cha Đắc Lộ quyết trở lại xứ Nam. Cha tới Cửa Hàn hồi tháng 2 năm 1640. Cha lên Kim Long (Huế) biếu lễ vật cho chúa Thượng, làm ông đổi ḷng. Được tự do hoạt động, cha Đắc Lộ đem hết tài năng giảng đạo cho dân chúng vùng này. Cha ngụ trong nhà bà Minh Đức vương thái phi, có nguyện đường xinh đẹp dùng làm nơi giảng dạy giáo lư. Bà Minh Đức luôn nhiệt thành giúp đỡ các giáo sĩ và giáo dân. Cha Đắc Lộ ở đây 35 ngày và rửa tội cho 94 người, trong số này một nhà sư và ba người thuộc hoàng tộc. Sau đấy, khi cha trở về Hải Phố, th́ bị quan trấn Quảng Nam trục xuất khỏi nước. Tháng 9.1640, cha Đắc Lộ trở về Macao trên một chiếc tàu nhỏ do chính cha lái lấy. Không nản ḷng, cha Đắc Lộ cùng với cha Mattos trở lại xứ Nam một lần nữa; hai cha tới Cửa Hàn ngày 24.12.1640. Từ Cửa Hàn, cha Đắc Lộ đi thăm giáo dân tỉnh Quảng Nam, an ủi họ và rửa tội thêm nhiều người. Sau đó cha vào Qui Nhơn và Phú Yên: trên 1.000 người xin chịu phép Rửa. Trong khi ấy cha Mattos hoạt động ở Thuận Hóa và Quảng B́nh. Nhưng tháng 7.1941, hai nhà truyền giáo lại nhận được lệnh đi khỏi nước. Lần này, trước khi về Macao cha Đắc Lộ ghé qua Manila thăm các cha ḍng Âutinh và Đaminh. Cuối tháng giêng năm 1642, cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam lần thứ ba. Cha đến Hải Phố, rồi lên Kim Long biếu chúa Thượng một chiếc đồng hồ, nên được giữ lại ở phủ chúa: ban ngày cha dạy chúa toán học, ban đêm dạy giáo lư cho dân. Nhưng không được lâu, cha phải đi khỏi kinh đô, xuống Cửa Hàn trốn tránh nay đây mai đó để thăm viếng bổn đạo. Đặc biệt trong thời gian này, cha đào tạo thêm nhiều thày giảng, trong đó có thầy Anrê quê Phú Yên. Sau hơn một năm lén lút hoạt động, người Bồ Đào Nha khuyên cha về Macao, để năm sau sẽ trở lại mang theo lễ vật biếu chúa xin được tự do truyền đạo, như vậy có lợi hơn. Cha đồng ư, nhưng trước khi lên tàu, nhằm ngày lễ thánh Inhaxu (31.7.1643), cha nhận lời tuyên hứa của 10 thày giảng: sống độc thân, hy sinh trọn cuộc đời phụng sự Chúa và Giáo hội, vâng phục các giáo sĩ hoặc người đại diện. Tháng 4 năm 1644, cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam lần thứ bốn với nhiều lễ vật, nhưng vẫn không được chúa cho quyền tự do giảng đạo c̣n có lệnh phải ra khỏi nước. Tháng 9 năm ấy, cha lên tàu Bồ Đào Nha để mọi người tin cha đi thật, giáo dân cũng phao tin cha đă “về Tây”; nhưng chuyến tàu ấy đă đưa cha vào Qui Nhơn. Hồi ấy ở Quảng Nam, quan trấn rất ghét đạo, ông cho tầm nă các thày giảng. Tháng 7 năm 1644, thày Anrê bị bắt và chịu trảm quyết,[40] năm sau đến lượt hai thày Inhaxu và Vinh sơn. Sau một thời gian hoạt động ở Qui Nhơn, cha Đắc Lộ ra Quảng B́nh, nhưng cha bị bắt đưa về Kim Long. Chúa định kết án xử tử cha, may nhờ có quan thái phó can ngăn, vị thừa sai mới thoát chết, nhưng phải đi khỏi nước. Ngày 7.3.1645, cha Đắc Lộ vĩnh biệt xứ Nam để không bao giờ trở lại nữa.[41] Cha Đắc Lộ không những có công lớn với sứ vụ truyền giáo, mà c̣n là ân nhân của nền văn hóa Việt Nam. Cha không phải là người đầu tiên sáng tác ra phương pháp viết tiếng Việt theo vần La ngữ, nhưng là người có công nhất trong việc tu sửa một thứ chữ đang trong thời phôi thai, một công việc lớn lao đ̣i phải có một con người đầu óc khoa học và thức thời như cha Đắc Lộ. Cha Đắc Lộ không c̣n ở Việt Nam, nhưng ḷng Cha vẫn hướng về xứ Truyền giáo này. Cuối năm 1645, cha đi Roma bái yết đức Innocente X (1644-55), tŕnh bày t́nh h́nh xứ Truyền giáo Đông phương, xin đức Thánh Cha đặt mấy vị giám mục và đào tạo hàng giáo “bản quốc”. Nhưng sự đề nghị của cha Đắc Lộ chưa thực hiện ngay được v́ c̣n nhiều khó khăn phải khắc phục, trong đó có sự cản trở của Chính phủ Bồ Đào Nha vẫn đ̣i nắm giữ mọi ảnh hưởng ở Đông phương. Đến sau, đức Thánh Cha muốn cử chính cha làm giám mục, song cha khiêm tốn từ chối chỉ xin được tiếp tục đi giảng đạo. Cuối năm 1654, mặc dầu đă ngoài 60 tuổi, cha lên đường đi Persia truyền giáo đủ 6 năm nữa, cho tới khi từ trần tại Ispahan ngày 16.11.1660. Trước khi qua đời, nguyện vọng của cha 10 năm về trước được thực hiện, v́ ngày 29.7.1658, đức Thánh Cha Alexandrô VII (1655-67) ban Sắc bổ nhiệm hai linh mục François Pallu và Lambert de La Motte (cả hai là người Pháp) làm giám mục, được sai sang Đông Á điều khiển việc truyền giáo.[42] Sau cha Đắc Lộ, nhiều giáo sĩ ḍng Tên khác vẫn lén lút vào xứ Nam tiếp nối công cuộc, nhất là để an ủi giáo dân trong thời bách hại của chúa Nguyễn: cha M.. Saccano từ năm 1646 đến 1655, hai cha Fr. Rivas và P. Marquez từ năm 1655 đến 1665. Đầu năm 1661, cuộc bách hại rất ác liệt, nhiều giáo dân được phúc Tử đạo, như Pherô Văn Nết, Pherô Đang, Pherô Kư, Micae Miên, Inhaxu Vang... Năm 1665, các thừa sai ḍng Tên bị trục xuất hết, các cha ra đi nhưng đă để lại cho Giáo hội miền Nam trên 50.000 giáo dân.[43] GIÁO HỘI Ở VIỆT NAM THỜI XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC
Ngày 9.9.1659, đức Thánh Cha Alexanđrô VII công bố sắc lệnh thiết lập hai địa phận Đàng Ngoài (Bắc Hà) và Đàng Trong (Nam Hà), trao quyền cho hai đức tân giám mục François Pallu và Pierre Lambert de La Motte. Sau khi được tấn phong ở Roma, đức cha Pallu trở về Pháp t́m người cộng tác, được các cha ḍng Thánh Thể hưởng ứng và ủng hộ. Do việc này đă khai sinh hội Thừa sai Paris (1660), tức Chủng viện đào tạo các giáo sĩ, sẽ được gởi sang Đông Á trợ giúp các giám mục Đại diện Tông ṭa. Đức cha Lambert cùng với hai cha J. de Bourges và Fr. Deydier tới Juthia (Xiêm) ngày 22.8.1662. Hai năm sau, đức cha Pallu cùng với các cha L. Chevreuil, A. Hainques, L. Laneau và P. Brindeau cũng tới Juthia. Hai đức cha t́m đường vào Việt Nam, nhưng không thể vào được, v́ đang có cuộc bách hại đạo ở cả hai miền Bắc Nam, sự có mặt của các ngài sẽ làm cho vua chúa thêm ghét đạo. Ngày 17.1.1665, đức cha Pallu trao quyền địa phận miền Bắc cho đức cha Lambert để trở Âu Châu, lo t́m thêm thợ truyền giáo. Trong khi đó, thừa sai Chevreuil đă lọt vào miền Nam Việt Nam qua cửa Hải Phố ngày 26.7.1664, bắt liên lạc với mấy cha ḍng Tên c̣n đang hoạt động ở đấy. Nhưng năm sau, tất cả đều bị trục xuất. [44] Tháng 8 năm 1665, cha Chevreuil lại được cử vào Đàng Trong với cha Hainques, hai cha rửa tội thêm mấy trăm người mỗi năm. Hai năm sau, cha Hainques t́m cách gởi thày giảng Giuse Trang 28 tuổi, sang Xiêm để được phong linh mục. Đức cha De La Motte, phong cho thày ngày áp lễ Phục sinh (31.3) năm 1668. Cũng năm ấy, đức cha phong cho vị tân linh mục thứ hai của miền Nam, cha Luca Bền. Hai tân linh mục ở lại học thêm một năm, trước khi trở về Đàng Trong. Tháng 12 năm 1670, cha Hainques qua đời, cha Chevreuil được gọi về Pháp, cả giáo đoàn xứ Nam chỉ có hai linh mục người Việt.[45] Mùa xuân năm 1666, đức cha Lambert de La Motte thay quyền đức cha Pallu, cử thừa sai Deydier sang Đàng Ngoài với chức bề trên địa phận. Cha Deydier cải trang làm một thủy thủ và được một tàu buôn Hà Lan đưa tới Thăng Long. Việc thứ nhất của cha chính Deydier là họp các thày giảng lại (15.10.1666), để tuyển chọn những thày có khả năng lên chức linh mục. Hai thày Biển đức Hiền 54 tuổi, Gioan Huệ 46 tuổi, là những người được chọn lựa đầu tiên; hai thày đáp tàu sang Xiêm ngày 24.2.1668. Sau gần hai tháng tĩnh tâm, hai thày đă được phong linh mục. Lẽ ra hai cha ở lại học thêm, nhưng v́ xứ Bắc đang cần gấp linh mục, nên hai cha đă lên tàu về nước vào mấy tháng sau. Tháng 7 năm 1669, một chuyến tàu Pháp đưa đức cha Lambert cùng hai thừa sai De Bourges và Bouchard từ Xiêm đến thăm Đàng Ngoài. Đức cha tới Phố Hiến hồi tháng 9, được giới thiệu với chính quyền là tuyên úy của đoàn thủy thủ, c̣n hai thừa sai cải trang làm thương gia, nên cả ba lọt vào xứ Bắc dễ dàng. Trong 6 tháng ở Đàng Ngoài, đức cha truyền chức cho 7 tân linh mục và 48 thày chức nhỏ, triệu tập công đồng thứ nhất Bắc Hà tại Dinh Hiến - Phố Hiến (14.2.1670), [46] cải cách các tổ chức truyền giáo, cắt cử các cha, tuyển mộ chủng sinh, đưa ra nhiều chỉ thị về việc ban phát các bí tích, nhận thánh Giuse làm Bổn mạng Giáo hội Việt Nam. Sau đấy hai tuần lễ, nhằm lễ Tro (19.2) đức cha ban Sắc thành lập ḍng Mến Thánh giá, với một hiến pháp đă dọn sẵn, chủ sự lễ khấn của hai nữ tu đầu tiên: Chị Inê và chị Phaola tại Kiên Lao. Cũng ngày ấy, ngay sau lễ khấn của hai chị, đức cha vội rời khỏi xứ Bắc để trở về Xiêm. Năm 1671, đức cha Lambert cùng với hai cha Mahot và Vachet t́m cách vào Đàng Trong. Ngày 1 tháng 9, đức cha tới Phan Rí vào chính lúc có cơn bách hại. Đức cha lên bộ đi Phan Rang và ở lại đây hơn 7 tuần lễ. Sau đó, đức cha ra xứ Quảng thăm viếng giáo dân và các thừa sai. Cũng năm 1671, đức cha thiết lập tu viện Mến Thánh giá thứ hai tại làng An Chỉ (Quảng Ngăi). Sang năm sau, đức cha triệu tập công đồng Hải Phố (19.1), rồi xuống Nước Mặn đặt cha Giuse Trang coi sóc giáo dân vùng này. Ngày 29.3.1872, đức cha và cha Vachet từ giă Đàng Trong trở về Xiêm. Đức cha Pallu, khi việc ở Âu châu đă xong, cũng trở lại Xiêm ngày 3.9.1673. Đức cha quyết định đi kinh lư Đàng Ngoài, nhưng tàu bị băo đánh giạt sang Philippin ngày 19.10.1674. Nhân dịp này, đức cha tới gặp các bề trên ḍng Đaminh ở Manila xin gởi người sang Việt Nam hợp tác; rồi từ ấy ngài trở về Roma. Năm 1679, Ṭa thánh đặt đức cha làm Đại diện Tông ṭa lại miền Nam Trung Hoa, qua đời tại Cheng Châu (Phúc Kiến) ngày 29.10.1684 Địa phận Đàng Ngoài được chia hai có sông Hồng và sông Lô làm ranh giới: địa phận Tây trao cho đức cha De Bourges; địa phận Đông, đức cha Deydier. Tháng 9 năm 1675, đức cha Lambert từ Xiêm sang thăm Đàng Trong một lần nữa. Lúc này cuộc bách hại đă giảm. Hiền vương Nguyễn Phúc Tần cho phép đức cha muốn ở lại bao lâu tùy ư, chỉ yêu cầu đừng tổ chức những cuộc hội họp rầm rộ đông người. Đức cha lên tận phủ chúa ở Kim Long (Huế) ở lại nửa tháng, rồi đi kinh lư khắp nơi. Tháng 5 năm sau, đức cha đáp tàu trở lại Xiêm, nhưng đă để lại ba thừa sai: cha Courtaulin ở Quảng Ngăi, Qui Nhơn; cha Vachet ở Thuận Hóa; cha Bouchard xuống phía nam. Đức cha Lambert từ trần tại Juthia năm 1679, thọ 55 tuổi. Thời ngài, địa phận Đàng Trong có cả trăm người được phúc Tử đạo (từ 1664 đến 1675). Trong hai lần thăm viếng địa phận, đức cha ban phép Thêm sức cho trên 10.000 người. Số giáo dân năm 1679 vào khoảng từ 70.000 đến 80.000.[47] Ngoài ra, đức cha c̣n có công thiết lập tại Juthia một chủng viện (1665), dành riêng cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Một thế kỷ sau, chủng viện này được đưa vào Ḥn đất (Hà Tiên), sau cùng đưa sang Pénang (Mă Lai).[48] Năm 1679, địa phận Đàng Ngoài chia thành hai: Tây và Đông, đă được trao cho hai đức cha Deydier (đp Đông) và De Bourges (đp Tây), với sự cộng tác của 7 thừa sai Pháp, 3 cha ḍng Đaminh Tây Ban Nha, một số giáo sĩ ḍng Tên và Âutinh, 11 linh mục Việt cùng nhiều thày giảng. Tuy đôi khi xảy ra những vụ đụng độ về quyền hành giữa các giáo sĩ Thừa sai Paris và ḍng Tên Bồ Đào Nha, nhưng công việc truyền giáo vẫn tiến đều. Việc đào tạo hàng giáo sĩ Việt được đặt lên hàng đầu với một tiểu chủng viện ở Nghệ An.[49] Năm 1693, đức cha Deydier qua đời, đức cha De Bourges kiêm nhiệm địa phận Đông, có thừa sai Ed. Bélot làm giám mục phó. Năm 1698, địa phận Đông được trao cho một giám mục ḍng Đaminh: đức cha R. Lezoli Cao. Địa phận Đàng Trong (Nam Hà), kế vị đức cha Lambert de La Motte là đức cha G. Mahot (1680-84), thời ngài có công đồng Hải Phố II (26.10.1682); đức cha J. Duchesne (1684) chỉ cai quản địa phận được 2 ngày; đức cha Fr. Pérez (1691-1728) là người lai Bồ Đào Nha, thời này có cuộc bách hại đạo (1698-1704) của Nguyễn Phúc Chu; đức cha Alessandro (1728-38) người Ư, thời ngài gặp nhiều khó khăn rắc rối: cuộc tranh chấp ḍng triều, lễ nghi tôn giáo, khiến công cuộc truyền giáo phải chậm lại. Năm 1747, đức cha Hilario Hy ḍng Âutinh giám mục địa Phận Đông Đàng Ngoài được Ṭa thánh cử làm Khâm sai, triệu tập công đồng Phú Xuân. Đến tham dự có các cha ḍng Tên, ḍng Phan sinh, hội Thừa sai Paris. Công đồng nhằm giải quyết nhiều vấn đề rắc rối, nhất là lễ nghi tôn giáo. Từ năm 1760, Vơ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-65) cấm đạo, Giáo hội Đàng Trong trải qua những giai đoạn đau thương đẫm máu, các thừa sai bị trục xuất, chỉ c̣n lại mấy linh mục Việt. Đức cha Lefèbvre chạy sang Cao Miên qua đời ở đấy năm 1760, đức cha G. Piguel lên kế vị. Năm 1765, Vơ vương mất, Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-77) lên kế nghiệp và tha đạo. Đức cha Piguel trở về địa phận; ngài mất năm 1771. Đức cha P. Pigneau de Béhaine, tức Bá Đa Lộc, lên thay. Địa phận Tây Đàng Ngoài (Bắc Hà), năm 1712, Trịnh Cương (1706-29) rồi Trịnh Giang (1729-40) cấm đạo. Hầu hết các thánh đường bị triệt hạ, đất đai của nhà chung bị tịch thâu. Hàng trăm người được phúc Tử đạo, trong số này có hai linh mục ḍng Tên Messari và Bucharelli, bốn thày giảng, một thày săi tân ṭng. Hai đức cha De Bourges và Bélot cùng thừa sai Guisain bị bắt bỏ xuống thuyền chở sang Xiêm. Nhưng khi tới Nghệ An, th́ một chiếc thuyền Công giáo cướp lại được đức cha Bélot và cha Guisain. Đức cha De Bourges về tới Xiêm, từ trần vào 2 năm sau, thọ 81 tuổi. Đức cha Ed. Bélot cai quản địa phận được 3 năm, th́ qua đời (1717), đức cha Fr. Guisain lên thay thế cho tới nărn 1723. Sau đấy, trong 15 năm địa phận Tây chỉ có thừa sai L. Néez giữ chức cha chính. Năm 1738, cha Néez được tấn phong giám mục và cai trị địa phận cho tới khi qua đời năm 1764. Đức cha B. Reydellet lên nối quyền, lập tiểu chủng viện và dại chủng viện Vĩnh Trị. Hồi đó, địa phận Tây có 29 linh mục Việt, 15 đại chủng sinh, 40 tiểu chủng sinh và 20 nữ tu Mến Thánh giá.
Năm 1671, khi đức cha Lambert tới thăm Đàng Trong lần thứ nhất nhận thấy cần phải có nhiều thừa sai cho cánh đồng truyền giáo bao la đầy hứa hẹn này, đă sai cha Bouchard sang Manila xin ḍng Đaminh đến giúp. Ba năm sau, đức cha Pallu trên đường vào thăm địa phận xứ Bắc bị băo đánh giạt sang Phihppin, cũng đến gặp các bề trên ḍng Đaminh, nói lại việc gởi người sang cộng tác. Khi ấy các thừa sai Tày Ban Nha c̣n phải dè dặt để tránh đụng đầu với người Bồ Đào Nha, dầu vậy cha bề trên tỉnh ḍng Rất Thánh Mân côi cũng mạnh bạo gởi lén sang Việt Nam hai cha Juan de Santa Cruz và Juan de Arjona. Đầu năm 1676 hai nhà truyền giáo xuống thuyền của người Trung Hoa đi Batavia, rồi nhờ một tàu buôn Anh đưa vào Bắc Việt, tới Phố Hiến ngày 7 tháng 7 năm ấy, giữa cơn bách hại đạo của Trịnh Tạc (1657-81). Hai cha ở lại Phố Hiến gần 7 tháng, rồi đi nhận họ đạo Trung Linh, để từ đấy có thể hoạt động sang các làng lân cận. Tháng 8 năm sau, thêm cha D. Morales cũng từ Manila sang. Năm 1681, hai cha De Arjona và Morales bi bắt và bị trục xuất. Nhưng cũng năm ấy, cha R. Lezoli Cao người Ư trá h́nh làm một y sĩ tới Phố Hiến và được cha Juan de Santa Cruz đón về Trung linh. Khu vực truyền giáo của hai cha bấy giờ là cả xứ Nam (gồm Nam Định, Hưng Yên, Thái B́nh ngày nay), đă có sẵn gần 70 thánh đường với con số giáo dân trên 18.000, do các giáo sĩ ḍng Tên để lại. Năm 1686, cha Juan mang tên Việt là Thập được đặt làm cha chính, đại diện bề trên tỉnh ḍng ở Manila. Theo sổ thống kê năm 1690, hai thừa sai Đaminh rửa tội 725 trẻ em, 486 người lớn, trong số có 25 tăng ni; giải tội 14.250.[50] Năm 1692, khu truyền giáo Đaminh được thêm hai cha A. Berriain và T. Gorrichategui. Nhưng v́ cuộc bách hại quá gắt gao ở xứ Nam, hai cha phải bỏ vào Thanh Hóa. Cha Berriain t́m đường sang Ai Lao giảng đạo; nhưng cha lâm bệnh qua đời tại Kẻ Trắng năm 1695, và được cha Gorrichategui đưa thi hài về Trung Linh chôn táng trong thánh đường. Sau đó, ba nhà truyền giáo trốn ra xứ Đông (Hải Dơng) ẩn trú trong làng Kẻ Sặt. Tháng 8 năm 1696, thêm hai cha mới đến là P. Bustamante Hy và Fr. Lopez Lộ; nhân có chuyến tàu, cha chính Juan Thập cho cha Gorrichategui trở về Manila v́ lư do sức khỏe. Năm 1697, cả bốn cha bỏ xứ Đông trở về Nam, v́ t́nh h́nh đă tạm yên. Năm 1698, cha Lezoli được Ṭa thánh đặt làm giám mục cai quản địa phận Đông kế vị đức cha Deydier Phan đă mất từ năm 1693. Ngày 2.2.1702, đức cha đi thăm cả địa phận, ban phép Thêm sức cho nhiều người lớn. Đức cha qua đời năm 1706, khi mới 49 tuổi cha chính Juan Thập nhận quyền Đại diện Tông ṭa cai quản địa phận. Sáu năm sau, cuộc bách hại của Trịnh Cương (1706-29) bắt đầu: các thánh đường phải triệt hạ, các đồ thờ bị thiêu hủy, các thừa sai bị lùng bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, 174 thánh đường của địa phận bị phá hủy hoặc tịch thâu, 304 giáo dân bị thích tự vào mặt. Cuộc bách hại đang đi vào quyết liệt, th́ thiên tai theo nhau đổ xuống trong hai năm 1713-14: đói khát, ôn dịch, băo lụt tàn phá dữ dội, giặc giă nổi lên khắp nơi, làng Kẻ Sặt bị đốt ra tro, chỉ có thánh đường may mắn thoát nạn. Các thừa sai nắm lấy cơ hội thi hành sứ mạng bác ái, rửa tội được nhiều trẻ em. Riêng năm 1714, bốn cha ḍng rửa tội cho 1.165 người lớn, 1.389 trẻ em, giải tội 2177 người, xức dầu 364 bệnh nhân.[51] Năm 1718, cha chính Juan Thập nhận được Sắc Ṭa thánh kư từ ngày 3.4.1716, phong làm giám mục địa phận Đông, đồng thời đặt cha Sextri Tri người Ư cũng ḍng Đaminh, làm giám mục phó. Bấy giờ ở Đàng Ngoài không có giám mục, nên cha Sextri phải sang Manila để được tấn phong rồi về nhà tấn phong cho cha Juan. Đức cha Juan Thập qua đời năm 1721, thọ 75 tuổi, ở Việt Nam 45 năm. Đức cha Sextri Tri chính thức cai quản địa phận cho tới năm 1737. Sau đó, Ṭa thánh đặt một vị giám mục ḍng Âutinh cũng người Ư, tức đức cha Hilario di Gesù Hy, ngài cai địa phận cho tới năm 1756. Từ đấy, Ṭa thánh quyết định trao địa phận Đông cho ḍng Đaminh thuộc tỉnh Rất Thánh Mân côi Philippin, và gọi các thừa sai Âutinh về Âu châu hoặc sang giảng đạo bên Trung Hoa.[52] Sau một thời gian tương đối thái b́nh, năm 1737 Trịnh Giang (1729-40) lại cấm đạo. Ngay năm ấy, bốn cha ḍng Tên Alvarez, Cratz, D'Abreu và Da Cunha vừa từ Macao đến, liền bị bắt và chịu trảm quyết ở vùng phụ cận Thăng Long ngày 12 tháng 1. Cha Posgrau Băng bị bắt và được nếm mùi lao tù cho tới khi giáo dân chuộc lại được. Cũng năm 1737, cha Francisco Gil de Federich Tế bị bắt tại Lục Thủy và đưa về giam ở Thăng Long. Sáu năm sau, đến lượt cha Mateo Alonso Liciniana Đậu cũng bị bắt ở Lục Thủy và dẫn về Thăng Long. Tuy bị giam giữ, nhưng hai cha vẫn được đi lại trong thành phố thăm viếng giáo dân và ban phát các bí tích. Hai cha chịu trảm quyết ngày 22.1.1745: đó là những vị tử đạo Đaminh tiên khởi ở Đàng Ngoài.[53] Năm 1758, cha J. Hernández Tuấn được tấn phong giám mục ở Roma, kế vị đức cha Hilario; ngài là vị giám mục đầu tiên của địa phận Đông được ủy thác cho ḍng Đaminh. Từ đây các nhà truyền giáo Đaminh sang mỗi năm thêm đông. Năm 1763, khi đức cha Hernández về nhận quyền, địa phận có tất cả 22 cha ḍng, không kể đức cha, gồm 8 Tây, 14 Việt, và khoảng 10 linh mục triều. Năm 1769, đề bù vào con số bị giam giữ và qua đời, các bề trên cử ngay sang một lúc bốn cha: J. Castaneda Gia, J. Lavilla, Fr. Cortes và Domingo de San Vicente. Cũng nên biết từ tiền bán thế kỷ XVIII, ḍng Đaminh đă bắt đầu nhận các thanh niên Việt Nam gia nhập ḍng, trong số này có nhiều người đă được gởi sang học bên Manila: Hai tu sĩ khấn ḍng đầu tiên năm 1738 là cha Piô de Santa Cruz và Gioan de Santo Domingo, nghĩa tử của đức cha Juan de Santa Cruz. Từ năm ấy cho đến 1877, ḍng Đaminh người Việt có con số 138 tu sĩ (137 linh mục, 1 thày 4 chức), trong số này 36 vị được phúc tử đạo, 11 đă được tuyên thánh. Đức Cha Hernández Tuấn nhận quyền địa phận vào những năm bách hại ác liệt nhất của thời Lê Cảnh Hưng (1740-86) và Trịnh Sâm (1767-82). Nhiều giáo sĩ, thày giảng bị bắt: Cha Vinhsơn Liêm và cha Jacinto Castaneda Gia chịu trảm quyết ở Thăng Long ngày 7.11.1773. Nhiều giáo dân cũng bị bắt và chịu tra tấn dă man bằng những tấm sắt nung đỏ áp vào mặt. Thày giảng Emmanuel Triệu và 20 giáo dân chịu trảm quyết cùng ngày 29.1.1777 ở Hải Dương. Trên 200 thánh đường bị triệt hạ, phần lớn thuộc xứ Nam. Cuộc bách hại làm cho đức cha Hernández vị chủ chăn, lo âu đến kiệt sức, qua đời ngày 6.2.1777 tại Bùi Chu, thọ 54 tuổi sau 27 năm truyền giáo.
Vơ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-65) lập cung điện ở Phú Xuân (Huế) và phong cho người con thứ là Nguyễn Phúc Hiệu làm thế tử. Năm 1765 Vơ vương mất, thế tử cũng đă mất, mà con của thế tử là Nguyễn Phúc Dương c̣n nhỏ. Tờ di chiếu lập con thứ hai của Vơ vương là Hiếu Khương vương lên nối nghiệp, nhưng khi ấy quyền thần Trương Phúc Loan đổi tờ di chiếu, lập con thứ 16 của Vơ vương mới 12 tuổi, tức Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-77). Trương Phúc Loan nắm hết quyền bính, làm nhiều điều gian ác khiến trong nước ai cũng oán giận. V́ thế ở miền Nam tại ấp Tây Sơn có ba anh em Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ dấy binh đánh chiếm Qui Nhơn. Trong khi đó, chúa Trịnh đem quân vào chiếm Phú Xuân, khiến cơ nghiệp nhà Nguyễn phải sụp đổ. Chiếm Qui Nhơn song, anh em Tây Sơn đem quân chiếm Quảng Ngăi, Quảng Nam; rồi quay vào Nam đánh chúa Nguyễn, bắt được Định vương đem giết đi (1777) cùng với các con cháu, chỉ có Nguyễn Ánh con của Hiếu Khương vương chạy thoát. Từ đấy Nguyễn Nhạc lên ngôi Vua đóng đô ở Qui Nhơn, hạ chiếu cấm đạo. năm 1782, nhà Tây Sơn chiếm Gia Định nơi Nguyễn Ánh xưng Vương từ năm 1780, khiến Nguyễn Ánh phải bỏ chạy ra Phú Quốc, cầu cứu Xiêm, rồi cầu viện Pháp qua trung gian đức cha Pigneau de Béhaine, tức Bá Đa Lộc, giám mục Đàng Trong (từ năm 1771). Năm 1786 vua Tây Sơn sai em là Nguyễn Huệ ra đánh Thuận Hóa lấy cớ “pḥ Lê diệt Trịnh”. Tây Sơn đă cắt đứt giao thông giữa miền Trung và miền Nam; dầu vậy, các thừa sai vẫn tiếp tục vào hoạt dộng ở cả hai miền. Miền Trung năm 1763 có ba giáo sĩ Labartette, Longer, Darcet, và một số linh mục bản quốc. V́ mất liên lạc với miền Nam, năm 1782 cha Labartette được cử làm giám mục phó đảm nhiệm miền Tnmg, nhưng 11 năm sau mới được tấn phong. Giáo đoàn miền trung rơi vào tay Tây Sơn và chịu bách hại liên miên. Ở sDinh Cát (Quảng Trị), trụ sở của cha Longer, giáo dân chết quá nửa, phần v́ Tây Sơn sát hại, phần v́ ôn dịch hoành hành. Năm 1798, cha Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, giáo sĩ địa phận Đông Đàng Ngoài, chịu trảm quyết ở Phú Xuân cùng với 30 giáo dân. Các quan bày ra rất nhiều h́nh khổ mới lạ vô cùng dă man: đóng đinh vào ván rồi cho phơi nắng, đổ dầu vào rốn và cho bấc đốt, buộc tóc lên xà nhà, buộc ngón chân lên đầu lộn xuống, tùng xẻo v.v...[54] Năm 1786, sau khi chiếm được Thuận Hóa, Nguyễn Huệ tự ư đánh thẳng ra Bắc: Trịnh Khải (1783-86) bị bắt, tự vẫn chết. Quyền bính ở Bắc Hà được trao trả vua Lê; nhưng v́ Lê Chiêu Thống (1786-88) bất tài, để Trịnh Bồng cướp lại quyền. Vua Lê cầu cứu Nguyễn Hữu Chỉnh là tay chân của Nguyễn Huệ ở Nghệ An; ông này dẹp được họ Trịnh nhưng rồi cũng chuyên quyền không khác chúa Trịnh, khiến Nguyễn Huệ phải can thiệp: Nguyễn Hữu Chỉnh bị giết. Nhưng vua Chiêu Thống sang Trung Hoa cứu viện nhà Thanh. Năm 1788, nhà Thanh phái Tôn Sĩ Nghị đem đại quân sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Huệ thấy nước lâm nguy, tự xưng hoàng đế hiệu Quang Trung, cất binh đánh tan quân Thanh ngày 5 Tết 1789. Chiếm Bắc Hà, Quang Trung thống nhất Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1792 vua Quang Trung băng hà, con là Quang Toán lên kế nghiệp, tức Cảnh Thịnh (1792-1802). Đó là t́nh h́nh chính trị ở Bắc Hà, khi đức cha J. Davoust lên thay thế đức cha Reydellet, cai quản địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1780. Khi địa phận lâm cảnh loạn lạc, trên 2.000 giáo dân di tản sang Ai Lao; cha Le Breton và hai thày giảng cùng đi với họ để lo việc giảng dạy. Năm 1789, đức cha Davoust mất, cha J. Longer Gia một giáo sĩ Đàng Trong được cử làm giám mục, ngài đi bộ sang Macao để được tấn phong, rồi về tấn phong cho đức cha Alonso Phê (1793) địa phận Đông, đức cha Labartette (1793) địa phận Đàng Trong và đức cha La Motte (1796) làm giám mục phụ tá. Đoàn thừa sai địa phận Tây bấy giờ, không kể hai đức cha, chỉ có bốn vị: De La Bissachère, Leroy, Guérard và Lepavec. Cuộc bách hại trở nên ác liệt từ năm 1798 dưới thời Cảnh Thịnh, sau khi nhà Vua bắt được một bức thư của Nguyễn Ánh gởi cho giám mục Labartette ở Phú Xuân, việc này làm cho Cảnh Thịnh nghi người Công giáo muốn dấy loạn. Ngay năm ấy, linh mục Gioan Đạt bị giết ở Thanh Hóa ngày 28 tháng 10. Các giáo sĩ Pháp, Việt đều phải làm hầm trú ẩn, hoặc chạy trốn vào rừng hay ra hoang đảo; mỗi khi muốn viếng thăm giáo dân phải lén lút, trá h́nh. Địa phận Đông Đàng Ngoài, từ khi đức cha Obelar Khâm lên kế vị đức cha Hernández năm 1778, đă trở thành băi chiến trường giữa Bắc Hà và Nam Hà, rồi giữa Tây Sơn và quân Thanh. Chiến tranh gây nhiều thiệt hại cho địa phận: nhiều thánh đường, nhà chung ra tro, nhiều làng Công giáo bị cướp phá. Năm 1789, đức cha Obelar qua đời, địa phận chỉ c̣n ba thừa sai là cha chính Alonso Phê nắm quyền Đại diện Tông ṭa và hai cha Benilo và Cortès, với 16 cha ḍng người Việt, vài ba linh mục triều. Nhưng ngay năm sau, Marnila đă sai sang thêm bốn cha I. Delgado Y, D. Henares Minh, J. Gatillepa và M. Vidal. Năm 1790, Ṭa thánh gởi Sắc phong giám mục cho cha chính Alonso, ngài được đức cha Longer Gia địa phận Tây tấn phong ngày 20.3.1793 tại Trung Linh. Dưới thời bách hại của Tây Sơn, nhờ t́nh bằng hữu giữa đức cha Alonso Phê và quan trấn xứ Nam, mà địa phận Đông tránh được nhiều thiệt hại và cảnh bắt bớ. Tuy nhiên, các cha cũng phải khôn khéo lẩn trốn và tránh những cuộc hội họp đông người. Trong khi cuộc bách hại của vua Cảnh Thịnh diễn ra khắp nơi, nhất là ở miền Trung, th́ đức cha Alonso Phê cứ đi thăm viếng các giáo xứ, tựa như không có chuyện ǵ xảy ra. Đức cha lên tận xứ Bắc (Bắc Ninh), tại đây ngài lâm bệnh sốt rét rừng, phải quay trở về, nhưng đến Lai Ơn th́ từ trần ngày 2.2.1799. Cái chết của đức cha Alonso trút hết gánh nặng cho đức cha Delgado Y mới 39 tuổi, đă được tấn phong làm giám mục từ ngày 20.9.1795.
Trong Nam Hà, năm 1784 đức cha Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu cứu. Nhưng nước Pháp bấy giờ đang ở t́nh trạng bất ổn, nên việc không thành. Tuy nhiên, đức cha cũng vận động được một số người t́nh nguyện, với chiến thuyền, súng ống, đạn dược. Trong khi đó, trong nước nhờ có nhiều tướng tài giỏi như Vơ Tánh, Nguyễn Văn Thành, Vơ Di Nguy, Nguyễn Vương đă chiếm lại được toàn cơi Gia Định (1788-89), chờ ngày Bắc tiến. Tháng 7 năm 1789, chiến thuyền Méduse đưa đức cha, hoàng tử và các ông Chaigneau, Vannier, Forcant, Ollivier, Dayot, tới cửa Vũng Tàu. Các ông này không những là cố vấn quân sự mà c̣n là những chiến sĩ tận t́nh giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Dayot làm cố vấn bộ chỉ huy hải quân, Ollivier làm cố vấn bộ chỉ huy lục quân, tất cả đặt dưới quyền tư lệnh tối cao của Nguyễn vương. Được viện binh rồi, hải quân của Nguyễn ra đánh Qui Nhơn. Lúc này anh em Tây Sơn bắt đầu chia rẽ và suy yếu, nhất là từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ mất (1792). Nhưng măi đến năm 1799, Nguyễn vương mới chiếm được thành Qui Nhơn, cải tên là B́nh Định.[55] Đức cha Bá Đa Lộc tuy bận công việc giúp đỡ Nguyễn vương, nhưng vẫn không bỏ phận sự chủ chăn và truyền giáo. Việc ngài nhúng tay vào chính trị cũng chỉ mong cho xứ Truyền giáo này được một ông vua Công giáo hay ít là có thiện cảm với đạo, để việc truyền bá Phúc âm được tự do. Khi từ Pháp trở lại Việt Nam, đức cha đưa sang thêm 10 thừa sai: Pocard, Lelabousse, Lavoué, Tarin, Leblanc, Boisserand, Pilon, Grillet, Austruy, Gire. Theo lời yêu cầu của Nguyễn vương, đức cha cho dời chủng viện ở Chantabun (Xiêm) về Lái Thiêu. Cha Boisserand được đặt làm giám dốc. Con số 10 thừa sai nói trên, trong ṿng 3 năm đă mất bốn, v́ không chịu được thủy thổ, đó là các cha Pocard, Tarin, Leblanc và Pilon. Đời Vơ vương (1738-65), giáo dân miền Nam vào khoảng 100.000, nhưng trong thời chiến tranh và bách hại nhiều người bỏ trốn sang Cao Miên, Xiêm La, nên khi nhà Nguyễn khôi phục giang sơn con số nói trên chỉ c̣n độ 60.000; nhiều thánh đường bị đốt phá, sụp đổ. Công việc của các thừa sai và hàng giáo sĩ Việt Nam lúc này là xây dựng lại các cơ sở, giúp đỡ an ủi giáo dân. Đức cha Bá Đa Lộc hàng năm đi thăm viếng các giáo xứ, ra tận B́nh Thuận, Khánh Ḥa, Phú Yên. Tới đâu giáo dân đều vui mừng đón rước, v́ nhiều nơi đă 15 hay 20 năm không được gặp linh mục. Năm 1799, đức cha lâm bệnh từ trần tại Diên Khánh (Khánh Ḥa), được Nguyễn vương cho đưa về Gia Định chôn táng rất long trọng trong khu vườn cạnh một ngôi nhà cũ của đức cha, mang tên “Lăng Cha Cả”,[56] đức cha phó Labartette lên kế vị. Năm 1801, Nguyễn Vương đánh chiếm Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh phải chạy ra Bắc. Ngày 31 tháng 5 năm (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi tại Phú Xuân hiệu Gia Long, rồi cùng Nguyễn Văn Trương lănh thủy binh, Lê Văn Duyệt và Lê Chất lănh bộ binh, ra đánh Bắc Hà: vua Tây Sơn bị giết. Gia Long tiến vào Thăng long ngày 22.7.1802, hoàn thành công cuộc thống nhất giang sơn, đă bị chia xẻ từ tiền bán thế kỷ XVI. Để tỏ ḷng biết ơn đức cha Bá Đa Lộc trong công cuộc thống nhất Nam Bắc, vua Gia Long tuyên bố hủy bỏ các chiếu chỉ cấm đạo, cho các giám mục, giáo sĩ được tự do giảng đạo, xây thánh đường và các cơ sở giáo dục, bác ái, cấm lương dân không được hà hiếp người Công giáo. Năm 1803, khi Gia Long đă trở về kinh đô Huế, ba giám mục Delgado (địa phận Đông), Labartette (Đàng Trong), Havard (phó địa phận Tây) và cha chính Liot (Đàng Trong) đến triều đ́nh đệ lên một bức thư xin nhà vua ban chỉ dụ bênh vực đạo như đă hứa. Vua Gia Long như thường lệ tiếp kiến các giám mục rất niềm nở và hứa sẽ làm như các ngài xin, nhưng c̣n phải qua hội đồng Nội các. Tại hội đồng Nội các, các quan phản đối kịch liệt cho rằng người Công giáo “yêu sách quá đáng”. Nhiều ông c̣n chỉ trích và yêu cầu nhà Vua cấm đạo, một ông khác đ̣i trục xuất hết các thừa sai ngoại quốc. Gia Long b́nh tĩnh nghe các quan lớn tiếng chống đối rồi trả lời cha chính Liot rằng: ông không thể chấp thuận đơn xin của các giám mục. Cuối năm 1803, có tiếng đồn Gia Long sẽ công bố một chiếu chỉ hạn chế quyền tự do giảng đạo. Nhân dịp vua ra Thăng Long đón tiếp đại sứ đặc quyền nhà Thanh sang phong Vương, đức cha Longer Gia đến yết kiến. Nhưng thái độ của Gia Long đă thay đổi, không c̣n là một ông hoàng khi bị Tây Sơn đánh đuổi nữa. Nhà Vua tiếp đức giám mục một cách lạnh nhạt và tránh nói đến vấn đề tôn giáo. Trở về kinh đô, ngày 4.3.1804 Gia Long ra một chỉ dụ, tự phong làm Giáo chủ và tự định đoạt lấy tất cả các vấn đề tôn giáo. Trong chỉ dụ này, nhà Vua gọi đạo Công giáo là “Đạo ngoại quốc, dị đoan làm mê hoặc ngu dân”. Chỉ dụ c̣n cấm người Công giáo không được xây cất thêm hay sửa chữa những thánh đường hư nát.[57] Thế là vỡ mộng, đối với những thừa sai đă tận t́nh giúp đỡ nhà Vua lúc c̣n là Nguyễn Ánh. Năm 1820, vua Gia Long băng hà, hoàng tử Đảm lên ngôi Vua, tức Minh Mạng. Trong di chiếu, Gia Long có trói cho Minh mạng đừng cấm đạo Công giáo, trước là để biết ơn đức cha Bá Đa Lộc, sau là để tránh những khó khăn về ngoại giao. GIÁO HỘI Ở VIỆT NAM VƯƠN LÊN TRONG THỬ THÁCH
Minh Mạng trước khi lên cầm quyền đă ác cảm với Tây phương và đạo Công giáo. Do đấy, ai cũng đoán một cuộc bách hại sẽ xảy ra. Việc ngoại giao với Tây phương mỗi ngày thêm lạnh lùng, nhiều người Pháp giúp Gia Long trước đây chán nản xin về nước. Ngày 12.2.1825, nhà Vua hạ chiếu chỉ: “Tà Đạo của Tây phương làm hại ḷng người, các đạo sĩ mê hoặc dân ngu và làm hư hỏng phong tục. Như thế chẳng phải là cái họa lớn cho nước ta sao? Vậy ta phải ngăn cấm để dân ta quy về chính đạo”. Chiếu chỉ cấm đạo không mấy ảnh hưởng tại các địa phận miền Bắc, v́ xa triều đ́nh, dân chúng chưa muốn phục nhà Nguyễn, các quan hoặc có đạo hoặc cảm t́nh với đạo. Chiếu chỉ khi vào tới miền Nam, tả quân Lê Văn Duyệt bấy giờ đang là Khâm sai ở Gia Định, nói với các quan rằng: “Các đạo trưởng đă làm ǵ nên tội, mà phải bắt bớ họ ? ... Nhà Vua ban biết bao ân huệ cho các nhà sư, những người đă làm ích lợi ǵ cho đất nước này? Nhà Vua không nhớ rằng: các thừa sai mới là những người đă cho chúng ta thóc gạo khi chúng ta đói, vải vóc khi chúng ta cần. Coi chừng, đừng có đem sự vô ân để đền đáp... Chính ta sẽ lên triều d́nh, để tŕnh bày việc này”. [58] Tháng 12.1827, Lê Văn Duyệt về Huế tâu tŕnh vua Minh Mạng nghe hành động của nhà Vua là trái lẽ phải, trái với đường lối chính trị rộng răi khôn ngoan của vua cha, đồng thời tŕnh bày những hồ sơ của Gia Long nh́n nhận công ơn của đức cha Bá Đa Lộc đối với nhà Nguyễn: “Tâu hoàng thượng, chúng ta định bắt bớ các đạo trưởng người châu Âu, trong khi chúng ta c̣n đang nhai cơm do các vị đó cung cấp cho chúng ta sao? Ai đă giúp hoàng thượng lấy lại đất nước này ? H́nh như hoàng thượng muốn mất nước ? Tây Sơn chém giết người Công giáo, Tây Sơn mất ngôi. Vua xứ Pégou (Miến Điện) vừa đuổi các linh mục ra khỏi nước, liền bị xô khỏi ngai vàng. H́nh như hoàng thượng không c̣n nhớ đến những công ơn của các thừa sai. H́nh như mộ của thượng sư Pherô (Bá Đa Lộc) không c̣n ở giữa chúng ta ? Không được ! Bao lâu thần c̣n sống, hoàng thượng sẽ không làm điều ấy. Khi thần chết rồi, hoàng thượng muốn làm ǵ th́ làm”.[59] Nghe lời bộc trực cứng rắn của thượng công, Minh Mạng buộc ḷng ngưng kế hoạch của ḿnh, nhưng căm giận họ Lê lắm. Tháng 8 năm 1832, Lê Văn Duyệt từ trần, Minh Mạng từ đây không c̣n ai cản ngăn việc bắt bớ đạo nữa. Ngày 6.1.1833, nhà Vua hạ chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc: “Cấm các Tây dương đạo trưởng vào nước, lùng bắt cho hết các đạo trưởng ngoại quốc cũng như bản xứ, tiêu diệt mọi tín hữu ở khắp nước và phá b́nh địa các nhà thờ, nhà chung”. Từ khi có chiếu chỉ này, trên 400.000 giáo dân trong nước lâm ṿng điêu đứng. Số người Công giáo nối tiếp nhau ngă gục dưới lưỡi gươm của Minh Mạng, người ta được biết danh tánh trên 100 giáo dân, 15 thày giảng, 20 linh mục Việt và 9 thừa sai nước ngoài. Ngay trong những năm đầu, cuộc bách hại diễn ra nặng nề trong địa phận Tây Đàng Ngoài. Ngày 11.10.1833, cha Pherô Lê Tùy bị giết ở Nghệ An. Từ ngày ấy, các quan thi nhau đi lùng bắt các giáo sĩ và trùm trưởng để lập công. Năm 1837 thừa sai ]ean Cornay Tân, thày giảng Phanxicô Xaviê Cần bị trảm quyết ở Sơn Tây và Hà Nội. Sang năm 1838, linh mục Giacobê Đỗ Mai Năm. trùm xứ Antôn Nguyễn Đích và lư trưởng Micae Nguyễn Huy Mỹ cũng chịu xử ở Nam Định ngày 12 tháng 8; rồi đến đức cha Pierre Borie Cao, người kế vị đức cha Havard, cùng với hai cha Vinh sơn Nguyễn Thời Điểm (80 tuổi) và Pherô Vũ Đăng Khoa chịu chết ở Đồng Hới ngày 24 tháng 11 ; gần một tháng sau, đến lượt ba thày giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ, Pherô Trương Văn Đường và Pherô Vũ Văn Truật ở Sơn Tây. Cuối năm 1839, chịu trảm quyết ở Hà Nội có hai cha Pherô Trương Văn Thi và Anrê Trần An Dũng Lạc. Năm 1840, cuộc bách hại ác liệt hơn nữa, rất đông giáo dân, giáo sĩ, giáo dân bị giết, trong số này có những vị sau đây: ở Hà Nội, linh mục Luca Vũ Bá Loan; ở Nam Định, các linh mục Gioan Nguyễn Đ́nh Nghi, Mactinô Tạ Đức Thịnh, Phaolô Nguyễn Ngân, lư trưởng Gioan Baptista Cỏn, nhân viên thuế vụ Mactinô Thọ; ở Ninh B́nh linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan với hai thày giảng Pherô Nguyễn Văn Hiếu, Gioan Baptisa Đinh Văn Thành; ở Đồng Hới, thày giảng Pherô Nguyễn Khắc Tự và trùm xứ Antôn Nguyễn Hữu Năm. [60] Địa phận Đàng Trong cũng chịu một cuộc bách hại không kém phần ác liệt Năm 1833, thừa sai Isidore Gagelin Kính bị bắt ở B́nh Định và đưa ra Huế, mang gông cùm cho tới khi bị xử giảo ngày 17 tháng 10, sáu ngày sau đến lượt sĩ quan Phaolô Tống Viết Bường chịu trảm quyết. Cũng năm 1833, cha Odorico de Collodi ḍng Capuxinô bị bắt ở Cái Nhúm, dẫn ra Huế, chịu giam cùng với thừa sai François Jaccard Phan. Hai nhà truyền giáo bị phát lưu sang Ai Lao: cha Odorico chết rũ tù, c̣n cha Jaccard bị dẫn về Quảng Trị, tại đây cha được phúc Tử đạo với chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện ngày 21.9.1838. Chịu chết ở Huế năm 1835, có thừa sai Joseph Marchand Du ngày 30 tháng 11, quân nhân Anrê Trần Văn Trông ngày 28 cùng tháng, y sĩ Simon Phan Đắc Ḥa ngày 11.12.1840. Đức cha J. B. Taberd Từ, người kế vị giám mục Labartette (1827), đă cùng với mấy thừa sai Pháp trốn sang Cao Miên và Xiêm La. Ở Xiêm, nhà Vua bắt đức cha phải đứng lên hô hào dân chúng lật đổ Minh Mạng, nhưng ngài bỏ sang Singapor (1834). Địa phận Đông Đàng Ngoài, trong những năm đầu của cuộc bách hại, các quan không ráo riết hoạt động, nên c̣n tạm yên được mấy năm. Nhưng năm 1837, tuần phủ Hưng Yên bị cách chức, tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh phải triệu về kinh bị quở mắng nặng lời. Trịnh Quang Khanh từ đây trở thành con người hung dữ đến tàn bạo, người ta gọi ông là “hùm xám tỉnh Nam”. Quan quân từng đội từng vệ đi khắp nơi, khám xét từng nhà, từng hầm hố. Địa phận Đông vào cuối đời Minh Mạng phải chịu những cơn băo tố dữ dội nhất. Hai đức cha chánh phó Delgado Y, Henares Minh đều già yếu, cha chính Fernández Hiền th́ ốm đau luôn, các ngài sống ngày đêm dưới hầm trú, chờ quan quân đến bắt. Chỉ có cha Hermosilla Vọng là khỏe mạnh, nhanh chân, phải coi sóc cả địa phận; tuy có sự cộng tác của trên 40 cha ḍng người Việt, một số linh mục triều, nhưng phần lớn cao niên, một số đă bi bắt. Năm 1838, hai đức cha, cha chính cùng bị bắt và bị điệu về Nam Định. Đức cha Domingo Henares Minh và thày giảng Phansinh Đỗ Văn Chiểu chịu trảm quyết ngày 25 tháng 6; đức cha Ignacio Delgado Y chết rũ tù ngày 12 tháng 7, thọ 77 tuổi; ba ngày sau linh mục Pherô Nguyễn Bá Tuần cũng chết trong ngục; ngày 24 tháng 7, cha chính José Fernández Hiền bị xử trảm; ngày 21 tháng 8 linh mục Giuse Đặng Đ́nh Viên bị xử ở Hưng Yên. Cho đến năm 1840, c̣n 8 linh mục ḍng người Việt được phúc Tử đạo: cha Vinhsơn Đỗ Yến ở Hải Dương ngày 30.6.1838; cha Pherô Nguyễn Văn Tự ở Bắc Ninh ngày 5.9.1838; cha Đaminh Nguyễn Văn Hạnh cùng với linh mục triều Bênađô Vũ Văn Duệ ngày 1.8.1838. Sang năm 1839, cha Đaminh Vũ Đ́nh Tước ngày 2 tháng 4, ngày 26.11 hai cha Tôma Đinh Viết Dụ, Đaminh Nguyễn Văn Xuyên; năm liền sau 1840, hai cha Giuse Vũ Duy Hiển, Đaminh Trạch ngày 29 tháng 5 và 18 tháng 9, tất cả đều bị giết ở Nam Định. Bậc thày giảng, ngoài thày Phansinh Đỗ Văn Chiểu, c̣n các thày Giuse Nguyễn Đ́nh Uyển, Phanxicô Xaviê Mậu. Đaminh Bùi Văn Úy, Tôma Toán. Hàng giáo dân có Giuse Hoàng Lương Cảnh, Âutinh Phan Viết Huy, Nicola Bùi Đức Thể, Đaminh Đinh Đạt, Tôma Nguyễn Văn Đệ, Âu tinh Nguyễn Văn Mới, Stêphan Nguyễn Văn Vinh. Tất cả đều chịu chết trong những năm 1838-1839, ở Bắc Ninh và Nam Định. Năm 1839, thừa sai P. Retord Liêu nhận Sắc Ṭa thánh phong giám mục địa phận Tây. Năm sau, ngài phải sang Manila để thụ phong; trở về địa phận tấn phong tại Vĩnh Trị ngày 25.4.1841, cho cha J. Hermosilla Liêm (Vọng) làm giám mục địa phận Đông. Trước đây một năm, đức cha E. Cuénot Thể, giám mục phó địa phận Đàng Trong, cũng đă lên kế vị đức cha Taberd. Đầu năm 1841, vua Minh Mạng ngă ngựa chết,[61] ít lâu sau Trịnh Quang Khanh cũng theo Minh Mạng xuống mồ. Giáo hội được tạm yên một thời gian dưới triều Thiệu Trị (1841-1847). Thiệu Trị cũng tàn bạo như vua cha, nhưng ông không tuyên bố hủy bỏ các chiếu chỉ cấm đạo, nên việc bách hại vẫn c̣n tiếp tục ở nhiều nơi: bà Agnê Lê Thị Thành (Đê) chết rũ tù ở Nam Định ngày 12.7.1841; đúng một năm sau, cha Pherô Hoàng Khanh chịu trảm quyết ở Hà Tĩnh; Đàng Trong có giáo dân Matheô Lê Văn Gẫm chịu hành h́nh ở Chợ Đũi (Sài G̣n) ngày 11.5.1847. Lợi dụng t́nh thế tương đối yên ổn, năm 1841 đức cha Cuénot Thể địa phận Đàng trong triệu tập công đồng G̣ Thị (B́nh Định), nhằm xúc tiến việc đào tạo hàng giáo sĩ Việt, mở rộng đất truyền giáo lên Cao nguyên, giảng đạo cho đồng bào thượng.[62] Ở ngoài Bắc các thừa sai đi lại tự do, có thể lưu lại trong những họ đạo chính, để giáo dân đến gặp và xưng tội, rước lễ. Các chủ chăn khuyến khích giáo dân góp công tái thiết thánh đường, chuộc lại những người c̣n bị giam giữ, xây cất chủng viện, sửa chữa nhà phước, mở cửa lại các cơ sở từ thiện bác ái. Năm 1844, Ṭa thánh chia Đàng Trong thành hai địa phận: địa phận Đông (Qui Nhơn) do đức cha Cuénot Thể đảm nhiệm, địa phận Tây (Sài G̣n) được trao cho đức giám mục phó D. Lefebvre Ngăi. Hai năm sau, Ṭa thánh chia địa phận Tây Đàng ngoài làm hai : Nam Kư gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Quảng B́nh, ủy thác cho đức cha J. Gauthier Hậu; và Tây Kư gồm các tỉnh c̣n lại do đức cha P. Retord Liêu cai quản.
Vua Thiệu Trị vào cuối đời cũng ra chiếu chỉ cấm đạo. Nhưng ban hành được nửa năm, th́ nhà Vua lâm bệnh băng hà ngày 4.11.1847, truyền ngôi lại cho con thứ là Hoàng Nhậm mới 17 tuổi. Tân quân lên ngôi, hiệu Tự Đức, ân xá cho mọi người bị bắt v́ đạo được về nhà. Thái độ khoan hồng này làm nhiều người tưởng Tự Đức sẽ không bao giờ cấm đạo. Song người ta lầm, v́ thái độ ấy chỉ là cơn gió thổi qua để khơi lên ngọn lửa bốc cháy dữ hơn. Tháng 8 năm Tự Đức nguyên niên (1848), một chiếu chỉ được ban hành nhằm lùng bắt các giáo sĩ, nhất là giáo sĩ nước ngoài. Nạn nhân thứ nhất của chiếu chỉ này là cha ḍng Đaminh Được 70 tuổi, chết rũ tù Nam Định ngày 13.5.1849. Ngay khi đó, cả nước phải ôn dịch, các quan cũng như nhân viên chính quyền đều trốn ẩn trong nhà, đóng cửa kín v́ sợ lây dịch. Người ta lại thấy các giáo sĩ Công giáo xuất hiện hoạt động truyền giáo và bác ái. Ở Huế, giáo dân đưa xác kẻ chết với những lễ nghi Công giáo mà không bị ai cản trở. Ôn dịch kéo dài suốt năm 1850, giết chết gần hai triệu người, tức 20% dân số cả nước. [63] Trong thời gian này, Ṭa thánh thiết lập thêm ba địa phận mới. Năm 1848, địa phận Đông Đàng Ngoài chia hai: Trung Kư gồm tỉnh Hưng Yên và 2/3 tỉnh Nam Định (trong đó có Thái B́nh sau này), đức cha D. Martí Gia đảm nhiệm; phần c̣n lại là Đông Kư do đức cha Hermosillia Liêm cai quản. Hai năm sau, tức 1850, địa phận Bắc Đàng Trong cũng được thành lập gồm hai phần ba tỉnh Quảng B́nh và trọn hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên. Cũng năm 1850, miền Hậu giang thuộc địa phận Tây Đàng Trong được cắt ra, hợp với Cao Miên lập thành địa phận Cao Miên. Hai địa phận mới được trao cho hai đức cha Fr. Pellerin Phan và J. Miche Mịch. Năm 1850 c̣n là Năm Thánh, đức Thánh Cha Piô IX (1846-78) mở Năm Toàn xá, làm giáo dân thêm phấn khởi và sốt sắng sống đạo. Các địa phận thâu đạt những kết quả trông thấy: nhiều người xin nhập đạo nhiều người bỏ đạo xin trở lại. Hết mọi giáo dân đều biết lợi dụng Năm Toàn xá để trở nên đạo đức hơn, mạnh tin hơn, như chuẩn bị đón nhận một cuộc bách hại chưa từng có trong lịch sử. Ôn dịch năm 1850 vừa chấm dứt, tháng 3 năm 1851 Tự Đức công bố một chiếu chỉ khác, quyết lùng bắt hết các giáo sĩ và lên án tử h́nh các kẻ chứa chấp. Đấng tử đạo thứ nhất do chiếu chỉ này là thừa sai Paris Augustin Schoeffler Đông, bị trảm quyết ở Sơn Tây ngày 1.5.1851. Đúng một năm sau, thừa sai Augustin Bonnard Hương cũng bị xử trảm ở Nam Định.[64] Sau cuộc Tử đạo của cha Bonnard, ôn dịch tái phát và lan tràn khắp miền Bắc, nhất là trong tỉnh Nam Định. Tiếp đến, trời đại hạn, băo lụt, mất mùa, khiến nhân dân vô cùng đói khổ. Trước những thiên tai ấy, nhiều người cho là tại nhà Vua giết hại người Công giáo, khiến Tự Đức phải tạm ngưng việc cấm đạo ở miền Bắc từ năm 1852 đến 1855.[65] Trong khi đó, ở miền Nam cuộc bách hại vẫn tiếp tục. Linh mục Philipphê Phan Văn Minh bị xử ở Vĩnh Long ngày 3.7.1853, trùm họ Giuse Nguyễn Văn Lựu chết rũ tù ở Mỹ Tho ngày 2.5.1854, trùm cả Anrê Nguyễn Kim Thông tự Năm Thuông quê ở G̣ Thị (B́nh Định), bị đày vào Mỹ Tho và chết tại đây ngày 15.7.1855. Sau cuộc nổi dậy của Lê Duy Cự và Cao Bá Quát ở miền Bắc (1854-1855), vua Tự Đức ban hành chiếu chỉ thứ ba. Chiếu chỉ tháng 9.1855 nằm không những nhằm vào các đạo trưởng, mà c̣n ra lệnh cho các “đạo đồ” phải xuất giáo, các thánh đường, nhà chung phải triệt hạ hết. Nạn nhân đầu tiên là cha Laurensô Nguyễn Văn Chương địa phận Tây, chịu trảm quyết ở Ninh B́nh ngày 13.2.1856. Tử đạo trong năm1857, cha Phaolô Lê Bảo Tịnh ở Nam Định ngày 6 tháng 4; quan thái bộc Micae Hồ Đ́nh Hy ở Huế ngày 22 tháng 5; thày giảng Pherô Đoàn Văn Vân tại Sơn Tây ngày 25 tháng 5; đức cha José Sanjurjo An, giám mục địa phận Trung ở Nam Định ngày 20 tháng 7. Nhận thấy ba chiếu chỉ trên không đem lại kết quả mong muốn, v́ nhiều nơi các quan không triệt để thi hành hoặc nhận tiền hối lộ. Đầu năm 1857, đại sứ Pháp Montigny tới Cửa Hàn, đệ lên triều đ́nh một văn thư, lời lẽ hăm dọa nếu không thôi cấm đạo. Tự Đức nổi giận, một chiếu chỉ nữa được công bố ngày 7.6.1857. Chiếu chỉ mạt sát đạo Công giáo, gọi các giáo sĩ là “bọn chó má”, truyền thích tự hai chữ “Tả Đạo” vào mặt những giáo dân “bất khẳng”. [66] Chiếu chỉ được tổng đốc Nam Định Nguyễn Đ́nh Tân, tức Thượng Hưng, triệt để thi hành, khiến cả xứ Bắc phải qua một thời đẫm máu, nhất là trong địa phận Trung. Các làng Công giáo đều bị phong tỏa, đốt phá, nhiều giáo sĩ ḍng triều, thày giảng, chủng sinh, giáo dân bị bắt, bị giết hoặc phát lưu. Đức cha M. Sampedro Xuyên vừa mới nhận trọng trách địa phận Trung đă bị bắt, nhưng trước đấy đức cha đă tấn phong cho cha V. Berriochoa Vinh làm giám mục có quyền kế vị. Đức cha Melchor Sampedro Xuyên chịu xử lăng tŕ ở Nam Định ngày 28.7.1858. Cũng năm ấy, cha ḍng Đaminh Hà Trọng Mậu bị xử ở Hưng Yên ngày 5 tháng 11. Tử đạo trong năm 1859, có Đaminh Án Khảm, Giuse Cai Tả, Luca Cai Th́n ở Nam Định, linh mục Đaminh Cẩm ở Hưng Yên. Việc cấm đạo và ngược đăi các giáo sĩ ngoại quốc đă nên cớ cho quân đội Pháp và Tây Ban Nha đánh phá Cửa Hàn (tháng 9.1858), rồi chiếm Gia Định (tháng 2.1859). Việc này làm vua Tự Đức thêm giận, và cũng từ đây cuộc bách hại trở nên khốc liệt ở miền Trung và miền Nam. Sĩ quan Phansinh Phan Văn Trung chịu trảm quyết ở Huế 6.10.1858. Tử đạo trong năm 1859, có linh mục Phaolô Lê Văn Lộc và giáo dân Phaolô Hạnh ở Gia Định, linh mục Phaolô Đoàn Công Quư và trùm xứ Emmanuel Lê Văn Phụng ở Châu đốc. Cuối năm ấy, ngày 15 tháng 12, chiếu chỉ thứ 5 buộc các quân nhân Công giáo phải bỏ đạo, bước qua Thập giá trước khi ra chiến trường đánh bọn “bạch quỷ”. Ai không tuân lệnh phải thích tự, giải ngũ, phát lưu. Đang khi triều đ́nh phải đương đầu với quân viễn chinh Pháp và Tây ở miền Nam, th́ ngoài Bắc có Tạ Văn Phụng tự xưng là con cháu nhà Lê với danh hiệu Lê Duy Minh, khởi binh đánh họ Nguyễn. Giữa lúc miền Bắc ch́m trong nội chiến, miền Nam phải chống ngoại xâm, Tự Đức ban hành chiếu chỉ thứ 6 ngày 17.1.1860, bắt các quan phải kiểm soát rất gắt gao các làng Công giáo. Cũng năm ấy, chiếu chỉ tháng 7 nhằm lùng bắt cả các d́ phước nhất là d́ Mến Thánh giá, v́ trong thời bách hại các d́ phước này đă đóng vai tṛ khá quan trọng, như liên lạc thư từ, trao Ḿnh Thánh Chúa, cơm nước cho các đấng bị giam cầm v́ đạo. Hàng trăm d́ phước bị bắt và bị giết. Hai chiếu chỉ nói trên, thêm vào đó chiếu chỉ thứ 8 ngày 5.8.1861 cũng gọi là chiếu chỉ “Phân sáp”, nhằm phân tán các làng Công giáo, đă tạo nên một thời “Tử nạn” với những chuỗi ngày đen tối đau thương nhất cho Giáo hội Việt Nam, và chỉ được chấm dứt sau ḥa ước Nhâm Tuất (1862). Đất đai, vườn tược, nhà cửa, mùa màng, súc vật của người Công giáo, tất cả đều sang tay những làng lân cận ngoại đạo. Đang khi khắp nơi người ngoại giáo chia nhau của cải, điền địa, th́ người Công giáo từng ngàn từng vạn kéo nhau trốn chạy lên rừng núi hoặc chui rúc dưới thuyền, nếu không th́ bị điệu vào tù, chịu khắc tự, mang gông cùm xiềng xích, hoặc bị phân tán vào những làng ngoại đạo. Máu Tử đạo chảy nhiều nhất trong thời này, trong Nam cũng như ngoài Bắc. [67] Trước hết ở miền Trung, sĩ quan Giuse Lê Đăng Thị bị xử giảo ở Huế ngày 24.10.1860. Sang năm sau, cha Gioan Đoàn Trinh Hoan và trùm xứ Mattheô Nguyễn Văn Phượng cùng bị xử trảm ở Đồng Hới ngày 26 tháng 5; tại B́nh Định, đức cha Etienne Cuénot Thể chết rũ tù ngày 14 tháng 11. Trong Nam, lương y Xuân cùng với 120 giáo dân khác bị giết ở Biên Ḥa năm 1860; năm 1861 linh mục Pherô Nguyễn Văn Lựu ở Mỹ Tho ngày 7 tháng 4; cũng năm ấy ngày 16 tháng 12 tại Biên Ḥa 401 giáo dân chịu thiêu sinh. Nhưng ác liệt và đẫm máu hơn cả phải nói là ở miền Bắc, nhất là địa phận Trung, v́ Thượng Hưng hăy c̣n đấy. Ngày 30.1.1860 đă có linh mục Tôma Khuông chịu trảm quyết ở Hưng Yên, rồi đến hai thừa sai Pháp François Néron Bắc ở Sơn Tây ngày 3.11.1860, Théophane Vénard Ven ở Hà Nội ngày 2.2.1861; hai tháng sau, đến lượt cha ḍng Giuse Tuân ở Hưng Yên. Đức cha Valentin Berriochoa Vinh đă phải rời khỏi địa phận sang tỉnh Đông, ẩn dưới hầm với đức cha Jerónimo Hermosilla Liêm, đă cải tên là Tuấn, khi ở dưới hầm, khi lênh đênh trên gịng sông. Tháng 1 năm 1861, hai đức cha bị bắt cùng với cha Almató B́nh và thày giảng Giuse Nguyễn Duy Khang. Hai đức cha và cha Pedro Almató B́nh bị xử ở Hải Dương ngày 1 tháng 11 năm ấy; ngày 6 tháng 12 đến lượt thày Giuse Nguyễn Duy Khang.[68] Trong Nam, 6 tháng đầu năm 1862 cuộc bách hại c̣n tiếp tục. Ngày 7 tháng 1, 290 đàn ông, 106 đàn bà, khoảng 50 trẻ con bị thiêu sinh trong những trại giam ở vùng Bà Rịa; ngoài ra c̣n hàng mấy trăm người bị giết, hoặc buông sông hay ném xuống giếng lấp đi ở Đất Đỏ và Bà Rịa. Ngoài Bắc, cuộc bách hại ở địa phận Trung tới giai đoạn khóc liệt nhất, do bàn tay sát nhân của Nguyễn Đ́nh Tân tức Thượng Hưng: trên chục ngàn nạn nhân bị thiêu sinh, xử giảo, xử trảm hoặc buông sông. Trong số này chúng tôi phải kể đến 16 vị sau đây, đă chịu chết ở Nam Định trong những tháng 5 và 6, tất cả đều là giáo dân: Laurensô Ngôn, Phaolô Đổng, Giuse Túc, Đaminh Ninh, Pherô Dũng, Pherô Thuận, Vinh sơn Dương , Đaminh Toái. Đaminh Huyện, Đaminh Nh́, Đaminh Mạo, Anrê Tường, Đaminh Nguyện, Vinh sơn Tưởng, Pherô Đa, Giuse Tuấn. [69] Chiến tranh Pháp-Việt đưa tới ḥa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) buộc Tự Đức phải chấm dứt cuộc bách hại. Giáo dân lục tục trở về làng, những giáo sĩ sống sót trở lại nhiệm sở, để cùng đoàn chiên tái thiết giáo xứ, lập lại cuộc đời. Ở Bắc Hà, đức cha Jeantet Khiêm (1858-66) và đức cha Theurel Chiêu (1866-68) địa phận Tây xây chủng viện Kẻ Chằm và ṭa Giám mục Kẻ Sở. Đức cha Alcázar Hy (1861-70) địa phận Đông, từ Macao trở lại địa phận. Địa phận Trung chưa có giám mục v́ t́nh h́nh chưa yên hẳn, mấy năm sau mới có đức cha Cezón Khang (1865-80). Đức cha Gauthier Ngô Gia Hậu (1846-77) địa phận Nam (Vinh) ra mặt hoạt động, song vẫn c̣n bị quản thúc không được tiếp xúc với giáo dân. Trong Nam Hà, đức cha Sohier B́nh (1862-76) địa phận Bắc (Huế), người mà các quan tưởng đă chết, nay xuất hiện giữa kinh thành. Ngài đi thăm viếng các giáo xứ, cử hành các lễ nghi rất long trọng, lương giáo tham dự đông đảo như ngày hội. Đức cha Charbonnier Trí (1864-79) kế vị đức cha Cuénot, được một tàu Pháp đưa tới Qui Nhơn giữa sự hoan hỉ của giáo dân. Đức cha Lefebvre Ngăi (1844-64) địa phận Tây bỏ Xóm Chiếu dọn vào Sài G̣n, mời các nữ tu ḍng Thánh Phaolô (1860) và các sư huynh Lasan (1866), đến đảm nhận công tác bác ái và giáo dục; cũng chính ngài giúp mẹ Philomène lập ḍng Kín (nữ đan viện Cát minh) Sài G̣n (1862). Cuối năm 1864, đức cha Lefebvre từ nhiệm; đức cha Miche Mịch đang là giám mục Cao Miên được cử trở lại nhận quyền địa phận Tây (1864-73), kiêm giám quản Cao Miên. Chiến tranh Pháp-việt c̣n tiếp diễn. Sau trận đánh Hà Nội lần thứ nhất (1873), Việt Nam phải kư ḥa ước Giáp Tuất (15.3.1874) nhường đứt sáu tỉnh miền Nam cho Pháp. Giữa lúc quân Pháp đánh Bắc lần thứ hai (1882) và đưa quân vào Huế (1882-83), vua Tự Đức băng hà, triều đ́nh rối ren, phải kư ḥa ước 1883 và 1884 nhận quyền bảo hộ của Pháp.[70] Phong trào Cần Vương và Văn Thân nổi dậy kéo nhau đi đánh phá các làng có đạo, tái diễn cuộc bách hại, có lẽ tàn bạo hơn trước, v́ không phải chỉ nhà cầm quyền bất đạo, nhưng cả lương dân hiệp lực với phong trào chống Pháp: v́ không đánh được Tây nên quay ra sát hại người Công giáo mà họ cho là theo Tây. Đứng trước cuộc khủng bố tàn nhẫn này, người Công giáo phải dùng đến vũ lực để tự vệ. Các giáo xứ khắp miền Trung bị Văn Thân bổ vây và tấn công: hằng trăm làng ra tro, hàng ngàn người bị thảm sát. Cũng có những làng chống trả oanh liệt, như Trà Kiệu (Quảng Nam), An Ninh (Quảng Trị). Cuộc bách hại tuy ngắn (1885-86), nhưng con số nạn nhân cao hơn trước: 60.000 người bị giết. [71] Các địa phận ở ngoài Bắc ít bị thiệt hại v́ Văn Thân, nhưng khốn khổ v́ nạn Cờ Đen và quân nhà Thanh, nhất là trong các tỉnh thuộc địa phận Bắc, vừa được thành lập năm 1883, gồm các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần của hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, tách bởi địa phận Đông. Địa phận mới được trao cho đức cha Colomer Lễ (1883-1902), người kế vị đức cha Alcázar Hy cai quản địa phận Đông từ năm 1870. Địa phận Đông thu hẹp (Hải Pḥng) được dành cho đức cha Terrés Hiến (1883-1906). GIÁO HỘI Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Năm 1888, vua Hàm Nghi (1884-1888) bị bắt, phong trào Văn Thân tuy c̣n hoạt động, nhưng suy yếu dần, nhất là không c̣n những vụ uy hiếp người Công giáo như trước nữa. Ngược lại, lương dân theo đạo rất đông. Trước kia, các địa phận thuộc hội Thừa sai Paris mỗi năm chỉ thêm từ 7.000 đến 8.000 tân ṭng, nhưng năm 1888 trên 10.000, năm 1889 trên 15.000, năm 1890 trên 20.000. Sau đó con số xuống dần, năm 1891 khoảng 18.000, năm 1892: 15.000.[72] Đây là giai đoạn kiến thiết: giáo sĩ cũng như giáo dân đều hăng say truyền bá đức tin và sống đạo. Năm 1900, công đồng miền thứ nhất họp tại Kẻ Sặt từ 11 tháng 2 đến 6 tháng 3, với nhiều quyết định mở đường cho bước tiến của Giáo hội Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Cũng năm 1900, ngày 27 tháng 5, ngày trọng đại của Giáo hội Việt Nam, đức Thánh Cha Leô XIII ghi vào Sổ bộ Chân phước 64 đấng Tử đạo Việt Nam: trong số này có 38 vị thuộc các địa phận Thừa sai Paris và 26 thuộc địa phận ḍng Đaminh. Việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa và kinh Mân côi được truyền bá, cũng là động lực thúc đẩy và duy tŕ ḷng đạo đức trong các gia đ́nh. Tháng 11 năm 1912, công đồng miền thứ nh́ họp tại Kẻ Sở, nhắc lại những quyết định của công đồng trước, bổ túc và giải thích nhiều vấn đề liên can đến công cuộc truyền giáo. Thêm 28 đấng Tử đạo được ghi vào Sổ bộ Chân phước, do đức Piô X. Năm 1906: 8 đấng ḍng Đaminh; năm 1909: 20 đấng thuộc các giáo phận thừa sai Paris. Địa phận Tây (Hà Nội), dưới thời đức cha Puginier Phước (1868-92) và đức cha Gendreau Đông (1892-1935), các thừa sai khởi công xây cất nhiều thánh đường nguy nga đồ sộ kiểu Roman hoặc Gothic, như những thánh đường Kẻ Sở, Hà Nội Hàm Long, Cửa Bắc, Nam Định, Ninh B́nh...; hoặc theo lối kiến trúc Á Đông, điển h́nh nhất là quần thể kiến trúc nhà thờ lớn Phát Diệm, do cha Trần Lục (Cụ Sáu, +1899) thực hiện từ 1877 đến 1895.[73] Việc xây cất những cơ sở giáo dục bác ái cũng được các thừa sai rất quan tâm, như tu viện Mến Thánh giá (năm 1920: 17 nhà, trên 300 nữ tu), ấn quán (Kẻ Sở, Hà Nội), học đường, bệnh viện, trại cùi... Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên và đại chủng viện Kẻ Sở (đến sau dời lên Hà Nội), là những nơi đào tạo hàng giáo sĩ tương lai. Để có người cộng tác, nhiều ḍng tu được mời đến: ḍng nữ Thánh-phaolô (Hà Nội: trường Ste-marie 1894, khuyết tật viện 1911, bệnh viện St-Paul 1923), ḍng nữ Cát minh (Hà Nội 1895, Thanh Hóa 1929), ḍng Sư huynh Lasan (Puginier Hà Nội 1908. Trần Lục Phát Diệm 1932), ḍng Đức Bà Truyền giáo (Phát Diệm 1924, Thanh Hóa 1926, Sầm Sơn 1929), ḍng Chúa Cứu thế (Thái Hà Ấp 1928), hội St-Sulpice (chủng viện Xuân Bích Hà Nội 1933), ḍng Đaminh chi Lyon (Hà Nội 1930: nhà Lacordaire 1932, tu viện và câu lạc bộ Phục Hưng 1940), ḍng Phansinh (Thanh Hóa 1935), ḍng nữ Kinh sĩ Thánh-Âutinh (Hà Nội 1936). Các hội ḍng kể trên đều đảm nhận việc truyền giáo, qua những công tác giáo dục và bác ái xă hội. Với đà tiến triển không ngừng, từ năm 1895 đến 1932 địa phận Tây được phân chia, lập thêm ba địa phận mới. Năm 1895, Ṭa thánh thiết lập địa phận Đoài (Hưng Hóa), gồm các tỉnh Sơn Tây, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu và một phần thuộc ba tỉnh Tuyên Quang, Ḥa B́nh và Hà Giang, tất cả với một diện tích khoảng 60.000 km2. Số giáo dân bấy giờ vào khoảng 17.000 (1,7%) với 15 sắc tộc trong thập lục trấn (châu), chia làm 11 giáo xứ, 7 sở phụ, 96 họ đạo. Hàng giáo sĩ gồm 15 thừa sai Pháp, 12 linh mục Việt, 28 chủng sinh, 24 thày giảng. Giáo phận mới được trao cho đức cha Ramond Lộc. Tỉnh Hưng Hóa được thành lập năm 1831, năm 1906 thị xă được rời lên Phú Thọ nơi có sân bay, ga xe lửa và tỉnh lấy tên Phú Thọ. Khi thị xă rời đi, đức cha Ramond Lộc được chính quyền nhường cho khu đất và nhà cửa ṭa công sứ Pháp, để lập ṭa Giám mục, và xây cất nhà thờ chính ṭa. Năm 1901, đến lượt địa phận Thanh (Phát Diệm) được thành lập, gồm hai tỉnh Ninh B́nh và Thanh Hóa. Hàng giáo sĩ 24 thừa sai Pháp, 48 linh mục Việt, 112 thày giảng, 18 đại chủng sinh, 145 tiểu chủng sinh, 3 nhà phước Mến Thánh giá, với 85.000 giáo dân. Ngày 8.2.1902, dực cha Marcou Thành nhận quyền địa phận, lập ṭa ở Phát Diệm, sắp xếp công việc và cắt cử nhiều cha vào những chức vụ chủ yếu, lo xây cất đại chủng viện Thượng Kiệm, bệnh viện Phu Vinh và nhà chung Phát Diệm. Đức cha quan tâm nhất đến sự thánh thiện của hàng giáo sĩ, đích thân giảng tuần tĩnh tâm cho các cha. Đức cha mời ḍng nữ Đức Bà truyền giáo và cải tổ ḍng Mến Thánh giá. Năm 1918, đức cha tấn phong Giám mục cho cha bề trên De Cooman Hành, chuẩn bị cho việc chia địa phận. Năm 1932, Thanh Hóa được tách lập hợp với Sầm Nữa (Ai lao) thành địa phận Thanh Hóa. Địa phận được trao cho đức cha De Cooman Hành, đặt ṭa tại thị xă Thanh Hóa, với một hàng giáo sĩ 36 thừa sai Pháp, 58 linh mục Việt, 82 thày giảng, coi sóc 45.000 giáo dân (3%). Ngoài ḍng Mến Thánh giá nhiều ḍng tu khác đến giúp địa phận mới: Đức Bà Truyền giáo, Cátminh, Phansinh... Sau đây là những con số của bốn giáo phận trong năm 1933:[74] Giáo phận Hà Nội: hai đức cha Gendreau Đông và Chaize Thịnh, 35 thừa sai Pháp, 148 linh mục Việt, 12 cha ḍng, 23 nữ đan sĩ Cát minh, 436 tu sĩ nam nữ, 410 thày giảng, 721 thánh đường và nguyện đường, 48 đại chủng sinh, 243 tiểu chủng sinh, 168.000 giáo dân. Giáo phận Hưng Hóa: đức cha Ramond Lộc, 24 thừa sai Pháp, 36 linh mục Việt, 6 nữ tu Thánh-phaolô, 47 d́ phước Mến Thánh giá, 78 thày giảng, 343 thánh đường và nguyện đường, 26 đại chủng sinh 92 tiểu chủng sinh, 50.283 giáo dân. Giáo phận Phát Diệm: hai đức cha Marcou Thành và J.B. Nguyễn Bá Ṭng, 93 linh mục Việt, 3 Sư huynh Lasan, 12 nữ tu Đức Bà Truyền giáo, 201 nữ tu Mến Thánh giá, 120 thày giảng, 400 thánh đường và nguyện đường, 331 đại chủng sinh và tiểu chủng sinh, 99.236 giáo dân. Giáo phận Thanh Hóa: đức cha De Cooman Hành, 36 thừa sai Pháp, 58 linh mục Việt, 10 nữ đan sĩ Cát minh, 82 thày giảng, 45.000 giáo dân. Địa phận Nam (Vinh): đức cha Croc Ḥa kế vị đức cha Gauthier Hậu từ năm 1877; thời này, phong trào Văn thân gây nhiều thiệt hại rất nặng nề: 264 giáo xứ, 163 thánh đường lớn nhỏ bị phá hủy, 4.800 giáo dân bị giết, 1.200 người chết đói chết dịch. Năm 1886, đức cha Pineau Trị lên cai quản địa phận, ḥa b́nh dần dần được tái lập. Nhưng số người theo đạo không gia tăng, v́ nhà cầm quyền địa phương làm khó dễ, địa phận thiếu linh mục, nhiều giáo dân di cư vào Nam hoặc sang Ai Lao t́m kế sinh nhai. Dưới thời đức cha Eloy Bắc (từ 1912), công cuộc truyền giáo trở lại tốt đẹp, nhiều thánh đường lớn được xây cất tại Xă Đoài, Xuân Ḥa, Vinh, v.v... ḍng nữ Thánh-Phaolô (Vinh, Xă Đoài), ḍng Phansinh (Vinh 1928). ḍng nữ Phansinh Thừa sai Đức Maria (Vinh 1932), nữ đan sĩ Thánh Clara (Vinh 1935). lần lượt đến xây dựng giáo phận. Năm 1933. giáo phận Vinh có những con số sau đây: đức cha Eloy Bắc, 24 thừa sai Pháp, 168 linh mục Việt, 5 linh mục và 2 tu sĩ Phansinh, 10 nữ tu Thánh-Phaolô, 130 thày giảng, 550 thánh đường và nguyện đường, 42 đại chủng sinh, 200 tiểu chủng sinh, 148.328 giáo dân. Ngày 20.5.1925, Ṭa Thánh ban Tông thư “Ex Officio Supremo”, tuyên bố lập ṭa Khâm sứ Ṭa thánh tại Đông Dương và Thái Lan, trụ sở ở Việt Nam đặt tại kinh thành Huế. Đồng thời đức Thánh Cha Piô XI cử đức cha Costantino Ayuti làm Khâm sứ đầu tiên. Đức cha Ayuti sinh năm 1876 tại Sezze gần Roma, tiến sĩ triết học, thần học, giáo luật và dân luật. Trước khi sang Việt Nam nhậm chức, người được đức hồng y Van Rossum tấn phong tổng Giám mục tại học viện Truyền giáo. Song song với công cuộc truyền giáo ở xứ Bắc, các giáo sĩ hội Thừa sai Paris cũng đạt được nhiều kết quả tại hai miền Trung và Nam. Trước hết giáo phận Bắc (Huế) thời đức cha Caspar Lộc (1880-1907), nhiều thánh đường, tu viện ra tro, 10 linh mục Việt và 8.500 giáo dân bị sát hại bởi Văn Thân. Ḥa b́nh trở lại, đức cha đă cố gắng tái thiết nhiều thánh đường và cơ sở. Năm 1900, khánh thành đền Đức Mẹ La Vang (Quảng Trị), thay thế cho ngôi nhà cũ đă bị phá năm 1885. Năm 1923, đức cha Allys Lư trao cho cha Morineau Trung việc kiến thiết thánh đường lớn. Sau những năm có phong trào bài tôn giáo ở Pháp tràn sang xứ Bảo hộ, từ năm 1910 số tân ṭng thêm đông, nhất là trong tỉnh Quảng Trị, số người học đạo mỗi năm trên 1.000. Càng ngày tâm trí người dân càng mở rộng để t́m hiểu giáo lư Công giáo. nhất là giới học sinh. Do đấy, đức cha Allys Lư (1908-31,+1936) đă lập trường trung học Providence (Thiên Hựu) ngay trong thành phố Huế (1933). Ngài c̣n sáng lập ḍng Con Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Xuân (1920) và ḍng Sư huynh Thánh Tâm Huế (1925) chuyên việc giáo dục và dạy giáo lư. Ḍng Mến Thánh giá được cải tổ (1937) do cha Giuse Trần Văn Trang, mang tên Mến Thánh giá Phục hưng Kim Đôi. Ḍng Phước Sơn của cha H. Denys Thuận cũng thành h́nh dưới thời đức cha Allys (1918). Địa phận c̣n mời nhiều ḍng tu khác đến cộng tác: ḍng Nữ tu Thánh-Phaolô (Kim Long 1889, trường Ste Jeanne d'Arc Huế 1903, trường Thánh Tâm Đà Nẵng 1903), ḍng Sư huynh Lasan (trường Pellerin Huế 1904), ḍng nữ Cát minh (Huế 1909), ḍng Chúa Cứu thế (Huế 1925), ḍng Biểnđức (Thiên An 1940). Đây là những con số giáo phận Huế năm 1933: đức cha Chabanon Giáo, đức cha Allys Lư (nghỉ hưu), 26 thừa sai Pháp, 101 linh mục Việt, 8 cha ḍng Chúa Cứu thế, 98 đan sĩ Phước Sơn, 15 nữ đan sĩ Cátminh, 611 tu sĩ nam nữ, 30 thày giảng, 330 thánh đường và nguyện đường, 128 đại chủng sinh và tiểu chủng sinh, 72.102 giáo dân. Địa phận Đông (Qui Nhơn), đức cha Van Camelbeke Hân lên cầm quyền năm 1884, phải chứng kiến những cuộc bách hại dữ dội nhất của phong trào Văn Thân: 8 thừa sai Pháp, 5 linh mục Việt, 60 thày giảng, 270 nữ tu, trên 25.000 giáo dân bị giết; 5 thánh đường, 17 cô nhi viện, 10 tu viện bị thiêu hủy. Số giáo dân 41.000 người năm 1884 chỉ c̣n lại 15.000 năm 1886, nhưng con số đă lên gấp năm, tức 73.000 (8.000 sắc tộc Bahnar của cha Vialleton) hồi năm 1901, là năm đức cha Van Camelbeke qua đời. Phong trào ṭng giáo tiếp tục dưới thời đức cha Grangeon Mẫn (1905-29). Công cuộc truyền giáo trên Cao nguyên cũng như ở các tỉnh Phú Yên, Ninh Ḥa, Khánh Ḥa đều khả quan. Từ năm 1910, nhờ việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa được cổ vơ khắp địa phận, kể cả ở Kontum, ḷng đạo của giáo dân được vững chắc và sốt sắng, nhưng họ phải qua những năm thử thách nặng nề do dịch cúm, tiếp đến là nạn đói, khiến 3.400 giáo dân phải hy sinh, hàng ngàn người bỏ xứ sở ra đi. Măi đến năm 1929-30 t́nh h́nh mới ổn định, nhưng địa phận lại thiếu thừa sai và cán bộ để cung ứng cho số người ṭng giáo mỗi ngày thêm đông ở miền duyên hải cũng như ở vùng sơn cước. Theo lời mời của đức cha Tardieu Phú (1929-42), Sư huynh Lasan (Qui Nhơn 1931), đan sĩ Xitô (Mỹ Ca 1934), cha ḍng Phansinh (Nha Trang 1939), và nữ tu Thánh-Phaolô (Qui Nhơn, Kontum, Tuy Ḥa...), nữ tu Phansinh Thừa sai (Tuy Ḥa, Quy Ḥa), nữ tử Bác ái Vinh sơn- Phaolô (Qui Nhơn, Kontum, Dakkia...), đều đến tham gia hoạt động. Ngoài ra c̣n ḍng Thánh Giuse do thừa sai Sion Khâm sáng lập (1926), để thay thế hội Thày giảng. Ḍng Mến Thánh giá cũng đă được đức cha Grangeon Mẫn ủy thác việc cải tổ cho cha Solvignon Lành (1924). Thánh đường chính ṭa, Ṭa Giám mục, đại chủng viện, trại cùi Quy Ḥa, ấn quán Qui Nhơn lần lượt được thiết lập dưới thời đức cha Tardieu Phú. Năm 1932, Ṭa thánh lấy ba tỉnh Kontum, Pleiku và Đắc Lắc thuộc địa phận Qui Nhơn, thiết lập một địa phận mới, mang tên Kontum. Sau đây là t́nh h́nh hai giáo phận trong năm 1933. Giáo phận Qui Nhơn: đức cha Tardieu Phú, 28 thừa sai Pháp, 71 linh mục Việt, 14 Sư huynh Lasan và Thánh-Giuse, 60 thày giảng, 257 nữ tu, 36 thánh đường và nguyện đường, 36 đại chủng sinh, 123 tiểu chủng sinh, 60.662 giáo dân. Giáo phận Kontum: đức cha Jannin Phước, 14 thừa sai Pháp, 15 linh mục (12 Việt, 3 Bahnar), 2 Sư huynh Thánh-Giuse, 4 nữ tu Mến Thánh giá (2 Việt, 2 Bahnar), 160 thày giảng, 134 thánh đường và nguyện đường, 4 đại chủng sinh, 15 tiểu chủng sinh, 19.808 giáo dân. Công cuộc kiến thiết địa phận Tây (Sài G̣n) ở trong Nam được coi là nhanh chóng hơn cả, trước hết là v́ miền Nam đă trở thành thuộc địa của Pháp do ḥa ước Giáp Tuất (1874), sau là v́ không bị ảnh hưởng của phong trào Văn Thân. Hồi cuối thế kỷ XIX, du khách tới Sài G̣n quan sát mà không đi sâu vào đời sống dân chúng, rất có thể lầm tưởng đây là một xứ Công giáo. Ngay từ thời đức cha Colombert Mỹ (1873-94), cơ sở Công giáo đă mọc lên khắp sài G̣n: tu viện Thánh Phaolô Sài G̣n (1860), Chợ Lớn (1870), Thị Nghè (1875), Tân Định (1877), chủng viện Sài G̣n (1861), nữ đan viện Cátminh (1862), trường D'Adran (1866-1883), trường Taberd (1889) ḍng Lasan. trường St-Paul (1874) ḍng Thánh Phaolô, nhà thờ lớn Đức Bà (1880), nhà in Tân Định (1864), chưa kể những kư túc xá, bệnh viện, cô nhi viện: dưỡng lăo viện, do các nữ tu điều khiển. Năm 1900, trong thành phố Sài G̣n có 8 giáo xứ, mà giáo xứ nào cũng được tổ chức một cách chu đáo. Nhiều người tưởng công cuộc truyền giáo ở trong Nam hết khó khăn trở ngại. Nhưng sự thực, có những khó khăn sau đây phải khắc phục, đó là sự lănh đạm của lương dân, v́ đối với họ các đạo đều tốt như nhau, kế đến sự hiểu lầm của nhiều người cho rằng đi đạo là bỏ Tổ tiên, theo Tây... Thời cấm đạo tuy đă chấm dứt, nhưng vẫn c̣n những hành động muốn tiếp tục cuộc bách hại. Dầu vậy, các thừa sai cũng như hàng giáo sĩ Việt luôn hoạt động truyền giáo bằng lời giảng dạy, đi đôi với những công tác từ thiện xă hội vâ giáo dục. Nhiều ngôi thánh đường lớn được xây cất trong thời này như thánh đường Ste-Jeanne d'Arc, Tân Định, Chợ Đũi, Đà Lạt, Vũng Tàu. Cả đảo Côn Sơn cũng được nghe giảng Tin Mừng do thừa sai M. Pontvianne (1863), rồi cha Anrê Miêu, được cử ra làm tuyên úy cho các tù nhân ngoài đó (1928). Từ đầu thế kỷ XX, thêm các ḍng tu sau đây tới tham gia công cuộc truyền giáo: tu hội Bác ái Vinh sơn Phaolô (Gia Định 1928, Sài G̣n 1934, Đồi Mai Anh Đà Lạt 1935), ḍng Chúa Cứu Thế (Sài G̣n 1933), ḍng nữ Kinh sĩ Thánh Âutinh (Đà Lạt 1935, Sài G̣n 1950), ḍng Biển Đức (Đà Lạt 1936). Ngoài ra c̣n có ḍng Sư huynh Kitô Vua Cái Nhum (Vĩnh Long), do hai thừa sai Gernot Quư và Ritter Giáo sáng lập (1870), chuyên dạy giáo lư và điều khiển các trường của họ đạo. Năm 1933, t́nh h́nh giáo phận Sài G̣n như sau: đức cha Dumortier Đượm, 30 thừa sai Pháp, 106 linh mục Việt, 10 cha ḍng, 69 sư huynh, 18 nữ đan sĩ Cátminh, 810 nữ tu, 37 thày giảng, 281 thánh đường và nguyện đường, 60 đại chủng sinh, 180 tiểu chủng sinh, 99.743 giáo dân. Địa phận Cao Miên (Phnompenh hay Nam Vang) khi thành lập năm 1850 chỉ có khoảng 600 giáo dân. Năm 1864, đức cha Miche Mịch được cử làm giám mục Tây Đàng Trong, kiêm giám quản Cao miên. Năm 1865, đức cha giám quản Miche được Ṭa thánh chấp thuận đem hai tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc [75] sáp nhập vào Cao Miên. Năm 1869, Ṭa thánh trao quyền cai quản địa phận Cao Miên cho cha bề trên Aussoleil (1869-74), tiếp đến thừa sai Cordier; năm 1882, cha Cordier được tấn phong Giám mục, cai quản địa phận cho đến 1895. Sau đấy, là các đức cha Grosgeorge (1896-1902) và Bouchut (1902-28), thời này địa phận tiến triển tốt đẹp, nhưng hàng giáo sĩ c̣n toàn là người Việt và giáo dân hầu hết Việt kiều. Trong số các ḍng tu đến hợp tác, có ḍng nữ Chúa Quan Pḥng chi Portieux (Cù Lao Giêng 1876, Nam Vang, Cần Thơ), ḍng Sư huynh Lasan (Nam Vang 1905), ḍng nữ Cát minh (Nam Vang 1919). Ngoài ra c̣n có ḍng Sư huynh Thánh Gia (Ba Nam), do đức cha Herrgott sáng lập (1931). Đến sau thêm ḍng Con Đức Mẹ (Russey Keo) của đức cha Chabalier (1942). T́nh h́nh giáo phận Nam Vang năm 1933 như sau: đức cha Herrgott, 34 thừa sai Pháp, 78 linh mục, 16 Sư huynh Lasan, 136 thày giảng, 19 nữ đan sĩ Cátminh, 383 nữ tu Chúa Quan Pḥng, 29 nữ tu Mến Thánh giá, 217 thánh đường và nguyện đường, 16 đại chủng sinh, 135 tiểu chủng sinh, 76.135 giáo dân.
Năm 1888, ḥa b́nh được tái lập, các thừa sai Đaminh tiếp tục sang đông hơn. Từ năm ấy, cho đến hết thế kỷ XIX, nghĩa là trong 13 năm, 35 giáo sĩ được cử sang cho ba địa phận ḍng Đông Kư (Hải Pḥng), Trung Kư (Bùi Chu) và Bắc Âu (Bắc Ninh), đa số là những nhà truyền giáo nhiệt thành, có tài tổ chức và kiến thiết. Cũng trong thời gian này, số người theo đạo rất đông. Ở địa phận Trung, đức cha Onate Thuận (1884-97) trong 12 năm đă khuyên được 83 làng ṭng giáo. Năm 1889, đức cha Colomer Lễ (1883- 1902) địa phận Bắc, viết: “Nhờ ơn Chúa, địa phận trở nên rất thịnh vượng, người theo đạo đông lắm, có nhiều làng xin ṭng giáo hết. Trước năm 1384, trong thị xă Bắc Ninh này chỉ có một gia đ́nh Công giáo bây giờ đă được 300 giáo dân rồi. Tôi đă mở 10 trường dạy Kinh Bổn ở chung quanh thị xă, và nhiều trường khác ở các vùng xa xôi trong địa phận”.[76] Tuy nhiên, có điều đáng tiếc là từ năm 1894 nhiều nhân vật trong chính quyền Bảo hộ tỏ ra cừu địch với Giáo hội, làm cản trở phong trào ṭng đạo, như hai viên chánh sứ Hưng Yên và Bắc Ninh.[77] Địa phận Trung Kư (Bùi Chu) sang một giai đoạn phát triển dưới thời đức cha Fernández Định (1897-1907). Năm 1907, khi đức cha Fernández từ nhiệm, địa phận đă có 228.292 giáo dân, chia thành 614 giáo xứ với 603 ngôi thánh đường, 5 trại cùi, 5 cô nhi viện, 2 bệnh viện, 19 nhà phước ḍng Ba Đaminh và Mến thánh giá; hàng năm có trên 1.000 người lớn ṭng giáo.[78] Đó là địa phận truyền giáo lớn nhất dành cho đức tân giám mục Muñagorri Trung (1907-36), là người sẽ đem địa phận này tới thịnh vượng bậc nhất, trước khi trao cho hàng giáo sĩ triều Việt Nam. Nhiều thánh đường lớn kiểu Á Đông, Gothic, Roman, Baroc mọc lên khắp nơi, nổi danh nhất là đại thánh đường Phú Nhai (1933) kiểu Gothic. Đây là ngôi đền mà chân phước Berriochoa Vinh và cha chính Riano Ḥa, cách đấy 60 năm, giữa cuộc bách hại của vua Tự Đức, đă khấn hứa dâng kính Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Đền Nữ vương các Thánh Tử đạo Khoái Đồng (Nam Định) cũng được khởi công xây cất từ thời này, nhưng măi đến năm 941 mới hoàn thành. Công cuộc bác ái xă hội và giáo dục rất quan trọng: trại cùi, cô nhi viện, bệnh viện, trường dạy giáo lư, trường tiểu học, nhà in Phú Nhai, trường Sư phạm Saint-Thomas Nam Định (1924). Những cơ sở đào tạo thày giảng và hàng giáo sĩ ḍng triều, gồm có trường Kẻ giảng Trung Linh, trường Latinh Ninh Cường, trường Lư đoán Bùi Chu, Giáo hoàng đại chủng viện Saint-Albert Nam Định (1930), trường Saint-Dominique Khoái Đồng (1932), tu tập viện ḍng Đaminh Quần Phương (1934). Những con số dưới đây nói lên t́nh h́nh của giáo phận Bùi Chu trong năm 1933: đức cha Muñagorri Trung, 31 cha ḍng Tây Ban Nha, 168 linh mục Việt, 599 thày giảng, 10 Sư huynh Lasan (Nam Định 1924), 23 nữ đan sĩ Cát Minh (Bùi Chu 1923), 12 nữ tu Thánh - Phaolô (Bùi Chu 1914), 647 d́ phước ḍng Ba Đaminh và Mến Thánh giá, 872 thánh đường và nguyện đường, 61 đại chủng sinh, 326.967 giáo dân (tỷ lệ 23,75%). Sự nghiệp của đức cha Muñagorri Trung vang tận Roma, đức Thánh Cha Piô XI đă không ngần ngại gọi địa phận Bùi Chu là “Địa phận Truyền giáo kiểu mẫu”. Sở dĩ được vậy cũng là nhờ ở sự khôn ngoan của đức cha trong việc dùng người, lại được hàng giáo sĩ ḍng triều tận t́nh giúp đỡ và cộng tác rất đắc lực, như các cha Moreno Trinh, Serra Thiều, García Khiết, Coloma Hạnh, Andrés Kiên, Romón Y. Hai vị cuối cùng là những bàn tay kiến thiết của đức giám mục. Địa phận Đông Kư (Hdi Pḥng): đức cha Terrés Hiến mất năm 1906, các đức cha Arellano Huy (1906-19), Ruíz de Azúa Minh (1919-29), García Thiện (1929-33) thay nhau cai quản địa phận. Trại cùi, viện bác ái, cô nhi viện, bệnh viện được xây cất ở nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương và phụ cận thành phố Hải Pḥng. Người ta chú ư đến công việc của cha Baró Nghiêm, một thừa sai giầu ḷng bác ái, ưa hoạt động giữa dân nghèo khổ tàn tật tại các vùng Kẻ Sặt, Trà Cổ, Hải Pḥng. Nhiều thánh đường lớn được xây cất trong thời kỳ này, như nhà thờ lớn Hải Pḥng, Kẻ Sặt, đặc biệt ngôi đền các Chân phước Tử đạo Hải Dương kiểu Roman pha Grec Byzantin (1928), được xây cất ngay trên đất thấm máu bốn đấng Tử đạo năm 1861. Việc đào tạo hàng giáo sĩ ḍng triều và thanh thiếu niên được các thừa sai an tâm hơn hết: trường Latinh Đông Xuyên, trường Kẻ giảng Kẻ sặt, trường Lư đoán Ba Đông, trường Khuyến Học Hải Dương, trường Đệ tử Đaminh Hải Dương. Các nữ tu Thánh-Phaolô (Hải Pḥng 1883, Hải Dương 1911) và Sư huynh Lasan (trường Saint-Joseph Hải Pḥng 1906) được mời đến đảm nhận nhiều cơ sở bác ái và giáo dục. Sau đây là những con số của giáo phận Hải Pḥng trong năm 1933: đức cha Gomez Lễ, 21 cha ḍng Tây Ban Nha, 66 linh mục Việt, 10 Sư huynh Lasan, 22 nữ tu Thánh - Phaolô, 113 d́ phước ḍng Ba Đaminh, 100 thày giảng, 380 thánh đường và nguyện đường, 37 đại chủng sinh, 105 tiểu chủng sinh. Công cuộc truyền giáo ở địa phận Bắc (Bắc Ninh) gặp nhiều khó khăn hơn cả: đất rộng, người thưa, rừng núi, giao thông trắc trở và nguy hiểm, khí hậu không lành; chưa kể đến những biến cuộc thường xảy ra do phong trào chống Pháp (Cờ Đen, Văn Thân, cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên 1917). Tuy nhiên, thời đức cha Gordaliza Phúc (1925-31), công việc tiến triển khả quan. Các tỉnh xa xôi như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn đều được các nhà truyền giáo lui tới, thiết lập giáo xứ, với những ngôi thánh đường kiến trúc tân tiến và đồ sộ ở Thái Nguyên, Bắc Giang. Để tiết kiệm nhân sự trong việc đào tạo hàng giáo sĩ, một khu nhà rộng lớn được xây cất ở Đạo Ngạn (Bắc Giang) dùng làm trường Lư đoán và Latinh, đến sau có thêm trường Kẻ giảng Bắc Ninh. Hoạt động bác ái xă hội gồm có nhiều cô nhi viện, dưỡng lăo viện, bệnh viện, trại cùi Quả Cảm (gần Bắc Ninh), nơi cư trú trên 500 bệnh nhân. Năm 1913, địa phận Bắc chia làm hai : Ṭa thánh ban Chiếu thư thiết lập hạt phủ doăn Lạng Sơn - Cao Bằng trao cho các cha ḍng Đaminh tỉnh Lyon, là những thừa sai đă sang hoạt động trong ba địa phận ḍng từ năm 1902. Cha B. Cothonay Chiểu được đặt làm bề trên phủ doăn (1913-24), kế đến cha Maillet Bính (1925-29). Công việc của các cha gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng các ngài đă tỏ ra anh dũng không kém những người anh cùng ḍng khi đến miền Trung châu Bắc Hà cách đấy trên 200 năm. Và nếu các ngài không được phúc Tử đạo như các vị trong thế kỷ trước, th́ cũng đổ mồ hôi nước mắt với những cái chết hao ṃn và cực khổ để “khai thác” vùng đồi núi xa lạ và nghèo nàn này. Chỉ sau 20 năm, đất Lạng Sơn - Cao Bằng cũng từ từ mọc lên nhiều thánh đường và cơ sở: thánh đường Lạng Sơn, chủng viện Mỹ Sơn (Saint-Michel), nhiều học đường, cô nhi viện, bệnh viện và một trại cùi. Sau đây là t́nh h́nh của hai giáo phận trong năm 1933: Giáo phận Bắc Ninh: đức cha Artaraz Chỉnh, 15 cha ḍng Tây Ban Nha, 52 linh mục Việt, 99 thày giảng, 12 nữ tu Thánh-Phaolô (Đáp Cầu, Bắc Ninh), 77 d́ phước ḍng Ba Đaminh, 309 thánh đường và nguyện đường, 15 đại chủng sinh, 35 tiểu chủng sinh, 40.265 giáo dân. Hạt phủ doăn Lạng Sơn: cha bề trên Hedde Minh, 10 cha ḍng (8 Pháp, 2 Hà Lan), 6 linh mục Việt, 14 thày giảng, 7 nữ tu Đức Bà Truyền giáo (Văn Miếu 1927), 5 nữ tu Thánh - Phaolô (St-Michel), 25 d́ phước ḍng Ba Đaminh, 19 thánh đường và nguyện đường, đại chủng sinh và 16 tiểu chủng sinh, 3.249 giáo dân.
Kể từ khi các cuộc bách hại chấm dứt (1888), Giáo hội Việt Nam bành trướng mau lẹ và tiến tới trưởng thành. Khi cuộc bách hại của vua Minh Mạng bắt đầu (1833), số giáo dân chỉ vào khoảng 400.000; sau hơn một nửa thế kỷ bách hại của nhà Nguyễn và Văn Thân, trên 130.000 người bị giết, các hoạt động truyền giáo bị tê liệt hầu như hoàn toàn, thế nhưng con số giáo dân cũng đă lên 683.111 hồi năm 1892; năm 1933 con số ấy tăng gần gấp hai, tức 1.297.000 (10%) trên tổng số 13 triệu dân. Hàng giáo sĩ Việt Nam cùng một đà gia tăng: từ con số 4 linh mục tiên khởi năm 1668 lên 43 vị năm 1700; 119 năm 1800; 384 năm 1900; 1.158 năm 1933.[79] Nhận thấy hàng giáo sĩ Đông Dương cần có một cơ quan ngôn luận để trao đổi liên lạc và cung cấp tài liệu, đức Khâm sứ Ayuli hợp ư với đức cha Allys Lư, giám mục địa phận Huế, đă quyết định xuất bản một tờ Nguyệt san, lấy tên Sacerdos Indosinensis. Tờ báo được trao cho thừa sai Cadière Cả thực hiện, số đầu tiên phát hành nhằm ngày lễ thánh Giuse năm 1927.[80] Năm 1928, đức Khâm sứ Ayuti sớm từ trần. Cũng năm ấy, đức Tổng giám mục Colomban Dreyer ḍng Phansinh được cử sang thay thế. Thời ngài năm 1933, một biến cố quan trọng nói lên sự trưởng thành của Giáo hội Việt Nam: cha Gioan B. Nguyễn Bá Ṭng được tấn phong Giám mục tiên khởi Việt Nam, do đức Thánh Cha Piô XI, tại Roma ngày 11 tháng 6. Đức giám mục tiên khởi sinh năm 1868, tại Tân Ḥa (tỉnh G̣ Công) giáo xứ G̣ Công, theo học đại chủng viện Sài G̣n và thụ phong linh mục ngày 19.9.1896. Trước khi được chọn làm Giám mục, ngài đă lần lượt giữ chức thư kư ṭa Giám mục, cha sở Bà Rịa và Tân Định. Năm 1935, đức cha Marcou Thành từ nhiệm nghỉ hưu, trao quyền giáo phận Phát Diệm cho đức cha họ Nguyễn. Đó là giáo phận thứ nhất được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.[81] Năm 1934, đức Khâm sứ Dreyer triệu tập và chủ tọa công đồng Đông Dương lần thứ nhất tại Hà Nội, từ ngày 18 tháng 11 đến 6 tháng 12. Các nghi phụ gồm các giám mục, bề trên phủ doăn, cha chính các địa phận, bề trên cao cấp các ḍng tu và một số chuyên viên. Công đồng lập 5 ủy ban: nhân sự và chức vụ, hàng giáo sĩ địa phương và việc đào tạo, bí tích và phụng vụ, bảo vệ và truyền bá đức tin, quản trị tài sản. Mỗi ủy ban phụ trách soạn thảo một dự án về vấn đề của ḿnh, để rồi đem ra thảo luận và biểu quyết trong các phiên họp khoáng đại. Sau cùng đúc kết thành một cuốn Quy chế nhan đề Decreta et Normae Primi Concilii Indosinensis Đây là một Quy chế phù hợp với bộ Giáo luật mới ban hành năm 1917, nhằm thúc đẩy công cuộc truyền giáo trong một t́nh thế mới. Vị giám mục người Việt thứ hai là đức cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn. Ngài sinh năm 1876 tại Ba Châu giáo phận Huế, theo học chủng viện Phú Xuân và thụ phong linh mục ngày 20.12.1902. Trước hết, ngài là cha phó Kẻ Văn, rồi cha sở Kẻ Hạc, giáo sư tiểu chủng viện An Ninh, bề trên ḍng Sư huynh Thánh Tâm Huế. Ngày 12.3.1935, cha Đaminh được Ṭa thánh cử làm giám mục phó giáo phận Bùi Chu, có quyền kế vị đức cha Muñagorri Trung. Đức cha được tấn phong tại Phủ Cam ngày 29 tháng 6 năm ấy, do đức khâm sứ Dreyer. Ngày 9.3.1936, Ṭa thánh ban Chiếu thư chia địa phận Bùi Chu làm hai: lấy phần đất hai tỉnh Thái B́nh, Hưng Yên thành lập địa phận mới, tức Thái B́nh, trao cho đức cha Casado Thuận ḍng Đaminh; phần đất c̣n lại, tức địa phận Bùi Chu giảm thiểu theo ranh giới tỉnh Nam Định, được dành cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Cũng năm 1936, ngày 17 tháng 6, đức cha Muñagorri Trung từ trần, đức cha Hồ Ngọc Cẩn chính thức nhận quyền giáo phận Bùi Chu. Năm 1937, tổng giám mục Antonin Drapier ḍng Đaminh sang Việt Nam nhận chức Khâm sứ thay thế đức cha Dreyer, ngài kư và công bố bản Quy chế công đồng Đông Dương, ngày 10.1.1938. Dưới thời ngài, địa phận thứ ba được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam, đó là giáo phận Vĩnh Long gồm các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre (Kiến Ḥa) và Trà Vinh (Vĩnh B́nh), tách lập từ giáo phận Sài G̣n. Giáo phận mới này được trao ngay cho đức cha Pherô Ngô Đ́nh Thục. Đức tân giám mục sinh năm 1897 tại Phủ Cam (Huế), học đại chủng viện Phú Xuân và đại học Truyền giáo Roma, thụ phong linh mục ngày 20.12.1925, tiến sĩ triết học, thần học và giáo luật. Trước khi được chọn làm giám mục, cha Pherô đă lần lượt nắm chức giáo sư đại chủng viện Phú Xuân, hiệu trưởng trường Providence, giám đốc tờ Nguyệt san Sacerdos Indosinensis. Đức cha được tấn phong tại Huế ngày 4.5.1938 do đức khâm sứ Drapier. Năm 1939, hạt phủ doăn Lạng Sơn được nâng lên hàng giáo phận, với số giáo dân 4.639 và 668 dự ṭng, chia làm 16 giáo xứ, 16 thánh đường, 8 nguyện đường. Cha bề trên Hedde Minh được tấn phong Giám mục (30.11.1939), 14 cha ḍng, 14 linh mục triều, 5 đại Chủng sinh, 40 tiểu chủng sinh, 17 thày giảng, 47 nữ tu và d́ phước. Cũng năm ấy, Giáo hội Việt Nam có những con số sau đây : 17 giám mục (10 Pháp, 4 Tây Ban Nha, 3 Việt), 347 thừa sai ngoại quốc, 1.330 linh mục Việt, 459 đại chủng sinh và 1.484 tiểu chủng sinh, 1.544.765 giáo dân, chia thành 16 giáo phận. Năm 1940 thêm một linh mục Việt nữa được tấn phong Giám mục : đức cha Gioan Maria Phan Đ́nh phùng, giám mục phó địa phận Phát Diệm; nhưng ngài đă sớm từ trần năm 1944, sau 5 tháng cai quản giáo phận. Năm 1945, Ṭa thánh đă chọn cha Anselmô Tađeô Lê Hữu Từ, bấy giờ đang là bề trên đan viện Xitô Châu Sơn (Nho Quan, Ninh B́nh, 1936), kế vị đức cha Phan Đ́nh Phùng. Năm 1940, Nhật Bản đánh chiếm Lạng Sơn, đổ bộ Hải Pḥng: Việt Nam bắt đầu thời khói lửa đệ nhị thế chiến. Cao trào bài Pháp và người da trắng nổi dậy, nhất là sau cuộc đảo chính 9.3.1945 lật đổ chính quyền Bảo hộ Pháp. Giáo hội Việt Nam c̣n trong tay các giám mục và thừa sai Pháp, Tây Ban Nha, không tránh khỏi những khó khăn trước phong trào dân tộc độc lập. Tháng 8 năm 1945 Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Mặt trận Việt Nam Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, nhảy ra cướp chính quyền. Việc người Pháp mưu đồ trở lại Việt Nam đă gây nên một cuộc chiến tranh Việt-pháp từ tháng 12 năm 1946. Trong những năm khói lửa của một cuộc “trường kỳ kháng chiến” này, đất nước chia làm hai khu vực: Quốc gia và Việt Minh. Nhiều địa phận cũng bị chia thành hai khu vực, khiến sự liên lạc và trao đổi trở nên rất khó khăn, công cuộc truyền giáo lại một phen bế tắc. Tại những khu Việt Minh mà chính sách Cộng sản được áp dụng, th́ Giáo hội đă không thể tránh được nhiều tai biến : linh mục bị bắt dẫn đi, giáo dân bị vu cáo là Việt gian, theo Tây... Trước một t́nh thế đầy khó khăn này, Ṭa thánh đă trao dần các giáo phận cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Năm 1950, đức cha Giuse Trịnh Như Khuê đảm nhiệm địa phận Hà Nội; cũng năm ấy, đức cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn ḍng Đaminh nhận địa phận Bắc Ninh. Một năm sau, địa phận Vinh được trao cho đức cha Gioan B. Trần Hữu Đức. Năm 1953, đức cha Trương Cao Đại ḍng Đaminh đảm nhận giáo phận Hải Pḥng. Người kế vị đức cha Hồ Ngọc Cẩn (+ 1948) giáo phận Bùi Chu năm 1950, là đức cha Pherô Phạm Ngọc Chi. Cũng năm 1950, đức tổng giám mục John Dooley, người Ái Nhĩ Lan, ḍng Truyền giáo Columban, được cử đến thay thế đức khâm sứ Drapier. Đức tân khâm sứ dời trụ sở từ Huế ra Hà Nội, cạnh ṭa Giám mục. Năm liền sau 1951, ngày 29 tháng 4, đức Thánh Cha Piô XII suy tôn chân phước 25 đấng Tử đạo Việt Nam: 2 giám mục, 4 linh mục, 19 giáo dân Bùi Chu - Thái B́nh.[82] Hiệp định Genève 20.7.1954 chấm dứt chiến tranh Việt-Pháp. Nhưng đồng thời nó chia cắt nước Việt Nam làm hai, có sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm ranh giới, Giáo hội ở Việt Nam cùng chịu chung số phận này. Sự chia cắt đau thương ở chính thân thể ḿnh, mà vùng công giáo dân nhất lại là phần dành cho Việt Minh Cộng sản vô thần. Không ngần ngại hy sinh tất cả, đến cả mạng sống, 650.000 giáo dân miền Bắc ồ ạt kéo nhau vào Nam để được tự do sống đạo, lôi kéo hàng mấy trăm ngàn đồng bào tôn giáo khác vào một cuộc di chuyển vĩ đại trong lịch sử.
a) Giáo hội ở Việt Nam sau hiệp
định Genève : Hiệp định Genève 20.7.1954 vừa kư xong, nhiều người miền Bắc đă bỏ cửa nhà, làng mạc, kéo nhau ra đi với phương tiện riêng, nhưng c̣n hàng triệu người đổ dồn về Hà Nội, Hải Dương và nhất là ra Hải Pḥng, chờ phương tiện vào Nam, nơi ông Ngô Đ́nh Diệm vừa lập chính phủ ngày 7 tháng 7. Ngay từ đầu tháng 8 năm 1954, một cầu hàng không Hà Nội - Sài G̣n (1.174km) gồm cả trăm phi cơ Pháp, Hoa Kỳ, công ty tư nhân, bắt đầu hoạt động. Trong ḷng các “máy bay di cư” người ta tháo gỡ hết ghế ngồi, để bớt nặng và thêm chỗ rộng. Giữa Hà Nội hoặc Hải Pḥng với Sài G̣n là một ṿng bay khứ hồi, mải miết hoạt động, để vận chuyển vào Nam trung b́nh mỗi ngày từ 2.000 đến 4.000 người. Cứ 6 phút lại có một phi cơ hạ cánh, biến sân bay Tân Sơn Nhất thành một phi trường hoạt động nhất trên thế giới bấy giờ. Người ta tính có tới 4.280 chuyến bay, chuyên chở 213.635 người. Đường thủy c̣n hoạt động mạnh hơn: trên 450 chuyến tàu biển chuyên chở 555.037 người. Ngoài ra c̣n 102.861 người di cư bằng phương tiện riêng. Chưa kể hàng mấy trăm ngàn người khác cũng muốn đi, mà bị cản lại, hoặc thiếu may mắn.[83] Từ khi cuộc di cư bắt đầu, thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đă ra Hà Nội thị sát, thiết lập tổng ủy di cư có nhiệm vụ điều hành công việc đón tiếp đồng bào tị nạn. Về phía Giáo quyền, do sự giới thiệu của đức khâm sứ J. Dooley, đức cha Pherô Phạm Ngọc Chi được đức cha Cassaigne giám mục Sài G̣n, ủy thác việc coi sóc hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân di cư, có cha Hoàng Mạnh Hiền, bề trên tu viện Đaminh Nam Định, và cha bề trên Lạng Sơn Nguyễn Khắc Ngữ, làm phụ tá. Với các tổ chức nói trên, lại được nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ, trợ cấp thực phẩm, thuốc men, tiền bạc, vật liệu xây cất, nên không đầy một năm, một triệu đồng bào đă có chỗ ở tạm cư tại nhiều địa điểm trong các tỉnh Trung nguyên và Cao nguyên Trung phần, nhưng nhất là ở Nam phần, nơi đất rộng người thưa. Đời sống tạm cư dần dần trở thành định cư lập nghiệp và xây dựng lại cuộc đời. Tại các trại định cư Công giáo, thánh đường, tu viện, học đường, cô nhi viện, dưỡng lăo viện, bệnh viện, viện bác ái, xưởng công nghệ từ từ mọc lên, khiến họ có bộ mặt không khác ǵ ở miền Bắc, có khi c̣n sầm uất và tiến bộ hơn. Những ngôi thánh đường, những cơ sở giáo dục, bác ái xă hội, ban đầu bằng tre gỗ, đến sau được thay thế bằng gạch ngói và bê tông, mỗi năm mở rộng thêm, theo đà gia tăng của dân số và sự phát triển của đời sống. Cuộc di cư đă làm cho Giáo hội miền Bắc năm 1957 chỉ c̣n lại 713.000 giáo dân với 7 giám mục và 374 linh mục. Nhiều địa phận măi đến năm 1960 mới có tân giám mục thay thế các giám mục di cư.[84] Ngay từ cuối năm 1954, Giáo hội miền Bắc bước dần vào một t́nh thế rất khó khăn: chính quyền Cộng sản hạn chế tối đa việc hành đạo và mở trường học, một số lớn thánh đường đóng cửa hoặc bị chiếm làm kho vật liệu hay xưởng máy, các giám mục bị cô lập, nhiều vị chưa được tấn phong, các linh mục gặp khó khăn trong việc di chuyển, không được ra khỏi giáo xứ ḿnh nếu không có giấy phép công an địa Phương. Chỉ ở Hà Nội, nơi có nhiều nhà ngoại giao và du khách ngoại quốc qua lại, người ta mới thấy có chút tự do tôn giáo: thánh đường chính ṭa vẫn mở cửa, Thánh Lễ được cử hành ngày chúa nhật. Tuy nhiên, ngay tại Hà Nội, chính quyền đă thâu hồi các trường Công giáo, đóng cửa chủng viện và cấm đức cha Trịnh Như Khuê không được đi thăm viếng các nơi. Năm 1959- 60, đức khâm sứ Ṭa thánh, các giám mục và thừa sai nước ngoài bị trục xuất hết.[85] Tại các tỉnh xa xôi và làng mạc, Cộng sản công khai tạo khó dễ cho tôn giáo. Đời sống tôn giáo suy giảm v́ khan hiếm linh mục, tu sĩ và v́ giới thanh niên phải tham gia các hoạt động tập thể do nhà cầm quyền tổ chức, nhiều thanh niên Công giáo bị cưỡng ép hành động nghịch với giáo lư đức tin, hoặc phải đi lao công chiến trường. Chính sách hạn chế sinh đẻ được áp dụng triệt để, cán bộ tuyên truyền rằng: nếu bạn chỉ sinh một đứa con, theo bác và đảng là thiếu; sinh hai đứa là đủ; sinh ba đứa là thừa; bốn đứa nhiều quá. Về ngoại giao, Ṭa thánh Vatican đă nhiều lần muốn gởi Đại diện đến, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội không đón nhận. Không một giám mục nào miền Bắc đă được phép đi tham dự đại Công đồng Vatican II (1962-65), cũng như các quyết nghị của Công đồng vẫn chưa lọt vào được. Tuy nhiên, đạo Công giáo ở xứ Bắc chưa có thể bị tiêu diệt. Tại những vùng đông giáo dân, người Công giáo công khai chống chế độ, từ chối hợp tác với Nhà nước, và đành chịu su cao thuế nặng để được tự do sống đạo. Nhiều nơi bị mất nhà thờ, nhưng cũng nhiều nơi, do phản ứng mạnh của giáo dân, nhà cầm quyền Hà Nội đă buộc phải trả lại. Thiếu linh mục, nhiều bậc phụ huynh tự đảm nhận một số công tác mục vụ bí tích (rửa tội, chứng hôn, trao Ḿnh thánh Chúa...). Cán bộ chính trị thường gọi khu vực Phát Diệm, Bùi Chu là những “khu phản động”. V́ giáo dân hai giáo phận này có tinh thần bất khuất cao hơn cả, nhiều vụ nổi dậy đă xảy ra. Giáo phận Bắc Ninh, giáo dân xứ Đại Từ (Thái Nguyên) cũng đứng lên phản đối chính quyền hạn chế và ngăn cấm họ đi Lễ. Giáo dân tỉnh Bắc Kạn đă vơ trang gậy gộc, giáo mác đánh nhau với cán bộ, khi họ đến tịch biên tài sản của thánh đường. Những sự kiện trên cho ta thấy tại miền Bắc, hàng giáo sĩ cũng như giáo dân vẫn kiên gan tỏ ra là những con cháu của các anh hùng Tử đạo. Từ năm 1971, người ta đă thấy có một vài dấu hiệu thay đổi trong những quan hệ rất hiếm hoi giữa Ṭa thánh và Chính phủ miền Bắc. Ngày 12.3.1971, đức cha Phaolô Nguyễn Năng (63t) được tấn phong Giám mục giáo phận Vinh cách long trọng tại Hà Nội, có phái đoàn Chính phủ đến tham dự. Ngày hôm sau, đức tân giám mục được thủ tướng Phạm Văn Đồng và chủ tịch Tôn Đức Thắng tiếp kiến. Trong những buổi tiếp kiến này, c̣n có sự hiện diện của nhiều nhân vật chính quyền.[86] Trong khi đó, ở miền Nam mặc dầu những xáo trộn do chiến tranh gây ra (tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị sát hại năm 1963), Giáo hội vẫn một mực tiến lên. Năm 1956, đức cha Giuseppe Caprio được đặt làm thanh tra Tông ṭa ở Sài G̣n. Năm sau, ngài được nâng lên hàng đại lư khâm sứ. Năm 1957 số giáo dân miền Nam là 1.100 000 (60% di cư) và 67.854 dự ṭng, với một hàng giáo sĩ gồm 1.264 linh mục, 254 đại chủng sinh, 1.672 thày giảng.[87] Ṭa thánh tiếp tục trao nhiều giáo phận cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Năm 1955, đức cha Simon Ḥa Nguyễn Văn Hiền được cử làm giám mục địa phận Sài G̣n thay thế đức cha Cassaigne Sanh nghỉ hưu, trở lại trại cùi Kala - Di Linh (Lâm Đồng). Cũng năm ấy, các tỉnh miền Hậu Giang tách khối giáo phận Phnom-penh, để được thiết lập giáo phận Cần Thơ, đức cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh đảm nhận địa phận mới. Hai năm sau tức 1957, Ṭa-thánh lấy hai tỉnh Khánh Ḥa và Ninh Thuận (địa phận Qui Nhơn) sát nhập với hai tỉnh Binh Thuận và B́nh Tuy (địa phận Sài G̣n), để thiết lập giáo phận Nha Trang và trao cho đức cha Piquet Lợi, nguyên giám mục Qui Nhơn. Phần địa phận Qui Nhơn c̣n lại, Ṭa thánh ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam và đặt đức cha Phạm Ngọc Chi làm giám quản. Tháng 7 năm 1959, đức Khâm sứ J. Dooley phải rời khỏi xứ Bắc, Ṭa thánh quyết định lập Ṭa Khâm sứ tại Sài G̣n, và cử đức cha Mario Brini kế vị. Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc năm 1959 là sự kiện lớn nhất, do sáng kiến của đức cha Nguyễn Văn Hiền và các đức Giám mục miền Nam. Đại hội được tổ chức trong ba ngày 16, 17, 18 tháng 2.1959 tại Sài G̣n nhân dịp Năm Thánh Mẫu, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, đồng thời mừng 300 năm việc bổ nhiệm hai giám mục tiên khởi tại Việt Nam ngày 9.9.1659: đức cha François Pallu Đàng Ngoài và đức cha Pierre Lambert de La Motte Đàng Trong. Đức Thánh Cha Gioan XXIII gởi đặc sứ Ṭa thánh đến chủ tọa Đại hội : đức hồng y Grégoire Pierre XV Agagianian. Ngày 16, Thánh Lễ trọng thể tại nhà thờ Đức Bà Sài G̣n, cầu cho Giáo hội thầm lặng. Ban chiều, đức hồng y Đặc sứ được hàng giáo sĩ, giáo dân chào mừng. Sau đó, ngài làm phép tượng Đức Mẹ Ḥa b́nh. Ngày 17, cũng tại nhà thờ Đức Bà, Thánh Lễ trọng thể cầu cho công cuộc truyền giáo. Ngày 18, lễ các Chân phước Tử đạo Việt Nam - Kỷ niệm 300 thiết lập hai ṭa Giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Thánh Lễ trọng thể do đức hồng y Đặc sứ cử hành hồi 6g30 tại Lễ đài. Ban chiều, đức hồng y chủ sự rước kiệu Đức Mẹ qua nhiều đường phố. Hát kinh “Te Deum” bế mạc Đại hội. Một biến cố lịch sử quan trọng sau 4 thế kỷ truyền giáo: ngày 24.11.1960 đức Thánh Cha Gioan XXIII ban Tông hiến Venerabilium Nostrorum, thiết lập Phẩm trật Hội Thánh tại Việt Nam. Tông hiến được công bố ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (8.12) năm ấy, chia Giáo hội Việt Nam thành ba Giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài G̣n, mỗi Giáo tỉnh gồm nhiều giáo phận. Cũng Tông hiến này thành lập ba giáo phận mới : Đà Lạt (Tuyên Đức, Lâm đồng, Quảng Đức, Phước Long), Mỹ Tho (Định Tường, Long An, Kiến Tường, Kiến Phong), Long Xuyên (An Giang, Kiên Giang, và một phần Chương Thiện). Đứng đầu mỗi Giáo tỉnh là một tổng giám mục, và mỗi giáo phận là một giám mục chính ṭa. Giáo tỉnh Hà Nội: đức Cha Giuse Trịnh Như Khuê tổng giám mục Hà Nội, đức cha Vinh sơn Phạm Văn Dụ giám mục Lạng Sơn, đức cha Pherô Khuất Văn Tạo giám mục Hải Pḥng, giám quản Bắc Ninh, đức cha Pherô Nguyễn Huy Quang giám mục Hưng Hóa, đức cha Đaminh Đinh Đức Trụ giám mục Thái B́nh, đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh giám mục Bùi Chu, đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo giám mục Phát Diệm, đức cha Pherô Phạm Tần giám mục Thanh Hóa, đức cha Gioan Baptista Trần Hữu Đức giám mục Vinh. Giáo tỉnh Huế: đức cha Pherô Ngô Đ́nh Thục tổng giám mục Huế, đức cha Pherô Phạm Ngọc Chi giám mục Qui Nhơn, đức cha Marcel Piquet Lợi giám mục Nha Trang, đức cha Paul Seitz Kim giám mục Kontum. Giáo tỉnh Sài G̣n: đức cha Phaolô Nguyễn Văn B́nh tổng giám mục Sài G̣n, đức cha Simon Ḥa Nguyễn Văn Hiền giám mục Đà lạt, đức cha Giuse Trần Văn Thiện giám mục Mỹ Tho, đức cha Philippê Nguyễn Kim Điền giám mục Cần Thơ. đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ giám mục Long Xuyên, đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện giám mục Vĩnh Long. Năm 1963, đức Thánh Cha Gioan XXIII ban thêm Chiếu thư thiết lập giáo phận Đà Nẵng, gồm hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị tách ra từ địa phận Qui Nhơn, thuyên chuyển đức cha Phạm Ngọc Chi từ Qui Nhơn làm giám mục giáo phận mới, c̣n Qui Nhơn trao cho đức cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn. Cũng năm ấy, đức Thánh Cha ban Sắc phong cha Phaolô Trần Đ́nh Nhiên giám mục phụ tá địa phận Vinh, đức cha Giuse Trịnh Văn Căn tổng giám mục phó Giáo tỉnh Hà Nội, cha Phaolô Phạm Đ́nh Tụng giám mục Bắc Ninh. Năm 1965, cha Giacobê Nguyễn Ngọc Quang được phong giám mục Cần Thơ thay thế đức cha Nguyễn Kim Điền thuyên chuyển ra Huế làm giám quản, để sau đó (1968) lên chức tổng giám mục, kế vị đức cha Ngô Đ́nh Thục lưu lại nước ngoài. Ngày 14.10.1965, Ṭa thánh chia giáo phận Sài G̣n một lần nữa: ba tỉnh Long Khánh, Biên Ḥa, Phước Tuy, và thị xă Vũng Tàu lập giáo phận Xuân Lộc, được trao cho đức tân giám mục Giuse Lê Văn Ấn; bốn tỉnh B́nh Dương, Tây Ninh, B́nh Long, Phước Thành hợp thành giáo phận Phú Cường, được ủy thác cho vị tân giám mục thứ hai, đức cha Giuse Phạm Văn Thiên. Giáo phận Sài G̣n đồng thời có thêm cha bề trên Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm được phong giám mục phụ tá. Năm 1967, thêm hai tân giám mục nữa: đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận kế vị đức cha Piquet Lợi, đức cha Pherô Nguyễn Huy Mai đảm nhận giáo phận mới Ban Mê Thuột (22.6.67), gồm ba tỉnh Đắc Lắc (địa phận Kontum), Quảng Đức và Phước Long (địa phận Đà Lạt). Ngày 30.1.1975, giáo phận Phan Thiết được thành lập, gồm hai tỉnh B́nh Thuận và B́nh Tuy (giáo phận Nha Trang), được trao cho đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, nguyên là giám mục phụ tá Sài G̣n (11.8.74).
b) Giáo hội ở miền Nam
sau hiệp định Genève: Ngoài việc trực tiếp giảng đạo cho lương dân và coi sóc các giáo xứ, Giáo hội miền Nam thời này phát triển mạnh về mọi phương diện xă hội, giáo dục, văn hóa. Hàng giáo sĩ cũng như giới trí thức Công giáo gia nhập các hoạt động quốc gia, nhận những ghế giáo sư trung học và đại học của Nhà nước hoặc thuộc các tôn giáo bạn. Không một ngôi thánh đường nào được kiến thiết mà bên cạnh không có một trường trung học hay tiểu học, ít là mẫu giáo hay vườn trẻ, vài ba cơ sở bác ái xă hội, như bệnh viện, pḥng phát thuốc, cô nhi viện, viện dưỡng lăo, xưởng công nghệ, trường dạy nghề...[88] Nhiều thánh đường lớn được xây cất với lối kiến trúc tân tiến và nguy nga đồ sộ, như đền Đức Mẹ Hằng Cứu giúp Huế, thánh đường Vĩnh Long, Xuân Lộc, Long Xuyên, Dốc Mơ... Hai thánh đường La Vang và Sài G̣n được nâng lên hàng vương cung thánh đường (1961, 1962). Nhiều trung tâm đạo đức, tĩnh tâm, hành hương nâng đỡ đời sống thiêng liêng của giáo dân như La Vang (Quảng Trị), Trà Kiệu (Quảng Nam), La Mă (Kiến Ḥa), Băi Dâu (Vũng Tàu), Fatima B́nh Triệu (Gia Định)... Tham dự Công giáo tiến hành, có nhiều phong trào và hội đoàn, như: Sinh viên Công giáo, thanh sinh công, thanh lao công, thanh niên Thánh nghiệp, phong trào Trí thức Công giáo Pax Romana, hiệp hội Giáo chức Công giáo, hội các Bà Mẹ Công giáo, hội Con Đức Mẹ, Thiếu nhi Thánh Thể, Hùng tâm Dũng chí, Đạo binh Đức Mẹ, hiệp hội Thánh Mẫu, Liên minh Thánh rârn, Đoàn thể Phạt tạ, Liên đoàn Công Tư chức Công giáo, hội Bác ái Vinh sơn, Hướng đạo Công giáo, ḍng Ba Phansinh, ḍng Ba Đaminh, phong trào Cursillos, phong trào Focolari... Những cơ sở hoạt động chung, như: biệt thự Thánh Tâm (Đà Lạt 1955), Trung tâm Công giáo Việt Nam (Sài G̣n 1957), trụ sở Caritas Việt Nam (Sài G̣n 1957)... Để tiếp tục truyền thống giáo dục của giáo hội Công giáo, và đê đào tạo hàng giáo sĩ ḍng triều cũng như những nhân tài cho Quốc gia, các giáo phận và ḍng tu đều có chủng viện hoặc trường đệ tử, và nhiều trường trung học. Trên cấp bậc đại học ngoài các dại chủng viện (Sài G̣n, Huế, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Long Xuyên) và học viện (thuộc nhiều ḍng tu), c̣n có những viện sau dây: 1) Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt (1958) thuộc Ṭa thánh, do các cha ḍng Tên điều khiển.[89] Năm 1964 khu học viện được mở rộng, có thể thâu nhận 180 chủng sinh ưu tú từ các giáo phận ở Việt Nam, Cam Bốt và Ai Lao gởi đến; viện có một thư viện khá đầy đủ (trên 40.000 cuốn) về thần học và triết học. 2) Viện Đại học Đà Lạt do hàng Giám mục Việt Nam thiết lập (1959), có mục đích đào tạo những nhân tài theo tinh thần Công giáo; năm 1972 có 4 phân khoa: Sư phạm, Văn khoa, Khoa học và Chính trị Kinh doanh. 3) Liên Học viện Thủ Đức của tỉnh ḍng Đaminh Việt Nam (1967), nơi đào tạo hàng giáo sĩ ḍng Đaminh và nhiều hội ḍng khác; viện c̣n mở những lớp triết lư Thần học Sedes Sapientiae(1969), dành cho nữ tu các hội ḍng. 4) Viện Đại học Minh Đức Sài G̣n do linh mục Bửu Dưỡng ḍng Đaminh (chi Lyon) sáng lập (1970) với sự cộng tác của một nhóm trí thức lương và giáo (hội Minh Trí), có mục đích lương giáo đoàn kết trong việc đào luyện một số nhân tài cho Quốc gia. Ngay năm đầu, Minh Đức đă có 5 phân khoa: Triết học, Y khoa, Kinh tế Thương mại, Khoa học kỹ thuật và Kỹ thuật canh nông. 5) Viện Đại học Thành Nhân Sài G̣n do các Sư huynh Lasan thành lập (1970) và điều hành, năm đầu chỉ có phân bộ Khoa học giáo dục, trong đó có viện huấn luyện nhân bản và tôn giáo, dành cho tu sĩ nam nữ trẻ tuổi các ḍng tu. Các tu sĩ thuộc nhiều hội ḍng từ nước ngoài đến, cũng như đă được thành lập ở trong nước, hoạt động trong nhiều giáo phận khá đông. Năm 1970, có 366 linh mục ḍng (kể cả hội Thừa sai Paris và Saint-Sulpice), 1.074 tu sĩ, 6.189 nữ tu: hầu hết là người Việt. Từ nước ngoài đến có các ḍng tu sau đây: Đaminh (1580),[90] Phansinh (1583), Tên Chúa Giêsu (1615-1802, trở lại: 1957), Thừa sai Paris (1664), Nữ tu Thánh-Phaolô (1860), Nữ đan sĩ Cát minh (1861), Sư huynh Lasan (1866), Nữ tu Chúa Quan pḥng Portieux (1875), Nữ tu Đức Bà Truyền giáo (1924), Chúa Cứu Thế (1925), Nữ tử Bác ái Thánh Vinhsơn-Phaolô (1928), Nữ tu Phansinh Thừa sai Đức Maria (1932), Xitô (1933), Saint-Sulpice (1933), Nữ kinh sĩ Thánh - Âutinh (1935), Nữ đan sĩ Thánh - Clara (1935), Biểnđức (1936), phụ tá Truyền giáo (1938), Bệnh viện Thánh - Gioan Thiên Chúa (1952), Salêdiêng (1953), Tiểu muội Chúa Giêsu (1953), Tiểu đệ Chúa Giêsu (1953), Lazarist (1954), Nữ tá Quốc tế Công giáo (1954), Nữ đan sĩ Biển đức Thánh - Bathilda (1954), Nữ tu Đấng Chăn Lành (1958), Nữ tu Y viện Truyền giáo (1960), Nữ tu Salêdiêng (1961), Nữ tỳ Chúa Giêsu và Mẹ Maria (1961), Sư huynh Thánh Gioan Baptista Ankwo (1962),[91] linh mục Thánh Thể (1971). Và một số tu hội hoặc hội đạo đức khác cũng từ nước ngoài vào, như “Le Prado”, “Oblates Missionnaires de Marie Immaculée”, “Fraternité Jésus Caritas”, “Les Travailleuses Missionnaires”, “Foyers de Charité”, “Les Auxiliaires de l'Apostolat”, “Fraternité de la Vierge des Pauvres”.[92] Nhiều ḍng tu “trưởng thành” ơ Việt Nam được thiết lập thành tỉnh ḍng (với những con số năm 1972): 1) Bốn tỉnh ḍng Thánh Phaolô: a) Sài G̣n (1860): 32 nhà với nhiều cơ sở giáo dục, từ thiện, 388 nữ tu (6 truyền giáo ở Phi châu, 3 du học), 24 tập sinh; b) Hà Nội (1883): năm 1954 trên 10 nữ tu ở lại Hà Nội, c̣n bao nhiêu vào Đà Nẵng; c) Đà Nẵng (1954): 36 nhà với nhiều cơ sở giáo dục, từ thiện, 362 nữ tu (8 truyền giáo ở Phi châu, 7 du học), 66 tập sinh; d) Mỹ Tho (1964): 15 nhà với nhiều cơ sở giáo dục, từ thiện, 175 nữ tu (1 ở nước ngoài), 22 tập sinh. 2) Tỉnh ḍng Lasan Việt Nam (gồm Việt Nam, Thái Lan, Cam Bốt và Ai Lao, 1897), nhà giám tỉnh ở Sài G̣n: 27 cộng đoàn, 21 cơ sở giáo dục, 260 Sư huynh (22 ở nước ngoài), 61 kinh sinh, 13 tập sinh. Tỉnh ḍng về sau mang tên Sài G̣n. 3) Tỉnh ḍng Nữ tử Bác ái (1932), nhà mẹ ở Đà Lạt: 17 nhà với nhiều cơ sở giáo dục và bác ái xă hội, 5 trụ sở truyền giáo, 233 nữ tu (5 ở nước ngoài), 22 tập sinh. 4) Tỉnh ḍng Chúa Quan pḥng Việt Nam (1958), nhà chánh ở Cần Thơ: 72 nhà với nhiều cơ sở giáo dục, bác ái xă hội, 605 nữ tu (6 ở nước ngoài), 25 tập sinh. 5) Tỉnh ḍng Chúa Cứu Thế (1964), nhà giám tỉnh ở Sài G̣n: 8 nhà với những cơ sở giáo dục, 3 giáo xứ, 4 trụ sở truyền giáo, 108 linh mục (19 ở nước ngoài), 20 học sĩ, 57 trợ sĩ (5 ở nước ngoài). 6) Tỉnh ḍng Đaminh Việt Nam (1967), trụ sở giám tỉnh ở Phú Nhuận (Gia Định): 4 tu viện với những cơ sở giáo dục, 2 tu xá, 6 giáo xứ với nhiều cơ sở giáo dục và bác ái, 1 giám mục (Qui Nhơn), 63 linh mục (8 ở nước .goài), 43 học sĩ, 24 trợ sĩ (2 ở nước ngoài), 12 tập sinh. 7) Tỉnh ḍng Đức Bà Truyền giáo (1970), nhà mẹ ở Thủ Đức (Gia Định): 6 nhà với những cơ sở giáo dục và bác ái, 68 nữ tu (2 ở Phi châu, 3 ở Pháp), 7 tập sinh và chuẩn sinh. Và dưới đây là các hội ḍng được thành lập ngay ở Việt Nam, kể cả những đan viện tuy gốc ngoại quốc, nhưng đứng biệt lập và tự trị.[93] 1670 : Ḍng Mến Thánh giá [94], do đức cha Lambert de La Motte (1624-79) sáng lập tu viện thứ nhất tại Kiên Lao (Nam Định), và năm 1671 tu viện thứ nh́ ở An Chỉ (Quảng Ngăi). Các nữ tu hàng ngày lấy việc suy gẫm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, làm phương thế hữu hiệu nhất để thánh hóa bản thân và hoạt động truyền giáo. trong thời bách hại đạo, các nữ tu Mến Thánh giá chia nhau đi an ủi giáo dân, liên lạc giúp đỡ các giáo sĩ bị tù đày, nhiều nữ tu được phước Tử đạo. Từ Kiên Lao và An Chỉ, như vết dầu loang, ḍng Mến Thánh giá bành trướng sang nhiều giáo phận (hoặc biến thành ḍng khác). Trong ba thế kỷ qua, ḍng lần lượt được canh tân và cải tổ; và cho đến 1974 chia thành 14 chi nhánh như sau : Cái Nhum (1800), Cái Mơn (1844), Chợ Quán (1852), Thủ Thiêm (1859), Phát Diệm (1902), Qui Nhơn (1924), Thanh Hóa (1932), Hà Nội (1938), Tân B́nh -Vinh (1952), Khánh Hưng - Cần Thơ (1958), Hải Pḥng - Tân Việt (1959), Thái B́nh (1960), Thừa sai Huế (1962), Bắc Ninh (1965). Năm 1970, nhân kỷ niệm Ba Trăm Năm thành lập, ḍng Mến Thánh giá tŕnh bày một bản thống kê về 14 chi nhánh : 324 nhà, 241 tập sinh, 1.496 nữ tu khấn tạm, 559 nữ tu khấn trọn; ngoài ra c̣n hai nhà ở ngoại quốc: Thare (Thái Lan), Vientienne (Ai Lao).[95] 1862: Ḍng nữ Cátminh, quen gọi là Ḍng Kín, do mẹ Philomène de l'Immaculée Conception (từ Lisieux sang 1861) sáng lập đan viện đầu tiên ở Sài G̣n, cũng là nữ đan viện Cátminh thứ nhất tại xứ Truyền giáo. Công việc này được đức cha Lefebvre Ngăi, giám mục địa phận Tây Đàng Trong (1844-64) tận t́nh giúp đỡ. Các nữ đan sĩ không hoạt động bên ngoài, nhưng trót đời sống khắc khổ, chiêm niệm phượng thờ Chúa và cầu nguyện cho công việc truyền giáo.[96] Từ Sài G̣n, ḍng lập thêm nhiều đan viện ở Việt Nam: Hà Nội (1895), Huế (1909), Bùi Chu (1923), Thanh Hóa (1929). Thời di cư 1954, hai đan viện Hà Nội và Bùi Chu được di chuyển sang Canada, trong tỉnh Québec: nhà Hà Nội ở Dolbeau, nhà Bùi Chu ở Danville. Đan viện Thanh Hóa cũng được dời vào Nam tại Thanh Hải, Nha Trang. Năm 1972 ở Việt Nam c̣n 3 đan viện: Sài G̣n, Huế, Nha Trang với con số 67 đan sĩ, 5 tập sinh. 1920: Ḍng Xitô Phước Sơn do cha đáng kính Benoit (+1933) sáng lập (1918) trên núi Phước Sơn, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Cha Benoit nguyên là thừa sai Heni Denys Thuận, cha sở Thừa Lưu, giáo sư chủng viện An Ninh, địa phận Huế. Cha ước ao từ lâu có một ḍng nam sống chiêm niệm, khắc khổ, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo. Được đức cha Allys Lư ban phép, ngày 15.8.1918 với một nhóm tu sĩ đầu tiên, cha Benoit khai mạc đời sống cộng đồng chiêm niệm tại Phước Sơn. Cũng năm ấy, Ṭa thánh châu phê việc đức cha Allys xin thành lập một ḍng đan tu thuộc quyền địa phận; và ngày 21.3.1920, đức cha ban sắc chính thức lập ḍng mới, lấy tên Ḍng Đức Bà Việt Nam Phước Sơn. Năm 1934, ḍng gia nhập đại gia đ́nh Xitô, trực thuộc Ṭa thánh, mang tên Ḍng Xitô Phước Sơn. Tháng 9 năm 1936, Phước Sơn lập nhà con ở Chu Sơn, Nho Quan (Ninh B́nh). Tháng 10 năm 1950, Phước Sơn lập nhà con thứ hai tại Tân Thành (Vĩnh Long), nhưng sau đó hồi đầu năm 1952, dời lên Xoài Minh (Biên Ḥa), lấy tên Phước Lư. Thời di cư vào Nam: đan viện Phước Sơn, sau một thời gian ở rừng Đồng Xoài, được chuyển đến G̣ Công, Thủ Đức (Gia Định); đan viện Châu Sơn, một phần tư ở lại Bắc, ba phần vào Nam, sau thời gian tạm trú ở Phước Lư, năm 1957 đă lên tỉnh Tuyên Đức lập nhà tại Đơn Dương. Năm 1964, Chi Ḍng Xitô Thánh Gia được chính thức thành lập gồm 4 nhà với 169 đan sĩ (1970). Tháng 7 năm 1972, đan viện thứ năm được thành lập tại Châu Thủy (B́nh Tuy) do cộng đồng Châu Sơn. Năm 1972, đức đan phụ Gioan Vương Đ́nh Lâm (Phước Sơn) làm tổng phụ (Abbas Praeses) chi ḍng Xitô Thánh Gia, gồm 5 đan viện, 3 đan phụ (1 nghỉ hưu), 138 đan sĩ (42 linh mục), 56 tập sinh. Ḍng Xitô c̣n Đan viện Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca tại Cam Ranh. Nhà này được thành lập trong thượng tuần tháng 7 năm 1934, do cha Pierre Paulin (Pháp) và cha Charles Fettweis (Bỉ), xuất thân từ đan viện Lérins (Pháp). Các đan sĩ Mỹ Ca sống chiêm niệm, khắc khổ, chuyên chăm cầu nguyện và lao động tay chân (Năm 1970, đan viện có 7 linh mục, 16 đan sĩ, 5 tập sinh). 1924: Ḍng Sư huynh Kitô Vua (Cái Nhum, Vĩnh Long), được thành lập (1870) do hai thừa sai Gernot Quư và Ritter Giáo), với sự cộng tác của thày Gioan Baptista Đường, có mục đích trợ giúp hàng giáo sĩ thành lập họ đạo mới, dạy giáo lư cho tân ṭng và trẻ em, điều khiển các trường thuộc họ đạo hoặc của tu hội (Nărn 1970: 56 Sư huynh, 14 tập sinh). 1931: Ḍng Con Đức Mẹ Vô nhiễm (Phú Xuân), do đức cha J. Allys Lư sáng lập (1920), các nữ tu hoạt động truyền giáo bằng giáo dục trẻ em, giúp các cha sở dạy giáo lư, điều khiển cô nhi viện, bệnh xá (Năm 1970: 156 nữ tu, 11 tập sinh). 1931: Ḍng Sư huynh Thánh Giuse (Nha Trang) được thành lập (1926) do thừa sai J. Sion Khâm (Giám mục Kontum 1942-51), chuyên dạy giáo lư trong các trường, giúp các cơ sở giáo phận (Nărn 1970: 58 Sư huynh, 7 tập sinh). 1935: Ḍng nữ Thánh Clara (Ḍng nh́ Phansinh), do mẹ Thérèse Lemaire và 7 đan sĩ từ đan viện Roubaix (Pháp), sang thiết lập tại Vinh (Nghệ An) một đan viện, mang tên Bảy Sự Vui Đức Bà. Các nữ tu Thánh - Clara trót đời sống khắc khổ, chiêm niệm và lao tác tay chân trong khu nội cấm, chuyên chăm cầu nguyện xin Chúa đổ ơn xuống cho nhân gian. Năm 1945, v́ t́nh h́nh chính trị bất ổn, các nữ đan sĩ phải lánh ra Hà Nội tạm trú trong đan viện Cát minh. Cuối năm 1950, cả đan viện gồm 6 nữ tu (2 Pháp, 4 Việt) được di chuyển sang Pháp tại đan viện Roubaix. Ở Pháp, các nữ đan sĩ Thánh - Clara hằng mong ước trở về Việt Nam. Sự mong ước ấy đă thể hiện ngày 27.9.1972, chị Maria Hoàng Thị Minh cùng với 4 đan sĩ (1 Pháp) trở lại Việt Nam, tái lập đan viện Clara Thủ Đức. 1936: Ḍng Con Đức Mẹ Thăm viếng (Phú Hậu, Huế), nguyên là Mến Thánh giá Phục hưng Kim Đôi (Huế), do cha Giuse Trần Văn Trang, được cải tên (1967) Các nữ tu dạy học, nuôi cô nhi, lập bệnh xá (Năm 1970: 82 nữ tu, 7 tập sinh). 1939: Ḍng Sư huynh Thánh Tâm (Huế), do đức cha J. Allys Lư sáng lập (1925), phỏng theo ḍng Sư huynh Ploermel ở Bretagne (Pháp), có mục đích giáo dục thanh thiếu niên, dạy giáo lư cho lương dân (Năm 1970: 41 shuynh). 1940: Ḍng Biển đức Thiên An (Huế): được truyền sang Việt Nam do một nhóm đan sĩ thuộc đan viện La Pierre-qui-Vire (Pháp), trong số này có Dom Romain và Dom Corentin. Năm 1936, các đan sĩ nói trên đến Đà Lạt, để hai năm sau ra Huế lập nhà Thiên An. Hoạt động tông đồ của đan viện Thiên An, là giảng tuần tĩnh tâm. Đan viện c̣n đỡ đầu cho một trường tiểu học miễn phí và một bệnh xá. Năm 1962, thêm đan viện thứ hai ở Ban Mê Thuộc, mang tên Thiên Ḥa. Ḍng bành trướng vào miền Nam: nhà Thiên B́nh với “Trung tâm Huấn nghệ Nông cơ” dành cho các cô nhi tại Long Thành (1960); năm 1970 và 1972, lập thêm hai đan viện: Thiên B́nh ở Long Thành và đan viện Thiên Phước ở Tam B́nh, Thủ Đức. Năm 1972, số đan sĩ ở Việt Nam là 40 (15 linh mục) trong 4 đan viện, 5 tập sinh. 1946: Ḍng Con Đức Mẹ Mân côi Bùi Chu (Chí Ḥa), do đức cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn sáng lập, có mục đích hoạt động giáo dục công tác xă hội. Di cư vào Nam, ḍng đặt nhà chính ở Chí Ḥa. (Năm 1970: 156 nữ tu, 36 tập sinh). Ở lại Bắc, trên 30 nữ tu tiếp tục sinh hoạt, mở lại tập viện vào mấy năm sau. 1947: Ḍng Nữ tu Ảnh vảy Phép lạ (Kontum), do đức cha J. Sion Khâm sáng lập (1942), dành cho các thiếu nữ Thượng địa phận Kontum, để dạy giáo lư cho trẻ em và làm y tá (Năm 1970: 62 nữ tu, 7 tập sinh). 1951: Ḍng nữ Đaminh Bùi Chu (Tam Hiệp) nguyên là các nhà phước ḍng Ba Đaminh, được đức cha Pherô Phạm Ngọc Chi ủy thác cho cha Giuse Hoàng Mạnh Hiền cải tổ, có mục đích truyền giáo trong các ngành giáo dục, từ thiện, Công giáo tiến hành. Di cư vào Nam, ḍng đặt nhà chính ở Tam Hiệp (Năm 1970: 188 nữ tu, 6 tập sinh). Ở lại Bắc, 12 nữ tu tiếp tục sinh hoạt, năm 1956 mở lại tập viện. 1953: Ḍng Nữ Thừa sai Đức Mẹ Trinh vương, gọi tắt là Ḍng Trinh vương, nguyên là ḍng Mến Thánh giá Bùi Chu được cải tổ do đức cha Pherô Phạm Ngọc Chi, cũng hoạt động truyền giáo bằng giáo dục, dạy giáo lư. Di cư vào Nam, trụ sở đặt tại Bùi Môn (Gia Định). Ḍng có Hiến pháp mới và mang tên mới từ năm 1960 (Năm 1970: 113 nữ tu, 27 tập sinh). 1953: Ḍng Đức Mẹ Đồng công do cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, linh mục giáo phận Bùi Chu, sáng lập (1948). Các tu sĩ hoạt động truyền giáo bằng những công tác giáo dục, bác ái, xă hội. Di cư vào Nam, ḍng xây nhà mẹ ở Thủ Đức (Gia Định), đến sau dời ra B́nh Định, đặt tại Mỹ Chánh, rồi Nhà Đá (Mỹ Hiệp) (Năm 1970: 221 tu sĩ, 11 tập sinh). 1958: Ḍng nữ Đaminh Hố Nai (Biên Ḥa), nguyên là các nhà phước ḍng Ba Đaminh thuộc nhiều giáo phận, được cải tổ do đức cha Giuse Trương Cao Đại và cha Giuse Hoàng Mạnh Hiền (1956). Các nữ tu hoạt động truyền giáo qua các công tác từ thiện, bác ái, giáo dục, Công giáo tiến hành. Nhà mẹ đặt tại giáo xứ Thánh Tâm, Hố Nai (Năm 1970: 350 nữ tu, 54 tập sinh). 1961: Ḍng Khiết Tâm Đức Mẹ (Nha Trang) do đức cha Piquet Lợi thành lập tại B́nh Cang. Các nữ tu Khiết Tâm tham gia những công tác giáo dục xă hội: dạy giáo lư, văn hóa, phục vụ tại bệnh viện, mở cô nhi viện, kư nhi viện, trường huấn nghệ (Năm 1970: 40 nữ tu, 14 tập sinh). 1966: Nữ Tu hội Bác ái Truyền giáo Nazarét do linh mục Giuse Phạm Ngọc Toản sáng lập (1958). Năm 1966, tu hội được cha Giuse Hoàng Mạnh Hiền ḍng Đaminh nâng đỡ và soạn hiến pháp. Tu hội có mục đích giúp các phần tử hiến trọn vẹn phụng sự Chúa trong mọi lănh vực bác ái và truyền giáo. Nhà mẹ đặt tại giáo xứ Thanh Hóa, Hố Nai (Năm 1970: 120 nữ tu). Từ 1981, tu hội mang tên Ḍng Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh mục. 1967: Ḍng Con Đức Mẹ B́nh Thủy (Cần Thơ), được tách lập từ ḍng Con Đức Mẹ Russey Keo (Phnompenh). Khi Cam Bốt và miền Hậu Giang Việt Nam c̣n chung là một giáo phận, các nữ tu Con Đức Mẹ thường đi lại hoạt động ở cả hai miền. Sau cuộc chính biến 9.3.1945, một số khoảng 12 chị em ở Vị Thanh, Vịnh Chèo, (Chương Thiện), Ba Rinh (Ba Xuyên) không trở về nhà mẹ Russey Keo, đă phải ở lại trên phần đất Việt Nam. Sau khi được đức cha Ramousse giám mục Phnompenh chấp nhận cho các nữ tu bị kẹt ở miền Hậu Giang được thành lập một tu viện biệt lập, ngày 1.9.1967 đức cha Giacobê Nguyễn Ngọc Quang giám mục Cần Thơ đă ban sắc chính thức thành lập và đặt danh hiệu mới. Các nữ tu hoạt động truyền giáo bằng những công tác từ thiện và giáo dục (Năm 1970: 21 nữ tu, 2 tập sinh). 1969: Ḍng Nữ Vương Ḥa b́nh (Ban Mê Thuột) do đức cha Paul Seitz Kim khởi xướng và đặt nền móng tại Kontum (1959), đến sau dời đi Ban Mê Thuột (1964), được đức cha Pherô Nguyễn Huy Mai đặt tên và ban sắc thành lập ngày 31.5.1969. Ḍng có mục đích truyền giáo, qua những công tác giáo dục và bác ái xă hội (Năm 1970: 12 nữ tu, 15 tập sinh). 1969: Ḍng nữ Biển đức Thánh Bathilda Thủ Đức: năm 1954, theo lời yêu cầu của đức cha Seitz Kim giáo phận Kontum, mẹ Colomban cùng với 4 đan sĩ từ Vanves (Pháp) sang Việt Nam, lập một nhà tại Ban Mê Thuộc. Nhà này năm 1967 được chuyển xuống Thủ Đức, và trở thành một đan viện, mang tên Thánh Mẫu Maria, trong khi một số nữ đan sĩ ở tại vùng Cao nguyên hoạt động truyền giáo tại một giáo điểm. Các nữ đan sĩ Thủ Đức chỉ hoạt động trong tu viện, dành một ngôi nhà cho các linh mục, tu sĩ, giáo dân đến tĩnh tâm trong một khung cảnh tĩnh mịch, đạo đức và thích hợp. Số nữ đan sĩ ở Việt Nam năm 1972 là 19, và 1 tập sinh. 1969: Tu hội Tận Hiến I.C. gồm hai ngành Nam Nữ biệt lập, do linh mục (giáo phận Thái B́nh) Micae Maria Việt Anh (Nguyễn Khắc Tước) sáng lập (1949). Tu hội có mục đích giúp các phần tử cố gắng sống trọn Tin Mừng, và hoạt động truyền giáo giữa đời với h́nh thức đa diện, tất cả nhờ Mẹ Maria. Tu hội đặt trụ sở tại Minh Giáo, Đà Lạt (nam) và Tân Hà, Bảo Lộc (nữ). (Năm 1972: 3 thành tu, 48 anh luyện tu, 54 chị luyện tu).[97] 1971: Tu hội Nhà Chúa, do linh mục Giuse Maria Vũ Khoa Cử thành lập (1956), theo tinh thần và tổ chức nhà Đức Chúa Trời của các giáo phận miền Bắc. Tu hội có hai ngành linh mục và đạo mục, mục đích giúp hàng giáo sĩ trong mọi ngành Công giáo tiến hành, và nhận coi sóc những giáo xứ được đức giám mục trao cho. Các tu sĩ khấn đức khiết tịnh, và hứa hai nhân đức vâng phục, thanh bần. Nhà mẹ đặt tại Thị Nghè (Năm 1972: 22 tu sĩ, 11 tập sinh). Năm 1970, thêm hai hội ḍng đă được thành lập bên Cao Miên (Kampuchia), được dời về Việt Nam: Ḍng Sư huynh Thánh gia (Ba Nam), nguyên là hội Thày giảng do cha Pianet tổ chức (1906), năm 1931 được đức cha Herrgott lập thành tu hội. Tu hội có mục đích mở trường dạy giáo lư và văn hóa trong các họ đạo. Nhà mẹ ở B́nh Đức (An Giang), năm 1970 có 29 sư huynh (1/10 sư huynh sẽ được chọn lên chức linh mục). Ḍng Con Đức Mẹ (Russey Keo, Phnompenh), ban đầu là một hội đạo đức (theo luật ḍng Mến Thánh giá) của thừa sai Miche (1848), năm 1942 được đức cha Chabalier cải tổ và lập thành tu hội, có mục đích dạy giáo lư trong giáo phận. Hồi hương tháng 7 năm 1970, ḍng Con Đức Mẹ xây nhà chính tại Phú cường, năm 1970: 49 nữ tu, 4 tập sinh.[98] Nhiều tu hội sau đây c̣n đang ở thời thử nghiệm để được chính thức thành lập: Đắc Lộ (1957), Tông đồ Nhỏ (1957), Tôi tá Thánh Linh (1962), Nữ tỳ Thánh Tâm (1962), Nữ tá Truyền giáo Vĩnh Long (1965), Nữ tu Lasan (1967), Chiến sĩ Tận hiến Maria (1967), Mến thánh giá Mỹ Tho (1967), Nguồn Sống (1970), Hội Thừa sai Việt Nam (1972), Tu viện Lời Chúa Phú Cường (1972), Tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền sử (1974), v.v...
* Theo bản thống kê chính thức (31.12.1969) về Giáo hội miền Nam Việt Nam, được phổ biến dịp Hội đồng Giám mục V.N. nhóm họp tại Sài G̣n tháng 1 năm 1971, cho biết con số giáo dân gia tăng. Tháng 6.1967, số người Công giáo miền Nam là 1.629.948 (10,46%); tháng 6.1969, con số lên 1.721.030 (10,42%); chỉ 6 tháng sau, nghĩa là ngày 31.12.1969, con số lên 1.782.613 (10,61%); số dự ṭng là 28.358 người. Họ đạo có linh mục: 854, họ đạo không linh mục: 1.275. Hàng giáo sĩ, tu sĩ gồm 1.925 linh mục (1.589 triều, 336 ḍng), 7.263 tu sĩ (1.074 nam, 6.189 nữ), 1.226 đại chủng sinh (808 triều, 418 ḍng). Năm 1969: 73 tân linh mục được phong..
Ghi chú : Năm 1924 các giáo phận thay v́ gọi theo hướng Đông Tây Nam Bắc, được gọi theo địa danh nơi đặt nhà thờ chính ṭa Địa phận Đàng Ngoài : (1659-1679) Tây ĐN 1679 = Tây Kư 1846 = Hà Nội (1924) Nam Kư 1846 = Vinh (1924) Đoài 1895 = Hưng Hóa (1924) Thanh 1901= Thanh Hóa (1924) Phát Diệm 1932 Đông ĐN 1679 = Đông Kư 1848 = Hải Pḥng (1924) Trung Kư 1848 = Bùi Chu (1924) Bắc 1883 = Bắc Ninh (1924) Lạng Sơn (Phủ Doăn 1913) 1939 Thái B́nh 1936 Địa Phận Đàng Trong : (1659-1844) Đông ĐT 1844 = Qui Nhơn (1924) Bắc ĐT 1850 = Huế (1924) Kontum 1932 Nha Trang 1957 Đà Nẵng 1963 Ban Mê Thuột 1967 Tây ĐT 1844 = Sài G̣n (1924) Cao Miên 1850 = Nam Vang (1924) Kontum 1932 Vĩnh Long 1938 Long xuyên 1960 Đà Lạt 1960 Mỹ Tho 1960 Xuân Lộc 1965 Phú Cường 1965 Phan Thiết 1975 Bà Rịa 2005 Theo bản thống kê năm 1970 của Bộ Truyền bá Phúc âm, thi dân số toàn cơi Việt Nam là 38.113.000, trong số này 2.491.839 người Công giáo, tỷ lệ 6,5%. [99] Để kết thúc chương này, chúng tôi xin trưng dẫn ở đây một vài nhận xét của người nước ngoài về Giáo hội ở Việt Nam. Nói đến Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, những người lạc quan ưa trích lại lời ban khen của đức Thánh Cha Piô XI, nhân dịp ngài tấn phong vị Giám mục người Việt tiên khởi, đức cha Nguyễn Bá Ṭng, ngày 11.6.1933, ngài nói: “Việt Nam là trưởng nam của Giáo hội Công giáo tại Đông Á”. Có những người khác lại thích nói đến những cái chết anh hùng của 130.000 đấng Tử đạo: “Hỡi Giáo hội Việt Nam, một trong những Giáo hội đă bị bắt bớ hà khắc nhất trong Giáo hội toàn cầu, kể từ khi công cuộc của Chúa Cứu Thế bị bắt bớ, một trong những Giáo hội kiên cố lạ lùng nhất... ta kính chào ngươi! Và bởi v́ hy sinh càng lớn lao, th́ vinh quang càng sáng chói. Ngươi thật xứng đáng được danh thơm muôn thuở, ngang hàng với những Giáo hội anh hùng nhất phương Tây” (Sử gia A. Launay). Cả đến báo chí và du khách ngày nay cũng thường gởi đến nhiều lời lẽ rất phấn khởi: “Những nỗi thống khổ của 4 năm gần đây đă không làm người Công giáo Việt Nam bỏ việc sống đạo. Họ năng lănh nhận các Bí tích, và tham dự Thánh Lễ rất đông. Họ có ḷng sùng kính sâu xa đối với Đức Mẹ, sự trung thành hiếu thảo đối với đức Giáo hoàng. Những cuộc gia nhập đạo Công giáo vẫn không giảm” (Thông tấn xă Fides, 20.12.1969). Một kư giả người Ư, cha Piero Gheddo, tác giả cuốn Công giáo và Phật giáo tại Việt Nam, (Cattolichie, Buddisti nel Vietnam, Firenze 1968), cũng viết: “Giáo dân Việt Nam rất sùng đạo, hàng giáo sĩ có tinh thần hy sinh, và tất cả rất mực trung thành với Giáo hội và đức Thánh Cha. Họ thật xứng đáng là con cháu của 130.000 vị tiền bối anh hùng Tử đạo”. Tuy nhiên, tác giả có quan niệm rằng: đức tin của người Việt Nam thiếu bề sâu và Giáo hội chưa hội nhập đủ vào Văn hóa Dân tộc. Cha Maurice Queguiner, BTTQ hội Thừa sai Hải ngoại Paris, sau một chuyến công du tại Việt Nam năm 1969 trở về đă diễn tả như sau trong tờ Osservatore Romano ngày 4.9.1970: “Sau sáu tuần lễ tôi đi khắp miền Nam Việt Nam từ Cao nguyên xuống vùng Duyên hải, từ vĩ tuyến 17 đến miền Tnmg châu sông Cửu Long ... Đây là vắn tắt những cảm tưởng của tôi trong thời gian thăm viếng Việt Nam: Tại xứ này, điều tôi cảm thấy là sức sống phi thường của Hội thánh. Sánh với những lần thăm viếng trước trong năm 1961 và 1966, tôi thấy hẳn một sự tiến triển”. [1] Lời đức Thánh Cha Leô XIII, trong Sắc ghi danh tánh 77 vị Tử đạo Đông Á (64 Việt Nam) vào Sổ bộ các Chân phước, ngày 27.5.1900. [2] Sách tham khảo: André-Marie: Missions Dominicaines en Etrême Orient, Lyon 1863 - Bonifacy (trung tá): Les débuts du Christianisme en Annam des origines au XVIIIe siècle, Hanoi 1930 - R. du Caillaud: Essai sur les origines du Christianisme au Tonkin et dans les autres pays annamites. Paris 1915 - J. Cosserat : Rosae Annamiticae seu Vitae LXX Venerabilium Dei Servorum qui pro de catholica in Cocincina et Tunkino sunt passi, Montreuil 1893 - P. Fernández: Dominicos donde nace el sol, Manila 1958 - M. Gispert : Historia de las Misiones Dominicanas en Tungkin, Avila 1928 – A. Launay: Histoire générale de la Société des Misions Etrangères. Paris 1894 - A. de Rhodes: Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine et autres royaumes de l’Orient, avec son retour en Europe par la Perse et l’Arménie, Paris 1653. [3] Nước ta dưới triều Lê c̣n gọi là Đại Việt (từ thời Lư Thái Tổ, khi dời đô ra Thăng Long năm 1010, quốc hiệu Việt Nam bắt đầu có từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802). Tuy nhiên ở đây, chúng tôi dùng quốc hiệu Việt Nam, chỉ những tên trấn hay tỉnh chúng tôi dùng tên cũ, chua thêm tên mới, nếu cần. [4] Việt Nam hay Đại Việt, từ khi có cuộc phân tranh giữa Trịnh Nguyễn (bắt đầu từ 1600), chia ra làm hai: miền Bắc thuộc chúa Trinh từ sông Linh Giang (Gianh) trở ra, gọi là Bắc Hà hay Đàng Ngoài, kinh đô Thăng Long (Kẻ Chợ); miền Nam thuộc chúa Nguyễn, từ sông Linh Giang trở vào, mang tên Nam Hà hay Đàng Trong, vương phủ trước hết ở làng Ái Tử, gọi là Dinh Cát (Quảng Trị sau dời vào Phước An (từ 152 huyện Quảng Điền, rồi Kim Long (từ 1636) huyện Hương Trà, thuộc tỉnh Thừa Thiên. Bắc Hà chia làm 11 xứ hay trấn: 1) Xứ Nam (Sơn Nam), 2) Xứ Đông (Hải Dương, 3) Xứ Bắc (Bắc Ninh), 4) Xứ Đoài (Sơn Tây), 5) Xứ Yên Quảng (Hải Ninh), 6) Xứ Lạng (Lạng Sơn), 7) Xứ Thái (Thái Nguyên), 8) Xứ Tuyên (Tuyên Quang), 9) Xứ Hưng (Hưng Hóa), 10) Xứ Thanh (Thanh Hóa), 11) Xứ Nghệ (Nghệ An). Đứng đầu mỗi xứ hay trấn là quan trấn thủ. Thành Thăng Long đă có từ năm 1010, đời Lư Thái Tổ (1010-28). Năm 1428, vua Lê Thái Tổ (1428-33) sửa lại thành này và đặt tên là Đông Kinh; do đấy người ngoại quốc gọi xứ ta là “Tonkin”. Trong lịch sử tên Đông kinh ít được dùng mà chỉ quen dùng tên Thăng Long hoặc Kẻ Chợ (tên các thừa sai nước ngoài đặt cho). [5] Phố Hiến hay Phố Khách là thương cảng lớn nhất trong thế kỷ XVII, địa điểm gần thị xă Hưng Yên ngày nay. Phố Hiến bấy giờ là thủ phủ của trấn Sơn Nam, một trấn rộng lớn gồm các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên và Thái B́nh ngày nay. Xem Madrolle: Indochine du Nord, Paris 1932, tr 34-35. [6] Ở đây chúng tôi không nói đến thời “nghi sử”, mà có tác giả cho rằng dân Việt đă được đón nhận Ánh sáng Phúc âm từ thế kỷ I: thánh Tôma tông đồ khi giảng đạo cho Ấn Độ, Trung Hoa cũng đă tới Việt Nam, thời đó đang ở dưới quyền các quan thái thú nhà Đông Hán. Thời người ta nói đến truyện thái thú Sĩ Nhiếp (187-226) đă theo đạo Công giáo, xác của ông chôn dưới đất sau 160 năm cải lên c̣n nguyên vẹn như mới chết (Xem Le Grand de la Liraye: Notes historiques sur la nation Annamite, Saigon vers 1869, tr 42-45 - R. du Caillaud: op., cit., tr 1-2). Năm 980, dưới triều Lê Đại Hành (980-1004) giáo sĩ Aboul Faradge cùng 5 giáo sĩ khác thuộc phái Nestorius người xứ Calđêa, nhân đi thăm viếng các tín đồ thuộc giáo phái ở Trung Hoa, có qua Việt Nam, đến tận Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh B́nh), kinh thành của nhà Tiền Lê (Xem Géographie d’Edrisi, tr 84). Ngoài ra c̣n có nghi sử nói đến chân phước Pordenone ḍng Phansinh trên đường truyền giáo, cũng đă ghé vào đất Chiêm Thành dưới triều Thế A Nam (1318-42) (Xem Henri Cordier: Le voyage en Asie au XIVe siècle du bienheureur Frère Odorico de Pordenone, Paris 1891, tr 187 và tiếp). [7] Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, XXXIII 6 B. [8] Báo Tông đồ, Sài G̣n 1949, số 14, tr 54 nói: Inikhu là một giáo sĩ ḍng Tên Souvignet, tác giả cuốn Variétés Tonkinoises,Hanoi 1903, cũng ước đoán Inikhu thuộc ḍng Tên - Caratini Grandjean, trong Le Statut des Missions en Indochine, Hanoi, s.d., tr 24, nói cha Inikhu có lẽ thuộc ḍng Đaminh hay Phansinh, quốc tịch Bồ Đào Nha. Một số tác giả khác cũng theo ư kiến này. [9] M. Gispert: op. cit., tr 55. [10] Xem Bùi Đức Sinh: “Các nhà truyền giáo Đaminh người Bồ Đào Nha từ Phi châu qua Ấn Độ san g Đông Nam Á, trong thế kỷ XV và XVI”, trong Liên Lạc Nguyệt San, Sài G̣n 1967, số 13-14, tr 15-16. [11] Bonilacy (trung tá): op. cit., tr 4. Có cứ liệu lịch sử cho rằng Mạc Đăng Dung sau khi cướp ngôi nhà Lê, lập Bắc Triều năm 1527, đă mời giáo sĩ người Hà Lan tên là I-ni-khu đến truyền đạo (Xem Lê Tuyên: Đức Mẹ Trà Kiệu và Cứ liệu Lịch sử, tr 61). [12] P. Poncet “Un des premiers Annamites, sinon le premier au Catolicisme”, trong Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H), tháng 1-3, 1941. [13] R. du Caillaud: op. cit., tr 79-82. Vua Lê Anh Tông đă cưới một công chúa Chiêm, để rảnh tay với người Chiêm Thành ở mạn Nam. Bà này sinh một công chúa vào lúc người anh, vua nước Chiêm Thành, chết không con nối nghiệp nên công chúa mới sinh (của Lê Anh Tông) được hưởng tước: bà chúa Chàm (Chiêm hay Chèm). [14] P. Ordoñez: Historia y viaje del mundo, Madrid 1691, tr 154-163, 191B-206B - R. du Caillaud: op. cit., tr 93 97 và 130-141. Nhiều người cho việc công chúa muốn kết hôn với giáo sĩ Ordoñez là truyện khó tin. Có thể nói ngược lại: Một công chúa 38 tuổi, ngoại đạo chưa chồng, đứng trước một nhân vật 32 tuổi, đẹp trai, tài hoa, thanh lịch, độc thân mà không “cảm động” là điều khó tin hơn. Đàng khác, giáo sĩ là một anh hào, văn vơ kiện toàn, ít có thể là bàn tay đắc lực cho triều Lê trọn việc khai trừ họ Trịnh, chống nhà Mạc. [15] Chúa Nguyễn (con cháu Nguyễn Kim) đă vào đất Thuận Hóa lập nghiệp từ năm 1558, nhưng vẫn c̣n thần phục nhà Lê cho đến năm 1600 mới dứt [16] P. Ordoñez: op. cit., tr 206A-241- R. du Caillaud: op. cit, tr 144-154. Truyện của giáo sĩ Ordoñez nhiều tác giả coi là hoang đường nhất là việc Nguyễn Hoàng và 19 tướng tá chịu phép Rửa, c̣n cho rằng Ordoñez chưa hề đặt chân lên đất Việt. [17] R. du Caillaud: op. cit., tr 29-37. [18] R. du Caillaud: op. cit., tr 40-52 và 53-56. [19] Chân Lạp là tên cũ của xứ Cao Miên (Cam Bốt hay Kampuchia ngày nay) gồm hai miền: Thổ Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Thủy Chân Lạp, từ giữa thế kỷ XVII bị chúa Nguyễn chiếm dần và đem sáp nhập vào lănh thổ Việt Nam, tức Nam phần ngày nay. [20] L. E. Louvet: La Cochinchine religieuse, Paris 1885, Q. I, tr 223-225. [21] L.E. Louvet: op. cit., Q. I, tr 225-226 – M. Gispert: op. cit., tr 13. Sử gia Louvet cùng một số tác giả khác nói hai cha bị vua Xiêm La (Thái Lan) bắt đem về kinh thành Juthia và giết tại đó. Theo chúng tôi, hai cha được phúc Tử đạo tại Chà Bàn của Chiêm Thành, v́ hai cha giảng đạo ở Quảng Nam là nơi thường xảy ra những cuộc giao tranh giữa chúa Nguyễn và vua Chiêm về vấn đề đất đai (Xem Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử lược, Sài G̣n 1954, tr 287-289). Hơn nữa, chúng tôi chưa đọc một sử liệu nào nói vua nước Xiêm cấm đạo vào cuối thế kỷ XVI cũng như trong thế kỷ sau. Nếu vua nước Xiêm cấm đạo và giết các giáo sĩ, th́ nước Xiêm bấy giờ không thể là nơi tới lui và nương náu của các nhà truyền giáo được. Lịch sử chỉ nói đến cuộc bách hại của vua Xiêm năm 1864 sau này. [22] D. Aduarte: Historia de la Provincia del Santísimo Rosario de Filipnas, Japon y Chia, Saragoza 1663, tr 189-195, 204 và 726-729. [23] Ông tổng trấn này là một trong các con của Nguyễn Hoàng. Năm 1592 Nguyễn Hoàng phải đích thân đem quân ra Bắc, giúp vua Lê đánh Mạc, rồi ở lại Bắc suốt 8 năm, khi ra đi Nguyễn Hoàng đă trao quyền cho một người con (Xem Trần Trọng Kim: op. cit., tr 288). Nhưng ông tổng trấn nói đây không phải là người đă được linh mục Affonso da Costa rửa tội, mà giáo sĩ Ordonez đặt tên là Don Antonio. [24] R. du Caillaud: op. cit., tr 173-175. [25] D. Aduarte: op. cit., tr 211-238 và 732-736- A. Gallego: Expediciones Espanolas a Camboja, trong Ultramar (1952), tr 12-21 và Espana en Indochina; Expedicinones Religioso - Militares, trong Espana Missionera, VII (1951), tr 298-310. [26] D. Aduarte: op. cit., tr 257-259, 261 - A. Gallego: Expediciones Espanolas a Camboja, trong Ultramar (1952), tr 21-22. [27] D. Aduarte: op. cit., tr 538, 584-585 - A. Gallego: op. cit., tr 22-23. [28] Bartoli Isloria della Compagnia di Giesu, Napoli 1859, Q. IV, tr 182 - L. E. Louvet op. cit., Q. I, tr 236. [29] Bartoli: op. cit., Q. IV, tr 101. [30] Bartoli: op. cit., Q. IV, tr 182-185. [31] Bartoli: op. cit. , Q. IV, tr 226-239. [32] Dinh Cát (Ai Tử) là phủ chúa bấy giờ thuộc đất Thuận Hóa, cách thị xă Quản Trị ngày nay 10km về phía bắc - Bartoli: op. cit., Q. IV, tr 103 A. de Rhodes: op. cit., tr 74 - Phạm Đ́nh Khiêm: Minh Đức Vương Thái phi, Sài G̣n 1957. [33] Bonifacy: op. cit., Q. IV, tr 9. [34] A. de Rhodes: Tunquinensis Historiae Libri Duo. Kẻ Sở 1906, tr 103. [35] H. Chappoulie: Aux origines d’ une Eglise, Rome et les Missions d’Inđochine, Paris 1947-48. Q. I, tr 34. [36] Chương tŕnh dạy giáo lư của cha Đắc Lộ được ghi trong cuốn Bổn Tám ngày, xuất bản ở Roma năm 1651. Xem A. de Rhodes: op. cit tr 95. [37] Xem Nguyễn Hữu Trọng: Les Origines du clergé Vietnamien Saigon 1959. [38] F. Marini: Delle Missioni de Padri della Compagnia de Giesu nella Provincia di Giappone, Roma 1663, tr 264-265. [39] J. Tissanier: Relation du voyage depuis la France jusqu’au Royaume du Tonkin, Paris 1663, tr 180 – Theo Bonifacy: op., cit., tr 49-65, th́ công cuộc truyền giáo của ḍng Tên trong một nửa thế kỷ thật vĩ đại, các cha đă rửa tội cho trên 358.000 người, trong số 308.000 là người xứ Bắc và 50.000 người miền Nam. Phê b́nh về con số này, cuốn Les Missions Catholiques d’Indochine 1933 (trang 22) của hội Thừa sai Paris cho là “phóng đại”. [40] Thày Anrê quê thị trấn Ram-an (Raran), tức Phú Yên ngày nay. Có tác giả cho thày Anrê là vị Tử đạo bên khởi, nhưng ngoài Bắc Hà một giáo dân tên Phansinh, hầu cận của một ông hoàng đă chịu chết v́ đức tin vào khoảng năm 1630-31, nghĩa là trước thày Anrê 14 năm. Xem L. E. Louvet: La Cochinchine religieuse. Paris 1885, Q. I. tr 241 - A. de Rhodes: op. cit., tr 100 - Journal d’Extrême Orient, Saigon ngày 6.9.1958. [41] A. de Rhodes: op. cit., tr 136-272. [42] P. Fernández: op. cit., tr 238. [43] Xem chú thích tr 366. [44] A. Launay: Histoite de la Mission de Cochinchine - Documents historiques. (1658-1728) Paris 1924, tr 16-20. [45] L. E. Louvet: op cit., Q. I, tr 279-288 – Nguyễn Hữu Trọng op. cit., tr 215-216, 185-188. [46] Dinh Hiến hay Phố Hiến: Dinh là khu dinh thự quan trấn, Phố là khu buôn bán. Sự thật Công đồng họp trên tàu buôn đậu trên sông Cái (Hồng) cạnh Dinh Hiến. A. Launay: op. cit., tr 100-110. Xem Công vụ Công đồng trong: Những thư chọn trong các thư chung các đấng Vicario Apostolico và Vicario Provinciae về ḍng ông thánh Dumingô đă làm từ năm 1759, Kẻ Sặt 1903, tr 1-10. Về sự tiến triển của ḍng Mến Thánh giá, xem Tam Bách Chu niên từ khi lập ḍng Mến Thánh giá 1670-1970, Sài G̣n 1970. [47] H. Chappoulie: op. cit., tr 342, 355; A. Launay: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères, Paris 1894, Q. I, tr 127-136. [48] Xem Destombes: Le Collège général de la Société des Missions Etrangères, Hong Kong 1934. [49] A. Launay: op. cit., Q. I, tr 367-368. [50] M. Gispert, op. cit., tr 124. [51] Sử kư địa phận Trung, Phú Nhai 1916, tr 34. [52] Xem Bùi Đức Sinh: Đức cha Hilario di Gesù, ḍng Âutinh người Ư, cai quản địa phận Đông (1737-56) và sự dứt khoát của Ṭa thánh trao cho ḍng Daminh trong Liên Lạc Nguyệt san, Sài G̣n 1968, số 36 tr 24-29. [53] Tên các Hiển thánh Tử đạo, chúng tôi viết chữ ngả. [54] H. Ravier Sử kư Hội Thánh, Hà Nội 1934, Q. III, tr 506. [55] Thành Qui Nhơn (B́nh Định ngày nay) là thành Chà Bàn (Đồ Bàn) xưa của Chiêm Thành, đă được Nguyễn Nhạc xây đắp kiên cố. Nguyễn Nhạc cho làrn cung điện và đóng đô ở đây từ năm 1776. Thành này có một vị trí rất lợi hại, phía Tây có Kim Sơn đứng trấn, phía đông có Cánh Tiên hộ vệ, Phía nam có Tam Tháp chầu vào, phía bắc có Thập Tháp che đỡ. Ngoài ra, Phong Sơn ở bên hữu cũng đáng kể là một hàng rào thiên nhiên, cửa Thị Nại (Qui Nhơn ngày nay) ở bên tả như một cái hào, phía trong có núi Cù Mông, phía ngoài có đèo Bến Dá. Xem Phạm Văn Sơn: Việt Sử Tân Biên, Q. III, Sài G̣n 1959, tr 337. [56] Người ta có thể phê phán đức cha Bá Đa Lộc đă nhúng tay vào chính trị và có âm mưu “thực dân” (nếu thật sự có), nhưng không bao giờ người ta có thể đổ những lỗi ấy cho Giáo hội Công giáo, v́ Bá Đa Lộc không phải là Giáo hội, và Giáo hội không bao giờ tán thành một vị thừa sai làm chính trị, có âm mưu chính trị làm lợi cho nước Pháp, khi mà Giáo hội không phải là của riêng nước Pháp, của riêng nước Ư hay Tây Ban Nha, nhưng là của mọi Dân tộc nh́n nhận Giáo hội làm Mẹ. Nói rằng Bá Đa Lộc là Đại diện của Giáo hội, đúng; nhưng Giáo hội chỉ cử ngài làm đại diện trong phạm vi thiêng liêng để lănh đạo công cuộc truyền giáo ở Đàng Trong bấy giờ mà thôi. Nguyễn vương cho cử hành lễ quốc tang đức cha Bá Đa Lộc. Thi hài được ướp bằng các chất thuốc thơm và đặt trong một quan tài rất đẹp bằng gỗ quí. Người ta quàn ở một nơi trang trọng tại Ṭa giám mục ở Thị Nghè luôn hai tháng ,để lo liệu mọi lễ nghi cần thiết cho việc quốc táng. Giáo dân đến tham dự rất đông. Các quan mặc lễ phục chỉnh tề. Nguyễn vương tỏ ra rất xúc động, hàng giáo sĩ không thiếu một ai: thái hậu, hoàng hậu và các cung tần cũng đi ra tới mộ, đó là một điều chưa từng có. Đạo cận vệ của Nguyễn vương gồm 12.000 người cầm vũ khí, được sử dụng cho thêm phần trang nghiêm, kế đó là đạo tượng binh trên 100 thớt voi dưới sự điều khiển của hoàng tử Cảnh. Người ta cho kéo cả nhiều khẩu đại bác theo sau. Đám tang đi từ Thị Nghè, bắt đầu 1 giờ đêm đến 9 giờ sáng mới tới huyệt. Tám chục người khiêng cỗ kiệu hết sức lộng lẫy trong đó có quan tài của cố giám mục. Số người đi đưa lên tới 50.000, chật cả đường sá, không kể những người đứng xem. Các lễ nghi Công giáo được cử hành đầy đủ. Trước khi hạ huyệt, Nguyễn vương đọc điếu văn nhắc nhớ công ơn của đức cha, và ly biệt người bạn chí thân. Mộ của đức cha là một khu vườn nhỏ thuộc ṭa Giám mục bấy giờ, nay gọi là “Lăng Cha Cả”. Chúa Nguyễn cho dựng một ngôi đền lợp ngói, vách gỗ, cột lớn bằng gỗ quư. Kiến trúc do một họa sĩ Pháp dựng lên. Trong đền có một tấm bia đá lớn ghi chép sự nghiệp của đức giám mục đối với nhà Nguyễn. Xem L. E. Louvet: op. cit., Q. I, tr 476-481. [57] L. E. Louvet op. cit., Q. II, tr 17-22. Theo Sách truyện sự giảng Đạo thánh trong nước Annam, Hồng Kông 1926, tr 103, th́ “Năm 1800 trong Đông- Dương, số các đấng, các bậc và bổn đạo thế này: - Có 3 ông Giám mục (3 địa phận), - Có 15 ông tây linh mục; - Có 119 ông linh mục bản quốc; - Có 200 thầy gidng; Có độ 310.000 bổn đạo. [58] Archives M. E. Lettres du Ven. Gagelin A. Launay: sđd. Q. II, tr 534-535 - Đức cha Taberd bị tập trung ở Huế, có viết tại đây ngày 28.2.1828, một bức thư cho hội Truyền giáo Paris: “Tả quàn Lê Văn Duyệt đến kinh đô Huế hồi tháng 12.1827, để can gián vua Minh Mạng.” Theo thư này, th́ trước đó tả quân đă nhận được thư của vị thừa sai tŕnh bày việc vua Minh Mạng bách hại đạo, và ông đă phát biểu như trên (Les Annales de le Propagation de la Foi năm 1830-31, Q. IV, tr 359-361). [59] A. Launay: sđd, Q. II, tr 535. [60] Tiểu sử các thánh Tử đạo thời Minh Mạng, xem J. Cosserat op. cit., tr 1-41, 56-164, 181-246. [61] Năm 1840, vua tôi nhà Nguyễn nhận thấy chính sách ngoại giao của ḿnh gây nhiều bất lợi, Minh Mạng liền cử sang Pháp một sứ đoàn do Trương Minh Giảng cầm đầu để t́m cách nối lại cuộc bang giao, nhưng thất bại. Xem Bùi Đức Sinh: “Diệt Đạo không được vua Minh Mạng cử phái đoàn sang Tây (1840-41), trong Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài G̣n 1970, số 11, tr 10 và tiếp. [62] L. E. Louvet op. cit., Q. II, tr 123-124, 127. Đây là sổ các phép bí tích địa phận Đàng Trong của đức cha Cuénot năm 1844: Rửa tội: 1.007 người lớn. 5.056 trẻ con nhà Công giáo, 5.706 trẻ em nhà ngoại giáo; Giải tội: 53.282; Rước lễ: 32.341. [63] L. E. Louvet: op. cit., Q. II tr 180-182. [64] Tiểu sử các thánh Tử đạo dưới triều Tự Đức, xem J. Cosserat: op. cit. 46-56, 164 -180 - J. Rodriguez: Martirologio Oriental, Q. III (Indochina), Mexico 1951. [65] Năm 1855, số giáo dân Việt Nam ước chừng 430.000; Trong Nam: 86.000, Ngoài Bắc: 140.000 thuộc hai địa phận Thừa sai Paris, trên 200.000 thuộc hai địa phận ḍng Đaminh . Xc L. E. Louvet: op. cit., Q. II, tr 208-209. [66] L. E. Louvet op. cit., Q. II, tr 248-250. [67] L. E. Louvet: op. cit., Q. II, tr 254, 491-493 - J. Cosserat: op. cit., tr 46-56, 164-180 [68] Xem M. Diez: Truyện bốn đấng thánh Tử v́ Đạo ở Hải Dương, Hải Pḥng 1911. [69] Xem Venticinque Martiri Nelle Missioni Domenicane del Tonchino, Roma 1950 - L. E. Louvet: op. cit., Q. II, tr 492, 294-296 - Sử kư Địa phận Trung, tr 100-101. [70] Xc Bùi Đức Sinh: “Ḥa ước 1883 và 1884: Dân Việt Nam mất nước, trách nhiệm về ai, trong Liên Lạc Nguyệt san, Sài G̣n 1972, số 82, tr 23-32. [71] A. Launay: op. cit., Q. III, tr 520. [72] H. Ravier op. cit., Q. III, tr 606. [73] Xem ảnh nhà thờ lớn Phát Diệm, tr 326. [74] Những con số thuộc năm 1933, được trích trong Les Missions Cattholiques d’Indochine 1933, Paris. [75] Hai tỉnh này đến sau phân chia thành: Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng và gần trọn vẹn Phong Dinh (Cần Thơ), Long Xuyên, Sa Đéc. [76] H. Ravier: op. cit.,, Q. III tr 607. [77] M. Gispert: op. cit., tr 701. [78] Sử kư Địa phận Trung, tr 115. [79] Les Missions Catholiques d’Inndochine 1933 - Việt Nam Công giáo Niên giám 1964, Sài G̣n 1964, tr 156-157. [80] Năm 1952, tờ Sacerdos Indosinensis tục bản sau 7 năm vắng mặt v́ chiến tranh, nhưng bỏ chữ Indosinensis . Năm 1954, hiệp định Genève ra đời, tờ Saccerdos đ́nh bản một lần nữa. Tháng 1 năm 1952 tờ báo lại tục bản, mang tên Linh mục Nguyệt san. Xem Linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1962, số 1-2, tr 4-9. Tờ báo đ́nh bản từ tháng 5.1975. [81] Xem Mai Đức Thạc: Tiểu sử đức cha Thành, Sài G̣n 1967. [82] Xem ảnh ở tr 401. [83] Tổng ủy Di cư: Cuộc di cư lịch sử tại Việt nam, Sài G̣n, tr 8, 120, 127, 144 [84] Niên lịch Công giáo Kỷ Hợi 1959, Sài G̣n 1959, tr 76-83. [85] Những trang này, chúng tôi viết theo nhũng tin tức từ ngoài Bắc đưa vào. Xem Linh mục Nguyệt san. Sài G̣n 1967, 1969-70: số 71-72, tr 814-816; số 95-96, tr 824: số 97-98, tr 79-80; số 105, tr 619. [86] Linh mục Nguyệt san, Sài G̣n 1971: số 113, tr 273; số 118. tr 669-673.
[87]
Theo thống kê của Bộ Truyền [88] Theo thống kê tháng 7 năm 1959, Giáo hội miền Nam có 1.030 trường tiểu học với 258.409 học sinh Công giáo và 97.347 học sinh không Công giáo; 22 trường trung học với sĩ số 82.827 Công giáo và 70.101 ngoài Công giáo; 41 bệnh viện với 7.000 giường, 239 trạm phát thuốc, 35 nhà hộ sinh, 9 trại cùi săn sóc 2.500 bệnh nhân, 82 cô nhi viện nuôi 11.000 trẻ em, 29 nhà dưỡng lăo. Linh mục Nguyệt san. Sài G̣n 1970, số 105, tr 618-619. [89] Vị giáo sĩ ḍng Tên cuối cùng (thuộc đợt 1) tại Việt Nam là cha Orta, qua đời và được an táng tại Lác Môn năm 1802 (Sử kư Địa phận Trung, tr 154). Sau trên 150 năm vắng mặt, ḍng Tên đă trở lại Việt Nam năm 1957. Chỉ trên 10 năm, ḍng đă có những cơ sở sau đây: Nhà Thánh Inhaxu và Trung tâm Đắc Lộ Sài G̣n (1957), Giáo hoàng Học viện Thánh Piô Đà Lạt (1958), Tập viện Thủ Đức (1960), Trung tâm Sinh viên Xaviê Huế (1962), Trung học Tín Đức Huế (1964), Trung tâm Thanh niên Thủ Đức (1966), Học viện ḍng Tên Đà Lạt (1967), Nhà Anrê Phú Yên Sài G̣n (Trụ sở bề trên miền) và Cư xá Ứng sinh (1970). Năm 1972, tổng số tu sĩ ḍng Tên tại Việt Nam là 68 (21 Việt): 47 linh mục (9 du học), 12 học sĩ (1 du học), 9 trợ sĩ, 4 tập sinh. [90] Niên hiệu (trong ngoặc) là năm ḍng có người đặt chân lên đất Việt. Năm 1580, hai cha Grégoire de La Motte và Luis de Fonseca ḍng Đaminh tới Chân Lạp, Chiêm Thành, rồi ra Quảng Nam (thuộc chúa Nguyễn); không kể cha Gaspar da Cruz tới Cần Cảo (Hà Tiên ngày nay, bấy giờ c̣n thuộc Cao Miên) năm 1550. Năm 1583, một phái đoàn 4 linh mục và trợ sĩ ḍng Phansinh tới An Quảng (Quảng Yên ngày nay). [91] Tu hội này được thành lập do cha Vincent Lebbe tại Ankwo (Hồ Bắc, Trung Hoa) năm 1928, các tu sĩ chuyên ngành giáo dục và xă hội. [92] Huynh đoàn Anh em Đức Mẹ người nghèo do cha Ermin de Clerck ḍng Biển đức người Bỉ lập tại Landes (Pháp) năm 1956, phối hiệp hai nếp sống Biển đức và Foucauld, chủ trương đơn giản hóa tối đa đời sống đan sinh dưới h́nh thức từng huynh đoàn nhỏ theo điều kiện đại đa số dân nghèo. Ḍng c̣n đang trong thời thử nghiệm để được chính thức thành lập, trong khi đó đă được hai cha Bảo Tịnh Vương Đ́nh Bích (Xitô Phước Lư) và An Sơn Vị (Biểnđức Thiên An) du nhập vào Việt Nam năm 1970, lập một huynh xá chính tại Cầu Sơn (Gia Định), đến sau đưa vào Tân Định. Năm 1972: 2 linh mục, 2 tập sinh. [93] Phần lịch sử các hội ḍng này, chúng tôi viết theo tài liệu của đức Ông Guy de St-Hilaire, thư kư ṭa Khâm sứ tại Sài G̣n, và do các hội ḍng cung cấp. [94] Năm chính thức thành lập với bằng sắc của Giáo quyền, hoặc là năm đến lập ở Việt Nam. [95] Xem Đặc san Tam Bách Chu niên từ khi thành lập Ḍng Mến Thánh giá: 1670-1970, Sài G̣n 1970. [96] Xem bài “Hăy thành lập Ḍng Kín trên nước An nam”, trong Đặc san thánh Teresa Avila nữ Tiến sĩ Giáo hội, Sài G̣n 1970, tr 122-126. [97] Xem bài “Đại hội Tận Hiến I.C.” (21-23 th. 3 năm 1972), trong Đức mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài G̣n 1972, số 35, tr 12 và tiếp. [98] Xem V. Rollin: Histoire de la Mission du Cambodge (1555-1967) (Ronéo), Phnompenh 1968. [99] Linh mục nguyệt san, Sài G̣n 1971, số 111-112, tr 102-104.
|