HOME

 
 

Phần Nh́ :
CẬN KIM VÀ ĐƯƠNG KIM THỜI ĐẠI

Chương Bảy

HỘI THÁNH VỚI SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO

(t k. XIX-XX)
 

I. Hoạt động truyền giáo được cải tiến     

1 T́nh h́nh các xứ Truyền giáo đầu thế kỷ XIX

2. Những dấu hiệu của thời đại giảng Tin Mừng

3. Những tổ chức và phương tiện mới

II. Tin Mừng được rao giảng khắp nơi                         

1. Hải Dương Châu và Bắc Cực nghe Tin Mừng

2. Ánh sáng Phúc âm lọt vào nội địa Phi châu

3. Các xứ Tuyên giáo ở Á châu

4. Truyền giáo tại Mỹ châu

III.  Sự truởng thành của các xứ Truyền giáo              

1. Thoát ly quyền bảo trợ của các cường quốc

2. Giáo hội trưởng thành với hàng Giáo phẩm địa phương

3. Giáo hội ở Á châu và Phi châu sau hơn một thế kỷ truyền giáo

4. Những Giáo hội trưởng thành ở Mỹ châu và Hải Dương châu

 

Công cuộc truyền giáo thế kỷ XVI-XVIII đang diễn tiến tốt đẹp và thu được nhiều kết quả, bỗng ngừng lại vào cuối thế kỷ XVIII. Nhưng rồi công việc được tổ chức lại với những lực lượng, và phương tiện mới mẻ, hữu hiệu, tạo nên một “Thời đại giảng Tin Mừng”. Các đức giáo hoàng cũng như thánh Bộ Truyền giáo rất quan tâm đến sứ mạng quan trọng này.

Nhiều ḍng tu tự hiến một phần hoặc tất cả cho việc truyền giáo. Đại chủng viện của hội Thừa sai Paris và học viện Truyền giáo ở Roma[1] cử từng đoàn thừa sai sang các nước xa lạ. Giáo hội Pháp đứng đầu về con số cũng như về phương tiện trong công cuộc này. Để cổ vơ tinh thần truyền giáo, đồng thời để nâng đỡ đời sống thừa sai bằng lời cầu nguyện và trợ cấp phương tiện vật chất, rất nhiều hội đoàn được thành lập.

Sau một thế kỷ truyền giáo, hoạt động của các thừa sai tại nhiều nơi bắt đầu gặp khó khăn bởi hai cuộc thế chiến: tinh thần quốc gia vùng dậy khắp nơi. Nhưng cũng may mắn, nhiều “Giáo hội bản xứ” đă trưởng thành, hàng giáo sĩ địa phương thay thế các thừa sai nước ngoài, chẳng những để giữ vững Giáo hội ḿnh, mà c̣n đóng vai truyền giáo nữa.[2]


I

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO ĐƯỢC CẢI TIẾN


1. T́nh h́nh các xứ Truyền giáo đầu thế kỷ XIX

Nhiều giáo đoàn đă được thiết lập trong những thế kỷ XVI-XVIII nay trở nên khá phồn thịnh, như Goa, Philippin, Việt Nam và nhiều nước ở Mỹ châu. Tuy nhiên, công việc truyền giáo nói chung hầu như không tiến được. Nh́n vào những cánh đồng mênh mông Trung Hoa, Ấn Độ, Indonexia..., người ta nhận thấy thiếu nhiều tay thợ. Nước Pháp và ḍng Tên trước đây cung cấp một số thừa sai đáng kể, nhưng nay ḍng Tên đă giải thể (1773), c̣n nước Pháp lâm vào cuộc Cách mạng, tiếp đến là chiến tranh Âu châu. Hơn thế nữa, mọi cơ quan tổ chức đều tê liệt: Napoléon cản trở công việc của thánh Bộ Truyền giáo khi đem các tài liệu của Bộ này sang Paris. V́ thế, khi công cuộc hoạt động trở lại, con số thừa sai chỉ c̣n vào khoảng 300.

Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, năm 1800 chỉ có 28 nhà truyền giáo tại Trung Hoa, Việt Nam và Ấn Độ, hợp tác với 28 cha ḍng Lazarist và một số thừa sai Đanùnh, Phansinh, Âutinh..., trong việc điều khiển các giáo xứ, mà phần lớn do các cha ḍng Tên để lại. Suốt đời đệ nhất Đế chính (1804-15), hội Thừa sai Paris chỉ gởi sang Á Đông hai vị. Năm 1825, ở Thái Lan chỉ c̣n một nhà truyền giáo đă cao niên, và không một vị ở Madagascar.

Đă thiếu nhân sự, tiền bạc lại càng thiếu hơn. Tài sản của Giáo hội đă bị tịch thâu hoặc giảm sút đến mức độ khủng hoảng trong hầu hết các nước Âu châu, đang ch́m ngập dưới khói lửa Cách mạng và chiến tranh của Napoléon I. Mối lo âu đầu tiên của các vị hữu trách thế kỷ XIX, là t́m mọi cách cho có một “Ngân quỹ Truyền giáo”.

Sự khủng hoảng về nhân sự và tiền bạc đưa đến sự khủng hoảng về tổ chức chuyên môn. Năm 1829, linh mục H. de Solages (1786-1832) một ḿnh phải đảm nhận cùng một lúc công cuộc truyền giáo trên đảo Bourbon (Réunion ngày nay), Madagascar và nhiều ḥn đảo nhỏ khác trên Thái B́nh Dương. Vị thừa sai anh hùng này cập bến Madagascar, đă chết ở đấy vào cuối năm 1832, sau một thời gian bị giam giữ, bỏ rơi, không được một ai săn sóc, dưới một túp lều rách nát.

Sự sa sút của các xứ Truyền giáo đầu thế kỷ XIX c̣n do t́nh trạng chung của Giáo hội thời ấy. Phe triết gia, rồi đến những phong trào cách mạng đ̣i quyền tự do quá khích, đă làm lung lạc tinh thần đạo đức và đức tin của dân chúng, nhất là giới trí thức. Một khi đức tin của ḿnh đă yếu kém, th́ c̣n ai nghĩ đến sứ mạng truyền đạo nữa.

Trong khi công cuộc truyền giáo của Giáo hội Công giáo bị chậm lại th́, về phía Giáo hội Tin lành hồi cuối thế kỷ XVIII, với những phương tiện và tiền bạc có sẵn, các mục sư hăng say hoạt động và thâu đạt nhiều kết quả. Tại những miền các thừa sai Công giáo chưa tới hoặc không c̣n, Giáo hội Tin lành có những bước tiến thật đáng kể, nhất là trên nhiều quần đảo ở Thái B́nh Dương. Khi các nhà truyền giáo Công giáo đến thường gặp phải sự kỳ thị có khi thù nghịch, làm cản trở sứ mạng truyền bá Phúc âm. Tại nhiều xứ khác nơi người Tin lành có thế lực, các thừa sai Công giáo khó lọt vào được (như ở xứ Cap, Nam Phi), hoặc bị chèn ép một cách có hệ thống (như ở Canada).

Tuy nhiên, cũng phải công nhận sự hoạt động mạnh mẽ của Tin lành là một thúc đẩy cho Giáo hội Công giáo. Chẳng hạn như ở Chota Nagpore, Hạ Uy Di (Hawai) và nhiều nơi khác, sự có mặt và thành công của các mục sư Tin lành đă bắt buộc các nhà truyền giáo Công giáo tới sớm hơn. Đó cũng là yếu tố để nhận xét một cách khách quan về Hội thánh Công giáo so sánh với Giáo hội Tin lành.


2. Những dấu hiệu của “Thời đại giảng Tin Mừng”

Ít ai để ư đến văn chương Công giáo thế kỷ XIX đă góp phần vào việc “làm hồi xuân” Giáo hội và thúc đẩy công cuộc giảng Tin Mừng. Tác phẩm Tinh hoa Kitô giáo (Génie du Christianisme, 1802) của văn hào Chateaubriand (1768-1848), và sau này những bài diễn văn, như ơn Thiên triệu của nước Pháp (Vocation de la natio francaise, 1841) của nhà hùng biện Lacordaire, đă khích động ḷng nhiệt thành của người thời đại, đồng thời giúp cho Kitô giáo có uy tín trong dư luận, một yếu tố quan trọng để bành trướng, mà từ nay không thể c̣n dựa vào quyền lực nữa. [3]

Cuốn Tinh hoa Kitô giáo đặc biệt nói đến các xứ Truyền giáo. Không phải Chateaubriand là người đă tạo nên phong trào yêu thích các xứ xa lạ, ưa sống với những người rừng rú đơn sơ chất phác, v́ phong trào này đă có từ thế kỷ trước rồi, nhưng ông đă làm cho Kitô giáo thêm uy tín và được cảm t́nh. Tác phẩm của ông giúp nhiều người chú ư đến các xứ Truyền giáo, c̣n yêu thích nữa. Những t́nh cảm ấy nhiều khi được gợi lên bởi một loại thi văn tưởng tượng, mà A. Bellessort đă có lời lẽ chỉ trích trong cuốn Thánh Phanxicô Xaviê của ông; thế nhưng nó lại được báo chí của các nhà truyền giáo khai thác. Dĩ nhiên người ta không nên lấy đấy làm tài liệu lịch sử, nhưng con người thường được thúc đẩy tới hành động bởi những hứng thú. Loại văn chương như của Chateaubriand quả đă làm thức dậy trong nhiều tâm hồn một mối t́nh, mà Kitô giáo thời ấy đang cần đến.

Nhưng nhất là có nhiều tâm hồn quảng đại sẵn sàng nghe theo tiếng Chúa gọi, đó là những “người sinh bởi Chúa Thánh Thần”. Tại các Dân ngoại, người tín hữu cần được sinh sôi nảy nở bằng Lời Chúa: Semen est Verbum Dei (Lời Chúa là hạt giống). Nhưng làm sao tin được, nếu không được nghe nói đến? Và làm sao có người rao giảng, nếu không có kẻ được sai đi?” (Rm X, 14-15). Sự sai đi nói đây do hai quyền: bên ngoài do các nhà cầm quyền Giáo hội, bên trong do ơn gọi của Chúa Thánh Linh.

Nhiều linh hồn sẽ nghe tiếng gọi này, và đối với họ là sự thúc đẩy lên đường. G. Goyau viết: “Khoảng từ năm 1808 đến 1812, trong chủng viện Saint Sulpice ... có một nhóm giáo sĩ trẻ chỉ mơ ước đi truyền giáo. Charles de Forbin Janson, khi c̣n giữ chức tham chính bồi tịch (auditeur au Conseil d'État), đi đâu cũng nói đến việc truyền giáo ... Theo tôi sang Trung Quốc”, lời Forbin Janson nói (1812) với linh mục Pérocheau... là người mấy năm sau đă trở thành tông đồ của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Hoa) từ năm 1817 đến 1850. Giáo sĩ trẻ tuổi Eugène de Mazenod, sau khi được đọc những “Bức thư ­xây dựng" (Lettres édifiantes), đă trở thành con người có nhiệt huyết với công cuộc truyền giáo, bằng chứng là năm 1816 De Mazenod đă sáng lập ḍng Thừa sai Oblat. Henri de Solages, nhà truyền giáo nghèo khó, thầm lặng và khiêm tốn, đă đi t́m cái chết v́ đạo ở Madagascar”. [4] Forbin Janson, khi lên chức giám mục Nancy, đă thành lập đoàn Thánh nhi (Sainte Enfance) tại Paris năm 1843, nhằm kêu gọi các thiếu nhi Công giáo cầu nguyện, và cứu trợ các thiếu nhi Trung Hoa.

Đó cũng là điều mơ ước của Philéas Jaricot, anh của Pauline Jaricot, năm 1810 anh viết: “Tôi sẽ làm tông đồ, tôi sẽ sang Trung quốc ... Tôi sẽ dến đấy như Chúa Giêsu. Nếu người ta giết tôi, càng Tốt, bởi v́ tôi đă đọc trong lịch sử Giáo hội rằng: Máu Tử đạo là hạt giống sinh giáo hữu”.[5]

Một hôm linh mục trẻ tuổi tên Just de Bretenières úp tai xuống đất nghe, rồi đứng dậy nói: “Tôi nghe có tiếng người Trung Hoa kêu gọi tôi”; vị thừa sai anh hùng đă lên đường, và được phúc Tử đạo ở Triều Tiên.[6] Rồi đến thánh Pherô Chanel (1803-41) vị anh hừng Tử đạo Futuna (Polynesia), cũng viết: “ Tôi như trông thấy họ, những người nghèo đói, thờ ngẫu tượng, ăn thịt người... Họ giơ tay van lạy chúng tôi. Tôi nghe như có tiếng họ gào thét: Ai sẽ đánh tan đi những tối tăm này, ai sẽ bẻ găy những xiềng xích nô lệ này cho chúng tôi? Hăy đến cứu chúng tôi!” Thật không khác trường hợp thánh Phaolô xưa, nhận ra tiếng van xin của người xứ Macedonia: “Hăy qua đây cứu chúng tôi(Cv. XVI, 9).

Đối với nhiều tâm hồn, tiếng gọi của Chúa Thánh Thần c̣n là sự thúc bách tổ chức những hội đoàn trợ lực các xứ truyền giáo. Và nhất là đối với nhiều người, đó là tiếng gọi đi làm chứng nhân bằng máu và bằng cái chết v́ đạo. Trong thời bách hại ở Trung Hoa (1800-1860; 1900), Việt Nam (1821-1887), Triều Tiên (1835-1846) và Nhật Bản (1868-1873), những trang sử đẫm máu anh hùng đă ghi chép. Đó là những đấng Tử đạo Triều Tiên: Pherô Ri, Pherô Ryou, Anrê Kim, Berneux, Develuy, những người đă phải chịu mọi khổ h́nh dă man. Hàng trăm ngàn đấng Tử đạo Việt Nam dưới triều Minh Mạng và Tự Đức kéo dài hẳn suốt thế kỷ XIX: Vinh sơn Đỗ Yến, Philipphê Minh, Phaolô Tịnh, Delgado, Hermosilla, Vénard, v.v.. Ở Trung Hoa, có cái chết anh dũng của cha Gabriel Perboyre ḍng Lazarist (14.9.1840). Năm 1900, loạn Quyền phỉ nổi dậy: nhiều thừa sai Lazarist ở Bắc Kinh, nhiều trẻ nít, nhiều gia đ́nh bị tàn sát, nhiều làng Công giáo bị thiêu hủy. Nhưng tất cả đều cam chịu một cách can trường để giữ vững ḷng trung thành với đức Tin. Bên Phi châu, ở Abyssinia (Ethiopia ngày nay), Ghèbrè Michael bị giam cầm, tra tấn cho tới chết (1854-55). Rồi đến 150 đấng Tử đạo xứ Ouganda dưới triều Mwanga (1884-88).


3. Những tổ chức và phương tiện mới

Chúa Thánh Thần đóng vai chính yếu, nhưng cũng phải có những tổ chức của con người, v́ Giáo hội là một xă hội trong đó con người phải cộng tác hoạt động và chiến đấu. Đó là ư nghĩa tông đồ trong sứ mạng truyền giáo. Ngày trước, các thừa sai hoạt động tông đồ thường t́m đến sự yểm trợ của thế quyền: nhà cầm quyền có đạo hoặc vua chúa tại những nơi ḿnh truyền đạo; đường lối đó đă lỗi thời. Đến lúc người ta phải nhờ đến sự cộng tác của các anh em cùng đức tin, bằng cách tạo nên ư thức trách nhiệm “Tông đồ giáo dân “.

Sự trở lại của một ông vua hay một lănh chúa trước đây đă từng lôi cuốn cả dân tộc theo. Với kinh nghiệm ấy, các thừa sai thường đặt trọng tâm vào việc khuất phục những bậc lănh đạo và giới trí thức, hy vọng sự trở lại của họ sẽ quyết định được tất cả. Nhưng từ khi cuộc Cách mạng 1789 Pháp bùng nổ và ảnh hưởng lan tràn khắp nơi, tâm trạng người dân đă thay đổi, không c̣n như x­a. Do đấy, việc giảng đạo ngày nay phải dựa trên uy tín của chính đạo ḿnh rao giảng, và phải cho quần chúng biết những cái hay cái đẹp của kẻ đi rao giảng. Nói tóm, Giáo hội từ nay chỉ có thể hoạt động truyền giáo một cách hữu hiệu, sau khi củng cố lại nội bộ và tập trung lực lượng vào những tổ chức khéo léo, khôn ngoan và thức thời.

Trước kia, Giáo hội Tây phương đảm nhận sứ mạng truyền bá Phúc âm cho Dân ngoại nhưng từ đây các đức Giáo hoàng trực tiếp nhận trách nhiệm, mà trong tiền bán thế kỷ XIX là đức Thánh Cha Gregori XVI (1831-46). Khi c̣n là hồng y Cappellari, đức Gregori đă giữ chức tổng trưởng thánh Bộ Truyền giáo, xúc tiến và thiết lập những cơ quan trung ương cần thiết. Một ḿnh ngài đă thành lập 70 địa phận mới; ngài thúc đẩy việc đào tạo hàng giáo sĩ địa phương, nhất là cổ vơ hội Truyền bá Đức tin (Oeuvre de la Propagation de la Foi) qua Thông điệp ngày 15.8.1840.

Hội Truyền bá Đức tin là một gương sáng, gợi lên và thúc đẩy nhiều sáng kiến và tổ chức khác. Những sáng kiến này thường phát xuất từ cấp dưới và do những người ít trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, chúng đă trở thành những phong trào và tổ chức của Giáo hội, sau khi được hàng Giáo phẩm ban phép và được Giáo quyền trung ương chấp nhận.

Pauline Jaricot (1799-1862) là một thiếu nữ thành Lyon, rất thiết tha với công cuộc truyền bá Phúc âm. Khi nghe biết đức cha Dubourg người đồng hương, giám mục New Orleans (Hoa Kỳ), đang mở cuộc lạc quyên cho xứ Truyền giáo, Pauline liền nảy ra ư nghĩ “mỗi tuần một xu cho công cuộc truyền bá đức tin”. Chính từ ư nghĩ đó phát sinh một tổ chức, ban đầu gồm mấy chị em sống nghề kéo sợi ở Lyon (1818). Để tổ chức được phát triển, mỗi chị em t́m thêm 10 giáo dân khác rồi mỗi người đó t́m thêm 10 người khác nứa, và cứ thế măi, khiến con số tăng gấp 10, gấp 100, gấp 1.000. Năm 1820, Pauline gởi đi các xứ Truyền giáo số tiền gần 1.500 quan. Hai năm sau, hội từ thiện này được chính thức thành lập. Vốn là một giáo dân đạo đức, thánh thiện, Pauline đem hết tâm lực vào việc bành trướng đó. Từ nước Pháp, hội Truyền bá Đức tin mở rộng sang nước Bỉ, rồi đến các nước Ư, Thụy Sĩ, Đức, Anh...[7]

Ngay từ đầu, các đức Giáo hoàng đều hoan nghênh tổ chức m­ới mẻ này: đức Leô XIII, đức Piô X, đức Beneđictô XV khuyến khích thành lập khắp nơi. Từ đấy, hội Truyền bá Đức tin trở thành một tổ chức giúp quỹ truyền giáo nhiều nhất, khiến đức Thánh Cha Piô XI dạy đem trụ sở của hội từ Lyon sang Roma, và biến nó thành một hội thiện Giáo hoàng (Tự sắc Romanorum Pontificum, 1922).

Nhưng vấn đề nhân sự c̣n quan trọng hơn tiền bạc. Các thừa sai lúc này xuất thân từ nhiều nơi. Không phải chỉ có những ḍng tu cũ hoạt động trở lại bằng việc cử đi nhiều tay thợ truyền giáo, nhưng c̣n rất nhiều hội ḍng mới xuất hiện thật đúng lúc. Thế kỷ XIX được coi là “Thời đại sản xuất ḍng t­u”. Có điều đáng chú ư là các hội ḍng thành lập trong thế kỷ này đều hướng về hoạt động truyền giáo (một phần hay tất cả). Những hội ḍng như thế nhiều lắm, chúng tôi chỉ kể ra đây những tổ chức được xem là quan trọng hơn cả:

1800: Ḍng Thánh Tâm Chúa và Mẹ (Congrégation des Sacrés Coeurs de Jésus et de Marie), cũng gọi là Ḍng Picpus (tên một làng ở ngoại ô Paris, nơi thành lập) do cha P. J. Coudrin; ḍng có mục đích truyền bá sự tôn sùng Thánh Tâm, và hoạt động truyền giáo.

1806: Nữ tu hội Thánh Giuse Cluny (Soeurs de St-Joseph de Cluny) do chân phước Anne Marie Javouhey (1779-1851) sáng lập, hoạt động truyền giáo tại Phi châu, trợ tá hàng giáo sĩ địa phương.

1816: Ḍng Thừa Sai Oblat (Missionnaires Oblats de Marie Immaculée) của đức giám mục Eugène de Mazenod (+1861), có mục đích truyền giáo cho Dân ngoại và hoạt động giáo dục trong các chủng viện.

1816: Tu hội Marist (Société de Marie) được thành lập do cha J. Cl. Colin, truyền giáo tại thôn quê và các xứ xa lạ.

1841: Ḍng Thánh Tâm Vô nhiễm Đức Maria (Congrégation du Coeur Immaculé de Marie) do linh mục Libermann (Do Thái giáo trở lại); đến sau (1848) thống nhất với ḍng Chúa Thánh Thần (có từ năm 1703), hoạt động truyền giáo ở Tây Phi.

1856: Ḍng Linh mục Thánh thể (Congrégation des Prêtres Sacramentains), do thánh Pherô Giulian Eymard (+1868), có mục đích truyền bá sự tôn sùng Thánh Thể bằng giảng thuyết, giúp trẻ em dọn ḿnh rước lễ lần đầu, nhận coi sóc giáo xứ.

1856: Hội thừa sai Phi châu (Lyon) của đức cha De Marion Brézillac, đảm nhận sứ mạng truyền giáo cho các dân tộc Phi châu.

1861: Ḍng Nữ tử Đức Bà Truyền giáo (Filles de Notre-Dame des Missions), được mẹ Marie du Sacré Coeur (Euphrasie Barbier) thành lập trên đồi Fourvière (Lyon), nhận sứ mạng truyền giáo bằng hoạt động giáo dục và công tác bác ái xă hội, ưu tiên tại các xứ ngoại giáo và những nơi đă mất đức tin.

1862: Ḍng Thừa sai Thánh Tâm Vô Nhiễm Đức Maria (Missionnaires du Coeur Immaculé de Marie), quen gọi là các Cha Scheut, do linh mục Théophile Verbist thành lập tại Scheut les Bruxelles, nhận sứ mạng truyền giáo tại các nơi xa lạ: từ năm 1864, ḍng này hoạt động ở Mông Cổ. Tiền bán thế kỷ XX, ḍng có cả ngàn thừa sai rải rắc khắp nơi.

1866: Tu hội Thừa sai Hải ngoại Thánh Giuse (Société de St-Joseph des Missions Étrangères) của đức cha Vaughan (Hồng y, 1892) được thành lập tại Mill Hill London), có mục đích truyền bá Phúc âm cho các dân tộc ngoài Âu châu.

1868: Ḍng Cha Trắng (Pères Blancs) do đức cha Lavigerie (Hồng y, 1882) sáng lập; năm 1869 thêm ḍng Nữ tu Trắng. Ḍng này có mục đích chính truyền giáo cho Phi châu.

1875: Tu hội Verbit (Ngôi Lời) (Société du Verbe Divin), c̣n gọi là Ḍng Steyl, được cha Janssen thành lập tại Steyl (Limburg, Hà Lan), sau đó bành trướng sang Đức quốc. Tu hội chuyên lo truyền bá đức tin cho các Dân ngoại.

1877: Ḍng Nữ tu Phan sinh Thừa sai Đức Maria (Institut des Franciscaines Missionnaires de Marie), được thành lập do mẹ Marie de la Passion. Ḍng có lối sống vừa chiêm niệm vừa hoạt động truyền giáo và giáo dục.

1880: Ḍng Marian Hill thành lập ở Hà Lan, hoạt động truyền giáo ở Nam Phi.

1895: Hội Thừa sai Bêlem (Société des Missions Étrangères de Bethléem) thành lập tại Immensee (Thụy Sĩ), chuyên lo rao giảng Phúc âm cho Dân ngoại, đào tạo hàng giáo sĩ địa phương.

Đầu thế kỷ XX, c̣n có nhiều Tu hội truyền giáo khác được khai sinh tại những nước mà trước kia chưa hề có. Ở Ư có Hội truyền giáo Parma (1895), Tu hội các Cha Consolata thành Turino (1901). Tây Ban Nha có Hội Truyền giáo Burgos (1919); Bồ Đào Nha có Chủng viện Maynooth (1917); Hoa Kỳ có Ḍng Thánh Giuse Baltimore (1892), Hội Truyền giáo Marynoll (1911); Canađa có Hội Truyền giáo Scarboro Bluff (1918), Hội Truyền giáo Québec và Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê Montréal (1921), v.v...

Nh́n vào danh sách các hội ḍng trên đây, và c̣n nhiều hội ḍng khác không được kể đến, người ta nhận thấy sức sống dồi dào của Hội thánh, với hai điểm đáng được chú ư: sự tham gia của phái nữ, sự bành trướng đời sống tu tŕ tại các nước.

Thánh Vinh sơn Phaolô từ thế kỷ XVII đă có một hành động độc đáo khi sai đi các nữ tử Bác ái, khuyên chị em lấy phố xá làm tu viện, lấy đời sống nội tâm làm pḥng ở. Nhưng măi đến đầu thế kỷ XIX, người ta mới quan niệm rằng đàn bà cũng truyền giáo được, nghĩa là cũng có thể trở thành những thừa sai thực thụ. Khi Pauline Jaricot ngỏ ư muốn theo Philéas anh nàng đi truyền giáo, ông anh đă trả lời như sau: “Chỉ có đàn ông mới làm thừa sai được. Em không biết Lavăn. Vả lại phải đi xa lắm”. - “Nhưng anh đi, anh đưa em đi với anh”. - “Con gái không đi được ! V́ người ta đi đâu phải cỡi ngựa, voi, thiên nga (cygne), sư tử...” Ngày nay người ta không c̣n quan niệm như Philéas. Các nữ tử Bác ái Vinhsơn-Phaolô không c̣n là những đàn bà duy nhất hoạt động tại các xứ Truyền giáo. Riêng nước Pháp, có tới 30 ḍng nữ được thành lập trong thế kỷ XIX, với mục đích chính là truyền bá đức tin ở phương trời xa lạ.[8]

Về vấn đề này, nước Pháp chiếm kỷ lục (gần 2/3 nữ tu truyền giáo trên thế giới là người Pháp), khiến không một nhà giáo sử vô tư nào mà không có những lời ca tụng Giáo hội Pháp. Tuy nhiên, rồi đến lượt nhiều nước khác, họ cũng thiết tha với công cuộc này, cũng có những tổ chức, những trung tâm đào tạo, những cơ quan từ thiện. Phong trào mỗi ngày dâng cao, khiến các ḍng tu tại nhiều nước hưởng ứng, sau khi nhận rơ trách nhiệm của ḿnh đối với sứ mạng tông đồ chung, và thấy cần phải có phần đất trên thế giới để thi hành sứ mạng ấy.

Thế kỷ XIX, phần lớn những sáng kiến cũng như tổ chức truyền giáo đều phát sinh từ cấp dưới. Tuy nhiên, trong sứ mạng truyền bá đức tin không ai phủ nhận ngôi Giáo hoàng đă tự đảm nhận việc điều hành. Đức Piô XI thích được xưng hô là Dominus Apostolicus (Giáo hoàng Truyền giáo), ngài giành lấy quyền chỉ huy tối cao và trực tiếp trong sứ vụ này xét theo thần học và giáo luật, những miền chưa có hàng Giáo phẩm cũng như những nơi c̣n đang tiến tới việc thành lập một giáo đoàn, đều trực thuộc Ṭa thánh Roma. Trước khi đặt một vị giám mục chính ṭa, đức Thánh Cha thường cử đến một đại diện, vị này được coi là khâm sai hành động theo lệnh của Ṭa thánh. Đức Giáo hoàng là cha chung, là giám mục thế giới, cũng là cha và là chủ chăn của những nơi đang sửa soạn để thành h́nh một giáo đoàn. Do đấy, người ta không lạ mỗi khi có một công việc ǵ hay một tổ chức nào liên can đến lănh vực truyền giáo, đều phải qua sự chấp thuận của Giáo quyền trung ương. Thực vậy, muốn t́m hiểu lịch sử truyền giáo cũng nhưsự tiến triển của nó, nhất là ở thời Cận kim, người ta không thể không biết đến các hoạt động của ngôi Giáo hoàng.

II

TIN MỪNG ĐƯỢC RAO GIẢNG KHẮP NƠI


1. Hải Dương châu và Bắc Cực nghe Tin Mừng

Từ khi Magellan t́m ra đảo Guam và quần đảo Touamotou (1520-21), người ta lần lượt đi tới những quần đảo mà ngày nay gọi là Hải Dương châu, gồm những đảo to lớn gần bằng cả Âu châu (Úc đảo), cho đến những ḥn đảo “nhỏ li ti” (micronesia). Hầu hết các đảo này chưa được ánh sáng Phúc âm soi tới. Từ năm 1768 đến 1778, nhà thám hiểm Cook trong ba chuyến đi đă khám phá ra những quần đảo Polynesia. Từ đó, Giáo hội Tin lành cũng như Công giáo đều chú ư đến những người dân “sống thơ ngây trên những ḥn đảo thần tiên”. V́ công cuộc truyền giáo của Công giáo bị đ́nh trệ trong 20 năm cuối thế kỷ XVIII, nên các thừa sai Tin lành đă vượt xa Công giáo ở Hải Dương châu.

Các cha ḍng Thánh Tâm Chúa và Mẹ (Picpus) tới quần đảo Hạ Uy Di năm 1827. Các cha đảm nhận địa phận miền Đông Hải Dương châu (1833).[9] Trong số, có chân phước Damien Veuster người Bỉ được cả thế giới biết đến. Vị thừa sai này bỏ quê hương đi Hạ Uy Di năm 1863, đến xin đức giám mục cho được phục vụ người cùi ở đảo Molokai: “Thưa đức cha, con nhớ con đă được chôn dưới mồ trong ngày khấn ḍng, và đó là bài học để con biết rằng cái chí t́nh nguyện là bước đường đưa tới cuộc sống mới, nay con sẵn sàng được chôn sống với những người xấu số này, trong đó có nhiều anh em con quen biết”. Cha đă được như ư; không lâu sau, cha lây bệnh cùi và chết v́ bệnh ấy (1889), và được người đời truy tặng danh hiệu “Tông đồ người cùi”.[10] Nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ theo gương cha Damien, đă lần lượt hiến cuộc đời cho những người xấu số này, để rồi cũng chết như cha. Chị Marie Philomène, một nữ tu bản xứ, lây bệnh cùi sau 15 năm phục vụ trong một trại ở Makgai; cha Beyzim ở Madagascar, [11] và nhiều vị khác. Căn bệnh ghê tởm vẫn không hết: năm 1935, trên thế giới có 108 trại cùi do các tu sĩ Công giáo săn sóc.

Trong khi các cha ḍng Picpus hoạt động tại miền Đông Hải Dương châu, th́ tu hội Marist năm 1836 lănh nhận sứ mạng ở miền Trung. Cha Chanel được phúc tử đạo ngày 28.4.1841 trên đảo Futuna; nhờ cái chết anh hùng ấy, 2 năm sau cả dân theo đạo. Giữa những trường hợp và hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhiều thừa sai khác cũng thuộc tu hội Marist đem Tin lành sang miền Tây trên quần đảo Salomon. Ngoài các cha Picpus và Marist, c̣n có nhiều ḍng tu khác đến sau. Kết quả: nhiều giáo phận mới được thiết lập.[12]

Cả miền băng tuyết Bắc Cực cũng được nghe giảng Tin Mừng. [13] Vào thập niên 1920-1930, thế giới đặc biệt chú ư đến những thừa sai anh hùng thuộc ḍng Oblat, truyền giáo cho hàng trăm ngàn người Indian ở Canada bị xua đuổi từ những vùng đất ph́ nhiêu lên miền rừng núi phía Bắc, và cho cả hàng hai chục ngàn người Eskimo bị người Indian chiếm đất và đẩy lên miền băng tuyết Bắc Cực. Công cuộc truyền giáo này bắt đầu từ năm 1852. Đức cha Grandin (1829-1902), người nổi tiếng anh hùng và thánh thiện, đức cha Grouart, trên 60 năm làm tông đồ dân Eskimo, đức cha Breynat, đức cha Turquetil, đều là những thừa sai đáng được ghi nhớ.

Năm 1894, ḍng Tên nhận sứ mạng truyền giáo ở Alaska; nhưng măi đến năm 1911 công việc mới thực sự bắt đầu. Các cha ḍng này giảng đạo cho dân Eskimo rất lạc hậu và sống rải rắc khắp nơi trên một vùng đất rộng lớn hơn triệu cây số vuông. Những thừa sai đầu tiên đă ngă gục tại trận. Nhưng rồi máy bay được sử dụng làm phương tiện liên lạc và di chuyển. Sau những cố gắng không thể tưởng tượng được, một giáo xứ thành h́nh với con số giáo dân khiêm tốn nhất thế giới. Người ta ghi nhận 16 người chịu phép Rửa vào năm 1920, năm sau thêm 20 người. Nhưng năm 1946 đă có trên 2.000 người Eskimo Công giáo.

Kết quả thiệt nhỏ bé nếu sánh với công lao quá to lớn. Nhưng theo như đức hồng y Lavigerie nói: “Thiên Chúa không nh́n vào bàn tay, nhưng nh́n vào trán của đầy tớ ngài”. Ở đây, người ta không thể không thán phục các nhà truyền giáo anh hùng, cũng như người ta không thể không cảm động và thán phục các cha ḍng từng chia sẻ cuộc sống với đám người man rợ rải rắc trên những ḥn đảo thuộc Hải Dương châu.


2. Ánh sáng Phúc âm lọt vào nội địa Phi châu
[14]

Phi châu là đất đă được biết đến từ lâu; không những v́ bờ biển miền Bắc trông ra Địa Trung Hải, nên ngay từ những thế kỷ đầu đă có nhiều giáo phận vừa phồn thịnh vừa đông đúc (trên 300 giám mục), nhưng c̣n v́ người Bồ Đào Nha đă t́m ra miền Tây duyên hải và thiết lập tại đây nhiều trụ sở truyền giáo. Thế kỷ XV- XVII, Congo là một giáo đoàn cũ ở Bắc Phi đă từ lâu không c̣n, v́ Hồi giáo làm cắt đứt mọi liên lạc với Âu châu, khiến công cuộc truyền giáo không thể thực hiện được ở những nơi dưới quyền họ nữa. Bao nhiêu cố gắng đầy thiện chí (như vua Alfonso V (1438-81) nước Bồ Đào Nha tại Congo, nhiều thừa sai Bồ Đào Nha và Ư Đại Lợi ở Congo, Tanganyika thế kỷ XVI) đă không đem lại được một kết quả nào đáng kể. Nhất là Phi châu bấy giờ tàu bè khó đi lại, khí hậu lại xấu độc đến giết người, nên nội địa không được khai thác măi cho đến giữa thế kỷ XIX.

Năm 1830, Algeria về tay nước Pháp, nhiều miền duyên hải lần lượt bị các nước Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha chiếm cứ. Năm 1840, Livingstone (1813-73) đến Nam Phi, ông vừa là nhà thám hiểm theo lệnh của Chính phủ Anh, vừa là thừa sai Tin lành phái Presbyterian thuộc hội Truyền giáo London (London Missionary Society). Ông thực hiện nhiều chuyến đi rất táo bạo (1849-73): thám hiểm gịng sông Zambèze và phụ lưu, lên tận Tanganyika, vùng Đại Hồ và thượng lưu sông Nil, sau cùng ông gục chết trên cánh đồng śnh lầy Banguelo năm 1873. Cùng một thời hoặc sau đó ít lâu, nhiều nhà thám hiểm khác hoàn tất công việc khám phá Phi châu: Burton, Speke, Grant, Baker đi khắp vùng Đại Hồ và Ouganda; Stanley gặp Livingstone ở Ujiji (1871), ông băng qua Trung Phi từ Đông sang Tây; Savorgnan de Brazza mạo hiểm sông Congo và thiết lập Brazzaville trên bờ hồ Slanley Pool.

Tuy đi sau các thừa sai Tin lành có Chính phủ Anh yểm trợ, các nhà truyền giáo Công giáo kể từ 1843 đă bắt dầu viết lên những trang sử oai hùng. Bao giờ cũng vậy, bước đầu phải là những bước gian nan nguy hiểm. Những tu sĩ ḍng Thánh Tâm Vô Nhiễm Đức Maria do cha Libermann sai đến xứ Liberia năm 1843, hầu hết đă chết sau không đầy một năm. Từ 1845 đến 1875, 59 thừa sai ḍng Chúa Thánh Thần đều chung số phận ở tuổi từ 31 đến 32. Từ 1875 đến 1910 thêm 302 thừa sai cũng ḍng tu này chết với tuổi trung b́nh 37 năm 4 tháng... Phi châu trở thành nơi chôn táng các thừa sai Kitô giáo.[15]

Hội thừa sai Phi châu (Lyon) của đức cha De Marion Brézillac đảm nhận xứ Sierra Leone từ năm 1858.[16] Chỉ trong vài ngày, năm 1859 tất cả các thừa sai cùng với đức giám mục lâm bệnh sốt rét vàng và chết hết, không sót một linh mục Công giáo để làm phép mồ, ngoài một mục sư Tin lành đến đọc cho mấy câu kinh trước thi hài. Tuy nhiên, hai ḍng nói trên không tuyệt tộc: năm 1970 ḍng Chúa Thánh Thần có con số 2.681 tu sĩ, và hội Thừa sai Phi châu Lyon 1.705.

Ngay sau những cuộc thám hiểm đầu tiên ở Phi châu, đức cha Lavigerie (1825-92), tổng giám mục Alger (1867), sáng lập ḍng các Cha Trắng (1868), hồng y giáo chủ Phi châu (1884), đă có con mắt nh́n xa và thấy tất cả những ǵ có thể làm được. Lễ Hiển linh năm 1878 hai cha ḍng Trắng đệ đơn lên đức Thánh Cha Piô IX, xin cho các anh em ḍng ḿnh được hiến cả cuộc đời cho ơn cứu độ miền Xích đới Phi châu. Đơn xin đó kèm theo những lời được coi như tiên tri của vị sáng lập như sau:

“Chúng con chỉ có nguyện vọng là mở cửa cho Giáo hội lọt vào phần đất Phi châu ít được biết đến, từ Soudan miền Bắc đến xứ thuộc địa Anh miền Nam, và từ Đại dương này sang Đại dương kia. Về diện tích, vùng này rộng bằng cả Âu châu; về dân số, theo thống kê mới nhất của các nhà địa lư học, có tới 100 triệu... Đă qua bao thế kỷ, Giáo hội chưa hề có cơ hội tốt đẹp và thuận lợi hơn để hành động cho tương lai tôn giáo của các dân tộc...”

Đức cha Lavigerie cũng đưa ra một đường lối hành động: “Con phải dùng người Phi châu để cảm hóa người Phi châu”. Theo ư ngài, không nên đào tạo những trợ tá người bản xứ ở Âu châu hoặc theo lối Âu châu. Ngài muốn những trợ tá ấy cần được học về y khoa, v́ là môn cần thiết khắp nơi và bảo đảm cho họ một nghề nghiệp tốt. Ngài chia Trung phi ra làm bốn vùng: vùng hồ Victoria và Albert (Nyanza), vùng hồ Tanganyika, và hai miền Bắc Nam Congo bên kia thác Stanley. [17]

Ngay sau đó, chương tŕnh được đem ra thực hiện. Năm 1878, các cha ḍng Trắng tới vùng Đại Hồ; hai năm sau các giáo phận Victoria Nyanza (Ouganda), Tangayika, Congo Nam, Congo Bắc được thiết lập. Năm 1886 và 1887, công cuộc truyền giáo của con cái đức hồng y Lavigerie được vinh dự chứng kiến những cái chết anh hùng tử đạo của 150 giáo dân Ouganda, trong đó có 12 vệ sĩ hoàng gia, dưới triều Mwanga. Nhà Vua giận dữ nói: “Những ai không thờ Thiên Chúa ở lại đây với trẫm, c̣n các kẻ khác hăy đứng sang phía bên kia!” Thế là tất cả, trừ ba người, xếp hàng dọc theo bờ rào giậu. Thánh Carolô Lwanga và các bạn chịu trói và mang gông nặng để mấy ngày sau lên dàn hỏa thiêu, như cụ già Polycarpô giám mục thành Smyrna xưa.

Chúng tôi không thể theo dơi hết bước đường chông gai và gian nguy của các nhà truyền giáo ở Phi châu: các cha ḍng Trắng biết bao lần đă t́m cách lọt vào Soudan (1874, 1882, 1895) mà không được. Việc các thừa sai Công giáo vào đất Nam Phi đă gặp phải nhiều trở ngại trước những khoản luật của chính quyền theo Tin lành. Càng khó khăn và nguy hiểm hơn nữa khi phải sống với những đám dân rất lạc hậu và man rợ ở miền Đông Nam: Cafres, Basuto, Zoulous, Hottentots, Boschiman; các cha ḍng Tên sống với những dân này trong xứ Zambèze. Nhiều thừa sai ḍng Lazarist và Capuxinô hoạt động giữa những dân theo giáo phái Monophysisme ở Abyssinia, trong số có chân phước Ghèbrè Michael (1855), giám mục Jacobis (1860), cha Massaja ḍng Capuxinô (hồng y năm 1884). Đến lượt Cha Charles de Foucauld (1858-1916) truyền giáo trên sa mạc Sahara. Cha chọn cuộc sống như tôi tớ, chia xẻ cuộc đời lam lũ của dân Hồi giáo ở Beni Abbes và dân du mục Touaregs ở Tamanrasset. Như vậy, Giáo hội Công giáo đă đối đầu với đủ mọi thứ khó khăn ghê sợ: từ khí hậu độc địa cho đến sự cuồng tín của các giáo phái và sự man rợ của thổ dân.

Tuy nhiên, cũng có ba vùng rất thuận lợi cho hạt giống Phúc âm được tự do nẩy nở. Trước hết là vùng Đại hồ, nơi mà ngày nay dân số Công giáo có tới 13%, thứ đến Congo Léo, ở đây được chính quyền nâng đỡ, các thừa sai người Bỉ có cơ hội tổ chức thành một xứ Truyền giáo kiểu mẫu, và được các ḍng tu tham gia;[18] sau cùng là xứ Caméroun, thuộc quyền quản trị của nước Pháp từ năm 1918, nơi đức tin tiến triển đến độ không đủ tay thợ để hoạt động thêm. Điểm đen tối nhất cũng là trở ngại lớn nhất cho công cuộc truyền bá đức tin ở đây vẫn là Hồi giáo.

Ở Phi châu, có lẽ không đâu bằng, việc truyền giáo đ̣i các thừa sai phải có đức tính kiên nhẫn, đến độ gan ĺ trong bốn điểm sau đây: mến thích và hăng say làm việc, vật lộn với bệnh hoạn và tử thần, đối phó với mê tín dị đoan và với tục đa thê làm hạ phẩm giá người phụ nữ. Các thừa sai c̣n phải gắng công xây cất học đường, thực hiện một nền giáo dục lâu bền cho những người dân ­như tính t́nh thay đổi và ấu trĩ, xây dựng cho Giáo hội những gia đ́nh thật sự Công giáo. Tưởng không đâu Kitô giáo đă có nhiều công trong việc nâng cao phẩm giá con người, cho bằng ở Phi châu.

Cái công này c̣n rơ rệt hơn nữa, nếu người ta nh́n vào hành động của các thừa sai, của ngôi Giáo hoàng và nhất là của hồng y Lavigerie, trong việc chống chế độ nô lệ. Đức hồng y ước lượng mỗi năm có tới 400.000 người Phi châu bị bán làm nô lệ. Sau khi nắm vững dư luận và được đức Thánh Cha Leô XIII cổ vơ.[19] Thân phận con người nhờ đấy dần dần được nâng cao và có bảo đảm hơn. Nhưng phải chờ đến năm 1930, chế độ nô lệ mới được chính thức băi bỏ trong xứ Liberia. Tuy nhiên, nô lệ hăy c̣n trong tay những chủ nhân Hồi giáo, nhất là ở Ả Rập và Ethiopia, một thời gian cả mấy chục năm sau nữa.


3. Các xứ Truyền giáo ở Á châu

Những giáo đoàn do thánh Phanxicô Xaviê thiết lập ở Nhật Bản trở nên thịnh vượng, mặc dầu sau đó các nhà truyền giáo gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại; rồi cuộc bách hại diễn ra từ cuối thế kỷ XVI. Trong thời bách hại này, Giáo hội ở Nhật Bản đă có con số gần một triệu giáo dân. Nhiều người chết anh dũng v́ đức tin. Khoảng năm 1660, hàng giáo sĩ và cả giáo đoàn Kitô hữu coi như bị quét sạch khỏi đất Phù Tang.[20]

Năm 1854, Nhật Bản phải mở hai thương cảng Shimoda và Hakodaté cho Hoa Kỳ vào buôn bán. Năm 1858, một hiệp ước chấp nhận cho người Pháp lập thương điếm tại Hakodaté, Kanagawa, Nagasaki. Nhưng dân Nhật có lệnh cấm không được lui tới các thánh đường của người ngoại quốc.

Tuy nhiên, lời của đức cha Marnas thuật lại, trưa ngày thử sáu 17.3.1865 một bọn từ 12 đến 15 người, gồm đàn ông, đàn bà, con nít, đứng giữa lối vào thánh đường 26 đấng Tử đạo (ở Nagasaki), như đang chờ đón một người. Cha Petit Jean, theo như ngài nói, được Thiên thần Bản mệnh dun dủi đến gần họ dể hỏi chuyện. Cửa thánh đường lúc ấy đóng, cha mở cửa, bọn người theo cha vào, trong khi cha thầm xin Chúa chúc phúc cho họ. Mọi người tiến tới cung thánh. Cha quỳ gối trước nhà tạm: “Lạy Chúa, con tha thiết xin Chúa cho lời con cảm hóa được những người này, để đem họ vào số các kẻ tôn thờ Chúa”. Cha vừa đọc xong kinh “Lạy Cha”, ba người đàn bà trên 50 tuổi đến quỳ dưới chân cha, một người đặt tay trên người nói nhỏ, như sợ có ai nghe Chúng con tất cả là những người cùng một ḷng một ư với cha” - “Đúng thế, nhưng các ông các bà ở đâu đến ?” “Chúng con ở Urakami, hầu hết có một niềm tin như chúng con”. Một người lên tiếng hỏi: “Ảnh Đức Mẹ đồng trinh của cha đâu ?” Cha Petit Jean không c̣n nghi ngờ nữa, cha biết chắc họ là con cháu của những người Kitô hữu đầu tiên trên đất Nhật... Cha dẫn họ đến bàn thờ Đức Mẹ. Theo gương cha, tất cả quỳ gối cầu nguyện, và họ sung sướng trong niềm tin: Ôi Maria! Chúa Giêsu uy linh trên cánh tay Mẹ! [21]

Từ đấy, các thừa sai t́m ra gần 20.000 người Công giáo trong vùng Nagasaki. Không linh mục, không một trợ giúp, suốt 200 năm qua những người tín hữu này vẫn rửa tội cho nhau, vẫn trung thành với đức tin và cầu nguyện, vẫn tuân giữ các giới răn, đến cả ảnh tượng thánh họ cũng c̣n kính cẩn cất giấu. Họ truyền lại cho nhau những dấu hiệu, để một ngày kia sẽ nhận ra ai là những người đến nối tiếp các thừa sai xưa đă cho tổ tiên họ biết đạo: độc thân, hiệp nhất với Giáo hoàng Roma, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria.

Chính quyền được báo dộng, liền nhắc lại những chiếu chỉ cấm đạo (1868). Người Công giáo một lần nữa chịu bách hại: 8.000 người bị lưu đày. Năm 1873, áp lực của các cường quốc Tây phương đ̣i chính quyền Nhật phải trả quyền tự do cho người Kitô hữu. Từ đấy đạo Chúa lại được rao giảng, nhưng tiến triển chậm chạp: năm 1913, số dân Công giáo Nhật không quá 100.000 người trên tổng số 67 triệu dân. Năm 1913, các cha ḍng Tên người Đức thiết lập viện đại học Sophia (Jôchi Daigaku) ở Đông Kinh.

Cuối thế kỷ XVI, Nhật Bản đem quân đánh Cao Ly (Triều Tiên); trong quân đội Nhật có một số quân nhân Công giáo đă khuyên được nhiều người Cao Ly theo đạo. Nhưng vua Cao Ly hạ lệnh cấm, khiến một nhóm giáo dân quá non nớt không thể đứng vững, nhưng đất Cao Ly đă được thấm máu tử đạo từ đấy. Sau gần hai thế kỷ, ông Lee trong thời gian làm đại sứ ở Bắc Kinh, được giao tiếp với các thừa sai Công giáo và đă được chịu phép Rửa, lấy tên thánh Pherô. Năm 1784, ông trở về Cao Ly làm tông đồ tại nước nhà. Hoạt động của ông Lee rất kết quả: năm 1789 có gần 4.000 người theo đạo. Nhưng v́ công cuộc truyền giáo thiếu giáo sĩ, lại phải chịu những thử thách quá nặng nề, suốt 80 năm bách hại nhất là trong những năm 1827, 1839, 1846 và 1860-1873 : con số tử đạo lên tới hàng ngàn. Năm 1837, xứ Truyền giáo được trao cho hội Thừa sai Paris; giữa thế kỷ XIX, con số giáo dân trên 11.000. Năm 1910, Cao Ly bị sáp nhập với Nhật Bản, công cuộc truyền giáo vẫn tiếp tục mặc dầu gặp những khó khăn lên tiếp. Năm 1936, số giáo dân lên 128.000 người trên tổng số 21 triệu dân. Các cha ḍng Biển đức Thánh Ottilian đă đến từ năm 1909, một đan viện được thiết lập tại Hán Thành.

Lịch sử truyền giáo Trung Hoa từ đầu thế kỷ XIX bị chi phối bởi chính trị giữa Trung Hoa và các cường quốc Tây phương, và bởi ảnh hưởng chính trị đối với số phận các thừa sai. Trung Quốc thế kỷ XIX, dưới quyền những ông vua bất lực hoặc vô tài, ch́m trong t́nh trạng hỗn loạn và suy thoái, khiến các đế quốc Tây phương t́m cách khuếch trương thương mại trong một nước đông dân, trên một thị trường lư tưởng. Do đấy, có những hậu quả sau đây: 1) Trước năm 1860, Trung Hoa bế môn tỏa cảng, các thừa sai bị trục xuất hoặc chịu bách hại; 2) Từ 1860, một thể chế bảo vệ các xứ Truyền giáo do các cường quốc Âu châu đảm nhiệm; 3) Sau vụ bài ngoại và bách hại đạo năm 1900, một t́nh thế mới bắt đầu, hàng giáo sĩ Trung Hoa lần lượt thay thế các giáo sĩ ngoại quốc ở cấp lănh đạo, vào những năm trước khi đảng Cộng sản làm chủ đại lục (1949). [22]

Những cuộc bách hại ở Trung Hoa không gây đổ máu nhiều như ở Việt Nam hay Nhật Bản, bởi v́ ít khi đi tới ác liệt (cuộc tử đạo của cha Perboyre năm 1840). Tuy nhiên, cũng đủ để người Kitô hữu có cơ hội xưng đức tin can trường, sống đạo một cách sốt sắng, trung thành, nhẫn nhục, nhưng số giáo dân tăng rất chậm: 202.000 năm 1800 lên 350.000 năm 1860 (1/1000).

Nếu sau này t́nh thế có thuận lợi hơn, th́ sự thuận lợi ấy cũng không giúp ǵ cho công cuộc truyền giáo. Bởi v́ quyền tự do dành cho Giáo hội ở Trung Hoa chỉ là một thứ tự do trong tay các cường quốc Âu châu. Ba cuộc hành quân viễn chinh, trong đó có chiến tranh nha phiến (1840-42), kết thúc bằng ḥa ước Bắc Kinh (1860), đem lại quyền tự do giảng đạo, giữ đạo, và quyền mua đất đai, xây dựng cơ sở truyền giáo. Nhiều cuộc thương thuyết của các nhà ngoại giao Pháp vào những năm 1844-46, rồi 1858 và 1860, kết quả là đặt các thừa sai Công giáo dưới sự bảo trợ của nước Pháp, khiến các vị này bất cứ thuộc quốc tịch nào phải có giấy thông hành do chính quyền Pháp cấp. Nhờ có sự “tự do” này mà con số giáo dân đă lên tới 700.000 hồi năm 1900. Nhưng v́ đặt dưới quyền bảo trợ của ngoại bang, Kitô giáo không khỏi bị mang tiếng là “Đạo ngoại quốc”. Điều tiếng đó cần được xóa bỏ.

Sau loạn Quyền phỉ (1900), tức phong trào quốc gia quá khích, và nhất là sau đệ nhất thế chiến, dân tộc Trung Hoa t́m hết cách để thoát ly dần khỏi quyền bảo hộ và ảnh hưởng của ngoại bang. Từ đó, Giáo hội Công giáo, tuy con số c̣n thấp kém, nhưng đă bắt đầu bước sang một t́nh thế mới. Uy tín của các thừa sai, sự người Công giáo tham gia đời sống quốc gia chống Nhật xâm lăng, sự thành lập một hàng giáo sĩ Trung Hoa đông đảo, sự đào tạo một giới trí thức Công giáo và uy tín quốc tế của ngôi Giáo hoàng; tất cả đă làm cho người ta hết nghĩ rằng đạo Công giáo là đạo của riêng Tây phương. Các ḍng tu sang hoạt động thêm đông, việc giáo dục được đặt lên hàng đầu. Năm 1903, ḍng Tên người Pháp thiết lập viện đại học “Aurore” Zikawei (Thượng Hải). Năm 1923 các cha ḍng Biểnđức người Hoa Kỳ cũng mở viện đại học Fu Jen ở Bắc Kinh, 10 năm sau được trao cho các thừa sai ḍng Steyl (Ngôi Lời) điều khiển.

Năm 1844, hai cha Huc và Gabet ḍng Lazarist tới Lhassa kinh đô Tây Tạng, được nhà Vua tiếp kiến và cho phép giảng đạo. Nhưng v́ Tây Tạng bấy giờ thuộc quyền Trung Hoa đang có chiếu chỉ cấm đạo, nên các cha đă phải rút lui vào 2 năm sau. Năm 1851, một thừa sai khác tên là Krick từ Ấn Độ được phái sang Tây Tạng hoạt động trở lại với cha Boury, nhưng cả hai bị giết năm 1854. Sau đó có cha Renou từ Tứ Xuyên đến lập một giáo xứ tại thung lũng Bonga. Từ khi có ḥa ước Bắc Kinh (1860) nh́n nhận quyền tự do giảng đạo, đức cha Thorne và 4 nhà truyền giáo do Ṭa thánh sai đến Tây Tạng, cũng bị cản trở bởi nhà cầm quyền người Trung Hoa, họ viện lẽ ḥa ước Bắc Kinh chỉ nh́n nhận quyền tự do ấy ở Trung Quốc chứ không nói đến Tây Tạng. Một cuộc bách hại xảy ra: Bonga bị phá, nhiều giáo dân bị giết.

Cũng như nhiều xứ Truyền giáo khác, đạo Công giáo ở Ấn Độ thịnh vượng cho tới cuối thế kỷ XVII; sau đó là thời sa sút. Sự độc quyền của Chính phủ Bồ Đào Nha trong việc tuyển mộ thừa sai đă có hậu quả là hầu như chỉ có linh mục Bồ Đào Nha, số linh mục này đă ít, đôi khi c̣n có gương xấu. Do đấy, một phong trào nổi dậy đ̣i thoát ly ảnh hưởng của các cường quốc Âu châu. Đức Thánh Cha Gregori XVI quyết xé bỏ bản hiệp ước làm cản trở sứ mạng của ngài. Từ năm 1833 đến 1838, ngài giải tán 4 giáo phận chính ṭa lệ thuộc vào chính quyền Goa và thay thế bằng những giáo phận Đại diện Tông Ṭa. Chính phủ hoàng gia Bồ Đào Nha phản đối hành động đơn phương này, cả hàng giáo sĩ Goa cũng từ chối nh́n nhận (“Ly giáo Goa”). T́nh trạng bất ḥa đó kéo dài đến năm 1928 mới giải quyết xong. [23]

Nhưng khó khăn về địa thế và dân sự mới thật nặng nề: đất rộng, khí hậu nóng như thiêu, c̣n phải đối phó với những khối tôn giáo vừa hùng hậu vừa cuồng tín: 77 triệu Hồi giáo, 240 triệu Ấn giáo. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn tiến và có nhiều triển vọng, các thừa sai tổ chức một nền giáo dục khá hoàn bị, với những cơ sở xă hội như ở các nước tiên tiến. Trường cao đẳng Thánh Phanxicô Xaviê được mở tại Bombay từ năm 1869, do ḍng Tên người Đức. Năm 1893, đức Thánh Cha Leô XIII thiết lập đại chủng viện Candy trên đảo Tích Lan, là nơi đă có một giáo phận Đại diện Tông Ṭa từ năm 1834, với gần 20.000 giáo dân. Dân Ấn theo đạo phần đông thuộc giai cấp dưới, tuy nhiên các cha ḍng Tên đă gây được nhiều ảnh hưởng giữa các giới cấp cao Bà La Môn ở Trichinopoli (Madras). Năm 1935, Ấn Độ có 3.888.707 người Công giáo, tập trung ở miền Nam bán đảo, với con số 1.158 linh mục Ấn, hoạt dộng chung với 1.350 thừa sai. Vị giám mục Ấn tiên khởi, đức cha Roche, được tấn phong tháng 9 năm 1923.

Công cuộc truyền giáo ở vùng Đông Nam Á, chỉ ở Việt Nam là khả quan, với con số giáo dân từ 420.000 năm 1840, lên 683.000 năm 1892, và 1.544.765 năm 1939.[24] C̣n ở Miến Điện, Thái Lan, Mă Lai, Indonexia, công việc bắt đầu hơi muộn, lại tiến chậm chạp, nên tất cả các nước này hợp lại chỉ có khoảng 300.000 người Công giáo hồi năm 1930.[25]


4. Truyền giáo tại Mỹ châu

Ở  Bắc Mỹ, người ta không c̣n thấy bộ mặt của một xứ Truyền giáo nữa.[26] Từ thế kỷ XX, lịch sử truyền giáo hết nói đến các nước này, không những v́ thành quả tốt đẹp trong nhiều thế kỷ trước mà c̣n v́ thổ dân da đỏ bị tiêu diệt dần hoặc phân tán vào rừng núi sống nay đây mai đó. Sự thiên vị của Chính phủ Liên bang Mỹ quốc dưới thời tổng thống Grant (1867-77) đă làm cho Tin lành giáo có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo không bao giờ thiếu những tông đồ có khả năng và kiên nhẫn. Nhiều nhà truyền giáo từ Âu châu đến hoạt động, như đức cha Dubourg ở Lyon sang, làm giám mục địa phận New Orléans, cha De Smet (+ 1873) ḍng Tên người Bỉ nổi tiếng là Tông đồ dân da đỏ trong vùng núi Rocky. Năm 1928, người da đỏ c̣n sống sót ước chừng 336.000, trong số này 140.000 Công giáo.

Người da đen, tức dân nô lệ xưa, phần lớn ở miền Nam và Tây Nam Hoa Kỳ. Cuộc kiểm tra năm 1860 cho biết có khoảng 5 triệu da đen, trong đó 3.206.425 là nô lệ. Năm 1880, tất cả nô lệ được giải phóng và số dân da đen lên 6.780.583; năm 1945, 13 triệu; năm 1970 gần 30 triệu. Sau cuộc chiến tranh giải phóng (1865), người da đen đa số theo giáo phái Tin lành Baptiste hoặc Methodiste.[27] Năm 1946, người Công giáo da đen ở Hoa Kỳ vào khoảng 300.000; năm 1970 lên 800.000 với 185 linh mục, khoảng 300 tu sĩ và 1.000 nữ tu da đen.[28]

Trên quần đảo Antil1es và tại nhiều nước thuộc Trung Mỹ, một sự sa sút về tôn giáo đă làm hỏng cả công cuộc truyền giáo xưa, đến độ công việc phải bắt đầu lại vào thế kỷ XIX. Nhiều Quốc gia trước kia dưới quyền Tây Ban Nha, cũng xảy ra một t́nh trạng như ở Nam Mỹ sau này: bách hại Giáo hội, trục xuất các thừa sai (Guatemala năm 1872) hoặc bắt giam hàng giáo sĩ (Mehicô năm 1873). Ở Mehicô năm 1925, một cuộc Cách mạng vùng dậy bách hại đạo một cách hết sức dă man. Hàng giáo sĩ và hội đoàn Công giáo tiến hành Mehicô đă để lại cho Giáo hội những chứng nhân đức tin rất anh dũng (cha Pro ḍng Tên, v.v...). Tuy nhiên, nếu không kể địa phận Đại diện Tông Ṭa Tarahumara và hạt phủ doăn La Paz (Baja Califonia), th́ ngày nay với một hàng Giáo phẩm riêng, Mehicô không c̣n là một xứ Truyền giáo nữa.

Trong các nước Nam Mỹ, chỉ có Uruguay không bao giờ mang tên là xứ Truyền giáo. Các nước khác, ngày nay tuy tất cả đều có hàng Giáo phẩm riêng, nhưng vẫn c̣n có sứ mạng truyền giáo cho thổ dân và di dân, với những giáo phận Đại diện Tông ṭa tại các nước đa số Công giáo (Chili, Achentina, Paraguay, Columbia, Braxin), hoặc những nước Công giáo chiếm phân nửa (Venezuela, Ecuador, Peru, Bolivia). Việc thành lập những hạt Truyền giáo hoặc giáo phận Đại diện Tông ṭa nói trên bắt đầu từ năm 1834 (ḍng Phansinh ở Bolivia) và tiếp tục cho tới những năm gần đây. Như vậy thánh Bộ Truyền giáo đă bắt đầu lại hơi muộn một công cuộc đă có từ khi người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặt chân lên đất Nam Mỹ châu, và bấy giờ họ đă thâu đạt nhiều kết quả tết đẹp. Nhưng rồi những kết quả thâu lượm được đều bị phá hủy bởi những phần tử cách mạng, mà chiến tranh giành độc lập đă đưa lên cầm quyền. Việc giải thể ḍng Tên, trục xuất các thừa sai, thái độ cừu địch của chính quyền và của những người ghét đạo làm cho sứ mạng tông đồ không thể thực hiện nổi (cuộc dấy loạn 1810 ở Bolivia; hành động bài tôn giáo ở Ecuador sau thời cố tổng thống García Moreno;[29] hoặc ở Braxin dưới ảnh hưởng của hội Tam điểm, v.v...). Tại nhiều nơi, hầu như không c̣n vết tích Công giáo, khiến các thừa sai ngày nay phải làm lại như mới. Nhiều ḍng tu (Phansinh, Đaminh, Capuxinô, Salêdiêng) tham gia vào công cuộc tái thiết này. H́nh như các nhà truyền giáo ở đây đặt hết hy vọng vào một nền giáo dục quần chúng và sự cải cách đời sống nơi hàng giáo sĩ.


III

SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO


1. Thoát ly quyền bảo trợ của các cường quốc

Trong nhiều thế kỷ, công cuộc truyền giáo cần được sự bảo trợ của những cường quốc Âu châu. Đó là vai tṛ của Bồ Đào Nha, rồi Tây Ban Nha và Pháp từ thế kỷ XVI, đặc biệt nước Pháp trong thế kỷ XIX. Nước Pháp không phải chỉ bảo trợ những cơ sở Công giáo tại miền Đông Địa Trung Hải, cũng không phải chỉ nhận bảo hộ xứ Truyền giáo ở Trung Hoa (từ 1844 đến 1860), nhưng sự thực c̣n có mặt và gây ảnh hưởng tại những nơi có các nhà truyền bá Phúc âm được sai đến, để công cuộc được tự do hoạt động và tiến hành: hoặc bằng những ḥa ước buộc các nhà cầm quyền trước kia bách hại đạo phải tôn trọng, như trường hợp ở Việt Nam, hoặc bằng hiệu kỳ nước Pháp mà người ta vốn cho là có cảm t́nh với Công giáo, cũng như hiệu kỳ nước Anh bị coi là thù địch, đó là trường hợp ở Hải Dương châu. Các cường quốc khác sau này cũng ra tay bênh vực những thừa sai thuộc nước ḿnh bất cứ hoạt động ở đâu, nhưng nhất là ở nơi họ đặt nền đô hộ.

Công việc bảo trợ bấy giờ thật cần thiết và hữu ích. Giáo hội nh́n nhận điều đó và ghi công nữa. Nhưng từ khi được thành lập năm 1622, thánh Bộ Truyền giáo đă tự đảm nhận lấy sứ mạng cao cả này, và muốn các xứ Truyền giáo thôi lệ thuộc vào ảnh hưởng hoặc mục tiêu chính trị, quyết định một công cuộc truyền giáo thuần túy.[30] Đă đến lúc phải cho người ta thấy rơ đạo Thiên Chúa không phải là đạo của riêng Tây phương, Giáo hội Công giáo không bao giờ chịu làm tay sai cho bất cứ một cường quốc thực dân nào. H­ơn thế nữa, cần phải làm nổi bật sự can thiệp của Chúa Thánh Thần trong Hội thánh.

Trước hết, đức Thánh Cha Gregori XVI đă can thiệp để Giáo hội ở Ấn Độ, trong tổ chức nội bộ, được thoát khỏi quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha. Sau nhiều năm tranh chấp cam go, một thỏa ước (modus vivendi) được kư kết năm 1928, trao trả quyền độc lập hoàn toàn cho Giáo hội nhưng vẫn nh́n nhận chính quyền Bồ Đào Nha đă có nhiều công phục vụ Hội thánh. Sự bảo trợ của nước Pháp đối với các thừa sai hoạt động ở Trung Hoa, cũng như sự bảo trợ của hai nước Đức, Ư sau này đối với các thừa sai của họ, tất cả dần dần chấm dứt v́ không c̣n lư do tồn tại. Đức Giáo hoàng Leô XIII, năm 1885, đă trực tiếp gởi Văn thư cho hoàng đế Trung Quốc; ngài tổ chức các xứ Truyền giáo ở Trung Hoa theo ranh giới mỗi tỉnh. Việc này đương nhiên xóa bỏ sự phân chia theo ảnh hưởng một cường quốc hay một ḍng tu. Năm 1922, một khâm sai Ṭa thánh, tức vị đại diện trực tiếp của đức Giáo hoàng, được đặt tại Trung Quốc, cũng như đă đặt một vị tại Ấn Độ từ năm 1884, Nhật Bản năm 1919, và sau này ở Đông Dương năm 1925. Trước đó năm 1924, một công đồng triệu tập tại Thượng Hải đă cho Giáo hội Trung Hoa một bộ mặt, một tiếng nói riêng: ủy ban thường trực của công đồng đặt ở Bắc Kinh.

Hầu khắp nơi, Ṭa thánh đều có thái độ tương tự, chứng minh các xứ Truyền giáo không c̣n ở trong tay một cường quốc Âu châu, nhưng đứng vào một thể chế thiêng liêng và siêu quốc gia, tức Giáo hội Công giáo. Đó cũng là ư nghĩa của việc dời trụ sở hội Truyền bá đức tin từ Lyon sang Roma (1922).

Một điểm đáng chú ư của Giáo hội ngày nay là đứng ngoài chính trị, nhất là không chịu lệ thuộc vào các cường quốc, cũng như không c̣n t́m đến sự nương tựa mà trước đây Giáo hội đă phải cần đến. Giáo hội mỗi ngày thêm vững mạnh và độc lập, tự túc trong lănh vực riêng của ḿnh. Hai triều Giáo hoàng Beneđictô XV và Piô XI cho ta thấy rơ điều đó. Siêu thoát như thế, Giáo hội càng có uy tín: không vướng vào chính trị, Giáo hội càng ảnh hưởng tới chính trị; trong khi đứng ngoài các Quốc gia, Giáo hội càng trở nên của mỗi Quốc gia một cách thiết thực và ư nghĩa hơn.


2. Giáo hội trưởng thành với hàng Giáo phẩm địa phương

Ṭa thánh hằng mong ước được thấy những hàng giáo sĩ “bản quốc”, và mỗi khi có thể, tấn phong những giám mục người địa phương. Ngay từ thế kỷ XVI, đức Thánh Cha Piô V đă viết thư cho vua Bồ Đào Nha (1571), [31] tiếp đến Tông thư của đức Urban VIII (1627) hoặc những Huấn dụ của thánh Bộ Truyền giáo, tất cả đều nhấn mạnh việc đào tạo hàng giáo sĩ địa phương.[32] Những nơi nào, tỉ như ở Việt Nam, có một hàng giáo sĩ như thế, Giáo hội hiên ngang tồn tại sau những cuộc bách hại vừa lâu dài vừa ác liệt. Ngược lại, người ta phải chứng kiến sự suy yếu và có khi mất hẳn, mà nguyên nhân chính là thiếu một hàng giáo sĩ “bản quốc”. Năm 1845, Bộ Truyền giáo viết:

“Từ cùng cơi trái đất, những bàn tay giơ lên hướng về Ṭa thánh Pherô, đó là bàn tay của người dân đáng thương tại các miền rộng lớn bao la. Bởi v́ người ta đă coi thường việc đào tạo một hàng giáo sĩ bản xứ, nên ngày nay không c̣n đủ tay thợ để được phái đến vườn nho Chúa, khiến nó phải tan hoang ... Cần phải có những giám mục bản xứ; vả lại. chúng ta không thể có đủ linh mục để sai đi khắp nơi ...” .[33]

Đức Piô IX (1869), tổng giám mục Lavigerie (trong cuốn Nhật kư, 1878) và đức Leô XIII đều xác nhận sự cần thiết đến độ cấp bách một hàng giáo sĩ tại mọi Quốc gia. Đức Thánh Cha Leô XIII đặc biệt quan tâm đến Ấn Độ: ngài ban hành Tông thư Ad extremas ngày 24.6.1893 thiết lập tại Candy một chủng viện, nhằm đào tạo các linh mục Ấn Độ và Tích Lan. H́nh như ngài đă linh cảm trước một ngày nào đó, giữa những khủng hoảng sắp xảy đến, chỉ các giáo sĩ “bản quốc” mới đảm đương được công việc bảo vệ hoặc truyền bá đức tin. Đại chiến 1914-18 càng làm cho ngày giờ đó đến chóng hơn. Khắp nơi, các cha ḍng Trắng nhận thấy uy thế ḿnh không c̣n như x­a, phong trào quốc gia trở nên sôi động đến quá khích. Hơn thế nữa, các thừa sai nhiều nước phải nhập ngũ, nhiều vị đă không trở lại (nhất là người Pháp) và, khi hết chiến tranh, những thừa sai thuộc các nước bại trận phải bỏ mất nhiều xứ Truyền giáo. Đấy là chưa nói đến những thừa sai có đầu óc thực dân, coi khinh người bản xứ, ít để ư đến những khuyến cáo của Ṭa thánh. Chính v́ những lo âu này, mà đức Giáo hoàng Beneđictô XV đă công bố Thông điệp Maximum illud ngày 30.11.1919, than trách các thừa sai tại những xứ Truyền giáo cổ kính hàng bao thế kỷ, mà vẫn chưa có một hàng giáo sĩ địa phương xứng đáng, đồng thời kêu gọi lương tâm trách nhiệm của các thừa sai trong việc này.

Đức Thánh Cha Piô XI cũng một lập trường ấy trong Thông điệp Rerum Ecclesiae ngày 18.2.1926. Ngài loan báo đă đến lượt các Giáo hội địa phương phải đảm nhận sứ vụ truyền bá Phúc âm.[34]

Ngài cương quyết đi vào vấn đề một cách thiết thực, như ủy thác nhiều giáo phận cho các bề trên người địa phương. Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua 28.10.1926, chính ngài chủ sự lễ tấn phong cho sáu giám mục Trung Hoa, và ngày 30.10.1928 vị giám mục Nhật Bản tiên khởi địa phận Nagasaki. Từ đấy, hầu như không một năm nào mà không có tin linh mục hoặc giám mục tiên khởi của nước này hay nước khác trên thế giới. Đức Piô XII tiếp nối công việc đă bắt đầu, không ǵ có thể cản trở được. Trong những tháng đầu của đệ nhị thế chiến, nhằm lễ Chúa Kitô Vua năm 1939, để cho thế giới nhận biết quyền độc lập và phổ thế của Giáo hội Công giáo, đức Thánh Cha Piô XII cùng một lúc tấn phong cho 12 giám mục thừa sai: 1 Trung Hoa, 1 Pháp thuộc hội Thừa sai Paris, 1 ḍng Tên người Ấn, 1 ḍng Salêgiêng Mehicô, 1 ḍng Đaminh người Ư, 1 thuộc tu hội Verbit (Steyl) người Hà Lan, 1 Hoa Kỳ, 1 Ái Nhĩ Lan, 1 ḍng Phansinh người Đức, 1 cha ḍng Trắng người Bỉ, 1 người Malgache và 1 Ouganda, hai vị sau cùng là hai giám mục da đen tiên khởi.[35]

Để hưởng ứng Thông điệp Rerum Ecclesiae (1926), năm 1935 nhiều đại chủng viện được thiết lập dành cho việc đào tạo giáo sĩ địa phương.[36] Để nâng đỡ công cuộc này, một hội từ thiện ra đời do Chúa Quan pḥng. Trước đây, hội Truyền bá Đức tin của P. Jaricot đă được thành lập đúng lúc ngôi Giáo hoàng lo phục hưng và tổ chức lại các xứ Truyền giáo, th́ hai người Pháp khác, bà Bigard và con gái bà, chủ trương trợ giúp hàng giáo sĩ “bản quốc” vào lúc đức Leô XIII khởi công thiết lập đại chủng viện Candy (1893).[37] Đức Piô XI đă biến hội từ thiện của hai mẹ con bà Bigard thành một hội thiện Giáo hoàng, đặt trụ sở trung ương tại Roma, trong ngôi nhà cổ của Bộ Truyền giáo, mang tên Thánh-Pherô.

Đời sống tu tŕ cũng phát triển tại nhiều nơi truyền giáo. Không những phần lớn ḍng tu từ Âu châu đến, đă có nhiều phần tử người địa phương, nhưng c̣n có nhiều ḍng tu “bản quốc”: từ ḍng Kín, ḍng Phước Sơn, Châu Sơn ở Việt Nam đến ḍng Trappist ở Trung Hoa hay Nhật Bản, từ những Bannakerole (nam tu) hay Bannabikira (nữ tu) ở Ouganda đến nữ tu Mến Thánh giá ở Việt Nam, hoặc nữ tu hội Thánh Anna ở Chota Nagpore. Năm 1939, thánh Bộ Truyền giáo cho ta bản thống kê như sau: 15.505 thừa sai ngoại quốc, 6.406 linh mục địa phương; nam tu sĩ: 6.456 ngoại quốc, 2.176 địa phương; nữ tu sĩ: 34.433 ngoại quốc, 18.586 địa phương. [38]

Tuy nhiên, một giáo đoàn ở các nơi truyền giáo cũng như ở Tây phương, không phải chỉ gồm các linh mục và tu sĩ nam nữ, nhưng c̣n có giáo dân nữa, nhất là những giáo dân trí thức. Danh từ “bản quốc” đây không có nghĩa là “bài ngoại”, cũng không phải chỉ là một lớp sơn phết bên ngoài, nhưng là một tinh thần Chúa Kitô được dinh dưỡng trong chính linh hồn người địa phương, theo tâm t́nh và phong hóa của mỗi Dân tộc, để đời sống tuy hoàn toàn Kitô giáo mà vẫn không mất dân tộc tính. Vấn đề là phải đào tạo một giới trí thức Công giáo địa phương, từ đấy có một nghệ thuật Công giáo “bản xứ”, một nền văn hóa và tư tưởng Công giáo cũng “bản xứ”. Nhiều thừa sai đă quan niệm tương lai Kitô giáo ở Trung Hloa và Nhật Bản lệ thuộc vào một giới trí thức như vậy. Bởi thế, các vị hết sức quan tâm đến việc mở mang trường Công giáo, kể cả bậc đại học,[39] phổ biến sách vở báo chí nhằm tạo một nền văn chương Công giáo. Về những điểm này, tuy đă có nhiều cố gắng và thu lượm kết quả, nhưng phải công nhận là quá chậm chạp nếu so với Giáo hội Tin lành. Về nghệ thuật, kiến trúc và hội họa, thánh đường, ảnh tượng thánh vẫn c̣n chịu ảnh hưởng của Tây phương. Những ngôi thánh đường theo lối kiến trúc địa phương như nhà thờ lớn Phát Diệm ở Bắc Việt không có nhiều.

Đề cập đến vấn đề “địa phương hóa” (naturalisation) đạo Công giáo, tưởng cũng nên nói đến các Sắc lệnh của thánh Bộ Truyền giáo trong những năm tiền bán thế kỷ XX, đă loại bỏ những quan điểm của thế kỷ XVIII đối với một số lễ nghi quốc gia. Ở Nhật Bản, trong Thần đạo (Shintoisme) có những lễ nghi chỉ biểu lộ tinh thần ái quốc. Nếu không tham gia, sẽ bi coi là kẻ thù hay ít ra là xa lạ với Tổ quốc; nếu tham gia phải chăng là thông đồng vào việc tế Thần ? Nhưng đức tổng giám mục Đông Kinh đă nhận được một tuyên cáo chính thức và minh bạch về tính hoàn toàn thế tục và quốc gia của các lễ nghi đó, và ngày 26.5.1936 thánh Bộ truyền giáo đă ban Huấn dụ Pluries instanterque, cất đi “gánh nặng” từ lâu đè trên lương tâm người Kitô hữu; và nhờ đấy cứu Giáo hội Nhật Bản khỏi một bầu khí ngột ngạt.[40] Cũng một tinh thần trên, trong Huấn dụ Plane compertum est ngày 3.12.1939 nói về lễ nghi Trung Hoa đối với đức Khổng Tử và Tổ tiên.[41] Huấn dụ này băi bỏ việc đức Clementê XI và đức Beneđictô XIV buộc các thừa sai phải tuyên thệ về lễ nghi Trung Hoa. Như vậy là đă xóa bỏ đi được tất cả những tàn tích cuối cùng của một cuộc tranh luận, từng gây nên nhiều thiệt hại cho đạo Công giáo ở Á Đông. Một Sắc lệnh khác đề ngày 9.4.1940 cũng bỏ luôn việc tuyên thệ về lễ nghi Malabar bên Ấn Độ. [42]

Hành động của thánh Bộ Truyền giáo nói trên, rồi sự gia nhập đạo của nhiều người thuộc giới trí thức và của những nhân vật trong chính quyền tại một nước như Trung Hoa, thái độ của người Công giáo trong phong trào chống ngoại xâm (đức giám mục Vũ Bân), việc đức cha Tôma Tien Ken Sin ḍng Verbit người Trung Hoa được phong hồng y (18.2.1946), và biết bao cố gắng khác, tất cả hợp lại để tạo nên một sắc thái “dân tộc” cho mỗi xứ Truyền giáo. Mục đích của công cuộc truyền bá đức tin là xây dựng và mở rộng Nước Chúa. Khi nào có đủ điều kiện để trở thành một Giáo hội có hàng Giáo phẩm riêng, tức nhiên việc truyền giáo phải nhường và trao cho Giáo hội đó. Những Giáo hội trẻ trung này dần dần có học đường, chủng viện, giáo sĩ, giám mục, hồng y, tổ chức văn hóa xă hội, cùng những phương tiện bảo vệ và truyền bá đức tin của ḿnh, tất cả đều là người địa phương và do người địa phương điều khiển. Đó là nguyện vọng và chương tŕnh của Giáo hội Công giáo.


3. Giáo hội ở Á châu và Phi châu sau hơn một thế kỷ truyền giáo

Công cuộc truyền đạo ở Á châu tuy có nhiều kết quả, nhưng v́ lục địa rộng lớn, dân số quá đông, lại thiếu linh mục và nhất là sau hai cuộc thế chiến, chủ nghĩa vô thần phát động mạnh, tâm trạng con người đột ngột thay đổi, khiến công việc đang tiến hành bỗng chậm lại, nhiều nơi nhưng hẳn. Năm 1970, Á châu có 43.826.000 người Công giáo, với một hàng Giáo phẩm: 7 thượng phụ giáo chủ, 9 hồng y, 345 tổng giám mục và giám mục, so với tổng số 1.907.481.000 dân, tức 2,4%. Nhiều nước có tỷ lệ rất thấp là 1%, có những nước chưa tới 1%, như Thổ Nhĩ Kỳ, Persia, Hồi quốc, Nhật Bản..., nhưng có nước tỷ lệ trên dưới 10%, Liban, Macao, Việt Nam, Tích Lan ... Riêng ở Philippin, mặc dầu phải đương dầu với hội Tam điểm, với giáo phái Aglipay (1902), và mặc dầu số linh mục quá ít (4.519 năm 1970) Giáo hội vẫn tiến triển và được coi là phồn thịnh nhất. Sau đại học Công giáo Santo Tomás (1611), nhiều viện đại học khác được thiết lập. Năm 1970, dân số Công giáo Philippin là 26.769.709 (83%), dưới sự lănh đạo của 2 hồng y, 61 tổng giám mục và giám mục. [43]

Việc Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Đức quốc tham dự đệ nhất thế chiến, đă làm tiêu tan các tổ chức truyền giáo ở Trung Đông. Cuộc khủng bố người xứ Armenia xảy ra trong những năm từ 1915 đến 1918: trên 600.000 người xứ này bị phát lưu, kể cả 50.000 giáo dân Công giáo, nhiều người bị giết. Cả triệu người Armenô phải trốn ra nước ngoài. Năm 1921, chính quyền Thổ trục xuất thêm 120.000 người. T́nh h́nh tôn giáo tệ hơn nữa khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thành lập chính thể Cộng ḥa năm 1923. Các hội ḍng và học đường Công giáo gặp nhiều thử thách. Năm 1970, người Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ c̣n vào khoảng 200.000, chỉ có 26.539 Công giáo. Tại các nước khác ở vùng Trung Đông, trừ Liban ra, người Công giáo là thiểu số, kể cả Syria và Jordania, v́ đây là khu vực của Hồi giáo; Yemen và Afghanistan là hai nước không có được một người Công giáo.

Bán đảo Ấn Độ, sau một thời tranh đấu kiên nhẫn dưới sự lănh đạo của nhà ái quốc Gandhi (1860-1948), đă giành được độc lập từ năm 1947. Nhưng bán đảo chia làm hai nước: Ấn quốc Hồi quốc. Hiến pháp Ấn Độ 1948 bảo đảm quyền tự do tôn giáo, băi bỏ giai cấp “mạt dân” (paria). Năm 1954, Ấn Độ lấy lại dần các phần đất do ngoại bang chiếm cứ, kể cả Goa. Người Công giáo phần đông ở vùng Malabar, Tây Nam bán đảo, với con số 7.857.434 (1,5%), dưới sự lănh đạo của 2 hồng y, 74 tổng giám mục và giám mục (1970). Thêm vào đó, trên 100.000 người thuộc giáo phái Jacobit “hiệp nhất” với Roma, chia làm hai giáo phận. Ở Hồi quốc, số người Công giáo là 421.740 (0,3%) với 8 tổng giám mục và giám mục (1970). Giáo hội ở đây cũng như ở Ấn quốc không bị một sự hạn chế nào, chính quyền hai nước đều có liên lạc ngoại giao với Vatican. Ngược lại ở Srilanca (Tích Lan), Chính phủ của nữ thủ tướng Bandaranaike (1960-65) chủ trương quốc hữu hóa các trường tư (bị dân Công giáo chống đối), khiến Giáo hội phải qua một thời lo âu.[44] Số giáo dân Tích Lan năm 1970 là 829.480 (7%) với một hàng Giáo phẩm: 1 hồng y, 10 tổng giám mục và giám mục.

Tại vùng Đông Nam Á, nếu không kể Philippin, Giáo hội Việt Nam được xếp hàng đầu với con số giáo dân gần 2.500.000 (năm 1970).[45] Miến Điện (Myanmar) hồi năm 1955 (năm hàng Giáo phẩm Miến được thiết lập), chỉ có 150.000 người Công giáo; con số này tăng lên 237.501 vào năm 1970, với 10 tổng giám mục và giám mục. Trong khi Miến Điện là một Quốc gia Xă hội Phật giáo, th́ tại Thái Lan Phật giáo là quốc giáo. Tuy nhiên, Hiến pháp Thái Lan vẫn dành quyền tự do truyền giáo. Đạo Công giáo ở đây gia tăng rất chậm, năm 1970 chỉ có 139.113 giáo dân (0,4%), phần đông là phái gốc Việt, với hàng Giáo phẩm (1965): 8 tổng giám mục và giárn mục. Kampuchia (Cao Miên) cũng như Thái Lan: Phật giáo là quốc giáo. Công cuộc truyền giáo ở đây tuy bắt đầu từ giữa thế kỷ XVI, mà cho tới năm 1970 cũng chỉ có 62.023 người Công giáo (0,9%) trên tổng số 6.500.000 dân, hầu hết là Việt kiều, được chia thành một địa phận Đại diện Tông ṭa và hai hạt phủ doăn. Ai Lao có 4 giáo phận Đại diện Tông ṭa, với con số giáo dân năm 1970 là 32.265 (1,2%). Malaysia (Mă Lai), Singapor Hồng Kông thuộc vùng ảnh hưởng Anh, và là những nơi lập nghiệp của Hoa kiều. Năm 1970, cả 3 xứ hợp lại có khoảng 536.000 người Công giáo (riêng Hồng Kông: 235.937). Macao thuộc Bồ Đào Nha là một giáo phận chính ṭa có 36.500 giáo dân (13,6%).

Indonexia (Nam Dương) dưới thời Nhật Bản chiếm đóng (1942) đă giam giữ các thừa sai Kitô giáo. Người Hồi giáo hợp tác với Nhật Bản nổi lên chống chính quyền Hà Lan, kể cả sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, kết thúc bằng sự giành lại độc lập cho Indonexia (1946). Hiến pháp Cộng ḥa Indonexia công nhận quyền tự do tín ngưỡng và tự do giáo dục, đồng thời chính quyền chấp nhận sự bang giao với Ṭa thánh Roma. Tuy nhiên, tinh thần quá khích của Hồi giáo cũng như của Cộng sản vẫn là mối lo ngại cho Giáo hội. Công cuộc truyền giáo ở Indonexia đă muộn, lại tiến một cách chậm chạp. Hàng Giáo phẩm được thiết lập từ năm 1961, năm 1970 có 1 hồng y, 29 tổng giám mục và giám mục, cai quản 29 giáo phận với con số giáo dân 1.753.653 (1,5%), đa số sống trên những ḥn đảo thuộc biển La Sonde, nhiều nhất trên đảo Flores.

Trung Hoa công cuộc truyền giáo thật lớn lao, và thu lượm khá nhiều kết quả. Năm 1946, đức Thánh Cha Piô XII thiết lập hàng Giáo phẩm và phong vị hồng y người Á châu tiên khởi: đức hồng y Tôma Tien. Năm 1949, trên một phần ba tổng số 3.300.000 giáo dân được đặt dưới quyền các giám mục người Hoa. Việc tông đồ giáo dân cũng như những tổ chức từ thiện đều xúc tiến mạnh mẽ. Công cuộc đang tiến hành tốt đẹp và có nhiều triển vọng, th́ năm 1949 Cộng sản chiếm trọn đại lục thiết lập chính thể Cộng ḥa Nhân dân. Cuộc bách hại đạo lại diễn ra, với chủ trương Giáo hội “tự trị”. Cuối tháng 10 năm 1949, chính quyền Cộng sản ra lệnh trục xuất hết các thừa sai ngoại quốc. Cho tới cuối năm 1952, 5.496 nhà truyền giáo (linh mục, tu sĩ) phải rời khỏi Trung Quốc, thêm vào đó 7 giám mục, 574 linh mục, 576 tu sĩ, 298 đại chủng sinh người Hoa. Các thánh đường phải đóng cửa, các cơ sở từ thiện, giáo dục bị quốc hữu hóa, các hội đoàn bị giải tán. Chính quyền Cộng sản tổ chức “Giáo hội Công giáo tự trị”, tự ư đặt những tân Giám mục qua cuộc tuyển cử của “Hội Công giáo Trung Hoa yêu nước”. Đức cha Van Melckebeke, giám mục Ningsia, ức đoán Trung Hoa đại lục sau năm 1952 c̣n 2.200 linh mục, 6 nữ tu và 1.500.000 giáo dân. Năm 1970, chính quyền Cộng sản đă cho phép hai nhà truyền giáo người Ư được đặt chân lên Hoa lục, đó là cha Renato Morini và cha Ettore Turini, ḍng Tôi tớ Đức Maria. [46]

Ngay từ năm 1949 đức Piô XII đă cho phép dùng tiếng Trung Hoa ở phần đầu Thánh Lễ. Ngày 7.10.1954, ngài gởi Thông điệp Ad Sinarum gentes an ủi trên 3 triệu giáo dân Trung Hoa đại lục, khuyến khích họ can đảm trung thành với đức tin và Giáo hội Công giáo, đồng thời kết án tổ chức “Giáo hội Công giáo tự trị “ của Nhà nước Cộng sản. Nhiều thừa sai bi trục xuất đă đi hoạt động ở Đài Loan, phần đất c̣n lại của Trung Hoa Quốc gia. Năm 1970, Đài Loan có 303.971 người Công giáo (2,4%) dưới quyền 1 hồng y và 10 giám mục. Viện đại học Công giáo Fe Jen (Bắc Kinh) năm 1961 được tái lập tại Đài Bắc.

Ở Nhật Bản, năm 1919 ṭa Khâm sứ được thiết lập; năm 1927 đức Piô XI tấn phong vị giám mục Nhật Bản tiên khởi; năm 1936 người Công giáo được phép tham dự các lễ nghi quốc gia của Thần đạo. Năm 1941, theo sự đ̣i hỏi của Chính phủ Nhật, các Giám mục ngoại quốc từ nhiệm hết, nhường quyền cai quản các giáo phận, các cơ sở tôn giáo cho hàng Giáo phẩm Nhật. Trái bom nguyên tử ở Nagasaki năm 1945 đă giết trên 8.000 người Công giáo, những thiệt hại vật chất của Giáo hội không thể lường được. Sau thế chiến, công cuộc truyền giáo có nhiều hứa hẹn, và thêm nhiều thừa sai. Năm 1949, lễ kỷ niệm Bốn trăm Năm thánh Phanxicô Xaviê đến Nhật Bản, được tổ chức rất long trọng. Ḥa ước 1952 đă làm giảm đi nhiều ảnh hưởng của Kitô giáo; tiếp đến là sự phục hồi Thần đạo, rồi ảnh hưởng duy vật của Tây phương cũng như sự xâm nhập của Cộng sản vào giới trí thức. Đứng trước sự thiếu thốn những món ăn tinh thần Kitô giáo, các thừa sai hết sức quan tâm đến báo chí, sách vở nhất là ngành giáo dục. Sau thế chiến, ngoài viện đại học Sophia của các cha ḍng Tên đă có từ năm 1913 và được Chính phủ công nhận năm 1928, ba viện đại học Công giáo khác được thiết lập thêm. Số giáo dân từ 108.000 năm 1946 lên 212.000 năm 1955; rồi 300.000 năm 1962, dưới sự lănh đạo của 1 hồng y và 18 tổng giám mục và giám mục. Năm 1970, giáo dân Nhật là 343.464 sánh với tổng số 100.837.000 người (0,3%). Có điểm đáng chú ư là giáo dân Nhật Bản phần lớn sinh sống ở thành thị và có khá nhiều ơn thiên triệu giáo sĩ và tu sĩ, cũng như ơn theo đạo ở giới trí thức.

Năm 1945, Nhật Bản bại trận, Hàn quốc (Cao Ly, Triều Tiên) bị chia xẻ thành hai vùng: Cộng sản và Tự do. Trong vùng Nga Hoa, tức Bắc Hàn các cha ḍng Biển đức người Đức từ Hán Thành lên ở Wonsan từ 1927 bị bắt giam, nhiều linh mục Hàn quốc cùng chung số phận. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Bắc Hàn (1950), xứ Truyền giáo bị tàn phá khắp nơi và các thừa sai bị giết hoặc bị trục xuất hết. Số giáo dân c̣n vào khoảng 60.000 (0,6%) sống hoàn toàn cô lập. Trong vùng Tự do, tức Nam Hàn cũng gọi là Đại Hàn, Giáo hội được tái thiết dần. Trước thái độ cởi mở của dân chúng và cảm t́nh của chính quyền, Giáo hội nhận thấy cần phải có một chương tŕnh giáo dục hoàn bị và cao cấp. Hiện nay các thừa sai đang xúc tiến công việc này. Năm 1955 số giáo dân là 21.000, năm 1962 lên 530.000 chia thành 10 giáo phận. Cũng năm 1962 hàng Giáo phẩm được thiết lập, với vị giám mục tiên khởi từ năm 1944. Năm 1970, Nam Hàn có 766.987 người Công giáo (2,5%) dưới sự lănh đạo của một hàng Giáo phẩm gồm 1 hồng y, 14 tổng giám mục và giám mục.

Ở Phi châu, công cuộc truyền giáo đạt được những kết quả khả quan hơn cả. Năm 1970, người Công giáo Phi châu là 31.782.000 so với tổng số 328.134.000 dân, tức 9,8%. Giáo dân phần nhiều ớ miền Trung Phi (27%), rồi đến Đông Phi (18,5%). Miền Đông Bắc Phi v́ nằm trong vùng ảnh hưởng của Hồi giáo nên tỷ lệ rất thấp (2,4%). Negeria, Ethiopia, Ai Cập là những nước có ít người Công giáo nhất (dưới 1%); ngược lại nhiều nước như Burundi. Basutoland. Gabon, Angola, Congo, có một tỷ lệ từ 40% đến 54%; những nước nhỏ bé như Sceychelles, Réunion, Guinea (Tây Ban Nha), tỷ lệ trên dưới 90%.

Trong thời đệ nhất thế chiến, tại hai miền Trung Nam Phi châu nhiều cơ sở truyền giáo bị phá hủy, nhiều thừa sai phải ra đi. Tai hại hơn là ranh giới các xứ Truyền giáo thay đổi theo ảnh hưởng của các cường quốc, chỉ để ư đến việc khai thác. Văn minh Âu châu dần bị lột mất tinh thần Kitô giáo, sự quá quan tâm đến một thời đại kỹ nghệ khoa học, đă phá vỡ những cơ cấu tổ chức bộ lạc của dân Phi châu, khiến sứ mạng truyền giáo không kịp có một thể chế khác đến thay thế. Các đô thị đều có giai cấp vô sản sẵn sàng đi theo chủ nghĩa Xă hội quá khích, kể cả ở những miền Giáo hội Công giáo có nhiều ảnh hưởng nhất. Sau đệ nhị thế chiến, tinh thần quốc gia Phi châu vùng dậy, đi lên với những vụ khủng bố, ám sát, nhằm cứu văn văn hóa phong tục của bộ lạc, như đảng “Mau Mau” ở Kenya (1952-55). Ngày nay hầu hết các nước đó đă giành được độc lập.

Trong khi đó, ở Nam Phi người da trắng lại có chính sách kỳ thị, bất chấp sự thắng số của dân da đen. Các giám mục Công giáo đă lên tiếng phản đối, nhưng vô hiệu. Tại cộng ḥa Nam Phi và Congo Léo, đă xảy ra những cuộc tranh chấp chung quanh vấn đề trường Công giáo mà chính quyền đ̣i tục hóa. Tuy nhiên, con số người theo đạo ở các nơi lên khá cao. Năm 1954 Burundi có 1.000.000, Congo Léo 4.600.000, Ouganda 1.700.000 giáo dân; năm 1962 lên 1.300.000 (tỷ lệ 54%), 5.122.000 (36%) và 1.800.000 (26%); năm 1970 lên 1.872.000 (55%), 7.687.600 (40%) và 2.885.300 (35%). Ngày nay các nhà truyền giáo giáo hoạt động tại các học đường: ba viện đại học Công giáo đă thiết lập: Kinshasa, Congo (1957); Asmara, Ethiopia (1960); Tananarive, Malgache (1961). Sự thiếu linh mục được coi là một khủng hoảng đáng lo ngại. Ở Mozambic Angola thuộc Bồ Đào Nha, nhờ có sự tiếp tay của chính quyền từ khi có thỏa hiệp giữa Ṭa thánh và Bồ Đào Nha về các xứ Truyền giáo (1940), công cuộc được dễ dàng và tiến triển khả quan, năm 1970 Angola có 2.309.133 giáo dân (45%), Mozambic 1.267.108 (17%). Hiện nay, hầu hết các Giáo hội Phi châu đều có hàng Giáo phẩm riêng, gồm 1 thượng phụ giáo chủ, 7 hồng y (đức cha Ragambwa người Tanganyika, hồng y tiên khởi năm 1960), 310 tổng giám mục và giám mục.


4. Những Giáo hội trưởng thành ở Mỹ châu và Hải Dương châu
[47]

Giáo hội ở Bắc Mỹ trở nên thịnh vượng không khác ǵ ở Âu châu, khiến các địa phận từ năm 1908 đă được đặt ra ngoài thánh Bộ Truyền giáo, để trực thuộc Ṭa thánh.

Canada đầu thế kỷ XX có 8 giáo tỉnh và 20 giáo phận, với con số giáo dân 2.250.000, đa số gốc Pháp. Năm 1970 con số lên 8.759.625 trên tổng số 19.613.000 dân (46%), dưới quyền cai quản của 3 hồng y, 81 tổng giám mục và giám mục. Cũng như ở Hoa Kỳ, đời sông tôn giáo tích cực hoạt động và số ḍng tu rất đáng kể; chính sách tách biệt đạo đời được triệt để thi hành. Năm 1851, công đồng miền thứ nhất họp tại Québec và năm 1909 công đồng toàn quốc thứ nhất cũng tại đó. Viện đại học Laval Québec (1852), Ottawa (1866), Montreal (1876) và Sherbrooke (1957) là những đại học do hàng Giáo phẩm Công giáo điều khiển... Ṭa Khâm sứ thiết lập năm 1898, đă được nâng lên hàng Sứ thần.

Năm 1850, Giáo hội Hoa Kỳ chỉ có 6 giáo tỉnh và 27 giáo phận; năm 1900, 14 và 69; năm 1957 lên 26 và 113. Năm 1962, số người Công giáo Hoa Kỳ là 43 triệu (23%) dưới sự lănh đạo của 5 hồng y, 241 tổng giám mục và giám mục; năm 1970, lên 47.873.000 giáo dân (23,5%), 10 hồng y, 275 tổng giám mục và giám mục. Giám mục thành Baltimore, giáo phận cổ kính nhất, năm 1858 nhận tước hiệu Giáo chủ Bắc Mỹ. Đức cha J. Mc Closkey, tổng giám mục New York được phong hồng y tiên khởi (1875). Năm 1892, đức Leô XIII thiết lập tại Washington một ṭa Khâm sứ, cho tới ngày nay vẫn chưa được nâng lên hàng Sứ thần, v́ Hiến pháp Hoa Kỳ không muốn như vậy. Học viện Georgetown (1791) đă lên bậc Đại học từ năm 1833. Năm 1889, một viện đại học Công giáo khác (Catholic University of America) được thiết lập ở Washington; năm 1956, đại học Niagara Falls, và năm sau thêm đại học De Paul ở Chicago.

Tại Baltimore, nhiều Công đồng Giám mục Mỹ châu được triệu tập vào những năm 1852, 1866 và 1884, rất quan trọng trong việc kiện toàn các cơ cấu Giáo hội, xây cất học đường, tổ chức mục vụ thiện bản và hội đoàn. Đại hội nghị Thánh Thể quốc tế tại Chicago năm 1926 thu hút trên 1 triệu người, biểu dương đức tin sống động của Giáo hội Công giáo Mỹ châu. Số người Tin lành trở lại Công giáo mỗi năm vào khoảng từ 90.000 đến 100.000 (năm 1955: 139.000). Tuy có những kết quả tốt đẹp như thế, Giáo hội Hoa Kỳ vẫn c̣n nhiều công việc phải làm và rất nhiều khó khăn phải khắc phục.

Phần đông các Quốc gia Mỹ châu Latinh, tức Trung và Nam Mỹ, lâm vào những biến cuộc chính trị hầu suốt thế kỷ XIX. Sau cuộc tranh thủ độc lập kéo dài từ năm 1810 đến 1824, các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trở thành những Quốc gia độc lập. Các Quốc gia này gồm một nửa dân da trắng hoặc lai nắm mọi quyền lực trong tay, và một nửa thổ dân da mầu; đa số theo đạo Công giáo, và hầu như nước nào cũng có một đại học Công giáo riêng. Từ năm 1853 đến 1862, đức Thánh Cha Piô IX đă lần lượt kư với hầu hết các Quốc gia này những Thỏa hiệp, trong đó đạo Công giáo được nh́n nhận là quốc giáo. Nhưng những Thỏa hiệp ấy thường bị vi phạm và, trong ít nhiều xứ, chính quyền ban hành nhiều đạo luật bất lợi cho Giáo hội.

Ecuador tổng thống García Moreno, một người Công giáo tốt, có công phục hưng xứ sở (1861-75), năm 1863 đă kư một Thỏa hiệp với Roma và kêu mời các ḍng tu đến cộng tác. Ông bị ám sát năm 1875 và đức tổng giám mục thành Quito bị đầu độc ngày thứ sáu Tuần thánh 1877. Phe cấp tiến lên cầm quyền từ đấy. Dưới thời tổng thống Alfaró (1895-1901), các ḍng tu bị lục soát, tài sản Giáo hội bị tịch thâu, các giám mục, linh mục phải lưu đày. Đạo luật 1904 tuyên bố chính sách tách biệt đạo đời, nhưng không bao giờ được thi hành nghiêm chỉnh. Năm 1906, Hiến pháp mới được công bố, nh́n nhận quyền tự do tín ngưỡng. Nhiều ḍng tu trở lại hoạt động, đặc biệt tại những khu vực truyền giáo cho thổ dân. Năm 1927, các linh mục ngoại quốc bị cấm hoạt động trong nước Ecuador. Tuy nhiên, năm 1937, một Thỏa hiệp được kư với Ṭa thánh đă dành cho công cuộc truyền giáo nhiều dễ dàng hơn. Viện đại học Công giáo Quito được thiết lập năm 1954. Năm 1970, tỷ lệ người Công giáo Ecuador là 94%, với con số 5.016.6621 hàng Giáo phẩm gồm 1 hồng y, 21 tổng giám mục và giám mục.

Guatemala năm 1871, hội Tam điểm tung ra “Mặt trận Văn hóa” (Kulturkampf), hoạt động ráo riết và trở nên nguy hiểm từ năm 1922 dưới thời tổng thống Orellana. Các giáo sĩ và tu sĩ ngoại quốc đều bị trục xuất, các học đường Công giáo đóng cửa và đức tổng giám mục phải đi đày. Năm 1926, cuộc phản công của Công giáo có kết quả. Hai năm sau, một Thỏa hiệp giữa Guatemala và Ṭa thánh đă đem lại ḥa b́nh cho Quốc gia. Tuy nhiên, măi đến năm 1954 một cuộc Cách mạng vùng dậy mới bảo đảm chắc chắn cho quyền tự do của Giáo hội. Năm 1970, Guatemala có 4.137.516 dân Công giáo (89%), 1 hồng y, 12 tổng giám mục và giám mục.

Mehico và Braxin là hai nước lớn nhất của Mỹ châu Latinh, và đáng chú ư hơn cả. Mehico thời tổng thống Juárez (1861-72) đă mở đầu một giai đoạn thù nghịch Giáo hội: các thánh đường bị cướp phá, tài sản Giáo hội bị tịch thâu, các giám mục phải lưu đày, y phục giáo sĩ bị cấm. Đế quốc do Napoléon III thiết lập cho Maximilian thân vương nước Áo (1864-67), sụp đổ. Năm 1874, chính sách tách biệt đạo đời được áp dụng một cách tàn nhẫn. Giáo lư bị cấm dạy trong các trường công. Thời độc tài của tổng thống Porfirio Díaz (1877-81 và 1884-1911), t́nh h́nh Mehico được cải thiện và số phận Giáo hội sáng sủa hơn, mặc dầu các đạo luật chống tôn giáo chưa băi bỏ. Nhưng cuộc đảo chính 1911 của Madero lật đổ Díaz thành công, Mehico lại rơi vào cảnh biến loạn, thêm vào đấy cuộc bách hại đạo của Chính phủ Carranza (1915-20). Hiến pháp 1917, tuy chủ trương b́nh đẳng, nhưng vẫn đặt Giáo hội vào một t́nh trạng có thể bị tiêu diệt.

Tổng thống Calles (1924-28) là người của Tam điểm, ông cho thực hiện chính sách bài tôn giáo một cách gắt gao nhất. Nhiều thánh đường, trường học, tu viện, chủng viện bị đóng cửa. nhiều giám mục bị trục xuất. Khoảng 5.300 người bị giết v́ đạo: giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. [48] Tháng 6 năm 1929, một Thỏa hiệp được kư kết chấm dứt cuộc bách hại. Nhưng cuối năm 1931, cuộc bách hại trở lại, nhằm xích hóa và vô thần hóa nền giáo dục thanh thiếu niên. Đức Thánh Cha Piô XI phải lên tiếng qua hai Thông điệp 1932 và 1937, đồng thời kêu gọi người Công giáo giữ thái độ ôn ḥa. Măi đến thời tổng thống Camacho (1940-46) Giáo hội mới dần dần lấy lại tự do. Nếu có nhiều người Mehicô đă trở thành xa lạ với Giáo hội, th́ ngược lại có nhiều người Công giáo rất sốt sắng và đạo đức. Năm 1970, số người mang tên Công giáo là 39.542.439 (82%) với 2 hồng y, 62 tổng giám mục và giám mục.

Braxin tuy nh́n nhận đạo Công giáo là quốc giáo, nhưng Chính phủ Tam điểm từ năm 1873 đến 1875 đă ban hành những đạo luật bài xích tôn giáo và bắt bớ hàng Giáo phẩm. Khi hoàng đế Don Pedro II (1840-89) bị quân đội lật đổ, th́ một chính thể Cộng ḥa được thiết lập. Hiến pháp năm 1890 tuyên bố chính sách tách biệt đạo đời. Tuy Giáo hội từ đấy được tự do, nhưng t́nh thế không c̣n thuận lợi như trước. Nhờ có sự tiếp tay của nhiều ḍng tu từ Âu châu sang, đời sống tôn giáo được duy tŕ và tiến triển: năm 1850 chỉ có 1 giáo tỉnh và 9 địa phận; năm 1957, 20 giáo tỉnh và trên 100 địa phận. Bốn viện đại học Công giáo đă lần lượt được thiết lập: Rio de Janeiro (20.1.1947), Săo Paulo (25.1.1947), Porto Alegre (1950) và Campinas (1956); ngoài ra tại Roma học viện Braxin cũng được thành lập từ năm 1929. Năm 1970 liên bang cộng ḥa Braxin có trên 200 địa phận, với con số người Công giáo là 78.283.489 (88%) dưới sự điều khiển của 5 hồng y, 217 tổng giám mục và giám mục. Ngoài ra c̣n có nhiều khu vực truyền giáo cho thổ dân, và những di dân đến lập nghiệp ở miền Nam, đa số là người Đức và Nhật.

Tại các nước khác thuộc Mỹ châu La tinh, t́nh trạng Giáo hội khả quan hơn, sau khi đức Thánh Cha Leô XIII đặt ṭa Sứ thần tại hầu hết các Quốc gia này, và nhờ ở những hoạt động hăng hái của hàng linh mục và nhiều ḍng tu từ Âu châu sang, rồi đến việc thành lập những địa phận mới, học đường và hội đoàn. Công đồng các giám mục Mỹ châu La tinh được đức Thánh Cha Leô XIII triệu tập tại Roma năm 1899, đă có những quyết định quan trọng và hữu hiệu trong việc bảo vệ và chấn hưng đời sống đạo đức cũng như tinh thần của hàng giáo sĩ. Một học viện Nam Mỹ thành lập ở Roma từ năm 1858. Hội nghị Thánh Thể quốc tế năm 1934 ở Buenos Aires, năm 1955 ở Rio de Janeiro, và gần đây ở Bogotá (1968) là những cuộc biểu dương đức tin vĩ đại, hun nóng ḷng đạo của dân chúng, khiến chủ nghĩa bài tôn giáo giảm đi phần nào.[49]

Năm 1970, Mỹ châu La tinh có trên 600 địa phận với con số Công giáo hơn 200 triệu (90%) người, sống chung với khoảng 9 triệu Tin lành và trên 10 triệu theo Thần giáo. Từ năm 1916, Giáo hội Tin lành với sự giúp đỡ của Chính phủ Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ và thâu đạt khá nhiều kết quả, trong khi đạo Công giáo với con số khổng lồ mà hàng giáo sĩ lại quá ít: 636 giám mục và không đầy 40.000 linh mục, sánh với 25 hội Truyền giáo Tin lành Hoa Kỳ gồm 20.000 mục sư thừa sai.

Công cuộc truyền giáo ở Hải Dương châu cũng đă thu được những kết quá khả quan. Năm 1957, số giáo dân là 2.773.000 trên tổng số 14.650.000 (19%); năm 1962 lên 3.665.000 sánh với tổng số 17.220.000 dân (21%). Năm 1970, con số ấy là 3.904.000 trên tổng số 19.127.000 dân (21%) với 2 hồng y, 63 tổng giám mục và giám mục, nhưng phần đông vẫn là người da trắng và lai. Có những nước đạt được một tỷ lệ rất cao, như Tân Caledonia (62%), Micronesia (44%), Polynesia thuộc Pháp (38%). Giáo hội Tân Tây Lan có tỷ lệ kém hơn cả (17%): 369.100 giáo dân trên tổng số 2.677.000; tuy nhiên, hàng Giáo phẩm đă được thiết lập ở đây, gồm 1 hồng y và 4 giám mục (năm 1970). Quan trọng nhất là Giáo hội Úc Đại Lợi. [50] Cho tới năm 1800 Úc hăy c̣n là nơi lưu đày các tội nhân, chính quyền Anh chỉ cho các thừa sai Công giáo đến hoạt động từ năm 1820. Cũng từ đấy, Giáo hội tiến triển mau chóng. Năm 1820 chỉ có 2.000 người Công giáo, năm 1935 con số lên 2 triệu, hầu hết là người da trắng di cư và con cháu của họ (gốc Ái Nhĩ Lan đông nhất). Thổ dân theo đạo rất ít, v́ họ sống nay đây mai đó và trốn tránh trên rừng núi, Úc Đại Lợi theo chính thể tách biệt đạo đời, người Công giáo phải tự túc duy tŕ lấy tôn giáo cũng như nền giáo dục cho con em ḿnh. Tuy nhiên, họ cũng chiếm những địa vị quan trọng đời sống quốc gia. Học đường và hội đoàn Công giáo đều hoạt động tốt đẹp. Từ năm 1885, nhiều công đồng toàn quốc được triệu tập ở Sydney. Đức cha P. Moran (+1911), Tổng giám mục Sydney, được đặt làm hồng y tiên khởi (1885), Sydney c̣n là nơi tổ chức đại hội Thánh Thể quốc tế năm 1928. Năm 1970 Giáo hội Úc có 2.800.000 giáo dân (23%), dưới sự cai quản của 1 hồng y, 35 tổng giám mục và giám mục.

Năm 1972 là năm kỷ niệm: Ba trăm Năm mươi Năm thành lập thánh Bộ Truyền bá Phúc âm, Một trăm Năm mươi Năm thành lập hội Truyền bá Đức tin, Năm mươi Năm thành lập hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo. Trong một cuộc họp báo ngày 23.3.1972, đức hồng y Agnelo Rossi, tổng trưởng của thánh Bộ, cho biết con số người Công giáo trong các xứ truyền giáo từ năm 1949 đến 1969, đă tăng từ 6 triệu lên trên 14 triệu ở Á châu (không kể Trung Hoa lục địa, Bắc Hàn và Bắc Việt), và từ 11 triệu lên hơn 32 triệu ở Phi châu. Cũng trong 20 năm đó, số linh mục ở Á châu từ 6.900 lên 15.300 (mà 9.800 là người địa phương), và ở Phi châu 7.500 lên 15.000 (mà 3.600 là người địa phương). Thánh Bộ Truyền bá Phúc âm hoạt động trên 840 địa phận thuộc 103 Quốc gia, rải rắc khắp 5 Châu, gồm 57.350.000 tín hữu, 38.611 linh mục, 15.000 tu sĩ, 85.000 nữ tu và chừng 250.000 thày giảng.[51]

 

[1] Giáo hoàng Học viện Truyền giáo (Athénée Pontifical “de Propaganda Fide”) thành lặp năm 1627 do đức Urban VIII, với hai phân khoa thần học và triết học; năm 1933, thêm phân khoa truyền giáo (trong đó có giáo luật). Năm 1962, do Tự sắc Fedei Propagandae ngày 1 thánh 10, đức Gioan XXIII nâng học viện lên bậc Đại học (Université Pontificale de la Propagande) .

[2] Sách tham khảo: C. Goyau: Missions et Missionnaires, Paris 1931 - A. Olichon: Les Missions. histoire de l'exParision du Catholicisme dans le monde, Paris 1936 - P. Lesourd: Histoire des Missions Catholiques, Paris 1937 - A. Boucher L'action missionnaire de la Papauté de Pie IX à Pie XI, trong  Tu es Petrus, Paris 1934, tr 829-872 - Y. Congar La Catholicité en marchem, réalisations et espoirs de l’Église, trong  Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet), Paris 1946-48, Q.II, tr 327-392.

[3] A. Olichon: op. cit., tr 322.

[4] G. Goyau: Les grands desseins missionnaires d’Henri de Solages 1786-1832, Paris 1933, Ch. I.

[5] Xem Sainte Marie-Perrin: Pauline Jaricot, Paris 1925.

[6] Mgr d'Hulst Vie de Just de Bretenières, missionnaire apostolique, martyrisé en Corée en 1866, Paris 1888.

[7] Nhiều “Hội Truyền bá Đức Tin” khác được thành lập, như Association Léopoldine ở Áo (1829) có mục đích truyền giáo tại Bắc Mỹ; Association St-François Xavier ở Đức (1834) Pieuse Société des Missions do thánh Vinhsơn Palloti ở Ư (1835). Xem Guide des Missions Catholiques. Q. I. Paris 1937, tr 98-104.

[8] Danh sách các Ḍng này, trong A. Olichon: op. cit., tr 338 - Xem Goyau: La vocation misionnaire de la femme, Paris 1924.

[9] G. Goyau: Le premier demi siècle d'apostolat des Picpuciens aux les Gambier, Paris 1928.

[10] Mouly: Lémouvante prouesse. Le P. Damien. son apostolat, son auréole, sa survie, Paris 1934. Cha Damien đă được đức Gioan-Phaolô ghi tên vào sổ bộ các Chân phước.

[11] M. Czerminski: Un volontaire de la lèpre. Le P. Beyzim 1850-1912, Toulouse 1931.

[12] Guide des missions Catholiques, 1937, Q. I, tr 191 và tiếp

[13] P. Jonquet Vie de Mgr Grandin, Montréal 1903 - Duchaussois: Aux glaces polaires, Paris 1926; Apôtres inconnus, Paris 1924.

[14] Xem Brou. L’expansion missionnaire en Afrique depuis cent ans, trong Revue d'histoire des Missions, 1937, tr 108-128 - P. Lesourd: op. cit., tr 278 và tiếp.

[15] Từ năm 1888 đến 1908, trong số 100 cha ḍng Scheut được cử đến Congo Léo (Bỉ), 38 cha chết, phần nhiều dưới 30 tuổi.

[16] Xem Vie abrégée du noble prélat Mgr de Marion, comte de Brézillac, evêque de Pruse, fondateur des Missions africaines de Lyon. 1813-59, Lyon 1927.

[17] L. Baunard: Le Cardinal Lavigerie; Paris 1896 - Một cha ḍng Trắng Les idées principales du Cardinal Lavigerie, trong Revue d’histoire des Missions, 1925, tr 351-396.

[18] Giáo phận Congo Léo được trao cho các cha ḍng Scheut năm 1888; từ năm 1893 và nhất là từ 1910, xứ Truyền giáo trở nên sầm uất, hầu hết các tu hội nam cũng như nữ gốc Bỉ đều có mặt ở đây. Xem E. de Moreau: Les Missionnaires Belges de 1804-1930, ch. V: Les Missions du Congo Belge, trong Un siècle de l’Église Cath. en Belgique. Q. I, tr 396-467.

[19] Tông thư In plurimis 5.5.1888 gởi hàng Giám mục Braxin - Văn thư 17.10.1888 gởi đức hồng y Lavigerie và đặt ngài làm Đặc sứ Ṭa thánh trong việc chống chế độ nô lệ - Tông thư Catholicae Ecclesiae 20.11.1890 gởi hàng Giám mục toàn cầu, dành ngày 6 thánh 1 mỗi năm làm ngày quyên tiền cho công cuộc chống chế độ nô lệ.

[20] Delplace: Le Catholiscisme au Japon. Bruxelles 1909- Papinot: “La résurrection du Catholicisme au XIXe siècle, trong Revue d’Hist. des Missions, 1928, tr 1-22

[21] Mgr Mamas: La religion de ]ésus ressucitée au Japon, Paris 1897. Q. I, tr 487.

[22] Xem M. Huc: Le Christianisme en Chine, en Tartarie et au Thibet, Q. IV, Paris 1858 - B. Wolf­erstan: The Catholic Church in China, from 1860 to 1907, London 1909.

[23] Xem A. Launay: Histoire des Missions de l’Inde, Paris 1898. Charles: Dossiers de l'action missionnaire, 89 và 97.

[24] Xem Les Missions Catholiques en Indochine, 1939, Hongkong 1940.

[25] Ở Xiêm La có cuộc bách hại đạo năm 1854. Từ thế kỷ XX, Xiêm mang quốc hiệu là Thái Lan, lấy Bangkok làm kinh đô.

[26] Xem L. E. Louvet Les Missions Catholiques au XIXe siècle, Lyon-Lille-Paris 1898, Ch. XIV-XVII.

[27] Xem J. Creusen: Le problème noir aux États Unis, Louvain 1930.

[28] Con số trích trong Linh mục Nguyệt San, Sài G̣n 1970, số 101, tr 320.

[29] Bị ám sát năm 1875, trước khi tắt thở ông kêu: “Thiên Chúa không chết”: Xem tr 338.

[30] G. Goyau: Missions et Missionnaires, tr 90 và tiếp.

[31] G. Goyau: op. cit., tr 72.

[32] F. Rousseau: L'idée missionnaire aux le et XVIIe siècles. Les doctrines, les méthodes, les conceptions d’ organisation, Paris 1930, Ch. IV. Về hàng giáo sĩ địa phương : những bài đăng trong Revue d’histoire des Missions, 1926 và tiếp.

[33] Huấn dụ của thánh Bộ Truyền giáo De Clero indigeno 23.11.1845. Collect. S. C. de Prop. Fide. 1893, tr 85.

[34] Hiền đệ hăy nhớ rằng việc chính yếu của hiền đệ là đào tạo hàng giáo sĩ bản quốc bởi v́ chỉ vài năm nữa sẽ không c̣n có thừa sai người Âu ở Á Châu nữa”. Lời đức Thánh Cha Piô XI nói với đức cha Hedde Minh O. P., bề trên phủ doăn Lạng Sơn, nhân dịp đức cha đến bái yết năm 1935. Xem A. Haag: La vie de Mgr Hedde (viết tay), tr 55. Lời nói của đức Thánh Cha bấy giờ coi như bi quan, nhưng chỉ mấy năm sau người ta chứng kiến sự thật.

[35]  Ngày 1.5.1941, hàng Giám mục người địa phương như ­sau.

Nhật Bản và Cao Ly: 1 tổng giám mục và 2 giám mục (1 từ nhiệm): 1 phủ doăn Tông ṭa, 16 địa phận ở Nhật Bản và 6 địa phận ở Cao Ly do hàng giáo sĩ Nhật điều khiển, áp dụng luật Nhật Bản.

Trung Hoa: 17 địa phận do 17 Giám mục Trung Hoa cai quản; ngoài ra c̣n có 9 bề trên phủ doăn Tông ṭa người Hoa.

Việt Nam: 4 giám mục người Việt cai quản 3 địa phận

Phi châu: 2 giám mục da den (1 ở Ouganda, 1 ở Madagascar); 1 giám mục Copto ở Asmara (Ethiopia) ; 1 bề trên phủ doăn Tông ṭa ở Sénégal.

Tổng cộng: 37 Giám mục “bản quốc” trong các xứ Truyền giáo trực thuộc thánh Bộ Truyền giáo; 48 trên 520 giáo phận trao hẳn cho hàng giáo sĩ “bản quốc”.

[36] Con số chính thức cũng như địa điểm của các chủng viện này (1935), trong Guide des Missions Catholiques, Q. III, 1936, tr 31-34.

[37] Mgr Olichon: Les origines francaises de l'Oeuvre pontificale de St-Pierre Apôtre. Paris 1929 - G. Goyau. Missions et Missionnaires, tr 147 và tiếp.

[38] Le Missoni Cattoliche dipendenti della S. Congr. de Prop. Roma. 1946, tr 555.

[39] Đại học “Aurore” ở Zikawei (gần Thượng Hải), đại học Fu Jen ở Bắc Kinh, đại học Sophia ở Đông Kinh, trường cao đẳng Phanxicô Xaviê ở Bombay, trường cao đẳng Trichinopoli (Madras), v.v

[40] Act. Ap. Sedis, 1936, tr 406.

[41] Act. Ap. Sedis, 1940, tr 24. Xem chương Ba, III, 3. Trong dịp Minh niên 1971, tại hội trường viện đại học Công giáo Fu Jen (Đài Bắc), trước sự hiện diện của hàng ngàn người Công giáo và không Công giáo, đức hồng y Vũ Bân, tổng giám mục Nam Kinh lưu vong, trong bộ lễ phục Trung Hoa, đă đứng trước bàn thờ có thắp nến và hương khói nghi ngút, dâng trái cây, bánh rượu khi cử hành lễ tế Ngọc Hoàng Thượng Đế và đức Khổng tử. Xem Linh mục Nguyệt San, Sài G̣n 1971, số 114, tr 341-342. Thánh Bộ Phục vụ năm 1971 đă chấp thuận cho hàng Giám mục Cam Bốt và Ai Lao được tùy nghi dời 2 ngày lễ chư Thánh và các đảng vào dịp phật tử hai nước này cử hành lễ Cầu siêu “Pachum Ben” (Vu Lan ở Việt Nam) vào hạ huyền tháng 9 âm lịch. Xem Đức mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài G̣n 1971.

[42] Act. Ap. Sedis, 1940, tr 379. Thánh Bộ Phận Phụng vụ năm 1971 cũng đă chấp nhận quyết nghị của hội đồng Giám mục Ấn Độ, là tái lập các lễ nghi có cử chỉ theo phong tục địa phương như thay thế bái gối bằng chắp tay cúi đầu (angali hasta), dùng đèn dầu thay đèn cầy, ngồi bàn tọa trên nền cung thánh trong giờ cử hành lễ nghi phục vụ. Xem Linh mục Nguyệt san. Sài G̣n 1971, số 114, tr 342.

[43] Những con số thuộc năm 1970 được trích trong 1971 Catholic Almanac.

[44] Missi 1961, tr 139 và 6, tr 192-193.

[45] Chúng tôi dành cả Chương liền sau cho Giáo hội này.

[46] Missi 1971, 6, tr 213; 1972, 1, tr 29. Xem R. J. de Jaegher - J. Corbally: Kẻ nội thù (The Enemy within) (bản dịch của Văn Tự) , Sài G̣n 1957 - Đức Mẹ H.C.G. Sài G̣n 1971 số 22, tr 31.

[47] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, trang 196-201, 275-276

[48] Xem Thông điệp Iniquis afflictique 18.11.1926 của đức Piô XI.

[49] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 199-200. Từ năm 1961, Giáo hội lại bắt đầu gặp những khó khăn đến bách hại bởi những Chính phủ thiên Cộng sản: Cuba, Chilê...

[50] C. Bihlmeyer – H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 207-208

[51] Xem Linh mục Nguyệt San, Sài G̣n 1972, số 124, tr 242-244, và số 126 tr 411 - Đức mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài G̣n 1972, số 36, tr 3-4.