HOME

 
 

Phần Nh́ :
CẬN KIM VÀ ĐƯƠNG KIM THỜI ĐẠI

Chương Sáu

GIÁO HỘI ĐỨNG TRƯỚC VẤN ĐỀ
TÔN GIÁO, CHÍNH TRỊ, XĂ HỘI
THỜI CẬN ĐẠI (1850-1914)
 

I. Giáo hội từ đức Piô IX đến đức Piô X                       

1. Đức Thánh Cha Piô IX từ năm 1850
và việc “Ư Đại Lợi Trẻ” xâm chiếm nước Ṭa thánh (1870)

2. Đại Công đồng Vatican I (1869-70)

3. Đức Leô XIII (1878-1903) và đức Piô X (1903-14)

II. Giáo hội tại các nước Âu châu thời Cận kim           

1. Giáo hội Công giáo Đức với “Mặt trận Văn hóa”

2. Giáo hội Công giáo ở Áo, Thụy Sĩ và Bắc Âu

3. Giáo hội Công giáo ở Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

4. Giáo hội Công giáo và Chính thống ở Đông Âu

III. Đời sống nội bộ của Giáo hội Cận đại

1. Kỷ luật, phụng vụ và nghệ thuật

2. Sống đạo, hội đoàn và ḍng tu

3. Khoa học thánh và Duy tân thuyết

 

Lịch sử Giáo hội cuối thế kỷ XIX sang XX là một cuộc đối phó liên miên với các lạc thuyết, di sản của chủ nghĩa tự do thế kỷ XVIII, đặc biệt trong hai nước Đức và Pháp. Ở Đức, phong trào bài tôn giáo do Bismarck cầm đầu lấy tên là “Mặt trận Văn hóa”. Ở Pháp, trái lại, nó không phải do một người cầm đầu, nhưng là cả một tổ chức, tức hội Tam điểm, với những “Mặt trận” mang danh hiệu khác nhau. Cấp tiến, Xă hội Cấp tiến, Xă hội Cộng sản... V́ do một tổ chức cầm đầu, nên nó tồn tại lâu hơn và tai hại cũng nhiều hơn.

Về phương diện chính tại, từ hạ bán thế kỷ XIX, lịch sử Giáo hội đi ra hai ngả đường có vẻ trái ngược nhau. Một đàng, quyền lợi trần thế cũng như tài sản bị tước đoạt dần, và kết thúc vào năm 1870, khi thành Roma bị xâm chiếm và sáp nhập vào nước Ư “thống nhất”: lănh thổ Ṭa thánh bị thu hẹp trong một khu đất trên đồi Vatican. Nhưng trong khi đó, quyền thiêng liêng của ngôi Giáo hoàng lại được kính trọng và vươn lên rất cao. Chính năm 1870, đại Công đồng Vatican tuyên bố tín điều “vô ngộ” của Giáo hoàng. Từ đấy, sự trọng kính và ḷng trung thành của người Công giáo đối với Ṭa thánh mỗi ngày thêm rơ rệt và mạnh mẽ.

Đến thời Leô XIII, đức Giáo hoàng mặc dầu chỉ c̣n là ông Vua của một nước nhỏ nhất trên thế giới, nhưng tiếng nói của ngài trong lănh vực chính trị, xă hội cũng như tôn giáo, vẫn đầy uy tín và được thế giới kính nể. Sang thế kỷ XX, thánh Giáo hoàng Piô X đóng vai bảo vệ đức tin, qua những cuộc chiến đấu chống các lạc thuyết mới, đồng thời cải cách lễ nghi phụng vụ và giáo luật.[1]


I

GIÁO HỘI TỪ­ ĐỨC PIÔ IX ĐẾN ĐỨC PIÔ X


1. Đức Thánh Cha Piô IX từ năm 1850
và việc “Ư Đại Lợi Trẻ” xâm chiếm nước Ṭa thánh (1870)
[2]

Sau cuộc cải cách không thành của đức Thánh Cha Piô IX, [3] t́nh h́nh nước Ṭa thánh mỗi ngày thêm đen tối. Khi nhận thấy việc thiết lập một liên bang Ư Đại Lợi dưới quyền lănh đạo của đức Giáo hoàng chỉ là giấc mơ, cũng như việc xây dựng một nền cộng ḥa là điều không thể có được, các nhà ái quốc Ư quay sang ủng hộ Victor Emmanuel II (1849-78), vua xứ Sarđenia và Piamonte, đang có tham vọng xây dựng một nước “Ư Đại Lợi Trẻ” thống nhất. Từ năm 1848, chính trị tôn giáo đă có khuynh hướng bài Giáo Hội. Các cha ḍng Tên bị trục xuất, đạo luật hôn nhân được ban hành, các quyền lợi Giáo hội và các đặc ân giáo sĩ bị băi bỏ. Thủ tướng Cavour (1852-61) tung ra khẩu hiệu “Giáo hội tự do trong Quốc gia tự do”. Nhà chính trị này làm việc rất hăng say, để đánh đuổi quân Áo và thống nhất nước Ư. Ông đă dùng đến mọi phương tiện, đến cả các lực lượng của nhiều hội kín và cách mạng.

Năm 1856, tại nghị hội Paris sau chiến tranh Criméa. Cavour nêu vấn đề Ư Đại Lợi. V́ một ḿnh người Ư không thể thực hiện nổi công cuộc thống nhất, ông t́m cách liên minh với Pháp quốc. Tháng 7 năm 1857, một thỏa hiệp được kư kết giữa hai nước. Năm 1859, Cavour đánh bật được quân Áo ra khỏi Lombardia. Đức Thánh Cha yêu cầu Áo quân rút khỏi nước Ṭa thánh, nhưng họ vừa ra đi, dân chúng liền vùng dậy trong hai tỉnh Romania, Umbria và tại các biên trấn. Họ tuyên bố băi bỏ quyền Giáo hoàng, và đ̣i sáp nhập lănh thổ Ṭa thánh vào Piamonte, nghĩa là vào nước Ư thống nhất đang thành h́nh. Đức Thánh Cha Piô IX ra vạ tuyệt thông cho tất cả những ai tham dự vào việc “cướp đất Ṭa thánh”, nhưng vô hiệu. Tại những vùng chiếm đóng, chính quyền Piamonte ban hành các đạo luật chống Giáo hoàng. Năm 1866, nhiều vụ bạo hành xảy ra: tịch thâu tài sản Giáo hội, tục hóa các học đường, v.v...

Từ năm 1859, các công quốc Toscana, Modena và Parma đă lần lượt sáp nhập với tân Quốc gia. Tỉnh Romania kể như mất về tay Victor Emmanuel. Năm 1860 Garibaldi, nhà ái quốc quá khích và chống Giáo hội, chiếm Sicilia và Napoli, lật đổ François nhà Bourbon, ông hoàng “ngoại quốc” cuối cùng trên đất Ư. Hồng y quốc vụ khanh Antonelli từ chối lời yêu cầu của Cavour đ̣i chấm dứt việc mộ “lính đánh thuê” trong quân đội Giáo hoàng. Quân giải phóng từ Sardenia đă xâm nhập tỉnh Umbria và các biên trấn. Quân lực của Giáo hoàng, dưới quyền chỉ huy của tướng Lamoricière, bị đánh bại ở Castelfidardo (18.9.1860) và, sau một cuộc biểu t́nh, các tỉnh này đều bị sáp nhập vào Ư quốc: Victor Emmanuel được tôn lên làm Vua (tháng 8 năm 1861).

Như vậy, nước Ṭa thánh đă mất hai phần ba đất đai, chỉ c̣n thành phố Roma và vùng phụ cận (Patrimoine de St-Pierre). Đứng trước những đ̣i hỏi và đề nghị của Piamonte, đức Piô IX và Antonelli vẫn giữ lập trường “Non possumus “ (chúng tôi không có thể). Roma lúc đó c̣n được quân đội Pháp bảo vệ, trận đánh úp của (Garibaldi năm 1862 thất bại ở Aspromonte. Bằng một thỏa hiệp tháng 9.1864. chính quyền Ư cam kết với nước Pháp sẽ tôn trọng phần đất c̣n lại của Ṭa thánh và bảo vệ chống mọi cuộc xâm lăng. Tuy nhiên, Garibaldi đă âm mưu với Piamonte để tấn công đất Ṭa thánh một lần nữa, nhưng ông bị Pháp quân và vệ binh Giáo hoàng đánh tan ở Mentana (3.11.1867).

Cuộc chiến tranh Pháp - Đức đưa nước Ṭa thánh tới chỗ sụp đổ hoàn toàn. Quân Pháp phải rút khỏi Civita Vecchia và Napoléon III bị truất phế sau trận Sédan (2.9.1870). Ngày 20.9.1870, Piamonte được đại sứ Phổ Von Arnim khuyến khích, đem quân chiếm kinh thành muôn thuở và Vatican. Đức Thánh Cha phản đối vụ “cướp đất Ṭa thánh” và ra vạ tuyệt thông các kẻ âm mưu cũng như tham dự, nhưng vô ích. Tháng 6.1871, Roma trở thành kinh đô Ư Đại Lợi và điện Quirinal được chọn làm hoàng cung.[4] Cuộc xung đột giữa ngôi Giáo hoàng và quốc vương Ư lên tột độ. Ngày 13.5.1871, chính quyền Ư ban hành đạo luật mang tên “luật đảm bảo” (loi des garanties), đơn phương giải quyết số phận nước Ṭa thánh.

Vương quốc nh́n nhận sự bất khả xâm phạm và quyền tối cao thiêng liêng của ngôi giáo hoàng, cấp cho ngài mỗi năm số tiền 3.225.000 bảng Ư (lires), dành cho ngài hai điện Vatican và Latran cùng biệt thự Castel Gandolfo trên bờ hồ Albano, đồng thời bảo đảm quyền tự do của ngài trong lănh vực tôn giáo. Các giám mục Ư sẽ do đức Thánh Cha bổ nhiệm. Quốc vương không c̣n đ̣i các giám mục phải tuyên thệ trung thành, và từ bỏ luôn cả quyền đề cử. Đức Piô IX phủ nhận “luật đảm bảo” (15.5.1871), và sau hai lần nhận khoản tiền nộp, ngài từ chối không nhận nữa, để chỉ trông nhờ tiền bạc công đức của giáo dân (“Denarius Sancti Petri”), và sự thực giáo dân đă tận t́nh giúp đỡ ngài.

Từ đó, đức Thánh Cha tự giam ḿnh trong khu Vatican không hề bước chân ra ngoài, và “vấn đề Roma” trở thành cái gai đâm trên thân ḿnh vương quốc Ư cho đến năm 1929. Các người kế vị đức Piô IX vẫn tiếp tục phản đối và lên án hành động xâm lăng tàn nhẫn, đến dộ tiêu diệt một Quốc gia đă có cả ngàn năm, đồng thời đ̣i một sự bồi thương tương xứng. Sự bang giao giữa Vatican và Quirinal vô cùng căng thẳng: nhà cầm quyền Ư dùng bạo lực ngay lrong thành Roma. Do đấy, năm 1874 đức Thánh Cha châu phê Sắc lệnh Non expedit của ṭa Xá giải có từ 6 năm trước, cấm người công giáo Ư tham gia các cuộc bầu cử mang tính chính trị trong vương quốc, cho rằng làm như thế là ủng hộ các đảng phái quá khích (2 năm sau, việc tham dự các cuộc bầu cử cấp xă và tỉnh được ban phép).

Xét về nội bộ Giáo hội, triều Giáo hoàng Piô IX được coi là một thời vẻ vang và lắm biến cố trọng đại. Đó là thời Roma trở thành trung tâm điểm thế giới Công giáo. Sự tập trung quyền cai trị Giáo hội, sự phục ṭng của hàng Giáo phẩm đối với ngôi Giáo hoàng và Ṭa thánh nổi bật trong thời này. Dĩ nhiên là không thể tránh khỏi những phản ứng của phe triết gia, phong trào cách mạng và chủ nghĩa tự do. Những tiến triển trong cơ cấu tổ chức Giáo hội, cũng như trong công cuộc truyền bá đức tin, được chứng minh bởi việc tái lập hàng Giáo phẩm Công giáo tại Anh quốc và Hà Lan, bởi việc thiết lập trên thế giới nhiều Ṭa Tổng Giám mục (29), Giám mục (132), nhiều Đại diện hoặc Phủ doăn Tông ṭa, bởi việc kư thỏa hiệp với các nước Nga, Tây Ban Nha, Áo, Wurtemberg, Bade và với nhiều Quốc gia Mỹ châu Latinh. Một biến cố quan trọng nữa của triều đại là sự phục hưng và phổ biến trường phái Rôma, mà trước đây chỉ hạn hẹp trong nước Tây Ban Nha và Ư. Đó là nhờ ở sự hoạt động của hai ḍng Tên và Đaminh, cũng là những ḍng đứng ra bênh vực quyền tối cao và ơn vô ngộ của vị Đại diện Chúa Kitô.

Cho tới ngày nay không có Giáo hoàng nào ưa dùng quyền tối cao của ḿnh như đức Piô IX. Từ năm 1849, ngài đă thăm ḍ ư kiến của hàng Giám mục, rồi ngày 8.12.1854 ngài công bố Tông chiếu Ineffabilis Deus về tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, mà thời Trung cổ đă nhiều lần bàn đến. Một biến cố trọng dại khác: năm 1858 Đức Mẹ hiện ra ở hang Massabielle (Lourdes) với thánh nữ Bernadette 18 lần, làm nhiều dấu lạ và xưng ḿnh là “Vô nhiễm Nguyên tội”

Ngày 8.12.1864, Thông điệp Quanta Cura gởi đến các Giám mục bản Syllabus, tóm tắt 80 “điều sai lầm của thời dại ta”, tức những lạc thuyết đă bị lên án trong hoàn cảnh xă hội đương thời. Lạc thuyết tai hại hơn cả của thế kỷ XIX là chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalisme), con đẻ của chủ nghĩa Tự do tư tưởng thế kỷ XVIII. Nó chủ trương đạp đổ mọi tôn giáo, nhất là Công giáo, đứng đầu phải kể đến A. Comte (1798-1857). Tiếp đến là chủ nghĩa Xă hội và chủ nghĩa Cộng sản của Karlmarx (1818-83), Lénine (1870-1924).

Những lạc thuyết nói trên có nhiều nguy hiểm, khi đem ra áp dụng để giải quyết những vấn đề quan trọng đời sống cá nhân cũng như đoàn thể. V́ thế trong Thông điệp Quanta Cura, đức Thánh Cha kết án Tự nhiên chủ nghĩa; ngài đ̣i chính quyền không được phủ nhận địa vị tôn giáo trong Quốc gia và không được đặt các tôn giáo ngang hàng với nhau. Ngài cũng kết án chủ trương ư dân có giá trị vượt trên luật tự nhiên và Thiên Chúa, lên án cả chủ nghĩa Xă hội cộng sản, và đ̣i phải bảo vệ quyền giáo dục gia đ́nh. Sau cùng, ngài phủ nhận chủ trương Giáo hoàng Roma có thể và phải tiến bộ đồng điệu với đà tiến của văn minh tân tiến và tự do chủ nghĩa. Bản Syllabus đă gây nhiều phẫn nộ trong các giới cấp tiến, họ cho đó là bản “tuyên chiến” với văn minh thế giới; trong khi đức Thánh Cha thực sự không bao giờ chống đối sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhưng chỉ phi bác và lên án những ǵ nghịch với lề luật Thiên Chúa và Giáo hội.

Sự nghiệp lớn nhất và cũng là biến cố trọng đại nhất của đức Piô IX là Công đồng Vatican I, mà chúng tôi sẽ tŕnh bày dưới đây. Những năm cuối cùng của ngài là những năm tràn đầy lo âu và buồn thảm: nước Ṭa thánh bị xâm chiếm, giáo phái “Cựu Công giáo”, “Mặt trận Văn hóa” ở Đức và Thụy Sĩ, phong trào tự do và bài Giáo hội ở nhiều nước. Với sự can đảm và b́nh tĩnh nhẫn nhục trước những đau khổ ấy, đức Piô IX được cả thế giới Công giáo trọng kính và yên mến. Đức Thánh Cha băng hà ngày 7.2.1878, thọ 86 tuổi sau 31 năm 7 tháng ở ngôi: triều Giáo hoàng lâu nhất sau thánh Pherô.


2. Đại Công đồng Vatican I (1869-70)
[5]

Ngày 6.12.1864, tức 2 ngày trước khi công bố bản Syllabus, trong một phiên họp của thánh Bộ Lễ nghi, đức Thánh Cha Piô IX thông báo riêng cho các hồng y biết từ lâu ngài đă có ư triệu tập một đại công đồng, “để nhờ phương tiện bất thường này mà giải quyết những công việc bất thường của cộng đồng Kitô giáo”. Nhân ngày đại lễ mừng Mười tám Trăm Năm cuộc Tử đạo của hai thánh Tông đồ Pherô và Phaolô năm 1867, trước cử tọa 500 giám mục và đông đảo giáo dân đến tham dự, đức Thánh Cha công khai loan báo về đại Công đồng, “trong đó sẽ triệu tập hết các Giám mục trên thế giới Công giáo, để cùng nhau đồng tâm hiệp lực t́m những phương pháp cần thiết và hữu ích, đặng đối phó với biết bao sự dữ đang đè nặng trên Giáo hội”

Ngày 29.6.1868, đức Thánh Cha ban hành Tông chiếu Aeterni Patris Unigenitus, chính thức triệu tập Công đồng và quyết định khai mạc vào ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội 8.12.1869. Đức Thánh Cha cũng viết thư cho các Giáo hội Chính thống Đông Phương và Tin lành, mời họ trở về “đoàn chiên duy nhất” của Chúa Kitô và tham dự Công đồng, nhưng không được hưởng ứng. Tông chiếu c̣n nói đến mục đích chung của Công đồng là cứu xét rất cẩn thận và xác định rơ ràng các vấn đề liên hệ việc khuếch trương Giáo hội, bảo toàn đức tin, canh tân lễ nghi phụng vụ, chấn hưng đời sống giáo sĩ ḍng triều, đào tạo hàng giáo sĩ, cải cách phong hóa, giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Kitô giáo, xây dựng ḥa b́nh thế giới và t́nh thân hữu giữa các dân tộc.

Việc loan báo triệu tập Công đồng gây xôn xao trong quần chúng, nhất là từ khi tờ Civilla Cattolica nháng 2 năm 1869 của các cha ḍng Tên loan tin sẽ có cuộc tranh luận về “ơn vô ngộ” của Giáo hoàng, và tiên đoán Công đồng sẽ đồng thanh phán quyết. Ở Đức sử gia Doellinger đứng đầu phong trào chống “vô ngộ”. Chủ tịch Quốc hội Bavaria, hoàng thân Hohenlohe cũng kêu gọi các chính quyền Âu châu can thiệp vào những “hành động” mà ông cho là “nguy hại” của Công đồng. Các giám mục Đức hội ở Fulda, tháng 9.1869, phải phổ biến một văn thư trấn an dư luận; đa số cho rằng việc phán quyết và công bố không có lợi cho hoàn cảnh lúc này.

Sau nhiều năm chuẩn bị, Công đồng khai mạc long trọng trong vương cung thánh đường Thánh Pherô ngày 8.12.1869. Hiện diện có 774 nghị phụ, gồm 49 hồng y, 10 thượng phụ giáo chủ, 10 trưởng giáo chủ, 127 tổng giám mục, 529 giám mục, 6 giám chức biệt hạt, 16 đan viện phụ, 26 bề trên tổng quyền các ḍng tu, 1 giám quản Tông ṭa.[6] Công đồng thành lập 5 ủy ban chuyên môn về các vấn đề đức tin, kỷ luật, các hội ḍng, chính trị tôn giáo, Giáo hội Đông phương và Truyền giáo, có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề liên hệ, soạn thảo thành dự án để đem ra tŕnh bày và tranh luận trong các phiên họp; sau đó thu thập tài liệu, ư kiến đă được phát biểu, lập thành văn kiện và công bố tại các phiên họp khoáng đại. Công đồng nhận được rất nhiều dự án và đề nghị. Sau phiên họp khoáng đại lần III 24.4.1870, Hiến chế Dei Filius (thuộc dự án De Fide Catholica) được Công đồng chấp thuận và công bố, trong đó các chủ thuyết vô thần, duy lư, duy truyền thống, duy thực nghiệm, duy vật, phiếm thần, đều bị kết án. Kế đó, Công đồng bàn đến vấn đề kỷ luật hàng Giám mục, và đời sống thường ngày của các giáo sĩ.

Nhưng vấn đề “ơn vô ngộ” của Giáo hoàng mới thật đáng chú ư. Ngay từ đầu đă có những cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi bên ngoài cũng như bên trong Công đồng. Theo sự yêu cầu của 480 nghị phụ, vấn đề được đưa vào dự án De Ecclesia Christi và trao cho các nghị phụ từ ngày 6.3.1870, để ghi chú những nhận xét riêng. Cuộc tranh luận kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7. Nghị trường chia làm hai phe: đại đa số chủ trương việc phán quyết của Công đồng về tín điều này là hợp thời và cần thiết; phe chống tuy thiểu số nhưng quan trọng, gồm nhiều giám mục Đức (trong đó có Hefele, Ketteler, Dinkel, Scherr, Melchers), Áo-Hung (Rauscher, Schwarzenberg, Simor, Strossmayer), Pháp (Dupanloup, Darboy, Maret, Ginoulhiac) và một vài vị người Hoa Kỳ, phần nhiều viện lẽ việc phán quyết sẽ gây nhiều xáo trộn, chống đối Giáo hoàng và có thể đi đến ly giáo...

Đức cha Hefele, giám mục thành Rottenburg, đưa trường hợp đức Giáo hoàng Honoriô I (625-638) ra để bênh vực lập trường của phe ḿnh.[7] Nhưng các lư luận cũng như mọi nỗ lực của phe này không đạt kết quả. Phiên họp 13.7.1870, dự án De Ecclesia Christi được đem ra biểu quyết. Có 601 vị hiện diện: 451 thuận, 88 không thuận, 62 thuận với điều kiện. Ngày hôm sau, 57 nghị phụ (trong số có 12 Đức) thuộc phe chống “v́ t́nh hiếu thảo” đă xin đức Thánh Cha cho phép rời Roma, để khỏi phải bày tỏ sự bất đồng trong phiên họp khoáng đại tới, nhưng sẵn sàng vâng theo một khi tín điều được phán quyết.

Ngày 18 tháng 7, phiên họp khoáng đại lần IV của Công đồng, có 537 nghị phụ tham dự. Hiến chế Pastor Aeternus (thuộc dự án De Ecclesia Christi) đuợc đưa ra cho Công đồng biểu quyết và công bố: 535 phiếu thuận, 2 phiếu không thuận. Hiến chế gồm 4 chương nói về nguồn gốc, sự liên tục, ư nghĩa và bản tính của quyền tối thượng và “ơn vô ngộ” của Giáo hoàng. Đức Thánh Cha có quyền trực tiếp và tối cao trên Giáo hội trong các vấn đề thuộc tín lư, luân lư, kỷ luật và cai trị Hội thánh. Trong chương IV có câu: các phán quyết “từ trên ngai(ex cathedra) của đức Giáo hoàng về các vấn đề đức tin và luân lư “không thể sai lầm được”, và do đấy “tự chúng (chứ không phải do sự đồng ư của Giáo hội) không có thể sửa đổi được”.[8] Nhân dịp này, đức Thánh Cha đọc một bài diễn văn giải thích về các điều được phán quyết, ngài nói: “Quyền tối cao của ngôi Giáo hoàng, thưa chư huynh đồng kính, sẽ không bóp chết nhưng tăng thêm, sẽ không tiêu diệt nhưng xây dựng, và ở nhiều trường hợp c̣n củng cố trong chức vị,  hiệp nhất trong đức ái, trợ lực và bảo vệ các quyền lợi của chư huynh, nghĩa là của hàng Giám mục”. Cuối phiên họp, đức Thánh Cha tuyên bố Công đồng tiếp tục.

Cho tới đây, Công đồng kể như mới bắt đầu. Trong số 51 dự án, chỉ có 2 được biểu quyết và công bố, về các vấn đề kỷ luật, chỉ có 4 được đem ra tranh luận, nhưng chưa kết thúc. Phiên họp khoáng đại IV cũng là lần chót. V́ ngay hôm sau, tức 19.7.1870, chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, khiến nhiều nghị phụ phải rời Roma trở về giáo phận. Từ đấy, số nghị phụ trong các phiên họp chỉ c̣n vào khoảng trên dưới 100. Phiên họp 89 ngày 1.9.1870 là phiên họp cuối cùng có 104 nghị phụ tham dự. Ngày 20.9.1870, thành Roma bị quân giải phóng Garibaldi xâm chiếm, kết thúc công cuộc thống nhất nước Ư. Đúng một tháng sau, ngày 20 tháng 10, đức Thánh Cha công bố Văn thư đ́nh hoăn Công đồng “chờ cho tới khi có hoàn cảnh thuận tiện sẽ tiếp  tục”.

Từ tháng 9 năm 1870 đến tháng 12 năm 1872, tất cả các nghị phụ không có mặt tại phiên họp khoáng đại IV, lần lượt đệ thư lên đức Thánh Cha xin nh́n nhận Hiến chế Pastor Aeternus. Trong khi đó, từ ngày 22 đến 24 tháng 9 năm 1871 , phe chống đối của giáo sư Doellinger (1799-1890) phần nhiều là người Đức, Thụy Sĩ, Áo, hội nhau tại Munich và quyết định thành lập một Giáo hội độc lập, tự xưng là “Cựu Công giáo”. Họ tổ chức thành một giáo đoàn, đặc biệt bỏ xưng tội (1874), bỏ luật độc thân giáo sĩ (1878), và phủ nhận tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Họ không gây được ảnh hưởng ǵ sâu xa (53.000 tín đồ năm 1879). Sau này, khi Bismarck đứng lên chống Giáo hội, đă t́m cách che chở và bênh vực họ. Nhưng rồi họ mất sự nâng đỡ và tàn lụi dần khi Bismarck trở lại chính sách giao hảo với Ṭa thánh dưới triều đức Leô XIII.

V́ Công đồng đ́nh hoăn bất ngờ, nên nhiều dự án bỏ dở. Tuy nhiên, tài liệu Công đồng đă giúp ích cho việc soạn thảo bộ Giáo luật. Đức Thánh Cha Piô X (1903-14) đă xúc tiến việc soạn thảo này (Motu Proprio, 29.3.1904). Bộ Giáo luật (Codex Juris Canonici) được đức Giáo hoàng Beneđictô XV (1914-22) chính thức công bố năm 1917.


3. Đức Leô XIII (1878-1903) và đức Piô X (1903-14)

Đức Piô IX mất ngày 20.2.1878, hồng y Gioachim Pecci, tổng giám mục Perusa, được bầu lên kế vị, tức Leô XIII. Mặc dầu đă 68 tuổi, triều đại của ngài kéo dài tới 25 năm. Đức tân Giáo hoàng được coi là người của “phe ôn ḥa”. Ngài là một nhà thông thái, một chính trị gia lỗi lạc (nguyên Sứ thần Ṭa thánh tại Bruxelles), mềm dẻo, hiếu ḥa, xứng một lănh tụ, và là một trong những Giáo hoàng trứ danh nhất của Cận đại. Với sự cộng tác của những hồng y Quốc vụ khanh tài ba: Jacobini (1880-87) và Rampolla (1887-1903), ngài đă thu được nhiều thành quả to lớn trên lănh vực tôn giáo, ngoại giao và xă hội, khiến ngôi Giáo hoàng dưới thời ngài đạt tới mức hầu như chưa từng có về uy quyền trong Giáo hội và ảnh hưởng trên thế giới.[9]

Thời ấy, Giáo hội gặp rất nhiều khó khăn trên chính trường Âu châu, nhưng với tài ba phi thường, đức Leô XIII đă ḥa giải thành công, nối lại mối bang giao với các chính quyền, bằng sự nh́n nhận chế độ Dân chủ của các Quốc gia tân tiến. Chỉ có việc điều đ́nh với vương quốc Ư c̣n gặp lắm trở ngại v́ ảnh hưởng của bè Nhiệm. Nhà cầm quyền Ư luôn luôn tỏ ra ác cảm với Ṭa thánh. Đàng khác, chính sách ngoại giao của Pháp làm cản trở cuộc mật dàm giữa Vatican và thủ tướng Ư Crispi để đi tới một hiệp ước. Trong t́nh thế ấy, người Công giáo Ư vẫn c̣n theo lệnh của đức Piô IX là, không tham dự các cuộc bầu cử (ne elettori, ne eletti).

Đức Leô XIII đă không thể làm nước Pháp bỏ chính sách thù nghịch Giáo hội, cũng không thành công trong việc thống nhất các lực lượng Công giáo Pháp thành một mặt trận chung. Cuối đời ngài, việc tách biệt dạo đời ở Pháp đă được chuẩn bị để tuyên bố. Cả trong những Quốc gia có truyền thống hơn, như Tây Ban Nha, bèNhiệm vẫn không thôi hoạt động.

Trái lại, đức Leô đă thành công trong việc làm lắng dịu “Mặt trận Văn hóa” ở Đức. Sự khôn ngoan và cương trực của ngài được các giới Công giáo đều biết đến. Bằng chứng là trong việc tranh chấp giữa hai nước Đức và Tây Ban Nha về quần đảo Carolina, do sự đề nghị của thủ tướng Bismarck, hai bên đă thỉnh ư đức Thánh Cha và được ngài giải quyết thỏa đáng (1885). Hai lần (1888 và 1903) đức Leô XIII tiếp kiến hoàng đế Wilhelm II (1888-1918) tại điện Vatican. Nhân dịp lễ Kim khánh, rồi Ngọc khánh chức linh mục của đức Leô (năm 1887 và 1897), hầu hết các vua chúa trên thế giới đă gởi đến ngài lời mừng chúc và lễ vật; chỉ có nước Ư không nói ǵ.

Sự nghiệp của đức Thánh Cha Leô XIII bên trong Giáo hội không kém vĩ đại. Hàng Giáo phẩm hoàn cầu có thêm 248 ṭa Tổng giám mục và Giám mục, 48 ṭa Đại diện và Phủ doăn. Ranh giới các xứ Truyền giáo mở rộng[10]. Đức Thánh Cha theo đuổi công cuộc cải cách của Công đồng Vatican, và qua nhiều Thông điệp ngài làm sáng tỏ đời sống người Kitô giáo phải có trong gia đ́nh, ngoài xă hội và Quốc gia, giao hảo với thế giới tân tiến, mời gọi người Công giáo tham gia tích cực vào đời sống xă hội văn hóa.

Đức Thánh Cha chống lại chính sách độc tài, nhưng cũng chống trả chính sách cá nhân ích kỷ, ngài kêu mời sự hợp tác giữa Chính quyền và Giáo quyền, sự thông hảo giữa hai quyền. Ngài khéo léo đề cập đến những tương quan giữa Giáo hội và văn minh nhân loại, giữa thế quyền và thần quyền, giữa tự do chân chính và giả hiệu, đến vấn đề thợ thuyền (Thông điệp Rerum Novarum, 1891), đến những nguy cơ của Xă hội chủ nghĩa và bè Nhiệm, đến chính thể Dân chủ Kitô giáo, đến sự thánh thiện của hôn nhân, đến việc trở lại đức tin Công giáo, v.v... Ngài cổ vơ sự tôn sùng Thánh Thể, Thánh Tâm, kinh Mân côi, ḍng Ba, và khuyến khích học thánh khoa. Trong thông điệp Aeterni Patris (1879), đức Thánh Cha giới thiệu thánh Tôma như là vị tôn sư trong các phân khoa triết học và thần học; đồng thời đưa ra nhiều biện pháp đề cao triết học của thánh tiến sĩ trong nhiều đại học, như Louvain, Fribourg, nơi các cha Đaminh được trao cho việc giảng dạy triết học và thần học (1890). Để cổ vơ khoa Thánh Kinh, ngoài việc thiết lập trường Thánh Kinh ở Gierusalem do các cha ḍng Đaminh (1890), năm 1902 ngài cho lập ủy vụ Thánh Kinh (Đoản sắc Vigilantiae studiique), có nhiệm vụ cổ động phong trào khảo sát Thánh Kinh và lo cho sự học hỏi này khỏi bị sai lầm. Đối với khoa lịch sử, ngài mở cửa công hàm và thư viện Vatican, để những nhà thông thái các nước, các tôn giáo có thể đến nghiên cứu (1881). Tinh thần của đức Leô vẫn minh mẫn và đầy nghị lực cho tới ngày từ trần 20.7.1903, thọ 93 tuổi.

Lên kế vị đức Thánh Cha Leô XIII là một đấng thánh, đặc biệt chú tâm vào đời sống đạo đức và mục vụ của Giáo hội, đó là thánh Giáo hoàng Piô X, nguyên là hồng y Giuseppe Sarto, giáo chủ Venecia, con một gia đ́nh b́nh dân. Chương tŕnh hoạt động của ngài là “Tạo dựng mọi sự trong Chúa Kitô” (Instaurare omnia in Christo), gồm tóm trong ba điểm: 1) Cổ vơ sự tôn sùng Thánh Thể 2) Chiến đấu chống Duy tân thuyết; 3) Cải cách giáo luật và phụng vụ. [11]

Người ta gọi đức Piô là Giáo hoàng của Thánh Thể. Bằng nhiều Sắc lệnh, ngài sửa đổi những tập tục trong việc sùng kính bí tích cao cả này. Sắc lệnh Sacra Tridentina Synodus (20.12.1905) đập tan những tàn tích c̣n lại của thuyết Jansenius, cổ vơ việc siêng năng rước lễ và rước lễ hàng ngày, miễn là sạch tội trọng và có ư ngay lành. Sắc lệnh Quam Singulari (4.8.1910) kết án tục lệ bắt trẻ em chờ đợi đến 14, 15 tuổi mới được rước lễ lần đầu, đồng thời khuyến khích trẻ em xưng tội rước lễ từ khi bắt đầu đến tuổi khôn. Trong đời ngài, nhiều Đại hội Thánh Thể được tổ chức rất long trọng ở London, Cologne, Madrid, Vienna, Montréal, Malte, Lourdes.

Đức Piô cũng lo chống lại các lạc thuyết của thời đại, mang tên chung là Duy tân thuyết (Modernisme). Đức Thánh Cha nhận thấy sự tai hại của thuyết đó nên đă gắt gao kết án. Từ năm 1903 đến 1906, các sách của A. Loisy, A. Houtin, L. Laberthonnière và  Ed. Le Roy lần lượt bị liệt vào Mục lục Sách cấm (Index). Thông  điệp Pascendi divini gregis (8.9.1907) công khai kết án Duy tân thuyết, đồng thời đưa ra những phương dược như sau: huấn luyện giáo sĩ theo triết học và thần học Kinh viện, loại bỏ các giáo sư bị nhiễm lạc thuyết. Ngày 1.9.1910, Tự sắc Sacrorum Antistitum truyền cho các linh mục chính xứ và giáo sư phải tuyên thệ chống Duy tân thuyết.

Ngay từ khi lên ngôi, đức Piô đă đặc biệt quan tâm đến việc soạn thảo một bộ Giáo luật (Motu proprio 29.3.1904). Ủy ban soạn thảo được thành lập gồm nhiều hồng y, các nhà giáo luật và thần học nổi tiếng. Ngài cũng ra nhiều văn kiện để đưa vào bộ Giáo luật mới, như Sắc lệnh Ne temere (2.8.1907) về hôn nhân Công giáo, Hiến chế Sapienti Consilio (29.6.1908) tổ chức lại các thánh Bộ đă có từ thời Sixtô V và lập thêm nhiều Bộ mới, Sắc lệnh Maxima Cura (20.8.1910) về việc thuyên chuyển các cha sở. Do kinh nghiệm trong việc bầu đức Giáo hoàng năm 1903 (Chính quyền Áo phủ quyết chống hồng y Rampolla), đức Thánh Cha đưa ra những khoản luật mới về việc tối quan trọng này, triệt để cấm mọi can thiệp của các nhà cầm quyền. Ngoài ra, c̣n có những khoản luật khác nhằm cải tiến tông đồ mục vụ và chương tŕnh đào tạo hàng giáo sĩ (1906-08). Về khoa Thánh Kinh, năm 1907 đức Thánh Cha trao cho ḍng Biển đức, dưới sự điều khiển của vị hồng y tương lai Gasquet, việc ấn loát một bản dịch Vulgata dựa theo khoa chú giải (Sáng thê' kư phát hành năm 1926); và sau đó 2 năm, Thánh Kinh Giáo hoàng học viện được thành lập (sau này đă sáp nhập vào đại học Gregorian). Nhiều việc cải cách khác liên can đến lễ nghi phụng vụ, Hiến chế Divino afflatu (l.11.1911) sửa đổi việc đọc Thánh vịnh trong kinh Thần vụ; Tự sắc về thánh nhạc (11.11.1903) đề cao b́nh ca Gregorian trong phụng vụ và cấm dùng các bản nhạc đời trong thánh đường. Sau cùng, nhiều vị hiển thánh và Chân phước, trong đó có 28 Chân phước Tử đạo Việt Nam, đă được tuyên bố dưới triều đại này.

Trong lănh vực chính trị tôn giáo, đức Piô X gặp ít may mắn. Ngài không phải là nhà ngoại giao lỗi lạc như đức Leô XIII. Khi hồng y Quốc vụ khanh Rampolla từ chức, ngài chọn một vị người Tây Ban Nha mới 38 tuổi tức hồng y Merry del Val (1903-14). Về việc bang giao với nước Ư, ngài theo chính sách của đức Leô XIII. Đến sau, v́ t́nh thế thay đổi, tuy trên nguyên tắc Sắc lệnh Non expedit vẫn c̣n, nhưng đă rộng phép cho người Công giáo trong những trường họp bất thường và hệ trọng, được tham gia các cuộc bầu cử, để tránh việc lựa chọn những phần tử thù nghịch Giáo hội; trong trường hợp ấy các giám mục giáo phận phải lănh chịu trách nhiệm (1905). Đời ngài c̣n chứng kiến chính sách tách biệt đạo đời của nước Pháp. Năm 1911, nước Bồ Đào Nha cũng theo chính sách đó. Đại chiến bùng nổ, những cuộc tương tàn chết chóc làm đức Thánh Cha buồn rầu quá mà từ trần ngày 20.10.1914. Sự thánh thiện, ḷng nhân hậu và đời sống đơn giản của đức Piô đă thu hút được ḷng mộ mến của mọi người.


II

GIÁO HỘI TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU THỜI CẬN KIM


1. Giáo hội Công giáo Đức với “Mặt trận Văn hóa”

Sau khi cuộc Cách mạng 1848 mở lối cho các quyền tự do, Giáo hội Công giáo cũng bước vào con đường tiến triển mới, kể cả ở miền Tây Nam nước Đức, nơi có phong trào bài tôn giáo tai hại nhất Chủ nghĩa Dân chủ của thời đại tiến tới những kết quả tốt đẹp; các tổ chức hội đoàn, cơ quan ngôn luận, hoạt động xă hội của Giáo hội đều được tự do phát triển.

Hai công đồng giám mục họp tại Wurzburg năm 1848, và Freiburg năm 1851, lên tiếng đ̣i quyền đào tạo và bổ nhiệm hàng Giáo sĩ cùng quyền thi hành kỷ luật Giáo hội, quyền xây cất học đường và tu viện, quyền tự do giáo dục và quản trị các tài sản Giáo hội. Không được đáp ứng thỏa đáng, một công đồng khác cũng họp tại Freiburg tháng 6 năm 1853 đưa ra một kiến nghị khác, với những yêu cầu chi tiết hơn, do đức cha Ketteler soạn thảo. Trong khi đó, các giám mục cứ thi hành những vấn đề quan trọng nhất mà các ngài biết trước chính quyền sẽ từ chối, để tạo nên một “việc đă rồi”.

T́nh trạng đó dĩ nhiên phải gây ra những cuộc xung đột, v́ các Chính phủ vẫn cương quyết lập trường. Đức cha H. Von Vicari tổng giám mục Freiburg (1842-68) bị kiểm thúc và sau cùng bị bắt giam (1854) v́ “tội làm rối loạn có nguy hại đến an ninh trật tự chung”. Nhưng thái độ can đảm của vị tổng giám mục lăo thành đă gây nhiều ảnh hưởng. Chính quyền nhận thấy cần phải thương thuyết với Giáo hội để làm giảm đi những khó khăn chính trị. Nhiều bang trong liên bang Đức kư thỏa hiệp với Vatican, nhưng các thỏa hiệp ấy không tồn tại lâu dài trước những chống dối mănh liệt của các dân biểu đảng Tự do.

T́nh h́nh Giáo hội ở Phổ từ trung tuần thế kỷ XIX được coi là thuận lợi hơn hết trong liên bang Đức. Cả về phía chính quyền, người ta cũng không thấy có điều ǵ đáng phàn nàn hay lo ngại cho đến năm 1866, chính vua Withelm I (1861-88) đă công khai nh́n nhận điều đó. Nhưng ngay sau cuộc chiến thắng Áo quốc (1866) và Pháp quốc (1870-71), mà người ta coi như Giáo hội Tin lành chiến thắng giáo hội Công giáo, và sau khi tân đế quốc Đức được thành lập (18.1.1871), phong trào bài Giáo hội Công giáo lại bắt đầu.

Ở Đức, không như nhiều nước khác, chủ nghĩa Tự do của giai cấp trung sản gắn liền với chủ nghĩa Quốc gia, thêm vào đó ảnh hưởng triết học của Hégel, đă từ lâu ác cảm với Giáo hội. Lúc này nó muốn tái thiết một giáo hội quốc gia tự trị và tuyên chiến với Giáo hội Roma. Nó lôi cuốn được nhiều người theo, nhất là từ khi có bản Syllabus (1864) của đức Piô IX và Công đồng Vatican (1869-70) về “ơn vô ngộ” của ngôi Giáo hoàng. Người ta muốn tước hết mọi quyền tự do của Giáo hội, phá vỡ mọi cơ cấu tổ chức, và bắt Giáo hội phải hoàn toàn lệ thuộc chính quyền. Đó là “Mặt trận Văn hóa” (Kulturkampf), do nhà độc tài Bismarck (1815- 98) cầm đầu.

Mặt trận Văn hóa cho tôn giáo là cái ǵ lỗi thời và cản trở bước tiến của khoa học. Lư tưởng Công giáo, theo họ là làm lạc hướng hoạt động tự nhiên của con người, do đó phí phạm sức lực, thời giờ, tiền bạc. V́ thế họ t́m cách đả phá Công giáo, mà họ cho là kẻ thù số một của văn minh. Thực ra Mặt trận Văn hóa chỉ là b́nh phong che đậy những tham vọng chính trị của nhà độc tài khét tiếng này. Sau chiến tranh Đức-Pháp, người Công giáo Đức chiếm được nhiều ghế trong Quốc hội, họ chủ trương ôn ḥa, yêu cầu đặt ra những khoản luật đảm bảo tự do tín ngưỡng. Bismarck không nghe và c̣n t́m cách loại bỏ họ.

Mặt trận Văn hóa bắt đầu ở Phổ với sự tiếp tay của tổng trưởng Falk, khi ông này băi bỏ chi bộ Công giáo ra khỏi bộ các tôn giáo (8.7.1871), cho rằng chi bộ này không muốn ủng hộ chính quyền. Mặt trận trở nên sôi nổi từ khi có cuộc xung đột với các giám mục về giáo phái “Cựu Công giáo”. Tiếp đến là luật “Chống lại những lạm dụng ṭa giảng” (10.12.1871): phạt tù các giáo sĩ nói đến vấn đề quốc gia trên giảng đài; luật kiểm soát các học đường (tháng 3.1872): đặt tất cả các tổ chức giáo dục dưới quyền kiểm soát của Chính phủ; lệnh trục xuất ḍng Tên và nhiều ḍng tu khác, như ḍng Chúa Cứu thế, Lazarist, Chúa Thánh Thần và các bài Thánh Tâm Chúa (4.7.1872), mà họ cho là “có họ hàng” với ḍng Tên.

Ác hại nhất là “Tứ luật tháng nătn” (11-14 tháng 5) năm 1873. Các luật này nhằm phá mọi cơ cấu tổ chức Giáo hội và biến nó thành một Giáo hội quốc gia, rồi đi đến chỗ tự trị (1873) đến chỗ trở thành công cụ của chính quyền (1875). Các giám mục, giáo sĩ, ai cưỡng lại sẽ bị trừng phạt, có khi phải lănh án tù khổ sai. Hai tổng giám mục thành Melchers thành Cologne và Ledochowski thành Gnesen-Posen và bốn giám mục khác bị trục xuất. Năm 1874 và 1875, “Tứ luật tháng năm” được tăng cường bằng nhiều đạo luật khác, để chặn lại mọi phản ứng. Ngoài ra c̣n có dân luật về hôn nhân bắt buộc mọi người phải theo (tháng 2.1875). Trong thông điệp Quod nunquam ngày 5.2.1875, đúc Thánh Cha Piô IX tuyên bố các đạo luật nói trên vô hiệu lực, v́ lẽ không phù hợp với luật Thiên Chúa và Giáo hội. Thông điệp đă được đáp lại bằng những hành động thật dă man.

Những thiệt hại do Mặt trận Văn hóa gây nên không thể lường được. Năm 1878, chỉ c̣n bốn giám mục tại vị, các chủng viện bị đóng cửa, khoảng 1.000 giáo xứ bị phong tỏa, hàng ngàn linh mục bị trục xuất. Tuy nhiên, chính quyền đă thất bại trong việc áp dụng các đạo luật trước sự phản ứng quyết liệt của hàng giáo sĩ và giáo dân. Chỉ có một số ít giáo sĩ, giáo dân ngả theo Mặt trận và làm tay sai cho chính quyền, c̣n hầu hết vẫn trung thành với đức Giáo hoàng và hàng Giáo phẩm.. Cuộc đụng độ này đă làm họ thêm dũng cảm, với nhiều tổ chức hội đoàn Công giáo rất chặt chẽ, được sự điều khiển của những nhân vật như L. Windthorst, H. Von Mallinckrodt, hai anh em Augustus và Petrus Reichensperger.

Tất cả mọi người bắt đầu chán ngấy những cuộc tranh chấp và chỉ mong muốn ḥa b́nh trở lại. Chính quyền gặp nhiều khó khăn, đảng Xă hội dân chủ hoạt động mạnh, rồi đến những rối loạn (vụ mưu sát hoàng đế Wilhelem I năm 1878) là những tiếng c̣i báo động. Việc thủ tướng Bismarck trở lại chính sách bảo thủ, và sự cần đặt một hàng rào ngăn cản đà tiến của Xă hội chủ nghĩa bằng những đạo luật xă hội lành mạnh, đă giúp cho “cuộc chiến” phải tạm ngưng. Việc thay đổi ngôi Giáo hoàng cũng tiếp tay cho việc ngưng chiến này. Đức Thánh Cha Leô XIII nhận thấy có nhiệm vụ tái thiết ḥa b́nh tại Đức quốc và phải đối phó với chính quyền Phổ. Sau những cuộc đàm phán dọn đường của các Sứ thần Ṭa thánh tại Munich (Masella) và Vienna (Jacobini), và sau việc băi chức tổng trưởng Falk (1879), Bismarck bằng ḷng băi bỏ dần những đạo luật chống Giáo hội của “Mặt trận Văn hóa”. Nhiều giám mục được trở về địa phận, và năm 1882 ṭa đại sứ Phổ ở Vatican mở cửa lại với vị tân đại sứ Von Schlozer. Việc thiết lập ṭa Sứ thần Ṭa thánh tại Berlin không thành, do sự phủ quyết của hoàng đế. Hai tổng giám mục Melchers và Ledochowski từ chức để ở lại Roma, lên chức hồng y tại Giáo triều.

Sự bang giao giữa Bismarck và Leô XIII mỗi ngày thêm tốt đẹp. Hai đạo luật mới 1886-87 băi bỏ ṭa án tôn giáo và việc kiểm soát các chủng viện, đồng thời nh́n nhận chương tŕnh học của Giáo hội với một vài điều kiện. Cũng khi ấy, nhiều ḍng tu trở lại hoạt động, các lễ nghi phụng vụ và bí tích được cử hành tự do. Đạo luật “Ḥa b́nh” ban hành ngày 29.4.1884 được đức Thánh Cha Leô XIII gọi là “con đường tiến tới ḥa b́nh (aditus ad pacem). Các thành phần khác trong đế quốc Đức đều có những giao hảo tương tự.


2. Giáo hội Công giáo ở Áo, Thụy Sĩ và Bắc Âu
[12]

Áo quốc, t́nh h́nh Giáo hội trở nên đen tối từ năm 1860. Năm 1868, dưới thời thủ tướng Beust, hiệp ước 1855 bị các đạo luật của chính quyền vi phạm và lấn át trong nhiều điểm quan trọng (vấn đề hôn nhân và giáo dục). Đức cha Rudigier, giám mục thành Linz, bị tống giam v́ một bức thư mục vụ; nhưng ngài đă được hoàng đế Franz Josef (1848-1916) phóng thích. Tháng 7 năm 1870, chính quyền tuyên bố hủy bỏ hiệp ước, viện lẽ “một trong hai bên đă thay đổi”. Sau cùng, những đạo luật tháng 5 năm 1874 tự ư giải quyết mọi quyền ngoại giao của Giáo hội. Những tiếng phản đối của đức Piô IX và của hàng Giám mục không được ai nghe. Tuy nhiên, việc thi hành các đạo luật chưa đến độ gắt gao, nên c̣n tránh được các vụ xung đột lớn, và v́ hoàng đế chủ trương chính sách “đối hợp chế” (dualisme), nên Giáo hội c̣n được hưởng khá nhiều tự do.

Giáo phái “Cựu Công giáo” đă lọt vào các đô thị nước Áo từ năm 1872, và trở nên mạnh sau năm 1897 nhờ có phong trào Los Von Rom  (Séparons-nous de Rome). Trong các tỉnh kỹ nghệ Bắc Bohemia, Hạ Áo và Styria, là những nơi thiếu linh mục (v́ lẽ chính trị như sự kỳ thị nhà Habsburg và chủ nghĩa Quốc xă Đức), đạo công giáo bị đàn áp; những cuộc rối loạn được Giáo hội Tin lành Đức gởi tiền bạc, cán bộ và truyền đơn. Khoảng 20.000 người Công giáo theo “Cựu Công giáo” và 50.000 theo Tin lành. Sau đệ nhất thế chiến, Công giáo mất thêm 60.000 người nữa.

Từ năm 1902 đă có những đoàn quân tự vệ Công giáo được tổ chức hoàn bị hơn, sự yểm trợ của hội đoàn Thánh Boniafaciô và hội đoàn giáo dục. Mặt trận b́nh dân của nam tước Vogelsang được biến thành đảng Xă hội Công giáo với sự chấp thuận của đức Thánh Cha Leô XIII. Nhiều công đồng miền được triệu tập (1908). Tuy nhiên, chủ nghĩa Tự do chống Giáo hội, hoặc lănh đạm với tôn giáo, mỗi ngày thêm sâu rộng trong giới trí thức. Báo chí và tư bản đều tỏ ra thù địch với Roma.

Thụy Sĩ cũng có phong trào chống Giáo hội từ năm 1870. Người Công giáo h́nh như không có một tiếng nói trong Chính phủ liên bang. Hiến pháp được duyệt lại năm 1874 khẳng định quyền Quốc gia trên Giáo hội, và một lần nữa trục xuất các cha ḍng Tên và các ḍng tu mà họ cho là có liên hệ với ḍng này, cấm lập tu hội mới hoặc tái thiết những tu viện đă bị giải tán. Sứ thần Ṭa thánh phải ra đi (tháng 2.1874). Nhóm “Cựu Công giáo” và các giáo phái được chính quyền nâng đỡ. Trong các vùng Genève, Bâle và Berne, Mặt trận Văn hóa hoạt động mạnh, nhằm phá Giáo hội: giải tán, băi chức, trục xuất, lưu đày...

T́nh h́nh thay đổi khi đức Leô XIII lên cầm quyền (1878). Ṭa Giám mục Bâle được tái lập vào mùa thu năm 1884 với đức cha Fiala. Đức Thánh Cha cũng đă cử giám mục Lachat làm giám quản Tông ṭa Tessin: năm 1888 giáo phận Lugano được thiết lập Genève sáp nhập vào Lausanne năm 1883 và đức cha Mermillot được cử làm giám mục, đặt trụ sở ở Fribourg; nhưng ngài bị chính quyền trục xuất ngay sau đó. Chính quyền Genêve cũng như tại nhiều tổng khác vẫn ác cảm với Giáo hội, việc bang giao tiến hành một cách chậm chạp. Chính phủ liên bang phải mất nhiều năm mới gột được hết óc kỳ thị do Mặt trận Văn hóa gây nên: luật cấm rước kiệu măi đến năm 1917 mới băi bỏ.

Có điều đáng chú ư là đời sống nội bộ của Giáo hội Công giáo Thụy Sĩ trở nên sốt sắng và hoạt động kể từ năm 1880. Các học đường, các hội đoàn cũng như các tổ chức xă hội bác ái phát triển khả quan. Tổng Fribourg năm 1889 thiết lập viện đại học công giáo thứ nhất (và độc nhất) ở Thụy Sĩ. Sau khi khắc phục mọi khó khăn ban đầu, nó đă có một uy tín quốc tế và thời danh. Phân khoa thần học được trao cho các cha ḍng Đaminh năm 1890. Cũng tại Fribourg, năm 1921 trung tâm quốc tế hiệp hội Trí thức Công giáo Pax Romana được thành lập. Năm 1903, lần thứ nhất Đại hội giáo dân Công giáo họp lại Lucerne.

Chính sách tách biệt đạo đời được đưa vào Genève năm 1907 và Bâle năm 1911, nhưng không có ǵ đáng lo ngại. Ṭa Đại diện Ṭa thánh được thiết lập ngay trong thời đệ nhất thế chiến, nhằm cứu trợ nạn nhân chiến tranh, biến thành ṭa Sứ thần tại thủ đô Berne năm 1920.

Bỉ, nhiều cuộc đụng độ xảy ra, nhất là trong vấn đề giáo dục. Năm 1879, Chính phủ thuộc đảng Tự do (1878-84) ban hành đạo luật, tổ chức một nền giáo dục tiểu học “vô tôn giáo” tại các làng xă. Người Công giáo chống trả mănh liệt, họ xây cất trường tư thục khắp nơi. Cuộc bầu cử 1884, phe Công giáo thắng thế và chiếm đa số trong Quốc hội cũng như trong Chính phủ cho đến năm 1919. Việc bang giao với Ṭa thánh được tái lập và vấn đề giáo dục được giải quyết trong tinh thần tự do. Các ḍng tu bành trướng khắp nước, viện đại học Louvain là trung tâm đầu năo của đời sống tri thức công giáo, dần dần có uy tín trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bè Nhiệm và chủ nghĩa Xă hội bài tôn giáo vẫn c̣n nhiều người theo.

Ở Hà Lan, Giáo hội Công giáo gặp hoàn cảnh khá thuận lợi, nhiều ḍng tu bị Mặt trận Văn hóa trục xuất, đều đến lánh nạn tại vương quốc này. Nhưng v́ chính quyền chủ trương nền giáo dục “vô tôn giáo”, nên người Công giáo phải chịu nhiều hy sinh để xây cất trường tư. Đến sau, các trường này cũng được chính quyền trợ cấp, tiểu học từ năm 1889, trung học từ 1905. Hoạt động xă hội bác ái, các hội đoàn, báo chí và đài truyền thanh Công giáo đều phát triển rộng răi.

Tại các nước Scandinavian, chỉ có một số rất ít Công giáo, gia tăng chậm chạp bằng những vụ trở lại và di dân, đặc biệt sau đệ nhị thế chiến. Nhiều Phủ doăn Tông ṭa thiết lập năm 1868-69 tại Đan Mạch Na Uy, được nâng lên hàng Đại diện Tông ṭa năm 1892, trong khi Đại diện Tông ṭa ở Thụy Điển đă có từ năm 1782. Đến sau thêm hai Đại diện Tông ṭa Trung và Bắc Na Uy.

Đời sống nội bộ Giáo hội Scandinavian thật đáng phấn khởi, nếu người ta hiểu rơ những điều kiện khó khăn của những giáo đoàn “kiều ngụ” này. Ở Đan Mạch, các hội ḍng tự do hoạt động, đặc biệt trong ngành giáo dục (với sự nâng đỡ của chính quyền) và bác ái xă hội: văn hào J. Joergensen theo đạo năm 1892. Ở Na Uy, các tu sĩ hoạt động trở lại từ năm 1897. Trong số người Na Uy theo đạo, nổi tiếng hơn cả có nhà thần học Knud Krogh Tonning (1910) và nữ văn sĩ Sigrid Undset (1925). Thụy Điển năm 1860 mới băi bỏ các đạo luật trừng phạt (lưu đày, tịch thâu tài sản) những ai bỏ “đạo quốc gia Lutherian”; người Công giáo từ đó được phép thành lập giáo xứ riêng; 10 năm sau, họ được tham gia hầu hết các chức vụ trong Chính phủ. Nhưng người Công giáo vẫn không được trợ cấp ngược lại họ phải đóng góp cho Giáo hội quốc gia Lutherian. Các ḍng tu c̣n bị cấm cho đến năm 1951. Ở Phần Lan, quyền tự do tôn giáo măi đến năm 1921 mới có. Cho tới năm 1970, số giáo dân Công giáo ở vùng Scandinavian vẫn được coi là thấp nhất ở Âu châu: Đan Mạch 26.000 (0,53%), Na Uy 8.700 (0,23%), Thụy Điển 49.400 (0,63%), Phần Lan 2.800 (0,06%), Ư Nhĩ Lan 1.050 (0,6%) [13]


3. Giáo hội Công giáo ở Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
[14]

Nước Pháp phục hồi mau chóng sau cuộc thất trận năm 1870-71, lật đổ Napoléon III (4.9.1870). Chính phủ đệ tam cộng ḥa ban đầu có thái độ thân hữu với đạo Công giáo và Ṭa thánh, v́ lẽ vết tích chiến tranh hăy c̣n, và v́ những hành động dă man của công xă Paris (tháng 3-5 năm 1871), trong đó đức tổng giám mục Darboy và 62 con tin gồm giáo sĩ và giáo dân bị bắn chết, đă làm cho người ta hồi tâm suy nghĩ. Nhưng tâm trạng vô thần hoặc dửng dưng dă lan rộng khắp nơi, thêm vào đó cuốn tiểu thuyết Cuộc đời ông Giêsu (1863) và nhiều tác phẩm khác về lịch sử Kitô giáo của văn hào bội giáo Renan (1823-92).

Những cố gắng tái thiết nền Quân chủ đều thất bại, Cộng ḥa tả đảng và đảng Cấp tiến thù địch Giáo hội được bè Nhiệm ngầm giúp, làm chủ t́nh thế. Năm 1877, Gambetta lên tiếng tại hạ viện: Bọn giáo sĩ chính là kẻ thù”. Dưới thời tổng trưởng giáo dục Jules Ferry và Paul Bert, khởi sự một cuộc chiến chống Giáo hội Công giáo, gây nhiều thiệt hại nặng nề. Các viện đại học Công giáo thiết lập sau năm 1875 không c̣n được quyền phát bằng cấp (1879) và hết là đại học. Những Sắc lệnh tháng 3 năm 1880 băi bỏ các cơ sở giáo dục của ḍng Tên, c̣n những ḍng tu khác chưa được chính quyền thừa nhận, phải làm đơn xin điều chỉnh trong ṿng 3 tháng: 261 nam tu viện bị giải tán.

Nhiều đạo luật khác (1880-83) buộc hàng giáo sĩ phải thi hành nghĩa vụ quân sự, băi bỏ chức vụ tuyên úy trong các binh chủng và bệnh viện, hủy bỏ ngày nghỉ chúa nhật, và dành mọi dễ dăi cho việc ly hôn. Chính sách giáo dục “vô tôn giáo” miễn phí và cưỡng bách được áp dụng: cấm dạy giáo lư trong các trường, loại bỏ các giáo sĩ, tu sĩ ra khỏi ngành giáo dục (1882-86).

Sự chia rẽ của người Công giáo trên lănh vực chính trị càng làm cho kẻ thù Giáo hội thêm mạnh. Mặc dầu đă có lời kêu gọi của đức Thánh Cha Leô XIII qua những Thông điệp 1884, 1890 và 1892 (ère du “ralliement”) cùng gương sáng của đức hồng y Lavigerie (toast d'Alger), vẫn có nhiều người Công giáo không những thuộc hàng quí tộc, mà ngay trong hàng Giáo phẩm, giáo sĩ và một vài ḍng tu, nhất định không chịu ở lại trên đất cộng ḥa Pháp. Họ thật có lư khi phản kháng các nhà chính trị cũng như những đạo luật chống giáo hội, nhưng thái độ quá khích của họ đă làm cho đối phương viện cớ bảo vệ Tổ quốc, thêm thù ghét Giáo hội.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Giáo hội hăy c̣n khá lớn trong đời sống của dân Pháp, v́ nhiều ḍng tu vẫn tiếp tục hoạt động trong ngành giáo dục tư. Chính v́ thế, kể từ đầu thế kỷ XX, nhiều biện pháp mới nhằm triệt hạ các ḍng tu, nhất là những hội ḍng chuyên giáo dục. Đạo luật 1.7.1901 về các đoàn thể cấm các hội ḍng không có giấy phép; rồi cấm cả những ḍng tu trước kia đă được chính quyền nh́n nhận, sau cùng cấm luôn mọi hội ḍng hoạt động giáo dục: trên 10.000 trường tư thục bị đóng cửa (1903-04), tài sản của các ḍng tu bị tịch thâu, cả “tỉ bạc của các ḍng tu” được phân tán trong tay những người cầm quyền và các kẻ thừa hành.

Mục đích của “đảng cầm quyền” bấy giờ là thế tục hóa tất cả, nghĩa là loại bỏ Kitô giáo ra khỏi xă hội và Quốc gia. Quốc hội đă bàn căi từ lâu về việc hủy bỏ bản hiệp ước 1801 và thi hành chính sách tách biệt đạo đời, mà vẫn chưa đạt kết quả. Nhưng vào cuối thời Giáo hoàng Leô XIII, một cuộc xung đột với Ṭa thánh về việc đề cử Giám mục xảy ra. Tháng 4 năm 1904, bất chấp lệnh cấm các lănh tụ Công giáo (từ năm 1870), tổng thống Loubet (1899-1906) cứ sang Roma viếng thăm quốc vương Ư. Ông bị đức Thánh Cha Piô X lên tiếng cảnh cáo và cho mời hai giám mục Pháp đến hội kiến về việc này, lập tức thủ tướng Combes tuyên bố xé bản hiệp ước, cắt đứt mọi liên lạc ngoại giao với Rôma (tháng 7.1904), và đưa ra dự án tách biệt đạo đời (tháng 10). Dự án mặc dầu bị đức Giáo hoàng cũng như hàng Giám mục và giáo dân Pháp kịch liệt phản đối, vẫn được hạ viện chấp thuận (341 phiếu thắng 233) ngày 3.7.1905, và Thượng viện (179 phiếu thắng 103) ngày 6.10.1905.

Đạo luật “Chính Giáo Phân ly” ngày 9.12.1905 bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng cấm Chính phủ và các làng xă không được giúp đỡ hay trợ cấp cho bất cứ tôn giáo nào, đồng thời trù tính thành lập “Hợp đồng tôn giáo” (Associatioins cultuelles), để mọi tài sản cũng như các cơ sở của Giáo hội phải trao cho tổ chức này quản trị, dưới sự kiểm soát của chính quyền.

Như vậy, Giáo hội Công giáo bị tước đoạt lết mọi quyền hành và của cải, rút xuống thành một hội đoàn tư, bị đóng khung và nằm trong tay chính quyền. Giáo dân Pháp một phần đă ngả theo đạo luật “Phân ly” và sống theo đường lối của Chính phủ cộng ḥa. Nhưng đức Thánh Cha Piô X không những đă kết án đạo luật này trong Thông điệp Vehementer nos (11.2.1906), mà c̣n phủ nhận việc thành lập “Hợp đồng tôn giáo” qua Tông thư Gravissimo munere (10.8.1906), cũng Tông thư này ban phép cho các giám mục được đưa ra những biện pháp cần thiết để đối phó với t́nh thế. Tài sản Giáo hội phải khai báo, để Chính phủ tịch thâu dần. Nhưng dân chúng bắt đầu có những phản ứng đi đến biến động, khiến Chính phủ Briand phải cho phép họ sử dụng thánh đường và cử hành các lễ nghi (1907-08).

T́nh h́nh Giáo hội Pháp trở nên nghiêm trọng. Nhưng sự thử thách này đă là cơ hội để người Công giáo Pháp được đào luyện và trở nên vững tin. Ảnh hưởng của đạo nơi quần chúng trước đây bị mất mát nay trở lại, và đời sống đạo đức dậy lên trong các đô thị lớn. Ḷng quảng đại đối với Giáo hội và nền giáo dục thanh thiếu niên, sự dấn thân vào các công tác xă hội bác ái thật lạ lùng. Nhiều trường học có đạo bị đóng cửa, nhưng hoạt động trở lại dưới h́nh thức trường tư. Các nhà thần học giúp Giáo hội lướt thắng mọi gian nguy do chủ nghĩa Duy tân gây nên, và do chủ trương Dân chủ Kitô giáo của Sangnier (1873-1950) trong phong trào Le Sillon (bị đức Piô X lên án năm 1910, Sangnier vâng phục ngay). Kể từ ngày ban hành đạo luật tách biệt đạo đời, đức Thánh Cha có trọn quyền bổ nhiệm giám mục, và giám mục bổ nhiệm các cha sở.

Sau việc tái lập hàng Giáo phẩm (1850), Giáo hội Công giáo ở Anh tiến triển mau lẹ. Phong trào trở lại đem về cho Giáo hội hàng trăm nhân vật quan trọng và nổi tiếng. Phong trào chỉ ngưng lại một thời gian ngắn vào năm 1896, khi đức Thánh Cha Leô XIII tuyên bố sự vô hiệu trong việc tấn phong giám mục và linh mục của Anh giáo. [15]

Cuộc sống bên trong Giáo hội Anh cũng tích cực hoạt động, mặc dầu phải đương đầu với nhiều khó khăn; việc bành trướng các hội ḍng, học đường và hội đoàn được nhiều tổ chức trong nước ủng hộ mạnh mẽ. Nổi tiếng nhất trong công cuộc này là đức hồng y Newman (1801-90) ḍng Diễn giảng, và đức hồng y Manning, giám mục Westminster (1865-92), ngài xứng đáng là một nhà lănh đạo tinh thần của thời Phục hưng, có biệt tài tổ chức và được giới thợ thuyền London mến phục, do những công tác xă hội lớn lao. Chỉ tiếc một điều là ngài chủ trương quá khắt khe, khi cấm các thanh niên Công giáo theo học hai đại học Anh giáo Oxford và Cambridge. Kế vị ngài là đức hồng y Vaughan (1892-1903), rồi đức hồng y Bourne (1903-35). Theo đề nghị của đức hồng y Vaughan, đức Thánh Cha Leô XIII đă hủy bỏ lệnh cấm (của hồng y Manning) các sinh viên theo học hai đại học Oxford và Cambridge. Năm 1911, đức thánh Cha Piô X thiết lập hai ṭa Tổng Giám mục Birmingham và Liverpool Đến lượt đức Thánh Cha Beneđictô XV, năm 1916 thiết lập tổng giáo phận thứ tư tại Newport-Cardiff thuộc xứ Galles, trong khi Westminster vẫn là ṭa Giáo chủ Anh quốc. Từ khi vua George V (1910-36) lên ngôi, Giáo hội dần dần lấy lại quyền tự do hoàn toàn.

Tô Cách Lan, dân số Công giáo gia tăng dần lên tới 500.000, đặc biệt do cuộc di dân từ Ái Nhĩ Lan sang. Đức Leô XIII tái lập hàng Giáo phẩm năm 1878: hai ṭa Tổng Giám mục Edinburg (với 4 ṭa Giám mục) và Glasgow.

Ái Nhĩ Lan, chính quyền Anh đă phải nhượng bộ trước cuộc tranh đấu kiên nhẫn của người Công giáo. Từ năm 1869, dưới thời thủ tướng Gladstone, Giáo hội Ái hết lệ thuộc vào chính quyền. Đại chủng viện Maynooth thuộc tổng giáo phận Dublin bắt đầu được trợ cấp. Nhưng viện đại học Công giáo Dublin do đức cha Newman làm viện trưởng tiên khởi (1851-58) đă không thể sống nổi v́ thiếu thốn phương tiện. Năm 1908, Chính phủ thiết lập đại học quốc gia Ái Nhĩ Lan gồm ba học viện Dublin, Cork và Galway, có tính rơ rệt Công giáo.

Tây Ban Nha, cuộc Cách mạng 1868 lật đổ nữ hoàng Isabella II gây nhiều biến động chính trị và nhiều thử thách cho Giáo hội. Ḥa b́nh chỉ trở lại sau khi tái lập triều đại Bourbon Cadiz và việc con của Isabella lên ngôi Vua, tức Alfonso XII (1875- 85). Hiến pháp 1876 nh́n nhận Giáo hội Công giáo, Tông truyền, Roma làm quốc giáo, tuy vẫn dành cho người không Công giáo sự tự do tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng cấm không được làm việc phượng tự công khai (giảm nhẹ từ năm 1910). Giáo hội Tin lành cũng hết sức hoạt động, song không đạt được kết quả nào đáng kể. 

T́nh trạng đó kéo dài suốt thời nhiếp chính của thái hậu Maria Christina (1885-1902) và con bà, tức Alfonso XIII (1902-31). Về mặt đối ngoại, chính quyền Tây Ban Nha lúc đấy không được may mắn. Chiến tranh với Hoa Kỳ năm 1898 đă làm mất ba thuộc địa Cuba, Porto Rico và Philippin. Công cuộc nội trị cũng gặp lắm tai biến xă hội lẫn tôn giáo. Sự chia rẽ giữa người Công giáo và sự thất đảm của họ sau cuộc bại trận năm 1898 đă là cơ hội cho nhóm “cải cách”, đang muốn gạt bỏ di sản đạo đức của cha ông để đi theo phong trào tự do và chủ nghĩa thực nghiệm của Âu châu, dành được những ghế giáo sư trong các đại học và chiếm được giới thanh niên trí thức.

Theo gương nước Pháp, phe tự do đương đầu với các ḍng tu, nhất là dưới thời thủ tướng Canalejas (1910-12), đồng thời đ̣i xét lại thỏa hiệp 1851. Tuy nhiên Tây Ban Nha đă tránh được một cuộc ly khai với Ṭa thánh. Sự thật đau thương nhất là giới thợ thuyền tại các thành phố kỹ nghệ miền Đông bị nhiễm tư tưởng cấp tiến, cách mạng, vô chính phủ, bộc phát từ năm 1909, nhân vụ án xử Francisco Ferrer ở Barcelona. Nhiều biến động đẫm máu xảy ra: đánh chiếm thánh đường, tu viện, ám sát giáo sĩ, v.v...

Trong khi phần lớn dân Tây Ban Nha c̣n sống trung thành với Giáo hội, th́ t́nh h́nh Bồ Đào Nha mỗi ngày trở nên đen tối. Năm 1881, đức Thánh Cha Leô XIII phải chia lại ranh giới và giảm thiểu số giáo phận (3 tổng giám mục Lisboa, Braga, Evora, và 9 giám mục). Tuy nhiên, vẫn không tiêu diệt được các tệ đoan và gương xấu trong hàng giáo sĩ và giáo dân.

Vua Carlos I và thái tử Lui Felipe phải thoái vị ngày 1.2.1908, do một cuộc dấy loạn. Vua Manuel II cũng bị lật đổ vào tháng 10 năm 1910 và chính thể Cộng ḥa được thiết lập (Manuel lưu vong bên Anh quốc và chết năm 1932). Chính quyền Cách mạng chủ trương bách hại ḍng tu, trục xuất ḍng Tên, tịch thâu tài sản của ḍng này, rồi ngày 20.4.1911 tuyên bố chính sách tách biệt đạo đời với những hành động bạo quyền dă man. Đức Thánh Cha Piô X lên tiếng phản đối qua Thông điệp Jam dudum (24.5.1911), việc bang giao với Ṭa thánh bị cắt đứt hẳn từ năm 1913. Bầu khí ngột ngạt bao trùm khắp nước.


4. Giáo hội Công giáo và Chính thống ở Đông Âu
[16]

Trong nước Nga vua Alexandrov II (1855-81) kéo dài cuộc bách hại Công giáo của cha là Nikolai I. Cuộc nổi dậy của Ba Lan năm 1863 khiến chính quyền có những biện pháp mạnh đến độ dă man. Hầu hết các tu viện bị giải tán, nhiều linh mục, tu sĩ đi đày (1863-64). Thỏa hiệp 1847 không c̣n được tôn trọng, liên lạc ngoại giao với Ṭa thánh chấm dứt (1866), tiếng Nga là ngôn ngữ duy nhất phải được dùng trong các học đường và lễ nghi phụng vụ (1869-70). Dân Công giáo Ruthen bị ngược đăi hơn nữa: 260.000 người (giáo phận Chelm) bị cưỡng bách ghi tên vào Chính thống giáo (1875).

Năm 1881, Alexandrov II bị nhóm “vô chính phủ” (nihiliste) giết chết, t́nh trạng Giáo hội được sáng sủa hơn dưới triều Alexandrov III (1881-94), ít là đối với Giáo hội Latinh. Tháng 12 năm 1882, một thỏa hiệp mới được kư kết với đức Leô XIII; các giám mục Ba Lan được phóng thích, các chủng viện mở cửa lại. Năm 1894, liên lạc ngoại giao với Ṭa thánh cũng trở lại b́nh thường. Bản thỏa hiệp trong những năm 1897 và 1907 được bổ túc thêm một vài điểm. Nhưng vị biện lư tối cao của “Thánh Hội đồng”, tên là Pobjedonotsev (1880-1905), đại diện cho phái bảo thủ Nga, t́m hết cách để Nga hóa các học đường cũng như các Giáo hội, và ông đă không từ chối sử dụng bất cứ một biện pháp nào, hầu loại bỏ quyền tự do tôn giáo của người Công giáo cũng như Tin lành.

Cuộc Cách mạng 1905 chấm dứt chế độ “Đế quốc Tôn giáo” ở Nga. Sắc lệnh Nga hoàng Nikolai II (1894-1917) ban hành ngày 17.4.1905, băi bỏ mọi h́nh luật dành cho những người bỏ “Đạo Quốc gia” và những giáo sĩ ban phát các bí tích cho những người từ Chính thống giáo sang Công giáo. Tuyên cáo của Nga hoàng ngày 17.10.1905 công bố quyền tự do tín ngưỡng, kèm theo một hiến chế. Từ đó, trên nguyên tắc, Giáo hội Chính thống không c̣n là Giáo hội “độc quyền” trong đế quốc Nga nữa. Từ năm 1905 đến 1910, trên 230.000 giáo dân trước kia bị cưỡng ép theo Chính thống giáo (hơn 2/3 thuộc các tỉnh miền Tây) nay trở lại với Giáo hội Công giáo Roma. Tuy nhiên, do sự can thiệp của “Thánh Hội đồng” và các giám mục Chính thống, người Công giáo c̣n gặp nhiều khó khăn.

Nhiều người trở lại Công giáo đă phải đi khỏi nước để giữ đạo. Cuối thế kỷ XIX, thêm một số khác trở lại một cách lặng lẽ, đủ thành những viên đá đầu tiên cho việc phục hưng Giáo hội Công giáo ở Nga. Trong số này, đặc biệt có triết gia Vladimir Soloviev (1853-1900), tác giả cuốn Nước Nga Giáo hội Phổ thế (1899). Đầu năm 1909, đế quốc Nga có 131.193.000 dân, th́ trên 100 triệu theo Chính thống giáo; 13.500.000 Công giáo (8.400.000 ở Ba Lan), 6.500.000 Tin lành và hơn 5 triệu Do Thái giáo.

Ba Lan, Giáo hội Công giáo từ năm 1903 bị quấy nhiễu bởi giáo phái Mariavit. Đó là giáo phái tự xưng là những “giáo dân triệt để theo gương Đức Trinh Nữ Maria”. Nguyên là một tu hội gồm các nữ tu sĩ và linh mục, được thành lập theo những thần ảo của một bà góa tên là Maria Kozowska với sự hợp tác của linh mục J. Kowalski. Bị kết án năm 1904, họ tuyên bố ly khai với Giáo hội. Năm 1906, đức Piô X ra vạ tuyệt thông cho các hội viên cố chấp. Giáo phái được chính quyền Nga nh́n nhận và bảo vệ, tiếp tục hoạt động trong xứ Ba Lan và Lithuania: 200.000 năm 1911.

Năm 1909, giáo phái Mariavit hiệp nhất với nhóm “Cựu Công giáo”, và Kowalski được tấn phong giám mục Ulrecht. Một Giáo hội quốc gia Ba Lan theo lối “Cựu Công giáo” khai sinh tại Hoa Kỳ năm 1900 đem về mẫu quốc, được chính quyền nh́n nhận sự sáp nhập với giáo phái Mariavit. Nhưng năm 1924, nhóm “Cựu Công giáo” tách khỏi Mariavit, cả hai lụn bại dần từ đấy.

Sau cuộc chiến tranh Nga Thổ (1877-78) và hội nghị Berlin (1878), các nước Rumani, Serbia, Bảo Gia Lợi thoát quyền thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ và dần dần trở thành những vương quốc độc lập. Về phương diện tôn giáo, Serbia năm 1879 và Rumani năm 1885 tách rời khỏi ṭa Giáo chủ Chính thống Constantinopoli để thiết lập những Giáo hội tự trị theo kiểu Hy Lạp, trong đó Quốc gia đứng trên Giáo hội. C̣n nước Bảo Gia Lợi từ năm 1870 đă được vua Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận cho có một khu vực tôn giáo độc lập ngay tại Constantinopoli. Nhưng Giáo hội Bảo bị thượng phụ giáo chủ phạt vạ tuyệt thông (1872); măi đến năm 1945 mới ḥa giải xong. Quyền bính của ngôi Giáo chủ Constantinopoli c̣n bị sút giảm hơn nữa do chiến tranh Balkan (1912-13), đến độ chỉ c̣n tước vị Giáo chủ “danh dự” đối với các Giáo hội Chính thống (trừ Nga), với con số 28 triệu tín hữu (năm 1930), thuộc 20 Giáo hội tự trị.

Giáo hội Chính thống ở Nga đă biệt lập khỏi Giáo hội Chính thống Constantinopoli từ năm 1448, và suốt thế kỷ XIX là Giáo hội quốc gia Nga, Nga hoàng đồng thời là giáo chủ, “Thánh Hội đồng” chỉ là tay sai của chính quyền. Giáo hội Chính thống Nga nhận sứ mạng truyền bá đức tin tại các nước Hồi giáo và trong trong các xứ thuộc địa Nga ở Á châu, đặc biệt Siberia, nơi lưu đày của hàng vạn người: năm 1840, một ṭa Giám mục được thiết lập tại Kamtchatka. Công cuộc truyền giáo đến sau được trao cho “hội Truyền giáo Chính thống” thành lập năm 1870. Các giáo phái, nhất là phái Raskolniki, bành trướng mạnh mẽ. Hạ bán thế kỷ XIX, đời sống xa hoa của cấp lănh đạo và giới thượng lưu là mối nguy cơ cho đế quốc. Sự bất măn của dân chúng biểu lộ qua những hành động quá khích, do đó chủ nghĩa “vô chính phủ” phát sinh.

Thời này Giáo hội Chính thống Nga có những nhân vật nổi tiếng, như thi sĩ Dostoievski (1821-81), văn hào Tolstoi (1828-1910). Tolstoi từ năm 1877 thành một tư tưởng gia cuồng tín, một nhà cải cách xă hội quá khích muốn đạp đổ mọi tôn giáo, chiến tranh, Quốc gia và quyền tư hữu, chủ trương trở lại sự tinh khiết và yêu thương Kitô giáo nguyên thủy. Mặc dầu bị “Thánh Hội đồng” lên án, Tolsloi vẫn có nhiều người theo. Ông là một trong những nhân vật dọn đường cho chủ nghĩa Cộng sản.

Các Giáo hội Đông phương khác phần lớn không thể phát triển được. Nhóm Kitô hữu, quen gọi là “của thánh Tôma Tông đồ” ở Ấn Độ (khoảng 350.000) đă một thời theo giáo phái Nestorius, nay đa số trở về với Roma. Nhiều Giáo hội quốc gia theo giáo phái Monophysisme như Giáo hội Syriac cũng gọi là Jacobit với 100.000 tín hữu trong xứ Syria, Kurdistan và Mesopotamia, dưới quyền một vị giáo chủ ở Hins (Syria); Giáo hội Coptô ở Ai Cập với 2 triệu tín hữu thuộc giáo chủ Alexanđria, có ṭa ở Le Caire; Giáo hội Abyssina với 6 triệu người thuộc giáo chủ ở Addis-Abeba; Giáo hội Armenô (Gregorian) quan trọng nhất với 3 triệu giáo dân, rải rắc khắp Âu châu, Ai Cập và Mỹ châu, dưới quyền lănh đạo tối cao của vị Catholicos ở Etchmiadzin (Nga) và nhiều giáo chủ. Khoảng 120.000 giáo dân Armenô đă hiệp nhất với Roma, 40.000 theo Tin lành khi người Anh và Hoa Kỳ đến trợ giúp họ. Ngoài ra c̣n có Giáo hội Nestorius với con số tín hữu 30.000 ở Kurdistan, Persia và Irak, có vị giáo chủ ở Kosschanes (Kurdistan).

Đối với Giáo hội Công giáo Roma, các Giáo hội Chính thống Đông phương có những liên lạc không mấy mật thiết, trong khi các đức Giáo hoàng hằng lưu tâm đến việc hiệp nhất và tha thiết kêu mời các Giáo hội ly khai.[17] Đức Thánh Cha Gregori XIII (1573-85) thiết lập ủy ban gồm nhiều hồng y đặc trách Giáo hội Đông phương, mở trường cho các giáo sĩ Hy Lạp, Maronit và Armenô. Đức Gregori XV (1621-23) và Urban VIII (1623-1644) đều quan tâm đến các Giáo hội Đông phương cũng như các xứ Truyền giáo. Từ thế kỷ XIX, sự liên lạc giữa Ṭa thánh với các Giáo hội Đông phương càng nhiều hơn. Ngày 6.6.1848, đức Thánh Cha Piô IX gởi tới các anh em thuộc Giáo hội Đông phương bức Tông thư In suprema Petri, nói đến việc hiệp nhất và long trọng hứa rằng sự hiệp nhất này sẽ tôn trọng các lễ nghi của họ, bằng ḷng để các giám mục Đông phương tiếp tục giữ chức vụ cũ và ngang hàng với các Giám mục Công giáo Roma; nhưng cần phải có sự thống nhất: thống nhất trong đức tin và nh́n nhận quyền tối cao của đức Giáo hoàng Roma. Nhưng sự kêu mời đă không được hưởng ứng. Các Giáo chủ Đông phương trả lời bằng một thông điệp về thần học.

Năm 1868, nhân dịp đại Công đồng Vatican I (1869-70), Tông thư Arcano divinae providentiae ngày 8 tháng 9 “gởi hàng Giám mục thuộc các Giáo hội theo Lễ nghi Đông phương không thông hảo với Ṭa thánh”, trong đó đức Thánh Cha Piô IX nhắc đến hai đại Công đồng Lyon II (1274) và Florencia (1439), đồng thời mời các vị đến tham dự Công đồng. Cũng năm 1868, một Tông thư khác đề ngày 13 tháng 9 “gởi các anh em Tin lành và các tín hữu không Công giáo”, trong Tông thư, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả trở về “đoàn chiên duy nhất của Chúa Kitô”. Nhất là Đại hội Thánh Thể ở Gierusalem năm 1893, trong dịp này việc cử đức hồng y Langénieux làm đặc sứ Ṭa thánh đă đem lại nhiều hứa hẹn lạc quan. Đức Thánh Cha Leô XIII lại tha thiết kêu gọi qua hai Tông thư Praeclara gratulationis (1894) và Satis cognitum (1896), công khai cam kết tôn trọng các lễ nghi đáng kính của Đông phương... Việc kêu mời vẫn tiếp tục dưới các triều Giáo hoàng sau này.


III

ĐỜI SỐNG NỘI BỘ CỦA GIÁO HỘI CẬN ĐẠI


1. Kỷ luật, phụng vụ và nghệ thuật
[18]

Tín điều về ơn vô ngộ của Giáo hoàng cùng nhiều tài liệu về kỷ luật của đại Công đồng Vatican I, đă dứt khoát trả lời những khuynh hướng “Giáo hội quốc gia”. Từ nay, uy quyền Giáo hội được nêu cao, giáo dân đoàn kết chặt chẽ vây quanh vị Đại diện Chúa Kitô, v́ ngài nhận quyền tối cao bởi Thiên Chúa. Nếu uy quyền của ngôi Giáo hoàng bị sa sút trong lănh vực chính trị và thế tục, th́ quyền của ngài lại nổi bật trong lănh vực thiêng liêng và tôn giáo, ở một thời đại chính sách tách biệt đạo đời được áp dụng tại nhiều nước.

Đức Thánh Cha Piô X vừa lên cầm quyền đă nghĩ ngay đến một bộ Giáo luật mới, việc soạn thảo được trao cho luật gia trứ danh Gasparri (hồng y năm 1907, Quốc vụ khanh 1914-30; + 1934). Sau 15 năm làm việc, bộ Giáo luật thành h́nh và được đức Thánh Cha Benedictô XV công bố nhằm ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống (27.5) năm 1917. Đây là một công tŕnh lớn lao, dung ḥa khuynh hướng bảo thủ với những tiến bộ mới mẻ, đồng thời đặt sẵn một quy chế cho sự hiệp nhất Kitô giáo và khuếch trương sức sống của Giáo hội. Năm 1917, một ủy ban đặc biệt được thành lập có nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc. Nhiều hiệp ước kư kết sau này cũng dựa theo các khoản luật mới. Bộ Giáo luật đă được các giới hoan hỉ đón nhận, phân khoa giáo luật xuất hiện tại nhiều viện đại học.

Kỷ luật Giáo hội và lễ nghi phụng vụ là mục tiêu công cuộc cải cách của nhiều Giáo hoàng thời hậu Công đồng Vatican I. Trong lănh vực này, vị “đại Giáo hoàng của các linh hồn” đức Piô X, đă chiếm nhất. Từ việc canh tân của đức Piô X, một “phong trào lễ nghi phụng vụ” đă nổi dậy trước đệ nhất thế chiến ít lâu. Phong trào này có nhiều điểm tốt, muốn trở lại đặc tính cộng đồng trong các lễ nghi của thời Thượng cổ, nhằm mục đích liên kết chặt chẽ hơn giữa giáo sĩ và giáo dân trong thánh Lễ Missa. Những trung tâm nghiên cứu được thiết lập tại nhiều đan viện và tu viện ở Pháp, Đức, Áo, Hà Lan. Song song với phong trào này là việc học Thánh Kinh, mà kết quả là bản dịch Pháp văn Bible de Jerusalem (1950) của trường Thánh Kinh, Gierusalem. Stuttgart ở Đức cũng là nơi học hỏi Thánh Kinh, phát sinh từ phong trào lễ nghi phụng vụ và sự tiếp xúc với anh em Tin lành.

Các nhà nghệ thuật tôn giáo cũng rất hoạt động. Việc cải cách thánh nhạc theo tinh thần cổ truyền ở Đức đạt tới những thành quả lạ lùng, nhờ có nhiều hội đoàn lấy thánh nữ Cecilia làm bổn mạng. Một tổng hội Thánh Cecilia thành lập năm 1868 ở Đức do linh mục Fr. X. Witt (+1888), và được đức Thánh Cha Piô IX chấp thuận năm 1870; nhiều nước khác làm theo. Nhạc Gregogrian, cũng như các lễ nghi được canh tân và đem áp dụng, đặc biệt ở Solesmes và Beuron. Đến lượt đức Thánh Cha Piô X ban chỉ thị cho một cuộc phục hưng b́nh ca và truyền phải trở lại nhạc Gregogrian thuần túy như xưa (1903-04).

Ngành kiến trúc và hội họa đều tham gia vào phong trào phục hưng nghệ thuật thánh này. Ở Pháp, Đức cũng như ở Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, phong trào bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX. V́ dân chúng ngày càng thấy phải tổ chức những đại lễ có tính cộng đoàn tại những nơi thánh, nhiều ngôi thánh đường theo lối tân Gothic, tân Roman, tân Byzantin mọc lên ở chung quanh các đô thị lớn. Đó là những thánh đường bằng bê-tông hay bằng gạch thay v́ bằng đá, giản dị, khác xa lối kiến trúc cổ điển, lộng lẫy, xa xỉ. Thánh đường thường xây theo h́nh Thánh giá, để mọi con mắt đổ dồn lên phía cung thánh. Cũng v́ lẽ đó, nhiều ṭa nhà không xây cột, không có gian bên, không vẽ tranh cảnh, ṭa Ḥa giải ẩn trong bức tường dầy, giếng Rửa tội biệt hẳn một nơi. Tất cả những bài trí trần thiết, như bích họa, khảm gián sắc, tượng ảnh, phù điêu, kính vẽ mầu, bi kư, đều muốn lôi kéo con người ra khỏi vật chất và đưa họ vươn lên cao.

Nghệ thuật điêu khắc và hội họa (bích họa, kính vẽ) trở nên thịnh đạt và tiến bộ, nhất là từ khi có cuộc Triển lăm Nghệ thuật tôn giáo ở Paris năm 1911, rồi nhiều công xưởng theo tập truyền thời Trung cổ được chấn chỉnh, như trường Beuron, trường Saint-Luc, trường Nghệ thuật Maredsous, trường Croix Latine ở Louvain, sau cùng nhiều tập san về Nghệ thuật thánh được phát hành (1935). Những tác phẩm của nhóm họa sĩ Nabi (“linh hứng”, 1890): Denis, Desvallières, Vuillard, Bonnard, Couturier, và của nhiều họa sĩ  khác như Servais, Woestijine, Munch, cũng như những nhà điêu khắc Landowski, Dufrasne, Roux, đều có những nét nghệ thuật rất độc đáo, làm cho cả những người không hiểu ǵ về ư nghĩ nó phô diễn, cũng phải chú mục nh́n xem và ca ngợi (cuộc Đấu xảo Quốc tế ở Paris năm 1937).


2. Sống đạo, hội đoàn và ḍng tu
[19] 

Từ thế kỷ XIX, lối sống đạo và h́nh thức tôn sùng khác nhau  tại mỗi vùng mỗi miền trong Giáo hội. Ở Pháp quốc, miền Tây Bắc  giữ đạo sốt sắng hơn ở vùng Đông Nam, có lẽ v́ yếu tố lịch sử. Việc mở mang các trường trung học Công giáo sau năm 1850, đă đưa một số lớn người có học thức trở lại đời sống đạo. Ngược lại, giới thợ thuyền mỗi ngày thêm đông lại sống ngoài Giáo hội một số lớn. Lư do khác nhau: hoặc v́ thiếu linh mục hoạt động ở các vùng ngoại ô rộng lớn, nơi sinh sống của giới cần lao vô sản, hoặc v́ tư tưởng bài giáo sĩ, bài tôn giáo đă nhiễm vào đầu óc giai cấp này, hoặc v́ tư cách độc đoán, bảo thủ của hàng giáo sĩ. Từ cuối thế kỷ XIX, đă có phong trào “Linh mục thợ”, và người ta bắt đầu thấy mọc lên những tổ chức dành cho thợ thuyền, như tu hội Anh Em Thánh Vinh sơn-Phaolô của cha Prévost (+ 1874) tại Vaugirard (1855), hội Le Prado của cha Chevrier (+ 1879) ở Lyon (1860). Nhiều linh mục triều tự hợp thành những hội đoàn, có mục đích hoạt động giữa giới thợ thuyền, như Hội Tông đồ (Union apostolique) của Lebeurier.

Giáo dân thế kỷ XIX-XX cũng hoạt động rất hăng say. Đàn ông, đàn bà tích cực tham gia và hiểu biết sống đạo hơn xưa; họ biết dùng Sách Lễ, sách in đẹp và phổ biến (cuối thế XIX). Nhiều người, nhất là thuộc giới trí thức, đă biết san sẻ trách nhiệm với hàng giáo sĩ trong việc điều khiển xứ đạo.

Việc tôn sùng cổ truyền như tôn sùng Thánh Thể, Thánh Tâm, Đức Mẹ, vẫn hoạt động như xưa, nhưng nhiều hội đoàn thuộc thế hệ cũ tàn lụi dần. Ngược lại, người ta thấy phát hiện những phong trào, những hội đoàn thức thời hơn. Việc sùng kính Đức Mẹ có nhiều hội đoàn, như hội Mân côi sống (1826) của cô Pauline Jaricot, hội Con Đức Mẹ (1847), bắt nguồn từ việc Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Catharina Labouré (+ 1876), Đạo binh Đức Mẹ do anh Frank Duff (1921). Việc tôn sùng Thánh Thể cũng phát sinh những tể chức giờ thánh, chầu Ḿnh Thánh Chúa ban đêm, chầu Ḿnh Thánh Chúa liên tiếp; từ đó khai sinh ra nhiều ḍng tu chuyên lo việc này. Năm 1874, Đại hội Thánh Thể được tổ chức lần thứ nhất là do nguyện vọng và sáng kiến của một thiếu nữ khiêm tốn đạo đức tên là Tamisier, con thiêng liêng của cha Chevrier. Đấy cũng là nguồn gốc Đại hội Thánh Thể toàn quốc và quốc tế đă lần lượt được tổ chức khắp nơi, quy tụ cả triệu giáo dân. Hai Sắc lệnh năm 1905 và 1910 của đức Thánh Cha Piô X về việc siêng năng rước lễ và việc rước lễ của các trẻ em, rồi phong trào Nghĩa binh Thánh Thể, nay gọi là Thiếu nhi Thánh Thể, đă xóa bỏ đi những dè dặt quá đáng đối với bí tích t́nh thương này.

Thế kỷ XIX, người ta c̣n được mục kích nhiều cuộc hành hương vĩ đại, mà chủ nghĩa Duy lư trong thế kỷ trước đă muốn bóp chết: đó là những cuộc hành hương Salette (1846), Lourdes (1858), Fatima (1917). Thêm vào đó, những cuộc hành hương Roma nhân dịp các Năm thánh (25 năm một lần), và Năm Thánh Mẫu (1954, 1958). Họ hành hương không phải để xem dấu lạ cho bằng cầu nguyện, xin ơn và sám hối.

Thế kỷ XIX cũng là thế kỷ cầu nguyện rất nhiều, có những hội cầu nguyện trở thành quốc tế, như hội Mân côi, hội Tông đồ cầu nguyện (1861). Ư chỉ thường dựa theo ư của Giáo hội: cầu cho sự trở lại của tội nhân và cho dân Do Thái, cầu cho sự hiệp nhất Kitô giáo và cho các linh hồn nơi luyện ngục (Montligeon). Trong số các đấng thánh của thế kỷ XIX, ngoài những nhà giáo dục, thừa sai, c̣n có những vị sống chiêm niệm và thần bí, cũng có những vị sống thánh thiện một cách rất đơn sơ, hoàn toàn phó thác trong t́nh yêu Chúa, như thánh nữ Teresa Hài đồng Giêsu (1873-97).[20]

Các hội ḍng dành phần ưu tiên trong các hoạt động bác ái, xă hội và văn hóa. Thế kỷ XIX-XX, nhiều ḍng tu phát triển mạnh, nhiều tu hội mới được thành lập, nhiều tu viện trước kia bị giải tán hoặc sa sút, nay lấy lại sức sống mới. Ngay sau cuộc đệ nhất thế chiến, người ta đă nói đến một “mùa xuân của các ḍng tu”. Các ḍng cũ hoạt động không ngừng trong việc cải tổ và thi hành sứ mạng.

Năm 1893, đức Thánh Cha Leô XIII thống nhất các đan viện ḍng Biển đức thành 14 tỉnh hội (congrégation), nhưng vẫn nh́n nhận sự độc lập và quyền hành của mỗi đan viện; đứng trên hết là đức thống phụ (abbé primat) có quyền kinh lư các nhà, vị này đặt trụ sở ở Roma. Năm 1957, cả ḍng có 200 nhà với 12.561 đan sĩ. Ḍng này nổi tiếng trong lănh vực lễ nghi phụng vụ, thánh nhạc và nghệ thuật thánh. Ngoài ra phải kể đến 23.600 nữ đan sĩ sống trong 280 nhà với đủ mọi hoạt động, từ đời sống kín và chiêm niệm đến những công tác từ thiện bác ái.

Ḍng Xitô thế kỷ XIX cũng có thêm nhiều nhà mới, nhưng ngày nay chỉ c̣n vào khoảng 44 đan viện. Ngành Xitô “cải cách”, tức ḍng Trappist (từ năm 1664 ở Doligny la Trappe do đan viện phụ De Rancé) có đan viện phụ tổng quyền riêng từ năm 1892, với 64 nhà. Bốn ngành Phansinh Observantes năm 1897 được đức Thánh Cha Leô XIII cho thống nhất thành một, mang tên ḍng Anh em Hèn mọn (Ordo Fratrum Minorum). Ḍng Tên phát triển mạnh nhất từ trung tuần thế kỷ XIX, nổi tiếng trong các ngành xă hội: trí thức, giáo dục và truyền giáo. Năm 1850, đức Thánh Cha Piô IX dùng quyền đặt cha Jandel (+1872) làm bề trên tổng quyền ḍng Đaminh, vừa được cha Lacordaire tái thiết trên đất Pháp. Trong 22 năm dưới thời cha Jandel, ḍng đă lấy lại phong độ và tiến mạnh trong sứ vụ bảo vệ đức tin, bằng mọi h́nh thức truyền giáo và văn hóa.[21]

Các ḍng tu thành lập trong thế kỷ XIX phần đông chuyên ngành truyền giáo, chúng tôi sẽ nói trong chương sau; ở đây chỉ kể hai ḍng thuộc ngành giáo dục.

Tu hội Thánh Phanxicô Salêdiêng (Société de Saint François de Sales) cũng gọi là ḍng Salêdiêng, thành lập tại Turino (Ư) năm 1859 do thánh Gioan Don Bosco (1815-88), có mục đích giáo dục nam thanh thiếu niên, đặc biệt những trẻ bụi đời. Từ năm 1875, ḍng đă có những xứ Truyền giáo, như Patagonia (Achentina), Ratjaburi (Thái Lan). Năm 1872, thêm ḍng nữ Salediêng do thánh Gioan Bosco với sự hợp tác của thánh nữ Maria Mazzarello (+1881) lập tại Mornese (Ư), cũng một mục đích giáo dục như ḍng nam, nhưng cho nữ giới. Ḍng nữ Salêdiêng hiện đang hoạt động trong 71 Quốc gia, điều khiển các trường kỹ thuật, trung tiểu học và cô nhi viện.

Tu hội Chúa Cứu chuộc (Société du Sauveur), cũng gọi là ḍng Salvatorian, do một linh mục triều tên là J. B. Jordan người xứ Bade (Đức) sáng lập tại Roma năm 1881, như một tu hội “Tông đồ giáo dục” có mục đích truyền bá đức tin bằng giảng dạy và sách báo. Ngành nữ tu mang tên Nữ tu Chúa Cứu chuộc (Soeurs du Divin Sauveur) thành lập vào 7 năm sau.

Sang thế kỷ XX, có thêm nhiều tu hội mới như:

Ḍng Nữ Biển Đức Thánh Batilda được thành lập năm 1921 do mẹ Bénédicte (Marguerite Waddington Delmas), theo sáng kiến và tinh thần của cha Dom Besse (+ 1920); nhà mẹ đặt tại Vanves. Các nữ tu sống đời chiêm niệm, chỉ hoạt động trong đan viện, đón tiếp các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đến tĩnh tâm.

Hội Phụ tá truyền giáo (Société des Auxiliaires de Missions) do hai cha Lebbe và Boland lập năm 1926, có mục đích đào tạo những linh mục triều đi giúp các địa phận đă được trao cho hàng giáo sĩ bản quốc. Hội đặt trung tâm ở Louvain (Bỉ).

Ḍng Nữ tu Y viện Truyền giáo (Medical Mission Sisters) do mẹ Anne Dengel thành lập tại Hoa Kỳ năm 1925, có mục đích truyền giáo bằng công tác y tế tại những nước cần đến.

Ḍng Tiểu đệ Chúa Giêsu (Petits Frères de Jésus) do cha René Voillaume sáng lập tại El Abiod Sidi Cheikh (Algerie) năm 1936, theo tinh thần cha Charles de Foucauld (1858-1916), nhà truyền giáo ở Maroc và Sahara. Các tiểu đệ sống nghèo nàn tại các xóm b́nh dân để làm cho Chúa Giêsu được biết và được yêu. Năm 1939, thêm ḍng Tiểu muội Chúa Giêsu (Petites Soeurs de Jésus) do chị Madeleine de Jésus thành lập, cũng cùng một tinh thần và mục đích.

Ḍng Thừa sai Bác ái do mẹ Terêsa Calcutta, nữ tu truyền giáo ở Ấn Độ, sáng lập năm 1950 tại Calcutta. Ḍng có hai ngành Nữ và Nam, sống chiêm niệm và hoạt động truyền giáo, bác ái.

Thế kỷ XX, c̣n xuất hiện những “tu hội đời” (instituts séculiers); năm 1947, các hội này được đức Thánh Cha Piô XII ban Tông hiến Provida Mater Ecclesia làm quy chế căn bản. Đó là sáng kiến của những giáo dân sùng đạo muốn đem đời sống trọn lành Phúc âm vào giữa các hoàn cảnh của thời đại dưới h́nh thức “bán tu sĩ”. Họ sống theo lương tâm, thi hành nhiệm vụ tông đồ giáo dân và tiến tới bậc trọn lành Phúc âm, trong khi cứ mặc áo đời và hoạt động giữa đời.

Ḍng nữ Thành Phao lô Thiện bản do linh mục Joseph Horderet sáng lập năm 1873 tại Fribourg (Thụy Sĩ), mục đích truyền giáo bằng sách báo. Opus Dei (Công việc của Thiên Chúa) là tu hội đời thứ nhất được thành lập ở Tây Ban Nha năm 1928 do chân phước giám mục Escrivá de Balaguer. Tu hội gồm hai ngành Nam và Nữ, có mục đích đem đức trọn lành Phúc âm vào các giới, nhất là trí thức. Tu hội này hiện đang hoạt động hầu khắp nơi một cách bán công khai, nhất là ở Tây Ban Nha và Mỹ châu, len lỏi vào các cấp lănh đạo và giới trí thức, gây nhiều ảnh hưởng lớn lao. Hội Nữ tá Quốc tế Công giáo (Auxiliaires Féminines Internationales Catholiques) do chị Yvonne Poncelet (+ 1955) sáng lập năm 1937 tại Bruxelles (Bỉ), dưới sự hướng dẫn của cha Boland, theo tinh thần cha Lebbe. Nữ tá tự nguyện sống tận hiến trong bậc giáo dân. Tu hội Nữ tỳ Chúa Giêsu và Mẹ Maria (Ancelles de Jésus Marie) do chị Marcelle Veyrac thành lập năm 1947 tại Versailles (Pháp), nay gọi là tu hội Hiện diện và Sống, có mục đích gieo rắc t́nh yêu Chúa khắp nơi và làm chứng nhân cho Chúa Kitô bằng đời sống trọn lành. Ḍng nữ Lao động Truyền giáo do linh mục Roussel Galle sáng lập năm 1950 tại St-Denis (Pháp).


3. Khoa học thánh và Duy tân thuyết
[22]

Khoa học thánh được các đức Giáo hoàng, đặc biệt đức Leô XIII cổ vơ và đă đạt những kết quả thiết thực. Đến lúc nước Pháp theo kịp nước Đức, nhờ có nhiều học viện Công giáo thành lập tại Paris. Lille, Lyon, Angers, Toulouse (1875-77). Các Giáo hoàng học viện ở Roma trước đây chỉ chú trọng đến triết học và thần học kinh viện, nhưng từ nửa thế kỷ nay đă quan tâm đến môn giáo sử. Năm 1922-23, phân khoa giáo sử và truyền giáo được mở tại viện đại học Gregorian. Nhiều đại học Công giáo thiết lập trong thế kỷ XIX-XX đều có phân khoa thần học, đó là những đại học Louvain (1834), Fribourg (1889), Washington (1889), Milan (1920), Nimègue (1923). Hiệp hội các đại học Công giáo được đức Thánh Cha Piô XII tái lập năm 1949, hiện có trên 20 viện làm hội viên.

Ở Đức năm 1846, những cố gắng thành lập một viện đại học tư thục Công giáo đă không thành, v́ trong nước này cũng như ở Áo quốc phân khoa thần học phải nhập với các viện đại học của Chính Phủ. Năm 1922, Hàn lâm viện Thánh Anbê được thiết lập tại Cologne, dạy triết học kinh viện, nhận in lại các tác phẩm của thánh tiến sĩ .

Năm 1915, đức Thánh Cha Beneđictô XV nâng ủy ban chủng viện thuộc Bộ Cơ mật lên thành một Bộ, và sáp nhập Bộ Học vụ (từ 1824) vào Bộ mới với danh hiệu thánh Bộ Chủng viện và Đại học, ngày 24.5.1931, đức Piô XI ban hành Hiến chế Deus Scientiarum Dominus, nhằm phục hưng triết học và thần học tại các đại học. Về toán học và vạn vật học, năm 1936 ngài cho thiết lập Giáo hoàng Hàn lâm viện Khoa học, nơi quy tụ nhiều nhà thông thái trên thế giới.

Thánh khoa tiến tới một khúc quanh quan trọng vào giữa thế kỷ XIX, nhờ có sự phục hưng của Kinh viện học phái, mà trong thế kỷ XVIII đă bị bỏ quên. Trường phái Tôma vẫn hoạt động trên đất Tây Ban Nha (đại học Salamanca từ 1239) nhất là trong các học viện ḍng Đaminh, nổi tiếng hơn cả có cha González (đến sau lên chức Hồng y, +1894). Nhưng Ư Đại Lợi mới là nơi để trường phái được phát triển sang nhiều nước khác, tiên phong trong công cuộc này là linh mục Buzetti (+1824) thành Placencia, rồi đến các cha ḍng Tên Perrone, Franzelin, Liberatore, Palmieri; linh mục Sanseverino; thuộc ḍng Đaminh có hồng y Zigliara và cha Lepidi. Cha Kleutgen ḍng Tên đă từ Roma đem học thuyết Tôma về Đức, và được nhiều nhà thần học ở Bonn, Munster, Freiburg, Mainz, Cologne theo.

Trường phái Tôma nổi bật khắp nơi, và đạt tới đỉnh thành công khi đức Thánh Cha Leô XIII công bố Thông điệp Aeterni Patris 1879, truyền cho các giáo sư triết học cũng như thần học phải lấy thánh Tôma làm “khuôn vàng thước ngọc” (sagesse d'or), đồng thời đặt thánh tiến sĩ làm bổn mạng các trường Công giáo.

Từ cuối thế kỷ XIX, các nhà thông thái Công giáo đă hiệp lực với nhau để phát hành những tạp chí về thần học và triết học. Những bộ từ điển vĩ đại như Dictionnaire de Théologie Catholique, Dictionnaire de la Bible, Dictionnaire d’Histoire et de Geographie Ecclésiastiques, cùng nhiều bộ sách thần học, triết học, chú giải Thánh Kinh được lần lượt xuất bản. Những cuộc hội nghị quốc tế khoa học Công giáo được nhóm họp tại Paris (1888, 1891), Bruxelles (1894), Fribourg (1897), Munich (1900). Sau đệ nhị thế chiến, hội nghị thường họp ở Roma.

Đại diện cho các khoa học thánh thế kỷ XIX-XX, phải kể đến những nhân vật sau đây:

Khoa Chú giải Thánh Kinh có những giáo sư người Đức, như P. Schanz, Fr. Kaulen, J. Sickenberger, R. Cornely ḍng Tên. Các cha ḍng Đaminh điều khiển trường Thánh Kinh ở Gierusalem do cha J. Lagrange sáng lập năm 1890, với sự cộng tác của cha Louis Vincent. Các cha ḍng Tên điều khiển học viện Thánh Kinh ở Roma, và một trường thực tập ở Gierusalem từ năm 1927. Cha V. Scheil ḍng Đaminh nổi tiếng là nhà Đông phương học. Vigouroux hội St-Sulpice, tác giả bộ Dictionnaire de la Bible, cũng là một giáo sư thánh Kinh nổi tiếng thế kỷ XX.

Khoa Hộ giáo có đức hồng y J. Newman ḍng Diễn giảng, và nhiều nhà thần học người Đức, như Hermann Schell, Alois Schmid, cùng ba cha ḍng Đaminh A. Weiss, A. Gardeil và A. Sertillanges.

Khoa Tín lư có những nhà thần học thuộc trường phái Tôma ḍng Đaminh và ḍng Tên. Đại diện cho ḍng Đaminh là đức hồng y Zigliara và các cha A. Gardeil, Del Prado, Garrigou Lagrange. Ḍng Tên có hai hồng y Frenzelin và Billot, và các cha Perrone, Kleutgen, Palmieri và Pesch.

Khoa Luân lư Giáo luật có các giáo sư Fr. X. Linsenman, Val. Thalhofer, cha A. Lehmkuhl ḍng Tên, và hai cha Đaminh Prummer và Merkelbach.

Khoa Giáo sử Giáo phụ có giáo sư F. X. Kraus, cha II. Denifle ḍng Đaminh, giáo sư F. X. Funk, cha Hartmann Grisar ḍng Tên, hồng y J. B. Pitra ḍng Biển đức, cha P. Mandonnet ḍng Đaminh và giáo sư L. Duchesne.

Thời đại này cũng như các thời khác không tránh được những cuộc tranh luận về thần học, rồi những lạc thuyết nổi dậy làm bận tâm Ṭa thánh. Frohschammer, giáo sư triết học ở Munich, phủ nhận sự tương quan giữa khoa học với mặc khải và quyền bính Giáo hội. Sau khi bị lên án hai lần (1857, 1862), ông bỏ đạo và chết ngoài Giáo hội (1893). Hai triết gia Gioberti và Rosmini chủ trương con người có thể trực giác và trực tiếp nhận biết Thiên Chúa, cũng bị lên án năm 1861 và 1866. Cuối thế kỷ XIX, có cuộc tranh luận sôi nổi về chủ thuyết “Công giáo cải cách” (Catholicisme réformateur). Bênh vực chủ thuyết này có những giáo sư nổi tiếng người Đức như Kraus, Schell, Funk, thi sĩ Fogazzaro người Ư, tác giả cuốn Đấng Thánh (bị cấm năm 1906), triết gia Von Hugel người Anh. Họ muốn nâng cao uy quyền Giáo hội Công giáo bằng cách thích ứng mănh liệt vào đời sống tân tiến, đồng thời đập tan tất cả mọi cái mà họ cho là “lạc hậu”. Giáo sư Schell có bốn tác phẩm bênh vực chủ thuyết này, nhưng các tác phẩm của ông đều bị liệt vào loại sách cấm năm 1898; ông cúi đầu vâng theo ngay.

Nhưng đáng lo ngại hơn cả là một luồng duy lư xâm nhập vào triết học và thần học Công giáo đầu thế kỷ XX ở Đức, Pháp, Anh, Ư mà sau này người ta gọi là Duy tân thuyết (Modernisme). Nó bắt nguồn từ thuyết bất khả tri luận (agnosticisme) của Kant, chủ nghĩa nội tại (immanentisme) của Schleiermacher, cũng như thuyết tiến hóa (évolutionisme) của Darwin, làm nền tảng cho sử học tân quan (conception moderne de l'histoire). Nó xuất đầu lộ diện ở Âu châu ngay khi Mỹ châu chủ nghĩa (américanisme) của Hecker và Ireland ở Hoa Kỳ bị đức Thánh Cha Leô XIII lên tiếng cảnh cáo (Testem benevolentiae 22.1.1899).

Duy tân thuyết chủ trương gạt bỏ mặc khải, chỉ dùng suy luận tự nhiên để giải thích đức tin và Giáo hội, làm sao cho hợp với sử học phê b́nh và triết học tân tiến; đồng thời xác định các tín điều chỉ là những biểu hiện dễ thay đổi của một chân lư trong đạo, mà tự nó không có ai có thể hiểu được. Phong trào Duy tân bành trướng mạnh nhất ở Pháp và Ư, ăn sâu vào đầu óc c̣n non trẻ của chủng sinh, đảo lộn tinh thần đạo đức của hàng giáo sĩ. Đây cũng là phong trào đ̣i cải cách ṭa nhà bên trong của Giáo hội, phong trào của giới trí thức, và ăn sâu vào bậc thượng lưu xă hội, nhất là hàng giáo sĩ Chiến sĩ tiền phong của Duy tân thuyết là giáo sư Alfred Loisy (1857-1940) tác giả cuốn Phúc âm và Giáo hội (L'Évangile et 1’Église, 1902) cắt nghĩa nguồn gốc đạo Công giáo một cách vô cùng tai hại. Sau đó, được nhiều người tên tuổi ủng hộ và chạy theo, như Houtin, Tyrrel, Murri, Fracassini, Schnitzer, Kock… Quần chúng chỉ biết sau khi Ṭa thánh dùng biện pháp cứng rắn vạch trần lạc thuyết. Ngay từ năm 1903, đức Thánh Cha Piô X đă quyết liệt chống lại chủ thuyết nguy hiểm này. Sắc lệnh Lamentabili ngày 3.7.1907 của Bộ Thánh vụ đă kết án 65 luận đề, phần lớn rút trong các tác phẩm của Loisy. Thông điệp Pascendi dominici gregis 8.9.1907 tŕnh bày giáo thuyết này và gọi nó là “ cực lạc thuyết”, đồng thời đưa ra những biện pháp để đánh đổ. Sau cùng trong Tự sắc Sacrorum Antistitum 1.9.1910, đức Thánh Cha truyền cho các đại chủng sinh trước khi chịu chức phụ phó tế, cũng như các linh mục giáo sư hoặc có nhiệm vụ coi sóc giáo dân phải tuyên thệ chống Duy tân thuyết”. Chỉ một số ít giáo sĩ từ chối tuyên thệ.

Duy tân thuyết tan dần, khi những người khởi xướng ra nó bị loại khỏi ghế giáo sư, hoặc tự ư bỏ Giáo hội. Loisy bị vạ tuyệt thông (7.3.1908), rồi đến Houtin; cả hai đều bỏ đạo. Trong khi đó, nhiều người nhận ra lỗi lầm của ḿnh, dă trở lại với Giáo hội, và tuyên bố chủ trương Duy tân không thể thỏa măn nguyện vọng con người. Giáo hội nhờ đó cũng bớt lo âu, để hạ một vài “vơ khí” xuống, như đức Benneđictô XV băi bỏ Bộ Mục lục Sách cấm (Congrégation de l’Index) và trao sang Bộ Thánh vụ.

Đức Piô XI rất quan tâm đến công việc sưu tầm nghiên cứu khoa học, như xây cất đài Thiên văn ở Castel Gandolfo, viện Bảo tàng ở Roma, viện Khảo cổ Công giáo, tổ chức Hàn lâm viện Khoa học (1935-36). Ngài tuyên bố: “Giáo hội vẫn  ủng hộ khoa học, miễn sao không bao giờ đi ngược với chân lư đức tin Công giáo”. Giáo hội ủng hộ khoa học và cũng có óc tân tiến biết sử dụng những phát minh mới của thời đại. Giáo hội v́ thế đă đánh tan Duy tân thuyết và làm cho các đồ đệ của chủ nghĩa này quy chánh dần dần.  

 

[1] Sách tham khảo: Y. Congar: La Catholicité en marche, réalisations et espoirs de l’Église - G. Castella: L’Eglise devant les problèmes poliliques - G. de Plinval: L' Église en face des problémes moraux et religieux, trong: Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet) , Paris 1946-48, Q. II, tr 327-494 - C Bihlmeyer - H. Tuchle: Histoire de l’Église (bản dịch Pháp văn của M. Grandclaudon), Paris 1962-67, Q. IV, tr 163-247.

[2] C. Bihlmeyer - H. Tu­chle: op. cit., Q. IV, tr 163-168 - Xem G. Mollat: La question romaine de Pie VI à Pie XI, Paris 1932.

[3] Xem chương trên, I, 4.

[4] Xin coi ảnh và ghi chú ở tr 199

[5] G. de Plinval: op. cit., Q. II, tr 449 và tiếp - Xem Manning: Histoire du Concile du Vatican (bản dịch Pháp văn) Paris 1872 - H. Jedin: Breve Historia de los Concilios, Barcelona 1960, tr 127-159.

[6] Nghị hội được coi là phản ảnh của tổ chức Giáo hội và sự phân chia các Giáo phận thời ấy: trên 2/3 nghị phụ từ các nước Âu châu đến (176 Ư, 88 Pháp, 41 Tây Ban Nha, 40 Ao-Hung, 34 Anh và Ái Nhĩ Lan, 16 Đức...) 79 vị từ Mỹ châu (40 Hoa Kỳ, 9 Canađa, 30 Trung và Nam Mỹ), 42 vị thuộc Giáo hội Đông phương và khoảng 60 từ các xứ Truyền giáo. Chỉ nước Nga cản trở không cho các giám mục Công giáo đi hội.

[7] Xem Phần Nhất, chương Tám, II, 1, tr 324 và tiếp

[8] “... c’est pourquoi les définitions du Pontife Romain sont irréformables d'elles mêmes et non par le consentement de 1’Église(Pastor Aeternus, IV ad f)

[9] Xem F. Mourret: Les directions­ politiques, intellectuelles et sociates de Léon XIII, Paris 1920 (Histoire de l’Église, Q. IX, tr 403-444) - G. Goyau. Léon XIII, trong Dict de Théol. Cath.

[10] Xem chương sau, II. 1-4

[11] Xem R. Bazin: Pie X (Collection: Les granđs coeurs), Paris 1928 - Amann: Pie X, trong Dict.. de Théol, Cath.

[12] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 186-188, 193-195.

[13] 1971 Catholic Almanac.

[14] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 188-194.

[15] Xem chương Một, IV, 3, tr 57, chú thích 1.

[16] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 195-196, 244-246.

[17] Xem Y. Congar: op. cit., Q. II, tr 372-378.

[18] C. Bihlmeyer H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 208-214 

[19] C. Bihlmeyer H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 214-222.

[20]             Nhân kỷ niệm 100 năm ngày tạ thế, thánh nữ đă được đức Gioan Phaolô II tôn phong Tiến sĩ Hội thánh ngày 19.10.1997.

[21] Sau đây là những con số tu sĩ thuộc các ḍng nam đông nhất trong năm 1970:
1- Tên Chúa Giêsu: 33.828, 2- Phansinh: 26.666, 3- Salêdiêng 21.905, 4- Lasan: 15.394, 5- Capuxinô: 14.127, 6- Biển đức: 10.936, 7- Đaminh: 9.399, 8- Marist 9.229, 9- Chúa Cứu thế: 8.155, 10- Oblat: 7.387, 11- Lazarist: 5.817, 12- Verbit:  5.502, 13- Spiritain: 4.681, 14- Conventual: 4.590, 15- Âutinh: 4.447, 16- Cát minh: 3.874, 17- Passionist: 3.824, 18- Cha Trắng: 3.659, 19- Trappist: 3.432, 20- Clarettiani: 3.416. Một vài con số khác: Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa: 2.170, Montf­ortain: 1.855; Xitô: 1.536, Thánh Thể: 1.458, Columban: 1.190, Thừa sai Paris: 789, St-Sulpice: 671, Tiểu đệ (Foucauld): 240
(Annuario Pontificio 1971).

Ba Ḍng nữ có con số tu sĩ lớn nhất (1970) là: Nữ tử Bác ái Thánh Vinh sơn Phaolô: 43.742, Salêdiêng: 18.789, và Cátminh: 13.643.

Một vài con số khác: Đấng Chăn lành (Angers): 10.885, Phansinh Thừa sai Đức Maria: 10.120, Thánh Phaolô de Chartres: 3.964, Chúa Quan Pḥng (Portieux): 1.341, Đức Bà Truyền giáo: 1.294, Kinh sĩ Thánh - Âutinh: 1.226, Tiểu muội (Foucauld): 960 (Annuario Pontificio 1971).

[22] C. Bihlmeyer – H.Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 222-229.