HOME

 
 

Phần Nh́ :
CẬN KIM VÀ ĐƯƠNG KIM THỜI ĐẠI

Chương Năm

GIÁO HỘI VÀ CHỦ NGHĨA TỰ DO CHÍNH TRỊ (t.k. XIX) 
 

I. Giáo hội tại các nước Công giáo                               

1. Đức Piô VII và Napoléon Bonaparte

2. Giáo hội Công giáo ở Pháp và Bỉ sau thời Napoléon I

3. Giáo hội chịu nhiều sự thử thách ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

4. Nước Ṭa thánh từ thời đức Leô XII đến đức Piô IX

II. Giáo hội Công giáo tại các nước Tin lành và Chính thống                      

1. T́nh h́nh sáng sủa hơn ở Đức và Áo

2. Giáo hội Công giáo tại Anh quốc và nhiều nước khác

3. Giáo hội Công giáo và Chính thống tại Nga, Ba Lan, và Hy Lạp

III. Đời sống nội bộ của Giáo Hội                                

1. Kỷ luật, phụng vụ, nghệ thuật thánh

2. Sự phục hưng các ḍng tu và đời sống đạo của giáo dân

3. Khoa học thánh và lạc thuyết

 

Chủ nghĩa Tự do chính trị, trong quan niệm của nó đối với cuộc sống con người, không thể không đụng chạm đến vấn đề tôn giáo. Nó tuyên bố tự do tư tưởng và chủ trương không can thiệp vào việc của lương tâm. Nó đề cao tự do tín ngưỡng, thông hảo với Giáo quyền. Nó đả phá cái gọi là “Đế quyền tôn giáo” (Césaro-papisme) của thời đại cũ, và chủ trương b́nh đẳng tôn giáo. Tuy nó chủ trương tách biệt đạo đời, nhưng coi ḿnh ở trên Giáo hội, dành lấy quyền quyết định những ǵ thuộc thẩm quyền Giáo hội và, mỗi khi xét thấy Giáo hội vượt quá quyền hạn, lập tức nó cảnh cáo và bắt quay trở về trật tự. Do đấy nó giúp chủ nghĩa duy lư dễ bành trướng; c̣n chủ nghĩa duy vật được nó ngầm bênh vực, nên vẫn phát triển cùng với đà tiến bộ của kỹ thuật. Tất cả đều bất lợi cho Giáo hội.

Đứng trước chủ nghĩa Tự do chính trị, Giáo hội có thái độ rơ rệt. Những ǵ không thể dung ḥa với đức tin Công giáo, Giáo hội phủ nhận và chống trả, đồng thời cương quyết bảo vệ quyền uy thuộc lănh vực ḿnh. Về phía chính quyền, v́ nhận thấy tôn giáo, nhất là đạo Công giáo, c̣n cần thiết và có nhiều ảnh hưởng, nên cũng khéo léo ḥa hoăn bằng những hiệp ước. Dầu sao, đạo Công giáo không c̣n được nh́n nhận là quốc giáo tại nhiều nước Âu châu như xưa nữa.[1]


I

GIÁO HỘI TẠI CÁC NƯỚC CÔNG GIÁO


1. Đức Piô VII và Napoléon Bonaparte

Sau chiến thắng Marengo (5.6.1800), Bonaparte ngỏ ư muốn điều đ́nh với Ṭa thánh, v́ ông nhận thấy cần phải thông hảo với Roma để tái lập trật tự trong tư tưởng cũng như trong đời sống. Hoàn cảnh lúc đó cũng thuận tiện. Đức Piô VII (1800-23) lên thay thế đức Piô VI, là một vị Giáo hoàng hiền lành và ưa ḥa giải. Công cuộc được tiến hành cùng một lúc ở Paris và Roma: ngày 15.7.1801 Hiệp ước được kư kết.[2]

Tuy không trả lại các đặc ân cũ cho Giáo hội Pháp, nhưng Hiệp ước công nhận người Công giáo có quyền tự do giữ đạo. Đạo Công giáo tuy không c̣n được nh́n nhận là quốc giáo, nhưng cũng xác định là “Đạo của đa số người Pháp”. Các giáo phận phân chia lại ranh giới: 10 ṭa Tổng Giám mục và 50 ṭa Giám mục. Chính phủ bổ nhiệm các giám mục, nhưng quyền thừa nhận chiếu theo giáo luật thuộc Ṭa thánh. Các giám mục và linh mục hứa trung thành với Chính phủ, và Chính phủ phải lo cho có lương bổng xứng đáng. Tất cả mọi tài sản thuộc Giáo hội đă bị tịch thâu và bán đi Giáo hội không đ̣i lại, và người mua có quyền giữ mà không mắc vạ nữa. Về hàng Giám mục cũ, trước cũng như trong thời cách mạng, Ṭa thánh buộc từ chức hết, để thiết lập một hàng Giáo phẩm mới. Kết quả của bản Hiệp ước này một phần nhờ thiện chí của Bonaparte, nhưng nhất là có sự nhân nhượng sáng suốt và can đảm của đức Thánh Cha Piô VII. Hiệp ước ban đầu bị một số giám mục di cư phản đối và không tuân phục nhưng rồi cũng dàn xếp xong. Các linh mục đă kết hôn được giải vạ, những linh mục khác trở lại làm việc như xưa.

Hiệp ước 1801 thực sự đă đưa Giáo hội Pháp qua cơn sóng gió bách hại, và cảm thấy được bảo đảm tự do. Nhưng măi đến ngày 18.4.1802, Hiệp ước ấy mới được chính thức công bố, kèm theo 77 điều khoản (articles organiques) làm quy chế cho việc áp dụng, do luật sư Portalis soạn thảo. Trong quy chế này, nhiều điều khoản Bonaparte đă vượt ra ngoài Hiệp ước. Ông đ̣i các Sắc lệnh của Ṭa thánh muốn công bố phải có sự ưng thuận của chính quyền, Sứ thần Ṭa thánh không được can thiệp vào Giáo hội Pháp nếu không qua Chính phủ... Tất cả những điều khoản đó đều biểu lộ tinh thần Pháp giáo, và bị đức Thánh Cha phản đối, nhưng Bonaparte không thay đổi Đức Piô VII phải nhẫn nhục làm thinh, ngài cử đức hồng y Caprara đến chủ tọa lễ nghi công bố Hiệp ước.

Năm 1804, Bonaparte được dân chúng tôn lên ngôi Hoàng đế. Ngày 2 tháng 12 năm ấy, đức Thánh Cha đích thân sang Paris đặt vương miện cho ông tại thánh đường Notre-Dame; cũng dịp này thánh đường được cung hiến và nâng lên hàng Vương cung Thánh đường. Từ đấy Napoléon có tham vọng nắm giữ cả quyền đời lẫn quyền đạo. Bấy giờ ông đă làm chủ một phần lớn các nước Tây phương, ông muốn chiếm cả nước Ṭa thánh nữa. Từ năm 1805 đến 1809, ông lần lượt chiếm Ancona, Civita Vecchia, Benevento, Pontecorvo, Spoleta, Macerata, Camerino, Urbino... và Roma. Đức Thánh Cha phản ứng bằng một án vạ tuyệt thông, qua Sắc lệnh Quam memoranda (1809), phạt “thủ phạm và ṭng phạm trong việc bạo hành”. Nhưng tướng Miollis theo lệnh của Napoléon bắt đức Thánh Cha đem nhốt tại Savona (1809)

Bắt giam đức Thánh Cha rồi, Napoléon tưởng có thể dùng áp lực để bắt ngài phải làm theo ư ḿnh; nhưng ông đă lầm.[3] Việc thứ nhất của ông là ly dị Josephine để cưới Marie-Louise, đă bị đức Thánh Cha phản đối và tuyên bố hôn nhân bất thành (1810). Kế đó là vấn đề thừa nhận các giám mục được bổ nhiệm. Từ khi bị giam ở Savona, đức Thánh Cha quyết định không chấp nhận các giám mục do Napoléon bổ nhiệm. Napoléon bèn dùng quyền bắt các giáo sĩ phải chấp nhận và vâng phục, nhưng ông gặp sự kháng cự. Năm 1811, ông triệu tập Công đồng Tây phương để giải quyết vấn đề, song Công đồng cũng không chiều theo ư ông. Sau cùng, đức Piô nhân nhượng cho phép các giám mục nói trên được thi hành chức vụ “nhân danh đức Giáo hoàng “, nhưng chỉ cho những giám mục đă được bổ nhiệm từ 6 tháng trở về trước, ch­a nhận được sự chấp thuận của Ṭa thánh.

Napoléon vẫn chưa bằng ḷng với sự nhân nhượng ấy. Năm 1813, ông giải đức Thánh Cha lên Fontainebleau, buộc ép ngài kư một Hiệp ước mới, theo như ư muốn của ông. Đức Piô bấy giờ đă mỏi mệt, già yếu (trên 70 tuổi) lại thiếu cố vấn, nên đă cầm bút kư ngày 25 tháng 1. Nhưng ngay sau đó, được nghe những lời lẽ của hai hồng y Consalvi và Pacca, ngài đă công bố một Tông thư (23.3.1813) hủy bỏ hiệp ước nói trên, tiếp tục chịu làm “tù nhân”. Sau đấy, Napoléon đang ở thời xuống dốc, thua nhiều trận, thất bại nhiều nơi, nên ông đă phải trả tự do cho đức Thánh Cha (tháng năm 1814)[4]


2. Giáo hội Công giáo ở Pháp và Bỉ sau thời Napoléon I

Tháng 4 năm 1814 Napoléon thoái vị, Louis XVIII (1814-24) nhà Bourbon lên cầm quyền, cố gắng ḥa giải với Ṭa thánh, để tái thiết cơ cấu tổ chức của thời tiền Cách mạng. Kết quả, một Hiệp ước được kư kết ngày 11.6.1817, hủy bỏ Hiệp ước 1801. Nhưng Hiệp ước mới này không được Quốc hội biểu quyết chấp thuận, nên t́nh trạng tôn giáo thời Napoléon vẫn duy tŕ, chỉ có con số giáo phận thay đổi như sau: 14 ṭa Tổng Giám mục và 80 ṭa Giám mục (năm 1822). Thời Trung hưng bắt đầu: nhiều chủng viện được tái thiết, hàng giáo sĩ được tăng lương, một số hội ḍng chính thức trở lại hoạt động, những tu hội thiết lập ngay trong nước được dung thứ.[5]

Tuy nhiên, thời Trung hưng đă không đem lại cho nước Pháp một ḥa b́nh lâu dài, v́ có nhiều hành động tàn nhẫn đối với những phần tử cách mạng c̣n ham say tư tưởng của Voltaire và Rousseau. Chống lại hàng quí tộc, không những có giới trưởng giả, nhưng c̣n “đệ tứ giai cấp”, tức giai cấp bất măn gồm giới thợ thuyền vô sản mỗi ngày thêm đông. Chủ trương Pháp giáo vẫn c̣n. Khi vua Charles X (1824-30) đưa ra chương tŕnh phục hưng Giáo hội, băi bỏ tự do báo chí, giải tán Dân viện, liền bị cuộc Cách mạng tháng Bảy năm 1830 lật đổ và đưa Louis Philippe (1830-48) lên ngôi. Cuộc Cách mạng này, ít là ở Paris, có tính chất phản tôn giáo: nhiều thánh đường, tu viện bị phá, các sách báo chống Giáo hội được dịp tung ra, dư đảng Jacobin quá khích gây phong trào mạt sát hàng giáo sĩ.

Cuộc Cách mạng biểu lộ tâm trạng của người dân Pháp. Về phương diện tôn giáo, sự tách biệt đạo đời mỗi ngày thêm rơ rệt và khơi sâu; đó là thành công của phe triết gia và cách mạng. Cuộc sống lănh đạm, vô tín ngưỡng, chống Giáo hội lan tràn khắp nơi, không những lọt vào giới trưởng giả, mà cả quần chúng thành thị, đến cả nhiều nơi ở thôn quê. T́nh trạng Giáo hội ở Pháp bấy giờ thật thê thảm, nhất là vấn đề thiếu linh mục: có trên 10.000 giáo xứ không linh mục. Đàng khác, v́ truyền chức vội vàng, nhiều linh mục học hành thiếu sót và kém tinh thần. May mắn trong số cũng có những nhân vật thời danh, như thánh Gioan Vianney (1786-1859), cha sở Ars.

Linh mục H. Lacordaire (1802-61) và cha G. Ravignan (1795- 1858) ḍng Tên dùng tài hùng biện Phục hưng Giáo hội Pháp, cổ động ơn thiên triệu giáo sĩ và tông đồ giáo dân. Phong trào Phục hưng lại nổi dậy: số chủng sinh thêm đông; giáo dân cũng tích cực tham gia. Nhiều hội đoàn được thiết lập: Fr. Ozanam (1813-53) lập hội thánh Vinhsơn-Phaolô; P. Jaricot (1799-1862) lập hội Mân côi liên tiếp và hội Truyền bá Đức tin; cha Chevrier (+ 1879) lập hội Thợ thuyền Prado (Lyon); Don Guéraner (1805-75), đan viện phụ Solesmes, cổ vơ việc thống nhất lễ nghi phụng vụ; kư giả Veuillot chủ trương tờ L’ Univers phục vụ Giáo hội.

Đồng thời trong lănh vực văn chương, nhiều văn hào Công giáo xuất hiện, như Chateaubriand (1768-1848) tác giả cuốn Tinh hoa Kitô giáo (Génie du Christianisme 1802), De Maistre (1735-1821) viết nhiều tác phẩm bênh quyền tối cao và ơn vô ngộ của ngôi Giáo hoàng. Năm 1830, linh mục F. de Lamennais (1782- 1854), cùng với Lacordaire, Gerbet, chủ trương tờ nhật báo L’Avenir (1830-1831), can đảm tố cáo chủ nghĩa vô thần, bênh vực quyền phổ thế và tối cao của Giáo hoàng, nhưng lại có những tư tưởng “táo bạo” khác. Cho rằng Kitô giáo là nguồn mạch tự do chân chính, nhóm L’Avenir đă nêu lên quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do giáo dục, tự do hiệp hội, sau cùng chủ trương quyền hoàn toàn độc lập của các dân tộc và sự tách biệt đạo đời. Các giám mục lo ngại tờ báo và xin Ṭa thánh để ư kiểm duyệt. De Lamenais đóng cửa ṭa báo, cùng với Lacordaire và Montalembert sang Roma. Khi đến nơi, cả ba nhận được Thông điệp Mirari vos đề ngày 15.8.1832 của đức Gregori XVI, trong đó chủ trương “tự do tín ngưỡng” và nhiều tư tưởng khác của nhóm L’Avenir bị lên án.[6]

De Lamennais ban đầu vâng phục, nhưng sau đó ông hồi tục và bỏ đạo,[7] trong khi Lacordaire, Montalambert, Gerbert vẫn trung thành với Giáo hội. Riêng linh mục Lacordaire, năm 1839 vào ḍng Đaminh, trở thành người Phục hưng ḍng này tại Pháp, đồng thời đem tài giảng thuyết và văn chương phục vụ Giáo hội, bênh quyền tối cao cũng như ơn vô ngộ của Giáo hoàng.

Cuộc cách mạng tháng 2 năm 1848 lật đổ Louis Philippe, thiết lập nền Cộng ḥa đệ nhị. Giáo hội Pháp từ đây được tự do hơn. Louis Bonaparte cháu Napoléon I làm tổng thống (1848-52), sau đó lên ngôi Hoàng đế tức Napoléon III (1852-70),sáng lập đệ nhị Đế chính. Louis Bonaparte t́m cách giao hảo với Ṭa thánh và hàng giáo sĩ Pháp, ông khôn khéo lợi dụng đạo để củng cố chế độ của ông, nhưng đồng thời cũng biết mềm dẻo với chủ nghĩa tự do. Giáo hội nhờ đó được đảm bảo. Nhiều ḍng tu cũ và mới có cơ hội phục hồi và phát triển. Nhiều hội đoàn Công giáo hoạt động rất mạnh mẽ và kết quả, chủ trương Pháp giáo giảm đi dần. Năm 1858, Napoléon III liên minh với Victor Emmanuel II và Cavour, kẻ thù của nước Ṭa thánh, khiến ông thay đổi chính trị đối với Roma.

Hội nghị Vienna 1814-15 đă thống nhất hai dân tộc Bỉ và Hà Lan thành một nước dưới quyền của Wilhelm I (1815-40) ḍng họ Orange Nassau. Việc thống nhất này gặp liều khó khăn: tính t́nh, phong tục, tôn giáo của hai dân tộc khác nhau. Người Công giáo tuy chiếm hai phần ba dân số và được tuyên bố là b́nh dẳng với người Tin lành, nhưng vẫn bị kỳ thị và thua kém, nhất là họ phải tranh đấu quyền tự do giáo dục. Cuộc cách mạng 1830 ở Pháp là cơ hội cho dân Bỉ nổi dậy (tháng 8 đến 10) để tách rời người Hà Lan, lập vương quốc riêng với Léopold I (1831-65) thuộc ḍng dơi Saxonia- Cobourg.

Hiến pháp Bỉ 1831 nh́n nhận quyền hoàn toàn tự do về tôn giáo, giáo dục và ngôn luận; tuy chủ trương tách biệt đạo đời, nhưng cũng trợ cấp cho việc phượng tự. Sự khéo léo của đức cha Sterckx, tổng giám mục Malines (hồng y năm 1838) đă đạt được thành công trong việc xin đức Thánh Cha Gregori XVI làm ngơ cho hiến pháp “tự do” nói trên. Giáo hội Công giáo ở Bỉ hưởng quyền tự do từ đấy: nhiều học đường, tu viện, cơ quan từ thiện được thiết lập. Tại Malines, viện đại học Công giáo thành lập năm 1834, năm sau chuyển sang Louvain, trở thành một trong những trung tâm chính yếu của triết học Tân kinh viện và giáo sử. Tuy nhiên, Giáo hội Bỉ không thể tránh được nhiều phần tử vô tín ngưỡng, cấp tiến và bè Nhiệm; những cuộc đụng độ thường hay xảy ra.[8]


3. Giáo hội chịu nhiều thử thách ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
[9]

Tây Ban Nha từ năm 1808 đến 1813 bị đặt dưới quyền đô hộ của Joseph Bonaparte, anh Napoléon I. Bấy giờ ảnh hưởng cách mạng đă từ Pháp tràn sang bán đảo. Một hiến pháp “tự do” ban hành tại Cadiz năm 1812: phần lớn các tu viện cũng như ṭa Truy tà bị băi bỏ. Chiến tranh giành độc lập đă đưa Fernando VII trở lại ngai vàng (1814-33). Tân vương cố gắng Phục hưng Giáo hội. Nhưng v́ chủ trương quân chủ chuyên chế và giai cấp nên đă không làm được ǵ khả quan hơn ở Pháp. Năm 1820, một cuộc cách mạng căm thù Giáo hội bùng nổ. Nhiều tu viện bị giải tán, các cha ḍng Tên bị trục xuất, tài sản Giáo hội bị sung công; những giáo sĩ chống đối và không tuyên thệ trung thành với hiến pháp mới bị giam giữ, lưu đày hoặc bị giết.

Louis XVIII nước Pháp phải đem quân sang tái lập trật tự bằng một chế độ quân chủ độc đoán (1823): các đạo luật của Chính phủ cách mạng đều phải hủy bỏ. Nhưng Fernando, sau khi cưới Marie Christine ḍng dơi Bourbon (1829) đă băi bỏ luật salique, để trở lại luật “cho con gái có quyền nối ngôi”, khiến sau này nhiều biến loạn diễn ra lâu năm, mà Giáo hội phải gánh chịu hậu quả. Fernando băng hà năm 1833, con gái ông là Isabella II mới 3 buổi được đưa lên ngôi nữ hoàng (1833 và 1843-68), dưới quyền nhiếp chính của Marie Christine (1833-43). Nhưng xứ Basque và Aragon tuyên bố ủng hộ em của Fernando là Don Carlos. Cuộc nội chiến bắt đầu và kéo dài 7 năm (1834-40). Chủ nghĩa tự do phản tôn giáo mở một cuộc bách hại Giáo hội ngay trên đất của Isabella. Các nam tu viện bị giải tán hết, chỉ cho giữ lại một vài nữ tu viện, tài sản Giáo hội đều bị tịch thâu (1837-38). Hàng giáo sĩ chịu bắt bớ, hành hạ, số ṭa Giám mục rút xuống chỉ c̣n 6 (1841).

Năm 1843, tướng Narvaez, quận công Valencia, lật đổ Espartero, một viên tướng nắm quyền nhiếp chính một cách độc đoán; t́nh thế bắt đầu được cải thiện. Năm 1851, một thỏa hiệp được kư kết giữa Ṭa thánh và Chính phủ Tây Ban Nha, nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo: đạo Công giáo được tuyên bố là “Đạo chính thức và duy nhất của Quốc gia Tây Ban Nha”. Tinh thần Công giáo Tây Ban Nha từ đấy được chấn chỉnh nhờ ở hoạt động của triết gia hộ giáo Balmez và chính trị gia Donoso Cortés, đại diện cho các nhà chính trị xă hội Công giáo bảo thủ.

Lịch sử Bồ Đào Nha tiền bán thế kỷ XIX, cũng như ở Tây Ban Nha, gặp phải nhiều biến cố đau thương: vua Juan VI phải lưu vong bên Braxin khi quân đội Pháp đánh chiếm Bồ Đào Nha năm 1807. Braxin nổi dậy đ̣i độc lập và tôn thái tử Don Pedro lên ngôi Hoàng đế (1822). Việc tranh ngôi xảy ra ở Bồ Đào Nha sau khi Juan VI mất năm 1826, đa số dân chúng ủng hộ con thứ của Juan là Don Miguel (1826-34), trong khi Don Pedro muốn giành quyền cho con gái ḿnh là Maria da Gloria mới 7 tuổi. Nhờ có sự giúp đỡ của các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Don Pedro đă thắng và Don Miguel phải đi khỏi nước.

V́ người Công giáo ủng hộ Don Miguel, nên sau khi ông này bị lật đổ, một cuộc bách hại đạo đă diễn ra trong 7 năm, gây nhiều thiệt hại nặng nề: triệt hạ các tu viện, tịch thâu tài sản Giáo hội, cách chức các giám mục, giam giữ nhiều giáo sĩ. Từ năm 1840, t́nh thế lắng dịu một chút; nhưng thể chế Giáo hội quốc gia vẫn c̣n, dân chúng phần lớn xa ĺa Giáo hội, hội Tam điểm làm chủ t́nh thế, nhiều giám mục, linh mục thiếu học, kém tinh thần bị lôi cuốn. Về chính trị, Bồ Đào Nha lệ thuộc vào Anh quốc.


4. Nước Ṭa thánh từ thời đức Leô XII đến đức Piô IX
[10]

Các Giáo hoàng kế vị đức Piô VII đều gặp phải những khó khăn về vấn đề đất nước Ṭa thánh, những mâu thuẫn giữa chủ trương chế độ cũ và khuynh hướng cấp tiến chuộng mới. Vị Sứ thần Ṭa thánh tại Đức, hồng y Annibal della Genga, được bầu lên ngôi Giáo hoàng, tức Leô XII (1823-29); ngài rất quan tâm đến công việc Phục hưng Giáo hội tại nhiều nước và đă thu được một số kết quả. Trong việc cai trị nước Ṭa thánh, với sự hợp tác của đảng Zelanti, ngài t́m hết cách để t́nh thế trở lại như xưa, đồng thời dùng biện pháp cứng rắn đối với những phần tử bè Nhiệm và đảng Carbonari.

Đức Piô VIII (1829-30), thuộc hàng quí tộc Castiglioni, là một vị Giáo hoàng đầy thiện chí, thông minh và rất ư thức trách nhiệm; nhưng v́ triều đại quá ngắn (20 tháng), nên ngài chưa làm được ǵ đáng kể. Việc cai quản nước Ṭa thánh, ngài trao hết cho hồng y Quốc vụ khanh.

Đức hồng y Cappellari ḍng Camaldoli đắc cử ngôi Giáo hoàng, tức Gregori XVI (1831-46), là một nhà thần học và giáo luật nổi tiếng, nhưng lại ít kinh nghiệm về chính trị. Đời ngài gặp nhiều sóng gió. Những cuộc nổi dậy đánh chiếm nước Ṭa thánh (1831- 32); phải nhờ quân đội Áo mới dẹp yên, nhưng lại mất Bolonia về tay Áo quốc trong 7 năm và quân đội Pháp chiếm đóng Ancona. Bấy giờ một cao trào dâng lên chống đế quốc Áo thực dân, quân của Giáo hoàng phải tốn nhiều công mới dẹp được những vụ bạo động.

Từ năm 1821, nhiều cường quốc đă gởi đến Giáo triều những khuyến cáo đ̣i cải tổ nước Ṭa thánh, và năm 1831 họ nhắc lại một lần nữa. Nhưng đức Thánh Cha cũng như các hồng y Quốc vụ khanh Bernitti và Lambruschini đă không làm được ǵ cho công cuộc cải cách, như cho thường dân tham gia chính quyền, nh́n nhận quyền hành chánh tại các thị xă. Đă từ lâu ngành hành chánh lẫn tư pháp gặp nhiều thiếu sót và đến lúc có thể nói là trầm trọng. Đường hỏa xa, dây điện không được phép đặt trên đất Ṭa thánh. Công nợ gia tăng mỗi năm một cách đáng lo ngại. Giáo triều c̣n có thái độ tiêu cực trước phong trào thống nhất Quốc gia Ư mỗi ngày dâng cao, mà các thủ lănh đang t́m hết cách để tạo dựng một thời đại Phục hưng. Đảng “Ư Đại Lợi Trẻ” được thành lập (1831) do luật sư G. Mazzini (1805-72) điều khiển, là một đảng Cách mạng bài tôn giáo. Nó tung ra khắp đất Ư những hoạt động kín đáo nhằm lật đổ các “bạo chúa”, nhất là quyền tối cao của Giáo hoàng. Cả hàng giáo sĩ cũng nhiễm phần nào tư tưởng cách mạng này. Nhiều nhà ái quốc ôn ḥa, như thi sĩ A. Mazoni, hai linh mục triết gia V. Gioberti và M. Azeglio đều đóng vai ḥa giải giữa ngôi Giáo hoàng và chủ nghĩa Tự do chính trị, các ông mơ ước một liên bang Ư quốc dưới vương quyền của đức Giáo hoàng và binh quyền của xứ Piamonte và Sarđenia. Người ta mỗi ngày thêm xác tín một cuộc Cách mạng thế nào cũng xảy ra.

Cuộc Cách mạng đó càng đến gần hơn, khi đức Piô IX (1846-78), thuộc ḍng quí tộc Mastai Ferretti, giám mục Imola, hồng y từ năm 1840, lên ngôi Giáo hoàng. Vốn là con người thức thời mềm dẻo, nhă nhặn, ngài bắt tay vào việc với đường hướng mới, cố gắng thực hiện cuộc cải cách hết sức rộng răi trong việc cai trị nước Ṭa thánh.

Nhiều tù nhân chính trị được phóng thích, việc kiểm duyệt giảm nhẹ. Roma tổ chức thành một thị xă dân sự, nhiều thường dân gia nhập chính quyền và cuối cùng, ngày 14.3.1848, một hiến pháp được ban hành, dự liệu hai nghị viện: một do đức Thánh Cha đề cử, một do dân đầu phiếu: Hồng-y-đoàn đứng trên cả hai viện và được coi là thượng viện. Những cải cách này đă gây được một bầu khí ḥa dịu: nhưng nó đến quá muộn và không có thể ngăn cản được giông tố cách mạng nổi dậy khắp Âu châu năm 1848. Dân chúng bị tuyên truyền nhồi sọ bởi những nhóm cách mạng quá khích, bỗng vùng lên, đ̣i hỏi những điều không ai có thể thỏa măn nổi.

Tháng 4 năm 1848, Carlo Alberto, vua xứ Piamonte, tuyên chiến với Áo quốc. Và đức Thánh Cha, tuy đă tán thành việc thống nhất ngành quan thuế, nhưng từ chối tham gia cuộc “thánh chiến” giải phóng dân tộc Ư, ngài đă mất hết cảm t́nh đối với các nhà ái quốc. Vị chủ tịch hội đồng nội các, bá tước Pellegrino Rossi bị ám sát chính ngày khai mạc viện dân biểu (15.11.1848); cả đức Thánh Cha cũng bị dân chúng bủa vây và đe dọa tại điện Quirinal. Để khỏi mất tự do, ngài trá h́nh chạy trốn xuống thành Gaeta thuộc xứ Napoli ngày 24.11.1848. Ở Roma, một Nghị hội lập hiến thành lập và tuyên bố nền Cộng ḥa (9.2.1840) dưới sự điều khiển của “tam đầu chế”: Mazzin Saffi và Armellini. Quân cách mạng đă không tha xúc phạm đến các thánh đường và tu viện ở giáo đô.

Từ Gaeta, đức Thánh Cha Piô lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của các cường quốc Âu châu. Quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Oudinot chiếm Roma tháng 7 năm 1849, tái lập quyền Giáo hoàng. Đức Thánh Cha trở về kinh thành muôn thuở tháng 4 năm 1850, cố gắng hàn gắn lại các vết thương do cuộc cách mạng gây nên. Nhưng chính ngài và vị hồng y Quốc vụ khanh bảo thủ Antonelli, đă không chấp nhận chính thể Lập hiến. Chế độ độc đoán cũ vẫn duy tŕ, chỉ mở rộng thêm cho thường dân gia nhập guồng máy cai trị tại các tỉnh và làng xă. Quân đội Pháp trú đóng tại Roma (1849-70) bảo vệ đức Thánh Cha. Các tỉnh miền Bắc cũng có quân đội Áo trấn đóng cho tới năm 1859 sau khi đánh bại Carlo Alberto (1849); ông này từ chức và nhường ngôi cho con là Victor-Emmanuel II (1849-78).


II

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

TẠI CÁC NƯỚC TIN LÀNH VÀ CHÍNH THỐNG


1. T́nh h́nh sáng sủa hơn ở Đức và Áo
[11]

Từ cuối thế kỷ XVIII, “Thánh Đế quốc La Đức” (Saint Empire Romain Germanique), do Otton I thiết lập (962), bắt đầu sa sút và chia thành 300 Quốc gia và thành phố tự trị, mà vị hoàng đế cuối cùng là Franziskus II (1792-1806). V́ ở cạnh nước Pháp, lại có sẵn chủ trương tự do tư tưởng của phong trào “Chiếu sáng” (Aufklarung), đế quốc không khỏi chịu ảnh hưởng của Cách mạng. Dân chúng vùng lên lật đổ chế độ đế quốc. Hoàng đế Franziskus II kêu gọi các ông hoàng Công giáo miền Nam đoàn kết giúp ông “dẹp loạn” nhưng họ đă trốn chạy hết. Cũng như ở Pháp, Giáo hội bị bóc lột hết tài sản, bị đàn áp, bách hại, tuy không dă man bằng. Cách mạng muốn thế tục hóa Giáo hội, biến hàng Giáo phẩm thành công cụ của chính quyền. Thấy “Thánh Đế quốc” mất hết ư nghĩa, không c̣n đủ khả năng để bảo vệ ngôi Giáo hoàng và Hội thánh nữa, hoàng đế Franziskus tuyên bố thoái vị (6.8.1806) và từ đấy ông mang tên Franziskus I vua nước áo (1806-35).

Cũng năm 1806, Napoléon I thiết lập liên bang Rhenani, quy tụ các ông hoàng người Đức hai miền Nam và Tây phục quyền ông, trong đó không có Phổ và Áo. Napoléon muốn liên bang này kư Hiệp ước với Ṭa thánh như ông đă làm năm 1801; nhưng quận công giáo chủ Dalberg có những đ̣i hỏi quá đáng và thiên về một Giáo hội quốc gia: muốn đứng ngoài ảnh hưởng Roma, có công đồng riêng, giáo chủ riêng. Hồng y Quốc vụ khanh Consalvil (1757-1824) dă cố gắng rất nhiều, nhưng vẫn không thành. Cuối cùng Ṭa thánh điều đ́nh với từng Quốc gia một. Sau khi Napoléon đi đày, liên bang Rhenani bị Nghị hội Vienna (1815) giải tán và thay thế bằng một liên bang Đức quốc, gồm 39 nước lớn nhỏ nói tiếng Đức, trong đó có cả Phổ và Áo, lấy Vienna làm kinh đô.

Năm 1817, một hiệp ước được kư giữa Ṭa thánh và Bavaria chia Quốc gia này ra làm 2 tổng giáo phận và 6 giáo phận, nhà Vua bổ nhiệm giám mục, đức Thánh Cha thừa nhận theo giáo luật. Nhưng sau đó, các ông hoàng cũng đưa ra những điều khoản kèm theo Hiệp ước 1801 của Napoleon. Ṭa thánh phản đối nhưng vô hiệu. Tuy nhiên, dưới thời vua Ludwig I (1825-48) học tṛ cũ của nhà thần học Sailer, Giáo hội Bavaria được thở một bầu khí rất dễ chịu. Năm 1826, viện đại học ở Landshut chuyển sang Munich, quy tụ những nhà thông thái Công giáo nổi tiếng như Gorres Dollinger, Phillips..., và trở thành trung tâm đầu năo Công giáo Đức thời đó. Nhà Vua c̣n cho thiết lập nhiều đại chủng viện, trùng tu và kiến thiết thêm nhiều ngôi thánh đường như vương cung thánh đường Thánh Bonifaciô ở Munich. Được sự lănh đạo tinh thần của nhiều vị giám mục tài đức, như Sailer thành Ratisbon (+ 1832), Reisach tổng giám mục Munich-Freising (Hồng y, 1855), đời sống Công giáo ở Bavaria phục hồi trông thấy.

Nhiều Quốc gia như Wurtemberg Hesse, Nassau, thuộc các ông hoàng Tin lành cũng muốn điều đ́nh với Ṭa thánh, nhưng họ đặt quá nhiều điều kiện nên Ṭa thánh bác bỏ (1818). Kết quả, nhiều ông hoàng công bố bản Dân hiến giáo sĩ giống như ở Pháp thời Cách mạng.

Sau 5 năm điều đ́nh với đại sứ Phổ tại Roma, ngày 16.7.1821 đức Thánh Cha Piô VII ban hành Tông chiếu De saltute animarum giải quyết các vấn đề bang giao giữa Ṭa thánh và Quốc gia Phổ. Tông chiếu được vua Friedrich Wilhelm III (1797-1840) nh́n nhận như luật pháp quốc gia, miễn “không đụng chạm tới quyền tối cao của ông”. Nhưng 4 năm sau, xảy ra vụ “hôn nhân khác tôn giáo”, nhà Vua theo gương các Quốc gia Tin lành khác, t́m cách đàn áp hàng giáo sĩ Công giáo. Từ năm 1803, nước Phổ đă có đạo luật ấn định con cái của hôn nhân khác tôn giáo phải theo đạo của người cha, nhưng măi đến năm 1825 mới đem thi hành. Ṭa thánh phản đối và đức tổng giám mục thành Cologne can đảm theo đúng Sắc lệnh Ṭa thánh, nghĩa là không chứng hôn cho những đôi tân hôn khác tôn giáo, không chịu cam kết rửa tội và giáo huấn các con theo đạo Công giáo. Đức tổng giám mục bị tống giam, đức Thánh Cha lên tiếng và toàn thể giáo dân ủng hộ. Kế đó, đức tổng giám mục thành Posen cũng bị giam giữ. Cả Âu châu Công giáo lên án hành động của Friedrich Wilhelm III, nhưng ông quyết không nhượng bộ.

Năm 1840, Friedrich Wilhelm IV (1840-61) lên kế nghiệp cha. Tân vương thành thật muốn điều đ́nh với Ṭa thánh, tha cho hai tổng giám mục được trở về địa phận và trả lại danh dự. Từ đấy Giáo hội được tự do hoạt động, nhất là từ khi nước Phổ có hiến pháp 1848. Ṭa tổng giám mục Cologne với đức cha Geissel trở thành trung tâm Phục hưng Công giáo. Cuối năm 1848, đức cha tổ chức và chủ tọa hội nghị các giám mục Đức tại Wurzburg (Bavaria) soạn thảo quy chế hàng giáo sĩ, đồng thời yêu cầu cho người Công giáo quyền tự do giáo dục, các ḍng tu được tái thiết hoặc thành lập thêm, các giám mục được tự do giao dịch với Ṭa thánh và giáo dân; tất cả đều được Friedrich Wilhelm IV chấp thuận. Từ đấy các ḍng tu lại xuất hiện, công việc truyền giáo và tuần đại phúc được tổ chức ở tỉnh thành cũng như ở thôn quê, đem lại nhiều kết quả. Từ năm 1852, người Công giáo đă có một lực lượng chính trị khá mạnh, họ c̣n cố tranh đấu đ̣i quyền b́nh đẳng với đạo Tin lành nữa.

Tại các Quốc gia khác thuộc những ông hoàng Tin lành, Giáo hội vẫn gặp nhiều khó khăn và bị chèn ép. Nhưng từ năm 1848 đức tổng giám mục thành Freiburg (Bade) đă lên tiếng đ̣i quyền công dân Công giáo, và ngài thành công. Đến năm 1850, khi đức cha Ketteler (+ 1877) lên làm giám mục thành Mainz (Palatinat), th́ t́nh thế thay đổi hẳn: ngài là người thứ nhất đề ra chủ nghĩa Xă hội Công giáo ở Đức. Ngài chủ trương sự bắt tay cộng tác trong công b́nh và huynh đệ Công giáo, chống lại chủ nghĩa xă hội đấu tranh muốn giải quyết t́nh trạng xă hội bằng cách thanh toán nhau. Ngài cũng rất quan tâm đến việc cải thiện hàng giáo sĩ trong giáo phận. Năm 1851 hội nghị các giám mục họp tại Freiburg, đ̣i quyền tự do cho Giáo hội, không được đáp lời, năm 1853 các giám mục lại hội nhau lần nữa, với sự cộng tác của các cha sở. Cuối cùng, chính quyền phải nhượng bộ.

Bavaria năm 1848 vua Ludwig I, sau vụ sủng phi Lola Montez đă phải thoái vị; một Chính phủ “tự do” lên cầm quyền. Các giám mục hội nhau tại Freising năm 1850 và một lần nữa năm 1853, yêu cầu Chính phủ cho thi hành Hiệp ước 1817 và băi bỏ những điều khoản chủ trương Đức giáo: các ngài đă đạt được một số kết quả (1852-54). Nói tóm, từ năm 1850 t́nh h́nh Công giáo ở liên bang Đức quốc sáng sủa hơn nhiều, và có ảnh hưởng lớn trong đời sống xă hội.

Nước Áo bấy giờ là một đế quốc rộng lớn có thế lực, gồm nhiều chủng tộc khác nhau. Giáo hội Công giáo ở đây ít bị thế tục hóa, nên không có chương tŕnh Phục hưng như ở nhiều nước khác. Tuy nhiên, phe triết gia và chủ trương Josephisme c̣n ảnh hưởng trong nước và mạnh hơn bất cứ nơi nào khác. Metternich là một chính trị gia độc tài khét tiếng nắm quyền thủ tướng suốt 39 năm (1809-48) dưới hai triều hoàng đế Franziskus I (1792-1835) và Ferdinandus I (1835-48); ông là kẻ thù của mọi khuynh hướng tự do và nhất là kẻ thù tinh thần quốc gia chủng tộc. Với chính sách bảo thủ ấy, ông tin sẽ cứu được Âu châu khỏi thảm họa, hay ít ra làm nó đến chậm hơn. Đối với tôn giáo, ông coi đó là đầu năo và là con mắt của chính quyền. V́ thế Giáo hội được bảo vệ một cách ân cần, nhưng bằng đường lối quan lại.

Trong t́nh trạng đó cho tới cuộc Cách mạng tháng 3 năm 1848, nhiều nhà truyền giáo xuất hiện, nổi tiếng hơn cả có thánh Clemenlê-Maria Hofbauer (1751-1820) ḍng Chúa Cứu thế, tông đồ thành Vienna và Varsovia. Thánh nhân hoạt động chấn hưng tinh thần Công giáo khắp miền Trung Âu bằng giảng thuyết, giải tội, tổ chức hội đoàn, đồng thời bành trướng ḍng lên phía Bắc núi Alpes. Trong số những bạn thân tín, có nhiều nhân vật lỗi lạc, như sử gia kiêm triết học Schlegel, thi sĩ Werner, chính trị gia kiêm kinh tế học Muller, cả ba đều là người Đức miền Bắc theo đạo Công giáo.

Cuộc Cách mạng 1848 lật đổ Metternich. Hiến pháp 1849 nh́n nhận quyền tự do tôn giáo. Hàng giám mục Áo họp tại Vienna năm 1848 đưa các nguyện vọng lên chính quyền; đứng đầu là đức hồng y Fr. J. Schwarzenberg (+ 1885), tổng giám mục Salzburg, đức cha J. Othamar Rauscher (+ 1875), Giám mục Seckau (Vienna n. 1853, Hồng y n. 1855). Năm 1850, hoàng đế Franz-Josef I (1848- 1916) từ bỏ việc can thiệp vào các Sắc lệnh Ṭa thánh, cho hàng giáo sĩ tự do liên lạc với Roma, đồng thời nh́n nhận các giám mục có toàn quyền trong vấn đề kỷ luật Giáo hội và tổ chức phụng vụ.

Ngày 18.8.1855, nhờ ở những cố gắng của đức tổng giám mục Rauscher, một Hiệp ước được kư với Ṭa thánh, chấm dứt chủ trương Josephisme: Giáo hội đạt nhiều thắng lợi. Nhưng nội t́nh đế quốc bất an, vấn đề quốc gia chủng tộc, phản ứng của các phần tử cấp tiến và giáo phái Tin lành, tất cả những yếu tố ấy cản trở việc thực thi Hiệp ước. Và sự thực Hiệp ước 1855 không tồn tại lâu dài.


2. Giáo hội Công giáo tại Anh quốc và nhiều nước khác

Người Anglo-Saxon thời bấy giờ làm chủ cả quần đảo Britannia, tại đây chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ (1775-83) và Cách mạng pháp (1789) đă làm giảm đi phần nào những áp bức mà Giáo hội phải chịu từ lâu. Ở Anh cũng như Ái Nhĩ Lan dân Công giáo được tự do sống đạo, xây cất học đường, hành nghề luật sư và làm công chức hạng trung (1791-92). Người Công giáo Ái Nhĩ Lan c̣n được quyền đầu phiếu vào trong quân đội có thể lên đến cấp đại tá (1793).[12]

Trong khi đó, giáo dân Tô Cách Lan cũng được hưởng đạo luật “Giảm khinh” (Reliefbill): những lệnh luật bất b́nh đẳng dành cho họ được băi bỏ. Nhưng năm 1800, vua George III (1760-1820) ban hành đạo luật “Thống nhất” (Union Act) sáp nhập Ái Nhĩ Lan vào Anh quốc, lập tức một phong trào quốc gia Ái vùng lên. Phong trào do luật sư D. O’connell (1775-1847) phát động bằng những cuộc biểu t́nh, quyết đ̣i xóa bỏ đạo luật “Thống nhất” và tranh đấu cho quyền b́nh đẳng giữa người Công giáo và Anh giáo. Cuộc đấu tranh có kết quả, năm 1829 Quốc hội chấp thuận đạo luật cho dân Ái b́nh đẳng với dân Anh và giải phóng dân Công giáo, sau khi buộc hàng giám mục Công giáo tuyên bố rằng ơn vô ngộ của Giáo hoàng cũng như quyền tối thượng của ngài trong các vấn đề thế tục không phải là tín điều. Người Công giáo từ đấy có thể ứng cử vào Quốc hội và giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền, chỉ trừ chức thủ tướng vương quốc Anh và phó vương Ái Nhĩ Lan.

Năm 1838, một đạo luật khác tha cho người Công giáo Ái khỏi đóng thuế cho hàng giáo sĩ Anh giáo. Nhưng v́ tất cả đất đai nằm trong tay người Anh, nên đời sống nông dân Ái Nhĩ Lan c̣n thê thảm lắm. Vấn đề này măi đến năm 1903 mới giải quyết dứt khoát bằng đạo luật “Đất đai” (Land Act). Trong những năm đói (1845-47) hai triệu người Ái Nhĩ Lan di cư sang Hoa Kỳ, Anh quốc và Úc Đại Lợi; hàng trăm ngàn người chết đói. Năm 1845, Giáo hội Công giáo tại đây mới được quyền có tài sản. Tất cả đều nhờ những cuộc biểu t́nh tranh đấu của dân tộc Ái, dưới sự lănh đạo của nhà ái quốc O’connell. Năm 1844, ông bị chính quyền Anh bắt giam một năm. Ông từ trần vào 2 năm sau, thọ 72 tuổi. Từ năm 1838, cha ḍng Capuxinô Theobald Mathew (+ 1856) phát động chiến dịch chống nạn say rượu, khá trầm trọng trong dân Ái Nhĩ Lan bấy giờ.

Anh quốc, số giáo dân Công giáo quá bé nhỏ (70.000) vào đầu thế kỷ XIX, gia tăng một cách hết sức ngoạn mục, không những v́ dân Ái Nhĩ Lan di cư sang, nhưng c̣n v́ có nhiều tín hữu Anh giáo trở lại, đặc biệt những nhân vật cao cấp và trí thức. Tuy nhiên, cũng có một số người Công giáo đi theo Anh giáo.

Thời Phục hưng Công giáo bắt đầu ngay giữa ḷng Anh giáo, với những phong trào Tracts, Puseyisme và Ritualisme phát xuất từ viện đại học Oxford (1833) mà đứng đầu là hai giáo sư thần học Newman và Pusey.[13]

Đạo Công giáo bắt đầu có tiếng nói qua đức cha Wiseman, Đại diện Tông ṭa ở Lon don. Luật sư Lockhart, chính trị gia Ward, rồi mục sư Newman lần lượt sang hàng ngũ Công giáo. Newman sau một thời gian nghiên cứu các thánh giáo phụ, đă tuyên xưng đức tin Công giáo trong tay cha Dominic năm 1845, thụ phong linh mục tại Roma, vào ḍng Diễn giảng và khuếch trương ḍng này tại Anh quốc. Thủ tướng Gladstone đă cho biến cố này là một thắng lợi của Giáo hội Công giáo, ông nói: “Roma đă đạt được một thắng lợi lớn nhất tại Anh quốc kể từ thời Cải cách”. Phong trào trở lại Mẹ Giáo hội vẫn tiếp tục: Faber, Manning và nhiều nhân vật khác đều trở thành những người Công giáo có uy tín.

Giáo hội ở Anh quốc từ đấy, dưới sự lănh đạo tinh thần của Wiseman (1802-65), Newman (1801-90) và Manning (1808-92), trở nên vững mạnh và tiến triển, nhất là nhờ ở những sách báo, như cuốn T­ự biện hộ (Apologia pro vita sua) của nhà thần học hộ giáo Newman. Năm 1850, con số giáo dân lên 700.000 (trên 18 triệu dân). Tháng 9 năm ấy, bất chấp những tiếng phản đối của dân không Công giáo và chính quyền Anh, đức Thánh Cha Piô IX tái thiết hàng Giáo phẩm, lập ṭa Tổng Giám mục Westminster (London) với 12 giáo phận phụ thuộc. Đức cha N. Wiseman được cử làm tổng giám mục và hồng y tiên khởi, năm 1865 đức cha H. Ed. Manning lên kế vị và được phong hồng y năm 1875. Bốn năm sau, đức cha J. H. Newman cũng được thăng hồng y, và trở thành người trứ danh nhất của Giáo hội Công giáo ở Anh thời Phục hưng.

Việc tái lập hàng Giáo phẩm ở Lan (tháng 3 năm 1853) không có những pha ngoạn mục như ở Anh quốc. Nhưng là kết quả của một việc làm kiên nhẫn, vững chắc, có hệ thống, giống như người Hà Lan lấn đất dần ra biển. Năm 1830, khi dân Bỉ tách rời khỏi Hà Lan, số người Công giáo ở Hà Lan chỉ c̣n một phần ba và phải sống dưới một chế độ ngột ngạt của Wilhem I (1815-40) và Wilhehm II (1840-49). Măi đến năm 1848, nhờ có cuộc Cách mạng nổi dậy khắp Âu châu, Hiến pháp Hà Lan mới sửa lại và nh́n nhận quyền tự do tôn giáo. Dưới triều đại ḥa b́nh thịnh vượng của Wilhelm III (1849-89), năm 1853 đức Thánh Cha Piô IX tái lập tổng giáo phận Utrecht, với 4 giáo phận phụ thuộc; thêm 2 giáo phận nữa vào 2 năm sau.[14]

Năm 1815, Lục Xâm Bảo, một công quốc Công giáo, bị sáp nhập vào Hà Lan của Wilhelm I cho tới năm 1839. Sau đó, là một nước độc lập trong liên bang Đức quốc, và về tôn giáo là một giáo phận Đại diện Tông Ṭa (1840). Khi liên bang Đức quốc giải tán (1866), Lục Xâm Bảo trở thành một Quốc gia trung lập, và được thiết lập một giáo phận chính ṭa năm 1870.

Đạo Công giáo ở Thụy Sĩ đầu thế kỷ XIX hầu như mất hẳn tại nhiều thành phố lớn, như Berne, Bâle, Zurich, Neuchâtel, cả ở Lausanne và Genève, là những nơi đă gần 3 thế kỷ không một linh mục Công giáo nào được thi hành sứ mạng của ḿnh. Cuộc Cách mạng Pháp 1789 gây ảnh hưởng không ít tại xứ này: cũng có những vụ đàn áp, bách hại, như việc giải tán dan viện cổ kính Saint-Gall, trục xuất vị Sứ thần Ṭa thánh, nhưng nó lại dẫn dân việc phục hồi Giáo hội Công giáo tại Berne và Genève. Giáo dân ở Genève và 20 thôn xă lân cận năm 1819 được trao cho đức giám mục giáo phận Lausanne - Genève, đặt trụ sở tại Fribourg. Việc Phục hưng Giáo hội Công giáo tại Thụy Sĩ trong thế kỷ này đă gặp trở ngại bởi nhiều biến loạn, bởi phái trưởng giả cấp tiến thường được sự trợ giúp của giáo phái Tin lành và bè Nhiệm...

Trong các Quốc gia Scandinavian, Đan Mạch là nước đầu tiên từ bỏ chủ trương Giáo hội quốc gia. Luật pháp căn bản tháng 6 năm 1849 nh́n nhận sự hoàn toàn tự do tín ngưỡng và đặt người Công giáo ngang hàng với mọi công dân khác về phương diện dân sự và chính trị. Tuy nhiên, con số của họ bấy giờ chỉ vào khoảng từ 600 đến 700.

Na Uy hiệp nhất với Thụy Điển cho đến năm 1905. Quyền tự do tín ngưỡng ở Na Uy được công nhận năm 1845, trong khi chính quyền Thụy Điển (năm 1779) chỉ cho phép những người Công giáo ngoại quốc (nhân viên sứ quán chẳng hạn) được giữ đạo của ḿnh. Năm 1783 một địa phận Đại diện Tông ṭa được thành lập. Đối với người dân Thụy Điển luật cấm theo đạo Công giáo vẫn c̣n măi cho đến năm 1860.

Bên Hoa Kỳ, tuy là đất tự do, đạo Công giáo cũng gặp phải nhiều khó khăn bởi những Chính phủ theo Tin lành. Không những có sự kỳ thị mà c̣n có nhiều vụ bách hại do đảng “Thổ dân Mỹ” (Native America Party), rồi đảng “Không biết ǵ hết” (Know- nothing Party): họ phá phách, thiêu hủy thánh đường, hành hạ các linh mục, có khi sát hại nữa; đến sau thêm đảng Ku Klux Klan (1866). Năm 1789, đạo luật “Chính giáo chia ly” được ban hành. Tuy nhiên, Giáo hội Cộng giáo vẫn tiến triển nhờ ở sự bành trướng đất đai: Louisiana, Texas, nhất là nhờ ở những nhóm di cư Công giáo Ái Nhĩ Lan, Ư , Đức, Canada, Ba Lan... Năm 1789, giáo phận chính ṭa thứ nhất được thiết lập tại Baltimore, cha J. Carrol (= 1815) làm giám mục tiên khởi, năm 1808 Baltimore được nâng lên hàng giáo tỉnh. Việc thứ nhất của đức cha Carrol là triệu tập công đồng địa phận, sáng lập học viện Georgetown (1791), và một đại chủng viện. Các cha hội Saint-Sulpice được mời đến điều khiển chủng viện. Nhiều ḍng tu bị trục xuất khỏi Âu châu sang cộng tác. Nhờ đấy, con số một giáo phận đầu thế kỷ đă lên 6 tổng giáo phận và 7 giáo phận vào năm 1850.[15]


3. Giáo hội Công giáo và Chính thống tại Nga, Ba Lan và Hy Lạp
[16]

Giáo hội Chính thống ở Nga đầu thế kỷ III phải chịu những biến chuyển đau thương do chính sách của hoàng đế Petrov Cả (1682- 1725), muốn mở cửa đón ảnh hưởng Tây phương và quyết đưa nước Nga lên hàng cường quốc. V́ thượng phụ giáo chủ Ađrian chống đối chính sách độc tài của Nga hoàng, nên khi vị này qua đời (1700), ṭa Giáo chủ Matscơva phải bỏ trống suốt 20 năm liền, để rồi đuợc trao cho một vị giám quản. Năm 1721, hoàng đế Petrov băi bỏ hẳn chức Thượng phụ và công bố hiến chế mới. Hiến chế này tổ chức Giáo hội Nga dựa theo thể chế “Tôn giáo Nghị hội” của Tin lành; một “Thánh Hội đồng” (Saint Synode) gồm từ 11 đến 14 giám mục, linh mục đại diện hoàng đế nắm mọi quyền quyết định và cai trị Giáo hội. Các giám mục có quyền như nhau, những từ ngữ “giáo chủ”, “tổng giám mục”, chỉ là những tôn hiệu danh dự. Hiến chế c̣n nói đến việc tổ chức các giáo xứ và tu viện một cách tỉ mỉ. Thể chế “Đế quyền tôn giáo” này đứng vững măi cho đến cuộc Cách mạng 1905.

Đế quốc Nga trở nên thịnh vượng dưới triều Katharina II (1762-96), nhưng lại là thời đau thương của Giáo hội Công giáo Katharina là một nữ hoàng thông minh, tài giỏi, chịu ảnh hưởng của phe triết gia Tây phương, nhưng cũng rất độc tài. Bà quyết quét sạch mọi vết tích “tự trị” c̣n lại của Giáo hội Chính thống. Dưới triều đại này, nước Nga mở rộng sang Ba Lan bấy giờ bị cắt làm ba mảnh cho ba nước Nga, Phổ, Áo trong những năm 1772, 1793, 1795. Cả mấy triệu người Công giáo Ba Lan chịu đặt dưới quyền thống trị của Katharina. Trong việc phân chia này, người ta đă cam kết dành quyền tự do sống đạo cho người Công giáo thuộc hai lễ nghi: Latinh và Ruthen.[17] Nhưng những cam kết đó chỉ là một thứ bánh vẽ. Ngược lại, chính quyền Nga c̣n bắt khối Ruthen phải tách rời Giáo hội Roma, các thánh đường bi tịch thâu, các ṭa Giám mục (trừ Polosk) bị băi bỏ, để những giám mục Chính thống Nga đến thay thế. Sau cùng, Giáo hội Công giáo Ruthen chỉ c̣n vào khoảng 200 giáo xứ. Giáo hội Latinh cũng không tránh được những thử thách, tuy không ác liệt bằng.

Mặc dầu Giáo hội Chính thống được đặt dưới quyền của Nga hoàng vẫn không khỏi chia ra làm nhiều phe phái, một phần do phản ứng của dân chúng trước sự áp đảo của chính quyền, một phần do sự bất măn đối với hành động quá h́nh thức của Giáo hội Chính thống. Giáo phái Raskolniki (ly khai) đă có từ thế kỷ XVI, giáo phái quan trọng hơn cả là Staroviery (cựu tín hữu) khai sinh vào khoảng giữa thế kỷ XVII, khi thượng phụ giáo chủ Nikon (1652-58) muốn có một vài cải cách; năm 1725 thêm giáo phái Molokane (ăn bánh sữa) chủ trương ăn bánh sữa trong mùa Chay, điều mà Giáo hội Chính thống nghiêm cấm. Năm 1824, tại miền Nam một giáo phái nữa xuất hiện giống như Pietisme ở Đức, đó là phái Stundiste (học Thánh Kinh). Ngoài ra c̣n nhiều giáo phái khác ít quan trọng hơn.

Lịch sử Giáo hội Công giáo ở Nga Ba Lan tiền bán thế kỷ XIX có hai giai đoạn trái ngược nhau. Hoàng đế Paulus I (1796-1801), con của Katharina II, đă chấm dứt việc bách hại và cho người Công giáo thuộc hai lễ nghi Latinh và Ruthen một thể chế mới. Đối với Giáo hội Ruthen, Nga hoàng cho tái lập các ṭa Giám mục Polosk, Lusk và Brest; đối với Giáo hội Latinh, tổng giáo phận Mohilev (ṭa tại Petrograd) được thêm 5 giáo phận phụ thuộc, và Varsovia cũng thành một giáo phận. Một Hội đồng Giám mục (Collège ecclésiastique) được thiết lập tại Petrograd để điều khiển Giáo hội Công giáo Nga, nhưng phải hoạt động theo tinh thần một Giáo hội quốc gia. Hoàng đế Alexandrov I (1801-25) có thái độ rất công minh đối với người Công giáo, ông c̣n ngỏ ư muốn theo đạo này; việc ông thực hiện trên giường chết, chưa được chính thức xác nhận. Dưới triều đại ông, Varsovia trở thành ṭa Giáo chủ Công giáo Ba Lan với 7 giáo phận phụ thuộc.

Ngược lại, con người tàn bạo độc đoán Nikolai I (1825-55), em của Alexandrov I, đă đ̣i bắt chước Katharina II. Nhóm Công giáo Ruthen bấy giờ lại bị ép buộc trở về với Giáo hội Chính thống Nga; Nikolai dùng cả những biện pháp xảo quyệt và bạo lực để đạt mục đích. Tại xứ Lithuania và Siberia, Giáo hội Ruthen bị tước hết giám mục, thánh đường, tu viện, chủng viện; người ta quốc hữu hóa tài sản Giáo hội, bỏ tù các linh mục, tu sĩ chống đối, hoặc đưa đi đày Siberia, nhiều vị chết v́ đức tin. J. Siemaszko, giám mục xứ Lithuania cũng như nhiều giám mục ở Biélorussia và Brest, tại một công đồng họp ở Polosk tháng 2 năm 1839, đă tuyên bố chuyển sang hàng ngũ Giáo hội Chính thống Nga cùng với 1.300 giáo sĩ; Roma mất đi khoảng 1.600.000 giáo dân.

Giáo hội Công giáo Latinh cũng không tránh được những cuộc bắt bớ, vấn đề ly khai dĩ nhiên được chính quyền cổ vơ. Cuộc vùng dậy của dân Ba Lan vào những năm 1830-31, điều mà đức Gregori XVI không tán thành, đă nên cớ cho những cuộc đàn áp dă man đẫm máu. Trong một Huấn từ năm 1842, đức Thánh Cha công khai lên án cuộc bách hại đạo Công giáo ở Nga, và tháng 12 năm 1845, khi hoàng đế Nikolai đến viếng thăm Roma và Vatican, đức Thánh Cha đă có những lời lẽ cứng rắn và nghiêm khắc. Kết quả, một thỏa hiệp mới được công bố tại Nga, với một vài thay đổi.[18]

Dân Hy Lạp cũng như Giáo hội Chính thống Hy Lạp thế kỷ XIX đều phải chịu nhiều khổ nhục dưới ách đô hộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Thượng phụ giáo chủ Constantinopoli bấy giờ chỉ là một công chức trong chính quyền, hoàn toàn lệ thuộc vào nhà Vua. Tuy nhiên, nhiều biến cố chính trị dồn dập xảy ra đă bó buộc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải có thái độ nhân nhượng đối với các người không Hồi giáo. Trong thời chiến tranh giành độc lập (1821-29), Hy Lạp được các nước Anh, Nga, Pháp trợ giúp đă thoát được ách Thổ Nhĩ Kỳ. Dưới triều Otton I (1832-62), năm 1833 Giáo hội Chính thống Hy Lạp tuyên bố tự trị, nghĩa là không lệ thuộc vào thượng phụ giáo chủ Constantinopoli nữa, việc này đến năm 1850 mới được vị thượng phụ nh́n nhận. Sau đó ít lâu, Giáo hội hoàn toàn bị đặt dưới quyền quốc gia. Đứng đầu là giáo chủ ở Athêna với một hội đồng gồm 5 giám mục và một vị tổng quản do chính quyền đề cử.


III

ĐỜI SỐNG NỘI BỘ CỦA GIÁO HỘI [19]


1. Kỷ luật, phụng vụ, nghệ thuật thánh

Sau đại Cách mạng Pháp và phong trào thế tục hóa Giáo hội ở Đức Hội thánh bị tước đoạt hầu hết tài sản, để từ đấy phải nhờ vào lương bổng của Quốc gia. Nhưng nh́n vào khía cạnh khác, Giáo hội lại được giải thoát khỏi mọi lo âu về thế lực, để dồn hết tâm lực vào sứ mạng thiêng liêng. Chắc chắn có điểm hay này, là từ nay hàng quí tộc không c̣n quyền ưu tiên trong việc được đề cử lên chức giám mục, hoặc giữ những nhiệm vụ quan trọng nữa.

Kể từ khi cuộc Cách mạng khai diễn, hàng giáo sĩ Pháp dă từ bỏ quyền thâu thuế thập phân cũng như đặc ân miễn thuế. Dần dần thuế thập phân được băi bỏ khắp nơi. Những đặc ân về tư pháp cũng không c̣n, nghĩa là hàng giáo sĩ phải chịu h́nh luật như các công dân khác. Ṭa thánh nh́n nhận t́nh trạng mới, không phải theo nguyên tắc, nhưng v́ “lư do hoàn cảnh” (temporum ratione habita), như có ghi trong nhiều Hiệp ước mới. Khi giáo luật bị dân luật qua mặt, biện pháp “làm thinh” hoặc “bỏ qua” (tolerari posse) được áp dụng, miễn không xúc phạm đến luật Thiên Chúa.

Cũng như trong Hiệp ước giữa Vatican với Chính phủ Pháp năm 1801, hầu hết các Chính phủ đều hủy bỏ chế độ quốc giáo và khẳng định sự b́nh đẳng giữa các tôn giáo. Chủ trương tự do tín ngưỡng (liberié de conscience), đă bị đức Thánh Cha Gregori XVI gắt gao lên án là phi lư và sai lầm (Thông điệp Mirari vos 1832), lúc này lại được hầu hết các nước đem ra áp dụng, và Giáo hội Công giáo tại những nước ḿnh là thiểu số, cũng dựa vào đấy để đ̣i quyền tự do.

Nói chung, t́nh trạng xă hội, đời sống trí thức và tinh thần của hàng giáo sĩ thế kỷ XIX phục hồi đáng kể. Nước Pháp có thánh Gioan Vianney, cha sở Ars (1786-1859), nêu gương sáng chói về đời sống tông đồ.[20] Giáo dân bắt đầu hướng về đức Thánh Cha hơn xưa, các giám mục và linh mục can đảm bênh vực quyền lợi Giáo hội. Những công đồng miền, những cuộc hội họp của hàng Giám mục gây rất nhiều ảnh hưởng vào đời sống đạo đức giáo sĩ cũng như giáo dân. Nhiều nhân vật đứng ra viết sách, giảng thuyết bênh vực quyền tối cao và ơn vô ngộ của Giáo hoàng, như triết gia văn hào De Maistre (1753-1821), cha H. Lacordaire (1802-61) ḍng Đaminh

Về kỷ luật Giáo hội, người ta thấy có khuynh hướng khoan hồng hơn là nghiêm trị, nhất là đối với thường dân. Rất ít khi đi đến biện pháp phạt vạ công khai. Luật chay ḷng và kiêng kỵ được giảm bớt. Về các ngày lễ buộc, Cách mạng Pháp đă băi bỏ hết; khi trật tự văn hồi, Giáo hội cũng có thái độ ôn ḥa, nhiều lễ không c̣n buộc như xưa, và được áp dụng không những trong nước Pháp mà c̣n ở nhiều nước khác.

Về lễ nghi phụng vụ tuy không có ǵ thay đổi quan trọng, nhưng có những bước tiến đi đến sự thống nhất và tốt đẹp hơn. Công đồng Trento mặc dầu đă có nhiều chỉ thị cải cách, song vẫn c̣n những bất đồng về nhiều điểm thứ yếu. Don Guéranger, đan viện phụ Solesmes, và là người có công cải cách đời sống đan viện ở Pháp, mở chiến dịch bài trừ các lễ nghi riêng rẽ bằng những bộ sách lớn, nhan đề Lễ nghi phụng vụ (Institutions liturgiques 1840-51) và Năm phụng vụ (L'année liturgique, 1841-66); ngài đă thành công.[21] Chỉ c̣n Lyon giữ lễ nghi cũ của ḿnh, giống hệt như lễ nghi Ambrosian được cử hành ở Milan, và lễ nghi Mozarab tại một vài thánh đường ở Toledo.

Don Guéranger cùng hai môn đệ Don Pothier và Don Mocquereau c̣n lo phục hưng nhạc Gregorian. C. Bordes, tuyên úy thánh đường Saint-Gervais ở Paris, với sự cộng tác của V. d'Indy, năm 1894 đă thiết lập một trường âm nhạc (Schola Cantorum) nhằm truyền bá b́nh ca Gregorian theo phương pháp của Solesmes. Bên Đức, G. Ett ở Munich và C. Proske ở Ratisbon, cũng đă góp nhiều công vào công cuộc phục hưng này, bằng cách gạt bỏ những nhạc điệu vô vị hoặc quá trần tục của thế kỷ XVIII.

Lợi dụng thời canh tân nghệ thuật thế kỷ XIX, đặc biệt ngành hội họa ở Pháp, nghệ thuật thánh có bước tiến quan trọng. Việc Quốc gia thay thế Giáo hội trong sự giữ ǵn và xây cất thêm các cơ sở tôn giáo, đă đem đến một nghệ thuật “theo kiểu mẫu” (académique), tuy nhiên không phải là không có những sáng kiến mới mẻ. Đằng khác người ta muốn quay về nghệ thuật thời Trung cổ hơn là những sáng tác tự do. Ở Pháp, do ảnh hưởng của hai nhà kiến trúc Rio và Montalembert, người ta đă thôi xây cất những thánh đường theo lối tân cổ điển (néo-classique) của thế kỷ XVIII, để trở lại kiểu Gothic.[22]

Viollet le Duc (1814-79) nghiên cứu ngành kiến trúc thời Trung cổ, sau đó đảm nhận việc trùng tu vương cung thánh đường Notre-Dame ở Paris, đan viện Saint-Denis, Sainte-Chapelle, v.v…; rất nhiều thánh đường, thánh điện cổ kính bị phá hủy nay được kiến thắt lại dần dần. Ở Đức, có Reichensperger (1808-95) cũng theo lối kiến trúc của Viollet le Duc, đă trùng tu nhiều thánh đường hoặc tái thiết theo đúng kiểu mẫu xưa, như đại thánh đường Cologne (1824-80); trong số những công tŕnh kiến trúc mới, phải kể đến thánh đường Thánh Bonifaciô ở Munich (1835-50).


2. Sự phục hưng các ḍng tu và đời sống đạo của giáo dân

Sự phục hưng các ḍng tu ở Pháp và Đức sau thời Cách mạng rất quan trọng, sánh được với thời thịnh của thế kỷ thứ XII và XIII. Hai yếu tố sau đây giúp ta hiểu nguyên nhân của cuộc phục hưng này: dân số Tây Âu gia tăng vượt mức,và những thử thách đă làm đời sống đạo giáo dân thêm sốt sắng và quảng đại. Đặc biệt, và cũng lạ lùng là các ḍng tu ấy bành trướng mau lẹ, bất chấp những hành động chống đối của kẻ thù và sự bách hại hoặc làm khó dễ của nhà cầm quyền. Ở Pháp, cuộc Cách mạng 1789 đă giải tán cả 100.000 tu sĩ nam nữ, nhưng con số đă trở lại và lên tới 300.000 vào cuối thế kỷ XIX. Sự phục hưng bắt đầu từ những ḍng tu cũ.[23]

Tu hội Nữ tử Bác ái được Napoléon I cho hoạt động trở lại từ năm 1807; bành trướng khắp thế giới và trở thành ḍng tu đông nhất và có lẽ cũng chiếm hạng nhất trong công cuộc từ thiện.[24]

Đức Thánh Cha Piô VII tái lập ḍng Tên Chúa Giêsu, trước hết ở Nga (1801) và vương quốc Sicilia (1804), sau đó ra công chiếu Sillicitudo omnium Ecclesiarum (7.8.1814) chính thức tái lập ḍng này sau 41 năm bị giải tán; bởi v́, như ngài nói: “Những tay lái đầy kinh nghiệm và hùng tráng của con thuyền Pherô này, sẽ có một sứ mạng đặc biệt trong thê' kỷ XIX”. Dưới thời bề trên tổng quyền Ph. Roothaan (1829-53), ḍng Tên thực sự đă nhận lại sứ mạng “Khinh binh” Chúa Kitô và hoạt động hăng hái không kém xưa, len lỏi vào hết mọi lănh vực quan trọng đời sống Giáo hội.Từ năm 1850, các cha ḍng Tên người Ư phát hành tại Roma tờ La Civiltà Cattolica (Văn minh Công giáo) là một trong những cơ quan ngôn luận Công giáo có ảnh hưởng lớn nhất.

Năm 1839, nhà hùng biện trứ danh H. Lacordaire cũng hoạt động ráo riết cho việc tái lập ḍng Đaminh đă bị trục xuất khỏi nước Pháp từ năm 1790, ba tỉnh ḍng được tái lập trong những năm từ 1850 đến 1865. Khi lên tiếng đ̣i quyền sống cho một ḍng tu đă bị chính quyền băi bỏ, tức là Lacordaire đă mở lối cho sự phục sinh của nhiều hội ḍng khác.[25]

Nhiều hội ḍng từ từ lấy lại những tu viện cũ của ḿnh, hoặc xây cất những cơ sở mới. Ở Bavaria dưới triều Ludwig I, nhiều đan viện Biển đức được tái thiết, và bành trướng sang Bắc Mỹ vào những năm 1846 và 1854. Ở pháp, như nói trên, Don Guéranger đan viện phụ Solesmes có công cải tổ đời sống đan viện Biển đức từ năm 1837. A. Gratry năm 1852 cùng với đức cha Perraud, giám mục Autun (sau lên chức Hồng y, +1906), phục hưng ḍng Diễn giảng.

Phần lớn các tu hội thành lập trong thế kỷ XIX đều có gốc ở Pháp, rồi bành trướng sang nhiều Quốc gia khác một cách mau chóng. Các tu hội này thường có mục đích truyền giáo trong và ngoài nước, hoặc đảm nhận việc giáo dục thanh thiếu niên; chưa kể những tu hội chuyên hoạt động tại các bệnh viện. Những hội ḍng truyền giáo chúng tôi sẽ nói trong chương VII; ở đây chỉ kể một số tu hội chuyên giáo dục, bác ái, xă hội.

1800: Ḍng các Bà Thánh Tâm Chúa (Les Dames du Sacré Cocur) được thành lập ở Paris do thánh nữ Mađalena Sophia Barat (+ 1865), có mục đích giáo dục các thiếu nữ. Hiến pháp ḍng này phỏng theo ḍng Tên.

1817: Tu hội Marianiste (Société de Marie, Les Marianistes) gồm hai ngành Nam và Nữ, do cha G. J. Chaminade (+ 1850), người đảm nhận việc giáo dục và truyền bá sự sùng kính Đức Maria.

1817: Ḍng Tiểu đệ Mariste (Institut des Petits Frères Maristes des Écoles), chuyên dạy giáo lư trong các trường trung tiểu học và lập lưu học xá.

1835: Ḍng Đấng Chăn Lành (Les Soeurs du Bon Pasteur) ở Angers do thánh nữ Maria Euphrasia Pelletier (+1868), có mục đích hoạt động bác ái xă hội, đặc biệt giúp đỡ các thanh thiếu nữ hoàn lương. Ḍng Đấng Chăn Lành hiện nay là một trong những ḍng tu lớn, có mặt hầu khắp thế giới.

1840: Ḍng Tiểu muội của Người nghèo (Les Petites Soeurs des Pauvres), do bà J. Jugan (+1879) thành lập tại Saint-Servan (Bretagne) với sự cộng tác của linh mục Le Pailleur, mục đích hoạt dộng bác ái xă hội, đặc biệt săn sóc người già cả ốm đau. Ḍng bành trướng mau lẹ và được các giới hoan nghênh. Năm 1845, bà Jugan được Hàn lâm viện Pháp trao tặng giải thưởng Montyon.

1842: Ḍng Đức Bà Núi Sion (Congrégation de Notre-Dame de Sion) gồm hai ngành Nam Nữ, có mục đích giáo dục người Do Thái trở lại, do hai anh em Ratisbonne: Theodore (+1884) và Alphonse (+ 1883). Cả hai từ Do Thái giáo trở lại, anh năm 1827, em năm 1842. Alphonse đón sau lên chức Hồng y (H. de Bonnechose) .[26]

1845: Ḍng Assumptioniste (Les Augustins de l'Assomp-tion) theo lề luật thánh Âutinh, do đức ông Em. d'Alzon (1810-81), bề trên giáo phận Nimes, sáng lập. Ḍng chuyên ngành giáo dục thiếu niên, chấn hưng đời sống Công giáo, cổ vơ sự hiệp nhất Kitô hữu, bằng báo chí (tờ La Croix de Paris) và truyền giáo.

1849: Tu hội Chị Em Đấng Cứu Chuộc (Les Soeurs du Très Saint Sauveur) cũng gọi là Chị Em Niederbronn được thiết lập tại Niederbronn (Alsace) do bà Elisabeth Eppinger (+1867), có mục đích săn sóc người nghèo khổ bệnh tật; rất thịnh vượng trong các nước Pháp, Đức, Áo.

Đời sống Công giáo thời này bị ảnh hưởng chủ nghĩa duy lư, nên sa sút về đức tin và ḷng đạo. Nhưng rồi người ta nhận thấy ngay nơi hàng giáo sĩ cũng như giáo dân, một đức tin sống lại và thực hành. Đó là nhờ ở sự siêng năng chịu các bí tích; nhờ ở những cuộc tĩnh tâm, những tuần đại phúc, những cuộc hành hương, những tổ chức hội đoàn; nhờ ở ḷng quảng đại hy sinh của nhiều hội từ thiện đủ ngành, như xây cất hoặc coi sóc thánh đường, thương giúp người nghèo khổ, truyền bá đức tin; nhờ ở sự quan tâm đến nền giáo dục thanh thiếu niên, nhất là dạy giáo lư; nhờ ở phong trào phục hưng các hội ḍng; sau hết, nhờ ở giáo dân sốt sắng trung thành với các nhà cầm quyền Giáo hội. Ḷng tôn sùng đối với Thánh Thể, Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đứ­c Mẹ cũng nổi bật trong thời này.[27]

Điểm đặc biệt của thời đại này là sự tham gia nồng nhiệt của giáo dân, kể cả giới trí thức và giàu sang, vào công cuộc truyền giáo và bênh vực quyền lợi Giáo hội. Trước hết, tất cả mọi người đều lo lắng và cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Những kết quả đạt được ở Anh và Đức nói trên, chứng minh điều đó. Rất nhiều hội đoàn được thành lập dưới nhiều h́nh thức khác nhau, nhưng cùng một mục đích hoạt động tôn giáo, văn hóa, xă hội, bác ái. Ngoài những hội đoàn truyền giáo sẽ nói đến trong chương VII dưới dây, người ta không thể quên được Hội Bác ái Thánh Vinh sơn-Phao lô do chân phước Frédéric Ozanam (1813-53) sáng lập ở Paris năm 1833, lan rộng mau chóng khắp nước Pháp, và trên thế giới; ở Đức, Hội Thánh Elisabeth thiết lập tại Trèves năm 1840, có mục đích thăm viếng và giúp đỡ người nghèo khổ bệnh tật, giống như Hội Ái hữu Công giáo (Association Catholique des compagnons) thành lập năm 1846 ở Elberfeld, sau được linh mục Ad. Kolping (+ 1865) tổ chức tại Cologne, và từ đấy phát triển mạnh mẽ.


3. Khoa học thánh và lạc thuyết

Trong thời Cách mạng, nhiều tu viện, đại chủng viện, đại học Công giáo bị đóng cửa. Tuy nhiên, những tổn hại do phái triết gia và duy lư gây ra cho nền học vấn của Giáo hội c̣n nặng nề hơn. Nhiệm vụ của Giáo hội lúc này, không phải chỉ lo xây dựng lại một nền thần học cổ truyền, nhưng v́ đứng trước một lớp người trí thức sa sút đức tin, nên cần phải đề cập đến vấn đề đức tin với khoa học, thức tỉnh lương tâm tôn giáo, biện hộ cho tất cả mọi tín điều cũng như cho chính Giáo hội và toàn thể Kitô giáo.[28]

Pháp nhiều nhân vật thuộc hàng giáo dân cũng như giáo sĩ: Chateaubriand, De Maistre, De Bonald, Lacordaire, Montalembert, v v là những nhà văn hộ giáo của thời đại. Ở Anh, Giáo hội Công giáo có Newman, một triết gia hộ giáo nổi tiếng nhất. Ở Ư, có đức hồng y Angelo Mai ḍng Tên, người có công sưu tầm và xuất bản nhiều tác phẩm cổ; trong khi ở Tây Ban Nha, linh mục J. Balmès là một nhà b́nh luận, một triết gia có uy tín.

Nước Đức mới thật góp nhiều công trong lănh vực này, đặc biệt khoa thần học và giáo sử. Điều đó được chứng minh bởi những phân khoa thần học đă có từ trước ở Freiburg, Wurzburg, Breslau, Landshut-Munich; cũng các phân khoa ấy được mở thêm tại Tubinge, Bong, Munster và Braunsberg. Đó là những trung tâm thánh khoa giúp vào việc canh tân tư t­ởng và đời sống Công giáo, trong khi nhiều chủng viện ở Đức cũng như ở nhiều nước khác, có mục đích đào tạo lớp người lănh nhận sứ vụ thiêng liêng. Việc tiếp xúc giữa phân khoa thần học Công giáo với Giáo hội Tin lành ở Đức và với những nhà bác học là cơ hội để nhận rơ đối phương, đặng bảo vệ đức tin một cách hữu hiệu. Sự cộng tác một cách chân thành giữa giáo dân trí thức và hàng giáo sĩ đang phải bận tâm tranh đấu cho quyền tự do của Giáo hội, quả là một dấu hiệu tốt dẹp đưa đến sự hợp tác trong các trường trung học và đại học.

Nước Áo cũng có phân khoa thần học trong nhiều đại học như Vienna, Graz, Innsbruck, Praga, v.v... Ở Bavaria, Ludwig I thiết lập 5 trường cao đẳng công lập dạy triết lư và thần học, dành cho việc đào tạo hàng giáo sĩ; ngoài ra c̣n có một chủng viện ở Eichstalt từ năm 1843.

Những trung tâm quan trọng hon cả là các phân khoa thần học ở Tubinge, Munich và Freiburg. Học viện Công giáo Tubinge do các giáo sĩ Drey, Mohler và Hirscher thiết lập, và được các ông Kuhn, Hefele cùng nhiều nhà thần học và sử gia khác tiếp nối công việc, học viện này đặc biệt chuyên khoa sử học phê b́nh. Tờ Theologische Quartalschrift (Thần học Tam cá nguyệt Tập san) phát hành từ năm 1819 được coi là tờ báo về thần học lâu đời nhất. Ở Munich, Doellinger cả mấy chục năm giữ ghế giáo sư thần học và chính trị tôn giáo. Ở Freiburg, Staudenmaier và Hirscher đều là những nhà canh tân khoa học thánh.

Trong mấy thập niên đầu thế kỷ XIX, triết học cũng như thần học Công giáo đă đụng độ với thuyết duy tâm của Em. Kant ở Đức. Nhưng trong khi bênh vực đạo lư Công giáo, nhiều người đă không tránh được những chủ trương sai lầm về thần học. Trước hết có G. Hermès (+1831) với thuyết Hermesianisme, Hermès là giáo sư thần học ở Bonn từ năm 1818, vốn là người đạo đức, đời sống không có ai chê trách. Ông muốn dung ḥa thần học Công giáo với triết học Đức. Bị nhiễm tư tưởng của Kant và Fichte, ông chủ trương các tín điều có thể chứng minh được bằng lư luận triết học, do đó ông phủ nhận phương pháp thần học của phái Kinh viện. Hermès lôi cuốn được nhiều sinh viên theo, nhất là ở Bonn, Breslau và Trèves. [29]

Đối thủ đáng sợ hơn cả của Hermès là linh mục A. Binterim, cha sở Bilk gần Dusseldorf. Vị linh mục này đă đứng lên tố cáo, vạch trần những sai lầm của Hermès, làm sôi nổi cả một thời. Sau khi Hermès mất, theo lời yêu cầu của thủ tướng Áo quốc Metternich, đức Thánh Cha Gregori XVI ban Đoản sắc Dum acerbissimus (26.9.1835) lên án chủ trương của Hermès, cho rằng ông đă bỏ con đường “Vương đạo của các Giáo phụ”. Đức cha Droste Vischering và người kế vị ngài, đức giám mục Geissel, đều can thiệp và đứng về phe các thần học chống lại Hermesianisme, khiến phái này phải tan dần.

Triết gia Fr. X. Baader, giáo sư đại học Munich, cũng bị nhiễm tư tưởng của nhà thần bí Bohme (+ 1624) và nhiều triết gia cùng thời. Ông xây dựng một chủ thuyết thông thần học (théosophie), cho rằng những tương quan giữa khoa học và đức tin, cũng như tín điều về Chúa Ba Ngôi, về sự sáng tạo, v.v... chỉ có giá trị chủ quan; ông cũng chối bỏ quyền Giáo hoàng và chủ trương một đạo Công giáo dân chủ. Nhưng ông đă rút lại hết mọi sai lầm đó trên giường bệnh trước khi chết (1841).[30]

A. Gunther (+ 1861), một linh mục người Áo, cũng như Hermès, đề cao lư trí một cách quá đáng trong vấn đề đức tin. Ông thuộc nhóm trí thức của thánh Clementê Maria Hofbauer và là một trong những nhà canh tân Giáo hội Áo. Môn phái của ông ở Áo và Đức quy tụ được nhiều môn đệ và đồng chí tài giỏi. Chịu ảnh hưởng của Descartes, ông chủ trương lư trí có thể tự hiểu biết những mầu nhiệm đức tin, mà khỏi cần mặc khải và thánh truyền. Đạo lư của ông bị đức Giáo hoàng Piô IX kết án (1857) và các sách của ông đều bị cấm; ông cúi đầu vâng theo ngay.[31]

Đi ngược với các giáo lư nói trên là Truyền thống chủ nghĩa (Traditionalisme) của De Lamennais và giáo sư triết học Bautain ở Strasbourg.[32] Trong khi đả kích chủ nghĩa duy lư thế kỷ XVIII, 2 ông đă đi tới chỗ phủ nhận giá trị lư trí của con người trong việc t́m kiếm Thiên Chúa và lái tất cả lư trí, luân lư và xă hội về mặc khải và truyền thống. Bautain phải bỏ ghế giáo sư ở Strasbourg do sự can thiệp của đức giám mục giáo phận và đức Thánh Cha Gregori XVI (1835, 1840). Bautain, vị linh mục đạo đức, đă cúi đầu vâng phục, sau này lên chức bề trên giáo phận Paris và là giáo sư thần học luân lư ở Sorbonne (+ 1867); c̣n De Lamennais hồi tục và bỏ đạo từ năm 1834.

Ở Đức, giáo phái mang tên “Công giáo Đức” phát hiện năm 1844, nhân có Phong trào tôn sùng và kính viếng “tấm áo” của Chúa Giêsu tại Trèves. Linh mục J. Ronge (+ 1887) có những lời lê vô lễ đối với việc kính viếng này liền bị huyền chức, rồi đến lượt linh mục J. Czerski. Tại Schneidemuhl, Breslau và nhiều nơi khác, nhiều giáo đoàn “Công giáo Đức” được thành lập và, tháng 3 năm 1845, một “Công đồng các Giáo hội” triệu tập tại Leipzig, tuyên bố chỉ nhận Thánh Kinh là mẫu mực đức tin, phủ nhận quyền tối cao của Giáo hoàng, chối bỏ việc xưng tội, luật độc thân giáo sĩ, ân xá; đả kích việc sùng kính các thánh, ăn chay kiêng kỵ và hành hương chỉ nhận hai bí tích: Rửa tội và Tiệc ly, đồng thời cho vào Lễ quy một nghi thức dân sự. Nhờ có nhiều người Tin lành đỡ đầu, nên giáo phái được một thời thịnh vượng, số tín đồ lên tới 60.000 (1847), phần lớn trong xứ Silesia. Sau đó, là thời xuống dốc, chính Ronge đă đi theo chủ nghĩa duy lư và từ chối Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Vả lại, chính trị cấp tiến của phe Ronge bị các nhà cầm quyền theo dơi. Hầu hết các tín đồ bỏ sang phong trào “bạn của các triết gia” (1859). Sau cùng, chỉ c̣n một vài nhóm sống sót ở Saxonia cho đến năm 1918.[33]

“Giáo hội Công giáo Pháp” do P. Châtel thành lập ở Paris năm 1831, bành trướng trong 30 tỉnh. Châtel tự xưng là “Thượng phụ giáo chủ Gaulois”, phủ nhận quyền Giáo hoàng, từ chối việc xưng tội, bỏ Thánh Lễ bằng tiếng Latinh, chỉ trích việc kiêng kỵ và luật độc thân giáo sĩ. Đạo lư của “Giáo hội” này đượm mùi duy lư. Năm 1842, “Đền thánh” của Châtel bị cảnh sát đóng cửa: vị “Thượng phụ giáo chủ” chết năm 1857 trong cô đơn, khiến giáo phái tan ră.


 

[1] Sách tham khảo: Rohrbacher Histoire Universelle de l’Église Catholique, Q XIII, Paris 1874, tr 376-770 - C. Bihlmeyer H. Tuche: Histoire de l’Église (bản dịch Pháp văn của G. Grandclaudon), Paris 1962-67, Q. IV - J. Bochenski và G. Castella. Le déchainement des forces laiques, và M. H. Vicaire: Le rayonnement spirituel de l’Église, trong Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval- I. Pittet), Paris 1746-1748, Q. II, tr 213-326 - E. Lousse - J. Roland: Lịch sử Văn minh Hiện kim (bản dịch Việt văn của Văn Quy - Đông Bích). Tŕ Chính - Phát Diệm 1751.

[2] Xem Mathieu: Le concordal de 1801. Paris 1902 - A. Braudrillard: Quatre cents ans de Concordat. Paris 1905 - A. Boulay de la Meurthe: Histoire de la négociation du concordal de 1801, Tours 1920.

[3] Arnauld de Montor: Histoire du Pape Pie VII. Q. II, tr 258-263, 270 - J.M. Bochenski - G. Castella. op. cit., tr 221-224.

[4] Tháng 6-11 năm 1812, Napoléon dẫn 600.000 quân sanh đánh Nga, nhưng thất bại nặng nề: khi rút quân về chỉ c̣n khoảng 40.000. Sau trận Leipzi (1813), quân của Napoléon phải triệt thoái khỏi Phổ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ư. Năm 1814 bị đệ VI Liên minh (Anh, Áo, Phổ, Nga, Tây Ban Nha, Napoli, Thụy Điển) đánh bại, Napoléon phải thoái vị và chịu lưu đày ở đảo Elba (20.4.1814). Nhưng ngày 25.2.1815, ông vượt ngục về tới Paris (20 tháng 3), lại cầm quân chiến đấu 100 ngày (th. 3-6 năm 1815). Tại trận Waterloo 18.6.1815, quân của Napoléon bị đánh tan tành, ông bị truất ngôi và bị đày ra đảo Ste-Hélène, ông từ trần tại đó năm 1821, thọ 52 tuổi. Thi hài Napoléon được đưa về Paris chôn táng trong nguyện đường Les Invalades (1840).

[5] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., tr 119-124 - Xem L. Baunard: Un siècle de l’Église de France (1800-1900), Paris 1922.

[6] “... absurda illa ac erronea sententia seu potius deliramentum asserendam esse ac vindicandam cujuslibet libertatem conscientiae (Thông điệp Mirari nos 1832). Xem M. H. Vicaire: op. cit., Q. II, tr 287-291.

[7] Xem V. Giraud: La vie tragique de Lamennais, Paris 1933 - R. Bréhat: Lamennais, le trop chrétien, Paris 1941.

[8] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 128-129 - Xem E. de Moreau: L’Église en Belgique des origines au XXe siècle. Liége 1915 - P. Allard: L’Etat et l’Église en Belgique. Paris 1872.

[9] R. Ballester Bibliografia de la Historia de Espana, Gerona 1921 - ]. Becker Relaciones diplomáticas entre Espana y  la S. Sede durante et siglo XIX, Madrid 1908 - de Almeida. Historia da em Portugal. Coimbré 1910-26 - M. de Oliveira. Historia Ecles. da Portugal, Lisbonne 1958.

[10] Xem C. Castella. Histoire des Papes - A. Ventrone: L’ amministrazione dello Stato Pontificio, Rome 1942 - G. Mollat: La question romaine de Pie VI à Pie XI.

[11] C. Bihlmeyer - H. Tuchle; op. cit., Q. IV tr 110-119 - Xem G. Goyau: L’Allemagne religeuse, Paris 1905 - F. Engel - Janori: Osterreich und der Vatikan 1846-1918, I, 1958.

[12] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 126-128 - Xem Mac Caffrey: History of the Cathol. Church in the 19th century (1789-1909), Dublin 1909 Thureau- Dangin: La renaissqnce Catholique au XIXe siècle, Paris 1923.

[13] Đó là phong trào t́m hiểu nguồn gốc Anh giáo qua các thánh giáo phụ bằng truyền đơn (tracts), do mục sư Newman và Pusey phát động từ năm 1833 đến 1841. Từ đấy, phát sinh ra phong trào Ritualisme nhằm trở lại những lễ nghi long trọng xưa và sự trang hoàng lộng lẫy bàn thờ: hương nến, đèn, hoa.

[14] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit.,. Q. IV, tr 129, 106-107.

[15] Xem A. Lugan: Le Catholicisme aux États Unis, Paris 1930.

[16] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 22-24, 129-130, 152 - P. Lescoeur: L’Eglise Catholique en Pologne sous le govemement Russe, Paris 1876; L’ Église Catholique et le gouvernement Russe, Paris 1903 - D. Tolstoi: Le Catholicisme romaine en Russie, Paris 1867 - L. André: Elats chretiens des Balkans depuis 1815, Paris 1918.

[17] Khối Công giáo Ruthen nguyên thủy là nhóm Chính thống Đông Phương (xứ Galicia) đă hiệp nhất với Roma từ năm 1595. Họ c̣n có tên là khối Công giáo  “Hiệp nhất” (Uniates).

[18] A. Bondou. Le Saint-Siège et la Russie, leurs relations diplomatiques au XIXe siècle (1814-63), Paris 1922-25.

[19] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, 139-151.

[20] Xem J. Jolinon: Imagerie du Curé d’Ars par un paysan de son temps, Genève 1947

[21] Dom Cozier: L'Oeuvre de Dom Guéranger, Solesmes 1933.

[22] A. Reichersperger: L’Art gothique au XIXe siècle (dịch), Bruxelles 1867

[23] M. H. Vicaire: op. cit., Q. II, tr 261-326.

[24] Tu hội Nữ tử Bác ái có con số đông nhất trong các ḍng tu: 46.000 nữ t­u hoạt động trong 55 Quốc gia, 1.200 tập sinh (Việt Nam Công giáo Niên qiám), Sài G̣n 1964, tr 456). Công việc đáng khâm phục nhất là các nữ tu Bác ái điều khiển và hoạt động tại 31 trại cùi (phong) trên thế giới: 5 trại ở Âu Châu (Ư, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), 7 ở Phi châu (Maroc, Congo-K, Ethiopia, Madagascar), 8 ở Á châu Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan), 11 ở Mỹ châu (Missi 1971, 10, tr 325).

[25] H. D. Noble: Lacordaire, trong Dict. de Théol. Catholique, Le P. Lacordaire ressucite en France 1’ Ordre de Saint Dominique, Paris 1938.

[26] Xem Les Pères Ratisbonne et Notre-Dame de Sion, Paris 1931.

[27] G. de Bertier de Sauvigny: Les réveilles forces spirituelles, trong Nouvele Hist. de l’Église. Q. IV. Paris 1966, tr 438-468.

[28] E. Hocedez: Hist de la thélogie du XIXe siècle, Bruxelles 1947-52 - A. D Sertillnanges: Le Chiristianisme et les philosohphies, Q. II, Paris 1941

[29] Kl. Kopp: Die Philosophie des Hermes, 1912.

[30] Xem E. Susini: Fr. Von Baader, Lettres inédites. Paris - Vienne 1942-51.

[31] P. Knoodt: A Gunther, 1881 .

[32] Ferraz: Hist. de la philosophie en France au XIXe siècle. Traditionalisme et ultramontanisme, Paris 1880.

[33] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 151.