HOME

 
 

Phần Nh́ :
CẬN KIM VÀ ĐƯƠNG KIM THỜI ĐẠI

Chương Bốn

GIÁO HỘI ĐỨNG TRƯỚC
MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG TINH THẦN
(t.k. XVII-XVIII)
 

I. Những lạc thuyết mới                                                

1. Giáo thuyết Jansenius

2. Giáo thuyết Quietisme

3. Chủ truơng pháp giáo: Louis XIV 

II. Những giáo thuyết nguy hiểm                                 

1. Thuyết Tự nhiên Thần giáo ở Anh

2. Chủ nghĩa Tự do ở Pháp

3. Triết học ánh sáng ở Đức

4. Hội Tam điểm hay bè Nhiệm

III. Giáo hội từ đức Beneđictô XIV đến đức Clementê XIV (1740-1774)

1. Đức Benedictô XIV (1740-58), vị đại Giáo hoàng thế kỷ XVIII

2. Nhiều ḍng tu mới: Thánh Anphong Liguori lập ḍng Chúa Cứu Thế

3. Đức Thánh Cha Clementê XIV và việc giải thể ḍng Tên (1773)

IV. Giáo hội thời Cách mạng Pháp (1789-1799)           

1. Cách mạng 1789 bùng nổ và bản “Dân hiến Giáo sĩ”

2. Phản ứng và bách hại

 

Thời các “đại tâm hồn” của Giáo hội Pháp kết thúc năm 1660, là năm thánh Vinhsơn-Phaolô và thánh nữ Louise Marillac từ trần. Cha J. Olier cũng qua đời trước đấy 3 năm, cha Le Nobletz trước 7 năm; chỉ c̣n một vài vị sống lâu hơn như cha A. Bourdoise 5 năm sau, cha Lejeune (+ 1672) và cuối cùng là thánh Gioan Eudes (+ 1680). Sau cái chết của thánh Vinhsơn-Phaolô, lịch sử Giáo hội bước sang một khúc quanh, với những triệu chứng một thời suy thoái tiếp theo thời hưng thịnh sau Công đồng Trento.

Những giáo thuyết Jansenius và Quietisme gây nên những cuộc tranh luận thần học thật sôi nổi. Chính quyền chống Giáo quyền, chủ trương Pháp giáo, nhất là từ khi Louis XIV đích thân cầm quyền (1661). Nhà Vua sống xa hoa phóng túng, cảnh đạo đức trang nghiêm thời Louis XIII không c̣n. Giáo hội ở Pháp cũng bị lôi cuốn theo, người ta lại nói đến gương xấu của nhiều linh mục và giám mục, nhiều ḍng tu sa sút. Đồng thời những “triết gia” với chủ nghĩa duy lư xuất hiện, tạo nên một cuộc khủng hoảng tinh thần, đi dần đến cuộc Cách mạng 1789, cuộc Cách mạng này không phải chỉ nhằm mục đích cải cách chính trị xă hội, mà c̣n chủ trương vô thần và bách hại Giáo hội. [1]


I

NHỮNG LẠC THUYẾT MỚI


1. Giáo thuyết Jansenius

Ân sủng là một trong những đề tài thần học được tranh luận cam go và sôi nổi suốt thế kỷ XVII. Đại Công đồng Trento (1545-63) đă phán quyết, dạy rằng: trong ơn cứu độ, ư chí con người phải cộng tác với ân sủng. Nhưng Công đồng không xác định rơ hai yếu tố ân sủng và ư chí cộng tác với nhau thế nào. Lư luận theo thực hành và muốn phụng sự công cuộc cải cách, các cha ḍng Tên nhấn mạnh vào ư chí con người. Nhưng trong các nố giải lương tâm, các cha ḍng này cho rằng: gặp trường hợp không thể nhận định đâu là phải đâu là trái, người ta có thể coi như một hành vi được phép khi có lư do phải lẽ, đó là cái nhiên thuyết (probabilisme). Chủ trương của các cha ḍng Tên đă bị Jansenius và Du Vergier cho là phóng túng làm đồi bại luân lư; hai ông muốn một cuộc cải cách mới và chủ trương nghiêm khắc. Nhưng Jansenius không phải là người khởi xướng giáo thuyết mang tên ông, M. Baius đă chủ trương thuyết đó từ cuối thế kỷ XVI. [2]

Theo Baius, loài người sa ngă bị rơi vào t́nh trạng bại hoại hoàn toàn, ư chí không thể làm được một việc ǵ thiện. Nhưng một số người được ân sủng dưới h́nh thức t́nh yêu. Ai được t́nh yêu thúc đẩy giữ luật Chúa th́ được cứu rỗi, c̣n ai không được thế nào cũng bị t́nh dục lôi cuốn và bị luận phạt. Chủ trương này trái với Công đồng Trento; một số giáo sư đại học Louvain và Sorbonne lên tiếng tố cáo và kết án. Nhưng Baius bênh vực bằng nhiều cuốn sách nhỏ bàn về ư chí tự do, luật công b́nh, vấn đề công-chính-hóa, lễ Hiến tế... Năm 1567, đức Thánh Cha Piô V lên án, nhưng ông cố bào chữa. Năm 1579, đức Thánh Cha Gregori XIII lên án lần nữa, Baius mới thôi và qua đời năm 1589.

Chủ trương của Baius dầu vậy vẫn được một số giáo sư và sinh viên Louvain ủng hộ, trong đó có Jansenius và Du Vergier. C. Jansenius (1585-1638) người Hà Lan sinh tại Acquoy, là một nhà thần học và là giám mục thành Ypres. Ông nghiên cứu đạo lư thánh Âutinh và viết cuốn Augustinus (1640). Theo ông, tiền định là một án quyết đời đời của Thiên Chúa, trong đó Chúa cho một số người được cứu rỗi, c̣n một số bị bỏ rơi; Chúa Kitô không chết cho mọi người. Cũng như Baius, ông cho rằng ư chí con người sau khi sa ngă, bại hoại hoàn toàn, một số các giới răn của Chúa con người không thể nào giữ được. Tuy nhiên, những kẻ được chọn khi có ân sủng thúc bách, họ không thể cưỡng lại.

Cuốn Augustinus bị tố cáo là “lạc thuyết”, và năm 1641 bị liệt vào loại sách cấm. Một số giáo sư và sinh viên vẫn theo chủ trương Baius đứng lên bênh vực, kể cả từ khi đức Thánh Cha Urban VIII công khai kết án năm 1642. Cuộc tranh luận từ Louvain đă truyền qua Paris. Ở đây, năm 1621 Du Vergier bạn thân của Jansenius giữ chức bề trên tu viện Saint-Cyran, đă biến tu viện này thành nơi tuyên truyền giáo thuyết mới. Năm 1635, được đặt làm tuyên úy nữ đan viện Xitô Port-Royal, ông dùng đan viện này để thí nghiệm những chủ trương về vấn đề kỷ luật của ông. Ông quen biết gia đ́nh quí tộc Arnauld có ảnh hưởng lớn ở Paris và thù địch với các cha ḍng Tên. Gia đ́nh có hai con ở đan viện Port-Royal là Anglique làm bề trên, và Agnès về sau cũng làm bề trên.

Du Vergier đưa ra một thần bí học chống lại các cha ḍng Tên, mà ông cho là chủ trương phóng túng. Các cha ḍng này lấy việc xưng tội, rước lễ làm hai phương tiện hữu hiệu để chấn hưng đời sống đạo đức của giáo dân. Du Vergier phản đối, và cho rằng: thế giới ngày nay hư hỏng, v́ ḷng đạo của họ chỉ vụ vào những việc bề ngoài như xưng tội, rước lễ. Theo ông, ăn năn tội cách trọn chưa hẳn đă đủ điều kiện để đáng tha tội trong ṭa Ḥa giải, và muốn rước lễ phải có linh hồn sạch tội hoàn toàn. Hơn nữa, đối với những tâm hồn đạo đức c̣n cần phải tiến tới một hy sinh đặc biệt, mà ông gọi là “tự xa cách Chúa nguồn an ủi”. Thứ đạo đức hoàn toàn bề trong và khắc nghiệt, thứ đạo đức xa cách và sợ hăi Chúa như thế, bà bề trên Angelique đă thực hành triệt để: năm 1635, bà bỏ rước lễ 6 tháng liền và năm sau cả trong mùa Phục sinh. Năm 1638, đức hồng y thủ tướng Richelieu ra lệnh tống giam Du Vergier. Ông qua đời năm 1643.

Amauld thay thế Du Vergier khi xuất bản cuốn Về việc siêng năng rước lễ (1643). Năm 1649, cha giám đốc ban thần học Sorbonne lược tóm giáo thuyết Jansenius trong 5 luận đề rút bởi cuốn Augustinus, đệ tŕnh lên Ṭa thánh xin phán quyết. Đức Innocentê X liền lập ủy ban gồm 5 hồng y và 13 nhà thần học để nghiên cứu vấn đề. Sau hai năm, ngày 3.5.1653, đức Thánh Cha ra một Tông chiếu kết án 5 luận đề đó. Nhưng Amauld vẫn cố chấp bênh vực, và rất phấn khởi từ khi có cuốn Bức thư ngỏ gởi một Giám tỉnh (Lettres Provinciales 1656-57) của Pascal, chỉ trích các cha ḍng Tên, đối thủ của Jansenius. Vua Louis XIV phải dùng biện pháp cứng rắn, họ vẫn không nghe. Năm 1669, đức Thánh Cha Clementê IX tuyên bố dùng biện pháp ôn ḥa, hy vọng họ trở lại. Nhưng phe Jansenius càng ráo riết tuyên truyền, rồi đả kích cả việc sùng kính Đức Maria cũng như phong trào tôn sùng Thánh Tâm, được truyền bá bởi thánh nữ Magarita Maria Alacoque, sau khi được Chúa hiện ra ở Paray-le-monial (1673). Amauld chết năm 1694.

Để tận diệt nhóm chống đối trong nữ đan viện Port-Royal, năm 1709 đức Thánh Cha Clementê XI ra lệnh giải tán, và vua Louis cũng cho triệt hạ ṭa nhà đan viện. Dầu vậy, vẫn chưa hết. Thuyết Jansenius lại xuất hiện một cách khéo léo với một linh mục hội Diễn giảng tên là Pasquier Quesnel (1634-1719), cũng đă theo học tại Sorbonne. Năm 1671, P. Quesnel xuất bản cuốn Luân lư Phúc âm yếu lược (Abrégé de la Morale de l’Évangile), trong đó có nhiều điểm nhiễm giáo thuyết Jansenius. Năm 1678, cha bề trên bắt Quesnel phải rút lại, ông không nghe và xuất ḍng. Sau nhiều lần bổ túc, cuốn sách được tái bản năm 1694 với nhan đề Những cảm niệm đạo đức về Tân ước (Réflexions morales sur le Nouveau Testament). Nấp dưới nhan đề mới và được đức cha Noailles, giám mục Châlons, cho phép ấn hành, cuốn sách được phổ biến rất nhanh chóng. Nhưng người ta cũng nhận ra ngay mặt thật của nó. Năm 1708, Ṭa thánh cấm đọc, và ngày 8.9.1713 đức Clementê XI ra Tông chiếu Unigenitus, kết án 101 luận đề rút trong sách của Quesnel.

Vấn đề không yên lại c̣n thêm sôi nổi, nhất là từ năm 1715 Louis XIV, người chủ trương thẳng tay với Jansenius, băng hà. Louis XV (1715-74) lên thay, nhưng c̣n ít tuổi nên Philippe d'Orléans nhiếp chính. Quesnel lợi dụng chủ trương Pháp giáo chống lại Ṭa thánh, và chống án lên đại Công đồng. Năm 1718, đức Thánh Cha Clementê XI rút phép thông công, nhưng họ vẫn không tuân c̣n gây nhiều rối loạn, khiến Philippe phải dùng biện pháp mạnh. Năm 1728, giám mục Noailles cúi đầu vâng phục và năm 1730 phe ở Sorbonne cũng rút lui.

Nhưng phái Jansenius trong Quốc hội vẫn c̣n, gây nhiều vụ tranh chấp kéo dài thêm 40 năm. Cuối cùng, năm 1771 Louis XV phải ra lệnh phát lưu những dân biểu Quốc hội theo giáo phái Jansenius, từ đó mới yên. Những cuộc tranh luận và rối loạn chấm dứt, nhưng giáo phái đă để lại một ảnh hưởng tai hại: lối dạo đức quá nghiêm khắc, tinh thần chống đối Ṭa thánh, thù ghét ḍng Tên. Ở Hà Lan, bè Jansenius đă đi đến ly giáo và tồn tại tới ngày nay, nhưng không có mấy ảnh hưởng.


2. Giáo thuyết Quietisme

Cuối thế kỷ XVII, c̣n xuất hiện một giáo thuyết gây nên những cuộc tranh luận thần học không kém sôi nổi và cam go, đó là thuyết Quietisme (Tĩnh tịch). Thuyết này không hoàn toàn đối lập với thuyết Jansenius như nhiều người tưởng. Cả hai khởi điểm từ t́nh trạng hèn kém của con người. Chỉ khác là thuyết Jansenius bắt con người cúi đầu trước một Thiên Chúa ghê sợ, cứu hay phạt tùy sở thích, luân lư của họ quá nghiêm khắc. C̣n thuyết Quietisme lạc quan hơn, bảo con người cứ nh́n lên Thiên Chúa, hoàn toàn phó thác vào Người nhưng một cách ỷ lại quá đáng, khiến ta có cảm tưởng họ là những người ươn lười. Người ta gọi thuyết trên là của “phe cứng”, thuyết sau là của “phe mềm”.[3]

Thuyết Quietisme bắt nguồn từ những sách vở của M. Molinos (1628-96), quê ở Muniesa (Saragoza) Tây Ban Nha. Từ năm 1664, ông sống ở Roma, nổi tiếng là một linh mục thông thái, có tài hướng dẫn các linh hồn. Năm 1675, Molinos xuất bản cuốn Chỉ đạo thiêng liêng (Guide spirituelle), được nhiều người hoan nghênh và dịch sang nhiều ngôn ngữ. Nhưng trong đó, cha P. Segneri (+ 1694) ḍng Tên đă nhận thấy có những điểm sai lầm. Sự thực, Molinos chịu ảnh hưởng của thuyết Messalian (cũng gọi là Euchyte) có từ hạ bán thế kỷ IV, chủ trương bỏ hết mọi vương vấn trần tục kể cả việc phượng tự và các bí tích Rửa tội, Thánh Thể, Hôn phối mà họ cho là thừa. Nhất là ông chủ trương theo giáo phái của người tự xưng là “Thần khải” (Illuminé, Alombrado). Đó là chủ thuyết của J. Dillapando dạy rằng: muốn nên trọn lành chỉ cần chiêm niệm, khỏi cần lănh các bí tích cũng chẳng cần làm việc thiện, đă được truyền bá trong khắp xứ Andalusia nước Tây Ban Nha vào hạ bán thế kỷ XVI. Năm 1678, đức Thánh Cha Innocentê XI lên án 68 luận đề rút trong cuốn Chỉ đạo thiêng liêng. Molinos cúi đầu vâng theo.

Thuyết của Molinos được linh mục Beccarelli người thành Milan sửa lại và phổ biến trong nước Ư đầu thế kỷ XVIII. Nhưng năm 1708, Beccarelli bị ṭa Truy tà ở Brescia bắt giam và phát lưu. Ở Pháp, từ năm 1688 ṭa Truy tà đă kết án cuốn Dẫn dắt các linh hồn vào con đường chiêm niệm (Facile introduction pour élever les âmes à la contemplation) của Fr. Malaval người thành Marseille, mù từ khi mới sinh. Nhưng Malaval đă nhận lỗi trước khi chết (1719).

Thuyết Quietisme trở nên sôi nổi nhất là từ khi có bà J. M. Guyon de La Motte (1648-1717), một nữ thần bí học, hăng hái truyền bá ở Pháp. Bà viết nhiều sách, như những cuốn Thác nước thiêng (Les torrents spirituels), Con đường ngắn và rất dễ dàng để cầu nguyện (Moyen court et très facile de faire oraison), Bài Nhă ca (Les Cantiques des Cantiques). Các sách bà viết đều chủ trương như Molinos. Sau khi Molinos bị kết án, năm 1695 Guyon de la Molte cũng bị giam giữ trong một nữ tu viện. Sau 3 năm, nhờ có giám mục Fénélon và bà hầu tước Maintenon bênh vực, Guyon được tự do, nhưng phải rời bỏ quê hương Montargis, để sống tại Blois cho tới chết. Trong những năm cuối đời, bà đă xin rút lại tất cả những sai lầm, và sống một cuộc đời đạo đức với đức tin chân thành.

Việc giám mục Fénélon bênh vực bà Guyon de La Motte, nhất là xuất bản cuốn Châm ngôn của các thánh (Maximes des saints, 1697) đă bị đức cha Bossuet đả kích rất dữ dội. Cuộc bút chiến giữa hai vị giám mục thời danh hết sức sôi nổi. Với tài hùng biện sẵn có, Bossuet đưa ra những lời lẽ mạnh như “búa bổ” nhằm triệt hạ đối thủ, đến độ nhiều người cho là quá nóng nảy và làm phương hại t́nh huynh đệ. Kết quả, ngày 12.3.1699 đức Thánh Cha Innocentê XII kết án thuyết Quietisme và cuốn Châm ngôn. Giám mục Fénélon nhận được bản án đó vào ngày lễ Truyền tin, đang lúc soạn bài giảng. Khi lên giảng đài, Pénélon đă thay đổi đề tài để nói đến bản án và sự tuân lệnh của ḿnh đối với Ṭa thánh. Bài giảng về đức vâng lời hôm ấy, làm cho mọi người cảm động và kính phục vị giám mục khiêm nhường và thánh thiện. Từ đó, thuyết Quietisme tan dần.[4]


3. Chủ trương Pháp giáo: Louis XIV

Pháp giáo (Gallicanisme) là chủ trương quốc gia quá khích, đ̣i giành quyền tự trị cho Giáo hội Pháp (Gallicane), không muốn có sự can thiệp của Ṭa thánh Roma.[5]

Chủ trương này bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, với cuộc đụng độ giữa vua Philippe le Bel và đức Bonifaciô VIII về quyền bính. Nó lớn lên trong cuộc lưu đày của các Giáo hoàng Avignon, và nhất là trong cuộc Ly giáo Tây phương.[6] Năm 1438 vua Charles VII, tại Nghị hội toàn quốc họp ở Bourges, đă công bố quy chế Pragmatique de Bourges gồm 23 khoản về quyền tự do của Giáo hội ở Pháp. Quy chế này đă băi bỏ từ năm 1461, và năm 1515 giữa đức Leô X và vua François I đă kư một thỏa hiệp tại Bolonia, dầu vậy chủ trương Pháp giáo không hết. Đàng khác, nhà vua vẫn c̣n toàn quyền trong việc bổ nhiệm các Giám mục.

Năm 1564, khi Công đồng Trento công bố các Sắc lệnh, triều đ́nh Pháp không đón nhận, cho rằng có nhiều khoản nghịch với quyền tự do của Giáo hội ở Pháp. Năm 1615, hội đồng giáo sĩ Pháp phải can đảm đứng ra đón nhận và thi hành, nhờ đó Giáo hội ở Pháp mới đạt được một thời hưng thịnh trong thượng bán thế kỷ XVII.

Chủ trương Pháp giáo có hai phương diện: “chính trị” và “tín lư”. Đại diện cho Pháp giáo “chính trị” có P. Pithon (1539-96). Năm 1594, ông xuất bản cuốn Những quyền tự do của Giáo hội Pháp (Les libertés de l'Église Gallicane) chủ trương vua nước Pháp, ngoài những đặc quyền có sẵn, c̣n có quyền ngăn cấm các giám mục không được tự do tiếp xúc với Ṭa thánh cũng như không được chống án sang Roma, Giáo hội Pháp có quyền triệu tập Công đồng, và không bó buộc công bố các Sắc lệnh của Ṭa thánh hay đại Công đồng. Như thế trên nguyên tắc, Pithon vẫn nhận quyền thiêng liêng của Giáo hội. Pháp giáo “tín lư” đi xa hơn. Năm 1611, E. Richer (1560-1631) xuất bản cuốn Về Giáo quyền và Chính quyền. Theo ông, quyền lập pháp thuộc Công đồng, Giáo hoàng chỉ có quyền hành pháp. Như vậy, Richer muốn trở lại chủ trương của nhiều Công đồng thế kỷ XV, đồng thời giành nhiều quyền lợi cho Giáo hội tại mỗi nước, nhất là đ̣i cho Giáo hội Pháp được tự do theo đường lối cai trị riêng với những đặc ân có sẵn.

Nhận thấy chủ trương Pháp giáo “tín lư” có thể gây bất ḥa với Ṭa thánh, hồng y thủ tướng Richelieu (1624-1642) bắt Richer phải rút lại. Nhưng Richelieu ủng hộ chủ trương Pháp giáo “chính trị”, c̣n che chở cho P. Dupuy và P. Marca viết nhiều sách bênh vực và tuyên truyền chủ trương đó. Tuy nhiên, Richelieu cũng như Mazarin sau này vẫn không đi quá xa, như xảy ra dưới thời vua Louis XIV.

Louis XIV (1643-1715) là một ông vua độc tài, không muốn quyền hành ḿnh bị hạn chế bất cứ về phương diện nào. Cho rằng Giáo hội Pháp là của người Pháp, ông đ̣i can thiệp vào các vấn đề thuộc hàng Giáo phẩm, và không muốn có sự can thiệp của Ṭa thánh Roma. Chủ trương như thế, ông được các cận thần và hầu hết giám mục ủng hộ, điều này không lạ, v́ việc bổ nhiệm giám mục ở cả trong tay nhà Vua. Với hậu thuẫn này, Louis XIV sẵn sàng đương đầu với Ṭa thánh, nếu bị cản trở.

Những cuộc đụng độ ban đầu c̣n trong phạm vi thần học. Ở Sorbonne, các giáo sư hầu hết theo chủ trương Pháp giáo, nhưng cũng có một số - như các cha ḍng Tên - lại có khuynh hướng trái ngược. Năm 1661, cha Coret ḍng Tên đưa ra một luận án về ơn “bất khả ngộ” của Giáo hoàng. Năm 1663, Drouet Villeneuve cũng chủ trương đề cao quyền Ṭa thánh. Cả hai bị Phản đối kịch liệt, đến độ Quốc hội Pháp phải can thiệp. Từ đó, tiến tới những tranh chấp chính trị. Để làm đại diện cho ḿnh tại Roma, năm 1662 vua Louis chọn quận công De Créqui, một người kiêu căng khó tính. Nhân câu chuyện lính pḥng vệ Ṭa thánh làm nhục De Créqui, Louis đ̣i đức Thánh Cha Alexanđrô VII (1655-67)[7] phải cho người sang Pháp xin lỗi, nếu không sẽ chiếm hai vùng Avignon và Venaissin của Ṭa thánh, và c̣n có thể đem quân sang Ư nữa. Dưới thời Đức Clementê IX (1667-69) và Clementê X (1670-76), Louis c̣n tỏ ra độc tài hơn nữa, ông tự ư giải quyết các công việc thuộc Giáo hội Pháp, không dám kể ǵ đến giáo luật.

Nhưng gay go hơn cả là vấn đề “vương quyền” (droit de régale) và Bản Tuyên ngôn của hàng giáo sĩ Pháp (1682), xảy ra dưới đời đức Innocentê XI (1676-89). Từ lâu, nhà Vua có một thứ quyền đối với những bổng lộc tại một số ṭa Giám mục, người ta gọi là “Vương quyền”. Quyền này được công nhận nhằm đền đáp triều đ́nh, xưa kia đă dành cho nhiều doanh trại để thiết lập những ṭa Giám mục nói trên. Ngoài ra, nhà Vua c̣n được thu bổng lợi tại những giáo phận trong thời gian Ṭa Giám mục c̣n trống ngôi. Với các quyền lợi ấy, nhiều lần xảy ra những lạm dụng kéo dài thời gian bổ nhiệm giám mục mới, và đặt thêm “vương quyền” tại nhiều nơi. Đại Công đồng Lyon II năm 1274 đă có Sắc lệnh cấm đặt “vương quyền” ở những nơi chưa có. Nhưng Louis XIV không muốn quyền hành ḿnh bị hạn chế ở bất cứ nơi nào: năm 1673, ông tuyên bố đặt “vương quyền” trong các giáo phận trên toàn lănh thổ Pháp quốc. Một vài giám mục can đảm đứng lên phản đối và khiếu nại sang Ṭa thánh. Đức Innocentê XI can thiệp, nhưng nhà Vua không nghe.

Ngày 19.3.1682, các giám mục theo Louis XIV tung ra Bản Tuyên ngôn gồm 4 điều, làm Hiến chương cho Pháp giáo: 1) Giáo hoàng chỉ nhận bởi Thiên Chúa quyền thiêng liêng; ngài không có quyền hành ǵ đối với các vua chúa trong phạm vi trần tục. 2) Về phương diện thiêng liêng, theo tinh thần của Công đồng Constancia, đại Công đồng có quyền trên Giáo hoàng. 3) Trong khi thi hành nhiệm vụ, Giáo hoàng phải tôn trọng giáo luật, nhưng cũng phải kính nể các luật lệ và phong tục của Giáo hội Pháp. 4) Giáo hoàng đóng vai chính trong việc phán quyết các vấn đề thuộc đức tin, nhưng việc phán quyết đó chỉ có giá trị “vô ngộ”, khi có sự chấp thuận của toàn thể Giáo hội.

Đức Thánh Cha Innocentê XI, thay v́ lên án Bản Tuyên ngôn đó đă trực tiếp phạt các giám mục tham gia việc soạn thảo. Các giám mục mới do nhà Vua bổ nhiệm đều không được chấp thuận theo giáo luật. Số ṭa giám mục trống ngôi mỗi ngày thêm nhiều. Cuối cùng, vua Louis XIV phải đấu dịu trước sự kháng cự trầm lặng nhưng quyết liệt của Đức Innocentê. Đức Alexanđrô VIII (1689-91) lên ngôi, cùng đi một đường lối. Năm 1690, ngài ra Đoản sắc Inter multiplices tuyên bố Bản Tuyên ngôn của hàng giáo sĩ Pháp và việc đặt “vương quyền” tại những nơi chưa có là “vô hiệu”. Đến đỗi đức Innocentê XII (1691-1700), năm 1693 Louis XIV nhượng bộ, và các giám mục làm tờ rút lại Bản Tuyên ngôn.

Sau nhiều năm tranh đấu, quyền tối cao thiêng liêng của Ṭa thánh được nh́n nhận, nhưng chủ trương Pháp giáo vẫn chưa hết. Nó c̣n gây nhiều ảnh hưởng sang vương quốc Áo dưới triều Joseph II (1765-90). Hoàng đế Joseph là một nhà “độc tài sáng suốt” (despote éclairé), ông muốn đế quốc Áo phải có một bước tiến “nhảy vọt”. Ông thiết lập các quân khu, băi bỏ tục tra tấn, án tử h́nh, khổ dịch, thuế thập phân, thuế thương chính quốc nội, ban bố tự do ngôn luận và tôn giáo (1781), nhưng cũng giành lấy quyền bổ nhiệm các giám mục và cấm công bố Sắc lệnh của Giáo hoàng khi chưa có sự chấp thuận của chính quyền; sau cùng ông chủ trương thống nhất lănh thổ và hành chánh. Từ năm 1782 đến 1789, ông giải tán gần 700 tu viện. Đức Thánh Cha Piô VI phải đích thân sang Áo quốc (1782) để thuyết phục Joseph, nhưng vô hiệu. V́ chịu ảnh hưởng của các “triết gia” thế kỷ XVIII, nên Joseph mới có những hành động ấy. Chủ trương của ông về quyền bính Giáo hội từ đấy mang tên Josephisme, và đă gây ảnh hưởng trong giới trưởng giả và hàng giáo sĩ Áo quốc một thời gian lâu dài.[8]

Trong khi đó, chủ trương Pháp giáo phát triển mạnh mẽ dưới thời Cách mạng 1789 và trong thỏa hiệp 1801 với Napoléon Bonaparte. Phải chờ đến Đại Công đồng Vatican I (1869-70), nó mới bị tiêu diệt hẳn.


II

NHỮNG GIÁO THUYẾT NGUY HIỂM


1. Thuyết Tự nhiên Thần giáo ở Anh

Đầu thế kỷ XVII, triết gia Fr. Bacon (1560-1626) người Anh sáng lập chủ thuyết duy nghiệm (empirisme), khi viết cuốn Kiến lập lớn cho khoa học bằng La văn (Instauratio magna scientiarum). Một số người theo chủ thuyết ấy, đă chủ trương giải thích mọi vấn đề bằng khoa học thực nghiệm và chỉ tin những ǵ có thể nghiệm thấy được. Thuyết Tự nhiên Thần giáo (Déisme) bắt nguồn từ đấy, mà ông tổ của nó ở Anh quốc là nam tước H. Cherbury (1582-1648), tác giả nhiều sách triết lư và sử học. Năm 1626, ông xuất bản cuốn Bàn về Chân lư bằng La văn (De Veritate), xây dựng Tự nhiên Thần giáo trên lư trí, phủ nhận tất cả những ǵ có tính siêu nhiên, như mặc khải, tiên tri, phép lạ... Th. Hobbes (1588-1679) trong cuốn Leviathan (1654) c̣n đi xa hơn, cho rằng tôn giáo mặc khải chỉ là tṛ phỉnh gạt, và Thánh Kinh là một mớ lộn xộn, những truyện biến ngôn, hoang đường. J. Locke (1632-1704) không đả phá, nhưng t́m cách xây dựng một hệ thống cho thuyết Tự nhiên Thần giáo trong cuốn Một Kitô giáo hợp lư (The Reasonable Christianity, 1695). Ông chủ trương duy cảm trong tâm lư học, duy ư trong tôn giáo và dân chủ trong chính trị.

Thuyết Tự nhiên Thần giáo phát triển mạnh ở Anh là nhờ t́nh trạng chính trị, tôn giáo và khoa học lúc ấy. Năm 1649, Cromwell làm cách mạng, lật đổ nhà Stuart đưa vua Charles I lên đoạn đầu đài lập chính thể Cộng ḥa. Nhưng sau một thời gian thí nghiệm, năm 1658 Cromwell chết, dân Anh lại đưa Charles II nhà Stuart lên ngôi (1660). Cuộc Cách mạng chính trị đă mở đầu cuộc Cách mạng tư tưởng. Thế kỷ trước, dân Anh bị chủ trương Thanh giáo (Puritanisme) kiềm chế khắc khổ, nay họ muốn tự do tư tưởng; nhất là họ hoang mang v́ những cuộc tranh luận sôi nổi về Thánh Kinh. Sau một thời kỳ bó buộc sống theo những luật khắt khe, tiếp đến cuộc nội chiến, t́nh trạng luân lư dân Anh sa sút và họ muốn sống phóng túng. Thêm vào đó, những phát minh khoa học của Newton (1642- 1727) và của nhiều nhà bác học khác làm họ háo hức, cho rằng đă đến lúc con người giải thích được tất cả những bí nhiệm trong trời đất, và những truyện siêu nhiên huyền bí sẽ không c̣n. Do đấy, thuyết Tự nhiên Thần giáo lớn lên và được nghe theo không lạ, nhưng rồi thuyết này cũng trẽ sang nhiều con đường khác nhau. Cuối cùng nam tước Bolingbroke (1678-1751) coi tôn giáo Tự nhiên này cũng chỉ là một phương tiện chính trị, một truyện bịa đặt để giữ cho dân chúng sống kỷ luật.

Đứng trước sự lan tràn của thuyết mới, nhiều giáo sĩ và văn sĩ Anh giáo đă đứng lên ngăn cản. J. Addison (1672-1719) tác giả cuốn Hộ giáo (Apology), J. Swift (1667-1745) tác giả cuốn Cuộc viễn du của Gulhver (Gulliver's Travels) đều là những chiến sĩ Anh giáo chống Tự nhiên Thần giáo. Giáo phái Methodisme (Giám lư hội) của hai anh em giáo sư Wesley cũng xuất hiện từ năm 1729,[9] để tiếp tay với giáo sĩ và văn sĩ Anh giáo trong việc này.


2. Chủ nghĩa Tự do ở Pháp

R. Descartes (1596-1650) được coi là người khai sáng ra môn “triết học tự do”, với cuốn Phương pháp luận (Discours de la Méthode, 1637). Đồ đệ của ông đă đem áp dụng vào cả phạm vi tôn giáo và tín ngưỡng. Thế kỷ XVIII, các triết gia ở Pháp không khác xa lắm những người, mà ta gọi là phe “tự do tư tưởng”, “chủ trương phóng túng” hay “duy lư “. Cũng như ở Anh, chủ trương của các triết gia này nhờ t́nh trạng tôn giáo, chính trị và xă hội, đă lan tràn mau chóng. Những cuộc tranh luận do phái Jansenius và chủ trương Pháp giáo gây ra, đă làm giảm uy quyền của Giáo hội. Sau chế độ độc tài của Louis XIV, người ta thấy cần được sống tự do. Thêm vào đó, tiến bộ khoa học ở Pháp cũng như ở Anh, đă làm con người quá tự tôn và hoài nghi tất cả những chân lư ngàn đời. Do đấy, phát sinh chứng bệnh “thích cái mới”, đạp đổ tất cả những ǵ của truyền thống, đón nhận không phân biệt mọi cái ǵ là mới mẻ hay cách mạng.[10]

Các triết gia trong tiền bán thế kỷ XVIII, hết theo thuyết Tự nhiên Thần giáo ở Anh, chỉ một số rất ít là vô thần. Nhưng cả hai đều giống nhau ở phương diện thù ghét Công giáo trong phạm vi tín lư, phụng vụ và cơ cấu. Đường lối của họ là giễu cợt và châm biếm để đả phá. Mở đầu là luật gia Montesquieu (1689-1755). Cuốn Những bức thư người Persia (Lettres persannes, 1721) của ông có một lối châm biếm rất ác nghiệt về tôn giáo và chế độ chính trị trong nước. Cuốn Vạn pháp tinh lư (Esprit des lois, 1748) trang nghiêm hơn: ông coi tôn giáo chỉ là cái bánh xe trong guồng máy hành chánh hay một công cụ chính trị.

Đứng đầu và tai hại hơn cả là Voltaire (1694-1778). Ông không phải là người khởi xướng chủ thuyết mới, ông chỉ là người có tài phổ biến những quan niệm của các triết gia cho quần chúng, bằng một lối văn vô cùng hấp dẫn, biết thích ứng và khéo léo khai thác những sự kiện và cơ hội xảy ra trong xă hội lúc đó, để chế giễu đả phá lôn giáo. Cũng như Hobbes, ông cho Kitô giáo là tṛ bịp bợm láo khoét, là một mớ truyện hoang đường. Nhưng ông lại theo Bolingbroke chủ trương bảo tồn tôn giáo, v́ tôn giáo cần thiết cho trật tự và là công cụ của chính quyền. Ông cũng chủ trương Pháp giáo, cho rằng tôn giáo phải đặt dưới quyền kiểm soát của Quốc gia, các linh mục là những công chức ăn lương của Chính phủ. Cuộc Cách mạng 1789 sau này sẽ lấy ông làm bậc thày trong việc đối xử với Giáo hội, ông là người mở đường cho phong trào bài giáo sĩ thế kỷ XIX.

Nhưng Voltaire không phải là người chiến đấu một ḿnh, thời đó ở Pháp c̣n có nhóm “Bách khoa” (Encyclopédistes), họ cũng là những thù địch đáng sợ của Giáo hội. Nhóm “Bách khoa” do D. Diderot (1713-84) chủ trương, với sự cộng tác của nhiều nhân vật chuyên môn như Montesquieu, Voltaire, Buffon, Condillac, Holbach, Helvetius. Diderot là những người vô thần, theo ông, tôn giáo chỉ là một thứ cuồng tín, là căn nguyên mọi tội ác, tai họa, chiến tranh. Lấy danh nghĩa làm một bản thống kê tất cả mọi kiến thức của con người, nhóm “Bách khoa” đă cố gắng chứng minh sự phi lư của các thứ tôn giáo, thay thế bằng những kiến thức khoa học mà con người đă khám phá ra. Bộ Bách khoa (Encyclopédie, 1751-72) gồm 28 quyển khổ lớn của họ đă gây ảnh hưởng tai hại trong mọi tầng lớp dân chúng, nó sẽ là nguồn phát sinh tất cả những rối loạn và bất công thời Cách mạng 1789.[11]

Đứng tách biệt khỏi phe triết gia là J.- J. Rousseau (1712-78). Trong cuốn Xă ước (Le contrat social, 1762), ông chủ trương một lối thần bí về bản tính con người, nguồn gốc chủ nghĩa lăng mạn thế kỷ XIX. Theo ông, con người bản tính tốt lành, trở thành xấu chỉ v́ bị ảnh hưởng của xă hội, những tiến bộ về nghệ thuật hay khoa học chỉ làm cho tâm tính con người thêm đồi bại, do đó sinh ra biết bao tai ương. Ông lấy kinh nghiệm bản thân của ông để chứng minh, và sự sai lầm của ông cũng ở chỗ lấy trường hợp cá nhân áp dụng cho toàn thể. Về phương diện tôn giáo, ông chủ trương một tôn giáo dựa trên t́nh cảm và vụ lợi: tôn giáo là nguồn lợi ích nguồn hạnh phúc và nguồn thi hứng. Đối với ông tín lư, mặc khải, tu đức, v.v... là những điều không đáng quan tâm.

Đứng trước làn sóng chủ nghĩa tự do của phe “triết gia”, Giáo hội ở Pháp đă chống trả một cách yếu ớt. Có lẽ một phần v́ những kẻ thù đó không bao giờ công khai ra mặt chống Giáo hội, nhưng họ ngấm ngầm đả phá bằng cách làm giáo dân nghi ngờ và mất sự kính trọng đối với các tín điều trong đạo, rồi tự nhiên đức tin của họ bị sa sút có khi mất hẳn. Tuy nhiên, người ta cũng ghi được một vài lực lượng chống trả đáng kể. Linh mục Desfontaines (1685-1745), chủ bút tờ Journal des Savants (Bác học Tân văn),[12] đă can đảm phê b́nh những tác phẩm và chủ trương của Voltaire. Tiếp đến là Fréron (1718-76), người sáng lập tờ Année Littéraire (Văn học Niên báo)[13] cũng dă từng đương đầu với Voltaire, nhất là đả kích nhóm “Bách khoa”. Nhà thần học A. Guénée (1717-1803) trong Những bức thư của vài người Do Thái (Lettres de quelques Juifs), cũng rất hăng hái bảo vệ Thánh Kinh và Hội thánh trước những phê b́nh bôi nhọ của Voltaire.


3. Triết học ánh sáng ở Đức

Ở Đức cuộc khủng hoảng tinh thần, tuy một phần bị ảnh hưởng thuyết Tự nhiên Thần giáo ở Anh và chủ trương Tự do ở Pháp, nhưng có những đặc điểm khác biệt. Hầu hết các cuộc tranh luận ở Đức đều vây quanh vấn đề Thánh Kinh. Những người chủ trương không phải giới văn sĩ như ở Pháp, hoặc các ông hoàng hay quí tộc như ở Anh, nhưng là bậc giáo sư đại học. Lối tranh luận của họ trang nghiêm và đứng đắn, không hề có giễu cợt hoặc châm biếm đối phương.

Ở trong một Quốc gia theo Tin lành đề cao tự do phê phán, tức nhiên phương pháp luận của Descartes được hoan nghênh. Leibniz (1646-1716) đồ đệ của Descartes là một triết gia có tín ngưỡng, đă muốn đặt tôn giáo lên hàng dầu trong tổ chức của vũ trụ. Với cuốn Suy niệm về tri thức (Meditations sur la connaissance, 1684) và Chủ thuyết mới về Thiên nhiên (Système nouveau de la Nature, 1694), Leibniz muốn xây dựng một triết lư, trong đó “từ những định nghĩa rơ ràng, người ta có thể diễn dịch ra những kết luận chắc chắn”. Nhưng khi thấy một số tín điều có vẻ nghịch lư trí, ông đă vội vă cho rằng những điều đó sai lầm, không do mặc khải. Từ đấy, ông nghiêng theo thuyết Tự nhiên Thần giáo, phủ nhận tôn giáo mặc khải, siêu nhiên cũng như các mầu nhiệm trong đạo.[14] Ông mở đường cho thuyết duy lư, và từ đấy phát sinh phong trào “Chiếu sáng” (Aufklarung), cũng gọi là “Triết học Ánh sáng”.

Phong trào Chiếu sáng chủ trương giải phóng lư trí và lương tâm con người. Nó tự hào là một cố gắng của con người từ nay dám sử dụng lư trí của ḿnh. Họ cho rằng xưa nay lư trí con người bị khai trừ ra khỏi mọi lănh vực, nhất là trong vấn đề tôn giáo. V́ thế từ nay phong trào lănh trách nhiệm chiếu giọi ánh sáng lư trí vào vấn đề tôn giáo, đuổi xa mọi bóng tối.[15]

V́ Tin lành giáo được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, mà mỗi người có quyền giải thích “theo sự soi dẫn của Thánh Kinh”, nên các cuộc tranh luận hầu hết hướng về Thánh Kinh. Đi tiền phong là Hermann Von der Hardt (1660-1746), giáo sư chú giải Thánh Kinh và ngôn ngữ Đông phương ở Helmstadt. Trong hai cuốn Những bí nhiệm của người Hy Lạp và Roma bởi mù tối (Aenigmata Graecorum et Latinorum ex caligine), Khải huyền bởi tối tăm (Apocalypsis ex tenebris, 1723), Hermann cho rằng người Đông phương có khuynh hướng bày đặt những truyện thần thoại, tỷ như Cain và Abel chỉ là hai nhân vật tượng trưng hai đối thủ, vụ đại hồng thủy chỉ là lối mô tả cuộc xâm lăng của dân Scythe.

Triết học Ánh sáng trở nên vững mạnh với Christian Von Wolf (1679-1754), một triết gia kiêm toán học. Năm 1728, ông xuất bản cuốn Quan niệm triết học về Thiên Chúa (Pensées philoso phiques sur Dieu), Thế giới và linh hồn con người (Le monde et l'âme humaine); theo ông, con người chỉ tin cái ǵ hợp với lư trí và lương tâm. Chỉ có Tự nhiên Thần giáo là đạo hợp lư và có thể chứng minh được đạo mặc khải phải tùy thuộc vào đạo này. Với các đồ đệ của ông, đạo Công giáo dần dần bị cắt xén để trở thành một đạo giáo hoàn toàn nhân loại, một thứ duy lư chưa dám tự xưng là vô thần.

Từ khi vua Friedrich II (1740-86) lên cầm quyền, phong trào này được nâng đỡ công khai. C. Nikolaus (1733-1811), một hội viên trong Hàn lâm viện Berlin và Munich, chủ trương một Tổng Thư viện Đức (Deutsche Allemeine Bibhotek) gồm 106 cuốn, giống như bộ Bách khoa của Diderot. Các nhà chú giải Thánh Kinh giai đoạn này nói nhiều đến Môisen và Chúa Kitô. Theo nhà Đông phương học Michaelis (1688-1738) th́ Môisen không phải là người Chúa chọn, nhưng chỉ là một nhà chính trị xảo quyệt. Đi xa hơn, nhà ngôn ngữ học Reimar (1694-1723) cho rằng Môisen và cả Chúa Kitô chỉ là những tên bịp bợm quần chúng, để thiết lập cái gọi là “Nước Thiên Chúa”; và theo ông , “Nước Thiên Chúa” đó chắc đă thành h́nh trong ngày lễ Vượt qua theo sau một cuộc Cách mạng, nếu không bị Giuđa bội phản và công nghị Do Thái can thiệp.

Cũng như Rousseau ở Pháp đứng tách biệt ra ngoài phe triết gia, th́ ở Đức có E. Kant (1724-1804) đứng ngoài phong trào chiếu sáng và đả kích thuyết duy lư quá giản dị của họ. Ông xuất bản cuốn Phê b́nh lư trí thuần túy (La Critique de la raison pure, 1781) rồi cuốn Phê b́nh lư trí thực tiễn (La Critique de la raison pratique, 1787), cho rằng tất cả mọi kiến thức của con người đều chủ quan, nó chỉ có thực trong “cái quan niệm” mà chúng ta có về nó. Thuyết duy tâm của ông đưa ông đến chỗ xây dựng luân lư trên nền tảng duy nhất là tiếng nói lương tâm. Giá trị của nó căn cứ vào hai chân lư tự nhiên là sự hiện hữu của Thiên Chúa và linh hồn bất tử mà tiếng nói lương tâm là phát ngôn viên của ư muốn Thiên Chúa, và là sự thúc đẩy của lời hứa “đời sống bất diệt”. Ông đă thu hẹp Kitô giáo vào một tôn giáo luân lư không có Giáo hội, cũng không cần tín điều.[16]

Triết học Ánh sáng cũng như thuyết của Kant gây nên nhiều khó khăn cho đạo Tin lành ở Đức, không kém ǵ phe triết gia chủ trương tự do đối với Công giáo ở Pháp, và Tự nhiên Thần giáo đối với Anh giáo.


4. Hội Tam điểm hay bè Nhiệm

Đứng trước cuộc khủng hoảng tinh thần thế kỷ XVIII, nhiều người đương thời như cha A. Barruel (1741-1820) ḍng Tên, một nhà văn nổi tiếng, đă nhận ra những người chủ mưu và lănh đạo lực lượng chống Chủ thuyết, chính là hội Tam điểm.[17]

Nguồn gốc của hội Tam điểm không ai biết chắc chắn. H́nh như nó bắt nguồn từ một nghiệp đoàn thợ nề chuyên xây cất các thánh đường, xuất xứ từ Lombarđia vào thế kỷ VIII, rối bành trướng khắp Âu châu thế kỷ XI-XII. V́ các đoàn viên phải giữ bí mật nghề nghiệp nên dần dần nghiệp đoàn có tính cách một “hội kín”, hội “Thợ nề Tự do” (Franc-Maconnerie), và ngày nay người ta quen gọi là bè Nhiệm hay hội Tam điểm. Đặt tên như vậy, v́ căn cứ vào chữ kư của mỗi hội viên đều có 3 cái chấm dùng làm mật hiệu nhận nhau.

Các hội viên đều được tuyển chọn trong những phần tử trí thức và quí phái. Mỗi hội viên khi gia nhập phải qua một lễ nghi “Rửa tội”, nhận một con vật (hổ, nai, báo, ngựa...) làm thần hộ mệnh, và phải tuyên thệ giữ kín các bí mật. Hội viên c̣n mang trên tay một chiếc nhẫn bạc, trên mặt nhẫn chạm h́nh tam giác, hoặc tam giác có mũi tên..., dấu hiệu của cấp chỉ huy. Hội chia ra làm chi hội (loge), dưới sự lănh đạo của một huynh trưởng (vévérable), thường hội nhau ở một nơi gọi là đền thờ (temple), nhắc lại Đền thờ của vua Salomon xưa. Có 33 cấp bậc, nhưng thông thường hơn cả là thợ nhỏ (apprenti), thợ bạn (compagnon) và thợ cả (maitre). Các bậc lănh đạo cao cấp được chọn trong các thợ cả, hợp thành ban Trung ương (Centre). Đàn bà cũng được gia nhập với tính cách “hội viên tán trợ” (maconnerie d'adoption).

Mục tiêu của hội Tam điểm là triệt hạ các tôn giáo, nhất là đạo Thiên Chúa mà đặc biệt là Công giáo, để xây dựng một ṭa nhà lư tưởng cho nhân loại. Họ muốn giải phóng con người khỏi dốt nát, mê tín, nô lệ và đàn áp. “Tam điểm” của họ là tự do b́nh đẳng, và huynh đệ. Dần dần các chi hội được thành lập ở nhiều nơi trên lục địa Âu châu: Tây Ban Nha: Ư, Đức, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Bảo Gia Lợi..., và lan tràn sang Mỹ châu, Á châu.[18] Họ xâm nhập vào chính quyền, chi phối chính trị, kinh tế và giáo dục của những Quốc gia này, theo chủ thuyết được phác họa mỗi năm trong cuộc Đại hội quốc tế tại một nơi hẻo lánh, thường trên một ḥn đảo giữa biển khơi. Hoạt động của họ không bao giờ công khai và được che giấu dưới những danh từ rất lạ tai, tuy nhiên cũng rất trống. Mưu tính phá tôn giáo của họ được giữ hết sức bí mật, để có thể lôi cuốn và lợi dụng nhiều phần tử xă hội. V́ thế, chúng ta không lấy làm lạ, ban đầu có rất nhiều giáo sĩ tham gia và làm tay sai cho họ.

Giáo hội đă nhận ra tai hại của hội này. Các cha ḍng Tên vẫn là người đầu tiên tố cáo họ. Năm 1738, đức Thánh Cha Clementê XII đă lên án bè Nhiệm là phản tôn giáo, vô luân và phản xă hội qua Tông chiếu In Eminenti. Và 13 năm sau, đức Thánh Cha Beneđictô XIV lại kết án một lần nữa trong Tông chiếu Providas Romanorum.


III

GIÁO HỘI TỪ ĐỨC BENEĐICTÔ XIV

ĐẾN ĐỨC CLEMENTÊ XIV (1740 - 1774)


1. Đức Beneđictô XIV (1740-58), vị đại Giáo hoàng thế kỷ XVIII

Phần lớn các cuộc tranh luận tôn giáo thế kỷ XVIII (phái Jansenius, Gallicanisme, Josephisme) đều có mầu sắc chính trị, trong đó các chính quyền t́m hết cách làm giảm bớt quyền uy của ngôi Giáo hoàng. Nhưng Giáo hội Roma thời đại này không phải như nhiều thời đại khác. Các vị Giáo hoàng thế kỷ XVIII đều là những vĩ nhân, tuy có những điểm cá biệt. Đức Clementê XI (1700- 21), đức Innocentê XIII (1721-24) và đức Clementê XII (1730-40) là những bậc đạo đức thánh thiện; đức Beneđictô XIII (1724-30) có biệt tài chính trị ḥa giải và rất quan tâm đến sứ vụ thiêng liêng và tông đồ, nhưng trứ danh hơn cả là đức Beneđictô XIV.[19]

Năm 1740, cuộc bầu cử người kế vị đức Giáo hoàng Clementê XII kéo dài quá lâu (hơn 6 tháng), giữa lúc Hồng-y-đoàn tỏ ra do dự không biết bầu ai, đức hồng y Lambertini đứng lên nói: “Nếu quí vị muốn chọn một đấng thánh, xin bầu Gotti; nếu quí vị muốn một nhà chính trị, xin bầu Aldovrandi; nhưng nếu quí vị muốn một người trung hậu, xin bầu tôi”. Và Lambertini đă đắc cử, tức Beneđictô XIV. Con người trung hậu này thực sự đă dùng tài ba và trí thông minh làm vẻ vang Giáo hội và bảo vệ uy quyền Ṭa thánh. Ngài là một luật gia lỗi lạc, một nhà thần học theo sát thánh Tôma và rất am hiểu thời thế. Ngài viết nhiều sách, trong số có cuốn Luật lệ tuyên bố Chân phước và Hiển thánh (De servorum Dei beatificatione et canonisatione), kết quả của một thời kinh nghiệm trong chức vụ điều tra các án' Tuyên thánh, mà ngài đă đảm nhận trước khi lên ngôi Giáo hoàng. Ngài thấu hiểu những nhu cầu tri thức của thời đại vằ những cải cách cần phải có trong chương tŕnh học vấn của Giáo hội. Do đấy, những học viện nghiên cứu văn minh Roma và Kitô giáo lịch sử Giáo hội và phụng vụ, được thiết lập.

Bằng một đường lối ôn ḥa, đức Beneđictô đă khéo léo dẹp được giáo phái Jansenius, tuyên bố việc tuân theo Tông chiếu Unigenitus (1713) của đức Clementê XI là cần thiết, nhưng chỉ chấp nhận việc từ chối ban các bí tích cho kẻ chống đối công khai tức những người bị coi là tội nhân cố chấp và mọi người đều biết. Ngài hết sức tế nhị với các vua Bồ Đào Nha, Sarđenia, Tây Ban Nha về quyền bảo trợ và việc bổ nhiệm tại các xứ Truyền giáo, ngài cũng chính thức nh́n nhận Friedrich II (1740-86) làm vua nước Phổ. Đối với cuộc tranh luận về lễ nghi Trung Hoa đă kéo dài trên một thế kỷ, ngài công bố Tông chiếu Ex quo (1742) để chấm dứt hẳn.[20] Bán đảo Ư bấy giờ phải một phen điêu linh v́ cuộc chiến tranh kế vị nước Áo (1740-48),[21] nhưng đức Thánh Cha luôn được các vua chúa Âu châu kính trọng và nghe theo, kể cả Friedrich II nước Phổ, Elisabeth nước Nga. Khi ngài mất, hết mọi người thuộc mọi giới đều thương tiếc.

Tuy nhiên, phải công nhận điều này là trong khi các Giáo hoàng thế kỷ XVIII giữ vững được uy thế của ḿnh, th́ quyền Ṭa thánh thực sự đă giảm sút khá nhiều. Vấn đề đối ngoại từ nay chỉ được coi là của chính quyền và chỉ phục vụ cho chính trị, tuy có chấp nhận quyền tự do tín ngưỡng. Tiếng nói của Giáo hoàng đă không được ai nghe trong các Nghị hội Munster và Osnabruck (ḥa ước Westfalen 1648). Tiếng nói đó cũng chẳng được đáp lại trong việc kêu gọi sự thống nhất các Quốc gia Âu châu, để đối phó với hiểm họa Hồi giáo (1683). Sau cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha ḥa ước Utrecht và Rastatt (1713-1714),[22] người ta tự ư quyết định về các thái ấp thuộc Ṭa thánh mà không kể đến Giáo hoàng. Cuối thế kỷ XVIII, quyền lănh chúa của Giáo hoàng trên vương quốc Napoli cũng băi bỏ.


2. Nhiều ḍng tu mới: Thánh Anphong Liguori lập ḍng Chúa Cứu thế

Giữa lúc phái triết gia làm mưa gió, tuyên truyền những học thuyết mới, và hiệp lực với nhiều vua chúa để phá ḍng Tên, th́ ở Pháp và Ư Chúa Quan pḥng sai đến nhiều đấng thánh lập ḍng mới, phần đông có mục đích truyền giáo.

Trước hết, có ḍng Mechitarist do thày tu hành P. Mechitar người thành Sebasta (+ 1748), nguyên là một tu sĩ Chính thống Đông phương chuyển sang Giáo hội Công giáo Roma (1695). Ḍng này được thiết lập tại Constantinopoli năm 1701, nhưng ngay năm sau phải đi sang thành Modon trên bán đảo Morêa, bấy giờ thuộc quyền người xứ Venecia. Khi quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Morêa, các tu sĩ phải bỏ chạy sang đảo St-Lazare gần Venecia (1717) và c̣n ở đó cho tới ngày nay. Ḍng Mechitarist tổ chức theo tu luật thánh Biển đức, nhận sứ mạng truyền giáo trong xứ Armenia: đào tạo hàng giáo sĩ, chấn hưng bậc tu tŕ và bảo vệ văn chương nghệ thuật Công giáo.

Ở Pháp năm 1705 thánh Luis-Maria Montfort (1673-1716) lập hội Linh mục Đức Maria (Les Prêtres de Marie), quen gọi là hội các cha Montfortains, có mục đích truyền bá Phúc âm và tôn sùng Đức Mẹ: “mở nước Chúa Kitô qua Đức Maria”. Trước đó 2 năm thánh nhân cũng đă lập tu hội Nữ tử Đấng Khôn ngoan (Les Filles de la Sagesse). Trong khi ấy, ở Ư năm 1720, thánh Phaolô Danei (1694-1775) quen gọi là thánh Phaolô Thánh giá, lập ḍng Passionist trên núi Argentaro (Toscana), cũng hoạt động truyền giáo và truyền bá sự tưởng niệm cuộc Tử nạn của Chúa.

Hoạt động bác ái xă hội có ḍng Nữ tu Chúa Quan pḥng (Les Soeurs de la Providence) do chân phước Jean-Martin Moye (1730-93), với sự cộng tác của chị Marguerite Lecomte, sáng lập tại Pháp năm 1762. Ḍng đến sau chia ra làm 5 ngành: Portieux, St Jean- de-Bassel, Gap, Lectoure, Champion-les-Namur. Tinh thần của ḍng Chúa Quan pḥng là chính tinh thần của Phúc âm thể hiện qua bốn nhân đức căn bản: đơn sơ, thanh bần, bác ái và phó thác trong Chúa.

Trong các hội ḍng được thiết lập thế kỷ XVIII, nổi tiếng hơn cả là ḍng Chúa Cứu thế do thánh giám mục Anphong Liguori. Thánh nhân sinh năm 1696 tại Napoli thuộc ḍng quí tộc, theo nghiệp văn lẫn vơ. Năm 17 tuổi, Anphong đậu tiến sĩ luật và hành nghề luật sư. Nhận thấy trong nghề này có nhiều gian trá và khó rỗi linh hồn, lại được Chúa Thánh Thần soi dẫn Anphong quyết rũ áo quan đi tu, mặc cho gia đ́nh phản đối. Ngài có ư định vào ḍng Diễn giảng, nhưng v́ thân phụ hết sức can ngăn nên đă phải bỏ ư định tu ḍng, chỉ xin ở bậc giáo sĩ triều.[23]

Năm 1726, Anphong được đức tổng giám mục Napoli phong linh mục và trao cho việc giảng thuyết. Từ đấy thánh nhân nổi tiếng là một nhà hùng biện, được nuôi dưỡng bằng sự học hỏi Thánh Kinh, thêm vào đó nhiều kinh nghiệm bản thân. Văn giảng thuyết của ngài b́nh dị, sáng sủa ai ai cũng hiểu được, và rất sốt sắng, thấm thía. Ngài c̣n là một cha giải tội gương mẫu, thánh nhân thường nói : “Nhà giảng thuyết gieo văi, nhưng cha giải tội gặt hái”.

Dần dần Anphong nảy ra ư tưởng truyền giáo cho dân ngoại, ưa thích nói đến việc truyền giáo ở Trung Hoa và mong muốn lời giảng Phúc âm của ḿnh vang dội đến tận các miền xa xăm. Thánh nhân toại nguyện phần nào, khi được vị tổng đại diện địa phận Scala trao cho sứ vụ tông đồ tại các vùng thôn quê hẻo lánh, tức là cho những người dân thiếu thốn mọi trợ giúp tinh thần. Với một số đồng bạn, thánh nhân lập trụ sở Santa-Maria di Morti (1732). Nhưng rồi ngài quan niệm rằng việc tông đồ muốn được kết quả, nhiệt thành hay thiện chí mà thôi không đủ, c̣n cần phải có một quy chế nữa. Từ đấy thánh nhân nghĩ đến việc thiết lập một ḍng tu, mà trụ sở Santa-Maria di Monti sẽ được coi là nguyên điểm của ḍng mới.

Ư thánh nhân là muốn có một ḍng chuyên tổ chức các tuần tĩnh tâm và rao giảng Phúc âm ở thôn quê; trong khi một số cộng sự viên của ngài chỉ muốn đảm nhiệm việc huấn luyện giới thanh niên, một số khác lại chủ trương đọc kinh Thần vụ chung. Sự bất đồng ư kiến này đă gây cho thánh nhân nhiều thử thách trong việc lập ḍng, nhưng không làm thất vọng. Với bốn bạn đồng nghiệp khác, thánh nhân bắt đầu lại công cuộc truyền giáo trong giáo phận Scala. Năm 1742, tức sau 10 năm tranh đấu, thánh Anphong thoát được những cơn giông tố. Ngày 25.2.1749, ḍng của thánh Anphong được đức Thánh Cha Beneđictô XIV chính thức châu phê với danh hiệu ḍng Chúa Cứu thế.[24] Trong những năm kế tiếp, thánh nhân không những phải lo kiện toàn ḍng mới, nhưng c̣n phải bận tâm chống lại những giáo thuyết sai lạc và nguy hiểm, đang lan tràn khắp nước Ư cũng như nước Pháp, nhất là giáo thuyết Jansenius. Để bác bỏ những chủ trương quá khắt khe và tai hại của giáo thuyết này, thánh nhân xuất bản bộ Thần học Luân lư (Theologia Moralis, 1753).

Để đối phó với phái triết gia, thánh nhân viết cuốn Nghệ thuật chống phái Duy vật và Tự nhiên Thần giáo (Dissertation contre les matérialistes et les déistes, 1756) và nhiều tác phẩm hộ giáo khác, như cuốn Sự hiển nhiên của đức tin (L'évidence de la foi), Sự thật của đức tin (La vérité de la foi), Bảo Vệ quyền tối thượng của Giáo hoàng Roma (Vindiciae pro suprema Romani Pontificis potestate), v.v... Người ta cũng không thể quên được cuốn Selva, tức cuốn sách dạy “các đấng làm thày”, và cuốn Nữ tu thánh thiện, là những tác phẩm đă được dịch ra nhiều ngôn ngữ.

Năm 1762, thánh Anphong được đặt làm giám mục giáo phận Santa-Agatha-Gothô. Ngoài việc cai quản ḍng, ngài phải lo việc phục hưng giáo phận, cải cách hàng giáo sĩ, canh tân đời sống dân Chúa. Cuối đời ngài là một thảm cảnh núi Sọ: bệnh tật thân xác, đau khổ tinh thần. Đức Piô VI không cho ngài cai quản các tu viện thuộc ḍng ở ngoài vương quốc Napoli nữa. Đau khổ, nhưng tâm hồn vẫn tuân phục, ngài nói: “Ư đức Thánh Cha là ư Thiên Chúa”. Năm 1787, trước khi nhắm mắt ĺa đời, thánh nhân được sự an ủi cuối cùng khi thấy các con cái bao vây chung quanh và hứa sẽ thống nhất.


3. Đức Thánh Cha Clementê XIV và việc giải thể ḍng Tên (1773)
[25]

Kể từ khi thành lập (1540), ḍng Tên luôn luôn hăng hái phục vụ  Giáo hội như một đạo quân cảm tử. Tại các xứ Truyền giáo, trong lănh vực giáo dục, trong những cuộc tranh luận tôn giáo, tại các nhiệm sở đóng vai tṛ linh hướng hay cố vấn vua chúa, các cha ḍng này đều tỏ ra trung thành với đức Giáo hoàng, chống lại mọi trào lưu vô tín ngưỡng và phản tôn giáo. Các cha can đảm tố cáo mọi lạc thuyết núp ẩn dưới nhiều h́nh thức, và hăng say bảo vệ uy quyền Ṭa thánh.

Thái độ cũng như hành động của ḍng Tên đă gây nên những mối hận thù nặng nề nơi các kẻ chống đối Roma, như chủ trương Pháp giáo, bè Jansenius, các chính trị gia. Họ cố kết thành những lực lượng đáng sợ tại nhiều nước để phá ḍng này. Có những triết gia đă lầm tưởng Kitô giáo và ḍng Tên là một. Năm 1761, Voltaire nói: “Phá được ḍng Tên, tức là phá được tôn giáo ác ôn này.” Nhiều chính trị gia viện vào cớ vô bằng chứng hoặc những khuyết điểm cá nhân để gây sự. Vua José I nước Bồ Đào Nha bấy giờ chỉ thích ngao du, để mặc việc nước cho thủ tướng Pombal. Năm 1757, Pombal làm tay sai cho nhóm triết gia vô thần tố cáo ḍng Tên đủ tội họ yêu cầu đức Thánh Cha Beneđictô XIV băi ḍng này. Năm 1759, nhân vụ vua José bị mưu sát, Pombal đổ tội cho các cha ḍng Tên chủ mưu, rồi cho quân đi chiếm các tu viện, 3 cha bị giết, gần 600 cha khác bị trục xuất, chở trên tàu thủy đem trao trả đức Thánh Cha, với giọng điệu chế giễu: “Xin kính hoàn đức Thánh Cha bọn người vô tích sự này”. Ở Pháp, vua Louis XV muốn bênh vực ḍng Tên, song tỏ ra bất lực trước sự lấn át của Choiseul và các quan triều đ́nh hợp với hội Tam điểm, giáo phái Jansenius và phe triết gia. Đức tổng giám mục Christophe ở Paris cũng ra thư chung thanh minh cho các cha, nhưng vô hiệu. Chính ngài cùng với 4.000 tu sĩ ḍng Tên bị trục xuất khỏi nước. Các chính trị gia nước Tây Ban Nha, vương quốc Napoli, công quốc Parma cũng một chính sách. Họ lập mưu để các vua chúa phá ḍng Tên trên lănh thổ ḿnh. Hơn nữa, họ đ̣i Roma phải giải tán cả ḍng, bằng cách gây áp lực chiếm đất Ṭa thánh như Avignon, Benevento... Đức Thánh Cha Clementê XIII rất khổ tâm, ngài ban Tông thư Apostolicum, tỏ ra cương quyết chống lại những vu cáo nhằm bôi nhọ một ḍng, mà ngài nh́n nhận là rất có công đối với Hội thánh và đă được Công đồng Trento ca ngợi. Đức Thánh Cha c̣n thêm lời an ủi các cha trong Tông thư đó. Nhưng Tông thư không được các kẻ thù chấp nhận và họ c̣n hoạt động ráo riết hơn. Năm 1767, gần 6.000 tu sĩ ḍng Tên bị vua Carlos III trục xuất khỏi Tây Ban Nha. Qua năm sau, các thày c̣n bị đuổi ra khỏi vương quốc Napoli, Parma và đảo Malte, khiến đức Thánh Cha sầu khổ quá mà từ trần (1769).

Đức Clementê XIV (1769-74) lên ngôi Giáo hoàng giữa lúc Ṭa thánh ở thế kẹt: giải thể ḍng Tên, Giáo hội sẽ mất đi nhiều tay thợ rất đắc lực; mà không làm th́ có thể nhiều vua Công giáo lập bè đảng và đi đến ly giáo. Tuy nhiên, vừa lên nhận quyền, đức Thánh Cha đă công bố Tông thư Coelestium khen các cha ḍng Tên là: “những tay thợ siêng năng cần mẫn của Thiên Chúa”. Các vua ba nước Pháp, Tây Ban Nha và Napoli tỏ ra bực tức v́ đức Thánh Cha khen các kẻ bị ḿnh trục xuất, các ông quyết định làm áp lực buộc ngài phải băi bỏ ḍng này, đứng đầu là vua Carlos III nước Tây Ban Nha, ông cử Monino sang Roma lo việc này. Monino vào đức Thánh Cha mỗi ngày, một hôm ông hứa: “Nếu đức Thánh Cha băi bỏ ḍng Tên, vua Tây Ban Nha sẽ lo lấy lại đất Avignon và Benevento cho Ṭa thánh”. Nhưng đức Thánh Cha trả lời: “Ông nên biết rằng ta làm chúa chiên chứ không phải là lái buôn”. Nói xong, ngài dừng dậy để Monino ngồi một ḿnh. Khi trở về pḥng, ngài buồn bă quá, khóc lớn tiếng: “Xin Chúa tha tội cho vua Tây Ban Nha!

Nữ hoàng Marie-Thérèse nước Áo ban đầu bênh vực ḍng Tên, và tố cáo những hành động bất công của vua Carlos III. Nhờ đó đức Thánh Cha đă kéo dài công việc được mấy năm. Nhưng rồi Marie-Thérèse bị con là Joseph II hối thúc làm xiêu ḷng, nên cũng xin đức Thánh Cha giải thể ḍng này. Từ đấy, Ṭa thánh hết hậu thuẫn, c̣n lo sợ các vua Công giáo gây chia rẽ làm thiệt hại giáo hội, nên đức Clementê XIV buộc ḷng phải nhượng bộ. Ngày 21.7.1773, ngài công bố Đoản sắc giải thể ḍng Tên: “Ta muốn có sự ḥa thuận lâu dài trong Hội thánh và ta cũng nghĩ rằng: ḍng Tên không c̣n giúp Hội thánh được như xưa, và c̣n nhiều lư do khác không cần kể ra đây, ta tuyên bố giải thể ḍng Tên, các hoạt động, các tu viện và hiến pháp ḍng này”. Trong Đoản sắc, đức Thánh Cha không có một lời khiển trách các cha ḍng, nhưng chỉ kể những lư do buộc ngài phải giải thể ḍng mà thôi. Từ ngày đó, đức Clementê tỏ ra hết sức buồn rầu, ngài thường kêu than rằng: “Ta đă bị ép t́nh!”. Có lần đang dâng Thánh Lễ, ngài ngậm ngùi than rằng: “Vua Tây Ban Nha c̣n muốn xin ta điều ǵ nữa ? Vua ấy không biết rằng ta đă quá vị nể ư ?” Đức Thánh Cha lâm bịnh và từ trần ngày 22.9.1774. Chúa làm một dấu lạ an ủi ngài, thánh An phong đang ở miền Nam nước Ư bỗng hiện ra giúp ngài chết lành.

Giáo hội như vậy đă phải hy sinh một ḍng tu được coi là tận lâm và có tổ chức nhất. Sự nhượng bộ này chấm dứt một chiến dịch lâu dài và tàn nhẫn bằng những vu cáo và de dọa; và nó không giải quyết ǵ, nó đă không dẹp được những lực lượng chống Kitô giáo, mà c̣n làm cho họ thêm bạo dạn. Cho dầu các cha ḍng Tên có lầm lỗi hoặc đi sai đường lối không c̣n mục đích thiêng liêng cao quí của thời thánh Inhaxu hay thời Aquaviva đi nữa, cũng chỉ nên cải cách và hun đúc lại, chứ băi bỏ do áp lực của kẻ thù, th́ quả là một sai lầm. Sự kiện chính trị này khiến người ta nhớ lại việc đức Clementê V băi bỏ ḍng Hiệp sĩ Đền thờ (1312), bởi áp lực của Philippe le Bel.[26]

Sau khi ḍng Tên giải tán, một số tu sĩ trốn sang nước Phổ và Nga. Ở lại Pháp, các thày đảm nhận công việc giáo dục dưới danh hiệu mới “Chiến sĩ Đức tin” (Pères de la Foi). Người ta sẽ thấy các con cái thánh Inhaxu lại xuất hiện dưới triều Giáo hoàng Piô VII năm 1809, và ḍng Tên được tái lập năm 1814.


IV

GIÁO HỘI THỜI CÁCH MẠNG PHÁP(1789-1799)


1. Cách mạng 1789 bùng nổ và bản “Dân hiến Giáo sĩ”

Xă hội Pháp thế kỷ XVII-XVIII sống dưới chế độ quân chủ chuyên chế. Người ta chia các tầng lớp xă hội thành ba giai cấp: quí tộc giáo sĩ và thứ dân. Phe quí tộc lúc này đă xuống dốc, hết quyền hành và sống bất măn. Hàng giáo sĩ và tu sĩ sau thời Phục hưng Công đồng Trento, cũng bắt đầu sa sút và mất uy tín. Tiếp đến sự chênh lệch giầu nghèo giữa giáo sĩ cấp trên và cấp dưới, gây nhiều mâu thuẫn. Đám thường dân, đứng đầu là nhóm trưởng giả giầu có, kế đến giới thợ thuyền và nông dân nghèo khổ. Giai cấp thứ ba này đă ư thức lực lượng của ḿnh, đồng thời nhận ra sự bất lực và đời sống xa hoa của hai giai cấp trên; họ muốn đứng lên nắm quyền lănh đạo trong xă hội. Đàng khác, nước Pháp đang lâm vào t́nh trạng khủng hoảng kinh tế, một phần do vấn đề cơ giới hóa gây ra, nhưng nhất là v́ sự tiêu pha quá lạm của triều đ́nh, trong đó có hoàng hậu Marie-Antoinette. Vấn đề ngân quỹ hao hụt đă từ lâu vẫn chưa giải quyết xong. Thêm vào đó, ảnh hưởng chủ nghĩa tự do b́nh đẳng của phe triết gia tiền bán thế kỷ XVIII (Montesquieu, Voltaire, Diderot), và sự thành công của chính thể Dân chủ Cộng ḥa ở Hoa Kỳ (1776).[27]

Đầu năm 1789, để giải quyết vấn đề ngân quỹ, vua Louis XVI (1774-93), theo lời bàn của thủ tướng Necker (1732-1804) kiêm bộ tài chánh, đă cho triệu tập Nghị hội toàn quốc. Kết quả ra sao, cái đó c̣n tùy ở sự thắng thế của phe quí tộc hiệp với hàng giáo sĩ hay của giai cấp đệ tam. Trong trường hợp thứ nhất, Nghị hội sẽ chỉ lo giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, bằng việc tăng thuế chẳng hạn. Nhưng nếu giai cấp đệ tam thắng, họ sẽ t́m cách thực hiện chương tŕnh chính trị xă hội mà các triết gia đă nêu lên, để thiết lập một chính thể mới. Necker đă chuẩn bị trước bằng cách tranh đấu cho số đại biểu thứ dân (610) vượt các đại biểu của hai giai cấp quí tộc và giáo sĩ hợp lại (300+280). Ông cũng xếp đặt cho giáo sĩ cấp dưới có đại biểu gấp bốn lần giáo sĩ cấp trên.

Ngày 5.5.1789, Nghị hội toàn quốc cũng gọi là Tam dân Nghị hội (Etats géneraux) được khai mạc bằng một cuộc rước Thánh Thể long trọng. Sau hơn 4 tuần lễ tranh đấu cho việc bỏ phiếu theo đầu người thay v́ theo giai cấp, thứ dân đă thắng và c̣n lôi kéo được nhiều giáo sĩ cấp dưới. Ngày 17 tháng 6, họ tuyên bố thành lập Nghị hội quốc gia. Vua Louis XVI phủ nhận, nhưng rồi cũng phải nhượng bộ và ngày 9 tháng 7 thành lập Quốc hội Lập hiến. Ngày 14 tháng 7, dân chúng Paris đánh chiếm ngục Bastille. Tiếp theo là những cuộc nổi dậy ở các vùng thôn quê: doanh trại, dinh thự của phe quí tộc bị cướp phá. Để chấm dứt cuộc hỗn loạn, ngày 4 tháng 8, Quốc hội thảo luận việc thành lập một chế độ mới: băi bỏ những đặc ân của hai giai cấp trên. Tài sản Giáo hội cũng như các tu viện bị quốc hữu hóa theo chủ trương của phe triết gia, để giải quyết nạn khủng hoảng kinh tế. Nhưng tai hại hơn cả là bản Dân hiến giáo sĩ (Constitution civile du clergé).

Từ lâu, nhiều người bị ảnh hưởng của Pháp giáo và phe triết gia, chủ trương Giáo hội phải đặt dưới quyền Quốc gia. Trong thời đế quốc, nhà Vua cho rằng ḿnh có quyền can thiệp vào vấn đề Giáo hội, th́ nay trong chính thể Cách mạng, dân làm chủ mà Quốc hội là đại diện của dân, Quốc hội cũng tin rằng ḿnh có quyền ra luật lệ cho hàng giáo sĩ. Theo chủ trương của Voltaire, họ muốn Giáo hội chỉ là công cụ cho chính quyền và giáo sĩ là nhân viên ăn lương của Chính phủ. Ngày 12.7.1790, bản Dân hiến giáo sĩ được Quốc hội chấp thuận. Bản Dân hiến giáo sĩ gồm 89 khoản, chia làm bốn cương mục như sau: Phụng vụ, Tuyển cử, Bổng cấp, Trú sở. Theo đấy, th́ các giám mục và cha sở do hội đồng tuyển cử bầu lên, không cần có sự can thiệp của Giáo hoàng Roma. Hội đồng tuyển cử gồm các ủy viên không phân biệt tôn giáo. Các giáo phận, các giáo xứ được phân chia theo ranh giới tỉnh và quận của Quốc gia. Con số 134 giáo phận phải rút xuống 83. Giám mục và linh mục là công chức của Chính phủ và do chính quyền cấp lương bổng. Kinh sĩ hội bị băi bỏ, cho rằng không cần thiết. Như thế, một Giáo hội hoàn toàn quốc gia được thành lập và tách rời Hội thánh Roma.

Trước khi bản Dân hiến Giáo sĩ được đem ra thi hành, cần phải có sự phê chuẩn của nhà Vua. Ở vào một t́nh thế bối rối khó xử vua Louis XVI trao bản Dân hiến cho Ṭa thánh Roma xét xử và quyết định. Đang khi chờ đợi, Louis bị Quốc hội thúc bách, đă phê chuẩn bản Dân hiến giáo sĩ đó ngày 24.8.1790.


2. Phản ứng và bách hại

Hàng giáo sĩ Pháp tuy đă bị nhiễm chủ trương Pháp giáo, nhưng không bao giờ muốn đi đến ly khai. Các giám mục phản đối bản Dân hiến bằng cách kéo dài thời gian thi hành hoặc có thái độ như không biết đến nó. Ngày 28.11.1790, Quốc hội ra lệnh cho tất cả các giám mục, linh mục trong ṿng 8 ngày phải tuyên thệ luôn giữ bản Dân hiến, nếu không sẽ bị cách chức. Hàng giáo sĩ can đảm chống lại, chỉ có bốn giám mục tuyên thệ và số linh mục tuân theo cũng không nhiều lắm. Để thay thế cho số giám mục không tuyên thệ, Quốc hội thi hành chính sách bầu cử giám mục mới. Talleyrand (1754-1838), vị giám mục bội giáo, đă tấn phong cho một số giám mục đầu tiên của chế độ cách mạng, rồi những vị này truyền chức cho nhiều vị khác. Ngày 10.3.1791, đức Thánh Cha Piô VI công bố Đoản sắc Aliquantulum kết án bản Dân hiến Giáo sĩ. Kế đó là Đoản sắc Caritas đề ngày 13 tháng 4, tuyên bố bản Dân hiến Giáo sĩ đă xây dựng trên những nguyên tắc lạc thuyết. Đó là tiếng chuông báo tử cho bản Dân hiến, đồng thời cũng báo hiệu một cuộc bách hại Giáo hội.[28]

Các giám mục của chế độ mới, khi về nhận chức bị giáo dân đả đảo coi khinh, đă yêu cầu chính quyền cách mạng bảo vệ. Do sự thúc đẩy của các ủy ban cách mạng quận, xă, Quốc hội Lập pháp (1791-92) ra lệnh tống giam hoặc trục xuất các giáo sĩ “phản động”. Nhiều giám mục và linh mục bắt đầu di tản sang những nước lân cận. Các nước Tây phương lúc đầu không để ư đến cuộc Cách mạng Pháp, nhưng đón sau thấy có thể gây ảnh hưởng tai hại cho chế độ ḿnh họ mới liên kết với nhau, để can thiệp vào vấn đề nước Pháp. Tháng 4 năm 1792, quân Áo-Phổ vượt biên giới, Pháp quân thua nhiều trận. Ngày 20 tháng 6, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, các giáo sĩ “bất phục tùng” bị coi là kẻ thù của Quốc gia.

Từ tháng 7 năm 1792, tại nhiều nơi các linh mục trung thành với Giáo hội bị giết. Ngày 26 tháng 8, Quốc hội ra lệnh phát lưu tất cả các linh mục “phản động”, và làm ngơ cho cuộc bách hại tại các nơi. Ở Paris, các linh mục bị giam trong tu viện Saint-Germain des Prés và đan viện Des Carmes. Do hành động khát máu của viên chánh án Maillard, 217 vị bị thảm sát dưới mũi gươm và lưỡi ŕu của bọn quá khích trong mấy ngày từ 2 đến 6 tháng 9 năm 1792. Để tránh những cuộc tàn sát, bách hại dă man, các giám mục và linh mục bỏ trốn ra nước ngoài càng nhiều. Trong khi đó, Quốc hội t́m cách đặt các giám mục và linh mục của Cách mạng vào các nơi. Hầu hết họ sống bừa băi, có người lập gia đ́nh, giáo dân xa lánh họ và t́m cách bảo vệ các linh mục, tu sĩ trung thành c̣n hy sinh ở lại trong nước, con số này trên 10.000 vị với 26 giám mục. Cảnh Giáo hội “hầm trú” tái diễn ở Pháp.

Ngày 10.8.1792, vua Louis XVI bị truất phế; trận Valmy (20.9.1792) cản lại được cuộc xâm lăng Áo-phổ. Từ tháng 9 năm đó, Quốc ước Nghị hội (Convention) thay thế Quốc hội Lập pháp, thiết lập chế độ Dân chủ Cộng ḥa (22.9), đồng thời mở màn cho một giai đoạn đẫm máu kéo dài 3 năm. Sơn đảng (Montagnards) với những lănh tụ cuồng nhiệt Robespierre, Danton, Hébert, đứng đầu nắm ưu thế trong Nghị hội và giữ vai tṛ chủ động. Ngày 21.1.1793, vua Louis bị trảm quyết. Dân chúng sống trong t́nh trạng khủng bố. Cách mạng kết án tử h́nh các “kẻ thù của tự do”. Máy chém hoạt động suốt ngày. Những nạn nhân ở Paris lên tới 3.000, trong số này có hoàng hậu Marie-Antoinette, nhà bác học Lavoisier, ông Bailly... Ở các tỉnh, sự tàn sát c̣n khủng khiếp hơn nữa. Hàng giáo sĩ vẫn bị lùng bắt và bị giết. Có nơi thay v́ giết bằng gươm, họ đă chất từng 100 linh mục vào một chiếc tàu rồi đánh ch́m dưới sông. Miền Vendée nổi dậy chống Cách mạng, khiến chính quyền phải dè dặt.

Do sáng kiến của Hébert, Cách mạng tuyên bố hủy bỏ tôn giáo cũ, triệt hạ các thánh đường, lấy chén thánh đúc thành kim khí hoặc đem dùng vào việc ăn uống. Một tôn giáo mới được thiết lập: thờ thần Lư trí, thánh đường Notre-Dame được đổi làm “Đền thờ Lư trí”. Nhiều nơi khác làm theo. Ngày 5.10.1793, Hébert c̣n đem niên lịch Cộng ḥa thay thế cho lịch Gregorian đă được đem vào nước Pháp từ cuối thế kỷ XVI. Ngày Dân quốc lên cầm quyền bắt đầu một kỷ nguyên mới (22.9.1792), tên tháng và ngày đều thay đổi hết, tuần lễ 7 ngày được thay thế bằng những tuần 10 ngày, tất cả ngày lễ tôn giáo bị băi bỏ. Nhưng tôn giáo mới chỉ được một thời gian; ba lănh tụ Sơn đảng thanh trừng nhau, năm 1794 Danton, rồi Hébert lên đoạn đầu đài, Robespierre lên án đạo thờ Lư trí để trở lại đạo tin Đấng Tối Cao (L’Étre Suprême). Ngày 8.5.1794, Nghị hội tuyên bố: “Dân Pháp nh́n nhận có Thiên Chúa và linh hồn bất tử”. Nhưng Robespierre tiếp tục khủng bố và gia tăng tàn bạo, cho tới khi bị đưa lên máy chém ngày 27.7.1794 giữa tiếng hoan hô của toàn dân, đó là cuộc đảo chính 9 Thermidor. Ngày 18.9.1795. Quốc ước Nghị hội tuyên bố “Chính Giáo phân ly”.

Ngày 27.10.1795. Chấp Chính viện (Directoire) lên cầm quyền với một hiến pháp mới: hiến pháp năm III Dân quốc. Một giai đoạn chính trị ngột ngạt, xă hội thối nát, kinh tế kiệt quệ báo hiệu sự sụp đổ của Cách mạng. Cuộc bách hại Giáo hội c̣n diễn ra ở nhiều nơi, kéo dài thêm 4 năm nữa. Sau cuộc hành quân của Bonaparte ở Ư, đức Thánh Cha Piô VI phải kư ḥa ước Tolentino (1797): chính thức nhường cho nước Pháp Avignon và Venaissin (sự thực đă bị chiếm ngay từ khi Cách mạng bùng nổ), đồng thời cắt ba địa hạt Bolonia, Ferrara và Ravenna, cho tân cộng ḥa Cisalpina (Bắc Ư) của Bonaparte. Tướng Berthier c̣n tiến quân vào giáo đô. tuyên bố thiết lập nền cộng ḥa Roma (15.2.1798), khiến đức Thánh Cha Piô, bấy giờ đă 82 tuổi, phải rời bỏ Roma (20.2.1798), và chết nơi lưu đày tại Valence (Dauphiné) ngày 29.8.1799.[29] Trong khi đó, cuộc đảo chính 18 Fructidor (4.9.1797) của Barras mở đầu cho cuộc khủng bố thứ hai: nhiều nhân vật bị phát lưu, nhiều biện pháp hà khắc được đem áp dụng, dân chúng lại sống hoang mang sợ hăi.

Giữa lúc nội t́nh Pháp rối ren, Chính phủ tỏ ra bất lực, một vị trong Chấp chính viện, linh mục Sieyès, nhận thấy cần phải có một bộ óc quả quyết và một cánh tay cầm kiếm, mới tạo được cho Quốc gia một chính thể vững mạnh. Ông tự cho ḿnh là người bộ óc đó và tin vào Bonaparte là cánh tay cầm kiếm; ông dọn đường cho viên tướng này về nước. Bonaparte bấy giờ đang hành quân Ai Cập, biết tin ở quốc nội, liền cấp tốc trở về, được dân chúng đón rước như một vị cứu tinh. Ngày 9.11. 1799, năm chấp-chính-quan từ chức. Ngày 10, Bonaparte tới viện Kỳ lăo, trong đó có Joseph Bonaparte, được hoan hô nhiệt liệt. Đó là cuộc đảo chính 18 Brumaire.

Sang ngày 11, Bonaparte đến viện Ngũ bách, các dân biểu xôn xao, đả đảo nhà “độc tài quân phiệt”. Thấy thế, Lucien Bonaparte với tư cách là viện trưởng bỏ ra ngoài, hô hào quân sĩ giải tán những dân biểu phản quốc muốn giết “chí sĩ” Bonaparte. Buổi chiều hôm đó, hơn 100 dân biểu họp lại tuyên bố trao quyền cho ba vị tổng tài (consul) lâm thời: Bonaparte, Sieyès và Ducos, để soạn thảo một hiến pháp khác, tức hiến pháp năm VIII Dân quốc. Đó là cuộc đảo chính quân sự 19 Brumaire. Chế độ Tổng tài ra đời (19.11.1800) chấm dứt đại Cách mạng. Nước Pháp trở lại b́nh an và Bonaparte t́m cách kư hiệp ước với Ṭa thánh.

 

[1] Sách tham khảo: G. de Plinval: L’Église à l’Époque classique và H. X. Arquillière: Germles et progrès d’esprit hostile, trong Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet), Paris 1946-48, Q. II, tr 105-212 - D. Mornet: Les origines intellectuelles de la Révolution francaise, Paris 1933 - P. Hazard: La crise de la conscience européènne, Paris 1937- C. Bihlmeyer-H. Tuchle: Histoire de l’Église (bản dịch Pháp văn của M. Grandclaudon), Paris 1962-67. Q VI, tr 15-89.

[2] Le Bachelet: Baius và J. Carreyer: ]ansénisme, trong Dict. de Théol. Cath. - Dom. H. Poulet: Histoire du Christianisme, Q. III, Temps moderne, Paris 1937, tr 1189-1274.

[3] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 46-48 - P. Guérin: Quiétisme, Bossuet, Fénélon, trong Dictionnaire des Dictionnaires.

[4] Thế kỷ XVII-XVIII, nếu Giáo hội Công giáo phải đối phó với những giáo thuyết mới, do chính những người thuộc cấp lănh đạo chủ trương, th́ bên Giáo hội Tin Lành cũng gặp nhiều anh em trong nhà lập ra những giáo thuyết trái ngược như Pietisme, Quaker, Methodisme... (P. Guérin: Dictionnaire des Dictionnaires).

Giáo thuyết Pietisme (Kiền thành) do Von Schwenfeld (+1561) khởi xướng và được nhà thần bí học V. Weigel (+1588) tham gia. Nhưng giáo thuyết sau đó bị bỏ rơi trong quên lăng, măi đến giữa thế kỷ XVII mới lại được nhắc đến và phổ biến ở Đức, Hà Lan, Anh. Đó là giáo thuyết chủ trương mọi người phái sống khổ hạnh, tuyệt dục, người Kitô hữu có thể tránh phạm được hết mọi tội, hiệu quả của các bí tích hệ tại đời sống đạo đức của thừa tác viên, v.v...

Giáo phái Quaker bắt đầu xuất hiện ở Hà Lan vào khoảng năm 1645, mà người sáng lập là anh thợ đóng giầy theo giáo thuyết Rửa tội lại (Anabaptisme), tên là G. Fox (+ 1691), tự nhận là được Thiên Chúa mặc khải và tuyển chọn làm ngôn sứ và tông đồ, rao giảng một giáo lư mới. Từ năm 1648, G. Fox đi khắp nước Anh giảng đạo, làm nhiều “phép lạ” và “xuất thần”. V́ mỗi khi “xuất thần”, cả thân thể anh bị co giật, do đấy dân chúng dùng danh từ Quaker (tiếng Anh có nghĩa là “người bị co giật tay chân”), để đặt tên cho “Đạo mới”. Theo giáo thuyết Quaker, không có bí tích, không cần hàng Giáo phẩm, không mang vơ khí, không tuyên thệ, chống chiến tranh. Giáo phái bành trướng sang Anh và Hoa Kỳ, nhất là ở tiểu bang Pennsylvania.

Trước t́nh trạng sa sút của Anh giáo và sự xuất hiện của Tự nhiên Thần giáo, một giáo phái nữa được thành lập tại Oxford mang tên là Methodisme (Giám lư hội). Giáo phái này khởi thủy là một đoàn thể sinh viên (“saint club”) chủ trương “sống khổ hạnh thánh thiện”, do Charles Wesley (+ 1788) sáng lập năm 1729. Vị sáng lập đến sau được sự cộng tác của người em là nhà thần học Anh giáo John Wesley (+ 1791) và nhà hùng biện George Whitefeld (+ 1770). Hai anh em Wesley hoạch định một phương pháp (methodus vitae) sống thiêng liêng, tu đức, khổ hạnh, nhằm mục đích “thức tỉnh” mọi người. Giáo phái bành trướng sang Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ, và đạt được một phần mục tiêu là chấn hưng đời sống đức tin và luân lư của Anh giáo đang lụn bại. Nhưng v́ họ cũng có óc bè phái, kỳ thị người Công giáo, chế giễu Giáo hoàng Roma, khiến việc phục hưng đạo Công giáo ở Anh chậm lại cho đến thế kỷ XIX.

[5] H. X. Arquillière và M. Dubruel: Gallicanisme trong Dict. Apologétique - H. X. Aquillière. Qu’est ce que le Gallicanisme? Paris 1921, tr 4-9 - Xem V. Martin. Les origines du Gallicanisme, Paris 1939.

[6]  Xem phần Nhất, chương Mười: I, 1-4.

[7] Đức Alexanđrô VII cũng là nhân vật ham thích nghệ thuật, văn chương. Dưới thời ngài Bernini thực hiện hàng cột lớn vây quanh công trường Thánh Pherô (1655-56).

[8] H. X. Arquillière: op. cit., Q. II, tr 206-207 - P. Guérin: Joseph II trong Dictionnaire des Dictionnaires - Ở Đức có Von Hontheim (1701-90), bút hiệu Febronius, giám mục phụ tá thành Trèves, viết cuốn L’État présent de l’Église et la puissance légitime des Pontifes romains (1743), chủ trương Giáo hội liên hiệp, phủ nhận ơn “vô ngộ” và quyền về kỷ luật của Giáo hoàng. Tác phẩm bị cấm, tuy nhiên cũng đă gây nhiều ảnh hưởng.

[9] Xem tr 167, chú thích 1.

[10] Constantin: Ralionalisme trong Dict. de Théol. Cath - Xem P. Hazard: La  pensée européenne au XVIIIe siècle, Paris 1946, Q. I, ch. III: La raison, les lumières, tr 54-98.

[11] Bộ Encyclopédie ngày nay đă thêm 4 quyển Phụ lục và 2 quyển Mục lục, tất cả là 34 quyển lớn. Xem J. Morley Diderot and the encyclopedists. London 1878.

[12] Tờ Joumal des Savants do Denys Sallo chủ trương và xuất bản ở Paris từ năm 1665. Những công tŕnh của các nhà thông thái đều được đăng trong tờ báo này.

[13] Tờ Année Littéraire nhằm mục đích chống lại phe triết gia thế kỷ XVIII, được Fréron con và Geoffroy tiếp tục (1754-90).

[14] J. Baruzi: Leibniz et  l'organisation religieuse de la terre. Paris 1907. tr 253-257

[15] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. IV, tr 60-62 - P. Hazard: op. cit., Q, II, tr 71; về Aufklarung xem Q. I, tr 42-54.

[16] P. Charles: Kant, trong Dict. de Théol. Cath.- J. E. Spenlé: La pensée allemande. de Luther à Nietzsche, Paris (“Armand Colin”) 1934.

[17] B. Fay La Franc-maconnerie et la Révolution intellectuelle au XVIIIe siècle. Paris 1935-Xem D. Mornet: op. cit., ch. VII: La Franc-maconnerie, tr 357-389

[18] Ở Việt Nam, hội Tam điểm du nhập từ thời toàn quyền P. Pasquier (khoảng 1937) và bành trướng mạnh tại miền Bắc. Thời thống chế Ph. Pétain cai trị nước Pháp (1940-45), họ bị phân tán và rút vào bóng tối. Đến thời Bảo Đại (1945-55), dưới Chính phủ Trần Văn Hữu và Nguyễn Văn Tâm, họ lại hoạt động và xâm nhập guồng máy chính quyền dưới nhăn hiệu Đại Việt. Thời Ngô Đ́nh Diệm (1955-63) họ vẫn hoạt động và trở nên mạnh sau khi ông Diệm bị lật đổ nhờ có Cabot Lodge tích cực nâng đỡ. Vương Quang Nhường, Nguyễn Hữu Trí là những bậc huynh trưởng. Xem Vũ Vũ: Một kẻ thù ít ai lưu ư, đó là phái Tatn điểm vô thần. trong Tuần báo Thẳng Tiến, số 3.661 (24.5.1970), tr 1.

[19] H. X. Arquillière: Germes et progrès d’esprit hostile. trong op. cit. Q. II, tr 194-196 - Xem L. Von Pastor Geschichte der Papste seit dem Ausgang des Mittelalters, Q. VII-XII, Fribourg-en-Brisgau­ 1920-27.

[20] Xem chương Ba trên đây: III, 3.

[21] Nguyên nhân của cuộc chiến này như sau. Hoàng đế Charles VI băng hà năm 1740, chỉ có một con gái là Marie-Thérèse (1717-80) đă được đặt lên kế nghiệp. Nhưng nhiều nước không nh́n nhận, nhất là Friedrich II nước Phổ.

[22] Nguyên nhân như sau: Năm 1700, Felipe V cháu Louis XIV lên ngôi vua Tây Ban Nha, theo di chúc của Carlos II vua Tây Ban Nha (1565-1700), ông vua cuối cùng của nhà Carlos Quinto. Việc này đă bị các nước Áo, Anh và Hà Lan chống lại.

[23] Xem A. Berthe: Vie de saint Alphonse de Liguori, Paris 1939 - F. Cayré: Patrologie et Histoire de la théologie, Q. III, Paris 1944, tr 276-300.

[24] Ḍng Chúa Cứu thế có ngành nữ sống chiêm niệm, do nữ tu Maria-Celesta Crostarosa sáng lập tại Napoli năm 1731, được Ṭa thánh châu phê ngày 8.6.1750

[25] J. Brucker: La Compagnie de Jésus. Esquisse de son Institut et de son histoire (1521-1773), Paris 1919 - H. Ravier: Sử kư Hội thánh, Ninh Phú 1895, Q. III trang 212-223.

[26] Les Jésuites onl été victimes des lumières et de la volunté de sécularisation des Elats , P. Hazard: La Pensée européenne au XVIIIe siècle, tr 149.

[27] Xem H. Sée: La France économique et sociale au XVIIIe siècle (“Armand Colin”) Paris 1925, tr 553-70 - L. Villat: La Révolution et l’Émpire (“Clio”), Paris 1940.

[28] A. Latreille: L’Église catholique et la Révolution francaise, Paris 1946 - D. Rops: L’Église des Révolutions, Paris 1960, tr 20 và tiếp.

[29] H. X. Aquillière: op. cit., tr 212 - P. Guérin: Cisalpine (République). Berthier, Pie VI trong Dictionnaire des Dictionnaires.