HOME

 
 

Phần Nh́ :
CẬN KIM VÀ ĐƯƠNG KIM THỜI ĐẠI

Chương Hai

CUỘC PHỤC HƯNG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
(t.k. XVI)
 

I. Phong trào Cải cách trước Công đồng Trento           

1 Cải cách trong các giáo phận

2. Cải cách trong các ḍng tu

3. Những ḍng tu mới: tu hội Giáo sĩ

4. Thánh Inhaxu tổ phụ ḍng Tên Chúa Giêsu

II. Đại Công đồng Trento 1545-1563                            

1. Ṭa thánh Roma đứng tnrớc những đ̣i hỏi cấp bách một Công đồng cải cách

2. Đức Phaolô III triệu tập đại Công đồng

3. Công đồng Trento: khóa I và II

4. Đức Piô IV kết thúc Công đồng Trento: khóa III

III. Hoạt động của các thánh nhân thời hậu Công đồng Trento

1 Tại Ṭa thánh Roma: đức Piô V và các Giáo hoàng thời hậu Công đồng

2. Công cuộc cải cách ở Ư: thánh Carolô Borromeo và thánh Philippê Neri

3. Công cuộc cải cách ở Tây Ban Nha: thánh Teresa Avila và Gioan Thánh giá

IV. Công cuộc truyền giáo cho Dân ngoại                    

1. Truyền giáo tại Mỹ châu: cha Bartolomé de Las Casas

2. Truyền giáo tại ấn Độ và Á Đông: thánh Phanxicô Xaviê

 

Đứng trước t́nh trạng suy thoái của Giáo hội Công giáo thế kỷ XV, phong trào cải cách nổi dậy trong nhiều giáo phận và ḍng tu do các thánh nhân khởi xướng, nhằm phục hưng giáo hội. Xét về phương diện thời gian cũng như nguồn gốc phát sinh, cuộc phục hưng này không có tính cách trực tiếp chống lại cuộc “cải cách” của Luther. Về phương diện thời gian, cuộc phục hưng Giáo hội Công giáo đă đi trước cuộc “cải cách” của Tin lành. Từ hậu bán thế kỷ XV tất cả những ai ư thức về t́nh trạng sa sút của Giáo hội đều mong ước và kêu gọi một cuộc phục hưng toàn diện. ảnh hưởng cuộc “cách mạng” của nhà cải cách thành Wittenberg có chăng chỉ thúc đẩy cuộc phục hưng ấy đến sớm hơn. Về phương diện nguồn gốc phát sinh cũng thế, những nhân vật khởi xướng phong trào cải cách Công giáo ở các địa phận, ḍng tu, cũng như những vị sáng lập các tu hội mới, đều không có mục đích “chống cải cách” (conntre-réforme) nhưng là để thực hiện một cuộc “Phục hưng” (Renaissance). [1]

Xét về đường lối và diễn tiến cuộc Phục hưng Công giáo thời đại này cũng như những thời đại trước, vẫn là con đường truyền thống, nghĩa là trở về nguồn sống đích thực, đi sâu vào đời sống đức tin. Những người được ghi tên trong lịch sử thời Phục hưng nói đây đều là những thánh nhân, những tâm hồn đạo đức, mà bước đầu của các vị là đi t́m Chúa, yêu mến Chúa và sống tốt đẹp. Đấy là điểm khác biệt giữa cuộc cải cách Công giáo và Tin lành (Thệ phản), v́ thực ra ở đây “chính là việc con người cần được sửa đổi nhờ tôn giáo, chứ không phải việc con người sửa đổi tôn giáo”. [2]


I

PHONG TRÀO CẢI CÁCH TRƯỚC CÔNG ĐỒNG TRENTO


1. Cải cách trong các giáo phận

Người ta nói nhiều về những giám mục bất xứng, quá lo vật chất, thu tích bổng lộc hoặc sống bừa băi. Nhưng người ta không thể quên rằng cũng có rất nhiều vị thánh thiện, biết ư thức trách nhiệm ḿnh đối với Giáo hội và dân Chúa. Chính các vị đă góp phần quan trọng trong phong trào cải cách, mở lối cho Công đồng Trento. Hành động của các giám mục thánh thiện này tuy giới hạn trong một địa phận, nhưng ảnh hưởng của nó nhiều khi vượt cả ranh giới Quốc gia. Tên các vị rất nhiều, không thể kể hết. Ở đây, chúng ta để ư đến hai nhân vật, được coi là có ảnh hưởng lớn hơn cả: đức hồng y Jiménez Cisneros ở Tây Ban Nha và đức giám mục Giovanni Giberti ở Ư Đại Lợi.

Đức hồng y Jiménez Cisneros (1435-1517) là người tiên phong của phong trào cải cách các địa phận. Đang là một linh mục triều giữ chức tổng đại diện địa phận Siguenza, Jiménez từ bỏ tất cả để vào ḍng Phansinh (1484). Suốt 10 năm sống trong tu viện, ngài ăn chay hăm ḿnh, gương nhân đức mọi người đều biết, được mời làm tuyên úy trong triều đ́nh (1492), cho đến khi được cử lên chức tổng giám mục Toledo (1495).

Sau khi nhận chức, đức cha Jiménez bắt tay ngay vào việc cải cách mọi tổ chức trong địa phận: các tu viện sống nhiệm nhặt hơn, hàng giáo sĩ trở nên gương mẫu và giáo dân sốt sắng sống đạo. Đức cha thiết lập đại học Alcala, nhằm đào tạo những phần tử ưu tú trong Giáo hội, số sinh viên lên đến 12.000. Bản Đa ngữ đối chiếu Thánh Kinh (Bible polyglotte, 1502-17) gồm 6 quyển, với sự cộng tác của nhiều nhà chuyên môn, được ngài cho xuất bản trước cả bản dịch Thánh Kinh của Erasmus và Luther. Năm 1507, đức cha Jiménez được thăng chức hồng y giáo chủ; với chức vụ mới, ngài đem hết tâm lực vào việc phục hưng Giáo hội ở Tây Ban Nha, biến nó thành “pháo đài” kiên cố chống lại mọi xâm nhập của lạc thuyết. Ngài qua đời vào đúng năm Luther bước vào lịch sử, và trước Công đồng Trento 28 năm. Tuy nhiên, sau ngài đă có nhiều giám mục đứng lên tiếp tục công cuộc, như đức tổng giám mục P. Guerrero ở Granada, một nhân vật tên tuổi trong Công đồng Trento sau này, hoặc như thánh Tôma Villanova (1488-1555) tổng giám mục thành Valencia, biệt hiệu “Tông đồ mới Tây Ban Nha”.

Ở Ư số giám mục hoạt động cho công cuộc phục hưng cũng rất đông. Người ta chú ư đến các giám mục như Cornaro ở Brescia, Ridolfi ở Vicencia, Hercul Gonzagua ở Mantua, Contarini ở Belluno, Abandro ở Brindisi, Doria ở Genova, Cles ở Trento, nhưng nổi nhất là đức cha Giovanni Giberti (1495-1543). Giberti từ lúc thiếu thời đă muốn sống đời tu tŕ trong tu viện, nhưng hoàn cảnh không cho phép. Thời gian làm thư kư cho đức hồng y De Médicis ở Roma, ngài thường tiếp xúc với những nhà cải cách như Caraffa, Gaetan. Khi đức hồng y De Médicis lên ngôi Giáo hoàng, tức Clementê VII (1523-34), ngài được đặt làm giám mục thành Verona (1524), nhưng vẫn ở lại Roma giúp đức Thánh Cha.

Sau vụ hoàng đế Carlos Quinto đánh phá giáo đô (5.5.1527), đức cha Giberti xin về làm việc ở địa phận. Chỉ trong ít năm địa phận Verona được canh tân, hàng giáo sĩ trở nên thánh thiện và hăng hái hoạt động, các tu viện được cải tổ, và để nâng cao ḷng đạo đức của giáo dân, ngài lập hội Thánh Thể. Công cuộc từ thiện xă hội cũng được đức cha để ư: cô nhi viện, trung tâm cải huấn và hướng nghiệp, lữ quán, được xây cất nhiều nơi. Hàn lâm viện Giberti thu hút được nhiều danh nhân, cộng tác với đức cha trong phong trào cải cách, xuất bản nhiều tác phẩm của các thánh giáo phụ. Nhiều khoản luật địa phận Verona sau này được đưa vào bộ giáo luật của Công đồng Trento. [3] Đức cha Giberti qua đời trước khi Công đồng Trento khai mạc, nhưng đă có Luigi Lippomano tiếp nối công việc của ngài.


2. Cải cách trong các ḍng tu

Song song với công cuộc cải cách ở nhiều địa phận do các giám mục thánh thiện chủ trương, tại nhiều tu viện cũng nổi lên phong trào cải cách. Phong trào hầu hết được khởi xướng tại mỗi ḍng tu do một thánh nhân, sau khi nhận thấy t́nh trạng suy sụp của ḍng ḿnh, đă muốn đứng lên phục hưng tinh thần của vị sáng lập. Qua nhiều khó khăn và chống đối, các vị dần dần được nhiều bạn cùng ḍng hưởng ứng, lôi cuốn nhiều người theo, khiến phong trào mở rộng từ tu viện này sang tu viện khác.

Ở Tây Ban Nha, có Garcia Cisneros (1455-1515) khôi phục đời sống kỷ luật và phụng vụ trong đan viện Biển đức Montsenat. Ở Ư-Đại-Lợi, Gregorio Cortese (1483-1548) chấn hưng tinh thần đạo đức và học hành trong các đan viện Biển đức ở Mantua, Lérin, Venecia, gây ảnh hưởng sâu rộng đến cả đan viện Monte Casino. Cũng ở Ư, chân phước Giustinian (1476-1528) cải cách nhiều tu viện ḍng Camaldoli. Các cha ḍng bấy giờ sống đời khắc khổ trong những túp lều nhỏ, cách biệt nhau, hăm ḿnh chay tịnh rất nhiệm nhặt.

Trong ḍng Đaminh, ở Ư có hai cha Battista Crema (1460-1534) và Micae Ghisleri (đức Piô V sau này), là những nhân vật rất thời danh trong việc ngăn cản phong trào “cải cách” của Luther, đả phá các đồi phong bại tục trong hàng giáo sĩ và giáo dân. Ở Tây Ban Nha, cha Franciso Vittoria (1492-1546) với nhiều cha khác, như Dumingo Soto (+1560), Melchor Cano (+1560), Pedro Soto (+1563), phục hưng trường phái Tôma và thần học kinh viện. C̣n ḍng Âutinh tuy bị Luther làm mang tiếng và có nhiều người theo gương xấu, nhưng không thiếu những nhân vật đă can đảm đứng lên chống lại nhà cải cách thành Witlenberg, như Egidio Viterbo (+ 1532), Girolamo Seripando (1494-1563) ở Ư; thánh Tôma Villanova (1488- 1555), Lui de Léon (1527-91) ở Tây Ban Nha.

Nhưng h́nh như không ḍng nào có phong trào cải cách sôi nổi hơn ḍng Phansinh. Thời đó là ḍng đông người và có nhiều ảnh hưởng nhất, nhưng cũng là ḍng bị chỉ trích nhiều hơn cả. Từ khi thánh Phansinh qua đời, vẫn có hai khuynh hướng: ngặt phép và giảm khinh. Khuynh hướng thứ hai này chủ trương thích nghi hiến pháp ḍng theo thời đại, để có thể phát triển dễ dàng và mau chóng. Nhưng khuynh hướng ngặt phép nắm ưu thế và có nhiều đấng thánh ủng hộ, nhiều tu viện sống xa tinh thần thánh tổ phụ được cải tổ. Năm 1516, đức Thánh Cha Leô X tưởng đă đến lúc có thể thống nhất các tu viện theo cùng một khuynh hướng, và gọi tất cả các con cái thánh Phansinh bằng danh từ “Anh Em Hèn-mọn” (Fratres Minores). Nhưng việc không thành, ngài đành phải để cho một số tu viện theo khuynh hướng giảm khinh luật nghèo khó đứng thành một chi nhánh riêng, gọi là “Anh Em Hèn mọn Conventuales “, mặc áo mầu đen.

Sự tách biệt này càng thúc đẩy việc cải tổ các tu viện theo khuynh hướng ngặt phép cố gắng giữ đúng tinh thần của đấng sáng lập. Đó là ngành “Anh Em Hèn mọn Observantes”; riêng ở Pháp có tên là Recolleti. Trong những nhà cải cách ḍng Phansinh, nổi tiếng nhất là thánh Pherô Alcantara (1499-1562) ở Tây Ban Nha. Nhờ ngài mà các tu viện phát triển mạnh mẽ về đạo đức lẫn con số.[4] Chính thánh nhân sẽ là cố vấn cho thánh nữ Terêsa Avila trong việc cải tổ ḍng Kín Cát minh. Ở Ư, cũng do phong trào cải cách theo tinh thần ngặt phép đă phát sinh ra ḍng Capuxino. Sáng lập chi nhánh này là cha Mateo Bascio (1495-1552), một cha ḍng gương mẫu và rất hy sinh trong nạn dịch 1523 ở Ư. Cho rằng mặc bộ áo vải thô với chiếc mũ trùm đầu h́nh vuông là theo đúng y phục của thánh Phansinh, năm 1525 cha Mateo đến Roma xin đức Thánh Cha Clementê VII cho tu viện của cha được mặc y phục theo lối khắc khổ đó. Năm 1528, v́ các anh em thuộc nhiều tu viện khác đả kích, nên tu viện của cha đă xin đức Thánh Cha cho đứng biệt lập. Năm sau, cha Luigi Possombrone đứng ra tổ chức ngành mới, và hiến pháp ḍng được châu phê. Danh từ Capuxino do tiếng đùa nghịch của trẻ con khi thấy các cha ḍng để râu, mặc áo thô, dội “mũ chào mào” (cappuccino).[5]

Ḍng Capuxino tiến triển mau chóng và hoạt động đắc lực. Các cha đi giảng khắp thành thị và thôn quê. Ḷng bác ái hy sinh của các cha trong thời chiến tranh, ôn dịch, rất được dân chúng mến phục. Nhưng một thử thách đe dọa ḍng mới, khi Benadino Ochino là bề trên ḍng theo giáo phái Tin lành (1541). Nhờ có đức cha Giberti và hồng y San-Severino bênh vực, ḍng Capuxino mới không bị kết án, lại được cha Francesco Jesi lănh đạo và đưa đến hưng thịnh để trở thành một lực lượng quan trọng bậc nhất trong công cuộc phục hưng Giáo hội. Một thế kỷ sau, ḍng đă có trên 1.400 tu viện và hơn 30.000 tu sĩ.[6] Đến sau bà Maria Laurentia Longa thành lập ḍng Chị Em Passionist, cũng gọi là ḍng nữ Capuxino.


3. Những ḍng tu mới: tu hội Giáo sĩ

Việc cải tổ các tu viện cũ là cần thiết, nhưng chưa đủ. Thời đại mới, nhu cầu mới, đ̣i hỏi những giải pháp thích hợp. Hàng giáo sĩ lúc ấy gồm những linh mục triều sống tại các giáo xứ bên cạnh giáo dân, và các linh mục ḍng sống trong tu viện. Các cha ḍng đôi khi hoạt động truyền giáo, nhưng theo đường lối riêng với công việc được ấn định. Linh mục triều bấy giờ phần lớn sa sút, trễ nải bổn phận giáo mục, cần phải có một phong trào phục hưng mănh liệt hơn. Lư do chính yếu là v́ đă không được huấn luyện đầy đủ về đạo đức cũng như về văn hóa. Nhiều người v́ thế cho rằng muốn tu thân và sống thánh thiện phải vào ḍng tu. Thế nhưng, vẫn c̣n cần phải có linh mục sống giữa giáo dân, và phải là những linh mục thánh thiện học thức. Từ đấy, phát sinh ra những tu hội Giáo sĩ. Đó là những linh mục triều hoạt động giữa đời, nhưng cũng có ba lời tu thệ như các cha ḍng trong tu viện.

Người khai sáng tổ chức các Giáo sĩ ḍng là thánh Gaetan Theatin (1480-1547) quê thành Vicencia nước Ư, một linh mục rất nhiệt thành với sứ mạng tông đồ. Hồi đó, ở Ư có hội Diễn giảng t́nh yêu Thiên Chúa, tổ chức những cuộc hội thảo, nhằm nâng đỡ đời sống đạo đức hàng linh mục. Thánh Gaetan thường đến tham dự và muốn áp dụng phương pháp học hỏi đó vào việc đào tạo các linh mục hoạt động tại giáo xứ, đang cần thiết cho phong trào cải cách các địa phận. Với sự giúp đỡ của đức cha Pietro Caraffa giám mục thành Theatin, năm 1524 thánh Geatan lập tu hội Giáo sĩ đầu tiên, lấy tên là ḍng Theatin. Ḍng mới phát triển mau chóng, 20 năm sau đă có mặt khắp các nước Ư, Tây Ban Nha, Ba Lan, Áo, Đức, nhất là từ khi đức cha Caraffa lên chức hồng y, rồi lên ngôi Giáo hoàng, tức Phaolô IV (1555-59). Ḍng Theatin sẽ nắm giữ vai tṛ quan trọng trong công cuộc phục hưng Giáo hội, với những nhà hùng biện và thần bí học nổi tiếng, như thánh Anrê Avellino (+ 608), Laurenso Scupoli (+ 1610).[7]

Con đường đă mở, nhiều tu hội mới được thành lập theo. Thánh Antôn Maria Zaccaria (1500-39), khi c̣n là một y sĩ trẻ tuổi, đă hăng say hoạt động bác ái và rao giảng Phúc âm khắp thành Cremona nước Ư. Năm 1528, Zaccaria thụ phong linh mục, để hai năm sau sáng lập tu hội Giáo sĩ Thánh-Phaolô, theo gương truyền giáo của vị tông đồ Dân ngoại. V́ tu viện mẹ ở Roma xây cất gần thánh đường kính thánh Barnabê, nên người ta gọi là các cha ḍng Barnabit. Hoạt động của ḍng này tương tự như ḍng Theatin; nhưng trong đời sống đạo đức, các cha chú tâm nhiều đến lễ nghi phụng vụ, tôn sùng Thánh Thể, chầu Thánh Thể liên tiếp, về mặt xă hội, các cha chuyên ngành giáo dục trẻ em.[8]

Tiếp đến là ḍng Somasco do thánh Gieronimo Emilian (1481-1537) thành lập. Thánh nhân thuộc gia đ́nh quí tộc thành Venecia, thời thanh niên đă theo nghiệp binh đao và sống đời ăn chơi phóng túng. Năm 35 tuổi, Emilian ăn năn hối cải, sống đời hăm ḿnh chay tịnh, hoạt động bác ái để đền tội. Được đức cha Caraffa hướng dẫn, thánh nhân thường đến tham dự các cuộc hội thảo của hội Diễn giảng T́nh yêu Thiên Chúa. Năm 1527-28, Roma bị phong tỏa và ôn dịch, thánh nhân quên hết mọi nguy hiểm, ngày đêm thăm viếng săn sóc bệnh nhân: ngài bị lây bệnh nhưng được Chúa chữa khỏi. Năm 1534, thánh nhân lập tu hội chuyên việc bác ái xă hội. Các tu sĩ điều khiển nhiều cô nhi viện, bệnh xá, nhà cải huấn thiếu nữ hoàn lương. Năm 1540, tu hội này được đức Thánh Cha Phaolô III châu phê, và mang tên ḍng Thánh-Mayol, nhưng v́ nhà mẹ đặt ở làng Somasco, nên cũng có tên là ḍng Somasco.

Tổ chức tu hội Giáo sĩ có kết quả và thích hợp với thời đại. Thánh Gioan Thiên Chúa (1495-1550), một tu sĩ Bồ Đào Nha, mô phỏng tổ chức nói trên để lập một ḍng tu “không giáo sĩ” chuyên việc bác ái. Năm 1537, ḍng Bệnh viện hay Trợ thế được thánh nhân thành lập ở Granada (Tây Ban Nha), nhưng măi đến năm 1571 mới được đức Piô V châu phê. Ngoài ba lời tu thệ, các thày c̣n khấn buộc ḿnh săn sóc bệnh nhân. Các tu sĩ Trợ thế nhận những công tác nặng nhọc nhất trong các bệnh viện và quán trọ. Theo đường hướng này, nhiều ḍng nữ được thành lập. Thay v́ sống đóng kín trong tu viện, các nữ tu những ḍng mới sẽ cộng tác với hàng linh mục, trong ngành từ thiện bác ái xă hội.

Năm 1535, được sự hướng dẫn của thánh Antôn-Maria Zaccaria, tổ phụ ḍng Barnabit, và Luisa Torelli thành lập tại Milan một ḍng nữ mang tên Thánh Phaolô (Angeliques de Saint-Paul), chuyên điều khiển các cô nhi viện và các nhà cải huấn thiếu nữ hoàn lương. Sau đó, bà Torelli lập ḍng Nữ tử Đức Maria (Filles de Marie) chuyên việc dạy học. Ở Napoli, bà Ursula Benincasa cũng lập ḍng nữ Theatin. Nhưng đáng chú ư hơn cả là ḍng nữ Ursulina do thánh nữ Angela Merici (1474-1540) sáng lập năm 1535 ở Brescia. Ḍng này được đặt dưới sự bảo trợ của thánh nữ Ursula và được châu phê năm 1544. Ḍng bành trướng rất mau chóng, thành một ḍng tu lớn chuyên việc giáo dục thiếu nữ, và đă đóng góp vai tṛ khá quan trọng trong công cuộc phục hưng Giáo hội thế kỷ XVI.

Trên đây là những hành động nổi bật và được ghi chép trong lịch sử, c̣n biết bao hoạt động âm thầm khác. Tất cả dọn đường cho công cuộc cải cách của Công đồng Trento sau này. Và để tham gia một cách rất đắc lực vác công cuộc cải cách nói đây, Chúa Quan pḥng c̣n cho khai sinh một ḍng tu có lẽ là thời danh hơn hết, đó là ḍng Tên Chúa Giêsu do thánh Inhaxu Loyola sáng lập.


4. Thánh Inhaxu, tổ phụ ḍng Tên Chúa Giêsu
[9]

Mùa xuân 1521, chiến tranh lại bùng nổ giữa vua François nước Pháp và hoàng đế Carlos Quinto. Tháng 5 năm ấy, Pháp quân bao vây thành Pamplona (Tây Ban Nha). Thành này pḥng thủ hơi yếu quân số lại ít, không thể đương đầu với quân Pháp đông hơn. Nhưng viên đại úy chỉ huy trưởng nhất định chống cự. Sau 6 ngày anh dũng chiến đấu, ông bị thương ở chân, và Pamplona thất thủ. Viên chỉ huy đó tên là Inhaxu Lopez Recaldo. Inhaxu sinh năm 1491 tại lâu đài Loyola trong một gia đ́nh quí tộc tỉnh Guipuzcoa. xứ Basque (Tây Ban Nha). Cũng như nhiều người thuộc hàng quí tộc thời ấy, Inhaxu rất sùng đạo, nhưng cũng ăn chơi phóng túng, ham mê danh vọng, thích thú phiêu lưu. Để đạt được mục đích đó, Inhaxu sung vào ngành hiệp sĩ phục vụ công tước Najera, phó vương xứ Navarre.

Sau khi bị thương, Inhaxu được băng bó đưa về lâu đài Loyola. V́ băng bó vội vàng, chiếc xương gẫy không ăn khớp với nhau. Sợ cặp gị khập khểnh làm cản trở nghề binh đao, ông định để y sĩ đập ra bó lại. Nhưng Thiên Chúa đă muốn đưa Inhaxu vào con đường chiến đấu khác. Trên giường bệnh, ông muốn đọc sách giải khuây, nhưng chỉ t́m được hai cuốn Hạnh các Thánh Cuộc đời Chúa Kitô. Trong tâm hồn ông, bắt đầu nổi dậy một cuộc chiến đấu cam go: một bên là tiếng Chúa gọi, một bên là những lôi cuốn của danh vọng và thú vui trần tục. Cuối cùng, tiếng Chúa đă thắng.

B́nh phục rồi, Inhaxu từ giă gia đ́nh đi viếng đền Đức Mẹ ở Montsenat (Cataluna), và tĩnh tâm ở đấy 3 ngày, quyết định một cuộc sống mới. Sau đó. thánh nhân đến ở trong hang Manresa sống đời khổ hạnh, hằng ngày đóng vai hành khất ăn xin từng nhà, làm bạn với người nghèo túng, đau ốm. Trong những tháng ở đây, theo lưu truyền, Inhaxu đă viết cuốn “Tập luyện đời sống thiêng liêng” (Ejercicios espirituales) làm căn bản đời sống cho một ḍng tu tương lai.[10] Theo gương thánh Phansinh Assisi, Inhaxu ước ao được sang Đất Thánh để truyền giáo ở đó. Năm 1523, thánh nhân qua Roma nhận phép lành đức Thánh Cha Ađrian VI, và tháng 9 năm đó Inhaxu tới Palestina. Nhưng không ở lại truyền giáo được, thánh nhân trở về Barcelona định gia nhập một ḍng tu, nhưng lại nhận thấy ư Chúa muốn cho ḿnh ở ngoài xă hội hoạt động truyền giáo bằng công tác bác ái và xă hội. Tuy nhiên, muốn hoạt động phải có một tŕnh độ học thức cao. Inhaxu biết thế, nên mặc dầu đă trên 30 tuổi vẫn không ngại cắp sách đến trường học La văn, rồi theo ban triết học và thần học tại Alcala và Salamanca. Năm 1528, thánh nhân sang Paris học thêm 7 năm nữa.

Ở Paris cũng như ở Alcala và Salamanca, Inhaxu đă chinh phục được nhiều người sống theo cuốn Tập luyện đời sống thiêng liêng. Trong số đó, trước hết có Pierre Lefèvre người xứ Savoie, rồi đến Francisco Jassu Xavier, Diego Laynez, Nicolas Bobadilla, Alonso Salmerón, cả bốn quốc tịch Tây Ban Nha; đến sau thêm Simon Rodríguez Azevedo người Bồ Đào Nha. Ngày 15.8.1534, bảy anh em lên đền Đức Mẹ trên đồi Montmartre, tuyên khấn đức nghèo khó và trinh khiết, đồng thời hứa sẽ sang Đất Thánh truyền giáo, và nếu không đi được sẽ để mặc quyền sử dụng của đức Thánh Cha: “Nhóm đồng h́nh với Chúa Giêsu” (Compagnie de Jésus) thành h́nh, có đức Thánh Cha làm Bề trên.

Năm 1537, trong thời gian ở Venecia để chờ tàu qua Đất Thánh, Inhaxu và một số đồng bạn chưa có chức linh mục đă được đức cha giáo phận phong cho. Chiến tranh bùng nổ, không c̣n hy vọng sang Đất Thánh, bảy anh em yết kiến đức Thánh Cha Phaolô III và xin trao công tác. Đức Thánh Cha lúc ấy đang lo t́m người cộng tác trong việc chuẩn bị đại Công đồng và cải cách Giáo hội, thấy các cha, ngài rất vui mừng. Tuy ḍng chưa được châu phê, nhưng đức Thánh Cha cũng đă trao cho nhiều sứ vụ quan trọng. Năm 1539, cha Broet được sai đến thành Sienna nhận việc cải tổ một tu viện; hai cha Laynez và Lefèvre đi kinh lư thành Parma, rồi nhận chức giáo sư học viện Sapientia vừa được thiết lập. Năm liền sau, cha Le Jay lănh nhận sứ mạng truyền giáo ở Brescia. Năm 1540-41, cha Lefèvre cùng đi với nhà ngoại giao Ortiz sang Đức quốc tham dự các cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Tin lành tại Worms. Cũng thời gian này, theo lời mời của vua Juan III nước Bồ Đào Nha, thánh Phanxicô Xavie và cha Simon Azevedo sang Ấn Độ và vùng Đông Á giảng đạo. Trong khi đó, thánh Inhaxu tổ chức những tuần linh thao (tĩnh tâm) cho đủ mọi giai cấp ở Venecia, Vicencia, Roma..., và phải đương đầu với những gièm pha nhằm phá việc châu phê ḍng mới. Thánh Inhaxu muốn “nhóm đồng hành với Chúa Giêsu”' này thành một ḍng tu (ordre), nhưng không như các ḍng tu có luật lệ tổ chức xưa nay: không cung nguyện, không áo ḍng riêng. Tuy nhiên cũng có bề trên, ba lời khấn và lời khấn thứ bốn vâng phục đức Thánh Cha, vị bề trên tối cao của ḍng. Ḍng giữ lại danh xưng “Compagnie de Jésus” hay “Société des Jésuites” (Đoàn Giêsu-hữu), có từ ban đầu. Ngày 27.9.1540, đức Phaolô III ban Tông chiếu Regimini Militantis Ecclesiae chính thức châu phê ḍng Chúa Giêsu, ta quen gọi là ḍng Tên. [11]

Năm 1541, thánh Inhaxu được bầu làm bề trên tổng quyền (préposé général). Trong khi ḍng đang bành trướng sang các nước Bỉ, Ái Nhĩ Lan, Ấn Độ, hiến pháp ḍng hăy c̣n trong ṿng soạn thảo măi đến năm 1550 mới xong. Là một cựu sĩ quan đặt quy chế cho một ḍng tu, hiến pháp ḍng Tên v́ thế phải nêu cao tinh thần kỷ luật, đức tuân phục mau lẹ và tuyệt đối. Châm ngôn của ḍng là Ad majorem Dei gloriam (Để Chúa được vinh quang hơn măi). Và mục đích của ḍng như vị sáng lập đă viết là: “đi khắp thế giới rao giảng Lời Chúa, giải tội và dùng mọi phương tiện có thể, với sự trợ lực của Chúa, nhằm cứu rỗi các linh hồn. Ḍng Tên nhận hết mọi thứ hoạt động tông đồ và đi khắp mọi nơi, v́ theo lời tu thệ thứ bốn là các tu sĩ đến bất cứ nơi nào được đức Thánh Cha sai đi, nghĩa là phải trở thành những “khinh binh” (expéditif) sẵn sàng chiến đấu khắp mặt trận.

Thánh Inhaxu qua đời ngày 31.7.1556. Lúc ấy ḍng Tên đă có cơ sở vững chắc, bành trướng nhiều nơi với con số 1.000 tu sĩ, 101 tu viện, chia thành 12 tỉnh ḍng.[12] Như vậy, Giáo hội được thêm một đoàn người đầy thiện chí và khả năng trong việc thực hiện cuộc cải cách. Người ta sẽ thấy thánh Ed. Campion (+ 1581) và cha R. Persons (+ 1610) can đảm lén lút vào Anh quốc dưới thời bách hại của nữ hoàng Elisabeth, để làm sống lại nơi người Công giáo niềm tin tưởng và trung thành với Giáo hội. Và không ai quên được hai nhân vật nổi tiếng cũng trong thời Phục hưng này: thánh P. Canisio (1521-97), tác giả bộ Tổng yếu Giáo lư Kitô giáo (Sommaire de la doctrine chrétienne) và thánh R. Bellamino (1542-1621) hồng y, một nhà thần học và hộ giáo nổi danh.[13]


II

ĐẠI CÔNG ĐỒNG TRENTO 1545-1563


1. Ṭa thánh Roma đứng trước những đ̣i hỏi cấp bách
một Công đồng cải cách Giáo hội

Từ đầu thế kỷ XVI, tất cả những ai có tâm huyết với tiền đồ Giáo hội đều hướng về Ṭa thánh Roma, trông đợi một cuộc cải cách toàn diện, nhất là từ khi thấy Luther tự động đứng ra chủ trương một cuộc “cách mạng” (1517), gây khủng hoảng khắp nơi. Nhưng người ta thấy ǵ trên ngai Giáo hoàng ? Đức Giuliô II (1503- 13) quá lo nghĩ về chính trị; đức Leô X (1514-21) ham mê nghệ thuật. Chính dưới thời Leô X này, Luther lợi dụng việc sao lăng bổn phận của vị Đại diện Chúa Kitô, đă thu hút được một số đông sinh viên và giáo dân, để cuối cùng dám đương đầu với Ṭa thánh. Kế đến đức Ađrian VI (1522-23), người ta hy vọng sẽ có thay đổi, v́ nhận thấy nơi ngài có đời sống khắc khổ và đạo đức. Vừa lên ngôi, ngài đă chủ trương tận diệt các tệ lạm trong Giáo hội, tố cáo đời sống gương xấu của hàng giáo sĩ, kêu gọi các hồng y, giám mục tránh xa hoa, thôi kiêm nhiệm nhiều địa phận để hưởng bổng lộc. Nhưng không thành công phần v́ thiếu khôn khéo tế nhị, phần v́ thiếu người cộng tác đắc lực. Hơn nữa, ngài ở ngôi Giáo hoàng chỉ được 20 tháng.

Đức Clemente VII (1523-34) lên kế vị cũng chủ trương canh tân Giáo hội. Ngài mời đức hồng y Sadolet và đức giám mục Giberti, hai lănh tụ phong trào cải cách các giáo phận, đến cộng tác. Một ủy ban gồm nhiều hồng y được thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu đường lối cải cách. Đức Thánh Cha cũng cho điều tra kỹ càng về vấn đề Đức quốc, và sai Sứ thần đến thu xếp công việc. Nhưng v́ thiếu cương quyết, nên các đề nghị của ủy ban điều tra không được ngài cho thi hành. Đàng khác, đức Clementê quá bận tâm tới chính trị, và ở đây thái độ do dự của ngài cũng chỉ đem lại toàn thất bại. Là người thuộc hàng quí tộc Médicis, ngài không khỏi mất thời giờ vào việc củng cố địa vị cũng như thế lực cho gia tộc ḿnh, khi ấy đang có tranh chấp với nhiều gia tộc khác. Cũng thời này, Catalina xứ Aragon, cô của Carlos Quinto bị Henry VIII t́m cách ly dị; Carlos muốn nhờ đức Thánh Cha bênh vực. Nhân cơ hội này, đức Clementê yêu cầu Carlos giúp cho một người thuộc gia tộc Médicis được cai trị thành Florencia.

Nhưng đến khi thấy ảnh hưởng Tây Ban Nha ở Ư quá mạnh, đức Clementê VII lại bắt tay với vua François I nước Pháp, kẻ thù của hoàng đế Carlos Quinto. Carlos liền trả lời bằng một cuộc hành quân vào Roma. Ngày 5.5.1527, quân của tướng De Bombon tiến vào giáo đô, một cuộc tàn sát dă man diễn ra trong 7 ngày: nhiều thánh đường, nhiều đền đài bị cướp phá, nhiều hồng y, giám mục bị đánh đập, đức Thánh Cha phải trốn vào thành quách Thiên thần. Để chấm dứt cuộc đổ máu khủng khiếp ấy, đức Clementê đă phải ~ nhận tất cả mọi điều kiện của Carlos. Ngài viết: “Hỡi con yêu dấu, trước mắt ta, chỉ c̣n một thây ma bị cắt từng mảnh” (un cadavre en lambeaux). Đó là h́nh ảnh lem luốc thê thảm của kinh thành muôn thuở, và có lẽ cũng là của Ṭa thánh. Thế giới Công giáo kinh hoàng trước h́nh ảnh này và khi Carlos Quinto phúc đáp: “Tất cả những cảnh tượng đó xảy ra là do bản án của Thiên Chúa, hơn là do mệnh lệnh của tôi”, nhiều người đă cho đó là lời cảnh cáo của Chúa.[14]

Giáo hội tiếp tục gặp nhiều đau thương nhục nhă. Ở Đức, giáo thuyết Luther mỗi ngày thêm vững mạnh, rồi đến cuộc ly giáo của Henry VIII thành h́nh ở Anh, một phần cũng v́ thái độ không dứt khóat của đức Clemenlê VII. Tuy nhiên, sau này khi việc đă rồi ngài c̣n biết giữ vững lập trường, bảo vệ giáo lư Công giáo.[15] Dưới thời ngài, phong trào cải cách các địa phận và ḍng tu phát động mạnh mẽ; nhiều ḍng tu mới được thành lập, cung cấp những đoàn người đầy thiện chí sẵn sàng hành động. Bầu khí thuận lợi đă dọn sẵn, người ta chỉ c̣n chờ đợi Ṭa thánh lên tiếng. Nếu tiếng nói đó, đức Clementê đă không nói ra, th́ ít là ngài cũng có công trong việc khuyến khích và yểm trợ các phong trào này.

Giáo hội bên ngoài có bộ mặt như một thây ma bị cắt từng mảnh”, nhưng bên trong đă dậy lên những mầm sống mới sắp sửa phục hồi với bộ mặt xinh tươi và huy hoàng hơn. Người mở đầu cho giai đoạn phục sinh này là đức Giáo hoàng Phaolô III.


2. Đức Phaolô III triệu tập đại Công đồng
[16]

Đức Phaolô III (1534-49) khi lên núi Giáo hoàng đă 67 tuổi, lưng c̣ng sức yếu, nhưng là con người cương nghị, thông minh, tài giỏi. T́nh h́nh Giáo hội khi ấy thật thê thảm. Bên ngoài, Hồi giáo đă tiến sâu vào lục địa Âu châu. Bên trong, các vua Công giáo hận thù nhau, giáo thuyết Luther lan tràn khắp nơi, vua Henry VII bách hại đạo. Đối với giáo phái Tin lành, đức Tân Giáo hoàng Quinto t́m cách gây áp lực, nhưng việc không thành. Ở Pháp, sau vụ “dán bích chương” (1534) đức Thánh Cha thúc vua François I cương quyết chống giáo phái Tin lành. Ở Đức, ngài kêu gọi các ông hoàng Công giáo đoàn kết thành một khối để đương đầu với liên minh Smalkalde. Đức Thánh Cha c̣n lo ḥa giải giữa Carlos Quinto và François I, và năm 1538 hai bên đă đi đến một hiệp định đ́nh chiến kư tại Nice, để cùng nhau chung sức đối phó với Hồi giáo.

Đức Phaolô cũng nhận thấy cần phải có một cuộc cải cách toàn diện do Ṭa thánh cầm đầu, mà phương tiện hữu hiệu là đại Công đồng. Nhưng ngài cho rằng, nếu cuộc cải cách do Ṭa thánh dần đầu, th́ Ṭa thánh là nơi phải được cải tổ trước hết. V́ thế trong giai đoạn thứ nhất, chuẩn bị để đi đến Công đồng, phải canh tân các thánh Bộ và hữu hiệu hóa guồng máy cũng như những nhân viên thừa hành. Bước sang giai đoạn thứ hai là triệu tập Công đồng, lúc ấy Ṭa thánh không sợ bị chỉ trích, sẽ điều hành Công đồng dễ dàng với nhiều uy tín. Giai đoạn chót là lo áp dụng các quyết nghị được đưa ra. Công cuộc thật lớn lao, đức Phaolô III tuy không hoàn tất, nhưng ngài chuẩn bị và triệu tập Công đồng.

Để thực hiện việc cải cách Ṭa thánh, đức Thánh Cha thiết lập 2 thánh Bộ: Bộ Giáo sĩ, đặc trách hàng giáo sĩ ở Roma và Bộ Thanh tra hành chánh trong nước Ṭa thánh, đặt dưới quyền vị hồng y xứng đáng. Từ năm 1535, ngài mời về Roma nhiều hồng y thời danh như Sadolet, Caraffa, Pole, Contarini..., hoặc những nhà ngoại giao có biệt tài như Schomberg, Caracciolo ... Nhiều “Ủy ban Cải cách” được thành lập, để nghiên cứu các giải pháp. Trong khi đó, đức Thánh Cha không quên cổ vơ việc cải tổ các ḍng tu. Sau hết, năm 1542 ngài thiết lập Bộ Thánh vụ và công bố bản Mục lục Sách cấm (Index librorum prohibitorum), để khai trừ những người theo lạc thuyết và những sách báo nguy hại.

Sau giai đoạn thứ nhất, đức Phaolô có thể bước sang giai đoạn triệu tập Công đồng. Nhưng c̣n phải khắc phục nhiều khó khăn bên ngoài lẫn bên trong. Trước hết là những khó khăn nội bộ, một số người bị đe dọa mất nhiều bổng lộc, hoặc không muốn bỏ nếp sống cũ t́m cách phá. Các cố vấn tại Giáo triều cũng tŕnh bày những khó khăn về tài chánh, nếu Ṭa thánh phải hy sinh những đặc quyền và bổng lộc ở nhiều nơi. Chưa nói đến một số người đạo đức cho rằng phương pháp hữu hiệu nhất là cải thiện đời sống nội tâm, chứ không phải Công đồng.

Bên ngoài, đức Thánh Cha phải đương đầu với những khó khăn do các giáo phái và chính quyền gây ra. Về phía Tin lành, khi họ được mời đến tham dự Công đồng, họ đ̣i các mục sư của họ ngang hàng với các giám mục trong việc phát biểu và biểu quyết. Họ c̣n đặt điều kiện: trong khi tranh luận không được nại đến Thánh truyền, mà chỉ biết có Thánh Kinh. C̣n chính quyền phần đời: ở Anh, Henry VIII dĩ nhiên là không thèm nói đến; ở Pháp, François I bên ngoài tuyên bố ủng hộ, nhưng v́ lo ngại Công đồng sẽ băi bỏ nhiều đặc quyền của Giáo hội Pháp, nên ông ngấm ngầm gây khó dễ; ở Đức, Carlos Quinto lại chủ trương chính sách ḥa giải để được ḷng Tin lành, một lực lượng mà ông phải kiêng nể trong thời chiến tranh với François I; Carlos cũng muốn có Công đồng, nhưng một Công đồng như ư ông và có lợi cho ông.

Đức Phaolô cũng không quên rằng: trong những người ủng hộ việc triệu tập Công đồng có hai khuynh hướng, tạm gọi là “ôn ḥa” và “quyết liệt”. Theo khuynh hướng thứ nhất có các hồng y như Sadolet, Pole, Contarini, chỉ lưu tâm đến việc cải cách đời sống đạo đức c̣n về giáo thuyết có thể ḥa hoăn một thời gian. Ngược lại, khuynh hướng “quyết liệt” đ̣i theo đường lối của ṭa Truy tà, mà đứng đầu là đức hồng y Caraffa, tức Phaolô IV sau này. Đứng trước những khó khăn trên, với sự cương quyết và khôn ngoan mềm dẻo, đức Phaolô III đă đi dần đến mục tiêu Công đồng. Nhưng từ khi quyết định cho tới khi thực hiện được, phải mất thêm 9 năm nữa.

Năm 1536, sau khi cử đức hồng y Verger sang Đức làm Sứ thần, thăm ḍ hoàng đế Carlos và hàng Giáo phẩm, đức Thánh Cha tuyên bố triệu tập Công đồng tại Mantua vào tháng 5 năm 1537. Vua François I vừa mới bắt tay với các ông hoàng Tin lành nên tỏ ra lănh đạm. Carlos th́ bất măn v́ Mantua là địa điểm ngoài nước Đức ông không thể dùng áp lực gây ảnh hưởng. Ông đe dọa công tước ở Mantua khiến ông này tuyên bố không bảo đảm an ninh cho các nghị phụ. Vẫn không nản chí, đức Phaolô hoăn lại một năm và tuyên bố sẽ họp tại Vicencia ngày 1.5.1538. Ngài hy vọng thành công, v́ công tước Vicencia là người của ngài, đàng khác Carlos và François đă kư hiệp định Nice (1538). Nhưng Carlos Quinto vẫn không bằng ḷng về địa điểm, hơn nữa từ khi rảnh tay với vua nước Pháp, ông có hoài vọng với chính sách ḥa giải.

Vua Fernando nước Áo đề nghị với đức Thánh Cha địa điểm Trento, một thị trấn nhỏ ở vùng Tyrol, dân chúng người Ư, nhưng thuộc quyền hoàng đế La Đức. Carlos cũng đồng ư và Công đồng được ấn định ngày 22.5.1542. Nhưng chiến tranh giữa Carlos và François lại bùng nổ, và chỉ kết thúc khi hai bên kư ḥa ước Crépy 17.9.1544. Đức Thánh Cha cử Sứ thần đến gặp hai bên, rồi ấn định lại ngày khai mạc Công đồng: 15.3.1545. Nhưng khi Đặc sứ Ṭa thánh đến chủ tọa Công đồng thấy số nghị phụ đến tham dự quá ít, nên đă xin hoăn đến cuối năm. Suốt mùa hè năm ấy, đức Phaolô cử nhiều khâm sai đi các nơi thuyết phục các giám mục, đồng thời yêu cầu các nhà cầm quyền đừng làm khó dễ. Carlos Quinto sau nhiều lần thí nghiệm chính sách ḥa giải gặp toàn thất bại, lúc này cũng bằng ḷng giải pháp Công đồng. Đức Thánh Cha quyết thực hiện lần này cho bằng được.

Công đồng khai mạc ngày 13.12.1545 dưới quyền chủ tọa của ba hồng y Đặc sứ: Pole, Del Monte và Cervini. Hiện diện phiên họp khai mạc này chỉ có 4 hồng y, 4 tổng giám mục, 21 giám mục, 5 bề trên tổng quyền các ḍng tu và khoảng 50 chuyên viên thần học và giáo luật.[17] Mặc dầu con số nghị phụ quá ít, nếu sánh tổng số giám mục trong Giáo hội, nhưng Công đồng vẫn cứ khai diễn và kéo dài 18 năm, nghĩa là cho đến ngày 4.12.1563, chia làm 3 khóa với 2 lần tạm đ́nh hoăn.


3. Cồng đồng Trento: khóa I và II
[18]

“Chỉ trong một hai tuần lễ Công đồng sẽ tan vỡ”, đó là cảm tưởng của một giám mục người Ư, cũng như của nhiều người bi quan. Nhưng không, Công đồng tiến hành được 2 năm, và chỉ bị gián đoạn do sự can thiệp của Carlos Quinto và khi vùng Tyrol bị ôn dịch hoành hành.

Dầu vậy, trong công việc c̣n nhiều trở ngại phải vượt qua. Các giám mục đến hội Công đồng, tuy tất cả đều mang theo nguyện vọng cải cách Giáo hội, nhưng không bỏ hết được hiềm khích quốc gia do chiến tranh gây nên. Người ta không quên rằng thời đó các giám mục lệ thuộc rất nhiều vào vua chúa. Người ta c̣n nói đến sự kỳ thị giữa các nghị phụ với nhau: hàng giám mục Tây Ban Nha và Ư Đại Lợi tự hào là đă đi trước phong trào cải cách và có công trong việc ngăn cản lạc thuyết; các giám mục Pháp bị nghi là có nhiều chủ trương không chính thống; các giám mục Đức bị chê là bất lực...

Tuy nhiên những trở ngại này có thể khắc phục dễ dàng, v́ các giám mục đều ư thức ḿnh đang làm một công việc hệ trọng cho Giáo hội. Hơn nữa, phần lớn các vị là những người tài giỏi thánh thiện, cộng tác với nhiều nhà thần học thông thái và vững chắc, thuộc đủ mọi ḍng tu chuyên môn. Do đó, trở ngại chính của Công đồng là các vua chúa, nhất là Carlos Quinto.

Khóa I có 10 phiên họp khóang đại (kể cả hai phiên họp ở Bolonia). Trong ba phiên họp đầu, mọi người đồng ư là các dự án sẽ do đặc sứ Ṭa thánh đề nghị, rồi trao cho ủy ban thần học hay giáo luật nghiên cứu, sau đó sẽ đưa ra tranh luận trong hội đồng giám mục, cuối cùng được biểu quyết và tuyên bố trong phiên họp khóang đại. Các giám mục và bề trên tổng quyền ḍng có quyền đầu phiếu nghị quyết; các nhà thần học và giáo luật chỉ được quyền phát ngôn. Carlos muốn Công đồng chỉ bàn căi về kỷ luật, v́ nếu vấn đề tín lư được nêu ra ông sợ giáo thuyết Tin lành sẽ bị kết án: nhưng Công đồng quyết định bàn căi cả hai: kỷ luật và tín lư song song với nhau.

Trong phiên họp thứ 4 (8.4.1546), Công đồng bàn về Thánh truyền và Thánh Kinh, ấn định Kinh Bộ gồm 72 quyển Cựu Tân ước (Canonicité des Livres inspirés), công nhận Bản Vulgata là bản dịch chính thức, dành quyền giải thích Thánh Kinh cho Giáo hội. Phiên họp thứ 5 (17.6.1546) biểu quyết Sắc lệnh tín lư về tội nguyên tổ, những luật lệ về nhiệm vụ giáo thuyết và giáo huấn. Phiên họp thứ 6 (13.1.1547), một Sắc lệnh tín lư khác về sự công-chính-hóa, nhiều luật lệ dành cho hàng Giáo phẩm và Giáo sĩ ḍng triều. Phiên họp thứ 7 (3.3.1547) biểu quyết Sắc lệnh về các bí tích, đặc biệt Rửa tội và Thêm sức.

Đến đây, tháng 3 năm 1547, Carlos ra lệnh cho Công đồng không được bàn về tín lư nữa. Công việc đang tiến hành phải ngừng lại nhiều giám mục lo ngại và nản chí. Khi ấy ôn dịch đang hoành hành khắp vùng Tyrol. Nhân cơ hội này, trong phiên họp thứ 8 (11.3.1547) các Đặc sứ Ṭa thánh tuyên bố rời Công đồng xuống thành Bolonia, để tránh áp lực của hoàng đế. Việc di chuyển này được đức Thánh Cha chấp thuận. Nhưng Carlos bắt các giám mục Đức và Tây Ban Nha phải ở lại Trento tiếp tục Công đồng.

Tháng 2 năm 1548, Công đồng họp ở Bolonia, chỉ có giám mục Ư. Trong hai phiên họp 9 và 10, các nghị phụ không nghị quyết được một vấn đề ǵ, số các giám mục đến tham dự cũng giảm dần. Thêm vào đó, tinh thần chính trị cũng như tôn giáo rất căng thẳng (vụ ám sát Pierluigi Farnese 10.9.1547, tạm ước Augsburg 1548). Đứng trước những khó khăn này, đức Thánh Cha Phaolô III buộc ḷng phải tuyên bố Công đồng tạm ngưng kể từ ngày 13.9.1549, tức hai tháng trước ngày ngài từ trần (10.11.1549).

Đức hồng y Del Monte, người đă từng chủ tọa Công đồng khóa I đắc cử ngôi Giáo hoàng, tức Giuliô III (1550-55). Ngài cũng là nhân vật có nhiệt huyết với công cuộc Phục hưng. Vừa lên ngôi, ngài đă điều đ́nh với hoàng đế Carlos để tái lập Công đồng. Từ khi có tạm ước Augsburg 1548, Carlos thấy mọi nỗ lực của ḿnh trong chính sách ḥa giải với Tin lành đều vô ích, nên ông bằng ḷng tái họp Công đồng nhưng không tích cực ủng hộ. C̣n Henri II (1547-59) vua Pháp ngỏ ư không tán thành, nói rằng nước ông không có lạc thuyết, nên không cần Công đồng. Dầu vậy, đức Thánh Cha quyết định tái nhóm vào ngày 1.5.1551 ở Trento.

Khóa II này, Công đồng họp thêm 6 phiên họp khóang đại: số giám mục tham dự chỉ vào khoảng 60, đức hồng y Crescenzi chủ tọa.[19] Phiên họp 13 (11.10.1551) biểu quyết Sắc lệnh tín lư về Thánh Thể. Phiên họp 14 (25.11.1551), thêm Sắc lệnh tín lư về kỷ luật, phần nhiều nói đến nhiệm vụ của hàng Giáo sĩ, Giáo phẩm. Đặc biệt trong thời kỳ này, Carlos đă nắm được lực lượng của Tin lành và bắt họ phải đến tham dự Công đồng. Ông yêu cầu các nghị phụ nhận phái đoàn của họ, trong đó có các ông hoàng Joachim II xứ Brandenburg, Christophor xứ Wurtemberg, Maurice xứ Saxonia, hai nhà thần học Benz và Melanchthon. Phái đoàn Tin lành tham dự từ cuối tháng 10 năm 1551 đến tháng 3 năm sau. Việc tranh luận với họ không đạt được một kết quả nào hết.

Chính trị một lần nữa lại đến làm cản trở Công đồng. Vụ ám sát công tước Pierluigi Farnese (1547) đă tạo nên cuộc chiến tranh giữa gia tộc Gonzagua có Carlos đỡ đầu và Ottavio Farnese được Henri II ủng hộ: cả miền Trung nước Ư ch́m trong khói lửa. Kế đến việc Maurice xứ Saxonia phản Carlos, đánh chiếm Innsbruck và suưt bắt được hoàng đế. Trento bị đe dọa, nên trong phiên họp 16 (28.4.1552), đức Giuliô III ra lệnh đ́nh hoăn Công đồng; ngài từ trần vào ba năm sau.

Đức hồng y Cervini lên kế vị đức Giuliô, hiệu Marcellô II (1555), nhưng chỉ được 22 ngày th́ từ trần. Đức hồng y Caraffa, người đă cộng tác với thánh Gaetan lập ḍng Theatin và là bộ trưởng Bộ Thánh vụ, lên ngôi Giáo hoàng lấy hiệu Phaolô IV (1555- 59). Đức tân Giáo hoàng tuy đă gần 80 tuổi, nhưng c̣n sắc sảo minh mẫn, đời sống lại đạo đức nhiệm nhặt như một vị tu hành. V́ nhiệt thành hăng hái muốn cải cách tức thời, nên ngài cho rằng giải pháp Công đồng để canh tân Hội thánh quá chậm chạp, lại gặp nhiều khó khăn, rắc rối. Theo ư ngài, chính ngôi Giáo hoàng phải đích thân đảm trách công cuộc cải cách này.

Nhiều Sắc lệnh được ban hành; buộc các Giám mục trở lại với sứ mạng chủ chăn, chấm dứt việc ban phát, nhượng dữ tài sản Giáo hội. Đức Thánh Cha cũng tổ chức lại các cơ quan Ṭa thánh, đặc biệt lưu tâm đến Bộ Thánh vụ để việc bài trừ các lạc thuyết và tệ lạm được hữu hiệu. Nhiều hồng y có đời sống theo gương mẫu bị khiển trách. Các bề trên ḍng được lệnh buộc các tu sĩ phải tuân theo luật lệ nghiêm ngặt của ḍng. Những linh mục bỏ nhiệm sở đến sống ở Roma, phải trở về trong ṿng một tháng, không tuân lệnh sẽ bị tống giam. Để thực hiện công cuộc cải cách ở các nước Công giáo, đức Thánh Cha đặt mỗi nơi một hồng y sứ thần để chuyển đạt mệnh lệnh của ngài tới các giám mục và buộc thi hành. Người ta chưa thấy vị Giáo hoàng nào nghiêm khắc như đức Phaolô IV.

Nếu trong công cuộc cải cách, đức Phaolô đă đạt được một vài kết quả, th́ trong lănh vực chính trị ngài thất bại chua cay, khi muốn giải phóng Napoli, quê hương ngài, thoát khỏi ách Tây Ban Nha và đẩy lui ảnh hưởng của họ xa khỏi nước Ṭa thánh.[20] Vẫn theo đường lối “gia đ́nh trị” của nhiều Giáo hoàng trước, ngài trao chức Quốc vụ khanh cho người cháu lên là Carlo Caraffa. Vị hồng y này bí mật làm nhiều việc mại thánh cùng với hai người cháu khác là Palliano và Montebello. Sự việc đến tai đức Thánh Cha; sau khi cho điều tra, ngài cất chức luôn cả ba người cháu đó. Đức Phaolô buồn rầu lâm bệnh, từ trần ngày 18.8.1559.


4. Đức Piô IV kết thúc Công đồng Trento: khóa III

Một vị hồng y không tên tuổi, nguyên tổng giám mục thành Ragusa, lên ngôi giáo hoàng, hiệu Piô IV (1559-65). Đức tân giáo hoàng cũng không tránh khỏi được tệ lạm đặt các cháu và họ hàng thân thuộc vào nhiều cơ quan Ṭa thánh. Nhưng không có người cháu nào được ở Roma cả, chỉ trừ một người cháu mới 21 tuổi, được cử vào chức hồng y Quốc-vụ-khanh. Vị hồng y quá trẻ lại giữ địa vị quan trọng đó chính là thánh Carolô Bonomeo (1538-84), một dụng cụ đắc lực của Thiên Chúa trong công cuộc Phục hưng Giáo hội. Carolô là người khôn ngoan thông thái và thánh thiện, ư chí cương nghị nhưng không nghiêm khắc. Với sự giúp đỡ của thánh nhân, đức Thánh Cha Piô IV tiếp tục công cuộc cải cách của đức Phaolô IV, nhưng ôn ḥa và mềm dẻo hơn.

Hoàn cảnh lúc này xem ra thuận lợi để tái lập Công đồng, Carlos Quinto từ trước vẫn cản trở Công đồng đă rút lui vào một tu viện, Henri II phản đối Công đồng đă mất. Nhờ tài ngoại giao của đức hồng y Morone, hoàng đế La Đức Fernando I (1558-1564) và vua Tây Ban Nha Felipe II (1556-98) bằng ḷng ủng hộ Công đồng. Ở Pháp, Catherine Medicis, nhiếp chính thay con c̣n nhỏ là Charles IX (1560-74), sau khi nhận rơ hiểm họa của ly giáo bà cũng bằng ḷng để các giám mục đến hội.

Công đồng Trento tái nhóm ngày 18.1.1562, và có thêm 9 phiên họp khóang đại. Tham dự phiên họp 17, tức phiên họp khai mạc khóa III, có 5 hồng y, 3 thượng phụ giáo chủ, 11 tổng giám mục, 90 giám mục, 4 đan viện phụ, 4 bề trên tổng quyền bốn ḍng tu và 54 nhà thần học. Bốn hồng y Đặc sứ Gonzagua, Seripando, Hosius, Simonetta đồng chủ tọa; từ phiên họp 23, đức hồng y Morone lên thay thế hai hồng y Gonzagua và Seripando qua đời (tháng 3 năm 1563).[21]

Phiên họp 21 (16.7.1562) biểu quyết Sắc lệnh về việc rước lễ, vấn đề quyên tiền và giảng ân xá. Phiên họp 22 (17.9.1562) tuyên bố Sắc lệnh về Thánh Lễ. Phiên họp 23 (15.7.1563) biểu quyết Sắc lệnh về bí tích Truyền chức, và việc tổ chức các chủng viện. Phiên họp 24 (11.11.1563) công bố sắc lệnh về bí tích Hôn nhân, bác bỏ các vụ hôn nhân không công khai; đồng thời có những quyết định về việc tổ chức công đồng miền, công đồng địa phận, kinh lư địa phận... Phiên họp 25 (3,4.12.1563) biểu quyết những Sắc lệnh về luyện ngục, tôn sùng các thánh, về ân xá, việc cải tổ các ḍng tu. Nghe tin đức Thánh Cha Piô IV lâm bịnh, và Công đồng lúc này cũng đă hoàn tất các vấn đề cần giải quyết, nên vội kết thúc trong phiên họp 25 này: các nghị phụ kư tên vào các Sắc lệnh tín lư cũng như kỷ luật trong niềm hân hoan thành công.

Ngày 26.1.1564, đức Thánh Cha Piô IV ban Tông chiếu Benedictus Deus, châu phê các Sắc lệnh Công đồng và chính thức công bố. Cũng năm ấy, ngày 2 tháng 8, Tông hiến Alias nos thiết lập thánh Bộ Công đồng, có 8 hồng y họp thành “ủy ban giải thích các Sắc lệnh Công đồng Trento”, thánh Bộ có nhiệm vụ khuyến khích mọi người thực thi các Sắc lệnh. Mục lục Sách cấm (Index Librorum prohibitorum) được công bố trong dịp này, và sau đó là bản Tuyên bố tuân phục Ṭa thánh (Professio Fidei Tridentina). Trong lịch sử Giáo hội, không có Công đồng nào giải đáp nhiều vấn đề, xác định nhiều điểm trong tín lư, đưa ra nhiều luật lệ, cũng như phải lướt thắng nhiều khó khăn, như Công đồng Trento.

Học hỏi giáo thuyết của Công đồng Trento, chúng ta phải công nhận một bước tiến quan trọng trong thần học. Nó phát sinh không phải do khối óc của một người như thuyết Calvin hay Luther, nó là kết quả nhiều người cùng nhau nghiên cứu sâu sắc và cẩn thận giáo lư mặc khải trong Thánh Kinh, được lưu lại qua Thánh truyền dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và bảo đảm bằng ơn vô ngộ của ngôi Giáo hoàng. Thần học kinh viện được phục hồi và canh tân. Tại Công đồng, người ta nhận thấy sự hiện diện của nhiều nhà thần học nổi tiếng ḍng Đaminh, như D. De Soto. M. Cano, A. Catharin, bộ sách Tổng yếu Thần học của thánh Tôma được đề cao và đặt trên bàn thờ cạnh Thánh Kinh; ḍng Phansinh có A. de Castro và A. de Vega; ḍng Tên có Diego Laynez, A. Salmerón, thánh Canisio; ḍng Âutinh có đức hồng y Seripando. Tất cả các lạc thuyết được đưa ra “mổ xẻ” và bị kết án.

Chúng ta có thể chia các Sắc lệnh Công đồng làm hai loại: tín lư và kỷ luật. Về tín lư có ba vấn đề chính là Mặc khải, Công chính hóa và Bí tích. Vấn đề Mặc khải, Công đồng dạy đức tin của người Công giáo dựa trên Thánh Kinh và cả Thánh truyền. Giáo hội có sứ mạng bảo vệ sự tinh tuyền của hai nguồn mạch đức tin đó, giáo dân không được tự ư giải thích Thánh Kinh, hoặc đặt cho Thánh Kinh một ư nghĩa khác với những điều Giáo hội đă xác định về đức tin và luân lư. Vấn đề Công chính hóa, Công đồng dạy tội nguyên tổ không hoàn toàn làm băng hoại con người. người ta c̣n tự do làm lành lánh dữ; công việc cứu rỗi đ̣i sự cộng tác của con người với ơn Chúa. Về các Bí tích, người Công giáo phải tin nhận có bảy. Công đồng dạy Chúa Giêsu hiện diện thực tại (réelle) trong phép Thánh Thể, hiện diện thực thể (substantielle). chứ không phải tiềm thế (virtuelle) hay bản thể thiêng liêng (substance spirituelle) như Calvin chủ trương, và hiện diện toàn thể (entière) cả sau khi phân chia. Cách thể hiện diện là biến thể (transsubstantiation), chống lại chủ trương lưỡng thể đồng tại (impanaton, consubstantiation) của Luther. Công đồng cũng dạy mầu nhiệm Thánh Thể không phải chỉ là một bí tích nhưng c̣n là Lễ Hiến tế dâng lên Chúa Cha, điều mà các Giáo phái Tin lành đều phủ nhận. Công đồng cũng định rơ giáo thuyết về sự tôn sùng các thánh, ảnh tượng và hài cốt thánh. Về ân xá Công đồng chấp nhận nó phù hợp với quyền “tháo cởi” của Giáo hội, và có thể chỉ ân xá cho người quá cố.[22]

Về kỷ luật Công đồng quyết định một chương tŕnh cải cách “từ đầu đến các chi thể”. Quyền hành và trách nhiệm của ngôi Giáo hoàng được đề cao, nhưng Công đồng tha thiết xin các ngài để ư chọn những hồng y xứng đáng; đồng thời yêu cầu các vị ở chức cao trọng phải có đời sống gương mẫu và thanh liêm. Với hàng Giám mục, Công đồng đưa ra nhiều khoản luật, như luật nhiệm sở, thăm viếng giáo dân, tuyển chọn những người xứng đáng lên chức thánh. Công đồng c̣n dạy các ngài ư thức ḿnh là Chúa chiên, không nên pha ḿnh vào chính trị; và tránh những cuộc tranh giành giữa các gia tộc. Các linh mục cũng được Công đồng lưu tâm đến, và kêu gọi họ sống khiết tịnh, tập luyện nhân đức cho xứng với thiên chức cao cả, giữ luật nhiệm sở, và lo giảng dạy giáo dân. Công đồng khuyến khích các giám mục thiết lập chủng viện trong địa phận ḿnh, nhằm đào tạo hàng giáo sĩ tương lai. C̣n các ḍng tu, Công đồng không quên họ, khi ấn định luật lệ bầu cử bề trên và đặt nhiều điều kiện cho các người xin vào ḍng, nhằm ngăn ngừa những phần tử bất xứng.

Nhưng cuộc Phục hưng toàn diện c̣n phải lưu ư đến toàn thể giáo dân, v́ sự thật việc cải tổ hàng Giáo phẩm một phần cũng v́ giáo dân. Đối với họ, Công đồng nhắc đến luật hôn nhân. C̣n về những nhu cầu đời sống Công giáo, Công đồng muốn dành việc đó cho cuốn Kinh bổn Công đồng. Cuối cùng, vấn đề tế nhị và khó khăn hơn cả là ngăn cấm các ông hoàng không được can thiệp vào Giáo hội, v́ đó là một trong những nguyên nhân gây nên t́nh trạng suy thoái của thời đại. Khi Công đồng bàn vấn đề này, các đại sứ bỏ ra về để phản đối. Nhưng sau nhiều lần tỏ ra cương quyết, Công đồng đă đạt được kết quả, c̣n buộc các ông hoàng phải tôn trọng tài sản cũng như quyền lợi của Giáo hội tại các Quốc gia.

Công việc của Công đồng đến đây đă chấm dứt, bây giờ đến giai đoạn thực thi chương tŕnh cải cách, được vạch ra qua các Sắc lệnh.


III

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÁNH NHÂN

THỜI HẬU CÔNG ĐỒNG TRENTO


1. Tại Ṭa thánh Roma: đức Piô V và các Giáo hoàng thời hậu Công đồng

Để thực hiện công cuộc cải cách của Công đồng Trento, Thiên Chúa đă chọn một vị thánh ḍng Đaminh, đó là đức Piô V (1566-72), nguyên tổng trưởng Bộ Thánh vụ. Công việc thứ nhất  của tân Giáo hoàng là bài trừ các tệ lạm ở ngay Ṭa thánh Roma. Với sự cộng tác đắc lực của vị linh mục thời danh N. Ormaneto, đức Thánh Cha tổ chức lại các Bộ, tận diệt nạn mại thánh, chỉ dùng những vị hồng y đạo đức và xứng đáng. Các đồi phong bại tục trong thành Roma đều bị nghiêm cấm và đả phá. Để chống lại các giáo phái và để giáo huấn giáo dân, ngài thúc đẩy việc hoàn tất cuốn Kinh bổn Công đồng (1566). Đức Thánh Cha cũng cho xuất bản bộ Tổng yếu Thần học của thánh Tôma và truyền phải dùng trong các đại học, đồng thời tôn phong tiến sĩ Hội thánh cho tác giả (1567). Sau cùng, ngai sửa lại Sách Kinh nguyện (1568) và Sách Lễ (1570).

Đối với các vua chúa, đức Piô ra Đoản sắc In Coena Domini, nhắc đến nhiệm vụ của các kẻ làm cha mẹ dân. Ở Đức, hoàng đế Maximilian II (1564-76) muốn nghiêng theo chính sách ḥa giải và nhượng bộ của Carlos Quinto, đức Thánh Cha đe phạt vạ, ông mới thôi. Ở Anh, nữ hoàng Elisabeth thiết lập Anh giáo và tự đặt ḿnh làm “Giáo hoàng”, bị kết án vạ tuyệt thông (1570). Ở Hà Lan, ngài khuyến khích công tước Albo đứng lên chống giáo phái Tin lành. Ở Ư và Tây Ban Nha, phong trào bài trừ lạc thuyết cũng được cổ vơ. Ở Pháp, Catherine Médicis vẫn c̣n che chở và nhượng bộ Tin lành, ngài t́m các gây ảnh hưởng nơi Quốc hội để họ cương quyết bảo vệ đức tin Công giáo.

Nhưng sự nghiệp lớn lao hơn cả của thánh Piô là tổ chức liên minh Công giáo chống Thổ Nhĩ Kỳ (Hồi giáo) và chiến thắng vẻ vang tại vịnh Lepanto (Naupactos) ngày 7.10.1571. [23] Sau chiến thắng này, thánh nhân đă lập lễ Đức Mẹ Chiến thắng để ghi ơn “Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu”. Lễ này đến sau được đức Gregori XIII đổi tên, gọi là lễ Đức Mẹ Mân côi, mừng long trọng vào ngày chúa nhật đầu tháng 10.

Đức Thánh Cha Piô V băng hà năm 1572. Nhờ ngài mà các Sắc lệnh Công đồng Trento đă được thực thi, không nằm liệt trên bản văn như nhiều Sắc lệnh khác. Ngài c̣n là vị thánh mở đầu cho thời đại hoàng kim cuối thế kỷ XVI. [24]

Lên kế vị và tiếp nối công việc của thánh Piô V là đức Gregori XIII (1572-85), nhà cải cách nổi tiếng. Trước hết, danh tánh của ngài gắn liền với công việc “Sửa lại Lịch cũ” (Réforme du Calendrier), bằng cách điều chỉnh “Lịch Giulian” cho hợp với thiên văn học, mang tên “Lịch Gregorian”.[25] Đấy cũng là công việc nằm trong chủ trương cải cách năm phụng vụ cho phù hợp với năm dân sự. Việc bổ túc cuốn Tử đạo Danh lục (Martyrologe) được trao cho đức hồng y Sirleti thực hiện.

Đức Gregori đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập chủng viện và đại học Công giáo. “Collegium Romanum” “Collegium Germanicum” do thánh Inhaxu Loyola và thánh Phanxicô Borgia sáng lập, nay được đức Thánh Cha bảo trợ và ban nhiều đặc ân. Riêng “Collegium Romanum” được biến thành “Học viện quốc tế”, mang tên đại học Gregorian (1582), nơi có nhiều giáo sư danh tiếng được cử đến dạy, và cũng là nơi đào tạo những sinh viên ưu tú từ các nước gởi đến. Để tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách, đức Thánh Cha bắt buộc các giám mục phải giữ luật nhiệm sở, thiết lập ṭa Sứ thần lại nhiều Quốc gia, nhằm kiểm soát việc thực thi các Sắc lệnh Công đồng. Đối với anh em Ly-giáo Đông-phương, ngài cho thiết lập ủy ban đặc trách việc tiếp xúc và kêu mời họ trở về “đoàn chiên duy nhất”. Trong công cuộc Phục hưng, đức Gregori XIII quả đă đạt được nhiều thành công, nhưng về ngoại giao, ngài gặp quá nhiều thất bại trong việc chống Hồi giáo và Anh giáo.

Đức hồng y Peretti ḍng Phansinh lên ngôi Giáo hoàng, danh hiệu Sixtô V (1585-90). Đức tân Giáo hoàng là người có nhiều nghị lực và ưa dùng sức mạnh. Vừa lên ngôi, ngài đă lo diệt trừ giặc cướp quấy phá nước Ṭa thánh. Ở Roma, ngài thẳng tay đập tan các đồi phong bại tục. Trong việc tổ chức Giáo triều, đáng kể hơn cả là đặt bệ thống các thánh Bộ, ấn định con số Hồng y đoàn là 70. Về Thánh Kinh, đức Sixtô cho ra đời bản dịch theo bản Bảy Mươi (Septante), lấy tên là bản Vulgata Sixtina, bản dịch này hơi vội vàng, nên có nhiều chỗ cần phải sửa chữa. Nóc tṛn đền Thánh Pherô (đường kính 42m, cao 138m) hoàn tất dưới thời này. Về chính trị, biện pháp dùng sức mạnh của đức Sixtô đă gặp nhiều thất bại. Ngài can thiệp vào chiến tranh tôn giáo ở Pháp, phạt vạ tuyệt thông Henry III xứ Navane (tức Henri IV sau này), nhưng không kết quả. Việc thúc đẩy vua Felipe II dẫn đoàn tàu Invencible Armada, làm áp lực Elisabeth nước Anh cũng thất bại (1588).[26]

Kế tiếp đức Sixtô V là ba vị Giáo hoàng, mỗi vị chỉ sống một thời gian ngắn nên không làm được việc ǵ đáng kể. Đó là đức Urban VII (1590) chỉ có 13 ngày, đức Gregori XIV (1590-91) được 10 tháng, rồi đến đức Innocentê IX (1591) 2 tháng.

Đức Clementê VIII (1592-1605) là vị Giáo hoàng cuối cùng của thế kỷ XVI. Ngài có một đời sống khắc khổ, và không như đức Sixtô V ngài rất mềm dẻo trong hành động. Tiếp tục công việc của các vị tiền nhiệm, ngài cho tái bản và bổ túc Sách Kinh Nguyện, Sách Lễ, Nghi thức Phụng vụ, Mục lục Sách cấm. Bản dịch Vulgata- Sixtina cũng được duyệt lại và xuất bản năm 1592 lấy tên là bản Vulgata-Sixtina-Clementina. Trong việc tổ chức Ṭa thánh, đức Clementê sử dụng nhiều hồng y danh tiếng và tài đức như Baronio, Bellarmino... Ngài phân xử và ngăn cản sự chia rẽ giữa ḍng Tên và ḍng Đaminh do cuộc tranh luận về thuyết tiền định của Molina (1536-1600), truyền cho các cha ḍng Tên phải theo đạo lư thánh Tôma. [27] Về chính trị, chính sách mềm dẻo của ngài đă đưa Henri IV nước Pháp (1589-1610) trở về với Giáo hội. Ở Roma, ngài đă dàn ḥa được hai phe Pháp và Tây Ban Nha. Đức Clementê c̣n t́m cách đưa vua James I (1603-25) và Giáo hội Anh trở về, nhưng không thành.

Tiếp đến là đức Thánh Cha Phaolô V (1605-21), một người có nghị lực và tài giỏi nhưng quá nghiêm khắc. Về ngoại giao ngài gặp nhiều thảm bại. Trước hết là vụ ly giáo thành Venecia (1605), một phần do sự quá cứng rắn của ngài. May nhờ đức hồng y De Joyeuse khéo léo dàn xếp, cuộc ly giáo mới chấm dứt (1607). Thái độ của đức Thánh Cha đối với vua James I đă không giải quyết được cuộc ly giáo ở Anh, mà c̣n gây nên cuộc bách hại người Công giáo. Nhưng trong cuộc cải cách, đức Phaolô đă thu lượm được một số kết quả. Ngài chú trọng đến luật nhiệm sở của các giám mục, nhắc nhở các cha xứ nhiệm vụ giảng dạy đoàn chiên, và sứ mạng truyền giáo. Để huấn luyện các thừa sai vùng Tiểu Á, ngài mở lớp dạy ngôn ngữ Ả Rập trong các đại học.

Vị Giáo hoàng cuối cùng của thời cải cách hậu Công đồng là đức Gregori XV (1621-23). Ngài tuy già cả, ốm yếu, nhưng nghị lực c̣n dồi dào để tiếp tục công việc cải cách. Ngài ấn định thể thức bầu cử Giáo hoàng, thể thức đó c̣n giữ cho tới ngày nay. [28] Năm 1622, đức Gregori thành lập thánh Bộ Truyền giáo nhằm thúc đẩy công cuộc này, thu hồi quyền chỉ huy các thừa sai về cho Ṭa thánh, chống sự lạm quyền của hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong việc bảo trợ các xứ Truyền giáo. Ngài cổ vơ ḷng tôn sùng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội, tuy chưa tuyên bố là tín điều, nhưng ngài cấm không được phủ nhận đặc ân ấy của Đức Mẹ. Ngài kết thúc công việc thời cải cách của Ṭa thánh Roma một nửa thế kỷ sau Công đồng Trento.


2. Công cuộc cải cách ở Ư: thánh Carolô Borromeo và thánh Philippê Neri

Nước Ư nhờ ở cạnh Ṭa thánh, nên công cuộc cải cách được thực hiện sớm hơn cả. Đàng khác, cuộc cải cách ở đây đă được chuẩn bị đầy đủ: nhiều địa phận, nhiều ḍng tu được cải tổ, nhiều ḍng tu mới được thành lập, đặc biệt ḍng Tên. Hai nhân vật nổi tiếng hơn cả là thánh Carolô Borromeo (1538-84) trong việc cải cách các địa phận và thánh Philippê Neri (1515-91) trong việc thành lập ḍng mới.

Thánh Carolô thuộc gia đ́nh quí tộc Borromeo ở Arona, từ nhỏ đă có chí hướng dâng ḿnh cho Chúa. Năm 12 tuổi, sau khi được nhập hàng giáo sĩ, và theo tệ lạm thời đó thánh nhân được đặt làm bề trên tu viện St-Gratiano ở Arona. Năm 21 tuổi, được cậu ruột là đức Thánh Cha Piô IV đặt làm hồng y Quốc-vụ-khanh. Dần dần ngài kiêm các chức tổng giám mục Milan, hồng y bảo trợ nước Bồ đào Nha và miền Nam nước Đức, bảo trợ các ḍng Cát minh và Phansinh. Bổng lộc hàng năm rất nhiều, nhưng thánh nhân vẫn sống rất nghèo khó và nhiệm nhặt. Tuy c̣n ít tuổi, ngài đă tỏ ra có khả năng chu toàn các trọng trách. Thánh nhân giúp đức Thánh Cha Piô IV tái lập Công đồng Trento khóa III (1562-63). Khi Công đồng kết thúc, ngài đứng đầu Ủy ban soạn cuốn Kinh Bổn Công đồng. Đức Piô IV qua đời, dân chúng và các hồng y muốn cử thánh nhân lên kế vị, nhưng ngài từ chối.

Với chức vụ tổng giám mục thành Milan, thánh Carolô bắt tay vào công việc cải cách giáo tỉnh của ngài, thực hiện chương tŕnh của Công đồng Trento. Milan bấy giờ là một giáo tỉnh rộng lớn, gồm 15 địa phận, bao trùm một phần Venecia và vùng núi Alpes thuộc Thụy Sĩ. T́nh trạng Milan lúc ấy rất thê thảm: hàng giáo sĩ không được huấn luyện đầy đủ, nhiều tu viện sống đời trần tục, giáo dân nguội lạnh, nhiều thánh đường bỏ trống hoặc dùng làm kho lẫm. Năm 1565, thánh nhân hội công đồng giáo tỉnh, tuyên bố các Sắc lệnh Công đồng Trento và buộc phải thi hành, lập ủy ban trung ương nhằm chỉnh đốn lại 800 giáo xứ, chia thành giáo hạt, có cha quản hạt đứng đầu, hàng năm có các vị kinh lư đi kiểm soát, nhiều khi thánh nhân đích thân làm việc đó. Những linh mục thiếu kỷ luật và gương sáng bị ngài cảnh cáo và cho đi tĩnh tâm một thời gian. Thánh nhân c̣n thiết lập nhiều chủng viện: ở Pavia, Milan, Ancona. Các tu viện cũng được cải tổ, luật ḍng được tôn trọng. Giáo dân nhờ đấy trở nên sốt sắng, trật tự và kỷ luật được văn hồi. Với các bổng lộc dư dật, ngài cho thiết lập nhiều bệnh viện, cứu tế viện, lớp dạy giáo lư.

Cũng như mọi cuộc cải cách khác, thánh nhân đă gặp nhiều phản ứng. Ở Milan thời ấy, có ḍng Ba Biển đức sống giàu sang trưởng giả, ăn chơi sinh nhiều gương xấu. Thánh nhân kêu gọi họ trở về với tinh thần của ḍng. Bị chạm tự ái, họ mưu sát ngài trong khi dâng Thánh Lễ, nhưng chỉ bị thương nhẹ. Thấy các cha ḍng Tên lôi kéo mất nhiều phần tử lỗi lạc trong các chủng viện, thánh nhân lập ra ḍng Tận hiến Thánh Ambroxiô, về sau đổi tên là ḍng Tận hiến Thánh-Carolô. Ḍng nhận công tác giáo dục trong các chủng viện. Năm 1576, Milan mắc ôn dịch, người chết đầy đường, thánh nhân hy sinh săn sóc, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Thánh Carolô qua đời năm 1584, khi mới 46 tuổi, nhưng đă để lại cho Giáo hội một gương mẫu giám mục trong thời cải cách. Người ta gọi ngài là “Tiến sĩ hàng Giám mục”, v́ đă để lại lất nhiều thư chung đáng làm tài liệu quí giá cho các chủ chăn. [29]

Đồng thời với cuộc cải cách ở các giáo phận và tu viện, nhiều ḍng tu mới được thành lập để đáp ứng với những nhu cầu cấp thiết. Thánh Gioan Léonard lập ḍng Đức Mẹ Thiên Chúa ở Lucques, gồm những giáo sĩ chuyên giảng thuyết chống lạc giáo. Thánh Giuse Calasanz người Tây Ban Nha, cư ngụ tại Roma, lập tu hội giáo sĩ đảm trách việc dạy trẻ em nghèo bị bỏ rơi. Nhưng nổi danh hơn cả là thánh Philippê Néri, ông tổ hội Diễn giảng (Oratoire). [30]

Thánh Philippê Néri (1515-95) quê thành Florencia, thuộc gia đ́nh trung lưu. Lớn lên, cha mẹ cho học ngành thương mại, nhưng nghe tiếng Chúa gọi, Philippê đến Roma theo ban thần học. Thánh nhân vừa học vừa hoạt động truyền giáo trong các khu phố thường dân. Năm 1548, ngài lập hội Chúa Ba Ngôi, chuyên lo cứu giúp người nghèo khổ. Năm 1551, sau khi thụ phong linh mục, thánh nhân được cử coi sóc thánh đường St-Girolamo Canta. Tại đây, ngài tổ chức những buổi học tập ban chiều cho giáo dân. Lớp học bắt đầu bằng một đoạn sách giáo lư, tiếp theo là mấy phút giảng dạy, rồi để các học viên nêu thắc mắc và nghe giải đáp. Sau đó, họ được nghe một bài giáo sử, một đoạn sách về cuộc đời Chúa Cứu Thế, và kết thúc bằng một bài ca phổ thông. Kết quả rất khả quan, nhiều người cải thiện đời sống và giáo dân hiểu biết sâu xa về giáo lư.

Một số người đến xin cộng tác, nhưng thánh nhân không có ư lập ḍng. Măi đến năm 1575, do lệnh truyền của đức Thánh Cha Gregori XIII, ngài mới tổ chức thành một tu hội giáo sĩ, mang tên là hội Diễn giảng. Đó là một tổ chức huynh đệ, các giáo sĩ cộng tác với nhau trong tinh thần bác ái với một kỷ luật rất đơn giản. Tu hội mới bành trướng mau chóng trên đất Ư, giữ vai tṛ quan trọng trong công cuộc cải cách thời hậu Công đồng. Sau này, đức hồng y De Bérulle ở Pháp lập một hội Diễn giảng tương tự; thánh Vinh sơn Phaolô cũng mô phỏng một phần, khi tổ chức ḍng Lazarist.


3. Công cuộc cải cách ở Tây Ban Nha:
thánh nữ Terêsa Avila và thánh Gioan Thánh giá

Ở Tây Ban Nha thời này có hai vị thánh nổi danh: thánh nữ Terêsa Avila (1515-82) và thánh Gioan Thánh giá (1542-91). Cả hai đều có công rất lớn trong việc cải tổ ḍng Cát minh.[31]

Thánh Terêsa sinh tại Avila, thuộc hàng quí tộc Cepeda. Ngay từ khi c̣n thơ ấu, Terêsa đă ham thích đọc sách và cầu nguyện. Năm 20 tuổi, bà vào ḍng Kín Cát minh ngay tại quê nhà. Ḍng Cát minh bấy giờ cũng như nhiều ḍng tu khác đang ở thời kỳ suy biến, mà chưa có ai đứng lên cải cách. Thiếu tinh thần hy sinh, cầu nguyện, suy gẫm, các nữ tu ưa sống đời thế tục, bỏ qua những luật lệ nghiêm ngặt của ḍng. Khi mới vào ḍng, Terêsa cũng sống như các chị em khác trong đan viện Encamación. Trong 2 năm 1537-38, bà khủng hoảng thần kinh, rồi tiếp đến cơn khủng hoảng tinh thần, điều mà sau này bà gọi là “thời kỳ bất trung”: chán cầu nguyện, ưa sống trần tục. Năm 1543, Don Alonso thân sinh của Terêsa qua đời; đó là “nhát búa đập cửa đầu tiên” làm bà suy nghĩ và hối hận, nhưng vẫn chưa dứt khoát trở lại với Chúa, cho đến một ngày kia năm 1553, bà xúc động mănh liệt trước tượng “Này là Người”.

Từ ngày ấy, Terêsa sống thánh thiện, nhiều lần được những ơn đặc biệt, như xuất thần, lên cao khỏi đất. Nh́n thấy đời sống sa sút của ḍng, bà quyết ra tay cải cách. Từ năm 1559, thánh Pherô Alcantara (+ 1562) người cải tổ ḍng Phansinh và là cha linh hướng của bà, đă khuyến khích bà làm công việc đó. Ba năm sau, ngày 24.8.1562 cha D. Banez ḍng Đaminh đặt ḿnh Thánh Chúa trong Nhà tạm, mẹ Terêsa trao áo ḍng cho bốn chị em, thiết lập một đan viện mới lấy tên Thánh Giuse, không xa đan viện Encarnación. Đan viện Thánh Giuse quy tụ khoảng sáu chị em cũng muốn sống nhiệm nhặt như Terêsa “ẩn dật, thinh lặng, khinh chê các tiện nghi, nhưng vui vẻ như trẻ thơ; khiêm nhượng, nhưng nhận chân giá trị linh hồn ḿnh; tùng phục, nhưng là tùng phục Chúa Thánh Thần; say mê, nhưng là say mê Chúa Kitô; từ bỏ mọi sự, nhưng làm nữ vương thế giới”.[32] Bấy giờ tựa như “hỏa ngục nổi cơn cuồng loạn”, khắp thành Avila dấy lên đ̣i phá đan viện của Terêsa. Cha Banez đă giúp đỡ mẹ thánh trong việc dẹp yên cơn băo tố đó, nhưng thử thách khác c̣n nhiều và kéo dài suốt đời thánh nữ.

Trong 5 năm đầu (1562-67), thánh Terêsa sống thầm lặng trong đan viện, tiếp theo là 15 năm cuối dời, mẹ đi nhiều nơi thực hiện công cuộc cải cách, và viết nhiều sách đạo đức rất giá trị: Lâu đài bên trong (Le Château intérieur, 1577), Những suy niệm về bản Nhă ca (Pensées sur le Cantique), Bản Quy Chế (Constitutions, 1567), Sách nói về việc thăm viếng các Tu viện (L' Écrit sur les visites des Monastères, 1580). Năm 1567, thánh nữ lên đường, và trong ṿng 4 năm của chuyến đi lần thứ nhất này, mẹ đă lập được bảy tu viện mới. Cũng năm 1567, Chúa Quan pḥng cho mẹ gặp thánh Gioan Thánh giá, người sẽ được mẹ khuyến khích thực hiện cải tổ ḍng nam Cát minh.

Thánh Gioan Thánh giá sinh tại Vieja-Castilla, trong một gia đ́nh nghèo túng, cha chết sớm. Để có tiền ăn học, Gioan xin làm y tá trong một bệnh viện ở Medina. Năm 21 tuổi, Gioan vào ḍng Cát minh, và được sai đi học thần học ở Salamanca. Thấy luật ḍng Cát minh không đủ nhiệm nhặt, đời sống tu tŕ lại sa sút, Gioan muốn bỏ sang ḍng Chartreux. Chính lúc đó, thánh nhân gặp mẹ Terêsa, hai tâm hồn hiểu nhau. Thánh Terêsa khuyên Gioan đứng ra cải tổ ḍng nam Cát minh, mặc áo thô, đi dép, giữ luật nghiêm ngặt như ban đầu. Năm 1568, tu viện cải cách đầu tiên được thành lập ở Duruelo. Từ đấy cả hai cộng tác chặt chẽ với nhau, Gioan làm linh hướng cho Terêsa, và Terêsa là cố vấn của Gioan. Công cuộc cải tổ thu hút được nhiều tu viện khác theo.

Năm 1571, sau chuyến đi lần thứ nhất, thánh Terêsa trở về Avila và được bầu làm bề trên đan viện Encamación. Cải tổ xong đan viện cũ này, mẹ lại ra đi chuyến nữa, lập thêm bốn tu viện mới. Lần này Gioan và Terêsa gặp nhiều thử thách. Ở Sevilla, thánh nữ bị vu cáo nhiều tội. Các tu sĩ bất măn t́m cách phá công cuộc của hai thánh nhân, mà họ cho là “điên rồ”, “quá khích”. Khi danh tiếng của Terêsa truyền đi mọi nơi, người ta không dám mưu hại mẹ nữa, nhưng quay sang tấn công thánh Gioan, bắt giam trong tu viện ở Toledo, hàng ngày đánh đập tàn nhẫn. Trong những năm bị giam giữ, thánh nhân viết cuốn Ca vịnh thiêng liêng (Cantique spirituel) và lấy biệt hiệu Thánh giá. Trong khi đó, thánh nữ Terêsa xin Ṭa thánh can thiệp và đức Gregori XIII cho phép các đan viện cải cách của thánh Gioan được đứng biệt lập thành một tỉnh ḍng riêng (1580). Đó là gốc tích ḍng Cát minh “đi dép” (déchaussé).

Thánh Gioan được trả tự do, sống trong đan viện Granada, viết nhiều sách: Đường lên Núi Cát minh (Montée du Carmel), Tia lửa T́nh yêu (Vive flamme d'Amour). C̣n thánh nữ Terêsa tuy đă già yếu, cũng cố đi chuyến thứ ba và lập thêm năm tu viện trước khi qua đời năm 1582. Một ḿnh thánh Gioan tiếp tục công việc, đối phó những thử thách mới. Lúc ấy N. Doria, biệt hiệu “Sư tử Cát-minh”, chủ trương rất khắt khe trong việc hành xác với trăm thứ luật lệ đến độ phản đối cả việc ra ngoài tu viện hoạt động truyền giáo và bác ái. Bị thánh Gioan cảnh cáo, Doria bèn cách chức ngài, đày đi một vùng sa mạc, đến khi gần chết mới cho đưa về tu viện Chúa Cứu Thế ở Ubeda. Thánh nhân qua đời ở đây năm 1591. Kết quả, tinh thần của hai thánh nhân đă thắng. Ḍng Cát minh cải cách bành trướng khắp nơi, đời sống đạo đức và anh hùng của hai đấng thánh đă tạo nên một cuộc sống mới trong Giáo hội.


IV

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CHO DÂN NGOẠI


1. Truyền giáo tại Mỹ châu: cha Bartolomé de Las Casas
[33]

Chân trời thế giới mở rộng kể từ năm 1492, khi ông Cristobal Columbo (1451-1506) và cha Diego Deza ḍng Đaminh đặt chân lên đất Guanahani (San Salvador) ngày 12 tháng 10, và t́m ra Tân Thế giới, tức Mỹ châu. Biên cương Giáo hội cũng theo đấy mà mở rộng, trong khi nhiều nước Tây phương bắt đầu ĺa bỏ Giáo hội. Các nhà truyền giáo sát cánh với những nhà thám hiểm đi chinh phục đất mới. Các cha ḍng Biển đức, Đaminh, Phansinh là những thừa sai đầu tiên tại miền đất mới và hoàn toàn xa lạ này. Công cuộc truyền giáo được đức Thánh Cha Alexanđrô VI (1492-1503) đặt dưới quyền bảo trợ vua nước Tây Ban Nha bấy giờ là nữ hoàng Isabella (1451- 1504), vua Fernando V (1504-16), rồi hoàng đế Carlos Quinto (1516-56).

Năm 1493, đức giám mục B. Buil ḍng Biển đức được đức Thánh Cha cử sang Tân Thế giới, cùng với 12 thừa sai, trong số có cha J. Pérez, ḍng Phansinh, vị linh hướng của nữ hoàng Isabella. Các thừa sai này tới Hispaniola (tức đảo Haiti và Saint Domingue ngày nay), xây một nguyện đường và đặt Ḿnh Thánh Chúa. Mấy năm sau, nguyện đường này được ông Columbo cho thay thế bằng một đại thánh đường, với một tu viện Phansinh xây bằng đá. Nhiều thừa sai Đaminh và Phansinh nối tiếp nhau sang truyền giáo, trong số này có cha Bartolomé de Las Casas (1474-1566) ḍng Đaminh. Năm 1511, ṭa giám mục đầu tiên được thiết lập cũng trên đảo Saint-Domingue.

Năm 1519, Fernando Cortez (1485-1547), một vơ quan Tây Ban Nha, đem quân hoàng gia sang chinh phục Mehico, đánh phá vương quốc Aztec (1521). Sau đó, ông kêu mời các linh mục có nhiệt huyết tông đồ sang giảng đạo. Các cha Đaminh và Phansinh nhiệt liệt hưởng ứng. Không bao lâu, Mehico trở thành một nước Công giáo phục quyền Tây Ban Nha, và được gọi là “Tân Tây Ban Nha”. Bên cạnh các cha ḍng này, có những nhà chính trị thực dân tàn bạo, những tay lăng mạn, họ chiếm được dân tộc nào là đàn áp, bóc lột và coi dân địa phương như đoàn vật. Để che đậy thủ đoạn dă man ấy, họ dám tâu về triều đ́nh Tây Ban Nha rằng: thổ dân này không phải là người thật, không nên làm phép Rửa cho họ.

Để chống lại những luận điệu thực dân tàn nhẫn ấy, các thừa sai đă can đảm đứng lên bênh vực quyền sống của những người xấu số đó. Các cha Đaminh đă dâng lên đức Thánh Cha Phaolô III (1534-49) một cuốn sách chứng minh họ là người, có quyền hưởng tự do, và được chịu các bí tích như mọi người Âu châu. Cha Bartolomé de Las Casas là vị thừa sai xuất sắc và can đảm nhất trong việc này. Tám lần cha vượt đại dương về triều đ́nh Madriđ, để bênh vực số phận của lớp người bị áp bức.

Năm 1544, cha Bartolomé được cử làm giám mục tiên khởi thành Chiapa nước Mehico, khi đă 70 tuổi. Từ Tây Ban Nha trở lại Mỹ châu nhận chức, đức cha đưa theo gần 50 thừa sai thuộc nhiều ḍng. Đức cha đi kinh lược địa phận, cương quyết bài trừ tục buôn bán nô lệ, và làm thư chung gởi đi khắp nơi để các cha đừng giải tội cho những kẻ bắt thổ dân làm tôi mọi như súc vật. Nhiều kẻ bất măn vu cáo đức cha nhiều điều, khiến ngài đă định từ chức để địa phận khỏi bị thiệt hại. Nhưng năm 1547, một lần nữa đức cha trở về Tây Ban Nha. Lần này ngài đệ lên triều đ́nh một kháng thư như sau: “Sắc lệnh đức Giáo hoàng Alexanđrô VI không hề trao Tân Thế giới cho vua Tây Ban Nha, nhưng chỉ ban quyền sai đi những nhà truyền giáo và bảo trợ công cuộc đó và, như để thưởng công, nhà vua sẽ được phong làm Hoàng đế các dân theo đạo Công giáo, chỉ có thế. Nhà Vua trước sau không được sai quân sĩ đến cướp đất nước của họ, bắt họ phục quyền ḿnh. Nhưng nếu nước nào theo đạo và tự ư xin phục quyền vua Tây Ban Nha, th́ nhà Vua được đón nhận, nhưng không bao giờ được cưỡng ép họ. Lư luận đanh thép của đức cha Bartolomé khiến triều đ́nh phải nh́n nhận ngài hữu lư và vô tội.

Ba năm sau tức năm 1550, đức cha Bartolomé lại vượt đại dương về Tây Ban Nha, và đây là lần thứ tám. Đức cha trở về để biện hộ cho số phận của thổ dân Mỹ châu trước mặt hoàng đế Carlos Quinto. Đức cha thắng lần nữa, mặc dầu kẻ thù của ngài vừa nhiều thần thế. Nói tóm, từ năm 1500 đến 1566, nhà truyền giáo anh hùng và lăo thành này không bỏ việc bênh vực quyền tự do b́nh đẳng cho thổ dân Mỹ châu. Đức cha từ trần năm 1566, thọ 92 tuổi.

Cuối thế kỷ XVI, đă có tới 10 triệu thổ dân Mỹ châu cùng với khoảng 150.000 người Tây Ban Nha, hợp thành một giáo đoàn sầm uất. Ṭa giám mục thứ nhất được thiết lập tại Saint-Domingue (1511), nay biến thành 5 giáo tỉnh và 27 địa phận, với 400 tu viện, vô số thánh đường, chủng viện, trung học, đại học, minh chứng sự đâm rễ sâu xa một cách lạ lùng của Giáo hội mới. Nói cho đúng, đây chính là Giáo hội Tây Ban Nha đă được chuyển từ bên kia đại dương tới, với mọi tổ chức, hàng Giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ, đến cả thánh nhân nữa, như thánh Lui Beltrán (1526-81) và thánh Gioan Macias (+ 1645) ḍng Đaminh, thánh Phansinh Solano (1549-1610) ḍng Phansinh, thánh Pherô Claver (1580-1654) ḍng Tên, là những nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha sang; và những đấng thánh người bản xứ như thánh nữ Rosa Lima (1586-1617) ḍng Ba Đaminh, hoa trái đầu mùa của Giáo hội Tân Thế giới, được đặt làm bổn mạng cả châu Mỹ châu, rồi đến thánh Martinô Porres (1578-1639) da đen, cũng ḍng Đaminh.


2. Truyền giáo tại ấn Độ và Á Đông: thánh Phanxicô Xaviê

Công cuộc thám hiểm chinh phục thế giới mới của Chính phủ hoàng gia Bồ Đào Nha đă bắt đầu từ trung tuần thế kỷ XV và mạnh mẽ hoạt động trong thế kỷ XVI. Trong các cuộc thám hiểm này đều có những cha ḍng Đaminh hoặc Phansinh đóng vai tuyên úy, và thi hành sứ mạng truyền giáo tại nhiều xứ xa xăm, được các nhà thám hiểm mở lối.

Năm 1497, Vasco Gama (1469-1524) vượt qua mũi Hảo Vọng (Bonne Espérance), rồi tiến lên miền duyên hải Đông Phi, chiếm Mozambic làm thuộc địa. Tại đây các nhà truyền giáo ở lại giảng đạo cho thổ dân Cafres và Mozimbe. Vasco Gama tiếp tục vượt biển sang Ấn Độ và cập bến Calicut (Malabar), sau đó ông trở về nhận chức phó vương xứ Mozambic. Năm 1502, A. Albuquerque (1453-1515) theo con đường của Vasco Gama, tới Cochin miền duyên hải Malabar vào đầu năm 1503. Trong chuyến đi này có năm thừa sai ḍng Đaminh, mà cha Domingo de Souza, vị linh hướng của Albuquerque, được coi là linh hồn của cuộc thám hiểm. Tại Cochin, cha De Souza xây một tu viện mang danh hiệu Thánh Bartolomeô. Đức tin từ đó phát triển mạnh trên miền đất Malabar. Năm 1503, đức Thánh Cha Alexanđrô VI (1492-1503), thể theo lời xin của vua Manuel I (1495-1521), đă thiết lập một giáo phận và cử cha E. Nunez ḍng Đaminh làm giám mục tiên khởi.

Năm 1505, nhà thám hiểm Albuquerque lại đi một chuyến nữa sang Ấn Độ, với 11 nhà truyền giáo Đaminh, tất cả được đặt dưới sự hướng dẫn tinh thần của cha De Souza. Tới Ấn Độ, Albuquerque đặt hai cứ điểm trong hai thành phố quan trọng: Ormuz và Goa. Năm 1508 tại Ormuz, một cứ điểm nằm ngay lối vào vịnh Persia, cha J. de Rosario xây một tu viện làm trụ sở cho công cuộc truyền giáo ở Persia và Ả Rập. Trong khi đó, thành Goa có tầm quan trọng lớn hơn, v́ nó được ông Albuquerque chọn làm trung tâm điểm cho mọi công cuộc của người Bồ Đào Nha tại Ấn. Ngày 25.11.1510, nhằm lễ kính thánh nữ Catarina tử đạo, cha De Souza tay cầm Thánh giá bước vào thành Goa một cách long trọng. Để ghi nhớ ngày lịch sử này, tu viện cha xây cất ở đây nhận tước hiệu Thánh Catarina.[34] Người Bồ Đào Nha c̣n bành trướng thế lực sang đảo Tích Lan, miền duyên hải Coromendel (Đông Ấn), quần đảo Inđonexia, bán đảo Mă Lai và thuê Macao (1535) làm căn cứ. Họ đi đến đâu, các nhà truyền giáo cũng theo tới đó để truyền bá Phúc âm, lập giáo điểm, xây cất tu viện, học đường, bệnh viện.

Năm 1519, thủy thủ Fernando Magellan, người Bồ Đào Nha phục vụ hoàng gia Tây Ban Nha, chỉ huy đoàn tàu năm chiếc đi t́m đất mới. Ông tới miền duyên hải Nam Mỹ châu, băng qua eo biển (sau này mang tên Magellan), vượt Thái B́nh Dương, và ngài 16.3.1520 ông tới đảo Samar (quần đảo Philippin). Nhiều cuộc viễn du thám hiểm khác tiếp tục hoạt động cho chính quyền Tây Ban Nha, và năm 1565 dưới triều vua Felipe II (1556-98) cả quần đảo này trở thành thuộc địa, mang tên Philippin (tên vua Felipe). Trong các cuộc thám hiểm và chinh phục nói trên, đều có nhiều cha ḍng Âutinh, Đaminh và Phansinh đi theo để thi hành sứ vụ tông đồ. Công cuộc truyền giáo ở đây thành công mau chóng hơn bất cứ nơi nào ở Á châu. [35]

Năm 1540, ḍng Tên chính thức thành lập: một đạo quân mới xuất hiện sẵn sàng tiến vào các “mặt trận”. Cũng năm ấy, vua Juan III (1521-57) nước Bồ Đào Nha xin đức Thánh Cha Phaolô III, cho sáu cha ḍng mới này đi truyền giáo tại các thuộc địa hoàng gia. Nhưng thánh Inhaxu chỉ có thể cử đi thánh Phanxicô Xaviê và một cha khác. Thánh Phanxicô bấy giờ đang ở Roma, liền vội vă trở về Bồ Đào Nha. Tháng 4 năm 1541, thánh nhân đáp tàu ṿng quanh Phi châu hết 13 tháng mới tới Goa ngày 6.5.1542. Ư định của vua Juan III là sai thánh nhân đi thanh tra các giáo xứ đă được thiết lập, nhưng Phanxicô lại đóng vài tông đồ rao giảng Tin Mừng. Việc thứ nhất của thánh nhân là biến khu phố ngài ở thành một bệnh viện, đích thân săn sóc bệnh nhân, thăm viếng tù nhân, dạy Kinh Bổn và giảng giải. Ngài giảng đạo bằng cuộc sống nghèo khó. khắc khổ cầu nguyện và làm nhiều dấu lạ. Dân Ấn theo đạo rất đông, trong ṿng một tháng thánh nhân nhận vào đạo gần 10.000, có ngày rửa tội hết cả một làng.

Sau 6 tháng ở Goa, thánh Phanxicô vượt biển đi Mă Lai. Trong những cuộc hành tŕnh này, ngài phải chịu thiếu thốn, gian nan, nhọc mệt v́ cái nóng như thiêu đốt của miền nhiệt đới. Tại Malacca thủ phủ Mă Lai, năm 1547 một người quí phái Nhật Bản tên Hashiro sớm đến thánh nhân xin theo đạo. Thánh nhân hằng mong ước được giảng đạo cho Nhật Bản, một nước “trong đó không có một người Hồi giáo hay Do Thái giáo, chỉ có lương dân, những người dân hiếu học và ham điều mới lạ về Thiên Chúa và thiên nhiên”. Năm 1549, thánh Phanxicô cùng với hai cha đồng bạn và ông Phaolô Hashiro lên tàu. Ngày 15 tháng 8 năm đó, đoàn truyền giáo đă có mặt tại Kagoshima, thủ phủ xứ Satzuma, quê hương của Hashiro.

Thánh Phanxicô học tiếng Nhật 40 ngày, dịch kinh Tin Kính và giảng nghĩa kinh đó. Ông Phaolô t́m cách cho ngài được gặp tướng quân, tướng quân Satzuma tiếp chuyện ngài rất lịch sự và cho phép giảng đạo trong khắp xứ. Thánh nhân giảng giải, dạy giáo lư, tranh luận với các nhà sư, làm nhiều dấu lạ; dân chúng theo đạo rất đông. Các nhà sư tức giận xúi tướng quân cấm đạo, khiến ngài phải trao giáo đoàn cho ông Phaolô, rồi sang xứ khác đến thành Firando. Tại đây, trong 20 ngày thánh nhân rửa tội được nhiều người, hơn cả một năm trong xứ Satzuma. Phanxicô cử một cha ḍng ở lại thành này, c̣n ngài và một cha nữa lên kinh thành Meaco (Kyoto). Thánh nhân xin yết kiến hoàng đế, song không được v́ thiếu tiền để vào cửa, nửa tháng sau ngài xuống thành Yamaouchi. Khi vào thành này, thánh nhân theo phong tục xứ ấy bận y phục sang trọng có đầy tớ theo hầu và mang theo lễ vật. Vị lănh chúa xứ này cho phép giảng đạo, 3.000 người xin chịu phép Rửa.

Năm 1551, thánh Phanxicô ủy thác giáo đoàn Yamaouchi cho cha đồng bạn thứ hai, để sang xứ Băng (đảo Kiushiu). Tướng quân xứ này nghe biết tiếng thánh nhân, đă viết thư mời. Thánh Phanxicô lần này mặc áo dài mới thêu kim tuyến lộng lẫy, có phường kèn đi trước và 30 người quí phái theo sau. Khi đến phủ tướng quân, thánh nhân được trao gậy vàng, có tàn lọng che, hai người cầm ảnh Đức mẹ và sách Phúc âm đi trước, c̣n ngài với một dáng điệu uy nghi nhưng hiền hậu đi giữa, khiến mọi người chú ư. Vừa thấy thánh nhân, tướng quân cúi ḿnh vái ba lạy. Thánh Phanxicô định đáp lễ theo phong tục xứ ấy, nhưng tướng quân can và mời ngồi. Lợi dụng cơ hội, nhà truyền giáo thuyết một bài về đạo Thiên Chúa, được tướng quân và mọi người chăm chú nghe. Từ ngày ấy, thánh nhân được tự do giảng đạo, người vào đạo cũng đông như các nơi khác.

Tháng 11 năm 1551, thánh Phanxicô được gọi về Ấn Độ giữ chức bề trên tỉnh ḍng. Ngài phải bỏ Nhật Bản sau 2 năm 4 tháng truyền giáo. Tuy giữ trọng trách bề trên, thánh Phanxicô vẫn đóng vai thừa sai, mong ước được đem ánh sáng Phúc âm vào đất Trung Hoa. Giữa năm 1552, thánh nhân lên tàu từ Malacca đi Trung Hoa, tới đảo Tam Châu (San Choan) thuộc hải phận tỉnh Quảng Châu. Trong khi chờ đợi ngày có thể đặt chân lên lục địa, th́ thánh nhân lâm bệnh qua đời ngày 3.12.1552, khi mới 46 tuổi. [36]

Thánh Phanxicô đă không vào được nước Trung Hoa, dành việc đó cho cha Gaspar da Cruz ḍng Đaminh người Bồ Đào Nha. Cha Gaspar sau một thời gian giảng đạo cho Thủy Chân Lạp (Nam Việt Nam ngày nay), [37] đă từ Malacca tới Macao năm 1555. Công cuộc của nhà truyền giáo này tại miền Nam Trung Hoa có kết quả một số đông xin theo đạo. Nhưng các quan địa phương nh́n cha bằng con mắt nghi kỵ, cha Gaspar bị bắt giam và sau cùng bị trục xuất. Cha trở lại hoạt động ở Malacca, nơi Ṭa thánh vừa thiết lập một giáo phận và cử cha G. de Santa Lucia cũng ḍng Đaminh, làm giám mục tiên khởi (1558). [38]

Các cha ḍng Tên, như M. Ruggieri, M. Ricci, R. de Nobili, A. de Rhodes, v.v..., nối tiếp công cuộc truyền giáo tại Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam...[39] các Cha sống ḥa ḿnh trong mọi trường hợp có thể: y phục, thực phẩm, ngôn ngữ, lễ nghi, văn hóa, phong tục. Cha Ricci học triết lư Khổng Tử và khoa học Trung Hoa, bàn chuyện chế tạo đồng hồ, nhạc cụ, thiên văn, triết học với các quan và giới trí thức. Tinh thần Kitô giáo lọt vào quần chúng qua các bài thuyết tŕnh, diễn văn và sách vở của cha. Cha chủ trương kính trọng và bảo vệ giá trị văn minh Trung Quốc: ḷng hiếu thảo cha mẹ, lễ bái, suy tôn đức Khổng Tử. Nhiều người trong giới trí thức, quan lại, bác học, hoàng tộc, cũng như thường dân từ thôn quê đến thành thị, cả ở Bắc Kinh, xin theo đạo. Khi cha Ricci qua đời năm 1610, nhiều giáo điểm đă được thành lập.[40] Trong khi ấy, tại Ấn Độ, cha De Nobili (1577-1657) cũng áp dụng phương pháp nói trên, đă tự ư làm người Bà La Môn với người Bà La Môn.[41] Trước những phương pháp “độc đáo” ấy, người ta càng ngày càng ư thức rằng hoạt động truyền giáo không phải chỉ là những hành động do ḷng sốt sắng hăng say, muốn có nhiều người theo đạo, c̣n cần phải có phương pháp và đường hướng cũng như phải quan tâm đến ḷng tin chân thành của người theo đạo. Do đấy các nhà truyền giáo cần được đào tạo riêng, [42] việc thiết lập những chủng viện Truyền giáo được thực hiện, do sự thúc đẩy và trợ giúp của đức cha J. Vendeville, giám mục thành Tournoi (+ 1592), và cha Thomas de Jésus.

Ở Philippin, đức Tin bành trướng mỗi ngày thêm rộng khắp quần đảo. Năm 1579, cha D. de Salazar ḍng Đaminh được đức Thánh Cha Gregori XIII cử làm giám mục tiên khởi. Viện đại học Santo Tomás, các cha Đaminh thiết lập tại thủ đô Manila từ năm 1611. Các ḍng tu đều gởi nhiều thừa sai người Tây Ban Nha đến quần đảo, thiết lập tỉnh ḍng : tỉnh thánh Gregori (1578) ḍng Phan sinh, tỉnh Nữ vương Rất thánh Mân Côi (1588) ḍng Đaminh. Không bao lâu cả nước theo đạo.

 

[1] Sách tham khảo: Rohrbacher: Hist. Univ. de L’Église Catholique, Q. XI, Paris 1873, tr 322-681 - D. Rops: L’Église de la Renaissance et de la Réforme, Q. II: Une Ère de renouveau, La Réforme Catholique, Paris 1955 - A. Duval: Réforme et Affirmation du Catholicisme, trong: Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet), Paris 1946-48, Q. II, tr 53-104 - Marx: Réforme de l’Église, trong: Dict. de Théol. Cath

[2] Lời của nhà hùng biện và nhân bản học Egidio Viterbo nhân dịp đại Công đồng Latran V (1512): “Ce sont les hommes q­u’il faut changer par la religion, et non la religion par les hommes”.

[3] Việc giữ Ḿnh Thánh Chúa trong nhà tạm đặt ở bàn thờ chính, việc rung chuông nhỏ khi dâng Ḿnh Thánh Chúa lên cao, cũng như việc dùng ṭa Ḥa giải, c̣n lưu lại tới ngày nay, đều do đức cha Giberti khởi xướng.

[4] Thời hậu Công đồng Trento, ḍng Phansinh ngành Obsenvantes lên tới con số 165.000 tu sĩ; trái lại, ngành Conventuales tiến triển chậm chạp. Xem D. Rops: op. cit., tr 30.

[5] Xem Cuthbert The Capuchins, London 1928.

[6] D. Rops: op. cit., tr 30.

[7] Xem R. de Maulde de la Clavière: Saint Gaétan de Thiène, Paris 1905.

[8] Xem O. Premoli: Les Barnabites. clercs réguliers de Saint-Paul (Collection “Les Ordres Religieux”), Paris 1924.

[9] Xem J. Brucher: La Compagnie de Jésus, esquisse de son Institut et de son histoire, 1521-1773, Paris 1919 - A. Brou: La Compagnie de Jésus, trong Dom Poulet Hist du Christianisme, Beauchesne 1960, Q. III, tr 731-743.

[10] Xem trong Monumenta historica S. J, Monument­a Ignatiana ser. 2a, Roma 1919. Tập sách này khoảng 200 trang đă được phiên dịch sang nhiều ngôn ngữ. Tiếng Việt manh tựa dề: “Tập dụng Thần công”, “Đánh giặc thiêng liêng”, “Bài tập Linh thao”, được dùng trong những tuần tĩnh tâm (linh thao).

[11] Tại sao ta quen gọi là ḍng Tên ? Theo lưu truyền, năm 1773 ḍng Chúa Giêsu bị giải thể (xem chương Bốn, III, 3), nhiều cha đang truyền giáo ở Việt Nam được gọi về, khiến giáo dân thắc mắc: tại sao ḍng Chúa Giêsu là ḍng do Chúa Giêsu sáng lập lại có thể bị giải tán được ? Ngoài ra, một số giáo dân của các cha ḍng này không muốn tham dự Thánh Lễ, xưng tội với các cha ḍng khác. Trước sự ngộ nhận đó, các cha thừa sai bấy giờ đă giải thích cho giáo dân hiểu đây là ḍng tu do thánh Inhaxu sáng lập và mang Tên Chúa Giêsu. Từ đó, người ta quen gọi ḍng Chúa Giêsu là Ḍng Tên.

[12] Ḍng Tên năm 1540 (năm được châu phê) chỉ có 10 cha; năm 1556 (năm thánh Inhaxu qua đời): 1.000 tu sĩ, 12 tỉnh ḍng; năm 1580 (sau 40 năm thành lập): 5.000 tu sĩ, 21 tỉnh ḍng; năm 1616: 13.112 tu sĩ, 435 tu viện, 37 tỉnh ḍng; sau 200 năm kể từ khi thành lập, con số tu sĩ lên đến 22.000.

[13] Hai thánh Canisio Bellarmino đă được tôn phong tiến sĩ Hội thánh.

[14] Xem Pastor: Hist. des Papes (bản dịch Pháp văn của A. Poizat), Q. IX, Paris 1913, tr 295-320 - Rohrbacher. op. cit., tr 98-100. 

[15] Mùa thu năm 1528, trong một bài diễn văn đọc tại Madrid, Carlos Quinto ngỏ ư muốn qua Ư Đại Lợi để được Đức Thánh Cha tấn phong hoàng đế. Một lần nữa, ông thúc đức Clementê VII triệu tập đại Công đồng để ngăn cản sự bành trướng của phe ly giáo, hầu tái lập ḥa b́nh Âu châu, đối phó với quân Thổ Nhĩ Kỳ đang lăm le xâm chiếm thành Vienna. Mặc dầu có nhiều phản đối, nhưng v́ Carlos đă quyết giữ vai tṛ hoàng đế Âu châu, nên ông đă sang Ư và được đức Thánh Cha Clementê đặt vương miện tại Bolonia tháng 2 năm 1530. Ngay sau đó, Carlos trở về Đức quốc, với mục đích tái lập sự thống nhất Giáo hội tại Nghị hội Augsburg sẽ họp vào thánh 6 năm ấy. Calos Quinto là người có thái độ hiền ḥa, đến Luther cũng xác nhận : “Hoàng đế là người đạo đức và b́nh tĩnh; trong một năm ông nói ít hơn tôi nói trong một ngày”.

[16] Xem Pastor: op. cit., Q. XI và XII, Paris 1925 và 1929 - Dorez: La Cour du Pape Paul III, Paris 1932.

[17] Con số giám mục đến sau gia tăng nhưng không bao giờ quá 73 vị, mà phần lớn là người Ư (70%), rồi đến Tây Ban Nha (11%), Đức và Pháp (cả hai 10%). Con số nhà thần học và giáo luật lên tới 90, phần lớn là Ư (60) và Tây Ban Nha (20)

[18] Xem Richard: Le Concile de Trente, Paris 1930 - Michel: Les décrets du concile de Trente, Paris 1938.

[19] Các giám mục tham dự Công đồng khóa II, đa số là Tây Ban Nha (27), Ư (20), Đức (10), Pháp chỉ có 1 từ ngày 1.9.1551.

[20] Xem chương trên: IV. 3, tr 55.

[21] Công đồng khóa III, số giám mục Ư chiếm phần đông (85), rồi đến Tây Ban Nha (16), Bồ Đào Nha (3), Anh (1), Pháp có 1 hồng y và 13 giám mục tham dự, nhưng măi đến ngày 13.11.1563 mới tới; các giám mục Đức lánh mặt, viện lẽ để tránh sự chia rẽ với Tin lành.

[22] Xem D. Rops: op. cit., tr 126-227.

[23] Ngày 29.5.1453, quân Thổ Nhĩ Kỳ (Hồi giáo) chiếm kinh thành Constantinopoli, chấm dứt đế quốc Đông phương (Xem phần I, chương Mười: III, 1) Từ đó, thế lực Hồi giáo bành trướng sang Âu châu và Bắc Phi: nhiều Quốc gia Kitô giáo rơi vào tay Thổ Nhĩ Kỳ: Bosnia (1464), Ai Cập (1515), đảo Rhodes (1528). Thành Vienna bị tấn công, Hung Gia Lợi lâm cảnh chiến tranh (1535), đảo Corse đầu hàng (1553), đảo Malte bị bao vây (1565), đảo Cypriô bị phong tỏa (1570-71), trong khi hai thành Nicosia và Famagouste bị hạ (6.8.1571) tổng trấn Badagino bị cắt tai mũi và lột da sống. Hồi quân chỉ c̣n một việc đổ bộ lên Ư Đại Lợi, chiếm kinh thành muôn thuở để hoàn thành cuộc “thánh chiến” của họ.

Các nước Công giáo Tây phương lâm nguy. Đức Thánh Cha Piô V lên tiếng mời mọi các vua chúa gia nhập binh Thánh giá chống kẻ thù đức tin và văn minh Âu châu. Nhưng đáp lại lời mời mọi đó, chỉ có vua Felipe II nước Tây Ban Nha, và các ông hoàng Ư Đại Lợi, đặc biệt xứ Venecia. Tướng Don Juan, em vua Tây Ban Nha, được cử làm tổng tư lệnh liên quân Thánh giá. Từ khi hai thành Nicosia và Famagouste thất thủ, đức Thánh Cha xúc tiến việc tiến quân. Ngày 8.9.1571, đoàn quân Thánh giá lên đường mọi người xưng tội rước lễ, những quân binh thiếu đạo đức đều bị loại. Khởi hành từ Messina ngày 16.9.1571, binh Thánh giá với 209 chiến thuyền kéo thẳng tới vịnh Lepanto, nơi trấn đóng của 300 chiến thuyền Hồi giáo. Hai bên gặp nhau hồi 1g30 chiều ngày 7.10.1571. Trên một chiếc xuồng nhỏ, tướng Don Juan chạy suốt mặt trận, Thánh giá trên tay, động viên tinh thần quyết chiến diệt địch. Và theo lệnh của đức Thánh Cha là, khi kèn đồng vang lên, mọi quân binh phải kêu cầu Thiên Chúa Ba Ngôi và đọc kinh Kính mừng Maria.

Trong khi hai bên c̣n đối diện nh́n nhau, bỗng một tiếng đại bác từ phía Hồi giáo nổ vang báo hiệu trận chiến bắt đầu, lúc ấy là 4 giờ chiều cùng ngày. Phía quân Công giáo tự thấy có nhiều bất lợi: số chiến thuyền thua kém, ánh mặt trời buổi chiều chiếu vào mặt, thuyền ngược gió, lại bị màn khói đen che phủ. Nhưng dần dần lợi thế đổi ngược: gió đổi chiều, màn khói tan đi và mặt trời chiếu sang phía Hồi giáo. Trận chiến quyết liệt, quân sĩ hai bên “xáp lá cà”, vật lộn nhau, đâm chém nhau suốt một tiếng đồng hồ. Thủy sư đô đốc Hồi quân bị trúng đạn, một binh sĩ Tây Ban Nha nhảy sang thuyền địch cắt cầu đầu, xỏ vào ngọn giáo giơ cao: Hồi quân đại bại, 284 chiến thuyền bị đánh đắm, 30.000 quân bị giết, 3.500 bị bắt làm tù binh. Trong số các chiến sĩ Công giáo có M. Cevantes, một đại văn hào Tây Ban Nha, tác giả danh phẩm Don Quijote ingenioso hidalgo (1605-1615); Cervantes bị thương cụt tay trái trong trận chiến này.

Sau trận Lepanto, lực lượng hải quân của Hồi giáo không c̣n gây khiếp đảm nữa, nhưng lục quân của họ vẫn đáng sợ. Tuy nhiên 100 năm sau, lực lượng này cũng bị đánh bại luôn. Năm 1683, Hồi quân lại đe dọa Âu châu, tướng Kara-Mustapha xua quân đến tận Vienna, vua Leopold bỏ chạy, dân chúng tuyệt vọng. Chỉ có vua Ba-lan J. Sobièski với 20.000 quân quyết chiến với 200.000 Hồi quân. Một lần nữa dưới sự bảo trợ của Đức Trinh nữ Maria, binh Công giáo vừa xuất hiện trên đỉnh đồi gần thành Vienna, địch quân bỗng hoảng sợ, tan vỡ rút lui. Để muôn đời ghi nhớ ơn này, đức Thánh Cha Innocentê XI (1676-89) lập lễ kính Thánh Danh Maria.

[24] Xem Pastor: op. cit., Q XVII-XVIII; Paris 1935-36 - P. Deslandres: Saint Pie V et l’Islamisme. Paris 1911.

[25] Lịch cũ gọi là “Lịch Giulian”, đó là Lịch Roman đă được Vua ]ulius Cesar sửa lại năm 708 từ khi thành lập La Mă (tức năm 46 trước công lịch). Theo Lịch Giulian, một năm có 365 ngày lẻ 6 giờ, v́ có số lẻ này nên cứ 4 năm lại có một năm nhuận. Năm 325, đại Công đồng Nicêa dựa theo Lịch Giulian, xác định ngày 21 thánh 3 là ngày Xuân phân để ấn định ngày mừng lễ Phục sinh. Nhưng sự thực, một năm có 365 ngày lẻ 5 giờ 48 phút (chứ không phải là đúng 6 giờ). V́ thế, theo Lịch Giulian mỗi năm chậm lại 12 phút, và từ năm 325 đến 1582 đă chậm trên 10 ngày, khiến ngày Xuân phân cũng bị sai lệch. Đại Công đồng Trento trong một phiên họp đă ngỏ ư muốn sửa lại. Công việc này được dành cho đức Gregori thực hiện, với sự cộng tác của nhà thiên văn Luis Lulio người xứ Calabra (Ư).

Để cho phù hợp với thiên văn học, đức Gregori quyết định bỏ đi 10 ngày. Năm 1582, bằng một Tông hiến, ngài công bố “Lịch Gregorian” ấn định hôm sau ngày 4.10.1582 sẽ là ngày 15.10.1582. Tuy thế vẫn c̣n sai chút đỉnh, nên đức Gregori quyết định từ nay cứ 4 năm “hàng trăm” (1600, 1700, 1800, 1900, 2000, 2100, 2200, 2300) nhuận mà thôi (thay v́ cứ 4 năm cùng nhuận như trước). Dầu vậy, cứ 4000 năm c̣n sai lệch một ngày.

Việc sửa đổi ngày đă bị các giáo phái Tin lành đả kích dữ dội, măi đến thế kỷ XVIII họ mới chịu theo. Nhiều Giáo hội Chính thống cho tới ngày nay vẫn c̣n theo Lịch Giulian (hiện nay cách lịch Gregorian tới 13 ngày). Nước Nga đă theo Lịch Gregorian từ năm 1918.

[26] Pastor op. cit., Q. XIX, Paris 1938, tr 233-243

[27] Văn thư ngày 3.3.1593, xem Astrain: Historia de la Compania de Jesus en la Asistencia de Espana, Q. III, Madrid 1909, tr 58 - Về cuộc tranh luận, xern D. Rops: op. cit., tr 422-425.

[28] Các hồng y cử tri phải họp trong “pḥng khóa” (conclave bởi từ La tinh cum clavis có nghĩa khóa), chỉ được ra khỏi khi có Giáo hoàng đắc cử, với 2/3 số phiếu.

[29] Pastor op. cit.. Q. XIV, Paris 1932; Q. XV, Paris 1933, tr 116-144.

[30] Xem L. Poncelle et L. Bordet: Saint Philippe Néri et la Societé romaine de son temps (1515-95), Paris 1928.

[31] Xem Sa Vie par elle même (1569); Oeuvres (bản dịch Pháp văn do ḍng Cát minh) , Paris 1907 Đặc đan Thánh Terêsa Avila, Nữ Tiến sĩ Hội Thánh, Sài G̣n 1970 - J. Baruzi: Saint Jean de la Croix et le problème de l'expérience mystique, Paris 1931. Cả hai đă được tôn phong Tiến sĩ Hội thánh: thánh Gioan năm 1926, thánh Terêsa năm 1970.

[32] “... solilaires, muettes, dédaigneuses de leur corps et de ses exigences, mais gaies comme des enfants, humbles, mais conscientes de la dignité de leur âme, soumise, mais à l’Esprit; éprises, mais du Christ, dénuées de tout. mais reines du monde” (Marcelle Auclair).

[33] Juan B. Teran: La naissance de l’Amérique Espagnole, Paris 1930 - D. Rops: op. cit., tr 323-331.

[34] André Marie: Missions Dommicaines dans l’Extrême-Orient, Paris 1865, Q. I, tr 72 - A. Mortier Hist. des Maitres Généraux, Q.V, Paris 1912, tr 155-156.

[35] P. Femández: Dominicos donde nace el Sol, Manila 1958, tr 18.

[36] Monumenta historica S.J., Monumenta Missionum; I và II - Brou: Saint François Xavier, conditions et méthodes de son apostolat. Bruges 1925 - D. Rops: op. cit., tr 339-350. Tại Nhật Bản năm 1590 có 300.000 giáo dân, năm 1588 một ṭa Giám mục được thiết lập. Đầu thế kỷ XVII, đă hy vọng có một hàng giáo sĩ Nhật Bản, nhưng rồi cuộc bách hại năm 1515 đă làm tiêu tan hết.

[37] Xem dưới đây, chương Tám, I, 2.

[38] L. E. Louvet: La Cocinchine Religieuse,Paris 1885, tr 223-224. Theo cuốn hồi kư của ḍng Đaminh năm 1549, th́ tỉnh ḍng Santa Cruz bấy giờ có 18 giáo xứ với 15.000 giáo dân tại Mă Lai và trên các đảo phụ cận.

[39] Xem chương Tám I, 3-4.

[40] H. Bernard: Matthieu Ricci et la Societe chinoise de son temps, Tientsin 1937

[41] P. Dahmen: Un Jésuite Brahme: Robert de Nobili, Bruges 1925.

[42] F. Rousseau: L'Idée missionnaire aux XVIe et XlI/e siècles, Paris 1930.