Phần Nh́ : Chương Một MỘT CUỘC CẢI CÁCH TÔN GIÁO (t.k. XVI)
I. Luther đương đầu với Ṭa thánh Roma 1. T́nh trạng tôn giáo, xă hội và chính trị ở Đức thời Luther 3. Luther bị Ṭa thánh Roma kết án 1. Luther bớt tay với hàng quư tộc 2. “Giáo hội Cải cách”: một lực lượng chính trị 3. Giáo hội Tin lành và cái chết của người sáng lập III. Calvin với Giáo hội Tin lành ở Pháp và Thụy Sĩ 1. Giáo thuyết Luther tràn vào đất Pháp 2. Zwingli và đạo Tin lành ở Thụy Sĩ 3. Calvin sang Thụy Sĩ lập Giáo hội Tin lành 4. Giáo thuyết Calvin bành trướng đi các nơi và cái chết của “nhà cải cách” 1. Henry VIII và cuộc ly giáo năm 1533 2. Những phản ứng: nhiều đấng Tử đạo 3. Từ ly giáo đến Anh giáo dưới thời Elisabeth
Cận kim thời đại bắt đầu bằng một cuộc “cải cách tôn giáo” do Luther khởi xướng: đồng thời khởi phát phong trào canh tân của các thánh nhân nhằm chấn hưng đời sống Giáo hội. Cuối thời Trung cổ, đời sống Giáo hội sa sút rất nhiều, mọi người mong ước một cuộc Phục hưng toàn diện. Nhưng đang khi cuộc Phục hưng đó bị cản trở bởi t́nh trạng chính trị bên ngoài, và cơ cấu tổ chức bên trong của Giáo hội, th́ Luther đứng lên mở đầu một cuộc “cách mạng”, tạo nên một thời khủng hoảng tôn giáo. Phong trào “cải cách” do Luther khởi xướng ở Đức, lan tràn mau chóng sang nhiều nước khác. Ở Thụy Sĩ, Zwingh lập “Giáo hội Cải cách” tại Zurich. Ở Pháp, vua François I đàn áp nhóm Cải cách thành Meaux; một số trốn sang nước ngoài, trong đó có Calvin lập Giáo hội theo chủ trương của ông ở Genève. Từ lục địa, phong trào Cải cách tràn sang Anh quốc và mặc một h́nh thức hơi khác. V́ lư do hôn nhân, vua Henry VIII đứng lên chống Giáo hội Roma, đi tới ly giáo; rồi từ ly giáo tiến tới Anh giáo dưới thời nữ hoàng Elisabeth. [1] LUTHER ĐƯƠNG ĐẦU VỚI T̉A THÁNH ROMA
Từ thế kỷ XIV, thần học kinh viện bước vào thời kỳ suy thoái. Các nhà thần học chỉ biết nhai lại những giáo thuyết của những người thuộc thế kỷ trước, quá mải miết và uổng phí thời giờ vào những cuộc tranh luận về h́nh thức, danh từ. Trường phái Tôma thiên về lư trí, c̣n trường phái Scot thiên về ư chí, cả hai ḱnh địch nhau. Khoa thần học trở nên khô khan, không giúp nâng cao đời sống đạo đức. Trong khi ấy, trường phái Occam được coi là tân tiến: đối với triết học, trường phái này hoài nghi tất cả những suy luận siêu h́nh, chỉ tin vào thực nghiệm; đối với tôn giáo, họ bỏ rơi lư luận chỉ t́m đến tin tưởng. Chính v́ thế, trường phái Occam đă dọn đường cho Luther trong chủ trương “công-chính-hóa bằng đức tin”. Cuối thế kỷ XV sang XVI, ở Đức c̣n xuất hiện chủ nghĩa Nhân bản (Humanisme) do Erasmus (1466-1536) người thành Rotterdam đứng đầu. Về văn chương, Erasmus chủ trương lối phát biểu của các văn hào La Hy, khinh chê lối hành văn “man rợ của thần học kinh viện. Về thần học, ông chủ trương trở về nguồn: Thánh Kinh và giáo phụ. Trong cuốn Ca tụng nàng Điên (Éloge de la Folie, 1511), ông dí dỏm chỉ trích các nhà thần học kinh viện, đả kích lối sống đạo đức của thời Trung cổ và những cách tôn sùng trong Giáo hội mà ông cho là “mê tín, cần phải được cải cách”.[2] V́ thế, người ta không lấy làm lạ khi thấy ban đầu Erasmus cũng ủng hộ Luther. Chính t́nh trạng sa sút của thần học kinh viện và sự xuất hiện của chủ nghĩa Nhân bản đă mở đường cho “Giáo hội Cải cách”. Nhưng xét về học thuyết, “Giáo hội” này lại bắt nguồn từ giáo lư của Wiclif (1328-84) và Huss (1369-1415). Cũng nh Wiclif, Luther chủ trương thuyết tiền định theo số mệnh, chỉ nhận Thánh Kinh, chối bỏ Thánh truyền, phủ nhận quyền tối thượng Giáo hoàng, từ chối mầu nhiệm “biến thể” trong Thánh Thể, kết án vấn đề ân xá, không công nhận giá trị lời tu thệ... Sự thành công của “Giáo hội Cải cách” c̣n nhờ ở t́nh trạng Giáo hội thời đó. Nhiều Giáo hoàng cuối thế kỷ XVI, v́ quá quan tâm đến quyền lợi trần tục của nước Ṭa thánh, đă xao nhăng việc cải tổ Giáo hội. Đức Alexanđrô VI (1492-1503) có nhiều gương xấu, đức Giuliô II (1503-13) quá chú tâm vào việc bảo vệ đất Ṭa thánh. Đức Leô X (1513-21) ham thích nghệ thuật và khoa học hơn đạo đức. Hàng Giám mục, tuy có nhiều vị tốt lành thánh thiện, nhưng phần lớn sống xa hoa và làm chính trị. Các linh mục hầu hết nghèo túng, phải làm việc thêm để kiếm ăn. Không được huấn luyện đầy đủ về đạo đức cũng như văn hóa, nhiều vị có cuộc sống bất xứng. V́ thế, người ủng hộ cuộc “cải cách” của Luther lúc ban đầu đều thuộc thành phần những linh mục “bất xứng” này, như Karlstadt, Munzer, Oecolampade, Bucer. C̣n giáo dân, ngoại trừ đa số quí tộc ăn chơi đàng điếm và lắm tham vọng, phần đông có đời sống đạo đức khá cao, nhưng thứ đạo đức sợ sệt, với lối sùng kính t́nh cảm thời Trung cổ. Ở tỉnh thành, giáo dân bị nhiễm tư tưởng chống hàng Giáo phẩm, do tuyên truyền cũng có, mà c̣n do gương xấu của các chủ chăn nữa. Tuy nhiên nếu không có t́nh trạng xă hội và chính trị thời đó tạo cơ hội thuận tiện, th́ giáo thuyết của Luther có thể đă bị dập tắt ngay từ đầu và không đi đến ly giáo. Trước hết, t́nh trạng xă hội ở Đức cũng như chế độ phong kiến Âu châu bấy giờ, đă đẩy dân chúng vào cuộc sống đói khổ và làm nô lệ cho các ông hoàng. Những cuộc vùng dậy của nông dân năm 1461, 1470, 1476 và 1492 dọn đường cho cuộc “cải cách” đẫm máu năm 1524 do Munzer, đồ đệ của Luther. Nhưng Luther bỏ rơi họ, bắt tay với quí tộc, v́ giai cấp này có thế lực, lại chủ trương chống hoàng đế và Roma. Thời ấy người Đức thù ghét người Ư, không những v́ lư do chủng tộc mà c̣n v́ chính sách thuế khóa của các Bộ trong nước Ṭa thánh. Tài sản của Ṭa thánh ở Đức rất nhiều, các ông hoàng cũng như dân chúng đều không muốn những tài sản ấy rơi vào tay ngoại bang. Ủng hộ Luther để ly khai với Ṭa thánh, các ông hoàng sẽ tước đoạt được các tài sản đó! Đứng về phương diện chính trị, giáo thuyết của Luther c̣n được coi là một lực lượng để thống nhất nước Đức chống hoàng đế, một yếu tố liên kết các miền theo cùng một giáo phái, để đi đến một liên minh, mà vẫn bảo vệ được quyền lực vô tư lợi cho mỗi ông hoàng. Tất cả các lư do trên đă giúp “Giáo hội Cải cách” bành trướng và tiến tới một tôn giáo quốc gia. Nhưng năm 1517, khi Luther khởi xướng một chủ thuyết, có lẽ đă không để ư đến những hoàn cảnh tôn giáo, xă hội, chính trị nói trên. V́ cuộc cải cách của ông thật ra không phải xă hội, chính trị mà là cuộc cách mạng thần học, kết quả bi thảm của một tâm hồn.
Ngày 30.10.1517 tại Wittenberg, một thị trấn nhỏ thuộc quyền ông hoàng Friedrich xứ Saxonia, dân chúng đi lại tấp nập khác thường, họ kéo nhau đến thánh đường kính viếng hài cốt các thánh để lĩnh hội ân xá. Sáng hôm ấy, Martin Luther, linh mục ḍng Âutinh, đă dán trên cửa thánh đường một bích chương bằng Lavăn gồm 95 đề tài về ân xá và việc quyên tiền xây thánh đường. Ông tuyên bố sẵn sàng tranh luận công khai về các đề tài đó. Lư do nào đă thúc đẩy Luther đứng lên phản đối vấn đề ân xá ? Theo Giáo hội, ân xá là việc tha thứ tất cả hay một phận h́nh phạt bởi tội, mà mỗi người phải chịu ở đời này hay ở đời sau trong luyện ngục. Nhưng muốn được sự tha thứ này, trước hết phải có ơn nghĩa với Chúa, nếu có tội trọng phải ăn năn hối cải và xưng tội. C̣n các việc lành để lĩnh ân xá, như cầu nguyện, chay ḷng, bố thí..., là những việc đền tạ theo sau. Theo Sắc lệnh năm 1476 của đức Sixtô IV có thể chỉ ân xá cho các linh hồn nơi luyện ngục, rút ngắn những ngày đền tội ở đó. Ban ân xá, Giáo hội muốn thúc đẩy giáo hữu làm việc thiện đền tội cho ḿnh và cho các linh hồn. Mỗi kỳ ban ơn Toàn xá là một dịp để các nhà giảng thuyết mở tuần đại phúc đưa các tội nhân ăn năn trở lại. Nhưng trong việc ban phát cũng như lĩnh nhận các ân xá này đă có nhiều ngộ nhận và lạm dụng. Một số nhà giảng thuyết muốn lôi kéo giáo dân cúng thật nhiều tiền, nên có lối tŕnh bày phóng đại. Tháng 10 năm 1517, theo lời của đức cha Albert Brandenburg, cha J. Tetzel (1465-1519) ḍng Đaminh mở tuần giảng ân xá tại Juterbog gần Wittenberg, nơi Luther dạy học. Đức cha Albert là tổng giám mục thành Magdeburg, trước đă kiêm nhiệm địa phận Halberstadt, nay lại nhận thêm giáo tỉnh Mainz. Để tổ chức ṭa giám mục mới, đức cha Albert đă xin Ṭa thánh cho giảng ân xá trong ba địa phận của ngài để quyên tiền. Số tiền thu được, một nửa dành cho ṭa tổng giám mục, c̣n một nửa sẽ dâng cúng vào việc kiến thiết đền thánh Pherô ở Roma. Công việc được trao cho các cha ḍng Đaminh, đứng đầu là cha Tetzel. Lối tŕnh bày của nhà giảng thuyết này đă làm nhiều người tưởng ân xá có thể mua bằng tiền bạc. Khi đưa ra 95 đề tài, sự thực lúc ấy là Luther không có ư làm cách mạng chống Ṭa thánh. Mục đích của ông chỉ muốn ngăn chặn những lợi dụng ân xá với lối tŕnh bày sai lầm và đáng trách. Nhưng đi sâu vào tâm hồn ông, người ta thấy vấn đề ân xá thực sự chỉ là cơ hội để tung ra những chủ trương, mà ông cho rằng đă khám phá được. Chúng ta cần t́m hiểu đời sống của vị linh mục ḍng Âu tinh. Martin Luther sinh năm 1483 tại Eisleben xứ Saxonia, là người anh thứ hai trong tám anh em. Ngay từ bé, Martin đă gặp phải cảnh cực khổ của một gia đ́nh thợ mỏ, khiến cậu có quan niệm đen tối về cuộc đời. Ông và thân sinh của Martin tính t́nh lại cứng cỏi, thường la mắng đánh đập con cái. Đă thế, ở học đường Martin c̣n phải chịu một nền giáo dục trừng trị khắt khe của thời đó, mà sau này khi nhớ lại Luther đă gọi là địa ngục. Đạo giáo được tŕnh bày cho Martin là một thứ đạo nghiêm khắc, sợ sệt v́ phán xét và hỏa ngục. Năm 18 tuổi, gia đ́nh Martin trở nên khá giả, Martin vào đại học Erfurt theo ban văn chương triết lư. Một tai nạn xảy ra vào ngày 2.7.1505 đă ảnh hưởng rất nhiều trên cuộc đời Luther sau này. Hôm ấy từ nhà ở Mansfeld đến Erfurt, giữa đường anh gặp mưa lớn, sét đánh ngang tai; v́ sợ quá, Martin xin vào ḍng Âu tinh ngay tại Erfurt. Bước vào ḍng, Luther theo ban thần học cho tới khi thụ phong linh mục năm 1507, rồi được sai đi học Thánh Kinh ở Wittenberg. Mùa đông 1510, ông được sang Roma tŕnh bày với bề trên tổng quyền về việc dung ḥa hai khuynh hướng rộng phép trong ḍng Âu tinh. Người ta kể lại, h́nh ảnh đời sống xa hoa ở giáo đô mà Luther được chứng kiến, đă nảy sinh nơi ông ư tưởng cần phải có một cuộc cải cách. Trở về nước, ông được tiếp tục học ở Wittenberg và đậu tiến sĩ thần học năm 1512; liền sau đó, ông được cử giữ chức giáo sư Thánh Kinh thay thế cha bề trên Staupitz. Nhờ tài dạy học và giảng thuyết, Luther được giới sinh viên và giáo dân quí mến. Trong những năm dạy Thánh Kinh, giảng nghĩa Thư thánh Phaolô, ông đă đưa ra nhiều quan điểm “mới lạ” mà ông cho là “đă khám phá được, nhờ ơn Chúa soi sáng sau bao năm khắc khoải lo âu”. Tại sao Luther “khắc khoải lo âu” ? Ông vốn là người đạo đức kính sợ Chúa; nhưng là thứ đạo đức khắc nghiệt, sợ sệt: sợ chết, sợ phán xét và h́nh phạt đời sau. Tưởng vào ḍng sẽ được an tâm, nhưng trái lại. Mỗi khi cơn cám dỗ nổi lên là một lần ông cảm thấy ḿnh là kẻ đă bị kết án. Ông cầu nguyện, hăm ḿnh, ăn chay, hành xác nhưng vẫn không thoát khỏi ám ảnh hỏa ngục. Nhưng khi đọc các sách đạo đức và thần bí thời ấy, là những sách thường đề cao ḷng tin tưởng vào Chúa nhân lành, và khuyến khích sự phó thác hoàn toàn nơi t́nh yêu nơi Thiên Chúa, Luther bắt đầu cảm thấy niềm an ủi làm dịu đi những nỗi lo âu. Với tâm trạng đó, một hôm Luther “đă khám phá ra con đường giải thoát”, mà ông cho là nhờ “ơn soi sáng bất ngờ của Chúa Thánh Linh”. Con đường giải thoát ấy được ông t́m thấy trong câu Thánh Kinh: “Người công chính sống bởi đức tin” (Kb II, 4; Rm I, 17). Bám chặt vào “sự khám phá lạ lùng” này, nhà cải cách xây dựng dần một giáo thuyết. Về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và Ngôi Hai Nhập thể, Luther không chủ trương điều ǵ mới lạ. Nhưng khi bàn đến số phận con người và tương quan con người với Thiên Chúa, ông từ từ bước vào con đường xa cách Giáo hội Tông truyền. Ông chủ trương tội nguyên tổ đă làm con người bại hoại hoàn toàn, đến độ mọi hành động của con người dầu là tội lỗi, kể cả những việc được coi là “thiện”. Nhân đức của các thánh chỉ là “h́nh thức nhân đức”, thực sự nó là nết xấu. Muốn được đảm bảo ơn cứu độ, chỉ cần tin vào cái chết của Con Thiên Chúa. Đức tin đă đủ đền bù tất cả tội lỗi nhân loại nên không cần phải làm ǵ khác hơn là tin ḿnh được cứu thoát; chỉ có trường hợp hèn tin mới làm người ta xa Thiên Chúa.
Luther cho in 95 đề tài mà ông đă dán ở cửa thánh đường Wittenberg, và phổ biến khắp nơi. Nhiều nhà giảng thuyết lên tiếng đả kích những đề tài của Luther trên giảng đài; riêng cha Tetzel phát hành cuốn Những Phản đề (Les Antithèses). Nhưng Luther được nhiều giáo dân, sinh viên và các bạn cùng ḍng ủng hộ. Khi ông hoàng Friedrich cai quản miền đó mở cuộc điều tra, th́ cha bề trên Staupitz trả lời che đậy rằng: đây chỉ là chuyện mấy nhà giảng thuyết b́nh phẩm nhau về lối “tuyên truyền” ân xá. Tháng 11 năm 1517, sinh viên Wittenberg biểu t́nh, đốt cuốn Những Phản đề của cha Tetzel và hoan hô Luther, khiến ông thêm vững tâm và mạnh dạn. Đức tổng giám mục Albert Brandenburg đệ tŕnh 95 đề tài của Luther sang Ṭa thánh. Đức Thánh Cha Leô X lúc đầu cho là việc tranh luận giữa các ḍng tu, nên không để ư. Nhưng tháng 12 cũng năm 1517, đức hồng y Tommaso Vio thành Gaeta ḍng Đaminh, người ta quen gọi là Cajetano, đệ lên đức Thánh Cha một bản tường tŕnh, vạch rơ những sai lầm của Luther về sự công chính hóa và quyền giáo huấn của Hội thánh; lúc ấy đức Thánh Cha mới lưu tâm đến sự việc, song c̣n tin rằng có thể dập tắt bằng cách trao nhiệm vụ đó cho các bề trên ḍng. Tháng 4 năm 1518, trong một phiên họp tổng hội ḍng Âu tinh tại Heidelberg, Luther được nhiều người làm hậu thuẫn, đă đến tŕnh bày quan điểm của ḿnh và tự biện hộ. Một tháng sau, ông đệ lên đức Thánh Cha một cuốn sách nhỏ, nhan đề Giải quyết các vấn đề đang được tranh căi về hiệu năng ân xá (Resolutiones disputationum de Indulgentiarum virtute), trong đó ông tố cáo những sai lầm và lạm dụng của nhiều nhà giảng thuyết, cuối cùng ông kết luận rất khiêm tốn, và sẵn sàng vâng phục: “Chấp thuận hay không, tiếng nói của đức Thánh Cha sẽ là tiếng nói của Chúa Kitô đối với con, và nếu con đáng chết, con sẽ không ngại chết”.[4] V́ không chịu rút lại giáo thuyết của ḿnh, Luther được gọi sang Roma, nhưng ông xin khất v́ lẽ chưa đủ tiền chi phí hành tŕnh. Ông hoàng Friedrich xứ Saxonia ra mặt bênh vực nhà cải cách, ông xin đức Thánh Cha cho Luther được gặp đức hồng y Cajetano lúc đó đang ở Augsburg, thay v́ phải sang Roma. Từ ngày 12.10.1518, bằng t́nh cha con, đức hồng y cố thuyết phục Luther, nhưng không kết quả, và đêm 20 Luther đi khỏi Augsburg. Biết ḿnh thế nào cũng bị kết án, ngày 28 tháng 11 năm ấy Luther đệ đơn khiếu nại lên đại Công đồng. Thực ra cho đến lúc này, Luther vẫn chưa có ư ly khai với Giáo hội. Tháng 3 năm 1519, ông c̣n viết cho đức Giáo hoàng: “trước mặt Thiên Chúa và loài người, con đă không hề muốn và lúc này con càng không muốn chống lại Giáo hội Roma và đức Thánh Cha”. [5] Nhưng các cuộc đụng độ với nhiều nhà thần học làm ông mỗi ngày thêm xa Giáo hội. Được các sinh viên Wittenberg và các bạn cùng ḍng ủng hộ, thêm vào đó sự che chở của ông hoàng Friedrich và hiệp sĩ Ulrich Von Hutten, Luther quyết không lùi bước. Về phía Roma, Ṭa thánh không muốn vội vàng, có thể v́ những lời lẽ của Luther viết cho đức Thánh Cha tỏ ra sẵn sàng tuân phục, nhưng cũng có thể v́ những lư do chính trị đ̣i phải kiên nhẫn. Muốn bắt Luther, phải có chính quyền thỏa thuận và giúp tay. Nhưng hoàng đế Maximilian I (1493-1519) lúc ấy đang đau nặng chờ chết, c̣n ông hoàng Friedrich xứ Saxoma lại là người bênh vực Luther. Trong số các nhà thần học hăng hái bênh vực chân lư có Maier Von Eck, phó viện trưởng đại học Ingolstadt. Từ tháng 12 năm 1518, Von Eck đă xuất bản cuốn Obelisci (signes typographiques, notes critiques), vạch rơ những sai lầm của Luther và thách thức một cuộc tranh luận công khai. Luther nhận lời và cuộc tranh luận được ấn định vào cuối tháng 6 năm 1519, tại lâu đời Pleissenburg gần Leipzig. Von Eck là một nhà hộ giáo thời danh, trí khôn sắc sảo lư luận đanh thép, trí nhớ phi thường, đă dồn Luther đến đường cùng bắt ông phải nh́n nhận những hệ kết tai hại, mà có lẽ ông c̣n muốn che đậy hay chưa ư thức rơ ràng. Von Eck thắng cuộc, nhưng trước cử tọa gồm đông đủ giáo sư nhiều đại học, Luther tuyên bố phủ nhận quyền Ṭa thánh Roma và cả đại Công đồng, mà trước đây ông đă đ̣i nại đến. Ông chỉ nhận quyền Chúa Kitô và Thánh Kinh mà mỗi người có quyền giải thích theo Thánh Linh, nghĩa là ông chủ trương tự do phê phán (libre examen). Sau cuộc tranh luận ở Leipzig, Luther có lập trường rơ rệt, nước Đức chia làm hai phe: bên bênh và bên chống. Trong giới trí thức những nhà nhân bản học vốn khinh chê các nhà thần học, bắt tay với Luther. Một số người như Melanchthon theo ông tới cùng, một số khác như Erasmus khi thấy Luther miệt thị con người, đă coi ông là thù địch. Trong giới chính khách, những người chủ trương chống Roma, thay Luther tỏ rơ thái độ, cũng bắt tay với ông. Ulrich Von Hutten đứng đầu các hiệp sĩ theo chủ nghĩa tự do vô chính phủ, từ trước vẫn lợi dụng Luther, nay dành cho ông cả 100 ky sĩ hộ vệ. Nhận thấy lực lượng số người ủng hộ, Luther tuyên bố: “Việc đă quyết định xong, đời đời tôi sẽ không bao giờ làm ḥa với Roma”. [6] Năm 1520 lâu năm quyết định. Von Eck sang Roma vận động để Ṭa thánh kết án Luther. Một ủy ban được thành lập dưới quyền của đức hồng y Cajetano, xét xử 41 đề tài của nhà cải cách. Ngày 15.6.1520, đức Thánh Cha Leô X ban Tông chiếu Exsurge Domine: “Lạy Chúa, xin đứng lên, bênh vực lấy chân lư của Người (Tv LXXIV, 22), lên án 41 đề tài nói trên, cấm Luther giảng dạy thần học, buộc ông phải rút lại lạc thuyết, nếu không, sẽ mắc vạ tuyệt thông. Được tin này, Luther xúc động mănh liệt, ông nói: “Tôi cảm thấy đau khổ như đứa con bị mẹ bỏ rơi”. Nhưng cũng lúc đó ông giận dữ tuyên bố. “Bây giờ tôi mới biết rơ Giáo hoàng chính là quỷ vương“.[7] Tháng 8 năm 1520, Luther tung đi khắp nơi bản Tuyên ngôn gởi hàng quư tộc Kitô giáo Đức; tháng 10, cuốn Cuộc lưu đày Babylôn; tháng 11 cuốn Quyền tự do của người Kitô hữu. Tác phẩm sau cùng bàn về sự công-chính-hóa bởi nguyên đức tin; hai cuốn trên chứa đầy những luận điệu đả kích Giáo hội, ông nhạo báng luật độc thân giáo sĩ, đ̣i chấm dứt nhiều việc tôn sùng mà ông cho là mê tín, như hành hương, viếng hài cốt các thánh... Cuối cùng, ông khéo léo đ̣i cho chính quyền can thiệp vào các thứ tiền dâng cúng và kiểm soát hàng Giáo phẩm. Về các bí tích, ông chỉ nhận Rửa tội, Ḥa giải và Thánh Thể, mà ông thấy có trong Phúc âm. Ngày 10.12.1520, sau khi nghe biết các sách của ḿnh bị đốt tại Cologne do khâm sai Ṭa thánh Aleandro và Von Eck, Luther cũng họp các bạn hữu tại cổng thành Wittenberg, đốt bản Tông chiếu, cuốn Giáo luật và bộ Tổng yếu Thần học của thánh Tôma, ông nói: V́ bay mà Lời của Chúa bị xuyên tạc, ta hỏa thiêu bay! Ngày hôm sau, Luther bước lên giảng đài lớn tiếng nói: “Hôm qua, tại công trường, tôi đă đốt hết loại sách “ác ôn” của Giáo hoàng. Lẽ ra chính nó, tôi muốn nói chính bọn Giáo triều, phải nướng sống như vậy. Nếu anh em không đoạn tuyệt ngay với Roma, anh em không thể rỗi linh hồn được... Khốn kiếp cho Babylôn! Bao lâu tôi c̣n hơi thở, tôi c̣n nói: Khốn kiếp!” [8] Ngày 3.1.1521, một Tông chiếu khác Decet Romanum Pontificem, công bố án vạ tuyệt thông cho Luther.[9] GIÁO HỘI CẢI CÁCH Ở ĐỨC
Hoàng đế Maximilian I băng hà ngày 12.1.1519, Carlos Quinto (vua Tây Ban Nha) được bầu lên kế vị (1519-56). Thời đó, hoàng đế La Đức có bổn phận bảo vệ đức tin Công giáo. Luther đă bị Ṭa thánh kết án, đến lượt hoàng đế có nhiệm vụ phải can thiệp. Các Sứ thần Ṭa thánh thúc ông thi hành án lệnh. Carlos không từ chối, nhưng v́ đang sửa soạn chiến tranh với François I nước Pháp, lại thấy dân chúng và một số ông hoàng ủng hộ nhằm cải cách, nên chưa muốn thi hành ngay. Ông c̣n nghe Friedrich, người bênh vực Luther, xin hoăn việc đó để đem xét xử lại trong đế quốc Nghị hội (diète) sắp họp tại Worns. Tại Nghị hội Worms ngày 17-18 tháng 4 năm 1521, Friederich yêu cầu cho Luther được tự biện hộ trước khi bị kết án. Đứng trước Nghị hội, Luther can đảm và hiên ngang tŕnh bày giáo thuyết của ḿnh và thẳng thắn phủ nhận quyền tối thượng thiêng liêng của đức Giáo hoàng. Chỉ vào đống sách (23 quyển) của Luther, quan ṭa hỏi tác giả hai câu: “Thứ nhất, ông có nhận các tác phẩm này là của ông không? Thứ hai, ông có muốn rút lại điều nào không ?” Sau khi nghe đọc nhan đề các cuốn sách nói trên, Luther trả lời câu thứ nhất: “Tôi xin xác nhận đây là những sách tôi viết”. Tiếp đến câu hỏi thứ hai, ông đáp: “Bao lâu tôi chưa được quí vị dùng lời Thánh Kinh hoặc một lẽ hiển nhiên (v́ tôi không chỉ tin ở Giáo hoàng, cũng không chỉ tin vào Công đồng, là những người thường hay sai lầm và mâu thuẫn), để minh chứng rằng tôi sai lầm, th́ tôi c̣n phải nghe theo những lời Thánh Kinh mà tôi đă trưng dẫn, lương tâm tôi trói buộc với Lời Chúa phán. Tôi không thể và cũng không muốn rút lại điều ǵ v́ lẽ làm trái lương tâm ḿnh là thiếu chắc chắn và không lương thiện. Lạy Chúa, xin thương giúp con. Amen”.[10] Kết quả, nhà cải cách lănh án trục xuất khỏi đế quốc, việc thi hành trao cho Friedrich nhà cầm quyền trực tiếp của Luther. Nhưng ông hoàng này lập mưu kế, để Luther c̣n ở lại trong nước Đức, tuyên truyền và thành lập “Giáo hội Tin lành” với sự ủng hộ của các ông hoàng. Ngày 4.5.1521, trên đường từ Worms trở về Wittenberg, Luther bị một toán 5 kỵ binh “bắt cóc” đem đi. Dân chúng cho là Luther đă bị bắt và có thể bị giết. Nhưng ông vẫn sống, người ta bảo vệ ông, đưa ông đến Eisenach tại lâu đài Wartburg. Luther cải trang, lấy tên là hiệp sĩ Georg, để râu, xuống tóc chờ đợi thời cơ thuận lợi lại xuất hiện. Mười tháng ẩn trốn trong lâu đài Wartburg, đối với Luther là những tháng đau khổ, đau khổ v́ bệnh hoạn, nhưng nhất là đau khổ về tinh thần: bị trục xuất khỏi Giáo hội, ông cảm thấy lương tâm cắn rứt. Tuy nhiên, ông vẫn đủ nghị lực để viết thêm nhiều tác phẩm, như Băi bỏ Thánh lễ tư, việc xưng tội; nhưng đáng kể hơn cả là phiên dịch Bộ Thánh Kinh ra Đức ngữ. Phần Tân ước ông đă hoàn thành trong 3 tháng với sự cộng tác của Melanchthon và Spalatin. C̣n phần Cựu ước măi năm 1534 mới hoàn thành và phải nhờ đến sự cộng tác của nhiều người biết cổ ngữ Hy Bá, như Aurogallus. Bản dịch của ông được phổ biến rất mau chóng. Trong khi đó, giáo thuyết Luther tiếp tục lan tràn đi các nơi, đồng thời những hành động phạm thánh xảy ra làm ông lo ngại. Nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ theo con đường hồi tục phá giới của Luther, để kết hôn, trở thành những cán bộ tuyên truyền cho giáo thuyết mới. Karlstadt hô hào băi bỏ Thánh Lễ, triệt hạ ảnh tượng thánh và cho rước lễ dưới hai h́nh bánh và rượu. Munzer đứng ra lập “nước Chúa Kitô”, chọn 12 tông đồ và 72 môn đệ, sai đi giảng ở các công trường, chế giễu Ṭa thánh Roma, chủ trương mọi sự làm của chung v́ t́nh huynh đệ, xây dựng một xă hội không tưởng (utopie). Munzer c̣n cho rằng việc rửa tội cho trẻ em không thành, nên khi khôn lớn phải được rửa tội lại; đó là giáo phái Rửa-tội-lại (Anabaptisme). Đầu năm 1522, Munzer đến Wittenberg lôi cuốn được nhiều người theo, trong đó có cả những đồ đệ thân tín của Luther, như Amsdorf, Melanchthon và đặc biệt Karlstadt. Nghe biết chủ trương của Munzer và những hành động quá khích của Karlstadt, Luther cho rằng không thể tha thứ được, cần phải dẹp ngay. Ngày 1.3.1522, Luther bỏ Wittenberg lớn tiếng khiển trách hai đồ đệ : “Chúa Kitô không dạy tôi giữ đạo, để làm thiệt hại cho kẻ khác”. Nguyên nhân làm cho Luther lo sợ chính là sự thành công của ông. T́nh trạng rối ren lúc ấy đă cho phép Luther xuất hiện và tự do hành động. Ở Đức, Carlos Quinto vẫn c̣n chiến tranh với François I. Nghị hội đặt trụ sở ở Nuremberg thay hoàng đế cầm quyền, tuy chống lại Luther, nhưng v́ không được các thành phố ủng hộ bởi chính sách thuế khóa quá nặng, lại thấy nhiều người trong chính quyền địa phương ở Nuremberg ủng hộ Luther, nên Nghị hội định chịu ḥa hoăn và chờ đợi một công đồng được triệu tập ở Đức. C̣n bên Roma, đức Thánh Cha Adrian VI (1522-23) tuy cương quyết phục hưng Giáo hội, và đă cử hồng y Chieregati sang Nuremberg, nhưng không may đức Thánh Cha băng hà vào tháng 9 năm 1523, sau 20 tháng ở ngôi Giáo hoàng. Munzer và Karlstadt phải bỏ xứ Saxonia, nhưng lại hoạt động cách mạng trong các xứ Suaben, Thuringia và Alsace; đi đến đâu hai ông cũng tuyên truyền chống hàng giáo sĩ và quí tộc. Nông dân đang bị đàn áp dưới chế độ phong kiến, đă hùa nhau theo. Đây không phải là lần đầu tiên nông dân đứng lên chống hàng quí tộc, nhưng cuộc cách mạng 1524 này quan trọng hơn nhiều, v́ có thêm yếu tố tôn giáo. Những vụ đốt phá bắt đầu từ Suaben, lan tràn nhanh chóng qua vùng Tyrol. Franconia, Hesse, rồi cả Thuringia và Saxonia nữa. Các ông hoàng bị đe dọa đă liên kết với nhau để đối phó. Sự đàn áp trở thành một cuộc trừng phạt đẫm máu rùng rợn. Munzer bị bắt và bị trảm quyết (1525). Trước cảnh đổ máu ấy, Luther không những đă ủng hộ những nguyện vọng của nông dân, trái lại c̣n gắt gao kết án họ: “Hỡi các lănh tụ, hăy đứng lên tiêu diệt, cắt cổ bọn phiến loạn. Ai làm ǵ được xin hăy ra tay. Chúng ta đang sống trong thời đại quá xáo trộn, đến độ một hoàng tử lên Thiên đàng bằng đổ máu kẻ khác, dễ hơn một người siêng năng cầu nguyện”. [11] Thái độ của Luther đă làm nông dân oán ghét và không c̣n tín nhiệm ở ông nữa. Dù muốn dù không, từ nay bó buộc Luther phải bắt tay với quí tộc, đồng thời biến dần phong trào cải cách tôn giáo của ông thành công cụ chính trị cho các ông hoàng.
Luther bắt tay với quí tộc, nhưng không phải tất cả đều ủng hộ ông. Năm 1524, khi thấy Nuremberg vẫn giữ lập trường ḥa hoăn, một số ông hoàng như Fernando nước Áo, em hoàng đế Carlos Quinto, Withelm II xứ Bavaria, đức tổng giám mục thành Salzburg và đức giám mục thành Trento, đă kư kết một liên minh tại Ratisbon nhất quyết trung thành với Ṭa thánh. C̣n các ông hoàng ủng hộ Luther, sự thực không v́ lư do tôn giáo cho bằng tư lợi và chính trị. Năm 1525, Albert Brandenburg,[12] bề trên tổng quyền ḍng hiệp sĩ Teutonic, theo lời khuyên của Luther, đă hồi tục, kết hôn với công chúa nước Đan Mạch, cướp lấy tài sản của ḍng và làm quận công thứ nhất nước Phổ (1525-68). Cũng năm ấy, ông hoàng Philipp xứ Hesse bắt tay với Luther, đoạt tài sản của Giáo hội và đem cái chính trị xảo quyệt để giúp Luther. Phong trào bắt đầu lan rộng: nhiều ông hoàng các nơi lần lượt theo nhau để thỏa măn ḷng tham. Năm 1526 Nghị hội họp tại Spira (Speyer), Carlos Quinto lúc này rảnh tay và vừa chiến thắng François nước Pháp xong, ông có thể trở lại vụ án Luther. Nhưng may mắn cho nhà cải cách thành Wittenberg, v́ chính ngày khai hội, người ta được tin vua nước Pháp t́m cách phục thù và lập liên minh với các nước bị thế lực của Carlos đe dọa, trong đó có nước Ṭa thánh. Ông hoàng Fernando nước Áo, chủ tịch nghị hội, nghe tin ấy hết hăng hái thi hành quyết định Worms kết án Luther. Carlos lại bận tâm với François I, và tháng 5 năm 1527 ông đem quân đánh chiếm nước Ṭa thánh, bắt giam đức Thánh Cha Clementê VII (1523-34). C̣n Fernando từ năm 1526 lên kế nghiệp Ludovilkus II lầm vua xứ Bavaria và Hung Gia Lợi, phải lo chống Hồi quân, nên không c̣n thời giờ nghĩ đến vấn đề tôn giáo ở Đức nữa. Để đối phó với những đe dọa trở lại, các ông hoàng theo Luther kư kết liên minh với nhau ở Torgau, và lo tổ chức chế độ mục sư trong khu vực ḿnh cùng bắt dân phải theo. Năm 1529, sau khi kư ḥa ước với vua nước Pháp và đức Giáo hoàng, Carlos Quinto cho tái nhóm Nghị hội Spira. Trong khi chờ đợi đại Công đồng, Nghị hội quyết định: tại các miền c̣n Công giáo, án lệnh của Nghị hội Worms phải triệt để thi hành và cấm không được tuyên truyền lạc thuyết, c̣n ở các vùng đă theo Luther, được tạm duy tŕ hiện trạng, chỉ cấm không được chế nhạo mầu nhiệm Thánh Thể, và không được quấy rầy người Công giáo khi tham dự Thánh lễ. Tuy quyết định này rất nhân nhượng đối với giáo phái Luther, nhưng họ vẫn không hài ḷng. Ngày 19.4.1529, Johann xứ Saxonia, người kế vị Friedrich, và Philipp xứ Hesse cùng một số ông hoàng khác, với sự ủng hộ của xứ, đă đệ lên hoàng đế Carlos một bản Thệ ước Phản đối (protestation) chống lại quyết định của Nghị hội Spira. Do đấy, người ta gọi các tín đồ giáo phái Luther là “Thệ phản" (Protestant).[13] Năm 1530, hoàng đế Carlos trở về nước sau 9 năm vắng mặt. Cho rằng có thể dẹp tan những xáo trộn tôn giáo từng gây chia rẽ trong đế quốc, bằng những cuộc gặp gỡ đôi bên, hoàng đế triệu tập Nghị hội tại Augsburg và cho bên Tin lành (Thệ phản) được tự do tŕnh bày quan điểm cũng như giáo thuyết của ḿnh. Luther v́ mang án trục xuất nên không thể có mặt tại Nghị hội, ông trao việc đó cho Melanchthon. Ông này chủ trương ḥa giải và bắt tay với Công giáo, v́ hoàn cảnh không cho phép ông có thái độ cứng rắn. Melanchthon đưa ra một bản Tuyên xưng lấy tên là Confessio augustana (Confession d'Augsburg) gồm 28 điều, trong đó nhiều đề tài căn bản của Luther được che đậy hoặc bỏ qua. Ông c̣n cho rằng đạo Tin lành chỉ bất đồng với Công giáo về mấy điểm “thuộc lễ nghi và kỷ luật”, như rước lễ dưới hai h́nh bánh và rượu, Thánh Lễ, xưng tội, luật độc thân, lời tu thệ ... Bản tuyên xưng của Melanchthon được đọc tại Nghị hội Augsburg ngày 25.6. 1530. Hai bản Confessio Zwingliana của Zwingli và Confessio Tetrapolitana do Bucer và Capiton soạn thảo cũng được đem ra cứu xét. Sau 5 tháng Nghị hội không đi đến kết quả ngày 19.11.1530, hoàng đế phủ nhận tất cả ba bản Tuyên xưng của Tin lành và công bố sắc lệnh đ̣i triệt để thi hành các quyết định của Nghị hội Worms (1521): Quyền giám mục phải được tái lập, sách báo nhiễm lạc thuyết phải thiêu hủy, tài sản Giáo hội bị tịch thâu phải được trả lại. Bị đe dọa mất những tài sản đă chiếm đoạt, năm 1531 các ông hoàng theo Tin lành kư kết với nhau lập liên minh tại Smalkalde, do Philipp xứ Hesse đứng đầu. Dầu vậy liên minh vẫn chưa dám gây chiến với hoàng đế. Trong khi đó, Carlos Quinto v́ đang bận tâm giúp Fernando bảo vệ Hung Gia Lợi trước sự đe dọa của Hồi giáo, nên cũng bằng ḷng kéo dài thời gian thi hành quyết định Augsburg. Từ năm 1536, cuộc giao tranh giữa hoàng đế và vua nước Pháp tái diễn. Nhóm Smalkalde thấy thế t́m cách buộc Carlos phải nhượng bộ nhiều hơn. Chính sách ḥa giải đưa ra những cuộc gặp gỡ giữa hai bên được tổ chức từ năm 1539 đến 1541. Nhưng vẫn không đi đến kết quả và Carlos chịu kư một tạm ước với liên minh tại Ratisbon, cho phép giáo phái Tin lành tịch thâu những tài sản Giáo hội Công giáo c̣n lại trong miền của họ. Roma phản đối chính sách ḥa giải giáo thuyết và nhân nhượng chính trị của Carios. Ngày 15.3.1545, đức Thánh Cha Phaolô III (1534-49) khai mạc đại Công đồng Trento, phe Tin lành từ chối tham dự. Lúc ấy, Carlos mới biết không thể thành công bằng đường lối ḥa giải giáo thuyết. Sẵn có quân sĩ trong tay sau những cuộc chiến thắng và ḥa ước Crépy (1544), Carlos quyết dùng vơ lực để dẹp liên minh Smalkalde. Lực lượng nầy từ năm 1541, nghĩa là sau vụ kết hôn “trộm vụng” của Philipp xứ Hesse bị đưa ra ánh sáng, đă bắt đầu chia rẽ nhau. Maurice xứ Saxonia nhảy sang phía hoàng đế. Để tránh tiếng một chiến tranh tôn giáo, Carlos tuyên bố đây là biện pháp trừng phạt những ông hoàng “vô kỷ luật và bất tuân thượng lệnh”. Cuộc trừng phạt bắt đầu từ năm 1546; cũng năm ấy, Luther nhắm mắt qua đời ngày 18 tháng 2. Cuộc chiến thắng Munlberg ngày 24.4.1547 đặt các miền Tin lành ở Đức dưới quyền Carlos Quinto, hai ông hoàng Johann sứ Saxonia và Philipp xứ Hesse bị bắt giam và liên minh Smalkalde tan ră. Tưởng sau khi dẹp xong khối Smalkalde, Carlos sẽ cộng tác với Giáo quyền để ngăn cản “làn sóng lạc thuyết” và dập tắt dần đi. Nhưng dựa vào thế chiến thắng, ông đ̣i can thiệp vào đại Công đồng Trento, muốn tự giải quyết lấy vấn đề tôn giáo ở Đức, khiến Công đồng phải đ́nh hoăn (tháng 3.1547). V́ quá nghiêm khắc đối với các ông hoàng trong khối Smalkalde và sự nhượng bộ giáo thuyết trong tạm ước Augsburg (1548), Carlos đă làm mất ḷng cả hai bên Tin lành và Công giáo, chưa nói đến khuynh hướng độc tài muốn đem chính sách cai trị ở Tây Ban Nha áp dụng vào nước Đức, làm tinh thần quốc gia của họ nổi dậy. Chính trị tôn giáo vụng về của Carlos Quinto c̣n đưa ông đến sự thất bại trong ḥa ước Augsburg 1555. Khi ấy các ông hoàng lại âm mưu với nhau; Maurice xứ Saxonia bên ngoài tỏ vẻ trung thành với hoàng đế, nhưng bên trong ngấm ngầm t́m cách bội phản. Năm 1555, Nghị hội họp tại Augsburg, một ḥa ước được kư kết: nguyên tắc Cujus regio, ejus religio (miền nào đạo ấy) được đem vào dân luật Đức các ông hoàng có quyền chọn hoặc Công giáo hoặc Tin lành và bắt dân trong miền đó phải theo, ai không muốn có quyền đi nơi khác. Các tài sản Giáo hội bị tịch thâu trước năm 1552 được giữ lại sau này những ai đứng quản lư tài sản nếu bỏ Công giáo theo Tin lành, th́ phải để lại cho Công giáo; đó là luật Bản quyền Giáo hội (Reservatum Ecclesiasticum). Chỉ trừ gia tộc Bugunđô vẫn phải tuân hành luật chống giáo thuyết Luther. Dầu vậy, luật Bản quyền Giáo hội vẫn không được các ông hoàng Tin lành tôn trọng. Năm 1556, hoàng đế Carlos sau khi biết ḿnh thất bại, đă nhường ngôi Vua Tây Ban Nha cho con là Felipe II và ngôi Hoàng đế cho em là Fernando I (1556-64), rồi tuyên bố thoái vị. Ông rút lui vào tu viện San Jerónimo de Yusto trong miền Extremadura (Tây Ban Nha) và từ trần tại đó năm 1558. Năm 1608, “Hiệp hội Tin lành” gồm hai phái Luther và Calvin được thành lập, bên Công giáo có Maximilian xứ Bavaria cũng tổ chức một liên minh gồm các ông hoàng Công giáo. Sự xung khắc giữa đôi bên đưa nhau đến cuộc chiến tranh Ba mươi năm, bắt đầu từ 1618 và kết thúc bằng ḥa ước Westfalen 1648: nh́n nhận quyền tự do tôn giáo.
Đến đây, chúng tôi trở lại với Luther và Giáo hội của ông, bàn về giáo thuyết cũng như tổ chức nội bộ. Sau khi bỏ Wartburg (1522) để ngăn cản những hành động quá khích của Munzer và Karlstadt, Luther đă làm một việc cuối cùng để dứt khoát ly khai với Giáo hội: ngày 2.10.1524, ông cởi bỏ áo ḍng, tuyên bố băi bỏ bậc tu tŕ và luật độc thân giáo sĩ. Tháng 6 năm 1525, ông kết hôn với Catharina Von Bora, một nữ tu ḍng Xitô hồi tục theo thuyết của ông.[14] Nhà nhân bản học Erasmus, khi nh́n vào cuộc hôn nhân này, đă châm biếm một câu: “Thật là một bi kịch kết thúc bằng tṛ hề”. Nhiều đồ đệ của Luther, trong số có Melanchthon, tỏ ra phàn nàn về cuộc hôn nhân nói đây. Vâ một ngày kia chính vị linh mục “phá giới” này cũng thú nhận “lấy vợ. tôi đă tự hạ và trở nên đốn mạt, đến độ các Thiên thần phải cười, ít là tôi tưởng như thế, và các ma quỷ phải khóc“.[15] Tuy nhiên, Luther vẫn giữ được uy tín đối với các đồ đệ v́ ông đă trở thành “người của thời đại”, lănh đạo một giáo phái cách mạng. Hơn nữa. ông là một nhà hùng biện, một triết gia, một học giả, thi sĩ, nhạc sĩ; ông viết rất nhiều (trên 100 tác phẩm). Nhưng tất cả tài năng đó, ông đă sử dụng vào phục vụ một cuộc “cách mạng” chống Giáo hội Roma, và xây dựng một giáo thuyết mới. Giáo thuyết Tin lành đặt trên ba quan điểm nền tảng: 1) Tội nguyên tổ đă hoàn toàn làm hư hoại con người; 2) Thiên Chúa tiền định theo số mệnh cho một số người được rỗi; 3) Con đường cứu rỗi là tin vào lời hứa Phúc âm. Từ ba quan điểm đó, những hệ kết được rút ra dần dần và nhiều khi không theo đường lối lư luận. Họ chỉ nhận Thánh Kinh là nguồn đức tin, và mỗi người có quyền tự do phê phán (libre examen), tự rút lấy cho ḿnh một tôn chỉ cuộc sống “theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh”. Cho rằng con người được công-chính-hóa bằng nguyên đức tin, nên người Tin lành không cầu khẩn các thánh và coi các bí tích là không cần. Nhưng Luther vẫn giữ lại ba bí tích: Rửa tội, Ḥa giải và Thánh Thể. Về phép Rửa, chủ trương của Luther ít hợp lư, v́ nếu người ta được công chính hóa bởi đức tin, th́ cần chi phải chịu phép Rửa. Về Ḥa giải, Luther bỏ việc xưng tội, cũng không nói đến sự ăn năn hối cải và đền tội; ông chỉ dạy làm một tác động “vươn ḿnh lên” với Chúa và khiêm nhường nhận lỗi. Về phép Thánh Thể, Tin lành không công nhận Thánh Lễ là một Hiến tế và phủ nhận sự “biến thể” (transsubstantiation), nhưng chủ trương “lưỡng thể đồng tại” (impanation, consubstantiation), nghĩa là trong Thánh Thể cùng một lúc có bánh rượu và Chúa Kitô, bánh rượu là dấu chỉ (signes visibles) sự hiện diện Chúa Kitô. Trong 15 năm cuối đời, Luther sung sướng thấy giáo thuyết của ḿnh phổ biến rộng răi. Nhưng ông cũng biết Giáo hội của ông muốn đứng vững cần phải có tổ chức, quy chế và cán bộ. Công việc này ông trao cho Melanchthon, đồ đệ thân tín nhất. Phiilppe Schwarzerd Melanchthon (1497-1560) là một nhà thần học Đức, giáo sư đại học Tubingen và Wittenberg, được Luther cảm hóa và theo ông từ ban đầu. Năm 1521, Melanchthon xuất bản cuốn Luận chứng Uyên nguyên (Loci Communes Rerum Theologicarum) Luther nhận làm kinh điển cho học thuyết của ḿnh. Trong tác phẩm này, khi tái bản năm 1535, Melanchthon dành một chương riêng về các tổ chức nội bộ Giáo hội Tin lành. Đứng đầu Giáo hội Tin lành ở mỗi xứ là các ông hoàng. Các ông có nhiệm vụ bắt dân chúng thuộc quyền phải theo giáo thuyết mới. Làm đại diện ông hoàng đi kiểm soát các nơi là những ủy viên kinh lược, họ được trao cho những chỉ thị phải thi hành. Tại mỗi giáo xứ ở thôn quê, có một hay nhiều mục sư hoạt động dưới quyền của mục sư chánh xứ. Các mục sư này được huấn luyện cẩn thận và có nhiệm vụ giảng dạy. Các giáo xứ ở thành thị tổ chức dân chủ hơn, v́ đạo hữu trí thức được cộng tác với mục sư chánh xứ trong việc cai quản và tổ chức họ đạo. Năm 1542, “Tôn giáo Nghị hội” '(Consistoire) thành lập gồm một số mục sư và đạo hữu do ông hoàng chỉ định, có nhiệm vụ kiểm soát các cộng đồng giáo xứ đă được “cải cách”. Nghị hội có quyền cắt cử các mục sư, giải quyết các vụ tranh chấp giữa mục sư và đạo hữu. Sau khi Luther mất, Nghị hội nắm thêm quyền giải thích các vấn đề thuộc giáo lư. Melanchthon c̣n soạn ra một cuốn Giáo lư, buộc các mục sư phải theo để giảng dạy dân chúng. Để cho Melanchthon mô phỏng theo tổ chức của Giáo hội Roma trong việc thiết lập một Giáo hội quốc gia, với cuốn Giáo lư buộc tín hữu phải học theo, Luther đă tự mâu thuẫn, v́ ông luôn đả kích cơ cấu của Giáo hội Roma, cho đó là chướng ngại làm con người không thể vươn lên với Thiên Chúa, và v́ ông vẫn chủ trương phải để Lời Chúa tự do hoạt động cũng như hướng dẫn các tâm hồn. Nếu Luther nhận ra điều đó, chắc ông không khỏi đau ḷng khi thấy đạo giáo của ông, muốn lớn lên và vững mạnh, bó buộc phải rời xa ông. Rời xa chủ trương của ông và đi đến chỗ mâu thuẫn với chính ông.1 Luther muốn cải cách Giáo hội; nhưng cải cách Giáo hội mà đứng ngoài Giáo hội hoặc không cùng với Giáo hội, há không phải là phá hoại? Lúc này sắp sửa từ giă cơi đời, nh́n lại sự nghiệp, ông thấy ǵ? Về kinh tế xă hội, biết bao thánh đường, tu viện bị triệt hạ. Về chính trị, một nước Đức chia rẽ với cuộc nội chiến sắp bùng nổ.[16] Đó là chưa nói đến những cuộc phản loạn đẫm máu đă xảy ra. Về tôn giáo, một Giáo hội bị những ông hoàng đầy tham vọng biến thành công cụ chính trị, và một giáo thuyết đưa đẩy đến một nền luân lư thấp kém. T́nh trạng luân lư thấp kém đó, từ năm 1525 Luther đă nhận thấy một cách chua cay, ông nói: “Không một ai trong đạo hữu chúng ta lại không có đời sống xấu xa hơn trước” Melanchthon cũng rầu rĩ than rằng: “Hăy nh́n cái xă hội Tin lành: biết bao người ngoại t́nh, say sưa, du đăng, biết bao cảnh xấu xa, kinh tởm. Hăy xem các gia đ́nh, họ có sống khiết tịnh hơn những người bi coi là dân ngoại không?” Sau đó, ông kết luận: “Tất cả gịng sông Elbe không đủ nước để than khóc những tai ương do cuộc cải cách gây ra”.[17] Trong mấy năm cuối cùng, Luther buồn rầu khi nh́n vào t́nh trạng Giáo hội “Cải cách” của ông, lại thêm nhiều bệnh tật, ông trở nên khó tính. Mùa đông năm 1545, tuy đă kiệt sức, ông vẫn cố gắng đến Mansfeld để dàn ḥa cuộc tranh chấp giữa hai bá tước về một mỏ đồng. Khi tới Eisleben cố hương ông, Luther lâm trọng bịnh và từ trần ngày 18.2.1546, ông được chôn táng trong Thánh đường Tin lành Wittenberg. Trước khi chết, mặc dầu không nói được. Luther vẫn cố viết trên tường những lời nguyền rủa Giáo hoàng: “Hỡi Giáo hoàng, khi sống ta đă là ôn dịch của ngươi, khi chết ta sẽ là tử h́nh cho ngươi".[18] Trong cuộc ly giáo rất đáng tiếc này, dĩ nhiên không phải một ḿnh Luther chịu tất cả trách nhiệm, nhưng ông và các kẻ lợi dụng ông phải chịu phần lớn nhất. Phần trách nhiệm c̣n lại phải quy cho các vị lănh đạo Giáo hội cũng như nhiều nhà thần học thời đó, bị tiếng là độc đoán, thủ cựu, thiếu tế nhị, nhất là ít t́m hiểu tâm lư của một thầy ḍng người Đức và không thấu rơ tâm trạng của nhà “cải cách” thành Wittenberg. Dầu sao, hành động của Luther phần nào có lợi cho Giáo hội của Chúa, v́ nhờ phong trào “Cải cách” này mà cuộc phục hưng được xúc tiến và thực hiện sớm hơn. “Oportet haereses esse... “, “Cần phải có phe phái giữa anh em, để những người đức độ điêu luyện tỏ hiện trong anh em” (I Cr XI, 19). CALVIN VỚI GIÁO HỘI TIN LÀNH Ở PHÁP VÀ THỤY SĨ
Cũng như ở nhiều nước khác, thần-học kinh-viện ở Pháp bước vào thời suy thoái. V́ quá bảo thủ, các nhà thần học không có sáng kiến, nhưng lại hăng say bảo vệ giáo lư của Giáo-hội hơn cả. Đứng đầu là đại học Sorboune với linh mục viện trưởng Noel Béda. Về t́nh trạng Giáo hội, hàng giáo sĩ Pháp thời đó không hơn ǵ các nơi khác tuy không tồi tệ như ở Đức. Về chính trị, chế độ phong kiến không c̣n, quyền hành tập trung trong tay nhà Vua, hồi đó là François I (1515-47). Cuộc “cải cách” không thể trông nhờ vào các ông hoàng, cũng không thể lợi dụng t́nh trạng một Quốc gia chia từng khu tự trị như ở Đức. V́ thế họ sẽ bị chính quyền đàn áp, dân chúng không ủng hộ và các tín đồ Tin lành phải lẩn tránh ra ngoài nước. Từ năm 1515, đă có một nhóm người theo nhà thần học Lefèvre d'Étaples, họ chủ trương một cuộc cải cách sâu rộng, với sự triệt để tôn trọng quyền bính và tính cách duy nhất của Giáo hội. Họ là những nhân vật thời danh, như Guilliam Budé, Gérard Roussel, Guilliam Farel, Guilliam Briconnet. Chủ trương của nhóm này đă có cơ hội để đem ra áp dụng từ năm 1516, khi Briconnet được bổ nhiệm làm giám mục thành Meaux. Đức cha Briconnet chia 200 giáo xứ trong địa phận thành 26 giáo hạt, đặt mỗi nơi một nhà giảng thuyết. Linh mục nào thiếu nhiệt thành và kém đạo đức sẽ bị cảnh cáo trừng phạt. Những cuộc hội hè ăn chơi đàng điếm bị cấm ngặt. Phong trào “Cải cách” của nhóm Meaux gây tiếng vang khắp nơi và được nhiều người hưởng ứng. Nhưng về giáo thuyết, Lefèvre cũng có một vài chủ trương hơi nguy hiểm, nhất là vấn đề công-chính-hóa bởi nguyên đức tin và việc tôn sùng các thánh. Đại học Sorboune cùng với Béda công kích Lefèvre dữ dội. Năm 1520, thuyết của Luther bắt đầu xâm nhập nước Pháp, liên lạc với nhóm Meaux. Gặp ảnh hưởng của giáo thuyết mới, một vài người trong nhóm có những hành động quá khích, khiến giám mục Briconnet lo ngại. Những tác phẩm của Luther lần lượt vượt qua biên giới; người ta thường háo hức những cái mới lạ, nhất là những ǵ bị cấm đoán. Rồi đến các tác phẩm của Zwingli cũng từ Thụy Sĩ lọt vào. Trong giới trí thức, người ta đưa những chủ trương của Luther ra để nghiên cứu và bàn căi. Và không thiếu những người có tâm hồn giống Luther, như L. Berquin bạn thân của Lefèvre. Một số khác, v́ muốn trục lợi cũng ủng hộ giáo thuyết mới, hy vọng sê khỏi nộp thuế hoa lợi cho Ṭa thánh, lại c̣n được chia tài sản của các thánh đường, tu viện. Một ít linh mục đời sống kém đạo hạnh cũng nhiệt liệt ủng hộ việc băi bỏ luật độc thân. Nhiều nhóm theo Tin lành xuất hiện, nhưng họ chưa có một tổ chức duy nhất hay một giáo thuyết rơ rệt, nên sau này khi François I ra tay đàn áp, sẽ tan ră mau chóng. Vua François trong 15 năm đă có một đường lối chính-trị-tôn-giáo do dự đối với Tin lành, nên giáo phái này được phần nào tự do hoạt động. Không phải v́ nhà Vua không có ư thức đủ trách nhiệm của ḿnh, nhưng v́ ông thiếu cương quyết, đàng khác ông là người của thời Phục hưng, nghiêng về chủ nghĩa Nhân bản và khinh chê thần học kinh viện. Hơn nữa, về chính trị ông luôn bận tay với Carlos Quinto, và từ năm 1531 ông c̣n bắt tay với các ông hoàng Tin lành trong liên minh Smalkalde. Đứng trước sự bành trướng của Tin lành, giới trí thức và nhà cầm quyền ở Pháp chia làm hai phe: phe ủng hộ và phe bài trừ. Đứng đầu phe bài trừ là các nhà thần học Sorbonne, với hậu thuẫn của quốc hội và đại pháp quan Duprat; phe này về sau c̣n được thái hậu Louise xứ Savoie đỡ đầu. Bên phe ủng hộ có công chúa Marguerite xứ Navarre cầm đầu, gồm những người cấp tiến theo chủ nghĩa Nhân bản của Erasmus hay Lefèvre. C̣n vua François không có lập trường rơ rệt, dễ nghe công chúa Marguerite mà cũng vị nể thái hậu Louise, nên lúc ông nghiêng bên này khi ngả bên kia. Năm 1523, Berquin bị bắt giam v́ phiên dịch sách của Luther và viết cuốn Tṛ hề của bọn thần học (Farce des théologastres), chế giễu các nhà thần học. Nhưng Marguerite ra lệnh phải tha. Năm 1524, François liên minh với nước Ṭa thánh, và để chiều ư đức Thánh Cha Clementê VII, ông ra lệnh cấm đạo Tin lành. Nhưng năm liền sau, nhà Vua bại trận và bị bắt, thái hậu Louise thay con cầm quyền và để mặc Quốc hội tự do hành động; nhóm Meaux bị tố cáo và phải giải tán, Lefèvre và Roussel trốn sang thành Strasburg. Năm 1526, Berquin bị bắt một lần nữa; nhưng tháng 3 năm đó, François được trả tự do về nước, nghe Marguerite ông lại thả Berquin và bảo vệ cho Lefèvre và Roussel trở về. Nhóm quá khích của Farel thấy thế thêm phấn khởi và làm nhiều điều phạm thánh. Hàng Giáo phẩm Pháp lên tiếng phản đối. Bốn công đồng miền được triệu tập ở Bourges, Paris, Reims, Lyon trong năm 1528, kết án lạc thuyết, đồng thời đưa ra những cải cách chống lại nhiều tệ lạm trong việc tôn sùng các thánh và giảng ân xá, khuyến khích việc truyền bá Phúc âm và dạy giáo lư cho dân chúng. Nhờ đó phong trào chống lạc thuyết lại nổi dậy. Năm 1529, lợi dụng lúc nhà Vua vắng mặt v́ chiến tranh, Quốc hội bắt giam Berquin, kết án thiêu sinh và thi hành ngay không để François kịp can thiệp. Sau ḥa ước Cambrai (1529) kư với Carlos Quinto, François liên minh với các ông hoàng đạo Tin lành thuộc khối Smalkalde và thôi thẳng tay với giáo phái Luther ở Pháp. Do ảnh hưởng của công chúa Marguerite, năm 1530 nhà Vua cho mở học viện quốc gia Pháp ở Paris, trao cho Budé điều khiển; Tin lành lại có môi trường hoạt động. Dân chúng và Quốc hội tỏ ra bất b́nh, nhưng François vẫn do dự măi cho tới vụ “dán bích chương” xảy ra. Đêm 17.10.1534, giáo phái Tin lành dán bích chương khắp các thành phố lớn và kinh đô. Họ dùng những lời lẽ thô bỉ bài bác Thánh Lễ và việc tôn sùng các thánh, bêu xấu đức Thánh Cha và hàng Giáo phẩm, chế giễu lễ nghi phụng vụ. Vua François lo sợ, lập ṭa án đặc biệt để xét xử vụ nói trên. Gần 40 người bị kết án thiêu sinh. Ngày 29.1.1535, nhà Vua ban chiếu chỉ cấm lạc thuyết; và trước đó 8 ngày, người ta chứng kiến nhà Vua đi đầu trần, cầm đuốc dẫn đầu cuộc hành hương đền tội lên vương cung thánh đường Notre-Dame, theo sau có hoàng hậu, các hồng y, giám mục và dân biểu quốc hội. Nhiều nhân vật thuộc nhóm Meaux trở lại với Giáo hội, như Lefèvre làm thủ thư viện trong triều đ́nh, Roussel được tấn phong Giám mục; nhưng cũng có nhiều người trốn ra nước ngoài theo Tin lành, như Farel sang Thụy Sĩ dọn đường cho Calvin.
Đồng thời với Luther ở Đức, Ulrich Zwingli cũng phát động phong trào “cải cách” tôn giáo ở Thụy Sĩ. T́nh trạng tôn giáo, chính trị xă hội Thụy Sĩ bấy giờ đă giúp nhiều cho sự thành công của Zwingli. Cuối thế kỷ XV, liên bang Thụy Sĩ được thành lập gồm 13 tổng, mỗi tổng có tổ chức hành chánh biệt lập với những tập tục riêng, c̣n có những thành phố tự trị không chịu quyền cai trị của tổ chức tổng. Phần lớn các thành này, như Bâle, Saint-Gall, Zurich, đều có ṭa Giám mục hoặc tu viện lớn. Chính các giám mục hay tu viện trưởng là những người đứng ra mở trường dạy nghề, khuếch trương thương mại. Chủ nghĩa Nhân bản của Erasmus đă lọt vào các thành phố đó; riêng ở Bâle nó được hàng Giám mục, giáo sư đại học và các nhà xuất bản hoan nghênh. Erasmus cũng có mặt ở Bâle từ năm 1521 đến 1529 để trông coi việc ấn loát các tác phẩm của ông. V́ là những trung tâm thương mại thịnh vượng, nên tại các thành phố nói trên, xuất hiện một giai cấp trưởng giả ưa độc lập tự do. Họ muốn đoạt quyền các giám mục hoặc tu viện trưởng, sẵn sàng ủng hộ chủ trương chống Giáo hội của Zwingli. Ulrich Zwingli sinh năm 1484 tại Wildhaus, tổng Saint-Gall trong một gia đ́nh trưởng giả, chú ông là cha xứ Wesen có nhiều bổng lộc. Được chú cho ăn học, Zwingli theo học ở Berne, Bâle và Vienna. Năm 1504, Zwingli thụ phong linh mục và được cử đi coi giáo xứ Glaris. Ít lâu sau, ông t́nh nguyện làm tuyên úy quân đội ở Ư; trở về nước, ông nhận giáo xứ Einsiedeln có trung tâm Thánh Mẫu, nơi hành hương nổi tiếng khắp vùng Quatre-Cantons. V́ có tài giảng thuyết, năm 1518 Zwingli được gọi về Zurich, và được trao cho giảng đài thánh đường Grossmunster. Mọi người đều ca tụng tài hùng biện của Zwingli, nhưng người ta lại trách ông có đời sống gương xấu: ông đi lại với một bà góa tên là Anna Reinhard, và sau này ông đă cưới làm vợ. Các nhà cầm quyền tín nhiệm ông, v́ ông đă giúp họ được nhiều công việc và lắm sáng kiến hay. Với tinh thần ái quốc, ông lợi dụng giảng đài để đả phá tục lệ “đánh giặc thuê” của người Thụy Sĩ, cùng những cảnh nhục nhă mà ông đă chứng kiến trong thời gian làm tuyên úy quân đội. Được dân chúng hậu thuẫn, ông bắt đầu đả kích lối tôn sùng Thánh Mẫu ở Einsiedeln, chỉ trích cha Samson ḍng Phansinh từ Milan đến vùng đó giảng tuần ân xá, ông c̣n chế giễu những tổ chức cơ cấu trong Giáo hội. Năm 1522, đức hồng y Faber giám mục thành Constancia, yêu cầu nghị hội Thụy Sĩ cấm lạc thuyết, nhưng không kết quả v́ hội đồng thành phố Zurich ủng hộ Zwingli, và nh́n nhận giáo thuyết của ông. Dựa vào thế lực này, năm 1524 Zwingli trục xuất các tu sĩ, triệt hạ các ảnh tượng thánh, và năm 1525 thay thế Thánh Lễ bằng việc giảng Thánh Kinh. Cuốn Chính giáo và Tà giáo của ông được dùng làm Kinh Bổn cho đạo mới.[20] Luther xây dựng giáo thuyết trên chủ trương công-chính-hóa bằng nguyên đức tin, nhưng Zwingli dựa trên Thánh ư của Thiên Chúa. Theo ông, ư muốn của Chúa được biểu hiện trong Thánh Kinh, và đạo chân chính là đạo trong đó không thêm không bớt Lời Chúa, v́ thế ông cũng từ chối Thánh truyền và các luật lệ của Giáo hội. Về các bí tích, ông chỉ nhận có hai: Rửa tội và Tiệc ly. Tiệc ly chỉ là lễ Kỷ niệm, Bánh thánh chỉ là tượng trưng. Đối với ông, không cần hàng Giáo phẩm để xác định tín điều hay soạn thảo luật pháp, v́ phải để các tín hữu tự do giải thích Thánh Kinh theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Nhưng để tránh vô trật tự và vô tổ chức, ông trao việc kiểm soát Giáo hội cho hội đồng thành phố. Zwingli là người đầu tiên khởi xướng chủ nghĩa Giáo hội Quốc gia Dân chủ. Từ Zurich, phong trào cải cách của Zwingli lan tràn mau chóng sang các thành phố và các tổng ở Thụy Sĩ. Tại Bâle, năm 1522, Oecolampade cũng đă đề xướng một phong trào “Cải cách”. Chủ trương của ông là dung ḥa hai giáo thuyết Luther và Zwingli, thêm vào đó nhiều quan điểm mới mẻ của chủ nghĩa Nhân bản. Đó là giáo thuyết Tin lành của giới trí thức không bạo động; nhưng khi phong trào của Zwingli tràn đến, th́ những hành động phạm thánh cũng xảy ra. Ở Strasburg Bucer, nguyên là một linh mục ḍng Đaminh, cũng đưa ra một chương tŕnh cải cách. Ông đứng làm trung gian đưa Tin lành về với Công giáo và t́m cách thống nhất các giáo phái; nhưng sau cùng, năm 1529 ông nghiêng theo Tin lành và ĺa bỏ Giáo hội. Từ đó, ở Strasburg cũng xảy ra những hành động quá khích như nhiều nơi khác. Đứng trước cảnh bách hại và xáo trộn do cuộc “Cải cách” gây ra, 7 tổng c̣n trung thành với Công giáo: Schwytz, Uri, Unterwanden, Lucerne, Zug, Fribourg, Soleure, trong một ngày tháng 4 năm 1529, đă kư kết một liên minh để đương đầu với giáo phái Zwingli, tức liên minh Zurich. V́ Zwingli không từ bỏ ư định dùng bạo lực để tuyên truyền giáo thuyết của ḿnh, nên năm 1531 một cuộc nội chiến bùng nổ và Zwingli chết tại trận Cappel. Ḥa ước Cappel (1531) phân chia liên bang Thụy Sĩ làm hai: Công giáo và Tin lành. Zwingli chết, Giáo hội Tin lành ở Thụy Sĩ tuy đă thành h́nh, nhưng về tổ chức chưa được hoàn bị, phải chờ Calvin đến.
Mùa đông năm 1534, trong số những cán bộ Tin lành từ Pháp trốn sang Đức hay Thụy Sĩ có Jean Calvin (1509-64). Calvin sinh tại Noyon tỉnh Picardie, thuộc gia đ́nh tiểu tư sản mới bước sang giai cấp trưởng giả. Cha ông là Gérard Calvin, trong thời gian làm quản lư cho Kinh sĩ hội địa phận Noyon, đă làm hao hụt công quỹ mà không đền bồi. Bị khiển trách, rồi bị thanh trừ, cuối cùng bị rút phép thông công: năm 1531, ông Gérard chết ngoài Giáo hội. Từ đó, gia đ́nh Calvin căm thù Giáo hội. Charles, người con cả trong gia đ́nh, v́ lỗi luật cấm thách thức đấu gươm, cũng bị phạt vạ: năm 1537, khi chết Charles đă từ chối chịu các bí tích. Rồi đến người con thứ, Jean Calvin, đứng lên chống Giáo hội. Năm 1523, Calvin được học bổng của ṭa giám mục Noyon để theo học tại “collège de la Marche” và “collège de Montaigu” ở Paris, là những trường kỷ luật rất nghiêm khắc. Năm 1528, Calvin lên bậc đại học chuyên luật khoa ở Orléans và Bourges, đậu cử nhân vào 2 năm sau. Năm 1532, ông xuất bản tác phẩm đầu tiên bằng La văn: Chú giải tác phẩm của Annaeus Seneca về đức Nhân từ (Annaeus Seneca libri de Clementia cum Commentario), trong đó có nhiều lời đả kích Giáo hội và thần học kinh viện. Calvin trở thành tín hữu Tin lành khi nào? Trong thời gian học ở Paris, ông thường đi lại với nhiều gia đ́nh trưởng giả có óc cấp tiến và theo chủ nghĩa Nhân bản, ông đọc các sách của Lefèvre, Erasmus, Luther và Melanchthon. Theo đường lối giáo dục của “collège de Montaigu”, người ta nói nhiều đến tội lỗi và h́nh phạt, Calvin không khỏi có những thắc mắc về tiền định và đời sống bên kia. Ông gắng kiếm lấy một giải đáp. Giải đáp đó, ông đă t́m thấy trong giáo thuyết của Luther bấy giờ đang xâm nhập nước Pháp. Sau đám tang thê thảm của thân phụ, tháng 9 năm 1532 ông đến trọ trong gia đ́nh De la Forge, một tín đồ nhiệt thành của đạo Tin lành. Ông này đă xuất tiền giúp đỡ các bạn đồng đạo từ nhiều nơi lén lút về Paris hội họp; Calvin tuy mới 23 tuổi, cũng được tham dự các buổi họp kín này. Tháng 5 năm 1534, Calvin trở về Noyon, từ bỏ các bổng lộc và địa sở mà Kinh sĩ hội muốn dành cho ông. Ông quyết định rời bỏ Giáo hội Công giáo và công khai đứng về phía các tín đồ Tin lành. Bắt buộc phải trốn sang Thụy Sĩ, Calvin tới Strasburg, ở lại ít ngày rồi đến Bâle, địa điểm quan trọng của Tin lành, cũng là trung tâm văn hóa của Thụy Sĩ. Ông nghiên cứu thần học, liên lạc thư từ với các mục sư danh tiếng, như Bucer, Capiton... Tháng 3 năm 1536, Calvin xuất bản cuốn Chế độ Kitô giáo, tác phẩm thứ hai bằng La văn (Religionis Christianae Institutio), tŕnh bày giáo thuyết của ông; cuốn sách ra đời chỉ trong ít tháng đă tiêu thụ hết. Từ đó, ông nghiễm nhiên trở thành “Tổ phụ thứ hai” của đạo Tin lành. Lúc ấy chiến tranh giữa Carlos Quinto và François I lại bùng nổ, Calvin phải bỏ thành Bâle, theo con đường phía nam qua xứ Savoie, đến ở Genève. Genève bấy giờ là một thành phố tự trị. Mùa thu năm 1532, Farel đă đến đây tuyên truyền giáo thuyết Tin lành, dần dần ông được dân chúng ủng hộ và nghe theo. Người Công giáo đứng lên chống đối liền bị dẹp tan bởi phe “Cải cách” có thành phố Berne trợ giúp; từ tháng 5 năm 1536 Genève rơi vào tay Tin lành. Nhờ có Calvin, Genève sẽ trở thành đô thị thứ hai của Tin lành sau Wittenberg. Sự thực, dân chúng Genève theo Tin lành chỉ v́ vấn đề chính trị và để được sống tự do, họ không để ư đến giáo thuyết. V́ thế, những bài giảng của Calvin không có kết quả, và khi nói đến việc cải cách đời sống luân lư, ông bị đả đảo và thất bại: năm 1538, ông và Farel bị trục xuất. Calvin ngược lên thành Strasburg, hoạt động chung với Bucer. Ở đây, ông học được với Bucer đường lối hoạt động mềm dẻo hơn, nghĩa là “đôi khi cần phải để cho dân chúng sống bừa băi”. Hai năm sau, ông cưới Idelette de Buré để “giữ trọn lề luật”. Với kinh nghiệm gặp thấy ở Đức, ông xa tránh những sai lầm của Luther trong việc trao quyền chỉ huy Giáo hội cho các ông hoàng. Dần dần người ta biết tiếng và tín nhiệm ông. Thời gian ở Strasburg, ông viết thêm nhiều sách như cuốn Chú giải Thư gởi giáo đoàn Roma, Bàn về Tiệc thánh. Năm 1539, ông tái bản cuốn Chế độ Kitô giáo. Tất cả giáo thuyết của Calvin chứa đựng trong cuốn Chế độ Kitô giáo: tín lư, phụng vụ, Thánh Kinh. Cũng như Luther, Calvin chủ trương con người v́ tội nguyên tổ đă bị hư hoại hoàn toàn, do đó không c̣n ư chí tự do làm lành lánh dữ, nhưng Thiên Chúa đă tiền định cho một số người vào con đường cứu rỗi là đức tin. Tuy nhiên, về phương diện luân lư Calvin dạy rằng: những ai được tiền định cứu rỗi phải ăn ở tử tế, không phải “để” được cứu rỗi nhưng “v́ “ đă được cứu rỗi, cả việc lành phúc đức cũng chỉ là dấu được tiền định. Đối với các bí tích, ông quan niệm đó chỉ là trợ lực của đức tin, Calvin nhận hai bí tích: Rửa tội và Tiệc thánh. Trong Tiệc thánh, theo ông, có sự hiện diện “tiềm thế” (virtuelle) hay “bản thể thiêng liêng” (substance spirituelle) của Chúa Kitô, Chúa kết hiệp thực sự với linh hồn người rước lễ, để ban cho người đó thêm vững tin vào ơn cứu độ.[21] Genève, sau khi trục xuất Calvin, đă rơi vào t́nh trạng phóng túng vô trật tự, và chia làm hai phe: phe theo giáo thuyết Calvin, phe ủng hộ Tin lành thành Beme. Cuối cùng, hội đồng nhân dân bỏ phiếu yêu cầu Calvin trở lại. Ông nhận lời, và ngày 13.9.1541 đă có mặt tại Genève trước sự hoan hỉ của dân thành phố. Lúc ấy Calvin 32 tuổi, mang bộ mặt khắc khổ, với đôi mắt tinh anh, thái độ trang nghiêm. giọng nói đanh thép. Tuy thể xác ông luôn bị bệnh hoạn dầy ṿ, nhất là chứng nhức đầu, nhưng tinh thần ông vẫn minh mẫn sắc sảo nghi lực rất dẻo dai. Người ta xếp ông vào hạng người siêu phẩm, nhưng đáng sợ. Sau hơn 2 năm phải đương đầu với các mục sư đối thủ, Calvin đă thắng thế, nhất là từ khi Servet bị kết án thiêu sinh ngày 27.10.1553. Từ nay đến hết đời, nghĩa là trong 11 năm, ông nắm gọn quyền ở Genève, tự do hành động và tổ chức Giáo hội theo ư muốn. Giáo hội Tin lành của Calvin chia làm bốn cấp: mục sư, tiến sĩ, nghị sĩ và phó tế. Đứng đầu trên hết là “Tôn giáo Nghị hội” gồm 12 nghị sĩ do hội đồng hành chánh chỉ định, và 6 mục sư do các đoàn thể tuyển chọn. Mỗi tuần Nghị hội họp một lần vào thứ năm, có nhiệm vụ bảo vệ đức tin, kiểm điểm ḷng đạo đức giáo dân và đời sống luân lư của họ. Với quyền hành của Nghị hội và tổ chức “lính kiểm tục”, một chế độ tôn giáo độc tài được thi hành ở Genève. Luật lệ rất khắt khe: khiêu vũ, rượu chè, cờ bạc, sách khiêu dâm đều bị nghiêm cấm và phạt tù. Calvin c̣n khuyến khích những công tác xă hội, như lập bệnh viện, quán trọ. Chính ông đă có công khuếch trương kỹ nghệ dệt ở đây.
Với chủ trương một Giáo hội đứng ngoài sự kiểm soát của chính quyền, Calvin đă mặc cho Giáo hội ông đặc tính phổ thế, điều kiện để có thể bành trướng khắp nơi. Năm 1559, ông thiết lập học viện Genève, có mục đích đào tạo các mục sư và tiến sĩ để giáo huấn quần chúng; đồng thời là nơi tu nghiệp của nhiều cán bộ Tin lành từ Pháp, Anh, Hà Lan đến. De Bèze, người bạn học của ông từ khi c̣n là sinh viên ở Orléans, được đặt làm viện trưởng. Ngoài việc huấn luyện các cán bộ để tung đi các nơi, Calvin c̣n viết rất nhiều sách và thư từ. Ngồi ở Genève, Calvin chăm chú theo dơi công cuộc truyền bá giáo thuyết của ông. Nhiều khi ông cũng không khỏi buồn nản thất vọng v́ những thất bại của giáo thuyết, như ở Đức và Thụy Điển, đạo của ông bị cản lại trước sức mạnh của nhiều ông hoàng; ở Ư Đại Lợi và Tây Ban Nha. dân chúng tỏ ra trung thành với Giáo hội Công giáo. Nhưng ông lại được an ủi khi thấy ở chính Thụy Sĩ, chủ thuyết của ông dần dần thay thế ảnh hưởng Zwingli; đến cả Luther và phe Rửa tội lại cũng phải nhường chỗ cho ông ở Hung Gia Lợi và Hà Lan; ở Tô Cách Lan, J. Knox môn đệ ông thành lập giáo phái Presbyterian (chỉ nhận quyền mục sư); c̣n ở Anh, sau nhiều lần liên lạc thư từ với Cranmer và Somerset, kết quả ông vẫn không được như ư muốn. Nhưng Quốc gia mà Calvin quan tâm hơn cả là nước Pháp, quê hương ông. Năm 1541, ông phiên dịch cuốn Chế độ Kitô giáo từ La văn sang Pháp ngữ, ông huấn luyện nhóm người Pháp tị nạn ở Genève và khuyên họ trở về hoạt động. Ông liên lạc thư từ với nhiều người trong nước và gởi sách cho họ. Ông tổ chức những nhóm “cảm tử” đem sách báo Tin lành vào đất Pháp, có khi ông dùng thủ đoạn đánh lừa nhà cầm quyền, khiến công cuộc truyền bá của ông đạt nhiều kết quả. Nhưng Giáo hội Calvin ở Pháp gặp nhiều thử thách vào cuối triều Henri II (1547-59) và triều François II (1559-60). Năm 1560, Charles IX lên kế nghiệp cha, v́ c̣n nhỏ tuổi nên mọi quyền hành được trao cho thái hậu Catherine de Médicis (1519- 89). Bà chủ trương biện pháp ḥa giải. Năm 1561, hai bên Công giáo và Tin lành gặp nhau ở Poissy. Calvin sai De Bèze đến tham dự, song hai bên không thể nói chuyện với nhau trên phương diện giáo thuyết, nhất là về bí tích Thánh Thể. Catherine vẫn giữ thái độ ḥa giải và sẵn sàng nhân nhượng. Phe Tin lành thừa thế tạo nên một bầu khí căng thẳng. Tháng 3 năm 1562, vụ Wassy mở màn cho một cuộc nội chiến tôn giáo kéo dài 36 năm. Hôm ấy công tước François de Guise đem quân về qua Wassy, gặp đám đông trên 1000 đạo hữu Tin lành vừa ở hội trường ra về. Thấy công tước, người Tin lành gây sự bằng cách ném đá: một cuộc ẩu đả đẫm máu xảy ra, 60 người Tin lành bị giết. Mấy tuần lễ sau, cuộc nội chiến khai diễn. Trong khi đó, Calvin nằm trên giường bệnh lo lắng ḿnh chết đi, không người lănh đạo. Từ năm 1559, Calvin v́ quá lao lực đă thổ huyết nhiều lần, các bệnh cũ nhân đó tái phát, ông chịu đựng một cách can đảm nhẫn nhục. Ngày 19.5.1564 là ngày kiểm thảo tam cá nguyệt, ông cố gắng đến tham dự. Ông sốt sắng giảng một bài hai tiếng đồng hồ liền, sau đó ông thổ huyết nặng, liệt giường, và qua đời ngày 27. Theo chúc thư, người ta an táng ông theo lối người nghèo, trên mộ không đặt Thánh giá. Đối với đạo Tin lành, có người cho rằng: Calvin là người đầu tiên đứng lên đả phá Tin lành “chính thống”, nhưng có người lại nói rằng: giáo thuyết Calvin đă cứu nguy cho giáo thuyết Luther. Cả hai cùng đúng, v́ sự thực Calvin đă đưa đạo Tin lành đến những mục tiêu mà Luther không muốn, nhưng cũng v́ thế mà Calvin đă đem cuộc “Cải cách” ra khỏi t́nh trạng vô luận lư, vô trật tự, và khỏi lệ thuộc vào chính quyền. Nhờ Calvin mà Giáo hội Tin lành trở thành một lực lượng có tính chất tôn giáo, với bộ mặt trang nghiêm hơn, đáng kính hơn. C̣n đối với Giáo hội Công giáo, Calvin là người đă xé tan tành chiếc áo liền một tấm của Giáo hội, và người ta hết hy vọng khâu lại được. Dầu sao, hành động của ông cũng là tiếng sét kinh hoàng làm thức tỉnh mọi tầng lớp Công giáo, kêu gọi họ góp phần vào việc phục hưng Giáo hội của Chúa. HENRY VIII VÀ ANH GIÁO
Nếu có một Quốc gia nào, chính trị nắm vai tṛ quyết định đưa cả một dân tộc ly khai với Giáo hội Công giáo, th́ đó là trường hợp nước Anh. Henry VIII (1509-47) khi mới lên ngôi, về phương diện tôn giáo ông tỏ ra rất trung thành với giáo lư Công giáo. Ông có công ngăn cản làn sóng giáo thuyết Luther muốn tràn vào đất nước ông. Đức Thánh Cha Leô X đă ban tặng cho ông tước hiệu “Người bảo vệ đức tin” (Defensor fidei). T́nh trạng hàng giáo sĩ Anh thời đó tuy không hơn các nơi khác nhưng chưa tồi tệ lắm. Nhân viên các ṭa giám mục hầu hết là người của triều đ́nh và không thiếu những giám mục nắm trong tay bổng lộc nhiều nơi mà không hoạt động. C̣n hàng giáo sĩ ở thôn quê tuy đông nhưng v́ không được huấn luyện đầy đủ, nên cũng chẳng làm được ǵ nên chuyện. Đứng trước t́nh trạng ấy, phong trào cải cách Giáo hội bắt đầu nổi dậy ở một vài nơi. Ở Cambridge, nhiều học viện được thiết lập nhằm đào tạo các linh mục tương lai. Đi đôi với phong trào này là chủ trương “cải cách” của nhóm nhân bản Oxford, đứng đầu là J. Colet và Thomas More. Họ muốn một tôn giáo đơn giản và tinh tuyền. Bang những luận điệu chỉ trích gắt gao, vô t́nh họ đă dọn đường cho cuộc “Cải cách” chống Giáo hội. Với con số bốn triệu dân, nước Anh thời đó chỉ là một quốc gia nông nghiệp nhỏ yếu, sánh với Tây Ban Nha, Pháp, Ư, Đức. Vua Henry VIII thấy ḿnh có nhiệm vụ phải kiến thiết quốc gia và tổ chức một triều đại quyền bính vững mạnh lâu dài. Ông kết hôn với Catalina xứ Aragon (+1536), nguyên là vợ của Arthur, anh ruột ông đă chết, sau khi được sự chuẩn chước của đức Thánh Cha Giuliô II.[23] Catalina sinh được năm con mà chỉ một con gái c̣n sống, và không hy vọng sinh thêm, Henry rất lo ngại. Trong khi đó, ông gặp Anne Boleyn. nàng nhan sắc mặn mà có tội quyến rũ, khiến Henry say đắm. Chính v́ nàng mà thảm cảnh chính trị tôn giáo khai diễn. Các nịnh thần t́m cách cho Henry ly dị Catalina để cưới Anne. Họ dựa theo lời trong sách Lê vi: “Chớ giao cấu với chị em dâu ngươi, v́ đó là làm sỉ nhục anh em ḿnh” (XVIII, 16), để kết luận việc chuẩn chước trước đây của đức Giuliô II là trái luật và vô giá trị. Để nắm chắc thành công, người ta khuyên nhà Vua đừng xin trực tiếp Ṭa thánh, mà chỉ xin Ṭa thánh trao việc xét xử này cho đức hồng y đặc sứ. Ngày 13.4.1528, đức Thánh Cha Clementê VII (1523-34) thuận cho như ư xin, đồng thời trao việc đó cho hai hồng y Campeggio và Wolsey, nhưng không có quyền quyết định. Ṭa án được thiết lập tại London vào cuối tháng 5 năm 1529: giám mục Gardiner biện hộ cho nhà Vua, c̣n bênh vực hoàng hậu có giám mục Fisher. Cuối tháng 7, theo chỉ thị của đức Thánh Cha là cố kéo dài việc xử án, hy vọng với thời gian, dục vọng của Henry đối với Anne sẽ dịu đi, đức hồng y Campeggio tuyên bố hoăn việc phân xử đến đầu tháng 10. Nhưng Catalina nại sang Ṭa thánh, đức Thánh Cha bèn rút quyền ṭa án London, trả việc phân xử cho Roma. Nghiên cứu vấn đề, đức Clementê VII nhận thấy cuộc hôn nhân của Henry với Catalina là hợp pháp và không thể tháo cởi được nhưng chưa muốn tuyên bố. Henry viết thư hối thúc đức Thánh Cha với những lời lẽ hăm dọa. Nhận thấy t́nh trạng đáng lo ngại, vua François I nước Pháp sai sứ giả sang Roma xin Ṭa thánh t́m cách ngăn ngừa một cuộc ly giáo có thể xảy ra. Nhưng tháng 1 năm 1531, đức Thánh Cha trả lời sẽ phạt vạ tuyệt thông những ai dám đem vụ hôn nhân của nhà Vua ra phân xử ở Anh quốc, cấm Henry VIII tục huyền trước khi có quyết định của Ṭa thánh. Lúc ấy Henry đă nhất định ly dị Catalina để cưới Anne, đồng thời ly khai với Giáo hội. Để giúp thực hiện công việc này, Henry có hai cố vấn mới là Thomas Cranmer vâ Thomas Cromwell. Cranmer là một linh mục đă cưới cháu gái của Osiander môn đệ Luther, c̣n Cromwell là một tay xảo quyệt gian hùng. Để bắt hàng giáo sĩ phục quyền triều đ́nh, họ bày mưu cho Henry ra lệnh hội họp các giáo sĩ từng vùng, bắt phải nhận “quyền tối thượng của nhà vua trong Giáo hội Anh”. Nhưng giám mục Fisher yêu cầu thêm câu: “trong giới hạn luật Chúa Kitô cho phép”. Hội nghị hai miền Nam Bắc đều kư nhận (1531). Henry lợi dụng sự thắng thế, châu phê việc Quốc hội băi bỏ thuế lợi tức hằng năm gởi sang Ṭa thánh, cấm hàng giáo sĩ không được quyết định điều ǵ về tôn giáo mà không có sự ưng thuận của triều đ́nh. Năm 1532, đức giáo chủ Warham, tổng giám mục Canterbury từ trần, Henry đặt Cranmer lên thay. Anne Boleyn đă có thai và các nhà chiêm tinh quả quyết bà sẽ sinh con trai, nhà Vua cần hợp thức hóa để đặt làm hoàng từ nối ngôi. Ngày 25.1.1533, Henry bí mật cưới Anne. Ngày 23 tháng 5, Cranmer tuyên bố bí tích Hôn phối giữa Henry và Catalina bất thành, để 5 ngày sau ông hợp thức hóa cuộc hôn nhân của Henry với Anne. Ngày 1 tháng 6, Alme sinh con gái đặt tên là Elisabeth. Hơn một tháng sau, ngày 11 tháng 7 Roma trả lời thẳng thắn bằng một vạ tuyệt thông gởi Henry. Không muốn quyền thế ḿnh sụp đổ, Henry chi c̣n cách là tổ chức một Giáo hội quốc gia. Điều đó ông đă chuẩn bị, lúc này chỉ cần thực hiện.
Biết rằng giảng thuyết và sách vở là những phương tiện tuyên truyền đắc lực, Henry VIII ra lệnh cho các giáo sĩ phải giảng liên tiếp về quyền tối thượng thuộc nhà Vua trong Giáo hội Anh, và cho xuất bản nhiều sách bênh vực chủ thuyết này. Giám mục Gardiner và nhiều tinh thần khác cũng tung ra những cuốn sách chủ trương phải tuân phục nhà Vua trong mọi vấn đề. Tuy phần đông quần chúng khoanh tay thụ động trước hành động của Henry, nhưng đôi khi họ cũng tỏ ra bất măn và phản ứng. Catalina được dân chúng hoan hô mỗi khi bà ra khỏi cung điện. Hơn khi nào, người ta nói đến đức Thánh Cha. Hàng giáo sĩ có lẽ đă không lường được trước những hậu quả tai hại do thái độ thụ động của ḿnh. Henry th́ khôn khéo đi từng bước, nhưng rồi đến lúc ông phải dùng chính sách khủng bố, để ngăn cản những chống đối. Trong 10 năm, đoạn-đầu-đài và giảo-h́nh-đài được đặt sẵn tại các công trường để trừng phạt những ai chống nhà Vua. Mở đầu số nạn nhân là nữ tu Elisabeth Barton, đă dám kết án đời sống tội lỗi của Henry. Tiếp theo là các cha ḍng Phan sinh do cha W. Peto dẫn đầu các cha ḍng này đả kích kịch liệt cuộc hôn nhân bất hợp pháp của Henry với Anne: 50 cha chết rũ tù. Khiếp sợ hơn cả là số phận các cha ḍng Chartreux; các ngài đă cương quyết không nhận quyền tối thượng thiêng liêng của nhà Vua: ba cha bề trên bị dẫn về kinh đô cho ngựa kéo qua các đường phố rồi bị phanh thây moi tim ruột ra ngoài, các cha khác bị giết hoặc chết rũ tù. Nhưng cái chết anh hùng của John Fisher và Thomas More làm thế giới Âu châu xúc động hơn cả.[24] Đức cha Fisher (1469-1535) là một trong những vị giám mục đứng đầu phong trào cải cách Công giáo ở Anh. Là người tài đức, học thức uyên thâm, đức cha đă chỉnh đốn việc học hành ở Cambridge. Là cha linh hướng của hoàng hậu Catalina, ngài đă đứng lên biện hộ cho bà, khiến Anne Boleyn rất căm thù. Năm 1530, Fisher bị bắt giam v́ chống việc băi bỏ nộp thuế lợi tức cho Ṭa thánh. Năm 1533, ngài bị tống giam lần nữa về “tội công khai phản đối cuộc ly dị của nhà Vua, nhưng v́ là người có nhiều uy thế nên triều đ́nh không dám giết. Đến khi đức cha không chịu nhận quyền tối thượng của nhà Vua, Henry mới nhận thấy không thể tha được nữa. Nghe tin đức Thánh Cha Phaolô III phong chức Hồng y cho ngài, Henry nổi giận nói: “Lăo ta sẽ không c̣n đầu để đội mũ hồng y”. Đức cha chịu trảm quyết ngày 22.6.1535. Hai tuần sau đến lượt Thomas More (1478-1535). Từ trạng sư lên nghị sĩ, rồi phó thị trưởng London. năm 1529 ông được Henry đặt làm đại thần tư pháp. Ông là đấng thánh có đời sống rất hồn nhiên, b́nh tĩnh, vui vẻ, ông là một trong ba nhân vật đứng đầu phong trào nhân bản ở Anh. Cũng như Erasmus, More chủ trương cải cách tôn giáo và viết cuốn Lư-tưởng Quốc (Utopia, 1516), tŕnh bày một chính thể xă hội dân chủ. Có lẽ ban đầu ông cũng đă ủng hộ Luther về một vài phương diện như Erasmus, nhưng khi thấy nhà cải cách thành Wittenberg có những chủ trương trái ngược giáo lư Công giáo, ông đă thẳng thắn tố cáo và lên án. V́ không muốn đồng lơa với cuộc ly giáo của Henry VIII, ông xin từ chức, nhưng phe Anne Boleyn t́m cách hăm hại. Họ bắt ông phải tuyên thệ quyền tối thượng thiêng liêng của nhà Vua, nhưng ông không nghe. Ngày 6.7.1535, ông bị xử trảm. Nghe biết More bị xử, Henry tái mặt mắng Anne Boleyn: “Bà phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông ta”. Một năm sau, Anne cũng phải bước lên máy chém, sau khi bị tố cáo về hai tội bội phản và gian dâm. Đến đây, Henry nhận thấy đă đến lúc phải thực hiện mục tiêu của việc ly khai với Giáo hội, là tịch thu tài sản các tu viện. Ông trao việc này cho Cromwell: 327 tu viện bị giải tán và triều đ́nh mỗi năm sẽ thu được 32.000 bảng Anh. Thấy các tu sĩ phải bỏ xứ sở đi nơi khác, dân quê từ trước vẫn thụ động nay nổi dậy chống nhà Vua. Trước đây, sống trong khu đồng ruộng của các thày, họ được ăn no mặc ấm, lúc này rơi vào tay nhân viên của triều đ́nh, họ bị ngược đăi khổ sở. Robert Aske dẫn 35.000 nông dân chiếm thành Hull và tiến về London. Henry phải dùng vơ lực mới dẹp yên. Số phận gần 500 tu viện c̣n lại cũng dần dần bị chiếm đoạt, để đem bán cho các sủng thần với một giá rẻ mạt. Đi đôi với việc tịch thâu tài sản tu viện. Henry t́m cách đặt những người thân tín vào các ṭa Giám mục. Lúc đầu v́ cần phải củng cố nội bộ, nên ông bắt tay với Tin lành ở Đức. Nhưng khi họ đ̣i Giáo hội Anh công nhận giáo thuyết của họ, th́ ông từ chối. Tuy trong bản Tuyên xưng đức tin 1536 của Giáo hội Anh chỉ nói đến ba bí tích, nhưng cũng nh́n nhận sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể, việc tôn sùng các thánh và sách Kinh nguyện vẫn c̣n. Vấn đề công-chính-hóa bởi nguyên đức tin không được nhắc đến. Phái đoàn Tin lành ở Đức đă nhiều lần yêu cầu Henry bước vào con đường “cải cách” của Luther, nhưng ông cương quyết từ chối. Sau khi Anne Boleyn bước lên đoạn đầu đài năm 1536, Henry lần lượt cưới thêm bốn bà vợ (J. Seymour, A. Kleve, C. Howard. C. Parr) trước khi băng hà ngày 27.1.1547. Người ta tính số nạn nhân trong cuộc ly giáo của Henry gồm 2 hồng y (Wolsey và Fisher), 18 giám mục, 13 bề trên ḍng, 575 linh mục, 50 tiến sĩ, 12 nghị sĩ, 20 hiệp sĩ, 335 người quí tộc, 124 trưởng giả và 110 bà quí phái. [25]
Năm 1547, Henry VIII mất để lại ba người con: May Tudor con của Catalina xứ Aragon, Elisabeth con của Anne Boleyn và Edward VI con của Jane Seymour. Edward VI mới 10 tuổi được chỉ định nối ngôi cha, nhưng mọi quyền hành nắm trong tay ông cậu là Edward Seymour, tức quận công Somerset. Ông này cho rằng cần phải đi xa hơn cuộc ly giáo của Henry VIII, ông được Calvin viết thư khuyên nên t́m cho Anh quốc một giáo thuyết và một luân lư, ông đă nghe theo. Somerset có nhiều tay chân, đứng đầu là Cranmer, rồi Bucer. Cuốn Kinh nguyện (Prayer Book) do ông đưa ra có khuynh hướng Tin Lành rơ rệt: Thánh Lễ chỉ c̣n là Lễ Tạ ơn, Rửa tội cử hành theo lối Tin lành, xưng tội không buộc, Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức trong phụng vụ. Nhưng tháng 7 năm 1549, dân quê nổi loạn chống luật điền địa bóc lột, đồng thời đ̣i tái lập phụng vụ Công giáo. Somerset phải nhờ bá tước Warwick mới dẹp yên; nhưng dẹp xong, Warwick phản lại Somerset và bắt giam ông. Warwich lên cầm quyền đưa Giáo hội Anh đi hẳn vào con đường “cải cách” của Calvin. Một đạo luật gồm 42 giáo điều được Quốc hội chấp nhận. Đạo luật này có tính chất ôn ḥa, nhiều chủ trương nghiêng về Công giáo, dọn đường cho giáo thuyết Anh giáo sau này. Ngày 12.6.1553, Edward VI châu phê và công bố đạo luật nói trên; một tháng sau ông mất (16 tuổi). Dân chúng đưa Mary Tudor lên kế vị (1553-58). Warwick chống lại bị kết án tử h́nh. Được huấn luyện trong tinh thần Công giáo của bà mẹ, Mary tỏ ra can đảm trung thành với Ṭa thánh suốt thời Henry VIII và Edward VI. Vừa lên ngôi, bà đă cương quyết đưa Anh quốc trở về với Giáo hội Công giáo. Việc thứ nhất bà làm, là tống giam tổng giám mục Cranmer và hủy bỏ tất cả những luật lệ tôn giáo dưới thời Edward VI. Hoàng đế Carlos Quinto, người anh họ của bà, khuyên bà đừng quá sốt sắng vội vàng, ông cũng xin Ṭa thánh đừng bắt chính quyền Anh phải trả lại những tài sản đă bị tịch thu. Đức Thánh Cha Giuliô III (1550-55) đồng ư, ngài cử đức hồng y Reginald Pole là một hoàng thân, làm Sứ thần Ṭa thánh giúp đỡ nữ hoàng trong việc phục hưng đạo Công giáo. Với sự khôn ngoan thông thái sẵn có, đức hồng y có thể cứu được Giáo hội Anh, nếu không bị những lầm lỗi của Mary Tudor làm đổ vỡ. Lỗi lầm đầu tiên của nữ hoàng là kết hôn với hoàng tử Carlos Quinto, tức Felipe II vua Tây Ban Nha sau này. Dân chúng Anh không ủng hộ cuộc hôn nhân đó; một số người thuộc phe quí tộc nổi dậy chống lại “Sự xâm lăng Quốc gia của ngoại kiều” và muốn đưa Elisabeth lên ngôi. Nhưng Mary đă thắng: phiến loạn bị đánh tan, Elisabeth bị tống ngục một thời gian. Ngày 25.7.1554, lễ thành hôn được cử hành long trọng tại thánh đường Winchester. Ngày 24.11.1554, đức hồng y Pole tới London và được đặt làm tổng giám mục Canterbury thay thế Cranmer. Ngày 30, tại thánh đường Westminster, ngài long trọng nhận Giáo hội Anh trở về với Hội thánh Roma. Nữ hoàng, các quan và dân biểu quốc hội quỳ gối xin ơn tha thứ, đức hồng y đại diện Ṭa thánh đọc lời giải vạ và tha tội. Ngày 3.1.1555 tất cả các đạo luật chống Ṭa thánh đă ban hành đều được băi bỏ. Tháng 12 cũng năm ấy, đức hồng y Pole tổ chức công đồng toàn quốc và đưa ra những phương sách phục hưng Giáo hội ở Anh quốc theo văn kiện Refomlatio Angliae. Đứng trước cuộc Phục hưng này, những người theo đạo Tin lành t́m cách phá: nhiều hành động chế giễu và phạm thánh xảy ra. T́nh trạng hỗn loạn đó bó buộc nữ hoàng phải dùng đến sức mạnh. Quần thần của bà thẳng tay đàn áp những người trước đă tham gia cuộc ly khai và đưa giáo thuyết Calvin vào nước Anh. Nhiều án thiêu sinh được thi hành. Lỗi lầm thứ hai của Mary là để mặc cho xảy ra những hành động quá lạm này. Đến khi đức hồng y Pole lên tiếng can ngăn, th́ 277 người đă bị giết. Tuy nhiên, điều làm cho Mary Tudor mất hẳn uy tín với quốc dân, đồng thời làm Giáo hội Công giáo bị oán ghét theo là việc người Pháp chiếm mất Calais (thuộc Anh từ 1347). Năm 1555, đức Phaolô IV lên ngôi Giáo hoàng là người thân Napoli. Mùa hè 1556, nước Ṭa thánh kư kết đồng minh với Pháp và tuyên chuyến với Tây Ban Nha để giải phóng xứ Napoli, nhằm đẩy lui ảnh hưởng của họ xa nước Ṭa thánh. Mặc dầu các quan triều đ́nh và đức hồng y Pole hết sức khuyên can, Mary Tudor cứ bắt tay với Tây Ban Nha, tuyên chiến với Pháp. Pháp quân lợi dụng cơ hội chiếm luôn Calais (1558). Dân Anh phẫn uất, thù ghét người Pháp. Giáo phái Tin lành thừa thế, tuyên truyền chống Roma. Mary Tudor buồn rầu, từ trần ngày 17.11.1558, đức hồng y Pole cũng qua đời hôm liền sau. Mary Tudor mất, Elisabeth lên ngôi nữ hoàng (1558-1603). Được giáo dục dưới ảnh hưởng của thời Phục hưng, bà không ưa vấn đề thần học, và trong thâm tâm bà là người vô thần. Bà hướng về đạo Tin lành không phải v́ tín ngưỡng nhưng v́ chính trị. Nhóm người Tin lành đă trốn sang thành Bâle, Strasburg, Genève, nay lục tục trở về nước. Elisabeth ngấm ngầm hoạt động với Quốc hội để tái lập quyền tối thượng thuộc nhà Vua trong Giáo hội Anh. Để làm vừa ḷng nữ hoàng, ngày 27.4.1559 Quốc hội tuyên bố nước Anh ly khai với Giáo hội Công giáo Roma. Tiếp đến là băi bỏ Thánh Lễ, rồi sắc luật Uniformity Act (tháng 6 năm 1559) được công bố, buộc dân Anh phải trở lại cuốn Kinh Nguyện (Prayer Book), nghĩa là trở lại các lễ nghi phụng vụ Tin lành thời Edward VI. Đối với cuộc cải cách của Elisabeth, phe quí tộc từ trước vẫn nắm giữ tài sản của Giáo hội, đón nhận một cách hân hoan, trong khi đám dân thường muốn phản ứng mà không dám làm. Chỉ hàng giáo sĩ là có thái độ cương quyết anh hùng, không nhận quyền tối thượng thiêng liêng của nhà Vua. Để thay thế hàng giáo sĩ cũ Elisabeth đă thiết lập một hàng Giáo phẩm mới, gồm những tay chân thân tín. M. Parker, tuyên úy của Anne Boleyn, phá giới hoàn tục, nay được nữ hoàng đặt làm tổng giám mục Canterbury và giáo chủ. Parker được tấn phong theo lễ nghi truyền chức của Edward VI. Đối với Giáo hội Công giáo, lễ tấn phong này không thành, nên tất cả hàng Giáo phẩm Anh do Parker tấn phong đều bị coi là vô hiệu.[27] Một số sinh viên được chỉ định đảm nhận các ṭa Giám mục bỏ trống. C̣n hàng linh mục tại các giáo xứ được thay thế bằng những giáo dân hầu hết đă lập gia đ́nh. Tất cả đều do Parker tấn phong chức giám mục hoặc linh mục theo lễ nghi Anh giáo. Năm 1563, nữ hoàng triệu tập hàng Giáo phẩm mới, đạo luật 42 giáo điều của Edward VI được đem sửa lại thành đạo luật 39 giáo điều, dùng làm tôn chỉ cho Anh giáo. Dân Anh v́ đă qua nhiều chế độ tôn giáo nên tỏ ra lănh đạm, dễ dàng đón nhận tất cả. Họ chỉ c̣n biết: vua theo đạo nào, dân theo đạo ấy. Elisabeth không lo sợ những phản ứng bên trong cho bằng những đe dọa bên ngoài. Đe dọa thứ nhất là Ái Nhĩ Lan, một thuộc địa phong kiến của Anh quốc. Dân Ái vẫn trung thành với Giáo hội Công giáo, trọng kính hàng Giáo phẩm, bảo vệ các tu viện. Phong trào chống nữ hoàng được đặt dưới sự lănh đạo của Shane O’Neill. Elisabeth nghe biết liền sai quân đi sát phạt và đặt ách thống trị nặng nề hơn trước. Nhưng dân tộc Ái quyết lấy máu viết thành những trang sử bi hùng: họ kiên tŕ bảo vệ đức tin Công giáo, dù phải trải qua những cuộc bách hại khiếp sợ. Đe dọa thứ hai là năm 1560, Mary Stuart từ Pháp trở lại ngai vàng Tô Cách Lan và kết hôn với Henry Darnley, người đứng đầu phe quí tộc chống Tin lành đang được John Knox, đồ đệ của Calvin, tuyên truyền mạnh mẽ. Phe Tin lành bị dẹp yên một thời gian. Nhưng năm 1567, Bothwell giết Damley rồi t́m cách bắt bà Mary kết duyên với ḿnh. Giáo phái Tin lành bèn tố cáo Mary âm mưu giết chồng, để truất phế bà và đặt người con của Damley mới một tuổi lên ngôi Vua, tức James VI, đồng thời chỉ định bá tước Murray, người đứng đầu phe Tin lành, làm nhiếp chính. Năm 1568, Mary trốn sang Anh quốc nại sự che chở của Elisabeth, không ngờ lại rơi vào tay kẻ thù: Mary bị tống giam. Đương đầu xong với các đe dọa bên ngoài, Elisabeth bắt đầu dùng áp lực để khai trừ ảnh hưởng Công giáo trong nước. Năm 1570, đức Thánh Cha Piô V tuyên án vạ tuyệt thông phạt Elisabeth. Để tỏ thái độ Quốc hội Anh đưa ra những khoản luật về tội bội phản: theo đạo Công giáo Roma là phản bội tổ quốc và triều đ́nh. Elisabeth dựa theo khoản luật đó để đàn áp người Công giáo: số nạn nhân lên tới 800. Một số giáo sĩ Công giáo trốn ra nước ngoài, đào tạo những cán bộ trở về nước hoạt động truyền giáo. Linh mục W. Allen thiết lập chủng viện Douai (1568); đức Thánh Cha Gregori XIII cũng thiết lập một học viện ở Roma (1579) mang tên Collegium Anglorum de Urbe. Elisabeth lo ngại, tố cáo Ṭa thánh Roma huấn luyện những “tên phản bội” đưa vào nước Anh, nhằm lật đổ và ám sát bà. Cuộc bách hại trở nên ác liệt, trong số 300 linh mục từ ngoài vào, 124 vị bị giết cùng với 61 giáo dân; đứng đầu là cha Edmund Campion ḍng Tên (1581).[28] Trong khi cuộc bách hại Công giáo c̣n tiếp diễn, Elisabeth c̣n phải đương đầu với những khó khăn ngay trong Giáo hội Anh giáo. Nhiều lănh tụ Tin lành được huấn luyện ở Genève trở về nước, chỉ trích Anh giáo thiếu dân chủ, v́ c̣n giữ lại chức Giám mục cùng các phẩm phục cũng như những lễ nghi quá lộng lẫy quan cách. Nhưng Elisabeth lại kiêu hănh với lễ nghi trang nghiêm lộng lẫy đó. Bà cương quyết duy tŕ, lại được Whitgift tổng giám mục Canterbury làm hậu thuẫn, năm 1583 bà công bố chiếu chỉ “Một tôn giáo duy nhất”: từ nay trong nước Anh chỉ có Anh giáo, ngoài ra không một tôn giáo nào khác được phép có mặt. Năm 1587, Elisabeth nghe biết có âm mu cứu Mary Stuart đang bị giam giữ, để đưa lên thay thế ḿnh và James VI xứ Tô Cách Lan, bà liền đưa Mary lên máy chém. Để trả thù cho cái chết của Mary, ngay năm sau Felipe II nước Tây Ban Nha dẫn đoàn tàu bách chiến bách thắng Invencible Armada định sát phạt nước Anh, nhưng ông thất bại và phải rút quân. Elisabeth mất năm 1603. Về phương diện tôn giáo, bà đă đưa nước Anh vào con đường ly khai hẳn với Roma, thiết lập Anh giáo. Rất nhiều dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Anh cũng bị chinh phục trong tinh thần chống Giáo hội Công giáo. Về phương diện chính trị, bà là người có công xây dựng một Anh quốc hùng cường, có thể đương đầu với nước Pháp và cả với Tây Ban Nha thời ấy, mở đầu những trang sử vẻ vang c̣n kéo dài đến ngày nay. [1] Sách tham khảo: Rohrbacher: Hist. Univ. de l’Église Catholique, Q. XI. Paris 1873, tr 1-321 - D. Rops: L’Église de la Renaissance et de la Réforme, Q. I: Une Révolution religieuse, La Réforme Protestante, Paris 1955, tr 307-578 - C. Bihlmeyr - H. Tuchle: Hist. de l’Église (bản dịch Pháp văn của M. Grandclaudon), Paris 1962-67, Q. III, tr 172-239, 313-316 - M.H. Vicaire: La grande crise d’Occident, trong Hist. Illustrée de l’Église (G. de Plival), Paris 1946-48, Q. II, tr 5-52 - Paquier: Luther, trong Dict. de Théol. Cath. [2] Erasmus là một trong những người có thiện chí thời “cải cách” này, nhưng ông bị bỏ quên khi muốn đứng ra ḥa giải hai bên: Ṭa thánh Roma và Luther; sự thực ông không đủ tư cách để làm việc đó. Xem Rohrbacher op. cit. tr 243-245. [3] D. Rops : op. cit., tr 307 và tiếp. [4] “Approuvez ou désapprouvez: votre voix sera sera pour moi celle du Christ et, si j’ai mérité la mort, je n’hésiterais pas à mourir”. Xem trong D. Rops : op. cit., tr 333. [5] “devant Dieu et devant les hommes: je n’ai jamais voulu et je le veux moins encore aujourd’hui, attaquer l’Église romaine ni Votre Sainteté”. Xem trong D. Rops: op. cit., tr 333. [6] Les dés en sont jetés, ]e ne veur plus de réconciliation avec Rome pour éternité”, Xem trong D. Rops: op. cit., tr 336. Từ đây, Luther có những lời lẽ hoặc tranh ảnh chế giễu và nguyền rủa đức Giáo hoàng cách thậm tệ. Xem trong Rohrbacher op. cit., tr 42-46. [7] “Je suis en peine comme l’enfant abandonné par sa mère” - “Maintenant, je sais que le Pape est l’Antéchrist”, Xem trong D. Rops: op, cit., tr 336. [8] “J’ai fait bruler hier, en place publique, les oeuvres sataniques des Papes. Il voudrait mieux que ce fut lui même qui eut rôti ainsi, je veux dire le Siège pontifical. si vous ne rompez avec Rome, point de salut pour vos âmes ... Abomination sur Babylone! Tant que j’aurai un souffle dans la poitrine, je dirai: Abomination!” Xem trong Rohrbacher op., cit., tr 43. [9] Đức Leô hành động như thế, phải chăng về phía Ṭa thánh Roma đă không có những sai lầm? Để trả lời, M. H. Vicaire trong: op. cit., tr 26 có viết “Légèreté d’un Léon X, lors des premiers éclats de Luther - “querelle de moines” - et puis sévérite subite, où l’on voudrait que la hâte à condamner n’eut été le fruit que de l’amour ardent de la vétiré catholique” - D. Rops trong: op. cit., tr 337, c̣n viết thêm: “Choix discutables d’un Cajetan, plein de bonne volonté mais si peu fait pour comprendre la psychologie complexe du moine germanique. Et surtout, méconnaissance grave, dans tant de milieux ecclésiastiques, des exigences chrétiennes les plus élémentaires”. [10] “A moins d’être convaincu par le texle des Ecritures ou par une raison évidente (car]e ne crois ni aux papes, ni aux conciles seuls; il est certain qu’ils se sont souvent trompés et contredits), je suis lié par les textes que j’ai apportés et ma conscience est captive dans les paroles de Dieu. Je ne puis, je ne veux rien rétracter. Car il n’est ni sur, ni honnéte d’agir contre sa conscience. Gott helf mir. Amen”. Xem trong M. H. Vicaire: op. cit., tr 18 - Đọc thêm W. M. Landeen: Greatest Discovery of all time, trong Nguyệt san Signs of the times (Tin lành), Mountain View, Cal, April 1971, tr 14-17. Luther một hôm than thân trách phận: “Mon coeur frémissait. Je disais: es-tu donc seul à avoir raison? Tous les autres se trompent-ils? Et si c’était toi qui errais? Si tu entrainais dans l’erreur et la damnation tant d’âmes”. (Tim tôi run lên. Tôi tự hỏi: phải chăng chỉ một mày có lư? Mọi người khác sai lầm cả sao? Và nếu mày sai lầm? Nếu mày lôi kéo biết bao linh hồn vào lầm lạc và đọa đày, th́ sao?) Xem trong D. Rops: op. cit., tr 340. [11] Xem trong M. H. Vicaire : op. cit., tr 22 [12] Không nên lẫn với đức cha Albert Brandenburg, tổng giám mục thành Magdeburg và Mainz. [13] Danh từ “Thệ phản” (Protestant) này không được Giáo hội Cải cách chấp nhận; nhưng ngay từ đầu các sách vở Công giáo đă quen dùng danh từ đó. Giáo hội Cải cách lấy tên là “Giáo hội Tin lành (L’Église Evangélique) hoặc Đạo Cơ đốc” (Christian Church), và họ muốn mọi người dùng những danh từ ấy. Ngày nay. v́ chia ra làm nhiều giáo phái “Tin lành” khác nhau, nên mỗi giáo phái mang một tên riêng Episcopalian, Presbyterian, Methodist, Lutherian, Calvinist, Baptist, Pentecotist, Adventis... [14] Đạo Tin lành quan niệm một mục sư độc thân là một mục sư không đúng nghĩa, thiếu quân b́nh; do đấy việc Luther lấy vợ đối với họ không có ǵ trái nghịch, ngược lại đó chỉ là việc kiện toàn một cuộc sống bởi v́ lấy vợ là “một nhu cầu tự nhiên của con người, như ăn uống, khạc nhổ vân vân.” (C’est un besoin naturel de l’homme. comme boire, manger, cracher, et le resle), Xem trong D. Rops: op. cit. tr 354-355. [15] Erasmus: “Cést une tragédie, terminée en farce - Luther “Par ce mariage je me suis rabaissé et avili à tel point que les anges doivent rire, du moins je l’espère. et tous les démons pleurer.” D. Rops trích trong H. Grisar: Luther, Freiburg im Br. 1911-12, Q.I, tr 471. [16] A. Von Hamack trong cuốn Dogmengeschichte 1897 Q. III, tr 788, có viết “Cuộc Cải cách được kết thúc trong mâu thuẫn”. Xem trong D. Rops: op. cit. tr 351. [17] Luther “Pas un de nos évangélistes qui ne soil aujoiurd’hui pire qu’avant” - Melanchthon: “Regardez donc cette société évangélique: combien d’adultères, d’ivrognes, de joueurs, combien de vicieux et d’ignobles. Examinez les ménages; sont-ils plus chastes que chez les autres que vous traitez de paiens?”- “Toutes les eaux de l’Elbe ne suffiraient pas pour pleurer le malheur de la Réforme”. Xem trong D. Rops: op. cit., tr 391. [18] Xem trong D. Rops: op. cit., tr 395 [19] xem trong D. Rops : op. cit., tr 397 và tiếp. [20] Trong cuốn Chính giáo và Tà giáo, người ta nhận thấy tác giả có đức tin chân thành, một tâm hồn nhân đạo và t́nh yêu Thiên Chúa. Câu Thánh Kinh : “Hỡi các kẻ lao nhọc và gánh nặng, tất cả hăy đến cùng Ta. Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức” Mt XI, 28) được Zwingli rất ưa chuộng [21] Xem trong D. Rops : op. cit., tr 455. [22] Xem D. Rops: op. cit., tr 504 và tiếp. [23] Catalina xứ Aragon là cô ruột hoàng đế Carlos Quinto, đă kết hôn với Arthur. Arthur là anh ruột của Henry VIII, chết trước khi được kế nghiệp cha là Henry VII (1485-1509). V́ Henry VIII muốn cưới chị dâu, nên cần phải có sự chuẩn chước của đức Giáo hoàng. [24] Xem D. Sargent: Thomas More, New York 1934 (bản dịch Pháp văn của M. Rouneau, Paris) - Bridget Vie du bienheurex John Fisher, Martyr sous Henri VIII (bản dịch Pháp văn của A. Cardon, Lille 1890). Năm 1935, đức Thánh Cha Piô XI đă tuyên hiển thánh cho John Fisher, Thomas More cùng với 50 vị Tử đạo dưới thời Henry VIII. [25] D. Rops. op. cit., tr 529-530. Chính năm Henry VIII băng hà, một biến cố xảy ra ở nước Nga, mang theo nhiều hậu quả: hoàng đế trẻ tuổi Ivan IV le Terrible (1533-84) nhận vương hiệu Tsar. Với vương hiệu này, Ivan nghiễm nhiên trở thành người kế vị các hoàng đế Constantinopoli, ông tuyên bố: “Hai Roma đă sụp đổ Mascơva là Roma thứ ba; và sẽ không bao giờ có Roma thứ tư . Rồi ông đem quân đi đánh chiếm nhiều nơi, mở rộng bờ cơi nước Nga, nêu khẩu hiệu “Fiat Russia Orbis” (Đế quốc Nga phải là thế giới). Đó là khẩu hiệu đă được truyền lại cho tới ngày nay, và chính Nga Xô hay Liên Xô đă một thời thừa hưởng tâm trạng bá chủ đó: “Toàn thể nhân loại sẽ thuộc về Hiệp hội Quốc tế Lao động”. [26] D. Rops: op. cit., tr 573-577. D. Duval: Réforme et affirmation du Catholicisme, trong Hist. Illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet), Paris 1946-48, Q II, tr 90, 93-95. [27] Trong tông thư Apostolicae Curae (1896) đức Leô XIII tuyên bố “Pronuntiamus et declaramus ordinationes ritu anglicano actas irritas prorsus fuisse et esse omninoque nullas”. Xem trong C. Bihlmeyer-H. Tuchle: op. cit., tr 315. [28] Cha Edmund Campion cùng với 39 bạn Tử đạo đă được đức Thánh Cha Phaolô VI tuyên thánh ngày 25.10.1970. |