HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Bảy

CỘNG TÁC ĐẠO ĐỜI GIỮA THẦN QUYỀN

VÀ THẾ QUYỀN (t.k. VIII-XIII)
 

I. Giáo hội và nhà Carolingien

1. Tài sản Giáo hội và Charles Martel

2. Hoàng đế và giám mục

3. Ngôi Giáo hoàng trong đế quốc nhà Carolingien

II. Giáo hội và chế độ Phong kiến

1. Ngôi Giáo hoàng trong tay chuyên quyền của hàng quí tộc Roma

2. Ngôi Giáo hoàng trong đế quốc La Đức

3. Giám mục hay chư hầu

III. Giáo hội và Giáo hoàng tiến tới độc lập

1. Những Giáo hoàng cải cách: Leô IX và Gregori VII

2. Vụ Canossa (1077) và kết quả của cuộc cải cách Gregorian

3. Vấn đề nội bộ: người Roma chống Giáo hội Roma

4. Ngôi Giáo hoàng và nhà Hohenstauphen

5. Nước Ṭa thánh và mầu sắc chính trị nơi đức Innocentê III  

 

V́ con người mà Giáo hội được thiết lập, và cũng v́ con người mà Giáo hội nhập thế: Giáo hội sinh hoạt giữa nhân gian, Giáo hội tức nhiên không khỏi đụng chạm tới quyền lực của vật chất và trần gian. Hàng Giáo phẩm phải sử dụng quyền bính thiêng liêng do đấng Sáng lập trao phó, làm sao dung ḥa với quyền lực đó. Chính v́ trần gian này mà Giáo hội phải có tiền ban vật chất, để thi hành sứ mạng bác ái, để tồn tại trên mặt đất, và để phụng sự Thiên Chúa xứng đáng.

Thời nào cũng thế, dưới chính thể nào cũng vậy, sự thích nghi những mối tương quan giữa Giáo hội và quốc gia, sự dung ḥa giữa thần quyền và thế quyền đă là vấn đề hết sức tế nhị. Nhưng vấn đề càng tế nhị hơn nữa trong thời Trung cổ, thời mà chính trị và tôn giáo sát cánh nhau chưa từng có, thời mà tất cả mọi hoạt động và giá trị trần gian đều quy về lợi ích thiêng liêng.

Đây không phải chỉ là vấn đề thuộc chính trị, nhưng c̣n có những yếu tố tôn giáo, những quyền lợi xă hội và kinh tế. Quyền bính của hàng linh mục và của vua chúa, thân phận con người, quy chế điền thổ, đều là những vấn đề phải bàn đến. Có những pha thật gây cấn, bởi lẽ khi ḷng vị kỷ đụng độ nhau và khi quyền lợi vật chất được nói đến, tức th́ tham vọng cũng nổi dậy theo.

Sự thực, vẫn có sự thông cảm giữa hai quyền bính trên nhiều căn bản, nhưng lại là những căn bản dễ thay đổi, tùy thời điểm, tùy hoàn cảnh. Do đấy, những cuộc xung đột rất ác liệt không thể tránh được. Chính những vụ xung đột ấy, chúng tôi sẽ t́m đến nguyên nhân và thuật lại những nét chính yếu.[1]


I

GIÁO HỘI VÀ NHÀ CAROLINGIEN


1. Tài sản Giáo hội và Charles Martel

Trong những điểm làm cho nền văn minh Trung cổ khác với văn minh hiện đại, phải kể đến tổ chức kinh tế, trong đó một phần khá lớn thuộc chủ quyền Giáo hội.[2] Người ta ước lượng, vào cuối triều đại Mérovingien khoảng năm 715, các thánh đường và tu viện chiếm tới một phần ba đất dai trồng trọt được. Vả lại, trong một thời tiền bạc c̣n hiếm, sự trao đổi hàng hóa c̣n ít, đất đai được coi là tài sản vững chắc và thiết thực nhất. Thời ấy, sự tước đoạt nhau về đất đai là tội phạm xấu xa hơn cả.

Ngay từ khi đế quốc Roma bắt đầu vào thời suy mạt, nhiều địa chủ, hoặc v́ muốn theo tinh thần nghèo khó Phúc âm, hoặc v́ muốn thoát khỏi gánh nặng trong việc quản trị tài sản, đă tự ư trao của cải ḿnh cho Giáo hội. Đến khi Man dân xâm lăng, đất đai của Giáo hội cũng như của bất cứ ai khác, đều bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, trong khi tài sản tư nhân rơi vào tay quân xâm lăng, th́ uy thế của Giáo hội vẫn đứng vững. Nhờ sự chăm lo săn sóc của các giám mục, nhờ tinh thần hy sinh hăng say hoạt động của bậc tu sĩ, Giáo hội quyết đ̣i lại các quyền lợi và những tài sản đă bị phân tán. Đến khi chính các kẻ xâm lăng gia nhập hàng ngũ công giáo, họ liền nh́n nhận đến độ sợ hăi quyền uy thiêng liêng, khiến họ đi t́m sự tha thứ và xin cầu nguyện. Để làm quên đi những hành động phá hoại đáng ghét khi xưa, họ dâng cúng tiền của và đất đai vào thánh điện nọ, thánh đường kia một cách rất rộng răi. Việc dâng cúng h́nh như thiếu suy nghĩ, đôi khi v́ sợ hăi, thường không phải cho Giáo hội, mà họ quan niệm như một “đoàn hội vô danh”, nhưng thực ra họ có ư dâng cho một vị thánh: thánh Martin, thánh Đionisiô, thánh Pherô.

Tuy nhiên, không phải tất cả như vậy, v́ dưới triều Mérovingien nhiều vua thật sự dâng của cải cho Giáo hội và v́ Giáo hội. Trong việc Dagobert hay Clovis II dâng tặng những “doanh trại hoàng gia” (villas royales), người ta không thấy có một bằng chứng ǵ gọi là mê tín hay sự hăi. Đó chỉ là do ḷng quảng đại, có lẽ hơi quá tay, của những ông vua mang sẵn một chương tŕnh khai hóa. Các ông thừa hiểu rằng thánh đường là trung tâm đời sống xă hội quốc gia, tu viện là nơi đào tạo những phần tử ưu tú của đất nước, đảm đương công việc khuếch trương đất đai trồng trọt, và làm giầu văn hóa cũng như tinh thần cho quốc gia. Bởi đấy, mới có sự nâng đỡ bảo vệ và đặc ân cho hàng giám mục, cho các tu viện cổ kính và cho thiết lập thêm nhiều tu viện mới.

Điều đó hữu ích, bởi v́ sự cố gắng và hy sinh của các giám mục và tu sĩ sẽ đem lại sự cường thịnh cho triều đại Charlemagne sau này. Nhưng cũng có bất lợi, bởi v́ sự mở tay dành cho các thánh đường và tu viện quá nhiều tài sản, đất đai cùng đặc ân, sẽ đưa quốc gia đến chỗ khánh kiệt. Có nhiều ông vua phàn nàn một cách bực tức, có ông bạo dạn hơn đă dùng đến sức mạnh để lấy lại những của mà các vị tiên đế đă dâng cho Giáo hội. Tuy nhiên, sự cưỡng đoạt chưa phải là việc thường xuyên xảy ra, và cũng chưa có biện pháp lệnh để ngăn cản sự gia tăng đất đai cũng như tài sản của Giáo hội và của các tu viện mỗi ngày thêm lớn măi.

Những mâu thuẫn và chênh lệch quá rơ rệt xảy ra vào đầu thế kỷ VIII. Đó là thời suy mạt của những ông vua cuối cùng nhà Mérovingien, và một ḍng họ mới đứng ra nắm quyền, tức Pépin Herstal làm cung trưởng (thủ tướng 680-714) xứ Austrasia. Đó là ông tổ của triều đại Carolingien (751-987). Nhiều ông vua thuộc ḍng họ này là những nhà lập pháp nổi tiếng: Charlemagne (768-814), Louis le Pieux (814-840), Charles le Simple (898-923). Trong việc trị nước, các ông triệt dể thi hành Bản pháp lệnh (Capitulaires) do Charlemagne soạn thảo và ban hành.

Charles Martel (685-741) lên thay cha giữ chức cung trưởng. Do hoàn cảnh của đầu thế kỷ VIII, Charles đă hành động một cách chớp nhoáng đối với tài sản khổng lồ của Giáo hội. Ông gây dựng và củng cố quyền uy quốc gia chống lại các phiến loạn. Ông đẩy lui được các cuộc xâm lăng vào đất Austrasia. Ông chiến thắng và chặn đứng được Hồi quân (Sarrasins) tại Poitiers (732). Tất cả những công cuộc ấy phải cần đến sự dũng cảm và cả phương tiện vật chất nữa. để vơ trang binh sĩ, để tưởng thưởng các tướng lănh, Charles Martel đă không ngần ngại đoạt lấy tài sản của Giáo hội, bằng cách thế tục hóa, mà ngày nay người ta gọi là “quốc hữu hóa”.[3]

Người ta đă cho đây là một hành động cấp thiết “v́ dân v́ nước”. Nhưng không phải giản dị có thế. Bởi v́, nếu đứng trước một hoàn cảnh cấp thiết ấy, Charles chỉ trưng dụng một phần tài sản của Giáo hội nhằm trang bị cho quân đội ông, việc làm của ông tuy độc đoán và đơn phương, song Giáo hội cũng dễ thông cảm. Nhưng thay v́ hành động một cách ôn ḥa, Charles đă tước luôn cả quyền tự hữu của hàng giám mục và tu sĩ. Đó là một lỗi lầm to lớn, một sự vi phạm các điều ước, muốn tái diễn cái cảnh cưỡng đoạt dă man của thế kỷ V. Những “giám mục” và “đan viện phụ” do ông cử lên nhằm phục vụ chiến tranh hoặc một chính thể, hỏi các vị đó sẽ làm được ǵ cho Giáo hội? Do luật lệ nào mà các vị này được kiêm nhiệm nhiều địa phận một lúc ? Tịch thâu tài sản của các thánh đường để quân sĩ chiến thắng ăn uống no say, phải chăng là một vẻ vang cho nền kinh tế và là tiến bộ xă hội ? Giành giật lấy quyền bính của hàng giáo sĩ để trao cho các sủng thần bất xứng, phải chăng là một hành động tốt đẹp về phương diện tinh thần ? Không bao giờ các ṭa giám mục Pháp quốc, bị trao nộp cho những chủ chăn nguy hiểm đến thế. T́nh trạng như vậy chỉ cần kéo dài thêm một chút thôi, Giáo hội cũng lănh dủ một tương lai thê thảm, mà nguyên nhân chính là sự sang đoạt tài sản Giáo hội, một cách bất hợp pháp và tàn nhẫn.

Trong 25 năm dưới thời Charles Martel, Giáo hội tuy thoát được hiểm họa Hồi quân và tiến triển mạnh mẽ tại Đức quốc, nhưng bên trong lại bị tước đoạt và phản bội bởi những nhà lănh đạo do người ta cử lên một cách độc đoán. Chỉ trong mấy chục năm ấy, tưởng đă đủ để xảy ra một sự đổ vỡ không thể hàn gắn được nữa. May mắn thay, không phải như vậy, v́ người ta sẽ thấy xuất hiện nhiều nhân vật bắt tay vào công cuộc chỉnh lư một cách rất can đảm, trong đó thánh Bonifaciô (680-755) đóng vai cố vấn, và nhiều ông hoàng mới như Carloman (741-747) và Pépin (751-768), là những người rất tận t́nh trong việc trả lại quyền tư hữu cho Giáo hội.


2. Hoàng đế và giám mục

Người ta đă được mục kích những hậu quả thê thảm, khi hàng giám mục Pháp bị lệ thuộc vào ông hoàng Charles Martel. Nếu chỉ là những tranh chấp về tiền bạc hay đất đai mà thôi, th́ sự tai hại c̣n hữu hạn, v́ chỉ thiệt đến vật chất. Nhưng đây c̣n là sự lựa chọn những chủ chăn, thuộc phạm vi tôn giáo và tinh thần một khi việc lănh đạo tinh thần cũng xáo trộn, cũng có những lạm dụng, th́ sự thiệt hại không thể lường được. Tuy nhiên, luật lệ do các công đồng trước đây đă đề ra nay vẫn c̣n hữu hiệu: “Giám mục chỉ được tấn phong qua “sự tuyển chọn của hàng giáo sĩ trong địa phận với sự đồng ư của vị tổng giám mục” (công đồng Clermont, 535), hay ít là như công đồng Orléans năm 549 quyết định, “với sự chấp thuận của nhà vua, thể theo sự tuyển chọn của hàng giáo sĩ và giáo dân”. [4]

Dưới triều đại Mérovingien, nhà vua thường can thiệp vào các cuộc tuyển chọn một cách độc đoán, nhưng có trường hợp rất đáng hoan nghênh, để bù lại những vụ không được mấy ai hài ḷng. Dưới thời nhà Carolingien, các vụ đề cử nói chung đều rất tốt đẹp. Sự thực, chương tŕnh cải cách của thánh Boniraciô đă tạo được một hàng giáo phẩm xứng đáng với lịch sử, những giám mục như thánh Chrodogan thành Metz, Arnus thành Salzburg, Lullus thành Mainz (Mayence), Théodulf thành Orléans, Hincmar thành Reims. Các ngài là những người nắm vận mệnh Tây phương trong tay. Những tâm hồn cao thượng đó, tuy sự nhân hậu và quảng đại không phải là những đức tính nổi bật, song cũng đủ khiến chúng ta khâm phục đức tin chính thống, tinh thần truyền giáo và đời sống không chê trách được của các ngài. [5]

Sự các giám mục tham gia vào những việc đại sự của đế chính, đă đem lại cho đế quốc một thời vẻ vang thịnh vượng. Đừng tưởng rằng vai tṛ của các vị chỉ có tính cách tượng trưng. Nhờ có tiếng nói của các giám mục hoặc những đan viện phụ nổi tiếng Saint-Denis, Corbie, Fulda, Ferrières, Giáo hội mới nói lên được quan điểm của ḿnh và chiếm ưu thế trước dư luận quần chúng, cũng như cảm nghĩ riêng của các vua chúa. V́ được thấm nhuần Thánh Kinh và giáo thuyết thánh Âutinh, các ngài hiểu rơ “nước trần gian” chỉ là nơi chuẩn bị để bước vào Kinh thành Thiên Chúa, nên các ngài đă cố đem tinh thần công giáo vào ṭa nhà lập pháp vào văn hóa, nghệ thuật, vào tất cả mọi sinh hoạt xă hội.

Tuy nhiên, không phải cái ǵ cũng tốt đẹp cả. V́ lẽ trong thể chế quân chủ này, Charlemagne quan niệm phải có yếu tố “độc tài chuyên chế”. Ông rất thẳng thắn, nhưng là sự thẳng thắn hơi cứng cỏi của con người nhà binh, không thích hợp với những hoàn cảnh đặc biệt, với quyền tự do cá nhân và với những phương tiện thiếu thốn. Cũng như Diocletianus hoặc Justinianus xưa, ông muốn nắm giữ và điều hành tất cả. Luật đạo, luật đời đối với ông chỉ là hai h́nh thức của một quyền tối thượng. Tất cả mọi tài sản đều được xếp chung dưới quyền tối cao của một người. Chắc chắn nhà Vua có sự thành thật khi ghi trong Bản Pháp lệnh, sự tôn trọng giáo luật và các giáo huấn, khi khuyến khích hoặc bắt buộc phải chịu các Bí tích, tham dự các lễ nghi phụng vụ, nộp thuế thập phân, cũng như khi ông dành đất đai cho nhiều ṭa giám mục và đan viện trong xứ Rhenania và Saxonia.

Nhưng qua các hoạt động ấy của Charlemagne, người ta nhận thấy thâm ư của ông là để cho có những công dân ngoan đạo, dễ bề trung thành với đế chế. Các đan viện được ông làm giầu cho, sẽ là nơi đào tạo những nhà truyền giáo, đồng thời là những chuyên viên khai hóa mở mang quyền lực đế quốc. Sau hết, các giám mục được ông trọng kính ưu đăi, trong nhiều trường hợp sẽ là những viên chức cao cấp của chế độ: một vị giám mục có thể bất thần được triệu hồi về triều đ́nh, cũng như một đan viện phụ có thể được trao cho nhiệm vụ tự túc chiến đấu với địch quân.[6] Và trong bất cứ trường hợp nào có sự giằng co giữa quyền đạo quyền đời, không bao giờ ông chịu để cho chính trị phải hy sinh... Ngược lại, nhiều khi ông c̣n xen cả vào nội bộ Giáo hội, trong lănh vực đạo lư nữa, tuy bao giờ ông cũng bàn luận với các nhà thần học thông thái và với những “Giám mục riêng” của ông.

Sống dưới triều đại Charlemagne, người ta đă lo sợ cho Giáo hội sẽ bị bó tay dưới “chiêu bài suy tôn”. Người ta tự hỏi phải chăng những lấn át của chế độ Justinianus muốn tái diễn ? Đối với một lănh tụ nổi tiếng như Charlemagne, tưởng không thể có truyện đó. Thật vậy, khi ông vừa mất, chính hàng giám mục mà ông cất nhắc lên, đă được liệt vào hàng cao nhất trong đế quốc với một thế lực rất lớn dưới triều Louis le Pieux, mà không c̣n bị chính quyền hạn chế hay kiểm soát lôi thôi nữa. Cũng do đấy trong thượng bán thế kỷ IX, một hàng giáo sĩ thành h́nh, với những nhân vật chỉ đạo nổi tiếng như Wala, Hincmar, trong khi thánh Biển đức Aniane (750-821), người có tuổi hơn, lại đứng ra ngoài ṿng chính trị để chỉ chăm lo việc tu đức mà thôi. [7]

Dưới thời một ông vua hiền lành, nhút nhát, như Louis le Pieux này, nhiều loạn ly, tranh chấp xảy ra, th́ chính hàng giám mục của Charlemagne đă ra tay bảo vệ đế chế. Trong khi các ngài chưa giải quyết xong về quyền tư hữu bất khả xâm của Giáo hội, cũng như quyền định đoạt của các ngài trong phạm vi giáo luật, th́ ḥa ước Verdun (843) phân chia đế quốc Tây phương ra làm ba. Sau đó, là họa xâm lăng của quân Normand, Hung Gia Lợi và Sarrasen. Từ t́nh trạng hỗn loạn này sẽ phát sinh một trật tự mới, tức chế độ vương quyền và phong kiến, hoàn toàn trái ngược với chính sách tập quyền của nhà Carolingien.

3. Ngôi Giáo hoàng trong đế quốc nhà Carolingien

Trên đất Ư Đại Lợi, kể cả từ khi vua Agilulfus và dân Lombardo theo đạo Công giáo (603), người Roma vẫn không thể quên được họ là một dân man rợ, nhất là lúc này họ c̣n muốn thống trị cả bán đảo. Sau triều đại Liutprando (712-744), Astolfus (749-756) người hùng của dân tộc Lombardo, lên kế nghiệp Ratchis (744- 749) thoái vị đi tu. Năm 752, Astolfus đem quân chiếm Ravenna. Sớm muộn, kinh thánh Roma sẽ lọt vào tay ông. Các đức Giáo hoàng đều hiểu biết như thế, nên đă không ngần ngại kêu gọi sự can thiệp của dân Franc và sự trung thành của một triều đại, mà chính các ngài đă tận t́nh giúp đỡ. Năm 754, đức Thánh Cha Stephan III (752-757) đích thân sang Pháp quốc gặp vua Pépin, chủ sự lễ xức dầu cho ông tại Saint-Denis. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn và chống đối Pépin (751-768) hai lần vượt núi Alpes đến giải vây cho “lănh địa Thánh - Pherô” (Patrimoine St-Pierre), đồng thời chiếm xứ Ravenna cho đức Thánh Cha, cùng với năm tỉnh (pentapole): Rimini, Pesaro; Fano, Senigallia, Ancona. Một quốc gia mới được khai sinh (756) ở Âu châu: nước Ṭa thánh. Các sứ giả của hoàng đế Đông phương Constantinus V lên tiếng phản kháng, nhưng vô hiệu.[8]

Ngôi Giáo hoàng từ nay phải chăng sẽ thoát được hết mọi đe dọa quân sự, mọi áp lực chính trị hoặc tinh thần? Không nên vội tin như thế. Hai mươi năm sau, Didier, vua Lombardo, gây lại lực lượng, lợi dụng lúc Charlemagne vướng chân ở mặt trận Saxonia, quyết khôi phục lại giang sơn, đe dọa nước Ṭa thánh. Vua Charles dân Franc đem quân đến cứu đức Thánh Cha Adrian I (772-795). Sau nhiều tháng bị vây hăm trong thành Pavia, Didier vua Lombardo phải đầu hàng vô điều kiện. Charles toàn thắng, sáp nhập lành thổ Lombardia vào đế quốc (774). H́nh như Charles đă có ư định thiết lập trên đất Ư một Liên hiệp vương quốc dưới quyền Roma, và muốn xác định lại nền độc lập của nước Ṭa thánh. Nếu như Pépin là người không có tham vọng ǵ khác, ngoài việc xây dựng một nền tự trị thật sự cho ngôi Giáo hoàng, mà ông chỉ đóng vai Patricius, nghĩa là “kẻ bảo vệ vơ trang”, th́ Charlemagne người kế vị Pépin, vốn tính độc tài và đă để ư đến vận mệnh Ư Đại Lợi quốc từ lâu, không thể tự chế tham vọng đặt quyền ḿnh trên bán đảo này. Charlemagne quan niệm rằng nước Ṭa thánh, kể cả thành Roma, không thể đứng ngoài ṿng kiểm soát và can thiệp của ông.

Charlemagne đă cùng với đức Thánh Cha Adrian tổ chức nước Ṭa thánh (774-781). Nhưng với vị Giáo hoàng kế nhiệm, đức Leô III (795-816), mối bang giao mới thật chặt chẽ, và Charles được vị đại diện Chúa Kitô trao ban những vinh dự lớn nhất. Vừa đắc cử ngôi Giáo hoàng, đức Leô đă gởi cho Charles ch́a khóa thánh Pherô và cờ hiệu Roma làm tặng vật danh dự. Năm 799, bị giam giữ bởi một cuộc nổi loạn, sau khi thoát ngục, ngài đích thân đi Paderborn cầu cứu đại vương. Charlernagne đưa đức Thánh Cha trở lại giáo đô. Năm 800, đức Leô tiếp rước Charles vào thành Roma, và đây là lần thứ ba ông tới kinh thành muôn thuở. Lễ Giáng sinh năm ấy, đức Thánh Cha trong phẩm phục Giáo hoàng tự tay đặt vương miện lên đầu Charlemagne quỳ trước mồ thánh Pherô. [9]

Biến cố lịch sử vô cùng quan trọng: trong ư nghĩ của Giáo hoàng, thái độ này trước hết là để ghi ơn và tưởng thưởng Charlemagne, vị ân nhân của Giáo hội Roma, người chiến sĩ anh dũng Công giáo, bách chiến bách thắng, đă thống nhất các Quốc gia Man di Tây phương thành một khối, đă hạ được quân Lombardo, đă làm quân Sarrasen khiếp sợ, sau cùng bắt dân Saxon ương ngạnh phải quy phục quyền uy Chúa Kitô. Thái độ của đức Leô c̣n muốn tái diễn những truyền thống huy hoàng của một đế quốc Kitô giáo, tức đế quốc của Constantinus và Theodosius. Trong tương lai, nó đánh dấu một sự thoát ly, không những về chính trị mà cả về tinh thần khỏi quyền tối cao Byzantin, với biết bao rắc rối đáng lo ngại cho đức tin. Charlemagne sau khi được khoác trên ḿnh một vinh dự cao cả, sẽ đi hẳn vào truyền sử các Dân tộc. Qua thái độ nói trên, đức Leô đă đưa nhà Vua lên tuyệt đỉnh danh vọng trần thế, đồng thời vận mạng của các giáo đoàn Chúa Kitô được trao cho ông bảo vệ.

Hoạt động trả ơn và thầm mong tái sinh những truyền thống huy hoàng của một đế quốc Kitô giáo, và tự đặt ḿnh dưới quyền bảo trợ của nhà Carolingien, ta thử xem địa vị và quyền hành của đức Leô III và các đấng kế vi ngài ra sao. Theo sử gia Duchesne, th́ đia vị vương quyền trần gian của Ṭa thánh bấy giờ không hơn một ông vua chư hầu. Mặc dầu được biệt đăi và trọng kính, đứng chủ một tài sản khổng lồ, quyền của Giáo hoàng ngay trên lănh thổ ḿnh cũng chẳng hơn vị phụ chánh xứ Provence hay Aquitaine là bao. Đến cả quyền trên đối với giám mục thành Ravenna ngài cũng không có, ngay tại Roma, khi muốn trừng phạt các kẻ chủ mưu dấy loạn, ngài cũng thấy quyền ḿnh bị hạn chế. Lạ lùng hơn nữa là dân của ngài lại phải thề trung thành với Hoàng đế. Chủ chính quyền của ngôi Giáo hoàng như vậy rất tương đối: nó nằm dưới quyền bảo hộ của đế quốc.[10]

Từ t́nh trạng này, đức Eugeniô II (824-827) phải đi đến một thỏa ước dưới triều Louis le Pieux. Đó là bản Hiến chương 11.11.824, trong đó dân Roma (giáo sĩ và giáo dân) được nh́n nhận có quyền bầu cử Giáo hoàng, nhưng vị Giáo hoàng đắc cử, trước khi đăng quang, phải tuyên thê trước mặt Hoàng đế. Ngoài ra, quyền cai trị các lănh thổ c̣n phải chịu sự kiểm soát thường xuyên của người đại diện Hoàng đế. Hai mươi năm sau, khi lên ngôi Giáo hoàng, đức Sergiô II (844 - 847) đă phải cực nhọc để xin vua Lothaire phê chuẩn cuộc bầu chọn ḿnh.[11]

Theo những sự kiện trên, th́ sự lệ thuộc của các Giáo hoàng đối với thế quyền quả thiệt nặng nề. Tuy nhiên, không thiếu những vị Giáo hoàng tỏ ra khí phách, mỗi khi cần sử dụng quyền ḿnh, nhất là trong phạm vi thiêng liêng. Năm 833, đức Gregori IV (827- 844) đă can thiệp vào việc tranh chấp giữa các con cái của Louis le Pieux. Chính ngài đă cho mở rộng hải cảng Ostia, xây thành đắp lũy và đặt tên là Gregoriopoli. Khoảng năm 830, ngài cung hiến một đại thánh đường dâng kính các Thánh: lễ Chư Thánh bắt đầu có từ đấy. Năm 844, đức Sergiô II (844-847), trước khi mở cửa tiếp hoàng thân Louis đặc sứ của Lothaire, đă đ̣i ông phải thề rằng ḿnh đến Roma chỉ có mục đích t́m ích lợi cho Quốc gia và Giáo hội. Ngoài ra, trong hết mọi trường hợp, ngôi Giáo hoàng nắm giữ hai đặc quyền quí báu: chỉ ḿnh ngài có quyền trao Pallium, và chỉ ḿnh ngài chủ tọa lễ nghi xức dầu tấn phong Hoàng đế.

Pallium là phẩm phục dành cho các tổng giám mục, biểu hiệu quyền tông đồ. Các tổng giám mục được lên chức bất cứ v́ lư do nào và bởi ai, đều phải nhận Pallilum do tay đức Giáo hoàng, và chỉ khi ấy quyền bính của các ngài mới có hiệu lực. C̣n hoàng đế lên ngôi do quyền thừa kế hay do một cuộc bầu cử, điều đó không can chi, nhưng vương quyền chỉ được quốc dân biết đến khi ông được đức Thánh Cha xức dầu và đặt vương miện. Do đấy, ngôi giáo hoàng vẫn là nguồn thông ban quyền bính. Và các ông được nhà Carolingien, từ Louis le Pieux đến Lothaire, từ Charles II đến Louis III, đều nhận lănh nhận vương miện hoàng đế từ tay Giáo hoàng.

Có những hành động của ngôi Giáo hoàng đối với thế quyền, làm người ta phải kinh ngạc và khâm phục: đó là thái độ của thần quyền trước sự vi phạm luật hôn nhân. Vua Lothaire II (855-869) xứ Lorraine, v́ muốn cưới nàng hầu Waldrade, đă t́m hết cách, kể cả những lời vu cáo tàn nhẫn, để ly dị bà Theutberge. Việc làm của Lothaire được nhiều người, trong đó có cả giám mục, can thiệp và hậu thuẫn. Dầu vậy, đức Thánh Cha Nicolas I (858-867) cương quyết không chấp nhận một việc đă rồi. Ngài truất chức hai giám mục Cologne và Trêves, những tay sai của Lothaire, ngài c̣n buộc nhà Vua bằng bất cứ giá nào phải trở về với Theutberge. Sau 9 năm đụng độ ác liệt, Giáo hội vẫn giữ lập trường. Khi Lothaire muốn rước lễ tại Cassino, đức Adrian II (867-872) đă đ̣i ông phải nhắc lại lời thề không được đi lại với nàng Waldrade nữa. Nhà Vua thề và lên rước lễ. Sáu tuần lễ sau, Lothaire lên cơn sốt và từ trần (869).[12]

Lễ xức dầu và đặt vương miện chỉ là để quốc dân nh́n nhận sự hợp pháp của một ông vua tức vị, chứ không bảo vệ được một triều đại khỏi sụp đổ. Lễ tấn phong cho Charles II (875) do đức Gioan VIII (872-882), cũng như lễ đặt vương miện cho Louis III (886) đă không thể lấy lại được quyền uy cho những ông vua cuối thời nhà Carolingien, tước hiệu Hoàng đế dần dần mất đi ư nghĩa của nó, v́ không c̣n bảo vệ được Giáo hội nữa. Giáo hoàng phải đi t́m một người bảo trợ hữu hiệu khác. Trong khi các ngài c̣n đang t́m cách kết thân với những ông hoàng xa xôi, th́ quyền Ṭa thánh rơi vào tay lũng đoạn của nam tước xứ Spoleta (891).

 

II

GIÁO HỘI VÀ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN


1. Ngôi Giáo hoàng trong tay chuyên quyền của hàng quí tộc Roma

Dưới thời bảo hộ của nhà Carolingien, các Giáo hoàng đă chẳng bao giờ được tự do thật sự, nhưng dầu sao quyền bính của các ngài vẫn c̣n được kính trọng. Đến lúc ngôi Giáo hoàng lọt vào bàn tay lũng đoạn của những lănh tụ phong kiến vô lương tâm, để rồi hết kêu cứu ai.[13]

Vấn đề gai góc nhất cho đất nước Ṭa thánh từ trước tới nay, là làm sao dung ḥa được các quyền lợi giữa vị giám mục thành Roma với dân của ngài, nhất là với các quan chức cao cấp trong thành phố. Ngay dưới triều Pépin, nhân cuộc bầu cử đức Stephan IV (768-772), đă có những đụng độ đẫm máu đưa tới một cuộc dấy loạn (767-769). Sang thế kỷ X, những đụng độ như thế hầu như thường xuyên. Tệ hơn nữa, chính ngôi Giáo hoàng cho tới khi đó c̣n được kính trọng, nay cũng không thoát khỏi những bàn tay vô đạo ngược đăi và sỉ nhục.

Vụ án Giáo hoàng Pormosô (891-896) được coi là một thành công vẻ vang nhất của các ông hoàng xứ Spoleta. Viện cớ rằng Giáo hoàng này đă lên ngôi bất hợp pháp, nhưng kỳ thực chỉ v́ muốn báo thù việc ngài đă trao vương miện cho hoàng đế Arnulfus nước Đức. Xác của nạn nhân được quật lên sau 9 tháng chôn cất, bị đưa đến một hội đồng xét xử. Kết quả là Formosô bị cắt chức và ném xuống sông Tiber (897). Đức Giáo hoàng Stephan VII (896- 897), tự ư hay bị ép không rơ, đă làm theo ư Ṭa án đó. Nhưng đức Gioan IX (898-900), người kế vị thứ tư của Formosô, đă lấy lại danh dự cho ngài.

Tuy nhiên thời khủng hoảng đă bắt đầu, Giáo hội đến lúc bị nhục bởi chính những lănh tụ tinh thần của ḿnh đă được bầu lên một cách độc đoán, kế tiếp nhau một cách bừa băi và chết đau đớn. Giáo hội trong 70 năm đi dần vào cái ách tủi hổ của gia đ́nh Theophylaco. Từ năm 896 đến 965, trên 20 vị lên ngôi Giáo hoàng. Có những vị phải rút lui v́ dân chúng bất măn làm loạn, hoặc bị cắt chức bởi những người đỡ đầu nham hiểm. Trước hết, từ năm 900 đến 915, người chủ động trong cuộc là nghị sĩ Theophylaco, nguyên toàn quyền xứ Ravenna, người nắm quyền quân sự lẫn hành chánh vào, đối với một hàng sĩ bất lực và đám dân phe phái, ông dùng bạo lực. Sau ông, từ năm 915 đến 932, đến lượt con rể ông, tức Alberico I quận công xứ Spolela. Rồi từ năm 932 đến 954, đến Alberico II, con trai của Alberico I. Bên cạnh những nhân vật này, những người coi Ṭa thánh Latran không khác thái ấp của một gia tộc, c̣n có những người đàn bà như Theodora, vợ Theophylaco, và Marozia con gái của Theodora cũng là vợ Alberico I, và đấy là một sỉ nhục. Là những con người độc đoán và sa đọa, hai mẹ con Theodora đă thay nhau dùng thủ đoạn quyến rũ, dọa nạt và bạo lực để bêu xấu, hăm hại hoặc khủng bố tinh thần các Giáo hoàng đương nhiệm.[14]

Sergiô II (904-911) là “con bài” dễ điều khiển nhất của Theodora. Khi Gioan XI (931-935) con của Marozia và Gioan XII (955-964) con của Alberico II, lên ngôi Giáo hoàng, th́ tại Giáo triều Latran xảy ra không biết bao nhiêu truyện thật đáng xấu hổ. Tuy nhiên, không nên vơ đũa cả nắm để kết án tất cả các vị dưới thời thảm bại này. Đức Gioan X (914-928) đă có công đánh đuổi quân Sarrasen ra khỏi sào huyệt Carigliano, và nổi tiếng v́ đă cứu được kinh thành muôn thuở khỏi tay Marozia. Ngài c̣n muốn trao vương miện hoàng đế cho Hugue xứ Provence, và cũng v́ ư định đó mà phải bỏ mạng (928). Các cuộc bầu chọn Giáo hoàng của Alberico I không phải đáng phàn nàn tất cả: con người ưa dùng bạo lực này tuy thế c̣n có liêm sỉ ông đă cộng tác với thánh Odon (879-942) trong việc mở mang ḍng Cluny, và cũng biết bận tâm đến việc xây dựng nhiều tu viện trên đất Ư Đại Lợi. Nhưng trong khi ngôi Giáo hoàng có cơ hội để được thoát khỏi tṛng “làm tôi”, th́ việc lên ngôi Giáo hoàng của Gioan XI con ông, và Gioan XII cháu nội ông, đă làm cho Giáo hội trở lại t́nh trạng cũ.

Octavian, người thanh niên 18 tuổi, lên chức tối cao trong Giáo hội, tức Gioan XII (955-964). Chán nản và bất măn bao trùm khắp Roma v́ đời sống tư của vị Giáo hoàng bất xứng này. Gioan yêu cầu Otton I (936-973) nước Đức bảo vệ ngôi Giáo hoàng, Otton nhận lời ngay v́ từ lâu đă để ư đến t́nh trạng trên đất Ư. Nhưng Otton đặt điều kiện: trước hết ông phải được tấn phong hoàng đế với tất cả quyền lợi theo đó, kể cả lời thề trung thành về phía Giáo hoàng (962). Otton I không phải là con người tầm thường, ông đă thành công trong việc tái thiết nền đế chế sau một thế kỷ bị sụp đổ, ông là một lănh tụ can đảm dám đương đầu với kẻ thù, và đă đẩy lui được quân xâm lăng Magyar và Slavo. Ngoài ra, Otton là một tín hữu công giáo chân thành, ông hết sức ngao ngán khi nghe nói đến những gương xấu của ngôi Giáo hoàng, tính t́nh ông lại thẳng thắn và rất ghét gian trá. [15] Do đấy, khi Gioan XII cùng với Bérenger âm mưu hại ông, ông đă thẳng tay trừng trị. Được dẫn đến một công đồng, và sau khi nghe những lời tố cáo của hàng giáo sĩ Roma với những bằng chứng cụ thể, vị Giáo hoàng bất xứng bị cách chức và bị trục xuất khỏi Giáo hội (963). Gioan phủ nhận bản án, gây nên một thời loạn ly. Nhưng rồi một t́nh thế mới xuất hiện là ngôi Giáo hoàng không c̣n là “con mồi” cho một phe nhóm, hay một gia đ́nh phong kiến nào nữa. Được chuyển sang quyền bảo vệ của các vua nước Đức, Giáo hội trở lại t́nh trạng giống như dưới triều Carolingien.


2. Ngôi Giáo hoàng trong đế quốc La Đức

Đế quốc do Otton I thiết lập (962) không hoàn toàn giống đế quốc nhà Carolingien. Về phương diện lănh thổ, tân đế quốc mang tên La đức mở rộng về miền đông, b́nh nguyên Trung Âu; sông Oder, Vistule, Tibiss chính là lănh vực hoạt động quân sự của triều đại mới này, và là nơi thực hiện các chương tŕnh cải tiến có phương pháp. Nhiều nước Tây Âu đứng ngoài ảnh hưởng của đế quốc La đức, như Tây Ban Nha, Anh, và đặc biệt nước Pháp của nhà Capétien.[16]

Tân đế quốc, về phương diện chính trị, không cô lợi thế như nhà Carolingien, là tập trung được các dân công giáo thành một khối dưới quyền ḿnh. Nhưng đừng nghĩ rằng ảnh hưởng của nó chỉ hạn hữu ở miền Bắc hay miền Đông Đức quốc mà thôi. Nhiều thành phố quan trọng của đế quốc như Cologne, Aix, Worms, Mainz, Spira, hầu hết nằm trên đất Rhenania của Charlemagne xưa. Những thái ấp rộng lớn của nhà Otton trong các xứ Lorraine, Bourgonde, Provence và Lombardia làm cho đế quốc có nhiều liên lạc với đời sống kinh tế cũng như tinh thần Tây âu và vùng Địa Trung Hải, tức các nước theo văn minh Roma. Những quyền lợi chính trị đă hơn một lần buộc nhà Otton phải can thiệp vào chính trường nước Ư. Bởi vậy đế quốc La đức tuy không có sắc thái “quốc tế” như đế quốc của Charlemagne, nhưng nó cũng không thể coi được là của riêng ḍng giống German.

Danh hiệu “Thánh đế quốc La đức” có lẽ chỉ muốn nhắc lại thời đế quốc của Constantinus và Theodosius, tuy nhiên nó cũng diễn tả một sự thật khác nữa. Lễ xức dầu, một nghi lễ hoàn toàn tôn giáo, không những biểu hiệu sự trọng kính của người dân đối với một ông vua mà họ phải tuyên thệ trung thành, nhưng c̣n để người dân nh́n nhận những cơ cấu tổ chức trong đế quốc được bắt nguồn từ tôn giáo. Hàng Giáo phẩm khi ghé vai gánh đỡ ṭa nhà đế quốc, đương nhiên trở thành những cộng sự viên quan trọng không kém, mà c̣n hơn các lănh chúa phần đời. Nhờ có các ngài, hoàng đế thâu thuế dễ dàng, mộ binh mau lẹ, những thái ấp của hoàng gia cũng được bảo đảm hơn. Hoàng đế lợi dụng ḷng trung thành của các giám mục và được các ngài trợ lực một cách hữu hiệu hơn bất cứ một giai cấp nào. Để đền đáp, hoàng đế rộng tay trong việc xây cất thánh đường và mở rộng thêm lănh thổ cho Ṭa thánh. Cả hai bên hoạt động chung cho sự bành trướng đức tin Kitô giáo và cho quyền uy đế quốc. Đó là mục tiêu chính trị của Otton I (936-973) và Otton II (973-983). Ư của hai cha con là muốn thần quyền và thế quyền hoạt động song song với nhau, nếu không phải là trà trộn tôn giáo với chính trị.

Hành động như thế sẽ không khỏi bị đưa đẩy tới những mục tiêu phàm tục. Triều đại Otton III (983-1002), dựa theo quan điểm quá thực tế và duy lợi đó, sẽ cho thấy một bầu trời tươi sáng và mở rộng. Otton III đứng ra thiết lập một “đế chế Liên hiệp quốc” gồm các dân tộc tự ư thống nhất bởi cùng một niềm tin, dưới quyền chỉ huy của Roma Công giáo; quyền chỉ huy đó do sự phối hiệp giữa Hoàng đế và Giáo hoàng. Thể chế này được thực hiện rộng răi dưới thời Giáo hoàng Silvestrê II (999-1003) gốc Pháp, khiến nước Hung của vua thánh Stephan và nước Ba Lan của nhà Boleslas cảm thấy hănh diện khi được gia nhập hàng ngũ Công giáo, mà không phải lệ thuộc một thế lực nào. [17]

Các sử gia thường tỏ ra nghiêm khắc, khi nói đến ông hoàng trẻ tuổi Otton III này. Người ta trách ông một cách gay gắc v́ đă bỏ đường lối của các tiên đế, người ta cho ông chỉ lư thuyết và ảo tưởng. Tuy nhiên, Otton III có h́nh ảnh một ông hoàng hiệp sĩ, bạn tri kỷ của những đấng thánh như Adalbert, Héribert, Romualđô, tính t́nh thận trọng, quảng đại và rất ghét gian trá lưu manh. H́nh ảnh một nhân vật như thế, tưởng không phải là không thu hút được cảm t́nh và sự kính nể của nhiều người. Thiên Chúa quan pḥng đă ban cho Tây phương năm 1000 một ông vua như thế, thiệt là một hồng ân rồi.

Với Henry II (1002-24), Corad II (1024-39), Henry III (1039- 56), thánh đế quốc trở lại đường lối cũ, ít tin tưởng vào các dân tộc xa lạ. Một lần nữa chính trị tôn giáo tập trung vào việc hảo vệ quyền lợi riêng của chủng tộc German và hoàng gia. Vả lại, đây là thời hoàng kim của Giáo hội Đức. Nhiều đại thánh đường được xây cất trong các đô thị lớn dâng kính đức thánh Micae, thánh Georgiô; những kỳ công mỹ thuật Roma xen lẫn với tài nghệ thuật Gemantdu gồm gian đầu (abside) làm cung thánh có bàn thờ và cung nguyện dành cho giáo sĩ; cách một hành lang (transept), đến phần chính giáo đường có hai hàng cột cứng khỏe chia thành ba gian gian giữa rộng hơn có ghế ngồi, dành cho giáo dân cả ba gian. Những thánh đường nguy nga ở Hildeisheim và Cologne, những tu viện Siegburg và Laach c̣n đứng đấy, để nói lên cái hồn nghệ thuật của những người đă xây dựng lên chúng, qua những đường nét cân đối một cách hùng vĩ, trang nghiêm và cứng cát.

Sang thế kỷ XIII, có lối kiến trúc khung ṿm cao vút, như thánh đường ở Spira. Kiến trúc Gothic này nổi tiếng ở Limburg và những tác phẩm được thực hiện trong đại thánh đường Bamberg. Dưới một ngôi nhà bằng đá, thuật trang trí các vật dụng bên trong thiệt lộng lẫy và sang trọng: những cửa lớn bằng đồng, những tấm thảm quí báu phô diễn tài nghệ của Byzantin, được Theophana người vợ Hy Lạp của Otton III đem tới, những trướng khảm ngà và bạc, những bàn thờ chạm trổ thiết vàng. Thuật điêu khắc những ḥm xương thánh cũng rất đáng ca ngợi, v́ không những là báu vật về nghệ thuật mà c̣n là báu vật tinh thần nữa. Ở Cologne chẳng hạn, hài cốt các đấng tử đạo (thánh Ursula và “mười một ngàn trinh nữ”), chiếc đinh Chúa Giêsu, hài cốt Ba Vua, đă gây phong trào tôn sùng của giáo dân trong nhiều thế kỷ.[18] Mặt tiền các thánh đường, thường đặt tượng những vĩ nhân có nhiều công với đế quốc.

Brunus, giám mục thành Cologne, em hoàng đế Cotton I, đă giữ chức tể tướng suốt 18 năm. Cũng như nhiều đồng nghiệp khác cùng thời ở Pháp và Anh, các vị giám mục này đều là những tay kiến thiết và là ân nhân của nhiều ḍng tu. Những giám mục, như Bernward thành Hildesheim, thánh Héribert, hay Arnus thành Cologne, đều là những nhân vật nổi tiếng làm vẻ vang Giáo hội. Các hoàng đế đem ḷng tin tưởng và cậy nhờ các ngài. Và chính trong số các ông hoàng có nhiều người sống đạo đức và nên gương sáng, như Henry II và hoàng hậu thánh Cunegunda. Đức tin được bành trướng sang những tỉnh mới thuộc các xứ Brandenburg, và Bohemia. Nhiều ṭa giám mục được thiết lập tại Magdeburg, Merseburg, Praga, Gniezno và Cracovia, những liên lạc với các xứ truyền giáo ở Thụy điển, Phổ và Ba Lan. Tất cả đều minh chứng các hoàng đế, từ Otton I đến Henry III, đă được thấm nhuần tinh thần Công giáo trong công cuộc lèo lái đế quốc La Đức.


3. Giám mục hay chư hầu

Người ta tự hỏi, giữa một thời Giáo hội lộ vẻ oai phong lẫm liệt như “một đạo binh dàn trận”, kỷ luật, giầu có, quyền uy, phải chăng không có ǵ đáng trách ? Người ta khó có thể tin rằng, trong khi các cuốn kư sự và công đồng vạch ra sự sa sút đáng thương tâm của hàng giáo sĩ Ái Nhĩ Lan, Pháp, Ư, th́ chỉ có Giáo hội La Đức thoát được t́nh trạng thảm bại đó. Nhất là người ta không thể hiểu được vụ Henry IV xảy ra sau này, nếu đă không bắt đầu một cách ngấm ngầm từ nhiều triều đại trước.

Hoàng đế Henry II hằng mong ước giao hảo với vua Robert nước Pháp, nhằm triệu tập một công đồng có mục đích sửa lại các lạm dụng và nâng cao tinh thần hàng giáo sĩ. Nhưng, làm ǵ th́ làm, Giáo hội của đế quốc La đức vẫn mang sẵn trong ḿnh một khuyết điểm lớn lao về tổ chức nội bộ. V́ vướng mắc chính trị, v́ dấn thân vào mọi lănh vực, hàng Giáo phẩm đành chịu làm công cụ cho đế quốc Cho dầu người ta được chứng kiến một sự kiện hiếm có này là khi nắm giữ chức giám mục thành Mainz, Cologne hay Worms, các anh em, con cháu hoặc thân thích của hoàng đế vẫn sống xứng đáng và nêu gương, người ta vẫn nhận thấy quyền giám mục bấy giờ thực sự không hơn ǵ mấy ông chư hầu, và Giáo hội Đức đang tiến trên con đường biến thành một Giáo hội của triều đại. Nguy hiểm hơn nữa, v́ quyền lợi trần gian này mà các giám mục và đan viện phụ đó, tức các “ông hoàng của đế quốc”, phải lệ thuộc nhà Vua với tất cả nghĩa vụ bồi thần. Các ngài phải phục vụ hoàng đế trong lănh vực tài chánh cũng như quân sự, phải vâng lệnh và trung thành. [19]

Trong thực tế, hoàng đế đă đi ngược với các công đồng, khi đứng ra cắt cử các giám mục, bằng một lễ nghi trao nhẫn gậy. Như thế là làm sai lạc ư nghĩa chức linh mục, làm sai lạc quan điểm về quyền bính và chức vụ thánh. Từ đấy, t́nh trạng bất ổn không c̣n ở lư thuyết nữa. V́ lẽ, để nhận được một chức vụ ǵ cũng phải t́m quyền lợi tài chánh trước hết, nên những ai muốn lên chức giám mục, nếu cần sẽ mua cảm t́nh của nhà vua. Và nhà vua, để khỏi bị thiệt, sẽ bán chức tước trong Giáo hội cho những giáo sĩ thiếu lương tâm. Tội mại thánh (simonie) v́ thế lan rộng như phong cùi trên khắp thân ḿnh Giáo hội thời phong kiến này. Từ tội mại thánh, phát sinh ra một t́nh trạng vô luân: chủ nghĩa Nicolaisme.[20] V́ không c̣n quan tâm đến giá trị thiêng liêng của kẻ thuộc quyền, các bề trên bất xứng hoặc bất lực sẽ nhắm mắt trước những tội trạng xấu xa, bỏ qua cả những vụ hôn nhân của nhiều linh mục.[21] Đó là t́nh trạng Giáo hội Âu châu thế kỷ XI. Nó phát sinh ở nước pháp, hoành hành ở Bắc Ư, c̣n ở Đức cũng có nhưng kín đáo hơn. Khắp nơi, chính trị đè đầu tôn giáo, một t́nh trạng đi ngược luật thiên nhiên, đă tạo nên những hậu quả thật tai hại. Đáng sợ hơn nữa là khi đế chế đ̣i quyền kiểm soát cả Roma, nghĩa là quyền Giáo hoàng cũng phải chịu chung số phận như các giám mục Đức và Ư.

Có điều nên biết là sự can thiệp của các hoàng đế thường đem lại những hậu quả tốt đẹp. Nhờ có các ông mà nhiều vị giám mục Ư, Pháp hay Đức rất xứng đáng, như Gioan XV, Gregori V, Silvestrê II, Biển đức VIII và, sau này Clemantê II, Leô IX, đă đạt tới chức tối cao trong Giáo hội. Và người ta c̣n nhớ, một khi các cử tri người Ư được tự do hành động, họ đă tôn một thanh niên thuộc ḍng họ Theophylaco lên ngôi Giáo hoàng, tức Biển đức IX (1033- 44; 1045; 1047-48). Như thế là họ đă lạm dụng quyền bầu cử của ḿnh trong một việc vô cùng hệ trọng (1033).

Sự can thiệp của các hoàng đế vào việc bầu cử Giáo hoàng, dĩ nhiên là phải tạo nên một t́nh trạng lệ thuộc rất đáng tiếc. Trước hết, theo như Gioan XII đă thỏa thuận với Otton I (962) là vị tân Giáo hoàng phải tuyên thệ trung thành với hoàng đế, rồi việc bầu chọn phải qua hoàng đế chấp nhận và, trong trường hợp tranh chấp, việc giải quyết thuộc quyền hoàng đế. Chính v́ “quyền lợi” đó mà, tại công đồng Sutri (1046), Henry III đ̣i ba ông tranh ngôi Giáo hoàng phải rút lui, và buộc mọi người phải nh́n nhận giám mục thành Bamberg, tức Clementê II (1046-47). [22] Sự lệ thuộc này không thể kéo dài măi được. Đến lúc phải xảy ra những cuộc đụng độ, để thần quyền thoát khỏi thế quyền.

III

GIÁO HỘI VÀ GIÁO HOÀNG TIẾN TỚI ĐỘC LẬP


1. Những Giáo hoàng cải cách : Leô IX và Gregori VII

Những nét tŕnh bày trên đây cho chúng ta thấy bộ mặt Giáo hội thế kỷ X-XI có những vết lem luốc, h́nh hài Giáo hội gầy ṃn tiều tụy v́ những mưu toan áp đảo của thời phong kiến và v́ những nguy cơ đe dọa phát xuất từ ḷng Giáo hội: luật độc thân giáo sĩ không c̣n được tôn trọng, một số lớn giám mục sa vào tệ đoan mại thánh. Bị chính quyền phong kiến chi phối bằng những vụ giành quyền phong chức, nên sứ mạng thiêng liêng của ngôi Giáo hoàng và hàng Giáo phẩm không c̣n nguyên vẹn, thuần túy và độc lập. T́nh trạng ấy lan tràn khắp các nước Tây phương, thêm vào đó những cuộc xâm lăng của dân Normand và Sarrasen. Ngay ở Roma trộm cướp, hận thù, rối loạn xảy ra hàng ngày. Năm 1045, linh mục Gratianus, một nhà giáo luật nổi tiếng ḍng Biển đức, phải lên tiếng yêu cầu vị Giáo hoàng bất xứng Biển đức XI từ chức, để cứu nguy cho Ṭa Pherô. Những sự kiện đó chứng tỏ Giáo hội đang ở trong cơn khủng hoảng.[23]

Tuy nhiên, sự thật t́nh trạng không nghiêm trọng đến độ bi đát và thất vọng. Giữa thời sa sút và trụy lạc, Giáo hội vẫn phản chiếu những tấm gương trinh khiết và bác ái, qua đời sống của bậc đan sĩ. Các đan viện trong xứ Lorraine và Bỉ, nhất là ḍng Cluny, vẫn cung cấp những tu sĩ rất tận tâm với sứ mạng không ai chê trách được những nhà truyền giáo nhiệt thành làm phấn khởi mọi tâm hồn đang bị dao động, đồng thời xây dựng lại cuộc sống kỷ luật xưa, trước hết cho chính các cộng đoàn tu sĩ, sau là cho hàng giáo sĩ và giáo dân ngoài đời nữa. Nhiều đan viện phụ thánh thiện sống trong thời đại này, như thánh Maieul (906-994), thánh Odilon (962- 1049).[24]

Hơn nữa, ngôi Giáo hoàng thời đó không đến độ bị coi rẻ như người ta tưởng tượng. Trước hết, việc Giáo hoàng đắc cử tuyên hứa trung thành với hoàng đế bao giờ cũng thi hành trước khi đăng quang; và không một Giáo hoàng nào chịu nhận nhẫn gậy bởi tay hoàng đế, để trở thành một chư hầu. Vả lại, trong khi ngôi Giáo hoàng bị lấn át bởi những bàn tay phong kiến như Crescentius và Cencius, hoặc phải có những thái độ dè dặt và kiêng nể hoàng đế, th́ ngược lại, tại các miền xa xôi ở Bắc Âu, nhiều vua chúa vẫn bày tỏ ḷng hiếu thảo đối với vị đại diện Chúa Kitô. Các vua xứ Hung Gia Lợi và Ba Lan rất trọng kính ngài. Năm 991, có sự trao đổi ngoại giao giữa Vladimir xứ Kiev và đức Gioan XV; năm 994, Oda xứ Ba Lan đă nhân danh quốc gia Gniezno bày tỏ ḷng trọng kính Ṭa thánh; năm 1000, vua Stephan nước Hung Gia Lợi nhận vương miện bởi tay đức Silvestrê II; năm 1006, trước khi xuất quân đánh Anh quốc, quận công Guillaume le Conquérant xứ Norman die đă đến xin phép đức chánh Cha Alexanđrô II, và được trao kỳ hiệu Thánh Pherô.[25]

Do những cử chỉ ưu ái đó, đồng thời ư thức được quyền uy tối cao của ḿnh, các Giáo hoàng bắt đầu khôi phục quyền bính thiêng liêng bị lu mờ v́ sự lấn áp của thế quyền. Nền tự do Kitô giáo ló dạng khi nhiều công đồng được triệu tập, tại Ravenna (967), Roma (981), Pavia (1002), nhằm vạch trần những âm mưu, những lạm dụng làm băng hoại sinh lực của hàng linh mục. Đây đó như đang bừng tỉnh. Các giám mục xứ Flandre, Lorraine, Bourgonde không ngần ngại lên tiếng phản dối những nghi lễ, tục lệ khiến các ngài phải lệ thuộc vào thế quyền.[26] Những nhà thần học như hồng y Humberto (+ 1063), những nhà luân lư như thánh Pherô Đamian (+ 1072), mớ những chiến dịch bài trừ nạn mại thánh. Dân chúng xứ Lombardia, đặc biệt ở Milan cũng nổi dậy đ̣i trục xuất các phần tử tham nhũng ra khỏi Giáo hội.[27] Nhiều kế hoạch được tung ra nhằm giúp giáo sĩ thành thị sống phù hợp với thiên chức ḿnh, theo tu luật thánh Âutinh (cuộc cải cách giáo sĩ kinh điển). [28] Sau cùng, lợi dụng thời suy vi của đế chế, năm 1059 đức Thánh Cha Nicolas II (1059- 61) ban hành Sắc lệnh băi bỏ mọi sự can thiệp vào việc bầu cử Giáo hoàng, và dành việc bầu cử cho các hồng y có chức giám mục và linh mục.[29] Tuy nhiên, để thực hiện công cuộc cải cách vừa lớn lao vừa can đảm, vinh dự này đă dành cho hai vị thánh Giáo hoàng Leô IX (1049-54) và Gregori VII (1073-85).

Khi Brunus, giám mục thành Toul (Lorraine), được nghị hội Worms tiến cử lên ngôi Giáo hoàng (1048), ngài đă cương quyết từ chối cho đến khi việc tiến cử đó được hằng giáo sĩ Roma chấp nhận: đó là đức Leô IX. Ngài bắt đầu ngay một công cuộc cải cách toàn diện với một phương pháp thật đơn giản: dựa vào mấy huấn dụ đă có trước, ngài thẳng tay sửa trị những ai cố chấp để làm gương. Đức Thánh Cha thân hành từ xứ này qua xứ nọ: Lombardia, Rhenania, Pháp, Đức, Nam Ư,... Đến đâu ngài cũng thị sát, tra hỏi, kinh lư các giám mục, và cách chức những kẻ bất xứng. Đáng chú ư nhất là vụ thành Reims nước Pháp. Bấy giờ vua Henri I không chấp nhận cho đức Leô đặt chân lên lănh thổ của ông, nhưng ngài cứ vào. Nhân dịp cung hiến ngôi thánh đường dâng kính thánh Remi, đức Thánh Cha buộc mỗi giám mục tới dự dại lễ phải thề rằng: ḿnh đă “không nhận cũng không phong chức cho ai bằng đường lối mại thánh”. Kết quả: 5 giám mục, trong số này có tổng Giám mục thành Reims, đă không dám thề. Tuy nhiên nhờ ở tấm ḷng nhân hậu, những ai thành thật nhận lỗi đều được tha thứ. Từ đó, đức Leô đă cản lại được tệ đoan mại thánh và những vụ phạm pháp công khai.[30]

Hoàn cảnh đă đem đến cho nhà cải cách Gregori VII một đường lối hành động khác hẳn, khiến ngài trở thành một trong những nhà lập pháp nổi tiếng của Giáo hội. [31] H́nh như trong lịch sử không có vị Giáo hoàng nào bị chỉ trích và bị xuyên tạc nhiều như đức Gregori VII. Sự thực, đan sĩ Hildebrand không phải là con người bần tiện, ưa báo thù hay độc ác như đối phương thường mỉa mai trên những bức hí họa. Đức Gregori xuất thân là một đan sĩ Biển đức thánh thiện, quí trọng đức trinh khiết, yêu thích kỷ luật và có nhân đức thoát tục cao độ. Ngài hiểu rơ hơn ai hết về sự cao trọng của chức linh mục, lại có t́nh yêu tha thiết đối với Ṭa Pherô, nên ngài quyết sống chết phải đưa hàng giáo sĩ trở về đời sống thánh thiện xứng đáng, và Giáo hội phải được hưởng một bầu khí trong lành của đức khiết tịnh và thanh liêm. Chương tŕnh cải cách của đức Gregori nhằm hai điểm chính: xô đổ những tục lệ suy đồi và tiêu diệt nạn mại thánh.

Trên ngai Giáo hoàng, v́ quá quen với đức vâng phục mau lẹ và t́nh nguyện theo tinh thần Biển đức, đức Gregori đă tỏ ra rất nghiêm khắc với những kẻ bất phục tùng, dù đó là đan viện phụ, giám mục hay tổng Giám mục, kể cả các vua chúa. Theo ngài, trên phương diện siêu nhiên và giáo luật, các ông hoàng không bằng một kẻ rốt hết trong hàng giáo sĩ. Nói tóm, ngài muốn gạt phăng mọi hạn chế đối với thần quyền trong phạm vi tôn giáo.[32] Ngài viết: “Chỉ ḿnh Giáo hoàng Roma, tùy theo hoàn cảnh, có quyền công bố lề luật mới..., phân chia của cải giữa các giáo phận giầu nghèo... Ngài có quyền cách chức một hoàng đế... Không một khoản luật nào lại không do ngài. Không ai được phê phán các quyết định của ngài, nhưng ngài có quyền phân xét mọi kẻ khác. Không ai được quyền xét xử ngài, nhưng ngài có quyền tha và tháo lời tuyên thệ trung thành với những ông hoàng bất xứng".[33]

Như thế nghĩa là đức Gregori muốn sử dụng một quyền bính, giống như quyền của một đan viện phụ trong đan viện, để thực hiện một công cuộc canh tân vĩ đại. Nhiều công đồng triệu tập ở Roma trong những năm 1074-1075 với những quyết định quan trọng: cấm hàng giáo sĩ kết hôn, huyền chức các linh mục hoặc giám mục cố chấp, băi bỏ sự trao nhẫn gậy của vua chúa.[34] Nhiều vị khâm sai Ṭa thánh được cử đi khắp nơi để thực thi các quyết định trên: ở Pháp, Huge thành Die chiếm một lănh vực rất lớn, ông hăng say hoạt động, khiển trách và cách chức một số giám mục, Tổng Giám mục, khiến đức Thánh Cha phải can ngăn.[35] Mặc dầu những hoạt động của nhà cải cách cũng như của các vị thừa hành ngoại diện xem ra cực đoan và thiếu khôn ngoan, nhưng đứng trước một t́nh trạng quá thê thảm, cần phải sử dụng những biện pháp mạnh mới có thể phục hưng Giáo hội, đức Gregori đă ư thức và lănh tất cả những trách nhiệm đó.


2. Vụ Canossa (1077) và kết quả của cuộc cải cách Gregorian

Thái độ cứng rắn nói trên là nguyên nhân gây ra vụ tranh chấp vô cùng sôi nổi giữa đức Gregori VII và hoàng đế Henry IV (1056-1106). Gregori phản đối việc nhà Vua che chở những giám mục vừa bị cách chức. Ngay từ năm 1075, cuộc tranh chấp bắt đầu, vấn đề được nêu ra là ai làm chủ Giáo hội, ai có quyền trên các giám mục và Tổng Giám mục: Giáo hoàng hay hoàng đế? V́ muốn thoát ly một “Giáo hoàng khó tính” này, lại thêm nịnh thần xúi giục, Henry cho triệu tập hai công đồng (tháng 1 năm 1076) tại Worms và Placencia, cách chức Hildebrand “Giáo hoàng giả”. Henry đă không ngờ ḿnh sẽ phải đụng đầu với một vị Giáo hoàng, như Gregori VII. Ông cũng không ngờ rằng người mà ông đối đầu ấy sẽ không quan tâm đến cá nhân ḿnh bị xúc phạm, cho bằng chính thánh Pherô bị lăng nhục. Chúng ta hăy đọc ở đây những lời lẽ của thánh Gregori khi lên án một ông vua (14.2.1076).

“Lạy thánh tông đồ trưởng Pherô, ngài biết tôi chỉ muôn được chết trong tấm áo tu sĩ hơn là được ngồi trên ngai vị của ngài..., bởi lẽ quyền trói buộc và tháo cởi ở trên Trời cũng như ở dưới đất mà Thiên Chúa đă trao cho tôi là do ngài xin để tôi được thi hành thay thế ngài. Được ngài tín nhiệm, v́ danh dự Giáo hội phải được bảo vệ nhân danh Thiên Chúa toàn năng. Cha, Con và Thánh Thần, bằng quyền uy của ngài, tôi cấm Henry IV, con hoàng đế Henry III là người kiêu ngạo đến độ mù quáng dám đứng lên chống Giáo hội của ngài, từ nay không được cai trị đế quốc Đức nữa; tôi tuyên bố tháo lời tuyên thệ cho tất cả mọi giáo dân đă buộc ḿnh trung thành với ông ta, và cấm mọi người không được nhận ông ta làm vua... Vả lại, ở địa vị một người Kitô hữu, ông ta đă từ chối vâng phục... bằng cách ĺa bỏ Giáo hội và âm mưu chia rẽ, nên tôi thay thế ngài ra vạ tuyệt thông cho ông ta, để tất cả mọi dân thiên hạ biết rằng: trên đá này Con Thiên Chúa hằng sống đă xây Giáo hội của Người, và rằng dù tất cả quyền lực hỏa ngục có tung ra cũng không thể phá nổi”.[36]

Bản án của đức Gregori có những hậu quả, mà Henry không thể lường trước được: các lănh chúa, các chư hầu, các giáo chủ hầu hết tẩy chay Henry: xứ Saxonia đă từ lâu muốn nổi dậy nay gặp cơ hội. Năm 1077, sau nhiều cuộc bại trận, Henry bị cô lập và chờ số phận định đoạt tại nghị hội Augsburg sẽ họp vào ngày 2.2.1078. Biết thế, Henry đánh liều, giữa một đêm đông giá rét năm 1077, ông t́m đến đức Thánh Cha Gregori trên miền núi Toscana, tại lâu đài Canossa, ông quỳ gối xin tha lỗi và giải vạ. Có lẽ Gregori đă thừa hiểu thái độ “đóng kịch” của nhà vua, nhưng v́ ngài c̣n mang trong ḿnh mối thiện cảm đối với các tiên đế, đối với mẹ ông, thái hậu Agnes, ngài cũng muốn đặt niềm tin vào tuổi trẻ của ông; nhất là v́ ngài là linh mục của Chúa Kitô, trọng t́nh thương hơn trừng phạt: đức Gregori đă giải vạ cho Henry.

Được giải vạ xong, và sau khi khôi phục được ngôi vị, nghĩa là chỉ mấy tháng sau, Henry triệu tập quân sĩ quyết báo thù kẻ đă thi ân cho ông. Năm 1080, cái chết trên chiến trường của Rodolphus, vị hoàng đế được khâm sai Ṭa thánh nh́n nhận, đă tuyên truyền như một cái án của Thiên Chúa. Thêm vào đó, hàng giám mục Đức và Lombardo cũng đứng sang phe Henry, tuyên bố hạ bệ “Giáo hoàng giả Hildebrand” và cử giám mục thành Ravenna lên ngôi Giáo hoàng, tức Clementê III. Gregori cương quyết không chịu thua, suốt 3 năm c̣n nắm giữ giáo đô, ngài cầm cự với quân sĩ của Henry, rồi bị công hăm trong thành quách Thiên thần. Phút cuối cùng, được 30.000 quân Normand của Robert Guiscard giải vây, nhưng đức Thánh Cha từ trần tại Salerno ngày 25.5.1085. Henry IV lănh vương miện bởi tay Giáo hoàng giả Clementê.

Cứ ngoại diện mà xét th́ Henry đă thắng vẻ vang. Nhưng sự nghiệp của các vĩ nhân không chỉ xét theo kết quả của những thủ đoạn xảo trá, những hành động của bạo lực. Tuy bị phản bội và phải bỏ thân nơi lưu lạc, nhưng chính v́ cái chết cho công lư và chân thiện mà Gregori được coi là kẻ chiến thắng oanh liệt. Gregori đă chết, nhưng cuộc “cách mạng Gregorian” thành công. Gọi là cuộc cách mạng, v́ nó biến đổi bộ mặt và những tục lệ của hàng giáo sĩ, cải cách các cơ cấu tổ chức, thoát ly khỏi áp lực thế quyền, thu hồi quyền tự do độc lập cho Giáo hội và ngôi Giáo hoàng, đặc biệt là nêu cao thần quyền tuyệt đối của Giáo hội.

Do cuộc canh tân Gregorian nói trên, tục lệ trao nhẫn gậy dần dần biến tan, chỉ c̣n ư nghĩa tượng trưng tại hai nước Pháp và Anh. Nhưng các người kế vị Henry IV (+ 1106) c̣n nuôi tham vọng giữ lại tục lệ đó. Đức Thánh Cha Pascal II (1099-1118) nhất quyết không chấp nhận, ngài tuyên bố thà bỏ hết mọi thái ấp, mọi quyền lợi trần gian. Kết quả: Henry V (1106-25) bằng ḷng từ bỏ mọi nghi thức trao nhẫn gậy (1106). Tuy nhiên, măi đến triều Giáo hoàng Calixtô II (1119-24), một thỏa hiệp mới được kư kết tại Worms (1122), theo đó các lễ nghi có ư nghĩa phục tùng thế quyền phải băi bỏ hẳn, và vị giám mục sau khi được tuyển chọn theo giáo luật, sẽ nhận bởi tay các vị lănh đạo Giáo hội mọi quyền thiêng liêng cùng với nhẫn gậy, tượng trưng cho quyền đó. Vị tân giám mục, với danh nghĩa một công dân, có thể được hoàng đế trao cho những quyền lợi thế tục, mà chiếc phủ việt là biểu tượng. Như vậy, thần quyền và thế quyền nơi các giám mục đă được phân định rơ rệt, từ đấy quyền bính của nhà Vua cũng bị hạn chế trong phạm vi nhỏ bé hơn. Năm 1123, đức Thánh Cha Calixtô II triệu tập đại Công đồng Latran I, chấp nhận thỏa hiệp Worms, quyết định chế độ độc thân giáo sĩ, tuyên bố bất thành các cuộc hôn nhân của linh mục, phó tế và phụ phó tế.


3. Vấn đề nội bộ: người Roma chống Giáo hội Roma

Cũng như trong nhiều thế kỷ trước, Giáo hội không những đối phó với kẻ thù bên ngoài, mà c̣n gặp phải những kẻ thù ngay bên trong. Tướng Crescentius (+ 998) nổi dậy âm mưu thiết lập nền Cộng ḥa Roma, giết đức Thánh Cha Biển đức VI (973-974), cùng với Giáo hoàng giả Bonifaciô VII (974-986) [37] uy hiếp Biển đức VII (974-983), giết đức Gioan XIV (983-984). Rồi đến vụ Philagatus (997-998) chiếm quyền Giáo hoàng của đức Gregori V (996-999). Năm 1000, mặc dầu đă có Otton III dùng hết uy quyền để bảo vệ, đức Thánh Cha Sylvestrê II (999-1003) cũng phải bỏ Roma lánh nạn nơi đồn trú của quân hoàng gia. Những cuộc biểu dương lực lượng của Henry II, Conrad II và Henry III không đủ sức tiêu diệt “phiến loạn”.[38]

Người ta hy vọng sẽ dập tắt mọi bạo hành, khi những “phiến loạn” Theophylaco và Crescentius không c̣n, khi thế quyền bị gạt ra ngoài các cuộc bầu cử Giáo hoàng, và khi việc bầu cử này được trao cho hồng y đoàn (1059). Lẽ ra v́ ích chung Giáo hội, các vị này phải can đảm loại bỏ những thành kiến và hận thù. Nhưng không luôn được như vậy, đó là nguyên nhân những vụ bất ḥa tạo nên nhiều “Giáo hoàng bất xứng”, có tên trong danh sách các đấng kế vị thánh Pherô.

Cảnh chia rẽ xảy ra một cách hết sức bất ngờ vào ngày 14.2.1130, khi đức Honoriô II (1124-30) vừa nằm xuống. Duyên do từ việc các hồng y giám mục đồng ư tôn Innocentê II (1130-43) lên ngôi Giáo hoàng, bị các hồng y linh mục phản đối sau khi bỏ phiếu bầu Pedro thành León, tức Anaclet II. [39] Innocentê có nhiều uy tín cá nhân, trái lại người ta lo ngại đức tính gian hùng của Anaclet và c̣n chê ông thuộc ḍng dơi Do Thái. Thánh Benađô và thánh Norbert tuyên bố ủng hộ Innocentê và thuyết phục được hầu hết các vua Tây phương: Pháp, Đức, Castilla, Aragon, Anh. Trước con mắt thế giới Công giáo, Innocentê là Giáo hoàng chính thức. Nhưng chính ngài đă phải trả bằng một giá rất đắt là chịu lưu đày. Được các vua kính trọng, các ḍng tu đón rước nồng hậu, ngài cư trú tại Cluny một thời gian, rồi đi Liége, St-Denis, Reims, tại đây ngài xức dầu phong vương cho Louis VI (1133).

Anaclet mất năm 1137, Victor IV lên kế vị, nhưng tính t́nh nhút nhát, ông bầng ḷng nhượng bộ và rút lui, nhờ đó đảng phái mới yên (1138). Đức Thánh Cha Innocentê II trở về Roma, triệu tập đại Công đồng Latran II (1139). Nhưng người Roma lại vùng dậy đ̣i quyền tự chủ và được hoàng đế Conrad III (1138-52) nước Đức yểm trợ. Tu sĩ Amoldo thành Brescia, môn đệ của Abelard, chủ trương trở lại chủ nghĩa xă hội mọi hoạt động chính trị, rồi kéo nhau đi cướp phá nhiều thánh đường và tu viện. Arnoldo viết: “Các giáo sĩ có tài sản, các giám mục nắm giữ “quốc vương quyền” (régales), các tu sĩ có tiền bạc, họ không thể rỗi linh hồn được. Tất cả mọi của cải này thuộc nhà Vua, và nhà Vua chỉ được sử dụng trong việc mưu ích cho người dân mà thôi “.[40]

Arnoldo bị lên án trong công đồng Latran II. Ông phải bỏ trốn sang Zurich, rồi lưu vong bên nước Pháp. Sau cùng ông trở về Roma, hô hào dân chúng tẩy chay đức Eugeniô III (1145-53), và lập chính thể cộng ḥa. Nhưng chính thể mị dân của ông không đứng vững lâu dài. Năm 1153, sau khi thất bại trong cuộc tranh cử vào thượng nghị, Arnoldo phải rời khỏi Roma. Nhưng 16 tháng sau, ông bị bắt đưa về Roma, chịu án treo cổ, xác hỏa thiêu trước khi ném xuống sông Tiber (1155). Đức tính cương trực của vị Giáo hoàng người Anglo-Saxon, đức Adrian IV (1154-59), và sự can thiệp bằng quân lực của Friedrich I Barbarossa (1152-90) càng làm cho các cuộc “phiến loạn” chóng tan ră.[41]

Để tránh những tranh chấp c̣n có thể xảy ra sau này trong các cuộc bầu cử Giáo hoàng, đức Thánh Cha Alexanđrô III (1159-81) trong công đồng Latran III (1179) đă quyết định việc bầu cử Giáo hoàng do các hồng y, đ̣i phải có hai phần ba số phiếu mới thành. Số các hồng y bấy giờ là 52.


4. Ngôi Giáo hoàng và nhà Hohenstauphen.
[42]

Thánh Gregori VII khôi phục quyền tối cao thiêng liêng và bất khả xâm của Giáo hội, ngài đă thành công. Thấy thế, các luật gia của Friedrich I Barbarossa cũng cố t́m ra lẽ, để tranh đấu cho quyền bất khả xâm và quyền độc lập tuyệt đối của thế quyền đối với thần quyền. Nhân đấy, cuộc tranh chấp kéo dài suốt ba phần tư thế kỷ, từ năm 1171 đến 1250, giữa các ông hoàng Hohenstauphen với ba Giáo hoàng Alexanđrô III, Innocentê III, Innocentê IV. Vấn đề được nêu lên là quyền hoàng đế, dầu chỉ ở phạm vi thế tục, có phải tuyệt đối không?

Trường hợp hoàng đế xúc phạm đến Giáo hội hoặc giới răn Thiên Chúa, ông có thoát được h́nh phạt không? Các Giáo hoàng, tức những đại diện cho uy quyền Giáo hội, đóng vai bảo vệ luân lư và kỷ luật Kitô giáo, trả lời rằng: không.[43]

Friedrich Barbarossa xuất thân là một quân nhân thô bạo, kiêu căng, ông có tham vọng thống trị cả bán đảo Ư. Sau khi được Adrian IV băng hà, người đă xức dầu phong vương cho ông, ông đứng lên ủng hộ liên tiếp ba Giáo hoàng giả chống lại đức Thánh Cha Alexanđrô III (1159-81). Năm 1161, dân thành Milan nổi lên chống ông, bị ông tiêu diệt. Nhưng ông bị án vạ tuyệt thông, và phải lưu vong bên Pháp quốc (1168). Người Lombardo phục thù, dân thành Milan tái thiết thành tŕ và đánh bại ông tại Legnano (1176). Cũng như Henry IV xưa, Barbarossa phải cúi ḿnh trước mặt đức Alexandrô III tại vương cung thánh đường Thánh Marcô thành Venecia, xin nhận hầu hết mọi điều kiện mà đức Thánh Cha bắt ông phải chịu (1177).[44]

Nửa thế kỷ sau, cuộc tranh chấp tái diễn từ 1230 dân 1250 giữa các Giáo hoàng và Friedrich II Hohenstauphen (1212-50). Cuộc tranh chấp lúc ban đầu có tính chính trị hơn là tôn giáo. Nó diễn tiến bằng những thách thức, hăm dọa và lên án lẫn nhau.[45] Gregori IX (1226-41) và Innocentê IV (1243-54) là những người kế vị xứng đáng của thánh Gregori VII và đức Alexanđrô III. Nhưng Friedrich II không phải là người tầm thường: ông rất thông minh, đồng thời là nhà lập pháp nổi tiếng và có đời sống luân lư tương đối khá. Nhưng chỉ v́ ông thiếu cảm t́nh với tôn giáo, mà trở thành con người gian hùng và bội giáo. Friedrich v́ có lời hứa với đức Thánh Cha Innocentê III (1198-1216), nên đă được tín nhiệm và làm vua Roma (1216), cùng được đức Thánh Cha Honoriô III (1216-27) đặt vương miện hoàng đế (1220).

Sau khi được khoác trên ḿnh đủ mọi vinh dự, Friedrich bắt đầu bội phản, nhưng bị đức Thánh Cha Gregori IX phạt vạ tuyệt thông (1227). Năm 1228, mặc dầu mang vạ trên ḿnh, ông cầm đầu binh Thánh giá lần VI và chiếm được Gierusalem, bằng một thỏa hiệp với Meledin (Malex-El-Kamid). Trở về đất Ư, ông làm ḥa với đức Thánh Cha (1230), nhưng đó chỉ là thái độ “đóng kịch”. Năm 1241, Friedrich bị đức Gregori phạt vạ tuyệt thông một lần nữa, khi ông này ngăn cản việc triệu tập một công đồng tại Roma, bằng cách phục kích bắt cóc một lúc cả đoàn xe chở các tổng Giám mục và giám mục tới dự công đồng, và giam giữ tại Napoli. Nhưng bốn năm sau, đức Innocentê IV đă khéo tạm lánh sang Lyon, và quyết định triệu tập một đại Công đồng để thanh toán Friedrich (1245). Friedrich xuất quân định chiếm Lyon, nhưng ở bên kia sông Rhône vua thánh Louis IX lên tiếng đe rằng: “Kẻ xúc phạm đến vị lănh đạo Giáo hội sẽ bị trừng phạt xứng đáng”.[46]

Đại công đồng Lyon I là ṭa xử vụ Friedrich II. Những hoạt động gian dối, những tội bội phản, những cuộc đầu hàng trá h́nh đều được vạch trần; những tội dâm ô, những vụ xâm phạm đến quyền lợi người dân và Giáo hội đều bị lên án. Kết quả, Friedrich bị truất phế, cả đế quốc La đức đứng lên chống lại ông. Ông và Euzius con ông đại bại. Friedrich buồn rầu, lâm bệnh chết (1250), chấm dứt triều đại Hohenstauphen, Rudolf I (1273-91) nhà Habsburg lên cầm quyền, bỏ tham vọng của nhà Hohenstauphen trên đất Ư.


5. Nước Ṭa thánh và mầu sắc chính trị nơi đức Innocentê III

Nước Ṭa thánh trở nên cường thịnh dưới triều Giáo hoàng Innocentê III (1198-1216). Biên cương được mở rộng ở miền Bắc (Toscana) và Tây Nam (Ancona, Spoleta, Benevento, Campania); đảo Corsia và Sicilia cũng có những đại diện từ Roma gởi đến cai trị. V́ có đất có dân, Giáo hoàng trở thành ông vua, qui tụ được các lực lượng trọng yếu, mang mầu sắc quốc gia, với những nguồn lợi kinh tế và quân sự quan trọng. V́ ảnh hưởng Giáo hoàng mạnh mẽ, đàng khác lại sợ bị các quốc gia hùng cường lấn át, nhiều nước như Ba Lan, Scandinavia, Bohemia, Hung Gia Lợi, Bồ đào Nha, và sau này cả Anh quốc, Tây Ban Nha cũng tự đặt dưới quyền bảo trợ tinh thần và nhận quyền tối cao của Ṭa thánh.

Trước thế kỷ XIII, đối với những nước nh́n nhận quyền Ṭa thánh các Giáo hoàng chỉ can thiệp vào những vấn đề tôn giáo, dàn xếp các vụ tranh chấp và chiến tranh. Nhưng đến thời đức Innocentê III, ngài can thiệp vào cả nội bộ các quốc gia đó như việc truất phế hoặc tôn phong các vua, đ̣i các nước phải nộp thuế hoặc viện trợ quân sự để đối phó với kẻ thù Giáo hội. Đức Innocentê III tuy không hề bắt một quốc gia nào phải nhận quyền ngài bằng văn bản, nhưng không bao giờ ngài bỏ can thiệp vào các vụ tranh chấp ngôi báu. Chẳng hạn, tại Đức quốc ngài làm áp lực để tôn Otton IV (1198-1212) lên ngôi Hoàng đế, rồi khi ông này bội phản, ngài không ngần ngại loại bỏ ông và ủng hộ Friedrich Roger, tức Friedrich II (1212-50) mới 18 tuổi. Tại Anh Cát Lợi, khi nhà Vua ban hành “Đại ước pháp” (Grande Charte 1215), đă bị ngài lên án cho rằng “thiếu kính trọng đối với Ṭa thánh”, làm thiệt hại cho nhà Vua và làm sỉ nhục hàng quí tộc Anh, mặc dầu “Đại ước pháp” này có những khoản nh́n nhận các quyền căn bản của Giáo hội, mà trước đây thường bị các vua bác bỏ.

Thánh Gregori VII đă nâng quyền của thánh Pherô lên trên quyền các vua, nhưng chỉ nhằm mục tiêu tôn giáo, bảo vệ công lư và kỷ luật, để chấm dứt những lạm dụng nơi các vua chúa, khi các ông này phạm lỗi: ratione peccati. Nhưng đức Innocentê III đă đi xa hơn, trong việc bênh vực và áp dụng nguyên tắc của đức Gregori. Ngài dùng quyền Giáo hoàng lấn át các vua chúa, can thiệp vào chính trị đối nội cũng như đối ngoại của các nước, làm như ngài là ông vua: ratione domini. Trong trường hợp như vậy, không thể nghĩ rằng ngài hành động theo linh ứng Chúa Thánh Thần, v́ thế chúng ta có thể phê phán đường lối chính trị của vị Giáo hoàng này, như người ta từng phê phán các nhà chính trị khác.

Sự lạm quyền nói trên không phải riêng đức Innocentê III, nhưng c̣n ở cấp thừa hành, các đặc sứ, các sứ thần..., đă hoạt động một cách rất nghiêm khắc: huyền chức, cách chức, đóng cửa thánh đường, vạ tuyệt thông. Thêm vào đó, chế độ thuế khóa nặng nề, khiến người ta coi chính trị của Giáo hoàng như một cái ách.[47] Nhờ có sự phản ứng của hàng quí tộc Anh, nền quân chủ Pháp, Lombardo và nhà cầm quyền Đức, tuy đôi khi có những lời lẽ bất b́nh hoặc những hành động quá khích xảy ra người ta đă ngăn cản được sự lạm quyền của ngôi Giáo hoàng, muốn biến quyền thiêng liêng mà Thiên Chúa đă ban cho Giáo hội, thành một quyền uy tuyệt đối tức thần quyền chính trị (théocratie).[48]

Dầu sao, người ta phải công nhận các Giáo hoàng thời đó đă hành động như những người bảo vệ luật pháp, kiến tạo ḥa b́nh. Khi binh Thánh giá vắng bóng các vua chúa hay thiếu cấp chỉ huy, khi một ông vua chết quá sớm, khiến ngai vàng có thể rơi vào tay bọn cướp quyền hoặc phiến loạn, các ngài đă dùng đến quyền uy ḿnh để bênh vực kẻ yếu thế, đặng bảo vệ quyền lợi chung. Đó là nhiệm vụ mà ngôi Giáo hoàng đă hoàn tất. Pha ḿnh vào những việc trần tục các ngài không tránh được những nguy hiểm, những liên lụy, cả sai lầm nữa. Nhưng giữa một thời văn minh Trung cổ, nếu các ngài không làm thế, tưởng khó có thể làm tṛn sứ mạng của ḿnh.


 

[1] Sách tham khảo: Fliche - Martin: Histoire de l’Église, Q. VI (Martin), VII (Amann và Dumas), VIII (Fliche) - Dom H. Poulet: Histoire du Christianisme, Q. II (le moyen âge) - Lesne: Histoire de la propriété ecclésiastique en France, Q. I, II, Lille 1910, 1922-26 - Fliche: L’Europe occidentale de 888 à 1125 (Histoire générale de Glotz; moyen âge, II) - J. Calmette: Le monde féodal (“Clio” IV) và Textes et documents (“Clio” XI, fasc. 2) - L. Duchesne: Liber pontificialis, 1886-1911, Q. I, và II.

[2] Xem E. Lesne: op., cit., Q. I, tr 143-252 - Aigrain, trong Histoire de l’Église, Q.V, tr 331-349 và 543-565.

[3] E. Lesne: op. cit., Q II, 1922, tr 1-33.

[4] M. Jacquin Histoire de l’Église, Q. II, 337-341.

[5] Xem Amann, trong Histoire de l’Église (Fliche - Martin), Q. VI, tr 71-82 - H. Poulet: op. cit., tr 63-68.

[6] Xem Lesne: op. cit., Q. II, tr 456-495.

[7] H. Poulet: op. cit., tr 99-111 và 122-126.

[8] Aigrain, trong Histoire de l’Église, Q.VI, tr 412-430) và Amann, Q.VI. tr 17- 68 - Xem Duchesne: Les premiers temps de l’Étal pontifical, 1911.

[9] Amann, trong op. cit., Q.VI, tr 153-165 - Xem J. Calmette: Charlemagne et son oeuvre, Paris 1943.

[10] Duchesne: Les premiers temps de l’Étal pontifical, tr 88-89.

[11] Amann, trong op. cit., Q.VI, tr 208-210 và 275-276.

[12] Amann, trong: op. cit., Q.VI, tr 370-400.

[13] Amann và Dumas: L’Église au pouvoir des laiques. Q.VII, trong: Histoire de L’Église.

[14] Chính trong thời bị coi là quá “bẩn thỉu” này, người ta đă bịa ra truyện “nữ Giáo hoàng Gioanna”, một câu truyện không có nền tảng lịch sử, song lại được các sử gia có ác ư với Giáo hội khai thác, trong khi không một sử gia đứng đắn nào chấp nhặn.

[15] Fliche: L’Éurope occidentale de 88 à 1125 (Histoire générale de Glotz Moyen âge. II), tr 132-160

[16] Fliche: op. cit., tr 193-264 và 301-330.

[17] Fliche: op. cit., tr 218-232. Amann, trong op. cit., Q.VII, tr 376-392.

[18] Ḷng sùng kính của giáo dân thời trung cổ, nhiều khi không quan tâm đến sự thật của những “hài cốt” mà họ kính.

[19] Amann, trong: op. cit., Q. VII. tr 189-211 và 231-241.

[20] Một giáo phái có từ thế kỷ I , luân lư rất phóng túng

[21] Dumas, trong: Histoire de l’Église. Q.VII, tr 465-484 - Xem Fliche: La réforme grégorienne, Q. I. Louvain 1924, tr 22-59. Amann, trong op. cit., Q.VII tr 60-97.

[22] Amann, trong: op. cit., Q.VII, tr 91-92 - Fliche: op. cit., Q. I, tr 107, số 2.

[23] Fliche: op. cit., Q. I, tr 107, số 2.

[24] Xem chương Sáu, tr 244 và tiếp.

[25] G. de Plinval: Le drame politique du moyen âge, le sacerdoce et les princes trong: Histoire illustrée de l’Église, Paris 1946, Q. I, tr 343.

[26] Fliche: La Réforme grégorienne, Q. I, tr 92-129 - P. Biron: Saint Pierre Damien.

[27] Về lạc giáo Palaria ở Milan, xem Poulet: op, cit., Q. II, tr 319-320.

[28] Mandonnet-Vicaire: Saint Dominique, Q. II, tr 176-182.

[29] Fliche: op. cit., Q. I, tr 313-326. Triều đ́nh làm bộ như không biết ǵ về Sắc lệnh này của đức Nicolas II.

[30] Fliche: op. cit., Q. I, tr 129-159 - E. Martin: Saint Léon IX - (“Les Saints”), Paris 1904.

[31] Fliche: La réforme grégorienne, Q. II, “Grégoire VII” Louvain 1925 - Elie Voosen: Papauté et pouvoir civil à l’époque de Grégoire VII, Louvain 1927 - H. X. Arquillière: Saint Grégoire VII, Paris 1934.

[32] Fliche: op. cit., Q. II, tr 309-316 và 389-398.

[33] Dictatus papae trong Fliche: op. cit., Q. II, tr 191-192.

[34] Fliche: op. cit., Q. II, tr 134-146 và 173-189.

[35] Fliche: op. cit., A. II, tr 245-253 - Xem Saint Grégoire VII, tr 77-81.

[36] Fliche: op. cit., tr 284

[37] Bonifaciô VII chết bất đắc kỳ tử năm 985, xác ông được quàn tại công trường tượng đài hoàng đế Constantinus, đến sau được mấy linh mục đem chôn cất. Năm 996, vua Otton III đánh bại Crescentius để phục quyền cho đức Gregori V. Nhưng khi Otton III vừa đi khỏi, Crescentius lại trở về Roma, nhưng bị công hăm trong thành quách Thiên thần, phải đầu hàng và bị giết năm 998.

[38] Amann, trong op. cit., Q. VII, tr 51-111.

[39] Sắc lệnh của đức Nicolas II đă không trù liệu được trường hợp này, đức Innocentê được hầu hết các hồng y giám mục tín nhiệm, song Anaclet lại thắng phiếu trong cuộc bầu cử.

[40] Otto de Freisingue: Gest. Frederic., Q. II, tr 20.

[41] Xem Vacandard: Vie de saint Bernard, Q. II, tr 245-258 và 465-469 - H. Poulet: Histoire du Christianisme, Q. II, tr 551-558.

[42] Hoàng tộc Đức, gốc Wurtemberg giữ ngôi Hoàng đế từ 1138 (Conrad III) đến 1250

[43] E. Jordan: L’Allemagne et Italie aux XIIIe siècles (trong Histoire générale de Glotz. II, iv) - Poulet: op. cit., Q. II, tr 560-565 và 586 - H. X. Arquilliwère: La formation de la théocratie pontificale, Paris 1926

[44] Cuộc bại trận ở Legnano (1176) và thỏa hiệp Venecia (1177), ḥa ước Constancia (1185), xem Hauck: op. cit., Q. IV, tr 184-311.

[45] Hauck op. cit., Q. IV, tr 745-852.

[46] H. Poulet: op. cit., Q. II, tr 628

[47] Xem lời phê phán của thánh Benađô, trong De Consideratione, Q. III. ch. 2.

[48] Amann: Innocent III, Innocent IV trong Dict. de Théol. Cath.