HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Sáu

SỰ NGHIỆP CÁC D̉NG TU
THỜI TRUNG CỔ (t.k. VII-XII)
 

I. Bậc tu hành thời Thượng cổ

1. Các thày khổ tu Ai Cập (t.k. III-IV)

2. Đời sống đan tu ở Tây phương (t.k. IV-VI)

3. Tinh thần lề luật thánh Biển đức

II. Công cuộc truyền giáo của các ḍng tu

1. Thánh Columban và tu sĩ Ái Nhĩ Lan, Anh, Pháp truyền giáo ở Tây Âu (t.k. VII)

2. Thánh Bonifaciô và công cuộc truyền giáo tại Đức quốc (t.k. VIII)

3. Thanh gươm của Charlemagne và Kitô giáo tại Saxonia (hậu bán t.k. VIII)

4. Cánh đồng tiền giáo Đông Âu của các đan sĩ (t.k. IX-X)

III. Hoạt động trần gian của các đan viện

1. Hoạt động kinh tế và xă hội

2. Các đan viện trong lịch sử văn chương

3. Các đan viện trong lịch sử nghệ thuật

IV. Những cải cách và tiến triển của các ḍng tu

1. Những biến chuyển và cải cách của các ḍng tu (t.k. IX-XII)

2. Những tiến triển của các ḍng tu (t.k. XII)

3. Ảnh hưởng tinh thần của các ḍng tu thời Trung c

 

Làn sóng Man di tuy làm tan vỡ các cơ cấu xă hội, chính trị các nước Tây phương, nhưng đă không phá nổi nền tảng kiên cố của Giáo hội. Tuy nhiên, nó cũng gây cho Hội thánh nhiều vết thương trầm trọng: một sự khủng hoảng ảnh hưởng tới cuộc sinh hoạt tinh thần người công giáo.

Trước những phá phách một cách man rợ, nhiều đoàn thể xuất hiện tự hiến thân cho công cuộc giáo dục và cải hóa. Trước hết là để các dân đă có một nền văn minh cổ kim khỏi quên đi những chân lư mà họ đă hấp thụ và được hưởng cho tới ngày đó, sau là để ngăn cản những dân tộc mới được cảm hóa, đừng quay trở lại cuộc đời Man di xưa.

Người ta không bao giờ dám phủ nhận những công ơn của hàng giáo sĩ thời Mérovingien. Người ta cũng không thể quên được những hành động của các thánh giám mục trong việc chống lại một chế độ hà khắc và độc đoán, nghiêm khắc với một hàng giáo sĩ ít học và bê bối. Dầu vậy, vẫn c̣n cần phải có một công cuộc tham gia mạnh mẽ và lâu dài, nhất là không ràng buộc với thế tục, cho một xă hội yếu kém về phương diện văn hóa cũng như đạo đức. Công cuộc đó chính là của các ḍng tu trong những thế kỷ đầu thời Trung cổ.[1]  


I

BẬC TU HÀNH THỜI THƯỢNG CỔ


1. Các thày khổ tu Ai Cập (thế kỷ III-IV)

Bậc tu hành không phải mới có từ thời Trung cổ, nhưng đă xuất hiện từ khi Giáo hội được thành lập. Trong Tân ước, đă có những giáo dân ao ước sống trọn lành, cố gắng thực hiện bài giảng trên Núi của Chúa. Đời sống tu hành bắt nguồn từ Phúc âm, bởi lẽ mục đích của nó là bước theo cuộc đời Chúa Giêsu. Sách Tông đồ Công vụ thuật lại: “Các kẻ tin hết thảy đều coi mọi sự như của chung, đất đai của cải, th́ họ bán đi mà phân phát cho mọi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của ḿnh... Đoàn lũ những kẻ tin chỉ có một ḷng, một linh hồn. Không một người nào nói của ǵ là của riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung” (Cv II, 44-45 và IV, 32).

Trước thời bách hại đạo, các nhà tu hành không những đă có mặt ở Ai Cập, mà c̣n ở nhiều nơi khác bên Đông phương, như Syria, Cappadocia. Khi cuộc bách hại bùng nổ, các vị bó buộc phải rời khỏi đô thị di tản vào sa mạc, hoặc lên miền sơn cước. Kể từ đấy bắt đầu xuất hiện những h́nh thức ẩn tu, khổ tu, biệt tu hoặc cộng tu. Và rồi, với gịng thời gian, đời tu trở thành một nếp sống vững chắc và nêu gương, được Giáo hội nh́n nhận và đặc biệt đề cao.Cuối thế kỷ III, đời sống đan tu ở Ai Cập thật phồn thịnh. Thánh Phaolô (234-341) và thánh Antôn (251-356) là những người tiên phong, thu hút được rất nhiều môn đệ, biến Thebaida thành một “thiên đàng Sa mạc”. Các đan sĩ t́m vào đó để tu thân luyện đức, mỗi người ở một lều riêng và chẳng lệ thuộc vào một thứ kỷ luật tập thể nào. Các đồ đệ của thánh Antôn ở Thebaida tuy làm việc chung, có tinh thần chung, nhưng vẫn sống trong những lều biệt lập và cũng không có một bộ luật thành văn, hay nói đúng hơn: chính thánh Antôn là hiện thân của lề luật, là tôn chỉ của các nhà tu hành.

Sang thế kỷ IV, thánh Pacomiô (200-346) mới thiết lập tại Tabennisi (Thebaida Thượng), một đan viện đầu tiên có nếp sống cộng đoàn. Với nếp sống này, các đan sĩ phải tuân theo một kỷ luật được quy định rơ rệt: lao tác tay chân, học Kinh Thánh, phục quyền chỉ đạo của một bề trên. Bộ luật này v́ do một đấng thánh kém khả năng văn hóa viết, nên có nhiều đoạn lu mờ, nguy hiểm cần được sửa lại. Công việc đó, thánh Basiliô (329-379) đă đảm nhận. Thánh nhân đưa ra những tiêu chuẩn rơ rệt giúp thực hiện đức tuân phục, khiết tịnh và nghèo khó. Ngài quan niệm tu viện là một đại gia đ́nh, trong đó mỗi phần tử phải mưu cầu công ích, chứ không hoạt động riêng lẻ.

Hạnh tích các nhà tu hành Ai Cập loan truyền khắp nơi. Đời sống đạo đức, khổ hạnh, kèm theo những việc hành xác rùng rợn, những phép lạ, những truyền kỳ người ta thêu dệt thêm, đă gây ảnh hưởng lạ lùng, một sức hấp dẫn phi thường. Có lẽ v́ thế, vào cuối thế kỷ IV Ai Cập chứng kiến một cảnh tượng trái ngược, là sa mạc đông người hơn thành thị. Những vùng đất hoang vắng đều bị các thày tu chiếm đóng.[2]

Tưởng không nên bỏ qua yếu tố tâm lư và văn hóa của các tu sĩ thời đó. Phần lớn các đan sĩ vùng Tiểu Á và Ai Cập thế kỷ IV và V là những nông dân chất phác, khiêm tốn, học thức rất tầm thường, nhiều người c̣n chưa biết đọc biết viết. Tuy có đức tin và một ḷng sốt sắng hăng nồng, nhưng v́ tŕnh độ văn hóa thấp kém, nền giáo lư của các đan sĩ nhiều khi không vượt quá tŕnh độ sơ đẳng. Hơn nữa, v́ ảnh hưởng khí hậu và tính t́nh, tâm lư các đan sĩ thường có vẻ thiếu quân b́nh. Cái ǵ cũng muốn đẩy cho đến mức tuyệt đối, cực đoan trong việc t́m chân lư, đua nhau phạt xác nhiều lúc đến ngông cuồng thức đêm, ngủ ngồi vài chục năm, sống trên cột suốt đời, như thánh Simeon Cột (+ 460) ở gần thành Antiokia.

Chính v́ vậy, khi các bè rối mới xuất hiện ở Đông phương, người ta thấy từng đoàn thày tu vác dáo mác, gậy gộc quyết ăn thua với “quân rối đạo”. Nhưng đến khi lạc giáo lọt vào trong tu viện rồi, th́ các thày tu này cũng tỏ ra rất bướng bỉnh với những xác tín riêng của ḿnh. Giữa lúc các đan viện ở Đông phương bị lạc giáo lũng đoạn, th́ ngọn trào tu hành bắt đầu dâng cao ở Tây phương.[3]


2. Đời sống đan tu ở Tây phương (thế kỷ IV-VI)

Trung tuần thế kỷ VI, thánh Hilariô (315-367) sau thời gian tu luyện khổ hạnh ở Tiểu Á, đă trở về Tây phương mang theo sứ mạng cao cả là truyền bá lư tưởng tu tŕ cho trời Âu. Thánh nhân thiết lập đan viện Trèves, rồi đến thánh Eusebiô thành Vercellis. Đan viện Aquilea là nơi đào tạo những vị thánh như Greronimô, Chromacô. Ở Roma, thánh nữ Marcella quy tụ được một số chị em sống chung, khấn trinh khiết, chuyên cần cầu nguyện ngay giữa ḷng thủ đô. Thánh nữ Victrix cũng thiết lập ở Rouen một “nữ tu hội “ (chorus virginum) và thu hút được nhiều chị em. Nói đến bậc nữ tu, người ta không thể quên thánh Ambroxiô (340-397) trong công cuộc phục hưng đời sống nữ tu hành. Người ta c̣n t́m thấy ở xứ Liguria cũng như ở nhiều hoang đảo trên biển Adriatic những vị ẩn tu biệt lập sống xa sinh hoạt, không tên tuổi, để dễ bề chiêm niệm và tu đức. Tất cả đều mô phỏng cuộc sống của các đan sĩ Tiểu Á và Ai Cập.

Cuối thế kỷ IV thánh Martin (316-397), môn đệ thánh Hilariô, thiết lập hai đan viện Ligugé (360) và Tours (373). Trong thời này, khắp xứ Gallia đầy dẫy tu viện. Tại Phi châu, ṭa giám mục của thánh Âutinh (354-430) ở Hippone cũng được biến thánh một đan viện rồi các môn đệ của ngài đi thiết lập những tu viện ở Thagasta và Hadrumat.[4]

Sang thế kỷ V, khoảng năm 410 Cassianus lập tu viện Saint-Victor ở Marseille. Nhưng công việc lớn lao nhất của Cassianus là đưa ra một đường lối tu tŕ thích hợp với hoàn cảnh Tây phương hơn. Ông biết thanh lọc nhưng lập dị trong đời sống tu hành Ai Cập, để chi giữ lại phần tinh túy. Ông đề cao giá trị nhân đức vâng phục, nhưng không bao giờ chủ tâm bóp chết nhân vị. Ông khuyến cáo các tu sĩ rèn luyện ư chí vững mạnh để chống lại kiêu căng, biếng nhác và những khuynh hướng tội lỗi. Tiết độ, tuân phục, tỉnh thức, đó là những nét chính trong thuyết tu đức của Cassianus. Tác phẩm Những cuộc đàm thoạt (Conférences, 426-429) của ông được giới tu sĩ Tây phương dùng làm sách giáo khoa lâu năm.[5]

Cassianus đưa ra một đường lối tu đức; nhưng lư tưởng đời tu đâu có phải chỉ để “làm thánh” mà thôi, v́ thế trong thời Man dân xâm lăng, người ta thấy xuất hiện ba “h́nh thức” tu tŕ, với những thiên chức khác nhau:

a) H́nh thức trí thức muốn biến đan viện thành một học viện, như đan viện Vivarium ở Calabrio do Cassiodorus thiết lập (540), nơi có một thư viện quan trọng bậc nhất vào cuối thời Trung cổ. Nhưng sáng kiến này không được hưởng ứng, v́ lẽ thời ấy người ta chưa thưởng thức nổi cái thú đèn sách.[6]

b) H́nh thức đạo đức đặt việc “phượng tự Thiên Chúa” lên hàng đầu, và chuyên lo “tẩy luyện linh hồn”, dựa theo lề luật cao cả và khôn ngoan của thánh Biển Đức. Lối sống này cũng ở Ư vào tiền bán thế kỷ VI.[7]

c) H́nh thức chí nguyện với những đặc điểm cương yếu, là học hỏi Thánh Kinh, tuân phục và tiết độ. Lérins, một quần đảo nhỏ ở ngoài khơi xứ Provence (Pháp), là quê hương của lối tu hành này, đă có từ năm 410. Lérins bấy giờ được coi là trung tâm đào tạo những nhà thần học, giảng thuyết, những nhân vật lănh đạo Giáo hội Gallo-Roman, như thánh Honoratô, thánh Cesariô, Faustus Riez.[8] Đây có lẽ là nơi, mà xưa kia các tu sĩ từ Anh Cát Lợi và Ái Nhĩ Lan đă t́m đến để tu nghiệp”.


3. Tinh thần lề luật thánh Biển Đức.

Suốt thế kỷ IV và V, nếp sống tu tŕ đă phổ biến rộng răi ở Tây phương, nhưng c̣n trên đường thí nghiệm. Chưa có một bộ luật nào đáp ứng với điều kiện tâm lư, địa dư của người Tây phương. Công việc khó khăn này Thiên Chúa đă dành cho thánh Biển Đức Nurcia (480-547).

Thánh Biển Đức là một công dân thành Roma, từ nhỏ đă được hấp thụ một nền giáo dục hoàn bị. Chán cảnh xa hoa trụy lạc của kinh thành, lại thêm ảnh hưởng của bà chị là nữ thánh Scholastica, Biển Đức bỏ học trốn đến Eufid, rồi đi sâu vào rừng Subiaco. Tại đây đời sống thánh thiện của nhà lưu hành gây được nhiều ảnh hưởng lớn lao, số người t́nh nguyện xin làm môn đệ mỗi ngày thêm đông. Nhưng ít lâu sau, v́ xích mích với vị linh mục sở tại, thày tṛ phải cuốn gói dắt nhau lên đỉnh núi Cassino (529). Chính nơi đây, thánh nhân ghi lại thành lề luật những ǵ, mà thày tṛ đă thể hiện trong cuộc sống. Nhưng cuốn lề luật đó chưa được người đời biết đến. Măi đến đầu thế kỷ VII, thánh Giáo hoàng Gregori Cả (590- 604), sau khi được mục kích đời sống của một số đan sĩ từ núi Cassino tị nạn đến Roma, mới nhận ra sự phong phú lạ lùng trong lề luật của họ và tuyên dương nhân đức phi thường của tác giả. Từ đấy lư tưởng Biển Đức bắt đầu phổ biến trên thế giới.[9] V́ tính cách quan trọng và giá trị của cuốn lề luật này, nên t́m hiểu sơ lược nội dung của nó.

Thánh Biển Đức kết án lối hành xác vô điều độ của các nhà tu hành thời trước. Theo ngài, các tu sĩ phải có đủ sức khỏe để cầu nguyện và làm việc. Mọi chi tiết trong cuộc sống đều có luật lệ dự trù và hướng dẫn rơ rệt: ăn uống, ngủ nghỉ, áo quần, nơi ở, tất cả đều được xếp đặt chu đáo. Sống tiết độ trọng hơn hành xác.

Công tác của các tu sĩ thời này nói chung, thường không phải là việc trí óc, mà là lao tác tay chân. Dầu vậy, thánh Biển đức cũng buộc các tu sĩ phải biết đọc biết viết và mỗi ngày ít nhất có 3 hay 4 giờ đọc sách. Để giữ bầu khí thinh lặng, các thày không bao giờ giải trí chung, nhưng lúc làm việc được phép trao đổi ư kiến, nếu cần. Mỗi đan viện là một đơn vị tự trị tự túc bên cạnh đan viện phải có một trường học nhỏ, một bệnh viện, một quán trọ.

Đan viện được tổ chức như một gia đ́nh. Để duy tŕ nếp sống, an vui, thịnh vượng, thánh nhân nhấn mạnh vào nhân đức thanh bần và vâng phục. Tất cả quyền bính tập trung trong tay viện phụ, và mọi người có nhiệm vụ tuyệt đối vâng lời. Dĩ nhiên, đó không phải là một thứ bạo quyền, v́ viện phụ phải xem mọi tu sĩ như con cái.

Nói tóm, lề luật thánh Biển đức xác định một chương tŕnh thường nhật cho mọi hoạt động thể xác cũng như tinh thần. Nó nói đến tất cả những ǵ cần thiết cho sức khỏe cơ thể và lành mạnh tinh thần, tất cả những ǵ phù hợp với đời sống thiêng liêng: chủ trương thực tế, quân binh, trật tự, kỷ luật, đạo đức, đấy là tất cả tinh thần của lề luật Cassino, mà đặc tính của nó, theo thánh Gregori Cả, là triết trung (discrétion).

Thánh Âutinh (+ 605) và các đồng bạn, tông đồ nước Anh, sáng lập tu viện Canlerbury, rồi đến thánh Bonifaciô (+ 755) và các thừa sai sống đời đạm bạc và cần lao ở Fulda, đều là những tu sĩ sống theo lề luật thánh Biển Đức. Với những thành quả ấy người ta đă có thể phán đoán được giá trị của một giáo thuyết. Lề luật thánh Biển đức với tính chất thống nhất và triết trung, không phải chỉ là một tác phẩm hướng dẫn đời sống thiêng liêng mà thôi, nhưng nó c̣n được coi như là một chính sách khai hóa, một căn bản cho trật tự và ổn định, một gương sáng khêu gợi sự ham thích làm việc, yêu mến cái hay cái đẹp, đi liền với sự bỏ quên ḿnh, đặng chuyên tâm vào việc phượng thờ Thiên Chúa một cách sốt sắng xứng đáng.

Không những là một tài liệu quí báu của nền văn minh tôn giáo, lề luật thánh Biển đức c̣n là một trợ lực do Chúa Quan pḥng dành cho Giáo hội Roma. Trong thời Âu châu bị xáo trộn bởi những cuộc xâm lăng của Man dân, các tu sĩ Biển đức bất cứ thuộc quốc tịch nào, đều hướng về Roma và nước Ư. Đan viện Cassino bấy giờ là nhà mẹ, Roma là quê hương tinh thần. Các tu sĩ mau mắn vâng lệnh đức Thánh Cha như tuân phục các viện phụ. Sự trung thành của các đan sĩ Biển đức đă duy tŕ được các truyền thống của Roma và giúp cho các hoạt động của Giáo hoàng được hữu hiệu. Khi ngăn cản các Giáo hội địa phương đừng lao ḿnh vào phong trào đ̣i tự trị tức là các đan sĩ này đă cứu Giáo hội Tây phương tránh được t́nh trạng loạn ly.[10]

Sang thế kỷ thứ VIII tinh thần Cassino đụng đầu với tinh thần Bangor (Ái Nhĩ Lan) của thánh Columban. Tinh thần Bangor nhiệm nhặt, chay tịnh lao lực, phạt xác, siêng năng xưng tội, trường hợp phạm trọng tội c̣n phải chịu h́nh phạt thể xác; tinh thần Cassino kém nhiệm nhặt nhưng kỷ luật hơn, đọc Kinh nguyện chung được coi là trọng hơn sống khổ hạnh. Cả hai đă giúp vào việc tạo nên một đường hướng trung dung cho nhiều ḍng tu sau này ở Tây phương.[11]


II

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC D̉NG TU


1. Thánh Columban và các tu sĩ Ái Nhĩ Lan, Anh, Pháp
truyền giáo ở Tây Âu (thế kỷ VII)

Thế kỷ VI và VII là giai đoạn oanh liệt nhất của các nhà tu hành Ái Nhĩ Lan.[12] David Menevia và thánh Kentingern đă dem Tin Mừng đến cho hai xứ Galles và Tô Cách Lan, thánh Aidan là vị tông đồ thứ nhất của dân Saxon. Thế rồi nhiều đan viện nổi danh như Bangor (555), Iona (563), Lindisfarn, cử từng đoàn truyền giáo tới các miền duyên hải Anh quốc và Pháp quốc, c̣n sang tận những vùng đất Thần giáo Hà Lan và Đức quốc.

Các nhà truyền giáo này chia từng nhóm 12 người, mặc đồ rừng đầu cạo trọc kiểu Celtic, vai mang bị da đựng một bộ Thánh Kinh và một chén lễ, sống nghèo khó và rất khổ hạnh. Trong số này có nhiều vị nổi tiếng, như thánh Firmian hoạt động ở miền Bắc Ư, thánh Fridoald, thánh Kilian sang tận Đức quốc, và nhất là thánh Columban (540-615).

Thánh Columban sinh tại Leister (ngoại Ô Duhlin) và là tu sĩ Bangor. Thánh nhân được cử sang lục địa cùng với nhiều đồng bạn, hoạt động trong vùng núi Vosges, đi sâu vào rừng Annegray, thiết lập đan viện Luxeuil (590). Đến sau, v́ không thể chiều ư vua Thierry II (595-613), thánh nhân phải rồi khỏi miền Vosges. Ít lâu sau, ngài xuất hiện ở Bregenz trên bờ hồ Constancia, rồi đi lập đan viện Bobbio trên đất Ư (612), và từ trần ở đó. [13]

Linh đạo của thánh Columban đă trở thánh hiến chương cho ruột số lớn tu viện thời Mérovingien. Đan viện Luxeuil từng là trung tâm huấn luyện các nhà truyền giáo thời đó, với những đại diện đáng kể, như thánh Acariô (+ 639) tông đồ dân Vermand, thánh Philibert (+ 685) tổ phụ nhiều tu viện nổi tiếng trong xứ Neustria ở Jumièges và Noirmoutier. Khi ở Bregenz, thánh Columban đă trao cho thánh Gall (+ 646) nhiệm vụ cảm hóa dân Helvetian (Thụy Sĩ), và lập một đan viện (614) mang tên Saint-Gall cũng trên bờ hồ Constancia. C̣n đan viện Bobbio nhận sứ mạng truyền giáo cho dân Lombardo, và đóng vai ḥa giải Giáo hội Aquilea.

Ba đan viện Luxeuil, Bobbio, Saint-Gall không bao lâu trở thành những học viện nghiên cứu thánh khoa, sưu tầm và lưu trữ các cảo bản và những danh phẩm giáo khoa thời Thượng cổ. Chung quanh những đan viện mẹ này, c̣n mọc lên rất nhiều tu viện con, nhất là ở Pháp quốc, sống theo tinh thần Luxeuil, tức tinh thần thánh Colu­mban: đức tin sắt đá, chí hướng tông đồ và hứng thú trong việc lao tác, khẩn hoang.[14]

Thế kỷ VII là thế kỷ Kitô giáo được bành trướng rộng khắp Tây Âu. Nhờ hoạt động hăng hái của các giám mục và sự trợ lực của các vua dân Franc, Tin Mừng được rao giảng khắp vương quốc nhà Mérovée. Những miền theo Thần giáo trong thời Man di xâm lăng, nay lại được nghe giảng Phúc âm. Thánh Emmeran (+ 652) giám mục thành Ratisbon khôi phục xứ Bavaria, thánh Kilian xây dựng cơ sở tại Wurzburg, thánh Pirmiô (+ 753) truyền giáo cho Alsace và Palatinat.

Công cuộc truyền giáo đạt thành công và thu lượm được nhiều kết quả, nhất là ở Bắc Pháp và Bỉ quốc. Tại các miền này, lịch sử c̣n ghi lại nhiều thành quả vẻ vang của thánh Acariô (+639), Giám mục thành Tournai, và nhất là thánh Amanđô (620-676).[15] Thánh nhân là một nhà truyền giáo can đảm, dám mạo hiểm xâm nhập lănh thổ dân Slavo ở Trung Âu, và có lẽ c̣n đến với dân Basco ở Aquitaine nữa. Nhưng trung tâm hoạt động của ngài vẫn là lưu vực sông Escaut, trong các thành Tournoi, Gand, Anvers. Thánh nhân thật xứng đáng mang danh tông đồ Bỉ quốc. Cũng như thánh Emmeran, không phải là người Ái Nhĩ Lan nhưng đă được thấm nhuần tinh thần truyền giáo của Luxeuil.

Cuối thế kỷ VII, các nhà truyền giáo Anglo-Saxon xuất hiện. Đời sống tu hành của Giáo hội trẻ trung này, con thiêng liêng của thánh Gregori Cả, phát triển mạnh mẽ nhất là về phương diện trí thức. Những đan viện Malmesbury, Wearmouth và Yarrow, dưới thời Aldhelmo, Benedict Biscop và Ceolfrid, rồi thánh Bêđa Venerabilis (673-753), đă đạt tới tŕnh độ trí thức cao nhất trong làng văn học Tây Âu đương thời.[16] Nhưng đời sống trí thức vẫn không hề làm cản trở chí hướng tông đồ của các vị. Với đức tính kiên nhẫn của một dân tộc thích khắc phục khó khăn, các vị đă xung phong hoạt động tại những vùng đất nguy hiểm ở Hà Lan (Frisa) và Đức quốc.

Sự giao thương bằng đường biển đă tạo cơ hội cho các nhà truyền giáo tiếp xúc với dân Hà Lan. Trên đất này, sự khởi công của thánh Amanđô trước đó không lâu đă gặp nhiều gian nan, nay lại được thánh Winfrid, rồi môn đệ của ngài là Willibrord bắt đầu lại, dưới sự bảo trợ của đan viện Ripon và giáo phận York. Hơn 30 năm sau (679-715), một giáo đoàn được thành lập và trở nên thịnh vượng, đó là địa phận Utrecht (695).

Một cánh đồng truyền giáo bao la rộng mở để đón nhận ánh sáng phúc âm, Kitô giáo bắt đầu tiến tới Đan Mạch. Người ta tưởng chỉ ít lâu sau đă có thể thiết lập một ṿng đai bao vây xứ Saxonia theo Thần giáo. Nhưng sự vùng dậy bất ngờ của Thần giáo đă dập tắt mọi hy vọng. Tuy nhiên, đất Hà Lan vẫn c̣n mang những vết tích sự nghiệp của các đan sĩ Anglo-Saxon, mà sau này Winfrid, một nhà truyền giáo nổi tiếng tức thánh Bonifaciô, sẽ tái lập và mở rộng thêm biên cương cũ.


2. Thánh Bonifaciô và công cuộc truyền giáo tại Đức quốc (thế kỷ VIII)

Thánh Bonifaciô (680-755) là vĩ nhân của Hội thánh thế kỷ VIII. Ngài có t́nh thần tông đồ cao độ, đức tin kiên tŕ, giàu ḷng bác ái, ưa hoạt động, óc tổ chức, nhiều sáng kiến. Giang sơn của nhà Carolingien có được là nhờ công lao của vị tông đồ này. Thánh nhân đă cứu hầu cả Tây Âu khỏi hai tôn giáo man rợ Thor và Woton. Uy thế của ngài bao trùm khắp nơi; trong khi đó, vị đại tông đồ luôn sống khiêm tốn và trung thành với lời dạy bảo của Ṭa thánh.

Để thực hiện ước nguyện tận hiến cho sứ mạng tông đồ, thánh Bonifaciô đă phải chiến đấu rất nhiều. Dân tộc được thánh nhân đặc biệt chọn lựa là dân Đức, một dân mà ngài có liên hệ và thông thạo ngôn ngữ. V́ thế, sau khi đặt xong nền móng cho Giáo hội Hà Lan (Frisa), thánh Bonifaciô liền tiến sang xứ Hesse và Thuringia. Trước khi thánh nhân đặt chân tới, Đức quốc chỉ là một cánh đồng śnh lầy, núi rừng hoang vu kéo dài tới lận sông Elbe, hầu như không ai dám lui tới, v́ dân th́ tàn bạo, thành thị không có, đường sá rất ít.

Việc trước hết thánh Bonifaciô phải làm là sửa lại một công cuộc truyền giáo đă được thực hiện một cách thiếu sót trong nhiều vùng, mà nay c̣n lại nhiều vết tích dị đoan. Công việc này nhằm cứu vớt một hàng giáo sĩ cũng như những giáo dân tân ṭng yếu ớt khỏi t́nh trạng thác loạn, và cất đi nhiều gương xấu nguy hiểm. Sau đó với sự đồng ư của đức Thánh Cha Gregori III, thánh nhân tổ chức hàng Giáo phẩm, phân lănh thổ Đức thành nhiều địa phận: mỗi giám mục mang trách nhiệm một vùng nhất định, và từ nay giáo dân trực thuộc hàng Giáo phẩm địa phương. V́ tại Đức quốc chưa có nhiều đô thị, nên thánh Bonifaciô phải chọn những địa điểm thuận lợi hơn để đặt giáo phủ. Về vấn đề này, người ta phải phục tài lựa chọn của thánh nhân, v́ những giáo phủ, những đan viện được xây dựng tại các địa điểm chẳng bao lâu đă trở thành những trung tâm trọng yếu, những đô thị lớn.

Mặc dầu đă được tấn phong tổng giám mục, nhưng do đặc ân dành cho một số thừa sai thế kỷ trước, và nhất là để hoạt động truyền giáo đắc lực hơn, thánh Bonifaciô không trực tiếp đảm nhận một địa phận nào. Măi đến năm 745, ngài mới chọn Mainz làm trụ sở. Khi cuộc đời đă về chiều, thánh nhân chỉ c̣n mong một điều là được qua những ngày cuối cùng tại đan viện Fulda thân yêu, để được an nghỉ tại đó. Không ngờ trong một chuyến đi truyền giáo cuối cùng ở Hà Lan, ngài lọt vào tay người Thần giáo và được phúc tử đạo ngày 5.6.755.[17]

Từ đây, nhờ có thánh Bonifaciô, Kitô giáo mở rộng thêm một vùng rộng lớn từ sông Rhin đến sông Danube và Weser. Thành công này là nhờ ở tài năng đức độ riêng của thánh Bonifaciô, cùng sự hy sinh, tận tụy của nhiều cộng sự viên. Thánh nhân đă nắm được mọi phương tiện cần thiết. Về phương diện thiêng liêng, ngài luôn được sự nâng đỡ của Ṭa thánh và anh chị em đan sĩ ở Anh Quốc. Bên cạnh, thường xuyên có sẵn những cố vấn khôn ngoan, giàu kinh nghiệm, như Willibrord và giám mục Daniel thành Winchester. C̣n về vật chất th́ đủ thứ: tiền bạc, sách vở, áo quần, thuốc men, đều được gởi từ bên kia biển Manche sang. Ngoài ra, thánh nhân c̣n phải tiếp xúc với những bậc quyền thế, những lănh tụ Man di, để công cuộc truyền giáo được dễ dàng, mạng sống các thừa sai được bảo đảm.

Thánh Bonifaciô là một nhà lănh đạo giỏi tâm lư, biết dùng người (bất cứ thuộc sắc dân hay giai cấp nào), biết làm cho họ tin tưởng, cộng tác và theo đuổi một niềm hy vọng với ḿnh. Những người như thánh nữ Lioba, thánh Lullô, Sturmô thật xứng đáng là những cộng sự viên của thánh nhân. Lịch sử truyền giáo Bỉ quốc và Đức quốc cho ta thấy những người đi “càn quét” Thần giáo đă gặp phải biết bao gian nan nguy hiểm: nghèo khổ, ngược đăi, thù địch đến tử dạo nữa.[18] Trong một bức thư, thánh Bonifaciô đă nói lên tinh thần hy sinh cao độ của những cộng sự viên này: “Họ sống rất nghèo, họ có thể kiếm được bánh ăn, nhưng không thể t́m ra áo mặc. Người ta phải giúp đỡ họ như chính tôi đă làm, để họ có đủ can đảm chu ṭan trách vụ khó khăn tại vùng đất này”.[19]


3. Thanh gươm của Charlemagne và Kitô giáo tại Saxonia (hậu bán thế kỷ VIII)

Dưới triều Charlemagne (771-814), công cuộc truyền giáo mang một bộ mặt khác hẳn. Sứ mạng tông đồ lúc này được thúc đẩy bởi tham vọng chính trị hơn là do ḷng nhiệt thành rao giảng Lời Chúa. Miền đông Bắc sông Rhin kéo dài đến sông Elbe, c̣n một khối thuộc dân German thù địch với văn minh Latinh và Kitô giáo, những dân cuồng tín anh hùng một cách dă man mà Tacite cách đấy 700 năm đă nói đến, đó là xứ Saxonia, từ Paderborn đến Hamburg.

Sự có mặt của khối Thần giáo Saxon này, là một đe dọa thường xuyên cho các nước chư hầu miền biên giới, và cho những giáo đoàn non nớt thánh Bonifaciô vừa thành lập. Năm 752, trong một cuộc xâm lăng Thuringia, người Saxon đă đốt phá gần 30 thánh đường. Từ khi Charles lên ngôi Vua, những cuộc đụng độ c̣n quyết liệt và man rợ hơn nữa. Do đó, Charlemagne quyết định dùng mọi biện pháp để thanh toán đám dân Thần giáo này. Nhà vua liên liếp mở những cuộc hành quân gây áp lực và xâm lăng lănh thổ, song song với công cuộc truyền giáo được trao cho các giám mục ở vùng biên giới. Một đạo luật được ban hành, hủy bỏ những phong tục dị giáo, và kết án tử h́nh những ai không chịu theo đạo hoặc ngấm ngầm thờ Thần.

Sau cuộc nổi dậy của Witikind, nhà Vua c̣n có những biện pháp đàn áp nặng nề hơn nữa: tàn sát, trục xuất. Dân Saxon hoàn ṭan bị khuất phục. Các ṭa giám mục Brême (787), Munster, Werden và Paderborn (804) đánh dấu sự thành lập hàng Giáo phẩm trong xứ Wesfalen và Hannover. Năm 815, đan viện Nouvelle-Corbie được thiết lập có sứ mạng như đan viện Luxeuil và Fulda trước đây.[20]

Nhiều sử gia Đức sau này đă trưng dẫn những cải tiến về luân lư văn hóa, kinh tế, xă hội, để bào chữa cho chính sách “khai hóa” của Charlemagne. Nhưng dầu sao những ân huệ quí báu đó vẫn không thể biện chính cho những hành động của Charles. Người ta tự hỏi, những cuộc nổi loạn sau này, những vụ xung đột đẫm máu do nhóm chủ trương “Rửa tội lại” (Anabaptisme) gây ra như trong thế kỷ XVI, phải chăng không phải là món nợ máu của chính sách nói trên?

Song song với công cuộc truyền giáo ở Bắc Âu, một phong trào Công giáo Tiến hành hoạt động mạnh mẽ, giữa dân Slavo ở Carinthia và dân Avar ở Pannonia. Phong trào này do hai giám mục Virgilius và Amus phát động và được quận công Tassilus bảo trợ. Tại dây, nhờ sự can thiệp của các giám mục, việc sử dụng vơ khí không c̣n được áp dụng nữa. Giám mục địa phận Aquilea viết: “Trong công cuộc truyền giáo, không nên dùng biện pháp nạt nộ hay áp bức, nhưng phải dùng lời giảng khuyên dịu hiền. Không nên trao việc này cho những giáo sĩ thiếu học thức, nhất là kém thần học. Sứ mạng của các linh mục là sống làm sao cho phù hợp với giáo lư ḿnh dạy, phù hợp với việc phượng tự ḿnh cử hành”[21]

Sang thế kỷ IX, dưới triều Louis I (810-840), Kitô giáo đă đâm rễ sâu và vững chắc trên đất Saxonia, và người dân dần quên đi những áp bức, khổ nhục ban đầu. Nhiều ṭa giám mục được thiết lập thêm: Hamburg năm 831 và nhờ có thánh Ansgariô (810-865) cùng sự yểm trợ của địa phận Reims, nhiều nhà truyền giáo bắt đầu lọt vào xứ Đan Mạch và Thụy điển, trong khi nhiều thừa sai khác đi về hướng sông Oder.

Tổng kết thành tích của nhà Carolingien ta thấy: Kitô giáo được truyền bá từ sông Rhin đến sông Elbe và lên tận Bắc Hải. Sào huyệt cố thủ của Thần giáo German bị phá hủy; văn minh Latinh và Franc xâm nhập thung lũng Weser và b́nh nguyên Hannover. Kitô giáo c̣n chuẩn bị đi sâu vào xứ Silesia, thung lũng sông Save và cả trong xứ Moravia nữa. Tuy nhiên, v́ xây dựng bằng vơ lực, nên nó chỉ có thể đứng vững nhờ vô lực, điều mà các vua kế nghiệp sẽ không đủ tài lực để theo đuổi. Thế rồi, hồi giữa thế kỷ IX cuộc xâm lăng của quân Normand đă xô đổ tất cả cơ nghiệp đồ sộ này.

Nói đến thời Charlemagne, người ta không thể bỏ qua mà không nói đến phong trào “Trí thức Phục hưng”, một sự nghiệp văn hóa mà Charlemagne đă đoạt vinh dự, do công khởi xướng và bảo trợ, để các vua kế nghiệp đạt tới thành công.[22]

Sau 300 năm bỏ rơi việc học hành, thế kỷ IX báo hiệu sự trở lại những sinh hoạt trí thức, văn chương và nghệ thuật. Không những các thánh khoa được hâm mộ, mà cả thi văn, ca nhạc và hội họa. Người ta lại t́m đến đạo lư của các giáo phụ, Scotus Erigenes dịch tác phẩm của Pseudo-Dionisius Areopagit ra La văn, nhiều giáo sĩ chép lại rất cẩn thận những tuyệt tác văn chương cổ điển. Nhiều cảo bản được trang trí bằng những đại tự lộng lẫy với nhau mầu sắc mạ vàng, tăng giá trị cho các thư viện. Đó chính là kết quả tinh thần học hỏi và sưu tầm của các đan viện ở Anh Quốc từ thế kỷ VII. Người chủ xướng công cuộc rất đáng ca ngợi này là đan sĩ thành York tên Alcuinus (735-804), ông là một thi sĩ, một nhà văn phạm và thần học, được nhà vua tín nhiệm và trọng dụng.


4. Cánh đồng truyền giáo Đông Âu của các đan sĩ (thế kỷ IX-X)

Thế kỷ X đánh dấu một cuộc khủng hoảng ghê sợ trong lịch sử Giáo hội. Nền thống nhất đế quốc của Charlemagne sụp đổ. Tại Roma, ngôi Giáo hoàng bị lấn át, cưỡng đoạt và chế nhạo. Trong khi đó, Islam cai trị Tây Ban Nha, Sicilia, đe dọa cả miền Nam Âu châu, c̣n quân Normand đă tàn phá các hải cảng quan trọng, và những vùng ph́ nhiêu nhất của đế quốc: Liége, Cologne và kinh thành Aix-La-Chapelle lần lượt bị thiêu hủy. Anh Cát Lợi và Ái Nhĩ Lan cũng không thoát khỏi những cuộc tàn phá man rợ này. Các tu sĩ ở Jumièges, Saint-Wandrille, Noirmoutier trong Pháp quốc, và ở York bên Anh quốc, đều phải bỏ đan viện bị phóng hỏa, chỉ mang theo được hài cốt các vị sáng lập. Thêm vào đó, công cuộc truyền giáo cho bán đảo Scandinavia và miền Đông sông Elbe chẳng đem lại một kết quả cụ thể nào.

Giữa những hoàn cảnh bi đát, thất vọng ấy không ngờ đức tin lại lóe sáng tại vùng Đông Nam và Trung Âu châu, tức xứ Styria, bán đảo Balkan và cao nguyên Bohemia.[23] Kitô giáo đă gây được nhiều ảnh hưởng tại miền Nam sông Danube và cả miền đông rặng Carpathes. Trong công cuộc truyền giáo này, các ṭa giám mục Ratisbon và Salzburg được coi là những “tiền đồn” và góp phần, nhưng thành công tốt đẹp phần lớn là nhờ sự nâng đỡ của Roma.

Thật vậy, những nhà truyền giáo đầu tiên tại miền Nam Pannonia (Nam Tư ngày nay) là các linh mục Roma do đức Nicolas I (858-867) gởi đến. C̣n các thừa sai cho thế giới Slavo, hai anh em thánh Cyrillô (827-869) và Methođô (829-885), là những tu sĩ đan viện Salonic, h́nh như thuộc quyền giáo chủ Constantinopoli nhưng trong trường hợp khó khăn bao giờ các vị cũng thỉnh ư Roma. Hai thánh nhân được đức Adrian II tấn phong giám mục và đức Gioan VIII ban phép dùng tiếng địa phương trong phụng vụ.

Cyrillô và Methođô quả là những tông đồ của dân Slavo. Khắp nơi đều in dấu chân của hai anh em: miền Nam Nga-La-Tư, Bảo Gia Lợi, Ba Lan, Ukrania... Người ta kể lại hai vị thích đến những vùng nói tiếng Slavo, có giọng như ca hát. Nhưng Moravia và Bohemia mới là nơi các ngài tập trung mọi hoạt động và thu được nhiều kết quả quan trọng nhất, như sự trở lại của vua Radislas (Moravia) và quận công Borgivoi (Bohemia). Ṭa giám mục Velehrad (865) là một phần thưởng cho công cuộc truyền giáo này.

V́ không có tài tổ chức như thánh Bonifaciô, nên công việc của hai vị nặng tính cá nhân và kém bên tục. Nhưng bù lại, các vị có tinh thần cởi mở thức thời, biết chấp nhận những giá trị đích thực của mọi nền văn hóa. Chính các vị đă gầy dựng ư thức dân tộc và khởi xướng phong trào văn hóa cho những quốc gia trẻ ở Đông Âu. Hơn nữa, các vị c̣n dùng mẫu tự Hy Lạp sáng chế ra mẫu tự riêng cho tiếng Slavo,[24] dùng nó để phiên dịch sách Phúc âm, giáo lư công giáo, và biến nó thành ngôn ngữ chính thức của nhiều chi tộc Slavo theo đạo Công giáo.

Trong khi hai vị tông đồ này khéo léo đặt các giáo đoàn ở Moravia và Bohemia dưới quyền của Roma, th́ ông hoàng Vladimir xứ Kiev, khi chịu phép Rửa năm 989, lại nhất định theo Byzantin. Một mặt v́ lư do chính trị, mặt khác v́ những lễ nghi trang nghiêm trong đền thờ Đấng Khôn ngoan (Sainte-Sophie) làm lóa mắt các sứ giả của Vladimir, khiến họ tưởng có Thiên thần từ Trời xuống cử hành lễ nhạc, đồng thời có một cảm nghĩ là phải đặt vận mạng của Giáo hội Nga thuộc ảnh hưởng Constantinopoli.[25]

Thế kỷ X, nhiều xứ Bắc Âu gia nhập Kitô giáo: hai ṭa giám mục Bremen và Hamburg có công lớn trong việc truyền giáo này. Năm 948, Aarhus (Đan Mạch) thiết lập thành giáo phủ. Một thế kỷ sau vua, Kanut xây dựng từ bờ biển Anh quốc đến Na Uy một vương quốc duyên hải rộng lớn theo đạo Công giáo.[26]

Cũng thời này, thánh Wolfgang, giám mục thành Ratisbon, đi sâu vào nước Hung Gia Lợi; thánh Adalbert thành Praga lên tận đất Dantzig. Đến lượt hai nước Ba Lan và Hung Gia Lợi gia nhập đại gia đ́nh Công giáo. Thái độ hào hiệp và sáng suốt của vua Otton III (996-1002), sự quan tâm của đức Sylvestrê II (999-1003) đă giúp cho công cuộc này được phát triển, mà không hề có một tham vọng nào về chính trị, tức quyền độc lập của các nước. Thánh quận công Venceslas (924-929) và vua thánh Stephan (997-1038) là những người được ghi danh tánh, trong việc thiết lập những giáo đoàn đầu tiên trong các xứ Bohemia và Hung Gia Lợi. Chính các ngài đă đem ánh sáng Phúc Âm và văn minh Kitô giáo đến với các dân tộc, mà Cổ Âu châu cũng như Cổ đế quốc Roma chưa hề biết đến hoặc chưa đặt chân tới. [27]

Song song với nỗ lực bành trướng bên ngoài, một công cuộc cải hóa “bên trong”, hoạt động ngay trên đất trước kia đă có đạo, cũng rất quan trọng: đó là việc cải hóa dân Normand.[28] Ngay từ năm 878, tướng Gothrum người đan Mạch cùng với 29 lănh tụ Viking [29] chịu phép Rửa. Đến năm 910, Rollom người Na Uy, sau khi được vua Charles III (898-923) phong làm phó vương xứ Normandie, cũng đă theo đạo cùng với bộ hạ và lập nghiệp trên bờ biển Manche. Nhưng chính bọn họ là những thủ phạm cướp bóc nhiều tu viện và tàn phá nhiều thị trấn. Trước cũng như sau khi theo đạo, họ vẫn là những tay anh chị, những quân cướp biển, giang hồ ngang dọc..., họ chiếm Anh quốc, rồi đảo Sicilia. Tuy nhiên, dẫu sao người Normand vẫn kính trọng giáo lư cao cả mà họ đă lănh nhận, và luôn nhớ ḿnh là những người con của Hội thánh, v́ thế trong một cuộc chiến một vị Giáo hoàng (Leô IX) lọt vào tay họ, nhưng để tỏ ḷng trọng kính, họ đă đưa về Benevento. Sau này quân sĩ Normand c̣n có dịp cứu mạng đức Gregori VII, và con cháu họ đă ra công kiến thiết nhiều tu viện, thánh đường nguy nga đồ sộ, như để đền bù lỗi lầm của tổ tiên.

 

III

HOẠT ĐỘNG TRẦN GIAN CỦA CÁC ĐAN VIỆN


1. Hoạt động kinh tế và xă hội

Không một sử gia nào, kể cả những người ít thiện cảm với Giáo hội, có thể phủ nhận vai tṛ quan trọng của các ḍng tu thời Trung cổ trong việc phát triển kinh tế xă hội. Sự nghiệp của các thày không phải chỉ giới hạn trong phạm vi cứu tế, từ thiện, nhưng c̣n lo khuếch trương diện tích trồng trọt, gia tăng sản xuất, tham gia vào việc t́m bánh ăn hằng ngày cho dân số Âu châu mỗi ngày thêm đông.

Nối tiếp công cuộc khẩn hoang của các đan sĩ Luxeuil và Biển đức, các ḍng tu đă biến nhiều vùng śnh lầy, hoang vu tại Pháp, Bỉ, Đức thành những cánh đồng ph́ nhiêu. Nhiều đồi núi được biến thành những vườn cây ăn trái. Thế rồi, nhiều trung tâm nông nghiệp, nhiều thôn ấp trù mật mọc lên chung quanh các đan viện: rau cỏ, hoa trái, lúa ḿ, lúa mạch, đều là những nguồn lợi mà các ḍng tu đă đem đến cho đời sống thôn quê. Nhờ đó, người dân giải quyết được nạn đói và giảm đi những vụ trộm cướp.

Riêng ở Đức quốc, người ta càng thấy rơ công lao của các đan viện. Theo nhiều sử gia, những vụ cướp bóc, tàn phá xảy ra trong nước Đức ngày xưa là do t́nh trạng nghèo đói, đời sống giang hồ, không ưa làm việc của người dân tại đây. Trong khi đó, các tu sĩ đă giúp họ sống định cư, khai khẩn đất hoang, mở mang đường sá, xây đắp cầu cống, đặt dựng máy xay..., tạo nên một t́nh trạng xă hội ổn định, giúp Âu châu tránh được những vụ di dân phá hoại, chuyên reo rắc sợ hăi và đổ nát. Trong những thời chiến kéo dài liên miên, các công tŕnh nói trên vẫn được duy tŕ nguyên vẹn, v́ đă có án phạt những kẻ cưỡng đoạt tài sản của Giáo hội, hoặc ức hiếp những người hiến thân phục vụ Hội thánh.

Theo các sử liệu để lại, thời đó nhiều đan viện rất giàu có, như Lorsch và Pulda trong Đức quốc, Saint-Gall ở Thụy sĩ, Corbie ở Pháp quốc. Cả đến hai đan viện Saint-Denis và Cluny sau này cũng có một bất động sản khổng lồ. Dưới thời nhà Carolingien, các đan viện sống hoàn toàn về nông nghiệp, họ thu thuế thập phân và nhận nhiều tặng vật của dân, nên khi sang thời Capétien, rất nhiều đan viện trở thành đại tư sản”.[30]

Xét theo phương diện kinh tế và xă hội, phát triển kế sinh nhai, xúc tiến nghệ thuật, đặc biệt trong ngành xây cất, th́ “chế độ tư bản” của các ḍng tu nói đây, tưởng không ai phủ nhận sự cần thiết phải có. Nhờ có nó, các đan viện nói trên mới thực hiện được những công việc như cải tiến công nghệ, khuếch trương thương mại, tổ chức Triển lăm Quốc tế (Triển lăm Lendit tại Saint-Denis), thiết lập xưởng kỹ nghệ và cơ sở tôn giáo. Nhưng đứng trên quan điểm tu đức “chế độ tư bản” đó được coi là không phù hợp với tinh thần nghèo khó và thoát tục. Nhiều giám mục, nhiều đấng thánh tỏ ra nghiêm khắc đối với sự lo lắng về tiền bạc nơi những người, lẽ ra “chỉ chăm lo việc tu đức và tích trữ của cải thiêng liêng”. Tuy nhiên, chúng tôi cũng trưng ra đây lời lẽ của một tu sĩ thông thái đă viết:

“Người ta thường nói sự phóng túng, đă theo tiền bạc du nhập vào các đan viện chúng ta. Trường hợp ấy hẳn không ai chối căi, nhưng đại để lịch sử c̣n đấy, để minh chứng rằng không bao giờ các tu viện trở nên sốt sắng bên trong, và làm được nhiều việc thiện bên ngoài, cho bằng khi các tu viện ấy đạt tới sự thịnh vượng về quyền thế và của cải. Ngược lại, sự sa sút về tinh thần thường đi đôi với sự giảm thiểu về của cải vật chất, về sự tiêu pha và mua bán đủ thứ”.[31]


2. Các đan viện trong lịch sử văn chương

Các đan viện c̣n là những trung tâm văn hóa hoạt động trong thầm lặng. Khi thôi nghĩ đến một đan sĩ cầm ŕu đốn cây trong rừng, người ta sẽ tưởng tượng tới một tu sĩ Biển đức cặm cụi trên bàn viết. Những tác phẩm Giáo hội, những kiệt tác văn chương Latinh (Virgilius, Ovidius, Terentius, Horatius) đă được chép lại và có khi c̣n được chú giải, do những bàn tay chuyên biên chép làm việc đêm ngày trong tu viện. Nhờ có những cố gắng âm thầm kiên nhẫn này của các tu sĩ, mà giới trí thức thời Trung cổ đă giữ được mối liên lạc quí báu với kho tàng văn hóa thời Thượng cổ. Và chính cũng nhờ đấy mà, sau này hàn lâm viện Palatinat ở Aix-La-Chapelle của triều đ́nh bị ngọn lửa xâm lăng thiêu hủy, các tài liệu quan trọng về văn chương và triết học c̣n lưu giữ được (thư viện Reichneau, Saint-Gall, Mont-Saint-Michel và Fleury-sur-Loire), cho tới khi có máy in và cho tới thời Phục hưng.[32]

Trên đây chúng tôi đă nói đến đan sĩ Alcuinus trong phong trào trí thức Phục hưng” của Charlemagne. Ở đây, tưởng cũng nên nhắc đến những học viện Tours, Corbie, những đan viện Saint-Denis, Reichneau, Saint-Gall và Fulda, đều là những trung tâm nghiên cứu học hỏi, nơi đào tạo những vĩ nhân thế kỷ IX, như Hincmar thành Reims, Notker le Bègue, những sử gia như Eginhard, Haim Halberstadt, những nhà biên tập Bách khoa Toàn thư như Raban Maure, là người có lẽ đă sáng tác kinh Veni Creator. Trong thế kỷ kế tiếp, có hai sử gia Raoul Glaber, Oderic Vital và hai nhà thần học chân phước Lanfranc và thánh Anselmô.[33]

Trong lănh vực giáo dục, chính các đan viện đă thiết lập những ngôi trường nhỏ dạy trẻ em trong vùng. Dưới thời Charlemagne, các đan sĩ Biển đức được ủy thác sứ mạng giáo dục công lập. Trên thực tế, phần lớn các nhà thông thái thời đại này là các tu sĩ hoặc những người đă được huấn luyện tại một đan viện. Nhiều giám mục, Giáo hoàng cũng xuất thân từ những nơi đó.

Cả nền văn hóa của Man di thời tiền Kitô giáo cũng được các giáo sĩ và tu sĩ bảo tồn và lưu truyền. Có những giáo sĩ quá ham mê văn chương thần thoại này, đến độ bị Ṭa thánh khiển trách. Tất cả những ǵ chúng ta được biết về thi ca của các thi sĩ Ái Nhĩ Lan, Celtic, German hoặc Scandinavian, đều do các tu sĩ đă ghi chép lại. Dĩ nhiên, khi san định có thể các vị đă cắt xén, sửa đổi ít nhiều chi tiết cho phù hợp với tinh thần Kitô giáo hơn, nhưng nói chung phần cốt yếu vẫn được duy tŕ. Các đan sĩ Ái Nhĩ Lan coi việc bảo tồn ngôn ngữ và kho tàng văn chương của tổ tiên, như là một việc làm ái quốc nhất. Chính các tu sĩ Anglo-Saxon thế kỷ VIII đă sưu tập, có lẽ sửa chữa phần nào, thi phẩm Beowulf.[34] Ngoài ra, các tu sĩ c̣n sáng tác thêm nhiều thiên anh hùng ca có mầu sắc Kitô giáo, như Geoffroy Monmouth (+ 154) viết cuốn tiểu thuyết Anh hùng Bàn tṛn (Les Héros de la Table Ronde).

C̣n phải nh́n nhận Giáo hội có nhiều công, trong việc khai sinh ra nhiều từ ngữ và văn chương Âu châu. Trên đây, chúng tôi đă nói đến hai thánh Cyrillô và Methođô với nền văn chương Slavo. Những thi ca đầu tiên trong văn chương pháp bắt nguồn từ nhiều bài “ca tiếp liên” (sequentia) của Giáo hội. Những thi ca đạo của Caedmon, một mục tử được hấp thụ tinh thần tu viện Whilby, và những câu truyện lịch sử tôn giáo của thi sĩ Cynewulf thế kỷ VIII, đă dọn đường cho nền văn chương Anglo-saxon. Trong Đức quốc, thi phẩm Heliand được soạn bằng cổ ngữ German, nhằm tŕnh bày cho dân Saxon những phép lạ của Chúa Kitô. Thế kỷ X, những dịch phẩm của Notker thuộc đan viện Saint-Gall sẽ biến cổ ngữ German thành ngôn ngữ văn chương, mở màn cho một nền văn xuôi Đức ngữ.


3. Các đan viện trong lịch sử nghệ thuật

Điều mà người ta thấy thực hiện trong ngành văn chương thế nào, th́ ngành nghệ thuật cũng vậy. Ngay từ thế kỷ VIII và IX, các đan viện đă có những xưởng chế tạo đồ bạc, đồ thêu, sản phẩm điêu khắc. Thay v́ cứ bo bo giữ những nghi thức tế tự cổ điển, Giáo hội sẵn sàng tiếp dón nhiều sáng kiến, nghệ thuật, kiểu trang sức của các Dân tộc.

Trên những tấm thảm, bức thêu, sách lễ, trong các nét họa và chạm trỗ trên gỗ, trên đá, những h́nh trám và tổ sức (entrelac) của nghệ thuật thời Mérovée được pha lẫn với lối trang trí hư ảo và nghệ thuật từ Persia đến, với những con vật thần thoại Đông phương, những cửa ṭ ṿ (arcature) chằng chịt kiểu Byzantin, cùng rải rắc đây đó những biểu tượng về tích truyện trong Thánh Kinh.[35]

Các sản phẩm nghệ thuật của thời đại này, h́nh như chỉ c̣n lại những công tŕnh kiến trúc, để chúng ta nh́n vào đấy mà thán phục Nhưng phần lớn các đại thánh đường hoặc đan viện c̣n lại tới ngày nay, không phải chỉ là những công tŕnh trước thế kỷ XI. Những lễ nghi trong phụng vụ, những tư thế cầu nguyện, đều can dự vào việc phát huy mỹ thuật, làm cho mỹ thuật được cải tiến và thêm phong phú. Để tổ chức những đại lễ người ta nới rộng thánh đường. Có lẽ v́ muốn âm thanh được ấm vang và trang trọng, người ta sáng kiến nâng cao mái và xây cuốn ṿng cung. Và để tiếng chuông đi xa hơn, người ta xây tháp thay mái tṛn (dôme), những ngọn tháp mỗi ngày thêm cao.[36]

Nhiều bức thảm, ḥm xương thánh, chén lễ vàng rất mỹ thuật, nhưng ngoài cái đẹp vô hồn ấy, c̣n có cái đẹp sống động ở những cử điệu trong nghi lễ phụng vụ: trang nghiêm, đi đứng cân xứng từng loạt, lúc giang tay, lúc phủ phục hoặc bái gối, xướng ca và đối ca. Thánh Lễ được cử hành long trọng giữa nhiều trợ tế và giúp lễ, đèn nến sáng trưng, ca hát đối thoại,[37] cùng nhiều thánh ca khác, biểu lộ sự uy nghi cảm động và hướng thượng, làm vui mắt, vui tai, vui tâm hồn.[38]

Thế kỷ XI và XII c̣n là những thế kỷ của thánh nhạc.[39] Tại các đan viện và đại thánh đường đều có những cuốn Ca Tiền xướng (Antiphonarium) to lớn, xinh đẹp và lộng lẫy. Nhiều nhạc sĩ soạn thêm những thánh ca, những bài “Ca tiếp liên” (sequentia), như vua Robert II (996-1031) nước Pháp là tác giả một tuyệt tác Alleluia, nữ đan sĩ Hildegarda thành Mainz là một đấng thánh, một nhà thần bí và nhạc sĩ nổi tiếng thế kỷ XII, Adam Saint-Victor sáng tác nhạc phẩm Salve Mater Salvatoris.[40]


IV

NHỮNG CẢI CÁCH VÀ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC D̉NG TU


1. Những biến chuyển và cải cách của các ḍng tu (thế kỷ IX-XII)

Dưới thời Charlemagne, sự thành công của tu luật thánh Biển đức rất rơ rệt. Tuy nhiên, người ta có cảm nghĩ nên bớt đi một vài điểm được coi là quá khắt khe: tỉ như các đan sĩ thuộc hai tu viện lớn trong nước Pháp. Saint-Denis ở Paris và Saint-Martin ở Tours, đ̣i theo “luật kinh sĩ” rộng răi hơn. Vả lại, các đan sĩ Biển đức thời đó đảm nhận việc giáo dục công lập, do nhà Vua ủy thác, một công việc không trung thực với lư tưởng ḍng tu của ḿnh. Thánh Biển đức Aniane (750-821), cố vấn của vua Louis I, quyết làm một cuộc cải cách, giành lại địa vi ưu tiên cho Kinh nguyện và phổ biến việc đọc Thánh vịnh trong phụng vụ. Có lẽ trong vấn đề này thánh nhân phản ứng quá mạnh, nhưng dầu sao việc ngài làm đă nói lên cái lư tưởng trung thực của đời sống tu hành. [41]

Thế kỷ X, thánh Odon Cluny (879-942) khởi xướng phong trào trở lại tinh thần nghèo khó và vâng phục. Thay v́ dành cho nhóm “tận hiến“ thuộc hàng quí tộc như nhiều tu viện đương thời, đan viện Cluny do Guillaume xứ Aquitaine xây cất năm 910, sẽ là nơi đón nhận “dân nghèo của thời đại đến với tấm ḷng thành”. Công việc này dọn đường cho sự trở lại đời sống nghèo và mở rộng quyền hạn cho đan viện phụ. Theo tu luật thánh Biển đức, mỗi đan viện sống tự trị và biệt lập với các đan viện khác. Nhưng theo tinh thần Cluny, đan viện mẹ vẫn trực tiếp điều khiển các đan viện con: Cluny trở thành thủ phủ của một “Liên bang thiêng liêng”. Hệ thống tổ chức chặt chẽ này đă tạo được tinh thần đoàn kết cùng một khả năng hoạt động mạnh mẽ, và đấy là “ḍng tu “ (Ordre) đúng nghĩa.[42]

Nhưng sau gần hai thế kỷ, Cluny cũng trở nên rất giầu có, lại thêm vướng mắc những quyền lợi chính trị và kinh tế. Một phong trào canh tân khác do thánh Biển đức (1090-1153) lănh đạo, hợp tác với Robert Molesme và Stéphane Harding, cương quyết khôi phục tinh thần hăm ḿnh, nghèo khó và lao tác. Đan viện Xitô (Citeaux) do Molesme thiết lập từ năm 1098, được chọn làm trung lâm phong trào cải cách này. Năm 1115, thánh Benađô thiết lập một trung tâm khác: đan viện Clairvaux. Cuối thế kỷ XII, ḍng Xitô đă có tới 150 đan viện, con số này lên gần 700 cuối thế kỷ sau. Riêng đan viện Clairvaux cũng có ít là 68 nhà phụ ở Pháp, Đức, Anh, Tây, Ư, Ái và trong các xứ Scandinavia. Từ đây, đoàn “thày ḍng áo trắng” Xitô thay thế các “thày ḍng áo đen“ Cluny.[43]


2. Những tiến triển của các ḍng tu (thế kỷ XII)

Nếu tinh thần Xitô thực sự đă thu được nhiều kết quả, th́ cũng không nên tin rằng, một ḿnh nó có mặt trong mọi ngành hoạt động của thế kỷ hoàng kim này. Trong khi nhiều thanh niên thuộc hàng quí tộc Pháp và Bỉ đáp lời mời của thánh Benađô, th́ nhiều tâm hồn khác cũng đă t́m ra một đường sống thánh thiện theo những tu luật khác không kém nghiêm khắc và hoàn hảo.

Ở Bắc Ư, thánh Romualđô thành Ravenna (+ 1027) đặt nền xây dựng ḍng Camaldoli, có khuynh hướng “ẩn tu”. Ḍng này sè bành trướng khắp Đức quốc. Thánh Bru­nô (+ 1101), quê thành Cologne và là kinh sĩ thành Reims, thiết lập trên vùng núi Chartreux (Dauphiné) một ḍng tu “áo trắng” khác, chuyên việc chiêm niệm. Vào thời thịnh nhất, ḍng Chartreux có 120 tu viện, trong số này có 12 dành cho nữ tu. Thánh Norbert (+ 1134) người Pháp, quê ở Laon, giám mục thành Magdebourg, cải tổ thể chế kinh sĩ hội và lập ra ḍng Prémontré (1120), một ḍng tu dành cho các kinh sĩ theo tu luật thánh Âutinh. Các ḍng tu này đều tiến triển một cách hết sức mau lẹ: từ cuối thế kỷ XI sang đầu thế kỷ XII.

Ngoài ra, xứ Touraine có đan viện Fleury-sur-Loire, xứ Lorraine và Bỉ quốc có các đan viện Brogne, Gorze, Saint-Évre, Gand, Stavelot, Malmédy; Thụy Sĩ có Einsiedeln; b́nh nguyên sông Rhin có Saint-Maximin ở Trèves; Đức quốc có Hirsau; Anh quốc có hai tu viện Glastonbury và Ramsey; Tây Ban Nha có Ripoll và Silos. Tất cả các đan viện kể trên đều tham gia phong trào canh tân các ḍng tu.

Dầu vậy, không một đan viện nào có thể sánh được với Cluny và Clairvaux. Điều này trước hết là do thể chế tự trị mà Ṭa thánh đă chấp nhận cho hai đan viện đó, cũng như trước đây dă chấp nhận cho Luxeuil và Bobbio. Đó là “ơn miễn trừ” làm cho họ đứng ngoài ṿng kiểm soát của các giám mục và trực thuộc đức Giáo hoàng, điều này nhờ ở uy thế lớn lao của các thánh đan viện phụ Odon, Maieul, Odilon, và những nhân vật tài ba phi thường như thánh Benađô. Ngoài ra, điều kiện địa thế và chính trị tốt đẹp của xứ Bur­gonde, nơi tọa lạc hai đan viện, cũng là những yếu tố giúp họ trở nên thịnh vượng và dễ dàng bành trướng. Cluny và Clairvaux quả là những trung tâm tỏa sáng nền trời âu thời trung cổ.[44]


3. Ảnh hưởng tinh thần của các ḍng tu thời Trung cổ

Lẽ sống của các tu sĩ không phải chỉ tăng gia sản xuất, làm ra tiền bạc, tài giỏi nghệ thuật, kể cả nghệ thuật thánh. Lẽ sống của các vị là luyện tập nhân đức, hoặc theo như thánh Biển đức nói, là “khắc phục những cái khó để tiến tới Thiên Chúa”. Lẽ sống của các vị c̣n là ca tụng Thiên Chúa thay cho nhân gian. Trong lănh vực này xưa cũng như nay, đừng nghĩ rằng các tu sĩ nắm giữ độc quyền. Bên cạnh các thày, c̣n có nhiều giám mục như Adalberon de Liége (+ 1028), Guy d'Anjou giám mục thành Puy, người sáng lập phong trào Pax Dei (990), Fulbert de Chartres, các ngài đều là những bậc đă từng tham gia phong trào cải hóa phong tục và giáo dục quần chúng. Theo gương các vua Alfred (+ 901) nước Anh, Robert II (+ 1031) nước Pháp, nhiều giáo dân thời phong kiến cũng như giới học đường đều đă cộng tác trong sứ vụ thiêng liêng nầy. Rồi đến các Giáo hoàng, mặc dầu uy quyền khi ấy phần nào bị sa sút, các ngài vẫn không bao giờ bỏ việc kiểm soát, hay nói đúng hơn chính các ngài đă hướng dẫn sứ vụ. Nhưng dẫu sao đi nữa, người ta không thể không nh́n nhận ảnh hưởng lớn lao và nổi bật của các ḍng tu trong lănh vực tinh thần.

Trước hết, các tu viện thường là trung tâm đào tạo những thành phần lănh đạo Hội thánh. Hơn nữa, rất nhiều tu sĩ đă rời đan viện để lành nhận nhiệm vụ chủ chăn. Bên cạnh những giám mục được các vua cất nhắc sống một cách phong kiến, xa hoa, bè phái, c̣n có nhiều tu sĩ đem hết tâm lực vào sứ vụ tông đồ, kiện toàn khoa thần học, đề cao tính cách độc lập của hàng Giáo phẩm đối với thế quyền, gây phong trào công lư ḥa b́nh. Giữa lúc nạn “mại thánh” (simonie) tràn ngập trong Giáo hội, th́ các tu sĩ quyết làm những chứng nhân cho tinh thần thoát tục, khiết tịnh và nghèo khó Phúc Âm. Đóng vai cải cách, phục hưng đời sống Kitô giáo, các thày đă làm tṛn sứ mạng khó khăn và nặng nề một cách can đảm.

Hàng giáo sĩ thôn quê thời đó thật thê thảm: học thức tầm thường, đời sống bê bối, biếng nhác, có khi c̣n rượu chè dâm đăng nữa. Trong hoàn cảnh đau xót đó, nếu người dân quê chưa hoàn toàn mất đức tin, cũng là v́ họ c̣n được nh́n thấy nhiều gương lành của bậc tu hành, c̣n được nghe lời rao giảng của các đan sĩ lưu động, và được an ủi bởi những hoạt động bác ái của các tu sĩ nam nữ trong vùng.

Ḍng tu thật đă gây nhiều ảnh hưởng trên mọi lănh vực trong thế giới Công giáo; giáo dân thuộc mọi giai cấp, sinh viên, học sinh, quan chức, đến cả vua chúa cùng hàng Giáo phẩm, tất cả cùng chịu chung ảnh hưởng này. Ḍng tu nêu gương kỷ luật, gương sáng, đức trọn lành một cách hoàn hảo. Dĩ nhiên không thể không có những yếu đuối và gương xấu, nhưng đó là trường họa hiếm và cá nhân.

Lễ nghi phụng vụ, chu kỳ phụng vụ quanh năm được thêm phong phú cũng do sáng kiến của nhiều tu sĩ, đặc biệt những lễ kính đức Mẹ: lễ Sinh nhật, lễ Dâng Con, lễ Mông triệu. Việc tôn sù­ng thánh Pherô tông đồ có lẽ do các tu sĩ nước Anh khởi xướng, với mục đích làm nổi bật uy quyền của Roma, và cổ vơ ḷng suy phục đức Giáo hoàng. Lễ cầu hồn, nếu không phải thánh Odilon Cluny hoặc đồ đệ ngài khởi xướng, th́ ít nhất các vị đă có công truyền bá khắp Âu châu.

Qua nhiều sách vở, bài giảng và thánh ca, người ta nhận thấy các đan viện là nơi phát xuất những phong trào, nhằm nâng cao cuộc sống tinh thần đạo đức thời Trung cổ. Các tu sĩ là những quân binh của Thiên Chúa, đồng thời cũng là những tay thợ lành nghề, tận tụy xây cao lâu đài văn hóa nhân loại.[45]


 

[1] Sách tham khảo: G. Besse: Les moines d'Orient antérieurs au Concile de Chalcédoine - J. Brémond: Les Pères du Désert - F. Martinez: L’ascétisme chrétien, 1913 - U. Berlière: L'ordre monastique des origines au XXe siècle, 1924 - M. Viller La spiritualité des premiers siècles chrétiens, 1930 - Labriolle, trong Hist. de L’Église (Fliche - Martin) Q. III, tr 300-369.

[2] J. Brémond: Les Père du Désert - Labriolle, trong Histoire de l Église (Fliche - Martin). Q.III, tr 300-369 - H. Delehaye: Les Saints Stylistes, Bruxelles 1923.

[3] A.J. Festugière: Les moines d'Orient. Paris 1961, Q.III, tr 23-39.

[4] Xem A.M. Jacquin: Histoire de l’Église, Q.I, tr 595-600.

[5] Xem bản dịch Pháp văn của Dom Pichery.

[6] M. Roger L’enseignement des Lettres classiques d’Ausonne à Alcuin, 1905, tr 175- 187.

[7] Xem Dom F. Cabrol Saint Benoit, 1933 (“Les Saints”).

[8] Xem G. de Pinval trong Histoire de l’Église (Fliche - Martin), Q. IV. tr 403- 404.

[9] Xem D.J. Chapman: St. Benedict and the sixth century. London 1929.

[10] Xem J. de Hemptinne: L'Ordre de Saint Benoit. 1924, tr 68-69 (lược sử).

[11] Roussel Saint Colomban et l’épopée colombanienne, Q. I, tr 270. Nhiều tu luật được sửa đổi khoản năm 640.

[12] Xem J. Chevalier: Essai sur... les réveils religieux du pays de Galles, Lyon 1923 - E. Marin: Saint Colomban (“Les Saints), 1905.

[13] G. de Plinval trong: Histoire illustrée de l’Église (C. de Plinval - R. Pittet), Paris 1946-48, Q.I, tr 283.

[14] Điểm đặc biệt của người Ái Nhĩ Lan là năng xưng tội và phổ biến những nghi thức sám hối: mỗi tội chịu một h́nh phạt riêng. Cả giáo dân thường cũng được dạy cách xét ḿnh hàng ngày, và ư thức trách nhiệm của ḿnh đối với Chúa.

[15] Xem P. de Moreau: Histoire de l’Église de Belgique, des origines au XIIe siècle, Louvain 1940.

[16] Xem R. Aigrain, trong: Histoire de l’Église (Fliche - Martin) , Q. V, tr 324-327 Montalembert Histoire des Moines d'Occident.

[17] D. Poulet: Histoire du Christianisme, Q.II, tr 12-25.

[18] Xem A.M Jacquin: op. cit., Q. II, tr 509-538.

[19] Thánh Bonifaciô: Ep. 93 (MGH, Epist. Merov. tr 381).

[20] Xem E. Amann, trong Histoire de l’Église (Fliche - Martin), Q.VI, tr 187-190.

[21] Concilla aevi Karolini, MGH, tr 176. Bức thư của Paulin.

[22] E. Amann: op. cit., Q. VI, tr 93-106 và 303-313.

[23] E. Amann: op. cit., Q. VI, tr 451-462 và Q. VIII, tr 367-387.

[24] Hai anh em thánh Cyrillô và Methođô đă sáng chế mẫu tự, gọi là Cyrillic, để viết tiếng Bảo, Nga và Tắc (Serbe).

[25] Histoire du moyen âge, Q.III, tr 484, do Diehl và Marcais (Glotz).

[26] E.Amann: op. cit., Q. VII, tr 392-402 và 414.

[27] E.Amann: op. cit., Q. VII, tr 378-390.

[28] E. Amann: op. cit., Q. VII, tr 404-416.

[29] Bọn cướp Scandinavian từng đánh phá Âu châu từ thế kỷ IX đến XII. Những lănh tụ này đă bị Alfred nước Anh đánh bại ở Wessex.

[30] Xem U. Berlière: L'ordre monastique des origines au XIIe siècle, 1924, tr 90-120: “L’oeuvre civilisatrice” - Lesne: Histoire de la propriété ecclésiastique en France. Q. I, 1920, tr 79-131 và 333-401 - Ph. Schmitz: L'Ordre de saint Benoit, Q. II, tr 11-52.

[31] Xem trong D.G. Morin: L’idéal monastique et la vie chrétienne des premiers jours, Maredsous 1921, tr 130.

[32] E. Gilson: Les idées el les lettres, Paris,1932, “Humanité médiéval et Renaissance”

[33] U. Berlière op. cit., tr 121-140 - Ph. Schmitz op. cit., Q. II, tr 25-92.

[34] Thi ca Anglo-Saxon, trong đó vai chính là một ông vua huyền thoại xứ Jutland.

[35] L. Bréhier: L'art chrétien, son développemet iconogrophique des origines à nos jours, Paris 1928.

[36] Xem H. Houdicq: Histoire générale de l'art en France, Paris 1925 - U. Berlière op. cit., tr 143-144

[37] Trong bài thánh ca Phục sinh, câu Dic nobis Maria, quid vidisti in via? là một điển h́nh về loại ca đối thoại này, rất thông thường trong lễ nghi phụng vụ thời Trung cổ.

[38] U. Berlière: op. cit., tr 140-166.

[39] "Vậy những ai, nếu không có lư do chính đáng, lại thinh lặng trong thánh đường là nơi ca tụng Thiên Chúa, th́ sẽ không xứng đáng được nghe các Thiên Thần ca ngợi Thiên Chúa trên Thiên đàng”, lời của thánh nữ Hildegarda: Lettre aux prélats de Mayence, 1177 (Patrol, Latine, Q. 197, 243)

[40] R. Aigrain: La musique religieuse, 1929.

[41] H. Poulet: op. cit., Q. II, tr 70.

[42] Xem U. Berlière: L'ordre monastique, 1924, tr 189-218 - Ph. Schmitz: op. cit Q. I, tr 127-247 - Chaumont: Histoire de Cluny, Paris 1911.

[43] U. Berlière: op cit., tr 262-286.

[44] G. de Plinval trong: Histoire illustrée de l’Église, Q.I, tr 300-301.

[45] G. de Plinval: op. cit., Q.I, tr 313-314