HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Năm

GIÁO HỘI CẢM HÓA MAN DÂN
(t.k. V-VII)
 

I. Man dân xâm lăng đế quốc Tây phương

1. T́m hiểu người Mandi và t́nh h́nh đế quốc Roma thời mạt vận

2. Tính chất và những giai đoạn của cuộc xâm lăng

3. Tâm trạng Man dân đối với người Roma

II. Thái độ của Giáo hội đối với Man dân

1. Người Roma nghĩ ǵ về Man dân

2. Sự can thiệp của hàng Giáo phẩm

3. Những thí nghiệm sống ḥa b́nh với Man dân

III. Công cuộc cảm hóa Man dân

1. Vua Clovis và dân Franc theo đạo Công giáo

2. Dân Visigot ở Tây Ban Nha và dân Lombardo ở Ư Đại Lợi

3. Công cuộc truyền giáo ở Anh Cát Lợi và Ái Nhĩ Lan

 

 

Thời Trung cổ trong lịch sử thế giới bắt đầu từ khi hoàng đế Theodosius I băng hà năm 395, đánh dấu sự suy sụp của đế quốc Roma trước nạn xâm lăng của Man dân. Cuộc xâm lăng của Man di đă sửa lại bản đồ Âu châu trên nhiều phương diện. Về chính trị, chủ quyền không c̣n tập trung trong tay hoàng đế và thượng viện Roma nữa. Người ta thấy xuất hiện nhiều Quốc gia mới, có vua chúa, luật pháp, phong tục riêng. Những biến chuyển thời cuộc đă gây nhiều ảnh hưởng vào lănh vực văn hóa. Không kể nhiều di tích lịch sử, nhiều tác phẩm mỹ nghệ, văn chương đă bị ngọn lửa chiến tranh thiêu hủy, nền văn minh Latinh xán lạn xuống dốc rơ rệt. Lănh thổ cũ của đế quốc bị những khối dân xa lạ đến chiếm đóng. Phần đông những người đó không quen thuộc với đời sống văn minh; và thường t́nh nếp sống kẻ chiến bại - dù có đẹp đẽ chăng nữa - khó lôi cuốn được sự chú ư của những tay giang hồ, kiêu hănh đó.

Hoàn cảnh đổi thay đă đặt Giáo hội vào một vị trí mới. Từ đầu đến nay, Hội thánh trong bước đường nhập thế, đă cố gắng kiện toàn tổ chức của ḿnh, nhờ những cơ cấu khá hoàn bị của đế quốc Roma. Từ địa vị người khách, Hội thánh đă dần dần thấm nhập vào các cơ cấu của đế quốc, và coi như gắn liền với đời sống của nó. Biến cố “Man di” đă phá gẫy “cái giàn” mục nát, liệu “cây leo” Giáo hội có tàn lụi theo không? Không, mà trái lại. Không những Hội thánh đă bảo vệ được di sản quí báu của văn minh nhân loại, mà c̣n thu nhận những “chủ ông mới” hung hăng vào gia đ́nh ḿnh, để rồi từ đó bành trướng ảnh hưởng của ḿnh sâu rộng hơn. Thế giới thời Thượng cổ đă được Kitô hóa, nhưng thế giới thời Trung cổ mới thật là sản phẩm, là con đẻ của Kitô giáo. Trước đây, Hội thánh đem đạo lư của ḿnh để uốn nắn những ǵ đă có sẵn. Nhưng bây giờ, Hội thánh sẽ truyền thụ lại tất cả kho tàng thiên phú và thủ đắc của ḿnh, để xây dựng một trật tự mới, theo chiều hướng mới. [1]

 

I

MAN DÂN XÂM LĂNG ĐẾ QUỐC TÂY PHƯƠNG


1. T́m hiểu người Man di và t́nh h́nh đế quốc Roma thời mạt vận

Tiếng “Man di” (Barbare) không đồng nghĩa với “dă man”, “mọi rợ” (sauvage). Nó chỉ muốn nói lên sự cách biệt giữa một dân tộc có những tổ chức chính trị nghệ thuật, văn chương phong phú, với một khối người c̣n chất phác, quê mùa. Tuy nhiên, những dân tộc này cũng có một di sản tinh thần quí báu, mà sau này - khi được Giáo hội cảm hóa - họ sẽ đóng góp phần quan trọng cho nền văn minh Kitô giáo. Khối Man di không phải là một dân tộc thuần nhất, nhưng là từng nhóm bộ lạc, có khi liên minh với nhau, có khi chống đối nhau. Họ cũng không giống nhau về tính t́nh, tín ngưỡng, phong tục đối với Kitô giáo, họ có những thái độ khác biệt. Sự dị biệt đó đưa đến những cách đối xử không như nhau khi họ xâm chiếm đế quốc: có dân tàn sát người Kitô giáo, có dân quy thuận và trở thành những chiến sĩ truyền bá Phúc âm. Sau vài nhận xét trên, chúng tôi theo nhiều sử gia chia khối người Man di này thành ba nhóm, để nhận định : German, Slavo và Mongol. [2]

Nhóm German sống trong các vùng Tây Bắc Âu châu ngày nay. Họ là những người lính cường tráng, thờ sức mạnh thiên nhiên: mặt trời, mặt trăng, sấm chớp..., trên cùng là Wodan hay Odin (Trời) rnà họ thường cầu khấn mỗi khi mưu toan đại sự. Họ sống thành liên bang, bảo vệ quyền lợi và tài sản cho nhau. Họ chiến đấu anh dũng và không sợ chết. Tính t́nh tuy hung bạo, say sưa nhưng có điểm tốt là chất phác, ngay thẳng. Sắc dân German có thể chia làm hai ngành: ngành Teutonic gồm những dân Franc, Burgundo, Anglo, Alaman, Saxon: ở miền Bắc; ngành Goth gồm Ostrogot, Visigot, Suevo, Vandal và có lẽ cả Lombardo, ở miền Nam. Nếu trừ hai dân Vandal và Lombardo ra, các sắc dân kia - nhất là Goth - phần nhiều đă quen biết văn minh Roma, nên việc đối xử với người chiến bại không đến độ hà khắc lắm.

Nhóm Slavo, phát xuất từ hai sông Vistule và Don, bản tính thích xâm lăng, chiến tranh, di dộng, chứ không ưa định cư. Họ là thủy tổ của dân Đông âu ngày nay: Russo, Bulgar, Tcheco.

Nhóm Mongol phát xuất từ phía đông rặng Oural, Trung Á, đâm sâu vào miền Trung Âu; nhóm này hung dữ nhất. Đây là giống da vàng, những kỵ mă lanh lẹ, gồm những sắc dân Huno, Avar, Magyar, Turco... Đặc điểm chiến tranh của họ là sau khi cướp phá, tàn sát, “làm cỏ”, họ rút lui về những cánh đồng vắng chứ không đóng lại trong các thành thị. Tôn giáo của nhóm này là ngẫ­u tượng, đượm nhiều chất ma quái.

Cuộc xâm lăng của Man di khai tử hơn là bóp chết đế quốc. Thực vậy, đế quốc bị tan ră, phá hoại ngay từ trong ḷng ḿnh. Sự sa sút biểu lộ trên nhiều phương diện. Trước hết về chính trị và quân sự, những cuộc đảo chính thanh trừng nhau thường xảy ra tại triều đ́nh. Để củng cố địa vị, chính quyền trung ương đă áp dụng sách lược có ích lợi nhất thời, gây tai hại không lường được. Họ loại bỏ các cấp chỉ huy quân đội thuộc hàng quí tộc, và dành các chức ấy cho những tay quân sự thuần túy. Quân đội v́ thiếu người nên phải mộ trong đám nô lệ và Man di. Do đó, nhiều người Man dân chiếm được những địa vị cao cấp trong quân đội. Nhiều tướng lănh, tư lệnh vùng là đám người ngoại lai, và họ không c̣n buộc phải Roma hóa tên của họ nữa, như Arbogast người Gaulois (+394) là đánh tay mặt của Theodosius, Stilicon người Vandal (+408) tướng của Honorius. Các hoàng đế đă sử dụng đắc lực đoàn quân này trong các vụ tranh chấp quyền hành.

Đàng khác, trong khi trung ương bận tâm duy tŕ ngôi báu, th́ các địa phương t́m cách ly khai. Lư do thúc đẩy hành động này hẳn không ǵ khác là sự khát vọng độc lập, thống trị..., nhưng cũng v́ lư do tự vệ nữa. Quả thế, trước nạn xâm lăng của ngoại bang, trung ương nhiều khi làm ngơ không tiếp viện. V́ dưới mắt họ, thà để quân Man di chiếm các thị trấn rồi điều đ́nh sau, hơn là cấp quân sĩ cho các thị trấn đó để chúng có dịp nổi loạn. [3]

T́nh h́nh kinh tế và tài chánh bi đát không kém. Để đài thọ cho các kinh phí khổng lồ về hành chánh và quân sự, chính quyền đă đặt ra một kỹ thuật đánh thuế rất tinh xảo, trong khi mức sản xuất kém dần. Dân đô thị lo ăn chơi, tắm suối nước nóng và đi hí trường; dân thôn quê bỏ việc đồng áng để tránh thuế quá nặng; giới công nghệ và thương mại cũng hành động tương tự, cả giới trung lưu và thượng lưu cũng muốn đào nghiệp. Nhà cầm quyền phải tổ chức các “phường” (caste) để thúc bách mọi công dân ở lại hàng ngũ của ḿnh, nhưng vô hiệu.

Cũng nên xét đến yếu tố tâm lư và luân lư đă đưa đế quốc đến suy tàn. Nhưng cuộc “thánh chiến” giữa công giáo, dị giáo và lạc giáo Arius đă làm sứt mẻ t́nh huynh đệ đồng bào rất nhiều, c̣n ảnh hưởng đến liềm lực chiến đấu chống ngoại xâm. Niềm tin tưởng vào sự trường tồn của đế quốc cũng gây một tâm trạng ỷ lại, không lo đề pḥng. Sự bất măn của nhân dân đối với chính quyền v́ sưu cao thuế nặng, đă khiến nhiều người hoan hỉ khi quân Chính phủ rút lui trước sức mạnh của quân “giải phóng”.

Trước một ṭa lâu đài đồ sộ nhưng rạn nứt như vậy, thiết tưởng một sự đụng độ trung b́nh cũng đủ gây ra những đổ vỡ, xáo trộn khôn lường.


2. Tính chất và những giai đoạn của cuộc xâm lăng

Cuộc xâm lăng của Man dân không phải là một sự toa rập giữa các dân tộc nhược tiểu, để đồng loạt tấn công đế quốc. Người ta đừng nghĩ đến một “phe Trục” của Man di, chính họ cũng đánh đuổi lẫn nhau, và mỗi sắc dân đều lo tự vệ để được yên thân. Các chiến lược gia Roma hiểu như vậy, nên đă khéo lợi dụng làm cho chúng tiêu diệt nhau. Sự thực, đă từ lâu Man dân muốn t́m đất để định cư và sinh sống, mà phần đất đế quốc Tây phương hấp dẫn hơn cả, v́ đất mầu mỡ ph́ nhiêu, khí trời dịu mát, trung tâm Roma là nơi danh tiếng huy hoàng, đàng khác quân lực ở đây rất kém, biên thùy lại mênh mông khó canh pḥng.

Người ta cũng đừng h́nh dung những biển người di dộng, ào ào như thác nước, làm ngập lụt cả đế quốc. Quân số của “địch” không quá đông như vài sử gia Roma thổi phồng. Khi quân Vandal qua Phi châu (429), họ có 80.000 kể cả đàn bà con trẻ, số người cầrn vơ khí vào khoảng một phần tư. Quân ca Alaric, người đầu tiên xâm nhập Roma (410), lúc đông nhất là 40.000, kể cả hàng binh và nô lệ. Những giai đoạn chính của cuộc xâm lăng tóm tắt dưới đây.

Trước khi hoàng đế Theodosius băng hà (395), đă có những vụ xâm nhập lẻ tẻ để cướp bóc. Marcus - Aurelius (161-180) suốt đời phải tuần pḥng dọc biên giới để chống xâm lăng. Về việc tử trận của Decius (251) và Valens (378) khi giao tranh với dân Goth, các sử gia ghi nhận là hai ông bất cẩn và khinh địch, hơn là tại thực lực của đối phương. Năm 274, Aurelianus phải mở cửa cho dân Goth vào miền Dacia (phía bắc sông Danube). Dầu sao, cho đến năm 16, bờ lũy ở biên giới vẫn c̣n bảo vệ được.

Trước khi băng hà, Theodosius chia đế quốc cho hai hoàng tử trẻ tuổi: Honorius (11 tuổi) bên Tây, và Arcadius (18 tuổi) bên Đông. Tại triều đ́nh, các phe lo tranh giành ảnh hưởng, và Tây phương không bỏ mộng xâm lấn Đông phương. Đó là cơ hội để những cuộc tấn công của Man dân trở thành nặng nề hơn: những làn sóng xâm nhập đầu tiên đă diễn ra. Năm 405, quân Suevo dưới quyền chỉ huy của Radagasius (+ 406) chiếm thành Florencia, gây tan hoang khắp Bắc Ư và làm cả Tây phương kinh hoàng, trước khi bị Stilicon đánh tan.[4]

Đêm 31.12.406 là đêm lịch sử hăi hùng: chiến tuyến sông Rhin bị chọc thủng. Từ bờ biển Baltic và rừng German, sắc dân Franc, Burgundo, Suevo, Herulo, nhất là Vandal và Alano, tức những sắc dân hung bạo và thiện chiến nhất, vượt biên giới đế quốc tràn vào xứ Gallia, làm tan hoang cả một miền ph́ nhiêu phong phú. Quân Vandal, Suevo và Alano c̣n kéo nhau đâm thẳng xuống bán đảo Iberica tức Tây Ban Nha. Trong khi đó, quân Goth từ miền Đông kéo sang xứ Ư Đại Lợi. Ngày 23.8.410, Alaricus vua Goth tiến vào thành Roma sau ba lần công hăm, phá phách khắp nơi, trừ vương cung thánh đường hai thánh Pherô và Phaolô. Alaricus mất năm đó tại Cosenza. Ataulfus (410-415) lên thay, làm ḥa với Honorius và v­ới Placida em gái của Honorius, rồi đem quân sang miền Nam xứ Gallia (Aquitaine), lập nước Visigot trên bán đảo Iberica.

Bốn mươi năm sau, Attila vua Huno (432-453), sau khi đánh bại nhiều vua chúa Tây phương cũng như Đông phương, xâm nhập đánh phá nhiều đô thị xứ Gallia, nhưng đă tha cho thành Lutecia (Paris ngày nay) do sự can thiệp của thánh nữ Geneviève (422-502). Năm 451, Aetius, Meroves và Theodoricus hiệp lực đánh tan quân Huno lại Catalaunica (gần Châlon). Năm sau, Attila kéo quân xuống Ư Đại Lợi đe dọa “làm cỏ” thành Roma. Đức Thánh Cha Leô Cả phải đích thân can thiệp và yêu cầu ông rút lui, kinh thánh muôn thuở mới thoát gót giầy sắt Huno. Cuộc viễn chinh của Attila tuy rầm rộ (quân số tới nửa triệu), nhưng không làm xáo trộn cục diện của đế quốc Roma như nhiều sắc dân khác, v́ Attila đă vội chết ngay trong đêm (453) lễ thành hôn với Ildica người German. Cơ nghiệp của ông ở miền sông Danube bị cắt mảnh.[5]

Quân Vandal, sau một thời gian ở Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của Gensericus (428-477) vượt xuống Phi châu năm 428. Một cuộc trả thù tàn sát người công giáo diễn ra rất dă man do người Vandal theo giáo phái Arius, được người Mauro và giáo phái Donatus hùa theo. Cuộc bách hại kéo dài cho tới khi nước Vandalia sụp đổ năm 543. Năm 455, Gensericus đem quân chiếm thành Roma, một lần nữa đế đô nhờ bàn tay can thiệp của đức Thánh Cha Leô Cả mới khỏi bị phá.

Sau đợt xâm lăng lần thứ nhất này, các sắc dân Man di dần dần định cư và xây dựng vương quốc, hoặc tự trị hoặc liên minh với đế quốc. Dân Breton ở miền Tây Bắc Gallia (Armorique); dân Franc chiếm Đông Bắc Gallia; Burgundo ở Helvetia; Visigot, Alano và Suevo ở miền Nam Gallia và bán đảo Iberica; Vandal trấn đóng Bắc Phi. Thực quyền hoàng đế Roma (Valentinianus 425-455 và Romulus Augustulus 455-476) chỉ c̣n ở Ư Đại lợi. Những cuộc hôn nhân, thương thuyết, làm cho người Man di gần gũi với đời sống chính trị của đế quốc nhiều hơn; ngôi hoàng đế Roma ngày càng gần tay họ.[6]

Kể từ năm 476, lịch sử bước sang một khúc rẽ khi Odoacrius, nguyên là một sĩ quan của Attila người Skyro, lănh đạo quân Herulo nổi dậy chống vị nhiếp chính Oreste (cha của Augustulus) lật đổ Romulus Augustulus, và lên ngai báu với danh hiệu Rex Gentium (vua các dân tộc), nhưng vẫn duy tŕ tổ chức của đế quốc cũ. Vương quốc Herulo không được lâu dài, v́ năm 489-490 Theodoricus vua Ostrogot (474-526) đem quân vào đất Ư, giết được Odoacrius (493) và cầm quyền trên 30 năm. Là người thông minh, khí phách, lại được những vị đại thần công giáo như Boecius, Cassiodorus trợ lực, Theodoricus cố gắng dung ḥa hai đám người cũ (Roma), mới (Goth) trên b́nh diện văn hóa, luật pháp, hành chánh và cả tôn giáo. Công việc của ông thu được nhiều thành quả tốt đẹp, nhưng v́ những mặc cảm của thuộc hạ, nhất là sau biện pháp thiển cận của hoàng đế Đông phương Justinus I (518-527) đ̣i loại trừ phái Arius khỏi cơ cấu chính quyền, khiến Theodoricus vào cuối đời đă nổi giận chống người công giáo: Boecius bị giết năm 524.

Sau khi Theodoricus mất, nước của ông bị phân tán, những ông vua kế nghiệp (Theodatus, Vitiges, Totila) quá yếu kém đă bị quân Byzantin của Justinianus I (527-565) tiêu diệt, và Ư Đại Lợi trở thành một tỉnh của đế quốc Đông phương (554). Năm 534, dân Vandal ở Phi châu phải đầu hàng Justinianus v́ quá suy nhược sau khi mất những lănh tụ tài ba. Họ c̣n tuyệt chủng, v́ bị cô lập giữa đám người Roma không đội trời chung với Man dân. Bắc Phi, Ư Đại Lợi và một phần Tây Ban Nha thoát ách Man di. Nhưng chỉ được một thời gian 30 năm, v́ khi Justinianus nhắm mắt, những sắc dân khác dữ tợn và lạc hậu hơn, tiến vào đất Ư, th́ không c̣n một lực lượng nào chống lại được nữa. Văn minh Roma đến hồi diệt vong [7].

Thật vậy, ngay dưới triều Justinianus I, xứ Gallia từ năm 496 đă bị một sắc dân mới, hoàn toàn chưa biết văn minh Latinh, nắm giữ, đó là dân Franc do Clovis (481-511) lănh đạo. Ông thôn tính tất cả phần đất của người Alaman, Burgundo, Visigot, lập nên triều đại Meroves thống trị Tây Âu cho đến năm 751. Năm 568, Justinus II nghe gièm pha cách chức tướng Narses đang trấn thủ Ư Đại Lợi. Narses tức giận mộ quân Lombardo (râu dài) để làm phản. Lập tức Alboin vua Lombardo đem quân tràn vào, Ư Đại Lợi vô chủ chống trả yếu ớt. Alboin lập quốc ở đây, lấy Pavia làm lành đô. Đạo Công giáo thiệt hại nặng nề: 90 ṭa giám mục bị thiêu hủy.

Trước trung tuần thế kỷ V, đảo Britannia là đất cư ngụ của dân Breton, Scot và Celtic. Dân Breton bị Scot quấy phá, phải cầu cứu “anh em” Saxon. Hengist và Horsa đem quân Saxon từ lục địa sang đánh dân Scot, và ở lại lập nước Kent (455). Dân Saxon kéo nhau sang đông hơn và lập thêm ba nước Sussex, Wessex và Essex. Sang thế kỷ VI, đến lượt dân Anglo dưới sự lănh đạo của Yda chiếm miền Trung, lập thêm ba nước nữa: Northumbria, Estanglia và Mercia (547). Bảy nước họp thành liên bang (heptarchie) dồn dân Breton sang miền Tây ít ph́ nhiêu.

Tây phương từ nay do những người “xa lạ” cầm quyền, đế quốc Roma Tây phương sụp đổ hoàn toàn; liên lạc Đông Tây cũng chấm dứt từ đó.


3. Tâm trạng Man dân đối với người Roma

H́nh như có hai tâm trạng khá khác biệt nổi bật ở nơi các sắc dân Man di, khi lọt vào khung cảnh đời sống văn minh Roma: một nhóm tỏ ra bực tức, khinh bỉ. tham lam; nhóm khác bỡ ngỡ và thán phục. Dân Suevo của Radagasius và những sắc dân từ bờ sông Maine và Danube xâm nhập các đô thị cổ kính giầu có của đế quốc có bẩm tính tham lam, trộm cướp, ưa thích phá phách chém giết người.[8] Sắc dân Vandal cũng một tâm trạng giống vậy, tuy chừng mực hơn. [9] Rồi cũng một tâm trạng đó biểu lộ nơi quân Huno khi giầy xéo xứ Gallia, người Saxon khi xâm chiếm đảo Britannia, người Franc khi chiếm đóng xứ Rhenani và Belgica, người Alaman từng quật phá cả mồ mả, sau cùng là dân Lombardo và Slavo. [10]

Tuy nhiên, có những dân thường xuyên bang giao với đế quốc, đó là sắc dân Goth. Mặc dầu bẩm sinh vô kỷ luật và hiếu chiến, họ cũng ra chiều đứng đắn, nghiêm trang khi được khoác trên ḿnh một vinh dự. Các lănh tụ của họ rất ham chức tước trong quân giai; họ dễ dàng tin theo tôn giáo (bè Arius) của chủ, nhiều đô thị như Roma, Ravenna, Constantinopoli đối với họ như những thành thánh. Do đấy, người ta không lạ khi thấy Athanaricus (+ 381), vua Goth, lấy làm vinh dự được sống dưỡng già tại triều đ́nh Theodosius I. Tiếc một điều là dân Goth cũng tự kiêu, ích kỷ, t́m tư lợi và sự an toàn cho ḿnh như các sắc dân khác. Hành động của Alaricus I cũng như Odoacrius cho ta thấy rơ điểm đó. Sử gia Orosius có nói đến đường lối chính trị của Ataulfus vua Goth. Ông này có hoài băo đem Đế chính chủ nghĩa Goth thay thế cho đế chính Roma, nhưng thất bại v́ tính t́nh hiếu chiến của đồng bào ông, nên ông lại mơ ước một chính trị dung ḥa, trong đó người Goth sẽ lợi dụng các truyền thống của văn minh Roma.[11] Đó cũng là sự mơ ước của Theodoricus I.

Trong khi quân Vandal tỏ ra hết sức kiêu căng và dă man đối với người chiến bại,[12] như ở Phi châu họ dùng thổ dân Mauro vào chính sách diệt chủng Roma, th́ các vua Goth lại tỏ ra khôn ngoan sáng suốt về giá trị văn minh Roma, biết cảm phục pháp luật, biết sử dụng người Roma tài giỏi.[13] Theodoricus không bao giờ có thái độ của kẻ chiến thắng, ông luôn tin ḿnh là một ông vua hợp hiến. Các ông vua này đều thừa hiểu muốn có sức mạnh, cần phải sống đoàn kết và ḥa đồng Roma với Goth. Nhưng Roma khinh bỉ và căm thù Man di, trong khi người Goth vẫn giữ tập tục riêng, ngôn ngữ German, giáo thuyết Arius, và cho đấy là những dấu chỉ của kẻ chiến thắng. Bởi đó, thường xảy ra những vụ dấy loạn mỗi khi một hoàng hậu có tinh thần cởi mở (như Amalasonte, con gái của Theodoricus, hoàng hậu của Theodotus; Brunehaute, hoàng hậu của Sigebert), muốn cho con ḿnh theo học văn hóa Latinh.

Sự cố chấp của hai dân tộc nhất định không chịu ḥa đồng để sống chung với nhau, là cả vấn đề của thời đại Man di này. Vấn đề không thể giải quyết, nếu sau cùng việc hôn nhân và uy tín của đạo Công giáo không dẹp đi được sự tự tôn mặc cảm về chủng tộc. Bởi v́ người Goth mặc dầu rất kiêu hănh về ḍng máu thuần khiết và anh hùng của họ, họ vẫn đ̣i bất cứ bằng giá nào phải được kết hôn với những gia đ́nh quí tộc Roma. Ataulfus kết duyên với Galla Placida, em gái của Honorius, và tổ chức lễ cưới rất trọng thể tại Narbonne (416), là một tích điển h́nh. Đến sau, con của Gensericus tức Hunericus vua Vandal (+ 484) kết hôn với công chúa của Valentinianus III. Cả Attila cũng đ̣i kết duyên với Julia Honoria, em gái của Valentinianus III. Về phía hàng quí tộc Roma cũng có sự mong ước tương tự. Những vụ kết hôn này, cho dầu đôi khi có sự lường gạt nhau đi nữa, vẫn là cơ hội tốt để hai chủng tộc xích lại gần nhau về tâm trạng cũng như về tinh thần, gây ảnh hưởng trong ngành giáo dục thế hệ trẻ và dọn đường cho việc theo đạo Công giáo sau này.


II

THÁI ĐỘ CỦA GIÁO HỘI ĐỐI VỚI MAN DÂN


1. Người Roma nghĩ ǵ về Man dân

Người Roma phải chăng đă cảm nghĩ rằng đây là một cuộc chiến tranh bi thảm, một mất một c̣n, giữa hai chủng tộc không thể đội trời chung? Phải chăng người Roma tất cả đều ngao ngán đến kinh tởm, khi phải tiếp xúc với Man di? Phải chăng họ giận điên lên khi phải mang ách thống trị của những kẻ chiến thắng “đáng ghét” này ?[14] Có một số sách vở để lại, khiến người ta nghĩ như thế. Prudentius, người Tây Ban Nha, coi Man di không hơn con vật; Sidonius Apollinarius giám mục thành Auvergne, dùng những danh từ kinh tởm khi diễn tả sự ăn uống no say của các kẻ ngồi ăn cùng bàn mà ông buộc ḷng phải tiếp. Đứng trước sự tấn công ồ ạt của kẻ xâm lăng, người ta nghe rơ tiếng hô hào của thánh Ambroxiô, như muốn động viên cả đế quốc và Nước Trời, rồi những tiếng ta thán năo nùng của thánh Gieronimô, nói lên sự bất lực một cách thảm bại trước một tai ương vô cùng khủng khiếp.[15] Nhiều nhà hùng biện, nhiều thi sĩ, nhiều vật kỷ niệm (huy chương, bi kư) đă không quên diễn tả người man di như những kẻ thù xấu xa cần phải tiêu diệt. Một văn hào như Orosius cũng c̣n tỏ ra thích thú, khi nói đến vụ Arbogast chọc tiết 10.000 quân Goth. [16]

Có điều người ta nhận thấy những lời ta thán đó, nhiều hay ít, hoảng hốt hay b́nh tĩnh, là tùy tâm trạng và cũng tùy ở nơi cư ngụ của mỗi tác giả. Khi thành Roma bị đánh phá, thánh Âutinh ở Phi châu đă không cảm kích mănh liệt như thánh Gieronimô, ngài suy nghĩ b́nh tĩnh về sự sụp đổ của đế quốc Roma. Nhưng vào năm cuối cùng của đời thánh nhân (430), khi những đoàn kỵ mă Vandal giầy xéo đất Phi Châu và nhất là khi thành Hippone của ngài chịu tàn sát ghê rợn, th́ vị chủ chăn này mới cảm kích lo Âu và đau buồn không kém thánh Gieronimô khi khóc than thành Roma bị phá.[17]

Chiến tranh là vậy. Nhưng có phải v́ nhũng nhiễu loạn và tàn phá đến mức độ khủng khiếp ấy, mà người ta không c̣n biết nhận xét nữa không ? Người ta có thể lẫn lộn Radagasius với Ataulfus, hoặc Theodoricus với Attila được không? Phải chăng trong mọi trường hợp, Man dân trước mắt người Roma chỉ là những kẻ thù không đội trời chung, và chỉ là những bọn ức hiếp đáng ghét bỏ ? Không ai quên được tấm ḷng quảng đại và ưu ái của hoàng đế Theodosius I đối với các binh sĩ Man di trong quân đội ông; và ở đây cũng nên nhắc lại h́nh ảnh của Paulin thành Pella. Là người xứ Aquitaine thuộc hàng quí tộc, con cháu của các nhà hùng biện và thi sĩ, Paulin rất am hiểu giá trị văn minh Roma. Là người phải chịu nhiều đau khổ v́ cảnh nhà tan cửa mất, nhưng nhờ có đức tính hiền ḥa và nhẫn nại, ông đă t́m cách thích ứng với t́nh thế mới. Không ǵ làm ông oán hận hay xa cách người Goth. Ông tiếp xúc thân mật với họ, ông ca tụng đức tính vô tư, ḷng hào hiệp của họ đối với ông.[18] C̣n nhiều sự kiện, nhiều tích truyện khác đáng ngạc nhiên hơn thế nữa. Văn hào Salvianus trong thời gian cư ngụ tại Marseille, đă viết nhiều bài ca tụng đức tính của người Man di.

Tuy nhiên, thánh Ambroxiô cũng có lư khi ngài kết án những linh mục và giáo dân trong những tỉnh bị chiếm đóng, đă bỏ y phục Roma và phục sức theo lối Goth. Hoàng đế Theodosius I phải ban hành một đạo luật khoan hồng đối với những người dân trong xứ Britania liên kết với “quân xâm lăng” Anglo-saxon. Sự thực là tinh thần quốc gia dân tộc, nếu c̣n mạnh ở nơi một số người có lương tâm Kitô giáo hoặc Thần giáo (thánh Ambroxiô, Rutilius Namantianus, Claudianus), th́ cũng đă bắt đầu giảm dần tại những miền bị đe dọa hoặc, đă về tay “địch quân” rồi.

Chúng tôi ghi lại đây sự nhận xét của thánh Gieronimô khi nói về dân chúng miền Pannonia như sau: “Đừng kể một số người già cả c̣n th́ tất cả những ai dưới thời lưu đày hoặc chiếm đóng, đều không tỏ ra hối tiếc sự tự do mà họ không hề biết đến(Ep 123,17). Orosius một sử gia nổi tiếng khách quan. viết: “Có nhiều người Roma thà được sống nghèo khổ nhưng độc lập với Man di, hơn là chịu sưu cao thuế nặng trong xă hội Roma”.[19] Salvianus c̣n viết rơ ràng hơn nữa: “Dân nghèo đầy thất vọng chỉ mong chờ kẻ thù đến, họ cầu xin Thiên Chúa sai Man di đến với họ”.[20]

Cũng nên biết rằng người Roma thường mặc cảm sợ sệt hơn là oán ghét Man di. Tất cả đều phải chịu đựng những cuộc tàn sát, cướp phá, lưu đày. Giới trí thức và hàng quí tộc khổ nhục nhiều hơn v́ những tư cách quê mùa, thiếu giáo dục của những “ông chủ mới” không ai muốn tiếp nhận. Nhưng giai cấp trung lưu và hạ lưu lại không cảm kích v́ sự cách biệt về phong tục và ngôn ngữ đến như thế. Tác giả cuốn Kêu gọi các Dân tộc (De vocatione omnium gentium) đă tỏ ra b́nh tĩnh, khi diễn tả những cuộc nhiễu loạn đang từ từ đi đến:

 “Trong thời b́nh, bao kẻ đă giăn việc chịu phép Rửa tội, th́ nay sự sợ hăi thúc bách họ đi t́m nước tái sinh ... Điều mà lời khuyên răn không thể đạt được ở nơi những tâm hồn ươn lười nguội lạnh, th́ sự đe dọa của chiến tranh và tai biến dă làm được. Những người con của Giáo hội, tù nhân của kẻ xâm lăng, dă thuyết phục được các lănh tụ của họ theo Phúc âm Chúa Kitô; và họ trở thành những thày dạy đức tin cho các kẻ mà họ phải làm tôi tớ v́ công lệ của chiến tranh. Nhiều người Man di khác, trong thời gian trước đây phục vụ đế quốc Roma, đă học được ở nơi chúng ta nhiều điều, nay trở về với xứ sở họ mang theo một nền giáo dục Kitô giáo. Vậy không ǵ có thể ngăn cản được hiệu quả của Ân sủng, bởi lẽ nhờ có ân sủng mà những xung đột đưa tới thống nhất, những tai họa biến thành linh dược và chính những nguy hiểm cũng như sợ hăi thúc đẩy Giáo hội trên đường tiến bộ”. [21]


2. Sự can thiệp của hàng Giáo phẩm

Giờ ra tay can thiệp của Giáo hội đă điểm. Trong các cuộc xâm lăng, quân Man di đi tới đâu đều coi tất cả những ǵ có bóng dáng Roma là thù địch, không phân biệt tôn giáo hay chính trị, chúng đốt phá đô thị, làng mạc, thánh đường, tu viện, càn quét dân lành, khiến mọi người chỉ biết bỏ chạy, cam chịu số phận. Hàng giáo sĩ cũng phải chịu chung số phận: tù đày hoặc làm tôi. [22] Các vị tỏ ra bất lực trước cảnh thiêu hủy thánh đường, cướp phá tài sản Giáo hội, cùng những cách đối xử tàn tệ, dă man đối với chức bậc trong Hội thánh. Việc phượng tự phải ngưng, trật tự không c̣n nữa. Đó là t́nh trạng đầu thế kỷ V tại miền Bắc Gallia và xứ Rhenani, cũng như ở Britannia, Tây Ban Nha và Phi châu, rồi ở Illyria và Ư Đại Lợi.

Trước cảnh xáo trộn bất ngờ, phản ứng của hàng giám mục tất nhiên là khác nhau. Đọc lại bút tích của nhiều đấng thánh, như thánh Gieronimô, thánh Ambroxiô..., người ta thấy có những lời than tiếc, trách móc, trước những tàn phá khiến bao người vô tội bị giết, bao giáo sĩ phải tù đày, bao thánh đường bị triệt hạ hay bị tục hóa. Ḷng ái quốc mănh liệt lắm lúc thúc đẩy các ngài dùng những danh từ thậm tệ để chỉ đám người man rợ. Thánh Gieronimô gọi họ là “dă thú”. Thánh Ambroxiô cho họ là những quân tham lam và nhục dục, chứ không có tâm t́nh của con người. Tuy nhiên, chúng ta thấy có nhiều vị giám mục khác thực tế hơn. Với tư cách chủ chăn, các ngài t́m hết cách bảo vệ thành tŕ, hoặc bằng điều đ́nh, hoặc bằng quân sự.

Thánh Germanô thành Auxerre (+ 448), bấy giờ đă gần 70 tuổi, trên đường truyền giáo từ Britannia trở về, vừa bước chân lên đất quê hương đă được tin đồng bào miền Tây Gallia lọt vào tay phá hoại của quân Alano. Thánh nhân liền đích thân giáp mặt viên lănh tụ ngài yêu cầu, ngăm đe..., và kết quả quân sĩ Alano bằng ḷng rút lui.[23] Cũng trong hoàn cảnh tương tự, năm 452 thánh Giáo hoàng Leô liều mạng đi t́m Attila trên bờ sông Mincio để điều đ́nh, và Attila đă chịu triệt thoát, để lại những cái liếc nh́n kinh thành Roma hoa lệ giầu sang một cách thèm thuồng. Ba năm sau, cũng trường hợp ấy thánh nhân ra đón và điều đ́nh với Gensericus vua Vandal tại cửa thành.[24]

Những hành động can đảm anh hùng như thế cần phải có nhẫn nại và hy sinh. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng các giám mục đi gặp các kẻ chiến thắng chỉ là để xin sự khoan hồng hay đầu hàng. Các ngài c̣n đóng vai tṛ lănh tụ. Là những người bảo vệ các đô thị theo đúng nghĩa, các ngài lo việc tiếp viện, chỉ huy công cuộc pḥng thủ, đề pḥng hỗn loạn, lên án các vụ khủng bố. Trong thời xâm lăng lần thứ nhất, khi tất cả các đô thị lớn của miền Nam Gallia trở thành đống tro tàn do những bàn tay dă man của Man di, th́ thành Toulouse lại thoát được tai ương chung do sự khéo léo của thánh Euxuper, giám mục thành đó. [25] Với một ḷng dũng cảm không kém, thánh Lupô dưới thời Altila, cũng đă tỏ ra là vị cứu tinh của thành Troyes. Hành động của thánh Aignan có lẽ quyết liệt hơn cả, khi thành Orléans bị quân Huno bổ vây, thánh nhân đă cầm cự cho tới khi tướng Aetius kịp đem quân Roma tới cứu viện.[26]

Đó là vai tṛ của các giám mục nổi tiếng trong giai đoạn nhiễu loạn này. Với khả năng sẵn có, các ông nắm vững được quần chúng, khuyến khích và an ủi họ, cứu giúp dân vô tội. Các ngài c̣n làm cho những người man rợ tàn bạo nhất đón nhận quyền uy của Kitô giáo và thiên chức cao trọng của bậc linh mục. Hàng ngày các vị phải tốn nhiều công để chặn lại những khốn khổ sập đến, và làm giảm đi những khốn khổ đang có. Thánh đan viện phụ Severin (+ 507) suốt đời đă đóng vai tṛ ấy. Làm tông đồ xứ Noriea, thánh Severin trong 30 năm lo bảo vệ dân chúng sống trong vùng từ Salzach đến rặng Alpes. Xứ Norica bấy giờ bị quân Ruges chiếm đóng, hoàng hậu là một tín đồ giáo phái Arius. Nhưng thánh nhân luôn bênh vực quyền lợi của dân công giáo, nâng đỡ thân phận họ, đ̣i các ông hoàng trong xứ phải tôn trọng.[27]

Khi t́nh thế lắng dịu, các giám mục miền Tây Gallia c̣n phải lo đến việc hồi hương, hoặc trao đổi tù binh giữa người Burgundo và Visigot. Việc chuộc lại các kẻ bị bắt làm tôi sẽ là một trong những công cuộc lớn lao của Kitô giáo thời đó. Sự phục hồi cho họ các quyền lợi gia đ́nh hoặc tôn giáo, cũng như sự nâng đỡ họ về vật chất, đều là những mối lo Âu của hai thánh Giáo hoàng Leô và Gregori.[28]

Sự việc đă rồi ! Người Man di dầu sao đă trở thành những “chủ nhân ông”! Sau những phút tiếc xót Roma huy hoàng tráng lệ, người ta đành để Roma sa đọa và mê tín được tống táng luôn trong dịp này. Hội thánh nghĩ tới cuộc “chinh phục” đám người chiến thắng, mà Chúa Quan pḥng gởi đến.


3. Những thí nghiệm sống ḥa b́nh với Man dân

T́nh thế bất ổn và thê thảm này không thể kéo dài măi được. Sau một thời đố kỵ và bách hại nhau, cần phải t́m cách để thông cảm. Cả đôi bên đều nghĩ như thế. Mỗi khi về phía ông vua Man di có thái độ hào hiệp muốn điều đ́nh, hàng giáo sĩ công giáo tức khắc đứng lên đáp ứng ngay. Ở Phi châu, mặc dầu là nơi hàng giáo sĩ đă nhiều phen chịu ngược đăi một cách có hệ thống và dă man, nhưng khi các vua Vandal như Hunericus, Gontamond, Thrasamond, muốn ḥa giải với hàng giám mục, liền có ngay một vị đứng ra đảm nhận cuộc đàm phán với tất cả thiện chí.[29] Chỉ trừ xứ Britannia, nơi người công giáo cứ trốn tránh và tỏ ra bực tức không chịu sống chung với dân Saxon và Anglo, tức những dân mà họ gọi là “quân xâm lăng đáng kinh tởm”.[30] Nhưng ở lục địa, đối với dân Lombardo vốn là thù địch man rợ nhất, thánh Gregori đă thà chịu mang tiếng bội phản với Byzantin, hơn là chấp nhận một chính sách diệt chủng. Hai cuộc thí nghiệm sống chung ḥa b́nh đáng chú ư nhất, được đem thực nghiệm với người Burgundo ở Gallia và Ostrogot ở Ư Đại Lợi.

Tính t́nh ôn ḥa tự nhiên của người Burgundo và sự khôn ngoan của các giám mục, đă tạo được một sự thông cảm nhau một cách thành thực và nghĩa hiệp. Nếu có những ông hoàng hiếu ḥa như Gondebaud từ chối theo đạo Công giáo, th́ ít ra các ông vẫn giữ được t́nh hữu nghị, đến độ thân thiện với các vị đại diện của Giáo hội, như thánh Avit thành Vienne (Dauphiné).[31] Kết quả là không có ǵ đáng tiếc xảy ra, mỗi khi có vụ từ giáo phái Arius trở về với Công giáo đặc biệt nhất dưới triều Sigismond, người kế vị Gondebaud (công đồng Epaone, 517).

Sự kiện không được như thế trong các xứ thuộc quyền Goth. Tuy nhiên, sáng kiến của Alaricus II (9484-507) và sự vô tư của Theodoricus I (493-526) đă thành công nhờ ở sự sáng suốt của thánh Epiphan thành Pavia và nhất là sự tận tâm của thánh Cesariô thành Arles. Nếu người ta đă đạt được một chính trị ḥa giải rộng răi và tốt đẹp giữa Giáo hội và chính quyền Man di, th́ đó một phần là do công nghiệp của vị đại giám mục nói trên. Khoảng từ năm 513 đến 529, đạo Công giáo tại các khu vực thuộc quyền Theodoricus có uy tín đặc biệt. Nhiều công đồng được triệu tập, lễ cung hiến nhiều đại thánh đường mới được tổ chức long trọng, sự hợp tác chặt chẽ giữa các công chức cao cấp và hàng linh mục. Ai cũng cho đó là điềm báo một tương lai tốt đẹp lâu bền.[32]

Tuy nhiên, không hoàn toàn đúng như vậy, v́ ngay trong thời thái b́nh nhất của hai triều Alaricus II và Theodoricus, không thiếu những ngộ nhận tai hại đi đến căng thẳng. Đó là v́ về phía các tướng lănh theo giáo Phái Arius vẫn có thái độ nghi kỵ đối với hàng giám mục; rồi bất ngờ xảy đến những vụ tố cáo làm hại uy tín các vị đại diện cao cấp của đạo Công giáo. Thánh Cesariô bị buộc tội ba lần, Boecius bị án tử h́nh (524). Đức Thánh Cha Symmacô (498-514) phải vất vả lắm mới thoát được sự đe dọa truất chức; đức Gioan I (523-526) bị Theodoricus tống giam và chết trong ngục. Những vụ như thế chứng tỏ kết quả mong manh của các cuộc ḥa giải, đă được coi là đầy thiện chí. Đấy cũng là một bằng chứng để người ta biết muốn tiến tới ḥa b́nh thật sự, cần phải t́m một giải pháp khác. Song người ta khó có một giải pháp hữu hiệu nào, bao lâu c̣n hai tôn giáo xung khắc nhau, c̣n hai dân tộc khác biệt nhau phải sống sát cánh trên cùng một giải đất, nhưng nhất định không chịu đội trời chung.

Làm cho các lănh tụ Man di kính nể và thiện cảm với ḿnh mà thôi chưa đủ; cần phải cảm hóa cả khối Man dân nữa bằng một công cuộc truyền giáo. Đó là sứ mạng của các giám mục và của các ḍng tu trong Hội thánh. Sự nghiệp của các ḍng tu trong công cuộc này, chúng tôi sẽ nói riêng ở chương sau. Ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến những cuộc theo đạo Công giáo có ảnh hưởng lớn nhất trên đất Gallia, Tây Ban Nha, Ư Đại Lợi, Britannia, do công của những vị giám mục thời danh, mà Chúa đă sai đến để mở đầu cho công cuộc Kitô hóa Âu châu Man di.


III

CÔNG CUỘC CẢM HÓA MAN DÂN


1. Vua Clovis và dân Franc theo đạo Công giáo

Sự theo đạo của Clovis vua dân Franc (481-511) là biến cố trọng đại nhất trong lịch sử cảm hóa Man dân. Clovis được quân sĩ tôn lên làm vua khi ông mới 15 tuổi, chứng tỏ ông sớm là một vơ quan xuất sắc và chiếm được cảm t́nh của dân chúng. Các giám mục công giáo đặt nhiều tin tưởng nơi ông. Thánh Remi (437-533), tổng giám mục thành Reims, gởi cho nhà vua một lá thư bàn về cách trị quốc an dân, trong đó ngài lưu ư nhà vua nên thông hảo với các giám mục. Giáo phái Arius cũng gịm ngó Clovis, v́ ông đă có hai người con gái theo giáo phái này, trong đó có Arboflède kết hôn với Theodoricus I.

Yếu tố quyết định nào đă khiến Clovis theo đạo Công giáo? Thật khó nói. H́nh như có mưu toan chính trị trong đó, v́ ông thừa hiểu bức tường ngăn cách giữa dân Franc và Gallo-roman là tín ngưỡng. Nếu ông đứng ra bênh vực Công giáo, ông sẽ thu hút cả vạn dân đinh nấp bóng các ṭa giám mục và đan viện. Như vậy, ông hy vọng sẽ có một liên minh để đương đầu với dân Visigot. Nhưng cũng phải kể đến ảnh hưởng của hoàng hậu công giáo Clotilda, một thiếu nữ thùy mị và đạo hạnh, công chúa của Chilpericus, vua Burgundo. Thêm vào đó, ảnh hưởng của các giám mục thánh thiện được ông mời làm cố vấn. Sau cùng, một biến cố đă làm ông ngả hẳn về phía Công giáo: trong khi giao tranh với quân Alaman tại Tolbiac (496), Clovis kêu cầu Đấng “Thiên Chúa của Clotilda” và hứa sẽ chịu phép Rửa nhân danh Ngài”. Sau khi thắng trận, ông giữ lời và học đạo với thánh Remi. Đêm Giáng sinh 498, Clovis chịu phép Rửa, cùng với 3.000 tướng tá và binh sĩ.[33]

Công giáo từ nay có cánh tay bảo vệ Thánh Gregori thành Tours không ngại ví Clovis như Constantinus thứ hai. Khi đẩy lui quân Visigot khỏi miền Nam sông Loire, Clovis đă làm một việc có mầu sắc tôn giáo: “Trẫm rất buồn thấy lạc giáo Arius c̣n chiếm giữ phần đất xứ Gallia”. Thế là quân Visigot, rồi Burgundo, bị quét khỏi đất Gallia, và quốc hiệu được cải là France (Pháp quốc). Tài sản Giáo hội được trả lại, hàng giáo sĩ được mời tham gia việc kiến thiết quốc gia. Thánh Avit viết: Đức tin của đức vua là chiến thắng của chúng tôi”. Từ đây, các giám mục Pháp quốc không nghĩ đến việc cầu cứu Byzantin nữa, không c̣n hướng về một ông hoàng xa xôi, tôn ti và ít thực tế nữa. Các ông cũng như giáo dân nh́n vào Clovis và các người kế nghiệp ông, như những người hạn “chinh phục” được, hoặc như những ông hoàng do Chúa Quan pḥng sai đến.

Sự theo đạo của dân Franc rất ảnh hưởng tới các dân lân cận, trong khi ảnh hưởng chính trị của họ mỗi ngày tăng thêrn. Vua Clovis và bốn con là Didericus, Clodomir, Childebertus, Clotarius dă lần lượt chinh phục các dân Visigot, Burgundo, Thuringio và Bavar. Đế quốc Franc bành trướng tới đâu, ngọn cờ Thánh giá phất phới đến đấy, không những phục hưng đạo Công giáo trong khắp nước Pháp mà c̣n mở đường cho ánh sáng Phúc Âm lọt vào các miền giữa hai sông Rhin và Danube nữa. Từ năm 532, dân Franc thống trị một vương quốc bao trùm các xứ Gallia, Belgica, Rhenani, Thuringia và một phần Bavaria. Nhờ thế, họ có thể bênh vực Tây phương khỏi giáo phái Arius và sự đe dọa của Hồi giáo sau này.

Về phần Giáo hội cũng hết sức khôn ngoan, ḥa ḿnh với hoàn cảnh mới của xă hội Franc. Dân này khi không đánh giặc th́ lo cầy cấy, ít ở thành thị, ưa trồng trọt và chăn nuôi. Do đó, Giáo hội cũng hướng về đồng quê, tổ chức giáo xứ, lập ṭa giám mục, xây thánh đường, trường học, bệnh viện... Cuối thế kỷ VI, trong toàn cơi vương quốc Franc đă có 11 tổng giám mục và 125 giám mục, Giáo hội c̣n triệu tập nhiều công đồng miền (như Vaison, 529; Arles, 541; Charles-sur-Sault, 650) hoặc toàn quốc (Paris, 614), trong dó bao giờ cũng có những ông hoàng tham dự (không đầu phiếu). Các sắc lệnh thường được nhà vua phê chuẩn để có hiệu lực như những đạo luật quốc gia.

Công đồng Vaison (529) đă bàn rất nhiều về sự đào tạo thanh niên lên chức thánh; đưa ra nhiều khoản về đời sống và chức linh mục, như cấm mang bầy chó đi săn, đừng lên chức v́ ân thưởng hay hối lộ, đừng ăn vận bất xứng, đừng mê tín bói khoa, nhưng hăy chăm lo săn sóc người bần cùng, đau yếu, nhất là phong cùi; giáo dân phải kiêng việc đồng áng ngày chúa nhật. Nói tóm, các công đồng từ thế kỷ VI đến VII đều cho mọi người thấy, sự hăng say và ḷng nhiệt thành của hàng giám mục đối với việc truyền giáo và săn sóc các linh hồn. Nhờ vậy trong khoảng một thời gian vắn, dân Franc theo đạo Công giáo khá đông. Và ngay từ thời này, Giáo hội Franc đă có nhiều đấng thánh. Trong hàng Giáo phẩm, giáo sĩ: ngoài thánh Avit (+ 518), thánh Remi (+ 533), thánh Cesariô (+ 543), c̣n có rất nhiều vị khác, như Vedastô (Waast), Clodoalđô (Cloud), Patern (Pair), Germanô, Eligiô. Rồi đến vua Sigismond (+ 524), vua Gontran (+ 593) là những đấng thánh Tử đạo, cùng với các giám mục Pretextat, Prejectat (Priest), Leudegar (Léger). Nữ giới cũng không thiếu đấng thánh, trước hết có thánh nữ Geneviève (+502), sau đó là những hoàng hậu thánh: Clotilda, Rađegunda, Bathilda.


2. Dân Visigot ở Tây Ban Nha và dân Lombardo ở Ư Đại Lợi

Đầu thế kỷ V, trên bán đảo Iberica đă có mặt những đám dân Alano, Vandal, Suevo, đến sau thêm Visigot. Nhưng Vandal và Alano năm 428 xuống thuyền sang Phi châu. Trung tuần thế kỷ, dân Suevo ngoại giáo cùng với vua Richiar (448-456) theo Công giáo khá đông. Nhưng khi Richiar mất, dân Suevo dần dần theo bè Arius, nhất là từ năm 466 khi vua Remismundo nghiêng theo giáo phái đó, khiến Hội thánh Công giáo phải qua một giai đoạn thử thách cả nửa thế kỷ. Tuy nhiên, các giám mục luôn theo dơi t́nh thế, triệu tập nhiều công đồng (Tarragona, 516; Gerona, 517) để tổ chức hàng giáo sĩ và phụng vụ, bắt liên lạc với Ṭa thánh, đặt ra những luật lệ tuyển chọn giám mục, phối hiệp các hành động của dân Chúa. Nhờ những lời rao giảng kèm theo phép lạ, dân Suevo vào khoảng từ năm 550 bắt đầu trở lại Công giáo, nhất là từ khi vua Theodomir xin chịu phép Rửa năm 562, và đó là công rất lớn của thánh giám mục Martin thành Braga (người xứ Pannonia).[34]

Mấy chục năm sau, đến lượt dân Visigot bỏ bè Arius xin theo đạo Công giáo với vua Recaredo, do ảnh hưởng của thánh Leandro (+ 596). Thánh nhân đă dàn xếp cho Ilgonda, người công giáo kết duyên với thái tử Hermenegildo. Ilgonda rất khổ sở bởi mẹ chồng hăm dọa đủ điều, nhưng nàng khéo dụ được Hermenegildo theo chính giáo (579). Sau đó, thái tử chống lại sự bách hại đạo của vua cha Leovigildo (573-586), nên bị giết chết (tử đạo 584). T́nh h́nh đen tối một thời, v́ Leovigildo rất xảo quyệt: ông khéo léo không ép người công giáo phải “Rửa tội lại”, mà chỉ cần đặt tay” thôi. Công đồng giáo phái Arius ở Toledo năm 580 chấp nhận, v́ giám mục công giáo Vicente thành Saragoza mắc lừa. Năm 585 Leovigildo sai quân đánh chiếm vương quốc công giáo Suevo. Nhưng trước khi chết, ông đă tỏ ra hối hận, và cho mời các giám mục lưu đày trở về, cùng xin hai giám mục Leandro và Fulgencio làm cố vấn cho Recaredo.

Recaredo, con thứ của Leovigildo, lên nối ngôi cha (586-601) và theo đạo Công giáo năm 587, lôi kéo cả dân Visigot. Từ khi các vua Visigot theo đạo, chính quyền thường triệu tập đại hội ở kinh thành Toledo, soạn thảo những luật pháp rất tiến bộ. V́ có các giám mục tham dự, nên đại hội thảo luận và ấn định nhiều vấn dề tôn giáo. Thánh Leandro đóng vai chủ yếu trong việc soạn thảo các huấn lệnh tại đại hội Toledo (589) và Saragoza (592). Sự “tiếp nhận” các giáo sĩ Arius và hàng giáo sĩ công giáo, rồi thái độ phải có đối với những phần tử Do Thái, là hai vấn đề lớn nhất của các vị lănh đạo Giáo hội Tây Ban Nha. Vấn đề thứ hai, v́ có yếu tố dân tộc rất tế nhị, nên không bao giờ giải quyết ổn thỏa. Các vua Tây Ban Nha phải dùng đến những biện pháp khi quyết liệt khi ôn ḥa, song không một giải pháp nào đem lại kết quả, nên công việc kéo dài cả chục thế kỷ sau.

Các công đồng ở Tây Ban Nha trong những thế kỷ VI và VII có một khung cảnh rất tôn nghiêm. Có nhà vua đến tham dự, nên công đồng mang nhiều quyền hành, đôi khi chỉ định cả người lên ngôi báu, tham gia chính trị, và được triều đ́nh kính nể. Giáo hội Tây Ban Nha do đấy sẽ trở thành một Giáo hội hành động, nhiệt thành và “công giáo” nhất.

Dân Lombardo ở Ư Đại Lợi theo đạo Công giáo từ đầu thế kỷ VII do sự khéo léo của đức Thánh Cha Gregori Cả (590-604), làm cố vấn cho hoàng hậu công giáo Theodelinda (+ 625), vợ vua Atauricus. Năm 592 Atauricus mất, các quan triều đ́nh dành quyền cho Theodelinda chọn một người lên ngôi báu và tái giá với tân vương đó. Bà đă chọn Agilulfus quận công xứ Turino. Ông này theo giáo phái Arius, nhưng bà đă thuyết phục được chồng trở lại Công giáo (603), và dân Lombardo theo đạo rất đông. Từ đấy Giáo hội được nhiều của cải đất đai, các giám mục bị tù đày trở về địa phận và được kính trọng như xưa. Trung tuần thế kỷ VII, dưới triều Bertarid, đạo Công giáo trở thành quốc giáo của dân Lombardo.

Nhưng cuối thế kỷ VII, các vua Lombardo muốn thống trị cả bán đảo Ư Đại Lợi, trong khi các đức Giáo hoàng cố gắng lo cho dân Ư được tự chủ. Do đấy, có sự bất b́nh giữa Ṭa thánh và nhà Vua. Năm 752, Astolfus (749-756) chiếm Ravenna và định xâm nhập đất nước Giáo hoàng. Đức Thánh Cha Stephan III (752-757) phải cầu cứu Pépin vua Franc (751-768). Pépin sang đánh Astolfus và bắt kư một ḥa ước (754). Nhưng khi quân Franc vừa rút về, Astolfus lại đe dọa Roma, Pépin đem quân sang lần nữa hạ Astolfus (756), và dâng cho đức Thánh Cha xứ Ravenna cùng năm tỉnh (pentapole): Rimini Pesaro, Fano, Senigallia, Ancona. Đó là nguồn gốc nước Ṭa thánh, vương quốc Lombardia suy yếu dần, bị Charlemagne tiêu diệt hồi năm 774.[35]


3. Công cuộc truyền giáo ở Anh Cát Lợi và Ái Nhĩ Lan

Theo Tertullianus th́ Phúc âm được rao giảng tại Britannia từ thế kỷ II. Trong công đồng Arles (314) và công đồng Rimini (359) đă có mặt nhiều giám mục Breton. Khi dân Saxon và Anglo tràn sang Britannia, th́ những người công giáo Breton rút sang miền Cornubia (miền Đông) và Armorique (bên Gallia). Tại những nơi này, họ lập thành cộng đoàn riêng không liên lạc với “bọn xâm lăng” cho tới đầu thế kỷ VII. Dân công giáo Breton không lo truyền giáo cho người Anglo-Saxon. Công việc này chỉ được thực hiện dưới thời thánh Gregori Cả (590-604).

Vừa lên ngôi Giáo hoàng, thánh Gregori đă tiếp sứ thần từ Anh Cát Lợi (Britannia) qua, tŕnh bày việc dân Anglo-saxon muốn theo đạo Công giáo. Phái đoàn này có lẽ do hoàng hậu công giáo Bertha, cháu vua Clovis, vợ vua Ethelbert xứ Kent. Việc đầu tiên đức Gregori Cả đặt ra, là đào tạo ngay tại Roma trong các đan viện những thanh niên Anglo-Saxon bị bắt làm nô lệ ở Marseille nay được trả tự do, để họ trở về giảng đạo cho quê hương. Nhưng ư định không thành, nên mùa xuân năm 596, đức Thánh Cha chỉ định thánh Âutinh (= 605) cùng với 40 đan sĩ qua Anh Cát Lợi. Ban đầu, Âutinh và các bạn nghe nói về những khó khăn và nguy hiểm của cuộc hành tŕnh nên sợ hăi, phải chịu bỏ dở công việc, trở về Ư Đại Lợi, khi vừa bước chân lên miền Nam Pháp quốc. Nhưng đức Thánh Cha an ủi, khuyến khích, và đặt thánh Âutinh làm đan viện phụ. Âutinh và các đan sĩ lại lên đường, khi tới miền Bắc nước Pháp được thêm một số linh mục nhập đoàn. Lễ Phục sinh năm 597, thánh Âutinh và đồng bạn tới đảo Thanet, gần thành Ramsgate. Tại đây, đoàn truyền giáo được vua Ethelbert tiếp đón tử tế và ban quyền giảng đạo trong nước.[36]

Trước khi đáp tàu qua Anh Cát Lợi, thánh Âutinh đă được tấn phong giám mục, nên khi tới nơi, ngài khởi sự ngay việc rao giảng Tin Mừng cho dân Anglo-Saxon trong xứ Kent, và lập ṭa giám mục tại kinh thành Canterbury. Việc truyền giáo đem lại nhiều kết quả mỹ măn: Ngày áp lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống (13 tháng 6) năm 597, vua Ethelbert chịu phép Rửa cùng với 18.000 người. Nghe tin ấy, đức Thánh Cha hết sức vui mừng, gởi thêm nhiều thừa sai, cùng ban nhiều chỉ thị rất khôn ngoan. Sau đó ngài thiết lập hàng giáo phẩm Anglo-Saxon, với hai ṭa tổng giám mục Canterbury và Eboraci (York ngày nay), và 12 ṭa giám mục dưới quyền một tổng giám mục.

Các chỉ thị của thánh Gregori Cả gởi cho thánh Âutinh năm 601 về cách đối xử với dân Anglo-Saxon, có giá trị chung cho việc truyền giáo ở khắp nơi, nghĩa là phải hành động từ từ và khôn ngoan, thích nghi với các phong tục địa phương, đưa họ tới sự hiểu biết đời sống công giáo. Ngài viết: “Không nên phá các chùa chiền; chỉ cần đập vỡ những ngẫu tượng trong đó. Hăy rảy nước thánh vào các nơi ấy, hăy xây bàn thờ và đặt xương thánh lên trên. Nếu là ngôi nhà kiên cố, chỉ cần chuyển việc thờ các Thần sang việc phượng tự Thiên Chúa. Người dân... sẽ dễ dàng họp tại nơi mà họ đă quen lui tới”.[37]

Từ xứ Kent, đạo Công giáo tràn sang các xứ Anglo-Saxon khác, nhất là Essex. Năm 604, thánh Âutinh, tổng giám mục Canterbury, thiết lập thêm hai địa phận London và Forrense, cùng đặt 2 giám mục Mellito và Just cho hai nơi đó. Thánh Mellito khuyên được nhà vua theo đạo, cùng rửa tội rất nhiều người. Thánh Paulin, tổng giám mục Eboraci, nhận sứ mạng cảm hóa dân xứ Northumbria, năm 627 đă rửa tội cho vua Edwin (617-633). Thánh Felix truyền giáo cho nước Estanglia và thánh Birin nước Wessex; cả hai nước theo đạo hết: Wessex năm 634, Estanglia năm 658.

Công cuộc truyền giáo gặp khó khăn hơn cả trong xứ Mercia và Sussex. Mercia kết nạp được một khối dân Breton theo Thần giao sống cách biệt và thù địch. Nhưng rồi t́nh thế thay đổi, thượng bán thế kỷ VII hai cha con Oswald và Oswy hạ được hai vua Penda và Peada; công cuộc truyền giáo được trao cho các tu sĩ đan viện Lindisfarn từ Ái Nhĩ Lan sang, trong đó có thánh Aidan (+ 651). Đạo Công giáo ở Mercia trở nên thịnh vượng từ năm 655. Trong khi đó, dân Saxon ở Sussex vẫn chưa chịu nghe theo Tin Mừng. Việc truyền giáo ở đây bằng cách thu phục nhân tâm một cách ôn ḥa và khéo léo, bấy giờ được đặt dưới sự bảo trợ của các vua Northumbria, là công cuộc của thánh Aidan và thánh Wilfrid. Thánh Wilfrid (+ 709) rửa tội cho nhà Vua, và dân Sussex ồ ạt theo đạo trong những năm từ 680 đến 685. [38]

Như vậy, sau một thế kỷ rao giảng Tin Mừng, hầu hết dân Anglo-Saxon trở thành công giáo. Hơn thế nữa, nhiều đan viện được thiết lập như Malmesbury, Wearmouth, Yarrow, Ripon, làm nơi đào tạo những nhà truyền giáo cho Trung Âu và Đông Âu sau này.

Dân Scot (Celtic) trên đảo Ái Nhĩ lan được nghe Phúc âm từ thế kỷ IV do người Breton hoặc người Gaulois quen đi lại buôn bán ở đây. Ái Nhĩ Lan (Eireland) năm 431 được đức Thánh Cha Celestin I sai thánh Palladi sang truyền giáo, sau khi truyền chức giám mục cho thánh nhân tại Roma. Nhưng giáo dân lúc ấy ít và cuộc đời tông đồ của thánh Palladi chỉ vỏn vẹn có một năm, nên kết quả không là bao. V́ thế thánh Patriciô mới thật là vị tông đồ của xứ Ái Nhĩ Lan. [39]

Thánh Patriciô sinh năm 385 tại Killpatrick gần Dumbarton, xứ Tô Cách Lan (Scotland). Hồi 16 tuổi, Patriciô bị bọn cướp bắt và dẫn qua Ái Nhĩ Lan cùng với nhiều người khác, làm nô lệ và chăn cừu ḅ; trong thời gian này Patriciô theo đạo Công giáo. Năm 407, thánh nhân trốn sang xứ Gallia ở lại đây lâu năm, chăm lo học hành và cầu nguyện tại đan viện Lérins. Có lẽ cuộc hành tinh năm 429 sang Britannia, đă làm ngài nghĩ tới việc rao giảng Phúc âm cho dân Scot. Để dọn đường truyền giáo, thánh giám mục Germanô thành Auxerre đă truyền các chức và tấn phong giám mục cho Patriciô.

Khi đức cha Palladi qua đời (431), thánh Patriciô đến miền Bắc Ái Nhĩ Lan cùng với mấy đồng bạn hồi năm 432, giảng đạo cho những tù trưởng các bộ lạc, v́ nếu họ theo đạo sẽ lôi cuốn tất cả. Thánh nhân dùng tài hùng biện đối thoại với các lănh tụ, tranh luận với các thày bói toán, phù thủy, c̣n tỏ ra rất khôn khéo trong việc thu phục hàng trí thức (filid, thi sĩ), tức những người có nhiều uy tín và ảnh hưởng trong nước. Vừa được một số người theo đạo, thánh nhân nghĩ ngay việc mua đất xây thánh đường, và phong chức cho một bạn đồng hành để coi sóc giáo đoàn bé nhỏ đó. Cuốn Tổng yếu Giáo lư (Sommaire de la doctrine chrétienne) do ngài biên soạn, được dùng vào việc dạy các tân ṭng; ngài c̣n cổ vơ ơn thiên triệu giáo sĩ và tu sĩ.

Thánh Patriciô là một tông đồ gương mẫu, trong trắng, khiêm tốn, đầy nghị lực, nhưng cũng rất mềm dẻo. Ngài ưa dùng phương pháp khuyến dụ để cảm hóa các tâm hồn, hơn là gây xáo trộn các tập tục địa phương.[40] Thánh nhân qua đời năm 461, khi đă thiết lập ṭa giám mục Armagh, sau trở thành ṭa tổng giám mục xứ Ái Nhĩ Lan. Bấy giờ dân Scot tuy chưa theo Công giáo hết, nhưng Phúc âm đă được rao giảng khắp nước, nhất là ở các tỉnh Leinster, Ulster, Meath, Connaught. Dân Scot, tức Ái Nhĩ Lan ngày nay, tôn kính thánh Patriciô như vị đại tông đồ và anh hùng đất nước. Các môn đệ của thánh nhân như thánh Benignô, Finnian, Brendan, Enda, Kevin, Comgall đều theo đuổi công việc của thày, và tổ chức Giáo hội Ái song song với các tổ chức xă hội.

Khi ra mắt trong lịch sử thế kỷ VI, Giáo hội Ái Nhĩ Lan đă có một đặc điểm nổi bật, do vai tṛ quan trọng của bậc đan sĩ. Ảnh hưởng của thánh Patriciô được thấy rơ ở đây: tuyệt đối khinh chê mọi thú vui nhục dục, để chỉ chú tâm vào việc chiêm niệm, ưa thích hy sinh và cầu nguyện, tinh thần truyền giáo nơi xa lạ. Rất nhiều đan viện nổi tiếng được thiết lập trên ḥn “đảo các thánh” này, như Bangor, Killarney, Clonard, Kildare, Iona, Lindisfam..., cung cấp hàng đoàn thừa sai nhiệt thành cho Âu châu đại lục, mà chúng tôi sẽ nói trong chương sau.

 

[1] Sách tham khảo: Fustel de Coulanges: Hist. des Inst. Politiques de l’ancienne France, Q.II và III, 1891-1892 - J. B. Bury: History of the later Roman Empire, London 1889-1892 - F. Mourret: Histoire génerale de l’Église, Paris 1912, 21, Q. II và III F. Lot : Les invasions germaniques Paris 1939 - G. de Plinval: L’Église éducatrice des nations Barbares, trong Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet), Paris 1946 - 48, Q. I, tr 239-276.

[2] F. Mourtet: op. cit., Q. III, tr 130-131.

[3] Xem F. Mourret: op. cit., Q. II, tr 387-389

[4] Thánh Âutinh: De Civiltate Dei, V, 22.

[5] Xem F. Mourret : op. cit., Q. II, tr 483-484.

[6] Xem Lot, Pfister và Ganhof: Hist. du moyen âge, t. I, trong Histoire générale (Glotz), Paris 1928 - L. Halphen: Les Barbares, Paris 1930.

[7] Xem F. Martroye: L’Occident à l’époque byzantine: Goths et Vandales, Paris 1903.

[8] Orosius: Hist. VII, 37: “Không thích danh vọng và chiến lợi phẩm cho bằng chém giết” (Non tantum gloriam aut praedam quam inexsaturabili crudelitate ipsam caedem amaret in caede).

[9] Prosper : Chronic. 455.

[10] Về người Saxon, xem Gildas: De excidia Britann - Về người Franc, xem F. Loth: Invasions Germaniques, tr 190 - Về dân Alaman, xem Eugippius: Vie de Saint Séverin c. 27 và 40.

[11] Orosius: Hist. VII, 43.

[12] "Ta đă quyết định tiêu diệt tên tuổi và ṇi giống chúng bay, mà chúng bay c̣n dám mở miệng xin sự ǵ nữa !”. Câu nói của Gensericus trả lời người Roma trong Victor de Vite: Hist. persec afric. I, 5. Gensericus c̣n đe dọa những linh mục nào xin được ở lại Phi châu.

[13] Xem Malnory: St. Césaire, évêque d’ Arles, Paris 1894 tr 99 và tiếp.

[14] P. de Labrioue trong Histoire de l’Église (Fliche - Martin), Q. IV. tr 355-366.

[15] Th. Ambroxiô: De Fide II. 128 – Th. Gieronimô: Epist. LX, 16 và CXXIII, 15.

[16] Orosius: Hist. VII. 35.

[17] Possidius: Vie de saint Augustin, c.28. Thánh Gieronimô: Ep. CXXVI. 2: “hôm nay tôi muốn ngồi đọc sách ngôn sứ Ezechiel, nhưng khi cầm sách đọc, tôi bối rối v́ nghĩ đến những tai biến ở Tây phương, nhất là vụ tàn phá thành Roma... Từ lâu tôi thinh lặng, hiểu biết đây là thời của nước mắt”.

[18] Paulin de Pella: Eucharisticos (Corpus de Vienne, XVI).

[19] Orosius: Hist. VII. 41,7.

[20] Salvianus: De gubernio Dei, VII, 21.

[21] De vocatione omnium gentium. (Patrol Lat., t. 51, c. 33)

[22] Xem Carmen de Providentia (PL. t. 51, c. 617), tác giả ẩn danh. có người cho là của Prosper d’Aquitaine - Possidius: Vie de saint Augustin, c. 28 - Victor de Vite: Hist. persec. afric.(PL, t. 58)

[23] Vie de saint Germain d’Auxerre do Constance (MGH, Merov. VII)

[24] Prosper : Chronic. 452 và 455.

[25] Thánh Gieronimô: Epist. CXXIII, 15.

[26] Grégoire de Tours: Hist. Franc. II, 7 - Xc Vie de saint Augustin, MCH. Merov. III, 108

[27] Eugippius: Vie de saint Séverin (Corpus de Vienne, VIII)

[28] Sự can thiệp của Deogratias trong việc cứu những người bị Gensericus bắt từ Roma dẫn đi (455), xem Victor de Vite: op. cit. I, 8; sự can thiệp của thánh Epiphan thành Pavia trong việc chuộc lại các tù nhân người xứ Ư Đại Lợi (459), và của thánh Cesariô trong việc cứu dân xứ Orange bị lưu đày (511). Thánh Leô: Epist. CLIX và CLXVI. Thánh Gregori: Epist. VII, 13.

[29] Victor de Vite: op. cit. II. 55-56 Vita S. Fulgentii XX.

[30] Bêđa: Hist. Eccl. I, 22.

[31] Grégoire de Tours: op. cit. II, 34

[32] G. de Plinval trong Hist de l’Église (Fliche - Martin), IV. tr 407-411 - A. Malnory: op. cit. , tr 99 và tiếp, 130- 132.

[33] Grégoire de Tour: op. cit. II, 29-30.

[34] Isidoro de Sevilla: Hist. Got. 50 - Grégoire de Tours: op. cit. V. 38 - Xem Leclercq: L’Epagne chrétienne, Paris 1906.

[35] Aigrain, trong Histoire de l’Église (Fliche - Martin) Q. V, tr 412-430 và Amann, Q. VI, tr 17-68 - Xem L. Duchesne: Les premiers temps de l’État pontificalm, 1971.

[36] Bêđa: op. cit. I, 26

[37] Thánh Gregori: Epist. XI, 56 - Bêđa: op. cit., I, 30.

[38] Bêđa. op. cit., II, 9-16; III, 17-24 - Aigrain, trong Histoire de L’Église (Fliche - Martin), Q. V, tr 285-289 và 301-307.

[39] Xem F. Kenney: The sources for the early History of Ireland, I, Columbia 1929 - L. Gougaud: Les Chrétiens celliques, Paris 1911.

[40] J.B. Bury: The life of St. Patrick, Lon don 1905.