HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Ba

GIÁO HỘI ĐỐI PHÓ VỚI CÁC GIÁO PHÁI
(t.k. II-VI)

I. Những giáo phái thế kỷ II-IV

1. Lạc thuyết. Montanus và Ngộ đạo thuyết (t.k. II)

2. “Giáo hội Canh tân” của Marcius (t.k. II)

3. Bè Manikes (t.k. III)

4. Bè phái Novatianus (t.k. III)

5. Bè phái Donatus và Giáo hội Phi châu (t.k. IV)

II. Giáo phái Arius và đại công đồng Nicea

1. Công đồng Nicea (325) lên án lạc thuyết Arius

2. Bè phái Arius chống lại Công đồng Nicea: từ Sardica đến Sirmium và Rimini 

3. Giáo phái Arius tan dần và chấm dứt bởi đại Công đồng Constantinopoli

III. Những lạc thuyết về Ngôi Hai Nhập Thể

1. Giáo thuyết Nestorius và đại Công đồng Epheso (431)

2. Giáo thuyết Eutykes và đại Công đồng Calcedonia (451)

3. Bàn tay “nghĩa hiệp” tai hại của hoàng đế Justinianus (527-565)

 

Những thử thách trong các cuộc bách hại chưa phải là mối nguy hiểm tai hại nhất mà Giáo hội phải đối phó. C̣n có những thử thách độc hại hơn và không kém phần ác liệt nổi dậy ngay từ bên trong, tức những vụ chống đối âm thầm hoặc công khai, đưa đến đổ vỡ và ly khai, tất cả đều là những hành động của con cái trong nhà, tức giáo phái.

Giáo phái hay lạc thuyết nổi dậy là những chủ trương khác với phán quyết chính thức của Hội thánh về vấn đề thuộc tín lư hoặc kỷ luật. Nguyên nhân sinh ra giáo phái th́ nhiều và phức tạp. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp dễ thấy, c̣n phải kể tới nguyên nhân tiềm ẩn trong ḷng người, như tính tự phụ cá nhân, óc bè phái kỳ thị. Cũng có thể do chính ḷng nhiệt thành đối với Hội thánh một cách quá khích mà phát sinh.

Chúng tôi không có ư bàn đến tất cả. Chúng tôi sẽ bỏ qua những giáo thuyết chỉ ở trong ṿng tranh luận mà thôi, như phái Origenes, Sabellius, hoặc nh­ư giáo thuyết Photinus và Macedonius;[1] bè Parlicularism ở Antiokia và Alexandria;[2] những lạc thuyết như thuyết Priscillius, [3] cùng những phong trào ủng hộ một vài nhân vật nổi tiếng như Hippolytus, Tertullianus, Apollinarius thành Laodicea hoặc Pelagius, để bênh vực Hội thánh. [4]

Ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến những giáo phái qui mô hơn, tức những giáo thuyết được dựa trên một vài nguyên tắc tín lư hoặc kỷ luật đến độ qua mặt cả những người sáng lập ra chúng và tồn tại lâu dài. Những giáo phái không phải chỉ muốn được thoát khỏi quyền bính Hội thánh, mà c̣n cố ư phá hoại để rồi thay thế nữa, đó là những giáo phái có tổ chức đứng đắn, có phẩm trật đàng hoàng, và cũng khát vọng đạt tới ơn cứu độ cũng nh­ư các lời ước hẹn của Chúa.

Dĩ nhiên không phải là một việc làm vô ích, khi chúng ta t́m hiểu thế nào và tại sao những bè phái chống Giáo hội nói chung đă không tồn tại được, trong khi Giáo hội cứ vững mạnh măi trong đức tin bất diệt.

  


I

NHỮNG GIÁO PHÁI THẾ KỶ II-IV


1. Lạc thuyết Montanus và Ngộ đạo thuyết (thế kỷ II)

Ngay từ thời Sứ đồ đă có nhiều lạc thuyết. Thánh Pherô, thánh Phaolô, thánh Gioan đă cực lực đả phá họ và kêu gọi giáo dân đề pḥng. Sống trong thời bách hại, nhiều người mong ước ngày Chúa tái giáng, để chấm dứt đau khổ và trừng phạt kẻ bách hại. Dựa trên một vài truyện hoang đường của người Do Thái cho rằng Nước Chúa kéo dài một ngàn năm, rồi đem gắn vào với lối giải thích thiên kiến về sách Khải Huyền, đă phát sinh ra thuyết Thiên niên (Millénarism).

Montanus và hai tín đồ đầu tiên của ông là Maximilla và Priscilla cũng tin ngày tái giáng sắp đến. Nhưng trước khi Chúa tái giáng, Đức Thánh Linh mà Chúa tiên báo c̣n phải đến trong khải hoàn. Montanus cho rằng việc Chúa hiện xuống được ghi chép trong Tông đồ Công vụ chỉ là những nét phác mở đầu, Chúa Thánh Linh c̣n tiếp tục biểu thị hành động của Ngài qua một số nhân vật có đặc ân. Những nhân vật này trong thời Sứ đồ có nhiều, nhưng qua thế kỷ II không c̣n mấy. Montanus tự xưng là “phát ngôn nhân” độc nhất của Thánh Linh, mở đầu cuộc mặc khải thứ ba, bổ túc cho giáo lư Chúa Kitô. Montanus c̣n đưa ra một luân lư nghiêm khắc, như cấm tái giá, buộc ăn chay nhiều ngày, và chủ trương: các tội phạm sau khi chịu phép Rửa không được tha. Giáo thuyết truyền bá nhanh chóng ở Đông phương vào khoảng năm 170, và tràn sang Tây phương.[5]

Nhưng chủ trương của Montanus chưa nguy hiểm bằng Ngộ đạo thuyết. Nếu thuyết Montanus là kết quả của một tâm t́nh thác loạn, th́ Ngộ đạo thuyết là kết quả của lư trí thác loạn. Trước khi t́m hiểu thuyết này, người ta nên phân biệt phương pháp suy luận gọi là Gnose (trực quan) với hệ thống tư tưởng t́m giải thích vũ trụ, nhân sinh và Thiên Chúa, mà người ta gọi là Ngộ đạo thuyết (Gnosticism). [6]

Đối tượng của suy luận là t́m ra chân lư và đi đến Thiên Chúa, nguồn chân lư. Phương pháp suy luận này đem áp dụng vào việc học hỏi các mầu nhiệm trong đạo. nhưng không vượt khỏi đức tin, là một phương pháp chính thống mà thánh Phaolô và ông Clemens đă chủ trương khi nói đến ơn Chúa ban, để hiểu ư nghĩa lời Thánh Kinh và nhờ đó đạt tới trọn lành. Nhưng người ta có thể v́ quá tin vào suy luận, muốn biến tôn giáo thành một hệ thống triết học và lấy khoa học thay cho tín lư, đó là Ngộ đạo thuyết. Thuyết này đương nhiên từ chối địa vị Chúa Kitô trong việc mặc khải, từ chối luôn Giáo hội trong việc giải thích Lời Chúa. Đáng kết án hơn nữa, v́ nó là một mớ tư tưởng của triết học Platon, Pythagor, thần thoại Đông phương và Do Thái giáo được đem đúc kết với giáo lư Kitô giáo thành một giáo thuyết phức tạp, sai lầm và tai hại. Đại diện cho thuyết này là Basilid, Valentinus, Carpocrates.

Họ chủ trương hai ư niệm cực đoan: một ư niệm về Thiên Chúa cao cả vô cùng, rút trong học thuyết độc thần Do Thái, là ư niệm về con người hết sức hèn hạ. Do đó họ đặt ra hai vấn đề: trước hết vật chất và sự sống phát sinh bởi đâu, nếu Thiên Chúa là Đấng trọn hảo vô cùng, tại sao lại dựng nên vật chất xấu xa được ? Tiếp đến, họ đặt vấn đề về nguồn gốc sự xấu và ác, phải chăng do Thiên Chúa đặt vào bản tính con người ? Và con người có thể thoát được không ? Giáo lư Công giáo trả lời: Vũ trụ bởi Thiên Chúa dựng nên tốt lành, nhưg sự sa ngă của loài người đă đem vào sự xấu và sự ác.

Những người chủ trương Ngộ đạo thuyết cho rằng câu giải đáp của giáo lư Công giáo quá đơn giản, họ muốn t́m một giải đáp “khoa học” hơn. Theo họ, Thiên Chúa trọn hảo, hoàn toàn cách biệt con người; giữa Thiên Chúa và con người có các “hữu thể trung gian” kêu là éon. Các hữu thể này lưu xuất bởi Thiên Chúa theo con đường giáng cấp, tiếp theo chúng phát sinh những hữu thể khác hèn kém hơn, và các hữu thể hèn kém hơn ấy tiếp tục sinh các hữu thể khác hèn kém hơn nữa. Giữa những lớp hữu thể tiếp theo nhau đó một éon đă phạm tội, muốn vượt ra ngoài sự hèn kém của hữu thể để được ngang hàng với Thiên Chúa. Bị đày ra khỏi thế giới thiêng liêng, éon này phải sống trong một vũ trụ trung gian, và v́ muốn chống lại Thiên Chúa, éon đó đă tạo ra vũ trụ vật chất, một tác phẩm xấu xa tội lỗi. Éon nầy nhiều người gọi là Demiourgos, có người đồng nhất nó với Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa trong Thánh Kinh.

Giải đáp nh­ư thế, họ quan niệm con người là lưu xuất của éon, con người mang trong ḿnh những yếu tố của thiêng liêng, nhưng bị ràng buộc trong vật chất mà con người cầu mong được giải thoát. Hiện hữu là tốt, nhưng tồn tại là xấu. Những ai chỉ lo sống, lo tồn tại là những người “vật chất”, chắc chắn họ sẽ mất linh hồn. Những ai nhờ suy luận mà t́m ra con đường cứu rỗi, là những người “tâm lư”, là những người “thiêng liêng” họ sẽ được cứu rỗi. Quan niệm như thế, tức là địa vị Chúa Kitô trong vấn đề Cứu chuộc không c̣n nữa.

Giáo thuyết này đ­ược phổ biến ở nhiều nơi, đe dọa giáo lư truyền thống của Giáo hội. Họ chia ra nhiều phái khác nhau, như Ngộ đạo thuyết ở Syria, rồi truyền qua Roma với Valentinus... Một phần lớn các giáo đoàn Đông phương bị ảnh hưởng của lạc thuyết. Ở xứ Gallia, thánh Ireneô (? 203) viết cuốn Chống các lạc thuyết vạch trần những sai lầm và nguy hiểm của thuyết Ngộ đạo và Montanus.


2. “Giáo hội Canh tân” của Marcius (thế kỷ II)

Chỉ 100 năm sau cái chết của Chúa Cứu Thế, liền ngay sau thời Sứ đồ Marcius (170) xuất hiện trong lịch sử.[7] Sinh tại Sinop (Pont), sống về nghề hàng hải và trở nên giàu có, ông theo Kitô giáo vào khoảng năm 135, nhưng từ thiếu thời đă có tính ương ngạnh nhiễm t­ư tưởng Ngộ đạo và ác cảm với Do Thái giáo. Bị thân phụ là giám mục thành Sinop lên án, Marcius qua Smyrna mở xưởng đóng tàu, ở đây thánh Polycarpô gọi ông là “trưởng nam của Satan”.

Giáo thuyết của Marcius được tŕnh bày trong cuốn Những Phản đề (Les Antithèses). Ông tự hỏi, v́ sao Thiên Chúa dựng nên sự ác trong thế gian ? Đọc Cựu ước, ông cho rằng không thể t́m ra một nền luân lư cao siêu hay một niềm tin tưởng sâu xa, mà chỉ thấy một Thiên Chúa ác nghiệt và bất công. Do đó, ông kết luận hai Chúa: một Chúa công thẳng dễ sợ của Cựu ước và một Chúa nhân từ đến để phá Cựu ước. Ông chối bỏ hết Cựu ước, c̣n Tân ước ông chi giữ lại Phúc âm thánh Luca (trừ mấy chương đầu) và những Th­ư quan trọng của thánh Phaolô. Ông dạy rằng muốn được ơn cứu độ, chỉ cần yêu mến Thiên Chúa, Chúa t́nh yêu, ném ḿnh vào khối t́nh sâu xa của Ngài, c̣n tất cả những cái khác nh­ư luật lệ, giới răn đều không đáng kể.

Nhưng Marcius không phải là nhà thần học, ông chỉ là một người theo công lợi chủ nghĩa, mà v́ quá quen với ngành thương mại, nên ông có những ư nghĩ rất thực tế và táo bạo của kẻ cho rằng: “có tiền mua tiên cũng được”. Ông sang Roma dâng biếu Ṭa thánh 200.000 quan (sesterce), tưởng sẽ mua chuộc được Giáo hội. Nhưng sau bao nhiêu tranh luận, người ta vẫn thấy thuyết Marcius không thể dung ḥa với giáo lư Tông truyền. Năm 144, v́ bất tuân phục Giáo quyền, ông bị vạ tuyệt thông và được trả lại số tiền dâng cúng. Marcius tức giận quyết trả thù: “Ta sẽ phá Giáo hội của tụi bay”, và ông thiết lập một “Giáo hội Canh tân”.

Với một giáo thuyết đơn giản, đánh mạnh vào cảm t́nh, được tung ra giữa lúc người ta bắt đầu chán ngấy cái giáo lư cao siêu mờ mịt của Ngộ đạo thuyết, Marcius đă lôi cuốn được khá nhiều ng­ười, hơn nữa ông là người có tài tổ chức và lắm thủ đoạn. Giáo hội Marcius trở nên vững mạnh, giàu có, đoàn kết, kỷ luật, có về khắc khổ, với những lễ nghi phụng vụ mở rộng cho mọi người. Trong khi các giáo phái thời đó chỉ có tính cách địa phương, giới hạn trong một miền, một tỉnh, th́ Giáo hội Marcius tự phụ là “Giáo hội Công giáo”. Chỉ trong vài năm giáo phái này đă có mặt khắp nơi. Nó hành động tại những hải cảng trên bờ Địa Trung Hải, Antiokia, Corinto, Creta, Carthago, là những nơi sẵn có trụ sở hàng hải của vị sáng lập. Nó c̣n gây nhiều ảnh hưởng ở chính Roma, Lyon xứ Gallia, Edessa xứ Mesopotamia. Marcius c̣n đào tạo được nhiều cộng sự viên nhiệt thành và đắc lực, những người sẽ nối tiếp công cuộc của ông nh­ư Apello, Basilicus. Thế kỷ IV, Giáo hội Marcius luôn luôn có mặt ở Ư, Syria, Ai Cập, Mesopotamia, Persia. Thế kỷ V, nó hành động trong cả xứ Armenia nữa. Tuy nhiên, qua các thời đại Giáo hội Marcius gặp phải những đối thủ đáng sợ từ bên Công giáo: thánh Giustinô, TertulliArius, Origenes, thánh Basiliô.

Có những sử gia thiện cảm với Marcius đă coi ông như “người hùng” của Kitô giáo, v́ nh­ư họ nói, nếu không có “nhà canh tân này th́ Kitô giáo có lẽ đă chia ra hàng trăm phe phái, hoặc tan biến trong tôn giáo thần bí rất thịnh vượng dưới thời các hoàng đế triều Antoninus rồi. Chính Marcius đă thiết lập cho các tín đồ ông một Giáo hội có phẩm trật và tổ chức chu đáo, mà sau này Giáo hội Công giáo chấp nhận làm theo. Ông c̣n giúp người ta hiểu thấu đáo các Th­ư thánh Phaolô và giảng dạy rơ ràng về ơn cứu độ.

Người ta đă quá đề cao Marcius. Giáo hội Công giáo không cần phải học Marcius mới hiểu được các Thư Thánh Phaolô và mới nh́n biết ơn cứu độ. C̣n những tổ chức và phẩm trật Hội thánh đă bắt đầu có từ thời các thánh tông đồ. Người ta chỉ xác nhận sự kiện này, là cái gương đoàn kết của giáo phái rất ảnh hưởng đến các giáo đoàn Kitô giáo bấy giờ rải rắc khắp nơi, khiến họ biết đoàn tụ và thông hảo với nhau hơn. Chắc chắn đó là một trong nhiều lư do khiến thánh Polycarpô thành Smyrna, mặc dầu ngoài 80 tuổi, đă đích thân sang tận Roma hội kiến đức Thánh Cha Anicetô (154), về việc dung ḥa các lễ nghi phụng vụ.

Giáo hội Marcius tuy tồn tại trong nhiều thế kỷ, nhưng không hơn một xă hội có tổ chức chu đáo chặt chẽ. Thần học của Marcius quá sơ sài trong một thế kỷ có Ireneô và Origenes, không thể là món ăn tinh thần của những tâm hồn khao khát một giáo lư siêu nhiên. Ngay sau Marcius mất đi, các kẻ nối tiếp ông không c̣n hiệp ư với nhau: họ không biết có hai hoặc ba Chúa, hay chỉ có một; không biết Chúa Giavê của người Do Thái đă biến hóa thành một vị thần trong Thần giáo hay không. Đúng như vậy, v́ Apello, nhân vật kế tiếp Marcius, đă xác nhận với một người đàm thoại với ông là không nên quan tâm đến lư thuyết, mà chỉ cần tin vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh... Dần dần người ta bỏ giáo thuyết nghèo nàn này và sau khi quen thuộc với quan điểm về Thần lành Thần dữ, tự nhiên người ta sẽ chuyển sang hàng ngũ bè Manikes.


3. Bè Manikes (thế kỷ III)

Có điều đáng để ư khi nói đến số phận của bè Manikes: một tôn giáo bị oán ghét, bị tầm nă trong hầu hết các Quốc gia, thế mà vẫn bành trướng và tồn tại hàng mấy thế kỷ. Nó có những thủ đoạn bí ẩn để thích nghi, lẩn trốn.[8]

Vị sáng lập tên là Manes (275), người Persia. H́nh như Manes đă được sinh ra trong một gia đ́nh Kitô giáo, nhưng sau đó phải gia nhập đạo Madeism (thiện ác nhị nguyên giáo), tức quốc giáo Persia. Trong một cuộc xuất ngoại sang Ấn Độ, ông học thêm giáo lư nhà Phật. Manes đúc kết tất cả các xu hướng, tổng hợp các tín ngưỡng, luân lư Đông Tây thành một tôn giáo mới Manikes. Ông có tham vọng xây dựng một giáo lư tối hảo để “thống trị” Âu châu cũng nh­ư Á châu. Giáo thuyết Manikes nh́n trong vũ trụ có một cuộc giao tranh bất tận giữa Thiện và Ác, hai thực thể thù địch nhau, ở lẫn với chúng ta và với các vật chung quanh ta. Mọi biến chuyển của thế giới và mọi cố gắng của con người là tách biệt Thiện khỏi ác, rồi lượm lấy cho tính “bản thiện “ của ḿnh những cái ǵ thuộc thực thể lành (ánh sáng, tinh thần) lẫn lrong cái khối thực thể xấu (tối tăm, xác thịt).

Bên cạnh giáo lư căn bản này, c̣n có một mớ lộn xộn về thần thoại do trí của con người Semit hoặc Aryan bày ra. Những giảng thuyết về vũ trụ hữu h́nh, về sự xoay vần của tinh tú, về linh xa (véhicule de l’âme), về ngũ hành, về cỏ cây và súc vật. Luân lư được đặt trên ba ấn tỷ (sceaux): ấn tỷ tay, cấm giết vật sống kể cả một con sâu; ấn tỷ miệng, cấm ăn những đồ ô uế (như trái vả); và ấn tử cung, cấm sinh đẻ.

Khi tŕnh bày các điều “mặc khải” trên, Manes tỏ ra nghiêm trang với những lời lẽ đứng đắn, khiến ông trở thành người có uy tín. Ông rất hănh diện v́ đă biết dùng sách vở để giảng dạy, và ông tin những sách vở đó sẽ được hậu thế trọng dụng. Ông lôi cuốn giới trí thức bằng những thuyết mà ông gọi là “thông hiểu khoa học”. Đối với b́nh dân, ông cảm hóa họ bằng những lễ nghi thần bí, tổ chức phẩm trật đi từ bậc “bổn đạo” đến bậc “đạo đức”. C̣n về luân lư của Manikes mặc dầu có chủ trương “đức khiết tịnh” hoàn hảo; với những luật lệ phiền toái về ăn uống..., cũng không phải là một nền luận lư khắt khe đến ghê sợ nh­ư người ta nghĩ, bởi v́ sự “thánh thiện” của giáo phái này có nhiều bậc.

Manes kết thúc cuộc đời một cách thê thảm: có người nói ông bị tử h́nh thập ác, người khác nói ông bị lột da sống. Tuy nhiên, đạo của ông nhờ có một giáo lư khá đầy đủ, phẩm trật chặt chẽ, nhiều tín đồ nhiệt thành, nên được coi là đă chuẩn bị để đứng vững lâu dài và bành trướng khắp nơi: Persia, Ấn Độ, Trung Hoa, Turkestan, Phi châu, các vùng thuộc miền Đông đế quốc Roma. Trong phạm vi luận lư, Manikes chủ trương tội lỗi chỉ là một “sự vật” chứ không phải là “tác động”, nên có thể tách na khỏi tội nhân, và không qui trách được cho con người. Do đấy người ta không lấy làm lạ khi thấy tín đồ Manikes đi đến đâu là tạo nên hận thù tới đó. Cũng không phải là vô cớ khi giáo phái này bị các vua Persia, các hoàng đế Roma, các ông hoàng Ấn Độ, các lănh tụ Ả Rập, các quận công, bá tước thời phong kiến đều thẳng tay trừng trị. Những nguyên tắc thiếu lành mạnh của Manikes đă phát sinh ra một luân lư phản gia đ́nh, phản xă hội, có sức phá hoại tận gốc mọi tổ chức của nhân loại. Người ta nghĩ ǵ về một giáo lư không hề biết đến chính quyền, lên án việc đồng ruộng, cấm sinh đẻ cũng như cấm sát sinh ?

Một giáo thuyết nguy hại nh­ư vậy lại được phổ biến mạnh mẽ như thế, tất nhiên Giáo hội phải tận lực đối phó để bảo toàn giáo lư tinh tuyền của ḿnh. Các đức Giáo hoàng đă nhiều lần lên tiếng báo động và tố cáo sự xâm nhập thâm hiểm của giáo phái Manikes. Nhưng chống lại bè này một cách hăng hái và quyết liệt hơn cả là thánh Âutinh, với những tác phẩm loại minh giáo nh­ư cuốn: Về các lạc giáo (428), Về Phong tục của Giáo hội Công giáo và phong tước của giáo phái Manikes (389). Dồn hết tâm lực vào việc ngăn ngừa sự bành trướng của giáo phái này, tức Hội thánh bảo vệ nền văn minh nhân loại, cũng nh­ư bảo toàn được Thánh Kinh và giáo lư Công giáo.


4. Bè phái Novatianus (thế kỷ III)
[9]

Trong chương trên, chúng tôi đă tŕnh bày các “chiên mẹ” lẫn “chiên con” phải hy sinh tính mạng v́ đức tin một cách quảng đại và anh hùng đến mức nào. Đồng thời, chúng tôi không hề muốn giấu giếm những vụ sa ngă một cách rất đáng tiếc của con người yếu đuối. Nêu gương anh dũng của các đấng tử đạo đă đem lại nhiều vinh dự và an ủi cho Mẹ Giáo hội, th́ người ta không quên rằng con người luôn có thể sai lầm và sa ngă...

Mỗi khi cuộc bách hại ngừng tay, là lúc phải giải quyết vấn đề “đào ngũ”. Có những người khôn khéo, bằng cảm t́nh hay tiền bạc, đă thoát được sự bắt bớ hoặc tra tấn; có những người rơ ràng hèn nhát, non gan, chối đạo; nhưng nay tất cả, không phân biệt ai, đều xin trở lại với Giáo hội. Và có những người đă phải chịu khổ h́nh, chịu giam cầm để giữ ḷng thành với đức tin; một số người khác cậy có những thành tích đó để đ̣i cho được can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền hàng Giáo phẩm; lại có nhiều phó tế hay linh mục, ở trường hợp vắng mặt giám mục đang bị giam giữ hoặc ẩn trốn, đă đứng ra nắm quyền thiêng liêng. Một tinh thần thiếu kỷ luật xâm nhập nội bộ các giáo đoàn này giữa cơn bách hại kéo dài vô hạn định, khiến bao nhiêu nghị lực phải dồn hết vào việc đương đầu với thử thách bên ngoài, làm quên đi đức vâng phục và t́nh huynh đệ.

Bởi thế, mỗi lần Giáo hội được b́nh an một chút, như sau cuộc bách hại của Decius (251), thay v́ đoàn kết thông cảm nhau, người ta lại nghi ngờ, tố cáo nhau, khiến Giáo hội không thể không đau ḷng. Từ đó phát sinh ra hai chủ trương tương phản và cả hai đều nguy hại, một làm cản trở Giáo quyền thi hành nhiệm vụ, một tổn hại đến t́nh bác ái. Chủ trương thứ nhất khoan dung quá đáng, muốn xóa bỏ vô điều kiện mọi lỗi lầm và sa ngă ḷng quá khứ. Lấy danh nghĩa “anh hùng đức tin”, nhiều người tự động phát “phiếu ḥa giải” (billet de paix) cho bất cứ ai đến xin, và c̣n dọa nạt các giám mục phải tha tội tha vạ cho kẻ này người nọ. Ở Phi châu, linh mục Novatus nổi tiếng v́ những hành động ấy, đến độ vượt mặt cả thánh Cyprian giám mục Carthago.

Chủ trương thứ hai lại khắt khe quá mức: không ḥa giải, không tha thứ, thẳng tay phạt vạ tuyệt thông, không một t́nh thương nào dành cho kẻ đă chối đạo. Ở Roma, đức Thánh Cha Corneli có lập trường ôn ḥa và quảng đại hơn, th́ lại đụng phải Novatianus. Và Novatus là người khi ở Carthago đă chủ trương chính sách khoan hồng, nay thay đổi lập trường để đi theo người bạn ở Roma. Cả hai chung sức xây dựng một Giáo hội mới, tức bè phái Novatianus (251).

Novatianus là một giám mục. Chính ông, khi đức Thánh Cha Fabian từ trần, trong thời gian gần một năm tạm nắm quyền Giáo ông đă tỏ ra can đảm và hết ḷng với giáo đoàn Roma. Nhưng cuộc bầu cử năm 251 trao quyền Giáo hoàng cho thánh Corneli th́ Novatianus không từ chức, mà c̣n để cho những người thuộc phe chống đối tôn phong ḿnh, và khi được một số giám mục làm hậu thuẫn, ông kết nạp thêm nhiều đồng chí và lập phe đảng.

Bè phái Novatianus thực sự có nhiều điểm đáng khâm phục, nh­ư đức tin chính thống, luật lệ nghiêm minh, nhưng v́ chủ trương quá khắt khe, họ đă chối bỏ hiệu năng của bí tích Ḥa giải. Khi Corneli và Cyprian - từ từ và dè dặt - tha cho các kẻ thành thật trở lại được tới Tiệc thánh, hẳn đă có con mắt nh́n cao xa hơn. Theo bản tính làrn Mẹ, Ecclesia Mater, th́ Giáo hội không nên tỏ ra nghiêm khắc quá, và càng không nên, nhất là trong thời bách hại, cứ thản nhiên để mặc một số con cái phải sống ngoài cộng đoàn, thiếu mọi trợ giúp thiêng liêng của thánh Bí tích. Trong khi đó, Novatianus muốn xây dựng trên mặt đất này “một Hội thánh vẹn toàn, không t́ ố không nếp nhăn”, một Giáo hội trong đó không c̣n người tội lỗi. Một Giáo hội nh­ư thế sẽ tự cô lập ḿnh và không lợi ích ǵ cho ai.

Trên một thế kỷ, bè Novatianus đă kết tụ được nhiều môn đệ nhiệt thành - sự thực con số đó mỗi ngày một sút giảm. Một chi nhánh được đặt tại Constantinopoli tồn tại măi cho tới thế kỷ V. Các hoàng đế Kitô giáo tuy đôi khi thẳng tay với bè phái này, nhưng vốn phải thận trọng và kiêng nể họ.


5. Bè phái Donatus và Giáo hội Phi châu (thế kỷ IV)

Những chủ trương xung khắc nhau về kỷ luật đă xảy ra trong Hội thánh sau cuộc bách hại của Decius (251), lại bộc phát ác liệt vào nửa thế kỷ sau, trong khi DiocletiArius thôi cấm đạo (305) ở Phi Châu. Một luồng d­ư luận ác cảm với các kẻ bị tố cáo, có khi đúng có khi sai, là đă nộp Sách thánh và Chén thánh cho nhà cầm quyền: kẻ bội phản. Ở Roma, đức Thánh Cha Marcellin (296-304) phải đích thân sửa lại những sai lầm, do chủ trương khoan hồng thái quá dưới thời đức Caiô, vị tiền nhiệm. Nhưng ở Phi châu, những phần tử quá khích, vốn tiếng khắt khe, đă đi tới chỗ đoạn giao với hàng Giáo phẩm: đó là giáo phái Melecius ở Ai Cập,[10] Donatus ở Carthago. Nếu giáo phái Novatianus là một Giáo hội lạnh lùng, kiêu hănh, th́ Giáo hội ly khai Phi châu lại tỏ ra hung hăng: họ nóng nảy, không tha thứ để báo thù và sẵn sàng đổ thêm dầu vào lửa. [11]

Tuy nhiên, ban đầu chỉ có sự vận động dư luận nhằm bôi nhọ đức giám mục Mensurius thành Carthago, và gây tiếng vang sang xứ Numidia (Algeria ngày nay). Nhưng khi Mensurius qua đời năm 311, cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng sự chống đối giám mục Cecilianus người kế vị Mensurius; đó là những hành động rối loạn, la ó của bọn người tham vọng, những lănh tụ phong kiến. Dưới sự chỉ huy của Donatus (355), người đă đ­ược đồng đảng bầu làm giáo chủ Carthago và tự xưng là Donatus Cả, biệt hiệu Casa Nigra (Lều Đen). Nhóm chống đối không những tố cáo đời sống quá khứ của Cecilianus, mà c̣n chỉ trích đức giám mục Pelix thành Aptongo, người đă tấn phong cho ông. Họ kết án: “Tất cả các linh mục công giáo liên kết với bọn rối đạo, công khai chống lại các đấng tử đạo, họ là những người bất xứng với sứ mạng, các bí tích họ làm đều bất thành”. Suốt 18 tháng liền, cuộc phiến động đă lôi kéo phần lớn giáo dân Phi châu về phe chối bỏ quyền giám mục Cecilianius.

Khi nghe biết tin này, hoàng đế Constantinus chỉ muốn t́m một giải pháp ôn ḥa làm ổn thỏa hai bên. Nhiều cuộc điều tra, theo dơi để t́m hiểu các lời tố cáo cũng như những điều than trách. Công việc tiến hành, một ṭa án gồm các giám mục Gaulois và Ư Đại Lợi hội tại điện Latran, dưới quyền chủ tọa của đức Thánh Cha Miltiađê (311-314), một hội đồng giám mục Tây phương họp tại Arles (314), rồi một ủy ban điều tra dặc biệt gồm hai giám mục được hoàng đế tín nhiệm, tất cả đều tuyên bố những lời tố cáo Cecilianus và Felix thành Aptongo là vô căn cứ. Năm 316, một chiếu chỉ của hoàng đế càng công khai xác nhận như trên. Song đó không phải là cách dàn ḥa mà phe Donatus mong muốn.

Thấy ḿnh bị bác bỏ, Donatus quyết chống trả tới cùng, ông hành động một cách cuồng loạn, và cuộc tranh chấp chuyển từ lănh vực tôn giáo sang chính trị. Các hoàng đế thấy quyền ḿnh bị khinh thường, bèn dùng vơ lực. Đă hai lần, năm 317 Constantinus, năm 347 Constantius phải dùng đến quân đội đàn áp “phiến loạn”. Một sai lầm đáng tiếc, bởi v́ quân sĩ thời ấy phần đông c̣n ngoại đạo, nên đă không tránh được những hành động tàn nhẫn, nhiều vụ phạm thánh, giết người (cả giám mục bị đánh đập trước bàn thờ); những hành động điên khùng này, thêm vào đó những thủ đoạn tuyên truyền, làm người ta tưởng bè phái Donatus bị ức hiếp bất công nên phải nổi dậy. Vốn sẵn một bầu huyết cuồng nhiệt, lại được các lănh tụ kích thích ḷng kiêu căng và sự cuồng nhiệt, người Phi châu sẵn sàng chịu chết, và Giáo hội Donatus tự hào với thế giới là Giáo hội duy nhất và chính thống: “Giáo hội tử đạo”.

Người ta đă cố t́m nguyên nhân của cuộc xung đột tôn giáo này, và nhận thấy có sự tự ái của dân Phi châu đối với người Roma; rồi nhiều vụ tranh chấp thường bắt nguồn từ sự khủng hoảng xă hội và chính trị. Xét về một vài khía cạnh, bè Donatus xuất hiện nh­ư một cuộc vùng dậy của dân quê nghèo khổ chống lại giới đại t­ư bản. Năm 362, khi Julianus công bố quyền tự do b́nh đẳng giữa mọi tôn giáo, th́ bè Donatus sau một thời gian 15 năm bị bịt miệng, lại vùng lên, hung hăng, cố chấp, cự lại Giáo hội Roma mà họ vẫn căm thù. Trong 40 năm cuối thế kỷ IV, nhờ có những nhà lănh đạo tài ba nh­ư Parmemanus, Tyconius, giáo phái này đă phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên, áp lực của các hoàng đế, những biến chuyển vế kinh tế, rồi sự rạn nứt khá trầm trọng của giáo phái, là những sự kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề. Nhiều người ôn ḥa nhận thấy có sự vô lư và gương xấu trong việc chia rẽ, hận thù giữa hai hàng giáo sĩ cùng xưng một đức tin: tại sao người ta không thể quên đi mối bất ḥa xưa? Hai vị giám mục nổi tiếng, Aurelius thành Carthago và thánh Âu tinh thành Hippone, đă cùng nhau t́m biện pháp ḥa giải. Sau khi đưa ra ánh sáng những sự kiện lịch sử, tŕnh bày thật đứng đắn các tài liệu của Giáo hội Công giáo, hai vị đă gạt ra ngoài tất cả mọi thiên kiến của đối phương, chứng minh sự truyền thống, thánh thiện và phổ thế của Hội thánh. Những cuộc thương thuyết diễn tiến từ năm 401 đến 403 vẫn không đi đến kết quả. Các lănh tụ của bè Donatus phủ nhận tất cả những sáng kiến và đề nghị của bên Công giáo.

Măi đến ngày 6 tháng 5 năm 411 mới triệu lập đ­ược tại Car­thago một công đồng gồm 500 giám mục thuộc hai bên: Donatus và Công giáo. Các nhà hộ giáo của Donatus muốn tranh biện từng điểm một, song đặc sứ đại diện hoàng đế làm áp lực. Cuối cùng, một thỏa ước h́nh nh­ư không hề có trong lịch sử được đ­ưa ra để giải quyết: các giáo sĩ Donatus giữ nguyên chức vụ khi trở lại Giáo hội Công giáo. Nhiều lănh tụ vẫn không chịu, nhưng họ bị cô lập; giáo dân của họ lũ lượt bỏ họ để trở về với Hội thánh. Từ đấy, giáo phái ít là về pháp lư không c̣n nữa. Nhưng hậu quả 100 năm biến động c̣n đấy: hàng giáo sĩ công giáo bị bêu xấu, đức tin của dân chúng bị lung lạc, ḷng đạo của tín hữu sa sút.

 
II

GIÁO PHÁI ARIUS VÀ ĐẠI CÔNG ĐỒNG NICEA


1. Công đồng Nicea (325) lên án lạc thuyết Arius.

Giáo phái Arius là một trong những thử thách nặng nề và đáng sợ nhất, mà Giáo hội thời Th­ượng cổ phải đối phó. Trong gần một thế kỷ, nó gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi về Thiên tính Chúa Kitô, mà cả hai bên: bên Công giáo cũng nh­ư phe Arius đều không nhượng bộ nhau. Nhiều giáo phụ Công giáo có những thái độ anh hùng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đức tin. Nhiều người có đầu óc và có địa vị đă tiếp tay cho giáo phái với những lời tuyên truyền và tranh đấu rất khôn khéo, mềm dẻo. Giáo thuyết Arius phát sinh vào một thời giáo dân đang có đức tin rất hăng nồng, mong muốn t́m hiểu các vấn đề tín lư, đă tạo nên một khung cảnh,. mà thời đại vô thần và đức tin yếu kém của chúng ta lấy làm khó hiểu. [12]

Arius người xứ Libya, đă từng theo học với giáo sư Lucianus ở Antiokia. Ông có bộ óc thông minh, lư luận cứng rắn và thâm sâu đương đầu với đối phương một cách rất b́nh thản. Thêm vào đó h́nh dáng khắc khổ nh­ư một nhà tu hành, có sức thu hút các thanh thiếu niên bằng những giọng điệu ngọt ngào thấu tận tâm can họ. Năm 310, ông thụ phong linh mục và được cử coi sóc giáo xứ Baucalis, ngoại ô thành Alexandria. Tại trung tâm thương mại và văn hóa này không mấy chốc Arius nổi danh là nhà giảng thuyết, hấp dẫn được nhiều thính giả. Từ đây, ông bắt đầu đưa ra nhiều quan điểm mới về giáo lư.

Năm 321, khi mở đầu cuộc khủng hoảng, Arius là một ông già 60 tuổi. Cũng như nhiều lạc thuyết khác, giáo thuyết Arius bắt đầu với một quan điểm trung thực: Thiên Chúa là Đấng duy nhất và tự hữu, không thể sinh ra bởi nguyên nhân nào khác. Nhưng ông nói thêm: Thiên Chúa không thể thông bản tính ḿnh cho ai được, v́ nếu chủ trương khác, tức là phủ nhận Thiên Chúa, Đấng đơn thuần duy nhất. Bởi ông kết luận tất cả mọi vật ngoài Thiên Chúa đều là thụ tạo, trong đó có cả Đấng Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Theo Arius, Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa, không ngang hàng không đồng bản tính với Ngôi Cha. Ngài chỉ là một tạo vật hoàn hảo nhất, có trước thời gian, nhưng không phải vô thủy vô chung. Ngôi được chọn làm Con Thiên Chúa, được tham dự Thiên tính, được đặt làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Arius mượn lời trong Phúc âm thánh Gioan: “Cha Ta cao trọng hơn Ta” (XIV, 28), để minh chứng sự xa cách giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Arius đă thuyết phục được các giám mục bạn học của ông ở Đông phương, phần lớn là môn đệ của Lucianus. Ông c̣n gây nhiều ảnh hưởng trong nhóm nghiêm túc chủ nghĩa Melecius ở Alexandria. Giới phụ nữ thành này hoan nghênh ông, v́ được nghe một sự giải thích dễ hiểu về mầu nhiệm chính yếu và cao siêu nhất. Sau hết ông thành công trong giới b́nh dân và thợ thuyền, những người coi ông là bậc thánh... Tuy nhiên, ngay từ đầu Arius đă bị đả kích bởi hàng Giáo phẩm xứ Libya và Ai Cập, nhất là thánh Alexandrô, giám mục thành Alexandria. Năm 322, công đồng miền họp tại Alexandria có gần 100 giám mục tham dự, trong đó bên Arius cũng nh­ư bên chống đối được tự do tŕnh bày chủ trương của ḿnh. Cuộc tranh luận rất sôi nổi, kết quả: hầu hết các giám mục đứng về phía thánh Alexandrô kết án Arius, khiến ông phải rời bỏ Alexandria đến trú ngụ ở Cesarea (Palestina) với giám mục Eusebius, người ủng hộ ông. Ở đây, Arius lập bè phái và được sự che chở của giám mục Eusebius, thành Nicomedia. Thánh Alexandrô nghe tin đó, liền gởi thư cho các giám mục, tŕnh bày công việc của công đồng Alexandria và tố cáo hai giám mục che chở kẻ bị kết án. Từ đó, cuộc tranh luận trở nên công khai làm xôn xao các xứ Syria, Palestina và Tiểu Á.

Hoàng đế Constantinus tỏ ra thiếu b́nh tĩnh muốn dập tắt cuộc tranh luận, mà có lẽ ông chưa hiểu tầm quan trọng của vấn đề. Ông cho đây chỉ là truyện căi lộn, vô ích và nguy hại đến an ninh chung. Sau khi bàn hỏi vị cố vấn thân tín, đức cha Osio thành Cordoba, Constantinus quyết triệu tập một đại Công đồng gồm các giám mục trong đế quốc, nhằm xác định những điều phải tin. Để thành sự chia rẽ, chính hoàng đế đứng đầu tổ chức và viết giấy mời từng giám mục. Đây cũng là cơ hội để ông được tiếp xúc với các vị chủ chăn và các bậc anh hùng đức tin, tức những người có nhiều ảnh hưởng tinh thần đối với dân chúng, đồng thời để tỏ ra ông là người bảo trợ và ân nhân của Hội thánh, trong khi ông tin vận mạng Hội thánh từ nay gắn liền với vận mạng đế quốc.

Theo lời mời của hoàng đế, trên 230 giám mục - có lẽ tới 318 vị từ các nơi trên thế giới đến họp tại Nicea (20.5.325). Đức Thánh Cha Silvestrê v́ già yếu không đến được, đă cử hai đức ông Vitus và Vincentius làm đại diện; song các phiên họp được đặt dưới sự điều hành của ba giám mục: Osio thành Cordoba, Eusthates thành Antiokia và Eusebius thành Cesarea. Cuộc tranh luận kéo dài một tháng và diễn tiến trong ôn ḥa, Arius cũng được tham dự để tự bênh vực ḿnh. Một bản Tuyên xưng đức tin, đúc kết bởi những kinh xưng đức tin mà các anh em tân ṭng quen đọc trước khi chịu phép Rửa, được đem ra thảo luận và biểu quyết:

“Tôi tin kính một Thiên Chúa là cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu h́nh và vô h́nh. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản tính (homoousios, consubstantialis) với Đức Chúa Cha... V́ loài người và để cứu rỗi chúng tôi, Người đă từ Trời xuống thế”. “Hội thánh Công giáo tuyên án phạt vạ tuyệt thông những ai nói rằng: Chúa Giêsu Kitô có từ trước muôn đời, và những ai nói rằng: Trước khi Người sinh ra, Người chưa có, và những ai nói rằng: Người bởi không hoặc bởi bản thể khác mà được tạo dựng”. [13]

Tất cả các nghị phụ đều kư nhận bản tuyên xưng đức tin của Nicea, trừ 5 vị: trong đó, ba ông sợ phải đi đày cũng xin kư theo, chỉ c̣n hai ông cùng với Arius bị trục xuất khỏi Hội thánh và l­ưu đày tại vùng sơn cước Persia. Ba giám mục kư tên v́ sợ là Eusebius thành Nicomedia, Theognis thành Nicea và Maris thành Calcedonia ba ông này đến sau rút lại chữ kư và hành động chống Công đồng tức th́ cả ba bị phát lưu sang xứ Gallia. Năm 326, thánh Alexandrô qua đời, phó tế Athanasiô, lên thay thế làm giáo chủ Alexandria (295-373), và trở thành “người hùng” của Công đồng Nicea.


2. Bè Arius chống lại Công đồng Nicea:
từ Sardica (347) đến Sirmium (351-359) và Rimini (359)

Năm 328, nhờ có sự can thiệp của Constantia em gái của hoàng đế và là người có cảm t́nh với giáo phái, Arius được tha về sau khi kư một bản Tuyên x­ưng đức tin mập mờ. Các giám mục bị lưu đày cũng được gọi về. Chỉ vào khoảng 10 năm sau, t́nh thế đổi ngược hẳn: bè Arius lại vùng lên, suốt một nửa thế kỷ nó đảo lộn trật tự Giáo hội, gây ra những chia rẽ trầm trọng. Sự kiện này là do hành động khéo léo và kiên nhẫn của Arius, và sự triệt để ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng như Eusebius thành Nicomedia. Trước đây họ đ­ưa ra nghi vấn: Những danh từ dùng trong Công đồng Nicea có chính xác và hợp lư không? Danh từ đồng bản tính (homoousios, consubstantialis) dùng để định nghĩa một quan điểm thuộc siêu h́nh, có trong Kinh Thánh không? Phải chăng người ta được dùng tiếng nói của triết học để xác định một chân lư mặc khải? Đồng thời, họ đưa ra những luận điệu mới nhằm đánh đổ danh từ homoousios (đồng bản tính) của Nicea.

Nhiều vụ kết án một cách độc đoán, nhằm loại những đối thủ lợi hại của Arius. Các giám mục Eusthates thành Antiokia, Asclepias thành Gaza, Eutropius thành Andrinopoli lần lượt bị kết án lưu đày. Nhưng thánh Athanasiô mới là đối thủ đáng sợ nhất của Arius, ngài cương quyết không cho Arius trở về Alexandria. Năm 335, bè Arius tổ chức công đồng Tyro nhằm đánh đổ thánh nhân bằng đường lối vu khống những tội như sát nhân, loạn luân; song vô hiệu v́ chính những lời tố cáo ấy đă quật lại họ. Nhưng rồi Athanasiô cũng bị hoàng đế Constantinus coi nh­ư một người quấy phá trật tự, nên đă ra lệnh đày người đi Trèves. Công đồng Tyro được rời sang Gierusalem, tuyên bố miễn xá cho Arius, khiến ông trở thành kẻ chiến thắng được dân chúng hoan nghênh đón rước. Nhưng khi vị linh mục Ai Cập này sửa soạn bước vào thánh đường thành Constantinipoli cách rất trọng thể, th́ lâm bệnh chết.

Năm 337, hoàng đế Constantinus băng hà, đế quốc được trao cho hai con: Constans cai trị bên Tây, Constantius cai trị bên Đông. Constantius không được nh­ư cha, ông để mặc các giám mục cảm t́nh với bè Arius tự do hành động. Eusebius thành Nicomedia và Eudoxius thành Constantinopoli, những nhà thần học cố vấn triều đ́nh, hết sức cổ động cho lạc thuyết Arius thành quốc giáo. Cũng năm 337, thánh Athanasiô được trở về Alexandria, dân chúng hân hoan đón rước. Bè Arius lúc này có Eusebius điều khiển, lại t́m cách trục xuất thánh nhân bằng vu khống và vơ lực, để đưa Gregorius người xứ Cappadocia lên ṭa giám mục Alexandria (340).

Năm 347, theo sáng kiến của hoàng đế Constans, một công đồng được triệu tập tại Sardica (Sofia ngày nay) trong xứ Thracia, nhằm chấm dứt các truyện bất b́nh đă từng làm hại đức tin và chia rẽ Hội thánh. Công đồng này tuy không đông (khoảng 160) bằng Công đồng Nicea, nhưng các nghị phụ đều là những đại diện cho hàng Giáo phẩm Đông cũng nh­ư Tây phương. Bên Đông phương người ta nhận thấy có các giám mục thành Antiokia, Nicomedia Calcedonia; c̣n Tây phương có các giám mục thánh Trèves, Aquilea, Ravenna, Milan, Cordoba và các khâm sai từ Roma. Đức cha Osio thành Cordoba được đức Thánh Cha Giuliô I (337-352) cử ngồi ghế chủ tọa. Phe Arius cũng đến, mang theo một sĩ quan của Constantius, song đức cha Osio không cho viên sĩ quan này vào, khiến cả phe rút lui. Nhiều người tin tưởng vào các phiên họp, miễn là đôi bên cùng thảo luận nghiêm chỉnh.

Nhưng sự kiện sau đây xảy ra đă tố cáo các giám mục Đông phương tới họp với chủ đích phá Công đồng. Trước khi cuộc tranh luận bắt đầu, các nghị phụ Đông phương đ̣i ra vạ tuyệt thông cho Athanasiô. Và Công đồng hoàn toàn bế tắc, khi các vị đó đề nghị lên án cả đức Thánh Cha Giuliô và hai giám mục thành Cordoba và Sardica nữa. Họ liên kết với nhau thành một khối và rút lui, để tổ chức một công đồng riêng ở Philippopoli. Chỉ v́ ác cảm với Athanasiô và có lẽ v́ không thấu rơ hậu quả việc ḿnh làm, các ông đă sa vào cạm bẫy của các đồ đệ Arius. Công đồng Sardica vẫn tiếp tục, tuyên bố Athanasiô vô tội, truất phế giám mục tiếm quyền ở Alexandria, rút phép thông công những người đứng đầu bè Arius, Công đồng bế mạc, thánh Athanasiô trở về Alexandria.

Năm 350, Constans băng hà, Constantius nắm trọn quyền đế quốc, ông theo quan điểm của các hoàng đế Roma x­ưa, đặt ḿnh làm Giáo chủ tối cao, tất cả phải ở dưới quyền ông, nghĩa là ông giành luôn quyền giải quyết các vấn đề tôn giáo. Năm 351, Constantius triệu tập công đồng Sirmium, để nghiên cứu và soạn thảo một bản Tuyên x­ưng đức tin mới sẽ mang tên ông[14]. Kết quả một bản Tuyên xưng được thông qua: "Chúng tôi tin một Thiên Chúa duy nhất là Cha toàn năng và Con Một Ngài, Chúa Giêsu Kitô sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời, Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, bởi Người mà mọi vật được tạo thành... Ngôi Lời và Khôn ngoan, Ánh sáng và Sinh lực”. Nhưng hai cột trụ của bên công giáo, đức Thánh Cha Liberiô (352-366) và thánh Athanasiô, không nh́n nhận bản Tuyên xưng có những danh từ không chính xác đó.

Biết rằng đánh đổ giám mục thành Alexandria dễ hơn là Giáo hoàng Roma, Constantius bèn tổ chức một công đồng ở Arles (352), dùng vơ lực bắt đức Thánh Cha và các giám mục Công giáo kết án Athanasiô. Chính sách áp bức đó đem lại kết quả: công đồng lên án Athanasiô. Để phản đối, năm 355 đức Thánh Cha hội công đồng Milan. Cũng nh­ư ở Arles, Constantius can thiệp bằng sức mạnh. Những giám mục chống lại đều bị lưu đày, trong đó có Lucifer thành Cagliari, Eusebius thành Vercellis, Dionisius thành Milan, Osio thành Cordoba, thánh Hilariô thành Poitiers, cả đức Thánh Cha Liberiô cũng chịu đày đi Bêrea, xứ Thracia. Thánh Phaolô thành Constantinopoli bị đưa đi Cucusa (Coscan ngày nay) và chết ở đó. Constantius c̣n ra lệnh bắt thánh Athanasiô, nhưng nhờ có dân chúng che chở, thánh nhân trốn thoát vào sa mạc sống với các vị tu hành (356), chép nhiều sách chống bè Arius, như cuốn Hộ giáo gởi Constantius, Biện hộ cuộc đào tẩu, Lịch sử bè Arius, Luận thuyết I-III chống bè Arius. Thánh Hilariô lợi dụng thời gian sống đày ải ở Phrygia, viết hai cuốn : Bàn về Chúa Ba Ngôi Bàn về Công đồng.

Bè Arius thành công, nhưng bắt đầu chia thành ba khuynh hướng tùy theo danh từ họ dùng. Phe chủ trương “thuyết Arius thuần túy” của Aetius, Eunomius và Eudoxius thành Constantinopoli, dùng danh từ anomoios (khác nhau về bản tính), dạy rằng Chúa Con khác Chúa Cha về bản tính. Đối lập với phe trên là khuynh hướng homoiousios (giống nhau về bản tính), chủ trương Chúa Con giống Chúa Cha về bản tính. Phe này có Basilius thành Ancyra (Ankara) và tự cho ḿnh thuộc bên công giáo, nhưng không muốn nhận danh từ homoousios (đồng bản tính) sợ nghiêng về lạc thuyết Sabellius. Phe thứ ba là homoios (giống nhau) muốn làm trung gian giữa hai phe trên và tất cả những người không bằng ḷng với danh từ homoousios của Nicea. Danh từ homoios có một nghĩa trống, họ muốn nói: Chúa Con giống Chúa Cha chứ không xác định giống về phương diện bản tính. Phe này c̣n được gọi là Semi-Arius có Acarius thành Cesarea dẫn đầu.

Ban đầu, phe Arius thuần túy có vẻ thắng thế v́ được Constantius yểm trợ. Trong công đồng Sirmium II (357), họ đưa ra một bản tuyên xưng sặc mùi Hạ phục thuyết (Subordinationisme) : “Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, chắc chắn Chúa Cha cao trọng hơn Chúa Con. Ngài vượt trên Chúa Con về uy danh, quyền bính, vinh quang và cả về tước hiệu làm Cha của Ngài”. Họ c̣n cấm không được dùng danh từ homoousios hay homoiousios.

Nhưng phe homoiousios phản pháo kịch liệt, năm 358 Basilius thành Ancyra tổ chức công đồng Sirmium III: tuyên bố Chúa Con giống Chúa Cha về bản tính, và thuyết phục được Constantius. Để nắm chắc thắng lợi, phe này bắt tay với đức Thánh Cha Liberiô và hàng giáo sĩ Gaulois. Đức Thánh Cha lúc đó đang sống l­ưu đày ở Bêrea, được đ­ưa đến Sirmium. Bị lôi cuốn, ngài bằng ḷng kết án những ai muốn lợi dụng danh từ homoousius để đưa thuyết Sabellius trở lại, và những người chủ trương Chúa Con khác Chúa Cha về bản tính. Làm nh­ư thế, đức Liberiô không đi trái với đạo lư Công giáo, hành động trước kia và sau này biện minh cho ngài. [15] Nhưng sự thực ngài đă vô t́nh rơi vào mưu kế của phe homoiousios. Đức Thánh Cha được trở về Roma. Basilius yêu cầu hoàng đế giúp triệu tập đại Công đồng Nicea II, trong đó sẽ vận động để danh từ của ông được công nhận vào bản Tuyên xưng đức tin. Nhưng Thiên Chúa quan pḥng để công việc đó không thành. Lợi dụng lúc thắng thế, Basilius ra lệnh đày những giám mục đứng đầu phe Arius thuần túy, như Aetius, Eunomius, Eudoxius.

Thấy thế, phe thứ ba xuất hiện, cho rằng vấn đề không thể giải quyết được với danh từ Basilius thành Ancyra, đó là phe dùng danh từ homoios. Năm 329, họ tổ chức công đồng Sirmium IV và đưa ra bản tuyên xưng: “Chúa Giêsu giống Chúa Cha theo nh­ư Thánh Kinh”. Với công thức này, họ hy vọng sẽ dung ḥa được cả thế giới Kitô giáo. Cũng năm đó, được sự ủng hộ của Constantius họ triệu tập công đồng Rimini bên Tây phương và một công đồng khác ở Seleucia bên Đông phương. Bằng thuyết phục, âm mưu, đe dọa, phe này đă đạt mục đích là gạt bỏ những danh từ, mà họ cho là có sự gian lận để được một đại Công đồng thừa nhận. Phe thứ ba homoios đă thành công, v́ trong hai công đồng Rimini (400 giám mục) và Seleucia (550 giám mục), danh từ homoousios (đồng bản tính) bị loại bỏ. [16]

Để thay thế cho Nicea, công đồng Rimini đưa ra công thức: “Ngôi Con giống Ngôi Cha nh­ư Thánh Kinh dạy”, c̣n công đồng Seleucia thừa nhận bản Tuyên xưng của Antiokia, xác nhận Bản tính Thiên Chúa và Vương quốc vĩnh cửu của Ngôi Con. Chỉ v́ muốn bác bỏ Nicea và ác cảm với Athanasiô, mà người ta đă bẽ cái lầm khi từ chối một công thức đă được nghiên cứu cẩn thận, để chọn lấy những công thức khác rườm rà, mập mờ, kém chắc chắn, khiến người ta vẫn có thể đặt lại vấn đề Thiên tính của Ngôi Hai.


3. Giáo phái Arius tan dần và chấm dứt bởi đại Công đồng Constantinopoli (381)

“Cả thiên hạ bỡ ngỡ khi thấy ḿnh rơi vào thuyết Arius!”. [17] Lời của thánh Gieronimô nói lên hậu quả của 25 năm tranh luận và xáo trộn. T́nh h́nh tôn giáo thật thê thảm: tín lư, kỷ luật, phẩm trật, tất cả nh­ư lâm vào “mê hồn trận”. Những vi truất ngôi hàng loạt, lật đổ những vị chủ chăn đáng kính; những vụ tấn phong bừa băi và thay thế vào đó những người xa lạ hoặc bất xứng. Tại giáo đô, Felix đoạn quyền đức Thánh Cha Liberiô, vị Giáo hoàng đang ở chốn tù đày. Phe thắng thế “thuyết phục” được hai nhân vật quan trọng: đức giáo chủ tuổi tác Osio thành Cordoba và đức Thánh Cha Liberiô. Osio, trên 90 tuổi, h́nh nh­ư đă kư nhận công thức tại công đồng Sirmium II (357); Liberiô, bị bao vây, mệt nhọc sau hai năm l­ưu đày, đă hy sinh Athanasiô.

Nhưng chính lúc người ta tưởng bè Arius đạt thắng lợi, lại là lúc bè này đi dần vào tan ră, nhất là lừ khi hoàng đế Constantius băng hà năm 361, Athanasiô trong những năm bị đày ở Trèves Hilariô và Eusebiô thành Vercellis trong thời gian l­ưu đày bên Đông phương đă tŕnh bày cho nhiều giới về tầm quan trọng của vấn đề, sự nguy hiểm của lạc thuyết. Nay chỉ cần Giáo hội được trả lại tự do là tức khắc t́nh thế sẽ đổi ngược lại.

Năm 361, để thi hành chính sách gây chia rẽ nội bộ Giáo hội, tân hoàng đế Julianus (361-363) cho các giám mục công giáo cũng như bè Arius đang bị l­ưu đày được trở về. Ông tưởng hai lực lượng này sẽ chống nhau, tiêu diệt nhau. Nhưng Julianus đă lầm. Thánh Athanasiô, thánh Hilariô và thánh Eusebiô trở về đă làm cán cân nghiêng hẳn về bên công giáo. Ở Tây phương, hai thánh Hilariô (367) và Eusebiô (370) đă thuyết phục được hàng giáo sĩ Gaulois và Ư Đại Lợi trở về với Công đồng Nicea. Nhiều công đồng địa phương được tổ chức: toàn thể Tây phương cương quyết bài trừ lạc thuyết. Trong khi đó, thánh Athanasiô hăng say hành động và cũng đạt kết quả nơi hàng giáo sĩ Ai Cập và Palestina (công đồng Alexandria 362). Ngoại trừ phe Arius thuần túy, c̣n hầu hết xin nh́n nhận Công đồng Nicea. [18] Lực lượng bè Arius mỗi ngày thêm suy yếu. Nhưng một sự tiếp viện bất ngờ, hoàng đế Valens (364-378) cai trị đế quốc Đông phương, nghiêng theo chính sách của Constantius ủng hộ phe Arius. Ông ra lệnh đày các giám mục Công giáo, thánh Athanasiô một lần nữa phải rời khỏi Alexandria gần một năm. Dầu vậy, bè Arius không thể trở lại mạnh mẽ với chủ trương thuần túy và cố chấp của họ.

Những người theo khuynh hướng đối lập hay khuynh hướng dung ḥa, nhờ sự khéo léo của ba giáo phụ xứ Cappadocia, lục tục trở về với giáo lư công giáo. Đó là ba thánh Basiliô (379), Gregori Nazianzen (390) và Gregori Nyssen (395). Các vị hoàn toàn trung thành với Công đồng Nicea, trong khi t́m ra một lối tŕnh bày mới. Có hai cách tŕnh bày tín điều Chúa Ba Ngôi: hoặc nhấn mạnh về Bản tính duy nhất (una ousia), hoặc nhấn mạnh vào sự phân biệt Ngôi vị (treis hypostases). Trước kia, các giáo phụ thường chú trọng về Bản tính, tin rằng không có sự khác biệt về Bản tính trong Ba Ngôi. Nhưng các giáo phụ xứ Cappadocia nhấn mạnh vào sự phân biệt giữa Ngôi vị: Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng Ba Ngôi đồng Bản tính. Để chống chủ trương của Arius: “Chúa Con khác Chúa Cha về Bản tính”, các giáo phụ Nicea phải đặt trọng tâm vào danh từ đồng Bản tính. Bây giờ người ta lo ngại sa vào lạc thuyết Sabellius: “Chúa Cha và Chúa Con cùng một Ngôi vị” nên ba giáo phụ Cappadocia cho rằng cần nhấn mạnh sự “phân biệt về Ngôi vị”.

Vấn đề gai góc và khó hiểu là danh từ. Danh từ homoousios (đồng bản tính) không được một số người nh́n nhận, v́ cho rằng danh từ đưa tới lạc thuyết Sabellius. Thực ra chỉ v́ người ta không xác định rơ ư nghĩa của danh từ. Họ nhầm lẫn tiếng ousia (bản tính) với tiếng hypostasis (ngôi vị), cho danh từ homoousios cũng có nghĩa như homohypostasis (đồng ngôi vị) như chủ trương của Sabellius. Nay các giáo phụ xứ Cappadocia ấn định rơ rệt: una ousia (một bản tính), treis hypostases (ba ngôi vị). Vấn đề danh từ trước đây gây bao rối ren, đă được giải quyết. Nhưng phong trào trở lại Công giáo bị cản trở bởi chủ trương “nghiêm trị” của phe đức giám nục Lucifer thành Cagliari: không tha thứ những người đă xúc phạm đến Chúa, những người đă sa ngă tại Rimini phải rửa tội lại. Nhưng thánh Athanasiô, tại công đồng Alexandria (362), đă tuyên bố: “Chỉ đ̣i họ thành thật bỏ lạc thuyết”. Năm 378. Valens băng hà, bè Arius không c̣n người nâng đỡ, đi dần vào chỗ diệt vong với nhát búa quyết định của đại Công đồng Constantinopoli (381). [19]

Thời này, ngoài lạc thuyết Arius, c̣n có lạc giáo về Chúa Thánh Thần, con đẻ của bè Arius, họ chủ trương Chúa Thánh Thần chỉ là một tạo vật như Chúa Con và c̣n kém hơn. Từ năm 360, đă có một số giám mục phe Arius tung ra chủ trương này. Với sự đỡ đầu của Macedonius giám mục Constantinopoli, và Marathon giám mục Nicomedia, thuyết này bành trướng khá mạnh. Cần phải được ngăn cản.

Năm 382, hoàng đế Theodosius (379-395) triệu tập đại Công đồng Constantinopoli, gồm 150 giám mục công giáo Đông phương và 36 giám mục phe Macedonius. Công đồng đặt dưới quyền chủ tọa của ba vị liên tiếp: giám mục Melecius thành Antiokia, thánh Gregori Nazianzen giám mục thành Constantinopoli, giám mục Nectar. Không có đại diện nào của đức Thánh Cha Đamasô I (366-384) đến dự. Trong những phiên họp đầu tiên, thấy con số của ḿnh quá ít, các giám mục phe Macedonius đă rút lui. Kết quả, Công đồng nh́n nhận giáo thuyết Nicea, và thêm vào bản Tuyên xưng đức tin của Nicea về Chúa Giêsu như sau: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đă nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria, và đă làm Người. Người chịu đóng đinh vào thập giá v́ chúng tôi, chịu khổ h́nh và mai táng thời Phongxiô Philatô”. Về Chúa Thánh Thần, thêm câu: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Người đă dùng các ngôn sứ mà phán dạy”.

V́ không xác định danh từ và quan niệm về vấn đề Nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần: bên Tây dùng công thức “a Patre Filioque procedit” (Bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra), c̣n bên Đông dùng: “a Patre per Filium procedit” (Bởi đức Chúa Cha qua đức Chúa Con mà ra). Sự khác biệt nhỏ mọn đó sẽ đưa đến cuộc tranh luận sau này về vấn đề Filioque. Dầu sao năm 381 cũng là niên hiệu khai tử cho lạc thuyết Arius sau 60 năm làm xiêu bạt con thuyền Giáo hội.


III

NHỮNG LẠC THUYẾT VỀ NGÔI HAI NHẬP THỂ


1. Giáo thuyết Nestorius và đại Công đồng Epheso (431)

Tiền bán thế kỷ V, dưới triều Theodosius II (408-450), những cuộc tranh luận về mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập thể diễn ra rất sôi nổi tại đế đô Constantinopoli, và thường có bàn tay của giáo chủ thành Alexandria can thiệp; khiến vấn đề càng thêm gây cấn. Alexandria và Constantinopoli bấy giờ ở trong một khung cảnh đối lập nhau.[20] “Giáo hoàng thành Alexandria”, đó là danh từ mỗi khi nói đến vị giáo chủ xứ Ai Cập, vốn có uy thế từ lâu, cả hoàng đế cũng phải kiêng nể. Với một nguồn tài chính dồi dào trong tay, vị giáo chủ Alexandria chỉ cần hô một tiếng là toàn dân sát cánh đi theo. Uy quyền của Alexandria c̣n có cả một đạo binh lớn gồm các “khổ tu sĩ trên sa mạc” cùng những nhà hộ giáo rất “chính thống”, sẵn sàng nghe lệnh, sẵn sàng ứng chiến. Người phải đương đầu với vị giáo chủ nói trên là giám mục Constantinopoli. Các vị thường là những nhà giảng thuyết lừng danh và thánh thiện, được chính quyền kính nể, và dành cho nhiều quyền lợi. Nhưng có hai sự kiện luôn luôn đe dọa vị giáo chủ của đế đô: trước hết là sự nông nổi của dân chúng, sự thiếu kỷ luật của hàng tu sĩ; nhưng nguy hiểm hơn cả là sự ủng hộ của một hoàng đế tính t́nh bất nhất.

Đứng giữa Constantinopoli và Alexandria là giám mục thành Antiokia và các giám mục xứ Syria, Pont và Tiểu Á. Các vị này muốn đóng vai ḥa giải, nhưng v́ thiếu lănh tụ tài ba, lại thiên về một thần học quá vụ h́nh thức, nên chẳng dem lại được những giải quyết hữu hiệu. C̣n Roma nằm trong đế quốc Tây phương (Honorius 395-425, Valentinianus 425-455), ít tinh tường những lắt léo trong các tác phẩm thần học bằng tiếng Hy Lạp của Đông phương. Thêm vào đó, những chi tiết phức tạp trong các vấn đề tranh luận, khiến Roma chỉ có thể can thiệp một cách dè dặt khôn ngoan. Cũng nên lưu ư là Roma có nhiều liên hệ với Alexandria hơn là với Constantinopoli, trong khi nhiều giám mục ở đế đô như muốn xóa bỏ quyền thừa kế thiêng liêng của “Roma đệ nhất “.

Đó là đại cương khung cảnh chính trị và tinh thần khi xảy ra những vụ tranh luận thần học quanh vấn đề Ngôi Hai Nhập thể.

Giám mục thành Constantinopoli bấy giờ là Nestorius (380- 440) người Syria, một nhà hùng biện đầy nhiệt huyết, đă từng chống trả các bè Arius, Novatianus và Macedonius, nhưng lại quá tự tin và quá cứng rắn, đến độ làm mất cả t́nh thương đối với các nhóm ly khai. Ông chủ trương chỉ nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Chúa Kitô chứ không phải là Mẹ Thiên Chúa. Theo ông, Chúa Kitô (sinh bởi đức Maria) chỉ là một người được phúc tiền định mặc Thiên tính trở nên “Đền thờ” của Ngôi Lời. Nh­ư vậy, Nestorius phân tách Ngôi Lời ra khỏi Chúa Kitô, phân tách Ngôi Hai Nhập thể thành hai Ngôi vị riêng biệt, được lồng vào trong nhau. [21]

Thánh Cyrillô, giáo chủ thành Alexandria, đă báo cáo sự việc lên hoàng đế Theodosius II. Đức Thánh Cha Celestin (422-432) càng nhận được phúc tŕnh, ngài đe kết án vạ tuyệt thông cho Nestorius (430). Để giải quyết vấn đề, hoàng đế yêu cầu triệu tập đại Công đồng. Thời gian và địa điểm được ấn định vào tháng 6 năm 431 tại Epheso, và thánh Cyrillô được Roma trao cho quyền chủ tọa. Tới kỳ hạn, các nghị phụ thành Antiokia và xứ Syria (về phe với Nestorius) tới trễ, không rơ v́ có tính toán hay do hoàn cảnh xảy đến bất ngờ. Nhưng giáo chủ thành Alexandria cứ đốc thúc khai mạc Công đồng với sự tham dự cửa 160 giám mục Ai Cập, Palestina và Tiểu Á. Chỉ sau một ngày tranh luận, Công đồng tuyên bố cất chức Nestorius (vắng mặt), kèm theo 12 đề án tuyệt không (anathématisme) của thánh Cyrillô. Ngày đó là ngày 22.6.431. Đồng thời các nghị phụ công nhận từ ngữ Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) là chính đáng.

Cất chức Nestorius tức là đánh đổ luôn lạc thuyết của ông. Với 12 đề án vạ tuyệt thông, thánh Cyrillô nêu rơ mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập thể theo truyền thống của học viện Alexandria. Chính đêm 22 tháng 6 đó, toàn thể giáo dân Epheso chào mừng Công đồng bằng một cuộc rước đèn vĩ đại, tung hô Mẹ Thiên Chúa: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Kinh đó dă được soạn ra trong dịp này, và đức Thánh Cha Celestin chấp nhận. Ở Đông phương cũng nh­ư Tây phương, ḷng đạo của dân chúng trở nên sốt sắng hơn do sự tôn sùng Đức Trinh Nữ rất thánh: văn chương, nghệ thuật và các lễ nghi đều đượm mầu lối tôn sùng này. [22]

Hành động của các nghị phụ bị coi là quá vội vàng, đến độ các đại diện của Roma không kịp tới, tuy các vị này đến sau đă chấp nhận công việc của Công đồng. Riêng các nghị phụ xứ Syria khi tới nơi đă phản đối việc cách chức Nestorius. Không phải v́ các ông muốn bênh vực đạo lư của Nestorius, nhưng muốn có một giải pháp ôn ḥa và tốt đẹp hơn. Đàng khác, các ông phủ nhận lối tŕnh bày của thánh Cyrillô, cho rằng có những từ ngữ quá đáng hoặc không chỉnh. Công đồng Epheso được triệu tập với mục đích làm dịu ḷng người và đem lại sự đoàn kết, th́ lại suưt gây ra cuộc đổ vỡ. Phải mất 20 tháng ḥa giải mới đạt được sự thỏa thuận giữa các giám mục Syria và các vị ở Ai Cập, giữa Gioan thành Antiokia và Cyrillô thành Alexandria, và một công thức được nh́n nhận nh­ư sau: Chúa Kitô đồng bản tính với đức Chúa Cha về thiên tính và đồng bản tính với chúng ta về nhân tính: bởi v́ có sự hiệp nhất của hai bản tính”[23] Bản án tuyên phạt Nestorius cũng được các giám mục xứ Syria đồng ư, sau khi nghe đương sự tự bào chữa.[24]


2. Giáo thuyết Eutkykes và đại Công đồng Calcedonia (451)

Đến đây, vấn đề tín lư Ngôi Hai Nhập thể tưởng đă ổn thỏa, chỉ c̣n đợi t́nh h́nh lắng dịu dần. Ai dè, trong thời hậu Công đồng, một số người đă dựa vào nhăn hiệu giáo lư Epheso và lạm dụng những luận đề của thánh Cyrillô (? 444), để chống lại Nestorius, đi đến một sai lầm cực đoan, là chủ trương Ngôi Lời kết hiệp chặt chẽ với nhân tính, đến độ chỉ c̣n một bản tính duy nhất, tức Thiên tính.

Người chủ xướng giáo thuyết này là Eutykes (378-454), một đan viện phụ ở Constantinopoli, đối thủ của Nestorius; song người lănh đạo lại là Dioscorus (? 454), giáo chủ Alexadria. Ban đầu chỉ là một cao trào nhằm tiêu diệt mọi vết tích của Nestorius, bằng việc cách chức nhiều giám mục xứ Syria có cảm t́nh với người đă bị Công đồng Epheso lên án. Nhưng đến khi Eutykes bị thánh Flavian, giám mục Constantinopoli, phạt vạ tuyệt thông, vạ này đến sau được thánh Giáo hoàng Leô (440-461) y nhận, khiến vấn đề trở thành lớn. Hoàng đế Theodosius II và Dioscorus bênh Eutykes ra mặt. Eutykes cũng nại sang Ṭa thánh.

Năm 449, một công đồng họp tại Epheso, Dioscorus ngồi ghế chủ toạ, có nhiều binh sĩ canh gác. Ba đại diện Roma cũng đến, đem theo bức th­ư của đức Thánh Cha Leô, nhưng Dioscorus không cho đọc bức thư đó. Ông c̣n yêu cầu giám mục Eusebius thành Dorylea (Phrygia) người đứng đắn tố cáo Eutykes, phải ra khỏi công đồng, viện lẽ nguyên cáo không được ngồi ṭa xét xử. Tại công đồng, Eutykes tự do bào chữa và chỉ phải kư nhận bản Tuyên xưng đức tin Nicea; sau đó ông được tha vạ, c̣n Eusebius bị truất chức và đi đày. Để thi hành những phán quyết của công đồng, Dioscorus dùng binh sĩ đàn áp các giám mục chống đối: “Đánh chết các kẻ phân biệt hai bản tính!" Thánh Flavian bị đánh đập tới chết. Tại Roma liền sau đó một công đồng được đức Thánh Cha triệu tập luận phi công đồng Epheso 449, mà lịch sử gọi là “Mẻ cướp Epheso” (Latrocinium Ephesinum). [25] Dioscorus làm chủ t́nh thế, lạc thuyết Eutykes được công khai tuyên truyền, và lấy tên là Monophysism (bè Một Bản tính).

Cái chết của Theodosius II vào năm sau đă chấm dứt ảnh hưởng và thế lực của giáo chủ thành Alexandria. Marcianus (450-457), vị hoàng đế thứ nhất được Giáo hội tấn phong, cùng với hoàng hậu Pulkeria, quyết tái lập ḥa b́nh tôn giáo và giao hảo với Roma. Năm 451, một đại Công đồng nữa được họp tại Nicea. Roma cử 5 đại diện: 3 giám mục và 2 linh mục, mang theo th­ư của thánh Giáo hoàng Leô. Dioscorus cũng đến và tin tưởng sẽ lấy phần thắng một phen nữa. Nhưng hoàn cảnh không c̣n nh­ư ở Epheso năm 449, v́ thế khi ông làm một việc “động trời” là đề nghị kết án tuyệt thông đức Thánh Cha Leô, đă chẳng được ai hưởng ứng. Một tháng sau, Công đồng di chuyển sang thành Calcedonia. Một trong những việc thứ nhất của Công đồng là xét lại “Mẻ cướp Epheso”: Dioscorus bị tố là lộng hành, bị cách chức và đi đày.

Sang phần giáo lư, bản Tuyên xưng đức tin Nicea và bức th­ư đức Leô được đem ra đọc. Với lối hành văn sáng sủa, khúc chiết, vị Đại diện Chúa Kitô viết: “Chúng tôi tuyên xưng có một Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, Đấng chúng tôi nh́n nhận có hai bản tính: Thiên tính và Nhân tính mà giữa hai bản tính này không hề có sự lẫn lộn, biến đổi, phân chia hay ĺa nhau (in duabus naturis inconfuse, immutabiliter, indivise, inseparabiliter agnoscendum). Sự khác biệt giữa hai bản tính không hề một đi bởi sự kết hiệp, trái lại, các đức tính của mỗi bản tính này c̣n y nguyên trong một Ngôi vị duy nhất”. Hai bản văn vừa đọc xong, toàn thể các nghị phụ đồng thanh hô: “Đó là đức tin của các tông đồ. Chúng tôi đều tin như vậy, Pherô đă nói qua môi miệng Leô” (Petrus locutus est per Leonem). Ở đây cũng được nhắc đến câu nói bất hủ của thánh Âutinh: “Roma một khi đă lên tiếng, vấn đề được coi là đă giải quyết” (Roma locuta est, quaestio soluta est).

Nhưng Giáo hội không bao giờ hết kẻ chống đối. Có những người đứng lên chống Calcedonia cũng nh­ư trước kia người ta chống Nicea. Nhiều giám mục Hy Lạp, Syria, Ai Cập không chịu kư nhận công thức do Công đồng Calcedonia đă soạn theo tinh thần thánh Leô: “Chúng tôi đồng thanh dạy rằng: Ngôi Con, tức Đấng Giêsu Kitô Chúa chúng ta, có trọn vẹn Thiên tính và trọn vẹn nhân tính, là Thiên Chúa thật và là người thật, đồng bản tính với Đức Chúa Cha về thiên tính và đồng bản tính với chúng ta về nhân tính; sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước vô cùng về Thiên tính và, về nhân tính đă sinh ra trong thời gian qua v́ chúng ta bởi Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, cùng là một Đấng Kitô, Ngôi Con, Chúa chúng ta, được sinh ra với hai bản tính, không lẫn lộn, không biến đổi, không phân chia, không ĺa nhau... trong một Ngôi vị duy nhất”. [26] Không phải giáo thuyết của Eutykes đă thắng, nhưng v́ các giám mục này cho rằng: nếu chấp nhận công thức của Calcedonia; tức là đi ngược với Công đồng Epheso (431), và nhượng bộ Nestorius; nhất là không thể dung ḥa được với giáo lư của thánh Cyrillô.

Giáo hội Alexandria, v́ luôn theo sát vị giáo chủ của ḿnh đă vùng dậy công khai chống cả giáo quyền lẫn chính quyền. Đó là bè phái của giáo chủ Timotheus Aelurius (477), người kế vị Dioscorus, nó kéo dài gần nửa thế kỷ với các giáo chủ nối tiếp. Cả ở Syria và Palestina nữa, phần đông các giám mục không c̣n giấu được sự bất măn đối với giáo lư Calcedonia. Các đan sĩ, những người có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng, kéo nhau từng loạt theo bè Monophysism, làm giám mục Acacius thành Constantinopoli nghiêng theo.

Cũng nên biết rằng những tranh chấp này thực ra ở tại sự bất đồng về danh từ hơn là tại mâu thuẫn về giáo lư. Bè Monophysisme chỉ muốn nhấn mạnh vào sự hiệp nhất và đơn nhất nơi Chúa Kitô, v́ theo họ, nếu phân chia hai bản tính sẽ làm giảm tác động Thiên Chúa trong công cuộc cứu thế. Trong khi đó, Roma không thể nào chịu để người ta bỏ một công thức đă đ­ược long trọng công bố tại Calcedonia, tức giáo lư của thánh Giáo hoàng Leô. Chiếu chỉ Henotikos (484) của hoàng đế Zenon (474-491) nhằm dung ḥa hai bên, bằng một công thức “trung lập” làm ngơ đi đạo lư của đức Leô và Calcedonia, đă bị Đức Thánh Cha Felix III (483-492) phản đối và chính thức lên án.[27] Tiếp đến là sự đổ vỡ giữa Roma và Constantinopoli do Giám mục Acacius gây ra, nó kéo dài gần 35 năm từ 484 đến hết triều Anastasius (491-518). Khi hoàng đế Justinus (518-527) lên cầm quyền, ra lệnh phải trở lại giáo lư của Calcedonia th́ đó chỉ là hành động của thế quyền, không ảnh hưởng ǵ tới tâm trạng chống đối Roma nơi hàng giáo sĩ Đông Phương.

Trong các cuộc tranh luận giằng giai này, mỗi phe đều dựa vào thế giá một nhân vật nổi tiếng để bênh vực cho lập trường của ḿnh. Phe Nestonus dựa vào Theodorus Mopsuest, một nhà thần học nổi tiếng và là bạn thân của Nestorius, phe Monophysism cậy có thánh Cyrillô, c̣n những ai bênh vực Công đồng Calcedonia th́ lấy thánh Leô làm đầu. Viện lẽ bảo vệ đạo lư, người ta đă vô t́nh chia cắt Hội thánh Chúa thành từng khu vực đối lập nhau, tùy theo mỗi quan điểm giáo lư. Ở Tây phương, các Man dân (trừ dân Franc) đều theo Arius. Bên Đông phương, giáo thuyết Nicea và Calcedonia chỉ c̣n đứng vững ở Hy lạp, Balkan và Tiểu Á, nhưng lại chỉ liên lạc với Roma một cách lỏng lẻo. Ai Cập biến dần thành Giáo hội quốc gia tự trị, ḱnh địch với Constantinopoli. Palestina và Syria th́ theo bè Monophysism cũng một kiểu cách nh­ư Ai Cập; giáo đoàn Edessa xưa kia nổi tiếng với thánh Ephrem (306-373) nay cũng thế, rồi xứ Armenia cũng vậy.[28] Ở Persia, những người Kitô hữu có thế lực lại theo bè Nestorius để phân biệt ḿnh với Byzantin.[29] Quyền tối thượng của giáo hoàng Roma, v́ được người ta đồng hóa với tư thế của đế quốc, nay đế quốc Tây phương sụp đổ (476), người ta cũng giảm bớt ḷng tin tưởng vào Ṭa Pherô. [30] Đó là khung cảnh bi đát của Kitô giáo đầu thế kỷ VI.


3. Bàn tay “nghĩa hiệp” tai hại của hoàng đế Justinianus (527-565)

Là một vơ tướng, một nhà lập pháp, một tay kiến thiết thời danh, Justinianius có tham vọng trở thành lănh tụ hữu h́nh của Hội thánh. [31] Trước t́nh trạng chia rẽ của Kitô giáo, ông quyết đóng vai tṛ trọng tài. Nhưng sự can thiệp của ông hoàng “say sưa” thần học này chỉ làm xáo trộn thêm trong Giáo hội, và hăm hại quyền thiêng liêng của Giáo hoàng một cách rất nguy hiểm. Thêm vào đó, hoàng hậu Theodora, gốc xứ Syria, là người có cảm t́nh với bè Monophysisme. Cũng thời gian này, đức Giáo hoàng Agapitô (535-536) bị Theodatus vua Ostrogoth nước Ư làm áp lực, đă phải đích thân sang Constantinopoli yêu cầu Justinianius đừng đem quân đánh ông ta. Nhưng v́ quân sĩ của Đông phương đă sẵn sàng lên đường, nên việc can thiệp của đức Thánh Cha không thành. Nhân dịp này, ngài ở lại Constantinopoli giải quyết một số vấn đề tôn giáo, và từ trần tại đây.

Thấy Monophysism chống Calcedonia v́ cho rằng Công đồng này đă nhượng bộ Nestorius, Justinianus liền muốn cứu nguy cho Công đồng bằng một giải pháp mà ông cho là “phi phàm”, bắt ép Roma phạt vạ tuyệt thông ba nhà thần học quá cố: Theodorus thành Mopsuest (430), Theodoret thành Cyro (457), Ibas thành Edessa (449), có khuynh hướng Nestorius. Đó là vấn đề “Ba Đoạn” (Tria Capitula), danh từ của Justinianius khi ông tuyên bố về ba tác phẩm của những nhà thần học nói trên. Với sự đồng ư của đức Thánh Cha Vigiliô (538-555), Justinianius triệu tập Công đồng tại Constantninopoli năm 553, để tỏ thái độ về vấn đề “Ba Đoạn”. [32]

Đức Thánh Cha từ Roma sang Constantinopoli, nhưng để tránh áp lực của các nghị phụ phần đông là Hy Lạp, ngài bỏ trốn sang thành Calcedonia, nhất là v́ ngài quyết không chống lại việc luận phi “Ba Đoạn”, sợ rằng làm nh­ư thế sẽ mắc mưu bè Monophysism. [33] Dù không có mặt đức Thánh Cha, giáo chủ Eutykius cứ cho khai mạc Công đồng với sự tham dự của 164 giám mục. Công đồng lên án “Ba Đoạn”, tuy nhiên không hề có một lời chê Cồng đồng Calcedonia. Để bản án được vị Đại diện Chúa Kitô phê chuẩn và Công đồng được liệt vào hàng đại Công đồng, nhà vua cho dùng áp lực bắt đức Thánh Cha Vigiliô phải kư nhận. Bị mắc m­ưu, bị cô lập và áp bức, đức Thánh Cha đă nhượng bộ. Sau đó ngài trở về Roma, nhưng đến thành Syracusa th́ qua đời. [34] Hành động độc đoán của Justinianius không giải quyết được ǵ hết: bè Monophysism vẫn tức tối v́ Công đồng cũng như đức Thánh Cha không hề có một “lời phê phán Calcedonia; trái lại, c̣n làm cho bên Công giáo bất măn v́ thái độ chuyên quyền tôn giáo của đức Giáo hoàng Vigiliô. Các giám mục Phi châu, Bắc Ư, Illyria đả kích hành động của Justinianius, chê trách đức Thánh Cha và người kế vị, đức Pelagiô I (555-561). Hai địa phận Milan và Aquilea chống đối ngôi Giáo hoàng và đại Công đồng thứ năm này trên nửa thế kỷ.

Bàn tay “nghĩa hiệp” như thế của Justinianius thật rơ tai hại. Ông khua tay quá mạnh vào lănh vực tôn giáo, khiến ngôi Giáo hoàng bị áp đảo, gây chia rẽ Giáo hội Tây phương. Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác, ông là một hoàng đế “ân nhân” của Hội thánh, với những đại thánh đường nguy nga, đặc biệt nhất là Đền thờ Đấng Khôn ngoan (Sainte-Sophie 532-537), sự phát triển nghệ thuật kiến trúc Byzantin và đồ khảm gián sắc (mosaique).


 

[1] Origenes chủ trương nhiều điều sai lầm về Chúa Ba Ngôi, về số phận các linh hồn... (xem chương Bốn, I, 3). Những sai lầm đó đă bị đức Thánh Cha Anastasi (399-401) và thánh Gieronimô (420) bác bỏ. Bè Sabellius (thế kỷ III) ở Libya, cũng gọi là Modalism, Patripassionism hay Monarchianism, chủ trương đồng nhất Ngôi vị giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bị thánh Đionisiô thành Alexandria đả kích dữ dội, và bị nhiều công đồng lên án. Bè này c̣n mang tên Noetus, người thành Smyrna, thày dạy Sabellius. Photinus giám mục thành Sirmium, phủ nhận Thiên tính nơi Chúa Giêsu, bị công đồng Sirmium (351) bác bỏ và cất chức. Thế kỷ III đă có Theodotus chủ trương như Photinus, c̣n dạy Chúa Giêsu kém cả Menlkisedec nữa. Macedonius giám mục Constantinopoli, phủ nhận Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Công đồng Constantinopoli (381) luận phi bè này

[2] Bè này chủ trương Chúa Giêsu chỉ chịu chết cho các kẻ đă được kén chọn, chứ không cho cả nhân loại. Về bè này, Bossuet viết: “Ce détestable Particularisme qui ôte le libre arbitré et fait Dieu auteur du péché”.

[3] Priscillius người thành Cordoba, bị nhiễm t­ư tưởng Manikes và Ngộ đạo thuyết, chủ trương chỉ tôn thờ Chúa Giêsu, và dạy rằng người ta được phép thề gian để đạt công ích hoặc t­ư lợi. Priscillitus lôi cuốn được nhiều giám mục theo, và chính ông được tấn phong giám mục thành Avila. Sau cùng ông bị công đồng Bordeaux kết án năm 385, cũng năm ấy ông chịu trảm quyết ở Trèves.

[4] Về Hippolytus và Tertullianus xem chương Bốn, I, 4-5. Apollinarius, giám mục thành Laodicea (381) chủ trương Nhân tính nơi Chúa Kitô không toàn vẹn, thiếu lư trí, nhưng có Thiên tính bù vào. Lạc thuyết bị đức Thánh Cha Đamasô kết án trong công đồng họp tại Roma năm 378. Giáo thuyết này đă mở đường cho Eutykes. Tu sĩ Pelagius (360-422), người xứ Britannia, cùng với môn đệ Celestius, phủ nhận hiệu năng của ân sủng và tội nguyên tổ. Cả hai bị đức Thánh Cha Innocentê I (401-417) và đức Thánh Cha Zosimô (417-418) kết án. Pelagius nại đến đại Công đồng song không được ai nghe. Hoàng đế Honorius (395-425) cũng đồng ư kết án lạc thuyết, và đe nếu cố chấp sẽ phải đi đày. Nhưng lại có một số linh mục thành Marseille muốn dung ḥa Pelagius với Công giáo, đó là bè Semi-Pelagius. Bè này nhận có tội nguyên tổ và sự cần thiết của ân sủng, nhưng chủ trương: người ta tự sức ḿnh làm được một chút việc lành trước, rồi Thiên Chúa thưởng việc lành đó mà ban ơn giúp ta về sau. Đức Thánh Cha Celestin 1 (422-432) lên tiếng cảnh cáo bè này. Thánh Âu tinh (430) viết nhiều sách chống cả hai. Hai lạc thuyết tan dần trong thế kỷ V.

[5] Xem P. de Labriolle: La Crise Montaniste. Paris 1913.

[6] Lebreton, trong Histoire de l’Église (Fliche-Martin), Q II, tr 7-26.

[7] Sách tham khảo: E. Amann: Marcion trong: Dict. de Théol. Cath - Lebreton, trong op. cit. Q. II, tr 26-35.

[8] Sách tham khảo: Thánh Âutinh: Confessione, Q. III và V. De Haeresibus XLVI - F. Cumont: Recherches sur le Manichéisme. 1908-12 - P. Alfaric: Les Écritures Manichéennes - J. Bardy: Manichéisme trong Dict de Théol. Cath.

[9] Thánh Cyprian : De lapsis; Epist. 16, 22, 53, 57, 59

[10] Melecius (? 326), Giám mục Lycopoli chủ trương “nghiêm túc” (rigorisme)' đến sau đứng về phe Arius bị Công đồng Alexandria (322) và Nicea (325) lên án.

[11] Sách tham khảo: Tài liệu Công đồng trong Mansi, Q.II, tr 413-422 và 463- 512; Q.IV, tr 1-283 - P. Monceaux: Hist littéraire de l’Afrique chrétienne, Paris 1095-20, Q. IV, tr 1-190; Q. VII, tr 1-188.

[12] Sách tham khảo: Tài liệu Công đồng trong Mansi, Q. II, 535-750 - Tixeront : Histoire des Dogmes. Q. II - Bachelet: Arianisme trong: Dict. de Théol. Cath, G de Plinval : L’échec des Contre-Églises trong Histoire illustrée de l’Église (G de Plinval - R. Pitter), Paris 1946-48, Q. I, tr 162-172 - D. Rops: L’Église des Apôtres et des Martyrs, Paris 1948, tr 523-549.

[13] Mansi, II, 663-668- Denzinger Enchiridion 54 (tr. 29-30)- Xem Rohrbacher. Hist Univ. de l’Église Cath, Paris 1872, Q. IV. tr 52-59.

[14] E. Amann: Sirmium (Formules de) trong Dict. de Théol Cath

[15] Về hành động của đức Liberiô, xem Sozomène: Hist. Eccl. IV, 15, 4-6. Công thức mà Liberiô đă kư vào là công thức của công đồng Sirmium 351, trong đó ngài có ghi rằng ḿnh cương quyết bác bỏ giáo thuyết không nh́n nhận Ngôi Con “giống Ngôi Cha trong Bản tính và trong mọi sự”. Có thể Liberiô không hiểu thấu tiếng Hy Lạp, và ngài đă không dạy ex cathedra cho cả Giáo hội. Cũng nên biết hai công thức của Sirmium 351 và Sirmium 358 đă không hề bị hai thánh Hilariô và Athanasiô chính thức bác bỏ. Chỉ có công thức của Sirmium 357 là không thể chấp nhận được và phải coi là lạc thuyết.

[16] Mansi, Q. IV, 314-325 - J. Fritz: Rimini (Concile de) trong Dict. de Théol. Cath. Giáo lư của Rimini được phê chuẩn trong công đồng (của phe Arius) họp tại Constantinopoli năm 360.

[17] “Ingemuit totus orbis et arianum se esse miratus est”, lời thánh Gieronimô Adv. Lucif., 19.

[18] Những nhân vật thuộc phe homoiousios như Basillius thành Ancyra (tử đạo 362), Melecius thành Antiokia (381), đều trở lại nh́n nhận danh từ homoousios, sau khi xác nhận danh từ này không làm lẫn lộn” Ngôi Cha với Ngôi Con.

[19] H. Jedin : Breve Historia de los Concilos, Barcelona 1960, tr 24-26.

[20] Diehl và Marcais: Monde Oriental de 395 à 1081, trong Histoire générale (Glotz) II 3, tr 24-26.

[21] Sách tham khảo: E. Amann: Nestorius trong Dict. de Théol Cath. - M. Jugie: Nestorius et la controverse Nestorienne, 1912 - A. d'Alès: Le dogme d’Éphèse, 1931 - Mansi: Actes du Concile d’Éphèse, Q. IV, 1123-1226.

[22] Tuy nhiên, những lễ trọng kính Đức Mẹ măi đế hạ bán thế kỷ VII (khoảng năm 680) mới có trong lịch sử phụng vụ. Xem Duchesne: Les origines du culle chrétien.

[23] Mansi, Q.V, 781-783

[24] Nestorius tự biện hộ cho ḿnh một cách tranh nghiêm khôn khéo, khiến nhiều người phải khâm phục ông. Xem Livre d’Héraclide (khoảng năm 450). Nestonus chết tại chốn l­ưu đày (440), trên một ốc đảo xứ Libya. Thuyết Adoptianisme sau này được coi là con đẻ của thuyết Nestorius. Đó là thuyết của Elipando (799), giám mục thành Toledo, và Félix (815), giám mục thành Urgel chủ trương Chúa Kitô chỉ là người như mọi người khác, nhưng được Thiên Chúa dựng nên hoàn hảo hơn và được cất nhắc lên làm nghĩa tử (adoptif) cùng ban cho nhiều quyền lực và đặc ân (770). Giáo thuyết này bị nhiều công đồng như Francfort (794 Roma (799) luận phi.

[25] Jugie: Eutychès và Monophysisme trong Dict. de Théol Cath. - Mansi. Q. VI 529-1102 và VIII, 1-654.

[26] Mansi, Q. VII, 116.

[27] Xem Evagrius : Hist. Eccl. Q. III, tr 14

[28] Cuối thế kỷ VI (563-616), bè Monophysism đức phục hưng nhờ bàn tay khéo léo của Jacobus Barades (t 378), do đấy có tên “Giáo hội Giacobit”, xây lại sự thống nhất giữa hai giáo phái Syro và Ai Cập. Ngày nay giáo phái này c̣n duy tŕ được nhiều giáo dân quan trọng trong Kitô giới Đông phương Giáo hội Copto, Syro, Armeno: Giáo hội Syro Malabar ở miền Tây Nam ấn Độ.

[29] Trong các giáo phái, Nestorius được kể là có một lịch sử truyền giáo vẻ vang nhất. Không những đă thiết lập được nhiều giáo đoàn quan trọng trong v­ương quốc Persia, Ả Rập và trên miền duyên hải Tây ấn Độ, mà c̣n đưa về Kitô giáo nhiều quốc gia Á châu thuộc miền Turkestan, và đă cảm hóa được nhiều vua Trung Hoa dưới thời nhà Đường (627-805) ; nó xâm nhập cả xứ Mông Cổ và Tây Tạng Thế kỷ VII và VIII, đời sống tinh thần của Đông Á chịu ảnh hưởng Kitô giáo cũng như Phật giáo. Ngày nay, giáo phái Nestorius chỉ c̣n một nhóm yếu ớt người xứ Caldea (nhóm tị nạn trong vùng Antiokia từ năm 1918)

[30] Công đồng Calcedonia (451), mặc cho có sự chống đối của các đại diện Roma đă biểu quyết điều XXVIII nội dung nh­ư sau: “V́ vấn đề tôn giáo của một đô thị liên can đến chính trị, nên mong rằng: “Ṭa thánh Roma mới” (Constatinopoli) có đầy đủ mọi quyền hành về tôn giáo nh­ư Roma, tuy nhiên vẫn phải đứng “hàng nh́” sau Roma”. Điều này được hoàng đế Justinianius II (685-711) lập lại và khai thác, nhân có công đồng Trullo (691-692). Xem chương Tám, II, 1.

[31] Sách tham khảo: Ch. Diehl: Justinien et la civilisation Byz. au VIe siècle. - L. Duchesne: L’Église au VIe siècle - Burdy: History of the later Roman Empire. Q II, 1923.

[32] Mansi. Q. IX, 154-375 - H. Jedin: op. cit., tr 34-36.

[33] Ba tác phẩm của ba nhà thần học nói đây có khuynh hướng Nestorius mà Công đồng Calcedonia (451) đă không luận phi; v́ các tác giả đă chết. Những người theo bè Monophysism bị kết án trong Công đồng này muốn đức Thánh Cha bác bỏ ba tác phẩm đó. v́ họ nghĩ rằng: đức Giáo hoàng luận phi “Ba Đoạn” tức là luận phi các việc Công đồng Calcedonia. Nhưng họ vỡ mộng v́ đức Thánh Cha khi bác bỏ “Ba Đoạn” đă tuyên bố không hề chê trách Calcedonia.

[34] Tên của đức Vigiliô bấy giờ bị xóa trên “thư giáp bản” (diptique), nơi ghi danh tánh các Giáo hoàng. Ngài bị tố cáo là bội giáo, v́ người ta cho rằng khi chấp nhận việc luận phi “Ba Đoạn” tức là Ngài đă “tự rút khỏi Giáo hội Công giáo”. Về điểm này, ta nên biết đức Vigiliô vẫn trung thành với lập trường của ngài đối với Calcedonia, được vạch rơ trong bản tuyên ngôn đề ngày 11.4.548 (Judicatum): “Ta phạt vạ tuyệt thông bất cứ ai... chống đối Công đồng Calcedonia. Công đồng bất diệt này có đầy đủ thẩm quyền nh­ư các Công đồng Nicea, Constantinopoli (381) và Epheso”. Cũng nên nhớ rằng khi ấy ngài bị quá nhiều áp lực, lại thương nhớ quê hương đang bị chiến tranh tàn phá, ngài cho rằng sự nhượng bộ đó sẽ đem lại ḥa b́nh cho Giáo hội và làm giảm bớt đau khổ cho nước Ư.