HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ THỜI ĐẠI

Chương Hai

 GIÁO HỘI THỜI TỬ ĐẠO (t.k. I-IV)
 

I. Đế quốc Roma chống lại Tin Mừng

1. Cuộc bách hại dưới thời Nero và Domitianus (hạ bán t.k. I)

2. Chiếu chỉ Trajanus năm 112 và cuộc bách hại thế kỷ II

3. Cuộc bách hại tinh thần của giới trí thức: Celsus (t.k.II)

II. Đế quốc tiếp tục bách hại Giáo hội

1. Cuộc bách hại của Septimus Severus và Maximinus

2. Cuộc bách hại của Decius và Valerianus (giữa t.k. III)

3. Giáo hội và đế quốc dưới thời các hoàng đế kế tiếp Valerianus,
và cuộc bách hại của giới trí thức: Porphyr (hạ bán t.k. III)

4. Cuộc bách hại ác liệt nhất dưới triều Diocletianus,
Galerius và Maximinus Daia (đầu t.k. IV)

III. Cờ Thánh giá trên đế quốc Roma

 1. Sự can thiệp của Constantinus Cả (306-337) với chiếu chỉ Milan 313

 2. Giáo hội vinh thắng và thái độ phục vụ của Constantinus Cả

 3. Đời sống Giáo hội sau 250 chịu bách hại
 

 

Nước Thiên Chúa và nước trần gian mâu thuẫn nhau như ánh sáng với tối tăm, do đó con cái sự sáng và con cái sự tối không thể sống chung với nhau được. Chúa Cứu Thế đă báo trước cho các kẻ theo Người rằng những cuộc bách hại chờ đợi họ.

Thời Giáo hội nguyên thủy, đế quốc Roma nh́n vào Kitô giáo, coi họ như một giáo phái trong Do Thái giáo, hoặc như một tôn giáo mới của Đông phương đang thời phát triển. Họ không ngờ đó là một cuộc cách mạng âm thầm, đang lớn lên để đi đến một xă hội công b́nh và bác ái. Cả ngay giáo dân, lúc đầu họ cũng không nhận ra sự xung khắc này, họ tin tưởng ḿnh là những công dân trung thành, xứng đáng hơn hết.

Thật vậy, đây là một cuộc cách mạng tinh thần trong đời sống, tuy âm thầm, nhưng khi lớn lên, ảnh hưởng của nó không thể không đe dọa những tổ chức sa đọa của một xă hội đang xuống dốc. Những người chuyên sống bằng nghệ buôn bán súc vật dùng vào việc tế lễ, là những người đầu tiên nhận ra tính cách de dọa này. Mất khách hàng, họ thù ghét và vu cáo, họ là những người bách hại Kitô giáo trước nhất. Trong một xă hội bảo thủ và thối nát, lối sống của người Kitô hữu bị coi là lập dị và không thể tha thứ được. Lúc đầu, bị thúc đẩy bởi một số người, các nhà cầm quyền địa phương can thiệp và cấm cách. Măi đến đời Nero, triều đ́nh Roma mới nhúng tay vào.

Nhưng bách hại, tra tấn, đầu rơi, máu chảy không ngăn cản được bước tiến cách mạng tinh thần của Kitô giáo. Những chứng nhân của Chúa Kitô đă vui nhận cái chết để cuộc sống mới trở nên vững mạnh, và lướt thắng các kẻ bách hại. Chân lư bao giờ cũng thắng và lịch sử đă minh chứng. [1]


I
ĐẾ QUỐC ROMA CHỐNG LẠI TIN MỪNG


1. Cuộc bách hại dưới thời Nero và Domitianus (hạ bán thế kỷ I)

Từ năm 64, số giáo dân Roma đă tăng nhiều và có mặt trong mọi tầng lớp xă hội. Người ta bắt đầu để ư và nhận ra Kitô giáo khác biệt với Do Thái giáo. Những người Do Thái bảo thủ và những người chuyên nghề buôn bán súc vật và ảnh tượng lợi dụng t́nh thế, tung ra nhiều vu cáo chống họ. Những cuộc hội họp của giáo dân bị phao đồn và bị tố cáo bằng những tội như loạn luân, giết trẻ con... Bầu khí thiên kiến đă dọn sẵn.

Một vụ hỏa hoạn xảy ra vào đêm 17 rạng ngày 18 tháng 7 năm 64, thiêu hủy tất cả những khu phố cổ và đông dân nhất của Roma, cháy suốt 6 ngày liền. Cả một vùng phía nam kéo dài từ đồi Palatina đến Esquilia chỉ c̣n là một đống tro tàn. Trong khi ngọn lửa c̣n bừng bừng cháy, đă có tiếng đồn Nero thiêu hủy những khu b́nh dân để xây cất một Đế đô mới, huy hoàng tráng lệ hơn. Chỉ thế mà khi ấy Nero mặc áo kịch trường, cầm đàn ca lại bài anh hùng ca do ông soạn, về cuộc hỏa hoạn thành Troas. [2]

Nero lo sợ trước dư luận quần chúng, nhất là khi đó ông đă bị lên án về những vụ đổ máu: giết mẹ, giết vợ, giết đại thần Burrhus. Nhưng cố vân Tigellinus đă giúp ông t́m ra lối thoát bằng cách đổ vạ cho người Kitô hữu. Được dịp trả thù, dân chúng hè nhau đi lùng bắt, hành hạ rồi đem giết cho thỏa giận. Nero cũng trổ tài hung dữ, nghĩ ra nhiều tṛ chơi ghê rợn. Tra tấn, hỏa thiêu, chém đầu, đóng đinh, ông chưa lấy làm đủ. Trong sân triều đ́nh, ông cho tổ chức những cuộc thú vật giả làm mồi cho chó săn cắn xé, tẩm dầu buộc trên cột cao và thiêu sống làm đuốc cho Nero chạy xe hoặc ăn uống ban đêm. Có người bị ḅ rừng xé ra từng mảnh, hoặc ném cho hùm beo ăn thịt... Tử đạo vào thời này, ngoài hai thánh tông đồ Pherô và Phaolô, [3] c̣n có Processô, Martinian, Anastasi, v.v...

Cuộc bách hại khởi sự ở Roma và tràn đi khắp đế quốc. Trong một bức thư, thánh Pherô nói đến mối nguy hiểm đe dọa các giáo đoàn xứ Cappadocia và Bithynia; người ta cũng được biết thánh Phaolô bị bắt tại Troas, khắp nơi đều có những tấm gương tử đạo một cách gan dạ anh hùng: ở Milan có Gervasiô, Protasi, Nagari, và Celsô: ở Brescia có Alexandrô; ở Pisa có Paulin; ở Etruria có Felix, Constancia; ở Aquilea có Hermagoras, Fortunas, Euphemia, Dorothea và Fresma.

Cuộc bách hại của Nero bắt đầu từ năm 64, kéo dài hai thế kỷ rưỡi nghĩa là cho đến năm 314 với chiếu chỉ Milan tha đạo. Nhưng trong năm 250 năm, bách hại hay không, ác liệt hay lắng dịu, lâu hay chóng là tùy ở tâm trạng mỗi ông vua và các nhà cầm quyền địa phương. Lại cũng tùy ở hoàn cảnh hay nhu cầu, hễ khi nào người ta cần đến một số tội phạm để đùng vào hí trường Coliseum hay đem đến một hầm mỏ, hễ một vụ hỏa hoạn hay thiên tai nào xảy ra, mà người ta cần có những can phạm gây căn cớ, tức khắc chiếu chỉ của Nero (instrumentum neronianum) lại được đem ra thi hành, nghĩa là đổ tội lên đầu người Kitô hữu. V́ lẽ chiếu chỉ cấm đạo của Nero chưa bao giờ được hủy bỏ, nên suốt 250 năm, Giáo hội luôn sống trong đe dọa và sợ hăi, người Kitô hữu có thể bị bắt giam, bị giết bất cứ lúc nào.[4]

Cuộc bách hại của Nero do hoàn cảnh gây ra, tạm ngưng vào năm 68 khi Nero băng hà. Triều đại mang tên Flavius thay thế triều đại Cesar. Dưới đời Vespasianus (69-79) và con ông là Titus (79-81), Giáo hội được sống yên hàn. Cả hai chỉ để tâm vào việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Palestina, lo tổ chức quân đội và kiện toàn guồng máy hành chánh. Trong khi đó, Giáo hội tạo được nhiều ảnh hưởng khắp kinh thành Roma, ngay trong triều đ́nh nhiều nhân vật có thiện cảm với Kitô giáo, nhiều gia đ́nh quyền quí theo đạo. Nhưng những ngày thanh b́nh đó không c̣n, khi Domilianus (81-96) lên nắm quyền.

Domitianus là người đa nghi, ác nghiệt, chuyên chế và tàn nhẫn. Phe quí tộc và giới tri thức không phục ông. Năm 88, một cuộc cách mạng nhằm lật đổ ông bị giập tắt, tất cả những người dính líu vào cuộc chính biến này đều bị trảm quyết. Các triết gia chủ trương tự do tư tưởng cũng chịu chung số phận hoặc lưu đày. Domitianus vẫn để ư đến dân Do Thái; tuy Gierusalem đă bị tàn phá (70), nhưng ảnh hưởng của họ ở các nơi hăy c̣n. Số người theo Kitô giáo gia tăng và có ảnh hưởng nhiều trong phe quí tộc, cũng làm ông rất lo ngại.

H́nh như có hai lư do khiến Domitianus rất ác cảm với Kitô giáo: một là sự nghi ngờ của ông đối với phe quí tộc và hoàng thân có cảm t́nh với đạo này, hai là sự căm giận của ông đối với người Do Thái và với tất cả người nào “sống theo lối Do Thái”, nghĩa là tin thờ một Thiên Chúa duy nhất. V́ sợ ngôi báu sang tay kẻ khác, ông quyết tâm một cuộc thanh trừng ngay trong hàng ngũ thân cận ông. Chấp chánh quan Flavius Clemens bi tố cáo âm mưu chính trị “sống theo lối Do Thái” và bất kính thần minh, ông bị trảm quyết. Trong phe quí tộc, có Acilius Glabrius thượng nghị sĩ và là nguyên chấp chánh quan, cũng bị giết. Nhiều người tên tuổi khác bị án tử h́nh hoặc tịch biên tài sản và phát lưu, trong đó có bà Domitilia (vợ ông Flavius Clemens) bị đày ra đảo Pandataria.

Không rơ giáo dân thường có bị bắt bớ hay không. Nhưng chắc một điều là có những cuộc hành quân qui mô của cảnh binh, tại những vùng bị t́nh nghi âm mưu chính trị muốn cướp ngai vàng. Ở Palestina, Domitianus cho t́m bắt người có liên hệ đến “người tự xưng là vua Do Thái”, và hai người bà con gần xa của Chúa Giêsu bị điệu sang Roma để tra hỏi. Nhưng khi thấy họ là những người dân hiền lành chất phác, không có tham vọng làm cách mạng chiếm đoạt ngôi báu. Ông mới hết nghi ngờ và cho họ về nhà.[5] Ở tỉnh Asia, cuộc bách hại diễn ra khá ác liệt: thánh Gioan tông đồ bị bỏ vào vạc dầu sôi, nhưng không chết sau bị đày ra đảo Patmo. Tại đây, thánh tông đồ viết sách Khải huyền. Khi nói về giáo đoàn Smyrna trong thời bách hại này, tác giả viết: “Ma quỷ sắp tống ngục ít người trong các ngươi để thử thách các ngươi” (Kh II, 10).

Năm 96, tức năm cuối cùng của đời ông, Domitianus hạ lệnh ngưng bách hại và cho những người đi đày được về, trong số này có thánh Gioan tông đồ được trở lại Epheso và qua đời ở đó năm 100. Chỉ mấy tháng sau, Domitianus bị đâm chết do âm mưu của Thượng viện.


2. Chiếu chỉ Trajanus năm 112 và cuộc bách hại thế kỷ II

Cụ già Nerva lên kế vị Domitianus, mở đầu triều đại Antoninus kéo dài từ năm 96 đến 193. Nerva trị v́ được 16 tháng th́ băng hà (96-98). Những người nối nghiệp: Trajanus (98-117), Hadrianus (117-138), Antoninus-Pius (138-161), Marcus-Aurelius (161-180), ngoại trừ Commodus (180-193), đều là những người có tài đức biết bảo vệ luân thường, đạo lư, văn chương, nghệ thuật đem lại thịnh vượng cho đế quốc. Trong việc cai trị, các ông tránh chính sách độc tài đẫm máu của Nero và Domitianus. Về vấn đề tôn giáo, các ông quan niệm ḿnh có nhiệm vụ bảo vệ các thần linh của đế quốc. Riêng đối với Kitô giáo, các ông cho là một tôn giáo xa lạ không thuộc nhóm tôn giáo quốc gia, cần phải ngăn cản như một thứ mê tín có hại.

Cuộc bách hại thời này bước sang giai đoạn có hệ thống, dựa trên pháp luật với đường lối truy tố, xét xử, bắt đầu từ chiếu chỉ Trrajanus năm 112, khi ông giải đáp những thắc mắc của Plinius Jumor bây giờ là đại sứ toàn quyền ở Bithyma, nơi Kitô giáo đang phát triển mạnh mẽ, khiến các sư săi và các nhà buôn lễ vật rất lo ngại. Theo nguyên tắc của Nero, th́ không ai được “làm người Kitô hữu”, và những ai bị tố cáo và tra hỏi mà thú nhận liền bị kết án. Thấy có kết quả, những người ghét đạo cũng đem đến nhiều đơn tố cáo rất nhiều đơn nặc danh. Những người bị tố cáo có người xưng đạo có người chối, có người bỏ. Sau đây là những thắc mắc của Plinius: có phải nguyên việc mang tên Kitô hữu đă đủ để kết án? những người chối bỏ th́ sao? những đơn nặc danh có giá trị ǵ không? [6]

Trajanus trả lời: “Không nên tầm nă người Kitô hữu, nhưng­ nếu bị tố cáo và xác nhận là Kitô hữu th́ phải trừng phạt. Tuy vậy nếu ai chối ḿnh không phải là người Kitô hữu, và minh chứng bằng việc thờ cúng thần minh th́ được tha”. Vốn là một chính trị gia lỗi lạc, có óc thực tế lại là con người nhân đạo, Trajanus c̣n cho hạn định thời gian giam giữ, cấm xét xử những đơn tố cáo nặc danh, và đ̣i nhà cầm quyền địa phương phải tôn trọng luật lệ ṭa án trong việc kết án dân có đạo. Chính ông đă đưa ra nguyên tắc : “Thà tha bổng một phạm nhân c̣n hơn là kết án người vô tội”.

Qua chiếu chỉ của Trajanus, người ta nhận thấy những điểm sau đây: 1- Duy tŕ t́nh trạng cấm đạo của triều đại cũ, nhưng v́ người Kitô hữu không làm điều ǵ trực tiếp phạm pháp nên khỏi cần tầm nă. 2- Người Kitô hữu có tội chỉ v́ họ đă theo một đạo bị cấm, v́ thế nếu bị tố cáo và xác chứng sẽ bị phạt. 3- Nhưng v́ tội đó là tội đặc biệt, nên nếu sám hối nghĩa là chối đạo sẽ được tha, điều đó không thể áp dụng cho những tội trộm cướp hoặc giết người.

Đứng về phương diện chính trị, tôn giáo, với chính sách tha bổng cho những người chối đạo và thờ cúng thần linh, Trajanus đă mở đầu một đường lối bách hại tiêu diệt Kitô giáo rất hiệu nghiệm: Đứng về phương diện pháp lư, mới đọc qua chiếu chỉ của ông, người ta thấy có vẻ nhân đạo, nhưng không thể tránh được những điểm bất công và mâu thuẫn. Tertullianus đă nói một câu khôi hài: “Người Kitô giáo bị trừng phạt không phải v́ họ có tội, nhưng chỉ v́ họ bị tố cáo là có tội, tuy người ta không được phép tầm nă”. Trong thực tế, chiếu chỉ này đặt giáo dân vào t́nh trạng tùy thuộc ở cảm t́nh của chính quyền và dân chúng địa phương đến với Kitô giáo. Xét về lịch sử cuộc bách hại, th́ chiếu chỉ này nói lên thái độ của triều đại Antoninus đối với Kitô giáo trong thế kỷ II.

Trajanus trước khi chết đă đặt Hadrianus, con nuôi của ông, lên kế vị. Hadrianus là người có văn hóa cao, thích văn chương, nghệ thuật và rất sùng kính thần linh, ham biết những tôn giáo thần bí đông phương. Ông không ưa Kitô giáo, nhưng cũng không muốn bách hại quá gắt, và c̣n ngăn ngừa những cuộc bắt bớ bất hợp pháp.

Dưới đời Antomnus-Pius, cuộc bách hại vẫn tiếp tục. Pius rất bảo thủ, ông cho là bất kính thần linh và bất hiếu với tổ tiên nếu làm khác. Tại nhiều nơi, những vụ bắt bớ bất hợp pháp vẫn xảy ra. Ở Smyrna, những người ghét đạo đă bắt thánh Polycarpô và thiêu sinh, không xét xử theo luật. Antoninus-Pius phải can thiệp và trong thư gởi cho dân Hy Lạp, ông cấm không được gây ra những cuộc bách hại làm náo động quần chúng.

Số phận người Kitô giáo cũng không may mắn ǵ hơn dưới đời Marcus-Aurelius. Riêng ông là người hiền hậu theo chủ nghĩa tu thân khắc kỷ. Do tính tự kiêu của một triết gia, ông khinh chê Kitô giáo và cho đó là một tôn giáo của lũ quê mùa dốt nát. Ông c̣n chịu ảnh hưởng của những nhà trí thức ghét đạo vây quanh ông. Đàng khác, dưới đời ông xảy ra nhiều tai ương: giặc giă, đói kém, ôn dịch. Dân quê mê tín đổ tội cho người Kitô hữu. Chính ông cũng mê tín, lại thêm nhu nhược, nên dân chúng tha hồ bắt bớ.

Với Commodus, cuộc bách hại có phần lắng dịu. Khác hẳn với vua cha, ông khinh chê triết học, sống bừa băi, không xét kể đến luật pháp. Đối với tôn giáo ông không quan tâm nhiều; dựa trên chiếu chỉ Trajanus, ở nhiều nơi cuộc bách hại vẫn c̣n. Nhưng từ khi cưới bà Marcia, một người dự ṭng Kitô giáo, ông muốn ủng hộ đạo và cho các kẻ lưu đày được trở về. Commodus bị giết năm 193, chấm dứt triều đại Antoninus.

Những gịng máu đào minh chứng đức tin trong thời bách hại thế kỷ II này, thuộc đủ mọi giai cấp xă hội, từ Giáo hoàng, giám mục đến người nô lệ, giai cấp cuối cùng của xă bội Roma. Những Giáo hoàng như Sixrô I (126), Piô I (155). Những giám mục như Ignatiô thành Antiokia bị ném cho ác thú ăn thịt ở đế đô (110), nhà hộ giáo nổi tiếng Giustinô chịu trảm quyết cũng tại đế đô (165), Trong hàng giáo dân, từ bậc quí phái như Cecilia (179) ở Roma. Đến những thường dân như 12 vị tử đạo, quê thành Scili (trong số có 5 phụ nữ) tại Carthago (180), hay nô lệ như thiếu nữ Blanđina ở Lyon (177). Thuộc đủ mọi tuổi, như Polycarpô giám mục thành Smyma 86 tuổi bị thiêu sống (155), Photin giám mục thành Lyon 90 tuổi chết rũ tù (177), đến những thanh niên hai anh em Valerian và Tiburciô, quân nhân như Maximô (179), hoặc thiếu niên như Ponticô mới 15 tuổi em của Blanđina (177). Khổ h́nh tra tấn thường là kềm nung đỏ, ghế lửa, bỏ rừng tung lên vật xuống, đánh đập tàn nhẫn, cho đến những cái chết đóng đinh, chém đầu, thiêu sinh, ác thú cắn xé ăn thịt, xác phơi trên hí trường, hoặc bị đốt ra tro ném xuống sông xuống biển.


3. Cuộc bách hại tinh thần của giới trí thức: Celsus (thế kỷ II)

Ngoài những khổ h́nh chết chóc do các vua gây nên cho Giáo hội, người Kitô hữu c̣n phải chịu một cuộc bách hại về tinh thần từ giới tri thức tung ra những luận điệu đả kích, vu khống và nhạo báng. Năm 150 Pronton thành Cirta (166), bạn thân của Antoninus-Pius và là thày dạy Marcus-Aurelius, dám bịa ra câu truyện người có đạo đă lấy bột bọc trẻ em và bắt những người tân ṭng đâm vào trái tim lấy máu uống, c̣n họ th́ chia nhau ăn thịt. Ông cũng tố cáo những bữa ăn chung, những buổi hội họp của dân Kitô giáo là bất hợp pháp, đầy nghi ngờ và dâm ô. Rồi đến Lucianus Samosat (167) chuyên bôi nhọ và chế diễu các đấng tử đạo. Khoảng năm 170, một phong trào đả kích và tẩy chay Giáo hội xuất hiện, khi triết gia Celsus viết cuốn sách nhan đề Chứng minh sự thật (Démonstration de la vérité).[7]

Cuốn sách chia làm bốn phần. Phần I: một người Do Thái minh chứng dân Kitô hữu không hiểu ǵ về vấn đề Cứu thế, Phần II một người ngoại giáo chỉ trích Do Thái giáo, nhân đó công kích và mỉa mai người Kitô hữu; Phần III: một loạt bài chế diễu đức tin về các phong tục Kitô giáo, coi tất cả là giả tạo; Phần IV: t́m cách hợp thức hóa việc phượng tự của Kitô giáo. Nói tóm, Celsus đă đem hết khả năng vào việc nhạo báng và đả kích đức tin, đưa ra những lư luận có phương pháp về các dữ kiện trong Thánh Kinh và các vấn đề siêu h́nh. Celsus coi việc Thiên Chúa Nhập thể như một điều không thể tưởng tượng được, ông làm hết sức để hạ giá Ngôi vị của Chúa Cứu Thế và các tông đồ, coi việc các ông đi rao giảng Tin Mừng chỉ là họa lại những tư tưởng của Platon, hoặc ôn lại những truyền kỳ trong thần thoại.

Celsus, một triết gia thấm nhuần văn hóa Hy Lạp, ưa nh́n vào cái người ta gọi là “kiểu thức” (style) của tín ngưỡng, hơn là để đến sự thật thâm sâu và giá trị tinh thần của nó. V́ thế ông thông hiểu được tính chất “khiêm nh­u” của Kitô giáo. Celsus không thể quan niệm về khiêm nhường, hăm ḿnh, hy sinh. Tuy nhiên, ông đă phải chấp nhận người Kitô hữu có đời sống luân lư cao hơn những người khác. Nhưng v́ muốn tỏ ra ḿnh bao giờ cũng hữu lư, ông lên án Kitô giáo là đạo của bọn ngu dốt, cặn bă xă hội, và là đạo phản quốc gia, xă hội.

Là đạo của bọn ngu dốt, cặn bă xă hội ư ? Celsus có lẽ không đọc kỹ Thánh Kinh. Tưởng ông không cần ǵ phải mất công viết sách biện bác một cách công phu và tỉ mỉ, nếu thật Thánh Kinh chỉ là món ăn tinh thần của lũ dân ngu dốt. Nhưng chính v́ ông ta nhận thấy ảnh hưởng Kitô giáo đă lọt vào mọi giai tầng xă hội, và cái vẻ đẹp huy hoàng của nó được những người có óc suy nghĩ lưu tâm, nên ông mới phải ra tay làm công việc đả kích, một việc làm thực sự chỉ để bôi nhọ và nạt nộ.

Là đạo phản quốc gia, xă hội ư ? Celsus trách người Kitô hữu trốn tránh trách nhiệm trong công đồng quốc gia. Nhưng ai đặt họ ra ngoài ṿng pháp luật, ngoài lề xă hội ? Trong thời bách hại, một quan ṭa trách một vị giám mục đă khuyên nhiều thiếu nữ xa cuộc hôn nhân, làm suy giảm dân số. Nhưng người ta không biết rằng, khi lên án tội phá thai giết con, Giáo hội đă làm tăng dân số cho đế quốc gấp bội con số không đạt được, do lời khuyên sống độc thân. Đàng khác, Tertullianus nhấn mạnh lương tâm người Kitô hữu không được trốn thuế.[8] C̣n vấn đề nhập ngũ, ông Origenes giải đáp: cầu nguyện cho nhà vua, tức là đă hợp tác với quân đội quốc gia. Không phải chỉ cầu nguyện, chắc chắn c̣n có nhiều chiến sĩ Kitô giáo trong quân đội của Marcus-Aurelius và Septimus; nhiều hơn nữa trong đoàn quân của Constantius Chlorus và Diocletianus, và sang thế kỷ IV nhiều viên tướng thời danh như Anicius Probus, Theodosius, đều là những người Kitô hữu.


II
ĐẾ QUỐC TIẾP TỤC BÁCH HẠI GIÁO HỘI


1. Cuộc bách hại của Septimus-Severus và Maximinus (thượng bán thế kỷ III)

Đế quốc Roma từ cuối thế kỷ II, bước sang giai đoạn suy sụp cả về chính trị, kinh tế lẫn xă hội, tôn giáo. Commodus vừa nằm xuống (192), ngai vàng bị giành giật, truyền từ tay nọ sang tay kia. Cuối cùng Septimus-Severus, một viên tướng thuộc giai cấp trung lưu thắng cuộc chiếm ngôi vua (193), lập ra triều đại Severus. Cuộc khủng hoảng này nói lên chính thể Roma thời đó dựa trên sức mạnh, và có thể nói đây là giai đoạn chính thể quân phiệt: thượng viện bị gạt ra ngoài. Giai cấp trung lưu len vào guồng máy chính quyền, chỉ lo vét đầy túi tham, trong khi hàng quí tộc hèn nhát lẩn trốn trách nhiệm. Xă hội ngập lụt dưới làn sóng đồi phong bại tục, văn hóa xuống dốc. Tôn giáo th́ đầy dẫy mê tín vô luân của Đông phương được truyền vào: chiêm tinh, bói toán, tân thuyết Platon, đạo Mithra, đạo tổ hợp ... Trong khi đó, thiên tai kế tiếp xảy ra kèm theo những cuộc xâm lăng của Man-di, đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là t́nh h́nh chung đế quốc thế kỷ III.

Thế kỷ này, cuộc bách hại cũng bước sang giai đoạn mới. Theo chiếu chỉ Trajanus, người Kitô hữu bị bắt bớ chỉ v́ có luật cấm và cuộc bách hại lên xuống tùy theo tâm trạng của dân chúng. Nhưng từ thế kỷ III, giáo dân thêm đông đúc và có ảnh hưởng lớn, người ta ngộ nhận là nguy hiểm cho chế độ, nên t́m cách tiêu diệt. Triều đ́nh đặt ra kế hoạch bách hại và bắt phải thi hành trong toàn quốc. Trước kia nhà cầm quyền chỉ bận tâm xét xử khi dân chúng tố cáo nhưng từ nay họ phải đích thân theo chỉ thị của triều đ́nh mà t́m nă, tra tấn, kết án và xử án. Dầu vậy, cũng như thế kỷ trước, cuộc bách hại vẫn c̣n tùy thuộc ở nhà cầm quyền địa phương có tận t́nh thi hành hay không, và nhất là tùy ở ông vua ác cảm ít hay nhiều với Kitô giáo.

Septimus-Severus (193-211) lên nắm chính quyền, là một viên tướng tài ba, quân đội kính nể, tuân phục, ông đă cứu văn phần nào t́nh trạng suy sụp của đế quốc. Đối với Kitô giáo, trong những năm đầu ông tỏ ra khoan hồng nếu không nói được là có cảm t́nh. Người con cả của ông, tức hoàng đế Caracalla sau này, được trao cho một người Kitô hữu tên là Evohodus dạy dỗ, thái y của ông cũng là người Kitô hữu tên là Procul Torpacius. Dầu vậy, ông không ra lệnh hủy bỏ chiếu chỉ Trajanus, nên những cuộc bắt bớ do dân chúng gây nên vẫn c̣n. Ông không phải là người sinh trưởng ở Roma, nhưng ở Phi châu, cai trị một cách độc đoán, nên bị hàng quí tộc chống đối. Trong thời kỳ mới nắm chính quyền, phải đương đầu với họ để củng cố địa vị, và thấy thù địch ḿnh cũng là thù địch Kitô giáo, nên thái độ khoan hồng của Septimus-Severus lúc đầu đối với Kitô giáo càng dễ hiểu. Nhưng vào khoảng năm 201, đột nhiên ông thay đổi thái độ.

Sở dĩ Septimus-Severus thay đổi như vậy là v́ ông nhận thấy Kitô giáo tuy là một đạo mới, nhưng con số tăng rất nhanh, lại có một lực lượng tinh thần mà ông tin là đáng lo ngại cho đế quốc và địa vị ông, thêm vào đó sự thù ghét Kitô giáo của nhóm cận thần. Theo chiếu chỉ của ông, người công dân Roma bị cấm ngặt không được “trở thành người Kitô hữu”. Với quyết nghị này, ông không nhằm vào tổ chức Giáo hội, nhưng đánh thẳng vào cá nhân người Kitô hữu. Ông không bách hại đạo, nhưng chỉ ngăn chặn sự bành trướng về con số. Cấm không được trở thành người Kitô hữu, tức là kết án các dự ṭng học đạo và theo đạo, trừng phạt những người dạy đạo và rửa tội cho tân ṭng.

Theo nhà khảo cổ De Possi, ở Roma thời kỳ này, các hoạt động của Giáo hội rút vào trong bóng tối hang Toại đạo Callixtus. Người la làm những đường hầm bí mật để giáo dân và dự ṭng có thể lên xuống dễ dàng mà không bị theo dơi. Ở Alexandria, học viện của Clemens và Origenes bị đóng cửa, nhiều dự ṭng bị bắt giam và kết án, các nhân viên của học viện phải trốn đi nơi khác. Tertullianus đă mô tả những dă man ghê rợn của cuộc bách hại này ở Phi châu, mà đứng đầu các chiến sĩ đức tin là Perputua (202) và Felicita (203). Ở Tiểu Á, viên toàn quyền triệt để thi hành lệnh bắt đạo. Trong xứ Gallia, cuộc bách hại cũng diễn ra ác liệt, và cuốn Tử đạo Danh lục (Martyrologe) đă ghi danh tánh nhiều vị thuộc thời kỳ này. Nhưng khủng khiếp hơn cả là ở các tỉnh bên Đông phương, lư do v́ ở đây lạc thuyết Montanus được nhiều người ủng hộ, và họ là những người cuồng tín có thái độ khiêu khích, làm nhà cầm quyền thêm tức giận và bách hại gắt gao. Septimus-

Severus băng hà năm 211, Giáo hội qua một thời gian gần 40 năm tương đối yên ổn. Caracalla (211-217) là con người rất ác nghiệt, tàn bạo, dâm ô, lên kế nghiệp cha. V́ bận tâm đàn áp phe quí tộc, ông không để ư đến người Kitô hữu mà ông cho là không nguy hiểm ǵ. Caracalla bị đâm chết, Macrinus (217-218) người tiếm vị bị lật đổ sau 15 tháng, do một cuộc nổi loạn để đưa cháu của Caracalla tên là Heliogabalus (218-222) lên ngôi. Tuy không tàn bạo như Caracalla, nhưng ông cũng là người phóng túng, dâm dật. Về vấn đề tôn giáo, ông bị ảnh hưởng của thái hậu Julia Domna (vợ của Septimus-Severus) là người sùng bái các thần linh Đông phương. Heliogabalus cùng bà thái hậu có các văn sĩ triết gia làm hậu thuẫn, chủ trương quy tụ các thần linh chung quanh một thần linh tối cao. Vị thần linh tối cao đó theo họ là thần Mặt Trời Baai Emensa xứ Syria, quê hương bà. Thần này được tượng trưng bằng một tảng đá đen, và thờ cúng với những nghi thức dâm ô.[9]

Một đạo hỗn hợp như thế, dĩ nhiên người Kitô hữu phải chống đối. H́nh như sự chống đối này đă đưa đến dự tính một cuộc đàn áp, nhưng Heliogabalus không có thời giờ thi hành, v́ ông bị lính cận vệ giết chết, và Alexander-Severus (222-235) lên thay. Alexander tiếp tục ủng hộ phong trào tôn giáo tổ hợp, nhưng không theo lối độc tài, dâm ô của Heliogabalus v́ ông là người đạo hạnh, tính t́nh khoan dung, nhân từ. Theo sử gia Eusebius, th́ trên bàn thờ gia đ́nh ông có tượng Chúa Giêsu lẫn với tượng thần Orphes, Apofionius Tyanus và tổ phụ Abrabam cùng với nhiều hoàng đế thời danh. Đi xa hơn nữa, ông băi bỏ luật cấm “làm người Kitô hữu” của Nero, một hành động cho tới khi ấy không một hoàng đế nào làm. Từ đấy, người Kitô hữu được tự do hành đạo, tự do hội họp và có quyền tư hữu. Giáo dân bắt đầu xây cất những ngôi thánh đường mới.

Năm 235, Alexander-Severus v́ chủ trương băi bỏ chính thế quân phiệt, trở lại đường lối chính trị cổ truyền, đă bị giết chết trong một cuộc nổi loạn của quân đội do tướng Maximinus cầm đầu. Maximinus (235-238) lên ngôi, mở đầu cuộc khủng hoảng chính trị làm tan vỡ đế quốc. Maximinius người xứ Thracia, là con người cục cằn, vô học thức, có thân h́nh vạm vỡ (cao 2m40), uống một ngày hết 24 lít rượu, sức khỏe như voi, với khối óc nham hiểm, quỷ quyệt của một tên gian hùng. Đối với Kitô giáo, ông mở đầu một chính sách bách hại mới. Ông cấm đạo không phải để bảo vệ thần linh, nhưng v́ căm thù. Ông căm thù và muốn tiêu diệt những hầu cận của Alexander-Severus là những người ủng hộ Kitô giáo. Ông hạ lệnh tầm nă hàng Giáo phẩm và những người có quyền thế trong Giáo hội mà ông không ưa. Tuy nhiên, lệnh của ông không được mấy nơi hăng hái thi hành. Thời này có đức Thánh Cha Pontian (230-235) và Hippolytô, người đă từng chống đối đức Giáo hoàng, cũng bị phát lưu ở đảo Sardenia. Ở đây Hippolytô làm ḥa với Giáo hội và chết nơi tù đày với đức Thánh Cha (235). Đức Thánh Cha Anterô lên kế vị đức Pontian, cũng chết v́ đạo vào năm sau (236). Maximinus sau 3 năm trên ngai vàng, bị lính cận vệ giết chết, theo như số phận của nhiều hoàng đế thời ấy.

Sau Maximinus, Giáo hội lại được một thời gian 11 năm sống yên ổn dưới đời Gordianus III (238-244), và nhất là dưới thời Philippus (244-249) người xử Ả Rập, có thiện cảm với Kitô giáo. Thời kỳ này, đế quốc Roma bên trong cuộc khủng hoảng mỗi ngàn thêm trầm trọng, bên ngoài phải đối phó với làn sóng xâm lăng của Man-di; chính Philippus tử trận tại Verona (249).


2. Cuộc bách hại của Decius và Valerius (giữa thế kỷ III)

Decius (249-251) một đại tướng anh dũng và cương trực, đă được quân đội đưa lên kế vị Philippus. Là con người thuộc ḍng máu Roma, ông tôn trọng đường lối chính trị cổ truyền của đế quốc. Vừa lên ngôi, ông bắt tay ngay với thượng viện đă hơn nửa thế kỷ bị các hoàng đế gạt ra ngoài. Ông cũng lo chỉnh đối t́nh trạng đế quốc đang xuống dốc, và cho rằng việc củng cố đạo các thần linh và việc tôn sùng hoàng đế là yếu tố cần thiết để thống nhất quốc gia, cải thiện xă hội.

Với quan điểm trên cho sự phục hưng đế quốc, Decius nh́n thấy Kitô giáo không những là một đạo ngoại lai bị cấm, mà c̣n tai hại cho nền thống nhất. Ông cũng ư thức sức mạnh tinh thần của đạo này, qua những cuộc bách hại của các triều đại trước. Ông quyết đương đầu bằng một cuộc bách hại gắt gao hơn, nhằm đập tan một lực lượng tôn giáo mà từ xưa các hoàng đế đă không làm nổi. Cuộc bách hại của Decius không như trước chỉ nhằm vào các kẻ bị tố cáo hoặc một thành phần nào trong Giáo hội, nhưng là cuộc bách hại toàn diện. Cũng chưa bao giờ chiếu chỉ hoàng đế được triệt để thi hành như lần này.

Nhưng Decius không phải là kẻ thù của “người mang danh Kitô hữu”, ông cũng không phải người ưa đổ máu, ông chỉ muốn phá Kitô giáo để bảo vệ nền thống nhất quốc gia trong một tôn giáo chung. Một lối bách hại có hệ thống, có suy nghĩ và có tổ chức, các quan ṭa được trao nhiệm vụ dụ dỗ giáo dân bỏ đạo, bằng đe dọa h́nh phạt, bằng hứa hẹn quyền chức giầu sang; nếu cần, sẽ kéo dài thời gian giam giữ hoặc dùng những cực h́nh dă man, làm cho khiếp sợ và mềm ḷng chối đạo.

Với chiếu chỉ của Septimus-Severus, việc giáo huấn và phượng tự của người Kitô hữu phải đi vào bóng tối. Rồi cuộc bách hại của Maximinus đă tiêu diệt một số những phần tử ưu tú nơi hàng Giáo phẩm và giáo dân, khiến đời sống đức tin trong Giáo hội bị sa sút. Thêm vào đó, ảnh hưởng các tà thuyết và đời sống xă hội xuống dốc, nhiều người không sống xứng đáng, không có đức tin vững mạnh, đă giải thích lư do v́ sao có nhiều người yếu đuối chối đạo trong thời kỳ này. Đứng trước t́nh trạng đau thương ấy, Giáo hội, Mẹ nhân từ, giang tay đón nhận rất nhiều người ăn năn trở lại, nhất là mỗi khi cuộc bách hại tạm ngưng. [10]

Nhưng bên cạnh những người yếu đuối nói trên, chúng ta không quên được con số rất đông anh hùng xưng đạo, mà Giáo hội hiên ngang v́ họ. Những anh hùng đó thuộc mọi giai tầng xă hội cũng như các sắc dân trong đế quốc. Ở Roma, đức Thánh Cha Fabian (236-250) là nạn nhân đầu tiên, và v́ cuộc bách hại quá gắt gao nên ngôi Giáo hoàng bị bỏ trống nhiều tháng, có Novatianus tạm nắm quyền. Nhiều giám mục, linh mục, giáo dân bị bắt giữ, người chịu tử h́nh kẻ phát lưu. Ở Sicilia có trinh nữ Agata phải chịu những cực h́nh rất dă man ghê sợ trước khi bị trảm quyết (251). Trong xứ Gallia nổi tiếng hơn cả có Đionisiô, tông đồ dân Gaulois và là giám mục tiên khởi thành Lutecia (Paris ngày nay), bị giết cùng với Rusticô và Eleuther. Ở Toulouse, Saturnô bị ḅ rừng quật chết. Tây Ban Nha có nhiều giám mục, linh mục, cũng như rất nhiều giáo dân can đảm xưng đạo, linh mục Pionio thời danh nhất. Ở Ai Cập, cuộc bách hại ác liệt không kém thời Nero; nhiều người trốn vào sa mạc, như Phaolô tu hành. Ở Palestina, Origenes bị bắt giam và chịu nhiều cực h́nh, nhưng rồi được tha. Ở Armenia có thanh niên Polyeucte công khai xé yết thị của hoàng đế ngay giữa công trường Melitana, bị án trảm quyết (250).

Nhận thấy ḿnh bất lực, nên từ cuối năm 250 Decius không c̣n bách hại gắt gao nữa, ông như muốn đầu hàng, và các quan địa phương cũng chán nản. Đầu năm 251, ở Carthago thánh Cyprian họp công đồng miền, và ở Roma hàng Giáo phẩm đi bầu đức Giáo hoàng Corneli. Decius bị giết trong một trận chiến, và Gallus (251-253) lên thay. Đức Thánh Cha Corneli bị lưu đày ở Civita-Vecchia và qua đời ở đấy (253).

Dưới triều đại Gallus, ngôi hoàng đế trở nên suy yếu rơ rệt. Nhiều vùng ở xa t́m cách ra ngoài ṿng ảnh hưởng để sống tự trị, như Gallia, Tiểu Á (có Palmyr là Đế đô riêng). T́nh trạng này sau được hai cha con Valerianus và Galilenus t́m cách cứu văn. Gallus băng hà, Valerianus (253-260) lên kế nghiệp. Cũng như các hoàng đế triều Severus, Valerianus chịu ảnh hưởng của những cận thần hầu hết là người Đông phương. Số người Kitô hữu trong triều đ́nh cũng khá đông, đến độ thánh Đionisiô thánh Alexandria viết (có lẽ hơi quá đáng): “Triều đ́nh bấy giờ giống như một giáo đoàn”. Dầu sao câu văn đó cũng nói lên ảnh hưởng của Kitô giáo và cảm t́nh của Valenanus đối với đạo. Chính Balonina, con dâu của ông và là vợ của thái tử Gallienus rất thiện cảm với Kitô giáo, người ta cho là sau này bà đă theo đạo.

Biết như thế, người ta không khỏi bỡ ngỡ khi thấy ông, sau ba năm, đột nhiên ra lệnh cấm đạo. Lư do v́ sao, người thời bấy giờ cũng cho là khó hiểu. Nhiều sử gia cho nguyên nhân là sự cuồng tín và tham vọng chiếm đoạt tài sản Giáo hội, Macrinus, cố vấn của Valerianus, là một tay xảo quyệt và mê tín. Ông khoe rằng phù pháp của ông có thể đánh đuổi các quân xâm lăng. Một việc trước đây đă bi người Kitô hữu cản trở. Lâ bộ trưởng tài chánh, Macrinus c̣n cho nhà vua biết tài sản Giáo hội rất lớn, cấm đạo và tịch thâu các tài sản đó sẽ giải quyết được nạn khủng hoảng kinh tế.

Tháng 8 năm 257, Valerianus ra chiếu chỉ, lên án Giáo hội là một đoàn thể bất hợp pháp, phải giải tán, các cuộc hội họp từ nay bị nghiêm cấm, c̣n các tài sản sẽ quốc hữu hóa. Ông cũng ra lệnh bắt các người đứng đầu trong Giáo hội, nhất là các giám mục, phải tế thần. Mọi lễ nghi thờ tự phải đ́nh chỉ và cấm không được thăm viếng các nghĩa trang Kitô giáo, nơi giáo dân thường lén lút đến hội họp. Nhưng Valerianus đă sớm nhận ra chiếu chỉ này không đem lại kết quả như ư muốn. Các giám mục bị lưu đày vẫn tiếp tục thư từ liên lạc với đoàn chiên. Các cuộc hội họp không thực hiện được ở các hầm mộ Kitô giáo v́ đă bị tịch thâu, th́ họ lại được nhiều gia đ́nh quí tộc mở rộng cửa hầm mộ riêng cho phép đến hội họp.

Năm 258, Valerianus ra một chiếu chỉ khác nghiêm khắc hơn. Các giám mục và linh mục không tế thần bị kết án tử h́nh thay v́ bị lưu đày như trước. Hàng quí tộc, các nghị sĩ và tất cả những ai có địa vị trong triều đ́nh theo Kitô giáo đều bị lên án tử h́nh và tịch biên tài sản. Các nhân viên cấp dưới không bỏ đạo cũng bị tịch thâu tài sản và truất xuống làm nô lệ khổ sai. Với chiếu chỉ này, triều đ́nh muốn tiêu diệt Giáo hội về ba phương diện: tổ chức hành chánh, tổ chức bác ái, xă hội và tổ chức kinh tế. Cũng v́ lệnh tịch thâu tài sản đó, mà các quan địa phương rất hăng say thi hành lệnh trên, nhiều người lợi dụng chiếu chỉ để tố cáo và lật đổ người Kitô hữu có địa vị. Một cuộc bách hại ghê sợ không kém thời Decius. Nhưng lần này, Giáo hội đă được chuẩn bị hơn, nên số người hèn nhát chối đạo giảm đi rất nhiều. Đàng khác, những người bị bách hại không phải các tầng lớp giáo dân, nhưng chỉ là giám mục, giáo sĩ và những người có chức quyền hay quư phái. Hầu hết đă can đảm xưng đức tin và nêu gương anh dũng.

Trong số các anh hùng thời kỳ này, ở Roma phải kể đến đức Thánh Cha Sixtô II (257-258) bị trảm quyết ngay trên giảng đài, trong hang Toại đạo Pretextat cùng với 6 thày phó tế. Vị Phó tế thứ bảy, tức phó tế trưởng Laurensô bị giữ lại để tra khảo tài sản của giáo đoàn. Laurensô xin khất ít ngày để về thu xếp đem nộp sau. Nhưng thày đem phân phát hết cho dân nghèo, rồi dẫn họ đến ông tổng trấn: “Bẩm đây là tất cả kho tàng của Giáo hội”. Bực tức, quan ra lệnh đánh đập dă man, và nướng thày trên giường sắt nung đỏ (258). Tiếp đó nhiều vị tử đạo khác, như linh mục Hippolytô, hai thiếu nữ Rufina và Secunda thuộc hàng quư tộc. Người ta cũng để ư đến thiếu nhi Tarcisiô bi giết khi đưa Ḿnh Thánh Chúa cho các chiến sĩ bị giam cầm.

Cuộc bách hại lan tràn nhanh chóng đi các nơi. Ở Gallia, người ta kể tên nhiều anh hùng tử đạo. Trong xứ Tây Ban Nha đặc biệt có Fructuosô, giám mục thành Tarragona, bị án thiêu sinh với hai phó tế Eulogiô và Aguriô. Ở Phi Châu, cuộc bách hại do ḷng thù ghét của quần chúng đă trở nên hết sức dă man, họ bách hại cả giáo dân thường. Nhưng tất cả can đảm xưng đạo, nhiều người trước kia chối đạo nay nêu gương trung thành. Ở Utique, một số khoảng 300 giáo dân cùng với giám mục Quadratô bi ném vào thùng vôi đang sôi người ta kêu các ngài là đoàn Tử đạo trắng (Massa candida). Nhưng danh tiếng hơn cả là thánh Cyprian, giám mục thành Carthago, chịu trảm quyết một cách anh dũng phi thường (258).

Cuộc bách hại đang lên cao, th́ Valerianus được tin cấp báo Sapor đem quân Persia đến xăm lăng miền Đông. Nhà vua dẫn quan đến tiếp viện, nhưng bệnh dịch hoành hành ở sa maạc Syria, Valerianus bị bắt làm tù binh (260). Ông bị giết, lột da làm h́nh nộm đặt trong một ngôi nhà.


3. Giáo hội và đế quốc dưới thời các hoàng đế kế tiếp Valerianus,
và cuộc bách hại của giới trí thức: Porphyr (hạ bán thế kỷ III).

Cái chết của Valerianus đă đánh dấu một khúc quanh về thái độ của các hoàng đế Roma đối với Kitô giáo. Gallienus (260-268) con ông lên kế vị, mở đầu giai đoạn Giáo hội được sống b́nh an trong hậu bán thế kỷ III, tuy ở một vài nơi v́ triều đ́nh không đủ uy quyền can ngăn, nên vẫn c̣n có những cuộc bắt bớ. Nhờ ảnh hưởng của hoàng hậu Salonina, nên Gallienus vừa lên ngôi đă ra chỉ dụ ngưng cuộc bách hại và cho Kitô giáo sống tự do và được quyền tư hữu. Ông ra lệnh trả lại những tài sản đă tịch thâu của Giáo hội, có trường hợp bắt đền bồi những thiệt hại.[11] Người ta cho đó là “vụ Canossa” thứ nhất được ghi trong lịch sử.

Gallienus bị hạ sát trong một cuộc phản loạn, Claudius II (268-270) lên thay. Ông này luôn vướng tay với chiến tranh, phải đương đầu với Macedonia và lo chinh phạt Man-di Goth, nhưng ông đă đạt nhiều thắng lợi. Tiếp theo là Aurelianus (270-275), thuộc gia đ́nh nông dân, một viên tướng có tài và thông minh. Trong những năm đầu, ông lo án ngữ cuộc xâm lăng của các Man-dân, cho bao vây đế đô bằng một bức tường thành kiên cố dài 25 cây số. Đối với tôn giáo cũng như Seplimus-Severus ông chủ trương đạo tổ hợp. Ông có cảm t́nh với Kitô giáo cũng như nhiều đạo Đông phương khác. Nhưng năm 274, theo sử gia Lactantius, Aurelianus ra chiếu chỉ cấm đạo. Nguyên nhân là v́ khi chủ trương đạo tổ hợp và bắt dân chúng theo, Aurelianus đă gặp sự kháng cự tinh thần của người Kitô giáo. Trong số các vị tử đạo ở Roma, người ta kể tên đức Thánh Cha Felix I (269-274), ở Gallia có giám mục Severian, linh mục Phaolô và các bạn. Năm 275, Aurelianus bị giết.

Ở những thời tương đối thái b́nh, Giáo hội vẫn phải đối phó với sự thù ghét của dân theo thần giáo, nhất là các sư săi. Ngoài ra c̣n có sự oán ghét đi đến vu khống và chế diễu của giới trí thức. Thế kỷ III, tân học thuyết Platon của Plotin (205-270) bị nhiễm tư tưởng huyền bí của thần giáo: bói toán, ma quái, ảo thuật. Đại diện cho học thuyết này là Porphyr (234-305), môn đệ của Plotin.

Triết gia Porphyr người xứ Phenecia, theo nhiều sử gia, là một “lính đào ngũ” của Giáo hội. Nếu thật như vậy, th́ trước kia có lẽ ông chỉ là người mang tên Kitô hữu mà thôi. V́ lẽ các tác phẩm của ông để lại, người ta thấy rơ ông chịu nhiều ảnh hưởng của thần giáo, từ những thiên “mặc khải” mơ hồ nhất của dị giáo tới những suy cứu đa thần hay độc thần của Plotin, không hề thấy một vết tích ǵ đượm mầu Kitô giáo. Tuy nhiên, người ta phải công nhận ông là con người thông minh. Những lời lẽ đả kích Phúc âm, lịch sử Do Thái, cuộc đời Chúa Giêsu và hai tông đồ Pherô và Phaolô, đều là những lời lẽ mà sau này các triết gia duy lư sẽ t́m đến, mỗi khi muốn đả kích và bôi nhọ Giáo hội Công giáo. Voltaire, Strauss, Renan, Nietzsche cũng chỉ lặp lại một cách hơn kém có hệ thống những lư lẽ mà Porphyr t́m ra. Porphyr quả là một trong những thù địch nguy hại nhất của Giáo hội thời thượng cổ.[12]

Nhưng có thế mới biết Kitô giáo bành trướng được không phải v́ đă lợi dụng sự ngu dốt của quần chúng và sự làm ngơ của hàng trí thức. Sự thực, Kitô giáo đă phải giáp mặt với bậc thức giả, nghĩa là phải đối phó với một triết lư thù địch có uy thế. Dầu vậy, học thuyết của Prophyr đă không mấy ảnh hưởng tới đức tin Kitô giáo. Cả những người ngoại giáo học thức cũng không chịu để Porphyr cản trở họ trên con đường t́m ánh sáng Phúc âm. Bởi v́ đạo Chúa Kitô, tuy có nhiều điều “khó hiểu”, nhưng vẫn có một Chân lư, mà Chân lư đó bao giờ cũng trổi vượt trên bất cứ cái ǵ có vẻ là “khoa học” và triết lư của những người như Porphyr.

Sau Aurelianus, Giáo hội tiếp tục sống b́nh an cho hết thế kỷ III, chỉ trừ một vài cuộc bắt bớ lẻ tẻ do sự thù oán của quần chúng hoặc nhà cầm quyền địa phương. Trong ṿng 9 năm, đế quốc Roma rơi vào t́nh trạng khủng hoảng với con số 6 hoàng đế. Ngoại trừ Probus (276-282) nắm ngai vàng được sáu năm, c̣n tất cả chỉ trong ít tháng là bị lật đổ. T́nh h́nh đế quốc lúc đó rất bi quan: bên trong, những cuộc tranh giành đổ máu, quân sĩ nổi loạn, chính thể thối nát bất lực; bên ngoài, những cuộc xâm lăng ồ ạt đe dọa các vùng biên giới.

Diocletianus (284-305) được quân đội đưa lên ngôi hoàng đế. Ông sinh tại Salona xứ Dalmatia trong một gia đ́nh b́nh dân, tính t́nh cứng cỏi nhưng nhẫn nhục, rất thực tế và cương quyết; đời sống luận lư tương đối khá. Đứng trước t́nh trạng bi đát của đất nước, Diocletianus nhận thức trách nhiệm của ḿnh. Ông quyết phục hưng xớ sở văn hồi trật tự, đương đầu với các cuộc xâm lăng. Nếu trong lịch sử Giáo hội ông là một bàn tay tàn bạo bách hại đạo Chúa, th́ trong lịch sử Roma ông lại được xếp hạng với những hoàng đế trứ danh.

Nhận thấy đế quốc quá rộng lớn, năm 286 Diocletianus chia làm hai. Ông giữ miền Đông, c̣n trao miền Tây cho Maximianus (286-310), ông này là một viên tướng do thời thế tạo nên và tính t́nh cũng cứng cỏi, tàn bạo. Năm 293, để việc cai trị có hiệu quả hơn và để tránh những cuộc tranh giành sau khi hoàng đế đă mất, Diocletianus phân đế quốc làm 4 khu vực, đó là chính sách “tứ phân” (tétarchis). Diocletianus và Maximianus c̣n chia 4 khu vực thành 12 địa phận có các khâm sai toàn quyền cai trị, và 12 địa phận chia làm 100 tỉnh dưới quyền các tổng trấn.

Miền Đông, Diocletianus chọn Galerius, một ông tướng cục cằn, hung ác, làm phụ tá. Ông giữ cho ḿnh xứ Thracia, Asia và Ai Cập, lấy Nicomedia làm Đế đô. C̣n Galerius được bán đảo Balkan, Danube và Hy Lạp, lấy Sirmium làm kinh đô. Bên Tây phương Constantius Chlorus một viên tướng tính t́nh ôn ḥa và có khả năng văn hóa được chọn làm phụ tá cho Maximianus nắm giữ Ư Đại Lợi, xứ Rhetia và Phi Châu, đặt đế đô ở Milan. Để giữ các ông phụ tá trung thần với hoàng đế thượng vị của ḿnh, Diocletianus nghĩ đến việc nối kết bằng liên hệ gia đ́nh. Galerius cưới Valeria, công chúa của Diocletianus. Constantius tuy đă kết hôn với Helena và đă có một con tên là Constantinus cũng bị Diocletianus bắt ly dị để cưới Theođora, công chúa của Maximianus.

Với chính sách “tứ phân” này, Dioclelianus t́m cách nâng dậy t́nh trạng suy đồi của đế quốc, và ông đă thành công về nhiều điểm, nhất là chặn đứng các cuộc xâm lăng của Man-di. Nhờ đó uy tín của triều đ́nh và hoàng đế lên cao, người ta coi các ông như thần linh giáng thế để bảo vệ đế quốc. Những nghi thức tôn giáo tôn thờ bái lạy hoàng đế ở Đông phương được đưa vào triều đ́nh Roma. Tiếp tay cho một chính thể độc tài đang lên. Thời kỳ này, Giáo hội tiếp tục sống b́nh an, chuẩn bị đương đầu với trận chiến cuối cùng trong cuộc bách hại khủng khiếp vào cuối đời Diocletianus, trước khi bước sang giai đoạn vinh quang thế kỷ IV.


4. Cuộc bách hại ác liệt nhất dưới triều Dioclelianus,
Galerius và Maximinus Daia (đầu thế kỷ IV)

Trong 40 năm tương đối thái b́nh, dân Kitô hữu tự do hội họp, số người theo đạo mỗi ngày thêm đông, nhất là ở Đông phương. Nhiều người nắm giữ địa vị cao cấp trong triều đ́nh hay ở các tỉnh và có ảnh hưởng khá lớn; họ được công khai giữ đạo. Prisca, hoàng hậu của Diocletianus, Valeria công chúa của ông và là hoàng hậu của Galerius, cả hai có cảm t́nh với người Kitô hữu và ủng hộ đạo, người ta c̣n nói rằng Constancius bên Tây phương đă có ư định theo đạo. Những nghi thức tôn thờ bái lạy hoàng đế như một thần minh, do Diocletianus và Galerius chủ trương, người Kitô hữu nhất định chống đối. Lập trường vững chắc của Giáo hội và thái độ thẳng thắn của giáo dân, Diocletianus không phải là không biết. Nhưng ông không tin rằng Kitô hữu là một lực lượng làm cản trở nền thống nhất quốc gia hoặc gây chia rẽ. Tuy ông độc tài, nhưng không quá đa nghi như Domitianus, cũng không quá độc ác như Nero, ông lại càng không cuồng tín bảo vệ một thứ tôn giáo như Septimus-Severus. V́ thế, theo sử gia Lactantius, nếu không có Galerius thúc đẩy Diocletianus, th́ cuộc bách hại đầu thế kỷ IV đă không xảy ra.

Galerius vốn là người thô bạo dữ tợn, tuy có bà vợ thiện cảm với Kitô giáo, nhưng bà mẹ ông là người rất mê tín và ghét đạo. Bị ảnh hưởng của mẹ, lại là người chuyên quyền khét tiếng, ông quyết không dung tha người Kitô hữu bất tuân lệnh ông. Một vài hoạt động khiêu khích và thiếu khôn ngoan của ít người giáo dân đă làm ông thêm tàn bạo. Một số sĩ quan theo chủ trương cứng rắn của phái Montanus, đă công khai từ chối những huy chương được trao tặng, chỉ v́ có ảnh các thần linh. Cuộc bách hại mở đầu trong hàng ngũ quân đội thuộc quyền. Viện lẽ nâng cao tinh thần kỷ luật và ái quốc, năm 298 ông ra lệnh cho tất cả các quân nhân trong khu vực ông phải tuyên thệ trung thành nhân danh các thần linh. Nhiều quân nhân Kitô hữu phải đào ngũ, một số can đảm chống đối bị tử h́nh. Bên Tây phương, Maximianus cũng theo chính sách của Galerius. Thời này, ở Roma có sĩ quan cao cấp Sebastin bị bắn tên đầy ḿnh và chịu trảm quyết. Ở miền Valais, tướng Mauritius cùng với Exuper và Candidus dẫn đầu cả đạo quân Thebain hiên ngang xưng đạo, để tất cả cùng chịu chết.

Nhưng cho đến lúc này, cuộc bách hại c̣n hạn hẹp trong hai khu vực của Maximianus và Galerius, và chỉ giới quân nhân bị bắt bớ. Galerius đă nhiều lần thúc giục Diocletianus ra chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc. Nhưng v́ là người không ưa đổ máu nên Diocletianus ngần ngại chưa muốn nghe, khiến Galerius phải dùng đến mưu kế xảo quyệt. Năm 302, Galerius tŕnh bày cho Diocletianus về con số đông đúc Kitô hữu rải rắc khắp nơi, với lối thờ tự chống lại các thần linh là mối đe dọa lớn. Ông c̣n nhờ đến tài ba của triết gia Hierclas, toàn quyền xứ Bithynia, làm hậu thuẫn. Ông này viết cuốn Sự thật gởi người Kitô hữu (Sermo veridicus ad Christianos) toàn những lời lẽ vu cáo ghê sợ. Thày cúng Tangis ở Antiokia cũng tiếp tay. Trong buổi lễ xem bói bằng ruột súc vật thấy không có ǵ cả, Tangis nói là v́ người Kitô hữu có mặt đă làm dấu bùa thập giá cản trở phép của thần linh. Diocletianus lo sợ, bèn sai người đi hỏi thần Apollo ở Mileto. Galerius xếp đặt sẵn để thày săi trả lời là Apollo tuyên sấm: “Có những người rải rác khắp mặt đất đă ngăn cấm ta không được tiên báo về tương lai”. Diocletianus hỏi thượng viện, họ cũng chủ trương cấm đạo. Thế là ngày 24.2.303, một chiếu chỉ được ban hành: cấm người Kitô hữu hội họp, triệt hạ các thánh đường, đốt Thánh Kinh, các công chức phải thề bỏ đạo; nhưng ông không cho phép đổ máu.

Galerius không hài ḷng với cuộc bách hại ôn ḥa này. Ông t́m cách biến nó thành bách hại đẫm máu và ác liệt nhất từ xưa đến nay, bằng cách âm mưu phóng hỏa một vài nơi trong đế đô Nicomedia. Diocletianus hoảng sợ, tưởng một cuộc phản loạn của Kitô giáo. Nhiều chiếu chỉ khác được công bố nhằm vào các tầng lớp trong Giáo hội theo đường lối của Decius, trừ chủ trương dụ dỗ bỏ đạo. Người Kitô hữu bị kết án ngay và bị giết tập thể từng 60 hay 100 người: hai anh em Cosmas và Đamian quê xứ Ả Rập được phúc tử đạo ở thời này (295). Bên Tây phương, Constantius Chlorus v́ có cảm t́nh với Kitô giáo nên chỉ thi hành chiếu chỉ lấy lệ: triệt hạ một vài thánh đường. Nhưng trong khu vực thuộc Maximianus, cuộc bách hại ác liệt không kém bên Đông phương. Ở Roma, đức Thánh Cha Marcellin (296-304) phải hy sinh. Nhưng thời danh hơn cả là hai trinh nữ Agnes (303) ở Roma và Lucia (304) ở Syracusa.

Ngày 1.3.305, một biến cố quan trọng: Diocletianus và Maximianus thoái vị, để hai ông phụ tá Galerius và Constantius Chlorus lên ngôi hoàng đế thượng vị. Người ta cho là do áp lực của Galerius, nhưng h́nh như v́ Diocletianus đă già yếu, chán chính trường, muốn được sống an nhàn tại cung điện Spalato. Từ đây, bên Tây phương dưới quyền Constantius Chlorus, rồi con ông là Constantinus, Giáo hội trở lại b́nh an. Nhưng ở Đông phương, nơi có Maximmus Daia được chọn làm phụ tá, cuộc bách hại trở thành dă man hơn; nhất là trong những vùng thuộc Maximinus Daia c̣n thêm tính cách bạo dâm. Nhiều trinh nữ phải lao đầu vào chỗ chết, để bảo vệ đức trinh khiết, như nữ thánh Pelagia mới 15 tuổi nhảy từ mái nhà cao xuống chết. Cũng thời kỳ này, người ta nhắc đến cuộc tử đạo của trinh nữ Catharina thành Alexandria (308).

Năm 308, thấy bên Tây phương có ba hoàng đế: Constatinus, Maximianus và Maxentius, Galerius cũng đặt thêm hoàng đế phụ tá Licinius. Sau đó, ông bị một thứ bệnh lở loét ghê tởm không thuốc nào chữa được. Nhận là bàn tay của Chúa bên Kitô giáo phạt, ông muốn hối cải để hy vọng được tha thứ và lành bệnh, bằng cách ra một chỉ dụ tha đạo ngày 30.4.311.[13] Hoàng đế phụ tá không thể làm trái ư, phải tha cho một số anh hùng xưng đạo c̣n đang bị giam giữ.

Cũng năm 311 Galerius chết, Maximinus Daia đàn áp Licinius để nắm trọn quyền, và mở lại cuộc bách hại dă man. Lần này không t́m cách tiêu diệt Giáo hội chỉ nguyên bằng sát hại giáo dân hoặc bắt đi các hầm mỏ, nhưng c̣n phát động một phong trào mạt sát và bôi nhọ Giáo hội, nhằm lung lạc tinh thần các tín hữu. Cuốn Pilatus Công vụ (Cv Pilati) của ông tung ra là v́ mục đích ấy ông cũng không quên rằng đầu năo của Giáo hội là hàng Giáo phẩm, v́ thế ông hướng cuộc bách hại thời kỳ này vào việc truy nă các giám mục và linh mục. Nhiều vị đă được ghi tên trong sổ tử đạo: Methođiô giám mục thành Olympio, người đă phi bác Porphyr, Petrus tiến sĩ thành Alexandria, Sylyannus giám mục thành Emesa; Lucianus, nhà chú giải Thánh Kinh thành Antiokia. Trong khi đó Maximinus Daia nghiên cứu đường lối tổ chức của Giáo hội để thành lập một hàng tư tế trong các chùa miếu của triều đ́nh.

Nhưng những cố gắng của Maximinus Daia bị ngưng lại v́ ôn dịch và nạn đói xảy ra ở khu vực ông. Ḷng bác ái hy sinh của Kitô giáo trong thời đói và ôn dịch này đă lấy được cảm t́nh của dân chúng ngoại đạo. Tất cả những tuyên truyền vu khống vằ bôi nhọ của nhà vua trở nên vô ích, và dân chúng cũng đă chán ghét những cảnh đổ máu tra tấn dă man đối với đoàn chiên hiền lành và bác ái của Chúa. Tuy nhiên, con người dữ tợn cuồng nhiệt đó vẫn chưa chịu đầu hàng cho tới khi Constantinus Cả đến, đem lại b́nh an cho toàn thể Giáo hội, và Maximinus Daia chết thảm hại (314).


III
CỜ THÁNH GIÁ TRÊN ĐẾ QUỐC ROMA


1. Sự can thiệp của Constantinus Cả (306-337) với chiếu chỉ Milan 313

Năm 306 trước khi chết, hoàng đế thượng vị Constantius Chlorus đă trối Constantinus con ông cho quân đội, để họ tôn lên ngôi Augustus. Constantinus là một tướng giỏi, tầm thước cao lớn, nét mặt uy nghi, trí óc thông minh, tuy văn hóa kém v́ ông gia nhập quân ngũ từ hồi 15 tuổi. Ông đă bị Galerius nhiều lần muốn thủ tiêu bằng cách cho đua sức với sư tử và ác thú, nhưng lần nào ông cũng thắng vẻ vang. Cũng năm 306 Maximianus trở lại chính trường với con là Maxentius, và đă liên kết với Constantinus để đương đầu với Galerius, con người đáng sợ cho cả ba. Maximianus gả công chúa Fausta cho Constantinus. Nhưng ít lâu sau, Maximianus âm mưu giết Constantinus. Nhờ cô vợ, Constantinus mới thoát chết; Maximianus tự vẫn (310).

Cái chết của Maximianus làm Maxentius thù ghét Constantinus, và t́m liên kết với Maximinus Daia bên Đông Phương, đang ḱnh địch với Licinius là đồng minh của Constantinus. Một cuộc nội chiến chắc chắn sẽ xảy ra, mà kết quả không thể không ảnh hưởng tới nền ḥa b́nh Giáo hội. Năm 312, sau khi củng cố các tiền tuyến đề pḥng Man-dân, và thuận gă Constantia em gái ḿnh cho Licinius, Constantinus đem 40.000 quân lính tinh nhuệ mở cuộc Nam tiến, xông vào đất địch có một quân số trên 120.000. Ông vượt qua núi Alpes, chiếm các thành Turin, Milan, Verona... gấp rút tiến xuống Roma. Tin tưởng ở điềm bói toán và muốn thắng vẻ vang, sáng sớm ngày 28.10.312 Maxentius dẫn đại quân ra ngoài thành nghênh chiến. Hai bên gặp nhau bên kia sông Milvio. V́ không thể đương đầu với đoàn quân rất thiện chiến miền Bắc gồm toàn quân Gaulois, German và Breton, quân của Maxentius hoảng sợ bỏ chạy. Cầu sập đổ, Maxentius rơi xuống sông Tiber và chết ch́m với toán quân ô hợp. Ngày 2, Constantinus tiến quân vào kinh thành bỏ ngỏ, theo bóng cờ Thánh giá Labarum.[14]

Thắng Maxentius rồi, Constantinus tỏ ra rất thân thiện với Kitô giáo. Ông cho in trên đồng tiền của ông hai tự mẫu Hy Lạp c (khi) và r (rô) chồng lên nhau, để xưng hô danh Chúa Kitô. [15] Ông viết thư cho Maximinus Daia, yêu cầu chấm dứt cuộc bách hại đạo với lời lẽ đe dọa. Ông ra lệnh cho các nhà cầm quyền Phi châu phải trả lại các tài sản đă tịch thâu của Giáo hội, miễn thuế, miễn dịch cho các linh mục. Sau hết, ông quyết định cho các công chức, ṭa án, thợ thuyền phải nghỉ ngày chúa nhật. Ở Roma, ông dành một ngân khoản lớn vào việc xây cất hoặc sửa chữa các cơ sở của Giáo hội, như thánh đường Gioan-Latran, Thánh Pherô trên đồi Vatican, Thánh Phao lô Ngoại thành, Thánh Laurensô, Thánh Agnes. Hoàng hậu Fausta cũng dâng cúng đức Chánh Cha Miltiađê (311-314) ngôi đền Latran để thiết lập Cung điện Giáo triều. Tuy nhiên, đối với dân ngoại đạo, Constantinus để họ theo các lễ nghi Thần giáo, và để mặc họ làm tượng, xây chùa kính thờ ông. Ông học đạo, song chưa theo đạo, và vẫn vào chùa Thần giáo. [16]

Đầu năm 313, Constantinus từ Roma đến Milan dự lễ cưới của Licinius với Constantia, được cử hành rất long trọng. Sau đó cả hai cùng kư chiếu chỉ Milan: chủ trương tự do tín ngưỡng; ra lệnh trả lại Giáo hội tất cả các cơ sở hội họp hay thờ tự và mọi tài sản khác. Triều đ́nh sẽ bồi thường cho những người v́ ngay t́nh đă mua các tài sản đó. [17] Kư xong, Licinius trở về Đông phương cất quân đánh Maximinus Daia và chiến thắng (314). Nắm trọn quyền bên Đông phương rồi, công việc đầu tiên của Licinius là chấm dứt cuộc bách hại và cho thi hành chiếu chỉ Milan, Giáo hội được công nhận và tự do tín ngưỡng được tôn trọng bên Đông phương cũng như ở Tây phương.

Từ năm 314, Licinius trở mặt, thù địch với Constantinus, khiến hai bên t́m đến giải pháp chiến tranh. Licinius bại trận phải nhường cho Constantinus bán đảo Balkan. Để trả thù, Licinius ngấm ngầm bách hại đạo. Dần dần ông gạt người Kitô hữu ra ngoài các cơ quan hành chánh và cấp chỉ huy quân đội. Viện cớ bảo vệ luân lư xă hội, ông cấm giáo dân nam nữ hội họp chung trong thánh đường. Thời bách hại này, người ta ghi tên 40 đấng tử đạo (320) ở Sebasta, xứ Armenia. Các binh sĩ có đạo trong quân đội hoàng gia cương quyết trung thành với vua trên Trời, sau nhiều cuộc tra tấn dă man tất cả bị ném xuống hố nước băng giá cho chết rét. Năm 323, v́ một biến cố xảy ra ở biên giới, Constantinus quyết tiêu diệt Licinius. Bị thua ở Andrinopoli, Licinius đầu hàng, nhờ có Constantia bầu cử mới khỏi chết. Sáu tháng sau, Licinius lại bội phản, lần này ông bị án thắt cổ (324). Constantinus làm chủ cả đế quốc.


2. Giáo hội vinh thắng và thái độ phục vụ của Constantinus Cả

Với chiếu chỉ Milan, Kitô giáo được nh́n nhận là một “tôn giáo hợp pháp” cũng như đạo Mithra hay các đạo Ai Cập khác. Nhưng trên thực tế, chiếu chỉ này c̣n nói nhiều hơn nữa. Đế quốc đă tự nhận sự nhầm lẫn của ḿnh trong việc bách hại đạo, đồng thời chấp nhận đầu hàng sức mạnh tinh thần của Kitô giáo. Những phao đồn vu cáo hoặc gán tội cho người Kitô hữu v́ không thờ các thần linh nên đế quốc không được các thần bảo vệ, nay đảo ngược lại và người ta tự hỏi, phải chăng v́ đế quốc bách hại nên “Chúa bên Kitô giáo giận phạt đế quốc”, đă để cho gặp những tai ương như thế. Chiến thắng của Constantinus phải chăng đă minh chứng “Chúa bên Kitô giáo quyền thế hơn” các thần linh của đế quốc.

Triều đại Constantinus mở đầu giai đoạn vinh thắng của Giáo hội. Giáo hội phải mất 3 thế kỷ với bao xương máu mới có một chỗ đứng công khai trong đế quốc, và không đầy sau 2 thế kỷ Giáo hội sẽ xóa bỏ Thần giáo để tiến tới Kitô hóa đế quốc. Phúc âm trên con đường chinh phục trong giai đoạn này chỉ có một lần gặp sự chống đối mạnh mẽ của Thần giáo dưới đời Julianus bội giáo” (361-363) Trong 25 năm trên ngai hoàng đế thượng vị, Constantinus đă đem hết tâm lực để phụng sự Giáo hội. Ông phục vụ Giáo hội thế nào. Chúng ta cần phải hiểu tâm trạng cũng như hành động của ông.

Constantinus là con người có tính t́nh phức tạp và mâu thuẫn, hoạt động của ông cũng thế. Ông là một tướng chỉ huy can đảm, nhưng lại dễ bị ảnh hưởng và thiếu bền chí; là người hiền lành dễ dăi, nhưng khi trái ư có thể trở thành hung ác đổ máu; kiêu căng thích danh vọng nhưng cũng biết khiêm nhường nhận lỗi. Đối với Giáo hội, ông có thái độ tôn trọng và thành thực phục vụ như người ta thấy sau khi ông thắng Maxentius, và nhất là từ khi ông làm chủ đế quốc. Năm 315 ông viết: “Tôi hoàn toàn tôn trọng Giáo hội Chúa Kitô”, và 20 năm sau: “Tôi tuyên xưng ḷng tin ở đạo Thánh Chúa vượt trên các đạo khác... không một ai chối căi tôi là đầy tớ trung thành của Chúa”. [18]

Tháng 7 năm 326, khi từ Đông phương trở về Roma, Constantinus nghi ngờ một cuộc phản loạn đang âm mưu tổ chức. Có người cho rằng Fausta đă ngầm báo cho Constantinus biết hoàng tử Crispus con của bà vợ trước, người được dân chúng mến phục do những chiến công giúp cha đánh Licinius (323), đang t́m cánh để phản, Fausta làm thế để trừ Crispus và giành ngôi báu cho con ḿnh. Nghe Fausta nói, Constantinus giết Crispus. Thái hậu Helena quở trách, hối hận quá ông giết luôn cả Fausta. Con người dă man và ác nghiệt của Constantinus đă nổi dậy. Giáo lư t́nh thương chưa thấm nhuần vào con người ông, ông c̣n đứng ngoài đạo Phúc âm, tuy vẫn xưng ḿnh là người Kitô giáo. Có lẽ để đền tội cho con ḿnh, Helena sau đó đă hành hương Đất thánh và t́m Thánh giá. Thánh nữ cho xây một Đền thờ ngay chỗ t́m thấy Thánh giá trên đồi Calvary, để lại một phần Thánh giá ở đấy, c̣n một phần đưa về cho con. Để tỏ ḷng tôn kính Thánh giá Chúa, Constantinus băi bỏ tử h́nh thập ác.

Sau hai tội giết con, giết vợ, Constantinus rất hối hận và quyết tâm chuộc tội Trong 10 năm vào cuối đời, ông đă phục vụ Giáo hội và sống xứng đáng người Kitô giáo. Nhận thức ḿnh được Chúa ban quyền để phụng sự Chúa cũng như để làm ích cho quốc dân, ông lo bảo vệ Hội thánh, phổ biến luật Chúa và xây dựng ḥa b́nh. Theo tinh thần nhân đạo Kitô giáo, ông ra lệnh không được đóng dấu bằng sắt nung đỏ trên mặt người nô lệ và người bị kết án; ông cũng lo nâng cao đời sống dân nô lệ, tuy chưa dám băi bỏ chế dộ dă man đó. Ông chỉnh đốn đời sống gia đ́nh và giảm quyền hành quá đáng của người cha, thêm những luật chống ngoại t́nh, đa thê, măi dâm... Dần dần luân lư Kitô giáo ảnh hưởng sâu xa vào đời sống xă hội Roma. Cả các ngày lễ Thần giáo cũng được thay thế bằng những lễ Kitô giáo như Giáng sinh, Phục sinh, Hiện xuống. Các giám mục và linh mục được mời vào ban cố vấn trong triều đ́nh và cơ quan hành chánh, để tinh thần Phúc âm được thấm nhuần vào luật pháp quốc gia.[19] Đi xa hơn nữa, ông hậu thuẫn cho công cuộc truyền giáo không những trong đế quốc mà cả những nơi Giáo hội đang muốn cảm hóa Man dân. Nói tóm, ông nhận thức trách nhiệm của ông là Kitô hóa đế quốc. Trong một cuộc hội họp các giám mục, ông tuyên bố: “Các vị là giám mục bên trong Giáo hội, c̣n tôi là giám mục bên ngoài”.

Hành động như thế, Constantinus là người khai sinh ra đường lối chính trị lẫn lộn đạo đời, nó sẽ trưởng thành dưới triều Charlemagne (771-814) và kéo dài suốt thời Trung cổ. Nếu đôi lần nó có lợi cho Giáo hội, th́ nhiều khi lại gây khó khăn cho Đạo Chúa, v́ thế quyền thường lấn át thần quyền hoặc thần quyền quá cậy dựa vào thế quyền, nên làm mất tính chất thiêng liêng của ḿnh. Dầu sau, thời kỳ này Constantinus vẫn tiếp tục phục vụ Giáo hội trong một đường lối không có ǵ đáng lo ngại. Ông tôn trọng tự do tín ngưỡng, nh­ững bài trừ mê tín, bói toán, dị đoan và lối thờ cúng dâm ô của Thần giáo; ông thủ tiêu các sách vở xúc phạm đến Kitô giáo; và khi lạc giáo Arius nổi lên, ông đă dùng quyền lực để dẹp đi.

Sự lo sợ tục quyền can thiệp vào thần quyền được giảm đi phần nào khi Constantinus quyết định rời đế đô từ Roma sang Byzantin và đổi tên là Constantinopoli. Ngày 11.5.330, những cuộc liên hoan tổ chức linh đ́nh mừng đế đô mới. Người ta đưa ra nhiều lư do thúc đẩy Constantinus có hành động này, như để chống Man di, thương mại Đông phương thịnh vượng hơn, người Roma ít ủng hộ ông, Roma nhắc nhở ông những tội giết con giết vợ, Roma có nhiều di tích của Thần giáo. Nhưng ông không ngờ rằng làm như thế sẽ chia đế quốc làm hai, và đi đến chỗ chia rẽ cả về văn hóa: Latinh và Hy Lạp. Năm 333, ông c̣n tự tay phá đổ nền thống nhất mà ông đă mất bao công lao để xây dựng, khi chia đế quốc cho ba con: Constantinus II (337-340) con cả, được Tây phương (Gallia, Tây Ban Nha và Britannia); Constantinus II (337-361) con thứ, cai trị Đông phương (Tiểu Á và Ai Cập); Constans I (337-350) con út, đảm nhận miền Trung (Illyria, Ư Đại Lợi và Phi châu); rồi cả hai người cháu đă lớn cũng được chia phần: Dalacus nhận xứ Thracia, Macedonia và Hy Lạp, Hannibal được Pont và Armenia.

Năm 337, Constantinus lâm trọng bệnh, khi gần chết ông xin chịu phép Rửa. ông cởi bỏ hết phẩm phục nhà vua để được chết trong chiếc áo tinh trắng của người tân ṭng. Ông trút hơi thở cuối cùng năm đó, ngày 22 tháng 5 nhằm lễ Hiện xuống, thọ 58 tuổi. Cùng với làn nước Rửa sạch mọi tội lỗi cho ông trước khi chết, trong lịch sử Giáo hội người ta vẫn thường bỏ qua những lỗi lầm, những tội ác của ông, để ghi nhớ ông là người đă đem lại ḥa b́nh cho Hội thánh, chấm dứt 250 năm bách hại, và tận t́nh phục vụ Giáo hội : đem luật Chúa thấm nhuần vào đời sống xă hội, đem ánh sáng Phúc âm đến với Man dân.


3. Đời sống Giáo hội sau 250 năm chịu bách hại

Trước hết, người ta không khỏi ghê rợn và thương tâm mỗi khi nghĩ đến cảnh tra tấn dă man, đầu rơi máu chảy, cảnh xă hội loạn ly, gia đ́nh tang tóc. Thêm vào đó, nhất là đối với các bậc lănh đạo tinh thần, sự đau ḷng trước những tội chối Đạo, phạm thánh của nhiều người, đặc biệt những người lẽ ra phải là những chiến sĩ vô địch của Chúa Kitô. C̣n ǵ nữa? C̣n cái cảnh điêu tàn hoang phế. Thánh đường bị tịch thâu, đồ thờ bị đốt phá, không c̣n lễ nghi phụng vụ, không c̣n hoạt động bác ái, v́ chẳng c̣n ai chủ sự hay điều khiển, hết mọi người đều sợ hăi ẩn trốn. Chủ chăn không có hoặc vắng mặt, đời sống kỷ luật do đấy trở thành lỏng lẻo, nhiều vụ tranh chấp xảy ra, bè phái kết đảng (lạc giáo Novatus, Donatus), khiến Giáo hội sau này phải mất nhiều năm mới dẹp yên.

Đối với các thế hệ sau, những trang sử bi hùng trên là những bài học quí báu, những tấm gương sáng của các anh hùng tử đạo. Các ngài là những đấng thánh có thần thế trước mặt Thiên Chúa “danh thơm các ngài sẽ lưu truyền muôn thế hệ” (Hc XLIV, 14).

Nói về phương diện lịch sử hay chính trị, thường người ta cho cái thảm kịch này là kết quả của sự xung đột giữa hai chủ thuyết: tôn chỉ cố hữu của đế quốc Roma và tinh thần Phúc âm của Hội thánh, tức thành tŕ Thiên Chúa và không bởi thế gian.[20]

Sự xung đột như thế có thể nói đă nằm sẵn trong nguyên nhân. Nhưng hậu quả xảy ra có đến độ phải bi đát và đẫm máu đến như thế không ? Chúng tôi không tin như vậy. Chính các bạo vương đă tạo nên cảnh bi đát đẫm máu đó. Tại sao đế quốc Roma không có một thái độ khoan dung đối với Kitô giáo, như đế quốc sau này đă đối xử với đạo Bacchus và Isis ? Đế quốc đă tha cho người Do Thái khỏi phải tham dự những lễ nghi tế thần, tại sao không tha cho người Kitô hữu ? Có lẽ trong trường hợp này cần phải can đảm quảng đại hơn: phải dẹp đi những thiên kiến của quần chúng, phải kiềm hăm sự ganh ghét của sư săi. Và nếu trong thế kỷ II, một ông vua nào đă can đảm đứng lên hủy bỏ cái chiếu chỉ sát nhân của Nero, chúng tôi tin chính ông vua đó đă cứu nhân loại khỏi một cuộc đổ máu hăi hùng, và đă cứu chính đế quốc Roma khỏi t́nh trạng khủng hoảng làm tiêu hao sinh lực, và quốc gia đă có thể không tan vỡ. V́ lẽ cuộc bách hại mà người Kitô hữu là nạn nhân, đă làm cho quân lực cũng như guồng máy hành chánh Roma mất đi rất nhiều tay chân đắc lực trong một thời mà, theo như Celsus xác nhận, hết mọi người không trừ ai phải đoàn kết chặt chẽ.

Các cuộc bách hại đă không đạt mục đích, bởi v́ trong khi người ta muốn phục hồi nền thống nhất quốc gia, th́ chính cuộc bách hại đă gây thêm nội biến và chia rẽ. Trước những cuộc bắt bớ này, người Kitô hữu buộc ḷng phải bỏ trốn, tức là làm tan vỡ nhiều cơ cấu xă hội. Thay v́ tiêu diệt Kitô giáo người ta đă vô t́nh làm cho Tin Mừng phổ biến rộng răi. Ngay sau các cuộc bách hại, người ta nhận thấy Giáo hội có mặt khắp nơi: không một thành phố nào mà không có bóng tín đồ Kitô giáo. Bên đông phương, ở Ai Cập và Tiểu Á có nhiều giáo đoàn đông đúc và thịnh vượng; bên Tây phương, sầm uất hơn cả là Ư Đại Lợi và Phi châu. Không tài liệu nào để lại một con số đích xác, nhưng rất có thể hồi thế kỷ IV, Giáo hội chiếm 1/3 dân số đế quốc. H́nh như đế quốc thời đó 100 triệu người th́ số giáo dân là 30 triệu. [21] Đấy c̣n chưa kể những giáo đoàn ở ngoài đế quốc, tại xứ Ả Rập, Persia, Ấn Độ, Ethiophia, v.v...

Sự kiện đáng chú ư là sau thời bách hại, công cuộc truyền giáo lan rộng tới các vùng quê. Trong mấy thế kỷ đầu, việc rao giảng Tin Mừng chỉ hạn hẹp trong các đô thị lớn, nằm trên những trục giao thông thuận tiện, rồi mới tới các thành phố nhỏ, nhưng vẫn chưa về đến các vùng quê hẻo lánh. Danh từ pagarius (paien): người “dân quê”, cũng có nghĩa là “dân ngoại”. Lư do cản trở một phần cũng v́ sự giao thông khó khăn, nhưng nhất là v́ óc mê tín dị đoan. Bước sang thế kỷ IV, Giáo hội được b́nh an và rảnh tay hơn, nên các chủ chăn đă nghĩ đến họ. Ở miền Bắc Ư, thánh Virgiliô giám mục thành Trento đă sai nhiều nhà truyền giáo vào các làng mạc, vào cả những miền rừng núi hiểm trở. Trong xứ Gallia, thánh Victri thành Rouen giảng đạo cho dân Flamand, nhưng đáng để ư hơn cả là thánh Martin (397), giám mục thành Tours. Thánh nhân thiết lập tu viện đầu tiên trên đất Gallia tại Ligugé (360) và nhiều tu viện khác. Với con số đan sĩ đông đúc, ngài hoạt động khắp các vùng quê. Khi thánh nhân qua đời, rất nhiều làng mạc xứ Gallia đă được nghe Tin Mừng, nhiều họ đạo được thiết lập. [22]

Tổ chức giáo quyền thời này cũng hoàn bị hơn. Đại Công đồng Nicea (325) mở đầu cho đợt tổ chức chung các Giáo hội, đă đặt ra những nguyên tắc căn bản cho hàng Giáo phẩm. Bậc giáo sĩ được tách biệt khỏi giáo dân đă có nhiều thời giờ làm nhiệm vụ thiêng liêng, các vị được miễn thuế và miễn dịch. Về vấn đề độc thân ngay từ thế kỷ đầu đă được khuyến khích, nhưng chưa có luật buộc. Từ thế kỷ IV, luật này bắt đầu áp dụng ở nhiều nơi: Công đồng Elvira (Tây Ban Nha) năm 300, Công đồng Nicea năm 325, Công đồng Roma năm 386, Công đồng Trullo (Constantinopoli) năm 692, đều có những luật về đời sống độc thân giáo sĩ, nhưng không như nhau. [23] Nhiều nơi có những luật ấn định tuổi tác để được tấn phong : phó tế 30 tuổi, linh mục 35 tuổi, giám mục 40 tuổi. Đức Thánh Cha Anastasi (399-401) cấm phong chức linh mục cho người có tật xấu thể xác, và cấm các giám mục truyền chức cho những người thuộc giáo phận khác, khi chưa nhận được tờ Dimissoria do giám mục của đương sự gởi đến.

Thời này, đời sống cộng đồng hàng giáo sĩ không c̣n chặt chẽ như xưa. Trước kia, các linh mục là những nhân viên phụ tá của giám mục luôn sống bên cạnh ngài. Từ đây, số giáo dân thêm đông và lănh vực cũng mở rộng hơn, người ta chia mỗi thành phố ra nhiều giáo xứ, và trao mỗi giáo xứ cho một vài linh mục coi sóc. Địa vị phó tế, tuy đứng sau linh mục, nhưng xét về một vài phương diện lại quan trọng hơn. Trước hết v́ con số hiếm hoi, theo truyền thống là 7, trong khi số linh mục không hạn định, do đó họ có thể tự coi ḿnh là số người được chọn lọc. Đàng khác, các thày có nhiều quyền hành trên thực tế, v́ nắm giữ tất cả vấn đề tài chính, mà của cải thuộc Giáo hội lúc đó khá nhiều, nhân viên dưới quyền các thày cũng không phải ít. Nhưng đứng đầu trong giáo phận là giám mục, trông coi tất cả mọi công việc thuộc phạm vi thiêng liêng cũng như vật chất. Được hoàng đế kính trọng, các giám mục có nhiều uy thế đối với quần chúng. Việc chỉ định các ngài bấy giờ chưa trực tiếp do Ṭa thánh Roma, nhưng thuộc hội đồng giám mục trong giáo tỉnh, qua sự đề cử của hàng giáo sĩ và giáo dân. Con số giáo tỉnh thời đó là 120, trùng hợp với 120 tỉnh trong đế quốc. [24]

Đứng về phương diện đạo đức và phụng vụ, người ta thấy có những phát biểu khác xưa. Bước sang thế kỷ IV, các cuộc bách hại đă hết, ḷng đạo đức không có dịp được minh chứng bằng máu với những gương hy sinh can đảm biểu dương bên ngoài, v́ thế thiên về đời sống nội tâm nhiều hơn, nhất là đời sống bí tích. Tính cách tái sinh của phép Rửa được đề cao, việc rước lễ hằng ngày được khuyến khích, phong trào học Thánh Kinh lan tràn mạnh mẽ và làm nền tảng cho đời sống đạo đức. Trong những bài giảng thuyết của các giáo phụ, Lời Chúa được trưng dẫn rất nhiều, minh chứng giáo dân thời ấy thông thạo Thánh Kinh. Ḷng sùng kính các mầu nhiệm của Chúa được cổ vơ, nhất là những mầu nhiệm bị lạc thuyết phủ nhận. Ḷng tôn sùng các thánh cũng được nêu cao, đặc biệt đối với các thánh tử đạo và tu hành. C̣n sự tôn sùng Đức Maria được phát biểu rất dồi dào, qua nhiều tác phẩm văn chương Kitô giáo, đáng chú ư hơn cả là những thi ca của thánh Ephrem (373).

Đặc điểm trong sự biểu lộ ḷng tôn sùng của thế kỷ IV này, là những cuộc hành hương và tôn kính hài cốt các thánh. Roma là một trung tâm hành hương chính, nhất là dịp lễ kính hai thánh Tông đồ Pherô và Phaolô hoặc một vị tử đạo nổi tiếng. Đức Thánh Cha Đamasô (366-384) khuyến khích các cuộc hành hương bằng cách tu sửa những hang Toại đạo. Ở Đông phương, giáo dân đổ về Gierusalem, nơi ghi lại những kỷ niệm cuộc đời Chúa Cứu Thế, nhất là từ khi thái hậu Helena t́m thấy Thánh giá Chúa và xây dựng nhiều thánh đường.[25]

Tuy nhiên, bên cạnh những giáo dân sốt sắng đạo đức, không thiếu những người khô khan nguội lạnh, đức tin yếu kém. Ngay cả trong hàng giáo sĩ, nhiều vị thân cận với triều đ́nh đă nhiễm phải lối sống xa hoa, làm gương xấu. Đi ngược với đời sống khô khan sa sút lại có một số người quá cứng rắn và cố chấp trong việc giữ đạo. Tinh thần cực đoan làm họ nh́n các anh em khác như những con người đáng khinh bỉ và họ mạt sát một cách tàn nhẫn, do đấy sinh ra nhiều cuộc tranh luận gay go và đi tới lạc thuyết. [26]

Dầu sao, thế kỷ IV vẫn là một thế kỷ của nhiều đấng thánh phần đông giáo dân sống đạo đức thánh thiện. Ḷng đạo đức sốt sắng này được hỗ trợ bởi hai lực lượng đáng kể: bậc tu hành và các giáo phụ.


 

[1] Sách tham khảo: P.H. Delehaye: Les passions des Martyrs et les genres litéraires, Bruxelles 1921 - Gaston Boissier: La Fin du Paganisme, 1891 - G. de. Plinval “Les offensives antichrétiennes” trong: Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet Paris 1946-48, Q.I, tr 105-150 - Dom C. Poulet: Histoire de l’Église, Paris 1960.

[2] Tacitus: Analecta XV, 38-42.

[3] Xem chương Một, tr 32 và tiếp.

[4] Về chiếu chỉ của Nero, xem C. Callewaert: Rev. d’Histoiré Ecclésiastique. Louvain 1901-1902 và 1911.

[5] Xem Eusebius: Hist. Eccl. III, 20.

[6] Plinius Junior Lettre à Trajan. X, 96.

[7] Xem P. de Labriolle: La Réaction Paienne, tr 110-170.

[8] Tertunianus: ‘Trong khi các ông gian lận với quốc gia bằng những sổ sách ma, th́ chúng tôi chịu đóng thuế với một lương tâm chính trực, cũng như chúng tôi­ hằng tránh những hoạt động gian dối với mọi người vậy” (Apol. 42)

[9] P. de Labriolle: op. cit. tr 117-189.

[10] Thánh Cyprian: Epist 56, 2.

[11] Eusebius: op. cit, VII, 13.

[12] P. de Labriolle: op. cit. tr 223-293.

[13] Eusebius: op. cit., VIII, 17.

[14] Eusebius trong: Vita Constantini, I, 28 cho biết khi Constantinus bắt đầu giao tranh với Maxentius, ông khấn “Chúa bên Kitô giáo” và bỗng nhiên giữa ban ngày, ông thấy hiện ra ở nền trời Tây phương h́nh Thánh giá sáng chói với hàng chữ viết bằng Hy ngữ “Với dấu này, ngươi sẽ thắng”. Từ đây, Constantinus làm cờ hiệu Labarum có h́nh Thánh giá, cầm đi trước các đạo quân.

[15] Lactantius trong: cuốn Vita Constantini có viết: Một đêm trong giấc mộng, Constanunus được Đấng Kitô ra lệnh bảo các quân sĩ viết hai tự mẫu Hy Lạp c (Khi) và r (Rô) chồng lên nhau trên cờ : Labarum và trên các thuẫn của quân sĩ, hai tự mẫu đó dùng làm hoa tự chỉ Chúa Kitô (KHRistos).

[16] Về thái độ của Constantinus đối với tôn giáo, xem Palanque trong: Histoire de l’Église (Fliche-Martin), Q. III. tr 24-33 và Lietzmann: Histoire de l’Église ancienne. Q. III, tr 149-161.

[17] Xem Palanque: op. cit., Q. IV. tr 21-24.

[18] D. Rops : L' Eglise des Apôtres et des Martyrs, Paris 1948, tr 486.

[19] Hai giám mục Osio thành Cordoba và Eusebius thành Nicomedia là những cố vấn rất thân tín của Constatinus.

[20] Xem Fustel de Coulanges : La cité antique, V, III và Hist. des Institutions, Q. II tr 64 : “Chính v́ tôn chỉ này mà Kitô giáo đă phải hy sinh nhiều đấng Tử đạo: mỗi trận chiến là một thắng lợi cho Kitô giáo”

[21] D. Rops: op. cit., tr 565.

[22] D. Rops: op. cit., tr 566-570.

[23] Xem E. Vacandard: Célibat ecclésiastique, trong: Dict. de Théol, Cath

[24] D.Rops: op. cit., tr 570-573.

[25] D. Rops: op. cit., tr 582-591.

[26] Xem chương Ba, I, tr 120-126