CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM An Phong op : Máu các thánh tử đạo là hạt giống đức tin An Phong op : Sự sống nên trọn vẹn nhờ cái chết Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Sống đạo tốt Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Các chứng nhân Lời Chúa và Thánh Thể : Kẻ nào bền đỗ đến cùng, kẻ ấy được cứu thoát Jos. Vũ Hải Bằng op : Máu các thánh tử đạo, trổ sinh các tín hữu Giuse Hoàng Hải Đăng op : Máu Tử Đạo Hạt Giống Trổ Sinh Kitô Hữu Đỗ Lực op : Các thánh tử đạo Viêt Nam : vượt qua nỗi sợ Phanxicô X. Đào Trung Hiệu op : Chân dung các thánh Tử đạo Việt Nam
Máu các
thánh tử đạo là hạt giống đức tin
Hôm nay, chúng ta cùng toàn thể Giáo hội Việt Nam nói riêng và Giáo hội Công giáo toàn cầu nói chung – mừng kính các Thánh Tử đạo tại Việt Nam, những người tôi tớ anh dũng của Thiên Chúa, những người con trung hiếu của Giáo hội và dân tộc. Các ngài đă lấy t́nh yêu và máu hồng để tuyên xưng đức tin, tuyên xưng sự hiện diện sung măn của Thiên Chúa trên mảnh đất nhỏ bé châu Á này. Tôn phong lên hàng hiển thánh là chuẩn y đời sống thánh thiện, đức tin mạnh mẽ, đức ái tuyệt hảo và đức mến nồng nhiệt của một người thuộc về Thiên Chúa. Tôn phong lên Thánh là chấp nhận một cung cách sống triệt để Tin mừng, đặt bàn chân ḿnh vào vết chân Đức Giêsu đă đi qua, là tôn vinh một kiểu mẫu - không phải là cá nhân - sống phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Giáo hội và phục vụ con người hết ḿnh. Hơn nữa, đối với các Thánh Tử đạo, là đóng dấu ấn mạnh mẽ, quyết liệt lên ḷng can đảm, chí can cường, sự hiên ngang, kiêu hùng, đầu ngẩng cao, mắt hướng về trời của những người con của Thiên Chúa. Đă dám sống cho Chúa th́ cũng dám chết v́ Chúa. Không phải là gông cùm, xiềng xích, tù đày; không phải là xương tan thịt nát, máu chảy đầu rơi cho bằng ḷng hiếu nghĩa và tín trung với Thiên Chúa. Máu đă thấm vào ḷng đất Mẹ Việt Nam để làm những hạt giống đức tin sinh sôi nảy nở. Từ ngàn xưa ấy : "Phúc cho những ai bị bách hại v́ sự công chính, v́ Nước Trời là của họ". Từ miền hoang vu đồi núi Galilê, lời Đức Giêsu nhắn nhủ c̣n vang vọng đến mút cùng bờ cơi trái đất. Lời từ miền đất Palestin xa xưa đó vượt qua các biên giới thiên nhiên, địa lư, qua toàn thể các lục địa châu Âu, Mỹ, Úc và đến đất châu Á này. Lời đă vượt qua muôn ngàn cách trở của ḷng người, của ngôn ngữ, màu da và đă đến nơi đây – nước Việt của chúng ta. Theo vết chân của Vị truyền giáo đầu tiên vượt qua bao gian nguy, giông băo của biển cả mênh mông. Lời đă đậu lại trên đất Ninh Cường, Quần Anh, thuộc giáo phận Bùi Chu, Bắc Việt năm 1533. Ngày ấy, sừng sững trên cửa bể Đà Nẵng, một Thập giá cao to, không biết đă được dựng từ khi nào và do ai. "Đất này rồi sẽ lắm đau thương". Lời tiên tri của vị thừa sai đă không sai. Nhưng lời "Phúc cho những ai bị bách hại v́ sự công chính..." lại càng mạnh mẽ, thôi thúc hơn. Vang vọng suốt nhiều thế kỷ, năm bách hại đầu tiên dưới thời chúa Trịnh Doanh, kéo dài đến hết thời vua Tự Đức. Lời đă chan ḥa khắp không gian đất Việt như một sự khích lệ, an ủi và hứa hẹn những tín hữu đương thời. Hạnh phúc của những người nghe lời Chúa phải trả bằng giá quá đắt : hơn một trăm ngàn chứng nhân anh dũng đă nằm xuống. Nhưng hôm nay, đă hơn 400 năm tính từ ngày hạt giống đức tin được gieo xuống mảnh đất này, đă trổ sinh những bông lúa vàng tươi, đầy nhựa sống. Hào khí đau thương hiên ngang đến pháp trường "chết v́ đạo" đă được thay thế bằng hào khí vui tươi "sống v́ đạo". Hào khí đau thương "chết cho Chúa" được thay thế bằng niềm vui "sống cho Chúa". Noi gương các ngài : Những trang sử tuy đầy máu và nước mắt nhưng là những trang sử kiêu hùng anh dũng của một ḍng giống hùng anh, chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa. Các ngài đă bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đăi nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngă nhưng không bị tiêu diệt. Các ngài luôn mang nơi thân ḿnh cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân ḿnh các ngài. Thật vậy, tuy sống, các ngài bị cái chết đe dọa v́ Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của các ngài. Trong mọi sự, các ngài luôn chứng tỏ ḿnh là những người phục vụ Thiên Chúa, khi phải chịu đựng đ̣n vọt, tù tội, loạn lạc, lo âu, vất vả, nhọc nhằn. Các ngài chứng tỏ điều đó bằng đời sống trong trắng; bằng sự hiểu biết; bằng cách sống nhẫn nhục, nhân hậu; bằng một tinh thần thánh thiện, một t́nh thương không giả dối, bằng lời chân lư, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Các ngài lấy công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ. Khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiếng xấu. Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực, các ngài chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực, các ngài được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực, các ngài vẫn sống; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực, các ngài luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực, các ngài làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có ǵ, nhưng kỳ thực, các ngài có tất cả. Lạy Chúa,
chúng con xin cảm tạ
Chúa
Các ngài đă theo Chúa
trên con đường thập giá,
Các ngài đă vâng lời
Thiên Chúa
Sự sống
nên trọn vẹn nhờ cái chết
Hội thánh của Đức Giêsu là Hội thánh hiệp thông (koinonia), hoán cải (métanoia) và chứng tá (martyria). “Chứng ta” lại thường được đồng nhất với “tử đạo”; v́ tử đạo là làm chứng bằng “máu”, bằng cả mạng sống. Do đó, tử đạo trở nên một chứng tá trọn vẹn nhất; đồng thời cũng là “hiệp thông trọn vẹn” với niềm Tin của Hội thánh là “hoán cải trọn vẹn” của một con người. Như thế, tử đạo là h́nh ảnh rơ ràng nhất (chứng tá) về một Hội thánh v́ niềm Tin và sống bằng niềm Tin. Đó là một niềm Tin không ǵ lay chuyển nổi; v́ đời sống người kitô hữu, nếu không có niềm Tin, th́ không c̣n ư nghĩa; ngược lại, với niềm Tin, người kitô hữu có thể chấp nhận những khó khăn khốc liệt nhất. Tử đạo là sức mạnh lớn lao nhất để nối kết người kitô hữu với nhau trong gia đ́nh Hội thánh (hiệp thông). Dù cái chết cũng không thể chia cắt sự hiệp thông của người ktiô hữu với nhau trong cùng một niềm Tin nơi Thiên Chúa cứu độ. Tử đạo là sự từ bỏ con người cũ để sống đời sống mới trong Đức Kitô (hoán cải). Cái chết, cùng những “con cái” của sự chết, đă thống trị trên nhân loại khi tội lỗi đột nhập vào thế gian, nay bị khuất phục do sức mạnh của t́nh yêu. Quả thật, t́nh yêu mạnh hơn sự chết. Nơi đây, ta thấy ḷng “mến Chúa trên hết mọi sự” và t́nh “yêu tha nhân như chính ḿnh” được thể hiện trọn vẹn. 117 Vị thánh Tử đạo tại Việt Nam là bằng chứng về một nền tảng vững chắc, một sức mạnh lớn lao của niềm Tin nơi Giáo hội Việt Nam; 117 Vị thánh Tử đạo tại Việt Nam tạo nên một truyền thống hào hùng, để cho các kitô hữu Việt Nam biết noi gương kiên trung, biết trung tín với truyền thống hào hùng của cha ông; 117 Vị thánh Tử đạo tại Việt Nam là lễ dâng toàn thiêu của Hội thánh Việt Nam, tiến dâng lên Thiên Chúa là Cha yêu thương, là Thiên Chúa cứu độ. Như thế, lễ các thánh Tử đạo tại Việt Nam là dịp để hun đúc đời sống đức Tin, đức Cậy, và đức Mến của người kitô hữu Việt Nam.
Đời sống quí gấp ngàn
lần cái chết,
Sống
đạo tốt Hôm nay chúng ta mừng kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta tỏ bày ḷng biết ơn sâu xa của chúng ta đối với các vị cha ông tổ tiên, cũng như nói lên những ước nguyện và tâm t́nh của chúng ta. Chúng ta biết : từ khi Tin Mừng được loan truyền cho dân tộc chúng ta, hay từ khi đạo Chúa chính thức hội nhập vào đất nước chúng ta vào giữa thế kỷ XVII cho đến cuối thế kỷ XIX, nghĩa là vào khoảng từ năm 1638 đến năm 1886, gần 300 năm, lịch sử Giáo hội Việt Nam có thể nói là một cuộc tử đạo kéo dài gần như liên tục năm này qua năm khác, không mấy khi ngừng, mà nếu có ngừng th́ chỉ là tạm ngừng, để chuẩn bị tiến sang một giai đoạn chịu bách hại khác dữ dội hơn và đẫm máu hơn. Cuộc bách hại chính thức bắt đầu nhóm lên với đời hai chúa Trịnh Nguyễn, rồi trở nên ráo riết hơn trong thời Tây Sơn, qua đời Minh Mạng đă biến thành dữ dội, tới đời Tự Đức, cuộc bách hại đi vào quyết liệt, chua xót đắng cay và từ đó ngày càng thêm ác liệt đến cực độ trong thời Văn Thân. Trong suốt ba thế kỷ bị bách hại, tính ra có trên 100 ngàn anh hùng tử đạo, và như thế, nước Việt Nam chúng ta, tuy nhỏ hẹp và nghèo khổ, nhưng rất hào hùng. Nước nhỏ hẹp, nhưng danh tiếng vang lừng quốc tế, chúng ta đă đóng góp cho gia sản của Giáo Hội một sự nghiệp đức tin to lớn. Tuy nhiên, trong số đó, mới chỉ có 117 vị được phong chân phước, và ngày 19-6-1988, cả 117 vị này đă được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II long trọng suy tôn lên bậc Hiển Thánh. Các ngài được suy tôn Hiển Thánh để cho toàn thế giới tôn kính và noi gương anh dũng của các ngài, đồng thời để cho chúng ta, những người Công giáo Việt Nam, là con cháu các ngài, biết nối gót cha ông, dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng luôn trung thành với Chúa, với Giáo Hội, với Tin Mừng giữa ḷng dân tộc. Người ta thường nói : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước phải nhớ tới nguồn”. Chúng ta là con cháu các vị tử đạo, được thừa hưởng một gia sản đức tin phong phú, được chiêm ngưỡng một Giáo hội phát triển tốt đẹp như ngày nay, chúng ta không thể quên được rằng đó là kết quả của những ḍng máu cha ông đă đổ ra, thấm nhuần non sông đất nước, trở thành một ḍng nhựa sống làm nảy nở một mùa xuân hoa trái tưng bừng, đúng như Te-tu-liên đă nói : “Máu tử đạo là hạt giong phát sinh các tín hữu”. Bởi vậy, chúng ta phải tưởng niệm đến công nghiệp to lớn của tiền nhân mà đáp đền cho xứng đáng và ra công phát triển di sản quư báu rực rỡ cha ông đă để lại. Nhưng nếu chỉ có những cảm t́nh hoan lạc phấn khởi và biết ơn thôi th́ chưa đủ, chúng ta c̣n phải chú ư lắng nghe tiếng gọi tha thiết của gịng máu tử đạo và khám phá ra những bài học cao quư để áp dụng vào đời sống. Vậy máu tử đạo nói ǵ với chúng ta ? Trước hết, máu tử đạo nói lên niềm tin mănh liệt sâu xa và ḷng trung thành sắt son của cha ông với đạo thánh Chúa. Đức tin đă thấu nhập và đâm rễ sâu vào tâm hồn các ngài, đến nỗi không một sức mạnh trần gian nào có thể lay chuyển. Đối với các vị tử đạo, đức tin là một báu vật, một cái ǵ cao quư vô cùng, phải bảo vệ bằng mọi giá. Dầu bị đe dọa, tra tấn với muôn khổ h́nh dă man, ghê rợn, dầu phải máu đổ đầu rơi, các ngài cũng cam chịu, miễn sao bảo tồn được đức tin nguyên vẹn. Được hấp thụ tinh thần Nho giáo, các ngài đặt chữ “trung” lên trên hết, không những trung với vua chúa trần gian, với quê hương tổ quốc, mà nhất là trung với vua trên các vua, chúa trên các chúa, trung với quê hương siêu nhiên là Giáo Hội. Đó là tấm gương sáng lạn cha ông để lại cho chúng ta. Được diễm phúc lănh nhận đức tin, được vinh dự mang danh hiệu Công giáo như các vị tử đạo, chúng ta cũng phải noi gương hiếu trung của cha ông, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ đạo Chúa, bảo vệ Giáo Hội, trung thành với đức tin đă lănh nhận. Máu tử đạo nói ǵ nữa với chúng ta ? Máu tử đạo c̣n nói lên đức hy sinh can đảm phi thường của tiền nhân. Người ta ai mà không sợ đau khổ, ai mà không tham danh tranh lợi, ai mà không ham sống sợ chết. Nhưng với ơn Chúa, các vị tử đạo đă thắng vượt tất cả mọi trở lực, dầu khó khăn đến đâu, để duy tŕ đức tin. Chúng ta không thể kể được những khổ h́nh dă man các ngài đă phải chịu, có những người đă phải bỏ cửa nhà, ruộng đất, chạy trốn vào rừng thiêng nước độc, có những người bị thích tự trên má, bị gạt ra khỏi xă hội, bị nguyền rủa thậm tệ như hạng vong bản, bất trung, phản quốc, hàng ngàn người phải chịu h́nh khổ tra tấn như xuy, trượng, ḱm kẹp, xiềng xích, cấm cốc, phải xử tử bằng cách trảm quyết, voi dầy, thiêu sinh, trầm hà, bá đao, lăng tŕ v.v… và biết bao h́nh khổ khác nữa. Nhiều người trong số tử đạo lại là phụ nữ, trẻ em, chân yếu tay mềm, tâm hồn non nớt tế nhị. Nhưng tất cả đă can đảm chịu mọi khổ cực đắng cay, nhất định không bất trung xuất giáo, nhất định không chịu chối Chúa, bỏ đạo. Các ngài đă thắng tất cả : thắng vũ lực, thắng quyền bính vua chúa trần gian, thắng ma quỷ và thắng chính ḿnh, để toàn công đắc trận. Và các ngài đă chiến thắng như thế không phải bởi ǵ khác mà bởi chính đức tin mạnh mẽ của các ngài. Các vị tử đạo đă sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng chết để minh chứng đức tin chân chính, minh chứng đạo của các ngài là đạo thật. Máu của các ngài đă tưới đẫm đất nước, và các ngài không mong ǵ hơn là thấy quê hương biến thành vườn hoa Công giáo rực rỡ muôn màu sắc. Nhưng thực tế cho chúng ta thấy, đa số đồng bào vẫn chưa nhận được ánh sáng đức tin. Điều đó phải làm cho mỗi người chúng ta suy nghĩ, phải chăng tại thái độ thờ ơ lănh đạm của chúng ta mà gương sáng của tiền nhân tử đạo bị lu mờ trước mắt mọi người, làm cho họ không nhận ra đường chân lư đưa tới hạnh phúc thật ? Chúng ta hăy dâng lên Thiên Chúa những lời cầu khẩn tha thiết, xin Chúa v́ máu các thánh tử đạo đă đổ ra, làm cho cánh đồng truyền giáo Việt Nam được triển nở tốt tươi, và thêm nhiều thợ gặt nhiệt thành trong hàng ngũ giáo sĩ cũng như giáo dân. Chúng ta cũng đừng quên rằng đây là trách nhiệm của mỗi người chúng ta, Cách thi hành trách nhiệm này tốt hơn cả là sống đạo tốt, và để sống đạo tốt trong thời buổi này, mọi người chúng ta cần phải có chất lượng, chất lượng đó là đời sống nội tâm, có Đức Ki-tô sống trong chúng ta, chất lượng đó là bác ái đối với tha nhân, chất lượng đó là khả năng phục vụ : phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Hội Thánh, phục vụ đất nước, phục vụ đồng bào, phục vụ lẫn nhau.
Các chứng nhân
Trong những năm giảng dạy, có lần Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ : “Anh em sẽ làm chứng về Thầy”, và chứng ấy là “người ta sẽ hành hạ và giết anh em”. Những lời tiên báo đó thực sự đă xảy ra, trong ba thế kỷ đầu, Giáo hội Công giáo đă bị bắt bớ, hành hạ ghê gớm, và không biết bao nhiêu người đă đổ máu để làm chứng đạo Chúa. Rồi lịch sử đạo Công giáo tại Việt Nam cũng thế, đây là những trang sử oai hùng, những trang sử mà không một trang nào lại không được tô điểm bằng những nét vàng son chói lọi về những cái chết anh hùng của tiền nhân, dưới đủ mọi h́nh thức tàn bạo ghê gớm. Thực vậy, từ ngày đạo Chúa chính thức bắt rễ vào đất nước chúng ta cho đến cuối thế kỷ XIX, nghĩa là vào khoảng từ năm 1638 đến 1866, lịch sử Giáo hội Việt Nam là một cuộc tử đạo kéo dài, gần 300 năm đầu rơi máu chảy, với trên 100 ngàn vị tử đạo, đă sẵn sàng dâng hiến xương máu chứng minh đạo Chúa. Hùng hồn thay, cảm động thay và thật hănh diện cho ḍng dơi Lạc Hồng. Vậy cái chết của các vị tử đạo nói lên điều ǵ ? Trước hết, không những chúng ta nh́n nhận mà c̣n xác tín rằng : những người chết v́ Chúa như thế được gọi là tử đạo, nghĩa là những chứng nhân của đạo Chúa. Tại sao vậy ? Bởi v́ khi ấy cũng như ngày nay, Giáo hội dùng cái chết của các ngài để minh chứng đạo Công giáo là đạo của Chúa. Có lẽ có người sẽ không muốn công nhận lời chúng ta quả quyết trên đây, họ nói : nhiều tôn giáo khác cũng có người tử đạo, và có những tên loạn tặc, cũng đă chết cho lư tưởng của họ. Như vậy tử đạo trong đạo Công giáo làm chứng thế nào được đạo Công giáo là đạo của Chúa ? Chúng ta có thể trả lời : các vị tử đạo của chúng ta đă đem ra ba bằng chứng để minh chứng cho đạo, và các bằng chứng ấy bất khả kháng, nghĩa là không thể phủ nhận được. Bằng chứng thứ nhất, cái chết của các vị tử đạo đă được nói trước. Đọc Tin Mừng chúng ta không thể không ngạc nhiên khi thấy ba ngày trước, Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ là các ông sẽ làm nhiều phép lạ để chinh phục thế giới cho Chúa, hôm nay Chúa lại nói trước những cơn bách hại các ông sẽ phải chịu. Xét theo tự nhiên làm sao hiểu được ? Các ông sẽ chữa bệnh, sẽ làm cho người chết sống lại, nhưng rồi chính các ông lại không tránh được bị người ta đánh đập và giết chết. Chúa nói trước cả hai việc, xem ra trái ngược nhau, thật là lạ kỳ. Thế rồi chúng ta thấy sự thực đă xảy ra đúng như lời Chúa nói, đă được thực hiện từng nét. Vậy sự kiện các ông chịu chết ứng nghiệm như lời Chúa đă nói trước là một bằng chứng minh chứng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, và đạo Công giáo do Chúa lập là đạo thật, là đạo của Thiên Chúa. Bằng chứng thứ hai, là chính sự bền gan của các vị tử đạo. Chúng ta thấy ở trong tôn giáo khác, có những người đă can đảm nhận lấy cái chết, do sự nhiệt cuồng mạnh mẽ, nhưng nhất thời, c̣n các vị tử đạo Công giáo không phải những người nhiệt cuồng, trong một thời gian lâu dài trước, các ngài đă biết hễ ai theo đạo Công giáo là sẽ bị chết, các ngài luôn luôn sống với cái ư tưởng : không sớm th́ muộn ḿnh sẽ phải chịu đau khổ và phải chết cho đức tin, sống như vậy th́ đau khổ hơn chết. Mặc dù thế các ngài vẫn nhẫn nại trung thành với những bổn phận hằng ngày, vẫn b́nh thản sống trong sự tinh tấn của lương tâm, và đợi chết hằng ngày. Thái độ đó khác hẳn với thái độ nhiệt cuồng của những người cuồng tín. Lúc đầu mặc dù các ngài cũng t́m hết cách để tránh cho khỏi bị hại, nhưng khi giờ tử đạo đến, các ngài biết chết một cách b́nh tĩnh cũng như các ngài đă sống b́nh tĩnh, chết cách ấy quả là một việc anh hùng và phải có một sức mạnh siêu nhiên nào đó, đối với chúng ta, là phải có bàn tay vô h́nh của Thiên Chúa nâng đỡ. Bằng chứng thứ ba, là chính chứng tá của các vị tử đạo. Các ngài lấy máu ḿnh để làm chứng, không phải là làm chứng cho một lư tưởng nhưng là cho một việc. Ở trên chúng ta đă nói : việc chết cho một lư tưởng chưa phải là bằng chứng quyết định cho lư tưởng ấy, v́ người ta có thể tưởng lầm rằng : lư tưởng ấy là đúng, và chết cho một lư tưởng chỉ minh chứng ḿnh có ḷng ngay, ḿnh thành thực. Nhưng khi người ta chết cho một việc th́ khác, đó chính là cái chết của các vị tử đạo. Trước sự chết, các ngài tỏ ra can đảm, anh hùng, cương quyết, b́nh tĩnh, khiến cho mọi người phải thán phục. Các ngài cũng là những con người mang một thân xác mỏng ḍn như chúng ta, biết rung cảm, biết ham sống, nhưng trong cảnh máu chảy đầu rơi, các ngài đă tỏ ra tự chủ biết bao, và giây phút hy sinh đến, các ngài đă thắng lo sợ, đă khuyến khích nhau, đă cầu nguyện, ḷng tràn ngập b́nh an, vui tươi tiến lên dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Do đó, cái chết của các ngài có một ư hướng nhất định: các ngài là những nhân chứng cho đạo Chúa, v́ thế, danh từ “tử đạo” có nghĩa là kẻ làm chứng, và dùng đau khổ tử h́nh để bảo đảm cho lời chứng. Tóm lại, cuộc du nhập đạo Chúa vào đất nước chúng ta đă được đánh dấu bằng cây thánh giá trồng trên cửa biển, từ thời vị truyền giáo đầu tiên đặt chân đến đất nước này, đó là một dấu báo hiệu, hạt giống Tin Mừng, hạt giống đức tin sẽ nảy mầm và phát triển sau nhiều gian nan đau khổ. Nhưng cũng từ đây, thánh giá Chúa ngày càng tăng số thêm nhiều, nhiều hơn, và mọc lên khắp nơi. Từ cây thánh giá đó chia ra, và được trồng khắp nẻo đường đất nước Việt Nam, đă thấm máu đào của trên 100 ngàn anh hùng tử đạo. Và hạnh phúc thay, thánh giá ấy cũng được trồng vào gia đ́nh chúng ta, trên trán, trên ngực và trên trái tim chúng ta, biến chúng ta trở thành những tông đồ, những chứng nhân của Chúa. Chúng ta nghĩ sao về trách nhiệm và địa vị cao quư này ? Chúng ta nên nhớ : nguồn sáng có thể trở nên tối tăm dễ hơn là Ki-tô hữu mà không tỏa sáng chung quanh, chúng ta đừng nói chúng ta không thể làm chứng cho Chúa, thực ra, chính việc làm hại kẻ khác mới là việc chúng ta không thể làm được.
Kẻ nào
bền đỗ đến cùng, kẻ ấy được cứu thoát
Lạy Chúa Giêsu, Để trở thành môn đệ của Chúa, chúng con phải từ bỏ : tiền tài, danh vọng, chịu bao thiệt tḥi, khổ đau, và c̣n bị người đời khinh khi. Tin Mừng hôm nay đă cảnh báo cho người môn đệ biết : v́ danh Thầy, các ông bị người đời bắt bớ, đánh đập, và bị giết. Ngài c̣n nhấn mạnh hơn nữa, khi đưa ra h́nh ảnh những người nộp anh em không phải ai xa lạ, mà là bạn hữu, là anh em ruột thịt. Từ bỏ mọi thứ ḿnh có c̣n dễ hơn là từ bỏ chính ḿnh, cũng như chấp nhận cái chết là điều quá khó đối với chúng con. Hơn ai hết, các vị tử đạo đă sống mầu nhiệm Thập giá cách triệt để nhất. Bằng đời sống, bằng cái chết, các ngài đă nói lên niềm xác tín vào t́nh yêu Thiên Chúa. Chết v́ đạo là một cách làm chứng, làm chứng cho một niềm tin kiên vững ; làm chứng cho một t́nh yêu cao cả : “V́, không có t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người hiến mạng v́ bạn hữu” ; làm chứng cho một niềm hy vọng mănh liệt : là có sự sống đời sau, có hạnh phúc vĩnh cửu. Cái chết nơi những anh hùng tử đạo là đỉnh cao đời sống hiến dâng trọn vẹn, và c̣n là lời mời gọi, lời thúc giục từng người trong chúng con sống trọn vẹn niềm tin của ḿnh và chiếu sáng niềm hy vọng vĩnh cửu cho những người xung quanh. Khi sống như vậy, mỗi Kitô hữu, dẫu không trải qua cái chết tử đạo, nhưng bằng đời sống hy sinh, từ bỏ cái “tôi”, tính ích kỷ, những tính toán nhỏ nhen. Thay vào đó bằng một đời sống cởi mở, vị tha, chia sẻ vật chất, cảm thông với những người kém may mắn hơn ḿnh. Đó cũng là cách tử đạo trong thời đại hôm nay. Thập giá là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi người Kitô hữu. Đứng trước những khổ đau, những nỗi bất hạnh… ai cũng sợ, đôi khi chúng con từ chối, lẩn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho hoàn cảnh, và không chấp nhận hậu quả của nó. Vấn đề không phải là đùn đẩy cho người khác, mà là thái độ chấp nhận những thử thách đó như thế nào. Chính Chúa Giêsu và các vị tử đạo cũng đă trải qua những thử thách gian nan đó. Như vậy, làm thế nào để Thập giá không phải là một gánh nặng miễn cưỡng, có nguy cơ đè bẹp ḿnh. Chúa Giêsu đă biến đổi ư nghĩa của Thập giá. Các thánh tử đạo đă làm chứng cho ư nghĩa mới này. Nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, người Kitô hữu cũng cố gắng biến đổi thập giá đời ḿnh, chấp nhận những điều tốt và cả những điều bất hạnh của cuộc sống. Và chỉ có như thế, cuộc sống của chúng con mới bớt đi nỗi ảm đạm, khổ đau, và đặt trọn niềm tin vào lời hứa của Chúa : “Chỉ những người nào bền chí đến cùng, người ấy sẽ được cứu thoát”. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Ngày nay chúng con không phải đổ máu để làm chứng như các thánh tử đạo xưa, nhưng chúng con được mời gọi làm chứng bằng đời sống chứng tá : về sự hy sinh, quảng đại bác ái, dấn thân phục vụ... để đi vào con đường từ bỏ mà Chúa mời gọi, chúng con luôn phải khước từ nhiều thứ, chấp nhận Thập giá. Nhưng Chúa ơi ! Cuộc sống hiện tại có quá nhiều quyến rũ. Lúc nào chúng con cũng có nguy cơ từ chối Chúa, chạy theo lối sống buông thả, ham mê danh vọng, sống hưởng thụ, ích kỷ mà quên đi bao người nghèo khó, cô thân, không nhà cửa, mà chúng con phải có bổn phận nâng đỡ, cảm thông, sẻ chia. Xin các thánh tử đạo chuyển cầu cho chúng con, biết nhiệt thành làm chứng về t́nh yêu, bằng một đời sống hiến thân phục vụ. Ước ǵ ngọn lửa đức tin mà các ngài đă thắp lên bằng cuộc sống và cái chết, được bừng cháy trong mỗi người chúng con. Amen
Máu Các
Thánh Tử Đạo : Trổ Sinh Các Tín Hữu
"Ai gieo trong lệ sầu, Sẽ gặt trong hân hoan" (Tv. 125-126, 5, 6) Tin mừng Thánh Luca (21, 5-19) cho chúng ta thấy một bức tranh hiện thực về một bối cảnh, trong đó Đức Giêsu báo trước cho các môn đệ những ǵ các ông sẽ phải trải qua và nhận được khi sống quyết liệt và triệt để Tin mừng v́ Danh Đức Kitô. Chúa tiên báo cho các Tông Đồ và cho các đồ đệ các ngài trong mọi thời đại, và Chúa tiên báo một cách hết sức rơ rệt, không úp mở. Chúa không đưa đẩy với những lời hứa hẹn xa gần, nhưng với thói quen nói thẳng lời chân lư toàn diện. Chúa chuẩn bị tâm hồn các Ngài trước nguy cơ : “V́ danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên tŕ, anh em mới giữ được mạng sống ḿnh.” (Lc 21, 17-19). Một dự báo thật khó khăn và khắc nghiệt. Nhưng xem ra, dường như những người theo Chúa Kitô Giêsu hôm nay không phải chịu cảnh khắc nghiệt đó ?! V́ danh Đức Kitô, người ta dễ dàng yêu mến và tôn trọng những người sống Tin Mừng cách triệt để. Dù chiến tranh, bạo động… vẫn đang xảy ra tại các điểm nóng trên thế giới, nhưng mọi người dù theo chủ trương bạo động hay bất bạo động, dù công khai hay âm thầm, vẫn chân nhận quư mến và cảm phục những người đă hết ḿnh sống cho lư tưởng và tinh thần của Tin Mừng (như Mẹ Têrêsa Calcutta, Đức Gioan Phaolô II…) Nhưng, nếu chúng ta nghiên túc kiểm điểm và hạch toán đời sống đức tin của chúng ta, chúng ta sẽ nhận ra thật không dễ dàng chút nào khi sống quyết liệt và trọn vẹn lư tưởng và tinh thần của Tin Mừng, thờ phượng và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, hướng trọn toàn tâm toàn trí về Danh Đức Kitô. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không bỏ rơi những ai tin theo Ngài trong những cơn bách hại : "Khi bị nộp vào tay họ, các con đừng lo phải nói thế nào và nói ǵ, lúc đó sẽ dạy cho các con những điều phải nói. V́ thực ra không phải các con nói, nhưng Thánh Thần của Chúa Cha nói trong các con" (Mt 10, 19-20). Thánh Thần, chính là Thần Chân Lư. Ngài sẽ là mănh lực trong thân xác yếu hèn của con người. Nhờ Ngài là mănh lực mà anh em mới có thể thành chứng nhân. Phải, chính sự kiện anh em là chứng nhân cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chăng phải là khôn ngoan, là mănh lực vượt mức loài người đó ư ? Chính Thánh Phaolô đă nói : "Sự kiện Chúa Kitô tử nạn là một ô nhục cho người Do Thái, là một cử chỉ điên rồ đó ư ?" (I Cor. 1, 23). Từ đời các Thánh Tông Đồ đă vẫn thế rồi, qua các thế hệ lịch sử vẫn tiếp tục như thế; cũng như qua mấy thế kỷ bách hại tại Việt Nam, sự kiện đó vẫn không thay đổi. Thật vậy, cần phải có mănh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa mới có thể tuyên xưng Mầu Nhiệm T́nh Yêu của Ngài, chính là t́nh yêu được diễn tả trong cuộc tử nạn trên Thập Giá để cứu chuộc trần gian: quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy luận của loài người. "Là v́ cái điên rồ nơi Thiên Chúa c̣n khôn ngoan hơn cả sự khôn ngoan của người đời, và cái yếu hèn nơi Thiên Chúa c̣n mạnh hơn cả sức lực phàm nhân" (I Cor. 1, 25). Các vị Tử Đạo Việt Nam là những chứng nhân lịch sử của Tin mừng đă sống triệt để Lời Chúa dạy. Trong vũng nước mắt của các ngài đă gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trổ thành vô số bông hoa Đức Tin : "Hạt giống gieo xuống mà không mục đi th́ chỉ trơ trọi một ḿnh, nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa" (Ga. 12, 24). Thực hiện lời dạy của Chúa, Thánh Vinh Sơn Liêm, Ḍng Đa Minh là người Việt Tử Đạo đầu tiên năm 1773, bất chấp những khó khăn nguy hiểm của thời cấm cách. Lúc nào, cha cũng luôn nhiệt t́nh yêu thương, giúp đỡ mọi người, nên ai cũng hết ḷng thương mến. Cha khích lệ mọi người thêm can đảm, cha an ủi những người buồn sầu, và không nề hà bất cứ điều ǵ v́ lợi ích thiêng liêng của họ. Cha c̣n xin bề trên của ḿnh cầu nguyện cùng Chúa khi dâng lễ và trong kinh nguyện, để mỗi ngày được ḥan thiện hơn, và vui ḷng đón nhận những khốn khó theo ư Chúa". Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, để có thể sống : “V́ Danh Đức Kitô” (Lc 21, 17), chúng con cũng phải đổ máu trong cuộc sống đời thường. Chúng con cũng phải bắt chước giống như các thánh Tử Đạo Việt Nam, đă anh dũng và can đảm sống chứng nhân Tin Mừng. Dù không bị ai bắt bớ, giam hăm, nhưng cuộc sống của chúng con sẽ là lời chứng hay phản chứng về Tin Mừng của Đức Kitô. Máu các thánh Tử Đạo đă đổ ra để ươm mầm và nảy nở hạt giống đức tin của Giáo Hội. Phần chúng con cũng phải “đổ máu” để góp phần làm trong sách hoá đức tin, làm lành mạnh hoá môi trường sống. Quả thật, Lời Chúa vẫn c̣n vang măi và mang lại ơn ích cho người muốn lắng nghe. Dù xă hội có bị xáo trộn và phức tạp v́ những đổi thay thời “mở cửa”, chúng con vẫn nhận ra t́nh yêu quan pḥng của Thiên Chúa: “Dù một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng không bị mất đi” (Lc 21, 18). Máu các thánh Tử Đạo đă không đổ ra một cách vô ích. Những chứng nhân hiện đại vẫn sống Tin Mừng cách âm thầm không bị rơi vào vô vọng và lăng quên, ít nhiều đă gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh và làm chứng cho Lời Chúa vẫn c̣n hấp -lực thu hút và thuyết phục, là ánh sáng soi đường cho những ai muốn sống hướng thượng và toàn tâm toàn trí cho “Danh Chúa”. Một lần nữa, khẳng định : “Có kiên tŕ, anh em mới giữ được mạng sống ḿnh” (Lc 21, 19) giúp chúng con vững tin và tạo thêm động lực để chúng con bước đi dưới ánh sáng Lời Chúa. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con không thể làm được ǵ nếu không có ơn Chúa. Xin cho chúng con biết ư thức những ǵ chúng có có được cũng là nhờ “Danh Chúa”, và nếu, chúng con có gặp khó khăn, trở ngại hay chống đối , thiệt tḥi ǵ, th́ cũng là v́ “để Danh Chúa được tôn vinh hơn”. Xin Chúa thêm sức cho chúng con, để chúng con biết sống đức tin trong đời thường, trong môi trường làm việc và sinh hoạt… biết can đảm và dám đổ máu “chết đi” con người cũ, ích kỷ, hưởng thụ và vô trách nhiệm… hầu chúng con có thể trở thành chứng tá cho t́nh thương Chúa, và trở thành khí cụ b́nh an của Chúa. Ước ǵ nhờ máu các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng con ngày càng được triển nở và thăng tiến đức tin trong t́nh yêu Thiên Chúa. Amen.
Máu Các
Thánh Tử Đạo Là Hạt Giống Trổ Sinh Kitô Hữu Hôm nay, giáo hội Việt Nam long trọng mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam, những vị anh hùng đă bỏ ḿnh v́ Chúa, đă hiến máu đào minh chứng đức tin để xây dựng giáo hội Việt Nam ngày nay. Nhờ máu các thánh tử đạo đổ ra mà đức tin của thế hệ trước được mọc lên, đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được ǵn giữ. Thật đúng như lời Tertulianô đă nói: “Máu các thánh Tử đạo là hạt giống trổ sinh Kitô hữu”. Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu cho chúng ta thấy bổn phận sinh hoa quả của mọi Kitô hữu qua dụ ngôn nén bạc. Chúng ta phải là những người đầy tớ trung thành đang khi chờ Thiên Chúa trở lại, cố gắng tận dụng những ơn Chúa ban, nhất là những ơn thiêng liêng do ơn cứu độ mang lại mà sống theo ư Thiên Chúa ngơ hầu làm vinh danh Người. Với dụ ngôn nén bạc, trước khi đi xa, ông chủ trao cho các đầy tớ, kẻ được năm nén, kẻ hai nén, kẻ th́ một nén, tuỳ vào khả năng của mỗi người. Sau một thời gian, người có năm nén và người có hai nén đă tuân theo ư ông chủ mà sinh lợi gấp đôi, c̣n người có một nén lại lười biếng, chôn vùi số vốn ḿnh có. Hai người trước, tuy có vốn liếng khác nhau những họ có chung một điểm là cùng thời gian và cùng hăng say làm việc. Họ biết thân phận của ḿnh là tôi tớ đang nắm giữ tài sản của ông chủ và mong sao số tài sản đó sinh lời. V́ thế, họ đă đầu từ nhiều công sức, thời giờ vào công việc sinh lợi. Đó là những người đầy tớ trung thành, có tinh thần trách nhiệm. Và phần thưởng cho những người đầy tớ trung tín là được mời vào “hưởng niềm vui của chủ anh” để tham dự bữa tiệc thiên quốc. Ngược lại, người thứ ba là người là người lười biếng, cố chấp. Hơn nữa anh ta c̣n có ư bênh vực thái độ của ḿnh bằng cách công kích ông chủ khi nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không văi”. V́ thế, anh ta đă đem chôn số vốn ông chủ đă giao. Hậu quả là anh bị ném vào chỗ tối tăm. Ở đó, anh ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giống như hai người đầy tớ trung tín trong ngụ ngôn nén bạc, các thánh Tử đạo Việt Nam đă làm tṛn bổn phận của ḿnh là làm sinh lời số nén bạc mà Chúa đă trao cho các ngài. Các nén bạc mà Chúa trao cho các ngài chẳng khác ǵ nắm lúa giống mà người nông phu gieo văi. Trong lũng đầy nước mắt, các ngài đă gieo văi những hạt giống đức tin. Có thể chúng sẽ mất đi hai phần ba nhưng phần c̣n lại sẽ trổ sinh vô số bông lúa đức tin: “Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không chết đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh ; c̣n nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24). Như vậy, những gian lao, đau khổ, những giọt nước mắt và cả những giọt máu đào rơi xuống đă tạo nên một “mùa lúa vàng” của Thiên Chúa. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, có thể dưới con mắt người đời, họ cho là cái chết của các thánh tử đạo là một điều vô phúc. Họ nghĩ rằng các ngài bị trừng phạt. Nhưng trước mặt Thiên Chúa cái chết của các thánh tử đạo là hồng phúc. Thật vậy, bằng cái chết các ngài đă minh chứng cho một niềm tin kiên vững, làm chứng cho một t́nh yêu nồng nàn của Thiên Chúa, làm chứng cho một niềm hy vọng mănh liệt: đó là sự sống đời sau. Nhờ đó, đức tin của con cháu được củng cố và vững mạnh. Các ngài xứng đáng với danh hiệu là người quản lư trung thành trong Nước Trời. Và phần thưởng cho những ai tin tưởng ở nơi Thiên Chúa và trung thành với Người là họ sẽ sống an b́nh trong ṿng tay yêu thương của Người. Lạy Chúa Giêsu thánh thể, Tử đạo là một ân huệ đặc biệt mà Chúa ban cho một số người nhưng bổn phận làm chứng cho Thiên Chúa th́ không dành riêng cho ai cả. Là một Kitô hữu là có bổn phận làm chứng cho Chúa và cách làm chứng tốt nhất là bằng chính đời sống hiến thân phục vụ của chúng con. Đó cũng là cách làm nảy sinh hoa trái gấp trăm, gấp ngàn như ư Chúa muốn. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đă ban cho Giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng hiến dâng mạng sống để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Ước ǵ máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái. Xin Chúa nhận lời các ngài chuyển cầu cho chúng con biết noi gương các ngài để lại mà luôn làm sinh lợi các nén bạc Chúa đă trao. Amen.
Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam : Vượt Qua Nỗi Sợ
Ngày 28 tháng 10 năm 2007 vừa qua, Giáo Hội phong chân phước cho 498 vị tử đạo Tây Ban Nha. Trong số đó, đặc biệt có chân phước Bartolomé Blanco Márquez. Márquez bị tử h́nh vào ngày 02 tháng 10 năm 1936, lúc mới có 21 tuổi, trong lúc hô to : “Vạn tuế Vua Kitô !” Chính niềm tin vào Đức Kitô đă giúp Márquez can đảm từ bỏ tất cả. Nhưng trước khi chết, Márquez không quên viết cho bạn gái một lá thư rất ư nghĩa và giá trị. Anh dặn ḍ người yêu : “Bản án kết tội anh trước ṭa án nhân loại sẽ mạnh mẽ bênh vực anh trước ṭa Thiên Chúa. Khi cố sức nhục mạ anh, họ đă tôn vinh anh. Khi sắp kết án anh, họ đă giải thoát anh, và khi toan tiêu diệt anh, họ đă cứu anh. V́ khi giết anh, họ cho anh sống thực sự và khi kết án anh v́ lư tưởng cao đẹp nhất của tôn giáo, quốc gia và gia đ́nh của anh, họ mở cánh cửa thiên đàng trước mặt anh. Anh xin phép nêu lên một vấn đề với em : lúc này chúng ta nhớ tới t́nh yêu đă chia sẻ với nhau. T́nh yêu đó vẫn lớn mạnh. Mong em hăy lấy việc cứu rỗi linh hồn ḿnh làm mục tiêu hàng đầu. Nhờ đó, chúng ta sẽ đoàn tụ để sống đời đời trên thiên đàng, nơi không có ǵ ngăn cách được chúng ta.” (1) Làm sao Márquez có thể hy sinh tất cả và có thể vượt qua nỗi sợ trước cái chết như thế ? Tại sao trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể vượt qua nỗi sợ ? Nếu không thể vượt qua nỗi sợ thường t́nh, làm sao có thể chống chọi với những tai họa ngày tận thế ? Có cách nào không những vượt qua mà c̣n có thể lợi dụng những đau khổ để đạt tới niềm hy vọng lớn lao không ? LÀM SAO VƯỢT QUA NỖI SỢ ? Chúa Giêsu không sợ đối diện với thực tế. Người không muốn chúng ta trốn chạy hay quên lăng những đau khổ của kiếp người. Trái lại, Người c̣n muốn chúng ta thấy trước nỗi khổ lớn nhất con người phải đối đầu vào ngày cùng tận của thế giới. Vào những lúc khủng hoảng cùng cực đó, con người không c̣n biết trốn chạy vào đâu. Người ta có thể chạy theo bất cứ ai đưa ra lời hứa hấp dẫn nhất. Nhưng Chúa cảnh giác : “Anh em hăy coi chừng kẻo bị lừa gạt. Anh em chớ có theo họ.” (Lc 21:8.9) Đó là chưa kể có những kiểu lường gạt tinh vi hơn nhiều. “Có nhiều kẻ sẽ mạo danh Thày đến nỗi nói rằng : ‘Chính ta đây.’” (Lc 21:8) Thực tế, những hạng giả dạng ngôn sứ hay Kitô đó cố t́nh khai thác sự nông cạn và dễ tin của quần chúng để thống trị và lôi kéo những người đang hoảng loạn trước những đường cùng. Nhiều người đổ xô theo họ khi nghe những lời tiên báo về ngày tận thế với những tai họa gần kề. Khi Chúa mới nói một chút về số phận cùng tận của đền thờ Giêrusalem, các môn đệ đă nhốn nháo hỏi về ngày tháng và điềm báo. Họ tưởng biết trước những thông tin như thế, có thể giúp họ tỉnh thức hơn, y như người ta theo dơi đài khí tượng tiên báo về thời tiết vậy. Chúa đă không đáp lại sự mong đợi đó của các môn đệ. Trái lại, người c̣n nói về các loại đau khổ cả tinh thần lẫn thể xác sẽ ập đến hành hạ con người. Người không muốn cho họ tính toán ngày tháng, nhưng muốn cho họ thấy ư nghĩa lịch sử nhân loại. Lịch sử đầy những biến động đau thương và bi đát, nhưng phải có hồi kết thúc, kết thúc trong một định hướng. Định hướng này phân chia lịch sử Giáo hội làm hai cực : bóng tối và ánh sáng. Chúng ta đang hướng tới sự sống, dù đang phải trải qua cơn đau khổ. Lịch sử phải đi tới một kết quả và thăng hoa nhờ cuộc phục sinh của Chúa Kitô, Đấng tuyên bố chiến thắng dứt khoát trên tử thần và tội lỗi. Nếu không thấy được hướng sống đó, chúng ta sẽ ngă gục trên đường đời. Nhiều người tưởng đang sống trong một thế giới được bảo đảm về mọi mặt. Những tiến bộ kỹ thuật, phương tiện vật chất mạnh mẽ, hệ thống xă hội phức tạp và những phương tiện truyền thông vạn năng đủ bảo đảm cuộc sống. Nhưng chính lúc đền thờ Giêrusalem đă làm cho mọi người lóa mắt và hănh diện, Chúa Giêsu đă loan báo cho các môn đệ biết tương lai sẽ “bị tàn phá hết không c̣n tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc 21:6) Cũng thế, “cuộc đời như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao.” (2) Một cuộc động đất, sập cầu, khủng bố, dịch tả, cúm gà v.v. cũng đủ làm tiêu tan bao mộng ước. Không ai có thể t́m được chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống nữa. Giữa cuộc đời bấp bênh và đầy cạm bẫy đó, “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119:105) Có Lời Chúa dẫn đường, chúng ta không thể sa hầm sập bẫy trần gian. Lời Chúa không lừa dối, nhưng xua tan mọi ảo tưởng và phơi bày mọi sự thực trần gian. Hơn nữa, có điểm dựa nào vững chắc bằng Tin Mừng ? Chính Chúa quả quyết : “Ai nghe những lời Thày nói đây mà đem ra thực hành, th́ ví được người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay băo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, v́ đă xây trên nền đá.” (Mt 7:24) Được Lời Chúa làm nền tảng, bản lănh chúng ta sẽ vững chắc và đủ sức đương đầu với bất cứ thách đố nào trong cuộc đời. Lời Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta thấy “núi đá và thành luỹ bảo vệ con, chính là Chúa.” (Tv 31:4) Đó là lư do tại sao ĐGH Gioan Phaolô dám nhắc lại lời Thày chí thánh để kêu gọi Giáo hội “Đừng sợ!” ngay từ lúc mở đầu triều đại giáo hoàng. Nếu thời đại có làm cho chúng ta lo âu về thế giới và Giáo hội, th́ cũng đừng thối chí nản ḷng. Chúa bảo đảm cho chúng ta. Người không bỏ rơi thế giới Người đă kết ước, cũng chẳng ĺa xa Giáo hội “Người đă hiến thân.” (Ep 5:25) Phải nh́n lên Chúa Kitô mới thấy được tất cả sức mạnh và lư do của niềm hy vọng. Nếu không, chúng ta sẽ bị trôi dạt như những chiếc lá trong cơn nước lũ. Khi đă tỉnh thức và t́m được ư nghĩa lịch sử cũng như chỗ dựa vững chắc, không những chúng ta tràn trề niềm hy vọng, mà c̣n có thể vận dụng chính những đau khổ thành phương tiện làm chứng cho Thiên Chúa t́nh yêu. Đối đầu với cơn lốc lịch sử nhân loại và những cuộc bách hại không phải là một thái độ tiêu cực, nhưng là làm chứng một cách tích cực. Tin Mừng không che đậy khi nói những thử thách đó có thể là cơ hội “tử đạo” (nguyên nghĩa là “làm chứng”). Đó là lư do tại sao Chúa nói : “Phúc thay ai bị bách hại v́ sống công chính, v́ Nước Trời là của họ.” (Mt 5:10) Vào thời thánh Luca viết Tin Mừng, thánh Phêrô, Phaolô và nhiều người đang làm chứng rất mănh liệt. Hiện nay, nhiều anh em kitô hữu, giám mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân đang bị bách hại. Mỗi năm hàng chục người đổ máu để làm chứng cho Chúa ở Phi châu, Á châu và các nơi khác. Mặt trời công chính không bao giờ lặn ! Từ ngàn xưa, Chúa đă hứa : “Đối với các ngươi là những kẻ kính sợ Danh Ta, mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.” (Ml 3:20) Mặt trời công chính đă mọc lên là Đức Kitô. Giữa cảnh tăm tối trần gian, các tông đồ đă thấy “dung nhan Chúa chọi lọi như mặt trời.” (Mt 17:2) Phải có niềm tin sâu xa mới thấy ánh sáng phục sinh là “các tia sáng chữa lành bệnh” cho những người đă bị thương tích v́ Chúa Kitô. Tất cả sẽ được tái sinh trong một cuộc sống phong phú gấp vạn lần. Nhưng phải nhớ một điều : “Có kiên tŕ, anh em mới giữ được mạng sống.” (Lc 21:19) Tất cả không nằm ngoài chương tŕnh quan pḥng của Thiên Chúa. Thật vậy, “dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.” (Lc 21:18) Phần đông chúng ta không bị bách hại như thế. Nhưng chúng ta bị nhạo báng và chê cười về niềm tin. Những người vô tín châm chọc chúng ta tại nhà trường, văn pḥng và cả trong gia đ́nh nữa. Đó là cơ hội làm chứng. Đừng mất công t́m cách đối đáp với những người đó. Chúa bảo đảm : “V́ chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay căi lại được.” (Lc 21:15) Tuy nhiên, nên nhớ chứng từ có sức thuyết phục nhất không phải là những bài diễn văn hùng hồn, nhưng là hành động : ḥa hoăn, khoan dung, chia sẻ và tha thứ. Có thể thêm nhiều hơn nữa vào các sứ vụ và bổn phận hàng ngày của chúng ta. KHI MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH MỌC LÊN Trên bước đường theo Đức Kitô, nhiều người bị ngược đăi, bắt bớ, tù đày, bị chính những người thân nhất phản bội. C̣n ǵ đau khổ hơn ?! V́ danh Đức Kitô, nhiều người đă trở thành đối tượng cho mọi sự thù ghét. Mọi h́nh thức xỉ nhục và đau khổ thi nhau xuất hiện. Sau cùng, một số người bị đẩy vào cơi chết. Thật là những mất mát quá lớn lao! Làm sao bù lại được những ǵ đă mất sau những hy sinh đó ? Xét về mặt trần gian, quả thật không ǵ có thể bù đắp được! Nhưng tử đạo là một tiếng nói uất nghẹn và phản kháng những thế lực chà đạp tự do tôn giáo. Khi chấp nhận cái chết, các vị tử đạo không những muốn tuyên xưng đức tin, nhưng c̣n muốn khẳng định quyền tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất của con người. Không tuân phục lệnh nhà vua hay bọn cường quyền, họ muốn khẳng định quyền tự do tôn giáo là một ân huệ Thiên Chúa, chứ không phải là một thứ quà tặng theo chế độ “xin cho” của nhà nước. Công đồng Vatican II quả quyết : “Tự do tôn giáo có căn cứ nơi phẩm giá con người và phải được thừa nhận như một dân quyền trong lănh vực pháp lư xă hội.” (3) Con người chỉ có một thứ phẩm vị duy nhất. Thế nên, không thể có tiêu chuẩn kép hay hai cách hiểu về nhân quyền, nhất là về tự do tôn giáo. Khi bóp nghẹt hay đàn áp tự do tôn giáo, nhà cầm quyền đă chà đạp lên nhân phẩm và phủ nhận nhân quyền. Đàng khác, tự do tôn giáo là tổng hợp mọi thứ tự do, v́ nhờ đó, con người có quyền sống trong chân lư đức tin và sống phù hợp với phẩm giá siêu việt con người. (4) Giá trị cao cả nhất nằm trong quyền tự do tôn giáo : “Mọi người không thể bị bất cứ cá nhân hay đoàn thể xă hội và quyền lực loài người nào cưỡng bức. Không ai bị buộc phải hành động trái với niềm tin, cách kín đáo hay công khai, một ḿnh hay với người khác, trong những giới hạn đ̣i buộc.” (5) Tôn trọng quyền tự do này là dấu chỉ “con người có tiến bộ đích thực trong bất cứ chế độ xă hội, hệ thống hay hoàn cảnh nào. (6) Tất cả những tiến bộ về mặt kinh tế, chính trị v.v. không thể nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm linh hay tôn giáo. Nhà nước không thể đóng vai tṛ giáo hội. Các người lănh đạo cũng chỉ là con người. Không ai có thể thay thế vai tṛ Thượng đế. Hơn nữa, phát triển kinh tế để làm ǵ ? Nếu chỉ dừng lại ở những sinh hoạt đó, con người chỉ đạt đến những phương tiện sống, mà quên mất mục đích và cứu cánh cuộc đời. Trong khi đó, tín ngưỡng hay tôn giáo nhằm thỏa măn nhu cầu tâm linh cao cả nhất của con người. Nếu là một quyền sống, tôn giáo phải được công lư bảo vệ khỏi những cuộc xâm phạm và đàn áp. Công lư đ̣i mọi người phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Những người bị đàn áp và giết chết v́ niềm tin đă tạo thành một tiếng nói phản kháng những chế đô độc tài. Máu họ đổ ra có sức kêu thấu trời xanh và thức tỉnh lương tâm con người. Những ai c̣n chút lương tâm không thể không tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Chỉ tôn giáo mới có thể huấn luyện và hướng dẫn con người sống đúng lương tâm. Nếu hoàn toàn vô thần, làm sao lương tâm được hướng dẫn ? Không có niềm tin tôn giáo, không thể có lương tâm ngay chính. Người ta giữ luật pháp chỉ v́ sợ tù tội mà thôi. Nhưng luật nào chẳng có kẽ hở ? Chế độ làm sao có thể thay thế lương tâm kiểm soát mọi sinh hoạt dân chúng ? Trong chế độ vô thần, tự do tôn giáo không được tôn trọng. Đàn áp tôn giáo là hủy diệt một sức mạnh lớn nhất giúp con người sống theo đường ngay lẽ phải. Chỉ tôn giáo chân chính mới có thể huấn luyện lương tâm và hướng dẫn con người sống theo công lư. SỨC MẠNH ĐỨC TIN Đàn áp tôn giáo cũng có nghĩa là chà đạp lương tâm của chính ḿnh. Nhưng chính khi những người cầm quyền chà đạp lương tâm ḿnh, tiếng nói công lư vang lên mạnh mẽ từ những con người đă liều thân v́ niềm tin tôn giáo. ĐGH Gioan Phaolô II đă gọi họ là những người “tử đạo v́ đức tin.” Những nhà độc tài đă dùng đủ mọi biện pháp bóp nghẹt đức tin đó. Nhưng các vị tử đạo đă dùng cái chết để phản kháng và nói cho mọi người biết không có ǵ mạnh hơn đức tin. Đức tin nảy sinh trong tâm hồn tín hữu từ khi họ được ǵm vào trong cái chết và phục sinh của Đức Kitô nơi giếng rửa tội. Nhờ đó, họ được sống và sống dồi dào. Nhờ tin vào chân lư hằng sống là Đức Kitô, họ được hứng khởi và can đảm làm chứng cho Chúa. Nếu không yêu Chúa Kitô mănh liệt, Kitô hữu không thể hy sinh cả mạng sống cho Chúa và anh em. Nhưng các vị tử đạo biết ḿnh đă đón nhận được ân sủng lớn lao để có thể chọn cái chết v́ đức tin. Chỉ có ân sủng mới có thể giải thích và cho ta thấu hiểu tại sao các ngài lại hy sinh đến thế. Năm 1843, giữa gông cùm xiềng xích ngục tù, thánh Lê Bảo Tịnh đă viết cho bạn: “Tôi là Phaolô đang bị xiềng xích v́ danh Chúa Kitô, muốn kể cho anh về những khổ cực tràn ngập thân tôi mỗi ngày để v́ yêu mến Thiên Chúa, anh có thể dâng lên Người lời tạ ơn ‘v́ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương.’ Nhà tù này quả là h́nh ảnh Hỏa ngục đời đời ... Nhưng ngày xưa Chúa đă giải thoát ba em nhỏ khỏi ngọn lửa, giờ đây Thiên Chúa cũng luôn ở bên tôi và giải thoát tôi khỏi kiếp khốn cùng này và biến cải những khổ đau thành hương vị ngọt ngào, ‘v́ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương.’ Xin hăy cầu nguyện giúp tôi chiến đấu tới cùng, kết thúc ṿng đua một cách hân hoan. Nếu không c̣n nh́n thấy nhau trên cơi đời này, chúng ta sẽ vui mừng khi đứng trước ṭa Con Chiên vẹn tuyền, chung tiếng ngợi khen Chúa, hân hoan mừng chiến thắng đời đời. Amen.” (7) Khi chọn tử v́ đạo, các Kitô hữu hoàn toàn tự do bước theo Chúa Kitô để dấn thân vào sứ mệnh Giáo hội. Họ từ bỏ mạng sống để sống hoàn toàn tự do và tiếp tục sống măi, nghĩa là được cứu độ. Nói khác, ơn cứu độ làm cho con người hoàn toàn tự do và có thể sống hiệp thông hoàn toàn cũng như đối thoại với Thiên Chúa. Đó là mục tiêu cao cả và quyết liệt nhất của mọi công cuộc loan báo Tin Mừng. Nghĩa là, “chân lư Tin Mừng cũng được công bố để cứu văn nhân phẩm và sự thánh thiêng của đời sống con người. Do đó, tự bản chất bất cứ hành động nào nhằm cổ vơ nhân phẩm đều có đặc tính cứu độ, và bất cứ hoạt động nào nhằm dẹp bỏ hay ngăn trở việc công bố này đều bị coi là cản trở hay bách hại đức tin.” (8) Người ta đă huy động bao nhiêu lực lượng để đàn áp tôn giáo ? Nhưng lực lượng nào có thể đọ với đức tin ? Lịch sử cho thấy trở lực nào cũng có hồi kết thúc và phải trả lại công lư cho những người bị đàn áp tôn giáo. Nói tóm, chỉ có một con đường cứu thoát duy nhất là Đức Kitô. Chúa Giêsu quả quyết : “Chính Thày là con đường, là sự thật và là sự sống.” (Ga 14:6) Giữa bao nhiêu thách đố, Kitô hữu có thể t́m được nơi Lời Chúa một nền tảng vững chắc và một nơi ẩn trú b́nh an. Đó là tất cả bí quyết giúp Kitô hữu vượt qua mọi cơn sợ hăi và vận dụng mọi khả năng biến đau khổ thành phương tiện làm chứng cho Đức Kitô. Không nắm được bí quyết ấy, nhiều người sợ chết mà đành kéo lê kiếp trâu ngựa suốt đời. Đó có phải là số phận dân tộc ta hôm nay không ? Lạy Chúa, xin cho chúng con một đức tin kiên cường như cha ông Tử Đạo Việt Nam, để chúng con có thể vượt qua mọi nỗi sợ hăi hiện tại và biến những đau khổ thành phương tiện làm chứng cho Chúa giữa ḷng dân tộc và nhân loại hôm nay. Amen. đỗ lực 18.11.2007
1. http://www.zenit.org/article-20956 ?l=english 2. Nguyễn Công Trứ. 3. Dignitatis Humanae, AAS 58 (1966), 929-946. 4. x. Gioan Phaolô II, Tông Thư Centesimus Annus, 47: AAS 83 (1991), 851-852. 5. Dignitatis Humanae, AAS 58 (1966), 930-931. 6. Gioan Phaolô II, Tông Thư Redemptoris Hominis, 17: AAS 71 (1979), 300. 7. http://en.wikipedia.org/wiki/Andrew_Dung-Lac 8. Dictionary of Fundamental Theology 1995:629.
| |