HOME

 
 

Khánh Nhật Truyền Giáo

Lc 24, 44-53 hoặc Mt 28,16-20

 

An Phong op : Truyền Giáo là đem b́nh an hạnh phúc cho con người

G. Nguyễn Cao Luật, op : Tin Mừng Thúc Bách Tôi

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Truyền giáo

Sưu Tầm : Ra Khơi Và Loan Báo

Đỗ Lực op : Sức Mạnh Truyền Giáo

A.D Sertillanges, OP. : Lời Giảng Từ Thập Tự Giá

Giacôbê Phạm Văn Phượng op: Sống cho thật tốt

Fr. Jude Siciliano, op : Quyền Bính Chúa Luôn Ở Trên Con

Fx. Bùi Quang Thảnh, op : Lệnh Truyền Của Chúa

 


An Phong op

Truyền Giáo là Đem B́nh An Hạnh Phúc
Cho Con Người

Mt 28,16-20

Chúa nhật hôm nay cầu nguyện cho việc truyền giáo. "Các con hăy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật" (Mc 16,15) vẫn là một mệnh lệnh, một ơn gọi của Giáo hội trong thế giới hôm nay. Với một bảo đảm "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20b). Giáo hội "luôn tường thuật vinh quang Chúa giữa muôn dân và phép lạ Người ở nơi vạn quốc" (Tv 95,4), cho dù gặp phải nhiều gian nan và thử thách, thậm chí đổ máu ḿnh để làm chứng cho Thiên Chúa.

Mừng lễ Truyền giáo là dịp để chúng ta xác tín về hồng ân làm con Thiên Chúa (chúng ta đă đón nhận hồng ân này qua các vị truyền giáo), đồng thời chúng ta cũng có trách nhiệm đem hồng ân này – hồng ân làm con Thiên Chúa – cho những người chung quanh chúng ta bằng lời nói cũng như bằng đời sống của ḿnh.

Truyền giáo là đem Tin mừng đến cho mọi người. Đức Kitô chính là Tin mừng đó. Người là tặng phẩm đem lại b́nh an, niềm vui của Chúa Cha cho muôn người. Để đón nhận được b́nh an và niềm vui, con người cần tin nhận Đức Giêsu Kitô. Tin nhận Người tức là cho Người một chỗ đứng quan trọng trong đời sống ḿnh, chấp nhận để Người chi phối cuộc sống của ḿnh. Đức Giêsu đến trần gian mang đến "giải pháp hạnh phúc, b́nh an và niềm vui". Giải pháp đó chính là tám mối phúc thật : Phúc cho anh em là người có tâm hồn nghèo khó, là người hiền lành, là người công chính, là người lương tâm ngay thẳng, là người bị bách hại v́ chính đạo... Chỉ trong Đức Giêsu và trong giải pháp "sống" Người đưa ra, chúng ta mới có được niềm vui, b́nh an và hạnh phúc.

Truyền giáo là làm cho mọi người trở nên con cái Thiên Chúa. Từ ngày Ađam phạm tội, con người bị đuổi ra khỏi địa đàng, xa cách Thiên Chúa, con người xa lạ với nhau. Nhưng Thiên Chúa hứa sẽ cứu chuộc con người, nối lại mối dây thân t́nh cha con. Đức Giêsu đi vào trần gian để những ai tin vào người được trở nên con cái Thiên Chúa tức là cùng chung một Cha trên trời và là anh em của mọi người. Trở nên con cái Thiên Chúa tức là cùng chia sẻ tư cách "người nhà của Thiên Chúa". Trở nên con cái Thiên Chúa là "đồng thừa tự với Đức Kitô".

Truyền giáo không chỉ là làm tăng số lượng người "theo đạo", nhưng c̣n làm tăng số lượng những người b́nh an, hạnh phúc và là con cái Thiên Chúa. Ngày nay tự do và tự quyết cá nhân được đề cao, con người không muốn "bị giới hạn" dưới mọi h́nh thức. Họ muốn làm chủ đời ḿnh. Truyền giáo c̣n có nghĩa là làm cho con người biết sử dụng tự do cho đúng. Tự do là làm thăng tiến những giá trị nhân bản. Tự do đích thực vượt trên mọi h́nh thức bóc lột, chà đạp người khác v́ quyền lợi vật chất riêng tư.

Việc truyền giáo được thực hiện qua những công việc mỗi ngày như "cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc..." Việc truyền giáo được thực hiện trong đời sống cá nhân, gia đ́nh hay một tập thể. Hơn nữa, lời cầu nguyện cho việc Tin mừng được lan rộng khắp nơi có giá trị lớn lao. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă ôm ấp mộng đem Tin mừng đến cho mọi dân tộc, nhưng chị đă thực hiện điều này qua lời cầu nguyện của một nữ tu khép ḿnh trong bốn bức tường của Ḍng Kín. Chị đă được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo, trong khi chưa hề bước ra khỏi khuôn viên của Tu viện.

Phải chăng chúng ta đang đem Tin mừng, b́nh an, hạnh phúc và chính Đức Giêsu cho mọi người chung quanh bằng đời sống của ḿnh theo gương Đức Giêsu ?

Lạy Chúa,
chúng con muốn làm chứng nhân và tông đồ của Chúa,
làm chứng nhân cho chân lư, cho t́nh yêu Chúa,
mang sứ điệp cứu độ đến cho thế gian.

Như Cha đă sai Chúa, Chúa sai chúng con...

Xin dạy chúng con t́m ơn cứu độ cho ḿnh,
bằng cách góp phần vào việc cứu độ kẻ khác.
Cho chúng con ơn khôn ngoan cần thiết,
để hoạt động hữu ích cho Nước Trời.
Cho chúng con vững ḷng trông cậy bất chấp tuyệt vọng.
Cho chúng con vốn dĩ bất lực trở nên mạnh mẽ.
Thương người cách không vụ lợi,
kiên nhẫn, tin tưởng và trung hậu.
Không quên những người ruột thịt
và những người thân cận trong việc truyền giáo.
V́ Chúa là Đấng Hằng Sống
và ở gần chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Amen.


G. Nguyễn Cao Luật, op

Tin Mừng Thúc Bách Tôi
Lc 24, 44-53

Hơn một năm trước đây, nhân loại trong bầu khí chuẩn bị buớc vào thiên niên kỷ thứ ba, kỷ niệm 2000 năm Mầu Niệm Nhập Thể. Trong dịp trọng đại đó, Giáo hội nh́n lại việc loan báo Tin Mừng cho thế giới, đồng thời đề ra những đường huớng mới cho một cuộc loan báo Tin Mừng cách cụ thể cho từng châu lục. Đặc biệt với giáo hội tại Á Châu đă vui mừng đón nhận được Văn kiện "Eccelesia in Asia - Giáo Hội Tại Á Châu" được công bố tại New Delhi (Ấn độ), tháng 11 năm 1999, như một "kim chỉ nam" cho giáo hội nơi đây chuẩn bị mừng Năm Đại Toàn xá 2000; đồng thời có dịp nh́n lại vấn đề truyền giáo của ḿnh và t́m ra một hướng đi mới cho thiên niên kỷ này.

Và mới đây trong phiên họp chung ngày 10-10-2001, ĐHY Jan Schotte, Tổng thư kư Thượng Hội Đồng Giám Mục, đă loan báo các nghị phụ về việc công bố Văn kiện Hậu- Thượng Hội Đồng Giám Mục riêng của Châu Đại dương (Ecclesia in Ocaenia). Ngài nói : "Tôi vui mừng loan báo trong phiên họp chung này là Đức Thánh Cha, sau khi suy tư lâu dài và bàn hỏi, đă quyết định công bố Tông huấn Hậu- Thượng Hội Đồng "Ecclesia in Oceania" tại Vatican (thay v́ đi đến một địa điểm trong miền này), trong một buổi tiếp kiến riêng, được ấn định vào ngày 22 tháng 11 năm 2001, lúc 11g30, tại Pḥng Khánh Tiết Clementina của Phủ Giáo Hoàng, nhân dịp kỷ niệm năm thứ bốn của lễ nghi khai mạc khóa họp riêng cho Châu Đại dương".

ĐHY Jan Schotte nhấn mạnh: "Trong lúc này, tôi xin các Nghị phụ cầu nguyện cho Giáo hội tại Châu Đại Dương, đă từ lâu chờ đợi với nhiều lo âu về văn kiện này. Giáo hội trong miền này được mời gọi đón nhận giáo huấn Hậu Thượng Hội Đồng trong tinh thần yêu mến, được mời gọi phổ biến văn kiện này và thực hiện nội dung của nó trên cấp bậc giáo phận và giáo xứ với ḷng nhiệt thành truyền giáo, đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha tiến đến việc tái rao giảng Tin Mừng, cách riêng trong lúc bước vào Ngàn Năm thứ ba".

Với những ư nghĩa đó, Chúa Nhật Truyền Giáo có chiều kích của một cuộc khởi khởi đầu mới trong nỗ lực loan báo Đức Giêsu cho thế giới.

Anh em sẽ làm chứng cho Thầy

Các tông đồ là những người được Đức Giêsu kêu gọi để chia sẻ cuộc sống của Người; các ông đă được tham dự và chứng kiến những biến cố khác nhau trong cuộc đời của Đức Giêsu. Những điều đó không phải chỉ là những sự kiện lịch sử,?không phải chỉ làô1 xảy ra trong quá khứ. Các tông đồ không phải chỉ là những chứng nhân về những sự kiện tầm thường. Trái lại đây là những biến cố làm đảo lộn lịch sử, những biến cố đem lại ơn giải thoát cho con người, và các tông đồ là những người loan báo, những người tiếp tục thực hiện công tŕnh ấy.

Những biến cố tập trung vào sự kiện: Đức Kitô đă chết và sống lại. Các tông đồ không làm chứng về điều ǵ khác ngoài sự kiện đó. Đó không phải là hoạt động của con người, nhưng là những hoạt động của Thiên Chúa, để thể hiện t́nh thương và ơn cứu độ cho thế giới. Loan truyền sứ điệp ấy có nghĩa là làm chứng về biến cố quan trọng này. V́ đó là biến cố quan trọng nên phải dồn hết mọi nỗ lực, mọi khả năng để loan báo, để làm chứng. Phải làm chứng bằng lời nói, bằng đời sống và có khi bằng máu nữa.

Do đó, ư thức được tầm quan trọng của sứ điệp, các tông đồ, những người đă được chứng kiến tận mắt, đă đem hết cuộc đời của ḿnh để làm chứng : các ông đă giảng dạy, đă viết thơ, viết sách, đă chịu nhiều gian nan vất vả với một ước mong duy nhất là sứ điệp phục sinh được công bố cho tất cả mọi người. Các ông đă không ngần ngại chịu đổ máu, chịu hy sinh cuộc đời, bởi v́ các ông được sai đi làm nhân chứng, theo gương Vị Thầy, Đấng đă gọi và sai các ông đi.

Và, như lịch sử cho thấy, việc loan báo sứ điệp Kitô giáo trong những thế kỷ đầu tiên dựa trên biến cố nền tảng này. Các Kitô hữu thời sơ khai không chú trọng về các quy luật luân lư, cũng không tŕnh bày nhiều về các chi tiết trong cuộc đời Đức Giêsu, nhưng tất cả cuộc sống, mọi sinh hoạt của họ đều xoay quanh biến cố phục sinh, v́ họ hiểu rằng, đó là biến cố trọng tâm của lịch sử ơn cứu độ.

Như vậy, sứ điệp Kitô giáo không phải là một ư tưởng sáng tạo, một sáng kiến độc đáo chi phối những khám phá mới; cũng không phải là việc t́m kiếm các chân lư, nhưng chính là xác quyết sự kiện: Đức Kitô đă chết và sống lại. Kitô giáo trước hết là một biến cố, và người loan báo phải làm chứng về biến cố ấy.

Tin Mừng thúc bách tôi

Ơn cứu độ phải được loan đi cho đến tận cùng vũ trụ. Đó là sự nôn nóng của một tâm hồn đă được đổ tràn t́nh thương của Thiên Chúa. Đó cũng là thao thức của một tâm hồn đă được cảm hóa nhờ sự chết và sống lại của Đức Kitô, và đó cũng là niềm phấn khởi của tâm hồn tràn đầy sức sống và gắn bó sâu xa với Đức Kitô.

Người làm chứng phải là người có kinh nghiệm về điều ḿnh làm chứng. Tin Mừng không phải chỉ là những điều được rao giảng, được công bố, nhưng chính là cuộc sống, là những tiếp xúc thâm sâu với Đức Giêsu, để rồi từ đó mới chuyển qua những hoạt động cụ thể, những công việc bên ngoài.

Đă có một thời người ta quan niệm việc truyền giáo như là những hoạt động rầm rộ nhằm áp đặt, lôi kéo người khác theo đạo. Dĩ nhiên, những công việc này rất ích lợi nếu phát xuất từ tấm ḷng nhiệt t́nh với Tin Mừng, với ơn cứu độ. Khốn thay, không phải lúc nào cũng được như thế. Không những người ta đă bó buộc, đă áp đặt, nhưng c̣n lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để mưu t́m những ích lợi cho riêng ḿnh…

Tuy thế, chúng ta không hề có ư phủ nhận công lao vất vả của các vị truyền giáo đă đem Tin Mừng đi khắp thế giới. Chỉ có điều là, vẫn có những bóng đen trong lịch sử truyền giáo, và điều ấy phải là một kinh nghiệm sâu sắc cho cuộc loan báo Tin Mừng mới.

Như vậy, truyền giáo không phải là lôi bè, kết đảng làm sao lôi kéo nhiều người về với phe ḿnh. Nhưng truyền giáo phải là tiếng gọi, là nhu cầu bên trong của cơi ḷng tha thiết yêu thương, của tâm hồn có được kinh nghiệm về Đức Giêsu. Ngoài ra, truyền giáo cũng chính là để mọi người được sống trong t́nh thương, được tôn trọng để từ đó Nước Chúa được hiển trị và muôn người hợp nhất nên một trong ơn cứu độ nhờ mầu nhiệm Đức Kitô chịu chết và sống lại.

Từ đó, con đường hành động của người Kitô hữu không thể nào khác hơn con đường của Thầy ḿnh: là hạt lúa ḿ gieo vào ḷng đất, chịu thối rữa đi; là phải cúi xuống rửa chân cho anh em ḿnh, là phải sẵn sàng phục vụ giúp đỡ những người khó khăn bên cạnh ḿnh … nghĩa là phải đối xử với mọi người cách chân t́nh, đầy tâm t́nh yêu mến và kính trọng, bởi v́ tâm hồn ḿnh đang thấm đầy t́nh yêu và sức sống của Đức Kitô, Đấng đă chịu chết và sống lại cho tất cả mọi người.

Tin Mừng là tin mừng t́nh thương, chỉ khi nào con người sống trong t́nh thương, và loan báo, thể hiện t́nh thương đó, khi ấy mới thực sự là truyền giáo.

Lạy Chúa, con là sứ giả của Chúa

"Lạy Chúa,

Chúa đă muốn chọn con để cộng tác vào việc loan báo Tin Mừng của Chúa.

Chúa muốn đến với nhân loại qua cuộc đời của con.

Chúa muốn đi sâu vào cơi thâm cung của ḷng người qua trung gian của con.

Con là người được tham dự vào công tŕnh của Chúa,

con là sứ giả của Chúa.


Không c̣n ǵ vĩ đại hơn, không c̣n danh hiệu nào vinh dự hơn.

Vâng, lạy Chúa, Con biết rơ điều đó.

Chính Chúa đă kêu gọi con, đă đổ xuống trên con t́nh thương của Chúa.

Chính Chúa đă đóng dấu ấn của Chúa trên con,

dù con khốn khổ và nghèo hèn.

Chúa đă muốn dùng con để công bố những điều kỳ diệu

mà không sợ rằng chân lư bị suy suyển v́ tội lỗi của con.

 

Riêng con,
con rất vui mừng và sung sướng

được góp phần nhỏ nhoi của ḿnh vào công việc lớn lao của Chúa.

Con cảm thấy hạnh phúc

v́ được trở nên khí cụ để Chúa bày tỏ quyền năng.


Xin cho con luôn cảm thấy ngỡ ngàng

khi thấy có những người nhận ra được Chúa đă sai con đi

và đă đón nhận con với tư cách là sứ giả của chúa.

Xin cho con cảm nhận được niềm vui chân thật đó

mỗi khi con được đón nhận, dù con thật bất xứng.

 

Nhưng lạy Chúa,

Con cũng nhận ra đây là một gánh nặng.

Con phải hoàn thành sứ mạng đă được trao phó "

khi thuận tiện cũng như lúc khó khăn".

Con phải loan báo về Chúa, phải làm chứng

- v́ khốn cho con, nếu con không rao giảng.

Con không thể tháo lui, bỏ mặc sứ mạng của ḿnh.

Con phải ra đi, ra khỏi ḿnh để loan báo,

để thể hiện ơn cứu độ của Chúa cho mọi người,

dù người đó là ai chăng nữa.

 

Đôi lúc con cảm thấy ḿnh không đủ sức để chu toàn sứ vụ,

đôi lúc con cảm thấy sứ vụ quá khó khăn

mà dường như con không thể vượt qua.

Xin con luôn nhớ rằng Chúa vẫn ở bên con, vẫn là người hướng dẫn,

vẫn là người chịu trách nhiệm về sứ vụ đă trao cho con.

Xin cho con đủ tin tưởng và can đảm để trở thành một khí cụ tốt …

 

Và lạy Chúa,

Làm sao con có thể thông truyền chân lư của Chúa

mà chính con lại đă không đích thân chiếm lấy chân lư ấy,

và Chúa cũng đă chẳng chiếm lấy con rồi ?

Làm sao con có thể loan báo Tin Mừng

mà đă không được Tin Mừng ấy ghi dấu sâu xa nơi tâm hồn ḿnh.

Làm sao con có thể làm chứng về Chúa

nếu con đă không có kinh nghiệm về Chúa ?

Con hiểu rằng Chúa là Ánh Sáng,

và ánh sáng đó bừng lên là nhờ chất dầu của cuộc đời con.

Con phải để cho ánh sáng đó bừng lên trong cuộc đời ḿnh

trước khi bừng lên trong thế giới.

 

Cuối cùng, lạy Chúa,

Chúa đă muốn sử dụng con,

xin đừng để con thành một ngăn trở.

Xin đừng để những vụng về, những yếu đuối của con

làm hỏng đi công tŕnh của Chúa,

trái lại, xin cho mọi người đón nhận được Chúa qua cuộc đời của con."

Theo Karl Rahner


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Truyền giáo
(Lc 24, 44-53)

Truyền giáo luôn là vấn đề cấp bách, nên Giáo hội luôn cổ vơ tinh thần truyền giáo, nhất là trong những văn kiện gần đây của công đồng Va-ti-ca-nô II cũng như của các Đức Giáo Hoàng, đặc biệt gần đây nhất là tông huấn “Hội Thánh tại Á châu”. Đây là bản đúc kết hội nghị của Thượng Hội đồng giám mục Á châu họp tại Rô-ma và được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II công bố ngày 6-11-1999. Mục tiêu của Thượng Hội đồng là t́m cách rao giảng Chúa Kitô cho phù hợp với các dân tộc tại Á châu.

Trong tông huấn, Đức Giáo Hoàng nói : “Thiên niên kỷ thứ nhất, Kitô giáo đă đặt nền tảng vững chắc trên lục địa Âu châu, c̣n thiên niên kỷ thứ hai lại đặt nền tảng trên lục địa Mỹ châu và Phi châu, vậy thiên niên kỷ thứ ba sẽ là thiên niên kỷ của Á châu”, và nguyện vọng của Đức Giáo hoàng là thấy thiên niên kỷ thứ ba hứa hẹn một mùa bội thu về đức tin.

Điều đáng nói là đáng lư ra tiến tŕnh phải đi ngược lại, nghĩa là thiên niên kỷ thứ nhất phải là thiên niên kỷ của Á châu, rồi mới đến các châu khác, bởi v́ Chúa Kitô là người Á châu, Ngài rao giảng Tin Mừng tại đây, và Kitô giáo đă bắt nguồn từ đây. Nhưng lịch sử luôn có những nghịch lư như vậy, Kitô giáo đă đi từ đông sang tây, nhưng sau khi đă đi tới cùng cực của phương tây, th́ luật phản hồi, nghĩa là đi xa là trở về, th́ không lạ ǵ nay Kitô giáo có thể phát triển ở phương đông, với điều kiện là chính người phương đông phải trực tiếp và tích cực vun trồng cho hạt giống đức tin đă được gieo cấy trong những thế kỷ trước, do công lao của các nhà truyền giáo. Hay nói cách khác, chính người Kitô giáo phương đông, hay là Á châu chúng ta, phải làm cho nắm men đă được vùi vào giữa những đám bột khổng lồ là Á châu từ nhiều thế kỷ, có thể làm cho tất cả dậy men.

Tất cả những điều trên cho thấy : không ǵ thích hợp hơn là đă đến lúc chính người Á châu phải đảm nhiệm lấy sứ vụ loan báo Tin Mừng trên đất nước quê hương của ḿnh, với những phương tiện, những phương pháp và theo kinh nghiệm của ḿnh. Thực ra không phải trước đây chúng ta đă không thi hành sứ vụ này, nhưng phải khách quan nh́n nhận rằng chúng ta đă không làm đúng mức, không làm một cách tích cực giống như các nhà truyền giáo đă làm. Chẳng hạn như tại Việt Nam, h́nh như nhiều người Công giáo vẫn c̣n quan niệm việc truyền giáo, việc loan báo Tin Mừng là một sứ vụ đặc biệt dành cho những người có ơn gọi riêng cho việc này. Không phải như vậy, việc truyền giáo không của riêng ai hay dành cho một số người nào, và cũng không phải là một việc làm tùy sở thích, muốn làm hay không cũng được, nhưng đây là một bổn phận, một nhiệm vụ bắt buộc : truyền giáo là bổn phận của mọi người và mỗi người tín hữu, không ai có quyền trốn tránh, và không ai có thể viện dẫn lư do nào tự miễn chuẩn cho ḿnh hay tự bào chữa cho ḿnh được, từ một em bé đến một cụ già, từ một bệnh nhân đến một lực sĩ, từ một người buôn bán đi khắp đó đây đến một người nội trợ, từ một người b́nh dân ít học đến một người trí thức… trong mỗi hoàn cảnh sinh sống, ai cũng phải truyền giáo, người nào cũng có thể t́m thấy cách thức truyền giáo thích hợp với hoàn cảnh và khả năng của ḿnh. Do đó, mỗi người ở trong Chúa là một nhà truyền giáo, câu nói đó rất đúng, mỗi người chúng ta phải là một nhà truyền giáo.

Đành rằng không phải ai cũng có thời giờ hoặc khả năng làm công việc truyền giáo trực tiếp, nhưng tất cả mọi người đều có thể và phải thực hiện cách gián tiếp, đó là cầu nguyện, như Chúa Giêsu đă dạy : “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt th́ ít, các con hăy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa”. Cầu nguyện cho có nhiều người dâng ḿnh làm việc truyền giáo, có nhiều cán bộ, chiến sĩ Tin Mừng; cầu nguyện cho những ai chưa biết Chúa được nghe lời Chúa, được đón nhận Tin Mừng, được ơn trở lại với Chúa. Cầu nguyện th́ ai cũng có thể làm được, nhưng chúng ta có làm không ?

Nhưng trên hết là truyền giáo bằng đời sống chứng nhân, đó là truyền giáo bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta. Trong tông huấn “Hội thánh tại Á châu” cũng nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI : “Người thời nay tin vào chứng nhân hơn thầy dạy”. Đặc biệt người Á châu rất nhạy cảm trước sự tốt đẹp của đời sống hơn là các lư lẽ. Tóm lại, h́nh thức truyền giáo ưu việt là đời sống của chính nhà truyền giáo, của gia đ́nh và của cộng đoàn.

Cách đây ít lâu, trong một cuộc hội thảo của giới trẻ về đề tài truyền giáo. Nhiều bạn trẻ đề nghị cần phải sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông tân tiến, gồm sách vở, báo chí, phim ảnh có phẩm chất và hấp dẫn để rao giảng Tin Mừng cho mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Một số bạn trẻ khác nhấn mạnh đến các công tác xă hội và bác ái. Một số khác nữa đi xa hơn, đề nghị Giáo hội chống lại những bất công xă hội, những chà đạp quyền con người, để xây dựng công lư và ḥa hợp. Trong lúc mọi người đang hăng hái đưa ra những chương tŕnh to lớn và đề nghị những hoạt động vĩ đại, th́ một thiếu nữ da mầu giơ tay xin phát biểu : “Tại Phi châu nghèo nàn và chậm tiến của chúng tôi, chúng tôi không gửi, hay đúng hơn, không có khả năng gửi đến những làng chúng tôi muốn truyền giáo những sách vở, báo chí, phim ảnh, chúng tôi cũng không có tiền để làm những việc từ thiện, bác ái to lớn, chúng tôi chỉ gửi đến đó một gia đ́nh Công giáo tốt, để dân làng thấy được thế nào là đời sống Kitô giáo. Một gia đ́nh Công giáo tốt là cách rao giảng cụ thể nhất và hữu hiệu nhất”.

Ngày truyền giáo hôm nay nhắc nhở chúng ta : mỗi người hăy tự hỏi lương tâm ḿnh : tôi đă làm ǵ để truyền giáo chưa ? Và tôi cần quyết định làm ǵ để đóng góp phần ḿnh vào công cuộc truyền giáo của cả Giáo hội ? Nguyện xin Chúa cho mỗi người, mỗi gia đ́nh, mỗi cộng đoàn trở thành điểm sáng truyền giáo.


Sưu Tầm

RA KHƠI VÀ LOAN BÁO

Một ư tưởng vui :

Chuyện kể lại rằng: một hôm nọ, một nhóm tập sinh cười rúc rích trong giờ kinh tối. Và một anh em lớn tuổi bảo họ không được cười trong nhà thờ. Nhưng anh Jordan miền Saxony, người kế vị thánh Đa Minh, quở trách anh và nói với các tập sinh : “Các con cứ cười thoải mái, đừng để ư đến lời cảnh cáo kia. Cha cho phép các con được hoàn toàn tự do, và các con nên cười sau khi đă thoát ra khỏi sự nô lệ của sự dữ, chỉ như thế mới đúng.... Bấy giờ các con hăy cười và vui đùa thỏa thích”. Một anh em rầu rĩ không thể làm thành viên Hội Ḍng Thuyết giáo. Một anh em rầu rĩ không thể nào loan báo Tin mừng.

Sứ vụ :

Ra khơi và loan báo (Tin mừng) là hai hạn từ rất quen thuộc đối với người Kitô hữu. Đây cũng là nội dung đề tài Hội đồng Giám mục Việt Nam chọn làm chủ đề cho năm 2004 – năm truyền giáo.

Ra khơi khiến người ta có cảm giác bấp bênh khi đứng trên một con thuyền giữa sông nước, biển cả mênh mông. Cảm giác bấp bênh c̣n tăng lên nhiều nữa khi người đi thuyền hứa hẹn được chào đón bằng những đợt sóng to gió lớn. Các môn đệ xưa cũng có cảm giác bấp bênh đó khi phải vâng lời Đức Giêsu chèo thuyền ra khơi và thả lưới. Những bấp bênh do ám ảnh của quá khứ và hiện tại cuộc sống – hôm qua chẳng bắt được con cá nào, bây giờ th́ mệt mỏi và trắng tay. Đứng trước những thách đố của cuộc sống gia đ́nh hôm nay, những đảo lộn các bậc thang giá trị của một xă hội đang bị tục hóa, là Kitô hữu, chắc chắn chúng ta cũng đang phải đối diện với những khó khăn, bấp bênh. Làm thế nào chúng ta có thể thanh thản loan báo Tin mừng khi ngày ngày cứ phải tất bật với cuộc sống cơm-áo-gạo-tiền? Làm thế nào chúng ta có thể lôi cuốn được những con người hôm nay đang sống trong một xă hội mà mọi giá trị đều quy về Tiền, tin theo những giá trị Tin mừng? Và làm sao để có thể loan báo nếu chúng ta không có ǵ để loan báo với anh chị em ḿnh?

Đức Hồng y Suhard, nguyên Tổng Giám mục Paris, một lần kia đă viết: Làm chứng nhân không hệ tại ở việc tuyên truyền, cũng như lay chuyển con người, nhưng là trở nên một mầu nhiệm sống động. Điều đó có nghĩa là sống cuộc đời ḿnh thế nào để tỏ cho thấy rằng cuộc đời sẽ vô nghĩa, nếu Thiên Chúa không hiện hữu”. Người ta sẽ bị Tin mừng lôi cuốn, nếu người ta t́m thấy nơi chúng ta một niềm vui không thể giải thích được, niềm vui ấy vô nghĩa nếu Thiên Chúa không hiện hữu. Người ta sẽ bị thu hút và thách thức bởi niềm vui của chúng ta. Đó sẽ là một dấu hỏi sống động và là một lời mời gọi. Khi chúng ta thấy niềm vui của một tín đồ biểu hiện khi họ cử hành nghi thức phụng vụ của tôn giáo họ, chúng ta cũng thấy được niềm tin của họ.

Là Kitô hữu, cuộc sống của mỗi người chúng ta phải là biểu hiện của những giá trị Tin mừng – người khác sẽ bị Tin mừng lôi cuốn, nếu họ t́m thấy nơi chúng ta một niềm vui không thể giải thích được, niềm vui ấy vô nghĩa nếu Thiên Chúa không hiện hữu. Nói theo thánh Phan-xi-cô, đời sống của mỗi người là lối đi dẫn người khác vào cuộc đời Chúa Giêsu.

Sứ vụ của Chúa Giêsu bắt đầu với niềm vui mà Cha Người biểu lộ trong biến cố Người chịu phép rửa. Lên khỏi nước, Người nghe tiếng từ trời: “Con là Con yêu dấu của Ta; Ta hài ḷng về Con”. Nguồn mạch và căn nguyên sứ vụ của Đức Giêsu, đó là niềm vui mà Chúa Cha có được nơi Người Con và Người Con có được nơi Chúa Cha, niềm vui đó là Chúa Thánh Thần. Tôn sư Eckhart, một nhà thần bí người Đức Ḍng Đa Minh nói rằng ở trung tâm đời sống của Thiên Chúa là tiếng cười không thể kiềm chế được. “Chúa Cha cười Chúa Con, Chúa Con cười Chúa Cha, tiếng cười sinh ra sự khoan khoái, sự khoan khoái sinh ra niềm vui và niềm vui sinh ra t́nh yêu”. Ngài nói rằng niềm vui của Thiên Chúa giống như một con ngựa tung tăng trên cánh đồng, đá hai chân lên trời v́ vui thích.

Mọi lời rao giảng của chúng ta là một lời mời gọi mọi người nhận thấy quê hương của ḿnh là ở trong niềm vui đó. Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Người bằng việc đi ăn tiệc và uống rượu với những người thu thuế và gái điếm. Người vui thích khi ở với họ, Người sung sướng làm bạn với họ. Giáo hội không thể nói bất cứ điều ǵ, và nhất là về luân lư, cho đến khi mọi người t́m thấy trong Giáo hội một địa điểm của niềm vui, trong đó Thiên Chúa vui sướng v́ chính con người của họ. Những người bị bỏ rơi nhất, mà đời sống họ là một mớ hỗn độn và không tuân theo những luật lệ của Giáo hội, phải t́m thấy nơi chúng ta một cộng đoàn biết nói lên rằng: “Thật kỳ diệu khi bạn có mặt ở đây”. Những người rao giảng phải được linh động bởi một niềm vui không thể hiểu được, nó có giá trị giống như một dấu hỏi. Tại sao những người này hạnh phúc như thế ? Đâu là bí quyết của họ ?

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đă trở thành một ngôi làng và trong đó mọi người đều là hàng xóm láng giềng của nhau. Tôi tin rằng niềm vui Kitô hữu sẽ là những điểm sáng và là chứng tá sống động của Tin mừng trong bối cảnh mới này. Niềm vui của người “sống ở thế gian mà không thuộc về thế gian” sẽ làm đảo lộn một thế giới do tiền bạc thống trị. Niềm vui của người mơ ước nước trời cần thiết cho một thế giới đă đánh mất những ước mơ về tương lai.

Niềm vui ấy chúng ta đang có trong t́nh huynh đệ, trong những lần gặp gỡ. Niềm vui ấy đă có và chưa thành toàn – thực ra chỉ hoàn thành vào ngày cánh chung.

Mong rằng nhân dịp ngày khánh nhật truyền giáo này, niềm vui của chúng ta sẽ được củng cố thêm măi. Mong rằng mỗi anh em cũng nhận được niềm vui của nhau. Và như thế là chúng ta đang thực thi sứ vụ loan báo Tin mừng.


Đỗ Lực op

Sức Mạnh Truyền Giáo
(Lc 18:1-8)

Nhà văn Nguyễn thị Minh Ngọc vừa xuất bản quyển tiểu thuyết "Kư sự người đàn bà bị chồng bỏ." Quyển sách đang xếp hạng các tác phẩm bán chạy nhất hiện nay. Minh Ngọc nói : "Ngày xưa, trong hát bội, màu đen, màu trắng, màu đỏ phân biệt rơ từng vai một, c̣n bây giờ, trong con người tổng hợp nhiều mặt xấu tốt, đôi khi người ta làm một chuyện, nhưng không phải v́ người ta có chủ đích muốn làm chuyện đó.” Trong vở kịch "Người hảo tâm thành Tứ Xuyên," Minh Ngọc đă mượn ẩn dụ các ông tiên đi xuống trần gian để t́m một người tốt, để nói lên rằng "không có người nào tốt" v́ "ngay đến người gánh nước thuê cũng dùng một cái thùng hai đáy." (1)

Lời Chúa hôm nay đưa ra h́nh ảnh một ông quan ṭa bất chính. Ông đă thử thách ḷng kiên nhẫn của bà góa. Nh́n vào ông, ai cũng thấy ngay khi làm việc tốt, ông cũng không v́ cái tốt trong ḷng ông. H́nh ảnh ông phản ngược với h́nh ảnh về Thiên Chúa. Phải có một cái nh́n sâu thẳm về Thiên Chúa, mới có thể hành động thiết thực và hữu hiệu trong hoàn cảnh xă hội hôm nay.

GẶP GỠ ĐỨC KITÔ

Con người không thể sống ngoài tầm nh́n của ḿnh. Nh́n làm sao sống như vậy. Đó là điều Chúa Giêsu muốn đề cập, không phải chỉ cho việc cầu nguyện nhưng c̣n cho chính cuộc sống và làm chứng nữa.

Thực tế, có nhiều người có cái nh́n lệch lạc về Thiên Chúa. Họ không thể đến với Thiên Chúa, chỉ v́ có quá nhiều bất công trong xă hội. Họ nh́n Thiên Chúa như ông quan ṭa hôm nay “chẳng coi ai ra ǵ,”(Lc 18:2) và cũng chẳng quan tâm tới con người. Bởi thế, những bất công mới hoành hành trong xă hội và tạo nên bao thảm cảnh. Điển h́nh, sau những tháng ngày chịu đựng bất công, bà góa đă đến thưa kiện để quan ṭa minh xét. Trong cả Cựu và Tân Ước, bà góa thường là nạn nhân của bất công. Bà đi t́m công lư đă bị những người đối phương phủ nhận (có lẽ một thân nhân của người chồng quá cố không muốn trả của hồi môn cho bà). Nhưng dù đại diện cho công lư ông quan ṭa đă từ chối giải quyết vấn đề cho bà. Cuối cùng, không phải v́ t́nh thương, nhưng để tránh những phiền toái, ông đành phải chấp nhận lời bà năn nỉ.

Tương quan giữa con người trở thành một thứ bất đắc dĩ hay miễn cưỡng. Nhưng Thiên Chúa khác hẳn. Người không phải là quan ṭa bất công hay bất lương. V́ người luôn “minh xét cho những kẻ Người tuyển chọn.” (Lc 18:6) Xét xử của Người dựa trên t́nh yêu, vừa công minh vừa mau mắn. Làm sao thấy được điều đó nơi Thiên Chúa ? Đó là vấn đề của đức tin. Không có đức tin, không thể kiên nhẫn và không thể thấy cách hành xử hợp t́nh hợp lư của Thiên Chúa. Im lặng không có nghĩa là không chú ư và không yêu thương. Im lặng chỉ có nghĩa là kiên nhẫn, v́ Thiên Chúa có thời gian của Người.

Nhờ đức tin, con người mới có thể kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện diễn tả tất cả niềm tin, khơi dậy niềm hy vọng và làm cho đức ái đầy sức sống. Chính khi hiệp thông với Thiên Chúa, con người mới có thể có cái nh́n của Thiên Chúa và khám phá thấy tất cả kho tàng chân lư và t́nh yêu phong phú trong Lời Chúa.

Làm sao có thể trung thành với giáo huấn đức tin ? Làm thế nào lấy Lời Chúa làm kho tàng khôn ngoan ? Theo thánh Phaolô, cần t́m đến và rao giảng Lời Chúa không ngừng. Thánh Phaolô xác quyết với môn đệ : “Anh đă biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ ḷng tin vào Đức Kitô Giêsu.” (2 Tm 3:15) Rao giảng là gặp gỡ và đối thoại để chuyển giao sứ điệp về Nước Thiên Chúa cho mọi người. Rao giảng là khuyến khích người nghe gặp gỡ sứ điệp Nước Thiên Chúa. Hơn lúc nào, sứ điệp đó sẽ làm mọi người thức tỉnh trước những đối lực đang phá hoại sự sống nhân loại, đó là những cơ chế bất công.

Rao giảng Lời Chúa không dừng lại ở việc truyền đạt những kiến thức giáo lư, nhưng phải hành động để “Nước Cha trị đến.” Đúng như HĐGMVN nhận xét : “Một số nơi, giáo lư vẫn c̣n bị xem là những bài lư thuyết cần phải thuộc ḷng để được lănh bí tích. Việc giảng dạy chưa thực sự có phương pháp sư phạm phù hợp và chưa đi với chứng từ sống động của người rao truyền.” (2)

Nước Cha trị đến làm sao được, nếu người ta chỉ lo xây dựng đền đài và thu tích của cải và tiện nghi vật chất ? “V́ Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần,” (Rm 14:17) nên Giáo hội không thể rao giảng, nếu không dấn thân hoạt động cho con người và xă hội ngày càng công chính hơn. Đó mới đích thực là truyền giáo.

NƯỚC THIÊN CHÚA

Muốn dấn thân hoạt động cho công lư, chúng ta phải bắt đầu từ sự công chính của Nước Thiên Chúa. Những người lắng nghe Chúa Giêsu phải trực diện với một cái nh́n mới về thực tại đă khởi sự từ Nước Thiên Chúa, nơi các nạn nhân đ̣i hỏi quyền lợi và t́m công lư. Sự công chính của Thiên Chúa rất khác với con người. Thiên Chúa công chính đứng về phía người yếu thế và bị tổn thương. Thiên Chúa cứu nguy khi dân chúng kêu than ngày đêm. Lời cầu nguyện liên lỉ không chỉ là sự chờ đợi tiêu cực, nhưng là tích cực t́m kiếm công lư cho Nước Thiên Chúa. Thực thế, chỉ nhờ lời cầu nguyện, chúng ta mới có thể trung thành giữ vững đức tin và hoạt động cho công lư. Hơn bất cứ lúc nào, Giáo hội ngày nay phải sống bằng lời cầu nguyện. Chính v́ thế, trong ngày truyền giáo năm nay, ĐGH Bênêđictô 16 đặc biệt kêu gọi các ḍng kín cầu nguyện cho việc truyền giáo.

Trước khi tuyển chọn các môn đệ và sai đi truyền giáo, Chúa Giêsu đă cầu nguyện. Người đă từng lên núi, vào sa mạc, vô đền thờ cầu nguyện trước khi công bố Nước Trời và thiết lập Giáo hội để tranh đấu cho công lư. Đó là bản chất và sức mạnh của Giáo hội. Vậy mà không hiểu tại sao lại có nhận định : “Giáo hội không phải là cơ chế trực tiếp hoạt động cho công bằng xă hội. Nhưng cơ chế để thực hiện công việc bác ái từ thiện th́ Giáo hội phải có, v́ nó là dấu chỉ hữu h́nh cho T́nh yêu của Thiên Chúa mà Giáo hội muốn rao giảng và làm chứng.” (3) Nếu thế, cơ chế nào trực tiếp hoạt động cho công bằng xă hội ? Chẳng lẽ Giáo hội chỉ đưa ra những nguyên tắc cho người khác áp dụng, c̣n ḿnh một ngón tay không nhúng tay vào ?

Cũng như Chúa Giêsu, Giáo hội được sai đến trần gian để “công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức.” (Lc 4:18) Tất cả những người này đều là nạn nhân của cơ chế bất công. Nếu sứ mệnh Giáo hội không nhằm giải thoát muôn dân, các hoạt động của Giáo hội ở Phi Châu, Nam Mỹ, Đại Hàn đă đi ra ngoài đường lối của Chúa. Thực tế, chính v́ đă dấn thân tranh đấu cho công bằng xă hội, các Giáo hội đó đă tiến bộ vượt bực. C̣n GHVN đă đạt tới bước tiến nào so với các Giáo hội anh em, sau bao nhiêu thế hệ hoạt động không mỏi mệt v́ bác ái ?

Hơn nữa, nếu Giáo hội không phải là cơ chế trực tiếp hoạt động cho công bằng xă hội, tại sao ĐGH Phaolô 6 thiết lập thiết lập Ủy Ban Giáo Hoàng “Công lư và Ḥa B́nh,” để thể hiện ước vọng các nghị phụ công đồng Vatican II ? Các nghị phụ đă coi như một cơ hội rất lớn khi thiết lập Uỷ Ban này như một cơ chế của Giáo Hội hoàn vũ nhằm hoạt động để cả công lư và t́nh yêu Chúa Kitô đối với người nghèo được thăng tiến khắp nơi. Một cơ chế như thế có nhiệm vụ khuyến khích cộng đoàn Công giáo đẩy mạnh công cuộc tiến bộ nơi các miền nghèo đói và công b́nh xă hội trên khắp thế giới.” (4) Tiến bộ và công lư không thể hiện hữu nếu không có nhân quyền. Chính v́ thế, Giáo hội không ngừng cổ vơ và hoạt động để giành lại cho con người quyền làm người. Đó chính là bước đường theo Chúa Kitô. Đó cũng là con đường truyền giáo hữu hiệu nhất. Cả cuộc đời Chúa tóm gọn trong công cuộc hoạt động cho quyền làm người.

DẤN THÂN

Sau khi nêu cao sứ mệnh trả lại quyền làm người cho những người bị áp bức, giam cầm và nghèo khổ, Chúa Giêsu tuyên bố : “Hôm nay đă ứng nghiệm lời Kinh Thánh quư vị vừa nghe.”(Lc 4:21) Từ đó, Tin Mừng luôn có tính thời đại và thực tế. Tự bản chất, Tin Mừng là một tin. Tin tức không thể mang tính hôm qua hay ngày mai. Bởi thế, Tin Mừng luôn chuyển tải sứ điệp của Thiên Chúa cho người thời đại.

Những ǵ liên quan tới công lư là những vấn đề nóng bỏng trong xă hội Việt nam hôm nay. Thế nhưng những vấn đề sôi động đó đă không được đề cập đến trong Thư Chung của HĐGMVN năm 2007. Chủ đề là vấn đề giáo dục, chứ không phải công bằng xă hội. Đề tài xoay quanh “Xă hội và Giáo hội ngày mai,” chứ không phải hôm nay. Tất cả nhằm chuẩn bị cho ngày mai. C̣n ngày hôm nay không quan trọng. Rơ ràng có một sự né tránh v́ sợ hăi quyền lợi của Giáo hội bị giảm sút hay tước bỏ.

Ngay trong phần mở đầu lá thư chung, chỉ thấy các GMVN “bày tỏ niềm cảm thông và phân ưu sâu sắc đối với các thân nhân và nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ ngày 26-09-2007 và cơn băo số 5 (Lekima) ngày 02-10-2007.” (5) Thế c̣n những nạn nhân của cơ chế bất công và những anh em đang ngồi tù v́ tiếng nói lương tâm và v́ sứ mệnh cao cả, các ngài có công b́nh không ? Càng ngày càng thấy niềm tin và thực tế không đi đôi với nhau.

Trong lá thư chung đó, chỉ có một ghi nhận đáng kể về t́nh trạng Giáo Hội bị gạt ra ngoài cơ chế giáo dục hôm nay : “Nhưng cũng đáng tiếc là đối với các tổ chức tôn giáo tại Việt nam, cánh cửa giáo dục vẫn c̣n khép chặt : tôn giáo chỉ có quyền mở trường tư thục cấp mẫu giáo. Dù vẫn không ngừng nỗ lực làm tất cả những ǵ được phép để thể hiện sứ mệnh nhập thế, như mở lớp t́nh thương, lập quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật, Giáo hội công giáo, với tư cách là tổ chức tôn giáo, đành phải đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xă hội Việt nam và, v́ không có quyền nhập cuộc, đành đóng vai một quan sát viên bất đắc dĩ.” (6)

Tóm lại, muốn thực thi sứ mệnh truyền giáo, Giáo hội cần kiên nhẫn lắng nghe tiếng Chúa và cầu nguyện không ngừng. Không có đức tin sâu xa, không thể thấy được t́nh yêu Thiên Chúa đối với nhân loại trong cuộc sống hôm nay. Nhưng cũng như ngày xưa, trước t́nh trạng quá nhút nhát của môn đệ, Chúa đă trấn an : “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm ǵ hơn được nữa.” (Lc 12:4) Có lẽ các môn đệ Chúa hôm nay quá nhát sợ kẻ chỉ giết thân xác, c̣n Đấng đă sai chúng ta đi, chúng ta không quan tâm. Nhát sợ là dấu chứng tỏ đức tin chưa nhập cuộc hay chưa hiện hữu thực sự. Nh́n vào t́nh trạng đó, người ta mới thấy Chúa có lư khi nói : “Khi Con Người ngự đến, liệu Người c̣n thấy ḷng tin trên mặt đất nữa chăng ? "(Lc 18:8)

Lạy Chúa, xin cho chúng con ngày càng tin tưởng mạnh mẽ và dấn thân hơn cho Nước Chúa. Amen.

đỗ lực - 21.10.2007

----------

1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/10/071008_minhngoc.shtml

2. Thư Chung 2007 của HĐGMVN, 15. http://www.conggiaovietnam.net/tulieugiaohoi/thuchungHDGMVN2007.htm

3. Bùi văn Đọc, Xây dựng Xă Hội Công bằng theo Học Thuyết Xă Hội Công giáo. http://vietcatholic.net/News/Html/48222.htm

4. Gaudium et Spes, 90: AAS 58 (1966), 1112; trích lại từ Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo hội, 99.

5. Thư Chung 2007 của HĐGMVN, 1. Sđd

6. Ibid., 19.


A.D Sertillanges, OP.

Lời Giảng Từ Thập Tự Giá

Thưa quư vị,

Chúa nhật này cử hành khánh nhật truyền giáo, tức cầu nguyện cho sứ mệnh truyền giáo của Hội thánh mang nhiều hoa trái. Nói cho cùng, truyền giáo là biến lời cầu nguyện thành hành động. Chúng ta có Đức Giêsu gương sáng tuyệt vời về cầu nguyện và cũng là nhà truyền giáo vĩ đại. Cha A.D. Sertillanges ḍng Đaminh (Pháp) đă khai thác đề tài này trong cuốn Les choses que Jesus a vu de sa croix (Những điều Chúa Giêsu thấy từ thập giá) xin tóm lược sau đây hầu quư vị. Phần này bàn về lời cầu nguyện của Đức Giêsu trên thánh giá, sau phần về im lặng của ngài. Người dịch : Fr. Thomas Túy, OP.

Có một khía cạnh của cái nh́n thần thánh nơi Đức Giêsu cần được xem xét riêng lẻ. Nó chỉ khác nội dung đă bàn ở bề măt hay ít ra về thiết kế cuộc sống. Nhưng trước mắt chúng ta nó nổi bật và đ̣i hỏi suy gẩm kỷ hơn. Thực ra việc này là táo bạo nếu muốn t́m hiểu sâu xa hơn. Riêng tôi, tôi chỉ muốn thờ lạy và thiết lập hàng rào cung kính chung quanh cung thánh im lặng của Ngài.

Đức Giêsu cầu nguyên và việc cầu nguyện của Ngài trên thánh giá chí là nối tiếp Ngài cầu nguyện suốt đời, không bao giờ Ngài ngưng nghỉ. Phúc âm kể, Ngài ngước mắt lên trời và cầu nguyện. Nếu bầu trời trăng sao là thiên đàng, toàn vũ trụ, linh hồn, Đức Chúa Trời là thiên đàng th́ cầu nguyện của Ngài nối kết tất cả. Chúng hợp thành một ư tưởng duy nhất, ư tưởng hiệp thông với thiên đàng trong nghĩa đầy đủ nhất của từ đó, tức một cái nh́n cao siêu không biên giới về thiên đàng.

Nếp sống cầu nguyện thường xuyên của Chúa Giêsu là sự thể hiện tṛn đầy mệnh lệnh Ngài truyền cho các môn đệ: “Các con hảy cầu nguyện không ngừng”. Nó cũng nói lên khát vọng của Ngài hướng về Đức Chúa Cha bằng những tiếng “rên siết khôn tả”. Tâm hồn Ngài luôn đốt cháy và dâng lên Cha Ngài từng hơi thở của con tim.

Lời hằng ngày Ngài nói là cầu nguyện, sự thinh lặng của Ngài là cầu nguyện. Toàn bộ tồn tại của Ngài là cầu nguyện, dưới hai h́nh thức mà Ngài chỉ bảo cho chúng ta: Cầu nguyện là toàn thể căn bản của cuộc đời Ngài. Mọi hành động dù nhỏ nhặt và khó thấy được nhất cũng là thờ phượng cách hoàn hảo và trọng thể. Khi dâng hiến thân ḿnh cho Thiên Chúa v́ nhân loại, Ngài là lời cầu nguyện sống động.

Tuy nhiên, v́ phải sống cuộc đời phàm nhân và muốn trở nên mẫu mực cho mọi người. Ngài không thể bỏ qua các hành vi tạm thời và khả thị, v́ mục tiêu thánh hóa và thăng tiến cuộc sống đó. Nghĩa là Ngài cầu nguyện theo giờ giấc “chử đỏ” sắp đặt. Đức Giêsu cầu nguyện trong đền thờ, tại hội quán Do thái ba lần trong một ngày. Ngoài ra, về buổi chiều Ngài cầu nguyện lâu dài hơn. Nhiều lần ngoài trời, nơi thanh vắng, đặc biệt trên các ngọn núi đồi. Kiều cầu nguyện trên núi thường liên kết rỏ ràng với cái nh́n hướng về thiên cung, thí dụ trên thập tự. Chẳng hiểu vô t́nh hay hữu ư, các phúc âm vẽ lên cho chúng ta bức tranh sinh động và lạ lùng về kiểu cầu nguyện này: Một ḿnh trên núi cao, Đức Giêsu hướng mắt lên trời, phủ phục, chắp tay cầu nguyện với tất cả bản thân, đặc biệt với toàn thể linh hồn Ngài, trên trời xanh trăng sao cùng đồng thanh góp tiếng.

Khi màn đêm buông xuống che phủ khắp trần gian, là lúc mệt mỏi v́ giảng dạy, v́ hoạt động bận rộn, Ngài cần nghỉ ngơi cho lại sức và bồi bổ tâm linh. Ngài ĺa xa các mộn đệ, mặc họ dưới tảng đá to hay tàn cây cổ thụ, lánh đi một nơi riêng vắng vẻ hoặc lên núi gần đấy và trên đỉnh núi Ngài mở tâm hồn ra cùng Thiên Chúa trong tĩnh mịch vĩnh hằng.

Đêm tối đối với Ngài vừa là giải thoát vừa là tiếng mời gọi thiêng liêng. Ngài xa ĺa con đường phàm tục để hoàn toàn hướng về Thiên Chúa, v́ trước mặt Đấng tối cao đầy nhân ái, mọi tạo vật đều có quyền đặt gánh nặng xuống và nghỉ ngơi. Lúc màn đêm buông xuống là lúc không gian thế giới được trải rộng. Địa cầu tan chảy thành bóng tối, nhường thiên đàng cho các linh hồn thánh thiện. Chúng ta nâng linh hồn lên không trung bao la đầy trăng sao! Chúng soi bước thánh thiện cho chúng ta, mọi sự đều mời gọi linh hồn bay cao hơn, mở rộng hơn. Khi ấy nguyện ngắm là một nhu cầu không thể thiếu. Đối với Đức Kitô, Ngài vốn chiêm niệm liên tục, đêm tối là lúc tự do hơn, đậm đặc hơn, ngọt ngào hơn. Nó mang lại cho Ngài an b́nh và mừng rở không thể mô tả được, nên Ngài thích lưu lại trong bóng đêm. Đọc tin mừng kỷ lưỡng người ta có cảm giác như vậy.

Đôi khi Ngài cầu nguyện suốt đêm thâu và sao mai tự nhiên c̣n bắt gặp ngôi sao thần linh này ca tụng Thiên Chúa Cha. Lúc ấy biểu tượng (của sách Khải Huyền) gặp gở thực tại. Dưới ánh sáng hồng tươi của tiền hô cho ngày mới ḥa nhập cùng ánh sáng rực rở của Đấng kêu ḿnh là ánh sáng trần gian.

Đức Giêsu phóng tầm mắt ra không gian bao la của vũ trụ. Tôi tưởng tượng Ngài cất tiếng lớn xướng lên bài ca “Ngợi Khen” (Laudate Dominum de Caelis), ban sống động và ư nghĩa cho tĩnh lặng ngàn thu: ḥa điệu cùng muôn loài muôn vật, cú mèo và chó sói, chim muông và hoang thú:

“Ca tụng Chúa đi từ cỏi trời cao thẳm

Ca tụng Người trên chốn cao xanh

Ca tụng Chúa đi, mọi sứ thần của Chúa

Ca tụng Người cùng toàn thể thiên binh

Ca tụng Chúa đi này vầng ô bóng nguyệt

Ca tụng Người muôn tinh tú rạng soi

Ca tụng Chúa đi, hởi cửu trùng cao vút

Cả khối nước phía trên bầu trời

Nào ca tụng thánh danh Đức Chúa” (Tv 148, 1-5)

Với tư cách là nhạc trưởng, Đức Giêsu dẫn đầu và điều khiển ca đoàn khổng lồ này. Ngài vang lên những lời ngợi khen như bóng chim nhẹ bay trong gió. Từ núi cầu nguyện Ngài tung nó ra khắp vũ trụ tựa như tại trung tâm cuộc sống. Ngài ban linh hồn cho thọ tạo vô tri vô giác để chúng ngợi khen Đức Chúa Trời. Ngài chính là lời cầu nguyện của vũ trụ dâng lên Đức Chúa Cha.

Lời cầu xin của Đức Giêsu là nối tiếp sự thờ phượng của Ngài. Bởi v́ cho tất cả muôn loài Ngài xin Chúa Cha ban cho bánh ăn hằng ngày: sức khoẻ phần xác, chân lư cho trí tuệ, t́nh yêu cho con tim, tự do cho ư chí, bạn hữu cho mọi mảnh đời. Ngài xin thành đạt cho mọi sinh linh v́ hoa quả của thành đạt là niềm vui.

Ngài cầu xin và biết vững chắc Ngài sẽ được nhận lời và ân điển sẽ được ban cho những linh hồn xứng đáng. Không tạo vật nào có thể đặt giới hạn cho hiệu quả và quyền lực của lời Ngài van xin, cũng như chẳng ai thu hẹp được quyền năng hành động của Ngài, ngoại trừ khuyết điểm nơi chính thụ nhân, họ xa ĺa Ngài v́ ưa thích tội lỗi hơn.

Tuy nhiên sự bất toàn nơi loài người không hề hạn chế hoặc làm giảm bớt ḷng quảng đại của Đức Giêsu. Ḷng quảng đại ấy là từ Thiên Chúa ban cho Ngài. Bởi v́ Ngài tuyên bố: Thiên Chúa đă đặt mọi sự vào tay ḿnh. Nếu ai tự thân rút lui khỏi ḷng hào hiệp của Đức Kitô th́ Ngài cũng đủ quyền phép để làm sự bù đắp vẫn sinh lợi ích do sự từ chối của nhân loại: ôi tội hồng phúc, v́ đă ban cho chúng ta Đấng Cứu Thế. Như các nhà thần học lập thành công thức: Ơn thành của Đức Kitô là vô cùng. Nó là nguồn mạch mọi ân huệ cho loài người. Nhưng cũng là bể chứa Thiên Chúa đổ ḷng hào hiệp không hạn chế.

Làm sao chúng ta giải thích được hai sự thật này ? Làm thế nào cây thánh giá có khả năng thực hiện hai điều xen ra ngược nhau? Có hai “từ” giải nghĩa mầu nhiệm này, nếu người ta hiểu chúng cho đúng nghĩa. Từ thứ nhất là t́nh yêu. Từ thứ hai là hiến tế.

Chẳng khi nào Đức Giêsu cầu nguyện sâu thẳm hơn khi Ngài chịu treo trên cây gỗ. Chẳng khi nào Ngài yêu mến nồng nàn hơn khi dâng ḿnh làm lễ tế hy sinh. Như vậy, t́nh yêu tạo giá trị cho việc thờ phượng và hiệu quả cho lời cầu xin của Đức Giêsu. Giữa hai người có điều kiện y hệt nhau, ai yêu mến nhiều người ấy tôn kính Đức Chúa Cha nhiều hơn, và cũng lănh nhận ân ban nhiều hơn. Đó là trường hợp của Đức Giêsu. Ḷng yêu mến của Ngài đối với Chúa Cha là vô địch, không ai so sánh được. Đó là linh hồn của việc Ngài thờ phượng Chúa Cha. Nhưng chẳng bao giờ Ngài minh chứng t́nh yêu ấy bằng lúc hy sinh trên thập tự, đúng như lời Ngài đă nói: “Không có t́nh yêu nào cao quư hơn t́nh yêu của người thí mạng sống ḿnh v́ bạn hữu” (Ga 15, 13).

Như vậy thập giá là địa điểm khổng lồ của cầu nguyện, là bàn thờ, là mặt nhật vĩ đại, là nhà tạm tiên khởi. Thật ích lợi khi c̣n bé chúng ta được người lớn dạy làm dấu thánh giá trước và sau các kinh sách: nếu hiểu cặn kẻ th́ chúng ta muốn nói rằng: Lạy Thiên Chúa của con, con thờ lạy Chúa nhờ cây thánh giá và nhờ đức Giêsu chịu treo trên cây đó, cùng với cây thánh giá và cùng với Đấng chịu treo trên đó, trong tinh thần tưởng nhớ và tín thác, cũng như trong tinh thần vâng lời và hy sinh … Xin Chúa ban cho chúng con tất cả mọi đức tính cần thiết để sống xứng đáng làm con Chúa và yêu mến tha nhân. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Giá, Đấng chịu treo trên đó, nhân danh công nghiệp của Người mà chúng con kết hợp với những nhu cầu cần thiết của ḿnh theo lời tông đồ Phaolô khuyên dạy.

Sự thinh lặng suốt những đêm Đức Giêsu kết hợp với Chúa Cha là làm trọn lời kinh “Lạy Cha” mà Ngài đă dạy dỗ các Tông đồ, cho chính Ngài và cho nhân loại. Trên đỉnh các ngọn đồi núi, Ngài yên lặng chiêm niệm ngất trí hơn là bằng lời nói. Ngài hoàn toàn bị thu hút vào cầu nguyện lâu giờ, chiêm ngắm bản tính Thiên Chúa. Đời sống của Ngài ch́m sâu vào chính nguồn mạch sự sống và thánh thiện. Các mạch máu căng thẳng, thoi thóp, trái tim đập nhanh, trí khôn tràn ngập niềm vui, ư chí tuân phục, toàn thân phủ phục thờ lạy và lặng thinh.

Các thần học gia thường nói: Ngài là một nền phượng tự sống động, là lời cầu nguyện liên lỷ. Điều đó đúng. Toàn bộ con người Ngài, linh hồn và thể xác là một hành động phụng thờ hoàn hảo. Để cầu xin, Ngài chỉ cần nói: “Này con đây”. Thế là đủ, v́ bản thân Ngài là lời nài nẵng, khẩn cầu Thiên Chúa Cha. Giống như Gioan Tẩy Giả xưng ḿnh là tiếng kêu. Ngài c̣n hơn tiếng kêu, là nội dung của tiếng kêu, v́ là Ngôi Lời. Vậy khi không mở miệng nói, Ngài hiện hữu là đă đủ ư nghĩa. Và Ngài hiện hữu bằng yêu mến, điều này cứu chuộc chúng ta. Ngài tôn vinh Thiên Chúa Cha bằng t́nh yêu, bằng hiện hữu của ḿnh. Thiên Chúa là Đấng chẳng miệng lưỡi nào ca tụng cho đủ.

Chân lư này có thêm sức mạnh và cường độ trên thập tự. Sự thinh lặng nối kết bảy lời mầu nhiệm lại thành một và cho chúng lời b́nh giải hùng hồn. Ngước mắt lên bầu trời của Ngài tự nó đă nói lên đầy đủ ư nghĩa. Lời giải thích nào thêm vào cũng vô ích. Nó thách đố tâm trí loài người suy niệm. Nhiều nhà thần bí đă được mạc khải một vài nội dung.

Tóm lại, im lặng trên thập h́nh là bông hoa của việc thờ phượng nơi Đức Giêsu. Thinh lặng khi nó gói ghém t́nh yêu th́ chẳng chi hùng hồn hơn. Thinh lặng của Đức Giêsu tương đương với hết mọi kêu xin mà Đức Giêsu thốt ra bằng lời trong suốt cuộc sống dương gian của Ngài. Nó bao gồm mọi lời cầu xin của cả nhân loại. Nó tập trung tất cả mọi ước muốn. Chính từ kho tàng thánh thiện này mà Hội Thánh kín múc mỗi khi truyền giáo, bằng lời cầu nguyện, ngợi khen, hoạt động trên khắp thế giới mọi nơi và mọi lúc. Nó vang vọng lại cuộc sống của Đức Kitô như ḍng thác vô cùng mạnh mẻ. Đúng thật, Chúa chúng ta là một mầu nhiệm.

A.D Sertillanges, OP.

N.B. Sách đă có bản dịch Việt Ngữ do cha Thomas Tuư, OP thực hiện. Hỏi tại Đền thánh Martinô, Hố Nai, Biên Hoà.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Sống cho thật tốt
Mt 28,16-20

Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba sau khi Chúa Giêsu hoàn tất công tŕnh cứu chuộc nhân loại. Hai ngàn năm đă qua đi, nhưng mệnh lệnh truyền giáo của Chúa dường như vẫn c̣n trong giai đoạn khởi đầu. Giữa lư tưởng truyền giáo và thực tế vẫn c̣n là khoảng cách thật xa.

Có rất nhiều lư do, nhưng lư do quan trọng và căn bản nhất phải chăng là phần đông người Kitô hữu chưa ư thức đủ trách nhiệm truyền giáo của ḿnh ? Thật vậy, cho đến nay trong tâm thức của nhiều người tín hữu, việc truyền giáo vẫn được coi là sứ mệnh riêng của hàng giáo sỹ, tu sĩ hay các vị thừa sai mà thôi. Họ quên rằng bản chất ơn gọi Kitô hữu là truyền giáo và trách nhiệm của mỗi Kitô hữu là đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến cho mọi người và làm cho Tin Mừng thấm nhập vào mọi văn hóa của địa phương cũng như mọi sinh hoạt xă hội mà họ đang sống.

V́ thế, trong ngày khánh nhật truyền giáo hôm nay, Giáo Hội, mẹ chúng ta, muốn gửi đến con cái ḿnh một sứ điệp khẩn cấp về sứ mạng cao cả này.

Tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô, ngoài việc cầu nguyện và tôn thờ Thiên Chúa bằng cách cử hành phụng vụ và các nhiệm tích, Giáo Hội c̣n có trách nhiệm truyền giáo. Giáo Hội được Chúa thiết lập và bảo vệ không chỉ v́ Giáo Hội, nhưng c̣n v́ thế giới và nhân loại. Giáo Hội hiện hữu là “v́ và cho” con người. Do đó, truyền giáo không chỉ là một trong những sinh hoạt của Giáo Hội, nhưng c̣n là bản chất của Giáo Hội. Giáo Hội sẽ không là Giáo Hội nếu không “ra đi khắp thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”, hay “làm cho mọi người trở nên môn đệ của Chúa Kitô”. V́ thế, trong Giáo Hội và cùng với Giáo Hội, mọi Kitô hữu cũng như mọi gia đ́nh Kitô hữu đều có trách nhiệm truyền giáo. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm gieo rắc Tin Mừng của Chúa, chúng ta hăy dùng mọi cách, mọi hoàn cảnh để Tin Mừng thấm nhuần môi trường và nó sẽ phát sinh hoa trái.

Cách đây ít lâu, người ta kể : một vị tuyên uư quân đội người Mỹ vừa giảng xong một bài cho các binh sĩ Mỹ trong một thánh lễ tại một nhà thở ở Âu châu. Chủ đề của bài giảng là “Hăy tự hào về đức tin Công giáo của bạn, đừng xấu hổ khi phải công khai tuyên xưng đức tin”. Sau thánh lễ, một lính thủy do xúc động v́ bài giảng đă chặn vị tuyên uư ngay trước cửa nhà thờ và hỏi : “Thưa Cha, Cha có bằng ḷng nghe con xưng tội không ?”. Vị tuyên uư trả lời : “Tôi rất vui mừng được giúp anh”. Thế là anh lính thủy quỳ ngay xuống lối đi trước cửa nhà thờ. Vị tuyên uư nói : “Đừng quỳ gối kẻo thiên hạ nh́n ḱa”. Anh lính thủy đáp : “Kệ họ, thưa cha, cứ để họ nh́n, con hănh diện về đức tin của con”.

Tinh thần làm chứng nhân của anh lính thủy quả là hơi “quá” nhiệt t́nh, nhưng chắc chắn anh đă có một ư nghĩ đúng đắn. Chúa Giêsu đă bảo các môn đệ : “Các con sẽ làm chứng cho Ta đến tận cùng trái đất”. Lệnh truyền của Chúa bao hàm tất cả chúng ta. Qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, tất cả chúng ta đều được kêu gọi làm chứng cho Chúa. Nhưng bí tích Rửa Tội và Thêm Sức c̣n đ̣i hỏi chúng ta đi xa hơn, chúng yêu cầu chúng ta nhiều hơn nữa. Chúa Giêsu nói : “Hăy công bố Tin Mừng cho mọi tạo vật”, đó cũng là điều mà tất cả chúng ta phải thi hành.

Việc công bố Tin Mừng về Chúa Giêsu không dành riêng cho các linh mục hay các tu sĩ, đó là bổn phận mà tất cả chúng ta đều phải thực hiện. Điều này gợi lên một vấn nạn : một người trung b́nh có thể rao giảng thế nào về Chúa Giêsu trong thế giới hôm nay ? Sau đây là câu chuyện nói về cách thế mà một người đă dùng để trả lời cho câu hỏi ấy.

Rút-đen No-rít là một thanh niên cần mẫn, chỉ tội anh hơi nhút nhát. Nói chuyện với những người khác anh đă thấy khó khăn rồi, huống chi phải bàn chuyện tôn giáo với họ. Thế rồi một ngày kia, anh nảy ra một ư kiến. Anh đọc sách khá nhiều và anh biết có nhiều cuốn sách nói về đức tin Công giáo. V́ vậy, anh quyết định dành riêng một phần tiền tiết kiệm hàng tháng để mua những cuốn sách ấy. Anh để những cuốn sách ấy ở những nơi mà anh nghĩ người ta thường cầm chúng lên đọc, chẳng hạn ở những pḥng chờ đợi và tiếp khách. Một hôm, một thiếu phụ là bạn của gia đ́nh anh kể cho cha mẹ anh biết bà ta đă trở lại đạo thế nào và chồng bà đă trở về với Giáo Hội thế nào. Bà ta nói : “Tất cả bắt đầu do một cuốn sách nhỏ mà tôi đă đọc được tại pḥng đợi ở bệnh viện”.

Câu chuyện khác, anh Hoàng Khánh tự nguyện tham gia công tác truyền giáo. Một hôm, trên một chuyến xe lửa, anh can đảm lấy ra một số sách Tin Mừng phát cho những hành khách. Nhưng họ phản đối, một hành khách chộp lấy một cuốn, xé nát và quăng giấy vụn qua cửa sổ. Thiện chí truyền giáo của anh Khánh tưởng chừng công toi. Nhưng cũng lúc ấy, có một người đang đi bộ trên đường ray nhặt được một mảnh giấy vụn đó có ghi chữ “Bánh Hằng Sống”. Anh thắc mắc ḍ hỏi bạn bè. Sự ṭ ṃ thúc đẩy anh mua một cuốn Tân Ước và t́m đọc lời của Chúa Giêsu : “Ta là Bánh Hằng Sống”. Cuối cùng, anh đă xin lănh nhận phép Rửa Tội và sau này trở thành một giáo lư viên.

Hai câu chuyện trên nhấn mạnh một điểm quan trọng trong việc công bố Tin Mừng : có nhiều cách để cống bố Tin Mừng. Chúng ta có thể công bố một cách trực tiếp như anh Rút-đen No-rít hay anh Hoàng Khánh đă làm. Hoặc công bố một cách gián tiếp, chẳng hạn bằng lời cầu nguuyện hoặc đóng góp tài chánh cho các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội.

Thực vậy, có nhiều cách, nhiều h́nh thức để truyền giáo, nhưng cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là sống sâu sắc đời sống Kitô hữu trong thời đại khoa học thực nghiệm, mọi việc đều đ̣i cụ thể, có bằng chứng xác minh rơ ràng, nên chứng tá đời sống cho việc tuyền giáo có giá trị hơn là lư thuyết suông. Nhiều người không muốn nghe chúng ta nói, nhưng họ chỉ muốn thấy những việc chúng ta làm, chúng ta sống. Do đó, nếu chúng ta không sống đúng danh nghĩa người Kitô, nếu chúng ta không sống đạo đàng hoàng, th́ làm sao chúng ta có thể truyền giáo, làm sao chúng ta có thể ảnh hưởng tốt cho người khác được ? Một triết gia Trung Hoa đă nói : “Nước có ở trên cao mới có thể chảy xuống chỗ thấp được”. Cũng thế, đời sống của người Kitô phải thấm nhuần Tin Mừng và thể hiện Tin Mừng thật sự trong đời sống của ḿnh th́ mới có khả năng thuyết phục người khác.

Tóm lại, đời sống của chúng ta rất hệ trọng trong việc mời gọi mọi người đến với Chúa. Đời sống của chúng ta có thể hoặc xua đuổi hoặc giữ người khác lại cho Chúa, nên đời sống tốt đẹp của chúng ta chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới người khác và làm cho người khác nên tốt cũng là một phương thế hữu hiệu giúp cá nhân ḿnh nên tốt.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Quyền Bính Chúa Luôn Ở Trên Con
Mt 22: 15-21 (Cn 29 A)

Anh chị em thân mến,

Nhân Ngày lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô 29 tháng 6 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô báo tin một năm thánh đặc biệt được cử hành để kính thánh Phaolô. Trong các họ đạo ở các giáo phận, có những lớp học hỏi và đồng thời báo chí cũng viết về thánh Phaolô theo lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi là những người giảng thuyết, lo về việc Phụng vụ và Thánh Kinh nên phải chú trọng đến năm thánh này. Thật ra, ít có những bài giảng đặc biệt về thánh Phaolô trong Phụng vụ. Sang năm, có lẽ chúng ta sẽ gặp những thử thách nhằm sửa chữa sự thiếu hụt này. Chúng ta có thể bắt đầu từ ngày Chúa nhật hôm nay khi chúng ta nghe đọc ba bài trích thư thứ nhất do chính tay thánh Phaolô viết gởi cho tín hữu Thêsalônica. Và những bài trích đó kết thúc năm phụng vụ. Vậy hôm nay chúng ta chú ư đến bài đọc 2 và sẽ chú trọng nhiều hơn về thánh Phaolô trong năm phụng vụ tới.

Thư 1 Thêsalônica được thánh Phaolô viết khoảng năm 51-52. Thêsalônica là kinh đô đế quốc La Mă có độ 200 ngàn dân. Thành phố này tương đương với thành Constantinople về văn hóa và quan trọng hơn, nó như là cầu nối giữa đông và tây trong đế quốc La Mă. Thêsalônica buôn bán phồn thịnh, dân cư và khách du lịch đông làm thành phố có những nét đa dạng về văn hóa. Nhiều tôn giáo đă được t́m thấy ở nơi này. Thánh Phaolô đến giảng đạo ở đây trong chuyến đi giảng lần thứ hai khoảng năm 50. Nhóm dân Do Thái nhiệt t́nh hưởng ứng lời giảng của ngài. Nhưng sau đó có nhiều người ngoài cũng thích nghe thánh Phaolô giảng, thế rồi xung đột phát sinh giữa hai nhóm. Thánh Phaolô phải vội vàng rời xa thành phố đó. Nhưng thánh nhân vẫn không quên những Kitô Hữu ở thành phố này, nên một thời gian sau, ngài đă viết thư cho họ.

Bài đọc 2 hôm nay mở đầu bức thư của thánh Phaolô. Chúng ta sống xa hàng mấy chục thế kỷ sau các Giáo hội nhận thư đó. Nhưng thư này có vẻ như gởi đến cho chúng ta "anh em là những người được Thiên Chúa thương mến". Chúng ta cũng như họ, được Thiên Chúa "chọn" để nghe Tin mừng và có thêm quyền năng qua Chúa Thánh Thần. Với lời chúc mừng mở đầu, đầy ơn thánh như vậy làm chúng ta phấn khởi muốn đọc thêm

Thánh Phaolô tỏ lời cảm ơn các Kitô Hữu ở Thêsalônica v́ những việc họ làm "v́ ḷng tin, những nỗi khó khăn họ gánh vác v́ ḷng mến, và những ǵ họ kiên nhẫn nhịn nhục v́ trông đợi". Ba nhân đức ấy không tách rời ra mà thành một bộ ba: Đức tin dựa trên nền tảng của sự sống, sự chết và sự Phục sinh của Đức Kitô. Với sức mạnh của đức tin phát sinh ra đức mến, không những đối với những thành phần trong cộng đoàn mà cả đến với những người ngoài cộng đoàn nữa. Trong lúc đó, chúng ta hy vọng về tương lai, mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại.

Thánh Phaolô đă gặp chính Chúa Kitô sống lại, đó là một kinh nghiệm làm nền tảng cho lời rao giảng của ngài, và làm cho thánh nhân có cái nh́n đối với các Kitô Hữu một cách đặc biệt. Cũng như thánh Phaolô đă được ơn Thiên Chúa thương mến một cách nhưng không, th́ chúng ta cũng đă được "Thiên Chúa thương mến" và đă "được chọn". Kinh nghiệm của thánh Phaolô cho chúng ta thấy, bài học nền tảng trong Thánh Kinh: Thiên Chúa chọn, rồi Ngài gọi, rồi Ngài sai đi rao giảng. Thánh Phaolô biết chắc rằng ḿnh đă được ơn như vậy và giờ đây theo thư thánh nhân viết, ngài nhắc tín hữu thành Thêsalônica và cả chúng ta nữa là những người đă được Thiên Chúa chọn. Thánh Phaolô cũng biết là việc Thiên Chúa chọn không chỉ dành riêng cho bản thân ngài hay các tín hữu, nhưng t́nh thương mến của Thiên Chúa qua Đức Kitô, phải được loan báo cho toàn thế giới, để tất cả loài người được hưởng ân sủng Thiên Chúa ban qua Đức Kitô. Thánh Phaolô không hề đ̣i hỏi chức vị, quyền hành, hay được Thiên Chúa ưu đăi. Thay vào đó, những người được Thiên Chúa chọn là để phục vụ kẻ khác, phục vụ thế giới, và loan báo ơn cứu rỗi cho mọi dân tộc.

Trong lúc chúng ta là những cộng đoàn được tuyển chọn nhờ ḷng tin, th́ mỗi một người trong chúng ta cũng đồng thời nhận lănh ơn đi rao giảng Tin Mừng. Đó có phải là một nghĩa vụ lớn lao đối với một người b́nh thường như chúng ta ? Thánh Phaolô nhắc nhở mỗi người là Tin Mừng mà thánh nhân rao giảng không “chỉ là lời nói mà thôi", nó không quan trọng. Nhưng ngài cam đoan với tín hữu Thêsalônica rằng "không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà c̣n có quyền năng của Chúa Thánh Thần, là một niềm xác tín sâu xa."

Những lời nói ấy hơi thừa, v́ trong Tân Ước, quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần luôn đi đôi với nhau. Nhưng thánh Phaolô muốn nhấn mạnh: Lời ngài rao giảng được dựa trên quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần. Đối với chúng ta cũng thế, trong mọi việc chúng ta làm, người lớn tuổi hay người trẻ tuổi, có học thức cao hay thấp, ăn nói hoạt bát hay không, là người dạy giáo lư giỏi hay một tín hữu thường, chúng ta đều đă lănh nhận t́nh thương yêu của Thiên Chúa, và qua những lời nói và việc làm hàng ngày của chúng ta, chúng ta đều được có quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Nếu chúng ta tin tưởng và sống đức tin của ḿnh, th́ chúng ta cũng được như thánh Phaolô nói "một niềm xác tín sâu xa", và lời minh chứng của chúng ta khó bị chối từ.

Trong phần tiếp theo, thánh Phaolô xác nhận là tín hữu Thêsalônica đă lănh nhận lời giảng của ngài "không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu." (1Tx.2:13)

Ở đây, chúng ta không những chỉ nghe rao giảng, lời dạy dỗ về giáo lư hay đạo đức. Nhưng hơn nữa, chúng ta nghe Lời hằng sống, Lời của Thiên Chúa, và Lời ấy đang hoạt động trong chúng ta, đang cho chúng ta sức mạnh mỗi khi đức tin chúng ta bị thữ thách từ bên trong hay bên ngoài. Như Stanley Morrow đă viết: “…Chính đức tin của các Tín hữu đă làm cho họ lănh nhận lời rao giảng như là Lời của Thiên Chúa, và rốt cuộc các tín hữu đă chấp nhận Lời của Thiên Chúa v́ Lời ấy đă hoạt động trong họ”. Thánh Phaolô đă rao giảng Tin Mừng với quyền năng thật sự của lời giảng, và ngài cũng biết là quyền năng ấy không bởi người rao giảng mà bởi Thiên Chúa v́ đó là Lời Thiên Chúa. (Trích trong sách Phaolô: các thư và thần học theo thánh Phaolô : Dẫn nhập vào các thư thánh Phaolô)

Thêsalônica là thành phố trong đế quốc La Mă. Lời rao giảng của Phaolô như một thông điệp mang tính cách mạng, bởi lẽ trong khi dân chúng đế quốc La Mă sống duới quyền chính trị, kinh tế, quân sự và xă hội của đế chế th́ với lời rao giảng của ngài, những người Kitô Hữu chấp nhận một quyền hành khác đó là quyền hành của Chúa Thánh Thần qua đức tin của họ. Bởi thế, họ không lănh nhận một quyền hành nào của loài người đặt trên quyền hành của Chúa Kitô, và chúng ta cũng vậy. Khi nào chúng ta bị thử thách phải chọn quyền hành trần gian này hay phải sống dưới quyền bính của Thiên Chúa th́ chúng ta nên chọn sống dưới quyền của Thiên Chúa. V́ Thiên Chúa đă chọn chúng ta và đă cho chúng ta được kết hợp trong Chúa Thánh Thần. Và quyền ấy đă giúp chúng ta sống như “…là những tín hữu, chúng tôi đă cư xử một cách thánh thiện, công minh, không chê trách được" (1Tx2:10)

Nhân dịp ngày bầu cử toàn quốc sắp đến, Tin Mừng đ̣i hỏi chúng ta phải chọn nhng ǵ thuộc về Thiên Chúa và nhng ǵ thuộc về quyền bính thế gian này. Tôi khuyên anh chị em nên đọc những bản tin trên báo chí. Trong lúc chúng ta chọn người lănh đạo địa phương và người lănh đạo toàn quốc chúng ta hăy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, mà thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hôm nay.


Ts. Fx. Bùi Quang Thảnh,OP.

Lệnh Truyền Của Chúa
(Mt 28. 16-20)

Hôm nay, ngày thế giới truyền giáo. Chúng ta cùng suy niệm lệnh truyền của Chúa Giêsu đối với các môn đệ và đối với từng người chúng ta: “Anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 2819-20).

Thực vậy, trước khi về trời, Chúa Giêsu đă truyền cho các môn đệ: “Anh em hăy đi”. Các môn đệ phải đi đâu? Thưa, các ông phải đi loan báo Tin mừng khắp thế gian. Nhưng để được sai đi một các chính thức, trước tiên các môn đệ được diễm phúc gặp Chúa, nghĩa là được Chúa kêu gọi. Kế đến, các ông được sống với Chúa, được Chúa dạy cho cầu nguyện, được chia sẻ cuộc sống và sứ vụ của Chúa. Chúa đón nhận tất cả những bất toàn, những yếu đuối của các môn đệ. Chúa tha thứ và dạy các ông không chỉ tha cho người xúc phạm đến ḿnh 7 lần nhưng là 70 lần 7. Cuối cùng, sau khi cảm nhận được t́nh thương của Chúa, sau khi được tham gia vào sứ vụ của Chúa, được chứng kiến bao việc lạ Chúa làm, các ông đă thực sự thay đổi đời sống. Từ những người tham danh vọng, tranh chấp với nhau xem ai là người lớn nhỏ trong Nước Trời, các ông đă trở thành những người dám xả thân phục vụ anh em. Từ những người nhút nhát, sợ hăi, các ông đă trở thành những người mạnh bạo, can đảm dám hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa. Các môn đệ đă thực sự được biến đổi, trở thành những chiến sĩ kiên cường của Chúa Kitô trên mặt trận truyền giáo, đem tin mừng đến cho muôn dân tộc.

Lệnh truyền của Chúa: “Anh em hăy đi” cũng là lệnh truyền Chúa trao cho mỗi người chúng ta hôm nay. Chúng ta được Chúa sai đi đến với con người tuỳ theo điều kiện và môi trường sống của ḿnh. Để việc truyền giáo đạt kết quả mỹ măn, chúng ta cũng cần giống như các môn đệ xưa kia: phải là người được Chúa kêu gọi, chuyên chăm cầu nguyện, cảm nhận t́nh thương của Chúa, hăng say lên đường. Chúng ta có thể trở thành nhà truyền giáo nổi tiếng khi chúng ta chuyên chăm cầu nguyện, cầu cho những nhu cầu của Giáo hội, cầu cho nhiều người nhận biết Chúa là t́nh yêu và bước theo Ngài. Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu, mặc dù chưa bước chân ra khỏi nhà Ḍng để lên đường truyền giáo thế mà Giáo hội lại tôn phong thánh nữ và đặt Ngài làm bổn mạng các xứ truyền giáo. Điều này cho thấy truyền giáo không chỉ hệ tại bằng việc ra đi mà c̣n bằng việc cầu nguyện nữa. Thánh nữ đă ra đi nhưng không phải bằng bước chân mà bằng tâm hồn hướng đến việc truyền giáo. Thánh nữ đă thao thức công cuộc truyền giáo của Giáo hội bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh đơn sơ nhỏ bé của ḿnh.

Chúng ta cũng có thể góp phần vào việc truyền giáo bằng đời sống yêu thương, bác ái và phục vụ anh chị em. Dấu chỉ để cho người ta nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa là yêu thương nhau. Yêu thương là chu toàn lề luật. Yêu thương là không gây hận thù cho nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau, sẵn sàng cảm thông cho những yếu đuối, bất toàn của nhau. Yêu thương cả kẻ xúc phạm đến ḿnh và nhất là cầu nguyện cho họ nữa. Chúng ta không chỉ yêu thương người khác bằng con tim, mà c̣n thực thi bác ái với họ nữa. Chúng ta không chỉ khuyên nhủ, động viên họ khi họ gặp những khó khăn, mà c̣n phải trợ giúp những thứ cần thiết cho họ nữa. Chúng ta có thể chia sẻ cho người khác thời giờ, khả năng, tiền bạc của chúng ta. Chúng ta có thể giảm bớt những chi tiêu không cần thiết để giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn và những người già neo đơn. Chúng ta có thể bỏ thời gian cần thiết để phục vụ cho những công tác từ thiện bác ái. Chúng ta có thể đến chăm sóc những người bệnh tật ở gia đ́nh hoặc ở bệnh viện. Chính đời sống yêu thương, bác ái, phục vụ của chúng ta sẽ minh chứng cho người khác biết chúng ta là ai, là môn đệ Chúa Kitô, là người đem tin mừng đến cho họ. Họ sẽ cảm nhận được t́nh thương chúng ta dành cho họ. Qua chúng ta, họ sẽ nhận ra Chúa là Đấng yêu thương họ. Chúng ta có nhiệm vụ là giới thiệu Chúa cho họ cũng như môn đệ Philipphê giới thiệu Chúa Giêsu cho Nathanaen. Chúng ta phải giới thiệu cho người khác biết về “Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư. Đấng đó, chính là Đức Giêsu Kitô” (1Tm 2. 1-5).

Khi lănh nhận bí tích rửa tội, chúng ta đă thực sự trở thành môn đệ Chúa rồi. V́ thế, chúng ta có nhiệm vụ làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Chúa. Trở thành môn đệ Chúa nghĩa là làm cho người tin theo gắn bó với Chúa, theo gương Chúa, sẵn sàng ra đi làm chứng cho Chúa. Một cách cụ thể, chúng ta dạy cho họ cầu nguyện và cả sự cầu nguyện nữa. Dạy cho họ biết đón nhận thánh ư Chúa qua từng biến cố cuộc đời. Dạy cho họ vững tin vào Chúa cho dù cuộc sống c̣n nhiều khó khăn thử thách. Dạy cho họ biết sống tinh thần của Chúa: mến Chúa và yêu người.

Việc truyền giáo của Giáo hội có thể gặp những khó khăn và thử thách, nhưng không phải v́ thế mà Giáo hội quên đi nhiệm vụ của ḿnh. Bởi v́ bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Mọi thành phần trong Giáo hội đều có nhiệm vụ truyền giáo theo ơn gọi và môi trường sống của ḿnh. Giáo dân th́ làm công việc truyền giáo trong môi trường công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học…. Linh mục, tu sĩ th́ làm việc trong môi trường mục vụ giáo xứ, truyền giáo ở vùng sâu vùng xa hặoc là củng cố đời sống đạo nơi người tín hữu… Mặc dù môi trường truyền giáo c̣n có những khó khăn, nhưng chúng ta được một sự bảo đảm, một sự hỗ trợ đắc lực của Chúa là “Thầy ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế”. Có Chúa ở cùng và đồng hành với chúng ta th́ chúng ta sẽ không sợ ǵ , không sợ những khó khăn gian khổ và thiếu thốn. Khi sai chúng ta ra đi loan báo Tin mừng, Chúa đă nói: anh em đừng mang theo túi tiền, bao bị, và giày dép, v́ thợ th́ đáng được trả công. Chúa muốn chúng ta hăy tin tưởng vào sự quan pḥng yêu thương của Chúa. Chúa không bao giờ bỏ rơi hay quên lăng những người làm việc tông đồ cho Chúa. Hơn lúc nào khác, chúng ta hăy nhận lấy lệnh truyền của Chúa lên đường loan báo tin mừng, tin b́nh an, tin cứu độ cho người thời nay bằng cầu nguyện, bằng đời sống yêu thương, bác ái và phục vụ. Khi chúng ta yêu thương, sống tinh thần bác ái, phục vụ những người bé nhỏ là chúng ta đă yêu Chúa, và phục vụ Chúa rồi. “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những kẻ bé nhỏ nhất của Ta đây là các ngươi làm cho chính Ta vậy” (Mt 25.40).

Nh́n lại cánh đồng truyền giáo của Giáo hội trong những năm qua, chúng ta thấy vẫn c̣n thiếu những thợ gặt lành nghề, chúng ta hăy xin chủ mùa gặt là Thiên Chúa sai thợ ra gặt lúa về là các linh mục, tu sĩ và từng người chúng ta. Cánh đồng truyền giáo của Giáo hội nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng rất cần đến lời cầu nguyện, sự hy sinh, những đóng góp thiết thực của tất cả mọi người. Khi chúng ta cầu nguyện, sống yêu thương bác ái, sống tinh thần phục vụ là chúng ta đă thi hành lệnh truyền của Chúa Giêsu: anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy. (Mt 28.19).