gxdaminh

 
 

THỨ TƯ LỄ TRO
Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18

 

Fr Jude Siciliano op : Tin cậy vào ḷng thương xót của Thiên Chúa

Fr. Jude Siciliano op : Hân hoan trở về

Charles Singer : Tro...

Gioan B. Vũ Văn Tín op : Hăy sám hối và tin vào Tin mừng

Lm. An-rê Đỗ xuân Quế op. : Sống Tinh Thần Mùa Chay

Giuse Nguyễn Phong Phú op : Trở Về

Gioan B. Đào Thiện Hải op : Hỡi người, hăy nhớ ḿnh là bụi tro

Đaminh Đinh Minh Tiên op : Ḷng thương xót của TC và tội lỗi con người

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy hoà giải với Chúa và anh em

 


Lm. Jude Siciliano op

Tin cậy vào ḷng thương xót của Thiên Chúa
Mt 6,1-6.16-18

Tác giả Walter Brueggman có ư kiến như sau : Không nên nh́n công thức “Con là bụi tro, con sẽ trở về với bụi tro”, như một lời tuyên án hoặc nguyền rủa, hay việc rắc tro lên đầu chỉ nguyên liên hệ với tội luỵ. Ông muốn suy tư nó trong ánh sáng các câu châm ngôn đầy khôn ngoan. Nó khích lệ chúng ta nh́n lại số phận hay chết của nhân loại. Có bốn điều luôn phải ghi nhớ :

1- Về căn bản và gốc gác, loài người là một tạo vật phát xuất từ bùn đất, lệ thuộc chặt chẽ vào thực tại và giới hạn của vật chất.

2- Nó chia sẻ với đất mẹ và các thụ tạo khác bởi đất mà ra những phẩm chất giống nhau của đời sống thực vật.

3- Đất chẳng thể tự khởi động. Nắm thân tro bụi của con người cũng vậy. Tự thân nó bất động và không có sự sống. “Tro bụi” đâu có tính nhân loại?

4- Vậy th́ tính “sống động” của mỗi cá nhân hoàn toàn lệ thuộc vào “hơi thở” của Thượng Đế. Hơi thở này được Thiên Chúa ban cho một cách nhưng không, tuỳ vào lượng hải hà của Ngài, chẳng cần một lư do nào cả. Tuy nhiên con người không bao giờ có thể chiếm đoạt làm tài sản riêng. Nó là của Thiên Chúa.

Do đó, nhân loại là những chủ thể lệ thuộc, dễ bị thương tổn, từng giây từng phút phụ thuộc vào “hơi thở” của Thiên Chúa mà sống. Nói cách khác, khả năng “sống c̣n” của loài người đến từ Thượng Đế. Chúng ta không có quyền lựa chọn t́nh trạng này, nhưng cũng không phải là h́nh phạt có liên hệ với tội lỗi. Đây là ư nghĩa cơ bản của từ “nhân loại”. Chúng ta sống từng giây từng phút bằng lượng hải hà của Đức Chúa Trời. Hai ông bà Nguyên tổ trong Vườn địa đàng đă muốn thoát ra khỏi số phận này để trở nên giống Tạo hoá. Lễ tro kêu gọi chúng ta nhớ lại tính chất “thụ tạo” của ḿnh mà chúng ta thường xuyên lăng quên. Chúng ta phải luôn hồi tâm xác định lại căn tính, tôn trọng những giới hạn tự nhiên, không ngang ngược vượt qua để trở thành Thượng Đế!

Lễ tro cũng là ngày để chúng ta suy ngẫm về Thiên Chúa. Thánh vịnh 103, 14 phát biểu như sau: “Người quá biết ta được nhồi nắn bằng ǵ, hẳn Người nhớ ta chỉ là cát bụi”. Hành động rắc tro lên đầu thể hiện nội dung trên. Thiên Chúa vẫn thấu rơ từ thuở ban đầu, chúng ta được Ngài tạo lên từ cát bụi. Ngài nhớ rơ và chúng ta cũng được bảo cho biết như vậy. Bởi đó Ngài trung tín với ư định của ḿnh, không từ bỏ chúng ta, dù rằng chúng ta đă phạm tội. Một khi tội lỗi được nhận ra như mối nguy hiểm gây chết chóc, luôn đe doạ loài người th́ Ngài đă phát minh ra phương thế xoá bỏ. Cho nên điều quan trọng hiện thời trong ngày lễ hôm nay là hành động tha thứ vô biên của ḷng Thiên Chúa trung tín và xót thương. Chúng ta là cát bụi và sẽ chết trong tọi luỵ của ḿnh là điều làm cho Ngài quan tâm hơn cả. Các câu thơ Thánh vịnh 103 chung quanh câu 14 đều nói lên cùng tư tưởng đó. Ví dụ : “Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đă phạm, Chúa cũng ném thật xa ta” (103, 12).

Cho nên công thức xức tro kêu gọi chúng ta tin cậy vào ḷng thương xót của Thiên Chúa, Đấng thấu rơ nhu cầu thiêng liêng mỗi người và định vị rơ ràng số phận loài người trước tôn nhan Ngài. Nhân loại thường mắc thứ bệnh tai hại là mất trí nhớ. Thế giới tiêu thụ hiện thời có khuynh hướng làm cho căn bệnh thêm nặng hơn. Chúng ta mau quên quá khứ và không nhớ ơn gọi của tương lai. Quên tính chất thụ tạo căn bản. Quên h́nh hài mỏng manh của ḿnh. Tưởng ḿnh quyền năng hơn thực tại, có thể thu quén cho ḿnh mọi thứ, bởi trên đầu không có ai lo liệu cho. Tưởng ḿnh tránh né được tử thần bằng sức riêng. Tưởng ḿnh đă chiến thắng sự chết. Chúng ta mắc bệnh quên lăng nặng nề, đă lạc xa ơn kêu gọi nguyên thuỷ của ḿnh, tức phục vụ. Vườn địa đàng, các thú vật và cây cối được trao phó cho loài người trông nom.

Hơn nữa, chúng ta c̣n hay quên rằng Thiên Chúa vẫn nhớ. Ngài liên tục tạo dựng, liên tục săn sóc, liên tục thở hơi để chúng ta được sống. Ngài luôn luôn kêu mời, bảo vệ và nuôi sống muôn loài. Thực tế, hàng ngày chúng ta được t́nh yêu dịu ngọt của Thiên Chúa bao bọc, Đấng mong muốn điều lành cho chúng ta hơn ḷng chúng ta khao khát. Chủ đề của lễ tro là “hăy nhớ” về cả hiện tại, quá khứ và tương lại. Đây không phải là mệnh lệnh nhẹ kư mà là rất nghiêm chỉnh, không phải để gây thoải mái, dễ chịu mà để chúng ta đổi mới cuộc đời.

Hôm nay, một cuộc chiến không khoan nhượng đă khởi sự, ngơ hầu xác định lại căn cước mỗi người. Căn cước hay bị bỏ bê hoặc lăng quên. Một cuộc chiến tranh giữa năo trạng hối cải với năo trạng tiêu thụ, tinh thần thần phục gặp rắn già kiêu ngạo, ḷng trung thành gặp nết xấu phản bội. Với tro bụi trên đầu, chúng ta được lôi kéo về những điều căn bản, ấp ủ những lư tưởng cao thượng, bỏ đi những ích kỷ nhỏ nhen. Tro bụi trên đầu sẽ ghi khắc nội dung Tin mừng vào da thịt, sức mạnh thiêng liêng trong yếu đuối, vinh quang trong thân phận thấp hèn. Amen.


Fr. Jude Siciliano op

Hân hoan trở về
Mt 6,1-6.16-18

Thứ Tư Lễ Tro ! Nghe sao mà u ám quá !

Tro rắc trên đầu trong khi tai được nghe những lời buồn thảm : “Hăy nhớ rằng con là bụi tro và con sẽ trở về bụi tro !” hoặc một lời khác: “ Hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Tôi muốn trung thành với Tin Mừng. Nhưng tôi lại thích chỉ nghe thoáng qua câu mở đầu: “Hăy ăn năn sám hối”. Câu này nhắc tôi thống hối lỗi lầm! Lại phải nghe lần nữa lời khuyên đau xót! Nói thế nào th́ nói chứ sự thực vẫn là: “Ngươi là bụi đất, người phải ăn năn !” chạy quanh quẩn cũng chẳng sao thoát khỏi các lễ nghi mùa chay! Trước thứ Tư Lễ Tro là ngày thứ ba béo, bởi v́ ai cũng sợ mùa chay ảm đạm. Vậy th́ hăy no ḷng hả dạ lần cuối trước khi chui vào đường hầm tối tăm của mùa chay hăm ḿnh ! Đó là quan niệm phổ thông về mùa chay ! Nhưng gỉa dụ mùa chay chẳng phải là mùa khốn khổ như thế có hợp lư không ? Gỉa dụ như nó là mùa vui mừng và phấn khởi có được không ? Nói cách khác nó là thời khắc để cộng đoàn chúng ta canh tân lại sứ vụ rao giảng tin mừng bằng lời nói và việc làm. Hơn nữa, gỉa dụ đó là một lời mời gọi sống cộng đoàn ḥa giải như chúng ta vẫn khăng khăng tự nhận. Phải chăng mùa chay là một thông điệp mạnh mẽ kêu mời thiên hạ chung sống hạnh phúc với chúng ta?

Thực ra, chúng ta chẳng cần đến thứ Tư Lễ Tro để nhắc nhớ rằng chúng ta là bụi đất. Bụi đất luôn luôn đầy dẫy chung quanh chúng ta. Đất là cái ǵ chúng ta sẽ phải trở về sau cái chết! Nhưng rất lâu trước khi chết, chính cuộc sống này đă cho chúng ta thấy mọi sự rồi sẽ có ngày tan ră ! Đa phần những ǵ mà chúng ta đặt ḷng tín nhiệm hằng trăm năm rồi cũng đổ vỡ, cũng rữă nát tơi bời. Mới ư ? Bóng lộn ư ? Lấp lánh ư ? Chẳng bền vững được bao lâu ! Tử thần có mặt khắp mọi nơi ! Cả đến những kho tàng qúi báu nhất của loài người cũng có mặt. Người thân chết,bệnh tật quật ngă, tuổi tác làm khô cạn mọi nghị lực, mọi cố gắng rồi cũng sẽ đến ngày mệt mỏi. Có chi bền vững đâu? Nghi thức phụng vụ của ngày hôm nay rắc tro trên đầu chúng ta, bụi đất trước mắt chúng ta. Nhưng tro và đất chỉ là những điều nhắc nhớ, chính cuộc sống mới thường xuyên cho chúng ta thấy cuộc đời là ǵ : “như gió thổi, như mây nổi,như chiêm bao!” Nó dí tro vào trán chúng ta và nói : “Này ngươi là bụi tro!” Thật là dễ sợ khi tỉnh mộng nhận ra rằng chúng ta dễ quên và dễ chạy trốn cái thực tại phũ phàng của cuộc đời ! Thiên hạ trầm trồ khen ngợi, đánh gía cao về căn tính của chúng ta,về những ǵ chúng ta đă thành tựu, chúng ta đang chiếm hữu. Nhưng nghi thức thánh lễ hôm nay chỉ nói ngắn gọn: “Hăy nhớ rằng,những thứ đó chỉ là bụi đất!”

Sau khi đă nhắc nhớ chúng ta ăn năn, nghi thức kêu mời chúng ta trung thành với Tin mừng. Chúng ta là những tín hữu đă lănh nhận bí tích thanh tẩy, được kêu gọi vào sống trong thế gian này một cách đặc biệt. Thế giới sa đọa được hướng dẫn bằng các tiêu chuẩn khác nhau, những luật lệ luân lư khác nhau. Vậy tro và đất của ngày hôm nay c̣n nhắc nhớ rằng lối sống cũ của chúng ta phải chết, phải trở về cát bụi. Chúng ta chẳng c̣n thuộc về thế giới cũ nữa,v́ vậy chúng ta phải ngưng sống theo lối cũ. Chúng ta đă được sinh lại vào sự sống mới. Và cuộc đời chúng ta trong cộng đoàn tín hữu phải phản ảnh được lối sống mới này, và trợ giúp thiên hạ nghe được sứ điệp ngày hôm nay:”Tất cả mọi sự khác đều là bụi đất”. Theo như Thánh Phaolô: “Cuộc đời các tín hữu là một lời mời gọi mọi người ḥa giải với Thiên Chúa. Bởi v́ chúng ta cũng là những “đại sứ của Chúa Kitô”.

Walter Brueggeman, khi nhắc lại đoạn văn nói về bụi đất trong St.2,7đă viết: “Thiên Chúa dựng nên một người từ bụi đất và thở hơi vào mũi nó và nó trở nên một tạo vật sống động”, có ư kiến sau: “Công thức xức tro của ngày hôm nay nhắc nhớ mọi tín hữu rằng về căn bản loài người có nguồn gốc là vật chất, gánh chịu mọi thực tại của “đất”, tan ră như đất, bất động như đất, vô tri như đất, thối như đất. Đất chẳng thể tự khởi động, cho nên loài người phải hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa để có sự sống. Sự tồn tại của chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa từng giây từng phút. Điều này không phải là lời nguyền rủa, chúc dữ. Nhưng đơn giản nó có nghĩa nhân loại là như thế đó: “Bởi đất”.

V́ thế, hôm nay chúng ta được nhắc nhớ là bụi tro, th́ cũng ngụ ư chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa. Chúng ta như thầm nói rằng: Lạy Chúa, xin nhớ đến nguồn gốc của chúng con. Chúng con chỉ là bụi đất nếu như không có Ngài. Mọi sự chúng con làm chỉ là bụi đất nếu như chúng con không làm trong danh Chúa ! Từng giây từng phút xin nâng đỡ chúng con và qua cái chết của Con Chúa xin giải thoát chúng con khỏi ṿng tội lỗi ! Loài người là cái ǵ ? Là tạo vật được Chúa ban ơn từng giây từng phút. Điều đó chẳng phải là hành trang xấu, hành trang yếm thế để bước vào mùa chay !

Bài đọc trích từ thư thứ 2 Th. Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô tập trung vào sự canh tân trong sứ vụ. Lá thư của Ngài tỏ lộ rằng cộng đoàn Côrintô cũng có những yếu kém, khuyết điểm như các cộng đoàn ngày nay.( Điều đầu tiên chúng ta đọc trong thánh lễ hôm nay là: Xin Chúa thương xót chúng con, xin Chúa Kitô thương xót chúng con,xin Chúa thương xót chúng con). Chúng ta thường có khuynh hướng lư tưỡng hóa cộng đoàn các tín hữu tiên khởi. Đúng thế, chúng ta coi họ như những gương mẫu hoàn hảo và chúng ta kém xa họ. Nhưng thực sự mà nói, họ cũng như chúng ta,luôn luôn có những thiếu sót, luôn luôn cần đến việc ḥa giải. Th.Phaolô nhân danh Chúa đề cập thẳng đến sự ḥa giải với chúng ta.

V́ thế, ḥa giải là điều khẩn thiết trong lúc này: “Đây là thời thuận tiện”. Sự việc có lẽ cũng rối bời ở trong giáo đoàn Côrintô. Chúng ta thường hay chống lại Thiên Chúa và không chịu từ bỏ đường lối cũ của ḿnh,”hăy tránh xa tội lỗi và trung thành với Tin mừng”. Nhưng một lần nữa Thiên Chúa lại đi bước trước ḥa giải chúng ta với Ngài.

Suốt 7 chương đầu của thư này, Thánh Phaolô tập chú thông điệp ḥa giải Tin mừng vào bản tính sứ vụ Tin mừng. Giáo đoàn Côrintô đă chia năm sẻ bảy, chống đối nhau. Có lẽ Thánh Phaolô đă hơi cọc cằn khi chỉ trích họ. Chúa Giêsu đă chết để giao ḥa chúng ta với Chúa Cha. Từ chối sống ḥa thuận là từ chối Tin mừng và thất bại không cùng với Th.Phaolô làm đại sứ của Chúa Kitô trên thế giới. Mùa chay kêu gọi chúng ta trở về với Chúa, với anh em trong cộng đoàn. Sứ điệp mà chúng ta rao giảng là sứ điệp của toàn thể cộng đoàn khi cùng nhau sống hoan hỉ, bởi ư thức được những ǵ Thiên Chúa đă thực hiện cho chúng ta. Amen.


Tro (Tác giả Charles Singer)

Tro …

Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm - phiên dịch

Là bụi đường, cuốn theo chiều gió,

Là vật dơ lẻn vào khắp chốn khắp nơi,

Ai cũng t́m cách lau chùi cho sạch.

Tro là cái ǵ c̣n lại đó

Khi tất cả đă cháy tiêu tan,

Là đô thị hoang tàn

V́ những kẻ sát nhân đă phát điên nổi lửa ;

Là mối t́nh bằng hữu hôm nay không c̣n nữa,

V́ tính ích kỷ của đôi bạn cố tri ;

Là t́nh yêu của đôi vợ chồng

Đă tan vỡ v́ thói kiêu căng

Trong ḷng anh, trong ḷng chị ;

Là vẻ đẹp của ngày nào

Nay trở thành nắm tro tàn lạnh lẽo.

Tro là cái ǵ c̣n lại đó

Khi niềm hy vọng của ta bị tiêu tan ;

Là cái ǵ chung cuộc c̣n lại đó

Khi kiếp sống của ta đến hồi kết liễu.

 

Thế con người là ǵ ?

Con người không thể làm được chi

Mà một ngày kia lại chẳng thành tro bụi.

Tṛ tàn là dấu hiệu cho thấy ta bé nhỏ,

Dứt khoát không thể làm được chi

Có cơ may tồn tại.

Đa-vít, vua Ít-ra-en,

Tay anh hùng hào kiệt,

Đương lúc tuổi xuân, nhận biết ḿnh tội lỗi,

Đă rắc tro lên đầu.

Vua thánh Lu-y, thấy ḿnh sắp chết,

Đă bảo gia nhân khiêng đặt nằm trên tro

Để đi nghênh đón Chúa.

Tro bám vào thân thể

Như lớp bùn dơ :

Có ai nhận ra đó là vua nữa !

C̣n đâu vàng bạc, c̣n đâu quyền thế !

C̣n ǵ lôi cuốn, c̣n ǵ tươi trẻ !

Khi lớp sơn hào nhoáng đă rơi rồi,

Th́ chỉ c̣n lại con người thôi

Với tội lỗi và yếu đuối,

Chờ Chúa đến thanh tẩy,

Gột rửa cho sạch mọi vết nhơ,

Và đưa vào dự tiệc.

 

Tro là những ǵ c̣n sót lại

Khi tôi đă mất đi

Vẻ hào nhoáng bên ngoài,

Và tính kiêu căng, và tài đóng kịch,

Với khả năng làm cho tôi nên quan trọng khác thường.

Tro là cái ǵ c̣n lại đó

Khi tôi đă mất đi

Những chiếc mặt nạ tôi ưa mang

Cho ḿnh ra đẹp đẽ.

Tro tàn chấm dứt vẻ hào nhoáng bên ngoài của tôi.

Thế th́ càng hay, cớ sao lại buồn ?

Kể từ nay, tôi sẽ không c̣n phải bận tâm

Với những ǵ tôi cứ nghĩ là cần cho cuộc sống :

Những thứ tôi dùng, những đồ tôi có,

Những buổi tiếp tân,

Những ǵ làm cho người ta lác mắt,

Dáng vẻ bên ngoài khi tôi xuất hiện.

 

Nếu tôi đưa mắt nh́n nắm tro tàn,

Đâu phải để vùi ḿnh trong khốn khổ,

Hay là mang bộ mặt ê chề

Của người gặp thất bại triền miên.

Cũng không phải là để nhắc cho ḿnh

Rằng tôi không đáng là ǵ cả,

Chẳng làm nên cháo cơm ǵ hết.

Tôi phải có gan nhận nắm tro tàn

Để biết ḿnh rồi sẽ tới đâu

Nếu không vận dụng trí năo với con tim

Để vươn ḿnh đứng thẳng.

Tôi phải có gan nhận nắm tro tàn,

Để nhắc nhở cho ḿnh

Rằng gặp thất bại, vẫn có thể vươn lên,

Rằng dưới lớp bùn dơ bẩn, hôi tanh,

Luôn có những báu vật c̣n cất giấu.

Tôi phải có gan nhận nắm tro tàn,

Để nói với tôi rằng ḿnh bé bỏng,

Nhưng nhất là để bắt tôi phải kêu lớn tiếng

Rằng tôi có thể vượt lên trên những ǵ bé nhỏ,

Rằng tôi đă khá hơn hồi c̣n yếu đuối,

Và tay tôi có thể xây dựng một cái ǵ tồn tại,

Rằng tôi có thể làm chớm nở t́nh yêu,

Đem lại niềm hy vọng,

Đưa tay ra vỗ về âu yếm,

Chấm dứt mối khổ đau,

Trở nên bạn đồng hành của Chúa.

 

Thế th́, các bạn của tôi ơi,

Hăy bốc tro đầy tay và đưa mắt nh́n :

Dưới lớp tro tàn, có than đỏ rực.

Chỉ cần gió nổi lên là lửa hồng bừng cháy,

Thiêu rụi đêm đen, đẩy lùi bóng tối.

 

Này các bạn ơi, hăy đứng thẳng, vươn cao,

Ngang tầm Chúa vươn cao, đứng thẳng.

Đưa mắt nh́n xem : dưới lớp tro tàn,

Có cái ǵ Chúa đă gieo, c̣n tiềm tàng trong đó.

Đưa mắt nh́n xem : Chúa đến t́m ta,

Dầu ta mang dáng vẻ nào đi nữa.

Hăy lắng tai nghe : Chúa cho nổi gió,

Và từ nắm tro tàn của ta,

Lửa hồng bừng cháy.

Mănh liệt thay, ngọn lửa mối t́nh ta !

 
Gioan Baotixita Vũ Văn Tín op

Hăy sám hối và tin vào Tin mừng
(Mt 6,1-18)

Trong ngày thứ tư Lễ Tro hôm nay, chắc hẳn nhiều người sẽ tiếc nuối không được hưởng xuân trọn vẹn, v́ mùa chay “đến sớm”, khiến cho những người Công Giáo Việt Nam chúng ta “kém” vui khi đón tết Dân tộc. Nhưng suy nghĩ kỹ th́ thấy qua sự quan pḥng an bài của Thiên Chúa. chúng ta nhận ra thái độ ḿnh phải có trong dịp đặc biệt này. Nh́n lại những cái tết nguyên đán trong những năm qua, chúng ta thấy có nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra, do vui chơi quá độ, nhậu nhẹt, phóng túng ... dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Lời Chúa khởi đầu mùa chay hôm nay kêu gọi chúng ta : “Hăy sám hối và tin vào Tin mừng”, như một tiếng chuông cảnh báo cho mùa xuân Mậu Tư này nói riêng, và cũng là chỉ nam soi đường để chúng ta hướng đến mùa xuân miên viễn sau này. Với lời dẫn vào bài đọc kinh sách hôm nay, chúng ta được mời gọi đề cao cảnh giác, để việc giữ chay, sức tro ... không chỉ dừng lại ở h́nh thức bên ngoài. Nhưng việc giữ chay, khiêm tốn cúi đầu nhận chút tro bụi ... là để nhắc nhở chúng ta tránh xa tội lỗi, ư thức rằng thân cát bụi chúng ta rồi đây cũng sẽ trở về cát bụi. Và để việc giữ chay có thể làm đẹp ḷng Chúa, chúng ta phải biết chia sẻ và sống t́nh thương với những người chung quanh.

 "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy...; Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả ...; Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm ..”

Có lẽ thấm đẫm tính tâm linh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới cảm tác nên những tuyệt phẩm làm lay động ḷng người. Một trong những nhạc phẩm được nhiều người yêu thích đó là : “Cát bụi”. Và để mở đầu cho tuyển tập của ḿnh, ông viết : “Sống trong đời sống, cần có một tấm ḷng. Để làm ǵ em có biết không ? Để cho gió cuốn đi !”. Nếu chúng ta sống và thực hiện được điều này, th́ quả là lời Chúa đă đâm chồi và sinh hoa, kết trái trong tâm hồn chúng ta.

Nói th́ dễ, nhưng thực hiện th́ không hẳn vậy. Để có thể thật sự hối cải, chúng ta cần phải có ơn thánh Chúa nâng đỡ, trợ giúp. Thánh Giáo hoàng Clemente I đă khuyên nhủ : “Hăy chăm chú để mắt ngắm nh́n Máu Thánh Đức Kitô, Máu Thánh ấy quư giá dường nào ! Máu Thánh ấy đă đổ ra để cứu độ chúng ta và đă đem lại cho mọi người ơn hối cải... Và đời nọ qua đời kia, bất cứ ai muốn trở về cùng Thiên Chúa, đều được Người ban cho cơ may hối cải...”.

Bài Tin mừng c̣n gợi lên cho chúng ta một yếu tố để việc chay tịnh, hăm ḿnh đẹp ḷng Chúa, chúng ta phải biết cầu nguyện. Chẳng cần phải nặn óc, nghĩ ra những lời khoe khoang, hoa mỹ... chỉ cần đơn sơ, khiêm tốn vào pḥng đóng kín cửa, và kêu cầu từ tận đáy ḷng lời kinh mà chính Chúa Giêsu đă dạy. Một khi chúng ta van nài “xin làm cho danh thanh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời...”, th́ tự khắc Chúa sẽ ban ơn cho chúng ta, Người bao giờ cũng quảng đại vượt quá mức mà chúng ta có thể quảng đại với Người.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Xin cho chúng con biết tận dụng dịp may khởi đầu mùa chay hôm nay với việc đón mừng xuân mới, để chúng con luôn biết tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh, biết sống bác ái, yêu thương, biết tha thứ để được thứ tha, biết chia sẻ cho những người anh em khó khăn chung quanh, và cho đi không chỉ những ǵ dư thừa, mà cả những thứ quư giá, gắn bó và cần thiết đối với “quan điểm” riêng của chúng con, hầu có thể được lại chính Chúa. Và sau cùng, xin Chúa cho chúng con luôn thể hiện “đức tin” vào Tin mừng để lời Chúa trở thành đèn soi bước chúng con và nên linh dược chữa lành những yếu đuối, tội lỗi của chúng con.


LM An-rê Đỗ xuân Quế O.P.

Sống Tinh Thần Mùa Chay

Chúng ta đă vào Mùa Chay. Cũng như mọi năm, Mùa Chay bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro và kéo dài trong 40 ngày. 40 ngày này nhằm chuẩn bị cho chúng ta sống mầu nhiệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, đón nhận cái chết và mừng ngày Phục sinh của Người. Ng̣ai ra, Mủa Chay c̣n nhắc cho chúng ta thời gian 40 đêm ngày Chúa ăn chay cầu nguyện, trước khi công khai ra truyền đạo, để mặc khải cho nhân lọai sứ mệnh cứu nhân độ thế của Người. Trong Mùa Chay, Hội thánh muốn đón nhận sứ điệp cứu độ với một tấm ḷng quảng đại đặc biệt. V́ thế, Hội thánh rất chú ư lắng nghe những lời của Chúa Kitô loan báo Nước Thiên Chúa. Lời nói cuối cùng của Người chính là cái chết trên cây thập tự để làm lễ giao ḥa chúng ta với Thiên Chúa.

Vậy có ba ư tưởng chính cho chúng ta suy nghĩ và đem ra thực hành trong Mùa Chay.

1. Thánh giá

Trong Mùa Chay, mọi người chúng ta phải chú ư đặc biệt nh́n lên thánh giá để t́m hiểu thêm ư nghĩa hùng hồn mà thánh giá muốn nói với chúng ta. Khi nh́n lên thánh giá, chúng ta không chỉ nhớ lại những biến cố đă xẩy ra cách đây hơn hai ngàn năm mà c̣n đón nhận một bài học gửi cho thời đại chúng ta, cho người ngày nay v́ “Đức Kitô hôm qua cũng như hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Dt 13,8). Thánh giá của Người là một lời kêu mời mạnh mẽ thúc giục chúng ta ăn năn hối cải và thay đổi đời sống, v́ chính Ngừoi đă bằng ḷng chịu chết treo trên cây thập tự để cứu chuộc chúng ta, để biến đổi chúng ta từ t́nh trạng là những kẻ thù nghịch với Thiên Chúa trở nên con cái và thừa hưởng gia nghiệp muôn đời. Cho nên, chúng ta phải coi lời kêu gọi này là gửi đến cho mỗi người và mọi người nhân dịp Mùa Chay. Nói khác đi, sống Mùa Chay có nghĩa là nhờ Chúa Giêsu mà thay đổi đời sống và qui hướng về Thiên Chúa.

2. Cầu nguyện

Ư tưởng thứ hai là cầu nguyện. Trong Tin Mừng, rất nhiều lần Đức Giêsu nói đến cầu nguyện và gắn liền cầu nguyện với thay đổi đời sống. Phải cầu nguyện, tiếp xúc với Thiên Chúa mới mong thay đổi được đời sống, v́ nhờ cầu nguyện, con người chúng ta được lay động thức tỉnh, do đấy nh́n ra những điều cần phải thay đổi trong đời sống của ḿnh mà ăn năn hối cải. Trong Mùa Chay, chúng ta phải cầu nguyện, cố gắng cầu nguyện, t́m ra thời giờ và những nơi để cầu nguyện. Cầu nguyện đưa chúng ta ra khỏi thái độ dửng dưng và làm cho chúng ta nhậy cảm với những điều có liên quan đến Chúa và các linh hồn. Cầu nguyện cũng giáo dục lương tâm chúng ta và Mùa Chay rất thích hợp cho công việc này. Trong Mùa Chay, Hội thánh nhắc bảo chúng ta phải xưng tội để lương tâm được trong sạch mà sống mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô, không phải trong phụng vụ mà thôi nhưng trong cả tâm hồn nữa.

3. Ăn chay, chia sẻ

Làm phúc, bố thí và ăn chay là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn hối cải. An chay không chỉ có nghĩa là bớt ăn hay không ăn mà c̣n có nghĩa là thắng ḿnh, là đ̣i hỏi với chính ḿnh, sẵn sàng từ chối ăn uống và chấp nhận hy sinh những vui thích.Và làm phúc có nghĩa là chia vui sẻ buồn với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn, phân phát cho người ta không nguyên của cải vật chất mà cả tinh thần nữa. Chính v́ thế, chúng ta phải tỏ ra cởi mở đối với người khác, biết nhận ra những nhu cầu của họ và cảm thông những nỗi đau buồn của họ, đồng thời t́m cách đáp ứng những nhu cầu đó và làm cho những nỗi đau thương của họ vơi nhẹ đi.

Như vậy, cầu nguyện để kết hợp với Thiên Chúa đồng thời cũng hướng chúng ta tới tha nhân. Khi chúng ta đ̣i hỏi đối với bản thân và quảng đại đối với tha nhân, nhất là đối với những ai đau khỗ và thiếu thốn là chúng ta sống kết hợp với Chúa Kitô chịu đau khổ và bị đóng đinh v́ Người tự đồng hóa với họ như Người nói : “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hăy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa. V́ xưa Ta đói, các ngươi đă cho ăn; Ta khát, các ngươi đă cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đă cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đă thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đă hỏi han.” (Mt 25, 35-36)

Trong Mùa Chay, chúng ta thường nghe đọc : “Đây là lúc Chúa thi ân, đây là ngày Chúa cứu độ." Vậy chúng ta hăy tận dụng thời gian này v́ là thời thuận tiện và là thời Chúa ban ơn để chúng ta sám hối và tin vào tin Mừng như Chúa dạy : “Thời kỳ đă măn và triều đại Thiên Chúa đă đến gần. Anh em hăy sám hối và tin vào tin Mừng.” (Mc 1, 15)


Giuse Nguyễn Phong Phú op

Trở Về
Mt 6,1-6.16-18

“Hỡi người, hăy nhớ ḿnh là bụi tro, một mai ḿnh sẽ trở về bụi tro”, lời ca ấy luôn được cất lên mỗi lần đi vào mùa chay, đặc biệt vào ngày lễ tro. Nhớ ḿnh là cát bụi, là bùn v́ con người được Thiên Chúa tác tạo nên theo h́nh ảnh của Người như sách Sáng Thế thuật lại. Con người một lúc nào đó sẽ nhắm mắt xuôi tay, thân cát bụi sẽ trở về với bụi đất.

Đi vào mùa chay, Giáo hội mời gọi mỗi người tín hữu ư thức thân phận nhỏ nhoi, mỏng ḍn nơi bản tính con người của ḿnh, vốn dễ bị tội lỗi thống trị. Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc mùa chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể để nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng ḍn ấy. Để khi cúi đầu nhận lănh một chút tro trên đầu, chúng ta hiểu rằng: Thân phận này chỉ là bụi tro. Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối đầy ư nghĩa.

Nếu ta xức tro bằng một ư hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ giúp ta có được sự khiêm tốn cần thiết, để nh́n nhận một sự thật rất quí giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro. Chỉ cần một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến.

Đồng thời, mùa chay c̣n giúp ta có đủ thời gian chuẩn bị tâm hồn đón mừng mầu nhiệm Phục Sinh, đón mừng vị Thủ lănh của ta vượt qua sự chết, sự đau khổ đưa ta vào nguồn sống thật. Thân phận chúng ta, dẫu chỉ là bụi tro, nhưng nhờ Chúa Kitô, thân phận bụi tro không những không mất đi, không tan biến đời đời, mà c̣n được mặc lấy sự sống vĩnh cửu, sự sống phục sinh huy hoàng của chính Chúa Kitô.

Với hai tâm t́nh chính của mùa chay : ư thức thân phận của bản thân và chuẩn bị tâm hồn đón mừng mầu nhiệm Phục Sinh như thế, Giáo Hội mời gọi ta ăn năn sám hối, mời gọi ta trở về với Chúa là Cha bằng nỗ lực vượt qua những yếu đuối của bản thân, để đạt đến một sự tự do nội tâm lớn lao hơn, nhờ đó ta có thể lắng nghe tiếng Chúa hầu biến đổi cuộc sống.

Nghi thức xức tro là hành vi tỏ ḷng sám hối. Nhưng, nếu xức nhiều tro mà trong ḷng không thức tỉnh, không hối cải th́ nào có ích ǵ ! Như vậy, việc xức tro trên đầu không quan trọng cho bằng việc xức tro trong tâm hồn. Xức tro trong tâm hồn để thành thật tỏ ḷng thống hối ăn năn. Vậy, ta hăy xức tro trong tâm hồn để thấy rơ thân phận yếu hèn của ḿnh. Hăy xức tro trong tâm hồn để thấy rằng: v́ những tham vọng, những ích kỉ, những nhỏ nhen của ta, mà biết bao lần ta làm cho mối quan hệ với tha nhân bị rạn nứt, vẩn đục. Hăy xức tro trong tâm hồn để nhận ra rằng: v́ mang thân phận yếu đuối mỏng ḍn, dễ bị tội lỗi thống trị, biết bao lần ta đă làm hoen ố thanh danh của Cha ta, là Đấng ngự trên trời. Hăy xức tro trong tâm hồn để nh́n lại bản thân, để thấy xót xa, đau đớn, hối hận v́ những lầm lỗi đă trót phạm.

Việc xức tro cũng kèm theo việc thực hành mang tính truyền thống là ăn chay. Đây không phải là việc thực hành mang tính cách bề ngoài, những cử chỉ mang tính nghi thức, nhưng là dấu chỉ hùng hồn của một sự thay đổi cần thiết cho cuộc sống. Việc ăn chay không phải là một h́nh thức làm cho qua lần chiếu lệ, nhưng nhằm giúp ta ư thức việc thanh luyện bản thân để gia tăng sức mạnh chiến đấu chống lại sự dữ, thể hiện tinh thần liên đời với tha nhân.

Ăn chay không chỉ là nhịn ăn một hai chén cơm, nhưng việc ăn chay c̣n muốn nhắc nhở ta hăy biết hăm dẹp thân xác, hăm dẹp những tính hư nết xấu, hăm dẹp những ích kỉ nhỏ nhen làm phiền ḷng anh em, làm mất ḷng Chúa. Ăn chay không chỉ là một h́nh thức bên ngoài, mà c̣n là ăn chay trong tâm hồn. Ăn chay trong tâm hồn là biết nhịn đi những cử chỉ, những lời nói làm buồn ḷng anh em; là biết nhường nhịn, tha thứ và làm ḥa với anh em. Và, ăn chay trong tâm hồn c̣n là biết kiềm chế những dục vọng, những ham muốn, những tham lam, những kiêu ngạo… trong ta.

Và, một hành động thiết thực hơn là, hăy chia sẻ cả về tinh thần lẫn vật chất với những ai đang đau khổ, đang trải qua gian nan thử thách, khốn khó. Do đó, việc ăn chay trở thành sự chia sẻ với những người bị loại ra ngoài lề xă hội, những người thiếu thốn. Mùa chay hối thúc chúng ta bày tỏ t́nh yêu của Đức Kitô theo một cách thực tế cho những anh chị em túng thiếu những nhu cầu cần thiết của cuộc sống, những người đang đau khổ v́ đói khát hay bệnh tật, những người đang là nạn nhân của những bất công...

Trên con đường trở về, người Kitô hữu không thể thánh hóa ḿnh bằng những nỗ lực riêng tư, nhưng cần sự trợ lực từ Thiên Chúa, và biết đón nhận với tinh thần khiêm nhượng như tinh thần Hiến Chương Nước Trời. Người Kitô hữu muốn làm đẹp ḷng Thiên Chúa phải lắng nghe tiếng Chúa và làm theo Thánh ư Người. Không phải là những hành động h́nh thức bề ngoài, hay những lời đầu môi trót lưỡi, nhưng là làm theo Thánh ư của Người và sống trong t́nh con thảo đối với Người. Để đạt được nước trời, người Kitô hữu phải loại khỏi con người ḿnh những thói hư tật xấu, những ǵ không phù hợp và đi ngược lại với ư muốn Thiên Chúa. Mọi h́nh thức ăn chay, cầu nguyện, hối cải, bố thí, là cần thiết, nhưng phải làm với tinh thần khiêm tốn và tỏa sáng, để mọi người nh́n thấy việc ḿnh làm, nhận ra Thiên Chúa và đến với Người. Mọi h́nh thức giả h́nh, phô trương đều bị Thiên Chúa kết án. Những phương thế chay tịnh, bố thí, cầu nguyện, hăm ḿnh sẽ là những nấc thang giá trị giúp người tín hữu lột xác, cải hóa con người, và sống cho Chúa Kitô.

Hôm nay, với nghi thức xức tro khai mạc mùa chay thánh, khai mở cuộc chiến đấu thiêng liêng, Giáo Hội mời gọi mỗi người Kitô hữu ư thức về thân phận ḿnh, đồng thời kêu gọi mọi người hăy hoán cải đời sống để trở về với Thiên Chúa là Cha. Ước ǵ hành tŕnh hoán cải và ḷng trung thành với Thiên Chúa mà chúng ta khởi sự hôm nay, làm cho chúng ta nhận thức rằng: chúng ta là con của một Cha; và tăng cường khát vọng ḥa giải, liên đới, hiệp nhất của chúng ta với anh em, với Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa cho chúng con trong mùa chay thánh này, biết ư thức thân phận của ḿnh, và cảm nhận cách sâu xa việc phải làm là được ḥa giải với Thiên Chúa, với chính ḿnh và với anh em.

Xin Mẹ Maria rất thánh hướng dẫn chúng con trong cuộc hành tŕnh này, để chúng con có thể hoán cải bản thân và nghiệm thấy ân sủng của Thiên Chúa luôn tuôn đổ trên mỗi người chúng con, giúp chúng con được biến đổi nên đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô. Amen


GB. Đào Thiện Hải op

Hỡi người, hăy nhớ ḿnh là bụi tro
Mt 6,1-6.16-18

Ngay sau khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa đă phán với Ađam rằng ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất (St 3,19b). Hôm nay, qua nghi thức xức tro trên đầu, Giáo Hội cũng lặp lại những lời ấy với các Kitô hữu, để nhắc nhở họ về thân phận yếu đuối mỏng gịn của con người.

Quả thật, thân phận con người là mỏng gịn, là mong manh yếu đuối hệt như lời Thánh Vịnh viết:

Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,
như cỏ đồng trổi mọc ban mai,
nở hoa vươn mạnh sớm ngày,
chiều về ủ rũ tàn phai chẳng c̣n.
(Tv 89,5-6).

Thân phận mỏng gịn của con người đă được Thiên Chúa sắp đặt trong một thế giới luôn vận động, biến đổi. Nhưng chính nhờ sự vận động này mà nhân loại được phát triển, được tiến lên. Đây là chính một lời mời gọi tiến bước, một thách đố để vươn lên cao hơn, một thức tỉnh để gây niềm hy vọng. Thử hỏi, nếu thế giới không biến đổi th́ liệu ngày nay chúng ta có được hưởng những thứ tiện nghi như chúng ta thấy ngày hôm nay không? Hay là chúng ta cứ phải sống như những người trong thời đại đồ đá? Nếu sự sống của con người chúng ta bất biến, thân phận của con người vững chắc, không suy suyển, th́ liệu chúng ta có quí trọng sự sống không?

Thật vậy, chỉ khi cảm nhận được thân phận mỏng gịn, ta mới biết quí trọng sự sống; có những đau yếu bệnh tật, ta mới biết quư trọng sức khỏe; có những lúc mất tự do, ta mới biết trân trọng tự do; có những khó khăn vất vả t́m kiếm, ta mới biết thế nào là niềm vui khám phá và có những lúc sa chân lỡ bước con người mới dễ cảm thông tha thứ.

Trong thân phận mỏng gịn của ḿnh, con người phải đón nhận cái chết như là một tất yếu của cuộc sống. Không ai có thể tránh được cái chết, dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết (Tv 48,13). Dẫu ta là Hoàng đế, Tổng thống hay một kẻ thường dân th́ cái chết cũng không từ bỏ chúng ta. Dẫu ta là người giàu nhất thế giới, của cải ăn ba đời không hết hay chỉ là một kẻ khố rách áo ôm th́ ta cũng phải trở về với cát bụi như sách Thánh Vịnh viết:

“Mạng người dù giá cao mấy nữa,
th́ rồi ra cũng chấm dứt đời đời.
Nào phàm nhân sống măi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số?”
(Tv 48,9-10)

Đứng trước cái chết, ai cũng sợ hăi và t́m cách lẩn trốn. V́ vậy, dù sống trong thời đại nào chăng nữa, con người vẫn luôn luôn kiếm t́m cho ḿnh sự bất tử, một phương dược trường sinh hay một vài phương pháp nhằm tránh né cái chết.

Hăy nhớ lại h́nh ảnh của Tần Thủy Hoàng trong lịch sử, người đă chấm dứt thời Chiến Quốc và thống nhất Trung Hoa vào khoảng năm 221 TCN. Ông vẫn hằng khao khát t́m kiếm thuốc trường sinh để có thể hưởng thụ quyền lực, sự giàu có của ḿnh. Nhưng cuối cùng th́ ông vẫn phải trở về ḷng đất, và đến nay, nhân loại vẫn chưa thể đáp ứng được khát vọng của ông, dù ông đă năm xuống hơn 2000 năm.

Nhưng đối với chúng ta là những Kitô hữu th́ một niềm hy vọng được khơi lên trong chính nghi thức xức tro hôm nay. Bởi lẽ, việc nhận được một nhúm tro trên đầu với h́nh Thánh Giá, nhắc nhớ chúng ta đến một cuộc trao đổi tuyệt vời giữa Thiên Chúa và nhân loại. Đó là việc Ngôi Hai Thiên Chúa đă chết trên Thập Giá, để cho nhân loại được sống. Đây có thể nói là giao điểm giữa chết và sống. Thực vậy, nếu tro bụi là biểu tượng cho sự chết, th́ dấu Thánh Giá được vẽ trên đầu chúng ta lại là biểu tượng cho sự sống. Thánh Giá chính là ch́a khóa mở cửa cho con người bước vào sự sống trường sinh, vào với sự b́nh an đích thực như lời dạy của thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu tại Côlôxê:

“Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá,
Thiên Chúa đă đem lại b́nh an
cho mọi loài dưới đất
và muôn vật trên trời.”
(Cl 1,20)

Được lôi kéo ra từ hư vô, do quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa, ta không thể đời đời t́m gặp lại Người nếu không bước qua thực tế đen tối của cái chết, vốn là một hậu quả và h́nh phạt của tội lỗi. Dẫu chỉ là tro bụi, nhưng nhờ Chúa Kitô, thân phận bụi tro không mất đi, không tan biến đời đời, nhưng lại được mặc lấy sự sống vĩnh cửu, sự sống phục sinh huy hoàng của chính Chúa Kitô.

Thánh Phaolô đă dạy chúng ta: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được d́m vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được d́m vào trong cái chết của Người sao? V́ được d́m vào trong cái chết của Người, chúng ta đă cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đă được sống lại từ cơi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, th́ chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,3-4).

Cái chết vẫn hiện hữu, tồn tại. Ta phải chấp nhận và nh́n ngắm nó, không phải để lo lắng, để buồn sầu nhưng là để kích thích ta đạt tới sự thiện. Chính tư tưởng về cái chết giúp ta nh́n nhận của cải thế tục là giả trá và cuộc đời chóng qua. Ư thức được như thế, ta mới thấy được nhu cầu cần phải đổi mới, phải hoán cải. Nhờ đó ta mới cảm nhận được bàn tay nâng đỡ và tha thứ đầy yêu thương của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, qua nghi thức xức tro trên đầu ngày hôm nay, chúng con mới cảm nghiệm được sự mỏng gịn, yếu đuối và bất toàn của con người. Xin cho chúng con đừng quá gắn bó với những ǵ chóng qua, những của cải phù vân ở đời và chỉ một ḷng t́m kiếm Ngài là sự sống, niềm hạnh phúc và b́nh an vĩnh cửu. Amen.


Đaminh Đinh Minh Tiên op

Ḷng thương xót của Thiên Chúa
và tội lỗi của con người
Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18

 Mùa Chay nhắc nhở con người nhiều điều: Thân phận mỏng gịn của con người qua nghi thức xức tro: “Hăy nhớ ḿnh là bụi đất và sẽ trở về bụi đất !” Hay tính yếu đuối và tội lỗi của con người: “Hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng !” Tuy nhiên, t́nh thương của Thiên Chúa lớn hơn những tội lỗi mà con người xúc phạm; Ngài sẵn sàng tha thứ tất cả nếu con người biết ăn năn sám hối.

Các Bài Đọc cho chúng ta những khía cạnh khác nhau của Mùa Chay. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Joel nhắc nhở con người chú ư đến hai khía cạnh : hăy xé ḷng chứ đừng xé áo và chiều kích cộng đồng của việc sám hối. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô nhấn mạnh đến sự thuận tiện của thời gian để con người làm ḥa với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, thánh Matthêu chú trọng đến 3 cột trụ của Mùa Chay : ăn chay, cầu nguyện, và làm các việc lành phúc đức.


KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:


1/ Bài đọc I
: Hăy xé ḷng chứ đừng xé áo.

1.1/ Hăy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van: Để con người được tha tội, họ cần 2 điều kiện căn bản sau đây:

(1) Tin Thiên Chúa là Đấng giàu ḷng thương xót : Ngài sẽ tha thứ mọi lỗi lầm con người đă phạm. Con người phải tin vào sự thật này trước khi có thể ăn năn trở lại. Sự thật này được nhắc lại nhiều lần trong Sách Tiên Tri và là hy vọng của dân trong Thời Lưu Đày.

(2) Phải hết ḷng hết dạ trở về với Thiên Chúa : Tiên tri Joel nhấn mạnh đến chiều kích trong tâm hồn: “Đừng xé áo, nhưng hăy xé ḷng… hăy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.” Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự trong tâm hồn, những lễ nghi hay hành động hời hợt bên ng̣ai sẽ không đủ để được Ngài tha thứ.

1.2/ Chiều kích cộng đồng của tội lỗi: Ng̣ai chiều kích cá nhân, tội lỗi c̣n mang tính cộng đồng; v́ Thiên Chúa muốn con người sống chung và nâng đỡ nhau ngay từ đầu khi Ngài tạo dựng con người. V́ thế, khi xét ḿnh, con người không chỉ xét những tội cố t́nh phạm, mà c̣n những tội vô t́nh quên như : bổn phận phải giúp đỡ người khác (7 mối phần hồn cũng như 7 mối phần xác). Tiên tri Joel nhấn mạnh đến chiều kích cộng đồng trong Bài Đọc hôm nay: “Hăy rúc tù và tại Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; hăy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ c̣n đang bú. Tân lang hăy ra khỏi loan pḥng, tân nương hăy rời bỏ pḥng khuê!” Tiên tri Jonah c̣n đi xa hơn, khi tường thuật Vua Nineveh ra lệnh không những cho con người, mà ngay cả những súc vật cũng phải ăn chay đền tội (Joh 3:7-8).

Khi hội đủ 2 điều kiện trên, Thiên Chúa sẽ tha thứ tội vạ cho dân và sẽ tiếp tục săn sóc và bảo vệ họ: “Đức Chúa đă nồng nhiệt yêu thương đất của Người, đă tỏ ḷng khoan dung đối với dân Người. Tai ương chấm dứt và dân được giải thoát.”


2/ Bài đọc II
: Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ.

2.1/ Hăy làm hoà với Thiên Chúa: Hai lư do để con người phải làm ḥa với Thiên Chúa: 1- Tất cả đều đă phạm tội; và 2- Đức Kitô đă chết để gánh tội cho con người: “Đấng chẳng hề biết tội là ǵ, th́ Thiên Chúa đă biến Người thành hiện thân của tội lỗi v́ chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.”

2.2/ Đây là thời gian thuận tiện: Con người lệ thuộc vào thời gian, phần hồn cũng như phần xác. Con người phải lệ thuộc thời gian về phần xác, khi con người phải chờ thời để gieo cũng như gặt. Con người phải lệ thuộc thời gian về phần hồn như giữ ngày Sabbath, Lễ Tuần, Năm Thánh, hay Năm Đại Thánh.

Mỗi năm khi Mùa Chay tới, Mẹ Giáo Hội nài nỉ và khuyến khích các tín hữu hăy ăn năn sám hối và quay về với Thiên Chúa như Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu của Ngài: “Anh em đă lănh nhận ân huệ của Thiên Chúa, th́ đừng để trở nên vô hiệu.” Mùa Chay là mùa hồng phúc, mùa Thiên Chúa giáng phúc thi ân, mùa con người có cơ hội nh́n lại và định vị cuộc đời để biết ḿnh đang ở đâu trong hành tŕnh về nhà Cha trên trời. Nếu đă đi trật đường, Mùa Chay cung cấp cho con người bẻ lái cho đúng hay kịp thời quay đầu trở lại.


3/ Phúc Âm
: Ba cột trụ của Mùa Chay

1) Làm việc lành phúc đức: V́ chiều kích cộng đ̣an của tội, con người cũng phải đền bù tội bằng việc làm những việc lành phúc đức: giúp đỡ người nghèo khó, thăm viếng bệnh nhân và tù nhân, khuyên bảo tội nhân quay về với Chúa…

Khi làm những việc lành phúc đức này, Chúa Giêsu dạy: “Anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.”

2) Cầu nguyện: không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của các Kitô hữu. Tuy nhiên, họ phải gia tăng việc cầu nguyện trong Mùa Chay v́ là Mùa kỷ niệm Cuộc Thương Khó của Đức Kitô, Đấng đă hy sinh đổ máu để chuộc tội cho con người. Hơn nữa, Mùa Chay cũng là mùa giúp con người nh́n lại cuộc đời, con người cần nhiều thời gian để xét ḿnh và ăn năn sám hối xin Chúa tha thứ các tội đă xúc phạm đến Ngài. Khi cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy: "Anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngă ba ngă tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đă được phần thưởng rồi. C̣n anh, khi cầu nguyện, hăy vào pḥng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những ǵ kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

3) Ăn chay : không phải là chỉ đơn giản là bớt ăn uống, nhưng c̣n phải để ư đến ư hướng của việc ăn chay. Trước tiên, ăn chay là để cho mọi người đều có của ăn, chứ không phải ăn chay để tiết kiệm tiền; v́ thế, những ǵ chúng ta không ăn, phải được phân phát cho những người đang cần của ăn. Ng̣ai ra, chúng ta cũng cần ăn chay con mắt để đừng nh́n những sự chẳng nên nh́n; ăn chay trí óc để đừng có những ao ước bất chính hại người; ăn chay miệng lưỡi để đừng đưa điều đặt chuyện làm thiệt hại danh giá của tha nhân.

Khi ăn chay, Chúa Giêsu dạy: "Anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu năo, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đă được phần thưởng rồi. C̣n anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những ǵ kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”


ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Mùa Chay nhắc nhở chúng ta t́nh thương Thiên Chúa qua việc trao ban Người Con Một để gánh tội cho chúng ta. Hăy biết sống xứng đáng với t́nh thương này.

- Việc cần thiết nhất mỗi người phải làm trong Mùa Chay là ḥa giải với Thiên Chúa qua Bí-tích Giao Ḥa để lănh nhận ơn tha thứ.

- Chúng ta phải làm cho đời sống thiêng liêng trở nên vững mạnh qua việc làm cho 3 cột trụ của Mùa Chay trở nên vững chắc : ăn chay, cầu nguyện, và làm các việc lành phúc đức.


Lm.
Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP)

HĂY HOÀ GIẢI VỚI CHÚA VÀ VỚI ANH EM
Mt 6: 1-6, 16-18

Tôi nghĩ rằng phần nhiều các linh mục thường giảng vào ngày Chúa nhật hơn là các ngày thường. Nhưng hôm nay là thứ tư lễ Tro. Thế nên tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài ư tưởng mong sao nó có thể giúp chúng ta định hướng được việc thuyết giảng trong mùa chay này.

Thứ tư lễ tro mang nhiều ư nghĩa sâu xa. Nó nhắc cho chúng ta nhớ thân phận của ḿnh khi được xức tro trên trán: "Hăy nhớ ḿnh là bụi tro và sẽ trở về với tro bụi". Hoặc chủ tế khi xức tro sẽ nói "Hăy thống hối và tin vào tin mừng". Li này nghe có vẽ dể chịu hơn. Tôi muốn nói về việc "tin vào tin mừng". Nhưng để tin vào tin mừng th́ "hăy tránh xa tội lổi". Hay nói cụ thể hơn là "hăy sám hối". Đây là ư tưởng tôi muốn anh chị em suy nghỉ, Thử hỏi khi tôi sám hối tôi vẫn là tro bụi. Vậy th́ trong ngày thứ Ba trước thứ tư lễ tro, tôi cứ vui chơi ăn uống..., V́ chúng ta đều biết là bước vào mùa chay nó có không khí ảm đạm ra sao. Nên theo phong tục dân gian, họ đặt tên là ngày Thứ Ba Béo để cứ tiệc tùng linh đ́nh phóng đảng; rồi để hôm sau; thứ tư lễ tro là bước vào mùa chay lúc đó hăm ḿnh phạt xác là vừaNhưng, hăy nghĩ về hướng khác xem thử mùa chay không hề ủ dột và ảm đạm. Mùa chay là mùa xoá đi những ưu tư phiền toái, để có tâm hồn thanh tịnh đón nhận tin mừng. Là dịp để chúng ta đồng hành với cộng đoàn để rao giảng tin mừng cho người khác qua những công việc đạo đức tốt lành của chúng ta. Và cũng là dịp để chúng ta sống gắn bó, yêu thương và hoà giải với nhau, và đó cũng chính là điều chúng ta phải sống và phải tuyên xưng, và đây cũng là thông điệp có sức thuyết phục để làm cho cộng đoàn chúng ta hiệp nhất.

Thật ra chúng ta không cần đến lễ tro mới biết bản thân ḿnh là tro bụi và nó sẽ tới lúc đời sống chúng ta sẽ tan biến đi để đưa ta về với cát bụi. Thế nhưng trong khoản thời gian sống trước khi thở hơi cuối cùng, chúng ta thấy mọi thực tại trần thế đều phù vân chóng tan. Ngay cả những vinh hoa, phú quư, hiện đại đều không c̣n tồn tại với chúng ta được. Khi cái chết đến với người thân chúng ta: qua bệnh tật, tuổi tác nó ngăn cản mọi nổ lực của con người, và ngay cả những việc đạo đức tốt lành cũng bị cái chết ngăn chặn. Nghi thức xức tro trên trán của phụng vụ hôm nay, trước mặt chúng ta chỉ là một nhúm tro thôi, nhưng nó nhắc chúng ta xét ḿnh lại trong các hành vi của cuộc sống hằng ngày có nghỉ tới "Hăy nhớ ḿnh là bụi tro". Thật đáng sợ khi chúng ta quên nghỉ đến điều này trong cuộc sống và thường né tránh nghỉ tới. Trong xă hội chúng ta đang sống, biết bao sự kiện giúp chúng ta thành công trong cuộc sống, hay đă sở hữu được một số tài sản nào đó. Và hôm nay khi thử nh́n lại các sự việc trên và nói "hăy nhớ ḿnh là bụi tro".

Nhưng sau khi chúng ta được nghe "Hăy sám hối" "hăy tin vào tin mừng" Đây là lời mời gọi chúng ta nhớ lại lúc chúng ta chịu phép rửa tội để trở nên người Kitô Hữu, sống trong thế gian với một cuộc sống khác biệt. Tro cũng nhắc cho chúng ta biết lối sống xưa trước lúc rửa tội đă thành tro bụi rồi. Chúng ta không c̣n thuộc về thế gian lúc trước nữa, và chúng ta nên chấm dứt lối sống đó. V́ chúng ta đă được tái sinh trong một cuộc sống mới. Và cộng đoàn Kitô Hữu của chúng ta phải minh chứng cuộc sống này để giúp người khác tin vào tin mừng mà chúng ta nghe được hôm nay. "Hăy nhớ tất cả chúng ta là tro bụi". Theo lời mời gọi của thánh Phaolô, "Hăy làm hoà cùng Thiên Chúa" v́ chúng ta là " cộng sự viên của Ngài".

Ông Walter Brueggeman giải thích về tro bụi trích từ sách sáng thế đoạn 2:7 ("Thiên Chúa dung bụi đất mà dựng nên con người vài Ngài đă thổi hơi vào nó để ban sức sống) như sau: Trong lễ tro, Phụng vụ nhắc cho chúng ta cội nguồn của ḿnh là bụi đất và thật đúng chúng ta là "một tạo vật sinh ra từ đất". Và v́ đất không tự sinh sản được, nên sự sống con người phải dựa vào Thiên Chúa đấng ban hơi thở của sự sống. Như thế, sự sống Chúng ta hoàn toàn dựa vào Thiên Chúa. Đây không phải là lời miệt thị, nhưng là chính thật của nguồn gốc con người. Bởi thế hôm nay khi nhắc đến tro bụi, nghỉa là đối với Thiên Chúa chúng ta chỉ là tro bụi. Và nếu không có Thiên Chúa chắc hẳn chúng ta sẽ không hiện diện được trên cơi thế này. Khi chúng ta nói, "Hăy nhớ nguồn gốc của chúng ta. Th́ Lạy Chúa nhng ǵ chúng con dung đến đều là cát bụi nếu chúng con không làm điều đó v́ danh Chúa. Xin Chúa giữ ǵn chúng con trong từng giây phút của cuộc sống, và qua cái chết của Con Chúa, xin cứu chúng con thoát khỏi tội lỗi". Con người chúng ta là ai ? Chúng ta chỉ là to vt được Chúa nhân từ thương ban từng giây phút, và đây cũng là điều để chúng ta suy gẫm khi bước vào mùa chay

Mùa chay không phải là mùa của riêng ai. Qua bao thế hệ, với bí tích rửa tội cho người lớn trong đêm vọng Phục Sinh, làm chúng ta quên đi tính cộng đoàn trong mùa chay. Thay vào đó là chúng ta theo thói quen tập trung vào “đời sống tâm linh” trong việc đền tội, đọc lời Chúa giúp chúng ta sự quân b́nh và đưa chúng ta theo đường hướng mùa chay cách tron vẹn. Trong khi chúng ta không lưu ư lời dẫn trong sách tiên tri Giôen, Anh chị em có thấy lời mời gọi đó chưa: "Hăy triệu tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già..."Khi cộng đoàn đă tề tựu "Hăy hết ḷng trở về với Ta.. Hăy xé ḷng chứ đừng xé áo. Hăy trở về cùng Đức Chúa, là Thiên Chúa của anh em…"

Bài trích thư Phaolô gởi tín hữu thành Corintô đặt trọng tâm của mùa chay vào ư nghĩa của sứ vụ cộng đoàn. Qua thư của thánh Phaolô chúng ta biết là cộng đoàn tín hữu Côrintô cũng có những khuyết điểm như giáo hội chúng ta hôm nay. (Trong thánh lễ hôm nay chúng ta cùng xướng "Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con") Có phải chúng ta có ư khen ngợi giáo hội tiên khởi không ? Chúng ta xem họ như là một cộng đoàn gương mẫu, và chúng ta luôn thua kém họ. Nhưng các giáo hội tiên khởi và cả chúng ta điều cần ơn hoà giải. Thật ra thánh Phaolô nói thẳng với họ là phải xin ơn hoà giải cùng Thiên Chúa. Chúa Giêsu là dấu hiệu Thiên Chúa muốn hoà giải với chúng ta. Xin ơn hoà giải là điều cần thiết. Nên ông nói "Đây là thời Thiên Chúa thi ân". Có lẽ trong giáo đoàn Côrintô có nhiều sự bất hoà !! Chúng ta có thể cứng ḷng với Thiên Chúa nên không muốn thay đổi cách sống ("Hăy tránh xa tội lỗi và tin vào tin mừng") Nhưng, Thiên Chúa một lần nữa mời gọi chúng ta quay về.

Trong sut 7 chương đầu của thư thánh Phaolô gi giáo hu Côrintô, ông tập trung vào sứ điệp hoà giải của phúc âm, và là nền tảng của sứ vụ người Kitô Hữu. Cộng đoàn này đang chia bè kết cánh sâu xé nhau. Sự chết của Chúa Kitô đă hoà giải chúng ta với Thiên Chúa, v́ thế, nếu cộng đoàn không biết sống hoà thuận với nhau có nghĩa là không sống lời Chúa và không như Phaolô nói là nên “sứ giả của Chúa Kitô” cho thế gian. Mùa chay mời gọi chúng ta trở về với Thiên chúa và với cộng đoàn. Tin mừng chúng ta cần rao giảng đó chính là đời sống cộng đoàn hiệp thông yêu thương đó và là chứng cứ về những điều Thiên Chúa đă làm cho chúng ta,