Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời Lc 1,39-56
Fr Jude Siciliano, op : Thiện Sẽ Thắng Ác G. Nguyễn Cao Luật op : Chào em, cô gái Si-on Fr. Jude Siciliano, op : Thiên Chúa biểu dương uy lực và ban ơn cứu độ G. Phan Tấn Thành op : Giấc Ngủ Của Đức mẹ Chúa Trời
Thiện Sẽ Thắng Ác Thưa quư vị. Trong sách các bài đọc chúng ta gặp rất ít trích đoạn từ Khải Huyền và nếu quư vị giống như tôi, th́ hiếm khi dám can đảm thuyết giảng về sách đó. Hơn nữa h́nh như hàng ngày chúng ta cũng không chọn Khải Huyền để đọc. Vậy th́ hôm nay là cơ hội tốt để đền bù. Do đó, tôi tập trung vào bài đọc thứ nhất của ngày lễ, rồi đưa ra vài tài liệu liên quan để quư vị tuỳ nghi sử dụng. Thời gian làm mục vụ ở nhà tù San Quentin, bang California, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy các phạm nhân ưa đọc sách Khải Huyền. Có điều chi hấp dẫn trong cuốn sách đến nỗi khiến họ say mê đọc, rồi giải thích cho nhau nghe ? Phải chăng là các h́nh ảnh, ngụ ngôn, biểu tượng của nó ? Hay những ư nghĩa đặc biệt mà họ khám phá ra ? Trong khi đa số các tín hữu b́nh thường tránh đọc cuốn sách khó hiểu đó! Măi về sau tôi mới ngộ ra rằng họ chú ư đến các vật lộn chí tử giữa thiện và ác, giữa tối tăm và ánh sáng, giữa con rồng đỏ và người phụ nữ sắp sinh con, những h́nh ảnh tương tự đầy rẫy khắp cuốn sách. Họ chờ đợi cái hệ thống khám đường nghiệt ngă ḿnh đang phải chịu đựng rồi ra sẽ bị lật nhào. Thế giới này với những áp bức bất công của nó sẽ bị xoá sạch. Sự kiện đó làm các tù nhân tràn trề hy vọng. Thật ra cuốn sách được viết với mục tiêu an ủi các tín hữu tiên khởi đang chịu bách hại ở cuối thế kỷ thứ nhất v́ bàn tay đẫm máu của các hoàng đế Rôma và những quan chức thù địch của đế quốc. Vô t́nh nó am hợp với các tù nhân ở North Bloc, San Quentin ngày nay. Nói chung cuốn sách uư lạo tất cả tín hữu đang phải đấu tranh với quyền lực của sự dữ trên thế giới tượng trưng bằng "con rồng đỏ", ở bất cứ thời đại nào, nơi chốn nào ! Một hấp dẫn khác đối với tù nhân ở San Quentin là họ tin ḿnh hiểu được các biểu tượng trong Khải Huyền. Họ có thể tưởng tượng ra những h́nh ảnh thánh Gioan đă dùng. Họ cảm thấy ḿnh là một phần của các tưởng tượng đó. Ngoài ra không ai cảm nhận được. V́ thế họ thành lập nhóm Khải Huyền. Người ngoài nhóm không được phép tham dự. Thậm chí họ c̣n sử dụng "kiến thức đặc biệt này" để tự kỷ ám thị, lấy ḿnh làm hơn các kẻ cùng cảnh ngộ. Nhưng cho dầu họ giải nghĩa sai thế nào đi nữa, chúng ta cũng thông cảm tính thu hút của cuốn sách đối với họ. Cuốn sách đầy những thị kiến và lời tiên báo. Nó nói thay cho những kẻ đang bị áp lực nặng nề của sức mạnh ngoại lai, những bế tắc không lối thoát. Nói cách khác cuốn sách là đường thoát tâm lư cho các phạm nhân đă bị giam giữ tại khám đường Quentin. Tuy nhiên, thánh Gioan khi viết Khải Huyền đâu có nhắm mục đích đó mà là tới các tín hữu ở cuối thế kỷ thứ nhất, đang bị quyền lực Rôma ép buộc thờ phượng hoàng đế La Mă. Từ chối thờ hoàng đế sẽ phải chịu h́nh phạt nặng nề, không những về mặt tôn giáo, mà cả kinh tế, chính trị nữa. Các tín hữu phải dứt khoát lựa chọn hoặc là Thiên Chúa, cụ thể: Đức Giêsu Kitô hoặc hoàng đế Rôma. Nếu họ chọn đức tin, họ phải trả giá rất đắt, bằng cái chết cực h́nh, tan gia bại sản. Cho nên sách Khải Huyền không phải là những tưởng tượng viển vông. Nó là những biểu hiện cụ thể, hiện tại và tương lai, đủ khả năng uư lạo các linh hồn đang gánh chịu đau khổ v́ đức tin của ḿnh. Chúng được viết ra để giúp đỡ những kẻ có đạo trung thành với đức tin, bảo đảm Chiên Con sẽ toàn thắng. Liệu chúng ta có thể tin vào điều đó ? Liệu nhờ đó đức tin chúng ta được phát triển ? Liệu các tín hữu được bảo đảm chiến thắng của Chiên Con ? Báo chí, truyền thanh, internet đầy rẫy những tin dữ. Cái thắng của điều ác. Hàng ngày ôm bom tự sát ở Irắc, thanh lọc sắc tộc ở Sudan, truy t́m Taliban ở Afghanistan, tấn công và trả thù ở Palestine, vật lộn giành đất đai ở dải Gaza, khủng bố ở Inđônêxia, Ấn Độ, Pakistan, chết đói ở Phi Châu, Aids ở thế giới thứ ba, thứ tư, x́ ke ở Mĩ Châu khiến những linh hồn lương thiện phải đặt câu hỏi: "Ai chịu trách nhiệm trên trái đất nhỏ bé này vậy ? Thiên Chúa hay ma quỷ ? Điều thiện hay điều ác ?" Cứ nh́n xung quanh ḿnh mọi người đều phải ghê sợ về mức độ sự dữ hoành hành. Thế th́ lực lượng nào sẽ thắng? Chiên Con hay rồng đỏ ? Như những tín hữu chúng ta về phe với ai ? Với Chiên Con mà Khải Huyền tiên báo sẽ toàn thắng hay các cố gắng của chúng ta sẽ nhạt nhoà trước sức mạnh khủng khiếp của con rồng đỏ bảy đầu, mười sừng? Xác quyết của sách Khải Huyền là thiện sẽ thắng ác. Thánh Gioan đă trông thấy trước như vậy và đă an ủi các tín hữu đang chịu bách hại khốc liệt. Liệu thánh nhân có lừa dối chúng ta ? Câu trả lời là không. Vậy sự thật phải là sự toàn thắng của Đức Chúa Trời. Cũng giống như các tín hữu tiên khởi, chúng ta không v́ sức mạnh nhất thời của các thế lực đối kháng mà từ bỏ đức tin, thôi dấn thân hành động cho Tin Mừng. Chúng ta tôn thờ Thượng Đế nào ? Chắc chắn là Thiên Chúa của Đức Kitô và xác tín vào phép công b́nh của Ngài. Do đó Khải Huyền kêu gọi chúng ta nh́n lên Thiên Chúa ấy, Đấng sẽ ra tay hành động để mọi sự được an bài tốt đẹp, chứ không phải vào những tai hoạ, đau khổ hiện tại của nhân loại. Quyền lực của con thú quả thật đáng sợ, đuôi của nó cuốn đi 1/3 tinh tú trên trời mà ném xuống đất. Nhưng Con trẻ vẫn được người phụ nữ sinh ra, được Thiên Chúa bảo vệ và sẽ toàn thắng. Tuy không có ch́a khoá vạn năng để giải thích Khải Huyền, nhưng ngôn ngữ của nó đủ để chúng ta nắm bắt vài ư nghĩa thiêng liêng và hiểu được vài sứ điệp, để áp dụng cho người Kitô hữu hôm nay: Cuộc vật lộn giữa thiện và ác, sự đe doạ của quỷ sứ nuốt chửng các giáo dân không ai nghi ngờ. Sự thắng thế của Satan là ghê sợ. Điềm ghở kinh khủng bao trùm toàn thế giới Kitô giáo. Tuy nhiên Một dân tộc mới đang được khai sinh trong đau khổ và phải đấu tranh quyết liệt để sống c̣n. Nhưng bất chấp sự đe doạ của con rồng, Con trẻ vẫn được sinh ra, được đưa lên ngai Thiên Chúa và được an toàn. Chắc hẳn các tín hữu tiên khởi nhận ra được ám chỉ về Thánh Kinh Cựu ước. Thiên Chúa, trong quá khứ, đă bảo vệ dân tộc Do Thái khỏi quân thù, th́ lúc này cũng bảo vệ dân mới khỏi những khó khăn. Lời Thiên Chúa không ở th́ quá khứ mà luôn luôn ở hiện tại. Ngài luôn hành động để cứu giúp và tái tạo dân mới mà Chúa Giêsu đă đổ máu đào ra để cứu chuộc. Khi viết Khải Huyền, thánh Gioan nghĩ tới cộng đồng tín hữu đang chịu bách hại ghê gớm. Thánh nhân khích lệ, an ủi họ qua cuốn sách của ḿnh, khuyên nhủ họ hăy trông cậy vào Thiên Chúa. Chúa biết rơ nỗi thống khổ của cộng đoàn và sẽ giơ tay giải cứu. Sự dữ sẽ chẳng bao giờ thành công. Đó là lư do bài đọc được chọn cho ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Con rắn già thất bại nơi Đức Maria, h́nh ảnh tuyệt hảo của dân tộc mới, tức Giáo Hội ngày nay. Kinh Magnificat của bài Tin Mừng cũng được liên kết với ư tưởng chiến thắng này, Đức Maria đă nhảy mừng tạ ơn Thiên Chúa v́ công tŕnh cứu độ của Ngài : "Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường". Đức tin ở đây được diễn tả dưới hai h́nh thức: Nơi Đức Maria và nơi cộng đoàn tín hữu. Nhưng cả hai đều đặt niềm cậy trông vào uy quyền Thiên Chúa. Ngài cứu giúp những kẻ bé mọn, đang bị áp bức, bách hại. Thánh Gioan không chủ tâm viết về các sự kiện của tương lai. Nhưng về t́nh h́nh hiện tại. Ngài đề cao những tín hữu đang chịu cảnh lầm than. Ông viết để giúp đỡ họ, cũng như chúng ta ngày nay. Ngơ hầu mọi người giữ vững đức tin, trung thành với lề luật Thiên Chúa. Ông cam đoan Thiên Chúa sẽ toàn thắng, công lư của Ngài sẽ tỏ rạng. Hôm nay Giáo Hội cử hành lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, nơi Đức Mẹ chúng ta được chiêm ngắm một gương mẫu đức tin tinh ṛng, sống động, một sự trung thành hoàn hảo, một đức cậy vững chắc, một ḷng mến khiết trinh không phân tán, Ngài xứng đáng làm Bà Chúa hiển vinh và là mẹ Đấng Cứu Thế. Trong hoàn cảnh của ḿnh, mỗi người tín hữu đều phải sinh ra "Đức Kitô" cho thế gian. Do đó cũng chia sẻ số phận của người phụ nữ mang thai chuyển dạ trong Khải Huyền. Mặc dầu con trẻ vừa sinh ra đă chịu bắt bớ, khổ đau. Nhưng Thiên Chúa ǵn giữ Ngài an toàn. Ngài sẽ trở về với Thiên Chúa và ban cho mỗi người chúng ta một nơi trú ẩn vững bền trong trái tim Mẹ Ngài. Ngài bảo vệ và che chở chúng ta khỏi nanh vuốt của con rồng đỏ, đang tác yêu tác quái trên thế giới. Tuy nhiên, nó sẽ không bao giờ chiến thắng. Sự dữ sẽ bị đánh bại, bị quét sạch khỏi mặt trái đất. Người tín hữu mọi nơi mọi thời vững tâm hô lớn giữa trận chiến khốc liệt: "Thiên Chúa chúng ta thờ, giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương quyền lực và vinh quang." Ngài sẽ trợ giúp mỗi người toàn thắng trong trận chiến của ḿnh. Amen.
Chào em, cô gái Si-on Suốt cuộc lưu hành trong sa mạc, dân Chúa đă đi dưới áng mây, biểu trưng cho sự phù trợ của Thiên Chúa (Xh 40,34-38). Sau khi nhận lănh các giới răn tại núi Sinai, dân Chúa đă đặt hai bia đá trong một cái khám và khiêng đi (Đnl 10,1-5). Từ đó, Ḥm bia hay Khám Giao ước luôn đi trước dân để dẫn đường. Có Ḥm bia, dân không phải lo sợ ǵ: Họ có thể vượt qua sông mà chân vẫn ráo khô (Gs 3,14-17), họ có thể hạ được thành của địch mà không hao tổn sức lực (Gs 6,14). Lúc dừng chân, Ḥm bia được đặt trong một cái lều, gọi là Lều Hội ngộ. Tại đây các vị đại diện cho dân đến cầu nguyện và hỏi ư kiến của Đức Chúa. Ḥm bia Giao ước là nơi qui tụ của toàn dân, là niềm vui, là bảo đảm và là niềm an ủi cho mọi người. Thời Cựu Ước, Lịch sử của dân Chúa luôn gắn liền với Ḥm bia, với Khám Giao ước, là hai bia đá khắc ghi những giới răn Chúa truyền. Sau này, trong Tân Ước, lịch sử ấy tiếp tục gắn liền với Giao ước mới, với Ḥm bia mới, với Luật mới là chính Người Con của Thiên Chúa. Lịch sử Cựu Ước về Ḥm bia đă được Tân Ước diễn tả sống động hơn. Khi ông Môsê đặt Khám giao ước trong Lều tạm th́ đám mây che phủ Lều hội ngộ và vinh quang Đức Chúa bao phủ cả Lều (Xh 40,34). C̣n khi Đức Maria thụ thai th́ “quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (x.Lc 1,35). Ḷng dạ trinh trong của Đức Maria trở nên nhà tạm của Giao ước mới. Xưa kia, sau khi chinh phục được Giêrusalem, vua Đavít đă hoan hỉ rước Ḥm bia vào thành, đă nhảy múa tưng bừng trước Ḥm bia, c̣n khi Đức Maria gặp bà Êlisabét, trẻ Gioan c̣n trong ḷng mẹ đă nhảy mừng. Câu nói của bà Êlisabét “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1,43), tương tự như câu nói của vua Đavít: “Bởi đâu khám của Đức Chúa lại đến với tôi?”. Cuối cùng, như Ḥm bia đă lưu lại nhà Ôbết – Êđom ba tháng và chúc lành cho gia đ́nh ấy, th́ Đức Maria cũng lưu lại nhà bà chị họ ba tháng để giúp đỡ (x. 2Sm 6,4-15 ; Lc 1,39-45). Trong suốt lịch sử dài chờ mong Đấng Cứu Thế, Cựu Ước vẫn dùng danh từ “thiếu nữ Si-on” để áp dụng cho dân Thiên Chúa. Thiếu nữ ấy sẽ khai sinh nhân loại mới, dân được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ. Tác giả Luca dùng danh từ thiếu nữ Sion để áp dụng riêng cho Đức Maria, khi kể lại việc Thiên sứ truyền tin và cuộc thăm viếng bà Êlisabét : Đức Maria là thiếu nữ Si-on, là hiện thân và kết tinh của dân Thiên Chúa. Lời chào “đầy âng sủng” và “hăy vui lên” không phải là lời chào thông thường, nhưng là kiểu nói của Cựu Ước, dành riêng cho toàn dân Israel như là người được Thiên Chúa yêu mến. Trong bài kinh ngợi khen cũng thế, không những Đức Maria nói lên ḷng biết ơn riêng tư (Lc 1,46-49) mà c̣n thay cho toàn thể ḍng dơi Áp-ra-ham để nói lên niềm tri ân và vui mừng chung (Lc 1,50-55), nghĩa là Đức Maria xuất hiện trong vai tṛ “thiếu nữ Si-on”. Dân Israel – Thiếu nữ Si-on – Hội thánh – Đức Maria: những thực tại ấy liên kết với nhau, nói lên cả một quá tŕnh của hy vọng, của phấn đấu, của thành tựu. Sách Khải huyền của thánh Gioan (bài đọc một ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời Kh 11,1-17) đă diễn tả lại sinh hoạt ấy. Hội thánh đă tiếp bước từ lịch sử của Israel Cựu Ước mà bây giờ Đức Maria là đại diện, là hiện thân. Rồi Hội thánh cũng chính là thiếu nữ Si-on mới đang mong chờ ngày Đức Kitô trở lại. Trong cuộc chờ đợi đó, là một cuộc chiến dai dẳng giữa những người theo Chúa và ma quỉ. Hội thánh ấy cũng chính là mỗi người chúng ta, sẽ phải khai sinh Đức Kitô trong đời ḿnh, đưa Đức Kitô đến cho toàn thế giới, chống lại những thế lực của thần dữ đang ŕnh rập để cướp đi những hoa trái của chúng ta… Lịch sử Israel đáng cho chúng ta kính cẩn cúi đầu chào. Lịch sử của Hội thánh cũng xứng đáng cho niềm hy vọng, và cuộc đời của Đức Maria thật xứng đáng để noi theo. Xin gởi lời chào đến toàn dân Israel Cựu Ước, cô thiếu nữ Si-on cũ. Xin gửi lời chào đến Hội thánh, cô thiếu nữ Si-on mới. Xin gửi lời chào đến Đức Maria, cô thiếu nữ hiện thân cho cả hai Giao ước, đă hạ sinh Đức Kitô về mặt thể lư lẫn tinh thần. Và xin gửi lời chào đến từng người, như là một thiếu nữ Si-on đang mang Đức Kitô trong ḿnh và loan truyền Người cho người khác.
THIÊN CHÚA
BAN ƠN CỨU ĐỘ Chẳng mấy khi chúng ta hiểu được đoạn Khải Huyền được trích tuyển trong sách bài đọc của chúng ta. Cả như tôi, th́ chắc khó ḷng có người nào trong anh chị em giảng giải về bài đọc ấy nếu không muốn nói là chẳng có ai. Dẫu có chừa lại sách Khải Huyền th́ có lẽ, việc đọc sách thánh của anh chị em cũng không hề ǵ! Tuy nhiên, đây là cơ hội để chúng ta cải thiện t́nh trạng đó, thế nên tôi sẽ tập trung vào bài đọc một và thêm vào một số chú thích mà tôi cho là hữu ích trong dịp lễ này. Hồi c̣n làm tuyên úy trại giam ở San Quentin - California, tôi lấy làm ngạc nhiên bởi sao có lắm bạn tù đọc Kinh Thánh mà lại say mê với sách Khải Huyền đến thế. Ấy phải chăng là v́ họ đă bắt được sức hấp dẫn mănh liệt nơi chuỗi biểu tượng có tính phóng đại và nghiệt ngă của quyển sách thánh, mà xem ra, phần đông các Ki-tô hữu muốn lảng tránh! Dần dà, tôi nhận ra rằng, họ đă bị cuốn theo những ḍng mô tả về cuộc chiến đấu khắc nghiệt giữa thiện và ác vốn tràn ngập trong toàn bộ quyển sách. Họ đă t́m thấy ở đó nguồn trợ lực để hy vọng rằng một ngày nào đó, hệ thống tù đày quy mô nơi họ sống sẽ bị phá hủy đi cùng với các thế lực của thế gian này. Đây vốn là thông tin thời sự giúp những Ki-tô hữu tiên khởi đă chịu đau khổ dưới sự bách hại của Rô-ma, cũng như những tù nhân trong trại tù North Bloc ở San Quentin cảm thấy yên ḷng. Và ấy cũng là tin tức xoa dịu tất cả chúng ta, những người đấu tranh chống tại các thế lực của con “Măng Xà” trong xă hội chúng ta. Theo tôi, ra như có một sức hấp dẫn khác nữa đối với những bạn tù, ấy là v́ họ tin rằng, họ đă nắm được mật mă; họ có thể luận đoán được các biểu tượng và lối nói ẩn dụ hết sức phổ biến trong sách Khải Huyền. Dù sao đi nữa, họ đă cảm thấy ḿnh là người trong cuộc, c̣n hết thảy những người khác chỉ là người ngoài. Thậm chí họ đă sử dụng “sự am hiểu” này như một phương thức để chịu đựng tốt hơn những người đồng cảnh ngộ với họ. Tuy nhiên, bất chấp họ có thể giải thích sai điều ǵ trong sách Khải Huyền đi nữa, th́ anh chị em cũng có thể hiểu được sự mê mẩn của họ đối với quyển sách nói về các thị kiến và những lời tiên báo này. Quyển sách nói với những người chịu đau khổ dưới những thái cực và sức ép từ bên ngoài. Sách Khải huyền được viết cho các Ki-tô hữu tiên khởi, những người đă bị ép buộc phải tôn thờ hoàng đế. Nếu không làm theo như vậy, th́ họ không chỉ bị xem là gây mất đoàn kết tôn giáo mà c̣n cả chính trị nữa. Các Ki-tô hữu buộc phải chọn Thiên Chúa để phụng sự như xưa nay họ vẫn chọn. Nếu họ chọn thuận theo niềm tin Ki-tô hữu của ḿnh, th́ họ phải trả giá bằng chính sự sống của họ. Khải Huyền không phải là một quyển sách trừu tượng với những h́nh ảnh dị thường và các sự kiện thuộc thế giới bên kia. Sách được viết nhằm giúp các Ki-tô hữu giữ vững niềm tin và tỏ ư đoan chắc rằng Con Chiên (hoặc như trong bài đọc hôm nay là “người con, một con trai”) sẽ chiến thắng khải hoàn. C̣n niềm tin của chúng ta th́ sao, liệu có chút ǵ dễ dàng hay hứa hẹn hơn chăng? Lướt qua trang báo trong những ngày này, bất giác chúng ta nhận ra rằng, những vụ dùng xe hơi đánh bom tại Iraq và Afghanistan vẫn ngày càng gia tăng; những thiếu sinh quân bị giết hại tại Sudan; dân chúng thuộc thế giới thứ ba đang khổ sở trước nạn dịch AIDS v́ thiếu thuốc chữa trị; rồi vụ tràn dầu làm có thể làm ô nhiễm Vịnh Mexico trong ṿng nhiều năm tới… Chúng ta phải đặt ra câu hỏi, “Ai chịu trách nhiệm trước những điều này?” Nh́n ra thế giới xung quanh, chúng ta rùng ḿnh trước mật độ thảm họa mà chúng ta được chứng kiến. Quyền lực nào sẽ thắng thế đây? Liệu chúng ta có phải là những người tin sẽ thuộc về phía chiến thắng, hay có lẽ nào sự nỗ lực bé nhỏ về phần con người của chúng ta sẽ trở thành vô nghĩa trước “con Măng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng”? Sách Khải Huyền có ư quả quyết rằng, sự thiện sẽ chiến thắng. Giống như các Ki-tô hữu thời đầu, chúng ta có thể bị xúi giục để chối bỏ niềm tin vào nguồn sáng của ḿnh, để rồi sa vào chước cám dỗ và sức mạnh của những thế lực chống đối. Đấng Tối Cao mà những người Ki-tô hữu chúng ta bước theo là Đấng nào? Thiên Chúa công b́nh như kinh thánh cho biết là Đấng sẽ chấn chỉnh mọi sự, đấy là Thiên Chúa chúng ta hằng mong ước và có thể đặt niềm tín trung. Thế nên, sách Khải Huyền mời gọi chúng ta sửa lại lối nh́n của ḿnh, không phải là tập trung vào những thử thách đau thương của chúng ta, cho bằng biết hướng về Thiên Chúa. Sức mạnh của con thú thật đáng sợ, đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời. Thế nhưng người con được sinh ra sẽ được Thiên Chúa che chở và chiến thắng khải hoàn. Trong khi chưa có một mật mă nào giúp chúng ta giải thích được quyển sách này, th́ ngôn từ của của nó thu hút trí tưởng tượng của chúng ta và khiến chúng ta có thể vẽ ra nhiều cách lư giải. Đă hẳn chúng ta phải chiến đấu, thế nhưng cũng có một sự thực rất đáng ngại, ấy là sự dữ đang hằm hè như muốn nuốt lấy tất cả những ǵ là sự thiện. Một dân mới là cộng đồng Ki-tô hữu đă được sinh ra trong đau khổ và cuộc chiến đấu lớn lao. Thế nhưng, bất chấp những mối đe dọa đến sự tồn vong, đứa con này vẫn được Thiên Chúa ǵn giữ an toàn. Không có độc giả kinh thánh nào có thể quên những lối ẩn dụ trong sách thánh Híp-ri. Cũng như Thiên Chúa của người Do-thái đă bảo vệ họ, th́ Người cũng sẽ tiếp tục bảo vệ dân mới của Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa không “chia ở th́ quá khứ”, nhưng vẫn bảo vệ, tái tạo cộng đoàn trong hiện thực, v́ Đức Giê-su đă hiến dâng mạng sống của Người cho cộng đoàn ấy. Cộng đoàn mà Gio-an hướng đến đang trải nghiệm sự chống đối cùng cực. Nhờ quyển sách này, họ được động viên để tín thác rằng, Thiên Chúa thấu biết cảnh ngộ khốn khổ của họ và Người sẽ đến để cứu thoát họ. Sự dữ sẽ đại bại. V́ thế chúng ta không lấy làm lạ khi trong thánh Lễ Đức Mẹ Lên Trời này, bài đọc một được nối kết với bài “Magnificat” của Đức Ma-ri-a. Niềm vui mừng hân hoan của Đức Ma-ri-a khi được Thiên Chúa bảo trợ: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế… dẹp tan phường ḷng trí kiêu căng…” Đức Tin mà kinh thánh nói đến ở đây cho thấy hai mẫu thức và cung giọng khác nhau về cùng một niềm hy vọng nơi Thiên Chúa. Gio-an không viết lời tiên báo về những sự kiện cụ thể trong tương lai như một số người ngày hôm nay quả quyết, nhưng cố gắng để khuyến khích và an ủi các Ki-tô hữu v́ nỗi khốn khổ rất cụ thể của họ. Gio-an viết để giúp họ cũng như chúng ta luôn biết tín trung, và c̣n để bảo đảm cho chúng ta rằng, đường lối và sự công chính của Thiên Chúa sẽ chiến thắng. Chúng ta cũng hăy làm cho Đức Ki-tô giáng sinh vào xă hội của chúng ta nữa. Chúng ta được nhắc nhở rằng, qua cuộc khổ nạn, Đức Ki-tô vẫn được Thiên Chúa che chở an toàn, và để rồi Người sẽ trở lại và đem tất cả chúng ta đến nơi được bảo vệ an toàn và được sống. Do đó, con Măng Xà sẽ không bao giờ chiến thắng được. Người Ki-tô hữu sẵn sàng để lên tiếng giữa cuộc chiến chống lại muôn vàn những cuộc thị uy của ma quỷ, “Thiên Chúa chúng ta giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền.” Thiên Chúa là Đấng bảo vệ chúng ta giờ đây tỏ ư trợ giúp chúng ta trong cuộc chiến hiện thời của chúng ta. GIẤC NGỦ CỦA ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI (Những bài Giáo huấn về Đức Maria của Đ. Gioan Phaolô II) Kinh thánh không nói ǵ về sự kết liễu cuộc đời dương thế của Đức Maria. Truyền thống Hội thánh tin rằng Mẹ đă được Chúa đưa cả hồn xác về vinh quang thiên quốc. Đây là chủ đề của ba bài huấn giáo (số 53-56). Lần này, Đức Thánh Cha t́m hiểu ư nghĩa cái chết của Mẹ Maria, một điểm đă được nhiều giáo phụ bàn đến. 1.- Về việc kết liễu cuộc đời dương thế của Đức Maria, Công đồng Vaticanô II lấy lại những lời lẽ của sắc chiếu định nghĩa tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời như sau : “Đức Trinh Nữ Vô nhiễm được ǵn giữ cho khỏi tội nguyên tổ, sau khi đă măn cuộc đời dương thế, đă được đưa cả hồn lẫn xác về vinh quang thiên quốc”(HT 59). Qua những lời đó, Hiến chế về Hội thánh, theo gót Đức Giáo Hoàng Piô XII, đă không muốn lên tiếng về vấn đề cái chết của Đức Maria. Thực ra Đức Piô XII không chủ ư phủ nhận cái chết, nhưng Người nghĩ rằng không nên tuyên bố cái chết của Đức Mẹ Chúa Trời như là một chân lư buộc hết mọi tín hữu phải chấp nhận. Thực vậy, một vài nhà thần học đă chủ trương rằng Đức Maria được miễn khỏi phải chết và Người đă được đưa thẳng từ cuộc sống đời này về vinh quang trên trời. Tuy nhiên, ư kiến này chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ XVII, trong khi mà đă có một lưu truyền lâu đời coi cái chết của Đức Maria như là sự dẫn đưa vào vinh quang trên trời. 2.- Có thể nào Đức Maria Nazaret lại phải trải qua thảm cảnh chết chóc nơi thân xác ḿnh hay không? Khi suy nghĩ tới số phận của Đức Maria và mối tương quan với Chúa Con, xem ra có thể đưa ra câu trả lời khẳng định như sau: chính v́ Đức Kitô đă chết, v́ thế khó ḷng chủ trương một điều trái ngược đối với Thân mẫu của Chúa. Các giáo phụ đă lập luận theo đường hướng đó, và họ không mảy may nghi ngờ ǵ về điểm này. Chỉ cần trích dẫn thánh Giacôbê Sarug (+ năm 521), theo đó “ca đoàn mười hai Tông đồ”, khi Đức Maria đă đến “thời đi vào con đường của hết mọi thế hệ”, nghĩa là con đường của sự chết, th́ đă tụ họp để an táng “thân xác trinh khiết của Đấng đáng chúc tụng” (Diễn từ về sự an táng Đức Thánh mẫu, 87-99). Thánh Modestô Giêrusalem (+ năm 634) , sau khi đă dài ḍng bàn về “giấc ngủ hạnh phúc của Đức Mẹ Chúa Trời”, đă kết luận “lời từ giă” qua việc tán dương sự can thiệp diệu kỳ của Chúa Kitô, Đấng đă cho Đức Maria “chỗi dậy từ ngôi mộ” để đưa Người về với ḿnh trong vinh quang. Thánh Gioan Đamascêno (+ năm 704) đă tự hỏi: “Tại làm sao mà Đấng vào lúc sinh hạ đă vượt qua hết mọi giới hạn của thiên nhiên, giờ đây lại phải chịu khuất phục những luật lệ của thiên nhiên, và làm sao thân thể vô nhiễm của Người lại có thể khuất phục cái chết?”. Và ông đă trả lời : “Chắc hẳn là cái phần hay chết cần phải được chôn táng để có thể mọc lên sự bất tử, xét v́ chính Chủ tể thiên nhiên cũng đă không muốn khước từ cảm nghiệm cái chết. Thực vậy, Người đă chết theo xác thể và bằng cái chết Người đă hủy diệt cái chết, Người đă mang lại sự bất diệt cho sự hủy hoại, và Ngài đă biến cái chết thành nguồn của sự sống lại” (Diễn từ về Lễ an giấc của Đức Mẹ Chúa Trời, 10). 3.- Đành rằng, dựa theo mặc khải, cái chết được tŕnh bày như là án phạt của tội lỗi. Tuy vậy, sự kiện Hội thánh tuyên bố Đức Maria được giải thoát khỏi tội nguyên tổ do một đặc ân của Chúa, không đưa đến một kết luận rằng Đức Maria cũng đă lănh nhận đặc ân bất tử về thân xác. Bà Mẹ không thể hơn Con ḿnh được, Đấng đă lănh nhận cái chết, để ban cho nó một ư nghĩa mới và biến đổi nó thành một dụng cụ của sự cứu rỗi. Được lôi cuốn vào công tŕnh cứu chuộc và được kết hợp với hy lễ cứu độ của Đức Kitô, Mẹ Maria đă được chia sẻ sự đau khổ và cái chết ngơ hầu cho nhân loại được cứu rỗi. Đối với Mẹ, có thể áp dụng những ǵ mà ông Sêvêrô Antiôkia khẳng định về Đức Kitô: “Nếu không có một cái chết đi trước th́ làm sao có sự sống lại được?” (Antijulianistica, Beirut 1931, 194). Để có thể thông dự vào sự sống lại của Đức Kitô, tiên vàn Đức Maria cũng phải chia sẻ cái chết của Chúa nữa. 4.- Tân ước không cung cấp cho chúng ta một tin tức nào về những hoàn cảnh của cái chết của Đức Maria. Sự thinh lặng này đưa đến giả thiết rằng sự chết đă diễn ra một cách thường t́nh, không có ǵ đáng nói. Nếu không, th́ thử hỏi làm sao nó có thể giấu kín đối với người đương thời và không được truyền lại cách nào đó cho chúng ta? Bàn về những nguyên nhân đưa tới cái chết của Đức Maria, những ư kiến muốn loại trừ những nguyên nhân tự nhiên th́ xem ra không có cơ sở. Điều quan trọng hơn là đi t́m hiểu thái độ thiêng liêng của Đức Trinh nữ lúc Người sắp ra đi khỏi đời này. Về điểm này, thánh Phanxicô de Sales cho rằng cái chết của Đức Maria đă xảy đến như là hậu quả của một cuộc thăng tiến về t́nh yêu. Ông ta nói đến một cái chết “trong t́nh yêu, do t́nh yêu gây ra và v́ t́nh yêu”. V́ thế ông đă kết luận rằng Đức Mẹ Chúa Trời đă chết v́ yêu mến quư tử Giêsu của ḿnh (Traité de l’Amour de Dieu, lib. 7, c. XIII-XIV). Cho dù cuộc đời của Đức Maria đă chấm dứt do một sự kiện hữu cơ hay sinh lư nào đi nữa, chúng ta vẫn có thể nói rằng việc chuyển bước từ cuộc đời này đến cuộc đời bên kia đối với Đức Maria là một sự trưởng thành của ơn thánh tiến tới vinh quang; v́ thế cái chết của Người có thể được quan niệm như là một “giấc ngủ”[1]. 5.- Nơi một vài giáo phụ, chúng ta thấy mô tả cảnh Chúa Giêsu đến để đem mẹ ḿnh về vinh quang thiên quốc vào chính lúc chết. Như vậy, họ đă tŕnh bày cái chết của Đức Maria như là một biến cố t́nh yêu dẫn Người tới gặp gỡ Con yêu dấu của ḿnh để chia sẻ cuộc sống bất tử. Vào cuối cuộc đời dương thế, Đức Maria đă nếm thử, cũng như thánh Phaolô và c̣n hơn thánh Phaolô, ước ao được rời bỏ thân xác này để có thể ở với Chúa Kitô luôn măi (Pl 1,23). Cảm nghiệm về sự chết đă làm cho bản thân Đức Maria được thêm phong phú: bởi v́ đă nếm số phận chung của hết mọi người, Đức Maria có khả năng thực hiện một cách hữu hiệu hơn chức vụ làm mẹ tinh thần của ḿnh đối với những người đi tới giây phút chót của cuộc đời.
[1] “Dormitio”: giấc ngủ, an nghỉ. Đây cũng là tên đặt cho lễ phụng vụ kính ngày tạ thế của Mẹ Maria bên các Hội thánh Đông phương.
1. Lịch sử ngày lễ Chẳng bao lâu sau công đồng Êphêsô (431) tuyên bố Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), một thánh lễ gọi là lễ Đức Bà "an giấc" (chết) bắt đầu phổ biến. Ít thế kỷ sau, Giáo Hội Rôma cũng mừng lễ này và đổi tên là Assumptio (đưa về trời). Trong công đồng địa phương đầu tiên trên lục địa Hoa Kỳ (1791) quốc gia này đă được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ lên trời. Lúc ấy nhà thờ chính toà Baltimore giữ vai tṛ chính yếu của toàn quốc gia, cũng được mang danh hiệu Đức Mẹ lên trời. Năm 1950, Đức giáo hoàng Pio XII long trọng tuyên bố tín điều Đức Maria lên trời cả hồn lẫn xác. Trong thông điệp ngài liệt kê những ơn ích phát sinh do việc công bố này : Ḷng sùng kính Đức Mẹ được tăng cường. Niềm xác tín vào giá trị đời sống hiến dâng cho ư muốn Thiên Chúa được thăng tiến. Bác bỏ chủ thuyết duy vật tách con người ra khỏi mục tiêu cao quư của nó. Cuối cùng, ḷng tin Đức Mẹ hồn xác lên trời kiện cường hy vọng mọi người sẽ được sống lại trong thân xác của ḿnh. Các h́nh ảnh về ngày lễ phản ánh lịch sử của nó. Thời sơ khai ngày lễ tập trung vào mầu nhiệm Vượt Qua, nó được diễn tả qua cái chết (an giấc) của Đức Mẹ. Việc tuyên xưng ngài về thiên đàng là giai đoạn thứ hai. Giai đoạn thứ ba là các cuộc rước kiệu khải hoàn mừng Đức Mẹ lên trời cả hồn và xác. Phụng vụ của ngày lễ hôm nay nhấn mạnh đến giai đoạn thứ ba. Tuy nhiên các bài đọc của lễ vọng và lễ chính ngày lại hướng về mầu nhiệm Vượt Qua và nhắc nhớ tín hữu ḿnh cũng được dự phần vào mầu nhiệm ấy (Sourcebook year. C, 1995).
a. Chúng ta thuộc thế hệ tương lai mà Đức Mẹ nói đến trong kinh Magnificat. Nên phải có bổn phận ca ngợi ngài là "có phúc". b. Chúng ta ngợi khen Đức Mẹ v́ đức tin của ngài, v́ thiên chức làm mẹ Chúa Giêsu và từng người tín hữu (về ơn thánh), v́ ngài đă lên trời ban hy vọng cho chúng ta, v́ ngài hằng thương đến mọi tín hữu. "Bởi đâu tôi được mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm ?" Chẳng những là lời của bà Elisabeth mà c̣n của hết thảy mọi linh hồn. c. Chúng ta ngợi khen Thiên Chúa toàn năng và thánh thiện đă thực hiện những việc kỳ diệu nơi Đức Maria. Ngài quá tốt lành đối với mọi tín hữu, những người con yêu quư của Đức Mẹ.
|