Năm C

 
 


Suy niệm
Tam Nhật Thánh

Lm. Jude Siciliano, OP

Thứ Năm : Xh 12: 1-8, 11-14; Tv 116; 1Cr 11: 23-26; Ga 13: 1-15

+ Tập chăm sóc cho nhau trong t́nh yêu Thiên Chúa

+ Để dự phần “gia sản” của Chúa

+ Dự lễ vượt qua ...

Thứ sáu : Is 52: 13-53: 12; Dt 4: 14-16, 5: 7-9;

+ Người tôi trung của Thiên Chúa

+ Hăy tập đứng dưới chân thánh giá

+ Bài thương khó theo phúc âm thánh Gioan

 


Lm. Jude Siciliano, OP (FX Trọng Yên, OP chuyển ngữ)

TẬP CHĂM SÓC NHAU TRONG TÌNH YÊU CHÚA
Ga 13: 1-15

 Tất cả các bài đọc hôm nay đều nói về bí tích Thánh Thể; được truyền lại trong bữa ăn. Đối với các gia đình, bữa ăn rất quan trọng; đó là bữa sum họp gia đình quanh bàn ăn. Trong thời đại hiện nay, bữa cơm thân mật gia đình thật là quý hiếm; do công việc tất bật hằng ngày lôi cuốn: nào là làm việc, chở con đi học. Do vậy, các bậc phụ huynh thường đưa con cái đến những quán bán thức ăn nhanh, hoặc đến những tiệm Mc Donald để ăn, vừa rẻ, vừa nhanh, vừa có thì giờ để các cháu học và làm bài tập còn cha mẹ cũng có thời gian rãnh rổi để dọn dẹp nhà cửa. Vì thế bữa ăn cuối tuần thật là hạnh phúc cho cả gia đình.

Khi chúng ta ngồi vào bàn ăn với gia đình hoặc với bạn bè, sẽ có rất nhiều việc đưa ra trao đổi với nhau, khó có nhà tâm lý học nào có thể quy chuẩn được những mẫu chuyện này. Trong bàn ăn thường chúng ta hay nói đến những việc làm, chuyện vui, chuyện buồn trong ngày ở trường học hay nơi sở làm. những việc làm mệt nhọc hay căng thẳng và nhờ bữa ăn gia đình nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng. Sau đó cũng phải lo dọn dẹp, chuẩn bị công việc cho ngày mai và nghỉ ngơi dưỡng sức. Thật không có gì khổ sở cho bằng ăn uống vội vả như những ngày vừa qua của tôi đến nỗi không có thì giờ để ngủ nghỉ. Gia đình tôi thường ăn chung trong bữa tối cuối tuần; do mẹ tôi được nghỉ làm; Bữa ăn bắt đầu khi cha tôi ngồi vào bàn. Trong bữa ăn chúng tôi thường nghe kể chuyện gia đình trong quá khú và hiện tại, và ăn những món ăn truyền thống của gia đình. Và chúng tôi đã nghe hoài những mẫu chuyện và ăn hoài những món ăn đó vì thế nó trở nên rất thân thương và gần gủi với chúng tôi.

Bây giờ là linh mục, tôi phải cẩn thận nói về bữa ăn lúc trước, khi đời sống không đến nỗi vội vàng, và gia đình có nhiều thì giờ sống chung với nhau. Những bữa ăn như vậy có vẻ khác đối với một cộng đoàn mới thời nay. Nhưng mặc dù với các thức ăn nhanh, chúng ta vẫn còn có dịp ăn chung với nhau. Vào dịp Lễ Phục Sinh sắp đến,  Hay những ngày lễ lớn, như lễ Chiến Sĩ Trận Vong, lễ Độc Lập, lễ sinh nhật hay lễ kỷ niệm đám cưới, lễ cưới hay kỷ niệm rước lễ lần đầu v.v… (Chúng ta không cần ăn chung trong nhà). Và trong những bữa ăn đó có hình ảnh của bữa ăn được diễn tả trong Kinh Thánh hôm nay. Như đặt bàn, đốt nến, làm những món ăn đặc biệt. Vừa rồi có bữa ăn sinh nhật của một cháu bé 5 tuổi, cháu đòi ăn thịt gà chiên từng miếng nhỏ và bánh sô-cô-la. Những dịp như thế, chúng ta có thể kể nhiều chuyện, trong quá khứ và hiện tại cho nhau nghe. Và cho thế hệ sau nghe chuyện của gia đình, ăn những món ăn đặc biệt và rồi thế hệ trẻ nhìn nhận đây là gia đình của mình. Những bữa ăn vào dịp lễ như vậy giúp chúng ta hiểu nhiều về bữa ăn trong Kinh Thánh ngày hôm nay.

Bài trích sách Xuất Hành nói đến bữa ăn trong lễ Vượt Qua đầu tiên, có vẻ giống bữa ăn thời nay. Đó là bữa ăn hối hả để chuẩn bị lên đường. Những người dự bữa ăn phải ăn mặc sẵn sàng để ra đi. Chắc họ dự bữa ăn với những tâm tình khác nhau. Họ đã bị đàn áp dữ dội do đang làm nô dịch ở Ai Cập, họ không thể nào tìm được tự do. Chắc họ phải lo sợ; không biết Thiên Chúa có thể giúp họ vượt khỏi không? Và rồi mỗi khi họ chạy thoát khỏi nạn nô dịch, không biết họ có chịu nổi chặn đường dài qua sa mạc không? Họ có thể chết trong sa mạc, hay bị bắt lại làm nô dịch chăng? Chắc là những người Ai Cập không muốn cho họ ra đi. Nếu bị bắt lại, họ sẽ bị đối xử như thế nào? Có người dự bữa ăn này với nhiều ý nghĩ khách về việc ra đi, và họ có thể bàn tán để ở lại với chủ cũ mà họ biết. Rồi có người ăn bữa ăn đó với lòng mừng rõ, là Thiên Chúa đã đến để cứu thoát họ, để họ tìm tự do. Nhưng đây không phải là bữa ăn độc nhất. Người Do Thái đã được dạy bảo là phải làm bữa ăn như vậy hàng năm. “Ngày ấy đối với các ngươi sẽ thành kỷ niệm… Qua các thế hệ, các ngươi sẽ mừng lễ như luật điều vẫn dạy”.

Những thế hệ sau sẽ ăn bữa ăn với con chiên, bánh không men và rau đắng. Và câu chuyện gia đình lại được kể lại. Họ sẽ nhắc đến ngày vượt khỏi kiếp nô lệ, nhưng họ nói đến chuyện đó như chuyện xảy ra hiện tại. “Vì sao bữa ăn tối hôm nay khác với các bữa ăn tối khác?” Thế hệ sau này đến bữa ăn lễ Vượt Qua nói về chuyện nô lệ nào, những bệnh nghiện nào, những lo sợ nào, với những hy vọng được giải thoát điều gì? Nếu Thiên Chúa đã giải thoát tổ tiên họ ra khỏi kiếp nô lệ, thì Thiên Chúa cũng có thể làm như vậy nữa để đưa thế hệ mới từng bước tìm đến sự tự do.

Thánh Phaolo nhắc chúng ta về câu chuyện mới nói trong bữa ăn cho chúng ta nghe. Câu chuyện và bữa ăn nói về quá khứ và hiện tại. Chúng ta nhắc đến đời sống và sự chết của một Đấng đã cho chúng ta bữa ăn này. Đêm nay chúng ta mang gì đến bữa ăn? Xã hội chúng ta đang sống làm chúng ta mang đầy nỗi lo lắng và sợ sệt. Sự nô lệ nào trong thế giới hiện nay giam giữ chúng ta? Những cường quyền nào trên thế giới làm chúng ta trở nên bất lực, bị ảnh hưởng sâu đậm, và không thể nào điều khiển được tương lai? Sức mạnh đất Ai Cập nào biến chúng ta ra nô lệ? Phaolô nhắc nhở chúng ta đã được cứu thoát nhờ bánh bẻ ra và nhờ đời sống Chúa Giêsu đổ xuống chan hòa cho chúng ta và ban thêm can đảm, vì Thiên Chúa đã làm trở lại để giúp chúng ta vượt qua sự chết để đến sự sống; vượt qua thất vọng để đến hy vọng; vượt qua đêm tối chúng ta đã tạo ra để đến ánh sáng mới chỉ có Thiên Chúa mới ban được cho chúng ta.

Khi chúng ta họp nhau ăn bữa ăn “gia đình” và nói câu chuyện Vượt Qua mới trong Chúa Giêsu, thánh Gioan khuyên chúng ta nên nhớ nói toàn câu chuyện. Trong khi nghe kể câu chuyện về ý nghĩa lễ Vượt Qua, chúng ta là những ai? Chúng ta thuộc thành phần nào của Chúa Giêsu, Trong phần rửa chân cho các môn đệ. Việc rửa chân là việc chính trong câu chuyện của thánh Gioan. Có cộng đoàn Kitô Hữu dùng thau, khăn lau, và bình nước để tượng trưng. Có nhà thờ có những bức tranh trên tường nói về việc rửa chân. Chúng ta không cần tranh ảnh về Chúa Giêsu và các môn đệ, chúng ta cũng đã hiểu. Ba điều tượng trưng: thau, khăn lau, và bình nước, là như dấu chỉ của người Kitô Hữu. Đó là dấu hiệu liên hệ chúng ta với gia đình Kitô Hữu quá khứ và hiện tại. Có những vua chúa thời xưa có dấu hiệu gươm, lâu đài, và có ra trận. Thời bây giờ có những dấu hiệu quân sự rõ ràng trên các xe, phi cơ, tàu chiến, và súng ống của quân đội. Chúng ta thấy rất nhiều nhản hiệu quân sự ấy.

Trong bữa ăn người nô lệ nhỏ nhất phải làm việc rửa chân. Ngược lại, Chúa Giêsu làm việc của người nô lệ là rửa chân cho các môn đệ. Ngay lúc các môn đệ sửa soạn ngồi vào bữa ăn đặc biệt ấy, Chúa Giêsu làm một việc mà các ông ngỡ ngàng. Những ý nghĩ và tham vọng đưa các ông lên bậc thang làm mộn đệ thật làm các ông ngạc nhiên. Chúa Giêsu nói với các ông “môn đệ xứng đáng” là người sẵn sàng bưng chậu, lấy nước và khăn lau để rửa chân và lau khô. Người ta có thể cảm thấy mất danh giá vì rửa chân cho người khác. Đúng vậy, và người đó có thể có đánh giá khác là người đó được coi là môn đệ Chúa Giêsu.

Dấu hiệu của chúng ta không phải là dấu hiệu quân sự, và cũng không phải là dấu chỉ quyền uy. Trái lại, dấu hiệu đó là khăn lau, chậu và bình nước. Chúng ta không vẽ các dấu hiệu đó trên gươm và giáp. Người môn đệ Chúa Giêsu vẽ các dấu hiệu đó trong tim của mình.


Fr. Jude Siciliano, OP.

Để dự phần “gia sản” của Chúa
Ga 13,1-15

Thưa quư vị. Chương 13 của Tin Mừng theo thánh Gioan, là khúc ngoặt của sách Phúc âm này. Bởi lẽ nó kết thúc phần một, quen gọi là “sách các dấu lạ”. Chúa Giêsu chấm dứt sứ vụ công khai của Ngài. Bây giờ chúng ta bước vào phần thứ hai, tựa đề là : sách vinh quang từ chương 13 đến chương 17. Từ then chốt của phần này là yêu thương”. Ngài sẽ kêu gọi các môn đệ của Ngài vào vương quốc đó và bày tỏ cho họ biết t́nh yêu thương nào mà Ngài nghĩ tới khi Ngài hiến dâng thân ḿnh cho họ, cho nhân loại. Ngài là hạt lúa rơi xuống đất, chết đi và mang nhiều hoa trái như chính Ngài đă tiên báo ở Chúa Nhật V mùa Chay (Năm B).

Câu mở đầu của Tin Mừng hôm nay (Ga 13,1) liên kết giờ cuối cùng của Chúa Giêsu với biến cố vượt qua. Do đó có sự lựa chọn bài đọc thứ nhất từ sách Xuất hành, đoạn nói về tŕnh thuật Vượt Qua nguyên thủy. Chúa Giêsu sẽ tắt thở vào chính lúc con chiên Vượt Qua chịu sát tế làm lễ toàn thiêu trong đền thờ. Đây là một sự tiên báo, sẽ có biến cố trọng đại thê thảm xảy ra cho Ngài vào giờ này. Giờ Ngài đă chờ đợi từ lâu để làm đầy đủ ư nghĩa “vượt qua”. Máu chiên bôi lên khung cửa nhà các người Do thái ở Ai cập để cứu họ thoát tay Thiên Thần chinh phạt. Cũng thế, máu con chiên vẹn toàn Giêsu cũng cứu chữa toàn thể nhân loại khỏi chết v́ tội lỗi. Ngài cúi xuống rửa chân cho các Tông đồ không chỉ nêu gương sáng cho chúng ta. Những điều Ngài khởi sự từ giây phút này đều có quyền năng cứu chữa nhân loại khỏi áp lực của tội lỗi trên cuộc đời họ.

Rửa chân là một phần không thể thiếu của ḷng hiếu khách trong văn hóa Do thái. Đường sá ở đó rất bụi bặm. Các khách đến thăm hay đến dự bữa đều phải được rửa chân cho sạch trước khi bước vào nhà.

Thường thường công việc này dành cho thành viên trẻ nhất của gia đ́nh hay cho đầy tớ hoặc nô lệ hèn hạ nhất của chủ nhà, Chúa Giêsu đảo lộn và bẻ găy tục lệ đă được duy tŕ bao đời nay trong xă hội. Đó là điểm quan trọng gây ngạc nhiên cho mọi người có mặt, kể cả các Tông đồ. Giữa bữa ăn, Ngài đứng dậy, tự ḿnh làm công việc rửa chân ! Nghĩa là giờ của Ngài đă đến gần, chỉ trong giây phút nữa. Cho nên Ngài đă hạ ḿnh đến tột độ, dốc hết cái tôi của Ngài đi, ngơ hầu dễ dàng chấp nhận Thánh ư Đức Chúa Cha. Ngài bắt đầu chết. Cuộc sống mới của nhân loại sắp ló dạng. Trong cuộc sống này, cộng đồng nhân loại đă có một dấu hiệu chỉ dẫn, mà hành động bất ưng của Chúa Giêsu ngụ ư. Đó là mọi người phải trở thành “kẻ rửa chân”, làm đầy tớ cho những người nghèo khổ, thiếu thốn trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc làm của Chúa Giêsu c̣n mang nhiều ư nghĩa hơn nữa.

Tại sao ông Phêrô từ chối để Chúa rửa chân cho ? Ông thừa hiểu việc rửa chân là truyền thống, và ư nghĩa của nó ra sao. Ông có đủ can đảm theo gương Chúa không ? Ông không phải là một gă ngốc nghếch, dại khờ. Ông theo Chúa với một mục tiêu đầy tham vọng. Lúc này ông đang bị ngỡ ngàng v́ hành động của Chúa, ông chưa dám chấp nhận số phận tệ hại như thế : Làm đầy tớ thiên hạ. Ông chưa sẵn sàng để mọi người hạ nhục. Bị nhục nhă trước công chúng chưa phải là tư tưởng của ông. Ông chưa chấp nhận cho nên ông từ chối để cho Chúa rửa chân.

Nhưng Chúa Giêsu đ̣i hỏi là Ngài phải rửa chân cho ông. Ông phải học bài học khiêm nhu của Ngài, bằng không, ông sẽ không được dự phần vào “gia sản” của Ngài. Gia sản ấy là cuộc sống mới, tư tưởng mới, thái độ mới, là t́nh yêu của Chúa Cha, là bác ái với mọi người mà việc rửa chân cho nhau là dấu chỉ. Gia sản ấy là cộng đồng mới, ngôi nhà mới có Chúa Giêsu cư ngụ. Phêrô với ơn Chúa Thánh Thần, nhận ra lời dạy bảo của Chúa, và ông đă chấp nhận.

Tuy nhiên, Chúa không đ̣i hỏi Phêrô phải có một cuộc tắm rửa toàn diện mà chỉ cần rửa chân khỏi những bụi bặm bên đường. Sau này, các tín hữu của Chúa trên hành tŕnh qua cuộc sống trần gian, cũng vương nhiều bụi bặm. Cuộc thanh tẩy toàn thể không cần thiết nữa (tức không cần rửa tội lại) mà chỉ cần bí tích Ḥa Giải, để có thể đồng bàn với Thiên Chúa t́nh yêu. Suy rộng ra, Hội Thánh luôn phải thanh tẩy ḿnh, làm cho ḿnh được đổi mới luôn, trong sạch luôn để xứng đáng tham dự lễ Vượt Qua với Chúa Kitô.

Sự kiện xảy ra tại bàn ăn, lệnh truyền yêu thương cũng được ban ra tại bàn ăn. Thế th́ bàn tiệc Thánh Thể luôn luôn là đề tài để chúng ta suy nghĩ. Bàn ăn phải là nơi chúng ta tha thứ cho nhau, phục vụ nhau tẩy sạch mọi bụi bặm trần gian để có thể đón nhận giới răn mới của Chúa.

Thực ra, về h́nh thức, giới răn này chẳng có chi mới. Nhưng nội dung của nó th́ hoàn toàn mới, và đă trở nên giới răn riêng của Chúa Giêsu, là dấu hiệu để thế gian nhận biết chúng ta là môn đệ của Ngài. Thực ra, yêu thương đối với Chúa Giêsu cực kỳ quan trọng đến nỗi Ngài phải làm gương, trước khi ban ra lệnh truyền, bởi Ngài biết rơ chỉ nhờ yêu thương mà thế gian sẽ được cải tạo, được đổi mới.

Thánh Gioan viết tŕnh thuật này cho cộng đoàn của ngài trong t́nh h́nh rất cụ thể của cộng đoàn đó. Vậy th́ mục tiêu của ngài là ǵ ? Ngài nhắm đạt tới điều chi ? Có lẽ sau khi chịu phép Thánh tẩy, trở lại với Chúa Giêsu, đă có nhiều điều xảy ra cần được tẩy rửa, sửa chữa. Đúng như t́nh trạng của các giáo xứ chúng ta ngày nay. Thánh Gioan đă dùng ng̣i bút của ḿnh mà thôi thúc mọi phần tử trong cộng đoàn tha thứ cho nhau, làm tôi tớ cho nhau, để có thể cùng nhau mừng lễ vượt qua. Thế th́ các giáo xứ, các cộng đoàn tín hữu, tu tŕ ngày nay có cần lời khuyên nhủ của thánh nhân để cũng có thể cử hành lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu không ?

Lễ Vượt Qua này bắt đầu bằng nghi thức rửa chân, hạ ḿnh ra không để đón nhận thánh ư Chúa, mà thánh ư Chúa là yêu thương. Th́ chúng ta không thể nào làm khác được. Bữa tiệc Ḿnh Máu Thánh Chúa cử hành hằng ngày tại các giáo xứ, các cộng đoàn cũng phải bắt đầu bằng nghi thức rửa chân, xin lỗi nhau và tha thứ cho nhau. Chỉ khi nào chúng ta thành thực trong tâm hồn, ngoài cử chỉ thực hiện nghi thức này, lúc đó mới xứng đáng được Chúa ngự vào ḷng. Amen.


Fr. Jude Siciliano, OP

Dự tiệc Vượt qua
Ga 13, 1-15

Thưa quư vị.

Cả 3 bài đọc hôm nay cùng nói về một chủ đề : Đó là bữa ăn. Trước nhất tôi nghĩ ngay đến những bữa ăn hàng ngày trong các gia đ́nh. Rồi đến bữa ăn thánh thể. Mọi thành phần gia đ́nh ngồi quây quần bên một cái bàn, cùng chia nhau bữa ăn bồi bổ, họ cũng chia nhau vui buồn sướng khổ qua các câu chuyện ngoài xă hội, nơi làm việc, chợ búa, trường học … Ngày nay h́nh ảnh này đang phai nhạt dần, bởi sự lấn át của công ăn việc làm hoặc các hoạt động bận rộn ở nhà trường. Cho nên may mắn lắm, các gia đ́nh tân thời mới có cơ hội ngồi lại với nhau ăn một bữa cơm. Thường th́ vào dịp cuối tuần hay các ngày lễ lớn như lễ Tạ ơn chẳng hạn. Ngoài ra họ dùng các bữa ăn nhanh ở các tiệm. Đối với các cha mẹ bận rộn suốt tuần th́ nhà hàng Mc Donald là nơi lư tưởng để ăn chung với nhau. Sau đó ai đi việc nấy cho kịp với thời khoá biểu của các công ty.

Dầu ăn uống ở đâu đi nữa, th́ bữa ăn chung cũng là nơi chia sẻ. Chẳng có nhà tâm lư nào đủ khả năng để liệt kê các đề tài chung quanh bữa ăn, từ tiền bạc cho đến t́nh cảm, từ bạn bè cho đến đối thủ, những thành công, thất bại, căng thẳng, mệt nhọc, con cái, học hành, căi cọ, tranh chấp, tương lai, quá khứ, hiện tại, thôi th́ đủ cả. Nhưng có điều là chúng ta không có nhiều thời gian nghỉ ngơi sau bữa ăn. Tôi nhớ vào mấy chục năm trước đây, trong một thế giới xa lạ với bây giờ, gia đ́nh tôi hàng ngày ăn chung với nhau. Má tôi làm việc tại nhà, ba tôi làm công sở. Ông thường về nhà ăn tối. Những bữa ăn thật tuyệt vời. Cả nhà đông đủ, mọi thứ truyện được mang ra bàn tán : vui buồn, quá khứ, hiện tại, tương lai. Và như vậy mới đầy đủ ư nghĩa gia đ́nh. Con nít chúng tôi được nghe cổ tích từ quê hương cũ và ăn những món ăn truyền thống từ thời ông bà tổ tiên.

Giữ vai tṛ giảng thuyết tôi chẳng dám đi xa hơn nữa, bởi lẽ bây giờ hầu hết các gia đ́nh đều bận rộn trong việc kiếm sống, chẳng có nhiều thời gian sau bữa ăn. Cho nên những bữa ăn kiểu cũ trở nên lạ lẫm với cộng đoàn. Dầu sao giữa thế giới thức ăn nhanh, chúng ta cũng có nhiều cơ hội gặp nhau như lễ Phục Sinh sắp tới, Ngày độc lập, Noel, Tết Dương lịch… C̣n những ngày riêng của gia đ́nh, như rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu, kỷ niệm hôn phối … Vào những thời gian này nghĩa nào đó cũng có liên quan đến bữa ăn Thánh thể hôm nay. Đây là những cơ hội đặc biệt để chúng ta dọn bàn, thắp nến, món ăn đặc sản… Mới đây cháu gái tôi 5 tuổi, mừng sinh nhật bằng thịt gà hầm và bánh ngọt bôi kem xúc cù là. Rồi cũng là cơ hội để các câu chuyện cổ xuất hiện. Lần nữa thế hệ kế thừa được nghe các chuyện gia đ́nh và nhận ra rằng họ cũng có một ḍng tộc trên thế gian này.

Vậy th́ việc tổ chức những bữa ăn như thế giúp chúng ta nắm bắt được nội dung các bữa ăn quan trọng trong Kinh thánh. Bài đọc 1, trích sách Xuất hành, nói về bữa ăn vượt qua. Trong ư nghĩa nào đó, bữa ăn vượt qua đầu tiên tại Ai cập rất giống các bữa ăn nhanh của xă hội tân thời. Đó là bữa “vừa ăn vừa chạy” (eat-and-run meal). Những người ăn bữa phải thắt lưng gọn gàng, tay cầm gậy, hành lư sẵn sàng như người chạy trốn. Họ ăn với những cảm súc khác thường và mạnh mẽ, bị ră rời v́ kiếp sống nô lệ mà chẳng làm sao thoát khỏi. Thiên Chúa sẽ can thiệp để họ được tự do ? Liệu có thể tin được hay không ? Một khi đă trốn chạy, số phận sẽ ra sao ? Đủ sức để vượt những con đường khó khăn trong sa mạc ? Cơ hội sống sót rất ít, chỉ có thể là một phần trăm. Nếu như bị chết rục trong đồng vắng v́ đói khát, hay bị chủ cũ đuổi bắt lại ? Điều này đă thường xảy ra trong quá khứ ! Lúc ấy h́nh phạt sẽ là cái chết đau đớn. Chẳng đời nào người Ai cập để cho họ thong thả ra đi. Mười cuộc vật lộn vừa qua (10 tai ương) chưa đủ là bằng chứng ? V́ thế, cũng có những tư tưởng xét lại. Họ thà sống chung với lũ quỉ Ai cập c̣n hơn làm cuộc phiêu lưu liều lĩnh ! Ngược lại, đa số dân chúng háo hức về cuộc ra đi, thoát kiếp nô lệ Ai cập. Họ vững tin vào sự trợ giúp của Đức Chúa, Thiên Chúa tổ tiên ḿnh. Cuối cùng rồi sẽ được tự do. Bữa ăn này, v́ thế, được cử hành hàng năm để tưởng nhớ cuộc ra đi khỏi Ai cập : “Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm. Ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này. Đó là luật quy định cho đến muôn đời.” (Ex 12,14)

Những thế hệ Do thái về sau đă cẩn thận chu toàn mệnh lệnh này. Họ ăn bánh không men, thịt chiên và rau đắng. Câu truyện thoát ly khỏi Ai cập được kể lại cho con cháu mai sau. Họ kể ở th́ hiện tại, mặc dầu nó đă xảy ra trong quá khứ : “Tại sao đêm hôm nay lại khác với các đêm khác ?” Ư hẳn họ muốn nói cho con cháu hay những cực khổ đă qua vẫn c̣n đe dọa xă hội Do thái cho tới những thế hệ tương lai. Kiếp sống nô lệ mới, những áp bức đè nén mới, sợ hăi và khao khát giải phóng vẫn c̣n hiện diện, cho nên phải kể bằng th́ hiện tại trong bữa ăn tưởng niệm hằng năm. Thiên Chúa của tổ tiên đă giải phóng cha ông, th́ cũng giải phóng họ khỏi những khốn khổ hiện thời. Từng bước, từng bước Ngài sẽ dẫn đưa họ tới bến bờ tự do.

Trong bài đọc thứ 2, ám chỉ bữa ăn Cựu ước, thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta câu truyện bữa ăn vượt qua mới mà Chúa Giêsu đă thiết lập. Câu truyện cũng lại vừa quá khứ, vừa hiện tại. Quá khứ khi chúng ta nhớ đến sự sống và cái chết của Thiên Chúa Cứu Chuộc. Ngài đă cung cấp cho chúng ta bữa ăn mới, thịnh soạn và đầy đủ. Hiện tại khi chúng ta mang ǵ đến bữa ăn hôm nay ? Một thế giới đầy dẫy những khó khăn, chiến tranh, nô lệ, tàn phá, cướp bóc, áp bức, x́ ke, ma tuư, đĩ điếm… trăm ngàn h́nh thức nô lệ mới. Những quyền bính nào đang ḱm kẹp xă hội loài người trong kiếp trâu ngựa đó ? Những áp lực nào, quyết định nào buộc con người thụ động, bất lực, không ngóc đầu lên nổi ? Vùng lănh địa Egyptô (nô lệ) của mỗi cá nhân là ǵ ? Cờ bạc, trai gái, thuốc sái hay bất cứ thói xấu nào đang ḱm kẹp cá nhân ?

Đừng tưởng linh mục, tu sĩ mà đă thoát khỏi nhà tù thói xấu ! Thánh Phaolô nhắc nhớ chúng ta Chúa Giêsu đă thiết lập Bí tích Thánh Thể và đă dâng hiến mạng sống để giải thoát chúng ta. Hôm nay chúng ta tưởng niệm biến cố đó, được tràn đầy can đảm và hy vọng. Một lần Thiên Chúa đă yêu thương cứu thoát, th́ Ngài vẫn c̣n thi hành ḷng xót thương đó. Ngài giúp đỡ chúng ta vượt qua cái chết đến cơi sống, thói hư tật xấu đến thánh thiện, nhân đức, nhát đảm đến hy vọng, tối tăm đến ánh sáng mà chỉ có ḿnh Ngài mới thực hiện được !

Khi chúng ta tụ họp để tưởng niệm bữa ăn Vượt Qua mới của Chúa Giêsu, thánh Gioan lo liệu câu truyện phải được các thế hệ tín hữu tương lai kể cho đầy đủ. V́ thế ngài thuật lại với nhiều chi tiết, đến nỗi chỉ nghe đọc mà thôi, chúng ta cũng cảm nhận trực tiếp liên hệ, kể cả việc rửa chân. Đúng ra, tŕnh thuật rửa chân là câu truyện trung tâm của thánh sử Gioan. Ngày nay nhiều cộng đoàn giáo dân chỉ cần dùng h́nh ảnh của các dụng cụ như chậu thau, khăn lau, b́nh nước để làm biểu tượng ḿnh có đạo. Nhiều thánh đường, nhà nguyện cũng cho vẽ các biểu tượng này. Tự nó biểu tượng đă nói lên đầy đủ ư nghĩa, không cần vẽ Chúa Giêsu và các Tông đồ. Những h́nh ảnh đó đúng lư phải là huy hiệu của người tín hữu. Chúng nối kết quá khứ với hiện tại của Hội Thánh. Những huy hiệu thời xưa là cây kiếm, cờ trận hay pháo đài. Ngày nay th́ vô số, nhan nhản trên xe tăng, máy bay, tàu chiến, xe bọc thép v.v…. Chúng là những biểu tượng của thù hận, chiến tranh.

Trong bữa ăn truyền thống của người Do thái, đứa nô lệ thấp hèn nhất phải giữ nhiệm vụ rửa chân. Chúa Giêsu đă tự nguyện giữ vai tṛ đó ở bữa tối cuối cùng. Nghĩa là khi các môn đệ đă yên vị, trước sau, trên dưới th́ Chúa Giêsu làm cho họ phải sững sờ kinh ngạc. Bất cứ mơ ước chỗ nhất nào, tham vọng nào, cũng phải buông xuôi, tiêu tan thành mây khói. Ngài nói, người môn đệ “thành công” nhất trong chúng con, là người cầm khăn, cầm chậu, cầm b́nh đi rửa và lau khô chân tay cho các anh em ! Đúng thật, làm như vậy là mất địa vị đấy, nhưng được lợi ư nghĩa sang trọng mới, đích thực, tức được nhận biết là môn đệ chính danh của Đức Giêsu, Thầy Chí Thánh. Cho nên, huy hiệu của người tín hữu không phải là quyền lực, tham vọng mà là chiếc b́nh, khăn lau và cái chậu. Chúng ta không vẽ chúng trên xe tăng, tàu chiến, khiên mộc hay gươm đao ! Người môn đệ Chúa Giêsu vẽ chúng trong trái tim của ḿnh. Amen.


Năm 2003

Người Tôi Trung Thiên Chúa
Is 52, 13-53

Thưa quí vị. Năm nay tôi chọn viết suy niệm về vai tṛ người tôi tớ trong sách tiên tri Isaia. Người tôi tớ này kích thích nhiều suy tư của các nhà chú giải. Người th́ cho chỉ có một nhân vật tôi tớ, tác giả khác lại đưa ra ư kiến có nhiều, thậm chí cả một dẫy dài, kẻ khác chủ trương có một, nhưng trong ư nghĩa tập thể, tức đại diện cho toàn dân Israel ! Theo nguyên văn th́ khó xác định ai đúng, ai sai. Trong Isaia có bốn bài ca về người tôi tớ. Bài đọc hôm nay là bài ca số 4.

Tác giả John Mc Kenzie, ḍng Tên, trong cuốn Từ điển Thánh kinh nói rằng từ “tôi tớ” có nghĩa rất rộng. Nó ám chỉ nô lệ hạng sang như khi nói: “Thần là nô lệ của nhà vua”. Rơ ràng một tước vị thuộc hàng khanh tướng. Ngược lại, người ta cũng có thể dùng để nói nhún nhường như Moisen, David được gọi là tôi tớ Đức Chúa. Các ngôn sứ cũng thường được dùng trong nghĩa này. Dân tộc Do thái được gán danh hiệu “tôi tớ” khi đối chiếu với toàn thể thế giới. Đây là ư nghĩa sứ mệnh của dân Israel. Như vậy từ “tôi tớ” được gán khi ai đó là “dụng cụ” Thiên Chúa dùng để ban ơn cứu độ. Trong ḍng văn của ngôn sứ Isaia, từ tôi tớ không bao hàm chức Thiên sai. Nhưng từ đầu Hội thánh, chữ này được áp dụng cho Chúa Kitô chịu thương khó, bài đọc hôm nay chẳng hạn. Đoạn văn này và nhiều đoạn văn tương tự được các Hội thánh tiên khởi sử dụng để đối phó với việc Chúa Giêsu gặp thất bại, bị khước từ, khổ nạn và cái chết nhục nhă.

Các bài thơ người tôi tớ được Tân ước trích dẫn rơ ràng hoặc chỉ qui chiếu gián tiếp. Thí dụ, trong các tŕnh thuật về phép rửa của Đức Giêsu hoặc lễ biến h́nh. Nếu chúng ta đổi từ Con sang từ tôi tớ của lời phán bởi trời th́ chúng ta có được hầu như nguyên văn Isaia 42,1. Quan niệm về cái chết cứu độ của người tôi tớ trung tín trong Isaia ảnh hưởng trực tiếp đến giọng văn của Tân ước mô tả cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu. Nội dung đoạn văn chúng ta đọc hôm nay cũng là căn bản giáo lư của Hội thánh về vai tṛ Chúa Giêsu cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi. Như vậy chúng ta thấy có hai vế song hành : Người tôi tớ Giavê đối với dân tộc Israel giống như Chúa Giêsu đối với Hội thánh. Chúa Giêsu chịu khổ nạn để thánh hoá giáo hội th́ người tôi tớ Cựu ước cũng phải chịu bầm dập để làm cho dân Do thái trong sạch, nên thánh. Ngày nay h́nh ảnh tôi tớ Giavê vẫn được sử dụng để minh hoạ cho việc Chúa Giêsu tiếp tục chịu đau khổ trong các chi thể Hội thánh để làm cho Hội thánh được thanh sạch.

Mở đầu của bài đọc 1 hôm nay là : “Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật và được suy tôn đến tột cùng.” Xin nhớ rơ điều này, bởi lẽ những ḍng tiếp theo thật u ám. Một bản mô tả rất sống động về sự thất thế, đau khổ cũng của người tôi tớ đó. Ông sẽ không c̣n được nhận ra nữa : “Khi thấy tôi trung của Ta, mặt mày tan nát chẳng ra người, không c̣n dáng vẻ người ta nữa.” Mọi người ngoảnh mặt đi chẳng dám nh́n người tôi tớ đau khổ. Điều gây sửng sốt nhất là h́nh phạt này xem ra là do Thiên Chúa gây nên. Xưa nay vẫn giải thích như vậy. Thực thế bản văn có một câu làm tôi lưu ư măi : “Đức Chúa hài ḷng khi thấy người bị nghiền nát trong yếu đuối.” Đức Chúa này là Thiên Chúa nào mà lại hài ḷng v́ người vô tội bị nghiền nát ?

Chắc chắn khi nghe đọc đến đây, nhiều thính giả lương thiện sẽ nghĩ trong ḷng “Ông Trời đáng ghét của Cựu ước.” Nhưng nh́n kỹ hơn vào toàn thể bài ca th́ đoạn văn này được viết dưới dạng kịch nghệ. Tức có sự thay đổi về người nói. Khởi đầu th́ Thiên Chúa nói, sau đó đến các khách bàng quan bàn tán khi quan sát người tôi tớ trong khổ đau. Đối với những người này th́ rơ ràng Thiên Chúa đang nghiền nát người tôi tớ vô tội. Chuyện này giống như khi chúng ta kêu ca về những đau đớn của ḿnh: “Chúa thử thách đức tin của tôi quá sức chịu đựng. Thật ngă ḷng, chẳng thể c̣n kiên nhẫn hơn nữa.” Đúng vậy, thượng đế đă đẩy người ta đến bờ vực thẳm của thất vọng ?

Rồi thay đổi vai tṛ của khách bàng quan: Họ cố gắng t́m hiểu căn do sự đau khổ của người tôi tớ, và khám phá ra rằng chính v́ tội lỗi của ḿnh mà người tôi tớ phải chịu cực h́nh. Thật là điều gây ngỡ ngàng hết cỡ. Ông ta chịu đựng đau khổ để cứu chuộc thiên hạ. Họ đă sai lầm khi lên án ông, coi ông như kẻ có tội. Họ ăn năn hối lỗi, thú nhận sai lầm của ḿnh. Sự thật là người tôi tớ đă gánh lấy tội thiên hạ và chính họ là những kẻ được hưởng sự tha thứ của Thượng đế: “Tôi trung của Ta sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ”.

Do đó, ư muốn của Đức Chúa Trời là tội lỗi nhân loại được tẩy sạch nhờ đau khổ và cái chết của người tôi tớ. Đúng là một màu nhiệm. Đường lối suy nghĩ của chúng ta hoàn toàn phá sản, bởi lẽ công việc vĩ đại như xoá tội trần gian lại không theo quy tŕnh quyền lực b́nh thường kiểu mọi người mong đợi. Thay vào đó, trong người tôi tớ, Thiên Chúa tỏ lộ cho chúng ta gương khiêm nhường, nhịn nhục của một nhân vật yếu đuối, dễ bị tổn thương, một dấu chỉ của sự chống đối. Cho nên chẳng lạ ǵ các tác giả Tân ước sử dụng những bài ca này để nói về Chúa Giêsu và ḷng nhân từ, thương xót của Đức Chúa Trời. Thí dụ, thánh Phaolô nhiều lần đă chỉ ra cho chúng ta thấy quyền năng của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô khi Ngài bị dân Do thái khước từ, chối bỏ. Chính trong công việc này mà nhân loại được lợi không kể xiết. Tác giả thơ Do thái cũng thường khích lệ độc giả của ông không nên hổ thẹn v́ thập giá Đức Ki-tô, ngược lại “hăy mạnh dạn tiến lại gần Ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lănh ơn trợ giúp mỗi khi cần”. Bởi lẽ Thiên Chúa đă cho phép Đức Giêsu, người tôi tớ, chia sẻ những yếu hèn và đau khổ với nhân loại. Cho nên quan niệm về “ông Trời đáng ghét của Cựu ước” là sai lầm. Chính qua người tôi tớ khiêm nhường mà Thiên Chúa mặc khải gương mặt yêu thương, nhân từ của Ngài.

Người tôi tớ Giavê đứng làm trung gian cho cả Thiên Chúa và loài người. Một sự tổng hợp kỳ lạ giữa thần linh và nhân loại. Ông là đại diện cho thần linh, đứng về phía Thiên Chúa, Ngài gọi ông : “Tôi tớ của Ta”. Trong ông, ư muốn của Đức Chúa hoàn toàn được thành tựu. Ông cũng đại diện cho nhân loại tội lỗi, mặt mày tan nát, chịu khổ đau đến cùng cực, chịu chung số phận với loài người, đồng hoá với anh em ḿnh. Chúng ta nh́n nơi ông hành động của thượng đế trên nhân loại và v́ nhân loại. Chính trong nơi người tôi tớ mà chúng ta cảm thấy được Thiên Chúa cứu độ.

Nhưng người tôi trung cũng có tham gia phần của ḿnh vào cuộc đau khổ mà Thiên Chúa đă chỉ định cho ông. Ông đồng ư với chương tŕnh của Đức Chúa, gánh chịu hậu quả của tội lỗi người khác, vâng lời Thiên Chúa cho đến mức bằng ḷng chịu chết thay cho thiên hạ. Ông là một nhân tố tự do và tự nguyện, không ai ép buộc ông, nhưng hoàn toàn hiến dâng cho Thượng đế. Đây là một sự cộng tác lạ lùng giữa Thiên Chúa và nhân loại để mưu ích cho loài người. Kết quả là một công tŕnh vĩ đại. Bởi người tôi tớ đă “xoá tội trần gian và tranh thủ được ơn tha thứ cho những kẻ xúc phạm”. Ai đă thi hành cuộc hy sinh ? Thiên Chúa hay người tôi tớ ? Câu trả lời là cả hai. Thiên Chúa đă hy sinh người tôi trung. Người tôi trung đă bằng ḷng hiến tế. Trường hợp của Abraham và người con duy nhất Isaac. Trong văn bản, kẻ có lỗi dùng ở đại từ “chúng ta”: “Sự thật, chính Người đă mang lấy những bệnh tật của chúng ta… Chính Người đă bị đâm v́ chúng ta phạm tội… Chúng ta đă đi lạc như chiên cừu v.v…” Hoá ra người tôi tớ này không phải là kẻ phạm tội. Đau khổ của ông có mục đích duy nhất là thức tỉnh ư thức tội lỗi của nhân loại !

Tóm lại, Thiên Chúa toàn năng có thể đổi ngược những t́nh huống vô vọng. Điều chúng ta bất lực, th́ Ngài làm được dễ dàng. Trước mắt thiên hạ, người tôi tớ vô tội và nín tiếng bị những kẻ gian ác tố cáo bất công, lôi đi hành hạ, trừ khử, mai táng. Ông ta hoàn toàn thất bại và rơi vào quên lăng, quá khứ. Nhưng Thiên Chúa đă nâng ông trỗi dậy, thành công hiển hách. Đấng khởi sự nói và ban lời đoan hứa trong bài đọc hôm nay chính là thượng đế, Tạo hoá dựng nên muôn loài muôn vật (51, 9-10). Đấng ấy đă giải cứu Israel khỏi kiếp nô lệ Ai cập, dẫn đưa họ qua Biển đỏ khô chân, gây dựng họ từ chỗ ô hợp thành một dân tộc. Trong tay Ngài bây giờ là người tôi trung đă chết, chỉ có Ngài mới làm được cho kẻ qua đời sống lại. Hiện thời, th́ Satan thắng thế, sự dữ ngự trị trên thân phận con người và xem ra là vĩnh viễn. Nhưng Thượng đế có thể thực hiện những chi loài người, tự thân, không làm được. Ngài có thể phục hồi sự sống cho những xác chết và ban cho một tương lai tươi sáng, phát đạt ! Các bài đọc Thánh kinh hôm nay luôn nhắc nhở cộng đồng tín hữu về sự kiện đó. Thiên Chúa sẽ toàn thắng tội lỗi và sự chết, gây dựng chúng ta từ bất trung, phản bội thành dân thánh trung thành, từ những kẻ từ khước Chúa Giêsu, Người tôi tớ Giavê thành những tín hữu, khao khát ơn cứu độ. Amen.

 

THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Is 52: 13-53: 12; Dt 4: 14-16, 5: 7-9; Ga 18: 1-19:42


Lm. Jude Siciliano, OP

HÃY TẬP ĐỨNG DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ
Ga 18: 1-19:42

Vì sao chúng ta đọc bài thương khó trong tuần này thôi? Vì đúng là theo phụng vụ. Nhưng có khi nào chúng ta tự đọc bài thương khó cho chúng ta hay không? Hay chúng ta đọc chung trong một nhóm nhỏ? Hay đọc trong tháng 11 hay tháng 7? “Không” đó là bài quá sầu buồn cho tháng 7. Chúng ta đọc bài thương khó trong tuần này, rồi lễ Phục Sinh đến thì chúng ta lại để dành đó cho tới năm sau. Nhưng, tuy bài thương khó sầu buồn, đó vẫn là Phúc Âm, là Tin Mừng cho mỗi mùa trong năm. Hôm nay chúng ta đọc bài thương khó của thánh Gioan. Bài rất dài. Linh mục có khi muốn bỏ bài giảng. Nhưng không nên. Hôm nay nên giảng một bài ngắn, nhưng cần phải giảng.

Trong khi Chúa Giêsu là người bị bắt, bị tra tấn, và bị đóng đinh, chính câu chuyện về con người trong bài thương khó là câu chuyện thất bại. Phêrô chối Chúa Giêsu, các phẩm trật tôn giáo đáng lý phải biết rõ hơn, lại giải Chúa Giêsu rồi xử tử Ngài. Philatô bị ép buộc, nên ông ta sợ và muốn cho chuyện qua đi. Các người lính theo lệnh và xử tử một người vô tội. Và trong lúc đó, những người không có quyền uy, người không đóng vai chính trong bi kịch lại là những người trung thành. Họ là những người đứng dưới chân thánh giá với Chúa Giêsu.

Hôm nay chúng ta nói đến những người yếu đuối theo Đức Giêsu. Họ là ai? Đấy là Mẹ Đức Giêsu, bà Maria vợ ông Clêopas, bà Maria Magdala, và người môn đệ yêu dấu. Họ không làm gì khác được, nhưng họ không bỏ người bị đánh đập và bị giết chết. Họ đứng đó với Đức Giêsu cho đến giờ phút chót. Về phần chúng ta, những người muốn mau lẹ giải quyết vấn đề; muốn tìm giải pháp cho những trường hợp khó khăn; muốn một vụ mua bán yếu kém sinh lợi nhuận; muốn thắng một trận bóng cầu; muốn đoạt giải chạy đua; muốn đứng đầu lớp; muốn gắn bằng trên xe để khoe con mình là học sinh hạng ưu v.v… chúng ta cho những người đứng dưới chân thánh giá là những người để phí thì giờ cho một việc thất bại. Đối với những người danh giá đời sống qua những thành quả thắng lợi thì không gì chán nản phải không? Chương trình Đức Giêsu đã bị thất bại, Đức Giêsu không tự cứu mình được. Ngay ở cây thánh giá chúng ta nhớ là chúng ta cũng thề tự cứu chúng ta khỏi những thử thách đời sống chúng ta và khỏi tội lỗi và sự chết. Đấng có thể cứu chúng ta đã thất bại, chung số phận với tất cả những nạn nân vô tội khắp cùng thế giới và với những người chết một cách đau khổ.

Nhưng dù sao đi nữa, những người đứng dưới chân thánh giá là một nguồn an ủi cho Chúa Giêsu. Đáng lý Chúa Giêsu chịu đựng những cái nhìn sỉ nhục và căm hờn của những người khác thì Chúa Giêsu nhìn những người đứng dưới chân Ngài. Chúa Giêsu biết rõ những người đó là những ai, và Ngài lo cho những người Ngài để lại. “Thưa Bà, đây là con Bà” Rồi Ngài nói với môn đệ “Đây là mẹ của anh”. Chúng ta hãy tưởng tượng giờ sắp chết Chúa Giêsu nhìn xuống những người thân thương đứng dưới chân thánh giá, anh chị em có nghĩ họ đã được Thiên Chúa gọi đến cho Ngài chăng? Và Ngài nhìn mặt những người đó để cảm thấy chút an ủi trong đau khổ chán chường của Ngài hay không?

Vậy hôm nay chúng ta nên kính trọng những người đứng dưới chân người sắp chết, họ được Thiên Chúa gọi:

·      Thân nhân những người chết vì ung thư.

·      Y tá cả đêm vừa tan ca trực đến ngồi bên cạnh người đang hấp hối.

·      Những người đi thăm những bệnh nhân không còn chữa trị được nữa.

·      Thân nhân và bạn hữu, và những người lạ đến đứng ngoài phòng xử tử.

·      Linh mục, và những thừa tác viên đem mình thánh Chúa cho bệnh nhân

·      Cha mẹ ngồi canh con đang hấp hối.

·      Cha mẹ những nước nghèo nhìn con cái họ hấp hối vì thiếu lương thực, và thiếu phương thức chữa trị.

Và chúng ta không những thấy những người ngồi cạnh kẻ hấp hối, mà còn thấy chính Thiên Chúa trong họ. Thiên Chúa đứng dưới chân thánh giá của những người trung kiên. Mỗi khi người nào đến ngồi với một người đang hấp hối, là chính Thiên Chúa đến đưa tay để cầm tay người hấp hối; chính Thiên Chúa lấy khăn xoa dịu trên trán người đó; chính Thiên Chúa đưa cho người đó chút nước uống, hay sửa cái gối sau lưng người đó; chính Thiên Chúa gọi người y tá đem thuốc đến cho người đó khi họ đau đớn nhiều; chính Thiên Chúa đem cơm đến cho họ ăn, hay đem mình thánh Chúa đến cho họ rước.


BÀI THƯƠNG KHÓ THEO PHÚC ÂM THÁNH GIOAN

Linh mục nên nhắc những điểm chính của bài thương khó thánh Gioan, có tính cách độc nhất. Trong đó diễn tả sự vinh quang của Chúa Giêsu (12:23) Sau khi nhấp xong chén giấm người ta đưa lên miệng Chúa Giêsu, Ngài nói “Thế là đã hoàn tất”. Lời cuối cùng của Chúa Giêsu tuyên xưng sự vinh quang là Ngài đã hoàn tất lời Kinh Thánh; Ngài đã thi hành ý Đức Chúa Cha. Trong bài thương khó của thánh Gioan Chúa Giêsu đấng vinh hiển. Ngài có quyền năng của Thiên Chúa và Ngài hiệp nhất chặt chẽ cùng Thiên Chúa. Thánh Gioan viết Chúa Giêsu tự vác thập giá mình cho đến chết. Chúa Giêsu giữ sức mạnh của Ngài. Thánh Gioan không nói đến sự đau đớn trong vườn cây dầu và viết phần lớn của hai đoạn này về việc Chúa Giêsu gặp Philatô, là người có quyền uy của trần gian đối diện với Ngài “Nước tôi không thuộc về thế gian này”.

Trong bài thương khó thánh Gioan, Chúa Giêsu là một thầy cả thượng phẩm, áo của Ngài không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới (19:24) như áo của thầy cả. Cây thánh giá mang Chúa Giêsu không hề có bình an ở đó? Sự thật, đóng đinh trên cây thập giá là một hình phạt, nhưng dưới mắt thánh Gioan hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá là sự hiện diện của một vị vua, một thầy cả. Ngài là con Thiên Chúa và thánh Gioan diễn tả sự vinh quang của Ngài. Chúng ta những người đứng nhìn cây thánh giá giống như sự “nghi ngờ” của thánh Tôma và nói ngay sau khi Chúa đã sống lại và hiện ra cho Tôma “Lạy Chúa của con”. Lối viết thánh Gioan giúp những người đứng dưới chân thánh giá dùng lời nói ấy để tuyên xưng đức tin mình.

Khi ngồi bên cạnh người hấp hối, chúng ta cũng nên nói lời ấy. Giúp kiên định đức tin của người đó đối với Thiên Chúa cho đến cùng, chúng ta biết đây không chỉ là sức lực và quyết tâm của người phàm; Và ở đây khi nhìn vào sức tàn của người hấp hối chúng ta thấy có một tiềm lực của Thiên Chúa, để chúng ta nói lên câu “Lạy Chúa của tôi”.