| Chúa Nhật
XXIV Thường Niên - Năm C
Xh 32:7-11.13-14 ; 1 Tm 1:12-17 ; Lc 15:1-32
An Phong op : Hòa Giải Là Từ Ngữ Mới Của Tha Thứ
Như
Hạ op : Thiên Chúa Từ Bi
Fr Jude Siciliano,
op : Bởi vì...
đã mất, nay lại tìm thấy
Fr
Jude Siciliano op : Ngài đồng bàn với những kẻ tội lỗi…
G. Nguyễn Cao Luật
op : Hãy Chia Vui Với Tôi
Giacôbê Phạm Văn
Phượng op : Quyết tâm trở về
Vinc
Nguyễn Trọng Đại op : Trên Trời Sẽ Vui Mừng Khi Người Tội Lỗi Hối Cải
Đỗ Lực op :
Anh Em Còn Nợ…
Fr. Jude Siciliano, op : Ân sủng - Ơn Ban Nhưng
Không
Fr. Jude Siciliano,
op:
Trở về trong vui mừng
An Phong op
Hòa Giải
Là Từ Ngữ Mới Của Tha Thứ
Lc 15:1-32
Chủ đề Tin mừng chúa nhật 24 thường niên C là lòng thương xót của Thiên Chúa.
Ðức Giêsu đã nói với những người Pharisêu 3 dụ ngôn : dụ ngôn một con chiên
lạc mất trong số 100 con chiên; dụ ngôn một đồng bạc bị mất trong số 10 đồng;
và dụ ngôn người con hoang đàng (một trong hai anh em). Mức độ càng tăng từ
cấp độ thứ nhất đến cấp độ thứ ba cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa
đối với người tội lỗi thật lớn lao. Một trên một trăm( 1/100) và một trên
mười (1/10) không đáng giá bằng một trên hai (1/2). Lòng thương xót của
Thiên Chúa được thể hiện qua cung cách của người cha già luôn sẵn sàng mở
rộng vòng tay đón người con hoang đàng trở về, tha thứ cho hắn trước khi hắn
mở miệng xin lỗi Cha. Thiên Chúa luôn chờ đón mọi người chúng ta quay trở về
trong vòng tay yêu thương của Người.
Khi bắt đầu sứ vụ của mình, Ðức Giêsu đã long trọng tuyên bố trước mặt mọi
người :
"Thánh Thần Chúa ngự trên tôi,
bởi Người đã xức dầu cho tôi
sai tôi đem Tin mừng cho người nghèo khó
ban bố ân xá cho kẻ tù đày
cho người đui mù được thấy
cho kẻ bị áp bức được giải oan
loan báo năm hồng ân của Chúa"
Niềm vui và hạnh phúc đến với những ai tội lỗi khi đã gặp được Ðức Giêsu : -
Với người bất toại : "Tội lỗi của anh đã được tha" ; Với Lêvi, người thu
thuế : "Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà là kẻ tội lỗi" ;
Với Giakêô : "Con Người đến để tìm kiếm
những gì đã hư mất".
Những người đau khổ, bé mọn cảm thấy mình được yêu thương nâng đỡ khi tìm
gặp Ðức Giêsu : Với người phung hủi : "Tôi muốn anh được sạch" ; Với người
nghèo : "Phúc cho những người nghèo" ; Với các trẻ nhỏ : "Hãy để trẻ nhỏ đến
cùng tôi, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những người giống như
chúng". Với người phụ nữ băng huyết : "Lòng tin của chị đã chữa chị, hãy đi
bình an".
+
Người không để người góa bụa cô thế cô thân ra về mà không một lời an ủi.
+
Người trả lại sự sống cho đứa con duy
nhất của bà góa thành Naim.
+
Người ngợi khen bà góa bỏ hai đồng xu vào hòm tiền dâng cúng.
Cao điểm khuôn mặt dịu hiền của Ðức Giêsu bộc lộ khi Người hấp hối trên thập
giá : "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".
Kitô hữu là người đứng bên bờ vực thẳm, nhích lên một milimét nữa là rớt
xuống vực thẳm như : Vực thẳm của nạn ghiền ma túy ; Vực thẳm của rượu chè,
cờ bạc ; Vực thẳm của nạn mại dâm.
Ðó
là vực thẳm mà NGƯỜI CON THỨ rơi vào.
Vực thẳm nguy hiểm hơn, khó nhận thấy hơn, là vực thẳm của NGƯỜI ANH CẢ : Khi
cho rằng chu toàn lề luật là đủ ; khi cho rằng mình phục vụ nhiều, nào đi
học, dạy giáo lý, tập hát... cho mình quyền đòi hỏi. Ðó là một điều ích kỷ
khi phục vụ. Khi tưởng rằng mình thờ Thiên Chúa, nhưng thực ra là chỉ thờ
một bức tượng khô cứng, bụi bậm. Và vì thế họ dễ phê phán người khác.
Lạy Chúa,
Ngài kêu gọi chúng con phải tha thứ cho nhau luôn mãi.
Mỗi ngày nhiều biến cố xảy ra,
nhiều sự hiểu lầm to và nhỏ khiến chúng con phiền lòng,
mỗi ngày vang lên tiếng kêu mời hãy tha thứ cho nhau.
Nhưng, lạy Chúa, con lại không muốn tha thứ,
vì
con thấy phải hạ mình để tha thứ.
Thế rồi con nhìn Chúa trên thập giá,
Chúa đã phải can đảm lắm và yêu mến nhiều
thì mới có thể thốt lên lời "Lạy Cha, xin tha cho chúng...".
Xin cho chúng con sức mạnh để tha thứ luôn mãi.
Như Hạ op
THIÊN CHÚA TỪ
BI
Lc 15:1-32
Niềm vui phát xuất từ
đâu ? Tình yêu là một nguồn vui lớn. Hôm nay, Ðức Giêsu muốn mạc khải bản
chất tình yêu Thiên Chúa qua những nét từ bi lạ lùng. Nói khác, lòng thương
xót là chiều kích thực tế của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người.
LÒNG XÓT THƯƠNG.
Ðức Giêsu đã phải dùng ba dụ ngôn liên tiếp
để diễn tả phần nào một khía cạnh của tình yêu Thiên Chúa. Lòng xót thương
chính là một đặc tính vô cùng cao quí của Thiên Chúa. Nếu không đầy lòng
thương xót, chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ có thể đi sâu vào lòng người
đến thế. Chính vì lòng thương xót trời bể, Thiên Chúa mới cảm thấy "vui mừng
vì một người tội lỗi ăn năn sám hối." (Lc 15:7, 10) Niềm vui không đến với
Chúa qua đường lối thông thường "có vay có trả". Lòng thương xót đó rất
nhiệm mầu nhưng cũng rất thực tế. Chẳng ai hiểu thấu bản chất lòng xót
thương. Nhưng ai cũng có thể cảm nhận lòng xót thương đó. Chính vì thế Ðức
Giêsu phải dùng nhiều dụ ngôn để khai sáng những chiều cạnh bí hiểm của mầu
nhiệm lớn lao này.
Trước hết, ngược với mọi toan tính thường
tình, người Mục tử nhân lành dám để chín mươi chín con chiên ngoài đồng
hoang, để tìm con chiên bị mất (x. Lc 15:4) Ngoài đồng hoang chín mươi chín
con chiên đó dễ trở thành mồi ngon cho bọn chó sói hay những quân đạo chích.
Nhưng vì lòng xót thương đối với con chiên thất lạc, ông đã quên tất cả. Ông
liều mạng xông vào những chỗ nguy hiểm để tìm lại một giá trị đã mất. Mỗi
người là một giá trị độc đáo đối với Thiên Chúa. Không ai không được hưởng
lòng thương xót của Chúa. Chính Chúa đã âu yếm gọi con người là "con chiên
của tôi?" (Lc 15:6) Thiên Chúa tìm lại được tội nhân, giống như tìm lại được
hình ảnh mình. Thánh Phaolô đã bám chặt vào lòng thương xót vô bờ của Thiên
Chúa nơi Ðức Giêsu, đến nỗi ông dám thách thức : "Ai có thể tách chúng ta ra
khỏi tình yêu của Ðức Kitô ?" (Rm 8:35) Tình yêu Ðức Kitô là nguyên nhân tạo
nên mọi giá trị đích thực.
Giá trị đó có thể ví như đồng quan người phụ
nữ đánh mất. Mất một đồng bà cũng cặm cụi tìm kiếm. Tìm được rồi, "bà ấy mời
bạn bè, hàng xóm lại" (Lc 15:9) chung vui với bà. Niềm vui đó thật chẳng có
ý nghĩa gì đối với những người giàu có. Nhưng đối với bà, một đồng thực là ý
nghĩa và quan trọng. Cũng như một con chiên vẫn có một giá trị hơn chín mươi
chín con kia. Thiên Chúa cần phẩm chứ không cần lượng. Quả thế, Thiên Chúa "sẽ
vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người
công chính không cần phải sám hối ăn năn." (Lc 15:7) Chỉ có tấm lòng sám hối
mới tạo nên tất cả giá trị con người. Ðó là một sự thật !
Sự thật đó có thể tìm thấy nơi người con
hoang đàng. Trong cảnh cùng cực, anh đã thấy tất cả sự thật và ý nghĩa cuộc
đời. Anh không thể chịu nổi cảnh phi lý : "Biết bao nhiêu người làm công cho
cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói !" (Lc 15:17) Không
thể phung phí cuộc đời trong vô vọng như thế ! Khi trở về, đụng chạm trực
tiếp với người cha bao dung, anh đã để những giọt nước mắt tự do tuôn rơi.
Anh chẳng còn gì ngoài lòng sám hối. Nhưng đó mới là tất cả lý do khiến
người cha nhân lành "mở tiệc ăn mừng !" (Lc 15:23) Ông như tìm được một giá
trị vô cùng lớn lao trong người con trở về đó, "vì con ta đây đã chết mà nay
sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy." (Lc 15:24) Chính lòng sám hối có khả
năng phục hồi tất cả những gì đã mất và tạo được niềm vui vô cùng lớn lao.
Phải có một con mắt nhân hậu như người cha
mới thấy được giá trị cao cả của tấm lòng sám hối. Người con thứ đã trải qua
những giây phút tan nát như thế và đã cảm thấy phải lệ thuộc hoàn toàn vào
tình thương của cha. Nhờ lòng sám hối, người con thứ mới hưởng được một bữa
tiệc thịnh soạn. Ngồi giữa bàn tiệc với "thịt con bê béo" (Lc 15: 27) và "đàn
ca nhảy múa" (Lc 15:25), chắc chắn anh không thể tưởng tượng được lòng cha
bao dung tới mức đó ! So với lúc còn xa cha, "anh ta ao ước lấy đậu muồng
heo ăn mà nhét cho dầy bụng, nhưng chẳng ai cho," (Lc 15:16), thật là một
trời một vực ! Anh thấy rõ cảnh trái ngược giữa tình cha nồng thắm và tình
đời bạc đen.
Ðại diện cho tình đời đen bạc đó là người anh
cả, một con người chỉ biết sống với lý trí. Anh không thể hiểu được con tim
người cha. Anh chỉ sống theo lẽ công bình. Suốt đời phục vụ cha, anh chỉ
nhằm "một con dê con để ăn mừng với bạn bè." (Lc 15:29) Anh lại còn cố cắt
nghĩa cho cha hiểu về công trạng cồng kềnh của mình. Bởi vậy anh không thể
chung vui với cha. Không cảm thấy mất mát khi em lìa xa mái ấm, nên anh cũng
chẳng thấy tìm lại được gì sau khi em trở về. Cha không chỉ bao dung với
người em, nhưng cũng quảng đại với người anh nữa : "Tất cả những gì của cha
đều là của con." (Lc 15:31) Anh hoàn toàn không hiểu biết chút gì về tấm
lòng trời bể của cha. Bởi thế anh không hòa nhập và chia sẻ với cha trong
nếp sống gia đình. Anh không có một cái nhìn khoan dung và bao quát để đi
sâu vào tâm hồn thân phụ. Tâm hồn anh hoàn toàn khép kín với cha và em.
HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT.
Ngày nay, chính sự khép kín đó là sinh ra mọi
thứ chiến tranh. Mặc dầu sống giữa thời đại đầy ắp những phương tiện thông
tin hiện đại, người ta vẫn không hiểu biết nhiều về nhau. Bởi vậy mới có
những thái độ bất khoan dung và thù nghịch. Biến cố 11/9/2001 tại Hoa Kỳ là
một bằng chứng. Hàng ngàn người vô tội tại World Trade Center đã phải thiệt
mạng vì sự thù hận. "Không thể kiếm được từ nào để diễn tả ảnh hưởng của một
trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất thời đại." (Federico Lombardi, CWNews
111/9/2001) Toàn thể thế giới kinh hoàng khi nhìn thấy hai chiếc phản lực
dân sự do bọn không tặc lao vào hai ngôi nhà chọc trời, trung tâm dịch vụ
thế giới. Trong phút chốc hai biểu tượng của đất nước giàu có nhất thế giới
đã sụp đổ tan tành, đè chết hàng ngàn người dưới đống gạch vụn.
Không ngờ con người có thể có những hành động
quái ác như vậy ! Ðó là "một hành động lăng mạ khủng khiếp tới phẩm giá con
người." (ÐGH Gioan Phaolô II, CWNews 12/9/2001) Con người chưa thể thương
yêu nhau vì chưa ý thức về lòng xót thương Chúa dành cho mỗi người và cộng
đồng nhân loại. Lòng xót thương của Thiên Chúa chính là động lực giúp cho
con người nhìn nhau như anh em và tha thứ cho nhau. Trong hoàn cảnh nhân
loại, không thể tìm thấy điều kiện lý tưởng cho tình yêu. Nếu cứ chờ đợi có
đủ lý do mới yêu nhau, con người sẽ thất vọng, vì trần gian là một cõi tương
đối. Chỉ có lòng thương xót hay lòng khoan dung mới giúp nhân loại tồn tại.
Trước thảm họa khủng bố hôm nay, chúng ta
phải làm gì ? "Các nhà lãnh đạo thế giới đừng để sự thù hận và tinh thần trả
thù thống trị mình, hãy làm tất cả những gì có thể làm để kìm giữ những vũ
khí phá hoại gieo rắc sự hận thù và chết chóc mới và cố gắng chiếu ánh sáng
vào nơi tăm tối của mối lo âu nhân loại bằng những việc làm hòa bình." (ÐGH
Gioan Phaolô II, CWNews 12/9/2001) Việc làm hòa bình đó chắc chắn phải phát
xuất từ niềm tin vào tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa đã in dấu từ
bi vào bản tính nhân loại. Nhưng không hiểu tại sao "từ tận tầng thẳm sâu
của tâm hồn con người đôi khi nổi lên những mưu kế độc ác ngoài sức tưởng
tượng, có thể phá hủy trong chốc lát đời sống thường ngày của một dân tộc.
Nhưng khi chữ nghĩa không diễn tả nổi, thì đức tin đến giúp chúng ta." (ÐGH
Gioan Phaolô II, CWNews 12/9/2001) Ðức tin đem lại niềm hi vọng. Chỉ vì
không đặt niềm tin nơi Ðức Giêsu, hiện thân lòng Thiên Chúa xót thương, nên
"những tên khủng bố là những người tuyệt vọng; họ cảm thấy không có gì để
mất. Họ không nhìn thấy tương lai, bởi thế họ sẵn sàng giết người khác và
chính mình." (TGM Renato Martino, CWNews 13/9/2001) Ðúng là một thảm họa cho
nhân loại. Thảm họa đó chỉ có thể diệt trừ nếu "cả thế giới thành thật cam
kết tìm kiếm hòa bình" và đừng chỉ "chú tâm tới quyền lợi riêng" (TGM Renato
Martino, CWNews 13/9/2001).
Chính vì chỉ chú ý tới quyền lợi riêng, nên
lòng người anh cả không bao giờ bình an. Nhưng bình an bao giờ cũng là mối
phúc chính yếu Chúa gởi đến nhân loại. Bằng chứng , ngay sau khi Trung Tâm
Mậu Dịch Thế Giới sụp đổ, hàng ngàn nhân viên cứu trợ tình nguyện đã túa đến
tìm kiếm những người còn sống sót trong đông gạch vụn. Khắp nơi dân chúng đã
rủ nhau đi hiến máu. Dân chúng New York "thi đua tỏ lòng liên đới" (TGM
Renato Martino, CWNews 13/9/2001) với những nạn nhân khủng bố.
Khủng bố chỉ là một dấu chỉ sự xáo trộn cực
độ trong tình liên đới nhân loại. Con người không thèm nhìn nhau là anh em,
chỉ vì không thấy được hình ảnh Thiên Chúa nơi anh em. Ðể có thể thấy được
hình ảnh Thiên Chúa, con người cần sám hối. Lý do vì nhờ sám hối, con người
nhìn lại được hình ảnh Thiên Chúa trong đáy lòng mình. Nhờ đó, họ mới thấy
được tình liên đới với anh em.
Tóm lại, dù nhiều người đang chìm ngập trong
thất vọng, nhưng Kitô hữu vẫn vững tin. Vì tình yêu Thiên Chúa còn đó ! Lòng
sám hối còn đó ! Sám hối có thể phục hồi tất cả. Người con thứ đã dạy chúng
ta bài học lớn lao đó. Nhưng có sám hối được hay không, đó là nhờ lòng tin
tưởng sâu xa vào Thiên Chúa. Càng tin tưởng sâu xa, càng cảm nghiệm lòng
thương xót trời bể của Thiên Chúa. Thánh Phaolô cảm nghiệm sâu xa về lòng
Chúa xót thương : "Tôi đã được Người thương xót. Sở dĩ tôi được thương xót,
là vì Ðức Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là
kẻ đầu tiên." ((1 Tm 1:13.16) Xưa kia, trước cơn đe loi của Thiên Chúa, "ông
Môsê cố làm cho nét mặt Ðức Chúa, Thiên Chúa của ông, dịu lại. Ðức Chúa đã
thương, không giáng phạt dân Người như Người đã đe." (Xh 32:11.14)
Fr Jude Siciliano, OP.
Bởi vì ... đã mất, nay lại tìm thấy
Lc
15:1-32
Thưa quí vị. Trong Hội thánh có những người được Chúa cho
trí nhớ rất tốt. Họ đọc thuộc lòng nhiều đoạn Thánh Kinh quan trọng hoặc có
thể trích từng câu trong văn cảnh của nó. Ví dụ
Thư thứ I.Corintô đoạn x. câu y. Điều này rất lợi ích trong nhiều hoàn cảnh của cuộc đời. Họ có thể trích dẫn
Lời Chúa khi ngắm trăng sao, tinh tú; lúc đầy lòng tạ ơn hay tranh luận tôn
giáo. Bất cứ thời điểm nào vui, giận, mừng, lo, họ cũng có thể dùng Lời Chúa
để hỗ trợ cho lòng mình. Thực tình, tôi ghen tị với những linh hồn ấy. Phần
mình, trí nhớ tôi rất tồi. Cố gắng lắm thì cũng chỉ đọc được vài ba câu thơ,
nhớ được tên vài cuốn sách. Vậy thì những người giống như tôi, chúng ta phải
làm sao để cho được bằng người?
Tương kế, tựu kế; khoẻ dùng sức, yếu dùng mưu.
Xin mách quí vị một phương pháp nhỏ để vượt lên sự kém cỏi của mình. Đó là
chúng ta phải làm cuộc đi tắt. Thí dụ bài Tin Mừng hôm nay. Nó dài tới hơn
30 câu, làm sao mà nhớ ? Vậy thì chỉ tóm gọn vào 3 từ : “Bởi, Nhưng, Vậy”
(since, but, so). Mỗi từ có vài chữ tương đương. Nhưng thôi cứ tập trung vào
3 từ ấy cho dễ xử lý. Chúng ta lấy bài Tin Mừng hôm nay làm ví dụ : Từ “bởi
vì”: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ. Bởi vì em con đây đã chết mà
nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”. “Xin chung vui với tôi, bởi vì
tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. “Xin chung vui với
tôi, bởi vì tôi đã tìm lại đồng quan đã đánh mất”. Từ này nói lên hoàn cảnh
mà nhân loại đang ngụp lặn vào, hoặc những cay đắng khốn khổ mà chúng ta
nhận ra tình trạng của mình. Chẳng riêng gì bài Phúc âm, bài đọc 1 trích
sách Xuất Hành cũng vậy. Thiên Chúa gởi Môsê từ trên núi xuống, bởi vì dân
Israel đã trở nên tồi tệ: “Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hư hỏng rồi, dân mà
ngươi đã mang lên từ đất Ai Cập, chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta
truyền cho chúng đi”. Thực tế, dân Do Thái đã trở nên “cứng cổ” và xem ra
Thiên Chúa đã từ bỏ họ, mặc cho họ đi theo đường lối lầm lạc của mình. Ngài
nổi giận, vì dân Do Thái bao phen đã làm Ngài cực lòng.
Tuy nhiên xin đừng vội tự hào, thế giới ngày
nay còn tệ hại hơn nhiều. Các dấu chỉ thờ bò vàng nhan nhản khắp hang cùng
ngõ hẻm. Đâu đâu cũng thấy dân chúng lập thần tượng “để thờ”: tiền tài, danh
vọng, sắc dục, chức quyền, xì ke, ma tuý, bạo lực, trác táng. Dân chúng thế
giới ngày nay “cứng cổ” hơn Israel thưở xưa. Bao nhiêu cố gắng hoà đàm, hoà
giải đều luống công. Các phương tiện truyền thông hằng ngày về bạo lực, giết
chóc, đàn áp dã man, chứng tỏ loài người chẳng thay đổi gì nhiều từ thời
Thiên Chúa gọi Israel là “cứng cổ”. Hai năm vừa qua, chiến tranh ở Iraq đã
giết chết 900 lính Mỹ, 15.000 thường dân Iraq, bất chấp lời phê phán nhiều
lần của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài gọi đó là cuộc chiến không cần
thiết và bất công (unjust and unnecessary war). Ngoài ra còn nhiều triệu vụ
phá thai, giết chết êm dịu, nghèo đói bẩn thỉu. Cho nên chúng ta có thể diễn
tả phần này bằng từ “bởi vì”. Bởi vì những hoàn cảnh khốn đốn của nhân loại
do tội lỗi, tính hư nết xấu, gây nên. Chúng tồn tại ngoài ý muốn của Thượng
đế. Nó là sự “cứng cổ” của con cháu Adam, Eva. Bởi vì tình trạng của loài
người là như vậy. Cho nên lòng thương xót của Thiên Chúa phải chiếu cố để
cứu vớt họ. Họ chẳng tự thân thoát ra khỏi số phận nô lệ. Cho nên Đức Chúa
Trời phải hành động để họ được giải phóng.
Đến đây thì chữ thứ hai “Nhưng” là cần thiết:
Nhưng Môsê đã đứng ra cầu khẩn cho dân (bài đọc 1). Nhưng tôi đã được Người
xót thương (bài đọc 2). Nhưng người cha nói với anh ta (phúc âm). Môsê đã
lên tiếng thay cho dân tộc tội lỗi. Ông xin Thiên Chúa nhớ lại họ vẫn là dân
riêng của Ngài, mặc dù cách đó ít lâu Ngài đã từ chối họ, gọi họ là dân của
Môsê chứ không là dân của Thiên Chúa nữa: “Hãy xuống mau vì dân ngươi đã hư
hỏng rồi”. Môsê đã thưa lớn: “Nhưng lạy Đức Chúa, tại sao Ngài lại bừng bừng
nổi giận với dân Ngài, dân mà Ngài đã giơ cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ra
khỏi đất Ai Cập?. Họ là dân của Ngài, dòng dõi các tôi trung Abraham, Isaac,
Giacob. Tính chất trung gian của Môsê rất mạnh mẽ, dân Do Thái có thể cậy
dựa vào mà được lại lòng Thiên Chúa xót thương. Ông đã xin Ngài nhớ lại
những mối dây giàng buộc (khế ước) mà Ngài đã nhiều lần ký kết với họ. Dân
này, dù tội lỗi, nhưng vẫn là đối tượng được hưởng lời Ngài đã hứa. Tuy tự
thân họ không đáng được lòng Ngài xót thương. Nhưng vì lòng trung tín của
Ngài, Ngài không thể quên họ, vẫn ban ơn giải cứu khi họ lâm cảnh khốn cùng.
Bằng bất cứ giá nào, họ phải được Ngài ra tay uy quyền cứu giúp. Đó là lý
luận của chữ thứ hai.
Chữ thứ ba của các bài đọc hôm nay là: “Vì
vậy”, vì vậy Thiên Chúa hối hận không giáng phạt dân Ngài như đã đe doạ. “Vì
vậy tôi bảo cho các ông hay, trên trời cũng sẽ vui mừng vì một người tội lỗi
ăn năn sám hối”. Giọng văn sau “vì vậy” mô tả đầy đủ tình cảm nhân loại được
gán cho Đức Chúa Trời. Đây là phần đẹp nhất của câu chuyện, gây nhiều xúc
động cho người đọc: Hẳn quí vị đã hiểu ra khía cạnh này, phải không? Vì
chẳng ai có thể bỏ qua giây phút vui mừng của tâm hồn được tha thứ. Thiên
Chúa quả là người tình vĩ đại của loài người. Ngài chẳng thể bỏ mặc chúng ta
quằn quại trong kiếp sống ngục tù tội lỗi, mặc dầu nhiều khi chúng ta tỏ ra
“cứng đầu cứng cổ”, hư hỏng, mất nết. Điểm nhấn mạnh là lòng thương xót của
Thiên Chúa và các dụ ngôn đều là câu chuyện của ơn thánh. Cánh cửa mở vào ơn
Chúa là chữ “nhưng”, tuy nhiên hậu quả tất yếu của nó nằm trong chữ “vì thế”.
Nhân loại tội lỗi nhưng lòng thương xót của Thiên chúa thật bao la trời bể.
Cho nên Ngài tha thứ, vì thế cả thiên đàng đều vui mừng.
Chúng ta thử áp dụng quy luật của lòng Thiên
Chúa thứ tha này vào bài đọc 2 hôm nay trích thư thứ 1 thánh Phaolô gửi cho
Timothê. Ở đây không phải là một dân tộc nhưng là một cá nhân. Chính bản
thân thánh Phaolô, ông cảm nghiệm sâu sắc chuyện này. Cuộc trở lại của ông
là một phép lạ do lòng tha thứ, Thiên Chúa thực hiện nơi ông. Chính thánh
nhân kể lại, không qua trung gian người thứ hai. Trước kia ông là người tội
lỗi, nói lộng ngôn, bắt đạo. Chúng ta có thể dùng từ “bởi vì” cho giai đoạn
này: Bởi vì tôi là kẻ tội lỗi, đã bách hại đạo Chúa, bắt bớ và giết chết các
tín hữu. Ông chẳng thể được Thiên Chúa thi ân do công trạng riêng của mình.
Thánh nhân nhanh chóng đổi giọng văn: “Nhưng tôi đã được Người thương xót vì
tôi hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin”. Đây là thời
điểm của ơn tha thứ, ơn trở lại của Phaolô. Vì thế, Thiên Chúa đã bước vào
đời ông, ban cho ông sự tha thứ cần thiết để ông làm môn đệ Ngài. Tiếng “vì
thế” diễn tả hậu quả của lòng Chúa thương xót. Lúc này ông hoàn toàn đổi
khác, mặc ấy Chúa Kitô và trở nên con người mới. Một sự đổi đời gây ngạc
nhiên tột độ không ai tưởng tượng nổi. Thánh Luca thuật: Ông phải nhờ
Barnaba làm trung gian để gặp các Tông đồ ở Giêrusalem vì không ai có thể
tin được sự trở lại đó (Cv 9,26). Người trước kia là kẻ bắt bớ các tín hữu,
nay trở nên dấu chỉ của lòng Chúa xót thương! Chính thánh nhân viết: “Đây là
lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian,
để cứu nhưng người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi”. Chúng ta biết rõ sứ vụ
rao giảng của Phaolô sau khi trở lại rất thành công. Thánh nhân có thể kiêu
hãnh về kết quả đó, như bao nhà truyền giáo thời nay. Họ làm thống kê dài
ngoằng và tạ ơn Thiên Chúa. Nhưng không, trong bài đọc hôm nay, thánh nhân
thú nhận kết quả đó hoàn toàn do Thiên Chúa hoạt động qua ông: “Đức Giêsu
muốn bày tỏ tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt
tôi làm gương cho những ai tin vào Người để được sống muôn đời”. Thánh nhân
kết thúc bằng một lời ngợi khen Thiên Chúa. Thánh lễ hôm nay chúng ta có thể
dùng lời đó cho chính thân phận mình. Không phải là ngẫu nhiên mà Chúa ban
Bí tích Rửa tội cho mỗi người. Chính là do lòng thương xót của Ngài, cũng
giống như trường hơp của Phaolô. Cho nên mỗi người phải hết lòng dâng lên
Ngài lời biết ơn tán tạ: “Kính dâng lên vua muôn thưở là Thiên Chúa bất diệt,
vô hình và duy nhất, kính dâng người danh dự và vinh quang đến muôn thưở
muôn đời. Amen”.
Đến đây chúng ta có thể chuyển sang bài Tin
mừng. Câu mở đầu khai mào cho ba dụ ngôn tiếp theo. Mấy ông kí lục và
Pharisêô chỉ trích Chúa Giêsu về thái độ thân hữu của Ngài: “Ông này đón
tiếp các kẻ tội lỗi và ăn uống đồng bàn với chúng”. Chúa Giêsu trả lời bằng
ba dụ ngôn. Cả ba đều mang ý nghĩa chung: Mất mát và tìm thấy. Nhiều tác giả
đặt cho phần này của phúc âm Luca tiêu đề: “Dụ ngôn về lòng xót thương của
Thiên Chúa”. Mỗi dụ ngôn đều khởi đầu bằng sự kiện mất mát: Con chiên lạc,
đồng bạc mất và đứa con đi hoang. Phân đoạn này hiểu ngầm từ “Bởi vì”. Bởi
vì nhân loại đã đi hoang, đã lạc mất, đã trầm luân mà không tự mình trở lại
với đường ngay lối phải, cho nên Thiên Chúa đã ra tay cứu vớt. Cả ba dụ ngôn
đều không nhấn mạnh về khía cạnh luân lý cho bằng sự “mất tìm” và giá trị
mất mát đều đáng giá đối với chủ nhân. Đây là điểm cần quan tâm trong ba dụ
ngôn. Loài người chẳng là gì trước mặt Thượng đế, Đấng thượng trí và giàu
sang vô cùng. Nhưng chỉ vì lòng thương xót của Ngài mà chúng ta trở nên đáng
giá, được Ngài tìm kiếm và nóng lòng chờ đợi chúng ta trở về. Tư tưởng này
khiến nhiều linh hồn lành thánh phải rơi nước mắt cảm động. Chai đá lắm thì
cũng phải mềm lòng. Còn chúng ta? Mỗi người tự trả lời câu hỏi!
Chủ ý của Chúa Giêsu khi kể các dụ ngôn có lẽ
không nhắm vào nội dung mất mát cho bằng não trạng hẹp hòi của các kí lục,
biệt phái, kinh sư và chúng ta hôm nay. Họ nghĩ rằng mình đáng được tha thứ
vì những “công nghiệp” mình làm và không thể tưởng tượng lòng thương xót của
Đức Chúa Trời có thể vượt qua ranh giới họ cho phép, tức phải loại trừ những
phạm trù bất khả. Ôi loài người lòng chai dạ đá, cứng cổ hơn dân Israel thời
Môsê. Họ nên được hình ảnh người con cả đại diện. Nhưng sự thật Thiên Chúa
đã thấu hiểu tình trạng vô vọng của đứa con thứ. Ngài bước vào, lật ngược
tâm hồn anh ta và giơ tay cứu vớt. Kết quả của tiến trình này là một tương
lai tươi sáng, đầy hứa hẹn, mở ra cho anh: “Mau mau giết bê béo để ăn mừng,
vì con ta đây đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy”- hiện thực
của từ vì thế (so ).
Áp dụng vào đời sống thiêng liêng của mỗi
linh hồn, ba từ này diễn tả một tiến trình hết sức thực tiễn và cảm động.
Bất cứ ai sống ở thế gian này đều có những giây phút bế tắc vì tội lỗi, tính
mê, nết xấu. Tự thân tìm kiếm, chẳng thể nào thấy được lối ra. Càng cố gắng
càng lún sâu vào bùn đen nước độc. Đó là những giây phút “bởi vì” của các
bài đọc hôm nay. Bởi vì chúng ta không có khả năng tự giải thoát, xiềng xích
của hoả ngục quá nặng nề. Chúng ta phải kêu lên như thánh Phaolô: “Khốn nạn
thân tôi, ai sẽ cứu tôi khỏi gánh nặng nề này?. Điều chi sẽ xảy ra để thay
đổi tình trạng hiện thời? Đến đây là giây phút của “Nhưng”. Nhưng lòng
thương xót của Thiên Chúa can thiệp vào và đổi ngược mọi sự: Từ tuyệt vọng
đến hy vọng, từ tối tăm đến anh sáng, từ ngục tù đến tự do, từ đường cùng
đến lối thoát. Vì vậy, cuộc sống mới bắt đầu, đầy tương lai và hạnh phúc.
Hẳn chúng ta hiểu ra tại sao trong giai đoạn này thánh Phaolô lại dùng cụm
từ “mặc lấy Đức Kitô”, để mô ta đời sống mới của người tín hữu. Đời sống
vĩnh cửu, hoàn toàn tươi sáng, tự do. Tạ ơn Chúa.
Cho nên, hôm nay trước bàn thờ Thánh Thể,
Chúa cho chúng ta cơ hội tốt để nhớ lại quá khứ của mình: Đã mất nay lại tìm
thấy, đã chết nay lại sống. Giống như những nhân vật trong các dụ ngôn,
chúng ta cử hành niềm vui mừng tìm thấy linh hồn mình, bị trầm luân nhưng
được Chúa cứu sống, bị kết án nhưng được Chúa phóng thích. Tuy nhiên, việc
này hoàn toàn không do năng lực riêng mỗi người. Đấng là Lòng Thương Xót đã
tìm kiếm và cứu chữa chúng ta. Ơn này chẳng bao giờ ngợi khen cho đủ. Xin
hãy cúi đầu phủ phục trước tôn nhan và quyết tâm phụng sự Ngài hiện diện
trong tha nhân. Amen.
Fr Jude Siciliano op
Ngài đồng
bàn với những kẻ tội lỗi…
Lc
15:1-32
Thưa quý vị. Lần đọc thứ nhất bài Tin Mừng hôm nay đã khiến tôi lưỡng lự. Nó
quá dài và nhiều dụ ngôn. Một dụ ngôn mà thôi cũng đủ cho một bài huấn giáo
thiêng liêng. Ở đây lại có tới ba dụ ngôn : Con chiên thất lạc, người đàn bà
mất đồng tiền và người con phung phí. Nếu diễn giải trọn cả ba, tôi e quá
tải, thính giả dễ bị tra tấn và phân tán trí khôn. Cho nên tôi chọn phần
ngắn hơn gồm hai dụ ngôn.
Trước nhất, tôi để ý đến bối cảnh của các dụ ngôn. Ngay câu mở đầu, người
biệt phái và luật sĩ đã phàn nàn về tư cách của Chúa Giêsu, họ nói : “Ông
này tiếp đón và ăn uống với những người tội lỗi. Nếu như họ thực sự thấu
hiểu về Thiên Chúa của tổ tiên người Do Thái, họ không nên có lời bình phẩm
như thế, ngược lại họ phải vui mừng, bởi lẽ Thiên Chúa của tổ tiên họ luôn
luôn thương xót, luôn luôn giơ tay dẫn dắt những kẻ lầm đường lạc lối. Tổ
tiên họ đã từng đi lạc đường, thờ phượng ngẫu tượng, nhưng cũng ngần ấy lần
Chúa đã sai các ngôn sứ của Ngài dẫn dắt tổ tiên họ trở lại đường ngay nẻo
chính. Họ phải vui mừng nhận ra gương mặt nhân từ của Thiên Chúa nơi Đức
Giêsu. Ngài không những đón tiếp mà lại thực sự ngồi đồng bàn với các người
tội lỗi, làm chủ bàn tiệc, thiết đãi họ một bữa ăn thịnh soạn !
Đối với kinh sư, luật sĩ nếu gặp những trường hợp bất đắc dĩ phải đối diện
với những người “nhơ bẩn”, họ sẽ cố gắng tránh xa hoặc thu xếp một cuộc đối
đầu thật nhanh chóng : Họ nghĩ bụng, trời, tôi đâu có biết ! Nếu biết như
thế này thì tôi chẳng đến, bấy giờ tôi chỉ còn có nước tính bài “biến” cho
nhanh. Chúa Giêsu không nghĩ như thế, Ngài không xa lánh kẻ tội lỗi, trái
lại Ngài vui mừng vì họ có mặt tại bữa ăn. Bởi đó là mục tiêu Ngài đã đến
trong thế gian này : “Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng là kẻ
có tội” (5, 32). Trước mặt các thế lực tôn giáo, Chúa Giêsu đã có đầy đủ
chứng cớ để bị tố cáo. Ngài là một kẻ tham ăn, say sưa, bạn bè với quân thu
thuế và tội lỗi (7 , 34). Ngoài ra, Ngài thường xuyên vi phạm luật lệ ngày
Sabbat. Ngày thánh đối với người Do Thái.
Chúa Giêsu đã trả lời họ bằng ba dụ ngôn, nói lên nỗi vui mừng của Thiên
Chúa khi một người tội lỗi ăn năn hối cải. Giọng điệu của Ngài có lẽ hơi
châm biếm. Chín mươi chín người “biệt phái” công chính không làm cho Thiên
đàng vui mừng bằng một người trở lại. Chín ông “kinh sư” ngoan đạo không
bằng một kẻ thất lạc được tìm thấy. Mà chính thật như thế. Đức hồng y Fulton
Sheen đã có ý kiến như sau : “Ngài chọn treo trên Thánh giá cho đến khi con
chiên lạc cuối cùng được tìm thấy và đưa về đàn”. “He chooses to be hanged
there until the last lost sheep is found and brought back into the fold”
(Bài giảng tuần thánh). Nghĩa là Ngài vui lòng chịu đóng đinh cho đến tận
thế, để chờ đợi các tội nhân ăn năn trở lại ! Ôi lòng thương xót vô bờ của
Thiên Chúa được thể hiện qua Đức Giêsu !
Dụ
ngôn thứ nhất về con chiên thất lạc. Hình ảnh người chăn chiên rất quen
thuộc trong quần chúng Do Thái, nhưng chẳng mấy tốt đẹp. Bởi đời sống thiếu
thốn nên họ có nhiều thói xấu, nhất là thói trộm cắp. Việc họ đi lang thang
đó đây gây nên nhiều nghi ngờ và người ta thường canh chừng họ khi họ tới
gần gia sản của mình. Khi Chúa Giêsu dùng dụ ngôn kẻ chăn chiên, những người
biệt phái và luật sĩ tự dưng khó chịu. “Tôi hả” chẳng bao giờ tôi lại là kẻ
chăn chiên bẩn thỉu, chẳng bao giờ tôi lại thèm làm một nghề hèn hạ. Như vậy
rõ ràng họ không thể tưởng tượng nổi mình là một tội nhân; hoặc đồng hoá
được với một tội nhân, làm thế nào họ có đủ ý thức mà ăn năn trở lại. Tâm lý
của chúng ta cũng vậy thôi. Chẳng bao giờ chúng ta dám thành thật nhận mình
thuộc hàng tội lỗi, cho nên chẳng bao giờ chúng ta thực tình ăn năn sám hối
! Vì vậy Chúa Thường khiển trách chúng ta là những kẻ giả hình.
Dụ
ngôn thứ hai. Người đàn bà tìm lại được đồng tiền đã mất. Dụ ngôn này là
riêng của Thánh Luca. Dụ ngôn trên chung với Thánh Marcô và Matthêu. Đàn bà
cũng lại là hạng người bị khinh rẻ trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu. Mặc
dù dụ ngôn nói tới một người đàn bà “kia”, nhưng chủ ý thì Chúa Giêsu kêu
mời thỉnh giả của Ngài tự đồng hóa với người đàn bà kiếm tìm đồng bạc. Như
vậy, trái tim Chúa luôn luôn nghĩ tới những hạng người thấp hèn trong xã hội.
Ngài dùng lối sống của họ để dựng nên những mẩu chuyện chuyển tải lời rao
giảng của Ngài. Ngài sống trà trộn với họ, quan sát mặt phải, mặt trái của
xã hội mà đem ra ánh sáng những sự thật cứu rỗi.
Cả
hai thứ người trên đây, một đàn ông, một đàn bà, đã thành công trong việc
tìm kiếm của họ, không ai bỏ cuộc và họ đã được toại nguyện. Họ đã vui mừng
vác chiên lên vai hoặc kêu mời hàng xóm đến chung vui với đồng tiên tìm lại
được. và như Chúa Giêsu nói, điều đó tượng trưng cho việc tìm kiếm thần linh.
Đối tượng của sự vui mừng này là việc tìm lại được những gì đã mất, tức
ngừơi tội lỗi đã ăn năn trở lại. Dĩ nhiên, những người kiên trì trong đàng
lành đàng thánh vẫn được Thiên Chúa khen ngợi, nhưng sự bùng nổ của niềm vui
là do tìm lại được điều đã thất lạc. Dụ ngôn thứ ba, người con hoang đàng
nói rõ hơn về điểm này. Nhưng chúng ta dành lại cho một dịp khác, kẻo quá
dài.
Điều cần phải nói ngay ở đây là ngoại trừ Chúa Cứu thế và Mẹ Ngài, còn thì
tất cả nhân loại đều đã mắc tội, và vì vậy đều là tội nhân, và vẫn còn khả
năng phạm muôn và tội lỗi khác, nếu như ơn Chúa không bao bọc, giữ gìn. Vậy
thì chúng ta không nên xếp hạng ai cả, đừng lầm tưởng mình đã được miễn trừ
mà biểu lộ lòng kinh bỉ kẻ khác. Chúng ta đừng tự nhận là người công chính,
thánh thiện, người tốt, kẻ trung thành trong khi các yếu đuối, đam mê không
cho phép chúng ta làm như vậy. Đó là sự thật vĩnh cửu. Chúa tha thứ các hình
phạt, nhưng hành động tội đã phạm vẫn còn đấy trước tôn nhan Ngài. Cho nên,
một đàng chúng ta hết lòng, hết sức, hết linh hồn biết ơn Chúa, đàng khác sợ
hãi và tránh xa các dịp tội, những cơn cám dỗ đưa đến tội lỗi. Một nghĩa nào
đó, chúng ta là con chiên thất lạc hoặc đồng tiền bị mất đã được lòng thương
xót Chúa tìm thấy.
Thiên Chúa muốn cứu vớt mọi người, không những chung chung toàn thể nhân
loại, mà từng cá nhân, sang cũng như hèn, giàu có cũng như nghèo khổ. Không
phải chỉ một phần hơn, kém số người được cứu rỗi mà toàn thể những ai đã
từng có mặt ở thế gian này. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai trích thơ
ngài gửi cho Timôtheô đã viết : “Đây là lời trung thực, đáng mọi người tin
nhận đó là Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà
người thứ nhất là Cha”. (1 Tm 1, 15). Lòng thương xót của Chúa là căn nguyên
việc Ngài trở lại. Nó đã dẫn ngài đến đức tin đầy đủ nơi Đức Kitô. Vậy thì
không có lý do gì để chúng ta rơi vào thất vọng. Theo như văn hóa thời Chúa
Giêsu, ngồi ăn với người khác, bẻ bánh với họ là dấu chỉ lòng hoà giải, tình
tha thứ. Cả ba dụ ngôn hôm nay đều có yếu tố bữa ăn, bẻ bánh và niềm vui.
Các nhân vật trong các câu chuyện đều mở tiệc ăn mừng.
Chi tiết này bắt buộc chúng ta phải liên tưởng đến bữa tiệc Thánh Thể Chúa
Nhật hôm nay. Chúa Giêsu cũng mở tiệc ăn mừng Chúng ta là những con chiên
thất lạc, mà Ngài đã tìm thấy. Ngài tìm kiếm trong suốt cả cuộc đời chúng ta,
khi chúng ta đi lạc, dấn thân vào tội lỗi, thói hư nết xấu, Ngài dùng Lời
Ngài trong cộng đồng, hoặc một cá nhân nào đó kêu gọi chúng ta, và chúng ta
lại được chấp nhận vào bàn tiệc. Bàn tiệc này là máu, thịt Ngài và mọi người
đều được thỏa thuê. Ngài là chủ tiệc, mọi người đồng bàn, không ai hơn,
không ai kém, không ai có phần nhiều hơn và cũng không ai chịu phần thua
thiệt, cho nên chúng ta đừng khinh thường một người nào trong bàn tiệc này.
Đây là thói xấu cố cựu trong các cộng đồng giáo xứ, người ta chia rẽ, kéo
phe, tẩy chay lẫn nhau ngay trong bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta phải thay đổi
não trạng. Sau một tuần lao động cực nhọc với bao nhiêu lỗi lầm, đi lạc,
chúng ta lại được tìm về, ăn năn hối cải như những người con hoang đàng được
chính Thiên Chúa đón nhận. Ngài không kịp để chúng ta thổ lộ tâm can, nói
với Ngài những câu đã tập dượt, mà vào ngay bàn tiệc với áo đẹp, giầy mới,
và nhẫn vàng đeo tay. Còn chi yêu thương và hoan hỉ hơn ? Amen.
G. Nguyễn Cao Luật op
HÃY CHIA VUI VỚI TÔI
Lc
15:1-32
Có
lẽ có người cho rằng các dụ ngôn được kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay hơi
có tính cách cường điệu. Có mục tử nào dám bỏ lại chín mươi chín con chiên
trên cánh đổng rổi đi tìm con chiên bị lạc mất ? Có ai lại bỏ công tìm cho
kỳ được đổng bạc trong khi mình còn chín đổng nữa ? Hay có người cha nào sẵn
sàng đợi chờ, tha thứ cho đứa con đã đòi chia gia tài và bỏ nhà ra đi ?
Quả vậy, theo quan điểm của con người, ít có khi nào xảy ra những điều như
thế. Nhưng đối với Thiên Chúa, chẳng có gì là cường điệu. Những câu chuyện
này cho thấy thế nào là tình yêu, là lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tình thương không giới hạn
Con người được Thiên Chúa tạo dựng do lòng yêu thương. Thế nhưng, con người
đã từ khước tình yêu ấy qua việc ăn trái cấm. Và Thiên Chúa đã không bỏ mặc
con người dưới quyền thống trị của tội lỗi, của sự chết. Nếu Thiên Chúa có
trừng phạt con người thì cũng là việc xứng đáng. Nhưng Thiên Chúa không xử
sự như thế. Một tình yêu đích thực không thể bằng lòng với việc trợ giúp
cách chung chung, để rổi khi bị từ khước thì bỏ rơi không còn đoái hoài gì
tới. Nếu Thiên Chúa hành động như thế thì khó có người được cứu, và Ðức
Giê-su đã không được sai đến trần gian.
Ðàng khác, Thiên Chúa cũng chẳng tính toán những hổng ân Người đã ban. Thiên
Chúa không đưa cho con người một bản tỗng kết những gì Người đã ban cho họ :
ân sủng của Người tuôn chảy không ngừng, tình yêu thương chẳng bao giờ vơi
cạn. Nếu có kể ra những hổng ân, điều đó chỉ có mục đích nhắc nhở con người
hãy sống xứng đáng với hổng ân đã lãnh nhận để rổi tiếp tục nhận được những
ân huệ khác.
Cả
khi con người đi lang thang phiêu lãng, Thiên Chúa vẫn đuỗi theo. Không có
chỗ nào con người ở một mình cả. Chẳng bao giờ con người có thể tự nhủ Thiên
Chúa bỏ rơi mình rổi. Một người thợ săn kiên nhẫn, rình chờ con mổi, một
người câu cá âm thầm chờ đợi. Thiên Chúa như thế đó.
Thật vậy, chính lòng yêu thương đã thúc đẩy Thiên Chúa tìm kiếm con người.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người, không phải như một đổ vật, nhưng là để họ
tham dự vào sự sống của Người, để sống trong tình yêu thương. Nếu Thiên Chúa
chỉ coi con người là một đổ vật, thì khi bị lạc mất, Người có thể tiếc nuối,
những rổi thôi, Người có thể lại có cái khác, hay hơn, tốt đẹp hơn, và nhiều
hơn nữa. Ở đây, các dụ ngôn cho thấy tính cách lớn rộng của tình yêu : quan
tâm đến tất cả, nhưng không bỏ rơi bất cứ ai, dù người đó có thế nào chăng
nữa. Vì tình yêu, Thiên Chúa không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, chỉ
cần là Người tìm lại được người tội lỗi, chỉ cần là họ cảm nhận được tình
thương của Thiên Chúa.
Vì
thế, trong tình thương của Thiên Chúa, không có ai là người bị bỏ quên. Mỗi
người đều được Thiên Chúa quan tâm săn sóc, mỗi người đều ở trong trái tim
của Thiên Chúa, không có ai bị đẩy ra ngoài, không có ai nhận được ít tình
thương ...
Hãy chia vui với tôi
Trong cả ba dụ ngôn, Ðức Giê-su đều kết thúc bằng những lời nói đến niềm vui.
Người chăn chiên tìm được chiên lạc thì vác chiên lên vai, và mời bạn hữu
láng giềng đến chia vui; người đàn bà tìm thấy đổng bạc đã mất cũng vậy; và
người cha có đưa con đi hoang trở về thì mở tiệc lớn ăn mừng.
Lý
do của việc ăn mừng này đã rõ ràng. Nhưng sau đó, Ðức Giê-su muốn cho thấy
niềm vui của Thiên Chúa khi người tội lỗi hối cải. Ở dụ ngôn thứ nhất, "trên
trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải" ; ở dụ ngôn thứ hai, "các
thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải" ; và ở
dụ ngôn thứ ba, "phải ăn mừng, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống; đã
thất lạc, mà nay lại tìm thấy".
Tội nhân hối cải, không những được tha thứ, nhưng còn được chờ đợi, được đón
tiếp. Niềm vui của Thiên Chúa thật lớn lao khi người tội lỗi biết từ bỏ con
đường xấu xa, để trở về sống trong tình thương của Thiên Chúa.
Có
thể nói, Thiên Chúa không có niềm vui nào khác ngoài việc con người sống
thân mật với Người. Dù cho có thế nào chăng nữa, Người vẫn chờ đợi họ, vẫn
mở rộng vòng tay đón tiếp. Ðây thực là một lời an ủi và nhắc nhở cho con
người. Là một lời an ủi, vì con người biết rằng Thiên Chúa vẫn yêu thương họ
và mong họ trở về với Người. Thiên Chúa vẫn đi tìm họ, dù họ cố tình tránh
né. Thiên Chúa vẫn thi ân giáng phúc, dù họ từ khước không nhận. Là một lời
nhắc nhở, vì nếu như tội lỗi đã làm Thiên Chúa phiền lòng, thì Người sẽ còn
phiền lòng hơn biết mấy khi con người từ chối tình thương Người dành cho họ,
mong họ trở về sống trong tình thương.
Hơn nữa, ở đây còn có lời mời gọi chia sẻ niềm vui với Thiên Chúa vì người
tội lỗi đã trở về. Kẻ từ chối chia vui với Thiên Chúa cũng chính là kẻ phải
trở về, phải sám hối. Kẻ từ chối chia vui với Thiên Chúa cũng chính là người
không nhận ra tình thương đích thực, và như thế là họ đã từ khước tình
thương của Thiên Chúa.
*
* *
Ở
giai đoạn đầu của lịch sử cứu độ, sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa đã
lên tiếng hỏi, đang khi họ chạy trốn : "Ngươi đang ở đâu ?" Ngày nay, Thiên
Chúa đã mở tiệc để thết đãi họ. Nhờ sự tuân phục của Ðức Giê-su Ki-tô, nhân
loại đã được cứu thoát, đã được chữa lành khỏi mọi thương tích, đã được tha
thứ.
Ðó
là niềm vui của Thiên Chúa, hãy chia vui với Người.
*
* *
Phải tin vào Thiên Chúa
vì
Người đã tin tưởng chúng ta.
Người đã làm cho chúng ta tin vào Người,
khi trao cho chúng ta Người Con duy nhất.
Phải tin vào Thiên Chúa
vì
Người đã tín nhiệm chúng ta
đã
làm cho chúng ta tin vào Người.
Chẳng lẽ sự tín nhiệm của Thiên Chúa
dành cho chúng ta
lại không được đặt đúng chỗ ?
Thiên Chúa đã làm bừng lên nơi chúng ta niềm hy vọng
Người đã khởi đầu.
Người mong rằng kẻ tội lỗi
sẽ
làm một chút gì đó
cho ơn cứu độ của mình.
Một chút ! chỉ cần một chút thôi !
phỏng theo Charles Péguy
Giacôbê Phạm Văn Phượng op
Quyết tâm trở về
(Lc 15,1-10)
Một hôm, Sa-tan ra lệnh cho một người kia phải thi hành một trong ba điều nó
yêu cầu, nếu không nó sẽ đoạt linh hồn người đó. Ba điều đó : một là giết
cha, hai là hành hạ người em, ba là uống rượu. Người đó ngẫm nghĩ : giết
cha, đánh đập em là điều trái với đạo lý, anh không thể nào làm được, còn
uống rượu thì dễ quá ai mà làm không được. Sau khi cân nhắc mọi hơn thiệt,
anh đi mua rượu về uống. Lúc đầu anh còn tự chủ được, nhưng về sau, không
còn làm chủ được mình nữa, anh đã say túy lúy, và kết quả đã diễn ra đúng
như Sa-tan mong đợi, anh đã giết cha và hành hạ người em.
Câu chuyện trên có lẽ không chỉ là chuyện ngụ ngôn mà là thực tế xảy ra từng
ngày trước mắt chúng ta. Tội ác nằm trong máu của con người, rơi vào một
hoàn cảnh nào đó, ai cũng có thể là một tên sát nhân. Thế nhưng câu chuyện
trên không phải chỉ nêu lên mặt trái của con người, nó còn nói lên nét cao
quý trong lòng con người nữa. Người thanh niên trong câu chuyện, chúng ta
thấy anh đã không lao vào tội ác như một phản ứng bình thường, đạo lý và lẽ
phải đã đến với anh trước tiên. Điều đó cho chúng ta thấy : từ thâm cung của
lòng mình, con người luôn hướng về điều thiện. Con thú cắn xé rồi lăn ra ngủ
yên, nhưng con người thì không như thế, có kẻ sát nhân nào mà không cảm thấy
bị cắn rứt trong lương tâm, có hành động xấu nào mà không dày vò lòng dạ con
người. Con người sinh ra vốn hướng về điều thiện : “Nhân chi sơ, tính bản
thiện”. Không có một tâm hồn nào hư đốn hoàn toàn, không có một con người
nào xấu xa tuyệt đối, đâu đó trong tâm hồn mỗi người luôn vang vọng lời mời
gọi của thiện hảo.
Vì
thế, con người dù lầm lỗi thế nào chưa quan trọng, điều quan trọng hơn là có
biết cải thiện sửa đổi hay không, và trong việc cải thiện đời sống hay ăn
năn trở lại, có ít là ba giai đoạn : Thứ nhất là nhận biết hay nhìn nhận
tình trạng sai lỗi của mình. Không nhìn nhận mình là tội nhân thì làm sao có
thể nghĩ đến việc trở lại. Thứ hai là quyết định trở lại, quyết tâm sửa đổi
như người con hoang đàng : “Thôi, tôi sẽ lên đường trở về cùng cha tôi”.
Chúng ta dễ dùng dằng, lần lữa từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm
khác là chuyện quá thường, là cơn cám dỗ quen thuộc của ma quỷ để ngăn cản
việc cải thiện đời sống. Thứ ba là thi hành điều quyết định trở về như người
con hoang đàng : “Anh đã chỗi dậy mà về nhà cha anh”. Đó là bước quyết liệt
đòi nhiều can đảm và hy sinh để dứt bỏ mọi quyến rũ của đối phương. Người Âu
châu thường nói : “Bước khó khăn nhất là bước qua ngưỡng cửa”, tức là bước
quyết định. Vì khó, nên cần ơn trợ giúp của Chúa. Thay đổi tóc trên đầu đen
thành trắng hay trắng thành đen còn làm được huống nữa là thay đổi tâm hồn
từ tội lỗi trở nên thánh thiện, chỉ cần tỏ thiện chí tối thiểu là lập tức có
đủ ơn trợ giúp để cải thiện đời sống.
Mỗi người khi dấn thân đổi mới cuộc đời, từ bỏ tật xấu, tập nhân đức và lớn
lên trong các nhân đức đòi hỏi ba yếu tố : Thứ nhất là sự kiên quyết, thứ
hai là ơn trợ giúp của Thiên Chúa, thứ ba là sự giúp đỡ của những người
chung quanh.
Không ai có thể tự mình chừa bỏ tật xấu, tự mình luyện tập nhân đức, sự
quyết tâm là điều cần thiết, nhưng cũng còn cần đến sự trợ giúp của ơn Chúa
và sự giúp đỡ của những người chung quanh.
Ơn
Chúa chắc chắn luôn luôn được ban cho mỗi người, vì Thiên Chúa nhân từ, hằng
muốn mọi người ăn năn trở về với Ngài : “Ta không kết án con”. Ngài là Đấng
vui mừng mạc khải cho chúng ta biết : toàn thể thiên đàng hân hoan vì một
người tội lỗi ăn năn trở lại hơn 99 người công chính không cần trở lại. Còn
lại hai yếu tố : sự nhất quyết của cá nhân và sự giúp đỡ của những người
chung quanh. Mỗi người có quyết tâm cải thiện đời sống hay không, và có được
những người chung quanh thông cảm, nâng đỡ để giúp nhau sửa đổi đời sống hay
không ? Rồi đến lượt chúng ta, mỗi người có trở thành một người giúp đỡ kẻ
khác, để khuyến khích họ trở về với Chúa không ? Hay chúng ta lại nghiêm
khắc xét đoán, lên án, khinh thường và loại bỏ người anh em đang thành tâm
chiến đấu với tật xấu của họ để đổi mới cuộc đời. Cùng chia sẻ thân phận tội
lỗi, chúng ta dễ dàng thông cảm, tha thứ và giúp đỡ nhau để cùng nhau đổi
mới đời sống.
Xin Chúa thương gọi chúng ta trở về với Ngài, đổi mới cuộc đời cho tốt đẹp
hơn, và giúp chúng ta trở thành một người bạn thay vì là một quan tòa, một
người bạn đầy thông cảm, nâng đỡ anh chị em chung quanh, để chúng ta biết
giúp đỡ nhau và nương tựa nhau sửa đổi đời sống mỗi ngày tốt đẹp hơn.
Vincente Nguyễn Trọng Đại op
Trên Trời Sẽ Vui Mừng Khi Một Người Tội Lỗi Hối Cải
(Lc.15,1-32 )
Trong xã hội Do Thái lúc bấy giờ, người thu thuế bị xếp vào hạng tội lỗi, là
những người thường bị lên án. Người thu thuế đuợc coi là những người làm ăn
sinh sống bằng nghề khá mập mờ. Họ không quan tâm đến luật lệ của Thiên Chúa;
Họ chẳng biết giá trị của tinh thần. Còn người tội lỗi, họ lãng quên Thiên
Chúa, tránh né để khỏi phải bận tâm, gò bó.
Trái lại người biệt phái, kinh sư là những nhà chuyên môn, thông thạo lề
luật, nói những lời đáng tin về Thiên Chúa. Nhưng họ lại chẳng theo Chúa,
không đến để nghe Chúa giảng mà còn xầm xì nhỏ to: “Ông này đón tiếp những
người tội lỗi và ăn uống với chúng…”. Và họ còn tìm cách hãm hại Chúa và làm
cho Chúa mất tín nhiệm.
Thế nhưng qua bài Tin Mừng thánh Lu-ca tường thuật lại những người thu thuế
và người tội lỗi lại theo Chúa thật đông, họ vây quanh Chúa để nghe Chúa
Giảng. Những người pharisêu và các kinh sư thấy Chúa Giê-su bỏ công đến với
những người thu thuế và tội lỗi thì họ cho là mất công vô ích, nên họ phản
đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giê-su là không đáng, bởi vì những kẻ tội
lỗi là hạng đáng vất đi, không đáng quan tâm. Nhưng đối với Chúa những người
tội lỗi lại rất quan trọng. Một đồng xu quý giá thế nào đối với người đàn bà
nghèo khổ, một người con quý giá thế nào đối với tấm lòng người cha, thì một
người tội lỗi cũng đáng giá thế ấy đối với tấm lòng của Chúa.
Chúng
ta ai mà lại không vui khi cái gì đã mất được tìm thấy, còn gì hạnh phúc và
vui sướng hơn khi cái tìm thấy lại là vật quí. Tìm kiếm chính là mục đích
của Con Thiên Chúa khi xuống trần gian : “Chúa đến để tìm kiếm những gì đã
mất". Con người là đối tượng duy nhất mà Thiên Chúa muốn kiếm tìm. Con người
thật vô cùng quí giá trước mặt Chúa. Trong bài Tin Mừng cả ba du ngôn đều
xoay quanh chủ đề “đã mất”, con chiên bị mất, đồng tiền bị mất, đứa con bị
mất. Chúa yêu thương người tội lỗi, như người mục tử tốt lành sẵn sàng để
chín mươi chín con chiên lại đi tìm cho bằng được con chiên lạc. Thiên Chúa
yêu thương kẻ lầm lỡ, như người đàn bà cần mẫn, thắp đèn, quét nhà, moi móc
kiếm cho kỳ được đồng bạc đánh rơi. Chúa yêu thương tội nhân, như người cha
già nhân hậu, ngày ngày ra ngõ mong chờ con trở về.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng con, dù chúng con là những người tội
lỗi, bất xứng nhưng Chúa mong chúng con thật lòng sám hối quay trở về. Chúa
vui mừng khi người tội lỗi quay trở về như trong ba dụ ngôn Chúa đã kể lại:
người mục tử tìm được chiên thì không hề phàn nàn, không hình phạt mà lại
vác chiên lên vai và mời bạn hữu láng giềng đến chia vui ; còn người đàn bà
tìm thấy đồng bạc đã mất cũng đã mời hàng xóm đến đề cùng chia vui với bà ;
rồi đến người cha có đứa con đi hoang trở về thì mở tiệc lớn ăn mừng. Và
niềm vui lơn hơn nữa là “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì
một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Chúa mong chờ chúng con về để sống trong
tình yêu thương của Chúa, niềm vui đó chính là khi được mọi người sống thân
mật với Chúa. Cho dù con người có lầm lỡ thế nào, Người vẫn chờ đợi họ, vẫn
mở rộng vòng tay đón tiếp.
Chúa
yêu thương con người đến cùng. Tuyệt đỉnh của yêu thương chính là tha thứ :
tha thứ tất cả, đón nhận tất cả, đề chứng minh cho tình yêu ấy Ngài đã chết
trên cây Thập Giá, ngay trong lúc hấp hối Người vẫn cầu xin tha thiết cùng
Chúa Cha “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm ”(Lc 23,34).
Lạy
Chúa Giê-su Thánh Thể,
Xin cho chúng vững tin vào lòng yêu thương vô cùng nhân hậu của Chúa, và
đừng bao giờ hồ nghi tình yêu thương Chúa dành cho chúng con, đề rồi chúng
con được ẫm trong vòng tay yêu thương của Chúa bởi xưa Chúa đã nói với các
tông đồ trong Bữa Tiệc Li: “Lòng các con đừng bối rối. Hãy tin vào Thiên
Chúa và hãy tin tưởng nơi Thầy. Trong nhà Cha thầy có nhiều chỗ ở ”(Ga 14,
1-2) .
Đỗ Lực op
Anh Em Còn Nợ…
(Lc 15:1-32)
Tuần qua, trước khi từ giã cõi đời, danh ca Luciano Pavarotti đã thoải mái
nói : Thượng đế và tôi không còn mắc nợ gì nhau. Ông đã mắc nợ gì, nếu không
phải là món nợ tình yêu, yêu đời yêu Trời. Nhưng món nợ tình yêu ai có thể
trả xong ?
Càng suy nghĩ, càng không thể hiểu nổi bản chất vô cùng sâu xa của tình yêu.
Rất may, qua Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải phần nào bản
chất tình yêu cao cả đó.
TỪ
VỰC THẲM
Các dụ ngôn trong chương Lc 15 thường được gọi là “Tin Mừng trong Tin Mừng.”
Chương 15 tóm tắt sứ điệp Luca về sự tha thứ và thống hối. Những chủ đề này
thường hay xuất hiện trong Luca hơn các Tin Mừng khác : ông Dacaria tiên báo
Chúa sẽ đem lại ơn tha tội (1:77), và lúc bắt đầu sứ vụ cả ông Gioan lẫn
Chúa Giêsu đều loan báo ơn tha thứ và sám hối. Lần cuối cùng Chúa sai các
môn đệ đi rao giảng sự thống hối và ơn tha thứ cho mọi dân tộc (24:47). Chủ
đề sám hối sẽ trở lại trong các bài giảng ở Công vụ Tông đồ và xác định rõ
phương hướng hoạt động trong cuộc đời thánh Phaolô (Cv 26:17-19).
Trong Kinh thánh, sám hối có một ý nghĩa rất phong phú. Tiếng Do thái
teshubah nhắc đến việc sám hối cá nhân vì nghiệm thấy Thiên Chúa là Ðấng từ
nhân và đầy cảm thông.” (Tv 51) Tiếng Hy lạp, metanoia gợi nhớ “việc tưởng
niệm và canh tân.” Việc “sám hối” ấy dẫn tới việc tha thứ tội lỗi, giải
thoát khỏi tù đầy và bãi bỏ hình phạt. Sám hối không phải là leo lên tới
Thiên Chúa qua những nấc thang sầu đau và hối hận, nhưng là khám phá niềm
vui qua việc tìm kiếm Thiên Chúa. Ðức Giêsu tìm cách hiệp thông và kết bạn,
rồi mới tới sám hối, kinh nghiệm về một Thiên Chúa tình yêu.
Chỉ có Thiên Chúa mới có thể mở rộng con tim, đem lại niềm vui lớn lao cho
con người. Ðức Giêsu đã diễn tả niềm vui đó qua những chia sẻ rộn ràng của
người chăn chiên sau khi tìm thấy con chiên lạc, của người phụ nữ sau khi
kiếm lại được đồng bạc. Bữa tiệc sau đó phản ánh tiệc lớn trên thiên quốc,
bữa tiệc đem lại “niềm vui lớn lao trên thiên quốc vì một người tội lỗi ăn
năn trở lại thì hơn chín mươi chín người công chính không cần sám hối ăn năn.”
(Lc 15:7)
Theo dõi bước chân người con thứ trở về nhà cha, chúng ta có thể hiểu phần
nào ý nghĩa đích thực của việc sám hối. Người con thứ ra đi mang theo phần
gia sản : “Những gì của cha là của con.” Khi anh ta trở về, người cha sẽ nói
cùng một câu như thế với người anh cả, nhưng không theo cách chiếm hữu, mà
theo nghĩa chia sẻ và tặng dữ. Người con thứ muốn sống tách biệt để có của
riêng. Khi lìa bỏ nhà cha ra đi, anh ta muốn tự mình làm chủ chính mình và
của cải mình. “Của cải mà người con thứ phung phí có nghĩa là ‘bản tính’
trong ngữ vựng triết học Hy lạp. Chính người con hoang đàng đã tiêu tán hết
“bản tính của mình’” (1) Với thời gian, anh nhận thấy những gì anh tưởng là
của riêng, đã bị cuộc đời “vét sạch.” Chẳng mấy chốc, anh nhẵn túi, mất cả
tư cách làm người. Anh đã đánh mất tất cả phẩm giá của mình. Từ phẩm giá làm
con với đầy đủ quyền tự do, anh mơ ước làm thân nô lệ.
Từ
đáy vực khốn cùng, từ chỗ yếu đuối sâu thẳm nhất, anh đã hướng nhìn về người
cha. Ai cho tôi một chút vinh dự, một chút tình yêu ? Những vết thương lòng
rỉ máu. Tôi đang sa lầy giữa cảnh lạnh lùng. Tôi sẽ đưa tay về hướng đâu ?
Chung quanh bầu bạn chỉ là sự trống vắng. Tôi xao xuyến lo âu. Phải chăng
chưa bao giờ tôi hiểu nổi tình yêu ?
Sau khi đã phá tán hết tài sản, người con thứ quyết định trở về. Nhưng anh
sợ không biết còn mặt mũi nào gặp lại người cũ cảnh xưa không. Có thể mình
còn là mình như trước khi ra đi chăng ? Anh rất muốn nhưng vẫn “lưỡng lự,”
dù “nhà cha” anh đã từng cư ngụ xưa kia. Thế nhưng, từ tận cùng bằng số,
trái tim anh nhớ lại niềm hy vọng tràn đầy tình yêu “Tại nhà cha tôi…” (Lc
15:17) Chỉ còn lại một mình cha tôi mà thôi !
Anh mơ tưởng “cảnh tượng” lúc trở về, nhẩm đi nhắc lại điều anh có thể nói
trong hoàn cảnh mình. Anh không dám mường tượng lúc trở về lại được sống
trong tình yêu anh đã phá vỡ bằng chính tính sở hữu ích kỷ của mình. Anh chỉ
còn hy vọng trở về để kiếm miếng ăn chỗ ở lây lất qua ngày giữa những người
làm công … Anh không còn đáng được nhận làm con nữa. Khi người con đi kiếm
thức ăn, thì người cha đưa cho anh một thức ăn khác để anh sống mà vẫn còn
là con, ngay cả khi người con chỉ có thể tưởng tượng cha vẫn hoàn toàn là
cha. Khi người con đi kiếm một chỗ ở, người cha ban lại cho anh một chỗ khác,
chỗ vẫn là của anh, ngay cả khi anh vắng nhà. Anh vẫn là trung tâm điểm của
tình yêu gia đình. Tình yêu là phần tài sản thừa kế không biến mất. Những
thứ thừa kế khác anh xài tan hoang rồi.
Cha anh đã không nói gì. Thay vì trả lời, ông đưa vòng tay ôm cứng lấy anh.
Vòng tay đã ngăn không cho anh thực hiện điều anh yêu cầu. Người cha đã cắt
ngang, ngay khi mới nghe lời con nói. Ông làm cho anh khám phá thấy điều quý
giá nhất anh đã bỏ quên lúc ra đi. Niềm vui đột nhiên bùng vỡ : “Con ta đã
sống lại.” Tất cả đã biến tan nơi phương xa : sự giàu có, ảo tưởng, phẩm giá
… Giấc mơ cuối cùng chỉ còn là “đậu muồng heo ăn.” Nhưng tình yêu không bao
giờ tan biến (1Cr 13.8).
Tình yêu muôn đời vẫn là một mầu nhiệm khôn dò. Qua một vài dụ ngôn Chúa
nhật hôm nay, Chúa Giêsu giúp chúng ta khám phá phần nào mầu nhiệm đó. Dụ
ngôn dài nhất thường được gọi là “người con phung phá.” Nhưng dưới cái nhìn
tích cực hơn, đó là “dụ ngôn người cha nhân hậu.”
ÐGH Bênêđictô XVI lại thấy đó là dụ ngôn về hai anh em. Cái nhìn khá sát
thực, vì rõ ràng hai anh em tượng trưng hai nhóm người. Nhóm thứ nhất gồm
những thu thuế và tội lỗi. Nhóm thứ hai gồm Pharisêu và các ký lục. (2)
Tình yêu thân phụ đã trả lại tất cả những gì người con thứ đã đánh mất. Món
nợ tình yêu người anh cả muôn đời còn mắc nợ người em thứ, vì đã không đủ
bao dung để thông cảm và chia sẻ với em. Mãi tới bây giờ, nhìn lại quãng đời
đã qua, người anh cả đã than thở : “Anh còn nợ em …” Ðúng như thánh Phaolô
quả quyết : “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tình yêu.” (Rm 13:8)
Tình yêu là sức mạnh lôi kéo người con hoang đàng. Nhưng tình yêu lại trở
thành cung đàn lạc điệu đối với những ai đang mải mê tìm kiếm chính mình.
Tuy không bỏ nhà ra đi như em, người anh cả đã tự tách lìa cha quá xa. Anh
còn ở lại nhà. Thế thôi. Anh tự cho mình là một người đầy tớ, chứ không phải
là một người thân thuộc trong gia đình. Ðàng khác, anh đã trách móc người
cha về người em thứ : “Còn thằng con của cha đó !” Nhưng người cha mời anh
vào để gặp gỡ và nối lại tình yêu trong gia đình : “Con, con cha … em con …
tất cả những gì của cha là của con.” Ðứa con cha đã mất là em con và là con
cha. Nó phải được con yêu mến, chia sẻ niềm vui, và chấp nhận. Cả con nữa,
hãy mở rộng vòng tay. Cha là cha của hai đứa chúng con.
TÌNH YÊU VÀ NHÂN PHẨM
Chính tình yêu phục hồi nhân phẩm. Người cha là một chứng từ điển hình.
Người cha đã phục hồi phẩm giá hoàn toàn cho người con thứ. Ngược lại, phản
chứng chính là người anh cả. Muôn đời anh không thể trả món nợ tình yêu cho
em ! Chẳng bao giờ anh có thể phục hồi phẩm giá người em. Từ đó tình anh em
tan biến. Con người sống bên nhau như gỗ đá, đồ vật hay máy móc mà thôi. Tội
lỗi từ đó phát sinh. Con người đánh mất khả năng sáng tạo và tái tạo như
Thiên Chúa.
Trái lại, Thiên Chúa trung tín không ngừng tái tạo những gì Người thương mến.
Chúng ta đang tìm kiếm sự tuyệt đối trong cuộc đời. Nhưng chúng ta đã đi vào
ngõ cụt. Thật khó lùi về đường xưa để tìm lại sự sống đã đánh mất ! Con
người từ chối yêu thương chân thành. Tội lỗi khép kín tâm hồn và dẫn đến bế
tắc trong tương quan với tha nhân. Bởi đó, không thể chấp nhận nổi thái độ
của người anh cả.
Phẩm giá người anh cả trở thành một vấn đề, vì tương quan xã hội đã tan biến
sau thái độ cứng cỏi của anh. Quả thực, “tất cả mọi giá trị xã hội vốn gắn
liền với nhân phẩm và làm cho nhân phẩm phát triển đích thực. Chủ yếu những
giá trị này là : chân lý, tự do, công lý, tình yêu. Ðem ra thực hành những
giá trị ấy là con đường chắc chắn và cần thiết để làm cho con người hoàn hảo
và ngày càng hiện hữu như một con người có tính xã hội hơn.” (3) Người anh
cả đã không thấy được tất cả giá trị lớn lao đó nơi em mình, nên đã không
thể hành động như thân phụ. Anh tưởng khi không trả lại phẩm giá cho em,
mình sẽ được hưởng trọn vẹn gia tài và tăng thêm phẩm giá của mình. Ai dè,
chính phẩm giá anh cũng bị sút giảm hẳn trước mặt thân phụ.
Sự
thật người anh cả theo đuổi chính là lề luật và truyền thống gia đình. Nhưng
anh quên mất một sự thật vô cùng to lớn đó là tình yêu. “Sống trong sự thật
có một ý nghĩa đặc biệt trong tương quan xã hội. Thực vậy, khi con người
sống chung với nhau trong một cộng đồng, xây dựng trên sự thật, thì cộng
đồng sẽ có trật tự và hiệu quả, và tương xứng với phẩm giá con người.” (4)
Nếu người anh cả chỉ muốn xử lý với người em, chắc chắn sẽ có một khoảng
cách rất lớn trong gia đình. Anh em không thể nhìn mặt nhau, dù sống trong
cùng một hoàn cảnh. Tự bản chất, gia đình là một cộng đồng tình yêu. Nếu
không có sự tha thứ, làm sao tình yêu có thể hiện hữu như một nền tảng và lẽ
sống cho gia đình ?
Nếu người anh cả đã tha thứ cho người em, chắc chắn cảnh gia đình sẽ vui
tươi đầm ấm. Ai cũng tự do đi lại và sinh hoạt trong gia đình mà không một
chút mặc cảm. Công cuộc xây dựng gia đình sẽ đạt hiệu quả tối đa. Một khi
tìm lại phẩm giá, người em sẽ thấy mình được mọi người tôn trọng, vì “tự do
là là dấu chỉ phẩm vị tối cao của mỗi người.” (5) Phản ứng của người anh đã
là một trở ngại lớn nhất cho người em trên đường tìm về phẩm vị tối cao đó.
Ngược lại, người cha đã làm tất cả những gì cần thiết cho con thứ trở lại
địa vị ban đầu.
Giả sử người cha cũng không tha thứ cho người con hoang đàng, người con cả
cũng không vì thế mà hưởng được tự do đích thực. Tuy lúc đó, một mình một
cõi, nhưng anh cũng không thể được thân phụ và mọi người kính trọng. Thực
vậy, “giá trị của tự do được quý trọng khi mỗi phần tử xã hội được phép chu
toàn ơn gọi riêng của mình. Ðàng khác, tự do cũng là khả năng tự tránh xa
tất cả những gì có thể làm cản trở sự phát triển cá nhân, gia đình hay xã
hội. Tự do trọn vẹn là khả năng tự chiếm hữu điều lợi ích đích thực, trong
khung cảnh công ích của mọi người.” (6) Như thế, rõ ràng càng cố gắng ngăn
cản người em chung hưởng gia sản thân phụ, người anh cả càng tỏ ra ích kỷ và
làm cho gia đình, nhất là thân phụ, mất đi niềm vui lớn giữa cảnh gia đình
phát triển và mọi người thăng tiến trong ơn gọi cá nhân.
Khi chối bỏ nhân cách của người em, người anh cả đã vượt quá quyền hạn của
mình và đối xử bất công với em. Thực vậy, “công lý là hành vi dựa trên ý
muốn công nhận tha nhân như một nhân vị.” (7) Khi không còn công lý, làm sao
gia đình trên thuận dưới hòa ? Bởi đó, khi không chấp nhận người em, không
những người anh cả không có tấm lòng bao dung như thân phụ, nhưng còn thiếu
hẳn ý chí để sống theo công lý. Sống trong tình trạng bất công, tất nhiên
con người sẽ không tránh được cuộc tranh đấu để giành dựt quyền lợi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ý thức mình đang đóng vai trò người anh cả
hay em thứ trong đại gia đình dân tộc Việt nam. Xin cho chúng con biết bao
dung và tha thứ để tình yêu ngày càng trở thành sức mạnh giải thoát và nền
tảng xây dựng dân tộc Việt nam chúng con. Amen.
----------
1. ÐGH Bênêđictô XVI, Ðức Giêsu Nadarét
2007:204.
2. ibid.
3. Tóm lược Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội
2005, số 197.
4. Ibid., số 198.
5. Ibid., số 199.
6. Ibid, số 200.
7. Ibid., số 202.
Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển
ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp)
ÂN SỦNG
– ƠN BAN NHƯNG KHÔNG
Lc 15:1-32
Kinh thánh không chỉ
là một quyển sách, nhưng là cả một thư viện. Đó là những quyển sách khôn
ngoan, lịch sử, tiểu sử, tin mừng, thư từ, thơ ca,… Thật khó mà tóm tắt
“thư viện” này vào một thể loại văn chương. Nhưng chúng ta cứ thử xem
sao. Sách Thánh có thể được gọi là “sách về ân sủng,” vì ân sủng làm nên
từng trang. Thế nhưng, không ai có thể đưa ra một định nghĩa về ân sủng
dẫu có đọc hết các sách thánh. Chúng ta không đi tìm một định nghĩa, cứ
như là ân sủng có thể được tóm tắt trong một công thức ngắn gọn và bao
hàm tất cả. Thay vì định nghĩa về ân sủng, thì các tác giả sách thánh
lại vẽ lên cho chúng ta hình ảnh của ân sủng.
Sách Thánh giống như một
quyển Album hình chúng ta đã thu thập (trong thời buổi kỹ thuật số ngày
nay thì nó tuyệt chủng mất rồi) trong đó chúng ta lưu giữ những tấm hình
của những người thân yêu, những người chúng ta ngưỡng mộ, và những cảnh
đẹp trong những chuyến du lịch của chúng ta. Những quyển sách này là
“những quyển sách ân huệ” của riêng chúng ta. Chúng giống như Kinh
Thánh, có hàng tá những bức ảnh về ân sủng. Hôm nay, Chúa Giêsu bổ sung
vào quyển album ảnh này bằng cách cho chúng ta ba dụ ngôn. Mỗi câu
chuyện ghi lại một khía cạnh ân sủng đối với chúng ta; không phải là
những định nghĩa cụ thể nhưng là chân dung nhân loại của hình ảnh ân
sủng.
Hàng ngày chúng ta thường
sử dụng những dạng thức của ân sủng từ những gì mà Kinh Thánh nói về ơn
thánh? Ví dụ, nếu chúng ta
học nhạc hoặc chơi một loại nhạc cụ nào đó chúng ta phải
biết những dấu hoa mỹ để lưu ý về cường độ, khoản nghỉ... Đây là một lưu
ý rất quan trọng, được viết vào một số trường canh của âm nhạc, thường
được in nhỏ hơn so với các ghi chú khác, nó có vẻ như không quan trọng.
Vì không phải là nốt thiết yếu cho dòng nhạc, nó chỉ là một chút gì đó
thêm vào cho các giai điệu làm cho nó ngày càng mang âm hưỡng riêng.
Do vậy thuật ngữ âm nhạc về "Dấu Hoa Mỹ" là điều đáng để giúp
chúng ta hiểu về nhạc. Đó cũng là
điều mà chúng ta phải suy nghỉ lại khi còn ngờ rằng ân sũng là cái gì
chưa quan trọng đối với đời sống chúng ta,
Có lẽ, chúng ta có được
gợi ý về tầm quan trọng của ân sủng tốt hơn, nếu chúng ta nhìn về cuộc
chạy điền kinh. Trong giải Olympic Mùa Đông vừa qua mà tôi theo dõi,
những gì tôi nghĩ là, một kiểu ân sủng phi thường và khả năng mạnh mẽ
của những vận động viên trượt ván nghệ thuật. Những bình luận viên phải
thốt lên sau mỗi pha kết thúc màn trình diễn duyên dáng và mạnh mẽ của
các vận động viên trượt ván. Chúng ta phải la lên một chữ “Tuyệt!” như
thế. Những vận động viên thực hiện những động tác này có vẻ rất dễ dàng
và nhàn nhã – nhưng nếu anh chị em thử bắt chước họ, rồi bị ngã dập mặt
thì mới biết nó có dễ hay không. Ân sủng giống như là một bản chất thứ
hai, nhưng với ân sủng một người có thể đạt được những kết quả vô cùng
to lớn, dựa trên những gì chúng ta sắp đặt cách tự nhiên như những giới
hạn của chúng ta.
Chúng ta có thể tìm thấy
những ví dụ về ân sủng như thế trong những hành vi thường ngày của chúng
ta. Một đứa trẻ bị sốt không ngủ được, và vì thế cha mẹ cùng thức với nó
cả đêm, bỏ cả ăn, mất cả ngủ, để chăm sóc nó đến khi lành bệnh. Một đứa
trẻ bị ốm không biết được sự hy sinh và chăm sóc nhẹ nhàng từ cha mẹ
chúng, nhưng chắc chắn là cần thiết. Đứa trẻ là người đón nhận tình yêu
thương của cha mẹ dành cho nó – cũng giống như đón nhận ân sủng, những
kẻ ngay lành trong Sách Thánhh cảm nghiệm được bàn tay yêu thương của
Thiên Chúa một cách nhưng không.
Đó là những gì đứa con
nhận được từ cha nó như trong dụ ngôn hôm nay. Nó đã được ăn ngon mặc
đẹp không phải vì lời xin lỗi đã chuẩn bị kỹ càng – lời xin lỗi mà nó
chẳng có cơ hội nói ra. Nhưng, đứa con được đón về trong ngôi nhà ấm áp
và trong vòng tay cha của nó, vì người làm cha là thế. Đó cũng là những
gì chúng ta cảm nghiệm được khi người nói “Tôi bỏ qua cho anh,” khi
chúng ta biết mình đã làm điều sai lỗi và không xứng đáng với lòng tha
thứ ấy.
Qua ví dụ trên đây,
chúng ta có thể biết được ân sũng là gì. Ân sũng đến như một quà tặng và
không cần đền đáp. Liệu có đứa con nào có thể trả lại cho cha mẹ những
đêm dài thức trắng chăm lo sức khỏe cho con mãi đến khi con khỏe lại hay
không? Ân sủng luôn đến cách tình cờ, nhất là khi chúng ta thấy mình
không ổn hay sai phạm điều gì đó. Ân sủng thường xuất hiện ngay khi
chúng ta thấy mình tệ hại nhất, như trường hợp đứa con hoang đàng trong
dụ ngôn hôm nay. Dụ ngôn mô tả tình trạng bi đát của đứa con này: anh
“phải đi ở đợ,”… “phải chăn heo”… và anh ta
thậm chí muốn ăn “thức ăn dành cho heo.” Quả là chẳng còn gì thấp kém
hơn.
Câu chuyện về đứa con “trẩy đi phương xa” là một
câu chuyện về ân sủng, và đó chính là những gì chúng ta nghĩ theo lối
suy luận tự nhiên. Khi ân sủng tác động, chúng ta nhận được gấp nhiều
lần những gì chúng ta có thể thực hiện hay cống hiến, mà phép cộng trừ
tự nhiên không thể làm nổi. Thông thường thì một cộng một bằng hai;
nhưng trong thế giới của ân sủng, thế giới của đứa con hoang đàng, một
cộng một bằng ba, bằng sáu hay thậ chí bằng cả triệu. Trong viễn cảnh
của những dụ ngôn, nhiều thứ xem ra chẳng nghĩa lý gì – ít là theo quan
điểm của chúng ta. Dụ ngôn không phải là một câu chuyện luân lý để mọi
người làm theo. Chẳng hạn, đó không phải là một giáo huấn về việc đứa
con được cất nhắc lên. Đó cũng chẳng phải câu chuyện hợp với quan điểm
về công bình của chúng ta. Đức Giêsu kể một câu chuyện vượt ngoài những
gì chúng ta vẫn thường nghĩ. Đó là câu chuyện về ân sủng. Liệu chúng ta
có tin tưởng người kể chuyện biết rõ về đối tượng hơn chúng ta hay không?
Nhìn lại ân sủng trong dụ ngôn đứa con
hoang đàng. Chúng ta có thể sẽ chẳng tìm được một định nghĩa, nhưng ân
sủng như một bức tranh, một hình ảnh cho chúng ta thông qua câu chuyện.
Nó có thể xuất hiện ở điểm thấp nhất và khơi lên hình ảnh “gia đình” –
về một cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết mà chúng ta từng cảm nghiệm.
“Xin hãy nhìn đến con …. Con sẽ được tốt hơn.” Khao khát cứ lớn dần
trong chúng ta, ân sủng giúp chúng ta đứng lên để tạo một điểm trở về,
và chúng ta nhận ra mình có thể thay đổi chiều hướng cuộc đời mình. Lý
do để thay đổi không phải lúc nào cũng đẹp đẽ, chúng có thể là từ tình
trạng bi đát. Đứa con trong câu chuyện thì đói khát và đang cần một nơi
để tránh mưa tránh nắng và chút cái để ăn, và nó chuẩn bị những câu nói
với cha nó, chỉ để nhận được nhữngnhững những gì hắn cần.
Đứa con hoang đàng giống phần đông trong
chúng ta. Vài người trong chúng ta đây cũng chẳng ngon lành gì. Hầu hết
chúng ta, ngay khi chúng ta không có những hành vi tệ hại và ngu ngốc
như đứa con thứ, thì vẫn nhận ra mình muốn thoát ra khỏi chính mình, để
đi đến “một nơi xa”. Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu nói rằng dù chúng ta
không thể đi đến “một nơi xa” đến đâu chăng nữa thì ân sủng vẫn tới được.
Dù chúng ta có đi đến một nơi xa thế nào chăng nữa, dù là yếu đuối, quên
lãng, hèn nhát, hay là cố chấp, có kế hoạch chắc chắn lâu dài thế nào
chăng nữa, thì cánh tay ân sủng vẫn có thể vươn tới và mời gọi ta đứng
lên, cất bước quay về nhà. Chúng ta có dám đáp trả hay không? Đó chẳng
phải là lý do chúng ta quy tụ nơi đây để cử hành phụng vụ, để bước thêm
một bướng trở về nhà đó hay sao?
Xuyên suốt dụ ngôn là Ân sủng: khi ngươi
cha cho con mình tự do; khi người con xuất hiện trước mắt ông vì nó nhớ
lại nhà của mình. Ân sủng đồng hành với nó khi nó trẩy đi xa và cùng với
nó trong mỗi bước chân trên hành trình. Ân sủng hướng dẫn nó quay về với
người cha đang mỏi mòn chờ đợi, người cha đã cắt ngắn lời xin lỗi của
đứa con. Ân sủng cũng ở đó khi người cha nói với đứa con cả: “Mọi sự của
cha là của con.” Ân sủng không phải là vài đồng xu lẻ từ trời rơi xuống,
trả công cho những cố gắng chúng ta làm. Chúng ta không “chiếm lấy ân
sủng”, nếu có, thì đó không phải là ân sủng nữa. Người con, cuối cùng
chẳng phải làm gì để nhận được sự tha thứ. Người cha đã ôm nó vào lòng,
và người anh cả với quan niệm của mình về công bình, không thể hiểu được
tại sao cha anh lại làm như vậy.
Vì thế, có phải chúng ta đã bở lỡ sự hiện
diện rõ ràng của ân sủng trong đời sống thường nhật hay không; dấu hiệu
mình và máu của sự hiện diện của Thiên Chúa như quà tặng? Hãy quan sát
và để ý lưu tâm đến:
-
Anh chị em là những người rộng lượng đang
chăm sóc cha mẹ già yếu, và tất cả những gì có thể làm để đền ơn đáp
nghĩa với các ngài là “lòng biết ơn”.
- Một
sự giúp đỡ trong tình bằng hữu mà người khác làm cho anh chị em
- Một
câu nói giúp đỡ: Hãy để tôi giúp anh/chị giải quyết vấn đề này
- Người
bạn đời hay bạn bè chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng anh chị em.
- Người
giáo viên với đồng lương còm cõi nhưng vẫn dành thời gian giúp đỡ con em
của chúng ta học tập.
- Những
người đến thăm ta trong bệnh viện và lấy toa thuốc giùm chúng ta, nấu ăn
và rước Mình Thánh Chúa cho chúng ta
- Những
lời được nói ra khi chúng ta xưng tội “Tôi tha tội cho anh/chị nhân danh
Cha…”
Ân sủng cũng có cả ở nơi sự cáu kỉnh bực
bội, một người đủ thương để nói với chúng ta sự thật và muốn chúng ta xử
lý vấn đề; một lời mạnh mẽ của ngôn sứ ngay giữa chúng ta, thức tỉnh
chúng ta khi sống quá tiện nghi, trong khi những người khác lại đang
túng thiếu; một tin tức hình ảnh trên tivi hay báo chí giúp chúng ta
biết quan tâm đến những gì xa hơn vòng luẩn quẩn bé nhỏ của mình. Ân
sủng không phải cái gì ngoại lệ nhưng la những điều hết sức bình thường
trong cuộc sống của chúng ta, một tiếng nói cách này hay cách khác thức
tỉnh chúng ta và giúp chúng ta biết ý thức.
Trong buổi cử hành Thánh Thể này, chúng
ta cùng kỷ niệm nhiều dạng thức của ân sủng trong cuộc đời chúng ta.
Chúng ta giống như đứa con thứ sau khi được chào đón về nhà và được tha
thứ. Chúng ta bước vào yến tiệc này với lòng biết ơn vì những gì chúng
ta chưa đạt được, nhưng sẽ được trao ban trong suốt hành trình trong đời
sống chúng ta. Chúng ta cầu nguyện để có thể hoàn tất những cam kết
chúng ta đã đưa ra – trong lễ thành hôn, việc chăm sóc con cái hay cha
mẹ, thành thật trong công việc, phục vụ những ai cần được giúp đỡ, vv..
– và vẽ lên bức tranh ân sủng cho những người khác, để dẫu cho họ không
thể định nghĩa được thế nào là ân sủng, thì cũng có thể nhận ra hình ảnh
của ân sủng là thế nào nơi cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Lm.
Jude Siciliano, OP. (Học viện Đaminh chuyển ngữ)
Trở về trong vui
mừng
Xh
32, 7-11, 13-14; Tv 51; 1Tm 1, 12-17; Lc 15, 1-32
Kính
thưa quý vị,
Có bao giờ quý vị chơi trò đố hình với
các con và đưa cho chúng xem hai bức hình giống nhau rồi đố chúng tìm ra
điểm khác nhau trong hai bức hình hay chưa? Hoặc có bao giờ quý vị kể
nhiều lần cùng một câu chuyện cho con nghe, và khi kể đi kể lại, quý vị
biết từ nào cần nhấn mạnh và lặp lại để câu chuyện đạt hiệu quả hơn
chăng? Quý vị cũng biết cách giả bộ bỏ qua những chi tiết quen thuộc và
cả từ khóa để con trẻ thốt lên đúng ngay từ ấy.
Những câu chuyện Tin mừng cũng giống vậy:
tuy chúng tường thuật cùng một sự kiện, nhưng mỗi bản lại khác nhau vài
chi tiết để cho thích hợp với mục đích của soạn giả. Các trình thuật rất
giống nhau, nhưng cũng có điểm khác nhau; một số chi tiết bị loại bỏ
trong khi lại thêm chi tiết khác vào. Điều đó tùy thuộc vào ý định của
tác giả sách Tin mừng cũng như nhu cầu của những người mà ngài muốn viết
cho họ.
Hôm nay, chúng ta được nghe ba dụ ngôn
của Tin mừng Luca. Người giảng sẽ băn khoăn không biết nên chọn cả ba
hay chỉ hai dụ ngôn trên cùng. Nhưng nếu chúng ta để ý đến cả ba dụ ngôn
và chơi một trò trẻ em, “tìm các từ được lặp lại”, thì hẳn chúng ta sẽ
tìm thấy chìa khóa để giải thích các câu chuyện này bằng cách tìm ra đâu
là điều được lặp lại trong các dụ ngôn. Có phải thánh Luca là một tác
giả kém cỏi, thiếu trí tưởng tượng thế nên nhiều từ ngữ cũng như tình
tiết được lặp lại bằng cùng một từ trong cả ba dụ ngôn chăng? Hẳn là
không phải thế!
Dù là ba dụ ngôn nhưng chúng đều nói đến
cùng một sứ điệp. Hãy tưởng tượng xem, liệu các dụ ngôn này có được treo
ở khu vực “đồ thất lạc” tại phi trường không? Đúng, đó chính là lý do
thánh Luca gom chúng lại với nhau, đây là những dụ ngôn về lạc mất và
tìm thấy.
Một điểm cho thấy sự liên kết của chúng
là sự lặp lại cùng một từ hay một từ tương tự trong mỗi dụ ngôn. Trong
mỗi dụ ngôn, có thứ “bị mất” và rồi được “tìm thấy”. Khi tìm thấy thì
“vui mừng”. Và sau đó, cộng đoàn được mời đến để chúc mừng vì vật mất
nay lại tìm thấy. “Xin chung vui với tôi vì tôi đã tìm được…” Hoặc như
người cha nói với đứa con lớn: “chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết
nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”.
Điểm nổi bật của Tin mừng Luca là luôn
nhắc lại lời loan báo tình thương của Thiên Chúa. Các dụ ngôn hôm nay,
làm nên toàn bộ chương 15, là một ví dụ về chủ đề lòng thương xót của
Thiên Chúa, qua việc sử dụng những từ “lạc mất”, “tìm thấy” và “ăn mừng/chung
vui”.
Người chăn chiên ngớ ngẩn bỏ cả 99 con
lại để đi tìm một con đi lạc. Một phụ nữ kiếm khắp cả nhà chỉ để tìm
đồng bị mất. Một người cha gạt qua một bên danh phận và tiếng tăm của
mình giữa những người đồng đẳng khi ông chạy ào ra để ôm chầm lấy đứa
con hoang đàng nay trở về nhà.
Không mấy gì khó khăn để tìm thấy sự
tương đồng giữa các nhân vật trong dụ ngôn và Thiên Chúa. Đây là một sự
so sánh táo bạo và liều lĩnh. Nhưng chính Đức Giêsu đã làm thế nên chúng
ta cũng sẽ so sánh như vậy. Nhân vật chính khiến chúng ta đi đến kết
luận rằng chính Thiên Chúa đã dại dột mạo hiểm vì chúng ta, kiên trì tìm
kiếm và quá nhân từ, tha thứ cũng như đón ta về nhà. Thiên Chúa không
chỉ đưa chúng ta vào trong nhà mà còn ôm chầm lấy ta và mở đại tiệc ăn
mừng.
Đức Giêsu nói trong kinh nghiệm mật thiết
với Thiên Chúa. Các dụ ngôn là hiểu biết và kinh nghiệm của Người về
Thiên Chúa cũng như đường lối của Thiên Chúa, điều mà Người hăng say
chia sẻ với chúng ta. Người không chỉ rao giảng tin mừng bằng các dụ
ngôn và giáo huấn, nhưng còn rao giảng nơi chính gương mẫu của Người.
Đức Giêsu đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ giới lãnh đạo tôn giáo vì
đã hành xử như các nhân vật trong dụ ngôn của Người. Đức Giêsu ra đi để
tìm kiếm người tội lỗi, tỏ lòng thương xót và đón nhận họ, hơn nữa Người
còn dự tiệc đồng bàn với họ. Đức Giêsu không bao giờ quay lưng lại với
bất kỳ kẻ tội lỗi nào chạy đến với Người.
Thánh Phaolô mô tả sự hiện diện của Đức
Giêsu giữa chúng ta: “Đức Giêsu Kitô đã đến thế gian để cứu những người
tội lỗi”. Chính Đức Giêsu là một dụ ngôn về nước Thiên Chúa cho những ai
Người gặp gỡ: lời nói và hành động của Đức Giêsu phản ánh qua những dụ
ngôn Người kể. Vì thế, một số người chấp nhận những cách thức giảng dạy
của Người bằng dụ ngôn, kẻ khác thì không đón nhận.
Cách nào đó, Đức Giêsu giống như đứa con
hoang đàng đối với chúng ta. Thư gửi tín hữu Hippri (4,15) nhắc chúng ta
rằng Người “đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta,
nhưng không phạm tội”. Người sống trong một thế giới tội lỗi, để rồi đi
đến: “một vùng quê xa xôi” và tận mắt chứng kiến cảnh khổ cực do tội lỗi
gây ra. Đức Giêsu bị bỏ rơi, tẩy chay và bị giết chết ở “nơi xa xôi ấy”.
Người trở nên một trong chúng ta để ta nhận ra rằng khi mình từ bỏ bất
kỳ một cuộc đi hoang nào, thì như đứa con hoang đàng, chúng ta cũng đều
được chào đón khi trở về.
Cách thức và các giá trị trong các dụ
ngôn thì ngược với những giá trị trên thế gian này. Các giá trị của thế
gian mâu thuẫn với những gì mà dụ ngôn tỏ cho thấy về đường lối hành xử
của Thiên Chúa. Chúng ta đã nghe các dụ ngôn của Đức Giêsu về lòng
thương xót và chấp nhận thì cũng có thể đáp lại những điều mình đã nghe.
Chúng ta được mời gọi để sống đời sống như dụ ngôn ngày hôm nay, đó là:
trở nên gương mẫu về lòng cảm thương, tha thứ và đón nhận tất cả những
ai lạc lối mà nay đang tìm cách trở về.
Chúng ta dành thời gian dạy cho con cái
về đức tin. Chúng ta cũng đảm bảo rằng chúng được tham dự lớp học giáo
lý của giáo xứ. Trong khi, đây là những cách thức quan trọng để chuyển
tải đức tin thì phương pháp mạnh mẽ và hiệu quả nhất để chuyển trao đức
tin cho con cái và cả người khác nữa là sống các dụ ngôn về lòng nhân từ,
đôn hậu và đón nhận: hãy sống và hành động dựa trên những gì ta tuyên
xưng.
Một số người khi nghe các dụ ngôn của Đức
Giêsu thì chỉ gãi đầu bảo rằng “tôi chẳng hiểu gì”. Nhưng những người
khác nghe các trình thuật này, lại bước vào trong câu chuyện rồi tự an
ủi mình rằng “tôi thích được ở đây. Cảm giác như đang ở nhà và tôi thấy
mình được chào đón”.
Những người muốn khám phá niềm tin của
chúng ta sẽ thắc mắc về niềm tin này. Chúng ta cố gắng cho họ câu trả
lời tốt nhất. Nhưng, ai trong chúng ta lại không cần phải học hỏi thêm
về đức tin của mình? Hôm nay là Chúa nhật Huấn Giáo và chủ đề của năm
nay là “Hãy Mở Ra Cánh Cửa Đức Tin”. Đức Giám mục đã đưa những tư liệu
cần thiết lên trang báo điện tử (website) của giáo phận để giúp cho giáo
lý viên hiểu hơn về đức tin của mình. Nguồn tư liệu này cũng giúp cho
giáo xứ chia sẻ và dạy đức tin trong suốt “Năm Đức Tin”.
Điều có thể khiến người khác thắc mắc về
đức tin chính là kinh nghiệm về tình yêu và lòng nhân từ của Thiên Chúa
nơi chúng ta. Hiểu biết về Thiên Chúa hầu như không đến nhiều từ những
trang sách nhưng đến từ chính các chứng nhân sống động về đức tin; hoặc
những người đã được nghe, đón nhận và thấm nhuần các dụ ngôn. Thực vậy,
đó là cố gắng biến các dụ ngôn về nước trời thành hiện thực trong thế
giới của chúng ta.
|