| Chúa Nhật
XVII Thường Niên - Năm C
Gn 18: 20-32 ; Cl 2: 12-14 ;
Lc 11,
1-13
An
Phong op : Lời Kinh Tuyệt Vời
Như Hạ op : Lạy
Cha Chúng Con
Fr. Jude
Siciliano, op : Cầu nguyện
G. Nguyễn Cao Luật
op
: Lời Kinh Đầy Tâm T́nh
Giacôbê Phạm Văn
Phượng op : Cầu nguyện, cầu xin
Giuse Ngô Văn Công
op : Anh Em Cứ Xin Th́ Sẽ Được
Fr. Jude Sicilianô, op : Lời Nguyện Nào Cho Ta ?
Đỗ
Lực op : Hợp Tác Hay Không Hợp Tác
?
Fr. Jude Siciliano, op : Cầu nguyện, sức sống của
giáo hội
An Phong op
Lời Kinh
Tuyệt Vời
Lc 11,1-13
Hôm nay Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện
bằng lời kinh Lạy Cha. Người muốn chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, sống tâm
t́nh con thảo và tin tưởng phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Người muốn
chúng ta cầu nguyện cho vinh danh Thiên Chúa và cho những nhu cầu cơ bản của
chính chúng ta. Tuy nhiên, không phải là chúng ta xin điều ǵ th́ được điều
ấy. Thiên Chúa nhân lành không bao giờ ban điều xấu cho con cái Người là
chúng ta. Quà tặng cao quư nhất là Chúa Thánh Thần, Đấng bảo trợ và nâng đỡ
chúng ta.
Nguyện cho danh Cha cả sáng,
lời nguyện đầu tiên xin cho Thiên Chúa được mọi người nhận biết, tôn thờ
Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh chị em với nhau.
Nguyện cho Nước Cha trị đến,
lời nguyện thứ hai xin cho Nước Cha, "nước công chính, b́nh an và hoan lạc
trong Thánh Thần" (Rm 14,17). Nơi nào có công chính, có b́nh an, có hoan lạc
trong Thánh Thần, nơi đó là Nước Thiên Chúa. Công chính, b́nh an và hoan lạc
trong Thánh Thần càng lan rộng th́ con người lại càng được hạnh phúc.
Nguyện cho ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời,
lời nguyện thứ ba xin cho ư Thiên Chúa được thực hiện. Thiên Chúa muốn mọi
người được b́nh an, hạnh phúc và nhất là được cứu độ. Ư muốn của chúng ta
thường hẹp ḥi, ích kỷ, v́ chúng ta nghĩ đến ḿnh quá nhiều. Nhưng Thiên
Chúa th́ khác. Hơn nữa, Thiên Chúa biết chúng ta cần thiết những ǵ.
Xin
cho chúng con hôm nay có cơm ăn áo mặc đầy đủ mỗi
ngày là lời nguyện thứ tư. Giàu có quá hoặc nghèo khó quá là hai thái
cực. Cha ông chúng ta đă chẳng từng nói "no nê sinh dâm dật, túng bấn sinh
đạo tặc" đó sao ? Đức Giêsu muốn tránh cho chúng ta những nguy hiểm tiềm ẩn.
Người muốn chúng ta thanh thoát, đừng quá lo toan vật chất mà hăy lo t́m
kiếm Nước Thiên Chúa, v́ như hoa huệ ngoài đồng Thiên Chúa cũng nuôi.
Xin
tha nợ chúng con
là lời nguyện thứ năm. Con người ở đời không ai là hoàn hảo cả, không lỗi
này th́ lỗi khác, không tội lớn th́ tội nhỏ. Như thế, con người mang gánh
nặng, mang nợ. Con người cần Thiên Chúa tha nợ. Nhưng điều kiện để được
Thiên Chúa tha thứ là con người cũng phải biết bỏ qua cho anh em ḿnh "như
chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".
Xin
chớ để chúng con sa chước cám dỗ
là lời nguyện thứ sáu. Cám dỗ là một thực tế trong đời người. Bao lâu con
người c̣n sống, bấy lâu c̣n cám dỗ. Cám dỗ đến từ bên ngoài, do người khác,
do hoàn cảnh; cám dỗ đến từ bên trong, do chính nội tâm, thâm sâu mỗi người.
Xin
cứu chúng con cho khỏi sự dữ
là lời nguyện thứ bảy. Sự dữ là những ǵ không tốt xảy đến cho con người, là
bị tai nạn, bị thiệt hại, bị hăm hại... nói chung là điều xấu. Xin Thiên
Chúa ǵn giữ chúng ta luôn b́nh an, hạnh phúc.
Kinh Lạy Cha là lời kinh duy nhất Chúa Giêsu
dạy chúng ta cầu nguyện. Khi đọc lời kinh này trong tâm t́nh con thảo, đọc
chậm răi, vừa đọc vừa suy niệm, chúng ta làm phong phú đời sống tâm linh của
ḿnh mỗi ngày.
Lạy Cha trên trời là Cha chúng con.
Chúng con dâng Cha tâm t́nh ngợi khen,
chúc tụng, thống hối và nguyện xin.
Chúng con nguyện cho mọi người nh́n nhận Cha
là Chủ tể trời đất muôn vật,
là Đấng thống lănh, điều khiển lịch sử nhân loại.
Chúng con nguyện cho sự công chính, b́nh an
và hoan lạc trong Thánh Thần ngự trị khắp mọi nơi.
Chúng con xin dâng ư riêng con
để cầu cho thánh ư Cha được thành tựu khắp nơi.
Xin cho chúng con trở nên những người nghèo
khó,
biết chấp nhận cuộc đời,
biết chấp nhận con người.
Xin ǵn giữ chúng con luôn được b́nh an, hạnh phúc.
Amen.
Như Hạ op
LẠY CHA CHÚNG CON
Lc
11:1-13
Cầu nguyện là một nhu cầu đặc biệt. Tôn giáo được lập ra để đáp ứng nhu cầu
căn bản và lớn lao đó. Cầu nguyện là một hành vi cao cả nhất của con người
và đặc tính xác định bản chất và giá trị con người. Tất cả tinh túy Kitô
giáo đều t́m thấy trong lời kinh "Lạy Cha ." (Lc 11:2)
CẦU NGUYỆN LÀ LẼ SỐNG.
Đức Giêsu đă dạy các môn đệ cầu nguyện. Nói khác, chính Chúa đă dẫn các môn
đệ đi vào tương giao sâu xa với Chúa Cha. Khi đă bắt được tương quan sâu xa
đó, họ sẽ không c̣n thấy một cản trở nào và cũng chẳng cần một trung gian
nào nữa. Sự thánh thiện không làm Chúa xa lạ với những nhu cầu con người.
Quyền năng tuyệt đối không khiến Người độc đoán và cao ngạo trước số kiếp
lầm than của nhân loại. Vấn đề là con người có dám thưa "lạy Cha" với Đấng
Tạo Hóa hay không. Càng gần Thiên Chúa, con người càng thánh thiện v́ "danh
Người thật chí thánh chí tôn." (Lc 1:49) Sự thánh thiện của tín hữu làm vinh
danh Thiên Chúa, v́ phản ánh vinh quang Thiên Chúa. Chính vinh quang đó đă
chiếu tỏa mănh liệt trên dung nhan Đức Giêsu, Đấng khai mạc triều đại Thiên
Chúa. Bởi vậy, xin cho "Triều Đại Cha mau đến," (Lc 11:2b) nghĩa là xin cho
ơn cứu độ mau thành tựu nơi nhiệm thể Đức Giêsu.
Đó là chiều kích cánh chung của kinh "Lạy Cha". Chiều kích cánh chung phải
gắn liền với chiều kích "hôm nay" (Lc 19:9 tt) với những nhu cầu rất thực
tiễn của cuộc sống cộng đoàn và cá nhân. Quả thế, thực tế chừng nào khi Chúa
dạy chúng ta "xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy." (Lc
11:3) Lời cầu nguyện phát xuất từ niềm tin. Niềm tin không xa rời thực tế để
chỉ cắm chặt vào những thực tại trên trời. Trái lại, niềm tin cho thấy ngay
cả những nhu cầu hiện tại con người cũng tùy thuộc vào ḷng từ bi và quyền
năng Cha trên trời. Bởi thế, cầu xin Cha ban cho lương thực hằng ngày là
điều hợp lư.
Phải chăng lương thực hằng ngày chỉ đáp ứng cho những nhu cầu cấp bách ? Nếu
thế, làm sao con người bắt kịp tốc độ triều đại Chúa đang đến ? Quả thực,
cần phải có một thứ lương thực tương lai, tức là Thánh Thể, để con người có
thể nếm trước và nhập tiệc cánh chung với Chúa. Cả hai thứ lương thực trần
gian và thiên quốc đều cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. T́nh
yêu Thiên Chúa tràn ngập trong những lương thực này. Thiên Chúa lo lắng cho
cuộc sống con người. Người muốn con người thực sự hạnh phúc ngay trong phút
giây hiện tại. Hạnh phúc đó không dừng lại trong hiện tại và phải vượt qua
ranh giới cánh chung, để t́m đến hạnh phúc đích thực trong Thiên Chúa. Chỉ
có lương thực tương lai mới bảo đảm những bước tiến đó mà thôi. Không có
lương thực tương lai, lương thực hiện tại hoàn toàn bất lực trong việc chuẩn
bị con người nhập tiệc vui với Chúa.
Căn cứ vào đâu biết Thiên Chúa lo lắng đến tương lai chúng ta ? Nếu Người
không lo lắng đến hạnh phúc con người, chắc chắn không bao giờ Người được
gọi là "Cha". Đúng hơn, Người vượt trên mọi người cha trần gian trong việc
thi thố t́nh yêu đối với con cái. Đức Giêsu quả quyết : "Nếu anh em vốn là
những kẻ xấu mà c̣n biết cho con cái ḿnh của tốt của lành, phương chi Cha
trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?" (Lc
11:13) Chỉ những người có đức tin mới có thể thấy được sức nặng của lời quả
quyết đó. Quả thực, đức tin mạc khải rơ Cha quan tâm sâu xa đến nhu cầu đời
sống hằng ngày của mỗi người chúng ta.
Nhưng t́nh yêu Thiên Chúa không chỉ thể hiện qua lương thực hằng ngày, dù là
vật chất hay thiêng liêng. T́nh yêu Chúa chính là sức mạnh cứu độ. Cứu độ có
nghĩa là tha thứ. Chính v́ thế, Đức Giêsu không quên dạy chúng ta xin Cha
"tha tội cho chúng con." (Lc 11:4) Đây là một lời cầu xin quan trọng. V́ nếu
không được tha thứ, chúng ta vẫn c̣n là thù địch của Thiên Chúa. Như thế,
làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc ? Không có Chúa, chúng ta sẽ hoàn
toàn mất b́nh an. Chính v́ thế "Thiên Chúa đă ban ơn tha thứ mọi sa ngă lỗi
lầm của chúng ta." (Cl 2:13) Một bằng chứng rơ ràng là "Thiên Chúa đă cho
anh em được cùng sống với Đức Kitô." (Cl 2:13) Nói khác, Thiên Chúa đă giao
ḥa với chúng ta trong Con Một Chí Ái Người.
Nhưng cuộc giao ḥa này không chỉ có một chiều. Nói khác, không thể xin Cha
tha thứ nếu chính chúng ta không tha thứ cho anh em. Bởi vậy, sau khi "xin
tha tội cho chúng con", chúng ta phải thưa ngay : "v́ chính chúng con cũng
tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con." (Lc 11:4) Cuộc sống hằng ngày với
những tương quan chằng chịt lại có sức tạo một nền tảng vững chắc cho lời
cầu xin tha thứ tự trời cao. Hai chiều ngang dọc liên đới với nhau trong một
huyền nhiệm t́nh yêu tuyệt vời. Tinh thần Kitô hữu không thể rời xa mối liên
đới sâu xa đó.
Sau cùng, trước những hiểm nguy tiến về nhà Cha, con người không thể không
cần đến sức mạnh cứu độ của Chúa. Đức Giêsu chính là sức mạnh đó. Thực tế,
chúng ta "đă cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép rửa, lại cùng
được trỗi đậy với Người, v́ tin vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng làm cho
Người trỗi dậy từ cơi chết," (Cl 2:12) Chỗi dậy với Người tức là thoát ách
tử thần mà bước vào cơi hằng sống. Đó là cơn thử thách lớn nhất con người
không thể vượt qua được nếu không nhờ sức mạnh Chúa Thánh thần. Chính v́
thế, Đức Giêsu mới quả quyết Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ
kêu xin Người (Lc 11:13) . Thánh Thần là bảo đảm lớn nhất và vững chắc nhất
cho những ai đang đặt tất cả niềm hi vọng nơi Thiên Chúa.
Nhưng muốn lănh nhận được Thánh Thần, cần phải kiên tŕ cầu nguyện hằng ngày.
Lời cầu xin hằng ngày cũng là một thách đố lớn. Không phải lúc nào cũng đón
nhận kết quả mau lẹ như ư muốn. Nhiều khi kéo dài hằng mấy chục năm. Điển
h́nh là trường hợp thánh nữ Monica. Nhờ ơn Chúa, thánh nữ đă vượt qua thử
thách đó và đă chứng kiến sức mạnh lời cầu nguyện nơi Augustinô. Chắc chắn
thánh nữ đă hiểu rơ dụ ngôn về người bạn quấy rầy và ĺ lợm trong Tin Mừng
Lc 11:5-8. Chúa quá yêu thương chúng ta, không thể cầm ḷng nổi trước tiếng
nài van khẩn thiết của đoàn con bé mọn. Khác hẳn với các người cha trần gian,
Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng. T́nh yêu đó đă hoạt động mănh liệt
ngay từ Giáo hội tiên khởi. Thánh Thần là một bảo chứng lớn lao của t́nh yêu
đó và là một tặng phẩm tuyệt vời Thiên Chúa đă ban cho Giáo hội.
Giáo hội tiên khởi may mắn được Mẹ Maria hợp lực nài xin Chúa sai Thánh Thần.
Các tông đồ đă xác tín tuyệt đối vào lời Chúa : "Anh em cứ xin th́ sẽ được,
cứ t́m th́ sẽ thấy, cứ gơ cửa th́ sẽ mở cho." (Lc 11:9) Chúa đă nhận lời Đức
Mẹ và các tông đồ v́ các ngài là những người công chính. Sự công chính là
một sức mạnh kéo Thiên Chúa chú ư đến lời cầu nguyện. Từ xưa, Abraham cũng
đă được Chúa lắng nghe v́ là người công chính. Lời cầu nguyện của ông giống
như một sự mặc cả. Từ con số năm mươi người lành, ông đă rút dần xuống mười
người để cứu văn thành Xơđôm. Thật là đơn sơ và chân thành ! Không ngờ Chúa
cũng chấp nhận tất cả những đề nghị của ông Abraham. Ngày nay, nếu có phải "mặc
cả", chúng ta không mất công "c̣ kè bớt một thêm hai" như kiểu Abraham.
Chúng ta đă có một thế lực rất lớn là giá máu Thánh Tử Chí Ái là Đức Giêsu.
Đức Giêsu là người công chính. Người công chính nói ǵ Chúa cũng lắng nghe.
Bao lâu sống bất chính và bất công, chúng ta không xứng đáng dâng lên Chúa
một lời nguyện nào, chứ đừng nói đến chuyện được Chúa chấp nhận. Thánh
Phaolô đă vạch trần sự thật : "trước kia, anh em là những kẻ chết v́ anh em
đă sa ngă." (Cl 2:13) Nhưng giờ đây "Người đă xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta.
Người đă hủy bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá." (Cl 2:14) Thế
là chúng ta an tâm khi dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa.
CỘNG ĐỒNG CẦU NGUYỆN.
Lời cầu nguyện được thốt lên từ ḷng người và trong cộng đồng. Con người
được kêu gọi để làm thành những cộng đồng cầu nguyện, tức là tôn giáo. Càng
cầu nguyện, càng thấy ḿnh phải hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa. Cá nhân
hay tập thể đều thấy mức độ lệ thuộc lớn lao đó. Đứng trước nhan Chúa, cá
nhân có những ưu thế hơn tập thể, v́ có thể ch́m sâu trong tương quan vô tận
với Thiên Chúa. Nhưng cá nhân vẫn cảm thấy thiếu thốn và cần đến chiều kích
cộng đồng trong lời cầu nguyện. Bởi đấy, trong lời kinh Lạy Cha, Đức Giêsu
đă dạy chúng ta phải cầu nguyện trong thế liên kết với anh em. Nói khác,
người ta không thể đọc kinh Lạy Cha trong tư thế cá nhân. Cầu nguyện Kitô
giáo luôn mang tính cộng đồng. Dù cầu nguyện một ḿnh, người tín hữu cũng
đọc : "Lạy Cha chúng con ." Đúng hơn, Giáo hội là một cộng đồng cầu nguyện
với Thiên Chúa. Cộng đồng có nhiều cách sống niềm tin. Nhưng cầu nguyện là
cách thể hiện niềm tin mănh liệt nhất của cộng đồng.
Ngày nay cộng đồng niềm tin đang bị cản trở cầu nguyện dưới mọi h́nh thức.
Khi không tôn trọng tự do tôn giáo, các chính quyền độc tài đă khinh thường
và chà đạp nhân phẩm con người. Tôn giáo là cao điểm của mọi hoạt động nhân
loại. Tôn giáo nâng cao con người trên vạn vật. Chỉ con người mới có tôn
giáo. Nói khác, nếu không có tôn giáo, con người hoàn toàn giống con vật với
những nhu cầu trước mắt mà thôi. Bởi thế, "tự do tôn giáo là một trong những
cách diễn tả cao độ nhất ḷng kính trọng nhân phẩm con người." (CWNews
23/7/2001) Không tôn trọng tự do tôn giáo, các giá trị khác sẽ bị đe dọa
trầm trọng.
Tôn giáo không tách rời khỏi cuộc sống và không phải là một cản trở bước
tiến nhân loại. Trái lại, càng sống niềm tin tôn giáo, người ta càng cảm
thấy liên đới và thấy rơ hướng tiến của nền văn minh. Thực vậy, có lẽ v́
thấm nhuần tinh thần Kinh Lạy Cha, "Hoa Kỳ đă nêu gương trong việc xóa nợ
cho 18 nước Phi châu." (Tổng thống Abdoulaye Wade, Senegal, CWNews
24/7/2001) Theo Tổng thống Wade, "các nước giàu đang bắt đầu lắng nghe những
đ̣i hỏi thúc bách của những nước nghèo. Đến lượt ḿnh, các nước trong thế
giới thứ ba phải có những cam kết cụ thể nhập cuộc vào tiến tŕnh toàn cầu
hóa." (CWNews 24/7/2001) Tiến tŕnh toàn cầu hóa phải làm cho mọi người liên
đới với nhau trong trách nhiệm và quyền lợi như Kinh Lạy Cha đă vạch ra. Nếu
không liên đới như thế, nhân loại sẽ không tránh được tai họa tự hủy diệt.
Đó là sự dữ lớn nhất chúng ta phải cầu xin hằng ngày.
Con đường dẫn tới sự dữ đó chính là cám dỗ đang vây bọc quanh ta. Bởi đấy
chúng ta không ngừng thưa với Chúa : "Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ."
(Lc 11:4) Cám dỗ là sản phẩm của "văn minh sự chết", đối nghịch với "văn
minh sự sống". Trước những cám dỗ thời đại như việc tạo sinh vô tính con
người hay cuộc nghiên cưú lấy tế bào gốc từ phôi thai người, chúng ta phải
cầu nguyện cùng Cha trên trời ban cho nhân loại khả năng liên đới với nhau
để xây dựng "nền văn minh sự sống". Hiện tại, "nền văn minh sự sống" đang
gặp nhiều vấn đề. Trong niềm tin, Kitô hữu xác tín rằng "Đức Giêsu Kitô là
giải pháp duy nhất giải quyết những vấn đề thế giới hôm nay. Tin Mừng là
liều thuốc chữa trị những khủng hoảng của một xă hội đầy ?tự măn và thất
vọng?, và đó cũng là nguồn gốc phát sinh một ?cuộc cách mạng văn hóa? cần
thiết cho việc phát triển các dân tộc Miền Nam thế giới." (CWNews 24/7/2001)
Nhưng giải pháp duy nhất đó chỉ đến với nhân loại khi tất cả đều nhất trí
cầu nguyện: "Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha
mau đến" (Lc 11:2) nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ duy nhất của toàn thể
nhân loại. Maranatha ! Lạy Chúa, xin mau đến !
Fr.Jude Siciliano,OP.
Cầu nguyện
Lc 11,1-13
Thưa quí
vị,
Có lẽ mọi người đă được
nghe về sự tích thành Sôđôma và Gômôra. Hai thành cổ xưa đứng biểu tượng cho
mọi giống tội lỗi. Những người c̣n tư cách, c̣n lương tâm chẳng bao giờ muốn
đến cư ngụ hoặc tham quan hai thành ấy. Ngày nay muốn nguyền rủa phần đất
nào hay thành phố nào người ta so sánh nó với Sôđoma và Gômôra và chúc dữ
cho nó bị tàn phá b́nh địa như hai thành ấy. Có điều lạ là trong bài đọc
sách Khở? nguyên hôm nay, Chúa không đ̣i hỏi hai thành ấy phải xám hối, mặc
áo nhặm và rắc tro trên đầu mà chỉ cần ông Abraham t́m ra 10 người công
chính. Nếu ông t́m được, toàn dân cư của thành sẽ được tha, thành không bị
tàn phá nữa. Liệu những người công chính sống giữa chúng ta có cứu chúng ta
khỏi bị tiêu diệt không ? Có lẽ là khỏi bàn tay báo oán của Thiên Chúa,
nhưng không thể khỏi chính những bàn tay của chúng ta ! Những tiếng kêu của
những nhà thức thời trên đất nước này có cứu chúng ta khỏi những vô độ về
bạo lực, về thù oán giang hồ, về hưởng lạc, về tai họa môi sinh ?.Liệu những
tiếng dai dẳng của lương tâm mời gọi chúng ta bỏ đường tội lỗi, đường tự hủy
để quay về với Thiên Chúa có được mọi người lắng nghe ? Một số ít người Do
thái sống rải rác trên khắp các đế quốc lúc bấy giờ đă nhận ra ḿnh có nhiệm
vụ thức tỉnh mọi người quay về thờ phượng Thiên Chúa. Mặc dù chỉ là thiểu số
nhỏ bé, chẳng có ư nghĩa ǵ trước đại dương mênh mông các dân tộc chung
quanh nhưng họ đă là ánh sáng soi chiếu vào bóng tối của một thế giới thờ
hàng ngàn thần tượng gỗ đá hoặc thờ chính ḿnh trong các dục vọng thấp hèn .
Như thế th́ câu chuyện
hôm nay thật là hấp dẫn, Abraham và Sara đă được Thiên Chúa viếng thăm dưới
dạng ba người lữ khách (Giavê và 2 người bạn?)
Abraham đă tiếp đăi các vị nồng hậu, và sau đó Chúa đă báo cho Sara có con
trai trong ṿng một năm, mặc dù cả hai đă ǵa, qúa tuổi sinh nở. Abraham đă
tiễn chân ba vị đi về phía thành Sôdôma, và sau mấy phút suy tư Chúa quyết
định cho ông biết chương tŕnh phá hủy thành phố. Abraham can thiệp, cầu xin
cho các thành phố, chỉ một vài người công chính là đủ để cứu nguy cho dân
chúng trong thành, nhưng chẳng có, thế là thành bị phá hủy, dân cư bị tiêu
diệt ! Ai sẽ cứu chúng ta, cứu Giáo hội khỏi số phận tương tự ?
Khi nghe câu hỏi tự dưng
bạn sẽ mỉm cười trả lời : th́ c̣n ai nữa , những người công chính ! Nhưng
chính xác là ai th́ bạn lại chẳng biết. Người Do thái sẽ trả lời rơ cho bạn.
Hậu duệ của Abraham. Trong bài đọc thứ nhất Abraham đứng ra can thiệp cho
thành Sôđôma, trong bài đọc thứ hai đó là chính Chúa Giêsu. Theo Th.Luca,
th́ Chúa Giêsu đă cầu nguyện rất nhiều, và cầu nguyện một cách lạ lùng đến
độ các tông đồ phấn khởi, xin Chúa dậy cho ḿnh cũng cầu nguyện được như thế.
Tuy nhiên để nắm bắt
phần nào cách cầu nguyện của Chúa Giêsu chúng ta hăy trở lại câu chuyện của
ông Abraham. Ông đi song đôi với Chúa như một người bạn hữu, mặc cả với Chúa
cho dân thành Sôđôma như chúng ta mặc cảmột món hàng giữa chợ và ông đă được
nhận lời , Chúa đă nhân nhượng ông chứ không phải ông nhân nhượng Chúa. Cử
chỉ can đảm thương lượng của ông làm Chúa mềm ḷng và chúng ta thán phục.
Chẳng có thần thánh nào trên thế gian này giống như thần thánh của ông
Abraham, thân mật và rộng lượng. Ông đứng trước mặt Chúa như một tiên tri,
cầu khẩn cho những người công chính khỏi chết và Chúa đă cho gia đ́nh ông
sống sót một cách lạ lùng. Bất cứ thần linh nào trên mặt đất cũng phải ngạc
nhiên trước cảnh nài nỉ của Abraham.
Chúa Giêsu cũng cầu
nguyện như vậy trên con đường Ngài lên Giêrusalem: Ngài đă cầu nguyện liên
tục trong mỗi chặng đường đi . Có nhiều kẻ theo Ngài và Ngài không rời xa
các môn đệ . Chắc chắn là họ đă từng cầu nguyện theo thói tục Do thái, nhưng
nơi Chúa Giêsu họ khám phá ra có cái chi đó đặc biệt, một mối liên hệ thân
mật và khăng khít giữa Ngài và Thiên Chúa. Họ mạnh dạn tiến lại:"Xin Thầy
dậy chúng con cầu nguyện."Thánh sử Luca đa thu thập những lời cầu nguyện của
Ngài trong một kinh duy nhất:"Lạy Cha chúng con ở trên trời.". Nhưng ở đây
chúng ta thấy khác với kinh của thánh Matthêu ? Vậy th́ ai đúng ai sai ?
H́nh như các tác gỉa
viết sách tin mừng chẳng để ư mấy đến công thức chính xác của lời kinh, các
ngài chú ư nhiều hơn đến tinh thần mà lời kinh chứa đựng. Có lẽ đây là điều
họ học được từ Chúa Giêsu. Họ xin Ngài dậy cho họ biết cầu nguyện, chứ không
xin dậy cầu nguyện cái chi, cho nên Ngài dậy ngay họ tâm t́nh cầu nguyện
thân mật với Chúa Cha:"Lạy Cha chúng con ở trên trời.". "Abba" là tiếng của
con trẻ gọi cha ḿnh, chẳng c̣n chi hiếu thảo và thân mật hơn. Đó là phương
thức chúng ta phải cầu nguyện. Abraham cầu nguyện như nói chuyện với một
người bạn chí thân. Chúa Giêsu cầu nguyện như thưa gởi với một người cha yêu
dấu. Ngài giữ măi tâm t́nh này trong suốt cuộc hành tŕnh lên Giêrusalem và
ngay cả trên cây thánh gía: Cha ơi, sao Cha bỏ con !
Hằng ngày chúng ta kư
thác vào tay cha mẹ để được cơm ăn, áo mặc và chúng ta chẳng bao giờ thất
vọng. Hằng ngày người môn đệ Chúa phải tỏ bày sự lệ thuộc và tin tưởng vào
Ngài để có bánh ăn. Như thế th́ đói khát thế nào được ! Chúa chẳng thể thua
ḷng quảng đại của các bậc cha mẹ nhân loại ! Có chăng, là do bởi chúng ta
yếu ḷng tin cậy, nghi ngờ quyền phép Chúa. Cô Patricia D.Sanchez nói với
các thính gỉa của cô thế này:"Bánh này được luôn luôn phân phát và mỗi khi
chúng ta xin là chúng ta liên tục tỏ bày sự lệ thuộc của chúng ta vào Chúa
để được sống, chúng ta được chúc lành, được nâng đỡ, hôm nay, ngày mai và
cho đến muôn đời". (Cử hành thánh lễ tháng 7 năm 2001).
Có hai dụ ngôn để minh
họa cho lời giảng dậy của Chúa Giêsu. Dụ ngôn thứ nhất là người bạn có nhu
cầu vào lúc nửa đêm. Ông biểu trưng cho sự kiên tŕ, bền chí .Chẳng phải
rằng chúng ta cần nói cho Chúa biết những nhu cầu của chúng ta. Ngài đă vững
trong lời kêu xin. Cầu nguyện là lợi ích cho chúng ta hơn lợi ích cho Chúa.
Nếu không kiên tŕ th́ tính nhẹ dạ sẽ đưa chúng ta đến van xin hết ông bụt
này đến bà chúa kia, đi lang thang khắp cùng trời đất để thỏa măn những nhu
cầu của ḿnh. Trái với người đàn ông nằm ngủ trên giừơng. Thiên Chúa không
hề làm ngơ trước những nhu cầu của chúng ta, người nhậy cảm với những thiếu
thốn của con cái Ngài hơn cả các cha mẹ thế gian, vấn đề là cầu nguyện không
giống như tắt mở công tắc điện mà phải liên tục kêu xin, gơ cửa để dậy cho
ḿnh tính lệ thuộc Thiên Chúa trong hết mọi sự. Bàn tay yêu thương của Ngài
sẽ ban phát cho chúng ta những ơn lành chúng ta cần đến. Xin luôn luôn nhớ
là Chúa biết phải ban ơn ǵ và ban lúc nào và như thế là tốt nhất cho chúng
ta, không cần phải sai khiến Ngài .
Dụ ngôn thứ hai
nói rơ hơn về ḷng nhân lành của Chúa. Cha me ?hế
gian không đời nào lấy rắn thay v́ con cá, bọ cạp thay v́ qủa trứng mà cho
con cái khi nó van xin, cũng vậy Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta những ơn
lành tốt nhất từ kho tàng t́nh thương của Ngài. Bà Elizabeth A.Johnson liệt
kê ba ơn thiêng chúng ta thường được qua cầu nguyện.
1/. Sự gần gũi với TC. Khi không cầu nguyện
chúng ta tưởng tượng TC ngự nơi xa tắp, trên trời xanh hay trên những ngọn
núi cao. Thực sự, Ngài ngự nơi tâm hồn chúng ta là chính,Ngài là TC hằng
sồng, chúng ta sống ở trong Ngài, hiện hữu ở trong Ngài, ư thức sự hiện diện
của Ngài trong tâm hồn.
2/. TC không dửng dưng trước những đau khổ
của loài người, Ngài luôn bênh đỡ, ủi an các tù nhân, người bị áp bức, ban
cho họ sự tự do nội tại mà không một ai có thể cướp đi được, sự giải cứu của
họ chỉ có thể được nơi cánh tay dũng mănh của TC như dân tộc Israel đă từng
kinh nghiệm xưa.
3/. Nhịp cầu liên kết giửa TC với chúng ta.
Nhịp cầu thường bị tỗi lỗi, thói hư nết xấu bẻ gẫy, nhưng qua cầu nguyện
Chúa Thánh Thần sẽ hàn gắn lại, Ngài ban cho nhân loại ḷng thống hối ăn
năn, biết nhận lỗi ḿnh mà kêu xin ḷng thương xót Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ
hoạt động giúp chúng ta thắng vượt mọi chia rẽ, mọi nghi nan để đoàn kết nên
một trong công b́nh và bác ái .
Tóm lại, các bài đọc thánh lễ hôm nay nêu lên
trước mắt chúng ta những mẫu gương cầu nguyện. Ông Abraham nài nỉ trược nhan
Chúa cho thành Sôdôma và Chúa Giêsu dạy các môn đệ Ngài phải cầu nguyện thế
nào cho được nhận lời. Ngài bảo đảm với nhân loại có một lời cầu xin luôn
được chấp nhận. Đó là Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta đầy ḷng trông cậy mà
kêu xin, Chúa Thánh Thần luôn ngự xuống linh hồn, dậy chúng ta biết xin ǵ,
xin thế nào và khi nào v́ Ngài chính là một ân huệ luôn được ban phát. Ngài
chẳng làm thất vọng một ai . Amen.
G. Nguyễn Cao Luật op
LỜI KINH ĐẦY TÂM T̀NH
Lc 11,1-13
Không chỉ là một thái độ, nhưng là một t́nh
trạng
Không xác định nơi chốn, thánh Lu-ca mô tả Đức Giêsu đang cầu nguyện, có các
môn đệ vây quanh. Đâu là lời cầu nguyện đích thực của Vị Thầy ? Khác với lời
cầu nguyện của nhà khỗ chế Gio-an Tẩy Giả trong sa mạc, vị ngôn sứ rao giảng
sự sám hối, lời cầu nguyện của Đức Giêsu bày tỏ bí mật thâm sâu trong mối
tương giao thân mật của Người với Chúa Cha. Ngoài việc tuân thủ nghi thức và
thói quen của người Do-thái, Đức Giêsu cho thấy lời cầu nguyện c̣n có ư
nghĩa sâu xa hơn nhiều.
Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha rất lâu giờ và cũng tràn đầy t́nh yêu mến.
Sau cả ngày mệt nhọc với những hành tŕnh rao giảng, chữa bệnh, Đức Giêsu
vẫn thường rút lui vào chốn thinh lặng để cầu nguyện. Dường như Người có thể
bỏ việc này việc khác, nhưng không thể bỏ việc cầu nguyện. Đó là những thời
khắc Người tiếp xúc thân mật, tiếp xúc rất riêng tư với Chúa Cha ; trong đó
Người thông hiệp trọn vẹn với Chúa Cha, đi sâu vào chương tŕnh huyền nhiệm,
và gắn bó trọn vẹn với thánh ư của Chúa Cha. Có lần, dân chúng và cả các môn
đệ, đi t́m Đức Giêsu. Các ông gặp thấy Người trong trạng thái đầy vui mừng,
hân hoan ... Các ông không dám đến gần, không dám lên tiếng ... nhưng cuối
cùng các ông cũng xin Người chỉ cho cách thức cầu nguyện.
Một tư cách mới, một ư nghĩa mới
Lời cầu nguyện Đức Giêsu đưa các ông vượt khỏi suy nghĩ b́nh thường của các
ông. Lời cầu nguyện có vẻ như cao ngạo, gây gương mù : Đức Giêsu truyền cho
các ông gọi Thiên Chúa là Cha, Đấng mà xưa nay họ vẫn hết mực tôn kính, ngay
cả việc gọi tên, các ông cũng không dám.
Từ
nay trở đi, người nào liên kết với tiếng kêu đầy yêu thương của Đức Giêsu,
hướng về Chúa Cha, người đó đă làm cho Nước Thiên Chúa được thực hiện. Họ
cũng làm cho danh Thiên Chúa được hiển thánh khi họ biết trao đổi với Thiên
Chúa trong t́nh yêu, một cuộc trao đổi đưa họ vào chính trung tâm của ḷng
thương xót được tặng ban cho hết mọi người.
Bài suy niệm này không đề cập đến các lời cầu xin trong lời kinh Đức Giêsu
dạy cho các môn đệ, mặc dù những lời cầu xin ấy có nhiều ư nghĩa. Điều muốn
nói đến ở đây là một mối tương giao, một tinh thần mới giữa con người và
Thiên Chúa. Trong Đức Giêsu, con người được biết Thiên Chúa là Cha của ḿnh,
và họ phải đến với Thiên Chúa trong tâm t́nh của một người con. Trong Đức
Giêsu, Đấng nhập thể làm người, nhân loại được gọi Thiên Chúa là Cha, Cha
của tất cả mọi người. Đầy cũng là mặc khải mấu chốt trong sứ điệp của Đức
Giêsu, là ch́a khoá cho tất cả cuộc đời và hoạt động của Người. Trong mặc
khải này, lề luật của Ít-ra-en được hoàn tất và nảy sinh một giao ước mới :
Thiên Chúa trở thành người Cha thân yêu của tất cả mọi người.
Như vậy, so với Cựu Ước, lời kinh của Đức Giêsu mở ra một viễn tượng lớn lao,
hoàn toàn mới mẻ. Thiên Chúa đến với con người không phải để ḍ xét, để
trừng phạt, nhưng là để đem ơn cứu độ, đem ơn tha thứ và t́nh yêu thương.
Ngược lại, con người đến với Thiên Chúa không phải với tâm t́nh sợ hăi, e dè,
cũng không phải là để t́m lợi ích cho riêng cá nhân ḿnh, nhưng là hiện diện
trước Thiên Chúa với tâm t́nh của một người con, sẵn sàng tŕnh bày với
người Cha tất cả những ǵ liên quan đến ḿnh. Và hơn thế nữa, con người hiện
diện trước Thiên Chúa để t́m hiểu chương tŕnh của Người, sẵn sàng tuân phục
và cộng tác để thánh ư của Thiên Chúa được thể hiện. Sự hiện diện như thế
vượt lên trên mọi suy tính cá nhân, ích kỷ, để thở thành một sự hiện diện
trong quan điểm của lịch sử cứu độ, trong tương quan mật thiết với Thiên
Chúa đang muốn cứu độ tất cả mọi người.
Ngày nay, sau hai mươi thế kỷ, vẫn có những người quan niệm Thiên Chúa theo
kiểu Cựu Ước, vẫn có những người t́m đến Thiên Chúa mà chỉ mong t́m lợi cho
ḿnh. Lời kinh Lạy Cha vẫn được đọc lên nhưng không thấm sâu, không làm thay
đổi cái nh́n của con người về Thiên Chúa. Người ta không cảm thấy vinh hạnh,
không cảm thấy sung sướng khi ḿnh được gọi Thiên Chúa là Cha, khi ḿnh là
con Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha - loài người là con : đó không phải là
kiêu ngạo, nhưng là ư nghĩa đích thực và sâu xa nhất của Ki-tô giáo.
Trong kiên tŕ và tín thác
Tiếp đó, Đức Giêsu nói lên điều cốt yếu của việc cầu nguyện. Người nhấn mạnh
những đặc tính hết sức quan trọng là kiên tŕ và tín thác.
Thiên Chúa biết rơ mọi nhu cầu của con người. Không cần họ phải lên tiếng,
Thiên Chúa cũng đă thấu suốt mọi điều họ xin. Nhưng tại sao Thiên Chúa lại
để cho người ta phải cầu nguyện, phải năn nỉ ?
Thật ra, dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay chỉ là một h́nh ảnh. Việc cầu
nguyện liên lỉ nối kết con người với Thiên Chúa cách sâu xa hơn, khiến họ ư
thức rơ hơn về sự thiếu thốn, sự bất lực của ḿnh. Khi đó họ sẵn sàng dâng
hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và sau khi được Thiên Chúa nhận lời, họ nhận
biết Người cách rơ ràng hơn. Bởi đó, việc cầu nguyện liên lỉ, việc chờ đợi
không phải là điều đau khỗ, nhưng lại là một hổng ân lớn lao, một sự vươn
tới Thiên Chúa cách quyết liệt và cũng là một tâm t́nh đích thực.
Ngoài ra, Thiên Chúa là Đấng thông suốt, Người cũng biết con người cần ǵ.
Ḷng thương xót của Người thật vô biên, nhưng Người lại muốn con người phải
hoàn toàn tín thác, trông cậy nơi Người. Tại sao vậy ?
Thiên Chúa không chỉ đáp ứng những nhu cầu vật chất của con người - trong
thực tế, lời cầu nguyện của con người thường chỉ có những điều này. Nếu con
người hiện diện trước Thiên Chúa một cách đích thực, nếu mối tương giao của
họ với Thiên Chúa không phải để t́m lợi ích cá nhân, th́ hẳn việc cầu nguyện
chân thành sẽ phải là để cho Thiên Chúa hoạt động, là mở ḷng đón nhận Thiên
Chúa, hơn là buộc Thiên Chúa phải chiều theo những suy nghĩ, những tính toán
tầm thường của ḿnh. Nếu Người có làm thinh như không nghe thấy, chính là để
con người đạt tới một điều rất cần thiết, một hổng ân lớn lao mà Đức Giêsu
hứa ban, đó là Chúa Thánh Thần. Hổng ân này vượt lên trên cả nhu cầu về bánh
ăn cũng như mọi nhu cầu tinh thần khác.
Mở rộng tâm hổn và sẵn sàng
Hăy xin th́ sẽ được - không phải lúc nào cũng như thế.
Việc cầu nguyện khởi đi từ những nhu cầu cụ thể, nhưng sẽ hướng tới điều bất
ngờ, hướng tới sự vô biên của Thiên Chúa.
Theo thánh Augustino, "việc cầu xin không nhằm thông báo cho Thiên Chúa,
nhưng là huấn luyện con người." Khi cầu xin, chúng ta thú nhận sự bất lực
của ḿnh và công nhận Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, là Đấng Chí Ái. Một lời
cầu xin với Chúa Cha bao hàm hai cuộc hoán cải.
Thứ nhất, với lời cầu xin cho lợi ích của Nước Thiên Chúa, chúng ta thấy
rằng không thể xem xét những điều đó theo quan điểm của ḿnh. Vậy, khi cầu
xin, tức là để cho thánh ư Thiên Chúa được thể hiện.
Thứ hai, v́ ư thức rơ ràng về lời cầu xin của ḿnh với Thiên Chúa, người
Ki-tô hữu khám phá ra một khát vọng nền tảng : gặp gỡ Thiên Chúa t́nh yêu.
Lúc ấy, từ những nhu cầu, chúng ta chuyển sang khát vọng, một cuộc chuyển
dịch dần dần và đau đớn.
Người cầu xin là người có thái độ của "kẻ đứng trên con tàu, nắm chắc sợi
dây cột tàu vào bờ. Họ không kéo tảng đá về phía ḿnh, nhưng ḿnh tiến dần
tới tảng đá, họ và con tàu" (Denys l'Arépagite).
Cầu nguyện, đó không phải là áp đặt ư muốn của ḿnh trên Thiên Chúa, nhưng
là xin Thiên Chúa cho chúng ta sẵn sàng tuân theo thánh ư, theo kế hoạch cứu
độ của Người đối với thế giới.
Cầu nguyện, đó không phải là làm Thiên Chúa thay đổi, nhưng là xin Thiên
Chúa thay đổi chúng ta, và biến tâm hổn chúng ta thành tâm hổn của người
con.
Nếu chúng ta kiên tŕ, chúng ta sẽ được, sẽ t́m thấy ; cánh cửa sẽ mở ra. V́
thế, chúng ta không được quyền nản chí. Cầu nguyện, trước hết là kiên tŕ. (theo
phụng vụ Pháp).
Giacôbê Phạm Văn Phượng op
Cầu nguyện, cầu xin
(Lc 11,1-13)
Đọc bài Tin Mừng, chúng ta dễ dàng nhận
ra đề tài Chúa Giêsu dạy là vấn đề cầu nguyện, đây cũng là điều chúng ta t́m
hiểu. Trước hết là một h́nh ảnh,
muốn đi từ bên đây sang bên kia sông, chúng ta phải qua một chiếc cầu, cầu
là phương tiện nối hai bờ sông lại, sông càng lớn, cầu càng phải chắc và dài.
Nếu bắc một chiếc cầu dài và chắc qua một con sông lớn, chắc chắn sẽ phải
tốn phí rất nhiều, thí dụ như cầu Sài G̣n hay cầu Mỹ Thuận, v́ hai bờ quá xa
nhau. Cũng vậy, giữa con người với Thiên Chúa cũng có một khoảng xa phân
cách, khoảng phân cách đó rộng hơn hai bờ bể xa hút ngàn trùng. Để đến với
Chúa, con người cũng phải đi trên một chiếc cầu, chiếc cầu ấy mỗi người có
thể tự bắc lấy, không tốn kém ǵ, không phải là cầu gỗ, cầu sắt hay cầu bê
tông, nhưng là cầu nguyện, chiếc cầu làm bằng kinh nguyện. Đây là một việc
không xa lạ ǵ đối với chúng ta, nhưng v́ quá quen thuộc mà đôi khi chúng ta
cần xem xét lại, kẻo nó trở thành việc máy móc, hoặc khi làm khi bỏ.
Chúng ta đều biết cầu
nguyện là gặp gỡ thân mật với Chúa. Gặp gỡ ai là đầu tiên phải thấy người đó,
gặp Chúa là nh́n thấy Chúa, không phải bằng mắt xác thịt nhưng bằng mắt linh
hồn, mắt đức tin. Nh́n thấy Chúa ở đâu ? Ở khắp nơi, nhưng cách riêng ở ba
nơi sau : trên trời, phép Ḿnh Thánh và trong chúng ta. Nh́n lên trời để cầu
nguyện, đó là cử chỉ rất quen thuộc của Chúa Giêsu, nh́n lên trời, đó là
thái độ hướng ḷng lên Chúa. Nh́n vào phép Thánh Thể để cầu nguyện, đó là cử
chỉ của chúng ta khi vào nhà thờ, v́ dưới h́nh bánh trong nhà tạm có thực
chính Chúa Giêsu. Thu ḷng trí trở vào chính ḿnh, chúng ta cũng sẽ t́m thấy
Chúa, v́ Chúa thích ngự đó hơn ở trong b́nh vàng để trong nhà tạm. Tóm lại,
Chúa ở trên trời, Chúa ở nhà tạm, Chúa ở ḷng chúng ta, đâu đâu Chúa cũng
nh́n chúng ta, cũng đợi chúng ta, nhưng nếu chúng ta không nh́n lại, th́
không bao giờ có sự gặp gỡ giữa đôi bên.
Nhưng gặp gỡ thân mật để
làm ǵ ? Để nói chuyện với Chúa, nói chuyện th́ phải dùng lời : lời nói trên
môi hay lời nói âm thầm trong ḷng trí. Đối với Chúa, chúng ta có thể dùng
cả hai cách, v́ Chúa thấu suốt tận đáy tâm hồn. Nhưng chúng ta sẽ nói ǵ với
Chúa ? Chúng ta có ǵ, chúng ta muốn ǵ, chúng ta là ai, tâm hồn chúng ta
thế nào, th́ chúng ta cứ nói với Chúa như vậy. Nói về dĩ văng, hiện tại,
tương lai, nói về ḿnh, về người khác, về Chúa… bộc lộ cả những âu lo, những
niềm vui, những điều sầu muộn… giăi bày ḷng ḿnh với Chúa. Tất cả hăy tâm
sự với Chúa, tâm sự tất cả với tấm ḷng trên môi miệng, nói như con nói với
cha, như kẻ thiếu thốn nói với người giàu có. Tâm sự như thế là một việc tin
yêu : tin ở sự có mặt của Chúa đang nh́n chúng ta, nghe chúng ta và sẵn ḷng
đón nhận chúng ta. Tin nhận sự yếu hèn tội lỗi của ḿnh, tin ở quyền năng và
t́nh thương bao la của Chúa, tin ở sự khôn ngoan vô cùng của Chúa luôn biết
sự ǵ tốt cho chúng ta. Cầu nguyện là như thế.
Chúng ta có thể cầu
nguyện không ? Nói không thể cầu nguyện được, là v́ sao ? Phải chăng v́
không có thời giờ ? Mỗi ngày có 24 giờ, tức 1440 phút, trong đó chúng ta có
giờ ngủ, giờ ăn, giờ làm việc, giờ giải trí, có giờ để nói với người trong
nhà, trong nơi làm việc, ngoài đường, nhỏ nhặt như việc xỉa răng cũng có
thời giờ : sáng hai phút, trưa hai phút, tối hai phút, là sáu phút. Chỉ có
việc cầu nguyện th́ không có thời giờ. Như thế Chúa là một kẻ ăn xin sao ?
như thể cầu nguyện là một việc bố thí cho Chúa, dư giờ và tiện th́ làm,
không có giờ th́ làm ngơ, thái độ đó có xứng đáng cho một người chịu ơn Chúa,
gọi Chúa là cha, là Chúa, do Chúa sinh ra, và một ngày kia trở về với Chúa
không ? Không cần trả lời, ai cũng quá biết.
Có người lại chữa ḿnh
rằng : không thể cầu nguyện, v́ không thể đi nhà thờ được, hay v́ không
thuộc kinh. Những lư do đó không đứng vững, nếu người ta hiểu cầu nguyện là
ǵ như đă nói ở trên. Chúa ở trong nhà tạm, nhưng cũng ở trên trời và ở
trong ḷng ta, ở bên ta. Như thế, cầu nguyện ở đâu cũng được, ở đâu cũng có
thể cầu nguện được. Đàng khác, cầu nguyện không lệ thuộc vào kinh, kinh in
trong sách, kinh đọc nơi chung rất ích lợi để gợi ư gợi t́nh, giúp trí ḷng
chúng ta dễ cầu nguyện. Nên nhớ chỉ giúp cầu nguyện mà thôi, chứ không làm
nên sự cầu nguyện. Sự làm nên việc cầu nguyện phát xuất tự ḷng chúng ta.
Gặp và nói chuyện với Chúa, đó là cầu nguyện : nói như con nói với cha, như
bạn thân nói với kẻ ḿnh thương yêu tin tưởng. Dễ như thế th́ ai cũng có thể
cầu nguyện được.
Nói rơ hơn, về cầu
nguyện, chúng ta hăy nhớ hai điều: Thứ nhất, chúng ta đừng bao giờ coi cầu
nguyện một số lúc nào đó là đủ, đừng nghĩ chỉ khi nào đến nhà thờ mới là cầu
nguyện. Chúng ta đang ở nhà và đang làm việc vất vả ư ? Hăy hướng tâm hồn
lên với Chúa, hăy ngước mắt nh́n Ngài, như thế cũng đă là cầu nguyện
rồi. Chúng ta đang đi đường ư ? Hăy cùng đi với Chúa. Chúng ta đang vui
ư ? Hăy vui với Chúa. Chúng ta đang buồn khổ hay đang gặp khó khăn ư ? Hăy
tŕnh bày với Chúa… Nói chung, trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh, mọi việc
làm… chúng ta đều có thể cầu nguyện.
Một điều quan trọng nữa,
là những điều chúng ta cầu xin Chúa, dù được hay không được, đó là quyền của
Chúa, đó là ư Chúa. Chúng ta cho rằng những điều chúng ta cầu xin là tốt đẹp,
là cần thiết, chúng ta muốn Chúa nhận lời hay ban cho chúng ta. Nhưng chúng
ta có khôn ngoan và hiểu biết bằng Chúa không ? Chúng ta phải tin rằng Chúa
nh́n xa trông rộng, thông minh vô cùng, Ngài biết những ǵ tốt và cần cho
chúng ta, do đó, nếu v́ thương, Chúa đáp ứng lời chúng ta cầu xin , th́ trái
lại, cũng v́ thương mà nhiều khi Ngài từ chối. Cả hai trường hợp, chúng ta
đều phải xin vâng và cảm tạ Ngài.
Tóm lại, cầu nguyện là
việc rất cần, nhưng cũng là việc rất dễ, ai cũng có thể làm được và cần làm
thường xuyên, cho cả đời chúng ta thành một lời cầu nguyện liên lỉ, một cuộc
sống thân mật với Chúa mỗi ngày, nhờ đó, như chiếc cầu linh thiêng, chúng ta
đến với Chúa, gặp gỡ Chúa, tâm t́nh, tâm sự với Chúa.
Giuse Ngô Văn Công op
Anh Em Cứ Xin
Th́ Sẽ Được
(Lc
11,11-13)
LỜI DẪN
Kính thưa cộng
đoàn,
Cầu nguyện là hành vi tôn giáo sơ đẳng nhất
của con người. Cầu nguyện, theo niềm tin Kitô giáo, là một cuộc tṛ chuyện
thân t́nh, nghĩa thiết trong tương quan Cha – Con giữa con người thụ tạo và
Thiên Chúa Tạo Thành.
Con người hướng đến
Thiên Chúa trong lời tạ ơn, cầu xin, sám hối với thái độ khiêm hạ, đặt trọn
niềm tin tưởng và phó thác trong sự qua pḥng của Thiên Chúa. Chính ư nghĩa
cao qúy này làm cho việc cầu nguyện trở nên một hành vi tôn giáo thiết yếu
trong đời sống tinh thần của con người. V́ thế, Đức Giêsu vẫn luôn nhắc nhở
các môn đệ: “ Anh em hăy tỉnh thức và cầu nguyện
luôn”.
SUY NIỆM
Cầu nguyện chính là hơi thở trong cuộc đời hoạt động của Đức
Giêsu. Người là con người của công chúng : Hằng ngày, Người rong ruổi trên
các nẻo đường của đất nước Palestine để rao giảng Nước Thiên Chúa, chữa lành
bệnh tật và kêu gọi mọi ngươi sám hối. Nhưng Đức Giêsu cũng là con người của
sự tĩnh lặng : Sau một ngày hoạt động, Đức Giêsu luôn t́m đến những nơi
thanh vắng để cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Cầu nguyện chính là nguồn sống
trong cuộc đời hoạt động của Đức Giêsu. Và người muốn chúng ta hăy liên lỷ
không ngừng trong lời cầu xin bởi Thiên Chúa là người Cha rất nhân từ luôn
thấu hiểu và ban ơn cho những người thành tâm kêu xin
“Anh em cứ xin th́ sẽ được, cứ t́m
th́ sẽ thấy, cứ gơ th́ sẽ mở cho”.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
chúng con vẫn luôn ư thức về tầm quan trọng của cầu nguện trong cuộc sống
của chúng con. Nhưng chúng con cũng như các môn đệ xưa, không biết cầu
nguyện thế nào cho phải. Chúng con thường chạy đến cầu xin khi chúng con gặp
những điều trái ư, nghịch cảnh trong cuộc sống. Nhưng chúng con thường lăng
quên tạ ơn khi chúng con được đón nhận ân ban từ chính Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, khi dạy chúng
con xin lương thực cho hôm nay, Chúa cho chúng con thấy tất cả những người
đau khổ v́ đói v́ khát trong cơ thể và trong tâm hồn. Khi dạy chúng con xin
lương thực hằng ngày, Chúa muốn mỗi người chúng con hăy phó thác cuộc đời
trong tay Thiên Chúa. Và trong hành tŕnh về quê trời không quên Thiên Chúa
là Cha nhân từ v́ kêu ngạo hay v́ dư đầy của cải vật chất.
Lạy Chúa Giêsu, khi dạy chúng
con tha thứ “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ
chúng con”, Chúa muốn mỗi người chúng con cộng tác vào sứ vụ giao
ḥa của Chúa. Chúa dạy chúng con rằng lời xin tha thứ của chúng con phải
được thể hiện ngay trong việc chúng con cam kết tha thứ cho nhau. Chúa đặt
trên môi miệng chúng con lời xin ơn tha thứ ở bất cứ nơi nào chúng con phạm
tội, nơi công cộng, trong gia đ́nh, nơi sở làm, trong lối xóm… để mỗi ngày
chúng con ư thức được rằng : để tha thứ và được tha thứ, chúng con cần đến
ḷng thương cảm và ḷng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, khi dạy chúng
con hăy luôn tỉnh thức để khỏi sa chước cám dỗ “Xin chớ để chúng con
sa chước cám dỗ, hôm nay và trong giờ lâm tử”, Chúa muốn chúng con
luôn ư thức về sự yếu đuối và bất toàn của chính ḿnh. Lạy Chúa, chúng con
luôn bị cám dỗ cho rằng chúng con có thể làm tôi hai chủ, chúng con vừa muốn
t́m kiếm những giá trị trần thế nhưng chúng con vẫn muốn sống theo thánh ư
của Ngài. Xin ǵn giữ chúng con luôn t́nh thức và vững ḷng trông cậy vào
Ngài trong cơn thử thách. Xin giúp chúng con can đảm xả thân v́ phần rỗi anh
chị em chúng con. Chỉ khi đó chúng con mới có thể hy vọng được thông phần
vào bàn tiệc nước Chúa trên quê trời. Amen.
Fr. Sicilianô, OP.
Lời
Nguyện
Nào Cho Ta ?
(Lc
11,1-13)
Thưa quí vị,
Bài Phúc Âm
hôm nay gồm nhiều mảng ghép lại với nhau dưới một đề tài duy nhất: cầu
nguyện. Thánh Luca nhấn mạnh về vấn đề quan trọng này trong đời sống Kitô
hữu, nhất là trong cộng đ̣an của ông đang chịu bắt bớ giam cầm v́ đức tin
vào Chúa Kitô. Gương ông nêu ra là Đức Kitô liên lỉ cầu nguyện cùng Thiên
Chúa Cha đang khi Ngài và các môn đệ trên đường lên Giêrusalem. Đây cũng là
bổn phận của những ai thành tâm đi theo Ngài. Các tông đồ chứng kiến gương
sáng cảm động ấy, nên đến xin Ngài dạy cho ḿnh cầu nguyện. Phúc Âm kể:
“Ngài cầu nguyện xong, th́ có một môn đệ nói với Ngài: Thưa Thầy, xin dạy
chúng con cầu nguyện”. Như vậy, họ đă cảm nhận được tính hệ trọng của việc
cầu nguyện. Nó quan trọng không những trong cuộc đời của Chúa Giêsu để Ngài
sống thân t́nh với Thiên Chúa và chu ṭan thánh ư cách tốt đẹp. Và nó quan
trọng cho các môn đệ để kiên tŕ trong ơn gọi theo Thầy. Có lẽ đường lối
Ngài sống thân mật với Đức Chúa Trời bằng cầu nguyện sốt sắng, nên đă chọc
giận bè phái Pharisêu và quyền lực đền thờ, v́ họ luôn tự nhận ḿnh là người
siêng năng cầu nguyện, sống đẹp ḷng Thiên Chúa: ăn chay ba ngày một tuần,
nộp thuế thập phân đinh hương, bạc hà, đứng cầu nguyện giữa đường phố, đeo
thẻ kinh, nối dài tua áo. Họ mới là những kẻ cầu nguyện đích thực. Ong Giêsu
chẳng qua là tạy bợm nhậu, lê la với phường tội lỗi.
Chúa không dạy các tông đồ
danh sách các kinh phải đọc hoặc những điều kiện nghiêm ngặt phải giữ khi
cầu xin. Ngài dạy họ kinh “Lạy Cha” ngắn gọn và đầy đủ những điều phải xin
cùng Cha trên trời. Đồng thời tâm t́nh đối xử với Người Cha ấy, cũng như với
tha nhân. Ngài muốn mạc khải cho các ông mối tương quan Ngài có và họ phải
có đối với Đức Chúa Trời. “Khi cầu nguyện, anh em hăy nói như thế này: Lạy
Cha, xin làm cho danh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến, xin Cha cho
chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy…”
Trước hết, Ngài dạy họ: Thiên
Chúa là Cha “abba”, tiếng trẻ thưa với cha ruột của nó. Vậy đối với các môn
đệ (và đối với chúng ta), Thiên Chúa không ở đâu xa vời, quyền thế, ích kỷ,
độc đóan; hoặc trên núi cao, sấm sét khắp bầu trời, khói lửa mù mịt dưới
chân. Nhưng là một người Cha gần gũi, dịu dàng, nhân ái, đầy t́nh thương và
ḷng tha thứ. Tới đây, đáng lẽ Đức Giêsu nên dừng lại, không tiến xa hơn
nữa, đừng mạc khải thêm những ám hiệu bí mật về Thiên Chúa, kẻo chúng ta sử
dụng như câu thần chú mà nài nỉ đặc quyền, đặc lợi. Kinh nghiệm cho thấy,
chỉ có bấy nhiêu thôi, thiên hạ đă lạm dụng tràn lan, giải nghĩa đủ mọi
chiều để có lợi ích nhất cho ḿnh. Nhưng không, Đức Kitô tiếp tục bày tỏ
ḷng thương xót của Đức Chúa Trời. Ngài mời gọi chúng ta coi nhau như anh
em, con cùng một cha, cho nên trong lời dạy của Ngài, Ngài ṭan dùng số
nhiều: Lạy Cha chúng con ở trên trời. Ngài khuyên chúng ta tin cậy thắm
thiết vào Thiên Chúa Cha, Đấng hằng coi sóc chúng ta như con cái nhỏ bé,
chăm lo từng chi tiết cho cuộc sống nhân lọai: Xin Cha ban cho chúng con hôm
nay bánh ăn nuôi sống. Ngần ấy cũng đủ cho các môn đệ học hỏi và hành động.
Ngài đă mở cho chúng ta con đường để sống hạnh phúc và bớt phần bồn chồn, lo
lắng: lấy chi mà ăn, mà mặc? V́ người Cha nhân hậu nào mà lại không chăm lo
cho con cái ḿnh? Nếu như c̣n lo âu, ấy là tại chúng ta thiếu ḷng tin tưởng
và cậy trông. Liệu người Cha trên trời đang tâm nuốt lời hứa?
Năm
1976, miền San Franciscô bị hạn hán nặng, mùa màng mất trắng, người ta phải
giết bớt hàng triệu súc vật nuôi v́ không đủ cỏ và nước. Giám mục sở tại
truyền lệnh cho các tín hữu, linh mục, tu sĩ làm tuần chín ngày cầu xin cho
có mưa, nhất là vào các Chúa nhật, tín hữu đi tham dự thánh lễ đông. Mấy ông
nhà báo cho là chuyện ngớ ngẩn, thân hành đến văn pḥng ṭa Giám mục hỏi xem
chủ chăn giáo phận nghiêm túc hay bày tṛ đùa? Phát ngôn viên văn pḥng trả
lời tích cực, tức nghiêm túc, và thêm rằng: chắc chắn lời cầu xin sẽ được
đáp ứng. Họ phá lên cười. Ngày thứ Ba tuần sau, đài khí tượng dự báo thời
tiết của liên bang loan tin: sắp có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Chiều thứ Tư
mưa đổ xuống như thác, mấy hôm sau tiếp tục mưa thành lụt lội. Mấy ông nhà
báo trở lại ṭa giám mục xin thêm tin tức về khí hậu. Một ông nói: “Đức cha
nhất định phải có những người bạn quyền năng ở trên thiên giới.”
Đúng
đấy, v́ Đức Kitô đă tuyên bố: “hăy xin th́ sẽ được, cứ gơ th́ sẽ mở cho”.
Ông Abraham hiểu rơ điều này, nên trong bài đọc 1, cụ tổ gan ĺ với lời nài
nĩ. Cụ thất bại không phải v́ ba người khách không có ḷng tốt, nhưng v́
Sôđôma và Gômôra không t́m đâu ra người xứng đáng để hưởng ơn lành tha thứ.
Phải chăng đây cũng là trường hợp phổ quát của nhân lọai, của cộng đ̣an, của
cá nhân mỗi chúng ta? Tuy nhiên, cũng c̣n có chút hy vọng, v́ Đức Kitô đứng
ra thay thế cho ông Abraham cầu khẩn Đức Chúa Cha cho ṭan thể ḷai người.
Ngài đă hứa: hăy xin th́ sẽ được, hăy gơ th́ sẽ mở cho như Phúc Âm hôm nay
chỉ rơ.
Vấn đề
khó khăn là nhiều lần chúng ta thành tâm cầu nguyện mà h́nh như chẳng được
nhận lời? Thánh Thomas tiến sĩ giải tŕnh chuyện này trong Tổng luận Thần
học của ông (II, II, 57-122). Xin kể ra đây một câu
chuyện nhỏ làm minh họa: Một bé gái cầu xin cho được một chiếc xe đạp. Em
cầu nguyện ḥai nhưng xe đạp vẫn chỉ là giấc mộng. Bạn bè chế riễu nói rằng,
Chúa chẳng nhận lời em. Bé ngây thơ khẳng định: có đấy chứ và Người bảo
“không được”.
Câu
chuyện nhắc chúng ta trường hợp của hai tông đồ: Giacôbê và Gioan con ông
Giabêđê đến xin Chúa Giêsu cho đựơc ngồi bên cạnh Ngài, tức chổ tốt nhất.
Chúa trả lời: “ngồi bên hữu hay bên tả Thầy không thuộc quyền Thầy, nhưng
Cha Thầy sửa sọan cho ai th́ người ấy được.” Nghĩa là điều hai ông xin chỉ
là ngớ ngẩn, không phải cầu nguyện. Hai ông dự tính sai bảo Thiên Chúa thực
hiện theo ư ḿnh. Chỉ khi nào chúng ta thành tâm thuận làm theo thánh ư
Thiên Chúa, lúc ấy Người mới làm theo ư chúng ta. Cho nên trong kinh Lạy
Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải tha thứ cho anh em để đựơc Thiên Chúa tha
tội cho. Tha thứ cho kẻ khác là thánh ư. Vậy th́ lời hứa: “hăy xin th́ sẽ
được, hăy gơ th́ sẽ mở cho” phải được hiểu theo giáo huấn tổng quát của Chúa
Giêsu, không riêng lẽ, kẻo rơi vào lầm lẫn. Thánh Giacôbê tông đồ cũng hiểu
như vậy: “Anh em xin mà không được, v́ anh em xin cái bất xứng, để lăng phí
trong việc làm theo dục vọng” (Gc 4,3).
Xin
noi gương Chúa Giêsu trong giờ hấp hối tại vườn Giếtsêmani, Ngài đặt kinh
Lạy Cha vào thực hành: Lạy Cha, Cha làm được mọi sự, xin cất chén đắng này
xa con. Nhưng đừng làm theo ư con mà là theo ư Cha muốn. Đó là lời cầu xin
ḥan hảo nhất, tuyệt đối tin cậy vào Thiên Chúa, t́m kiếm ư Thiên Chúa hướng
dẫn. Và Người đă sai thiên thần đến chỉ bảo cho Ngài, ban can đảm để Ngài đi
vào khổ nạn, chu ṭan sứ mệnh cứu chuộc.
Dĩ
nhiên, chúng ta chẳng được biết Chúa Cha ban ǵ cho chúng ta, nhưng chắc
chắn Người ban điều tốt hơn những ǵ chúng ta cầu xin. Đây không phải là lư
luận vô căn cứ. Chính Đức Kitô nói lên trong bài Phúc Âm hôm nay: “Nếu anh
em là những kẻ xấu, mà c̣n biết cho cái ḿnh của tốt lành, phương chi Cha
trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ cầu xin Người hay sao ?”
Thánh Thần nào ? Thưa, Thánh Thần của t́nh yêu, sự sống, thánh thiện, tốt
lành. Đó không phải là những gia tài quí báu nhất trong vũ trụ hay sao ? Cho
nên, đừng nản chí hoặt thất vọng. Khi cầu xin là chúng ta được nhận lời rồi.
Phúc Âm thánh Máccô quả quyết như vậy. Chỉ có điều chúng ta cầu xin cho am
hợp thánh ư Chúa. Thế giới này sẽ nghèo nàn biết bao nếu chúng ta sao lăng
việc cầu nguyện. Chúng ta cố gắng thực thi ư Chúa, làm điều tốt, Thiên Chúa
sẽ tuôn đổ hồng ân xuống cho nhân lọai. Thiết tưởng đây là công việc tông đồ
vĩ đại, hữu ích nhiều lần hơn là các họat động thể xác, ồn ào và kém hiệu
quả !
Cuộc
đời Chúa Giêsu tuy sống khăng khít với Chúa Cha, luôn âu yếm gọi Người là :
Abba, Cha ơi !, nhưng không khỏi những đau khổ, thánh giá. Vậy th́ chúng ta
tránh thóat thế nào đựơc ? Ai đang tâm né tránh là phản bội ơn gọi tín hữu,
chi thể của Đức Kitô. V́ tôi tớ chẳng khá hơn chủ nhà. Đó là điều mà Đức
Kitô dạy bảo các môn đệ khi mạc khải Thiên Chúa Cha cho họ. Và cũng là nội
dung duy nhất chúng ta làm cho danh Cha hiển thánh. Cũng như Đức Kitô tôn
vinh Cha Ngài khi sẵn ḷng bước vào cuộc khổ nạn. Sau khi thiên thần thêm
sức cho Ngài và Ngài hiểu rơ thánh ư Thiên Chúa, th́ không chi ngăn cản được
Ngài gánh chịu đau đớn và nhục h́nh. Cứ để cho binh lính bắt bớ, Ngài đưa
tay cho họ c̣ng. Cứ để cho chúng đánh đập, Ngài đưa má cho chúng giật râu.
Hăy để mặc chúng kết án, Ngài chỉ trả lời bằng yên lặng, khiêm nhường, nhẫn
nhục. Ôi ! Gương sáng tuyệt vời về ḷng vâng phục ! C̣n chúng ta th́ sao ?
Có xấu hổ lắm không khi hàng ngày đọc như cái máy ghi âm: ư Cha thể hiện
dưới đất cũng như trên trời, rồi lại t́m kiếm vinh hoa phú quí. Đúng hơn,
chúng ta nên sửa lại: xin làm theo ư con, chứ đừng theo ư Cha!
Sau
khi dạy dỗ các môn đệ về mối tương giao với Chúa Cha, Đức Giêsu nêu ra những
nhu cầu chúng ta phải xin hàng ngày cùng Thiên Chúa, Đấng luôn là tạo hóa
yêu thương : Bánh ăn hàng ngày, lỗi lầm lỡ phạm, chước cám dỗ bủa vây. Bởi
lẽ, chúng ta c̣n thân xác và đang trong tiến tŕnh làm môn đệ Ngài. Cho nên,
lương thực, thực phẩm cho thân xác là cần thiết. Và bởi lẽ, bản chất sa ngă,
luôn thiếu sót trong bổn phận, nhiệm vụ, cho nên ơn tha thứ là không thể
miễn trừ. Nhưng Chúa đặt điều kiện, chính ḿnh phải tha thứ cho những xúc
phạm do người anh em gây nên ! Chuyện này hơi khó v́ thực ra quyền năng tha
thứ thuộc về t́nh yêu của Đức Chúa Trời. Và ḷai người cần phải tiếp tục xin
ơn ấy, chúng ta không luôn sẵn sàng thứ tha cho anh em! Tha thứ là điều
Thiên Chúa muốn, nhưng chúng ta phải cầu xin khả năng để làm được việc ấy.
Như
vậy, Đức Kitô xác định lại sự hiệp nhất với Ngài và hiệp nhất với nhau: “xin
cho chúng con… xin tha thứ chúng con… đừng để chúng con sa chứng cám dỗ.”
Ṭan là những lời cầu xin của ngôi thứ nhất số nhiều
! Ai dám bảo ḿnh có thể xé lẻ và lọai trừ kẻ khác ?
Chúng ta phải cầu nguyện như một cộng đồng, hơn thế nữa, cộng đồng thánh
thể, cộng đồng được nuôi dưỡng bằng Ḿnh Máu Thánh Chúa và bánh ăn hàng
ngày, tha thứ cho nhau, đừng đưa nhau vào cám dỗ, nhưng làm gương sáng cho
nhau bằng việc lành, phúc đức, ăn chay, hăm ḿnh.
Dụ ngôn “người bạn xin bánh” tăng cường ḷng tin cậy của
chúng ta.
Mặc dầu bị từ chối nhiều lần, nhưng người bạn không nản chí,
cuối cùng, ông ta được chủ nhà thỏa măn nguyện vọng. Chúa Giêsu kết luận:
Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, th́ lại cho nó con rắn
? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bọ cạp ? Vậy lời cầu xin gan ĺ truớc tôn
nhan Thiên Chúa nhất định có hiệu quả. Xin đừng xấu hổ khi không được nhận
lời. V́ thực ra, theo thánh Phao Lô, không phải chúng ta cầu xin mà Thánh
Thần, Đấng đang ngự trong linh hồn mỗi tín hữu, cầu xin cho chúng ta bằng
những tiếng rên siết khôn tả. Amen.
Đỗ Lực op
HỢP TÁC HAY KHÔNG HỢP TÁC
?
(Lc 11:1-13)
Thế kỷ 20 ít có vĩ nhân
nào có thể sánh với Mẹ Têrêsa Calcutta. Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc Javier
Pérez de Cuéllar từng vinh danh Mẹ : “Bà là Liên Hiệp Quốc. Bà là ḥa b́nh
thế giới.” Năm 1985, trong Đại Sảnh Đường LHQ, trước khoảng một ngàn cử tọa
nổi tiếng, ông TTK trịnh trọng tuyên bố về Mẹ : "Tôi xin giới thiệu với Quư
Vị người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.” (1)
Ai cũng biết Mẹ Têrêsa
là một phụ nữ nhỏ nhắn và ốm yếu. Nhưng sự nghiệp của Bà vượt ngoài sức
tưởng tượng. Năm 1979, Mẹ Têrêsa đă lănh giải Ḥa B́nh Nobel, “v́ đă hoạt
động để khắc phục sự nghèo khổ và khốn cùng, nguyên nhân đe dọa nền ḥa
b́nh.” Lúc qua đời, Mẹ Têrêsa đă trối lại một gia tài kếch sù cho Giáo Hội
để phục vụ nhân loại : hơn 4,000 nữ tu Thừa Sai Bác Ái, nhóm liên hiệp huynh
đệ với 300 thành viên, và trên 100,000 thiện nguyện giáo dân, hoạt động trên
610 tụ điểm truyền giáo trong 123 quốc gia. (2)
Đứng trước những những
công việc và thành quả lớn lao đó, ĐGH Gioan Phaolô II tự hỏi và trả lời :
“Bởi đâu Mẹ Têrêsa t́m thấy sức mạnh và bền chí hiến ḿnh hoàn toàn phục vụ
tha nhân ? Trong thầm lặng, Mẹ đă t́m thấy sức mạnh trong lời cầu nguyện và
chiêm niệm Đức Giêsu Kitô, Dung nhan Chí Thánh, Trái Tim Cực Thánh của
Chúa.” (3) ĐHY Hồng Y O'Connor, Tổng Giám Mục Nữu Ước, cũng công nhận : “Đối
với Mẹ, tất cả quyền lực đều ở nơi Chúa Giêsu, qua Chúa Giêsu, cho Chúa
Giêsu, v́ Chúa Giêsu. Sức mạnh của Mẹ chính là sức mạnh của cầu nguyện, của
hoàn toàn tuân phục thánh ư Thiên Chúa, của t́nh yêu dành cho tất cả đời
sống con người." (4)
Gương Mẹ Têrêsa Calcutta có
giúp chúng ta t́m một hướng đi mới cho công cuộc phục
vụ dân tộc không ? Nếu xác tín và sống như Mẹ, chúng ta có đủ ánh sáng cần
thiết để chọn lựa con đường hợp tác hay không với chế độ hiện tại không ?
Làm sao có đủ sức mạnh thi hành sứ mệnh giữa bao nhiêu thách đố hôm nay ?
CẦU NGUYỆN LÀ LẼ SỐNG
Trong đêm tối trần gian, Chúa
Giêsu chiếu sáng lên h́nh ảnh Thiên Chúa như vị Từ Phụ ân cần lắng nghe và
đáp cứu con người khi họ cầu nguyện. Cầu nguyện là lẽ sống. Kết quả không
phải là những ân huệ vật chất, nhưng là chính Thánh Linh (x. Lc 11:13). Có
Thánh Linh là có tất cả. Chính nhờ Người, Thiên Chúa đă tạo dựng vũ trụ và
cứu độ nhân loại. Người là tất cả sức mạnh của Thiên Chúa. Thánh Linh là món
quà tuyệt vời Chúa Cha ban cho những ai tin tưởng và kiên tŕ cầu nguyện.
Nhận được món quà vô cùng quư giá này, con người sẽ có thể làm mọi sự.
Không cầu nguyện, con người
không thể làm ǵ trên trần gian. Quả thế, “cầu nguyện là một nhu cầu sống
c̣n. Bằng chứng, nếu không để Thánh Linh hướng dẫn, chúng ta sẽ rơi vào ách
nô lệ tội lỗi. Làm sao Thánh Linh có thể trở thành ‘sự sống’ chúng ta, nếu
ḷng ta xa Người ?” (5) Không có Thánh Linh, tất cả ngôn hành đều là những
tṛ múa rối. Không cầu nguyện, chúng ta không thể nào tồn tại, chứ đừng nói
làm được việc ǵ. Nhưng làm sao cầu nguyện, nếu không có đức tin. Do đó,
Chúa Giêsu đưa hai dụ ngôn về người bạn quấy rầy ban đêm và về người cha
trần gian so sánh với Cha trên trời. Cả hai dụ ngôn đều ngầm khuyến khích
chúng ta phải có ḷng kiên nhẫn và tin tưởng vào ḷng từ phụ của Thiên Chúa.
Đúng như thánh Giacôbê nói : “Đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra ḷng
kiên nhẫn.” (Gc 1:3)
Trong thực tế, nhiều
lúc chúng ta thiếu kiên nhẫn, v́ đức tin không đủ mạnh. Nếu đức tin mạnh đủ,
chúng ta có thể thưởng thức được tất cả hương vị ngọt ngào và sự sống chan
ḥa trong lời cầu nguyện. Có thể hiểu phần nào bản chất lời cầu nguyện, v́
cầu nguyện có nhiều nét giống chiêm niệm. Mẹ Têrêsa nói : “Theo tôi, chiêm
niệm không phải là im lặng trong đêm tối, nhưng là để Chúa Giêsu sống cuộc
khổ nạn, t́nh yêu, và đầy khiêm tốn trong chúng ta, cầu nguyện với chúng ta,
hiện hữu với chúng ta, thánh hóa qua chúng ta.”
(6)
Như vậy, cầu nguyện và chiêm
niệm làm cho con người ngày càng giống và nên một với Chúa Kitô. Không sống
với Người, chúng ta không thể thấu hiểu bản chất và những đ̣i hỏi của t́nh
yêu. Tất cả bản lănh và sức mạnh phục vụ đều bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ Chúa
Kitô trong lời cầu nguyện. Cầu nguyện là bước vào cuộc sống của Chúa, để có
thể nh́n thấy và phục vụ anh chị em đang đau khổ trong mọi cơ chế bất công.
CÁCH MẠNG NHUNG
Bất công là nguyên nhân
sinh ra mọi tệ trạng xă hội. THĐ Giám Mục Thế Giới từng nhận định : “Mặc dù
không phân tích sâu xa hiện trạng thế giới, nhưng chúng tôi có thể nhận thấy
những bất công nghiêm trọng đang thiết lập một hệ thống khống chế, đàn áp và
lộng hành khắp nơi để bóp nghẹt tự do và làm cho phần lớn nhân loại không
thể tăng trưởng và không có một thế giới công b́nh và huynh đệ hơn.”
(7)
Cũng như Mathêu, Luca đặt ở
phần mở đầu Kinh Lạy Cha lời cầu xin cho “Triều Đại Cha mau đến.” (Lc 11:2)
Đây là cốt lơi mọi vấn đề trong Kinh Lạy Cha và là sứ điệp căn bản của Chúa
Giêsu và các môn đệ trong Tin Mừng Nhất Lăm. Đó cũng là chủ đề ṇng cốt
trong lời giảng các Tông đồ (ví dụ Cv 8:12; 19:8). Nước Thiên Chúa không
phải chỉ là chủ đề duy nhất được đề cập đến trong Tin Mừng Mathêu, nhưng c̣n
là chủ đề quan trọng trong Tin Mừng Luca nữa.
Dưới ng̣i bút Luca, con cháu
Abraham (ví dụ Lc 13:10-17; 19:1-10) và những người thừa hưởng lời hứa của
Thiên Chúa là chính những “người nghèo của Thiên Chúa,” nạn nhân của những
cơ chế bất công trong đạo cũng như ngoài đời. Mối phúc thứ nhất dành cho
người nghèo Nước Thiên Chúa. Họ nghèo thực sự, chứ không phải chỉ có tinh
thần nghèo khó. Nhờ gặp gỡ Chúa Kitô trong lời cầu nguyện các Kitô hữu tiên
khởi đă chia sẻ tài sản với những người túng bấn (Lc 6:17-49). Như thế, rơ
ràng Nước Thiên Chúa đă có ảnh hưởng sâu xa tới nước trần gian. Giáo hội đă
phục vụ Nước Thiên Chúa một cách hữu hiệu trong việc biến cải và thay đổi xă
hội.
Khi cầu nguyện cho “Triều Đại
Cha mau đến,” môn đệ Chúa Kitô đang thực hiện một cuộc cách mạng biến đổi
thế giới. (8) Quả thế, “thế giới hôm nay nổi bật với tội bất công nặng nề.
Chúng ta vừa nhận thức trách nhiệm, vừa thấy ḿnh không thể lấy sức mạnh chế
ngự tội bất công đó. T́nh h́nh đó thúc đẩy chúng ta phải lắng nghe lời Thiên
Chúa với tâm hồn khiêm tốn và mở rộng.” (9) Bởi đấy, Kinh Lạy Cha đ̣i chúng
ta phải lật đổ bất cứ thứ bất công nào trên thế giới.
Hơn nữa, Kinh Lạy Cha
cũng thúc đẩy chúng ta thành lập những cộng đoàn phản ánh trung thực những
giá trị Tin Mừng. V́ đă thinh lặng trước sự bất công trong đạo và bị những
hứa hẹn sai lạc của đế quốc trần gian quyến rũ, chúng ta không thấy nhu cầu
liên kết để hỗ trợ nhau và bàn thảo kế hoạch thay đổi những chế độ tội lỗi.
Liên đới với những người đang sống trong hoàn cảnh không thể thực hiện ước
nguyện giữa những tương quan cá nhân, phe nhóm và cơ chế. Đó là thách đố đối
với những ai đang hưởng lợi từ sự bất công. Đó cũng là đề nghị hay nhất của
Kinh Lạy Cha. Bởi thế, càng cần phải thành lập gấp những cộng đoàn đối
kháng, đặt nền trên lời cầu nguyện, lời thề sống chết theo công lư và đầy
cảm thông. Cộng đoàn như thế sẽ thay thế trật tự xă hội hiện tại.
(10)
Khi quy tụ thành cộng đoàn,
chúng ta có Chúa Giêsu ở giữa (x. Mt 18:20) để soi sáng cho chúng ta thấy
những lư thuyết cực đoan ảnh hưởng tới đời sống trong bốn cấp độ : cá nhân,
liên vị, hạ tầng kiến trúc và môi trường. Chúng ta tự hỏi các đường lối hiệp
thông khác nhau trên thế giới có phản ánh sự hiệp thông mà Thiên Chúa đ̣i
phải có trong các tương quan giữa con người và các nguồn tài nguyên trên
trái đất không. Vấn đề sẽ nổi cộm và làm nhức nhối lương tâm. Cuối cùng
chúng ta sẽ đi đến quyết định t́m đường lối nào tốt nhất để sám hối trong
mọi lănh vực đời sống. (11) Sám hối sẽ thay đổi tận nền tảng mọi cơ chế bất
công trong xă hội và Giáo hội.
Như thế, Kinh Lạy Cha cổ động
công lư trong một thế giới đầy bất công. Bất công đă bóp nghẹt tự do giữa
con người và tạo nên chướng ngại cho việc xây dựng một thế giới liên đới hay
đầy t́nh huynh đệ hơn. Bất công làm cho phần lớn nhân loại không được chia
sẻ những tài nguyên trái đất. Nếu Kinh Lạy Cha thực sự phát xuất tận đáy
ḷng, người tín hữu không thể không thấy mọi người đều b́nh đẳng trước Thiên
Nhan. Trong mỗi lời cầu xin, Kinh Lạy Cha đều đảo lộn sâu xa những động lực
trần gian. Bởi thế, chỉ khi nào có cái nh́n của Chúa, chứ không phải của thế
gian, Kitô hữu mới có thể thực sự đọc Kinh Lạy Cha một cách có ư nghĩa và
hiệu lực. Nếu không, dù có đọc cả triệu lần Kinh Lạy Cha, mọi sự vẫn chẳng
có ǵ biến đổi. Cái khó biến đổi nhất là cái tôi, cá nhân hay tập thể cũng
vậy. Có bước đầu tiên đó mới có những bước kế tiếp.
ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
Có một số người vẫn sống
trong mơ. Theo họ, cầu nguyện là gặp gỡ Chúa. Đó là lối sống đạo. Đời là đấu
tranh, giành dựt, mưu mô. Có lằn ranh rơ rệt. Không thể đem Chúa ra khỏi nhà
thờ. Ra khỏi nhà thờ, Kitô hữu cần khoác bộ áo và khuôn mặt khác. Nếu không,
họ sẽ thất bại thê thảm. Giữa cầu nguyện và cuộc sống cần phải có một bước
nhảy vọt.
Có đúng như thế không ? Nếu
đúng, vô t́nh họ tự đứng vào phe những người không chung đất đứng với Chúa
Giêsu. Những người đó vẫn có mặt trong đạo và ngoài đời. Khi tách biệt đạo
đời quá kỹ, con người không c̣n sống thật với chính ḿnh. Bởi đó, họ dễ trở
thành mồi ngon cho đủ thứ chủ nghĩa, từ t́nh dục đến quyền lực, từ tiền tài
đến danh vọng v.v.
Chỉ có đức tin mới giúp chúng
ta thấy được mạch nối giữa cầu nguyện và cuộc sống. Thực vậy, “cầu nguyện và
sống đạo là hai việc không thể tách rời. Cả hai cùng xuất phát từ t́nh yêu
và sự quên ḿnh v́ yêu. Cả hai cùng nhắm đến chỗ ḥa hợp với ư định yêu
thương của Chúa Cha trong tâm t́nh mến yêu của người con thảo. Cả hai cùng
giúp tín hữu hiệp thông với Thánh Linh để được biến đổi ngày càng nên giống
Đức Giêsu Kitô. Cả hai cùng thể hiện t́nh thương yêu mọi người, bắt nguồn từ
t́nh yêu Đức Kitô đă yêu thương ta.”(12)
Thiên Chúa muốn cuộc sống
Kitô hữu phải thống nhất. Hơn nữa, Thiên Chúa c̣n muốn Kitô hữu phải nhập
thể và nhập thế như Đức Kitô. Có nhiều người đứng ngoài nh́n vào để lên án
những người đang nhập cuộc. Nhập cuộc không chỉ thấy nơi những người trong
cuộc. Có khi đang ở trong cuộc mà không nhập cuộc. Giáo hội chỉ là phương
tiện phục vụ Nước Trời, chứ không ngược lại. Giáo hội phải hy sinh tất cả để
“Triều Đại Cha mau đến.” Nếu không, Giáo hội sẽ phản bội Thày ḿnh v́ đă
không chu toàn sứ mệnh trọng đại đối với dân tộc.
Lạy Cha, xin cho chúng con
biết hy sinh cho “Triều Đại Cha mau đến” trên quê hương chúng con. Xin cho
chúng con luôn hiệp nhất để chu toàn sứ mệnh lịch sử trong GHVN hôm nay.
Amen.
đỗ lực 29.07.2007
1.
http://www.famouspeople.co.uk/m/motherteresa.html
2. ibid.
3. ĐGH Gioan Phaolô II
(2003). Diễn Giảng Cho Khách Hành Hương Đến Roma Nhân Dịp phong Chân Phước
cho Mẹ Têrêsa.
http://www.famouspeople.co.uk/m/ motherteresa.html
4. (WIL, 31)
http://tiengnoigiaodan.net/dacbiet/db_nnqlu.html.
5.
Giáo Lư Công Giáo, số 2744.
6. Trong trung tâm Thế
giới, Thư viện New World.
7. Thượng Hội Đồng Giám Mục
Thế Giới 1971, “Công B́nh Trên Thế Giới.”
8. x. Crosby, M. H., The
Prayer That Jesus Taught Us, 2002:23.
9. Thượng Hội Đồng Giám Mục
Thế Giới 1971, “Công B́nh Trên Thế Giới.”
10. x. Crosby, M. H., The
Prayer That Jesus Taught Us, 2002:23.
11. ibid.
12. Giáo Lư Công Giáo, số
2745.
Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển
ngữ: FX Trọng Yên, OP)
CẦU
NGUYỆN: SỨC SỐNG CỦA GIÁO HỘI
Luca 11: 1-13
Thiên Chúa của tổ tiên
dân Do Thái làm thế nào để một người phàm như Abraham xin Ngài “thay
ḷng đổi ư” về chương tŕnh Ngài đă định từ trước? Làm thế nào một người
phàm như thế lại có thể cố gắng xin Thiên Chúa đổi ư không huỷ diệt hai
thành phố Sodom và Gomorra xa hoa trụy lạc vô cùng? Ông Abraham là ai mà
dám xin Đức Chúa đừng nổi giận? Các tổ tiên người Do Thái đă vui vẻ kể
lại cho nhau những câu chuyện giữa Đức Chúa và ông Abraham phải không?
Họ đă hoan hỷ và ngợi khen sự táo bạo của tổ tiên họ? Họ nói “Tổ phụ
Abraham chúng ta đă kỳ kèo được với Đức Chúa tối cao để xin Ngài thương
xót đến người ngoại đạo”.
Thật ra th́ người Do Thái
không kể chuyện Đức Chúa nói với tổ phụ Abraham như những người buôn bán
mặc cả với khách hàng ở chợ? Một người nói giá là 50, rồi hạ xuống c̣n
45, rồi xuống c̣n 30, rồi đến 10. Nếu Đức Chúa là người bán hàng, sao
lại để ông Abraham mặc cả được giá như thế? “Có lẽ t́m ở đó ra được 10
người”.
Có lẽ Thiên Chúa chịu
thua trong việc mặc cả với ông Abraham về thành Sodom và Gomorra, mặc dù
đầy tội lỗi, họ vẫn c̣n được Chúa đoái thương hơn là được Abraham nghĩ
đến họ mà mặc cả với Chúa thay cho họ. H́nh như trong việc mặc cả này
Đức Chúa muốn để ḿnh thua; Đức Chúa thật sự muốn để Abraham thắng. “Ta
sẽ không huỷ diệt v́ mười người ấy”. Các tổ phụ Do Thái không những vui
trong lúc kể chuyện này, mà họ c̣n khâm phục nữa. Họ nói “Thật Thiên
Chúa chúng ta luôn sẵn sàng tha thứ cho cả dân tộc của hai thành phố
Sodom và Gomorra chỉ v́ một ít người”. Đây là Đức Chúa mà người Do Thái
tôn thờ và kính phục với cả tấm ḷng trong niềm tin tưởng tuyệt đối. Đó
là Đức Chúa với đầy ḷng nhân từ luôn nghĩ đến những người chạy đến cùng
Ngài. Trong tiệc Thánh Thể hôm nay chúng ta hăy tỏ ḷng khiêm tín tôn
thờ v́ Đức Chúa của chúng ta đầy ḷng nhân hậu, với tất cả ḷng cảm mến
và tôn phục.
Hăy chú ư là Abraham
không xin Đức Chúa cho th́ giở để những người có tội chạy trốn, nhưng
ông ta xin Chúa tha cho tất cả dân trong hai thành phố v́ những người vô
tội. Thử xem ông Abraham tính toán thế nào: 10 người tốt ngang bằng tội
lỗi của những người khác? Ông Abraham thật táo bạo quá thể, ông ta lư
luận sao lạ vậy? Ông ta dựa vào điều ǵ để xin Thiên Chúa việc ấy? Ông
ta đưa lư luận dựa vào bản tính của Đức Chúa “thử hỏi các thẩm phán trên
thế gian này nếu điều đó có làm đúng theo công lư không?” không xét xử
công bằng phải không? Đối với tôi “Thẩm phán của thế gian” như thế là
nhân từ thật. Đây không phải là loại công lư của loài người; nhưng đây
là câu chuyện một Đấng toàn năng đầy ḷng nhân từ quá sự mong đợi và
tính toán của chúng ta. Vậy chúng ta hăy để Thiên Chúa xử theo công lư
của Ngài và chúng ta là người được thụ hưởng.
Tất cả chúng ta; người
trung thành và cả người tội lỗi đă xa Chúa đang nghe; đều cảm thấy thích
câu chuyện này. Tất cả chúng ta đều được khuyến khích chân thành cầu xin
sự nhân từ, mặc dù chúng ta không biết cách nào để tŕnh bày lời cầu xin
trong kinh nguyện. Câu chuyện này nói lên: “hăy kêu xin, hăy bạo dạn và
táo bạo lên, Thiên Chúa đang lắng nghe và sẵn sàng giúp bạn”. Biết bao
nhiên lần Thiên Chúa trong Cựu Ước được xem như là Đấng công chính phẫn
nộ “trên cao” xa thẳm. Nhưng Thiên Chúa của Abraham cuối xuống đến giúp
đỡ người cầu xin, đến để lắng nghe lời cầu khẩn với ḷng từ bi. Bài đọc
này rất hợp với bài phúc âm của thánh Luca nói về Thiên Chúa của sự cầu
nguyện và ḷng nhân từ là yếu tố chính.
Chúa Giêsu vừa đi lên
Jêrusalem vừa giảng dạy các tông đồ. Với tất cả t́nh thương yêu, Ngài
dạy các ông tập hy sinh. Tập lắng nghe lời Thiên Chúa, và làm theo Lời
Chúa. (Hăy nhớ lại bài phúc âm tuần vừa qua, về hai phụ nữa Martha và
Maria, và tuần trước đó về người Samaritano?). Tuần này chú trọng đến
lời cầu nguyện. Nếu ông Abraham cầu nguyện được cho hai thành Sodom và
Gomorra, th́ thử hỏi chúng ta có thể từ bỏ không cầu nguyện xin điều ǵ,
nơi nào, tôn giáo nào, dân tộc nào hay người nào không? Chúng ta là ai
mà dám đặt điều kiện ấy, và dám cả gan nói “tôi không cầu nguyện nữa…
tôi buông tay cầu xin cho họ, hay cho bạn” trong khi Thiên Chúa chúng ta
là đấng dịu dàng và kiên nhẫn? Cũng như ông Abraham, thánh Luca viết dụ
ngôn về người bạn kiên nhẫn để khuyến khích sự kiên nhẫn, sự táo bạo và
sự tin tưởng trong lời cầu nguyện của chúng ta. Thật vậy, Đấng đang ngự
trong ḷng chúng ta là một “bạn”. V́ thế chúng ta hăy liên tục gơ cửa
cho dù lúc đầu chưa thấy hồi âm, hoặc có cảm tưởng như chúng ta bị bỏ
quên.
Lời cầu nguyện là một đề
tài xuyên suốt trong phúc âm thánh Luca. Ngoại trừ bài Chúa Giêsu dạy về
cầu nguyện hôm nay, thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu thường hay
cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện nhất là trước mỗi khi Ngài làm một
việc qun trọng trong sứ vụ của Ngài (như 3:12; 6:12; 8:18; 9:28 v.v.)
chúng ta được khuyên hăy năng cầu nguyện, v́ cầu nguyện là biết tín thác
vào “Chúa Cha” (Abba: diễn tả Chúa Cha) hiện giờ và trong tương lại.
Quư Cha không cần phải
giảng bài phúc âm hôm nay như một đề tài riêng biệt. Trong các phúc âm
khác đề tài cầu nguyện được tŕnh bày nhiều chỗ khác nhau, nhưng thánh
Luca chỉ tŕnh bày một chỗ này thôi. V́ thế để cho đề tài được đơn giản
và rơ ràng, tôi sẽ chú trọng đến một phần của câu chuyện trong “Kinh
Chúa Giêsu dạy”, dụ ngôn về lời cầu nguyện hay là bài dạy ngắn gọn ở
phần cuối.
Nếu các Cha chọn giảng về
“lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy” th́ hăy nên để ư đến tính cơ bản là lời
cầu nguyện chung. Lời cầu nguyện nói “chúng con”. “Xin cho chúng con”
“Xin tha tội cho chúng con” và “như chúng con”. Một cộng đoàn đang lo
đón Chúa trở lại để dâng lời cầu nguyện này. Trong khi chúng ta cùng
nhau cầu nguyện chúng ta “kiên nhẫn” trong khi cầu nguyện như Chúa Giêsu
đă dạy. Giữa những thách đố và cám dỗ chúng ta “cố gắng kiên tŕ”. Trong
lúc này Giáo Hội chúng ta đang gặp nhiều thử thách, chúng ta cố gắng giữ
vững đức tin là Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta. Ngài không buông thả
chúng ta và một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại. Trong lời cầu nguyện của
cộng đoàn hăy cùng nhau cầu xin cho chúng ta đừng sa vào “thử thách”,
đừng mệt mỏi hay chán nản khi bị cám dỗ lôi kéo, để chờ đợi ngày Chúa
Kitô trở lại.
Lời cầu xin “Xin cho
chúng con lương thực hàng ngày” là lời cầu xin của người nghèo. Trong
suốt phúc âm thánh Luca, người nghèo có địa vị quan trọng. Người nghèo
hàng ngày đáp ứng lời Thiên Chúa, và dựa vào Thiên Chúa trong lương thực
hàng ngày. Nhưng đây cũng là lời cầu nguyện mà cộng đoàn nên chia xẻ với
nhau. Nếu cộng đoàn làm được như vậy th́ cộng đoàn sẽ không c̣n có người
nghèo. Các Cha nên nói đến những người đói kém chung quanh chúng ta và
cộng đoàn chúng ta có thể giúp được những ǵ cho họ.
Trong thời buổi này sự
giúp đỡ người nghèo thường không có kết quả. V́ kinh tế khủng hoảng,
tiều trợ cấp bị cắt giảm. Người vô gia cư càng ngày càng tăng. “Xin cho
chúng con lương thực hàng ngày” Chúng ta nghe lời người nghèo kêu lên
cùng Thiên Chúa, xin Thiên Chúa giúp đỡ, và chúng ta là cộng đoàn Kitô
Hữu phải giúp đỡ thế nào. Trong lúc kinh tế khủng hoảng, các Giám mục ở
tiểu bang North Carolina kêu gọi “chúng ta hăy làm sao giúp đỡ những
người nghèo. V́ số người nghèo quá nhiều, và sự giúp đỡ tài chánh không
được bao nhiêu. Cộng đoàn Kitô Hữu kêu gọi tất cả chúng ta hăy đặt sự
giúp đỡ người nghèo trên hết tất cả. Nên chú trọng đến kiếm việc làm cho
họ, đây là cách để họ sinh sống” cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay.
Chúng ta cũng cầu xin cho
đủ lương thực hàng ngày để đáp lại lời Chúa Giêsu mời gọi làm môn đệ
(9:23), và theo Ngài: hăy từ bỏ ḿnh để theo lối sống của Ngài. Chúng ta
hiểu rơ chúng ta cần lương thực hàng ngày để nên như môn đệ trung thành.
Hàng ngày chúng ta luôn gặp thử thách trong cuộc sống và chúng ta cần
lương thực hàng ngày. Chúng ta cần bí tích Thánh Thể một cách đặc biệt
trong ngày hôm; đó chính là lương thực giúp chúng ta khỏi bị sa ngă
trong đường đi của cuộc sống. Chúng ta tạm dừng lại trên đường đi với
Chúa Giêsu, và bước tới đưa tay ra để xin lương thực, lương thực giúp
chúng ta phấn khởi và đó là lư do khiến chúng ta hân hoan mừng đón nhận
bí tích Thánh Thể.
Lời cầu nguyện để xin
“lương thực hàng ngày” là điều cần thiết và quan trọng nuôi dưỡng chúng
ta. Thế giới hiện đang thiếu đói v́ những ǵ? Đói khát v́ không được
thoả măn, mặc dù chúng ta có dư thừa của ăn. Cầu xin lương thực hàng
ngày từ sự ban phát của Chúa Cha nghĩa là chúng ta tín thác vào sự săn
sóc của Thiên Chúa cho những nhu cầu chính đáng của đời sống mà chúng ta
không tự lo cho chúng ta được. Cầu xin lương thực ngày hôm nay và biết
thoả măn bởi lương thực đó, nghĩa là cầu xin cho chúng ta biết bỏ qua
những ǵ chúng ta đang thụ đắc mà không đem đến cho chúng ta sự sống. Có
rất nhiều cách thụ đắc: Như qua tiền của, quyền uy, giúp chúng ta bớt
đói khát.
Nhưng duy chỉ có Thiên
Chúa mới làm chúng ta thoả măn những đói khát trầm trọng. Chúng ta cầu
xin của ăn trong bí tích Thánh Thể hôm nay giúp chúng ta đặt các giá trị
cuộc sống theo đúng nấc thang, giúp từ bỏ những điều dư thừa, h́nh thức
bề ngoài có thể tác hại đến sức sống của Chúa Giêsu trong chúng ta. Với
bàn tay thanh sạch mà chúng ta lănh nhận “lương thực hàng ngày” hôm nay,
đó chính là lương thực không thể hư mất được, dù cho chúng ta phải gặp
“thử thách” gian nan đến thế nào đi nữa.
|