Năm C

 
 

 

Chúa nhật 01 Tn C : Lễ Quán Tẩy

Is 42: 1-4, 6-7; Cv 10: 34-38; Lc 3: 15-16, 21-22

 

An Phong op : Thiên Chúa Bước Xuống Ḍng Sông Cuộc Đời

G. Nguyễn Cao Luật op : Người Con Của Thiên Chúa

Fr Jude Siciliano, op : Hăy nhập cuộc với Đức Kitô

Fr. Jude Siciliano, op : Anh em sẽ được rửa trong Thánh Thần và Lửa

Lm An Hạ op : Khi Trời Mở Ra

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Ư Nghĩa Phép Rửa

 


Lm An Phong op

Thiên Chúa Bước Xuống Ḍng Sông Cuộc Đời
Lc 3: 15-16, 21-22

Hôm nay, chúa nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa. Đức Giêsu vô tội, nhưng đă gánh tội trần gian. Đức Giêsu vô tội, nhưng đă tự hoà ḿnh với các tội nhân để chia sẻ thân phận của họ. Đức Giêsu vô tội, nhưng Ngài vẫn đến xin Gioan làm phép Rửa, một phép Rửa chuẩn bị cho mọi người bước vào thời đại cứu thế. Khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa, "Trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới h́nh chim bồ câu", và có tiếng từ trời phán : "Con là con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha". Đây thực là một mạc khải về Chúa Ba Ngôi : Cha - Con - Thánh Thần, một đời sống thông hiệp, liên kết sâu xa.

"Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa" (Lc 1,16). Gioan Tẩy giả đă công bố về phép Rửa của Đức Giêsu, khi chính Đức Giêsu lại hạ ḿnh để lănh phép Rửa của Gioan như bất cứ một người Do Thái nào khác vào thời bấy giờ. Đây là phép Rửa mà mỗi kitô hữu lănh nhận để được tha thứ tội lỗi, trở nên những con cái Thiên Chúa, đồng thời là thành viên trong đại gia đ́nh t́nh yêu của Thiên Chúa – Giáo hội. Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần và trong lửa đă làm nên đời sống Kitô giáo đích thực.

* Trong Thánh Thần tức là được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và đạt đến sự viên măn của Đức ái. Chúa Thánh Thần là nguyên lư sống, hoạt động, tăng trưởng. Người làm cho đời sống Kitô giáo được viên măn. Nhờ Người, đời sống Kitô giáo trở nên một đời sống vui tươi và ân sủng. Kitô hữu là người sống nhờ Chúa Thánh Thần, tức là tràn đầy "t́nh yêu và chân lư". Chúng ta được mời gọi sống trong Thánh Thần khi lănh nhận bí tích Rửa tội. Phải chăng chúng ta đang sống và lớn lên trong Chúa Thánh Thần, Đấng là nguyên lư sự sống, t́nh yêu và viên măn đời kitô hữu.

* Khi Đức Giêsu lănh phép Rửa, trời mở ra, tức là giữa Thiên Chúa và con người có một mối thâm t́nh mới. Không c̣n rào cản giữa trời và đất. Rào cản mà tội lỗi đă dựng nên nay được phá bỏ nhờ t́nh yêu. Từ nay con người diện đối diện với Thiên Chúa. Tuy là thân phận tội lỗi, nhưng Thánh Thần đă thắp lên trong con người ngọn lửa mới, ngọn lửa thiêu đốt những hẹp ḥi, xấu xa; ngọn lửa xua tan bóng đêm của tội lỗi; ngọn lửa sưởi ấm những cơi ḷng lạnh băng. Phép Rửa trong lửa mà Đức Giêsu thực hiện nơi mỗi kitô hữu đă khơi nguồn một t́nh yêu mới, một lối sống bác ái mới, một cuộc giải thoát mới. Như thế, khi lănh phép Rửa trong lửa, chúng ta được mời gọi để sống một t́nh yêu mới, một lối sống mới, và một tự do của con cái Thiên Chúa. Phải chăng chúng ta đang sống mầu nhiệm phép Rửa trong Thánh Thần và trong lửa ?

Mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa là dịp để chúng ta cùng suy nghĩ về phép Rửa trong Chúa Thánh Thần và trong lửa của ḿnh.

Mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng "một vinh quang hạ ḿnh", Đức Giêsu tự ḥa ḿnh với các tội nhân, để đưa họ thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi.

Lạy Chúa,

Mỗi ngày trong đời sống của con là ngày của Chúa.
Ngày của ân sủng, ngày của T́nh Yêu Chúa.

Như thế, th́
con phải sống và đón nhận mỗi ngày của con
như một ngày của Chúa.
Làm sao biến đổi những chuỗi ngày phàm trần của con
thành những ngày của Chúa.

Lạy Chúa,
chỉ có Ngài mới cho con bí quyết đó được mà thôi.
Để con có thể yêu thương cuộc sống thường nhật
như ḍng thời gian gửi đến.
Yêu thương đến nỗi biến đổi mỗi ngày của con
thành một ngày hồng ân có điểm tới là Chúa.
T́nh yêu đó chỉ có Ngài mới ban cho con được mà thôi.


G. Nguyễn Cao Luật op

Người Con Của Thiên Chúa
(Mt 3, 13-17)

Bây giờ cứ thế đă …

Khi "xuất hiện" bên bờ sông Gio-đan, theo cái nh́n bên ngoài, Đức Giêsu không có vẻ ǵ là người đặc biệt. Người ḥa ḿnh vào đoàn dân, vào giữa làn sóng người tuốn đến xin Gioan làm phép rửa. Người là một người giữa muôn người.

Lúc ấy, tiếng tăm của Gioan lừng lẫy khắp nơi. Lời giảng của ông làm rung động ḷng người. Thiên hạ t́m đến với ông để xin thanh tẩy, kể cả hàng đầu mục Do-thái, cả những người thu thuế và binh lính (x. Lc 3,10-14). Đó là cả một ḍng người đi t́m ơn cứu độ, là ḍng lịch sử nhân loại chờ mong được cứu thoát. Và Đức Giêsu đă đi vào trong ḍng người đó, thể hiện tính cách "ở cùng" đến tận căn bản : tham dự trọn vẹn vào cuộc sống con người để rổi từ đó đưa con ngươi đi lên.

Mặc dầu đi giữa đoàn người sám hối, nhưng Đức Giêsu không hề có tội để được tha thứ. Người muốn đồng hóa ḿnh với nhân loại đến nỗi đă tự nhận ḿnh là "Con Người". Chính v́ vậy Người đă ḥa ḿnh vào ḍng người đến xin Gioan làm phép rửa.

Xưa kia, lúc lên 12 tuổi, Người đă nói đến bỗn phận của Người là thi hành ư muốn của Chúa Cha. Lúc này, Người cho thấy thánh ư Chúa Cha là ǵ : loài người được cứu độ. Tại Đền thờ, Người đă nhấn mạnh đến nguổn gốc thiêng liêng của ḿnh, đến lệnh truyền của Chúa Cha. C̣n tại sông Gio-đan, Người cho thấy rơ Người "nên một" với nhân loại.

Với Đức Giêsu, lịch sử cứu độ bước sang một khúc quanh mới, khúc quanh có tính cách quyết định. Đức Giêsu đă ḥa ḿnh trong đám nạn nhân của tội lỗi để phục vụ họ. Người đă tự nộp ḿnh trong tay những kẻ tội lỗi và để cho họ tố cáo, mặc dù Người chẳng hề vương tội lỗi. Người cũng đă chịu cắt b́ đúng theo Lề Luật, như là người đă bị ô uế bởi tội, và giờ đây, cùng với mọi người, Người đă đến với Gioan...

Một sự ḥa ḿnh đến tận cùng !

Đàng khác, theo thánh Mát-thêu, phép rửa Đức Giêsu lănh nhận nơi Gioan gợi lại và tóm tắt toàn bộ lịch sử của dân Ít-ra-en, một dân không ngừng vượt qua "bởi nước" (tức là đi xuống tận vực sâu, để rổi từ đó đi lên và được sống - nhờ ân sủng Chúa ban). Như vậy, thánh Mát-thêu có ư nhấn mạnh rằng Đức Giêsu là người nối tiếp của dân Ít-ra-en, là người làm cho "dân được tuyển chọn" đạt được ư nghĩa cao cả nhất của ḿnh.

Trong ḍng người đông đảo ấy, Gioan đă nhận ra Đức Giêsu. Sững sờ và kinh ngạc, ông thưa : "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi" (Mt 3,14). Gioan biết rơ thân phận ḿnh, ông thấy ḿnh bất xứng và đă từ chối làm phép rửa cho Đức Giêsu, nhưng Người đă trả lời "Bây giờ cứ thế đă...".

Bây giờ cứ thế đă... để thánh ư Chúa Cha được chu toàn : Đức Giêsu nên giống mọi người.

Bây giờ cứ thế đă... biến cố hôm nay mới chỉ là khởi đầu cho những điều lớn lao hơn, lạ lùng hơn.

Với Gioan, điều xảy ra hôm nay khó có thể chấp nhận, nhưng đó chưa phải là tất cả. Hôm nay mới chỉ là khúc dạo đầu cho một phép rửa khác có năng lực đem lại ơn cứu độ.

Một Cuộc Tấn Phong

Trong tŕnh thuật của thánh Mát-thêu, người ta thấy có tất cả những dấu hiệu về việc sáng tạo :

+ Gioan, người sống trong sa mạc, dấu hiệu về sự đoạn tuyệt.

+ Nước sông Giođan, từ đó Đức Giêsu bước lên, như ra khỏi ḷng mẹ.

+ Các tầng trời mở ra.

+ Thánh Thần dưới h́nh chim bồ câu.

Thực ra, tiếng nói từ trời công bố Đức Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha, vĩnh cửu không phải là nói lên một điều ǵ mới. Không phải lúc này Chúa Cha mới công nhận Đức Giêsu là Con. Đức Giêsu muôn đời vẫn là Con Thiên Chúa. Hôm nay chỉ là lời công bố long trọng về một sự việc vẫn có trong vĩnh cửu, và hôm nay được tỏ hiện trong thời gian cho mọi người được biết: Đức Giêsu là Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa, là Đấng nối kết trời với đất.

H́nh ảnh Đức Giêsu ch́m trong nước gợi lại việc sáng tạo và lụt hồng thủy; đất ch́m trong làn nước; đồng thời h́nh ảnh Mô-sê và đoàn dân ra khỏi Biển Đỏ.

Như vậy, việc Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Gio-đan là biến cố kết thúc cuộc đời ẩn dật của Người, và mở ra đời sống công khai. Khi Người bước xuống ḍng sông, người ta chỉ biết Người như mọi người khác, là con bà Ma-ri-a. Nhưng khi từ dưới sông bước lên, Người tỏ ḿnh ra - và được công nhận - là Đấng Vĩnh Cửu, là Con Thiên Chúa. Trong khi trở nên hoàn toàn giống nhân loại, ngoại trừ tội lỗi, Người vẫn là Con Thiên Chúa. Và Thánh Thần đă tấn phong, đă thánh hiến Người, Chúa Cha đă nói rơ Người là Con chí ái. Thực là một cuộc tấn phong, một cuộc xức dầu đặc biệt. Xức dầu để sai đi.

Trong cuộc tấn phong long trọng này, Đức Giêsu vẫn thể hiện tính khiêm tốn. Ở đây, người ta nhớ lại lời ngôn sứ I-sai-a diễn tả về Người Tôi Tớ của Thiên Chúa : "Không kêu la... không bẻ gẫy cây sậy bị giập" (Bài đọc I), và "đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó" (Cv 10,38). Đức Giêsu được sai đến trần gian không phải để thống trị, nhưng là để hiến mạng sống hầu chuộc lại con người cho Thiên Chúa.

Dầu vậy, trong nét khiêm tốn và hiền lành, Đức Giêsu vẫn cho thấy tính cương quyết. Khiêm tốn nhưng không yếu đuối, hiền lành nhưng không nhu nhược. Người đă vững vàng thi hành trọn vẹn sứ mạng đă được trao phó, dù phải hy sinh cả tính mạng.

Nh́n xa hơn, cuộc tấn phong này là biến cố báo trước cuộc tử nạn và phục sinh. Sau này, trong cuộc đời công khai, Đức Giêsu đă nói đến một thứ phép rửa khác Người phải chịu, tức là cuộc Thương khó, một phép rửa bằng máu (x. Mc 10,38; Lc 12,50). Phép rửa trong nước hôm nay là bước khởi đầu, c̣n phép rửa trong máu là điểm kết thúc. Do đó, h́nh ảnh Đức Giêsu từ ḍng sông Gio-đan bước lên cũng báo trước việc Người sẽ bị d́m trong sự chết, được mai táng trong mổ, và sẽ bước ra khỏi đó vào ngày phục sin. Và lời tuyên phong của Chúa Cha cũng sẽ đạt được ư nghĩa trọn vẹn trong mầu nhiệm Phục Sinh.

Như thế, cuộc hiển linh hôm nay, tuy có tính cách dịu dàng và long trọng, nhưng chỉ mới là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến đấu, mới chỉ là những tuyên bố đầu tiên cho một tương lai dài. Tất cả đều hướng tới mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh. Vinh quang hôm nay hứa hẹn cho vinh quang trọn vẹn của Ngày Phục Sinh.

Con Đường Đi Lên

Hôm nay, người Kitô hữu mừng lễ Rửa tội của ḿnh. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mỗi người đă trở thành Con Thiên Chúa, và được sống với Người, v́ đă được d́m trong sự chết và sống lại của Đức Kitô. Ngày nay, không c̣n phép rửa của Gioan, nhưng là mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô.

Tuy vậy, như Đức Giêsu, việc lănh nhận bí tích Thánh Tẩy mới chỉ là bước khởi đầu, chứ chưa phải là kết thúc, mỗi người Kitô hữu sẽ cảm nghiệm dần dần về thực tại lớn lao ấy, đồng thời thể hiện nỗ lực sống của ḿnh để đạt tới tầm mức viên măn như Thiên Chúa mong muốn.

Bên bờ giếng rửa tội, cũng một Thần Khí xưa kia xuống trên Đức Giêsu, đă được ban cho người Kitô hữu, giúp họ sống thân mật với Chúa, và tiến bước trong niềm vui. Nhờ Thần Khí thúc đẩy, họ luôn trở thành những con người mới trong Đức Kitô, luôn chiến đấu chống lại các nết xấu, và cương quyết chu toàn những cam kết của một người con.

"Con là Con Ta"
Đó là lời Chúa Cha nói với Đức Giêsu,
cũng là nói với mỗi người chúng ta.

"Con là Con Ta"
Đó là một hồng ân - một kinh nghiệm
phải đón nhận và sống mỗi ngày.


Fr Jude Siciliano, OP.

Hăy nhập cuộc với Đức Kitô
(Lc 3,15-22)

Thưa quư vị,

Thánh lễ hôm nay chấm dứt mùa Giáng Sinh, kỷ niệm Chúa tỏ ḿnh ra cho loài người như hai lễ Sinh Nhật và Ba Vua. Theo truyền thống lâu đời, người ta trang hoàng đẹp đẽ giếng rửa tội để gợi nhớ bí tích thanh tẩy nơi mỗi tín hữu. Như vậy, ngày lễ hôm nay liên kết chặt chẽ với phép rửa tội của chúng ta. Nghi thức rẩy nước thánh, do đó, được cử hành long trọng trong thánh lễ. Các bài ca Giáng Sinh vẫn tiếp tục được hát. Hội Thánh kính nhớ Chúa Giêsu xuống sông Giođan để được rửa do tay Gioan Tiền Hô. Các bài đọc mang cùng ư nghĩa và thần tính Chúa Giêsu tỏ lộ rơ ràng công khai – suy rộng ra, chúng cũng nói đến phép rửa của mỗi người và tháp nhập họ vào cộng đoàn những kẻ theo chân Chúa Giêsu.

Như vậy họ đă nhập cuộc với Chúa Giêsu, vật lộn với thế gian, xác thịt và ma quỷ, Gioan Tẩy Giả rao giảng phép rửa ăn năn thống hối và cầu khẩn ơn tha tội. Nhưng v́ lư do nào mà Chúa Giêsu lại phải lănh nhận phép rửa đó ? Ngài có tội hay sao, hoặc Ngài cầu ơn tha thứ ? Cả hai lư do đều không đúng. Phép rửa của đạo Do Thái là một nghi thức thủ tục để dân ngoại cải đạo vào tín ngưỡng Israel. Như thế phép rửa của Gioan mang ư nghĩa khác. Nó xoá bỏ mọi ranh giới, đặc ân và loại trừ trên con đường tiến về Thiên Chúa. Tất cả đều b́nh đẳng, tất cả đều cần ơn tha thứ, tất cả đều là con cái Thiên Chúa, tất cả đều được thâu nhận vào ṿng tay yêu thương của Đức Chúa Trời, tất cả đều có quyền tiếp nhận thiên nhan Đấng tối cao. Cho nên qua phép rửa bởi Gioan, Chúa Giêsu mở ra con đường mới, mạc khải Ngài như người Con Yêu Dấu, đại diện cho tất cả nhân loại, không phải riêng cho tầng lớp, giai cấp, quốc gia, tôn giáo nào.

Vậy th́ Chúa Giêsu đánh giá ra sao năo trạng cục bộ của chúng ta ? Những thái độ quá khích tôn giáo, bè phái, chính trị, ḍng triều, bành trướng, loại trừ, khoảng cách giàu nghèo, hố sâu văn hoá, phong tục, tập quán ? Người giàu khinh bỉ kẻ nghèo, da trắng tẩy chay da màu, các nước giàu bỏ qua những quan tâm, nhu cầu của các quốc gia chậm phát triển, đảng phái tranh giành quyền lực, thay v́ thăng tiến điều kiện sống của công dân ? Câu trả lời chắc chắn là Chúa Giêsu đă d́m ḿnh xuống nước để gánh lấy tội lỗi nhân loại, liên đới với chúng ta, nên một với loài người, nhất là những người không có nhân phẩm, bị chà đạp, không có tiếng nói.

Ngài hạ ḿnh để chúng ta được nâng lên, biết sống thánh thiện như những người con đẹp ḷng Cha Ngài. Mọi linh hồn đều là quư trước mặt Cha, nhưng tội lỗi đă cướp mất danh hiệu cao sang đó. Ngài lên khỏi nước và Thánh Thần tuyên bố Ngài là Đấng được Chúa Cha chọn lựa và sai đi rao giảng mầu nhiệm Nước Trời, chữa lành bệnh tật và hàn gắn những chia rẻ. Thần Khí của Ngài sẽ được ban cho tất cả những kẻ chấp nhận Ngài và khởi sự bừng cháy trong tâm hồn như Gioan tiên báo. Đúng như vậy, nhưng không như Gioan dự kiến, lửa của Ngài thiêu đốt và tẩy sạch. Tinh thần của Ngài đủ nóng để làm tan ră tất cả những bức tường ngăn cách giữa các cá nhân, dân tộc, quốc gia và quốc tế. Nó đánh tan mọi băng giá trong các quan hệ riêng tư, xă hội để chúng ta xây dựng đoàn kết và tha thứ. Nó củng cố trái tim con người để dấn thân thương yêu, bác ái, chống chiến tranh, nghèo đói, vô gia cư, áp bức và tất cả những ǵ làm thế giới đông cứng, lạnh lẽo.

Đọc kỹ Tin Mừng chúng ta dễ dàng nhận ra một nét thay đổi giữa lời loan báo của thánh Gioan Tiền Hô và phong cách thực sự của Chúa Giêsu. Ở phần thứ nhất, giọng điệu của thánh Gioan rất mạnh mẽ. Ông chẳng giống ai, ăn vận lôi thôi lếch thếch, lời rao giảng như lửa, kích động người ta ăn năn thống hối và mong chờ. Thiên hạ tưởng chừng ông là Đấng Thiên Sai phải đến để giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ đế quốc Rôma: “Hồi đó, dân đang trông đợi, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: Biết đâu ông Gioan chẳng là đấng Mêsia ?” Ông Gioan chối phắt và nói : “Có Đấng quyền thế hơn tôi, tôi không đáng cởi quay dép cho Ngài. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa”.

Trong Thánh Kinh, lửa mang h́nh ảnh mạnh mẽ. Lửa thời Môsê đốt cháy bụi gai mà không làm thiệt hại. Lửa thanh luyện con người, tâm hồn, trí tuệ, tư tưởng và ước muốn. Phần lược bỏ Phúc Âm hôm nay, thánh Gioan loan báo Chúa Giêsu dùng lửa để loại thóc lép ra khỏi thóc mẩy: “Tay Người cầm nia, rê sạch lúa trong sân, thóc mẩy th́ thu vào kho lẫm. C̣n thóc lép th́ bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (3,17). Nghĩa là những điều gian ác sẽ bị tiêu diệt, điều lành thánh th́ giữ lại. Thánh nhân không nói về cá nhân mà thôi, nhưng c̣n về cộng đồng, quốc gia, toàn cầu. H́nh ảnh thánh nhân dùng rất mạnh, thính giả nghe ông giảng có thể tưởng tượng ngọn lửa đang cháy răng rắc trong tâm hồn. Họ sợ hăi nghe ông kéo nhau xuống sông để chịu phép rửa thống hối. Tuy nhiên nếu sử dụng sai, lửa sẽ gây tác hại khủng khiếp như những nhóm quá khích chúng ta thấy trên thế giới hiện nay. Vậy hăy cầu xin cho ngọn lửa chân thật thiêu đốt trái tim giá lạnh của chúng ta, hun nóng đức tin ươn lười của các tín hữu, ban tinh thần sốt sắng cho các buổi cầu kinh phụng vụ tẻ nhạt, chiếu lệ.

Lửa thật sự đă xuất hiện, nhưng không phải như Gioan dự kiến. Ngài âm thầm tiến tới ông Gioan xin lănh phép rửa. Thánh Luca tường thuật biến cố này như một ư nghĩ phụ: “Khi toàn dân đă chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa và đang khi Người cầu nguyện th́ trời mở ra.” Không kèn, không trống, không sấm sét, mây mù như mỗi khi Thiên Chúa xuất hiện trong Cựu ước. Ngài yên lặng bước xuống nước sau hết, tức khi mọi người đă xưng thú tội lỗi ḿnh và chịu phép rửa. Ngài hoàn toàn mang dáng dấp của một linh hồn b́nh thường, đơn sơ và cầu nguyện chăm chỉ. Chúng ta đă gặp thấy mẫu người này trong Dacaria, Elisabeth, cụ già Simêon, bà Anna, Giuse và Đức Mẹ. Họ miệt mài cầu nguyện trong đền thờ, ăn chay. Họ sống thinh lặng và đựơc Thánh Linh dạy dỗ.

Có nhiều giải thích về ư nghĩa Chúa Giêsu chịu phép rửa. Ư kiến thứ nhất cho rằng Ngài bày tỏ cảm thức mạnh mẽ về tội lỗi và hiệu quả ghê gớm của nó trên số phận con người. Ư kiến thứ hai, Chúa Giêsu cho hay Thiên Chúa tán thành sứ vụ của Gioan trong dân Do Thái. Ư kiến thứ ba Chúa Giêsu tỏ dấu hiệu liên đới với những tâm hồn sống ngoài lề luật. Cái chết của Ngài cứu họ thoát khỏi nô lệ tội lỗi (trong cuộc thương khó Chúa Giêsu đă gọi cái chết của Ngài là một phép rửa). Ư kiến thứ tư, tin rằng Chúa Giêsu là môn đệ của Gioan Tẩy Giả và khi nhận phép rửa, Chúa Giêsu khởi sự sứ mệnh mới. Phép rửa là bước thứ nhất độc lập khỏi ảnh hưởng của Gioan và ra đi giảng đạo riêng. Phần tôi, tôi nghĩ rằng Chúa Giêsu d́m ḿnh trong cùng một ḍng nước thiên hạ đă để lại. Ngài thấm ướt bằng chất nước đă đụng chạm tới người ta và tất cả những thứ người ta bỏ lại sau phép rửa của ḿnh. Những thứ chi người ta đă mang xuống sông Giođan ?

Tôi nghĩ không chỉ tội lỗi, mà c̣n nhiều thứ khác: Các nỗi đau của cuộc sống, các vật lộn chống lại cái xấu chung quanh ḿnh, những đam mê tiền bạc, sắc dục, những áp bức bất công, khủng bố và những lo sợ hàng ngày ! Điều chi làm trái tim họ nặng nề khi bước chân xuống nước ? Liệu họ có tin tưởng Thiên Chúa cứu giúp ḿnh thoát khỏi các rắc rối của cuộc sống hiện tại và tương lai không ? Đời sống thật lắm nhiêu khê không sao tránh khỏi hoặc lường trước được : Già cả, bệnh tật, tai ương, chết chóc, chiến tranh, hận thù, vu khống. Nghèo cũng là cái khổ, không đủ cơm cho con ăn, không đủ thuốc uống cho mẹ già, không học phí cho con cái, mặt mũi nào mà nh́n thiên hạ ? Chạy cơm gạo ngày hai bữa chưa xong th́ c̣n tâm trí đâu lo việc Nhà Chúa ? Làm sao thờ phượng Chúa cho nên ? Làm sao tưởng nghĩ về Ngài cho nghiêm chỉnh ? Tôi giả dụ, cộng đoàn giáo xứ chúng ta hôm nay cũng bước xuống sông Giođan, chúng ta sẽ có cảm nghĩ thế nào ? Mang theo những ǵ ? Liệu chúng ta ước ao Chúa xuống nước với ḿnh ? Liên đới với những nhọc nhằn khó khăn trong từng gia đ́nh ! Tư tưởng thật lạ lùng, nhưng rất thực tế. Chắc hẳn chúng ta muốn Chúa gánh chịu những nặng nề của kiếp sống trần gian : Đau khổ, bệnh tật, đói nghèo, kỳ thị. Chúa Giêsu không ở xa nhân loại, phán xét từ trên cao – Ngài đă hạ ḿnh cùng loài người, sống kiếp lầm than, gánh chịu lỗi lầm, đả kích và cả đến cái chết nhục nhă tức tưởi như một phạm nhân xấu xa nhất, là để tập hợp chúng ta đợi chờ Thánh Thần và lửa.

Trong Phúc Âm thánh Luca có hai đề tài yêu thích : Chúa Thánh Linh và Cầu Nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện trong những giờ phút quan trọng, như khi chọn các tông đồ, biến h́nh, trong vườn cây dầu… hôm nay Ngài cầu nguyện để được Chúa Thánh Linh. Ngài hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Chúa Cha trong ư hướng, mục tiêu, sứ vụ và kết thúc đời ḿnh qua Chúa Thánh Thần. Cho nên không lạ ǵ Chúa Ngôi Ba đă được loan báo trong ngày sinh nhật của Gioan Tiền Hô (1,15). Đức Mẹ mang thai (1,35). Bà Elisabeth ca ngợi ḷng tin của Đức Maria (1,41). Thánh Linh thúc đẩy cụ Simêon và bà Anna đến gặp Chúa trong đền thờ Giêrusalem. Thật lạ lùng, hôm nay thánh Luca kết hợp hai đề tài đó trong biến cố Chúa chịu phép rửa: “Đức Giêsu cũng chịu phép rửa, rồi đang khi Người cầu nguyện th́ trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới h́nh dáng chim bồ câu”. Ở đây thánh nhân cũng giúp luôn độc giả liên tưởng đến chim bồ câu trong tàu ông Noe (St 8,11) khởi sự một trật tự mới của thế gian. Liền sau đó thánh Luca kể : “Đức Giêsu bắt đầu rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con Giuse” (3,23).

Như vậy Thánh Linh đă làm việc toàn thời gian với Chúa Giêsu v́ phần rỗi nhân loại. Không cầu nguyện, không xin Thánh Linh, liệu chúng ta có thể sống đời tín hữu đích thực không ? Đừng nói chi tu tŕ, dâng hiến. Thật đáng nghi ngờ những nếp sống không siêng năng, nghiêm chỉnh cầu nguyện. Trong Giáo Hội vai tṛ của Đức Thánh Linh thật đa dạng, khó mà hệ thống hoá được. Nó bàng bạc, muôn màu muôn vẻ trong Tông đồ công vụ và Phúc Âm thánh Luca. Hai tác phẩm của cùng một người viết. Nhưng tựu trung Thiên Chúa hành động v́ phần rỗi loài người. Trong kinh Magnificat của Đức Maria, với Chúa Giêsu sắp sinh ra và quyền năng Chúa Thánh Thần, thế giới tội lỗi với những sinh hoạt, các tiêu chuẩn, các bảo đảm, các đường lối suy nghĩ, hành động, sẽ bị đổ nhào. Quyền lực thế gian khi nghe Chúa Giêsu rao giảng đă giận điên lên và cố gắng dập tắt Chúa Thánh Linh. Họ thành công tạm thời : Giết được Gioan và đóng đinh Chúa Giêsu. Tuy nhiên thành công đó không bền. Họ chẳng thể nào ngăn cản được hoạt động của Thiên Chúa. Thánh Linh của Ngài không thể bị ngăn cản, loại trừ.

Làm thế nào biết được như vậy? Chúa Giêsu lặng lẽ nhập cuộc hôm nay cho chúng ta một bảo đảm. Dĩ nhiên trong lịch sử tuyển dân, Thiên Chúa đă từng ra tay oai hùng, làm những việc kỳ diệu. Nhưng nếu chúng ta trông đợi như vậy, chắc chắn sẽ thất vọng. Chúa Giêsu khởi sự sứ mệnh như một kẻ vô danh, thậm chí đám đông đầy ḷng đợi trông cũng không thể nhận ra. Tiếng từ trời phán chỉ Ngài nghe thấy, c̣n đám đông chẳng cảm thấy chi. Bởi lẽ loài người cần ơn Thánh Linh như lửa thiêu, để đốt cháy những tấm màn che phủ đôi mắt, thanh luyện tâm hồn, ngơ hầu nh́n thấy Chúa đang đi vào từng cuộc đời tin kính – những linh hồn lành thánh, biết thờ phượng Đức Chúa Trời cho phải đạo – nhất là những tấm ḷng khiêm cung, nghèo khó. Xin Chúa cho chúng ta nhập hàng ngũ với ho, để được Ngài hướng dẫn, thánh hoá, và yêu thương. Amen.

Chúng ta chỉ là chứng nhân của Chúa Giêsu, không phải là kẻ thay thế Ngài. Chính Ngài hoạt động, chúng ta là dụng cụ.


Lm. Jude Siciliano, op (FX Trọng Yên, op chuyển ngữ)

Anh em sẽ được rửa trong Thánh Thần và Lửa
Lc 3: 15-16, 21-22

Khi bạn xin lỗi một người nào, bạn muốn nghe người ấy trả lời như thế nào? “Để tôi suy nghĩ một chút” hay “nếu bạn làm như vậy thì tôi sẽ bỏ qua cho bạn”. Hay hoặc bạn muốn nghe một câu trả lời ngắn và dễ chịu như “thôi quên đi, chuyện gì đã rồi thì hãy để qua đi” Lời nói ấy có vẻ mau lẹ, nhưng đúng ý thật. Điều gì đã xảy ra thì hãy quên đi và bắt đầu cái mới. Có câu nói “hôm nay là ngày đầu tiên của đời sống còn lại của bạn” Nói một cách khác thơ mộng hơn như Thiên Chúa đã nói qua ngôn sứ Isaia là “Mặc dù các ngươi đã phản bội Ta, nay các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước. Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó sắp xuất hiện rồi”.

Thiên Chúa có thể làm được những sự không thể xảy ra bằng cách nào? Như ăn năn hối cãi, rồi sẽ được ơn tha thứ hay sao? Thiên Chúa sẽ tự làm điều đó. Ngôn sứ nói lên thánh ý của Thiên Chúa. Là Ngài sẽ cứu dân Người do “một Người Ta đã chọn và hài lòng. Ta đã ban Thần Khí ta trên Ngươi. Ngươi sẽ làm tỏ rạng công lý ta cho các nước.” Ngươi sẽ là tôi tớ mang ánh sáng cho các dân tộc. Không ai biết rõ danh tính của ngươi:  Các ngôn sứ có thể tự nói về ơn gọi của mình. Có người nghĩ đó là dân Israel sẽ được giải phóng và các người bị tù đày trở về lại với Thiên Chúa. Hay đó là một nhóm người còn lại trong một dân tộc đã được giao phó trách nhiệm đưa những người bị tù đày trở về để thờ phượng Chúa một cách trung thực và công chính.

Hôm nay, qua con mắt đức tin, chúng ta mừng Chúa Giêsu là người có sứ vụ thực hiện chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn chấm dứt cảnh tù đày nhục nhã của dân Israel. Chúa Kitô thi hành sứ vụ bằng cách cứu chúng ta ra khỏi ngục tù của tội lỗi, và ra khỏi sự chết. Gioan làm phép rửa để bắt đầu thực hiện lời hứa của ngôn sứ Isaia, vì các dân tộc đều được cứu rỗi qua bàn tay của Chúa Giêsu

Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa kết thúc mùa lễ Giáng Sinh, và lễ Hiển Linh. Hôm nay không còn cảnh yên hàn của hang đá, với một số mục đồng làm nhân chứng. Thay vào đó phép rửa trở nên một nghi thức của cộng đoàn. Những người nhận phép rửa chấp nhận sự tối tăm của tội lỗi trong đời họ, nên họ đến chịu phép rửa của Gioan ở sông Jordan. Chúa Giêsu cũng bước xuống sông Jordan với họ, và sau khi Chúa Giêsu đã chịu phép rửa, Thánh Thần ngự xuống trên Ngài. Chúa Giêsu trở nên “Người Thiên Chúa đã hứa” như ngôn sứ Isaia đã nói trước. “Người sẽ nên tỏ rạng ra cho các nước”.

Trước kia chúng ta đã đui mù với Thiên Chúa, thì hôm nay đã được mở mắt ra. Trước kia chúng ta không nghe được lời Chúa, hôm nay chúng ta được nghe Lời Chúa phán lúc Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Ngài. “Ta sẽ để mọi sự xa xưa qua đi”. Hoặc nữa như lời “Hôm nay là ngày đầu tiên của quản đời còn lại của các ngươi”. Những người không có tương lai, nhờ Chúa Giêsu mà họ được có tương lai. Thiên Chúa làm điều này như thế nào? Ngài làm thế nào để đổi mới sự không thể làm được, không những cho dân Israel mà cho “tất cả các nước”? Hôm nay phép rửa cho Chúa Giêsu làm tỏ rạng ý định của Thiên Chúa.

Trước hết Gioan Tẩy Giả là người tiền hô, báo cho dân chúng biết là người họ mong đợi từ lâu “đã đến”. Hãy tưởng tượng những nỗi vui mừng của dân chúng. Họ tự hỏi người đó như thế nào? Người đó có vũ khí không? Có xe ngựa không? Có đạo binh hùng mạnh không? Có bao nhiên loa kèn chiên trống tiền hô?

Người dân chúng đang mong đợi lại đến một cách thầm lặng, rồi bước xuống sông Jordan để chịu phép rửa của Gioan tiền hô. Người đó không khuấy động nước sông. Thánh Luca không kể phép rửa của Chúa Giêsu như thế nào, nhưng chỉ kể là sau phép rửa Ngài cầu nguyện. Phép rửa có vẻ là một việc nhỏ thoáng qua. Điều quan trọng là Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu. và việc Chúa Giêsu cầu nguyện (6:12;9:28; 22:32). Đối với các môn đệ, giáo hội tiên khởi và chúng ta, việc cầu nguyện là việc quan trọng vì chúng ta là tôi tớ phục vụ kẻ khác. Nếu không có lời cầu nguyện chúng ta có thể mắc sai lầm, và tìm thành quả không đúng chỗ, như chú trọng đến con số, hay thành quả dựa trên sự hài lòng.

Nếu những người nghe Gioan loan báo tin mừng dựa và dựa vào cách suy nghỉ của họ về Đấng Mesia thì có thể họ hoàn toàn không nhận ra Chúa Giêsu. Lời cầu nguyện luôn phải đồng hành với việc phục vụ kẻ khác, và là nguồn lực hướng dẫn chúng ta trong cách nghỉ và cách làm. Lời cầu nguyện mở tai, mắt chúng ta để chúng ta nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài ẩn thân trong hình dạng của tha nhân và cảnh vật thường ngày trong đời sống chúng ta.

Gioan làm phép rửa ở sông Jordan. Nhưng ông ta lại bảo là ông ta làm phép rửa trong nước, “có Đấng mạnh thế hơn” ông “đang đến”. “Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong lửa và Thánh Thần”. Chúa Giêsu sẽ khác tất cả các ngôn sứ đến trước Ngài, ngay cả Gioan “Phép rửa bằng lửa” là cách mô tả một người có đời sống khổ hạnh và lửa là để thử người đó. Theo Thánh Kinh “lửa” là dùng để thanh luyện các chất khác. Nó phá hủy những gì xấu xa chống lại Thiên Chúa. Người chịu phép rửa trong Chúa Giêsu sẽ được thanh luyện như luyện vàng trong lửa. Các tạp chất bị thiêu đốt để cho vàng nguyên chất chảy ra. “Lửa” trong phép rửa của Chúa Giêsu sẽ đốt cháy đi những di chứng của tội lỗi.

Phép rửa của Gioan ăn năn để dọn đường cho Đấng sẽ đến. Đấng ấy đem đến sự thanh tẩy hoàn toàn và làm cho đời sống con người được nên mới. Ngay cả khi chúng ta ăn năn vì đã lầm lỗi, chúng ta vẫn còn hướng chiều trở lại sự lầm lỗi trước kia. Vì Chúa Giêsu rửa bằng “Thánh Thần và lửa” nên sự ăn năn hối cãi sẽ giúp chúng ta tránh khỏi đường cũ để bắt đầu một đời sống mới. Gioan gọi Thần Khí đó là “Thánh”, không phải chỉ vì sự thánh thiện của Thần Khí, nhưng vì nhờ Thần khí mà sự thánh thiện có thể vào lòng chúng ta.

Thánh Luca diễn tả Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu “dưới hình dạng như chim bồ câu”. Dân chúng được Chúa Giêsu đến rao giảng, cần được an ủi. Họ là những người bị xã hội lãng quên. bị đau khổ, bị tổn thương và già nua. Họ là những tôi nhân đang sám hối, và ngững kẻ phạm tội. Chúa Giêsu đến để làm tôi tớ cho những người đó, một “tôi tớ” hiền hòa như Isaia đã hứa. Thiên Chúa gọi Chúa Giêsu đến cứu rỗi chúng ta. Người không dùng thanh gươm, hay loa phóng thanh. Ngài mang phận tôi tớ khiêm nhường đến phục vụ. Những kẻ sống với Ngài không nhìn thấy Ngài, như trong xã hội chúng ta ngày nay.

Đây là phần đầu của phúc âm Luca. Chúng ta đã bắt đầu thấy được rằng để cùng đi với Chúa Giêsu trên đoạn đường này sẽ được đặt dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Trong mọi việc Ngài làm, mọi lời Ngài nói, đều có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Sau khi Chúa Giêsu chịu chết và sống lại Ngài bảo các môn đệ đợi Ngài ở Jerusalem (24:49). Trong những đoạn đầu sách Công vụ Luca cho biết Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu hứa đã ngự xuống trên các môn đệ đang họp nhau ở phòng trên “rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi lửa rải ra đậu xuống trên từng người. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần (Cv 2:3-4). Thật như Gioan đã nói, Chúa Giêsu sẽ “rửa anh em trong Thánh Thần và lửa”.


Lm An Hạ OP

Khi Trời Mở Ra
(Lc 3,15-22)

Khi niềm hi vọng xa tầm tay, con người rơi vào khủng hoảng. Những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ đang ṿ nát tâm hồn nhân loại. Bởi đấy, hơn lúc nào, con người cần lắng nghe và dồn hết tâm lực đi t́m niềm hi vọng đích thực. Niềm hi vọng đó chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng giải thoát nhân loại bằng sức mạnh Thần khí.

ĐI T̀M NIỀM HI VỌNG

Cuộc vui hôm nay đang cuốn hút con người vào một cơn lốc vô định. Yêu cuồng sống vội. Thực tế, “lối sống vô luân và những đam mê trần tục” (Tt 2:12) tố cáo sự trống rỗng lớn lao trong tâm hồn con người hôm nay. Nói khác, hạnh phúc không có nền tảng. Cuộc vui không tương lai. Chỉ Đức giêsu mới cống hiến cho nhân loại một nền tảng vững chắc cho niềm hi vọng con người. Là Kitô hữu, “chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Kitô Giêsu là Thiên chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.” (Tt 2:13) Đó là lư do tại sao chúng ta phải “sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.” (Tt 2:12)

Tại sao Đức Giêsu có thể trở thành niềm hi vọng cho chúng ta ? Trước hết, “Người quyền thế hơn ông Gioan Tẩy giả trong việc đánh đuổi những lực lượng xấu xa,” (The New Jerome Biblical Commentary 1990:687) cội nguồn mọi thất vọng và tuyệt vọng. Sức mạnh Người thể hiện rơ ràng nơi phép rửa đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Khác với ông Gioan, “Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa.” (Lc 3:16) Có ǵ mạnh bằng Thánh linh và lửa ? Chính v́ thế, niềm hi vọng đó được bảo đảm tuyệt đối. Tương lai chắc chắn sẽ là ơn cứu độ. Thực vậy, “Người cứu chúng ta nhờ phép Rửa ban ơn tái sinh và đổi mới do Thánh Thần thực hiện.” (Tt 2:3:5) Như thế, niềm hi vọng đó chính là lời Thiên chúa hứa đă được thực hiện trong cái chết và sự phục sinh của Người.

Sở dĩ Người có thể thực hiện được công tŕnh lớn lao đó v́ “Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới h́nh dáng chim bồ câu.” (Lc 3:22) Thánh linh chính là hồng ân cánh chung Thiên chúa gởi đến như một bảo đảm cho công cuộc cứu độ thành công hoàn toàn. Vào thời cánh chung, Thánh Thần sẽ đổ tràn hồng ân sáng tạo và ngôn sứ cho Dân Thiên chúa. Thánh Thần ngự xuống Đức giêsu để hoàn thành thánh ư Thiên chúa : giải thoát những ai bị Satan cầm buộc và rao giảng Tin mừng cho người nghèo khổ.

Công cuộc đó bắt đầu “khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa” (Lc 3:21) để “tỏ ra t́nh liên đới với ông Gioan trong việc loan báo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.” (The New Jerome Biblical Commentary 1990: 687) Đúng hơn, từ giây phút đó, Đức giêsu hoàn toàn thay thế ông Gioan. V́ chỉ có Người mới mạc khải tất cả kế hoạch cứu độ.

Kế hoạch đó bắt đầu khi “trời mở ra” (Lc 3:21) và “h́nh dáng chim bồ câu ngự xuống trên Người.” (Lc 3:22) “Biểu tượng ngôn sứ và cánh chung này cho biết Thiên chúa thực hiện một cuộc mạc khải. Một cuộc thần khải hiển nhiên cho tất cả những ai có con mắt đức tin.” (The New Jerome Biblical Commentary 1990:687) Bồ câu là biểu tượng cho niềm hi vọng con người muốn yêu thương, sinh sống và hiệp nhất với Thiên chúa. Hôm nay những niềm hi vọng này được thực hiện nơi Đức giêsu. Quả thế, trong Thánh linh, Người đă phá sập những trở ngại sự sống và đă chỗi dậy từ cơi chết để về bên hữu Thiên chúa. Đúng như lời hứa, Người đă sai Thánh linh ban sự sống đến cho những ai cầu khẩn danh Người.

Tất cả bắt nguồn từ việc “Người cầu nguyện.” (Lc 3:21) Nhờ lời cầu nguyện đó, Đức giêsu đă múc được tất cả sức mạnh cứu độ toàn thể nhân loại. Chúa Cha đă công khai mạc khải tất cả bản chất sức mạnh đó khi phán với Người: “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đă sinh ra Con.” (Lc 3:22) Quả thực, nếu không là Con Thiên chúa, chắc chắn Đức giêsu sẽ không thể thực thi được chương tŕnh cứu độ của Thiên chúa, một chương tŕnh bao trùm toàn thể vũ trụ và nhân loại. Từ khi được công khai tấn phong làm Đấng Mêsia, Đức giêsu “bắt đầu thi hành sứ mệnh giữa dân Chúa.” (Kinh thánh Tân Ước 1995:265) Đây là tột đỉnh mạc khải về Đức giêsu. Mạc khải này sẽ chiếu sáng toàn thể niềm hi vọng Kitô hữu.

NH̀N VÀO THỰC TẾ

Thế giới hôm nay thuộc về ai tràn đầy niềm hi vọng. Tự bản chất, Kitô hữu phải là một người mang niềm hi vọng vào thế giới. Càng sống ơn gọi Kitô hữu, càng tràn đầy niềm hi vọng. Kitô hữu có sứ mệnh công bố cho mọi người biết Đức Kitô chính là niềm hi vọng của toàn thể nhân loại.

Con đường đưa Đức Kitô vào thế giới hôm nay xuyên qua đối thoại. Quả thực, nhân dip kỷ niệm 60 năm thành lập phong trào Focolare, ĐGH Gioan Phaolô II viết : “Những đoàn viên Focolare đă biến ḿnh thành những tông đồ đối thoại, con đường cổ vơ sự hiệp nhất sáng giá nhất: đối thoại trong Giáo hội, đối thoại đại kết, đối thoại liên tôn, đối thoại với những người vô tín.” (Zenit 7.12.2003) Nhờ đối thoại, chúng ta có thể gặp gỡ mọi người. Nội dung gặp gỡ bao giờ cũng là niềm hi vọng. Trong niềm hi vọng đó, Lời Chúa có thể thẩm thấu vào tận con tim mỗi người.

Trước t́nh h́nh thế giới đầy biến động hôm nay, nếu không b́nh tĩnh đối thoại, Kitô hữu không thể làm cho con người thời đại lắng nghe Tin mừng cứu độ. Giữa lúc mọi người bận bịu với nhiều chương tŕnh lớn nhỏ khác nhau, người ta vẫn thấy thiếu vắng “nguyên lư nền tảng hiệp nhất mọi kế hoạch và hành động.” (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 7.12.2003) Nói khác, nhân loại cần một luồng sinh khí mới, một linh hồn đem lại cho mọi công cuộc hôm nay một giá trị đích thực. Hơn lúc nào, “các tín hữu phải khẩn trương tái cam kết đáp ứng những thách đố trong công cuộc Tân Phúc âm hóa.” (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 7.12.2003) Có thế, Kitô hữu mới thấy niềm hi vọng vươn lên giữa những đổ nát hôm nay.


Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

Ư NGHĨA PHÉP RỬA
Lc 3,15-16.21-22

 “Đông Ca-mê-lô” là tên một cuốn phim, trong đó nêu bật cuộc đối đầu liên tục giữa vị linh mục và ông thị trưởng. Xem ra hai bên lúc nào cũng hoạt động sát cánh bên nhau để phục vụ công ích, nhưng lúc nào cũng bảo vệ quan điểm của ḿnh : một bên là niềm tin Công giáo, một bên là ư thức hệ vô thần. Một trong những cảnh trong đó dường như ông thị trưởng muốn thỏa hiệp với tôn giáo, đó là cảnh ông lén lút đưa đứa con mới sinh đến nhà thờ xin vị linh mục rửa tội. Nhưng đến khi đặt tên thánh cho con ông lại đưa ra một cái tên là Sta-lin.

Cũng như ông thị trưởng trên đây, ngày nay có nhiều người Công giáo đưa con mới sinh đến nhà thờ xin linh mục cử hành bí tích rửa tội mà không hiểu ư nghĩa tôn giáo cũng như các cam kết mà bí tích này đ̣i hỏi. Nói khác đi, người ta trở thành Kitô hữu mà không sống cho đến cùng niềm tin tôn giáo của ḿnh. Ông thị trưởng trên đây cũng có thể nh́n vào bí tích rửa tội như nhiều người ngoài Kitô giáo. Họ xem nghi thức này như một thứ ma thuật, bùa chú, có hiệu năng bảo vệ con người khỏi nghịch cảnh và bất hạnh trong cuộc sống. Nhiều người khác cũng có thể nh́n vào bí tích này như một thứ mê tín dị đoan cần phải loại bỏ. Vậy đâu là ư nghĩa đích thực của bí tích rửa tội ?

Chúng ta hăy trở lại ḍng sông Gio-đan bên Pa-lét-tin, nơi Chúa Giêsu đă đến d́m ḿnh trong nước. Tại đây, Gioan Tẩy Giả đă lôi kéo được đông đảo dân chúng đến nghe giảng và tỏ dấu sám hối bằng cách d́m ḿnh trong nước. Chúa Giêsu cũng chen lẫn trong đám đông ấy để xin Gioan thanh tẩy cho Ngài. Nhưng là một người không vương tội lỗi, Chúa Giêsu đến d́m ḿnh trong nước không phải để thể hiện sự sám hối. Ngài muốn nói lên một ư nghĩa khác, đó là loan báo cái chết và phục sinh của Ngài : d́m ḿnh xuống nước là biểu hiệu cái chết. Trồi lên khỏi nước là loan báo sự sống lại. Đây cũng là ư nghĩa bí tích rửa tội. Khi chúng ta lănh nhận phép rửa tội, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta tham dự vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Ngài. Chúng ta vào đời khi được sinh ra, và vào đạo Thiên Chúa khi được rửa tội. Trong nghi thức rửa tội, chúng ta được d́m trong nước hoặc đổ nước trên đầu để chỉ việc tẩy rửa khỏi tội tổ tông và mọi tội riêng, được sinh lại làm con cái Thiên Chúa và gia nhập vào Giáo Hội. V́ thế, Giáo Hội coi bí tích rửa tội như một cuộc tái sinh : người được rửa tội trở thành một con người mới. Họ thấy đâu là ơn gọi và định mệnh của con người, đâu là ư nghĩa của cuộc đời.

Tôi thấy một số người không mừng sinh nhật ngày họ sinh ra vào đời, nhưng mừng ngày họ được chịu phép rửa tội. Thiết nghĩ điều này rất hay, rất đúng, v́ đây mới là ngày trọng đại, cao quư, như Đức Giáo hoàng Piô XI đă nói với hàng ngàn thanh niên nhân ngày kỷ niệm rửa tội của ngài : “Ngày cha chịu phép rửa tội là ngày cao quư nhất của đời cha. Cũng như ngày các con chịu phép rửa tội là ngày cao quư nhất của đời các con”.

Nhờ phép rửa tội, chúng ta được mang tước hiệu Kitô hữu. Kitô hữu là người có Đức Kitô. Mỗi Kitô hữu là một Đức Kitô thứ hai. Mỗi Kitô hữu là một nối dài của chính Đức Kitô. Đó là tước hiệu cao cả của chúng ta. Tước hiệu ấy không chỉ sáng ngời trong những dịp lễ lạc, hội hè mà phải luôn chiếu tỏa trong từng giây phút của cuộc sống.

Nhưng tôi xin phép hỏi : Phải chăng nhiều người trong chúng ta đă là Kitô hữu một cách miễn cưỡng ? Đức tin chưa phải là niềm vui sống mà chỉ là một mớ những ràng buộc khiến chúng ta cảm thấy nặng nề, khó khăn ? Ngoài những ràng buộc của luân lư Kitô giáo và gánh nặng của những sinh hoạt đạo giáo, biết đâu nhăn hiệu Kitô lại không là đầu mối của biết bao kỳ thị, thiệt tḥi trong cuộc sống của chúng ta ? Chúa Kitô đă mang lại cho chúng ta cuộc sống mới của những người con Thiên Chúa, cho dầu cuộc sống ấy có thể tạo ra nhiều ràng buộc, có thể đ̣i hỏi nhiều hy sinh và chiến đấu, có thể gây nên những phiền toái, thua thiệt…nhưng đó là giá để chúng ta đạt được niềm vui đích thực trong cuộc đời làm con Chúa.

Có thể nói đó là một ước mơ của người Kitô. B́nh thường có một ước mơ để theo đuổi, đó là sức mạnh giúp người ta có thể thành công và kiên tŕ trong cuộc sống. Th́ trong đời sống đức tin cũng thế, xem ra người Kitô cũng theo đuổi một ước mơ. Chẳng hạn : ngay từ khi c̣n nhỏ, thánh Đông Bốt-cô đă ước mơ được chăm sóc và hướng dẫn các trẻ em lang thang nơi đầu đường xó chợ. Cả cuộc đời ngài đă cống hiến để ước mơ ngày trở thành hiện thực. Mục sư Lu-thơ Kinh cũng đă từng ước mơ một ngày nào đó con cái của những người nô lệ da đen sẽ ngồi đồng bàn với con cái của những chủ nhân da trắng. Cả cuộc đời ông là một cuộc tranh đấu cho đến khi ngă gục, để thực hiện ước mơ ấy. Mẹ Têrêxa Can-cút-ta cũng đă có lần ước mơ được lên tới cổng thiên đàng. Nhưng khi thấy thánh Phê-tô không cho những người khốn khổ cùng được vào thiên đàng, th́ mẹ đă trở lại trần gian để tranh đấu cho tới khi nào những người cùng khổ cũng được vào thiên đàng.

Đâu là ước mơ của chúng ta ? Đâu là động lực khiến chúng ta tiêu hao tất cả cuộc sống ? Đâu là lẽ sống của đời chúng ta ? Đó là một cuộc sống đúng danh nghĩa người Kitô. Đó là hạnh phúc nước trời. Đây chính là ước mơ, là động lực, là lẽ sống của đời chúng ta.