GIÁNG SINH - LỄ BAN NGÀY - A,B,C Rạng Đông : Is 62:11-12; Tt 3:4-7; Lc 2:15-20 Ban Ngày Is 52:7-10; Dt 1:1-6; Ga 1:1-18 hay Ga 1:1-5,9-14 Sylvester Ngọc Minh op : Trách nhiệm trước mầu nhiệm Ngôi Lời làm người Lm. An Phong op : Đức Giêsu Ánh Sáng Soi Trần GianFr. Jude Siciliano op : Lời Hóa Thành Nhục ThểLm. Như Hạ op : Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Ngôi Lời đă làm người và ở giữa chúng ta Fr. Jude Siciliano op : T́m Chúa Trong Những Thực Tại Trần Gian Giuse Mai Văn Tuyến op : Giáng Sinh Nhớ Tới Người Nghèo Khó Gà Con, Tập Viện Đa Minh : Món Quà Giáng Sinh Jude Siciliano, op: Ngôi Lời đă làm người và cư ngụ giữa chúng ta
Trách Nhiệm Của Con Người Ngày Nay Câu Kinh Thánh quen thuộc với từng người tín hữu mỗi khi tiết trời se lạnh, tiếng nhạc đêm đông ngân vang báo hiệu mùa Giáng sinh về. Nó quen thuộc đến độ ai cũng biết, và với một số người dường như đă trở thành một câu văn b́nh thường, chỉ cần nh́n thoáng qua mỗi khi nó được gắn trên máng cỏ Giáng sinh, trên những tấm thiệp trao nhau. Nhưng với chúng ta, những người đang sống, đang t́m hiểu về cuộc đời và sứ vụ của Đức Kitô th́ câu Kinh Thánh ấy không đơn giản chút nào. Với người Công giáo, đó là một mầu nhiệm cao quí cần chiêm ngắm, tôn thờ. Thế nhưng, với chúng ta, những người đang tập sống noi gương Đức Kitô th́ đó là một lời mời gọi chân t́nh, sâu sắc. Hơn thế nữa, nội dung từ câu Kinh Thánh ấy c̣n hàm chứa một trách nhiệm được trao ban mà chúng ta đă hơn một lần cam kết đón nhận trong cuộc đời. Trách nhiệm ấy là phải sống như Đức Kitô với đồng bào, với tha nhân và với những người anh em hiện diện quanh ḿnh. Cụ thể hơn, đó là những trách nhiệm nào ? Trước khi nói về trách nhiệm với con người ngày nay, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên thêm một lần nữa, nh́n lại mẫu gương của Đức Giêsu, bởi đây chính là khuôn mẫu chính yếu cho từng cuộc đời chúng ta. I. MẪU GƯƠNG CỦA NGÔI LỜI 1.1. Khiêm tốn, tự hạ Mở đầu sách Tin mừng của ḿnh, thánh Gioan đă khẳng định : “Lúc khởi đầu đă có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở nơi Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1, 1). Thánh nhân giới thiệu với mọi người Ngôi Lời chính là Thiên Chúa và suốt thời gian lịch sử, từ các Tông đồ đến các Giáo phụ… đă không ngừng tuyên xưng, minh chứng Ngôi Lời, tức Đức Giêsu là con Thiên Chúa xuống trần “trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. Các tŕnh thuật Tân ước đă làm rơ điều này. Dù là con nhưng Đức Giêsu và Chúa Cha đều được gọi là Thiên Chúa, nhưng là hai chủ thể khác nhau. Câu Ga 1,18 nói rơ hai Đấng ấy là Cha và Con. Mặt khác, Thiên Chúa chỉ có một, v́ thế cả hai phải chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Đây là mầu nhiệm cơ bản trong niềm tin của chúng ta. Mầu nhiệm này c̣n được thánh Gioan giải thích : cả hai cùng có chung một sự sống; một niềm vinh quang. Sách Khải huyền cho biết, cả hai cùng có chung hết thảy mọi sự và cuối cùng, cả hai chỉ là một. Tức Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa. Thế nhưng, mang bản tính là Thiên Chúa nhưng Ngài chấp nhận hạ ḿnh trở nên người phàm, để đồng h́nh, đồng dạng với loài người trong mọi sự. Trong thư Philipphê, thánh Phaolô cũng đă khẳng định : “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đă khước từ mọi vinh quang; không nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa mà chấp nhận mặc lấy thân phận nô lệ, phàm nhân, sống như người trần thế”. Hơn thế nữa, Đức Giêsu c̣n hạ ḿnh đến nỗi bằng ḷng chấp nhận chịu chết và chết trên thập giá. Bài học đầu tiên mà Đức Giêsu đă dạy cho chúng ta đó là bài học về sự khiêm hạ và hết ḷng vâng phục thánh ư Thiên Chúa Cha. Bài học từ ư nghĩa của một giá trị mang thần tính đă v́ qui phục mà trở nên nhân tính, hoà vào đời sống nhân tính với việc làm tràn đầy nội dung và tuân thủ các chiều kích nhân bản, nhân sinh. 1.2. Sống kiếp người Sách Giáo lư Giáo hội Công giáo, số 464 có nói : “Biến cố Con Thiên Chúa nhập thể, không hàm ư nói rằng Đức Giêsu Kitô một phần là Thiên Chúa, một phần là con người…. Ngài thật sự đă làm người mà vẫn thật sự là Thiên Chúa. Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật”. Kinh thánh cũng đă minh chứng điều đó khi cho thấy Đức Giêsu sống như môt con người, giống mọi người về tất cả và trong mọi sự nhưng ngoại trừ tội lỗi. Nghĩa là Ngài đă chịu đau khổ cả tâm lư lẫn thể lư; đôi lúc Ngài đă buồn, đă cảm nhận sự cô đơn của phận người và cần t́nh bạn, t́nh bằng hữu, thầy tṛ và trên hết là t́nh cảm trong mối liên hệ gia đ́nh. Trong phận người ấy, Đức Giêsu đă đến với mọi người bằng con tim đầy nhân ái, Ngài đón nhận sự xua đuổi, sỉ nhục của người Do thái khi bị treo trên Thập giá, nhưng vẫn nài xin Thiên Chúa tha thứ cho họ. Ngài cũng đă rơi lệ khi khóc thương Lazarô; cũng cảm thấy xao xuyến khi biết ḿnh sắp bước vào chặng đường Thập giá. Phận người của Đức Giêsu được đồng hoá đỉnh điểm khi đón nhận cái chết. Ngài đă chết như một con người, một tội nhân, đầy đau đớn và nhục nhă của phận người. Đó cũng là một bài học mà giá trị luôn tồn tại cho chúng ta trong kiếp người qua gương sống phận người của Đức Giêsu. 1.3. Đức Giêsu luôn đồng cảm với mọi phận ngườibằng những hành động cụ thể Đức Giêsu đă sống một kiếp người thật ư nghĩa khi đă tạo dựng một hệ thống giá trị về ḷng tương thân, tương ái. Ngài đă đến với người thu thuế Giakêu, dùng bữa với gia đ́nh ông, những người bị dân Do thái thời ấy lên án, khinh khi. Ngài đă chữa trị các bệnh nhân cùi, câm, điếc, què quặt… những người bị Xă hội xem là hạng ô uế, cần xa lánh. Ngài đă cảm thông với người phụ nữ phạm tội ngoại t́nh, cô gái điếm… những người bị Xă hội lên án, đ̣i ném đá và loại trừ. Đức Giêsu đă đến với mọi thành phần trong Xă hội bằng tấm ḷng yêu thương, trân trọng, đồng cảm và thực hành việc chữa lành cho họ. Ngài cũng trở nên gương mẫu cho chúng ta về ḷng tha thứ khi dạy người khác về sự tha thứ. Chính Ngài đă xin ơn tha thứ cho những người đă đánh đập, phỉ nhổ và trực tiếp giết chết ḿnh. Từ đời sống của Đức Kitô và những giá trị gương mẫu trong cách sống, cách hành xử của Ngài dẫn chúng ta đến với trách nhiệm của ḿnh dành cho con người ngày nay, bởi chúng ta là những môn đệ của Đức Kitô, những người kiên quyết chọn lối sống của Ngài làm lẽ sống, làm giá trị lư tưởng của đời ḿnh.
Điều dễ thấy trước tiên, chúng ta phải trở nên là những Kitô hữu đích thực, nghĩa là không ngừng hoạ lại h́nh ảnh chính xác của Đức Kitô trong Tin mừng cho con người và v́ con người ngày nay. Sống như Đức Kitô chính là sống đúng thân phận con người của ḿnh, bằng sự khiêm tốn, tự hạ và chấp nhận những đau khổ để có thể nhận ra những bài học thập giá cao quí từ các biến cố ấy hầu có thể mang lại ơn cứu độ cho chính chúng ta và mọi người; và bằng những hành động cụ thể biểu lộ sự đồng cảm, yêu thương những thân phận chung quanh chúng ta. Chúng ta phải không ngừng chất vấn ḿnh trước từng cảnh sống, từng con người với những câu hỏi : 2.1. Con người ngày nay cần ǵ ? Mang h́nh ảnh Đức Kitô, chúng ta cũng cần phải tự hỏi như thế khi đến với người khác. Quả thật, cuộc sống vật chất ngày càng nâng cao, chất lượng cuộc sống của con người về mọi phương diện cũng sẽ được cải thiện và không ngừng gia tăng theo xu hướng văn minh, hiện đại. Do vậy, điều cốt yếu người ta cần ở chúng ta không hẳn là vật chất, nhưng rất có thể, đó là những phương diện về tinh thần. Đó là những yếu tố có thể bù lấp những khoảng trống trong cuộc đời, trong nội tâm của mỗi người mà các yếu tố thăng tiến vật chất, tiền tài và danh vọng không thể làm được. Bên cạnh đó, con người ngày nay c̣n cần những giá trị tinh thần cao hơn, đó là các giá trị của tự do, của hạnh phúc. Ai mà không muốn ḿnh có được tự do, thụ hưởng được hạnh phúc…. Đó là những giá trị mà người b́nh thường ai cũng muốn có và ai cũng trông mong đạt được. Hơn thế nữa, con người ngày nay luôn cần cho ḿnh có được sự đồng cảm, sự yêu thương. Bởi v́, qua những ǵ diễn ra trong thực tế hàng ngày, để thăng tiến bản thân, địa vị… người ta luôn t́m cách chia rẽ, hạ bệ, ganh ghét và dùng mọi thủ đoạn có thể để loại trừ nhau. Các sự kiện như chiến tranh giữa các quốc gia, nội chiến trong cùng một dân tộc, hay những xô xát, thù hằn giữa những anh em cùng họ hàng, huyết thống, trong các mối liên đới Xă hội : bạn bè, đồng nghiệp… là những thực trạng luôn diễn ra khắp nơi, trong mọi lĩnh vực và là những ám ảnh thường trực trong hầu hết mọi phận người, những người phải bươn chải mưu sinh, phải lo lắng củng cố địa vị, hoặc đơn giản là để được tồn tại. Do vậy, từ trong thâm sâu của tâm hồn, ai ai cũng rất cần có một sự đồng cảm, cần được tôn trọng hoặc một lời động viên, khuyến khích hay đơn giản chỉ là một sự gặp gỡ và lắng nghe bằng một tấm ḷng bao dung, yêu thương chân thành. Nhưng, để thực hiện được và có thể đáp ứng được dù chỉ là một phần những mong mỏi, những khát vọng của con người ngày nay, chúng ta cũng phải nh́n lại ḿnh và tự hỏi 2.2. Cái chúng ta có là ǵ? Đây cũng có thể là lời kiểm thảo cho chúng ta khi hiểu được những nhu cầu của người khác, để tự biết ḿnh có những khả năng ǵ, những mặt mạnh yếu nào khi chấp nhận và quyết tâm đến và đến được với người khác. Chắc chắn, chúng ta không có nhiều tiền bạc, vật chất. Chúng ta cũng không thể đem tự do, hạnh phúc của ḿnh để ban tặng, v́ đó là những giá trị đơn thuần mang tính cá nhân, không ai giống ai. Nhưng cái chúng ta có là tinh thần hy sinh, sẵn sàng cho đi; ḷng nhiệt huyết lên đường đến với tha nhân, đến với những tâm hồn đang cần sự hiện diện của chúng ta. Cái chúng ta có thể cho là thời gian để chia sẻ, tâm sự, giảng dạy… là những lời “lành” xuất phát từ chân t́nh. Cái chúng ta có là thái độ yêu thương, tôn trọng mọi người và sẵn ḷng chạy đến nâng dậy, cảm thông với những quị ngă, những thất bại và những ẩn khuất trong tâm hồn người khác. Và cái chúng ta có là một kho tàng những bài học, những mẫu gương về đời sống của Đức Kitô từ Tin mừng và từ những lời rao giảng của Hội thánh mà chúng ta luôn được mời gọi trau dồi, rèn luyện để có thể cho đi, dâng hiến và phục vụ suốt cả đời ḿnh. Đấy cũng chính là những giá trị mang tính định hướng cho cuộc đời mỗi người chúng ta, đồng thời cũng là những phương tiện hữu hiệu giúp chúng ta đạt được mục đích của lư tưởng khiêm hạ và yêu thương. III. TẠM KẾT “Ngôi Lời đă làm người” - Gợi lên cho chúng ta một trách nhiệm rất lớn trong vai tṛ người Kitô hữu. Đó là sống như Chúa, sống cho Chúa và sống v́ Chúa trong mọi sự. Nghĩa là noi gương Chúa Kitô, Đấng tự hạ để mang ơn cứu độ cho trần gian, chúng ta cũng phải ra đi, khiêm tốn mang Tin mừng của Ngài đến với mọi người, không phân biệt một ai. Sống như Chúa là luôn khiêm hạ phục vụ trong yêu thương, phục vụ cho những nhu cầu chính yếu của con người, giúp họ không chỉ thăng tiến đời sống tâm linh mà c̣n giúp họ nhận ra Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ duy nhất và đạt được ơn cứu độ ấy cho đời ḿnh. Sống cho Chúa là trách nhiệm trở nên nghĩa tử, như Đức Kitô, sẵn sàng đón lấy mọi phận người để dẫn họ về với Chúa. Sống v́ Chúa là không khinh chê mà an vui nhận lấy thân phận người của ḿnh, với từng biến cố buồn vui, thành công lẫn thất bại để từ đó dễ dàng có sự cảm thông, yêu thương và nhận ra h́nh ảnh của Đức Kitô trong người khác để phục vụ như Đức Kitô đă từng phục vụ. Cuộc sống luôn biến đổi, con người ngày nay cũng luôn biến đổi theo từng biến cố, hoàn cảnh, thời đại…. Thế nhưng, “Đức Kitô làm người” là một chân lư không bao giờ thay đổi. Và đó cũng là một trách nhiệm lớn của chúng ta khi phải luôn trả lời với bản thân, với thời đại và với con người ngày nay cùng một câu hỏi : “Đức Kitô là ai ? Và Ngài đă làm ǵ cho bạn ? Cho tôi ?” Trong niềm tin vào ân sủng và t́nh thương của Thiên Chúa hỗ trợ, và bằng quyết tâm sống đời sống dấn thân, chứng tá, mỗi chúng ta sẽ có được những câu trả lời chính đáng, phù hợp cho riêng ḿnh và đó cũng chính là một trong những trách nhiệm vinh quang của chúng ta Đức Giêsu - Ánh sáng Soi Trần Gian Lễ giáng sinh là lễ hội ánh sáng, ánh sáng chan ḥa trải dài từ trời xuống đất, ánh sáng trên các nẻo đường rực rỡ ánh đèn, trên hang đá, trên các cành thông và trên hàng vạn đồ trang trí khác. Nhưng hơn hết, lễ Giáng sinh là lễ ánh sáng chiếu dọi tâm hồn con người, chính Đức Giêsu, ánh sáng bừng lên soi chiếu "các dân tộc đang lần bước trong u tối…, những cư dân cư ngụ miền thâm u sự chết…" (Is 9,3-4). Hôm nay muôn dân đă được thấy ánh sáng. "Họ sẽ vui mừng trước nhan Chúa, như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt lúa, như những người thắng trận hân hoan v́ chiến lợi phẩm… Bởi lẽ, một Hài Nhi đă sinh ra cho chúng ta. Người là cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa huy hoàng, Người Cha muôn thuở, ông Vua thái b́nh. Người sẽ mở rộng vương quyền và cảnh thái b́nh sẽ vô tận… Trong công minh và chính trực." (Is 9,6-7.9). Hôm nay muôn dân đă được thấy ánh sáng. "Ân sủng của Thiên Chúa, Đấng Cứu độ chúng ta đă xuất hiện… Người dạy chúng ta từ bỏ gian ác… để sống tiết độ, công minh và đạo đức… Người hiến thân để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác, luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng…" (Tt 2,11-14). Hôm nay muôn dân đă được thấy ánh sáng. "Thiên thần Chúa đă bảo với những người mục tử đang ở ngoài đồng, thức đêm để canh giữ đoàn vật của ḿnh… Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân : Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu thế đă giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít." (Lc 2,10-14). Đức Giêsu Kitô là Ánh sáng trần gian. Cuộc giáng sinh của Người là muốn biến trái đất tăm tối này bừng sáng lên, bừng sáng lên niềm tin, niềm hy vọng vào ơn Thiên Chúa cứu độ. Từ ngày con người phạm tội, ánh sáng đă trở nên lu mờ, không c̣n có sức để soi chiếu các ngơ ngách, tâm tư cuộc sống. Con người phải lần bước trong đêm tối. Con người quanh quẩn với thân phận của ḿnh và hơn nữa, con người không c̣n tiếp nhận ánh sáng như trước nữa. Tội lỗi lan tràn mặt đất, phá hủy công tŕnh sáng tạo của Thiên Chúa. Thiên Chúa không c̣n chỗ đứng như Người muốn. Một khi ánh sáng đă không c̣n được mong muốn, th́ bóng tối sẽ xâm chiếm và "lấn đất giành dân". Bước đi trong đêm tối, con người thường sợ hăi, mất phương hướng và có thể dẫn đến diệt vong. Nhưng "Hôm nay muôn dân đă được thấy ánh sáng" là chính Đức Kitô đến giáng sinh giữa ḷng tăm tối của cuộc đời. Người là ánh sáng xua tan mọi bóng tối, nhất là bóng tối nơi ngơ ngách thâm sâu cơi ḷng con người. Người là ánh sáng chiếu soi rạng rỡ cho con người nhận biết đường ḿnh đi, họ không phải lầm đường lạc lối. Người là ánh sáng của ngày sáng tạo mới để có một tạo thành mới trên địa cầu này. Tạo thành cũ của Ađam xưa đă nhường chỗ cho tạo thành mới của Đấng là Ánh sáng cho trần gian. Thiên Chúa hoàn tất công tŕnh cứu độ của Người khi có một "trời mới và đất mới", "Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự". Tạo thành mới đó đă khởi sự từ ngày Đấng là Ánh sáng muôn dân giáng sinh trong trần gian và sẽ hoàn tất khi đến lúc ánh sáng chan ḥa vũ trụ của ngày quang lâm. Chúng ta vui mừng v́ đón nhận ánh sáng đến chiếu soi cuộc đời chúng ta. Chúng ta vui mừng v́ ánh sáng biến đổi và luyện sạch chúng ta thành một dân xứng đáng cho Thiên Chúa. Chúng ta chẳng c̣n sợ hăi v́ hôm nay Đấng Cứu thế đă giáng sinh. Cùng với các đạo binh thiên quốc, chúng ta đồng thanh ngợi khen và cất tiếng hát "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, b́nh an dưới thế cho người Chúa thương." (Lc 2,14). Lạy Đấng là Ánh sáng trần gian,
Xin Ngài soi chiếu cuộc đời tăm tối của chúng con. Xin ánh sáng Ngài thấm nhập và chan ḥa trong cuộc đời chúng con,
LỜI HÓA THÀNH NHỤC THỂ Thưa quư vị. Thật là vất vả, hôm nay quư vị phải thuyết giảng chí ít hai lần, lễ nửa đêm và lễ ban sáng. Bởi v́ các bài đọc hoàn toàn khác nhau. Để giúp quư vị một công đôi việc, tôi xin khai triển Tin Mừng theo thánh Gioan, bài đọc 3 lễ ban ngày. Nó có đề tài tổng quát hơn cả. Quư vị có thể tuỳ nghi sử dụng. Đối với các tín hữu thuộc thế hệ "thời cổ", bài đọc Phúc Âm này rất quen thuộc. Nó là bài Tin Mừng cuối cùng của tất cả mọi thánh lễ. Nó là Lời Tựa của Phúc Âm theo thánh Gioan, rất giàu về ngôn ngữ và nhịp điệu thi phú. Cô Patricia Sanchez đă đề nghị phần ngắn hơn của bài đọc, bỏ phần nói về thánh Gioan Tẩy giả, để cho câu truyện được liên tục, trôi chảy. Tôi đồng ư với đề nghị này, bởi nội dung của nó chỉ tập trung vào việc công bố Ngôi Lời nhập thể. Tuy nhiên công việc rất khó, bởi ngôn ngữ cao siêu và bóng bẩy, mỗi câu trong bài đọc có thể là một đề tài rao giảng. Nhiều nhà giảng thuyết đă chọn phương án này, chỉ cần một hoặc hai câu rồi rút ra những áp dụng thực tế. Phần tôi, xin nói qua phần tổng quát trước khi vào chi tiết, như thế mỗi chi tiết được suy niệm đối chiếu với tổng thể. Thánh Gioan viết Phúc Âm này cho các tín hữu đa phần là người Hy lạp. Đó là đặc tính của giáo hội ở cuối thế kỷ thứ nhất. Khi ngài viết Tin Mừng th́ sứ điệp (nội dung) của nó đă vượt ra ngoài biên cương các cộng đồng tín hữu Do Thái. Như vậy quư vị nh́n thấy cái khó khăn thánh Gioan phải đối phó. Bởi v́ ngài không thể dùng truyền thống hy vọng Đấng Thiên Sai của Do thái giáo mà giải thích cho người Hy lạp. Ngài phải suy tư thật chín mùi ḷng tin vào Chúa Giêsu của các tín hữu Do Thái Tiên Khởi rồi t́m phương tiện khả dĩ để giải nghĩa cho các tín hữu Hy lạp. Ngài đă tháo gỡ khó khăn đó bằng cách t́m trong truyền thống Do Thái những quan niệm tương đương để nói với người Hy lạp. Trong tôn giáo Do thái, có ư niệm về Lời, Lời của Thiên Chúa, Lời hoạt động, đầy năng lực (active and dynamic). Trong Sáng Thế Kư, Lời là nguồn mạch tạo dựng (Chúa phán một lời th́ muôn vật được tạo thành). Đối với năo trạng phương Đông, một khi lời đă được thốt ra, nó có đời sống riêng. Ông Isaac chúc phúc cho Jacob, nghĩ ḿnh chúc phúc cho Esau, khi đă biết ḿnh lầm, cũng không hối lại được nữa, lời chúc phúc đó có sự tồn tại riêng của nó. Sau này, Lời Thiên Chúa đồng nghĩa với chính Thiên Chúa. Người Do thái đạo đức khi nghe Lời Thiên Chúa th́ nghĩ ḿnh nghe chính Thiên Chúa phán. Tương tự như thế trong văn chương khôn ngoan. Khôn ngoan được nhân cách hoá và đồng nghĩa với Thiên Chúa và cũng được hiểu như từ "Lời", tức hoạt động, sáng tạo và ban sự sống. Khi nghiền ngẫm hệ thống tư tưởng Hy lạp, thánh Gioan t́m thấy từ "Logos" có nghĩa song song với quan niệm về "Lời" và "Khôn ngoan" của Do thái, và ngài đă dùng từ đó cho Ngôi Lời nhập thể. Thật là tuyệt vời. Ngày nay chúng ta dịch "Logos" là "Ngôi Lời". Đối với người Hy lạp, Logos nghĩa là lời hoặc lư trí giống như người Do thái nói đến Lời hoặc Khôn ngoan. Người Hy lạp đă phát triển cả một hệ thống triết học về Logos. Nó có nghĩa là nguyên lư xếp đặt trật tự vũ trụ. Một mẫu mực cho hết mọi thụ tạo. Mọi sự có kiểu dáng và sự sống qua Logos. Logos điều khiển mọi sinh vật. Như vậy, thánh Gioan có thể dùng Logos mà nói với tín hữu Hy lạp về Chúa Giêsu mà không sợ mất gốc Do thái ! Lời là hiện thân của người nói. Mùa hè vừa qua tôi có dịp may đến thăm những hầm địa đạo chống chiến tranh ở Luân Đôn vào thế chiến thứ II. Ở trong những hầm sâu, bên dưới các đường phố, Winston Churchill và nội các của ông đă tiến hành các chiến lược chống quân Đức. Ông viết và phát đi các bài diễn văn nẩy lửa khích lệ dân chúng Anh quốc can đảm bảo vệ đất nước, trong khi bom đạn của quân Đức làm mưa làm gió trên bầu trời. Suốt trong những ngày giờ đen tối nhất của dân chúng Luân đôn, những bài diễn văn đó đă giữ vững tinh thần dân chúng và quân đội khỏi sụp đổ bất chấp những trận mưa bom V1 và V2. Không ai nghi ngờ những lời nói của ông Churchill mang lại sức sống và ngay cả kiến tạo sức sống cho tinh thần dân chúng Anh quốc lúc ấy. Ngày nay chúng ta có khuynh hướng chê bai những lời hứa hăo huyền của quư vị chính trị gia trên TV, Radio hay ngay cả trên bục giảng. Nhưng đă có lần trong cuộc đời chúng ta được chứng kiến sức mạnh vô song của lời nói. Xin hăy hỏi lại những công dân Anh quốc về "lời" của Churchill, hay công dân Hoa Kỳ về "lời" của Martin Luther King trong thời kỳ tranh đấu cho dân quyền ở Mỹ. Những kinh nghiệm này và kinh nghiệm khác cho chúng ta nắm bắt được sức mạnh của ư nghĩa những điều thánh Gioan viết : "Lời đă là Thiên Chúa", "Lời trở thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta." Các tác giả Phúc Âm khác khởi sự Tin Mừng của ḿnh rất khác với Gioan. Thánh Matthêo bắt đầu với gia phả của Đức Kitô, đặt Ngài vào ḍng tộc David. Thánh Marcô kể lại việc ông Gioan Tẩy giả rao giảng "Đấng quyền năng hơn tôi (1:7). Thánh Luca, thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Riêng thánh Gioan rất đặc biệt, trở ngược lên trước cả công tŕnh tạo dựng. Hai câu mở đầu của "lời tựa" (Prologue) ngài dùng 4 lần th́ quá khứ : "Từ nguyên thuỷ "đă" có Ngôi Lời và Ngôi Lời ở với Thiên Chúa và Ngôi Lời đă là Thiên Chúa …" tức thánh Gioan nói về sự hiện hữu ngoài thời gian của Ngôi Lời. Sau đó ngài đổi ngay sang th́ hiện tại (câu 5). "Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối và bóng tối không thắng được ánh sáng". Tất cả sự tạo dựng đều xảy ra qua Ngôi Lời. Ngài là nguồn mạch của mọi sự sống. Ngài đến để mang ánh sáng xua tan bóng tối do tội lỗi gây nên. Đến đây tôi xin liệt kê những nơi chốn trên thế giới mà xem ra bóng tối đang cố tiêu diệt ánh sáng. Khi tôi viết bài suy gẫm này th́ quân đội Hoa Kỳ và Liên Minh Phương Bắc đang tấn công vào những đồi núi quân Taliban trú ẩn. Hàng trăm ngàn người tử thương. Hoà đàm giữa Israel và Palestin đổ vỡ v́ bạo động và chống bạo động. Nội chiến đẫm máu đang lan rộng khắp Phi Châu. AIDS đang gậm nhấm nhiều thế hệ khắp năm châu. Hiện thời là 40 triệu người. Đó là xét trên b́nh diện rộng lớn toàn cầu hoặc quốc gia. B́nh diện nhỏ, cá nhân th́ nhiều hơn gấp bội. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Nông sản hạ tới mức tàn phá nông nghiệp. Nông dân không có việc làm phải di chuyển ra thành thị, hoặc sang các quốc gia khác với đồng lương chết đói, tâm lư khiếp sợ khủng bố, chiến tranh khiến nhiều người mất ăn mất ngủ, loạn thần kinh. Đối phó với bệnh tật, nghèo đói quá sức chịu đựng nhiều chính phủ phải sụp đổ … Thánh Gioan không chỉ nói về quá khứ. Ngài nói về hiện tại. Sau khi thiết lập sức mạnh và quyền lực của "Lời", ngài cho biết hiện thời Thiên Chúa vẫn nói qua "Lời" đó : "ánh sáng đang chiếu soi vào bóng tối và bóng tối không dập tắt được nó." Liệu nhân loại c̣n cần đến quyền năng và ánh sáng của "Lời" đó nữa không ? Câu trả lời chắc chắn là có, và hơn bao giờ hết thế giới cần đến sự hiện diện của "Lời". Vậy th́ Ngôi Lời đang vào thế giới mặc lấy thân xác như chúng ta, cư ngụ giữa chúng ta chứ không phải chỉ đă xảy ra hơn hai ngàn năm trước đây. Hôm nay chúng ta không chỉ mừng Giáng Sinh thứ 2001, mà là Giáng Sinh hiện tại của Ngôi Lời nhập thể. Mặc dầu những tàn phá của bóng tối, Ánh Sáng của Thiên Chúa không bao giờ bị tiêu diệt trên trái đất này. Những thính giả Hy lạp khi nghe sứ điệp của "Logos" hôm nay, đều biết rằng Thiên Chúa không khi nào để chúng ta thất bại trước sức nặng của tội lỗi. Người tín hữu Do thái khi nghe nội dung rao truyền của "Lời Chúa" cũng được an ḷng rằng chính nguồn mạch tạo dựng vẫn c̣n đang hoạt động, mang ánh sáng tới cuộc đời tăm tối mỗi người. Vậy th́ dù là Do thái hay Hy lạp người tín hữu được bảo đảm Chúa đang ở trong chúng ta, liên kết với chúng ta chống lại sự dữ. Phần thắng là về Thiên Chúa. Năm mới đă tới gần, có lẽ chúng ta đang ngạc nhiên, chưa biết phải hạ quyết tâm ra sao cho đẹp một năm nữa ? Thánh Gioan gợi ư trong bài Tin Mừng hôm nay. Trong ánh sáng của quyền năng Lời Chúa, trong ư thức Lời Chúa đang mặc lấy xác phàm vào thế gian, chúng ta quyết định chú ư lắng nghe và tuân theo lời Chúa hơn nữa mỗi ngày. Chẳng c̣n quyết định nào đẹp đẽ, thánh thiện hơn là đọc lời Chúa trong thánh kinh và cầu nguyện cùng kinh thánh hằng ngày trong năm tới. Như vậy Giáng Sinh này làm kiên cường hy vọng của mỗi người trong giáo xứ. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em. Amen.
TIN VUI GIỮA GIỜ TUYỆT VỌNG H́nh ảnh Giáng Sinh giăng mắc khắp nơi. Niềm vui bừng lên khắp mặt đất. Đây là cơ hội lớn để khám phá ư nghĩa sâu đậm trong biến cố Con Thiên Chúa nhập thể, chứ không phải để ngắm những nhân vật hay cảnh sắc muôn màu trong hang đá Bêlem. NGÔN NGỮ NGƯỜI NGHÈO. Nh́n vào hang Bêlem, chúng ta thấy các mục đồng đang nối đuôi sau các nhà hiền sĩ đến thờ lạy Chúa Hài nhi. So với các hiền sĩ, mục đồng kém xa về mọi phương diện học thức, địa vị, tiền bạc, của cải. Cùng với Đức Maria và thánh Giuse, họ thuộc về giai cấp cùng đinh trong xă hội. Họ không có ǵ để hi vọng, ngoại trừ Thiên Chúa. Bởi vậy, Thiên Chúa mới dành cho họ tất cả những vinh dự lớn lao nhất. Đúng như Đức Giêsu đă tiên báo: "Kẻ nghèo được nghe Tin Mừng." (Mt 11:5) Quả thế, họ là những người đầu tiên đón nhận mạc khải của Thiên Chúa: "Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đă sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa." (Lc 2:11) Không thể không hành động khi đă đón nhận lời Thiên Chúa mạc khải. Bởi thế, các người chăn chiên đă lên đường. Dấu chỉ duy nhất để nhận ra Đấng Cứu Độ là "một trẻ sơ sinh bọc tă, nằm trong máng cỏ." (Lc 2:12) Tuy thế, các mục đồng vẫn tin. Họ đă thấy lời thiên sứ ăn khớp với thực tại, mặc dầu trái ngược với mộng tưởng. Thiên sứ đă không làm cho họ thất vọng. Thiên sứ đă nói thật ! Sự thật đó đă phát sinh niềm tin sâu xa nơi cơi ḷng đơn sơ, chất phác của họ. Chính niềm tin đó đă khiến họ thành những vị tông đồ đầu tiên loan báo Tin Mừng cho nhân loại, kể cả Đức Maria và thánh Giuse. Tâm hồn những người loan báo Tin Mừng chắc chắn không thể ủ rũ héo tàn. Trái lại tâm hồn họ nở rộ niềm vui như chính Tin Mừng họ công bố. Lên tới tột đỉnh, niềm vui sẽ biến thành lời ca tụng. Bằng chứng, sau khi làm cho mọi người ngạc nhiên v́ hồng ân cứu độ, "các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa," (Lc 2:20) v́ đă thỏa ḷng ước mong. Nếu chỉ nh́n thấy dấu chỉ lộng lẫy và oai hùng cân xứng với địa vị Đấng Cứu Độ, chắc họ đă không thể khám phá được hồng ân Thiên Chúa. Chỉ người nghèo mới có thể hiểu được người nghèo ! Thiên Chúa đă đến và "cư ngụ giữa chúng ta," (Ga 1:14) như một Hài Nhi đơn sơ nghèo hèn. Thiên Chúa đồng hóa với những người thấp cổ bé họng, người nghèo khổ, bị đàn áp, và vô gia cư," (The New Interpreter's Bible 1995:66) để ơn cứu độ không trở thành xa lạ đối với họ. Sau khi nghe Tin Mừng vĩ đại, "họ liền hối hả ra đi và gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ." (Lc 2:16) "Thấy vậy, họ kể lại điều họ đă được nghe nói về Hài Nhi này," (Lc 2:17) Khi chứng kiến cảnh tượng ấy, các người chăn chiên không hề ngạc nhiên "v́ mọi điều họ đă được tai nghe mắt thấy theo như họ đă được loan báo." (Lc 2:20). Trái lại, họ đă làm "tất cả những ai nghe đều ngạc nhiên về những ǵ các người chăn chiên nói cho họ biết." (Lc 2:18) Ngạc nhiên v́ thực không bằng mộng. Ngạc nhiên v́ niềm vui quá bất ngờ và hồng ân quá lớn lao. Trong số những người nghe mục đồng, chỉ có Đức Maria mới "ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong ḷng" (Lc 2:19) về lời thiên sứ. "Không những là nữ t́ Chúa, Đức Maria c̣n âm thầm suy gẫm về ư nghĩa của những biến cố lạ lùng này." (The New Interpreter's Bible 1995:66) Từ hôm truyền tin (x. Lc 1:31-33), Mẹ đă không ngừng nỗ lực khám phá ư nghĩa lời thiên sứ (x. Lc 2:51). Đó là "dấu chỉ cho thấy Đức Maria cũng phải trải qua một hành tŕnh đức tin (x. Lc 8:19-21; 11:27-29; Cv 1:14). Đức Maria là một tín hữu gương mẫu." (The New Jerome Biblical Commentary 1990:683) Càng ngày Mẹ càng thấy "Chúa sẽ thực hiện những ǵ Người đă nói." (Lc 1:45) Bởi thế, không ǵ có thể ngăn cản Mẹ tin vào ḷng thương xót vô điều kiện của Thiên Chúa. Chính Đức Maria (x. Lc 1:46-55), và ông Dacaria (x. Lc 1:68-79) đă hết lời ca tụng hồng ân vĩ đại đó. Mẹ chính là "thiếu nữ Xion, là 'cô gái đắt chồng', là 'Thành không bị bỏ.'" (Is 62:11-12) Mẹ đă lọt vào mắt xanh Thiên Chúa. Bởi thế, Mẹ đă được diễm phúc thấy được niềm hi vọng lớn lao khi nghe : "Ḱa ơn cứu độ ngươi đang tới." (Is 62:11) Ngay từ đầu Tin Mừng Luca, Thiên Chúa đă mạc khải cho nhân loại tất cả tấm ḷng đầy xót thương vô bờ bến. Quả thực, "Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, biểu lộ ḷng từ bi và nhân ái của Người, không phải v́ chúng ta đă làm những việc công chính, mà là v́ Người thương xót." (Tt 3:4-5) Dù vô tội, Đức Maria đă cảm nghiệm tất cả tấm ḷng trời bể đó của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu "Thiên Chúa đă đổ đầy tràn Thánh Thần trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta," (Tt 3:6) để có thể khám phá tấm ḷng từ bi nhân hậu đó, th́ Đức Maria chắc chắn càng đi sâu vào tấm ḷng Cha nhân ái, v́ Mẹ "đầy ân sủng." (Lc 1:28) trổi vượt hơn chúng ta ngàn trùng. Bằng chứng không ai có thể ngợi ca hồng ân Thiên Chúa tuyệt vời như Mẹ trong lời kinh Magnificat. Đó là một lời kinh ḥa b́nh v́ chan ḥa ḷng thương xót, lẽ công chính vàơn cứu độ của Thiên Chúa. NỖ LỰC XÂY DỰNG H̉A B̀NH. Ngay giữa những thử thách trăm bề, Đức Maria vẫn luôn "suy đi nghĩ lại" về tất cả hồng ân lớn lao phát xuất từ tấm ḷng từ bi Chúa. Bởi vậy, Mẹ xứng đáng làm người giới thiệu Hoàng Tử Ḥa B́nh cho thế giới. Chính lúc hạ sinh Con Chúa trong khung cảnh nghèo hèn, Mẹ nghe văng vẳng bên tai lời "sứ thần cất tiếng ca tụng Thiên Chúa rằng : Vinh danh Thiên Chúa trên trời, b́nh an dưới thế cho loài người Chúa thương.'" (Lc 2:13-14) Mẹ là tín hữu gương mẫu, v́ Mẹ đă tặng hiến thế giới Hoàng tử ḥa b́nh. "Là Kitô hữu, chúng ta phải lớn tiếng loan báo sứ điệp ḥa b́nh phát xuất từ máng cỏ Bêlem hơn lúc nào hết." (ĐGH Gioan Phaolô II, CWNews 19/12/2001) Nếu không hoàn thành sứ mạng cao cả đó, chúng ta đánh mất căn tính Kitô hữu của ḿnh. Thật vậy, phải "xây dựng ḥa b́nh," chúng ta mới xứng đáng "được gọi là con Thiên Chúa." (Mt 5:9) Chính v́ thế, dù đang sống giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, các nhà lănh đạo 13 Giáo hội Kitô tại Giêrusalem vẫn có thể gởi sứ điệp Giáng Sinh 2001 cho dân Chúa. Nội dung sứ điệp cho thấy, "hi vọng mạnh hơn bạo động, niềm vui lớn hơn 'đau khổ và nỗi buồn' v́ món quà Thiên Chúa gởi đến nhân loại là Đức Giêsu đă sinh ra trong máng cỏ Bêlem." (CWNews 19/12/2001) Trong cuộc vật lộn với tử thần, Thiên Chúa luôn luôn chiến thắng, v́ "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1 Ga 4:8) mạnh hơn sự chết. Các nhà lănh đạo khuyến khích dân chúng đừng rời bỏ thánh địa, v́ nếu niềm hi vọng đôi khi bị trù dập v́ những biến cố hằng ngày, họ phải "đứng vững trong đức tin, một đức tin bắt nguồn từ miền đất tràn ngập niềm vui Kitô trong con tim anh chị em." (CWNews 19/12/2001) Bởi vậy, trước bao nhiêu tính toán chính trị chằng chéo nhau trên đất thánh, 13 vị thượng phụ và các vị lănh đạo đó đă quyết tâm : "Bất chấp mọi đau khổ, chúng tôi muốn hân hoan cử hành lễ Giáng Sinh năm nay" (CWNews 19/12/2001) tại đất thánh Giêrusalem để kỷ niệm ngày Hoàng Tử Ḥa B́nh giáng thế. Hôm nay Hoàng Tử Ḥa B́nh vẫn muốn nhập thể vào cơi ḷng nhân thế, để "sự sống con người được tháp thân vào ḍng sống của Thiên Chúa." (ĐHY Darío Castrillĩn Hoyos, VietCatholic 18/12/2001) Chỉ khi nào "hội nhập vào sự bao la và vĩnh hằng của Thiên Chúa, và tái khám phá ư nghĩa thánh cho chính sự hiện hữu của ḿnh," (ĐHY Darío Castrillĩn Hoyos, VietCatholic 18/12/2001) con người mới có thể t́m thấy ḥa điệu tuyệt vời và bối cảnh trong sáng cho nền ḥa b́nh, xây dựng trên sự tôn trọng những giá trị đích thực của nhau.
Ngôi Lời đă làm người và ở giữa chúng ta Vốn dĩ là Thiên Chúa “Lúc khởi đầu đă có Ngôi Lời, Ngôi Lời hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1,1). Khởi đầu Tin Mừng, trước khi nói đến sinh nhật trần gian của Đức Giêsu, thánh Gioan giới thiệu cho chúng ta nguồn gốc vĩnh hằng của Ngôi Lời : đă có từ muôn thuở trong Chúa Cha, ngang bằng với Chúa Cha, nhưng lại phân biệt với Chúa Cha. Ngôi Lời đă diễn tả Chúa Cha một cách tuyệt đối đến độ, không có Người, chẳng có ǵ được tạo thành. Người là sự sống và sự sáng thế gian, là t́nh thương quảng đại và kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa đối với con người. Người đến với thế gian và Người ở giữa thế gian. V́ loài người chúng tôi “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ nhất quyết phải duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Trút bỏ vinh quang, Ngôi Lời vĩnh cửu đă thực sự trở nên Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, cư ngụ giữa chúng ta để cứu chúng ta khỏi ách tội nợ và để chia sẻ chính sự sống thân t́nh của Ba Ngôi cho ta. V́ t́nh thương bao la đối với tạo vật đang đắm ch́m trong phận người tội lụy, Chúa Cha không ngại sai Người con yêu dấu đến nhập thể làm người để ở giữa nhân loại và làm trung gian đích thực giữa Thiên Chúa và nhân loại. “Do đó, bằng đường lối Nhập Thể đích thực, Con Thiên Chúa đă đến để làm cho loài người thông phần vào bản tính Thiên Chúa” (Vat. II, TG 3). Đó chẳng phải v́ “Thiên Chúa giàu ḷng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta” (Ep 2,4) đó sao ? Và để cứu rỗi chúng tôi : Người đă nhập thể … Vĩ đại quá! Kỳ diệu quá! Vốn dĩ là Thiên Chúa cao vời khôn ví, Người đă đảm nhận thân phận con người. Và v́ thế, Người muốn biểu lộ t́nh thương tuyệt mức của Thiên Chúa dành cho con người, như một cuộc trao đổi kỳ diệu : “Vinh quang Thiên Chúa, con người được sống” (“Gloria Dei, homo vivens”, T.Irênê). con người được sống v́ tội lụy được thứ tha, án phạt được xá giải, bất hạnh trở thành vạn phúc, tạm bợ nên vĩnh cửu. “Trong Đức Kitô, Người đă chọn ta trước khi cả tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ t́nh thương của Người” (Ep 1,4) và “Người đă cho chúng ta được cùng sống lại với Người và cùng ngự trị với Người trên cơi trời” (Ep 2,4-6). Người là “h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh” (Cl 1,15) trong thân phận một con người như chúng ta. “Chính nơi Người, bản tính nhân loại đă được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt, và nơi chúng ta, bản tính ấy cũng được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Việc Người nhập thể, một cách nào đó, Người đă kết hợp với tất cả mọi người. Người đă làm việc với bàn tay con người, đă suy nghĩ bằng trí óc con người, đă hành động với ư chí con người, đă yêu mến bằng quả tim con người. Sinh bởi Trinh Nữ Maria, Người đă thực sự trở nên một người như chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi” (Xc. Vat. II. GS 22; 2Cr 5,18-19 ; Cl 1,20-22). …Trong ḷng Trinh Nữ Maria và đă làm người Ngôi Lời Nhập Thể : một công tŕnh nhiệm mầu vĩ đại do Thiên Chúa sáng kiến để soi sáng và cứu độ toàn thể thế giới đang ch́m trong u tối và lầm than. Chiếu chỉ của Xêda bắt buộc Đức Maria và thánh Giuse rời bỏ “túp lều nhỏ” ở Nadarét lên đường đến Bêlem. Lặng thầm, các Ngài bước đi trở về trong sự tuân phục của đức tin chân thành và phó thác với t́nh mến sâu xa (Rm 8, 28). Và không phải là t́nh cờ ngẫu nhiên. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đă muốn “cắm lều” giữa loài người trong ḍng lịch sử nhân loại : “Phần ngươi, hỡi Bêlem Epratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lĩnh Ítraen” (Ml 5,1). Người đă giáng sinh làm người trong điều kiện thật khiêm hạ và đơn sơ : “Bởi không có chỗ cho Người trong nhà trọ”, Người được sinh ra trong máng cỏ, được bọc trong tă như mộ kẻ nghèo hèn (Lc 2,7). Thân phụ mẫu của Người, dù “biết” người con sắp sinh ra là Con Thiên Chúa, nhưng vẫn tín thác trọn vẹn cho đường lối của Thiên Chúa vốn rất khác với đường lối của nhân loại. Hai ông bà, với ḷng khiêm hạ sâu xa, luôn đặt niềm tin hoàn toàn vào Thiên Chúa để Thiên Chúa thực hiện kế hoạch nhiệm mầu của Ngài. Chính trong thinh lặng và đêm đen, Đức Maria đă hạ sinh “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32) như đă được tiên báo : “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23). Đêm hôm ấy và đêm hôm nay Đêm hôm ấy, lâu rồi, xa rồi, Con Trẻ ấy đă được sinh ra. Đêm hôm ấy, không có chỗ cho Người, để rồi, Người đă được sinh ra trong máng cỏ súc vật thấp hèn. Thiên hạ khát mong Chúa, t́m kiếm Chúa, chờ đợi Chúa, để rồi như thế đấy! Con Trẻ ấy là “Con Thiên Chúa”, là Lời của Thiên Chúa và chính Thiên Chúa lại được ngỏ với loài người như thế chăng ? Có thể nói : nơi Con Trẻ ấy, Thánh Tử ấy, Lời của Thiên Chúa đă đạt đến tuyệt đỉnh : “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đă phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă phán dạy chúng ta qua các Thánh Tử” (Dt 1,1-2a). Quả là Thiên Chúa đă “biểu dương sức mạnh và công tŕnh cứu độ của Ngài để người bốn bể nh́n thấy” (Is 52,10). Nhưng, như Gioan, đêm hôm nay và những “đêm đen” của đức tin trong đời thường, chúng ta vẫn như bị choáng ngợp bởi mầu nhiệm này. Người vẫn “nói” với ta, vẫn "chia sẻ kiếp người” như ta và vẫn là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Người là Thiên Chúa vô h́nh đă trở nên hữu h́nh để lôi cuốn chúng ta yêu mến những thực tại vô h́nh. Làm thế, Người cố ư cho ta thấy, ta nghe, ta gặp, ta đón tiếp và ta ở với Người và trong Người. “Người đă đến nhà ḿnh, nhưng Người nhà chẳng chịu đón tiếp”. Bản hiến chương Nước Trời do Người công bố vẫn như một thách đố lớn lao để Người có thể “làm người và ở giữa chúng ta”. Chính nhờ Người, với Người và trong Người, hạnh phúc và b́nh an không c̣n ngoài tầm ta nữa, mà luôn cận kề bên ta, nơi những người đói khát, rách rưới, tù tội, đau khổ, cô thế cô thân … (Mt 25). Đó chính là hạnh phúc và b́nh an của “những ai đón nhận Người … th́ Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Bài t́nh ca của người tông đồ “Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, Điều chúng tôi đă thấy và đă nghe, Như giọt nước ḥa tan trong rượu, chúng ta chân thành khiêm cung khẩn nguyện : “Xin cho chúng con được thông phần bản tính Thiên Chúa của Đấng đă đoái thương chia sẻ thân phận làm người với chúng con”.
T́m Chúa Trong Những Thực Tại Trần Gian Thưa quư vị. Bài Tin mừng hôm nay thuật lại rằng các mục tử đang sống và thức đêm canh giữ đàn chiên ngoài đồng. Là những tín hữu chân chính, chúng ta cũng cảm nhận một nhiệm vụ tương tự: Phải nhiệt tâm giữ ǵn những giá trị thiêng liêng cao quư giữa một thế giới đen tối mịt mù. Phải t́m kiếm và bảo vệ hoà b́nh, thứ tha, đơn sơ, chân thành giữa những xă hội cổ vơ hận thù, áp bức, chiến tranh, chém giết. Phải quan tâm đến những người nghèo đói, thiếu thốn trong khi các tổ chức bóc lột đang đẩy hàng triệu người ra ngoài lề xă hội. Phải tiết kiệm, thanh đạm trong khi người giàu có tiêu xài phung phí, các quốc gia thi nhau tàn phá tài nguyên thiên nhiên, tưởng chừng như chẳng có ngày mai. V́ vậy chúng ta phải canh thức giữa đêm trường tội lỗi. Tiên tri Isaia trong bài đọc một cũng sử dụng h́nh ảnh "sáng, tối" để mô tả thế giới trong thời đại của ông: "Đoàn dân đang lầm lũi bước giữa tối tăm, đă thấy ánh sáng huy hoàng. Một đám người sống trong vùng bóng tối đă được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". Chúng ta ngày nay cũng không thiếu những cảnh tượng sáng tối trong cuộc đời ḿnh. Không phải h́nh bóng mà là thực tế đời thường, không phải những nỗi buồn mau qua, những trầm cảm nhất thời do những thất bại, thành công cá nhân, mưa nắng thất thường mà do những nguyên nhân nghiêm trọng trong một xă hội tội ác có tổ chức, bóc lột có bảo kê. Suy nghĩ lại, trong thánh lễ nửa đêm hôm nay, thực sự chúng ta rùng ḿnh v́ tính giả dối của con người. Mặt ngoài th́ tốt đẹp, đầy nhân từ, thân ái, nhưng bên trong th́ ḷng lang dạ thú đúng như câu ngạn ngữ: miệng nam mô, bụng một bồ dao găm hay bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao. Sáng tối không phải chỉ ở thế giới trần tục, mà ngay cả trong Giáo hội, trong nội tâm mỗi người tín hữu. Chúng ta đang ngụp lặn trong t́nh trạng như vậy! Thế th́ ai là kẻ chiến thắng? Trong ánh sáng của bài đọc hôm nay, đây là câu hỏi mỗi người phải tự đặt ra cho ḿnh, bởi lẽ cứ như các bằng cớ hiển nhiên trên thế giới th́ sự dữ luôn luôn đứng ở vị trí thượng phong. Tuy nhiên, Tin mừng cho chúng ta hay "ngôi Lời đă hoá thành nhục thể" cho nên những ư nghĩ yếu thế phải dừng lại trước biến cố vĩ đại này. Chính trong giữa bóng tối mà đêm nay một ánh sáng vĩ đại đă sinh ra, lấn át mọi tối tăm. Chúng ta cùng với các thiên sứ, ca ngợi Đấng Tối Cao v́ luồng sáng đó đă dẫn đưa nhân loại ra khỏi thất vọng, buồn thảm: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời…" (Glory to God in the highest). Tự thân, chắc chắn chúng ta không thể làm được chuyện này, không ánh sáng chúng ta vẫn phải bơi lội trong tối tăm. Tiên tri Isaia khi nh́n chung quanh ḿnh chỉ thấy bóng tối và rồi một luồng sáng le lói. Nó từ đâu tới? Cứ như nguyên bản của vị ngôn sứ th́ từ t́nh trạng u sầu ảm đạm của số phận con người, Thiên Chúa đă can thiệp bằng cách chiếu rọi vào nó một luồng sáng chói loà: "Chúa đă ban cho họ chứa chan niềm hoan hỷ, đă tăng thêm nỗi vui mừng." Dân tộc Israel thực sự được vui mừng tràn lan sau những cố gắng vượt khó, những thanh tẩy đớn đau: "Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hoan hỷ chia nhau chiến lợi phẩm." Thiên Chúa đă đổi ngược số phận của dân tộc và Ngài không phải là Thượng đế của chiến thắng nửa vời hoặc những chiến công nho nhỏ. Ngược lại, Ngài là Thượng đế toàn năng mang đến một thắng trận toàn vẹn. Mọi sự sẽ được tẩy sạch trong ngọn lửa công chính vĩnh cửu. Những đôi giày vấy máu, những chiếc áo nhơ bẩn sẽ bị thiêu đốt ra tro trong ngọn lửa công bằng. Nhưng làm thế nào Ngài thực hiện điều này? Ngài đă lựa chọn quyền lực nào? Phải chăng, một loạt những quả bom thông minh? Những tên lửa có laser hướng dẫn? Những máy bay ném bom tàng h́nh? Không, không cho tất cả những thứ vũ khí đó! Thiên Chúa đă làm điều ngạc nhiên vượt trên hết các ngạc nhiên của thế gian: "Một trẻ thơ đă chào đời để cứu độ nhân loại." Như thế một lễ hội chứ không phải vơ khí, chiến tranh. Isaia đă làm cho mọi người sửng sốt khi báo tin như vậy! Quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ được tỏ hiện qua con trẻ này. Con trẻ sẽ là một nhà lănh đạo khôn ngoan: "Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của người là cố vấn kỳ diệu, thần linh dũng mănh, người cha muôn thuở, thủ lănh hoà b́nh". Ngài trợ giúp chúng ta chống lại cái dữ, thăng tiến và cổ vơ sự thiện. Người ta đă sáng chế và gán những danh hiệu này cho triều đại David khi ông c̣n sống. Vậy th́ thiên thần đă loan báo sự ra đời của miêu duệ David, đấng thiên sai. Thánh Luca đă làm rơ quan điểm này trong Tin mừng hôm nay. Thánh nhân không chỉ miêu tả một tư tưởng thiên sai đă đến thời kỳ viên măn, hay một lối sống trong chiều hướng đó, mà là vị cứu tinh bằng xương bằng thịt, được sinh ra trong thời điểm xác định: Cesar Augustus trị v́ đế quốc La mă, toàn thể nhà David và nước Do thái đang bị khuất phục làm dân thuộc địa. Thiên Chúa không ngự đến thế gian trong dáng vẻ huy hoàng trên mây gió, trong nguồn sáng rực rỡ, mà là trong thân phận thấp hèn của một trẻ thơ, cha mẹ trở về quê hương Belem từ Nazareth , nơi ông bà làm nghề tha hương cầu thực. Hai ông bà không thể t́m được quán trọ, phải sinh con ở một hang súc vật ngoài đồng. Thiên Chúa hoá thân làm người vô danh trong đám nhân loại vô danh. Lúc ấy là thế và bây giờ cũng vậy. Ngài đồng hoá với những thân phận nghèo hèn, bị loại trừ, bị khinh dể, bị khuất phục, lạc loài và chê ghét. Sự thật rơ ràng là miêu duệ David đă được người ngoại tộc đón nhận trước hết. Các mục đồng được báo tin và đến thờ lạy, ba vua từ phương đông xa xăm chứ phải các chức sắc đền thờ hay quan quyền vua chúa nội tộc. Dầu sao, thánh Luca cũng làm nổi bật biến cố bằng những sự kiện từ trời cao để bày tỏ cho chúng ta tầm quan trọng cực kỳ của việc Thiên Chúa giáng sinh làm người. Nhờ biến cố này mà nhân loại được cứu, chứ không phải binh hùng, tướng mạnh. Như vậy, có hai khía cạnh chúng ta phải suy gẫm trong biến cố đêm nay. Khía cạnh thứ nhất Thiên Chúa hiện diện trong những kẻ khó nghèo. Sáng nay, tôi được nghe câu chuyện về Phêrô và đứa em nhỏ của hắn. Hai anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong một ngôi làng nghèo khó, cách xa thành thị nhiều cây số. Hai anh em nghe rằng ở thành phố có một ngôi nhà thờ rất lớn, lớn đến độ đứng góc tường bên này khó có thể thấy góc tường bên kia. Ngôi nhà thờ có một cái tháp chuông to bằng đá. Cao đến nỗi ngọn của nó luôn luôn lẫn vào trong mây. Người ta không biết nó được xây cất từ bao giờ, v́ những thợ xây đều đă chết cả, chết hàng trăm năm trước, trên tháp treo những quả chuông khổng lồ, hoạ hoằn lắm mới nghe thấy tiếng chuông kêu nên người th́ bảo: thiên thần giật; người khác lại bảo khi người ta dâng cúng xứng đáng th́ các chuông tự dưng kêu. Trong nhà thờ đèn nến sáng chưng và có một cây dương cầm to. Tiếng của nó như sấm sét xa hàng cây số cũng cảm thấy mặt đất rung động v́ tiếng đàn kêu. Hai anh em ước ao được xem thấy nhà thờ và các nghi lễ của nó vào đêm Giáng Sinh. Đường th́ xa, lại lắm tuyết nhưng hai anh em cũng cố cất bước ra đi. Đêm tối om như mực, hai anh em phải ṃ mẫm từng bước một. Khi gần đến thành phố, họ gặp một bóng đen nằm dài trên tuyết. Đến gần th́ ra một bà già, giá lạnh gần chết. Gương mặt bà giống Đức Mẹ đồng trinh trên các cửa sổ kính màu nhà thờ. Hai anh em chăm sóc cho bà cụ, nắn bóp chân tay cho bà hồi sức. Gần đến giờ lễ, bà cụ c̣n yếu lắm, không thể bỏ đi được, Pêtro rút ra một đồng tiền nhỏ đưa cho em nói: Anh phải ở lại săn sóc bà cụ, một ḿnh em đi thôi, rồi trở về kể cho anh nghe. Đứa em từ chối, thuyết phục măi nó mới chịu đi. Pêtro dặn thêm: Khi vắng người ta, em dâng đồng tiền nhỏ này cho Chúa hài đồng. Đến nơi giáo dân đông nghẹt nhà thờ. Nhiều người giàu có, bỏ rất nhiều tiền. Có cả vị vua dâng luôn vương miện bằng ngọc của ḿnh để được nghe tiếng chuông kêu. Tiếng chuông ngân vang ngọt ngào, hoạ lắm mới được nghe. Một cụ già kể rằng: Lúc c̣n nhỏ, cụ được nghe bà nội nói có được nghe tiếng chuông khi bà nội c̣n là đứa gái nhỏ xíu. Từ ấy không ai được nghe nữa. Người ta thất vọng khi nhà vua rời bàn thờ đi xuống bởi chuông vẫn không rung. Cuối cùng đứa em thừa lúc mọi người không để ư, bỏ vào thùng đồng bạc nhỏ xíu. Lập tức văng vẳng trên tháp chuông tiếng ngân rơ ràng thánh thót của chùm chuông nhà thờ, ai nấy đều ngạc nhiên, lắng nghe như nghe tiếng hát của ngàn muôn thiên thần. Khía cạnh thứ hai: Có rất nhiều chi tiết trong tường thuật của thánh Luca giúp chúng ta nhận ra vinh quang vĩ đại của Thiên Chúa nơi con trẻ Giêsu. Chúng ta không nên để bối cảnh nghèo hèn bên ngoài của nơi Ngài sinh ra lấn át thực chất của biến cố, việc Chúa giáng trần tự nó mang rất nhiều ư nghĩa trọng đại cho nhân loại, cho từng tâm hồn. Nó đáp ứng trọn vẹn ước vọng sâu thẳm nhất của loài người: là khát khao được cứu độ. Nó mang lại chiến thắng hoàn toàn trên tội lỗi, ma quỉ và thế gian. Nhất là nó biểu lộ vinh quang của Thiên Chúa trong vũ trụ. Do đó, máng cỏ, chiên ḅ, mục đồng, giá rét, linh hồn khiêm hạ, những môn đệ ngu tối, những người bé mọn không địa vị dân sự hay tôn giáo, đều là những địa chỉ Vinh quang Thiên Chúa. Ngài đă đặc biệt chiếu cố đến họ. Không ai có thể than phiền ḿnh bị bỏ rơi. V́ Hài nhi Giêsu đă sinh ra đồng đẳng với mọi người. Nh́n kỹ hơn vào bản văn của thánh Luca, chúng ta dễ dàng khám phá ra tương lai của trẻ Giêsu. Mẹ Ngài mang thai một cách đáng ngờ, hai ông bà bắt buộc phải vâng lệnh nhà vua trở về nguyên quán trong khi Ngài sắp chào đời, nơi sinh nở hèn hạ, thời tiết khắc nghiệt, đó là những dấu chỉ Ngài sẽ phải sống ra sao, thiên hạ sẽ đối sử với Ngài thế nào, Ngài đă bị xă hội rẫy bỏ ngay từ thuở ban đầu. Khác hẳn với nhưng ǵ chúng ta trưng bày ở nhà thờ, tư gia, nơi công cộng, trẻ Giêsu đă thuộc hẳn vào tầng lớp thấp hèn nhất trong xă hội loài người. Máng cỏ là nơi người ta ném thức ăn cho súc vật, vậy mà Ngài được sinh ra tại đó. Thánh giá là nơi người ta treo cổ những tử tội, vậy mà Ngài lại trút linh hồn trên đó. Cho nên suốt cuộc đời Ngài để ḷng thương xót những kẻ nghèo hèn, bị bỏ rơi, bị từ chối. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nhưng đó mới nói lên được vinh quang Thiên Chúa, bởi lúc ấy nhân loại mới có chân lư, công b́nh và yêu thương, lúc ấy chiến tranh, hận thù, khủng bố mới có thể chấm dứt. Thánh lễ chúng ta cử hành đêm nay để mừng Chúa Giáng sinh cũng là bữa tiệc cho những lữ hành trần gian, cũng là lương thực cho những người đói khát hoà b́nh và công lư, cũng là niềm ủi an cho những người xa nhà, xa quê hương xứ sở, cũng là giây phút giải phóng cho những tù nhân chính trị hay kinh tế, cũng là sự nhẹ nhàng cho những ai c̣n mang gánh nặng gia đ́nh tan vỡ hay xă hội bất công, bệnh tật hay thất bại. Xin Chúa Giêsu hài đồng thương đến tất cả chúng con, những kẻ luôn luôn t́m kiếm Chúa trong các thực tại trần gian. Amen. Giáng Sinh Nhớ Tới Người Nghèo Khó Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Dù là Thiên Chúa quyền thế, cao sang, Chúa vẫn bỏ trời cao đến ở với loài người chúng con, cam chịu phận nghèo hèn của chúng con. Kiếp nghèo buồn lắm Chúa ơi, nghèo th́ thiếu thốn đủ thứ, khổ nhục mọi bề; vừa vất vả cực nhọc, lại c̣n bị người đời khinh khi, đè nén. Vậy mà Chúa lại chọn kiếp nghèo để sống ở trần gian. Thế nhưng, nếu Chúa đến trần gian như một hoàng tử quyền quư, một ông vua quyền uy, th́ chắc hẳn chúng con chẳng dám mon men đến gần. Nhưng nhờ Chúa cũng nghèo, cũng khổ mà chúng con thấy Chúa thật gẫn gũi, dễ tiếp xúc. V́ trong khổ cực, Chúa thông cảm được với nỗi khổ nhục của người nghèo. Người nghèo mới cảm thấy Chúa như người bạn, người thân. Chúa đă trao tặng trọn vẹn cuộc đời cho chúng con. Để có thể yêu con người lầm than dưới trần cách tràn đầy, Chúa đă sống một đời nghèo khó. Ngay lúc sinh ra trên trần gian này, Chúa đă bị con người từ chối và liền sau đó, Chúa đă phải trốn chạy sự truy đuổi của Hêrôđê. Cả cuộc đời, Chúa chỉ nghĩ đến hạnh phúc của nhân loại. Thậm chí chính mạng sống, Chúa cũng không giữ lại cho riêng ḿnh mà đă trao ban cho nhân loại, cách riêng cho những người nghèo. Ngắm nh́n Chúa nằm trong máng cỏ, chúng con nhận thấy Chúa đă chọn một con đường để có mặt ở trần gian này thật đặc biệt. Dù là Chúa tể trời đất, Chúa vẫn sinh ra trong nơi nghèo hèn, một hang ḅ lừa hôi tanh, giữa đêm đông rét mướt. “Máy sưởi” Chúa dùng là hơi thở của những con vật, “tấm nệm” Chúa nằm là những cọng cỏ, cọng rơm ḅ lừa bỏ lại. Chúa được sai đến cứu độ trần gian, cách riêng cho người nghèo khổ, những người bị xă hội loại bỏ, khinh chê. Qua cuộc đời ḿnh, Chúa đă dạy chúng con để tâm tới những anh em nghèo: nghèo tiền bạc, nghèo tri thức, nghèo t́nh thương, nghèo sự kính trọng, nghèo niềm hy vọng…, đến với những người bị bỏ rơi, những anh em c̣n đang sa lầy trong vũng lầy tội lỗi… Chúa đă mang ánh sáng đến cho người mù, mang âm thanh cho người điếc, mang tiếng nói cho người câm, chữa lành người phong hủi... Chúa dạy chúng con biết nâng đỡ những người đau ốm bệnh tật, nhất là những người mắc phải “căn bệnh thế kỷ”. Xin giúp chúng con biết cảm thông, nâng đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, giúp họ xóa đi mặc cảm, vực dậy tinh thần để giúp họ chiến đấu với bệnh tật, chia sẻ những khó khăn vất vả trong đời sống của họ Chúa đă trở nên nghèo nàn nhất trong những người nghèo để cảm được sự tủi nhục của phận nghèo, và nhất là để đồng hóa họ với chính Chúa: "Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy." (Mt 25,40). Ngay đêm Giáng Sinh cũng c̣n không biết bao nhiêu người đang tất bật chạy đôn chạy đáo t́m miếng cơm manh áo. V́ thế, họ cũng không có được sự an tâm để dự lễ cho sốt sắng. Xin cho có nhiều người biết quảng đại chia sẻ cho họ, giúp họ t́m được công việc xứng đáng, giúp đỡ họ trong đời sống thường ngày,… V́ như thế, chúng con đang làm cho Chúa bớt lạnh lẽo trong hang đá, là đón nhận Chúa đến trong cuộc đời… Ngày nay, chúng con mừng Chúa Giáng trần với những đèn mầu rực rỡ, ấm áp, vui tươi, khác xa đêm năm xưa Chúa sinh ra. Nhưng bên cạnh chúng con, có biết bao nhiêu trẻ em không có được một manh ao mới để mừng lễ, không có chỗ xứng đáng để qua đêm, không có cả t́nh thương của người cha, người mẹ, người thân. Chúng đang phải lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề nguy hiểm, và không biết “ngày mai” sẽ ra sao. Xin cho có nhiều người sẵn sàng đón nhận những em nhỏ này, để nhân phẩm chúng được tôn trọng, giúp chúng có một chỗ dựa vật chất và tinh thần, một lối mở cho tương lai. Sau cùng, xin Chúa cho mỗi người chúng con nhận thấy sự nghèo nàn trong tâm hồn ḿnh. Nhờ đó, chúng con mở ḷng ra đón nhận hồng ân Chúa ban, biết cảm tạ và ngợi khen Chúa mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Amen./. Món Quà Giáng Sinh Cứ độ gần cuối tháng 11, những cơn gió se se lạnh bắt đầu thổi. Những cửa hàng bán đồ trang trí Giáng sinh được bày bán trên khắp nẻo đường. Những bài hát Giáng sinh quen thuộc được cất lên từ những quán cà - phê. Tất cả những sự kiện trên muốn thông báo mọi người một điều : Mùa Giáng sinh đă đến gần. Và qua mỗi mùa Giáng sinh, trong tôi lại gợi lên một vài suy nghĩ về một Thiên Chúa trao ban t́nh yêu cho con người. Trước món quà lớn lao ấy, chúng ta cần chuẩn bị ǵ để xứng đáng đón nhận ? Và chúng ta làm ǵ để món quà có ư nghĩa ? 1. Một Thiên Chúa trao ban t́nh yêu Trở về thời Cựu Ước, sách Sáng thế cho người đọc thấy : Thiên Chúa đă không bỏ rơi con người khi Adong và Eva phạm tội bất tuân phục Thiên Chúa. Ngài đă hứa lời hứa cứu độ với con người (x. St 3, 15). Trải qua suốt một chặng đường lịch sử của dân Thiên Chúa, măi đến thời Tân Ước, lời hứa ấy được thực hiện nơi Người Con Một của Thiên Chúa. Thiên Chúa đă sai con một của Ngài xuống thế làm người, cư ngụ giữa mọi người và sống như mọi người. Trong thư Philipphê, Thánh Phaolô có nói : Từ địa vị một Thiên Chúa cao sang, Người đă từ bỏ để mặc lấy thân phận yếu hèn của con người. Hài Nhi, Con Một Thiên Chúa, được sinh ra nơi máng cỏ hôi tanh trong một mùa đông giá rét. Đó là biến cố Chúa Giáng sinh mà chúng ta mừng hàng năm. Mừng Chúa Giáng sinh, tức là chúng ta mừng mầu nhiệm nhập thể, một mầu nhiệm đầy ư nghĩa yêu thương. Thiên Chúa không chỉ ban tặng sự sống mà c̣n ban tặng Người Con Một rất yêu mến cho con người. Và khi tặng ban như thế, Thiên Chúa đă tặng ban cho chúng ta tất cả. Những việc Thiên Chúa làm chỉ v́ yêu thương con người, muốn cứu con người khỏi ách thống trị của tội lỗi và để cho con người nhận ra được t́nh yêu Thiên Chúa dành cho con người. Thánh Âu Tinh cũng nói : Ngôi Hai Giáng sinh v́ lư do nào, nếu không phải để chúng ta thầm hiểu ḷng Chúa yêu thương chúng ta. Chính nhờ Con Một xuống thế làm người mà chúng ta được làm con Thiên Chúa, được tự do và được sống trong t́nh yêu Thiên Chúa. Được Thiên Chúa trao tặng món quà quư giá, Người Con Một, chúng ta cần chuẩn bị ǵ để xứng đáng lănh nhận ? 2. Chuẩn bị đón Chúa Mỗi mùa Giáng sinh về, không khí cả nước cũng như cả thế giới trở nên náo nhiệt. Đâu đâu cũng chuẩn bị làm hang đá cho thật đẹp để mừng Chúa Giáng sinh, những dây điện chớp được mắc khắp nơi theo nhiều h́nh dáng, những cây thông được trang trí bằng những trái châu và những dây điện chớp đủ mọi màu sắc, và đâu đâu cũng văng vẳng những lời ca quen thuộc về Giáng sinh. Tất cả những việc chuẩn bị trên đều là tốt, đều là cần thiết đối với chúng ta để đón chờ Hài Nhi Giêsu, Đấng cứu độ đến với con người. Nhưng điều quan trọng hơn cả và cần thiết hơn là việc chuẩn bị tâm hồn để đón Hài Nhi. Việc làm này rất dễ bỏ quên, v́ chúng ta thường nghĩ chuẩn bị h́nh thức bề ngoài – làm hang đá thật đẹp, treo nhiều điện chớp,.., – là đủ. Tâm hồn của chúng ta được ví như một ngôi nhà. Ngôi nhà này cần được quét dọn và lau sạch khỏi những dơ bẩn, những thói hư tật xấu, thành kiến, ích kỷ… của bản thân. Hơn nữa, ngôi nhà này cần được sửa chữa, thoát khỏi những đam mê chiều theo thân xác; cần có một giường nệm ấm êm và căn pḥng phải được sưởi ấm bằng những ngọn lửa t́nh yêu, ngọn lửa tha thứ để Hài Nhi có thể ngự vào trong một mùa đông giá rét. Muốn làm được những điều trên đ̣i hỏi chúng ta cần “tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 36) để thoát được những cạm bẫy của thế gian. Những cạm bẫy này sẽ biến căn nhà chúng ta dơ bẩn, lạnh lẽo. Nếu chuẩn bị “ngôi nhà” tâm hồn tốt th́ chúng ta can đảm nói lên rằng : Xin Chúa ngự vào “ngôi nhà” con và ở lại với con. Có Chúa ngự vào tâm hồn, đó là một niềm vui, hạnh phúc, một món quà quá lớn lao đối với con người tội lỗi, yếu đuối. Vậy chúng ta hăy chia sẻ niềm vui ấy với những người xung quanh chúng ta, để họ cùng ta chung hưởng niềm vui ấy. 3. Chia sẻ niềm vui Người ta thường nói : Niềm vui chia sẻ, niềm vui tăng, nỗi buồn chia sẻ, nỗi buồn vơi. Hồi c̣n nhỏ, mỗi khi được ai tặng quà trong ngày lễ Giáng sinh, tôi rất vui mừng và xúc động. Hành động trước tiên là cám ơn người tặng quà. Thứ đến, tôi đem món quà khoe với những người trong gia đ́nh, để họ cùng vui với tôi. Mừng Chúa Giáng sinh, chúng ta được nhận một món quà quư giá : đón nhận Con Thiên Chúa làm người, ở giữa chúng ta. Đây là một điều rất b ất ngờ với chúng ta. Chúng ta cần tạ ơn Thiên Chúa. Vậy chúng ta làm ǵ để tạ ơn Thiên Chúa ? Nếu món quà Giáng sinh Thiên Chúa trao ban chỉ giữ khư khư cho riêng ḿnh th́ những lời tạ ơn đó thật vô ích. Để lời tạ ơn có ư nghĩa, đ̣i hỏi chúng ta phải biết trao ban niềm vui đó đến với mọi người. Điều đó có nghĩa là chúng ta cùng đồng hành với Chúa đến với mọi người để an ủi những ai đang đau khổ; giúp đỡ những ai gặp khó khăn bằng những công việc bác ái; thắp sáng niềm tin cho những ai đang lầm lạc trong bóng tối và đem niềm vui cho những ai đang thất vọng bằng chính cuộc sống chúng ta. Khi làm như vậy, chúng ta mới làm cho “món quà” sống động, có ích cho chính ḿnh và cho những người xung quanh. Lúc này, lời tạ ơn của chúng ta với Thiên Chúa mới được Ngài chấp nhận. Thật vậy, mừng Chúa Giáng sinh là chúng ta được đón nhận một món quà quư giá từ nơi Thiên Chúa. Nếu món quà này chỉ giữ riêng cho bản thân th́ chẳng có ích lợi ǵ cho ta. Henry Van Dyke có nói : “Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa khi ta chỉ biết mưu cầu địa vị, danh lợi cho riêng ta. Chi bằng cúi xuống và nâng đỡ những người kém may mắn hơn ta. Do đó, chúng ta cần phải chia sẻ niềm vui đó cho những người xung quanh để món quà đó có ích cho ḿnh và cho người khác” [1] [1]“Hăy mỉm cười với cuộc sống”, nhà xuất bản trẻ, trang 105. Lm. Jude Siciliano, OP.
Ngôi Lời đă trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta s 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-18
Kính thưa quư vị, Phải chăng mọi người, nhất là các trẻ em cảm thấy một chút hụt hẫng khi nghe bài Tin Mừng hôm nay? Đâu rồi các thiên thần, mục đồng, trẻ thơ mới sinh, cùng với cha và mẹ của em? Và hang ḅ lừa với các con vật nữa chứ? Thay vào đó, chúng ta nghe một bài đọc có vẻ khá trừu tượng trích từ Tin Mừng thánh Gioan nói về Ngôi Lời trở nên xác phàm. Hầu như chẳng thể làm nên một tấm thiệp Giáng sinh! Quư vị c̣n nhớ bữa tiệc sinh nhật gần nhất đă tham dự không? Tuổi tác của người mà quư vị đang mừng không phải là trọng tâm, những ai tụ họp lại v́ dịp này không ăn mừng người ấy như hồi c̣n là một đứa trẻ mà như một con người hiện tại vào ngày mừng sinh nhật. Cũng thế đối với Đức Giêsu. Mỗi mùa Giáng Sinh chúng ta nhớ lại thời thơ ấu của Người với những nét chính yếu do Tin Mừng Luca và Mátthêu thuật lại. Cả hai Tin Mừng này đều có những lời lẽ ám chỉ tương lai đầy những truân chuyên của trẻ thơ mới sinh; nhưng chúng ta chỉ lướt qua chúng thôi và tập trung vào những nét mang lại bầu khí ấm cúng. Tin Mừng thánh Máccô không có tŕnh thuật về Giáng Sinh và gia cảnh của Đức Giêsu. Thay vào đó, Tin Mừng Máccô khởi đầu với tŕnh thuật ông Gioan Tẩy Giả rao giảng. Thánh Gioan cũng không bắt đầu bằng những tŕnh thuật về thời thơ ấu theo như lẽ thường. Lời tựa cho Tin Mừng Gioan chúng ta nghe hôm nay có thể sẽ làm đảo lộn những h́nh ảnh và tư tưởng mang tính cảm tính nào đó của chúng ta. Tôi nhớ đến một bức tranh vẽ Đức Giêsu c̣n nhỏ cùng với Thánh Giuse trong xưởng mộc. Hai người đang làm việc với hai khúc gỗ. Hai khúc gỗ này tạo thành một cây thập tự. Ngay cả trong bối cảnh có vẻ b́nh yên một người cha đang dạy nghề cho con, đă có những điềm báo về tương lai của cậu bé thợ mộc rồi – cây thập giá. Tŕnh thuật hôm nay tŕnh bày một cái nh́n đơn giản về những điều đang ở ngay trước mắt những độc giả của Tin Mừng Gioan. “Người ở giữa thế gian, và thế gian đă nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đă đến nhà ḿnh, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” Chúng ta có nguy cơ trở thành Lăo Hà Tiện[1] tại bữa tiệc Giáng Sinh này. V́ vậy, chúng ta cần thánh Gioan trợ giúp để chú tâm và nhận biết rơ về con người mà chúng ta đang mừng lễ sinh nhật hôm nay. Trẻ thơ nằm trong máng cỏ làm cho các cánh thiệp Giáng Sinh thêm đẹp và làm cho trẻ em vui tươi phấn khởi. Nhưng chúng ta, những độc giả của Tin Mừng đôi khi đang sống những mảnh đời rối ren và chai sạn. V́ những mảnh đời như vậy mà chúng ta, những người trưởng thành, cần phải được nhắc nhớ về món quà và yêu cầu mà Ngôi lời mặc lấy xác phàm gửi đến cho ta. Chúng ta cử hành biến cố Giáng Sinh và sự hiện diện của Đức Kitô trong thế giới ngày nay. Người không c̣n là một hài nhi, nhưng là Đấng Phục Sinh ở giữa chúng ta. Thánh Gioan nhắc nhớ chúng ta rằng có những người đă không chấp nhận Người, ngay cả dân của Người trong khi họ mong đợi sự phục hưng của Sion như ngôn sứ Isaia đă hứa. Trong những lời mở đầu, thánh Gioan báo trước Đấng đă đến giữa chúng ta, sống cuộc đời như chúng ta, đă đi vào cái chết trước chúng ta và bây giờ tặng ban cho chúng ta cuộc sống mới – “Từ nguồn sung măn của Người, tất cả chúng ta đă lănh nhận hết ơn này đến ơn khác…” Chúng ta đang mừng biến cố Giáng Sinh của Đức Giêsu Kitô, Đấng đă không kết thúc cuộc đời trong ngôi mộ. Người đă trỗi dậy từ cơi chết. Giờ đây Người ban cho ta “ân sủng và sự thật” bằng cách mặc khải t́nh yêu Thiên Chúa dành cho ta. Chúng ta hạnh phúc v́ Đức Kitô đă ra đời. Chúng ta hạnh phúc v́ Người mang lấy cuộc sống của chúng ta và đă trung tín với Thiên Chúa và với chúng ta cho đến cùng. Ngày hôm nay chúng ta vui mừng v́ Đấng đang hiện diện ở giữa chúng ta bây giờ, làm cho chúng có khả năng chia sẻ cuộc sống với ḷng trắc ẩn và tốt lành của Người đối với những người bé mọn nhất. Người đă truyền cho chúng ta phải yêu thương nhau, chúng ta thực hiện được điều này bởi v́ “Từ nguồn sung măn của Người, tất cả chúng ta đă lănh nhận hết ơn này đến ơn khác…” Chúng ta được kể trong số những người đă đón nhận ánh sáng đă đến trong thế gian và tri ân v́ những ǵ Người đă thực hiện và trao ban cho chúng ta. Người mang đến hy vọng và hứa chia sẻ sự sống phong phú hơn cho chúng ta, nhiều thách thức hơn cho chúng ta và nhiều điều tốt đẹp hơn để chúng ta thực hiện, bởi v́ “Ngôi Lời đă trở nên người phàm và cư ngụ ở giữa chúng ta.” Trẻ thơ trong hang đá đă trưởng thành và thách thức nhiều giá trị trong thế giới của chúng ta. Liệu chúng ta có dám đối diện và nỗ lực để sống cuộc sống mới Người đem lại cho chúng ta không hay chúng ta có cái nh́n nặng cảm tính về Người và giữ Người luôn măi trong máng cỏ, chỉ như một đứa trẻ kháu khỉnh, chẳng có mấy ảnh hưởng ǵ đến cuộc sống và thế giới của chung ta? [1] ND: Ebenezer Scrooge là nhân vật chính trong truyện “A Christmas Carol” của Charles Dickens. Trong truyện lăo Scrooge là một người bần tiện chỉ biết lo làm sao cho túi tiền ḿnh càng đầy càng tốt. Ông không quan tâm đến những nỗi khổ của tha nhân. Ông đặc biệt căm ghét Giáng Sinh, ông thường đáp lại các lời chúc Giáng Sinh của người khác bằng câu nói quen thuộc trên môi : “Humbug!” – “Vớ vẩn!” hay “Tṛ bịp!” v́ ông cho rằng Giáng Sinh chẳng mang lại được đồng nào mà c̣n bị mất tiền cho việc ăn mừng hoặc phải quyên góp tiền giúp những người nghèo trong dịp lễ lớn này.
|