Năm C

 
 


Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C

Is 43,16-21 / Pl 3,8-14 / Ga 8,1-11


Lm An Phong op : Lời Mời Gọi Thúc Bách

Như Hạ op : Nếu Hạt Giống Chết Đi

Như Hạ op : Chuyện Người Đàn Bà

Fr. Jude Siciliano op : Ngài đă mở một viễn cảnh mới

Fr Jude Siciliano, op. : Thiên Chúa mở ra cho nhân loại con đường mới

Fr Jude Siciliano, op : Hăy tập tha thứ trong yêu thương

Đặng Chí San op : Thày Giêsu Không Dám Thương Hại Con Người Đâu

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : T́nh thương tha thứ

Đỗ Lực op : Không cần biết em là ai !

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy về và từ nay đừng phạm tội nữa

 


Lm An Phong op

Lời Mời Gọi Thúc Bách
(Ga 8,1-11)

"Ai trong các ngươi sạch tội... " - Lời Đức Giêsu vẫn c̣n âm vang trong ḷng Giáo hội hôm nay. Đây thực là những lời lẽ đánh động đến tận sâu thẳm ḷng người. Đây thực là những lời lẽ cảnh giác những ai tự cho ḿnh là công chính "Ai trong các ngươi sạch tội" c̣n có nghĩa là "chẳng ai trong các ngươi sạch tội đâu". Chẳng ai trong chúng ta là người sạch tội, do đó chúng ta không có quyền lên án người khác. Chẳng ai trong chúng ta sạch tội, do đó cần đấm ngực và đọc lời "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng".

Trên cuộc lữ hành trần thế, người kitô hữu không chỉ đấm ngực và đọc lời kinh "Tôi thú nhận... lỗi tại tôi, lỗi tại tôi..." trong những thánh lễ nơi các giáo đường, nhưng c̣n phải đấm ngực giữa ḷng cuộc sống, trước bao tội lỗi, sự ác, chia rẽ, thiếu bác ái. Không ai là người dửng dưng, không có trách nhiệm ǵ trước những sự ác, tội lỗi... vẫn diễn ra hằng ngày. Chúng ta liên đới với nhau trong trách nhiệm về sự dữ. Chúng ta liên đới với nhau trong ơn gọi xây dựng một thế giới b́nh an hạnh phúc. Như thế, nh́n nhận thân phận tội lỗi của ḿnh sẽ giúp chúng ta nhận ra ḿnh cần được Thiên Chúa cứu độ và tha thứ.

"Chị hăy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" là lời mang lại b́nh an cho người thiếu phụ tội lỗi, nhưng đồng thời cũng mở ra một chân trời hy vọng mới cho chị. Từ lúc được tha thứ, chứ không bị kết án, cũng chính là khởi đầu một tương lai xán lạn, lạc quan hơn. Từ lúc này, quá khứ tội lỗi đă bị chôn chặt. Từ lúc này, một sinh lực mới chỗi dậy, có khả năng "cứu chuộc" quá khứ tội lỗi. Chúa Giêsu là h́nh ảnh Thiên Chúa quên quá khứ, chỉ biết hướng đến tương lai.

Trên cuộc lữ hành trần thế, người kitô hữu phải "gánh lấy tội lỗi của ḿnh. Có những người tuyệt vọng, chán nản về quá khứ "rách nát" của ḿnh. Có những người bi quan, không biết tương lai đi về đâu v́ quá khứ tội lỗi của họ. Lúc đó, Đức Giêsu xuất hiện và lên tiếng nói : "Hăy đi và từ nay đừng phạm tội nữa". Thiên Chúa vẫn luôn là người đồng hành, người thân tín, người chia sẻ của mỗi người chúng ta. Người đồng hành cùng chúng ta để chúng ta nh́n thấy con đường trước mắt mà đi tới. Người thân tín với chúng ta để chúng ta quên đi quá khứ, dù quá khứ thế nào đi nữa. Người chia sẻ với chúng ta niềm vui, hạnh phúc, và cả những đau khổ, tội lỗi của thân phận con người.

Tin mừng Chúa nhật thứ năm mùa Chay thức tỉnh mỗi người nơi tận cơi ḷng của họ "Ai trong các ngươi sạch tội...", đồng thời khơi lên niềm hy vọng, hướng về tương lai "hăy đi, từ nay đừng phạm tội nữa". Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, luôn mở ra cho chúng ta con đường hy vọng, hướng tới tương lai.

Lạy Chúa,

Xin tha thứ tội lỗi chúng con.

Nguyện Chúa tha thứ những mối bất ḥa, những sự chia rẽ,
v́ chúng con chỉ thấy cái rác trong con mắt người anh em
mà không lấy cái xà trong con mắt ḿnh ra trước.

Nguyện xin Chúa tha thứ
v́ chúng con sợ liều ḿnh, sợ mất mặt, sợ phải chết.
Nguyện Chúa tha thứ cho chúng con
như chúng con tha thứ
những người mắc nợ và chơi xấu chúng con.

Xin đừng để chúng con phải thua chước cám dỗ.
Chúng con hay nghĩ rằng ḿnh khá hơn người khác.
Nguyện cho chúng con đừng kiêu hănh
v́ những thành tích đạt được
hay tuyệt vọng v́ những điều chưa thực hiện xong.

Xin đừng để chúng con ủ rủ, âu sầu, chán chường thù ghét ai.
Nhưng xin cứu chúng con cho khỏi ác thần.
Nguyện Chúa cất xa hiểm hoạ chiến tranh.
Mạng sống chúng con
cũng như mạng sống của mọi người thân yêu
đều ở trong tay Cha,
đôi bàn tay ưu ái chăm lo cho chim trời và hoa ngoài đồng.

Chúng con phó dâng cho Cha, và trọn niềm tha thiết tin yêu.

 
Nh
ư Hạ op

NẾU HẠT GIỐNG CHẾT ĐI
(Ga 8,1-11)

Con người muôn đời vẫn ưu tư về đau khổ và cái chết. Đó là một cản trở lớn cho niềm tin vào Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa toàn năng và thương yêu con người, tại sao người lành phải đau khổ ? Bởi đó niềm tin Thiên Chúa cũng gặp bế tắc. Bế tắc đó chỉ có thể được khai thông nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đă đem lại cho đau khổ và cái chết một ư nghĩa lớn lao nhờ chia sẻ sâu xa thân phận bi đát của con người. Thân phận con người cũng như hạt giống phải chết đi mới sinh nhiều hoa trái. Đau khổ và sự chết của Đức Giêsu trở thành cần thiết cho một mùa màng lớn lao tức là ơn cứu độ muôn dân. Người chính là hạt giống Thiên Chúa gieo xuống trần gian. Cát bụi trần gian đă vùi lấp con người nhỏ bé của Người. Nhưng người sẽ trỗi dậy, vươn cao như bầu trời, đem niềm hi vọng đến muôn dân.

BỨC TRANH VÂN CẨU

Người Hi lạp ái mộ, “muốn gặp Đức Giêsu” (Ga 12:21). Như thế họ đă có ḷng khâm phục và muốn tin tưởng vào Chúa. “Trong Tin Mừng Gioan, gặp có nghĩa là tin. Đức Giêsu cho biết họ sẽ gặp Người nếu họ tin vào Người ngang qua cái chết” (Disciples in Mission 1999:22). Nghĩa là họ sẽ gặp Người trong vinh quang trên khổ giá. Bởi vậy thay v́ trả lời trực tiếp, Đức Giêsu đă nói lên một sự thật. Giờ gặp Người là lúc Người bước vào vinh quang : “Đă đến giờ Con Người được tôn vinh”(Ga 12:23). Nhưng vinh quang đó phải ngang qua khổ giá. Đúng hơn, chính trên khổ giá, chính lúc chương tŕnh cứu độ được thực hiện, vinh quang Thiên Chúa tỏa sáng. Niềm tin của những người Hi lạp phải ngang qua thập giá mới đạt được. Đó là lư do tại sao Đức Giêsu nói với các môn đệ về sự thật trên bước đường theo Chúa.

Muốn theo Chúa, tiên vàn “Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó” (Ga 12:26). Thầy leo lên khổ giá, môn đệ không thể đứng dưới nh́n lên như khách bàng quan. Khi leo lên khổ giá, Thầy sẽ trở thành một sức mạnh thu hút tất cả môn đệ lên theo. “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Nghĩa là “Người sẽ kéo các tín hữu đi theo Người lên thập giá bằng cách để cho họ phải bị thù ghét, phải chịu bách hại như Người” (Thánh Kinh Tân Ước 1995:448). Thày đă hi sinh cuộc sống trần gian cho môn đệ. Nếu muốn tiếp tục làm môn đệ Thày, họ không thể không biết đến thang giá trị giữa sự sống trần gian và sự sống vĩnh cửu. Thày nói rơ : “Ai yêu quí mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất; c̣n ai coi thường mạng sống ḿnh ở đời này, th́ sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12:25). Tại sao phải hi sinh tới mức đó ? Hi sinh như thế có thực tế không ? Theo Thầy làm ǵ cho khổ ? Phục vụ Thày có được lợi ǵ đâu ?

Nhưng Đức Giêsu nói : “Ai phục vụ Thầy, th́ hăy theo Thầy” (Ga 12:26). Theo Thầy để bước lên khổ giá, tức là bước vào vinh quang, sẽ chiếm được t́nh yêu Chúa Cha như Thầy. Đó là điều quả quyết : “Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quí trọng người ấy” (Ga 12:26). C̣n ǵ giá trị hơn t́nh yêu của Chúa Cha ? Đó là nguồn suối duy nhất phát sinh mọi hồng ân, tự do và hạnh phúc. Chính v́ giá trị tuyệt vời đó, Đức Giêsu đă nhận được tất cả sức mạnh để xông vào cuộc chiến với Satan. Người mạnh đến nỗi “giờ đây thủ lănh thế gian sắp bị tống ra ngoài!” (Ga 12:31).

Dù sao, trong t́nh thế hiện tại, Đức Giêsu cũng vẫn là con người. Đứng trước cái chết, Thầy cũng cảm thấy luống cuống. “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói ǵ đây ?”(Ga 12:27). Thầy rùng ḿnh kinh khiếp. Tất cả thân thể Thầy nổi da gà. Thầy nh́n vào ḿnh quá kỹ. Bởi thế Thầy không thấy lối thoát. Thày thấy chóng mặt, quay cuồng với những ưu tư về chính ḿnh. Chợt một tia sáng bừng lên dẫn theo một tiếng nổ long trời (Ga 12:29). “Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống : ‘Ta đă tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ c̣n tôn vinh nữa !’ (Ga 12:28). Đó là tiếng Chúa Cha trả lời tâm nguyện vâng phục của Chúa Con (c.28), một sự vâng phục dẫn Đức Giêsu vào màn đêm tăm tối của đau khổ. “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đă phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục ; và khi chính bản thân đă tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 5: 8-9). Nhưng chính lúc đất trời nối liền, quyền lực âm phủ tiêu tan. “Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này” (Ga 12:31), một cuộc phán xét sẽ cho thấy tất cả bộ mặt thật của ác thần. Thật là khủng khiếp !

Đối với những ai vâng phục như Đức Giêsu, không hề có phán xét. Trái lại một giao ước mới, giao ước t́nh thương sẽ được thiết lập (Gr 31:31). Họ sẽ nghe những lời âu yếm : “Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, c̣n chúng sẽ là dân của Ta” (Gr 31:33). Như thế một tương quan mới đă được thiết lập. “Chính nhờ đau khổ, cái chết và phục sinh của Đức Giêsu và Thánh Linh hiện xuống, dân Chúa đă bước vào một tương quan mới” (Disciples in Mission 1999:22) với Thiên Chúa t́nh yêu.

RAU NÀO SÂU ẤY

Cuộc đời Đức Giêsu quả thật như “bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” (Cung Oán Ngâm Khúc). Nhưng ngược với nàng cung phi bị ngă gục dưới thực tế đau buồn, Đức Giêsu đă trỗi dậy, “đem lại một ư nghĩa mới cho đau khổ và cái chết, v́ qua đó, Người đă đem lại ơn cứu độ cho toàn thế giới” (Disciples in Mission 1999:23). Đó là một chiến thắng lớn lao, đem lại nguồn hứng khởi cho nhân loại. Đức Giêsu là một hạt giống đă chết đi, sinh được nhiều hạt khác (Ga 12:24) là cộng đoàn các Kitô hữu. Từ đó, nhờ sự kết hợp với Người, Kitô hữu sẽ cống hiến cho thế giới cả một mùa màng vô cùng tốt đẹp. Nói khác, “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, th́ người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 15:5). Thầy chính là năng lực, là ư nghĩa sau cùng của mọi nỗ lực thắng vượt đau khổ và sự ác.

Thực ra, tự bản chất, đau khổ vô nghĩa. Sở dĩ đau khổ có ư nghĩa v́ đó là một phương tiện để ĐGS chứng tỏ t́nh yêu của Người với Chúa Cha và nhân loại. Ngày nay vẫn có nhiều môn đệ Chúa Kitô biết lợi dụng những đau khổ như là con đường đi tới vinh quang. Dù phải vào tù hay có thể bị lây nhiễm những bệnh nguy hiểm, họ vẫn một ḷng xả thân cho đồng loại. Họ là những người đang chiến đấu cho quyền làm người, đang âm thầm hi sinh cho những người nghèo, chăm sóc những người già, bệnh tật, những trẻ em mồ côi.Không có những gương hi sinh như thế, không biết nhân loại sẽ đi tới đâu.

Những môn đệ Chúa Kitô đó đang nỗ lực thiết lập nền tảng giao ước mới trong ḷng mọi người, đang lợi dụng “cơ hội tuyệt vời để khởi đầu xây dựng một mối tương quan vĩnh hằng và thân mật với Thiên Chúa” (Gr 29:11; 32:38-40) (Life Application Study Bible 1991:1345). Họ đang học vâng lời như Đức Giêsu, dù có phải hi sinh chính mạng sống. Chính sự vâng lời ấy sẽ kiện toàn con người và đưa họ tới mức hoàn hảo hay trưởng thành như Đức Kitô. Nói khác, vâng lời không hề gợi lên ư hướng tiêu cực, nhưng hoàn toàn đẩy con người vào một chiều hướng giao ước mới đặt nền tảng trên Đức Kitô (Dt 8:6). Vâng lời như thế, họ sẽ thấy phải “từ bỏ luật lệ khắc nghiệt của cái tôi muốn lấy ḿnh làm trung tâm” (Life Application Study Bible 1991:1905). Trung tâm cuộc đời phải là Thiên Chúa, Đấng giải thoát con người khỏi những ràng buộc của cái tôi cồng kềnh.

Rời xa trung tâm đó, con người ch́m vào những tham vọng ngông cuồng. Dominic Kataribabo, người lănh đạo giáo phái Tái lập Mười Điều Răn bên Uganda, đă “dùng những thủ đoạn thô bạo tống tiền và đ̣i hỏi tuyệt đối vâng lời những người lănh đạo của giáo phái” (VietCatholic 28/3/2000). Cuối cùng ông dồn hằng trăm người vào chỗ chết bằng cuộc sát hại tập thể. Đau khổ như thế có dẫn tới vinh quang không ? Hạt giống đă chết đi, nhưng hoa trái nào đă sinh ra ?

 
Nh
ư Hạ op

CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ
(Ga 8,1-11)

Giá trị phụ nữ hôm nay đang được phục hồi. Nhưng từ 2000 năm trước, Đức Giêsu đă mạc khải giá trị ấy qua một hành vi rất can đảm và khéo léo khi t́m cách cứu sống nguời đàn bà ngoại t́nh trước đám đông đang gào thét đ̣i lấy mạng.

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG.

Giữa một xă hội đầy ắp những người thích xoi mói vào đời tư người khác, Đức Giêsu không thể tránh được những thách đố từ phía những người vẫn tự cho ḿnh là đạo đức. Chỉ những người đạo đức như “các kinh sư và người Pharisêu” mới có quyền bắt người phụ nữ ngoại t́nh đến tŕnh diện “trước mặt Đức Giêsu.” (Ga 8:3) Trong khi bắt người vi phạm luật, “các nhà lănh đạo Do thái đă khinh thường luật. Luật đ̣i phải ném đá cả hai bên ngoại t́nh (Lv 20:10; Đnl 22:22), tại sao họ lại chỉ bắt người phụ nữ mà thôi ? Họ đă dùng chị như một cái bẫy đánh lừa Đức Giêsu. Nếu Đức Giêsu nói không nên ném đá người phụ nữ, họ sẽ tố cáo Người lỗi luật Môsê. Nếu Người khuyến khích họ xử tử chị, họ sẽ báo cáo lên chính quyền Rôma, v́ người Do thái không được phép xử tử ai (Ga 18:31).” (Life Application Study Bible 1991:1892) Họ đă xử sự bất công khi chà đạp nhân phẩm phụ nữ. Không c̣n một lối thoát nào cho chị ! Người ta vít kín mọi lối ra. Thật là tuyệt vọng !

Đức Giêsu không thể chịu đựng nổi trước hành vi bất công như vậy. Người cũng không muốn ai lợi dụng cơ hội đen tối này để vùi dập danh dự và mạng sống người phụ nữ xuống bùn đen. Chắc hẳn họ đă mất rất nhiều thời giờ bàn luận mới có thể nghĩ ra mưu kế sâu hiểm đó. Kết quả thật trái ngược. Người cố ư lợi dụng thời cơ để tô điểm và nâng cao địa vị trước mặt quần chúng, lại bị bẽ mặt. Mưu kế đó chỉ là bức nền đen làm nổi bật nét vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa. Đức Giêsu vô cùng sáng suốt. Trước cơn điên cuồng khát máu của những đầu óc nệ luật, chỉ cần một câu hỏi dội ngược là tất cả mưu kế thâm độc bị phơi bầy: “Ai trong các ông sạch tội, th́ cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” (Ga 8:7) Đúng là gậy ông đập lưng ông ! Một cú đập như trời giáng ! Tất cả đám đông choáng váng. Những người lănh đạo không sao xoay sở kịp. Thế là “họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi” (Ga 8:9) Trong số những người lớn tuổi, chắc chắn phải có “các kinh sư và người Pharisêu”. Cả một khoảng trống bỏ lại. Cả một khoảng trống trong tâm hồn những người đă bỏ đi v́ xấu hổ hay v́ ân hận. Câu hỏi ngắn ngủi nhưng cũng đủ sức xoáy sâu vào ḷng người và tạo ra một khoảng trống không sao lấp đầy được.

Khoảng trống phơi bày trước mặt : “chỉ c̣n lại hai con người: yếu hèn và đầy ḷng thương xót.” (Thánh Autinh, KTTƯ 1995:428) Họ bỏ đi, không dám lên án chị nữa. Đức Giêsu c̣n ở lại để tỏ ḷng xót thương, chứ không phải lên án. Mặc dù chỉ ḿnh Người có quyền lên án, nhưng chưa đến lúc. “V́ tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian.” (Ga 12:47) Thời gian trên mặt đất là thời kỳ của ḷng thương xót. Nhưng “các kinh sư và người Pharisêu” đă lợi dụng thời gian đó để ḍ xét và lên án con người. Họ lôi ra bao nhiêu lề luật bảo đảm và biện minh cho hành động của ḿnh. Tất cả đều phát xuất từ đầu óc duy luật : “Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng người đàn bà đó.” (Ga 8:5) Ngược lại, Đức Giêsu khẳng quyết với người phụ nữ : “Tôi không lên án chị đâu !” (Ga 8:11) Không những không lên án, Đức Giêsu c̣n muốn cứu chị nữa : “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !” (Ga 8:11) Chúa muốn chị tránh xa con đường diệt vong. Chắc chắn sau khi ra về, chị vô cùng sung sướng. Cả một luồng khí mới xâm nhập con người chị. Cả một tương lai mở ra trước mắt. Chúa muốn, tất nhiên Chúa cũng ban ơn để chị có thể thực hiện điều đó. Thực tế, căn cứ vào đâu Đức Giêsu có thể khẳng quyết với chị như thế ? Lề luật nào bảo đảm cho lời nói của Người ?

Không có luật nào ngoài sức mạnh t́nh yêu ! Đức Giêsu là tất cả sức mạnh t́nh yêu Thiên Chúa. Sức mạnh đó rất rơ nét khi Chúa tha thứ cho người phụ nữ ngoại t́nh. Không phải Chúa chỉ tha thứ cho chị khi Người c̣n sống trên trần gian, nhưng c̣n tha thứ và cứu vớt cả những ai thành tâm thiện chí khi Người đă về trời. Bằng chứng một người tội lỗi khét tiếng như Phaolô đă được ơn sám hối. Sau khi bị Chúa chiếm đoạt, ông tâm sự : “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt tḥi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. V́ Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” (Cl 3:8-9) Chắc chắn như Phaolô, người phụ nữ ngoại t́nh cũng dốc quyết : “Tôi chỉ chú ư đến một điều, là quên đi chặng đường đă qua, để lao ḿnh về phía trước,” (Pl 3:13) phía có Đức Kitô nhân hậu. Chị khiếp quá rồi. H́nh ảnh đám đông xô đến như muốn xé xác chị ra trăm mảnh không bao giờ có thể phai mờ khỏi tâm trí chị. Chị muốn bịt tai lại để khỏi nghe tiếng gầm thét của đám đông, để lắng sâu nghe lời tha thứ đầy lân ái của Chúa.

PHẨM GIÁ PHỤ NỮ.

Thái độ Đức Giêsu đă thay đổi hẳn cục diện. Một ḿnh Người dám đứng hẳn một phe chống lại đám đông đang lên án người phụ nữ. Người đă trả lại địa vị và giá trị đích thực cho người phụ nữ. “Chúa Kitô vượt qua mọi qui định thịnh hành trong văn hóa thời đại Người, duy tŕ đối với người nữ một thái độ cởi mở, tôn trọng, tiếp rước, dịu hiền. Như vậy Chúa Kitô tôn trọng nơi người nữ cái phẩm giá họ luôn có được trong kế hoạch và trong t́nh yêu của Thiên Chúa.” (Gioan Phaolô II, VietCatholic 20/3/2001) Khi lên tiếng bênh vực cho giá trị phụ nữ ngoại t́nh, Đức Giêsu đă xuất hiện như một vị cứu tinh đầy nhân hậu. Chỉ cần một lời nói, Người dă có thể cứu được mạng người và trả lại cho nữ giới tất cả giá trị cao cả. Cho tới nay giá trị đó vẫn chưa được nh́n nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Quả thực trong lịch sử nhân loại, “người nữ góp phần không thua kém người nam, và thường là trong những điều kiện khó khăn hơn nhiều.” (Gioan Phaolô II, VietCatholic 20/3/2001) Trong mọi lănh vực văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, xă hội, gia đ́nh đều có mặt phụ nữ với “những phong phú thuộc tính đa cảm của chị, thuộc trực giác của chị, thuộc ḷng quảng đại của chị và thuộc sự kiên nhẫn của chị.” (Gioan Phaolô II, VietCatholic 20/3/2001) Tất cả những đức tính ấy đều mang tính ngôn sứ. Quả thực, phải có những đức tính như thế, phụ nữ mới có thể hoàn thành sứ mệnh lớn lao của ḿnh. Chính Đức Maria đă trở thành một ngôn sứ vĩ đại của Thiên Chúa trong khiêm cung khi tự nhận ḿnh là “nữ t́ hèn mọn” (Lc 1:48). Mẹ đă sinh sản và bảo tồn sự sống là chính Đức Giêsu. Các phụ nữ cùng chia sẻ sứ mệnh cao cả ấy với Đức Maria khi hiến tặng những người con tuyệt vời cho Thiên Chúa và nhân loại.

Phụ nữ trên thế giới hôm nay đang tranh đấu cho quyền làm người của ḿnh để có thể đóng góp tích cực và hữu hiệu hơn nữa trong công cuộc xây dựng thế giới và Giáo hội. Muốn thế, mọi người phải “tôn trọng đầy đủ căn tính phụ nữ, không những qua sự tố giác những kỳ thị và những bất công, mà c̣n và hơn hết qua một dự án thăng tiến khởi đi từ việc có ư thức đổi mới và phổ biến về phẩm giá phụ nữ” (Gioan Phaolô II, VietCatholic 20/3/2001) Sau bao nhiêu thế hệ tranh đấu, Công Ước Liên Hiệp Quốc 1979 và mới đây thêm vào một số điều luật bảo đảm cho phụ nữ quyền b́nh đẳng và khiếu nại tới LHQ nữa những kỳ thị giới tính, quấy rối t́nh dục và nhiều vấn đề khác. (VietCatholic 25/12/ 2000) Tại nhiều quốc gia trên thế giới, phụ nữ c̣n bị thiệt tḥi hơn nam giới. Bao lâu c̣n bất công, c̣n phải tranh đấu.

Người tranh đấu mạnh mẽ nhất cho nhân quyền phụ nữ chính là Đức Giêsu. Phải có một cái nh́n bao dung và cao cả như Đức Giêsu mới có thể giải phóng phụ nữ khỏi những bức bách hiện tại. Chính Người cho phụ nữ sức mạnh “bắt buộc tái xác định những hệ thống, có lợi cho những diễn tiến nhân đạo hóa, biểu thị đặc tính riêng ‘cho nền văn minh t́nh yêu.” (Gioan Phaolô II, VietCatholic 18/3/2001) Không ai có khả năng xây dựng một nền văn minh sự sống, văn minh t́nh yêu hơn người phụ nữ. Hơn lúc nào, phụ nữ cần phải được chuẩn bị và ư thức về vai tṛ vô cùng quan trọng đối với tương lai nhân loại.


Fr. Jude Siciliano OP

Ngài đă mở một viễn cảnh mới

Thưa quí vị,

Dân Israel trong bài đọc thứ nhất và người đàn bà trong bài tin mừng đều ở những hoàn cảnh tương tự như nhau. Cả hai đều là nạn nhân của các vụ bê bối. Dân Israel đang bị lưu đày và người đàn bà sắp bị ném đá v́ những hành vi xấu xa của ḿnh. Cả hai đều đang bị trừng phạt hay sắp bị trừng phạt không có lối thoát, nếu như Chúa không ra tay can thiệp để chấm dứt thảm cảnh, cho họ và cho cả chúng ta. Nhưng xin hăy coi lại những điều tiên tri Isaia đă nói với dân Israel.

Phân đoạn này là về thời lưu đày của dân Israel tại Babylon. Mặc dù nguyên nhân lịch sử có tính cách chính trị, nhưng dưới nhăn quan của tiên tri Isaia là bởi v́ dân đă bất trung với giao ước của Thiên Chúa. Họ đă không tuân giữ các giới răn Chúa truyền. Họ đă bội thề lời giao kèo kết nghĩa giữa Thiên Chúa và cộng đồng dân cư. Như vậy chúng ta hiểu ra lư do bài đọc đă được chọn cho Chúa Nhật hôm nay. Giống như bài tin mùng, bài đọc này đă đưa ra một trường hợp bất trung, ngoại t́nh, và lời đáp trả của Thiên Chúa..

Người Do thái khi nghe đọc các lời của sách tiên tri Isaia th́ tức khắc luơng tâm tôn giáo của ḿnh bị khuấy động. Họ tưởng nhớ đến một qúa khứ nhức nhối của dân tộc. Chúa đă giải phóng tổ tiên họ khỏi cảnh lầm than Ai cập, đưa qua Biển Đỏ khô chân (vạch một con đường đi giữa đại dương). Đồng hành với cha ông họ trong sa mạc (mở một con đường ngay giữa sa mạc, khơi dậy những ḍng sông tại vùng đất khô cằn). Bốn mươi năm chăm sóc họ trong hoang địa, cho bánh ăn khi đói, cho nước uống khi khát. Đánh bại mọi dân,mọi nuớc, mạnh hơn họ gấp trăm lần để họ được an cư lạc nghiệp trong đất hứa. Nhưng nay là một lời phản bội, một cuộc phát lưu không ngày trở về, hoàn toan vô vọng. Dầu vậy tiên tri đă dùng lời lẽ quen thuộc của giai đoạn lưu đày để khai mở một hy vọng, bất chấp một hoàn cảnh đang tuyệt vọng: “Ta sắp làm một việc mới”. Trong qúa khứ Chúa đă giải thoát cha ông họ, th́ nay Chúa lại giải cứu dân tộc họ một lầm nữa. Sự thực, Ngài đă nói cho họ nghe : “Đừng nghĩ đến qúa khứ, đừng nhớ đến những việc đă qua, này ta sẽ làm mọi sự nên mới” hay nói cách khác : “Chúng con chưa xem thấy hết mọi sự đâu !” Chẳng đạo binh nào, chẳng chiến xa nào, chẳng kỵ mă nào có thể thắng được Thiên Chúa này đâu ! Kẻ lưu đày sẽ được trở về, người nô lệ sẽ được tự do, mặc dầu mọi sự xem ra bế tắc .

Mùa chay đă đến giờ kết thúc. Chúa nhật tới là Lễ Lá, sau đó là tuần thánh. Tâm t́nh chúng ta có lẽ thất vọng khi nghĩ rằng ḿnh đă thất bại trên con đường thiêng liêng, quyết tâm trở về với Chúa chỉ nhúc chích xe ḅ. Khi khởi sự mùa chay đầu óc đầy ắp những dự tính, những chương tŕnh hành động, những cải tổ, những kinh hạt. Bây giờ tất cả gần như tan thành mây khói. Chúng ta hạ quyết tâm sẽ lớn mạnh về tinh thần, cạo rửa lương tâm, liên đới với tất cả những ai nghèo khó, khắp mọi nơi, mọi thời đại, muốn đơn giản hóa đời sống cho gần với láng giềng, với Thiên Chúa. Tóm lại chúng ta muốn nên thánh, nên trọn lành trong mùa chay này. Nhưng tất cả đều như trống rỗng hoặc chẳng được bao nhiêu thay đổi kể từ thư tư lễ tro. Chúng ta lại trở về với con người cũ, ích kỷ, tham lam, kiêu ngạo. Lặp đi lặp lại lốisống cũ, rượu chè, cờ bạc, trai gái, lừa đảo . Chúng ta lại sống đúng như dân Do thái lưu đày, một con đường xa lắc xa lơ khỏi quê hương chân thật, khỏi mái nhà chân chính, khỏi bản năng thánh thiện. Đúng, chúng ta vẫn như thế đó. Chưa có chi gọi là đổi thay như Chúa muốn.

Vậy th́ làm thế nào chúng ta trở lại được “quê hương” ? Liệu chúng ta muốn từ bỏ chỗ đứng hiện thời mà cất bước trở về không ? Con đường th́ dài và gập ghềnh khó khăn. Nó sẽ đem chúng ta đến những nơi chúng ta chưa tùng quen biết. Chúng ta muốn tiến bước không ? Chắc chắn nó đ̣i hỏi nhiều hy sinh, nhiều dấn thân, nhiều mạo hiểm. Liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận ? Hay chúng ta lại cho là qúa muộn rồi ? Hay chúng ta lại muốn ở lỳ trong nơi lưu đày tội lỗi ?

Bài đọc tiên tri hôm nay nói rơ Thiên Chúa đă trông thấy chúng ta trong nơi lưu đày và Ngài biết nơi đó không phải là quê hương chân thật của chúng ta. Ngài không thể làm ngơ trước hoàn cảnh đó . V́ vậy, điều ǵ Ngài làm trong qúa khứ, Ngài sẽ thực hiện cho chúng ta bây giờ. Ngài sẽ gọi chúng ta ra khỏi chốn lưu đày, Ngài sẽ mở một lối cho chúng ta băng qua, mặc dù là khó khăn. Trên đường về Ngài cũng cung cấp kương thực để chúng ta không thoái chí nản ḷng. Cho nên tốt nhất là chúng ta nghe lời cổ vơ của tiên tri Isaia, đứng dậy can đảm bước một bước quyết định trên con đường trở về. Thiên Chúa sẽ nhanh chóng giơ tay nâng đỡ chúng ta trong những bước tiên khởi đầy khó khăn này. Ngài sẽ gởi nhiều nghị lực, nhiều trợ giúp để chúng ta đủ can đảm đổi thay cuộc đời như tiên tri đă hứa : “Ta đă gầy dựng cho dân này, chúng se ngợi khen Ta”. Chúng ta là dân Người, chính tay Ngài dựng nên và v́ vậy chúng ta thật đáng gía trước tôn nhan Ngài.

Chúng ta sẽ từ bỏ kiếp nô lệ nào đây ? Có lẽ là x́-ke, ma túy, dâm ô, trác táng, cờ bạc, tham sân si ! Chúng ta sẽ trở về bằng con đường nào ? ăn chay, cầu nguyện, bố thí, tỉnh thức, thương yêu ! Chúng ta hăy từ bỏ lối sống ích kỷ đầy tiện nghi hiện đại, để dấn thân vào hang cùng ngơ hẻm của thành phố, làng mạc, cứu vớt những ai cần cứu vớt, trợ giúp những ai cần trợ giúp. Nhiều ngôi nhà t́nh thương đang chờ được xây dựng, nhiều em bé bụi đời cần các bàn tay dẫn dắt, nhiều cụ ǵa cô đơn cần lời an ủi, nhiều mẹ góa con côi cần miếng cơm manh áo ! Con đường trở về không dễ dàng, nhưng Thiên Chúa luôn trung tín với lời hứa của Ngài.

Câu chuyện tin mùng nói rơ hơn về ḷng trung tín đó, nhưng lần này qua ngôn từ và cử chỉ của Đức Giêsu Kitô. Ngôi Lời nhập thể. Người đàn bà bị bắt qủa tang phạm tội ngoại t́nh và cả các kinh sư, luật sĩ, những kẻ tố cáo chị ta đều được tha bổng, đều được kêu mời trở về quê hương chân thật ! Người đàn bà không có tên, các kinh sư luật sĩ cũng không ai có tên. Điều đó có nghĩa ǵ ? Có phải họ đại diện cho ṭan thể nhân loại, đàn ông cũng như đàn bà ? Và quan ṭa chính là Thiên Chúa trong con người của Đức Giêsu Kitô. Ngài chẳng kết án ai, chỉ nói một lời đơn giản: “Ta cũng chẳng kết án chị, hăy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Ôi ḷng thương xót Chúa thật bao la vĩ đại ! Kết án chị ta, tiêu diệt chị ta, xóa sổ chị ta khỏi mặt đất ví phỏng có ích lợi ǵ ! Nhưng nếu được tha bổng, được sống làm lại cuộc đời, th́ đó qủa là một tương lai, một xây dựng lớn cho nhân loại, con đường về quê hương mở rộng trước mắt chị và trước mắt chúng ta, trước mắt loài người.

Thánh Gioan chú ư về thời gian. Đó là vừa tảng sáng. Tảng sáng của công tŕnh tạo dựng, cho chị đàn bà và cho cả chúng ta. Chúa nói trong bài đọc thứ nhất: “…hăy coi Ta làm mới mọi sự”. Và lời dạy của Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta thấy Thiên Chúa đang làm mới cái ǵ cho chúng ta. Những công tố viên của chị đàn bà cố gắng gài bẫy Ngài bằng câu hỏi hóc búa : “Ném đá hay để sống?” Nếu Chúa trả lời: Ném đá. Th́ chính Ngài sẽ bị quân lính La mă tiêu diệt trước, bởi họ đă ngăn cấm người Do thái hành quyết một ai mà không do họ xét xử. Nếu Ngài nói “để sống”, th́ Ngài ngang nhiên vi phạm luật Môsê.

Câu trả lời của Chúa Giêsu thật gây ngỡ ngàng : “Ai trong các ông thấy ḿnh vô tội, th́ hăy ném đá chị ta trước đi!” Bản án quay ngược lại nhắm thẳng vào các luật sĩ, kinh sư. V́ chẳng ai vô tội trước mặt Thiên Chúa. Càng sống lâu, càng lắm tội, càng lắm gian tham. Cho nên những người đầu bạc bỏ đi trước. Hoàn cảnh thật là trớ trêu. Nhựng nó lại là thực tại của thế gian này. Người ta kết án người khác, nhưng chính họ lại là tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Chẳng ai trong chúng ta có lương tâm trong sạch để có thể kết án người khác. Chỉ có lương tâm của chúa Giêsu là thanh sạch. Nhưng Ngài lại chẳng kết án, mà lại tha bổng để ban cho chúng ta một cơ may trở về với Thiên Chúa và trở về với chính ḿnh.

Chẳng cần nhiều lời đễ mô tả t́nh trạng lưu đày của mỗi linh hồn. Người Do thái cũng chẳng cần nhiều lời để nhắc nhớ đến thời gian nô lệ ở Babylon. Dấu chỉ t́nh trạng dó ở khắp chung quanh họ, ở khắp chung quanh chúng ta. Nhưng Chúa lại gởi lời Ngài đến cứu vớt. Nếu như các người Biệt phái và kinh sư đừng bỏ đi, mà đứng lại với chị đàn bà, chắc chắn họ cũng được nghe những lời yêu thương, lời giải phóng, có sức đưa chúng ta về quê hương thật : “Cả Ta nữa, Ta cũng không kết án chị, hăy đi và đừng phạm tội nữa”. Nhưng chẳng bao lâu, chính Chúa Giêsu lại bị kết án, bị cầm tù. Người ta lại t́m những bằng chứng khác, bằng chứng gian dối, gán cho Ngài rồi hô to : “Người này có tội, giết nó đi !” Như thế th́ tội của chị đàn bà, tội của kinh sư, luật sĩ, tội của chúng ta, của toàn thể nhân loại chính Ngài gánh lấy. Ngài phải chết để chúng ta được sống. Ngài phải bị cầm tù để chúng ta được tự do. Ngài đă mở một con đường mới ngay giữa những thương đau của Ngài.

Mùa Chay sắp kết thúc, Thiên Chúa sẵn sàng gạt sang một bên tội lỗi qúa khứ của Israel và dẫn đưa họ ra khỏi cảnh lưu đày về đất hứa chảy sữa và mật. Chúa Giêsu cũng sẵn sàng bỏ qua tội ngoại t́nh của chị đàn bà và mở ra cho chị một tương lai. Ngài cũng mở ra cho chúng ta một viễn cảnh hoàn toàn mới trong mùa Phục Sinh. Phần c̣n lại là phần của chúng ta : “Hăy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Amen.


Fr Jude Siciliano, OP.

THIÊN CHÚA MỞ RA CHO NHÂN LOẠI
CON ĐƯỜNG MỚI

Thưa quư vị,

Chẳng có nhiều câu chuyện đầy kịch tính như câu chuyện trong Phúc Âm hôm nay. Và cũng nhiều tính “gương mù”, đến nỗi các bản cổ xưa không ghi chép lại, thí dụ các bản Syria, Acmênia, tuy tính chân thật của nó không ai chối căi. Các giáo phụ cũng chia rẽ, bên Đông Phương tẩy chay, Tây Phương ủng hộ. Ngày nay, nhiều hệ phái Tin Lành không chấp nhận. Mở màn câu chuyện Chúa Giêsu đến đền thờ từ sớm, dân chúng quy tụ chung quanh Ngài. Ngài ngồi giảng dạy họ như một tôn sư. Chúng ta chẳng biết Ngài giảng dạy những ǵ, nhưng xem ra bài giảng không bị ngắt đoạn, nội dung minh bạch, hấp dẫn và lôi cuốn được nhiều thính giả. Ngày nay chúng ta cũng ṭ ṃ muốn biết Ngài dạy dỗ những chi !

Thế rồi bất ưng nhóm Biệt phái và Kư lục đem đến cho Người một vấn đề khó xử, biểu hiện trong người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh. Các Kư lục và Pharisêu tự nhận ḿnh là thầy dạy tôn giáo. Kư lục là các chuyên viên Kinh Thánh và lề luật. Pharisêu là nhóm đạo đức được dân chúng kính nể. Họ tỉ mỉ giữ các thói tục tôn giáo nhiệt t́nh. Đây là trường hợp lưỡng nan, va chạm đến quyền bính đạo đời và rất dễ bị phát hiện. Nếu Ngài xử theo lề luật Môsê (Lv 20,10; Đn 22, 13-24) đồng ư ném đá huỷ diệt chị ta th́ uy tín của Ngài sẽ bị tổn thương. Ngài luôn rao giảng ḷng thương xót và thường tiếp đón các tội nhân. Ngài c̣n thách thức người La Mă, bởi v́ dân Do Thái không có quyền lên án chết cho ai. Mặt khác, nếu Ngài tuyên bố tha bổng. Ngài vi phạm luật Môsê nặng nề, đồng t́nh với tội dâm loạn. Ư kiến nào cũng khó thoát khỏi cạm bẫy.

Những thính giả tân thời c̣n t́m thấy một nhân tố khác trong câu chuyện. Ở một buổi học hỏi Thánh Kinh tổ chức tại nhà xứ, chúng tôi cho đọc chuyện này. Người đọc vừa chấm dứt, một phụ nữ đứng lên hỏi: “Thế c̣n anh đàn ông đâu ? Nhảy bản Tango th́ cần hai người chứ ? Tôi dám cược những ông Kinh sư và Pharisêu đă thả anh ta !” Cả hội trường cười rộ. Câu hỏi của bà đúng lúc và hợp lư. Thế ra xưa nay, luật pháp hoàn toàn do phái mày râu lập ra cả, nên không thấy cái yếu kém của nó. Trong câu chuyện, người đàn bà không có tên. Các kẻ tố cáo chỉ dùng chị ta để gài bẫy Chúa Giêsu. Nhưng Thiên Chúa chẳng cho phép dùng “nhân phẩm” như một dụng cụ để đối xử với nhau. Trong sách Sáng thế kư. Thiên Chúa đă dựng nên loài người theo “h́nh ảnh và hoạ ảnh” (God’s image and likeness) của Ngài. Ngoài ra, Ngài c̣n thở hơi làm cho sống động. Hơi thở của Ngài là vĩnh cửu, bởi Ngài vĩnh hằng. Vậy không ai được phép chà đạp nhân phẩm người khác. Những người lănh đạo Do Thái lúc ấy đă thất bại trong giáo lư này. Họ không thấy h́nh ảnh Thượng Đế trong con người mà họ gọi là “mụ đàn bà này !”.

Đối với tội ngoại t́nh, chỉ cần hai người đàn ông làm chứng là đủ. Phụ nữ thật nhục nhă, họ đứng trong đám đông mà cảm thấy ḷng chua xót. C̣n chị đàn bà khỏi cần mô tả, chị cô đơn và xấu hổ. Tất cả sức mạnh lề luật đổ trên đầu chị. Cái chết mới cứu được chị khỏi xă hội nghiệt ngă này! Viết đến đây tôi lại nghĩ tới các tử tội trong khám đường. Họ đă ở đây lâu lắm rồi, 10 năm, 20 năm, hy vọng được thử nghiệm ADN, nhưng nghèo quá không có tiền chi trả, chỉ hy vọng suông vào các luật sư xem xét lại vụ án… Theo luật pháp Môsê, chị đàn bà có tội, chỉ c̣n chờ đợi người ta thi hành án cho chị ! Thật khủng khiếp ! Số phận đă được định đoạt. Đời sống của chị chỉ c̣n gang tấc. Cuối cùng sẽ chấm dứt. Mọi cánh cửa công lư đă khép lại. Nhưng những ḍng mở đầu của sách tiên tri Isaia hôm nay làm tôi ngỡ ngàng: “Thiên Chúa đă vạch ra một con đường giữa đại dương, một lối đi giữa sóng nước oai hùng…”

Chuyện dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than Ai Cập. Họ không có tương lai, bị áp bức trong bàn tay bạo tàn của các Pharaon xây thành Pitton và Ramset. Thiên Chúa đă mở cho họ con đường sống giữa biển Đỏ. Nhưng lần này tiên tri Isaia đă dùng h́nh ảnh đó để nói về cuộc lưu đày mới ở Babylon. Điều mà Thượng Đế đă làm cho tổ tiên, Ngài cũng sẽ làm cho họ và con cháu. Ngài sẽ bẻ găy mọi xiềng xích, phóng thích họ khỏi mọi ḱm kẹp hiện thời. Không có chi mà Thiên Chúa chẳng thực hiện được. Isaia khuyên nhủ tuyển dân đang thất vọng hăy nh́n vào lịch sử dân tộc và nhận ra những kỳ công Chúa đă làm cho đất nước. Không phải chuyện quá khứ nhưng là hiện tại và tương lai, cho nên đừng tuyệt vọng, trái lại, tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa. Ngài sẽ cứu thoát tuyển dân lần nữa.

Chuyện quá khứ không phải để hoài cổ suông mà hy vọng cho tương lai. Thiên Chúa sẽ bênh vực tuyển dân và sẽ hành động giải cứu: “Các ngươi đừng nhớ lại chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước. Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy sao ? Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc, khơi những ḍng sông tại vùng đất khô cằn. Loài dă thú, chó rừng và đà điểu đều sẽ tôn vinh Ta v́ Ta cho nước chảy ra ngay giữa sa mạc.”

Th́ ra số phận người phụ nữ ngoại t́nh hôm nay chính là hoàn cảnh của tuyển dân Israel thuở xưa. Chị cũng đang bị kẹt, không lối thoát như dân tộc Do Thái, cũng đang cần được giải thoát. Và Thiên Chúa sẽ mở con đường sống cho chị. Ngài sẽ thực hiện cho chị “một việc mới”. Giải pháp của Chúa Giêsu đúng là con đường đó. Lạ lùng vô cùng, mầu nhiệm khôn thấu ! Suy nghĩ về chuyện này nhiều người phải thú nhận: “Tôi đă chẳng thể vượt qua những khó khăn đó trong đời, nếu Thiên Chúa không giơ tay nâng đỡ và ban cho tôi nghị lực”. Đúng thế, nh́n lại các khủng hoảng trong cuộc sống, những trường hợp khốn khổ tưởng chừng không thể thắng được và sau khi đă qua khỏi, chúng ta mới nhận ra bàn tay cứu vớt của Thiên Chúa.

Thánh vịnh 23 nổi tiếng, hầu hết mọi người ưa thích và thuộc ḷng, mô tả rơ ràng bàn tay dẫn dắt đó của Thiên Chúa : “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn ǵ, trong đồng cỏ xanh tươi Người cho tôi nằm nghỉ… cây roi và cái gậy Ngài bảo vệ thân tôi, tôi vững dạ an tâm…” vậy th́ tiên tri Isaia đă không quá lời khi đoan chắc Chúa luôn về phe với chúng ta, đứng bên chúng ta và luôn luôn giải thoát. Chúng ta phải tin cậy vào Ngài, vào sự trợ giúp của Ngài, luôn sẵn sàng và hữu hiệu. Bất cứ quyền năng nào trói buộc dân Ngài, hiện tại hay tương lai Ngài đều bẻ găy. Nh́n kỹ hơn bản văn, Isaia tuyên bố Chúa đă thực hiện cho dân Do Thái đang lưu đày “điều ǵ” trên vùng đất khô cằn: “Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy sao?” Vậy th́ Ngài không cứu chữa người đàn bà này sao? Chị đang ở trong mảnh đất khô cằn, đang trong ṿng vây của những con chó sói tố cáo chị, muốn tiêu diệt chị? Muốn chị phải bị ném đá chết. Hơn nữa, chị đang là “miếng mồi” để họ gài bẫy Chúa Giêsu? Cho nên việc Thiên Chúa giải cứu là chắc chắn. Chị đứng một ḿnh, đối mặt với đám đông, hoàn toàn cô đơn và tủi nhục, sợ hăi và tuyệt vọng. Nhưng Chúa Giêsu đang ở với chị. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ giải thoát chị, làm cho chị “điều ǵ mới”. Thánh Kinh nói rằng Chúa ngồi xuống lấy ngón tay viết trên mặt đất. Qua ḍng lịch sử người ta đă ṃ mẫm đoán xem nội dung Ngài viết là những ǵ. Nhưng hoàn toàn thất bại. Điều Ngài viết không quan trọng. Nhưng từ giây phút yên lặng của Ngài, một lời tạo dựng đă được phán ra, hay dùng ngôn ngữ của Isaia: “nảy sinh”. Nghĩa là đúng như trong sách Sáng thế kư. Lời Chúa nói ra tạo dựng mọi sự.

Do đó, phép lạ hôm nay có liên quan với câu chuyện sáng tạo vũ trụ. Xin lưu ư, Phúc Âm thánh Gioan biểu hiện nhiều liên kết chặt chẽ với sách Sáng thế kư. Hai tác phẩm đều có câu mở đầu giống nhau: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất… (St). Từ nguyên thuỷ đă có Ngôi Lời… (Ga)”. Ngầm ư thánh Gioan cho độc giả hay Chúa Giêsu là Ngôi Lời, là Thượng Trí Đức Chúa Cha, luôn sáng tạo trời mới và đất mới, sửa chữa bản tính nhân loại hư hỏng và tội lỗi. C̣n tiên tri Isaia th́ chỉ ra rằng suốt lịch sử dân riêng của Thiên Chúa, Ngài luôn ở trong tiến tŕnh cứu chữa và tái tạo, luôn tha thứ lỗi lầm làm hoen ố h́nh ảnh Đấng Tạo Hoá ở trong chúng ta. Biến chúng ta thành một tạo vật mới. Nhờ lời Chúa Giêsu hôm nay, chị phụ nữ khốn khổ đă kinh nghiệm nơi bản thân ḿnh ḷng tha thứ của Thiên Chúa và trở nên một tạo vật thanh sạch và trong trắng. Cứ theo lề luật mà ném đá huỷ diệt chị ta, phỏng có ích lợi chi? Ban cho chị một tương lai, một cơ hội để làm lại cuộc đời và sửa chữa lỗi lầm là giải pháp của Đức Chúa Trời. Loài người chẳng thể tưởng tượng nổi. Đó cũng là phương án của ḷng thương xót Chúa cho mỗi linh hồn trong mùa Chay thánh thiện này. Tuy nhiên, sự huỷ diệt chưa bị xoá sổ hẳn. Sức nặng tội lỗi vẫn gây áp lực ghê gớm trên thân phận con người. Móng vuốt Satan vẫn bấu chặt vào số phận con người chúng ta: Rượu chè, đĩ điếm, âm mưu, lừa đảo, bất công, ức hiếp. Ngày nào, ở đâu, tính hiển nhiên của chúng vẫn rơ ràng trong xă hội. Cho nên dù thành công thế nào đi nữa trong việc tuân thủ chay tịnh, cũng không thể khiến chúng ta tự măn. Các bài đọc hôm nay là ch́a khoá để chúng ta suy niệm và giữ ḿnh, nhất là phải siêng năng cầu nguyện như Chúa Giêsu làm trong mùa Chay của Ngài. Trước bàn thờ Thánh Thể, chúng ta xin Chúa trợ giúp. Thánh vịnh đáp ca hôm nay dạy một mẫu mực nguyện cầu: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại, ta thấy ḿnh chan chứa một niềm vui”. Khi nh́n về quá khứ để nhận ra những việc Chúa làm cho ḿnh, chúng ta không dừng lại ở quá khứ, nhưng di chuyển đến hiện tại và tương lai, để suy gẫm công tŕnh cứu độ của Ngài qua Đức Giêsu Kitô. Hôm nay Ngài cứu chữa chị đàn bà ngoại t́nh, nhưng thế gian không hiếm những tội ghê tởm hơn như phá thai, giết người, trộm cướp, bê tha. Chúa Giêsu để các kẻ tố cáo người phụ nữ tự xét ḿnh và họ thấy bất xứng nên rút lui từng người một. Trước mặt Chúa, họ cũng phạm tội như chị. Nghĩa là trước mặt Chúa Giêsu không ai thanh sạch, cho nên không ai được phép tự nhận là quan toà đối với người khác, tất cả đều như chị phụ nữ. Tạ ơn Chúa, Ngài luôn luôn hiện diện để giải cứu mọi người. Chúng ta đă từng bị Satan cầm tù, đă từng bị xác thịt nhận ch́m trong ngục tối. Khi ra đi gieo giống trong nước mắt ăn năn, Thánh vịnh 125 nói: “Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”. Trong lời cầu nguyện, chúng ta nên bày tỏ niềm hy vọng Thiên Chúa sẽ dẫn đưa ḿnh qua miền đất khô cằn tương lai.

Thắc mắc cuối cùng là tại sao Isaia biết trước được Thiên Chúa đang dự tính điều chi mới cho tuyển dân Israel? Hay cho chị phụ nữ hôm nay? Hay cho mọi linh hồn khốn khổ? Phúc Âm trả lời, nơi Chúa Giêsu, là ḷng nhân lành của Thiên Chúa tỏ hiện. Ngài là ốc đảo (oasis) đầy nước mát, cây xanh, cho chị phụ nữ. Với Chúa Giêsu, lối sống mới trong lề luật đă khai mở, không phải bằng chi li tuân thủ, nhưng bằng Thần Khí ban sự sống. Thần Khí ấy mọi tín hữu đă tiếp nhận khi lănh Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, như những ḍng sông tươi mát trên đất khô cằn. Chúa Giêsu đă giải phóng chị phụ nữ khỏi cạm bẫy và tội lỗi: “Ta cũng không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Ngài cũng nói như vậy với mỗi chúng ta trong mùa Chay này. Ngài cũng giải thoát chúng ta khỏi quá khứ tội lỗi, làm sống lại h́nh ảnh Thiên Chúa trong mỗi người, ban cho chúng ta khả năng sống thanh sạch và thánh thiện. Người đàn bà ngoại t́nh có thể là đă chết, nhưng lời của Chúa Giêsu ban cho chị đời sống hoàn toàn mới. Mùa Chay này chúng ta cũng được hưởng ân huệ đó. Cho nên tiên tri Isaia có lư: Thiên Chúa sẽ thực hiện cho mỗi tín hữu “một việc mới” trong thời gian hồng ân diễm phúc này. Amen.


Fr Jude Siciliano, OP.

HĂY TẬP THA THỨ TRONG YÊU THƯƠNG
Ga 8, 1 – 11

Thưa quư vị,

Khi chúng ta lâm ṿng khổ luỵ, không tự cứu vớt được ḿnh, chúng ta thường rơi vào bàn tay những kẻ vô lại mà bề ngoài xem ra là mạnh thường quân. Thế hệ ông nội tôi di cư từ nước Y Đại Lợi sang Hoa Kỳ đă rơi vào trường hợp tương tự. Họ cập bến Ellis (New York). Các viên chức hải quan và biên pḥng đón tiếp họ, niềm nở giúp đỡ và đổi tiền địa phương cho họ tiêu dùng. Các người mới đến c̣n lạ lẫm với phong thổ và hệ thống pháp lư, nên đưa cho họ hết gia tài nhỏ bé của ḿnh, tin tưởng họ sẽ đổi thành tiền đôla qui giá. Ai ngờ khi vào đất liền, đem đôla ra dùng th́ toàn là giấy giả và các đồng xu cọc cạch chẳng ai thèm nhận. Các nạn nhân không dám hé môi, v́ sợ bị đuổi về. Hậu quả là các thế hệ con cháu nghi ngờ ḷng tốt của hết mọi người, nhất là khách lạ. Biết đâu dưới bộ điệu nhân hậu lại là những tay vô nhân, cướp bóc không biết nương nhẹ. Một tu sĩ kia vừa mất một số tiền chung của nhà Ḍng khi rời pḥng không quá mười phút, v́ bị gọi đi công tác. Trong nhà ḍng toàn người thánh thiện cả. Chẳng kiếm ra thủ phạm. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Vô số những người già có số vốn ít ỏi để nuôi dưỡng ḿnh những năm tháng c̣n lại, đều bị phá sản như thế. Những tay vô lại chẳng biết xót thương ai. Các nạn nhân chỉ c̣n ‘kinh nghiệm’ sự kiện mà nhủ ḿnh rằng : Một lần dại th́ dái (sợ) đến già, hoặc một sự bất tín, vạn sự chẳng tin.

Tất cả những điều này đưa chúng ta đến suy niệm bài đọc 1, Isaia hôm nay.

Khi rơi vào tuyệt vọng cần giúp đỡ th́ người ta phải chắc chắn rằng sự giúp đỡ đó là có thật và nhân hậu, chứ không giả vờ rồi lừa dối bóc lột. Dân tộc Israel cũng ở trong t́nh huống đó: Họ bị đế quốc Babylon hà hiếp, không lối thoát, bị đày đi làm tôi đ̣i ở thế kỷ thứ 6 TCN. Trăm cay ngàn đắng đè nặng trên vai. Họ kêu cầu Đức Chúa và Ngài ra tay giải thoát. Nhưng lấy ǵ làm bằng chứng? Isaia phải nhân danh Đức Chúa mà tuyên hứa: “Đây là lời Đức Chúa, Đấng đă vạch một con đường giữa đại dương, một lối đi giữa sóng nước oai hùng, Đấng đă cho xuất trận nào chiến mă, binh hùng tướng mạnh – tất cả đă nằm xuống mà không c̣n trỗi dậy.” Người phán như sau: “Ta sắp làm một việc mới, việc đó đă manh nha rồi, các người không nhận ra sao?” như thế Đấng giải thoát Israel phải đưa ra bằng chứng làm tin. Đấng phải tỏ ra uy tín của ḿnh là đáng tin cậy và chân thật. Nếu dùng ngôn ngữ cờ bạc th́ chúng ta nói Isaia đă đặt tất cả bảo chứng của Chúa lên bàn cân để dân tộc Israel xem xét và quyết định. Đấng là Thiên Chúa đă thực hiện những kỳ công vĩ đại cho tuyển dân khi họ ở trong kiếp nô lệ Ai cập. Ngài đă dẫn đưa họ ra khỏi nước đó, xẻ đôi ḷng biển để họ đi qua khô chân, phá huỷ đạo binh Ai cập đuổi theo. Như vậy, Lời Chúa là đáng tin cậy, bảo chứng của Ngài là vững chắc. Tuy nhiên Thiên Chúa không phải là của quá khứ, của thời oai hùng đă qua, mà là Thiên Chúa của thời hiện tại, thời của tuyển dân đang chịu đi lưu đày ở đế quốc babylon. Isaia nói thay Thiên Chúa trong ngôi thứ nhất: “Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện thời xưa, chớ quan tâm về những việc đă qua. Này ta sắp làm một việc mới.” Việc xuất hành lần thứ nhất đă là vĩ đại, xuất hành lần thứ hai vĩ đại hơn. Sự việc đă bắt đầu: “Việc đó đă manh nha rồi, các ngươi không nhận ra sao?” lần xuất hành khỏi kiếp nô lệ Ai cập, Thiên Chúa đă chuẩn bị cho tuyển dân con đường trong sa mạc, với manna và nước uống thích hợp cho cuộc ra đi. Trong rừng rậm thú dữ không hề làm hại họ. Nước từ trong mạch đá chảy ra dồi dào cho họ uống thoả thuê.

Như vậy Isaia muốn nói với tuyển dân Dothái: quư vị hăy đánh giá bảo chứng của Thiên Chúa. Khi cha ông chúng ta ở Ai cập, khô héo v́ lầm than. Thiên Chúa đă đến cứu giúp và dẫn đưa các ngài qua các nẻo đường trong sa mạc và làm nhiều dấu lạ điềm thiêng để họ có thể trở về quê cha đất tổ ở Canaan. Th́ bây giờ xin đừng tuyệt vọng trong hoàn cảnh hiện tại. Thiên Chúa sẽ cứu vớt anh em lần nữa. Tội bất trung của anh em đă d́m sâu anh em vào nô lệ Babylon. Nhưng Thiên Chúa đă lăng quên hết những sự dữ đó. Cái chi đă qua th́ cho qua luôn (letting bygones be bygones). Thiên Chúa sẽ tái tạo anh em thành dân tộc mới. Xưa kia anh em không phải là dân Ngài. Th́ nay Ngài làm cho anh em thành một dân trung thành và thánh thiện. Khi lời hứa, tôi nói với anh em trở thành hiện thực, th́ anh em phải nên dấu chỉ cho thiên hạ, một sự công bố cương quyết về ḷng trắc ẩn, tha thứ và ưu ái cho muôn dân và con cháu mai sau: “Phải, Ta sẽ mở con đường giữa sa mạc, khơi những ḍng sông, từ vùng đất khô cằn, loài dă thú, chó rừng, đà điểu, đều sẽ tôn vinh ta. V́ Ta cho chúng nước chảy từ giữa sa mạc… Ta đă gây dựng cho Ta dân này. Chúng sẽ lên tiếng ngượi khen ta.” C̣n lời nào vững chắc hơn? Khi tuyển dân bất trung bị ném vào kiếp sống nô lệ, nay lại được phục hồi th́ chẳng thể gán cho ai công lênh ấy, ngoài Thiên Chúa, Đấng cứu vớt họ và là nguồn mạch tự do của họ. Họ chẳng thể nghi ngờ ḷng nhân ái và xót thương của Thiên Chúa. Chẳng thể không ngợi khen Ngài. Tiên tri Isaia tuyên sấm rơ ràng như vậy.

Chúng ta đang trong tiến tŕnh đến gần ngày lễ vượt qua của Đức Kitô. Ngài sẽ cứu thoát chúng ta khỏi kiếp nô lệ tội lỗi bằng cái chết và phục sinh. Khi lănh nhận Phép rửa tội, chúng ta được Thiên Chúa ban khả năng làm cuộc hành tŕnh với Ngài tiến về Thiên đàng. Chúng ta sẽ vượt qua kiếp nô lệ xác thịt để tới bến bờ tự do của con cái Chúa, th́ chúng ta cũng tin rằng Thiên Chúa, qua Đức Kitô, bỏ lại tội lỗi chúng ta đằng sau, mà ban cho đời sống mới: “Các ngươi đừng nghĩ lại chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thời trước”. Những chi chúng ta không tự thân làm được th́ Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta trong Đức Kitô, giống hệt như lời hứa của Isaia cho tuyển dân: “Này ta sẽ làm một việc mới!” và bảo chứng của Ngài về lời hứa cũng vững chắc như vậy. Ngài sẽ giải phóng chúng ta khỏi kiếp nô lệ ích kỷ, say sưa, đĩ điếm, vô cảm, tức giận, gian dối, giả h́nh… C̣n chi yên ủi hơn? Chúng ta nên cộng tác với ơn Ngài, trở về cùng Thiên Chúa qua trung gian Đức Kitô, lời hứa đă biến thành xác thịt. Đức Kitô sẽ chỉ cho chúng ta hay Thiên Chúa không phải là của quá khứ, tương lai hay tiểu thuyết hư cấu, mà là của hiện tại, sắp làm một việc mới, không ngừng làm những việc mới nơi chúng ta, nơi cộng đoàn giáo xứ, nơi nhân loại trong suốt mùa chay này.

Người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh, được dẫn đến cho Chúa Giêsu. Theo luật Môsê, chị ta sẽ bị ném đá chết. Án phạt đă rơ ràng. Nhưng các thần học gia Dothái và cấp lănh đạo đền thờ c̣n muốn sử dụng cô ta làm miếng mồi để gài bẫy Chúa Giêsu. Họ biết rơ anh thợ mộc làng Nazareth bỏ nghề đi lang thang vốn to tiếng hô hào ḷng thương xót và công lư của Thiên Chúa. Anh ta c̣n tuyên bố ḿnh là hiện thân của những thứ đó do Thiên Chúa sai đến. Vậy nếu anh ta tha thứ cho dâm phụ, th́ công lư của Thiên Chúa nơi anh ta thất bại. Nếu anh ta truyền ném đá th́ ḷng thương xót mà anh hằng rêu rao biến đi đâu? Dù Chúa Giêsu trả lời thế nào, th́ cũng bị sập bẫy. Mưu mẹo quá hiểm độc.

Nhưng giải pháp của Chúa thật bất ngờ, không ai nghĩ tới, nó chính xác và nhanh nhẹn hơn những phát súng của các cao bồi Texas. Ngài cúi xuống viết trên cát bằng ngón tay cho nên chữ lớn lắm, mọi người đều đọc được cả: “Tại sao lại rắc rối vậy?” rồi ngẩng lên Ngài tuyên bố: “Ai trong các ông sạch tội th́ cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Và lại cúi xuống viết tiếp những tội thầm kín trong ḷng người ta. Thấy thế, các thượng tế, luật sĩ, pharisêu dần dần rút lui. Như vậy, Người Con của Thiên Chúa tuần này đă cứu sống một phụ nữ hoang đàng, hoà điệu với người Cha đón nhận đứa con hư hỏng tuần trước. Hai cha con giống nhau y hệt: t́m kiếm và cứu vớt những tội nhân.

Người ta kể rằng các phim trường ở Mỹ ưa khai thác bạo lực. Một người hùng chính hiệu phải có phẩm chất: tự tin, độc lập, không biết sợ hăi. Dĩ nhiên anh ta phải dùng đến bạo lực. Nhưng trong một cuốn phim người yêu của kẻ hùng bị nạn, cần cứu thoát, tuy nhiên cô ta từ chối bạo lực. Làm thế nào anh ta hành động nổi? Đạo diễn cuốn phim đành chịu thua không đưa ra được giải pháp thoả đáng làm hài ḷng mọi người.

Nhưng trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu chứng tỏ Ngài cứu vớt người yêu mà không cần bạo lực. Ngài đứng đấy một ḿnh với cô ta. Có thể là cô ta nghĩ ḿnh thực sự là người t́nh giữa nhân loại, dám liều mạng sống v́ người yêu. Nhưng sự ǵ đă xảy ra? Người đàn ông này là ai? Cô ta nh́n thẳng vào mặt Đức Chúa Trời, vào trái tim Ngài và ngộ ra thân phận tội lỗi của ḿnh. Tuy nguy hiểm đă qua, nhưng c̣n tội lỗi th́ sao? Cô ta hết sức ngạc nhiên khi nghe bên tai lời Chúa phán: “Tôi không lên án chị đâu. Cứ đi về b́nh an và từ nay đừng phạm tội nữa!” Th́ ra tấm ḷng của Đức Chúa Trời là như vậy. Trái tim cô ta bay bổng trong vui mừng v́ cảm nghiệm được Chúa thứ tha và ban hy vọng. Cô thực sự bước vào một thế giới mới của ơn cứu chuộc mà người đàn ông này vừa tuyên bố. Cô ra đi c̣n mang trong trái tim h́nh ảnh của người ân nhân, biểu tượng mới của thế giới t́nh yêu chân thật.

Mùa chay này là thời gian thuận tiện để chúng ta canh tân linh hồn trong Đức Kitô. Câu truyện người đàn bà ngoại t́nh thật tuyệt vời. Nhiều hay ít, tất cả chúng ta đều mang h́nh ảnh của cô gái hoang đàng trong nhân cách ḿnh. Và Thiên Chúa cũng nói với mỗi người “Ta không lên án ngươi cứ đi về b́nh an và từ nay đừng phạm tội nữa”. Giống như người phụ nữ, chúng ta cũng cần nh́n vào mắt Chúa và nhận ra t́nh yêu thắm thiết của Ngài. Phản ứng của chúng ta cũng là ư thức về các nhơ nhớp của ḿnh: Nhơ nhớp khi không chia sẻ với những người nghèo khổ, nhơ nhớp khi kết án vô cớ, nhơ nhớp khi gian lận giả h́nh, khi không thứ tha, khi cố ư bảo lưu sai lầm, khi cường điệu, ức hiếp kẻ khác và c̣n nhiều thứ nhơ nhớp khác nữa.

Chỉ có Đức Kitô mới rửa sạch chúng ta khỏi những nhơ nhớp ấy. Tự bản chất, chúng ta là những kẻ ưa ném đá người khác, như lời nhà văn Nga Dostoyevsky: “No beast could ever be as cruel as man” ( chẳng súc vật nào độc ác như con người). Nên chỉ có Đức Kitô mới khoan dung thương xót như câu truyện hôm nay. Ngài sẽ xây dựng con đường an toàn cho chúng ta trở về cùng Thiên Chúa qua sa mạc khô cằn của cơi ḷng con người. Chúng ta chẳng mấy khi tha thứ cho tội nhân, ngược lại, nhất định thanh toán, tẩy sạch cho bằng được. Chúng ta dùng những h́nh phạt ghê gớm, những thủ đoạn quỷ quyệt, bắt người khác phải khuất phục. Trong khi chúng ta nương nhẹ các lầm lỗi của ḿnh, coi như chuyện nhỏ không đáng để ư. Chúng ta chẳng mấy khi dùng một tiêu chuẩn duy nhất để đo lường lỗi lầm của kẻ khác và của ḿnh. Luôn khắc khe với thiên hạ và dễ dăi với ḿnh. Vậy gương sáng của Chúa hôm nay là một bài học quí giá. Ngài tha thứ và cứu vớt, khác hẳn với thái độ khắc nghiệt của các thần học gia Dothái và thế lực đền thờ. Ném bùn nhơ vào thiên hạ th́ tay ḿnh cũng nhuốm bẩn. Cho nên Chúa Giêsu tha bổng cho người thiếu phụ ngoại t́nh. Chúng ta phải học lấy gương sáng ấy mà đối xử với nhau cho thanh sạch. Một khi đă kinh nghiệm sự tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta phải làm chứng nhân cho ḷng thương xót của Thượng Đế. Đừng dùng sự phẫn nộ chính đáng tôn giáo mà kết án thiên hạ. Nhưng hăy rao giảng sự khoan hồng, thứ tha của Đức Chúa Trời cho muôn dân. Được như vậy mùa chay này mới mang ư nghĩa và Phúc Âm hôm nay mới thực là bài học. Amen.


Đặng Chí San op

THẦY GIÊSU
KHÔNG DÁM THƯƠNG HẠI CON NGƯỜI ĐÂU !

“Ai trong các ông sạch tội, th́ cứ việc lấy đá mà ném trước đi!”. Như thế, v́ Thầy Giêsu là Thiên Chúa, nên cũng chỉ một ḿnh Thầy mới là người duy nhất có quyền ném đá.

Người phụ nữ ngoại t́nh xấu hổ, kinh hoàng, co ro chờ đợi. Những vị Kinh Sư và Biệt Phái kia đă rút lui hết cả rồi ! C̣n Thầy, Chúa Cha đă trao cho Thầy toàn quyền xét xử. Và xét xử th́ phải công minh ! Tại sao Thầy lại không ném đá đi ? Tại sao Thầy vẫn lặng im cúi mặt xuống lấy ngón tay viết nguệch ngoạc trên mặt đất ?

Nỗi buồn đau và niềm thương cảm tràn ngập hồn Thầy ? Thầy buồn thương cho nỗi cô đơn và những khát khao của phận nguời ? Thầy buồn thương cho những mưu mô tính toán bẩn chật của ḷng người ? Thầy buồn thương cho sự chấp nhặt nhỏ nhoi của tâm lượng con người ? Mỗi con người, dù là người phụ nữ ngoại t́nh kia, hay là những bậc mũ cao áo dài cầm cân nảy mực thiên hạ, sao ai cũng bé bỏng tầm thường đến tội nghiệp !

Nghĩ đến từng con người, sao mà thương đến thế ! Thèm một miếng ăn cho no và cho ngon ! Khát khao một ṿng tay ấp ôm nồng ấm ! Và có lẽ, thương, giận và buồn cười nữa, cho những so kè tính toán, eo sèo mưu mô, điên cuồng ghen tị, khệnh khạng nghiêm trang tṛ hề ! Thương qúa, những nhỏ nhoi chật chội tù túng cái phận làm người ! Mỗi người đều cuống cuồng đắp điếm và tự vỗ về cho nỗi cô đơn phận người bằng bao nhiêm điều giả ảo !

Nhưng h́nh như, Thầy Giêsu cũng hơi giật ḿnh ! th́ Thầy cũng chẳng là một anh con người đó sao ? Thầy chẳng phải là đă mang lấy “xác thịt” kiếp người đó sao ? Dĩ nhiên, Thầy chẳng hề phạm tội và chẳng thể phạm tội, nhưng một khi đă đồng hội đồng thuyền với lũ anh em con người, th́ Thầy nào có hơn ǵ ? Thầy là anh, là em, là con, là cái, là máu, là mủ của lũ con người. Cho nên, mặt anh em nhơ, th́ mặt Thầy cũng thành nhem nhuốc. Thân tâm anh em Thầy ốm o xo bại, th́ phận Thầy cũng dúm dó gầy g̣. “Tuy Ngài không phạm tội, nhưng Ngài đă trở nên tội nhân”. “Mọi tội lỗi chúng ta, Người đă đem vào thân thể của Người” .

Thương con người quá. Nhưng chẳng phải là thương hại, thương xót, cho bằng niềm thương cảm chứa chan của kẻ cùng máu cùng me, cùng hội cùng thuyền ! Nỗi đồng phận với niềm đau và tội lụy của nhân trần mênh mang trong hồn Thầy ! Niềm đớn đau cho phận ḿnh, phận người cứ tràn trụa trong ḷng Thầy. Thầy thấy ḿnh chính là người phụ nữ khốn khổ kia, và Thầy cũng đang ở trong những ông già láo liên mặt mốc nọ. Thầy chỉ c̣n có một cách thế làm người duy nhất : Ôm lấy tất cả những tầm thương, chật chội của anh chị em nhân loại, biến nó trở thành chính ḿnh, và treo thân lên cây Thập Tự ! Và đó là tất cả Quyền Năng mà Thầy có được. Đó cũng là tất cả uy quyền xét xử mà Chúa Cha trao cho Thầy !

Từ cây Thập Tự, ánh sáng T́nh Yêu Phục Sinh sẽ toả ra tràn trề mặt đất. Và nếu nhân loại đă được đồng phận với Thầy Giêsu khi Thầy ôm lấy tất cả mà lên Thập Tự, th́ cả nhân loại này cũng sẽ được cùng đồng phận với Thầy Giêsu khi thân Thầy biến thành Ánh Sáng, tâm Thầy biến thành T́nh Yêu, và cả con người Thầy ḥa tan vào trong Tuyệt Đối.

Cho nên, ngay từ bây giờ, mỗi khi nh́n ra những tầm thường, khao khát, man trá phận người chúng ta, chúng ta bèn có quyền nhớ tới Thầy Giêsu, có quyền tin rằng tất cả những thứ lẩm cẩm ấy đă được đặt sâu vào trong con tim nhân loại cũng là con tim Thiên Chúa của Người Bạn Giêsu. Và ta cũng chẳng cần phải khốn khổ tự coi thường trách móc hay bám víu vào bất cứ điều ǵ nữa, kể cả bám víu vào quá khứ tội lỗi của ḿnh : “tôi coi tất cả mọi sự là thiệt tḥi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Giêsu Kitô, chúa của tôi. V́ Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô, và được kết hợp với Người” (Pl 3, 8tt) (Tam Hà)

 
Giacôbê Phạm Văn Phượng op

T́nh thương tha thứ

Có một câu chuyện tựa đề là “không thất vọng về minh” kể lại như sau : Có một anh thanh niên tên là Đa-dia hết sức thất vọng về ḿnh v́ đă sa ngă phạm tội mà anh đă cố gắng sửa chữa măi mà không từ bỏ được. Lần này anh nhất quyết phạt ḿnh : cứ mỗi lần phạm tội, anh sẽ nhổ đi 10 sợi tóc trên đầu, và chừng nào trên đầu không c̣n tóc nữa, th́ h́nh phạt cuối cùng là tự sát. Chỉ mấy tháng sau, đầu của Đa-dia đă gần như bị trọc, nhưng anh vẫn nhất quyết thi hành h́nh phạt, và một tháng sau nữa th́ anh hoàn toàn trọc đầu.

Nh́n vào gương, thấy không c̣n tóc trên đầu nữa, Đa-dia tuyệt vọng thầm nghĩ : “ngày kết thúc cuộc đời tôi đă đến, tôi không c̣n cách nào khác để tránh đừng phạm tội hơn là tự kết liễu đời ḿnh”. Nghĩ như thế, anh cầm lấy khẩu súng lục đă để sẵn trong hộc bàn và định bắn vào đầu ḿnh, th́ một thiên thần hiện ra trao cho anh một gói quà và nói : “Đa-dia, đừng kết liễu đời ḿnh như vậy, Thiên Chúa sai tôi đến đem cho anh món quà này, hăy mở ra xem đi”. Đa-dia mở ra và ngạc nhiên, đó là một bộ tóc giả. Đa-dia hiểu được ngụ ư của Thiên Chúa và anh không tự kết thúc đời ḿnh nữa.

Chúng ta thấy anh Đa-dia có thiện chí muốn sửa đổi đời sống, nhưng đă rơi vào tuyệt vọng, v́ anh đă chiến đấu với tội lỗi bằng sức riêng của ḿnh. 10 sợi tóc anh nhổ đi khỏi đầu mỗi lần phạm tội không thể so sánh với chính hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá để đền bù tội lỗi và ban ơn cứu rỗi cho con người. Ngược lại, con người không được có thái độ thụ động, mà phải cậy dựa vào công nghiệp của Chúa Giê-su. Sự cộng tác giữa Chúa Giê-su và con người để chiến đấu chống lại sự dữ và tội lỗi là điều Thiên Chúa đề nghị, v́ Thiên Chúa không thể cứu rỗi con người nếu con người không muốn, đây cũng là điều mà lời Chúa trorng bài Tin Mừng hôm nay muốn nhắc nhở chúng ta.

Thực vậy, bài Tin Mừng cho chúng ta thấy thái độ nhân từ khoan dung của Chúa Giê-su. Một phụ nữ ngoại t́nh bị hàng xóm láng giềng bắt tại trận, và thế là như án lệ phổ thông trong hầu hết các xă hội xưa, chị bị điệu đi bêu xấu, làm nhục dọc đường, mà quan án, thẩm phán, công tố... không ai khác hơn là những người từng sống chung quanh chị. Trường hợp này đặc biệt hơn, chị chưa bị ném đá theo luật Mô-sê, nhờ có một số người Pha-ri-sêu và kinh sư can thiệp, lôi kéo chị đến Chúa Giê-su làm cớ khiêu khích, đấu lư với Ngài. Họ hỏi ư kiến Chúa về việc trừng phạt. Chúng ta thấy Chúa im lặng, Ngài ngồi xuống lấy ngón tay viết nguệch ngoạc trên đất, giả vờ như không quan tâm ǵ. Nhưng v́ họ nài nỉ măi, nên Chúa nói với họ : “Ai trong các ông sạch tội, th́ cứ lấy đá ném trước đi”. Chúng ta thấy Chúa không nói đừng ném đá hay hăy ném đá. Ngài không nói tới việc áp dụng luật pháp, nhưng Ngài muốn thức tỉnh lương tâm những người muốn kết án người phụ nữ. Ngài yêu cầu họ tự xét chính ḿnh có thật không có tội không. Rồi Chúa lại cúi xuống viết trên đất, có thể Chúa rất buồn ḷng trước cảnh cố chấp, bất nhân của đám đông. Kết quả thật không ngờ, mọi người đều rút lui hết, chỉ c̣n lại người phụ nữ ấy, tức là mọi người đều nh́n nhận ḿnh có tội và chính ḿnh cũng đáng bị ném đá.

Và bây giờ, đích thân Chúa trực tiếp đối diện với người phụ nữ . Chúa xét xử chị ta ra sao ? Chúa không xét xử ǵ cả, cũng không phiền trách một lời nào, Ngài chỉ hỏi : “Này chị, họ đâu cả rồi ? không ai lên án chị sao ?”. Chị ta dè dặt trả lời : “Thưa ông, không có ai cả”. Chúa nói ngay : “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Một thái độ, một lời nói cách mạng của Chúa Giê-su mà đến mười mấy thế kỷ sau, con người và xă hội mới đề xướng công thức này, nhưng vẫn chưa đạt đến mức độ như Ngài. Và cho đến nay, thử hỏi trong chúng ta có được bao nhiêu người ư thức một quan niệm rộng răi, cởi mở, cảm thông trong cách phê phán những sa ngă, lỗi lầm của người khác ? hay vẫn c̣n giữ quan niệm câu nệ, khắt khe, thích lên án, lời to tiếng nhỏ phẩm b́nh người khác ?

Tại sao Chúa Giê-su lại hành động như thế ? Tại v́ Chúa thương người tội lỗi, rất thương người tội lỗi, chỉ mong tha thứ tội lỗi cho họ. Nhưng Ngài tha thứ cho chúng ta không phải đôi ba lần, cũng không phải bảy lần, mà 70 lần 7, tức là hoài hoài, măi măi, bao lâu chúng ta c̣n phạm tội, Chúa c̣n tha. Chúng ta phải thành thật nh́n nhận rằng : nhiều lần chúng ta đă yếu đuối, đă vấp ngă, đă chịu thua trước những cám dỗ, cuộc đời là thế, lầm lỗi là chuyện thường, vấp ngă, phạm tội là điều b́nh thường trong thân phận con người. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có thẳng thắn và thành thật nh́n nhận những sai phạm của ḿnh không, tức là có ăn năn sám hối không ?

Chúng ta hăy nhớ : Thiên Chúa là người cha nhân từ, dịu hiền, bản tính của Ngài là khoan dung hay tha thứ, t́nh cảm của Ngài là vui mừng khi đón nhận những người con lầm lỗi trở về, v́ thế, xem ra đối với Thiên Chúa, không c̣n có sự cân xứng giữa tội lỗi và ḷng thương xót, bởi v́ t́nh yêu thật bất chấp sự đo lường giữa công và tội, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta, chúng ta cũng đừng bao giở thất vọng về đời sống của ḿnh. Xin Chúa cho chúng ta biết nghe lời Chúa, biết đáp lại tiếng Chúa kêu gọi, để thành tâm sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống.


Đỗ Lực op

KHÔNG CẦN BIẾT EM LÀ AI
(Ga 8:1-11)

Xă hội càng văn minh, phụ nữ càng được giải thoát, và ngược lại. Đó là thước đo mức tiến bộ nhân loại. Ngày xưa, ngay trong dân Chúa, số phận phụ nữ cũng không khá hơn các dân khác. Câu truyện ném đá người phụ nữ ngoại t́nh trong Tin mừng hôm nay là một điển h́nh.

Theo Kinh thánh, trong vụ án ngoại t́nh cả, hai đồng phạm đều phải đưa ra ném đá (Lv 20:10; Đnl 22:22). Thế nhưng, những nhà lănh đạo Do thái đă cố t́nh coi thường luật này. Họ chỉ bắt người phụ nữ, mà không tố cáo người đàn ông ṭng phạm. Các người lănh đạo đă dùng phụ nữ này như một chiếc bẫy lừa Đức Giêsu. Nếu Người không đồng ư ném đá, họ sẽ tố cáo Người vi phạm luật Môsê. Chưa chắc họ đă nghe theo. Trái lại, có thể họ vin vào cớ đó để lên án và ném đá cả Chúa lẫn phụ nữ ngoại t́nh. Nếu Người khuyến khích họ xử tử nàng, họ sẽ báo cáo cho quân Rôma biết Người chống lại lệnh cấm người Do thái thi hành án tử h́nh (Ga 18:31). Nếu thế, c̣n đâu h́nh ảnh nhân hậu của Người trong ḷng dân ? Những người lănh đạo Do thái thâm độc thật !

Bên ngoài, họ có vẻ là những người tha thiết với Luật Môsê và bảo vệ công lư. Nhưng thực ra, họ muốn thử thách đức nhân hậu và ḷng bác ái của Người. Làm sao vừa giữ vững công lư vừa duy tŕ được ḷng nhân ái đối với mọi người ? Thật là một bài toán hóc búa. Vậy mà, Người đă t́m thấy đáp số rất tài t́nh. Chỉ cần một câu hỏi gọn nhẹ, nhưng xoáy sâu vô nội tâm, Người đă có thể phá tan hàng rào pháp lư và đám đông dầy đặc đang thét gào chung quanh. Tất cả lời tố cáo đều im bặt trước câu thách đố : “Ai trong các ông sạch tội, th́ cứ việc lấy đá mà ném trước đi.” (Ga 8:7) Một tiếng sét xé ngang bầu trời ồn ào hôm đó và đâm thấu tận tim đen đám đông. Tất cả đă từ từ rút đi sau một giây hồi tâm. Như thế, Chúa vừa cứu được phụ nữ ngoại t́nh, vừa làm cho đám đông, nhất là giới lănh đạo, trở về với sự thật ḷng ḿnh. Họ lần lượt ra đi như một lời thú tội. Thế là họ mắc vào bẫy chính ḿnh đă giương lên. C̣n Chúa, Người chẳng cần giương bẫy, nhưng đă bắt được cả hai con chim.

Khi trở thành nạn nhân của những mưu thâm chước độc, con người biến thành phương tiện cho con người. Người phụ nữ ngoại t́nh chỉ là một phương tiện dùng để tố cáo và lên án Đức Giêsu mà thôi. Người không bao giờ xử dụng con người làm phương tiện cho ḿnh. Trái lại, không những lấy con người làm trung tâm cho sứ mệnh của ḿnh, Người c̣n tự biến ḿnh thành “con đường” (Ga 14:6) cho con người đến với Chúa Cha. Người đă hy sinh tất cả cho con người. Con người trở thành mục đích cho toàn thể công tŕnh sáng tạo và cứu độ. Thật thế, v́ là “h́nh ảnh Thiên Chúa,” (St 1:27) con người được Thiên Chúa đặt ở “trung tâm và tột đỉnh mọi loài thụ tạo.”[1] Chúa đă thấy tất cả phẩm giá lớn lao đó nơi người phụ nữ ngoại t́nh, dù tội nàng có lớn tới đâu. Trái lại, những nhà lănh đạo Do thái đă đồng hóa con người với tội lỗi, nên nàng không c̣n lư do hiện hữu trên cơi đời này nữa. Tội nhân không c̣n cơ hội để làm lại cuộc đời.

Trong suốt thời gian căng thẳng giữa rừng người khát máu, Chúa Giêsu luôn b́nh tĩnh và sáng suốt để t́m đường thoát hiểm cho người phụ nữ nạn nhân và cho chính ḿnh. Người giúp đỡ cô, nhưng không hề bênh vực cho tội ngoại t́nh của cô. Bằng chứng, sau khi “ṭa án nhân dân” đă giải tán, Người không quên căn dặn : “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !” (Ga 8:11) C̣n lời nào cương nghị và đầy nhân ái hơn ?!

Chính v́ thế, tội nhân đă t́m đến với Đức Giêsu để t́m một cơ hội lớn trở về với Thiên Chúa. Không c̣n con đường nào khác ! Không những phẩm giá họ được nh́n nhận, nhưng họ c̣n được đưa vào tương quan với Thiên Chúa. V́ được dựng nên “giống h́nh ảnh Thiên Chúa,” (St 1:27) nên “tự bản chất, con người hiện hữu trong tương quan chủ yếu và sâu xa nhất với Thiên Chúa.”[2] Như thế, trước sức mạnh t́nh yêu, tội lỗi không thể hủy diệt bản chất đó của con người. T́nh yêu nối lại mối dây thân t́nh sâu xa giữa con người với Thiên Chúa. T́nh yêu đó chỉ có thể t́m thấy nơi Con Người Đức Giêsu trên Thánh Giá.

T́nh yêu mạnh hơn sự chết. Không phải chỉ bằng lời nói, nhưng bằng hành động, Đức Giêsu đă cứu con người không những thoát khỏi đám đông khát máu, nhưng khỏi bàn tay ác thần hung bạo. Người giải thoát không những thể xác khỏi cái chết đời này , nhưng cả linh hồn khỏi cái chết đời sau. Chính v́ Người đă chết, toàn thể nhân loại được cứu sống và đi sâu vào t́nh yêu Chúa Cha. Cái chết trên thập giá trở thành cần thiết cho sự sống nhân loại. Khi cứu sống nhân loại, Người không nh́n vào tội ác họ đă xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng nh́n vào chính con người với tất cả giá trị cao cả của họ nơi Thiên Chúa. Chính v́ hạnh phúc và phẩm giá con Thiên Chúa của họ, nên Chúa đă chấp nhận tất cả.

Khi thấy nhân loại phạm tội, Người đă không tra cứu sách luật hay Kinh thánh. Trái lại, Người nh́n sâu vào ḷng nhân từ của Chúa Cha và h́nh ảnh của Cha nơi nạn nhân, để đem lại một chiều kích mới mẻ và toàn triệt cho lề luật. Con người đă không có được cái nh́n như thế, nên mới dễ bạo động. Chính Người cũng đă trở thành nạn nhân của đám đông bạo động.

Đám đông thời ấy và đám đông thời nay có khác nhau không ? Giả sử, đứng giữa “ṭa án nhân dân,” Chúa Giêsu cũng đặt vấn đề tương tự như thế, liệu có ai dừng tay và bỏ đi không ? Dầu sao đám đông thời Chúa Giêsu vẫn c̣n lương tâm và biết nh́n nhận sự thật. Đám đông ngày xưa vẫn can đảm hơn đám đông ngày nay. C̣n ngày nay, biết bao người đă chết oan v́ lương tâm không c̣n hoạt động nơi đám đông. Chẳng hạn, biết bao nạn nhân vô tội đă gục ngă trong những vụ cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc Việt. Sự thật thuộc về đám đông chuyên môn“lấy thịt đè người.” Dù biết ḿnh sai, họ vẫn không có can đảm nh́n nhận sự thật và không dám rút lui v́ sợ bẽ mặt. Trái lại, họ c̣n dựa vào sức mạnh vũ khí, nhà tù, quyền lực để áp đảo tiếng nói lương tâm và chà đạp sự thật.

Cuộc đấu tố ngày xưa ở Bắc Việt và những cuộc bắt bớ các nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước hiện nay có khác việc lên án phụ nữ ngoại t́nh trong Tin Mừng hôm nay không ? Có khác chăng là phụ nữ ngoại t́nh có tội thật, c̣n những người bị đấu tố và các nhà đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước có tội ǵ ? Phải chăng hành động theo tiếng lương tâm là một thứ tội ?

Ai dám bênh vực họ đây ? Ngày xưa, Chúa Giêsu đă mạnh mẽ bênh vực và t́m cách giải thoát phụ nữ ngoại t́nh, mặc dù biết nàng người có tội. Hôm nay, Nhiệm Thể hay Hiền Thê của Người là Giáo Hội không đủ can đảm bênh vực cả những người vô tội hay sao ? Phật Giáo Thống Nhất có những vị lănh đạo cao cấp như Ḥa Thượng Thích Quảng Độ dám hy sinh cả đời để tranh đấu cho tự do tôn giáo. C̣n Giáo Hội Công Giáo Việt nam, Hàng Giáo Phẩm đang ở đâu ?

Lạy Chúa, từ trước tới nay, con đă làm ǵ khi anh em xúc phạm đến con ? Con luôn muốn công lư phải được thi hành. Lúc nào con cũng có đủ lư do biện hộ cho việc phục thù của con. Chắc chắn hôm nay Tin Mừng đ̣i hỏi con phải cúi xuống tĩnh niệm, trước khi đụng đến tha nhân. Xin cho con luôn sẵn sàng dành cho anh em một cơ hội. Xin hăy mở trái tim con ra để mọi người thấy t́nh yêu Chúa đang sôi sục trong con. Amen.


[1] Toát Yếu Lư Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, số 108.

[2] ibid.


Lm.  Jude Siciliano, op (
HV Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ)

HÃY VỀ VÀ TỪ NAY ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
 Ga. 8: 1-11 

Hôm nay, Chúa Giêsu thay đổi hướng nh́n của chúng ta. Thay v́ nh́n xung quanh và chỉ ra tội lỗi cũng như những sai lầm của người khác, th́ Người hướng dẫn chúng ta nh́n vào tận thâm sâu khung cảnh nội tâm của mỗi người. Đâu là những gai góc và vật cản cần được nhổ đi và ném ra ngoài ?

Hôm nay là  Chúa Nhật thứ năm mùa Chay và nếu chúng ta đang kiểm điểm lương tâm trong Mùa Chay th́, dưới ánh sáng của Mùa Chay, hẳn là giờ đây chúng ta đă ư thức được đâu là chỗ chúng ta phải thay đổi và đâu là sự giúp đỡ chúng ta cần để vượt qua những sai lầm.

Những kẻ chống đối Chúa Giêsu th́ giỏi xem xét luật tôn giáo và áp dụng những luật đó cho người khác, nhưng họ lại không giỏi sử dụng những luật đó để hướng dẫn hành vi của ḿnh. Họ cũng tài t́nh chọn lựa những điều luật được áp dụng theo ư của họ và buộc tội những người khác. Trong Tin Mừng hôm nay, điều ǵ xảy đă ra cho người đàn ông có quan hệ bất chính? Có vài khía cạnh đáng khó chịu trong câu chuyện này: chúng ta đang kể về người đàn bà “bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh.” Phải chăng người ta gài bẫy cho cô ta? Phải chăng đây cũng là một cái bẫy dành cho Chúa Giêsu? Ở đây, chúng ta có một ư tưởng hay về việc những kẻ chống đối Chúa Giêsu đă đă không hướng cái nh́n về phía chính họ..

Chúa  Giêsu muốn chuyển hướng sự chú ư của họ vào hai điểm. Trước tiên, đối với chính họ, Người nói, “Ai trong các ông sạch tội th́ cứ lấy đá ném trước đi.” Sau đó Người cúi xuống viết trên đất. Người đă cho họ một cơ hội để nghĩ về đời sống của chính họ, giống như một mùa chay nhỏ để tĩnh tâm. Sau một lát suy nghĩ, những người lớn tuổi bỏ đi trước. Phải chăng tuổi già cho họ sự khôn ngoan để nhận ra sự thật mà Chúa Giêsu đang nói đến. Có lẽ không phải thế. Có thể họ đă có quá nhiều tội lỗi trong lương tâm của họ và chẳng cần nhiều thời giờ cũng đă nhận ra. V́ vậy họ bỏ đi. Cuối cùng, tất cả đều bỏ đi.

Thật  tiếc, v́ nếu họ ở lại, ư thức được tội lỗi của họ, như người phụ nữ đă nhận ra tội của chị, th́ họ có lẽ cũng đă nhận được điều mà người phụ nữ ấy đă nhận được. “Tôi cũng không lên án chị. Chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa.” Chúa Giêsu cũng không ném đá mặc dù Người có thể làm thế v́ chỉ có ḿnh Người là không có tội. Người cũng không nói rằng Thiên Chúa sẽ ném ḥn đá nào hay không. Ḷng nhân từ đă được thể hiện. Không c̣n bị nô lệ cho quá khứ tội lỗi, “Hăy đi và từ nay đừng phạm tội nữa." 

Nhưng người phụ nữ chưa từng yêu cầu ḷng nhân từ. Chị chỉ đứng đó cùng với những tội lỗi của chị dưới sự hiện diện của đấng nhân lành. Và chị ta đă được hưởng ḷng nhân ấy. Điểm thứ hai mà Chúa Giêsu  muốn hướng cái nh́n của chúng ta đến là ḷng nhân từ của Thiên Chúa. Nếu anh chị em đứng dưới ánh nắng mặt trời, anh chị em sẽ bị rám nắng hoặc thậm chí bị cháy nắng. Nếu anh chị em ở trong sự nồng ấm của ơn tha thứ của Thiên Chúa, khi anh chị em ư thức được tội lỗi của ḿnh, th́ anh chị em sẽ nhận được ơn tha thứ đó. Chúng ta chỉ cần nhận biết tội lỗi của chúng ta và tin tưởng rằng có ḷng nhân từ dành cho chúng ta trong đức Kitô. 

Mùa Chay được coi là thời gian giúp chúng ta nhận ra tội lỗi của ḿnh. Cứ như thể chúng ta đang đứng trước mặt Chúa Giêsu, giống như người phụ nữ kia. Bây giờ, Người hỏi chúng ta, “Mùa Chay này có đổi mới ǵ trong tâm hồn hay không?” Sau đó người cúi xuống viết trên đất, để chúng ta có thời gian mà suy nghĩ về những việc đă qua. Trong những tuần lễ này có lẽ chúng ta đă ư thức rơ hơn về những thiếu sót của mình: những ích kỷ, sự thờ ơ với những người xung quanh; thiếu ḷng quảng đại, quá đam mê vật chất và của cải, quá hẹp ḥi với thế giới rộng lớn và môi trường xung quanh của chúng ta… Rồi chúng ta nhận được ân sủng dồi dào của Mùa Chay này thấm đẫm cuộc sống của chúng ta và đ̣i chúng ta phải thay đổi. Chúng ta có cảm thấy tội lỗi không? Sau khi viết trên đất để cho chúng ta thời gian suy nghĩ, Chúa Giêsu nh́n thấy tấm ḷng ăn năn của chúng ta và trao cho chúng ta một điều tương tự với điều Người đă trao cho người phụ nữ, đó là sự tha thứ. Và Người cũng truyền cho chúng ta: “Đừng phạm tội nữa.” 

Chúng ta không biết người phụ nữ ấy ra đi và có thay đổi đời sống của chị hay không. Nhưng c̣n chúng ta th́ sao? Liệu chúng ta có đón nhận sự tha thứ mà Mùa Chay đă giúp chúng ta ư thức được đó là sự cần thiết cho chúng ta hay không? Liệu chúng ta có đón nhận sự trợ giúp mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để có thể biến đổi cuộc đời ḿnh trở nên tốt hơn không ? 

Chúng ta đang ở trong thời điểm thuận lợi của Mùa Chay. Ngay trong Thánh lễ này, Lời Chúa soi dẫn và khích lệ chúng ta và lương thực mà chúng ta chia sẻ củng cố sự quyết tâm của chúng ta cũng như mang lại cho chúng ta niềm hy vọng. Nếu Lời đă nói với chúng ta điều ǵ trong Mùa Chay này, th́ đó là sự nhắc nhớ chúng ta rằng, trong Chúa Kitô, mọi sự đều có thể! Có lẽ, đó cũng là những ǵ mà Thánh Phaolô được.

 Trên  đường tới Đamát Phaolô đă được biến đổi, cái nh́n của ngài chuyển sang hướng khác. Trước đó, ngài đă là một người Do Thái nhiệt thành trong thành Tácsô. Ngài cũng là một công dân Rôma. Ngài cũng đă được những bậc thầy vĩ đại của Dothái như thầy Ga-ma-li huấn luyện (Cv 22,3). V́ thế, Phaolô thực sự có đầy đủ quyền hành khi đi đến Đamát để bắt những Kitô hữu (Cv 9). Lối nh́n của ngài hợp với bản thân ngài, với những ǵ ngài biết và những ǵ ngài suy nghĩ. Ngài đă thực hiện nghĩa vụ tôn giáo của mình. 

Hăy tưởng tượng cảnh Phaolô ngạc nhiên và bối rối khi Chúa Kitô nói với ngài và biến đổi đời sống của ngài 180 độ trên đường đến Đamát. Sự thay đổi tận căn đó khiến ngài viết cho Philipphê về quá khứ của ḿnh theo cách này “v́ Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” Phaolô đang trên đường t́m bắt các Kitô hữu tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa. Nhưng trong thư gửi Philipphê, chính Phaolô cũng đang xác định một niềm tin như thế; không phải chỉ trong lá thư này, nhưng trong tất cả những lá thư của ngài. Với cái nh́n mới mẻ, ngài thừa nhận rằng sự công chính không xuất phát từ sự tuân phục lề luật, cũng không phải đến từ người giảng dạy lề luật nhưng là từ Thiên Chúa “dựa trên ḷng tin.”

 Phaolô không c̣n theo đuổi sự công chính mà ngài nghĩ rằng có được nhờ công khó của ḿnh; sự công chính ấy không đến từ chính ngài nhưng từ những công việc của Thiên Chúa nơi ngài (3,9). “Không phải sự công chính của tôi dựa trên lề luật nhưng nhờ sự công chính do ḷng tin vào Đức Kitô, sự công chính do Thiên Chúa ban…” Thánh Phaolô đă khám phá ra rằng trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đă tỏ lộ ḿnh ra như một Thiên Chúa của ân sủng và ḷng từ b́ thương xót. Thiên Chúa đă làm những điều kỳ diệu và luôn luôn ban cho chúng ta ḷng nhân từ nếu chúng ta để Thiên Chúa thực hiện điều đó trên cuộc đời ḿnh. Nếu chúng ta đón nhận ḷng nhân từ của Thiên Chúa, th́ cũng giống như Phaolô chúng ta cũng sẽ trở nên thụ tạo mới, được tái sinh trong đời sống mới mà giờ đây chúng ta chia sẻ trong Chúa Kitô phục sinh.

 Việc chọn lựa bài đọc từ thư Phi-lip-phê ngày hôm nay cho thấy rằng, thánh Phaolô đă biết việc tái sinh vẫn chưa hoàn tất nơi chính ngài. Điều mà chúng ta cũng phải ư thức trong mùa Chay này là vẫn c̣n nhiều việc cần được thực hiện nơi chúng ta. Chúng ta biết rằng Chúa Kitô cũng biết những việc đó. Người không kết tội nhưng v́ kết hiệp của chúng ta với Người nên Chúa Kitô hứa hoàn tất công tŕnh cứu độ đă được khởi sự trong chúng ta. Đó là hy vọng mà Phaolô đă theo đuổi khi ngài nói “…quên đi những chặng đường đă qua, để lao ḿnh về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu.”

 Tôi thích kiểu diễn tả của thánh Phaolô về “phần thưởng từ trời cao” của Thiên Chúa. Trong khi mùa chay có nguy cơ ḱm chúng ta lại trong vũng bùn của tội lỗi th́ thánh Phaolô nói với chúng ta đừng nh́n lại những ǵ “rác rưởi.” Thay vào đó, ngài muốn chúng ta lắng nghe sứ điệp tin mừng của ân sủng và đón nhận ơn tha thứ nhưng không dành cho chúng ta. Để rồi, giống như vận động viên hoàn thành cuộc đua, chúng ta có thể “cố sức tiến về phía trước,” đặt trọn tầm mắt và niềm hy vọng vào tương lai của chúng ta và “phần thưởng của Thiên Chúa từ trời cao đang mời gọi.” V́ thế, thánh Phaolô từ bỏ những ǵ ngài cho là có được nhờ việc tuân phục lề luật, với hy vọng rằng một ngày nào đó ngài sẽ có được sự tất cả là chính Đức Kitô.