| CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG - NĂM C Mk 5,1-4a / Dt 10,5-10 / Lc 1,39-45
Lm An Phong op
Người Nữ Tuyệt VờiMuôn ngàn lời ngợi khen cô gái ấy một thôn nữ đơn sơ nơi làng nhỏ nghèo hèn nhưng đă được làm hôn thê Thiên Chúa Cô đă thấy Sứ Trời bằng chính mắt của Cô Cô chỉ là cô gái nhỏ đơn sơ là thôn nữ chốn hoa đồng cỏ nội mái tranh êm và gia cảnh thanh bần.
Chúa nhật thứ tư mùa Vọng, cũng là chúa nhật trước lễ Giáng sinh, toàn thể Giáo hội cùng chiêm ngưỡng Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Đức Maria đă cưu mang Đức Giêsu, đă trao Người như một tặng phẩm tuyệt vời cho nhân loại. Mẹ thực là người được chúc phúc giữa các người phụ nữ Tin mừng hôm nay thuật lại việc Đức Maria đi thăm viếng chị họ ḿnh tại miền Giuđêa. Sự hiện diện của Đức Maria là nguồn phúc lành cho Êlisabet, người chị họ. Sau đó Mẹ c̣n lưu lại ba tháng để giúp đỡ người chị họ này sắp sinh con, thánh Gioan Tẩy giả. Đức Maria đă tin vào Lời Chúa và "không có ǵ mà Thiên Chúa không thể làm được" (Lc 1,37). Đức Maria là nguồn vui cho Êlisabet và Gioan Tẩy giả, v́ Mẹ mang ơn Cứu độ - Chúa Giêsu đến. Đức Maria là "nữ tỳ của Đức Chúa" (Lc 1,37), nhưng cũng sẵn sàng phục vụ cho con người, điển h́nh Mẹ lưu lại ba tháng nơi nhà người chị họ. * Nơi biến cố truyền tin, Mẹ đă tin rằng Thiên Chúa có thể làm tất cả, có thể biến điều không thể thành có thể. Êlisabet đă nói: "Phúc cho Chị là người đă tin" (Lc 1,45). Nhờ niềm tin, Đức Maria đă đón nhận Đức Kitô vào ḷng ḿnh. Nhờ niềm tin, Mẹ đă Xin Vâng. Nhờ niềm tin, Mẹ đă trở thành người mang ơn cứu độ đến cho nhân loại. Chúng ta cũng được mời gọi để tin vào Lời Chúa, tin vào quyền năng cứu độ của Đức Giêsu, đồng thời nhận được phúc lành của người tin như Mẹ Maria. * Đức Maria mang niềm vui đến cho người chị họ. Niềm vui nầy phát xuất từ nơi cung ḷng có Chúa Giêsu hiện diện. Niềm vui này đă khiến Gioan nhảy mừng lên trong ḷng bà Elisabet. Mẹ đem đến b́nh an hạnh phúc v́ chính Mẹ có b́nh an và hạnh phúc là chính Đức Kitô trong cung ḷng ḿnh. Sự hiện diện của Mẹ cũng là sự hiện diện của Đức Kitô. Sự hiện diện này mang lại niềm vui. Chúng ta cũng được mời gọi mang niềm vui của Chúa đến cho mọi người, miễn là ḷng ta có Chúa, miễn là "chúng ta vui cùng kẻ vui, buồn với người buồn" (Thánh Phaolô). * Đức Maria đă vội vă lên đường thăm người Chị họ. Hành tŕnh lên Giuđêa không dễ dàng ǵ, miền đồi núi hiểm trở, khoảng 7 cây số về phía tây Giêrusalem, có lẽ phải mất 3 - 4 ngày đi bộ, nhưng Mẹ vẫn cứ đi. Thái độ nhanh nhẹn, sẵn sàng, vội vă lên đường đă thể hiện ḷng bác ái trọn vẹn. Phục vụ là chia sẻ, là nâng đỡ, là quư mến nhau. Phục vụ là tiền đề cho những cuộc gặp gỡ, từ phục vụ dẫn đến gặp gỡ. Chúng ta cũng được mời gọi để bắt chước Đức Maria và nhất là bắt chước Đấng "đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ". Như thế, khi lễ Giáng sinh gần đến, chúng ta được chiêm ngưỡng một h́nh tượng tin vào lời Chúa, tràn đầy niềm vui và ân sủng, đồng thời cũng là gương mẫu của sự phục vụ - Đức Maria. Để chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, chúng ta cùng noi theo gương Mẹ Maria trong niềm tin, niềm vui và sự phục vụ, từ đó Đức Giêsu sẽ giáng sinh trong ḷng ta như đă xuống nơi cung ḷng Mẹ. Hỡi Maria, hăy mừng vui, Mẹ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Mẹ có phúc lạ hơn mọi người nữ. và Giêsu con ḷng Mẹ đầy phúc lạ. Hăy mừng vui, Đấng toàn ân, Thiên Chúa ở trong Mẹ, trọn vẹn ở khắp mọi nơi và trọn vẹn ở nơi Mẹ. Mẹ đă trọn vẹn đón nhận Đấng không ǵ chứa nổi. Mẹ đă giữ trong ḷng ḿnh Đấng làm cho mọi sự được dư tràn. Mẹ là b́nh an và hoan lạc của nhân loại.
THIÊN CHÚA NÂNG CAO PHẨM GIÁ NGƯỜI NỮ (Lc 1,39-45) Thưa quư vị, Trước khi bước vào suy niệm Phúc Âm, chúng ta dành ra ít phút để có thể lượng giá tốt hơn nội dung Tin Mừng của bài đọc: Ngay từ khởi thuỷ Phúc Âm, thánh Luca đă đưa nhân loại vào thế giới các phụ nữ. Xin so sánh với các tác giả khác: Thánh Matthêu, gia phả Chúa Giêsu, truy nguyên lên đến tổ phụ Abraham qua ḍng tộc thánh Giuse, thánh Marcô kể chuyện ông Gioan Tẩy Giả, thánh Gioan với lời tựa cao siêu về Ngôi Lời, c̣n thánh Luca, chuyện hai vợ chồng già Dacaria và Elisabeth. Dacaria là một thầy tư tế, Elisabeth “son sẻ”, không sinh đẻ được. Câu chuyện của hai vị thường bị bỏ qua, có lẽ v́ thiên thần Gabriel phạt ông Dacaria câm miệng và Gioan Tẩy Giả chỉ giữ vai tṛ phụ: Làm tiền hô cho Chúa Giêsu. Người ta ít khi chú ư đến những điều phụ thuộc. Số phận của gia đ́nh ông Dacaria là như vậy. Tuy nhiên, bà Elisabeth lại được nhắc rơ tên. Nhiều phụ nữ trong Phúc Âm không có tên. Họ chỉ được thuật lại như mẹ, con gái, vợ hoặc người đàn bà, các bà. Nghĩa là liên hệ với phái mày râu. Căn cước của họ lệ thuộc vào đàn ông, không có cá tính riêng. Đó là năo trạng của thời bấy giờ, mẹ vợ ông Phêrô chỉ được gọi bằng tên “nhạc mẫu” của ông mà thôi. Thậm chí đàn bà c̣n được coi như không có linh hồn. Tuy nhiên bà Elisabeth lại có một cái tên. Tên trong Kinh Thánh mang ư nghĩa hoặc cả một sứ mệnh. Elisabeth nghĩa là: Thiên Chúa là Đấng làm chứng cho tôi hoặc Thiên Chúa là sự tràn đầy của tôi. Hai ư nghĩa đó đều thích hợp để chúng ta cầu nguyện lúc này, ít là từ bây giờ cho đến lễ Giáng Sinh. Xin hăy sốt sắng dùng tên Elisabeth để bộc lộ ước vọng tha thiết của ḿnh được trung thành với một ḿnh Thượng Đế hoặc được kinh nghiệm t́nh thương hải hà của Ngài trong đêm lễ Giáng Sinh. Hai ư nghĩa đều thích hợp lạ lùng. Trong Thánh Kinh, t́nh trạng không con có một bối cảnh đặc biệt (thời ấy người ta chẳng bao giờ nghĩ đàn ông vô sinh). Sứ mệnh chính yếu của phụ nữ là sinh con và con cái là cái phước hạnh lớn nhất Chúa ban cho các bà. Không con là nỗi nhục, là cái khổ suốt đời. Nó ảnh hưởng nặng nề đến số phận, vị trí, an ninh của người phụ nữ. Người ta khinh bỉ, nguyền rủa bà. Không con c̣n là dấu chỉ h́nh phạt Chúa giáng xuống người phụ nữ có tội. Như vậy chúng ta thấy bà Elisabeth bất hạnh biết bao. Nhưng ở trong Tin Mừng, thánh Luca đă mô tả hai ông bà là thánh thiện: “Cả hai ông bà đều là người công chính, trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều ǵ” (1.6). Điểm này thật khác thường, bởi Thánh Kinh ít dùng từ công chính hoặc ngay thẳng để mô tả phụ nữ. Chỉ đàn ông mới có từ này mà thôi. Dầu sao bà Elisabeth vẫn có mặc cảm tội lỗi cho đến khi nhận ra ḿnh mang thai: “Ít lâu sau, bà Elisabeth vợ ông có thai, bà ẩn ḿnh năm tháng, bà tự nhủ: Chúa đă làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi khổ nhục tôi gánh chịu trước mặt người đời” (1,24). Cuộc thăm viếng diễn ra hết sức b́nh thường, như sự gặp gỡ giữa hai người phụ nữ họ hàng với nhau. Nhưng ư nghĩa th́ đặc biệt, có một không hai trong Thánh Kinh và trong lịch sử nhân loại. Xin nhớ ông Dacaria đă bị thiên thần phạt cấm khẩu trong Đền thánh, khi không tin vợ ḿnh mang thai. Elisabeth khác với chồng, tin ngay hành động tốt lành của Thiên Chúa, bà tạ ơn và lui vào ẩn ḿnh. Có lẽ thánh Luca thiên vị phụ nữ. Ông tường thuật bà Elisabeth mau lẹ đáp trả sự can thiệp bất thường của Thượng Đế hơn chồng. Bà có trực giác chính xác về ḷng thương xót của Ngài, muốn cất cho ḿnh gánh nặng dư luận và thất vọng thầm kín. Bà thật bất ngờ trước hoàn cảnh. Nhưng không hề oán trách Thiên Chúa về nỗi khổ nhục đă qua. Trái lại bà nhận ra cánh tay Thiên Chúa, Đấng đă từng giải phóng dân tộc khỏi áp bức bất công. Thiên Chúa mà hai người đàn bà cao rao, ngợi khen là Thiên Chúa yêu thích cứu giúp những kẻ khốn cùng. Đó là Thiên Chúa đă đem Israel ra khỏi Ai Cập và kiếp nô lệ tại Babylon. Đức Maria ngây ngất ca tụng Ngài trong bài Magnificat, bài ca có tính giải phóng cao: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường ḷng trí kiêu căng, Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường, kẻ đói nghèo Chúa ban của dư đầy, người giàu lại đuổi về tay trắng”. Các nhà tranh đấu cho nữ quyền phê b́nh cuốn các bài đọc ở chỗ không sắp xếp bài ca này cho ngày chúa nhật, mà chỉ một lần ngày trong tuần. Đó là ngày 22/12. Dầu sao th́ Hội Thánh đọc nó hằng ngày trong giờ kinh phụng vụ ban chiều. Phần bà Elisabeth sau khi cao rao quyền năng Thiên Chúa đă làm ơn làm phúc cho ḿnh, bà lui vào ở ẩn, chiêm niệm và chờ đợi Đức Maria đến viếng thăm. Thực sư, bà đă lắng nghe Lời Thiên Chúa, giữ nó trong linh hồn ḿnh và suy đi gẫm lại. Một mẫu mực để chúng ta noi theo trong mùa vọng này. Dacaria bị câm, tiếng phái nam ngừng, nhường chỗ cho câu chuyện hàn huyên của hai người phụ nữ. Đức Maria bước vào nhà bà chị họ, cất tiếng chào. Lập tức niềm vui khôn sánh tràn ngập cả gia đ́nh. Đố ai phân định được rơ ràng : Theo thánh Luca, Đức Thánh Linh hiện diện ở đâu ? Nhà ông Dacaria hay trong pḥng tiệc ly ? Ở Phúc Âm hay trong công vụ ? Tuy nhiên, theo như câu chuyện này, th́ Ngài hiện diện hai nơi như nhau. Tuy nhiên ở đây có phần khiêm tốn hơn, dưới mái nhà nhỏ bé của gia đ́nh Dacaria, với hai người phụ nữ, một già một trẻ nghèo khó. Vậy mà nó mang ư nghĩa to lớn cho khắp thế giới. Công bố công việc vĩ đại cho toàn thể loài người: Hai người đàn bà mang thai đă cảm nghiệm rất cụ thể hành động xót thương của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Đàn ông, nhất là các vị độc thân, không bao giờ có đặc ân đó. Họ phải cậy nhờ phụ nữ chia sẻ, nhất là các phụ nữ đă từng sinh con. Bởi thiếu kinh nghiệm có khi các ông rơi vào sai lầm, không hiểu thấu tính cao cả của Thiên Chúa và của sự sống. Vậy các ông nên nhờ những phụ nữ đă từng mang thai và sinh con nói cho ḿnh hay điều chi là thực chất khi bà Elisabeth và Đức Maria gặp nhau! Đàn bà rất hạnh phúc khi được mang thai và được chia phần kinh nghiệm ấy với người khác. Họ cảm thấy rất dễ chịu khi ở bên nhau, cùng nhau h́nh thành hy vọng và sợ hăi, cùng nhau chia phần các kinh nghiệm thay đổi tâm lư, thể lư. Đức Maria và bà Elisabeth có rất nhiều điều phải hàn huyên với nhau, nhất là về các biến cố vừa xảy ra cho ḿnh. Quả là những việc vĩ đại Thiên Chúa đă thực hiện nơi chính bản thân họ. Cả hai vị đều chưa hết ngỡ ngàng, ngây ngất. Bà Elisabeth hoàn toàn thất vọng về đường con cái, chỉ c̣n chờ đợi ngày xuống mồ. Đức Maria tuy c̣n trẻ, nhưng việc mang thai lại ngoại thường, có thể mang đến phỉ nhổ, ném đá, nếu như Giuse không phải là người công chính! Cả hai người phụ nữ đều không dự trù việc này. Họ hoàn toàn chẳng lường trước. Elisabeth hô lớn: “Bởi đâu tôi được Mẹ Đức Chúa đến viếng thăm” (1,43). Bà cao rao thánh danh Chúa đang hiện diện trước mặt và hành động cứu vớt loài người. Lời Chúa hứa khi xưa nay được thực hiện vẹn toàn. Tới ba lần bà loan báo Tin Mừng của Đức Chúa: Thiên Chúa đă làm nơi em bà một điều thật kỳ lạ, trọng đại; cho nhân loại ơn cứu rỗi; và thời viên măn đă khởi đầu. Theo như tường thuật của thánh Luca th́ hai chị em rất ăn ư và cùng chung tin cậy vào chương tŕnh của Thiên Chúa. Đức Maria ở lại nhà chị ḿnh tới ba tháng, hàn huyên tâm sự rồi mới trở về nhà ḿnh (1,56). Hai người chẳng hề ghen tỵ về địa vị ưu tiên. Ngược lại bà Elisabeth trước, rồi đến Đức Maria công bố ơn huệ của Đức Chúa nơi thân xác ḿnh (1,46-55). Đức tin đă là nguyên lư hợp nhất giữa hai tâm hồn thánh thiện. Họ an ủi, khích lệ, giúp đỡ nhau. Quả là các mẫu gương hạnh phúc trong việc tuân theo thánh ư Chúa. Sử gia Luca liệt kê khá đầy đủ các mẫu đàn bà cộng tác với Thiên Chúa trong chương tŕnh cứu độ: Các phụ nữ giúp đỡ Chúa Giêsu thi hành sứ mệnh của Ngài (8,1-3). Các bà lấy dầu thơm xức xác Chúa (23,56). Các bà báo tin cho Tông đồ Chúa đă sống lại (24,8). Chị em chẳng nên mặc cảm về đóng góp của giới ḿnh. Có một điều chắc chắn là phụ nữ không hề phản bội Chúa Giêsu trong cuộc thương khó của Ngài. Ngược lại c̣n bênh vực như trường hợp vợ quan Philatô: “Lúc tổng trấn đang ngồi xử án th́ bà vợ sai người đến nói với ông : ông đừng nhúng tay vào vụ xử án người công chính này, v́ hôm nay, tôi chiêm bao thấy ḿnh phải khổ nhiều v́ ông ấy (Mt 27,19). Trực giác của các bà chính xác và tài t́nh. Cho nên những người có lương tri tốt đều phải công nhận những đóng góp quư báu của phụ nữ vào cộng đoàn nói riêng và thế giới nói chung. Họ là một nửa nhân loại, công việc họ làm thường âm thầm, đ̣i hỏi nhiều hy sinh. Nhưng rất căn bản để nâng đỡ sự sống và hạnh phúc. Quư bà luống tuổi càng có công phúc nhiều hơn, tuy tuổi già sức yếu, mảnh mai về thân xác, yếu ớt về tinh thần, nhưng tấm ḷng th́ lại càng trải rộng. Họ là linh hồn, là cột trụ của nhiều giáo xứ, săn sóc người đau yếu, an ủi trẻ nhỏ dại, dạy dỗ thế hệ tương lai. Các chuyện cổ tích của quư cụ th́ tuyệt vời, vừa hấp dẫn vừa khôn ngoan dí dỏm. Suốt đời con trẻ chẳng thể quên. Đó cũng là hạnh phúc của tuổi thơ. Trên b́nh diện đạo đức, chẳng ai dám phủ nhận phụ nữ là chiếc ḷ sản xuất các vị thánh. Vị thánh nào cũng phải thú nhận đời sống thiêng liêng của ḿnh phần lớn là từ ảnh hưởng của mẹ, của bà. Cho nên thánh Louis 9 đă phải phát biểu : “Hạnh phúc cho những ai có một bà mẹ thánh thiện”. Thực thế, tôi có ấn tượng rất mạnh khi các bà mẹ mỉm cười nh́n tôi. Nó làm tiêu tan hết mọi lo âu và tinh thần yêu đời lại bừng sáng trong tâm hồn. Các bà dạy chúng ta đừng sợ chết và nh́n xem cuộc đời không quá khắt khe nghiêm nghị. Trong các bà luôn có chút bông đùa về sự sống. Ở Brooklyn, các bà thường nói : “Put up with boloney” (chấp nhận sống với nhảm nhí, tầm phào). Đó chẳng phải là ơn huệ của Thiên Chúa hay sao ? Trường hợp bà Elisabeth, bà vui mừng đón tiếp người em gái họ, tuổi c̣n trẻ, chưa tới đôi mươi mà đă mang thai! Bà quên cái nguy hiểm của một cô gái độc thân có mang? Bà hồ hởi đón tiếp em và bảo cái bào thai đó là Đức Chúa: “Bởi đâu tôi được Mẹ Đức Chúa đến viếng thăm”. Nhận thức thật lạ lùng, thế gian này chỉ có một không hai. Thánh Luca mô tả bà lúc ấy bằng ngôn từ dành riêng cho các ngôn sứ: “Và bà được tràn đầy Thánh Thần” (1,41). Ngay trong cảnh ngộ bối rối, sợ hăi đối với Maria, bà Elisabeth công bố niềm vui. Cho nên trong bà chúng ta nhớ đến tất cả các phụ nữ lớn tuổi đang an ủi các mẹ trẻ lầm lỡ, các thanh niên nghiện ngập, các cô gái bụi đời, các trẻ em đường phố, các thợ thất nghiệp, các gia đ́nh khổ đau. Các bà chính là chỗ dựa của nhân loại trong những hoàn cảnh khốn cùng. Xin cho các bà luôn nâng đỡ đức tin của thế hệ tương lai, giải thích đúng Lời Chúa và lắng nghe chính xác Tin Mừng cứu độ, lúc này và măi măi. Amen. Lm Như Hạ OP
GẶP GỠ Mk 5:1-4a ; Dt 10:5-10 ; Lc 1:39-45 Mùa hồng ân đang bao trùm khắp trái đất. Cuộc gặp gỡ đất trời đang diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Cuộc gặp gỡ hôm nay giữa Đức Maria và bà Elizabeth mạc khải niềm vui sâu thắm và tột cùng Thiên Chúa có thể ban cho con người lớn lao tới mức nào. NIỀM VUI GẶP GỠ Bà Elizabeth đang sống những ngày an nhàn tuổi già. Nhưng Thiên Chúa đă đoái thương tới t́nh cảnh nỗi nhục v́ hiếm muộn của bà. Thật là một bất ngờ giữa hoàn cảnh tuyệt vọng như thế. Niềm vui lớn lao đă đến với bà không phải v́ được sinh con mà thôi. Trái lại, người con sinh lúc tuyệt vọng lại đem niềm hi vọng lớn lao cho gia đ́nh và cả nhân loại nữa. Nếu không có người con đó, chắc chắn nhân loại sẽ không đón nhận được niềm vui cứu độ do Đức Giêsu đem lại. Ông là Tiền Hô cho Đấng Cứu thế. Sứ mạng của ông đă được chuẩn bị từ ngàn đời. Rơ nhất là khi Đức Maria đến viếng thăm bà Elizabeth. Dù c̣n trong bụng mẹ, Gioan đă không thể ngăn cản được niềm vui khi giáp với Đấng Cứu thế. Chính Thánh Linh đă tác động những bước chân kỳ diệu của ông để có thể diễn tả niềm vui lớn lao đó. Thân mẫu ông đă cảm thấy điều đó khi đón chào Đức Maria : “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, th́ đứa con trong bụng đă nhảy lên v́ vui sướng.” (Lc 1:43-44) Niềm vui đến dồn dập. Bà không biết cảm tạ như thế nào, chỉ biết nói theo ơn linh hứng của Thánh Linh. “Bà được đầy Thánh Thần.” (Lc 1:41) Bởi thế, bà mới có thể ca tụng Đức Maria sớm hơn tất cả mọi người : “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ?” (Lc 1:42-43) Đức Maria xứng đáng được ca tụng như thế, v́ chính Mẹ đă “lên đường, vội vă đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa,” (Lc 1:39) sau khi được thiên thần báo tin về việc lạ Thiên Chúa đă làm cho gia đ́nh Giacaria. Bà Elizabeth không hiểu hết những điều ḿnh đă nói. Nhưng Thánh Linh biết việc ḿnh phải làm. Người đă đạo diễn cho cuộc gặp gỡ lịch sử này. Nói khác, chính Người là động lực nối kết các mối tương quan và là niềm vui cho mọi cuộc gặp gỡ. Bởi vậy trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Elizabeth chỉ thấy toàn những lời chào mừng, chúc phúc. Niềm vui tràn ngập trong ơn vũ lộ Thánh Linh. Niềm vui cánh chung đă đến Bà Elizabeth vui sướng kêu lên : “Em thật có phúc, v́ đă tin rằng Chúa sẽ thực hiện những ǵ Người đă nói với em.” (Lc 1:45) Thiên Chúa đă chúc phúc cho niềm tin tuyệt vời của Mẹ và đă ân thưởng Mẹ bằng một tặng phẩm vô cùng lớn lao là chính Thánh Linh. Niềm tin đă quyết định cho cuộc đời Mẹ và số phận toàn thể nhân loại. Nhờ Me, toàn thể nhân loại được chúc phúc. Mẹ con ông Gioan là những người đầu tiên đón nhận hồng phúc cao cả đó. Đâu là hồng phúc đến từ niềm tin của Đức Maria ? Chính bà Elizabeth đă trả lời : “Người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.” (Lc 1:42) Người chính là trái phúc thay thế cho “trái của cây cho biết điều thiên điều ác” (St 2:17). Trái phúc sẽ trả lại sự sống đích thực cho nhân loại. Thật vậy, “chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giêsu Kitô đă hiến dâng thân ḿnh làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.” (Dt 10:10) Người đă được chuẩn bị làm lễ tế ngay từ khi c̣n trong bụng Mẹ. V́ “khi vào trần gian, Đức Kitô nói : Chúa đă không hy lễ và hiến tế, nhưng đă tạo cho con một thân thể.” (Dt 10:5) Thân thể đó hôm nay đă được Mẹ đưa đến nhà Giacaria để ban ơn cứu độ cho Gioan trước tiên. Dù c̣n trong bụng mẹ, Gioan cũng đă cảm nghiệm được ơn giải thoát vô cùng lớn lao. Ong muốn đạp tung bụng mẹ mà ra ngoài. Sở dĩ ơn cứu thoát có thể đến với ông v́ nhờ thân xác, Đức Giêsu đă học được cách vâng phục Thiên Chúa, như Người đă thốt lên ngay từ trong cung ḷng Trinh Nữ : “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ư Ngài.” (Dt 10:7) Bài học vâng phục này Đức Giêsu sẽ c̣n phải học măi với Đức Maria và trong mọi hoàn cảnh trên đường thi hành sứ mạng, nhất là trên cây thập giá. Lúc nào Người cũng sẵn sàng thưa với Chúa Cha : “Này con đây, con đến để thực thi ư Ngài.” (Dt 10:9) Điệp khúc được nhắc lại không ngừng, cho tới khi “Người băi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới” (Dt 10:9) trong máu “giao ước mới.” (Lc 22:20) Giao ước mới này sẽ nối lại cuộc t́nh giữa đất trời. V́ “chính Người sẽ đem lại ḥa b́nh,” (Mk 5:4a) bắt nguồn từ chính thân xác Người. Mặc dù thân thể mỏng ḍn, Đức Giêsu “sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa, vào uy danh Đức Chúa, Thiên Chúa của Người mà đứng lên chăn dắt” (Mk 5:3) toàn thể nhân loại. “V́ bấy giờ quyền lực Người sẽ trải rộng ra đến tận cùng cơi đất,” (Mk 5:3) dư sức bảo đảm cho họ được “an cư lạc nghiệp” (Mk 5:3) đến muôn ngàn đời. “V́ Thiên Chúa đă muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được ḥa giải với ḿnh, đem lại b́nh an cho mọi loại dưới đất và muôn vật trên trời.” (Cl 1:19.20) CUỘC GẶP GỠ THẦN KỲ Khung cảnh gia đ́nh nhỏ bé nhà Giacaria hôm nay chứng kiến tất cả những nét vĩ đại nhất của hồng ân cứu độ. Cuộc gặp gỡ thật êm đềm giữa hai phụ nữ miền quê. Cuộc gặp gỡ thần kỳ giữa đất trời mà chỉ một ḿnh Gioan cảm nghiệm sâu xa khi bỗng dưng được thoát khỏi nguyên tội ngay từ trong ḷng mẹ. Dư âm cuộc gặp gỡ đó c̣n măi tới hôm nay. Giáo Hội đă noi gương Đức Maria đến gặp gỡ thế giới. Giáo Hội đă mở ra một chiều hướng đối thoại với mọi người trong mọi lănh vực tôn giáo, xă hội, văn hóa. Cũng như Đức Maria, nếu không cưu mang Đức Giêsu, Giáo Hội không thể tạo được thành quả thiết thực. Nếu có niềm tin như Đức Maria, chắc chắn chúng ta cũng “vội vă” hăm hở đến gặp gỡ người anh em. Nhưng cho đến nay, nhiều người vẫn c̣n thờ ơ trong cuộc đối thoại liên tôn. Điển h́nh theo Đức Hồng Y Etchegaray, chủ tịch ủy ban Trung Ương Năm Thánh, “dù có những tiến bộ vượt bậc, quan hệ giữa Kitô giáo và Do thái giáo vẫn c̣n rất mong manh và tinh thần bài Do thái vẫn chưa hoàn toàn bị loại bỏ.” (VietCatholic 21/12/2000) Sau gần 40 năm đối thoại, nhận xét đó nói lên một sự thật rất cay đắng. Cuộc đối thoại giữa anh em Kitô đă tới đâu ? Nhưng nên nhớ “trong một thế giới đang đưa ra những nguyên tắc đạo đức hoàn toàn chủ quan, và tự thấy là không thể đói phó nổi với bạo động và thù hận, tất cả những người con của Abraham cần trở nên những chứng nhân can đảm cho quyền uy tuyệt đối của Thiên Chúa” (Etchagaray, VietCat 21/12/00) Bạo động và hận thù vẫn c̣n đó, nhất là tại vùng đất Á châu đa văn hóa và tôn giáo. Không phải vô t́nh Thiên Chúa chọn sinh ra tại miền đất Á châu, nơi hứa hẹn nhiều cuộc gặp gỡ kỳ thú. Bạn đă bắt đầu cùng với “Đức Maria lên đường, vội vă đi đến” với những anh em khác văn hóa và tôn giáo ngay trên miền đất mầu mỡ ấy chưa ? Chỉ có cuộc gặp gỡ trong niềm tin sâu xa vào Thiên Chúa mới đẩy lùi những bạo lực và hận thù. Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, op
Hai Người Mẹ (Lc 1,39-45) Những mối hiệp thông Tŕnh luật Tin Mừng hôm nay thường được gọi là tŕnh luật Thăm Viếng. Tất cả những chi tiết trong tŕnh luật này đều cho thấy sự hiện diện đầy sinh động của Chúa Thánh Thần, với một dữ kiện đặc biệt : sự hiệp thông. Trước hết là sự hiệp thông giữa Đức Maria và người con Mẹ đang cưu mang : khởi đầu là sự chuyển thông sinh học giữa người mẹ và thai nhi để rồi đi đến sự chuyển thông tinh thần. Sau này, khi kết thúc tŕnh luật Tin Mừng thơ ấu, thánh Luca viết : “Đức Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong ḷng” (x.Lc 2,51). Giờ đây, Mẹ cưu mang người con cách cụ thể, c̣n sau này, Mẹ cưu mang ngừơi con cách mầu nhiệm. Giữa mẹ và con luôn diễn ra mối hiệp thông sâu xa, và người mẹ hằng ghi nhớ, hằng suy niệm. Sự suy niệm liên tục này chính là hoa trái của Thánh Thần, Đấng đă đến với Mẹ trong biến cố truyền tin. Từ giây phút ấy trở đi, tất cả cuộc đời Mẹ đều ghi đậm dấu ấn về sự hiện diện của Thánh Thần. Tiếp đến là sự hiệp thông giữa bà Êlisabet và Đức Maria. Đây không chỉ là cuộc gặp gỡ b́nh thường giữa hai người mẹ đang ở trong cùng một ḥan cảnh : chờ đợi ngày đứa con của ḿnh chào đời. Như Đức Maria, bà Êlisabet cảm nhận được sự can thiệp diệu kỳ của Thiên Chúa trong cuộc sống của ḿnh, bà cũng nhận thấy rằng cuộc viếng thăm của người em họ không phải là chuyện t́nh cờ. Vừa nghe tiếng Đức Maria chào, th́ đứa con trong bụng nhảy lên : đứa con bà cưu mang khi đời đă về chiều báo cho bà biết tính cách khác thường của cuộc viếng thăm này. Bản văn Tin Mừng cho biết : bà được tràn đầy thánh thần: bà cảm nghiệm cách sâu xa về mần nhiệm mà bà là nhân chứng. Chính v́ thế, bà cất lên lời chào : “Em được chúc phúc… và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc…” (Lc 1,42) Hai người mẹ gặp nhau theo chương tŕnh của Thiên Chúa và cùng lên tiếng ca ngợi Thiên Chúa, Đấng đang làm những điều kỳ diệu cho ḿnh và cho cả nhân loại. Một sự hiệp thông đặc biệt. Sau nữa là sự hiệp thông giữa ông Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu. Vừa nghe tiếng bà Maria chào, đứa con trong ḷng bà Êlisabet đă nhảy mừng. Sự kiện này hẳn có tầm quan trọng lớn lao. Làm sao một thai nhi trong ḷng mẹ lại biết được người đến thăm ḿnh là ai để rồi nhảy mừng? Làm sao có thể xảy ra sự kiện lạ lùng như thế nếu như không có sự can thiệp đầy linh thiêng? Thánh Luca không ngần ngại nói lên điều này : sau khi ḥan tất phần Tin Mừng, tác giả c̣n viết thêm sách Công Vụ Tông Đồ, hay c̣n gọi là “Tin Mừng về Thánh Thần”, Đấng đến để nâng trần gian lên. Như vậy, tác giả chứng tỏ chính Thánh Thần đă họat động ngay từ lúc khởi đầu. Hiệp thông… Thánh Thần. Hai từ ngữ này được sử dụng nhiều lần trong Cựu Ước. Mỗi lần Thần Khí Thiên Chúa can thịêp là dân tộc được hiệp nhất. Trong tŕnh thuật thăm viếng này, nhờ họat động của Thánh Thần, một nhân lọai mới đă xuất hiện. Đó là dân được chính Thiên Chúa dẫn đưa vào con đường vĩnh cửu của t́nh yêu. Một già, một trẻ Với tŕnh thuật thăm viếng, chúa nhật thứ IV mùa vọng quả là ngày lễ của các bà mẹ, những ngừơi đang cưu mang trong ḿnh niềm hy vọng và sự sống. Hai người mẹ đang cưu mang hai người con, hay đúng hơn, đang cưu mang nhân lọai mới ; hai người mẹ ấy gặp nhau trong một cuộc gặp gỡ khác thường, cuộc gặp gỡ có một không hai trong lịch sử nhân loại. Đây quả là một cuộc “gặp gỡ thượng đỉnh”, nhưng không diễn ra ở Paris, ở trụ sở Liên Hiệp Quốc hay một thành phố nổi tiếng nào, mà lại diễn ra tại một ngôi làng thuộc miền núi, một ngôi làng nhỏ bé, vô danh. Một bên là bà Êlisabet, người đàn bà lớn tuổi chẳng c̣n chút hy vọng có được một đứa con, người đàn bà thuộc giai đọan cuối cùng của giao ước cũ. Bà thu tóm nơi ḿnh những thế kỷ đợi chờ, có cả trung tín và bất trung của một dân tộc đă ra nặng nề v́ lịch sử quá dài. Bà là người cuối cùng trong cả một danh sách dài những phụ nữ lớn tuổi và hiếm muộn, nhưng đă được Thiên Chúa ban cho phúc làm mẹ. Bà đứng đó, bên ngưỡng cửa, ở biên thùy của một thế giới mới. Bên kia là cô Maria, một phụ nữ c̣n rất trẻ, vừa mới đính hôn. Người phụ nữ này tiến tới, nh́n thẳng về tương lai. Trước lời loan báo của sứ thần, cô đă nói lên tiếng “xin vâng”, và vĩnh cửu đă ồ ạt tràn vào hiện tại. Cô mang trong ḿnh một thời đại ḥan toàn mới, từ đó cái chết bị đập tan và t́nh yêu là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá một công việc có thành công hay không. Cũng trong thời đại mới này, mặt trời mới đă bừng lên : đó là cuộc Phục Sinh. Thời đại mới này đă gặp gỡ thế giới cũ, và mọi biên giới bị xóa nḥa. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ thật ra lại là cuộc gặp gỡ giữa hai người con. Những ngừơi mẹ bị lu mờ trước những người con. Các ngừơi con này chính là quá khứ và tương lai, nay ḥa nhập vào nhau, nhận ra nhau bằng cách chuyển động trong ḷng mẹ. Chỉ những người mẹ đang mang sự sống trong ḿnh mới nhận ra dấu hiệu này. Cuộc gặp gỡ này là thời điểm trọng tâm của lịch sử nhân lọai. Mặt đất được sáng tạo một lần nữa, một giao ước mới được kư kết : lần đầu tiên Thiên Chúa làm người và gặp gỡ nhân lọai cách cụ thể. Cuộc gặp gỡ này quả là cao điểm của lịch sử, trong đó hai người mẹ quê mùa chất phác đă biến những kẻ ngạo mạn quyền thế, những người vốn nghĩ rằng thế giới nằm trong tay ḿnh, thành những kẻ làm tṛ cười cho thiên hạ. Hai người con họat động trong ḷng mẹ, hai người mẹ ngập tràn hạnh phúc, ngỡ ngàng v́ t́nh yêu Thiên Chúa : một thời điểm mà tất cả đều trở thành vô biên và vĩnh cửu. Trong thời điểm này, không ai có thể nói lên điều ǵ khác ngoài lời ca tụng Thiên Chúa. Thiên Chúa chúng ta thật lạ lùng. Chúa chúng ta thật ḱ diệu ! Đất hăy mở ra… Đối với chúng ta, thật là một niềm vui lớn lao, khi c̣n mấy ngày nữa đến lễ Giáng Sinh, được có cơ hội đọc lại và suy niệm tŕnh thụât thăm viếng. Nhờ đó chúng ta được hiệp thông với niềm cảm xúc của Đức Maria. Câu chuyện rất đơn giản : một người thiếu nữ vội vă lên đường đi thăm người chị họ và người chị này rất cảm động khi được em đến thăm. Tuy nhiên, đàng sau câu chuyện này, tâm trí chúng ta vẫn ghi nhớ những lời trao đổi giữa hai người phụ nữ. Câu chuyện diễn ra tại ngôi làng quê nhỏ bé lại đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm cứu độ. Những điều chúng ta đọc thấy trong văn bản ngắn gọn này giúp chúng ta nhận ra những điều mắt không trông thấy. Đó là Đấng vô h́nh đă trở nên hữu h́nh. Thiên Chúa viếng thăm Dân Người. Con trẻ sắp sinh ra thuộc ḍng dơi nhân loại. Người là con cháu Adam nhưng nguồn gốc của Ngừơi có từ thời trước, từ thuở xa xưa (Mk 5,2): Người là con Thiên Chúa. Ngôn sứ Isaia đă ca tụng : "Trời cao hỡi, nào hăy gieo sương , Mây hăy đổ mưa, mưa Đấng Công Chính, Đất rộng mở, cho xuất hiện Vị Cứu Tinh". Trong con người Đức Kitô, trời và đất gặp nhau, Người là con Thiên Chúa và cũng là con ḷai ngừơi. V́ là con loài người, Người sẽ hiến tế chính ḿnh. Nhưng Người sẽ phục sinh, v́ Người là con Thiên Chúa, khi ấy cả trời đất lại vui mừng. Chúng ta đang đến gần thời điểm Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm của Ngừơi. Xin ân sủng của Người luôn nâng đỡ chúng ta và đồng hành với chúng ta. Ngay khi làm người, Đấng cứu chuộc chúng ta đă đến viếng thăm người bạn Gioan c̣n trong ḷng mẹ. Vị vua đă đến căn lều của người lính, ông chủ đă đến căn cḥi của người nô lệ. … Mặc dù chưa sinh ra, ông Gioan đă lên tiếng qua những chuyển động trong ḷng mẹ; mặc dù chưa thốt lên lời, ông Gioan đă làm cho người khác nghe tiếng qua cử chỉ; mặc dù chưa đi vào cuộc đời, ông Gioan đă rao giảng về Thiên Chúa; mặc dù chưa nh́n thấy ánh sáng, ông Gioan đă chỉ cho mọi người thấy Mặt Trời; mặc dù chưa chào đời ông Gioan đă bắt đầu ra đi … (Trích bài giảng được coi là của thánh Gioan Kim Khẩu). Giacôbê Phạm Văn Phượng OP
Chuẩn bị đón Chúa (Lc 1,39-45) Trong khi chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa giáng sinh, tại sao Chúa nhật hôm nay Giáo hội lại cho chúng ta đọc đoạn Tin Mừng nói về việc Đức Ma-ri-a đi thăm viếng bà Ê-li-sa-bét ? Bởi v́ Giáo hội muốn nhắc lại cho chúng ta biết : khi nói về Thiên Chúa nhập thể, chúng ta phải nói về một sự kiện độc đáo, đó là việc Thiên Chúa làm người; và khi nói đến Thiên Chúa làm người, chúng ta không thể bỏ qua một sự kiện cũng không kém phần độc đáo, đó là việc một trinh nữ đă là mẹ của Ngài. Nói khác đi, nói về Chúa Ki-tô mà không nói đến người mẹ của Ngài, tức là tự ư không muốn hiểu Ngài và cắt đứt việc cứu thế của Ngài. Cũng vậy, nói về Đức Ma-ri-a mà bỏ qua Chúa Ki-tô, th́ không thể nói được ǵ về Đức Mẹ nữa. V́ thế, nói về Thiên Chúa giáng sinh, nói về nguồn gốc nhân loại của Chúa Cứu Thế, chúng ta phải nói đến vai tṛ của Đức Ma-ri-a. Ít lâu sau ngày truyền tin, chắc chắn là trước khi thánh Giu-se nhận Đức Ma-ria về nhà ḿnh, th́ Đức Mẹ đă đi thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét. Khi hai người giáp mặt nhau, ngay sau câu chào đầu tiên của Đức Mẹ, có hai sự kiện khác thường xảy ra : thai nhi Gio-an nhảy mừng trong ḷng mẹ, và bà Ê-li-sa-bét được đầy ơn Chúa Thánh Thần biết được Đức Mẹ là ai và con trong ḷng Đức Mẹ là ai. Việc thai nhi Gio-an nhảy mừng trong ḷng mẹ lúc được sáu tháng tuổi là một chuyện lạ lùng. Sự kiện này xảy ra không phải do Đức Mẹ, nhưng là do chính Chúa Ki-tô đang hiện diện trong mẹ. Bà Ê-li-sa-bét đă xác định và nói lên mối tương quan ấy : “tai tôi vừa nghe tiếng em chào, th́ đứa con trong bụng đă nhảy lên vui sướng”. Các nhà thần học cho rằng hành động nhảy mừng của Gio-an là việc ngài được ơn thánh hóa, được khỏi tội tổ tông. Điều khác thường thứ hai, bà Ê-li-sa-bét khám phá ra thiên chức làm mẹ của Đức Ma-ri-a, tức là bà nhận ra Đức Mẹ đang có thai, và người con trong ḷng mẹ chính là Đấng Cứu Thế. Thật là một điều huyền diệu, không phải tự bà Ê-li-sa-bét biết được điều đó mà là do Chúa Thánh Thần soi sáng cho bà biết, nên bà ca tụng Đức Mẹ là “có phúc hơn mọi người phụ nữ”, nghĩa là một phụ nữ phúc hậu vô song, độc nhất vô nhị, v́ được chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế và cũng là mẹ Thiên Chúa. Chính v́ thế mà bà Ê-li-sa-bét đă tự nhận ḿnh không xứng đáng được Đức Mẹ tới thăm viếng : “Bởi đâu tôi được mẹ Chúa tôi đến viếng thăm ?”. Qua câu “Mẹ Chúa tôi”, bà Ê-li-sa-bét đă tuyên xưng Đức Mẹ là mẹ Thiên Chúa, và thai nhi trong ḷng Đức Mẹ chính là Đấng Cứu Thế. Cuối cùng, bà Ê-li-sa-bét chúc khen Đức Mẹ v́ đă tin. Bởi v́ Đức Mẹ được chọn để làm mẹ Thiên Chúa, nhưng cũng phải nhờ ḷng tin đón nhận lời Thiên Chúa, Đức Mẹ mới trở thành mẹ Thiên Chúa. Cũng thế, mọi người đều được mời gọi làm con Thiên Chúa, nhưng phải nhờ ḷng tin đón nhận lời Thiên Chúa mới trở thành con Thiên Chúa được. Đọc lại đoạn Tin Mừng về việc Đức Ma-ri-a đi thăm bà Ê-li-sa-bét trong ngày Chúa nhật cuối cùng của Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón mừng mầu nhiệm giáng sinh. Đức Mẹ đă đón nhận mầu nhiệm này nhờ ḷng tin, chúng ta cũng phải nhờ ḷng tin đón nhận Chúa Giê-su vào ḷng ḿnh. Chúng ta đang chuẩn bị đón mừng Chúa Giê-su giáng sinh, không phải mong đợi Chúa sinh nơi hang đá Bê-lem, v́ Chúa đă sinh ra rồi, không phải trông đợi Chúa sinh xuống nơi bàn thờ, v́ mỗi khi có thánh lễ là Chúa ngự xuống. Nhưng chúng ta mong đợi Chúa sinh xuống nơi tâm hồn mỗi người chúng ta. Nếu Chúa không sinh xuống nơi tâm hồn chúng ta, th́ Bê-lem cũng bỏ đi, bàn thờ cũng vô ích. V́ thế, chúng ta hăy chuẩn bị tâm hồn tốt đẹp để đón Chúa. "Em thật có phúc, v́ đă tin Chúa sẽ thực hiện những ǵ Người nói với em" ( Lc 1, 39-45) Fr. Jude Siciliano. Op
Đón Chúa với tâm hồn khiêm hạ (Lc 1, 39 – 45) Thưa quí vị, Lễ Giáng sinh năm nay vào ngày thứ hai, liền sau Chúa nhật IV Mùa Vọng. Người ta chẳng c̣n bao nhiêu thời gian để chờ đợi, suy niệm và sửa soạn tâm hồn cũng như ngoại cảnh. Những nhà kinh doanh hàng hoá càng lo lắng hơn. V́ lẽ hy vọng lợi nhuận của họ đang tàn lụi dần. Vào những giây phút cuối cùng, hoạt động buôn bán trở nên náo nhiệt: các cửa tiệm đóng cửa muộn, nhiều tiệm mở cửa suốt đêm. Chủ nhà lo gấp các công việc để đón khách, hoặc bạn bè viếng thăm, vui chơi, ca hát, tiệc tùng. Vậy th́ hôm nay Chúa nhật 4 chúng ta chẳng c̣n nhiều thời gian, nên phải khẩn trương sửa soạn tâm hồn đón Chúa. Trước h́nh ảnh Chúa Hài Đồng, chúng ta hy vọng được an b́nh với tấm ḷng mở rộng hơn cho những kẻ nghèo hèn, khốn khó. Ngơ hầu họ cũng có cơ hội mừng Thiên Chúa làm người như chúng ta. Nhưng dù thế nào đi nữa th́ đêm mai cũng kết thúc. Ngày thứ ba, mọi trang hoàng đều được gỡ bỏ: hang đá, cây thông đèn điện, ngôi sao sẽ được đóng gói cất đi, chờ giáng sinh sang năm. Sau đó mọi người sẽ làm việc như ngày thường. Người ta sẽ thu gom những đồ vật phế thải c̣n nằm ngổn ngang trên đường phố, vỉa hè công viên. Dầu sao thứ ba sẽ hoàn tất mọi sự. Tuy nhiên một điều c̣n lại măi. Đó là t́nh yêu Thiên Chúa tỏ hiện giữa thế gian. Giáng sinh không phải là chấm dứt mà là khởi đầu. Khởi đầu của một hành tŕnh sẽ đưa con trẻ thần linh đến sứ vụ rao giảng, đau khổ, chết và phục sinh. Chúng ta không những xác nhận niềm tin của ḿnh vào một Thiên Chúa đảm nhận xác thịt, sống giữa nhân loại mà c̣n cử hành một t́nh yêu vĩ đại. Các nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ thường say sưa ca tụng t́nh yêu. Nhưng t́nh yêu ở đây là con trẻ nằm trong máng cỏ Bethlem, là đường, sự thật và là sự sống. Thế giới không phải sợ hăi lắng nghe sấm sét, kèn đồng, trời long, đất lở dưới chân núi Sinai nữa, không phải chứng kiến lửa cháy ngùn ngụt trong bụi gai để nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện, mà chỉ cần chiêm ngắm Hài Nhi yếu ớt trong tay một bà mẹ. Mười giới răn đă mặc h́nh dáng mới. Tất cả lề luật và các tiên tri gói gọn trong chiếc khăn làm tă, dễ tiếp cận, dễ học hỏi, dễ thờ lạy. Cho nên Giáng sinh cũng dạy chúng ta phải tự vấn ḿnh: tôi đă từng sống thế nào? Trong h́nh dạng Đức Giêsu Kitô, hay trong h́nh dạng vua trần gian? Kiêu căng, hống hách, nuông chiều xác thịt? Tiên tri Mikha mở màn ư nghĩa lễ ngày mai: “Phần ngươi, hỡi Bêlem, Epratha, ngươi nhỏ nhất trong các chi tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mệnh chăn dắt Israel. Nguồn gốc của Người từ thời trước, từ thời xa xưa. “ Vị tiên tri sống ở thế kỷ thứ VIII tcn, lúc ấy thời thế nhiễu nhương, thế lực đền thờ tồi tệ trong nhung lụa, hống hách, hà hiếp giáo dân. Ong đă trông thấy Israel lụn bại và thành Giêrusalem bị phá huỷ. Ong ta hoàn toàn thất vọng về vua chúa, quan quyền, tư tế, kinh sư không sống đúng với lời hứa Thiên sai. V́ thế ông hy vọng một vị vua mới, thánh thiện và công chính: “Đức Chúa sẽ bỏ mặc Israel cho đến thời sản phụ sinh con”. Tiên tri t́m xem đâu đó một nhân vật có khả năng cứu vớt tuyển dân: “ Người sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa, Thiên Chúa của Người mà đứng lên chăn dắt họ”. Người Do thái không mấy ưa trừu tượng, hoà b́nh đến với họ xảy ra trong đường lối rất cụ thể: Con người tha thứ cho nhau, rèn giáo mác nên cuốc thành cày, trẻ thơ thọc tay vào hang rắn lục, sư tử nằm chung với chiên cừu, cả hai cùng ăn cỏ, các quyền bính đối thoại với nhau, các quốc gia thông thương buôn bán, bộ tộc, sắc dân cùng nhau cầy cấy, người giàu sẽ giúp đỡ người nghèo khó, kư ức cũ về hận thù sẽ bị quên lăng. Đó là đường lối cứu vớt của Đức Chúa. V́ vậy khi tiên tri Mikha nói đến hoà b́nh, đến sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, tuyển dân nghĩ ngay đến nhân vật thiên sai: “Người sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa, vào uy danh Đức Chúa, Thiên Chúa của Người mà đứng lên chăn dắt đoàn chiên. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp”. Tín hữu tiên khởi đă trông thấy lời tiên báo này ứng nghiệm nơi Đức Giêsu Kitô. Đấng sinh ra ở Bêlem, con cháu Đavít. Uy quyền của Người trải rộng ra đến tận cùng trái đất, chính Người đem lại ḥa b́nh. Nhưng lúc này, thời tiên tri Mikha, cũng như bây giờ, quyền lực thường đồi bại, không mang lại hoà b́nh cho cư dân thế giới, nên Thiên Chúa phải chọn lựa con đường khác. Con đường bé nhỏ, nghèo hèn của Bêlem. Ngài hành động khiêm nhường, khó nhận thấy và thế giới ngạc nhiên ngỡ ngàng lầm lạc. Ngài thách thức chúng ta về đường lối xưa nay hoàn thành công việc: tiền bạc, chức quyền, uy tín. Thực tế, quyền bính có thể được việc trong vài lănh vực. Nhưng Mikha nh́n về hướng khác. Ong linh cảm hoà b́nh chỉ được thực hiện qua bất bạo động, nhỏ bé và khiêm cung. Có lẽ mùa Giáng sinh này chúng ta nên coi lại đường lối hành xử của ḿnh. Người ta ưa huyên hoang, kênh kiệu và kiêu căng. Đó không phải là đường lối Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên tiền bạc, của cải quyền bính cần thiết để duy tŕ trật tự và hoà b́nh quốc gia, thế giới. Nhưng căn bản để cổ vơ hoà b́nh là cuộc sống hằng ngày của mỗi công dân. Thái độ hống hách, hà hiếp, cửa quyền, bóc lột, hối lộ không thể đưa đến hoà b́nh, trái lại, đến bất hoà và chiến tranh. Người tín hữu luôn phải đấu tranh với những năo trạng đó. Uỷ ban công lư hoà b́nh của chúng ta nhu nhượng quá, không dám đụng chạm, không dám chịu thiệt tḥi, th́ làm sao chu toàn trách nhiệm? Xin nhắc lại một câu trong bài ca của phong trào: “ Nếu có hoà b́nh trên trái đất, th́ nó bắt đầu từ bản thân tôi”. Khó thực hiện biết bao. V́ chính tôi đầy dẫy những thành kiến, kỳ thị, ích kỷ, bảo thủ. Kiếm đâu ra hoà b́nh? Cho nên Mikha t́m kiếm một vị cai trị khác, khiêm nhu, bé nhỏ. Chúng ta hăy gọi ư tưởng của vị tiên tri là: quy luật Bêlem. Thiên Chúa lựa chọn ban hoà b́nh cho thế giới qua con đường và giây phút bé nhỏ của mỗi cuộc đời. Thư Do thái nhấn mạnh hơn ư tưởng của Mikha: “Chúa chẳng ưa thích ǵ lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa này con đây, con đến để thực thi thánh ư Ngài”. Vâng lời Thiên Chúa là thực thi điều Thiên Chúa muốn. Đức Kitô đă làm đúng như vậy. Đốt hương nến, dâng lễ vật chẳng đủ. Chúng ta cần Đức Giêsu, những ǵ Ngài nói và làm để nhận ra thông điệp của Thiên Chúa cho linh hồn ḿnh. Thiên Chúa hiện diện được gói ghém trong một bé thơ, yếu ớt, mỏng manh để thế gian nh́n ngắm và nghe hiểu hoà b́nh là ǵ? Hoà b́nh đă mặc lấy xác thịt máu huyết từ Đức Maria để không ai hiểu sai thông điệp của Thượng Đế như tiên tri Mikha nói 800 năm trước: “Ngài sẽ là hoà b́nh”. Chẳng hiểu nhân loại có nghe tỏ, nh́n rơ và hiểu đúng ? Nếu không th́ ít là môn đệ của Ngài, tức Hội Thánh. Chúa Giêsu xuống thế làm người như chúng ta và ở giữa chúng ta. Việc này là một thách đố cho chúng ta để lựa chọn con đường Ngài đi. Ngơ hầu chu toàn thánh ư Thiên Chúa. Ngài là b́nh an cho mỗi người, sống cuộc đời mỗi người một cách khác biệt, để chỉ cho chúng ta biết rằng Hoà b́nh phải mặc lấy xác thịt trong Thần Khí của Đức Chúa Trời. Con đường “khác biệt” của Chúa Giêsu chính là phương tiện Thiên Chúa cứu vớt nhân loại. Nó đă hiện hữu trong thượng trí Đức Chúa Trời khi dựng nên chúng ta giống h́nh ảnh và hoạ ảnh của Ngài. Do vậy chúng ta phải chứng tỏ cho thế gian, Hoà b́nh đang mặc lấy xác thịt nơi chúng ta v́ lợi ích thế giới. Nhờ Thần khí Chúa Giêsu mà chúng ta là môn đệ Ngài, được kích hoạt bằng quyền năng của Ngài. Bà Elisabét chúc phúc mẹ Maria, v́ mẹ đă lắng nghe và chấp nhận thông điệp của sứ thần. Tất cả đều ở trong đường lối rất nhỏ bé và khiêm nhường. Chúng ta quá kiêu căng nên không nhận ra đường lối ấy. Hai người phụ nữ có mang chào mừng nhau v́ sự hiện diện vĩ đại của Thiên Chúa. Bà Elisabét thoáng thấy điều mà thiên hạ ngu tối: cô gái trẻ dại nghèo khó, em họ ḿnh là mẹ Đức Chúa Trời. Con số c̣n sót lại của Israel và hai phụ nữ vô danh tiểu tốt đă hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri Mikha mà các kinh sư, tư tế thường đọc. Một sự kiện quá lớn lao, chỉ những kẻ nh́n về Bêlem trong đức tin mới có thể nhận ra. Trong khi cả thế giới kênh kiệu mù tịt, bởi lẽ những ồn ào, hào nhoáng, sức mạnh kinh tế và quân sự, chính trị đă bịt mắt họ. Chúng ta ngày nay th́ sao? Có thức tỉnh hơn họ? Hay các tiện nghi giàu có, sung sướng xác thịt cũng khiến chúng ta mù? Nếu không mù hẳn th́ quáng gà là điều chắc chắn. Bởi chúng ta bắt cá hai tay, miệng nói từ bỏ thế gian, không dính bén tiền tài danh vọng. Nhưng thực chất ngược lại: thu tích của cải, tiện nghi, t́m danh vọng, khao khát thoả măn xác thịt, ngại hy sinh, sợ hăi bất tiện. Xin học nơi hai người mẹ hôm nay, họ hoàn toàn tin cậy và phó thác vào bàn tay Thiên Chúa, không ngần ngừ do dự. Thánh Gioan và Chúa Giêsu bé thơ lấy gương các bà mẹ làm mẫu mực. Cuộc đời của hai vị nói lên chân lư ấy. Hội Thánh có những lúc, những thời, những buổi, cảm thấy bé nhỏ và dễ tổn thương như hai người phụ nữ hôm nay. Các tín hữu đă từng chịu đựng, khinh bỉ, hiểu lầm, bách hại. Nhưng vẫn sống khiêm hạ trong cuộc đời hằng ngày, nhận lănh trách nhiệm Thiên Chúa trao, làm chứng cho thiên hạ thấy Chúa đang hiện diện và kiên cường gánh chịu thử thách. Nhưng trong khi các thế lực hùng mạnh như những đế quốc nay c̣n mai mất, phải tiêu vong, th́ những người nghèo hèn bé mọn ( như ngôi làng Bêlem) lại đứng vững muôn đời. Loài người phải ngạc nhiên. Sức sống mănh liệt trong đám tuyển dân bé nhỏ ấy vẫn tràn trề sung măn. Đây là lư do chúng ta tin tưởng Chúa không bỏ rơi Hội Thánh. Thiên hạ thường nh́n vào những địa chỉ hoang đường để t́m kiếm dấu hiệu tốt cho hy vọng của ḿnh. Nhưng Mikha, Elisabét, Đức Maria dạy dỗ chúng ta đừng làm như vậy, mà hăy trông đợi lời Thiên Chúa ứng nghiệm nơi các địa chỉ và biến cố hèn mọn. Tức trong biến cố hằng ngày như ngôi làng Bêlem. Thời giờ đă viên măn, Thiên Chúa đang đến gần và sẽ xuất hiện đêm nay. Biến cố Giáng sinh không kết thúc với việc cử hành thánh lễ và bữa tiệc nửa đêm. Cũng như Thiên Chúa đă tỏ ḷng từ bi nhân hậu với Đức Mẹ và bà Elisabét, Ngài sẽ rộng răi đối với chúng ta, những kẻ hằng xin rằng: “ Hăy làm cho tôi những điều sứ thần nói”. Đúng hơn xin ứng nghiệm nơi chúng con điều Thiên Chúa phán. Chúng ta hợp tiếng với bà Elisabét ca ngợi và noi gương Đức Mẹ, Đấng đă mau mắn ưng thuận làm tôi tớ Thiên Chúa. Rồi cũng như Đức Mẹ, chúng ta thưa lên “ Xin Vâng”. Như vậy chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào ư định và chương tŕnh của Thiên Chúa an bài cho ḿnh. Quả thực Giáng Sinh là món quà hồng phúc cho mọi linh hồn. Amen.
Lm. Jude Siciliano,
op
(Hoàng Vinh, op chuyển ngữ)
Hăy là người mang Chúa đến cho
kẻ khác
Lc 1: 39-45
Hăy thử tưởng tượng cảnh một người cứ chờ đợi và chờ đợi
Thiên Chúa gửi vị cứu tinh đến để giải phóng họ khỏi cuộc sống nghèo nàn và
nặng nề này.
Hăy nghĩ
đến giấc mơ và những hy vọng thầm kín của họ về cách thế Chúa sẽ thực hiện
điều này ra sao: một chiến binh cùng với đoàn quân hùng hậu sẽ đến để dẫn
đưa họ đến tự do và thịnh vượng. Vào thời tiên tri Mi-kha rao giảng, khoảng
800 năm trước Chúa Giáng sinh, dân tộc Israel cũng đă có những hành động dứt
khoát bởi Thiên Chúa. Họ đă bị đàn áp, không chỉ bởi người At-xi-ri, nhưng
c̣n do chính sự đồi bại của họ và những lái buôn giàu có. Bên cạnh đó, việc
thực hành tôn giáo của họ tuy được chuẩn bị chu đáo và diễn tả đúng cách
nhưng lại trống rỗng. Dân bị bỏ rơi trong tuyệt vọng cả tinh thần lẫn thể
lư.
Ngôn sứ Mikha, cùng với tiên tri đương thời
là Isaia, đă tố cáo sự bất trung và tội lỗi của dân, tội đă gây ra t́nh
trạng thảm thương hiện thời mà ở đó dân t́m thấy chính ḿnh. Nhưng Mikha
cũng nhắc nhở dân về t́nh yêu trung tín của Thiên Chúa. Hôm nay, chúng ta
nghe ngôn sứ Mi-kha nói cụ thể hơn về ơn cứu độ của Chúa. Nhưng chúng ta
b́nh tĩnh! Thay v́ lời hứa về đấng giải thoát quyền năng sẽ đến, sinh ra
trong một thành vĩ đại như Roma, một trung tâm thương mại như Côrintô, hay
một thủ đô tôn giáo như Giêrusalem, th́ đấng sẽ đến lại sinh ở Bêlem (cũng
gọi là Ep-ra-tha); nơi mà ngay cả các ngôn sứ cũng cho là “quá nhỏ bé” nào
có chi hay. Ra như Thiên Chúa làm những điều ngược với mong ước của con
người. Chúng ta chú trọng đến tầm cỡ và sức mạnh; trong khi Thiên Chúa nhấn
mạnh đến những ǵ nhỏ bé và tầm thường. Đường nào cho sự sống, lối nào dẫn
ta đến cuộc sống muôn đời?
Đây không phải lần đầu tiên Thiên Chúa chọn
Bê-lem nhỏ bé để bắt đầu công việc giải thoát và tái sinh. Bê-lem là nơi mà
Jesse, cha của thánh vương Đavit, đă được sinh ra. Một lần nữa, ngôn sứ
Mikha hứa rằng, từ Bê-lem Thiên Chúa sẽ đưa lên một Thánh Vương, “một vị có
sứ mạng thống lănh Israel.” Đấng ấy không phải là một vị thống lănh tàn bạo,
nhưng “Người sẽ đem lại ḥa b́nh.” Chúng ta sẽ đáp lại những ǵ Thiên Chúa
sẽ thực hiện với một tiếng thở dài khoan khoái và hy vọng chờ đợi, “Tạ ơn
Đức Chúa!”
Nhân loại chúng ta cố gắng mở rộng quyền
thống trị của chúng ta trên những người khác, dân tộc khác bằng sức mạnh
quân đội và kinh tế. Chúng ta vất vả tạo nên t́nh trạng ḥa b́nh trên khắp
thế giới, trong cộng đoàn của ḿnh, và đôi khi chho chính chúng ta, ngay cả
trong gia đ́nh. Chúng ta nại đến những chuỗi hành động mà lúc đầu xem ra có
vẻ vô hiệu lực và ít có cơ may thành công. Khi chúng ta cử hành sinh nhật
của Đấng đă được hứa đến từ Bêlem, chúng ta cũng sẽ phải thông dự vào đường
lối của Người – như trong một bài hát cổ rằng chúng ta sẽ “Trao tặng B́nh an
và Cơ hội.”
Chúng ta có thể bắt đầu bằng những suy
nghĩ nhỏ nhoi, như cách Thiên Chúa đă thực hiện. Cho ḥa b́nh một cơ may
trong những cách thức nhỏ bé trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Cố gắng giải giới con tim và những tương quan của chúng ta bằng cách t́m
kiếm sự cảm thông và ḥa giải. Hạn chế những ngôn ngữ bạo lực và kích động
trong gia đ́nh. Quên đi việc tặng quà Giáng sinh cho con cái chúng ta với
những tṛ chơi chiến tranh và vũ khí giả. Nối lại những ngăn cách – đi ra
khỏi chính ḿnh để gặp gỡ những người khác trong xứ đạo hay trong trường
học. Làm lắng dịu những cuộc đối thoại hay thay đổi đề tài khi chủ đề đi đến
hồi “gay cấn.”
Dường như một khi Thiên Chúa đă chọn cách
hành động th́ Ngài sẽ lập đi lập lại hành động ấy. Câu chuyện của dân
Israel và các ngôn sứ của họ, như ngôn sứ Mikha, và tiên báo của ông về
Bêlem, là một câu chuyện luôn được kể: Thiên Chúa hành động giữa những ǵ là
nhỏ bé và vô nghĩa để hoàn thành ư định của Ngài. Thánh Luca cũng sẽ lập đi
lập lại chủ đề này xuyên suốt Tin Mừng của ngài.
Hôm nay, thánh Luca chú trọng đến Nazareth,
một làng nhỏ ven biển mà có lẽ thế giới đă không nhớ rằng đức Maria không
đến từ đó. Chính tại Nazareth đức Maria đă nhận lời truyền tin của sứ thần
về việc Mẹ cưu mang “Đấng sẽ giải thoát dân Người.” Cũng chính sứ thần này
loan báo một “biến cố nhỏ” khác: người bà con cũng đă lớn tuổi là Elizabeth
cũng đă mang thai. V́ thế, khi nghe thông điệp lạ lùng này và tin vào điều
đó, đức Maria đă lên đường thăm viếng chị họ Elizabeth – đó là câu chuyện
của hôm nay.
Thiên Chúa đă không chọn nơi cao sang để hoàn
tất kế hoạch của Ngài. Nếu Ngài chọn kẻ cao sang quyền thế, có thể họ sẽ cho
rằng một phần hoàn trọn công tŕnh Thiên Chúa đặt nơi họ. Nhưng không, Thiên
Chúa đă ngoảnh về phía người nhỏ nhất để chúng ta biết được công việc của
Chúa được hoàn trọn như thế nào. Người được chọn thưa “Vâng” với Thiên Chúa
và rồi Thiên Chúa đă thực hiện công tŕnh của ḿnh trong họ và qua họ. V́
thế, họ không thể nhận công trạng về những ǵ họ đă làm, dụng cụ được Thiên
Chúa chọn không thể nói ǵ hơn là hai tiếng “Tạ ơn” – đó là tất cả những ǵ
việc cử hành Thánh Thể của chúng ta hôm nay hướng đến; một lời “Tạ ơn” lớn
lao v́ tất cả những ǵ Thiên Chúa đă thực hiện nơi Đức Giêsu.
Đức Giêsu không cần đến một người phụ nữ cao
sang quyền quư để làm mẹ của ḿnh; Người cần một người ngoan hiền, dịu dàng
và đầy thần khí để sẵn sàng thưa “Xin Vâng” với Thiên Chúa, không màng đến
chuyện mục tiêu trước mắt ra như bấp bênh. Đức Maria, cũng như tất cả những
người tin, khởi đi từ ông Abraham và bà Sara, đă tin rằng những ǵ Thiên
Chúa hứa Ngài sẽ hoàn trọn. Cũng như chúng ta, Mẹ được yêu cầu “dấn bước
trong niềm tin,” để phiêu lưu dựa trên niềm xác tín của Mẹ nơi Thiên Chúa.
Trong hành động của niềm tin Mẹ tỏ cho chúng ta biết danh của Thiên Chúa:
“Đức Thành Tín Muôn Thuở.”
Ngôn sứ Mikha đă hứa Thiên Chúa sẽ sai một
mục tử chăn dắt và hướng dẫn dân Người. mục tử không chỉ dẫn lối mà c̣n bảo
vệ đoàn chiên. Đức Giêsu sẽ là mục tử trung kiên và dịu dàng. V́ Người được
sinh ra giữa những người khiêm nhường, ở một nơi không ư nghĩa ǵ, Người sẽ
không quên nguồn gốc của ḿnh và cuộc sống của Người biểu tỏ qua sự cảm
thương đối với những người bị bơ vơ, nghèo đói và bị ruồng bỏ.
Niềm vui biểu thị cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria
và bà Elizabeth. Đó không phải là niềm hân hoan khơi lên từ việc chiến thắng
kẻ thù đô hộ và chia chiến lợi phẩm. Nhưng, đó là niềm vui sâu thẳm hơn tỏ
hiện trong Kinh Thánh khi công tŕnh của Thiên Chúa được hoàn trọn bởi những
người tin. Đó là điệu nhảy vui sướng của Đavit trước Ḥm Bia Giao Ước
(2Samuel 6:14-15) để ăn mừng hành động vĩ đại Thiên Chúa thực hiện cho dân
Israel. Giờ đây là giây phút hạnh phúc của đức Maria và bà Elizabeth, diễn
tả công tŕnh của Thánh Thần và việc khai mở một thời gian viên măn. Dấu chỉ
rơ ràng cho hai người có ḷng tin này: Thiên Chúa hiện hữu và thực hiện qua
những kẻ khiêm nhường – và đó là lư do để mà vui sướng, hay bắt chước Đavit
trước Ḥm Bia Giao Ước, nhảy lên v́ niềm vui!
Có khi nào chúng ta sẽ thấy ḥa b́nh trên
trái đất và thiện ư đối với hết mọi người, hay những lời công bố của ngôn sứ
Mikha chỉ là lời hứa rỗng tuếch? Đă lâu lắm rồi kể từ khi đức Maria thực
hiện chuyến đi đó và hy vọng được nhóm lên trong lời chào của bà Elizabeth.
Nhưng chúng ta có thể t́m thấy nơi đâu trên địa cầu này những quốc gia không
xung đột, hay sống trong t́nh trạng có nguy cơ xung đột? Chắc chắn không thể
là ở Afghanistan, Iraq, Trung Đông, Nga, Trung Quốc, Châu Phi, hay ở đất
nước chúng ta.
Chúng ta vẫn diễn tả niềm hy vọng, có vẻ như
bất khả thi, rằng sẽ có một ngày chúng ta được sống trong Vương Quốc đă được
hứa đó, một Vương Quốc b́nh an, do Đấng mà chúng ta mong đợi trong Mùa Vọng
này lănh đạo, là “Thái Tử Ḥa B́nh.” Đồng thời, chúng ta sẽ sống niềm hy
vọng của ḿnh bằng những cách thế cụ thể để biểu thị nỗi chờ mong của chúng
ta: tha thứ cho những ai làm mất ḷng ta và đến với những người đang cần
chúng ta nhất.
Cuối cùng, những lời bà Elizabeth nói với đức
Maria th́ cũng là nói cho chúng ta hôm nay, “Em thật có phúc v́ đă tin rằng
Chúa sẽ thực hiện những ǵ Người đă hứa với em.” Mẹ Maria được chúc phúc v́
đă tin những ǵ Thiên Chúa nói cũng như tín thác vào lời Chúa hứa cho Mẹ và
cho dân của Chúa. Mùa Vọng khuyến khích chúng ta cũng có một tâm t́nh như
đức Maria: tín thác, tin tưởng, kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng nơi Đức Tín
Thành của Thiên Chúa cho chúng ta. Lời đáp trả trước tiên của Đức Maria với
sứ điệp của sứ thần là khiêm nhường đón nhận và sẵn ḷng ưng thuận. Nhưng sự
kiên nhẫn và tín thác của đức Maria không khiến cho Mẹ ngồi đó mà chờ xem
Chúa sẽ làm ǵ tiếp theo. Mẹ đáp trả những ǵ ḿnh nghe bằng việc lên đường
viếng thăm bà Elizabeth; Mẹ thực hiện ngay những ǵ đă nghe.
Trong khi chúng ta tin tưởng và kiên nhẫn đợi
chờ Thiên Chúa, chúng ta không ngồi đó và không làm ǵ. Rút lui khỏi thế
gian chỉ là ơn gọi của rất ít Kitô hữu đan tu. Trong khi đó, tất cả chúng ta
c̣n lại can dự vào thế giới và làm bất cứ điều ǵ có thể để chống lại những
cái xấu, sự dữ mà chúng ta gặp phải. Là một con người của niềm hy vọng Mùa
Vọng nghĩa là chúng ta hiểu và cảm nhận nỗi đau của thế giới và làm ǵ đó để
kết thúc nỗi đau này – dù việc đáp trả của chúng ta có nỏ nhoi đến đâu.
*
Quang cảnh Tin Mừng thường được gọi là “Cuộc Viếng
Thăm” – cuộc gặp gỡ của hai con người ở mức độ sâu sắc về con người cũng như
tinh thần.
Mùa Giáng Sinh có thể là cơ hội để đến với ai đó chúng ta
quan tâm và chia sẻ cho họ tin mừng về những hành động ân sủng của Chúa.
Hoặc, có thể có ai đó đang phải chiến đấu với những vấn đề riêng tư cần
chúng ta lắng nghe họ. Cuộc viếng thăm của đức Maria là lời chúc phúc cho bà
Elizabeth, những chuyến viếng thăm của chúng ta cũng có thể là lời chúc lành
cho người khác. Hôm nay, chúng ta cũng chúc tụng Chúa v́ những ai đă đến
viếng thăm chúng ta khi cần và qua sự viếng thăm của họ chúng ta nhận được
phúc lành b́nh an và khơi dậy niềm tin trong chúng ta. Như đức Maria, chúng
ta cũng có thể là người mang Chúa Giêsu đến cho người khác. Amen.
Giuse Ngô Văn Công op (Trước Thánh Thể 1)
Cuộc Gặp Gỡ Linh Thánh Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm về cuộc gặp gỡ giữa hai người phụ nữ: Đức Maria và người chị họ, bà Elisabeth. Cuộc gặp gỡ rất b́nh thường nhưng linh thánh và tràn ngập niềm vui. Cả hai người phụ nữ đều diễm phúc được Thiên Chúa đoái nh́n. Đức Maria ngỡ ngàng trước sứ điệp của thiên sứ Gáp-ri-en, Mẹ được tuyển chọn cưu mang Đấng Cứu Thế. Mẹ vui mừng, vội vă lên đường đến chia sẻ niềm vui cùng người chị họ, bà Elisabeth. C̣n người chị họ, bà được Thiên Chúa đoái nh́n và cất đi nỗi nhục son sẻ theo quan niệm xă hội đương thời. Họ chia sẻ niềm vui cho nhau để rồi niềm vui được lan tỏa và sinh hoa trái trong t́nh yêu. Niềm vui chỉ được trọn vẹn khi nó được trao ban và chia sẻ cho tha nhân. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, mỗi người chúng con không thể là những con người đơn độc. Chúng con cần những mối tương giao xă hội để nhận diện và hiểu chính ḿnh. Chúng con không thể sống tách rời khỏi cộng đồng để chỉ lo vun vén và t́m kiếm những nhu cầu bản thân. Sống không chỉ là để đón nhận. Một cuộc sống trọn vẹn là phải biết trao ban và chia sẻ. Trong cuộc sống hôm nay, con người dường như chỉ lo vun vén những giá trị xă hội: tiền bạc, danh vọng, quyền lực như một phương thế để thể hiện chính ḿnh. Nhu cầu chia sẻ với người khác trở nên thứ yếu, không đáng quan tâm trong cách nghĩ của nhiều người. Lạy Chúa Giêsu, chắc chắn Chúa không đ̣i hỏi một sự trao ban và chia sẻ vượt quá sức, quá khả năng của chúng con. Đó có thể chỉ là một cuộc thăm viếng, những người già neo đơn, những người đang buồn sầu, những người đang cần sự giúp đỡ… hoặc đó chỉ là một nụ cười với nhau, là một cái bắt tay thật ấm t́nh người. Nhưng Chúa ơi, những việc ấy tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại là điều thật sự khó khăn. Có thể do những thành kiến, ḷng ích kỷ, hờn giận, tự vệ, tham lam đă cản trở chúng con đến với nhau, thậm chí gây ra sự chia rẽ trong gia đ́nh hay cộng đồng. Xin Chúa giúp chúng con vượt thắng chính ḿnh, vượt thắng cái tôi ích kỷ của ḿnh để chúng con sẵn sàng lên đường “báo tin vui” cho mọi người... Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, với một thế giới đang chay theo nhu cầu hưởng thụ, dường như chúng con cũng đang bị cuốn hút vào ṿng xoáy ấy. Chúng con đang mải lo toan kiếm t́m cho ḿnh một chỗ đứng trong xă hội; kiếm cho ḿnh thật nhiều tiền để có thể bằng người ta, nhưng chúng con quên đi mất một điều đó là đem Chúa đến cho mọi người. Đây là sứ mạng mà mỗi người chúng con đă được Chúa trao phó khi được lănh bí tích rửa tội. Thế nhưng, chắc có lẽ chúng con đôi lần đă xao lăng sứ mạng đó. Xin Chúa giúp chúng con biết lănh nhận trách nhiệm loan báo Tin Mừng. Xin Chúa dùng chúng con như khí cụ trong tay Ngài để chúng con biết đem t́nh thương của Chúa đến với những người tội lỗi, những người đau khổ, những người bất hạnh bị bỏ rơi bên đường đời. Xin Chúa uốn nắn miệng lưỡi chúng con, để chúng con biết nói những lời an ủi người bất hạnh, cảnh tỉnh những ai đang lầm đường lạc lối trở về với Chúa. Xin cho mỗi người chúng con trở thành hiện thân của Ngài để qua cách sống yêu thương, phục vụ với tấm ḷng quảng đại, chúng con sẽ là tấm gương, là ánh sáng cho đời, mà qua đó mọi người sẽ nhận ra được Chúa là Thiên Chúa yêu thương. Amen. Giuse Ngô Văn Công op (Trước Thánh Thể 2)
"Chúa Sắp Đến, Niềm Hy Vọng Giữa Chúng Ta" ( Lc 1, 39-45) Trong khi nhân loại đang mong chờ Chúa đến, th́ này một dấu lạ đă xuất hiện. Dấu lạ ấy cho thấy rằng, Thiên Chúa vẫn trung thành với lời hứa cùng dân riêng của Người. Dấu lạ ấy là: Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Mt 1, 23). Khi biến cố truyền tin xẩy ra, cũng như bao người khác, Đức Maria chắc hẳn cũng đang sống trong tâm t́nh cầu nguyện, xin Gia-Vê Thiên Chúa cho Đấng Cứu Thế đến. Và khi sự thật đến, Mẹ đă mở ḷng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể. Ḷng quảng đại cùng với thái độ khiêm nhường và sẵn sàng của Mẹ là điểm tựa cho Ngôi Lời xuống thế. Như vậy biến cố truyền tin đă khai mở cho nhân loại một thời đại mới. Sau biến cố truyền tin Mẹ Maria đă vội vă lên đường đem niềm vui, niềm hy vọng chia sẻ cho người chị họ. Điều đó chúng ta thấy được Mẹ đă mang Chúa đến cho mọi người. Mẹ không giữ niềm vui, niềm hy vọng đó cho riêng ḿnh nhưng đă mau mắn chia sẻ. Nhờ sự nhiệt t́nh của Mẹ, niềm hy vọng không chỉ dừng lại nơi mái nhà nhỏ ở làng quê Nazaret nhưng lan đến tận vùng núi xa xôi. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chỉ c̣n vài giờ nữa thôi chúng con sẽ mừng ngày Chúa sinh ra. Đây không chỉ là nghi thức tưởng nhớ về một biến cố trong quá khứ, nhưng là đón mừng Chúa đến thật sự trong ḷng mỗi người. Như dân Do-Thái xưa, chúng con cũng đang khao khát mong chờ Chúa đến; mong chờ vị Cứu Tinh đến với nhân loại. Thế nhưng chúng con phải chuẩn bị ǵ để đón nhận biến cố trọng đại này ? Những ngày qua, chúng con đă rộn ràng làm hang đá, trang hoàng nhà cửa, quét dọn khuôn viên, nhưng đôi khi chúng con quên đi những sự chuẩn bị cần thiết. Đó là chuẩn bị tâm hồn chúng con, chuẩn bị một căn nhà cho Chúa ngự, Chuẩn bị một giường nệm ấm êm cho Chúa nằm giữa mùa đông giá rét. Lạy Chúa Giêsu, con cảm thấy tâm hồn ḿnh vẫn c̣n bề bộn những lo toan. Con biết con chưa xứng đáng, nhưng con cũng tin rằng t́nh Chúa vô bờ. Xin hăy đến trong tâm hồn mỗi người chúng con, bởi sự hiện diện của Ngài chính là Niềm Hy Vọng chúng con đang khao khát. Xin Chúa hăy lấp đầy nỗi ước mong của chúng con. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hơn ai hết, Mẹ Maria đă quảng đại, hy sinh những dự định, toan tính riêng của ḿnh để nhận lănh niềm vui Cứu Độ và thông chia niềm vui đó cho người khác. Trong tâm t́nh của những giây phút này, xin Chúa cho mỗi người chúng con biết noi gương Mẹ Maria, sẵn sàng đón nhận Chúa với tấm ḷng rộng mở, với một trái tim khao khát, đồng thời, xin cho chúng con cũng có một tâm hồn quảng đại, dám hy sinh những toan tính nhỏ nhen, những dự định ít kỷ để rộng mở ḷng ḿnh ra, trao tặng cho anh chị em những niềm vui nho nhỏ trong mùa Giáng sinh này. Amen. Đỗ Lực, 2006 - dzuize@gmail.com
CUỘC VẬN HÀNH CUỐI CÙNG (Lc 1:39-45) Đời là cuộc gặp gỡ. Tương quan muôn mặt đă tạo nên biết bao kỳ công trong cuộc đời. Nhưng có cuộc gặp gỡ nào âm thầm và ảnh hưởng sâu đậm bằng cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà Elizabeth hôm nay ? Cuộc gặp gỡ xác định vị thế và tạo nên mối tương giao đẹp vô cùng giữa Cựu Ước và Tân Uớc. Sau bao thế hệ xúng xính trong các phẩm phục với các nghi lễ sát tế chiên ḅ, tất cả dân Chúa vẫn không tiến tới mục tiêu nào. Thân xác loài vật trở thành vô nghĩa. Mọi sự đều dậm chân tại chỗ. Cần một cuộc vận hành mạnh mẽ và quyết liệt mới có thể t́m thấy điểm nối đất trời. Việc ǵ phải đến đă đến. Cần một thân xác có giá trị tuyệt đối. Đúng hơn, cần một con người, một nhân vị để thực hiện một công tŕnh lớn lao và đầy ư nghĩa. Nếu không, Thiên Chúa không cứu độ nhân loại. V́ thế, Chúa “đă tạo ... một thân thể”[i] để làm một “hy lễ và hiến tế”[ii] đích thực. Thiên Chúa có thể t́m thấy nơi đây một “lễ toàn thiêu và lễ xá tội.”[iii] Thân thể đó chính là Đức Kitô đă đi vào trần gian. Điều quan trọng nhất không phải là thay thế của lễ, nhưng là ư hướng và bản chất của lễ. “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói : ‘Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ư Ngài.’”[iv] Thánh Ư Thiên Chúa đă biến thân xác Đức Giêsu thành một của lễ tuyệt vời và đem lại một sức mạnh vượt xa những của lễ chiên ḅ trong Cựu ước. Một cuộc vận hành vô cùng lớn lao diễn ra khi “Ngôi Lời đă trở nên người phàm và ở giữa chúng ta.”[v] Cuộc vận hành cuối cùng đă đem lại một ư nghĩa và giá trị tuyệt đối cũng như hồng phúc sung măn v́ đúng theo thánh ư Chúa Cha. Vâng theo Thánh Ư, Đức Giêsu đă làm người để hiến thân và nộp ḿnh chịu chết cho muôn dân. Đây là một hành vi khiêm tốn vô tiền khoáng hậu. Không phải chỉ bỏ một ngai vàng đầy quyền lực hay một kho tàng vô cùng phong phú, nhưng Người c̣n “khước từ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” để giúp chúng ta nên giống Người. Đó là bằng chứng hùng hồn về tấm ḷng vô cùng quảng đại của Thiên Chúa. Nhờ đó, chúng ta nhớ ḿnh đă được dựng nên giống h́nh ảnh Thiên Chúa, giống ở tấm ḷng quảng đại. Khả năng yêu thương nơi mỗi người là dấu ấn của Tạo Hóa. Đó là một cơ may, nhưng cũng là một thách đố, v́ ḷng quảng đại không tự phát. Ḷng bác ái không xây dựng một lần rồi thôi. Trái lại, cần phải học hỏi không ngừng mới có thể yêu thương và quảng đại. Bài học yêu thương đó có thể t́m được trong biến cố Ngôi Lời Nhập thể. Nơi đây chúng ta gặp gỡ vị tôn sư và được dạy cách thức cho đi, hy sinh và quên ḿnh. Bài học đó nổi bật khi Mẹ Maria thăm viếng nhà ông bà Giacaria và Êlizabeth. Được Chúa hoàn toàn chiếm đoạt và cư ngụ, Mẹ đă có thể đón trước nhu cầu tha nhân. Mới nghe tin thiên thần báo về biến cố gia đ́nh ông bà, không đợi ông bà Giacaria lên tiếng, Mẹ đă mau chóng lên đường giúp đỡ chị họ mang thai lúc tuổi xế bóng. Ḥa chung một nhịp với Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ minh họa tấm ḷng quảng đại của Thiên Chúa qua cuộc thăm viếng đó. Không có Mẹ, chúng ta khó biết được Ngôi Lời đă hy sinh tới mức nào. Nhờ Ngôi Lời hiện diện và Thánh Linh thúc đẩy, Mẹ đă lên đường. Bước đi của Mẹ như vẽ ra trước mắt mọi người con đường Ngôi Hai từ trời xuống thế. Khi vừa gặp Mẹ Maria, bà Êlizabeth đă ca ngợi và chúc tụng Mẹ và Quả Phúc trong ḷng Mẹ là Chúa Giêsu, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Khác với quả cây biết lành biết dữ,[vi] Quả Phúc Mẹ hái cho nhân loại hôm nay hoàn toàn là kết quả việc Mẹ vâng phục Thánh Ư Thiên Chúa. Ngày xưa, v́ Evà bất tuân, quả cây biết lành biết dữ trở thành đại họa. Thay thế quả cây ấy, Quả Phúc của Mẹ đă tác phúc cho toàn thể vũ trụ. Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên đón nhận được hồng ân từ Quả Phúc ấy. Sự hiện diện của Mẹ thật vô cùng cần thiết và ư nghĩa cho nhà Giacaria. V́ nhờ Mẹ, Gioan đă cảm nhận sự hiện diện của Đấng Cực Thánh là Chúa Giêsu Kitô. Khi gặp bà Elizabeth, Mẹ Maria đă được ca ngợi là “có phúc v́ đă tin Lời Chúa phán với em [Đức Maria] sẽ thành tựu.” Mẹ đă chia sẻ Quả Phúc đó với gia đ́nh Giacaria, để từ nay chúng ta cũng thấy ḿnh hạnh phúc khi thực sự sống trong sự hiện diện đầy hồng ân của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu cùng với Mẹ Maria. Cuộc gặp gỡ giữa Mẹ và bà Elizabeth mạc khải một chiều kích siêu nhiên năng động trong các mối liên hệ giữa con người hôm nay. Chúa Giêsu trở thành trung tâm trong các mối liên hệ đó. Mối liên hệ với Chúa có một tên gọi là đức tin. Đức tin không bất động hay tê cóng, nhưng luôn hoạt động để đưa con người về với Thiên Chúa. Nh́n vào trung tâm cuộc thăm viếng đó, chúng ta thấy Mẹ đă tin tưởng, phó thác, và hoàn toàn tín nhiệm vào Lời Thiên Chúa. Mẹ đă tin một điều không thể tin, để thấy những việc không thể thực hiện đă xảy ra. Chúa Thánh Linh đang kêu gọi chúng ta noi gương Mẹ tin tưởng và phó thác vào Lời Thiên Chúa. Nếu nghe lời Thiên Chúa, chúng ta sẽ được Chúa Thánh Linh ban cho niềm tin như Mẹ. Nếu tin, chúng ta sẽ chứng kiến những việc ngoài sức tưởng tượng, v́ “đối với Thiên Chúa, không có ǵ không thể làm được.” Nếu không có đức tin, ngay điều có thể xảy ra cũng không xảy ra được. Nhờ có đức tin sâu xa, Mẹ đă chứng kiến một biến cố vĩ đại vượt ngoài sức tưởng tượng ngay trong ḷng và trong cuộc thăm viếng hôm nay. Mẹ đă trả lời thiên thần : “Việc ấy xảy ra thế nào được ?” Nhưng “việc ấy” vẫn xảy ra. Thánh Linh thực hiện một biến cố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử : Con Thiên Chúa Nhập Thể trong ḷng Trinh Nữ Maria. Nếu việc lớn lao như thế Thánh Linh c̣n làm được, th́ những việc chúng ta đang cầu khẩn hôm nay cho Giáo Hội và xă hội, cá nhân và gia đ́nh có đáng chi ? Chỉ cần tin như Mẹ, chúng ta sẽ thấy những việc lớn lao trong lịch sử nhân loại và dân tộc. Niềm tin phải trở thành động lực cho việc cầu nguyện và dấn thân hành động. Từ niềm tin vào Lời Chúa, Mẹ đă cầu nguyện và lên đường. Nếu không có niềm tin đó, cũng chẳng có những lời ca cảm tạ và chúc tụng từ tâm hồn Mẹ và bà Elizabeth. Nếu không tin, cũng chẳng có cuộc thăm viếng hôm nay. Ai sẽ lường được những ǵ xảy ra cho Gioan Tẩy Giả bây giờ và sau này ? Niềm tin nơi Mẹ ảnh hưởng sâu xa và mănh liệt tới hiện tại và tương lai dân Chúa. Tới tận bây giờ chúng ta vẫn thấy niềm tin của Mẹ là một lời mời gọi chúng ta nhập cuộc với Mẹ lên đường thăm viếng những người đang cần đến chúng ta. Cũng như bà Elizabeth cần đến Mẹ, những người già yếu, nghèo khổ, bệnh tật cũng đang cần đến chúng ta. Biết bao người đang đói khát sự công chính, Lời Chúa, t́nh yêu. Niềm tin của chúng ta tới đâu rồi ? Nếu niềm tin đang sống động thật trong ḷng ta, tại sao không lên đường ? Thực tế có những điều không ai muốn thấy, nhưng vẫn xảy ra. Càng sống càng thấy rơ “đức tin không hành động là đức tin chết.” Đức tin đă chết th́ chẳng c̣n ǵ tồn tại được. Mọi lời nói, hành động, công tŕnh và cả cuộc đời đều trở thành vô nghĩa. Lời kinh cũng rỗng tuếch. Nghi lễ chỉ là những tṛ bịa đặt, lừa đảo. Nếu có đức tin, quyền lực sẽ trở thành phương tiện phục vụ rất tốt. Nếu không, quyền lực trở thành ách thống trị nặng nề và không chịu đựng nổi. Không có thể đối thoại và đóng góp nữa. Đó là cơ hội cho người nắm quyền tự kiêu tự đại và rời xa quần chúng. Nắm quyền là nắm được sự thật. Không bao giờ có thể nhích gần anh em. Cộng đoàn trở thành quán trọ hay sa mạc hoang vu ... Lạy Chúa, xin cho con một niềm tin sống động như Mẹ để có thể cùng anh em dấn thân phục vụ muôn người. Amen.
[vi] x. St 2:9
Giuse Đỗ Anh Dũng OP
“Hỡi Bêlem, từ nơi ngươi sẽ xuất hiện
Đấng đem lại ḥa b́nh”
(Mk 5,1-4a)
Kính thưa Cộng Đoàn,
Chúng
ta đang ở trong những ngày cuối cùng của mùa vọng để hân hoan đón
mừng Chúa giáng sinh. Ngôi Hai Con Thiên Chúa nhập thể và nhập thế
là một biến cố vĩ đại làm thay đổi lịch sử nhân loại, là cột mốc
tính thời gian, là thời điểm giao thoa giữa giao ước cũ và giao ước
mới, giữa luật cũ và luật mới, và c̣n đặt một chấm dấu cho một cuộc
cách mạng tinh thần và đạo đức của nhân loại. Trong đêm giáng sinh,
đạo binh Thiên Thần đă loan báo Chúa Giêsu, Đấng sẽ đem lại b́nh an,
ḥa b́nh cho trần gian: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, b́nh an
dưới thế cho loài người Chúa thương” (x.Lc 2,14). Người giáng
sinh đúng như lời tiên báo của tiên tri Mi-kha:
“Hỡi Bê-lem, từ nơi ngươi sẽ xuất hiện Đấng có từ
trước, từ thưở xa xưa, chính Người sẽ đem lại ḥa b́nh” (x.Mk
5,1-4a).
Thiên Chúa đă xuống trần, đă trở nên một trẻ thơ chào
đời để cứu ta, một người con đă ban tặng cho ta. Người là cha muôn
thuở, là thủ lănh ḥa b́nh (x. Is 9,5).
Thật vậy, Người là Đấng Em-ma-nu-en, Thiên Chúa đến và ở cùng nhân
loại, không phải chỉ hôm qua nhưng là măi măi. Người đem công lư và
ḥa b́nh từ trời cao xuống cho chúng ta, một nền công lư và ḥa b́nh
dựa trên nền tảng thực thi ḷng bác ái yêu thương. Trên nền tảng này,
chúng ta vẫn nhận được sự b́nh an dù gặp phải những nghịch cảnh, v́
Thiên Chúa ban b́nh an cho chúng ta ngay cả khi chúng ta bị bách hại
và đau khổ. Chúng ta cũng biết rằng đau khổ là một điều tất yếu
trong cuộc sống, nhưng chính lúc chúng ta gặp đau khổ là lúc chúng
ta dễ nhận ra thánh ư Thiên Chúa nhất (x.Tv 118,71) và cũng
chính thái độ phản ứng của chúng ta trước những đau khổ sẽ làm cho
chúng ta được b́nh an hay không được b́nh an.
Trên nền tảng bác ái yêu thương và
đức công b́nh, Chúa Giêsu đă đem lại ḥa b́nh cho hôn nhân, đưa hôn
nhân trở lại tính đơn nhất và bất khả phân ly đă có từ thuở ban đầu;
đưa công lư của người đời là oan oan tương báo đến công lư của Thiên
Chúa là lấy ân báo oán, lấy yêu thương và lời cầu nguyện cho kẻ
nghịch ta, lấy bác ái hóa giải hận thù, lấy sự hy sinh, nhường nhịn
nhau để xây dựng ḥa b́nh và đẩy lui sự bất công, bởi v́ bo bo giữ
chặt quyền lợi cho riêng ḿnh th́ thường sinh ra nhiều vụ bất công.
Đức Giêsu Kitô, Đấng đem lại b́nh an,
Người để lại b́nh an cho chúng ta, Người ban b́nh an của Người cho
chúng ta (x.Ga 14,27). B́nh an của Người không như b́nh an của
thế gian. B́nh an của thế gian th́ mong manh, hời hợt, chóng qua,
không đảm bảo v́ dựa trên sự sợ hăi, giả dối và phải dùng sức mạnh
để chiếm đoạt. Hôm nay ta may mắn, ta cảm thấy b́nh an; nhưng ngày
mai rủi ro xảy đến, ta lại thấy bất an; ta đang có tiền bạc, ta cảm
thấy yên tâm, nhưng kèm theo đấy là nỗi lo sợ kẻ gian đả thương để
đoạt lấy. Đây chỉ là thứ b́nh an giả tạo v́ xuất phát từ ḷng vị kỷ
nên khi có bất công xảy ra th́ b́nh an này cũng biến mất.
Trái lại, b́nh an của Chúa Giêsu th́
mạnh mẽ và bền vững v́ phát xuất từ trong tâm hồn, từ sự công b́nh
và t́nh yêu; là ân huệ Chúa ban cho những ai có ḷng yêu mến; là
hoa quả của Thần Khí (x.Gl 5,22-23), là b́nh an trong tâm
hồn, nơi có Thiên Chúa ở cùng, là trật tự trong nội tâm chúng ta: đó
là một tâm hồn biết cảm thức về tội lỗi trong một xă hội đầy nhiễu
nhương, xem sự dữ như là một chuyện b́nh thường; là biết cảm thụ sự
ngọt ngào của nhân đức, của sự yêu thương, của ḷng bao dung cảm
thông với tha nhân trong một xă hội vị kỷ, đề cao chủ nghĩa cá nhân;
là dám tin tưởng tuyệt đối vào một Thiên Chúa yêu thương trong một
xă hội kiêu căng, muốn dùng khoa học để loại bỏ Thiên Chúa. Do vậy,
tâm hồn ta chỉ được hưởng b́nh an thư thái khi ta yêu mến lời
Chúa và tuân giữ giới luật của Người (x.Tv 118,165). Khi đó, tâm
hồn b́nh an như miếng bọt biển thấm những cay đắng tội lỗi và không
để cho sự dữ lan tràn, như những cây oải hương lan tỏa hương thơm
ḥa b́nh ra xung quanh.
Chúa Giêsu
chính là Đấng đem lại ḥa b́nh, cái ḥa b́nh lớn nhất đó là con
người được ḥa giải với Thiên Chúa. Khi
khải
hoàn
vào thành thánh Giêrusalem
để hoàn tất công tŕnh cứu độ,
trong
lúc
dân chúng hoan hô Người
là
vạn tuế con vua Đavít,
th́ Chúa Giêsu
chỉ
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, vẻ mặt
rất
hiền từ,
ánh mắt đầy
nhân hậu khác hẳn với những bậc đế vương khải hoàn với điệu bộ phô
trương đầy vẻ nộ khí. Người đúng thật là vua ḥa b́nh xứng với lời
của tiên tri Dacaria đă loan báo:
Hỡi thiếu nữ Sion, hăy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hăy vui sướng reo ḥ!
V́ Đức Vua của ngươi cưỡi lừa đang đến với ngươi,
Người là Chúa của ngươi, là
Vua
ḥa b́nh và nhân ái
(x.Dcr 9,9-10).
Lạy Chúa
Giêsu,
chúng con thường cầu nguyện cho ḥa b́nh,
nhưng chúng con lại không giữ cho tâm hồn ḿnh được b́nh an
mà
đôi khi
c̣n hành động như những căn nguyên của sự bất ḥa, đó là những tư
tưởng xấu xa; những lời nói thiếu xây dựng gây tổn thương
cho
nhau,
những lời lẽ
chia rẽ
làm
mất đoàn kết; những xét đoán, nghi kỵ lẫn nhau... Chúng con cũng
muốn trở nên những người kiến tạo ḥa b́nh nhưng chúng con lại không
sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến nội tâm để chống lại những khuynh
hướng tiêu cực có thể gây ra những xung đột, phá hoại các mối tương
giao với những người thân cận xung quanh chúng con.
Lạy Chúa, mùa vọng và mùa giáng sinh là thời điểm thích hợp để gia
tăng sự b́nh an cho tâm hồn,
để đón nhận Con Chúa giáng sinh. Xin cho chúng con được ḥa giải với
Chúa qua bí tích giao ḥa. Xin b́nh an và ân sủng của Chúa giúp
chúng con sống công chính hơn và quyết tâm khước từ tội lỗi cùng
những đam mê ngang trái, xin giúp chúng con làm ḥa với nhau trong
t́nh yêu mến Chúa, qua đó chúng con làm ḥa với chính ḿnh, t́m lại
niềm vui, b́nh an và sự thanh thản của lương tâm, của tâm hồn mà
chúng con sẽ không có được nếu không nhờ bí tích ḥa giải. Amen.
|