| CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM C Br 5,1-9 / Pl 1,4-6, 8-11 / Lc 3,1-6 Lm. An Phong, op : Người Của Thiên Chúa Lm. Jude Siciliano, op. : Thay Đổi Nếp Sống Mới Lm. Như Hạ, op : Ơn Cứu Độ Muôn Dân Lm Nguyễn Cao Luật, op : Thiên Chúa Lại Lên Đường Lm Giac. Phạm Văn Phượng op : Phán Xét Lm Jude Siciliano op, 2006 : Biến Đổi Đời Sống Để Đón Chúa Đến Lm Đào Trung op : Sám Hối Lm Đỗ Lực op : Hô Lớn Lên Phaolô Nguyễn Hải Đăng.op : Bạn Ơi ! Đường Nào Cho Chúa Đến Lm An Phong,OP
Người Của Thiên Chúa (Lc 3, 1-6) Tin mừng hôm nay nói đến ơn gọi ngôn sứ của Gioan Tẩy giả. Ông được kêu gọi để "dọn đường cho Chúa, sửa đường Chúa cho ngay thẳng, lấp mọi hố sâu, bạt mọi núi đồi... và mọi ngươiâ sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" (Lc 3,16). Gioan Tẩy giả là một trong 3 khuôn mặt của mùa Vọng (Ngôn sứ Isaia, Gioan Tẩy giả và Đức Maria). Lời kêu gọi của Gioan Tẩy giả không chỉ cho những người thuộc thời đại ông, nhưng c̣n cho tất cả những ai đang mong chờ ơn cứu độ của Thiên Chúa. Trước mặt người đời, Gioan Tẩy giả chỉ là một "người rừng", khiêm tốn và nghèo nàn. Nhưng Thiên Chúa đă kêu mời ông để biến đổi bộ mặt thế gian này. * Như Gioan Tẩy giả, chúng ta được kêu gọi trở thành người mở đường cho Chúa. * Như Gioan Tẩy giả, một con người sống trong sa mạc, chúng ta được mời gọi sống giữa sa mạc của cuộc đời hôm nay. * Như Gioan Tẩy giả, người loan báo ơn cứu độ của Thiên Chúa đang được thực hiện, chúng ta cũng là những người cộng tác vào chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa. * Mở đường cho Chúa là chuẩn bị con đường thích hợp để Thiên Chúa hành động. Đây thật là một công việc cao quư và đ̣i nhiều cố gắng mỗi ngày. Trước tiên, cần phải mở ḷng, mở trí chúng ta để có thể đón nhận Thiên Chúa đến với chính cuộc đời ḿnh. Tâm hồn chúng ta vốn là những núi đồi, những hố sâu của "tham, sân, si, mạn, nghi, thâm kiến". Tâm hồn đó vẫn đang cần Thiên Chúa đến "hóa giải tất cả". Chúng ta hăy uốn cho ngay con đường cong queo, méo mó của tâm hồn ḿnh. Chúng ta hăy lấp đầy hố sâu của tuyệt vọng, của trống rỗng tâm hồn bằng chất đầy nhiệt thành và quảng đại. Chúng ta hăy bạt đi những núi đồi của kiêu ngạo, tự măn và những hănh tiến khác. * Giữa sa mạc của cuộc đời, chồng chất biết bao nhiêu gánh nặng của chán nản, của tuyệt vọng, của sự dữ, chúng ta được mời gọi để đối đầu với những gánh nặng đó, sống giữa sa mạc đó. Sống tức là lớn lên ngày một tốt đẹp hơn. Sống tức là đào thải những ǵ cũ kỹ, không tốt và vươn tới những ǵ tốt đẹp hơn. Cuộc đời là một sa mạc, nhưng đời sống của chúng ta là một vượt qua sa mạc để biến sa mạc thành sức sống và sức sống dồi dào. * Ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện mỗi ngày, tại đây, trong lúc này. Nước Trời chính là "Công chính, b́nh an, hoan lạc trong Thánh Thần" (Thánh Phaolô). Nhưng trước hết, để ơn cứu độ đó được thực hiện trong đời sống chúng ta, "chúng ta yêu mến tất cả anh em với tâm t́nh của Đức Giêsu Kitô... hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa" (Pl 1,10). Như thế, "chúng ta được Đức Giêsu ban cho dư đầy hoa quả công chính" (Pl 1,11). Từ hoa quả công chính này, Thiên Chúa đang thực hiện ơn cứu độ. Mùa vọng là mùa làm tươi mới đức tin, đức cậy và đức mến. Niềm tin mới luôn là nhận ra Thiên Chúa hiện diện trong đời sống mỗi ngày. Niềm trông cậy mới luôn là động lực giúp vượt qua những khó khăn, trắc trở của đời thường. Ḷng yêu mến luôn là xác tín Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh chị em với nhau. Như mặt trời là nguồn vui cho những ai ước mong ánh sáng. Chúa là nguồn vui của con. Ngài là ánh dương của con, tia sáng của Ngài thức tỉnh hồn con, và ánh sáng của Ngài tiêu diệt đêm tối trong con. Ngài cho con cặp mắt và con đă thấy vinh quang của Ngài. Ngài đă cho con đôi tai để con được nghe chân lư của Ngài. Ngài đă cho con trí tuệ và con đă say mê Ngài. Con đă rời bỏ nẻo đường lầm lỗi. Ngài ban cho con sự sung măn của Ngài, cùng với ơn cứu độ đă dẫn con trở về với Ngài. Ngài che phủ con bằng ân sủng Ngài, Ngài đă tạo dựng chúng con cho vinh danh Ngài. Nhân danh Ngài, con khoác chiếc áo tinh tuyền đă biến đổi h́nh dạng con. Lm. Jude Siciliano, OP.
Thay Đổi Nếp Sống Mới (Lc 3, 1-6) Thưa quư vị, Tuần này bài đọc Tin Mừng có đoạn mở đầu hơi khác thường. Theo thói quen Tin Mừng thường khởi sự bằng một câu gần như công thức: Vào lúc ấy, trong những ngày ấy, vào một ngày thứ bảy, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần,… hoặc giả nếu bài Phúc Âm là một dụ ngôn hay chuyện kể th́ thường không có thời gian hoặc nơi chốn: "Chúa Giêsu nói với đám đông, Chúa Giêsu kể dụ ngôn này cho dân chúng…" Hôm nay th́ hoàn toàn khác hẳn. Một nửa bài Tin Mừng là về ngày tháng, nơi chốn và các nhân vật lịch sử, về quyền bính đạo đời. "Năm thứ 10 triều đại hoàng đế Tiberio, thời Pontio Philatô làm tổng trấn miền Giuđêa, Hêrôđê làm tiểu vương miền Galilê… Thánh Luca là một sử gia nghiêm chỉnh, ông viết có lương tâm trách nhiệm nên không thể đặt bút bừa băi. Khi chọn viết những ḍng này hẳn ông có chủ đích trong đầu. Những chi tiết gợi ư rằng sứ điệp Đức Chúa Trời ban cho nhân loại được tỏ lộ trong hoàn cảnh rất cụ thể, thời gian và nơi chốn rơ ràng, không vô định như người ta lầm tưởng. Nói cách khác, Thiên Chúa hành động trong lịch sử nhân loại bằng các đường lối đặc trưng, dễ nhận ra, trong ngày nào đó, tại địa điểm nhất định. Điều này khiến chúng ta coi lại các biến cố, thực tại trong đời ḿnh. Biết bao lần Thiên Chúa đă ngỏ lời với linh hồn, nhưng v́ bận rộn công việc, nên nhiều khi chúng ta bỏ qua, không lưu tâm nhận ra. Ngài ban lời cho chúng ta qua những biến cố b́nh thừơng như công ăn việc làm, giải trí, hoạt động xă hội… Chúng ta nên lắng nghe và nhận ra sứ điệp của Chúa Thánh Thần để thăng tiến đời sống thiêng liêng của ḿnh. Tuy nhiên, đôi khi trong ḍng lịch sử, Ngài cũng mặc khải ư muốn bằng các đường lối hoàn toàn mới lạ, không ngờ trước được. Một ư nghĩa nào đó bài Tin Mừng hôm nay là một thí dụ điển h́nh. Trong khi quyền bính đạo đời hành xử b́nh thường tại đất Palestine th́ Thiên Chúa bước vào xă hội Do Thái, thay đổi hẳn cục diện nhân loại, mang vào thế giới một lối sống hoàn toàn mới, thăng tiến số phận mỗi người lên một đỉnh cao chưa từng thấy, trả lại cho con người địa vị và phẩm giá nguyên thuỷ mà tội lỗi đă xoá bỏ. Ai ngờ được chuyện đó? Thiên Chúa đă ban lời của Ngài cho Gioan trong hoang địa và lời đó loan truyền cho người khác, đến tận chúng ta hôm nay. Xin nhắc lại là Lời hằng sống được ban cho loài người trong nơi hoang vắng, và được Gioan lănh nhận đầy đủ. Đây là bài học cho mỗi linh hồn chúng ta, cần những giây phút tĩnh mịch để lắng nghe và suy tư Lời Chúa. Những hoạt động náo nhiệt, những chương tŕnh tham lam thường phân tán trí khôn, làm cản trở ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta cần xét lại. Quang cảnh và bầu khí đôi khi rất cần thiết cho việc thăng tiến tâm linh. Điều này không đ̣i hỏi nhiều thời gian và công thức. Tôi biết có một công nhân đưa thư. Trên đường đi làm việc bổn phận, bao giờ ông cũng ghé qua nhà thờ 5 phút. Ngày nào cũng vậy. Tôi hỏi, ông trả lời: "Năm phút ấy là quư báu trong ngày hoạt động của tôi. Tôi yêu thích yên tĩnh, nó làm cho thần kinh thư giăn. Cuộc sống của tôi quá bận rộn, nhất là trong mùa cuối năm này." Nhân viên đưa thư làm đúng tinh thần mùa vọng. Ông lắng đọng tâm hồn để đón nghe Lời Thiên Chúa. C̣n bạn th́ sao? Lời Chúa đến với…..trong hoang địa. Điền tên bạn vào chỗ trống của câu trên. Thiên Chúa chẳng giới hạn Lời Ngài cho số nhỏ ưu tuyển (élites), nhưng cho bất cứ những ai có ḷng đơn sơ thành thật. Vào thời Chúa Giêsu, trong dân Do Thái nhiều người nổi danh như Caipha, Hanna, Lisania, Philipphê, Hêrôđê, Philatô, Tiberius Cesare. Tuy nhiên Lời Chúa lại đến với nhà giảng thuyết vô danh Gioan Tẩy Giả. Ai dám nói việc Ngài làm là vô lư? Hoang địa có một vị trí đặc biệt trong Thánh Kinh. Đối với lịch sử dân Do Thái, nó c̣n có nghĩa đặc biệt hơn. Nó là con đường ra khỏi kiếp sống nô lệ Ai Cập. Trong hoang địa Thiên Chúa nói với tuyển dân, mặc khải tên Ngài cho họ, dẫn đưa họ từng ngày đi về đất hứa. Đồng lao cộng khổ với họ trong sa mạc nóng cháy, khô cằn. Nhờ những kinh nghiệm hoang địa, họ học biết đợi chờ Chúa đến. Đến để làm tṛn lời Ngài hứa cùng các tổ phụ. Những người Israel ngoan đạo thời Gioan Tẩy Giả biết rơ những điều đó và cố gắng sống am hợp với giáo lư của tổ tiên. Trường hợp của ông bà Dacaria, Đức Maria là những ví dụ cụ thể, mùa vọng của Hội Thánh ngày nay cũng dơi theo tinh thần đó: trông đợi và khát khao Chúa ngự đến. Làm khác đi là phản bội tổ tiên trong đức tin. Thánh Gioan Tẩy Giả giữ vai tṛ nổi bật trong cả bốn Phúc Âm, đặc biệt trong Tin Mừng của Thánh Luca. Ông đă tỉ mỉ thuật lại biến cố truyền tin thụ thai của Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu. Ông đă ghi lại thời niên thiếu của hai vị cách rơ ràng, chi tiết. Phúc Âm hôm nay ông cho biết Gioan nghe tiếng Chúa trong sa mạc và đă đi rao giảng khắp miền sông Giođan. Giođan lại là địa danh khác quan trọng trong đời sống tôn giáo của tuyển dân Do Thái. Sau khi thoát khỏi Ai Cập, họ bỏ lại kiếp sống nô lệ ở phía sau, tuyển dân lang thang bốn chục năm trong sa mạc, họ vượt sông Giođan và vào Đất Hứa. Họ hoàn toàn thoát khỏi kiếp sống nhọc nhằn, bước vào đời tự do, tự chủ, một nếp sống mới chưa từng được biết. Đây là h́nh bóng của người Kitô hữu qua biến cố thanh tẩy. Nước sông Giođan là h́nh bóng của nước rửa tội hôm nay. Chẳng hiểu bao nhiêu giáo dân ư thức được như vậy? Nước rửa tội không chỉ là chất liệu của nghi thức. Nó dẫn đưa linh hồn vào lối sống mới, vô tội và tràn đầy ơn thánh. Nó tưới gội tín hữu suốt cuộc đời tự do và hồng ân, cho đến giây phút cuối cùng. Hạnh phúc biết bao cho những ai trung thành với Chúa! Nó cứu thoát chúng ta khỏi kiếp nô lệ tủi hổ, đồng hành qua sa mạc trần gian, nâng đỡ trong những lúc gian truân, khích lệ khi chán nản lạc đường, sai lối. Mùa vọng chính là thời gian suy nghĩ lại ư nghĩa của bí tích rửa tội. Chúng ta cần ơn trợ giúp để sửa chữa ư hướng đời ḿnh. Nếu nó quanh co gồ ghề th́ phải uốn cho thẳng. Nếu nó là núi đồi, g̣ nổng th́ cần bạt xuống. Nếu nó là thung lũng, hố sâu th́ cần lấp cho đầy. Giáo Hội hằng kêu gọi, nhưng h́nh như rất ít kẻ để tâm thực hiện, kể cả tu sĩ, giáo sĩ. Thực ra, thay đổi nếp sống mới là đề tài của chúa nhật 2 mùa vọng. Chúng ta hăy lắng nghe tiên tri Baruk nói: "Giêrusalem, hăy cởi bỏ áo tang khổ nhục và mặc lấy áo vinh quang vĩnh cửu Thiên Chúa ban cho ngươi. Hăy khoác vào ḿnh áo choàng công chính của Thiên Chúa và đội trên đầu triều thiên hiển vinh Đấng Vĩnh Hằng ban tặng." Hơn nữa vị tiên tri c̣n loan báo cho Giêrusalem một tên mới: "Măi măi Thiên Chúa sẽ gọi ngươi là b́nh an xây dựng trên công chính, và vinh quang phát xuất từ ḷng kính sợ Thiên Chúa rồi tiên tri tiếp tục kể ra tới bốn ân phúc khác Thiên Chúa sẽ ban cho xứ sở: "Ḱa xem con cái ngươi từ đông sang tây tụ họp về theo lệnh Đấng Thánh đă truyền dạy (c. 5). Họ trở về như một ông hoàng, được đón tiếp sang trọng. Xưa chúng bị quân thù áp giải, phải rời ngươi không xe không ngựa. Nay Chúa lại đưa chúng trở về với ngươi, được kiệu đi vinh quang rực rỡ, khác chi một ngai vàng (c 6). Các núi đồi bạt xuống, thung lũng lấp cho đầy để Israel tiến bước an toàn (c 7) trên đầu chúng rợp bóng rừng xanh và quế trầm đủ loại (c. 8). Ngoài ra họ c̣n được Thiên Chúa đồng hành che chở (c. 9). Như vậy những nhọc nhằn của kiếp lưu đày Babylon không phải là vô ích, chẳng qua đó chỉ là h́nh phạt v́ tội bất trung. Khi đă biết ăn năn hối cải, dân Israel sẽ được đền bù và yêu thương. Phải chăng đây cũng là lời kêu gọi của Mùa Vọng năm nay? Chúng ta vật lộn để nghe tiếng Chúa và cố gắng tối đa để đáp trả. Lời của Baruk mở ḷng mở trí tín hữu, ban cho chúng ta tràn đầy hy vọng, khi đă trở lại cùng Thiên Chúa. Chúng ta sẽ giống như dân tộc Do Thái được Ngài ấp ủ, thương yêu và dẫn bước đi trên con đường công minh chính trực: "Thiên Chúa sẽ đưa chúng về với ngươi… Ngài dẫn đầu Israel trong vui mừng… bằng ánh sáng vinh quang của Ngài". Xin nhớ nơi khác cũng trong Phúc Âm Luca, Gioan Tẩy Giả đă nặng lời khiển trách dân chúng đến với ông, gọi họ là ṇi rắn độc (3,7) là giả h́nh, trốn tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Hôm nay tiên tri Baruk kêu gọi chúng ta thay đổi cuộc sống, có lẽ chẳng ai muốn nghe. Gioan chẳng được rao giảng trong đền thờ hoặc ngoài đường phố Giêrusalem, ông phải thi hành sứ vụ của ḿnh nơi hoang địa, bởi lẽ quyền bính đạo đời chẳng muốn nghe ông. Ông gây xáo trộn nếp sống an b́nh, phẳng lặng mà họ cố gắng lắm mới thiết lập được. Vậy th́ phép rửa bằng ḷng sám hối để được tha tội mà Giáo Hội theo gương thánh Gioan rao giảng cho chúng ta ngày nay, liệu có được mọi người chấp nhận? Nó luôn đ̣i hỏi hy sinh và thú nhận tội lỗi. Liệu xă hội văn minh này saün ḷng nghe theo? Trong vụ kiện giáo sĩ lạm dụng t́nh dục vừa qua, có nạn nhân chỉ đ̣i bồi thường bằng lời xin lỗi thành thật mà cũng chẳng được! Thế th́ lời giảng suông phỏng có ích chi? Thánh Gioan Tiền Hô cho biết rằng Thiên Chúa sẽ can thiệp vào cuộc sống mỗi người: "Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa". Tuy Mùa Vọng không có cùng giọng điệu nặng nề như Mùa Chay, tuy nhiên, mở ḷng ra và ăn năn sám hối là điều thánh Gioan đ̣i hỏi bên bờ sông Giođan. Bí tích rửa tội cam kết ơn tha tội luôn luôn saün sàng cho mọi người, nhưng với điều kiện là thực tâm sám hối. Hơn nữa, Mùa Vọng nhắc nhớ Thiên Chúa saün sàng ban lời cho những ai mong đợi, ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc sống, như xưa Ngài đă ban cho thánh Gioan: "Có lời Thiên Chúa phán cùng ông Gioan, con ông Dacaria, trong hoang địa". Thánh Luca cho biết rơ thời điểm và nơi chốn lời đó phán ra. Vậy th́ ông cũng cho ta hay lúc này, nơi đây, trong giai đoạn này của ngày tháng, vị trí này của chúng ta, lời Thiên Chúa cũng đến với từng linh hồn. Xin hăy lắng nghe và đem ra thực hành, để được Ngài hướng dẫn sống trọn vẹn con đường c̣n lại. Giáo Hội Hoa Kỳ vừa bị vấp ngă cần lắng nghe lời Ngài để có thêm nghị lực, ngơ hầu nhanh chóng hàn gắn các vết thương. Chúng ta phải trở nên dấu chỉ rơ ràng cho thế giới về phương diện này. Từ thời Thiên Chúa kêu gọi ông Gioan trong hoang địa tới nay, bối cảnh xă hội đă thay đổi nhiều. Nhưng về khía cạnh luân lư, tôn giáo th́ không khác nhau lắm. Chúng ta cũng đang ở trong sa mạc. Mặc dù thành phố nhiều hơn, văn minh hơn, loài người đông đúc hơn. Nhưng như Karl Rahner nhận xét, con người càng sống cô đơn, ích kỷ hơn. Nỗi cô đơn cơi ḷng này c̣n dễ sợ hơn hoang địa. Bởi lẽ nảy sinh nhiều loại thú dữ hơn. Thú dữ của ḷng tham lam, cạnh tranh, vơ vét, hưởng lạc, áp bức, xâm lược, dâm đăng, x́ ke, quỷ quyệt. Chúng ta trong ḷng Hội Thánh phải biểu lộ cho thế gian một nếp sống khác. Nếp sống không có núi đồi kiêu ngạo, không có hố sâu chà đạp nhân phẩm, thung lũng vô tín, không đường quanh co đối xử, không bức từơng ngăn cách. Và như thánh Gioan Tiền Hô luôn khát khao mong đợi điều ǵ mới mẻ và lạ lùng làm biến đổi ḷng người nên tốt. Chúng ta trong mùa vọng này cũng cầu xin Thiên Chúa thương mở to đôi mắt tâm linh để nh́n thấy những điều kỳ diệu Ngài hứa ban, lúc này và tại nơi đây trong đời sống mỗi người. Amen.
Lm. Như Hạ, op
ƠN CỨU ĐỘ MUÔN DÂN (Lc 3, 1-6) Mùa Giáng sinh đă theo khí lạnh mang đến niềm vui trải nhẹ khắp trời đất và ḷng người. Nhiều nhà đă bắt đầu giăng những chùm đèn rực rỡ. Các đại nhạc hội, ca vũ, hội thảo, tĩnh tâm góp phần đào sâu mầu nhiệm Giáng Sinh. Hôm nay, niềm vui bắt đầu với h́nh ảnh của một vị ngôn sứ tự xưng ḿnh là "tiếng kêu trong hoang địa" (Lc 3:4) càng như một sức mạnh đẩy lùi những trở ngại, giọn đường cho Chúa đến. CHUẨN BỊ Bao ngàn năm dân Do thái đă phập phồng chờ đợi ngày Chúa đến viếng thăm. Càng gần ngày Chúa đến, niềm hi vọng càng lớn lao. Chính v́ thế thánh Gioan Tẩy Giả đă thành công khi kêu gọi đoàn người đông đảo đến sông Giođan "chịu phép rửa tỏ ḷng sám hối để được ơn tha tội" (Lc 3:3) hầu xứng đáng đón chào Đấng Cứu Thế. Ơn cứu độ không lơ lửng trên chín tầng mây, nhưng "được xác định rơ trong bối cảnh lịch sử rộng lớn. Thánh Luca đă làm nổi bật vai tṛ của những nhân vật thời đại thuộc lănh vực chính trị và tôn giáo : hoàng đế, toàn quyền xứ Palestin, các nhà cầm quyền Do thái, và giới lănh đạo tôn giáo." (Faley 1994:28) Tiếng nói ngôn sứ của thánh Gioan áp đảo tất cả những ồn ào chính trị và tôn giáo đương thời v́ "có lời Thiên Chúa phán cùng ông Gioan, con ông Dacaria, trong hoang địa." (Lc 3:2) Sứ mệnh Gioan bắt đầu từ nơi dân Do thái hành tŕnh về Đất Hứa. Hoang địa gợi lên sứ mệnh Đức Giêsu như nhà lănh đạo cuộc xuất hành mới. Oâng Gioan đă chung nhịp bước với dân Chúa chuẩn bị cho Đức Giêsu xuất hiện với sức mạnh Thiên Chúa. Chính v́ là một ngôn sứ, hơn nữa c̣n là vị tiền hô, nên ông mới có thể dơng dạc hô toàn dân : "Hăy dọn saün con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi." (Lc 3:4) Con đường cong queo giấu ẩn lối sống bất chính của nhân loại. Đó không phải con đường tốt đẹp, thích hợp đón bước chân Đấng Công Chính, Vua Ḥa B́nh. Bởi vậy, phải nỗ lực sửa đường cho ngay thẳng. Nếu không, cuộc sống con người vẫn măi ch́m đắm trong bất công, đau khổ. V́ "B́nh an xây dựng trên công chính." (Br 5:4) Ông Gioan có lư khi đưa lên những h́nh ảnh ngôn sứ Isaia để đập vào mắt quần chúng : "Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lơm, phải san cho phẳng." (Lc 3:5) Ngổn ngang trước mắt ngôn sứ Gioan toàn những đồi núi, thung lũng, ổ gà. Mở một đường lối xứng đáng cho Đấng Cứu thế đ̣i bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Bao nhiêu công việc lớn lao phải chuẩn bị trong một thời gian kỷ lục, v́ "cái ŕu đă đặt sát gốc cây." (Mt 3:10) Công việc đă vượt sức nhân loại. Bởi vậy chỉ Thánh Linh mới chuẩn bị cho Đấng Cứu thế đến với con người. Oâng Gioan chính là một dụng cụ của Người. Sa mạc chính là môi trường xứng hợp nhất để Thánh Linh chuẩn bị cho Đức Giêsu dẫn cả nhân loại vào Đất hứa. Đức Giêsu chính là mặt trời công chính, là vinh quang Thiên Chúa xuất hiện giữa trần gian. Người đến để cứu độ toàn thể nhân loại, chứ không chỉ riêng dân Do thái. "V́ Thiên Chúa sẽ cho khắp cả hoàn cầu thấy hào quang rực rỡ của ngươi." (Br 5:3) Ơn cứu độø bao trùm cả vũ trụ. Không một ai đứng ngoài chương tŕnh của Thiên Chúa. Chính ông Gioan đă phóng lên tầm nh́n phổ quát đó của ngôn sứ Isaia khi lên tiếng với quần chúng : "Mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa." (Lc 3:6) Vui chừng nào khi biết Thiên Chúa muốn cứu độ muôn dân. GIÁO HỘI LÀ CON ĐƯỜNG Nếu thế, không một hoàn cảnh, một lối sống nào không cần chuẩn bị cho bước đường Đức Giêsu đến cứu độ con người. Bởi vậy, mọi Kitô hữu đều phải chuẩn bị cho Người đến với đồng loại. Đúng hơn, "tự bản chất, đời sống Kitô hữu là một con đường hay một lối đi (Cv 9:2; 18:25)" (Faley 1994:29) dẫn mọi người về Đất Hứa. Niềm vui sẽ tràn ngập muôn dân. "V́ Thiên Chúasẽ dẫn Israel đi trong hoan lạc, dưới ánh sáng vinh quang của Chúa, cùng với ḷng từ bi và sự công chính của Người." (Br 5:9) Không thể nào dẫn người khác đến hạnh phúc tuyệt vời đó, nếu trước tiên ḿnh không "khoác vào ḿnh áo choàng công chính của Thiên Chúa và đội lên đầu triều thiên vinh quang Đấng Vĩnh Hằng ban tặng." (Br 5:2) Các tín hữu sơ khai đă chuẩn bị saün sàng cho bước đường Chúa đến. Thánh Phaolô đă cho thấy nét tích cực trong cộng đoàn Philip : "Từ buổi đầu cho đến nay, anh em đă góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng." (Pl 1:5) Rao giảng Tin Mừng chính là một hồng ân ngôn sứ v́ trực tiếp đưa nhân loại vào miền hoan lạc, tràn ngập ánh vinh quang Thiên Chúa. Tín hữu cộng đoàn tiên khởi đă dọn đường cho Chúa đến bằng cả một đời sống luân lư tốt đẹp, đến nỗi thánh Phaolô không ngưng được cảm xúc khi nói với họ : "Tôi hết ḷng yêu quư anh em tất cả, với t́nh thương của Đức Kitô Giêsu." (Pl 1:8) Họ đă chuẩn bị cho Chúa bằng cả tấm ḷng, bằng cả cuộc đời. Bởi vậy họ đáng được hưởng lời cầu nguyện của thánh nhân : "Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm ǵ đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang lâm." (Pl 1:10) Giáo hội tiên khởi đă hoàn thành sứ mệnh cách xuất sắc làm chứng cho mọi người biết Đức Giêsu Kitô. Ngày nay Giáo Hội cũng trở thành con đường cho người ta đi về với Thiên Chúa. Nhưng muốn chu toàn sứ mệnh đó, Giáo Hội đang lắng nghe để hiểu rơ người đồng loại hơn. Có thật t́nh đi đến với nhân loại, có mỡ cơi ḷng cho mọi người, Kitô hữu chúng ta mới trở thành con đường dẫn mọi người về Thiên Chúa. Trong nỗ lực hôm nay, chúng ta phải chú trọng t́m "những cách diễn tả mới mẻ về các chân lư ngàn đời, phải ḥa giải với những lập trường cố cựu bằng những suy tư và những triển khai sâu xa hơn." G. Nguyễn Cao Luật op
Thiên Chúa Lại Lên Đường (Lc 3, 1-6) Một ḿnh chống lại tất cả Bản văn của thánh Luca xác định tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay trong bối cảnh không gian và thời gian. Năm thứ mười lăm, dưới triều hoàng đế Tibêriô..., tức là năm 28 Công nguyên. Hoàng đế Tibêriô cai trị cả một đế quốc Rôma rộng lớn, bao trùm từ bờ biển phía bắc xuống tận biên thuỳ sa mạc Xahara, từ Palettin sang eo biển Gibơranta. Biển Địa Trung Hải, ngày nay có mười lăm quốc gia khác nhau ở quanh bờ, c̣n hồi ấy chỉ là một cái hồ trong đế quốc Rôma. Các vương hầu thay mặt hoàng đế cai trị các miền nơi Đức Giêsu thi hành sứ vụ : Giuđê với tổng trấn Phongxiô Philatô, Galilê với vua Hêrôđê... Sau những chi tiết về t́nh h́nh chính trị, tác giả kết thúc bằng cách nêu tên những thủ lănh tôn giáo thời đó : Khanna và Caipha. Tất cả mọi người đều ở trong vị trí của ḿnh, các vị trí đă được sắp xếp, cả hệ thống hoạt động hoàn hảo. Hoàng đế trị v́, quan tổng trấn cai trị và các thượng tế thi hành chức vụ của ḿnh. Cả một hệ thống vững mạnh, mọi sự dường như tốt đẹp và không thay đổi. Chính trong bối cảnh ấy, một biến cố xảy ra : có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan... Ông Gioan xuất hiện và tất cả đều bị đặt thành vấn đề. Vị ngôn sứ đến từ một nơi khác, và đi đến một nơi khác. Ông không rao giảng về sự nghỉ ngơi, nhưng về sự hoạt động, về sự thay đổi toàn diện. Tiếng kêu của ông trong hoang địa làm xáo trộn mọi thực tại, chấm dứt t́nh trạng yên ổn : một con đường được mở ra và người ta phải đi theo con đường này. Ông Gioan xuất hiện và loan báo một thế giới mới, mở ra một con đường dẫn đến một thực tại khác, mở ra một lỗ hổng giữa cuộc sống ngột ngạt, tù túng. Như Tin Mừng thuật lại, các nhân vật đều có vị trí và chức vụ của ḿnh, c̣n Gioan, ông chẳng có ǵ cả. Ông chỉ là một con người b́nh thường trước những nhân vật đầy quyền uy. Ông chỉ được xác định qua lời ông loan báo. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ông, tiếng nói của ông lại lật đổ toàn bộ hệ thống phẩm trật, hệ thống của những kẻ nắm quyền quyết định số phận toàn thể thế giới : bởi v́ lời ông giảng không phải là của riêng ông, nhưng là của Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng. Lời của Thiên Chúa là lời bất ngờ, làm đảo lộn ; lời ấy đưa ra sáng kiến và mỗi người nhận thấy ḿnh được mời gọi để đứng dậy và lên đường. Như thế, lên đường không phải là đứng yên một chỗ, duy tŕ những cái đă có, nhưng là t́m kiếm, khám phá, sáng tạo và canh tân. Chỉ khi đó ơn cứu độ mới xuất hiện, và Thiên Chúa sẽ đến ở trong thành phố, trong cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân cũng như trong cuộc sống của tập thể. Khi lên tiếng mời gọi mở ra một con đường trong hoang địa, ông Gioan cũng khai mạc một cuộc sinh ra của con người ngày nay. Một tiếng kêu Một tiếng kêu... thật là hạnh phúc ! đă lâu lắm rồi người ta không c̣n được nghe tiếng nói của một vị ngôn sứ. Một tiếng kêu... tiếng kêu là ǵ vậy ? tiếng kêu công bố Lời của Thiên Chúa, tiếng kêu cho biết Thiên Chúa lại lên đường. Thật là lạ lùng ! đừng quên rằng tiếng kêu ấy đă vang lên vào năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô, Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê... Một tiếng kêu... tiếng kêu trong vùng hoang địa : hăy dọn sẵn con đường của Đức Chúa. Trong hoang địa. Ngày nay, tại hoang địa, những người Bêđuen biết cách làm lại một con đường chỉ trong vài ngày, có khi trong vài giờ. Ở đâu có một quán trọ, th́ người ta sẽ mau chóng rải đá, lấp những chỗ trũng, sửa lại những khúc quanh, điều chỉnh các biển báo hiệu. Và ngay tức khắc, trước mắt người khác chỉ thấy toàn là cát, đá và bụi, một con đường mới đă thành h́nh. H́nh như có rất nhiều con đường trong cuộc sống mà người ta không nhận ra ? Đó là con đường con người mà người ta đă mất các biển báo biệu. Đó là con đường yêu thương người khốn khổ mà người ta không quan tâm. Dầu vậy, tất cả những điều ấy đều không quan trọng. Đức Giêsu cần t́m ra một con đường để qua đó Người có thể đi vào cuộc sống của nhân loại, vào tâm hồn của mỗi người. Về phần ḿnh, Con người sẽ làm ǵ để tái lập tất cả những con đường bị bỏ quên ấy ? Làm chung với nhau. Mọi người đều cùng làm. Lời kêu gọi của ngôn sứ hướng tới mọi người chứ không phải chỉ một ai đó. Cả con đường địa phương đều được mời gọi t́m ra điều nào quan trọng nhất để đón mừng lễ Noel đang đến. Thánh Phaolô viết : Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho ḷng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái ǵ là tốt hơn. (Pl 1,9-10) Nhận ra cái ǵ là tốt hơn, đó lại không phải là san phẳng đường lồi lơm ? Mỗi khi người Kitô hữu cùng nhau cầu nguyện, suy tư, chia sẻ, th́ đó là những con đường tốt nhất để tại nơi họ ở hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Trong công việc cùng nhau đón tiếp Chúa, người ta cần sự trợ giúp của người khác : người ta cần đến mọi bàn tay, mọi khối óc. Mỗi người đều phải nhớ rằng : chẳng có ai là người vô dụng. Mỗi người phải chỉ cho kẻ khác thấy những con đường mà, v́ lười biếng hay mệt mỏi, họ không nh́n thấy. Lúc ấy, mỗi ngày Hội thánh nhận ra nơi ḿnh ân sủng sám hối, tức là sự thay đổi lối sống. Lúc ấy, lời khẳng định của Đức Giêsu “Tôi là Đường” mỗi ngày một trở nên hiện thực hơn. Những tiếng kêu trong lịch sử Hăy dọn sẵn con đường của Đức Chúa... Lời loan báo này được vang lên ba lần trong lịch sử. Lần thứ nhất, cách đây lâu lắm rồi, vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên. Khi ấy dân Do thái bị đưa đi lưu đày : họ không c̣n đền thờ, không có vua, cũng chẳng có đất riêng để cư ngụ. Một vị ngôn sứ xuất hiện và báo cho dân biết Thiên Chúa sẽ can thiệp và đám người lưu đày sẽ được trở về quê hương. Con đường hồi hương sẽ băng qua sa mạc, nhưng Thiên Chúa sẽ ở với họ. Chính lúc ấy, vị ngôn sứ loan báo : trong sa mạc, hăy mở ra một con đường cho Đức Chúa ...(x. Is 40,3). Trước ư định của Thiên Chúa là dẫn đưa những người lưu đày trở về quê hương, các trở ngại biến mất, con đường trở nên thẳng băng, các lỗ trũng được lấp đầy. Lần thứ hai, khoảng sáu thế kỷ sau, ông Gioan Tẩy giả loan báo một điều kỳ diệu hơn : Thiên Chúa sắp viếng thăm dân Người, không phải để giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày, nhưng để giải thoát nhân loại khỏi t́nh trạng nô lệ trầm trọng hơn. Người đến cứu các tội nhân, đưa họ vào vương quốc của Thiên Chúa, cho họ được quyền sống như những người con. Lần thứ ba, cách đó hai mươi thế kỷ, lời ngôn sứ lại vang lên một lần nữa. Lời ấy hôm nay vang lên cho chúng ta : trong sa mạc của thế giới này, chúng ta hăy nghe lời ngôn sứ nói với mỗi người chúng ta : Chúa đến và mọi người đều được nh́n thấy ơn cứu độ. Thiên Chúa cũng muốn thực hiện những kỳ công cho chúng ta. Lời loan báo này khuyến khích chúng ta phải tiến bộ thêm, trong sự hiểu biết Thiên Chúa và yêu mến người khác. Thiên Chúa muốn đứa chúng ta đến hưởng vinh quang và ánh sáng của Người, và chúng ta phải đem ḷng yêu mến và nhiệt thành mà đáp lại. Xin đừng để chúng con mải mê thế sự, chẳng c̣n hăm hở đi đón mừng Con Chúa.
Một tiếng kêu vọng khắp mặt đất Thiên Chúa đang đến trong bóng đêm. Hạt giống ánh sáng đă đem lại kết quả.
Này đă đến giờ của Vương Quốc, cây khô nay đă nở hoa ; nhưng trước mặt Con Người, ai có thể đứng vững ?
Từ phương Đông, ngày của Người đă bắt đầu, không ai tránh Người được ; Lời Người như một lưỡi gươm bóc trần cả tâm hồn.
Chỉ người nghèo mới được nghĩa với Người, chỉ người nghèo mới biết yêu mến, và Thiên Chúa mời họ ngồi bên cạnh Con yêu dấu. (Theo phụng vụ Pháp)
Giacôbê Phạm Văn Phượng op
Thay đổi (Lc 3,1-6) Ông Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc sáng tác một câu chuyện, tựa đề là “cái cân thủy ngân” như sau : Một người buôn bán âm mưu chế ra một cái cân rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta th́ dốc cán cân vào đàng móc, khi cân hàng mua của ai th́ lại dốc cán cân vào đàng quả. Như vậy một cái cân vừa nặng vừa nhẹ được, và bao giờ phần lợi cũng về phía ḿnh. V́ buôn bán lừa đảo như vậy mà không bao lâu nhà ấy trở nên giàu có, lại sinh được hai đứa con trai, mặt mũi khôi ngô, học hành thông giỏi, thiên hạ đều khen là nhà có đại hồng phúc. Một hôm, hai vợ chồng bàn với nhau : nhà ta bây giờ đă giàu có, lại sinh được hai đứa con khôn ngoan, giỏi giang, “một mặt người bằng mười mặt của”, ta đem phá bỏ cái cân lừa đảo kia đi để dành cái đức lại cho con về sau. Bàn xong, hai vợ chồng sắm sửa lễ vật sám hối : trên th́ cúng Phật, dưới th́ cáo ông bà, rồi đem cái cân ra chẻ. Thật ghê thay, khi chẻ ra thấy trong cái cân có đọng một cục máu đỏ hỏn. Từ đó hai vợ chồng bảo nhau ăn ở tu thân tích đức, tránh điều dữ làm điều lành. Nhưng sau đó vài năm, một đứa con bỗng dưng lăn ra chết, và không bao lâu đứa con kia cũng lăn ra chết nốt. Hai vợ chồng kêu gào khóc lóc rất thảm thiết, nghĩ rằng ḿnh đă có ḷng cải ác vi thiện mà trời không thương, hai người cứ rầu rĩ khổ sở, thở vắn than dài, không thiết tha việc ǵ nữa. Một đêm kia, hai vợ chồng cùng nằm mơ thấy có ông Bụt đến bảo : “Vợ chồng chúng mày hăy nên làm ăn tu tỉnh lại, chớ vội ngồi vậy mà trách Trời không có mắt, Trời thương chúng mày lắm đó, trước Trời thấy chúng mày buôn bán lọc lừa, Trời đă sai hai con quỷ đầu thai làm con để phá tan cho hết những của phi nghĩa chúng mày nhặt nhạnh từ bao nhiêu năm, may mà chúng mày sớm biết hối hận cải tà qui chính, tránh dữ làm lành, Trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về, đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa, chúng mày cứ ăn ngay ở lành rồi Trời sẽ đền cho hai đứa con khác để ngày sau mà nhờ”. Từ đó hai vợ chồng không thương khóc con nữa, lại chịu khó làm ăn và lúc nào cũng tâm niệm cố gắng làm nhiều điều từ thiện phúc đức. Quả nhiên sau lại sinh được hai đứa con trai khác, cũng hiền lành tử tế, văn hay chữ tốt và sau lớn lên làm cho cha mẹ được vẻ vang hạnh phúc. Câu chuyện trên có thể minh họa cho lời giảng dạy của thánh Gio-an Tiền Hô trong bài Tin Mừng : “hăy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”, tức là thánh Gio-an kêu gọi hăy thay đổi đời sống, hăy sửa sang cuộc đời để đón Đấng Cứu Thế, đón mừng Chúa giáng sinh. Chúng ta có thấy ḿnh cần phải thay đổi không ? Chắc ai cũng trả lời dễ dàng. Đúng vậy, thay đổi rất cần thiết khi chúng ta biết ḿnh có những sai lầm. Biết ḿnh sai lầm mà không chịu thay đổi là mù quáng, cố chấp. Thái độ của người có lương tri, có lương tâm là chấp nhận ḿnh sai lầm và bằng ḷng thay đổi. Thay đổi đúng chẳng những không mất mát ǵ mà c̣n đem lại nhiều ích lợi. Những ǵ cũ mà sai, lỗi thời, vô ích mà không chịu thay đổi là nguy hại, là đi thụt lùi. Các chuyên viên, y sĩ, giáo viên… luôn phải tu nghiệp để được đổi mới và được bồi dưỡng thêm kiến thức. Trên phạm vi trần thế đă là quan trọng như vậy, th́ trên phạm vi siêu nhiên càng hệ trọng hơn nữa, v́ sự thay đổi đó liên quan đến ơn cứu rỗi đời đời. Thực sự có nhiều người đang cần được thay đổi hẳn một nếp sống gương mù, một nếp sống hèn tin, một đời sống giả h́nh, bôi bác, một đời sống ích kỷ, bất công… Biết ḿnh sai lầm, rồi chấp nhận thay đổi bằng một hành động thiết thực, đó là điều Thiên Chúa mong muốn nơi mỗi người. Chúng ta hăy cầu xin Chúa thay đổi đời sống chúng ta từ tư tưởng đến hành động, xin Chúa ban cho chúng ta một tâm hồn mới trong một đời sống theo Chúa. Tuy nhiên, chúng ta hăy nhớ : Thiên Chúa có thể thay đổi ḷng người, nhưng Ngài vốn tôn trọng tối đa quyền tự do của mỗi người. Chúa muốn chúng ta tự ư đến với Chúa để Ngài thay đổi chứ không ép buộc. Cũng như sáp để gần lửa làm sáp tan chảy, nhưng nếu chúng ta cứ để sáp ở xa, th́ lửa c̣n đó, sáp cũng vẫn c̣n đó, vẫn cứng, vẫn nguội, vẫn không tiêu tan. Cũng vậy, nếu chúng ta muốn Chúa thay đổi ḷng ḿnh, th́ chúng ta hăy đến với Chúa, chúng ta phải nương cậy vào Chúa th́ chúng ta mới có thể thay đổi đời ḿnh được. Chúng ta đừng mong rằng người này người kia sẽ giúp ḿnh thay đổi được, hay mong rằng hoàn cảnh sẽ thay đổi được ḿnh, và chúng ta cũng đừng chỉ thay đổi lớp vỏ bên ngoài, c̣n bên trong con người vẫn bê bối y nguyên, như thế là đóng kịch. Quả thực, có những người sống đóng kịch rất tài t́nh, bên ngoài coi lương thiện, đạo hạnh, tử tế mà thực sự bên trong là tay đáng sợ vô cùng. Trường hợp ấy, chúng ta nên nhớ c̣n một Đấng Tối Cao đang soi xét từng hành vi, cử chỉ của chúng ta để phán xét. Và chúng ta cũng không đóng kịch măi được đâu, sẽ đến một ngày cháy nhà ra mặt chuột. Dù chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào th́ lời kêu gọi thay đổi đời sống của thánh Gio-an Tiền Hô vẫn là một lời mời khẩn thiết, xin mỗi người hăy lắng nghe và thực thi để kinh nghiệm được ơn lộc của Thiên Chúa. Lm. Jude Siciliano, op
BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN (Lc 3, 1 – 6) Thưa quư vị, Thường thường Phúc Âm không bận tâm lắm về ngày tháng. V́ thế các bài đọc ba mở đầu với những câu chung chung như “ngày đó … vào lúc đó… sau việc ấy…”. Hẳn năo trạng tân thời rất khó chịu, bởi tính ṭ ṃ không được thoả măn. Chúng ta ưa chuộng một lối hành văn chính xác hơn, theo kiểu các sử gia hiện đại. Nhưng xin nhớ lịch ngày tháng lúc ấy không phổ biến như bây giờ. Đ̣i hỏi chính xác là quá đáng với người xưa. Chúng ta nên bằng ḷng với hiện trạng chứ đừng đặt nghi vấn: lúc nào? Ơ dâu? Hỏi như vậy tỏ ra ḿnh ngớ ngẩn đối với tŕnh độ xưa. Tuy nhiên bài đọc Tin Mừng hôm nay lại nói rơ ràng ngày tháng Chúa Giêsu khởi sự rao giảng nước trời công khai.: “ năm thứ 15 dưới thời hoàng đế Tibêrio, thời Phanxio philato làm thái thú miền Giuđê. Khanan và Cai pha làm thượng tế…” Người ta có thể so sánh với sử liệu đế quốc Rôma hoặc nước Do thái, không thể lầm lẫn được. Vậy biến cố Gioan dọn đường và sứ vụ của Chúa không phải là bịa đặt hay huyền thoại tôn giáo. Người ta phải thừa nhận nó là biến cố lịch sử, sự thực đă xảy ra trong Do thái giáo, tại đất Palestin hơn hai ngàn năm trước. Thái độ nghi ngờ bày tỏ tính ấu trỉ của đương sự. Thánh Luca không ngần ngại chỉ rơ thời gian Chúa Giêsu sinh ra và rao giảng để mọi người nhận biết sự thật cứu độ đă diễn ra ở thời đại nào và địa điểm nào trong lịch sử loài người. Nhiều trường hợp khác ông cũng nói rơ như vậy: thí dụ 1, 5 : “thời vua Hêrôđê cai trị miền Giuđea, có một vị tư tế thuộc nhóm Avigia, tên là Dacaria” hoặc 2, 1 : “thời ấy hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ…”. Phúc Âm hôm nay cũng tương tự. Do đó chúng ta có thể nhận định thánh Luca nh́n ra việc Chúa Giêsu đến trần gian là một phần của kế hoạch Thiên Chúa cứu rỗi loài người. Phần thứ nhất từ việc tạo dựng nhân loại và kết thúc với Gioan tẩy giả. Phần thứ hai, Gioan loan báo Chúa Giêsu xuất hiện, sứ vụ rao giảng, khổ nạn và lên trời. Phần thứ ba, từ biến cố Chúa Giêsu lên trời cho đến tận cùng thời gian, lúc Ngài trở lại phán xét kẻ sống và kẻ chết. Thánh nhân viết Tin Mừng cho những tín hữu sống ở giai đoạn thứ ba. Và là giai đoạn khó khăn nhất. Chúng ta đang ở trong mùa vọng, được nhắc nhớ ḿnh sống trong thời kỳ thử thách và căng thẳng. Nhưng Kinh Thánh nói rằng thời kỳ này kết thúc với việc Chúa vinh quang đến để loan báo tính viên măn của nước trời trên thế giới đầy hận thù và tội lỗi. Như phụng vụ chỉ rơ, mùa vọng là cơ hội tốt để chúng ta nhớ lại việc Chúa đến lần thứ nhất và cũng là hy vọng, phấn khởi. Chúa trở lại oai hùng khi thời gian đă hết, ngơ hầu kẻ lành được thưởng và kẻ dữ chịu h́nh phạt. Chúng ta không được thất vọng và buông xuôi, nhưng hăy cố gắng ăn ở tỉnh thức và cầu nguyện. Như vậy thánh Luca không mơ hồ. Ngài xác định rơ ràng Thiên Chúa hoạt động cụ thể trong lịch sử loài người, và bổn phận của chúng ta trước mặt Ngài. Chúng ta không thể lơ là ăn ở vô tâm vô tính hoặc trác táng sa đoạ, lấy vui sướng vật chất làm mục đích sống. Thiên Chúa không ngự từ tắp xa vời trên các tầng mây xanh, chẳng quan tâm đến những khó khăn vất vả, chiến đấu, vật lộn của các tín hữu. Nhưng qua Đức Kitô, Con yêu dấu của Ngài, Thiên Chúa dính líu sâu đậm vào lịch sử nhân loại và từng linh hồn. Theo thánh Luca chúng ta không thể nào chối căi sự thật là trong Chúa Giêsu Thiên Chúa sánh bước song hành, vai kề vai với chúng ta trên từng quăng đường, trong từng t́nh huống mà thân phận con người phải gánh chịu. Than ôi, chúng ta thường quên lăng sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời ḿnh mà chạy theo tiếng gọi của satan, xác thịt, thế gian. Xin hăy nghe kỹ Luca nói với linh hồn mỗi người qua bài Phúc Âm hôm nay: Thiên Chúa chẳng hề bỏ mặc con dân Ngài. Tiên tri Baruc trong bài đọc một cũng có những lời khuyên tương tự: “Giêrusalem hỡi, hăy cởi bỏ áo tang khổ nhục, và mặc lấy vinh quang vĩnh cửu mà Thiên Chúa ban cho ngươi…” Lúc ấy tuyển dân đang mang ách nô lệ của đế quốc Batư. Thành thánh bị phá huỷ và dân chúng đi đày. Tự ḿnh họ chẳng thể giải thoát nhưng Thiên Chúa có đủ quyền năng và Ngài sẽ hành động cứu vớt dân Ngài. V́ thế tiên tri đoan hứa với thành thánh, như người mẹ an ủi các con trong lao tù: “Giêrusalem hỡi, hăy đứng ở nơi cao và hăy nh́n về phía đông: kià xem con cái ngươi từ đông sang tây tụ họp về theo lời Đấng thánh đă truyền dạy…” Tuyển dân sẽ thoát cảnh đoạ đày và trở về quy tụ thành dân thánh. Nhưng Giêrusalem đă làm ǵ để được cứu thoát? Chẳng làm chi cả. Chỉ v́ Thiên Chúa đă tuyển chọn, yêu thương và cứu vớt. Đó là công việc của t́nh yêu không phải của công nghiệp. Chúng ta không quan niệm sai lầm và kiêu căng. Tự ḿnh đề ra tiêu chuẩn cho ḿnh để được cứu độ. Ơ đây lại một câu chuyện khác của ơn thánh trong lịch sử loài người. Giêrusalem được tái thiết! Không do công nghiệp của nó mà do bàn tay Thiên Chúa. Nhưng thành thánh chẳng bao giờ chu toàn bổn phận là thành của Thiên Chúa và nó sẽ bị phá tan năm 70 sau công nguyên! Liệu có phải là số phận của mỗi linh hồn chạy theo lầm lạc thế gian? Thời tiên tri Baruc, quốc gia Do thái đang ở vị thế bấp bênh, phải dựa vào thế lực nước ngoài để đứng vững. Nhưng vị tiên tri đă nói đến khôi phục và Israel sẽ là một thực thể giữa các quốc gia! Đúng là một hy vọng liều lĩnh! Tuy nhiên tiên tri không nói đến nó như một thực tại chính trị trần tục mà như nơi Thiên Chúa ngự trị. Ngài mời gọi mọi dân tộc, mọi màu da tiếng nói qui tụ về hợp thành nước trời, mới mẻ thánh thiện và bền vững : Măi măi Thiên Chúa sẽ gọi ngươi là “b́nh an xây dựng trên công chính” và “vinh quang phát xuất từ ḷng kính sợ Chúa” Chừng nào vậy? Và những ai sẽ được ở trong đất nước đó? Muộn thời hơn, thầy thuốc kiêm sử gia Luca trả lời: “Vào năm thứ mười năm thời hoàng đế Tibêrio, Ponxio Philato làm thái thú miền Giusđa…Anna và Caipha làm thượng tế…”. Thánh nhân c̣n cho biết dấu hiệu của nước đó xuất hiện là sứ vụ rao giảng của Gioan Tiền Hô. Ong sẽ là vị ngôn sứ chuẩn bị ḷng dân Do thái đón nhận Chúa Cứu Thế mà ông kêu là đang tới gần: “Có lời Thiên Chúa phán cùng ông Gioan, con ông Dacaria trong hoang địa. Ong đi khắp vùng ven sông Giođan rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ ḷng sám hối để được ơn tha tội.” Công việc của Gioan phản ánh các ngôn sứ trong lịch sử Do thái mỗi khi Thiên Chúa can thiệp để giải thoát dân Ngài. Khác biệt là ông không nói sự kiện xảy ra ở tương lai, nhưng hiện tại, vào chính thời buổi dân chúng đang sống, sinh hoạt và nghỉ ngơi. Người ta phải lưu tâm đáp trả cách cụ thể, tức ăn năn thống hối để được ơn cứu độ. Như vậy thánh nhân cũng kêu gọi chúng ta bước vào Mùa Vọng với tâm t́nh thánh thiện: ăn chay và cầu nguyện. Kinh nghiệm cho hay không ăn chay th́ cũng không cầu nguyện được, v́ no đủ quá rồi c̣n thiếu thốn ǵ đâu mà cầu xin? Chúng ta phải gỡ bỏ mọi trở ngại trên đường thiêng liêng bằng khổ chế để có thể đón Chúa vào cuộc đớ ḿnh. Ngoài ra là dối trá. Cũng như các mùa vọng khác, mùa vọng này đến rồi lại đi. Liệu c̣n để lại chi trong nếp sống mỗi người? Câu trả lời tuỳ vào mỗi lương tâm. Nhưng Gioan chỉ cho chúng ta thấy đường lối: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lơm phải san cho phẳng.” Baruc, Isaia và các ngôn sứ khác đều kêu gọi tương tự để dọn linh hồn người ta chào đón Chúa. Liệu chúng ta nghe tỏ? Luca lại c̣n rơ ràng hơn: “Vào năm thứ mười năm triều đại Tibêriô làm hoàng đế Rôma.” Than ôi, chúng ta cứng ḷng măi, giả điếc làm ngơ, rồi tự phong ḿnh là thánh thiện. Vậy th́ những ai được hưởng ân huệ này? Cũng thánh Luca trả lời: “Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. Người phàm ở đây là các linh hồn nghe lời kêu gọi của các ngôn sứ. Liệu chúng ta thuộc về nhóm họ không? Chẳng ai trả lời được trừ ra những kẻ thật ḷng ăn năn sám hối, cải hoá tự tân. Phúc Âm Luca thấm nhuần tinh thần ơn cứu độ phổ quát này. Nhưng người ta cố t́nh dập tắt nó đi bằng gương mù gương xấu, rồi giảng giải lung tung. Các tổ phụ Cựu Ước hằng hy vọng vào ơn cứu độ này, các tiên tri cố gắng duy tŕ ngọn lửa khao khát ấy hơn 600 năm trước công nguyên. Baruc nhắc lại: “V́ Thiên Chúa sẽ dẫn Israel đi trong hoan lạc, dưới ánh vinh quang của Chúa cùng với ḷng từ bi và sự công chính của Người”. Tất cả đều hội tụ vào con người Đức Giêsu thành Nazareth. Hôm nay Gioan thắp lên ngọn lửa hy vọng xưa và truyền đến tay Đức Kitô. Ngài sẽ khởi sự giai đoạn kết thúc của lịch sử nhân loại. Đức Kitô đă đến và sẽ đến đối với những linh hồn mong đợi với ngọn đèn cháy sáng trong tay bằng ăn chay cầu nguyện, sẵn sàng đạp đổ mọi thần tượng xác thịt, để khi Ngài đến vui mừng tiến ra chào Ngài trong công chính và thánh thiện. Xin nhắc laị, Gioan không đùa cợt, ông nghiêm khắc với chính bản thân và thành thật trong lời rao giảng cho người khác về tội lỗi. Ong mời gọi mọi người ăn năn sám hối và biến đổi đời sống. Thiên Chúa sẽ ban ơn nhiều hơn là loài người dự kiến hoặc xứng đáng, Ngài tha thứ hết thảy để chúng ta đón Chúa Kitô. Đó là Tin Mừng. Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho những ai thành tâm kêu xin. Vậy th́ phải làm chi ở đầu Mùa Vọng này? Xưng thú tội lỗi và xin ơn tha thứ. Đó là tất cả chúng ta phải làm. Tạ ơn Chúa bởi v́ tự thân chúng ta chẳng thể nào bẻ gẫy mọi tính hư, nếp xấu. Và chẳng ai có thể chối từ sức nặng của tội lỗi trên mỗi cuộc đời, trên toàn thế giới. Sử gia Luca khởi đầu bài Tin Mừng với những bộ mặt “ghê gớm”: Tibêrio, Ponxio philato, Herodê, Philipphê tiểu vương Iturê, Lyxania tiểu vương Abilên, Caipha, Anna. Một nhóm những bạo chúa và tư tế gian ác, nắm chặt Israel trong tay. Nhưng thánh nhân cũng cho biết, dầu vậy ơn giải phóng và cứu độ c̣n to lớn hơn: “Có Lời Thiên Chúa phán cùng Gioan, con ông Dacaria trong hoang địa…” như thể thánh nhân nhắn nhủ: “hăy ngẩng đầu lên và đứng thẳng: mọi sự sắp thay đổi một cách hết sức ngoạn mục: người quyền thế sắp bị hạ xuống. Kẻ khiêm cung sẽ được nâng lên… Ước chi mùa vọng này chúng ta là những linh hồn khiêm cung đích thực để được Chuá nâng lên. Amen. Lời hay ư đẹp: Bài giảng phải biểu lộ tốt ư nghĩa cử chỉ phụng vụ phù hợp để dẫn dắt giáo dân tham dự đầy đủ vào việc thờ phượng đức tin. Sửa soạn tâm hồn họ thấm nhuần phụng vụ, ngơ hầu hiệu quả của Thánh Thể vượt qua việc cử hành hiện tại mà vươn tới mọi lănh vực của cuộc sống và của toàn thể Hội Thánh.(Fr. John Burke, op. trong Gospel Power tr.79.)
Lm Đào Trung op
Lời Giảng Gioan Tẩy Giả : Sám Hối (Lc 3,1-6) Sứ Điệp : Phụng vụ qua bản văn Luca, soi sáng cho ta thấy mầu nhiệm Hài Nhi trong máng cỏ là ơn cứu độ, và kêu mời chúng ta đón nhận trong tâm t́nh sám hối. * Đường nào cho Chúa đến : Đó là con đường được dọn dẹp sửa sang: Lấp đầy hố đam mê / Bạt ngang núi kiêu ngạo Ḷng dối trá uốn cho ngay / T́nh khó ở san cho bằng * Không ai giặt áo rồi quăng xuống bùn Ghét tội, xưng tội, rồi phảu chừa tội. Đúngkhông bạn ? * Khi nào phải sám hối : Phải sám hối hôm nay, sám hối ngay bây giờ. Tội lỗi như thứ dịch cúm gà : nguy hiểm cho đương sự, dễ lây cho người khác Không ai mắc dịch, lại nói “để mai tôi chữa” cả * Người sám hối thực sự : Mỗi ngày tự kiểm lại những khuyết điểm trong ngày Mỗi tối đề ra những quyết định cho hôm sau. * Hăy trung thành cải thiện chính ḿnh mỗi ngày một chút. Dù bạn có nhiều tật xấu, chẳng bao lâu bạn sẽ hết Dù bạn đă tiến nhiều bạn vẫn có thể tiến thêm. Con ngừơi chẳng ai là hoàn hảo cả. * Hăy tập hành vi khiêm tốn, thay cho tự cao tự đắc Hăy tiết độ và quảng đại, thay v́ phóng túng bủn xỉn Hăy hiền ḥa nhường nhịn, thay cho nóng giận ghen tương. Hăy trung thành chăm chỉ, thay cho lừa đảo biếng nhác. * Thư thánh Phêrô : “Anh em hăy biết rằng Thiên Chúa kiên nẫn với anh em là để anh em có cơ hội được cứu độ”. (1 Pr 3, 14) đỗ lực, 10.12.2006
Hô Lớn Lên ! (Lc 3:1-6) Tuần qua, ĐGH Bênêđíctô XVI đă làm một chuyến tông du lịch sử sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đức Thánh Cha đă đóng góp “cho việc xây dựng một thế giới có khả năng nhận ra những chân lư chung trong t́nh huynh đệ và trong đối thoại, và không chiều theo đối kháng hay đầu hàng quyền lực sự chết.”[i] Đúng là một ngôn sứ thời đại ! Khi ĐGH về đến Roma, Giáo Hội bắt đầu bước vào Mùa Vọng. Đây thật là một dịp may cho những ai muốn t́m hiểu về ngôn sứ thời đại. Ngày xưa, ngôn sứ Gioan Tẩy Giả xuất hiện đúng thời gian niềm hy vọng Đấng Thiên Sai lên tới tột đỉnh. Trước khi giới thiệu ông, thánh Luca đă ghi rất rơ thời điểm cả đời lẫn đạo.[ii] Sứ mệnh ngôn sứ luôn mang tính “hôm nay.” Ngôn sứ sống giữa những thế lực đạo đời đang thi nhau chiếm ưu thế trong quần chúng. Giữa một khung cảnh ồn ào như thế, Lời Thiên Chúa âm thầm nhưng mănh liệt đến với ông trong hoang địa.[iii] Trong cảnh tĩnh mịch đó, ông nghe rất rơ tiếng Chúa. Ông đă dành thời gian học hỏi, lắng nghe và trau giồi sức mạnh để có thể đi khắp nơi kêu gọi mọi người trở về đường công chính. Chỉ trong đường công chính, con người mới có thể t́m lại chính ḿnh và “sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.”[iv] Ông Gioan đạt tới chóp đỉnh đoàn sủng ngôn sứ, v́ ông “đă thấy tận mắt, (...) đă chiêm ngưỡng, (...) đă chạm đến Lời sự sống,”[v] nơi hiện thực toàn thể lời ngôn sứ. Ông đă loan báo và thấy Đấng Thiên Sai. Ông đă không ngần ngại nói về Đức Giêsu : “Tôi đă thấy và tôi chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”[vi] Có ngôn sứ nào có một chứng từ hùng hồn và dứt khoát đến thế không ?! Dĩ nhiên, ông Gioan rao giảng cùng một nội dung và có một thái độ như các bậc ngôn sứ tiền bối. Ông phải nhân danh Thiên Chúa nói những lời đă đón nhận từ Thiên Chúa cho anh em. Về căn bản, nội dung những lời rao giảng luôn giống nhau : Chúa đang ở gần bên dân Người, Chúa trung tín giữ lời Giao ước. Đối lại, con người phải trung thành và yêu mến Thiên Chúa, Đấng yêu thương và không bỏ rơi họ. Phải thay đổi sâu xa tận bên trong, con người mới có thể thấy Thiên Chúa đang hướng dẫn lịch sử về tột đỉnh giao ước và mạc khải[vii] là Đức Giêsu Kitô. Ngôn sứ quan sát hiện tại một cách sâu sắc. Ông chú ư tới các biến cố. Sở dĩ thấy xa hơn những người đồng thời, v́ cái nh́n của ông sâu hơn. Không dừng lại ở h́nh thức bên ngoài, những bằng chứng sơ khởi, ông luôn suy tư, nghiền ngẫm. ông xem xét các biến cố, hoàn cảnh, cử chỉ, sự lựa chọn và thái độ nội tâm của những nhân vật chính trong các biến cố. Giữa các tiếng nói khác nhau trong lịch sử và thời đại, tiếng nói Thiên Chúa trổi vượt hẳn lên. Bên kia những hiển thị, vẫn có những mũi nhọn sâu hơn của công lư và t́nh yêu. Bằng chứng, giữa những bất công và sa đọa của xă hội đương thời, ông Gioan đă trở nên mũi nhọn đâm thẳng vào những bộ mặt phi nhân thời đại như nhóm Pharisêu, các vua chúa, quan quyền, linh tráng, con buôn v.v. Ngoài việc tố cáo những tệ trạng xă hội, ngôn sứ c̣n phải nhắc cho mọi người biết Thiên Chúa đầy ḷng thương xót. Người sẽ đến cứu tội nhân. Ngôn sứ cho thấy chân lư về cuộc sống con người không đóng khung trong những giới hạn hẹp ḥi của tội lỗi. Phải làm sao sám hối để lương tâm ngày càng ư thức hơn về việc lành phải làm và việc dữ nên tránh, đồng thời cần dấn thân để canh tân đời sống theo ân sủng. Ông Gioan đă đến để công bố một thế giới mới sắp đến gần, nhổ tận gốc hỗn loạn của tội lỗi. Một thế giới thái b́nh sống bằng ơn cứu độ do Thiên Chúa mang đến với con người của Đấng Thiên Sai. Chắc chắn thế giới chúng ta đang sống chưa đạt được điều đó. Vạn vật vẫn c̣n rên siết trong cơn đau đớn như người phụ nữ sắp sinh con. Có thể nghe thấy tiếng rên siết đó nơi Giáo Hội toàn cầu trước t́nh trạng Âu châu đang chối bỏ nguồn gốc Kitô giáo của ḿnh. Một khi Âu châu không c̣n ư thức và đánh mất căn tính, niềm hănh diện và sức mạnh cũng tiêu tan. Chỉ c̣n sự nhút nhát và ô nhục. Nhân danh văn hóa, ḷng kiên nhẫn, việc thiện, đa văn hóa, người ta không dám quả quyết vê nhân quyền nữa. Tây Phương nhút nhát trước những tấn công về văn hóa từ thế giới Hồi giáo. Trong khi đó, những giá trị như nhân vị, b́nh đẳng, nhân quyền, tự do, dân chủ, sinh thái học, bất bạo động đều do Âu châu cống hiến cho các nền văn hóa thế giới khác.[viii] Tại Resenburg, Đức quốc, ĐGH Bênêđictô XVI chứng tỏ là vị ngôn sứ thời đại, khi lên tiếng đề nghị Âu châu làm sống lại ư thức và cởi mở với cuộc đối thoại toàn cầu. Hai chủ đề được nhấn mạnh : “Tôn giáo không bạo động và sự ḥa hợp đức tin và lư trí.” ĐGH đă đưa ra lịch tŕnh đặc biệt cho thế giới thiên niên kỷ thứ ba : cùng nhau suy tư về bạo động và bất bạo động, nhất là về những mối liên hệ giữa chúng với các tôn giáo và ư thức hệ ; cùng suy tư về việc duyệt xét lại các bản sách thánh, để có một giải thích xứng đáng với Thiên Chúa và Con người ; cùng suy tư về những đồ án xây dựng một xă hội công b́nh và nhân đạo hơn ; về những giá trị và giới hạn của tự do, về việc tục hóa và chủ nghĩa thế tục lành mạnh ; về các nền văn hóa và đa văn hóa v.v.[ix] Có thể kiếm thấy một ngôn sứ giống như ĐGH Bênêđictô XVI ở Việt nam hiện nay không ? C̣n đâu h́nh ảnh một GM Nguyễn Kim Điền ngày xưa ? Phải chăng hiện tại GHVN đang lựa chọn cuộc sống mà quên đi căn tính hay bản chất của ḿnh ? Rất may, tới nay vẫn c̣n những linh mục và giáo dân ngoài Huế tiếp nối tinh thần Nguyễn Kim Điền, cương quyết lựa chọn theo chiều ngược lại. “Giám mục Nguyễn Kim Điền là một tấm gương cho sự lựa chọn này. Và cái giá mà vị giám mục này phải trả chẳng phải chỉ là sự khó khăn, đau đớn và cái chết cho bản thân ḿnh, mà toàn giáo phận Huế phải cùng chịu khó khăn và thiệt hại với Ngài. Chủng viện không được mở, không có linh mục mới, việc bổ nhiệm linh mục về các nhiệm sở theo nhu cầu không thực hiện được, các linh mục không được cử hành phụng vụ hay làm mục vụ ở nhiều nơi khiến giáo dân ở những nơi đó thiếu thốn những phương tiện tâm linh cần thiết, v.v… Những thiệt hại ấy không phải là nhỏ. Phần nào ngài đă đánh giá bản chất Kitô giáo quan trọng hơn đời sống hay sinh hoạt Kitô hữu! Trái lại, muốn tránh những thiệt hại to lớn ấy cho Giáo Hội, muốn Giáo Hội dễ thở và có thể phát triển, th́ phải biết mềm dẻo, nhượng bộ, nghĩa là phải trả giá bằng sự im lặng hay bất động trước những điều mà cứ b́nh thường th́ lương tâm buộc phải lên tiếng hay can thiệp. Các giám mục Việt Nam nói chung đă chọn cách ứng xử này. Phần nào các ngài đă đặt nặng đời sống hay sinh hoạt Kitô hữu hơn bản chất Kitô giáo !”[x] Lựa chọn như thế có khác ǵ Âu châu hôm nay ? Khi đánh mất căn tính, Giáo hội không c̣n sức mạnh làm chứng. Vai tṛ ngôn sứ cũng phai tàn. Sự hiện hữu không c̣n ư nghĩa và trở nên thừa thăi. Thực vậy, Chúa Giêsu đă quả quyết : “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : ‘Lạy Chúa ! Lạy Chúa !’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.”[xi] Nói khác, không phải có đủ thứ đền đài, nghi lễ, hành hương, quyền bính v.v. mà xây dựng được Nước Trời ở trần gian. Xây dựng Nước Trời trên những thứ đó có khác ǵ xây nhà trên cát ? Chỉ khi nào dám “làm chứng cho sự thật”[xii] trước mặt thế quyền như Chúa, Giáo hội mới thấy rơ tại sao ḿnh “sinh ra và đến trong thế gian.”[xiii] Chính v́ can đảm chứng cho sự thật, Đức Giêsu và Gioan Tẩy Giả đă mất cả mạng sống và cơ hội đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng. Nhưng nhờ chết đi, Chúa đă làm cho cả Giáo hội bừng dậy bao nhiêu thế hệ ngôn sứ. Lạy Chúa, xin cho Giáo Hội Việt Nam luôn can đảm làm chứng cho sự thật để tự do, công lư, ḥa b́nh mau đến với quê hương con . Amen.
[i]Giampaolo Mattei, L’Osservatore Romano, ghi lại VietCatholicNews 05/12/2006. [vii] x. Gr 31:31-37; Ed 34:11-30; 36:23-36. [viii] x. Samir, S. K., Violent Islam, cowardly Europe : from the cartoons to Regensburg, AsiaNews, 30.09.2006. [x]Nguyễn Chính Kết, Thái Độ Im Lặng của Các Giám Mục Việt Nam, Tập San Dấn Thân, www.danthan.com
Phaolô Nguyễn Hải Đăng (Suy niệm Trước Thánh Thể)
Bạn Ơi ! Đường Nào Cho Chúa Đến (Lc 3,1-6) Biến cố Nhập Thể khai mở lịch sử cứu độ con người. Ngôi Hai Thiên Chúa đă trở thành xác phàm để giải thoát con người khỏi quyền lực của tội lỗi, của sự dữ và của chính cái chết. Lịch sử cứu độ đó đă diễn ra ngay trong lịch sử con người. Trong tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca đă tŕnh thuật cẩn thận tất cả những yếu tố lịch sử về niên đại, nhân vật trị v́, ảnh hưởng và nắm vận mệnh dân tộc Israel để nhằm chứng tỏ rằng: lịch sử cứu độ của Thiên Chúa đang diễn ra ngay trong lịch sử của con người. Nước Thiên Chúa không c̣n là một thực tại xa lạ. Nước Thiên Chúa đă đến. V́ vậy, không thể chần chờ, khất hẹn, Gioan Tẩy Giả đă lớn tiếng kêu gọi mọi người: “Hăy mau dọn một con đường cho Đức Chúa Sửa lối cho thẳng để Người đi”. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Tin Mừng Cứu Độ đă được mặc khải cho con người hơn 2000 năm qua, nhưng vẫn c̣n nhiều người chưa được đón nhận Tin Mừng Cứu Độ đó. Ngược lại, một thực trạng mà Giáo Hội hôm nay đang phải đối diện là t́nh trạng khước từ và chối bỏ niềm tin của chính con cái ḿnh. V́ vậy trong tâm t́nh của Mùa Vọng, mỗi người Kitô hữu chúng ta cần tự vấn chính ḿnh: “Tôi đă chọn lựa và chuẩn bị con đường nào cho Thiên Chúa ngự đến trong tâm hồn tôi. Hay tôi vẫn c̣n đang mải mê t́m kiếm những giá trị của con người hôm nay? ”. Lạy Chúa Giêsu, cuộc đời của mỗi người chúng con được ví như một con đường. Và trên con đường ấy, mỗi người phải tiến về cùng đích của ḿnh. Cuộc đời chỉ có ư nghĩa nếu ta biết chọn cho ḿnh đường đi đúng đắn.Trong xă hội hôm nay: Có những con đường thênh thang của danh vọng, tiền tài mà con người đang khát khao t́m kiếm nhằm thơa măn khát vọng thống trị và chiếm hữu của ḿnh. Có những giá trị mà con người hôm nay đang cổ vơ nhằm thỏa măn khát vọng tự do cá nhân ích kỷ. Đó là chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ đang ảnh hưởng cách tiêu cực đến lối sống của nhiều người. Có những tiếng gọi hấp dẫn của nhu cầu vật chất đang nhấn ch́m và làm băng hoại giá trị nhân phẩm của biết bao con người. Xă hội hiện đại đánh giá giá trị của một con người dựa trên hiệu năng đối với xă hội. Thành công, danh vọng, quyền lực, tiền tài trở thành nấc thang giá trị mà con người khắc khoải kiếm t́m và thủ đắc. Vậy, trước những thách đố trong cuộc sống hôm nay, chúng ta đă chọn con đường nào cho chính ḿnh? Con đường thênh thang của tự do và khát vọng cá nhân hay con đường hẹp của Tin Mừng, con đường đ̣i buộc sự từ bỏ, hy sinh bản thân để phục vụ người khác. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin tưởng nơi Ngài, luôn xác tín vào những giáo huấn của Ngài, luôn chọn lựa và sống điều Ngài dạy bảo, đó chính là con đường đưa dẫn chúng con đến sự giải thoát đích thật. Lạy Chúa Giêsu, chuẩn bị một con đường cho Chúa ngự đến trong tâm hồn mỗi người chúng con không ǵ khác hơn là chúng con phải luôn ư thức được t́nh trạng yếu đuối và tội lỗi của ḿnh để sám hối và thay đổi. Thay đổi cuộc sống, thay đổi lối nh́n, thay đổi cách suy nghĩ. Chúng con thường nh́n người khác bằng những định kiến, những nhăn hiệu do chính chúng con tạo nên. Những định kiến đó là những lũng sâu tăm tối, nơi thiếu vắng ánh sáng t́nh yêu làm chúng con không thể đến với tha nhân. Chúng con thường vô cảm trước những nhu cầu của người khác, nhưng chỉ lo toan tính t́m lợi ích cho bản thân ḿnh. Những toan tính ích kỷ đó, là những khúc quanh co, những mấp mô, lồi lơm của tâm hồn khiến chúng con không thể mở rộng cơi ḷng để cảm nhận và chia sẻ những nhu cầu của người khác. Chúng con thường tự măn về những khả năng và thành quả ḿnh thủ đắc được. Chúng con luôn xem ḿnh là “trung tâm”, luôn muốn áp đặt quan điểm, suy nghĩ của ḿnh trên người khác nhằm thỏa măn khát vọng thống trị của bản thân. Những khát vọng đó, là những núi đồi ngạo nghễ của tự cao, tự măn làm chúng con không thể khiêm nhường đến với người khác. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin giúp chúng con biết sám hối và thay đổi bản thân mỗi ngày. Biết từ bỏ những ham muốn ích kỷ của bản thân để có thể nhạy cảm hơn trước những nhu cầu của người khác và khiêm nhường mở rộng tâm hồn chia sẻ với tha nhân. Xin cho chúng con luôn ư thức rằng: con đường sám hối và thay đổi bản thân mỗi ngày chính là con đường xứng đáng để Chúa ngự vào tâm hồn mỗi người chúng con. Amen |