HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN B
CẦU CHO CÁC LINH HỒN
Gr 31, 7-9 / Dt 5, 1-6 / Mc 10, 46-52

 

 

Fr. Jude Siciliano, op : Mọi người sẽ được đem đến sự sống

Fr. Jude Siciliano, op : Chúng ta được mời gọi nên thánh

Như Hạ, op : Nềm hy vọng lớn lao

Nguyễn Văn Đệ : Cầu cho người qua đời 

Lm Giacôbê Phạm Văn Phượng: Chúng ta sẽ là thánh

 

Fr. Jude Siciliano, op

Mọi Người Sẽ Được Đem Đến Sự Sống

Ga 6, 37-40

Thưa quư vị,

Hôm nay là lễ các linh hồn, sau bài đọc một, chúng ta sẽ được nghe hoặc hát thánh vịnh 23. Đây là thánh vịnh quen thuộc nhất trong 150 thánh vịnh của Cựu Ước. Phần v́ nó thường được sử dụng trong thánh lễ an táng, cầu hồn, phần v́ nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân ưa sáng tác dựa trên ư tưởng hoặc lời văn của nó. Kể ra đă có vô số bài ca, tranh vẽ, điêu khắc, nói về nó, gồm cả những sáng tác dành cho trẻ em. Chúng được giáo dục rất sớm về thánh vịnh này. Đó là điều đáng mừng v́ đúng hướng. Giữa những khó khăn của cuộc sống, thánh vịnh nói lên những lời an ủi cậy tin vào lượng từ bi hải hà của Thiên Chúa, hằng săn sóc những nhu cầu của chúng ta: "Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn ǵ." Đúng thế những nhọc nhằn, sợ hăi, nhất là cái chết đă được thánh vịnh xua tan bằng giọng điệu ngọt ngào, bảo đảm sự hiện diện của Thiên Chúa tối cao trong cuộc sống mỗi người. Kinh sư Harold Kushner của Do Thái giáo vừa xuất bản một cuốn sách có tựa đề là: "Đức Chúa là mục tử tôi, sự khôn ngoan chữa lành của thánh vịnh 23." Lập tức nó trở thành sách tôn giáo bán chạy nhất nước Mỹ. Tác giả phân tích tỉ mỉ từng câu, từng ư của thánh vịnh. Nữ phê b́nh gia Kristin E. Hohmes viết trên tạp chí Knight Ridder về cuốn sách như sau: "Dầu là kẻ tin kính hay không th́ thánh vịnh đă là một phần của văn hoá chúng ta. Nó là lời cầu nguyện của mọi linh hồn."

Tác giả Kushner mô tả thánh vịnh như một vở kịch ba hồi của cuộc sống mỗi người. Hồi thứ nhất: phẳng lặng và b́nh an. Hồi thứ hai: tối tăm và sầu khổ. Hồi thứ ba: tương quan mới với Thiên Chúa, nguồn sức mạnh trong những lúc gian truân. Ông cũng có lư do cá nhân để mô tả như thế và đă t́m thấy nguồn ủi an cho gia đ́nh ông. Số là con ông chết lúc c̣n rất trẻ v́ bệnh Progeria, một căn bệnh hiểm nghèo, không chữa được, nó làm cho bệnh nhân kiệt sức rất nhanh, cuối cùng là chết. Đối với tác giả, sự qua đời của con ông là: "thung lũng âm u của thần chết"- Ông nói, v́ thế ông phải đối mặt và từ bỏ quan niệm cũ về Thượng Đế. Quan niệm rằng Ngài là Đấng toàn năng, toàn ư, gây nên mọi biến cố trong cuộc đời chúng ta. Ông cho rằng Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của sự dữ. Sự dữ xảy ra là v́ chúng ta lạm dụng tự do Ngài ban. Chính chúng ta làm hại lẫn nhau chứ không phải Thiên Chúa tốt lành. Nguyên nhân thứ hai là các định luật thiên nhiên mà con người liên tục vi phạm, vận xui cũng góp phần làm nên đau khổ. Tác giả Kushner đă thuật lại căn bệnh và cái chết của con ông trong cuốn: "Khi sự dữ xảy đến cho con người lành thánh" cũng là một cuốn sách "Best Seller" khác.

Ông đă t́m được nguồn an ủi to lớn trong thánh vịnh 23 để nâng đỡ con đường tin kính của ḿnh. Tuy thánh vịnh không nói chúng ta chẳng nên sợ điều xấu, bởi lẽ nó chỉ xảy đến cho những con người dữ tợn, mà thánh vịnh chỉ nhắc nhớ phải hành xử ra sao khi gặp khốn khó. Bởi v́ Thiên Chúa luôn nâng đỡ chúng ta, Ngài về phe với những linh hồn lành thánh. H́nh ảnh "chén rượu đầy tràn" mang lại thật nhiều bảo đảm, an lành, biết ơn, chỉ dẫn,vững dạ, can đảm cho mỗi linh hồn, bởi lẽ nó là dấu chỉ cụ thể Thiên Chúa chăm lo cho chúng ta, dẫn từng người đến đồng cỏ xanh tươi và suối nước trong lành. Các thánh vịnh đều là những bài thơ, chứa đựng đầy âm thanh và nhạc điệu, v́ vậy chúng mời gọi độc giả tự đồng hoá với hoàn cảnh chúng mô tả và áp dụng vào cuộc sống ḿnh. Sau biến cố 11/9/2001 Kushner nhận được nhiều cú điện thoại hỏi xem tại sao người ta lại thực hiện điều khủng khiếp đến thế nhân danh Thượng Đế? Ông rất lúng túng chẳng biết trả lời ra sao, cho đến khi mở Thánh Kinh đọc. Thiên Chúa không hề ban lời hứa là cuộc đời dương thế này luôn luôn công bằng, tốt đẹp. Ngài chỉ nói luôn ở với chúng ta khi chúng ta phải đối mặt với các bất công, sự dữ và đau khổ. Rơ ràng những h́nh ảnh này đă được thánh vịnh 23 đề cập đến một cách trọn hảo. Không chỗ nào trong Kinh Thánh đă cho thấy một giọng điệu an ủi như vậy.

Nếu như quư vị kinh nghiệm về một sự mất mát đau đớn nào đó trong gia đ́nh, quư vị sẽ cảm thấy thấm thía về ngày lễ hôm nay, ngày cầu cho các linh hồn đă khuất: Ông bà, cha mẹ, những bậc sinh thành, dưỡng nuôi chúng ta hay bà con hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thiết, những người đă chia sẻ ngọt bùi thân thương lâu dài năm tháng. Ư nghĩa của ngày lễ thật sâu đậm. Hăy lắng đọng tâm tư để nhớ đến họ, nghĩ về họ. Ông nội tôi chết lúc 96 tuổi, đầu năm 2003. Chúng tôi đau khổ, buồn nản, nhớ thương. Nhưng cũng cảm thấy khía cạnh tṛn đầy nào đó, v́ cụ sống cao tuổi, tốt lành. C̣n như có nhiều linh hồn không được dài lâu như thế. Chúa gọi họ về rất sớm, có khi c̣n đang trong tuổi thanh xuân, ước mộng tràn trề, v́ những cơn bệnh hiểm nghèo, hoặc tai nạn. Những sự mất mát ấy mới thật là đau xót cho bà con thân thuộc c̣n sống. Nhiều cha mẹ sẵn sàng thế chỗ cho các con nhỏ của ḿnh khi Chúa gọi chúng về v́ các lư lo không lường trước được: ốm đau, bệnh tật, chết đuối,… Hàng ngày các phương tiện truyền thông công cộng phơi bày trước mắt chúng ta bao nhiêu là cái chết bi thảm, chiến tranh, đói khát, khủng bố, bức tử, ôm bom tự sát. Họ qua đi để lại cho những người c̣n sống bàng hoàng, sợ hăi, buồn đau, nghi nan, bối rối. Tóm lại trăm ngàn cảnh sầu thương.

Cho nên tiên tri Isaia ở bài đọc 2 đă mô tả sự chết như chiếc khăn tang, như chiếc lưới vĩ đại chụp xuống muôn dân: "Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn chùm lên muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần". (25,7). Như vậy cũng các bài đọc khác của ngày lễ hôm nay, nhà tiên tri kêu gọi chúng ta hy vọng một cách cụ thể vào quyền phép Thiên Chúa: "Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần", chứ không phải hy vọng viển vông. Mọi linh hồn sinh vào thế gian này đều phải vật lộn với sự chết và chẳng khi nào mong thắng được. Nanh vuốt tử thần bấu chặt vào số phận mỗi người. Chúng ta than khóc các thân nhân qua đời, những linh hồn c̣n bị nó giam giữ trong luyện ngục và hằng hà sa số các linh hồn khác đang chung số kiếp với họ hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Chỉ có Đức Kitô mới có khả năng vật lộn với thần chết và giải phóng chúng ta. Xin nghe rơ Lời Chúa hôm nay. Ngài đă chiến thắng sự chết bằng chính cái chết của ḿnh và sẵn sàng ban chiến thắng đó cho những ai liên kết với Ngài. Do đó tử thần đă bị đánh bại, chiến thắng đă được Ngài giành giật cho nhân loại, chỉ c̣n đợi chúng ta chiếm lấy bằng cuộc sống thánh thiện của ḿnh. Thánh Phaolô mô tả Đức Kitô như trưởng tử của những kẻ đă an giấc và cam đoan rằng: "Trong Đức Kitô mọi người sẽ được đem đến sự sống." Đức tin vào lời hứa này là bảo đảm cho kiếp sống vĩnh hằng, không phải vĩnh hằng sau này mà trước tiên là hiện tại. Cứ như thánh sử Gioan th́ lời hứa về đời sống vĩnh cửu phải được hiểu "hic et nunc", "here and now", lúc này và tại đây, trong cuộc sống dương gian. Tử thần không có tiếng nói sau cùng trên số phận nhân loại, mà là Đức Kitô. Vậy th́ khi nghe công bố Lời Chúa trong thánh lễ này, chúng ta tin chắc cuộc đời vĩnh cửu đă được ban cho mỗi tín hữu, bất chấp bằng chứng ngược lại của kinh nghiệm hằng ngày. Thần chết đă bị Đức Kitô đánh bại và vĩnh viễn xoá sổ khỏi cuộc sống của mỗi người. Chúng ta phải vững tin như vậy vào Lời Chúa hôm nay và củng cố ḷng tin đó nơi mỗi tín hữu trong giáo xứ, gia đ́nh, thôn xóm.

Thánh Thể là bữa tiệc chúng ta tham dự trong thời gian "đợi chờ", khi mà một thành viên nữa trong cộng đồng nằm xuống, vĩnh viễn ra đi, khi mà tin tức về những cái chết hàng loạt xuất hiện trên báo chí, Tv, Radio. Ḿnh Máu Thánh Chúa sẽ cung cấp sức mạnh để chúng ta tin tưởng và đứng vững. Ḿnh Máu Chúa sẽ liên kết mọi người trong ḷng tin vào quyền phép của Thiên Chúa, gồm cả những người mà khi c̣n sống đă cùng chia sẻ bàn tiệc này, nhưng bây giờ đă được hưởng trọn vẹn nơi Đức Kitô. Đời sống của họ khích lệ các linh hồn c̣n sống và nêu gương cho hết thảy mọi người. Họ đă phải trải qua sóng gió, băo táp trong cuộc đời và đức tin đă bảo vệ họ trung thành với ơn gọi Kitô hữu. Chúng ta cũng chia sẻ đức tin ấy, vậy xin hăy cầu nguyện để chúng ta cũng bền tâm trong các khó khăn hiện tại.

Phụng Vụ hôm nay có rất nhiều lời cầu nguyện cho các linh hồn đă qua đời, chúng nhắc nhở chúng ta về cái chết của ḿnh, một sự tận cùng không tài nào tránh khỏi. Và như câu tục ngữ: "Tắt đèn th́ nhà ngói cũng như nhà tranh. Ở cuối ván bài, con vua và con tốt đều nằm trong một cái hộp (at the end of the game, the kind end the pawn are put away in the same box). Th́ rồi đây mọi người sang, hèn, giàu nghèo, ngu dốt, tài khéo, trẻ già, dân đen cũng như chức quyền, đều b́nh đẳng trước mặt Thiên Chúa. Khi cầu nguyện cho các thân nhân, xin nhớ rằng mọi người đều cần đến Thiên Chúa hiện diện và tha thứ, rằng chúng ta khao khát được sum họp với họ dưới cánh tay yêu thương và săn sóc của Ngài. Sự chết thay đổi đời sống nhân loại chứ không mất đi, vậy khi cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta công bố đức tin của ḿnh vào sự sống lại và cuộc đời vĩnh hằng.

Xin luôn ghi tạc vào ḷng: Qua Đức Kitô biết bao linh hồn đă được đưa về an nghỉ trong Thiên Chúa yêu thương và nhân từ. Chúng ta không thể quên họ, mặc dầu theo tiêu chuẩn thế gian, chết là hết, không c̣n hiện diện trên thế gian nữa. Có chăng chỉ c̣n là nấm mồ vô chủ, một đám cỏ "nửa vàng nửa xanh" bên vệ đường, bất cứ ai đi qua cũng có thể giẫm lên. Tuy nhiên trước mặt Thiên Chúa, tất cả đều được ghi nhớ và trân trọng. Cuộc sống của họ đă in dấu không phai nhoà được trong trái tim Ngài. Thiên Chúa không cho phép một ai tan biến và không hiện hữu nữa. Ngài hằng nhớ đến và xót thương mọi người. Khi c̣n sống có lẽ chúng ta đă coi thường, chà đạp họ. Nhưng hôm nay, khi nhớ đến họ trong lời nguyện cầu, xin đổi mới tương quan, liên kết với họ trong niềm tin sống lại. Ước chi trong phụng vụ chúng ta thể hiện được thật đầy đủ tín điều các thánh cùng thông công, thông công với nhau và với Thiên Chúa hằng sống. Amen.
 

* Lời cầu nguyện của một người không tôn giáo: "Lạy Thượng Đế, tôi sống trên cơi đời này chỉ một lần, vậy những chi là tốt lành, thân thiện tôi có thể thực hiện cho đồng loại, th́ xin cho tôi làm ngay bây giờ, không tŕ hoăn, không bỏ quên. Bởi tôi không đi qua con đường này lần nữa đâu. Amen".

Jude Siciliano, op (Quốc Quang, op chuyển ngữ) 

Chúng Ta Được Thiên Chúa Mời Gọi Nên Thánh

Mt 5, 1-12

Thưa quư vị,

Có một nhóm những người tín hữu công giáo nhiệt thành chăm sóc trẻ em khuyết tật. Họ dự tính cho buổi cắm trại hè, những chuyến dă ngoại trên cánh đồng, những lớp học, những công việc phụng vụ định kỳ và thánh lễ. Tờ thông tin của nhóm này được chuyển qua thư điện tử tới những nhà hảo tâm và những người quan tâm đến công việc của họ. Mở đầu lá thư họ viết “Thưa Các Thánh!” Tôi hơi ngạc nhiên khi nhận được lời chào này của họ. Họ có thể là những vị thánh, c̣n tôi th́ sao? Quả là còn xa vời!

Tuy nhiên, danh hiệu “các thánh” đă được dùng trong Giáo hội tiên khởi để chỉ những người được gọi và ở trong giao ước với Thiên Chúa qua Chúa Kitô. Giáo hội đă tiến hành một cách tỉ mỉ và cẩn thận để xác định những người chính thức được gọi là “Thánh.” Chúng ta đă xếp những người đó vào trong lịch phụng vụ của chúng ta. Nhưng ngay cả khi chúng ta tôn kính những vị thánh được công nhận th́ chúng ta cũng không thể gạt bỏ thân phận và phẩm đức cao thượng mà chúng ta đă nhận được từ những ǵ sách Khải huyền đă mô tả là: sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Bửu huyết của Chúa Phục sinh chảy trong huyết mạch của chúng ta và v́ thế mỗi chúng ta thực sự là những vị thánh. V́ vậy trong việc làm, chúng ta không được đ̣i hỏi bất cứ điều ǵ xứng với việc ḿnh làm, v́ chúng ta đă nhận được món quà của ân sủng. Chúng ta đă được Thiên Chúa mời gọi nên thánh và được trao những món quà cần thiết để sống thánh, cuộc sống nên được thánh hóa.

Nếu có một quyển sách thuộc loại sách thánh th́ ngay cả những người thường xuyên đọc Kinh thánh cũng có khuynh hướng không thích đọc sách Khải huyền. Người ta nói: “Nó quá kỳ lạ! Vậy ai có thể hiểu những h́nh ảnh ảo giác và những thọ tạo kỳ lạ đó?” Ngay cả việc đọc sách Khải huyền ngày nay cũng có những chi tiết lạ có thể làm cho nhu cầu của những người đọc ngày nay bối rối trước tính chính xác của ngôn từ.

Khi c̣n là một thanh niên tham dự đại lễ Các Thánh tôi khựng lại trong suy nghĩ của ḿnh về những ǵ dường như rất phi lư. Làm thế nào những người đó có thể mặc những chiếc áo choàng được tẩy trắng trong “Máu Con Chiên?” Chẳng phải là những chiếc áo choàng đó bị nhuốm đỏ sao? Tôi đă không để những ư tưởng và h́nh ảnh đó trong tâm trí của tôi, tôi đă loại bỏ những giải thích từ một vài học giả Kinh thánh. Tôi đă suy tư về bài đọc này không chỉ trong lớp vật lư khi tôi học trung học, mà ngay cả trong lớp văn chương Anh 101, bởi lẽ sách Khải huyền thuộc loại văn chương khải huyền và nh́n chung sách Khải huyền đượm chất huyền bí hơn là khoa học.

Tới cuối thế kỷ đầu tiên người Kitô hữu chịu nhiều sự bách hại dưới đời Domitian nhưng được Thiên Chúa thúc thúc bách, họ vẫn cảm thấy tự do. Trong kiểu cách thi vị của ḿnh tác giả nói cho họ “Điều trái ngược hoàn toàn”. Thị kiến này là một lời hứa vinh quang trong tương lai dành cho những ai vẫn trung thành với Con Chiên. Vinh quang này không chỉ là một phần thưởng trong tương lai, nhưng ngay bây giờ chúng ta đă chia sẻ sự thánh thiện của của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. “Các Thánh thân mến” có thể là danh xưng khá hoàn hảo cho chúng ta trong buổi cử hành phụng vụ hôm nay; v́ chúng ta là thánh, bởi lẽ Thiên Chúa ǵn giữ chúng ta trong tình “yêu mến.” Tấm áo trong ngày rửa tội của chúng ta được nên trắng bằng uy quyền của Chúa Giêsu, máu của Người, thực hiện trong cuộc đời chúng ta.

Tôi thích một câu chuyện thời trung học phổ thông này. Một giáo viên dạy về tôn giáo hỏi một nữ sinh “Thánh là ǵ?” Có thể bé gái này nhớ đến những h́nh ảnh ở những ô kính màu tại giáo xứ của ḿnh nên em trả lời: “Các Thánh là người ánh sáng chiếu qua.” Những tia sáng lớn và “công khai” ở trên những cửa sổ của nhà thờ. Những tia sáng của những ô kính đó chiếu qua tạo ra những màu sắc của cầu vồng. Lịch sử của chúng nói cho chúng ta rằng không thể có cái giống như thế. Bạn có thể nói: không có cái giống hệt như thế trong nhà của Chúa. Mỗi ô kính đó chỉ chiếu sáng duy nhất vào một nơi hay nhiều nơi tối tăm trong thế giới.

Bởi v́ ánh sáng của những ô kính đó quá rực rỡ, chúng ta đưa chúng lên cao cho mọi người nh́n thấy để sự yên nghỉ của chúng ta được chiếu sáng và có hy vọng. Nếu Thiên Chúa chiếu sáng trên cuộc đời Đức Maria, Thánh Giuse, Thánh Đa Minh, Thánh Catarina Siena, Thánh Phanxicô và Thánh Clara, th́ Người cũng làm như thế cả với chúng ta! Gìn giữ chúng ta: mạnh mẽ trong thử thách và nghi nan; can đảm khi gặp thử thách; cảm thương với những đổ vỡ; khôn ngoan cho những ai t́m kiếm; lên tiếng khi những người khác im lặng cách đáng sợ; âm thầm thể hiện những nghĩa cử yêu thương; kiên nhẫn khi những cuộc xung đột vẫn chưa kết thúc; bảo vệ công bằng khi thế giới làm ngơ hay chèn ép những người bên lề của xă hội; dịu dàng và mạnh mẽ khi đối mặt với những ǵ đi ngược lại với Tin Mừng.

Tôi đă lấy những nhân đức thánh thiện đó ở nơi đâu? Tôi công nhận rằng nó không phải hoàn hảo, nhưng tôi tạo nên một tổng thể những nhân đức ấy khi tôi nghĩ về đời sống của các Thánh mà tôi yêu thích – giống như những người mà tôi đă kể ở trên. Các Thánh là những “Chữ T in hoa”. Nhưng tôi cũng nghĩ về “chữ t viết thường”, các thánh mà tôi được biết, yêu mến và thường vẫn cảm thấy sợ hăi. Họ nhắc tôi những ǵ tôi có thể thực hiện trong đời sống thường ngày nhỏ bé và cụ thể của tôi. Tôi chắc chắn rằng bạn cũng có sở thích của ḿnh và có thể đưa ra một bản liệt kê những nhân đức làm nên một vị thánh. Khi bạn làm được bản danh sách đó, bạn sẽ nhận ra những nhân đức ấy chính là những ǵ Chúa Giêsu đă kể ra trong Tin mừng của ngày hôm nay – Tám mối phúc.

Tám mối phúc không phải là bản liệt kê những giới luật mà chúng ta phải sống nếu muốn theo Chúa Giêsu. Song, tám mối phúc chỉ ra cho chúng ta phải sống thế nào khi nguồn mạch của đời sống chúng ta là Chúa Giêsu. Nhờ Người mà chúng ta được chúc lành, thế nên đời sống của chúng ta phải mang lại một sự biến đổi sâu xa, đó là hoa trái của ân sủng làm cho chúng ta có khả năng sống: tinh thần nghèo khó, hiền lành, nhân từ, và kiến tạo ḥa b́nh...

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Goan nói một cách khác “... hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa.” Ngày lễ hôm nay nói về chính lúc này, về sự kết hợp của chúng ta với người khác và “đám mây nhân chứng” vĩ đại là những người đă đi trước chúng ta. Ngày lễ hôm nay nhắc nhớ chúng ta về những người hiện giờ đang chiêm ngắm vẻ rạng ngời của Thiên Chúa và chúng ta đang hiệp thông với họ trong lời cầu nguyện cũng như  trong kư ức của chúng ta. Và, v́ cuộc sống của các Thánh, chúng ta có thể hy vọng cho chính chúng ta.

Cháu gái 4 tuổi của tôi đưa cho tôi một bức vẽ và nói với tôi: “Đây là h́nh của bác.” Tác phẩm phác họa bằng bút ch́ đơn giản đó đă làm cho tôi cảm thấy thật hạnh phúc, với một gương mặt ấm áp, những con mắt mở to, một nụ cười thật lớn, tai lắng nghe và cánh tay mở rộng. (Cô bé đă lấp đầy những xấu xí của tôi). Một nhà tâm lư học có thể nói “Đó là bức vẽ của một đứa trẻ mạnh mẽ và b́nh an.” Tôi có thể thêm vào rằng cháu gái của tôi có cái nh́n chi tiết và tuyệt vời rằng tôi là ai đối với bé ngay lúc này. Tôi cũng có thể nói, bé gái đang vẽ tôi như Thiên Chúa nh́n tôi –người đầy ân sủng –  là kết quả của công tŕnh Thiên Chúa.

Lần sau đó tôi nhận e-mail với lời chào “Các Thánh thân mến” thì thay vì bố rối, tôi sẽ nói: “Đúng vậy”- bởi v́ ân sủng của Thiên Chúa thực sự hoạt động trong tôi và Thiên Chúa sẽ không ngừng ở bên tôi cho đến khi tôi sống trong ngôi nhà hợp với tôi. Một ngày nào đó, tôi cũng sẽ gặp tất cả các Thánh trên h́nh vẽ của những tấm kính màu bằng xương bằng thịt. Tôi cũng sẽ gặp tất cả những vị thánh khác và các Thánh là một tập hợp “đông vô số mà không ai đếm nổi.” Chúng ta thực sự là những vị thánh của Thiên Chúa, không phải bởi v́ chúng ta có được ân ban to lớn hoặc chúng ta có đời sống không bị hoen ố bởi tội lỗi, nhưng do ḷng nhân từ của Thiên Chúa được biểu lộ qua Đức Giêsu. “Ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa chúng ta Đấng ngự trên ngai và từ Con Chiên.” Khi thánh Phaolô gọi những người Kitô hữu là các thánh trong những lá thư của Ngài, Ngài không chỉ nói về vinh quang của họ trong tương lai nhưng c̣n cả ở trong t́nh trạng hiện tại.

Như Hạ, op

Niềm Hy Vọng Lớn Lao

Ga 6, 37-40

Những người đă qua đời như đi vào cơi huyền nhiệm, để lại bao nhung nhớ và cảm t́nh ngổn ngang trong ḷng chúng ta. Cảm t́nh đó t́m được cơ hội bùng phát nhờ những câu kinh lời nguyện kèm theo những lễ nghi trong tháng các linh hồn.

Niềm tin cho phép chúng ta đi sâu vào cơi huyền nhiệm đó. Từ xa xưa, các tín hữu đă t́m được nguồn an ủi lớn lao khi biết người thân đang cần lời cầu nguyện và hi sinh để được giải thoát. Chết không phải là hết ! Sau cơi đời này cũng không phải chỉ có Thiên đàng và Hỏa ngục ! Đi vào cơi chết không phải là chấm dứt mọi liên hệ với trần gian. Niềm tin này thật lớn lao v́ giúp ta tránh được những cái nh́n bi quan và cực đoan về số phận những người ra đi trước chúng ta.

Từ thế kỷ 11 đă có thánh lễ cầu hồn. Trước đó giáo dân đă có thói quen tưởng nhớ những người quá cố. Thế kỷ 3, các văn sĩ Kitô giáo như Tertuliano đă nói đến một nơi lưng chừng dành cho các tín hữu nghỉ ngơi chờ ngày chung thẩm. Đồng thời cũng có nhiều người nghĩ các Kitô hữu đă khuất cũng cần thanh tẩy trước khi chiêm ngưỡng Thiên Nhan. Nhưng Giáo Hội Đông Phương thường nhấn mạnh đến đặc tính của những linh hồn sống trong t́nh trạng "lưng chừng": họ khao khát sớm được chiêm ngưỡng Thiên Nhan. Trong khi đó, Giáo hội Công giáo thường chú trọng tới h́nh phạt trong nơi luyện ngục.

Tuy nhiên cả Đông Phương và Roma đều tin tưởng lời cầu nguyện và việc lành của người sống giúp cho người quá cố thoát khổ h́nh luyện ngục. Niềm tin đó bắt nguồn từ mầu nhiệm hiệp thông. Nếu không có ngày lễ cầu hồn, tín điều các thánh thông công không được diễn tả trọn vẹn. Tín điều các thánh cùng thông công cho thấy các tín hữu c̣n sống có thể đóng góp vào việc giải thoát các linh hồn khỏi luyện ngục. Thật vậy, trong Đức Kitô, tất cả các chi thể đều liên đới với nhau. Phụng vụ khiến Kitô hữu có thể đối diện với cái chết với niềm tin và hi vọng v́ sự sống mới trong Đức Kitô như Thiên Chúa đă hứa. Thật vậy, Đức Kitô là niềm hi vọng của người sống và kẻ chết.

Niềm hi vọng ấy chỉ dành cho những ai yêu mến Thiên Chúa. Sống hay chết họ đều hiệp thông với Đức Kitô và với nhau. Quả thực, "chúng ta sẽ không phải thất vọng, v́ Thiên chúa đă đổ t́nh yêu của Người vào ḷng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta." (Rm 5:5) Chính Thánh Thần phục sinh thân xác Đức Kitô. Từ nay sự sống sẽ trỗi dậy trong toàn nhiệm thể, v́ "Đức Kitô đă chết v́ chúng ta … Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta." (Rm 5:8) Các linh hồn trong luyện ngục cũng là những chi thể Đức Kitô. Họ cũng sẽ hưởng trọn vẹn t́nh yêu Thiên Chúa từ cái chết và phục sinh của Người.

An ủi biết chừng nào khi biết "Đấng bênh vực tôi vẫn sống" (G 19:25) để giải thoát các linh hồn đang bị giam cầm trong luyện ngục. Người sống để nối kết các chi thể với nhau, để "ḥa giải chúng ta với Thiên Chúa." (Rm 5:11) Cuộc ḥa giải đó chỉ trọn vẹn khi tất cả "sống lại trong ngày sau hết." (Ga 6:40) Các linh hồn trong luyện ngục nôn nóng chờ đợi "ngày sau hết" đó trong niềm tin tưởng thánh ư Chúa Cha sẽ được thực hiện v́ "tất cả những ai thấy người Con và tin tưởng vào người Con, th́ được sống muôn đời." (Ga 6:40)

Sự sống đó khởi nguồn từ cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Bởi đó, Kitô hữu không bao giờ dứt niềm hi vọng, dù phải đối đầu với tử thần, v́ họ tin chắc sẽ được chia sẻ sự sống với Đức Kitô. Có như thế, chúng ta mới thấy tất cả quyền năng củaThiên Chúa t́nh yêu đầy sáng tạo và hằng quan tâm đến Dân Người. Cái chết không phải là sức mạnh tử thần. Trái lại, trong cái chết của con người, tử thần phải đương đầu với Thiên Chúa hằng sống. Nếu tin, con người sẽ chứng kiến tất cả sự bất lực của tử thần. Thay v́ thất vọng khi đi đến cuối đời, họ sẽ thấy bàn tay dịu dàng Thiên Chúa đưa họ vào một cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu, cuộc sống hoàn toàn cho Thiên Chúa. Một cuộc chuyển hóa nhẹ nhàng đem mọi người vào cơi chan ḥa ánh sáng, niềm vui, b́nh an và vinh quang Thiên Chúa. C̣n ǵ an ủi hơn khi từ giă trần gian đầy biến động để bước vào cơi vĩnh hằng ?

Bởi vậy, "cầu nguyện cho các linh hồn là một cơ hội suy tư về tương lai chúng ta và tưởng nhớ những người đă ra đi cơi thinh lặng ngàn thu. Đây cũng là dịp tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại như một thực tại nơi Đức Giêsu và như một lời hứa cho chính vinh quang tương lai chúng ta nữa." (The New Dictionary of Sacramental Worship 1990:42) Không có sự sống lại, cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa và những nỗ lực hôm nay trở thành số không. Do đó, càng cầu nguyện cho các linh hồn, càng thấm thía ư nghĩa cuộc đời và càng phải nỗ lực xây dựng cho cuộc phục sinh ngày mai ngay từ hôm nay.

Nguyễn Văn Đệ

Lễ Cầu Cho Người Qua Đời

Ga 6, 37-40 

Kính thưa cộng đoàn. Chết rồi sẽ đi về đâu ? Đây là câu hỏi khó minh giải: v́ có người khẳng định chết là hết; người khác, lại cho ư kiến chết mà hết th́ đời người thật phi nghĩa và kẻ sống tốt là ngu; người khác nữa lại cho rằng, chết không phải là hết mà là đổi thay, từ trạng thái hiện sang trạng thái ẩn.

Chết rồi sẽ đi về đâu ? Mặc dầu khó minh giải, nhưng hầu như mọi người kitô hữu đều trả lời rằng: chết là về thiên đàng; chết là về quê thật; hay chết là về nhà cha. V́ thế, trong cuộc sống họ vẫn luôn tích trữ vốn cho ngày trở về, bằng cách tham dự các Thánh lễ, hoặc làm các việc từ thiện, bác ái. Hay như quư vị thấy, khi người thân bằng quyến thuộc của nhiều người vừa qua đời, th́ họ đă tiễn chân bằng những cử chỉ đẹp như đọc kinh, dâng lễ cầu nguyện cho... Tất cả những cử chỉ ấy, đă minh chứng được niềm tin của họ vẫn luôn xác tín rằng, chết không phải là đi về một nơi vu vơ mà chết là đi về thiên đàng, hay chết là đi về nhà cha hoặc chết là đi về quê thật.

Thật vậy, "sống gửi thác về". Chết đâu phải là đi về một thế giới mơ hồ ảo tưởng mà chết là trở về quê thật, để giặp gỡ Thiên Chúa là nguồn mạch hạnh phúc thật: Đúng như GLGHCG. Số 44 đă xác quyết : "con người tự bản chất xuất phát từ Thiên Chúa, nên con người phải trở về với Thiên Chúa, và chỉ nơi Ngài con người mới t́m hạnh phúc thật." Thánh Phaolô cũng xác quyết : ḷng con người hằng khát khao, ngong ngóng mong chờ, và luôn quằn quại rên xiết cho đến khi gặp được hạnh phúc thật là chính Thiên Chúa.

Thưa cộng đoàn, khi ta khẳng định: chết là về quê thật, hay chết là về thiên đàng để gặp gỡ Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc thật, có vẻ khó minh giải, nhưng diễn tả sao được niềm vui, khi một người chồng ở xa, có cơ hội trở về gặp được vợ ḿnh cùng các con. Và cũng không thể diễn tả hết được niềm vui, khi người con ở xa quê có dịp trở về gặp được cha già. Hơn nữa, lấy ǵ để diễn tả hết được niềm vui khi con người là thụ tạo được trở về gặp Thiên Chúa là đấng sáng tạo, là nguồn hạnh phúc thật, là mục đích chính cho con người đi về.

Tài giỏi như Thánh Âu-tinh cũng chỉ biết thốt lên rằng "Lạy Chúa, linh hồn con khắc khoải cho đến khi gặp được Chúa". V́ lẽ ấy, mỗi khi chúng ta cầu nguyện cho những người đă qua đời, được về hưởng nguồn vui thật là chính Thiên Chúa, th́ quả là một hành vi đẹp, phải đạo và hợp lư. Và v́ cũng không phải vô cớ mà cứ hàng năm Giáo Hội lại dành một tháng, để cầu nguyện cho những người đă qua đời sớm được về hưởng cuộc sống của Thiên Chúa.Hơn nữa, trong mọi Thánh lễ và tất cả những giờ kinh chiều của Hội thánh, đều có lời cầu nguyện dành cho những người đă ly trần, sớm được về hưởng nhan thánh Chúa, nơi chúng ta hy vọng sẽ tới để cùng nhau vui hưởng.

Thưa quư vị, thật chẳng ai diễn tả hết được niềm vui, ngày mọi thành phần trong gia đ́nh quy tụ về để ăn một bữa tiệc, có nhiều món đặc sản mà trong đó có nhiều người cùng tham dự. Và thật là khó diễn tả được niềm vui, ngày quư vị và tôi trở về ăn tiệc cùng với Thày Giêsu, với các Thánh và mọi người đă qua đời trong ơn nghĩa Chúa. Nhưng dầu sao th́ Hội Thánh vẫn luôn cử hành thánh lễ như một bữa cơm gia đ́nh để diễn tả và làm hiện tại hóa bữa tiệc trên thiên quốc. Bữa tiệc ngày chúng ta ĺa cơi thế trở về gặp Thiên Chúa và mọi thành phần dân Chúa, sẽ nhiều món ăn sản, với rượu mới mà ở thế gian chúng ta mới chỉ cảm nếm. Đúng như tiên tri Isaia cho chúng ta biết rằng: Thiên Chúa sẽ cất khăn tang, lau sạch nước mắt và dọn sẵn một bữa tiệc, đầy thịt tươi và rượu ngon cho mọi người trên núi thánh. Bởi vậy, mỗi khi chúng ta hợp dâng Thánh lễ cầu cho người đă ĺa cơi thế, không phải chỉ để tỏ thái độ "Uống nước nhớ nguồn"; hay "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà c̣n là để tỏ ḷng chúng ta khao khát muốn hiệp thông, đồng hành với mọi người, theo dấu chân Thày Giêsu từng ngày tiến về Nước Trời để ăn thịt tươi, để uống rượu mới. Bữa tiệc ấy, sẽ làm cho chúng ta no thỏa; bữa tiệc ấy sẽ làm cho chúng ta vui mừng; bữa tiệc ấy sẽ làm cho chúng ta măn nguyện, v́ chúng ta sẽ được đồng bàn với Thày Giêsu, với mẹ Maria, với các Thánh cùng với mọi người đă qua đời trong ơn nghĩa Chúa.V́ chính Thày Giêsu đă hứa với các Tông đồ: cũng như đă hứa với mỗi người chúng ta, "Thày về trước để dọn chỗ cho anh em, để Thày ở đâu anh em cũng ở đó với Thày". Thày Giêsu cũng không chỉ hứa với chúng ta là những kẻ ngoan đạo, mà c̣n hứa cả với thằng ăn cướp dám nhận tội và xin Ngài : "Ngay hôm nay Ta cho ngươi về hưởng niềm vui thật với Ta".

Lm Giacobe Phạm Văn Phượng

Chúng ta sẽ là thánh

(Mt 5,1-12a)

Kính thưa quư ông bà và anh chị em,

Hôm nay Giáo Hội mừng kính toàn thể các thánh nam nữ : những vị thánh đă được Giáo Hội tôn phong cũng như những vị thánh vô danh, những vị thánh trên khắp thế giới cũng như những vị thánh của dân tộc, những vị thánh của các thời đại xa xưa cũng như những vị thánh của thời nay, những vị thánh trong đạo cũng như những vị thánh chưa từng mang danh hiệu Ki-tô, những vị thánh luôn được kính nhớ cũng như những vị thánh không có hào quang. Và trong muôn ngàn vị thánh, chúng ta không quên những người đă từng sống với chúng ta, đă từng thân mật với chúng ta, nhưng bây giờ các ngài đă tới đích, các ngài đă được Thiên Chúa thưởng cho hạnh phúc tuyệt vời và bất tận, các ngài đă là thánh và được toàn thể Giáo Hội tôn kính. Vậy thánh là thế nào và sống như thế nào để được gọi là thánh ?

Thánh là người đă từng sống như Đức Ki-tô. Thánh là người đă để cho Thiên Chúa lớn lên trong bản thân của ḿnh. Nơi các vị thánh, t́nh yêu của Chúa đă ngự trị và chiến thắng tất cả mọi sức mạnh của sự dữ. Mừng các thánh cũng có nghĩa là ca mừng sự thánh thiện mà người Ki-tô đang được mời gọi để thông dự vào. Các vị thánh là những người đă đi trước chúng ta, đă chỉ cho chúng ta con đường tiến về sự thánh thiện, con đường ấy chính là con đường hạnh phúc. Sống thánh có nghĩa là sống hạnh phúc, và sống hạnh phúc đích thực có nghĩa là sống như Chúa Ki-tô. Thế nhưng thế nào là hạnh phúc đích thực ?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng khao khát tiền của, danh vọng, quyền bính. Chúng ta chạy theo những thứ ấy như một chiếc bóng, bởi v́ chúng ta không bao giờ thỏa măn được nỗi khao khát hạnh phúc vô biên trorng tâm hồn của chúng ta. Chúa Giê-su đă đề ra cho chúng ta con đường hạnh phúc đích thực, đó là con đường t́nh yêu : yêu đến nỗi đă lột bỏ tất cả những ǵ ḿnh có để chỉ sống cho người khác, yêu đến nỗi chấp nhận mọi thua thiệt mất mát miễn là người khác được hạnh phúc, yêu đến nỗi có thể tha thứ cho người đang đóng đinh ḿnh vào thập giá…Chúa Giê-su đă sống và đă chết như thế. Các vị thánh là những người đă đi theo con đường ấy.

Chiêm ngắm các vị thánh, nhưng chúng ta không ra khỏi cuộc sống để tưởng tượn đến một nơi thần tiên đầy hào quang. Niềm hy vọng vào vinh quang mà các vị thánh đang hưởng không phải là một ảo tưởng, trái lại, nó đặt cơ sở trên chính cuộc sống cụ thể hằng ngày của chúng ta. Thánh Phao-lô đă không ngần ngại gọi các Ki-tô hữu là những vị thánh. Chúng ta không chờ đợi để nên thánh trên thiên đàng mà ngay trong cuộc sống thế trần này chúng ta đă không thông phần vào sự thánh thiện của Thiên Chúa, và sống thánh tức là sống hạnh phúc.

Nói chung, các vị thánh cũng như chúng ta, cũng chẳng mấy ưu thế hơn chúng ta trong công việc tự thánh hóa. Nếu nói theo ngôn ngữ Tin Mừng th́ có người cũng chỉ nhận được một nén hay hai nén bạc làm vốn như chúng ta, hoặc có khi c̣n ít hơn chúng ta nữa. Nhưng các ngài đă nên thánh nhờ phấn đấu, nhờ cố gắng thực hiện những lời Chúa dạy, các ngài biết nương tựa vào Chúa để chiến thắng những yếu đuối và cám dỗ, các ngài đă biết nhẫn nại, hy sinh, khiêm tốn, chu toàn nhiệm vụ theo ư Chúa.

Nói khác đi, các ngài đă sống theo tám mối phúc thật Chúa Giê-su đă dạy. Chính v́ thế ngày lễ hôm nay Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Tin Mừng về tám mối phúc ấy. Và đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc : các thánh đă sống thế nào để được gọi là thánh. Thức vậy, các ngài không những có tinh thần nghèo khó mà c̣n sống nghèo khó thực sự, nghĩa là các ngài có một tấm ḷng từ bỏ, sẵn sàng từ bỏ đối với những ǵ ḿnh đă có, đang có hay sẽ khó để chỉ chọn Chúa làm gia nghiệp cuộc đời. Các ngài đă sống hiền lành và nhẫn nại như những bông hoa hồng, dù có bị dầy đạp dưới chân vẫn cứ tỏa hương thơm ngát. Các ngài đă ở hiền và gặp lành, sự lành tuyệt hảo là chính Thiên Chúa. Các ngài là những người biết khóc lóc những lầm lỗi đời ḿnh, v́ thế những giọt nước mắt của các ngài đă trở thành những hạt ngọc, những viên kim cương đính vào triều thiên nước trời. Các ngài là những người luôn khao khát sự trọn lành, nghĩa là các ngài chỉ mải miết t́m thánh ư Chúa và t́m của cải nước trời trước hết và trên hết. Các ngài là những người biết chia vui cùng kẻ vui, khóc cùng kẻ khóc, biết lấy lá lành đùm lá rách, biết chín bỏ làm mười, biết cho hơn là nhận. Các ngài yêu quư sự trong sạch, v́ các ngài biết ḷng ḿnh là căn nguyên, là nguồn gốc mọi sự và mọi việc tốt hoặc xấu. Các ngài là những người yêu sống hiền ḥa và mong muốn đem ḥa thuận đến cho muôn người. Các ngài sẵn sàng tha thứ và cầu xin cho mọi người biết sống yêu thương hợp nhất với nhau. Sau hết, khi gặp gian nan, thử thách, khó khăn, đau khổ, bách hại, bắt bớ, các ngài luôn một ḷng trung thành với Chúa, và can đảm làm chứng cho Chúa.

Tóm lại, các thánh nam nu chúng ta mừng kính, chỉ trừ một số rất ít vị được ơn riêng khác thường, c̣n hầu hết các ngài cũng như chúng ta, với bản thân, cuộc sống và hoàn cảnh tương tự chúng ta, thế mà các ngài đă là thánh. C̣n chúng ta th́ sao ? Mỗi người chúng ta hăy tự hỏi ḿnh như thánh Âu-tinh : “Công việc mà ông kia bà nọ đă làm, họ đă là thánh, sao tôi lại không làm được ?”. Thật là một điều an ủi cho chúng ta, nếu lương tâm chúng ta cảm thấy ḿnh c̣n tội lỗi, c̣n tính hư nết xấu. Trong giai đoạn này, chúng ta cũng không khác ǵ những vị thánh cho lắm. Điều đáng chú ư là chúng ta phải làm thế nào để giống các ngài, chẳng những ở khởi điểm mà cả khi đến đích, nghĩa là các ngài cũng là người như chúng ta, các ngài đă là thánh, chúng ta cũng sẽ là thánh như các ngài.