HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN B
Gr 31, 7-9 / Tv 126 / Dt 5: 1-6 / Mc 10, 46-52

 

 

An Phong, op : Xin thương xót con

Fr. Jude Siciliano, op : Lạy Thầy, xin cho con thấy được

Fr.  Jude Siciliano, op : Xin cho mắt con được sáng

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Tiếng kêu bên vệ đường

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Tin tưởng cầu xin

Như Hạ, op : Điệp khúc t́nh thương

Lm Đỗ Vân Lực, op : Sức mạnh của truyền thông

Lm Đỗ Vân Lực, op : Chói chang (thơ)

Phêrô Nguyễn Văn Thức : Lạy Thầy ! Xin thương xót con

 

  

An Phong, op

Xin Thương Xót Con

Mc 10, 46-52

Tin mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người mù. Đức Giêsu nói "Đức Tin của anh đă chữa anh", tức th́ anh thấy được và theo Người. Người mù không thấy Chúa bằng mắt trần, nhưng thấy Người bằng đức tin. Anh đă kêu lên "… xin thương xót tôi" đến hai lần, như biểu lộ một ḷng tin tuyệt đối, và "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy". Anh đă được toại nguyện và đi theo Chúa Giêsu. Như thế, phép lạ này được Chúa Giêsu thực hiện để mở con mắt thể lư cũng như con mắt tâm hồn của anh.

Được nh́n thấy ánh sáng là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa cho nhân loại. Bằng con mắt trần, chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thụ tạo. Bằng con mắt đức tin, chúng ta khám phá Thiên Chúa hiện diện trong thụ tạo.

Vào ngày lănh phép rửa tại thành Đamát, thánh Phaolô đă mở con mắt đức tin của người, "tức khắc có một cái ǵ như cái vảy, rớt khỏi mắt người và người nh́n lại được" (Cv 9,18). Các kitô hữu tiên khởi đă gọi bí tích rửa tội là bí tích "Sáng soi". Đức tin đă mở mắt cho họ. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia thường nói : "Nhờ đức tin, tôi nh́n thấy Chúa và chạm đến Người ở bất cứ nơi nào".

Trái lại, "mù ḷa, không nh́n thấy, thiếu ánh sáng" là những biểu tượng của sự xa cách Thiên Chúa. Người mù không nhận ra những vật thể, những con người, vẻ đẹp của thế giới chung quanh bằng chính đôi mắt của ḿnh. Người mù "tâm hồn" không có khả năng nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện trong đời sống của ḿnh. Đó là sự mù ḷa đức tin, điều này c̣n nguy hại hơn mù ḷa thể lư.

Có thể nói, chúng ta cũng là những người "mù ḷa đức tin", khi chúng ta không nhận ra Thiên Chúa đang đứng sừng sững trong cuộc đời ḿnh; hoặc hơn nữa, khi chúng ta không nhận ra Thiên Chúa nơi người chung quanh ḿnh. Đức tin không phải là chấp nhận một bản kinh Tin kính nhưng là tin tưởng, phó thác bản thân ḿnh cho Thiên Chúa. Đức tin là một cuộc gặp gỡ cá vị, diện đối diện. Hơn nữa, "đi theo Đức Giêsu" tức là trở thành môn đệ Người, tức là mở mắt để nh́n thấy ư nghĩa sâu xa của đời sống.

Chúng ta cần cầu xin Thiên Chúa mở con mắt đức tin của chúng ta, để chúng ta nhận ra Người trong đời sống hàng ngày.

Lạy Chúa,
Đôi khi chúng con có mắt mà không nh́n thấy ǵ hết,
có tai mà chẳng nghe chi, có miệng lưỡi mà lại khô cứng.
Chúng con đă không nh́n thấy Người
đang hiện diện trong cuộc sống.
Sự thiếu đức tin, ích kỷ, ham hố tiền bạc…
là những cái vảy che mắt chúng con.
Xin mở mắt chúng con để chúng con nh́n thấy Người,
mở tai chúng con để lắng nghe lời Người
và mở miệng lưỡi chúng con để ngợi khen,
tôn vinh tạ ơn Người.

 

Jude Siciliano, op (Hoàng Vinh, op chuyển ngữ)

Lạy Thầy ! Xin Cho Con Thấy Được

Mc 10, 46-52

Thưa quí vị,

Những ngày này chắc chắn có nhiều điều phấn khởi ở Florida ! Khi tôi đang viết bài chia sẻ này thì cũng đang diễn ra giải xổ số của tiểu bang trị giá 100 triệu USD. Người ta từ các bang lân cận đang đổ dồn về Florida để mua vé số. Nhiều người hy vọng rằng thắng được số tiền lớn như thế sẽ thỏa mãn được mơ ước cả đời của mình và giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng như một câu ngạn ngữ cổ như thế này: “Cẩn trọng với những mong ước của bạn.” Khoảng một năm trước tôi có đọc một câu truyện trên báo viết về những người trúng số độc đắc.

Hẳn rằng, có nhiều người trúng số, nhưng thay vì hưởng được cuộc sống hạnh phúc vô biên với tất cả những giơ mơ thành hiện thực, thì lại có một kinh nghiệm hoàn toàn ngược lại. Câu truyện của một số người này thật bi thảm: có người phải li dị; rồi những xung đột xảy ra giữa các thành viên trong gia đình; mất bạn bè; có người bị ám sát, người khác lại bị đe dọa – vài người khác sau khi trúng số ít lâu lại đối mặt với việc bị phá sản ! Chỉ là người ta không thể xoay sở với gia tài mới có được này, nơi họ, tất cả đã thay đổi. Hơn một lần “người may mắn trúng số” này đã tha thở “Phải chi tôi đã không trúng số! Ước gì tôi có lại được cuộc sống như xưa!”

Ba-ti-mê được gọi là “người ăn xin mù” nhưng đó không phải tất cả thân phận của anh. Thực ra, đó chỉ là một phần hoàn cảnh của anh ta – anh ta đã nhìn ra nhiều thứ. Anh biết nhu cầu của mình, anh biết mình mù lòa và biết phải dựa vào đâu. Anh không thất vọng vì tiếng nói ồn ào xung quanh của những người muốn át tiếng anh, muốn anh phải im lặng. Thực vậy, chính sự trái nghịch đó đã làm nổi bật vấn đề. Hoàn cảnh của anh đúng như câu tục ngữ Ba-tư rằng: “Người mù mà thấy, mà biết thì tốt hơn kẻ sáng mắt mà mù tịt.” Batimê có thể bị khiếm khuyết ánh sáng thể lý nhưng anh lại có cái nhìn tinh thần sáng suốt, anh đã gọi đức Giêsu bằng danh hiệu của đấng Messia : “Lạy Con Vua Đavit.”

Batimê xin được nhìn thấy, đối với chúng ta đó phải là một yêu cầu rất can đảm. Nhiều người không muốn thấy những cái sờ sờ ngay trước mắt mình: vấn nạn hôn nhân, tham việc đến độ làm phương hại đến gia đình, con cái nghiện ma túy, bạn bè với những giá trị đáng ngờ, … Phải can đảm mới dám xin được sáng mắt vì nó sẽ đòi ta phải thay đổi – có khi là những thay đổi tận căn mà người ta có thể chưa chuẩn bị hoặc chưa sẵn sàng thực hiện.

Ngày kia tôi đến hiệu thuốc gần nhà và những trang trí Giáng sinh đã đập vào mắt tôi. Giáng sinh đến ngày càng sớm hơn. Những dây đèn nháy và biển quảng cáo sáng rỡ. Không chỉ trẻ em mới bị quảng cáo lôi cuốn. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng bị hút vào đó để rồi chợt nhận ra những nhu cầu mà chúng ta chưa hề nghĩ là mình có. “Những nhu cầu” – Thực ra chúng ta không cần tất cả mọi nhu cầu đó.

Batimê biết những nhu cầu của mình và khi đức Giêsu hỏi “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” anh đã trả lời ngắn gọn và rõ ràng : “Lạy Thày, xin cho tôi nhìn thấy được.” Thỉnh cầu của Batimê với đức Giêsu phải là lời cầu nguyện của chúng ta khi mà mùa Giáng sinh của người Công giáo đang đến sớm hơn và sự sao nhãng ngày càng mạnh hơn : “Lạy Thày, xin cho con nhìn thấy được!” Lời nguyện này chúng ta có thể cất lên ở những giây phút khác trong đời, khi chúng ta vật lộn với khủng hoảng gia đình, khi cố gắng quyết định về việc chăm sóc người bạn hay cha mẹ đang ốm nặng; khi đối diện với những căng thẳng vợ chồng; liên quan đến những tranh luận nảy lửa với bạn bè; hay khi loay hoay tìm cách giản lược cuộc sống chúng ta để có thể đáp ứng những nhu cầu của người khác, …

Những lời của Batimê có thể là lời nguyện của chúng ta khi đứng trước ngã rẽ cuộc đời mình – khi ta cố gắng đưa ra những quyết định liên quan đến công việc, khóa học, và thậm chí là bạn trăm năm trong tương lai. Những lúc đó, chúng ta cùng với Batimê khẩn nài : “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!” Những quyết định thường ngày của chúng ta ở nhà, ở trường học, chỗ làm hay ở nhà thờ có vẻ trần tục và nếu nói thật ra thì chẳng quan trọng gì. Nhưng những quyết định đó cũng vẫn phải có và trong mức độ nào đó, làm nên cuộc sống chúng ta – “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!”

Giờ chúng ta đã có đủ kinh nghiệm để nhận ra trong quá khứ ta đã có những quyết định mù quáng. Chúng ta nhìn lại và xem xét kết quả của chúng; chúng ta ước rằng đã hành động sáng suốt hơn; nhìn rõ hơn. Nếu chúng ta có thể quay lại quá khứ và làm lại những gì chúng ta đã làm; đi một con đường khác; có những chọn lựa tốt hơn. Nhưng, không gì có thể đảm bảo là chúng ta lại không đưa ra những quyết định ngớ ngẩn, chúng ta có thể cũng lại chọn lựa sai lầm. Nhưng cảm giác có Chúa trong những quyết định lớn, nhỏ ảnh hưởng đến đời sống chúng ta và cả những người xung quanh. Lời nguyện của Batimê : “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!” là lời thú nhận thường ngày rằng chúng ta không nhìn thấy rõ ràng nơi chính chúng ta và vì thế cần có ánh sáng của Chúa trong cuộc đời chúng ta.

Đức Giêsu đặt cho Batimê một câu hỏi đầy quyền năng: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Đó cũng là câu hỏi mà Người đang hỏi chúng ta – hãy lắng nghe xem? Đó là lời mời gọi tin tưởng và tín thác vào lời hứa rằng : nếu chúng ta xin được sự hiểu biết để hướng dẫn cuộc đời mình, chúng ta sẽ nhận được. Có thể chúng ta nhận được ngay lập tức – nhưng thường thì, trong suốt cuộc đời chúng ta – ngày qua ngày, từng bước một, và từng chút từng chút. 

Đức Giêsu gặp Batimê trên đường lên Giêrusalem. Đó là nơi chúng ta gặp Người – khi chúng ta du hành trong cuộc đời chúng ta, đôi khi thấy chính mình trong chính thành Giêrusalem của mình, nơi của khốn khổ và cùng tận. Nơi đó chúng ta bị mất phương hướng và bối rối trước những thay đổi chúng ta phải chịu và tiêu hủy kế hoạch của chúng ta, chúng ta lại phải gào lên lời khẩn nguyện: “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!” Chúng ta muốn gặp được Giêsu trong hoàn cảnh mới mẻ này; chúng ta muốn biết rằng mình không bị bỏ rơi một mình đối diện với kết cục đáng sợ này. Kết thúc của câu chuyện Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một niềm hy vọng. Sau khi Batimê được thấy, anh đã đi theo đức Giêsu “trên con đường Người đi”, con đường dẫn lên Giêrusalem. “Con đường”, là khái niệm đầu tiên để chỉ những môn đệ của Đức Giêsu. “Con đường” là viết tắt của từ đường lối của đức Giêsu. Thánh Maccô muốn nói rằng, anh mù đó đã trở thành môn đệ của thày Giêsu nhờ qua ánh sáng mà đức Giêsu ban cho anh. Chúng ta những môn đệ của đức Giêsu tin rằng, dù gặp phải bất kỳ cảnh ngộ nào trên hành trình cuộc đời, đức Giêsu luôn đi phía trước chúng ta, biết nỗi khổ đau của chúng ta đồng hành với chúng ta từng bước “trên đường.” Khi chúng ta lên đường, chúng ta cầu nguyện không ngừng : “Lạy Thày, con muốn nhìn thấy được!”

Nhưng hãy sẵn sàng! Hãy nhớ câu cổ ngữ rằng: “Cẩn trọng với những gì mình ước ao?” Vâng, chúng ta cũng có thể nói: “Cẩn trọng với những gì chúng ta cầu xin.” Nếu chúng ta xin được nhìn thấy, thì sẽ được thấy. Nhưng chúng ta cần can đảm và dứt khoát để thực hiện những gì mà “ánh sáng Chúa ban” tỏ lộ cho chúng ta biết và chấp nhận những thay đổi mà ánh sáng hiểu biết mới đòi hỏi nơi chúng ta. Đó là điều mà chúng ta cầu xin trong Tiệc Thánh Thể hôm nay – xin được nhìn thấy – và rồi xin được can đảm và có quyết tâm để thực thi những gì giờ đây chúng ta thấy cần phải thực hiện trong cuộc đời mình.

Batimê là thánh bảo trợ của chúng ta ngày hôm nay nếu chúng ta cũng : ngồi bên vệ đường; hướng về phía trước; dám nhận ra nhu cầu ánh sáng nhận biết của chúng ta trong thế giới phúc tạp này. Chúng ta là những người có đức tin, là có ánh sáng mà trước đây Batimê đã nhận được; như Batimê, chúng ta theo đức Giêsu lên “ Đường.” Đường của việc đón nhận những người ngoại; tha thứ cho những ai làm mất lòng ta; đón nhận mọi người bình đẳng như nhau; trở nên một cộng đoàn trong đó chúng ta xem nhau là anh chị em, và như những người môn đệ cùng nhau “lên đường.” Amen.

 

Fr. Jude Siciliano, op

Xin Cho Mắt Con Được Sáng

Mc 10, 46-52

Thưa quư vị,

Truyện người mù thành Giêricô, tên là Bartimê, kết thúc cuộc hành tŕnh của Chúa Giêsu bên ngoài thành Giêrusalem. Sau đó là các hoạt động của Ngài trong nội thành. Ngài sẽ bị bắt giữ và chịu thương khó. Trong cuộc hành tŕnh này, Chúa Giêsu dạy dân chúng giáo lư Ngài và tiên báo ba lần về cái chết của ḿnh. Có một điều mỉa mai trong câu chuyện hôm nay! Những người tự xưng là sáng th́ lại trở nên đui mù, những kẻ nhận ḿnh là mù như Bartimê, lại được Chúa chữa cho xem thấy. Các kinh sư tố cáo Chúa Giêsu bị quỷ Bê-ên-dê-bun ám (3,22), c̣n Bartimê xưng tụng Ngài là con vua David, tức Đấng cứu tinh. Chẳng ai trong đám môn đệ đă từng sử dụng danh từ ấy, kể cả Phêrô để gọi Ngài. Thực ra, trong quá tŕnh rao giảng, Chúa Giêsu luôn luôn tránh né tên ấy. Lư do là sợ người La Mă phát động một cuộc chinh phạt lớn. Đấng cứu tinh, con vua David là nhân vật người Do Thái đang mong đợi xuất hiện để lật đổ ách thống trị của họ. Nhưng ở thời điểm này, Chúa Giêsu đă tiến đến gần thành thánh để làm tṛn ư muốn của Đức Chúa Cha. Ngài sẽ mạc khải bản chất đích thực của Đấng Thiên Sai, chu toàn mọi lời hứa về Ngài, cho nên thật là hợp lư khi Bartimê dùng tên ấy để loan báo việc Ngài tiến vào thành thánh. Đấng Thiên Sai đến, không như người ta mong đợi, không dáng vẻ oai phong lẫm liệt, binh hùng tướng mạnh, đầy quyền uy. Tuy nhiên, với những ai có con mắt đức tin, th́ thật là rơ ràng, sáng láng, như Bartimê đă nh́n thấy. Người ta cố gắng bóp nghẹt cổ anh, bắt anh im đi (10,48). Nhưng anh càng hô lớn tiếng: "Lạy ông Giêsu, con vua David, xin dủ ḷng thương tôi" (10,49). Làm sao dập tắt được sự thật, một ngọn lửa vĩ đại đang bùng cháy trong tâm hồn anh? Bartimê loan báo trước sự kiện đám đông tung hô đón rước Ngài ở cổng thành Giêrusalem. Nhưng anh cũng làm chúng ta xấu hổ: Những kẻ mạt kiếp, hôi hám, bẩn thỉu, cặn bă của xă hội, lại nhanh chóng nhận ra Đấng Cứu Thế. Chúng ta vỗ ngực "tri thức giàu sang" lại chẳng xem thấy ǵ! Thế mới hay những ai có nhu cầu mới nhận ra được sự thật. Kẻ chẳng có th́ không. Những ai cần được cứu vớt th́ Chúa mới đáp ứng, kẻ no thoả th́ Ngài lánh xa. Chúa Giêsu vào thành thánh để cứu chữa những linh hồn khốn khổ, khao khát ơn giải thoát, dù phải hy sinh mạng sống ḿnh. C̣n những kinh sư, kư luc, Pharisêu chẳng nhận ra được dấu chỉ nào hết. Ngài đă thực hiện đúng những điều Ngài rao giảng trước đó về hy sinh, phục vụ kẻ bé mọn trước mặt các môn đệ.

Đây là bài học quan trọng bậc nhất mà thánh Luca chỉ bảo, chúng ta phải sống đồng hoá với những tâm hồn nghèo khổ, bé mọn, bị chà đạp như Bartimê, để được Thiên Chúa xót thương và cứu vớt. Chút nữa thôi ở đoạn 2 câu 4, Thánh Marcô lại cho hay Chúa khen những ai? Một bà goá dâng hai đồng tiền kẽm, trị giá xu La Mă, chẳng có ư nghĩa ǵ, vậy mà bà vượt qua những kẻ giàu có nhất thế gian. Thường t́nh, khi đọc Tin Mừng chúng ta ưa thích ḿnh đóng vai một trong các tông đồ. Nhưng chỉ nên như thế sau lúc Ngài sống lại, ban ơn Thánh Thần để các ông sống trung thực với ơn gọi của ḿnh. C̣n bây giờ cứ như Phúc Âm thuật lại, th́ các ông vẫn c̣n nhiều bất đồng với Chúa, vẫn c̣n dè dặt và giữ khoảng cách với Ngài. Lời giảng và lư tưởng của Ngài đối với các ông c̣n quá mới mẻ và triệt để, chưa thể hoàn toàn dấn thân theo Ngài một cách khăng khít được. Cho nên nếu chúng ta coi ḿnh như các tông đồ, chúng ta sẽ có cùng năo trạng. Ngược lại, các kẻ bé mọn, lề đường, cùi hủi của Phúc Âm Marcô không có thái độ đó. Họ lập tức liên kết với Chúa, coi Ngài như cứu tinh của ḿnh, làm cho ḿnh được thanh sạch, khoẻ mạnh tức thời. Họ hăm hở đầu hàng vô điều kiện trước tôn nhan Ngài. Vậy th́ những kẻ bé mọn, lầm than mới là mẫu mực để chúng ta đáp ứng ơn Ngài mời gọi trong lúc này. Đó là sự đáp ứng như con trẻ mà Ngài đă dạy bảo; "Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, th́ sẽ chẳng được vào" (10,15).

Vậy th́ làm thế nào chúng ta áp dụng được truyện này vào cuộc sống thiêng liêng? Thưa phải thành thực đóng vai Bartimê, khao khát và ăn mày ơn Thiên Chúa soi sáng. Xin luôn nhớ lời Chúa Giêsu: "Phúc cho những ai đói khát sự công chính v́ sẽ được no thoả" (Mt 5,6). Anh Bartimê khi gặp Chúa Giêsu đă hoàn toàn thay đổi cuộc sống. Vừa nghe Ngài gọi anh lập tức vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Chúa Giêsu. Chiếc áo của anh vừa để khoác vừa làm chăm đắp ban đêm. Quần áo của người cùng đinh. Luật pháp Do Thái cấm không được nhận áo khoác này làm vật thế chấp vay nợ. Một chút bác ái xă hội tối thiểu, bởi người cùng đinh cần nó để giữ ấm ban đêm. Chiếc áo của anh mù Bartimê có lẽ c̣n được trải xuống vệ đường xin tiền. Tuy nhiên, dù tài sản ít đến như vậy, anh cũng bỏ lại để đi theo Chúa Giêsu. So sánh với người thanh niên giàu có hai tuần trước, th́ quả Bartimê là một mẫu người trái ngược. Thực ra anh mù thành Giêricô c̣n hy sinh nhiều hơn thế nữa: Anh đă bỏ nếp sống quan thuộc cũ để sẵn sàng theo Đấng Thiên Sai, giống như các tông đồ bỏ hết mọi sự, khi Thầy gọi lần đầu tiên. Quả thật Chúa đă cho anh được đôi mắt sáng, xem thấy những điều mới lạ về cuộc sống.

Trong Tin Mừng của ḿnh, Thánh sử Marcô ưa dùng từ "lập tức". Từ này mô tả ḷng nhiệt thành đáp lại kêu mời gọi của Chúa, các tông đồ "lập tức" bỏ mọi sự mà theo Chúa, như trường hợp Chúa gọi Simon và Anrê trên bờ biển Galilêa: "Các anh hăy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá. Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người" (1,17). Anh Bartimê hôm nay cũng "lập tức" nh́n thấy được và "lập tức" vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến với Ngài, nghĩa là không tŕ hoăn. Anh "lập tức" theo Ngài trên con đường Ngài đi về Giêrusalem. Chắc chắn kẻ ăn xin này đă vào thành thánh cùng với Ngài như một môn đệ. Nếu chúng ta nhận được ánh sáng siêu nhiên và thực sự muốn theo Chúa Giêsu th́ cũng cần Ngài dẫn lối vào thành. Ngài sẽ chỉ bảo con đường về với Đức Chúa Trời qua đau khổ và sự chết. Giêricô chỉ là một chặng vươn tới Calvario, Chúa Giêsu không dừng lại ở đó, Ngài vượt qua để lên Giêrusalem. Chúng ta muốn theo Ngài th́ cũng xin Ngài mở mắt để có khả năng xem thấy những thực tại ở Giêrusalem, giống như anh mù hành khất Bartimê. Bởi Ngài là ánh sáng trần gian, không có ánh sáng ấy, chẳng ai thấy ǵ hết. Xin đừng kiêu ngạo, cho ḿnh đă sáng, mà phải khiêm nhường nhận ḿnh mù, để Ngài mở mắt cho.

Có nhiều cơ hội để chúng ta đóng vai Bartimê, ngồi ăn xin bên vệ đường đợi chờ Chúa Giêsu đi ngang qua. Một trong các cơ hội ấy là thánh lễ hôm nay. Trước bí tích Ḿnh Máu Thánh Chúa mà chúng ta sắp cử hành, chúng ta xin Ngài soi sáng cơi ḷng để nhận ra các thực tại thiêng liêng trên trần gian bằng con mắt của Chúa. Hoặc là đồng hoá với những người bất hạnh cùng kêu xin Chúa cứu giúp, hoặc là Thánh Thể nh́n thấy số phận chúng ta khốn nạn mà giơ tay che chở. Khi nghe đọc truyện Bartimê xin hăy vững dạ, Ngài cũng nói với chúng ta: "Hăy gọi anh ta lại đây" và chúng ta cũng vội vă chạy đến cùng Ngài. Xin đừng bắt chước các môn đệ thờ ơ, lănh đạm hoặc bóp nghẹt tiếng kêu than của kẻ khác bằng gương mù, nết xấu của ḿnh, nhưng nhiệt t́nh giúp đỡ thiên hạ đến với Chúa Giêsu.

Thoạt đầu Bartimê chỉ là kẻ đứng vệ đường, bên ngoài nhóm người thân cận của Chúa Giêsu, nhưng Ngài gọi anh và anh đă trở thành kẻ bên trong, gần gũi với Ngài. Cũng thế, biết bao nhiêu kẻ đứng ngoài Giáo Hội, kêu than thảm thiết, chúng ta có nghe thấy mà giúp đỡ họ gia nhập Hội Thánh không? Nhiều khi chính đức tin của những kẻ bên ngoài như Bartimê lại giúp đỡ chúng ta kiểm tra nếp sống, từ bỏ tính hư thói xấu để Chúa ban cho đời sống tươi sáng hơn. Dĩ nhiên việc Chúa Giêsu mau mắn đáp ứng lời kêu cầu của Bartimê vừa mù, vừa hành khất, cho chúng ta một gương sáng để chăm lo những nhu cầu của anh em đồng bào trong thôn xóm, giáo xứ. Chỉ nhờ chúng ta mà những nhu cầu đó được thoả măn. Nếu chúng ta giả điếc làm ngơ, thử hỏi số phận họ ra sao, và trách nhiệm của chúng ta như đồ đệ của Chúa Giêsu thế nào?

Nhà giảng thuyết Eric Bergland (Clinton, NC) nêu ra yếu tố "diễu hành" của bài Phúc Âm và bài đọc một hôm nay. Người ta yêu thích diễu hành, thí dụ trong các buổi khai mở thể thao Olympics hoặc các lễ hội lớn. Trai gái quần áo đẹp, các vận động viên ăn mặc đồng phục, lịch sự, đi qua khán đài, vui vẻ. Mọi người bị thu hút vào các màn biểu diễn. Th́ đây, bài đọc một, trích sách tiên tri Giêrêmia, chương 31, cũng nói về cuộc diễu hành vui mừng của những kẻ lưu đày trở về. Phần này gọi là "sách an ủi". Tiên tri nói thay Thiên Chúa: "Đức Chúa đă cứu thoát dân Người, số c̣n sót lại của Israel. Tất cả cùng nhau trở về, nước mắt tuôn rơi. Ta sẽ an ủi và dẫn đưa chúng qua con đường thẳng băng, trên đó chúng không c̣n vấp ngă, tới ḍng nước ngọt ngào." Dân đă bị phát lưu sang Babylon v́ bại trận (năm 627 đến năm 586 tcn). Tiên tri Giêrêmia hứa trước Thiên Chúa sẽ mang họ về. Họ là ai? Bài đọc một kể: "Trong chúng có kẻ đui mù, què quặt, kẻ mang thai, người ở cữ." Tất cả đều kiệt sức, mệt nhọc v́ gánh nặng lưu đày. Thiên Chúa an ủi, dẫn đưa họ trở về, an lành trên con đường thẳng băng. Tại sao vậy? V́ Ngài là Cha. Ngài yêu mến dân Ngài đă tạo dựng và lựa chọn. Ngoài ra sách không nói đến lư do nào khác nữa. Đúng thật, Chúa Giêsu hôm nay thực hiện lới hứa đó. Ngài dẫn đầu một đám đông diễu hành lên thành Giêrusalem, trong đó có anh mù hành khất Bartimê.

Chúng ta cũng đang ở chốn lưu đày trần gian, cũng kinh nghiệm những nhọc nhằn của kiếp sống nô lệ: Tội lỗi, ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, di cư, già yếu. Chúng ta cũng cư ngụ trong đất lạ, kinh nghiệm những hoàn cảnh lạc lơng, bị tẩy chay, bị xua đuổi. Nhưng Thiên Chúa không hề quên. Ngài vẫn lưu tâm đến số phận tan nát của mỗi người. Ngài vẫn là Cha, yêu thương và săn sóc từng linh hồn. Ngài vẫn ban ơn và nâng đỡ từng con tim. Tuy nhiên, chúng ta phải noi gương Bartimê, gào thét, kêu xin Ngài dủ ḷng thương, mở trí soi ḷng để nhận ra những thực tại thiêng liêng. Và khi Ngài đă cứu chữa, cương quyết theo Ngài "diễu hành" về quê hương trên trời. Amen.

 

Giuse Nguyễn Cao Luật, op

Tiếng Kêu Bên Vệ Đường

Mc 10, 46-52

Chuyện xảy ra trên đường

Trên con đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi trước và các môn đệ theo sau. Một bầu khí sợ hăi và u tối bao trùm lấy các ông. Trên con đường đi theo Đức Giê-su, các môn đệ chưa hiểu được rằng Con Người phải chịu đau khổ và chịu chết. Các ông chưa khám phá thấy Đức Giê-su phải đi đến cùng của sự tự hạ, và ở đó, Người bày tỏ Người là Con Thiên Chúa.

Tŕnh thuật chữa lành người hành khất mù Bác-ti-mê dường như cắt đứt mối liên lục luận lư của Tin Mừng : một câu chuyện phụ, cá biệt trong hành tŕnh lên Giê-ru-sa-lem và h́nh như chỉ lặp lại những điều người đọc đă biết qua các tŕnh thuật trước đó về phép lạ. Thật ra, câu chuyện hôm nay lại là kết luận cho những tŕnh thuật trên.

Trong những tŕnh thuật này, Đức Giê-su không ngừng nỗ lực nâng cao tâm trí người đối thoại, hướng tầm nh́n của họ tới một nhăn quan mới về sự vật. Nhưng họ không hiểu. Ngay cả các môn đệ vẫn c̣n có thái độ khép kín trước giáo huấn của Người. Nói chung lại, họ là những người mù.

Vậy mà, những người mù vô ư thức này lại ngăn cản, lại quát mắng kẻ biết ḿnh bị mù và đang xin cứu chữa. Người ta bắt anh phải im đi, đang khi anh biết rơ ḿnh bị mù. Nhưng sự hiểu biết này gây phiền toái.

Lúc ấy, anh mù Bác-ti-mê càng kêu lớn tiếng. Tiếng kêu của anh là cả một giáo huấn : "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ ḷng thương tôi !" Lời kêu xin của anh quả là lạ thường v́ "Con vua Đa-vít" c̣n mang ư nghĩa là Đấng Mê-si-a. Lời cầu xin của anh có tính cách đặc biệt. Anh không xin Đức Giê-su như xin những người khác, những người không làm ǵ khác hơn là bố thí cho anh một chút, để rổi anh vẫn ở trong cảnh mù loà. Anh đă nghe người ta đổn thỗi về ông Giê-su với những điều kỳ diệu, và anh tin rằng ông Giê-su chính là Đấng Mê-si-a có khả năng cứu chữa anh khỏi cảnh mù loà, đưa anh thoát khỏi thân phận ngổi ăn xin bên vệ đường.

Như vậy, tiếng kêu của anh mù tóm tắt toàn bộ thái độ con người cần phải có trước Đức Giê-su : đặt tất cả hiện hữu, tất cả cuộc sống của ḿnh trước Đấng là Sự Sống, là Ánh Sáng, Đấng có thể làm cho thấy, cho bước đi và cho sống.

Sau đó, việc chữa lành người mù là một lời loan báo việc chữa lành Đức Giê-su muốn đem đến cho mọi người. Nhưng Đức Ki-tô biết rằng các kẻ theo Người chỉ có thể được chữa lành một khi họ nhất quyết loại trừ mọi ảo tưởng và can đảm chấp nhận thử thách là thập giá.

Như thế, anh mù Bác-ti-mê đă thoáng cho thấy h́nh ảnh viên đại đội trưởng chứng kiến cái chết của Đức Giê-su, cũng như tất cả những ai, vào lúc này nh́n thấy rơ cái chết đó là ǵ : "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa." (Mc 15,39). Anh là một người mù, nhưng anh đă cho mọi người thấy điều mà đức tin đem lại : chính đức tin sẽ giải thoát con người khỏi t́nh trạng tật nguyền của ḿnh. Và do đó, anh cho thấy ư nghĩa việc Đức Giê-su làm.

Ai là người mù ?

Nh́n và nghe, điều nào quan trọng hơn ? Theo bản năng, người ta phàn nàn v́ mù hơn là v́ điếc, v́ con mắt cần thiết cho cuộc sống.

Đàng khác, từ thấy được sử dụng theo cả hai nghĩa thể lư lẫn tinh thần. Theo đó, ánh sáng cũng vừa có nghĩa bên trong, vừa có nghĩa bên ngoài.

Điều xảy ra với anh mù Bác-ti-mê nằm trong ư nghĩa đặc biệt này. Câu chuyện chữa lành người mù của thánh Mác-cô đầy những lời kêu xin. Nghe nói người đang đi ngang qua là Đức Giê-su, anh mù kêu lên : "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ ḷng thương tôi !" Người ta quát nạt bắt anh im đi, nhưng anh ta càng kêu to hơn. Đức Giê-su đứng lại và nói : "Gọi anh ta lại đây !" Cuối cùng là câu nói của đám đông, câu nói mở ra toàn bộ bản văn : "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !"

Tiếng kêu đă làm cho anh đến gần được Đức Giê-su. Và giờ đây, anh thực hiện một hành vi dứt khoát ra khỏi sự xa cách : vất áo choàng, nhảy chổm dậy và đến cùng Đức Giê-su. Thái độ này biểu lộ một niềm vui cực độ, một sự dấn thân không tính toán và một niềm tin mạnh mẽ.

Anh đến gặp Đức Giê-su và được nh́n thấy.

Nếu đọc câu chuyện này và giải thích các từ ngữ theo nghĩa thiêng liêng, người ta sẽ nhận thấy những chi tiết thật thú vị.

Người mù là kẻ không nh́n thấy rơ : anh ta không nh́n thấy con đường dẫn đến Sự Thật.

Người mù là kẻ không nh́n thấy thế giới : anh ta khép kín nơi chính ḿnh với những ư tưởng có sẵn, với những nỗi thất vọng.

Nếu muốn được trợ giúp, người mù phải kêu lên. Thế nhưng tiếng kêu ấy lại làm phiền người khác, làm cho người khác khó chịu, bởi v́ người mù là kẻ đă bị gạt ra khỏi cuộc sống, không c̣n chỗ đứng trong xă hội. Do đó người ta buộc anh phải im. Cũng có khi người ta viện cớ : muốn nhận ra tiếng kêu của Chúa để buộc anh phải im.

Thế nhưng, Đức Ki-tô cho gọi anh đến. Điều này có nghĩa là Người trao phó cho mỗi người một sứ mạng đi nói với kẻ mù, với kẻ không nh́n thấy : "Cứ yên tâm, Người gọi anh đấy !"

Như thế, mỗi người được Đức Ki-tô trao phó cho một sứ vụ : nhắc lại lời mời của Người, nói với kẻ khác rằng Thiên Chúa yêu thương họ, và họ có chỗ đứng trong t́nh yêu Thiên Chúa.

Liệu rằng người ta cứ măi ở trong t́nh trạng điếc trước lời mời của Đấng sai họ đi ?

Kiểu mẫu cho người môn đệ

Anh mù ngổi ăn xin bên vệ đường đă nhận ra Đức Giê-su, đă tin vào Người. Anh mù về phương diện thể lư nhưng lại sáng về phương diện thiêng liêng. Anh đă bày tỏ xác tín của ḿnh qua những tiếng kêu xin. Chính nhờ ḷng tin này, anh đă được cứu chữa. Không những thế, anh c̣n bày tỏ sự dấn thân đầy năng động của ḿnh : đi theo Đức Giê-su. Qua thái độ này, anh mù Bác-ti-mê chính là h́nh ảnh của cộng đoàn trung tín, đổng thời trở nên kiểu mẫu cho người môn đệ đích thực.

Trước kia, khi ngổi ăn xin bên vệ đường, anh mù Bác-ti-mê là h́nh ảnh của "những ai ngổi nơi tăm tối và trong bóng tử thần" (Lc 1,79), giờ đây, anh trở thành kiểu mẫu cho tất cả những ai biết kêu cầu để thoát ra khỏi cảnh mù tối, và cất bước lên đường.

"Có một Đấng giải thoát, tôi sẽ nói cho mọi người biết" (Pascal).


Đó là sứ điệp được anh mù loan báo cho người khác.
Anh là người nh́n thấy t́nh yêu dưới dấu chỉ thập giá,
nh́n thấy bàn tay dịu hiền của Thiên Chúa đang mở ra
ngay giữa những khỗ đau và chết chóc mà lư trí chưa hiểu được,
nh́n thấy khuôn mặt của Con Thiên Chúa bên cạnh người nghèo,
và, nh́n thấy sự phục sinh đă được thực hiện
qua những cuộc canh tân của Hội Thánh và của thế giới.

Với sự trợ giúp của Con Thiên Chúa, chúng ta có biết gia nhập cộng đoàn những kẻ tin, những kẻ kêu cầu, những kẻ nh́n thấy ?

"Thưa Thầy, xin cho tôi nh́n thấy được."

* * *

"Chỉ khi nào chúng ta không c̣n đặt niềm tin nơi những điều vẫn thường làm ta tự hào, khi ấy ta mới nhận ra có một niềm hy vọng sâu xa hơn, mănh liệt hơn, vượt lên trên mọi phương tiện phàm trần.

Chúng ta vẫn thường hướng đến một mục đích, và có lúc không đạt được, có khi thất vọng. Nếu lúc ấy, chúng ta hướng về Chúa và kêu cầu Người, chắc chắn Thiên Chúa sẽ nghe lời ta xin và sẽ trợ giúp chúng ta." A.Bloom

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

Tin Tưởng Cầu Xin

Mc10, 46-52 

Một người mù hết ḷng tin tưởng kêu xin Chúa cứu chữa và Chúa đă cho anh được toại nguyện. Đó là một bài học, một gương sáng cho chúng ta trong việc cầu xin Chúa.

Tên anh mù là Ba-ti-mê, ngày nào cũng vậy, anh ngồi bên lề đường ở cổng thành Giê-ri-khô để ăn xin mọi người qua lại. Nhưng hôm nay, không hiểu có chuyện ǵ mà ồn ào nhộn nhịp thế ? Anh hỏi và người ta cho anh biết có Đức Giê-su đi qua đây. Nghe nói đến Đức Giê-su mà từ lâu anh đă nghe đồn về ḷng từ bi và những phép lạ Ngài làm. Đây là dịp may cho anh nên anh kêu xin với bất cứ giá nào : “Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin dủ ḷng thương tôi”.

 Lời kêu xin này, chúng ta thấy có một điều đặc biệt, khác thường. Anh không chỉ thưa : “Lạy ông Giê-su, xin dủ ḷng thương tôi” mà lại thưa : “Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin dủ ḷng thương tôi”. Anh kêu đúng tên và tước hiệu của Chúa, anh tuyên xưng danh Chúa trước mặt mọi người, kể cả trước những người Pha-ri-sêu và kinh sư có mặt trong đám đông đó.

Trong Cựu Ước, tước hiệu “con vua Đa-vít” là tước hiệu nói lên niềm hy vọng của dân Do Thái vào một vị cứu tinh sẽ giải thoát họ khỏi ách nô lệ và đem lại vinh thắng cho đất nước. Trong Tân Ước, tước hiệu này đă được sứ thần Gáp-ri-en nhắc tới khi truyền tin cho Đức Ma-ri-a, đó cũng là lời dân chúng tung hô Chúa Giê-su khi Ngài khải hoàn vào Giê-ru-sa-lem ngày lễ lá.

Ở đây, anh mù kêu xin Chúa bằng tước hiệu “con vua Đa-vít” nghĩa là anh nhận ra Ngài là Đấng Mê-si-a, Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế. V́ vậy lời cầu xin mang một tính chất khác, anh không xin Đức Giê-su như xin những người khác, những người chỉ có thể giúp cho anh một chút tiền, một chút của ăn để sống qua ngày. Lời cầu xin ấy chắc chắn là hoa trái của một niềm tin sâu xa trong ḷng anh. Anh tin v́ đă nghe người ta đồn thổi về một ông Giê-su đă làm những điều kỳ diệu, và niềm tin ấy c̣n đi xa hơn nữa : ông Giê-su lạ lùng ấy chính là Đấng Mê-si-a, là Đấng có khả năng cứu anh khỏi cảnh mù ḷa, khỏi t́nh trạng bi đát, khốn khổ.

Chúa Giê-su đă nghe thấy tiếng kêu xin của anh và Chúa biết được ḷng tin của anh, nên Chúa không cấm anh nói ra tước hiệu của Ngài như những lần khác, v́ lúc này cũng gần đến ngày Chúa chịu nạn, nên Chúa muốn chân nhận công khai tước hiệu đó, và Chúa đă thương anh thật sự bằng câu nói : “Ḷng tin của anh đă cứu anh”. Thế là anh được sáng mắt, xem thấy rơ mọi người và thấy rơ chính Chúa.

Bài học hữu ích cho chúng ta là ḷng tin và lời cầu xin của người mù này. Chúng ta thấy anh tin Chúa Giê-su là Đấng Thiên Sai và anh đặt hết ḷng tin vào quyền năng của Chúa, chỉ có Chúa mới có thể cứu giúp anh, nên anh kêu xin Chúa, anh gào to xin Chúa, khi mọi người bảo anh im đi, anh càng gào to hơn để Chúa nghe thấy. Chúa đă thương cứu chữa, cho anh được sáng mắt do ḷng tin tưởng sâu xa của anh. Đây là một bài học quư giá cho chúng ta.

Thực vậy, Chúa đă ban cho chúng ta một bí quyết để được cứu giúp là tin tưởng cầu nguyện. Trước hết, chúng ta phải hết ḷng tin tưởng vào Chúa. Chúng ta phải tin rằng : trên vạn nẻo đường của chúng ta, không phải chúng ta đi t́m kiếm Chúa cho bằng chính Chúa theo đuổi và t́m kiếm chúng ta. Và trong mọi biến cố cuộc sống, chúng ta phải tin rằng : lúc nào Chúa cũng có mặt : trong an vui hạnh phúc hay trong thất bại khổ đau, Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta để mời gọi chúng ta tin tưởng vào t́nh yêu thương của Ngài. Ngay cả khi chúng ta muốn khước từ và gạt bỏ Ngài ra khỏi cuộc sống, Ngài vẫn tiếp tục theo đuổi chúng ta. Kinh Thánh đă ví Thiên Chúa như một người t́nh chung thủy, lúc nào cũng chờ đợi, lúc nào cũng nài nỉ, lúc nào cũng vỗ về, lúc nào cũng tha thứ, lúc nào cũng yêu thương. Như thế, lúc nào chúng ta cũng phải tin tưởng vào Chúa : trong an vui thịnh đạt, chúng ta dâng lời cảm tạ Chúa, trong thất bại khổ đau, chúng ta tin tưởng phó thác, và ngay cả những lúc vấp ngă v́ yếu đuối, chúng ta cũng hăy tin tuởng vào ḷng tha thứ vô bờ của Ngài. Tóm lại, đức tin của chúng ta phải đơn sơ nhưng phải phó thác hoàn toàn như đứa trẻ đặt vào cha mẹ chúng. Bất cứ đứa trẻ nào cũng tin tưởng cha mẹ chúng có thể làm tất cả những ǵ mà chúng yêu thích, ước mong, chúng ta cũng phải có đức tin như thế.

Rồi chúng ta thể hiện đức tin đó bằng cầu nguyện. Cầu nguyện có một sức mạnh có thể lay chuyển cánh tay vạn năng của Chúa, cầu nguyện là cơ hội để Chúa can thiệp vào hoàn cảnh của chúng ta, cầu nguyện thật và cầu nguyện đúng như Chúa dạy sẽ giúp chúng ta chạm vào bản tính toàn năng của Chúa. Nói tóm lại, tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta sẽ được Chúa giải quyết qua lời cầu nguyện đầy tin tưởng và thực tâm của chúng ta.

Vậy tại sao có biết bao lần chúng ta cầu xin mà không được hay chưa được ? Chúng ta cần phân biệt : “Chúa nghe lời chúng ta” và “Chúa ban điều chúng ta xin”. Thiên Chúa có thể không cho điều chúng ta xin mà vẫn nghe lời chúng ta, bởi v́ khi chúng ta cầu xin, Thiên Chúa có thể đáp ứng nhiều cách : hoặc ban chính điều chúng ta xin, hoặc chúng ta xin một ơn, Ngài ban một ơn khác, cũng có khi chúng ta không xin, nhưng Thiên Chúa nh́n xa, Ngài ban cho chúng ta điều chúng ta cần thiết mà chính chúng ta không nghĩ tới, cũng có thể chúng ta cầu xin hoài mà Chúa không cho hay chưa cho, là v́ Chúa muốn tăng thêm đức tin của chúng ta khi cầu xin. V́ vậy, trước hết và trên hết chúng ta hăy xác tín : Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn yêu thương chúng ta, Ngài có làm cho chúng ta được toại nguyện hay không, hoặc Ngài nhận lời cầu xin của chúng ta theo cách nào th́ cũng đều là v́ ích lợi cho linh hồn chúng ta mà thôi.

Tóm lại, Thiên Chúa là một người cha đầy t́nh yêu thương, Ngài muốn chúng ta đến với Ngài, Ngài luôn sẵn sàng cứu giúp chúng ta, với điều kiện chúng ta tin Ngài và xin Ngài. Vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống chúng ta hăy hết ḷng tin tưởng và tha thiết cầu xin như người mù hôm nay, chúng ta sẽ thấy được quyền năng Thiên Chúa thể hiện trong cuộc đời chúng ta.

 

Như Hạ, op

Điệp Khúc T́nh Thương

Mc 10, 46-52

Nhân loại đang bên bờ vực thẳm hay đang trên đỉnh vinh quang ? Câu trả lời không đồng nhất từ nhiều phía. Nhưng đối với người tín hữu, tất cả đều là Tin Mừng. Chính Đức Kitô đă có thể lợi dụng đêm đen thập giá để bước lên tột đỉnh vinh quang Thiên Chúa. Đức Kitô cũng phải đi ngang qua những đêm dài thử thách, mới trở thành nguồn sáng cho toàn thể nhân loại. Hôm nay Đức Kitô dừng lại, đem niềm vui cho "một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường," (Mc 10:46) và cũng để chứng tỏ cho mọi người biết Người là "ánh sáng bởi ánh sáng."

ĐI T̀M ÁNH SÁNG

Người mù suốt đời không thấy ánh sáng. Đó là nỗi khổ tâm lớn nhất. Bao nhiêu năm đi trong đêm tối, không thấy cảnh vật và con người. Cuộc sống ch́m sâu vào cảnh nghèo nàn, khô khan và cô đơn. Các tương quan nhạt nhẽo và rời rạc. Ai thấu hiểu cho nỗi khổ thống lớn lao đó. Sau khi nghe biết Đức Giêsu đến gần, người mù Bartimê bạo dạn rống lên cầu cứu: "Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ ḷng thương tôi !" (Mc 10:47) Nhưng càng kêu lớn tiếng, anh càng bị đám đông áp đảo: "Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi." (Mc 10:48) Đám đông không cần biết đến nỗi khổ tâm của anh. Họ muốn đẹp chuyện cá nhân qua một bên. Chuyện đón rước Chúa quan trọng hơn. Giữa đám đông ấy, chỉ một ḿnh Đức Giêsu mới hiểu thấu nỗi đau của anh. Thực vậy, "vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bỡi v́ chính ḿnh cũng đầy yếu đuối." (Dt 5:2)

Với tấm ḷng cảm thông lớn lao đó, Đức Giêsu đă nghe rất rơ tiếng kêu lớn tiếng của anh. Người đă truyền : "Gọi anh ta lại đây !" (Mc 10: 49) Lệnh đó loan tới anh rất nhanh. Chớp được tin đó, "anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu." (Mc 10:50) Thái độ của anh đă đủ diễn tả tất cả những ǵ đang diễn tiến trong tâm trí và thân xác anh. Chiếc áo choàng đó có lẽ là tất cả gia sản của anh. Nó vừa là áo ban ngày, vừa là chiếc mền ban đêm, đă bảo bọc chở che anh suốt bao năm trường khỏi những cảnh thiêu đốt mùa hè và giá lạnh mùa đông. Chiếc áo đă là tất cả gia bảo, là người bạn đường của anh. Khác hẳn người thanh niên giàu có, vừa nghe tiếng Đức Giêsu gọi, anh đă sẵn sàng bỏ tất cả những ǵ thân thương nhất. Thái độ của anh giống hệt bà góa đă bỏ vào ḥm tiền đền thờ tất cả những ǵ ḿnh có.

Thấy thái độ đó, chắc chắn Đức Giêsu phải hiễu anh đang muốn Người làm ǵ. Vậy tại sao Người c̣n hỏi : " anh muốn tôi làm ǵ cho anh ?" (Mc 10:51) Cùng một câu hỏi đă được Chúa đặt ra cho rất nhiều người (Mt 20:21; Ga 1:38; Ga 5:6). Thế mới biết Chúa rất tôn trọng tự do con người và muốn họ xác định rơ lập trường trước bao nhiêu sức mạnh muốn lôi kéo con người xa tầm tay Thiên Chúa. Chẵng cần suy nghĩ xa xôi, anh nói ngay nhu cầu khẩn thiết nhất. Sung sướng được Chúa đoái thương, anh chụp ngay cơ hội: "Lạy Thầy, xin cho tôi nh́n thấy được." (Mc 10:51) Nói xong, anh rất hồi hộp, chờ đợi xem những ǵ sắp xảy ra cho ḿnh.

Nhưng anh không phải đợi chờ như người mù Bethsaiđa (Mc 8:22-26) hay người mù từ bẩm sinh (Ga 9:1-41) Chúa chẳng nhắc tới đau khổ của anh chút nào: "Anh hăy đi, ḷng tin của anh đă cứu anh." (Mc 10:52) Thế nghĩa là trước khi nh́n thấy ánh sáng mặt trời, ḷng anh đă tràn ngập ánh sáng Thiên Chúa, chính là Đức Giêsu Kitô. Thật vậy, Chúa đă dơng dạc tuyên bố với người Do thái : "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống." (Ga 8:12) Niềm tin của anh mù đă t́m được đối tượng đích thực. Chỉ có ánh sáng đích thực mới có khả năng đem lại sự sáng cho anh : "Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người." (Ga 1:9)

Chính ánh sáng niềm tin đă đem lại ánh sáng cho con mắt. Ánh sáng đă mở ra trước mặt anh cả một thế giới màu sắc và đường nét. Ánh sáng đă trả lại cho anh cả một cuộc sống đầy ư nghĩa và giá trị. Bởi vậy một niềm vui đă trào dâng mănh liệt trong con người và cuộc đời anh. Niềm vui lớn như lúc dân Chúa mới rời miền đọa đầy tăm tối. Anh chẳng khác ǵ "số c̣n sót lại của Israel" được "Đức Chúa cứu" (Gr 31:7) khỏi cảnh lưu đầy Babylon. Đức Giêsu đă được anh tin tưởng mănh liệt là "Con vua Đavít." (Mc 10:47,48) Niềm tin đó đă diễn tả thành lời át cả tiếng ồn ào của đám đông và thấu đến tận tim Chúa. Anh thấy rất rơ Đức Giêsu đến để thực hiện lời hứa của Thiên Chúa về Đấng cứu độ.

Cảm phục trước niềm tin mănh liệt đó, Đức Giêsu đă ban cho anh quá điều anh mong đợi nơi Người. Không những được khỏi bệnh, anh c̣n được diễm phúc "đi theo Người trên con đường Người đi." (Mc 10:52) Con đường Người đi là con đường đem ơn cứu độ cho nhân loại ngang qua khổ đau và thập giá. Con đường Người đi sẽ dẫn Người tới Giêrusalem để chịu chết theo thánh ư Chúa Cha. Con đường Người đi sẽ tạo nên những đường nét ngoạn mục trong Nước Thiên Chúa. Chắc chắn anh sẽ đủ can đảm theo Chúa đi bất cứ nơi nào, v́ đức tin là tất cả sức mạnh của anh. Anh đă trở thành môn đệ của Chúa để loan Tin Mừng phát xuất tự đáy tâm hồn và thân xác anh.

SỨC MẠNH NIÊM TIN.

Hơn lúc nào, nhân loại hôm nay vẫn cần những phép lạ của niềm tin. V́ c̣n rất nhiều người đau khổ bị bỏ quên và c̣n nhiều vấn đề vượt quá khả năng con người. Nhưng muốn có những phép lạ đó, trước hết phải có niềm tin như người mù hôm nay. Không có con đường cứu thoát nào khác ngoài Đức Giêsu Kitô. Tin tuyệt đối. Tin mănh liệt trước bao nhiêu thách đố của niềm tin. Nếu anh mù cũng tỏ ra nhút nhát, chùn bước trước bao tiếng ngăm đe, nạt nộ của đám đông chung quanh, làm sao phép lạ ánh sáng đến với anh được ?

Ngày nay biết bao người đ̣i quyền phá thai, đồng tính luyến ái. Vô thần đang ồn ào la ó lấn át niềm tin Kitô. Họ muốn bịt miệng những người đang tuyên xưng niềm tin nơi Đức Giêsu. Họ thích đề cao những người vấy máu những trẻ em sơ sinh. Con đường cứu thoát đă không mở ra trong những tâm hồn ấy. Chỉ có tiêu diệt và tiêu diệt. Thật là khủng khiếp ! Nhưng Đức Giêsu đang đến thật gần v́ Người đă nghe thấy tiếng khóc than của bao người vô tội. Nhưng đúng hơn, Người đă nghe thấy tiếng kêu gào phát xuất từ niềm tin sâu xa và nóng bỏng của bao tâm hồn tín hữu. Biết bao niềm tin đơn sơ, đơn sơ như người mù hôm nay, đă cứu thoát thế giới này khỏi ch́m vào cảnh tăm tối mịt mù của các tà thuyết độc hại.

Đây là dịp để chúng ta kiểm điểm lại niềm tin và động lực của lời cầu nguyện. Các tông đồ Gioan và Giacôbê cũng tỏ bày ước nguyện và đă được Chúa hỏi như người mù hôm nay. Nhưng lời cầu đó phát xuất từ một tham vọng hoàn toàn trần tục, tham vọng bá quyền. C̣n người mù không hề có tham vọng nào ngoài việc xin cho được thấy ánh sáng. Lời cầu nguyện của chúng ta phát xuất từ niềm tin nào ? Tin vào chính ḿnh, tiền bạc, danh vọng hay tin vào Đức Giêsu là vị "vua ḥa b́nh" (Dt 7:2) ? Vua ḥa b́nh cũng là "vua công chính" giống như Menkisêđê, đă được chính Thiên Chúa tuyển chọn (x.Dt 1:6) Hơn lúc nào, thế giới cần ḥa b́nh. Nhưng ḥa b́nh chỉ được xây dựng trên nền tảng công lư. Bởi thế, không c̣n danh xưng nào xứng đáng cho chúng ta kêu cầu hơn Thánh Danh Chúa Giêsu Kitô. Cũng chẳng c̣n danh xưng nào xứng hợp với Kitô hữu bằng danh hiệu "những người xây dựng ḥa b́nh." (Mt 5:9) Bất công càng tràn ngập, Kitô hữu càng cần phải hiện diện để Phúc âm hóa thế giới.

 

Cố Lm. Đỗ Vân Lực, op

Đâu Là Sức Mạnh Của Truyền Thông ?

Mc 10, 46-52

Theo thống kê, trên thế giới trung b́nh mỗi gia đ́nh coi truyền h́nh chừng ba hay bốn tiếng một ngày. Phương tiện truyền thông tràn ngập dưới mọi h́nh thức, nhất là truyền h́nh, internet v.v. Giáo Hội hôm nay rất quan tâm tới việc rao giảng Tin mừng qua phương tiện truyền thông. Quan tâm như thế có quá trễ không ?  Dân Chúa đă nắm bắt được vấn đề như các vị lănh đạo không ? Nắm bắt được vấn đề, nhưng có cơ hội và phương tiện để thực hiện không ? Ngay tại những nơi truyền thông Công giáo đang hoạt động mạnh như Âu Mỹ, Giáo Hội có thực sự thành công không ?  Nếu không, tại sao ?

Đó là vấn đề có thể t́m được câu giải đáp qua phép lạ Chúa làm cho người mù hôm nay. Giữa đám đông quần chúng, anh chỉ là một chấm nhỏ. Càng nhỏ hơn nữa khi anh thiếu một phương tiện quan trọng nhất trong việc gặp gỡ với tha nhân : đôi mắt. Rất may anh c̣n cái miệng. Nhưng làm sao anh có thể trấn át đám đông ?  Giữa những luồng âm thanh hỗn độn, chắc chắn tiếng nói của anh như rơi vào sa mạc.  Vậy mà, thực tế, anh đă thực hiện được mộng ước sau bao năm ấp ủ. Cơ may đă tới với anh khi Chúa Giêsu đi ngang qua Giêrikhô. Anh cương quyết không để lỡ cơ hội ngàn vàng.

Tin mừng Mátcô có hai câu truyện về người mù. Người mù đầu tiên vô danh tại Bếtxaiđa.[1] Người mù thứ hai tên Batimê ở Giêrikhô.  Họ cùng chia sẻ một số phận và cùng được sáng mắt. Đi theo người nào cũng có một đám đông. Nhưng diễn tiến và phương cách chữa bệnh khác nhau. Người mù đầu tiên được dân chúng đem đến cho Chúa Giêsu. Tên tuổi và tiếng nói không ai biết. Trái lại, người mù thứ hai có tên. Tiếng anh kêu lớn đến nỗi át cả đám đông.

Đó là những diễn biến ai cũng thấy. Nhưng tại sao người mù ở Giêrikhô mới có tên và tiếng nói, trong khi người mù tại Bếtxaiđa được chữa trị kỹ hơn nhiều ?  Anh mù ở Bếtxaiđa không có một cố gắng nào. Anh hoàn toàn thụ động.  Anh được dân chúng đem đến và được Chúa đưa ra khỏi làng. Trái lại, anh mù tại Giêrikhô hoàn toàn chủ động. Anh Batimê có bản lănh hơn nhiều. Bản lănh đó chính là niềm tin của anh. Anh không phải là người tầm thường, v́ anh không chịu thua đám đông. Anh cũng không chịu đầu hàng trước những tiếng quát nạt, hăm dọa, áp đảo muốn chôn vùi giấc mộng lớn lao của đời anh.[2]  Như thế, anh bị hai áp lực rất mạnh buộc anh phải im tiếng. Thứ nhất là sự ồn ào của quần chúng. Thứ hai là sự đe loi của những người lớn tiếng “quát nạt.” Nhưng cuối cùng chỉ có tiếng nói của đức tin mới thắng vượt tất cả và thu hút được quyền năng Thiên Chúa. Đức tin là yếu tố quyết định sự thành công của anh, chứ không phải tại anh to miệng. Bởi đấy, anh được lưu danh muôn thuở

Bao nhiêu năm ch́m đắm trong đêm tối, anh không thấy ǵ hết, ngoài h́nh ảnh “ông Giêsu, Con Vua Đavít”[3] thêu dệt trong tưởng tượng qua những tiếng đồn thổi. Đức tin đă khiến anh lưu danh muôn thuở. Cũng chính nhờ đức tin, Chúa đă dễ dàng cứu anh khỏi cảnh đui mù mà chẳng cần đụng chạm tới anh. Sau cùng, khác với anh mù ở Bếtxaiđa, nhờ đức tin vững mạnh, sau khi được Chúa thương, “anh ta nh́n thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.”[4] Người đi đâu, nếu không phải lên Giêrusalem chịu khổ h́nh thập giá ? Anh đi theo Chúa, chứ không theo đám đông ồn ào. Cùng với anh, nhiều người tội lỗi và đau yếu được Chúa Giêsu quy tụ để làm thành một dân tộc tin theo Chúa.

Khi tuyên xưng Đức Giêsu là Con vua Đavít, anh cho thấy niềm tin sâu xa và chân thật vào Đấng Thiên Sai. Sau khi chữa lành anh, Chúa long trọng vào thành Giêrusalem giữa tiếng hoan hô cùng một nội dung y như anh. Những lời tuyên xưng đó càng làm cho các môn đệ Chúa phấn khởi và nôn nóng về giấc mộng Thiên sai nặc mùi chính trị. Trước khi chữa trị anh Batimê, Chúa đă mở mắt cho hai anh em ông Giacôbê và Gioan cũng như các tông đồ. Nhưng có lẽ các ông vẫn chưa tỉnh ngộ. Bởi thế, “việc chữa lành cho người mù có lẽ trở thành một dụ ngôn nói về những ǵ sẽ xảy ra cho các môn đệ. Hiện tại, trước ư nghĩa của cuộc thương khó Chúa Giêsu và sự cần thiết phải chia sẻ nỗi thống khổ của Người, các môn đệ đang đui mù. Như các người đó đă nh́n thấy ánh sáng, sau khi Chúa phục sinh,các môn đệ cũng nh́n thấy điều mà nay họ đang mù tịt.”[5]

Đức tin của anh Batimê hơn hẳn các môn đệ, nhất là sau khi được nh́n thấy ánh sáng và dung nhan Đấng Thiên Sai anh vẫn mơ ước xưa nay. Anh không ôm hoài băo Thiên Sai như các môn đệ. Bằng chứng, sau khi được chữa mù, “anh đă đi theo Người trên con đường Người đi.” Khác với anh, các môn đệ vẫn theo Chúa trên con đường riêng của họ. Thày Tṛ đi trên hai con đường song song.  Bi thảm thật !

Sức mạnh của truyền thông cũng phải phát xuất từ đức tin, chứ không từ những kỹ thuật hay kinh nghiệm cũng như những đức tính nhân bản. Có lẽ c̣n thiếu yếu tố vô cùng quan trọng đó, nên giữa những ồn ào của truyền thông hôm nay, lời rao giảng Tin Mừng qua phương tiện truyền thanh, truyền h́nh, internet . . . vẫn chưa đạt mục đích và kết quả như mong muốn. Đó là lư do tại sao Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh Tarcisio Bertone quả quyết : “Chúng ta phải là những người thợ đồng hành của sự thật hầu có thể cung cấp Tin Mừng của Chúa trong những h́nh thái nhiều mặt của truyền thông: nghe, nh́n, đang khi làm chứng cho vẻ đẹp của tạo dựng”[6]  Đồng hành với sự thật chỉ có đức tin. Chỉ có những người tin thực sự và mănh liệt mới có thể làm cho Tin Mừng đến với mọi người.

Đứng trước một lục địa mênh mông như Châu Á, làm sao có đủ nhân lực và phương tiện đưa Tin Mừng đến từng nhà ? Đây là câu trả lời đích xác : “Giáo Hội cần khám phá những cách thế để tận dụng mọi phương tiện truyền thông đại chúng vào kế hoạch mục vụ và hoạt động mục vụ, nhờ biết sử dụng cách hữu hiệu mà sức mạnh của Tin Mừng có thể đến và tiếp xúc một cách rộng răi với từng cá nhân cũng như với toàn cả các dân tộc, đưa các giá trị của Nước Trời thâm nhập vào các nền văn hóa của Châu Á¨[7] Nhưng dù phương tiện hiện đại tới mấy, nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng. Nhu cầu quá lớn, số ít giáo sỹ và tu sỹ không thể đáp ứng được. Nhưng không phải v́ thế việc loan báo Tin Mừng mới cần đến giáo dân. Tự bản chất, người Kitô hữu có sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Họ được kêu gọi làm ngôn sứ ngay từ khi làm con Chúa tại giếng rửa tội.

Không biết đến bao giờ giáo dân mới có thể ư thức chính họ là Giáo Hội v́ Giáo Hội là Dân Thiên Chúa. “Tất cả đều được kêu gọi nên thánh và đồng thừa hưởng đức tin trong sự công chính của Thiên Chúa. Mặc dù theo ư Chúa Kitô, có những người được chọn làm tiến sĩ, làm người phân phát các mầu nhiệm hay chủ chăn lo cho kẻ khác, nhưng giữa tất cả mọi người vẫn có b́nh đẳng thực sự, b́nh đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng thân thể Chúa Kitô.”[8] Như vậy, giáo dân, tu sĩ, và giáo sĩ đều được mời gọi cộng tác vào công cuộc thi hành sứ mệnh Giáo Hội. Theo Tgm Daniel Pilarczyk, Cincinnati, tự căn bản Giáo Hội là một tổ chức giáo dân được hàng giáo phẩm phục vụ.[9] Tu sĩ hay giáo sĩ cũng xuất thân từ giáo dân. Không có giáo dân, không thể có Giáo Hội.  Không có giáo dân, Giáo Hội không thể phúc âm hóa thế giới. Giáo dân được kêu gọi hoạt động để biến đổi thế giới và làm cho Nước Chúa mau trị đến nhờ đời sống gia đ́nh, lao động và những dấn thân chính trị cho một xă hội công b́nh hơn.[10]

Giữa một thế giới đầy những biến động và ồn ào hôm nay, lương tâm thúc đẩy người giáo dân dấn thân sâu xa và hăng say “làm cho những giá trị luân lư thấm nhập vào văn hóa và các công tŕnh của loài người. Nhờ vậy, cánh đồng thế giới mới được chuẩn bị kỹ càng hơn để đón nhận Lời Thiên Chúa.”[11]  Nhưng làm sao có thể chu toàn sứ mệnh đó, nếu giáo dân không cố gắng dành thời giờ học hỏi Lời Chúa ?  Lâu nay, có những người phê b́nh các linh mục không hoạt động để nâng cao tŕnh độ hiểu biết của giáo dân về Lời Chúa và về Giáo Hội, mà chỉ lo gây quỹ xây nhà thờ v.v. Thực tế không phải không có. Nhưng cũng xin nh́n đến các lớp Giáo lư, Kinh Thánh v.v. xem được mấy người tham dự ? Họ kêu gọi các bậc cha mẹ phải lo dạy giáo lư cho con cái, v́ các linh mục không quan tâm tới chuyện quan trọng đó nữa. Nhưng thử hỏi được mấy cha mẹ có đủ tŕnh độ hiểu biết về Giáo lư và Kinh thánh để hướng dẫn con cái ?

Rất may có những người quan tâm tới tương lai Giáo hội Việt nam. Nhưng nhiều người chỉ nhằm khơi sâu hố ngăn cách giữa giáo dân và linh mục. Giải pháp tích cực không xuất hiện. Họ chỉ t́m mọi cơ hội để chứng minh cho mọi người thấy một sự b́nh đẳng tuyệt đối giữa giáo dân và linh mục. Viết về Giáo hội, họ chỉ nhắm triệt hạ hàng giáo phẩm và nâng cao giáo dân tới mức tuyệt đối. Nhưng thử hỏi, làm sao Giáo hội tồn tại trong một t́nh trạng vô tổ chức như vậy ?

Đă đến lúc cần làm cho mọi người nhận thức vai tṛ giáo dân trong sứ mệnh phúc âm hóa thế giới và xă hội hôm nay. Một Kitô hữu “không hoạt động hết khả năng cho thân thể (Chúa Kitô) lớn lên, phải bị coi là vô dụng đối với Giáo hội và chính ḿnh.”[12] Đặc biệt, rất nhiều giáo dân Việt nam c̣n đang trong t́nh trạng mù ḷa. Không nh́n thấy những giá trị Tin Mừng, làm sao họ có thể cải hóa và nâng cao thế giới ? Thực tế, “Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của ḿnh.”[13] Nói khác, “Kitô hữu hăy làm cho thế giới sống như linh hồn làm cho thân xác sống.”[14]

Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đă kêu gọi con làm Kitô hữu của Chúa. Nhưng con vẫn mù. Xin Chúa mở mắt cho con nh́n thấy những giá trị Tin Mừng và những phương tiện hiện đại hôm nay, để Lời Chúa thành sức mạnh thay đổi thế giới. Amen.


[1] x. Mc 8:20-26.

[2] x. Mc 10:48.

[3] Mc 10:48.49.

[4] Mc 10:52.

[5] The New American Bible, Saint Jerome Press 1987:1043.

[6] Vietcatholic News ngày 10.10.2006

[7] Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 48.

[8] Lumen Gentium, số 32.

[9] x. Doyle D.M., The Church Emerging from Vatican II, Twenty-Third Publications, 1992 : 112

[10] ibid., 116.

[11] Lumen Gentium, số 36.

[12] Apostolicam Actuositatem, , số 2.

[13] Lumen Gentium, số 31.

[14] trích từ Lumen Gentium, Epist. ad Diongtum, 6, Funk I : 400 – x. Th. Gioan Kim Khẩu, trong Mt, bài giảng 46(47), 2 : PG 58, 478, về men trong bột.

 

 

Cố Lm Đỗ Vân Lực, op

Chói Chang

Mc 10, 46-52

 

Bóng đêm vây phủ quanh tôi,

ngày càng dầy đặc chơi vơi ngàn trùng,

bước đi như giữa quăng không,

tôi t́m ánh sáng cuối vùng trời mây.

niềm hy vọng vuột tầm tay,

bao nhiêu mộng ước vươn dài tháng năm,

càng mong càng thấy bặt tăm . . .

 

Bóng tối tựa gọng ḱm siết chặt

ngàn cân đè đôi mắt ngày đêm,

vùng trời hoang lạnh vô biên,

ngàn cơn uất nghẹn nhận ch́m tấm thân.

 

Nhưng cơ hội ngàn vàng đă tới,

tâm hồn tôi khấp khởi reo mừng,

Bóng đêm như muốn nổ tung,

khi nguồn ánh sáng oai hùng vươn lên.

 

Từ muôn thuở toàn dân ngưỡng vọng,

bước Thiên Sai mở rộng quan san,

niềm tin tô thắm địa đàng,

từ nay ánh sáng ngập tràn lối đi.

 

Thày đứng đó uy nghi cao cả,

suối t́nh yêu nhiệm lạ vô song,

Tiếng Thày vang vọng không trung,

như ngàn thác đổ vào ḷng thế nhân.

 

Con nhận biết muôn phần tội lỗi,

như bức tường đêm tối bủa vây,

từ nguồn ân sủng cao dầy,

từng luồng ánh sáng xé thây đêm trường .

 

Thày lấy cả t́nh thương trời bể,

lắng nghe từng lư lẽ con tim,

từ nay sức mạnh niềm tin,

đẩy lui nỗi sợ khỏi miền tử vong.

 

Khi vào tận cơi ḷng hoang vắng,

Thày khơi nguồn ánh sáng chói chang,

bầu trời thánh sủng hân hoan,

dậy niềm hy vọng chứa chan ân t́nh.

 

Từ ngày Chúa Phục sinh vinh hiển,

cơn mây mù tan biến hư không,

Thày đi từng bước chập chùng,

gieo mầm sống mới khắp vùng nhân sinh.

 

Chính khi chọn đóng đinh thập giá,

Thày thực thi “phép lạ” Thiên Sai.

Khi vừa mới gặp chông gai,

môn đồ cao chạy xa bay, mặc Thày.

 

Khắp thế giới đêm dầy bao phủ,

cúi xin Thày quy tụ muôn dân,

Tin Mừng vang nhịp thiên thần,

trần gian rộn khúc tri ân muôn loài.

 

Quê hương cát bụi tung bay,

Bao giờ đến lúc đổi thay,

Bao giờ ?!

 

Phêrô Nguyễn Văn Thức

Lạy Thầy ! Xin Thương Xót Con

Mc 10, 46-52

Kính thưa ông bà và anh chị em:

Tŕnh thuật Tin mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu chữa lành người mù ở Jêricho. Tôi lấy làm tâm đắc với lời nài van của anh Bartimé "Lạy Đức Giêsu, xin thương xót con" và lời đầy yêu thương, quyền năng của Đức Giêsu rằng: "anh hăy về, đức tin anh đă cứu anh". Như vậy, nhờ con mắt đức tin giúp ta t́m thấy mọi giá trị trong cuộc sống thường ngày cũng như cuộc sống vĩnh hằng.

2. Vài cảm nhận về những đau khổ người mù phải chịu.

Bài tin mừng hôm nay gợi lại trong tôi h́nh ảnh một người mù ăn xin hàng ngày ngồi trước cổng chợ. Anh ta luôn miệng kêu xin : "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay, xin ông bà làm ơn làm phước cho con" ai đi qua mà chẳng động ḷng thương tới những mảnh đời kém may mắn ấy. Chuyện th́ nhiều khi làm cho ta khó cảm nhận được. Cách nay không lâu, tôi vào thăm một người bạn bị tai nạn lao động hỏng luôn một con mắt, c̣n mắt kia th́ mờ. Sau một lúc tâm sự, với những lời động viên an ủi của tôi, người ấy thốt lên nghẹn ngào : "cuộc đời của em coi như không c̣n tương lai nữa" và người ấy đem tay gạt nước mắt. Tới lúc này tôi thực sự cảm động và cũng không thể cầm ḷng được nữa. Vâng, thế giới xung quanh người mù là bóng đêm dày đặc, họ không có khái niệm về ánh sáng, hay cảm nhận được vẻ đẹp của những cánh hoa muôn màu sắc, chim trời cá biển vv. Nếu là người có tín ngưỡng th́ ánh sáng đức tin là chỗ dựa tinh thần duy nhất cho cuộc đời của những mù.

3. Con mắt đức tin mang lại cho ta sức sống.

Người mù trong đoạn tin mừng chúng ta vừa nghe hôm nay, không người thân, không gia đ́nh, suốt ngày lê la đầu đường xó chợ bằng nghề ăn xin : "Con cá sống nhờ nước, c̣n con sống nhờ ông bà cô bác". Ước ao duy nhất của anh lúc này là được "thấy", thấy như bao nhiêu người b́nh thường khác. Ngày hạnh phúc nhất trong đời của anh đă đến, khi Đức Giêsu đi ngang qua, anh đă nài van : "Lạy Giêsu xin thương xót con". Đức Giêsu gọi anh, mừng rỡ khôn xiết, anh bất chấp mọi lời qủơ trách của người đời, thậm chí chiếc áo choàng lâu nay che thân anh cũng chẳng màng tới nữa. Đức Giêsu đă động ḷng thương trước niềm tin mănh liệt ấy, Ngài phán: "Anh về đi, đức tin anh đă cứu anh". Nhờ đâu mà anh Bartimé được ơn trọng ấy. Chính nhờ con mắt đức tin mang lại cho anh Bartimé một cuộc sống đầy hứa hẹn cho tương lai.

4. Làm thế nào để mắt đức tin khỏi bị mù.

Không có mắt th́ đương nhiên là mù, nhưng càng khốn thay cho người có mắt mà như mù. Có lần tôi đă thầm trách những người Do thái xưa họ đă thấy Đức Giêsu mà chẳng nhận ra Ngài. Than ôi ! Chớ trách người, hăy vội trách ta. Ngày nay chắc hẳn Đức Giêsu cũng đă nhiều lần đi ngang qua cuộc đời chúng ta. Tự hỏi rằng, tại sao nhiều lần ta cũng đă kêu xin mà Chúa chẳng nhậm lời. Phải chăng, trong ta c̣n chút nghi ngờ vào t́nh yêu của Chúa. Tai hại và bi thảm dường nào khi con mắt đức tin của chúng ta bị những đam mê, dục vọng, ghen ghét, đố kỵ, hận thù che mất h́nh ảnh Đức Giêsu toàn năng toàn thiện. Như lời Ngài đă phán khi xưa : "Các ngươi có nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nh́n cũng chẳng thấy" (Mt 13, 14-15). Lời Chúa nhắc cho mỗi người chúng ta ǵn giữ con mắt đức tin và luôn bồi dưỡng cho nó. Trong gia đ́nh : vợ chồng đừng nghi kỵ nhau để mắt đức tin được sáng, anh em cũng đừng ganh tị nhau để mắt đức tin được sáng, cha mẹ, con cái hăy bỏ qua những lỗi lầm cho nhau để mắt đức tin được sáng. Ngoài xă hội : xóm giềng đừng hận thù nhau nữa để mắt đức tin được sáng, bạn bè hăy yêu thương nhau hơn để mắt đức tin được sáng, chính nhờ mắt đức tin sáng ta mới hy vọng gặp được Đức Giêsu.

Chúng ta hăy khiêm tốn nh́n nhận sự yếu đuối, thân phận mỏng gịn của ḿnh, hăy sống chân thật trong t́nh thân bạn hữu với tất cả mọi người chung quanh, hăy mở rộng tấm ḷng yêu thương như chúa Giêsu đă dạy, đó là bài thuốc trường sinh giúp con mắt đức tin của ta không bao giờ bị mù.

Kết luận.

Lời chúa hôm nay giúp ta nh́n lại cuộc đời ḿnh, con mắt đức tin của ta có c̣n tinh sáng nữa hay không là tuỳ thuộc vào khả năng cố gắng mỗi ngày của chính ḿnh. Chúa vẫn mời gọi ta từng giờ, từng ngày trong cuộc đời, ta có học được lời đáp trả tiếng gọi ấy như người mù Bartimé. Hăy vất bỏ sau lưng tất cả những quá khứ đau buồn, hăy nài xin Chúa như Bartimé đă từng nài xin, hăy tin như anh ta đă từng tin, hăy yêu như Chúa đă từng yêu, làm được như vậy tôi chắc chắn rằng bạn sẽ có một đôi mắt đức tin sáng ngời để nhận được h́nh ảnh đức Giêsu trong tha nhân.