CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN B
Fr. Jude Siciliano, op : Hăy đến theo tôi Giacobe Phạm Văn Phượng, op: Giá trị tiền của Giacobe Phạm Văn Phượng, op: Tiền của - từ bỏ Tôi coi của cải chẳng là ǵ so với Đức Khôn Ngoan Lm. Jude Siciliano, OP. (Học viện Đaminh chuyễn ngữ)
Hăy đến theo Tôi
Kính thưa quư vị, Có ai sống tốt hơn người giàu trong Tin mừng hôm nay không? Xét theo tiêu chuẩn trần gian (và cả tiêu chuẩn của chúng ta nữa), anh ta có lẽ phải được xem như vị thánh. “Anh ta có nhiều của cải”. Trong thế giới sống bằng nông nghiệp ấy, hầu hết mọi người làm chỉ đủ ăn. Anh ta lại chẳng phải bận tâm lo lắng, như những người hàng xóm, làm lụng vất vả để nuôi gia đ́nh, chăm con đau bệnh, hay phụng dưỡng mẹ già. Không, người giàu có không có những nỗi bận tâm đó, v́ “anh có nhiều của cải”. Hơn nữa, anh ra như c̣n thánh thiện trước mắt Thiên Chúa, v́ anh là người tốt. Trước hàng loạt những giới răn mà Đức Giêsu liệt kê ra, anh trả lời, “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đă tuân giữ từ thuở nhỏ”. Những người hàng xóm có lẽ cũng phải công nhận: “Anh ấy là người lương thiện, và Thiên Chúa chúc lành cho anh, nên anh mới được giàu có”. Ḷng tin nói chung, thậm chí cả những người đạo đức, được giàu có, mạnh mẽ và có địa vị là dấu cho thấy một người được Thiên Chúa yêu v́. Ngược lại, nghèo khó là dấu hiệu cho thấy bị Thiên Chúa ruồng bỏ hay giáng phạt. Những kẻ thán phục anh thanh niên giàu có trên cũng chẳng nghĩ khác những ǵ chúng ta nghĩ về các ơn lành Thiên Chúa ban đó sao? Nếu một người được giàu có và khỏe mạnh, chúng ta nói rằng họ thật có phúc. Người thất nghiệp th́ sao – có phải họ không được Thiên Chúa chúc lành? Đức Giêsu có những tiêu chuẩn khác về việc làm thế nào để được hưởng phúc lành của Chúa. Người yêu cầu người thanh niên từ bỏ những bảo đảm vật chất, những thứ là bằng chứng cho thấy anh sống đúng đắn trước mặt Thiên Chúa, được “chúc lành”. “Hăy đi bán những ǵ anh có mà cho người nghèo…” Người thanh niên mở đầu câu chuyện với Đức Giêsu bằng cách gọi Người là “Thưa Thầy nhân lành”. Đức Giêsu đă tránh lời khen ngợi đó. Phải chăng Người đă nhận ra thiếu sự chân thành trong lời chào ấy? Hay lại có người muốn thử Người nữa chăng? Có phải đó chỉ là phép lịch sự? Hay, có thể Đức Giêsu tiên liệu được những hệ lụy theo sau – Người thấy các môn đệ của ḿnh đang hướng theo những bon chen vật chất, muốn được chào hỏi trang trọng, hay cố sống như những người nhiệt thành hoặc chỉ tuân giữ luật Dothái Tất cả những giáo huấn của Đức Giêsu đều nói về một Thiên Chúa nhân lành luôn yêu thương và chúc lành cho chúng ta. Sự thánh thiện của Thiên Chúa tuôn tràn trên chúng ta, và tất cả sự thánh thiện của chúng ta đều khởi nguồn từ nơi Thiên Chúa. Những đức tính và hành động tốt không phải là tâm điểm của thế giới chúng ta – Thiên Chúa th́ thánh thiện và Thiên Chúa là Đấng Thánh. V́ thế, Đức Giêsu nói đến sự thiện hảo của Thiên Chúa như là nguồn gốc của tất cả mọi sự -- “Chỉ ḿnh Thiên Chúa là thánh”. Thánh Máccô cho chúng ta biết rằng Đức Giêsu đưa mắt nh́n anh thanh niên và “đem ḷng yêu mến”. Người không yêu mến chàng thanh niên v́ anh là một công dân ưu tú và đặc biệt, thậm chí cũng không phải v́ anh tuân giữ các Điều Răn. Nhưng, Đức Giêsu yêu mến người thanh niên v́ Người yêu mến tất cả những kẻ Người gặp gỡ; nơi một số người Đức Giêsu thâm chí c̣n muốn thấy những điều tốt đẹp hơn nữa, giống như Người yêu cầu người thanh niên này. Chúng ta không giành được t́nh yêu của Thiên Chúa – v́ t́nh yêu ấy đă ở nơi chúng ta rồi. T́nh yêu ấy đủ cho bất cứ người nào kiếm t́m Thiên Chúa và sự sống vĩnh cửu. Hôm nay, chúng ta cũng nghe Đức Giêsu mời gọi chúng ta như xưa đă mời gọi chàng thanh niên giàu có. V́ thế, chúng ta tự hỏi ḿnh: cái ǵ khiến chúng ta không thể toàn tâm toàn ư theo Đức Giêsu? Điều kiện mà Đức Giêsu đưa ra là chúng ta hăy gạt đi tất cả những mối bện tâm trong đời ḿnh. Bất cứ điều ǵ làm chúng ta quan tâm nhất hay khiến chúng ta xa ĺa Đức Kitô đều cần bị gạt sang một bên. Ngay cả dẫu có là sự an ổn hay quyền hành, và cả của cải, cũng phải từ bỏ, nếu không chúng ta không thể mở ḷng ra để đón nhận “một thứ” mà Đức Giêsu mang lại cho chúng ta – chính là t́nh yêu vô điều kiện của Thiên Chúa. Tất cả những ǵ chúng ta bám víu chỉ là gánh nặng và khiến chúng ta không có thể đến được với lời mời gọi của Đức Giêsu. Trong Tin mừng, không phải những người giàu có hiển nhiên bị lên án, hay họ hoàn toàn ngăn cản chúng ta khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa. Nhưng họ không thấy rơ ràng và không nghe được lời Đức Giêsu mời gọi chúng ta ngay lúc này. Trong một thông điệp khác, Đức Giêsu cảnh báo chúng ta đừng để cho của cải thống trị, nhưng hăy sử dụng chúng cách sáng suốt theo ư định của Thiên Chúa. Với tất cả những khuyến cáo như thế về sự giàu có, th́ với Thiên Chúa tất cả đều có thể thực hiện được. Về cơ bản, theo Đức Giêsu là mở ḷng ḿnh để đón nhận sự giàu có mà Thiên Chúa muốn trao ban cho chúng ta. Đó là những ǵ bài đọc I nhắc nhở chúng ta: t́m kiếm đường ngay nẻo chính, t́m kiếm sự khôn ngoan. Hồng ân đó của Thiên Chúa khiến cho tất cả những sự giàu có khác đều mờ nhạt. Vua cầu xin Đức Khôn Ngoan và cũng giống các môn đệ, nhận được “gấp trăm ở đời này”. Chúng ta nghe được lời mời gọi của Đức Kitô, Đức Khôn-Ngoan-Nhập-Thể, và chúng ta từ bỏ tất cả. Cũng có người nói: người thanh niên giàu có là một người tốt. Rơ ràng sự giàu có không cản trở anh tuân giữ Giới Răn của Chúa. Đó quả là một thành công! Anh có vẻ muốn xin thêm, có thể là xin đi theo Đức Giêsu. Đấy là chỗ mà sự giàu có và những bận tâm kèm theo, cùng vời sự giàu có, đă ngăn cản anh, và trở thành chướng ngại vật. Hầu như tất cả chúng ta, những người đang nghe bài Tin mừng này đều không tự nhận ḿnh giàu có. Nhưng chúng ta có gắn bó với địa vị, hạnh phúc, và đời sống tốt đẹp cũng như tiền bạc của ḿnh hơn là tin cậy vào Đức Kitô hay không? Chúng ta có thấy yêu ổn với “ơn huệ” của ḿnh, cảm thấy măn nguyện với chính ḿnh như hiện nay hay không? Nếu được chọn, tôi sẽ chọn ai và chọn điều ǵ? Liệu Thiên Chúa và t́nh yêu của Người có phải là sự bảo đảm cho chúng ta hay không? Không ai lại buông xuôi, cố quên công việc và chẳng làm ǵ, để mặc Thiên Chúa muốn làm ǵ th́ làm. Đó không phải là điều mà đức tin đ̣i hỏi nơi chúng ta. Nhưng khi phải đối diện với một bước ngoặt hay khủng hoảng trong cuộc sống, sợ hăi và bấp bênh, chúng ta sẽ nh́n về hướng nào, và t́m kiếm ai như sự bảo đảm cho ḿnh? Ai có thể biết khi nào chúng ta được mời gọi từ bỏ tất cả mọi người, mọi sự để trở thành môn đệ đích thực của Đức Kitô? Hôm nay, Đức Giêsu lại mời gọi chúng ta, đến lúc phải chọn lựa, “Đến và theo Ta”. Bài Tin mừng hôm nay đánh dấu một giai đoạn nữa trên hành tŕnh lên Giêrusalem của Đức Giêsu. Các môn đệ vẫn đang đi theo Người nhưng dường như bước chân đă mỏi mệt – nhất là sau khi Người nói đến việc muốn theo Người th́ phải trở nên người phục vụ và vác thập giá của ḿnh mà theo. Thật rơ ràng trong Tin mừng cho biết việc theo Đức Giêsu phải là một đ̣i hỏi và quyết định thay đổi cả cuộc đời. Liệu người thanh niên giàu có kia có biết rằng muốn theo Đức Giêsu th́ phải từ bỏ không chỉ lúc này, nhưng là mỗi bước chân lên Giêrusalem và sau đó nữa hay không? Các môn đệ nghe điều đ̣i hỏi, không chỉ dành cho người thanh niên giàu có, nhưng cũng cho các ông nữa. “Các môn đệ sững sờ”. Đó không chỉ là thông điệp và lời mời gọi dành cho riêng ai. Giáo hội của chúng ta cũng nghe được Đức Giêsu mời gọi: đừng cậy dựa vào của cải, quyền lực hay sự ngưỡng mộ của người khác – nhưng từ bỏ tất cả những quyến rũ của thế gian mà theo Đức Kitô. Cùng với tác giả Sách Khôn Ngoan, chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban Thần Khí Khôn Ngoan để hướng dẫn chúng ta. “Tôi quư đức khôn ngoan hơn cả ánh sáng”. Giacobe Phạm Văn Phượng, op. Giá trị tiền của
Một bác nông dân người Anh đang ngồi nghe một nhà giảng thuyết tài ba tên là Dôn Oét-lây (John Wesley) rao giảng Tin Mừng. Hôm đó, nhà giảng thuyết đề cập đến vấn đề tiền bạc của cải, đầu tiên, nhà giảng thuyết nói đến việc “phải ra công tích lũy tiền bạc tối đa, phải dùng hết khả năng để kiếm tiền và làm giàu”. Bác nông dân gật đầu và nói nhỏ vào tai ông bạn thân đang ngồi bên cạnh : “Thật là một tư tưởng hay”. Rồi nhà giảng thuyết khai triển điểm thứ hai của bài giảng : “Phải tiết kiệm tối đa, ông lên án những thói ăn chơi xa xỉ, quăng tiền qua cửa sổ”. Bác nông dân một lần nữa lại xuưt xoa : “Bài giảng thật là tuyệt vời, cám ơn Chúa, từ trước đến giờ ta vẫn luôn làm như lời ông ta nói là luôn tiết kiệm”. Cuối cùng, nhà giảng thuyết đề cập đến điểm then chốt của bài giảng : “Hăy đem những của cải đă thu gom được chia sẻ cho những Đức Ki-tô hiện thân nơi những người nghèo chung quanh, v́ của cải vật chất là của Thiên Chúa ban chung cho nhân loại, chúng ta chỉ là những người quản lư. Do đó, chúng ta phải tích cực làm việc bác ái xă hội, phải dạy người nghèo một nghề để tự kiếm sống, phải tạo ra nhiều việc làm, đừng để xảy ra t́nh trạng người th́ ăn sung mặc sướng, trong khi nhiều người khác lại bị đói khát, bất hạnh… “. Nghe vậy, bác nông dân sụ nét mặt lại, lắc đầu tỏ ư không bằng ḷng và bỏ ra về, ông vừa đi vừa lẩm bẩm : “Cái lăo thầy tu này giảng không thực tế chút nào, tại sao lại phải đem tiền của kiếm được do công lao mồ hôi nước mắt của ḿnh mà chia sẻ cho kẻ khác ?”. Bác nông dân trên đây đă phản ứng trước đ̣i hỏi của Tin Mừng về vấn đề tiền của rất giống với chàng thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay. Anh thành tâm thiện chí xin Chúa Giê-su một lời khuyên để đạt sự sống đời đời. Có lẽ ít có thanh niên nào lại bận tâm đến cuộc sống đời đời như anh thanh niên này, v́ thường họ chỉ nghĩ sống cho hiện tại. Chúa đă âu yếm nh́n anh và nói : “Hăy giữ các điều răn”, đó là phương thế rất phổ thông và truyền thống trong đạo Do Thái. Có thể nói anh rất hài ḷng về câu trả lời của Chúa, và hănh diện v́ ḿnh đă tuân giữ các điều răn ngay từ nhỏ. Vậy tại sao anh c̣n t́m kiếm thêm ? v́ đó chỉ là mức tối thiểu đối với đa số người Do Thái. V́ thế, Chúa Giê-su mời gọi anh bước thêm bước nữa : “Bán của cải và chia sẻ cho người nghèo để theo Ngài”. Nhưng anh đă chùn bước. Giả như Chúa Giê-su bảo anh giữ thêm một điều răn nữa, dù có khắt khe hơn, chắc anh sẵn sàng nhận ngay, nhưng Chúa lại mời gọi anh chia sẻ cái anh có cho người nghèo, nên anh khó chấp nhận và buồn rầu bỏ đi, v́ anh có nhiều của cải. Quả thật, giữ th́ không khó khăn lắm, nhưng cho th́ không dễ dàng ǵ. Người ta có thể dễ dàng theo Chúa khi họ không phải từ bỏ của cải ḿnh có, nhưng khi đ̣i phải từ bỏ những đồng tiền th́ họ không dứt được, v́ “đồng tiền liền khúc ruột”. Con đường giữ đạo và con đường hoàn hảo c̣n cách xa nhau lắm, v́ con đường hoàn hảo là con đường từ bỏ, kể cả mạng sống ḿnh. Chúng ta thấy Chúa Giê-su đă đảo lộn mọi dự đoán của chàng thanh niên ấy : vấn đề không phải là làm việc ǵ hay giữ điều ǵ, nhưng là từ bỏ những cái thân thiết, gần gũi, quư giá để thong dong và dễ dàng đón nhận Chúa là nguồn gốc và đích điểm của cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu. Chúng ta thấy bác nông dân trong câu truyện trên và anh thanh niên trong bài Tin Mừng, cả hai đều có thiện chí muốn nên tốt hơn nên đă đi t́m và hỏi ư kiến Chúa Giê-su, cả hai đều hài ḷng về những điều ḿnh đă làm là tuân giữ các điều răn. Nhưng khi Chúa đ̣i phải từ bỏ bằng việc bán gia sản mà chia sẻ cho những người nghèo khổ, th́ cả hai đều sụ nét mặt và buồn rầu thất vọng bỏ đi Liền sau đó Chúa đề cập đến vấn đề tiền của và sự giàu có : Đối với phần đông chúng ta, Chúa không đ̣i chúng ta phải từ bỏ tiền của, như mọi người khác, chúng ta cũng cần có tiền của, và có tiền của mới sống được : chúng ta cần có một căn nhà để tránh “ăn nhờ ở đậu” gây phiền hà cho người khác. Chúng ta cần có đủ áo mặc, có đủ cơm ăn để khỏi nên gánh nặng cho tha nhân, không đánh mất phẩm giá của ḿnh và tránh lệ thuộc vào người khác. Ngoài ra, nhiều người đă biết khởi điểm của mọi sự là “thủ tục đầu tiên”, không có “thủ tục đầu tiên” này th́ mọi việc khó mà êm xuôi. Hơn nữa, không có tiền có lẽ khó mà lấy vợ có chồng, một tiệc cưới cũng tốn kém từ vài triệu đến vài chục triệu. Ở Hàn quốc, họ nói như sau : “muốn cưới vợ th́ chàng phải có ba ch́a khóa : ch́a khóa xe hơi, ch́a khóa nhà, và ch́a khóa ḥm tiền ở ngân hàng”. Nhưng đối với chúng ta, cần phải có ch́a khóa thứ tư nữa, ba ch́a khóa kia mở cửa “tiền”, c̣n ch́a khóa thứ tư mở cửa “ḷng”. Bởi lẽ : tiền có thể mua nhà cửa nhưng không mua được tổ ấm, tiền có thể mua giường nệm nhưng không mua được giấc ngủ yên, tiền có thể mua vật chất nhưng không mua được t́nh yêu, tiền có thể mua lạc thú nhưng không mua được hạnh phúc, tiền có thể mua thế gian nhưng không mua được thiên đàng. Cửa ḷng mà ch́a khóa thứ tư mở ra, đó là ḷng bác ái, ḷng yêu thương của chúng ta. Tóm lại, điều Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta phải sống là đừng coi tiền bạc là ông chủ, nhưng hăy coi nó là đầy tớ. Tiền của là ông chủ xấu, nhưng lại là một đầy tớ tốt. Một khi trở thành phương tiện, th́ tiền của sẽ là một trợ thủ đắc lực, giúp chúng ta làm được nhiều việc lớn lao và chu toàn được sứ mệnh làm vinh Chúa và góp phần cứu rỗi anh em.
Giacobe Phạm Văn Phượng, op.
Tiền của - từ bỏ Đă sinh ra và sống trên đời, ai cũng muốn sống lâu, ai cũng ao ước cuộc đời ḿnh được kéo dài trong hạnh phúc. Mong ước ấy thật chính đáng. Nhưng có nhiều thứ làm cản trở mong ước đó như đau khổ, bệnh tật, nhất là cái chết. Dù sao khát vọng đó vẫn đeo đuổi con người, nên con người ra sức t́m cho được những phương thế để sống lâu dài và hạnh phúc. Anh thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay cũng thành tâm thiện chí xin Chúa Giê-su một lời khuyên để đạt sự sống đời đời. Có lẽ ít có thanh niên nào lại bận tâm đến cuộc sống đời sau, cuộc sống đời đời như anh thanh niên này, v́ thường họ chỉ nghĩ sống cho hiện tại. Chúa Giê-su đă âu yếm nh́n anh và nói : “Hăy giữ các điều răn”. Đó là phương thế rất phổ thông và truyền thống trong đạo Do Thái. Có thể nói anh rất hài ḷng về câu trả lời của Chúa, và hănh diện v́ ḿnh đă tuân giữ tất cả các điều răn ngay từ thuở nhỏ, vậy tại sao anh c̣n t́m kiếm thêm ? V́ đó chỉ là mức tối thiểu đối với đa số người Do Thái. V́ thế, Chúa Giê-su mời gọi anh bước thêm bước nữa : “Bán của cải anh có và chia sẻ cho người nghèo để theo Ngài. Nhưng anh đă chùn bước. Giả như Chúa đ̣i anh giữ thêm một điều răn nữa, dù có khắt khe hơn, chắc anh sẵn sàng nhận ngay, nhưng Chúa lại mời gọi anh chia sẻ cái anh có cho người nghèo, nên anh khó chấp nhận và buồn sầu bỏ đi, v́ anh có nhiều của cải. Quả thật, giữ th́ không khó khăn lắm, nhưng cho th́ không dễ dàng ǵ. Con người có thể dễ dàng theo Chúa khi họ không phải từ bỏ của cải ḿnh có, nhưng khi đ̣i phải từ bỏ những đồng tiền, th́ họ không dứt được, v́ “đồng tiền liền khúc ruột”. Con đường giữ đạo và con đường hoàn hảo c̣n cách xa nhau lắm, v́ con đường hoàn hảo là con đường từ bỏ, ngay cả mạng sống ḿnh. Chúng ta thấy Chúa Giê-su đă đảo lộn mọi dự đoán của anh thanh niên ấy : vấn đề không phải là làm việc ǵ hay giữ điều ǵ, nhưng là từ bỏ những cái thân thiết, gần gũi, quư giá để thong dong và dễ dàng đón nhận Chúa là nguồn gốc và đích điểm của cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu. Chúa Giê-su đă tỏ ra tuyệt đối trong đ̣i hỏi của Ngài: “Ai trong các con không từ bỏ tất cả của cải ḿnh có, th́ không thể làm môn đệ Ta”. Tại sao vậy ? V́ của cải, người ta có thể đánh mất lư tưởng cuộc đời, v́ tiền bạc, của cải, người ta có thể chà đạp phẩm giá của ḿnh cũng như của người khác, v́ tiền bạc, của cải, người ta có thể chối bỏ cả niềm tin…. Đó là nguy cơ mà bất cứ ai cũng có thể rơi vào. Sau đó, nhân câu chuyện anh thanh niên này, Chúa Giê-su nói với các môn đệ nhưng cũng có ư cho mọi người biết cái nguy cơ ấy : “Con lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dễ hơn người giàu vào nước trời”. Từ những thế kỷ đầu, nhiều người cho câu nói này là khó hiểu, v́ h́nh ảnh quá tưởng tượng và quá phóng đại, nên người ta đă dũa cho bớt sắc bén lời văn nghịch thường đó. Thay v́ nói con lạc đà, người ta thay thế vào đó bằng một sợi dây thừng cỡ bự, và người ta nói: “Sợi dây thừng luồn qua lỗ kim c̣n dễ hơn người giàu đi vào nước trời”. Dầu sao chúng ta cũng vẫn phải duy tŕ nguyên bản với ư nghĩa sâu sắc của nó. Sống trên đời, ai cũng muốn giàu to, ai cũng muốn ḿnh được sung túc, có bát ăn bát úp. Rồi khi có của, người ta dễ cậy trông vào tiền của và coi đó như pháo đài kiên cố mà quên mất Thiên Chúa. Ngôn sứ I-sa-i-a đă nói : “Một xứ đầy vàng bạc và vô số ngựa xe chóng biến thành một xứ đầy ngẫu tượng”, “ai đặt tin tưởng vào của cải sẽ ch́m đắm trong đó”, Chúa Giê-su cũng nói : “Không ai làm tôi hai chủ được, hoặc chủ này hoặc chủ kia, hoặc tiền bạc hoặc Thiên Chúa”. Trong ư nghĩa đó, Chúa Giê-su tóm tắt giá trị của cải bằng một câu “lạc đà chui qua lỗ kim”. Đây là một kiểu nói sánh ví như những kiểu nói khoa đại của chúng ta : “Lấy đá vá trời”, “tát bể đông cũng cạn”, “bánh đúc nếm nồi ba, mía ra tráng miệng hết vài trăm cây”. Nghe câu nói này, chính các môn đệ cũng phải ngạc nhiên hỏi lại Chúa : “Vậy th́ ai có thể được cứu rỗi ?”. Nhưng Chúa xác nhận : “Đối với người ta th́ không thể được, nhưng đối với Chúa th́ mọi sự đều có thể”. Tuy nhiên, chúng ta cần minh xác ngay : Chúa Giê-su không bao giờ lên án tiền của. Tiền của tự nó tốt và hữu ích, nó chỉ xấu và có hại khi đem sử dụng vào những mục tiêu xấu mà thôi. Thông thường chúng ta thấy giàu có dễ đi tới tham ô, sa đọa, tự măn, không cần ai; giàu có thường dùng tiền của để mua quyền hành, địa vị, rồi lại dùng quyền hành, địa vị mà làm giàu thêm; giàu có dễ sinh ích kỷ hại nhân; giàu có hay dối trá, khinh bần, phản bội, bất công; giàu có đại tư bản c̣n gây nên chiến tranh để bán vũ khí, để đục nước béo c̣; giàu có cũng rất có thể xa xỉ, phô trương, lăng phí…. Giả như những người giàu có biết dùng tiền của để làm những việc hữu ích th́ xây cất được biết bao bệnh viện, trường học, mỗi một tiếng súng nổ ra khói là cướp đi bao miếng cơm của kẻ nghèo…. Những người như thế, nếu không nhận rơ giá trị “phù hoa nối tiếp phù hoa” th́ họ thật là “lạc đà chui qua lỗ kim”. Ngược lại, những người nghèo tiền của vật chất cũng vẫn chưa phải là thân chủ nước trời nếu ḷng họ c̣n đầy tham vọng, mơ ước, nếu ḷng đầy tham sân si, th́ họ cũng là thứ lạc đà đứng trước lỗ kim. Tóm lại, người giàu có dễ bị của cải thống trị, người nghèo khó cũng nguy hiểm ở chỗ ḷng tham vô đáy. Cả hai loại người này đều phải có một tấm ḷng từ bỏ. Đối với đa số chúng ta, từ bỏ đây là có của mà ḷng không tham lam, dính bén, không nô lệ cho của cải. Có của mà biết dùng của để mua sắm kho tàng không bao giờ hư nát. Có của mà biết quan tâm đến nhu cầu của người khác, biết chia sẻ cho bất cứ ai đang cần sự giúp đỡ của ḿnh. Đó là cách sống của tất cả những ai muốn thực sự là môn đệ của Chúa Giê-su. Lớp tập Tôma Thiện Cầu nguyện trước Thánh Thể
Tôi coi của cải
chẳng là ǵ Kính thưa cộng đoàn, Sách Khôn Ngoan viết :“Quả thế, con người ta dẫu thập toàn đi nữa mà chẳng có Đức Khôn Ngoan của Ngài, th́ cũng kể bằng không không vậy” (Kn 9, 6). Bài Tin Mừng hôm nay Chúa tỏ cho chúng ta biết đâu là Khôn Ngoan đích thực ở trần gian khi chúng ta nhận ra Chúa là Đấng trọn lành và chỉ có Chúa mới là Đấng đem lại sự sống đích thực cho chúng ta. Trong giờ chầu Thánh Thể hôm nay, xin chúa cho chúng ta biết nhận ra khôn ngoan đích thực là t́m kiếm chúa trong cuộc sống và mạnh dạn dứt khoát khước từ những đam mê bất chính, của tiền tài danh vọng, những phú quư phù hoa vô nghĩa để đón nhận được Đức Khôn Ngoan của Ngài. Suy niệm Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Đang khi Chúa vừa lên đường rao giảng Tin Mừng có người thanh niên chạy đến quỳ trước mặt Chúa và nói : “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?”. Trong ba năm Chúa rao giảng Tin Mừng, đă có mấy ai như người thanh niên chạy đến quỳ trước mặt Chúa và xin Chúa chỉ cho con đường đưa đến sự sống đời đời. Không phải một người già hay một em bé đến hỏi Chúa mà là một thanh niên, một con người đang khao khát t́m kiếm sự sống đích thực. Chúa đă lôi kéo nhiều người đến với Chúa qua lời rao giảng và việc làm. Vậy, trong cuộc sống hằng ngày, làm sao chúng con có thể làm cho người khác biết Chúa và đưa họ đến với Chúa nếu chúng con không là những chứng nhân sống động về một Thiên Chúa nhân lành và bao dung. “Sao anh nói tôi là nhân lành ? Không có ai nhân lành cả, trừ một ḿnh Thiên Chúa”. Lời của Chúa mặc khải cho chúng con biết chỉ có Chúa là Đấng Nhân Lành, ḷng nhân lành tuyệt đối này chỉ có từ nơi Thiên Chúa. V́ chính từ nơi Thiên Chúa mới có những điều thiện hảo đem lại sự sống đời đời. “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, th́ hăy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hăy đến theo tôi.” Sự khôn ngoan của người Kitô hữu là biết dùng của cải vật chất để tích trữ kho tàng thiêng liêng. Muốn có được Khôn Ngoan đích thực từ Thiên Chúa đ̣i hỏi chúng con phải từ bỏ tất cả những ǵ có thể bám víu được nơi trần gian này. Trong hành trang cuộc đời chúng con hôm nay, có nhiều người trong chúng con vẫn c̣n mang theo bên ḿnh quá nhiều thứ nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Chúng con đến nhà thờ mà chưa dứt bỏ hết được những bám víu bên ngoài. Lo toan cơm áo gạo tiền đôi lúc làm chúng con sống theo kiểu khôn ngoan thế gian : “Có thực mới vực được đạo”. Nhưng rơ ràng lạy Chúa mọi sự đều do Chúa quan pḥng, ngay cả tóc trên đầu chúng con cũng được đếm cả rồi. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, kinh nghiệm sống cho chúng con thấy nếu cuộc đời chúng con không có Chúa th́ tất cả chỉ là uổng công, vô ích. Người giàu có đích thực không phải là có nhiều tiền của, nhưng là người biết dùng tiền của vào những việc chính đáng và nhất là vào những việc bác ái. Lời Chúa dạy chúng con “Lời lăi cả thế gian nhưng mà mất linh hồn th́ nào có ích ǵ”. Mất của cải th́ có thể t́m lại được nhưng mất linh hồn th́ chúng con sẽ xa Chúa măi măi. Lạy Chúa, Chúa nói với chúng con không được lệ thuộc vào của cải vật chất, mà phải biết dùng của cải để mà nâng đỡ những anh chị em đang túng thiếu. V́ thế, ai chỉ bo bo tích trữ tài sản mà không biết chia sẻ cho những người đang cần th́ không thể nhận thấy Chúa trong cuộc sống của họ. Người thanh niên trong bài Tin Mừng, dù từ bé đă giữ các điều luật dạy và không sai lỗi, nhưng anh vẫn chưa thoát li được sự lôi cuốn của giàu sang, nên anh đă buồn và bỏ đi khi nghe Chúa nói “hăy về bán gia sản đi lấy tiền làm phúc cho người nghèo, rồi trở lại đây theo ta”. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con trong cuộc sống hôm nay biết nhận ra Khôn Ngoan đích thực là t́m kiếm Chúa và có Chúa trong cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con hoàn toàn thực hiện những điều đẹp ḷng Chúa: biết mạnh dạn và dứt khoát khước từ những lôi kéo của thói đời hư ảo, những đam mê bất chính của tiền tài danh vọng, những phú quư phù hoa vô nghĩa. Xin Chúa cho chúng con biết mau mắn thay đổi lối sống và cách nh́n thực dụng để xứng đáng đón Chúa ngự vào tâm hồn mỗi khi chúng con rước Chúa với ḷng kinh tin và yêu mến. Amen.§
| |