HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN B
Is 50, 5-9 / Gc 2, 14-18 / Mc 3, 27-35

 

 

An Phong, op : Đường Lên Giêrusalem

Fr. Jude Siciliano, op : Nghe và thực hành Lời Chúa để nhận biết Chúa

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Con đường của Thầy

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Đức Kitô là ai ? Tôi là ai ?

Như Hạ, op : Xung Đột

Giuse Trần Văn Yên, op : Điều kiện để theo Đức Giêsu Kitô

Tu sĩ Phêrô Nguyễn Tấn Tường : Đức tin không việc làm là đức tin chết

Fr Jude Siciliano, op: C̣n anh em bảo Thầy là ai?

 

An Phong, op

Đường Lên Giêrusalem

Mc 3, 27-35

Tin mừng thánh Máccô hôm nay là : hành tŕnh Đức Giêsu và các môn đệ Người từ Galilê lên Giêrusalem. Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Người sắp xảy ra, đồng thời Người cũng nhắn nhủ các môn đệ làm thế nào để trở thành người môn đệ đích thực.

Giêrusalem, thành đô vua Đavít, nơi Đức Giêsu sẽ phải lên "chịu đau khổ và bị giết chết", là nơi Thiên Chúa sẽ qui tụ các con cái của Người. Thiên Chúa sẽ thiết lập một "Giêrusalem trên trời" cho những ai "vác lấy thập giá của ḿnh" (Mc 8,34). Khi đăng tŕnh lên Giêrusalem cùng các môn đệ, Đức Giêsu muốn các ông cùng chia sẻ thập giá cũng như vinh quang của thập giá. Thập giá vốn là biểu tượng "gây vấp phạm", nhưng thập giá cũng c̣n là biểu tượng của một đời sống tự hiến. Đức Giêsu vô tội đă tự hiến ḿnh trên đồi Sọ để trở thành dấu ấn vĩnh cửu của t́nh yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, một dấu ấn đă khởi sự khi Người bước vào trần gian, qua cuộc đời sứ vụ và kết thúc trên thập giá. "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con một ḿnh" (Ga). Theo gương Thầy chí thánh, các môn đệ Đức Giêsu cũng tự hiến cuộc đời để trở nên "người con trong NGƯỜI CON chí ái của Thiên Chúa". Đồng phận, chia sẻ, vác thập giá cùng với Đức Giêsu là đ̣i hỏi để là người môn đệ.

Đời sống con người là một hành tŕnh, và cũng là một hành tŕnh "lên Giêrusalem trên trời". Trên hành tŕnh này, con người cũng vác thập giá cùng với Đức Giêsu, thập giá của đời thường, của lao nhọc vất vả, của đau khổ, của sự dữ… Như Đức Giêsu vác lấy thập giá như một t́nh yêu tự hiến, tự nguyện, con người cũng thế. Như Đức Giêsu qua thập giá đến vinh quang Phục sinh, con người cũng vượt qua chính ḿnh để phục sinh cùng với Đức Giêsu. Như thập giá Đức Giêsu là biểu tuợng ơn cứu độ cho con người, đời sống kitô hữu cũng là "mến Chúa yêu người".

Như thế, đời sống kitô hữu là đời sống người môn đệ đích thực, tức là bước theo chân Đức Giêsu, lên đường về Giêrusalem trên trời, bằng t́nh yêu tự hiến và tự nguyện.

Lạy Chúa,
Xin soi sáng mở ḷng chúng con
để hiểu biết ơn Chúa cứu độ
bằng con đường thập giá để đến vinh quang.
Xin cho chúng con hiểu
thập giá chỉ là phương tiện để đạt tới hạnh phúc
là chính Thiên Chúa.

Fr. Jude Siciliano, OP

Nghe Và Thực Hành Lời Chúa Để Nhận Biết Chúa

Mc 8: 27-35 

I-sa-ia viết 4 ca khúc về người tôi tớ trong phần II từ chương 40-55 nói về “Sách an ủi Israel”. Đây là thiên trường ca nói lên việc một người đang cổ gắng trung thành thực hiện nhiệm vụ Đức Chúa đã giao với biết bao đau khổ. 

Đức tin của chúng ta bị thử thách trong đau khổ do sự liên kết với Thiên Chúa. Vậy “Nếu Thiên Chúa thương yêu tôi sao lại để tôi phải đau khổ?”. Trong những trường hợp như muôn vàn khổ đau bất ngờ đổ ập đến do bệnh hoạn, mà nếu người ấy chịu được thì đó là bằng chứng của một tôi tớ Chúa. Khi đau khổ do nhiệm vụ mang tới; nếu muốn tránh né; chỉ cần từ chối nhiệm vụ là xong. Thế nhưng người tôi tớ muốn trung thành; do  vì “Đức Chúa đã mở tai cho tôi được nghe”; nên tôi vẫn chấp nhận hứng chịu đau khổ vì tôi tin rằng Đức Chúa sẽ không quên tôi là người đang trung kiên thực hiện nhiệm vụ Ngài.

 Lm đúng chưa chắc chúng ta sẽ thành công. Vì ở đây không nói đến sự thành công, nhưng nói về cách thể hiện lòng trung thành. Nhưng làm sao trung thành được khi phải trả giá bằng đau khổ? Sự đau khổ là điều khó tránh khỏi và không lối thoát? Và người tôi tớ này đưa chúng ta đến một ý tưởng khôn ngoan là “Đức Chúa sẽ hổ trợ tôi khiến tôi không phải hổ thẹn”.

Người tôi tớ này là ai, nói về sự đau khổ của nhiệm vụ trong thời xa xưa của nhiều thế kỷ trước Chúa Kytô? Phải chăng là một người đang cố gắng sống theo đường lối của Thiên Chúa giữa những đố kỵ của thế gian. Hay đó là dân Israel, đang bị lưu đày xa quê hương trong một xã hội khác văn hóa và tín ngưỡng. Hay có thể là một ngôn sứ như I-sai-a chẳng hạn; đang bị dân phản đối vì nói lời Chúa cho họ nghe. 

Những câu hỏi trên có thể đặt ra cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trong cộng đoàn đang thờ phượng hôm nay, cũng có một số người là những tôi tớ Chúa đang chịu đau khổ vì đang cố  gắng sống đức tin trong một xã hội đầy dị biệt, chống đối khinh miệt. Là một Kytô hữu chúng ta hãy học nơi Đức Giêsu Kytô là tạo cho chúng ta một “vẻ mặt lạnh” đối với thế gian và luôn hướng về Thánh Đô để rao giảng tin mừng trong thân phận người được Thánh Linh xức dầu luôn trung thành với sứ vụ cho dù có bị thế gian “đánh vặt râu..”nói theo cách I-sai-a (Is50,6).

Trong phúc âm hôm nay, thánh Mác-cô đưa ra trường hợp về danh tính của người tôi tớ Thiên Chúa. Ngài đặt câu hỏi với các môn đệ là người ta và cả các ông nữa nói thầy là ai. Câu hỏi này đánh dấu bước đầu huấn luyện của Ngài cho các môn đồ, tuy ngắn gọn nhưng thật đầy đủ trong việc làm và nếp nghỉ của các môn đồ, trên đường đến Thánh Đô và những miền xa xôi khác. Chúa Giêsu hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Có thể câu trả lời sẽ làm sáng tỏ sứ vụ của Chúa Giêsu. Ngài không ám chỉ Ngài là người tôi tớ đang bị đau khổ như I-sai-a; nhưng, lời Ngài nói về những đau khổ sắp đến Ngài sẽ nhận có liên quan đến những tôi tớ đau khổ của I-sai-a; và đó cũng là hệ quả mà những Kytô hữu chúng ta; những tôi tớ của Chúa; sẽ nhận được khi đang cố gắng thực thi sứ vụ ở trần gian.

Trên đường đến Giê-ru-sa-lem, Chúa Giêsu muốn các môn đệ hiểu rằng các ông sẽ phải gặp những gian truân đau khổ và các ông có còn quyết tâm làm môn đệ của Ngài không. Vì thế Chúa Giêsu đặt câu hỏi đó cho các ông và qua đó Ngài cũng hỏi chúng ta nữa. Câu trả lời của chúng ta sẽ chứng minh sự tuyên xưng đức tin của mình về Ngài ra sao, và chúng ta sẽ đáp lại lời mời gọi của Ngài trong cuộc sống hàng ngày nơi trần gian thế nào?

Các môn đệ đã trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu nhưng không sâu sắc. Ngài không phải chỉ là một ngôn sứ hay một người thánh thiện nhất trong lịch sử trần gian. Đúng Ngài là một ngôn sứ lớn, là đấng Mê-si-a, là Đức Kytô. Nhưng Ngài không đem đến quyền lực huy hoàng và thống trị trần gian để trả về cho dân Israel. Trái lại, Ngài nói đến sự chống đối của các lãnh đạo tôn giáo. Ngài sẽ bị ”các kỳ mục, thượng tế kinh sư từ chối” Vậy Ngài là ai và Ngài lãnh đạo thế nào mà khác lạ vậy?. 

Cũng như “Người tôi tớ đau khổ” của I-sai-a Chúa Giêsu sẽ chịu nhiều đau khổ về lẻ công chính. Tôi quen một người, vì bất đồng ý kiến với người chủ về việc thường lừa gạt khách hàng, nên bị cắt lương và cho tạm thôi việc có thời gian. Tôi cũng biết một phụ nữ có trình độ chuyên môn vững chắc ở ngoài đời lại làm việc trong hội đồng giáo xứ, vì bà nói “Tôi muốn thực hiện cuộc sống cho có ý nghĩa”. Tôi cũng biết một thợ sữa xe hơi khi anh sữa xe cho ai it hơn thời gian dự kiến thì anh tính tiền ít lại so với ước tính ban đầu. Tôi quen với một nữ sinh viên khi được biết các bạn mình nhận được một đáp án bài thi bị đánh cắp trước đó; cô đã không hề nhìn vào đó để làm bài cho mình mặc dầu điểm các môn thi của cô ta không được tốt. Khi nghe về những người này; những người đã bị thiệt hại khi làm những điều đúng; có người cho rằng họ ngu. Không phải dễ gì ai cũng làm được việc đó. Những tôi tớ đau khổ của I-sai-a nói “Đức Chúa đã mở tai cho tôi được nghe, nên tôi không chống đối hay quay lưng lại với Ngài”. Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài muốn cho các môn đệ nhìn thấy mọi việc trong cái nhìn mới qua đó các môn đệ sẽ hiểu được Ngài qua việc chấp nhận hay từ chối đau khổ là một yếu tố không thể thiếu được trong sứ vụ của các ông.  

Thư của thánh Gia-cô-bê hôm nay nói rất rõ là nếu tai chúng ta được mở rồi, và đã một lòng tin vào phúc âm thì chỉ có một hành động duy nhất là “Hãy thực hiện những điều chúng ta đã nghe”. Cuộc sống và lời dạy của Chúa Giêsu đã mở tai chúng ta, Vì vậy hãy nên giống Ngài bằng cách khi nghe ở đâu cần dến sự giúp đỡ, chúng ta hãy đáp lời ngay vì theo thánh Gia-cô-bê: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17).

Vừa qua tôi có đi đo thị lực. Trong khi đo, bác sĩ thường thay đổi những tròng kính như thế nào để tôi có thể đọc rõ được những hàng chữ chiếu trên tường. Chúa Giêsu cũng như bác sĩ mắt vậy, Ngài hỏi các môn đệ nhiều câu hỏi để các ông thấy rõ hơn về Ngài. Khi họ trả lời là mắt họ đã mở ra. Và cũng để cải thiện thêm tầm nhìn của tâm hồn họ, Ngài đã dùng các lời giảng dạy, các phép lạ chữa lành bệnh, qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài đã làm các ông thấy rõ hơn để có thể nói rằng “Bây giờ tôi thấy rất rõ rồi”. Vì là con người, nên trong tương lai các ông lại không trông thấy rõ ràng nữa và đôi khi bị mờ đi vì những tia sáng khác lạ chiếu vào. 

Cũng như các môn đệ, chúng ta là những cá nhân sinh hoạt trong cộng đoàn giáo hội để cùng nhau thờ phượng Chúa. Theo lịch sử giáo hội, chúng ta thấy đã nhiều lần giáo hội dựa vào quyền thế trần gian; đàn áp một số cá nhân có nhiều thắc mắc vấn nạn, chấp nhận chế độ nô lệ, lập nên quân đội tấn công bắn giết những người thệ phản, từ chối những nhân tài trong giới nữ. v.v… Trong suốt thời quá khứ và một số lần trong thời hiện tại, giáo hội đã không trông thấy rõ được. Thế nên giáo hội cần những người có đôi mắt sáng suốt hơn như các thánh, các ngôn sứ để kích thích giáo hội trông thấy rõ hơn. Đời sống của họ chính là một câu hỏi cho chúng ta: ”Bạn nghĩ Chúa Giêsu là ai?”. Các thánh đã giúp chúng ta sống và tuyên xưng đức tin qua những hành động và lời nói. Và như thánh Gia-cô-bê đã nhắc: Đức tin không có việc làm là đức tin chết. 

Để trả lời câu hỏi, “Còn anh em, anh em nghỉ Thầy là ai?”. Chỉ có một cách trả lời là làm cho cộng đoàn chúng ta trở nên như các môn đệ đầu tiên đến với Chúa Giêsu để xem Ngài là ai. Những điều các ông đã thấy, được trình bày trong các sách phúc âm, trong các thư gởi cho tín hữu các cộng đoàn tiên khởi. Hôm nay chúng ta cùng nhau thờ phượng Chúa cũng là một cách để nghe những điều mà các môn đệ các môn đệ đã thấy rõ Chúa Giêsu là ai. Đức tin của các ông giúp cho chúng ta tin thờ Thiên Chúa hôm nay, qua bí tích thánh thể chúng ta nhận dược mình máu thánh Chúa Giêsu sẽ giúp chúng ta thấy tỏ tường hơn. 

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

 

Giuse Nguyễn Cao Luật, OP

Con Đường Của Thầy

Mc 8, 27-35

Con đường tiến lên phía trước

So với các tác giả Nhất Lăm khác, tŕnh thuật về lời tuyên xưng đức tin của ông Phêrô tại Xê-da-rê do thánh Mác-cô biên soạn khá vắn gọn. Bản văn này có thể đuợc giải thích theo nhiều điểm khác nhau. Dưới đây là ba điểm.

* Con đường đức tin

Thánh Mác-cô kể lại câu chuyện xảy ra ở bên kia sông Gio-đan không nhằm xác định về nơi chốn cho bằng về ư nghĩa thần học. Đây là một “ nơi khác ” ngoài môi trường Giu-đa giáo, và tại đây, lần đầu tiên, Đức Giêsu được nh́n nhận như Đấng Mêsia. Trong đất Do thái, việc mặc khải này chỉ xảy ra vào giai đoạn cuối đời của Đức Giêsu: trước ṭa Cai-pha (x.Mc 14,61-62).

Câu hỏi về lai lịch của Đức Giêsu không do thiên hạ hay các môn đệ nêu ra, nhưng do chính Đức Giêsu đặt ra cho các môn đệ như một con đường dọn sẵn: khởi đầu từ những ư kiến của dân chúng và cuối cùng là câu trả lời của các môn đệ.

Đến cuối bản văn, Đức Giêsu phác họa h́nh ảnh người môn đệ như một người luôn tiến bước, một người đi theo Đức Kitô.

Quả vậy người ta không thể diễn tả ḷng tin của ḿnh, không thể nhận ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa nếu như người ta cứ ở một chỗ, cứ yên vị trong sự an toàn chắc chắn với những ư tưởng có sẵn của ḿnh.

Đức Kitô chỉ đến với những người “ đang tiến bước ”, và người Kitô hữu được mời gọi “ đi theo ” Đức Kitô đang bước đi, Đức Kitô sống động chứ không ở yên một chỗ.

* “Thầy là Đấng Mêsia”

Ḷng tin vào Đức Kitô không phải là một thứ chủ nghĩa thủ cựu. Các môn đệ không được lấy điều người ta nói làm đủ, chính Đức Kitô cũng không muốn như thế; các môn đệ của Đức Kitô phải có một xác tín riêng về Thầy ḿnh. Một tổng hợp những kiến thức về Đức Giêsu không bao giờ có thể thay được sự hiểu biết cá nhân về Người, bởi v́ hiểu biết cũng là không ngừng chia sẻ thân phận của Người, tức là từ bỏ sự sống ḿnh và đi theo Người đến tận thập giá.

Đàng khác, nhận định của dân chúng về Đức Giêsu không hoàn toàn sai, nhưng không đầy đủ. Nhận định này không diễn tả tính cách siêu việt của con người Đức Giêsu. Các quan niệm Cựu Ước không tŕnh bày đủ về lai lịch của Đức Giêsu. Người vượt lên trên tất cả những điều đó.

Chính v́ vậy, Đức Giêsu đă đặt câu hỏi với các môn đệ: “c̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Đức Giêsu đ̣i hỏi một quan niệm đúng đắn, một sự chuyển hóa chứ không phải chỉ là lặp lại một hiểu biết hay một cái ǵ có sẵn.

Ông Phêrô đă làm điều ấy. Điều ông nói, nhân danh các môn đệ, vượt hẳn quan niệm của quần chúng, và cả chính ông cũng chưa hiểu được toàn bộ ư nghĩa. Đối với một người Do thái như ông, Đấng Mêsia hằng được trông đợi không hề có chút nào như Đức Giêsu. “Đấng tái lập vương quốc Ít-ra-en” sẽ không thể là con người bị loại bỏ này, sẽ không thể là con người lúc nào cũng lang thang trên các nẻo đường.

Dù vậy, ông Phêrô đă tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Mêsia. Nhờ đức tin, ông chấp nhận sự sai biệt giữa ư tưởng ông đang có và thực tại đang diễn ra.

* “Xa-tan, lui lại đàng sau”

Cũng với tư cách phát ngôn viên của các môn đệ, ông Phêrô đă phản ứng trước những lời Đức Giêsu loan báo cuộc Thương khó. Ông kéo Đức Giêsu ra một nơi như muốn che chở cho Người. Với vẻ trịch thượng, ông trách Thầy, coi Thầy như yếu hơn ông, và muốn cất khỏi đầu óc Thầy tư tuởng cuồng điên về cuộc khổ nạn.

Trong câu chuyện này, người ta nhận ra một trong những cám dỗ cơ bản thường thấy nơi con người: hành quyền trên Thiên Chúa. Đức Giêsu vừa mô tả con đường duy nhất dẫn đến sự sống, ông Phêrô đă trách Người … đă ngăn cản con đường Người phải đi.

Làm như thế, ông đă tự cho ḿnh có quyền trên Đức Giêsu, ông vượt lên trước Người để chỉ cho Người thấy theo ư ông, đâu là con đường tốt nhất.

Thế nhưng, trên con đường tiến đến Nước Trời, người ta “ không đi trước ” Đức Kitô, người ta “đi theo” Người. Do đó, Đức Giêsu quay về phía các môn đệ và tái lập vị thế. Không phải Thầy đi theo các môn đệ, nhưng môn đệ phải theo Thầy. Đức Giêsu không chấp nhận một điều đ́nh nào cả. Con đường thập giá là con đường duy nhất dẫn đến sự sống, con đường Chúa Chúa đă định. Ngăn cản Đức Kitô, không cho Người đi con đường đó tức là xúi giục Người bất phục thánh ư Chúa Cha: công việc này chỉ có thể là của Xa-tan, tên đă muốn lôi kéo Đức Giêsu ra khỏi con đường đó khi Người bắt đầu cuộc đời công khai (x. Mc 1,12-13).

Có lẽ ông Phêrô chỉ nghĩ Đức Giêsu là Đấng Mêsia theo quan điểm loài người nên đă trách Người. Ông chưa hiểu hết ư nghĩa của lời tuyên xưng ông vừa thốt lên, cũng như lời ngăn cản ông đưa ra. Dù vậy, Đức Giêsu cũng muốn cho thấy Thập giá là con đường cứu độ, Người sẽ đi, đi đến cùng, và bất cứ ai muốn làm môn đệ của Người, muốn đi theo Người, cũng phải buớc đi trên con đường ấy.

Đặt tên cho Người

Trở lại với lời tuyên xưng của ông Phêrô.

Khi một đứa trẻ sinh ra, cha mẹ của em sẽ đặt cho em một tên gọi. Một thời gian sau, chính em bé sẽ đặt cho cha mẹ em một tên gọi và tên gọi này sẽ thay thế mọi tên gọi khác. Tên gọi đó sẽ là “ ba ” là “ ”.

Gọi như thế, em bé làm cho cha mẹ em thay đổi, đem lại cho cha mẹ em một chiều kích mới: là “ ba ”, là “ ”.

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay cũng gần giống như thế.

Khởi đầu, ông Phêrô đem lại cho Đức Giêsu một tên gọi: “ Thầy là Đấng Kitô ”. Mặc dù ông chưa hiểu hết ư nghĩa của câu nói này, nhưng ít ra, cứ dựa theo truyền thống Do thái, tên gọi ông vừa đọc lên về Đức Giêsu cũng đă có một chiều kích quan trọng. Đặc biệt gọi tên cũng là làm cho hiện hữu.

Về phần ḿnh, Đức Kitô đặt tên cho các môn đệ bằng cách mô tả điều sắp xảy ra để làm cho một người trở thành Con Thiên Chúa : trải qua cái chết và sinh ra trong một đời sống mới.

Điều này quả là có tính cốt yếu v́ nó xác định rơ bản chất những tương quan Thiên Chúa muốn nối kết con người và con người phải có đối với Thiên Chúa.

Đức Giêsu có thể tự ḿnh tuyên bố: Tôi là Đức Kitô Con Thiên Chúa. Và ngược lại, Nhóm Mười Hai cũng có thể nói: Chúng tôi làm điều này điều nọ, chúng tôi tin, v́ vậy chúng tôi là những môn đệ. Mỗi bên tự đặt tên cho ḿnh và buộc người khác phải tôn trọng.

Đức Giêsu đă không xử sự như thế. Người dần dần nêu ra các câu hỏi để rồi chính các môn đệ nói lên mặc khải sâu xa nhất về Người. Tuy vậy, Người vẫn phải giải thích cho các ông nội dung của mặc khải ấy, hay là con đường Đức Kitô sẽ trải qua để đem lại ơn cứu độ cho Ít-ra-en và mọi người.

Như vậy, chính Đức Giêsu có sáng kiến, nhưng Người không áp đặt. Người đưa các môn đệ qua con đường của sự thông tri, nh́n nhận trong t́nh yêu. Nhờ được Thần Khí soi sáng, con người đặt cho Thiên Chúa tên gọi, một tên gọi chính xác. Thiên Chúa khiêm tốn biết bao !

Về phần chúng ta, mỗi người cũng phải đặt tên cho Đức Giêsu; mỗi người phải có ư kiến riêng của ḿnh về Đức Giêsu Kitô. Thế nhưng, h́nh như chúng ta có khuynh hướng đặt cho Người một tên gọi giống như chúng ta. chúng ta vẫn muốn lặp lại “ điều thiên hạ nói về Đức Giêsu ”. Điều này có nghĩa là chúng ta muốn Người đi theo chúng ta hơn là chúng ta đi theo Người, hay ít ra, chúng ta không muốn chia sẻ cuộc sống của Người, không dám từ bỏ ḿnh để đi trên con đường Người đă đi.

Và rồi, chúng ta có sẵn sàng để Người đặt tên cho chúng ta không ? Chúng ta có dám chấp nhận đổi khác đi khi khám phá ra tên gọi đích thực của ḿnh ? Chúng ta có dám để Đức Kitô làm cho chúng ta sinh ra trong sự sống Người ban cho chúng ta, tức là trong sự sống của Người ?

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op  

Đức Ki-tô là ai ? Tôi là ai ?

Mc 8, 27-35 

          Nhóm 12, tức là các tông đồ, sau một thời gian dài được ở bên Chúa, được nghe những lời Chúa giảng dạy, và được chứng kiến những việc Chúa làm, nay đến lúc Chúa muốn các ông phải dứt khoát lập trường, phải bày tỏ ḷng tin của các ông. Nhưng đây cũng là khúc quanh quan trọng : Chúa bắt đầu tỏ ra cho các môn đệ biết con đường đau khổ Ngài phải đi để hoàn thành sứ mạng. Bởi vậy việc ông Phê-rô tuyên xưng ḷng tin và việc Chúa Giê-su báo trước con đường đau khổ của Ngài là một biến cố bản lề trong quá tŕnh thi hành sứ mạng của Chúa cũng như trong quá tŕnh huấn luyện các môn đệ, v́ khi nói về con đường đau khổ của Ngài th́ Chúa cũng nói về con đường mà những ai tin Ngài phải đi. Đó là nội dung bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ba điều rơ ràng : Thư nhất, Chúa Giê-su hỏi các môn đệ : dân chúng nói Ngài là ai  và chính các ông nói Ngài là ai ? Thứ hai, Chúa Giê-su báo trước cho các môn đệ biết về con đường đau khổ của Ngài. Thứ ba, Chúa Giê-su cho biết đây cũng là con đường của các môn đệ và của mọi người khi đi theo Ngài. Sau đây chúng ta chỉ t́m hiểu điều thứ nhất thôi. 

          Dân chúng nói Chúa Giê-su là ai và các môn đệ nói Chúa là ai ? Từ hai câu hỏi của Chúa chúng ta có thể đặt ra hai câu hỏi cho chúng ta : chúng ta tự hỏi và tự trả lời : đối với tôi, Đức Ki-tô là ai ? và đối với mọi người, tôi là ai ? Trước hết, đối với tôi, Đức Ki-tô là ai ? Đây là một câu hỏi quan trọng, câu hỏi này dẫn chúng ta vào việc kiểm điểm niềm tin và cách sống của ḿnh : có thật chúng ta tin Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, nghĩa là Đấng được Thiên Chúa sai đến để cứu chuộc chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường sống không ? Nếu tin như thế th́ cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp, hay chúng ta vẫn tin một đàng, sống một nẻo, xem ra niềm tin và cuộc sống là hai thực thể tách rời nhau, không ăn nhập ǵ với nhau.

           Có thể nói, đối với một số không nhỏ người Công giáo, th́ Đức Ki-tô vẫn chỉ là một khái niệm mông lung, mờ nhạt thuộc niềm tin. V́ thế, trả lời được câu hỏi : đối với tôi, Đức Ki-tô là ai ? không phải chỉ là chuyện kiến thức, sách vở, lặp lại những ǵ đă đọc được trong sách báo hay nghe được qua các bài giảng, nhưng trả lời được câu hỏi ấy chính là chuyện của cuộc sống, của chọn lựa cá nhân thâm tín và dấn thân. 

          Chúng ta hăy nh́n vào ông Nây Am-troong, ông là một phi hành gia đầu tiên của Mỹ đă đặt chân lên mặt trăng ngày 20 - 7 - 1969. Khi c̣n là một sinh viên, ông đă ghi trong cuốn sổ tay câu hỏi của Chúa Giê-su : “Anh em bảo Thầy là ai ?”, và ông đă trả lời : “Ngài là người không hề phạm tội, là người vị tha, là người biết quan tâm săn sóc kẻ khác, là người gần gũi Thiên Chúa”. Như vậy, ông Am-troong đă không trả lời theo thần học hay giáo lư cho câu hỏi “Anh em bảo thầy là ai ?”, nhưng ông đă đưa ra câu trả lời của riêng ḿnh, ông đă nh́n sâu vào tâm hồn ḿnh và nói ra cảm nghiệm về Chúa Giê-su trong cuộc sống riêng tư của ông. 

          Mỗi người chúng ta cũng phải làm giống như ông Am-troong, chúng ta cũng phải nh́n sâu trong tâm hồn ḿnh để nói ra cảm nghiệm về Chúa Giê-su trong chính cuộc sống của ḿnh, và cảm nghiệm này mang tính riêng tư không ai giống ai. Vậy, đối với tôi, Đức Ki-tô là ai ? Nói chính xác hơn, mỗi người chúng ta hăy hỏi : “Hôm nay, đối với tôi, Đức Ki-tô là ai rồi ?”. Phải thêm hai chữ “hôm nay” và chữ “rồi” vào câu hỏi, bởi v́ “hôm nay” chứ không phải hôm qua hay hôm nào khác, và chữ “rồi” cũng thật quan trọng, bởi v́ có thể trong quá khứ, chúng ta đă gặp Ngài, đă yêu Ngài hết ḿnh, nhưng rồi hôm nay, Ngài th́ không thay đổi, nhưng t́nh chúng ta yêu Ngài có đổi thay chăng ? Thế nên, mỗi ngày chúng ta phải tự hỏi để đừng bao giờ Đức Ki-tô trở thành kỷ niệm, chỉ c̣n là một niềm tin trong qua khứ, để đừng bao giờ bỏ Ngài lủi thủi bước bên cạnh đời chúng ta. 

          Câu hỏi thứ hai, đối mọi người, tôi là ai ? Trong những ḍng cuối của sứ điệp “Ḥa b́nh dưới thế”, Đức cố Giáo hoàng Gio-an XXIII, được mệnh danh là vị Giáo hoàng nhân từ, dễ thương, đă đưa ra cho chúng ta một định nghĩa : thế nào là một người Ki-tô hữu chân chính như sau : “Mỗi người tín hữu trong thế giới là một mảnh sao băng, là một tụ điểm của t́nh yêu, là một thứ men sống động giữa những người anh em của ḿnh. Nếu người tín hữu đóng trọn vai tṛ ấy, họ sẽ là người Ki-tô hữu chân chính”. 

          Sống trọn những cam kết trên quả thật người Ki-tô luôn là một thách thức, một câu hỏi, một sự hiện diện quấy rầy đối với mọi người. Thực vậy, một mảnh sao băng khi chợt sáng lên rồi tắt lịm, nhưng cũng đủ thu hút cái nh́n của con người về một góc trời nào đó. Một hạt men bé nhỏ, mất hút trong khối bột, nhưng cũng đủ sức làm dậy lên cả khối bột. Một thể hiện yêu thương, dù nhẹ nhàng đơn giản cũng đủ sưởi ấm cơi ḷng, đủ sức chinh phục hay cảm hóa bất cứ người nào. Như thế đó, sự hiện diện của người Ki-tô hữu luôn có sức thu hút, tạo được ảnh hưởng tốt cho người khác, với điều kiện họ phải sống đúng danh nghĩa người Ki-tô. Và như thế, qua cuộc sống của ḿnh, sự hiện diện của chúng ta cũng luôn là một câu hỏi cho những người chung quanh, nghĩa là nh́n vào đời sống chúng ta, họ bảo chúng ta là ai ?

          Tóm lại, người ta có nhận ra tôi là người Ki-tô không? nghĩa là sự hiện diện của chúng ta ở bất cứ nơi nào, gặp gỡ với bất cứ ai, người ta có nhận ra chúng ta là người Ki-tô không ? Không phải chúng ta tự xưng, tự giới thiệu mà cách sống của chúng ta khiến người khác phải đặt câu hỏi hoặc phải cảm phục đời sống tốt đẹp của chúng ta. Và như thế chúng ta đă trả lời được câu hỏi : đối với mọi người, tôi là ai ? Tôi là một người Ki-tô hữu, đơn giản thế thôi.

Như Hạ, op

Xung Đột

Mc 8:27-35

Mở đầu Kỷ Nguyên Thứ Ba, vào đúng Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay, 12 tháng 03 năm 2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xin Thiên Chúa và nhân loại tha thứ những tội lỗi Giáo hội đă làm cho thế giới suốt hai kỷ nguyên qua.  Người nh́n nhận đôi khi Giáo hội đă phản bội Tin Mừng khi dùng bạo lực để phục vụ chân lư, đă phạm tội “chống lại nhân phẩm phụ nữ và chia rẽ nhân loại,” và không luôn luôn liên đới với những người nghèo và người bị áp bức.[1]

H́nh ảnh ĐGH sám hối v́ tội lỗi Giáo hội đă làm cho cả thế giới và Giáo hội sững sờ đến kinh ngạc.  Trong suốt lịch sử và truyền thống Giáo hội, chưa hề thấy một vị Giáo Hoàng nào làm được một cử chỉ như thế.  Dám hỏi hàng Giáo Phẩm Việt nam có ai dám làm điều đó chưa, trong khi suốt hơn bốn trăm năm đồng hành với dân tộc, chắc chắn Giaó Hội Việt nam không thể tránh được những lầm lỗi ?  Biết bao những ngộ nhận và ác cảm với Giáo hội vẫn chưa được khai thông.  Ngay sau cuộc sám hối của ĐGH Gioan Phaolô II, người ta đă chờ đợi.  Nhưng tới nay, vẫn không có một cử chỉ đẹp nào từ phía Giáo hội Việt nam. 

Trong khi đó, ngày 30 tháng 9 năm 1997, nhớ lại thái độ thụ động của Giáo hội Pháp hồi thế chiến thứ hai và trách nhiệm đối với người Do thái, các Giám mục Pháp đă công bố bản “Tuyên Ngôn Sám Hối” với những lời lẽ chân thành và đau đớn như sau : “Chúng tôi thú nhận tội lỗi này.  Chúng tôi xin Thiên Chúa thứ tha, và xin dân tộc Do thái lắng nghe những lời hối hận của chúng tôi.”[2]  Tại sao ĐGH Gioan Phaolô II và Hàng Giám Mục Pháp đă làm được cử chỉ vô cùng ngoạn mục đó ?  V́ các ngài đă theo sát gót Đấng đă từng quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ.   Hành động thống hối đó chứng tỏ sự hiểu biết và yêu mến Chúa nơi các ngài cao tới mức nào.  Nếu không hiểu biết, không thể theo Chúa.   

Ngày xưa, các tông đồ hăm hở bước theo Chúa.  Nhưng đến một lúc muốn củng cố bước chân các ngài,  Chúa đă không ngần ngại tra vấn các ông về h́nh ảnh và căn tính đích thực của Chúa.  Phải chăng cách đặt vấn đề chứng tỏ Chúa sống lệ thuộc dư luận ?   Thực tế, cách đặt vấn đề đó cho ta có cảm tưởng Chúa muốn phân biệt dư luận “bên ngoài” của quần chúng và niềm tin từ “bên trong” của các môn đệ.

Sau khi Chúa tra vấn, Phêrô trả lời ngay : “Thày là Đấng Kitô.”[3]  Nhưng ông nói không đúng lúc.  Phải đợi đến lúc xuất hiện trước Thượng Hội Đồng, khi nắm chắc cái chết, Chúa mới hiên ngang trả lời cho vị Thượng Tế Người là Đức Kitô, Con Đấng Đáng Chúc Tụng.[4]  Phêrô không sai lầm.  Nhưng Chúa đọc được những ǵ đang diễn ra trong đáy ḷng ông.  Bởi vậy, vừa nói xong, không những ông không được khen thưởng, mà c̣n bị Chúa “sửa lưng” và “cấm ngặt.”   

Cuộc xung đột tư tưởng giữa Chúa và Phêrô bắt đầu.  Phêrô quá trần tục đến nỗi không hiểu nổi ư định của Thiên Chúa.  Bằng chứng, ông đă ngăn cản khi Thày tự xưng là Con Người với một viễn ảnh vô cùng đen tối.  Ngược với h́nh ảnh “Đấng Kitô” trong đầu Phêrô và truyền thống Do thái, “Con Người” mới là h́nh ảnh trung thực nhất diễn tả căn tính và sứ mạng của Chúa.   Nếu là “Con Người,” chắc chắn Người sẽ có một số phận vô cùng bi đát, chứ không oai hùng như giấc mơ Thiên Sai (Nhà Vua, Ngôn Sứ hay Tư Tế, Người Được Xức Dầu) có ảnh hưởng lớn tới tương lai Tuyển dân.[5]   Ông Phêrô cố ngăn cản Thày thực hiện sứ mệnh Con Người.   Đến đây, Người có hành động quyết liệt và giáng cho ông một đ̣n chí tử.  Tại sao tôn xưng Chúa là Đấng Kitô và ngăn cản Thày khỏi rơi vào bể khổ lại là một tội lỗi giống Satan ?  Không hiểu tại sao Thày lại có lời lẽ quá cứng rắn như thế ?

Từ tư tưởng đến hành động, hai Thày tṛ đều không gặp nhau.   Thày luôn theo sát nút ư muốn Thiên Chúa.  Không ai hiểu Thiên Chúa bằng Thày.  Thiên Chúa muốn “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”[6]  Bởi đấy, sau khi Người bị lên án, cây Thập giá nặng nề đă đè bẹp Người xuống tận bùn đen.  Đó là cách phục vụ lớn lao nhất và khó khăn nhất.  Con Thiên Chúa hủy ḿnh ra không.  Đến lúc gần bị hành h́nh, Người vẫn c̣n lớn tiếng kêu gọi tôi : “Hăy theo Thày !”[7] 

Có ai dám bước theo Thày tới mức đó không ?  Thày đă hoàn toàn từ bỏ và thắng vượt chính ḿnh.  Đó là bài học đắt giá nhất !  Đó cũng là tặng phẩm cao quư nhất, tặng phẩm vượt trên mọi ân sủng và ân huệ Chúa Kitô ban cho người Chúa yêu là tôi.[8]  Ân huệ lớn lao đó bắt đầu từ một niềm tin sâu xa mà tôi phải đáp trả cho Chúa Giêsu tận đáy ḷng.   Đối với tôi, thực sự Chúa Giêsu là ai ?  Đức tin cá nhân tôi đồng thời cũng là lời tuyên xưng đức tin của Giáo hội. Khi tra vấn tôi, Chúa Giêsu muốn tôi xác minh xem điều tôi tin có phù hợp với điều Giáo hội dạy khi trung thành loan báo Tin mừng không.

Tôi có thể bị cám dỗ sống đức tin như trong sách vở.  Chính ông Phêrô đă trải qua cơn cám dỗ này.  Ông đă trả lời đúng bài bản, nhưng lại không hiểu ǵ về sứ điệp của Chúa.  Bởi thế, ông mới bị la rầy là Satan.  Kinh Thánh cho biết Satan tưởng ḿnh thông minh bằng Thiên Chúa.  Nó t́m mọi cách thuyết phục con người sống độc lập với Đấng Tạo Hóa và tự quyết về bản chất thiện ác.  Giữa xă hội tục hóa hôm nay, tôi cũng đang bị lôi cuốn sống độc lập với Thiên Chúa.

Dù thế, hôm nay Chúa Giêsu vẫn kêu gọi tôi từ bỏ chính ḿnh.  Có bỏ ḿnh mới có thể bước theo Thày.[9]   Mặc dù không bị cá nhân chủ nghĩa ảnh hưởng sâu xa, nhưng lại ch́m ngập trong nền văn hóa và lối sống đầy tính ích kỷ, không biết tôi đă bước theo Thày cách nào và tới đâu rồi ?  Chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới biết con đường nào dẫn tôi đến thành công, dù không phải bao giờ cũng thành công như tôi muốn.

Bao lâu chưa hiểu biết rơ về Chúa Giêsu, tôi chưa thể làm chứng cho Người và lôi cuốn mọi người theo Chúa.  Một cuộc sống chỉ lo hưởng thụ là bằng chứng tố cáo tôi chưa hiểu ǵ về Chúa Giêsu.  Khi đă chiếm được quyền bính và của cải, tôi cố sức giữ chặt và khai thác, mặc bao người đang đau khổ chung quanh.  Tôi tự măn về công trạng và hưởng thụ những ǵ đă chiếm hữu và nhất định không chia sẻ cho ai.     Miệng tôi vẫn ca tụng và rao giảng Đức Kitô, nhưng ḷng tôi vẫn nghĩ như Phêrô !  Nếp sống hưởng thụ và tự măn tố cáo tôi chưa hiểu Đức Kitô là Con Người Đau Khổ.   Những than thân trách phận suốt bao năm tháng là bằng chứng tôi chưa đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào chiến thắng cuối cùng Đức Giêsu Phục sinh sẽ dành cho tôi.  Bao năm tháng đă trôi qua.  Thật là uổng phí !!!

Nhưng không phải chỉ có tôi.  “Tiếc thay, phải thú nhận rằng lỗi lầm của Phêrô vẫn được lập lại trong lịch sử.  Cũng thế, vào một lúc nào đó một số người trong Giáo hội, kể cả những Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, đă hành xử như thể Nước Thiên Chúa thuộc về thế gian này và quyết tâm chiến thắng kẻ thù (nếu cần cũng dùng vũ lực), thay v́ chịu đau khổ và tử đạo.”[10]  

Nh́n vào Giáo Hội Việt nam hôm nay, chúng ta thấy ǵ ?  Có lẽ GHVN đang sống như một Nước Thiên Chúa hoàn hảo trên mặt đất.  Không bao giờ  sai lầm.  Chẳng cần ai góp ư hay sửa sai.  Như thế, vô t́nh đă mắc vào cạm bẫy thế gian.  Dựa trên quyền bính để khẳng quyết giá trị và chỗ đứng Giáo hội.  Nếu thế làm sao có thể lôi kéo mọi người ra khỏi cơn lốc thời đại ?  Thế gian đang dùng mọi phương tiện truyền thông, phim ảnh, tiểu thuyết, phong tục và những thông tin kỳ lạ để tŕnh bày một Đức Giêsu theo quan niệm Phêrô.  Phim truyện “Giải Mă Da Vinci Code” chỉ là ấn bản mới nhất trong một chuỗi dài những nỗ lực của Satan hôm nay.[11]

Hơn lúc nào, trước khi dấn thân phục vụ để rao giảng Chúa Kitô[12], GHVN hăy trả lời câu hỏi Chúa đă đặt ra cho Phêrô và các tông đồ : “C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai ?”[13]  Từ chỗ xác tín đúng đắn mới  phục vụ đắc lực và rao giảng hiệu quả được.  Nếu không, ngay cả sự hiện hữu của chúng ta cũng vô nghĩa, nói chi đến việc phục vụ.  Đúng như thánh Hillary Poitiers nói khi mới gia nhập Đạo : “Trước khi biết Chúa, con không hiện hữu.”

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết Chúa là ai.  Giữa những thử thách hôm nay, xin cho con luôn đứng vững và tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng của Chúa Phục sinh.  Nhờ đó, con sẽ được thánh hóa, dấn thân làm chứng, xây dựng một xă hội tự do, công b́nh và ḥa b́nh.  Lạy Chúa, xin hăy đến !   Amen.

 


[1] x. www.findarticles.com ngày 15/09/2006.

[2] www.sacredheart.edu

[3] Mc 8:29.

[4] x. Mc 11:61 tt.

[5] x. Harper’s Bible Dictionary, ed Paul J. Achtemeier & Associates, Harper & Row, Publishers, San Francisco, 1985.

[6] Mt 20:28; Mc 10:45.

[7] Ga 21:19; Lc. 5:27; Mc 2:14;  Mt 9:9.

[8] Theo Thánh Phanxicô Assisi.

[9] x. Mc 8:34

[10] Linh mục Cantalamessa : Zenit 15.09.2006.

[11] x. Linh mục Cantalamessa : Zenit 15.09.2006

[12] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : Thư Mục Vụ Năm 2006 : Sống Đạo Hôm Nay.

[13] Mc 8:29.

Giuse Trần Văn Yên, op

 Điều kiện để theo Đức Giêsu Kitô

Mc 8, 27-35

Kính thưa cộng đoàn, qua đoạn Tin Mừng thánh Mac-cô tường thuật hôm nay, thiết nghĩ đây là một trong những lời xem ra khó nghe, khó chấp nhận nhất theo cảm nhận của con người. Nhưng đó lại là sự thật, là con đường đưa ta đến hạnh phúc. Với hai chữ “Từ bỏ”  được xem như chỉ dành cho những ai không b́nh thường và khờ khạo theo cái nh́n của con người trong xă hội hôm nay. Vâng, họ là những con người không b́nh thường và khờ khạo v́ Đức Kitô, Người là Đấng khôn ngoan tuyệt hảo.

Chúng ta thấy Đức Kitô đă đưa ra điều kiện tiên quyết cho những ai muốn đi theo Người rằng:“Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo” (Mc 8, 34). Với điều kiện mà Đức Kitô đưa ra, phải chăng, Chúa muốn hành hạ con người, muốn con người phải chịu đau khổ hay sao? Chúng ta thấy trong cuộc s ống đời thường, khi muốn thuyết phục ai đi theo ḿnh, họ thường hứa hẹn đủ điều: nào là chức cao quyền trọng, nào là phú quư giàu sang, nào là hạnh phúc… C̣n Chúa, sao Chúa lại hứa hẹn cho những ai muốn đi theo Người phải từ bỏ, hy sinh; phải chịu sỉ nhục, đau khổ và cả mạng sống nữa.

Chắc chắn rằng, Chúa không muốn cho chúng ta những thứ hạnh phúc phù du,  những thứ quyền thế giả tạo, dễ dàng và chóng qua. Nhưng Chúa muốn ban tặng cho chúng ta thứ hạnh phúc đích thực, hạnh phúc vĩnh cửu. “Ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất; c̣n ai liều mất mạng sống ḿnh v́ Tôi và v́ Tin Mừng, th́ sẽ cứu được mạng sống ấy. V́ được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, th́ người ta nào có lợi ǵ”?  (Mc 8, 35-36).

Vâng, muốn được hạnh phúc đích thực, chúng ta cần phải chịu cắt tỉa, đau xót; phải chịu thử thách, gian nan và cùng với Đức Kitô vác Thập giá tiến về Núi Sọ. Điều kiện mà Đức Kitô đưa ra không phải để hành hạ con người, nhưng muốn con người đi vào quy luật tốt lành của Chúa để được sự sống hạnh phúc vĩnh cửu.

Cộng đoàn thân mến, để hiểu, để yêu Đức Kitô th́ cần phải chịu đau khổ với Người, bằng sự hi sinh từ bỏ con người ḿnh. Môn đệ của Chúa Giêsu không có con đường nào khác ngoài con đường mà thầy Giêsu đă đi, đó là con đường từ bỏ, hi sinh; con đường Thập giá. Bởi Người đă nói: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại” (Mc 8, 31).

Ngày xưa, dân Do Thái cứ tưởng Đức Kitô con Thiên Chúa đến phải như là một “Vị Tướng” đánh Đông dẹp Tây, để dân tộc ḿnh được đứng đầu các dân tộc khác. Nhưng không ngờ Đức Kitô lại bị hành hạ, bị sỉ nhục và bị giết chết như một tên phản quốc, như một kẻ tội lỗi.  Ngày nay chúng ta cũng hay lầm tưởng theo Đức Kitô để được trọng vọng, để được danh tiếng. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai muốn làm lớn giữa anh em th́ phải làm người phục vụ anh em” (Mc 10, 43). Chúng ta cứ tưởng theo Chúa để được may mắn, được thành công ở đời , để được ăn trắng mặc trơn. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo” (Mc 8, 34).

Một khi chúng ta mang lấy Thập giá với ḷng đón nhận và yêu mến Đức Kitô, chúng ta sẽ thấy t́nh yêu mạnh hơn sự chết. Bởi chưng “Không có t́nh thương nào cao cả hơn t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh” (Ga 15,13).

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đă đi qua con đường Thập giá để bước vào phục sinh vinh hiển. Xin cho chúng con sức mạnh của Chúa để chúng con đón nhận những thử thách, đau khổ ở đời này như là phương tiện để lập công phúc cho cuộc sống mai sau. Xin cho chúng con có ơn Chúa để chúng con biết từ bỏ tính ích kỷ, giận hờn, ghen ghét và những ǵ không phù hợp với người con Chúa. Xin giúp chúng con khi gặp những thử thách, gian nan biết gượng dậy để tiếp tục tiến bước theo Chúa lên Núi Sọ.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, ước ǵ Thánh giá Chúa là mẫu gương, là ánh sáng soi đường con đi, nhờ đó Thánh gía không c̣n là đau khổ, là tai họa nữa  nhưng là dấu chỉ Chúa yêu con. Amen.

 

 

Phêrô Nguyễn Tấn Tường

Đức Tin Không Hành Động Là Đức Tin Chết

Mc 3, 27-35

Kính thưa cộng đoàn, dầu muốn hay không muốn th́ đến một lúc nào đó mỗi người chúng ta cũng tự hỏi: điều ǵ sẽ sảy ra nếu nhân loại này sống mà không c̣n có ai tin ai ? Vây, thế nào là tin ? đối với đức tin tôn giáo, có phải tin là đặt tất cả tâm hồn và lư trí vào niềm tin tôn giáo mà không cần đắn đo lư luận ǵ không ? Nếu sự cởi mở của tâm hồn thuộc trật tự cá tính, th́ sự hướng mở của lư trí lại thuộc trật tự của lư luận. Con tim và lư trí, cả hai trật tự đan xen và bổ túc cho nhau để giúp con người khi đón nhận đức tin vẫn là một con người hài ḥa, nghĩa là vừa có trái tim vừa có lư trí.

Tin, một trong những điều phải nói là rất khó cho mỗi chúng ta, thế nhưng thử hỏi giả như anh không tin tôi, chúng ta không c̣n tin nhau nữa; th́ liệu một ly nước tôi mời anh, anh có giám uống không ? những hợp đồng đối tác giữa đôi bên, anh có giám kư không ? đó chỉ là những liên quan giữa người với người trong xă hội. Thế c̣n đức tin tôn giáo là ǵ ? tại sao chúng ta được gọi là người có đức tin Kitô giáo, và niềm tin tôn giáo có mang lại ư nghĩa ǵ cho cuộc sống chúng ta không ?

Như chúng ta vừa nghe trong bài đọc hai, thánh Giacobe đă nói: "Thưa anh em, ai bảo rằng ḿnh có đức tin mà không hành động theo đức tin, th́ nào có ích lợi ǵ ?" Như thế rơ ràng chỉ tin thôi chưa đủ, mà tin luôn phải đi đôi với hành động. Do đó, thế nào là hành động của niềm tin ? Nói đến đây, tôi chợt nhớ có một câu truyện kể rằng: Trong thời đệ nhị thế chiến, vào một buổi sáng nọ, tất cả tù nhân của trại Au-schwitz bị dựng dây thật sớm bởi tiếng c̣i hối thúc của tên cai ngục. Sau một khoảnh khắc hỗn loạn, cuối cùng các tù nhân cũng đă xếp thành hai hàng. Sau đó, tên cai ngục thông báo: có một tù nhân trốn thoát mà chúng tôi không t́m ra hắn, v́ thế các nguời phải trách nhiệm về tên này. (theo luật của trại: khi một tù nhân trốn trại th́ 10 người trong họ phải chết thay). Tên cai ngục rảo bước và nh́n vào những khuân mặt hốc hác v́ đói và v́ rét của các tù nhân để chỉ ra 10 tù nhân phải chết. Khi cây gậy trên tay viên cai ngục lần lượt chỉ xuống trên đầu những người bị loại, họ cắn răng chấp nhận như biết trước số phận một khi đă bị lọt vào tay bọn phát xít độc tài và cứ thế cây gậy cứ lần lượt chỉ xuống. Bổng nhiên khi chỉ tới một tên tù, anh đau đớn thốt lên: trời ơi! Tại sao lại là tôi, thế c̣n vợ tôi, và các con tôi ai sẽ lo cho họ! Cảm được nổi đau ấy, trong hàng bổng có một tù nhân mang số 16670 bước ra xin chết thay, để người bạn tù kia được hy vọng có ngày trở về lo cho vợ và chăm sóc các con. Vâng người tù mang số 16670 ấy là cha Maximiliano Maria Kolbe một người đầy đức tin Kitô giáo; không đầy đức tin sao được, một khi cha đă giám cất bước theo gương thầy Giêsu làm hạt lúa mục rữa, để chỉ cho chúng ta thấy thế nào là hành động của niềm tin.

Kính thưa cộng đoàn, tục ngữ Việt Nam cũng có câu "lời nói gió bay, gương bày lối cuốn". Vâng, những hành động cụ thể bao giờ cũng mang lại những bảo chứng hùng hồn hơn là những lời nói suông. C̣n chúng ta, những người mang danh Kitô giáo, chúng ta đă tuyên xưng đức tin vào ngày lănh nhận bí tích rửa tội và lát nữa đây, chúng ta lại một lần nữa tuyên xưng đức tin, để rồi trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có dám loan báo tin mừng của thầy Giêsu bằng chính cách sống và hành động cụ thể để những người chung quanh nhận ra chúng ta là những người có niềm tin vào Đức Kitô và vào Giáo Hội không ? Chúng ta là những tín hữu của Đấng đă sống và chết cho tha nhân và bất luận người đó là ai, không kể bạn hay thù, và Ngài đă yêu thương chúng ta cho đến chết và chết trên thập giá. Niềm tin ấy có được chúng ta loan báo bằng chính thể những việc làm cụ thể bằng yêu thương - quảng đại, bằng quên ḿnh và tha thứ không?

 

Fr. Siciliano, op (Học viện Đaminh chuyển ngữ)

C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?

Is 50: 5-9a; Gc 2: 14-18; Mc8: 27-35

Lm. Jude Siciliano, OP.

Kính thưa quư vị,

Thắc mắc về thân phận của Đức Giêsu đă được nhắc đến trước đó trong Tin mừng theo thánh Máccô. Đức Giêsu đă gợi lên bao hào hứng, ṭ ṃ thắc mắc và chống đối khi Người rảo quanh Galilê để rao giảng và chữa lành. Trong chương 6, người ta đă tranh luận về việc Đức Giêsu là ai và họ đă thốt lên: “Đó là ông Gioan Tẩy Giả từ cơi chết trỗi dậy,… là ông Êlia… một ngôn sứ" (Mc 6,14-15). Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi: “Người ta bảo Thầy là ai?” Và các môn đệ lặp lại ư kiến đó: “Gioan Tẩy Giả, Êlia…. một trong các ngôn sứ”.

Đức Giêsu đặt câu hỏi về thân phận của Người và nghe lời xầm x́ dấy lên từ việc chữa lành và giáo huấn của Người. Một cuộc thảo luận về thân phận Đức Giêsu hẳn sẽ là cuộc tṛ chuyện thú vị giữa những người đang quây quần trong bữa liên hoan ngoài trời với ly bia trên tay. Câu chuyện sẽ trở nên sôi nổi với những ư kiến trái ngược nhau. Có thể cả nửa trong đám thực khách cũng nóng hùng hực như cục than hồng. Nói về một chuyện như thế có thể khiến cho cuộc tṛ chuyện thêm thú vị và thậm chí c̣n gây lên sự ṭ ṃ, và ở khía cạnh nào đó c̣n mang tính học hỏi; có người lấy sách ra kiểm chứng, có người lên mạng t́m câu trả lời. Nói chung là tốt. Nhưng cần một chút ǵ đó riêng tư hơn.

Trong sự tiến triển của niềm tin, chúng ta cần lắng nghe và học hỏi từ những người khác, nhưng việc lập lại các công thức và ư niệm thôi th́ chưa đủ. Đức Giêsu đ̣i chúng ta phải tận hiến cuộc đời này cho Người và đón nhận cuộc đời của Người như lối sống của chúng ta – dù cho có phải chịu đau khổ và tự hiến v́ danh Người. Một người môn đệ phải liên lụy thiết thân với Đức Kitô và có khả năng nói lên niềm tin của ḿnh khi bị thử thách. Dẫu cho không ai thắc mắc về niềm tin của chúng ta nơi Đức Giêsu, th́ cũng sẽ có những khoảnh khắc quan trọng, vấn nạn đó sẽ được đặt ra cho chúng ta qua những biến cố trong cuộc đời.

Chúng ta sẽ nói ǵ và làm ǵ khi: công việc mang lại cho ta một khoản tiềm thêm nếu chúng ta chấp nhận thỏa hiệp; bệnh tật khiến chúng ta và gia đ́nh ḿnh bị xáo trộn; một người bạn chất vấn chúng ta về niềm tin; chúng ta phải đưa ra chọn lựa về ứng cử viên cho cuộc bầu cử; chúng ta cố gắng chuyển trao niềm tin của ḿnh cho con cháu chúng ta; giáo xứ cần thêm người giúp về khoản phục vụ nhà cấp phát lương thực cho người nghèo,…? Trong những khoảnh khắc nhất định đó của đời ḿnh, Đức Giêsu quay về phía chúng ta và hỏi, như Người hỏi các môn đệ xưa rằng: “C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Và rồi Người sẽ nói thêm, “Vậy th́ anh em sẽ làm ǵ nào?”

Vào những giai đoạn khác nhau trong đời, chúng ta cũng bị chất vấn những câu như thế và chúng ta phải trả lời chứ không chỉ dùng lại công thức tuyên xưng đức tin hay câu trả lời mà chúng ta học được từ các lớp giáo lư khi c̣n là trẻ con, nhưng phải là câu trả lời từ một đức tin trưởng thành được nuôi dưỡng bởi các bí tích, bài đọc, các cơ hội học hỏi trong giáo xứ, qua cầu nguyện, suy tư Lời Chúa – cũng như những như những ǵ chúng ta học được từ nỗ lực nhằm trả lời cho những thiếu thốn của con người và thế giới quanh ta.

Các môn đệ mà Đức Giêsu đặt câu hỏi: “C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” đă có thời gian học từ Người và nh́n xem Người đối xử với những kẻ nghèo khó thiếu thốn chạy đến với Người ra sao. Các ông được “giáo dục” trong vai tṛ người môn đệ - chúng ta cũng vậy. Các ông phải học nhiều và sau này, trên đường sứ vụ, câu hỏi đó cứ được lặp lại măi với các ông, “Anh em bảo Đức Giêsu là ai?” Sự đáp trả của các ông ngày càng tăng, trên hết v́ các ông đă cảm nghiệm câu hỏi đó từ lần đầu tiên Đức Giêsu hỏi các ông. Sau này, sau cái chết và phục sinh của Người, các ông có thể trả lời xa hơn, như chúng ta đang học để tự ḿnh trả lời: “Người là Đức Kitô phục sinh!”

Phêrô làm một cú nhảy vọt trong câu trả lời cho Đức Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô” (hay “Đấng Mêssia”). Trong Tin mừng theo thánh Mátthêu, Đức Giêsu khen ngợi Phêrô: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, v́ không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. C̣n Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,17-18). Nhưng thánh Máccô không giống như thánh Mátthêu, và ngài có mục đích riêng của ngài.

Trong Máccô, Đức Giêsu lệnh cho tất cả các môn đệ không được nói với ai về Người. Các môn đệ trong bài Tin mừng này vẫn khá khờ khạo. Ngay trong đoạn Tin mừng trước bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đă khuyến cáo họ về “men Pharisêu và men Hêrôđê”. Men là mộ biểu tượng nói đến sự thổi phồng tính kiêu ngạo nhưng, dĩ nhiên, các ông lại hiểu rằng Đức Giêsu đang nói đến việc họ thiếu lương thực. Quư vị hiểu ư tôi không? Khờ khạo! Các môn đệ, cả chúng ta cũng vậy, c̣n nhiều thứ phải học trên hành tŕnh làm mộn đệ. Nhưng may cho chúng ta, Đức Giêsu không từ bỏ chúng ta, nhưng c̣n cho chúng ta thời gian – hết lần này đến lần khác. V́ Phêrô đă tuyên xưng Đức Giêsu là đấng Mêssia, và v́ niềm mong đợi đấng mêssia đến mang theo nhiều thứ, như sự thống trị và giải phóng về mặt chính trị - Phêrô và các môn đệ c̣n phải học nhiều để biết Đức Giêsu là đấng Mêssia như thế nào. V́ thế, Đức Giêsu cảnh báo họ “đừng nói với ai về Người”.

Bài đọc I là “Bài Ca Người Tôi Trung” thứ ba trích từ sách ngôn sứ Isaia. Bài này có thể giúp cho các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi có được lời giải đáp cho câu hỏi của Đức Giêsu “C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Khi trả lời, những tín hữu đầu tiên áp dụng h́nh ảnh người tôi trung của Isaia để giúp họ hiểu Đức Giêsu là ai và Người đă làm điều ǵ khác biệt trong cuộc đời họ.

Bài Ca Người Tôi Trung có thể được viết hướng đến lúc kết thúc thời gian lưu đày ở Babylon. Nó diễn tả niềm hy vọng rằng những người bị giam cầm sẽ được quyền năng của Thiên Chúa giải thoát. Đó là điều Thiên Chúa đă làm bằng cách khiến cho vua Kyrô nước Ba Tư trả tự do cho dân lưu đày và cho họ trở về quê cha đất tổ.

Đức Giêsu đang nói về sự đau khổ và cái chết của Người, điều đó sẽ xảy đến v́, như nhân vật của Isaia, Người đă trung tín với sứ vụ. Dù có phải chịu đau đớn và bị từ chối, Người vẫn tin tưởng nơi sự minh xét sau cùng của Thiên Chúa. Cả Đức Giêsu và ngôn sứ Isaia đều mang Tin mừng đến, nhưng cả hai đều bị từ chối.

Khoảnh khắc hỏi và trả lời trong đoạn trích Tin mừng thánh Máccô hôm nay là một điểm xoay chuyển quan trọng. Từ đầu cho đến giờ, chỉ có ma quỷ mới nhận ra Đức Giêsu là ai và Người bắt chúng phải im miệng. Nay, Phêrô gọi đích danh Đức Giêsu là “Đấng Kitô” – Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Trong Tin mừng theo thánh Máccô mà chúng ta theo dơi cho đến nay và sau này chúng ta sẽ thấy căn tính Đức Giêsu dần được hé lộ như Người Tôi Tớ Đau Khổ của Thiên Chúa, Người là Đấng mặc khải t́nh yêu của Thiên Chúa cho chúng ta và luôn trung thành với thánh ư của Thiên Chúa – dẫu cho có phải chịu đau khổ và phải chết. Nhờ con đường Đức Giêsu đă chọn mà chúng ta biết được Thiên Chúa của chúng ta, không phải một Thiên Chúa xa vời, nhưng là Đấng luôn đồng hành cùng với ta hằng ngày, trong niềm vui cũng như trong những thử thách.

Phêrô không muốn nghe ǵ về việc Con Người phải chịu đau khổ và bị giết chết. Ông vẫn một mực với ư niệm về một Đấng Mêssia mạnh mẽ và chiến thắng, đấng khuất phục mọi quyền lực; chứ không chịu chúng làm cho đau khổ và giết chết. T́nh yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta được tỏ lộ ra trên thập giá và rồi, được bày tỏ cách trọn vẹn, như Đức Giêsu nói với chúng ta hôm nay: “sau ba ngày” – khi Người từ cơi chết trỗi dậy.

Nếu chúng ta chỉ t́m kiếm sự hiện diện của Thiên Chúa trong những hành động uy hùng th́ chúng ta sẽ thất vọng. Có thể v́ chúng ta diễn giải sức mạnh không đúng cách. Đức Giêsu dập tắt niềm hy vọng của Phêrô về một đấng mêssia quyền uy về chính trị và quân sự. Nhưng, Người lại biểu lộ một kiểu sức mạnh khác bằng cách chọn ở lại với chúng ta trong sự mỏng gịn, kiếm t́m và đau khổ, cho chúng ta niềm hy vọng rằng Người có thể nâng chúng ta lên với một đời sống mới.

Kết quả của niềm tin này là, trong sự yếu đuối lại là chính sức mạnh của Thiên Chúa, chúng ta đáp lại bằng cách chọn đứng về phía những người đang gặp khó khăn, đau khổ và trở thành dấu chứng t́nh yêu và sự quan pḥng của Thiên Chúa cho họ - như Đức Giêsu đă làm cho chúng ta.