CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN B
An Phong, op : Thái độ đo lường hành động Fr. Jude Siciliano, op : Bỏ Thầy con đi với ai Fr. Jude Siciliano, op : Một sự lựa chọn dứt khoát Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Ai đi ? Ai ở ? Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Sức mạnh của Bánh Thánh Thể Như Hạ, op : Thách đố lớn nhất Tu sĩ Giuse Nguyễn Văn Hội : Lúc này và ở đây GB. Nguyễn Tuấn Dũng op : Bàn tay Chúa dẫn dắt ta trên mọi nẻo đường Fr. Jude Siciliano: Phần chúng con, chúng con đă tin...
An Phong, op Thái Độ Đo Lường Hành Động Ga 6, 54a.60-69 Đức Giêsu đă tuyên bố ḿnh là Bánh Sự Sống từ trời xuống. Các thính giả của Người đă phản ứng bằng nhiều thái độ khác nhau. Hầu hết không tin, một số nghi ngờ. Nhưng nhóm Mười Hai với Phêrô là đại diện đă tin. Trước những lời của Đức Giêsu, mỗi người phải chọn lựa cho ḿnh một thái độ, một lập trường. "Chúng con sẽ đi theo ai ? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời". Lời tuyên tín của Phêrô hẳn cũng là lời tuyên xưng đức tin của mỗi người kitô hữu chúng ta. Trong khi nhiều người khác không tin vào Đức Giêsu, th́ người tín hữu tức là người gắn bó, ở với và lắng nghe lại tuyên xưng những lời trên. Người tín hữu gắn bó với Đức Giêsu, v́ "Người là Đấng Cứu độ tôi", lời của Người mang sự sống đời đời. Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đến trần gian thông ban sự sống Thần Linh cho nhân loại, đặc biệt qua Nhiệm tích Thánh Thể. Mỗi lần đón nhận Thánh Thể là mỗi lần gắn bó với Đức Giêsu. Để gắn bó với Đức Giêsu, người ta cần trở nên trẻ thơ. Thánh Tôma nói : "Trên trái đất này, chúng ta như những trẻ thơ trong cung ḷng người mẹ của ḿnh". Người tín hữu ở với Đức Giêsu, tức là chấp nhận sự hiện diện của Người trong đời sống mỗi ngày. Tin tức là nhận ra Ai Đó đang chi phối cuộc đời ḿnh, chấp nhận cho Ai Đó can thiệp, "góp ư", "sửa đổi". Đôi khi chúng ta quên hỏi ư kiến của Ai Đó trong những biến cố của đời ḿnh, và chúng ta tự ư quyết định lấy tất cả. Ở với Đức Giêsu là đồng hành với suy nghĩ, hành động của Người. Suy nghĩ và hành động của Đức Giêsu không ǵ khác hơn là ước muốn cho cuộc đời và con người hạnh phúc. Người tín hữu lắng nghe Lời Chúa qua các biến cố của cuộc đời ḿnh, qua chính Lời "làm cho sống đời đời". Để có thể lắng nghe được Lời Chúa, chúng ta cần thinh lặng, cần cúi ḿnh xuống, cần có tấm ḷng rộng mở. Lời Chúa chỉ vang lên khi chúng ta có đủ những điều kiện thích hợp trên. Tin cũng là lắng nghe lời Chúa nói để "hoán cải và tin vào Tin mừng".
Phải chăng chúng ta đang
tuyên xưng "Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời" ? Lm. Jude Siciliano, OP Bỏ Thầy Con Đi Với Ai Ga 6, 54a.60-69 Giô-suê thay mặt Mô-sê dẫn đưa các bộ tộc Israel đến đất Chúa hứa. Hiện chúng ta đang đọc vào phần cuối của sách Giô-suê, và ông ta gọi tất cả các bộ tộc Israel để họ lập lại lời giao ước với Thiên Chúa. Giô-suê là người dẫn đầu họ, và cách Giô-suê dẫn dắt dân Chúa là không quy định bắt buộc điều gì. Trái lại, ông nhắc cho họ biết là tổ tiên của họ đã thờ phượng Thiên Chúa. Vì Đức Chúa phán “Ta đã đưa cha ông các ngươi ra khỏi Ai Cập, ra khỏi tù đày”. Giô-suê nói với họ “đừng quên những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta; hãy tiếp tục sống kết liên mật thiết với Thiên Chúa”. Rồi Giô-suê quyết định “Phần ta và cả nhà ta, chúng ta sẽ phụng thờ Đức Chúa”. Trong các gia đình thời nay, người cha hay chồng không phải một mình đứng đầu gia đình. Có nhiều gia đình không có cha, chỉ có mẹ thôi. Dù vậy, những người chủ gia đình có đức tin, như Giô-suê, muốn con cái mình “thờ phượng Thiên Chúa”. Giô-suê nhắc các bộ tộc Israel nhớ lại những kỳ công, phép lạ rực rỡ Thiên Chúa đã làm để cứu họ trên đường về miền đất hứa. Rồi ông ta bảo họ chọn. Trong phúc âm đọc hôm nay, chính Chúa Giêsu đứng trước con cháu những người trước kia là nô lệ, Ngài mời gọi họ hãy chọn. Họ sẽ chọn tin tưởng vào Chúa Giêsu, hay chọn một đường lối sống khác? Cũng như lúc đi qua sa mạc dân Israel than thở, thì giờ này Chúa Giêsu cũng nghe họ “xầm xì”. Hay là họ cũng như cha ông của họ đã quên những gì Thiên Chúa đã làm cho họ? Hôm nay là một ngày tốt để cầu nguyện cho tất cả những người có trọng trách dạy dỗ đức tin cho thế hệ mai sau, nhất là những bậc làm cha mẹ, những người dạy giáo lý. Giáo xứ cần nâng đỡ cha mẹ, và giúp họ làm gương mẫu và dạy dỗ các con cái họ về đức tin của “cha ông” trong gia đình. Trong cộng đoàn, những nhóm cầu nguyện tĩnh tâm và học hỏi, đế đời sống thiêng liêng phấn khởi, nên nâng đỡ những người có trách nhiệm hướng dẫn đức tin của lớp thanh niên. Chúng ta cũng nên biết rằng Giô-suê thực hiện những quyết định của ông ta bằng lời nói và làm gương sáng cho những người trong gia đình ông. Trong cộng đoàn những chương trình hoạt động, dù tốt đến đâu cũng có thể bị lộ ra mặt khiếm khuyết trước mắt lớp thanh thiếu niên, nếu họ không thấy những người lớn tuổi nêu gương sống đức tin trong lời nói và đời sống đạo của họ. Chúng ta không sống đức tin bên ngoài, như làm những việc trong giáo xứ như các phụ trách nghi lễ, tu sĩ, những người đọc sách hay làm các việc phụng vụ khác. Phần đông đời sống đức tin của chúng ta được thể hiện qua những liên hệ với hàng xóm, với những người trong xã hội, trong gia đình, bản thân, cha mẹ và con cái. Trong những cảnh sống đó đều là những dịp để làm chứng đức tin như Giô-suê đã nói “phần ta và cả nhà ta, chúng ta sẽ phụng thờ Đức Chúa” Trong phúc âm đọc Chúa Nhật trước đây, Chúa Giêsu làm phép lạ bánh hóa nhiều, Chúa Giêsu cho đám dân chúng ăn “Bánh bởi Trời”, bánh manna mới. Dân chúng có hiểu “dấu hiệu” mà họ đang trông thấy không? Họ có thấy Chúa Giêsu là bánh hằng ngày dẫn đưa họ đến Đất Hứa mới không? Đối với những người theo Chúa Giêsu, phần đông không hiểu các phép lạ Ngài làm. Mặc dù Chúa Giêsu hứa là lời Ngài sẽ cho họ sự sống mới, và chính Chúa Giêsu là sự sống cho họ, thế là họ rút lui và không theo Ngài nữa. Phúc âm hôm nay làm chúng ta ngạc nhiên. Thường thì những người chống đối Chúa Giêsu là những tư tế và biệt phái. Nhưng hôm nay chính những môn đệ theo Ngài không chấp nhận lời Ngài. Họ không hiểu những lời Chúa Giêsu nói là sự thật, “Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?” Nghĩa là Ngài từ bởi Trời xuống, và Ngài sẽ về lại Trời. Cũng như Giô-suê, Chúa Giêsu để các môn đệ tự chọn. Họ muốn theo Ngài hay chọn “trở về lối sống cũ trước kia, và không theo Ngài nữa”, Chúa Giêsu không muốn thay đổi ý muốn của họ. Nếu Chúa Giêsu buộc các môn đệ chấp nhận lời Ngài thì từ trong thâm tâm họ cũng chấp nhận được. Nếu Ngài làm như vậy, thì hóa ra họ bị thu hút bởi chính Ngài, nên họ dể dàng chấp nhận những lời Ngài dạy dỗ. Họ có thể đặt qua một bên những gì nghe có vẻ chướng tai đối với họ, như ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu. Nhưng lòng tin vào Chúa không chỉ là một sự chấp nhận không thôi, mà còn phải làm chứng bên ngoài nữa mới rao giảng được lời Chúa cho kẻ khác. Vì thế chúng ta nên tự hỏi mình: Chúng ta có thật tâm tin tưởng tất cả những lời Chúa Giêsu nói với chúng ta hôm nay không? “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”. Nếu có, thì hảy sống bằng những lời đó để chứng tỏ đức tin của chúng ta cho kẻ khác. Khi chúng ta chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta được xức dầu “để trở nên tư tế, ngôn sứ, và vương giả”. Bởi thế đời sống của chúng ta phải như thế nào? Trên thế giới có nhiều người rất tốt, và rất tận tâm, nhưng họ không tin Chúa Giêsu. Nhưng đức tin chúng ta đòi hỏi chúng ta nhiều hơn là chỉ nên “người tốt và tận tâm”. Chúng ta phải là những ngôn sứ. Chúng ta được gọi để rao giảng lời Chúa trên trần gian. Chúng ta được gọi làm theo Chúa Giêsu. Trở nên những Kitô Hữu trung thực có ảnh hưởng trong xã hội, để làm ngôn sứ trong thế gian. Trọng trách làm ngôn sứ không phải chỉ thuộc về những chứng nhân đức tin trong Giáo hội, mà thuộc về tất cả giáo dân. Hôm nay chúng ta được nhắc lại điều chúng ta đã chọn trước kia. Và một lần nữa chúng ta được dịp dấn thân cho Chúa Giêsu, và lời Ngài là “Thần Khí và sự sống”. Nếu chúng ta chấp nhận lời Chúa Giêsu, thì chúng ta cũng chấp nhận trọng trách làm ngôn sứ. Chúng ta phải làm chứng đức tin trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. không những chỉ trong một giờ vào ngày Chúa Nhật, nhưng phải đầy tràn trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta phải dùng lời nói và việc làm để tuyên xưng Chúa như Giô-suê vậy “phần ta và cả nhà ta, chúng ta sẽ phụng thờ Đức Chúa”. Chúa Giêsu nói rõ là “không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Nói cách khác là riêng phần loài người, nếu không có đức tin trợ giúp, thì chúng ta không thể hiểu và chấp nhận sự sống được. Chỉ có Thần Khí Chúa mới làm cho chúng ta chấp nhận được lời dạy dỗ của Chúa Giêsu. Thế nên cần phải có ơn Chúa. Không phải những người được mời gọi đều chấp nhận ơn ấy, hoặc sẵn sàng sống ơn ấy. Như trong phúc âm hôm nay chúng ta thấy có môn đệ bỏ Chúa Giêsu. Vì thế chúng ta cần phải sửa đổi cách chọn lựa và các chuẩn mực khác trong đời sống dưới sự hướng dẫn của lời Chúa và Thần Khí Ngài. Đó là điều rất khó đối với “thân xác” chúng ta vì nó trái với thế gian. Hôm nay Chúa Giêsu đến với chúng ta lần nữa trong lúc chúng ta quây quần lắng nghe lời Ngài và ăn uống chính thân mình Ngài. Và Ngài sẽ hỏi chúng ta là có quyết định dấn thân theo Ngài chưa? Hãy cùng nói lên lời ông Simon Phêrô “Thưa Thầy, bỏ Thầy con đi với ai? Vì Thầy mới có lời đem lại sự sống đời đời.” Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP Fr. Jude Siciliano, OP Một Sự Lựa Chọn Dứt Khoát Ga 6, 54a.60-69 Thưa quư vị, Việc chúa nhật hàng tuần chúng ta họp nhau thờ phượng Thiên Chúa, không đơn giản chỉ là các cuộc tụ họp có tính thuần xă hội, như gặp gỡ bạn bè, cơ hội làm ăn mới, quan hệ mới,... mà đúng lư phải mang ư nghĩa thiêng liêng hơn, tức thăng tiến các mối dây hiệp nhất thân t́nh với những tâm hồn đang khát khao trở nên môn đệ đích thật của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng nhau hạ quyết tâm thi hành những điều Thiên Chúa đ̣i hỏi để xứng đáng làm chứng nhân cho Ngài và các đường lối của Ngài! Có phải như thế là chúng ta vâng theo lời Thánh Kinh: "Hăy qua cửa hẹp mà vào nước trời" (Mt 7,13)? Có phải Chúa Giêsu mô tả cánh cửa nhỏ xíu, chỉ đủ để chấp nhận số nhỏ được tuyển lựa kỹ lưỡng vào nước Thiên Chúa, ngoài ra bị loại bỏ? Thưa không phải vậy. Ngài mạc khải con đường, cánh cửa, mà chúng ta quyết tâm tiến bước để đến cùng Cha Ngài. Con đường đó là hy sinh, hăm ḿnh. Con lạc đà muốn đi lọt qua Cửa Kim bé nhỏ th́ phải trút bỏ mọi hành lư cồng kềnh trên ḿnh lại, th́ mới có thể qua được. Cũng vậy, người lữ hành về nước trời mà mang theo nhiều tham vọng, của cải, chức quyền, tiếng tốt, th́ không có khả năng đạt tới mục tiêu. Chúng ta tiến vào bằng cửa hẹp, bởi v́ nghe theo lời Chúa mời gọi, và sẵn sàng từ bỏ tất cả những ǵ không phù hợp với đường lối của Ngài. Đa phần tín hữu được sinh ra và lớn lên trong các truyền thống công giáo. Nhưng chưa đủ, việc theo Chúa đ̣i hỏi nhiều hơn nữa. Suốt cuộc sống chúng ta cần phải thường xuyên khẳng định lại quyết tâm theo Chúa bằng nhiều phương thức khác nhau, giống như ông Giosuê trước mặt tuyển dân Do Thái: "Về phần tôi và gia đ́nh tôi, chúng tôi sẽ thờ phượng Đức Chúa." Gương sáng của chúng ta, các quyết định của chúng ta thường xuyên gây hậu quả nghiêm trọng đến thân nhân, bà con, láng giềng. Ông Giosuê là người kế vị trực tiếp của Môsê, có nhiệm vụ canh tân và cụ thể hoá giao ước giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Ông làm việc này ở Sikhem, nơi xưa kia Thiên Chúa đă kư kết giao ước với tổ phụ Abraham và Sara. Đúng là một công việc có ư nghĩa biểu tượng rơ nét và mạnh mẽ (St 12,6). Giosuê đă thành công dẫn dắt tuyển dân đổi mới đời sống giao ước với Đức Chúa Trời. Dân Israel hăng hái quyết tâm trung thành với Thiên Chúa, đấng lập giao ước với cha ông họ và kể ra những sự lạ Ngài đă làm trên dân: "Chúng tôi không hề có ư ĺa bỏ Đức Chúa, để thờ phượng các thần khác! V́ chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đă đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Ai Cập, từ nhà nô lệ, đă làm trước mắt chúng tôi những dấu lạ lớn lao. Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, v́ Người là Thiên Chúa của chúng tôi." Ngày nay, chúng ta có thể tưởng tượng quang cảnh "Sikhem" riêng của ḿnh, tức những nơi, những chỗ, những thời gian lănh nhận ân huệ của Thiên Chúa. Tính ra th́ vô số, chúng là những địa chỉ canh tân thiêng liêng. Cho nên chúng ta không chỉ nguyên "đi nhà thờ", với con cháu, bạn bè, hàng xóm. Mà chính ra là tụ họp trong đức tin mà phụng sự Đức Chúa. Chúng ta nhớ lại các kỳ công của Thiên Chúa trên cuộc đời mỗi người, trên gia đ́nh, ḍng tộc, đất nước, khi nghe tuyên bố các bài Sách Thánh. Chính Chúa Giêsu đă gọi những lời Kinh Thánh là "thần khí và sự sống" (Ga 6, 63). Như vậy, cùng với Giosuê, chúng ta cất cao giọng khẳng định: "chúng tôi sẽ thờ phượng Đức Chúa". Lời tuyên bố phát xuất từ ḷng tin và tinh thần đổi mới, nhận định đúng vị trí và hoàn cảnh của ḿnh. Thánh thể là giao ước mới giữa Giáo Hội và Thượng Đế. Giao ước hoàn hảo và muôn đời. Chúng ta không nguyên chỉ đi "nhà thờ" mà chủ yếu đi canh tân, lănh nhận giao ước ban khôn ngoan, thượng trí và sự sống. Chúng ta sinh hoạt giữa Giáo Hội như những gia nhân của Thiên Chúa, đổi mới và năng động. Cho nên hôm nay chúng ta có "lư do" để tới nhà thờ, cũng như mỗi chúa nhật chúng ta đều có "lư do" tŕnh diện Đức Chúa Trời. Lư do đó là cộng thêm những điều đặc biệt cá nhân vào danh sách của cộng đoàn để dâng lên Đức Chúa, nhớ lại các "kỳ công" của Ngài mà hết ḷng tạ ơn! Mỗi người không thể thờ ơ, mà phải có tâm t́nh Giosuê, gia đ́nh ông và toàn dân Do Thái ở cánh đồng Sikhem khi đi tham dự thánh lễ. Nh́n lại cuộc sống với những giây phút yêu, giận, mừng, vui, những thời gian vượt khó để có thể kể ra muôn vàn hồng ân Thiên Chúa tưới gội hoặc cứu thoát khỏi ṿng nô lệ tội lỗi, hoặc lôi kéo ra khỏi các thói hư tật xấu,x́ ke, ma tuư, thuốc sái, đĩ điếm, lừa đảo, trộm cướp,... Dĩ nhiên phải kể đến những cánh tay yêu thương, những lời khuyên nhủ của bạn bè tốt, các nhà hoạt động xă hội đă giúp đỡ hết t́nh. Giống như tuyển dân trong sa mạc, hay gia đ́nh Giosuê chúng ta đă từng được Thiên Chúa trông nom, săn sóc, cứu vớt, dưỡng nuôi, giáo dục, bảo vệ và hướng dẫn, trên mọi nẻo đường trong "hoang địa trần gian". Vừa tham dự thánh lễ, vừa gợi nhớ những kư ức sống động, chúng ta chung tiếng với cộng đồng nói lời tạ ơn "Amen". Và cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ chu toàn những điều dấn thân mới. Nói cách khác, cùng toàn thể cộng đoàn hát ca: "Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa". Từ năm tuần qua, chúng ta đă gián đoạn phúc âm Marcô để đọc chương sáu của Gioan. Chúa nhật này, chúng ta kết thúc loạt bài Tin Mừng ngoại lệ đó, tuần tới sẽ tiếp tục Tin Mừng Marcô. Tương tự bài đọc một kể về biến cố Giosuê thách thức tuyển dân Israel, Chúa Giêsu hôm nay cũng thách thức đám đông: Họ sẽ tin kính thờ phượng ai? Có dám ăn thịt uống máu Ngài để được sống muôn thuở hay chối từ? Thật là khó khăn cho thính giả và các môn đệ! Nhưng Ngài không kể đến số đông, mà chỉ cần đến những tấm ḷng tin kính! Ngài t́m kiếm những đệ tử trung thành. Những người dám liều lĩnh tin vào Ngài và làm cuộc cách mạng trong tư duy và lối sống. Đám đông đă bắt đầu rút lui v́ không nghe nổi, hiểu nổi ngôn ngữ của Ngài, một thứ ngôn ngữ gần như của con người điên khùng. "Ăn thịt tôi, uống máu tôi". Những người b́nh thường không dùng ngôn ngữ ấy. Nhiều môn đệ cũng bỏ đi, không theo chân Ngài nữa. Họ trở về với nếp sống, nếp suy nghĩ xưa nay. Như thế là ổn hơn! Họ không nuối tiếc bởi đă nghe Ngài rao giảng một cách chính xác. Tiếp tục làm môn đệ Ngài có nghĩa là sống với nghịch lư: "lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi". Để có thể theo Ngài, các môn đệ c̣n lại phải trả giá rất đắt, chấp nhận "bánh" Ngài ban, là chấp nhận liều lĩnh tin tưởng vào Ngài, từ bỏ mọi thứ "bánh" khác mà xưa nay thiên hạ vẫn trân trọng, họ phải can đảm vượt mức như Giosuê thuở xưa: "phần tôi và gia đ́nh chúng tôi sẽ thờ phượng Đức Chúa". Nói cho ngay phải, ngày nay chúng ta chẳng tinh đời, nhạy cảm, khôn ngoan hơn các tông đồ thời xưa. Các vị đă được Chúa yêu cầu lựa chọn và đă nhạy cảm đủ để thấy việc chọn lựa này là khó khăn, đ̣i hỏi hy sinh, trả giá. Trả giá hơn chúng ta phải trung thành với giáo hội, hoặc dấn thân việc tông đồ, thi hành sứ vụ... Không ai dám đoan chắc chúng ta lựa chọn đúng, trung tín, tiến tới chính xác hơn các vị. Bản thân tôi đây, nếu như nghe được những điều Chúa Giêsu rao giảng mấy tuần vừa qua và cũng phải vật lộn như các tông đồ ở lại hoặc rời bỏ Chúa. Tôi sẽ đ̣i hỏi một dấu lạ lớn lao để khích lệ trung thành với Ngài hoặc yêu cầu Ngài giảm nhẹ giáo lư để dễ nuốt hơn. Không, Chúa không hề lui bước, v́ Ngài là Cứu Chúa duy nhất, là chủ thể duy nhất của sự thật, Ngài vẫn chất vấn chúng ta như đă hỏi các Tông đồ: "C̣n chúng con, có muốn bỏ đi không?" Ông Simon-Phêrô đứng ra nói thay cho các Tông đồ khác (xin lưu ư thánh sử Gioan, kẻ có mặt, dùng hai tên cũ, mới của thủ lănh. Một tên thuộc Cựu ước, một tên Tân ước) trả lời run run: "Bỏ Thầy, chúng con biết theo ai? Tên kép của ông nói lên rằng ông c̣n chưa dám dứt khoát, chưa trọn vẹn là tông đồ của giao ước mới. Tính chất con người cũ vẫn c̣n trong ông. Thái độ không được mạnh mẽ như Giosuê trong sa mạc. Ông chưa khẳng định đầy dủ xác tín của ḿnh. Chỉ sau khi Chúa sống lại ông mới mạnh dạn xưng tụng Đức Kitô là Chúa. Hiện thời ông vẫn c̣n khả năng chối bỏ như trong sân nhà thượng tế Caipha. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đă chấp nhận đức tin yếu ớt của ông và các tông đồ khác, để sau khi sống lại tăng cường và biến đổi nó thành hoàn hảo. Ngài đổ Thánh Linh xuống trên họ để có thể can trường làm chứng cho Ngài trước bàn dân thiên hạ. Như thế mới hay, chúng ta không nên tự cao tự đại, vỗ ngực xưng ḿnh là người theo Chúa. Nhưng phải luôn khiêm tốn, cúi đầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp bằng thần khí của Ngài, để có thể trở nên môn đệ trung thành. Thực sự, các tông đồ cần đến Thánh Linh trong cuộc đời rao giảng. Không có Thánh Linh, các ông chẳng thể chu toàn sứ vụ. Nhờ bàn tay Thánh Linh dẫn dắt, các tông đồ thành công rực rỡ. Ngày nay, loài người vẫn được hưởng nhờ nhờ công việc họ làm. Các nhà truyền giáo mới cũng ở trong t́nh huống tương tự, nếu muốn đưa nhân loại trở về với Thiên Chúa. Chúng ta cần nhờ Thần Khí hướng dẫn mới có thể vượt qua hiểu biết, cảm nhận loài người, mà đạt tới những kiến thức siêu nhiên, tức sứ vụ và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Trong tư tưởng của thánh Gioan, từ "xác thịt" là biểu hiện bản tính tự nhiên của nhân loại. Tự thân bản tính này bất lực về b́nh diện siêu nhiên. Cho nên nó không có khả năng đưa chúng ta vào cuộc sống thần linh, thờ phượng Thiên Chúa, trung thành với các ân huệ Người, từ đó nảy sinh phúc lộc trường sinh: "Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích ǵ". Trong thánh lễ chúng ta dâng bánh rượu làm của lễ dâng lên Thiên Chúa. Chúng đại diện cho tất cả những chi dâng Ngài: thân xác, linh hồn, tài năng, của cải và cả sự sống ḿnh. Tuy nhiên so sánh với của lễ Chúa Giêsu, chúng chẳng có ư nghĩa ǵ. Ngài c̣n đ̣i hỏi nhiều hơn nữa: Những cố gắng, ḷng tin và trung thành của nhân loại. Tuy nhiên Ngài sẵn ḷng chấp nhận chút ít đó và biến đổi chúng thành Máu Thịt Ngài qua Thánh Thần. Lời Chúa chúng ta nghe đọc hôm nay và Thánh Thể chúng ta lănh nhận, quả thực đă vượt quá nhu cầu của mỗi linh hồn. Chúng chẳng hề tàn lụi, nhưng tồn tại măi măi. Chúng đổi mới và nâng trái tim chúng ta hướng về Thiên Chúa. Chúng ta có đủ lương thực và nghị lực để toàn tâm toàn ư hô to: "chúng tôi sẽ chỉ thờ phượng một ḿnh Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu." Amen. Giuse Nguyễn Cao Luật, op Ai đi ? Ai ở ? Ga 6, 54a.60-69
o Biết theo ai bây giờ ? Trong phần cuối diễn từ về bánh trường sinh, Đức Giê-su vẫn tiếp tục khẳng định : "Ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ được sống muôn đời" (Ga 6,54; x. 6,55-58). Câu nói này không chỉ làm cho người Do-thái bực ḿnh, mà ngay cả các môn đệ cũng cảm thấy bối rối. Các ông sửng sốt v́ lời tuyên bố của Đức Giê-su. Các ông cũng lấy làm chướng tai, và các ông cũng phản đối. Một số người không muốn nghe những lời như thế nữa, họ rút lui. Tại sao thế ? Điều này cũng dễ hiểu. Từ lâu họ vẫn hy vọng sẽ được chứng kiến những giây phút vinh quang của Thầy lẫn tṛ, nhưng Đức Giê-su đă bỏ qua cơ hội ấy. Đang khi dân chúng vui mừng v́ được ăn bánh no nê và muốn tôn Người làm vua, Đức Giê-su đă chẳng lợi dụng ḷng nhiệt thành ấy để đăng quang : Người đă giải tán dân chúng và cả các môn đệ nữa. Lúc này, câu nói của Đức Giê-su tạo nên phản ứng không chỉ nơi dân chúng mà cả các môn đệ nữa. Các ông có cảm tưởng như gió đă xoay chiều, và các ông cảm thấy chán nản. Về phần Đức Giê-su, Người vẫn kiên định với những điều Người vừa tuyên bố. Người hỏi những người thân đang vây quanh : "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?" Đức Giê-su là ai mà vẫn cương quyết không lùi bước ngay cả khi nh́n thấy sự cô đơn hoàn toàn, tức là thất bại ? Trước câu hỏi của Đức Giê-su, ông Phê-rô đă thay mặt cho Nhóm Mười Hai để trả lời : "Thưa Thầy, bỏ Thầy th́ chúng con biết đến với ai ?" Câu trả lời này chẳng làm sáng tỏ thêm mầu nhiệm sâu xa vừa được tỏ bày. Có thể coi câu trả lời ấy diễn tả rơ thái độ bối rối. Nếu như giữa Đức Giê-su và các tông đồ không có những tương giao vốn được kiến tạo dần dần, thử hỏi rằng câu trả lời ấy c̣n cho thấy t́nh trạng bi đát như thế nào? Tuy vậy, câu trả lời của ông Phê-rô cũng xuất phát từ ḷng khiêm tốn, nên do đó c̣n là tiếng nói của ḷng tin. Đây không phải là ḷng tin mù quáng v́ dựa trên xác tín những lời của Đức Giê-su phải có một ư nghĩa nào đó, mặc dù người nghe chưa hiểu. Thế nhưng ḷng tin này phải lần lần bước trong bóng tối, phải trải qua những thử thách mới đạt tới mức hoàn hảo. Như thế, ngày nay cũng như ngày xưa, con người luôn có những lư do để nghi ngờ, để đặt thành vấn đề. Đối với những ai Người muốn lôi kéo về phía ḿnh, Thiên Chúa không bao giờ làm cho con đường trở thành dễ dàng hơn. Ai muốn viện cớ những khó khăn để trốn tránh, để che giấu chính ḿnh, người ấy làm một điều vô ích. Nhưng liệu mỗi người, với những kinh nghiệm đă trải qua, có thể nói lên như ông Phê-rô : "Chúng con biết theo ai bây giờ ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời." o Sự chọn lựa gay gắt "Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui không c̣n theo Người nữa." Lạ lùng quá ! Tại sao Đức Giê-su lại nói với đám đông những lời lẽ như thế ? Hôm qua, họ là năm ngàn người, họ sẵn sàng làm thành một đạo binh đi theo Người. C̣n Người lại nói cho họ rằng thân xác Người là của ăn và máu Người là của uống. Chẳng lẽ Người coi họ là những kẻ ăn thịt người ? "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?" Thái độ của Đức Giê-su lạ quá ! Người đến để loan báo lời ban sự sống, và Người nói lên như một lời mời. Vậy mà những kẻ thân cận với Người lại không hiểu được lời ấy, và những ai nghĩ rằng Người là Đấng Mê-si-a, là Đấng cứu độ Ít-ra-en lại lấy làm chướng tai. Hôm trước, Người đă làm cho bánh hoá ra nhiều. Một hành động rất lạ, đám đông chưa bao giờ được chứng kiến. Tất cả đám đông được ăn no. Họ không rời bỏ Người, cứ bám riết lấy Người. Người đi đâu, họ đi theo đó. Nếu ngày nào Người cũng làm như thế th́ tuyệt biết mấy. Phải rồi, Người là Vua. Thế nhưng, vương quyền của Đức Ki-tô khác hẳn điều họ vẫn mong ước : "Thật tôi bảo thật các ông, các ông đi t́m tôi ... v́ các ông được ăn bánh no nê." Người có ư nói : bánh tôi đem đến là điều ǵ khác chứ không phải thứ bánh các ông ăn hôm qua. Lời Người nói làm một số người tức giận, số khác lại thất vọng. Tuy vậy, lời của Người buộc họ phải đáp trả, phải chọn lựa, hoặc là "tôi không tin và tôi bỏ đi", hay là "tôi tin và tôi ở lại !" Một số môn đệ đă bỏ đi, Nhóm Mười Hai ở lại. Các ông ở lại, nhưng phải chăng các ông đă hiểu được Đức Giê-su và lời Người nói ? Có thể các ông không hiểu, nhưng ít là các ông cảm thấy vấn đề Đức Ki-tô nêu lên thật thiết yếu. Sau này, vấn đề trên sẽ được đặt ra lại theo một h́nh thức khác : "Phần anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" Khi đó ông Phê-rô đă nhân danh những người khác thưa lại : "Thầy là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống." Đức Giê-su vẫn tiếp tục nêu lên câu hỏi ấy với mỗi người : Anh em có ở lại không ? Anh em sẽ đi đâu ? Anh em chọn bánh đem lại sự sống hay chọn bánh lúa ḿ ? Chọn lựa này chính là cao điểm trong cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người. Họ đă đọc Tin Mừng, nhưng liệu họ có sẵn sàng mở rộng tâm hồn để Thần Khí làm cho sống ? Họ biết rằng con đường phải đi qua thập giá, phải xuyên qua việc trao tặng cuộc sống của chính ḿnh trong suốt mọi ngày. Họ cũng biết rằng con đường ấy bao hàm nhiều niềm vui đồng thời cũng đ̣i buộc nhiều từ bỏ. Nhưng họ có dám bước đi trên con đường đó ? Thật không ǵ rơ ràng hơn ! Quả là một thử thách lớn chứ không phải chỉ là chấp nhận ở đầu môi mà không liều mạng. Câu hỏi Đức Ki-tô nêu lên thật cấp thiết. Câu hỏi ấy đă làm cho một số môn đệ rút lui. Câu trả lời của mỗi người cũng rất quyết liệt : nó đưa cả cuộc sống của mỗi người vào đó. o Vẫn có những khoảng tối Nói cho cùng, Đức Giê-su quả là một vị Thầy làm cho các môn đệ phải lúng túng. Từ trước đến giờ, Người đặt tất cả lư lẽ trên từ ngữ "thịt". Phải ăn thịt Người mới được sống đời đời. Lúc này, Người lại kết luận : "Chính tinh thần mới làm cho sống, xác không ích lợi ǵ." Rồi cả xác thịt lẫn máu huyết cũng không thể đưa đến lời tuyên xưng: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16). Như thế, phải đợi đến khi Đức Giê-su phục sinh, thịt và máu mới đạt được ư nghĩa chung cuộc, mới được đón nhận trong ḷng tin dứt khoát, "khi anh em thấy Con Người ngự trên nơi Người vẫn ngự trước kia ..." V́ vậy, chúng ta phải đối diện với mầu nhiệm lớn lao này. Tất cả đều tùy thuộc vào ḷng tin của chúng ta, vào thái độ của chúng ta đối với Tin Mừng cũng như vào cuộc chiến đấu của chúng ta chống lại những thói quen, những xơ cứng trước bí tích thịt và máu Đức Giê-su. Nếu không ư thức, cuộc gặp gỡ của chúng ta với Đức Giê-su sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị, và chúng ta sẽ cảm thấy ngại ngùng trước những lời tuyên bố của Đức Giê-su. Chấp nhận làm môn đệ Đức Giê-su là chấp nhận đi trong ḷng tin. Chấp nhận Ḿnh và Máu Đức Giê-su là chấp nhận đi theo Đức Ki-tô, trong khi vẫn được bổ dưỡng nhờ bánh Người ban tặng, và chỉ nương tựa vào một ḿnh Người. Mỗi người Ki-tô hữu vẫn có những khoảng tối, nhưng đó lại là một tiếng kêu hướng lên Chúa Cha, là một lần xác tín vào Đức Giê-su, Đấng có lời "đem lại sự sống đời đời." Giacôbê Phạm Văn Phượng, op Sức mạnh của Bánh Thánh Thể (Ga 6,54a.60-69) Ba bài Tin Mừng của ba Chúa nhật trước đă thuật lại bài giảng của Chúa Giê-su về bánh ban sự sống và cho biết thái độ cũng như phản ứng của dân chúng. Mặc dầu được thấy các sự lạ, được ăn bánh hóa nhiều, nhưng khi nghe Chúa nói Ngài là man-na mới, là bánh bởi trời đích thực, Ngài bởi trời xuống, thịt Ngài thật là của ăn, máu Ngài thật là của uống, ai ăn thịt Ngài và uống máu Ngài th́ sẽ được sự sống đời đời...họ lẩm bẩm với nhau, xô xát nhau và phản đối Chúa dữ dội, họ đă hiểu lời Chúa theo nghĩa đen và cũng chính là ư nghĩa mà Chúa muốn nói, nên chẳng những Chúa không cải chính mà c̣n giải thích rơ hơn và nhấn mạnh hơn, nên có nhiều người đă bỏ đi không nghe Chúa nói nữa. Bài Tin Mừng hôm nay kể lại phản ứng của các môn đệ nói chung và của nhóm 12 tông đồ nói riêng, mỗi phản ứng lại được Chúa Giê-su b́nh luận và giải thích thêm. Trước hết, nhiều người trong số các môn đệ cũng đă phản ứng như những người Do Thái khác : “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi”, họ lẩm bẩm với nhau như thế. Chúa Giê-su không cần nghe cũng biết họ đang khó chịu. Chúa giải thích thêm cho họ hiểu và mời gọi họ hăy nh́n sâu xa hơn vào bản thân và sứ mạng của Ngài. Nhưng có nhiều môn đệ đă rút lui không đi theo Chúa nữa. Như vậy, không những dân chúng chán ngán v́ những lời Chúa Giê-su tuyên bố với họ, mà cả các môn đệ cũng bị khủng hoảng, nhiều người bỏ Ngài. Đứng trước sự tan ră bi đát này, Chúa Giê-su quay về phía nhóm 12, những người được coi là thân tín nhất của Chúa. Những người này đă có thái độ thế nào hay phản ứng của họ ra sao ? Ông Phê-rô đă thay mặt cho cả nhóm nói lên thái độ của họ : Họ không bỏ Ngài, họ không đi theo ai khác, họ tin Ngài là Đức Ki-tô, Ngài có những lời ban sự sống đời đời. Như vậy, ông Phê-rô đă đại diện cho anh em nói lên lời tuyên xưng rất trọn vẹn và đầy đủ : tin Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, tin vào sứ mạng của Ngài, Ngài có những lời đem đến sự sống đời đời. Như vậy, qua bài giảng về bánh hằng sống, chúng ta thấy đám đông dân chúng v́ thấy Chúa không đáp ứng nguyện vọng của họ, nên lẩm bẩm, không tin và bỏ đi. Ngay cả các môn đệ cũng bỏ Ngài, v́ không chấp nhận nổi những lời tuyên bố của Ngài, họ cũng thất vọng và bỏ đi. Tuy nhiên, Chúa Giê-su vẫn c̣n một niềm an ủi, đó là các tông đồ thân tín, vẫn cương quyết đi theo Ngài và tin vào lời Ngài. Nh́n về chúng ta, đối diện với Chúa Giê-su, mỗi người phải đích thân chọn lựa. Đành rằng cộng đoàn đức tin nâng đỡ mỗi người sống đức tin, nhưng mỗi người phải đích thân dứt khoát : đứng lại với Chúa không phải chỉ v́ thấy người khác c̣n đứng lại hay v́ chưa gặp dịp thuận tiện để tháo lui. Nhưng đứng lại với Chúa v́ tin rằng Ngài là Đấng có lời ban sự sống đời đời, không c̣n ai khác để ḿnh đi theo, tức là đ̣i hỏi chúng ta phải luôn trung thành với Chúa dù gặp hoàn cảnh nào cũng vậy, chẳng hạn như ông Ma-ranh trong câu chuyện sau : Thời vua Ga-liên bách hại đạo, trong quân đội Rô-ma có một sĩ quan tên là Ma-ranh, xuất sắc, lừng danh, bách chiến bách thắng. Ai cũng biết Ma-ranh sắp được thăng đại tướng, chính ông cũng rất hy vọng như thế. Nhưng Ma-ranh là người Công giáo tốt, suốt đời ông chỉ xin ơn trung thành với lời hứa ngày chịu phép Rửa tội. Khi ấy, một trong các đại tướng Rô-ma chết bất ưng. Hôm sau, vị toàn quyền mời Ma-ranh đến và vui vẻ nói : “Tôi vừa được lệnh nhà vua gọi ngài lên chức đại tướng, và tôi được hân hạnh trao quyền tổng chỉ huy cho ngài, nhưng nghe đâu ngài là người Công giáo, mà nhà vua th́ không chịu để một người Công giáo nào trong sĩ quan quân đội hoàng gia, vậy xin ngài nói cho biết ngài có phải là người Công giáo không ?”. Ma-ranh quả quyết : “Thưa, đúng thế, tôi là người Công giáo”. Viên toàn quyền nghiêm nghị nói : “Tôi cho ngài ba tiếng đồng hồ để nghĩ lại, nếu chối Giê-su th́ làm đại tướng, nếu không ngài phải chết”. Ma-ranh ra về, đến gặp vị giám mục và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vị giám mục cầm tay Ma-ranh đưa vào nhà thờ, dẫn lên cung thánh, là chính nơi ngày xưa Ma-ranh đă thề trọn đời trung thành với Chúa Ki-tô. Rồi vị giám mục rút thanh gươm bên hông của Ma-ranh đặt bên cạnh sách Tin Mừng trên bàn thờ và nói : “Này ông Ma-ranh, dễ giải quyết lắm, phải chọn một trong hai, xin ông nhớ lại ngày rửa tội, rồi tùy ư ông”. Ma-ranh mạnh mẽ cầm sách Tin Mừng nói : “Con thề trung thành với Chúa, con xin trung thành”. Vị giám mục âu yếm nh́n Ma-ranh nói : Con hăy đi b́nh an, ngày hôm nay sẽ là ngày vinh quang của đời con, ngày hôm nay là ngày con đại thắng”. Và ngày hôm đó, Ma-ranh đă đổ máu v́ đức tin Công giáo. Trong những thế kỷ đầu của Giáo hội, dân ngoại bỡ ngỡ khi thấy người có đạo anh dũng chịu chết v́ Chúa. Đâu là lư do của sự can đảm lạ lùng ấy ? Thánh Síp-ri-a-nô trả lời : “Chính nhờ Ḿnh Thánh Chúa ǵn giữ mà người có đạo mới ra pháp trường một cách anh dũng như vậy”. Đời vua Tự Đức, tổ tiên chúng ta cũng không thua kém các vị tử đạo đầu tiên ở Rô-ma, nhờ đâu ? Nhờ rước Ḿnh Thánh Chúa. Trong một sắc lệnh cấm đạo của vua Tự Đức có một điều sau : “Không được để cho người ta đem đến cho kẻ có đạo một thứ bánh mầu nhiệm ǵ đó, v́ thứ bánh ấy làm cho họ không biết sợ và vui vẻ chịu chết”. Trong cuộc sống, có thể chúng ta không phải lựa chọn như ông Ma-ranh hay không bị bách hại như các vị tử đạo, nhưng rất có thể có nhiều lựa chọn khác hay những thử thách khác, đ̣i hỏi chúng ta phải sống ngay thẳng, công b́nh, bác ái. Xin Ḿnh Thánh Chúa mà chúng ta rước lấy, tăng thêm sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách ở đời này, nhất là về phương diện đức tin. Như Hạ, op Thách Đố Lớn Nhất Ga 6, 54a.60-69 Trên bước đường theo Chúa, các môn đệ gặp rất nhiều thách đố từ ngoại cảnh hay nội tâm. Có bao giờ họ có thể tưởng tượng chính Chúa lại trở thành thách đố lớn nhất ? Thế mà hôm nay, khi lên tiếng đ̣i hỏi một niềm tin lớn lao về quyền năng Thiên Chúa, chính bản thân Đức Giêsu đă trở thành một vấn đề khó vượt nhất, vấn đề có tính cách quyết định cho cả định mệnh con người, v́ liên quan tới chính sự sống nhân loại. NGUỒN SỐNG Trước bao nhiêu đe dọa mạng sống, con người cảm thấy bất lực. Những sản phẩm tử thần phơi bày nhan nhản khắp nơi. Trươc t́nh cảnh ấy, Đức Giêsu xuất hiện như một nguồn sống : "Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, th́ được sống muôn đời." (Ga 6:54a) Lời đề nghị vô cùng lạ lùng, chưa từng nghe thấy bao giờ. "Nghe vậy nhiều môn đệ của Người liền nói : 'Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?" (Ga 6:60) Người trở thành đối tượng của lời xầm x́. Kết quả nhiều môn đệ đă theo Người lâu năm, cũng đành giũ áo ra đi (x. Ga 6:66). Tưởng việc ra đi đó sẽ khiến Người đổi thái độ. Nhưng không, Người vẫn không hề nao núng, dù chỉ c̣n ít người ở lại: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?" (Ga 6:67) Thật là căng thẳng ! Thật là một thách đố lớn ! Trước sự im lặng đến ngộp thở, ông Phêrô lên tiếng : "Thưa Thầy, bỏ Thầy th́ chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đă tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa." (Ga 6: 68-69) Chính Chúa Cha đă mạc khải tất cả sự thật về Chúa Con. Thật vậy, "Không ai đến được với Thầy, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho." (Ga 6:65) Bởi đó, niềm tin là một ân sủng vô cùng cao quí. Đến với Đức Giêsu tưởng như một hành vi đơn giản. Thực tế phải có một sức mạnh nội tại phát xuất từ Thiên Chúa, chúng ta mới có thể tin vào Lời Chúa và sự hiện diện đích thực của Chúa nơi con người Đức Giêsu và nhất là trong bí tích Thánh Thể. Đức Giêsu hiện diện thật trong bí tích Thánh Thể. Nhưng sự hiện diện đó vẫn khác với sự hiện diện trong thân xác tại thế của Đức Giêsu. Nói khác, "thịt và máu" chỉ hiện diện một cách bí tích trong "bánh hằng sống". Đây là một sự hiện diện sâu xa và đích thực. Bên ngoài chỉ là một tấm bánh hay một chén rượu. Nhưng dấu chỉ bên ngoài đó nói lên sự thật lớn lao bên trong. Đức Giêsu trở thành của ăn thức uống nuôi sống muôn dân khỏi cơn đói khát thiêng liêng. Bởi đó lấy sự hiểu biết b́nh thường để đo thực tại Thiên Chúa, con người sẽ bất lực. Trái lại phải có sức mạnh Thần khí mới có thể hiểu nổi Lời Chúa. Thực vậy, "Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích ǵ. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống." (Ga 6:63) Bản chất Lời Chúa là thần khí mà lại lấy con mắt xác thịt để nh́n, thật là không cân xứng. Xác thịt chỉ dẫn đến xác thịt, hoàn toàn bất lực trước những đ̣i hỏi của Thần khí. "V́ chữ viết th́ giết chết, c̣n Thần Khí mới ban sự sống." (2 Cr 3:6) Những người c̣n ở lại với Chúa v́ đă chấp nhận Lời Chúa và tin vào sự hiện diện đích thực của Người trong "bánh hằng sống". Họ đă hiểu Lời Chúa dưới lăng kính Thần khí. "Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, th́ không thuộc về Đức Kitô." (Rm 8:9) Đó là lư do tại sao "nhiều môn đệ rút lui" (Ga 6:66) và nhiều người "lấy làm chướng" và "xầm x́ về vấn đề ấy." (Ga 6:61) Thần Khí sẽ làm im bặt mọi tiếng xầm x́ và nghi hoặc, v́ Người chính là sức mạnh của Chúa Cha kéo ta lại gần Đức Kitô. Thần Khí không pha chút vẩn đục mới thấy hết được chiều sâu Lời Chúa. Xác thịt không có độ trong suốt đó để thấy tất cả sự thật. Thách đố chính là cuộc đối đầu giữa Thần Khí và xác thịt. Người môn đệ Đức Giêsu luôn bị đặt trước sự lựa chọn. Ngày xưa, dân Do thái cũng đứng trước lựa chọn lớn lao đó. Ông Giôsuê đă lên tiếng trước toàn dân : "Nếu anh em không bằng ḷng phụng thờ Đức Chúa, th́ hôm nay anh em cứ tùy ư chọn thần mà thờ . . . Về phần tôi và gia đ́nh tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa." (Gs 24:15) Giữa bao nhiêu cám dỗ, dân Do thái đă có lúc nghiêng ngả. Đă đến lúc họ phải dứt khoát. Ông Giôsuê "đă cho họ một cơ hội để canh tân giao ước Sinai (Xh 19-24)" (Faley 1994:557) Họ đă nhớ lại tất cả sự nghiệp hiển hách Chúa đă làm trên đường về Đất Hứa. Tất cả đều lặp lại lời tuyên xưng đức tin như ông Giôsuê : "Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, v́ Người là Thiên Chúa của chúng tôi." (Gs 24:18b) Tất cả lịch sử Do thái đều xây trên lời tuyên tín này. Như vậy ông Giôsuê đă chinh phục được toàn dân về cho Chúa. Nhưng suốt lịch sử không phải lúc nào niềm tin cũng trong sáng như vậy. Cuộc thách đố không bao giờ chỉ đến một lần. Trái lại, cuộc phấn đấu dai dẳng suốt bốn mươi năm trên sa mạc là cuộc phấn đấu với niềm tin. NHỮNG SỰ KIỆN TRÁI NGƯỢC Các môn đệ Đức Giêsu c̣n phải phấn đấu cam go hơn nữa khi Đức Giêsu đ̣i hỏi phải tin "ai ăn thịt tôi và uống máu tôi . . ." (Ga 6:54) Ngày xưa, sau khi Người công bố về bánh hằng sống, "nhiều môn đệ rút lui." (Ga 6:66) Đức Giêsu đă dám đánh đổi cả sự nghiệp lấy niềm tin đó. Giả sử lúc đó Chúa cũng chiều theo thị hiếu quần chúng, thử hỏi hôm nay Người c̣n độ hấp dẫn không ? Chính v́ niềm xác tín lớn lao đó, ngày nay Giáo hội vẫn c̣n là điểm thu hút giới trẻ về với Đức Giêsu. Bằng chứng gần 3 triệu bạn trẻ khắp thế giới đă tề tựu về Roma trong ngày Quốc Tế Giới Trẻ từ ngày 15 đến 20 tháng 8 năm 2000 để lắng nghe Lời Chúa và t́m kiếm Đức Giêsu. Một biến cố lớn lao vượt ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Các bạn trẻ đă tuốn về Roma với niềm phấn khởi hân hoan. Họ đă đi bộ hằng chục cây số để vác tượng thánh giá theo gót Đức Giêsu. Họ đă qú gối giữa phố xá để cùng đọc kinh Truyền tin lúc 12 giờ trưa giữa những tiếng chuông nhịp nhàng nơi kinh thành ánh sáng đó. Để chuẩn bị cho ngày Đại Hội, hằng chục ngàn bạn trẻ đă phải làm việc mệt nhọc hằng tháng hay hằng năm trước. Các bạn trẻ hoàn toàn thoải mái v́ được ăn uống ngủ nghỉ hoàn toàn miễn phí. Đại hội đă chuẩn bị 9 triệu bữa ăn cho các bạn trẻ. Có đủ dịch vụ y tế và vệ sinh đáp ứng nhu cầu của các bạn. Các nhà dân chúng ở Roma đă mở rộng cửa đón tiếp các bạn. Cả Đức Giáo Hoàng cũng đón tiếp 15 bạn trẻ vào ở chung với Người. Nhiều bạn trẻ thuộc thế giới thứ ba đă được bao vé máy bay về Roma. Các ân nhân đă đóng góp 3.5 triệu đô la giúp đỡ các bạn trẻ. Thật là một ngày vui lớn có tầm mức quốc tế. Niềm vui có thể đo lường được bằng những màn hội diễn văn nghệ, nhảy múa, ca hát. Tất cả đều t́m thấy nhau trong niềm vui ḥa hợp với nhau và nhất là với Thiên Chúa. Có khoảng 2.000 linh mục sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ḥa giải nơi 300 ṭa cáo giải ngay tại quảng trường Colossê. Cũng trên chính quảng trường đó, trước đó hơn một tháng, nghĩa là ngày 8 tháng 7 năm 2000, một cảnh tượng trái ngược đă diễn ra. Cũng một Đại Hội Giới Trẻ. Cũng vào đầu thế kỷ 21. Những chuẩn bị cũng rất công phu. Ước vọng cũng rất lớn. Người ta hi vọng một triệu người trẻ đồng tính luyến ái sẽ qui tụ về Roma để biểu t́nh phản đối Ṭa Thánh Vatican. Kết quả sau những ngày kêu gọi ầm ĩ và chuẩn bị rầm rộ, chỉ non 7000 bạn trẻ tham dự. C̣n đâu hứa hẹn tự do đáp ứng mọi nhu cầu ăn chơi của tuổi trẻ bằng thế giới những người đồng tính luyến ái ? Các bạn trẻ không nghe thấy tiếng kêu gào của những người tổ chức hay sao ? Trong khi đó, một tiếng kêu gọi của một cụ già 80 tuổi đă được các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt. Gần 3 triệu bạn trẻ nghe tiếng nói của lẽ phải. Chưa tới 7000 nghe theo những ḥ hét điên cuồng. Nguyên con số cũng cho thấy thất vọng về tuổi trẻ là một sai lầm. Tuổi trẻ là niềm hi vọng lớn lao !!! Giuse Nguyễn Văn Hội Lúc Này và Ở Đây Ga 6, 54a.60-69
Kính thưa cộng đoàn, Mỗi lần được tham dự thánh lễ cùng với cộng đoàn, đặc biệt trong những ngày lễ trọng như Giáng Sinh, Phục Sinh, tôi thầm cám ơn Chúa. Cám ơn Chúa v́ Người vẫn hằng thúc giục bao tâm hồn đến cùng Người. Có thể nói, tại Việt Nam ta, số người đến với Chúa vẫn luôn đông đảo. Trong khi tại các nước phương tây như Pháp, Canada, những nước được xếp vào hàng cha mẹ hay ông bà của chúng ta vế số tuổi nhận biết đạo thánh Chúa, th́ các nhà Ḍng cũng như nhà thờ chẳng c̣n được mấy người lui tới, có chăng một số rất nhỏ các cụ già. Nhưng tôi cũng phải cám ơn Chúa v́ sự lựa chọn của chính ông bà, anh chị em. V́ có ai trong chúng ta khi chọn đến đây đă không phải hy sinh hay từ bỏ điều ǵ? Chắc hẳn là không. Từ những hy sinh nhỏ bé tưởng như không đáng kể, không là ǵ như giấc ngủ, xem phim, đi chơi,… đến những hy sinh như công việc, nghề nghiệp, t́nh cảm. Bởi theo tôi được biết, rất nhiều người đă sẵn sàng chọn công việc tầm thường hơn, lương tháng ít hơn, để có được ngày chủ nhật tương đối rảnh rỗi mà đến vơi Chúa; có nhiều bạn trẻ cũng đă mạnh mẽ dám khước từ lời mời gọi của t́nh yêu khi người bạn của ḿnh không chấp nhận việc tin nhận Chúa. Kính thưa cộng đoàn, dường như mỗi người, trên mỗi bước đường đời, đều được đặt trước một sự chọn lựa, một ngă ba đường. Có khi chọn lựa ấy là nhẹ nhàng, đơn giản. Có khi chọn lựa ấy là phức tạp, khó quyết. Có khi chọn lựa ấy đem lại hạnh phúc, nhưng có khi chọn lựa ấy đem lại khốn cùng. Có khi chọn lựa ấy như lẽ đương nhiên của một giai đoạn, nhưng có khi chọn lựa ấy lại nghiêm trọng liên quan đến sinh mệnh của đời người. Người ta phải luôn chọn lựa và đôi khi nếu không chọn lựa và quyết định, người ta chỉ có một con đường chết. Nói đến đây tôi nhớ câu chuyện trong kho tàng chuyện cười dân gian Việt Nam. Chuyện kể rằng: Tại một khúc sông nọ, quang cảnh thơ mộng, hai bên bờ sông có hai ngôi chùa, các sư săi trong chùa có cuộc sống khá sung túc. Cũng tại khúc sông ấy, có một con chó, nó không thuộc chùa bên này cũng chẳng thuộc chùa bên kia. Bởi mỗi khi nghe tiếng chuông nhà cơm bên chùa nào vang lên nó lại bơi sang chùa đó để đánh chén no nê. Rồi đến ngày kia, có lẽ là ngày rằm, người ta trẩy đến chùa rất đông, mang theo đủ thứ lễ cúng. Chó ta bắt đầu chảy nước miếng. Giờ cơm hôm đó như dài hơn. Cuối cùng th́ tiêng chuông cũng vang lên. Con chó vội nhảy xuống sông và bơi sang chùa có tiếng chuông. Nhưng khi nó vừa bơi đến giữa sông th́ tiếng chuông chùa bên này cũng đă điểm. Con chó phân vân: Thôi ta quay lại, v́ có lẽ cơm bên chùa này nhiều món ăn ngon hơn. Và nó quyết định bơi trở lại. Bơi được một đoạn, nó lại tự nhủ: biết đâu chùa bên kia có nhiều món ăn ngon hơn th́ sao. Và nó lại quay đầu bơi sang chùa bên kia. Nhưng cũng bơi được một đoạn, nó lại tự hỏi : nếu chùa bên này có nhiều món ăn lạ hơn th́ tiếc lắm. Và nó lại bơi trở lại. Cứ thế, con chó bơi trở đi trở lại không biết bao lần, cho đến khi không c̣n bơi được nữa v́ kiệt sức, và nó bị ḍng nước cuốn đi. Hai bài đọc hôm nay đều hướng chúng ta đến hay đúng hơn đặt chúng ta trước một chọn lựa, một quyết định. Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta nghe ông Giô-suê nói với toàn dân và ông đưa ra cho họ những chọn lựa: Các ngươi không bằng ḷng chọn Gia-vê th́ hôm nay cứ chọn lấy ai mà thờ, hoặc là những thần tổ tiên các ngươi đă phụng thờ bên kia sông cả; hoặc là các thần của dân Amori… Phần ta và cả nhà ta, chúng ta sẽ phụng thờ Gia-vê… C̣n trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi nhóm mười hai: Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? Ông Phê-rô đă nhanh nhẹn đại diện cho cả nhóm thưa : "Thưa Thầy, bỏ Thầy th́ chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời". Sự chọn lựa và quyết định luôn là vấn đề hiện tại, lúc này và ở đây. Tuy nhiên, sự chọn lựa lại thường được nương vào quá khứ, lấy sự kiện quá khứ làm nền cho chọn lựa hiện tại. Dân Ít-ra-en xưa, trước câu hỏi của Giô-suê, đă trả lời: Quái gở thay nếu chúng tôi từ bỏ Gia-vê để phụng thờ những thần khác. Và họ đưa ra những lư do: V́ Gia-vê đă đem chúng tôi cùng cha ông lên khỏi đất Ai Cập; V́ Gia-vê đă ǵn giữ chúng tôi trên đường đi, v́ đă đuổi đằng trước chúng tôi hết mọi dân, v́ Người là Thiên Chúa của chúng tôi. C̣n Phê-rô, tại sao ông lại có thể đáp lại Chúa cách tức thời như thế ? Như ta đă nghe trong các chúa nhật vừa qua, Phê-rô và các môn đệ đặc biệt là nhóm 12, đă luôn đi sát Chúa, cùng ăn cùng uống với Chúa, đă chứng kiến phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều, Chúa đi trên mặt biển, cùng những lời giảng dạy đầy uy quyền của Chúa. Vậy cứ theo lẽ thường, ông có đủ cơ sở để tiếp tục đi theo Đức Kitô. Ông đă có một chọn lựa và quyết định dựa vào quá khứ. Tuy nhiên ta có thể đặt câu hỏi tại sao nhiều môn đệ đă cùng đi với người từ lúc đầu, cũng chứng kiến tất cả những việc Chúa làm mà sao họ lại bỏ Chúa mà đi, sao họ không có cùng chọn lựa như nhóm 12? Một sự thật đau đớn như lời thánh Gio-an ghi lại :Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không c̣n đi với Người. Tuần trước ta đă nghe người Do Thái tranh luận sôi nổi với nhau "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được", khi họ nghe Đức Giêsu nói: Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống. Người Do Thái tranh luận sôi nổi, c̣n các môn đệ hôm nay có phản ứng liền: Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi. Quả thật, có lẽ ta cũng phải thừa nhận rằng lời của Đức Giêsu quá "sống sượng", quá chướng tai, bởi từ trước đến nay có ai dám nói với môn đệ và người ta rằng: hăy ăn thịt và uống máu tôi để được sống. Tuy rằng trong truyền thuyết hay trong thực tế cũng có những trường hợp lấy thịt hay máu của ḿnh mà cho người thân ăn hay uống, như trong chuyện Thoại Khanh Châu Tuấn : Thoại Khanh v́ hiếu thảo với mẹ chồng, nên khi mẹ muốn ăn thịt mà không kiếm đâu ra, nàng đă cắt thịt của ḿnh mà nấu cho mẹ ăn. Hay trường hợp của một người mẹ, tôi không nhớ rơ đă đọc trên số báo nào, khi bị kẹt trong một căn nhà cùng đứa con nhỏ do động đất, sau mấy ngày không c̣n thức ăn nước uống, đứa bé khóc v́ khát, v́ đói, người mẹ v́ thương con đă lấy mảnh chai cắt tay ḿnh cho con mút, cũng may nhân viên cứu hộ đă t́m thấy kịp thời và cứu sống được cả hai mẹ con. Nhưng đó là những trường hợp hy hữu. Đàng này, Đức Giêsu cứ thẳng thắn nói đi nói lại rằng hăy ăn thịt và uống máu Ngài, Ngài c̣n như đe doạ rằng nếu không sẽ không có sự sống, trong khi Ngài vẫn sống sờ sờ ra đấy. Những kinh nghiệm quá khứ đă không đủ mạnh, không đủ căn cứ để cho nhiều môn đệ có một sự chọn lựa và quyết định trước một sự thật quá phũ phàng, một sự thật mà các ông không thể chấp nhận được. Nhiều môn đệ đă bỏ đi, chỉ c̣n lại nhóm 12, và Đức Giêsu đă buộc các ông phải có một thái độ dứt khoát trong chọn lựa. Ta hăy trở lại câu hỏi trên kia: tại sao nhiều môn đệ cũng đă từng chứng kiến bao việc Chúa làm mà lại không có cùng quyết định như nhóm 12? Nhóm 12 đă có chọn lựa và quyết định dựa vào những sự kiện đă qua, dựa vào những lời nói và những việc Đức Giêsu làm. Nhưng ta cũng có thể nói rằng kinh nghiệm của các ông có lẽ không đủ mạnh khiến các ông có một chọn lựa và quyết định dứt khoát như thế, khi vừa nghe những lời sống sượng và chói tai. Điều quan trọng hơn và có tính quyết định trong chọn lựa của các ông, đó là việc các ông nhận ra Đức Giêsu là Đấng thánh của Thiên Chúa, đó là điều do chính Đức Giêsu nói ra: Thầy đă bảo anh em, không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho. Như thế việc chọn lựa và quyết định đi theo Đức Giêsu là một ơn ban nhưng không, một ơn ban không dựa vào hiện tại, quá khứ hay tương lai. Nhưng phải chăng tất cả các môn đệ không được cùng ban ơn ấy ? Nếu có th́ nhiều môn đệ đă không bỏ Chúa mà đi ! Mỗi người đều được ban ơn ấy, v́ chắc chắn Thiên Chúa không thiên vị khi ban ơn có sức cứu độ người ta. Nhưng nhiều môn đệ đă bỏ đi, và ta có thể nói, họ bỏ đi v́ họ muốn thế, họ tự quyết như thế. Họ dùng tự do mà quyết định. Chắc chắn Chúa rất đau ḷng khi phải chứng kiến bao môn đệ đă từng theo Người bấy lâu nay bỏ Người mà đi. Nhưng Người vẫn tôn trọng quyết định và chọn lựa của họ. Bởi chỉ trong tự do, con người mới có thể đi vào trong mối tương quan t́nh yêu với Người. Ta không dám lên án hay phán xét những môn đệ bỏ Chúa mà đi, nhưng có lẽ họ đă có một quyết định, một chọn lựa dẫn đến cơi chết. Mong sao mỗi người chúng ta luôn có được những quyết định sáng suốt trên mỗi bước đường, và trong từng giây phút. Mong sao quyết định đi theo Đức Kitô sẽ luôn là điểm qui chiếu của mọi quyết định và chọn lựa của ta trong đời sống. Và mong sao khi đứng trước một vấn đề ǵ, dù vượt quá tầm trí hiểu và có sức lôi cuốn ta bỏ Chúa th́ lời thánh Phê-rô hôm nay lại vang lên trong mỗi người chúng ta : "Bỏ Thầy th́ chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Amen.
Bàn tay Chúa dẫn dắt ta
trên mọi nẻo đường Hành tŕnh của mỗi con người luôn chất chứa những điều kỳ diệu. Từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, con người luôn hướng đến điều hạnh phúc. Ngay khi lọt ḷng mẹ, em bé đă được yêu thương bồng ẵm, chăm sóc của người mẹ, người cha. Và bé được cưu mang trong ṿng tay ấm êm của gia đ́nh. Lớn lên em đến với trường lớp, nơi ấy có thầy cô, bạn bè quan tâm, nâng đỡ. Khi trưởng thành, người thanh niên, thanh nữ ấy hội nhập với xă hội, với con người, với môi trường sống vươn tới những ước mơ của cuộc đời, cho đến lúc trở về với cát bụi. Nếu chỉ dừng lại cuộc sống ở đời này th́ điều đó thật vô nghĩa. Con người cũng như cỏ cây, những loài thảo mộc, những loài động vật vô tri khác… Niềm tin của người Ki-tô hữu trả lời cho thế giới về một niềm hy vọng, đó là niềm tin vào Thiên Chúa yêu thương con người, ban cho con người những hồng ân đặc biệt hơn các loại thụ tạo khác. Và như vậy, người Ki-tô hữu tin tưởng, phó thác cuộc đời trong bàn tay quan pḥng của Thiên Chúa. Cả cuộc hành tŕnh nơi dương thế này họ luôn được bàn tay Chúa dẫn dắt, đưa đường. Tin mừng theo Thánh Gioan chúng ta vừa nghe đưa chúng ta vào câu chuyện giữa Đức Giêsu và các môn đệ. Các môn đệ hănh diện và an tâm về Thầy của ḿnh. Các ông đă dám bỏ mọi sự để theo Người – Một Con Người không có nơi gối đầu. Các ông đi theo Chúa để lắng nghe, để được cùng sống với Người. Các ông nở mày nở mặt với mọi người khi vị Thầy của ḿnh làm nhiều dấu lạ: chữa lành người bệnh tật, đau yếu, người què đi được, người phong hủi được sạch, người mù được thấy, người chết sống lại… Các môn đệ theo chân Chúa Giêsu cũng với nhiều mục đích, trong đó hẳn là các ông đi theo Chúa để t́m được hạnh phúc, trước hết ở đời này. Chúa Giêsu quả là vui khi có nhiều môn đệ theo Người, chưa kể đến nhóm Mười Hai mà Người đă chọn gọi. Nhưng không phải lúc nào niềm vui ấy cũng được tràn trề. Các môn đệ theo Chúa không hẳn lúc nào cũng t́m thấy được sự b́nh an, niềm vui nơi vị Thầy của ḿnh. Bằng chứng rằng khi Đức Giêsu tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ được sống muôn đời” (Ga 6, 54a) đă có nhiều môn đệ không chịu nổi khi nghe những lời nói ấy của Đức Giêsu. Đối với họ, lời nói đó thật chướng tai, không thể tưởng tượng nổi. Các môn đệ đă cảm thấy bị sốc khi đón nhận một lời giảng dạy thật mới mẻ, vượt ra ngoài những suy nghĩ đơn giản của họ. Họ không thể chấp nhận! Có lẽ mỗi người chúng ta nhiều khi vẫn cảm thấy ngỡ ngàng, chưa thật sự vững tin khi đứng trước Mầu Nhiệm Thánh Thể. Có thể cũng như các môn để xưa kia, chúng ta sẽ rút lui, thiếu niềm tin vào Chúa. Nhiều lúc trên bước đường trần gian, ta cảm thấy lạc lơng, gặp thử thách gian truân ta ngă ḷng, không c̣n theo Chúa nữa. Một cơn bạo bệnh; một tai nạn bất ngờ; Hoặc công ăn việc làm không thuận buồm xuôi gió; Có khi gặp lừa đảo, gian dối nơi thương trường… Lúc ấy, dường như ta chẳng thấy bàn tay Chúa đâu cả. Làm sao để ta luôn có được một niềm tin vững mạnh như Thánh Tông đồ Phê-rô: “Bỏ Thầy chúng con biết đến với ai?”. Rồi mạnh dạn tuyên xưng: Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có những lời ban phúc trường sinh. Xin cho chúng ta biết một ḷng khiêm tốn, để đón nhận ân sủng Chúa Cha ban cho hầu có thể đến được với Thầy Giêsu Chí Thánh. Lạy Chúa Giêsu thánh thể, xin nh́n đến chúng con là những Ki-tô hữu yếu đuối và hèn kém trong đức tin, chưa vững vàng trong đức cậy, và lửa mến c̣n leo lét. Xin tuôn đổ muôn ơn thiêng dạt dào, thấm đượm tâm hồn, thể xác chúng con, để chúng con có được sức mạnh đích thực của Chúa, dám thưa rằng: Chỉ có Ngài mới đem lại sự sống đời đời – là gia nghiệp chúng con măi măi. Ước ǵ nơi Lương thực thần lương Chúa mà chúng con rước lấy mỗi ngày, bổ dưỡng linh hồn chúng con. Để nhờ Thần lương trợ lực giúp chúng con kiên vững trên đường trần dù gặp thử thách, gian truân. Lạy Chúa, xin dẫn chúng con đi theo Đường Chân lư của Ngài. (Tv 24, 5) Amen.
Lm. Jude Siciliano, OP. (Học viện Đaminh chuyển ngữ)
Phần chúng con, chúng con đă tin… Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69
Kính thưa quư vị, Đă bao nhiêu lần quư vị đă từng ở trong một nhóm đang gặp khó khăn trong việc đối thoại v́ những ư kiến khác nhau? Những ngày này, các cuộc đối thoại thường xoay quanh vấn đề tranh cử sắp tới hay những vấn nạn của Giáo hội – đó là hai trong số các vấn đề thường chia một nhóm thành các phe đối nhau. Có thể quư vị cùng nhau ăn tối và không ai thay đổi chủ đề, thế nên nó sẽ dẫn đến kết luận tự nhiên và hiển nhiên của nó. Người ta ở các phe khác nhau ngay từ đầu cuộc tṛ chuyện và thường vẫn khăng khăng với ư kiến ḿnh cho đến cùng. Quư vị có lẽ thắc mắc v́ sao tôi gọi là “những cuộc đối thoại”; Chẳng phải các cuộc đối thoại nhằm tạo ra một sự trao đổi cởi mở giữa mọi người với nhau đó sao? Có người nói và ta lắng nghe với thái độ cởi mở hết sức có thể. Tác giả người Anh, Rebecca West có lẽ đúng khi phát biểu: “Chẳng có ǵ là đối thoại cả. Đó chỉ là hư ảo. Chỉ là những cuộc độc thoại xen ngang nhau, thế thôi”. Ngay từ Chúa nhật thứ 17 thánh Gioan đă tường thuật cuộc đối thoại giữa đám đông, những người đă được ăn bánh, và Đức Giêsu. Như thấy xuất hiện trong Tin mừng Gioan, cuộc đối thoại dần chuyển qua diễn từ của Đức Giêsu v́, như chúng ta nói, Người “không cùng tần sóng” với thính giả của ḿnh. Họ đă không cởi mở ngay từ đầu cuộc đối thoại với Đức Giêsu, v́ thế họ không nghe được những ǵ Người nói với họ về các dấu Người đang thực hiện và những dấu này dẫn đến ở một thực tại sâu xa hơn những ǵ đang xảy ra giữa họ. Hôm nay, cuộc đối thoại diễn ra giữa Đức Giêsu và các môn đệ; không chỉ về bánh mà Người ban cho, nhưng về điều Người công bố: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời và bánh tôi ban chính là thịt tôi để cho thế gian được sống”. Người c̣n nói: “Đây là bánh từ trời….ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời”. Đám đông đă gặp khó khăn khi đón nhận những ǵ Đức Giêsu nói trong suốt diễn từ. Nay các môn đệ cũng bị sốc v́ những lời Người nói và, như Gioan cho ta biết, “nhiều môn đệ rút lui, không c̣n theo Người nữa”. Trước hết Người nói với họ rằng Người “từ trời xuống” rồi “ai ăn thịt và uống máu tôi sẽ có được sự sống đời đời…” và nay Người c̣n nói thêm với họ rằng Người sẽ trở lại “nơi Người đă ở trước kia”. Một lần nữa Đức Giêsu nói về sự vô dụng của “xác thịt” trong việc nắm bắt và đáp lại những ǵ Người nói. Hăy nhớ lại lời Người nói với Nicôđêmô: “Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt ; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí” (3,6). Các môn đệ không hiểu những lời Đức Giêsu đang nói về việc “được sinh bởi Thiên Chúa”. Không có Thánh Thần của Thiên Chúa th́ họ chẳng hiểu được Đức Giêsu có ư ǵ khi hứa ban cho họ “sự sống đời đời”. Nhưng Đức Giêsu vẫn không lùi bước hay nhượng bộ trong những lời khó nghe nhằm giữ lại con số đông đảo các môn đệ. Thế nên, ở cuối bài Tin mừng hôm nay ta thấy chỉ c̣n lại Đức Giêsu và Nhóm Mười Hai. Thánh Phêrô trả lời “chúng con đă tin ….” là tất cả những ǵ ông có thể nói lúc này. Trong Sách thánh TIN là một động từ. Đó là một hành động mà chúng ta ưng thuận và hành động. Nhưng đó c̣n là một tiến tŕnh. Phêrô và những người khác, như chúng ta, có ḷng tin, nhưng nó cần phải lớn lên. Ḷng tin của Nhóm Mười Hai trong thời điểm này chưa đủ mạnh. Cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu sẽ thử thách cách nghiệt ngă ḷng tin ấy. Nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu: các mô đệ tin vào Đức Giêsu và trao phó hiện tại cũng như tương lai của ḿnh cho Người. Đức Giêsu, về phần ḿnh, c̣n phải nhọc công với hạt mầm niềm tin của số môn đệ ít ỏi này. Trước khi ra đi, Đức Giêsu ban Thánh Thần xuống trên họ để hoàn tất công tŕnh Người đă khởi sự. Câu chuyện bắt đầu với đám đông 5000 người đi t́m Đức Giêsu sau phép lạ hóa bánh ra nhiều. Nay con số lớn lao đó đă bỏ đi hầu như hết. Nếu quư vị đo sự thành công bằng con số th́ hẳn dự án của Đức Giêsu đă thất bại. Thậm chí trong Nhóm Mười Hai mà c̣n có người phản bội Đức Giêsu. Tuy hiên, đây không phải là điều mà con người chỉ “bằng xương bằng thịt” có thể hiểu thấu, nhưng nói về việc Thánh Thần có thể thực hiện nơi những người môn đệ quyết tâm theo Thầy, những người đă nói, như chúng ta thưa lên trong Thánh Lễ: “Lạy Thày, bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Thày mới có những lời ban sự sống đời đời”. C̣n về những lời chướng tai! Tôi biết nhiều họ đạo hôm nay bỏ qua Bài Đọc Hai trích thư Êphêxô mà thay bằng bài đọc khác. Nhiều nhà phụng vụ cho rằng có quá nhiều điều nhạy cảm về văn hóa liên quan đến bài đọc này: “Người làm vợ hăy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, v́ chồng là đầu của vợ…” Bài đọc này là một thách đố đối với chúng ta, những người đang nghe hôm nay. Hôn nhân đă từng, cũng như hiện nay ở nhiều nơi, nặng tính gia trưởng. Thánh Phaolô là người của thời này và ngài lấy mối tương quan hôn nhân mà ngài biết để làm một phép so sánh ẩn dụ về mối tương quan của Đức Kitô và Hội thánh. Cần lưu ư rằng, thánh Phaolô cũng mời gọi cải biến giao ước hôn nhân. Ư thức được thiết chế hiện hành của thời ngài, thánh Phaolô yêu cầu các Kitô hữu sống một lối sống khác. “V́ ḷng kính sợ Đức Kitô, anh em hăy tùng phục lẫn nhau”. Theo nghĩa đen nó có nghĩa là vâng lời nhau; xem người khác trọng hơn ḿnh. Người làm chồng có mọi quyền trên người vợ, con cái và nô lệ. Nhưng anh vẫn phải xem những người dù nhỏ mọn nhất cũng phải trọng hơn ḿnh. Đức Giêsu là mẫu gương cho thái độ này, Người đă hạ ḿnh xuống v́ yêu thương chúng ta. Chúng ta có thể kết luận thay cho thánh Phaolô rằng khế ước hôn nhân là yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Việc quyết định nối kết bài đọc thứ nhất và bài thứ ba lại với nhau. Không phải bất kỳ thứ quyết định nào, nhưng là một quyết định dứt khoát: theo đường lối của Thiên Chúa hay theo đường lối của riêng chúng ta? Giôsuê đứng trước dân Israel và hỏi họ sẽ phục vụ ai: Thiên Chúa, Đấng đă cưu mang, giải thoát họ khỏi ách nô lệ và dẫn đưa họ suốt 40 năm trong sa mạc, hay thần ngoại mà cha ông họ đă thờ - “các thần khác”. Nếu họ phán đoán dựa trên những ǵ họ đă trải qua th́ dân chỉ có một chọn lựa; làm sao có thể không chọn Thiên Chúa, Đấng mà họ đă biết là Đấng Cứu Độ? Chọn lựa của họ được tóm kết trong lời tuyên xưng của Giôsuê: “Về phần tôi và gia đ́nh tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ ĐỨC CHÚA”. Chẳng phải chứng tá của Giôsuê là những ǵ mà các bậc phụ huynh trong Thánh lễ hôm nay đang cố gắng làm để nêu gương cho con cái họ hay sao? Họ hy vọng, khi con cái họ trưởng thành th́ chúng, giống như cha mẹ chúng trước đây, cũng sẽ nói rằng: “Về phần tôi và gia đ́nh tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ ĐỨC CHÚA”. Đức Giêsu khuyên rằng, về phía chúng ta, chúng ta là con người nên không thể tự co ḿnh những ǵ là cốt yếu – “sự sống”. Qua dấu lạ nuôi 5000 người và những lời kèm theo của Người, Đức Giêsu cũng đ̣i những kẻ theo Người phải quyết định thay đổi cuộc sống. Người yêu cầu họ: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?” Nói cách khác, liệu họ có nh́n thấy Người là Đấng họ đang mong đợi hay không? Liệu họ có theo Người dẫu cho những ruồng bỏ đang đợi Người phía trước? Chắc họ cũng không có nhiều sự chắc chắn để đặt niềm hy vọng của ḿnh; Người đang mất đi các môn đệ vỡ mộng về Người. Rồi Người bị bắt, tra tấn và bị giết chết. Các môn đệ chọn tin tưởng nơi Người và tiếp tục bước theo Đức Giêsu. Chẳng phải đó cũng là điều chúng ta đang làm đó sao? Dù chưa có đủ bằng chứng, nhưng chúng ta muốn một cuộc sống sâu hơn với Thiên Chúa và chúng ta tin, như Phêrô đă tuyên xưng: “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đă tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
| |