Năm B

 
 

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN B
2V 4, 42-44 / Ep 4, 1-6 / Ga 6, 1-15

 

 

An Phong, op : Hăy cho họ ăn

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy tận hưởng lương thực cứu độ

Fr.  Jude Siciliano, op :

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Bánh cho đám đông

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Cộng tác

Như Hạ, op : Ngôn sứ vĩ đại

Lời Chúa và Thánh Thể : Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây

Giuse Đỗ Huy Hoàng, op : Bánh nuôi dân đói khổ

Tu sĩ Nguyễn Văn Khiêm : Bánh hoá ra nhiều

Fr. Jude Sicinialo, OP: Hăy thiết tha duy tŕ sự hiệp nhất

 

An Phong, op

Hăy Cho Họ Ăn

Ga 6, 1-15

Tin mừng hôm nay thuật lại biến cố Chúa hóa bánh nuôi 5000 người được ăn no. Đây là một phép lạ có tầm mức quan trọng lớn theo truyền thống Tin mừng và phép lạ này duy nhất được cả Bốn Tin mừng thuật lại. Qua phép lạ này, Đức Giêsu biểu lộ quyền năng của một Đấng Messia, Đấng Cứu nhân Độ thế, và các môn đệ cần tin tưởng vào Ngài.

Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của đời sống con người. Tuy đây không phải là nhu cầu duy nhất và đầy đủ; v́ người ta không "sống để mà ăn". Nhưng ăn uống vẫn là nhu cầu đầu tiên của cuộc sống; bởi lẽ, người ta không thể sống nếu không được ăn và trong cuộc đời làm người, con người luôn phải lo toan sao cho có đủ ăn, và xa hơn là ăn ngon. Con người vẫn cần phải "ăn để mà sống".

Một đứa trẻ thiếu ăn, suy dinh dưỡng, sẽ không thể lớn lên, khỏe mạnh, thông minh, không thể học hành cho đến nơi đến chốn. Quả thật, chuyện ăn uống có dính dáng đến cả sứ mệnh làm người, v́ nó chắc chắn ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ. Thử hỏi các bà nội trợ một ngày bỏ ra bao nhiêu thời gian để đi chợ, để nấu nướng, chuẩn bị bữa cơm cho gia đ́nh ? Thử hỏi một đời người đă mất bao nhiêu thời giờ cho các bữa ăn ?

Như thế, ăn uống là một nhu cầu rất thật và là chuyện rất thực tế của đời người. Thế nên, chẳng lạ ǵ, Đức Giêsu quan tâm đến "cái ăn" của con người. Hẳn là Người yêu thương và muốn cứu độ trọn vẹn con người. "Chúng ta lấy đâu ra bánh cho từng ấy người đây ?". Đức Giêsu đă hỏi các môn đệ như thế, và đó cũng là một câu hỏi rất thực tế mà, ngày nay, Người cũng đang hỏi chúng ta.

Tất nhiên, khi nghe câu hỏi này, các môn đệ lo lắng, bối rối. Chúng ta cũng vậy thôi, chúng ta chẳng những phải lo của ăn cho ḿnh, nhưng c̣n phải nh́n thấy biết bao người đang đói ăn chung quanh ḿnh, trên thế giới. Nhiều lúc chúng ta cũng chẳng biết làm thế nào.

Với ḷng tin tưởng, các tông đồ mang đến 5 chiếc bánh và 2 con cá; với chúng ta cũng vậy, Chúa Giêsu muốn chúng ta tin tưởng nơi Người và quảng đại đóng góp phần nhỏ nhoi của ḿnh. Chính Người sẽ làm cho phần nhỏ nhoi ấy có thể trở nên một dấu chỉ giúp người ta nhận ra Chúa Giêsu "hẳn là Vị Ngôn Sứ".

 

Lạy Chúa Giêsu,
Nhiều lúc chúng con thấy cả cuộc đời thật vô nghĩa,
v́ chỉ để đi kiếm miếng ăn.
Nhiều lúc chúng con muốn thoát nợ áo cơm
để "làm chuyện lớn lao";
nhưng lại không sao thoát được.
Nhưng chính Chúa đă dạy phải lo đến miếng ăn;
để trong miếng ăn hàng ngày,
chúng con nhận ra Chúa c̣n nuôi nhân loại
bằng Bánh Hằng Sống bởi trời nữa.

 

Fr. Jude Siciliano, op 

Hăy Tận Hưởng Lương Thực Cứu Độ

Ga 6, 1-15

 

Thưa quư vị.

Ba chúa nhật vừa qua, chúng ta nghe đọc Tin mừng theo thánh Marcô. Bắt đầu từ hôm nay cho đến chúa nhật 21, chúng ta nghe đọc Tin mừng theo thánh Gioan, đoạn 6. Trong Phúc âm của ḿnh, thánh Gioan chỉ thuật lại 7 phép lạ (trong số 35 phép lạ Phúc âm ghi lại). Nhưng thánh nhân không dùng từ phép lạ mà chỉ đơn giản "dấu chỉ" (signum). Gọi là "dấu chỉ", thánh nhân có ư nói chúng có mục tiêu đặc biệt dẫn độc giả đến gần bên Chúa Giêsu, suy gẫm kỹ hơn về thân thế sự nghiệp của Ngài, nhận ra Ngài là đấng phục sinh, đầy quyền năng. Tức bẩy dấu chỉ đó là những mặc khải riêng lẻ giúp độc giả không những chứng kiến sự lạ bất thường mà c̣n được lôi kéo tin theo Chúa Giêsu. Qua những dấu chỉ, thánh Gioan giúp đỡ những người có ḷng chân thành, t́m đến tin yêu Chúa Giêsu theo cách thức mà mỗi phép lạ mặc khải về Ngài.

Dấu chỉ hôm nay là Chúa nhân bánh lên nhiều, những tuần lễ tiếp theo là huấn từ về bánh hằng sống và sự khôn ngoan từ trời đến với nhân loại. Thánh Gioan không phải là cây viết tài tử. Ông suy tư rất nhiều trước khi đặt bút. V́ thế văn của ông cao siêu, thâm trầm, chứa đựng nhiều ẩn dụ. Mỗi ẩn dụ súc tích nhiều tầng lớp ư nghĩa: luân lư, đạo đức, thần học, phong tục, xă hội… chúng ta khó mà khám phá hết. Càng đọc chúng ta càng bị thu hút vào những ư nghĩa đó và gẫm ra được Đức Giêsu là ai? Xin nhớ về cuối Phúc âm, thánh Gioan nói rơ mục đích của cuốn sách: "Đức Giêsu đă làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. C̣n những điều đă được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người" (20,30-31). Riêng về dấu lạ nhân bánh lên nhiều, ba Phúc âm nhất lăm cũng có tŕnh thuật. Thường th́ thánh Gioan không nhắc lại những điều các tác giả Phúc âm khác đă viết. Nhưng ở đây thánh Gioan lấy lại, bởi ngài trông thấy ở nó một ư nghĩa đặc biệt quan trọng cho Phúc âm của ông. Chúng ta tập trung vào dấu lạ này để t́m ra những bí ẩn cho đời sống thiêng liêng của ḿnh.

Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ sang bên kia biển hồ Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Đám đông dân chúng đi theo Ngài. Không giống như nhất lăm, Chúa Giêsu không tỏ lộ ḷng thương cảm dân chúng đói khát hay xót thương đàn chiên bơ vơ không người chăn. Ngài hỏi luôn ông Philipphê: "Ta mua đâu bánh cho họ ăn đây?" Thánh Gioan tiếp ngay: "Người nói thế là để thử ông, chứ Người biết rơ ḿnh sắp làm ǵ rồi". Phản ứng của các môn đệ rất đời thường, sau khi đă lượng định số người ăn: "Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút". Nghĩa là số người đông lắm, hai trăm quan là một số tiền lớn, bởi lương thợ thời ấy là một đồng một ngày công lao động. Thánh Anrê thực tế hơn: "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá." Theo đánh giá của hai tông đồ: "Với ngần ấy người th́ thấm vào đâu." Thánh Gioan, người có mặt, nhớ lại th́ số người ăn là phỏng năm ngàn, một con số khủng khiếp, vượt ngoài khả năng lo liệu của các ông. Ngày nay chúng ta cũng thường bị Thiên Chúa thử thách bằng những câu truyện tương tự và phản ứng của chúng ta thế nào? Đơn sơ, chân chất như các tông đồ? Hay nhuốm đầy giọng điệu kiêu kỳ, tự phụ?

Thực ra cuộc đời người tín hữu gặp vô vàn khó khăn thường nhật. Những nhu cầu của gia đ́nh, bạn bè, giáo hội, thế giới, luôn đè nặng trên vai họ, đôi khi đến ngộp thở, vô phương giải quyết. Làm thế nào nuôi sống ngần ấy người nghèo khổ, đói khát? Trong khi chính ḿnh cũng không đủ bánh ăn? Hôm nay các môn đệ và Chúa Giêsu đều phải đối mặt với một nhu cầu: Bánh cho năm ngàn người ăn. Các môn đệ lượng định khả năng hạn hẹp của ḿnh và nhận ra sự bất lực. Họ không hề khuếch đại t́nh thế: "làm thế nào nuôi sống ngần ấy người?" Họ thực sự muốn có bánh ăn cho đám đông, không tính bài tảng lờ hay giả điếc làm ngơ trước nhu cầu cấp thiết của người khác, nhưng chẳng biết xoay sở ra sao, đơn giản là vấn đề vượt quá khả năng: "Ở đây có em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá. Nhưng với ngần ấy người th́ thấm vào đâu?" Chúa Giêsu cũng nh́n thấy vấn đề và Ngài đă giơ vai gánh vác trách nhiệm.

Ngày nay cũng thế, nhiều khó khăn xem ra vượt quá sức lực chúng ta, nhưng Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cộng tác. Dù chúng ta cũng như các tông đồ thời xưa, cảm thấy bất lực. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm không phải là chúng ta, là Giáo hội mà là Chúa Giêsu. Chúng ta có biết Ngài đang dự tính chi trong đầu óc, trong chương tŕnh của ḿnh? Điều Ngài muốn nơi chúng ta là nỗ lực và chân thành cộng tác. C̣n khả năng giải quyết khó khăn là ở nơi Ngài quan pḥng! Trước mắt, chúng ta thấy bao nhiêu công việc nhiêu khê: Chiến tranh, hoà b́nh, thanh niên thiếu nữ mất định hướng, trẻ bụi đời, HIV/AID, x́ ke, đĩ điếm, đói khổ… toàn những câu truyện vượt khỏi tầm tay nhỏ bé của ḿnh, của Giáo hội. Chúng ta chẳng biết giải quyết ra sao? Nhưng đă từng có những tấm ḷng quảng đại, hy sinh thời giờ, tiền bạc, làm việc tông đồ, góp phần với Chúa Giêsu. Họ đă thu lượm được nhiều kết quả ngoạn mục, thay đổi ḷng người, thay đổi nếp sống, như mẹ Têrêsa thành Calcutta, ông Fouleraux, các nhà truyền giáo. Chúng ta không thi hành sứ vụ một ḿnh. Có Chúa Giêsu cùng hoạt động. Cùng với chúng ta Ngài nh́n thấy khó khăn và "biết ḿnh sắp làm ǵ rồi". Chính qua các Tông đồ mà Ngài nuôi sống đám đông! Qua các tín hữu mà Ngài cải tạo thế giới!

Ngay từ đầu bài Tin mừng, thánh Gioan đă liên kết phép lạ với Lễ vượt qua: "Lúc ấy, sắp đến lễ vượt qua, là đại lễ của người Do Thái." Chi tiết này giúp hiểu sâu xa hơn về chủ ư của phép lạ. Người tín hữu khi nghe nhắc đến lễ vượt qua, là liên tưởng ngay đến bữa tiệc ly Chúa Giêsu ăn với các môn đệ, trước khi Ngài chịu chết. Trong bữa ăn này Chúa ban Ḿnh máu Ngài làm của nuôi trường sinh cho nhân loại và lập giao ước mới với chúng ta trong Thịt và Máu Ngài. Các tác giả nhất lăm mô tả phép lạ hoá bánh ra nhiều bằng ngôn ngữ Thánh thể: "Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho các môn đệ" (Lc 14,19). Thánh Gioan ngược lại, dùng sự kiện này để khai triển một bài giáo huấn dài về việc Chúa Giêsu ban Thịt và Máu Ngài để nuôi sống loài người muôn thuở. Chúa nhật tuần tới thánh nhân sẽ mời gọi đám đông nh́n qua bánh vật chất, nhận ra Bánh hằng sống. Đám dân chúng ao ước bánh làm đầy dạ dầy trống rỗng của ḿnh, nhưng thánh Gioan đi xa hơn, Chúa Giêsu sẽ thoả măn cơn đói khát sâu thẳm của ḷng dạ con người, đó là ước vọng sống lâu dài măi măi. Trong sa mạc ông Môsê cung cấp manna cho dân Do Thái từng ngày, nhưng cũng chỉ làm dịu bớt cơn đói thời gian ngắn, sau đó lại đói. Thánh Gioan qua bài Phúc âm hôm nay và các tuần kế tiếp, cho biết Chúa Giêsu sẽ mở một kỷ nguyên mới, trong đó loài người sẽ hoàn toàn măn nguyện với của ăn bởi trời và không c̣n khi nào phải lo đói khát nữa. Thánh sử đă mở cho nhân loại một cánh cửa để có thể nhận thấy ư nghĩa của dấu chỉ nhân bánh.

Trên bờ hồ Tibêria, dân chúng được ăn no nê, nhưng chẳng nắm được thực chất của biến cố. Họ chứng kiến công việc lạ lùng Chúa Giêsu làm, nhưng chẳng hiểu được ư nghĩa của nó. Họ no bụng, nhưng tinh thần vẫn c̣n đói. Họ chưa nhận ra rằng Chúa Giêsu chính là "bánh" mà họ cần tiếp rước hàng ngày để được sống muôn thuở, và không bao giờ c̣n phải "đói" nữa. Thời xưa là như thế. Chúng ta ngày nay th́ sao? Bánh nào làm chúng ta no bụng, thoả ḷng? Bánh nuôi dưỡng chúng ta qua biển khổ trần gian, hay bánh cạn dần theo năm tháng? Bánh vĩnh cửu làm chúng ta no thoả hay bánh nhất thời chẳng khác ǵ bánh vẽ? Dục vọng thưởng đẩy con người t́m kiếm những thứ bánh ngắn hạn như tiền tài, danh vọng, sắc dục, tham lam. Những thứ bánh đó chẳng bao giờ thoả măn ước vọng vĩnh cửu. Ngược lại càng chạy theo chúng, càng cảm thấy đói khát. Hôm nay ước ao, ngày mai chán ngấy. Đó là lư do nhiều gia đ́nh tan nát, bạn bè ly tán. Các nhà thông thái thường nói rằng chúng ta ăn uống cái chi, chúng ta sẽ là cái đó. Ăn uống những của cải tạm bợ, chúng ta sẽ là người nhất thời tạm bợ chẳng bao giờ cảm thấy bằng ḷng với những điều ḿnh chiếm hữu. Chỉ có bánh vĩnh cửu bởi trời mới làm cho linh hồn được an nghỉ.

Giả dụ, một đêm không ngủ, tâm trí chúng ta ở đâu? Những con ma nào xuất hiện mà ban ngày chúng ta tránh né? Những lănh vực hoạt động nào làm chúng ta tiêu hao năng lượng vô ích? Những lắng lo nào cần bánh thật hướng dẫn? Đúng là chúng ta cần nhiều của ăn vật chất và tinh thần để có thể tiến bước đúng đường, đúng hướng. Vậy th́ chỉ có Chúa Kitô, bánh hằng sống, mới thoả măn nhu cầu đó của nhân loại. Hơn thế nữa, Ngài c̣n vượt quá ḷng chúng ta mong ước. Thiên hạ gọi Ngài là vị tiên tri phải đến chỉnh đốn thế gian. Đúng thật Ngài là một vị tiên tri vĩ đại, cuộc đời của Ngài là mẫu mực hết mọi người phải noi theo, để có thể trở nên tốt lành thánh thiện.

Nhưng để có không gian cho Ngài, chúng ta phải bỏ trống cơi ḷng ḿnh, gạt đi tính kiêu ngạo, tŕ chiết và nuôi sống bằng ḷng nhân ái. Gạt đi tính lănh đạm và nuôi sống bằng ḷng thương cảm, gạt đi ích kỷ cô đơn và nuôi sống bằng hợp đoàn và ḷng rộng răi. Cái tôi của chúng ta phải bị bỏ cho chết đói, th́ tinh thần mới có thể mở rộng, bành chướng theo cuộc đời Chúa cứu thế. Hôm nay trước bàn thờ Thánh Thể, chúng ta là đám đông đói khát. Nhưng chúng ta đến đây không phải v́ của ăn chóng qua, mà v́ lương thực vĩnh hằng. Chúa Giêsu chính là lương thực đó. Để kết thúc bài suy niệm, tôi xin kể lại câu truyện nhỏ của cha John k. Bergland: Có một đạo sĩ nằm ngủ dưới bóng cây to ở ngoại ô thành phố. Một người đàn ông chạy vội đến đánh thức vị đạo sĩ: "Ḥn đá, ḥn đá, ngài làm ơn cho xin ḥn đá". Vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi: "Ḥn đá nào?" "Ḥn đá mà thiên sứ hiện ra trong giấc mơ bảo tôi hăy t́m khách hành hương ngủ ngoài thành phố đang giữ trong túi, ông ta sẽ cho và tôi sẽ giầu có măi măi". Vị đạo sĩ nhớ ra viên kim cương mà ông nhặt được trên đường đi, viên kim cương to bằng nắm tay, tuyệt đẹp. Ông móc túi lấy nó ra đưa cho người đàn ông. "Đây xin biếu, nếu ông muốn lấy". Người đàn ông vồ lấy viên kim cương, biến mất. Đêm ấy hắn không thể chợp mắt. Chưa tảng sáng hắn đă chạy vội đến gọi đạo sĩ: "Kho tàng, kho tàng, xin ông cho tôi cái kho tàng mà v́ nó ông không thèm viên ngọc quí này." Vị đạo sĩ ngẩn người, lúc sau gẫm ra: "Đức Giêsu Kitô, ngoài ra ta chẳng c̣n kho tàng nào khác!" Amen.

 

Giuse Nguyễn Cao Luật, op

 

BÁNH CHO ĐÁM ĐÔNG

Ga 6, 1-15

 

Từ chút đóng góp nhỏ nhoi

Chương 6 của Tin Mừng Gio-an được trích đọc trong mấy Chúa nhật liên tiếp, khởi đầu với tŕnh thuật phép lạ hoá bánh ra nhiều, tiếp đó là những lời giải thích về đề tài Bánh Trường Sinh.

Trong phần sau này, Đức Giê-su tuyên bố rơ ràng : "Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời" (6,51). Lời tuyên bố này là ch́a khoá để giải thích phép lạ hôm nay : việc hoá bánh ra nhiều là sự kiện báo trước về bí tích Thánh Thể.

Các môn đệ của Đức Giê-su cũng tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn. Quanh Đức Giê-su, có các ông Phi-líp-phê, An-rê là anh ông Phê-rô, và có lẽ cả các môn đệ khác nữa. Ngoài ra, lẫn trong đám đông, c̣n một cậu bé có mang theo năm chiếc bánh và hai con cá ; ông An-rê đă giới thiệu cậu bé với Đức Giê-su.

Chắc chắn rằng, nếu không có những chiếc bánh và mấy con cá của cậu bé, Đức Giê-su cũng có thể làm phép lạ để nuôi sống đám đông. Thế nhưng, Đức Giê-su muốn cho thấy một khía cạnh đặc biệt : phép lạ luôn là lời đáp trả trước một đề nghị hay một lời mời.

Như thế, Đức Giê-su muốn tôn trọng trật tự của sự việc : việc hoá bánh ra nhiều không xuất phát từ số không, nhưng do sự chia sẻ đầu tiên, rất khiêm tốn, rất nhỏ nhoi của một cậu bé. Ai mong muốn chính ḿnh trở thành phúc lành cho người khác, th́ phải đem đến cho Đức Giê-su điều ḿnh có. Người không yêu cầu người ta điều họ không có, nhưng trong đôi tay thánh thiện và nhân ái của Người, điều người ta chia sẻ sẽ trở thành phép lạ, dư tràn và phong phú.

Về phần ḿnh, cậu bé có thể giữ lại những chiếc bánh và mấy con cá cho riêng ḿnh hay những người thân quen. Làm như thế, cậu chỉ nuôi sống một vài người, chứ không góp phần làm cho việc hoá nhiều được dễ dàng. Trong hoang địa, một nơi ở xa các làng mạc, th́ phần thức ăn dù nhỏ nhoi của cậu cũng là một điều rất quư giá, giúp cậu vượt qua cơn đói. Nhưng cậu đă trao tất cả cho Đức Giê-su, và Người đă dùng quyền năng mà làm cho bánh và cá hoá ra nhiều để nuôi cả đám đông. Không phải chỉ một ḿnh cậu được nuôi sống, mà tất cả mọi người đều được ăn no ...

"Có mua đến hai trăm đồng bạc bánh, cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút" (Ga 6,9). Một đồng bạc là tiền công của một ngày làm việc, thế mà có bỏ ra một số rất lớn cũng chẳng đủ chia cho mỗi người ... Năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá "với bằng ấy người th́ thấm vào đâu !" Như thế, theo cái nh́n con người, t́nh trạng này quả là bất lực, không thể nào giải quyết nỗi. Điều này làm rơ lên một chủ đề lớn trong Tin Mừng thứ tư : chỉ có Thiên Chúa mới có khả năng nuôi sống một đám đông như vậy. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể đem lại cho mỗi người phần của họ, làm cho họ được no nê, thoả măn.

Thiên Chúa có thể làm những điều kỳ diệu, lớn lao, nhưng Người lại muốn nhân loại đóng góp phần của ḿnh. Chính từ phần đóng góp ít ỏi ấy, Thiên Chúa lại ban cho họ những hồng ân khác, nhất là sự sống.

Người không muốn làm vua

Những người chứng kiến phép lạ Đức Giê-su đều nhận ra đây là một điều hết sức kỳ diệu. Mọi người đều nh́n nhận Đức Ki-tô có uy quyền của Thiên Chúa : Người đă bày tỏ uy quyền qua việc hoá bánh ra nhiều. Sự kiện này làm cho người ta nhớ ngay đến những kỷ niệm thời xuất hành : ông Mô-sê đă can thiệp và Thiên Chúa đă ban cho dân Do-thái có bánh ăn trong hoang địa. Do đó, dân chúng nghĩ rằng thời gian cứu độ đă đến và Đức Giê-su là "vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian". Họ tính bắt Người để tôn làm vua, nhưng "Người lánh mặt, đi lên núi một ḿnh".

Những kỷ niệm thời xuất hành

Người ta có thể so sánh ngôn sứ Ê-li-sê trong bài đọc 1 với Đức Giê-su. Tuy nhiên, những chi tiết trong tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay có vẻ gần gũi hơn với những biến cố thời xuất hành. Từ bờ bên này sang bờ bên kia - đi qua Biển Đỏ ; xa khỏi làng mạc ; - không c̣n những của ăn của đất Ai-cập ; ông Phi-líp-phê bị thử thách - dân Do-thái bị thử thách ; Đức Giê-su cho đám đông ăn no - Thiên Chúa nuôi dân bằng man-na.

Xưa kia, dân Do-thái đă trải qua những biến cố này để tiến đến giao ước ; đối với các độc giả đă được nghe nói về mầu nhiệm Phục Sinh, thánh Gio-an nhấn mạnh rằng sự kiện này xảy ra ít lâu trước lễ Vượt Qua. Rơ ràng tác giả muốn các độc giả hiểu rằng dấu chỉ của giao ước chính là bí tích Thánh Thể. Như vậy, con người sẽ trở thành ḥm bia, thành căn lều để Thiên Chúa cư ngụ.

Ngôn sứ hay vua

Trong hoang địa, dân Do-thái nh́n nhận ông Mô-sê là thủ lănh của ḿnh. Họ đi theo ông v́ họ đă chứng kiến những dấu lạ ông làm. Giờ đây, đám đông dân chúng đi theo Đức Giê-su, v́ họ đă thấy Đức Giê-su chữa lành các bệnh nhân và làm nhiều dấu lạ khác. Hôm nay, Đức Giê-su không chỉ chữa lành, Người c̣n nuôi sống họ. Trước mắt họ, Đức Giê-su là "Vị Ngôn Sứ, là Đấng phải đến thế gian".

Thế nhưng, thay v́ tiếp tục đi theo Đức Giê-su trên con đường Người muốn họ đi - con đường đi đến cái chết và sự phục sinh -, đám đông lại muốn thu nhỏ con người thiên sai này, bằng cách đưa Người vào trong cơ chế của họ. Họ muốn tôn Người làm vua.

Biết được điều đó, Đức Giê-su đă lánh đi. Người là Vua, là Vua ngay từ khi mới sinh (x. Mt 2,2), nhưng Vương quyền của Người phát xuất từ thập giá chứ không do ư thích của người phàm. Con đường của Người vẫn c̣n dài ở phía trước, chứ không phải là kết quả của những việc đă làm, nên Người đă lánh đi, đă từ chối, như trước đây Người đă từ chối với Xa-tan, và sau này, với Phi-la-tô. Mỗi lần một người hay một thể chế muốn nắm lấy Đức Giê-su để phục vụ những chương tŕnh riêng của ḿnh, Người cương quyết khước từ.

Tôn Đức Giê-su lên làm vua, đó là một sự cắt đứt, bởi v́ việc hoá bánh ra nhiều là một dự báo về Nước Trời, nhưng là Nước của Thiên Chúa, chứ không phải nước của loài người đang muốn tái lập quyền lực chính trị của ḿnh.

Do đó, Đức Giê-su đă lên núi một ḿnh ...

Hăy đóng góp phần của ḿnh

"Một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá".

Cậu bé đó chính là bạn, là chúng ta, là tất cả các Ki-tô hữu. Trước nỗi thống khỗ của biết bao người, chúng ta thường nghĩ rằng tài sản của chúng ta chẳng thấm thía ǵ, quá ít. Điều đó đúng. Thế nhưng, nếu ta trao tặng tài sản đó, th́ như một số vốn, ḷng quảng đại sẽ kéo thêm ḷng quảng đại, sự chia sẻ sẽ thúc đẩy sự chia sẻ, t́nh yêu sẽ khơi dậy t́nh yêu. Làm như vậy, ta đă đặt nền móng cho Nước Trời.

Đàng khác, bạn thấy đó, trước khi phân phát bánh, Đức Ki-tô đă dâng lời tạ ơn - tiếng hy-lạp là Eucharistia. Người tạ ơn ai, nếu không phải là Chúa Cha, như Người vẫn quen làm. Nhờ lời tạ ơn của Đức Giê-su, năm chiếc bánh và hai con cá trở thành lương thực nuôi sống cả đám đông, lại c̣n dư mười hai thúng đầy. Nhờ lời tạ ơn của Đức Giê-su, phần đóng góp nhỏ nhoi của cậu bé trở thành nguồn mạch dồi dào.

Như thế, tŕnh thuật Tin Mừng mời gọi chúng ta : hăy chia sẻ t́nh yêu để chuẩn bị cho Nước Trời là T́nh yêu vĩnh cửu ; hăy chia sẻ với lời cảm tạ để bánh trần gian được Đức Ki-tô biến đổi thành bánh bởi trời, thành bánh là chính Người, bánh ban sự sống muôn đời.

"Ngày nay, Thiên Chúa đ̣i chúng ta làm tăng thêm cho chính chúng ta cũng như người khác những tấm bánh đem lại sự sống, những tấm bánh bao trùm mọi h́nh thức của cuộc sống, những tấm bánh tṛn, những tấm bánh dài, cả những tấm bánh có h́nh dáng lạ kỳ. Theo nghĩa này, chiếc bánh không chỉ là cung cấp năng lượng cần thiết để sống, nhưng c̣n là những chiếc bánh tràn đầy Thần Khí, tràn đầy niềm vui.

"Cho dù con người thời nay không diễn tả rơ, nhưng chắc chắn, người ta không chỉ cần bánh ăn, mà cả hoa hồng nữa.

"Chúng ta được dựng nên để hưởng hạnh phúc, để được sung măn, nhưng chúng ta cũng phải biết rằng hạnh phúc luôn ở bên kia hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là một mục đích, nhưng là một chân trời để hướng tới. Bạn có muốn đi xa hơn nữa không ? ..."   theo P.Talec

 

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

Cộng tác

(Ga 6,1-15)

 

Có người cho rằng phép lạ Chúa Giê-su làm cho bánh hóa ra nhiều kể lại trong Tin Mừng là chuyện không có thực mà chỉ là tác dụng tâm lư, nghĩa là họ cho rằng : em bé có năm chiếc bánh và hai con cá đă chia phần ăn của ḿnh cho người bên cạnh, và thế là theo gương em bé này, mọi người chia phần ăn của ḿnh cho nhau, nên ai cũng đủ bánh ăn.

Nhưng sự thật không phải như vậy, v́ Tin Mừng đă kể lại những chi tiết rất rơ ràng và cả bốn sách Tin Mừng đều thuật lại, đây là một phép lạ thực sự của Chúa Giê-su. Các nhà chú giải Kinh Thánh đă quả quyết : “Phải chối bỏ cả Tin Mừng th́ mới có thể loại bỏ khỏi Tin Mừng sự kiện hóa bánh ra nhiều”. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là t́m hiểu phép lạ này có thực hay không mà là t́m hiểu xem Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta điều ǵ khi làm phép lạ này. Có nhiều điều lắm, chúng ta hăy ghi nhận và suy nghĩ hai điều.

Điều thứ nhất Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta về ḷng thương xót. Trong bối cảnh của phép lạ này, chúng ta thấy có hai thứ thương xót. Các môn đệ thấy trời đă về chiều và người ta mệt mỏi rồi, các ông tội nghiệp họ và đă thưa với Chúa : “Xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mua thức ăn”. Đó là thứ thương xót thứ nhất, thứ thương xót nhập đề, ḷng thương xót này cần thiết v́ là khởi điểm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi th́ chưa đủ, v́ thế, Chúa muốn các môn đệ bước qua thứ thương xót khởi điểm đó, đem thứ thương xót nhập đề vào thứ thương xót thứ hai, thứ thương xót nhập cuộc : “Anh em hăy cho họ ăn”.

Quả thực, có tấm ḷng thương xót người khác là một điều tốt rồi nhưng chưa đủ, có những lời nói thương xót người khác cũng là một điều tốt rồi nhưng cũng chưa đủ, mà cần phải có việc làm cụ thể, cần phải có hành động thương xót thực sự nữa. Chúa Giê-su đă thể hiện như thế và Ngài dạy chúng ta hăy sống như thế. Cũng vậy, có ḷng trắc ẩn hay những lời nói an ủi, khích lệ, cảm thông là thái độ tốt rồi, nhưng tốt nhất vẫn là biết chia sẻ, biết san sẻ giúp đỡ. Chúa không đ̣i chúng ta những việc làm to lớn, nhưng đ̣i chúng ta phải biết san sẻ, phải biết cho những ǵ trong tầm tay, trong khả năng của ḿnh, phần c̣n lại chúng ta sẽ được Chúa tiếp tay thực hiện. Điều quan trọng không phải là cho ít hay cho nhiều, nhưng là ở chỗ chúng ta có con mắt đức tin đủ để nhận ra những người khác cũng là con Thiên Chúa, cũng là anh em của chúng ta. Xin Chúa cho chúng ta biết động ḷng trắc ẩn trước những đau khổ của người khác. Xin Chúa tiếp tay trợ giúp chúng ta để t́nh yêu thương nhân ái được tỏa lan rộng răi hơn.

Điều thứ hai Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta qua phép lạ hóa bánh này là sự cộng tác. Trước hết, chúng ta phải xác nhận chắc chắn rằng : nếu không có năm chiếc bánh và hai con cá của em bé kia, Chúa Giê-su vẫn có thể làm phép lạ cho hàng người ăn no nê, thoải mái. Cũng vậy, không cần có sự cộng tác của các môn đệ trong việc đi t́m bánh, Chúa Giê-su vẫn có thể làm được phép lạ dễ dàng. Nói tóm lại, một ḿnh Chúa có thể làm được mọi sự, không cần ai cộng tác, không cần vật liệu nào cả, với quyền năng vô biên, Chúa chỉ cần phán một lời là tức khắc có ngay, tức khắc có dư thừa bánh cho mọi người ăn. Nhưng ở đây Chúa muốn cho mọi người thấy : việc hóa bánh ra nhiều không phát xuất từ số không, nhưng do sự chia sẻ đầu tiên, rất khiêm tốn, rất nhỏ nhoi của một em bé. Em có thể giữ lại những chiếc bánh và mấy con cá cho riêng ḿnh hay cho những người thân quen. Làm như thế th́ chỉ một ḿnh em hay một vài người được ăn, nhưng em đă trao tất cả cho Chúa và Ngài đă dùng quyền năng làm cho bánh và cá hóa ra nhiều cho hàng ngàn người cùng được ăn. Như vậy, năm chiếc bánh và hai con cá của em bé kia là biểu trưng cho một sự  cộng tác cần thiết để Chúa Giê-su làm phép lạ.

Cũng vậy, Chúa muốn các môn đệ cộng tác với Ngài trong việc đi t́m bánh, nên Chúa bảo các ông : “Anh em hăy cho họ ăn”, nên chúng ta thấy khi các môn đệ t́m được năm chiếc bánh và hai con cá rồi Chúa mới làm phép lạ. Điều này nhắc nhở cho chúng ta biết : cần có sự cộng tác của chúng ta trong chương tŕnh của Thiên Chúa đối với chúng ta, nghĩa là bên cạnh t́nh thương và ơn phúc của Chúa, cần có sự cộng tác của chúng ta để xây dựng cuộc đời ḿnh.

Dĩ nhiên với quyền năng vô biên, Chúa có thể làm được mọi sự, nhưng Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài bằng tất cả những ǵ chúng ta có, kể cả sự dốt nát, hèn kém, vô dụng của chúng ta. Chúng ta đừng chỉ trông mong Chúa làm phép lạ, dĩ nhiên Chúa có thể làm, nhưng Chúa muốn chúng ta đóng góp bằng thiện chí, bằng cố gắng, bằng kiên nhẫn, bằng hy sinh, không phải chỉ trong đời thường thôi, nhưng cả trong ơn cứu chuộc nữa, như thánh Âu Tinh đă nói : “Thiên Chúa tạo dựng chúng ta, Ngài không cần hỏi ư kiến chúng ta, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Ngài cần có sự cộng tác của chúng ta”.

Trong cuộc sống, chúng ta hăy cộng tác với nhau và nhất là cộng tác với ơn Chúa để hoàn thành trách nhiệm đời ḿnh và cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.


Như Hạ, op

Ngôn Sứ Vĩ Đại

Ga 6, 1-15

Sau bao nhiêu thập niên chờ đợi, cuối cùng mọi người đă thấy tất cả sự thật về bí mật Fatima. Đức Mẹ đă đóng vai ngôn sứ của thế kỷ 20. Mẹ đă đóng vai ngôn sứ tuyệt vời v́ Mẹ đă học nơi Đức Giêsu Con Mẹ khi c̣n sống trên trần gian. Lời Mẹ vang vọng cả một nguồn mạc khải đă được Đức Giêsu truyền đạt cho nhân loại. Kitô hữu vui sướng lắng nghe. Cũng như Mẹ, họ mong trở thành ngôn sứ cho thời đại.

NHẬN DIỆN VỊ NGÔN SỨ

Sau khi chứng kiến "dấu lạ Đức Giêsu làm", dân chúng kháo láo : "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !" (Ga 6:14). Dấu lạ đó chính là một hành vi bác ái phát xuất từ một quả tim biết động ḷng trắc ẩn trước những nhu cầu quần chúng. Người là một vị ngôn sứ đến thế gian, không phải để "cứu rỗi các linh hồn" mà thôi. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa không làm những dấu lạ thiêng liêng, nhưng toàn là "những dấu lạ Người đă làm cho những kẻ đau ốm" (Ga 6:3) và cho hàng ngàn người "no nê" cá và bánh. Dĩ nhiên Chúa không dừng lại ở các dấu lạ đó, nhưng hướng tới một mục đích cao hơn. Không dừng lại không có nghĩa là không quan trọng. Trái lại, thân xác giữ một vai tṛ tất yếu. Nếu không có thân xác không thể đọc ư nghĩa dấu lạ. Nếu không cần thân xác, Chúa đă không mất nhiều thời giờ đi đây đó t́m kiếm những người đau ốm và đói khát. Cứ để hết thời giờ vào việc suy tư cầu nguyện có lẽ sẽ cứu rỗi nhiều linh hồn hơn. Nhưng có lẽ sẽ chỉ làm vui tai mấy nhà trí thức kinh viện mà thôi.

Đức Giêsu không xuống trần gian để cứu rỗi các linh hồn. Đúng hơn, Người đến cứu con người toàn diện. Thứ tự không phải đi từ trên xuống dưới, nhưng từ thấp lên cao. Thực tế, có thực mới vực được đạo. Nếu bỏ tất cả những dấu lạ trong Tin Mừng, chắc chắn Đức Giêsu không thể qui tụ nhiều người và tạo được một thế đứng lớn lao trong lịch sử cứu độ như thế. Dân chúng đă đánh giá Đức Giêsu như "vị ngôn sứ" chỉ v́ đă thấy được hành vi bác ái rất cụ thể của Người. Như vậy, đức ái có tính ngôn sứ. Thánh Gioan khẳng quyết : "Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đă làm cho những kẻ đau yếu." (Ga 6:3)

Người làm được những dấu lạ đó không phải từ hư vô, nhưng từ những chiếc bánh và con cá có sẵn. Những cái có sẵn đó chỉ là một số lượng ít ỏi. Nhưng đó là sự đóng góp của con người. Rất cần thiết. Rất quan trọng. Nhưng phần cần thiết, quan trọng và chính yếu hơn chính là Thiên Chúa. Bởi thế, sau khi các môn đệ gom được "năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá" (Ga 6:9) từ chiếc giỏ của một em bé, "Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn" (Ga 6:11) Thiên Chúa Cha. Nhờ đó thần lực đă hoạt động mănh liệt và cấp thời, biến số lượng bánh và cá nhỏ nhoi đó thành những thúng bánh khổng lồ nuôi sống muôn dân giữa cơn đói khát. Thật là ngoài sức tưởng tượng của các môn đệ và dân chúng. Trong cái tính toán b́nh thường, trước một đám đông dân chúng, các ông chỉ có thể suy nghĩ : "Có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút," (Ga 6:7) hay "ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người th́ thấm vào đâu !" (Ga 6:9) Đúng là tính toán của con người ! Nhưng Thiên Chúa có những tính toán khác hẳn. Người không bị lệ thuộc bất cứ hoàn cảnh nào, v́ Người toàn năng. Tin chắc như thế, nên "Đức Giêsu nói : 'Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi'." (Ga 6:9) Việc ǵ phải đến đă đến. Người đă làm được tất cả những ǵ Người muốn.

Từ một nhu cầu tầm thường vật chất, Người đă có thể hướng người ta về một điểm cao hơn. Tự ḷng đầy khâm phục Chúa, dân chúng đă phải thốt lên : "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !" (Ga 6:15) Thấy Đức Giêsu tài t́nh như thế, họ t́m cách "tôn làm vua." (Ga 6:15) Tôn làm vua không phải v́ Người, nhưng v́ chính tương lai của họ. Mặc dầu đầu óc c̣n trần tục khi muốn tôn phong Đức Giêsu làm vua, nhưng ít nhất dân chúng cũng thấy nơi Người dấu chỉ về ḷng Chúa xót thương. Chỉ cần được hướng dẫn một chút, tâm trí họ có thể bay cao hơn để nhận ra Người chính là "Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !" (Mt 21:9) Nếu Người được tôn làm vua, c̣n đâu vai tṛ ngôn sứ ?! Bởi thế, Người đă "lánh mặt, đi lên núi một ḿnh" (Ga 6:15) để trọn vẹn sống ơn gọi làm ngôn sứ. Ngôn sứ đă ở một vị trí thật đẹp : trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Một vị trí như thế không thể lệ thuộc vào bất cứ cơ chế hay vinh hoa trần gian nào. Có thế, ngôn sứ mới có thể nhân danh Thiên Chúa (Đnl 18:22) nói với những người đang sống bám vào cơ cấu. Chính v́ thế thân phận ngôn sứ luôn bị cơ chế bách hại. Cuộc đời Đức Giêsu chứng minh tất cả sự thật về thân phận ngôn sứ.

CHIỀU KÍCH NGÔN SỨ

Đức Giêsu đă không làm dấu lạ một ḿnh. Chung quanh Người có các môn đệ, những người trực tiếp góp phần vào việc tạo thành dấu lạ đó. Cảnh tượng dân chúng ồn ào v́ hành tŕnh mệt mỏi khiến Thày tṛ xốn xang. Các môn đệ lo ra mặt khi Thày đề nghị : "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?" (Ga 6:5) Ông Philipphê đi xục xạo khắp nơi để t́m bánh và cá cho Thày. Cuối cùng các ông cũng t́m được với niềm thất vọng trước nhu cầu lớn lao của quần chúng. "Chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng với ngần ấy người th́ thấm vào đâu !" (Ga 6:9) Tất cả chỉ có thế. Đó lại là phần đóng góp của "một em bé."(Ga 6:9) Em bé đă sẵn sàng dâng cho Chúa, mặc dầu cũng đang đói khát như mọi người xung quanh. Không ai từ chối đóng góp vào việc tạo dấu lạ cho muôn dân nhận ra Đức Kitô là Ngôn sứ. Dĩ nhiên Chúa chẳng cần đến chất liệu cũng như con người để tạo nên những dấu lạ đó, v́ Người là Đấng Toàn Năng. Nhưng Người muốn cho mọi người cùng tham gia vào công cuộc cứu độ. Người muốn mọi người "đều là ngôn sứ." (Ds 11:27)

Nếu đức bác ái mang tính ngôn sứ, th́ không ai có thể từ chối trở thành ngôn sứ. Mỗi hành vi bác ái, dù nhỏ bé nhất, đều là một dấu lạ, là một phương tiện cần thiết để "sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đă ban."(Ep 4:1) Nếu không sống bác ái, dù có mọi nhân đức khác, chúng ta không thể hiệp nhất với Thiên Chúa, v́ "chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người." (Ep 4:5-6) Chính trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô và với anh em, chúng ta sẽ làm được những dấu lạ mang tính ngôn sứ, và làm cho mọi người nghe được tiếng nói Thiên Chúa. Có hiệp nhất mới có hi vọng. Bởi thế, thánh Phaolô khuyên : "Anh em hăy thiết tha duy tŕ sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận ḥa gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đă được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hi vọng." (Ep 4:3-4) Thần Khí là Đấng "đă dùng các ngôn sứ mà phán dạy." (Kinh Tin Kính) Người cũng đang tiếp tục phán dạy muôn dân qua những hành vi hiệp nhất đầy tính ngôn sứ của các Kitô hữu.

Sức mạnh hiệp nhất các Kitô hữu chính là Thánh Thể, tấm bánh bẻ ra cho muôn dân. Thánh Thể chính là dấu lạ Chúa đă thiết lập để duy tŕ và phát triển cộng đoàn Kitô hữu. Chỉ có Kitô hữu mới nh́n ra ư nghĩa và h́nh bóng dấu lạ này nơi dấu lạ hóa bánh. Nếu dấu lạ hóa bánh đă qui tụ được dân chúng, chắc chắn Thánh Thể c̣n hiệp nhất được muôn dân hơn nữa, v́ nơi Thánh Thể, sức mạnh Thiên Chúa đang hoạt động để thực hiện giao ước đối với nhân loại. Nơi đây cũng thể hiện sự hiệp nhất với đầu là Đức Kitô và với tất cả những ai là chi thể của Người (Fink 1990:439). Nhờ đó Thiên Chúa được hoàn toàn vinh quang và con người được nên thánh. Dấu lạ t́m kiếm dấu lạ. Dấu lạ Thánh Thể đang kêu mời những dấu lạ t́nh yêu nơi các Kitô hữu. Bạn có muốn trở thành dấu lạ giữa muôn dân như Thánh Thể đang ở giữa chúng ta không ?

 

Lời Chúa và Thánh Thể

Ta Mua Đâu Ra Bánh Cho Họ Ăn Đây ?

Ga 6, 1-15 

Sau khi đă ăn chay và cầu nguyện suốt 40 đêm ngày trong sa mạc, Đức Giêsu đă nói với Satan rằng : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng c̣n nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4). Nghĩa là con người không chỉ sống bằng thể chất, nhưng c̣n sống bằng tinh thần. Ngày hôm nay, hành động của Đức Giêsu lại nói với chúng ta một câu đồng nghĩa nhưng theo chiều hướng ngược lại : “Người ta sống không chỉ nhờ Lời Chúa, mà c̣n sống bởi cơm bánh”. Nghĩa là con người không thể sống thuần túy là tinh thần, nhưng c̣n phải sống bằng thể chất.

Cả bốn sách Tin Mừng đều tŕnh thuật lại sự kiện này, cho thấy tầm quan trọng của đoạn Tin Mừng hôm nay. Qua phép lạ hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu muốn gửi đến cho nhân loại thông điệp t́nh yêu. Thông điệp này được cụ thể hóa bằng phép lạ, dùng năm chiếc bánh và hai con cá để cho hơn năm ngàn người ăn no nê thỏa thích. Tuy nhiên, tiềm ẩn đằng sau đó, Đức Giêsu đ̣i hỏi con người có sự cộng tác, một sự cho đi, một sự chia sẻ với những ǵ con người có. Giả như không có năm chiếc bánh và hai con cá của em bé, liệu có thể có phép lạ hóa bánh hay không ?

“Nh́n đám đông dân chúng vất vưởng không có ǵ ăn đă ba ngày, Người thấy thương họ” (x.Mt 15,32). Tin Mừng Matthew và Mark c̣n nhấn mạnh đến sự tương quan giữa nghèo và giàu có. Nghèo không phải là một cái tội, không phải là bất hạnh, nhưng là “phúc v́ nước trời là của những ai khó nghèo” (x.Mt 5,3). Ngược lại, giàu sang chưa chắc đă hạnh phúc, là sung sướng v́ “con lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dễ hơn người giàu có vào Nước Trời” (x.Mc 10,25). Nói như vậy không phải để khuyến khích mọi người đều phải nghèo, chê bai, khinh bỉ sự sống giàu sang, sung túc, nhưng để mỗi người nhận ra rằng : mỗi người cần phải biết sống tốt trong bậc sống của ḿnh ; cần phải biết sử dụng tốt, hiệu quả và ư nghĩa những ǵ hiện tại ḿnh đă và đang có ; đồng thời biết nh́n và nghĩ đến những anh chị em khác đang sống trong những hoàn cảnh bất hạnh hơn ḿnh.

Chúa ban cho mỗi người mười nén, hoặc năm nén hay một nén bạc tùy theo khả năng của họ. Cho dù nhận được phần nào, chúng ta đều phải có nhiệm vụ làm cho số bạc đó sinh lợi. Muốn như vậy, mỗi người cần phải cộng tác hết ḿnh với Chúa, để qua ân sủng của Người, chúng ta kiên vững tin rằng mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp và sinh ích cho Thiên Chúa và mọi người. Khi chúng ta tín thác đặt cả cuộc đời ḿnh vào tay Chúa, Ngài sẽ tiếp nhận và chúc lành, đồng thời biến đổi cuộc đời chúng ta nên ư nghĩa và làm phát sinh những bông lúa trĩu hạt.

Xem ra Chúa luôn cần chúng ta cộng tác với Ngài, đem đến cho Ngài những ǵ là của chúng ta. Ngài không đ̣i hỏi chúng ta phải đem đến thật nhiều, nhưng cần những ǵ chúng ta đang có. Chúa cần đến khả năng, ḷng quảng đại của chúng ta. Chúa muốn chúng ta mang đến cho Ngài đôi tay vạm vỡ, đôi chân dẻo dai, môi miệng ngọt ngào, trí năng sắc sảo và tâm hồn quảng đại,… Để từ những dụng cụ tầm thường này, Chúa sẽ thực hiện những điều lớn lao và cần thiết gấp bội cho thế nhân, cho các linh hồn đang cần đến sự hy sinh và ḷng quảng đại của chúng ta. Có thể thế giới đă không nhận được phép lạ này đến phép lạ khác, chỉ v́ chúng ta không chịu đem đến cho Chúa những ǵ ḿnh có, không chịu đến với Ngài bằng chính con người hiện tại của ḿnh.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Điều con người không thể tưởng, không thể nghĩ, không thể làm được, với t́nh thương dạt dào, Chúa đă thực hiện cách dễ dàng khi Ngài bảo các môn đệ phân phát cho dân chúng. Phép lạ đă xảy ra khi Ngài nói con người làm cử chỉ chia sẻ cho nhau, một cử chỉ mà con người hay chính các môn đệ cũng ngại làm v́ sợ mất giờ, sợ mệt nhọc,… Phép lạ đă xảy ra khi con người tin vào quyền năng Chúa sắp thực hiện.

Phép lạ bánh và cá hóa nên nhiều cũng được coi tượng trưng cho bí tích Thánh Thể. Bí tích mà v́ yêu thương, v́ phần rỗi của mọi người, Ngài đă kê vai gánh lấy tội cho, đến nỗi hy sinh tính mạng để nhân loại được sống.

Lạy Chúa, Ngài mời chúng con đến nhận lănh Ḿnh và Máu Thánh Ngài, v́ đó là lương thực chính yếu nuôi dưỡng đời sống con người. Ngài mời gọi chúng con sống cần biết chia sẻ cho anh chị em, không phải chỉ những ǵ dư thừa mà cả ngay những nhu cầu cần thiết trong thực tế, trong đời thường như của ăn, của mặc, khả năng, sức lực, trí tuệ,… V́ chính sự chia sẻ là dấu chỉ của t́nh thương, sự hiệp nhất, cảm thông. Ngày nay, Chúa vẫn c̣n tiếp tục hỏi chúng ta như đă hỏi Philipphê ngày xưa : “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây ?” (Ga 6,5). Amen.


Giuse Đỗ Huy Hoàng, op

 Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi dân đói khổ

Ga 6, 1-15

 Tŕnh thuật tin mừng theo thánh Gioan, kể lại việc Chúa làm dấu lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi dân chúng. Khởi đầu, tác giả miêu tả toàn cảnh trên băi biển miền Ga-li-lê-a. Ở đó có rất đông dân chúng từ các làng mạc và các vùng phụ cận đi theo Đức Giêsu và nghe Người giảng dạy. Trong khi nghe Chúa nói, họ không cảm thấy mệt mỏi và đói khát, họ không nghĩ đến việc thiếu lương thực và không thể mua khi chung quanh không có làng mạc.

Với tấm ḷng của người mục tử nhân lành, Người đă quan tâm đến nhu cầu vật chất của những người đang nghe Người giảng đây, bởi Người đă từng trải qua cái đói khi ở trong hoang địa, cái khát bên bờ giếng. Người muốn cho họ ăn. V́ thế, Người quay lại hỏi ông Phi-líp-phê: “chúng ta có thể mua bánh ở đâu cho họ ăn đây?” (Ga 6,5) Điều Ngài muốn các môn đệ cùng chia sẻ nỗi bận tâm và ưu tư của Ngài.

Có lẽ, đây là bài toán khó đối với các môn đệ, trong khi họ ở cách xa làng mạc. Qua đó, giúp các ông nhận ra giới của con người như cách ông Phi-líp-phê trả lời Đức Giêsu: “thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút” (Ga 6,7).

Ngay lúc con người bất lực là lúc Thiên Chúa tỏ lộ quyền năng của Người. Chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá, người đă nuôi sống hơn 5000 người. Qua dấu lạ này, Người muốn nhắn giử thông điệp t́nh yêu đến mỗi người chúng ta, và ẩn sâu trong đó, Chúa mời gọi con người cùng cộng tác, cùng cho đi, cùng chia sẻ những ǵ ḿnh đang có.

Lạy Chúa Giêsu thánh thể, ngày hôm nay, chúng con đang sống trong thế giới mà con người không chỉ đói khát lương thực nhưng c̣n đói khát tinh thần. Cái đói đă làm cho bao người đánh mất chính ḿnh, v́ thế họ đă bán rẻ lương tâm để có cái ăn, cái mặc.

Họ quay quắt với cái đói ăn, đói thuốc men để chữa bệnh, đói nước sạch để dùng và đói cả một bầu khí trong lành để nghỉ ngơi. Tất cả đều diễn ra trước mắt con, con đă làm ngơ và coi như không thấy. Con đă khoanh tay, khi gặp một người anh em vấp ngă bên đường cần con nâng đỡ, và con đă …

Chúa đă cho chúng con thấy tấm ḷng quảng đại của Người. Nhưng đôi khi chúng con trách Người tại sao đă tạo ra nghèo khổ, và có lẽ chúng con nên tự trách ḿnh, bởi bất công đang nằm ngay nơi ḷng ḿnh, v́ thế, xă hội c̣n nhiều người nghèo đói, bất công… do chúng con không dám chia sẻ những của cải dư thừa. Con biết, Người không cần chúng con chia sẻ cho mọi người những ǵ vượt quá khả năng, nhưng chỉ những ǵ chúng con có. Và có thể thế giới này sẽ khác, nếu chúng con dám chạy đến chia sẻ cho người anh em những ǵ chúng con có?

Lạy Chúa! xin cho con nhận thức rằng, khi con có thực phẩm để ăn, có quần áo để mặc, có một mái nhà để che đầu và một nơi nghỉ qua đêm là con đă giàu có hơn 75% thế giới.

Khi con có dư thừa vật chất, của cải để chia sẻ với mọi người là con thuộc 8% những người giàu nhất thế giới.

Khi con chưa phải trải qua nguy hiểm của chiến tranh, cô đơn của tù tội hay vật vă của đói khát là con hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới.[1]

Và lạy Chúa, xin cho con nhận thức được tất cả những ǵ chúng con có là do hồng ân Chúa thương ban, chứ không phải do tài năng và công trạng của ḿnh. V́ vậy, chúng con phải mau mắn chia sẻ với mọi người để thế giới bớt nghèo đói và đau khổ. Amen.

 

Tu sĩ Nguyễn Văn Khiêm

Bánh Hoá Ra Nhiều

Ga 6, 1-15

Kính thưa cộng đoàn

Cuộc hoả hoạn ở một tụ điểm ca nhạc hồi tháng 3.1996 tại Phi Luật Tân khiến cho gần 160 người chết và bị thương, v́ cuộc hoả hoạn xảy ra gần một trường học nên đa số nạn nhân là học sinh và sinh viên. Sự việc xảy ra bất ngờ nên đă gây nên nhiều thái độ phản ứng khác nhau trong mọi tầng lớp xă hội. Khi hay tin này, nhiều tù nhân tại Manila đă t́nh nguyện hiến máu để cứu giúp những nạn nhân c̣n sống sót đang được điều trị tại các bệnh viện. Các phạm nhân này đă muốn chứng minh rằng: dù họ đang là những con người bị pháp luật kết án, bị dư luận khinh khi, miệt thị …th́ họ vẫn có thể làm được những việc tốt, việc thiện để giúp người khác và nhất là người đó đang trong hoàn cảnh thiếu thốn nhất, họ vẫn có thể có cai để chia sẻ, có cái để cho đi: Đó chính là những giọt máu hồng của ḿnh.

Vâng ! thưa cộng đoàn, trong cuộc sống chẳng ai quá giàu để không cần đón nhận của người khác…cũng như, chẳng ai quá nghèo đến nỗi không có ǵ để cho đi …

Trong mọi thời đại, chuyện nghèo đói luôn là vấn đề muôn thuở của nhân loại nói chung và những người có trách nhiệm nói riêng phải giải quyết. Nó được ví như một băi rác mênh mông, đến nỗi người ta không biết tháo gỡ từ đâu. Mặc dù, sự nỗ lực của các cơ quan Quốc tế đă nhiều lần lên tiếng báo động về sự nghèo đói, lạc hậu, ngu dốt… V́ cũng từ sự nghèo đói, lạc hậu hay ngu dốt này mà nó đă gây nên bao đau thương và bao cái chết của nhân loại.

Trong bài Tin nừng, chúng ta nghe câu trả lời của các tông đồ khi đứng trước đám đông đang có nguy cơ đói lả dọc đường khi xưa, th́ đến hôm nay, h́nh ảnh đó vẫn c̣n là sự thách đố đối với mỗi người chúng ta khi đứng trước anh em đồng loại như các tông đồ ngày xưa đă nói với Chúa Giêsu : "chúng tôi chỉ có năm cái bánh và hai con cá, như thế sẽ thấm vào đâu …"

Thật thế, nhiều khi chúng ta bị cản trở bằng nhiều tư tưởng của loài người; như: trong cái nghèo khó của tôi, cái vị tha, thông cảm …làm sao tôi dám cho đi? Khả năng của tôi th́ có hạn, trong khi đó, nhu cầu của người khác lúc nào cũng đầy dẫy, cho bao nhiêu cũng chẳng đủ…

Dẫu thế, thưa cộng đoàn, h́nh ảnh Đức Giêsu vẫn mời gọi các môn đệ bẻ bánh cuộc đời ḿnh bằng t́nh thương và ḷng mến, vượt ra khỏi chính ḿnh qua câu nói khẳng định của Ngài: "Các con hăy cho họ ăn …"

Đối với Chúa Giêsu, vấn đề không phải là chúng ta cho đi bao nhiêu hiện vật, nhưng là có bao nhiêu ḷng can đảm để dám cho đi, dám chia sẻ …

Dù đôi khi, ḷng tốt của ḿnh bị lợi dụng, bị đánh lừa mà vẫn quảng đại để chia sẻ, để cho đi, để phân phát và theo nghĩa nào đó, đôi khi cho đi là mất …V́ vậy chúng ta nên biết nên biết rằng: kẻ biết mất mà vẫn cho đi, biết bị đánh lừa mà vẫn quảng đại, chia sẻ …là kẻ có ḷng thương xót lớn hơn niềm tin, có con tim lớn hơn sự tính toán của cái đầu và có ṿng tay lớn hơn mọi so đo hơn thiệt.Người ta vẫn thường nói: "Cách cho quí hơn của cho". Đó là việc cho đi với tất cả tâm t́nh, cho đi mà không so đo tính toán hơn thiệt, cho đi mà không cầu mong được đáp trả, và cho đi như là chính Đức Kitô, Ngài đă hoá thân trong những kẻ nghèo khó để thông cảm cuộc sống nghèo khổ của kiếp người, v́ chính Ngài đă nói: "Ai làm cho cho những kẻ bé mọn này, dù chỉ là một bát nước lă, v́ danh Ta th́ cũng làm cho chính Ta".

Phải chăng việc dám cho đi, dám chia sẻ với người khác là một ân ban, một sức mạnh và một sự trợ lực từ trời cao hay từ cung ḷng Thiên Chúa? Nếu như thế th́ lời cầu nguyện của chúng ta với Chúa, xin Ngài cho từng người chúng ta biết cảm nghiệm để chia sẻ, biết chia sẻ để cho đi, biết cho đi để yêu thương. Từ đó, chúng ta sẽ thấy rằng khi nào người nghèo khổ, người bất hạnh …c̣n sống bên chúng ta, cần đến chúng ta th́ lúc chúng ta phải mở ḷng để chia sẻ như Chúa mong muốn như các môn đệ ngày xưa. Amen.

Lm. Jude Siciliano, OP

Hăy thiết tha duy tŕ sự hiệp nhất

2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15

Lm. Jude Siciliano, OP.

Học viện Đaminh chuyển ngữ

Kính thưa quư vị,

 

Quư vị có để ư bao nhiêu lần những từ như “hiệp nhất” và “nên một” được nhắc đến trong bài đọc trích thư Êphêxô hôm nay và tuần trước hay không? Quư vị có thấy nghi ngờ điều ǵ đó đang xảy ra tại cộng đoàn Êphêxô cho nên từ này mới được nhấn mạnh thế không? Ngoài ra, cũng đừng quên những từ như “kêu gọi / được kêu gọi”, v́ những từ như “hiệp nhất”, “nên một” và “kêu gọi” dẫn chúng ta đi vào trọng tâm của lá thư này.

Thư Êphêxô không được gửi cho cộng đoàn do thánh Phaolô thành lập và đây cũng là bản tóm tắt những giáo huấn của ngài. (Người ta cho rằng lá thư này được viết sau khi thánh Phaolô đă từ trần, có thể do một trong các môn sinh của ngài viết). Cộng đoàn Êphêxô bị tan ră v́ giáo lư sai lạc (4,13-16) và lá thư này kêu gọi họ trở lại với những điều căn bản trong đức tin của ḿnh; sự kết hợp với Đức Kitô và với nhau qua Phép Rửa – lá thư này tập trung vào Đức Kitô và Hội thánh.

Phần đầu của thư Êphêxô (chương 1-3) là phần giáo lư. Phần thứ hai (chướng 4-6) tŕnh bày những kết quả của những ǵ chúng ta nghe ở phần thứ nhất. Dựa trên những ǵ Thiên Chúa đă thực hiện nơi Đức Kitô, chúng ta nay cũng được thúc đẩy nên một. Tóm lại, v́ chỉ có một thân thể, một Thần Khí, một niềm hy vọng, một Chúa, một đức tin, một phép rửa, “Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.,” nên chúng ta cũng sống tinh thần hiệp nhất. Nhưng hăy nhớ, ân sủng của sự hiệp nhất đến trước, rồi nhờ kết quả của ân sủng này, chúng ta có thể duy tŕ và xây dựng trên sự hiệp nhất qua việc “lấy t́nh bác ái mà chịu đựng lẫn nhau, thiết tha duy tŕ sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà…”

Trong phần thứ nhất, tác giả cho thấy kế hoạch của Thiên Chúa là muốn quy tụ tất cả mọi sự trong Đức Kitô (1,10) và ḥa giải dân Dothái với dân ngoại. Nối kết các nhóm khác biệt này quả là điều vô cùng khó khăn, v́ những ác cảm xă hội và tôn giáo đă quá lâu dài và sâu sắc. Tuy nhiên, tác giả cho rằng kết hợp không phải là sự đồng nhất. Liệu có một đức tin đồng nhất trên toàn thế giới này không? Những ân sủng khác nhau và độc nhất của chúng ta khiến chúng ta trở nên phong phú hơn và có thể vươn ra thế giới phong nhiêu này tốt hơn bằng nhiều cách thế khác nhau.

Những khác biệt dẫn đến xung đột, những ư kiến kịch liệt, ngờ vực, ghen tuông và thoái lui, va chạm giữa các phe phái… Theo như thư Êphêxô, ân sủng của Thiên Chúa đă tạo nên tất cả những khác biệt ấy, v́ ân sủng này quy tụ chúng ta và giúp chúng ta thực hiện công tŕnh tốt đẹp mà cuộc sống trong Đức Giêsu mời gọi chúng ta (2,10). Chúng ta chia sẻ cùng một niềm hy vọng và v́ thế những ai được Thiên Chúa kêu gọi sẽ sống theo niềm hy vọng đó cũng như làm tất cả những ǵ cần thiết để duy tŕ “một thân thể và một Thần Khí”.

Liệu hiện nay, có giáo xứ, cộng đoàn hay giáo phận nào mà không có nguy cơ bị chia rẽ hay không? Thay đổi người lănh đạo gây nên mối bất đồng chia rẽ ngay trong hàng ngũ. Một bản dịch mới của bộ lễ vừa được phổ biến và gây nên sự bực bội, tức tối cả phía giáo dân lẫn những người trên bàn thánh. Những người Kitô hữu chúng ta phải ngả theo phía nào trong cuộc chạy đua dành chức tổng thống Mỹ? Tại sao những người trẻ không đón nhận đức tin và truyền thống mà “thế hệ chúng ta” nâng niu? Chúng ta có nên trưng bày Ḿnh Thánh Chúa 24/24? Chúng ta có nên cho người đứng ngoài nhà thờ sau mỗi Thánh Lễ để xin chữ kư cho những nguyên nhân này khác?...

Chúng ta không mong có được câu trả lời cụ thể từ những đoạn kinh thánh cho những vấn đề trên và những vấn nạn khác làm căng thẳng tấm vải hiệp nhất của chúng ta, đúng không? Nhưng, tinh thần của họ tăng sức và hướng dẫn chúng ta. Trong mỗi thế hệ, Giáo hội của chúng ta xảy ra những rạn nứt và cũng đă phấn đấu để gắn kết lại với nhau. Tác giả thư Êphêxô viện dẫn công tŕnh mà Thiên Chúa thực hiện cho chúng ta trong Đức Kitô. Chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi và ban ơn để sống ơn gọi đó. Nhắc cho chúng ta về ân sủng đó, thư gửi tín hữu Êphêxô nay thúc đẩy chúng ta sống cuộc đời ḿnh sao cho có thể duy tŕ được sự hiệp nhất mà đời sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô gắn kết chúng ta.

Chúng ta như chiếc tàu trong cơn băo tố. Mọi người đang chạy lên chạy xuống nháo nhào. Một số người bên dưới không biết sự ǵ đang xảy ra ở phía trên, lập tức la lên: “sao không đoàn kết lại?” Có người trên boong, nh́n thấy mọi sự rơ hơn, liếc quanh và trả lời rằng: “dĩ nhiên là được, với điều kiện có Chúa giúp.” Chúng ta nh́n quanh thấy gió lớn và sóng dữ xô dạt Giáo hội của chúng ta. Một số người lo lắng, “sao không đoàn kết lại?” Dùng lăng kính của thư Êphêxô, chúng ta trả lời “Được chứ, với ơn Chúa giúp.”

Chúng ta rút tỉa được ǵ từ thư Êphêxô? Chúng ta biết rằng có nhiều điều bất đồng giữa người này và người kia, nhóm này và nhóm nọ. Nhưng chúng ta hăy mặc lấy sự ôn ḥa trong ngôn từ của ḿnh, và bỏ đi những gươm giáo của việc kết án, những thái độ cá nhân hay việc dán nhăn – “Kitô hữu chính danh” hay “Kitô hữu giả h́nh”. Lá thư này kêu gọi chúng ta hăy kiên nhẫn và sẵn ḷng lắng nghe người khác bằng t́nh thương hơn là sự hẹp ḥi. Thư Êphêxô cho thấy rơ rằng, tất cả những sự đa dạng của chúng ta đều được dựng nên bởi một Thiên Chúa duy nhất, “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.”

Có một bé trai trong bài Tin mừng hôm nay sẵn sàng chia sẻ những ǵ ḿnh có cho những người đang đói – Thánh Gioan không hề nói rằng chú bé đă bán bánh và cá cho các môn đệ. Một số nhà chú giải có lối nh́n khác về bài Tin mừng không như chúng ta thường nghe. Dù có khác, nhưng thử nghe xem thế nào. Họ cho rằng phép lạ thực sự của việc hóa bánh và cá ra nhiều là do Đức Giêsu tác động lên đám đông và khích lệ họ, giống như chú bé, để họ chia sẻ những ǵ ḿnh đem theo cho người khác. Kết quả là dư dùng cho tất cả những người có mặt ở đó.

Thật khó ḷng biết được điều ǵ đă thực sự xáy ra, nhưng chẳng phải ít ra quư vị cũng thấy lối chú giải đó hấp dẫn đó sao? Người có chia sẻ cho người không có. Cách hành động như thế là trọng tâm trong giáo huấn của Đức Giêsu. Chúng ta phải thay đổi điều ǵ để ít là người khác cũng có một chút? Đất nước chúng ta phải thay đổi những ǵ – trong sự tiêu thụ cách mất cân đối nguồn tài nguyên thế giới – để rồi những ǵ tốt đẹp và nguồn tài nguyên có thể được chia sẻ đồng đều?

Khó có thể tưởng tượng ra cảnh một đám đông như thế không nói ǵ và trao đổi thức ăn khi ăn. Chẳng phải đó là điều chúng ta làm khi đi picnic đó sao? “Này thử ăn món cá xem, ngon lắm đấy. C̣n bánh th́ sao?” Họ c̣n có thể chia sẻ ǵ nữa: chuyện gia đ́nh, những cảm nhận khác nhau về Đức Kitô, những ốm đau bệnh tật hiện nay, những người bạn chung, truyện vui về con trẻ, lo lắng về đất nước của họ,…?

Giống như một giáo hội đang tụ họp, đúng không? Chúng ta gặp nhau trước và sau Thánh Lễ, nắm bắt tin tức, tự giới thiệu ḿnh với những người mới tới, gặp gỡ bạn bè, trao đổi về những chuyện xảy ra trong nước và thế giới, về thiên tai, về những người thân đau bệnh,… tất cả là v́ Đức Giêsu đă mời gọi chúng ta họp lại với nhau. Chúng ta khác nhau, nhưng Người mời gọi tất cả chúng ta thành trong một cộng đoàn. Ở đây, chúng ta lắng nghe cùng một câu truyện gia đ́nh trong Sách Thánh cũng như chia sẻ cùng một bữa ăn gia đ́nh – cùng một bữa ăn như nhau cho mỗi người, không kể chúng ta là ai và từ đâu đến – và lúc nào cũng c̣n dư.