NĂM B

 
 

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN B
Am 7, 12-15 / Ep 1, 3-14 / Mc 6, 7-13

 

An Phong, op : Sứ vụ vrong cuộc đời

Fr. Jude Siciliano, op : Tin tưởng vào ơn lộc của Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Xin giúp chúng con nên nhân chứng

Giacôbê Phạm Văn Phượng :  Bổn phận rao giảng

Như Hạ, op : Kế hoạch yêu thương

Lời Chúa và Thánh Thể : Đức Giêsu sai các tông đồ đi rao giảng

Giuse Vũ Hoàng Anh, op : Tinh thần phục vụ

Fr. Jude Siciniano: Chúng ta được đi như như ngôn sứ

 

 

An Phong, op

Sứ Vụ Trong Cuộc Đời

(Mc 6, 7-13)

 

Tin mừng hôm nay tường thuật lại việc Chúa gởi 12 tông đồ đi rao giảng. Đây là một sứ vụ được bảo chứng bằng những phép lạ như trừ quỉ, chữa bệnh…

Vào Đời, ngôn từ thường được dùng để chỉ việc hội nhập vào xă hội, nhằm thi hành một sứ mệnh nào đó. Con người đă "vào đời" ngay lúc mở mắt chào đời; khi đó, mỗi người đă lănh nhận ơn gọi làm người để sống. Lớn lên, người ta lại tiếp tục "vào đời" để kiến tạo cuộc đời chính ḿnh và xă hội, với tư cách được Thiên Chúa sai phái đi; bởi lẽ mọi người đều có trách nhiệm về cuộc đời ḿnh và về anh chị em của ḿnh. Hơn nữa, người kitô hữu c̣n nhận trách nhiệm loan báo Tin mừng khi lănh nhận bí tích Rửa tội, bí tích Thêm sức.

Thiên Chúa vẫn sai phái con cái Người, tất cả và mỗi người đi vào đời để thi hành sứ vụ của Người.

Trước hết, đó là sứ vụ "đến với con người" để mang lại niềm tin, niềm hy vọng được sống cuộc đời có ư nghĩa. Cuộc sống vốn đầy cạnh tranh, đầy đau khổ, đầy lao nhọc. Những nguy cơ ấy dễ làm cho người mệt mỏi, buông xuôi và rất có thể đi đến mất niềm tin, mất hy vọng và mất ư nghĩa sống. Thế nên, chỉ cần "đến với con người" với sự thông cảm, chi sẻ, th́ đă là thi hành sứ vụ.

Thứ đến, đó là sứ vụ "kiến tạo một xă hội trong yêu thương". Con người đă bước vào đời do t́nh yêu thương của cha mẹ; con người đă lớn lên trong xă hội với những tương trợ cần thiết : nhà nông cho lúa gạo, người công nhân và nhà kinh doanh cung cấp các tiện nghi… Thế nên, sứ vụ kiến tạo một xă hội trong yêu thương là điều tất yếu của ơn gọi làm người.

Sau nữa, v́ mọi người đều khao khát hoàn thành cuộc đời ḿnh thật trọn hảo; và khao khát này chỉ có thể được lấp đầy khi con người biết t́m đến ơn cứu độ trọn vẹn trong Thiên Chúa. Do đó, kitô hữu phải là những người có trách nhiệm làm chứng cho anh chị em của ḿnh về ơn cứu độ của Thiên Chúa yêu thương, được ban tặng cho con người qua Đức Giêsu Kitô.

Phải chăng tôi đă sống trong niềm xác tín ḿnh đang được sai đi để thi hành sứ vụ ? Phải chăng tôi đă chấp nhận anh chị em của ḿnh với t́nh yêu thương ? Phải chăng tôi cũng có góp sức của ḿnh, theo khả năng và hoàn cảnh riêng của tôi, để góp phần kiến tạo một xă hội yêu thương cho cuộc sống chung quanh tôi ?

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Trong tấm bánh nhỏ,
Chúa đă ở lại trần gian và đă đến với muôn người.
Trong tấm bánh nhỏ,
Chúa trở thành "tấm bánh bẻ ra" cho nhân loại.
Xin cho chúng con,
khi được đón tiếp Chúa vào trong tâm hồn,
th́ cũng biết lên đường, đến với những người chung quanh
và làm chứng cho t́nh yêu của Chúa.

 

Fr. Jude Siciliano, op

 Tin Tưởng Vào Ơn Lộc Của Chúa

 (Mc 6, 7-13)

 

Thưa quư vị,

Đă lâu lắm tôi bỏ, không rao giảng các Thánh vịnh dùng làm đáp ca cho bài đọc 1 thánh lễ Chúa Nhật. Như có lần tôi đă nêu ra lư do, tôi đi giảng thuyết lang thang, nay nhà thờ này, mai xứ đạo khác, ít có cơ hội trụ lại một chỗ, thành thử không nắm chắc nơi tôi đến người ta có sử dụng Thánh vịnh đáp ca như sách các bài đọc chỉ định không hay thay thế bằng bài hát khác tương đương. Nếu tôi chọn Thánh vịnh để rao giảng th́ xác xuất hụt hẫng rất cao. An toàn là chọn một hoặc hai bài đọc làm đề tài. Dầu sao điều đó vẫn là một thiếu sót đáng xấu hổ: bởi lẽ thánh vịnh cũng là kho tàng rao giảng phong phú và nhiều ích lợi thiêng liêng. Chúng là những mảng văn chương thơ phú rất gần với t́nh cảm nhân loại hoặc mô tả những t́nh huống con người phải vật lộn với Thượng đế, thế gian hay ngay cả với chính ḿnh nữa! Nếu như quư vị có thể vững bụng, ca đoàn nhà thờ không thay đổi bài đáp ca, th́ tại sao chúng ta không thử một lần xem sao? Đáp ca là lời cộng đồng thưa lại tiếng Chúa trong bài đọc một, rao giảng về nó quả là đúng lư. Tuần này, tôi cố gắng tŕnh bày một bài mẫu. Có nhiều phương pháp tiếp cận với Thánh vịnh, có thể chúng ta suy gẫm toàn bộ nội dung, rồi liên kết với bài đọc một, hoặc riêng lẻ từng câu, đáp lại từng ư. Phần tôi, tôi sẽ xem xét Thánh vịnh một cách độc lập rồi đối chiếu với Amos để t́m ra những liên quan cần thiết. Nói chung, bài đọc 1 nêu lên t́nh cảnh thảm thiết của dân Chúa, Thánh vịnh đáp lại bằng lời cầu khẩn tha thiết hoặc, bài đọc kể ra những kỳ công vĩ đại của Đức Chúa và bài đáp ca dâng Ngài tiếng hát ngợi khen. Như vậy ngoài phần thông điệp của Thượng đế và tính toàn vẹn của con người, Thánh vịnh c̣n thêm phần tài năng nghệ thuật và ư nghĩa đặc biệt dưới ánh sáng của bài đọc 1. Chúng ta thử xem có đúng như thế không?

Thường thường khi Thánh vịnh được dùng như đáp ca, người ta không đọc hoặc hát toàn bộ Thánh vịnh mà chỉ trích ra vài câu có ư nghĩa liên quan với nội dung bài đọc. Như vậy ḍng chảy của toàn thể Thánh vịnh bị ngắt đoạn. Thí dụ Thánh vịnh 84 (85) hôm nay: phần đầu bị lược bỏ, chỉ có phần hai được chọn, tức các câu 9-14. Mặc dù phụng vụ chỉ nhấn mạnh đến phần hai, nhưng tôi thấy phần đầu của Thánh vịnh 84 cũng rất hữu ích để hiểu được buổi cử hành này. Bởi lẽ nó nêu ra những lời cầu xin, những van nài trước Đấng tối cao. Cộng đoàn dân thánh chờ đợi trong hy vọng lời đáp trả của Đức Chúa. Mùa Vọng vừa qua phụng vụ cũng dùng Thánh vịnh này, v́ nó thích hợp cho tâm t́nh thời gian đó. Các tín hữu van xin Đấng Cứu thế và cũng lắng nghe Thiên Chúa trả lời. Với giọng điệu khẩn khoản như thường lệ, tác giả lư luận rằng nếu Thượng Đế nghe theo lời cầu khẩn của dân chúng mà giơ tay giải cứu, th́ danh thánh Ngài sẽ vinh hiển khắp địa cầu: "Vinh quang Ngài hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta." Lư luận đó không có chi tinh tế khó hiểu. Bởi lẽ Đức chúa đă kư kết giao ước với tuyển dân. Lúc này họ đang gặp gian truân cùng khốn. Nếu Ngài giải thoát họ, vinh quang Ngài thật quá rơ ràng. Thiên hạ sẽ chứng kiến những điều kỳ diệu. Danh thánh Ngài sẽ được người ta rao truyền khắp nơi. Chư dân sẽ nhận biết Thiên Chúa trung tín với giao ước của Ngài, lúc này họ đang chịu khổ đau. Nhưng Thiên Chúa không hề bỏ rơi họ. Đấng thánh của Israel thật đáng cậy tin.

Khi đọc Thánh vịnh 84 chúng ta thấy trong ḷng dâng trào một niềm hy vọng mănh liệt: "Ngài đă tỏ ḷng thương xót thánh địa. Tù nhân nhà Gia-cóp Ngài dẫn đưa về." Điều mà thuở xưa Ngài đă làm, th́ nay Ngài vẫn thực hiện. Tuyển dân chẳng thể tự ḿnh đối phó với hoàn cảnh, họ phải cậy nhờ vào bàn tay oai hùng của Đức Chúa. Đức Chúa sẽ giơ tay giải cứu. Thánh vịnh này không chỉ là lời cổ vũ, ngơ hầu dân Chúa cố gắng hơn, làm việc nhiều hơn, chịu đựng nhiều hơn để thoát khỏi cạm bẫy tạm thời. Nó c̣n là lời khẳng định. Tuyển dân không tự thân cứu lấy ḿnh. Thiên Chúa sẽ giơ tay giải thoát. Cho nên họ tin tưởng đợi chờ, tai mắt họ mở rộng để đ̣n ơn cứu độ khi nào, lúc nào sẽ đến. Ơn đó không phải là tinh thần, thiêng liêng ủi an. Mà là một ơn rất cụ thể, nắm bắt được. Những phạm trù thần linh được thể hiện rơ nét "Tín nghĩa ân t́nh nay hội ngộ. Hoà b́nh công lư sẽ hôn nhau. Chân lư mọc lên từ đất thấp, công bằng nh́n xuống tự trời cao". Dân Chúa sẽ chờ đợi b́nh an và công lư, cuối cùng những điều đó sẽ được công bố trên khắp thế gian và dân Chúa sẽ được hưởng phúc lộc chan hoà trong thời đại mới. Đất nước sẽ có những mùa gặt bội thu. Thiên Chúa sẽ viếng thăm dân Ngài. công lư sẽ dẫn đầu đám rước vương giả.

Hiện thời th́ tuyển dân c̣n chịu đựng sống trong khốn khổ và không thể tự cứu ḿnh. Họ ngước trông lên thượng đế để tin tưởng vào sự trợ giúp đến từ Đức Chúa. Thánh vịnh không chỉ là lời cầu nguyện mà c̣n là lời khẳng định về Thiên Chúa. Các từ như chân lư, hoà b́nh, xót thương, nhân hậu, tử tế phải được thể hiện cụ thể chứ không trong ước vọng mà thôi. sự đáp trả của Đức Chúa giống như lời khích lệ của một nhà giảng thuyết cổ vũ dân chúng đang nhát đảm. Công bố hồng ân Thiên Chúa sẽ đến. Ngài sẽ cứu giúp và vinh quang Ngài sẽ hiển hiện giữa tuyển dân.

Theo truyền thuyết, th́ Thánh vịnh này là một bài ca của lễ hội mùa thu. Mùa thu là thời gian chấm dứt tiến tŕnh tăng trưởng, để chuyển sang mùa trồng cấy, thu hoạch mới. Nó cũng là thời gian dành cho việc đền tội, bỏ lại phía sau những sai xót quá khứ, xin ơn thứ tha để có thể mạnh dạn khởi sự một tương lai mới, tốt đẹp hơn. Mấy câu thơ mở màn Thánh vịnh gợi ư rằng: Cộng đoàn thành khẩn ăn năn v́ lỗi lầm cũ và kêu xin Chúa thứ tha: "Tội vạ dân Ngài, Ngài tha thứ cả. Mọi lỗi lầm cũng phủ lấp đi. Ngài dẹp trận lôi đ́nh, và nguôi cơn thịch nộ." Mùa cũ đă qua, mùa mới bắt đầu. Vậy xin Thượng Đế tha thứ tội lỗi chúng sinh, nhiều lần chúng con đă phản bội giao ước với Ngài. Thánh vịnh viết: "Ôi lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy t́nh thương của Chúa, và ban ơn cứu độ chúng con."(câu 8). Tuy nhiên xin luôn nhớ, phụng vụ đặt trọng tâm vào phần thứ hai của Thánh vịnh. Nh́n kỹ vào nội dung, chúng ta sẽ biết cách suy niệm về Thánh vịnh. Những nhà lựa chọn bài đọc đă nh́n thấy khả năng áp dụng Thánh vịnh cho những ư tưởng của Amos, như chúng ta sẽ làm sau đây:

Lúc ấy, tiên tri Amos phải đương đầu với thầy tế lễ của đền thờ Bethel, tên là Amaziah. Triều đ́nh đă chỉ định ông làm ngôn sứ và tư tế cho nhà vua và ngôi đền thánh quốc gia Bethel. Dưới ông c̣n nhiều tiên tri và tư tế khác nữa. Họ thuộc giai cấp tiên tri công chức, khác với tiên tri được Thiên Chúa kêu gọi. Họ thuộc về cơ chế quốc gia và có nhiệm vụ cầu mong cho nhà vua và triều đ́nh được an khang thịnh vượng. Tiên tri Amos chỉ trích xă hội dương thời và triều đ́nh thối nát, tiên tri loan báo sự sụp đổ của đền thờ và cả nhà vua. Do đó, Amaziah nổi giận đuổi Amos về quê hương ông ở Miền nam, tức Giuda. Ư nói Amos về đó mà bán các lời sấm kiếm ăn, không được nói láo ở Bethel nữa. Tiên tri Amos đang ở Miền bắc tức Israel, làm nghề chăn cừu và hái sung thuê. Thiên Chúa đă gọi ông, sai nói tiên tri chống lại vua Gia-rop-am và vương quốc Miền bắc, đang trong thời kỳ sa đoạ. Do đó rơ ràng có sự đối kháng giữa Amaziah và Amos. Amaziah tâng bốc triều đ́nh, nói toàn lời tốt đẹp, mọi người đều muốn nghe. C̣n Amos nói ngược lại, toàn lời trừng phạt và đe doạ sụp đổ, gây sợ hăi. Amaziah gọi tiên tri Amos là kẻ "thấy thị kiến". Chắc chắn không phải để khen thưởng, ngược lại, để khinh bỉ. Bởi lẽ Amos tuyên sấm toàn điều viễn vông, không có thực. Amaziah đang phục vụ triều đ́nh. Ông liên kết tôn giáo với quốc gia, ủng hộ mọi quyết định của nhà vua và các cấp lănh đạo, vẫy cờ và chúc lành cho các đạo binh ra trận, cầu mong chiến thắng cho các binh sĩ, bất kể sự thối nát đang tràn lan mọi nơi. "Đức Chúa về phe với chúng ta" bằng mọi giá!

Ngược lại, Amos đứng làm tiêu khiển cho đức tin kiên cường, chăm chú nghe Lời Chúa và đáp trả trung thành. Ông là mẫu gương cho người tín hữu Do thái chân chính lúc ấy và cả cho chúng ta ngày nay. Lời rao giảng của ông không mang lợi lộc nào cho bản thân ông, thực tế, toàn thù ghét và bách hại. Nhưng Thiên Chúa nói, ông lắng nghe và đáp lại ngoan ngoăn. Trong khi Amaziah bênh vực những người có chức quyền lợi lộc bền vững th́ Amos đ̣i hỏi phải có một sự thay đổi tư duy, năo trạng, nếp sống, nếu không quốc gia sẽ lâm vào cảnh sụp đổ hoàn toàn.

Như thế trong ánh sáng của bài đọc một, thánh vịnh đáp ca mang một ư nghĩa đặc biệt. Tác giả thánh vịnh muốn nêu lên ḷng tin cậy của chúng ta phải đặt vào Thiên Chúa, chứ không vào quyền lực thế gian. Đấng giải cứu phải là Đức Chúa chứ không phải vua quan trần thế. An ninh thịnh vượng của đồng bào, tổ quốc là ân huệ trời ban cho những dân tộc nào, quốc gia nào biết lắng nghe lời Thiên Chúa, chứ không phải tự thân kiếm được. "Vâng, chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc và đất nước chúng ta sẽ trổ sinh hoa trái." (câu 13). Amaziah và toàn thể nhà Israel đă không nhận ra giọng điệu đó ở bài đọc thứ nhất. Amos là một sứ giả đích thực của Đức Chúa đem đến lời cảnh cáo lối sống sa đoạ đồng thời lời hứa hẹn thịnh vượng cho những kẻ nào đáp trả thuận lợi đường lối của Thiên Chúa.

Đó là viễn tượng Thiên Chúa muốn tỏ lộ cho xă hội loài người, mà tác giả Thánh vịnh đă đặt thành bài ca. Tổ quốc Hoa Kỳ cũng muốn áp dụng đường lối ấy cho ḿnh, nên đă lấy khẩu hiệu "One nation under God" (một quốc gia dưới cánh tay Thiên Chúa) làm nền tảng hướng dẫn nếp sống và suy nghĩ của mỗi công dân. Nhưng thực tế chúng ta có thực hiện đúng như vậy không? Hay chỉ có dáng vẻ bên ngoài? Tuyên bố xuông chưa đủ, cần phải có nội dung! Chúng ta hy vọng với tác giả Thánh vịnh: "Tín nghĩa và sự thật, công lư và b́nh an" thực sự ngự trị trên tổ quốc ḿnh, bắt đầu từ những tín hữu Chúa Kitô. Chúng ta phải tha thiết cầu xin Thượng đế biến đổi ḿnh thành những sứ giả b́nh an và công lư, sự thật và t́nh thương cho mọi người, kể cả kẻ thù. Trước bàn thờ Thánh Thể hôm nay, chúng ta nh́n lại lối sống của ḿnh ! Chúng ta đă sống thế nào? Có thật vinh quang Thiên Chúa đang toả lan trên chúng ta? Trên xứ đạo chúng ta? Làm thế nào để các phạm trù thiêng liêng: sự thật, t́nh thương, hoà b́nh… trở thành cụ thể trong những mối tương giao của chúng ta với người khác? Với ánh sáng Lời Chúa và với ân huệ của Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta có quyền ước vọng một tương lai tươi sáng hơn, tức phản ảnh được vẻ đẹp huy hoàng của Đức Chúa trên đồng bào, trên nhân loại. Amen.


Lm.  Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Xin giúp chúng con nên nhân chứng trong cuộc sống
Mc 6: 7-13

Bài Phúc âm của Thánh Mác-cô được đọc hôm nay, mặc dù mới chỉ ở khoảng một phần ba, nhưng có vẻ như đă đi  đến đoạn kết của Phúc Âm. Được diễn tả như là phút chia tay, nên Phúc âm có nói đến việc chuyển giao quyền hành và trách nhiệm cho thế hệ mới. Nhưng đây không phải là đoạn kết thúc Phúc âm của Mác-cô, và còn phần tiếp theo nữa vào Chúa nhật sau. Mười hai môn đệ sẽ trở về để trình lại cho Thầy “và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy” (Mc 6:30) 

Mười hai Môn đệ và các người khác theo Chúa Giêsu chưa được huấn luyện đầy đủ, còn cần phải học hỏi và huấn luyện thêm với Chúa Giêsu. Những điều các ông đã dạy khi các ông được sai đi còn là những khái niệm mở đầu chưa hoàn chỉnh, vì điểm chính trong Phúc âm Thánh Mác-cô là dạy về sự đau khổ của Chúa Giêsu, và Thánh giá chúng ta tự nguyện chấp nhận nếu muốn làm môn đệ của của Ngài. Thật vậy, các Môn đệ đang được huấn luyện. Nhưng, Chúa Giêsu vẫn gọi họ đi dạy dỗ và chữa bệnh cho mọi người. Do Ngài đã tin tưởng vào các ông, và bảo các ông chia sẻ những điều đã học được cho kẻ khác và chữa bệnh tật cho họ như Chúa Giêsu vừa mới làm trước mặt họ.

 Vậy thì tại sao chúng ta còn ngần ngại trong việc chia sẻ đức tin cho kẻ khác? Có phải vì chúng ta nghĩ chúng ta chưa được huấn luyện đầy đủ chăng? Đúng vậy, chúng ta không phải là những nhà thần học, nhưng chúng ta cũng có những điều như các môn đệ đã học hỏi được nơi Chúa Giêsu. Các ông đã sống với Chúa Giêsu, đã chứng kiến quyền năng của Ngài chữa bệnh tật cho dân chúng. Thử hỏi, chúng ta có dám nói về sự liên kết mật thiết của chúng ta đối với Chúa Giêsu không? Hoặc chúng ta có dám mời người nào đó mở Thánh kinh, dự lớp Thánh kinh ở nhà thờ hay mời họ “liên hệ với Cha xứ hay một tu sĩ chuyên dạy giáo lý trong giáo xứ” khi họ hỏi về kinh nghiệm đời sống đức tin của chúng ta?

 Chúa Giêsu gọi 12 Môn đệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta như vậy và sai chúng ta đi. Thư thánh Phaolô gởi giáo hữu thành Ê-phê-sô hôm nay nhắc chúng ta là “Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần” (Ep 1,3b). Thay vì nói đến những điều chúng ta còn thiếu sót, thì tốt hơn là nhấn mạnh đến những điều chúng ta đã được lãnh nhận “muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần”. Những ơn phúc đó giúp chúng ta trả lời khi có ai hỏi: “bạn tin gì?” hay “Đối với bạn Chúa Giêsu là ai?”

 Chúa Giêsu gọi các Môn đệ ra đi, và Ngài muốn các ông biết chắc thành công sẽ không do nơi các ông, nên Ngài bảo các ông ra đi với hành trang đơn sơ, không gậy, không thực phẩm, bao bị hay tiền bạc. Họ phải lệ thuộc vào sự đón tiếp của tha nhân. Những người đón tiếp sẽ cho họ nơi ăn, chốn ở, chỉ vì các ông là những người do Đức Kitô gởi đến.

 Thử hỏi ai là người đến với chúng ta trong đời sống hàng ngày, để mang đến cho chúng ta ơn khôn ngoan và ơn chữa lành? Không phải vì xe hơi sang trọng của họ làm chúng ta để ý, nhưng là bởi lòng trí của họ làm chúng ta đón tiếp họ. Họ không phải là những bậc vị vọng hay có nhiều tiền, nhưng qua cung cách sống, chúng ta có thể nhận biết họ là ai, và ai đã gởi họ đến.

 Trong xã hội chúng ta, những người tự làm nên sự nghiệp được ca ngợi. Chúng ta thấy các tiện nghi sang trọng và cuộc sống của họ rất ấn tượng. Nhưng môn đệ của Chúa tin vào sự đón tiếp của tha nhân. Chúng ta được nhắc nhở là hăy đón tiếp những người đến với chúng ta vì danh Chúa Giêsu, vì họ là những người hướng dẫn và sẽ chữa lành cho chúng ta. Việc gì sẽ xảy ra khi họ đến? Sự đón tiếp đó có làm nên cộng đoàn và khi “có hai hay ba người họp lại” thì sẽ gặp Ngài ở giữa chúng ta như hôm nay buổi họp mặt trong Phụng vụ Thánh Thể. Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta, Ngài đang dạy và chữa lành cho chúng ta qua những người Ngài gọi và gởi đến cho chúng ta. Tôi tự hỏi những người đó là ai? Không phải chỉ những người trên cung thánh đâu mà cả những người ngồi cùng dãy ghế với chúng ta. Vì, có thể đó là những người nói những lời giúp đỡ và an ủi khi chúng ta cần. Họ được Chúa Giêsu gọi đến với chúng ta như các Môn đệ đã được sai đi mà Phúc âm hôm nay đã nói tới.

 Những điều Chúa Giêsu dạy trong Kinh Thánh: Đón tiếp tha nhân là một nhân đức quan trọng. Đón tiếp vào đời sống chúng ta, vào với cộng đoàn, đời sống giáo xứ, và đời sống quốc gia, là dấu chỉ Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Thiên Chúa đón tiếp chúng ta khi chúng ta là người xa lạ, và hôm nay Chúa Giêsu đón tiếp chúng ta ngồi bàn tiệc Thánh với Ngài.

 Nhiều người trong chúng ta không muốn ai cũng nhìn vào mình. Chúng ta hãy nhìn ngôn sứ Amos trong bài đọc 1. Ông ta nói với thầy tư tế là ông ta không bao giờ muốn làm ngôn sứ, và chỉ muốn trở về với nghề nuôi bò và chăm sóc cây sung. Ông ta không muốn ở Thánh điện ở Bết-en. Ông không hề dự lớp huấn luyện để tiên tri, nhưng thế mà tự nhiên Đức Chúa đã chọn ông và sai đi như các Môn đệ đã được chọn và sai đi. Amos đang ở trong Thánh điện nhà vua và làm như lời Chúa dạy bảo. Đây cũng là chuyện một người thường dân đã được Thiên Chúa chọn và sai đi. Đối với chúng ta có lẽ hơi khác. Chúng ta được chọn trong công việc thường ngày để làm nhân chứng cho Chúa Kitô ngay trong cuộc sống.

 Vừa rồi tôi có gặp một sinh viên đứng đầu một nhóm học Kinh thánh ở đại học. Tôi hỏi anh ta, vì sao anh làm việc tình nguyện đó. Anh trả lời là không biết, nhưng anh cảm thấy như anh đã được gọi để là việc đó. Rồi anh tự nguyện làm thử xem sao. Tôi không nghĩ là Chúa Giêsu tìm xem sức học của anh ta. Trái lại Chúa Giêsu nhìn vào tấm lòng của sinh viên đó và muốn anh ta thử đứng đầu một nhóm học Kinh thánh xem sao. Tôi cũng quen một bà cụ đem 2 cháu mình đi nhà thờ và giảng dạy cho cháu hiểu những sự kiện trong nhà thờ vì 2 cháu chưa đến nhà thờ bao giờ. Một luật sư trong nhóm chia sẻ đức tin trong giờ ăn trưa. Một người hưu trí viết thơ cho những tù nhân để trả lời những câu hỏi của họ về đức tin. Đây là điển hình những giáo dân đã được Chúa gọi và đã đáp lại lời mời gọi đó.

Anh chị em có  thấy một vài chi tiết trong Phúc âm hôm nay không giống như chi tiết trong Phúc âm thánh Mát-thêu và thánh Luca không? Trong Phúc âm thánh Mác-cô, Chúa Giêsu bảo các Môn đệ không nên đem theo gì cả. Trái lại, trong hai Phúc âm kia, Ngài bảo các ông nên mang dép. Đây là chi tiết nhỏ, mang dép và cầm gậy ám chỉ các ông sẽ đi xa giống như lời gọi đi xa của Chúa Giêsu. Gọi đi xa hơi đáng ngại thật, vì đi xa sẽ mệt mỏi, nhưng phấn khởi, và sẽ thêm hăng hái. Những người được gọi ra đi rao giảng sẽ đi đến những nơi xa lạ. Và họ chỉ có một niềm tin là Chúa Giêsu đã mời gọi và sai đi. Họ sẽ gặp những gian nan, không mang theo vật dụng tùy thân. Sẽ nương tựa vào tha nhân. Lịch sử đã cho chúng ta biết các ông đã thành công như thế nào, họ chỉ mang dép và cầm gậy thôi, và chỉ có đức tin là hành trang mà họ mang theo.

 Thực tế hôm nay thường thiếu ơn gọi linh mục và  tu sĩ trong Giáo hội, nơi trường học và các bệnh viện. Lúc trước chúng ta cứ nghĩ: các linh mục và tu sĩ làm việc ngoài xã hội như mở trường dạy học và mở bệnh viện săn sóc người đau ốm. Các nhà truyền giáo đi khắp nơi rao giảnh Tin mừng. Bây giờ không như vậy nữa. Thiếu ơn gọi những giới này cũng là dịp phát sinh ơn gọi cho những giới khác. Các giáo dân đã lãnh nhận các phần việc đó. Giáo dân đã làm rất nhiều việc: Như quản sóc giáo xứ, thăm viếng người bệnh, đọc lời Chúa trong Phụng vụ, trao Mình Thánh Chúa, dạy giáo lý, dạy thần học và Kinh thánh, giảng dạy và chăm sóc người nghèo v.v…

Thực tế là ngày nay có nhiều người rao giảng Tin Mừng, dù vậy những người khác không nên nghĩ là mình sẽ trốn tránh được. Thật ra, qua nhiều mẫu gương của giáo dân, chúng ta cần được trợ giúp đời sống đức tin để làm nhân chứng cho Chúa Ki-tô. Thật ra, sẽ có nhiều dịp để chúng ta chứng tỏ đức tin của mình. Chúng ta nên nhớ phần cuối của Phúc âm Mác-cô, Chúa Giêsu mời gọi các Môn đệ ra đi rao giảng và chữa bệnh cho người khác. (Mc 16:15) 

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

 

Bổn Phận Rao Giảng

(Mc 6, 7-13)

          Tất cả những người đi tu, nhất là để làm linh mục, thường được kêu gọi hai lần : lần thứ nhất, Chúa kêu gọi âm thầm trong ḷng mỗi người bằng những ước muốn, yêu thích và qua những biến cố do Chúa quan pḥng xếp đặt để hướng dẫn đương sự tới nơi tu tŕ hay tới bàn thờ. Lần thứ hai, Chúa kêu gọi qua sự tuyển chọn và kêu gọi của bề trên hay đức giám mục.

          Chúa Giêsu cũng đă hành động như thế trong việc kêu gọi các tông đồ, các môn đệ đầu tiên của Ngài. Chúa kêu gọi họ ngay khi bắt đầu sứ vụ công khai truyền giảng Tin Mừng. Ngài đă kêu gọi từng người một trong nhiều hoàn cảnh khác nhau : người th́ đang vá lưới, kẻ gặp ở giữa đường, người khác đang ngồi thu thuế… Rồi Ngài qui tụ họ lại cho ở luôn bên cạnh Ngài, huấn luyện, dạy dỗ, cho chứng kiến những phép lạ, các công việc Ngài làm, nghe Ngài giảng dạy dân chúng, thấy gương sáng của Ngài. Giờ đây, muốn sai họ đi truyền giảng Tin Mừng, Ngài lại chính thức gọi họ một lần nữa như bài Tin Mừng kể lại. Sở dĩ Chúa làm như vậy là để cho họ thấy rằng : việc trở thành tông đồ, và linh mục hay cả tu sĩ ngày nay, không phải là sáng kiến của cá nhân họ, nhưng là ơn thiên triệu Chúa ban, là một thứ đoàn sủng.

          Trước khi sai các tông đồ đi truyền giảng, Chúa Giêsu đă căn dặn họ nhiều điều. Những điều này được coi là khuôn mẫu, là bộ luật chỉ đạo cho các chiến sĩ truyền giáo. Chúng ta thấy Chúa không bảo họ phải giảng ǵ và giảng như thế nào, nhưng phải ăn mặc thế nào, mang những ǵ, sinh sống đối xử làm sao với những người mà họ tiếp xúc, đồng thời dùng quyền năng Chúa ban mà trừ quỷ và chữa bệnh.

          Có thể nói : Chúa không dạy các ông phải rao giảng bằng những bài giảng thuyết tràng giang đại hải hay bằng những lư luận đanh thép, khôn ngoan, thông thái, nhằm thuyết phục mọi người, nhưng Chúa bảo các ông phải giảng bằng chứng tích, tức là bằng chính đời sống của họ. C̣n những điều các ông phải nói, phải giảng, tóm lại vỏn vẹn có hai hay ba điều : chúc b́nh an – báo tin Nước Trời đă đến hay đă gần – và thúc giục người ta ăn năn hối cải. Nghĩa là Chúa muốn các môn đệ của Chúa nói ít và làm nhiều, dĩ nhiên Chúa không cấm họ kể lại cho mọi người tất cả những giáo huấn mà họ đă được nghe.

          Đối với chúng ta hôm nay, Chúa cũng kêu gọi và sai chúng ta đi truyền giảng Nước Thiên Chúa. Bởi v́ mỗi người chúng ta khi đă lănh bí tích Rửa tội và Thêm sức, chúng ta đều được kêu gọi và sai đi rao giảng : Có người bằng lời nói, nhưng tất cả đều bằng việc làm, tức là bằng đời sống, bằng hành động gương mẫu tốt lành. Nghĩa là tất cả chúng ta đều phải là chứng nhân của Chúa và của Nước Trời, không ai được chuẩn chước, cho dù là một bệnh nhân bất toại nằm trên giường cũng thế.

          Rao giảng bằng lời nói của các chiến sĩ Phúc Âm, của các vị thừa sai, của các linh mục… cũng rất cần thiết, nhưng với điều kiện là phải đi đôi với bằng chứng đời sống của chính các ngài, nếu không lời nói của các ngài chỉ là tiếng thanh la năo bạt rộn ràng. Ngược lại, việc rao giảng bằng đời sống, tự nó có năng lực thuyết phục người ta chấp nhận chân lư mà không cần lời nói, tuy rằng lời giảng vẫn có thể bổ túc một cách hữu hiệu. Chúng ta vẫn nói hay nghe người khác nói : “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” : lời nói mới chỉ làm lung lay ḷng người, nhưng đời sống sẽ lôi kéo người ấy về hẳn phía ḿnh.

Mỗi Ki-tô hữu, mỗi người Công giáo là một chứng nhân cho Chúa, cho đạo. Nếu chúng ta thiếu đời sống tốt lành, thiếu đời sống gương mẫu là chúng ta đă bỏ mất ơn thiên triệu làm chứng nhân và không thi hành đầy đủ sứ mệnh tông đồ của ḿnh. Như vậy, cách rao giảng, cách làm chứng cho Chúa, cho đạo tốt nhất, hữu hiệu nhất là đời sống tốt đẹp của chúng ta. Nghĩa là làm bất cứ việc ǵ, ở đâu, với ai, chúng ta hăy để ư đối xử với họ thế nào để gây được thiện cảm cho đạo, dù đó chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt hay những câu nói buông trôi giữa trời, bởi v́ chính những cử chỉ không tên tuổi, những câu nói giữa trời, những thái độ dường như vô t́nh ấy cũng rất có ảnh hưởng và có khi c̣n ảnh hưởng sâu xa nữa.

          Phương ngôn Ả Rập có câu : “Nếu anh không làm được ngôi sao trên trời, anh hăy làm cái đèn trong nhà anh”. Nếu đa số chúng ta không có điều kiện để đi đây đó làm tông đồ, th́ tất cả chúng ta đều có thể làm tông đồ bằng gương sáng. Làm gương sáng là một nhiệm vụ chính Chúa Giêsu đă truyền dạy : “Các con là cái đèn sáng, sự sáng của các con phải tỏa chiếu trước người ta, để người ta thấy công việc của các con mà ngợi khen Cha trên trời”. Chúng ta làm tông đồ bằng cách gây ảnh hưởng tốt và gây ảnh hưởng bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ… Vậy nếu một lời nói, một cử chỉ, một thái độ có thể ảnh hưởng đến người khác, th́ phương chi một hành động, một công việc và nhất là một nếp sống. Làm gương sáng bằng hành động của chúng ta có sức lôi cuốn hơn những lời nói hoặc những bài giảng hay.

          Gương sáng cụ thể nhất là những việc làm thể hiện t́nh yêu thương của chúng ta. Có một người đàn bà kia đă khuyên đứa con cưng của bà như sau : “Con ơi, ngày con mới sinh, đôi mắt con vừa nh́n thấy ánh sáng, mọi người đều mỉm cười với con, mà con lại khóc. Con hăy sống thế nào để một ngày kia, đến giờ sau hết, mọi người đều tràn lệ mà con lại mỉm cười”. Sống thế nào để được như thế ? Chỉ có một cách duy nhất là gieo vào tâm hồn những người chung quanh một t́nh thương mến, để đến giờ cuối đó họ phải khóc v́ thương tiếc, và chúng ta mỉm cười v́ đă thực thi được t́nh người, muốn như vậy cần phải biết yêu thương và thể hiện t́nh yêu thương.

Xin Chúa cho chúng ta luôn ư thức nhiệm vụ tông đồ và cố gắng thực hiện bằng cách làm gương sáng và thể hiện t́nh yêu thương để danh Chúa được rạng sáng và nước Chúa được mở rộng.

Như Hạ, op

KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG

(Mc 6, 7-13)

 

Làm sao phân biệt một cộng đoàn tiến bộ và thoái hóa ? Chính nhờ có kế hoạch yêu thương, cộng đoàn có thể đánh dấu nét tiến bộ từng giai đoạn. Nhờ đó có thể biết ḿnh đă tiến tới đâu. Kế hoạch yêu thương đó nằm ngay trong tính cộng đoàn, nói khác, thuộc về bản chất cộng đoàn. Hôm nay lắng nghe lời Chúa, chúng ta sẽ khám phá kế hoạch yêu thương kỳ diệu khi "Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một" (Mc 6:7).

HUYNH ĐỆ CHI BINH

Ơn gọi tưởng như một ân huệ dành riêng cho cá nhân. Một ḿnh ta với Chúa. Một ḿnh Chúa với ta. Thực tế không phải như vậy. Ngay từ đầu Đức Giêsu đă cho thấy chiều kích cộng đoàn trong ơn gọi và sứ mệnh chứng nhân. Không ai có thể hoàn thành ơn gọi và sứ mệnh trong ốc đảo. V́ tự bản chất ơn gọi luôn phải hướng về Thiên Chúa và tha nhân. Sứ mệnh không phải là một thứ trên mây gió. Sứ mệnh chỉ được thi hành trong xă hội con người. Bởi thế, khi bắt đầu thành lập Giáo hội, "Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai"(Mc 6:7a). Chắc chắn khi được gọi như thế, các ông ư thức ngay chiều kích cộng đoàn của ơn gọi. "Sức mạnh chúng ta bắt nguồn từ Thiên Chúa, nhưng Người đáp ứng nhiều nhu cầu hiện tại nhờ việc chúng ta làm việc chung với anh em" (Life Application Study Bible 1991: 1742). Anh em trở thành một điều kiện tối cần cho ơn gọi chứng nhân. T́nh đồng đội, huynh đệ chi binh là chất keo gắn các chứng nhân với nhau và với Chúa. Có thế, Chúa mới t́m được mảnh đất mầu mỡ cho ân sủng Người hoạt động. Người môn đệ chắc chắn đă múc được nguồn sức mạnh nơi Chúa, nhưng cũng từ nơi anh em. Người anh em được sai đi với ḿnh không nằm ngoài "kế hoạch yêu thương Thiên Chúa đă định từ trước trong Đức Kitô"(Ep 1: 9). Thực tế, dù sống giữa cộng đoàn Tin Mừng, người môn đệ có thể cô đơn hay bị hiểu lầm như ngôn sứ Amos, v́ những lời tuyên sấm cứng cỏi nhưng chất chứa đầy sự thật. Dù sao, người môn đệ vẫn cứ trung thành rao giảng, v́ ư thức sứ mệnh của ḿnh phát xuất từ Thiên Chúa : "Hăy đi tuyên sấm cho Israen dân Ta" (Am 7:15). Tất cả đều nằm trong "kế hoạch yêu thương" của Thiên Chúa.

Chiều kích cộng đồng càng nổi cộm lên khi Chúa "sai đi từng hai người một" (Mc 6: 7b). Sứ mệnh đ̣i các môn đệ phải đối diện với thực tế. Một cá nhân không thể nào thấy hết những mọi mặt phức tạp của cuộc sống. Không thấy hết th́ không thể chống trả kịp thời. Bởi thế, Đức Giêsu mới lập một tổ cơ bản gồm hai người. Tự nội tại, tổ cơ bản này cũng có những khó khăn riêng. Giả sử một người thật thà như Phêrô phải ở chung và làm việc với một người nhiều mánh lới gian tham như Giuđa, việc ǵ sẽ xảy ra ? Nhưng chính khi phải chịu đựng lẫn nhau, người môn đệ trưởng thành dần, đủ sức đương đầu với thực tại nhiều thử thách cam go. Chiều kích cộng đoàn càng lớn, khó khăn càng nhiều. Nhưng muốn làm được việc, người môn đệ không thể nh́n những nét tiêu cực trong cộng đoàn. Chắc chắn, các Tông đồ không bị chết dí dưới sức nặng con người Phêrô nóng nảy, cục cằn. Trái lại, những đức tính chân thật, nhiệt thành của ông đă có sức qui tụ anh em, biến cộng đoàn Mười Hai thành một lực lượng áp đảo thần dữ. "Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh" (Mc 6:13), v́ Chúa "đă ban cho các ông quyền trên các thần ô uế" (Mc 6:7).

Nhưng sức mạnh chính yếu của cộng đoàn không dừng lại ở nét tiêu cực đó. Trái lại, sức mạnh chính yếu hệ tại lời "rao giảng" về Nước Trời, và "kêu gọi người ta ăn năn sám hối" (Mc 6:12) v́ Nước Trời. Muốn chu toàn được sứ mạng đó, trước hết tất cả cuộc sống cá nhân và cộng đoàn của họ phải là một lời chứng về Nước Trời. Mỗi lời nói và việc làm của người anh em bên cạnh phải là một nhắc nhớ về Nước Trời. Dù anh em bất đồng với ḿnh, Nước Trời vẫn là động lực vượt qua giới hạn trần gian. Ngay cả khi anh em hoàn toàn đồng ư với ḿnh, càng có sức mạnh vươn tới Nước Trời. Bởi thế, theo thánh Phaolô, dù gặp thời thuận tiện hay không, người môn đệ vẫn cứ rao giảng. Giống như nước, người môn đệ có thể luồn lách khắp nơi, dưới mọi dạng thức, nhưng vẫn không đánh mất bản chất. Họ cũng giống như khí trời có thể nhẹ nhàng như cơn gió mùa thu hay vần vũ như cơn giông tố gạt phăng mọi trở ngại. Muốn được thế, họ phải trút bỏ mọi sự như người khinh binh, chỉ giữ lại những ǵ cần thiết cho cuộc chiến đấu v́ Nước Trời. Bản chất linh thiêng của Nước Trời đ̣i họ phải thanh thoát như thế. Bởi vậy, Đức Giêsu "chỉ thị cho các ông không được mang ǵ đi đường, chỉ trừ cây gậy ; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng ; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo"(Mc 6:8-9). Khi không c̣n những bận tâm về những nhu cầu hay tham vọng cá nhân, người môn đệ cũng bớt đi những tranh chấp, ghen tương. Nhưng không được giảm bớt tới mức tối đa khiến người môn đệ không c̣n phương tiện tối thiểu cho công cuộc làm chứng và xây dựng Nước Trời. Dầu sao cũng phải nương nhẹ con lừa mới mong đi xa được.

KẾ HOẠCH

Khi không c̣n những tranh chấp nội bộ và những bận tâm cá nhân, người môn đệ hướng tất cả tâm lực và tài lực vào việc xây dựng Nước Trời. Những xung khắc nội bộ cần thiết cho hướng đi lên của cộng đoàn Tin Mừng. Nhưng xung khắc quá mức sẽ gây nguy hại. Đúng hơn, nếu thực sự tất cả v́ Tin Mừng, chúng ta sẽ t́m được giải pháp tốt đẹp nhất. Thực tế, bao cơ hội đă mất đi chỉ v́ những quyền lợi cá nhân hay cộng đoàn lớn hơn quyền lợi Nước Trời. Đó là lư do tại sao công cuộc rao giảng Tin Mừng thất bại trong lịch sử. Nếu đúng thế, người môn đệ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm v́ những hành động tắc trách của ḿnh. Thực ra, quá lo lắng về quyền lợi cá nhân hay cộng đoàn chưa chắc đă làm cho cá nhân hay cộng đoàn thăng tiến ngay về mặt vật chất. Chứng nhân có quyền hưởng lợi lộc do việc rao giảng (1 Cr 9:14). Sở dĩ Chúa đ̣i hỏi gắt gao người môn đệ phải từ bỏ tất cả, chỉ v́ muốn họ hoàn toàn phó thác vào sự quan pḥng của Thiên Chúa. Trong chương tŕnh quan pḥng đầy ḷng yêu thương, trước tiên Thiên Chúa sẽ ưu đăi người đă vất vả v́ Nước Trời. Bởi đấy, Chúa Giêsu mới mạnh dạn quả quyết : "Bất cứ ở đâu, khi anh em đă vào nhà nào, th́ hăy ở lại đó cho đến lúc ra đi" (Mc 6:10). Được phép ở lại trong nhà nào tức là đă chiếm được t́nh cảm chủ đối với sứ điệp Tin Mừng.

Nhưng không phải ai cũng như thế. Không chấp nhận sứ điệp có thể do lỗi của sứ giả hay người nghe sứ điệp. Thái độ bất nhẫn của người nghe đă được Chúa tiên báo : "C̣n nơi nào người ta không đón tiếp và không nghe anh em, th́ khi ra khỏi đó, hăy giũ bụi đất dưới chân để tỏ ư cảnh cáo họ" (Mc 6:11). Người nghe sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về thái độ đối với Tin Mừng. Chính khi họ xử tệ với sứ giả Tin Mừng là họ khinh chê Tin Mừng. Đây là một cơ hội không thuận tiện. Dầu vậy, người môn đệ vẫn rao giảng bằng lời cảnh cáo : "Nước Trời đă đến gần !"

Rao giảng như thế sẽ có sức qui tụ muôn dân "dưới quyền một thủ lănh là Đức Kitô" (Ep 1:10a). Nếu chỉ rao giảng cho những người đạo đức, Tin Mừng đánh mất chiều kích cứu độ (Ep 1:13). Chính Chúa Giêsu, tác giả Tin Mừng, cũng đă nói : "Tôi không đến để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mt 9:13), và "Con Người đến để t́m và cứu những ǵ đă mất" (Lc 19:10). "Những người tội lỗi" và "những ǵ đă mất" là những thách đố lớn lao đối với Tin Mừng. Nếu không chinh phục được những người đó, sứ giả Tin Mừng đă tỏ ra bất lực. Nhưng Tin Mừng không bao giờ bất lực. Tin Mừng toàn năng v́ là sức mạnh của Thiên Chúa. Nhưng để sức mạnh Tin Mừng thấm sâu vào văn hóa và xă hội, Đức Giêsu đă vẽ ra cả một "kế hoạch yêu thương". Chúng ta có chấp nhận và thực hiện kế hoạch đó không ?

 

Lời Chúa và Thánh Thể

 Đức Giêsu Sai Các Tông Đồ Đi Rao Giảng

(Mc 6, 7-13) 

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Lời Chúa ngày hôm nay gợi cho chúng con ư thức về sứ mạng làm con, làm ngôn sứ và làm người rao giảng Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa. Đó là những hồng ân lớn lao nhưng đồng thời cũng là những trách nhiệm nặng nề cần phải chu toàn. Chúa đă từng nói với chúng con : "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hăy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10, 2). Lúa đă chín vàng, phải nhanh chóng gặt về và không được chậm trễ, nếu không sẽ bị hư hỏng. Biết bao anh chị em đang chờ đợi được nghe Lời Chúa. Biết bao anh chi em đang khao khát t́m kiếm Chúa. Biết bao tâm hồn đang mở cửa chờ đón Chúa. Thế nhưng, một số người trong chúng con đă quên đi trách nhiệm khẩn thiết ấy. Bởi v́ chỉ nghĩ đơn giản rằng hoạt động tông đồ truyền giáo là bổn phận dành riêng cho linh mục và tu sĩ. C̣n người giáo dân phải bươm trải và vật lộn giữa ḍng đời, th́ c̣n hơi sức đâu mà nghĩ tới việc truyền giáo nữa. Nghĩ như thế thật là sai lầm ! Bởi chính thiện chí mới là điều cần thiết, như một câu danh ngôn đă bảo : “Người ta làm được nhiều điều tốt đẹp với một trái tim hơn là với một cái đầu”. Do vậy, việc truyền giáo đơn giản nhất mà chúng con có thể dễ dàng thực hiện đó chính là việc cầu nguyện cho những người khác, đó chính là đời sống đạo đức và thánh thiện ; bác ái và yêu thương mà mỗi người chúng con dành cho những người sống chung quanh ḿnh. Mỗi người chúng con khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội được trở nên tông đồ của Chúa. Khi chúng con lănh nhận Bí Tích Thêm Sức, Chúa cũng đă sai chúng con đi vào cuộc đời để làm chứng cho Chúa. Khi xưa Chúa đă chỉ thị cho các môn đệ khi đi rao giảng phải mang thể hiện t́nh yêu đối với nhau để mọi người nhận biết đó là người môn đệ của Chúa. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có ḷng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Ngày nay, Chúa cũng sai chúng con đi rao giảng Tin Mừng T́nh yêu trong chính môi trường sống của ḿnh : trong gia đ́nh, ở trường học và tại nơi làm việc. Tóm lại, ở đâu có sự hiện diện của chúng con là Tin Mừng của Chúa phải được loan truyền, bằng lời nói, bằng việc làm chứa đựng t́nh yêu của Chúa.

  Chúa đă truyền cho các môn đệ khi đi rao giảng Tin Mừng “không được mang ǵ đi đường” (Mc 6,8). Không mang ǵ cả đối với người Kitô hữu chúng con ngày hôm nay, chính là để cho tâm hồn ḿnh bằng phẳng, đơn sơ, thật thà, không chứa đựng những gánh nặng của sự ghét ghen, hờn giận. Cũng không chất chứa trong cơi ḷng ḿnh tính tham lam ích kỷ. Người ta sẽ không chấp nhận một nhà truyền giáo ḷng đầy thù hận, ích kỉ nhỏ nhen, chỉ biết lo cho lợi ích cá nhân, chỉ biết vun vén cho bản thân. Nhưng sẽ hân hoan đón chào một nhà truyền giáo thật thà đơn sơ, sống hết ḿnh v́ niềm tin của ḿnh.

  Chúa c̣n nhắc nhở chúng con đừng mặc hai áo, nghĩa là đừng có hai ḷng ba dạ, đừng có ngoài miệng th́ khen lấy khen để, nhưng trong ḷng th́ ghét cay ghét đắng. Có người hàng ngày vẫn đọc kinh đi lễ, nhưng ḷng dạ th́ vẫn cứ hờn giận với anh chị em, ghen ghét người hàng xóm. Có người vẫn cười cười nói nói thân thiện với mọi người, nhưng lại đi nói xấu chê bai họ sau lưng. Lại có người không những “mặc hai áo” mà c̣n “trùm luôn đầu” v́ tâm hồn họ chất đầy những mưu mô hăm hại mọi người xung quanh.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con trở thành khí cụ b́nh an của Chúa, cho chúng con luôn chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa bằng đời sống hy sinh quên ḿnh, với một tấm ḷng quảng đại vị tha, bằng một tâm hồn yêu thương chân thật và với một tinh thần phục vụ hăng say.

Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng, với niềm vui của người t́m được viên ngọc quư.

Biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân thiết.

Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đoạ

Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác và tinh thần. Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa, không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng cuộc sống chứng tá và bằng trái tim tràn đầy t́nh yêu của Chúa. Amen.

 

Giuse Vũ Hoàng Anh, op


TINH THẦN PHỤC VỤ

(Mc 6, 7-13)

Kính thưa cộng đoàn,

Có một vị thánh rất nổi tiếng mà trong chúng ta đây có lẽ không ai lại không biết đến.

Vâng, thánh Phanxicô thành Assise, vị thánh đă làm chứng cho Chúa bằng cách hết ḷng phục vụ những người nghèo khổ, và cả cuộc đời của ḿnh thánh nhân cũng đă sống nghèo để làm chứng cho chân lư ấy và cho những ǵ ngài đă rao giảng.

Đọc tiểu sử của thánh nhân, tôi thấy ngài bị thiên Chúa thu hút bởi hai điều :
Thứ nhất : Trong sáng thế kư dạy rằng; mọi người đều được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa

Thứ hai : Trong Tin Mừng thánh Mathêu có đoạn dạy rằng; Bất cứ điều ǵ chúng ta làm cho một người bé nhỏ nhất là chúng ta làm cho chính Chúa.

Và từ đó, Phanxicô đă dùng cả cuộc đời cho việc phục vụ - cụ thể là phục vụ Chúa nơi những người bé nhỏ và nghèo hèn.

Trở về với lời Chúa hôm nay, ta thấy tất cả các bản văn đều nói đến một ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đă dành cho chúng ta. Đó là lời mời gọi loài người cộng tác với Ngài trong việc rao truyền nước trời. Và dĩ nhiên mỗi chúng ta được mời gọi theo một phương thế riêng hợp với từng ḥan cảnh và thời đại.

Trong bài Tin Mừng, CGS sai các tông đồ lên đường nhưng lại không được mang theo thức ăn, tiền bạc, áo quần là những thứ thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày.

Tại sao lại như thế ?

Với lệnh truyền như trên, tôi nghĩ Chúa Giêsu không chủ trương một lối sống vô lo nhưng, có lẽ, Chúa Giêsu muốn các tông đồ không thể cứ măi vướng bận vào những lo toan vật chất. Có thoát khỏi vướng bận vật chất th́ hiệu năng của của công việc rao giảng mới đạt được mức độ cao. Có nghèo th́ mới có thể đồng cảm với những người nghèo khổ. Mặt khác, có nghèo về vật chất ta mới có thể giàu về tinh thần phục vụ; có nghèo về vật chất ta mới có thể giàu về ḷng thương xót và dễ dàng cảm thông với những người nghèo.

Tôi thiết nghĩ ai trong chúng ta đây cũng đều cảm nhận được rằng : của cải vật chất nếu xem như một thứ thiết yếu bậc nhất, sẽ làm cho người tông đồ nghèo đi; nghèo đi ḷng nhiệt thành nghèo đi ḷng thương xót.

Hơn nữa, với lối sống nghèo người ta mới có dễ dàng thoát ra khỏi những ràng buộc của của cải vật chaất, từ đó mới dễ đón nhận những điều tối thiểu của cuộc sống như một từ bỏ.

Thánh Phanxicô chỉ biết thương yêu người nghèo khổ và những người bệnh tật khi thánh nhân không c̣n ǵ cho riêng ḿnh. Mặc dầu rất ghê tởm với bệnh phong hủi nhưng có lần đi ngang qua cánh đồng, người thấy một bệnh phong hủi và người đă chạy đến ôm hôn người bệnh ấy. Thánh Phanxicô làm như thế chỉ v́ người đă cảm được cái hất hủi của người đời.

Kính thưa cộng đoàn,

Ngay khi chịu phép rửa, chúng ta đă được sai đi bằng chính sứ vụ ngôn sứ của ḿnh. Vậy th́ lệnh truyền của Chúa Giêsu cho các tông đồ trong đoạn tin Mừng thánh Maccô hôm nay chúng ta nghe không phải là điều xa lạ ǵ đối với chúng. Chúng ta đừng nói rằng ngày nay hhông c̣n người nghèo người khổ. Chúng ta đừng có nói tôi c̣n nghèo hơn họ th́ lấy ǵ mà cho lấy ǵ mà giúp. Ta phải nhớ rằng: Không ai nghèo đến nỗi không có ǵ để cho và cũng chẳng có ai giàu có đến nỗi không đến sự giúp đỡ của ai.

Hơn nữa khi làm việc tông đồ không có nghĩa là chỉ đơn thuần cho đi hay giúp đỡ người khác bằng của cải vật chất. Có rất nhiều thứ ta có thể dùng để làm tông đồ. Chúng ta có thể rao truyền Tin Mừng bằng cách biểu lộ t́nh thương và quan tâm đến người khác. Có thể đó chỉ là một lời thăm hỏi hay đồng cảm trước những bất hạnh của người khác….

Như vậy, Lời Chúa mời gọi cách đây 2000 cũng là lời kêu gọi của chúng ta hôm nay. Là những tín hữu chúng ta phải có bổn phận rao giảng Tin mừng nước Chúa. Cụ thể là bằng cách phục vụ, phục vụ không chỉ nơi những ai khó nghèo nhưng bất cứ ai cần đến chúng ta. V́ chính khi hiến thân là khi được lănh, chính lúc quên ḿnh là lúc gặp lại bản thân. V́ chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Lời kinh của chúng ta hôm nay thánh Phanxicô thật ư nghĩa cho chúng ta.


Lm. Jude Siciano, OP.

 

Chúng ta được đi như những ngôn sứ

Am 7,12-15; Ep 1,3-14; Mc 6,7-13

 

Thưa quư vị,

Có một nghệ thuật viết lư lịch để xin được việc hay để lên một vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Có những quyển sách, trang web và cả những chuyên viên quư vị có thể mướn họ để giúp đánh bóng tŕnh độ học vấn và kinh nghiệm làm việc cho quư vị. “Hăy để chúng tôi đưa bạn bước lên phía trước một cách tốt nhất” – có lẽ là một cách quảng cáo thích hợp cho những tư vấn viên, những người hứa giúp chúng ta sắp xếp lư lịch của ḿnh. Sau cùng, những ông chủ tương lai hầu như chọn ngay khi lướt qua lá đơn xin việc và lư lịch của chúng ta.

Vậy, sao Thiên Chúa lại không kiểu cách khi Người kêu gọi một người trở thành ngôn sứ? Thiên Chúa t́m những nơi ra như b́nh thường để chọn những ứng viên “thích hợp” cho vai tṛ quan trọng, nói lời Thiên Chúa cho thính giả luôn chống đối. Chính những ngôn sứ cũng tự nhận ḿnh chỉ là thường dân – ít là cho đến khi họ được Thiên Chúa kêu gọi.

Ngôn sứ Amốt rao giảng ở vương quốc phía bắc tại đền riêng của Vua ở Bethel. Vương quốc phía bắc đang trong thời thịnh vượng, vậy tại sao Thiên Chúa lại cần chọn và sai một sứ giả đến với họ? V́, trong khi một số người giàu có, th́ những người thiếu thốn lại bị lăng quên và các việc thực hành tôn giáo lại giản lược thành những nghi lễ rỗng tuếch – nặng tính h́nh thức phô trương hơn là thờ phượng chân thành.

Ngôn sứ Amốt phản đối lối sống vô độ và những thực hành tôn giáo trống rỗng. Thượng tế tại đền Bethel là Amátgia và hôm nay chúng ta nghe ông chống lại lời giảng của Amốt: “Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giuđa”. Hay nói cách khác “Hăy về phía nam và cố mà tuyên sấm ở đó, hăy rời khỏi đây!” Amátgia là thượng tế, ông có uy thế và quyền lực chính trị. Amốt có lẽ ít uy thế và không được hưởng nền giáo dục chu đáo đủ để chống lại ông ta – ít là người ta có thể nghĩ thế.

Hay Thiên Chúa đă chọn nhầm lư lịch của Amốt, v́ chính vị ngôn sứ đă thú nhận: “Tôi không phải là ngôn sứ,… Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung”. Thiên Chúa chọn một người làm vườn để đến một trung tâm tôn giáo mà rao giảng một thông điệp cải chính dân chúng, những nhà lănh đạo tôn giáo lỗi lạc và vua của nó.

Nếu Thiên Chúa đă chọn một người gần như không chắc chắn để hoàn thành mục đích của Thiên Chúa và để nói lời của Chúa, th́ chắc hẳn Thiên Chúa phải bổ túc cho họ khi họ chu toàn bổn phận của ḿnh. Thiên Chúa phải nhúng tay làm việc, chứ tự con người không thể làm thế.

Có những ngôn sứ quyền năng trong thời đại chúng ta, những người xuất thân từ giới b́nh dân, nhưng rơ ràng được Thiên Chúa chọn để hoàn tất ư định của Người: Nelson Mandela, Mẹ Têrêsa, Martin Luther King,… bên cạnh đó c̣n có những người lănh đạo vĩ đại của Giáo hội, các họa sỹ và chính trị gia.

Nhưng tại sao những ngôn sứ lại ít thấy xuất hiện trên hàng đầu? Hăy nhớ lại những lời ngôn sứ trong cuộc sống chúng ta: cha mẹ, ông bà, thân nhân, bạn hữu, thầy cô và thậm chí cả những kẻ hay phê phán ta, những người đă nói cho ta một lời vào giây phút quyết định và đă làm thay đổi con đường hiện tại cũng như tương lai của ta. Những con người có vẻ không được đào tạo đức tin chính thức, chẳng hạn như một đứa trẻ hay một em sinh viên. Nhưng họ mở đôi mắt ta để h́n thấy những hời hợt trên con đường chúng ta đang đi, hay sự thờ ơ của xă hội chúng ta đối với những người thiếu thốn.

Hằng ngày những người này, như ngôn sứ Amốt và rất nhiều ngôn sứ khác, nhắc nhớ chúng ta rằng Thiên Chúa thường kêu gọi những con người b́nh thường để nói lên lời thách đố và lời ân sủng. Đừng quên liệt chúng ta vào danh sách những “người b́nh thường” – người ta được kêu gọi để nói và hành động như sứ giả của Thiên Chúa trong thế giới này. E rằng chúng ta không nằm trong số những công việc mà Amốt mô tả về chính ông “Đức Chúa đă bắt lấy tôi…và đă truyền cho tôi : ‘Hăy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta”. Thiên Chúa chọn những người như chúng ta để mà hoàn thành những công việc đặc biệt. Mỗi người trong chúng ta qua bí tích Rửa Tội, đă được mời gọi ttrở thành một ngôn sứ.

Bài trích thư Êphêsô hôm nay cũng là một bản văn tương tự thế. Không phải Thiên Chúa đă mặc định cho chúng ta từ thuở đời đời, và chẳng cho chúng ta quyền chọn lựa nào. Nhưng chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để biết Đức Giêsu Kitô và mầu nhiệm cứu độ sẵn đó cho chúng ta qua Người. Thánh Phaolô nói rằng, chúng ta được chọn để sống thánh thiện và cảm nghiệm sự tṛn đầy của t́nh yêu mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Kitô. Biết được ân sủng Thiên Chúa ban cho chúng ta và mời gọi chúng ta đón nhận ân sủng ấy cũng như biểu hiện ra trong cuộc sống qua lời nói và việc làm – hay nói cách khác là trở nên ngôn sứ nói lời Thiên Chúa cho mọi người.

Trong bài Tin mừng tuần trước, thánh Maccô nói về việc Đức Giêsu bị khước từ ở quê hương của ḿnh. Đáp lại sự chống đối của họ, Đức Giêsu nói: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, th́ cũng chỉ là ở chính quê hương ḿnh, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đ́nh ḿnh mà thôi”. C̣n tuần này Đức Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi thi hành những hành động và nói lời ngôn sứ.

Bài Tin mừng hôm nay là đoạn tiếp theo của bài Tin mừng tuần trước. Thánh Máccô nhấn mạnh rằng: như Đức Giêsu đă bị khước từ, th́ cũng vậy, những người được sai đi nhân danh Người cũng sẽ bị đối xử như vậy. Đức Giêsu muốn rằng, nếu bị từ chối, họ nên “…ra khỏi đó, hăy giũ bụi chân để tỏ ư phản đối họ”. Nói cách khác, chúng ta không nên ngạc nhiên khi lời nói và hành động nhân danh Đức Giêsu và bị khước từ - Đức Giêsu biết điều đó sẽ xảy ra.

Việc sai các môn đệ đi không kết thúc ở việc Người sai Nhóm Mười Hai ra đi, hay ở cuối mỗi sách Tin mừng. Chúng ta cũng được mời gọi để tiến đến vương quốc của Thiên Chúa, để nói và hành động trong Thánh Thần của Đức Giêsu. Lời Đức Giêsu đề nghị các Tông đồ ra đi “không được mang ǵ đi đường, chỉ trừ cây gậy ; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng”, chắc chắn loại tôi khỏi bức tranh ấy – v́ tôi gói gém lương thực và tờ báo để lên máy bay có cái mà đọc và mà ăn, cũng như tôi nhét chật vali với nào là sách vở, vớ tất, áo khoác, …. Nhưng tôi nghĩ tôi hiểu phần nào lời yêu cầu của Người.

Tôi băn khoan v́ vẫn c̣n quá nhiều vật sở hữu và cái laptop mới nhất khiến tôi không tập trung vào sứ vụ khi được sai đi vào thế gian th́ sao? Làm thế nào tôi kể câu chuyện của Đức Giêsu cho thế giới bằng chính lời nói và gương mẫu của tôi? Tôi phải bỏ lại những ǵ, hay phải thay đổi ǵ trong cuộc sống hằng ngày, để tôi có thể làm chứng cách hữu hiệu hơn cho Đức Giêsu? Hay cụ thể hơn, liệu cách sống của tôi có mâu thuẫn với danh xưng “Kitô hữu” của tôi hay không?

Đó là những câ hỏi riêng tư, nhưng c̣ có những câu hỏi quen thuộc hơn mà người ta cần nghĩ đến. C̣n đó đầy dẫy những “ma quỷ” chúng ta cần trục xuất ra khỏi xă hội của chúng ta. Hăy nghĩ về sự nghiện ngập, tiền tài, t́nh dục, ma túy, chủ nghĩa duy vật, buôn lâu, tàn phá môi trường,… những thứ ám ảnh và cám dỗ chúng ta mỗi ngày. Chúng ta nói ḿnh đang chống lại chúng, nhưng chính phủ đă cắt giảm trợ cấp cho người nghèo, người bệnh, nghiện ngập, cắt giảm chi phí dành cho giáo dục và các hoạt động bảo vệ môi trường.

Lịch sử Giáo hội cho thấy rằng Giáo hội cũng không loại trừ bị “cám dỗ” – tham lam, lạm dụng tính dục, lạm quyền, đồng minh với các chính quyền hủ bại, đàn áp các nhà trí thức, bỏ quên người nghèo,…

Đức Giêsu sai chúng ta đi như những ngôn sứ, kêu gọi thế giới hoán cải; thế giới mà chúng ta đang hiện cư ngụ hay thế giới rộng hơn mà chúng ta là một phần trong đó. Người muốn chúng ta thay đổi lối hành xử của ḿnh cũng như xua đuổi những thứ ma quỷ có thể hủy hoại hay cản trở chúng ta sống như một con người. Hôm nay chúng ta cùng quy tụ nơi đây để được nuôi dưỡng bằng Lời và Thánh Thể để chúng ta có thể lên đường cách mạnh mẽ làm ngôn sứ cho thế giới như Đức Giêsu đă tin tưởng nơi chúng ta.