HOME

 
 

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN B
Ed 2, 2-5 / 2Cr 12, 7-10 / Mc 6, 1-6

 

 

An Phong, op : Ngôn sứ của Chúa

Fr.  Jude Siciliano, op : Ngôn Sứ, người nói lời của Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Sống đức tin để trở nên ngôn sứ

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Trở về quê hương

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Ngạc Nhiên

Như Hạ, op : Thân phận ngôn sứ

Lời Chúa và Thánh Thể : Hăy ngước nh́n lên Chúa

An tôn Nguyễn Thành Chương, op : Sức mạnh của Thầy

Tu sĩ Giuse Phạm Hồng Tài : Gặp gỡ Thiên Chúa

 

An Phong, op

Ngôn sứ của Chúa

(Mc 6, 1-6)

Lời Chúa hôm nay nói về thái độ của những người Nagiarét, những người đồng hương với Đức Giêsu nhưng lại từ chối Tin mừng cứu độ của Ngài. Đó là thái độ thường xảy ra, v́ "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, th́ cũng chỉ là ở chính quê hương ḿnh".

Tuy nhiên, lời ngôn sứ Êdêkien, trong bài đọc 1, cũng cho thấy rằng, dù dân có phản loạn hay "ḷng chai như đá", th́ Thiên Chúa vẫn tiếp tục sai các Ngôn sứ đến nói lời của Ngài.

* Ngôn sứ là những người nói Lời của Thiên Chúa cho con người. Nhưng suy nghĩ của con người lại thường khác xa hay ngược lại với tư tưởng của Thiên Chúa.

Người Nagiarét có những lư do của họ để từ chối Đức Giêsu. Bao nhiêu người khác ngày nay cũng vậy, họ từ chối Thượng Đế, từ chối sống quảng đại và yêu thương với người khác… Lạ một điều là người ta luôn t́m được những lư do ra vẻ chính đáng để bào chữa cho thái độ của ḿnh. Có khi đó là sự lầm lạc, có khi đó là sự tự măn, có khi là một thái độ bào chữa cho chính ḿnh để khỏi phải thay đổi lối sống… Dù sao, bài học cho chúng ta là : tư tưởng của Thiên Chúa th́ cao hơn tư tưởng của con người, nếu chúng ta sẵn ḷng chấp nhận sự thật, khiêm tốn nh́n nhận lời chỉ giáo… chúng ta sẽ có nhiều cơ may hơn để nhận ra Thiên Chúa trong cuộc đời ḿnh.

* Các Ngôn sứ luôn là người đứng ở giữa, trong thế giằng co giữa sứ mệnh Chúa trao phó và phản ứng của con người. Là Ngôn sứ, nghĩa là chấp nhận cuộc đấu tranh gay gắt, chấp nhận bị từ chối và chấp nhận thân phận "b́ xé". Chúa Giêsu, vị Ngôn sứ Cao cả, đă chịu chính những người đồng hương của ḿnh từ chối; đó cũng là "số mệnh" của các ngôn sứ đích thực.

* Mỗi người kitô hữu, khi lănh nhận bí tích Rửa tội, đều được lănh nhận đồng thời ba chức vụ : Ngôn sứ, Tư tế cộng đồng, và Hoàng vương. Do đó, người kitô hữu nào cũng có trách nhiệm loan báo Tin mừng cứu độ của Chúa Giêsu, và đều được "báo trước" những khó khăn của sứ vụ. Dù vậy, ta vẫn thấy không thiếu những kitô hữu đă can đảm sống t́nh yêu trong ḷng một xă hội có quá nhiều ganh ghét; sống chân thật trong ḷng một xă hội đầy dối trá; sống đức Tin giữa ḷng một thế giới trần tục hóa.

Quả thực, sức mạnh của Thánh Thần vẫn có và vẫn tác động trong ḷng Giáo hội.

Lạy Chúa,

Xin cho con luôn sống trong sự hiện diện của Chúa.

Chúa luôn luôn đi bên con,

trong những hành tŕnh thường ngày của con;

Như bà mẹ già vẫn luôn dơi theo bước của đứa con,

bằng t́nh yêu thật đậm đà gắn bó.

Xin Chúa giúp con làm việc dưới sự hiện diện của Chúa,

Vui sống trong sự hiện diện của Chúa,

An nghỉ bên sự hiện diện của Chúa.

 

                                 Michel Quoist

Fr.  Jude Siciliano, op

Thân Phận Ngôn Sứ

(Mc 6, l-6)

Thưa qúi vị !

Các bài đọc hôm nay giới thiệu ba vị tiên tri cùng chung một số phận. Đó là Ezekiel, Thánh Phaolô và Chúa Giêsu. Ba vị đều bị xua đuổi, khước từ, tại chính quê hương ḿnh. Lư do đơn giản chỉ v́ sứ điệp mà các vị rao giảng cho họ. Ezekiel sống giữa những người Do thái lưu đầy tại Babylon. Thánh Phaolô bênh vực chức vị và sứ vụ của ḿnh chống lại những kẻ tự xưng là chính thống, nghi ngờ tính hợp pháp của Ngài. Ngài chịu "khổ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo v́ danh Đức Kytô". Chúa Giêsu th́ đang ở làng Nazarét cùng với các môn đệ. Cả ba đều gặp sự chống đối quyết liệt của các thính gỉa ương ngạnh trong chính dân tộc ḿnh. Nhưng các vị lại cảm nhận rơ sứ điệp ḿnh rao giảng là từ Thiên Chúa . Chẳng hạn tiên tri Ezekiel nói: "Thần khí đă nhập vào tôi đúng như lời Đức Chúa phán với tôi và làm cho chân tôi đứng vững, tôi đă nghe tiếng Người nói với tôi…." Hiện thời ông đang sống giữa một dân tộc bại trận, bị phát lưu sang đất lạ. Nhưng Thiên Chúa có một sứ điệp gởi đến dân Ngài và Ezekiel phải truyền đạt. Chính Thiên Chúa đă thúc đẩy ông chu toàn nhiệm vụ "Ngài làm cho chân tôi đứng vững".

Ở phép rửa bên sông Giođan, Chúa Giêsu cũng lănh nhận một công tác tương tự: "Vừa lên khỏi nước Người liền thấy các tầng trời xé ra và Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên ḿnh" (Mc l,l0) Cả hai Chúa Giêsu và tiên tri Ezekiel, đều phải rao giảng sự thật cho dân tộc ḿnh, cảnh cáo về lối sống và những sai lầm họ đă lựa chọn. Sứ điệp đó khó nghe và dễ mất ḷng, cho nên gặp nhiều chống đối. Các sứ giả tiên tri khác đều ở trong những hoàn cảnh tương tự, bị bách hại và bị giết chết. Riêng Chúa Giêsu c̣n mạnh mẽ tố cáo các nhân vật đồng thời xây dựng đền đài lộng lẫy, tưởng niệm các tiên tri mà tổ tiên họ đă giết hại.

Trong hầu hết các trường hợp Kinh thánh, sứ giả được Thiên Chúa lựa chọn đều thuộc tầng lớp dân dă, rao giảng cho quần chúng b́nh dân. Thí dụ như bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu rao giảng cho dân làng Ngài. Họ biết rơ cội nguồn của Ngài. Ngài đă từng sống giữa họ, thuộc về giai cấp thấp hèn trong làng, họ chẳng lạ chi nhà cửa, cha mẹ, họ hàng của Ngài. Bề ngoài Ngài chẳng có dáng dấp ǵ đặc biệt, tầm thường như mọi người, làm nghề thợ mộc, láng giềng với họ. Cho nên họ rất đỗi ngạc nhiên. Làm sao thượng đế tối cao và thánh thiện lại có thể truyền đạt ư muốn qua một người tầm thường như thế? Bây giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi tương tự về những biến cố, sự vật, sứ giả đời thường hiện nay! Có thể là Thiên Chúa sử dụng chúng ta để mưu ích cho giáo dân trong giáo xứ? Có thể là Thiên Chúa nói với chúng ta qua thân nhân, bà con cḥm xóm? Kinh nghiệm cho hay khi lớn tuổi hoặc về già, nhiều người vẫn c̣n nhớ lại thời niên thiếu của ḿnh, nhất là những lời dạy bảo hoặc gương lành của ông bà cha mẹ và lấy đó làm kim chỉ nam hướng dẫn ḿnh suy nghĩ và hành động: "Mẹ tôi hồi ấy thường nói với tôi như thế này, thế nọ" … "Cha tôi hiền và tốt bụng với láng giềng. Người yêu tôi lắm, khi tôi c̣n nhỏ…."

Đúng là cũng chính Đấng Thiên Chúa , xưa kia đă phán bảo dân Do thái lưu đầy qua tiên tri Ezekiel, th́ nay cũng đang nói với chúng ta trong cuộc tha hương lữ thứ riêng mỗi người, qua các bài đọc Chúa nhật hôm nay. Vậy th́ chúng ta đang bị đầy ải ở những nơi đâu? Lưu vong như thế nào? Thưa, đó là những lúc chúng ta cảm thấy ḿnh không c̣n ở "quê hương chân thật" nữa. Bất hạnh v́ nghĩ tai họa xẩy đến, những biến cố không có lợi, như bệnh tật yếu đuối, khổ đau. Chúng ta nghiệm ra khi ḿnh không được yên ổn, trái lại đang bị đầy đọa trong trí khôn, thân xác. Những tương quan tồi tệ với người chung quanh, xa lạ về văn hóa ngôn ngữ, không đồng bộ với hàng xóm láng giềng trong các sinh hoạt thường nhật, khát khao mảnh đất quê hương như Thiên Chúa đă hứa, chán ngấy những tin tức chiến tranh, tiêu diệt chủng tộc, nghèo đói, bất công, áp bức, chia rẽ, kỳ thị… Những cuộc tha hương hay vong thân này và c̣n nhiều nữa khiến chúng ta bồn chồn lo lắng, khi nghe các bài đọc. Đúng thế, chúng ta đang sống kiếp lưu đầy như dân Do thái xưa, chúng ta chưa phải đă định cư trên đất hứa, chưa cảm thấy như ở quê hương chân thật. Tuy nhiên, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được ở đất hứa với Thiên Chúa và mọi sự sẽ tốt đẹp. Ngay lúc này chúng ta c̣n phải vật lộn, trong những cố gắng nho nhỏ, để chống lại điều dữ, phát huy điều lành, phục hồi sự ngay chính cho cá nhân và hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta biết rằng công việc như thế chẳng hề có tận cùng trên chốn lưu đầy này.

Tiên tri Ezekiel và Chúa Giêsu cũng đă thi hành sứ vụ như vậy, các Ngài là thành phần của quần chúng mà các Ngài phải rao giảng, để sửa lại những đường lối, năo trạng sai lầm, những suy nghĩ lệch lạc. Các Ngài thúc dục họ thực hiện những đổi thay cần thiết trong cuộc sống riêng tư và công cộng. Các Ngài đă gặp nhiều chống đối từ phía lănh đạo xă hội và tôn giáo. Mặt khác, các Ngài cũng được sai đến để yên ủi khuyến khích các nạn nhân. Những người bị thiệt tḥi trong cán cân công lư. Họ được nghe các tiên tri đoan hứa: Một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ chấn chỉnh mọi sự. Rứt khoát là như vậy. Thiên hạ sẽ sống trong an lạc và công lư. Đối với những ai bị áp bức, các Ngài tuyên bố Thiên Chúa đă lưu ư đến t́nh trạng khốn khổ của họ. Ngài sẽ ra tay báo oán ác nhân và sửa chữa những nỗi bất công. Đối với những linh hồn can đảm, dám xả thân v́ chính nghĩa, đ̣i hỏi công bằng xă hội, các ngôn sứ đem lời khuyến khích của Thượng đế, để họ tiến xa hơn trong công việc lành thánh.

Người làng của Chúa Giêsu không phủ nhận các việc làm lạ lùng, sự khôn ngoan thông tuệ của Ngài. Nhưng họ không có khả năng nh́n thâu qua các công việc cụ thể, cảm giác được. Họ không chấp nhận sứ điệp của Ngài bởi chẳng nh́n thấy nó đến từ Thiên Chúa. Làm thế nào, một con người b́nh thường, hàng xóm thường ngày của họ, lại có thể rao giảng những điều cao siêu nhân danh Thượng đế? Hơn nữa, ông lại có thể giải thoát khỏi tội lỗi? Và khai mở một tương lai hoàn toàn mới? Họ có thể ngạc nhiên về những ǵ ḿnh xem và nghe thấy. Nhưng vâng theo và thay đổi nếp sống th́ không. Thật đáng tiếc! Nếu như họ tin vào sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, chắc chắn họ đă được Lời Chúa hướng dẫn và khích lệ. Nếu họ hiểu được các phép lạ của Chúa Giêsu, họ đă có thể cảm nghiệm cánh tay quyền phép của Thiên Chúa . Sau khi Chúa Giêsu chịu chết họ đă hănh diện treo trên cổng làng ḿnh tấm bảng ghi nhớ : "Đức Giêsu Kytô đă sinh ra và lớn lên tại đây" hoặc có lẽ họ đă lấy tên Ngài đặt cho một quảng trường hoặc hội quán thể thao nào đó. Nhưng bất hạnh, họ đă để lỡ cơ hội, không nhận ra bàn tay Thiên Chúa với tới họ qua vị tiên tri qúi danh là Giêsu. Đúng như lời các ngôn sứ xưa : "Không một tiên tri nào được tôn trọng nơi quê hương ḿnh".

Như vậy chúng ta có thể lượng định dân làng Nazarét đồng hương, đồng thời với Chúa Giêsu đă lây nhiễm thái độ của những kẻ yếm thế, thất vọng, không c̣n tin tưởng, cậy trông Thiên Chúa hành động trong cuộc đời ḿnh. Cản trở đường lối Thiên Chúa trong các biến cố sinh hoạt thường ngày, do những tập tục tự ḿnh tạo nên. Họ không thấy Chúa Giêsu là Đấng thiên sai cha ông họ mong đợi.

Nếu như chúng ta cũng theo năo trạng Do thái, chờ đợi một Thiên Chúa oai hùng, phán với dân Ngài qua tiếng sấm, tiếng sét, ánh chớp chói ḷa, th́ chúng ta phải đợi chờ lâu lắm, chẳng biết đến bao giờ. Lại nữa, nếu chúng ta cũng theo năo trạng Do thái chờ đợi một ai đó vạch ra con đường tương lai chắc chắn, phân biệt rơ ràng điều dữ phải tránh, điều lành phải làm, để rồi vững bụng biết ḿnh đang đi trên đường chính nẻo ngay, th́ chúng ta có lẽ phải đợi chờ đến ngàn năm, vạn kiếp thiên thu.

Phải, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta làm tiên tri và chúng ta cũng chỉ là những con người b́nh thường. Nếu như Ngài sai chúng ta làm ngôn sứ trong chính quê hương ḿnh, th́ Ngài sẽ kiện cường chúng ta, công nhận, dậy bảo và nuôi dưỡng chúng ta. Đúng thật, hôm nay Ngài thực hiện điều đó nơi mỗi người chúng ta. Công việc phải làm là lắng nghe Lời Ngài trong buổi phụng vụ này. Bởi lẽ trong các bài đọc chúng ta sẽ được nghe Chúa Thánh thần nhắc nhớ chúng ta đang sống kiếp lưu đầy. Chính Ngài làm cho "đôi chân vững vàng" và sai gởi chúng ta đi loan báo cho anh em đồng bào, đúng như khi xưa Thần khí đă sai phái Ezekiel, Thánh Phaolô và Chúa Giêsu rao giảng cho dân tộc Do thái. Chúng ta cũng cần suy gẫm lại bánh rượu, trên bàn thờ hôm nay, chúng chỉ là những hoa mầu dân dă, nhưng lại là của ăn thức uống cần thiết cho các sứ giả thời nay. V́ sao ? Có nhiều lư do, và một trong các lư do đó là ban sức mạnh cho mỗi người trong những cuộc lữ thứ cá nhân: đau khổ bệnh tật, nghèo đói hoạn nạn… Sống trong t́nh huống lưu đầy với bao lo lắng trần gian, chúng ta không có nhiều cơ hội hồi tưởng : Trái đất này không phải là quê hương vĩnh cửu. Quê hương vĩnh viễn phải là nước trời. Bàn tiệc Thánh Thể hôm nay chỉ là bữa ăn của những kẻ tha hương. Nó giúp chúng ta mạnh sức và tập trung tư tưởng, ư chí vào đường lối Thiên Chúa. Nó nuôi dưỡng hy vọng vào quê hương chân thật, cho hưởng trước những ngọt ngào vui thỏa của quê hương đó và mạnh dạn làm chứng cho thế gian biết: Có một nơi gọi là thiên quốc, nhân loại phải nỗ lực tiến về, không loại trừ một ai! Xin Chúa cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, tránh được thái độ vô tín của dân làng Nagiazet, mau mắn tin vào Chúa Giêsu và xứ vụ của Ngài. Ngơ hầu Ngài có thể thực hiện nhiều dấu lạ giữa chúng ta, nhờ đó cộng đoàn giáo xứ nhanh chóng tiến triển trong đức tin. Amen.

Lm. Jude Siciliano, OP

 SỐNG ĐỨC TIN ĐỂ TRỞ NÊN NGÔN SỨ

(Mc 6, l-6)

 Anh chị em thân mến,

 Chúa Giêsu cũng như ngôn sứ Ê-dê-ki-en, cả hai đều là người không xa lạ trong việc giảng dạy dân chúng. Bài đọc 1 hôm nay cho chúng ta biết, cả hai đều là người địa phương. Đối với chúng ta, đôi khi cũng được mời lên phát biểu vài lời, hay để làm gương cho những người xung quanh, trong gia đình, trong xã hội hay trong cộng đoàn chúng ta. 

 Ê-dê-ki-en và những người khác ở Giê-ru-sa-lem bị đưa đi đày qua Babylon. Trong thân phận đi đày, Ê-dê-ki-en được Chúa gọi làm ngôn sứ cho dân chúng cùng đi đày với ông. Tại sao người đi đày lại cần ngôn sứ? Vì trong lúc bị đày, họ mất hy vọng vào Chúa, nhiều người bắt đầu thích nghi với đời sống lưu đày, đến khi có cơ hội để trở về quê hương, họ lại không muốn trở về quê cũ. Họ đã chấp nhận đời sống ở Babylon, và thậm chí đã thờ các thần của Babylon, họ cho thần Babylon mạnh mẽ, tốt hơn Thiên Chúa của Israel. Họ tự hỏi sao lại không gia nhập vào những người Babylon đang hùng mạnh, giàu có với những thần của họ.

 Chúng ta có  khác với những người đi  đày ở Babylon chăng? Có phải chúng ta cũng đang sống ở vùng đất xa lạ? Có phải chúng ta vừa chấp nhận những giá trị của Giáo hội, nhưng đồng thời cũng sống theo giá trị khác để thích nghi với đời sống xã hội và nên như những người cần cù, cũng như những công dân tốt. Và nếu có ai gợi ý giúp chúng ta thay đổi cách sống bằng hy sinh, sống theo đức tin, cầu nguyện và phục vụ, thử hỏi chúng ta có chấp nhận không? Hay cũng như những người đi đày ở Babylon, chúng ta đã thích nghi với đời sống xã hội và đã chấp nhận các giá trị và các thần của xã hội rồi? 

Những người  đi đày ở Babylon cần nhớ lại họ là  những người đã được Chúa đưa ra khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập, và bây giờ họ lại được hưởng tự do trở về quê quán. Nhưng họ không sẵn sàng nhận lãnh ơn huệ trở về với Chúa. Chúa than với Ê-dê-ki-en là dân Ngài cũng cứng đầu như tổ tiên của họ. Dù thế, Chúa vẫn gọi Ê-dê-ki-en làm ngôn sứ cho Ngài để nói với họ. Chúa không bỏ chúng ta, và đã gởi hết ngôn sứ này đến ngôn sứ khác để thức tỉnh chúng ta. 

Ơn gọi làm ngôn sứ không phải là một lời thì thầm gợi ý trong lòng. Hình như Ê-dê-ki-en cảm nhận được mănh lực của lời mời gọi đó. Ê-dê-ki-en nói: “…và Tiếng đó bảo tôi: Hỡi con người, hãy đứng cho vững, Ta sắp nói với ngươi đây, một thần khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng…”. Chúa hoạt động mãnh liệt và đầy quyền năng để mời gọi một dân tộc đã quay lưng với Ngài. 

Tôi tự hỏi, Ê-dê-ki-en đang làm gì lúc Chúa “vực ông đứng dậy”? Có người nói là ông đang quỳ gối than khóc cho số phận dân tộc mình. Có lẽ ông là một ngôn sứ yếu đuối sợ sệt. Và chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng cảm thấy sợ sệt trong một môi trường đối kháng, khi chúng ta phải nói lên sự thật mà xã hội chúng ta không thích nghe. Nếu chúng ta cảm thấy chúng ta đang ở trong trường hợp như Ê-dê-ki-en, là cần phải đứng dậy đương đầu với thế lực kình địch, thì chúng ta nên cầu xin để được như Ê-dê-ki-en là: “Lạy Chúa quyền năng, xin gởi Thần khí Ngài đến, giúp con đứng dậy. Xin Chúa của các Ngôn sứ, Chúa của Ê-dê-ki-en và Đấng Giêsu, giúp con nên như lời tiên tri giữa màn đêm của xã hội thời nay”. Sách Ê-dê-ki-en khơi dậy nơi tôi về lời cảnh cáo của Chúa: Dân Ngài không nghe lời ngôn sứ Ê-li-a mặc dù Chúa ban quyền năng cho Ê-li-a. Nếu Chúa gởi tôi đến với một dân tộc cứng đầu như vậy thì lời cầu nguyện của tôi sẽ là “Xin Chúa giúp con”. Và tôi chắc rằng trong anh chị em cũng có nhiều người ở trong trường hợp ấy

 Chúa đã gọi chúng ta cũng như đă gọi Ê-dê-ki-en để nói lời Chúa trên mảnh đất lưu đày này, và có thật sự đây là mảnh đất lưu đày chăng? Thử hỏi một người sống đức tin có thể “cảm thấy như sống ở quê nhà” trên mảnh đất lưu đày? Ai có thể chứng minh được Chúa của dân Israel, đã đến giúp họ vào lúc họ là người di dân; giải phóng họ lúc bị nô lệ, phóng thích lúc bị giam cầm; cho thức ăn trên đường tìm tự do; và cho nơi cư trú nữa, thật là một dân tộc đã biết phó thác cho Chúa?

 Tôi tự hỏi, có ai trong cộng đoàn chúng ta là những ngôn sứ để đem lời Chúa đến với mọi người? Có phải họ là những người phê phán chúng ta không tổ chức Phụng vụ đàng hoàng; than phiền về bài giảng; nhấn mạnh là cần phải có chương trình đón tiếp người mới gia nhập cộng đoàn làm những thành phần cũ khó chịu; họ đặt câu hỏi vì sao chúng ta không dùng vi tính để liên lạc với mọi người; thăm viếng an ủi người ốm đau; họ hăng hái soạn và đọc bài sách Thánh trong Phụng vụ và làm nhiều việc khác không?

 Một phụ nữ đã mô tả con gái của bà như sau: “Cháu nó thích nấu ăn giống tôi”. Tôi trả lời “vậy là trái trên cây không rụng xa gốc cây được”. Đó là cách chúng ta thường nói nhiều về trẻ con giống cha mẹ, cả nết tốt lẫn nết xấu. Khi nào con cái chúng ta theo gương tốt của chúng ta thì chúng ta hãnh diện, và nhiều khi chúng ta ước mong các con hơn chúng ta nữa. “Con hơn cha là nhà có phước”.

 Nhưng trong xã  hội Chúa Giêsu thì lại khác. Con phải nối gót cha mẹ, theo nghề của cha mẹ, nhưng không vượt hơn cha mẹ. Nếu cha làm thợ mộc thì con trai cũng làm thợ mộc, chứ không làm gì khác. Khi dân chúng trong đền thờ nghe Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh, họ thấy Ngài khôn ngoan, và muốn hoan hô Ngài, nhưng họ không làm như vậy. Dù sao đi nữa, Chúa Giêsu chỉ là con một ông thợ mộc, không thể khác được. Anh chị em có thấy họ gọi Chúa Giêsu là con bà Maria, chứ không gọi Chúa Giêsu là con ông Giuse. Thường thì con trai giống cha. Như vậy chứng tỏ họ nghi ngờ không biết ai là cha của Giêsu. 

 Đám dân chúng không muốn đón nhận một người địa phương có tài năng vượt trội. Chúa Giêsu nói thẳng vào mặt họ là người ngoài thấy rõ hơn người trong làng. Thật vậy, chúng ta khó lòng chấp nhận bị những người quen biết coi thường chúng ta. Tục ngữ Việt Nam có câu “Bụt chùa nhà không thiêng”. Do dân làng thiếu đức tin không nhìn nhận Chúa Giêsu nên Ngài không làm nhiều phép lạ tại nơi Ngài sống và rời bỏ làng để đi nơi khác.

 Nhiều người nghĩ, sống đức tin rất khó với những người trong gia đình hơn là với những người ở nơi làm việc, hay với bạn bè. “Các con tôi đâu có nghe tôi”. Anh chị em tôi cho rằng tôi sống đạo quá cuồng tín. “Vợ tôi không chịu đi nhà thờ chung với tôi”. Và đây lời Chúa Giêsu: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi…” (Mc 6,4) 

 Hôm nay chúng ta nhớ  đến Ê-dê-ki-en. Nếu là ngôn sứ, dù ở nơi hội trường, hay trong gia đình, thì sẽ  gặp khó khăn và có thể bị ruồng bỏ. Và lúc đó, chúng ta cần lời cầu nguyện xin Chúa gởi Thần Khí để giúp chúng ta “đứng dậy”, để chúng ta sống đức tin trên đất lưu đày này, và hơn nữa, để chúng ta có thể giúp những người lưu đày khác tìm đến Chúa và ước muốn sống theo Thánh ý Chúa. 

 Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

Giuse Nguyễn Cao Luật, OP

Trở Về Quê Hương

(Mc 6, 1-6)

Hăy thử đặt ḿnh vào tâm trạng của những người sống cùng thời với Đức Giê-su, cùng sống tại một làng quê và là bà con với Đức Giê-su.

Từ thời niên thiếu, chúng tôi đă biết rơ về Người : chúng tôi cùng thuộc về một cộng đoàn, một "hệ thống xă hội". Chúng tôi cùng có một nền đạo đức, cùng có chung những giá trị : hội đường, ngày sa-bát. Chúng tôi sống với Người rất thân t́nh. Đă có những cuộc gặp gỡ tại nhà cô Ma-ri-a, tại nhà ông Giu-đa, ông Si-mon và những người khác. Chúng tôi là những người bà con, những người quen biết nhau cùng sống trong ngôi làng nhỏ bé. Đức Giê-su đă gây được ấn tượng tốt : dân làng nghĩ rằng Đức Giê-su là người kín đáo, hay giúp đỡ, siêng năng, "khôn ngoan" ... Nói chung, người ta có thể tin cậy được.

Bỗng nhiên, sau ba mươi năm b́nh lặng, yên ổn, có một điều ǵ đó rất lạ lùng. Không c̣n là anh bạn Giê-su quen thuộc "của chúng tôi nữa". Lời anh nói, việc anh làm, chúng tôi không hiểu nỗi. Một điều ǵ đó đă xảy ra, và chúng tôi phải thay đổi cách nh́n về anh, về sự việc.

Đối với chúng tôi, thật là khó để nhận ra người bà con, người bạn này, người đă từng sống với chúng tôi trong suốt quăng thời gian dài. Lời anh nói, việc anh làm làm xáo trộn cuộc đời, cách suy nghĩ của chúng tôi. Khó quá !

Cũng thật là khó khi phải nghĩ rằng nhờ con người đơn giản, b́nh thường và thân quen này, Thiên Chúa lại có thể nói với chúng tôi một điều ǵ đó. Anh làm chúng tôi sững sờ : điều anh loan báo về Nước Thiên Chúa, về Đấng Mê-si-a hoàn toàn khác hẳn quan niệm xưa nay của chúng tôi. Anh quả là người gây khó khăn cho chúng tôi và chúng tôi không chấp nhận nổi.

Theo Tin Mừng, Đức Giê-su "lấy làm lạ v́ họ không chịu tin". Rồi Người "đi khắp các làng chung quanh mà giảng dạy".

Tại những nơi xa lạ, chẳng ai rơ về nguồn gốc của Người, nhờ đó, lời Người nói có thể được dân chúng đón nhận. Các cư dân ở những miền này chẳng thắc mắc ǵ về nguồn gốc, về thói quen, về nghề nghiệp của Đức Giê-su ; họ dễ dàng đón nhận lời Người nói và tin vào Người.

Về phần ḿnh, Đức Giê-su đi hết chỗ này đến chỗ kia : lời của Người không c̣n bị đóng khung trong Hội đường hay trong ṿng bà con thân thuộc, nhưng vang xa hơn. Lời ấy đến với một người nghèo, một người bệnh và họ được giải thoát. Lời của Người không chỉ là những từ ngữ, nhưng c̣n là hành động cứu người nghe khỏi t́nh trạng khốn khổ. Họ tín nhiệm vào Người, họ "tin" vào Người. Họ nhận ra lời Người thật "sống động" và họ hiểu rơ : đó là lời Thiên Chúa. Họ nhận ra tính cách thần linh ẩn giấu nơi một con người b́nh thường

Chuyến đi không thành công

"Hành hương về nguồn", t́m về nguồn cội là một trong những đề tài quen thuộc trong xă hội hiện tại. Thất bại của Đức Giê-su tại chính quê hương của ḿnh cho thấy những giới hạn của một cuộc ra đi như thế. Ki-tô hữu là người cắm rễ trong lịch sử, nhưng tự bản chất vẫn là người của tương lai, của điều sẽ đến.

Đức Giê-su bị giam hăm

Theo cái nh́n b́nh thường, việc Đức Giê-su xuất hiện trong hội đường của quê hương sẽ là điều kiện thuận lợi để lời giảng của Người có thể tác động đến các thính giả.

Thế nhưng, những người đồng hương với Đức Giê-su lại muốn xác định, đánh giá "người con của quê hương", thay v́ để cho những lời giảng thúc đẩy. Dù những lời Người nói rất chân t́nh và sống động, nhưng h́nh như chúng vẫn đủ làm họ quên đi những ấn tượng về nguồn gốc và quá khứ của Người.

Do đó, Đức Giê-su không thể giảng dạy cho họ điều ǵ cả. Họ bị giam hăm trong những thói quen và xác tín của ḿnh, nên cũng đóng khung Đức Giê-su vào trong t́nh trạng "anh thợ mộc, con của ...". Đối với các thính giả của Đức Giê-su, xưa nay Người đă xuất hiện bên họ với t́nh trạng như thế, th́ giờ đây Người cũng chỉ thế thôi. Người không thể nào khác đi được, Người không phải là vị ngôn sứ. V́ vậy, họ thẳng thừng chối bỏ những lời giảng của Đức Giê-su mà họ cho là không thể lọt tai.

Đức Giê-su bị ngăn cản

"Người đă không làm được phép lạ nào."

Đó là chuyện hợp lư, chuyện b́nh thường sau những sự kiện mới xảy ra. Hoạt động của Thiên Chúa không bức bách con người. Phép lạ, đó là trao ban sự sống, sự sống mới, là làm cho phục sinh. Thiên Chúa không thể làm phép lạ khi con người không muốn. Thiên Chúa không thể bày tỏ uy quyền của Người trước những kẻ có thái độ lănh đạm đối với lời Thiên Chúa.

Do ḷng yêu thương và tôn trọng, Thiên Chúa để con người tự do lựa chọn. Con người phải bày tỏ thái độ là mở ra trong đức tin. Thiếu đức tin của con người, Thiên Chúa không thể làm ǵ được, và điều đó có thể làm Thiên Chúa ngạc nhiên.

Như thế cuộc trở về Na-da-rét của Đức Giê-su là một thảm kịch biểu hiện cho thảm kịch của toàn bộ Tin Mừng. Sự từ chối của dân làng Na-da-rét báo trước sự từ chối của nhân loại trước mầu nhiệm Thiên Chúa, trước t́nh yêu của Đấng muốn trao tặng tất cả. Thái độ này cũng đă hé mở số phận của Đức Giê-su, tức là mầu nhiệm thập giá.

Nỗi kinh ngạc của Đức Giê-su trước thái độ quyết liệt của những người đồng hương cũng là nỗi kinh ngạc của một vị Thiên Chúa mang đến tất cả và bị từ chối tất cả. Đó cũng là nỗi kinh ngạc của các sứ giả Tin Mừng, khi lời nói và hành động của họ không chiều theo sở thích của con người thời đại.

Thiên Chúa luôn có những đường lối bất ngờ và con người phải chọn lựa, phải đáp lại bằng đức tin. Khi con người muốn đóng khung Thiên Chúa vào những thành kiến hẹp ḥi của ḿnh, th́ cũng là lúc họ đóng lại con đường ân sủng.

Phải biết hy vọng

Từ tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể rút ra hai bài học.

Trước hết, cách đơn giản nhất để làm cho người khác bị tê liệt, không hoạt động ǵ được là không tin vào họ, là giam giữ họ trong những ư tưởng tiên thiên, những phạm trù có sẵn nơi ḿnh. Biết bao năng lực bị bỏ quên, biết bao tài năng bị dở dang, biết bao niềm hạnh phúc phải tắt ngúm v́ những phán đoán, những định kiến về những người mà ta tưởng rằng biết rất rơ. Trong cái nh́n của chúng ta về người khác, phải biết hy vọng.

Sau nữa, Thiên Chúa gọi chúng ta, ngỏ lời với chúng ta, không phải qua những con người có dáng vẻ siêu đẳng, nhưng qua những con người rất b́nh thường. Thiên Chúa vẫn thường bày tỏ những chân lư siêu việt qua những phương tiện đơn sơ, tầm thường. Chính Thiên Chúa vẫn hiện diện nơi những con người yếu đuối, mỏng manh. Họ là những sứ giả của Thiên Chúa và chúng ta phải nhận ra sự hiện diện kỳ diệu của Người. Họ có thể là người khách trọ hay người bà con ; họ có thể là một người bệnh, một người xa lạ, hay là một người thân ; họ có thể là một người bạn thân thiết hay có khi là một người chống lại chúng ta ... Con đường ân sủng vẫn mở rộng nếu chúng ta luôn giữ trong ḷng niềm hy vọng sống động.

Quả thật, để tự bày tỏ chính ḿnh, Thiên Chúa cần đến con người.

"Thiên Chúa đi những bước trước, nhưng Người đợi chúng ta đáp trả. Người gơ cửa, nhưng Người chỉ bước vào khi chúng ta lên tiếng mời. Người kêu gọi, nhưng chỉ ban ơn khi chúng ta thực sự ước muốn. Chính v́ vậy, Đức Giê-su chỉ bày tỏ công tŕnh cứu độ của Người cho những ai đón nhận Người trong ḷng tin.

"Đức tin chính là thái độ cởi mở của tâm hổn mà Thiên Chúa chờ đợi để biết chắc rằng những kẻ t́m kiếm Thiên Chúa chỉ kiếm t́m Người v́ một ḿnh Người, và được thúc đẩy do ḷng mến."

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

Ngạc nhiên

(Mc 6,1-6)

          Người ta thường nói “không nơi đâu đẹp bằng quê hương”, “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Khi nói những điều đó là người ta muốn minh chứng rằng : bất cứ ai cũng yêu mến quê hương, yêu mến nơi sinh trưởng, nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh. Đây là xét về t́nh cảm cá nhân mỗi người dành cho quê hương, c̣n về chính quê hương, đối lại với cá nhân, tức là t́nh cảm của những người đồng hương dành cho cá nhân, th́ phải chấp nhận chân lư bất hủ của Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay là “không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương ḿnh”. Đây cũng là một quan niệm cố hữu b́nh dân : “Bụt nhà không thiêng”. Chúa Giê-su đă tuyên bố chân lư bất hủ này về chính bản thân Ngài tại quê hương Na-da-rét của Ngài.

          Ngài trở về quê hương Na-da-rét sau hơn một năm đi giảng dạy khắp nơi. Hôm ấy đúng vào ngày Sa-bát, mọi người đến hội đường để nghe đọc Kinh Thánh và nghe diễn giảng. Chúa Giê-su cũng vào đây để dự phụng vụ lời Chúa. Hôm nay, sau bài đọc, như luật cho phép, Ngài diễn giảng lời Chúa. Kết quả : dân chúng không nhận ra Ngài là ai và họ khinh khi Ngài, họ có thái độ hiểu lầm Ngài, hiểu lệch lạc về con người của Ngài. Bởi v́ Ngài nói như một người có uy quyền, như bậc thầy nói với học tṛ, như một người muốn gây dựng cho mọi người ḷng tín nhiệm nhau để tiến tới tin nhau. Điều Ngài dạy vượt mọi khuôn phép cổ truyền đến nỗi mọi người phải thắc mắc.

          Nghĩa là trước những lời giảng dạy của Chúa Giê-su, dân làng Na-da-rét ngạc nhiên, v́ họ thấy Ngài không đi học ở trường lớp nào mà sao lại có những lời lẽ khôn ngoan, cao siêu, mới lạ. Mặt khác, họ thấy Ngài chỉ là con bà Ma-ri-a và bác Giuse thợ mộc, bản thân Ngài cũng chỉ là một anh phó mộc, mà sao có thể đảm nhận chương tŕnh đại sự của Thiên Chúa được ? Họ không thể ngờ được giữa bụi đất lại có kim cương, họ không thể hiểu được nơi Chúa có hai bản tính, họ không thể nhận ra yếu tố Thiên Chúa và con người, hữu hạn và vĩnh cửu, trời và đất, hạnh phúc và đau khổ giao ḥa lại trong một thực tại duy nhất, là nơi con người Chúa Giê-su. Đó là điều làm cho họ vấp phạm, họ khinh thường Chúa và không thiết nghe lời chân lư của Ngài.

          Nói rơ hơn, dân làng Na-da-rét đă ngạc nhiên về Chúa Giê-su khi thấy Ngài giảng dạy một cách khôn ngoan, thông thái và có thẩm quyền, nghĩa là họ vừa thán phục vừa kinh ngạc. Nhưng v́ biết quá rơ về Chúa : thợ mộc, con thợ mộc, từ thán phục kinh ngạc họ chuyển sang thái độ bỡ ngỡ, nghĩa là kinh ngạc nhưng nghi ngờ. Càng nghĩ đến thân thế, nguồn gốc, địa vị xă hội và họ hàng Ngài, họ càng thấy khó chịu, nên họ có vẻ châm biếm khi gọi Ngài là thợ mộc. Một người như vậy mà có thể là ngôn sứ, là Đấng Mê-si-a ư ? trăm lần không, ngàn lần không, và họ đă bị vấp phạm, có nghĩa là bị xúc động mạnh v́ bị chạm tự ái. Họ không thể công nhận một người như thế làm ngôn sứ, làm Đấng Mê-si-a của họ, cho dù Ngài ăn nói giỏi hay làm được phép lạ cũng thế. Từ đó, sự hiện diện của Ngài khiến họ không thể chịu nổi.

          Dân làng Na-da-rét ngạc nhiên về Chúa, và Chúa cũng ngạc nhiên về họ, Ngài ngạc nhiên v́ họ cứng ḷng tin, kiêu căng và cố chấp. Chính thái độ kiêu căng, cứng ḷng đó đă làm tê liệt năng lực làm phép lạ của Chúa như Tin Mừng đă quả quyết : “Ngài không thể làm được phép lạ nào tại đó v́ họ cứng ḷng tin”.

          Chúa Giê-su ngạc nhiên v́ dân làng Na-da-rét cứng ḷng tin, ngày nay chắc Ngài vẫn c̣n phải ngạc nhiên hơn nữa v́ sự cứng ḷng tin của nhiều người Công giáo, v́ dù sao người Công giáo cũng phải biết Chúa rơ hơn dân làng Na-da-rét. Dân làng Na-da-rét tưởng rằng họ biết rơ Chúa, nhưng kỳ thực họ biết rất hời hợt, thiển cận, chẳng hạn : ngay nơi sinh của Chúa họ cũng không biết, họ cứ tưởng Ngài sinh ra và lớn lên ở chính Na-da-rét, một làng nhỏ bé, nghèo nàn. Nhiều người Công giáo cũng thế, đi đạo v́ truyền thống gia đ́nh, v́ sinh ra trong gia đ́nh Công giáo, giữ đạo v́ thói quen, cho nên tưởng rằng biết Chúa, biết đạo lư, nhưng kỳ thực không biết ǵ hay biết không được bao nhiêu. Thế nên, mỗi người cần suy nghĩ : Chúa có ngạc nhiên về đức tin non yếu của chúng ta, về sự hiểu biết Chúa quá ít, hiểu biết về kinh Thánh, giáo lư quá ít, và nhất là có phải Chúa rất ngạc nhiên về cách sống của chúng ta không ?

          Đàng khác, bài Tin Mừng hôm nay c̣n đặt ra cho chúng ta một điều nữa cần suy nghĩ, đó là từ chối hay đón nhận Chúa là thái độ hoàn toàn tự do của con người. Người ta có quyền chối bỏ cũng như có quyền chấp nhận, Thiên Chúa không áp đặt ai hay cố t́nh đưa ai vào một thế triệt buộc nào đó. Nhưng thời nào cái quyền tự do kia cũng là con dao hai lưỡi khiến phải đề pḥng, người khôn ngoan bao giờ cũng dè dặt.

          Giả như chúng ta thử đặt ḿnh vào số những người có mặt trong hội đường Na-da-rét hôm ấy để nghe Chúa, chúng ta sẽ phản ứng thế nào ? Chúng ta có quyền trách dân làng Na-da-rét quá vội vàng hoặc tiếc thay cho họ v́ họ đă bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, chúng ta sẽ tự trách ḿnh, và c̣n tiếc nuối biết bao cơ may trong đời chúng ta đă đánh mất v́ quan niệm hay cái nh́n hẹp ḥi của chúng ta.

          Nói rơ hơn, thái độ từ khước Chúa Giê-su một cách hấp tấp, hồ đồ, chỉ v́ thành kiến của dân làng Na-da-rét. Thái độ đó nhắc nhở chúng ta kiểm điểm về cách chúng ta phán đoán và đánh giá trị người khác, chúng ta cũng đă nhiều lần phán đoán hay đánh giá người khác hoặc vội vàng, hấp tấp, hồ đồ, hoặc không trung thực v́ thành kiến, v́ tự ái, v́ ganh tị, đôi khi c̣n bài bác, dèm pha nữa. Chúng ta hăy kiểm điểm và sửa chữa lại tật xấu này để mối tương giao của chúng ta với mọi người được tốt đẹp hơn. Chúng ta hăy nhớ : người hay phán đoán, nhất là phán đoán hồ đồ, không sống được với ai, không chơi được với ai, và cũng không ai dám chơi với họ, họ bị mất niềm tin nơi mọi người.

 

Như Hạ, op

Thân Phận Ngôn Sứ

(Mc 6, l-6)

Làm sao có thể đem lại niềm hi vọng cho con người giữa một thế giới đầy những bạo loạn và khổ thống hôm nay? Tất cả những đều bắt nguồn từ vô minh trước chân lư. Bởi đấy, cần lắng nghe ngôn sứ là những người loan báo sự giải thoát cho nhân loại.

CÓ MỘT NGÔN SỨ GIỮA CHÚNG TA

Ngôn sứ là bộ mặt quen thuộc trong Cựu Ước và truyền thống Do thái. Họ là người lặp lại những lời Giavê. Bởi đấy họ trở thành một "chuyên viên" nói về Thiên Chúa, kinh nghiệm về "vinh quang" (Ed 1:26-28), sức mạnh áp đảo (Gr 15:16), sự thánh thiện tuyệt vời của Thiên Chúa (Is 6:1-8). Bắt nguồn từ ư thức sâu xa về tôn giáo và chính trị, ngôn sứ cho thấy Giavê đang hướng dẫn về một tương lai, "ngày" cao điểm Thiên Chúa sẽ thực hiện giao ước và xuất hiện vinh quang, từ khi có một cuộc thay đổi sâu xa tự bên trong (Gr 31:31-37; Ed 34:11-30; 36:23-36).

Chính v́ thế, Đức Giêsu đă giải thích Kinh thánh và nói những lời tiên tri cho người thời đại để hoàn thành lời ngôn sứ: "Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những ǵ Ta truyền cho người ấy." (Đnl 18:18) "Dân chúng cho Người là một ngôn sư," (Mt 21:46) nghĩa là nhận ra Người là ngôn theo truyền thống Do thái. Nhưng những người khác lại thấy nơi Người ứng nghiệm lời sách Đnl 18:15-18 khi nói : "Ông này thật là vị ngôn sứ." (Ga 7:40) Bởi thế, nguồn gốc của Người thật cao cả : "Chính Ta sai ngươi đến với con cái Israel." (Ed 2:3)

Hơn một ngôn sứ, Đức Giêsu c̣n làm những phép lạ như những dấu chỉ diễn tả t́nh yêu và quyền năng của Người được Chúa Cha sai đến. Khác hẳn mọi người, Đức Giêsu có ảnh hưởng trực tiếp trên dân chúng. Trước khi họ mở miệng, Người đă bắt ngay được những tư tưởng và bận tâm của họ (Mc 2:1; Mt 12:25; Lc 9:47). Họ không thể dấu giếm Người điều ǵ. Người có thể thấu suốt tâm hồn. Thực tế, Người c̣n ư thức ḿnh "c̣n hơn" một ngôn sứ, "hơn Giona" (Mt 12:41), "cao cả hơn vua Salomôn" (Mt 12:42), "cao cả hơn Đền Thờ." (Mt 12:16) Tuy cao cả như thế, Người vẫn không muốn che dấu thân phận bi thương khi phải đối diện với cái chết tàn bạo. Nhưng cái chết đó đă Người cắt nghĩa là việc đền thay tội ác nhân loại. Mầu nhiệm cứu độ chỉ được mạc khải hoàn toàn khi Người phục sinh.

Nếu không phục sinh, không thể nào hiểu được tại sao một ngôn sứ lại gặp bế tắc trên bước đường công bố chân lư giải thoát cho nhân loại. Những lạnh lùng của người thân dẫn đến một viễn tượng đau khổ và cái chết. Đức Giêsu đă phải cay đắng chừng nào khi thốt lên : "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, th́ cũng chỉ là ở chính quê hương ḿnh, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đ́nh ḿnh mà thôi." (Mc 6:4) Không c̣n kinh nghiệm nào quí báu hơn ! Không c̣n thực tế nào phũ phàng hơn !

Chính thực tế phũ phàng đó đă đẩy Chúa vào cơi chết. "Họ vấp ngă v́ Người." (Mc 6:3) Nhưng khi phục sinh thân xác Đức Giêsu, Thánh Linh đă biến Người thành "đá tảng góc tường" (Tv 118:22) xây nên ṭa nhà Giáo hội. Như vậy, cái chết của Người đă biến thành một lời tiên tri và một bảo đảm mạnh mẽ nhất cho mọi người thấy giao ước t́nh yêu Thiên Chúa nên trọn vẹn.

Người ta cứ tưởng lời ngôn sứ bị đóng khung trong giới hạn thân xác hay hoàn cảnh địa dư và văn hóa. Thực tế, lời ngôn sứ hoàn toàn lệ thuộc vào niềm tin. Bởi thế, Đức Giêsu "lấy làm lạ v́ họ không tin." (Mc 6:6) Chính ḷng cứng tin này đă làm cho Người bó tay "không thể làm được phép lạ nào tại đó." (Mc 6:5) Nhưng đó lại là lúc Người phá tung biên giới "quê quán của Người" (Mc 6:1) để "đi các làng chung quanh mà giảng dạy" (Mc 6:6) chân lư giải thoát muôn dân. Một số người xóm làng cứng tin. Nhưng sẽ có hàng vạn người mở ḷng đón nhận Tin Mừng Cứu độ. Bởi đấy, chắc chắn kèm theo lời giảng là những phép lạ Người sẽ thi thố khắp nơi.

Cái nh́n bà con đóng khung trong những giới hạn rất trần tục, không đi xa huyết thống và những nhu cầu hằng ngày: "Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria và là anh em của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn sao ? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?" (Mc 6:3) Họ nêu thắc mắc rất chính đáng về quyền uy của Người: "Bởi đâu ông ta được như thế ? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao ? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là ǵ ?" (Mc 6:2) Nhưng làm sao t́m được câu trả lời nếu đóng khung Người trong những giới hạn như thế ?

Câu trả lời chỉ có thể t́m thấy Đức Giêsu Kitô "một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân." (Lc 24:19) Người đến hoàn thành và thực hiện lời ngôn sứ xa xưa. Nhờ Người, cộng đoàn không ngừng sống trong tương quan với trào lưu ngôn sứ. Trên hết, cơ cấu cộng đoàn tiên khởi nh́n nhận nơi các ngôn sứ có một nguyên tắc căn bản làm nền tảng xây dựng sức sống Giáo hội (x. Ep. 4:11; 1 Cr 12:28). Suốt 20 thế kỷ, Giáo hội đă coi ngôn sứ là một trong những đoàn sủng để Giáo hội thi hành nhiệm vụ làm trung gian mạc khải.

NGÔN SỨ TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

Nếu ngôn sứ là một đoàn sủng, mọi người có thể xây dựng cộng đoàn (1 Cr 14:3, 29-32) dựa trên Lời Chúa. Chính Thánh Linh hướng dẫn các ngôn sứ trong công tác xây dựng cộng đoàn và cho các ngôn sứ thần hứng nói tiên tri (Cv 2:18; 11:28; 19:6; 21:11; 1 Cr 12:28; 1 Pr 1:11; 2 Pr 1:21). Sứ ngôn là "lời chứng của Đức Giêsu," (Kh 19:10) mục đích làm cho Lời Chúa trở thành hiện thực, sống động và gần gũi với cộng đoàn. V́ thế, thánh Phaolô kêu gọi ngôn sứ "xây dựng, khích lệ và an ủi" để "xây dựng Hội Thánh." (1 Cr 14:3.4) Những kiểu đe loi, lên án và oán phạt đều biến khỏi những lời ngôn sứ trong Tân Ước.

Ngôn sứ hướng dẫn cộng đoàn hiện tại trong ánh sáng phục sinh và niềm hi vọng Người quang lâm. Muốn thế, ngôn sứ phải cẩn thận t́m hiểu lịch sử hiện tại trong nguồn mạch truyền thống và trong ư thức cánh chung. Nói khác, ngôn sứ phải chuẩn bị đọc được những dấu chỉ thời đại và tạo được những dấu chỉ mới làm cho sứ điệp cứu độ thành sống động cho nhu cầu hiện đại.

Sứ ngôn luôn luôn và tuyệt đối phải là một lời đầy khích lệ, chân thực và hi vọng. Thánh giá Chúa Giêsu là dấu chỉ mang tính ngôn sứ cao cả nhất. Dung nhan của Đấng chịu đóng đinh chiếu tỏa vinh quang Chúa Cha chính là sứ điệp cuối cùng nói lên ư muốn cứu độ của Thiên Chúa. Khi sang thăm Croatia, ĐGH Gioan Phaolô II đă "mời gọi người dân hăy trở nên "nhân chứng trung thành và tông đồ quảng đại" (Zenit 09.06.2003) cho t́nh yêu Thiên Chúa. Người c̣n nói : "Trên khuôn mặt in hằn dấu vết chiến tranh, tôi biết anh chị em rất đau khổ. Nhưng tôi cũng biết anh chị em cương nghị, can đảm và tràn đầy hi vọng. Chắc chắn tương lai sẽ khá hơn."

Là một ngôn sứ, "giáo dân hăng say dấn thân làm việc tông đồ dưới mọi h́nh thức … Hăy học cùng Đức Maria để trở nên những chứng nhân trung thành và những tông đồ quảng đại … để góp phần riêng vào công cuộc tân phúc âm hóa." Để hoàn thành sứ mệnh cao cả đó, họ phải nguyện xin Mẹ Maria "phù giúp chúng ta làm chứng cho t́nh yêu đâm hoa kết trái và cuộc đời đầy ư nghĩa đích thực, xin dạy chúng ta cùng Mẹ xây dựng Vương quốc Thánh Tử, Vương quốc công chính, t́nh yêu và ḥa b́nh." (Zenit 09.06.2003)

Lời Chúa Và Thánh Thể

 Hăy Ngước Nh́n Lên Chúa Tới Khi Ngài Xót Thương

((Mc 6, l-6)

         Sau khi đă bôn ba khắp nơi để đem ơn giải thoát cho nhân loại, hôm nay, Chúa trở về quê nhà để ban ơn lành ấy cho những người cùng xóm với ḿnh. Chúa không muốn cảnh “Làm phúc nơi nao cầu ao rát nát”. Thế nhưng, thật là một điều trớ trêu, khi Chúa lại bị thất bại ngay tại quê hương ḿnh. Chúa đă không ra khỏi ṿng cương tỏa của tâm trạng con người “Bụt nhà không thiêng”. Chúa không được người đồng hương ủng hộ, đón nhận. Họ chỉ nh́n Chúa qua lăng kính thiển cận. Họ chỉ biết nh́n vào gia đ́nh của Chúa một cách b́nh thường như mọi gia đ́nh khác. Chính từ cái nh́n thiển cận ấy, họ đă không đón nhận được phép lạ nào, không đón nhận được ơn lành nào của Chúa. Họ đă bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng, khi Chúa đến sống giữa họ, thông chia nỗi khổ cực của họ, nhưng họ lại đánh mất cơ hội ấy.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Chính v́ Chúa muốn thông chia, đồng cảm với thân phận con người, nên Chúa đă nhập thế đóng vai người phàm để cùng sống với nhân loại chúng con. Thế nhưng, chúng con không nhận ra được Chúa đang hiện diện một cách cụ thể trong đời sống thường nhật. Chúng con đă bỏ lỡ bao cơ hội không đón tiếp Chúa viếng thăm, mà c̣n hắt hủi Chúa. Chúng con cũng chẳng khác ǵ những người ở quê hương của Chúa, họ cũng đă hắt hủi Chúa như vậy !

 Lạy Chúa, hàng ngày Chúa vẫn giảng dạy, khuyên bảo chúng con qua những người anh chị em chúng con, nhưng chúng con lại không lắng nghe. Chúng con không dám sẵn sàng lắng nghe những lời chia sẻ, góp ư chân t́nh của anh chị em ; chẳng dám đón nhận những lỗi lầm khi được anh chị em chỉnh sửa. Tất cả những điều ấy như là chính Chúa đang nói với chúng con, nhưng chúng con cứ làm ngơ, giả điếc. Chúng con cũng chẳng khác ǵ những người quê hương của Chúa. Họ cũng đánh mất đi những cơ hội không lắng nghe Chúa khi Chúa giảng dạy trong hội đường.

Lạy Chúa, chính v́ yêu thương chúng con, nên Chúa đă ban cho chúng con có đôi mắt để nh́n, nhưng chúng con lại bịt mắt lại trước bao nhiêu những cảnh đời khổ cực. Chúa ban cho chúng con có đôi tai để nghe, nhưng chúng con lại bịt tai lại trước những tiếng kêu than khóc của những người sầu khổ. Chúa ban cho chúng con có một trái tim để yêu thương, nhưng chúng con đóng băng trái tim lại trước những cảnh ngộ bị nghiệt ngă. Chúng con quay lưng lại trước bao nạn nhân bị thiên tai hoạn nạn. Nhưng Chúa ơi ! Tất cả những cảnh đời ấy đều là những h́nh ảnh hiện thân của Chúa, nhưng chúng con lại không nhận ra.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Xin hăy đến để củng cố đức tin của chúng con. Xin Chúa hăy mở con mắt đức tin của chúng con, để chúng con nhận ra Chúa đang hiện diện nơi mỗi người anh chị em. Xin khơi nguồn lại trái tim băng giá của chúng con, để chúng con có một trái tim luôn rộng mở, bao dung và thương yêu anh chị em chúng con. Xin cho trái tim của chúng con luôn nhạy cảm trước những nỗi khổ đau của người khác ; nghe được tiếng Chúa nói th́ thầm trong sâu thẳm cơi ḷng chúng con ; nhận ra được khuôn mặt của Chúa đă bị biến dạng nơi những khuôn mặt đau khổ, bất hạnh của anh chị em chúng con. Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn tỉnh thức để nhận ra và đón nhận Chúa mỗi lần Chúa đến với chúng con. Amen.

Antôn Nguyễn Thành Chương

 

SỨC MẠNH CỦA THẦY

ĐƯỢC BIỂU LỘ TRỌN VẸN TRONG SỰ YẾU ĐUỐI

(x. 2 Cr 12, 9)

Kính thưa cộng đoàn!

Sống ở đời, chẳng ai muốn ḿnh yếu đuối hay trở thành một kẻ yếu đuối so với người khác. Ai ai cũng muốn ḿnh trở nên mạnh mẽ, có ảnh hưởng nhất định về mặt nào đó trong gia đ́nh và xă hội. Nhưng dù có phủ nhận thế nào chăng nữa th́ ở mỗi người cũng luôn luôn tồn tại những yếu đuối và bất toàn. Chỉ là chúng ta có nhận ra và can đảm thừa nhận để được trợ giúp, để phấn đấu cải thiện bản thân ngày một tốt hơn không?

Đă có những lần thánh Phao-lô xin Chúa giải thoát khỏi những nỗi khổ nhọc nhằn của thân xác. Nhưng Chúa lại quả quyết: “Ơn Thầy đă đủ cho anh, v́ sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Điều này có vẻ như đi ngược lại hoàn toàn với lẽ tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày: “đă yếu đuối, sức cùng lực kiệt th́ lấy đâu ra sức mạnh”.

Tuy vậy, điều này đă được chứng tá bằng chính cuộc lữ hành trần thế của Ngôi Hai cứu chuộc. Trong bản tính con người, Chúa Giêsu cũng yếu đuối, sợ hăi trước cái chết như bao người trần thế. Nơi Vườn Cây Dầu, Người sợ đến nỗi mồ hôi và máu cùng chảy ra. Nhưng cuối cùng chính nhờ vào niềm tin và sự phó thác vào Chúa Cha nên Người đă vượt qua sự yếu đuối rất con người ấy. Hơn nữa, cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá chỉ là sự thất bại thảm hại trong con mắt của người đời, của những người ham mê quyền lực … nhưng trong con mắt đức tin th́ sự yếu đuối, sự thất bại ấy lại mang đến sự sống, niềm tin và sức mạnh cho nhiều người.

Lời Thiên Chúa nói cùng Thánh Phao-lô trong bài đọc hai của Chúa nhật hôm nay: "Sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối." Lời này làm Thánh nhân bừng tỉnh và tỏ ra vui mừng khi nhận thấy những yếu đuối của ḿnh: "Tôi vui thỏa trong sự yếu hèn của tôi... khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ."  Thánh Phao-lô đă nhận ra sự yếu đuối của ḿnh, ngài biết cậy trông vào Chúa để xin được sự trợ giúp. Chính Chúa Giêsu cũng đă xin Chúa Cha giúp sức và Ngài đă phó thác trọn vẹn con người ḿnh nơi Chúa Cha: “xin đừng theo ư con, mà xin theo ư Cha” (Mt 26,39).

Như vậy, Chúa Giêsu đă chấp nhận trở nên một con người yếu đuối, chịu chết trước mặt các con chiên lầm lạc của Người, mong cho nhân loại biết sám hối trở về cùng Cha nhân lành đă tạo dựng và yêu thương chúng ta trong suốt cuộc lữ hành trần thế.

Và hôm nay, chúng ta đang được sống trong một xă hội phát triển, đầy đủ tiện nghi th́ đồng thời cũng phát sinh những thói hư tật xấu: sống hưởng thụ, kiêu căng, ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau. Làm cho tâm hồn giữa người với người ngày một xa cách.

Lạy Chúa Giêsu thánh thể, xin cho chúng con cũng nhận ra được những yếu đuối bất toàn của chính ḿnh, chỉ có những lúc như thế, chúng con mới nhận ra lư do tại sao Ngôi Hai lại xuống thế làm người. Ngài đến bởi v́ Ngài biết chúng con bất toàn, yếu đuối và cần sự trợ giúp của Ngài.

Lạy Mẹ Maria, khi xưa Mẹ đă đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời trần thế, Mẹ đă thông chia bao lo toan vất vả, bao nhục nhằn, đau khổ và yếu đuối cũng chỉ v́ dấu chỉ hiệp thông và yêu thương. Xin cho chúng con biết đến với Thánh Thể mỗi ngày và cảm nghiệm sâu xa hơn nữa về mầu nhiệm của sự hiệp thông và yêu thương. Amen.

 

Tu sĩ Giuse Phạm Hồng Tài

Gặp gỡ Thiên Chúa

(Ez 2, 2-5; 2Cr 12, 7-10; Mc 6, 1-6)

Kính thưa anh chị em !

Khi đọc bài tin mừng, tôi nhớ đến một câu chuyện đại khái nội dung như sau : Ở một ngôi Chùa kia có một pho tượng Phật rất lớn được đắp bằng đất sét, nhưng đă từ lâu không có ai đến v́ vẻ bề ngoài của pho tượng không có ǵ hấp dẫn dân chúng. Ngày qua ngày chỉ duy có vị Đại sư chủ tŕ ngôi Chùa đó là thường xuyên lo hương nến. Một đêm, vị sư ra thắp hương khấn vái, bất chợt soi đèn thấy sau lưng pho tượng có một vết nứt, và từ vết nứt đó phát ra một tia sáng kỳ lạ. Vị sư nghĩ rằng trong lớp đất sét có điều ǵ bí mật. Sáng hôm sau vị Đại sư cho các thầy lên xem và lột lớp đất sét, khi đó mới khám phá ra đất sét đó chỉ là lớp vỏ bọc một pho tượng bằng vàng khối đẹp tuyệt vời… tin ấy được đồn ra, từ đó rất nhiều người kéo đến thắt hương, khấn vái.

Vâng, kính thưa anh chị em, chúng ta vẫn thường có cái nh́n bề ngoài như thế mà rất ít để ư đến cái thực chất bên trong. Khi gặp một con người, một sự vật … chúng ta hay đặt nặng ở cái h́nh thức mẫu mă, bao b́ hơn là thực chất bên trong, chẳng thế mà chúng ta vẫn thường nghe nói : mặt hàng này đẹp, người kia có nhiều bằng cấp v v…và rất nhiều điều khác nữa; nhưng hôm nay điều tôi muốn chia sẻ với anh chị em là không chừng trong cuộc sống của chúng ta luôn bị ám ảnh về cái mẫu mă, bao b́ không chỉ trong kinh tế thị trường, trong tương quan giữa con người với nhau, mà ngay cả trong tương quan với Thiên Chúa nữa… cũng thế. Rất nguy hiểm.

Bài tin mừng mà anh chị em vừa nghe cho thấy, khi Chúa Giêsu trở về quê hương và giảng dạy, thoạt nghe dân làng Nazaret đă trầm trồ khen ngợi, thán phục những lời Ngài nói…nhưng ngay sau đó họ lại phủ nhận. Tại sao vậy ? Thưa, họ phủ nhận v́ gia đ́nh của Chúa Giêsu quá nghèo hèn ; họ phủ nhận v́ thấy Chúa Giêsu không đi học, không bằng cấp; họ phủ nhận v́ thấy chúa Giêsu chỉ là một anh thợ thủ công… họ phủ nhận v́ tất cả thân thế của Đức Giêsu như họ biết th́ quá tầm thường. Để thấy rơ hơn, anh chị em và tôi thử làm một cái lư lịch trích ngang về Chúa Giêsu theo như một vài chi tiết mà Thánh Marcô cho biết:

Tên : Giêsu / Hộ khẩu thường trú: Nazaret / Nghề nghiệp : Thợ mộc / Cha: Giuse / Mẹ: Maria…

Nh́n vào lư lịch mà xét th́ mẫu mă bao b́ của Chúa Giêsu quá bết. Nếu Chúa Giêsu đổi cái lư lịch ấy một chút; th́ sự việc chắc sẽ khác. Giả sử; Tên dĩ nhiên vẫn là Giêsu / nhưng hộ khẩu thường trú phải là Giêrusalem thay v́ Nazaret / nghề nghiệp phải là Ráp-bi hay là một tiến sĩ luật thay v́ thợ mộc / c̣n cha mẹ là Thượng tế Cai-Pha mới phải, đàng này lại là ông Giuse và bà Maria th́ ai biết đấy vào đâu.

Chính v́ cái nhăn hiệu quá bết đó mà người ta không thể chấp nhận được những lời Ngài nói. Điều này, thưa anh chị em, không phải chỉ là dân làng Nazaret thôi đâu, mà cả chúng ta nữa đấy ! Nếu anh chị em và tôi để ư một chút, th́ chúng ta sẽ thấy ḿnh đă có sẵn một ư tưởng tiền chế, ư tưởng tiền chế đó là cái nhăn hiệu mà chúng ta dán cho một con người, dán cho một tác phẩm, dán cho một biến cố…và dựa vào cái nhăn hiệu đó mà ta đón nhận hay không đón nhận. Như thế ta cũng chẳng khác ǵ dân làng Nazaret xưa khi nh́n vào cái nhăn hiệu của Chúa Giêsu mà chối bỏ Ngài. Thành thử ra, không chỉ dân làng Nazaret ngày xưa, mà chính chúng ta ngày hôm nay cũng được mời gọi để xem lại.

Như ta biết, Giáo Hội ngày hôm nay, đang gióng lên tiếng mời gọi hội nhập văn hóa, đối thoại liên tôn… với mục đích để con người với con người xích lại gần nhau hơn, và để con người có cơ hội gặp gỡ Thiên Chúa. Nhưng hầu như chúng ta không để ư đến, hoặc nếu có, chúng ta cũng khó có thể đón nhận cách thân t́nh với những con người khác tôn giáo. Bởi v́, chúng ta đă dán cho họ cái nhăn hiệu ngoài công giáo, hoặc chúng ta mang ư tưởng Thiên Chúa giáo, mà Thiên Chúa chỉ có mặt trong bốn bức tường nhà thờ. V́ ư tưởng tiền chế như thế, nên ta không thể gặp được thiên Chúa ở bên ngoài nhà thờ, đang khi đó Thiên Chúa vẫn có thể lên tiếng nói với ta qua con người này, biến cố kia, qua sự việc nọ…

Như vậy để có thể đón nhận đuợc Lời của Người, chúng ta phải xác tín một điều là ta không thể hạn chế hoạt động của Thần Khí Thiên Chúa trong cái khuân mẫu có sẵn của ta, bởi v́ Thánh Thần như ngọn gió, gió muốn thổi đâu th́ thổi. Thiên Chúa muốn hoạt động nơi nào tùy ư Người. Về phần chúng ta, anh chị em và tôi cần phải bỏ ngỏ tâm hồn của ḿnh, và biết nh́n ra Thiên Chúa nơi người khác, nơi những biến cố, những sự kiện luôn có thể xảy ra trong cuộc đời của chúng ta. Để có được tâm hồn như thế, anh chị em và tôi lắng đọng giây lát để nh́n lại thái độ đón nhận của ta vào Lời của Thiên Chúa:

Lạy Chúa Giêsu, dân làng Nazaret đă không tin Chúa chỉ v́ Chúa là một ông thợ mộc. Các môn đệ đă bỏ Chúa khi thấy Chúa bị treo trên Thập Tự; Nhiều người đă không tin Chúa chỉ v́ Chúa sống như một con người. Lạy Chúa, cũng đă có nhiều lúc chúng con không tin Chúa hiện diện dưới h́nh bánh mỏng manh; nơi một linh mục yếu đuối; trong một Hội Thánh c̣n nhiều bất toàn. Nhưng dường như Chúa thích ẩn ḿnh nơi những ǵ thế gian chê bỏ, để chúng con tập nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin… Xin thêm đức tin cho chúng con, để chúng con khiêm tốn nhận ra Ngài tỏ ḿnh thật b́nh thường giữa ḷng cuộc sống. Amen.