gxdaminh

 
 

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN B
Lv 13,1-2.44-46 / 1Cr 10,31 – 11,1 / Mc 1,40-45
 

An Phong op : Một Vị Thiên Chúa Vượt Trên Lề Luật, phong tục...

Như Hạ op : Mùa T́nh Yêu

Fr. Jude Siciliano, op : Nếu Ngài muốn, tôi được sạch

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy cao rao t́nh thương của Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Xin Thày hăy chữa chúng tôi nên sạch

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Người mắc bệnh phong

Lời Chúa Và Thánh Thể : Ngài đặt tay và anh được lành mạnh

Đaminh Phạm Thanh Cao op : Thiên Chúa giàu ḷng thương xót

Fr. Jude Siciliano, op : Mang Chúa đến cho mọi người

 


An Phong op

Một Vị Thiên Chúa Vượt Trên Lề Luật, phong tục...
Mc 1,40-45

Tin mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành cho một người phong cùi. Người đă bộc lộ dung mạo của một vị Thiên Chúa vượt lên trên tất cả mọi phong tục, tập quán, lề luật, định chế xă hội… Bởi một lẽ duy nhất là vị Thiên Chúa của Tin mừng là vị Thiên Chúa dám nghĩ, dám làm, dám sống.

Sách Lê vi, chương 13, câu 45-46 có viết : “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xơa tóc, che râu ria và kêu lên : ‘Ô uế ! Ô uế !’. Bao lâu c̣n mắc bệnh, th́ nó ô uế; nó ô uế : nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại”. Theo sách Talmud – Babilon, họ đi vào nhà nào là mang ô uế vào nhà đó. Bất cứ ai chạm đến họ đều bị coi là ô uế. Họ là những người bị Chúa phạt, họ không được phép lên Đền thờ Giêrusalem, và nếu có được tham dự lễ nghi phụng vụ, họ phải ở trong một căn pḥng đặc biệt dành riêng cho họ. Họ bị đối xử như người đă chết.

Người phong cùi trong Tin mừng hôm nay đă dám “đến gặp Chúa Giêsu, qú xuống, van xin…”. Đức Giêsu “chạnh ḷng thương, giơ tay đụng vào anh…”. Cả hai hành vi, người cùi đến gặp Chúa và Chúa đưa tay chạm đến họ, đều là những hành vi “liều mạng”, vượt trên mọi thể chế, phong tục… b́nh thường.

* Người phong cùi hẳn là biết rơ việc ḿnh làm. Anh biết thân phận ḿnh, biết những qui định ngặt nghèo là không được đến gần người khác. Anh chẳng màng đến những qui định này. Hẳn là anh không ghê tởm con người ḿnh và cũng không sợ phán quyết khắc nghiệt của Đức Giêsu. Anh biết Người là Đấng nhân từ và bao dung. Nếu ghê tởm chính ḿnh, hẳn là anh đă trốn biệt. Nếu sợ phán quyết khắc nghiệt, hẳn là anh đă không dám đến gần Đức Giêsu và van xin Người chữa lành. Anh đă liều và đă đạt được điều ḿnh mong muốn.

* Đức Giêsu, một Rabbi Do Thái chắc chắn là biết rơ điều luật “cấm không được đến gần người cùi trong khoảng cách một sải tay”. Nhưng Người đă không màng đến những qui định như thế. Người tự do và thoải mái hành động v́ hạnh phúc con người. Người đă phá đổ những qui định phi nhân bản – loại trừ một con người đau khổ. Đức Giêsu thực là h́nh ảnh một vị Thiên Chúa cúi ḿnh xuống với nỗi khổ đau của con người. Người đă cúi ḿnh thật sâu (kenosis) trong biến cố làm người và trong cái chết trên thập giá. Người cúi xuống để nâng con người lên, miễn là con người nhận ra chính ḿnh và cầu xin ơn cứu độ.

Ngày nay, căn bệnh cùi thể lư đă bị tiến bộ y khoa đẩy lui, nhưng vẫn c̣n đó những bệnh cùi tâm linh, như tệ nạn xă hội : si đa, x́ ke, ma túy, mọi h́nh thức vô nhân… và thường bị những người chung quanh khinh bỉ. Cùng với Đức Giêsu, người kitô hữu được kêu gọi thể hiện sự thông cảm, quan tâm đối với những người bất hạnh. Cùng với Đức Giêsu, người kitô hữu được kêu gọi để dám vượt qua những định chế, tập tục vô nhân.

Lạy Chúa Giêsu,
xin dạy cho chúng con
biết cúi ḿnh xuống với những mảnh đời đau khổ, bất hạnh
để cảm thông và chia sẻ,
v́ chính chúng con cũng đă được Chúa cảm thông và chia sẻ.

Xin cho chúng con
dám vượt qua con người của ḿnh, như người phong hủi,
để đến và khẩn cầu với Chúa.


Như Hạ op

Mùa T́nh Yêu
Mc 1:40-45

Mùa t́nh yêu đă đến (ngày 14-2). Những bó hoa thơm ngát đưa hương t́nh yêu vượt qua mọi biên giới. T́nh yêu đem con người lại gần nhau. T́nh yêu đan chéo cuộc đời. T́nh yêu là một sức mạnh sáng tạo và mạc khải những khung trời huyền nhiệm trong thế giới con người.

Chính sức mạnh t́nh yêu đă kéo Con Thiên Chúa đến trần gian, khiến Đức Giêsu có thể đến với những người đau khổ nhất. Hôm nay Chúa đến với người phong cùi để mạc khải tất cả sức mạnh t́nh yêu Thiên Chúa vượt qua mọi trở ngại và phục hồi giá trị đích thực cho con người.

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

Mặc dù khoa học và xă hội đă đi đến những bước nhảy vọt trong việc phục hồi giá trị cho những người phong cùi, nhưng ngày nay những người phong cùi vẫn phải sống trong một thế giới riêng. B́nh thường việc đó chỉ có tính cách xă hội, v́ sợ lây bệnh. Nhưng ngày xưa luật Do thái c̣n muốn đi xa hơn. Những người phong cùi bị mất hẳn tư cách tôn giáo, bị loại ra khỏi cộng đoàn phượng tự. Đó là một nỗi sỉ nhục lớn lao cho những người mắc bệnh nan y. Tất cả đều xa lánh. Kể cả thần thánh cũng không chấp nhận những con người khiếm khuyết và không c̣n xứng đáng làm phần tử xă hội Giavê, một xă hội chuyên lo phụng tự. Thiếu lành mạnh thân xác tố cáo một linh hồn tội lỗi. Khi đă bị các tư tế chứng nhận mắc bệnh, người phong cùi phải biệt lánh ra một nơi, phải để tóc râu phủ kín người và phải la lên cho mọi người tránh xa. Họ phải xa lánh mọi người kể cả gia đ́nh và bạn bè. Nói tóm, họ bị tước hết quyền làm người.

Chính v́ thế, Đức Giêsu đă đến phá vỡ hàng rào ngăn cản người phong cùi với cộng đồng. Phép lạ Người làm không chỉ nhằm chữa tật bệnh thể xác, nhưng c̣n trả lại quyền làm người và đưa họ về với làng xóm, về cuộc sống cộng đồng. Bởi vậy, khác với mọi người tránh xa v́ sợ lây bệnh, Đức Giêsu “giơ tay đụng vào” người phong hủi (Mc 1:41). Hơn nữa “Người chạnh ḷng thương” (c.41) trước lời van xin tha thiết của người bệnh : “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (c.40). Quyền lực của Người không thể ḱm nổi trước một đức tin mạnh mẽ như thế. Người nói “Tôi muốn, anh sạch đi !” (c.41). Điều mơ ước của người phong hủi đă thành sự thật : “Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch” (c.42). C̣n niềm vui nào lớn hơn ?! Anh đă chứng kiến một ân phúc lớn nhất trong đời anh. Thân thể anh từ nay sạch hết mọi vết thương mưng mủ. Chân tay lành lặn. Da dẻ mịn màng như tất cả mọi người.

Điểm quan trọng không phải là thân xác lành mạnh, nhưng là toàn thể cuộc sống của anh. Để được hội nhập vào cộng đoàn, anh phải tuân theo lời căn dặn của Đức Giêsu : “Hăy đi tŕnh diện tư tế, và v́ anh đă được lành sạch, th́ hăy dâng những ǵ ông Môsê đă truyền, để làm chứng cho người ta biết” (c.44). Đó là thủ tục tối thiểu để người phong cùi trở lại cuộc sống b́nh thường như mọi người. Từ nay anh sẽ lấy lại tất cả những tương quan đă mất. Bạn bè, gia đ́nh, thân nhân anh sẽ vui mừng biết chừng nào khi nh́n thấy anh trở lại với làng xóm ! Anh sẽ chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ với mọi người. Từ nay không ai có quyền khinh bỉ anh nữa. Anh đă thực sự làm người và có thể hănh diện về những đóng góp của ḿnh vào cuộc sống xă hội. Niềm vui lớn lao như thế làm sao giữ kín măi trong ḷng ? Bởi vậy, mặc dù Đức Giêsu cấm anh “đừng nói với ai cả” (c.44), “nhưng vừa ra khỏi đó, anh đă bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được” (c.45).

Tin mừng ấy đă đến với mọi người. Chính v́ biết quên ḿnh và chỉ sống “để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10:31), Đức Giêsu đă lăn xả vào mọi hoàn cảnh để “cho nhiều người được cứu độ” (1 Cr 10:33). Thánh Phaolô đă theo sát gót Thày chí thánh, đến nỗi ông đă hănh diện khuyên nhủ tín hữu Côrintô : “anh em hăy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô” (1 Cr 11:1). Theo Đức Kitô không phải để làm phép lạ, tạo sự kinh ngạc cho nhiều người. Nhưng theo Đức Kitô để phục hồi quyền con người và trả lại cho con người những tương quan tốt đẹp nhất trong cộng đồng nhân loại.

GIÁ TRỊ CON NGƯỜI TRONG CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

T́nh yêu đă thúc đẩy Đức Giêsu đến với con người trong hoàn cảnh cùng cực nhất. Người đă phục hồi thể xác, nhân phẩm cá nhân và giá trị đích thực của cộng đoàn. Nếu mọi người đều có một thái độ đến với đồng loại như Người, chắc chắn mọi biên giới giữa người với người đă sụp đổ từ lâu. Nhưng cho tới nay, giữa con người vẫn c̣n quá nhiều xa cách về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, tôn giáo v.v. Chính v́ vậy cần có một cuộc canh tân mănh liệt theo tinh thần Đức Giêsu để xóa tan những ngăn cách tưởng tượng dựa trên giàu nghèo, địa vị. Tất cả đều phải v́ con người. Khi không giúp con người làm người nữa, mọi tương quan đều vô nghĩa.

“Con người được kêu gọi để sống hiệp thông và sống thành cộng đoàn, cùng hiện hữu với và v́ người khác. Dĩ nhiên, con người không sinh ra cho cộng đoàn hay tập thể đến nỗi phải hi sinh quyền lợi con người cho cộng đoàn hay tập thể. Trái lại, cộng đoàn hiện hữu v́ con người là những thành phần của cộng đoàn, và mục đích của cộng đoàn hay tập thể là bảo vệ và cổ xúy quyền làm người.” (Dwyer 1994:733) Khi chỉ c̣n biết có tập thể, người ta quên mất nguồn gốc và mục đích của tập thể đó. Xét về mọi phương diện, cộng đoàn hay tập thể không thể có trước con người. Cộng đoàn hay tập thể cuối cùng cũng chỉ là một phương tiện giúp con người đạt tới cứu cánh cuộc đời mà thôi. Chính v́ thế Đức Giêsu đă không ngần ngại đến với những người nghèo khổ, bệnh tật, bị đàn áp và gạt ra ngoài lề xă hội, để trả lại địa vị đích thực của con người.

Không làm người, không thể xây dựng giá trị đích thực nhân bản và siêu việt. Khi đă làm người, con người mới xây dựng những cơ cấu để giúp nhau đạt tới mục đích cuộc sống cách nhanh nhất và hoàn hảo nhất. Nói khác, “con người được kêu gọi để tham dự vào việc tạo thành xă hội hầu thăng tiến hạnh phúc các thành phần xă hội.” (Dwyer 1994:734) Chính v́ thế, những luật lệ không c̣n phù hợp với con người thời đại đều cần phải xét lại. Mỗi thời đại đều có những nhu cầu và khuynh hướng riêng. Bởi thế con người được mời gọi không ngừng tham gia vào việc thành h́nh và cải tổ cơ chế xă hội để đáp ứng những đ̣i hỏi thời đại. Không ai có thể phủ nhận quyền lợi và bổn phận đó của con người.

Tất cả giá trị con người đều tuỳ thuộc t́nh yêu. Chính trong t́nh yêu, các bạn trẻ mới nhận ra giá trị người yêu. Thiên Chúa cũng mở ra một mùa t́nh yêu khi sai Con Một đến với những người nghèo khổ nhất, những người đă bị chính anh em ḿnh chối bỏ. Với sức mạnh t́nh yêu, người môn đệ đích thực có thể vượt qua mọi trở ngại để Đức Kitô mạc khải cho mọi người biết “Thiên Chúa là t́nh yêu.” (1 Ga 4:16) Chỉ khi nào “Đức Kitô là tất cả và ở trong tất cả,” (Cl 3:11) giá trị đích thực con người mới được thành toàn. Tất cả mọi nỗ lực đều hướng tới niềm hi vọng đó, v́ t́nh yêu Thiên Chúa đă chứng tỏ tất cả sức mạnh nơi cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô.

Nhưng làm sao nhận ra sức mạnh vô song của t́nh yêu, nếu không cầu nguyện ? Quả thực, “sức mạnh lời cầu hệ tại việc chiêm nghiệm hai chân lư nền tảng : t́nh yêu và ḷng trung tín của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện sẽ chiếu toả trong thế giới, biến thành chứng từ cho những ai không cùng chia sẻ niềm tin với chúng ta. Bởi đó, ca ngợi t́nh yêu và ḷng trung tín của Thiên Chúa trở thành một chứng từ có thể biến đổi thế giới, một thế giới bị đe doạ v́ kỹ thuật đang che mờ cơi thiêng, ḷng tự măn đang tràn ngập xă hội.” (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 5/2/03)


Fr. Jude Siciliano, OP.

Nếu Ngài muốn, tôi được sạch
Mc 1, 40-45

Thưa quư vị.

Cứ như sách Lêvi kư qui định th́ người bệnh phong trong Tin mừng hôm nay tuy c̣n sống nhưng đă chết về mặt tôn giáo và xă hội (le mort vivant). Ông ta phải để tang chính ḿnh (porter son propre deuil). Nghe qua thật là thê thảm: “phải mặc áo rách, xoă tóc, che râu và kêu lớn tiếng; “Ô uế ! Ô uế !… phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” Khi nghe biết Chúa Giêsu có mặt, người bệnh phong vượt qua hết mọi điều lề luật cấm đoán và liều ḿnh chịu ném đá chết, để chạy đến xin Chúa Giêsu cứu chữa : “Vừa thấy Người anh liền sấp mặt xuống đất van xin rằng: Thưa Ngài, nếu Ngài muốn Ngài có thể cho tôi được sạch.” (Lc 5, 12). Chúa động ḷng thương xót cũng liều cứu vớt, giơ tay đụng đến người anh ban cho anh được thanh sạch tức thời. Đáng lư đây là một Tin vui. Tuy nhiên t́nh thế h́nh như lại vượt ra ngoài tầm tay Chúa Giêsu: “Đến nỗi Ngài không thể vào thành được, mà phải ở lại nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.” (1,45)

Ngày nay cũng c̣n nhiều căn bệnh khiến người ta khiếp sợ, như HIV-AIDS, ung thư cách loại, Alzheimer, phong cùi v.v. Những người giàu có mắc bệnh, nếu phát hiện sớm sẽ có phương tiện cứu chữa được. Người nghèo th́ không, đành chịu mang bệnh cho đến chết, tỉ như ở Phi Châu, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan… Trong xă hội cũng c̣n nhiều h́nh thức loại trừ, đổ lỗi cho người mắc bệnh : Ăn ở nhơ bẩn, bừa băi, ś ke, ma tuư, hút thuốc, uống rượu nhiều quá… Về mặt tinh thần thiên hạ vẫn gán cho những bệnh nhân ấy h́nh phạt bởi các tội lỗi họ gây nên. Khoẻ mạnh là do nếp sống thanh đạm, thánh thiện. Bệnh tật là do bê tha tội lỗi. Như vậy loại trừ là biện pháp tốt nhất : Xa mặt cách ḷng (out of sight, out of mind). Quên đi là xong hết mọi chuyện.

Thời Chúa Giêsu, tâm lư này c̣n nặng nề hơn gấp bội. Dân trí thấp kém, hiểu biết về bệnh tật thô sơ cho nên c̣n nhiều định kiến bất di dịch. Nếu bạn mắc bệnh, nhất định bạn đă phạm tội và đáng chịu h́nh phạt của hành vi xấu xa đó. V́ thế bệnh tật gắn liền với các định chế tôn giáo. Xin hăy suy nghĩ những quy định khủng khiếp của tôn giáo trên người bệnh phong hôm nay khắc rơ. Bất kể bệnh ngoài da nào cũng được gán nhăn hiệu phong cùi, phải loại trừ khỏi cộng đồng và các buổi cầu nguyện chung v́ sợ lây nhiễm. Tư tế có nhiệm vụ xác định các trường hợp lành bệnh. Hậu quả là bệnh nhân có tâm lư tự kỷ ám thị, coi như ḿnh đă bị Thiên Chúa loại trừ.

Nhưng thực tế Thiên Chúa có chống lại họ không, hay chỉ là lề luật loài người ? Một điều ghê gớm nữa là trong sách Xuất hành (9, 8-12) Thiên Chúa trừng phạt dân Ai cập cứng ḷng bằng h́nh thức ung nhọt (h́nh phạt số 6). “Các ông lấy mồ hóng trong ḷ, rồi đến đứng trước mặt Pharaô. Ông Môsê tung lên trời và mồ hóng biến thành ung nhọt, mưng mủ nơi thân thể người ta và thú vật”. Hiện tượng này bây giờ xuất hiện nơi con cái Israel, như vậy rơ ràng những người phong cùi là tội nhân giống như dân Ai cập. Làm sao chối căi ? Cho nên “họ phải mặc áo rách, xoă tóc, che râu và kêu to : Ô uế ! Ô uế !” Chẳng c̣n h́nh phạt nào nặng nề hơn ngoại trừ cái chết, đúng như từ tiếng Pháp chúng tôi trưng ra ở trên : le mort vivant.

Khi tư tế tuyên bố một người phong cùi nào đó được lành sạch ông ta không c̣n phải sống ngoài trại nữa mà đă được hoà nhập với cộng đồng. Chúa Giêsu hôm nay truyền cho người khỏi bệnh đi tŕnh diện tư tế và dâng lễ vật theo luật Môsê là với mục tiêu đó. Ngài đă ban cho ông ân huệ vượt xa sự lành bệnh, đó là nối lại các quan hệ xă hội cũ, không c̣n bị loại trừ, sống cô độc nơi hoang vắng, mà được trở về với gia đ́nh và xă hội. Hay nói cách khác ông ta đă được phục hồi nhân phẩm, được sống lại từ t́nh cảnh tưởng như đă qua đời.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu phải liều “giơ tay đụng vào anh” tức là đụng vào một đối tượng nhơ bẩn. Lề luật cấm người Do thái làm như vậy, kẻo chính ḿnh cũng bị nhơ. Để bắc được chiếc cầu liên lạc với người phong cùi, Chúa Giêsu đă sẵn ḷng mắc nhơ theo lề luật thanh sạch của người Do thái. Cũng xin lưu ư đến từ lành bệnh mà thánh Marcô đă dùng. Từ đó là “anh được sạch”, một thuật ngữ thuộc ngôn từ lề luật. Người được sạch là người Do thái, không phải dân ngoại. Đây là bài học lớn cho các tín hữu. Chúng ta cũng phải vươn ra với thế giới bên ngoài, đổ vỡ, nhơ bẩn, lạc loài chung quanh ḿnh. Không vươn ra với họ, sợ bị nhơ bẩn, th́ làm sao có thể cứu vớt đồng loại ? Thực ra, chính qua chúng ta mà Chúa Giêsu đến với các xóm ổ chuột, đĩ điếm, trộm cướp, nghèo đói, ngu dốt, di dân, kỳ thị… Chúng ta cung cấp tiền bạc để giúp người khác, nhưng đó không phải là h́nh thức dấn thân duy nhất mà Chúa đ̣i hỏi nơi những kẻ bước theo Ngài.

Chúa Giêsu cương quyết với người khỏi bệnh, bắt buộc ông phải đi tŕnh diện với tư tế “để làm chứng cho người ta biết”. Chứng cớ về điều chi ? Nếu như các cấp lănh đạo đền thờ chính thức công nhận phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người phong cùi, lúc đó họ phải chấp nhận quyền năng tha tội của Ngài và những hậu quả phát sinh từ quyền năng đó. Quyền bính đền thờ sẽ công nhận đích thực Ngài được Thiên Chúa sai đến. Tác động của Ngài nơi dân chúng rất lớn. Người ta sẽ đón tiếp Ngài như vị cứu tinh, giải phóng dân tộc, chấp nhận sứ điệp Ngài rao giảng và nhanh chóng phổ biến sứ điệp đó.

Bất hạnh thay, điều ngược lại đă xảy ra, người được lành bệnh không đến với tư tế đền thờ. Tự thân ông rao truyền trường hợp khỏi bệnh của ḿnh và chư dân đổ xô đến gặp Chúa Giêsu. Ngài không thể công khai vào thành được mà phải dừng lại ở nơi hoang vắng. Đúng như số phận người bệnh phong trước kia. Ngài thực sự đă trở thành cùi hủi như sách Lêvi kư mô tả: “Họ phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” Chúa đă mặc lấy thân phận tội lỗi của nhân loại, để nhân loại dễ dàng lui tới với người cùng cảnh ngộ. Chương tŕnh của Chúa Giêsu là như thế đó. C̣n chúng ta th́ sao ? xin mọi người cật vấn lương tâm và uốn nắn cuộc sống của ḿnh cho phù hợp với gương sáng của Chúa Giêsu.

C̣n một căn tính khác của Chúa trong bài đọc Phúc âm hôm nay : Cũng như ở nhiều đoạn văn sau này, thánh Marcô ngầm nói đến “bí mật thiên sai”. Nghĩa là mỗi lần Chúa Giêsu thực hiện một phép lạ, Ngài đều nghiêm cấm kẻ thụ ơn phổ biến tin tức đó cho quảng đại quần chúng. Tại sao như vậy ? Có phải Ngài sợ quyền bính đền thờ ? Không đúng. Chúa Giêsu trong Tin mừng thánh Marcô không chỉ là chủ thể làm phép lạ, Ngài c̣n hơn thế nhiều. Và Ngài muốn chúng ta ư thức rơ ràng về điều đó. Nếu chúng ta chỉ hiểu Chúa Giêsu theo chiều hướng ấy, th́ khi không cầu khẩn được phép lạ không được ơn ḿnh xin th́ chắc chắn ḷng tin của chúng ta vào Chúa Giêsu sẽ sút giảm hẳn.

Chúng ta sẽ dễ dàng thất vọng về Ngài. Căn cước đầy đủ của Ngài chỉ có thể nắm bắt được từ trên cây thánh giá: “Khi các ông giương Con Người lên, các ông sẽ biết tôi là ai” (Ga 8,28). Tương tự như thế tất cả những công việc Chúa làm, những lời giảng dạy chỉ có ư nghĩa khi liên hệ với cây thập tự của Ngài. Đó là bí mật thiên sai của Phúc âm theo thánh Marcô. Chúa Giêsu không phải là giải pháp dễ dăi cho các vấn đề của chúng ta. Đám đông thời Ngài đă muốn biến Ngài thành như vậy, nên họ đổ xô t́m kiếm sau khi Ngài chữa lành người phong cùi: “Nếu như Ngài cho người cùi hủi được sạch tức thời, th́ Ngài cũng có thể cứu vớt tôi.” Ngày nay chúng ta cũng có khuynh hướng đặt câu hỏi tương tự : “Tại sao Ngài không cứu chữa thân nhân của tôi. Ngài đă chữa lành người cùi hủi kia mà ?”

Cho nên thánh Marcô đă chỉ cho chúng ta hiểu rằng: Môn đệ đích thực của Chúa Giêsu không được kỳ vọng vào giải pháp tức thời, các phép lạ cứu chữa, mà phải tin cậy vào lượng từ bi của Ngài. Ngài là Đấng Cứu Thế chứ không phải thầy lang, bác sĩ hay kẻ làm phù phép. Ngài không vô cảm trước các đau khổ của chúng ta. Ngài không ngồi trên cao tít tắp nh́n xuống nhân gian để cổ vũ chúng ta trong cuộc sống. Ngài giơ tay đụng đến người phong cùi, cảm thương ông ta. Ngài cũng hằng quan tâm đến số phận mỗi người, nhất là những ai bị đẩy ra ngoài lề xă hội.

Gần đây, tôi ngồi suy gẫm bài Tin mừng hôm nay với một nhóm thanh niên nam nữ. Họ nhất trí không thích từ “thương xót” (pity). Nói rằng nó mang tính kẻ cả, từ trên cao nh́n xuống kẻ hèn hạ. Họ chẳng cần ai thương xót. Tự thân, tự lập là hơn hết, cứng rắn trong t́nh cảm và kinh tế. Điều đó rất tốt, rất hoan nghênh nếu hiểu theo nghĩa phổ thông. Nhưng trong Phúc âm nó có nghĩa khác. Đó là một cảm xúc mạnh mẽ phát xuất từ t́nh yêu chân thật và tính dịu dàng của Thiên Chúa, giống như cha mẹ thương xót đứa con bệnh tật hiểm nghèo. Nó không mang tính chất khinh bỉ ai, hạ thấp ai, mà là phản ứng tự nhiên của ḷng yêu mến. Nó thúc đẩy người ta dính líu vào hoàn cảnh đau thương của người khác, t́m những giải pháp tốt nhất để cứu giúp nạn nhân ra khỏi hoàn cảnh khó khăn. Thiên Chúa thương xót nhân loại là một từ chính xác, bởi Ngài có đủ quyền năng để giải cứu chúng ta. Trong ngôn ngữ Tây phương từ này là compassion, gồm hai chữ com (cum) và passion. Tiếng Latinh cum là cùng, với. Passion là đam mê (nghĩa tốt). Do đó compassion của Thánh kinh luôn luôn ám chỉ sự thúc đẩy người ta thi hành bác ái với cảm xúc cao độ - passion.

Cuộc sống người tín hữu hàng ngày phải đối mặt với màu nhiệm đau khổ. Tại sao Chúa Giêsu không hành động cứu giúp mau lẹ, dứt khoát và rơ ràng ? Tại sao Ngài cứ để nạn nhân quằn quại trong tủi nhục, đớn đau, khắc khoải ? tại sao Ngài lại chọn chia sẻ với nhân loại thân phận bất lực, hy sinh và cái chết ? Liệu Ngài có hành động với chúng ta, qua chúng ta và trong chúng ta để giúp đỡ những kẻ bất hạnh trên thế giới ? Mầu nhiệm vẫn tỏ hiện nguyên h́nh khi chúng ta thành công chính vào lúc thất bại, mạnh mẽ chính vào lúc yếu đuối, vẻ vang chính vào lúc nhục nhă nhất, như Ngài đă cảm nghiệm trên thánh giá. Đó không phải là chương tŕnh hành động mà chúng ta ưa thích. Khi viết những ḍng này tôi cũng chẳng ham. Dầu sao, chúng ta nên tin tưởng vào chương tŕnh đó và khi tham dự thánh lễ này, rước thánh thể Chúa vào ḷng, chúng ta sẽ được khả năng bước thêm một bước, ẵm lấy Ngài và đường lối của Ngài. Amen.


Fr. Jude Siciliano, op

Hăy Cao Rao T́nh Thương Của Chúa
(Mc 1, 40-45)

Thưa quí vị,

Sách Lêvi mô tả việc đối phó với bệnh truyền nhiễm phong cùi rất nghiêm khắc: “Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế. Họ phải mặc áo rách, xoă tóc, che râu và kêu lên: Ô uế! Ô uế! Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” Trên thực tế người có bệnh truyền nhiễm phải hành xử như người có đại tang, đại tang chính ḿnh trong khi c̣n sống. Có thân xác nổi phong ghẻ lở đă khổ lắm rồi. Lúc này nếu tư tế tuyên bố bất lợi th́ là h́nh phạt ghê gớm, ghê gớm hơn cái chết. Thân xác hàng ngày tiêu hao ṃn mỏi v́ bệnh tật gặm nhấm, ăn ṃn. Tinh thần phải cách ly khỏi mọi niềm an ủi, nâng đỡ. Sống ngoài doanh trại, không được đến gần thành phố, làng mạc và những người lành lặn. C̣n nỗi cô đơn nào lớn hơn ? Nỗi nhục nhă quả là tột điểm.

Ngày nay với thuốc chữa trị tân tiến mà người ta c̣n phải khiếp sợ căn bệnh này như một đại hoạ, th́ vào thời Chúa Giêsu, thuốc thang c̣n lạc hậu th́ tưởng tượng nỗi kinh hoàng gớm ghê biết mấy. Chúng ta phải ghi nhớ điều này để suy gẫm phần thứ hai của đề tài Phúc âm hôm nay. Thời Chúa Giêsu, t́nh cảm gia đ́nh là căn bản để xác định căn cước của một người. Nó rất chặt chẽ đến nỗi một người tách khỏi gia đ́nh, họ hàng, làng xóm là mất luôn căn cước, trở thành kẻ vô lại. Ngoài ra những người mắc bệnh cùi c̣n phải chịu h́nh phạt ghê gớm nữa là không được dự phần vào các sinh hoạt tôn giáo, điểm tựa tinh thần của mọi người dân Israel, bị đẩy ra khỏi cộng đồng tuyển dân, không được gần gũi ai. Cho nên mô tả họ là những người đă chết không phải là quá đáng.

Một điểm khác không kém phần tệ hại và bất công đó là tŕnh độ y tế c̣n quá thô sơ cho nên nhiều bệnh ngoài da được xếp chung là phong cùi cả. Ví dụ mụn nhọt, lở loét, sởi, đậu, dị ứng, ngứa sẩn, vẩy chàm vv. Những bệnh này không có vi trùng Hansen phá hoại, nhưng v́ tính chất bề ngoài làm méo mó cơ thể, nên cộng đồng sợ hăi, cho cách ly tất cả, kẻo lây nhiễm sang các phần tử khác. V́ vậy có những trường hợp khỏi bệnh. Và người ta phải thành lập tiến tŕnh xét nghiệm và tuyên bố “thanh sạch”. Tiến tŕnh này mất nhiều thời gian. Các người có thẩm quyền lại là các tư tế chứ không phải thầy lang. Cho nên sự lầm lẫn không thể tránh khỏi. Khi được tuyên bố khỏi bệnh, đương sự được trở về với cộng đồng và tôn giáo. Vào thời các tín hữu tiên khởi, tục lệ này vẫn c̣n phổ thông. Bởi vẫn sợ các hậu quả của nó. Với tŕnh độ vệ sinh thời ấy, sự lây nhiễm rất dễ dàng.

Cho nên bệnh phong cùi trở thành biểu tượng Kinh thánh về tội lỗi. Sự tàn phá của nó luôn đè nặng lên cá nhân tín hữu và cộng đoàn. Giống như phong cùi, tội lỗi tấn công các cộng đoàn tiên khởi, gây chia rẽ, gương xấu và diệt vong. Ngày nay sự khủng khiếp bớt phần nặng nề v́ số các tín hữu trong cộng dân cư khá đông đúc. Thời ấy số này c̣n ít ỏi nên tội lỗi gây ra những tai hoạ đau đớn hơn. Tuy nhiên bản chất phá hoại của nó lúc nào cũng vậy, cho cá nhân và cho toàn thể Hội thánh. Chỉ hoàn cảnh là khác nhau mà thôi. Chúng ta nên suy nghĩ và tránh tội kẻo làm thiệt hại đời sống thánh thiện của cộng đoàn. Ăn ở vô tâm vô tính là không xứng hợp với đường lối môn đệ Đức Giêsu. Tội thầm kín đến mấy rồi cũng biết tới. Lịch sử đă chứng minh sự thật đó. Chúa Giêsu đă đề cập đến khía cạnh này trong bài giảng trên núi.

Bệnh phong cùi làm sói ṃn da thịt con người. Tội lỗi cũng sói ṃn lương tâm tín hữu. Tiếp xúc với người khôn ngoan, ắt bạn sẽ trở nên khôn ngoan, với người công chính, ắt bạn sẽ trở nên công chính, với người tội lỗi, không chóng th́ chày, bạn sẽ trở nên điêu ngoa, gian giảo. Đó là nguyên lư thường t́nh. Ngôn ngữ Pháp có câu: “Bạn hăy nói cho tôi biết bạn năng lui tới với hạng người nào, tôi sẽ nói cho bạn hay bạn là ai.” Xin hăy nghĩ đến ích kỷ, bạo lực, duy vật chất, dâm ô, bất lương. Những căn bệnh đó chắc chắn làm soi ṃn đời sống thiêng liêng của con người. Dĩ nhiên chúng có tính truyền nhiễm và lây lan ra cả cộng đồng. Người ta đă khám phá ra rằng, bệnh liệt kháng, bệnh tiêm la, lậu, lao đều do các nguyên nhân kể trên gây nên. Nó làm cho cả cộng đồng các quốc gia trở nên ô uế.

Làm thế nào tránh khỏi các tai nạn ấy ? Các chính phủ trên thế giới đang cố gắng loại trừ và khắc phục các hậu quả. Nhưng không thành công nhiều, bởi chỉ là chữa cháy bên ngoài. Điều cần thiết là chỉnh đốn từ bên trong. Chúng ta cần có bàn tay Thiên Chúa trợ giúp. Không có ơn Chúa người ta chẳng thể thành công trong bất kỳ t́nh huống nào. Giống như trường hợp người phong cùi hôm nay, chúng ta cũng cần bàn tay Chúa làm cho sạch. Đúng hơn cả nhân loại đều cần Chúa để được thanh sạch về phần linh hồn. Sự thật này là căn bản. Kiêu căng từ chối là một tai hoạ khủng khiếp. Mỗi lần chúng ta đến thánh đường tham dự bàn tiệc Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô th́ Thiên Chúa muốn chúng ta nên thanh sạch như vậy. Khi người phong cùi được chữa lành. Chúa Giêsu cấm ông ta không được loan tin ấy ra cho dân chúng.

Phúc âm thánh Marcô kể: “Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay và bảo anh: coi chừng đừng nói ǵ với ai cả, nhưng hăy tŕnh diện với tư tế, và v́ anh đă được lành sạch, th́ hăy dâng những ǵ ông Môsê đă truyền để làm chứng cho người ta biết.” Nghĩa Chúa muốn anh ta theo đúng tiến tŕnh của lề luật qui định. Nhưng v́ quá vui mừng, anh ta không thể giữ im lặng được mà lập tức công khai hoá ơn lành vừa nhận được, đến nỗi Chúa không thể vào thành nào được v́ dân chúng quá hồ hởi về trường hợp của anh. Như vậy là anh bất chấp cả lề luật. Đây là một thiệt tḥi lớn, bởi anh cần tư tế xét nghiệm và tuyên bố “được sạch” để có thể hội nhập với xă hội và tham dự các cuộc thờ phượng tại đền thánh. Chúa muốn người phong cùi theo đúng lễ nghi sách vở, ngơ hầu các tư tế biết rơ sự thật và quyền năng của Ngài. Và có lẽ họ sẽ chuẩn nhận công việc của Ngài ? Ngược lại, v́ quá vui mừng anh tung tin khỏi bệnh và toàn thể phép lạ khiến Người phải ở lại ngoài thành.

Thánh Marcô kể tiếp: “Nhưng vừa đi khỏi, anh bắt đầu rao truyền và tung tin đó khắp nơi.” Trước một biến cố quá vĩ đại, một cuộc thay đổi đến tận gốc rễ. Một sự sống lại từ cơi chết, cá nhân, tôn giáo, xă hội, như vậy liệu có ai đủ kiên nhẫn đi theo tiến tŕnh “lề luật” ? Chúng ta chẳng thể trách cứ người phong cùi này ? Ngược lại nên bắt chước ông ta mà cao rao ơn huệ của Thiên Chúa qua tay Đức Giêsu. Con người một vài phút trước c̣n phải đội tang chính ḿnh, che râu, bịt miệng, mặc áo rách, kêu lớn tiếng ô uế ô uế và không được tới gần người khác, th́ nay phút chốc được chữa lành, da thịt tươi tắn như con trẻ, tự do tiếp xúc với mọi người, mọi tầng lớp xă hội. Thử hỏi không vui mừng sao được ? Thử hỏi không “phá” luật sao được ? Từ mà thánh Marcô dùng ở đây là: Công chúng hoá và loan truyền tin vui. Tương tự như chúng ta công bố và loan truyền Lời hôm nay. Các độc giả lúc ấy nghe đọc tại các cuộc hội họp liên tưởng ngay đến việc cử hành Bí tích rửa tội. Lời hằng sống cũng được đọc to lên cho mọi người nghe cùng với ơn tha tội cho đương sự. Tức lành sạch hết mọi tội khiên, được khỏi ngay tức khắc bệnh phong cùi thiêng liêng.

Cho nên tất cả mọi tín hữu cũng phải nhẩy mừng như cùi hủi trong Phúc âm. Có lẽ phải vui mừng hơn nữa v́ căn bệnh phong cùi thiêng liêng c̣n khốc liệt hơn bệnh phần xác nhiều lần. Tại sao chúng ta thờ ơ ? Tại sao chúng ta khinh thường ? Có lẽ việc Chúa chữa lành chúng ta về phần linh hồn không khả giác như phần xác ? Nhưng đó chẳng phải lư do của đức tin. Nếu chúng ta có ḷng tin mạnh mẽ th́ quả thật công việc của Chúa trên các tín hữu c̣n huy hoàng nhiều hơn bội phần. Vậy th́ để xứng đáng với đức tin của ḿnh, chúng ta cũng phải can đảm công khai hoá các ơn Chúa ban cho ḿnh. Tại sao chúng ta xấu hổ ? Tại sao chúng ta dấu kín những ơn vĩ đại Chúa ban ?

Xin hăy mạnh dạn chia sẻ nó với láng giềng, người thân cận, kẻo phí uổng các cơ hội để cao rao Danh thánh Chúa. Chúa Giêsu không sợ lây nhiễm ô uế. Ngài giơ tay đụng vào anh và anh được lành mạnh. Vào trường hợp những người Do thái khác, họ không dám làm như vậy. Bởi lẽ v́ lề luật và sợ bị lây nhiễm, cử chỉ của Chúa cũng là “phá” luật. Nhưng do ḷng thương xót của Ngài trên tội nhân. Chính Ngài đă nói ra điều đó: “Ta muốn anh hăy được sạch”. Hành động này Chúa đáp trả sự tôn kinh mà anh cùi đă bày tỏ trước tôn nhan Ngài: “Khi ấy có người phong cùi đến gặp Đức Giêsu, anh ta qú xuống van xin Ngài rằng.” Thánh Matthêu nói: “Anh ta phủ phục trước mặt Ngài”. Thánh Luca nói mạnh hơn: “Anh ta sấp mặt xuống đất.”

Cả ba thánh sử đều mô tả ḷng khiêm tốn của người cùi, như thể thờ phượng Ngài là Thiên Chúa. Chẳng lẽ Thiên Chúa lại xua đuổi anh ta v́ sợ lây nhiễm theo lề luật ? Chúa đă giơ tay đụng vào thân thể anh và làm cho được nên thanh sạch. Trường hợp các tư tế, linh mục, họ xua đuổi thẳng thừng như chúng ta thường gặp. Cho nên chúng ta noi gương ḷng nhân lành của Chúa mà cư xử với đồng loại. Và cũng đặt hoàn cảnh ḿnh vào trường hợp người cùi mà chia sẻ đức tin, niềm vui với đồng loại. Thực ra, không phải một mà là nhiều lần chúng ta được Chúa chữa lành bệnh cùi tội lỗi, tội hận thù, đố kỵ, ghen ghét, dâm ô, chia rẽ, tham lam, hà tiện. Tất cả đều là phong cùi cuả linh hồn. Chúa đă chữa lành chúng ta, nên đừng để lỡ cơ hội mà công bố chú ư của ḿnh tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô. Chúng ta không muốn người ta gọi ḿnh là “quá khích”.

Chúng ta chẳng có bụng dạ xua đuổi thiên hạ. Nhưng chúng ta đưa ra những thoái thác: Tôi chưa được huấn luyện thần học. Người phong cùi không có ư nghĩ như vậy. Tuy nhiên trước tôn nhan Chúa Giêsu anh ta cảm nghiệm điều ghê gớm đă xảy ra nơi thân xác ḿnh. Nó lật ngược lại toàn bộ cuộc đời anh ta. Anh ta nói với người khác về kinh nghiệm bản thân, không suy đoán, không bày đặt, không nói dối. Vậy th́ Phúc âm hôm nay cũng đ̣i hỏi chúng ta có bấy nhiêu thôi nơi bản thân ḿnh. Không cầu khoa trương, bịa đặt, tâng bốc. Ngần ấy cũng đủ để thiên hạ nhận ra ơn lành của Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi người. Nó vượt xa biển rộng, trời cao. Chúng ta chẳng phải đứng trên bụng giảng, bệ cao mới gọi là nhà giảng thuyết Phúc âm. Thiên Chúa chỉ đ̣i hỏi chúng ta hành động theo Tin mừng trong hoàn cảnh riêng biệt của ḿnh, lợi dụng mọi cơ hội để cao rao Danh Thánh Chúa. Đó cũng là phương cách công bố Tin mừng hữu hiệu.

C̣n một phương pháp khác cao rao Danh Thánh Chúa, như thánh Phaolô đề nghị trong bài đọc 2: “Anh em hăy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Chúa Kitô.” Chúng ta công khai hoá và gieo rắc khắp nơi đức tin của ḿnh bằng hành động. Nếu như cuộc sống phản ánh điều chúng ta tin, th́ đó là công bố cách rơ ràng nhất Tin mừng Chúa Giêsu. Thánh Phaolô trong một đoạn văn ngắn đưa ra nguyên tắc sống đẹp ḷng Thiên Chúa và vui ḷng mọi người khi viết: “Thưa anh em, dù ăn, dù uống hay làm bất cứ việc ǵ, anh em hăy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa, anh em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai, dù là người Do thái hay người ngoại hoặc cho hội thánh của Thiên Chúa”.

Nghĩa là chúng ta phải có ư hướng trong sạch, tránh mọi bệnh cùi hủi trong cuộc sống hằng ngày, đừng gây gương xấu cho người khác nhưng hăy xây dựng cho nhau bằng những công việc lành thánh. Tư tưởng này là chủ yếu trong những lời khuyên của thánh Phaolô: Chúng ta hăy có tâm t́nh Chúa Kitô trong linh hồn ḿnh. Thánh nhân khuyên nhủ các tín hữu tiên khởi trong hầu hết các lá thơ. Như vậy cùi hủi và lây nhiễm không c̣n khả năng chui vào đời sống các tín hữu và phá hoại Giáo hội. Than ôi chúng ta lười đọc và suy gẫm tư tưởng của vị thánh, thành ra căn bệnh kinh niên vẫn tồn tại trong các giáo xứ, các cộng đoàn.

Ước ǵ Phúc âm mở mắt linh hồn mọi người xem thấy sự ghê tởm của cùi hủi thiêng liêng ngơ hầu xin Chúa cứu chữa cho lành sạch. Nhiều ngơ ngách trong tính nết người ta xem chừng không ai chạm tới được, th́ hôm nay xin Chúa tới để chữa lành, như Người đă đụng “tới” anh phong cùi trong Phúc âm. Phải chăng bài Phúc âm là tiêu biểu của mỗi tâm hồn ? Ḷng thương cảm của Chúa thúc đẩy Ngài chữa lành chúng ta trong Bí tích rửa tội. Nó là bảo chứng vững chắc nhất Ngài sẽ tha thứ và tẩy rửa chúng ta khi trở lại với Ngài. Hơn nữa, giống như người phong cùi hôm nay, điều chi Chúa thực hiện nơi ḿnh, hay chuyển sang cho tha nhân, đừng ích kỷ, ỷ lại, đừng sợ hăi vươn tới những kẻ có nhu cầu cần đến ḷng thương xót, thông cảm và tha thứ của Chúa Giêsu. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Xin Thày hăy chữa chúng tôi nên sạch
Mc 1: 40-45

Anh chị em thân mến,

Theo sách Lêvi tŕnh bày th́ cách người ta đối xử với người phong cùi rất khắc nghiệt. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta coi thường người Israёl. Vì ít kiến thức về bệnh này nên khi thấy vết lở trên người bệnh nhân thì họ cho là phong cùi, mà xă hội thời bấy giờ rất sợ lây nhiễm bệnh phong cùi. Do vậy để cho an toàn, họ đă cách ly người cùi ở một nơi riêng, cách biệt khỏi cộng đồng xă hội. Những chuẩn đoán thường dựa trên những dấu hiệu gần giống với căn bệnh này như vết thương lở lói hay da bị sần sùi v́ ghẻ liền bị gán cho là bệnh cùi. (Sách Lêvi mô tả vết lở là dấu hiệu của bệnh phong cùi)

Theo sách Lêvi, các tư tế Lêvi được hướng dẫn chẩn đoán các triệu chứng để nhận ra có phải bệnh cùi hay không và quyết định người bị bệnh ngoài da đó có nên cách ly khỏi cộng đồng hay không. Bị bệnh cùi đă là một đau đớn rồi, nhưng khi bị cách ly phải ra ở riêng thì, như đối với người dân Địa Trung Hải, việc bị loại trừ khỏi cộng đồng coi như là một bản án tử h́nh. Con người sống phải cần đến cộng đồng. Thật thế, trong một thế giới đầy tranh chấp, nơi mà sự hỗ trợ của cộng đồng rất cần thiết để tồn tại, sự mất đi cộng đồng của bạn có thể mang ư nghĩa là cái chết.

Trong xă hội người Israёl, Thiên Chúa được thờ phượng trong cộng đoàn. Nếu một người bị đẩy ra khỏi cộng đoàn là người đó bị đẩy ra khỏi Thiên Chúa. Thêm vào đó lại có nhiều người nghĩ, bệnh cùi là h́nh phạt do tội lỗi. V́ thế, người cùi thời ấy phải mặc áo trùm kín và đi đến đâu phải la lên: "Ô uế! Ô uế!". Điều này có không khác ǵ người đó la lên là "Tôi là kẻ có tội, tôi là kẻ có tội". Bởi thế người cùi nếu lành bệnh, được coi như một người đă chết nay sống lại. Người cùi cần được Thiên Chúa chạm tay đến họ, và người đó được Chúa Giêsu chữa cho lành qua bàn tay nhân từ của Ngài.

Cộng đoàn luôn muốn tất cả các thành viên cộng tác vào công việc chung. V́ vậy người cùi được lành bệnh th́ được nhập trở lại cộng đoàn ngay. Khi Chúa Giêsu chữa người cùi lành, th́ người đó được phục hồi lại vị trí của ḿnh và trở về với cộng đoàn. Đối với bạn bè hàng xóm và gia đ́nh anh ta th́ người đó được chữa lành về phần thể xác cũng như về tinh thần. Hết bệnh là hết tội, v́ tội là gốc của bệnh cùi. “Chúa Giêsu chạnh ḷng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi !".

Việc Chúa chữa người cùi, chứng tỏ Ngài có thể tha tội. Nhưng, Chúa Giêsu không muốn việc đó chỉ là việc riêng giữa Ngài và người cùi mà thôi. V́ vậy Ngài bảo người cùi đi tŕnh diện thầy tư tế. (Xem chương 14: 2-3 sách Lêvi: 2Nó sẽ được đưa đến với tư tế; 3 tư tế sẽ ra khỏi trại v.v....."). nhưng hơn thế nữa, Ngài c̣n muốn các tư tế và cộng đoàn cũng dự phần vào việc Ngài chữa người cùi để cho họ hiểu là Con Người đă đến để giúp họ khỏi tội và được hưởng thành quả của việc ấy.

Hậu quả của tội là vết phong lở. Trong cộng đoàn chúng ta, ai là người chưa chịu hậu quả của tội lỗi trong đời sống cá nhân và đời sống chung của cộng đoàn? Hậu quả của ḷng ích kỷ làm chúng ta cắt ĺa bản thân ra khỏi gia đ́nh, khỏi bạn hữu. Và khi có sự dối lừa, tài sản bị mất mát; tranh giành ghen tị giữa anh em, sự bênh vực thiên vị của cha mẹ đối với con cái ; căi vả giữa vợ chồng không muốn ai can thiệp, khi người ta chỉ chú trọng đến tiền bạc. Ở trường, hoc sinh chỉ lo gian lận, lừa đảo, đó là những bệnh hoạn do tội lỗi gây ra. Bệnh cùi là bệnh có thể chữa được. Nhưng tội lỗi và những hệ quả của nó khó ḷng chữa hết hẳn được.

Đến đây chúng ta nghe Phúc âm thánh Mác-cô : khi thánh Gioan Tiền Hô hứa với dân chúng "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi... Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần". Và trong đoạn Phúc âm hôm nay, lời hứa của thánh Gioan đă ứng nghiệm. Dân chúng đáng lẽ đă nhận được dấu chỉ của những lời hứa là "nếu ông ấy chữa được phong cùi th́ ông ta phải có quyền phép tha tội ". Chúa Nhật tuần sau, Phúc âm sẽ nhắc đến sự liên quan giữa tội với bệnh tật và Chúa Giêsu có quyền chữa cả hai thứ.

Thánh Mác-cô cho chúng ta biết là : mỗi người nghe Phúc âm đều được hưởng ḷng thương xót của Chúa Giêsu và Ngài muốn chữa chúng ta. Lời Ngài nói với người cùi là lời nói với xă hội tội lỗi và với chúng ta. Nơi Bàn tiệc thánh hôm nay, chúng ta như người ăn xin kêu van tới Chúa Giêsu : "Nếu Ngài muốn, xin Ngài cho chúng con được lành bệnh". Và chúng ta đừng quên là Phụng vụ hôm nay áp dụng Phúc âm vào thế giới và cả với chúng ta. Hăy đem những dữ kiện nói đến ḷng thương xót Chúa trong việc, chữa sạch, tha thứ, ân phúc, sự cứu rỗi, chữa lành bệnh v.v... Như kinh nguyện đọc trên của lễ bánh và rượu: "Lạy Chúa, chúng con dâng của lễ này trước tôn nhan Chúa. Xin cho của lễ rửa sạch tâm hồn và hoán cải chúng con và cho chúng con được hưởng hạnh phúc trường sinh. Chúng con cầu xin nhờ …."

Đây, chúng ta kêu van đến Thiên Chúa, xin Ngài chữa lành chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mau lẹ trả lời cho người cùi: Tôi muốn, anh sạch đi’’ chính là niềm an ủi cho chúng ta .

Nhưng bệnh cùi của tội lỗi không phải là chuyện của riêng ai, nó làm rúng động, làm ảnh hưởng đến xă hội và thế giới loài người. Điều này rất dễ thấy : Vừa rồi, tôi đi máy bay nên không thể đem máy vi tính theo để t́m đọc đề tài nói về ảnh hưởng của tội lỗi trên thế giới. Nhưng tôi nhận được một tờ báo, mà ngay ở trang đầu đă nói về những ảnh hưởng của tội lỗi. Đó là những tin nói về nền kinh tế đang khủng hoảng: Một ngân hàng lớn cắt giảm hằng trăm triệu dollar đầu tư vào ông Madoff khi phát hiện ông ta chiếm đoạt gần 50 tỷ dollar của dân chúng. Nhưng ngân hàng đó không hề cho những người đầu tư khác biết chuyện ấy, và có lẽ các trương mục của họ cũng “rỗng tuếch”.

Rồi lại thêm tin tức về thị trường chứng khoán sụp đổ nhiều tỷ đô la. Một số lớn các tổ chức tài chính, một số tên nổi bật nhất trong các doanh nghiệp trên thế giới được thu thập một ước tính khoảng 18,4 tỷ đồng tiền thưởng trong năm ngoái. Lại có tin người ta tự đốt nhà để khai gian tiền bảo hiểm. Năm bị can, bị cáo là các thanh thiếu niên đă giết chết một người đàn ông La tinh và tấn công những người khác trên Long Island. Tin người ta chém giết nhau vì phân biệt chủng tộc, tin những vụ chém giết khác trong các lao tù. Trên trang thể thao th́ lại có tin dùng thuốc kích thích để nâng cao khả năng trong thi đấu thể thao v.v....

Tin tức về chiến tranh ở Afghanistan, bên Châu Phi, ở vùng Gaza với người Do Thái, tin nạn đói, tin khí hậu thay đổi quá độ v.v... Đây là những tin về hậu quả của tội lỗi trên thế giới chúng ta đang sống. Biết bao giờ chúng ta mới ư thức được đời sống cộng đoàn nhân loại, hay chúng ta cứ để bệnh cùi kéo măi trên chiếc xe loài người chúng ta sao?

Những người có bệnh nghiêm trọng hoặc bị tật nguyền trong một thời gian dài, họ cảm thấy bị xa rời cộng đoàn, làm như họ là những người cùi. Xă hội hầu như quên hẳn những người ấy, và chỉ lo riêng cho ḿnh thôi. Nhưng trong giáo đoàn chúng ta, sẽ không quên những anh chị em yếu đuối hay bị tật nguyền. Chúng ta có những người t́nh nguyện đem Ḿnh Thánh Chúa đến cho họ, đến những nhà dưỡng lăo và những lao tù. Những người t́nh nguyện thay mặt chúng ta và qua họ, Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ họ là phần tử của giáo đoàn chúng ta.

Vậy chúng ta là ai ? Chúng ta là một cộng đoàn gồm những phần tử luôn cần được chữa lành, và chúng ta đưa tay ra kêu van cùng Chúa Giêsu : "Nếu Thầy muốn, xin Thầy hăy chữa chúng con lành". Và Ngài sẽ trả lời với một giọng đầy t́nh thương xót là "lẽ cố nhiên Thầy muốn, Thầy muốn các con được lành ". 


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Người mắc bệnh phong
(Mc 1, 40-45)

Có một ḥn đảo nằm chơi vơi giữa biển Thái B́nh Dương mênh mông, trên đảo chỉ toàn là những người phong : cụt tay, đứt chân, mắt đui, mày lở, răng rụng…Một hôm, đức giám mục phụ trách quần đảo này gióng tiếng kêu gọi các linh mục ở Âu châu hăy t́nh nguyện hy sinh sang đó phục vụ. Một linh mục trẻ, đẹp trai, thông minh, khỏe mạnh đă hăng hái đáp lời, đó là cha Đa-Miêng, sau này được tặng thêm biệt danh “Tông đồ người phong”.

Khi đặt chân đến ḥn đảo này, cha Đa-Miêng đă được tiếp đón và giới thiệu như sau : chiều hôm đó, trong ngôi nhà thờ rất đông người phong, đức giám mục đứng trên bàn thờ quay xuống giới thiệu với mọi người : “Các con thân mến, các con hằng mong ước có một linh mục đến ở cùng các con, yêu thương săn sóc các con, th́ đây cha Đa-Miêng, một linh mục người Bỉ sẽ sống chung với các con từ nay cho đến chết, các con có sung sướng không ?”. Cả nhà thờ xôn xao, th́ thầm to nhỏ. Cha Đa-Miêng đứng cạnh đức giám mục chẳng hiểu họ nói ǵ. Rồi họ từ từ bước lên cung thánh, dáng điệu chất phác đơn sơ. Cha Đa-Miêng thấy họ đến gần ḿnh th́ sởn tóc gáy và nổi da gà, trông họ như những thây ma c̣n sống, như những quái thai mất hẳn dáng người. Họ làm ǵ đây ? Họ tiến đến bên cha, người th́ sờ vào mặt, người th́ sờ vào tay, người th́ sờ vào áo cha…Cha hỏi đức giám mục : “Thưa đức cha, họ làm ǵ vậy ?”. Đức cha trả lời: “Họ nói họ không thể tưởng tượng được một người ở phương xa, chẳng bà con huyết thống ǵ với họ, trẻ trung, đẹp trai, không bệnh tật như họ, tự nhiên lại đến phục vụ họ trên mảnh đất cùng khốn này, họ không tin mắt ḿnh nên họ đến sờ mó vào người cha, xem cha có bị phong như họ không, và họ nói với nhau : “Không, cha đẹp quá, cha không bệnh tật ǵ cả, cha thương chúng ta quá”.

Sống với những người phong ở đây được một thời gian, dần dần cha Đa-Miêng ḥa đồng được với họ, nói tiếng của họ, cha không c̣n cảm thấy tởm gớm họ như những ngày đầu mới đến, nói đúng hơn, cha đă quá yêu Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong họ, nên chẳng c̣n thấy ghê sợ gớm tởm nữa. Một ngày kia đến lượt cha cũng mắc bệnh phong, thân ḿnh lở loét, nhức nhối, mặt mày sần sùi, đen đủi, trông rất dễ sợ. Một số báo ở Bỉ đăng h́nh cha và kể lại sự hy sinh vĩ đại của cha. Thân mẫu của cha, mắt mờ không đọc được, nh́n vào bức h́nh bà cũng chẳng nhận ra nổi đứa con yêu, bà hỏi đứa cháu : “H́nh ai đây mà trông ghê sợ vậy ?”, cô cháu trả lời : “Một người phong bên đảo Môlôkai của cha Đa-Miêng đấy”. Qua mắt được bà cố, nhưng họ lại nh́n nhau và không ai bảo ai, tất cả đều xót xa rơi lệ. Cha Đa-Miêng đă sống với người phong trên ḥn đảo này cho đến chết, t́nh yêu Chúa đă giúp cha hy sinh suốt đời v́ họ.

Phong, hủi hay cùi cũng là một thứ bệnh. Đă có lần nào anh chị em gặp một người phong cỡ nặng chưa ? mời anh chị em vào trại phong Di Linh, Quy Ḥa, Bến Sắn...anh chị em sẽ thấy một người phong nặng, không c̣n h́nh tượng ǵ là con người nữa, tứ chi rụng hết, mặt mũi sần sùi, thân ḿnh lở loét. Có người đến đây không chịu nổi sự dơ bẩn đă té xỉu v́ hôi thối nặng mùi. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sợ mắc phải chứng bệnh như thế, chúng ta sẽ tránh xa và ǵn giữ vệ sinh cẩn thận kẻo mắc thứ bệnh này.

Cũng vậy, bệnh phong đối với xă hội Do Thái thời Chúa Giêsu bị kể là dơ bẩn, một loại không thánh nữa, bị cô lập riêng ra một nơi, không được ở chung với dân làng, ngay cả cha mẹ thân nhân cũng không được chứa người đó trong nhà. Một người phong thời Chúa Giêsu là một nạn nhân thật sự bị ruồng bỏ, đi đâu người đó cũng phải lắc chuông hoặc kêu lên “dơ, dơ” để mọi người biết mà tránh xa.. Đau khổ nhất là bị cộng đồng Do Thái giáo gạt ra ngoài như một loại dứt phép thông công, cho nên, người mắc bệnh phong hết sức đau khổ về tinh thần cũng như thể xác, về của ăn họ chỉ sống nhờ của bố thí.

Nhưng trong câu chuyện Tin Mừng kể lại, chúng ta thấy người phong này đă đi vào xóm làng, chạy theo Chúa Giêsu và xin Ngài cứu chữa. Làm như thế là người này đă vi phạm luật lệ thời đó và có thể bị ném đá chết. Nhưng niềm tin vào Chúa đă khiến anh không sợ hăi để liều ḿnh như thế. Thực vậy, anh đến với Chúa với một niềm tin tuyệt đối, anh khiêm nhường quỳ xuống van xin : “Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Chúng ta hăy để ư câu anh nói “Nếu Ngài muốn”, anh nói như thế không phải là anh hồ nghi ǵ quyền năng của Chúa, mà ngược lại, anh hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa. Nói rơ hơn, anh biết rằng Chúa có thể và Chúa có quyền làm cho anh khỏi bệnh, nhưng điều đó c̣n tùy ư Chúa, tùy ḷng thương xót của Chúa. Đây cũng là gương mẫu nhắc nhở chúng ta mỗi khi cầu xin Chúa điều ǵ : xin vâng, xin tùy ư Chúa, xin tùy ḷng thương xót của Chúa.

Đàng khác, người Do Thái hết sức khinh bỉ những người phong, đến nỗi bất cứ ai giao tiếp cách nào với họ, như nói chuyện với họ thôi, cũng bị kể là dơ bẩn và không nên thánh được. Thế mà Chúa Giêsu đă nói chuyện và đụng chạm đến người phong này để chữa lành anh ta th́ đủ nói lên ḷng thương xót của Chúa như thế nào. Có những phép lạ Chúa chỉ phán một lời hay chỉ làm một cử chỉ nào đó, ở đây Chúa dùng cả hai : Chúa vừa nói “Tôi muốn, anh sạch đi” vừa cầm tay bệnh nhân để nói lên t́nh thương của Ngài đối với anh ta.

Đây cũng là điều nhắc nhở chúng ta : những người phong là những người đáng thương, chúng ta đừng bao giờ sợ hăi mà xa tránh, nhưng hăy thật ḷng thăm hỏi và cố gắng chia sẻ, giúp đỡ tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của chúng ta.


Lời Chúa Và Thánh Thể

Ngài đặt tay và anh được lành mạnh
Mc 1, 40 – 45

Căn bệnh đáng sợ nhất đối với dân Dothái ngày xưa, chính là bệnh phong cùi. Nó như căn bệnh đại dịch truyền nhiễm, reo rắc biết bao khiếp sợ. Số phận của người bị bệnh cùi thật đáng thương. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh bị cách ly khỏi đời sống xă hội và bị ép buộc phải trốn tránh xă hội. Điều này có nghĩa là người bệnh phải thốt ra lời từ biệt gia đ́nh, bỏ lại sau lưng tất cả cuộc sống, nghề nghiệp và mọi người thân thương quen biết. Tâm trạng âu lo hoảng loạn và nỗi đau ḷng khổ tâm khi đối mặt với sự cô đơn, bị người thân hắt hủi, bị xă hội bỏ rơi. Họ không chút hy vọng nào được hưởng t́nh thương yêu, cảm thông, chia sẻ của người thân. Tệ hơn nữa, họ bị liệt vào hạng người ô uế, bị Thiên Chúa chúc dữ. Họ không được coi như là một con người. Họ phải sống một cuộc đời vất vưởng, tủi nhục, đau khổ và họ sống mà coi như đă chết.

Đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của người mắc bệnh phong cùi, ai cũng xa lánh, kể cả bà con thân thuộc. Người ta ai cũng sợ bệnh cùi, dù khoa học ngày nay có chữa trị được, nhưng ấn tượng hoang mang về chứng bệnh truyền nhiễm vẫn c̣n để lại trong đầu óc chúng con rất mạnh mẽ. Do đó mà nhiều khi, chúng con thường e dè, sợ sệt khi tiếp xúc với người mắc chứng bệnh nan y, dù rằng họ đă lành bệnh. Đó cũng là nỗi bất hạnh của người cùi, không được loài người chấp nhận họ sống chung. Ngoài việc phải chiến đấu với bệnh huỷ hoại thân thể, người phong cùi c̣n phải chịu một h́nh phạt thấm thía hơn về tinh thần : đó là bị người khác xa tránh.

Ngày nay điều đáng lo ngại hơn cả là bệnh cùi trong tâm hồn, không ai biết và không ai thấy. V́ người bệnh dáng vẻ bên ngoài b́nh thường, đôi khi c̣n đàng hoàng, đạo mạo, áo quần tươm tất và lời lẽ đạo đức, nhưng trong tâm hồn th́ chứa đày những tham lam, ích kỷ. Họ đi đến đâu là có sự chia rẽ, tranh chấp và ghen ghét... Đó là thứ bệnh cùi thiêng liêng. Nếu bệnh cùi thể xác khiến người ta bị cô lập về phương diện thể lư, th́ bệnh cùi thiêng liêng khiến người ta bị cô lập về đời sống đạo hạnh, làm sứt mẻ t́nh thân hữu với người khác và làm xa cách Chúa, hay mất ơn nghĩa với Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Trước ḷng tin tưởng trọn vẹn của bệnh nhân, Chúa đă tỏ ḷng thương yêu khi mời gọi từng người trong chúng con đến lănh bí tích Hoà giải, để được Chúa chữa lành. Chúa đă vượt qua luật đạo cũ khi đụng đến người cùi. Ngày nay Chúa vẫn đụng chạm đến chúng con khi chúng con lănh bí tích Thánh Thể. Hơn nữa, khi Chúa ngự vào tâm hồn chúng con, Chúa muốn đụng đến cội rễ sâu xa của mọi đau khổ, tức là những ǵ do tội lỗi gây ra. Chúa không chỉ muốn chữa lành chúng con về phần xác, mà c̣n muốn nhổ tận gốc những tàn dư của tội lỗi, những ích kỷ, tham lam ra khỏi chỗ thâm sâu nhất của tâm hồn và phục hồi nhân phẩm làm con cái Chúa, như xưa Chúa đă đưa người cùi trở lại với cuộc sống b́nh thường.

Xin Chúa giúp chúng con biết học cùng Chúa mà biết “chạnh ḷng” trước nỗi thống khổ của anh em đồng loại và mau mắn giúp đỡ họ. Xin Chúa ban cho chúng con một tinh thần sáng suốt, một trái tim rộng mở để chúng con biết đón nhận và chia sẻ với mọi người, nhất là những người khổ đau, bệnh tật... để mọi người được yêu thương và được kính trọng. Amen


Đaminh Phạm Thanh Cao op

Thiên Chúa giàu ḷng thương xót
(Mc 1, 40 - 45)

Kính thưa cộng đoàn,

Hằng ngày khi nh́n lên Thánh giá, mỗi người không khỏi tự vấn: tại sao chúng ta lại tôn thờ một Giêsu chết treo tất tưởi trên cây gỗ giá! ? Điều mà người Do Thái coi là ô nhục và dân ngoại cho là điên rồ (1Cr 1,23). Thánh Phaolô trả lời cho chúng ta câu hỏi này khi chia sẻ với tín hữu Ga-lát: Ước chi tôi chẳng hănh diện về điều ǵ, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đă bị đóng đinh với tôi, và tôi với thế gian. (Gl 6,14). Đó là niềm vinh dự của thánh nhân và cũng là của chúng ta. V́ đó là cách Thiên Chúa bày tỏ ḷng thương xót và t́nh yêu của Người cách tột cùng – v́ bên kia sự chết là sự sống vinh quang.

Nếu nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói: cứu độ là như sen ngụp lặn dưới bùn lầy nhơ nhớp, hút lấy tất cả những ǵ của bùn lầy để dâng cho đời đoá sen tươi thắm th́ đây c̣n hơn thế. Chính Đức Giêsu đă mang lấy toàn bộ tội lụy và nhuốc nhơ của chúng ta vào ḿnh mà đưa lên cây thập giá và cho nở hoa vinh quang. Vinh quang này biến đổi chúng ta thành một con người hoàn toàn mới – con người trong mối hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau. Mối thông hiệp bị phá vỡ do nguyên tội nay được kết nối lại.

Cuộc kết nối này được tiên báo nhiều lần trong Cựu Ước và nhiều việc làm thi thố ḷng thương xót của Đức Giêsu. Tŕnh thuật chữa lành người phong hủi hôm nay là một trong những h́nh ảnh báo trước:

Thứ nhất: Đức Giêsu – Thiên Chúa - không đứng từ đàng xa dùng quyền năng của Người mà chữa anh nhưng đă chạnh ḷng thương, cúi xuống, đụng tới anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi”. Tức th́ anh được sạch. Được chữa lành, anh được trở lại mối thân t́nh với Thiên Chúa, v́ vào thời đó, dân Do Thái cho rằng: bệnh tật, nhất là phong hủi được coi như án phạt của Chúa trên kẻ có tội.

Thứ hai: việc người truyền anh tŕnh diện với tư tế để anh được chứng thực khỏi bệnh đồng nghĩa với việc anh được hội nhập trở lại cộng đồng. V́ vào thời Đức Giêsu người phong hủi phải sống tách biệt khỏi cộng đồng.

Như thế không phải là h́nh ảnh báo trước cuộc kết nối trọn hảo chính Đức Giêsu sẽ thực hiện nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Người! Nhưng để có thể được kết nối trở lại th́ chúng ta cần có thái độ nào. Chính người phong hủi là tấm gương sống động cho mỗi người. Chính anh đă bước ra khỏi bản thân để đến với Đức Giêsu và xin Người: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. (Mc 1, 40). Anh xin điều Đức Giêsu – Thiên Chúa muốn mà không phải theo ư anh; trong khi, thường chúng ta hay xin theo ư của ta và than trách Người khi không được như ư. Anh tin tưởng và phó thác một cách đơn thành cho t́nh thương và ḷng thương xót của Đức Giêsu. Chính v́ thế, Đức Giêsu đă thực hiện khoản luật trên hết mọi khoản luật – luật yêu thương - khi người cúi xuống, đụng tới và chữa lành anh. Điều Người không thể thực hiện tại quê hương của ḿnh khi dân chúng chỉ xin theo ư họ và không tin (Mc 6, 1-6; Mt 13, 54-58; Lc 4, 16-30).

Thật vậy, Thiên Chúa như người cha giàu ḷng thương xót trong dụ ngôn người con hoang đàng. Người luôn chờ mong và sẵn sàng mở rộng ṿng tay yêu thương và tha thứ khi người con biết nh́n nhận bản thân, tin tưởng và mở ḷng ra với cha ḿnh.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Đâu đó vẫn c̣n t́nh trạng phân biệt kỳ thị chủng tộc, tôn giáo. Đâu đó vẫn c̣n hàng rào ngăn cách đối với những người HIV, lao; những người khuyết tật; những người tù tội; những người cơ nhỡ… Đó là thứ phong hủi thời đại mới. Thứ bệnh nhiều khi chính ḿnh mắc phải mà chẳng hay. Xin thêm đức tin cho chúng con. Xin cho con biết phó thác, tin tưởng nơi Người, để Người ra tay chữa lành chứng phong hủi trong tâm hồn con. Xin cho con là cánh tay nối dài của t́nh yêu thương của Chúa trong thời đại hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Cây Thánh giá gồm hai thanh: thanh dọc nối Trời và Đất, thanh ngang nối người với người. Xin cho con mang trọn thập giá đời ḿnh không phải riêng thanh ngang hay thanh dọc v́ Chúa dạy con : Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo tôi. (Mc 8, 34). Xin dùng con để con trở thành mối dây hiệp thông nơi ḿnh sinh sống để T́nh Chúa T́nh Người măi nở hoa. Amen


Lm Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

Mang Chúa đến cho mọi người
Mc 1: 40-45

Vào Thánh lễ cuối tuần ở tất cả những nơi mà tôi đến giảng, sau phần hiệp lễ, các thừa tác viên đưa Ḿnh Thánh cho bệnh nhân tại nhà, tại bệnh viện hay nhà tù được mời tiến lên. Họ được trao cho một hộp đựng một hay nhiều Bánh Thánh. Một số người mang Thánh Thể cho người nghèo là người thân trong nhà hoặc bạn hữu, một số khác cần nhiều Ḿnh Thánh hơn v́ họ sẽ đi thăm những nhà hưu dưỡng hay những nhà tù trong khu vực.

Khi kết lễ, trước khi họ lên đường, những người tốt bụng này được chúc lành trước cộng đoàn. Thường th́ vị linh mục ban phép lành sẽ nói vài lời với họ - những lời mà cộng đoàn có thể “nghe được”.

Gần đầy, một linh mục đă nói với bốn thừa tác viên mà ngài vừa trao hộp đựng Thánh Thể cho, “Chúng tôi biết ơn các vị v́ những ǵ các vị đă làm thay chúng tôi. Một người bị ốm hay không có khả năng đến với chúng ta có thể khiến họ cảm thấy ḿnh bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài và tách biệt với cộng đoàn giáo xứ. Trong sự cô đơn của ḿnh, họ có thể cảm thấy không chỉ bị cộng đoàn lăng quên mà thậm chí cả Chúa cũng quên họ. Các thừa tác viên như các vị nhắc cho họ biết chúng ta không quên họ và vẫn nhớ họ. Các vị mang sự hiện diện của Chúa Giêsu đến với họ không chỉ trong Thánh Thể, nhưng c̣n trong chính sự hiện diện của ḿnh. Hăy nói với anh chị em của chúng ta rằng hôm nay chúng ta đă cầu nguyện cho họ và sẽ c̣n tiếp tục cầu nguyện cho họ nữa. Cũng vậy, hăy chia sẻ với họ Lời Chúa mà quư vị đă nghe khi chúng ta cử hành phụng vụ”. Rồi linh mục này chúc lành cho các thừa tác viên và sai họ đi nhân danh cộng đoàn giáo xứ.

Ngược với những ǵ tôi vừa mô tả, bài đọc trích sách Lêvi hôm nay có vẻ khó nghe, một cách thực hành khốc liệt thời sơ khai. Đó là phương cách áp dụng cho người phong cùi, nhưng đó là v́ họ thiếu hiểu biết y khoa, tất cả những bệnh ngoài da đều cho là phong hủi. Người sơ khai sợ phải tiếp xúc với những người mang bệnh phong v́ họ không có thuốc chữa trị. V́ thế, như luật Lêvi quy định, những người mắc bệnh phong phải “ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại”.

Dân Israel tin rằng họ đang sống trong tương quan với Thiên Chúa thánh thiêng của họ. Trong mối tương quan đó họ cũng muốn chính họ được nên thánh. Đối với họ, thánh có nghĩa là không bị ô uế - cả tinh thần lẫn thể xác. V́ thế, họ loại trừ tất cả những ai mà họ cho là không thanh sạch ra khỏi cộng đoàn của ḿnh. Một kiểu loại trừ như thế gây nên những ảnh hưởng nghiệt ngă trong thời xưa. Bị trục xuất ra khỏi cộng đồng th́ cũng như là mang án tử.

Bị loại trừ cũng có nghĩa là những người mắc bệnh phong hủi không được cử hành thờ phượng cùng với cộng đồng. V́ thế, họ không chỉ bị xem là ô uế về thể xác mà c̣n bị xem là ô uế cả tâm hồn. Họ chỉ như những xác chết biết đi. Họ cảm thấy bị xa cách con người và có thể cả Thiên Chúa.

Đó cũng là cách mà những người ốm đau hay bệnh tật cảm thấy. Tôi thấy hân hoan v́ phụng vụ giáo xứ mà nơi đó tôi chứng kiến việc chúc lành và sai các thừa tác viên Thánh Thể ra đi. Một đàng họ mang Chúa Giêsu đến với bệnh nhân trong bí tích và đàng khác họ mang Chúa Giêsu đến trong chính bí tích của riêng họ, Chúa Giêsu hiện diện. Nhưng, nếu quư vị hỏi bất kỳ một nào trong số họ về những cảm nghiệm, th́ câu trả lời sẽ là họ gặp Đức Giêsu ngay trong những người họ thăm viếng – Người được t́m thấy nơi Người hằng muốn hiện diện: giữa người nghèo, ốm đau, bị cầm tù, và bị xua đuổi. Chúng ta biết họ đúng v́ giống như câu chuyện Tin mừng mà chúng ta được nghe hôm nay.

Thay v́ giật lùi để tránh xa người phong hủi đang tiến về phía ḿnh, Đức Giêsu đă chạnh ḷng thương anh và Người đă chạm đến anh. Người nối lại khoảng cách giữa sạch và không sạch, những người trong cộng đoàn “được kính trọng” và những người ở ngoài cộng đoàn “không được nể v́”. Khi Người làm thế, Người thực thi với quyền năng của Thiên Chúa. Đâu là Thiên Chúa mà Đức Giêsu mạc khải? Đó chính là Thiên Chúa của những người bị loại trừ và nghèo khó; Thiên Chúa, Đấng đến với những người đau ốm đau và bị loại trừ để họ được b́nh an vô sự mà trở về với gia đ́nh và cộng đoàn.

Trong ánh sáng của Tin mừng hôm nay chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta cư xử thế nào đối với những người bệnh? Chúng ta có kính trọng những người bên lề xă hội? Chúng ta cho ai là “b́nh thường” và ai là “bất thường”? Liệu chúng ta có đối xử với công bằng với họ hay không? Tôi nghe những tranh luận chính trị gần đây dường như chế nhạo một vài nhóm sắc tộc cũng nhữ những người nghèo (đôi khi có vẻ như không tế nhị cho lắm). Họ cho rằng, đó là những người “lười biếng”, “ăn bám”, “gian lận an sinh xă hội”… Chúng ta có thể t́m ra thuốc trị bệnh phong thể lư, nhưng bệnh phong cùi xă hội và tinh thần vẫn c̣n đây đó. Và “bệnh phong” hiện đại không ít hơn những người bị xua đuổi mà chúng ta đọc thấy trong Sách Thánh.

Maccô cho ta hay rằng Đức Giêsu “chạnh ḷng thương” người bệnh phong. Từ gốc Hylạp mô tả một cảm xúc sâu sắc hơn. Động từ “splanchnizomai” có nghĩa là “tận đáy ḷng”. Hay nói cách khác, Đức Giêsu phản ứng một cách sâu sắc tự thấy cảm thương và chữa anh ta khỏi bệnh. Một bản dịch khác th́ nói Đức Giêsu “cảm thấy bực bội”. Đức Giêsu bày tỏ ḷng cảm thương với những ai đang chịu đau khổ và về những ǵ gây ra đau khổ ấy. Câu chuyện mời gọi chúng ta đừng đứng đàng xa hay tách biệt khỏi những người thiếu thốn – nhưng thúc bách chúng ta phải “bực bội” với những ǵ gây cho con người phải đau khổ và rồi chúng ta hành xử như Đức Giêsu đă làm, “bước ra” và giúp xoa dịu nỗi khổ đau.

Một đề tài lập đi lập lại trong Tin mừng Maccô là “Bí mật của Đấng Thiên Sai”. Hôm nay chúng ta bắt gặp đề tài này khi Đức Giêsu nói với người thanh niên được chữa lành, "Coi chừng, đừng nói ǵ với ai cả, nhưng hăy đi tŕnh diện tư tế, và v́ anh đă được lành sạch, th́ hăy dâng những ǵ ông Môsê đă truyền, để làm chứng cho người ta biết." C̣n ǵ có thể rơ hơn? Nhưng người thanh niên không nói về điều đă xảy ra cho anh. Dù anh không nói, th́ sự chứng thực bằng phép lạ của Người có lẽ cũng được loan báo bằng chính t́nh trạng được chữa lành của anh.

Thiên Chúa đă chạm đến chúng ta qua Bí tích Rửa tội. Chúng ta đă được và sẽ c̣n tiếp tục được tẩy sạch bệnh phong cùi của tinh thần chúng ta là tội lỗi. Tội lỗi tách ĺa chúng ta khỏi cộng đoàn và dồn chúng ta vào xó tường. Nhưng đă bao lần trên hành tŕnh đời ḿnh chúng ta đă tiến về phía Đức Giêsu, xin được làm cho sạch và đón nhận ơn tha thứ - để rồi được canh tân và quay trở về với cộng đoàn?

Không giống như người phong hủi được chữa lành kia, chúng ta được mời gọi loan báo điều đă xảy ra cho chúng ta qua sự gặp gỡ với Đức Giêsu trong Bí tích Rửa tội. Giống như các thừa tác viên trong cộng đoàn giáo xứ, chúng ta cũng ra đi đến với những người ốm đau, thiếu thốn và nhắc họ nhớ rằng cộng đoàn không quên họ. Chúng ta cũng có thể thăm những tù nhân, hay những người bệnh đang hấp hối – là những “người phong hủi” trong mắt nhiều người và bị tách ra khỏi cộng đoàn. Chúng ta có thể là những t́nh nguyện viên trong cộng đ̣an hay trong giáo xứ để cho số người nghèo đói ngày càng gia tăng được có cái ăn và giúp người bơ vơ t́m được chỗ ở. Hăy nghĩ đến những người bị xem là “phong hủi” cách nào đó trong cộng đoàn của chúng ta để rồi làm như Đức Giêsu đă làm, “đến với họ”.

Hai tuần nữa chúng ta sẽ bắt đầu bước vào Mùa Chay. Chúng ta có thể chọn từ bỏ bánh kẹo, thuốc lá hay bia rượu,… Nhưng chúng ta sẽ làm ǵ với khoản tiền tiết kiệm đó? “Hăy ra đi” đến với những người phong hủi gần nhất để giúp họ.