gxdaminh

 
 

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN B
Đnl 18,15-20 / 1Cr 7,32-35 / Mc 1,21-28
 

An Phong op : Đức Giêsu, Đấng Giải Thoát Ta Khỏi Sự Dữ

Như Hạ op : Như Một Ngôn Sứ

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy trở thành vị ngôn sứ chính danh

Lm. Jude Siciliano, op : Uy Quyền Chúa Triệt Hạ Sự Dữ

G. Nguyễn Cao Luật op : Như Đấng Có Thẩm Quyền

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Quyền năng trên ma quỷ

Phêrô Mai Viết Độ op : Người đi đến đâu th́ thi ân giáng phúc đến đấy

Fr. Jude Siciliano, op : Đi rao giảng khắp nơi

Fr. Jude Siciliano, op: Sức mạnh của LỜI

 


An Phong op 

Đức Giêsu, Đấng Giải Thoát Ta Khỏi Sự Dữ
Mc 1,21-28

Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Máccô cho rằng phép lạ đầu tiên Đức Giêsu đă thực hiện là trừ quỷ. Khi đến trần gian, Đức Giêsu đă mang theo Vương quốc Thiên Chúa vào trần gian, Vương quốc "công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần". Và như thế, quyền năng cụ thể, rơ ràng và tuyệt đối mạnh mẽ của Đức Giêsu đă phá hủy vương quốc Satan; vương quốc sự ác, sự dữ…

Có bao giờ đời sống lại tiện nghi như hôm nay chưa nhỉ ? Đủ các loại phương tiện phục vụ đời sống mỗi ngày… các phương tiện giải trí, các phương tiện truyền thông xă hội… Có lẽ chưa bao giờ trái đất lại thu hẹp đến như thế. Chỉ cần bật một nút tivi lên, các thông tin trên khắp thế giới được tường thuật. Chỉ cần nhấc máy điện thoại lên, một người từ bán cầu này có thể nói chuyện với một người ở bán cầu khác, v.v…

Nhưng có bao giờ đời sống nhiều lo âu như hôm nay không nhỉ ? Đủ loại các phương tiện "làm hư" con người : x́ ke, ma túy, mại dâm, tội ác, bạo lực… và mọi h́nh thức sự dữ ŕnh rập đè bẹp con người. Tất cả những thứ "làm hư con người" đó đồng nghĩa với vương quốc Satan, một vương quốc đang càng ngày càng bành trướng, bất chấp mọi nỗ lực đang cố "làm sạch".

C̣n hơn thế nữa, ngay trong con người, có một vương quốc sự dữ đang hoành hành. Thánh Gioan nói đó là "dục vọng của bản tính đam mê, của đôi mắt, và sự kiêu căng v́ tiền bạc" (1Ga 2,16). Những đam mê, dục vọng đó hoành hành khắp nơi.

Thế gian và con người cần được Thiên Chúa giải thoát. Đức Giêsu đă đến với Vương quốc Thiên Chúa, vương quốc của công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần. Nơi nào có Thiên Chúa hiện diện, nơi đó là chính Nước Thiên Chúa, nơi đó có sự tự do của con cái Thiên Chúa.

Mỗi ngày, trong Thánh lễ, lời cầu chúc "Chúa ở cùng anh chị em"; "b́nh an của Chúa ở cùng anh chị em" được gởi tới từng anh chị em như lời mời gọi xây dựng Nước Thiên Chúa. Xin Chúa ở cùng chúng ta, b́nh an của Chúa ở cùng chúng ta để giải thoát chúng ta "khỏi mọi sự dữ". Amen.

Lạy Chúa Giêsu,
Chỉ có Chúa là Đấng giải thoát chúng con
khỏi vương quốc của sự dữ.

Xin Chúa cũng đồng hành với chúng con
trên bước đường đời

Và cùng chiến đấu với chúng con
trong cuộc chiến hằng ngày.


Như Hạ op

Như Một Ngôn Sứ
 Mc 1,21-28

Lời Chúa vẫn làm những việc kỳ diệu nơi cộng đoàn dân Chúa. Chẳng hạn Ḍng Nữ Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại tại Houston đang tiến những bước ngoạn mục tại cộng đồng Công giáo địa phương. Số phận anh em Đa Minh Việt Nam không được may mắn như thế. Nghĩa là bước tiến không đều nhịp.  Niềm vui không trọn vẹn. Nhưng chính nơi niềm vui không trọn vẹn đó, lời Ngôn sứ Maria trong kinh Magnificat đă được thực hiện trọn vẹn trong hoàn cảnh hôm nay.

Vị Ngôn sứ đó đă cống hiến cho đời một Ngôn sứ vĩ đại khiến “thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, v́ Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” (Mt 1:22).

Hôm nay nhân loại cũng đang mong ước có một vị ngôn sứ như thế. Nhưng thử hỏi có ai lấp đầy niềm hi vọng đó không

NHẬN DIỆN NIỀM HI VỌNG

Thời Đức Giêsu, dân Do thái ngưỡng vọng về một ngôn sứ như Thiên Chúa đă hứa với Môsê : “Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em ; anh em hăy nghe vị ấy” (Đnl 18:15). Phải đợi tới bao giờ vị ngôn sứ đó mới xuất hiện ? Toàn dân có đủ kiên nhẫn chờ đợi thêm nữa không ?  Sách Talmud cho thấy “tinh thần ngôn sứ đă tắt ngúm và cạn kiệt trong dân Israel với ngôn sứ Haggai, Giacaria, và Malakhi”(Yoma 9b). “Cho tới lúc đó, các ngôn sứ được tiên báo bằng hành động Thánh Linh ; do đó hăy lắng tai nghe những lời khôn ngoan của ho.” (Seder ‘Olam Rabbah 30). Chẳng c̣n ai xứng đáng nói thay Chúa như các ngôn sứ nữa. T́nh thế hoàn toàn thất vọng. Chỉ c̣n niềm hi vọng cánh chung mới nuôi sống niềm mong đợi một vị ngôn sứ như Môsê đă hứa (Đnl 18:15-20).

Giữa lúc toàn dân thất vọng như thế, Đức Giêsu đă xuất hiện như một ngôn sứ “có uy quyền” (Mc 1:27). Uy quyền đó biểu lộ nơi sức mạnh trấn áp “thần ô uế” (c.23). Người là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (c.24) “v́ là Đấng Kitô, nghĩa là Đấng-Được-Xức-Dầu, được thánh hiến, và là Con Thiên Chúa” (Kinh Thánh Tân Ước 1995:185). Sức mạnh Người đáng sợ đến nỗi ma quỉ cũng phải thét lên trước khi trở về cơi im lặng ngàn thu, nhường bước cho Ngôi Lời hoạt động để xây dựng Nước Trời.  Hoạt động đó gây “kinh ngạc đến nỗi mọi người bàn tán với nhau : ‘Thế nghĩa là ǵ ?  Giáo lư th́ mới mẻ, người dạy lại có uy quyền”(Mc 1:27). Khác hẳn với các người Biệt phái với mớ giáo lư nhàm chán, thái độ kênh kiệu, và những tập tục phức tạp, Đức Giêsu đến thổi luồng gió mới vào cuộc sống con người và xă hội Do thái. “Đức Giêsu chính là vị ngôn sứ trong sách Đệ nhị luật, khai mở thời đại cánh chung với lời mời gọi sám hối” (Cv 3:22; 7:37) (Faley 1994:129).

Kêu gọi sám hối là đụng tới quyền lợi của nhiều hạng người trong xă hội. Sám hối là xoay ngược t́nh thế, v́ bắt mọi người phải từ bỏ lối nh́n, quyền lợi và những thói quen cố hữu. Lúc đó, “Carphanaum là một thành phố thịnh vượng, giàu có, tội lỗi và sa đọa. V́ Carphanaum là cơ quan đầu năo của quân đội Rôma, tràn lan những ảnh hưởng ngoại giáo từ khắp đế quốc Rôma” (Life Application Study Bible 1991:1727). Bởi đó, lời giảng của Đức Giêsu trở thành một thách đố lớn lao cho thính giả của Người.  Trước mặt quần chúng, Người xuất hiện như một Đấng có “uy quyền”, cao cả như một “Đấng Thánh của Thiên Chúa”, và hành động mạnh mẽ như một Thiên Sai. Người cho mọi người thấy “thời cánh chung đă điểm với chiến thắng quyết liệt của Giavê và thảm bại của ma quỉ” (Faley 1994:131). Chiến thắng đó chính là chiến thắng của sự sống trên sự chết. Tất cả sẽ được đổi mới. Một mùa xuân đă đến với nhân loại. “Chính việc Đức Giêsu chiến thắng quyền lực ma quỉ đă mở màn thời đại Thiên sai và loan báo Nước Thiên Chúa” (Faley 1994:131).

NGÔN SỨ HÔM NAY

Khác hẳn Cựu ước, Tân Ước cung cấp những ngôn sứ loan báo Tin Mừng, thay v́ những lời đe loi, hăm dọa, kết án. Tin Mừng đó có nguồn gốc sâu xa và nền tảng vững chắc trong Chúa phục sinh và vinh quang. Bởi vậy làm ngôn sứ có nghĩa là “làm chứng cho Đức Giêsu” (Kh 19:10) và “làm cho lời Chúa thành hiện thực, sống động và trực tiếp ảnh hưởng tới cộng đoàn” (Fisichella 1995:794). Không có ngôn sứ, cộng đoàn không thể thành h́nh, v́ theo thánh Phaolô, “người nói tiên tri th́ xây dựng Hội Thánh” (1 Cr 14:4).

Chính nhờ ngôn sứ, dân Chúa lấy lại được “can đảm và nghe được sứ điệp cứu độ” (Fisichella 1995:794). Nói khác, “có đức tin là nhờ nghe giảng mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10:17), trung tâm và nền tảng lời ngôn sứ. Một ngôn sứ nhát đảm không thể chu toàn sứ mệnh đó. Làm chứng cho sự thật, bênh vực công lư, chiến đấu cho ḥa b́nh và sự sống nhân loại không phải là chuyện dễ. Nhưng đó lại là sứ mệnh đặc biệt của một ngôn sứ. Chính v́ thế ngôn sứ rất cần thiết cho nhân loại, nhưng lại là một chướng ngại cho những nhà lănh đạo tắc trách. Đức Giêsu đă trở thành đối thủ nguy hiểm cho những nhà lănh đạo Do thái v́ “danh tiếng Người đồn ra mọi nơi” (Mc 1:28), thu hút hết quần chúng (c.Mc 2:13) và đe dọa quyền lợi của họ. Dù bị đe dọa, Đức Giêsu vẫn can đảm vạch rơ những dấu chỉ về t́nh yêu Thiên Chúa muốn cứu độ nhân loại một cách mănh liệt.

Ngôn sứ hôm nay không thể đi con đường nào khác. Họ phải “chuẩn bị cho dân Chúa đọc dấu chỉ thời đại, tạo nên những dấu chỉ mới, làm cho sứ điệp cứu độ thành hiện thực đáp ứng những nhu cầu thời đại”(Fisichella 1995:796). Không đọc được những dấu chỉ đó, không thể t́m thấy ư nghĩa cuộc đời và niềm tin chúng ta. Giữa những thách đố hôm nay, không có lời ngôn sứ, Kitô hữu sẽ chao đảo và không t́m được lối thoát. Họ cần lời ngôn sứ như một chiếc phao cho niềm hi vọng cuối cùng giữa biển đời mịt mùng. Nh́n lên Thánh giá của Đức Giêsu Nazareth là dấu chỉ tiên tri rơ hơn mọi dấu chỉ, người Kitô hữu thấy đươc dung nhan của Đấng chịu đóng đinh như phản ánh vinh quang Thiên Chúa (x.Fisichella 1995:797), và t́m được sức mạnh vượt qua mọi thử thách và đau khổ hiện tại. Do đó sứ ngôn trở thành lời tạo niềm phấn khởi, tin tưởng và hi vọng cho muôn dân.

Nhưng trên hết “các ngôn sứ hiện diện như những dấu chỉ của một t́nh yêu tận hiến suốt đời” (Fisichella 1995:797), t́nh yêu làm nên tất cả, nhất là đă trả lại cho ta ư nghĩa và giá trị cuộc sống nhờ cái chết và phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Lời Chúa trở thành sức mạnh vạn năng, “tác nhân thúc đẩy chúng ta khám phá ư nghĩa cuộc sống, nhưng đồng thời giúp chúng ta trách nhiệm về chính cuộc đời ḿnh” (Fisichella 1995:797). Sứ mệnh rao giảng Lời Chúa đă biến ngôn sứ thành người hướng dẫn lịch sử nhân loại “trong ánh sáng biến cố của Đức Giêsu Nazareth và trong niềm mong đợi Chúa đến trong vinh quang”(Fisichella 1995:797). Hôm nay Chúa vẫn hiện diện trong những biến cố nhân loại. Nước Thiên Chúa đang thành h́nh qua những sự việc có thể xảy ra, những thách đố, và những nguy cơ trong cuộc sống hằng ngày (x.Bergant 1993: 783). Tất cả đều xoay quanh biến cố Đức Giêsu chết và sống lại để cứu độ muôn dân. Ngôn sứ phải khai quật được ư nghĩa đó mới có thể hướng dẫn nhân loại hoàn thành lịch sử.

Lịch sử đang xoay vần về Á Châu. Các ngôn sứ đang ráo riết hoạt động để khai phá một con đường mới cho Đức Giêsu đi vào ḷng người và xă hội. Những bí mật về chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa đang dần dần được mạc khải qua nếp sống văn hóa và tôn giáo của dân tộc. Người tín hữu cần được sứ ngôn huấn luyện để đọc được mạc khải đó. V́ chính ư thức “Đức Giêsu như sứ ngôn của Chúa Cha tóm kết ư nghĩa toàn thể Tân Ước” (Fisichella 1995:796).


Fr. Jude Siciliano, OP

Hăy trở thành vị ngôn sứ chính danh
(Mc 1, 21-28)

Thưa quí vị, Chủ đề tuần này về các ngôn sứ được thánh hiến để phục vụ Thiên Chúa và cộng đoàn. Ông Môsê, Chúa Giêsu và các ngôn sứ chân thực khác trong Cựu ước đă chu toàn nhiệm vụ đó một cách anh hùng. Tuy nhiên cũng không hiếm các ngôn sứ giả, dụ dỗ cộng đoàn đi theo con đường sa đoạ. Xin suy nghĩ cặn kẻ đề tài này, ngơ hầu tự xét ḿnh cho nghiêm chỉnh, chúng ta thuộc thành phần ngốn sứ thật hay giả hiệu?

Chắc hẳn quí vị c̣n nhớ câu hỏi của những kẻ được sai đến với ông Gio-an tẩy giả: “Ông có phải là một ngôn sứ không?” (Ga 1, 21). Suy nghĩ kỹ chúng ta thấy rằng sâu trong tâm khảm dân Israel, nhất là những người có học thức như tư tế, thượng tế, kư lục, kinh sư vẫn mong đợi vị ngôn sứ mà ông Môsê đă hứa: “Khi ấy ông Môsê nói với dân Israel rằng: từ giữa anh em, trong số các anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một vị ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Anh em hăy nghe vị ấy” ( Đnl 18, 15).

Trong bữa tiệc trên núi Chúa Giêsu nuôi 5 ngàn người đàn ông bằng 5 chiếc bánh và hai con cá. Câu hỏi lại được nêu lên: “Chắc chắn ông này là một ngôn sứ phải đến trong thế gian.” Như vậy năo trạng dân Do thái là năo trạng chờ đợi, nhất là trong những hoàn cảnh tối tăm như thời đại Chúa Giêsu. Điều đáng lưu ư họ chờ đợi không phải bất cứ vị ngôn sứ nào, mà là vị ngôn sứ đă được xác định rơ ràng trong lời hứa của Môsê. Hồi ấy người ta đă đặt tên cho ông là Messiah (Đấng Thiên sai). Dĩ nhiên bây giờ nh́n lại chúng ta thấy Chúa Giêsu c̣n hơn một ngôn sứ, việc mong chờ của Israel thật hữu lư. Chúng ta nên noi gương trong đời sống thiêng liêng của ḿnh.

Ông Môsê đă gieo niềm mong đợi trong xă hội Do thái. Chúa Giêsu c̣n hứa nhiều hơn nữa cho hội thánh. Tại sao chúng ta thờ ơ? Xin suy nghĩ lại kẻo thua xa dân tộc Do thái! Nhất là quư vị giảng thuyết phải luôn thắp sáng ngọn đèn hy vọng chứ đừng phí phạm thời giờ nói hưu nói vượn. Chẳng nhà giảng thuyết nào tài giỏi đến độ không cần học hành và suy gẫm. Nhưng chúng ta ngày nay lại sao lăng công việc này quá, th́ làm thế nào có đựơc bài giảng chất lượng ?

Ông Môsê là ngôn sứ của Thiên Chúa. Ông được Thiên Chúa trực tiếp dạy dỗ trên núi Sinai. Ông can đảm đứng lên giải phóng dân tộc ḿnh và dẫn dắt họ qua sa mạc bốn mươi năm trở về đất hứa. Qua lời nói và hành động của ông, Thiên Chúa đă dẫn dắt, kiện cường và khích lệ tuyển dân vượt muôn vàn khó khăn để sống c̣n, kể cả thể lư và tinh thần trong sa mạc khô cằn. Không có Môsê th́ làm sao dân Israel c̣n sống mà về đất hứa ? Không có Chúa Giêsu làm sao Hội thánh đạt đến mục tiêu ? Cho nên Môsê đă cam đoan với dân chúng về ngôn sứ mới “như tôi”để dẫn dắt dân. Thiên Chúa đă không bỏ rơi tuyển dân ? Thử hỏi Ngài từ bỏ chúng ta ngày nay làm sao được? Chúa Giêsu là người ứng nghiệm của lời hứa đó. Chúng ta có bổn phận rao giảng và làm chứng cho vị ngôn sứ vĩ đại này. Do đó, chúng ta phải vâng lời Môsê: “Anh em hăy nghe vị ấy”. Nếu không, th́ là tín hữu giả hiệu, tông đồ cho “cha kẻ nói dối”.

Môsê đă gieo trồng trong dân Israel hy vọng hằng nhiều trăm năm trước Thiên Chúa sẽ ban cho họ một Đấng giải phóng giống như ông. Đấng ấy sẽ cứu gỡ họ khỏi tay quân thù bề ngoài cũng như tâm linh. Điều trớ trêu hôm nay là Marcô đặt lời công bố đó vào miệng một người bị thần ô uế ám: “Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng thánh của Thiên Chúa”. Lúc sau khi chúa Giêsu đuổi thần ô uế ra khỏi người đàn ông, th́ dân chúng đă bày tỏ niềm hy vọng vào một vị ngôn sứ của tuyển dân: “Điều chi vậy ? Lời giảng có uy quyền !” Các thầy dạy trong dân chúng không được như vậy, v́ họ nói như con vẹt từ sách thánh, không có tác dụng nào. C̣n Chúa Giêsu với thẩm quyền riêng của ḿnh. Ngài đưa ra những chân lư, những lư lẽ làm cac thính giả phải “ngạc nhiên”.

Xin nhớ chúng ta đang khởi sự đọc Phúc âm theo thánh Marcô cho năm phụng vụ B. Chúa Giêsu vào các hội đường Do thái để giảng dạy. Các phép lạ chỉ kèm theo lời giảng dạy, minh chứng cho lời giảng dạy, chứ không phải là điểm chính yếu. Nói cách khác củng cố, nhấn mạnh cho nội dung giảng dạy của Ngài và đă làm cho các thính giả sửng sốt. Chắc chắn lời rao giảng của Chúa không phải ru ngủ mà làm tỉnh thức về bổn phận tôn giáo. Điều mà thiên hạ chẳng muốn nghe nhưng vẫn thích nghe.

Trong lịch sử Israel có rất nhiều ngôn sứ “ghê gớm”. Ông Môsê chỉ là một trường hợp Thiên Chúa với tới dân Ngài. Nhưng dân Do thái cũng nổi tiếng giết các ngôn sứ. Giống như ngày nay chúng ta giết hại các kẻ can đảm nói lên sự thật và lẽ phải. Xin đừng quá kiêu ngạo mà chối bỏ t́nh h́nh. Chúng ta ưa thích giết hại các ngôn sứ chân thật để lắng nghe ngôn sứ giả hiệu, tương tự như dân Do thái thuở xưa. Lịch sử Cựu ước đầy dẫy những trường hợp như vậy. Chúa Giêsu cũng nhắc đến khi vào thành thánh: “Giêrusalem ! Giêrusalem ! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi.” (Mt 23,37).

Nhưng điều nâng đỡ niềm tin của người Do thái là hy vọng vào lời hứa của Thiên Chúa qua Môsê, ban cho dân tộc một ngôn sứ giống như tôi. “Ngôn sứ nẩy sinh từ giữa anh em, để giúp đỡ anh em. Anh em sẽ nghe vị ấy.” Chính xác Phúc âm hôm nay bắt đầu như thế đấy, tại Caphanaum nơi Đức Giêsu sinh sống và giảng dạy. Ngài là người Do thái, do cha mẹ Do thái sinh ra đúng như Môsê tiên báo. Đồng chủng tộc với người Do thái. Thần ô uế trong người đàn ông đă xưng tụng: “Ông Giêsu, người Na-za-reth, chuyện chúng tôi có can dự ǵ đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi.” Theo thói tục phụng vụ Do thái, ở Hội đường, một thành viên nam hay một vị khách lạ nào đó được mời để ban lời giáo huấn. Nếu một kư lục làm chuyện này th́ họ thường dựa vào các chuyên viên giải thích lề luật mà nói. Câu truyện giống như chúng ta hôm nay. Nhưng Chúa Giêsu không làm thế, mà dựa vào thẩm quyền của Ngài, thẩm quyền của lẽ phải và sự thật. Vịêc Ngài xua trừ tà thần ra khỏi người đàn ông chứng minh thầm quyền ấy. Đó là mục tiêu của phép lạ, chứ không phải khoe khoang danh tiếng.

Biến cố trừ quỉ làm ngạc nhiên cộng đồng và khiến buổi Phụng vụ mất hết vẻ trang trọng. Chúng ta có thể tưởng tượng sự lộn xộn lớn trong hội đường. Thần ô uế nhận ra Ngài là Đấng thánh, trong khi thính giả nghĩ Ngài là kẻ mất trí. Tà thần ăn nói trong ngối thứ nhất số nhiều: Ông đến tiêu diệt chúng tôi. Như vậy, dù thính giả không nhận ra, nhưng sự thực Ngài vốn là tôn sư có uy quyền. Chúa nhật tuần trước, chúng ta đă được nghe Chúa Giêsu gọi và chọn bốn tông đồ Simon, Andre, Gia-cô-bê và Gio-an, chẳng bao lâu nữa, Ngài sẽ gọi Lêvi, tức Mattheo. Hẳn những người này cũng kinh ngạc về thẩm quyền của Ngài và quyết chí đi theo. Họ đang học biết Chúa Giêsu là ai và việc theo Ngài gồm những bổn phận nà? Riêng chúng ta th́ có phúc hơn, chúng ta biết Ngài và uy quyền của Ngài. Các phép lạ Ngài thực hiện làm cho thiên hạ phải kêu lên ngỡ ngàng. Nhưng thực tế, kiến thức của chúng ta đă đủ thấm thía để theo Chúa như các Tông đồ? Hay chỉ là hời hợt, có thể phản bội bất cứ lúc nào? V́ bất cứ lợi lộc nào nhỏ nhoi đến mấy?

Nói vậy không phải quá đáng mà thực tế. Chúng ta hàng ngày bị các thần ô uế bao vây. Không có tinh thần theo Chúa đích thật th́ khó mà chống cự. Theo nghĩa vật chất th́ các tiện nghi, các sung sướng xác thịt chút chút chúng ta cũng đ̣i thoả măn: thoả măn cho đến tận điểm. Tinh thần th́ càng ghê gớm hơn nữa, cứ như Phúc âm hôm nay, nó xâm nhập vào cả hội đường Do thái. Liệu các nơi thờ phượng của Giáo hội có tránh khỏi ? Tôi thiết nghĩ không đâu. Thời đại khủng bố này, tới đâu cũng bị kiểm soát, nào là quần áo, túi sách, hành lư. Nhưng chẳng ai bị làm khó dễ khi tiến vào Thánh đường, v́ nghĩ rằng họ đều là những tâm hồn ngay thẳng, thánh thiện.

Nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta bị nhiều tà thần đè bẹp, thần ích kỷ, thần tham lam, thần kiêu căng, thần dâm ô, thần âm mưu lừa đảo vân vân. Chúng ta cố gắng để sống cuộc đời tốt lành, th́ những thần đó dụ dỗ làm những cuộc thoả hiệp, rồi dần dần đưa đến sa đoạ. Nhiều h́nh thức lôi kéo rất tinh vi, ngay cả đương sự cũng không nhận ra. Nào là làm việc có hiệu quả, nào là giao lưu hiệp thông văn hoá, kiến thức. Thường khi dẫn đến quá mức mà đi vào con đường tội lỗi không kiểm soát được. Tôi nghĩ đến những cuộc bê bối nổi tiếng đă được đưa lên báo chí, phương tiện truyền thông. C̣n những vụ kín đáo th́ vô số không kể xiết.

Tóm lại có quá nhiều tiếng nói của tà thần trên thế giới hôm nay. Nó bắt nguồn từ Satan, thế gian và xác thịt. Dục vọng đồi bại núp dưới nhiều h́nh thức, đ̣i được thoả măn. Không hy sinh, hăm ḿnh, cầu nguyện, khổ chế đố ai cưỡng lại được, kể cả linh mục, tu sĩ. Chúng ta giống như những người ngồi trong hội đường Do thái, có lẽ c̣n hơn. Chúng ta cần một ngôn sứ như Môsê dẫn ra khỏi kiếp nô lệ lầm than của dục vọng, tội lỗi. Ngôn sứ đó chính là Đức Giêsu thành Nazareth. Đấng rao giảng chân lư của Thiên Chúa với thẩm quyền, không như những kinh sư nói vẹt. Cứ như Phúc âm, th́ thẩm quyền của Chúa Giêsu chính là sự thánh thiện của Ngài. “Tôi biết ông là ai? Là Đấng thánh của Thiên Chúa.” Vậy theo luận lư đó, thẩm quyền nơi các nhà thuyết giảng cũng phát xuất từ đời sống thánh thiện. Kinh nghiệm phổ thông trong lịch sử Giáo hội chứng minh chân lư ấy. Các vị thánh bao giờ giảng dạy cũng có uy quyền. An ở bê tha mà giảng dạy, th́ hiệu quả thế nào được? Chẳng qua cũng chỉ vẹt như Pharisêu mà thôi.

Chúng ta không những được chứng kiến các dấu lạ Chúa Giêsu thực hiện để củng cố lời Ngài giảng dậy. Mà c̣n được tiếp nhận Ngài vào cuộc sống của ḿnh và hướng dẫn lời nói, hành động theo những mạc khải của Ngài. Thiên Chúa đă giữ lời hứa qua Môsê và ban cho chúng ta Đấng rao giảng với uy quyền để dẫn dắt và dậy dỗ chúng ta. Hơn nữa, lời rao giảng của Chúa, khi được chúng ta chấp nhận với đức tin chân thật (chứ không phải giả dối) có khả năng khích lệ và giúp đỡ chúng ta xa lánh những tiếng gọi của thế gian, luôn luôn chát chúa và lôi cuốn đi theo con đường sa đoạ.

Nghĩa là chúng ta sẽ nên thánh và sống cuộc đời của Ngài. Thánh Marcô mô tả Chúa Giêsu như một tôn sư giảng dậy để lật đổ những ǵ giả dối của thế giới. Ngài không những dậy dỗ bằng lời nói, nhưng cụ thể hoá nội dung các lời giảng dậy bằng cuộc sống và cái chết, đau khổ và lên trời, mang hy vọng cho những kẻ theo Ngài. Chúng ta được kêu gọi cộng tác vào các công việc của Ngài như Phêrô, Gio-an, Gia-cô-bê, Andrê, Lêvi, Phaolô … Tất cả đă rao giảng có hiệu quả nhờ đời sống thánh thiện. Chẳng lẽ chúng ta tài giỏi hơn các đấng với cuộc đời dung dưỡng xác thịt ? Kiếm t́m đủ mọi tiện nghi thế gian ? Khi Chúa Giêsu cất tiếng nói, tà thần rút lui, kêu la thảm thiết. Chúng ta cũng có thể làm được như vậy, thậm chí c̣n hơn, như có lần Chúa phán.

Thánh Marcô thỉnh thoảng cho thấy những hiệu quả ngoại mục khi Chúa rao giảng. Nhưng trớ trêu thay, chính các thần ô uế lại kêu lên căn cước của Chúa: “Ông là Đấng thánh của Thiên Chúa.” Dĩ nhiên lời hô hoán đó khác với những điều chúng ta ca tụng trong Bí tích Thánh thể. Chúng ta cao rao Danh Thánh Chúa tự thâm tâm chứ không chỉ ngoài môi miệng. Đối với chúng ta khi tung hô Ngài là Đấng thánh của Thiên Chúa, chúng ta công nhận chỉ có Ngài là Đức Chúa, Đấng cứu chuộc, giải phóng và ban cho sức sống mới như Môsê đă hứa.


Lm. Jude Siciliano, op (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, op)

Uy Quyền Chúa Triệt Hạ Sự Dữ
Mc 1, 21-28

Anh chị em thân mến,

Phúc âm thánh Mác-cô tiếp tục diễn tiến. Chúng ta đọc chỉ chương thứ nhất mà đă có 2 chuyện về việc Chúa Giêsu giảng dạy: Chúa Giêsu dạy trong đền thờ và Ngài trừ quỷ. Khi chúng ta đọc mở đầu và kết thúc phép trừ quỷ có vẻ bề thế và làm chúng ta để ý đến, nhưng đó khong phải là cốt chuyện chính. Trái lại, thánh Mác-cô viết đến việc Chúa Giêsu giảng dạy. Phép trừ quỷ chỉ để nhấn mạnh việc Ngài giảng dạy mà thôi. Dân chúng cũng thấy như vậy. "Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Chúa Giêsu, vì Người đă dạy như là "một đấng có thẩm quyền chứ không như các kinh sư".

Trong sách Đệ nhị Luật, Môsê hứa: "Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, các ngươi sẽ nghe ngài". Đức Chúa đã gởi ngôn sứ đến dân Ngài, để làm chứng sự hiện diện của Ngài. Các ngôn sứ đến trước Chúa Giêsu đã nói nhân danh Thiên Chúa "Đây là lời của Thiên Chúa...". Nhưng Chúa Giêsu lại không nói như các ngôn sứ. Ngài nói từ uy quyền của Ngài: "Tôi bảo thật anh em...". Sau khi Chúa Giêsu sống lại, các môn đệ mới hiểu rằng, Chúa Giêsu còn lớn hơn Môsê hay bất cứ một ngôn sứ nào. Ngài không phải chỉ là tiếng nói của Thiên Chúa, mà chính Ngài là sự hiện diện của Đấng Tối Cao ở giữa chúng ta. Và hơn nữa, sự hiện diện uy quyền của Ngài không rời khỏi các môn đệ ngay sau khi Ngài đã chết. Sự sống lại của Ngài đã mở mắt các môn đệ để nhận ra Ngài là ai, ở giữa các ông. Các ông vẫn nhớ những lời Ngài nói với thẩm quyền của Ngài, trong những việc Ngài làm, đồng thời các ông đặt hết niềm tin cậy vào sự hiện diện của Ngài nơi các ông trong khi đi rao giảng những lời dạy của Ngài.

Các kinh sư khi giảng dạy, luôn tuân theo những lời dạy của các thầy dạy hay các lời người khác phê phán. Các kinh sư không thể nào tự xưng là có thẩm quyền về các lời họ dạy. Vì thế, thiên hạ sửng sốt về lời giảng của Chúa Giêsu, vì Ngài không đưa vào lời dạy của ai cả. Ngài nói "như một người có thẩm quyền dạy ". Làm sao thiên hạ biết được là Chúa Giêsu tự có thẩm quyền dạy? Để mọi người biết được điều này, Ngài trừ quỷ. Nhờ vậy, thiên hạ tin ngay vào thẩm quyền của lời Ngài dạy dỗ.

Trước đó, Gioan tiền hô có hứa "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi..."(1:7) Và hôm nay, Phúc âm thánh Mác-cô trình bày: Lời hứa của Gioan Tiền Hô đã được ứng nghiệm. Chúa Giêsu đến với thế gian đầy quyền lực của Satan và sự dữ, như người bị quỷ ám trong đền thánh, và loài người không có sức chống đỡ. Sự dữ đối nghịch với Thiên Chúa. Vì thế chúng ta cần đến một "Đấng quyền thế" để đè bẹp sức mạnh của sự dữ. Chúa Giêsu bước vào đền thờ và thánh Mác-cô viết là Chúa Giêsu thi hành sứ vụ của Ngài: Ngài khử trừ thần ô uế đã ngự trị trên dân chúng và ngay cả các môn đệ, dưới nhiều hình thức, như khi Ngài trách thánh Phêrô "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy!.." (8:33). Chúa Giêsu giải trừ tội lỗi, sự đau yếu, sự lừa dối, sự tham lam, và ngay cả sức mạnh của sự chết.

Dân chúng đã trông đợi rất lâu, cầu mong Thiên Chúa sẽ đến cứu giúp họ. Và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu và các việc Ngài làm đã tỏ cho họ thấy là họ có thể chống lại quyền lực của sự dữ. Việc trừ quỷ là việc chứng tỏ rằng, Thiên Chúa có uy quyền thật sự. Chúa Giêsu cũng muốn đem những người yếu đuối về với xã hội của họ, bằng hình ảnh cụ thể là việc trừ quỷ. Một người có cung cách kỳ dị, được coi là bị quỷ ám. Vì vậy, người đó không được cho vào đền thờ, do họ có thể làm xáo trộn cộng đồng. Và Chúa Giêsu, bằng quyền lực của Ngài, đã đem lại bình an, hoàn hảo mà quỷ dữ đã quấy rối. Chúa Giêsu đã đem lại sự lành như Ngài đã rao giảng trong Chúa nhật vừa qua: "Thời kỳ đă măn, và Triều Đại Thiên Chúa đă đến gần".

Chúng ta hăy xem lại về uy quyền của Chúa Giêsu trong những lời Ngài giảng dạy. Bây giờ Ngài đã sống lại và đang ở giữa chúng ta, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy với uy quyền trên sự dữ của Ngài. Tôi viết bài giảng này vào ngày lễ ông Martin Luther King, và một ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống da đen đầu tiên ở Mỹ. Chúng ta nghe lời nói đầy hy vọng của ông King, nói với dân chúng cách đây hơn bốn mươi năm. Ông ta nói đến thời quá khứ, nhưng cũng nói đến thời bây giờ và tương lai xã hội này nữa. Ông ta cũng đưa vào quyền uy của Chúa Giêsu để thách đố xã hội này dựa vào tính bình đẳng, bất bạo động, và tình thương yêu, ngay cả đối với kẻ thù của mình. Đời sống của ông King khiến chúng ta thấy uy quyền của lời Chúa Giêsu mạnh mẽ chừng nào, và những lời của Chúa giúp chúng ta sống trong hiện tại, và trong những cuộc đấu tranh chống tệ nạn làm băng hoại cộng đồng loài người, khiến xảy ra bao tranh chấp chia rẽ.

Tại Montgomery, Alabama, ông King đã nói: "Tôi biết anh em muốn hỏi tôi hôm nay: Phải đợi bao lâu nữa? Tôi nói ngay với anh em là, ngay chiều hôm nay, dù có khó khăn đi chăng nữa, cũng không bao lâu nữa, chân lư sẽ ngự trị ngày càng lớn dần trên mặt đất

Bao lâu ? Không lâu đâu, vì không có sự dối trá nào có thể tồn tại mãi được.

Bao lâu ? Không lâu đâu, vì chúng ta gieo gì thì gặt nấy.

Bao lâu ? Không lâu đâu, vì móng vòm đạo đức của thế giới còn dài, và nó luôn ngã mình vào sự công chính.

Bao lâu ? Không lâu đâu, vì mắt tôi đã trông thấy ánh hào quang của Thiên Chúa đang bừng lên.."

 Chúng ta hãy nghe lời ông King nói. Đây là dòng giống của một ngôn sứ thời hiện đại. Ông ta nói với giọng hùng hồn đầy quyền uy như giọng của Đấng đang giảng dạy trong đền thờ làm cho quỷ phải ra khỏi người bị nó nhập. Bằng giọng hùng hồn, Ông King giúp dân chúng chiến đấu với sự kỳ thị chủng tộc, với bạo lực và sự bất công, chính những lời nói đó vẫn còn giúp chúng ta chiến đấu để khử trừ các quỷ dữ.

Thử hỏi ai có quyền lực trên đời sống của chúng ta? Những lời nói và hành động của ai có thể lay chuyển chúng ta trở về với đời sống công chính? Ai có thể làm cho chúng ta có một nhãn quan khác để nhìn vào thế giới hiện tại, giúp chúng ta thấy được sự lành và tránh xa sự dữ? Đối với các Kitô hữu, lời của Chúa Giêsu có những quyền uy đó không?

Chúng ta tin tưởng vào lời Chúa Giêsu, và chúng ta tin Ngài sẽ trung kiên với chúng ta trong khi Ngài sai chúng ta đi rao giảng như ngôn sứ hiện đại, để làm chứng qua lời nói và việc làm của chúng ta. Thật ra, chúng ta phải luôn nhìn vào những điều Chúa Giêsu giảng dạy, để theo gương Ngài, để Ngài giúp chúng ta chống lại sự dữ và tiến đến mục tiêu tốt lành như thiên hạ đã nhận xét về Chúa Giêsu khi Ngài rao giảng trong đền thờ: ... Lời giảng dạy của Ngài có uy quyền thật. 


G. Nguyễn Cao Luật op

Như Đấng Có Thẩm Quyền
Mc 1,21-28

Công bố một lời khác

Bài đọc Tin Mừng trong hai Chúa nhật liên tiếp kể lại hoạt động của Đức Giêsu tại Ca-phác-na-um, và cũng là bản tóm tắt sứ vụ của Đức Giêsu tại miền Ga-li-lê.

Cùng với các môn đệ đầu tiên, Đức Giêsu đă trải qua một ngày sa-bát tại Ca-phác-na-um : tại đây, Người bày tỏ uy quyền siêu việt của Người về giáo huấn cũng như việc chữa lành những người bị quỷ ám và các bệnh nhân. Ngay từ những ngày đầu của sứ vụ công khai, danh tiếng của Đức Giêsu đă vang dội ra khắp cả miền Ga-li-lê. Sau biến cố Phục Sinh, miền Ga-li-lê sẽ trở thành điểm xuất phát cho việc loan báo Tin Mừng đi khắp thế giới.

Hội đường

Lúc này Đức Giêsu vào hội đường và giảng dạy. Có ba từ ngữ xác định địa điểm và công việc : Ngày sa-bát, hội đường, giảng dạy. Tất cả đều cho thấy một bối cảnh tôn giáo, theo đúng những thói quen và quy định đă có từ xa xưa. Đây là một khung cảnh giới hạn, quen thuộc và Đức Giêsu đă tham dự vào đó, không phải để phá huỷ nhưng để công bố cho mọi người một lời khác.

Sự đổ vỡ, như đă thấy trong những câu trước (xem Chúa nhật III thường niên), lúc này không chỉ xảy ra ở b́nh diện bên ngoài, nhưng ở cuộc sống bên trong của con người.

Thẩm quyền

Sự rạn nứt đă diễn ra ngay trong giáo huấn của Đức Giêsu : Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền chứ không như các kinh sư ! Đang khi các kinh sư quan tâm trước hết đến việc giải thích từng chữ của bản văn, dựa trên những lời giải thích họ đă học hỏi từ các thầy dạy của họ, th́ Đức Giêsu tự diễn tả như một người biết rơ do đâu ḿnh nói, và Người không chỉ bằng ḷng với việc lặp lại điều người ta đă chỉ cho Người. Không dựa vào ai khác ngoài chính ḿnh, Người tỏ ra là người tự do đối với Lề Luật.

Người có được thẩm quyền không phải do nhiệm vụ hay các tước hiệu : Người không hề có một bằng cấp nào. Ngược lại, các kinh sư không có thẩm quyền nào khác ngoài y phục : họ không có mặt trong những lời giảng dạy, họ chỉ đọc lại.

C̣n Đức Giêsu, Người dấn thân trọn vẹn vào điều Người nói và nhận trách nhiệm về giáo huấn của ḿnh.

Người đă giảng dạy với thẩm quyền là như thế. Người Kitô hữu mở miệng để lặp lại hay là làm chứng ?

Hiểu biết của tên quỷ

Tên quỷ biết Đức Giêsu là ai, nhưng nó muốn đóng khung Đức Giêsu vào tước hiệu nó gán cho Người. Hiểu biết của nó có tính cách sở hữu : không hề có lối mở cho một cuộc gặp gỡ.

Nhận ra Đức Giêsu, đó không phải là để chiếm hữu Người. Trái lại, điều này đ̣i buộc một thái độ từ bỏ, hay nói khác đi là thái độ sẵn sàng đón nhận, tâm t́nh sám hối. Lời của Đức Giêsu giải thoát người nghe khỏi thái độ chiếm hữu do một hiểu biết đóng kín nơi chính ḿnh.

Quyền mặc khải và giải phóng

Một người đang giảng dạy trong hội đường, đám đông dân chúng thinh lặng lắng nghe. Bôỵng nhiên, một câu hỏi bật lên và cả đám đông đều nhao nhao : "Ông là ai ? Uy quyền của ông trên tâm hổn chúng tôi có phải là sắp tiêu diệt chúng tôi không ? Ông c̣n muốn lôi kéo chúng tôi đến bao giờ nữa ? Ông muốn nói ǵ về những điều nghiêm trọng và nguy hiểm như thế ? Điều ǵ sẽ xảy ra nếu chúng tôi nghe lời ông ?"

Con người không giống như những người khác ấy giảng dạy điều ǵ mới để rổi được nhận là Đấng có thẩm quyền.

Thật ra, nội dung của giáo huấn không được nói rơ. Có thể nói rằng, nội dung chính vẫn là Lề Luật và lời rao giảng của các ngôn sứ, tức là mặc khải của Thiên Chúa, thế nhưng được hiểu theo một chiều kích mới, được giải thích theo những đường hướng khác hẳn với cách nghĩ của thói quen xưa nay. Cho nên giáo huấn của Đức Giêsu có đặc tính mới mẻ không phải v́ nội dung, nhưng v́ phẩm chất.

Hơn nữa, Đức Giêsu giảng dạy giáo huấn với uy quyền ("Anh em đă nghe Luật dạy người xưa rằng ... C̣n Thầy, Thầy bảo cho anh em biết ..." (x. Mt 5,21). Người tự xưng ḿnh ở trên Lề Luật, có quyền giải thích Lề Luật : "Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát" (Mc 2,28). Người tỏ ra mạnh hơn Lề Luật ! Lề Luật chỉ có thể xác nhận và loại trừ, c̣n Đức Giêsu tẩy sạch và cho gia nhập vào cộng đoàn. Quyền bính Người thi thố là quyền năng giải phóng con người khỏi mọi h́nh thức nô lệ, kể cả tội lôỵi (Mc 2,10). Thành ra chính là một quyền năng thần linh biểu lộ trong giáo huấn của Đức Giêsu.

Cách Đức Giêsu giảng dạy c̣n đặt ra vấn đề thân thế của Người nữa. Dân làng Na-da-rét đă nói lên điều này : họ kinh ngạc về nguổn gốc của Đức Giêsu. Họ xầm x́ với nhau : "Bởi đâu ông ta được như thế ?" Đức Giêsu không phải là một giáo sĩ ; đúng hơn, Người có phong thái của một ngôn sứ tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa, hoàn toàn thông hiệp với Thiên Chúa. Người chính là Đấng Thánh của Thiên Chúa, như tên quỷ đă gọi, và nhận được từ Thiên Chúa nguổn lực tạo nên uy quyền : quyền mặc khải mầu nhiệm Thiên Chúa và giải phóng nhân loại (x. N.Guillemette, Chú giải Phúc Âm Chúa nhật Năm B).

Giáo huấn của Đức Giêsu c̣n được coi là mới mẻ v́ tính hiệu quả đối với tà thần : Người nói một lời, quỷ phải tuân hành.

Như thế, một uy quyền, không chỉ là một giọng nói có uy, nhưng là điều đánh động tâm can, thu hút, thuyết phục, làm hoán cải. Đó là lời sự thật có khả năng chữa lành đổng thời xua đuỗi ác thần.

Nh́n nhận Đức Giêsu là Đấng có thẩm quyền cũng đổng nghĩa với việc công nhận rằng điều Người loan báo có sức làm cho con người được lớn lên, không phải do việc tuân hành cách cứng ngắc theo một giáo huấn, nhưng là trong Thần Khí, Đấng giải thoát con người khỏi mọi tà thần. Chính v́ muốn giải thoát con người khỏi những quan niệm cũ kỹ, khỏi thứ an toàn dễ dăi mà Đức Giêsu đă đến và nói với uy quyền.

Uy quyền là sứ mạng

Ôi Đức Giêsu, Các môn đệ của Ngài đă có lần phải bối rối : "Thầy c̣n để ḷng trí chúng con phải thắc mắc đến bao giờ ? Nếu Thầy là Đấng Kitô, th́ xin nói rơ cho chúng con biết" (x. Ga 10,24). Để trả lời, Ngài lại đặt một câu hỏi : "C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" Người ta có cảm tưởng rằng Ngài được tác động do một ơn gọi bí mật -có thể cũng đáng sợ-. Ngài đặt câu hỏi với các bạn hữu như thể Ngài chờ đợi nơi họ một sự xác nhận : "Theo dư luận quần chúng, th́ Thầy là ai ?" Và ông Phê-rô đă trả lời : "Thầy là Đấng Kitô" (Mc 8,27-29).

Ngài vẫn ư thức ḿnh là con bác thợ mộc, nhưng đổng thời cũng là một người khác, có năng lực lạ lùng.

Dường như Ngài vẫn luôn bị thúc đẩy bởi một sức mạnh thầm kín. Năng lực này, chính Ngài đă đảm nhận cách can đảm : "Ai tiếp đón Thầy, là đón tiếp Đấng đă sai Thầy" (Mt 10,40). Chính nhờ năng lực này, Ngài đă chữa lành các bệnh nhân và làm cho người chết được chôỵi dậy. Chính năng lực này làm cho lời nói của Ngài có được uy quyền và ḷng can đảm làm cho các thính giả đang nghe Ngài phải ngạc nhiên, có khi bất măn nữa. Ngài đă chẳng qua một trường lớp nào, nhưng Ngài đă giải thích Sách Thánh trong các hội đường và dân chúng đă gọi Ngài là Thầy. Ngài đă giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, vượt hẳn các kinh sư, và họ đă chất vấn Ngài : "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy ? hay ai đă cho ông quyền làm các điều ấy ?" (Mc 11,28).

Nhưng Ngài đă tránh không trả lời, bởi v́ uy quyền của Ngài không có ǵ là chính thức, uy quyền ấy là một sứ mạng riêng tư luôn thôi thúc, ám ảnh Ngài. Phần Ngài, Ngài cảm nhận được tầm quan trọng của sứ mạng ấy. Ngài vốn là người hiền lành, hiền lành trong ḷng, nhưng khi để nói đến sứ mạng ấy, cung giọng của Ngài trở thành long trọng : "Ở đây c̣n có người hơn cả Sa-lô-môn ... Ở đây c̣n có người hơn cả Giô-na ..." (theo Onimus)


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Quyền năng trên ma quỷ
(Mc 1, 21-28)

Một hoàng tử kia rất đạo đức, ngày nào ông cũng thức dậy lúc 5 giờ sáng để đọc kinh thờ phượng Chúa. Xảy ra là có một hôm ông ngủ quên, thấy vậy, tướng quỷ Sa-tan đến đánh thức ông. Khi biết kẻ đánh thức ḿnh là Sa-tan, hoàng tử tỏ dấu thắc mắc, ma quỷ nói với ông : “Tôi là ai, điều đó không quan trọng, việc tôi đánh thức ngài là một điều tốt, ngài thấy không, ai làm việc lành cũng là người tốt cả”. Hoàng tử đáp : “Không bao giờ ma quỷ lại làm điều lành, vậy nhân danh Thiên Chúa, mi phải nói rơ v́ lư do nào mi đánh thức ta ? Bấy giờ ma quỷ buộc ḷng phải nói thật : “Nếu ngài ngủ quên không đọc kinh sáng khi thức dậy ngài sẽ hối hận, khiêm tốn và sửa chữa để sống đạo tốt hơn, c̣n ngày nào cũng ra vẻ sốt sắng, ngài sẽ tự măn, sẽ kiêu ngạo, cho là ḿnh đạo đức đủ rồi”. Nói xong nó biến mất, ma quỷ thật tinh khôn và hiểm độc.

Ma quỷ không bao giờ làm điều lành, v́ bản chất của nó là gian dối, xảo quyệt, ngay từ đầu nó đă lừa đảo và xúi giục ông bà nguyên tổ phạm tội chống lại Thiên Chúa, nó vẫn tiếp tục làm như thế để lôi kéo người ta ra khỏi t́nh yêu Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới yêu thương cứu vớt chúng ta, Thiên Chúa hiện thân nơi Đức Kitô, Ngài đă đến trần gian để yêu thương cứu chuộc loài người, Ngài là Đấng quyền năng chiến thắng ma quỷ để giải thoát con người khỏi ách thống trị của sự dữ.

Bài Tin Mừng cho biết : thoạt nh́n thấy Chúa Giêsu, thần ô uế đă thét lên : “Ông Giêsu Na-da-rét, chuyện chúng tôi can ǵ đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Tại sao ma quỷ lại phải thét lên ? v́ không thể có sự tương hợp giữa ô uế và thanh sạch, giữa tội lỗi và thánh thiện, những điều đó quá quen thuộc để nói về ma quỷ và Thiên Chúa. Cho nên, khi Chúa Giêsu đến, một kỷ nguyên mới được mở ra cho nhân loại, chấm dứt sự thống trị của thần dữ và đồng thời giải thoát con người khỏi mọi xiềng xích nô lệ.

Là những người tin vào Chúa Kitô và đón nhận Lời giải thoát, phải chăng câu hỏi đầu tiên mỗi người chúng ta phải tự đặt ra cho ḿnh là : chính bản thân tôi đă được giải thoát chưa ? Chúng ta phải nói là chưa, v́ vẫn c̣n biết bao thứ “quỷ ám”, biết bao thứ ngẫu tượng đang ám ảnh chúng ta. Có những người đang bán nhân phẩm bằng những đồng tiền rẻ mạt, có những người đang thú vật hóa chính ḿnh bằng những hành vi đê tiện, có những người đang t́m chiếm hữu tất cả, nhưng lại đánh mất chính ḿnh.

Nói khác đi, lục soát lương tâm cho kỹ, có lẽ ai trong chúng ta cũng phải thú nhận rằng ḿnh là nô lệ của rất nhiều ông chủ : có ông chủ là một ư thức hệ luôn trói buộc đôi cánh tư tưởng chúng ta, có ông chủ là những định kiến đối với cuộc đời, xă hội, con người mà chúng ta không bao giờ muốn từ bỏ, có ông chủ là thói quen xấu mà chúng ta tích lũy như một pháo đài kiên cố không muốn rời bỏ, có ông chủ là thứ tôn giáo vụ h́nh thức mà trong đó chúng ta cố gắng tô vẽ cho ḿnh một bộ mặt đạo đức, nhưng thực ra lại hoàn toàn xa lạ với Tin Mừng của chân lư, của yêu thương và tự do đích thực...

Đàng khác, ma quỷ thường khống chế con người bằng cách pha trộn ḷng tin thực sự với những tin kiêng dị đoan dối trá : tin vào những ngôi sao, hành tinh vận chuyển, tin vào thẻ bài, cầu cơ, bói toán. Tại sao lại tin vào những cái vô tri không đối tượng như thế ? Càng văn minh người ta càng bị cám dỗ tin dị đoan, càng bị ma quỷ khống chế trong lănh vực này. Trên những tờ báo lớn của nhiều nước văn minh chúng ta thấy dầy đặc những lá số tử vi, người ta dựa vào tử vi, phương hướng hành tŕnh của tinh tú để đoán định tương lai đời ḿnh, có những người tin kiêng ngay cả từng bước đi cho đến cuộc đời. Người nào làm ăn phát đạt thành công được coi là có ngôi sao tốt, người nào gặp thất bại, đau khổ là sinh bởi ảnh hưởng của một ngôi sao xấu.

Như thế là người ta đă làm nô lệ cho những v́ sao vô tri giác, chẳng có quyền hành ǵ trên ḿnh. Khi người ta nô lệ cho những cái vô tri như thế chính là người ta nô lệ cho ma quỷ núp sau đó. Người ta có cảm tưởng rằng tin theo Chúa Giêsu là một điều tốt, là cần rồi, thế nhưng Ngài không giải thoát được hết những nguy hại trong đời, nên cần tin vào những cái vô tri đó để kiếm thêm hạnh phúc. Đó chính là một cám dỗ của vườn địa đàng tái diễn để làm sao tách rời con cái Chúa ra khỏi ḷng tin Ngài, ma quỷ dùng cách đó trước khi làm chúng ta bỏ hẳn ḷng tin, nghĩa là trước khi làm chúng ta mất hẳn ḷng tin th́ hăy tạm pha trộn tin kiêng như thế đă, và đó là bước đầu của mất đức tin. Chúng ta nên biết : Thiên Chúa là Đấng có quyền trên cả hồn lẫn xác và cuộc đời chúng ta, Ngài là Đấng duy nhất chúng ta phải tin thờ, c̣n những ai tin kiêng dối trá, dị đoan th́ hăy nhớ một điều này “tin ma ma nhát, tin quỷ quỷ làm”, sẽ mất cả ch́ lẫn chài, v́ thế Giáo hội khuyên bảo chúng ta hăy coi chừng trong lănh vực này, nó lầy lội, người ta dễ bị sa lầy trong đó.

Biết thân phận ḿnh yếu đuối, bất toàn, dễ sa ngă, chúng ta phải luôn tỉnh thức, đồng thời luôn cậy dựa vào quyền năng của Chúa, vào ơn soi sáng của Ngài, để khám phá ra mưu mô hiểm độc của ma quỷ và kiên quyết đánh bại chúng.

Và giả như có bị thua những cám dỗ, chúng ta càng cần phải tin tưởng vào Chúa hơn, bởi v́ Thiên Chúa là Đấng cao cả vô cùng th́ ḷng nhân từ của Ngài cũng vô hạn, tội lỗi con người có nhiều tới đâu, có nặng nề tới mức nào th́ cũng như cát, như đá ch́m sâu dưới đáy đại dương của ḷng nhân hậu thương xót ấy mà thôi. Không có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không tha thứ được, không có con người khốn khổ nào mà Thiên Chúa không yêu thương..., chỉ cần chúng ta có ḷng khiêm tốn, muốn được tha thứ, muốn được yêu thương mà thôi.


Phêrô Mai Viết Độ op

Người đi đến đâu th́ thi ân giáng phúc đến đấy
Mc 1,21-28

Thiên Chúa đầy ḷng yêu thương đối với hết mọi loài Chúa đă dựng nên: “Khi Chúa rộng mở tay ban là muôn sinh vật muôn vàn thoả thuê.” (Tv 145,16). Xuyên suốt hành tŕnh rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, đi đến đâu Chúa cũng giảng dạy và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Đó là bằng chứng nói lên t́nh yêu thương của Thiên Chúa đối với con người.

Hôm nay, Tin Mừng Thánh Máccô đă thuật lại biến cố Chúa Giêsu đến thành Ca-phác-na-um, tại đây, Người đă khiến cho dân chúng phải ngạc nhiên về lời giảng dạy và hành động trừ quỉ của ḿnh. Họ ngạc nhiên v́ thấy Chúa chỉ là người dân b́nh thương, không có địa vị, không phải là tư tế, luật sĩ, kinh sư… vậy mà Người giảng dạy “như một Đấng có uy quyền”. Có lẽ dân chúng ngạc nhiên bởi từ trước tới nay người ta vẫn quen nghe những kinh sư, biệt phái đứng trên toà cao để giảng dạy. Họ bảo người khác làm, nhưng chính ḿnh lại không buồn làm. C̣n Đức Giêsu, lời giảng của Người đi đôi với hành động. Sở dĩ dân chúng chăm chú lắng nghe lời rao giảng của Người là v́ họ đă được chứng kiến tận mắt các phép lạ Chúa đă làm.

Thật vậy, Chúa Kitô là Thiên Chúa, Ngài xuống trần gian không phải để biểu dương quyền lực, mà để đem b́nh an và ơn cứu độ cho con người. Sứ vụ này đă được tiên tri Isaia loan báo thuở xưa rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, v́ Chúa đă xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đă sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” Suốt hành tŕnh rao giảng của Người ở trần gian là để hoàn trọn sứ vụ đó.

Thiên Chúa đă thi ân giáng phúc bằng nhiều cách thức khác nhau, Người làm những việc lạ lùng sức con người không thể tưởng tượng nổi: người mù được thấy, kẻ điếc được nghe, người què đi được… Không những thế, Chúa con ban Nước Trời cho người tội lỗi, nghèo hèn, bệnh tật… Chúa muốn tất cả mọi người đều có một cuộc sống yên vui hạnh phúc và b́nh an: “Thầy đến để anh em được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

Mặc dù Chúa đă về trời, nhưng Ngài vẫn đồng hành và ban phát những ơn lành cho chúng ta. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể cảm nghiệm được điều đó. Chúa ban cho tất cả chúng ta có sức khoẻ, công việc làm ăn… Chúa cũng ǵn giữ và ban cho chúng ta cuộc sống b́nh an để chúng ta được sống vui, sống hạnh phúc giữa cuộc đời đầy gian nan và thử thách này. Tóm lại, trong những giây phút của cuộc đời, chúng ta đă lănh nhận biết bao ân phúc của Thiên Chúa. Từ của cải vật chất để nuôi sống thân xác, đến những của ăn nuôi dưỡng tâm hồn.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Chúa đă nói "Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế". Chúa đă hứa và đă thực hiện lời hứa đó; Chúa c̣n thực hiện một cách ḱ diệu biết bao: v́ Chúa ở lại với chúng con không những bằng biết bao ân sủng Chúa đổ tràn trên chúng con, mà Chúa c̣n ở với chúng con qua bí tích Thánh Thể và trở nên của ăn nuôi dưỡng tâm hồn chúng con. Xin đừng để chúng con xa ĺa Chúa, nhưng luôn trung thành tuân giữ điều răn của Chúa và sống măi trong t́nh yêu Chúa. Amen.


Lm Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

ĐI RAO GIẢNG KHẮP NƠI
Mc 1: 21-28

Khi dân Israel c̣n trong sa mạc chứng kiến sự hiện diện của Thiên Chúa trong tiếng sấm tiếng xét trên núi, thậm chí chỉ nh́n từ xa họ vẫn thấy sợ. Sách xuất hành cho chúng ta biết, “…tiếng sấm sét, tiếng tù và, khi thấy ánh lửa và núi bốc khói,” khiến dân chúng sợ hăi (Xă hội 20,18-19). V́ sự kính sợ của họ, họ chọn Môsê làm người trung gian giữa họ với Thiên Chúa.

Bài đọc thứ nhất của ngày hôm nay nói đến tŕnh thuật Xuất hành và đưa ra một lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ khác, giống như Môsê, để mang lời Thiên Chúa đến cho con người. Thiên Chúa đă thực hiện lời hứa và v́ thế Môsê khởi đầu cho một loạt các ngôn sứ, những người không sợ hăi khi đứng trước nhan Đức Chúa thay cho dân; hay đối diện với dân nhân danh Đức Chúa để tố cáo những tội lỗi của họ. Hàng ngôn sứ ngưng lại vài thế kỷ trước Đức Kitô. Nhưng dân diễn giải thời trung gian như thời mong đợi, trông chờ Chúa đến cùng với đạo binh của ḿnh trong một ngày huy hoàng để tiêu diệt ác nhân và nâng dậy những người công chính.

Ngày vĩ đại sẽ bắt đầu với việc Êlia trở lại và kết thúc ở chỗ xuất hiện một ngôn sứ vĩ đại giống như Môsê. Chẳng phải chúng ta có thể thấy việc này diễn ra như thế nào đó sao? – theo Tin mừng, và sự ngự đến của Đức Giêsu trong đền thờ, Đấng chống lại thần ô uế đang nhập trong một người đàn ông. Nơi Đức Giêsu, quyền lực của ma quỷ phải khiếp sợ “Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.

Đức Giêsu có quyền năng của một ngôn sứ, nhưng có sự khác biệt. Các ngôn sứ cậy dựa vào Thiên Chúa khi bắt đầu nói: “v́ thế Đức Chúa phán”. Đức Giêsu nói bằng chính quyền năng của ḿnh và ra lệnh cho thần ô uếu, “Câm đi! Hăy xuất khỏi người này!” Dân chúng cảm nhận được một con người khác, một điều ǵ đó khác biệt đang diễn ra, "Thế nghĩa là ǵ? Giáo lư th́ mới mẻ, người dạy lại có uy quyền”.

Maccô cho thấy uy quyền trong lời của Đức Giêsu. Người không cần phải thực hiện nghi thức như những người chữa lành khác đă làm. Thực tế là Đức Giêsu có thể đuổi quỷ chỉ bằng cách khẳng định quyền năng của ḿnh và điều tốt lành sẽ đến với những ai mở ḷng ra đón nhận.

Bài Tin mừng cho chúng ta một khoảng dừng để thắc mắc. Ai và điều ǵ là quyền năng trên hết trong cuộc sống của chúng ta? Điều ǵ hướng dẫn những quyết định hằng ngày của chúng ta, không chỉ là việc chúng ta cầu nguyện hay làm việc thờ phượng ra sao nhưng là việc: chúng ta giáo dục con cái thế nào; làm việc ra sao; chúng ta chọn loại h́nh giải trí thư giăn nào; cách chúng ta sử dụng tiền của và những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ai và điều ǵ làm nên lương tâm của chúng ta? Chúng ta đánh giá người khác bằng tiêu chí nào trong thế giới? Khi chúng ta đói khát tâm linh đến tột cùng, chúng ta t́m đến nơi đâu để được bồi dưỡng? Ai sẽ giúp chúng ta chống lại những ma quỷ trong cuộc đời chúng ta và trong những thế lực cám dỗ mạnh mẽ trên thế giới: nghèo đói, sựu chia cắt, chủ nghĩa quân phiệt, phân biệt giới tính,…?

Maccô không hề nghi ngờ về việc quyền năng nào chúng ta phải hoàn toàn quy phục về. Điều đó cứ như thể có một sân khấu với bức rèm che kín. Maccô kéo tấm màn che và đèn sân khấu chiếu vào Đức Giêsu, tâm điểm của vở diễn này. Sự tŕnh diễn lập tức diễn ra, đó là một trận chiến giữa thiện và ác. Trong suốt Tin mừng này, cuộc chiến sẽ được cụ thể trong nhiều cảnh chiến khác, với những thần yêu ma chiếm hữu, thế lực thù ghét, những chống đối từ phía tôn giáo cũng như đế quốc Rôma đang cai trị. Cuối cùng, ma quỷ xem ra thắng thế. Nhưng sự phục sinh của Đức Giêsu sẽ khẳng định chắc chắn quyền năng của Thiên Chúa vượt thắng ma quỷ nhờ qua Người.

Chúng ta bị đặt giữa hai chọn lựa: những lời đầy uy quyền của Đức Giêsu hay với vô vàn vô số những sức mạnh cảm dỗ mà chúng ta nghe thấy mỗi ngày nhằm bẻ cong hướng đi của chúng ta. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được sức mạnh của ma quỷ. V́ thế, chúng ta nghe lại lời Đức Giêsu nói thay cho chúng ta, “Im ngay và xuất khỏi người này!” Đó có thể lấy làm lời nguyện của chúng ta trong ngày hôm nay, để cho Đức Giêsu có thể nói với đầy quyền năng trong cuộc đời chúng ta, “Lạy Chúa, xin hăy nói v́ tôi tớ Chúa đang lắng nghe”!

Thần ô uế xuất hiện mọi nơi – ngay giữa cộng đoàn phụng vụ! Đối với Maccô, sức mạnh ma quỷ có thể hoạt động theo cách của ḿnh ngay cả trong những nơi tốt nhất của con người, cố gắng phá hoại những việc tốt chúng ta đang cố thực hiện. Ngay cả sự thân mật với Đức Giêsu cũng bị chúng chi phối. Hăy nhớ những lời khó nghe của Đức Giêsu nói với một Phêrô đang cản thầy: “Satan, lui lại sau thầy. V́ tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là cùa loài người” (Mc 8,33). Nhưng Đức Giêsu kiên nhẫn để chữa lành, trợ giúp, thứ tha, ban sự sống cho ta…

Cuộc chiến giữa thiện và ác thậm chí được t́m thấy ngay trong hội đường – hay trong nhà thờ. Nhớ rằng sự tách biệt vẫn được một vài Giáo hội Kitô ủng hộ. Dù chúng ta tin tưởng vào ma quỷ, th́ Fred Craddock cảnh giác, “không có một sự phục vụ nào được hoàn lại đơn giản bằng việc tuyên bố rằng chúng ta không tin vào ma quỷ nữa. Dù điều này đúng với hầu hết mọi người, việc không tin vào ma quỷ hầu như không thể diệt trừ ma quỷ trong thế giới của chúng ta”("Preaching Through the Christian Year: B, page 92).

Dù chúng ta chỉ đang ở ngay phần đầu của Tin mừng Maccô th́ chúng ta cũng có thể biết được Đức Giêsu là ai và Người sẽ đi đâu. Người sẽ chống lại trong tất cả mọi chiêu bài của nó và sau cùng chiến thắng cả cái chết. Lời lan truyền nhân chóng trong dân những người cần được biết và cảm nhận Thiên Chúa bên cạnh họ. Kết quả của việc làm cho sạch hôm nay, như thánh Maccô cho hay, “danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê”. Nhưng ngài nói đó mới chỉ là sự bắt đầu. Chẳng bao lâu sau, Đức Giêsu và Tin mừng mà Người rao giảng sẽ lan đến tận cùng trái đất! Đến cuối Tin mừng Maccô, sau khi Đức Giêsu được cất lên trời, các Tông đồ ra đi “để rao giảng mọi nơi”. Nhưng họ không tự ḿnh đi, v́ “có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16,20).

Chúng ta cũng không chỉ một ḿnh. Chúng ta ghi nhớ thông điệp của bài Tin mừng ngày hôm nay. Đấng có quyền trên ma quỷ, đồng hành với chúng ta khi chúng ta ra đi giống như các Tông đồ, “để đi giảng khắp nơi”. Định danh cho những nơi chúng ta ở, làm việc, phục vụ và tái tạo. Hăy nhớ đến những người mà chúng ta được gửi đến với họ. Chúng ta mang trong ḿnh một lời của Tin mừng dành cho họ, lời đă mang lại cho chúng ta sự sống và sức mạnh để chống lại ma quỷ, cả những mưu mô và mọi h́nh thức biến tướng của nó. 

 

Lm. Jude Siciliano, OP. 

SỨC MẠNH CỦA LỜI

 

Kính thưa quư vị,

Sách Đệ Nhị Luật được soạn thảo như một bài giảng của ông Môsê. Dân Israel sắp được vào Đất Hứa và ông Môsê giống như một nhà giảng thuyết thức tỉnh đức tin nhắc nhở dân điều mà họ đă trải qua và cảnh báo họ biết giữ niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc hành tŕnh gian khổ đă kết thúc và miền đất tràn đầy sữa và mật kia thật an nhàn khi đem so sánh với cuộc hành tŕnh trong sa mạc. Dân chúng sẽ không c̣n cần đến thứ manna mà hằng ngày Thiên Chúa dùng để nuôi họ, trong suốt cuộc hành tŕnh sa mạc. Khi đó, rất có thể họ sẽ quên rằng sự sống c̣n của họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa. Hơn nữa – cảm thức thân mật với Thiên Chúa có thể trở thành một điều dĩ văng. Chẳng phải điều đó cũng giống với chúng ta ư ? Khi đang phải trải qua một cơn khủng hoảng, chúng ta cầu nguyện nhiều hơn và cảm giác cần đến Thiên Chúa trở nên mănh liệt hơn. Sau đó, khi đă vượt qua những thứ sa mạc cuộc đời và mọi sự trở lại “b́nh thường” th́ Thiên Chúa dường như bị đặt sang bên lề nhận thức của chúng ta. Những vấn đề khác ập đến và chúng ta lại để tâm vào một nơi khác.

Ông Môsê đang giảng cho dân chúng bên bờ sông Giođan. Họ đă nhận lănh Lề Luật từ đôi bàn tay của ông tại núi Xinai (5,3). Khi nghe ông Môsê nói với dân chúng, không phải chúng ta đang lắng nghe một bài giảng cổ xưa với một dân khác ở một thế giới xa lạ. Những lời của ông đang nhắm đến chúng ta ngay lúc này – Giáo Hội, dân Israel mới. Dân Israel là dân được tuyển chọn luôn luôn cần được cải tổ – giống như chúng ta vậy.

Bài đọc một hôm nay được trích từ phần trung tâm của sách Đệ Nhị Luật. Nó duy tŕ những “luật thánh và nghi lễ” mà dân Israel phải giữ khi họ vào định cư trong Đất Hứa. Tuy nhiên, ông Môsê sẽ không cùng vào Đất Hứa với họ; có một điều ǵ đó luôn luôn làm cho những độc giả Kinh Thánh bối rối. Dân tộc này đă cậy dựa vào ông Môsê quá lâu, họ sẽ làm được ǵ nếu không có ông? Ông là vị trung gian của họ, là tiếng của Đức Chúa nói với họ. Không có ông Môsê, người bạn và bằng hữu của Đức Chúa, liệu Đức Chúa có quên họ trong giai đoạn mới này của cuộc đời ?

Qua ông Môsê, Thiên Chúa kư kết giao ước với dân Israel. Dường như bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa luôn luôn canh tân giao ước với họ. Thiên Chúa hứa ban cho họ một vị ngôn sứ mới như ông Môsê, là người trung gian giữa dân Israel với Thiên Chúa. Họ sẽ không bao giờ phải tự ḿnh lên tiếng; sẽ luôn luôn có một người là chiếc loa nói về họ với Thiên Chúa. Ai sẽ là người này? Không nhất thiết chỉ là một người. Thiên Chúa đă hứa rằng, sẽ luôn luôn có ai đó thi hành vai tṛ ngôn sứ của ông Môsê, người ấy không tự ḿnh đứng ra làm việc, nhưng sẽ được chính Thiên Chúa tuyển chọn và nâng lên. Thông điệp mà họ loan truyền không phải từ chính họ, nhưng là từ Thiên Chúa.

Làm sao quư vị có thể khẳng định ai là ngôn sứ thật từ một kẻ giả mạo? Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được. Tuy nhiên, một ngôn sứ chân chính luôn cậy dựa vào Thiên Chúa và sống tốt lành trong cộng đoàn như mục tiêu của ḿnh.

Hăy tưởng tượng khung cảnh náo động của dân chúng khi Đức Giêsu đến. Họ đă đợi chờ quá lâu, đợi chờ Đấng mà ông Môsê đă hứa, một tiếng nói uy quyền, tiếng nói cất lên nhân danh Thiên Chúa. Đức Giêsu đang trong hội đường và giảng dạy “như một Đấng có uy quyền.” Người không giống các kinh sư, là những người cậy vào quyền thế mà ḿnh có được từ các giáo huấn của các bậc tiền nhân, những người luôn bắt đầu bằng công thức : “Ông Môsê nói rằng,” trong khi đó, Đức Giêsu lại tuyên bố : “Nhưng tôi nói cho các ông biết.” Dân chúng đă để ư đến sự khác biệt này. Có điều ǵ đó mới mẻ đang diễn ra, đấng nào đó cuối cùng đă đến với họ và đang bày tỏ quyền uy của chính ḿnh. Để biểu thị uy quyền, Đức Giêsu đă quát mắng thần ô uế và trục xuất nó.

Những dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của thần ô uế trong một hội đường sẽ là nguyên cớ để đuổi một người ra khỏi nơi quy tụ này. Đức Giêsu không trục xuất người đàn ông ấy, thay vào đó, Ngài thốt lên một lời và trục xuất thần ô uế. Tên thần dữ đă từng quấy nhiễu đời sống của người đàn ông ấy và gây kinh sợ cho cộng đoàn nay đă bị trục xuất bởi “Đấng Thánh của Thiên Chúa,” – nghĩa là, ai đó có tương quan đặc biệt với Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn mạch của việc tốt lành này.

Trong một hội đường bé nhỏ, ở một thị trấn b́nh thường, một cuộc tranh đấu có tổ chức đang tự chấm dứt. Trong thế giới đó và trong thế giới rộng lớn hơn này, sự dữ đă nắm được quyền kiểm soát và không ai có thể làm ǵ được. Đức Giêsu, “Đấng Thánh của Thiên Chúa”, đă đến thế gian. Ngài đương đầu với thần dữ không thể bị khuất phục kia và kiểm soát t́nh h́nh. Phản ứng của dân chúng là tiếng vang vọng của những ǵ mà dân Israel hằng mong mỏi sau khi ông Môsê ra đi. “Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau: ‘Thế nghĩa là ǵ?’ Lời giảng dạy th́ mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.”

Lúc đó, Đức Giêsu đă không để thần dữ kia gọi ra tên của ḿnh. Đó không phải là chuyện Đức Giêsu là ai, nhưng là câu chuyện về uy quyền của Ngài. Chúng ta sẽ phải đợi để nh́n thấy diễn tiến của Tin Mừng qua đó học biết thêm về Đức Giêsu. Tuy nhiên, vừa lúc ấy, danh tiếng của Ngài, Đấng có “lời giảng dạy th́ mới mẻ, người dạy lại uy quyền”, đă được đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê.

Không khó để t́m ra bằng chứng của sự dữ trong thế giới này. Các chính khách, những người kêu gọi lá phiếu của chúng ta, hứa hẹn sẽ đối phó với tội ác, bạo lực, ma túy, chiến tranh, v.v.. Cũng khó để không trở nên yếm thế. Dù cho ư hướng của những nhà chính trị này êm dịu đến đâu, con người vẫn bị đè nén bởi những bàn tay của các thế lực cường bạo. Chẳng phải điều này dường như cho thấy sự dữ đang chiến thắng, và dẫu chúng ta có nỗ lực cách mấy vẫn không đủ? “Bị quỷ ám” là mô tả thỏa đáng nhất cho t́nh thế này.

Và khi đó, một con người bước vào, một người không e sợ khi đối diện với các thế lực sự dữ. Đức Giêsu cho chúng ta thấy rằng, Người đang thực thi chính quyền năng của Thiên Chúa. Có thể chúng ta là những người được thừa hưởng sức mạnh tốt lành mà Đức Giêsu đă nới lỏng trong thế giới này. Đức Giêsu đă giải phóng chúng ta, để từ đó, chúng ta có thể chấp nhận vương triều là hiện diện của Thiên Chúa đă đến trần gian cùng với Người. Đó không phải là điều khiến Đức Giêsu trở nên độc nhất vô nhị trong mắt dân chúng. Điều khiến tŕnh thuật của thánh Máccô trở nên độc nhất vô nhị đó là cách thế ngài liên kết những cuộc trừ quỷ của Đức Giêsu với giáo huấn của Người.

Thánh Máccô rất thường xuyên nhắc đến Đức Giêsu với tư cách là một thầy dạy. “Thầy dạy” dẹp yên giông tố (4,38), làm cho con gái ông Gia-ia sống lại (5,35), nuôi ăn đám đông (6,34), v.v.. Khác với thánh Mátthêu, thánh Máccô không giải thích rơ ràng những ǵ Đức Giêsu giảng dạy. Ngài tập trung vào quyền năng đằng sau giáo huấn của Đức Giêsu.

Ông Gioan Tẩy Giả đă tiên báo rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi” (1,7). Các thế lực sự dữ hiện đang hoành hành trong thế giới này: những ǵ đang lạm dụng sự ngây thơ, chia cắt các cộng đoàn, ủng hộ thuyết duy vật, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng thêm, khuấy động chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo, bắt người trẻ trở thành nô lệ của ma túy, v.v.. Cuối cùng, Đức Giêsu, “Đấng quyền thế hơn,” đă đến với lời sự sống: Người liên kết những ai bị chia cắt khỏi cộng đồng, nâng cao những ai kiến tạo ḥa b́nh biết sẵn sàng hy sinh cuộc sống của ḿnh; Người tha thứ mọi tội lỗi, chữa lành các bệnh tật, khích lệ con người hành động v́ sự thịnh vượng của công tŕnh sáng tạo, khôi phục những gia đ́nh và cộng đoàn tan vỡ. Thánh Máccô nói cho chúng ta biết, Đức Giêsu làm việc này cùng với nhiều công tŕnh quyền năng lớn lao khác bằng uy quyền trong giáo huấn của Ngài.

Xuyên suốt Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu đă thu hút được nhiều đám đông to lớn bởi những chữa lành đầy uy quyền của Người. Dân chúng đang trong nguy cơ diệt vong và Đức Giêsu đến để dạy dỗ và dẫn dắt họ đến bờ bến b́nh an. Người tiếp tục làm việc đó dẫu cái giá phải trả là chính mạng sống của ḿnh. Ở đoạn này của bài Tin Mừng, dân chúng sững sờ v́ Đức Giêsu. Sự sững sờ của họ phải trở thành điều ǵ đó hơn cả sự tôn kính và lôi cuốn. Họ cần phải khám phá ra Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa để rồi từ đó biết đặt niềm tin tưởng vào Ngài. Sau biến cố phục sinh, các môn đệ nhận ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ quyền năng với lời nói đầy sức mạnh, nhưng c̣n là một sự hiện diện có tính cách ngôi vị của Thiên Chúa ở giữa họ. Vậy th́, chẳng có ǵ ngạc nhiên khi Người nói những điều được xảy ra và người ta phải kinh ngạc v́ quyền uy của Người.

Hăy làm một thử nghiệm nhỏ với lương tâm. Ai là người nói với chúng ta với đầy uy quyền? Lời của ai đă hướng dẫn linh hồn và điều khiển những nguồn năng lượng của chúng ta? Phải chăng là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người luôn bận tâm với người nghèo, những người bị bắt bớ và vấn đề môi trường? Chúng ta có quay về những hướng dẫn tâm linh trong sách vở mà chúng ta đọc không? Các đảng phái chính trị, các trang mạng và các bài xă luận ảnh hưởng lên chúng ta nhiều đến mức nào?

Lời của Đức Giêsu có uy quyền trên sự dữ đang ảnh hưởng trong thế giới của chúng ta, v́ thế chúng ta c̣n nghe lời ở đâu và của ai nữa ? Giáo xứ của chúng ta đă có các lớp Kinh Thánh, những ngày tĩnh tâm, những cuộc thảo luận sách vở và chỉ dẫn tôn giáo chưa? Khi tới thời suy sụp, chúng ta có trách nhiệm uốn nắn lương tâm của ḿnh theo lời uy quyền của Thiên Chúa – nhưng ai và điều ǵ sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó ? Thế lực sự dữ hiện đang rất sống động và tràn lan khắp nơi, và chỉ có quyền năng của Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta vượt qua rất nhiều những biểu hiện của chúng.