gxdaminh

 
 

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN B
1Sm 3,3b-10.19 / 1Cr 6,13c-15a. 17-20 / Ga 1,35-42
 

An Phong op : Như Con Chiên Hiền Lành

Như Hạ op : Chân dung người môn đệ

Fr. Jude Siciliano, op : Con thích làm theo thánh ư Chúa

G. Nguyễn Cao Luật, op : Hành Tŕnh hay là Biến Đổi

Vinh sơn Trần Xuân B́nh, op : Điều quan trọng là ḷng tin kiên vững

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Giới Thiệu

Thánh Thể và Lời Chúa : Họ đă xem chỗ Người ở và ở lại với Người

Phaolô Nguyễn Cao Thắng op : Hăy Đến Mà Xem

Fr. Jude Siciliano, op : Xin hăy phán, tôi tớ Chúa đang lắng nghe

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy đến và ở lại trong t́nh thương của Người

 


An Phong OP

Như Con Chiên Hiền Lành
Ga 1,35-42

Cho đến lúc này Gioan Tẩy giả chưa nói ǵ về chính con người Đức Giêsu. Nhưng đoạn Tin mừng hôm nay, ông đă mạnh mẽ tuyên xưng "Đây là Chiên Thiên Chúa"; Ngài sẽ "gánh lấy tội trần gian" và "làm phép Rửa trong Thánh Thần".

Phụng vụ hôm nay kêu gọi chúng ta cùng tuyên xưng đức Tin vào Chúa Giêsu, Đấng cứu độ trần gian, như thánh Gioan Tẩy giả đă tuyên xưng.

* Biểu tượng là một ư nghĩa của một sự vật, và được mọi người chấp nhận, như chim bồ câu biểu tượng ḥa b́nh; chó là sự trung thành… Thông thường người ta thích chọn những con vật mạnh mẽ, hùng dũng để đặt tên cho một đoàn thể, đội nhóm; chẳng hạn như : "đại bàng", "báo đen", "sư tử hùng"… Trong Kinh thánh Cựu ước, chi tộc Giuđa được biểu tượng bằng con sư tử (St 49,8); chi tộc Benjamin với con sói đói (St 49,27); chi tộc Giuse với con ḅ rừng (Tl 33,17)…

* Nhưng tư tưởng của Thiên Chúa không giống tư tưởng phàm nhân. Đức Giêsu là Con Chiên. H́nh ảnh con chiên gợi lên sự hiền lành, dễ dạy, thậm chí có vẻ quá yếu đuối và dễ bị đàn áp. Đức Giêsu, Người Tôi Tớ Đau Khổ của Giavê, cư xử hiền lành "như con chiên bị đem đi giết mà không một lời oán trách thở than".

Chính với thái độ vâng phục đó, Ngài thi hành trọn vẹn Thánh Ư Chúa Cha; với thái độ "yếu đuối" đó, Ngài gánh lấy mọi tội lụy trần gian; với thái độ hiền lành đó, Ngài tẩy rửa tất cả nhân loại bằng t́nh yêu và ḷng thương xót.

"Con người là chó sói với nhau" (Homo homini lupus), một câu thành ngữ latinh đă mô tả cách cư xử của con người với nhau như thế; và thái độ "cấu xé nhau" như thế cũng chính là bản án của con người tự t́m lấy cho chính ḿnh. Bởi v́ khi con người cấu xé nhau, gia đ́nh trở thành địa ngục, xă hội trở thành chiến trường; và nhân loại đang lôi nhau xuống hố sâu của họa diệt vong.

Phải chăng chính h́nh ảnh con chiên hiền lành của Đức Kitô cũng phải trở nên một biểu tượng cho ḥa b́nh, cho t́nh thân ái, cho ḷng bao dung mà mọi người kitô hữu phải thể hiện trong xă hội loài người ?

Lạy Chúa Giêsu
Trong h́nh bánh và rượu mà Chúa đă dùng
để nuôi dưỡng tâm hồn chúng con.

Xin cho chúng con nhận ra ḷng nhân hậu của Chúa.
Và cho chúng con cũng biết sống nhân ái với mọi người.


Như Hạ op

CHÂN DUNG NGƯỜI MÔN ĐỆ
Ga 1,35-42

H́nh ảnh con chiên rất quen thuộc trong cả văn học lẫn cuộc sống Tây Phương. Con chiên đă thành một đề tài hấp dẫn trong Thánh Kinh, nhất là từ tiên tri Isaia. Người Tôi tớ Đau khổ "giống như con chiên bị đem đi giết" (Is 53). Con chiên vô tội chính là Con Thiên Chúa xuống trần chết thay cho muôn dân, như thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu : "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian" (Ga 1:29).

H́nh ảnh con chiên không hề xuất hiện trong văn chương và dân gian Việt Nam. Nếu Kitô giáo không du nhập Việt Nam, chắc h́nh ảnh con chiên không bao giờ lọt vào văn học. Trái lại con dê lúc nào cũng có sẵn trong nền văn học dân gian. Con dê là một trong 12 con giáp. Con dê thành đề tài đàm tiếu cho bao câu truyện dân gian.

Chiên hay dê, mỗi con một vẻ. Nhưng nếu đặt chiên và dê bên nhau, tự nhiên một h́nh ảnh đầy ư nghĩa xuất hiện. Chiên càng đơn sơ bao nhiêu, dê càng phá phách, càng dê bấy nhiêu. H́nh ảnh con chiên đạt tới ư nghĩa phong phú nhất nơi Chiên Thiên Chúa. V́ Chiên Thiên Chúa đă trả lại cho nhân loại tất cả những giá trị cao đẹp nhất.

CHIÊN THIÊN CHÚA

Ngay từ trong Cựu Ước, con chiên đă chiếm một địa vị trung tâm. Con chiên trong bụi gai mắc sừng đă trở thành mồi ngon cho lưỡi dao Abraham, chết thay Isaac (x.Stk 22:13). Chiên Vượt Qua mang một chiều kích lớn lao trong lịch sử dân thánh (x. Xh 12:21). Các tiên tri như Isaia và Giêrêmia đều nhắc tới con chiên hiền lành bị đem đi giết (x. Is 53:7; Gr 11:19). H́nh ảnh con chiên tràn ngập trong sách Khải Huyền. Đặc biệt chỉ trong một đoạn ngắn, Tin Mừng Gioan đă nhắc tới Chiên Thiên Chúa hai lần (Ga 1:29,36). Như thế Thiên Chúa đă chuẩn bị một h́nh ảnh thật đẹp và ư nghĩa cho Đức Giêsu cả ngàn năm trước khi Chúa nhập thể.

Chiên Thiên Chúa đă hi sinh để cứu nhân loại và qui tụ một cộng đoàn dân Chúa. Thánh Gioan Tẩy giả không ngần ngại giới thiệu với các môn đệ con người đến với sứ mạng lớn lao. "Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giêsu"(Ga 1:37). Theo lời mời của Chúa,"họ đă đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người"(c.39). " Ở lại" để đi vào tương quan t́nh yêu thâm sâu với Người, như "Thày ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thày" (Ga 14:10). Từ hiệp thông sự sống với Chúa Cha và Chúa Con nhờ Chúa Thánh Linh đó, hai ông đă trở thành môn đệ đích thực của Đức Giêsu (x.Fahey 1994:103). Họ đă "xem" thấy tất cả nét huyền nhiệm và cao cả của Chiên Thiên Chúa. Mạc khải đă hé lộ dần dần. Lần lượt Đức Giêsu được nhận diện là "Thày" (c.38), "Mêsia" (c.41), "Con Thiên Chúa và Vua Israel" (c.49). Sứ mệnh Người vượt quá lănh thổ một dân tộc. Người đến nối kết đất trời (c.51). Các ông đă "xem" thấy tất cả ư muốn của Thiên Chúa khi kêu gọi các ông. Đó là dấu chứng tỏ các ông luôn tỉnh thức như Samuel khi nghe tiếng Chúa gọi. Ông đă sẵn sàng đáp lại và vâng phục ư Chúa (x.1 Sm 3:10). Đó chính là kết quả sau bao tháng năm "ở lại" trong nhà Chúa. Các ông đă sống và chết v́ chân lư vô cùng phong phú đó. "Đặc điểm người môn đệ Đức Giêsu trong Tân Ước là luôn luôn làm chứng và gắn bó với con người Đức Giêsu" (Walter 1994:295).

Khi "ở lại" với Đức Giêsu, các môn đệ Gioan đă thấy những nét ǵ đặc biệt nơi Đức Giêsu ? Chắc chắn các ông đă thấy nét đơn sơ và khó nghèo của Chúa. "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Mt 8:20). Các ông cũng đă thấy những nét đó nơi sư phụ Gioan. Nhưng hơn Gioan, Đức Giêsu cho các ông thấy tương quan với những người nghèo và những người bị áp bức trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng. "Kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" (Mt 11:5) và "phúc thay ai bị bách hại v́ sống công chính, v́ Nước Trời là của họ"(Mt 5:10).

CỘNG ĐOÀN MÔN ĐỆ

Chính v́ địa vị ưu tiên của người nghèo trong Tin Mừng, nên Giáo hội được thành lập để phục vụ người nghèo. Khi phục vụ như thế, người môn đệ làm cho Nước Trời thành hiện thực hoàn toàn. "Tự bản chất, Giáo hội là cộng đoàn các môn đệ" (Rausch 1993: 282). Nhưng "quá nhiều khi trong quá khứ đời sống đạo đức đă lấy thánh hóa bản thân làm mục đích chính yếu, trong khi việc phục vụ hay thừa tác vụ lại bị coi là thứ yếu" (Rausch 1993:284). Bản chất Kitô hữu là phục vụ. Coi việc phục vụ đánh mất phẩm giá Kitô hữu tức là chưa hề biết Chúa Kitô là ai. Chúa có mất nhân phẩm khi qú xuống rửa chân cho các môn đệ không ? Người không công bố Tin Mừng cho một thiểu số ưu đăi. Nhưng linh đạo Kitô thực hiện ngay trong đời sống cụ thể hằng ngày của mọi người. Tinh thần Kitô đ̣i người môn đệ phải hi sinh tới cùng, sẵn sàng coi mọi người hơn ḿnh và phục vụ mọi người, không trừ ai (x.Mc 9:35).

Người môn đệ không biết đến lối sống kiểu cách và cô độc. Trái lại họ luôn "sống đơn sơ và liên đới với người nghèo và bị áp bức" (Rausch 1993:283). Đó là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của một người môn đệ Kitô đích thực. Trong một xă hội đầy nhóc những người giàu bên cạnh những người đói nghèo, môn đệ Chúa Kitô luôn đứng về phe người nghèo. Mẹ Têrêsa Calcutta đă ḥa ḿnh với những người nghèo khổ nhất trong những người nghèo. Thời Đệ Nhị Thế Chiến, Dietrich Bonhoeffer, một mục sư người Đức, đă rời bỏ nếp sống b́nh yên tại Mỹ, trở về Đức sát cánh với dân tộc chống lại Hitler. Ông đă chết v́ t́nh liên đới với người cùng khốn.

Người môn đệ chân chính của Đức Kitô khởi hành từ niềm tin. Không tin không thể dấn thân cho tha nhân. V́ dấn thân phát xuất từ một con tim xác tín và nồng cháy t́nh yêu Chúa. Không có sự gắn bó bền chặt đó, không thể hoạt động hay tạo nổi giá trị đích thực Kitô giáo. Cụ thể hơn, làm môn đệ Đức Kitô nghĩa là cùng chết và phục sinh với Người trong bí tích Thanh Tẩy và lớn lên nhờ bí tích Thánh Thể (x.Egan 1995: 420). Chính nơi nguồn mạch này, người môn đệ Đức Giêsu có khả năng đáp ứng những nhu cầu khẩn thiết của thời đại và lên đường theo tiếng gọi của Đức Kitô. Người môn đệ lúc nào cũng cần đổi mới nội tâm để thấy rơ những nhu cầu và nghe rơ tiếng gọi đó. Đây là một cố gắng trường kỳ mang lại cho cuộc đời Kitô hữu một ư nghĩa sâu đậm và một giá trị thực sự.

Cộng đoàn môn đệ Đức Giêsu chính là "một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ đứng trước Con Chiên"(Kh 7:9). Phải chăng h́nh ảnh lư tưởng đó chỉ kiếm được trên thiên đàng ? Không, Đức Giêsu muốn thấy h́nh ảnh đó ngay trên trần thế. Cho tới công đồng Vatican II quần chúng vẫn quan niệm chỉ những tu sĩ và giáo sĩ mới là các môn đệ Chúa Kitô. Nhưng "từ thời Cải Cách, anh em Tin Lành đă quan niệm toàn thể cộng đoàn Kitô hữu là môn đệ Đức Giêsu" (Egan 1995:420). Nếu thế, tất cả đều phải theo Chúa Kitô. Không c̣n cảnh một bên là chủ chăn và bên kia là đoàn chiên thụ động. Không môn đệ nào có quyền khoanh tay đứng nh́n người khác dấn thân. Tất cả đều thuộc về Chúa Kitô, chứ "đâu c̣n thuộc về ḿnh nữa" (1Cr 6:19). Nếu "đă kết hợp với Chúa, th́ (chúng ta) nên một tinh thần với Người"(c.17). Đă đến lúc người giáo dân phải thực sự ư thức giá trị cao quí của ḿnh, "v́ Thiên Chúa đă trả giá đắt mà chuộc anh em về" (c.20). Bởi đó tất cả đều hoạt động "để phụng sự Chúa" (c. 13) và "tôn vinh Thiên Chúa". Đừng đợi tới lúc "mục tử tách biệt chiên với dê" (Mt 25:32) chúng ta mới bừng tỉnh ! V́ "đêm đến, không ai có thể làm việc được" (Ga 9:4)


Fr. Jude Siciliano, op

Con thích làm theo thánh ư Chúa
(Tv 40, 2-4, 7-10)

Thưa quí vị.

Bất cứ quí vị nào theo dơi những bài suy gẫm Tin mừng Chúa nhật mấy năm nay, đều nhận ra tôi cố ư bỏ qua một phần quan trọng của phụng vụ lời Chúa. Đó là phần Thánh vịnh đáp ca. Nó rất hữu ích cho các bài suy niệm của chúng ta. Lỗi hoàn toàn về phần tôi. Nhưng cũng có một vài lư do khách quan. Số là tôi thuộc thành phần những người rao giảng lưu động, lang thang khắp xứ đạo này đến xứ đạo khác. Bài đáp ca trong các nhà thờ tôi đến giảng thường được ca đoàn thay đổi tuỳ tiện. Có khi đọc nguyên văn trong sách các bài đọc, có khi thay thế bằng bài hát tương đương, có khi lại chẳng ăn nhằm ǵ với bài đọc một. Thành thử tôi hay bị bất ngờ. Nếu tôi sửa soạn một bài suy niệm cho đáp ca, th́ phần nắm chắc là tôi sẽ bị hụt hẫng ở một vài giáo xứ. Dầu vậy lần này cũng xin có một vài suy nghĩ về thánh vịnh để tạ tội. Trước hết chúng ta bàn chung về các thánh vịnh, rồi đến bài đáp ca tuần này: Thánh vịnh 40. Tôi cũng đă được đọc một số sách rất hay về thánh vịnh. Quư vị có thể t́m thấy trong các thư viện chung.

Sách Thánh vịnh vừa là một cuốn sách hát vừa là sách để cầu nguyện. Nó được sử dụng trong các buổi phụng vụ tại đền thờ Giêrusalem. Cộng đoàn Do thái cầu nguyện bằng cách hát lên các Thánh vịnh. Khi đền thờ bị phá huỷ và dân Do thái bị phát văng lưu đầy th́ họ phải bỏ lại mọi sự tại quê hương : đền thờ, bàn thờ, các đồ cúng tế. Tuy nhiên các Thánh vịnh có thể theo đi với họ v́ phần đông đă thuộc ḷng. Và ở nơi đất lạ, những Thánh vịnh lại càng cần thiết hơn. Theo thời điểm, họ tụ họp, nhớ về quê cha đất tổ và ca hát Thánh vịnh để bày tỏ trước tôn nhan Thiên Chúa những khắc khoải và ước vọng của ḷng ḿnh. Thực tế Thánh vịnh được thành h́nh trong một thời gian lâu dài, phỏng từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ II trước Công Nguyên. Chúng nảy lên từ những nhu cầu cần thiết của dân tộc Israel. Nó phản ánh kinh nghiệm khác nhau của cuộc sống đời thường: gian truân, vui mừng, tạ ơn, cầu khẩn, các dịp lễ trọng... Nó bao trùm hầu hết mọi lănh vực thiêng liêng, xă hội, cá nhân… cho nên nó là một kho tàng để chúng ta khai thác trong xứ vụ rao giảng. Cũng như dân Do thái chúng ta có thể sử dụng Thánh vịnh ở hầu hết các buổi phụng vụ và cầu nguyện, nhất là trong hành tŕnh lưu đầy của kiếp sống trần gian.

Thánh vịnh không được xếp sắp theo một thứ tự hay chủng loại nào cả : như tạ ơn, tha văn, ngợi khen… Trái lại nó thay đổi liên tục từ kinh nghiệm này sang kinh nghiệm khác nhau của cuộc sống con người. Điều đó nói lên quá tŕnh h́nh thành của nó: thời gian lâu dài, hoàn cảnh khác nhau: Lúc này th́ ca ngợi Thiên Chúa, tiếp theo lại là lời khắc khoải, lo âu. Phải chăng cuộc sống con người cũng kinh qua những giây phút tương tự mà không cần lời giải thích hợp lư đó sao? Một Thánh vịnh vui tiếp theo một Thánh vịnh buồn. Một giây phút b́nh an tiếp theo giây phút khác đầy sóng gió. Đời có những khúc ngoặt bất ngờ, không ai đoán trước được.

Đa số tín hữu không mấy khi đọc Kinh thánh, nhưng ai cũng thuộc vài câu Thánh vịnh. Ví dụ: "Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Thiên Chúa là thành luỹ che chở tôi, tôi c̣n sợ người nào?…" Tóm lại, Thánh vịnh là loại văn chương dễ đọc nhất trong Kinh thánh, phần lớn chúng nói rơ t́nh cảm của con người bằng ngôn ngữ b́nh dị. Chúng dùng rất nhiều h́nh ảnh, ẩn dụ, nhịp điệu, dụ ngôn để bộc lộ cảm xúc phổ thông của nhân loại. Chúng bày tỏ khát vọng, ước mong, đợi chờ từ những hoàn cảnh khác nhau của mỗi cá nhân. Chúng ta có thể sử dụng dễ dàng các Thánh vịnh để cầu nguyện, ngợi khen, xin ơn, tạ lỗi v.v…

Có một điểm chung nhất cho 150 Thánh vịnh là chúng ở thể thơ, thể thơ bằng ngôn ngữ Do thái. Loại văn thơ này khác với văn thơ của chúng ta bây giờ. Nhưng đă là thơ th́ phong độ chúng cao hơn văn xuôi, súc tích và nhịp nhàng hơn. Cách ngắt câu và đặt vần đ̣i hỏi nhiều nghệ thuật hơn. V́ vậy chúng rất giầu tưởng tượng, dễ thuộc ḷng và hay lập lại. Thánh vịnh là ngôn ngữ thơ phú, nhiều cảm xúc và âm điệu, cho nên phải hát mới bộc lộ hết ư vị của nó, nếu có nhạc khí đệm th́ càng hay. Tương tự như thi phú các nước, đọc không th́ chỉ được một nửa ư nghĩa. Ngâm to với đàn, sáo, cồng, chiêng… mới diễn tả hết cái hay của nó. V́ vậy thơ phú luôn đi đôi với âm nhạc. Thơ Do thái có những tính chất riêng của ngôn ngữ đó. Ấy là hay dùng thể song hành. Một cảm xúc được diễn tả ở vế trên, vế dưới lập lại nhưng mở rộng hơn. Đôi khi vế dưới là phản đề của vế trên. Ví dụ Thánh vịnh 40 hôm nay : "Tế phẩm và lễ vật Chúa không thích - Nhưng đă mở tai con để con vâng giữ. Lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đ̣i - con liền thưa : Này con xin đến."

Cho nên Thánh vịnh rất thích hợp cho việc rao giảng, hùng biện. Nó giúp đỡ rất nhiều để người giảng thuyết diễn đạt tư tưởng, t́nh cảm của ḿnh. Nó tỏ lộ những chiến đấu, vật lộn của cá nhân hay cộng đoàn hầu có thể giữ vững, tin tưởng vào Thiên Chúa giữa một xă hội, thế giới không tin, đầy cạm bẫy hay thù địch. Đến đây xin mời nh́n kỹ hơn vào bài đáp ca để thấy rơ khả năng rao giảng của tập Thánh vịnh.

Thánh vịnh 40 khởi sự trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, tức từ một nhu cầu cấp bách, phụng vụ bỏ mất một câu : "Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong, khỏi vũng lầy nhơ nhớt" (40,2). Tác giả đang ở trong thời kỳ cực khổ và ơn trợ giúp của Thiên Chúa chưa thấy đến, kỹ thuật lặp đi lặp nhấn mạnh ḷng mong chờ trong thời buổi ngặt nghèo. Chẳng phải tác giả chỉ đợi chờ, nhưng bài ca xem ra muốn nói : "Thiên hạ vẫn hằng mong đợi." V́ vậy khi ca lên nghe như có tiếng phụ hoạ của nhiều người văng vẳng sau hội trường : "Lạy Chúa bao lâu nữa?" Đây là lời khẩn cầu tha thiết của biết bao linh hồn khốn khổ chờ mong Thiên Chúa cứu giúp, chẳng hạn của những gia đ́nh tan vỡ, con cái đi hoang, vợ chồng chia ĺa, của những người mắc bệnh nan y, những kẻ tàn tật v.v…

Phần tôi, tôi nghe như tiếng bà già hàng xóm vừa mới về trời hôm qua. Bà liệt giường liệt chiếu hàng chục năm, phải được chăm sóc toàn thời gian. Bà luôn miệng (và cả gia đ́nh nữa): "Lạy Chúa, con hằng mong đợi, xin giải thoát con, giải thoát con khỏi những khổ cực, đoạ đầy này." Trên b́nh diện toàn cầu, chắc chắn lời nguyện c̣n có âm vang rộng lớn hơn nữa, thí dụ ở Do thái, Palestin, Afganishtan, ở Iraq, ở Venezuela, ở Nam Phi, ở những nơi đang chết đói v́ rét mướt, hạn hán, ở những bệnh viện Sida, bệnh viện lao, ở các trại phong cùi… "Lạy Thiên Chúa, chúng con hằng mong đợi, hằng mong đợi cho đến khi nao?" Người tín hữu thường khi bị dồn ép đến độ gần như thất vọng, chẳng c̣n dám tin tưởng vào Thượng đế nữa.

Nhưng mặc dù vậy qua đức tin của tác giả Thánh vịnh chắc chắn Thiên Chúa sẽ đến trợ giúp, tuy không như ư chúng ta muốn. Thiên Chúa hoàn toàn tự do hành động theo đường lối khôn ngoan của Ngài. Nhất định "Ngài nghiêng ḿnh xuống và nghe tiếng tôi kêu." Ngài sẽ đáp ứng rộng răi hơn ḷng mong ước, bởi lẽ chúng ta phải bật tiếng kêu lên: "Chúa cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca ngợi khen Thiên Chúa chúng ta." Liệu chúng ta, đang họp nhau trong thánh lễ này, c̣n có thể nhớ lại những cơ hội trong cuộc sống đă được Thiên Chúa "nghiêng ḿnh lắng tai nghe" sau thời gian dài chờ đợi ? Nếu có được những ân huệ như vậy, th́ đây là giây phút thuận tiện để hát vang lên những bài ca mới, cảm tạ Thiên Chúa v́ đă nâng đỡ đức tin của chúng ta qua những khắc khoải đợi chờ và dẫn đưa đến thành công ! Cùng với tác giả Thánh vịnh, chúng ta nhân cơ hội này tăng cường ḷng tin cậy Thiên Chúa trong nguyện cầu, bởi lẽ biết chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ từ chối những nhu cầu chính đáng của con cái Ngài.

Thánh vịnh 40 chỉ rơ Thiên Chúa không đáp ứng tế phẩm và lễ vật bề ngoài, hoàn toàn có tính cách nghi thức, như của lễ tạ ơn. Dĩ nhiên đôi khi chúng ta cũng phải dâng hiến lễ vật, nhưng chính yếu là tấm ḷng chúng ta hướng về Ngài và dấn thân thi hành những điều Ngài truyền dạy. Câu Ngài "đă mở tai con" song song với "này con xin đến" mạnh mẽ nói lên ư tưởng đó. Kinh nguyện theo lễ nghi, rất cần thiết cho đời sống đức tin của từng cá nhân cũng như cộng đoàn. Nhưng không phải chỉ có vậy. Thiên Chúa đ̣i hỏi nhiếu hơn nữa tức toàn thời gian. Chúng ta phải dâng ḿnh cho Ngài, ngày cũng như đêm, không cắt xén, không đ̣i lại. Nếu chỉ theo lễ nghi, chương tŕnh, công việc sẽ trở nên máy móc, nhàm chán. Tác giả Thánh vịnh nói : "Con thích làm theo thánh ư Chúa và ấp ủ luật Chúa trong ḷng." Phụng sự Chúa bán thời gian hoặc nửa vời không chu toàn việc đó được!

Nếu chúng ta đă từng nghiệm ra Thiên Chúa đă lắng tai nghe lời khẩn cầu của ḿnh, th́ trong thánh lễ hôm nay, xin hăy trào dâng tâm t́nh tri ân cảm tạ, hát lên những khúc tân ca tự đáy con tim. Thiên Chúa thực sự ngự trong cuộc đời ḿnh. Cầu nguyện và các nghi lễ sẽ được cử hành một cách tự phát, chẳng cần tế phẩm và lễ vật, chỉ cần tấm ḷng thành muôn thuở : "Này con xin đến."

Tư tưởng cuối cùng của bài đáp ca hôm nay : "Giữa ḷng đại hội" mà tác giả Thánh vịnh tuyên bố được Thiên Chúa giải thoát. Chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội để phổ biến như vậy. Giữa ḷng Hội thánh, đại hội của Thiên Chúa, chúng ta siêng năng và chăm chỉ thi hành các phần việc phụng vụ dân Chúa như đọc sách, dạy giáo lư, dọn bàn thờ, đốt nến, tổ chức các lễ trọng… với đầy ḷng biết ơn. Như vậy chúng ta chu toàn nhiệm vụ người tín hữu tốt. Ngoài ra, c̣n có một "đại hội" khác chúng ta cũng phải loan truyền ḷng Thiên Chúa yêu thương : Đó là thế giới chung quanh ḿnh, như những đứa con đă được Chúa chăm lo, săn sóc, chúng ta cũng phải quan tâm đến anh chị em ḿnh đang sống khắc khoải, lo âu v́ nghèo đói, chiến tranh, áp bức, bóc lột, họ cũng là con Thiên Chúa đáng Ngài nghiêng ḿnh lắng tai nghe. Chỉ lúc ấy chúng ta mới thực sự "thích làm theo thánh ư và ấp ủ luật Chúa trong ḷng." Amen.


G. Nguyễn Cao Luật, op

Hành Tŕnh hay là Biến Đổi
Ga 1,35-42

Lời mời gọi làm biến đổi cuộc đời

Giai đoạn từ sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa đến tiệc cưới Ca-na là một thời kỳ chuyển tiếp giữa Cựu và Tân Ước. Đối với các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả, đây là những ngày có tầm quan trọng đặc biệt, có tính cách quyết định : các ông sẽ trở thành môn đệ của Đức Giêsu, các ông sẽ nh́n thấy nước được biến thành rượu, các lời hứa được thực hiện. Đêm trở thành ngày, nghi ngờ biến thành đức tin.

Bên bờ hồ, ông Gioan đang đứng với các môn đệ của ḿnh, như tượng trưng cho quá khứ đă dừng lại. C̣n Đức Giêsu đi ngang qua và các môn đệ ông Gioan tiến đến với Đức Giêsu : h́nh ảnh của tương lai. Qua lời giới thiệu của ông Gioan, hai người môn đệ bắt đầu cuộc gặp gỡ với Chiên Thiên Chúa, và sau đó chia sẻ cuộc sống với Người : họ đă đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm ấy.

Con đường của các môn đệ đến với Đức Giêsu được mở rộng thêm với lời mời gọi "Hăy đến mà xem" , kèm theo một t́nh thân mật mà không có ǵ có thể lật ngược lại. Con đường này diễn ra không phải bằng lời nói nhưng bằng cuộc tiếp xúc với thực tại, bằng việc đi sâu vào cuộc sống và chia sẻ cuộc sống đó.

Đi theo Đức Kitô, các môn đệ đă xem và đă ở lại với Người. Tuy vậy, các ông không ở lại luôn đó Trong truyền thống Do-thái, việc đặt tên cũng có nghĩa là ban tặng cuộc sống.

Đức Giêsu ban cho ông Simon một đời sống mới, kiện toàn đời sống đang có sẵn. Đời sống mới này được diễn tả qua một nhiệm vụ mới : "Phêrô - Đá". Như thế Simon Phêrô vẫn là con người đó nhưng đồng thời cũng là một người khác : ngay ở bên trong con người, có một đời sống mới, một trách nhiệm mới. Kê-pha : đó là tên gọi đầy yêu thương mà Con Người dành cho ông Simon. Từ nay trở đi, người thợ chài lưới tên là Phêrô sẽ phải nỗ lực để xứng đáng với tên gọi đó, qua đời sống làm môn đệ Đức Giêsu, cho đến một ngày chính ông sẽ gọi Người là Con Thiên Chúa.

Câu chuyện về cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Đức Giêsu với các môn đệ là khởi đầu cho một con đường dài, cho mầu nhiệm hiệp thông : trời cao đă thầm th́ những tên gọi vẫn được giấu kín, và ngược lại, trời cao chờ đợi trái đất khám phá và gọi lên danh hiệu của Thiên Chúa.

Một sự gắn bó

Xưa kia, trong Đền Thờ, cậu bé Sa-mu-en đă nhanh nhẹn đáp lại khi nghe được tiếng nói bí ẩn đang gọi cậu. Cậu đă chỗi dậy, sẵn sàng đón nhận tấm ḷng ưu ái giúp cậu nhận ra chính Đấng đă gọi cậu.

Con đường dài của các ông Phêrô, Anrê, Gioan - và của tất cả mọi người - đă được bắt đầu từ xa xưa với cuộc di cư của tổ phụ Áp-ra-ham và cuộc xuất hành khỏi Ai-cập của dân Ít-ra-en.

Con đường này có đích điểm là Giêrusalem thiên quốc, là tận cùng thế giới. Đó là một cuộc ra đi đ̣i phải có ḷng kiên tŕ ; đó là một hành tŕnh rất dài trong sương mờ để dần dần các ông nhận ra người thợ mộc khiêm tốn của làng Na-da-rét cũng chính là Chiên Thiên Chúa.

Một hành tŕnh như thế, một cuộc biến đổi như thế không chỉ là nỗ lực của trí óc, nhưng là một bước nhảy của tâm hồn. Tuy thế, vẫn cần phải có thời gian, phải có sự quen thuộc. Chính v́ vậy, Đức Giêsu đă quay lại nh́n những người đang e dè bước đi theo ḿnh và đưa ra lời đề nghị : "Hăy đến mà xem".

Có thể giải thích lời đề nghị ngắn ngủi này như sau : "Anh em hăy đến ở với tôi, chia sẻ cuộc sống của tôi. Hăy tiếp xúc với tôi và loại bỏ mọi thành kiến, mọi ư tưởng có sẵn, rồi các anh sẽ dần dần quen thuộc với con người lạ kỳ của tôi, hiểu được con người được sai đến đầy bí nhiệm, con người mang nhiều tước hiệu mâu thuẫn : kẻ bịp đời và Thầy, con loài người và con Thiên Chúa, Chúa và Con Chiên.

Như vậy, quả là một hành tŕnh khó khăn đối với các môn đệ cũng như cho tất cả mọi người. Người ta không thể lấy làm thoả măn v́ những điều đă có. Đức tin chỉ sáng tỏ dần vào cuối một con đường, nó mọc lên như b́nh minh rực rỡ thêm dần theo bước chân của người đi săn.

Phải nói thêm rằng, hành tŕnh này là một khát vọng, một sự biến đổi không ngừng. Sau một chặng đường t́m kiếm, ông Anrê đă nói với em ḿnh là ông Simon : "Chúng tôi đă gặp thấy Đấng Mêsia". Lời giới thiệu này khởi đầu cho cuộc hành tŕnh của ông Simon để "sẽ được gọi là Kêpha", đồng thời cũng đưa tất cả các ông vào một chặng đường mới. Đức Giêsu luôn nhấn mạnh với các ông về sự thay đổi, về sự hoán cải dựa trên những xác tín đă có. Nếu người ta đă t́m thấy Đấng Mê-si-a, th́ vẫn chưa phải là lúc nghỉ ngơi, vẫn chưa có quyền ở lại một chỗ ; trái lại, đó là lúc chấp nhận cách mănh liệt hơn, cách tin tưởng hơn thân phận của Đấng Mê-si-a theo cách thức của Thiên Chúa, và cũng là dám phiêu lưu trong niềm tín thác để vừa là chính ḿnh vừa là một người khác, vừa là con người vừa là con Thiên Chúa.

Gặp gỡ để đáp trả

Vậy, bài Tin Mừng này khích lệ và củng cố chúng ta.

Trước hết, chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và trao tặng cho mỗi người một tên gọi riêng phù hợp với con người và sứ mạng của chúng ta. Mỗi người đều có một tên gọi riêng, tên gọi vĩnh cửu được khắc vào một viên sỏi trắng mà chỉ chúng ta mới biết (x. Kh 2,17). Mỗi chúng ta có nhiệm vụ khám phá tên gọi đó và đáp lại t́nh thương của Thiên Chúa bằng một đời sống phù hợp. Đó chính là hành tŕnh của chúng ta.

Ngoài ra, bài Tin Mừng c̣n an ủi chúng ta nếu chúng ta gặp thấy những vấn đề trong đời sống đức tin. Đó là chuyện b́nh thường. Tuy vậy, chúng ta không được khép kín nơi chính ḿnh, không được đứng yên một chỗ và thoả măn với những điều đă t́m được. Đức Giêsu luôn mời gọi chúng ta hăy đến mà xem căn nhà của Người, hăy đến gặp gỡ Người. Hăy đến mà xem Người sống thế nào và múc nước từ nguổn mạch nào. Hăy đi sâu vào bí mật của Người và hăy để ḷng ḿnh được sưởi ấm nhờ sự hiện diện của Người. Hăy tiếp xúc với Người và mắt của chúng ta sẽ bừng sáng.

Ngạn ngữ cổ có câu : "Hăy cho tôi biết anh tiếp xúc với ai, tôi sẽ cho anh biết anh là ai". Chúng ta có thể áp dụng câu ngạn ngữ này vào bài Tin Mừng hôm nay và thấy thật là thích hợp. Nếu chúng ta thường xuyên tiếp xúc với Đức Giêsu, nếu chúng ta sống trong t́nh thân mật với Người, th́ chúng ta sẽ dần dần nên giống như Người, sẽ trở nên môn đệ đích thực của Người.

Sống với Đức Giêsu, đó là nh́n xem với cặp mắt của Người, yêu thương với tấm ḷng của Người và hành động với sức mạnh của Người.

Hăy dành những khoảnh khắc để nghe được lời mời yêu thương của Đức Giêsu. Hăy dành thời gian để đến xem chỗ Người ở. Mỗi lần hăy ở lại lâu hơn. Hăy trở lại đó thường xuyên và dần dần chúng ta sẽ được biến đổi.

* * *

Lạy Chúa,
Chúa muốn chúng con đưa Chúa đi
trên mọi hành tŕnh của cuộc sống
trên những lối quen thuộc hằng ngày.

Chúa muốn chúng con thưa lên với Chúa :
Xin hăy đến và bước đi cùng với chúng con,
xin đừng chậm trễ,
xin đến và nh́n xem
nơi chúng con đang ở ;
xin ở bên chúng con
để mắt chúng con bừng mở
và hy vọng được nảy sinh.

Bấy giờ, nếu Chúa muốn,
chúng con sẽ bước đi theo Chúa
đến những miền xa xăm.
(theo J.Y.Quellec)


Vinh sơn Trần Xuân B́nh, OP

Điều quan trọng là ḷng tin kiên vững
Ga 1,35 – 42

Kính thưa cộng đoàn !

Bài đọc I kể lại câu chuyện Đức Chúa gọi Sa-mu-en và Sa-mu-en đă đáp lời : “Xin Ngài phán, v́ tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” Chính lời đáp trả này mà Đức Chúa đă ở với Sa-mu-en và “Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu.”

Bài đọc II thánh Phao-lô tự vấn tín hữu Cô-rin-tô rằng: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao ?” Và ngài khẳng định, “ai đă kết hợp với Chúa, th́ nên một tinh thần với Người.”

C̣n bài Tin mừng hôm nay, thuật lại biến cố Đức Giêsu mời gọi các môn đệ của ông Gioan đến sống thâm t́nh với Người, qua đó các môn đệ của ông Gioan đă xác tín vào lời giới thiệu của thầy ḿnh về Đấng Kitô, “đây là Chiên Thiên Chúa” v́ thế họ đă tuyên nhận Đức Giêsu là Đấng Mê-si-a nghĩa là Đức Kitô Con Thiên Chúa.

Như vậy tất cả những ai sống thâm t́nh với Thiên Chúa đều được Chúa đoái thương cư ngụ trong tâm hồn và Thiên Chúa trở nên thân thiện và hằng quan tâm chăm sóc họ trong suốt cuộc đời.

Cũng vậy nhờ được đến sống thâm t́nh với Đức Giêsu tại nơi ở của Người mà các môn đệ đă trải nghiệm được t́nh yêu Thiên Chúa đối với họ qua con của Người là Đức Giêsu Kitô, đó là điều có lẽ suốt cuộc đời, họ luôn khắc ghi trong tâm hồn và thiết nghĩ đó cũng là niềm xác tín rất riêng tư nơi sâu thẳm tâm hồn mỗi tín hữu về một Đức Kitô đă được trao ban cho con người và v́ con người. Đó là Mầu nhiệm hiện diện của Con Thiên Chúa nơi thế gian, đặc biệt nơi sâu thẳm tâm hồn mỗi con người.

Để có được trải nghiệm này không phải là chuyện dễ, thật thế làm sao chúng ta cảm nhận được một Thiên Chúa đang hiện diện trong tâm hồn và Người rất thân thiện và hằng quan tâm ủi an chúng ta ? Làm sao chúng ta cảm nghiệm được một Thiên Chúa là ánh sáng cho trần gian ? Làm sao chúng ta cảm nghiệm được một Thiên là đường dẫn đưa chúng ta đến cùng Chúa Cha ? Làm sao chúng ta cảm nghiệm được một Thiên Chúa đă được sinh ra trong tâm hồn chúng ta cho chúng ta và v́ chúng ta ? …

Điều quan trọng là ḷng tin kiên vững mà Đức tin đă tặng ban cho chúng ta, chứ không phải là cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa. Bởi v́ sự hiện diện của Thiên Chúa, không hệ tại vào những tài năng của linh hồn, nhưng là từ tận nơi sâu thẳm của linh hồn. Chính v́ thế, điều đó lư giải tại sao mà chúng ta không lănh hội được. Thật thế Thiên Chúa luôn thân thiện, nhưng chúng ta không có một chút cảm nhận nào. Thiên Chúa rất thân thiện với chúng ta, nhưng chúng ta lại xa Người. Thiên Chúa ở trong c̣n chúng ta th́ ở ngoài. Thiên Chúa luôn ở trong ngôi nhà tâm hồn chúng ta, thế mà chúng ta lại là kẻ xa lạ với chính ngôi nhà của chúng ta. Như lời sách Công vụ tông đồ đă nói : "Trong Người, chúng ta sống, cử động và hiện hữu" (Cv 17:28), Ngài bao bọc chúng ta mọi nơi mọi lúc. Cũng như thánh Âu-tinh, chúng ta tin tưởng cầu nguyện với Thiên Chúa rằng: "Lạy Chúa, xin che chở con, và con đă được Người che chở". Khi ấy, chúng ta có thể lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần mách bảo trong sâu thẳm tâm hồn, v́ này Triều Đại Thiên Chúa "đang ở giữa các ngươi" (Lc 17:21).

Khi Đức Giêsu Kitô sinh ra vào trong thế gian như một phàm nhân, th́ Người cũng được sinh ra trong tâm hồn chúng ta. Và như vậy, Người là ánh sáng soi chiếu thế gian, là ngọn đèn nội tâm dẫn đưa chúng ta đến cùng Chúa Cha. Chúng ta hăy lắng nghe lời Người với một tấm ḷng đơn sơ thành thật đừng ngờ vực. Nếu chúng ta chỉ lắng nghe mà không hành động theo, khi ấy chúng ta sẽ mất tất cả. Như vậy chúng ta không được biến đổi và không thể nhận biết được Thiên Chúa trong sâu thẳm tâm hồn, nơi mà chúng ta được mời gọi nhận biết Thiên Chúa trong đó.

Đức Kitô đă sinh ra trong chúng ta và chúng ta cần nuôi dưỡng mối liên hệ thân thuộc với Người. Sự sinh ra của Đức Kitô cho phép chúng ta thông phần vào bản tính Thiên Chúa; như vậy, nhân loại được liên kết với Thiên Chúa sau khi xa ĺa Thiên Chúa một thời gian rất lâu v́ tội nguyên tổ. Sự sinh ra của Đức Kitô là qùa tặng cao qúi của Thiên Chúa nhờ sự sáng tạo của Người; xuất phát từ t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa v́ chúng ta. V́ thế chúng ta được kêu mời đáp trả lại t́nh yêu ấy theo cùng cách thức, với ḷng mến chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả thân xác lẫn ư muốn cho Thiên Chúa, v́ Người đă yêu chúng ta trước. Chúng ta có thể yêu Chúa qua lời cầu nguyện và qua sự phục vụ tha nhân.

Tất cả những điều nêu trên có thể lư giải cho chúng ta những vấn đề: tại sao chúng ta phải cầu nguyện, tại sao chúng ta phải ăn chay, tại sao chúng ta phải làm tất cả những việc lành, tại sao chúng ta phải rửa tội, tại sao Thiên Chúa phải trở nên phàm nhân, tại sao chúng ta phải sống thân t́nh với Thiên Chúa, tại sao tất cả những điều đó là cao cả nhất ? Thưa ! v́ Thiên Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng ta, Người rất thân thiện và hằng chăm sóc ủi an chúng ta.

Chúng ta hăy mở rộng tâm hồn ra và đến với Thiên Chúa trong sự cô liêu hoàn toàn, nhờ đó mà chúng ta tỉnh thức với những ǵ mà Đức Kitô mang tặng chúng ta: một thế giới mới, một thế giới nội tâm mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta và v́ chúng ta. Đó là Mầu nhiệm hiện diện. Chúng ta hăy cầu xin Chúa ban ân sủng để nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi sâu thẳm tâm hồn. Nếu chúng ta chưa nhận ra th́ hăy có sự ao ước để được nhận ra, nếu chúng ta chưa thể có sự ao ước để nhận ra th́ hăy ao ước có sự ao ước đó. V́ chính Đức Giêsu đă nói : "Ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở lại với người ấy" (Ga 14,23).

Lạy Chúa xin ban ân sủng cho chúng con để chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi sâu thẳm tâm hồn. Amen.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Giới Thiệu
Ga 1,35-42

Một thủ tục đầu tiên, hay đúng hơn, một nghi thức đầu tiên mà trong bất cứ buổi hội họp hay một bữa tiệc lớn nhỏ nào người ta vẫn thường làm, đó là giới thiệu những người hiện diện, nhất là giới thiệu những chức sắc, những nhân vật quan trọng. Trong cuộc sống xă giao hằng ngày cũng vậy, mỗi khi gặp những người mới lạ, người ta cũng thường giới thiệu nhau. Như vậy, giới thiệu nhau là một điều rất b́nh thường, và tất cả chúng ta đều biết mục đích của sự giới thiệu là để biết nhau.

Trong bài Tin Mừng chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của ông, ông nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Lời giới thiệu này chứng tỏ Gioan biết Chúa Giêsu là ai và cũng chứng tỏ ông ư thức sứ mệnh tiền hô của ḿnh, ông đă chỉ lối cho hai môn đệ đến gặp Chúa Giêsu. Đây là lời giới thiệu trung thực, đầy can đảm và có mănh lực thôi thúc hai môn đệ đi theo Chúa.

Hai môn đệ ấy, một người là Anrê, c̣n người kia, tuy Tin Mừng không nói đích danh, nhưng chúng ta biết đó là Gioan, tác giả bài Tin Mừng này, bởi v́ trong sách Tin Mừng của ông, ông thường giấu tên ḿnh. Họ đến nói chuyện với Chúa, chúng ta không biết Chúa nói ǵ với hai ông và hai ông nói ǵ với Chúa, chỉ biết rằng sau khi tiếp xúc với Chúa ra về, hai ông đă biểu lộ ḷng tin : tin nhận Chúa là Đấng Mê-si-a, Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế, và ḷng đầy phấn khởi, quyết dấn thân theo Chúa không điều kiện.

Ngày hôm sau, ông An rê lại đưa em ḿnh là Si-môn đến gặp Chúa. Vừa gặp Si-môn, Chúa đổi ngay tên cho ông là Phêrô. Trong truyền thống của Do Thái, việc đổi tên như thế bao hàm một ư nghĩa quan trọng và là một cách minh chứng : người đổi tên là người có uy quyền, và người được đổi tên sẽ được trao cho một nhiệm vụ quan trọng nào đó. Ở đây, Chúa Giêsu đổi tên cho Si-môn, minh chứng uy quyền của Chúa, và Ngài sẽ trao cho ông một sứ mệnh mới, một nhiệm vụ đặc biệt. Si-môn được đổi tên là Phêrô, nghĩa là Đá Tảng, tức là ông sẽ làm nền móng của Giáo hội, ông sẽ là người lănh đạo tối cao của Giáo hội sau này.

Như vậy, Gioan Tẩy Giả biết Chúa Giêsu, nên ông đă giới thiệu cho các môn đệ và hai môn đệ đă tin theo Chúa. Liền sau đó, Anrê đă giới thiệu cho em ḿnh, và Phêrô cũng tin theo Chúa. Rồi cả ba môn đệ cũng như tất cả các môn đệ khác đă biết Chúa, sống với Chúa và vâng lệnh truyền của Chúa đi giới thiệu Chúa cho muôn dân : “Anh em hăy đi khắp nơi rao giảng cho mọi người”. Các ông đă hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ này.

Đối với chúng ta hôm nay, một khi đă chịu phép Rửa tội và gia nhập vào Giáo hội, chúng ta đều có nhiệm vụ giới thiệu Chúa cho anh em. Chúng ta có thực hiện không và thực hiện như thế nào ? Mục đích của giới thiệu là để biết nhau, muốn giới thiệu về một người th́ phải biết về người đó, tùy theo mối liên hệ giữa hai người mà mức độ biết về nhau nhiều hay ít, nếu không biết rơ về người nào th́ có thể giới thiệu sai về người ấy, chẳng ai muốn người khác giới thiệu sai về ḿnh, giới thiệu sai là xúc phạm đến người đó và cũng mắc lỗi với ngươi ḿnh giới thiệu. V́ thế, muốn giới thiệu ai th́ phải biết rơ về người ấy, cũng vậy, để giới thiệu Chúa chúng ta phải biết Chúa. Chúng ta có biết Chúa không ?

Có lẽ nhiều người tín hữu có mặc cảm v́ thấy ḿnh non yếu về đức tin, về giáo lư, về Kinh Thánh, h́nh như chúng ta chỉ đủ đức tin để giữ đạo cho ḿnh mà không truyền thụ được cho ai, v́ vốn liếng kiến thức về giáo lư, về Kinh Thánh quá ít. Chúng ta thử nh́n lại bản thân ḿnh mà coi : hồi nhỏ, chúng ta học giáo lư chỉ là những câu hỏi thưa, học thuộc để được xưng tội rước lễ lần đầu, Thêm sức hoặc lănh bí tích hôn phối, từ đó trở đi, không c̣n ai lo phải học, phải thi giáo lư ǵ nữa. Nhiều người cũng chỉ bằng ḷng với vốn liếng giáo lư đó, chứ không c̣n học hỏi hay đào sâu thêm chi nữa, cũng chẳng ai bắt buộc chúng ta học nữa, trong khi đó ở những bộ môn khác luôn luôn được học hỏi, được bồi dưỡng thêm.

Nói như vậy không phải để chúng ta bi quan, mặc cảm, nhưng để chúng ta cố gắng thêm, dù chúng ta không biết về Chúa cho đủ, nhưng Chúa cũng sai chúng ta đi giới thiệu Chúa cho mọi người. Cách giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác tốt nhất, cụ thể nhất, hữu hiệu nhất là bằng chính đời sống tốt đẹp của chúng ta, đó chính là một tấm gương trước mặt mọi người và có giá trị hơn nhiều bài giảng, “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo” là thế.

Xin hăy nhớ : không phải ai cũng có thể làm việc lớn, nhưng tất cả mọi người có thể làm được điều thiện, mà điều thiện th́ luôn có trong đời thường, và việc thường th́ luôn có bên cạnh. Không phải ai cũng là thánh ở đời này, nhưng tất cả đều có thể là một người lành, người tốt, v́ thế, với việc thường ngày, dù có nhạt nhẽo, nhàm chán với đắng cay, chúng ta cũng hăy góp phần nhỏ bé của ḿnh để xây dựng Giáo hội và thế giới , chúng ta hăy cố gắng làm ǵ cho đời chứ không thu góp những ǵ của đời cho ḿnh, v́ một cuộc đời chỉ biết có ḿnh là cuộc đời đă chết trước khi tắt thở.


Thánh Thể và Lời Chúa

Họ đă xem chỗ Người ở và ở lại với Người
Ga 1, 35 – 42

Có người ví đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, qua ánh mắt tất cả cảm xúc, t́nh cảm của con người đều được biểu lộ : sợ hăi và niềm vui, nụ cười và nước mắt, khinh bỉ và dịu dàng, van xin và an ủi… Chỉ cần một cái nh́n thoáng qua cùng với lời giới thiệu của Gioan Tiền Hô : “Đây là Chiên Thiên Chúa”, đă làm cho hai người môn đệ của Gioan đi theo Đức Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, lời mời gọi “đến mà xem” của Chúa đă khơi lên niềm khát vọng t́m kiếm nơi hai người môn đệ Gioan. Ánh mắt và lời mời gọi của Chúa vẫn luôn được gửi đến cho mỗi người chúng con ngày hôm nay. Bởi Chúa vẫn đang chờ đợi chúng con đến với Ngài để sống gần gũi hơn nữa với Chúa. Nhưng trong cuộc sống nhiều lúc chúng con lại sợ hăi khi bắt gặp ánh mắt Chúa nh́n chúng con bởi v́ chúng con đă không sống theo lối sống Chúa đă dạy, chúng con không dám đặt cuộc đời của ḿnh dưới ánh sáng Lời Chúa để nh́n thấy những bất toàn của bản thân. V́, lạy Chúa, chúng con biết rằng cái nh́n của Chúa không bao giờ là cái nh́n tố giác, nhạo báng hay trả thù nhưng luôn là cái nh́n biến đổi và làm lớn lên mọi sự bởi Ngài luôn yêu thương chúng con.

Vai tṛ Tiền Hô củaThánh Gioan Tẩy Giả đă được Thiên Chúa chuẩn bị ngay khi ngài c̣n ở trong ḷng mẹ để một khi Đấng Cứu Thế xuất hiện ông sẽ là người giới thiệu Con Thiên Chúa cho mọi người. Qua lời giới thiệu của Gioan về Đức Giêsu, hai người môn đệ của Gioan đă rời bỏ thánh nhân để đi theo Đức Giêsu, họ đă đến xem chỗ Người ở, để được sống và sống kết hiệp mật thiết với Đấng Mêsia.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, mỗi người Kitô hữu chúng con cũng được Thiên Chúa chuẩn bị và mời gọi đến gặp gỡ và trở thành con cái Thiên Chúa nhờ t́nh thương của Người. Trong vai tṛ một người Kitô hữu, xin dạy chúng con ư thức hơn trách nhiệm phải trở nên một lời giới thiệu về Đức Kitô cách sống động cho mọi người qua chính cuộc sống và những việc làm hàng ngày của chúng con. Bằng thái độ sống chan ḥa đầy t́nh thân ái đối với mọi người xung quanh, tất cả sẽ là những chứng từ sống động để chúng con giới thiệu với người khác về một Thiên Chúa T́nh Yêu, v́ yêu thương con người nên đă sai Con Một của Ḿnh xuống thế gian để chết và phục sinh nhằm cứu độ loài người chúng con đang phải sống trong tội lỗi.

Từ cái nh́n đầu tiên cho đến khi được tận mắt nh́n thấy những việc Đức Giêsu làm, hai người môn đệ của Gioan đă quyết ở lại để được cùng sống và chia sẻ cuộc sống tốt lành bên Thầy Chí Thánh. Nhưng họ không giữ niềm vui đó lại cho riêng ḿnh mà đă ra đi để đem tin vui này đến với người khác.

Lạy Chúa Giêsu, hai người môn đệ trong Tin Mừng hôm nay đă gặp được cái nh́n “giải thoát” từ Chúa và các ông đă được biến đổi. Mỗi người chúng con cũng được mời gọi gặp gỡ Chúa hằng ngày nơi bàn tiệc Thánh Thể, học hỏi và sống với Chúa trong từng lời Kinh Thánh. Nhưng đời sống chúng con chưa thực sự được đổi mới bởi Lời Chúa v́ c̣n đó những lo toan, tính toán hơn thiệt trong cách hành xử của chúng con đối với những người xung quanh.

Lạy Chúa, Ngài luôn mời gọi, chờ đợi chúng con đến và ở lại với Ngài như hai người môn đệ của thánh Gioan Tẩy Giả. Chúng con chỉ thực sự ở lại và ở trong Chúa khi can đảm để Lời Chúa và nhất là Thánh Thể ngự trong tâm hồn biến đổi chúng con thành con người mới. Một khi được biến đổi thành con người mới, chúng con sẽ có cái nh́n mới về người anh em, người chị em đang hiện diện xung quanh chúng con. Đó sẽ là một cái nh́n của T́nh Yêu. Và khi đó chúng con sẽ can đảm ra đi giới thiệu Chúa đến với mọi người qua cuộc sống chứng tá của ḿnh. Amen ¡


Phaolô Nguyễn Cao Thắng op

Hăy Đến Mà Xem
Ga 1,35-42

Tŕnh thuật Tin Mừng của thánh Gioan hôm nay gợi mở bài học thật ư nghĩa cho chúng ta là những người lữ hành bước theo Chúa : Hăy đến sống với Chúa và nói cho mọi người về Chúa.

Sau khi được thầy ḿnh là ông Gioan giới thiệu về Đức Giêsu: “Đây là chiên Thiên Chúa”, hai môn đệ của ông cất bước đi theo Người.

Tuy Đức Giêsu không nghe hoặc dừng lại khi đi ngang qua nơi thầy tṛ ông Gioan đang trao đổi, nhưng Ngài biết câu chuyện vừa xảy ra. Chúa biết có hai người đi theo đàng sau ḿnh và Chúa biết rơ tâm trạng của hai ông. Chúa không thờ ơ hay bỏ mặc, nhưng Ngài đă tỏ ḷng thương mến và quay lại hỏi hai ông với tâm t́nh thân mật: Các anh t́m ǵ? Được Chúa hỏi đến, hai ông thưa: “Lạy Thầy, Thầy ở đâu?”

 Hai môn đệ không hỏi Thầy dạy những ǵ, cũng không hỏi chúng tôi có thể theo Thầy được chăng hoặc đặt bao câu hỏi khác để biết rơ về Đức Giêsu. Nhưng họ hỏi: Thầy ở đâu? Hai ông có ư đến tận nơi người ở. Đến để tận mắt thấy cuộc sống của Người, đến để được nghe tận tai lời Chúa nói. Nghĩa là họ muốn biết tường tận, xác thực bằng chính tai mắt của ḿnh về Đấng mà thầy ḿnh là ông Gioan giới thiệu. Họ hiểu rằng, để theo Chúa phải biết Chúa và sống như Chúa dạy, sống như Chúa đă sống.

Nghe hai ông thưa : Thầy ở đâu ? Chúa Giêsu nói với hai ông “ hăy đến mà xem”. Hai ông liền đi theo Chúa về nhà.

Mặc dầu Kinh Thánh không thuật lại nhà Chúa ở đâu, nhà Chúa như thế nào, ở với ai,… Nhưng một điều chúng ta biết chắc chắn là Chúa nói ǵ, bảo ǵ với hai ông và Chúa đă cho hai ông xem ǵ trong thời gian hai ông ở lại. Một điều chúng ta không nghi ngại là hai ông đă nh́n thấy cảnh sống khó nghèo nhưng tận t́nh của Chúa, hai ông thấy Chúa mến thương con người như thế nào, hai ông hẳn rằng cũng đă cầu nguyện với Chúa,… Nhờ đó, sáng ngày sau, ra khỏi nhà Chúa, hai môn đệ chạy đi t́m bà con để nói cho họ biết. Anrê, một trong hai môn đệ đă giới thiệu Chúa cho em ḿnh là Simon. Ông Simon đă bỏ mọi sự mà theo Chúa và ông được đặt làm đá tảng, trên tảng đá ấy Chúa xây Hội Thánh của Người.

Lạy Chúa Giêsu Thánh thể,

Sống đạo là phải gặp Chúa, phải thấy Chúa và sống trong Chúa. Nhưng lạy Chúa ! Nhiều lần, đời sống đạo của chúng con dường như chỉ đọc năm ba kinh, đi xem thánh lễ mỗi ngày như một thói quen hoặc giữ đạo v́ luật buộc mà tuân giữ. Và thế, cuộc đời chúng con măi dạt trôi, lênh đênh, mơ hồ trên con đường đến với Chúa.

Thường ngày, chúng con hiện diện trong Thánh đường, nguyện kinh, lănh các bí tích,… nhưng trong cuộc sống, chúng con lại chẳng làm theo lời Chúa; chúng con đến với Chúa nhưng không học nơi Chúa, không sống như Chúa. Và rồi ngày tháng của chúng con trôi đi mà chẳng cảm nghiệm được t́nh thương Chúa dành cho chúng con. Một khi như thế, chúng con đă chẳng nói được ǵ cho mọi người về Chúa hoặc chia sẻ cho tha nhân ḷng Chúa xót thương.

Xin Chúa thánh hóa và ban Thánh Thần Chúa trên chúng con, để chúng con biết gẫm suy lời Chúa, biết sống sao như ḷng Chúa mong ước. Nhờ đó, trong đời sống đạo của chúng con, trong cầu nguyện, trong thánh lễ chúng con được gặp Chúa, được nh́n thấy Chúa trong anh em, trong mọi biến cố cuộc đời như hai môn đệ xưa đă đến và xem Chúa, để rồi Chúa sống trong các ông và các ông đă loan báo về Chúa cho mọi người. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

Xin hăy phán, tôi tớ Chúa đang lắng nghe
1Sm 3,3b-10.19;
Ga 1: 35-42

Câu chuyện về cậu bé Samuel đang ngủ trong Đền Thờ là một câu chuyện quen thuộc trong Kinh thánh, nhưng với một số chi tiết khác. Câu chuyện đó vừa cổ xưa vừa mới mẻ. Câu bé Samuel đang ngủ trong Đền Thờ. Chúa đang thực sự hiện diện với cậu nhưng cậu không nhận ra điều đó. Chúng ta được cho biết rằng, “Bấy giờ Samuel chưa biết Đức Chúa.” Samuel không được mô tả như một người đặc biệt đạo đức khiến Đức Chúa phải lưu tâm. Nhưng điều đó không làm cho Thiên Chúa dừng tay. Đứa trẻ có thể đang ngủ, nhưng Thiên Chúa đă khuấy động và làm điều Người muốn. Thiên Chúa hằng sống: không ngừng chuyển động, luôn chọn lựa, và mời gọi. Như tôi đă nói, cũng là một câu chuyện đó nhưng luôn luôn mới.

Câu chuyện Samuel là một ẩn dụ về đời sống thiêng liêng và nó khơi lên một thắc mắc mà chúng ta phải tự vấn chính ḿnh: “Chúng ta có đang ngủ đối với Thiên Chúa?” Chúng ta không giống như đang buồn ngủ. Thực ra, chúng ta xem ra khá bận rộn và có lẽ, như phần lớn dân Mỹ, chúng ta đang thiếu ngủ. Cũng vậy, chúng ta ngái ngủ đối với Thiên Chúa.

Bước đầu tiên trong các truyền thống tôn giáo là “thức tỉnh”. Thức tỉnh có thể diễn ra bằng nhiều cách khác nhau. Chúng ta đọc một đoạn Kinh thánh, hay nghe một thông điệp trong bài giảng và để nó đâm rễ trong chúng ta – chúng ta thức tỉnh. Một dự án thất bại hay một giấc mơ tan vỡ và chúng ta nhận ra cần phải điều chỉnh lại những ưu tiên của chúng ta – chúng ta thức tỉnh. Hôn nhân của chúng ta hay một mối tương quan thân thiết đổ vỡ và chúng ta thấy ḿnh chưa đủ lưu tâm đến những người quan trọng trong cuộc đời – chúng ta thức tỉnh.

Hoặc, như trong trường hợp của thi sĩ Mark Nepo, chúng ta giật ḿnh và tỉnh giấc v́ chúng ta bị ung thư, hay mắc một căn bệnh nguy hiểm khác. Bạn của Mark, Wayne Muller, nói rằng “Mang trong ḿnh căn bệnh ung thư, Mark đă có được cái nh́n của người đang chết dần chết ṃn với ḷng cảm kích chỉ v́ được thở.” (Trích trong quyển “The Book of Awakening” của Mrk Nepo, Conari XB năm 2000). Tuy nhiên, dù nó xảy ra cách nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, chúng ta thức tỉnh – nếu chúng ta cũng làm như Samuel, t́m cách hiểu thông điệp mà chúng ta đang nghe được trong những bí ẩn của đời ḿnh.

Chúng ta có đang thức tỉnh hay không? Chúng ta có cảm thấy có cái ǵ đó hay Ai Đó đang gọi chúng ta hay không? Chúng ta có thể cảm thấy có ǵ đó giật mạnh chúng ta trong Thánh lễ này, khuấy lên một khát mong nhiều hơn nữa cho cuộc sống chúng ta. Hoặc là, chúng ta nh́n vào đôi mắt của trẻ thơ và cảm nhận được mầu nhiệm. Chúng ta đi bộ vào buổi sớm và sợ hăi khi nh́n những áng mây nhuốm sắc tím của ánh mặt trời. Hay, có người nói yêu chúng ta và chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của một Thiên Chúa trao ban và yêu thương. Dù bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta tỉnh dậy từ cơn ngủ mê và chúng ta cố gắng hết sức để đáp lại.

Dẫu cho, như Samuel, những đáp trả đầu tiên của chúng ta chẳng mang lại kết quả ǵ. Bất kể điều ǵ, chúng ta cũng thức dậy và chúng ta phải kiên tŕ trong việc kiếm t́m những nguồn gốc của lời mời gọi tỉnh thức. Khi mà Samuel thức dậy vào lần gọi thứ tư của Chúa, cậu đă quay về Thiên Chúa và sống trọn phần đời c̣n lại của ḿnh như tôi tớ Thiên Chúa. Chẳng lẽ quư vị lại không thấy khoan khoái khi biết điều đó sao, dù cho chúng ta có lỡ mất lần ngỏ lời đầu tiên của Chúa, nhưng Chúa không đầu hàng, mà c̣n cố gắng lập đi lập lại để chúng ta chú ư – để đánh thức chúng ta khỏi cơn mê ngủ?

Một khi chúng ta thức dậy, chúng ta có thể làm ǵ? Chẳng có ǵ trong lần đầu chúng ta trả lời, ngoại trừ việc lắng nghe. Hăy t́m cách lắng nghe cuộc sống của chúng ta. Chú tâm đến những khoảnh khắc của sự tĩnh lặng. Hăy biết lắng nghe những tiếng nói khôn ngoan quanh chúng ta, như Samuel đă làm, khi Êli cuối cùng cũng nhận ra sự việc đang diễn ra và cho cậu lời khuyên khôn ngoan.

Chúng ta có thể lấy lời khuyên của Êli và dùng lời ấy như một lời tụng niệm liên nỉ trong những ngày chúng ta lắng nghe. “Lạy Chúa, xin Ngài phán, v́ tôi tớ Ngài đang lắng nghe”. Và chúng ta cố gắng hết sức để lắng nghe từ những biến cố trong cuộc sống, tiếng nói êm nhẹ của Thiên Chúa. Chúng ta có thể không nhận được câu trả lời cho vấn nạn mà ḿnh đang phải đối diện – thế giới hiện đại của chúng ta cần có câu trả lời. Nhưng chúng ta có thể học điều khôn ngoan; đó là tiến tŕnh của cuộc sống. Từng chút một, sự khôn ngoan sẽ hướng dẫn chúng ta qua những quyết định lớn, nhỏ mà chúng ta phải đưa ra. Sự khôn ngoan cũng dạy chúng ta biết kiên tŕ và tin tưởng, khi chúng ta học cách sống với mầu nhiệm của đời sống của Thiên Chúa trong ta.

Câu chuyện của Samuel là câu chuyện về ơn gọi của chúng ta. Trong câu chuyện này, chúng ta học biết rằng nếu chúng ta muốn lắng nghe tiếng Chúa, chúng ta cần phải học cách trở thành những thính giả cẩn trọng. Có quá nhiều tiếng ồn, có quá nhiều tiếng nói đầy quyến rũ từ thế giới đến bên tai chúng ta. V́ thế, sẽ thật khó mà phân định tiếng Chúa giữa những âm thanh hỗn tạp này. Chúng ta cần phải biết ơn v́ Thiên Chúa luôn kiên nhẫn. Chúng ta cũng phải nhận rằng ḿnh cần sự giúp đỡ của những người khác nữa, những người thực hiện những cố gắng để chú tâm đến tiếng Chúa trong thế giới. Những thính giả chuyên nghiệp này có thể giúp chúng ta hiểu hơn việc Thiên Chúa đang gọi chúng ta thế nào.

Tôi đă có được những tiếng nói hướng dẫn này trong đời ḿnh và tôi tin Thiên Chúa dưỡng nuôi tôi qua những thiên thần được chúc phúc của Lời Thiên Chúa. Ai là những tiếng nói này dành cho quư vị? Ai là nhân vật thông thái của quư vị? Ai trong cách thế độc nhất của họ, đă giúp quư vị nghe được tiếng Chúa khi quư vị đang t́m kiếm? Trong Thánh lễ này, chúng ta hăy dâng lời tạ ơn v́ những ân huệ trong đời ḿnh.

Bài trích sách Samuel và bài Tin mừng nói về tiếng Chúa gọi. Chúng ta đang ở trong những ngày đầu năm mới, một khoảnh khắc tốt đẹp để dừng lại và suy tư về lời mời gọi Thiên Chúa dành cho ta. Chúng ta có ư thức rằng mỗi người, qua Phép Rửa của ḿnh, đă được mời gọi vào trong sự phục vụ của Thiên Chúa. Có thể chúng ta quá bận rộn với cuộc mưu sinh, phải giữ vững cho tài chính của ḿnh trong những ngày này, đến nỗi chúng ta đă ngủ quên trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc đời ḿnh – nhất là giữa những hỗn độn và rối ren. Chúng ta có thể cần phải tỉnh thức với việc Thiên Chúa đang nói với chúng ta ra sao, ngay nơi chúng ta sống.

Việc suy tư về Chúa Ba Ngôi, chúng ta có thể theo cách này. Thiên Chúa là một người cha/mẹ yêu thương mời gọi chúng ta đến sự thánh thiện và phục vụ. Đức Giêsu mời gọi chúng ta làm môn đệ và nói với chúng ta: “Hăy đến mà xem”. Thiên Chúa, Thánh Thần, ṃi gọi chúng ta vào trong cộng đoàn. Thánh Phaolô hôm nay nhắc nhở, chúng ta là “thành phần của Đức Kitô”. Chúng ta là thành viên của cộng đoàn Giáo hội và chúng ta nhận ra, không chỉ với tư cách cá nhân, nhưng như những thừa tác viên trong cộng đoàn của chúng ta, thành viên của hội đồng, nhân viên, … làm thế nào tất cả chúng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa.

Samuel phục vụ trong Đền Thờ, nơi cực thánh của phụng tự dành cho dân Dothái. Nhưng có một nơi mà người ta nên mong ước được thị kiến và thông điệp của Thiên Chúa, đó là trong thinh lặng. Phải chăng đó là v́ sự yếu kém của nhà Êli? Hay là những yếu đuối của Êli đă làm ǵ đó? Mắt ông đă mù, và ông có những giới hạn. V́ thế, Êli không thể thấy được ngọn đèn chầu, và ông cũng không trông coi được ḥm bia nơi mà Thiên Chúa có lẽ đă nói với ông.

Bài đọc kết thúc với việc khẳng định rằng Samuel, “Sa-mu-en lớn lên. ĐỨC CHÚA ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu”. Câu bé lớn lên và tên của cậu gắn liền với sự khôn ngoan. Đó là sự khôn ngoan mà cậu nhận được v́ cả đời cậu luôn cố gắng thức tỉnh để lắng nghe Lời của Chúa. Đó là điều mà chúng ta hy vọng như hướng sống của đời ta.

Đâu là những mối quan tâm mà sự gắn liền Êli-Samuel khuấy lên? Suy nghĩ về những giới hạn của Êli và việc Samuel đang ngủ trong Đền Thờ, chúng ta cầu xin Thiên Chúa đánh thức những người khôn ngoan trong Giáo hội của chúng ta. Xin cho họ trở nên những người giữ lửa, để ánh lửa của Thiên Chúa không tắt ngúm trong cộng đoàn của chúng ta v́ những khác biệt, lề thói, tinh thần uể oải, những bê bối t́nh dục, hay những dạng thức khác của việc vô cảm với Lời Chúa vốn đang sống động và linh hoạt giữa dân Chúa. 

Lm. Jude Siciliano, OP

Hăy đến và ở lại với Người

Kính thưa quư vị,

Thánh Gioan giới thiệu vị Tẩy giả rất sớm, ngay ở đầu Tin Mừng. “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin.” (Ga 1,6). Hôm nay, Gioan Tẩy giả đă hoàn trọn sứ mạng của ḿnh khi ông chỉ cho các môn đệ của ḿnh về Đức Giêsu, “Đây là Chiên Thiên Chúa.”

Tôi tự hỏi các môn đệ của Gioan đă nghĩ ǵ khi họ nghe ông nói về Đức Giêsu, khi thấy Người đi ngang qua – “Đây Chiên Thiên Chúa”? Theo truyền thống, họ biết rằng con chiên bị sát tế trong Đền Thờ và đuổi vào trong hoang địa sau khi đă mang lấy tội lỗi của cộng đồng đă nuôi nó.

Con chiên cũng liên hệ đến sách Xuất Hành, nó gợi lại  Chiên Vượt qua (Xh 12) và nghi lễ mừng Israel được  giải thoát khỏi Ai Cập. Con chiên đă bị sát tế và đă cứu dân khỏi Thần chết – là điều Đức Giêsu sẽ thực hiện trên thập giá. Con chiên sẽ được dùng hết trong bữa ăn Vượt qua – như Thân Thể Đức Giêsu sẽ được hiến dâng cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly. Sách Khải Huyền cũng giới thiệu con chiên khải hoàn.

Do đó, nếu như hai môn đệ chọn đi theo Đấng mà Gioan Tẩy Giả đang giới thiệu và gọi là “Chiên Thiên Chúa”, các ông rồi sẽ phải chấp nhận những khó khăn đang tiềm tàng phía trước và cũng đạt được chiến thắng sau cùng khi họ quyết định “ở lại” với Đức Giêsu. Lời mời gọi của Đức Giêsu dành cho các môn đệ – “Hăy đến mà xem” là một lời hứa, đồng thời là biến cố làm thay đổi cuộc sống của các ông.

Ông Anrê và vị môn đệ khác, truyền thống cho đó là ông Gioan, trước tiên, ngập ngừng bước theo Đức Giêsu. Các ông theo sau Đức Giêsu măi cho đến khi Người quay lại và hỏi: “Các anh t́m ai?” Đức Giêsu không lăng phí thời gian. Người đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề. Người không hỏi, “Các anh là ai?” “Các anh tên ǵ?” Nhưng Người hỏi, “Các anh t́m ai?” Các môn đệ trả lời Đức Giêsu bắt đầu với tước vị “Rabbi”, được Gioan cho biết nghĩa là “Thầy”. Các môn đệ hỏi nơi Đức Giêsu “đang ở”, bào hàm trong câu hỏi là ước muốn của họ về cuộc sống mà Đức Giêsu sẽ  dạy dỗ và chia sẻ với họ.

Câu hỏi của Đức Giêsu cũng dành cho chúng ta. “Các anh t́m ǵ thế?” Người chất vấn bằng một câu hỏi căn cốt, khiến cho chúng ta phải chú ư vào trọng tâm đời sống của ḿnh. Những ưu tiên của chúng ta là ǵ? Chúng ta có thể đạt được điều đó nơi đâu? Chúng có được đặt trên nền tảng là Đức Giêsu và giáo huấn của Người hay không? Chúng ảnh hưởng đến hướng đi cuộc sống chúng ta như thế nào? Hằng ngày, những chọn lựa của chúng ta có phản chiếu Đấng chúng ta chọn theo hay không?

Bước theo Đức Giêsu là mang lấy cuộc đời biết lắng nghe, biết học hỏi, biết hành động và, khi cần thiết, cũng biết hối lỗi. Giai đoạn học hỏi này có thể là những ǵ ông Gioan đề nghị khi Đức Giêsu mời gọi những người t́m kiếm “đến và xem”. Họ đến với Thầy và ở với Người. Trong Tin Mừng Nhất Lăm, Đức Giêsu là người ra đi t́m kiếm các môn đệ. C̣n trong Tin Mừng Gioan, các môn đệ lại t́m kiếm Đức Giêsu. Vậy đâu là sự thật? Thưa rằng, sự thật có cả trong hai lối diễn tả. Có những lúc và trong những hoàn cảnh khác nhau, chúng ta nghe Đức Giêsu mời gọi bước theo Người. Đó có thể là một lời mời gọi nền tảng nhằm thay đổi cách sống của chúng ta. Hoặc lời mời gọi có thể là để đáp lại, theo một cách thức riêng biệt, điều chúng ta phải thực hiện hôm nay.

Có lúc, giống như các môn đệ, chúng ta có cảm giác khát khao, ước muốn Thiên Chúa mănh liệt, và v́ thế, chúng ta ra đi t́m kiếm. (Nỗi khát khao này được diễn tả trong các Thánh vịnh 63 và 42). Chúng ta có thể quyết định nói với cho ai đó được xem là khôn ngoan về  khát vọng của ḿnh. Hoặc là chúng ta cầm một cuốn sách đă được người khác giới thiệu. Có lẽ chúng ta đang tĩnh tâm, hoặc là đi bộ đường dài để nghiền ngẫm những điều đó. Những lúc đó, chúng ta nhập nhóm các môn đệ, những người hỏi Đức Giêsu “Thưa Thầy…Thầy ở đâu?” Dù ở dạng thức nào, nỗi khát khao t́m kiếm của chúng ta đều đưa đến chọn lựa dành nhiều thời gian ở với Đức Giêsu, nhờ đó, chúng ta có thể biết được nơi Người “đang cư ngụ”.

Khi hai môn đệ t́m hỏi Đức Giêsu, “Thầy ở đâu?”, hạn từ “ở” được Gioan sử dụng đồng thời trong chương 15, dụ ngôn về thân nho và cành nho. Ở đó, Đức Giêsu hứa những ai “ở lại” hoặc “c̣n lại” trong Người sẽ ở lại trong Đức Giêsu và Cha của Người. Tin Mừng của Gioan có những tầng sâu ư nghĩa hơn là ư nghĩa đơn thuần của từ ngữ. Khi Đức Giêsu trả lời cho các môn đệ của Gioan “đến mà xem” Người không có ư nói về căn nhà Người đang sống. Người mời gọi  họ đến để trải nghiệm Người trong tận sâu thẳm – để khám phá ra nơi Người có sự sống của Thiên Chúa.

Chúng ta nhớ những khoảnh khắc đặc biệt bằng việc hồi tưởng ngày và giờ xảy ra. Ông Gioan thuật lại cho chúng ta, “lúc đó khoảng 4 giờ chiều”, khi các môn đệ đón nhận lời mời của Đức Giêsu. Tôi tự hỏi hai ông Anrê và Gioan đă lập lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ với Đức Kitô bao nhiêu lần và kết thúc lời chứng của họ bằng, “lúc đó khoảng 4 giờ chiều”? Chúng ta không cần biết lời gọi diễn ra vào thời khắc nào trong ngày. Nhưng đối với hai ông Anrê và Gioan, thời khắc ấy lại rất quan trọng bởi v́ nó khởi đầu hành tŕnh thay đổi cuộc sống của họ vĩnh viễn. Bằng việc cho chúng ta biết thời gian hai ông được mời đến và ở lại với Đức Giêsu, Tin Mừng đă nhấn mạnh tầm quan trọng của thời khắc đó cho các môn đệ. Tác giả Tin Mừng dường như cũng ám chỉ đến tầm quan trọng lời mời gọi mỗi chúng ta nhận được. Có thể lời mời gọi không xuất hiện vào một thời khắc đặc biệt nào, nhưng dù là chúng ta cảm thấy lời mời gọi trải rộng suốt cuộc đời, th́ lời mời gọi theo Đức Giêsu và “ở lại” với Người cũng đă là, hay sẽ là, sự thay đổi đời sống.

Độc giả sẽ nhận thấy rằng trong Tin Mừng Gioan không có khung cảnh khi Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu. Tin Mừng Nhất Lăm thuật lại phép rửa của Đức Giêsu với h́nh ảnh các tầng trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống với h́nh bồ câu và tiếng từ trời tuyên bố Đức Giêsu là “Con Yêu Dấu”. Nhưng, trong Tin Mừng Gioan, điều chúng ta có là ông Gioan Tẩy Giả minh chứng về căn tính của Đức Giêsu. Không có bất cứ dấu chỉ đặt biệt hay các dấu lạ nào minh chứng cho lời chứng của ông. Đức Giêsu đi ngang qua và Gioan chỉ về Người cho các môn đệ. Chỉ có vậy. Họ tin Gioan là một chứng nhân đáng tin cậy và họ chấp nhận lời chứng của ông về Đức Giêsu. Đơn giản là như thế này: Một người thực sự, không có bằng chứng khả thị, minh chứng những ǵ ông ta đă thấy và nghe. Những ai tin vào ông sẽ giữ lấy lời ông và thay đổi cuộc sống của họ sao cho phù hợp.

Các bậc cha mẹ muốn con cái của họ tin vào Đức Giêsu và thực hành đức tin của chúng. Chúng ta mong muốn bạn bè và những người chúng ta quen biết chia sẻ niềm tin của chúng ta và nhận lấy cuộc sống đức tin mang lại cho chúng ta. Hội Thánh là cộng đồng các môn đệ của Đức Giêsu đă “ở” với Người và “xem” nơi Người sống. Với tư cách là những cá nhân và là một Giáo hội được kêu gọi bước theo Đức Giêsu, chúng ta có bổn phẩn mời gọi người khác “đến mà xem”. Người ta sẽ nhận biết Đức Giêsu qua những chứng tá và lời chứng của chúng ta về Người.

Không có bất cứ dấu hiệu nào từ trời cao minh chứng những ǵ chúng ta nói, nhưng nếu như, giống như Gioan Tẩy Giả, đời sống chúng ta chính trực và biểu hiện những dấu chỉ Thánh Thần đang hoạt động trên chúng ta, th́ dù lời chứng của chúng ta mỏng manh yếu ớt cũng đủ để lôi cuốn người khác “đến mà xem”.

 

.