LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA - B An Phong op : Như Một Con Người Như Hạ op : Ḍng Sông Định Mệnh Fr. Jude Siciliano, op : Tạo vật mới trong Đức Kitô Giuse Phạm Văn Quư op : Liên đới với tội nhân. Martin Vũ Thái Hiệp op : Con yêu dấu, Cha hài ḷng về con Fr. Jude Siciliano, op: Ngôn sứ của niềm hy vọng
Như Một Con Người
Tin mừng hôm nay kể việc Chúa Giêsu lănh phép rửa của ông Gioan Tẩy giả trong ḍng sông Giođan và sự kiện đó được Chúa Cha cùng Thánh Thần chứng thực như khởi đầu thời đại cứu thế, thời đại Thiên Chúa thực hiện lời hứa cứu độ nhân loại. * Khi bước xuống ḍng sông Giođan cùng đoàn người đang sám hối, Đức Giêsu đă chấp nhận sống như một con người với trọn vẹn ư nghĩa làm người. * Khi bước xuống "ḍng sông cuộc đời" đó, Đức Giêsu đă biến "ḍng sông" b́nh thường như thế thành "chói ngời"; v́ nơi đó công tŕnh cứu độ của cả Cha, Con và Thánh Thần. Tạm ví ḍng sông cuộc đời như một sân khấu. Mỗi người lănh nhận một ơn gọi như một diễn viên trên sân khấu đó. Thiên Chúa là đạo diễn. Kịch bản đang được viết thêm mỗi ngày theo diễn tiến cuộc đời. Mỗi vai diễn đều quan trọng bằng giá trị của cả một cuộc đời con người. Không có vai diễn nào không quan trọng; và ai đóng trọn vẹn, hết ḿnh cho vai diễn của ḿnh th́ đă là đủ. Sân khấu cuộc đời chấp nhận mọi sự sáng tạo, nhưng luôn cần phải "có thần" trong cách diễn, nghĩa là phải "trọn nghĩa yêu thương". Sân khấu cuộc đời này có đủ loại "hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục", có đủ "tham, sân, si, mạn, nghi, thâm kiến", có bóng tối và ánh sáng, nghèo đói và sung sướng, cùng thiên h́nh vạn trạng vấn đề trong cuộc sống. Đức Giêsu đă chấp nhận làm người và chấp nhận những t́nh huống khó khăn nhất của cuộc đời. Ngài sống ḥa đồng, Ngài trân trọng mọi người, nhất là những người tội lỗi. Ngài chia sẻ sự nghèo đói, cùng khổ của những người không cửa không nhà. Ngài khước từ thống trị, áp đặt… Vai diễn của Ngài trở nên trọn vẹn trên thập giá; và nhờ đó, Ngài biến đổi tất cả cuộc sống nên "chói ngời". Khi làm người, chúng ta đă được đặt vào sân khấu cuộc đời và đă phải sống trọn vẹn vai diễn của ḿnh. Với phép rửa tội, người kitô hữu lại nhận vai như Đức Giêsu, để cùng với Ngài biến đổi cuộc đời. Liệu chúng ta có đóng trọn vẹn vai diễn trong cung cách "trọn nghĩa yêu thương" không? Liệu sự hiện diện của chúng ta trong cuộc đời có đem lại b́nh an, hạnh phúc, hy vọng cho những người chung quanh không?
Lạy Chúa
Giêsu, Con đă có những ư tưởng lạ, Chúa ạ…
Chúa ơi,
xin hăy chọc cho con cười !
D̉NG SÔNG ĐỊNH MỆNH Có những ḍng sông đă quyết định vận mạng cả dân tộc như Chương dương, Bạch đằng. Những ḍng sông đă đưa cả vận nước tiến lên nhờ những phù sa màu mỡ chuyển mạch sống đến cho toàn dân như Hồng Hà, Cửu Long. Ḍng sông đă nổi trôi theo vận nước như Bến hải, sông Gianh. Nhưng một ḍng sông chuyển đổi định mệnh cả nhân loại v́ đă được diễm phúc ghi dấu h́nh ảnh Con Chúa và đón nhận những bước chân rộn ră của đoàn người hành hương t́m về nguồn ơn cứu độ. Ḍng sông trở thành căn cứ xuất phát bước chân Đấng Cứu thế, khi thấy cảnh trời mở ra vang vọng tiếng Chúa Cha rung chuyển cả đất trời, át hẳn tiếng người đang thống hối ăn năn. Đó là ḍng sông Giođan. ĐIỂM HỘI TỤ Ngày ấy mọi người tuốn đến lănh nhận phép rửa, đă khuấy đục cả một khúc sông. Thấy từng đoàn dân chúng tuốn đến, chắc chắn Gioan Tẩy giả nức ḷng phấn khởi. C̣n ǵ vui hơn cho một nhà giảng thuyết ! Tất cả đều sám hối, nhưng không hề buồn bă. Sám hối để đón chờ Đấng Messia thời cánh chung. Họ sống trong niềm hi vọng một cuộc giải thoát cho toàn dân. "Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nadarét miền Galilê đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giođan" (Mc 1:9). Đức Giêsu đă nhập cuộc với đoàn lũ dân chúng. Người cũng xuống nước xin Gioan làm phép rửa, không phải để tỏ ḷng sám hối, cũng không phải để sống niềm hi vọng Thiên sai. V́ chính Người là Vị Thiên sai vô tội đến hoàn thành lời hứa. Người nhập đoàn để đồng hóa với nhân loại tội lỗi. "Thiên Chúa đă biến Người thành hiện thân của tội lỗi v́ chúng ta" (2Cr 5:21). Như vậy Người đă hoàn toàn sát nhập vào gia đ́nh nhân loại. Từ gia đ́nh thiên giới, nơi Người sống mật thiết với Chúa Cha và Thánh Linh, Người đă giáng trần để thực hiện lời hứa xa xưa. Hôm nay xuống sông Giođan chịu phép rửa, Đức Giêsu đă cho thấy Người thuộc về hai gia đ́nh. Cả hai đă hiệp nhất trong t́nh yêu, t́nh yêu Thiên Chúa nhập thể. Đó là sứ mệnh lớn lao của Người. Người là Chàng rể đến giới thiệu nàng dâu nhân loại cho Thiên Chúa. Khi lặn ngụp xuống gịng nước Giođan, Người đem trọn t́nh yêu của Ba ngôi d́m xuống ḍng sông định mệnh của nhân loại. Nhưng "vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên ḿnh. Lại có tiếng từ trời phán rằng : "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài ḷng về Con" (Mc 1:11). Chúa Cha đă xác nhận bản chất Đức Giêsu như "t́nh yêu Thiên Chúa đến với trần gian" (KTTƯ 1995:183). Lời xác nhận đó vang lên như thuở mới tạo dựng đất trời, có chim bồ câu chứng kiến, một biểu tượng thật dễ thương, nhắc đến một cuộc tạo thành mới bắt đầu với Đức Giêsu (x.KTTƯ 1995:183). Từ nay tương quan đất trời hoàn toàn thay đổi nhờ quyền lực Thánh Linh (x.Tt 3:5). Chính nhờ Thánh Linh, Đức Giêsu đă được xức dầu tấn phong làm Quân Vương cai trị muôn dân (x. KTTƯ 1995:183), như Chúa đă hứa : "Ta cho thần khí Ta ngự trên Người" (Is 42:1). Nhờ Thần khí, Người trở thành "Tôi Trung của Thiên Chúa có nhiệm vụ rao giảng, thực hiện công cuộc giải thoát và cứu độ"(KTTƯ 1995:183) cho muôn dân ngang qua cuộc tử nạn và phục sinh của Người. Bởi đấy khi bị d́m xuống nước, Người như đi vào cơi chết. Sau đó, "vừa lên khỏi nước", Người như đi vào cơi vĩnh hằng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nhưng Người không đi vào một ḿnh. Nhờ Thánh Linh, ngang qua phép rửa là cái chết của Người, cả nhân loại sẽ cùng thừa hưởng gia nghiệp Nước Trời với Chúa. Như vậy, "tất cả lời hứa cứu độ trở thành hiện thực trong phép rửa" (Faley 1994:90). Chính v́ thế, "phép rửa của Đức Giêsu trong Thánh Thần chỉ toàn thể công tŕnh cứu độ do Đức Giêsu khai mạc" (KTTƯ 1995:182). Không có sức mạnh Thánh Linh, nhân loại cũng không thể gia nhập gia đ́nh Thiên Chúa. Nhờ đó họ trở thành anh em với nhau. Đó là ơn gọi nguyên thủy của nhân loại. ƠN GỌI NGUYÊN THỦY Thế giới hôm nay thu nhỏ như một ngôi làng. Con người gần gũi nhau hơn bao giờ. Nhưng liệu những phương tiện truyền thông có đủ năng lực bảo đảm ḥa b́nh cho nhân loại hay không ? Thực ra, thế giới c̣n nhỏ hơn một ngôi làng. Tất cả nhân loại làm thành một gia đ́nh, trong đó mọi người đều liên đới với nhau. Nền ḥa b́nh thế giới sẽ tùy thuộc vào ư thức này. Thật vậy, "thế giới sẽ có ḥa b́nh hay không tùy theo toàn thể nhân loại có biết tái khám phá ơn gọi nguyên thủy của ḿnh là trở thành một gia đ́nh duy nhất hay không, một gia đ́nh trong đó phẩm giá và các quyền con người - bất luận là người thuộc giai tầng, chủng tộc hoặc tôn giáo nào - được xác quyết là những điều ưu tiên và trổi vượt hơn tất cả những khác biệt và những đặc tính khác của con người" ("Sứ Điệp Ḥa B́nh"; VietCatholic 1999:3). Nếu thế, chiến tranh phát sinh từ ḷng dạ hẹp ḥi, ích kỷ của con người muốn tách ḿnh ra khỏi gia đ́nh duy nhất đó. Một khi chỉ biết tới quyền lợi riêng tư, người ta có thể chà đạp nhân phẩm kẻ khác. Thực tế, "những bất công, chênh lệch thái quá trong lănh vực kinh tế hoặc xă hội, sự ghen tương, nghi kỵ và kiêu ngạo tác hại giữa con người và các quốc gia, không ngừng đe dọa ḥa b́nh và gây ra chiến tranh" ("Sứ Điệp Ḥa B́nh"; VietCatholic 1999:6). Đó là một thế giới không ai biết đến ai. Ḥa b́nh chính là kết quả của tinh thần liên đới trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi cho nhau. Ngày nay nhờ "tiến tŕnh hoàn vũ hóa, người ta có được những cơ hội đặc biệt và đầy triển vọng để biến nhân loại thành một gia đ́nh duy nhất thực sự, dựa trên những giá trị công bằng, ngay chính và liên đới" ("Sứ Điệp Ḥa B́nh"; VietCatholic 1999:3). Nếu được xây dựng và mô phỏng trên tương quan giữa Ba Ngôi, t́nh liên đới đó chắc chắn sẽ t́m được sức sống mới. V́ nơi Ba Ngôi Thiên Chúa, t́nh yêu vô cùng phong phú và mănh liệt. Người muốn chia sẻ đến tận cùng t́nh yêu đó cho nhân loại. Thật vậy, "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một" (Ga 3:16), để con người có thể sống ơn gọi nguyên thủy bắt nguồn từ chính t́nh yêu Thiên Chúa. Nếu không sống tương quan với người khác như một gia đ́nh, con người sẽ đánh mất vẻ tươi đẹp nhất, v́ "Thiên Chúa sáng tạo con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa" (Stk 1:27). Không phải chỉ giống Thiên Chúa trong bản chất, nhưng cả trong tương quan nữa. Đó chính là nền tảng ơn gọi nguyên thủy của con người. Từ đó sứ mệnh con người được hoàn thành trong nỗ lực liên đới với anh em. Liên đới với anh em chính là đi vào tương quan với Thiên Chúa. Tương quan thật sâu xa đó đă được thiết lập khi Đức Giêsu d́m ḿnh trong ḍng sông Giođan. Ḍng sông định mệnh đó đă nối kết gia đ́nh nhân loại với gia đ́nh Thiên Chúa nhờ thần lực của Con Thiên Chúa làm người. Ḍng nước thanh tẩy cũng đă trả lại cho chúng ta mối tương quan thâm sâu và vô cùng ư nghĩa đó. Nếu thực sự đang sống trong tương quan với anh em, chúng ta có sẵn sàng cộng tác với người khác để xây dựng cộng đoàn không ? Chúng ta có tôn trọng nhân phẩm và tạo điều kiện cho người khác phát triển không ? Thời cánh chung đă điểm khi Đức Giêsu xuất hiện trong ḍng sông định mệnh Giođan. C̣n đợi tới bao giờ mới thiết lập tương quan với Thiên Chúa và anh em trong tiến tŕnh đi lên hôm nay ?
Tạo vật mới trong Đức Kitô Thưa quư vị. Thánh Marcô khởi sự tin mừng của ông vào giai đoạn Chúa Giêsu phỏng 30 tuổi (Lc 4,23). Lúc ấy Ngài cùng với mọi người đến chịu phép rửa sám hối do tay thánh Gioan tẩy giả ở sông Giođanô. Như vậy thánh nhân đi thẳng vào nội dung sứ vụ của Chúa Giêsu, không tường thuật về thời thơ ấu như hai thánh Luca và Matthêo. Trong thâm tâm có thể chúng ta thấy vài thắc mắc. Bởi lẽ sự việc xem ra quá đột ngột. Tuy nhiên, có thể giải thích được: Tôi đang ở thành phố New York thăm gia đ́nh vào dịp sau Giáng sinh. Thành phố này nổi tiếng về nhạc kịch mà trung tâm của nó là dăy phố Broadway. Giả dụ phúc âm của thánh Marcô được dàn dựng thành một vở nhạc kịch kiểu Broadway. Điều chi sẽ xảy ra ? Không cảnh dạo đầu, các màn kéo lên là câu chuyện diễn biến tức thời. Theo nhịp âm nhạc mọi hành động, cử chỉ của các diễn viên đều nhanh và phong phú. Chúa Giêsu luôn luôn di chuyển từ làng này đến thành phố khác. Các môn đệ theo sau, người th́ ngập ngừng lưỡng lự, kẻ khác lại cương quyết và phấn khởi. Lâu lâu Chúa dừng lại để chữa lành các bệnh tật, xua đuổi ma quỷ hoặc thực hiện các phép lạ. Người lại lên đường hướng về Giêrusalem. Vất vả lắm các môn đệ mới theo kịp gót Ngài. Các ông không thấu hiểu nhiều những lời Người giảng dạy, v́ thế họ thường tranh luận với nhau về các tuyên bố của Ngài. Thường th́ họ hiểu sai, bởi tâm trí họ luôn hướng về danh vọng và lợi lộc thế tục. Nhịp điệu âm nhạc cho vở kịch như vậy chắc chắn là phải dồn dập và nhiều ngắt đoạn, không thể chậm răi được. (Đa phần chúng ta không đủ khả năng mua vé vào coi đâu nhé. Đắt lắm !). Thôi th́ cứ tiếp tục tưởng tượng vậy, thánh Gioan bước vào sân khấu, một đám hổ đốn người ta theo sau thật đông. Ông khuyên bảo họ ăn năn thống hối, rồi kéo nhau xuống nước để ông làm phép rửa cho. Phúc âm hôm nay trích lại vài lời rao giảng của ông. Marcô không cần rào đón, đi thẳng vào đề tài: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi th́ làm phép rửa cho anh em bằng nước. C̣n Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh thần". Vừa lúc ấy Chúa Giêsu bước vào sân khấu, chịu phép rửa của Gioan, rồi lại tiếp tục di chuyển. Sứ vụ của ngài đă khởi sự. Ngài làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Cha ! Như thế hôm nay chúng ta long trọng tưởng niệm Chúa Giêsu chịu phép rửa và sứ mệnh của Ngài, th́ cũng là nhắc lại Bí tích rửa tội mà chúng ta đă lănh nhận. Chẳng hiểu có người nào c̣n nhớ ngày ḿnh được đổ nước trên đầu ? Đó là một biến cố quan trọng bậc nhất trong đời sống thiêng liêng. Nó khởi sự hành tŕnh sứ mệnh của chúng ta với Chúa Giêsu. Nó mở màn câu chuyện đời sống đức tin của mỗi linh hồn. Phụng vụ hôm nay nhắc lại bí tích thánh tẩy đă nối kết chúng ta với một cộng đoàn. Bên dưới những khác biệt bề mặt là sự kết hiệp chặt chẽ với Chúa Giêsu, như cành liền với thân cây, chi thể liền với thân ḿnh. Raymond E. Brown chuyên gia kinh thánh cho biết, các giáo hội tiên khởi cử hành ngày rửa tội long trọng hơn ngày linh mục hay giám mục chịu chức. Điều đó có lư bởi lẽ bí tích thứ hai không quan trọng và phổ thông hơn bí tích thanh tẩy. Sau bí tích này, chúng ta bước vào Hội thánh, liên kết thành cộng đoàn theo Chúa Giêsu trong cầu nguyện, hy sinh, hăm ḿnh. Do đó mà thánh Gioan tông đồ bài đọc 2 nói: "Không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu". Máu ở đây chỉ sự hy sinh và cái chết của Chúa Giêsu, cho nên khi rời khỏi thánh lễ này, chúng ta phải nhớ ḿnh có bổn phận quan tâm đến các tín hữu khác, chúng ta nâng đỡ hội thánh cả về vật chất, cả về tinh thần. Nhất là những nơi gặp khó khăn v́ đă làm mất hay tan ră căn cước Kitô giáo của ḿnh. Ngoài ra, trong Đức Kitô chúng ta không thể cắt đứt ḿnh với thế giới bên ngoài, thu gom thành những ốc đảo. Trái lại phải nên như muối, men, ánh sáng cho trần gian. Công đồng Vaticano II viết : "Nhờ lănh nhận bí tích thánh tẩy và thêm sức, mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ. Người giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo hội hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, th́ Giáo hội sẽ không trở thành muối của thế gian" (Hiến chế về Giáo hội số 33). Chúa Giêsu hôm nay khởi sự sứ mệnh tông đồ rao giảng triều đại Thiên Chúa không những cho dân tộc Do thái mà c̣n cho toàn thể thế giới. Chúng ta nên suy gẫm sự kiện này để có đủ can đảm và nghị lực vượt qua khỏi nhà thờ, các tổ chức tôn giáo chật hẹp… mà đến với lương dân, những người chưa biết Chúa Cha là ai ! Lần nữa tôi lại phải bộc lộ gốc gác New York của ḿnh. Số là trong những ngày này bảo tàng viện nghệ thuật thành phố đang trưng bày cây thông Noel hàng năm. Tôi rất thích nh́n ngắm nó với chiếc hang đá công phu tỉ mỉ. Ngoài máng cỏ, hài nhi Giêsu, Đức Mẹ, thánh Giuse, các mục đồng, ba vua, c̣n có những nhân vật thuộc thế kỷ 16, 17 và đời sống thôn dă của nhiều miền quê thời ấy. Người ta đổ xô đến xem không những về ư nghĩa tôn giáo mà c̣n vẻ đẹp cực kỳ của nó nữa. Thiên Chúa đă đến sống giữa nhân loại ! Chung kiếp làm người với chúng ta trong những sinh hoạt đời thường ! Quang cảnh chung quanh cây thông c̣n kêu gọi chúng ta nh́n kỹ hơn vào những con người chúng ta tiếp xúc với như vợ chồng, con cái, bạn bè, hàng xóm láng giềng, khách lạ… để nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô trong họ. Và như vậy cảm thấy Ngài thực sự dính líu vào đời sống mỗi người. Hơn nữa nó luôn luôn nhắc cho mọi người: Thế giới này là thánh thiêng, bởi Ngôi Lời đă hoá thành nhục thể. Thiên Chúa đang cư ngụ giữa loài người. Biến cố Chúa xuống sông chịu phép rửa liên quan chặt chẽ với hang đá, máng cỏ. Ở máng cỏ Thiên Chúa nhập thể trở thành một nhân vật giữa chúng ta. Ở phép rửa Ngài đă xuống nước hay, như tác giả Joseph Donders nói, xuống "bùn" với chúng ta, ngầm ư Ngài hoàn toàn chấp nhận số kiếp con người như mọi người khác. Đặc ân và quyền lực tách các lănh đạo chính trị hay tôn giáo ra khỏi đám dân đen mà họ có trách nhiệm phục vụ. Họ sống trong một thế giới khác, giàu sang, sung túc hơn. Ngược lại, Chúa Giêsu đi xuống đến bùn hôi để chung số phận với những ai hèn mọn trong nhân loại, nhất là với những tội nhân. Nước sông Giođan chảy trên thân thể họ cũng tràn lan trên thân ḿnh Ngài. Hoàn toàn không có điều khác biệt ! Ngài đă nhận lấy những yếu đuối, chao đảo của thân phận con người, để kiên cường và làm cho chúng ta trở thành môn đồ của Ngài. Từ thời điểm này về sau, sự quan tâm chính yếu của Chúa Giêsu là triều đại Thiên Chúa. Bằng lời rao giảng và quyền năng thực hiện dấu lạ Ngài mặc khải cho chúng ta sự hiện của Nước đó trên cơi trần gian. Đấng mạnh mẽ hơn Gioan sẽ đổ Thánh Thần xuống trên những ai đă lănh nhận phép thanh tẩy, biến họ thành những chứng nhân của Thiên Chúa và Tin Mừng cứu độ. Thánh Gioan tông đồ đă có lư trong bài đọc hai, rằng Chúa Giêsu sẽ không đến bằng nước mà thôi, nhưng bằng nước và máu. Nghĩa là Ngài không nguyên kết hợp với nhân loại chỉ trong ngày lễ của phép rửa mà cả trong khổ nạn và hy sinh. Ngài đi vào đời sống mỗi người trọn vẹn hoàn toàn : vui, buồn, sướng, khổ. Không có hy sinh, phép rửa của chúng ta chưa đầy đủ ư nghĩa. Phép thanh tẩy v́ vậy tháp nhập chúng ta hoàn toàn vào số kiếp của Chúa Giêsu. Cho nên tiếng bởi trời không nói với đam đông mà chỉ riêng cho một ḿnh Chúa Giêsu: "Con là Con yêu dấu" (Mc 1, 11). Đám đông cũng không được thấy trời mở ra và Thánh Thần như h́nh chim bồ câu đậu trên Ngài. Tất cả những điều đó dành riêng cho Chúa Giêsu để Ngài hướng dẫn tương lai, nghị lực, khả năng của ḿnh vào mục tiêu Thiên Chúa đă chỉ định. Phép rửa của mỗi tín hữu cũng ở trong ư nghĩa đó. Nó xác định hướng đi của chúng ta. Nó mở mắt, mở tai để chúng ta thấy rơ con đường chúng ta phải đi! Bất hạnh thay, nhiều linh hồn vẫn chưa trông thấy cái mới trong cuộc đời ḿnh, chưa cảm nhận được những đ̣i hỏi của Tin mừng qua Bí tích rửa tội. Họ vẫn sống bằng các phương thế, các năng lực tự nhiên, thậm chí bằng các dục vọng xác thịt và thế gian! Tiên tri Isaia nhấn mạnh hơn : "Đến cả đi, hỡi những ai đang khát, nước đă sẵn đây". Tức nhu cầu thiêng liêng đă sẵn. Nước không phải là cái ǵ thừa thăi, xa sỉ. Nó là căn bản cho cuộc sống vật chất. Không nước người ta chết sớm hơn không bánh. Không ḷng rộng răi của Thiên Chúa, chúng ta chẳng thể nh́n thấy những nhu vầu cần thiết cho cuộc sống thiêng liêng. Vậy th́ khả năng mới : "nghe thấy, nh́n thấy" trong Bí tích thanh tẩy của các tín hữu là ơn cần thiết cho mỗi linh hồn. Hăy mở ta (Ephphetha) là nghi lễ không thể thiếu trong Bí tích rửa tội. Linh mục chạm tay vào miệng và tai thụ nhân nói : "Xin Chúa Giêsu cứu thế, Đấng làm cho kẻ điếc được nghe, kẻ câm được nói, ban cho con sớm có thể đón nghe lời Ngài để con ca tụng vinh danh Chúa Cha." Như vậy điều mà Chúa Giêsu đă "trông thấy, nghe thấy" trong phép rửa của Ngài cũng là điều Hội thánh mong ước chúng ta trông thấy, nghe thấy trong phép thánh tẩy của ḿnh. Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi nh́n ra con đường mới trong thế gian tội lỗi và Lời của Ngài trong cuộc sống đời thường. Trời mở ra và Thiên Chúa hiện diện giữa nhân loại. Sau nghi lễ hăy mở ra, là tục lệ trao áo trắng. Lúc này chúng ta hoàn toàn mặc lấy Chúa Kitô, tinh thần và sứ vụ của Ngài. Không c̣n phân cách nào giữa chúng ta với Thiên Chúa. Thần Khí như h́nh chim bồ câu nhẹ nhàng đậu trên mỗi tín hữu, sai phái họ đi rao giảng Nước trời đúng như Chúa Kitô ngày xưa bên ḍng sông Giođanô. Một tạo vật mới với viễn tượng mới, nh́n thấy Thiên Chúa trong những ai nghèo khổ, đói rách, khiêm nhu, hiền lành, yêu chuộng công lư hoà b́nh. Ước chi suốt cuộc đời, chúng ta giữ măi được tinh thần như vậy. Amen.
Liên đới với tội nhân. Hôm nay Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là Đấng vô tội và luôn trung thành chu toàn thánh ư Chúa Cha trong suốt cuộc đời trần thế. Vậy, tại sao Chúa Giêsu lại chịu phép Rửa bởi Gioan ở sông Giođan ? Thưa, bởi v́ trong cuộc sống ở trần gian Chúa Giêsu không tự cho ḿnh cao trọng vượt trên người khác, Ngài muốn chứng tỏ cho chúng ta biết rằng Ngài luôn luôn liên đới với hết mọi người, bằng cách sống trung thành với lề luật và chia sẻ thân phận làm người trong mọi ḥan cảnh. Đức Kitô đă bắt đầu cuộc đời công khai của ḿnh bằng một cách khiêm hạ lạ lùng. Ngài đă bỏ Nadaret để đến Bêtania, bên kia bờ sông Giodan, chỗ gần biển chết, để khởi đầu sứ vụ của ḿnh. Đấng mà Gioan nghĩ là một vị thẩm phán nghiêm khắc lại xếp hàng chung với những tội nhân chờ chịu thanh tẩy. Ai có thể nhận ra Ngài, v́ Ngài quá đỗi b́nh thường ? Đấng cứu độ lại cư xử như Ngài đang cần cứu độ. Nh́n Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người đứng với tội nhân, chúng ta hiểu được thế nào là liên đới với người khác. Để liên đới với tội nhân, với dân tộc ḿnh, với cả nhân lọai đang cần ơn cứu độ, Con Thiên Chúa không ngại che khuất cái cao sang, siêu việt và cả sự thánh thiện ngàn trùng của ḿnh nữa. Nhờ mang thái độ tự hạ, tự hủy này, mà Đấng thánh của Thiên Chúa có thể đứng chung với người tội lỗi, d́m ḿnh xuống cùng một ḍng nước như họ. Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa khiêm hạ, v́ Ngài muốn xuống tận đáy vực thẳm nơi chúng ta đang sống, để nâng chúng ta lên. Chỉ t́nh yêu mới làm chúng ta hiểu được hành động của Ngài. Nhập thể chính là để liên đới với từng người, những con người tội lỗi trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống và nhờ đó mà cuộc sống được thay đổi để trở nên tốt hơn. Thưa cộng đoàn, Phần chúng ta đang ngồi đây, chúng ta đă được lănh nhận Phép rửa tội, phép rửa mới trong Thánh Thần để trở thành con Chúa, thế nhưng chúng ta đă sống đời sống Kitô hữu của ḿnh chưa ? Chúng ta có học theo Đức Kitô đi vào cuộc đời để liên đới với đời, đặc biệt là những người thua thiệt trong xă hội, những anh em xung quanh ta chưa? Có một câu truyện kể rằng : Hải và Nam là đôi bạn trẻ rất thương mến nhau, họ đă tính đến chuyện hôn nhân. V́ ḥan cảnh gia đ́nh khó khăn, Nam quyết định bỏ quê ra thành thị làm việc để kiếm thêm thu nhập giúp gia đ́nh. Nhưng thật là họa vô đơn chí. Sau sáu tháng làm việc ở thành thị trở về, tiền không có nhưng cô đă bị đứa con ông chủ gia đ́nh nơi cô giúp việc làm nhục và cô trở về làng với một cái thai trong bụng. Mọi người trong làng nghe biết, ai cũng hất hủi cô. Đâu đâu người ta cũng bàn tán về chuyện con Nam – bồ thằng Hải chửa hoang. Cha mẹ cô cũng không thể thông cảm cho hoàn cảnh của cô, ông bà cứ một mực đuổi cô đi, v́ cho rằng cô đă đưa nỗi nhục về cho gia đ́nh. Ngay chính Hải, người yêu của cô cũng né tránh, anh không muốn gặp cô v́ sợ mọi người chê cười. Cha mẹ Hải th́ cấm anh không được đi lại với lọai gái chửa hoang đó. Bị mọi người hất hủi, mấy lần cô đă định t́m đến cái chết để chạy trốn mọi người. Nhưng cô lại nghĩ đến đứa bé trong bụng, nó nào có tội t́nh ǵ. Phần Hải, tuy không gặp bạn nhưng trong ḷng vẫn băn khoan thao thức và tin rằng bạn ḿnh bị kẻ xấu lợi dụng. Anh đă thức trắng nhiều đêm suy nghĩ về thân phận của Nam và cuối cùng anh đă vượt lên trên những lời đàm tiếu, chấp nhận sự cười chê của bạn bè và bà con dân làng để đến với Nam, thông cảm và động viên Nam vượt qua sự thử thách. Thưa anh em, chắc hẳn trong chúng ta ngồi đây không ai có người bạn như Nam để chúng ta phải làm một cử chỉ đẹp. Thế nhưng chung quanh chúng ta cũng không thiếu ǵ những con người thấp cổ bé miệng bị xă hội khinh rẻ, hất hủi, coi thường, họ đang cần sự cảm thông, sự liên đới của những người xung quanh. Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay cũng đă quên đi thân phận Con Thiên Chúa của Ngài để bước xuống gịng sông Gio-đan, cũng chính là gịng sông cuộc đời để chia sẻ thân phận con người, để liên đới với nhân lọai nghèo khó và yếu đuối, liên đới với những tội nhân đang cần t́nh thương và ơn cứu độ. Là người môn đệ của Đức Kitô, mỗi người trong chúng ta đă dám hi sinh bản thân để sống liên đới anh chị em bên cạnh ta chưa ? Đă dám bước xuống ḍng sông cuộc đời để đồng hành với đời chưa ? Lạy Chúa, chúng con là những người đă được lănh nhận phép Rửa tội và từ ngày đó chúng con được tham dự vào hàng tư tế, bậc vương giả và ơn tiên tri. Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa mà dấn thân phục vụ anh em, sống liên đới với hết mọi người, nhất là những người bất hạnh trong xă hội. A-men
Con yêu dấu, Cha hài
ḷng về con Cộng đoàn thân mến ! Tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay khiến chúng ta không khỏi thắc mắc: tại sao Đức Giêsu lại chịu phép rửa bằng nước của ông Gioan, trong khi chính người là Đấng ban phép rửa trong Thánh Thần? Ngài cũng không phải là tội nhân, vậy tại sao Người lại cần thống hối ăn năn? Để cảm nghiệm được bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta hăy cùng b́nh tâm đôi chút để h́nh dung lại khung cảnh ngày Đức Giêsu chịu phép rửa. Hôm ấy, cảnh vật thật thanh b́nh và tươi xinh trong ánh quang ngày mới. Từng đàn chim nhỏ ríu rít bẽn lẽn nấp sau những cành lá xanh mơn mởn. Từng làn gió hiu hiu mát lạnh khẽ đưa nhẹ, khiến ḷng người thanh thản b́nh an. Hôm nay, cũng như mọi ngày, người người kéo đến ḍng sông Gio-đan rất đông. Họ đến để được nghe ông Gioan giảng dạy và chịu phép rửa thanh tẩy tâm hồn. Bỗng, Đức Giêsu từ Na-da-rét, miền Ga-li-lê đi đến. Người cũng ḥa ḿnh vào hàng ngũ những tội nhân đứng chờ đến lượt ông Gioan làm phép rửa. H́nh ảnh ấy thật lạ nhưng thật đẹp. Ngày hôm nay, một vị Thiên Chúa lại đồng hàng với những người thu thuế và tội lỗi. Ngài không chỉ đứng chung với tội nhân, Ngài c̣n gần gũi họ, nâng dậy và gánh tội cho họ. Hôm nay, v́ t́nh yêu thương nhân loại mà Đức Giêsu - Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa, xin hạ ḿnh trước mặt ông Gioan, và Ngài c̣n d́m ḿnh thật sâu trong ḍng nước đục ngầu v́ tội lỗi muôn người. Ngài muốn chia sẻ cùng một ḍng nước với những hối nhân. Ngài liên đới với sự hoán cải của cả dân tộc. Ngài xin được cùng chung tội lụy để cùng chung tẩy luyện. Trong chính ḍng sông ấy, Đức Giêsu đă thanh tẩy mọi tội nhơ nên thanh khiết. Người thanh tẩy chúng ta và làm cho chúng ta được tinh tuyền thánh thiện như chính Người là Đấng Thánh. Đúng như lời ngợi khen rằng: “Đấng chẳng mang tội nơi ḿnh Nhưng v́ nghĩa nặng với sinh linh Nay xin thanh tẩy trong ḍng nước Mà rửa hồn ta sạch tội t́nh.” (Thánh thi kinh chiều Mùa Giáng Sinh, Phần chung II) Giờ đây, hơn bao giờ hết chúng ta vui mừng v́ một Thiên Chúa Thật đang cư ngụ giữa chúng ta. Chúng ta vui mừng được thở cùng một bầu không khí với Thiên Chúa, được đứng trên cùng một mặt đất tươi xinh màu mỡ với Người; và càng vui hơn nữa khi biết rằng đời ta vẫn có Chúa gần kề trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống. Và khi Đức Giêsu từ dưới nước bước lên, Người cũng nâng thế gian lên cao với Người. Người thấy trời “xé ra”, v́ xưa kia, bởi tội bất tuân phục, chính Ađam đă đóng cửa trời lại. Từ nay các tầng trời đă mở ra và không bao giờ khép lại nữa. Cũng như mưa ân sủng của Thiên Chúa sẽ không ngừng tuôn đổ trên nhân loại. Xa hơn nữa, biến cố Chúa chịu phép rửa hôm nay c̣n nói lên rằng Đức Giêsu đă tuyệt đối vâng phục thánh ư Chúa Cha. Người chỉ muốn giữ trọn, làm trọn điều Chúa Cha muốn. Thế nên, Chúa Cha rất yêu mến Người. Chính lúc Ngài tự hạ v́ vâng phục, Thiên Chúa lại muốn long trọng tôn vinh Ngài: “Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài ḷng về con.” Lời tôn vinh này làm nổi bật dung mạo của Đức Giêsu: Người là Quân Vương được xức dầu tấn phong để cai trị muôn dân, Người là Con Một yêu dấu của Chúa Cha được dâng hiến làm lễ vật trong hy lễ, Người là Tôi Trung của Thiên Chúa có nhiệm vụ rao giảng, thực hiện công cuộc giải thoát và cứu độ. Lại có Thánh Thần dưới h́nh chim bồ câu ngự xuống trên Đức Giêsu. H́nh ảnh Chúa Thánh Thần dưới h́nh chim bồ câu ngự đến là biểu tượng t́nh yêu Thiên Chúa đến với trần gian. Hơn nữa, Thánh Thần xuống trên Đức Giêsu là để tấn phong và xác nhận Người là Đấng Cứu Độ Thiên Chúa đă hứa. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Xưa Ngài đă làm đẹp ḷng Chúa Cha bằng cách sống ḥa đồng, chia sẻ phận người với chúng con. Xin Chúa giúp chúng con trong t́nh tương thân huynh đệ, cùng giúp nhau sống tốt về mọi mặt, để xây dựng một Giáo hội hiệp nhất, yêu thương. Lạy Chúa, biến cố Ngài chịu phép rửa hôm nay cũng nhắc nhớ về bí tích rửa tội chúng con đă lănh nhận. Nhờ bí tích rửa tội, mỗi người chúng con được hiến thánh cho Thiên Chúa và được trở nên anh chị em với nhau trong t́nh yêu Ngài. Ngày được rửa tội, chúng con được trao ngọn lửa Thần Khí và tấm áo trắng tinh tuyền. Và mỗi ngày sống, chúng con được mời gọi sống phép rửa ḿnh đă lănh nhận. Lạy Chúa, hằng ngày, xin Ngài thương ban cho chúng con khát vọng được ngụp lặn trong t́nh yêu của Ngài, để chúng con được măi tinh tuyền thánh thiện như ngày đầu đời được chính Thiên Chúa sinh ra. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Nhờ Thần Khí ngự xuống trên Ngài mà Ngài luôn sống như Con của Cha, luôn làm điều đẹp ḷng Cha và sống đơn sơ phó thác mọi ngày trong đời. Vậy, trong năm Giáo Dục Gia Đ́nh này, xin ánh sáng Chúa Ba Ngôi chiếu soi trên chúng con cách sâu xa và rực rỡ; ngơ hầu mọi thành viên trong gia đ́nh chúng con luôn sốt sắng thờ phượng kính mến Chúa và hết ḷng ḥa thuận thương yêu nhau, để ngày sau hết Ngài lại tŕu mến xác nhận chúng con rằng: “Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài ḷng về con.” Amen.
Lm.
Jude Siciliano, OP. Vị ngôn sứ của niềm hy vọng Is 42, 1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mc 1,7-11
Kính thưa quư vị, Rất nhiều bản văn Kinh thánh sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ để lôi cuốn chúng ta. Sự tưởng tượng khích lệ mạnh mẽ đối với những ai mất niềm hy vọng và không thấy tương lai. Văn chương mạnh mẽ có thể khuấy động trí tưởng tượng, thúc đẩy năng lực sống trong chúng ta và đem đến cho chúng ta niềm hy vọng. Đây chính là ư hướng của sách ngôn sứ Isaia trong bài đọc hôm nay. Bản văn của chúng ta là Bài ca thứ nhất trong số bốn Bài ca về Người Tôi Trung của sách ngôn sứ Isaia (40-55). Mỗi bài ca đều phác hoạ những bức tranh có những điểm tương đồng trong các sách Tin Mừng. Được gọi là những “bài ca”, bởi v́ chúng mang đậm phẩm chất thi phú và cho phép chúng ta có thể cân nhắc có dám tưởng tượng hay không. Nếu thuộc vào loại người chỉ muốn sự chính xác và dữ kiện, th́ hẳn chúng ta sẽ thất vọng khi nghe lời ngôn sứ. Trực giác đầu tiên của chúng ta có thể là hỏi: “Vị ngôn sứ đưa ra cho chúng ta người tôi trung này, chính xác là ai vậy?”. Không dễ để trả lời câu hỏi đó. Người tôi trung này là vị trung gian được gọi để kiện toàn ư định của Thiên Chúa. Người tôi trung đó có thể chính là ngôn sứ, được Thiên Chúa trao cho sứ vụ phát ngôn cho một đất nước lưu vong đang thất vọng và nản chí – “cây lau bị dập và tim đèn leo loét”. Người tôi tớ có thể là dân Israel của Thiên Chúa. Một dân tộc được gọi là ánh sáng cho muôn dân và đưa muôn dân đến với Thiên Chúa. Hăy tưởng tượng các sự việc mà những dân lưu đày này có thể nghe và nh́n thấy thông qua những lời nói của vị ngôn sứ. Bây giờ, họ có thể bị đánh đập và bị khuất phục, nhưng Thiên Chúa hứa sẽ làm cho họ trỗi dậy. Sau này, họ sẽ trở thành khí cụ của Thiên Chúa để làm cho mọi sự trong thế gian đi vào trật tự. Họ sẽ chăm sóc cho những người yếu đuối nhất. Họ sẽ lôi kéo những người khác đến với Thiên Chúa bởi v́ người ta sẽ lấy làm kinh ngạc là làm sao một dân bị đánh bại lại có thể được thay đổi và trỗi dậy như vậy. Họ sẽ phải kết luận rằng: chỉ có Thiên Chúa của Israel mới có thể làm được như vậy.” Vấn đề chính có thể không phải căn cước của người tôi tớ. Điều rơ ràng ở đây là người được tuyển chọn thi hành thánh ư Thiên Chúa, chứ không phô trương quyền lực hay sức mạnh của cánh tay. Đúng hơn người tôi tớ có ḷng nhân hậu, nhận biết nhu cầu của những người yếu đuối. “Cây sậy bị giập, người không đành bẻ gẫy.” Bên cạnh h́nh ảnh của người tôi tớ nhân hậu, chúng ta phần nào có thể nghiệm ra bản tính của Thiên Chúa, Đấng tuyển chọn và sai người tôi tớ đến với những người nghèo khổ và thiếu thốn. Khi mà các chính phủ và những nhà lănh đạo chịu tác động bởi những người có thế lực và những người hậu thuẫn cho các đảng phái chính trị, th́ người tôi tớ của Thiên Chúa chú tâm đến tiếng kêu than của những người bị giam cầm và đang trong ngục tối. Thế giới đánh giá những lănh đạo vĩ đại qua những cuộc chinh phạt và những chiến công. Chắc chắn trong lần bầu cử tới đây, chẳng ai lên mục diễn thuyết, hứa lưu tâm đến “cây sậy bị giập” và không dập tắt “tim đèn c̣n leo loét”. Cách thức lănh đạo mà người tôi trung thể hiện không yếu đuối, hèn nhát, cho dù người quan tâm đến những kẻ bị tổn thương nhất. Đây chính là người tôi tớ của Thiên Chúa và Thiên Chúa đă làm cho người tôi trung trở thành dấu chỉ Giao Ước của Người với dân tộc. Mục đích của Người là thiết lập công lư. Người tôi tớ hiền hậu, nhưng không yếu nhược hay dễ dàng rời bỏ nhiệm vụ Thiên Chúa uỷ thác. Ngôn sứ Isaia nói về niềm hy vọng ngay giữa những khủng hoảng của dân tộc. Trong hoàn cảnh này, dân Israel đặt ra những vấn nạn giống như chúng ta khi đối diện với những khó khăn thử thách của ngày hôm nay. Trong vùng đất người Babylon lan tràn những tượng thần, Thiên Chúa của Israel liệu có phải là Thiên Chúa chân thật hay không? Họ tự hỏi liệu rằng Thiên Chúa của họ có mạnh mẽ hơn các thần của người Babylon hay không? Và câu hỏi này rất quan trọng đối với dân bị lưu đày: Liệu Thiên Chúa có quyền năng bảo vệ họ hay không? Nếu vậy, quyền năng ấy có thể được sử dụng như thế nào để mưu ích cho dân tộc? Bởi v́ dân riêng của Thiên Chúa đang phải chịu cảnh nô lệ và đau khổ, không chỉ về mặt thể lư mà c̣n cả về mặt tinh thần, th́ liệu rằng họ có c̣n mong chờ Thiên Chúa đến, giang cánh tay mạnh mẽ của Người để dẹp tan quân thù và nâng cao con cái Israel bị đè nén hay không? Trong những thời điểm vô cùng khó khăn, chúng ta có thể hỏi những câu hỏi tượng tự như dân Israel xưa: Khi nào Thiên Chúa sẽ làm một điều ǵ đó cho chúng ta? Khi nào Thiên Chúa sẽ thực hiện một bước tiến quan trọng và quyết định v́ lợi ích của chúng ta? Qua những Bài ca về Người tôi trung, dân Israel và cả chúng ta nữa, hiểu được cách thức Thiên Chúa đáp lại lời kêu cầu của chúng ta trong sự mỏng manh, yếu nhược. Thiên Chúa sẽ gửi người tôi tớ đến – người không đành bẻ găy cây lau bị giập và không nỡ tắt đi tim đèn c̣n leo loét. Thêm nữa, người tôi trung sẽ kiên tŕ với sứ vụ của ḿnh cho dù gặp phải nhiều chống đối. Ngày hôm nay, Đức Giêsu bước xuống ḍng nước thanh tẩy của Gioan và Thiên Chúa đă chứng thực: Đức Giêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến, Đấng dân chúng đă mong mỏi được trông thấy. Người không phải là giải pháp quyền lực và cấp thời đối với những vấn đề trước mắt. Người hiền hậu, tận tâm và sẽ thực hiện mục đích của Người dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của Thiên Chúa và sức mạnh của t́nh yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Người tôi tớ sẽ bị khước từ, nhưng vẫn luôn tín thác vào thánh ư của Thiên Chúa. Chúng ta được liên kết với Đức Giêsu qua bí tích Thanh Tẩy. Đây không chỉ đơn thuần là nghi thức gia nhập Giáo Hội. Đó là bước đầu tiên tiến vào mầu nhiệm sự sống, cái chết và phục sinh của Đức Kitô. Cùng với Đức Kitô, nhờ bí tích Thanh Tẩy, chúng ta là những tôi tớ của Thiên Chúa. Những Bài ca về Người Tôi Trung không chỉ nói về Đức Kitô, nhưng c̣n nhắm đến căn tính mà mỗi người chúng ta có qua ơn kêu gọi với tư cách là những người đă được rửa tội. Lúc này đây, chúng ta là những người được kêu gọi để trở nên một người tôi tớ nhân hậu nói lời hy vọng cho những ai mất niềm hy vọng. Bây giờ chúng ta có thể liên kết với họ trong cuộc chiến đấu cho công lư và tự do. Đây là cách thức Đức Giêsu liên kết với chúng ta khi ngài bước vào ḍng nước. Giờ đây, quyền năng Thiên Chúa được biểu lộ qua sự hiện diện gắn bó của chúng ta với những người được Đức Giêsu ghi dấu bằng bí tích Thánh Tẩy của Người: Cây lau bị giập, tim đèn leo loét là những người đang kêu đ̣i công lư. Bằng lời nói và cung cách sống, chúng ta phải trở nên là “ánh sáng muôn dân”, những người được kêu gọi để mở đôi mắt cho người mù ḷa và giải thoát cho kẻ bị tù đày.
| |