Năm B

 
 

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM B
Cv 4,32-35 / 1Ga 5,1-6 / Ga 20,19-31
 

An Phong op : Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin

Như Hạ : Nhân Chứng Phục Sinh

Fr Jude Siciliano, op : Sống với Thương tích Đấng Phục Sinh

Fr. Jude Siciliano, op Niềm tin phục sinh : Khởi sự con người mới

G. Nguyễn Cao Luật op : Phục Sinh Không Phải Điều Tưởng Tượng

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Đức tin và b́nh an

Lời Chúa và Thánh Thể : B́nh An Cho Anh Em

Martin Vũ Thái Hiệp op : Phúc Thay Người Không Thấy Mà Tin

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy Tin

 


An Phong op

Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin
Ga 20,19-31

Tin mừng hôm nay thuật lại chuyện ông Tôma cứng ḷng tin; ông không chấp nhận lời chứng của các môn đệ khác và chỉ tin khi được "nh́n tận mắt, sờ tận tay"; đ̣i hỏi của Tôma cũng được chấp nhận, và ông đă thốt lên "Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa tôi !".

Trong đời thường, hẳn không thiếu những người như ông Tôma, tức là những người không dễ dàng chấp nhận điều ḿnh chưa kiểm nghiệm. Xét cho cùng, điều đó cũng đúng thôi; v́ đây không phải là chuyện vui chơi, đùa cợt, nhưng là điều có thể thay đổi tất cả cuộc đời ḿnh.

Nhưng điều "đáng trách" của Tôma là ông đă "không có mặt" cùng các bạn hữu của ḿnh trong những ngày "khó khăn" này. Khi người ta không "ở cùng nhau" th́ chẳng những điều không hợp lư mà cả điều hiển nhiên rơ ràng cũng không dễ làm cho người ta chấp nhận.

Thái độ của Tôma có lẽ cũng "hợp lư", v́ cuộc đời này c̣n quá nhiễu nhương, v́ trong cuộc sống con người c̣n quá nhiều mưu mô lừa đảo.

Nhưng nếu như đối với một sản phẩm, một đồ vật, người ta có thể kiểm nghiệm được chất lượng một cách khá chắc chắn; th́ trong mối tương quan con người với nhau, điều đó lại không bao giờ có thể thực hiện được. Thật t́nh với một người bạn, lựa chọn người bạn đời, sinh một đứa con… tất cả đều là một cuộc phiêu lưu mà không ai có thể nắm chắc được tương lai. Muốn có bạn, muốn có vợ (chồng), muốn có con, người ta phải chấp nhận tin bằng "con tim" của ḿnh, chứ không thể "kiểm nghiệm chất lượng" một cách hoàn toàn chắc chắn. Đó là ư nghĩa điều Đức Giêsu đă nói : "Ai không thấy mà Tin mới là người có phúc".

Dầu vậy, Chúa Giêsu không bỏ rơi Tôma cũng như không bỏ rơi những người giống như Tôma sau này. Ngài lựa chọn một lần khác, khi mà "có mặt ông Tôma" cùng với các môn đệ khác của Chúa Giêsu để cho ông được "nh́n tận mắt, sờ tận tay"; để lời chứng của Tôma sẽ là một lời chứng rơ ràng hơn với chúng ta, những người sống trong một xă hội có đầy dẫy những điều điên đảo…; để "anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa; và để anh em tin mà được sự sống nhờ Danh Người".

Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết sống cuộc đời này,
không những bằng lư trí suy xét khôn ngoan,
nhưng c̣n bằng con tim tràn đầy yêu thương nữa.

Để chúng con có thể nhận ra anh chị em,
và nhận ra Chúa vẫn đang ở giữa chúng con.


Như Hạ

NHÂN CHỨNG PHỤC SINH
Ga 20,19-31

Trong ṭa giải tội mấy ngày tuần thánh đông nghẹt. Trong ṭa chúng ta nghe ǵ, nếu không phải là sự nổi loạn và mất b́nh an trong tâm hồn nhiều người. Đức Giêsu muốn trả lại sự b́nh an cho con người. Phục sinh chính là sự b́nh an Thiên Chúa ban cho con người. Hơn lúc nào, nhân loại vẫn khao khát sự b́nh an. B́nh an là một ân sủng lớn lao. B́nh an là món quà tuyệt vời Thiên Chúa ban cho loài người.

CHỨNG TỪ SỐNG ĐỘNG

Các môn đệ đă vui mừng hết sức khi gặp lại Thày chí thánh trong h́nh dạng nguyên tuyền. Có những dấu chỉ chắc chắn xác quyết Thày vẫn là Thày ngày trước. Từ t́nh trạng "sợ người Do thái" (Ga 20:19), các ông đă chuyển sang tâm trạng "vui mừng v́ được thấy Chúa" (Ga 20:20). Niềm vui ấy bắt nguồn từ sự b́nh an tràn ngập từ dung nhan Đức Giêsu. Mỗi lần xuất hiện, Người đều nói: "B́nh an cho anh em !" (Ga 20:19, 21) Người chính là nguồn b́nh an đích thực cho những người mong đợi Người đến trong vinh quang. Để xác tín vào vinh quang đó, các môn đệ cần một kinh nghiệm. Không phải chỉ một ḿnh Thomas mới cần đến bằng chứng. Thực tế, trước khi làm chứng cho Thomas, "Người cho các ông xem tay và cạnh sườn." (Ga 20:20)

Chắc chắn những dấu đinh nơi bàn tay và cạnh sườn đă đập thẳng vào mắt các ông. Từ cảm nghiệm hết sức cụ thể đó, các ông mới thấy được tất cả sự thật về Người. Người đóng vai Thiên Chúa để trao sứ vụ và thổi Thần khí cho các môn đệ. Chính Người nói với các ông : "Như Chúa Cha đă sai Thầy, th́ Thầy cũng sai anh em." (Ga 20:21) Thật vinh dự cho các môn đệ khi cùng được chia sẻ một sứ mạng cao cả với Thày chí thánh. Sứ mạng đó nhằm cứu độ trần gian. Sứ mạng đó chỉ được thực hiện bằng cây khổ giá và trong uy quyền. Vừa tủi nhục vừa cao cả. Tất cả sẽ được bảo đảm bằng Thần Khí. "Người thổi hơi vào các môn đệ và bảo : 'Anh em hăy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, th́ người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, th́ người ấy bị cầm giữ." (Ga 20:22-23) Mục đích quyền bính cũng chỉ để ḥa giải và trả lại b́nh an cho tâm hồn.

Nhưng quyền bính ấy chỉ được thực hiện trong Thánh Linh. Không Thánh Linh, các chứng nhân không thể thi hành sứ mạng làm chứng cho Đức Giêsu Kitô. "Thánh Linh nói lên việc Thiên Chúa đang cư ngụ 'trong anh em' (Ga 14:17) và Người phát xuất từ Đức Giêsu được tôn vinh như nguồn mạch phát sinh sự sống vĩnh hằng." (Ga 7:39) (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984) Thánh Linh đă xuất hiện để củng cố quyền lực Đức Giêsu và để mạc khải về quyền bính Thiên Chúa nơi Người. Đó là điểm tựa vững chắc cho mọi Kitô hữu trên bước đường làm chứng cho Đức Giêsu Phục sinh. Chính Thánh Linh bảo đảm Phục Sinh là một sự kiện có thật cho niềm tin Kitô giáo. Không có Thánh Linh, chính các tông đồ cũng cảm thấy khó khăn và lúng túng trong việc tin vào sự kiện Phục Sinh. Chính thánh Thomas khẳng quyết : "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." (Ga 20:25) Thế nhưng, nhờ Thánh Linh, ông đă có thể tuyên xưng một sự thật vượt quá những ǵ ông quan sát : "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !" (Ga 20:28) Hơn nữa ông c̣n trở thành nhân chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh, không thua kém bất cứ Tông Đồ nào.

Niềm tin Phục Sinh không dừng lại nơi cộng đoàn các Tông Đồ. Trái lại phải được truyền bá sâu rộng cho muôn vàn thế hệ. Làm sao có thể chuyển đạt niềm tin đó đúng như lời Đức Giêsu nói : "Phúc thay những người không thấy mà tin !" (Ga 20:29) Bí quyết nằm trong tay các chứng nhân. Bí quyết đó chính là Thánh Linh, sức mạnh tạo lập và củng cố niềm xác tín Phục Sinh, bắt đầu từ chứng nhân tới những ai đáng được hưởng mối phúc Đức Giêsu đă loan báo. "Dù không xem thấy, nhưng tất cả các Kitô hữu đều có niềm tin không khác niềm tin các môn đệ đầu tiên. Đức tin của họ dựa trên sự hiện hiện của Chúa nhờ Thánh Linh." (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984) Nhờ ánh sáng Phục Sinh, bản chất Thiên Chúa nơi Đức Giêsu được mạc khải rơ ràng nhất. Tất cả đều nhờ ngón tay thần kỳ của Ngôi Ba Thiên Chúa đang hoạt động mănh liệt nơi các chứng nhân. Hoạt động đó nhằm tái lập trật tự trong trời đất và mối giao ḥa giữa Thiên Chúa và thụ tạo. Đó là hiệu quả tỏ tường của sức sống Phục Sinh bắt nguồn từ Thánh Linh. Nói khác, nhờ Thánh Linh, thân xác Phục Sinh của Đức Giêsu đă trở thành trung tâm nối kết đất trời và sức mạnh ổn định trật tự vũ trụ. B́nh an đă lên ngôi nơi đỉnh cao Phục Sinh. Nguồn phát sinh b́nh an chính là t́nh yêu.

CHỨNG NHÂN HÔM NAY

T́nh yêu cũng chính là chứng từ sống động nhất có thể t́m thấy ngay nơi thân xác Đức Giêsu Phục Sinh tức là cộng đoàn dân Chúa (Cl 1:18). Ngay từ thời sơ khai, "các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một ḷng một ư. Không một ai coi bất cứ cái ǵ ḿnh có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung." (Cv 4:32) Nỗ lực lớn lao đó có thể tạo một chứng từ mănh liệt nhất cho niềm tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Nói khác, không có niềm tin Phục Sinh, không thể có chứng từ tốt đẹp như vậy ! Các môn đệ đă được Thiên Chúa tuyển chọn như những chứng nhân Phục Sinh v́ họ "đă cùng ăn uống với Chúa sau khi Người sống lại từ cơi chết." (Cv 10:41) Tiêu chuẩn chọn người thay thế Giuđa cũng dựa trên chứng từ Phục Sinh (Cv 1:22).

Không dễ ǵ nói cho mọi người biết và tin vào Đức Giêsu Phục Sinh. Tin vào Thiên Chúa tương đối dễ hơn. Biến cố Phục Sinh quá vĩ đại và khác thường vượt quá tầm thức nhân loại. Thế nhưng chính Thánh Linh đă dùng t́nh yêu để chinh phục mọi người. T́nh yêu đă trở thành sức mạnh thuyết phục. Thật vậy, "trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, v́ tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tùy theo nhu cầu." (Cv 4:34-35) Mọi người phải kinh ngạc v́ thấy lư tưởng của dân Do thái trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 15:4) đă được chứng nghiệm rơ ràng. Các chứng nhân đầu tiên cảm thấy có trách nhiệm với nhau, không phải do huyết nhục, nhưng do t́nh liên đới trong Đức Giêsu Phục Sinh v́ "chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người." (Ep 5:30) Đúng hơn, nhờ sống trong ư thức "mỗi người là phần thân thể của nhau," (Ep 4:25) người giàu tự nhận có trách nhiệm đối với người nghèo. Một chiều kích lớn lao vượt trên những ranh giới b́nh thường giữa giàu nghèo, chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ, v́ tất cả liên kết với "đầu của Hội Thánh" (Cl 1:18) tức là Đức Giêsu phục sinh.

Chứng từ Phục Sinh không bao giờ chấm dứt. Qua muôn thế hệ, các Kitô hữu vẫn thi nhau làm chứng : "Đức Giêsu Nadarét là người đă được Thiên Chúa phái đến với anh em. Theo kế hoạch Thiên Chúa đă định và biết trước, Đức Giêsu ấy đă bị nộp, và anh em đă dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại." (Cv 2:22-24) Chính v́ thế, đến lượt ḿnh, Kitô hữu cũng phải cho mọi người thấy chứng từ t́nh yêu Phục Sinh nơi chính những thập giá hôm nay trên bước đường tranh đấu chống lại bất công, hận thù. Nói khác, mầu nhiệm Phục Sinh luôn thúc đẩy "toàn thể dân Chúa gieo rắc chứng từ sống bằng một cuộc sống nhiệt t́nh đầy nhân đức siêu nhiên." (Latourelle 1995:1050)

Chỉ có chứng từ kiên tŕ và mănh liệt đó mới dẫn mọi người bước vào con đường cứu độ và mới làm cho Kitô hữu hoàn thành sứ mạng. Quả thực, "người tín hữu . . . được kêu gọi làm cho nét mới mẻ và sức mạnh Tin Mừng chiếu sáng hằng ngày trong đời sống gia đ́nh và xă hội." (Chistifideles Laici 14) Suốt 13 năm tù đầy, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận đă sống chứng từ t́nh yêu Phục Sinh giữa một rừng người hận thù. Sau cùng, người đă cảm phục được người cai tù, đă biến thù thành bạn. T́nh yêu vượt trên tất cả (1 Cr 13:1) và là một ngôn ngữ quốc tế và phổ quát. Nhờ sức mạnh Thánh Linh, Kitô hữu có thể viết lên thông điệp cứu độ bằng ngôn ngữ đó vào tận con tim nhân loại. Thiên Chúa đang phục sinh nhân loại nhờ chính ngọn lửa Thánh Linh nung nấu t́nh yêu trong ḷng Kitô hữu hôm nay. T́nh yêu làm cho Tin Mừng và cuộc đời ḥa nhịp với nhau. Và đó là chứng từ Phục Sinh cho một nhân loại đang dăy chết.


Fr Jude Siciliano, op

Sống với Thương tích Đấng Phục Sinh
Ga 20,19-31

Thưa quư vị.

Cả bốn Phúc âm đều ghi lại biến cố Chúa hiện ra hôm nay. Riêng thánh Gioan thêm câu truyện ông Thomas để kết thúc phúc âm của ông. Chương 21 được viết sau, minh chứng quyền đứng đầu cộng đoàn Tông đồ của thánh Phêrô. Tŕnh thuật sáng Chúa nhật Phục sinh vừa qua thánh Gioan hội tụ chú ư vào ba nhân vật: Maria Macdala, Phêrô và người môn đệ khác được Chúa yêu dấu (20,8). Người môn đệ ấy là kẻ đầu tiên tin Chúa phục sinh. Nhưng câu truyện h́nh như c̣n bỏ dở: Phêrô cũng xem thấy các giây băng và tấm khăn liệm. Nhưng ông chẳng biểu lộ ḷng tin của ḿnh, ông chưa có phản ứng. Bà Maria Macdala nhận ra Chúa nhưng kêu Ngài là thầy Raboni. Rơ ràng câu truyện cần hồi kết thúc. Đoạn Tin mừng Chúa nhật hôm nay là hồi kết thúc đó.

Có hai lần Chúa hiện ra với các môn đệ ở căn pḥng trên lầu vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, trong khi các cửa vẫn đóng kín v́ sợ người Do thái. Hai lần cách nhau tám ngày. Lần thứ nhất không có mặt Thomas. Hôm nay, lần thứ hai, ông Thomas cũng có mặt. Cả hai lần Chúa đều cho các môn đệ xem thấy những vết thương của Ngài như dấu chỉ Ngài đă sống lại. Điều này buộc chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về biến cố phục sinh và những hàm ư của nó trong đời sống thiêng liêng của một người tín hữu chính danh. Không có vết thương th́ cũng chẳng có phục sinh. Không có khổ chế th́ cũng chẳng có sống lại hiển vinh. Người môn đệ viết Phúc âm đă thấy như vậy và ông đă làm chứng. Tin mừng của ông nguyên thủy kết thúc ở câu nói ấy.

Một điểm khác cũng cần lưu ư là trong các lần hiện ra của Chúa Giêsu, Ngài nhấn mạnh đến ḷng tha thứ của Ngài. Bằng cách này hay cách khác nhân loại và mỗi cá nhân đều đă xúc phạm Chúa, khước từ, phản bội, lăng nhục, hành h́nh… cho nên Ngài đă làm hoà trước bằng ḷng nhân từ thứ tha. Ngài trở lại thăm viếng và củng cố đức tin cho các Tông đồ, củng cố đức tin cho mỗi tín hữu. C̣n những ai nghi ngờ như Thomas th́ lần thăm viếng hôm nay là dứt điểm: "Phúc cho những ai không trông thấy mà tin". Người ta thường đặt tên cho lời tuyên bố này của Đức Giêsu là Phúc thật thứ chín: Đức tin quả là một hạnh phúc ! Tôi thắc mắc tại sao lần hiện ra trước không có mặt Thomas. Ông đang ở đâu ? Phải chăng v́ ông quá sợ hăi và thất vọng ? Tính về quê hương để trở lại nghề cũ ? Suy nghĩ kỹ hơn, tôi phải biết ơn Thomas rất nhiều. Nhờ sự nghi ngờ của ông mà lúc này tôi giết được hết nghi nan của ḷng tôi.

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đă gởi ông Thomas cứng tin đến cho thế giới hiện đại. Chẳng phải hôm nay họ mới dám bộc lộ nghi ngờ về Chúa phục sinh. Chuyện đó xưa nắm rồi, từ thời các tín hữu tiên khởi lận. Đúng hơn, từ thời các thánh Tông Đồ, mà Thomas là tiêu biểu. Đời sống Giáo hội, công việc làm ăn uy tín, chính trị thế giới đầy ắp thắc mắc. Tôi có nên tin vào các định chế đó không ? Tin như thế ngây thơ lắm không ? Có điều chi bảo đảm hay lại bị lừa dối ? Con cám ơn Chúa, sự vắng mặt của Thomas trong pḥng tiệc ly lần Chúa hiện ra thứ nhất thật là hữu ích và ông không tin vào lời các môn đệ khác là có cơ sở. Ông không bằng ḷng với bất cứ chứng cớ nào ngoài tận mắt trông thấy Chúa, đụng chạm tới Ngài và chuyện văn với Thầy nếu thực sự Thầy đă từ cơi chết chỗi dậy. Những bằng chứng như thế người thời nay đang đ̣i hỏi và con cũng muốn có. Giáo hội đủ can đảm cung cấp những dấu chỉ khả tín như Chúa đă cho Thomas được biết không ? Tất cả đều là sự thật không ? Muôn đời câu hỏi này tồn tại, và muôn đời Giáo hội phải trả lời cho nghi nan đó ! Chắc chắn nhóm môn đệ đang hội họp không mong chờ Chúa viếng thăm. Họ sợ hăi đóng kín cửa và Thomas nghi ngờ các lời họ kể. Điều này hữu lư và chân thật. Đúng như thực tế đời thường. Tôi mong ước hiện diện với họ, hoặc nữa, như Thomas, tôi đă vắng mặt lần trước để được chứng kiến sự thật bằng xương bằng thịt lần sau.

Về phần Chúa Giêsu, khi muốn nêu chứng cứ cho Thomas, Ngài đă chỉ ra các thương tích ! Giống như trong Phúc âm theo thánh Matthêu, khi muốn nói đến sự hiện của Ngài, Ngài chưng ra những kẻ đui mù, đói khát, tù đày, đau yếu,… (25,31). Nghĩa là Ngài ở giữa những kẻ bất hạnh của xă hội. Họ cũng đang mang thương tích của ḷng con người hẹp ḥi, ích kỷ. Ngài vào pḥng tiệc ly một cách âm thầm, lặng lẽ, và chỉ các thương tích như bằng chứng cho Thomas cứng tin. Nếu như Hollywood dàn dựng th́ người ta sẽ dùng vi tính hoạ nên những cảnh ngoạn mục, ánh sáng chan hoà, phim trường hoành tráng và Đức Kitô, nhân vật chính, phải thật huy hoàng rực rỡ… nhưng sự thật xẩy ra hơn hai ngàn năm trước khác hẳn, b́nh dị như các sinh hoạt thường ngày!

Trong cuộc sống chúng ta cũng có những thương tích, thế giới cũng có những vết thương, nói chung mọi người đều phải chịu đựng những dấu hằn của quá khứ và hiện tại. Hằng ngày các phóng viên tại chỗ gởi đi những đau thương của chiến tranh Iraq, đặc biệt các cảnh tàn phá phụ, ngoài ư muốn. Những người vô tội, các trẻ em bị giết hại do lửa đạn cả hai bên. Trong những tuần lễ phục sinh này, tôi luôn bị ám ảnh bởi một em bé Iraq (Ali Ismail Abbas 12 t) cụt cả hai chân tay. Toàn thể gia đ́nh em, cha mẹ, ông bà, anh chị đều bị bom Mỹ giết hại. Các bệnh viện chật cứng, không c̣n chỗ cho những người mới tới. Thuốc men đă thiếu thốn lại bị những kẻ vô chính phủ cướp bóc. Thật là địa ngục trần gian giữa thanh thiên, bạch nhật. Cầu xin Chúa mau chấm dứt những đau thương mủi ḷng này.

Mỗi lần nh́n thấy em bé bị thương, phụ nữ bị ngược đăi, nội dung bài Tin mừng hôm nay làm tôi bồn chồn, nhức nhối. Chúa Giêsu đang giơ tay chỉ vào những đau khổ đó như vào các thương tích của ḿnh. Thực sự, những nỗi thống khổ ấy cũng là của Ngài, Ngài như nói với tôi "Hăy xỏ tay con vào đây, chớ cứng ḷng nữa, nhưng hăy tin". Nhưng làm thế nào để ngăn chặn những cái ác ? Làm thế nào giúp đỡ Giáo hội đủ ḷng thương và tiền bạc để chữa lành các vết thương ? Tôi có dám công khai đả phá những bất công ? Hay lại hèn nhát im hơi lặng tiếng để tránh liên luỵ ? Sức nhỏ bé chẳng làm được ǵ th́ ít ra đừng đứng vào phe với gian ác, bóc lột người khác.

Hội thánh tiên khởi đă làm chi khi tin vào Chúa Phục Sinh ? Rơ ràng họ đă thay đổi nếp sống Do thái cũ, sống với năo trạng hoàn toàn mới, thương yêu và một ḷng một trí, thu hút được quần chúng noi gương. Bài đọc sách Công vụ Tông đồ hôm nay nói rơ điểm này: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ cầu nguyện, làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với ḷng đơn sơ, vui vẻ…" (Cv 2,44). Dĩ nhiên h́nh ảnh có thể đă được lư tưởng hoá, thực tế chẳng đồng nhất như vậy, tuy vậy, phải có điều chi đặc biệt trong nếp sống của các tín hữu. Bằng chứng là nhiều thị dân Giêrusalem trở lại. Họ là những tâm hồn b́nh dị, nhưng sống cuộc đời khá đặc biệt. Chúa sống lại đă thay đổi họ.

Trước câu ngắn gọn: "Mọi người đều kính sợ, v́ các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ." Chúng ta tự hỏi điềm thiêng dấu lạ nào ? Đoạn văn tiếp theo trả lời cho vấn nạn: "Một trí, một ḷng, để mọi sự làm của chung, và chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu." Đó là những dấu chỉ cho thiên hạ biết họ thuộc về Đấng Phục Sinh, hy vọng của họ không phải là tương lai vật chất nữa mà là cuộc sống mai hậu, tốt đẹp hơn đă gần kề. Đó cũng là những chỉ dẫn tại sao họ lôi cuốn được đám đông nhập vào cộng đoàn. Trước những chia rẽ, phân tán, gương mù hiện nay trong Giáo hội chúng ta cảm thấy xấu hổ khi đọc sách Tông đồ Công vụ về các tín hữu tiên khởi của Hội thánh. Tuy rằng thánh Luca không nói rơ tất cả các tín hữu có suy nghĩ như nhau, hay thi hành ḷng tin kính cùng một kiểu cách, nhưng càng đọc xa hơn, chúng ta càng có ấn tượng như vậy: Một trí, một ḷng. Có điều chi hấp dẫn gom họ lại với nhau, có điều chi làm nền tảng cho Giáo hội tiên khởi ? Các Phúc âm gợi ư điều đó là Đức Kitô Phục Sinh. Ngài luôn hiện diện giữa họ, nói lời b́nh an và tha thứ cho cộng đoàn, ban sức mạnh và quyền bính cho họ, để họ công bố những thực tại đó cho đồng bào và thế giới bên ngoài.

Một dấu chỉ khác về quyền năng các Tông đồ là ḷng nhân ái đối với những gia đ́nh thiếu thốn trong cộng đoàn: "Họ bán đất đai, của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu." Trong thời kỳ khó khăn về kinh tế, tiền bạc như hiện nay th́ cộng đồng tín hữu tiên khởi phải là tấm gương sáng cho các họ đạo noi theo. Mới đây tôi dự những cuộc họp với các thành phần hội đồng giáo xứ. Họ than phiền về giáo xứ của ḿnh thu hẹp đóng góp cho các chương tŕnh cứu tế xă hội. Nguồn thu nhập của giáo xứ không c̣n dồi dào như xưa. Đă có hiện tượng nợ nần. Nhu cầu cắt giảm là cần thiết. Nhưng người chịu thiệt tḥi vẫn là kẻ nghèo khó, thất nghiệp, người nhập cư. Đối với chính phủ th́ vấn đề c̣n là tranh căi chính trị. Nhưng với tín hữu, tự xưng là hậu duệ của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi th́ không thể chấp nhận. Nên t́m một giải pháp khác hợp lư hơn mà là không làm thiệt hại người nghèo. Thí dụ, hàng giáo sĩ sống đạm bạc, tiết kiệm hơn, bớt xây dựng không cần thiết v.v… Nên nhớ Chúa Phục Sinh đang sống giữa giáo xứ, giữa chúng ta, bàn tay chỉ vào các thương tích (người xấu số) như sự hiện diện đích thực của Ngài.

Các Giáo hội tiên khởi có nhiều chứng nhân tử đạo. Thay v́ ở măi trong pḥng kín, đóng cửa lại, cầu nguyện và thờ phượng Chúa Phục Sinh, họ bung ra, rời chốn an toàn, đi khắp nơi, khắp hướng, rao giảng Tin mừng cho những kẻ chưa tin. Họ tử đạo v́ đức tin của ḿnh trong những nơi chốn ấy nhưng không ngừng rao giảng thực tại mà họ đă chứng kiến ở gian pḥng tiệc ly trên lầu, tại Giêrusalem. Tuy nhiên sách Tông đồ Công vụ c̣n kể cho chúng ta những đường lối khác dấn thân phục vụ Đức Kitô Phục Sinh. Đó là sống những cộng đoàn tín hữu chân chính, không giả hiệu, không đánh lừa, nhưng thật dạ, một ḷng một trí tin kính Đức Kitô và chăm lo các nhu cầu của những kẻ nghèo khó, trong giáo xứ tại đất nước và trên thế giới. Amen. Alleluia.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Niềm tin phục sinh : Khởi sự con người mới
Ga 20: 19-31

Anh chị em thân mến,

Trong câu chuyện về Chúa Phục sinh hôm nay, Tôma thật đáng thương. Ông bị chê trách và được gọi là "Tôma đa nghi", vì ông nghi ngờ về tin vui của các Môn đệ báo cho ông: "Chúng tôi đă được thấy Chúa!". Kể từ ngày đó trở đi, hễ có ai không tin một điều gì, th́ bị tặng cho biệt hiệu là "Tôma đa nghi ". Và khi ai gọi anh chị em là "Tôma đa nghi", hàm ý bảo rằng anh chị em hăy nín thinh để nghe, và đừng căi lời về những điều người ta nói với anh chị em về một câu chuyện khó tin ngoài sức tưởng tượng.

Nhưng thật ra, sau những chuyện về Tôma và các Môn đệ phải trải qua lúc Chúa bị bắt và chịu tử hình, thì ai còn có thể trách thái độ dè dặt của Tôma khi nghe các Tông đồ khác mừng rỡ kể chuyện lại. Đối với Tôma, các ông kia hơi vui mừng quá đáng. Câu chuyện Chúa đang sống và hiện ra với các Môn đệ kia có vẻ như một câu chuyện khó tin ngoài sức tưởng tượng.

Vậy, thử hỏi chúng ta có vui khi biết có Tôma là người đa nghi, kẻ luôn muốn có bằng chứng chắc chắn về việc Chúa Giêsu sống lại hay không ? Nếu ai cũng tin ngay, có lẽ chúng ta sẽ có nhiều thắc mắc. Không ai nói là sự sống lại của Chúa Giêsu là chuyện dễ tin, ngay cả với câu hỏi của Tôma. Nhưng, thật ra, tôi cũng mừng là có một Tôma lúc đó. Vì quả thật hiện có một Tôma đang ở trong tôi mỗi khi tôi đặt vấn đề về đức tin cho riêng ḿnh.

Tôma trong tâm hồn tôi đã thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, vì nếu tôi tin Chúa Giêsu Phục sinh thì tại sao tôi không chứng tỏ đức tin của tôi ? Tại sao tôi còn sợ và thiếu lòng tin ? Tại sao tôi không đầu tư nhiều cho việc nâng cao đức tin ? Tại sao có những lúc làm việc cho Chúa lại sợ sai nên ngần ngừ không dám dấn thân, đôi khi còn thận trọng xem xét mọi nguồn cơn của sự việc ? Tôi là như vậy đấy ? Rõ rằng Tôma trong Phúc âm hãy còn sống động trong tôi, và luôn đòi hỏi những bằng chứng cụ thể.

Có điều làm chúng ta an tâm là Tôma, kẻ đa nghi không bị cộng đoàn giáo hữu đầu tiên khai trừ vì thiếu đức tin theo kiểu nói "Vậy, nếu anh không tin chúng tôi thì đừng ở đây nữa! hãy đi đi!". Nhưng mãi đến tám ngày sau câu nói "không tin", Tôma vẫn còn ở đó với các ông kia mà. Đối với các tín hữu bấy giờ, điều này nên thận trọng. Hãy tự hỏi, chúng ta có đủ kiên nhẫn với những người hay chất vấn trong giáo xứ không ? Vì muốn mọi người trong cộng đoàn đều như nhau, nên chúng ta thường có thái độ tẩy chay những người hay thắc mắc về lề luật và các quy định của Giáo hội.

Không những các môn đệ kiên nhẫn với Tôma, mà cả Chúa Giêsu cũng kiên nhẫn với ông nữa. Khi Tôma gặp Chúa Giêsu, Ngài không quở trách ông. Vì lời đầu tiên của Chúa Giêsu với các môn đệ và có Tôma hiện diện là "Bình an cho anh em". Rồi, kế đó, Chúa Giêsu mới đưa bằng chứng cho Tôma xem, "Đặt ngón tay vào đây, và hăy nh́n xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy".

Tôma muốn thấy rõ bằng chứng thật về Chúa sống lại. Và muốn tự kiểm chứng lại lời các môn đệ đã nói với ông. Vì vậy, tôi hài lòng là Tôma là người đa nghi. Có lẽ cũng có lúc tôi đã lên tiếng không tin mấy về việc Chúa Giêsu từ cơi chết sống lại. Sau khi Tôma tuyên xưng đức tin, thì Phúc âm lại dành cho chúng ta, những người không có đó để trông thấy Chúa Giêsu, nghe lời Ngài, và sờ tay vào Ngài như Tôma đã được làm. (nhưng Tôma có thật đã đưa tay sờ vào các vết thương của Chúa chưa thì Phúc âm không nói) Được gọi là những người có "Phúc", vì "Phúc thay những người không thấy mà tin!". Chúng ta cần đặt niềm tin vào lời những người dã có đức tin.

Đức tin của chúng ta có được là do lời nói và việc làm của những chứng nhân, họ đã thấy Chúa Giêsu sống lại. Nếu không có những chứng nhân chân thật này, thì chúng ta không có bằng chứng cụ thể nào về sự sống của Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta. Hôm nay trong phép Thánh Thể, chúng ta nên mừng cho những người đã dạy chúng ta đức tin, và đă cho chúng ta bằng chứng huyền diệu để sống đức tin trong thế giới hiện tại. Họ là ánh sáng chiếu soi trong bóng tối. Nhờ họ mà chúng ta có "Phúc" như Chúa Giêsu nói, vì chúng ta chưa thấy mà đã tin.

Một vấn nạn được đặt ra: Việc chúng ta gặp Chúa Kitô sống lại có quan trọng không ? Đức tin của chúng ta về sự sống lại được ích gì, giống như thánh Gioan và vài người có kinh nghiệm sống với Chúa Kitô. Tôi đang đọc về đời sống của một người Mỹ. Mới trước đây thôi, ông là người hướng dẫn đời sống thiêng liêng và là người có đời sống nội tâm rất mạnh. Đó là Tôma Merton. Sau những năm sống phóng túng, ông có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giêsu, và về t́nh thương của Ngài đối với ông khi ông đang quỳ cầu nguyện trong một nhà thờ ở Rôma.

Phần đông chúng ta không có kinh nghiệm hiện thực về việc Chúa Kitô sống lại. Nhưng, có những lúc chúng ta có kinh nghiệm sống lại sau khi đã chết thì sao ? Có một phụ nữ nói với tôi về cái chết của chồng bà cách đây vài năm. Họ đã kết hôn trong 40 năm. Bà nói: "khi chồng tôi chết, tôi cũng kể như chết rồi". Tuy vậy, trong năm vừa qua bà đã có một đời sống mới. Bà liên lạc với nhiều người hơn trước, gặp nhiều ban ngành v.v... Lại có những người khác cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phụng vụ, trong khi họ cầu nguyện. Chúng ta hãy nhìn những người có đức tin chung quanh chúng ta. Hoặc lúc chúng ta ngồi bên cạnh một người đang hấp hối, chúng ta vẫn cảm thấy bình an và tin tưởng mặc dù chúng ta đang đau khổ và buồn phiền. Cách đây vài năm, tôi đang ngồi với một anh em trong dòng đang hấp hối. Anh đó mỉm cười và nói "tôi có cảm tưởng như tôi đang ở phòng chờ đợi trước cửa thiên đàng". Sự can đảm của anh trên giường bệnh giúp thêm đức tin cho tôi. Và tôi cảm thấy sự hiện diện của Chúa Phục sinh trong Ti-mô-tê. Câu nói "ngày đầu tiên trong tuần" có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống, vì chúng ta luôn gặp Chúa Kitô Phục sinh, và Ngài nói với chúng ta như đã nói với Tôma và các môn đệ khác "Bình an cho anh em".

Câu chuyện Phục sinh có thể bắt đầu bằng nhiều cách cho mọi người như: nói lời "ngày đầu tiên trong tuần". Các thánh sử thường viết rơ ngày giờ về những chuyện khác trước chuyện Chúa Giêsu sống lại, nhưng tại sao các ông không viết rõ ngày giờ sống lại của Chúa Giêsu ? Chẳng lẽ họ quên ngày tháng, giờ giấc rồi sao ? Không đâu. Vì câu chuyện trong Phúc âm thường khác với những câu chuyện khác. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các ông viết rơ rằng "ngày đầu trong tuần". Đây là bắt đầu một ngày mới. Loài người vừa bắt đầu một đời mới. Khi chúng ta nói: Thiên Chúa tạo dựng ngày đầu, và bây giờ Ngài đang tạo dựng ngày thứ nhất mới. Tạ ơn Chúa về lễ Phục Sinh. Mọi khởi sự đều mới, và chúng ta có nhiều cơ hội, một tương lai đầy triển vọng. Một mặt trời vừa mọc lên. Một ánh sáng mới chiếu rọi bóng tối: Đó là "ngày đầu tiên trong tuần".

Trong "ngày đầu tiên" của Thiên Chúa trong Đức Giêsu, đã cho chúng ta cơ hội để bắt đầu. Vậy chúng ta nên tự xét mình trong Thánh Thể: Chúng ta có muốn từ bỏ quá khứ trong chúng ta không ? Chúng ta nên bắt đầu lại bằng việc gì ? Làm thế nào thay đổi cách sống khi chúng ta còn nằm trong bóng tối mộ phần ? Đối với chúng ta, ai là người được coi là không còn hy vọng nữa ? Đây là "ngày đầu tiên". Hãy nghĩ xem nên chấm dứt quan hệ với ai, hay những vụ việc gì. Tóm lại, hôm nay Chúa dạy chúng ta: việc gì cũng có thể làm được vì đây là "ngày đầu tiên". 


G. Nguyễn Cao Luật op

Phục Sinh Không Phải Điều Tưởng Tượng
Ga 20,19-31

Chúng tôi đă thấy Chúa và vui mừng

Chỉ sau khi được gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các môn đệ của Đức Giêsu mới tin rằng Người đă sống lại thật. Có thể nói, sau cái chết đau thương của Đức Giêsu, tất cả các ông đều sợ ; các ông tụ họp nhau và đóng kín cửa. Trong bối cảnh đó, các ông cảm thấy tràn ngập vui mừng v́ gặp lại Đức Giêsu vẫn đang sống, đang hiện diện giữa các ông. Các ông nhận ra Đức Giêsu bằng xương bằng thịt, chứ không phải là ma, cũng không phải do ảo giác. Các ông đă nhận ra Đức Giêsu với những thương tích trên ḿnh : Người đă chết thật, nhưng đă sống lại. Các vết thương làm chứng Người đă chết ; nhưng con người đang chịu những vết thương ấy bây giờ đang sống giữa họ đây. Người đă sống lại thật. Các môn đệ tin như thế.

Tin Mừng Phục Sinh quả là Tin Mừng đúng nghĩa, Tin Mừng lớn lao nhất. Có lẽ các môn đệ chưa hiểu được tất cả ư nghĩa sâu xa của biến cố này, nhưng ít ra trong lúc này, các ông cũng hiểu lờ mờ về những điều Đức Giêsu đă nói trước với các ông : Đức Kitô phải chịu đau khổ. "Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất không chết đi ..." (Ga 12,24). Những điều ấy nay đă được thực hiện cách trọn vẹn.

Các môn đệ vui mừng v́ cảm nhận được sức mạnh của Lời Chúa : thế lực thù nghịch Thiên Chúa và con người đă bị đánh bại ; sự sống đă chiến thắng sự chết, t́nh yêu đă vượt lên trên hận thù, đem lại ơn tha thứ và sự sống mới. Nhờ cảm nhận được sức mạnh này, các ông sẽ can đảm dấn ḿnh vào công tŕnh cứu độ của Đức Giêsu, và làm cho công tŕnh ấy nảy sinh kết quả nơi nhiều người.

Ngoài ra, các môn đệ vui mừng v́ các ông được biến đổi để thành con người mới. Các ông đón nhận từ Đấng Phục Sinh một luồng khí mới, một luồng khí làm cho các ông trở thành những con người can đảm và hăng say làm chứng về Đấng Phục Sinh tại khắp mọi nơi trên thế giới.

Như thế, nhờ cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các môn đệ bắt đầu một hành tŕnh mới của ḷng tin. Các ông sẽ dần dần gắn bó sâu xa hơn với Đức Giêsu : các ông tin Người là Chúa bởi v́ Người đă chiến thắng sự chết, đồng thời sẵn sàng chia sẻ thân phận của Người. Các ông biết chắc rằng, sau khi đă cùng bước đi với Đức Giêsu trên con đường thập giá, các ông sẽ được tham dự vào cuộc chiến thắng của Người. Nói cách khác, các ông hiểu rằng chính ḿnh cũng sẽ được phục sinh như Đức Kitô nếu như các ông chu toàn trách vụ được giao phó, dù có những gian truân, dù phải hy sinh mạng sống.

"Tôi chỉ tin ... nếu ..."

Niềm vui của các môn đệ, bằng chứng các ông đưa ra không thể thuyết phục ông Tôma, người môn đệ vắng mặt khi Đấng Phục Sinh hiện đến.

Thật ra, thái độ của ông Tôma cũng dễ hiểu. Tự nhiên ông cảm thấy ḿnh thiệt tḥi và thua kém. Trước đây, chính ông đă từng lên tiếng thúc giục các môn đệ : "Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy" (Ga 11,16). Ông nghĩ ḿnh có quyền được xem thấy Đấng Phục Sinh, ít ra như mọi anh em, thế nên ông đă đưa ra điều kiện : "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người ... tôi chẳng có tin." Ông quả là một người chính trực và thẳng thắn.

Nh́n từ một góc cạnh khác, thái độ không dễ tin của ông Tôma lại là một cơ hội để mầu nhiệm Phục Sinh được chứng thực một cách rơ ràng hơn. Biết đâu các anh em muốn đùa với ông một chút, hay là câu chuyện các anh em kể lại chỉ là một thứ ảo giác tập thể. Vậy th́ tốt hơn hết là khôn ngoan. Và nhờ vậy, người ta có dịp kiểm chứng về lời loan báo của các môn đệ.

Đàng khác, có lẽ ông Tôma là người duy nhất nghĩ đến việc tổ chức lại sinh hoạt cá nhân cũng như cộng đoàn sau khi Đức Giêsu chịu chết. Ông đă đi ra ngoài v́ ông không sợ. Ông phản ứng dường như Đức Kitô đă rời bỏ trần gian và chỉ trở lại vào ngày cuối cùng. Trong khoảng thời gian này, ông nghĩ rằng cần phải sống điều được gọi là sự vắng mặt của Thiên Chúa. Do đó ông đă ra ngoài, đi đâu đó, và không có mặt cùng với các môn đệ trong căn pḥng.

Cuối cùng, ông Tôma đă được gặp gỡ với Đức Kitô Phục Sinh và đang sống. Tám ngày sau, Người hiện đến và đáp ứng những yêu cầu của ông : "Đặt ngón tay ... và hăy nh́n xem ... Đừng cứng ḷng tin nữa, nhưng hăy tin." Ông Tôma hẳn là cảm thấy ḿnh kỳ cục khi Đức Giêsu sẵn sàng đáp ứng đ̣i hỏi của ông. Ông chỉ c̣n biết lắp bắp thưa : "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con."

Trước chứng cớ rơ ràng, mọi nghi ngờ của ông đều tan biến, ông chỉ có thể bày tỏ sự thần phục của ḿnh. Lời tuyên xưng phát xuất từ đáy ḷng cho thấy tất cả niềm tin của ông vào Đấng Phục Sinh. Ông đă đi xa hơn các môn đệ khác về những bằng chứng làm nền tảng cho ḷng tin, nhưng có lẽ ông cũng đă vượt lên trên thái độ vui mừng của các môn đệ, để đi đến một ḷng tin sâu sắc : "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con."

Lời tuyên xưng của ông đă trở thành khuôn mẫu, là tiêu biểu cho cộng đoàn Kitô hữu thời sơ khai cũng như sau này. Mọi người, mọi thế hệ cũng đều thưa lên như thế để bày tỏ niềm tin sống động vào Đấng Phục Sinh.

Như vậy, xét cho cùng, thái độ của ông Tôma chẳng có ǵ là đáng trách : ông có lư do để nghi ngờ, nhưng một khi đă được mặc khải, ông sẵn sàng tin và tin đến cùng.

Ḷng tin bắt đầu từ cộng đoàn

Ngày nay, có khá đông tín hữu chấp nhận thái độ như ông Tôma. Họ thích lặp lại câu nói : Chúng tôi chỉ tin điều chúng tôi thấy. Hơn thế, người ta c̣n hành động như thể là đời sống trần gian này chỉ tuỳ thuộc vào con người mà thôi. Người ta vẫn quả quyết rằng Đức Giêsu Kitô đang sống, mỗi người vẫn đang t́m kiếm khuôn mặt của Người trong cuộc sống, trong cuộc gặp gỡ với người khác. Thế nhưng, khi hành động, người ta lại làm khác đi và từ tận đáy ḷng vẫn vang lên câu hỏi : "Thiên Chúa của bạn ở đâu ?"

Thật ra, những người này nên nhớ rằng cuộc gặp gỡ riêng tư giữa Đức Giêsu và ông Tôma, trong đó ông Tôma tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, đă diễn ra trong một cộng đoàn, khi các môn đệ đang tụ họp với nhau. Xưa cũng như nay, không khi nào Đức Kitô hiện diện mà không có chứng tá của những cộng đoàn làm nên Giáo Hội. Có Đức Kitô là phải có Giáo Hội.

Nhưng tại sao họ lại không tin vào lời chứng của cộng đoàn tín hữu ?

Trong niềm tin vào Đức Giêsu Kitô, đây là một đ̣i hỏi luôn có tính thời sự. Tin vào Đức Kitô Phục Sinh và đang sống là một hành vi riêng tư chiếm lĩnh toàn bộ con người. Tuy thế, hành vi này phải dựa trên ḷng tin và chứng tá của một cộng đoàn tín hữu. Hơn nữa, hành vi này chỉ thực sự có ư nghĩa một khi nó được diễn tả qua việc loan báo Tin Mừng, vượt ra khỏi căn pḥng đóng kín cửa. V́ vậy, nguy cơ lớn của thời đại hôm nay là người tín hữu muốn coi kinh nghiệm về Đức Giêsu là của riêng ḿnh và muốn giữ riêng cho ḿnh, đóng kín tâm hồn.

Tin vào Đức Kitô Phục Sinh là một niềm vui, đồng thời cũng là một cuộc phiêu lưu. Đó là người ta có thể tin vào điều không thể và đem hết nỗ lực làm cho điều ấy được thực hiện.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Đức tin và b́nh an
Ga 20,19-31

Bài Tin Mừng kể lại hai lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các tông đồ : lần thứ nhất vào chính ngày phục sinh, lúc đó vắng mặt ông Tôma, lần thứ hai, sau đó 8 ngày, lần này có mặt ông Tôma. Mục đích Chúa hiện ra là để minh chứng cho các môn đệ thấy chắc chắn Ngài đă sống lại thực sự. Bài Tin Mừng này có hai câu nói của Chúa Giêsu rất đáng chú ư và suy nghĩ : Câu thứ nhất Chúa nói với ông Tôma : “Phúc thay những người không thấy mà tin”, đây cũng là điều Chúa muốn nói với chúng ta, những người đang sống xa biến cố phục sinh cả hai ngàn năm, chúng ta không thấy Chúa Kitô Phục Sinh, nhưng chúng ta vẫn tin, tin mạnh mẽ, tin vững chắc. Câu thứ hai là lời chào và cũng là lời cầu chúc của Chúa Kitô Phục Sinh cho các môn đệ : “B́nh an cho anh em”, đây cũng là điều Chúa muốn ban cho chúng ta và chúng ta cũng luôn cầu xin Chúa.

Chúng ta thấy lúc đầu ông Tôma tỏ ra một thái độ cứng ḷng, khó tin những điều các bà đạo đức, các bạn tông đồ kể lại, ông cho là ảo tưởng, không đáng tin, ông nói : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Chúa rất nhân từ và nhẫn nại, Ngài vui ḷng chờ đợi qua tám ngày rồi mới hiện ra để thỏa măn những yêu sách quyết liệt của ông. Trước bằng chứng quá hiển nhiên ấy, ông phục xuống và kêu lên : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Theo cha La-răng, một học giả Kinh Thánh nổi tiếng, đây là lần thứ nhất Chúa Giêsu được gọi bằng danh hiệu “Thiên Chúa” rơ rệt, cho nên, đây là một tác động đức tin hoàn toàn và quyết liệt sau một thời gian hoài nghi và từ khước. Tác động đức tin này có giá trị, v́ thực sự Tôma đă vượt qua h́nh dáng bên ngoài để đi tới thực tại tiềm ẩn : mắt ông chỉ nh́n thấy con người Chúa Giêsu, tay ông chỉ sờ tới những vết thương hữu h́nh, nhưng ông tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa của ông.

Lúc ấy Chúa phán một câu mà muôn đời sẽ suy niệm và trở nên nguồn an ủi, phấn khởi cho mọi thế hệ về sau : “Phúc thay những người không thấy mà tin”. Phán câu ấy Chúa có ư nhằm đến chúng ta ở thế kỷ XXI này và muôn thế hệ sau nữa, là những người không được đặc ân chiêm ngưỡng dung nhan nhân loại của Chúa, không được đặc ân nghe tiếng Ngài, đụng chạm tới thân xác thánh thiện của Ngài, nhưng chúng ta tin Ngài dựa vào bằng chứng của các tông đồ, thế giá của Kinh Thánh và lời Giáo hội giảng dạy, ai tin qua đó là có phúc. Chúng ta có thể nói như thánh Ghê-gô-ri-ô : “Ngón tay đa nghi của thánh Tôma đă trở nên ông thầy của toàn thể thế giới, bàn tay đa nghi của thánh Tôma đă dạy cho con người một sự thật rất chắc chắn, đó là thân xác phục sinh của Chúa Kitô”. Chúng ta tin chắc như thế, chúng ta sẽ là người có phúc : phúc cho chúng ta, dù không thấy, chúng ta vẫn tin.

Đàng khác, ngay khi hiện đến với các tông đồ, cả hai lần, lời nói đầu tiên của Chúa là “B́nh an cho anh em”, lời cầu chúc đó được Chúa nói tới ba lần, đối với các môn đệ lúc ấy thật ư nghĩa và cần thiết. Quả thực, các ông đă bỏ mọi sự đi theo Chúa, nhưng ngờ đâu, “công chưa thành, danh chưa toại”, mới được 33 tuổi, vị thầy của các ông đă bị giết chết như một nhà cách mạng thất bại, và bây giờ đang nằm yên trong mộ đá, Chúa chết, các môn đệ “tay trắng vẫn hoàn tay trắng”. Hơn nữa, giờ đây các ông c̣n phải sống chui lủi trong cảnh “sảy đàn tan nghé”, như rắn mất đầu : thấp thỏm, hoang mang, lo sợ, các ông sợ tất cả mọi người, nên đă im hơi lặng tiếng, tụ tập nhau trong căn pḥng cửa đóng then cài. Giữa lúc đó, Chúa hiện đến và chúc b́nh an, c̣n ǵ quư bằng, đang hoang mang, chán nản, sợ hăi, các ông được gặp Chúa và được Chúa ban cho điều các ông đang cần, đó là b́nh an. Ơn lộc đó Chúa cũng đang muốn dành cho chúng ta hôm nay.

Theo Hán tự, chữ “b́nh” có nghĩa là bằng phẳng, đều ḥa, ḥa hợp, thoải mái, chữ “an”, theo cách viết là “người nữ ở trong nhà”, có nghĩa là được bảo vệ, an toàn. Như vậy, b́nh an nói lên trạng thái tâm hồn, trạng thái nội tâm thư thái, an ḥa, vui tươi, b́nh thản, vững chắc. Do đó, b́nh an khác với ḥa b́nh, ḥa b́nh nói lên trạng thái bên ngoài : không c̣n cạnh tranh, không c̣n chinh chiến, xô xát, súng đạn, gươm đao, cho nên có khi có ḥa b́nh nhưng không có b́nh an, nhân loại th́ khao khát ḥa b́nh, c̣n mỗi người th́ khao khát b́nh an.

Sống ở trần gian, ai cũng phải trải qua những giây phút lo âu : về tương lai, gia đ́nh, con cái, tiền bạc, công ăn việc làm, sức khỏe… những lo âu ấy như một chất thuốc độc tác hại vào tâm hồn và cướp đi những niềm vui trong lành, những giấc ngủ b́nh yên, khiến chúng ta luôn băn khoăn, khắc khoải, cố gắng t́m mọi cách để giải thoát ḿnh khỏi những lo âu, và như thế có phải là chúng ta rất cần sự b́nh an không ? sự b́nh an đó do Chúa ban và cũng là cố gắng của mỗi người.

Chúng ta hăy tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Chúa để bản thân chúng ta t́m thấy sự b́nh an, đồng thời hăy cố gắng sống tốt đẹp chúng ta sẽ cảm thấy b́nh an. Đàng khác, nếu chúng ta chưa đem lại b́nh an cho ai, th́ chúng ta đừng cố t́nh làm mất b́nh an của họ bằng lời nói hay việc làm lỗi bác ái của chúng ta. Xin Chúa ban b́nh an cho chúng ta và xin Chúa cho chúng ta là “khí cụ b́nh an của Chúa” cho mọi người.


Lời Chúa và Thánh Thể

B́nh An Cho Anh Em
Ga 20, 19–31

 “B́nh an cho anh em !” (Ga 20,21). Đó là lời đầu tiên Đức Giêsu Kitô trao ban cho các môn đệ sau khi Người vinh thắng khải hoàn. Sự b́nh an Người trao cho các môn đệ nối kết lời các Thiên Thần hân hoan chúc tụng trong ngày Con Thiên Chúa giáng trần (x. Lc 2,14). B́nh an dưới thế cho loài người Chúa thương (x. Lc 2,14).

“B́nh an cho anh em !” (Ga 20,26). Lời ban b́nh an đặc biệt được Đức Kitô Phục Sinh trao ban cho cộng đoàn Giáo hội tiên khởi c̣n đang trong ṿng kinh hăi, lo sợ, nghi ngờ. Các Tông đồ c̣n đang trong cơn hỗn loạn, hoang mang, bối rối. Niềm tin vào một Thầy Giêsu đang bị chao đảo sau khi đă chứng kiến cuộc hành h́nh hai ngày trước đó. Sự sợ hăi đă làm cho các Tông Đồ trở lên nghi hoặc, được đẩy lên cao trào khi Tôma tuyên bố cách khẳng khái : Nếu không tận mắt nh́n thấy, tay không chạm tới Thầy th́ nhất quyết không tin (x. Ga 20,25). Sự b́nh an của Đức Kitô Phục Sinh đă đến đúng lúc, làm tăng thêm sức mạnh niềm tin, đẩy lùi sự hèn yếu trong tâm trí các Tông Đồ, để rồi cũng Tôma đại diện đă phải thốt lên : “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).

Trong cuộc sống lữ hành, con người luôn phải đối mặt với những lo âu, phức tạp về bản thân, gia đ́nh, cộng đoàn và xă hội. Khi cuộc sống c̣n đó đầy những bất hoà, bất thuận, chia rẽ, xô xát, đố kỵ, ích kỷ, nghi ngờ, giả dối,… con người vẫn cố gắng vượt qua để t́m kiếm sự b́nh an. B́nh an chỉ có được khi có niềm tin. Con người không thể sống mà không có niềm tin. Thế nhưng, tin là chấp nhận bấp bênh. Tin là chấp nhận có thể bị lừa dối. Niềm tin chỉ được triển nở và phát triển qua những hành động bên ngoài.

Mỗi người Kitô hữu đều được mời gọi trở nên dấu chứng niềm tin về Chúa Kitô Phục Sinh. Trong gia đ́nh, cộng đoàn, giáo xứ hay xă hội, mọi tín hữu được mời gọi xây dựng niềm tin cho người khác bằng cách tạo sự b́nh an cho họ. Niềm tin gắn kết trong hành động sẽ là dấu chứng hùng hồn cho mọi người thấy. Quả vậy, đức tin không có hành động chỉ là đức tin chết (Gc 2,17). Mỗi người Kitô hữu cần hành động để người khác thấy thế nào là tin (x. Gc 2,18).

Thế giới ngày nay đang đứng trước vực thẳm niềm tin khi phong trào khử thiêng lan toả khắp mọi nơi. Niềm tin vào một Thiên Chúa bị lung lay, chao đảo. Con người đang tự đặt ra những câu hỏi cật vấn về niềm tin của ḿnh. Những ǵ họ tin có chăng là sự thật hay một tṛ bịp ẩn nấp dưới danh nghĩa tôn giáo ? Những ǵ họ tuyên tín phải chăng chỉ là những lời lẽ lố bịch ? Cuộc khủng hoảng niềm tin ngày nay dường như phản ánh tâm tư của các Tông đồ trong những ngày đầy sóng gió trước một Giêsu bị giết trên thập giá ? Hơn nữa, sự phát triển của các ngành khoa học mang lại cuộc sống sung túc, con người chạy theo lối sống thực dụng, càng làm cho giá trị thực tế trở nên quan trọng dường bao.

Đức Kitô Phục Sinh đă đến mang theo sự b́nh an cho các Tông Đồ. Người soi sáng và dẫn đưa các ông bằng nhận thức mới về niềm tin : “Đừng cứng ḷng, nhưng hăy tin” (x. Ga 20,27), bởi “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Với mối phúc thứ chín này Đức Giêsu Kitô Phục Sinh cho nhân loại thấy rằng : thay v́ phải tận mắt thấy tôi mới tin, th́ ngược lại, hăy tin th́ bạn sẽ được thấy và thấy cách trọn vẹn. Niềm tin phải đi trước, niềm tin cần vượt trên tất cả sẽ trở thành hạnh phúc và b́nh an.

Nhiều khi chúng ta tuyên bố niềm tin cách mạnh mẽ, kiên quyết và dứt khoát, nhưng khi phải đối mặt với những dấu tích thập giá trong cuộc đời, niềm tin nơi chúng ta tưởng chừng bị tan biến. Chúng ta có biết rằng, dầu là Con Thiên Chúa, Đức Kitô vẫn phải trải qua thập giá trước khi bước vào vinh quang (x. Dt 2,10), và chính dấu chứng thập giá mới đảm bảo cho đức tin của Hội thánh, của người Kitô hữu khi bước vào đời sống vĩnh cửu. Niềm tin đó không phải là một yếu tố đơn thuần, mà là một tổng hợp giữa ơn thánh và nghị lực con người.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Trên đường đời lữ hành đầy gian truân, chúng con thú nhận rằng, có nhiều lúc niềm tin hạnh phúc của chúng con c̣n lắm nhạt nḥa. Có những khi chúng con c̣n ngại tin hoặc chậm tin vào điều ḿnh không thấy ; đặc biệt khi phải hy sinh những hạnh phúc chính đáng nh́n thấy để vươn đến một thứ hạnh phúc ở ngoài tầm nh́n khả giác.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con luôn b́nh an. Từ đó, chúng con có được nghị lực và can đảm tin vào những điều ḿnh không thấy để được thấy điều ḿnh đă tin. Xin cho chúng con vững tin vào những ǵ Ngài dạy qua Hội thánh, để chúng con có thể nói được rằng : “Tôi đă thấy Chúa” (Ga 20,18) ; và qua mỗi người chúng con, mọi người cũng đều nói lên : “chúng tôi đă thấy Chúa” (Ga 20,25). Amen


Martin Vũ Thái Hiệp op

Phúc Thay Người Không Thấy Mà Tin
Ga 20,19-31

Cộng đoàn thân mến !

Là thụ tạo bất toàn, loài người lắm khi c̣n nh́n và suy xét mọi sự theo lư trí rất con người. Và, ngày hôm nay môn đệ Tôma, người đă theo Đức Giêsu ba năm nhưng đứng trước biến cố phục sinh ông cũng không thể tin được. Đó quả là một sự lạ vượt quá ḷng tin của ông. Đức Giêsu đồng cảm với ḷng tin c̣n non yếu của Tôma, Người không trách móc ông nhưng yêu thương nói rằng: “V́ đă thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !” (Ga 20,29).

Đọc đoạn Tin Mừng này, hẳn có không ít người đă trách móc ḷng tin của thánh Tôma, nhưng Thánh Gregory Cả đă nói về thánh Tôma như sau: “Sự cứng ḷng của thánh Tôma đă mưu ích cho đức tin của chúng ta hơn là đức tin của các thánh tông đồ khác. Khi thánh nhân chạm đến Chúa Kitô Phục Sinh và được cải hóa, th́ mọi hoài nghi nơi ngài đều bị loại trừ và đức tin của chúng ta được củng cố.” Thật ra, chúng ta cũng nên cảm ơn thánh nhân v́ nhờ thánh Tôma, chúng ta như cũng cùng được đụng chạm đến con người thật của Đức Chúa Phục Sinh và ḷng tin của chúng ta thêm kiên vững hơn.

 Xin nh́n đức tin ở một khía cạnh khác. Chuyện kể rằng có một thày tu khổ hạnh Ấn Độ tên là Sundar Singh (1889-1929), ông là một trong những gương mặt Sadhu nổi tiếng của Ấn Độ. Ông kể lại ngày ông c̣n trẻ, ông đă đốt Kinh Thánh. Ông dị ứng với niềm tin Kitô giáo. (X. Nguyễn Tầm Thường, Đường Đi Một Ḿnh, t. 149)

Nhưng rồi một ngày nọ, ông lặng lẽ ngắm nh́n bầy chim non đang tranh nhau kêu líp nhíp, miệng há to khi nghe tiếng vỗ cánh của mẹ chúng bay về. Nhà tu khổ hạnh cứ ngày ngày nh́n bầy chim non bé bỏng há miệng đón mồi. Rồi một giây phút linh thiêng nọ, ông chợt bừng tỉnh. Ông thấy lạ quá. Bầy chim non chưa mở mắt. Cả thế giới chung quanh chúng vẫn tối đen mịt mùng, không ánh sáng, không sắc màu, thế mà nó vẫn há miệng đón mồi. Và nhờ vậy mà nó được sống dồi dào.

Ngày nay, trong chiều kích tục hoá đời sống tâm linh, con người có khuynh hướng buông thả ḿnh trong những lư luận ngây ngô. Người ta muốn nh́n thấy, đụng chạm đến rồi mới tin. Xin hăy lặng người suy nghĩ xem, nếu bầy chim nhỏ nói trên không chịu ăn, nếu nó lư luận rằng nó chỉ ăn khi nó chứng minh được miếng mồi này có độc hay không, có phù hợp với nó không th́ đời nó sẽ ra sao ? Bầy chim non đă không đợi cho đến khi mở mắt, biết nh́n, biết lư luận, biết phân biệt mọi thứ rồi mới ăn. V́ lúc này nếu chúng không ăn th́ chắc chắn là nó sẽ chết đói. Cũng vậy, chúng ta sẽ chết mất nếu lúc này cứ đóng chặt cửa ḷng không tin vào Thiên Chúa. V́ thế, thánh Tôma Aquinô đă nói rằng: “Đức tin là nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau”.

Một cách sâu xa, chúng ta vững tin vào mọi mặc khải của Thiên Chúa và Giáo Hội v́ tin chắc rằng Ngài là Chúa Chiên Nhân Lành, Đấng trung tín và là người cha nhân hậu luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho ta. Nếu như cha mẹ ở trần gian c̣n yêu thương con cái rất mực, th́ Cha trên trời c̣n yêu thương ta hơn bội phần như thế. V́ vậy, ta hăy cứ vững tin vào Thiên Chúa, và chắc chắn ta sẽ được no thoả. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể ban cho chúng ta tâm t́nh của một trẻ thơ, để ta hằng khiêm tốn tin nhận mọi mặc khải của Người và không do dự.

Trong thực tế, ân sủng của Thiên Chúa cần có niềm tin để đón nhận. Và một khi niềm tin rộng mở đón lấy ân sủng th́ có phép lạ xảy ra. Trong hành tŕnh rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Đức Giêsu đă chẳng làm phép lạ với những nơi, những người không tin vào Người. Bên cạnh đó, mỗi lần cứu chữa một bệnh nhân, Người lại nói: "Ḷng tin của anh đă cứu chữa anh" (Lc 17, 19). Một cách nào đó, Đức Giêsu đă khẳng định chính niềm tin của bệnh nhân đă mang lại hiệu quả chữa lành cho bệnh nhân. Trong thư gởi tín hữu Galát, thánh Phaolô đă đề cao vai tṛ của đức tin khi xác tín rằng: “Chúng ta được nên công chính nhờ đức tin.” (Gl 3,24)

Nguyện xin thánh Martinô - vị thánh khiêm nhường hằng vững tin vào Thiên Chúa, xin tổ phụ Abraham là "tổ phụ của tất cả những người tin", và nguyện xin Mẹ Maria là “người thể hiện ḷng tin cách hoàn hảo nhất” cầu bầu cùng Chúa ban cho chúng ta thêm ḷng tin vào Thiên Chúa hơn. Và xin Chúa Giêsu Thánh Thể cho chúng con nh́n ngắm mọi sự bằng con mắt đức tin chứ không quá cậy dựa vào con mắt xác thịt, để chúng con một ḷng cảm mến chân lư và tin tưởng tuyệt đối vào mặc khải của Người qua Giáo hội, hầu đón nhận được lời chúc phúc của Người, như lời Ngài đă hứa “phúc thay những người không thấy mà tin!”.

Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm 4 năm ngày Đức Bênêdictô XVI được bầu làm Giáo hoàng, chúng ta cũng hăy cầu xin Chúa Giêsu Thánh Thể ban cho người cha kính yêu của chúng ta một ḷng tin kiên vững hơn để ngài sáng suốt lèo lái con thuyền Giáo hội về bến Nước Trời đẹp tươi. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP
(
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

HĂY TIN
Ga 20: 19-31

Quí vị có thực sự chê trách Tôma không ? Làm sao ông có thể chấp nhận những ǵ mà các môn đệ khác đang nói với ông, “Chúng tôi đă nh́n thấy Chúa” ? Ông Tôma có thể kinh nghiệm được ǵ khác trong cuộc đời ḿnh qua lời các môn đệ đang xác quyết ? Những điều mà các môn đệ đang nói với ông chẳng có chút ư nghĩa ǵ cả. Ở đây không phải là vấn đề họ thân thiết thế nào với ông trong suốt khoảng thời gian cùng đồng hành với nhau.

Khi một người mà chúng ta yêu thương và tin tưởng lại nói một điều ǵ đó khiến người khác nghi ngờ, th́ chúng ta vẫn tin người thân của ḿnh v́ mối quan hệ mật thiết với chúng ta. Nhưng có những điều không thể tin được – ngay cả khi những người thân thiết nhất với chúng ta vẫn khăng khăng như thế. “Sự phục sinh từ cơi chết” được liệt vào đầu danh sách những điều “không thể tin được”. Chẳng có ai hy vọng Đức Giêsu sống lại – trước Người không có ai làm được như vậy nên chẳng có cơ sở ǵ đáng tin là Người thực hiện được điều đó – mặc dù lời tuyên bố rất khẳng khái được phát ra từ miệng các môn đệ rằng, “Chúng tôi đă nh́n thấy Chúa.”

Nhưng nếu Đức Giêsu thực sự trỗi dậy, th́ đó chỉ là trận bóng hoàn toàn mới mà thôi. Chẳng có ǵ giống như trước cả. Các môn đệ của Người có lẽ đă nh́n về cuộc đời của họ và cuộc sống nói chung theo một cách hoàn toàn mới lạ. Có lẽ họ lập lại những ǵ mà họ nghe được từ Đức Giêsu nói trước đây, những điều đó thoạt đầu các môn đệ cảm thấy khó nghe và vô lư, th́ nay họ nghe lại với đôi tai mới và cách hiểu mới. Chẳng hạn như: “Ai giữ mạng sống ḿnh th́ sẽ mất… Kẻ rốt hết sẽ lên hàng đầu, người trước hết sẽ… Nếu hạt lúa không gieo vào ḷng đất và chết đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh, nhưng nếu nó chết đi, th́ nó sẽ sinh nhiều bông hạt… Đi bán tất cả những ǵ anh có và đem chia cho những người nghèo rồi đến đây theo tôi…”

Với lối nh́n của thế gian những lời dạy như thế quả là ngây ngô và không thể nào thực hiện được. Nhưng nếu các môn đệ của Đức Giêsu nói đúng và họ đă “nh́n thấy Chúa thật,” th́ mọi người và mọi vật phải được nh́n thấy qua lăng kính của sự phục sinh. Cuộc đời mà Đức Giêsu đă sống và mời gọi các môn đệ đi theo th́ bây giờ có thể thực hiện được – nếu Đức Kitô trỗi dậy từ cơi chết, đúng như lời các môn đệ loan báo cho ông Tôma.

Tŕnh thuật về sự hiện ra sau phục sinh của Gioan (và Luca) có chi tiết hơn của Máccô và Mátthêu. Thánh Gioan viết cho những thế hệ muộn hơn, như chúng ta, là những người không chứng kiến. Thánh Gioan viết cho những người muốn nói rằng, “Tôi ao ước được có mặt ở đó th́ dễ tin hơn nhiều.” Ông Tôma là một người phát ngôn giỏi cho những lưu truyền của chúng ta, ông đă đưa nói thay cho những ngờ vực của chúng ta. V́ Tôma nói ra những lời lẽ hết sức nghi ngờ, “Nếu tôi không thấy dấu đinh…,” nên lời tuyên bố về niềm tin của ông đă thuyết phục chúng ta hơn.

Những anh chị em chính thống của chúng ta đă tạo cho ḿnh một cảm nghiệm rất riêng và thậm chí rất cảm động đối với Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Chúng ta không theo truyền thống đó. Nhưng trong những tuần này, các câu chuyện phục sinh của chúng ta vẫn dẫn dắt mọi người đến trải nghiệm rất riêng về Chúa Kitô với cách thức khác nhau. Vài người gặp Chúa Kitô như một người họ nghĩ là xa lạ - Maria Mađalêna trong khu vườn, hai môn đệ trên đường về Emmaus. Số khác được sức dầu bởi Thánh Thần của Người và họ gặp Đức Kitô khi cầu nguyện với nhau. Phêrô và Gioan có kinh nghiệm về quyền năng của Đức Kitô ở với họ khi chữa lành người hành khất tàn tật khi họ vào Đền thờ (Cv 3, 1-10).

Ông Tôma, người đa nghi, cuối cùng đến đối diện với Đức Kitô và thực hiện một hành động lớn lao trong niềm tin, “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” Ông Tôma đă đi từ hoài nghi đến xác tín. Nhờ thuyết hoài nghi của Tôma mà chúng ta biết được rằng Đức Kitô không chỉ đơn thuần là hồn ma đi thăm lại chốn quen. Nhưng những vết thương của Người là thực, lỗ đinh nơi người có thể đụng chạm được. Qua đó, Đức Giêsu mời gọi ông Tôma và cả chúng ta hăy vượt lên trên việc t́m kiếm chứng có thể đụng chạm được để “Tin”, dù không nh́n thấy.

Trong những cách thức khác, mỗi người chúng ta đến để có kinh nghiệm về cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. Trong khi hầu hết chúng ta được rửa tội khi c̣n bé và niềm tin của chúng ta ngay từ đầu được xây dựng trên những lời tuyên xưng của người khác, chúng ta có thể tự chất vấn với chính ḿnh rằng “Chúng ta đă nh́n thấy và đụng chạm Chúa phục sinh theo cách riêng của ḿnh như thế nào ?”

Đối với một số người, chúng ta gặp Đức Kitô qua Bí tích Ḥa giải, ở đó chúng ta nghe những lời tha thứ và bảo đảm nhận được cùng một sự chữa lành mà các môn đệ đă trải nghiệm khi Chúa Giêsu xuất hiện ở giữa họ và nói, “B́nh an cho anh em”. Chúng ta cũng cảm nghiệm sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể qua việc bẻ bánh, như hai môn đệ trên đường Emmaus đă trải qua. Những ai được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh đều nói rằng họ đă cảm nhận, nh́n thấy và đụng chạm đến Chúa Kitô phục sinh nơi những người dạy giáo lư và đỡ đầu cho họ, những người đồng hành với họ trong hành tŕnh đức tin.

Có lẽ chúng ta đă gặp Chúa Kitô nơi một người đang hấp hối dù họ đón nhận niềm khi sự chết gần kề. Hoặc là chúng ta đă đi qua một giai đoạn mất mát và thất bại nào đó, và rồi nhận ra thấp thoáng h́nh ảnh của một sự sống mới đang mở ra trước mắt chúng ta. T́nh yêu của người khác dành cho chúng ta nhiều khi là những cảm nhận cụ thể khiến chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết dường nào – nói cách khác, trong nhiều trường hợp, chúng ta đă nh́n thấy và đụng chạm đến Thiên Chúa.

Ngày nay tôi mong muốn sống trong Giáo hội lư tưởng như là bức tranh mà thánh Luca đă vẽ về Giáo hội thời sơ khai trong bài đọc Công vụ Tông đồ hôm nay. Ngài mô tả các Kitô hữu đều “một ḷng một ư.” Ngài nói rằng họ là một Giáo hội nơi đó không có ai túng thiếu và mọi người đều chia sẻ của cải ḿnh có, giống như một gia đ́nh hoàn hảo. Nghe như là gia đ́nh Ozzie và Harriet kỳ cựu trước đây được tŕnh chiếu trên truyền h́nh. Không c̣n hận thù cá nhân, chẳng khác biệt tôn giáo hoặc tranh chấp, cũng không có phân biệt giáo dân hay giáo sĩ, không c̣n bất lương, cũng không tranh căi về phụng vụ hay chủ nghĩa cá nhân,… Thánh Luca như đang mô tả về các thụ tạo từ một hành tinh khác vậy! Chứ không phải tả về Giáo hội mà chúng ta đang sống.

Quí vị đă hiểu là thánh Luca muốn đang lư tưởng hóa cộng đồng Kitô giáo tiên khởi v́ trong chương kế tiếp (5,l-11) có hai thành viên của Giáo hội, Ananiô và Sapphira, họ nói dối và lừa gạt, đang sắp đặt những chương tŕnh giả trá từ việc bán của cải trước mặt các Tông đồ. Họ đă chết v́ việc làm sai trái này. V́ thế, qua cách kể chuyện của ḿnh, thánh Luca muốn giới thiệu đôi nét về thực trạng trong Giáo hội sơ khai. Và chúng ta trả lời rằng, “Bây giờ thực trạng đó c̣n hơn thế nữa!”

Cũng vậy, thánh Luca dường như đang tŕnh bày với chúng ta một lư tưởng. Không cộng đoàn giáo xứ hay tôn giáo nào, mà cũng chẳng chẳng phải vấn đề những thành viên cảm thấy ḿnh tốt ra sao, về các việc làm phụng vụ và những việc đạo đức của họ, lại là nội dung mà thánh Luca nói về Giáo hội. Ngài ra như mô tả về những ǵ mà chúng ta sẽ thấy, chẳng hạn cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu sống động nhờ Thần Khí của Người. Khi lắng nghe mô tả của ngài về cộng đoàn Kitô hữu ấy, chúng ta chỉ có thể nói với chính ḿnh rằng “Chúng ta có nhiều chỗ cần cải thiện”.

Có những giai đoạn chúng ta rất tự hào về giáo xứ của mính. Chúng ta dường như đă phản chiếu rất tốt h́nh ảnh về Đức Giêsu. Nhưng lại có những thời gian, chúng ta biết rằng ḿnh c̣n một con đường dài để đi. Ư thức về những thiếu xót của ḿnh, chúng ta chuẩn bị cho ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa chúng ta lại cầu nguyện cho Giáo hội, “Xin Chúa Thánh Thần ngự đến, giúp chúng con dễ dàng nhận ra một cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu Kitô. Giúp chúng con tha thứ cho nhau, quan tâm đến những nhu cầu của nhau và đồng tâm nhất trí vui mừng cử hành các phụng vụ ngợi ca và chúc tụng”.