CHÚA NHẬT V MÙA CHAY B An Phong op : Muốn Được Phải Đành Mất Như Hạ op : Nếu Hạt Giống Chết Đi Fr. Jude Siciliano, op : Thụ Khổ Để Cứu Khổ Fr. Jude Siciliano, op : Giúp đỡ Tha Nhân là Hoa Trái Dâng Chúa G. Nguyễn Cao Luật op : Nảy Sinh Hoa Trái Từ Ḷng Đất Phaolô Nguyễn Văn Quư op : Hạt lúa Giêsu Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Chết để sống Lời Chúa và Thánh Thể : Hạt lúa chết đi, sẽ sinh nhiều bông hạt Đaminh Nguyễn Ngọc Cảnh op: Hạt lúa chết đi, sinh nhiều bông hạt Fr. Jude Siciliano, op : T́nh Yêu Đức Kitô Xua Tan Bóng Tối Fr. Jude Siciliano, op: Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất và chết đi
Muốn Được Phải Đành Mất
Tin mừng hôm nay đưa chúng ta vào bối cảnh tuần lễ cuối cùng sứ vụ công khai của Đức Giêsu. Đức Giêsu đang tiến đến "giờ" của Người, giờ thực hiện mầu nhiệm Vượt Qua để giải thoát nhân loại. Đức Giêsu dùng một h́nh ảnh rất thực tế để diễn tả sứ mệnh của ḿnh : "Hạt lúa ḿ rơi xuống đất, có thối đi mới sinh cây kết trái". Với h́nh ảnh đó, Người cũng muốn đưa ra một "định luật" cho cuộc sống. Xem ra sứ điệp Kitô giáo có nhiều nghịch lư : "Ai muốn cứu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất" (Mt 16,25a); "Nếu ai vả má bên phải, th́ hăy giơ cả má bên trái nữa" (Mt 5,39); "Hăy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đăi anh em" (Mt 5,44), v.v… và cái nghịch lư đối với lẽ thường đó lại trở thành một qui luật tất yếu củ Kitô giáo, qui luật "đành mất để nhận được". Có người thấy Kitô giáo có nhiều đ̣i hỏi khó khăn như : hy sinh, hăm ḿnh, khổ chế, chịu khó… và họ tưởng Kitô giáo là một chủ trương bi quan, yếm thế, nhát đảm. Nhưng không phải thế, Kitô giáo khởi đi từ sự kiện Đức Giêsu đă chết và đă phục sinh, để t́m ra một quy luật : "Sự sống phát xuất từ cái chết". Thập giá không phải là tận điểm. Giống như hạt lúa ḿ rơi xuống đất, thối đi, nẩy mầm, thành cây, rồi đâm bông kết trái; th́ thập giá đau khổ cũng dẫn đến phục sinh vinh quang. Trong Đức Giêsu, người kitô hữu sống "sự sống phát xuất từ cái chết"; họ sống theo qui luật nghịch lư của đời sống Kitô giáo; họ can đảm vác thập giá của ḿnh mà bước theo Đức Kitô; nghĩa là họ đang chuyển tải vào trong cuộc sống ḿnh chính mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô. Hơn thế nữa, người kitô hữu khám phá ra rằng : qui luật nghịch lư này cũng là qui luật tất yếu của t́nh yêu và tự do đích thực. Đức Giêsu đă chấp nhận cái chết v́ vâng phục Chúa Cha và yêu thương con người. Cũng thế, người kitô hữu t́m thấy trong sự nghịch lư ấy điều hết sức "hợp t́nh hợp lư" : t́m thấy giá trị tích cực trong sự hy sinh; t́m thấy cái "được" trong cái "mất"; t́m thấy t́nh yêu trong sự cho đi; t́m thấy tự do trong sự vâng phục Thiên Chúa; giống như một sinh viên, muốn đạt được bằng cấp th́ cần phải hy sinh, học tập vậy. Như thế, mùa Chay chỉ là con đường đưa đến niềm vui phục sinh và màu tím mùa chay mới thật sự là màu trông đợi trong hân hoan.
Lạy Chúa
Giêsu,
Nhưng với
hết ḷng tin tưởng,
Xin Chúa
ban thêm sức mạnh
NẾU HẠT GIỐNG CHẾT ĐI
Con người muôn đời vẫn ưu tư về đau khổ và cái chết. Đó là một cản trở lớn cho niềm tin vào Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa toàn năng và thương yêu con người, tại sao người lành phải đau khổ ? Bởi đó niềm tin Thiên Chúa cũng gặp bế tắc. Bế tắc đó chỉ có thể được khai thông nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đă đem lại cho đau khổ và cái chết một ư nghĩa lớn lao nhờ chia sẻ sâu xa thân phận bi đát của con người. Thân phận con người cũng như hạt giống phải chết đi mới sinh nhiều hoa trái. Đau khổ và sự chết của Đức Giêsu trở thành cần thiết cho một mùa màng lớn lao tức là ơn cứu độ muôn dân. Người chính là hạt giống Thiên Chúa gieo xuống trần gian. Cát bụi trần gian đă vùi lấp con người nhỏ bé của Người. Nhưng người sẽ trỗi dậy, vươn cao như bầu trời, đem niềm hi vọng đến muôn dân. BỨC TRANH VÂN CẨU Người Hi lạp ái mộ, "muốn gặp Đức Giêsu"(Ga 12:21). Như thế họ đă có ḷng khâm phục và muốn tin tưởng vào Chúa. "Trong Tin Mừng Gioan, gặp có nghĩa là tin. Đức Giêsu cho biết họ sẽ gặp Người nếu họ tin vào Người ngang qua cái chết"(Disciples in Mission 1999:22). Nghĩa là họ sẽ gặp Người trong vinh quang trên khổ giá. Bởi vậy thay v́ trả lời trực tiếp, Đức Giêsu đă nói lên một sự thật. Giờ gặp Người là lúc Người bước vào vinh quang : "Đă đến giờ Con Người được tôn vinh" (Ga 12:23). Nhưng vinh quang đó phải ngang qua khổ giá. Đúng hơn, chính trên khổ giá, chính lúc chương tŕnh cứu độ được thực hiện, vinh quang Thiên Chúa tỏa sáng. Niềm tin của những người Hi lạp phải ngang qua thập giá mới đạt được. Đó là lư do tại sao Đức Giêsu nói với các môn đệ về sự thật trên bước đường theo Chúa. Muốn theo Chúa, tiên vàn "Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó" (Ga 12:26). Thầy leo lên khổ giá, môn đệ không thể đứng dưới nh́n lên như khách bàng quan. Khi leo lên khổ giá, Thầy sẽ trở thành một sức mạnh thu hút tất cả môn đệ lên theo. "Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi" (Ga 12:32). Nghĩa là "Người sẽ kéo các tín hữu đi theo Người lên thập giá bằng cách để cho họ phải bị thù ghét, phải chịu bách hại như Người" (Thánh Kinh Tân Ước 1995:448). Thày đă hi sinh cuộc sống trần gian cho môn đệ. Nếu muốn tiếp tục làm môn đệ Thày, họ không thể không biết đến thang giá trị giữa sự sống trần gian và sự sống vĩnh cửu. Thày nói rơ : "Ai yêu quí mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất ; c̣n ai coi thường mạng sống ḿnh ở đời này, th́ sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời" (Ga 12:25). Tại sao phải hi sinh tới mức đó ? Hi sinh như thế có thực tế không ? Theo Thầy làm ǵ cho khổ ? Phục vụ Thày có được lợi ǵ đâu ? Nhưng Đức Giêsu nói : "Ai phục vụ Thầy, th́ hăy theo Thầy" (Ga 12:26). Theo Thầy để bước lên khổ giá, tức là bước vào vinh quang, sẽ chiếm được t́nh yêu Chúa Cha như Thầy. Đó là điều quả quyết : "Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quí trọng người ấy" (Ga 12:26). C̣n ǵ giá trị hơn t́nh yêu của Chúa Cha ? Đó là nguồn suối duy nhất phát sinh mọi hồng ân, tự do và hạnh phúc. Chính v́ giá trị tuyệt vời đó, Đức Giêsu đă nhận được tất cả sức mạnh để xông vào cuộc chiến với Satan. Người mạnh đến nỗi "giờ đây thủ lănh thế gian sắp bị tống ra ngoài !" (Ga 12:31). Dù sao, trong t́nh thế hiện tại, Đức Giêsu cũng vẫn là con người. Đứng trước cái chết, Thầy cũng cảm thấy luống cuống. "Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến ! Thầy biết nói ǵ đây ?" (Ga 12:27). Thầy rùng ḿnh kinh khiếp. Tất cả thân thể Thầy nổi da gà. Thầy nh́n vào ḿnh quá kỹ. Bởi thế Thầy không thấy lối thoát. Thày thấy chóng mặt, quay cuồng với những ưu tư về chính ḿnh. Chợt một tia sáng bừng lên dẫn theo một tiếng nổ long trời (Ga 12:29). "Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống : 'Ta đă tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ c̣n tôn vinh nữa !' (Ga 12:28). Đó là tiếng Chúa Cha trả lời tâm nguyện vâng phục của Chúa Con (c.28), một sự vâng phục dẫn Đức Giêsu vào màn đêm tăm tối của đau khổ. "Dầu là Con Thiên Chúa, Người đă phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục ; và khi chính bản thân đă tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người" (Dt 5: 8-9). Nhưng chính lúc đất trời nối liền, quyền lực âm phủ tiêu tan. "Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này" (Ga 12:31), một cuộc phán xét sẽ cho thấy tất cả bộ mặt thật của ác thần. Thật là khủng khiếp ! Đối với những ai vâng phục như Đức Giêsu, không hề có phán xét. Trái lại một giao ước mới, giao ước t́nh thương sẽ được thiết lập (Gr 31:31). Họ sẽ nghe những lời âu yếm : "Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, c̣n chúng sẽ là dân của Ta" (Gr 31:33). Như thế một tương quan mới đă được thiết lập. "Chính nhờ đau khổ, cái chết và phục sinh của Đức Giêsu và Thánh Linh hiện xuống, dân Chúa đă bước vào một tương quan mới" (Disciples in Mission 1999:22) với Thiên Chúa t́nh yêu. RAU NÀO SÂU ẤY Cuộc đời Đức Giêsu quả thật như "bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương" (Cung Oán Ngâm Khúc). Nhưng ngược với nàng cung phi bị ngă gục dưới thực tế đau buồn, Đức Giêsu đă trỗi dậy, "đem lại một ư nghĩa mới cho đau khổ và cái chết, v́ qua đó, Người đă đem lại ơn cứu độ cho toàn thế giới" (Disciples in Mission 1999:23). Đó là một chiến thắng lớn lao, đem lại nguồn hứng khởi cho nhân loại. Đức Giêsu là một hạt giống đă chết đi, sinh được nhiều hạt khác (Ga 12:24) là cộng đoàn các Kitô hữu. Từ đó, nhờ sự kết hợp với Người, Kitô hữu sẽ cống hiến cho thế giới cả một mùa màng vô cùng tốt đẹp. Nói khác, "Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, th́ người ấy sinh nhiều hoa trái" (Ga 15:5). Thầy chính là năng lực, là ư nghĩa sau cùng của mọi nỗ lực thắng vượt đau khổ và sự ác. Thực ra, tự bản chất, đau khổ vô nghĩa. Sở dĩ đau khổ có ư nghĩa v́ đó là một phương tiện để Đức Giêsu chứng tỏ t́nh yêu của Người với Chúa Cha và nhân loại. Ngày nay vẫn có nhiều môn đệ Chúa Kitô biết lợi dụng những đau khổ như là con đường đi tới vinh quang. Dù phải vào tù hay có thể bị lây nhiễm những bệnh nguy hiểm, họ vẫn một ḷng xả thân cho đồng loại. Họ là những người đang chiến đấu cho quyền làm người, đang âm thầm hi sinh cho những người nghèo, chăm sóc những người già, bệnh tật, những trẻ em mồ côi.Không có những gương hi sinh như thế, không biết nhân loại sẽ đi tới đâu. Những môn đệ Chúa Kitô đó đang nỗ lực thiết lập nền tảng giao ước mới trong ḷng mọi người, đang lợi dụng "cơ hội tuyệt vời để khởi đầu xây dựng một mối tương quan vĩnh hằng và thân mật với Thiên Chúa" (xc. Gr 29:11; 32:38-40) (Life Application Study Bible 1991:1345). Họ đang học vâng lời như Đức Giêsu, dù có phải hi sinh chính mạng sống. Chính sự vâng lời ấy sẽ kiện toàn con người và đưa họ tới mức hoàn hảo hay trưởng thành như Đức Kitô. Nói khác, vâng lời không hề gợi lên ư hướng tiêu cực, nhưng hoàn toàn đẩy con người vào một chiều hướng giao ước mới đặt nền tảng trên Đức Kitô (Dt 8:6). Vâng lời như thế, họ sẽ thấy phải "từ bỏ luật lệ khắc nghiệt của cái tôi muốn lấy ḿnh làm trung tâm" (Life Application Study Bible 1991:1905). Trung tâm cuộc đời phải là Thiên Chúa, Đấng giải thoát con người khỏi những ràng buộc của cái tôi cồng kềnh. Rời xa trung tâm đó, con người ch́m vào những tham vọng ngông cuồng. Dominic Kataribabo, người lănh đạo giáo phái Tái lập Mười Điều Răn bên Uganda, đă "dùng những thủ đoạn thô bạo tống tiền và đ̣i hỏi tuyệt đối vâng lời những người lănh đạo của giáo phái" (VietCatholic 28/3/2000). Cuối cùng ông dồn hằng trăm người vào chỗ chết bằng cuộc sát hại tập thể. Đau khổ như thế có dẫn tới vinh quang không ? Hạt giống đă chết đi, nhưng hoa trái nào đă sinh ra ?
Thụ Khổ Để Cứu Khổ Thưa quí vị. Đáng lư, khi khách khứa đến thăm th́ chúng ta phấn khởi, vui mừng. Nhưng trường hợp của Chúa Giêsu lại khác. Mấy người Hy-lạp muốn gặp Chúa Giêsu, qua trung gian của Philipphê và Anrê, th́ lại là cơ hội để Ngài bộc bạch tâm hồn buồn thảm của Ngài. Ngài nói rất nhiều đến cái chết tại Giêrusalem và lợi ích của nó. H́nh như số phận Ngài được Thiên Chúa định sẵn : Sinh ra để chết cho thế gian được sống: "Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không chết đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh, c̣n nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác." Triết lư này cũng phải là bài học nằm ḷng của các môn đệ Chúa Giêsu qua mọi thời đại. Buồn đấy, nhưng hồng phúc th́ vô kể. Thực ra, xét về h́nh thức, yêu cầu của các người Hy-lạp: "Chúng tôi muốn gặp ông Giêsu." Và nội dung câu trả lời của Ngài chẳng ăn nhằm ǵ với nhau. Ông xin gà, bà cho vịt. Nhưng nh́n kỹ chúng chặt chẽ liên kết với nhau : Gặp gỡ Đức Giêsu là phải học chết cho chính ḿnh. Chẳng c̣n con đường nào khác. Ai từ chối chết là chưa thực sự gặp Đức Kitô! Cho nên bài huấn từ Ngài ban cho mấy người Hy-lạp muốn gặp Ngài chí phải, thâm trầm và đúng lúc. Hội thánh muốn các tín hữu đọc đoạn Tin mừng này trong mùa thương khó là cũng một ư ấy. Chúa Giêsu không chạy trốn, nhưng cương quyết đối diện với đau khổ và sự chết của ḿnh. Đây là giây phút vinh quang của Thiên Chúa, bởi lẽ chỉ qua cái chết Thiên Chúa mới được hiển vinh trong biến cố Phục sinh. Ngày nay nếu chúng ta tiếp tục nh́n mọi sự theo chiều hướng này th́ chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được cánh tay Thiên Chúa cứu chữa nhân loại, cứu chữa mỗi cá nhân trong cộng đồng giáo xứ, đúng như Ngài đă cứu chữa Đức Kitô khỏi thần chết thuở xưa. Điều cần lưu ư là người Hy-lạp muốn gặp Chúa Giêsu. Văn hoá Hy-lạp chẳng mấy khi nói đến liều chết và hy sinh cho kẻ khác. Triết lư của họ đa phần theo phái khắc kỷ, t́m hạnh phúc tuyệt đỉnh bằng tập luyện và bỏ qua những nhu cầu cấp thấp. Tóm lại là ích kỷ. C̣n Phúc âm nhất lăm nhắc đi nhắc lại ư tưởng của Chúa Giêsu : Hy sinh hằng ngày và chết dần ṃn v́ bác ái, Chúa Giêsu cũng nhắc cho mấy người Hy-lạp chuyện đó hôm nay. Đối với họ thật mới lạ, không nằm trong truyền thống của ḿnh. Nhưng ví dụ hạt lúa thối đi để mang nhiều hoa trái rất cụ thể, dễ hiểu trong trường hợp này. Họ phải vất bỏ lối suy nghĩ "hợp lư" kiểu thế gian của các triết gia Hy-lạp mà tin tưởng vào Lời Ngài, cho dù Lời đó xem ra có mâu thuẫn với thực tế. Hẳn các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các nhà tư vấn hiểu quá rơ về sự cần thiết phải hy sinh bản thân để cho thế hệ tương lai phát triển. Bằng không, hạt lúa chỉ trơ trọi một ḿnh. Những người Hoa Kỳ chính gốc hăy nh́n vào các di dân mới đến tức khắc hiểu ra điều đó. Họ hy sinh chính bản thân, làm việc lâu giờ, không ngại khó khăn vất vả, tiền lương thấp để cho con cháu có cơ hội thăng tiến. Nhờ những hy sinh đó, thế hệ thứ hai của các di dân đă thực sự đạt được kết quả mỹ măn. Cho nên, những cha mẹ tốt, như những hạt lúa, phải chết hằng ngày, rơi xuống đất thối đi mới có thể mang nhiều hoa trái cho con cháu, máu mủ của ḿnh. Đó là biện chứng tự nhiên. Nhưng chẳng tự nhiên chút nào khi Chúa Kitô kêu gọi như vậy, không phải cho máu mủ ḿnh mà thôi, mà c̣n cho bất cứ những ai cần đến sự hy sinh của chúng ta : cho ngoại kiều, khách lạ, khác màu da, chủng tộc, kẻ thù địch, ś ke, ma tuư, đĩ điếm, người nghèo khổ, phạm pháp. Trước mắt thế gian, những công việc như thế quả là của một người điên khùng. Dốc toàn lực hy sinh mà không đ̣i đáp trả. Nhưng đối với môn đệ Chúa Giêsu lại là điều bắt buộc, nếu như muốn theo Ngài. Và chẳng điên khùng chút nào khi dơi theo giao ước mà Thiên Chúa kư kết với nhân loại trong bài đọc 1 hôm nay. Giao ước mới tiên tri Giêrêmia táo bạo hứa hẹn sẽ được viết bằng xương thịt: "Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó, sấm ngôn của Đức Chúa, Ta sẽ ghi vào ḷng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta." Chính Chúa Giêsu là giao ước này, trong Ngài mọi người sẽ được kết hợp với Thiên Chúa bởi đường lối yêu thương của Ngài. Do đó, máu mủ kiểu thế gian không c̣n mấy ư nghĩa, mọi người đều là ruột thịt với nhau trong tinh thần loại mới, để thực hiện giao ước yêu thương của Đức Kitô: "Khi nào được giương cao khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên cùng Tôi." Giao ước này là vĩnh viễn. Nó cứu nhân loại khỏi tội lỗi và bảo đảm ơn tha thứ của Thiên Chúa. Qua cái chết, Chúa Giêsu đă trông thấy chiến thắng vinh quang . Mọi người sẽ được ban cho đời sống mới, đời sống thứ tha và trở nên con cái Thiên Chúa. Mùa Chay đúng là mùa thích hợp để chúng ta suy nghĩ về điều này. Nếu dùng văn chương Nhất Lăm, chúng ta sẽ có thành ngữ: "Ghét sự sống ḿnh ở đời này, để được sự sống vĩnh cửu đời sau." Cùng một tư tưởng trong hai đường lối diễn tả khác nhau. Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời tôi tớ như Đức Giêsu, nhất định chúng ta phải tự nguyện chết đi trong nhiều phương cách khác nhau: Ví dụ, chết cho ư riêng ḿnh, chết cho tiền tài chức quyền, chết cho tham vọng cá nhân, chết cho những dự định bất chính, tính toán ích kỷ v.v… Có trăm ngàn cái chết hằng ngày chúng ta phải suy gẫm để có thể trung thành với đường lối Chúa Giêsu. Bằng những đau khổ cùng cực trên thánh giá Ngài nói với nhân loại phải trung thành với Thiên Chúa như thế nào? Đồng thời, t́nh yêu của Thiên Chúa đối với họ ra sao? Từ chối khổ đau chúng ta không thể là môn đồ của Ngài, bởi tôi tớ chẳng thể hơn Thầy, được bằng Thầy th́ đă khá lắm rồi. Cho nên phải theo Ngài trong gian truân, thử thách. Tự nó đau khổ không có giá trị, chẳng vậy Ngài chữa lành bệnh tật, nuôi kẻ đói khát để làm ǵ? Nhưng đau khổ là điều không thể tránh khỏi trên con đường theo Chúa. Chúng giúp chúng ta nên một với Ngài. Vậy th́ theo Ngài là sẵn sàng chấp nhận khổ đau, hy sinh. Trong một thế giới đầy tội lỗi và bạo lực, chúng ta không thể làm khác đi được : Thụ khổ để cứu khổ. Xuống nước để cứu người chết đuối. An toàn trên cạn làm sao cứu nổi ai ? Không thụ khổ làm sao cứu khổ ? Sống sung sướng mà cứu được thiên hạ là điều vô lư. Vậy th́ cây thánh giá trên cuộc đời mỗi người theo Chúa nói lên sự phục sinh vinh hiển của người đó, dù c̣n sống hay đă qua đời. Giống như trong vườn Cây Dầu của Nhất lăm, Chúa Giêsu đă suy tư nhiều về điều này. Người la to : "Bây giờ tâm hồn Thầy lo âu ! Biết nói ǵ đây ? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này !" Rồi chữa lại ngay : "Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha, chính v́ giờ này mà Con đă đến." Đây cũng phải là thái độ của mỗi tín hữu trước những đau khổ của trần gian. Allah is great (Thiên Chúa thật vĩ đại) nếu chúng ta sống trong tâm t́nh của Đức Kitô : Hy sinh bản thân v́ tha nhân ! Trong Tin mừng hôm nay, tiếng từ trời vang xuống, không phải v́ Chúa Giêsu mà để những người đứng gần Ngài nghe thấy và để cho chúng ta hôm nay cũng nghe nữa. Theo Thánh kinh tiếng đó là biểu tượng cho sự hiện diện của Thượng đế, hay của một thiên sứ nào đó. Nó xác định rơ ràng con đường của Đức Kitô được Thiên Chúa chứng giám, và các thính giả phải đặt hết tin tưởng vào những điều Chúa Giêsu tuyên bố : Sự sống vĩnh hằng chỉ có thể đến qua cái chết xác thịt. Nhiều người sẽ được lôi cuốn vào vương quốc của Đức Kitô bằng chân lư này. Nhưng cũng lắm kẻ khước từ, không loại trừ tín hữu và tu sĩ. Có một câu châm ngôn trong thương mại: "Bạn hăy trở nên mọi sự khi có thể được" (Be all that you can be). Xin mượn câu này để thay lời Chúa Giêsu mời gọi mọi người. Ngài đă khai mở một con đường mới, khác hẳn với thế gian: Hăy nghe lời Ngài! Chúng ta sẽ được hạnh phúc chân thật! Mấy người Hy-lạp là những kẻ t́m kiếm chân lư thật ḷng. Họ chưa thuộc hẳn vào cộng đồng Do thái, nhưng cũng lên Giêrusalem dự lễ vượt qua. Trong ngôn ngữ súc tích của thánh Gioan từ "gặp" c̣n mang ư nghĩa "t́m thấy" bằng ḷng tin. Sự hiện diện của Anrê và Philipphê gợi nhớ lại lúc khởi đầu của Phúc âm, khi thánh Anrê và Gioan, hai môn đệ của Gioan tẩy giả đi theo Chúa Giêsu. Họ cũng đă tin khi Chúa mời gọi. C̣n chúng ta th́ sao? Có một cụm từ nổi tiếng trong Tin mừng theo thánh Gioan là "giờ tôi chưa đến" (2,4; 7,6; 7,30; 8,20). Chắc chắn Chúa Giêsu không có ư ám chỉ về ngày giờ theo lịch thời gian (chronos) mà đặc biệt theo một khoảnh khắc vĩ đại của ơn thánh (kairos) khi Ngài trở về với Thiên Chúa Cha qua đau khổ, cái chết và sự phục sinh. Lúc này "giờ của Ngài" đă đến. Ngài trở thành nguồn ơn cứu độ cho toàn thể thế giới. Những người Hy-lạp đến yêu cầu "gặp" Chúa Giêsu. Họ có đại diện cho những người khác qua mọi thời đại, cùng với Anrê, Philipphê, Maria, Martha tin tưởng vào Ngài? Ngài nói rơ, muốn có đức tin đầy đủ, th́ phải trải qua tiến tŕnh "gặp gỡ" Ngài, trước hết, trong đau khổ, cái chết và sự phục sinh sắp tới. Nếu hạt lúa ḿ rơi xuống đất mà không thối đi…. Phúc âm theo thánh Gioan không có tŕnh thuật lại giờ hấp hối tại vườn Cây Dầu. Tuy nhiên Ngài cũng phải trải qua xao xuyến và sầu khổ. Ngài biết trước số phận dành cho Ngài và cương quyết đi theo đường lối đó. Nếu không, ngày nay chúng ta có một sứ điệp khác hẳn. Đại khái như thế này : Người tôi tớ "đau khổ" của Thiên Chúa chỉ phục vụ tới một thời điểm nào đó thôi, với một chút bất tiện cá nhân, rồi kết thúc cuộc đời trên chiếc giường êm ái như bao nhiêu "thầy dạy" khác của thế gian. Những kẻ theo Ngài chẳng cần khó nhọc ǵ cả, chỉ một chút "tu thân" là đủ. Thiên Chúa không đ̣i hỏi toàn bộ cuộc sống của họ trong yêu mến và phục vụ, chỉ một phần nhỏ thôi! Hai tuần lễ sắp tới, chúng ta sẽ được chứng kiến Chúa Giêsu phục vụ ra sao : Dâng hiến toàn thể cuộc sống cho Đức Chúa Cha v́ nhân loại, và Ngài mời gọi mọi người theo gương. Thế gian sẽ được tuyên án ra sao bởi Đấng bị giương lên cao? Hoặc người ta chấp nhận Ngài, v́ thấy cái chết của Ngài như hạt giống reo vào ḷng đất, nảy sinh nhiều hoa trái, từ đó họ hoán cải cuộc sống. Hoặc từ chối Ngài như một kẻ điên khùng, phí phạm cuộc đời vào những chuyện viển vông. Do đó họ khước từ Ngài và dấu đường Ngài đă chỉ. Quyền bính thế gian ngự trị từ toà cao và sức mạnh quân sự. Chúa Giêsu từ cây thập giá và kéo mọi người đến với Ngài bằng sự Phục sinh. Hôm nay cũng là ngày sửa soạn cho các tân ṭng lănh Bí tích rửa tội, hai tuần nữa, trong đêm Chúa sống lại. Họ là những dân "ngoại" đang t́m gặp Đức Giêsu. Các cha mẹ đỡ đầu sẽ là những Philipphê và Anrê giúp đỡ họ đến diện kiến Thiên Chúa bằng lời dạy bảo và chứng tá cuộc sống của ḿnh. Các tín hữu khác th́ sao ? Có nêu gương cho họ không ? Có giúp đỡ họ t́m gặp Chúa Giêsu không ? Có chỉ cho họ con đường dấn thân phục vụ ? Có hy sinh cuộc đời để rao truyền t́nh thương Thiên Chúa cho họ ? Nhất là các nhà giảng thuyết có lôi kéo họ gặp gỡ Thiên Chúa bằng lời giảng và gương sáng của ḿnh ? Xin Chúa Giêsu thánh thể cứu giúp chúng ta. Ngài không phải nhân vật đóng băng trong quá khứ, cũng không phải tài sản riêng của cộng đoàn tín hữu thuở xưa. Ngài đă qua "giờ của Ngài" mà đến với giáo dân mọi nơi, mọi thời. Xin cho chúng ta được "gặp gỡ" Ngài trong đức tin, bởi Ngài đă hứa : "Phúc cho những ai không xem thấy mà tin" (20,29). Người đời thường nói: "Trông thấy để mà tin". C̣n trong ánh sáng Phúc âm hôm nay, chúng ta nói : "Tin để mà xem thấy." Lạy Chúa Giêsu, xin giúp đỡ ḷng tin yếu kém của chúng con. Amen.
Giúp đỡ Tha Nhân là Hoa
Trái Dâng Chúa Anh chị em thân mến, Tôi vừa giảng xong tuần tĩnh tâm ở một giáo xứ. Trong lúc trao đổi với giáo dân sở tại, tôi được nghe và thấy nhiều mẫu gương hy sinh đáng khâm phục: Một phụ nữ chăm sóc cho mẹ già tật nguyền đến khi mẹ mất, rồi bây giờ lại phải săn sóc người anh đang gần chết. Trong khi chăm sóc, người phụ nữ đó vẫn vui tươi. Chuyện một người sắp chết v́ ung thư lại luôn an ủi những người đến thăm ông. Có người nói: "Ông ta không bao giờ than trách Chúa về nỗi bất hạnh của ḿnh". Và ông luôn có vợ ở bên cạnh săn sóc. Một bà cụ lớn tuổi nhờ người đưa bà đến viện dưỡng lăo để bà có thể giúp đẩy xe lăn cho những người trong viện, trong số đó có người c̣n trẻ hơn bà. Một phụ nữ trong giáo xứ t́nh nguyện làm người bênh vực cho những bệnh nhân bị bệnh tâm thần. Bà nói, những bệnh nhân đó khi nhập viện bị người ta cho thuốc quá nhiều, rồi lại gởi trả về nhà nên : "tôi bênh vực quyền lợi cho những bệnh nhân đó, v́ không ai làm việc này cả". Cũng như anh chị em, tôi thấy khâm phục những hy sinh cao cả ấy, hy sinh thời giờ, sức lực và tiềm năng của họ. Ngay cả những người đau yếu, họ vẫn chọn được cách sống phục vụ như họ muốn. Họ đă quyết định là sẽ vượt qua sự đau yếu như thế nào, nhờ vậy họ trở nên gương sáng cho kẻ khác. Tất cả những người tôi gặp không nghĩ những việc họ làm là điều quan trọng. Một người bảo: "Tôi không nghĩ đó là sự hy sinh. Mà chỉ là cách sống của tôi". Tuy thế, cũng có lúc những người nầy cảm thấy chán nản, mệt mỏi, và tuyệt vọng. Tôi và anh chị em hẳn đă có lúc chúng ta gặp những người này, việc làm của họ như một sợi chỉ vàng vắt qua đời sống. Và họ cảm thấy được vinh dự, vui sướng khi làm những việc đó. Không chỉ là nụ cười thoáng qua "ha,ha,ha..", nhưng là cả một nỗi vui sướng tràn đầy ư nghĩa. Và lời Chúa Giêsu trong Phúc âm rền vang trong tâm trí chúng ta :"hạt lúa gieo vào ḷng đất, phải chết đi mới sinh được nhiều hoa trái" cho người khác và cho chính chúng ta nữa. Có những tấm gương khác về gia đ́nh : Như một người cha hay mẹ không muốn thăng tiến thêm trong việc làm ăn để cho gia đ́nh khỏi phải di dời chỗ ở. Có đôi vợ chồng kia điều là cán sự xă hội, quyết định dọn nhà từ ngoại ô vào sống gần xóm lao động nghèo mà họ đang phục vụ. Người khác đứng ra bênh vực quyền lợi của một đồng nghiệp bị áp bức, làm bản thân bị mất dịp được tăng lương. Một giáo chức nhận mức lương thấp hơn để dạy ở trường công giáo của một giáo xứ có nhiều người di cư nghèo, v.v.. Nh́n thoáng qua những câu chuyện trên, chúng ta thấy chỉ là những trường hợp ít gian nan thử thách và không là những hy sinh cao cả. Tuy nhiên, chính hy sinh ấy đem lại hiệu quả như Chúa Giêsu nói "nhiều hoa trái", và giúp cho những người đó có được "sự sống đời đời". Trong Phúc âm thánh Gioan, thành ngữ "sự sống đời đời" không có ư nghĩa là sự sống đời sau, nhưng là sự sống đời này. Sự hy sinh đó hàm ư là chúng ta múc lấy nước từ nguồn sâu thẳm của sự sống và nhờ đó chúng ta cảm thấy niềm vui sướng khôn tả mà tự sức chúng ta không hề có được. Hạt lúa giống chết đi và sinh nhiều hoa quả. Nếu chỉ nghe qua lời Chúa Giêsu, chúng ta không thể hiểu được. Nhưng, những ai thực hiện được lời dạy đó th́ mới hiểu trọn được ư nghĩa của lời Chúa. Chúng ta có cảm nhận được hoa quả những hy sinh của cha mẹ, ông bà, bạn hữu và láng giềng chúng ta không? Những người làm việc miệt mài để giúp chúng ta có nơi trú ngụ, những người đă hy sinh thời giờ để giúp khi chúng ta cần đến họ? Khi những người Hy-lạp t́m đến xin gặp Chúa Giêsu, Ngài đáp "Đă đến giờ Con Người được tôn vinh" (Ga.12:23). "Giờ" trong Phúc âm thánh Gioan là giờ Chúa chịu khổ h́nh và được vinh quang. Để có thể hiểu được ư nghĩa từ "giờ" trong Phúc âm này, chúng ta hăy xét lại trong kinh nghiệm của mỗi chúng ta. Khi một người nói: "giờ" của ông đă đến chính là lúc ông ta bị mất việc khi ông báo cáo lên cấp trên việc lừa dối khách hàng của hăng bảo hiểm mà ông đă khám phá được. Một thiếu niên nói em không muốn bắt chước thói quen say sưa của các bạn. Kết quả: em đó mất bạn. Giờ ở đây không có nghĩa là sáu mươi phút. Giờ chúng ta đến, có nghĩa là khi việc chúng ta làm đến lúc được tiết lộ, khi chúng ta cần phải hy sinh, hay cần quyết định một việc ǵ khó khăn. "Giờ" thường chỉ lúc chúng ta không gặp may với người khác, và chúng ta phải quyết định đứng dậy hay chịu chết v́ điều chúng ta tin tưởng. Những người Hy-lạp t́m gặp Chúa Giêsu, có lẽ họ muốn biết về những điều họ nghe được. Phúc âm không nói rơ những người Hy-lạp đó là ai, họ là người Hy-lạp hay là người Do-Thái nói tiếng Hy-lạp? Họ có phải là những người đến tham quan, có thiện cảm với đạo Do-Thái, hay đến tham dự lễ hội của thành phố? Họ chính là chúng ta trong thế giới người ngoài, t́m đến Chúa Giêsu. Họ và chúng ta sẽ được gặp Chúa Giêsu trong "giờ" Ngài chịu khổ h́nh và vinh quang. Họ sẽ thấy Ngài không rút lui, nhưng Ngài tiến đến "giờ" của Ngài một cách tự do. Ngay cả sự sợ hăi cũng không khuất phục được Ngài. Trong Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu kiên định mọi việc. Không có chuyện Ngài hấp hối trong vườn Giêt-sê-ma-ni. Nhưng tâm hồn Ngài có “xao xuyến" xúc động khi sự chết đến gần. Chúa Giêsu đang nh́n thẳng vào "giờ" vinh quang của Ngài, không phải là không biết sợ. Nhưng Ngài vẫn dấn bước theo đường Ngài đang đi, và "bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống.." xác nhận sự lựa chọn của Ngài. Chúng ta thừa hưởng việc vui ḷng chọn "giờ" của Chúa Giêsu. Ngài sẽ đi vào và đi qua "giờ" hoàn toàn theo thánh ư Thiên Chúa và như người phục vụ cho chúng ta. Thế nên Ngài nói "Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi". Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không giảng dạy cho những người Hy-lạp t́m gặp Ngài. Họ tự t́m đến Ngài. Vậy việc ǵ đă lôi kéo họ đến với Ngài ? Chúng ta cũng như những người đó được Chúa lôi kéo nên giờ này trở nên là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa. Một Đấng rất khoáng đạt, sẳn sàng ban tặng mọi sự cho chúng ta mà không giữ lại một tí ǵ cho ḿnh. Ngài c̣n cho chúng ta thấy những phần thưởng ẩn sau những thất bại và ngay cả sự chết, khi chúng ta đến hồi sau hết và mất cả niềm tin. Ngài cho chúng ta hy vọng, ngay cả khi các cửa đều khép kín, khiến chúng ta muốn xuôi tay v́ thất vọng và sẵn sàng theo vào cơi chết trong nấm mồ.
Nảy Sinh Hoa Trái Từ Ḷng Đất
Đă đến giờ Sau khi Đức Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem (Ga 12,29), người Pha-ri-sêu đă đưa ra một nhận xét đầy chua chát : "Ḱa thiên hạ theo ông ấy hết." Vào tuần lễ cuối cùng này, dường như Tin Mừng thứ tư muốn bắt đầu lại từ đầu : việc những người Hy-lạp muốn gặp Đức Giêsu là h́nh ảnh cuộc gặp gỡ bên bờ sông Gio-đan của các môn đệ đầu tiên với Đức Giêsu. Chính tại địa điểm này, Tin Mừng Gioan đă mô tả tuần lễ đầu tiên trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan mô tả thái độ của Đức Giêsu : đă đến giờ phải chọn lựa. Các tác giả khác tŕnh bày thái độ này trong những sự kiện xảy ra tại vườn Cây Dầu. Những người Hy-lạp Thánh Gioan nhấn mạnh đến vai tṛ của những người Hy-lạp ; họ là những dân ngoại nhưng vẫn kính sợ Thiên Chúa. Vai tṛ này được nói đến qua việc họ nhờ đến những người trung gian : Phi-líp-phê là một danh từ Hy-lạp. Quê hương bản quán của ông là một thành phố vùng Ga-li-lê có nhiều giao tiếp với người Hy-lạp ; An-rê cũng là một danh từ Hy-lạp. Có thể nối kết lời cầu xin của những người này với câu nói của Đức Giêsu : "Đă đến giờ ..." và "tôi sẽ lôi kéo mọi người lên với tôi." Họ đến thật đúng lúc, v́ đă đến giờ Đức Giêsu được giương cao lên khỏi mặt đất, được tôn vinh và lôi kéo mọi người lên với Người. Đây là Giờ đầy nghịch lư, trong đó mọi thực tại sẽ thay đỗi : chết tức là sống, mất tức là được. Để sinh được nhiều bông hạt, hạt lúa vùi trong ḷng đất phải chịu thối rữa. Xưa kia Kinh Thánh đă từng nói đến một đoàn người thuộc đủ mọi dân nước sẽ xuất hiện vào ngày cuối cùng. Này đây họ đang đến và ngước mắt nh́n lên cây sự sống. Quả thật, đây là Giờ gặp gỡ giữa sứ mạng của Đức Giêsu và lời thỉnh cầu của các dân nước. Cả hai gặp gỡ nhau và đi đến hổi chung cuộc. Từ giây phút này, tính cách phỗ quát đă được bày tỏ rơ ràng, để rổi được hoàn tất trên thập giá và ngôi mộ trống. Tiếng nói Thời điểm quan trọng này được chứng thực nhờ tiếng nói từ trời. Đây là một h́nh thức về phép rửa mới mang chiều kích phỗ quát, mở đường cho phép rửa trong Thánh Thần. Vinh quang của Thiên Chúa, chính là sự hiện diện của Chúa Cha trong Đức Kitô. Đức Giêsu tôn vinh Chúa Cha qua việc chọn lựa chấp nhận đi xuống đến tận cùng của cuộc sống. Chúa Cha tôn vinh Chúa Con qua cuộc Khỗ Nạn và Phục Sinh của Chúa Con. Các công tŕnh Đức Kitô thực hiện cũng chính là công tŕnh của Thiên Chúa. Cũng một vinh quang ấy đang đợi chờ tất cả những ai để cho ḿnh được Đức Giêsu lôi kéo. "Tiếng ấy đă vọng xuống không phải v́ tôi, mà v́ các ngươi." Đến lượt ḿnh, những công việc con người làm cũng sẽ trở thành công tŕnh của Thiên Chúa. Gặp Đức Giêsu Để gặp được Đức Giêsu như những người Hy-lạp yêu cầu, cần phải bước theo Người đến thập giá và ngày Phục Sinh. Kể từ lúc đă đến giờ, người ta chỉ nhận ra Đức Giêsu là Đấng chịu chết và phục sinh. Giáo Hội được trao sứ mạng mặc khải về Đức Giêsu đă chịu chết và sống lại cho những ai yêu cầu. Chết để sống Bản Tin Mừng hôm nay thật khó nghe và cũng thật khó hiểu. Trong tŕnh thuật này, Đức Giêsu nói về cái chết, về sự từ bỏ cuộc sống, về nỗi sợ của chính Người. Người ta mong muốn rằng những lời này không đề cập đến họ : những lời này chỉ dành riêng cho Đức Giêsu. Nhưng trong thực tế, người ta không thể trốn tránh được. Nếu như thánh Gioan nói đến sự có mặt của những người Hy-lạp, những người ngoại tại Giêrusalem vào thời điểm này, đó chính là v́ muốn cho thấy rằng những lời nói của Đức Giêsu là lời ngỏ với mọi người, với tất cả những ai muốn được gặp Đức Giêsu. Như vậy, có cần phải chết để được sống ? Có cần phải từ bỏ việc yêu mến cuộc sống ? Nếu hiểu những câu nói này theo nghĩa đen, người ta sẽ nghĩ ngay đến những người, nam cũng như nữ, đang buổn phiền lo lắng t́m kiếm mọi đau khỗ và bất hạnh để có thể tin chắc rằng ḿnh sẽ đi thẳng tới Thiên Đàng. Người ta đă hiểu thế nào về thành ngữ theo Đức Kitô ? Không thể nào có quyền nghĩ rằng dân Thiên Chúa là một dân gổm những người đă chết mà đang sống. Không thể nói yêu mến Thiên Chúa và người khác mà lại chối bỏ cuộc sống. Có lẽ người ta đă hiểu sai về ư nghĩa những từ ngữ chết và sống ! Phải chăng hạt lúa ḿ, hay bất cứ hạt giống nào khác, đă thực sự chết, theo nghĩa chấm dứt và hoàn toàn tiêu tan ? Đúng ra, người ta thấy hạt giống đó nảy mầm, bừng lên tất cả sức sống đang tiềm ẩn và làm nảy sinh một thứ phép lạ : một bông lúa trĩu hạt, vàng tươi ; một cây tươi tốt, xinh đẹp. Theo lối diễn tả vừa rổi, chết có nghĩa là ǵ ? Điều này lại không có nghĩa là con người không được khép kín nơi chính ḿnh, ngược lại phải luôn mở ra trước người khác, trước lời Chúa ? Chết, phải chăng lại không phải là giải phóng tất cả sức mạnh t́nh yêu đang tiềm ẩn nơi ḿnh và ḱm hăm lại những nỗi sợ hăi, tính ích kỷ và thói tự măn ? "Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất không chết đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh !" Ai yêu cuộc sống của riêng ḿnh với những chuyện nhỏ nhặt, những khước từ, những bạo lực, những xúc phạm, người ấy đánh mất cuộc sống của ḿnh. C̣n những ai chấp nhận để ḿnh bị vượt qua, bị xô đẩy, đôi khi bị chà đạp v́ sự sống và t́nh yêu đối với người khác ; ai để cho ḿnh bị đâm thấu v́ t́nh yêu đầy thúc bách của Thiên Chúa ; tất cả những người ấy làm cho sự sống bừng nở, như mầm cây mọc lên từ ḷng đất và vươn cao dưới ánh mặt trời. Thật vậy, luôn có một hành tŕnh trong bóng tối trước khi tiến đến trong ánh sáng. Hành tŕnh đầy nguy hiểm này làm người ta sợ. Như Đức Giêsu đă từng xao xuyến, người ta vẫn muốn tránh đoạn đường này. Vẫn c̣n đó một cám dôỵ mănh liệt : muốn ở lại trong nơi êm ấm và an toàn của chính ḿnh. Thế nhưng, không có con đường nào dẫn đến sự sống mà không phải trải qua thập giá. Hơn nữa, niềm tin của người Kitô hữu không dừng lại ở ngày thứ Sáu Tuần Thánh, niềm tin ấy cắm sâu vào trong một ngôi mộ, một ngôi mộ trống, một ngôi mộ trước đây từng là nơi an nghỉ của Đấng hiện đang sống, sống măi măi. Hôm nay, ai là người giới thiệu ? "Chúng tôi muốn được gặp Đức Giêsu." Đó cũng là lời thưa của chúng ta với Chúa Thánh Thần, khi bước vào những ngày kỷ niệm cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô. Ngày nay, ai sẽ là người giúp chúng ta gặp được Đức Giêsu, đổng thời giúp chúng ta khám phá ra trong chính cái chết của Người, những hoa trái đầu mùa của việc Người được tôn vinh ? Ai sẽ là các ông Phi-líp-phê và An-rê để giới thiệu cho chúng ta biết con người được giương cao lên khỏi mặt đất cũng chính là người lôi kéo tất cả mọi người. Và những người Hy-lạp của thời đại chúng ta, những con người thành tâm t́m kiếm ư nghĩa cho cuộc đời của ḿnh, liệu họ có t́m ra những người bạn của Đức Giêsu để giới thiệu họ với Người không ? Chúng ta có phải là người dẫn họ đến gặp Đức Giêsu không ? Mỗi người tuỳ theo hoàn cảnh của ḿnh vẫn có những cách để tiếp cận với mầu nhiệm Đức Giêsu, miễn là họ luôn gặp gỡ, luôn chiêm ngắm thập giá, đổng thời dám tin vào cuộc phiêu lưu của hạt lúa được gieo trong ḷng đất. Chúng ta thực sự tiến đến gần Đức Giêsu vinh quang mỗi khi chúng ta chấp nhận sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Người.
Hạt lúa Giêsu "Hạt lúa ḿ gieo vào ḷng đất mà không thối đi th́ nó chỉ trơ trọi một ḿnh. Nhưng nếu nó thối đi th́ sẽ sinh nhiều bông hạt". Chuyện kể rằng, một người rất đau buồn v́ sắp phải xa vợ và các con lên đường đi chiến đấu. V́ anh biết, khi vắng anh, vợ với sức khỏe ốm yếu không thể nào xoay xở để nuôi năm đứa con c̣n thơ dại. Trong lúc đang gặp vấn đề thật khó khăn như vậy, người bạn biết được điều đó và đă đề nghị với anh và chính quyền cho anh ta làm nghĩa vụ thay thế. Anh thật vui mừng và cảm động biết bao, v́ không ngờ rằng ḿnh lại có người bạn tốt đến như vậy. Nhưng oái ăm thay, trong cuộc chiến năm ấy, người bạn đă hy sinh. Nghe tin gia đ́nh anh hết sức đâu buồn. Anh và gia đ́nh đă vội lên đường, đến viếng trước mộ bạn với ḷng cảm kích và biết ơn vô hạn. Ngày đó, anh đă khắc lên ngôi mộ của bạn ḿnh với hàng chữ : "Anh đă chết cho tôi". Thưa cộng đoàn ! Người bạn đă hy sinh cho anh em ḿnh trong câu chuyện kể trên chính là hạt lúa gieo vào ḷng đất đă thối đi để sinh nhiều hạt khác. Anh ta đă chết đi cho cả gia đ́nh của bạn ḿnh được sống. Hôm nay, Đức Giêsu dùng dụ ngôn hạt lúa ḿ gieo vào ḷng đất để ám chỉ về Người. Thực thế, hạt lúa Giêsu được Thiên Chúa Cha gieo vào ḷng trần thế. Hạt lúa Giêsu - Con Một Thiên Chúa cao sang- Đấng tạo dựng vũ trụ, sáng tạo muôn loài, giờ đây chịu cùng số phận của hạt lúa ḿ thối ruỗng. Từ ngày người thợ âm thầm gieo hạt lúa vào ḷng đất để hạt lúa phải chịu cô đơn lạnh lẽo, phải chịu nắng, chịu mưa, chịu rét để rồi mục ruỗng đi như thế nào th́ hạt lúa Giêsu cũng âm thầm chịu đau khổ từ ngày bước vào trần gian như vậy. Hạt lúa Giêsu phải chịu cực, chịu khổ, chịu đau đớn, chịu nát tan bởi lẽ hạt lúa Giêsu cần thối ruỗng đi để tái sinh một mùa lúa mới, một mùa lúa dồi dào. Mùa lúa ấy là những chứng nhân trung thành theo gót Đức Kitô là các thánh Tông Đồ, các thánh tử đạo, các thánh và ngàn ngàn lớp lớp Kitô hữu chúng ta ngày nay. Nhưng thử hỏi bởi đâu mà có cuộc tái sinh ấy ? Có cuộc tái sinh ấy v́ Giêsu đă sống trong vâng phục và sống trong nghèo khó. Có cuộc tái sinh ấy v́ Giêsu chấp nhận sống trong sự dị nghị và xua đuổi của mọi người, chịu người đời nhạo báng và ném đá. Có cuộc tái sinh ấy v́ Giêsu chịu mang tiếng là làm bạn với những người thấp cổ bé miệng, những người nghèo đói, bệnh tật và những người tội lỗi: quân thu thuế và bọn đĩ điếm. Có cuộc tái sinh ấy v́ Giêsu chịu nhiều đau khổ nơi thân xác và trong tâm hồn, chịu xỉ nhục và chịu đánh đập, chịu người thân và bạn bè phản bội. Có cuộc tái sinh ấy v́ Giêsu tận cùng phải chịu nát tan, chết tủi nhục trên cây thập giá. Hạt lúa Giêsu phải chịu tan nát và chịu chết như vậy để thực hiện một cuộc biến đổi, để tái sinh một mùa lúa mới. Hạt lúa Giêsu chịu khổ đau để đổi thành hạnh phúc, chịu tủi nhục để đổi thành vinh dự. Hạt lúa Giêsu của biến đổi hận thù thành yêu thương, của biến đổi giận hờn thành tha thứ. Hạt lúa Giêsu của biến đổi sự chết thành sự sống, của cho đi, mất đi tất cả để rồi được tất cả. Hạt lúa Giêsu là thế đó. V́ hạt lúa ḿ rất gần gũi, rất thân thương đối với người Do Thái, nên Đức Giêsu đă lấy h́nh ảnh hạt lúa bay từ bàn tay người thợ vùi vào ḷng đất phải thối đi, sinh một mùa bội thu để ám chỉ về Người mà mặc khải cho họ, là Ngài phải chết đi để sinh ơn cứu rỗi cho mọi người: "Khi con người khéo ta lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta". Hôm nay nghe lại bài Tin Mừng này, h́nh ảnh hạt lúa ḿ thối ruỗng như là một lời cảnh tỉnh và kêu gọi mọi người chúng ta. Mỗi người chúng ta hăy tự nh́n lại chính bản thân ḿnh đă là một hạt lúa ḿ mục nát chưa? Hạt lúa mục nát là hạt lúa của hy sinh, của yêu thương, của tha thứ và của mọi người. Hạt lúa không phải là hạt lúa của riêng ḿnh. Nếu hạt lúa của sự cất giữ, của tư riêng th́ hạt lúa đó đang trở thành trơ trọi, chai cứng. Đó chính là hạt lúa của ích kỷ, của ghen ghét, của hận thù, của chia rẽ và của sự chết. Chúng ta có đang là hạt lúa chịu thối ruỗng để sinh một mùa bội thu, hay chúng ta lại là hạt lúa chỉ trơ trọi một ḿnh không sinh ích lợi ? Mùa chay thánh hôm nay Giáo Hội đang kêu mời chúng ta mỗi người hăy gẫm suy về hạt lúa ḿ được gieo vào ḷng đất. Chúng ta có dám can đảm như người bạn trong câu chuyện trên chấp nhận hy sinh tính mạng cho người anh em của ḿnh. Hay Đức Kitô có là tấm gương cho chúng ta học hỏi và sống ! Để hầu tuy ta đang chết nhưng thực sự ta lại đang sống. Như lời Chúa đă nói : "Ai t́m mạng sống ḿnh sẽ mất và ai đánh mất mạng sống ḿnh v́ ta th́ lại được sự sống đời đời". Điều đó có khác đâu với câu nói mà kết thúc của báo Phụ Nữ viết về ông Phan Hiến- một cán bộ về hưu từng chắt chiu những đồng tiền để làm việc từ thiện : "Những ǵ chúng ta làm cho bản thân, sẽ lụi tàn khi chúng ta chết đi. C̣n những ǵ chúng ta làm cho người khác và cho đời, sẽ là bất diệt" . Vâng hạt lúa ḿ gieo vào ḷng đất thối mục đi để sinh nhiều bông hạt vẫn là lời mời gọi liên lỉ đối với mỗi người tín hữu chúng ta khi bước theo Đức Kitô - Hạt lúa gốc đă chết đi để tái sinh mùa lúa mới, đă chết đi để cứu rỗi mọi người.
Chết để sống Trong khi đưa chúng ta tới gần Tuần Thánh, Giáo hội cho chúng ta đọc bài Tin Mừng hôm nay cùng với những lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a loan báo giao ước mới và lời thư gửi tín hữu Do Thái nói về ư nghĩa cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, là để bảo cho chúng ta biết : chúng ta phải nh́n vào cái chết của Chúa, không phải chỉ như một biến cố đă qua trong lịch sử, cũng không phải chỉ như một biến cố đau buồn đưa tới tuyệt vọng. Chúa Giêsu chết là để đi vào vinh quang của Chúa Cha và trở thành Đấng ban sự sống, Chúa chịu treo lên thập giá là để trở thành nguồn ơn cứu độ, để chúng ta nh́n lên Ngài và được cứu sống. Trước hết, bằng một lời mạc khải long trọng, Chúa Giêsu lấy thí dụ hạt lúa gieo xuống đất, phải qua con đường nào để sinh ra những hạt lúa khác : hạt lúa phải chết đi, nghĩa là nó phải đánh đổi cái dạng hiện thời của nó để trở thành cây lúa, Chúa nhấn mạnh vào sự đánh đổi cái hiện tại của hạt lúa. Ư nghĩa của thí dụ này có lẽ chúng ta đều đă hiểu, Chúa muốn nói rằng : Ngài phải đi vào cơi chết để đem muôn người vào sự sống mới. Tuy nhiên, Chúa không áp dụng ngay vào bản thân Ngài mà lại nêu lên qui luật chung để áp dụng cho tất cả những ai muốn bước theo Ngài, phục vụ Ngài : “Ai yêu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, c̣n ai ghét mạng sống ḿnh ở đời này th́ sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”. Sự đối chọi giữa yêu và ghét ở đây, chúng ta cần hiểu cho đúng, theo kiểu nói của văn chương Kinh Thánh, cặp “yêu - ghét” có nghĩa là khư khư giữ lấy và từ bỏ, coi nhẹ : kẻ khư khư bám lấy mạng sống của ḿnh, bám lấy như một cái tuyệt đối, th́ giống như hạt lúa trơ trọi một ḿnh, không đánh đổi hiện tại để hướng đến tương lai. Mạng sống hiện tại, chẳng ai giữ được măi nếu không chấp nhận đánh đổi th́ mất là mất luôn, trái lại, ai không bám lấy mạng sống hiện tại, nhưng coi nhẹ để dám đánh đổi th́ sẽ giữ được, v́ nó được biến đổi thành cuộc sống vĩnh cửu. Như vậy đánh đổi ở đây có nghĩa là qui hướng cuộc sống hiện tại về cuộc sống mới mà Chúa Giêsu đem đến. Gương mẫu tuyệt vời về sự đánh đổi này là Chúa Giêsu. Nh́n vào cuộc đời Chúa, chúng ta thấy Ngài đă đánh đổi trọn vẹn, trước hết, Ngài đă từ bỏ mọi cách thức ưu đăi, sang giàu, ngay từ giai đoạn đầu tiên của một con người : sinh ra trong hoàn cảnh nghèo hèn nhất, thiếu thốn nhất và bị đe dọa nhất, Ngài đă từ bỏ để chọn một cuộc sống tầm thường, âm thầm, khiêm hạ trong một gia đ́nh lao động ở xứ Na-da-rét cũng vô danh. Vào giai đoạn công khai, Ngài cũng chọn một đời hoạt động bấp bênh, với hai bàn tay trắng, và suốt ba năm, Ngài thực sự trải qua mọi hoàn cảnh, mọi t́nh huống của một người tay trắng đó : bị công kích, bị từ khước, bị chụp mũ. Cuối cùng, cách thế để đi tới chiến thắng vinh quang cũng lại là một cách thế đau thương, khốn cực nhất của trần gian. Hơn nữa, Ngài c̣n phải trải qua những giây phút giằng co, đau khổ v́ quyền tự do tuyệt đối của Ngài. Tự do của con người thường bị hạn chế bởi nhiều yếu tố : hoàn cảnh, xă hội, thiên nhiên…nhưng tự do của Chúa th́ trọn vẹn, không bị hạn chế ǵ hết, chính sự tự do tuyệt đối này mà cái bi thiết nhất của Ngài là Ngài có thể từ chối với Chúa Cha con đường thập giá, nghĩa là Ngài có thể nhảy xuống khỏi thập giá, có thể sai thiên thần đến diệt bọn lư h́nh, có thể thâu hồi về tay Ngài tất cả những bất công, bạo tàn của ṭa án…nhưng Ngài đă không làm, Ngài đă không thay đổi ư kiến vào những giờ phút cuối cùng. Thực vậy, sau những giờ phút giằng co quyết liệt, Ngài thưa với Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này khỏi con, nhưng đừng theo ư con mà chỉ theo ư Cha mà thôi”. Tóm lại, Chúa Giêsu đă hoàn toàn hy sinh, từ bỏ, hoàn toàn đánh đổi cuộc đời ḿnh, đánh đổi đến cấp độ thực sự bị d́m vào cái kinh hoàng của một con người không c̣n một chút ǵ, đến nỗi như hoàn toàn rơi vào cái trần trụi đau thương khủng khiếp. Nhưng tất cả chỉ v́ một lư do này, là Ngài muốn ḿnh phải chết đi, như một hạt lúa, để trổ sinh vô số bông lúa vàng. Nh́n về chúng ta, chúng ta hăy nhớ : Thiên Chúa muốn chúng ta trong khi sống ở đời này, một đàng chúng ta phải ân cần làm việc để tận hưởng hoan lạc, th́ đồng thời chúng ta cũng phải lo thu tích công nghiệp cho đời sau. Và hơn thế nữa, phải nghĩ đến tương lai vĩnh cửu hơn là hiện tại chóng qua, phải biết biến đổi những kết quả đời này thành hạt giống để gieo vào đất ở trên trời. Như vậy là tạm thời chịu thiệt tḥi, nhưng sẽ được lợi lăi vô kể, và nếu điều đó không luôn luôn bảo đảm hoàn toàn việc rỗi linh hồn dưới mọi khía cạnh, th́ ít là cũng bảo đảm số phận đời đời, bởi v́ nếu hy sinh là định luật của hạt lúa, th́ nó càng là định luật của con người : hạ ḿnh để lên cao, chết để sống lại, hy sinh để làm ích, làm mất đời sống thấp kém, mau qua, nghèo nàn để chinh phục đời sống cao quư, đầy đủ, vinh quang và bất diệt. Đó là bổn phận thiết yếu của tất cả mọi người. Mỗi người hăy tự nhủ : tôi là một giấc mơ yêu thương của Thiên Chúa, v́ thế, tôi phải trở thành một người lư tưởng, tốt đẹp như ư Chúa muốn. Đời tôi là một tấm vải, tôi dệt đời tôi, sợi này đến sợi khác, ngày này qua ngày khác, tôi phải dệt làm sao để trở thành tấm vải tuyệt đẹp, nghĩa là chúng ta phải sống, làm việc, sinh hoạt, giao tiếp và chu toàn những bổn phận tầm thường hằng ngày với một tâm hồn phi thường, một tinh thần trách nhiệm và một lương tâm ngay lành, đồng thời trung thành cải thiện chính ḿnh mỗi ngày một chút, bằng cách mỗi ngày tự kiểm điểm lại những khuyết điểm, và đề ra những quyết định cho ngày hôm sau, với châm ngôn : “Ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua”, hoặc như một giám mục đă nói : “Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài, phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp, sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh”.
Hạt lúa chết đi, sẽ sinh
nhiều bông hạt Trong ḍng người cùng tiến về Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Ngoài những người Dothái, c̣n có những người Hy Lạp. Đây là những người ngoại nhưng biết kính sợ Thiên Chúa. Nhân cơ hội này, họ đến Gierusalem để t́m cách được gặp Chúa. Họ muốn biết sự thật về con người có lời nói, việc làm uy quyền. Họ muốn được thấy vinh quang của Chúa. Do vậy, họ đến nhờ ông Philipphê và thưa rằng: “Thưa ông, chúng tôi muốn gặp ông Giêsu”. Ông Philipphê cùng với ông Anrê đến gặp Chúa và kể lại như vậy ! Nhưng Chúa đă không trả lời trực tiếp điều họ muốn, mà lại muốn cho họ thấy, việc Chúa sẽ phải chết như thế nào để được vinh quang. Chính nhờ cái chết ấy, Con Người mới được tôn vinh : “Hạt lúa gieo vào ḷng đất không chết đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh, c̣n nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Chính v́ yêu thương nhân loại chúng con, mà Chúa đă bỏ cả ngai vàng của ḿnh để xuống thế gian trở nên con người phàm. Chúa muốn cho hạt giống lời Chúa được đâm chồi nảy lộc, nên Chúa đă tự gieo ḿnh vào ḷng đời để cùng chia sẻ với thân phận con người. Chính v́ thế, Chúa đă không màng chi đến địa vị, chức tước của ḿnh, nhưng chấp nhận thân phận con người thấp hèn để chia sẻ, đồng cảm với những ngừơi khổ cực, nghèo đói và tội lỗi. Lạy Chúa, ngày nay, Chúa cũng mời gọi chúng con bước theo con đường Chúa đă đi, để chúng con biết sẻ chia, nâng đỡ những con người bất hạnh. Thế nhưng, có lẽ ư nghĩa cao thượng ấy đă không c̣n thấm nhuần vào tâm trí của chúng con. Chúng con chẳng khác ǵ những người Hy Lạp xưa kia. Chúng con cũng đi t́m gặp Chúa, nhưng cũng chỉ là để được thấy vinh quang của Chúa. Chúng con cũng chỉ đi t́m cho ḿnh những danh lợi, địa vị cho cá nhân ḿnh. Thậm chí, đôi lúc cũng không ngần ngại chà đạp lên thân phận của người khác để có được vinh quang. Một sự hy sinh cho tha nhân đă trở nên nhạt nghĩa đối với chúng con. Lạy Chúa, dường như đời sống hưởng thụ đă che khuất con mắt tâm hồn của chúng con. Đời sống vật chất đă làm lu mờ đi đời sống thiêng liêng của chúng con. Chúng con đă dần đánh mất đi giá trị sống của ḿnh. V́ thế, chúng con không dám sống quên ḿnh v́ người khác, hy sinh ḿnh cho tha nhân, như Chúa đă từng sống. Chúa đă tự ví ḿnh như hạt lúa gieo vào ḷng đất, phải được mục nát, rồi mới vươn lên, sinh hoa kết quả. Thân xác của Chúa cũng bị chôn vào mồ, rồi mới phục sinh sống lại trong vinh quang. Chúa đă yêu thương chúng con bằng đời sống tự hiến như vậy, nhưng chúng con lại không nhận ra đựơc t́nh yêu của Chúa. Chúng con không cảm nghiệm được nỗi đau của Chúa. Chính v́ yêu thương nhân loại, Chúa đă không hối tiếc ǵ đến cả mạng sống của ḿnh, sẵn sàng nộp mạng cho quân dữ hành hạ, đánh đập và cuối cùng phải chết nhục nhă trên cây Thập Tự. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Mùa Chay đă đang dần về đích điểm là cuộc thương khó của Chúa, nhưng có lẽ bao nhiêu thời gian ấy cũng chưa làm cho chúng con thay đổi đựơc bao nhiêu. Xin cho mỗi người chúng con ư thức được thời gian quư báu c̣n lại, để chúng con cũng dám chấp nhận đi vào con đường khổ giá của Chúa. Xin cho chúng con cũng can đảm đón nhận những khổ đau mà Chúa gửi đến, để chúng con cũng biết sẻ chia, đồng cảm với những nỗi đau của người khác. Như vậy, chúng con mới có thể thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa. Ước chi, chúng con cũng dám can đảm hy sinh ḿnh để phục vụ lợi ích cho tha nhân, như Chúa đă từng làm. Và mỗi ngày, chúng con biết sống đời ḿnh như hạt lúa
Hạt lúa chấp nhận chết đi
sẽ sinh nhiều bông hạt Đỉnh cao của những ngày Đức Giêsu thực hiện sứ vụ cứu độ là lúc người bị treo trên thập giá. Chúa Giêsu đă nói với các Tông đồ "hạt lúa chết đi mới sinh nhiều hạt khác". Như vậy, lúc Chúa bị treo lên cũng chính là lúc "Con người được tôn vinh" Ga (12, 23). Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan hôm nay, Chúa đă dạy cho chúng ta giá trị của sự từ bỏ. Ngài ví ḿnh như hạt lúa. H́nh ảnh hạt Lúa gieo vào ḷng đất, bừng lên đầy nhựa sống là biểu tượng mầu nhiệm Phục sinh và mùa bội thu đầy hứa hẹn sau này. Hạt gống không chết đi th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh và không sinh hoa kết quả cho bản thân và tha nhân. Như vậy, mỗi người chúng ta có phải là hạt giống sẵn sàng chịu mục nát đi để hứa hẹn một mùa gặt bội thu cho chính ḿnh và cho người khác không? Chúng ta chuẩn bị bước vào tuần Thánh, tuần đặc biệt cử hành những biến cố cuối đời của Chúa Giêsu. Chúng ta cùng Chúa Giêsu vác Thánh giá đời ḿnh lên Giê-ru-sa-lem. Nơi đó, ta sẽ được chứng kiến một cuộc biến h́nh mới, một cuộc từ bỏ chính ḿnh để dành lấy vinh quang. Nh́n lại ḿnh, có khi nào chúng ta giật ḿnh đau buồn khi nhận thấy ḿnh đang tích cực la ó đ̣i đóng đinh Chúa vào thập giá. V́ đă rất nhiều lần sám hối nhưng ngay sau đó là phạm tội và luôn muốn làm quan ṭa xét đoán, lên án người khác và không ít lần phủi tay nói lên ḿnh hoàn toàn vô tội. Hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi mỗi người dám chấp nhận mục nát như hạt lúa kia. Mục nát đi trong đời sống thiêng liêng, là chết cho tội lỗi, từ bỏ bản thân, từ bỏ ư riêng. Trong cuộc sống không ít lần ta gặp những khó khăn lớn nhỏ. Khi đó, ta cùng ngước nh́n lên Chúa th́ tâm hồn sẽ được ủi an. V́ khi xưa, Chúa cũng gặp sự cô đơn, xao xuyến, tủi nhục bởi những giờ phút thử thách và ngài đă phải thốt lên "Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này." Thế nhưng v́ yêu thương và muốn mọi người được hưởng hạnh phúc nên "phần tôi một khi được giương cao khỏi mặt đất tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi" Ga(12,32) Cả cuộc đời, Ngài chỉ dậy con người hai chữ "yêu thương" và ngài sống triệt để lời dậy của ḿnh bằng lời dậy dỗ bảo ban, sống hết ḿnh v́ nhân loại và đỉnh cao là thập giá cứu chuộc. Hôm nay, chúng ta đă học được ǵ nơi Chúa Giêsu. Có lẽ điều mong mỏi lớn nhất của Chúa là chúng ta đem chữ yêu thương vào trong cuộc sống. Bởi có yêu thương ta mới dám chết đi cái tôi ích kỷ, nhỏ nhen, và tội lỗi của ḿnh để ta thành chứng nhân của t́nh yêu như Chúa hằng mong ước. Lạy Chúa Giêsu thánh thể ! Chỉ ít ngày nữa, chúng con bước vào Tuần Thánh, tuần tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Chúa. Chúa đă cho chúng con thấy t́nh yêu của ngài cao cả biết bao qua biến cố này. Xin cho chúng con cũng biết nh́n lên thập giá mỗi khi gặp gian nan thử thách để chúng con biết đón nhận và dâng lên Chúa như của lễ trong cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con thành gương sáng t́nh yêu, để mọi người nhận ra t́nh yêu của Chúa dành cho nhân loại. Khi đó, hết thảy nhân loại cùng chung sống dưới một mái nhà, một niềm tin, và một lời ca tụng t́nh yêu của Chúa. Amen
T́nh Yêu Đức Kitô Xua Tan Bóng Tối Người đọc Kinh thánh đều đặn sẽ nhận thấy chủ đề lập đi lập lại trong toàn bộ kinh thánh Cựu ước và Tân Ước: sự lầm lỗi và yếu đuối của con người. Thực ra, chúng ta chẳng cần đọc Kinh thánh mới thấy điều này chính trong phận con người chúng ta. Chúng ta thấy lầm lỗi và yếu đuối trong chính ḿnh và thế giới quanh ta. Đôi khi cảnh tượng này có thể khá nghiệt ngă và chán nản. Một hôm, tôi đọc truyện đọc nửa chừng của câu chuyện trong tờ tin hằng ngày. Nó nói về một cuộc đánh bom thảm sát, nạn nhân là những thường dân ở Afghanistan. (Hôm nay, tin tức cho hay một binh lính tại đó tiếp tục việc sát hại điên cuồng khiến 16 người dân, kể cả trẻ em thiệt mạng !) tôi vừa hay được một cuộc đấu súng ở Juarez, Mexico. Những kẻ này đă dùng vũ khí lậu mua từ biên giới Mỹ. Những trang thương mại đă không c̣n chỗ nữa. Người ta bàn về mô h́nh Ponzi khác đưa đến những thất bại trong việc cứu sống các nạn nhân. Tôi tự hỏi, phải làm ǵ, chỉ đọc truyện tranh thôi sao – và chẳng c̣n ǵ nữa? không xem truyền h́nh nữa? không lên Internet nữa? Kinh thánh không biện minh cho t́nh trạng mỏng gịn của chúng ta. Chẳng hạn, ngôn sứ Giêrêmia cảnh cáo Giuđa rằng dân Babilon sẽ phá hủy đất nước v́ Giuđa đă phá bỏ Giao ước với Thiên Chúa. Dân Babilon đă đến, đánh chiếm đất nước và bắt dân làm nô lệ. Yếu đuối và lầm lỗi con người, cùng với những hậu quả cay đắng - chẳng có ǵ mới mẻ trong đó cả. Tuy nhiên, có một đề tài bao quát khác xuyên suốt toàn bộ Kinh thánh. Sau khi chỉ rơ sự bất trung của dân, ngôn sứ Giêrêmia cho biết điều Thiên Chúa sẽ thực hiện. Nó được khởi đi bằng liên từ “nhưng” và công bố rất rơ ràng rằng cho dù tội của họ có thế nào, Thiên Chúa vẫn kư với dân một giao ước mới. Thiên Chúa không ruồng bỏ chúng ta, nhưng Người vẫn trở lại với những kế hoạch yêu thương mới. Chúng ta đang ở trong mùa Chay và, nếu chúng ta luôn cầu nguyện và phản tỉnh, chúng ta vẫn có thể đón nhận những đường lối mà chúng ta đă kết ước với Thiên Chúa. Trong đoạn văn cổ điển hôm nay, ngôn sứ Giêrêmia cho chúng ta niềm hy vọng – chẳng có ǵ chúng ta thực hiện hay không thực hiện có thể làm cho Thiên Chúa không hiện hữu trong chúng ta. “…Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không c̣n nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa”. Kinh thánh cho thấy Thiên Chúa dường như rất hay tha thứ và cứ mỗi lần như vậy chúng ta lại được nhắc nhớ rằng Thiên Chúa sẽ “không nhớ” đến lỗi lầm của chúng ta nữa. Chúng ta sẽ tín thác vào Lời Chúa và đón nhận sự tha thứ từ Thiên Chúa, Người không chấp tội chúng ta? Các bài đọc trong thư Hippri nhắc chúng ta nhớ rằng Đức Giêsu không phải là một tạo vật thuộc thế giới khác được cải trang như một con người. Người không sống bên ngoài thế giới xác phàm, tách khỏi đau khổ và những giới hạn. Nhưng, Người mang lấy t́nh trạng con người, cùng chia sẻ phận người với chúng ta – kể cả cái chết. Thực vậy, Người đă “kêu lớn tiếng” khi cầu nguyện với Chúa Cha; như cách chúng ta làm khi cuộc sống đè bẹp chúng ta. Tiếng kêu của Người kêu lên cùng với nước mắt. Dù cho Thiên Chúa nghe lời khẩn nguyện của Người, th́ vẫn không giải thoát Người khỏi đau khổ. Người đă cầu nguyện, không xin tránh khỏi đau khổ, nhưng T́nh yêu Thiên Chúa sẽ ngập tràn trong Người. Và Thiên Chúa đă ra tay. Dù chúng ta muốn nó điều ấy khác đi thế nào, th́ khi chúng ta chấp nhận thập giá và lối sống của Đức Giêsu, chúng ta cũng không thể tránh khỏi đau khổ. Nhưng thư Hippri cũng khuyên khích chúng ta khi đón nhận thập giá, chúng ta sẽ được biến đổi tâm trí nên giống tâm trí Đức Giêsu. Thánh Phaolô cũng nói chúng ta được đào luyện trong Đức Kitô và mặc lấy tinh thần của Đức Kitô; đó là, chúng ta sẽ nghĩ và hành động hướng đến tha nhân như Đức Kitô (Pl 2,1-11). Xuyên suốt Tin mừng Gioan, Đức Giêsu đă nói rằng “giờ” của Người chưa đến. Người không lúc nào cũng nh́n lên mặt trời để đếm thời gian. “Giờ” của Người ám chỉ đến giờ vinh quang, khi Người về cùng Cha bằng hành tŕnh trải qua đau khổ, cái chết và phục sinh. Hôm nay, Người công bố: “Đă đến giờ Con Người được tôn vinh”. Điều ǵ đă khiến Người công bố vào lúc này? “Những người Hy lạp”, từ thế giới văn hóa cổ Hy lạp (đại diện cho thế giới bên ngoài Do thái giáo), đă t́m đến Người. Ở câu trước những người Pharisêu đă thành thật nói ra: “Thấy chưa, các ông chẳng làm nên tṛ trống ǵ cả. Ḱa Thiên hạ theo ông ấy hết!”) Nhưng việc đến được với thế giới Dân ngoại sẽ chỉ diễn ra sau cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. “hạt lúa ḿ” trước hết phải chết đi mới sinh được “nhiều hạt” khác. Cả nhân loại sẽ được cứu nhờ cái chết và sự tuyên dương của Đức Giêsu. Thiên hạ đến t́m kiếm ánh sáng trong bóng tối và chúng ta, được thắp sáng bằng niềm tin của ḿnh, miễn là ánh sáng qua sự hy sinh của chính chúng ta cho hạnh phúc của tha nhân. Điều Đức Giêsu nói với chính Người, cũng là nói với các môn đệ: “ Hạt lúa ḿ phải chết đi mới sinh nhiều hạt khác”. V́ vậy, những người Dân ngoại mà hỏi xin “gặp Đức Giêsu”, sẽ khám phá ra ánh sáng của Người trên chúng ta và họ sẽ “thấy” Chúa. Đức Giêsu nói rằng ai muốn phục vụ Người phải đi theo Người. Làm thế nào chúng ta đến được với Chúa vinh quang? Không phải qua các hiện tượng hay phép lạ, nhưng trước hết bằng việc đón nhận Tin mừng và rồi, đáp trả điều chúng ta nghe, qua một đời sống phục vụ và chết đi cho chính ḿnh. Đức Giêsu dạy rằng chúng ta đánh mất cuộc sống ḿnh khi chúng ta bám vào nó và dành được cuộc sống khi chúng ta từ bỏ nó. Người đang mời gọi các môn đệ hăy đi theo con đường phục vụ của Người trong vinh quang. “Vinh quang Thiên Chúa” ở đây có nghĩa là khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa, đầu tiên, bị ẩn dấu. Chúng ta nh́n vào những nơi lầm lỗi bằng những mong ước lầm lỗi. Tin mừng mời gọi chúng ta hăy nh́n Thiên Chúa chiếu sáng nơi khổ h́nh thập giá của Đức Giêsu; Thiên Chúa bày tỏ cho chúng ta bằng yêu thương phục vụ cho nhân loại. Chúng ta không muốn biến đau khổ đau khổ của Đức Giêsu ra như một điều lăng mạn. Người đă chết trong bạo lực và tàn nhẫn. Những thế lực của bóng tối đă tiêu diệt Người. Tuy nhiên, trên thập giá, thế giới bóng tối đă bị t́nh yêu của Đức Kitô đánh tan. Trái với tất cả trực giác thông thường và những kết luận hợp lư của chúng ta, Đức Kitô mời gọi chúng ta hăy theo Người cả khi những đường lối của Người xem ra ngờ nghệch và thất bại. Để thuộc về Đức Kitô có nghĩa là sẵn ḷng tham dự vào “giờ” của Người để biết rằng sự phục sinh, ra như không thể xảy ra được, lại là vinh quang chung quyết mà chúng ta sẽ chia sẻ. Chúng ta, được thanh tẩy trong sự sống và cái chết của Đức Kitô, có cái nh́n phục sinh. Chúng ta không ngại ngần bước theo Đức Giêsu chết đi cho mỗi ngày v́ chúng ta “thấy” kết cục của câu truyện rồi - sự phục sinh của Người và của chúng ta. Lm. Jude Siciliano, OP. Như hạt lúa gieo vào ḷng đất và chết đi Gr 31,31-34; Hr 5,7-9; Ga 12,20-33 Kính thưa quư vị, Thiên Chúa không dễ ǵ bỏ rơi chúng ta. Đó là những ǵ ngôn sứ Giêrêmia nói với chúng ta hôm nay. Thiên Chúa đă lập giao ước với dân Người tại núi Xinai (Xh 31,18). Giao ước đă được khắc vào hai tấm bia đá; một sự cam kết giữa Thiên Chúa và dân Israel. Sự che chở của Thiên Chúa tùy thuộc vào sự trung thành của dân với giao ước. Các ngôn sứ, như ngôn sứ Giêrêmia, luôn kêu gọi dân trở về với Thiên Chúa bất cứ khi nào họ rời bỏ mối tương giao với Người. Ngôn sứ Giêrêmia đă thấy những sai phạm của dân và trách mắng họ ḷng chai dạ đá. “Nhưng ḷng dân này thật ngoan cố, ĺ lợm; chúng tự tách rời và bỏ đi luôn” (Gr 5,23). Họ có Lề Luật, nhưng giao ước của họ với Thiên Chúa phải được đào sâu hơn nữa; nó phải tuôn trào từ trái tim khao khát. Hôm nay chúng ta nghe những lời tiên báo của ngôn sứ Giêrêmia về giao ước mới của Thiên Chúa với dân Người. Không giống như trước đây, giao ước này không c̣n được khắc ghi trên bia đá nhưng là vào ḷng dạ của mỗi người. Với Lề Luật được ghi vào tâm khảm, mỗi người sẽ tự động thực thi ư Chúa. Họ sẽ sống những đ̣i hỏi của giao ước một cách cụ thể, không phải là từ những ǵ đă được viết ra nhưng là tuôn trào từ tâm hồn luôn hướng về Chúa. Xưa kia, những đ̣i hỏi của giao ước phải được truyền đạt cho từng thế hệ. Tuy nhiên giờ đây, giao ước hứa rằng sẽ có một người thầy mới, đó chính là Thiên Chúa. “Ta sẽ ghi vào ḷng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của ta”. Thiên Chúa dường như vẫn c̣n đang ghi vào ḷng dạ con người. Họ thuộc về mọi dân tộc, tôn giáo và quốc gia khác nhau. Có bao nhiêu người tốt chúng ta đă từng biết hoặc nghe, họ là những người đă dành trọn cuộc đời của ḿnh để phục vụ tha nhân? Chẳng hạn như các bác sĩ và y tá đă đến Châu Phi để giúp các bệnh nhân bị nhiễm Êbôla. Những người này đă từ bỏ quê nhà êm ấm và sự nghiệp vững vàng của ḿnh; họ đă bất chấp cả mạng sống của ḿnh để đến với những con người đă mất hết niềm hy vọng. Một số người đă hành động v́ niềm tin tôn giáo, số khác th́ không. Điều ǵ đă khiến họ sẵn sàng hy sinh như thế? – Chính Thiên Chúa, Đấng đă khắc ghi vào ḷng dạ chúng ta Lề Luật của Người, biến đổi họ. Đó có phải là sợi dây liên kết giữa bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng không? Phải chăng Thiên Chúa cũng đă ghi khắc vào con tim của những người Hy Lạp đến với ông Philipphê và xin rằng, “Thưa ông, chúng tôi muốn gặp ông Giêsu?” Người ta nghĩ rằng thánh Gioan đă viết Tin Mừng này ở Êphêxô, vào khoảng năm 70 sau khi Chúa Giêsu chịu chết. Êphêxô là thành phố phồn thịnh, một trung tâm buôn bán, học thức, chính trị và tôn giáo. Nhưng đây cũng chính là nơi mà những Kitô hữu tiên khởi bị bách hại và tử đạo. Thậm chí một số người trong Giáo Hội đă phản bội những thành viên trong cộng đoàn của ḿnh; nhưng những người khác vẫn kiên trung với niềm tin và sau đó đă lấy mạng sống của ḿnh để làm chứng cho niềm tin ấy. V́ những đau khổ của họ thường là hệ quả của việc tuyên xưng niềm tin Kitô giáo, nên không lạ ǵ khi thánh Gioan thường xuyên đề cập đến những khổ đau người Kitô hữu phải chịu ở đời này và vinh quang đang chờ đợi họ ở đời sau. “Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không chết đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh; c̣n nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” Rơ ràng thánh Gioan không đơn thuần đề cập đến một hiện tượng trong nông nghiệp. Tử v́ đạo không phải một thực tế mà các thế hệ Kitô hữu đầu tiên phải sợ hăi. Trong chuyến viếng thăm lần này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới vùng Trung Mỹ, tiêu điểm một lần nữa lại được nhắm đến những người Kitô hữu trung thành đă làm chứng bằng chính mạng sống ḿnh trong những thập niên gần đây. Theo dự kiến, Đức Thánh Cha sẽ nâng đức Tổng Giám mục Oscar Romero, giám mục tử đạo của El Salvador, lên bậc hiển thánh khi người đến thăm đất nước này. Đức Tổng Giám mục đă bị các điền chủ giàu có và tập đoàn quân phiệt sát hại, v́ họ coi người là một tên cộng sản. Giờ đây, họ sẽ phải gọi người là thánh Oscar Romero. “Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không chết đi… ” Ngày 12 tháng 2 kỷ niệm 10 năm vụ giết hại sơ Dorothy Stang, người dấn thân bênh vực không mệt mỏi cho dân nghèo Brazil hơn 30 năm qua. Chị đă bị chống đối và đe doạ từ những điền chủ độc ác, những người này đă chặt phá rừng nhiệt đới Amazon rồi xua đuổi những người nông dân ra khỏi đấy. Đang khi những kẻ ám sát tiến đến chị trên một con đường hẻo lánh, chị đã lấy quyển sách Kinh Thánh ra và đọc lớn tiếng đoạn Tám mối phúc. Chúng bắn chị. “Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không chết đi…” Bộ phim “Selma” nhắc nhở chúng ta về những người nam nữ anh dũng đã diễu hành với tiến sĩ King từ Selma đến Montgomery cách nay 50 năm. Nhiều người trong số họ là linh mục, tu sĩ nam nữ và các giáo hữu từ khắp nước Mỹ đã tham gia vào đoàn diễu hành đó. Một số bị cảnh sát đánh đập vào ngày 7 tháng 3 năm 1955, “ngày Chúa Nhật Máu”, ở Edmund Pettus Bridge. Cũng trong tháng đó, trong số những người xuống đường vì quyền dân sự, mục sư James Reeb, mục sư Hội thánh Phổ quát Độc vị đã bị sát hại. “Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không chết đi…” Có nhiều hình thức tử đạo khác nhau. Kẻ chịu tử đạo là người biết chấp nhận những hy sinh và đau đớn vì muốn trung thành với Đức Kitô và đường lối của Người. Đức Giêsu mời gọi các môn đệ của mình vác thập giá và bước theo Người. Nhiều khi chúng ta phải chịu đau khổ và mất mát vì những thử thách Chúa gửi đến. Tôi có thể trao tặng gì nữa cho những người đang thiếu; điều gì tôi sẽ không làm trong công việc và trong đời sống xã hội vì niềm tin của tôi; tôi dành bao nhiêu thời gian và các nguồn lực của mình cho giáo xứ và cộng đoàn; tôi sẽ bênh vực ai khi những người bạn của tôi lại dán nhãn và chụp mũ tha nhân; tôi sẽ từ bỏ điều gì để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình…? Đức Giêsu đã cho chúng ta thấy cái giá phải trả khi trung tín với thánh ý Chúa. “Con biết nói gì đây? Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”. Bài Tin mừng hôm nay mở đầu bằng lời thỉnh cầu của mấy người Hy Lạp với ông Philípphê, một môn đệ của Đức Giêsu. “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu.” Họ đâu muốn gặp người đại diện, song là muốn gặp chính Đức Giêsu bằng xương bằng thịt. Trong Tin Mừng Gioan, “gặp” tượng trưng cho việc đón nhận đức tin. Thánh Gioan cho rằng những người ngoại đang mong muốn “gặp”, tin vào Đức Giêsu. Đức Giêsu dành cả cuộc đời mình chỉ để phục vụ cho dân Người (x.Rm 15,8). Những người Hy Lạp xin gặp Đức Giêsu biểu trưng cho toàn thể dân ngoại. Làm sao mà họ có thể tin vào Đức Giêsu? Đức Giêsu nói, “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” Đức Giêsu không còn hiện hữu bằng xương bằng thịt như chúng ta đây. Qua tác vụ, lời và thành tựu của cộng đoàn Kitô hữu xưa cũng như nay, người ta sẽ đến và “gặp” được Đức Giêsu Năm 1982, thần học gia và nhà giảng thuyết lỗi lạc dòng Tên, Walter Burghardt, cho xuất bản một quyển sách bài giảng vơi nhan đề là: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu: Những Bài Giảng Từ Đỉnh Đồi”. Trong phần giới thiệu, ông nói rằng mỗi tòa giảng cần phải được khắc câu này: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu”, bởi vì câu trích này nhắc cho những nhà giảng thuyết biết đó chính là sứ mạng của họ, tức là giúp cho người nghe “gặp”, tin vào Đức Giêsu.
| |