CHÚA NHẬT III MÙA CHAY B Fr. Jude Siciliano, op : Đức Giêsu Chính Là Đền Thờ Fr. Jude Siciliano, op : Tâm hồn con được dọn sạch để đón Chúa G. Nguyễn Cao Luật op : V́ Nhiệt Tâm Với Việc Nhà Chúa Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Thanh tẩy đền thờ Thánh Thể Và Lời Chúa : Nhà Cha Ta Là Nhà Cầu Nguyện Giuse Trần Văn Đông op : Xin Thanh Luyện Tâm Hồn Con Fr. Jude Siciliano, op : Liên kết với Thiên Chúa là nhiệm vụ hàng đầu Fr. Jude Siciliano, op: Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh
Đường Mới
Bài Tin mừng hôm nay tường thuật biến cố Đức Giêsu vào đền thờ Giêrusalem, đánh đuổi những người bán chiên ḅ ra khỏi đền thờ, hất tung tiền của người đổi bạc; đồng thời, Người tuyên bố Thân Thể Người chính là Đền Thờ đích thực. Origène đă giải thích ư nghĩa hành vi này là : Đức Giêsu thanh tẩy đền thờ và đổi mới cách thờ phượng Thiên Chúa; phượng tự Do Thái không c̣n thích hợp nữa, cần phải được thay thế bằng phượng tự Kitô giáo, đó là tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lư. + Đối với người Do Thái, việc thờ phượng Thiên Chúa được tập trung nơi đền thờ. Nhưng việc tôn thờ Thiên Chúa không thể bị giới hạn trong nơi này hay nơi khác; v́ chính Đức Giêsu, và cộng đoàn hợp nhất với Ngài, mới là đền thờ đích thực. Ngày nay, nhà thờ công giáo dường như có mặt khắp nơi và có đủ mọi kiểu dáng : giữa nơi đô hội hay nơi thôn xóm; khiêm tốn, đơn giản hoặc tráng lệ nguy nga...; nhưng sự khác biệt đó không quan trọng cho bằng : đền thờ có thực sự là nơi cộng đoàn kết hiệp với Đức Kitô, để tôn thờ Thiên Chúa hay không. Ở tây phương, đă có nhiều thánh đường trở thành di tích lịch sử hay nơi tham quan du lịch rồi. Ở Việt Nam, có phải nhiều người vẫn quá để ư dáng vẻ đền thờ vật chất do con người làm ra hơn là nhận ra Đức Giêsu hiện diện cùng với cộng đoàn phụng vụ của Hội thánh ? Đền thờ đích thực là nơi cộng đoàn ca hát, đối đáp, cầu nguyện và thờ phượng Thiên Chúa; nơi Đức Giêsu đang hiện diện thực sự để cùng đồng hành với cuộc sống dân Kitô giáo. + Hơn nữa, một giờ hay 30 phút đi lễ..., chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi biểu lộ chính ơn gọi làm "Dân Tư Tế của Thiên Chúa". Bởi lẽ, khi lănh nhận bí tích Rửa Tội, người kitô hữu được xức dầu để làm một dân "chuyên lo việc phụng thờ Thiên Chúa"; và việc tôn thờ Thiên Chúa là cuộc sống mỗi ngày, suốt cả đời, trong toàn thể cuộc sống. Do đó, đời sống đạo của người kitô hữu gắn liền với phượng tự: thánh lễ thường xuyên trong nhà thờ Công giáo, bổn phận tham dự thánh lễ trong ngày Chúa nhật và lễ buộc...; do đó, cuộc đời người kitô hữu là một thánh lễ miên trường, trong tâm t́nh tạ ơn, ngợi ca và thống hối; do đó, những lo loan tính toán mỗi ngày, những đau khổ, những thất vọng của kiếp người phải được biến nên của lễ trên bàn thờ, hiệp với lễ dâng của chính Đức Giêsu, mà dâng lên Thiên Chúa Cha.
Con mang vác nặng quá rồi, Chúa
ơi !
Nhưng hôm nay... lạy Chúa !
Giao Ước Mới Lời hứa có một ảnh hưởng nào trong cuộc sống ? Hôn ước cũng chỉ là một lời hứa vắn tắt, nhưng ràng buộc con người suốt đời.Thiên Chúa cũng bị lời hứa ràng buộc. Giao ước chính là lời Thiên Chúa hứa cứu độ nhân loại. Nhưng rơ ràng có một sự khác biệt lớn lao giữa Thiên Chúa và con người trong việc giữ lời hứa. Chính nhờ lời hứa, giá trị được xác định. V́ chữ tín càng cao, con người càng được mọi người kính nể. Chúng ta thử xem Thiên Chúa đă giữ lời hứa như thế nào trong khi thiết lập tương giao với nhân loại. TƯƠNG QUAN HAI CHIỀU Thiên Chúa đă chứng tỏ tất cả uy quyền khi thiết lập giao ước với loài người. Chính v́ yêu thương, Chúa đă hạ cố đến với Môsê. Người đă dẫn ông qua những nẻo đường, đến tận núi Sinai để thiết lập giao ước với dân tộc Do thái. Mười Điều Răn chính là cách diễn tả cụ thể giao ước đó (Faley 1994:244). "Mười Điều răn thể hiện quyền b́nh Thiên Chúa trên chúng ta" (Disciples in Mission, Homily Guide, Lent Cycle B 1999:13). Quyền bính ấy không nhằm đè bẹp, nhưng thăng tiến con người. Con người chỉ thực sự thăng tiến khi biết rơ ḿnh là ai trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Bởi vậy " trước khi ban Mười Điều Răn cho Israel, Thiên Chúa mạc khải Người là ai. Israel khám phá ḿnh là ai khi đáp trả lại lời Thiên Chúa mời gọi bước vào tương quan giao ước, nhờ vậy có một căn tính mới" (Disciples in Mission, Homily Guide, Lent Cycle B 1999:13). Quả thực chính nhờ giao ước, Do thái thực sự được Chúa yêu thương và trở thành người con đầu ḷng của Thiên Chúa. Họ rất hănh diện v́ như chiếm được ḷng ưu ái của Thiên Chúa, trong khi dân ngoại bơ vơ giữa đủ thứ thần tượng. Nhờ thực thi giao ước, họ sẽ chiếm được niềm hi vọng thiên sai. Chính v́ thế, Đức Giêsu đă sinh ra trong dân tộc Do thái. Người đến để thực hiện tất cả những ǵ Thiên Chúa đă hứa qua giao ước. Thiên Chúa phải được tôn thờ là vị Thần độc nhất. Đối với Do thái, nhận thêm một vị thần vào bảng phong thần không khó lắm. Nhưng tôn thờ Người là vị thần độc nhất, loại trừ tất cả các thần khác là cả một vấn đề. "Giới răn thứ nhất (cc.3-6) là một cách diễn tả niềm tin độc thần trong thực tế" (Faley 1994:245). Đền thánh là lănh vực tuyệt đối dành cho một ḿnh Giavê mà thôi. Nếu ai đem thần ngoại bang vào đền thờ, tức là chối bỏ Giavê. Xúc phạm tới đền thánh tức là xúc phạm tới Thiên Chúa. Đền thờ trở nên trung tâm sinh hoạt tôn giáo và chính trị của toàn dân. Đó là biểu tượng của niềm tin và hi vọng. Dân tộc trở thành một cộng đồng qui tụ quanh đền thờ. Cộng đồng đó cần được Thiên Chúa hướng dẫn về Đất hứa. "Mười Điều Răn đă được Thiên Chúa phác họa để dẫn dân Do thái tới một cuộc sống thánh thiện trong thực tế. Trong Mười Điều Răn đó, họ sẽ nh́n thấy bản tính Thiên Chúa và kế hoạch Người chỉ vẽ cho dân lối sống. Mệnh lệnh và những chỉ dẫn nhằm hướng dẫn cộng đoàn gặp gỡ từng nhu cầu cá nhân một cách đầy thương yêu và có trách nhiệm" (Life Application Study Bible 1991:136). Thực hành Mười Điều Răn là cách duy nhất để cảm nghiệm t́nh yêu Thiên Chúa đối với dân Người. Biểu tượng của t́nh yêu và niềm hi vọng chính là đền thờ. Bởi vậy mỗi khi nh́n đến hay hướng về đền thờ, dân Chúa vô cùng phấn khởi và hăng say giữ tất cả những ǵ Thiên Chúa đ̣i hỏi qua giao ước. Họ không cảm thấy g̣ bó hay miễn cưỡng khi giữ luật v́ đó là "phương tiện duy nhất chu toàn luật thương yêu của Thiên Chúa" (Life Application Study Bible 1991:136). Ngày sabát là một bằng chứng. Chính v́ biến phương tiện thành mục đích, người Do thái đă đánh mất nét tinh hoa cao quí nhất của lề luật. Nói khác, khi không c̣n là phương tiện đạt mục đích Thiên Chúa đă vạch ra, luật lệ hay đền thờ trở thành những thứ thừa thăi, vô bổ. Chính v́ thế Đức Giêsu mới không ngần ngại nổi nóng với những lạm dụng đền thờ, cản trở việc thờ phượng. Làm sao có thể tưởng tượng nổi một Đấng "hiền hậu và khiêm nhường" (Mt 11:29) lại có thể "lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên ḅ ra khỏi Đền Thờ; c̣n tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế ho." (Ga 2:15). Giữa chốn ồn ào hỗn loạn đó, chắc chắn Người đă phải quát lên : "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán" (Ga 2:16). Công cuộc thanh tẩy Đền Thờ làm Người hầu như quên bản chất hiền lành của ḿnh. Người sẵn sàng vượt lên trên mức thường t́nh để thanh tẩy Đền Thờ. Người c̣n muốn cho mọi người thấy mạc khải lớn lao về bản chất đích thực. Người chính là Đền Thờ mới thay thế Đền Thờ cũ vào thời Thiên sai (Ml 3:1-4; Dcr 14:21). Bởi thế, "hành động của Đức Giêsu mang tính cánh chung, thúc đẩy người Do thái thắc mắc về tư cách Thiên sai của Người" (Ga 2:18) (Faley 1994:248). Thắc mắc đó phải đợi sau cái chết và phục sinh của Người được trả lời thỏa đáng. "Đền Thờ ấy sẽ được một thực tại mới thay thế là Đức Kitô tràn đầy Thần khí" (Faley 1994:248). Chính nơi Người, Thiên Chúa sẽ hiện diện cách sung măn và sống động nhất. Người sẽ trở nên trung tâm thu hút mọi người về với Thiên Chúa. Quả thế, sau khi phục sinh, Đức Giêsu là nơi nhân loại t́m được dung nhan Thiên Chúa và sự tôn thờ đích thực trong "thần khí và sự thật" (4:23-24). Trước đó, Người đă làm nhiều dấu chỉ chứng tỏ nơi Người, sự thật mới đạt đến độ sâu sa nhất. V́ nhờ thiên tính, Người đă đi sâu vào tận bản tính nhân loại (c.25; 1:47). ĐỀN THỜ HÔM NAY Đức Giêsu cũng muốn thanh tẩy Đền Thờ hôm nay là Giáo hội. Nếu Giáo hội không được thanh tẩy, những hoạt động trần tục sẽ che khuất dung nhan Thiên Chúa trước mắt mọi người. Nói khác, chính v́ Giáo hội quá nặng nề với lỗi lầm quá khứ, những nghi lễ và luật lệ rườm rà, nhiều người đă không thể đến được với Chúa Kitô. Bởi đấy, ngày 12.3.2000, ĐGH Gioan Phaolô II đă làm một cử chỉ ngoạn mục trước mắt toàn thể nhân loại. Giáo hội đă tự thanh tẩy. Đúng hơn, Thánh Linh đă thanh tẩy khuôn mặt Giáo hội, không phải để Giáo hội được nổi tiếng, nhưng để mọi người nhận biết Đức Kitô là "sự thật và là sự sống" (Ga 14:6), có sức giải thoát nhân loại khỏi mọi cảnh khốn cùng hiện tại. Trong khi rao giảng Đức Kitô, Giáo hội nh́n nhận lịch sử Giáo hội là một chuỗi "các tội đă phạm trong khi phục vụ chân lư, các tội đă làm tổn thương đến sự hiệp nhất Kitô giáo, các tội chống lại dân tộc Israel, các tội chống lại t́nh yêu, ḥa b́nh và kính trọng đối với các nền văn hóa và các tôn giáo, các tội chống lại phẩm giá của người phụ nữ và sự hiệp nhất của loài người, và các tội phạm đến các quyền cơ bản của con người" (VietCatholic 19/3/2000). Không phải v́ những lầm lỗi ấy mà Giáo hội phải bị phá hủy, v́ bản chất Giáo hội vẫn là thánh. Hi vọng sau lời thú tội này, Giáo hội sẽ phục vụ Thiên Chúa và con người đắc lực hơn. Mọi người có thể dễ dàng đến với Đức Kitô qua cung cách khiêm nhường của Giáo hội. Nhân loại như bước vào "thời gian ḥa giải, thời gian cứu độ cho tất cả mọi người tín hữu và cho tất cả mọi người đang t́m kiếm Thiên Chúa !" (ĐGH Gioan Phaolô II, "Ngày Xin Ơn Tha Thứ", VietCatholic, 19/3/2000). Đức Giáo Hoàng đă tô một nét son thật đậm vào lịch sử Giáo hội. Các Giáo hội địa phương cũng theo gương sáng đó. Chẳng hạn tại Giáo hội Hoa Kỳ, các Đức Hồng y Roger Mahony, TGM Los Angeles, đă xin lỗi cả những người đống tính luyến ái và những tín đồ thuộc các tôn giáo khác. Người cũng xin lỗi cả những gia đ́nh hay cá nhân về những lạm dụng t́nh dục của một số linh mục. Đức Hồng y Bernard Law tại Boston cũng xin lỗi về nạn nô lệ tại Hoa Kỳ. Các Giám mục Âu châu cũng đă thú nhận người Kitô hữu đă không cố sức để cứu người Do thái trong thời Đệ nhị thế chiến (VietCatholic 19/3/2000).
Đức
Giêsu Chính Là Đền Thờ Thưa quí vị. Tôi nhớ như in vào những năm 60 của thế kỷ trước, người ta vẽ một bức tranh Chúa Giêsu khác với truyền thống. Bức tranh lập tức trở nên nổi tiếng, nhất là trong giới tuổi trẻ thời ấy. Chúa Giêsu coi phỏng chỉ 25 tuổi, miệng rộng, cười tươi, mái tóc buông dài bồng bềnh trong gió nhẹ. Ngài là một nghệ sĩ lướt sóng giỏi, vừa ra khỏi một đợt sóng to thích thú, vui mừng. Ư hẳn người ta thuê vẽ bức tranh ấy để lôi cuốn giới trẻ. Thực ra truyền thống đă từng có tranh vẽ Chúa Giêsu với nhiều dáng điệu khác nhau chứ không chỉ duy một Chúa chịu đóng đanh hay sống lại. Thí dụ tranh vẽ suốt trong thời gian Ngài thi hành sứ vụ rao giảng. Nào là tranh Chúa Giêsu mục tử nhân lành, dịu hiền. Nào là tranh Ngài chữa khỏi bệnh tật, xua đuổi ma quỷ. Ngài nhân bánh lên nhiều trên núi hoang vắng, xanh tươi nuôi 5000 người ăn. Ngài ngồi huấn luyện các tông đồ, chúc lành cho các trẻ con. Tuỳ vào tuổi tác và t́nh huống chúng ta được những bức tranh khác nhau đó khích lệ và sưởi ấm linh hồn. Vô t́nh hay hữu ư, chúng ta lo t́m kiếm và lưu giữ những tấm tranh đó để thoả măn nhu cầu tâm linh riêng tư. Đó là lư do sống c̣n của các tiệm buôn bán vật dụng tôn giáo. Nhưng tôi thử đặt câu hỏi xem có ai dám thu thập tranh ảnh mô tả Chúa Giêsu giận dữ, cầm roi chạy khắp đền thờ xua đuổi chiên ḅ và những người đổi chác tiền bạc ? Chắc hẳn là không, lúc này ai mà dám đến gần Chúa ? Nếu cả gan đến gần, ăn roi là điều không tránh khỏi. Xem ra Ngài quá dữ tợn ! Trong Phúc âm của ông, thánh Gioan miêu tả Chúa Giêsu ở nhiều t́nh huống khác nhau, đa số là Ngài ở vị thế làm chủ được ḿnh và hoàn cảnh, ngay cả khi Ngài chịu treo trên cây thập tự, đau đớn giẫy dụa. Hôm nay là ngoại lệ, Ngài không c̣n kiểm soát được chính bản thân. T́nh thế th́ hỗn loạn hết mức. Người chạy ngược, kẻ chạy xuôi, chiên bỏ thả rổng, bàn ghế ngổn ngang, tiền bạc vung văi lung tung, chim câu bay khắp chốn trong nơi thờ phượng. Những tâm hồn thứ tự, đạo đức đọc đến đoạn Tin mừng này hẳn lấy làm bất măn. Gương mù đến vậy làm sao chịu nổi ? Hoặc thử tưởng tượng coi, nếu có một du khách vô đạo bước vào th́ họ sẽ nghĩ sao ? Nơi tôn nghiêm hay cái chợ đông phiên ? Trước mặt họ là một Chúa Giêsu nổi sùng, không kiềm chế được. Ngài tựa như một đứa con nít tức giận, quậy phá hết cỡ khi cha mẹ có khách đặc biệt phải tiếp vào bữa ăn trưa ! Đúng thế Tin mừng Gioan mô tả Ngài tức giận điên cuồng. Ḷng nhiệt thành việc nhà Đức Chúa Trời thiêu đốt Ngài trong lời nói và hành động. Cũng chính ḷng nhiệt thành ấy nhiều khi khiến chúng ta bồn chồn. Trước nhiều t́nh huống giả h́nh, thiếu đạo đức cũng thường làm chúng ta bất măn. Lịch sử Giáo hội có nhiều cuộc chia rẽ, xét cho cùng cũng có nguyên do tương tự. Nhưng liệu thực tế Chúa Giêsu có dạy chúng ta như vậy không ? Chúng ta bắt chước Ngài đàn áp người khác hay chúng ta phải đàn áp chính bản thân ? Bao nhiêu dục vọng lộn xộn trong linh hồn chúng ta đă hăm dẹp chưa ? Bao nhiêu lợi dụng buôn bán ngũ quan chúng ta đă tẩy trừ ? Chân tay, thân thể, miệng lưỡi, mắt mũi nhiều khi đă cầm cố cho Satan, chúng ta đă chuộc lại ? Chứng kiến ḷng nhiệt thành tôn giáo sai đường lạc lối để trở nên các tên khủng bố quốc tế trong những ngày này, người ta phải đề pḥng bất cứ hành động tôn giáo quá khích nào! Ngay cả đối với chính ḿnh. Chúng ta đă hiểu Lời Chúa ra sao ? Giải thích Lời Ngài thế nào ? Có đúng Thiên Chúa muốn chúng ta cư xử như vậy không ? Thực sự Ngài muốn điều ǵ nơi chúng ta ? Xin nh́n kỹ hơn vào Kinh thánh để t́m ra một vài tư tưởng đúng cho biến cố đền thờ Giêrusalem. Nó muốn nói những chi với nhân loại ? Không giống như các Phúc âm nhất lăm, thánh Gioan đặt biến cố này vào ngay đầu sách Tin mừng của ông. Như vậy nó giúp độc giả nắm bắt được bối cảnh câu truyện và cũng giúp chúng ta hiểu được con người và sứ vụ của Chúa Giêsu. Nghĩa là Đấng (Mêsia) đợi trông lâu đời đă đến với dân tộc Do thái. Ngài đang bừng bừng cháy lửa nhiệt thành việc nhà Thượng đế. Ngôn sứ Zacharia đă thấy trước và tiên báo: "Ngày ấy, sẽ không c̣n lái buôn trong nhà Đức Chúa các đạo binh nữa." (14,21) và các nhà chú giải đồng nhất với giải thích ư nghĩa của câu này là : Trong Israel mới, mọi sự sẽ được thánh hiến cho Thiên Chúa như sách Ezekiel 40,48 mô tả. Câu trước đó tiên tri Zacharia viết: "Ngày ấy trên lục lạc ngựa sẽ có ghi : Thánh hiến cho Thiên Chúa." (21,20). Đúng là những lời tiên báo đầy ư nghĩa cho biến cố hôm nay. Zacharia đă được nếm trước sự phục hưng tôn giáo của Chúa Giêsu. Thánh sử Gioan cũng đă hiểu theo ư nghĩa ấy. Chúa Giêsu thánh hiến cho nhà Đức Chúa trời được phản ánh trong bài đọc một trích từ sách Xuất hành. Mười giới răn quen thuộc với mọi tín hữu cũng c̣n được gọi là "Mười nội dung". Không phải Thiên Chúa ưa thích bắt buộc loài người phục tùng ḿnh, lấy sự vâng lời của họ làm điều thích thú. Ngài có mục đích khác. Mười giới răn với ba nội dung mở đầu : "Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đă đưa ngươi ra khỏi đất Ai cập, khỏi cảnh nô lệ" nhấn mạnh đến sự liên hệ độc đáo giữa dân tộc Do thái và Thượng đế. Vào thời ấy các dân tộc chung quanh thờ cúng rất nhiều thần linh. Nhưng dân Israel chỉ có một, đó là Thượng đế hùng mạnh đă chọn họ, bảo vệ họ và đă tụ họp họ thành một dân tộc riêng rẽ cho Ngài. Ba nội dung mở đầu nhắc nhở toàn dân về ư nghĩa này, cho nên để kính thờ Ngài cho phải đạo, họ phải tuân giữ mười giới răn. Tuân giữ giới răn c̣n là sự thể hiện ḷng biết ơn Thượng Đế về những ân huệ Ngài đă ban cho dân tộc trong suốt ḍng lịch sử. Nhờ sự vâng lời này, mà quan hệ tương giao giữa Thiên Chúa với dân tộc Do thái cũng như giữa mọi thành viên trong xă hội được luôn củng cố và bền chặt. Khi có người hỏi : Ông là ai ? Chắc chắn người Israel sẽ trả lời: "Chúng tôi là một dân tộc được Đức Chúa Trời ban ơn đặc biệt". Và khi hỏi thêm : "V́ lư do ǵ các ông tuân giữ các giới răn ?" Người Do thái sẵn sàng trả lời : "Chúng tôi tuân giữ chúng không phải v́ khiếp sợ Thiên Chúa hoặc Ngài đă truyền lệnh mà chính v́ chúng tôi muốn đáp trả những ơn lành Ngài đă ban cho". Đó là Thiên Chúa của Đức Giêsu, hôm nay Ngài hành động v́ cháy lửa kính mến Đức Chúa Trời. Trở lại với sự lộn xộn trong đền thờ Giêrusalem, việc đổi tiền và buôn bán súc vật xem ra là ngu xuẩn. Nơi thánh thiêng không bao giờ cho phép làm như vậy. Ngày nay trên khắp thế giới những trung tâm hành hương đều đầy dẫy những lạm dụng tương tự. Người ta cạnh tranh buôn bán các mặt hàng kỷ niệm, ồn ào, huyên náo cả một góc đất thánh, giống như người Do Thái thời Chúa Giêsu và cũng chẳng thấy một ai lưu tâm. Tuy nhiên vào thời đó, việc buôn bán có mục tiêu tôn giáo rất cụ thể, và những lái buôn lễ vật dâng cúng giữ vai tṛ quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo hàng ngày. Chủ thuyết Do Thái không cho phép in h́nh loài người trên những đồng tiền dâng tiến Thiên Chúa, lại càng không thể chấp nhận đồng tiền La mă có in h́nh hoàng đế Cesar. V́ thế, các khách hành hương từ nơi xa về phải đổi tiền ngoại bang lấy đồng tiền do đền thờ phát hành. Hơn nữa họ không thể mang theo súc vật dùng cho các lễ hiến tế. Do đó họ phải mua chúng tại chỗ. Quyền bính đền thờ đă chỉ định một nơi dành riêng để điều hành việc này, ngay trong đại sảnh thánh đường. Sự lạm dụng đă làm đền thờ ra ô uế. Có lẽ việc lạm dụng đă tồn tại khá lâu, trước cả thời Zacharia, cho nên ông đă có ước muốn thanh tẩy nhà Đức Chúa Trời và tiên báo về một thời buổi mà hiến tế kiểu hiện tại không cần thiết nữa. Hành động của Chúa Giêsu đúng là có tính ngôn sứ. Nó loan tin thời đại Thiên sai đă xuất hiện. Ngài sẽ tẩy sạch tâm trí loài người khỏi những điều ô uế, sai lầm và làm tṛn các điều Thiên Chúa hứa cho nhân loại. Thân xác Chúa Giêsu sẽ là nơi thánh thiêng để con cái loài người gặp gỡ Thượng đế. Khi thân thể này bị tội lỗi phá hủy, Ngài sẽ trỗi dậy trong ba ngày. Chính thân xác Ngài là của lễ hy sinh dâng lên Đức Chúa trời, không cần súc vật tiền bạc nữa và cũng chẳng cần các nhân viên đổi tiền hoặc buôn bán lễ vật nữa. Trong Chúa Giêsu nhân loại sẽ thờ phượng Thiên Chúa xứng đáng và thích hợp nhất. Một phương thức phụng vụ trong sạch nhất cho nhân loại. Hành động tẩy uế đền thờ của Ngài mang lại ư nghĩ đích thực cho ngôi nhà Thiên Chúa, nơi cầu nguyện, ngợi khen Thượng đế bằng ḷng yêu mến, tôn thờ. Nơi thiêng liêng Thiên Chúa gặp gỡ loài người và ngược lại loài người hội họp cùng Thiên Chúa. Mùa chay là thời thuận tiện để xem xét lại cách thức chúng ta tiến bước vào thánh đường giáo xứ. Có đúng như Chúa Giêsu ao ước hơn hai ngàn năm qua không ? Ngài vẫn luôn xua đuổi, quét sạch những nhơ nhớp, ngu xuẩn, h́nh thức trong linh hồn mỗi tín hữu và giữa ḷng Hội thánh toàn cầu. Chúng ta đồng quan điểm đồng ư với Ngài hay chồng chất thêm nhơ bẩn, uế tạp cả về vật chất lẫn tinh thần ? Chúng ta chỉ có thể bày tỏ ước vọng đổi mới và thanh sạch hoá bằng cách dấn thân nhiều hơn cho lời nguyện cầu, thánh ca và thánh vịnh. Ḷng nhiệt thành nhân loại suông không đủ, nó chẳng giúp ích ǵ cho việc canh tân tâm hồn, phải nhờ ơn thánh. Vậy lời nguyện cầu khẩn thiết nhất của chúng ta phải là xin hơi thở của Đức Chúa trời, Đấng làm sống lại tinh thần bại liệt của nhân loại bấy lâu trong việc thờ phượng Thượng đế tối cao. Hôm nay Ngài bước vào "đền thờ" và quyết định tẩy sạch mọi nhơ uế, bẩn thỉu làm cho nó nên trong sạch và đổi mới tinh thần tôn giáo nơi mỗi tín hữu trong cộng đồng nhân loại. Thiên Chúa của mười điều răn luôn dùng lời lẽ trong sách Xuất hành nhắc nhở chúng ta : Ta là Đức Chúa, thượng đế của ngươi, Đấng đă đưa ngươi ra khỏi Ai cập lầm than, ngươi chớ có "thần" nào khác đối nghịch với Ta. Amen. Ư đẹp : Tôi chưa bao giờ được xem thấy tượng khóc, bàn tay rướm máu lỗ đinh, nhưng đă được ngắm nh́n vẻ đẹp Tháp Cầu Vồng (Utah, Mỹ), ngồi bên người can đảm chết, nghe bà già nói sự thật với quyền bính, đọc sách báo khoa học về thân thể con người, kinh nghiệm t́nh yêu hôn nhân, vui buồn của cuộc sống. Đối với tôi, những thứ ấy đă đủ là phép lạ. (Rich Heffern trong "Celebration" tháng 4, 2003 trang 158).
Tâm
hồn con được dọn sạch để đón Chúa Anh chị em thân mến, V́ có dịp đi nhiều nơi, tôi thường nh́n thấy h́nh ảnh Chúa Kitô trong các nhà thờ, trường học, nhà tĩnh tâm, nhà ở v.v.. Trong số h́nh ảnh đó, tôi hiếm khi nh́n vào hai lần v́ có vẻ giả tạo. Tôi không hiểu tại sao những h́nh đó lại có thể gây những vấn đề thắc mắc cho giới chức trong và ngoài tôn giáo thời ấy. Trong những h́nh đó, Chúa Giêsu có vẻ dễ mến lắm. Vậy sao lại có người muốn giết Ngài ? Tuy Ngài là người đă phải đối đầu với Xatan trong sa mạc, và Ngài đă thắng. Trong Phúc âm hôm nay, Ngài vào Đền Thờ đuổi những người buôn bán, lật đổ bàn đổi tiền. Thật không hiểu được, v́ Ngài có vẻ là một người hiền hậu như các h́nh tượng mô tả. Hôm nay, tôi muốn suy ngẫm về các h́nh ảnh của Chúa Giêsu, khi nh́n vào các ảnh tượng đó để thấy được sự giận dữ của Ngài phát xuất tận trong đáy ḷng. Đây là người như các Ngôn sứ của sách thánh Do Thái, và người tiền hô là Gioan Tẩy Giả. Là một người mà do lời nói và việc làm của ḿnh lại bị án tử h́nh. Vậy tại sao Chúa Giêsu lại giận dữ đến thế ? Những người buôn bán và đổi tiền vào trong đền thờ để làm ăn. Đó là những khu vực được phép kinh doanh, nhất là trong những dịp đặc biệt tựa như trong dịp lễ Vượt Qua này. Nhiều người hành hương từ xa đến dự lễ. Đáng lư họ phải mang con vật từ nhà đến để hiến tế nhưng họ lại đến đó để mua cho tiện. Những người đổi tiền rất quan trọng, bởi lẽ những người hành hương phải đổi tiền của đất nước họ, làm sao họ có thứ tiền của Đền Thờ, v́ tiền này chỉ nhận ở Đền Thờ mà thôi. Tiền Hy lạp và tiền La-mă có h́nh và chữ ghi là César là Chúa, v́ thế không được chấp nhận trong việc tế lễ ở Đền Thờ. Bởi vậy mới có người đổi tiền và bàn đổi tiền, một dịch vụ hết sức quan trọng. Vậy điều ǵ đă tạo thành vấn đề phức tạp ở đây ? Trước kia, những chỗ buôn bán và đổi tiền ở ngoài đền thờ, trong cánh đồng Kirdron gần núi Olive. Sau này họ được phép dọn ngay vào đền thờ để buôn bán, trao đổi. Việc buôn bán này thịnh vượng lắm, nhưng Chúa Giêsu đă tức giận, có lẽ là v́ họ gian lận với những người hành hương. Chúa Giêsu đuổi những người buôn bán và đổi tiền một cách giận dữ, nhưng Ngài lại tử tế hơn với những người bán chim bồ câu, anh chị em có thấy vậy không ? Với những người này Chúa nói :"Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán". Bồ câu là vật người nghèo cần mua để tế lễ, tạ tội và thánh hiến (Lv. 5:7). V́ thế Chúa Giêsu tử tế với người nghèo. Đến đây tôi lại để ư đến những tṛ chơi có tính bài bạc ở vài nhà thờ để gây quỹ cho giáo xứ. Có những bảng quảng cáo tṛ chơi Bingo (như chơi lô-tô ở VN), c̣n lớn hơn bảng tên nhà thờ nữa. Có người gọi giáo xứ đó là “giáo xứ thánh Bingo". Hiện giờ tôi đang giảng tại một giáo xứ, và tôi đưa quan điểm về những tṛ cờ bạc trên để hỏi ư kiến cha xứ. Cha xứ nói : khi người giáo dân bước chân vào nhà thờ, họ phải thấy ngay những dấu chỉ của nhà thờ, họ không thể thấy được một dăy bàn để chơi bạc hay để bán vé số. Cha xứ công nhận là phải gây quỹ cho giáo xứ, nhưng ở giáo xứ này th́ những việc đó được làm ở ngoài nhà thờ. Cha cũng nghĩ là không nên để nhiều quảng cáo quá, phải dẹp bớt đi. Giáo dân phải cảm thấy được chào đón khi họ đến nhà thờ. Cha đang tổ chức một số người trong giáo xứ đứng trước cửa nhà thờ để chào đón người đến dự lễ, họ không phải là những người xin tiền. Và hơn nữa, theo ngài, người nghèo cũng được đón tiếp như những người khác. Trong việc dọn dẹp Đền Thờ, Chúa Giêsu thực hiện việc mà các Ngôn Sứ đă nói trước kia. To-bia (14:7-10) và Za-ca-ria (14:1-20) đă nói: Sẽ có ngày không c̣n buôn bán trong đền thờ. Người Do Thái đi hành hương lên Đền Thờ để làm lễ rửa sạch chân tay mặt mày trước khi dự lễ Vượt Qua. Giờ đây, Chúa Giêsu đến quét dọn sạch Đền Thờ, làm cho Đền Thờ nên mới để gặp Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là "Nhà của Thiên Chúa", và lời hứa đă được thực hiện trong Ngài. Trong Phúc âm thánh Gioan, ta thường thấy những đoạn nói đến "Nhà Cha Ta". Trong việc này, Chúa Giêsu chứng tỏ sự liên hệ của Ngài với Thiên Chúa. Câu nói đó chứng tỏ Ngài là vị Cứu Thế, ai tin ở Ngài sẽ được đến cùng Thiên Chúa và được hưởng sự sống vĩnh cửu (Ga 14:2). Như vậy, Chúa Giêsu khi đề cập đến ḿnh như là đền thờ mới, Ngài nói "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi, trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại"(Ga 2:19) Dọn dẹp Đền Thờ là một việc quan trọng, v́ trong bốn Phúc âm đều nói đến. Thánh Gioan đổi ngày giờ của sự việc để đặt vào phần đầu sứ vụ của Chúa Giêsu. Ba Phúc âm kia đặt vào phần sau câu chuyện Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Jerusalem. Trong Phúc âm thánh Gioan th́ Chúa Giêsu vừa làm phép lạ nước hóa rượu (Ga 2:1-11), và bây giờ Ngôn Sứ Giêsu vào Đền Thờ và tự xưng ḿnh chính là Đền Thờ. Và trong lúc nói về sự chết của Ngài, Ngài nói sẽ "xây" lại Đền Thờ trong ba ngày. Khi đặt việc dọn dẹp Đền Thờ vào đầu Phúc âm, thánh Gioan giới thiệu, đề tài sẽ liên tục diễn biến dưới h́nh thức văn kể chuyện. Người đọc Phúc âm sẽ thấy hành động của Chúa Giêsu nhằm chứng tỏ Ngài thực hiện các lời Ngôn sứ từ chuyện trong Đền Thờ đến các câu chuyện khác. Chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu làm cho con người được thấy ánh sáng (là tạo vật đầu tiên); Ngài tha tội (tha tội cho tổ tiên loài người đă xa rời Thiên Chúa); Ngài ban nước hằng sống cho những kẻ tin Ngài (Ngôn sứ Ezekiel trông thấy nước chữa lành chảy ra từ bên phải Đền Thờ (47:1-3). Ngài làm cho Lazarô sống lại, và Ngài sẽ chết cũng như sẽ sống lại ngày thứ ba như Ngài đă nói trong Đền Thờ. Chúa Giêsu bày tỏ sự tức giận của Thiên Chúa khi mọi sự tốt đẹp mà Chúa đă làm để giúp loài người, bị ḷng tham lam của con người phá hoại. Nhưng ḷng thương xót luôn c̣n đó đối với những ai muốn được thương xót. Tuy vậy chúng ta vẫn không quên sự tức giận của Chúa Giêsu mổi khi Ngài thấy sự bất công, hay chứng kiến những việc làm ngăn cản những kẻ muốn t́m đến Thiên Chúa. Thí dụ như một người nghèo có thể không đủ sức dâng của lễ vào Đền Thờ. Trong lúc họ vẫn được vào Đền Thờ, và người đó vẩn cảm thấy ḿnh thấp hèn, bất xứng để nghe lời Chúa không như những người khác quanh họ. Thật ra, đối với Chúa Kitô, người nghèo và những người tận cùng của xă hội là những người có nhiều ơn phước nơi bàn tiệc Chúa. Họ là những kẻ được đón chào bởi Chúa Kitô và trong "Nhà của Thiên Chúa"
V́ Nhiệt
Tâm Với Việc Nhà Chúa Không được buôn bán ở đây Trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu, câu chuyện Người xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền Thờ là một trong những chuyện được biết đến nhiều nhất. Cả bốn sách Tin Mừng đều thuật lại câu chuyện này. Nhiều nhà điêu khắc và hoạ sĩ cũng tŕnh bày biến cố này theo nhiều phong cách khác nhau. Từ trước đến nay, và măi về sau vẫn thế, Đức Giêsu vốn được nh́n nhận là nhà giảng thuyết về t́nh yêu. Trong câu chuyện này, Người bước vào khuôn viên Đền Thờ, tay cầm roi, mặt bừng bừng giận dữ. Người xua đuổi những kẻ bán bồ câu, ḅ và chiên ; Người đổ tung tiền của những người đổi bạc, và lật nhào bàn ghế của họ. "Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." Cách đây không lâu, bên bờ hồ, cũng chính Người đă công bố các mối phúc thật, trong đó có mối phúc : Phúc thay những ai hiền hoà ... Đức Giêsu là một người bạo động hay bất bạo động ? Tại sao Đức Giêsu lại nổi giận như thế ? Thánh Gioan trích lại một câu Thánh vịnh như là ch́a khoá : V́ nhiệt tâm lo việc nhà Chúa ... Như thế, ở đây là một cảnh nói về sự ghen tương của Thiên Chúa. Kinh Thánh vẫn thường mô tả về một Thiên Chúa hay ghen, Người không chấp nhận sự chia sẻ. Cơn giận của Đức Giêsu diễn tả mối ghen tương này : Người không cầm ḿnh được khi nh́n thấy người ta xúc phạm, làm ô uế ngôi nhà nơi Thiên Chúa gặp gỡ dân Người. Hăy thử t́m hiểu ư nghĩa của câu chuyện, v́ trong đó bao hàm nhiều ư nghĩa trái ngược nhau. Trước hết, Đức Giêsu không xử với những người buôn bán như là những người buôn bán. Người không tố cáo họ làm ăn bất chính, nhưng Người tố cáo họ, v́ họ không tôn trọng nơi được gọi là nhà của Thiên Chúa. Cũng cần phải hiểu về ư nghĩa của Đền Thờ lúc bấy giờ. Đây không phải là một đền thờ trong số muôn ngàn đền thờ. Đây là Đền Thờ duy nhất, nơi dành riêng để thờ phượng Thiên Chúa, một nơi mà mỗi năm, người Do-thái phải hành hương để dâng của lễ và nộp thuế. Đền thờ Giêrusalem thực sự là trung tâm mọi sinh hoạt của người Do-thái. Chỉ v́ một lư do duy nhất là dân Do-thái phải tản mác khắp nơi nên các hội đường mới được xây dựng càng lúc càng nhiều để họ có nơi thờ tự. Chính v́ vậy người ta thấy được ư nghĩa sâu xa của tŕnh thuật này, ư nghĩa vượt lên trên cả không gian lẫn thời gian. Khi nói về Đền Thờ, Đức Giêsu gọi là "nhà Cha tôi", và như thế Người là Con. Người c̣n cho biết, nếu người ta phá huỷ Đền Thờ này đi, th́ trong ba ngày Người sẽ xây dựng lại. Nhưng đền thờ đó là đền thờ nào ? Chắc chắn Đức Giêsu không có ư nói về đền thờ Giêrusalem : đền thờ này sẽ bị phá huỷ hoàn toàn ít năm sau đó, nhưng Người muốn nói về chính thân xác Người. Sau này các môn đệ sẽ hiểu rằng đây là lời báo trước về Phục Sinh. Cuộc phục sinh của Đức Kitô sẽ chứng tỏ rằng Người có quyền để cải tổ việc thờ phượng, đổng thời cũng cho thấy mối nhiệt tâm của Người dành cho nơi Thiên Chúa ngự. Có lẽ chỉ ngay sau khi Đức Giêsu ra khỏi Đền Thờ, những người buôn bán sẽ tiếp tục hoạt động của ḿnh. Tuy nhiên câu chuyện là một lời tiên tri về các hoạt động của Đức Giêsu. Dưới ánh sáng phục sinh, Người sẽ bày tỏ dung mạo Tin Mừng của việc thờ phượng Người đă thiết lập : từ nay con người của Đấng Phục Sinh sẽ là nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Đó là sức mạnh tiềm ẩn trong những hành vi mà bên ngoài xem như là không có hiệu quả. Những hành vi này khơi dậy và làm vang lên lời mời gọi của Thiên Chúa, chúng mời gọi con người hướng tới tự do, tới những điều mới mẻ, tới điều không thể được. Con người là Đền Thờ Thay v́ minh chứng những cơn giận thánh của Thiên Chúa và con người, thay v́ những nhận định với mục đích trấn an về tâm lư nhân loại của Đức Giêsu, có lẽ việc suy niệm về ư nghĩa của Đền Thờ phải là trọng tâm của phần lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay. Đền Thờ - nhà tù Nếu người ta coi Đền Thờ là nơi duy nhất để tế tự, th́ chuyện những người buôn bán có mặt ở đây là điều b́nh thường. Họ cung cấp các loại thú vật, đèn nến dành cho việc tế tự như luật định. Họ phục vụ cho những người đến Đền Thờ để chu toàn bổn phận của ḿnh. Thế nhưng, vấn đề đặt ra ở đây lại khác : Thiên Chúa ở đâu ? Ai đă đặt Người ở bên ngoài cuộc sống, trong ṿng rào của những nơi thờ tự, ai đă giam hăm Người trong vai tṛ một người chỉ để đón nhận các nghi thức ? Thưa chính con người. Ai đă vạch ranh giới giữa hai vùng đất, đất thánh (Đền Thờ) và đất phàm ? Ai đă chia cắt Thiên Chúa ra khỏi dân Người, là nơi mà trước đây, Người vẫn dạo chơi - theo cách nói của vua Đa-vít - ? Cũng chính là con người. Những người buôn bán trong Đền Thờ là h́nh ảnh minh hoạ mối tương quan đă bị hiểu sai lạc giữa con người và Thiên Chúa, được coi như một thứ thuế giữa miền đất của con người và vương quốc của Thiên Chúa. Chính v́ vậy Đức Giêsu đă cầm roi để xua đuổi họ. Người muốn trả lại cho Đền Thờ ư nghĩa nguyên thuỷ và cao cả. Con người - Đền Thờ Cũng thật là sai lạc khi muốn giải trừ Thiên Chúa vào kinh nghiệm thiêng liêng của đời sống cá nhân. Đặt Thiên Chúa quá ở bên ngoài hay quá ở bên trong cũng là một thứ áp dụng quyền bính trên Thiên Chúa. Đây chính là cám dôỵ lớn nhất kể từ thời Sáng thế cho đến khi Đức Giêsu chịu cám dôỵ trong sa mạc. Việc Đức Kitô nhập thể là một dấu chỉ tuyệt vời về Đền Thờ của Thiên Chúa. Đền thờ ấy là một con người với cả thể xác lẫn tinh thần. Một hiện hữu toàn diện trở thành nơi gặp gỡ với Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa trở thành xác phàm, trao ban chính thân thể Người làm của ăn, và máu Người làm của uống, tức là Người trao tặng sự sống của Người để trở thành sự sống của nhân loại. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa t́m lại được vị trí đích thực của Người. Mỗi người là một đền thờ Từ những suy nghĩ trên, chúng ta c̣n phải đi xa hơn. Đức Kitô vẫn đang sống trong Thánh Thể. Và thân thể này, cũng chính là Hội Thánh. Thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Cô-rin-tô : "Anh em là thân thể Đức Kitô" (1 Cr 12,27), "Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa" (1 Cr 3,16). Như vậy, trong thực tế, Đền Thờ của Thiên Chúa là mỗi người chúng ta. Mỗi người cần phải xua đuổi, phải khử trừ tất cả những ǵ làm cho đền thờ này ra ô uế, không c̣n xứng đáng với danh hiệu nhà của Thiên Chúa. Những người buôn bán trong Đền Thờ sẽ không c̣n là những người trao đổi hàng hoá trong khuôn viên Đền Thờ để mưu sinh, nhưng là chính chúng ta, mỗi người chúng ta, từ nơi sâu nhất của chính ḿnh, ngổn ngang v́ những mối bận tâm đầy ích kỷ, gian dối và giả trá. Như thế, đền thờ cần phải được thanh tẩy chính là tâm hồn chúng ta, ngơ hầu đền thờ ấy xứng đáng với sự hiện diện của Thiên Chúa chứ không phải là hang trộm cướp. Tâm hổn chúng ta phải được thanh tẩy khỏi mọi thứ chướng khí và mọi thứ lừa đảo, bởi v́ đó phải là nơi gặp gỡ với Thiên Chúa, phải là đền thờ không ǵ đáng chê trách, phải là nhà để cầu nguyện. Theo lời thánh Phê-rô, Đền thờ của Đức Giêsu được xây dựng bởi những "viên đá sống động". "Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, th́ có Thầy ở đấy, ở giữa họ" (Mt 18,20). Đó chính là thân thể Đức Kitô đang lớn lên giữa ḷng nhân loại. Đó chính là một đền thờ với những khuôn mặt, những bàn tay, những trái tim, mà chất xi-măng để gắn lại là sự gặp gỡ, chia sẻ, cùng đón nhận Tin Mừng và cùng tạ ơn ... Hội Thánh được xây nên nhờ những con người, trước khi là một ngôi nhà bằng đá. Khi nghĩ đến câu nói của Đức Giêsu về ngày sa-bát, người ta có thể thêm : "Các nhà thờ được xây dựng nên v́ con người, chứ không phải con người v́ các nhà thờ." Đền thờ của Thiên Chúa vẫn sống động khi cộng đoàn Kitô hữu sống động. Đền thờ của Thiên Chúa vẫn đang sống khi mỗi con người để cho chất men Tin Mừng hoạt động trong đời của ḿnh. Thiên Chúa ngự trong Đền Thờ nhưng không bị giam hăm trong đó. Chính Người đă dẫn dân Ít-ra-en về Đất Hứa, nhưng Người cũng yêu thích ngọn gió lay động các căn lều, Người cũng yêu thích những cuộc lên đường vào buổi sớm mai. Đức Giêsu đă rảo khắp các nẻo đường, từ thôn quê tới thành thị, và Người tuyên bố Người là Đường. Từ nay, Đền Thờ có mặt khắp nơi, rất tế vi và không thể nắm bắt được - giống như ánh sáng. Và điều bí nhiệm để Người xây dựng nên Đền Thờ ấy, chính là sự Phục Sinh.
Thanh tẩy đền thờ Đền thờ Giêrusalem đầu tiên được vua Salômôn xây dựng rất đồ sộ, vĩ đại và cũng rất nguy nga, tráng lệ, đây là một công tŕnh quư giá vào bậc nhất thời bấy giờ, phải huy động mỗi ngày cả trăm ngàn công nhân và bảy năm mới hoàn thành, đền thờ này đứng vững được 400 năm th́ bị Na-bu-cô, vua nước Babylon, phá hủy vào năm 587 trước Công Nguyên. Sau thời gian lưu đầy Ba-by-lon, Giô-rô-ba-ben kiến thiết lại đền thờ, nhưng thô sơ thôi. Đến thời Hê-rô-đê đại vương, ông cho trùng tu lại toàn bộ đền thờ, rất vĩ đại và nguy nga lộng lẫy, mỗi ngày có 18.000 thợ làm việc, không thể ước tính được số kinh phí, khởi công từ năm 20 trước Công Nguyên măi đến năm 63 sau Công Nguyên mới xong, đền thờ này cũng bị tàn phá b́nh địa vào năm 70 do tướng Ti-tô của Rôma tấn công. Đền thờ rất vĩ đại, chia ra từng khu cho từng loại người : ngoài cùng là khu dành cho người ngoại giáo đến tham quan đền thờ, rồi đến khu dành cho phụ nữ, rồi đến khu dành cho nam giới, khu thiêu sinh các của lễ, khu dành cho tư tế, rồi đến bàn thờ dâng hương, trong cùng là nơi cực thánh, đặt ḥm bia 10 điều răn, tượng trưng sự hiện diện của Thiên Chúa ở đây. Đối với người Do Thái, đền thờ là trung tâm tôn giáo của dân tộc, vừa cụ thể hóa sự hiện diện uy nghiêm của Thiên Chúa vừa chính thức hóa việc phụng tự của cả dân tộc, bởi đó, đền thờ là nơi Thiên Chúa ngự, là nhà cầu nguyện cho muôn dân, và không ngừng mang tính chất linh thiêng thánh thiện. Nhưng dần dà người ta đă ngang nhiên biến một phần của nơi thánh thiện ấy thành nơi buôn bán và trao đổi tiền bạc, dĩ nhiên với lư do tốt đẹp bên ngoài là để phục vụ việc tế tự. Quang cảnh ấy đă làm Chúa Giêsu khó chịu, nổi giận, Ngài yêu cầu mọi người trả lại cho đền thờ sự thánh thiêng phải có. Bài Tin Mừng kể lại việc Chúa Giêsu xua đuổi những người buôn bán và trao đổi tiền bạc ở đền thờ Giêrusalem, hành động này của Chúa được gọi là hành động thanh tẩy đền thờ, nhưng làm cho giới lănh đạo Do Thái giáo khó chịu và hạch hỏi Chúa, nhân cơ hội này Chúa dạy bảo cho họ biết một điều rất quan trọng về cái chết và sự phục sinh của Ngài. Từ khi lên 12 tuổi và suốt thời gian sống ẩn dật, hàng năm Chúa Giêsu đều lên đền thờ Giêrusalem dự lễ, tại sao Ngài không đuổi những người buôn bán trong đền thờ mà lại làm bây giờ, khi sắp kết thúc cuộc đời trần gian của Ngài ? V́ bây giờ Ngài vào nhà Thiên Chúa không phải với tư cách một người hành hương nhưng với tư thế của một Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa, Ngài vào đó và chính thức can thiệp với tư cách quản lư và chủ nhân. Dĩ nhiên trong những lần hành hương trước, chắc chắn Chúa Giêsu đă lấy làm chướng tai gai mắt cái cảnh buôn bán, biến nơi cầu nguyện thành chợ búa, ồn ào, thành hang trộm cướp, bây giờ chính thức lănh lấy trách nhiệm chu toàn công việc của Chúa Cha, Ngài phải chấm dứt ngay cảnh lộn xộn đó. Ḷng nhiệt thành v́ Cha đă khiến Ngài dùng mọi phương thế hữu hiệu nhất để thanh tẩy đền thờ, Ngài không sợ nguy hiểm khi phải ra tay dẹp loạn hầu thể hiện thánh ư Chúa Cha là đền thờ phải là nơi tôn nghiêm, thánh thiện. Hành động thanh tẩy đền thờ của Chúa Giêsu chắc chắn làm cho các trưởng tế khó chịu, bực tức, họ cho Ngài là một kẻ phản động, v́ Ngài không có chức tư tế, cũng chẳng có nhiệm vụ nào trong đền thờ. Chúa Giêsu đă kết án cách tổ chức của các trưởng tế và gán cho ḿnh một uy quyền trên họ, Ngài đă băi bỏ việc phụng tự do Thiên Chúa thiết lập, và c̣n gán cho ḿnh có quyền bằng Thiên Chúa, Đấng mà Ngài gọi là Cha, nếu vậy th́ phải làm một phép lạ từ trời, nghĩa là từ Thiên Chúa để làm bằng chứng, vậy Chúa Giêsu đă làm phép lạ nào ? Chúa trả lời : “Cứ phá hủy đền thờ này đi, trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”. Các người Do Thái đă nghĩ ngay đến đền thờ bằng gạch đá, nhưng Chúa Giêsu không có ư nói đến đền thờ bằng gạch đá mà là đền thờ thân thể Ngài. Nghe Chúa nói thế, các trưởng tế tỏ vẻ khó chịu ra mặt, họ biết đền thờ đă được vua Hê-rô-đê sửa sang, xây dựng mất 46 năm mới xong, thế mà bây giờ Chúa bảo phá hủy đi và xây dựng lại chỉ trong ba ngày, họ không tin lời Chúa nói mà c̣n cho là Chúa phạm thượng, nên khi Chúa bị đưa ra ṭa xét xử, họ đă đưa điều này ra để tố cáo Chúa. Thật ra ở đây Chúa muốn báo trước cho mọi người biết : Ngài sẽ bị giết chết nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại, Ngài dùng đền thờ làm h́nh ảnh để nói về thân thể Ngài là đền thờ đích thực của Thiên Chúa, lời tiên báo của Chúa đă xảy ra đúng như vậy. Mỗi người chúng ta đều là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị, nhưng có thể Thiên Chúa đă mất chỗ, nghĩa là tội lỗi đă chiếm mất chỗ của Chúa, vậy chúng ta phải trả lại chỗ cho Chúa bằng việc tẩy trừ tội lỗi. Chúa muốn chúng ta sống hiên ngang như đền thờ Giêrusalem, Chúa muốn chúng ta sống tự do độc lập hoàn toàn với tội lỗi, bởi v́ phạm bất cứ tội ǵ, có tính hư tật xấu nào, mắc một đam mê nào là chúng ta làm nô lệ cho những thứ đó, như Chúa Giêsu đă nói : “Ai phạm tội là nô lệ cho tội”. Muốn độc lập với tội lỗi chúng ta phải đến với Chúa Giêsu, ăn năn sám hối, xin Chúa tha thứ, để được sống trong tự do của con cái Chúa.
Nhà Cha Ta Là Nhà Cầu
Nguyện Như người con trở về nhà cha ḿnh, hôm nay Chúa vào đền thờ để cầu nguyện. Đền thờ lẽ ra là nơi để cầu nguyện, là nơi gặp gỡ Chúa, gặp gỡ nhau, để chia sẻ niềm tin và đời sống đức tin cho nhau, vậy mà người ta đă biến thành nơi để buôn bán, kinh doanh. Chúa đă trách mắng họ, cũng là trách mắng thái độ hờ hững của họ đối với nhà Chúa, đối với chính Chúa Cha, nổi giận v́ họ đă lợi dụng Thiên Chúa như một cơ hội, phương tiện hỗ trợ cho việc buôn bán, mưu sinh. Qua đó, Chúa đă cảnh tỉnh chúng con về thái độ cần có khi đến với nhà Chúa, trả lại chức năng thực sự cho đền thờ như Chúa phán : “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện.” Ngày nay, Chúa ban cho chúng con những ngôi nhà thờ nguy nga lộng lẫy, được trang bị nhiều tiện nghi giúp chúng con thoải mái khi nguyện kinh, dâng lễ. Ân huệ này giúp chúng con dễ dàng nâng tâm hồn lên tới Chúa, kết hợp với Chúa. Tuy không c̣n có cảnh buôn bán trong nhà thờ nhưng lắm lúc v́ quá quan tâm đến hoa, đèn, lễ vật,… mà chúng con ganh tị với nhau, làm mất đi bầu khí thanh tịnh, ấm cúng trong nhà Chúa, quên luôn cả Chúa. Có những thánh lễ chúng con tổ chức ŕnh rang, hoành tráng để loè thiên hạ, điều đó không những bất kính với Chúa, mà c̣n gây gương mù gương xấu cho những người khác. Lạy Chúa, đền thờ đích thực Chúa muốn là chính chúng con. Xin cho chúng con biết tôn trọng chính ḿnh khi bước vào nhà thờ với ḷng yêu mến, cung kính, qua cách đi đứng nghiêm trang, ăn mặc lịch sự. Xin cho chúng con cũng biết tôn trọng nhau, v́ mỗi người đều là một ngôi nhà tạm cho Chúa ngự, mỗi người là h́nh ảnh đích thực của Thiên Chúa. Chúa đă mời gọi chúng con trở nên đền thờ cho Chúa mỗi khi chúng con rước Ḿnh và Máu Thánh vào ḷng. Chúng con xin được biến đổi từ bề ngoài qua cách nói năng, ăn mặc lịch sự đến thái độ bên trong bằng một tâm hồn thanh thản, thay đổi cách nh́n nhận và đánh giá người khác cách nhân ái hơn. Biến đổi là thay đổi cách đánh giá người khác không chỉ nh́n qua bề ngoài nhưng biết dành cho nhau một tấm ḷng, v́ Chúa muốn chúng con yêu thương nhau. Ngày ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ để dâng lên Chúa Cha những người đói nghèo, bệnh tật, những lao động vất vả, cầu nguyện cho những người bị hất hủi, bị ruồng bỏ. Hôm nay, Người cũng mời gọi mỗi người cầu nguyện cho người thân, bạn bè và cả những người ḿnh không ưa. Hăy đến với đền thánh Chúa bằng tâm t́nh của người con thưa với Cha về tất cả những lo toan, những vất vả, những hận thù, và để ca ngợi, tạ ơn. Lạy Chúa, trong Mùa Chay Thánh này, xin cho chúng con biết quí trọng đền thờ, biết khuyến khích, rủ nhau : “Nào ta lên đến thánh Chúa” để cầu nguyện, dâng lên lời cảm tạ với tấm ḷng sám hối, khiêm cung và dâng lên Cha của lễ hy sinh, ḷng bác ái cùng với lễ vật duy nhất là Ḿnh và Máu thánh Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen
Xin
Thanh Luyện Tâm Hồn Con Mùa chay là mùa sám hối, ăn năn. Mùa mà Giáo Hội đă kêu gọi con cái của ḿnh luôn ư thức thân phận tro bụi qua nghi thức xức tro. Bước vào mùa chay, mỗi người chúng ta cũng phải ư thức rằng, đây là mùa tập luyện thiêng liêng, tập luyện các nhân đức để chiến đấu chống lại các đam mê tội lỗi, bỏ đi những ǵ là chưa phù hợp với vai tṛ của người môn đệ Đức Kitô. Tŕnh thuật Tin mừng của thánh Gioan hôm nay cho ta thấy được rằng: Đức Giêsu đă có thái độ cứng rắn với những người buôn bán, những người đă sử dụng đền thờ, nơi trang nghiêm, để làm chợ, làm nơi trao đổi hàng hóa. Với những việc làm của họ như vậy, họ không c̣n ư thức được sự hiện diện của Thiên Chúa. Trong cuộc sống hàng ngày của ta cũng vậy, có biết bao lần ta đến nhà thờ, đến để thờ phượng Thiên Chúa. Thế nhưng ta vẫn chưa có được một tâm hồn thực sự sẵn sàng, mà trái lại ta lại dùng nhà thờ làm nơi để ta ngồi suy tính chuyện làm ăn của ta, ta dùng nhà thờ làm nơi để ta lên kế hoạch cho những công việc mang lại lợi ích cho ta, mà ta quên mất rằng Thiên Chúa đang hiện diện trước mặt, Ngài đang mời gọi ta đến tâm sự với Ngài, dâng lễ thật sốt sắng để tôn thờ Ngài. Có khi ta đến nhà thờ chỉ v́ bổn phận, sợ sự ḍm ngó của người khác về đời sống đạo của ta, nên ta đi lễ với một tâm trạng miễn cưỡng. Đi lễ nhưng lại không dám đến gần cộng đoàn mà lại đứng xa xa, đứng ở một góc nào đó và đôi lúc cũng chẳng chú ư đến các phần trong thánh lễ mà chỉ ngồi nói chuyện với nhau. Có khi ta đến nhà thờ để dâng lễ, nhưng lại không biết rằng những người bên cạnh ta cũng đang muốn có được một môi trường nghiêm trang sốt sắng để dâng lễ. V́ vậy mà ta đă sẵn sàng để con em ḿnh đùa giỡn, ồn ào gây ra sự chia trí cho người khác, làm chia trí cho cả cộng đoàn. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin giúp chúng con, để mỗi khi chúng con đi tham dự thánh lễ, luôn mang theo một sự chuẩn bị sẵn sàng đến gặp Chúa. Để trong thánh lễ, chúng con biết tôn thờ Chúa cho phải đạo làm con. Đồng thời chúng con cũng biết mang theo của lễ đời ḿnh là cuộc sống hàng ngày, những công việc và những lo toan để hiệp với của lễ tinh tuyền là Ḿnh - Máu Thánh Chúa dâng lên Thiên Chúa Cha. Ngoài ra, tâm hồn ta là đền thờ của Thiên Chúa, nơi đó ta phải có trách nhiệm ǵn giữ cho thật trong trắng. Thế mà ta lại không để cho Thiên Chúa ngự trị, mà lại chất ở nơi đó đầy những ô uế, đam mê, tội lỗi khiến cho Thiên Chúa không thể ở lại đó được. Ta đă không đón tiếp Chúa, ta không nói hoặc xua đuổi Chúa ra khỏi tâm hồn ta, nhưng chính những hành động, những suy nghĩ của ta về điều xấu đă lấp đầy tâm hồn, khiến cho Chúa không c̣n vị trí nào nơi đền thờ của tâm hồn ta nữa. Lạy Chúa, xin giúp chúng con trong mùa chay thánh này biết t́m đến với Chúa bằng một tấm ḷng thành, biết thật tâm quay trở về với Chúa, trở về để nhận ra sự yếu đuối của ḿnh mà biết cậy dựa vào t́nh yêu Chúa. Đồng thời cùng với ơn Chúa, chúng con biết loại đi những ǵ là ô uế, đam mê, tội lỗi khỏi tâm hồn ḿnh, để từ đây, tâm hồn chúng con thành ngôi đền thờ thật sạch và đẹp cho Chúa ngự vào. Amen.
Liên kết với Thiên Chúa là nhiệm vụ hàng đầu Quư vị có xem trận Chung kết Khúc côn cầu tháng trước không ? Hơn 110 triệu người đă xem trận này, đây là chương tŕnh truyền h́nh thu hút nhiều khán giả nhất. Không phải tất cả những người đến với bữa tiệc Chung Kết Khúc côn cầu đều là người hâm mộ môn này, họ chỉ giống như những người thích ẩm thực, ăn và uống. Nhưng dù có phải là người hâm mộ hay không, hầu hết những người này đều bỏ qua các chương tŕnh thương mại trong suốt thời gian diễn ra trận đấu, v́ các nhà tài trợ lớn quảng bá những sản phẩm mới và gây sự chú ư bằng quảng cáo. Sau trận đấu thường diễn ra một cuộc b́nh bầu ngẫu nhiên, “chương tŕnh quảng bá sản phẩm nào mà quư vị thích nhất ?” Những quảng bá như thế phải tốn hàng triệu Mỹ kim để được phát sóng. Số lượng khán giả của những chương tŕnh này rất đông nên các nhà tài trợ nắm lấy cơ hội để có thể trưng bày sản phẩm của họ sao cho bắt mắt bao nhiêu có thể. Cuối cùng, họ đang cố lôi kéo khách hàng chú ư đến sản phẩm của họ.. Vậy hôm nay thánh Phaolô có ǵ sai ? Sứ vụ của ông chẳng phải là nhằm tŕnh bày Đức Giêsu cách rơ ràng nhất có thể để mọi người chấp nhận ông đó sao ? Điều ǵ khiến việc nói về Đức Giêsu trở thành “điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ ?” Tại sao nói đến sự điên rồ và yếu đuối của Thiên Chúa trong cuộc tử nạn của Đức Kitô ? Tôi muốn nói với thánh Phaolô, “ngài đang dùng cách tŕnh bày nào ? Hăy chú ư kế hoạch mà thánh Phaolô và Đức Giêsu tŕnh bày theo cách thức lôi cuốn để con người không qua lưng lại – như họ đă từng và vẫn đang quay lưng lại – khi quư vị đề cấp đến thập giá. Thánh Phaolô biết Đức Kitô bị đóng đinh không phải là điều hấp dẫn những người Do Thái và Hy Lạp đương thời của ngài ngay từ đầu. Đóng đinh là một h́nh phạt dành cho những tội phạm, khó mà có thể xem là điều hấp dẫn dành cho các nghi lễ. Người Hy Lạp muốn một nhân vật anh hùng, chứ không phải một người bị đánh bại và bị làm nhục. Người Do Thái muốn một Đấng Mêssia đầy quyền năng để cứu họ thoát khỏi ách thống trị của người Rôma để được tự do trong mảnh đất Thiên Chúa đă hứa ban cho họ. Họ mong Đấng Mêssia của Thiên Chúa thực hiện những dấu chỉ mạnh mẽ phi thường thay cho dân Israel. Qua sứ vụ của ḿnh, Đức Giêsu đă phải tranh luận với sự cố chấp của những người chống đối Ngài về các dấu chỉ cho thấy tính xác thực của Ngài (ví dụ Ga 4,48; Mt 16,4). Tuy nhiên, Phaolô đă không né tránh việc rao giảng về mầu nhiệm đau khổ và cái chết của Đức Kitô, điều mà chỉ có thể thấu hiểu được nhờ đức tin. Thậm chí ngày nay một số nhà giảng thuyết tránh né sứ điệp của thánh Phaolô về Đức Kitô chịu đóng đinh và chỉ giảng về Tin mừng của vinh thắng và thành công. Một người có ḷng tin tưởng, theo họ, sẽ được Thiên Chúa ban thưởng ngay đời này với “muôn ơn lành”. (Những nhà giảng thuyết này c̣n thúc giục người ta bày tỏ đức tin của ḿnh bằng việc rộng tay bố thí). Chỉ những “người được kêu gọi” như thánh Phaolô nói, mới có thể nh́n thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong việc Đức Kitô bị đóng đinh. Những kẻ khác sẽ chỉ là “những kẻ ngoài cuộc” đối với mầu nhiệm – cố hiểu “sự điên rồ” của Thiên Chúa. Một người cần phải có con mắt của “người trong cuộc”. Người Kitô hữu gốc Hy Lạp ở Côrintô sẽ đánh giá cao sự hiểu biết và khả năng tư duy hợp lư để có thể đi đến một “kết luận khả dĩ”. Chẳng phải chúng ta cũng thế sao ? Nhưng đâu là sự hợp lư, khả dĩ và sự rơ ràng dễ hiểu nơi một Đấng Mêssia bị đóng đinh ? Thay v́ tin và tín thác vào một Thiên Chúa hợp lư và khả dĩ, qua thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô kêu gọi cộng đoàn nhận biết t́nh yêu Thiên Chúa ban tràn trề trên họ qua Đức Kitô và thôi thúc họ bắt chước t́nh yêu đó bằng cách yêu thương và phục vụ tha nhân. Sẽ không có chia rẽ trong cộng đoàn; không ai được đối xử thiên vị, nhưng tất cả mọi thành phần được sống và được đối xử như nhau. Một số (hay nhiều ?) tín hữu vẫn có xu hướng chỉ thấy Thiên Chúa nơi những thành công trong cuộc sống của họ: những đức con ngoan ngoăn và thành công; những công việc ổn định; chúng ta được tôn trọng ngoài xă hội; sức khỏe tốt và tuổi thọ,… Chúng ta bị cám dỗ cho rằng Thiên Chúa vắng bóng, thậm chí khó chịu với chúng ta, khi sự việc tan vỡ và cuộc sống của chúng ta ra như được hướng dẫn nhiều bởi những kẻ lừa hỉnh hơn là bởi Thiên Chúa yêu thương. Thời nay, khi chúng ta cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi, chúng ta bám vào thông điệp của thánh Phaolô rằng “sự điên rồ” của Thiên Chúa là khôn ngoan của chúng ta. Thực ra, Thiên Chúa hiện diện rơ ràng hơn khi Thiên Chúa ra như vắng mặt – giống như việc Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi Đức Kitô, ngay cả khi Người bị treo trên thập giá. Thánh Phaolô không hề ngây ngô, ngài biết thông điệp của ḿnh sẽ gây tranh căi đối với người Do Thái và Dân ngoại đương thời. Nhưng t́nh yêu tự hiến và rộng lượng Đức Giêsu tỏ bày cho chúng ta từ trên thánh giá có lố bịch và vô lư đối với thời của chúng ta hay không ? Tại sao người ta không từ bỏ ḿnh và không sẵn sàng chịu đựng v́ người khác ? Đâu là “phước lành” trong việc từ bỏ ḿnh ? Đâu là x́-căng-đan của thập giá đối với đôi tai của những người xưa và cả đối với chúng ta ngày nay ? Chúng ta gọi bài Tin mừng hôm nay là “thanh tẩy Đền Thờ”. Chúng ta cũng có vẻ dễ dàng phê phán việc bán buôn xem ra đă xâm chiếm nơi thờ phượng. Như những đứa trẻ nói khi lên án: “Sao lại gớm giếc thế này!” Hăy tưởng tượng những việc buôn bán diễn ra trong nơi thánh! Nhưng điều này không hoàn toàn chính xác với những ǵ đă xảy ra. Đền thờ tự nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ có sân bên ngoài. Chỉ một số tư tế nhất định mới được phép vào bên trong Đền thờ. Có những khoảng sân bên ngoài dành cho các tư tế, phụ nữ, đàn ông và dân ngoại. Có những nơi dành cho những dân hành hương Do Thái đạo đức có thể đổi tiền Rôma ra tiền Do Thái để mua súc vật làm của lễ (tiền Rôma bị cấm v́ khắc h́nh ảnh trên đó). Tŕnh thuật Tin mừng về việc thanh tẩy được đặt ở cuối các Tin mừng – trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Nhưng thánh Gioan đặt câu chuyện này ngay đầu Tin mừng của ḿnh và Đức Giêsu trích Thánh vịnh 69,10 như lư do cho hành động của ḿnh. “V́ nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. (các tác giả ít quan tâm đến chi tiết xếp theo tŕnh tự thời gian cho bằng ư nghĩa thần học của các biến cố được các ngài mô tả). Những kẻ chống đối Đức Giêsu muốn biết “dấu” nào Đức Giêsu sẽ cho họ thấy để minh giải cho hành vi của Người. Khi Người nói với họ: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi ; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại" th́ họ lại hiểu Người nói theo nghĩa đen. Làm thế nào trong 3 ngày mà Người có thể xây lại một Đền thờ đă được xây dựng trong suốt 46 năm ? Tác giả Tin mừng nói trực tiếp cho chúng ta biết “ Người đang nói đến chính thân thể Người”. Thánh Gioan cho ta biết việc quét sạch xảy ra vào dịp kễ Vượt Qua. (Sau này Gioan cũng nói đến cái chết của Đức Giêsu bằng thuật ngữ Vượt qua). V́ thế, người tin đối mặt với phần đầu Tin mừng với sự tập trung vào cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, chết và phục sinh. Những kẻ chống đối Đức Giêsu hiểu Người theo nghĩa đen khi Người nói vê việc phá hủy Đền Thờ và sống lại sau ba ngày. Nhưng người tin nh́n thấy một ư nghĩa khác. Đức Giêsu không nói đến đềnthờ dưới đất, nhưng là chính Người; kiểu diễn tả “trỗi dậy” cũng là kiểu nói mà thánh Gioan sử dụng để mô tả sự phục sinh của Đức Giêsu – ám chỉ niềm tin sau phục sinh. Bài Tin mừng hôm nay là một ví dụ của Đức Giêsu đấu tranh với các nhà lănh đạo tôn giáo, dù họ hiểu biết hơn những người khác, nhưng lại hiểu sai sứ vụ của Người. Cũng luôn có mối nguy hiểm và lịch sử được xác định, rằng tôn giáo có thể làm lu mờ hay giảm thiểu giá trị của chính nó. Khi tôi di chuyển đến những giáo xứ mà tôi giảng tĩnh tâm, tôi thường chú ư đến vẻ đẹp của những ngôi thánh đường tôi đến thăm. Thậm chí cái khiêm tốn nhất cũng cho thấy sự chăm sóc cẩn thận của cộng đoàn cũng như những nhóm người xây dựng và bảo tŕ chúng. Thánh Gioan không có ư công kích những cơ sở đó cũng như những thực hành tôn giáo của họ trong việc thanh tẩy Đền Thờ. Nhưng trong tất cả những thứ khác, ngài cảnh báo chúng ta hăy chọn thứ trên hết: sự hiến thân và tương quan của chúng ta với Thiên Chúa phải là ưu tiên nhất, chứ không phải thiết kế của ṭa nhà, hay những cấu trúc thực hành phụng vụ. Lm. Jude Siciliano, OP.
Thanh Tẩy Đền Thờ Xh 20,1-17; 1Cr 1,22-25; Ga 2,13-25
Kính thưa quư vị, Chúng ta quen đặt tiêu đề cho bài đọc trích sách Xuất Hành hôm nay. Thông thường tiêu đề ấy là “Mười Điều Răn”. Nhưng trong bản văn Hípri, các lời ấy không được gọi là “Những Điều Răn”, mà đơn thuần chỉ được biết đến như là “Mười Lời Truyền”. Liệu điều này có thay đổi cách thức chúng ta lắng nghe và đáp lại những lời ấy không? Những lời ấy không phải là các điều luật buộc hay các điều cấm kỵ, nhưng đúng hơn là những lời hướng dẫn con người hiểu biết ư định của Thiên Chúa. Những lời ấy cho chúng ta biết điều ǵ Thiên Chúa không ưa thích – cũng là điều chúng ta nên tuân giữ. “Mười Lời Truyền” hay ‘thập ngôn’, được cử hành trong khung cảnh phụng vụ như một canh tân giao ước với Thiên Chúa (Đnl 31,10). Thiên Chúa đă giải thoát Israel khỏi ách nô lệ và làm cho họ thành một dân thánh thiện. Về phía họ, dân Israel chấp thuận ư định của Thiên Chúa để trở thành một dân được lựa chọn và biểu hiện sự thánh thiện của họ, đồng thời tỏ bày ḷng cảm tạ, biết ơn Thiên Chúa, bằng việc sống một cuộc đời ngay chính. Mười Điều Răn không bao quát nhiều lănh vực trong cuộc sống hằng ngày; Mười Điều Răn không có tính toàn diện. Thay vào đó, Mười Điều Răn chú trọng đến những hành vi thích hợp trong những t́nh huống ngoại thường, như việc thờ ngẫu tượng, giết người và xâm hại tài sản. Chúng là một tia sáng dẫn dắt hành tŕnh cuộc đời chúng ta. V́ vậy, có một cách chuyển dịch khác, thay v́ dùng từ “Điều Răn” chúng ta dùng từ “Hướng dẫn” hay “Giáo huấn”. Những lời ấy mặc khải ư định của Thiên Chúa, “hướng dẫn” chúng ta sống mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Chúng ta không tuân giữ Mười Điều Răn để làm vui ḷng Thiên Chúa. Tuân giữ Mười Điều Răn để giúp chúng ta nhận biết đường hướng nào là tốt mà cuộc sống của chúng ta nên đi theo, ngơ hầu chúng ta sống đúng như dân thánh của Thiên Chúa. Ba Tin Mừng đầu tiên đều đặt biến cố “Tẩy uế Đền Thờ” vào giai đoạn cuối trong sứ vụ của Đức Giêsu. Nhưng Gioan lại đặt biến cố này vào giai đoạn đầu. Hiển nhiên các tác giả đă không quan tâm đến vấn đề tŕnh tự thời gian, nhưng có chủ ư thần học, muốn gởi đến chúng ta một ư nghĩa nào đó của tŕnh thuật. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Gioan diễn tả Đức Giêsu hoàn trọn niềm hy vọng đă được các ngôn sứ tiên báo từ xa xưa. Ngôn sứ Malakhi (3,14) và Dacaria (14,1-21) đă tiên đoán thời kỳ của Đấng Thiên Sai, lúc Thiên Chúa đi vào Đền Thờ “cách bất ngờ” để “thanh tẩy và dọn sạch”. Gioan xây dựng phần c̣n lại của tŕnh thuật. Sứ vụ của Đức Giêsu sẽ lật ngược các lề luật tôn giáo và loại trừ ḷng tham lam, thói đạo đức giả, thói nệ luật trong các thực hành tôn giáo. Đức Giêsu sẽ thiết lập một Đền Thờ mới và thánh thiện – Đền Thờ thân thể của Người – nơi Thiên Chúa và nhân loại sẽ bắt đầu một tương quan mới.
Khung cảnh diễn ra biến cố là ở sân ngoài Đền Thờ, khu vực dành cho dân ngoại. Đó là nơi rất nhiều thú vật được buôn bán trong dịp đại lễ Vượt Qua cho khách hành hương, những người từ xa đến. Những kẻ đổi tiền sẽ đổi các đồng ngoại tệ lấy đồng tiền dùng trong Đền Thờ. Họ thường ăn gian dân chúng khi đổi tiền. Một cách tinh tế, Gioan diễn tả Đức Giêsu có một thái độ ôn ḥa hơn đối với những người buôn bán bồ câu, vốn là những của lễ dành cho người nghèo. Có lẽ Đức Giêsu nhớ lại cha mẹ của Người chỉ mua nổi cặp bồ câu khi hai ông bà lên Đền Thờ tiến dâng của lễ. Các ngôn sứ như Giêrêmia và Dacaria cảnh báo về nạn tham nhũng trong Đền Thờ. Họ mường tượng một Đền Thờ thanh sạch, lư tưởng, nơi không có các cuộc thương mại, buôn bán. Đền Thờ thanh sạch này sẽ mở ra cho muôn dân. Ngay trước đoạn văn Tin Mừng này, Đức Giêsu đă thay nước thành rượu trong bữa tiệc tại Cana. Giờ đây, Đức Giêsu đang thay thế Đền Thờ bằng chính Người. Dân sẽ đi đến nơi nào để được Thiên Chúa tiếp đón ân cần, nồng hậu? Đối với Đức Giêsu, thân thể Phục Sinh của Người sẽ là Đền Thờ mới đó. Sau này, Đức Giêsu sẽ nói với người phụ nữ Samaritanô (Ga 4) rằng việc thờ phượng Thiên Chúa đích thực th́ không ở nơi này hay nơi kia, nhưng trong “thần khí và sự thật”. Con đường thờ phượng đích thực này sẽ được mở ra nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Các chức sắc tôn giáo muốn một “dấu lạ” chứng tỏ cho những điều Đức Giêsu đang làm và đang nói. Các phép lạ trong Tin Mừng Gioan là các dấu lạ, nghĩa là chúng mặc khải vinh quang của Đức Giêsu và chỉ ra rằng Người đến từ Thiên Chúa. Các dấu lạ có thể mơ hồ: chúng có thể thúc đẩy đức tin chân thật, nhưng cũng có thể tŕnh bày Đức Giêsu chỉ đơn thuần là một người hay làm những điều lạ thường. Đấy là một câu trả lời không xứng hợp với con người đích thực của Đức Giêsu – Đấng mặc khải về Thiên Chúa. Sau này, Đức Giêsu sẽ nói về các dấu lạ mà Người thực hiện trước các môn đệ, rằng “phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Đức Giêsu chán ngán những người dâng hiến bản thân cho Người chỉ v́ những phép lạ Người thực hiện. Họ không thể là những người môn đệ trung thành, đặc biệt khi các dấu lạ phi thường không c̣n, và cái chết của Người xảy đến. Đức Giêsu vốn không loại trừ việc tôn kính và thờ phượng. Chúng ta là một nhà thờ thánh thiêng, nhưng chúng ta cần có Người thanh tẩy việc thờ phượng của chúng ta. Sau này trong Tin Mừng, một lần nữa Đức Giêsu sẽ bị đ̣i hỏi đưa ra dấu lạ và Người sẽ trao ban chính ḿnh làm bánh hằng sống, làm lương thực mà qua đó chúng ta dự phần vào sự Phục Sinh của Người (Ga 6,30). Khi ăn Ḿnh và uống Máu Thánh Chúa, chúng ta nhận thấy nhu cầu cần được thứ tha và thanh tẩy, mà thân xác Phục Sinh của Đức Giêsu mang lại cho chúng ta. Chúa Phục Sinh đi vào trong đời sống chúng ta, tha thứ tội lỗi, tẩy sạch chúng ta, ngơ hầu chúng ta có thể thờ phượng Thiên Chúa cách xứng hợp. Chúng ta trở nên một Đền Thờ đă được thanh tẩy. Nhờ Đức Giêsu, “Ngôi Đền Thờ Phục Sinh” trong ba ngày, chúng ta được ban ơn tha thứ và được giải thoát. Chúng ta không đón nhận những ơn ấy bởi đă tuân giữ mọi nghi lễ một cách chi tiết và hoàn hảo, nhưng nhờ ân huệ chúng ta đă đón nhận nơi Đức Kitô. Trong biến cố này, Đức Giêsu không chỉ đơn thuần đánh đuổi những kẻ buôn bán và tẩy sạch Đền Thờ. Gioan nói với chúng ta rằng đấy là thời gian chuẩn bị lễ Vượt Qua. Thêm nữa, lễ vật Vượt Qua hoàn hảo hơn đă được chuẩn bị và cái chết của Đức Giêsu sẽ thay thế cho mọi hy lễ trước đây đă được dâng hiến trong nhà Thiên Chúa. Hành động giận dữ của Đức Giêsu có thể khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Có người đă diễn tả Đức Giêsu xuất hiện trong câu truyện Tin Mừng hôm nay như một “Đức Giêsu lực lưỡng, đầy cơ bắp.” Đôi khi những h́nh ảnh nhẹ nhàng về Đức Giêsu lại khiến Người trở nên quá nhu ḿ, yếu nhược. Nhưng câu truyện Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy làm thế nào một Đức Giêsu mạnh bạo và bị coi như tội phạm có thể làm xáo trộn những thực hành tôn giáo tỉ mỉ của hội đồng Đền Thờ và khiến cho người La Mă bắt đầu nghi vấn về vị ngôn sứ ngỗ ngược từ phương Bắc này. Đức Giêsu mà chúng ta đă nghe biết cách đây vài tuần đă giơ tay chạm vào bệnh nhân phong hủi, cũng chính là người đă chiến đấu chống lại Satan trong hoang địa và đă chiến thắng. Đấy cũng là Đức Giêsu, Đấng sẽ chấp nhận vác lấy thập giá của ḿnh với cùng một ḷng nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa, như Người tỏ cho chúng ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Có lẽ ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp một “Đức Giêsu lực lưỡng”. Ngoài những hành động không ngay chính của các thương nhân buôn bán ở Đền Thờ, điều ǵ đă khiến Đức Giêsu giận dữ? Có lẽ, đó là chuyện Đền Thờ không mở ra cách công bằng với tất cả mọi người. Những đồng xu của người ngoại quốc có ǵ sai trái chăng? Tại sao những người ngoại quốc và đồng tiền của họ lại không thể tán dương Thiên Chúa trong cùng một cách thức như dân Do Thái bản xứ vẫn làm? Chẳng lẽ điều đó lại không thách thức một sự mở rộng và thân thiện trong các nơi thờ phượng của chúng ta hôm nay sao? Có lẽ chúng ta thiếu “ḷng nhiệt thành” với Đền Thờ riêng của ḿnh, với ngôi nhà thờ của giáo xứ, và chúng ta tham dự việc thờ phượng trong Đền Thờ đơn thuần chỉ để đón nhận mà thôi. Liệu chúng ta có suy nghĩ xem làm thế nào để phục vụ và cổ vơ Tin Mừng thông qua những công việc như thừa tác viên tại bàn thờ, những người đại diện của “Đền Thờ” trong cộng đoàn? Theo những ân huệ mà chúng ta lănh nhận, chúng ta nên làm thế nào để xây dựng “ngôi nhà cầu nguyện” của chúng ta thành một nơi chào đón tất cả mọi dân tộc, đúng như Đức Giêsu nhiệt thành vẫn hằng mong ước.
| |