CHÚA NHẬT II MÙA CHAY B An Phong op : Biến H́nh Tâm Linh Như Hạ op : Ánh Sáng Cuối Đường Hầm Fr. Jude Siciliano, op : Lều Giữa Thế Gian Và Lều Nội Tâm Fr. Jude Siciliano, op. : Hăy mặc lấy con người mới Fr. Jude Siciliano, op : Lạy Chúa Này Con Đây G. Nguyễn Cao Luật op : Huy Hoàng Nhưng Thân T́nh Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Biến h́nh Lời Chúa Và Thánh Thể : Hăy Vâng Nghe Lời Người Phêrô Hà Anh Tiến op : Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người Fr Jude Siciliano, op : Hăy vâng nghe Lời Người Fr Jude Siciliano. op: Cuộc lữ hành đức tin
Biến
H́nh Tâm Linh Tin mừng hôm nay tường thuật cuộc biến h́nh của Đức Giêsu trên núi Tabo, trước sự hiện diện của ông Phêrô, Giacôbê và Gioan; đồng thời có Môsê và Ê-lia làm chứng (Môsê được coi là đại diện cho Luật và Ê-lia là đại diện cho các ngôn sứ; Luật và các ngôn sứ là hai thế giá hàng đầu trong Cựu ước). Những biểu tượng như núi, lều, mây... gợi lên khung cảnh Si-nai thời Cựu ước. Như thế, cả tŕnh thuật muốn phác họa Đức Giêsu chính là "Môsê mới". * Trong cuộc Biến H́nh, Đức Giêsu tỏ ḿnh là Thiên Chúa, là Người Con được Cha yêu thương. Nói khác, cuộc biến h́nh chính là việc tỏ hiện vinh quang Thiên Chúa trong Đức Giêsu, đặc biệt trong cuộc tử nạn của Người. Đó chính là câu trả lời của Thiên Chúa Cha về cách thức Ngài muốn thực hiện Ơn Cứu Độ nơi Người Con Yêu Dấu. Cuộc biến h́nh cũng chính là ư nghĩa cuộc khổ nạn được nh́n dưới ánh sáng Đức Tin. Thật vậy, trước cuộc biến h́nh ít ngày, Đức Giêsu đă loan báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn của ḿnh. Người hoàn toàn ư thức ḿnh đang tiến đến cái chết. Người chấp nhận điều đó để hoàn thành Thánh Ư Cha và để thực hiện Ơn Cứu Độ nhân loại. Như thế, cuộc Biến H́nh giúp chúng ta sống Mùa Chay; biết đối diện với những gian lao của cuộc sống trong tinh thần "Vâng ư Cha dưới đất cũng như trên trời". * Đức Giêsu biến h́nh khi Người đang cầu nguyện; các vị thánh cũng thế, các ngài nhận ra Thánh Ư Chúa nhờ đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ, là sống mối tương giao với Thiên Chúa. Đời sống Kitô giáo là một cuộc cầu nguyện miên trường để tạ ơn, chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa; xin Ngài tha thứ tội lỗi và cầu ơn phúc cho ḿnh cũng như cho nhân loại. Nhờ đời sống cầu nguyện, con người mới có thể nh́n nhận Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối duy nhất cứu độ nhân loại, Ngài vẫn hiện diện, dẫn dắt và hành động trong đời ta. Khi đó, Thiên Chúa đang từng ngày thực hiện cuộc biến h́nh tâm linh nơi mỗi người. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để giúp chúng ta cầu nguyện tích cực hơn, hướng tâm hồn về Thiên Chúa nhiều hơn; đồng thời xin Ngài thực hiện cuộc biến h́nh tâm linh trong đời ta.
Lạy Thiên Chúa, Chúa chúng con,
Xin mở rộng tâm trí,
...V́ chính Chúa mới ban cho
cuộc sống chúng con
ÁNH SÁNG
CUỐI ĐƯỜNG HẦM Với tốc độ 300.000 cây số một giây, ánh sáng có thể bay nhanh tới những miền xa thẳm trong chớp mắt. Không vật nào có thể di chuyển nhanh như thế. Nhờ ánh sáng Chúa biến h́nh hôm nay, ba môn đệ cũng phóng tầm nh́n rất xa, xa tới tận bản tính Thiên Chúa. Chính v́ thế, các ông đă xác định được hướng sống và t́m được nền tảng của niềm hi vọng cho cuộc đời. Trong ánh sáng thần kỳ, Đức Giêsu đă mạc khải tất cả sự thật về Người. Sứ mệnh Người hiện rơ từng nét. Chúng ta t́m về ánh sáng đó để cùng các môn đệ ngất ngây chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt vời của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa và là Đấng cứu độ muôn dân. ÁNH SÁNG THẦN KỲ Nếu không được chứng kiến ánh sáng thần kỳ trên núi, các môn đệ măi măi sống trong giằng co bất tận giữa thực tế và mộng tưởng. Giấc mơ Thiên sai vẫn đẹp như ngày nào. Thiên sai phải là một anh hùng cái thế thực hiện tất cả những giấc mộng bá chủ của dân tộc Do thái. Thực tế Thày lại tiên báo về một Thiên sai đau khổ và bị những nhà lănh đạo dân chúng tiêu diệt khỏi mặt đất (Mt 16:21; Lc 9:22; Mc 8:31). Lời Thày như dẫn các môn đệ vào con đường hầm dầy đặc bóng tối. Nhưng đă đến lúc ánh sáng lóe lên ở cuối đường hầm. Đức Giêsu muốn lôi các môn đệ ra khỏi cảnh hoang mang đó. Người phải củng cố niềm tin các môn đệ. Nếu không, các ông sẽ mất hẳn chiếc phao và sẽ trôi dạt đến một chân trời vô định. Cả sự nghiệp Thày tṛ sẽ tan tành ra mây khói. Bởi vậy Thày quyết định dẫn ba môn đệ thân tín nhất lên núi để t́m một điểm mốc cho tương lai. Núi là nơi lư tưởng để Thày tṛ cầu nguyện. Nhưng lần này khác hẳn. "Núi là nơi thường chứng kiến những mạc khải siêu nhiên và những cuộc thần hiển" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:615). Sau khi đă leo tới đỉnh núi, "Người biến đổi h́nh dạng trươc mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy." (Mc 9:3) Đức Giêsu đă xuất hiện nguyên h́nh. Thân xác không cản nổi luồng sáng từ thiên tính Người. Niềm tin các môn đệ bừng dậy. Có lẽ trong niềm tin Phật tử, Đức Phật cũng tỏa ra một thứ hào quang tương tự khi chứng ngộ, thành đạo dưới gốc cây bồ đề ( ?). Bởi vậy nói theo kinh nhà Phật, trong cuộc biến h́nh hôm nay, Đức Giêsu cũng đă thành con đường dẫn các môn đệ thoát khỏi bến mê và trở về nhà Cha an toàn. Trong ánh sáng biến h́nh, các môn đệ sẽ hiểu được lời Đức Giêsu hứa về "Triều Đại Thiên Chúa đầy uy lực" (Mc 9:1) và xác tín "Thày là Đức Kitô" (Mc 8:30). Nói cách khác, Thày tự mạc khải là Đấng quyền năng có sứ mạng cứu nhân độ thế. Trong địa vị và vai tṛ lớn lao đó, Thày xứng đáng là vị lănh đạo muôn dân vào Đất Hứa. Thày xuất hiện để lời các tiên tri trở thành hiện thực. Chính v́ thế hai ông Môsê và Êlia đă xuất hiện để củng cố và chiếu sáng niềm tin các môn đệ vào sứ mạng của Thày. Đúng hơn, hai ông là cái nền đánh bóng dung nhan Đức Giêsu. CHÂN TƯỚNG VỊ THIÊN SAI Nhưng trên hết, chính lúc các ông ngây ngất về dung nhan Thày trổi vượt hơn các ông Môsê và Êlia, th́ "có một đám mây bao phủ các ông" (Mc 9:7). Mây là biểu tượng Thiên Chúa hiện diện. Phải được nhắc lên đám mây, các ông mới nghe được tiếng Chúa Cha : "Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người" (Mc 9:7). Lời tŕu mến chừng nào ! Tất cả cơ nghiệp Chúa Cha là Đức Giêsu ! Nhưng cơ nghiệp ấy Chúa Cha đă không ngần ngại hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. H́nh ảnh Abraham sẵn sàng sát tế Isaac chỉ diễn tả phần nào tấm ḷng hi sinh cao cả của Thiên Chúa đối với con người. Abraham chỉ bị thử thách, chứ không sát tế người con yêu quí. Trái lại, "đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đă trao nộp v́ hết thảy chúng ta" (Rm 8:32). Thiên Chúa Cha quí trọng mạng sống Con Cha tới mức nào. Vậy mà Người đă hi sinh mạng sống ấy cho chúng ta (Disciples in Mission [Homily Guide, Lent Cycle B] 1999:10). "Thiên Chúa đă trả giá đắt mà chuộc lấy anh em" (1 Cr 6:20). "Tiếng trong đám mây làm liên tưởng tới vị tiên tri trong Đệ Nhị Luật (18:15) sẽ được lắng nghe vào những ngày sau hết" (Faley 1994:231). Đám mây và Lời Chúa Cha chứng minh rơ ràng tự bản tính Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. C̣n ai xứng đáng cho các môn đệ nghe lời hơn không ? Vậy mà từ xưa tới nay, các ông vẫn hoang mang v́ dư luận ! Bởi vậy từ nay, dù Thày có nói những điều trái tai gai mắt, các môn đệ cũng phải chấp nhận. Sự thật vẫn là sự thật. Thày không sợ sự thật. Thày muốn môn đệ cũng phải đối diện với sự thật. V́ "sự thật sẽ giải phóng các ông" (Ga 8:32). Thấy cảnh Đức Giêsu biến h́nh, Phêrô cảm thấy lúng túng. "Ông không biết phải nói ǵ, v́ các ông kinh hoàng" (Mc 9:6). Một kinh nghiệm khó quên. Một cảm nghiệm thần bí tuyệt vời. Tuyệt vời đến nỗi ông muốn kéo dài măi cảnh thần tiên đó. Đề nghị dựng ba lều chỉ là một cách nói lên điều ông không biết diễn tả làm sao nỗi vui sướng ngây ngất. Nhưng Đức Giêsu không muốn các môn đệ "ngủ quên trên chiến thắng". Ngay trên núi, sau khi chứng kiến cảnh Thày biến h́nh, các ông đă bị trả về thực tế. "Các ông chợt nh́n quanh, th́ không thấy ai nữa, chỉ c̣n Đức Giêsu với các ông mà thôi" (Mc 9:8). Thực tế trơ ra đó. Nhưng thực tế không phải chỉ có thế. Các ông lại phải tiếp tục nghe những điều nhức nhối tâm can phát ra từ miệng Thày. Thày tṛ rủ nhau xuống núi. Thày tiếp tục quả quyết về số phận không thể tránh : "Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê." (Mc 9:12) Lúc này có lẽ các ông đă sẵn sàng nghe Đức Giêsu hơn, v́ ai có thể tẩy mờ h́nh ảnh Thày biến h́nh khỏi tâm trí các ông ? Làm sao các ông quên được lời phán từ đám mây : "Hăy vâng nghe lời Người". Nghe lời Người để t́m đến sự sống, chứ không phải cái chết. Đúng hơn, niềm hi vọng sẽ bừng dậy khi "Con Người từ cơi chết sống lại." (Mc 9:9) Đó mới là điều ám ảnh tâm trí các ông suốt đời. Đức Giêsu Phục sinh sẽ là câu trả lời đích xác, dẹp yên mọi xôn xao trong ḷng các ông từ trước tới nay. Từ đây giấc mộng Thiên sai bá chủ sẽ nhường bước cho niềm hi vọng Phục sinh lớn lao đó. Ánh sáng biến h́nh chỉ là bóng mờ so với ánh sáng Phục sinh. Nhưng không chứng kiến hay cảm nghiệm được ánh sáng biến h́nh, người ta có thể ngộ nhận về sứ mệnh thiên sai của Đức Giêsu. Đó là lư do tại sao "Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người từ cơi chết sống lại." (Mc 9:9) Trong ánh sáng Phục sinh, các môn đệ mới nhận thấy rơ ràng "nơi Đức Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa đă can thiệp để cứu độ dân Người." (Fisichella 1995:669) Người chính là vị Thiên sai đến thực hiện tất cả những lời Thiên Chúa hứa giải thoát nhân loại. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, nhân loại vẫn c̣n sống trong những đường hầm chật chội, tăm tối. Sự dữ và bất công c̣n hiện diện khắp nơi. Chính v́ thế người Kitô hữu vẫn chưa thể nghỉ yên. "Sứ mệnh Thiên sai vẫn c̣n đó như mời gọi dân thiên sai thực hiện cuộc giải thoát toàn vẹn và sau cùng. Biến cố huyền nhiệm Phục sinh chắc chắn đă mang lại ơn cứu độ. Biến cố đó không chuẩn chước, nhưng đúng hơn thúc ép chúng ta phải trở nên khí cụ thực hiện công b́nh và từ bi ở bất cứ nơi đâu sự dữ c̣n hoành hành"(Fisichella 1995:669). Nhờ đó, ḥa b́nh sẽ là dấu chỉ rơ nhất của Thiên Chúa t́nh yêu giữa một xă hội đầy bạo động và sa đọa này. Hi vọng không phải lóe lên ở cuối đường hầm, nhưng chiếu toả mănh liệt trên đỉnh núi. Hôm nay sau khi chiêm ngưỡng dung nhan Đức Giêsu, các môn đệ đă nhận thấy "sức mạnh duy nhất của Thiên Chúa là sức mạnh t́nh yêu, t́nh yêu toàn năng" (TGM Angelo Comastri : Zenit 12/3/2003) làm hoạt động mănh liệt trong tâm hồn con người và trong toàn thể vũ trụ.
Lều Giữa
Thế Gian Và Lều Nội Tâm Thưa quư vị. Khi nghe tác giả Tin mừng kể: "Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ" như thánh Marcô làm hôm nay, chúng ta liền liên tưởng đến một điều mặc khải đặc biệt dành cho các ông. Những lần khác thánh Marcô nhắc tới là đoạn 4 câu 34, đoạn 13 câu 3. Tuy nhiên, chúng ta không hiểu chính xác Chúa đă mặc khải điều ǵ trong ngày hôm nay, bởi lẽ cứ như mạch văn th́ chẳng biết câu truyện biến h́nh xảy ra ở đâu và lúc nào. "Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo ḿnh… tới một ngọn núi cao". Một vài nhà chú giải cho là câu truyện xảy ra sau khi Ngài chỗi dậy từ cơi chết. Thánh Marcô đặt lên sớm hơn để giúp đỡ độc giả nhận ra ư nghĩa thâm sâu những điều Chúa dậy và thực hiện trong sứ vụ rao giảng của Ngài. Lư do, cụm từ "sáu ngày sau" thường được hiểu là sau cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Câu truyện biến đổi h́nh dạng cũng có nhiệm vụ giúp đỡ độc giả định giá lại cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trong ánh sáng phục sinh, bởi lẽ chính Chúa Giêsu cũng đă nói đến biến cố đó khi các ngài từ trên núi đi xuống, trở về với cuộc sống bận rộn thường nhật. "Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cơi chết sống lại". Phúc âm nhấn mạnh sự xuất hiện của Êlia và Môsê. Nhưng tại sao lại hai ông mà không phải các nhân vật Thánh kinh khác ? Ví dụ như Abraham và Sara, hai tổ phụ vĩ đại của đức tin ? Họ chẳng thích hợp cho bối cảnh hay sao ? C̣n vua Đavit ? Ông vua danh tiếng của đạo Do thái, đứng làm biểu tượng cho rất nhiều giá trị đạo, đời ? Ông vua dũng mănh nhất trong lịch sử, đứng đối lập với vai tṛ người tôi tớ đau khổ của Giavê, tức Đức Giêsu, không thích hợp lắm sao ? Thực tế th́ chúng ta chỉ có Êlia và Môsê với ư nghĩa thần học vững vàng. Theo quan niệm Do thái, Êlia phải đến trước dọn đường cho Đấng Messia, tức Đấng Thiên Sai. Êlia là một ngôn sứ lớn. Như vậy, sự hiện diện của ông gợi lên ước vọng thiên sai của dân tộc Do thái, đồng thời giữ vai tṛ người tôi tớ trung tín của sách Isaia. Chúa Giêsu vừa là Đấng Thiên Sai, vừa là tôi trung của Giavê Thiên Chúa. Nhân vật Môsê đă đưa Israel thoát khỏi kiếp sống nô lệ ở Ai-cập, Chúa Giêsu cũng sẽ thực hiện công việc như thế, nhưng rộng lớn hơn, không phải cho một dân tộc, mà là toàn thể loài người khỏi ṿng ḱm kẹp của tội lỗi. Điều quan trọng là cả hai Môsê và Êlia đều phai mờ vào trong đám mây, c̣n lại một ḿnh Chúa Giêsu trước mặt các tông đồ. Bây giờ họ chẳng c̣n phải nh́n vào ai nữa ngoài Chúa Giêsu. Đây là bài học cho các tín hữu. Chúng ta nh́n vào đâu để t́m ra tiếng nói ngôn sứ và sự cứu thoát khỏi tội lỗi ? Chính là vào Chúa Giêsu biến h́nh ! Một ư tưởng khác về Đấng Thiên Sai nằm ở ước vọng của thánh Phêrô làm ba lều tưởng niệm giây phút hiển dung. Khi tôi c̣n là một đứa trẻ sống ở Brooklyn, New York, Mỹ, gần những người bạn Do thái láng giềng. Để cử hành lễ Sukkoth (lễ lều trại), họ làm những chiếc lều bằng gỗ trên các cổng ra vào hay trong các sân sau nhà. Đây là dịp lễ truyền thống để tạ ơn Thiên Chúa sau mùa gặt hái. Chuyển ư sang cho chúng ta là Bí tích Thánh thể, Hội thánh cũng gọi là "tạ ơn", tiếng Latinh là Eucharistia. Chúa Giêsu là mùa màng bội thu của mọi tín hữu. Bánh rượu là những hoa màu ruộng đất, cộng với lao động của con người thành lễ vật chúng ta dâng tiến Thiên Chúa làm lễ tạ ơn. Như thế, trong Đức Kitô chúng ta nhận ra được đầy đủ những ơn huệ thượng đế ban cho loài người. Trong bài đọc thứ hai thánh Phaolô quả quyết : "Một khi đă ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta sao ?". Vậy, ơn cứu độ là ơn nhưng không thượng đế ban qua Chúa Giêsu, và chúng ta được tự do vào thiên đàng miễn là theo đúng con đường Đức Kitô đă chỉ vẽ. Ba "lều" thánh Phêrô đề nghị c̣n gợi nhớ lại con đường gập ghềnh dân Do thái phải trải qua trong sa mạc để đến đất hứa. Con đường này chính Thiên Chúa đă chọn và dẫn đưa họ đến bến bờ tự do. Bao nhiêu gian khổ, nhọc nhằn đến nỗi Thiên Chúa đă tự mạc khải ḿnh để củng cố Đức tin cho họ. Dầu vậy, họ vẫn phản bội, thất bại trong nếp sống đạo đức của cả một dân tộc, kêu ca, bái lạy tà thần, nhát đảm, nhiều lần nổi dậy chống lại Moisen, chống lại Đức Chúa của ḿnh. Đó cũng là h́nh ảnh của chúng ta, của Hội thánh hữu h́nh hôm nay. Chúng ta cũng cần dừng lại trong "lều" nội tâm để nh́n lại tư cách sống trước Thánh thể, lễ tạ ơn của mỗi người. Một mặt để cử hành, tưởng niệm ḷng trung tín của Đức Chúa Trời, mặt khác để chúng ta đủ can đảm bỏ ngọn núi diễm phúc, trở về với đời sống thánh hiến như của Chúa Giêsu, hoạt động giữa đồng bào, đồng loại, thi thố từ bi bác ái, giúp đỡ tha nhân, làm chứng cho một Thiên Chúa tốt lành, rộng lượng. Chẳng phải tiền bạc là thứ duy nhất chúng ta buộc cho đi, c̣n nhiều cái khác nữa như ḷng nhân ái, thông cảm, tính hoà đồng, hy vọng, tha thứ… và nhất là sự thật. Bởi sự thật sẽ giải phóng và cứu rỗi nhân loại. Sở dĩ c̣n chiến tranh, thiếu vắng hoà b́nh là bởi v́ nhân loại chưa có sự thật, c̣n nghi ngờ lẫn nhau, cho nên c̣n hận thù, ghen ghét. Sự đe doạ nổ ra chiến cuộc ở Iraq là một bằng chứng rất cụ thể. Đối với người tín hữu, không có lâu đài vĩnh viễn, không có "hồng lâu mộng" trên đỉnh núi Tabor. Họ phải dựng "lều" khắp thế gian để rao truyền ḷng Chúa xót thương. Phêrô đă lầm, bởi ông ích kỷ, muốn "định chế hoá" những ǵ ông được xem thấy trên ngọn núi cao. Nhưng Chúa Giêsu dẫn ông xuống núi và không cho tiết lộ hạnh phúc tương lai, phải trở về với những khó khăn, nhọc nhằn thường nhật giữa các môn đệ khác, anh em, đồng bào của ḿnh. Đây là điểm hết sức quan trọng chúng ta phải ghi nhớ: Chia sẻ hạnh phúc với người khác trong gian khổ, bất hạnh và gian truân. Không đứng trên nơi cao nh́n xuống đồng loại đang quằn quại trong đau thương. Khuynh hướng chung hiện thời là giống kư lục, biệt phái thuở xưa, "định chế hoá" đức tin bằng những ngôi nhà thờ kiên cố, huy hoàng, rồi ngày ngày lui tới tận hưởng an toàn, ấm cúng. Trong khi đáng lư phải quan tâm đến những nơi khác cần thiết hơn. Tôi biết ở một giáo xứ kia, người ta tối thiểu hoá ngân sách giúp đỡ người nghèo để có tiền tân trang ngôi nhà nguyện Thánh thể. Đúng không thưa quí vị ? Câu trả lời hợp lư là không đúng. Tuy nhiên, đại loại là vẫn như thế cả, v́ danh dự cá nhân. Sở dĩ Chúa cấm các môn đệ không được tiết lộ biến cố huy hoàng mà họ vừa được mục kích, là v́ họ chưa hiểu hoàn toàn đầy đủ ư nghĩa cuộc đời của Ngài. Ngài c̣n phải trải qua chống đối, đau khổ, nhục nhă và cái chết. Chỉ khi nào họ chứng kiến Ngài sống lại và lên trời, lúc ấy mới thấy được toàn bộ ư nghĩa sự hiện diện của Ngài giữa họ, giữa dân tộc Do thái và loài người. Đến đây tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm mà tôi vừa trải qua trong gia đ́nh. Sớm muộn quí vị cũng có dịp tiếp cận với nó. Được tin cấp báo, tôi trở về Brooklyn. Cha tôi 96 tuổi đang hấp hối. Khi c̣n khoẻ mạnh cụ luôn có thái độ lạc quan, yêu đời. Cụ làm nghề đưa thơ, là nguồn vui hàng ngày cho gia đ́nh và hàng xóm láng giềng. Bất cứ cái ǵ cụ cũng là niềm vui cả. Ngày lễ, Chúa nhật, thức ăn, đồ uống, quần áo, chó mèo, gà vịt, những cuộc đi dă ngoại xa gần… Chúng tôi cứ nh́n cụ mà vui đùa. Bỗng nhiên cụ bị bạo bệnh, nằm liệt, bất động trên giường, vật lộn để thở và thiếp ngủ suốt ngày. Bây giờ cụ gầy ốm trông thấy, h́nh hài cụ đang phai mờ dần. Trông thấy cụ tôi lại được yên ủi bởi nhớ đến câu truyện Chúa Giêsu biến đổi h́nh dạng. Hôm qua chúng tôi đă xức dầu bệnh nhân cho cụ. Cụ vui vẻ hẳn, cứ gọi con cháu đến mà khoe, khoe cái cuộc đời theo Chúa của cụ. Ngày mai cụ sẽ được biến h́nh với Chúa, tôi hy vọng như vậy, không phải nhất thời mà vĩnh viễn. Một ngày nào đó chúng ta sẽ được chia sẻ biến cố đó với cụ, vui như cụ. Câu truyện gia đ́nh tôi là vậy, tôi tin chắc nó cũng là câu truyện của mọi gia đ́nh trong xứ đạo. Chính xác th́ biến cố hiển dung giữ vai tṛ nào trong cuộc sống của Chúa Giêsu ? Chắc chắn Ngài không thường xuyên biến đổi h́nh dạng. Điệu bộ Ngài vẫn là một bác thợ mộc nghèo khổ làng Nazareth, bỏ nghề đi lang thang với một nhóm người hiếu kỳ theo sau. Quần áo Ngài vẫn chẳng khi nào nên "trắng như tuyết". Nhưng sự biến h́nh của Ngài liên tục xảy ra trong lời giảng dạy và công việc Ngài làm. Nó biến đổi thiên hạ nên tốt, nên bạn hữu với Đức Chúa Trời: Kẻ có tội ăn năn thống hối, người nghèo khổ, quân vô lại được mời vào bàn tiệc hoàng gia. Người tứ thế cô thân được trao quyền bính nước trời. Đàn bà, con nít (thời đó bị khinh bỉ) được tôn lên hàng khanh tướng. Hạng khố rách áo ôm được phong làm vua chúa, mặc cẩm bào rực rỡ. Người quyền thế, kẻ giàu sang bán hết gia tài phân phát cho người nghèo hèn, trở thành những môn đệ nhân từ, đạo hạnh. Người ốm đau được ban sức khỏe, què quặt đi được, người câm nói được, người mù xem thấy ánh sáng Chúa phục sinh, nhảy nhót như nai rừng. Ngày nay, ơn hiển dung của Chúa Giêsu vẫn c̣n chiếu toả trên Giáo hội và thế giới. Chúng ta không thể chối căi chân lư này. Nó là một điều lương tâm phải tin nhận. Nhưng nó biến đổi chúng ta ra sao ? Liệu nó có đủ sức mạnh tẩy năo chúng ta từ những tư tưởng bè phái, khép kín, giai cấp, đặc quyền, đặc lợi, loại trừ, xa lạ thành những con người yêu thương, nhân ái, cởi mở, chấp nhận người khác như anh chị em ḿnh ? Liệu nó có khả năng thúc giục chúng ta nh́n Giáo hội như những dân cư "lều trại" cùng đồng hành với nhau vượt sa mạc hơn là các công nhân xây dựng đền đài ? Liệu chúng ta có đủ can đảm luôn đeo băng "WWJD" và nh́n thấy nhu cầu chung quanh để hy sinh cứu giúp ? (WWJD = what would Jesus do ? = Chúa Giêsu làm ǵ trong hoàn cảnh này ?). Chúng ta thành thật kêu xin Chúa Thánh thể hôm nay để ơn hiển dung của Ngài thực sự biến đổi chúng ta, toàn giáo xứ, thành những con người tốt, bạn của Thiên Chúa. Xin thánh nhan Ngài chiếu toả hơn nữa trên tâm hồn các tín hữu, để qua họ, thiên hạ nhận ra ḷng Thiên Chúa tốt lành. Tội lỗi đến mấy đi nữa th́ cũng được vào sống trong Nước Ngài. Chúa Kitô đă phục sinh và chúng ta đă được nghe toàn thể câu truyện. Ơn hiển dung của Ngài không phải là "tia chớp từ đáy chảo", "thỏi vàng của đứa điên rồ, phỉnh gạt". Tuy nó không luôn luôn sáng chói, dễ nhận ra. Nhưng măi măi là chân thật. Nếu chúng ta cất công nh́n kỹ hơn vào muôn vàn h́nh thức nguỵ trang của nó, trên những mảnh đời bất hạnh, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra nó có mặt ở đấy từ lâu. Ngài cũng hiện diện và biến đổi chúng ta khi vâng lời Ngài, chúng ta tha thứ cho nhau, ôm hôn nhau trong b́nh an và nhất là rước lễ sốt sắng. Giống như các tông đồ, Ngài cũng dẫn đưa chúng ta đi riêng ra một chỗ, chỉ ḿnh Ngài với chúng ta, khi cử hành Phụng vụ Thánh lễ. Rồi trở lại đời sống thường nhật, chúng ta sẽ cũng lại thấy Ngài tàng h́nh khéo léo trong muôn ngàn trạng thái thần linh. Amen.
Hăy mặc lấy con người mới Thưa quí vị. Mùa chay kêu gọi mọi người ư thức về tội lỗi riêng, tội lỗi xă hội, tôi lỗi thế giới, trong các tổ chức chính trị, tôn giáo, thương mại, văn hoá, ư thức hệ. Những tổ chức mang nặng màu trần tục, tham lam, ích kỷ. Ảnh hưởng của bàn tay Satan và sự hư hỏng của bản tính loài người. Làm thế nào thoát khỏi những ảnh hưởng xấu xa ấy ? Biến đổi h́nh dạng như Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay, là câu trả lời chính xác nhất. Nhưng chúng ta gượm bàn đến vấn đề này. Trước mắt xin nh́n lại tư cách làm môn đệ Chúa của mỗi tín hữu ra sao ? Ngơ hầu đưa đến những biện pháp thích hợp. Nói chung hành vi của chúng ta không phù hợp với ḷng Chúa mong ước. Nếp sống hằng ngày c̣n nhiều thiếu sót, không tích cực vác thánh giá theo Chúa như Ngài mời gọi, không can đảm từ bỏ những tiện nghi dư thừa mà Ngài đ̣i hỏi hy sinh. Ngược lại, ưa nếp sống nhung lụa, dễ dăi. Khổ chế chỉ là sáo ngữ, giả dối. Ngày nay Giáo hội cần một hàng giáo sĩ, tu sĩ chất lượng hơn, không những về trí tuệ mà c̣n về đời sống thiêng liêng. Nh́n rộng ra chúng ta có trách nhiệm v́ tham dự hoặc cộng tác vào các sa đoạ xă hội hoặc thế giới mà chúng ta đang sống, có mặt và làm việc. Môi trường luân lư có lẽ khá hơn nếu chức vụ làm môn đệ Chúa được thi hành đúng đắn nơi các tín hữu. Từ mùa chay năm ngoái đến nay, quang cảnh sống của chúng ta không mấy đổi thay. Các thói quen cố hữu làm cản trở Lời Chúa không được nhận diện và sửa chữa. Thí dụ, ích kỷ, kiêu căng, hà hiếp. Chúng vẫn là những sinh hoạt an toàn, dễ dăi và được ưa thích. Cầu nguyện chỉ có tính thời điểm và qua lần, chưa thấm nhập vào bản chất và con tim các tu sĩ nam nữ, các giáo dân, vẫn c̣n nhiều cảm tính loại trừ nhau, chưa có ḷng bác ái đích thật, chưa tha thứ cho nhau theo gương Chúa. Cho nên, mùa chay này câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có nới lỏng đức tin, biến nó thành một thứ thoả hiệp với thế gian để nuôi dưỡng, đam mê xác thịt theo “văn hoá đương đại” ? Mùa chay kêu gọi mọi người đi theo con đường hẹp, con đường Chúa Giê-su đă vạch ra từ hơn hai ngàn năm trước. Xin giảm bớt huyênh hoang mà đi vào thực chất đời sống người Kitô hữu. Có lẽ ngày nay, người ta sợ suy tư cô tịch, sợ khám phá những thói xấu của ḿnh, không nh́n lại hướng đi căn bản. Hội hè, đ́nh đám nhiều, và coi đó là bổn phận xă hội, là nổi tiếng. Trong khi con đường hẹp là cắt đứt những hoạt động đó để quay về với nội tâm. Theo thói tục thánh thiêng cổ truyền, Mùa chay mang tính hăm ḿnh, chết đi dần dần (Morti-ficatio). Chết đi cho con người cũ, tội lỗi, tính hư thói xấu, ngơ hầu có thể nẩy sinh con người mới, thánh thiện và trong lành. Dĩ nhiên, chết luôn là hành động đau xót, mọi người cố gắng trốn thoát. Nhưng đó là con đường Chúa kêu gọi mọi tín hữu hôm nay. Nhất định chúng ta phải chết để có khả năng đi theo con đường Chúa đă chọn cho mỗi người. Từ chối hy sinh không phải là môn đệ Chúa. Hội thánh lập ra Mùa chay để các tín hữu tập tành các nhân đức, mở ra tương lai cho nhân loại. Phục sinh không chỉ ở đời sau mà ngay ở đời này với mùa chay thánh thiện. Xin đừng để thời gian trôi qua vô ích với những hô hào suông. Người rao giảng phải thực hành khổ chế gương mẫu, kẻo chỉ là những diễn viên kịch nghệ rỗng tuếch. Tôi có quen một vị tu sĩ thông thái. Sau bài giảng hùng hồn của ông về mùa chay, hy sinh, hăm ḿnh, khổ chế, ông đ̣i một con gà quay, nửa lít rượu mùi ngoại quốc. Bài giảng của ông trống rỗng. Đa phần chúng ta hành xử tương tự. Chúng ta “bồi dưỡng” nhiều quá đến độ nhiều vị thừa cân, dư chất. Nên chăng suy nghĩ lại lối sống của ḿnh cho phù hợp với lời giảng dậy. Mùa chay là mùa sáng mắt, sáng ḷng theo ư nghĩa đích thực của ngôn ngữ, chứ không phải khẩu hiệu suông, rỗng tuếch, chúng ta đi qua con đường này như một cộng đoàn thánh hiến cho Chúa Giê-su bằng những con mắt đức tin. Mỗi thành viên phải là niềm hy vọng cho các thành viên khác, chứ không phải là gương mù che khuất. Mùa chay chúng ta dựa vào nhau, khích lệ nhau tiến bước theo gương sáng Đức Kitô. Liệu có ai không cần đến người khác trên con đường chết đi cho chính ḿnh mà Chúa Giê-su kêu gọi các môn đệ Ngài ? Chúng ta bước đi trong mùa chay cùng nhau chứ không phải riêng lẻ như những khách lạ ? Xin hăy nh́n cộng đoàn chung quanh bàn tiệc thánh hôm nay, tức khắc chúng ta nhận ra Bí tích thánh tẩy đă tụ họp nhân loại thành cộng đoàn tin kính và nhắc nhở mỗi người không đơn lẻ. Chúng ta cùng nhau cử hành mùa chay, phục sinh và như vậy măi trong suốt cuộc đời. Bí tích rửa tội c̣n nhiều ư nghĩa hơn nữa. Thánh Phaolô trong bài đọc 2 cam đoan rằng: “Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai c̣n chống lại được chúng ta ?”. Đó là một thực tại quan trọng mà Bí tích mang lại. Khi chúng ta thực hành khổ chế như Bí tích đ̣i hỏi th́ chính Thiên Chúa về phe với mỗi người trong tiến tŕnh hy sinh hăm ḿnh của họ. Thần Khí Đức Kitô thúc đẩy mỗi người đi vào sa mạc để lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới, th́ chính Thiên Chúa ban ơn trợ giúp. Chúng ta không hành động một ḿnh. Nhưng có Chúa cùng hoạt động bên cạnh và trong mỗi người. Tôi đă không chú ư đến tầm quan trọng của bài đọc này trong một thời gian khá dài. Bây giờ là lúc xin sửa chữa. Có lẽ thánh Phaolô trong trích đoạn hôm nay hoặc cả lá thơ Rôma giúp đỡ chúng ta đối mặt với thánh giá và hy sinh trong mùa chay, khi chúng ta nh́n lên Thiên Chúa như nguồn trợ lực chính yếu. “Nếu Thiên Chúa về phe với chúng ta, ai c̣n chống lại được chúng ta ?” Thánh Phaolô hoan hỷ nhắc đến t́nh yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người và lưu ư những đau khổ, hy sinh của mỗi người được Thiên Chúa gánh lấy và biến đổi. Thực tế thánh nhân rất cao hứng trong trích đoạn này. Ca khen Thiên Chúa v́ những việc Người làm cho loài người trong Đức Giêsu Kitô. Cái chết của Chúa Giê-su trên thập giá là bằng chứng cụ thể Thiên Chúa yêu nhân loại. T́nh yêu ấy không có chi sánh bằng và cũng không mô tả nổi. “Một khi đă trao người con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ?” Nghĩa là không c̣n ǵ để ban nữa, Chúa Giê-su đă tự nguyện trải qua khổ h́nh và cái chết để nên dấu chỉ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Như vậy không ai c̣n có thể nghi ngờ ḷng yêu của Thiên Chúa đối với ḿnh, dù có phải trải qua gian nan thử thách. Mùa chay là mùa chúng ta nên suy nghĩ về t́nh yêu này và thực hành những cải tổ cần thiết trong nếp sống giữ đạo của ḿnh. Chúng ta c̣n nhiều sai lầm lắm mà cứ nghĩ ḿnh hoàn hảo, thánh thiện. Sở dĩ Chúa Giê-su phải chết là để hoàn thành sứ vụ Thiên Chúa trao: Công bố và thiết lập triều đại Đức Chúa Trời giữa nhân loại: T́nh yêu, công lư, hoà b́nh, tha thứ. Điều này chỉ có thể được nếu chúng ta nghiêm chỉnh thực hiện tinh thần mùa chay. Dĩ nhiên lúc ấy các thẩm quyền đền thờ và thế gian coi Ngài như một đe doạ về quyên lợi và thói tục. Họ đang êm ấm trong những cổ truyền cha ông. Chúa mang đến những thay đổi và xáo trộn cho am hợp với thánh ư Chúa Cha và triều đại nước Đức Chúa Trời. Nhưng vô t́nh họ đă loại bỏ Đấng là quyền phép và h́nh ảnh Thiên Chúa, Đấng là t́nh yêu và ḷng thương cảm của nhân loại. Xin đừng đi theo con đường sai lầm đó nữa, Chúa biến h́nh chứng tỏ chúng ta phải mặc lấy con người mới và đi theo đường lối Chúa đă đi. Chỉ lúc ấy chúng ta mới có khả năng nói được với thánh Phaolô; “Dù sự sống hay sự chết, thiên thần hay ma vương quỉ lực, chiều sâu hay chiều cao, không có ǵ tách chúng ta ra khỏi ḷng mến Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô.” Thánh Phaolô đă thực hiện nội dung này cho sát nghĩa đen, bởi chức vụ tông đồ của ngài đă là nguồn mạch đau khổ, phỉ báng và ngay cả cái chết. Liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả cho việc theo Chúa của chúng ta không ? Hay hèn hạ tháo lui với một vài bất tiện nhỏ nhất ? Chẳng có chi bảo đảm, trừ phi chúng ta thực sự thi hành Lời Chúa. Thánh Phaolô nhắc nhở mọi tín hữu t́nh yêu của Thiên Chúa nắm giữ chúng ta và không bao giờ ĺa bỏ nữa. Thánh nhân dùng h́nh ảnh toà án để giải thích ư tưởng này. Trong toà án nhất định phải có hai phe: Công tố và bị cáo. Công tố buộc tội và bị cáo chịu án phạt. Kinh nghiệm hằng ngày cho hay, vai tṛ luật sự biện hộ rất quan trong. Ông ta có khả năng bênh vực cho bị cáo trắng án và ngược lại, có thể đưa phạm nhân đến tù tội. Biết bao lần tôi gặp các nạn nhân, tội lỗi của họ có thể là nhẹ hơn hoặc vô tội, nếu thuê được một luật sư tài giỏi. Nhưng bất hạnh cho họ, các cáo buộc nặng nhẹ đều đổ lên đầu họ, mà luật sư không biết đường tháo gỡ. Thánh Phaolô tưởng tượng chúng ta ở trong hoàn cảnh này, nhưng các cáo buộc không chống lại chúng ta mà ủng hộ chúng ta: “Nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai nào dám chống lại chúng ta được ?” Câu hỏi chẳng qua có tính văn chương. Hỏi để trả lời rơ nét hơn: chẳng có ai cả. Như vậy chúng ta được tha bổng v́ Thiên Chúa về phe với nhân loại. Bằng chứng nào ? Bằng chứng Ngài đă phó nộp con Ngài chịu chết và sống lại v́ nhân loại. T́nh yêu của Ngài thật mănh liệt. Nhân loại vô tội nhờ Đấng đă chết và sống lại cứu chuộc. Cái án phải trả đă được Đức Kitô đền xong: “Tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (7, 25). Thiên Chúa không mù và cũng chẳng điếc. Ngài biết rơ tội lỗi chúng ta nhưng con đường Ngài đối phó với nó khác xa ư nghĩ của nhân loại. Ngài là t́nh yêu nên tha thứ và hoà giải tất cả trên căn bản ḷng thống hối. Chúa Giê-su đă kể nhiều dụ ngôn về vấn đề này trong các Phúc âm, trừ có một tội là cứng ḷng, khước từ ơn tha thứ, khước từ t́nh yêu. Phúc âm gọi là tội phạm đến Chúa Thánh Thần. “V́ thế tôi nói cho các ông hay. Mọi tội lỗi kể cả tội nói phạm thượng đều được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, th́ chẳng đời nào được tha. Nó mắc tội đến muôn đời.” (Mc 3, 28). Đó là đường lối Thiên Chúa đối xử với tội lỗi nhân loại. Dấu chỉ là Đức Kitô thể hiện ḷng thương xót trong một thân thể loài người, phiên toà khép lại. Chúng ta chạy đến Chúa Giê-su để được tha thứ và bản án là tha bổng. Nếu như cái chết của Chúa mà thôi chẳng chứng minh được chi. Điều chứng minh hùng hồn là Ngài đă sống lại và chúng ta được liên kết với Ngài qua bí tích thanh tẩy. Bí tích này cho phép tham dự vào đời sống thần linh. Nó là bằng cớ Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta đời sống mới, thay v́ phải trầm luân muôn đời. Nhờ thần khí Đức Kitô, qua chay tịnh thánh thiện chúng ta được bảo đảm đạt đến hạnh phúc đó. Ngay cả khi c̣n ở đời này. Chứng cớ của thánh Phaolô thật mạnh mẽ, có sức thuyết phục cao: “Ta c̣n phải làm chi hơn nữa, để chứng tỏ Ta yêu mến chúng con ? Ta đă trao ban con yêu dấu của Ta để minh chứng t́nh yêu ấy.” Đến đây chúng ta có thể chuyển sang nội dung của bài Tin mừng. Cả ba Phúc âm đều tường thuật biến cố này trong ba cái nh́n khác nhau. Chứng tỏ ba truyền thống trong các cộng đoàn tiên khởi. Thánh Marcô mô tả “Người biến đổi h́nh dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ trắng tinh, không có thợ giặt nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.” Thánh nhân không nói chi về diện mạo Chúa. Thánh Mattheo viết: “Rồi Người biến đổi h́nh dạng trước mắt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, y phục trở nên như ánh sáng.” Luca ghi rơ: “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo người bỗng đổi khác, y phục Người bỗng trở nên trắng tinh chói loà.” Yếu tố chung là Môsê và Êlia hiện ra đàm đạo với Ngài. Chúng ta có thể rút ra bài học trong ba truyền thống này. Mỗi tín hữu cũng được Thiên Chúa đưa lên đỉnh núi cao, chịu các cám dỗ của cuộc đời. Các thánh sử không cho biết tên của ngọn núi Chúa biến h́nh, cũng là để chúng ta nhận ra rằng cuộc đời có những cao điểm của ơn thánh và thử thách. Vậy th́ phải có những giây phút biến h́nh trong cầu nguyện để biểu lộ chức vị làm con Thiên Chúa của mỗi người. Nếu Chúa ủng hộ chúng ta, ai c̣n chống lại được chúng ta ? Cho nên không phải sợ hăi những khó khăn của cuộc đời. Hạnh phúc của các tín hữu nằm ở biến cố này, nó báo trước con đường theo Chúa Kitô sẽ dẫn đến phục sinh vinh hiển. Chúng ta yên tâm đi trên con đường Chúa. Chỉ những tâm hồn chọn lối đi khác mới phải chịu cảnh nghi ngờ, bấp bênh. Khổ chế là con đường chắc chắn đưa tới ơn cứu độ và vinh hiển. Nó biến đổi h́nh dạng của mỗi linh hồn theo chân dung Chúa Kitô. Sự biến đổi thiêng liêng là tiến tŕnh lâu dài: “Chúng ta được biến đổi theo h́nh ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, do tác động của thần khí Chúa (2 Cr 3, 18). Và sau khi được chết trong thân xác với Chúa Giê-su, chúng ta sẽ hưởng vinh quang với Ngài. Vinh quang chúng ta chia sẻ với Ngài nơi trần thế. Sự phục sinh của Ngài chắc chắn sẽ kéo theo sự phục sinh của mỗi linh hồn. Lúc ấy sự biến h́nh của chúng ta là hoàn toàn. “Nếu Thiên Chúa bênh vực chúng ta, ai dám chống lại chúng ta đặng ?” Amen.
Lạy Chúa Này Con Đây Anh chị em thân mến, Trong đời sống của ḿnh, đôi khi chúng ta cảm thấy như đang dứng trên một ngọn núi cao, và chúng ta có thể mượn lời thánh Phêrô để nói: "Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay". Đây là những lúc rất đặc biệt, tương tự như đám cưới của ḿnh hay của người trong gia tộc, hoặc khi nhận được một việc làm vừa ư, hay khi đậu vào đại học ḿnh muốn, hay khi được hưu trí sau những năm làm việc cực nhọc. Và cũng có lúc trong những kinh nghiệm thường ngày, chúng ta thưa với Chúa: "Chúa ơi ở đây thật là hay". Khi chúng ta thấy đứa con đầu ḷng của ḿnh đi những bước đầu tiên, khi chúng ta được ngồi vào bàn ăn cùng với đông đủ gia đ́nh vào một ngày đại lễ, khi uống cà phê với bạn bè than thiết, khi t́m được chỗ ngồi tốt để xem đá bóng, xem đứa cháu nội thao diễn tại một lớp mẫu giáo, hay được nhận vào đội bóng đá trường trung học. Đây là những dịp mà chúng ta cảm thấy như đang đứng trên đỉnh núi cao. Rồi chúng ta có thể thốt ra như thánh Phêrô "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay". Rồi chúng ta cảm tạ Chúa về những dịp này. Tuy nhiên, đời sống của chúng ta không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái như thánh Phêrô nói. Chúng ta đă gặp những hoàn cảnh mà không thể nói được như lời thánh Phêrô. Trong thực tế, có lần chúng ta không hề muốn có mặt ở chỗ "đó", hay ở chỗ nào khác: ví như chúng ta không muốn đau ốm, không muốn thất nghiệp, không muốn gia đ́nh gặp việc phiền phức, không muốn thi rớt, không muốn ly dị, không muốn đi hóa trị v́ bệnh ung thư, hay không muốn làm một việc mà chúng ta không thích. Chúa Nhật vừa qua, sau lễ, một phụ nữ xin tôi cầu nguyện cho người chị bị ung thư năo. Bà ta nói: "thật là một ác mộng!" (Mong anh chị em hiệp với tôi cầu nguyện cho người chị bà ấy). Đây là những lúc chúng ta cảm thấy ḿnh không phải đang đứng trên đỉnh núi cao. Và không cảm thấy ở chỗ đó là hay mà là chính chỗ “chúng ta muốn trốn đi”. Đối với các dân tộc cổ xưa, và thậm chí một số nơi trong thời nay, núi là nơi gặp gỡ đặc biệt với Thượng đế. "Đi lên núi" là một thuật ngữ được sử dụng cho những người t́m kiếm một mối quan hệ đặc biệt với Thượng đế. Đó là những ǵ xảy ra với thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gioan, khi các ông lên núi với Chúa Giêsu. Lúc đó, các ông được nh́n thấy Chúa Giêsu một cách khác thường. Và các ông nghe tiếng từ trên mây muốn các ông không những nghe lời Chúa Giêsu trên núi mà c̣n phải nghe lời Ngài suốt cả đời. Hăy lắng nghe Ngài nói về t́nh yêu của Thiên Chúa cho chúng ta, hăy nghe Ngài nói là Ngài đă tha tội cho chúng ta; hăy nghe lời Ngài dạy chúng ta phải thương yêu nhau như thế nào, thương yêu cả những kẻ nghịch với chúng ta; hăy nghe lời Ngài trong việc chăm sóc cho người nghèo và quan tâm đến người sống ngoài cộng đoàn chúng ta. Trong đời sống hiện tại, chúng ta nghe lời Chúa Giêsu dạy về những ǵ ? Đang vào mùa chay, có những người trong chúng ta muốn hăm ḿnh đôi chút bằng cách nhịn ăn kẹo bánh, nhịn xem phim, nhịn uống rượu v.v...Những việc đó giúp chúng ta nhớ đến Chúa và đặt Chúa trên hết mọi sự. Tiếng nói từ trên mây "hăy vâng nghe lời Người", khiến chúng ta không những chỉ hăm ḿnh đôi chút trong mùa chay này, mà c̣n có thể đóng góp số tiền mà chúng ta tiết kiệm được thêm vào cho những chương tŕnh giúp người vô gia cư, người thiếu ăn, giúp những tổ chức lo cho người thất nghiệp v.v..Đây cũng là cách vâng nghe tiếng Chúa Giêsu. Có người nói rằng thời giờ là tiền bạc. Vậy chúng ta hăy dùng thời giờ quư báu đó để đi thăm người bệnh, thăm người đơn chiếc, người đau khổ, nghèo đói v.v... Chúng ta có thể sử dụng điện thoại để hỏi thăm người khác trong những th́ giờ đó. Những việc làm như vậy hy vọng có thể kéo dài qua khỏi mùa chay. Đây là cách nghe lời Chúa Giêsu mọi lúc, không chỉ trong mùa chay mà thôi. Nhưng, trong đời sống hiện tại, chúng ta thường nghe nhiều âm thanh náo nhiệt của cuộc sống vật chất, làm chúng ta không nghe được tiếng Chúa Giêsu dạy phải làm ǵ. Mỗi ngày, chúng ta, như những người môn đệ, chúng ta có thể lập một thời gian biểu riêng để đưa tâm hồn “leo núi”. Đó là dành riêng một ít thời gian trong mùa chay này như một sự tập luyện trong thinh lặng để đọc sách thánh và suy ngắm lời Chúa trong Kinh Thánh. Hay chúng ta có thể dự lớp học Kinh Thánh được tổ chức trong giáo xứ. Đó là cách chúng ta không cần leo lên trên đỉnh núi cao mà vẫn nghe được tiếng Chúa Giêsu. Bài đọc thứ nhất nói về chuyện Abraham và I-xa-ác. "Chúa muốn thử Abraham". Trong sách Sáng Thế, Chúa thử thách Abraham và bà Sara cả thảy 10 lần. Nhưng lần này là độc đáo nhất. Thiên Chúa bảo Abraham đem I-xa-ác làm của lễ toàn thiêu. Trong Do Thái giáo, câu chuyện này được biết đến như là lễ "Akedah" lễ hiến tế, và được coi là nghi thức chính yếu trong truyền thống thần học, linh đạo và phụng vụ của đạo Do Thái. Thiên Chúa gọi Abraham, và ông thưa "Này tôi đây". Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều lần Chúa gọi tên một người nào đó để giao cho một việc ǵ. Người đó trả lời "Này tôi đây" rồi chờ nghe Chúa phán. Cách trả lời của người đó chứng tỏ là họ đă sẵn sàng, lắng nghe, và tuân lệnh. Vậy khi Chúa gọi ông Abraham, Chúa muốn giao cho ông việc ǵ ? Cũng như khi một người bạn gọi tên ḿnh để nhờ việc ǵ, chúng ta có bao giờ nghĩ người bạn đó sẽ nhờ một việc độc đáo như việc Chúa giao cho ông Abraham không ? Câu chuyện này c̣n nghiêm trọng hơn là khi Chúa gọi Abraham, Ngài nhấn mạnh vào mối liên hệ thân thiết giữa ông và I-xa-ác: " Hăy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi,.." Nghe lời ấy thật nghiêm trọng. Thử hỏi chúng ta nghĩ ǵ nếu nghe lời đó trong t́nh h́nh tội phạm đối với trẻ em trong Giáo hội và xă hội chúng ta hiện nay ? Chúng ta c̣n nhớ Abraham kêu van cầu khẩn xin Chúa đừng phạt dân Xơ-đôm, kẻ lành với người dữ (St 18:22-33). Chúng ta thử hỏi tại sao Abraham lại không kêu van về điều Chúa bảo ông ta đem con một lên núi "Mô-ri-gia". Núi đó Abraham không biết, nên Chúa chỉ đường cho ông đi. Sau này chúng ta mới biết trên ngọn núi cao "Mô-ri-gia" đó, sau này sẽ xây đền thờ Jerusalem. Thiên Chúa sẽ được thờ phượng trên đó và của hiến tế sẽ được dâng ở đền thờ Jerusalem. Và chính người Con vô tội, người Con yêu dấu, Chúa Kitô, sẽ hiến tế trên thập giá ở núi Jêrusalem. Abraham và Sara đặt nhiều hy vọng trên người con yêu dấu của ḿnh. V́ đó là lời hứa của Thiên Chúa, người con đó là ḍng dơi của ông bà. Ḍng dơi nhiều như sao trên trời, như cát biển. Những người trong tộc họ Abraham chắc cũng rất đỗi ngạc nhiên khi nghe câu chuyện lạ lùng ấy, và làm sao họ nghĩ được Thiên Chúa của ông Abraham lại lạ lùng như vậy ? Thật là một vị Thiên Chúa lạ kỳ ? Một Thiên Chúa mời gọi chúng ta đáp lời Ngài với trọn vẹn ḷng tin về điều Ngài muốn chúng ta làm. Thật khó cho chúng ta khi trong cuộc sống có những câu hỏi muốn biết Thiên Chúa như là chính Ngài. V́ thế Thiên Chúa của Abraham là một vị Thiên Chúa không dễ ǵ cảm nhận được Ngài. Câu chuyện trong sách Sáng thế hôm nay, Thiên Chúa có vẻ cố chấp. Ở đây chúng ta thấy Abraham không chút nghi ngờ, không đặt câu hỏi, chỉ làm y như lời Chúa bảo. Ông không hỏi Chúa sẽ làm giao ước như thế nào trong khi ông đem người con duy nhất là dấu chỉ của giao ước đó. Vậy câu hỏi của chúng ta đặt ra về câu chuyện này là: Thử hỏi có nên tín nhiệm Thiên Chúa khi không có một dấu chỉ cụ thể nào để chứng tỏ điều Chúa muốn có thật hay không ? Chúng ta phải khâm phục khi thấy câu chuyện như thế lại được đưa vào trong sách đầu tiên của Kinh thánh. Thật là một sự lạ lùng. Thử hỏi những người thời bấy giờ có muốn thờ một Thiên Chúa huyền bí như vậy chăng ? Một Thiên Chúa không như những tượng thần họ làm ra đặt trước mặt họ! Trước đó, Abraham đă có ḷng không tin vào Chúa. Nhưng Chúa không quên ông. Nhưng bây giờ, Abraham lại không bị lay động. Vậy ông c̣n tin tưởng vào Thiên Chúa hay không khi việc Ngài muốn ông làm có thể làm sụp đổ tất cả chương tŕnh giao ước mà Ngài đă hứa ? Trong Kinh Thánh, từ ngày Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, loài người cứ từ từ xa Ngài. Rồi trong câu chuyện ông Abraham và I-xa-ác, th́ Thiên Chúa lại quên lời giao ước mới lập với loài người, mà đại diện cho loài người lúc đó là ông Abraham. Trong những chuyện khác của Kinh Thánh, chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng đầy t́nh thương, và Ngài luôn nương tay tha cho loài người, dù con người cứ tiếp tục phản bội. Thế nên, con người vẫn sẽ bị thử thách luôn măi trong tương lai. Những nhà giải thích Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu thêm về câu chuyện của Abraham và I-xa-ác. Họ cho đó là một cách để băi bỏ thủ tục giết người để tế thần linh của người Ca-na-an. Thiên Chúa của người Israël không đ̣i hỏi cách tế lễ như vậy. Lời giải thích đó được chứng tỏ trong việc hiến tế I-xa-ác. Câu chuyện này cũng nhắc đến cảnh bắt bớ Dân Chúa đă phải chịu trong lịch sử. Dân Chúa cũng đặt hết niềm tin tưởng vào Chúa như ông Abraham cho dù họ phải trăi qua bao gian nan thử thách.
Huy Hoàng
Nhưng Thân T́nh
Trong t́nh thân mật Biến cố Đức Giêsu biến đổi h́nh dạng trong cuộc gặp gỡ trên đỉnh núi có thể được coi như một cuộc chuyển giao quyền hành, một nghi thức phụng vụ về cuộc đăng quang của Đấng Mê-si-a. Tuy vậy, nghi lễ này rất đơn giản : đây là một nghi lễ của t́nh bạn, diễn ra trong bầu khí thân mật, chẳng có sấm chớp như trong các cuộc thần hiện thời Cựu Ước. Chỉ có ánh sáng rực rỡ, có lẽ phát xuất từ chính thân thể của Đấng Mê-si-a. Sự kiện Đức Giêsu biến đổi h́nh dạng có nghĩa là Vinh Quang đă trở thành Xác phàm, và cuộc sống vinh phúc có thể thực hiện ngay tại trần gian này. Biến cố này cũng là cuộc hiển linh, là sự tỏ hiện của t́nh thân mật, của sự hiệp thông và việc trao đổi trong t́nh huynh đệ. Nói tóm, đây là một mặc khải về t́nh thân mật theo chiều kích Tin Mừng, được bày tỏ trong một kinh nghiệm ngọt ngào. Thực vậy, t́nh yêu vẫn là yếu tố nền tảng và sâu xa của Tin Mừng. Sự kiện Đức Giêsu biến đổi h́nh dạng hoàng toàn khác hẳn với sự kiện Đức Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc. Trước hết là nơi chốn : hôm nay, Đức Giêsu biến đổi h́nh dạng trên một ngọn núi cao, c̣n trước đây, Người chịu cám dỗ trong sa mạc. Ở đây, Đức Giêsu có các bạn hữu cùng tham dự, c̣n trong câu chuyện trước, chỉ có một ḿnh Người chống lại các cám dỗ của ma quỷ. Câu chuyện trong sa mạc là một phần trong hành tŕnh tâm linh của Đức Giêsu : Người muốn đồng h́nh với nhân loại đến tận cùng của bóng tối. Sa mạc khắc nghiệt, những ảo ảnh : các yếu tố này thuộc về con người cũ, đơn độc, không có sự trợ giúp của ân sủng. Ngược lại, câu chuyện trên núi cao là mầu nhiệm của con cái ánh sáng. Như Ngôi Lời, họ là những người phát xuất từ Ánh Sáng. Đồng thời, câu chuyện này cũng là mầu nhiệm về t́nh thân mật. Cùng với Đức Kitô, con người đạt tới t́nh thân hữu chân thực. Nói tóm, việc biến đổi h́nh dạng là một dự báo về cuộc phục sinh. Đức Kitô của ngày hôm qua, con người chịu cám dỗ, nhắc nhớ lại cuộc thử thách lâu dài của dân Do-thái : họ đă đi đến tận cùng của hoả ngục là Ai-cập và sa mạc. C̣n hôm nay, Đức Kitô đă cho thấy h́nh ảnh về Phục Sinh, trong đó Người được tôn vinh và hoàn toàn rực rỡ. Ngoài ra, trong câu chuyện hôm nay, vây quanh Đức Giêsu là các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an, những người bạn thân tín nhất. Người cho các ông tham dự vào mầu nhiệm của Người. Cũng theo cách thức này, vào buổi chiều ngày Phục Sinh, Đức Giêsu sẽ đàm đạo với các môn đệ đang trên đường trở về Em-mau. Sau đó Người c̣n dùng bữa tối với họ, như những người bạn chân t́nh. Xưa kia, ngôn sứ I-sai-a đă la lên : "Hăy trèo lên núi cao, hỡi những kẻ loan Tin Mừng cho Giê-ru-sa-lem, hăy cất tiếng lên cho thật mạnh ... Ḱa Thiên Chúa các ngươi" (Is 40,9). Tin Mừng - cũng như Đức Kitô, không cần có những nơi cao, nhưng chỉ cần một cử chỉ, đó là chia sẻ t́nh huynh đệ. Chỉ một cử chỉ đó thôi là ánh sáng của núi Ta-bo sẽ ló rạng, Đức Kitô xuất hiện, và tâm hồn mỗi người sẽ bừng cháy. Mỗi người Kitô hữu đều có thể làm được điều này. Việc biến đổi h́nh dạng của Đức Kitô vẫn được tiếp diễn vào cuối một chặng đường cùng đi với nhau, cùng ngồi vào bàn và chia sẻ. Đó cũng là ư nghĩa của Thánh lễ. Được tách riêng ra ... Các chi tiết trong tŕnh thuật Đức Giêsu biến đổi h́nh dạng đều rơ ràng và ai nấy đều biết ; tuy thế, mỗi tác giả sách Tin Mừng vẫn có một vài chi tiết riêng. Chẳng hạn, thánh Mác-cô có ư nhấn mạnh đến chi tiết một ḿnh Đức Giêsu với các môn đệ, đặc biệt là câu hỏi của các môn đệ : "Từ cơi chết sống lại nghĩa là ǵ ?" Các tác giả Mát-thêu và Lu-ca không nhấn mạnh đến chi tiết này. "Đức Giêsu đưa các ông đi riêng ra một chỗ ... chỉ ḿnh các ông thôi ... Các ông chợt nh́n quanh ... chỉ c̣n Đức Giêsu với các ông mà thôi ..." Cuộc đời của người tín hữu không thể nào tránh được những khoảng thời gian cô độc. Giữa một thế giới nghi ngờ, hay không biết đến Thiên Chúa, người tín hữu cảm thấy ḿnh lạc lơng, cô độc. Ngoài ra, trong bước đường riêng tư, con người vẫn luôn phải đối diện với những điều không rơ ràng, luôn phải loay hoay trước những vấn đề của ḿnh, nên họ cũng thường cảm thấy cô đơn. Có thể Tin Mừng vẫn ít được biết đến, và người tín hữu sống trong một xă hội dường như bằng ḷng thoả măn với t́nh trạng này. Ai quyết định đáp trả lại tiếng gọi của ḷng tin cũng là quyết định sống cô đơn. Và những ai đi theo chọn lựa này, Đức Giêsu đưa riêng họ ra một nơi. Chính Đức Giêsu đă sống t́nh trạng này : đi qua t́nh trạng cô đơn trên thập giá để rồi đạt tới vinh quang Phục Sinh. Trên bước đường đó, ánh sáng đức tin, cũng như ánh sáng của biến cố trên núi Ta-bo, sẽ luôn chiếu toả trên cuộc sống, đưa đến một cái nh́n mới về con người và cuộc đời. Tuy thế, ánh sáng này không làm cho các môn đệ hết thắc mắc. Các ông vẫn bàn tán với nhau : "Từ cơi chết sống lại nghĩa là ǵ ?" Từ việc được soi sáng đến kinh nghiệm đức tin, luôn có một khoảng cách, một hành tŕnh làm thành một cuộc vượt qua. Cuộc vượt qua này không chỉ là một biến cố lịch sử, nhưng là một thực tại diễn ra bên trong mỗi người. Lúc này, các vấn đề được đặt ra trong ánh sáng đức tin, và con người tiến bước vào trong mầu nhiệm thân mật của Thiên Chúa. Lệnh cấm hay là kư thác Ở trên núi xuống, Đức Giêsu cấm các ông không được kể lại cho ai nghe những điều đă thấy, cho đến khi con người từ cơi chết sống lại" (Mc 9,9). Chúng ta có thể nghĩ rằng lệnh truyền này không liên hệ ǵ đến chúng ta, bởi v́ chúng ta là những người sống sau biến cố Phục Sinh, chúng ta có bổn phận phải loan báo dung nhan hiển vinh của Đấng Cứu Thế, dù gặp thời thuận tiện hay không. Tuy nhiên, chúng ta không có quyền cho rằng lời nhắn nhủ về bí mật thiên sai không c̣n giá trị. Thật thế, chúng ta biết rằng, sau khi chịu khỗ h́nh, Đức Giêsu đă chỗi dậy từ cơi chết và đă được đưa lên ngự bên hữu Chúa Cha. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, cuộc Phục Sinh của Đức Kitô, đỉnh cao trong cuộc đời tại thế của Người, mới chỉ là giai đoạn đầu trong việc cứu độ toàn thể nhân loại. Sau nhiều năm lănh nhận bí tích Thanh Tẩy, mỗi chúng ta vẫn chưa ra khỏi ngôi mộ và chưa thể cất lên tiếng hát của những người được cứu. Hội Thánh vẫn chưa thật sự nhận thấy dung nhan vinh hiển được dành cho ḿnh. Nhân loại ở thế kỷ XX vẫn chưa hoàn toàn đạt tới t́nh trạng tự do của những người con được sinh ra từ Chúa Thánh Thần. Như thế, t́nh trạng của chúng ta cũng giống như của các môn đệ sau khi Đức Giêsu biến đổi h́nh dạng, tức là luôn lên đường tiến về thành đô, tức là giữa nhân loại, nơi Đức Giêsu chịu khổ h́nh và chịu chết. Chúng ta chưa vội báo tin ầm ỹ về chiến thắng vượt qua, bởi v́ có nguy cơ chúng ta đi bên lề hoặc bỏ qua những ngày thứ Sáu, thứ Bảy Tuần Thánh của con người đương thời. Chúng ta mang trong ḿnh một mầu nhiệm, nhưng vẫn c̣n rất lạ lùng ; chúng ta khám phá thấy nơi ḿnh sức mạnh của sự Phục Sinh, nhưng vẫn c̣n rất mỏng manh ; chúng ta đă chiêm ngắm Đức Kitô, nhưng vẫn c̣n đầy bí ẩn. Hăy giữ lấy tất cả những điều ấy, và hăy vùi vào giữa cuộc đời của chúng ta như một hạt giống. Đừng kể lại những điều đă thấy nếu như Con Người chưa bắt đầu phục sinh nơi chúng ta.
Biến h́nh Trong Mùa Chay, Giáo hội đặt trước mắt chúng ta những mầu nhiệm có vẻ rất tương phản nhau : một bên là Chúa Kitô đau khổ và chịu đóng đinh, một bên là Chúa Kitô vinh quang và phục sinh, để chúng ta suy niệm và khám phá ra hai chân lư hay hai thực tại khác không kém phần tương phản, đó là tội lỗi trầm trọng của nhân loại và ḷng yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa, hiểu được hai thực tại này th́ chúng ta sẽ hiểu được phần nào hai mầu nhiệm đau khổ và vinh quang. Cũng chính trong ư hướng đó Chúa Giêsu đă chuẩn bị tinh thần và củng cố niềm tin cho các môn đệ bằng việc Ngài tỏ lộ cho các ông thấy phần nào vinh quang của Ngài mà chúng ta gọi là Chúa biến h́nh. Biến h́nh là thế nào ? có phải là một chuyện thần thoại không ? Cách đây ít lâu, trên đài truyền h́nh thành phố, chúng ta rất thích thú được xem các tṛ biến h́nh của Tôn Ngộ Không, một kẻ có 72 phép thần thông biến hóa, chỉ cần một cái lắc ḿnh, họ Tôn có thể biến thành một con vật, một cô thiếu nữ hay một trái bí…đó là những chuyện thần thoại, không có thực, c̣n việc Chúa Giêsu biến h́nh, không phải là một chuyện thần thoại mà là một chuyện có thực. Biến h́nh, theo nghĩa thông thường người ta thường hiểu là thay đổi một h́nh dạng khác với h́nh dạng b́nh thường. Các môn đệ đă sống với Chúa Giêsu ba năm rồi, các ông thấy Chúa chỉ là một người có xương có thịt, có h́nh dạng như mọi người, dù các ông đă được nghe những lời giảng dạy hay ho, cao siêu của Chúa, dù các ông đă được chứng kiến những phép lạ Chúa làm, nhưng các ông chưa thấy chân tướng đích thực của Ngài, bây giờ Chúa biến h́nh cho các ông thấy, Ngài thay đổi h́nh dạng “con người” cho các ông thấy h́nh dạng “Thiên Chúa” của Ngài. Nói rơ hơn, Chúa Giêsu biến h́nh là Chúa bày tỏ cho các môn đệ biết thân thế đích thực của Ngài : Ngài chính là Con yêu dấu của Chúa Cha, Ngài là Đấng làm đẹp ḷng Chúa Cha và là Đấng mà người ta phải nghe lời. Nhưng làm sao có thể nhận ra thần tính trên khuôn mặt nhân tính của Chúa ? đó là thắc mắc lớn của các môn đệ trên đường theo Chúa, và cũng là mối bận tâm của Chúa trong công cuộc giáo huấn của Ngài, thế nên mới có biến h́nh, đó cũng là mục đích của việc Chúa biến h́nh. Ngoài mục đích bày tỏ, bộc lộ chân tướng đích thực là Con Thiên Chúa của ḿnh, Chúa Giêsu c̣n nhằm một mục đích khác nữa, Ngài muốn khích lệ, động viên các môn đệ để các ông vững ḷng trước mầu nhiệm thập giá, nghĩa là sau khi loan báo về cuộc khổ nạn Ngài sẽ phải trải qua, làm các ông khiếp sợ, Chúa lật cho các ông thấy đàng sau cây thập giá có ǵ, đó là sự phục sinh vinh quang, giống như Ngài biến h́nh trước mắt các ông lúc này. Qua đó, Chúa cũng muốn nhắn nhủ các ông : cuộc đời của các ông cũng thế, sẽ phải trải qua đau khổ rồi mới bước vào chốn vinh quang, v́ vậy, hăy tin tưởng, can đảm và kiên nhẫn chịu đựng, Chúa luôn ở bên để hỗ trợ các ông. Có một câu chuyện kể rằng : một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh, trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà, tuyệt nhiên bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà bấy lâu nay, quà tặng duy nhất mà bà để lại cho cô là một thánh giá làm bằng thạch cao. Cô gái nhận lấy món quà nhưng ḷng đầy cay đắng buồn phiền, cô tự nghĩ : ḿnh đă trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được một món quà không ra ǵ, không c̣n đủ b́nh tĩnh để nuốt lấy từng giọt đắng cay, cô đă kéo thập giá xuống khỏi tường và ném mạnh trên nền nhà, cây thập giá vỡ tung, và ḱa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh. Cô gái chỉ có thể hiểu được ḷng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà. Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng h́nh thù của thập giá, sự sần sùi và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm chúng ta không thể hiểu được ḷng tốt của Thiên Chúa, Ngài yêu thương chúng ta, Ngài không bao giờ muốn điều dữ cho chúng ta, bởi v́ tất cả mọi sự xảy đến cho chúng ta đều nhằm dẫn đưa chúng ta đến hạnh phúc cao cả hơn. Quả thực, ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thập giá, đă mang tiếng khóc vào đời, con người tiến bước trong cuộc sống với tất cả gánh nặng của thập giá. Tại sao Thiên Chúa đă để cho con người phải đau khổ ? Măi măi dường như con người sẽ không bao giờ t́m được câu giải đáp cho vấn đề đau khổ, Chúa Giêsu không bao giờ đặt vấn đề và cũng không bao giờ đem lại một giải đáp cho vấn đề, trong thinh lặng, Ngài đă vác lấy thập giá, và khi sống lại, Ngài cho chúng ta thấy rằng thập giá là con đường dẫn đến sự sống. “Hăy vác lấy thập giá và theo Ta”, đó là lệnh truyền của Ngài. Mang lấy thập giá với tinh thần chấp nhận và mến yêu, chúng ta sẽ thấy ánh sáng bừng lên trong cuộc sống, mang lấy thập giá, chúng ta sẽ thấy t́nh yêu mạnh hơn sự chết, mang lấy thập giá, chúng ta sẽ chiến thắng được hận thù và thất vọng. Tóm lại, không chối bỏ thực tại của khổ đau, chết chóc, nhưng chúng ta luôn được mời gọi để không nh́n vào đó như tiếng nói cuối cùng, như ngơ cụt, bởi v́ vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, cho nên hướng đi của lịch sử loài người không phải là ngơ cụt của sự chết mà là sự sống, bên kia khổ đau, chết chóc, cuộc sống vẫn c̣n tiếp tục có ư nghĩa và đáng sống. Đây cũng là điều nhắc nhở chúng ta : đàng sau mọi gian nan thử thách, đàng sau mọi đau khổ của cuộc đời, luôn có Thiên Chúa hiện diện để bảo vệ và nâng đỡ, để an ủi và khích lệ, và nếu chúng ta chẳng nhận được ǵ ở đời này, chúng ta vẫn tin rằng : Thiên Chúa sẽ thưởng công cho chúng ta ở đời sau.
Đây Là Con Ta Yêu Dấu,
Hăy Vâng Nghe Lời Người Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Cha đă rất hài ḷng về Chúa Con : “Đây là con Ta yêu dấu”. Lời khẳng định đó thể hiện t́nh yêu và sự tŕu mến của Cha đối với Con, v́ Con luôn t́m thánh ư của Cha và ḥa ư muốn của ḿnh vào với điều Cha muốn trong những việc sắp làm. Sự hiệp nhất giữa Cha và Con là để mọi sự trở nên một, như Con ở trong Cha và Cha ở trong Con. Để có được sự gắn kết đó không chỉ Con thưa chuyện với Cha, nhưng Con c̣n nghe được những điều Cha muốn nói với Con. Mỗi lần chuẩn bị làm việc ǵ hay trước một biến cố quan trọng, Chúa Giêsu luôn đi t́m nơi thanh vắng để cầu nguyện, để lắng nghe ư Cha trên trời. Trong Mùa Chay Thánh này, mỗi người chúng con cũng được mời gọi trở về với sự gắn bó đó trong thinh lặng của tâm hồn. Tức là chúng con sẽ vào sa mạc của ḷng ḿnh, thoát khỏi những ồn ào náo động của cuộc sống, để dừng chân và để lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm. Tĩnh lặng là bước khởi đầu để mỗi người trở về với sa mạc của ḷng ḿnh. Trở về với ḷng ḿnh là trở về với Chúa. Nơi Ngài, chúng con được chia sẻ khổ cực, được cảm thông nỗi ḷng và được nâng đỡ ủi an sầu muộn. Cũng chính trong tĩnh lặng của cơi ḷng, mỗi người có thể nh́n lại ḿnh, sám hối những lỗi lầm, nghĩa là đoạn tuyệt với tội lỗi và các điều xấu. Để rồi trong tâm t́nh ăn năn, thống hối và trở về, mỗi người được gặp người Cha t́nh thương. Người Cha mà đứa con vô t́nh hay cố ư chối bỏ để chạy theo danh vọng, lạc thú và sống với tội lỗi. Năm nay là năm Sống Lời Chúa, Giáo Hội muốn nhấn mạnh và nhắc nhở mỗi người về giá trị vĩnh cửu của lời Chúa. Trước bao giá trị cuộc sống, con người bị cuốn hút để t́m kiếm và thỏa măn những nhu cầu. Hết vui tới buồn, thành công rồi thất bại, không có ǵ mang lại cho con người hạnh phúc đích thực hay b́nh an vĩnh cửu. Cuộc sống trần ai biết bao thăng trầm, con người đầu tắt mặt tối để có được thành công, danh vọng và thỏa măn những khát vọng, nhưng những điều đó vẫn không thể lấp đầy cái khoảng trống và nỗi cô đơn trong mỗi người. Điều duy nhất c̣n lại có thể lấp đầy khoảng trống và khát vọng sâu xa nơi con người chính là Chúa, mà lời của Ngài chính là lời giải đáp và là ch́a khoá cho mọi vấn đề của mỗi người. “Hăy vâng nghe lời Người”. Trong bầu khí thánh thiêng này, mỗi người chúng con đang được mời gọi cách riêng để đến gặp Chúa, cùng lên núi với Chúa. Như xưa Chúa đă cho ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được thấy vinh quang của Người th́ nay, Ngài cũng đang mời gọi chúng con đến để chiêm ngưỡng vinh quang đó nơi thánh thể Chúa đây. Đến với Thánh Thể, chúng con được ch́m ḿnh vào nguồn mạch của yêu thương và kín múc sức mạnh bổ dưỡng cho tâm hồn để chống trả lại bao cám dỗ của tội lỗi. Cám dỗ muôn h́nh vạn trạng khó có thể nhận ra, nếu có nhận ra th́ tự sức con người không dễ vợt qua. Ăn chay và cầu nguyện luôn là sức mạnh của người con Chúa trước những cám dỗ, đặc biệt trong mùa chay, mỗi người biết trở về và gắn kết với Chúa để múc lấy nguồn sức mạnh vô biên. Sức mạnh đó c̣n ẩn chứa trong lời của Ngài mà mỗi người sẽ khám phá ra khi thực hành. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Trong tâm t́nh mùa chay và năm sống lời Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết dừng lại, về với sa mạc ḷng ḿnh để nhận ra thánh ư Chúa. “Hăy vâng nghe lời Người”, khi chúng con vâng nghe và thi hành thánh ư Chúa là lúc chúng con cũng được biến đổi, được thanh luyện để trở nên tốt hơn, xứng đáng là môn đệ, là con chiên của Ngài. Như vậy chúng con mới xứng đáng tham dự vinh quang với Ngài, vinh quang dành cho những người mà Chúa gọi là: con yêu dấu của Ta. Amen
Đây là Con Ta yêu dấu,
hăy vâng nghe lời Người Bài Tin Mừng hôm nay thánh Marcô thuật lại việc “Chúa biến h́nh” cho chúng ta biết mấy điểm Chúa Kitô là ai ? Ngài làm ǵ ? Chúa trao cho các môn đệ và chúng ta sứ mạng ǵ ? Trước hết Chúa biến h́nh có nghĩa là, Ngài để Thiên tính mà hàng ngày Ngài dấu đi biểu lộ qua con người của Ngài một vẻ sáng ngời tuyệt diệu, thánh thiện và tinh khiết vô biên. Quang cảnh cũng giúp ta hiểu biết Ngài có bản tính Thiên Chúa một phần nào qua h́nh ảnh: núi, mây, y phục trắng ngần, cùng với hai nhân vật quan trọng trong Cựu Ứớc là Thánh Môisen và Tiên tri Elia. Núi c̣n là nơi mà con người đến để gặp gỡ Thiên Chúa, nơi nhận mạc khải của Thiên Chúa. Chính thánh Môisen đă lên núi gặp gỡ Thiên Chúa và Thiên Chúa đă trao cho thánh nhân Mười điều răn. Chính Tiên tri Elia lên núi để gặp Chúa. quang cảnh nói lên thời cánh chung, thời sau cùng của loài người, của vũ trụ, Thiên Chúa sẽ phán xét, sẽ tiêu giệt tội lỗi, mọi xác phàm sẽ được nh́n thấy vinh quang của Thiên Chúa. Thời cánh chung sẽ được thực hiện nơi Đức Kitô và hoàn toàn trong ngày tận thế. Dĩ nhiên, quang cảnh với núi mây rơ ràng diễn tả việc Thiên Chúa xuất hiện. Ba môn đệ là Phêrô, Giacôbê và Gioan có gặp Thiên Chúa như Môisen đă gặp trên núi không ? Bài Tin Mừng đă trả lời rằng: họ gặp Chúa Giêsu Kitô biểu lộ vinh quang Thiên Chúa, họ gặp Môisen chỉ cho biết Chúa Kitô là vị Tiên tri lớn mà trước khi qua đời Thánh Môisen đă dặn dân phải nghe lời Ngài, họ gặp Tiên tri Elia nói về Đức Kitô là tôi tớ Thiên Chúa sẽ phải chịu đau khổ, chịu chết, và sau cùng họ nghe tiếng Chúa Cha phán dạy: “phải vâng nghe lời Người”, nghĩa là phải chấp nhận chương tŕnh của Chúa Cha rằng Chúa Kitô phải chịu đau khổ mới đạt tới vinh quang. Phản ứng của thánh Phêrô là t́nh nguyện làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen và một cho Elia để thánh Phêrô cùng được ở trên núi, hướng vinh quang, hạnh phúc của Chúa Kitô. Lời nói của Thánh nhân hàm chứa một hiểu lầm, v́ xem Chúa Kitô ngang với Môisen và Elia hoặc cho hơn một chút. Mạc khải của Chúa Cha đă tới can thiệp bằng tiếng phán ra từ đám mây: “Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người”. Chúa Kitô là con thật của Chúa Cha, là tôi tớ của Chúa Cha, phải chịu đau khổ, bổn phận của mọi người là tin và vâng lời Đức Kitô. Vâng lời Đức Kitô là chấp nhận đau khổ. Theo tâm lư, ai cũng chạy trốn đau khổ. Chính Chúa Giêsu cũng đă từng giải thoát đau khổ cho bệnh nhân, để cho biết cứu chuộc là giải thoát đau khổ, là đưa ta đến bến bờ hạnh phúc. Nhưng trong trăm ngh́n khổ sở, có thứ đau khổ để làm chứng cho Chúa, để thi hành Ư Chúa, Chúa Kitô đă chịu và Ngài muốn mọi người cùng chịu với Ngài. Đau khổ mà Chúa muốn con người phải chịu là giúp cho con người luyện tập các nhân đức, chịu buồn phiền để gây t́nh bác ái, đau khổ để học biết Lời Chúa. Trốn tránh những đau khổ này làm sao ta xứng đáng làm con Chúa Được. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Xưa Chúa đă tỏ vinh quang của Chúa để tăng sức cho các môn đệ. Xin Chúa củng cố niềm tin cho chúng con, để chúng con nhận biết Thiên Chúa là Cha và Đấng Cha sai đến để cứu chuộc chúng con là Đức Giêsu Kitô, nhờ Đức Kitô mà chúng con được Chúa Cha thứ tha tội lỗi và yêu thương như con, cho chúng con được gọi Thiên Chúa là Cha, được Thiên Chúa nhận là con, có quyền được thừa tự nước trời như Đức Kitô cùng với Đức Kitô. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết kính thờ Ngài, v́ Ngài chính là Con Một Thiên Chúa Cha sai đến, sinh ra giữa chúng con. Nhưng kính thờ Ngài không phải là làm những việc bên ngoài mà ḷng th́ không có một chút hiểu biết hay chút t́nh cảm nào, đó là thờ Chúa bằng đầu môi chót lưỡi. Như thế chúng con phải thờ Chúa bằng chính tinh thần của Ngài đối với Cha Người, là tin kính, mến yêu, và quên ḿnh cho danh Cha cả sáng. Xin Ngài ban cho chúng con sức mạnh, để mỗi lần chúng con gặp gian nan thử thách trong cuộc sống, chúng con không bị ngă ḷng, không thất vọng nhưng luôn luôn biết sẵn sàng, đón nhận và can đảm dấn thân cho Chúa. Amen.
HĂY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI Có lần tôi đến thăm một tù nhân mang án chung thân, tám năm sau chuyến viếng thăm đó, anh trở thành một người bạn của tôi. Anh ta là một người Công giáo và siêng năng tham dự Thánh lễ hàng tuần tại một nhà Nguyện nhỏ trong tù. Anh nói rằng ḿnh có một vài thắc mắc về những thói quen trong mùa chay đó là: tôi không thể hiểu v́ sao chúng ta lại ăn chay. Anh cho rằng “Thực phẩm là cái tốt lành, là quà tặng từ Thiên Chúa. Nhưng tại sao chúng ta lại ăn chay và hăm ḿnh ép xác ?” Thức ăn ở nhà tù th́ thật khủng khiếp, không thể ăn được, anh bạn tôi họa hiếm lắm mới có được bữa cơm vừa ư. Khó khăn lắm mới đọc được kinh tạ ơn v́ thức ăn được dọn ra trong bát đĩa sứt mẻ; c̣n thức ăn, theo lời mô tả của bạn bè tôi, th́ thường xuyên có mùi ôi, hoặc bữa nào ngon lắm không bị nặng mùi, nhạt nhẽo. Một người tù, hay đúng hơn là người cha như anh đă chật vật lắm mới nuôi đủ gia đ́nh, đương nhiên những người trong gia đ́nh này không thể mời gọi tinh thần chay tịnh trong Mùa Chay được. Chúng ta cũng vậy. Và ăn chay không chỉ đơn thuần là ăn kiêng để giảm vài cân ! Nhưng, nếu chúng ta lựa chọn ăn chay trong mùa Chay này, th́ đó là cách giúp tập trung sự chú ư của ḿnh trong việc đáp trả mỗi ngày lời mời gọi của Tin Mừng hôm nay từ đám mây rằng, “Đây là con ta yêu dấu. Hăy vâng nghe lời Người.” Nếu bụng chúng ta thấy đói th́ chúng ta mới cảm nhận được những người bạn đặc biệt của Đức Giêsu, họ là những người nghèo trên thế gian này và vất vả t́m kiếm cái ăn. Cái đói thể lư của chúng ta cũng sẽ làm cho chúng ta ư thức về sự thiếu thốn và khao khát Thiên Chúa. Theo cách suy nghĩ này, cái đói thể lư và cái đói tinh thần nó dễ dàng liên hệ với nhau. V́ vậy, khi ư thức được ḿnh khao khát Thiên Chúa, th́ vấn đề đặt ra là, “Chúng ta sẽ làm ǵ để thỏa ḷng khao khát đó ?” Tin Mừng chỉ ta t́m đến Đức Giêsu và hướng dẫn ta “Hăy vâng nghe lời Người.” Các môn đệ xuống núi rồi băn khoăn về những ǵ đă nghe được và họ tranh luận với nhau dọc đường xem “từ cơi chết sống lại nghĩa là ǵ.” Họ đă đi nhiều nơi với Đức Giêsu; khi th́ lắng nghe lời giảng dạy của Người; khi th́ chứng kiến Người trải qua cuộc khổ nạn và chịu chết; khi th́ được biến đổi nhờ sự phục sinh. Các môn đệ bắt đầu biến đổi đời ḿnh qua tiến tŕnh lắng nghe. Thoạt đầu, họ không tiếp nhận ngay, nhưng Đức Giêsu không bỏ rơi họ và cuối cùng, họ sẽ hiểu được việc trở thành môn đệ của Đức Giêsu nghĩa là ǵ. V́ thế, họ sẽ là những người chịu biến đổi; họ sẽ được thay đổi và bắt đầu vâng nghe những ǵ Đức Giêsu đă truyền dạy cho họ - họ sẽ vác lấy thập giá và bước theo Người. Tin Mừng hôm nay tŕnh bày một bản tóm tắt về đời sống của người Kitô hữu. Trải nghiệm ở núi là những ǵ mà chúng ta đang làm hôm khi họp nhau để thờ phượng và nuôi dưỡng đời sống đức tin. Trong đó, thung lũng biểu tượng cho nơi mà chúng ta đi đến sau thánh lễ này để sống ơn gọi làm Kitô hữu của ḿnh. Thung lũng là nơi thánh thiêng, nơi đó chúng ta vác thập giá để theo Đức Giêsu trong công việc phục vụ tha nhân. Điều chẳng phải là cách nhiều người trong chúng ta quan niệm về sự thánh thiện thế nào, với bao điều hằng ngày chất vấn chúng ta sao ? Nuôi con ? Đến cơ quan hay xí nghiệp ? T́m việc làm ? Ngồi vào máy tính ? Giải quyết việc thế chấp ?… Vâng, có lẽ mùa Chay này sẽ giúp chúng ta cúi xuống nh́n ra bên dưới của bề mặt cuộc sống hằng ngày nơi đó sự hiện diện của Thiên Chúa đang tỏ lộ ra cho chúng ta – như sự diện mạo của Thiên Chúa được tỏ lộ trên núi khi các môn đệ nh́n thoáng qua vinh quang của Người đằng sau việc đồng hành với Đức Giêsu. Hôm nay chúng ta không đưa ra một danh sách về những ǵ cần “làm hay không làm.” Nhưng có lẽ chúng ta cũng cần một danh sách như thế để chúng ta biết chính xác người môn đệ đối với chúng ta có ư nghĩa ǵ. Thay vào đó, Tin Mừng nói với chúng ta, “Hăy vâng nghe lời Người.” Lắng nghe là một trong những món quà quí giá nhất mà ta có thể trao tặng cho bất cứ ai. Xă hội chúng ta đầy rẫy sự ồn ào và huyên náo, bao quanh chúng ta là những bản tin tức và thường xuyên xảy ra những cuộc trao đổi vô vị trên Twitter, chẳng hạn như “Một lát Pizza cho buổi ăn trưa.” Có ǵ đó chúng ta có thể thực hành cho mùa Chay này: hăy trở nên người lắng nghe kiên nhẫn hơn đối với gia đ́nh và bạn bè. Họ thực sự đang nói ǵ với chúng ta ? Liệu chúng ta có lắng nghe họ không ? Chúng ta cũng cố lắng nghe thế giới rộng lớn hơn xung quanh chúng ta. Thế giới đó với những diễn đàn công cộng và danh tiếng nơi công chúng thường xuất hiện ở những trang đầu, và được nhắc đến trong các bản tin và trên các trang blog. Chúng được nghe thấy. Nhưng tiếng nói của của những ai không bao giờ được lắng nghe ? Ai lên tiếng cho các nạn nhân ? Ai lên tiếng cho những người nghèo ? T́m đâu tiếng nói thay cho môi trường bị suy thoái của chúng ta ? Làm sao và ở đâu chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa nói thay cho họ ? Điều này quả thật là khó có thể thực hiện trong một thế giới bị đàn áp, liệu chúng ta có cần tạo nên một nơi và một lúc cho việc thinh lặng, cầu nguyện và suy niệm Thánh Kinh không ? Liệu chúng ta có tranh thủ được những khoảng thời gian mỗi ngày để tập lắng nghe Lời Chúa tích cực hay không ? Hoàn toàn có thể thực hiện được, nếu chúng ta cố gắng. Tôi có một người d́ được cho là người nghiện công việc. Thú thật không c̣n cách nào khác để diễn tả về d́ tôi. Nhưng d́ luôn giữ một cuốn Tân Ước đă nhàu nát trên băng ghế phía trước của xe hơi. Khi đến băi đậu xe tại ṭa nhà cơ quan, trước khi bước ra khỏi xe, d́ đọc một đoạn ngắn trong cuốn Tân Ước, rồi suy nghĩ một vài phút và sau đó đi đến văn pḥng để bắt đầu một ngày làm việc dài dằng dặc. D́ là một trong những người nhân hậu nhất, không chỉ giúp đỡ bạn bè và thành viên trong gia đ́nh khi họ thiếu thốn, mà cả những người xa lạ. Chúng tôi khám phá nhiều về ḷng rộng lượng của d́ từ những người xa lạ đến dự canh thức d́. Tôi nghĩ d́ đă “lắng nghe họ” và đă trở thành người môn đệ của Đức Giêsu qua những ǵ mà d́ lắng nghe trong lời Người từ cuốn Tân Ước nhàu nát đặt trong ghế xe hơi. Bài đọc một nói về Abraham, trích sách Sáng Thế, được xem như gương mẫu về niềm tin của tổ phụ vào Thiên Chúa. Thiên Chúa đă hứa với ông và Sarah rằng họ sẽ có con cháu đông như sao trên trời. Nhưng Thiên Chúa lại yêu cầu Abraham hiến tế Isaac, người con của lời hứa. Đối với những Kitô hữu, sự sẵn ḷng hiến tế Isaac của Abraham là h́nh ảnh báo trước về việc hiến tế của Đức Giêsu. Nhưng xem này, đó không phải là những ǵ mà cộng đoàn sẽ nghe. Họ sẽ nghe rằng Thiên Chúa đang yêu cầu một người cha giết con trai ḿnh. Điều này liệu có ích ǵ khi giới thiệu bài đọc với một hoàn cảnh nào đó ? Các nhà chú giải Thánh Kinh giải thích rằng câu chuyện này như một cách thức để hủy bỏ lối thực hành trong các văn hóa cổ xưa về việc hiến tế con người. Trẻ con được hiến tế cho các vị thần trong những lúc khó khăn hoặc trước một trận đánh lớn. Cách thực hành này đă ảnh hưởng đến niềm tin độc thần của người Dothái, và v́ thế câu chuyện Abraham-Isaac được xem như là một sự bài trừ cách thực hành hiến tế đó. Dân Israel biết rằng họ không phải làm dịu ḷng Thiên Chúa để thuyết phục Người thuận theo họ. Thiên Chúa luôn luôn ở với họ và không bao giờ có thể bị lôi kéo. Thêm vào đó, những nhà chú giải Dothái truyền thống về đoạn văn này đă đưa ra lập trường rằng Thiên Chúa biết rơ ḷng trung thành của Abraham và v́ thế, Thiên Chúa đă cho ông ta một cơ hội để diễn tả ḷng trung thành đó. Sau này, trong lịch sử dân Dothái, họ xem việc “trói Isaac” như một h́nh ảnh ẩn dụ về việc họ phải trải qua cuộc bách hại, và xem đau khổ như là kết quả ḷng trung thành của họ đối với Thiên Chúa trong Lề Luật. Lm. Jude Siciliano, OP.
Cuộc lữ hành đức tin St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rom 8,31b-34; Mc 9,2-10 Kính thưa quư vị, Tôi có thể vận dụng một số điểm trong bài đọc một hôm nay. Tôi nhận ra rằng ông Ápraham sẽ vượt qua cơn thử thách Thiên Chúa đă bắt ông trải qua và sẽ nhận giao ước Chúa hứa. Tuy nhiên cuộc thử thách đ̣i ông Ápraham hiến tế con trai ḿnh Isaác (“người con duy nhất ngươi yêu mến”) là một thử thách quá lớn (làm tan nát cơi ḷng). Chúa đă hứa ban cho ông Ápraham và bà Sara miêu duệ khi họ về già nhiều như sao trên trời (St 15, 5). Isaác hẳn là dấu chỉ rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện lời Người hứa. Có lẽ ông Ápraham và bà Sara có những người con khác nữa, nhưng Isaác là người con mang nơi ḿnh tương lai và đem lại niềm hy vọng cho hai ông bà. Nhưng giờ đây Thiên Chúa đ̣i ông Ápraham hiến tế Isaác như phép thử đức tin. Phải chăng đây là một Thiên Chúa hay lừa gạt, hứa rồi lại thử xem mức độ trung tín của con người như thế nào? Thế c̣n các bậc cha mẹ trong cộng đoàn khi nghe câu chuyện một đứa trẻ sắp bị giết th́ sao? Tŕnh thuật này sẽ khiến họ đứng ngồi không yên. Trong lối nghĩ ngày nay chúng ta tự hỏi những tổn thương nào về cảm xúc và tâm lư mà Isaác phải gánh chịu cho đến cuối đời. Như tôi đă nói, tôi có thể sử dụng bài đọc này. Liệu có thể đổi bài đọc khác được không? Giảng thế nào đây? Chắc hẳn đây là một trong những bản văn gây kinh hăi nhất trong Kinh Thánh. Hoạ may, người nghe cũng sẽ chỉ nhún vai tỏ ra không mấy quan tâm khi nghe đoạn trích này. Hay, nh́n chung tŕnh thuật này là một trong những bản văn làm cho người đọc khó tiếp cận Kinh Thánh. Các tôn giáo khác thời ấy thực hành sát tế con người. Có lẽ ông Ápraham đoán chừng Thiên Chúa cũng đ̣i buộc ông một thứ lễ vật tương tự. Ngay khi ông sắp sửa thực hiện những ǵ người khác thường làm, có lẽ lúc ấy ông mới nhận ra rằng đây không thể là thứ mà Thiên Chúa, Đấng ban cho ông Isaác, muốn. Ông chợt nhận ra rằng Thiên Chúa của ông th́ khác và Người không muốn bạo lực hay chết chóc như là một dấu chứng cho ḷng trung tín của con người. Đôi lúc một khoảnh khắc ngộ ra chợt đến như h́nh ảnh một thiên sứ mang theo sứ điệp, “Đừng giơ tay hại đứa trẻ.” Đấy phải chăng là cách thức mà Ápbraham kể cho người khác những ǵ đă xảy ra? Thiên Chúa của Ápbraham là một Thiên Chúa khác hẳn và câu chuyện này đă lột tả dung mạo Thiên Chúa của tổ tiên chúng ta đă tin nhận. Một số người diễn giải cái chết của Đức Giêsu như sự thế chỗ cho Isaác – Thiên Chúa đă muốn Con Một Người chết v́ chúng ta. Tôi thấy khó mà chấp nhận được điều này. Đức Giêsu đă bị giết v́ Người phải gánh chịu hệ quả của việc trung tín với Thiên Chúa và sứ mạng Người đă lănh nhận từ Cha Người. Chúng ta không cần phải dâng con cái chúng ta làm lễ vật. Điều Thiên Chúa muốn nơi chúng ta chính là giới răn Đức Giêsu đă ban, “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…Ngươi phải yêu người thân cận như chính ḿnh” (Mt 22, 37-39) Các môn đệ Đức Giêsu đă không thể hiểu cái chết của Người trên thập giá. Họ kết luận rằng Đức Giêsu đă chết cho tội lỗi của chúng ta và đây cũng chính là đức tin của chúng ta. Thế nhưng Người chết không phải qua bàn tay Thiên Chúa mà là qua quyền lực của thế gian này khi thế gian chối bỏ Tin Mừng Người rao giảng. Thiên Chúa đă đáp trả thế nào đối với tội lỗi của chúng ta? Người tỏ ḷng thương xót qua Đức Giêsu. Đức Giêsu chết trên thập giá bởi v́ Người đă trung thành với sứ vụ Thiên Chúa đă trao phó cho người: công bố một triều đại của công lư, sự tha thứ và t́nh thương. Điều này đă đặt Người vào tư thế đối chọi với những kẻ chạy theo triều đại quyền lực và thống trị của thế gian. Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá tỏ cho thấy tác hại của tội lỗi và hệ quả của nó ra sao. Đức Giêsu, Đấng đă mặc lấy xác phàm để tỏ cho ta thấy kế hoạch của Thiên Chúa là con người được tạo dựng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa nghĩa là ǵ, Người đă bị giết chết v́ sự ghen ghét, sợ hăi, tư lợi và hiểu lầm. Thiên Chúa đă làm cho Con Yêu Dấu của người trỗi dậy từ cơi chết và vượt qua tội lỗi để tỏ cho ta thấy quyền năng của t́nh thương và tha thứ vượt trên sự ghen ghét. Có nhiều ánh sáng trong tŕnh thuật cuộc biến h́nh của Đức Giêsu, nơi mà Máccô đă báo trước cuộc phục sinh của Đức Kitô trong vinh quang. Trước đó, Đức Giêsu đă nói về cái chết và sự phục sinh của Người (8:31), nhưng các môn đệ đă không hiểu ư Người. Cả ba môn đệ cùng với Đức Giêsu trên núi cũng không hiểu. Ông Phêrô bày tỏ sự kinh ngạc và hoang mang, “Ông không biết phải nói ǵ, v́ các ông kinh hoàng.” Ông Phêrô và các môn đệ khác đă không hiểu lời tiên báo của Đức Giêsu về cuộc khổ nạn của Người; giờ đây các ông không nắm bắt được ư nghĩa của cuộc mặc khải trên đỉnh núi. Thế nhưng cả Tin Mừng bày ra trước mắt các ông: Đức Giêsu sẽ chịu đau khổ, chết và trỗi dậy từ kẻ chết. Các môn đệ, giống như chúng ta, sẽ trải nghiệm mất mát và cái chết. Các ông và cả chúng ta nữa cần phải sống trong niềm hy vọng rằng cái chết không có tiếng nói chung cuộc – mà chỉ có sự phục sinh mà thôi. Đang khi xuống núi Đức Giêsu bảo các ông phải chờ trước khi các ông nói cho những người khác biết. Các ông hẳn phải trải nghiệm toàn bộ câu chuyện – Cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Người. Núi theo truyền thống là nơi để ẩn ḿnh và gặp gỡ Thiên Chúa. Ông Môsê và ông Êlia không xa lạ với các cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trên núi. Các ông đă diện kiến Thiên Chúa trên núi, nhưng phải vật lộn để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa khi trở lại với dân chúng bên dưới. Ông Môsê, người ban lề luật và ông Êlia, vị ngôn sứ, biểu tượng cho một truyền thống tôn giáo phong phú của người Do Thái. Qua các ông, truyền thống ấy đối thoại với Đức Giêsu. Khi ông Môsê và ông Êlia rời khỏi th́ cũng chính lúc ấy vinh quang sáng láng của Đức Giêsu cũng biến mất. Chỉ c̣n một ḿnh Đức Giêsu – Liệu các môn đệ và chúng ta c̣n có thể tập trung vào Đức Giêsu ngay khi cảnh tượng vinh quang tan biến, không c̣n được an ủi, mọi thứ không diễn tiến tốt đẹp và không cảm thấy yên vui trong đời sống đức tin của chúng ta nữa không? Liệu chúng ta c̣n có thể tiếp tục trung tín và vâng phục Đức Kitô khi mà ánh hào quang bên ngoài đă lịm đi và chúng ta được mời gọi để theo Đức Kitô ngay cả khi trong ḷng c̣n đó những nghi nan và bóng tối? Trong tích tắc ba môn đệ cảm nghiệm được Đức Kitô nên một với Thiên Chúa. Khi y phục rực rỡ bên ngoài của Người trở lại b́nh thường, Người vẫn là Người như trước đây. Ta không t́m thấy Chúa trên một ngọn núi xa xôi nào đó hay một đền thờ hẻo lánh nhưng Chúa đang bước đi và làm việc giữa chúng ta. Mắt chúng ta có nh́n ra Người hay không? Đối với những ai có ánh sáng đức tin th́ Đức Kitô phục sinh và đang sống với chúng ta giữa ḍng đời – trong Giáo Hội, nơi những người thân cận và những người nghèo khó. Nếu chúng ta nghĩ rằng trải nghiệm tôn giáo chỉ thấy nơi những ǵ làm cho cảm xúc ta phấn chấn và làm say mê giác quan, chúng ta sẽ thất vọng. Tiếng nói vọng ra trong đám mây xác nhận Đức Giêsu như “Con Ta yêu dấu.” Chúng ta nghe thấy tiếng vọng lại của bài đọc một ở đây. Lễ vật nào ba môn đệ cần có để làm hài ḷng Thiên Chúa của Môsê, Êlia và Đức Giêsu? Dĩ nhiên không phải là một trong các con cái của các ông. Thay vào đó, Thiên Chúa đấng ngỏ lời với các môn đệ trên núi hướng các ông đến Đức Giêsu và dạy bảo các ông và cả chúng ta, “Hăy vâng nghe lời Người.” Có nhiều phương thế để lắng nghe Đức Giêsu qua Kinh Thánh, giảng thuyết, cầu nguyện và người thân cận. Thế nhưng trong bối cảnh này, các ông phải lắng nghe những ǵ Đức Giêsu bảo trên đường xuống núi và đón nhận những ǵ Người nói về “trỗi dậy từ cơi chết.” Đức Giêsu đă tỏ cho biết cái chết sắp đến của Người; các ông cũng phải lắng nghe lời Người về cuộc phục sinh. Niềm hy vọng đặt nơi sự phục sinh sẽ làm cho các ông và chúng ta trở nên mạnh mẽ trong lúc mất mát, đau khổ, thất bại và vô vọng.
| |