HOME

 
 

Chúa Nhật II Mùa Vọng - năm B
Is 40,1-5. 9-11 / 2Pr 3,8-14 / Mc 3,1-3
 

An phong op : Hăy Trả Lời Với Những Giá Trị Căn Bản Của Đời Sống

Như Hạ op : Trời Mới Đất Mới

Fr. Jude Siciliano, op : Chúa biểu lộ quyền năng trong hoàn cảnh yếu đuối

Fr. Jude Siciliano, op : Hỡi kẻ loan tin mừng, hăy cất tiếng

Fr. Jude Siciliano, op : Chúa Giêsu chủ tể đời sống chúng ta

G. Nguyễn Cao Luật op : Kẻ Dọn Đường

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Thay đổi

Lời Chúa và Thánh Thể : Đường nào cho Chúa đến

Phêrô Hà Anh Tiến op : Theo Gương Gioan, Hăy Dọn Đường Cho Chúa Đến.

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy chuẩn bị tâm hồn để Chúa đến



An phong op

Hăy Trả Lời Với Những Giá Trị Căn Bản Của Đời Sống
Mc 3,1-3

Chúa đến, và Ngài sẽ hoàn tất mọi nỗ lực dở dang của con người. Dọn đường cho Chúa đến, đó là góp phần vào công tŕnh cứu độ của Ngài bằng những việc làm phục vụ, bằng đời sống hoán cải, bằng vun trồng t́nh yêu thương trong cuộc sống nhân loại. Gioan Tẩy giả đă lớn tiếng kêu gọi : "Hăy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi"; đó cũng là lời mời gọi để người ta biết trở về những giá trị căn bản của đời sống nhân loại, t́m về với h́nh ảnh con người như được Thiên Chúa sáng tạo.

Có thể nói, mùa Vọng là thời gian trầm lắng để mỗi người lắng nghe được khát vọng của "mảnh đất trần gian"; của "sa mạc"; của "đồng hoang"; của "thung lũng"; của "đồi núi" đang chiếm cứ trong tâm hồn và trong đời sống xă hội chung quanh ḿnh… khát vọng đó sẽ thúc đẩy người ta mở ra "con đường cho Chúa", "con lộ thẳng băng để Chúa đến".

Con đường cho Chúa là con đường của ḷng bác ái; bởi lẽ Thiên Chúa là t́nh yêu, Ngài chỉ bước đi lên trên con đường "trải đầy t́nh yêu".

Con đường cho Chúa là con đường của ḷng khiêm tốn; bởi lẽ cuộc đời chúng ta, dù có nỗ lực đến đâu, vẫn c̣n có những dở dang không thể lấp đầy được.

Con đường cho Chúa là con đường bao dung; bởi lẽ chúng ta chẳng bao giờ có thể bắt mọi người phải chiều ư của ḿnh, sống theo kiểu của ḿnh; nhưng mỗi người chúng ta phải sống theo ư Chúa, để có thể hiệp nhất với nhau trong một Thiên Chúa là Cha.

Con đường cho Chúa là "hăy an ủi Dân Ta"; là "hăy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem"; là "thái b́nh thịnh vượng cho dân Người"; là "ḥa b́nh công lư đă giao duyên"… Đó thực là những khát vọng khẩn thiết từ cuộc sống con người, là câu chất vấn của Gioan Tẩy giả với mỗi người chúng ta.

Và điều quan trọng mà phụng vụ hôm nay muốn nhắc nhủ chúng ta: tất cả những "khát vọng", những "chất vấn" như thế đều được đặt trong bầu không khí của niềm hy vọng, v́ "vinh quang của Chúa sẽ hiện ra, và mọi phàm nhân sẽ được thấy"; v́ "có Đấng quyền thế hơn tôi sẽ đến…".

Lạy Chúa Giêsu, Xin hăy đến !

Xin hăy đến trong tâm hồn đang xao xuyến của con;
Xin hăy đến trong gia đ́nh
c̣n có những khó khăn của chúng con;

Xin hăy đến trong đất nước Việt Nam
đang nảy sinh bao tội ác nơi giới trẻ,
nơi những người có quá nhiều tiền của
mà không biết sử dụng
để xây dựng cuộc sống con người hạnh phúc hơn;

Xin Chúa hăy đến
và ban b́nh an,
ban ơn Cứu Độ của Ngài cho chúng con.


Như Hạ op

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI
Mc 3,1-3

Bận tâm duy nhất của Hội Thánh là giới thiệu Chúa Kitô cho muôn dân. Càng ngày sứ mệnh đó càng quá tải v́ nhân số tràn ngập, nhất là tại lục địa Á châu, nơi Đức Kitô đă sinh ra. Hội Thánh muốn Đức Giêsu tái nhập thể vào khung cảnh xă hội, văn hóa, chính trị, tôn giáo Á châu. Muốn thực hiện được giấc mộng lớn đó, Hội Thánh cần rất nhiều Gioan Tẩy giả len lỏi vào mọi ngả đường Á châu để biến Giáo hội Á châu cho người châu Á, mà vẫn không đánh mất căn tính Công giáo của ḿnh.

HI VỌNG LỚN LAO

Khởi đầu sứ vụ, Đức Giêsu đă đến với đồng bào bằng một sứ điệp quen tai người Do thái : "Có tiếng người hô trong hoang địa : Hăy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi." (Mc 1:3; Is 40:3) Kinh nghiệm Giuđa 100 năm cơ cực trước khi Giêrusalem sụp đổ và 70 năm lưu đày đă dạy cho dân biết phải làm ǵ để chuẩn bị đón Chúa. Giữa những kinh nghiệm cay đắng và chua chát đó, Chúa đă sai ngôn sứ Isaia đến với dân bằng một giọng ngọt ngào : "Hăy an ủi, an ủi dân Ta : Hăy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem." (Is 40:1-2) Lời an ủi đó có sức làm cho toàn dân phấn khởi, v́ nhắc lại giao ước Chúa đă thiết lập với dân Người.

Dân Israel bừng tỉnh trước h́nh ảnh vô cùng tươi đẹp của Thiên Chúa : "Ḱa ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền... Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào ḷng, bầy chiên mẹ, cũng tận t́nh dẫn dắt" (Is 40:10-11). C̣n ǵ ấm áp hơn t́nh yêu Thiên Chúa ! Bởi vậy, họ rất sung sướng và sẵn sàng nghe theo lệnh ngôn sứ : "Trong sa mạc, hăy mở đường cho ĐỨC CHÚA, giữa đồng hoang, hăy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lơm sẽ hóa thành đ ồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu" (c.3-5).

T́nh yêu Thiên Chúa thật diệu kỳ. Để cải hóa con người, Thiên Chúa không tỏ ra uy quyền, nhưng "Người kiên nhẫn đối với anh em v́ Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người tới chỗ ăn năn hối cải." (2Pr 3:9) Không ai có thể kiên nhẫn như Người, v́ "đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày." (c.8) Chính nhờ kiên nhẫn như thế, nên Chúa mới giáo dục được dân Chúa và đưa họ vào miền đất hứa. Con người không đủ kiên nhẫn, nên mới thấy như Chúa nuốt hay quên lời hứa. Nếu Người không thực hiện lời hứa, người ta có thể trách Chúa. Nhưng kỳ thực "Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ" (c.9). Cứ nh́n thiên nhiên sẽ thấy cách Thiên Chúa làm việc. Nếu trong thiên nhiên c̣n kiên nhẫn như thế, làm sao việc cứu rỗi con người Thiên Chúa lại có thể làm một cách hấp tấp được ?

Cuối cùng cái ǵ phải đến đă đến. Niềm vui toàn thể nhân loại như bùng vỡ. Đó là lúc "khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa" (Mc 1:1). H́nh ảnh hấp dẫn nhất khai mở giai đoạn mới của nhân loại là "ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng" (c.8). Bộ diện đơn sơ đó hàm chứa cả một nội dung sứ điệp lớn lao. Ông đến để "rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ ḷng sám hối để được ơn tha tội." (c.4) Cả 400 năm, từ thời tiên tri Malachi, chưa có ngôn sứ. Thời gian đủ dài để nuôi niềm hi vọng mong chờ đấng Messia. Đức Giêsu đă xuất hiện đúng lúc đáp ứng niềm hi vọng đó.

Nhưng nếu không chuẩn bị, dân Chúa không thể lănh nhận niềm hi vọng lớn lao ấy. Bởi vậy Gioan trở thành một biểu tượng của ḷng sám hối. Lời kêu gọi của ông hấp dẫn đến nỗi "mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan" (c.5). Cảnh tượng nhộn nhịp đó đă nói lên niềm vui của toàn dân khi Thiên Chúa thực hiện lời hứa. "Trong sứ vụ Gioan, phép rửa đă là một dấu chỉ rơ ràng cho thấy con người đă quyết định thay đổi đời sống, từ bỏ lối sống tội lỗi và ích kỷ và trở về với Thiên Chúa." (Life Application Study Bible:1991). Tất cả sức mạnh Thiên Chúa đă thể hiện trong kiên nhẫn và trung tín.

Sức mạnh đó đă được thánh Gioan khám phá nơi con người Đức Giêsu Kitô. Người chính là Tin Mừng cứu độ, một sức mạnh lớn lao và siêu việt đến nỗi Gioan cảm thấy như bị choán ngợp trước sự xuất hiện của người : "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người." (c.7) Sức mạnh đó không phải chỉ đẩy tới việc sám hối, nhưng đem lại sự sống mới cho muôn dân. Chính Gioan đă xác nhận điều đó : "Tôi đă làm phép rửa cho anh em trong nước ; c̣n Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần," (c.8) Đấng tác sinh và tác thánh những ai chờ đợi và sống trong nhiệm cục cứu độ vào thời cánh chung.

NH̀N VỀ TƯƠNG LAI

Thật bất ngờ khi nghe nói Đức Giêsu là "'Đấng Cứu Độ thế gian sinh ra cho chúng ta,' sinh ra tại Á châu !" (Giáo hội tại Á châu:1999) Thế ra Đức Giêsu là người Á châu ! Một sự thật đă bị bao nhiêu lớp bụi văn hóa và văn minh Âu Mỹ phủ lấp. Chúng ta phải trả Đức Giêsu Á châu cho người Á châu. Sau khi đă đi tới tận hang cùng ngơ hẻm Âu Mỹ, Chúa muốn chiếu cố đến mọi nẻo đường tối tăm và lầy lội tại Á châu, trong đó có nước Việt Nam thân yêu chúng ta.

Cho tới nay, sau hơn 2000 năm Đấng Cứu thế sinh ra tại Á châu, mới hơn hai phần trăm dân số tại đây biết đến Người. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Càng để lâu, vấn đề càng nhiêu khê và quá tải. Số thừa sai trên lục địa chiếm một nửa dân số thế giới đó chỉ như muối bỏ bể. Mọi thất bại tựu chung chỉ v́ thiếu đối thoại và can đảm "chia sẻ chân lư của Chúa Giêsu Kitô với kẻ khác." (Giáo hội tại Á châu:1991) Chúng ta đă nh́n Á châu trong lăng kính Tây Phương. Bao ngộ nhận vẫn tác hại đến công cuộc truyền giáo.

Thời gian quả là một thách đố cho mọi nỗ lực Giáo hội hôm nay ! Ngày nay Giáo hội vẫn cần những Gioan Tẩy giả nói với Á châu bằng ngôn ngữ Á châu, một ngôn ngữ nặng phần tinh thần và t́nh cảm. T́nh cảm như ĐỨC CHÚA đă an ủi dân tộc Israel. Nếu không sống bằng tinh thần, dân Á châu đă bị nghiền nát trước định mệnh khắc nghiệt rồi. Phải học nơi Chúa để có thể kiên nhẫn với những con người đau khổ như vậy. Nếu không bền gan, Đức Giêsu cũng không thể cứu độ nhân loại (x.2Pr 3:9).

Trong khổ đau, người ta mới cảm thấy nhu cầu cứu độ và có nhiều thắc mắc về kiếp sống nhân sinh. "Chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thể kéo con người ra khỏi cuộc sống u mê và trả lời được những vấn đề căn bản của họ" (Zenit 1/12/2002) nơi Đức Giêsu Kitô. "Nếu mất ư thức về Thiên Chúa, nhân loại khép kín trước tương lai và chắc chắn sẽ không thấy dược viễn ảnh lữ hành trần gian. Tại sao sinh ra, tại sao chết ? Tại sao hi sinh, tại sao đau khổ ? Kitô giáo có câu trả lời trọn vẹn cho những vấn nạn đó. Do đó, Đức Kitô là niềm hi vọng nhân loại. Người là ư nghĩa đích thực của cuộc sống hiện tại, v́ Người là tương lai chắc chắn của chúng ta. Nhờ gặp gỡ Người và chiêm ngắm thánh nhan, chúng ta mới có sức mạnh truyền giáo để thoát ra cuộc sống tăm tối hằng ngày mà can đảm làm chứng cho Người." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 1/12/2002) Chỉ trong Lời Chúa và Ḿnh Chúa, Kitô hữu mới có thể thấy "Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền," (Is 40:10) và chiêm ngưỡng dung nhan vị Mục tử đang "chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay" (Is 40:11) để thiết lập cảnh "trời mới đất mới, nơi công lư ngự trị" (2 Pr 3:13) cho "mọi người phàm cùng thấy vinh quang Đức Chúa tỏ hiện" (Is 40:5) khi Con Chúa giáng sinh cứu độ muôn dân.       


Fr. Jude Siciliano, op

Chúa biểu lộ quyền năng trong hoàn cảnh yếu đuối
Mc 1, 1- 8

Thưa quí vị.

Nghe đọc bài Tin mừng hôm nay, bất cứ thính giả nào cũng nhận ra một nghịch lư: Người rao giảng và sứ điệp của người đó lại được đặt trong bối cảnh hoang địa. Đă là hoang địa th́ làm ǵ có người để nghe sứ điệp ? Vậy th́ tiếng kêu đó chắc chắn sẽ rơi vào thinh lặng của núi rừng thiên nhiên! Nhưng Phúc âm cũng cho chúng ta hay rất đông người từ khắp miền Giuđêa và thành Giêrusalem kéo đến để nghe Gioan Tẩy Giả rao giảng, thú nhận tội lỗi của ḿnh và chịu phép rửa ở sông Giođan (Giođan có nghĩa là xét xử). Do đó từ "hoang địa" phải được hiểu theo một nghĩa rộng răi hơn.

Mới đây, khi ra khỏi cửa nhà thờ tôi gặp một phụ nữ. Bà thành khẩn nói với tôi: "Thưa Cha, xin cầu nguyện nhiều cho con, con sắp phải trải qua thời gian hoang địa của đời con". Bà chẳng cần phải nói thêm: Giọng bà nói, nét mặt bà đă quá đủ để tôi đoán được vấn đề: Người đàn bà này đang phải bước qua những kinh nghiệm cực kỳ khó khăn trong cuộc sống. Kinh nghiệm đó mang nhiều h́nh thù khác nhau, không ai nói được là cái ǵ. Hay nói theo ngôn ngữ ví von : hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai (one-size-fits all = một cỡ quần áo vừa vặn cho tất cả mọi người). Đời có những chỗ quẹo bất ngờ. Nó đang xô đẩy bà này vào trong hoang địa, một hành tŕnh gồ ghề, bà chẳng muốn và tôi cũng không ưa. Phải chăng đó là tuổi già và các bệnh tật giai dẳng ? Phải chăng chồng bà vừa qua đời ? Phải chăng con cái hỗn láo, bất hiếu ? Phải chăng bà cảm thấy cầu nguyện khô khan và không được ủi an ? Những nỗi niềm hoang địa này có khi ngắn ngủi, có lúc kéo dài, có lúc thoáng qua, có khi gay gắt. Một số là những đau khổ tinh thần khi đức tin rơi vào khủng hoảng, sa sút. Một số khác là những vật lộn về kinh tế: làm ăn thất bại, tính toán sai lầm, bạn bè xa lánh, phản bội. Dù thế nào đi nữa th́ trước những hoang địa này Tin mừng hôm nay cho chúng ta hay nó là những nơi chốn mà chúng ta có thể gặp vị tiên tri của Chúa với sứ điệp chúng ta cần nghe.

Dân tộc Do thái đă quá quen thuộc với những loại hoang địa này. Bài đọc một kể lại tiên tri Isaia đă khơi dậy các kỷ niệm mà Israel đă phải trăi qua. Vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, tác giả Đệ nhị Isaia gióng tiếng an ủi những người bị đế quốc Babilon phát văng lưu đầy. Mặc dầu đang ở thời kỳ đầu nhưng tiên tri đă nhân danh Thiên Chúa, đoan hứa sẽ có ngày trở lại quê cha đất tổ Palestin. Những h́nh ảnh hoang địa mà Ngôn sứ sử dụng đă gợi nhớ lại biến cố Dân tộc được giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập thuở xưa. Thiên Chúa đă dẫn dắt cha ông qua sa mạc đến bến bờ tự do, th́ Ngài cũng sẽ làm đúng như vậy cho những người lưu đày hiện nay. Do đó dù cuộc hành tŕnh khó khăn, nhục nhă, đau khổ hiện thời sang Babilon th́ vẫn c̣n hy vọng được giải thoát, và có lại tương giao mới mẻ với Thiên Chúa của Tổ tiên.

Trong hoàn cảnh hiện tại dân Israel đang bị hành hạ, tủi nhục, mất tinh thần, bị giết hại cho nên Đức Chúa đă truyền cho tiên tri phải phát ngôn dịu dàng: "Hăy an ủi, an ủi dân Ta, hăy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem". Chính Thiên Chúa sẽ làm cho đường lối họ đi được dễ dàng : "Trong sa mạc hăy mở một con lộ thẳng băng. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, mọi lồi lơm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu". Như vậy hoang địa, dù gập ghềnh, gồ ghề, khó khăn, chẳng hấp dẫn chút nào, sẽ lại trở nên phương tiện Thiên Chúa giải phóng dân Ngài. Ngài sẽ dùng "quyền lực và cánh tay dũng mănh" thi hành điều đó, nhưng với ḷng âu yếm và dịu dàng. Bởi dân Ngài đang ở trong t́nh thế ngặt nghèo, gian truân. Thiên Chúa sẽ như một vị mục tử nhân hiền chăn dắt bầy chiên bé nhỏ "tập trung cả đoàn dưới cánh tay, lũ chiên con, Ngài ấp ủ vào ḷng, bầy chiên mẹ, cũng tận t́nh dẫn dắt:

Tôi lại liên tưởng đến người đàn bà bất hạnh ở trước cửa nhà thờ và tất cả những ai đang cần sự giúp đỡ. Thường th́ họ gặp gỡ tôi sau kinh cầu nguyện chung, bằng một đôi lời ngắn ngủi họ đă tổng kết được những lo lắng, buồn nản của ḷng ḿnh: gia đ́nh tan vỡ, sức khoẻ sa sút, tiền bạc thiếu thốn, thất nghiệp, con cái hư hỏng v.v…Nhưng như tiên tri Isaia tuyên bố Thiên Chúa sẽ dẫn đưa tất cả chúng ta qua sa mạc khó khăn một ngày nào đó và bằng cách nào đó, ngoài sự hiểu biết và dự kiến của mỗi người. Để rằng lúc ấy "vinh quang của Ngài sẽ được tỏ hiện." Đúng thế, theo lời thánh Phaolô: Quyền năng Thiên Chúa được cảm nghiệm rơ ràng nhất ở những hoàn cảnh yếu đuối nhất. Nhiều khi Ngài không cứu giúp tức thời, nhưng vị tiên tri tuyên bố: Thiên Chúa dịu hiền luôn luôn quan tâm đến những kẻ lưu đày, di dân đang khiếp sợ con đường "hoang địa" trước mắt.

Khi tôi viết những ḍng này ở trong pḥng đợi của một bệnh viện phục hồi chức năng cho các người tàn tật. Một cụ bạn lâu đời đang được khám nghiệm gẫy xương v́ té ngă ở nhà. Có người nói với tôi: tuổi già chẳng phải là một cái hạn. Nhưng thực tế th́ đúng là như vậy. Lúc già chúng ta sẽ thấy ḿnh không c̣n như hồi c̣n thanh xuân, tự ḿnh làm được hết mọi sự, lúc này già là một con người khác hẳn. Những sự việc quen thuộc bây giờ xem ra xa lạ. Chúng ta bị phát văng sang thế giới hạn chế, lệ thuộc và mỏng manh. Hôm nay tôi có ư tưởng đó khi nh́n quanh gian pḥng một lượt, toàn những cái bao bị bệnh tật. Thật rơ khổ, khi c̣n bé tôi thường được nghe bà nội nói bằng ngôn ngữ Italia, dịch sang tiếng Anh th́ đại loại thế này: "Sau tuổi 40, mỗi ngày có một cơn đau mới". (Every day after forty a new pain). Trong ṿng 40 năm trở lại đây, kỹ thuật thuốc men và nuôi dưỡng những người già cả đă tiến bộ nhiều. Nhưng trong buổi sáng nay t́nh trạng y tế cho những người trọng tuổi trong gian pḥng này vẫn c̣n nói lên rằng: Họ phải đang trải qua những cuôc hành tŕnh "hoang địa" của riêng ḿnh. Hoàn cảnh có lẽ hết hy vọng nếu không nhờ lời bảo đảm của tiên tri Isaia: Thiên Chúa luôn ở bên họ (cũng là ở bên chúng ta) để hướng dẫn, nâng đỡ và ngay cả bồng bế qua những cơn thử thách gian nan, để tránh cho chúng ta khỏi rơi vào thất vọng hư vong.

Bài Tin mừng thánh lễ hôm nay là lời tựa hay nhập đề của toàn thể Phúc âm thánh Marcô. Trước khi tác giả giới thiệu nội dung Tin mừng và các nhân vật liên hệ, ngài cung cấp chút ít tin tức về ngoại cảnh và các lời tiên tri. Ngoại cảnh là hoang địa gần bờ sông Giođan và lời tiên báo là Isaia 40,3. Chỉ trong tám câu ngắn gọn tác giả đă cho rất nhiều về thân thế và sự nghiệp của Gioan Tẩy giả. Ngài cũng giới thiệu luôn mục tiêu của cuốn sách : Đức Giêsu Kitô là con Thiên Chúa (1,1), được Thánh thần ngự xuống và sẵn sàng ban Thần khí cho những ai vâng phục Phúc âm. Đức Giêsu không phải là cái bóng hoặc tiếng vọng của quá khứ mà là nhân tố khai mở một tương lai hoàn toàn mới cho nhân loại. Trong Ngài, Thượng đế, Đấng Tạo thành vũ trụ, tái tạo chúng ta nên những con người mới, tinh tuyền và thánh thiện. Chúng ta phải gạt bỏ con người cũ, lột xác để trở thành những tạo vật tinh khôi. Gioan Tẩy giả làm phép rửa bằng nước để bày tỏ ḷng thống hối ăn năn, th́ Chúa Kitô sẽ thanh tẩy nhân loại bằng máu, lửa và Thánh Thần. Do đó, tái sinh chúng ta nên những tạo vật đẹp ḷng Đức Chúa Trời trong ơn thánh của Ngài.

Có điểu rất lạ, là sứ điệp quan trọng như vậy lại được rao giảng cho nhân loại trong hoang địa. Lúc ấy Dân đă có đền thờ Giêrusalem sang trọng, nơi người ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và được đổi mới. Thay v́ như thế địa chỉ để canh tân và diện kiến thực sự với Đấng Tối Cao lại là nơi hoang vắng. Có lẽ điều này nhắc nhớ về hoang địa sa mạc Biển Đỏ mà dân Israel đă thoát khỏi kiếp nô lệ Ai- Cập và được gặp gỡ Thiên Chúa lần đầu tiên ! Vậy th́ ngày nay, cũng chính ở hoang địa mà chúng ta được hạnh phúc xem thấy Thượng Đế. Tức là ở những nơi chúng ta trút bỏ hoàn toàn các mặt nạ của ḿnh, trút bỏ kiêu ngạo, bận tâm, lo lắng, chia trí, phân tán để lắng nghe lời Thiên Chúa. Nếu c̣n những vướng mắc th́ không thể có cơ hội nh́n xem Ngài. Đây là bài học lớn chi các tín hữu, nhất là những linh hồn ưa thích chiêm niệm: Hoàn toàn trút bỏ mọi thứ giả h́nh, gian dối để được tiến bộ trong đàng thiêng liêng.

Như vậy thánh Marcô đă có lư khi mô tả hoang địa là nơi lư tưởng để lắng nghe lời Thiên Chúa. Những lữ hành "hoang địa" cần được nghe Tin mừng để tâm hồn phấn khởi vững ḷng cậy trông, bền vững trong đức tin giữa sóng gió ba đào. Thánh nhân đă liên kết chúng ta với lời lẽ của đệ nhị Isaia khi ông gợi lại thời kỳ sống trong sa mạc của nhân dân Do Thái. Khi ấy dân Israel luôn được kêu gọi tin tưởng vào lời Thiên Chúa hứa: Ngài sẽ dẫn đưa họ vào miền đất đầy sữa và mật ong, miền đất an toàn và thân thiết với Ngài. Hôm nay, thánh Gioan Tẩy giả loan báo thời giờ đă đến, Thiên Chúa đă khởi sự làm tṛn lời hứa thuở xưa cho ḍng giống Israel. Những ai bằng ḷng lắng nghe lời loan báo ấy th́ phải ăn năn thống hối, quyết định vất bỏ đường lối tội lỗi cũ, quay về với cha ông, đổi mới tâm tư và đừng lừa dối ḿnh bằng tư tưởng viển vông: tự cứu được ḿnh do các công việc lề luật bên ngoài. Thánh nhân cũng cho hay Thiên Chúa đă thấu rơ nỗi thống khổ của dân và Đấng Thiên sai mạnh mẽ vô cùng ở những nơi đâu xem ra dễ bị thương tổn nhất. Đấng Thiên sai sẽ đổ Thần khí xuống linh hồn họ, lôi kéo họ ra khỏi những buồn nản, thất vọng hay mệt nhọc v́ những gian truân của cuộc đời. Một con đường bằng phẳng sẽ được khai mở qua sa mạc và Chúa Giêsu sẽ bước đi trên con đường ấy cùng với chúng ta. Ngài sẽ giúp đỡ nhân loại đối phó với các núi đồi, thung lũng của hoang địa trần gian mà nếu không có sự trợ giúp của Ngài chẳng ai vượt qua nổi. Đến đây tôi lại nhớ tới người phụ nữ ở cửa nhà thờ. Tôi cầu mong bà được cơ hội may mắn lắng nghe sứ điệp của các bài đọc hôm nay, Chúa Nhật thứ hai mùa vọng. Bà sẽ chấp nhận nó như Tin mừng cứu thoát bà khỏi những lo âu đè nặng tâm hồn.Thực ra, đây là sứ điệp dành cho hết mọi người đang cảm thấy ḿnh trong hoang địa, kiểu này hay kiểu khác.Amen.


Fr. Jude Siciliano, op

Hỡi kẻ loan tin mừng, hăy cất tiếng
Mc 3,1-3

Thưa quí vị.

Nếu có thời gian nào rao giảng về Cựu ước, th́ mùa vọng là thuận tiện nhất. Những bài đọc 1 của các tuần lễ này am hợp với tâm t́nh chung của mùa mong chờ Chúa đến. Vậy xin hăy khởi sự với bài trích từ đoạn văn an ủi của tiên trí Isaia chương 40: Thiên Chúa phán: “Hăy an ủi, an ủi dân ta, hăy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, hăy hô lên cho thành, thời phục dịch của thành đă măn, tội của thành đă đền xong.” Tuy nhiên bởi lẽ bài đọc Cựu ước thừơng được trích rải rác trong các sách Thánh kinh, như Sáng thế kư, Giêrêmia, Giảng viên, Khôn ngoan… nên chúng ta cần một chút thấu hiểu về bối cảnh của mỗi bài để hiểu rơ sứ điệp của nó đối với Phúc âm.

Sự thực, nếu chúng ta không nắm được bối cảnh, chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi nối kết nó với các bài đọc khác. Thí dụ hôm nay chúng ta gặp tiên tri Isaia chương 40 chứ không phải chương 1. Tiên tri này khác với Isaia chính thức. Ông vô danh. Sách của ông gồm các chương 40-55 và người ta đoán phỏng ông sống đồng thời với các kiều bào đang bị lưu đày ở Babylone (587- 538), nhờ vào nội dung ông viết trong sách, sứ vụ của ông là an ủi đồng bào và loan báo trước ngày được tha về (chiếu dụ của vua Cyrus 538). Con đường về sẽ đi qua sa mạc Syria: “Trong sa mạc, hăy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hăy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta…” Bài ca Trời Cao Hăy Đổ Sương Xuống là ư tưởng của nhà tiên tri.

Ngoài ra ơn gọi của ông được áp dụng cho thánh Gioan tiền hô trong Tân Ước. Vậy th́ tư tưởng chung của bài đọc hôm nay là ǵ ? Ông dùng hai h́nh ảnh để nói với tuyển dân: “Thiên Chúa sẽ dẫn dắt dân Người từ kiếp lưu đày trở về đất hứa, kiến thiết lại thành Giêrusalem trên núi Sion. Có lẽ tiên tri cảm hứng từ việc dân Babylone hàng năm rước kiệu tượng thần Mardock chung quanh thành phố của họ, qua những con đường thánh và những lời chúc tụng. Nhưng trong đầu óc vị tiên tri không phải là ngẫu tượng Mardock mà là Giavê mạnh mẽ, uy quyền đă giải phóng tổ tiên khỏi kiếp nô lệ Ai-cập th́ cũng làm như vậy cho con cháu ở Babylone. Con đường gồ ghề có thể hiểu về tính kiêu căng của chúng ta, và thung lũng tối tăm là ḷng tham vô đáy của nhân loại. H́nh ảnh thứ hai là người lính canh : “Hỡi kẻ loan Tin mừng cho Sion, hăy trèo lên núi cao, hỡi kẻ loan tin mừng cho Giêrusalem hăy cất tiếng cho thật mạnh”. Nhà vua Syrus sẽ thay Đức Chúa phá huỷ các việc làm của những bạo chúa trước của Babylone mà tha cho Israel trở về. Cho nên các người lính canh thức phải leo lên núi cao để loan tin vui này cho toàn thể tuyển dân. Đă đến lúc Thiên Chúa can thiệp để giải phóng dân Ngài.

Suy nghĩ trên bối cảnh này, chúng ta tự hỏi: “Tại sao vị tiên tri có giọng điệu lạc quan đến thế ? Hăy an ủi, hăy an ủi dân ta ?” Nếu không phải tuyển dân đang ở t́nh trạng tuyệt vọng ? Họ chính là dân đang bị đè nén, khổ sai đến tận cùng. Đang ngồi trong bóng tối cực độ mà không thể tự giải thoát. Tương tự như chúng ta đang trong ṿng kiểm toả của tội lỗi. Satan đang lợi dụng các dụng vọng của nhân loại mà ḱm kẹp các linh hồn ! Làm thế nào thoát khỏi ? Hiển nhiên tự sức ḿnh chúng ta không làm được. Bởi chẳng ai ư thức được rơ ràng t́nh trạng khốn khổ cảu ḿnh, phải nhờ đến bàn tay uy quyền của Đấng Cứu Thế mà chúng ta đang trông đợi. Vua Cyrô là Đức Giêsu Kitô sẽ ban chiếu chỉ cho nhân loại thoát ḷng ích kỷ, độc ác, lầm lạc mà trở về nẻo chính đường ngay. Rơ ràng tuyển dân đang lâm vào hoàn cảnh kiệt quệ như thời ở Ai-cập, cho nên Thiên Chúa giơ tay cứu giúp, xây đắp cho họ một con lộ thẳng băng, san phẳng núi đồi, lấp đầy thung lũng để họ trở về b́nh an như thời cha ông họ vượt biển đỏ vậy.

Thật là ủi an, đúng vậy không ? Khi nghe sứ điệp này, chúng ta liên tưởng ngay đến mùa vọng và triệt hạ ngay tư tưởng về Thiên Chúa Cựu ước, nổi giận và trả thù. Trái lại, Ngài nhân hậu và quan tâm đến nhân loại, biết rơ hoàn cảnh của mỗi linh hồn mà giơ tay cứu độ (trong khi chính chúng ta lại không ư thức được). Vị tiên tri kêu gọi dân Do thái hăy đứng thẳng và ngẩng đầu lên. Giờ cứu thoát đă tới gần. Thiên Chúa của cha ông đây rồi: “Ḱa Thiên Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền”. Liệu vị tiên tri có quá mơ mộng về truyện đă qua trong quá khứ ? Hát bài ca ru em để làm cho chúng ta quên đi những điều xấu xa đang diễn tiến chung quanh ḿnh ? Nhất là những ai đang lâm cảnh khốn khổ nhất ? Không đúng vậy, khi nghe tiên tri rao giảng, chúng ta vững bụng tin chắc trái tim Đức Chúa đang ở đâu ? Ngài về phe với ai ? Say mê và sức mạnh của Ngài với tới những hạng người nào để cứu giúp họ ?

Cho nên chúng ta không nản chí trong mùa vọng này, ngược lại, phấn khởi và mừng vui đón chờ Chúa ngự đến. Bài đọc vạch rơ Thiên Chúa chẳng hề lăng quên và sẽ không khi nào lăng quên chúng ta. Tuy nhiên có điều chúng ta cần suy nghĩ: Đa phần chúng ta không phải là nạn nhân, là kẻ bên lề xă hội, ngược lại là người có địa vị, quyền lực trong xă hội ḿnh sống. Chúng ta có giáo dục, tự do và ảnh hưởng. Chúng ta được phép quyết định tương lai của ḿnh. Vậy chúng ta về phe với ai ? Nếu chúng ta quên lăng những kẻ ngoài lề, nghèo hèn, khốn khó, chúng ta vô t́nh chống lại Thiên Chúa. Thiên Chúa của Cựu ước cũng là Thiên Chúa của Tân Ước. Ngài không phải là một Thiên Chúa phân liệt ngôi vị. Ngài luôn đồng hành với dân ḿnh trong sa mạc, trong những nơi chốn người ta phải vật lộn với hoàn cảnh (kể cả tội lỗi) để trở về nhà. Cho nên phần cuối của bai đọc 1, tiên tri Isaia nói: “Như mục tử Đức Chúa chăn giữ đoàn chiên của ḿnh, tập trung cả đàn dưới cánh tay. Lũ chiên con Ngài ấp ủ vào ḷng. Bầy chiên mẹ cũng tận t́nh chăn dắt”.

Chúng ta sẽ hiểu biết thêm về vị Mục tử này trong các sách Tin mừng. Hôm nay thánh Gioan tiền hô loan báo: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi…Ngài sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần”. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu mùa vọng và cũng khởi sự đọc Tin mừng Marcô. Trong Phúc âm của ông không có tŕnh thuật về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, cho nên không có biến cố Giáng sinh. Chúa xuất hiện như một người trưởng thành, có tầm vóc đă lớn và được thánh Gioan giới thiệu như một Đấng đầy quyền năng. Như vậy, ở khởi đầu của Tin mừng thánh Marcô, chúng ta có ngay một vị ngôn sứ loan báo Đấng phải đến trong thế gian, thở hơi Thánh Thần trên những ai ră rời, nghèo đói, tội lỗi, những người không hy vọng được cứu rỗi theo lề luật Môsê, cái hy vọng duy nhất trong dân Do thái. Họ đành ḷng sống kiếp trầm luân như cha ông họ ở Ai-cập hay Babylone. Đó là lư do thánh Marcô lôi kéo chúng ta ra khỏi những ồn ào sửa soạn Giáng sinh. Những ồn ào nuốt chửng thế giới Công giáo vào sinh hoạt lợi nhuận.

Thay vào đó, thánh nhân kêu gọi chúng ta nh́n đến việc chuẩn bị đúng nghĩa hơn để đón Chúa Cứu thế: “Hăy hối cải”. Rời bỏ con đường tội lỗi mà trở về với Thiên Chúa. Ăn ở như hiện thời th́ không thích hợp cho việc Chúa ngự đến. Thiên Chúa là của mọi người b́nh đẳng. Không phân chia giai cấp, tầng lớp xă hội trước ơn cứu độ của Ngài. Cả nhân loại đă đi con đường sai lầm khi phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, kẻ được cứu rỗi v́ giầu sáng phú quí, kẻ trầm luân v́ nghèo nàn dốt nát, chẳng biết lề luật mà tuân giữ. Tuy nhiên, theo Marco, thánh Gioan cho biết thời giờ vẫn chưa quá muộn. Hăy gột rửa trí óc lệch lạc, hăy rũ bỏ năo trạng duy vật, chạy theo tiền tài, danh vọng, vật chất. Trở về với ư tưởng của Thiên Chúa, xây dựng một thế giới đại đồng, b́nh đẳng và yêu thương. Hăy cật vấn lương tâm về lối sống kiêu căng sa đoạ, và t́m ra con đường phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân tốt hơn. Vẫn c̣n chưa quá muộn để đón nhận bàn tay tha thứ, dịu dàng của Đấng đang ngự đến. Thánh Gioan hô lớn trong cuộc sống khắc khổ: “Hăy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi”.

H́nh ảnh trung tâm của mùa vọng là Gioan tẩy giả kêu gọi ḷng thống hối bằng nếp sống khắc khổ của ông. Nhưng điểm sáng trên sân khấu lại là Chúa Giêsu mà ông không xứng đáng cởi giây giầy. Đấng đang ngự đến là mục tiêu ông rao giảng và cũng là nhân vật chính của toàn thể Phúc âm. Tuy nhiên, hiện thời chúng ta chú ư vào Gioan và sư điệp của ông. Bởi cũng như Isaia 40, ông là tiếng nói hy vọng của toàn dân. Ông loan báo Thiên Chúa không bỏ quên nhân loại, không hề quên lăng ḷng thương xót của Ngài. Ngài trông thấy chúng ta trong mọi hoàn cảnh đoạ đầy, vật chất cũng như tinh thần. Đoạ đầy vật chất đă khốn khổ, nghèo đói, chiến tranh, áp bức, bóc lột… Đoạ đầy về tinh thần khốn đốn hơn. Nó là thứ đoạ đầy đa phần nhân loại không ư thức được: vong thân, tội lỗi, đam mê, xa đoạ. Chúa đến để cứu giúp chúng ta, giơ cánh tay uy quyền kéo nhân loại ra khỏi vũng nhơ lầm lạc, tội lỗi. Ngài mạc khải những sự thật siêu nhiên để chúng ta sống đúng với ơn gọi của ḿnh. Tắt một lời, mang nhân loại trở về “nhà” với Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhưng khốn khổ, chúng ta thường khi ngủ quên trong những lo toan trần thế, không lưu tâm đến ḷng nhân từ, thương xót của Ngài, cũng không suy nghĩ đến cánh tay mạnh mẽ giơ ra để cứu giúp nhân loại.

Cho nên mùa vọng cho chúng ta cơ hội để mở tâm trí và ḷng ước muốn nh́n vào Đấng đang ngự đến. Đấng các ngôn sứ đă loan báo hàng ngàn năm trước và đă mặc xác thít nơi Đức Giêsu Kitô. Thánh Marcô khởi sự Phúc âm không phải với Giáng sinh của Chúa Hài Đồng, nhưng với Đức Kitô trưởng thành mà Thiên Chúa đă hứa ban cho nhân loại. Là hy vọng cứu thoát của mọi dân tộc. Thính giả của Isaia cầu xin ơn giải cứu, thính giả của Gioan cũng cầu ơn tha tội. Cả hai ách nô lệ đều nặng nề và không lối thoát. Họ cần cử chỉ quyền uy của Đấng sắp ngự đến cứu giúp ḿnh do ḷng yêu thương và chăm sóc. Liệu chúng ta có cảm thấy ḿnh cần một cuộc giải phóng thực sự khỏi nếp sống tha hoá ? Chứ không giả vờ theo h́nh thức chung kiểu Phariseo. Nghĩa là đau xót về các lỗi lầm đă phạm và cần thiết một cuộc cải tạo theo ơn thánh, theo lời Chúa dạy, chứ không ngoài môi miệng, là điều xưa nay chúng ta thường làm.

Ư nghĩa của mùa vọng chỉ thực hiện được khi chúng ta đón chờ Chúa đến bằng các nhân đức. Thánh Gioan kêu gọi: “Hăy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa. Sửa lối cho thẳng để Ngài đi”, là lời phát xuất từ con tim thánh nhân. Ông thực sự ước ao dân Do thái làm như vậy chứ không giả vờ khao khát suông. Y phục ông vận, nếp sống ông thực hành tỏ rơ sứ điệp ông muốn rao truyền cho dân chúng. Chúng ta sống khác với điều ḿnh dạy dỗ th́ quả là dối trá. Thánh nhân ở trong hoang địa nhiều ngày tháng không phải chỉ là h́nh thức. Ông đối lập trong thực chất với nhung lụa triều đ́nh, cao lương mĩ vị, quyền lực chính trị, quân sự, tiện nghi, sung sướng. Vậy th́ ông được cái ǵ ? Thưa, được Lời Chúa thẳng thắn, bộc trực, không diêm dúa trang hoàng, để nói với quần chúng, đang háo hức ăn năn. Lời nói và dáng điệu của ông có thể là đơn giản, khó nghèo, nhưng tác động của nó trên thính giả thật là kinh khủng: “Này cái rừu đă đặt sát gốc cây. Bất cứ cây nào không sinh trái tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”, (Lc 3,9).

Nhưng hôm nay chúng ta chú ư đến lời nói của ông trong Tin mừng, trước khi kết thúc suy niệm này: “Ngài sẽ rửa anh em bằng Thánh Thần.” Đó là vai tṛ của Đấng quyền thế đang ngự đến. Ngài sẽ rửa chúng ta bằng Thánh Thần giống như ông Gioan đang d́m người ta vào nước sông Giôđanô. Nghĩa là Chúa Giêsu đang ngự đến, sẽ d́m nhân loại vào đời sống Chúa Ba Ngôi. Đúng là một hạnh phúc tuyệt vời, chúng ta không thể nghĩ tới. Vậy th́ sửa soạt mùa vọng hời hợt thế nào được ? Bằng câu văn như vậy, thánh sử Marcô đă mở đầu Phúc âm của ông. Thực sự đây là cuộc khởi dầu, một cuộc khai mạc hoàn toàn mới cho nhân loại. Một cuộc sinh lại mới cho mỗi người chúng ta. Nghe như lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, phải không thưa quí vị. Nó không phải là sự che đậy dối trá, hời hợt. Mà là ơn huệ được tháp nhập vào sự sống Chúa Ba Ngôi. Nó hoán cải toàn bộ đời sống chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu, khát vọng, khuynh hướng của cuộc sống tín hữu.

Chúng ta sẽ lập thành thân thể Chúa Kitô, thở hơi Chúa Thánh Thần: khiêm nhu, hiền hoà, bác ái chứ không thở hơi satan nữa: kiêu căng, ích kỷ, độc ác. Không, lời tiên tri Isaia không phải là lời đẹp đẽ, thơ mộng của quá khứ, khi nhân loại đang phải vật lộn với ác thần. Mà là lời hằng sống, luôn mới mẻ, nhập thể vào thân xác chúng ta. Mùa vọng này, mỗi tín hữu sẽ là dấu chỉ sống động minh chứng thông điệp Isaia, Gioan là chân thật. Thiên Chúa ngự đến với quyền lực và xót thương, là mục tử chăm sóc và nuôi dưỡng đàn chiên. Ngài thâu thập tất cả dưới cánh tay yêu thương của ḿnh. Amen .


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Chúa Giêsu chủ tể đời sống chúng ta
Mc 1: 1-8

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đă bao giờ chơi tṛ đóng kịch lúc c̣n nhỏ chưa ? Ví dụ như giả vờ làm công chúa hay người đầy tớ trung thành, hay giả vờ là một lính chiến dũng cảm hay một con rồng. Trẻ em chơi như vậy thường với trí tưởng tượng rồi ví ḿnh như là vai diễn mà ḿnh đang đóng. Nhưng đối với người lớn th́ không thể nào đặt ra ngoài những hoàn cảnh khó khăn hiện tại để mà sống trong ảo tưởng được.

Đối với nhiều người, những chuyện hằng ngày trong xă hội đem đến quá nhiều gian truân, không thể nào bỏ qua một bên để giả vờ sống với những ảo tưởng được. Cho dù gia đ́nh anh chị em không gặp những biến cố trắc trở trong lúc này, nhưng làm sao chúng ta có thể quên đi những cảnh đau ḷng đang diễn ra trên thế giới v́ chiến tranh, v́ phải di cư đi t́m nơi sinh sống, v́ kinh tế bị khủng hoảng gây mất việc làm, v́ thiếu nơi cư trú và ngân quỹ gia đ́nh thiếu hụt ?

Mong rằng mùa Giáng Sinh này sẽ đưa đến niềm hy vọng khi chúng ta nghĩ đến thiếu nhi. Mong cho các cháu được hưởng một mùa Giáng Sinh đầy vui tươi để chơi những tṛ chơi đóng kịch. Nhưng chúng ta, những người lớn khó ḷng sống giả vờ trong khung cảnh khốn khó trên thế giới, và cũng không giả vờ vô t́nh mà không để ư đến những cảnh ấy. Chúng ta cũng không quên được những cảnh tượng ấy để giả vờ là mùa vọng năm nay sẽ được đầy hy vọng thật sự.

Trong Thánh Kinh đọc trong mùa này, chúng ta thấy trọng tâm được nhắm đến những người chưa được an vui. Chúng ta nghe thấy cảnh những mục đồng ở ngoài trời đông tiết giá; một thiếu nữ son trẻ mà lại có thai; những nhà thông thái đi t́m, và không biết t́m có được không; một thanh niên sắp cưới vợ lại được biết vợ sắp cưới đă có thai và người thanh niên đó không biết phải làm ǵ; và bao nhiêu chuyện khác nữa về cách đô hộ của đế quốc La-Mă, làm cho dân Do Thái mong được một vị cứu tinh nhưng chưa trông thấy. Điểm chính của câu chuyện là mọi người chưa sẵn sàng để hát bài "Vui mừng cho cả thế giới". Lúc này đang trong mùa Vọng và chúng ta chỉ có thể nghe thấy toàn những người tự trông chờ, đang hy vọng chờ mong.

Những chuyện ấy có thật không ? Đối với mọi người, chúng ta không chờ đợi một ḿnh. Chúng ta thấy vai chính chưa xuất hiện để diễn xuất. Nhưng Thánh Kinh đă đặt tên cho nhân vật vai chính đó là Thiên Chúa. Ngài đă nghe biết hoàn cảnh xă hội chúng ta và Ngài sẽ đến giúp chúng ta.

Bài Thánh Kinh hôm nay của ngôn sứ Isaia rất quan trọng với lời lẽ thật đẹp và cảm động. Nó nói đến những nỗi khó khăn thật sự của dân Israel. Trong phần trước, ngôn sứ Isaia nói dân Israel đă bỏ Thiên Chúa. Dân Israel đă thờ thần ngoại và đă quên những người nghèo khổ, v́ họ đang bị tù đày. Nhưng bây giờ trong hoàn cảnh khó khăn, họ được nghe ngôn sứ Isaia an ủi họ, là những người được trở về quê quán. Quê quán họ bị tàn phá, đền thánh Giêrusalem bị hủy hoại. Giữa cảnh hoang phế ấy, ngôn sứ Isaia nói lời an ủi và đem niềm hy vọng cho họ.

Vậy ngôn sứ Isaia có diễn tṛ giả vờ không ? Ngôn sứ có nói: “Hăy giả vờ như mọi sự đều tốt đẹp cả" không ? Hay những lời của ngôn sứ đă được sức mạnh Thiên Chúa làm hậu thuẫn ? Điều đó phụ thuộc vào cách chúng ta đón nhận lời ngôn sứ như thế nào. Những người có đức tin đón nhận những lời an ủi đó để có niềm hy vọng. Thiên Chúa đă tha thứ, và đă dọn nơi trù mật cho dân Ngài. Trong lúc chúng ta cảm thấy tuyệt vọng th́ Thiên Chúa nâng chúng ta lên để nh́n thấy "hào quang của Thiên Chúa", hào quang đó sẽ đến với chúng ta. Khi nào, ở chỗ nào và như thế nào...làm sao chúng ta biết được ?

Những ai cùng đến dự Bàn tiệc thánh hôm nay ắt đă nhận được câu trả lời rồi. Chúng ta không biết hết câu chuyện, nhưng chúng ta dựa vào niềm hy vọng. Những lời hứa của ngôn sứ Isaia đă được thực hiện nơi Chúa Giêsu. Qua Chúa Giêsu, chúng ta nhận được lời hứa "an ủi" của ngôn sứ. Qua Chúa Giêsu "hào quang của Thiên Chúa" đă được thực hiện. Con đường đă được vạch ra cho chúng ta trong sa mạc, và Thiên Chúa như một "mục tử" đang cho chiên ăn và đang dẫn dắt đoàn chiên ḿnh. Trong lúc chúng ta chưa bị cùng đường trắc trở, trong lúc chúng ta chưa trút được gánh nặng đè trên vai chúng ta, chúng ta không giả vờ tưởng tượng, v́ chúng ta là những người có đức tin dựa vào sức mạnh của Lời Thiên Chúa toàn năng, Ngài sẽ làm những ǵ Ngài đă hứa "... mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống..." (Is.40:4) 

Phúc âm Thánh Mác-cô, có vẻ như nóng ḷng báo tin cho chúng ta biết là Đấng mà chúng ta mong đợi từ lâu nay đă đến. Phúc âm thánh Mác-cô không có câu chuyện nhập đề, không nói về bà Isave và ông Zacaria, không nói về thiên thần truyền tin cho Đức trinh nữ Maria và ngày Chúa Giêsu giáng sinh, cũng không nói những chuyện lúc Chúa Giêsu c̣n nhỏ. Trái lại, thánh Mác-cô vào ngay Lời Thiên Chúa đă hứa với chúng ta qua Chúa Giêsu. Thánh Mác-cô nhắc đến lời ngôn sứ Isaia đă hứa là sẽ có sự thay đổi và sự thay đổi ấy đă đến. Thánh Gioan Tẩy Giả là người báo tin mừng và tin mừng đó là chính Chúa Giêsu "...Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi" (Mc.1:7) Những lời hứa từ ngàn xưa đă được thực hiện và một đời sống mới đang đến với chúng ta. Thánh Mác-cô viết: "Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Kitô, Con Thiên Chúa" (Mc.1:1). Cuối phúc âm Thánh Mác-cô không có lời kết thúc. Phúc âm này mở đầu với tin mừng Chúa Giêsu và không kết thúc, để cứ tiếp tục là tin mừng măi cho từng thế hệ những người có đức tin như chúng ta ngày nay.

Từ mùa Vọng năm trước đến nay, biết bao nhiêu thay đổi đă xảy ra: Không những trong nền kinh tế, việc mua bán nhà, mà c̣n bao nhiêu người đă ra đi không c̣n trong danh sach để gởi thiệp Giáng Sinh, hoặc v́ đă đi xa hay đă chia tay với chúng ta. Có bao nhiêu trẻ mới sinh ra trong năm vừa qua. Có bao nhiêu người đau yếu, bao nhiêu chuyện mới xảy ra đầu tiên: Như bé bắt đầu đi học, thanh niên vừa gặp bạn khác phái lần đầu. Có người vừa bắt đầu nhận được việc làm, có người vừa bị mất việc, người vừa mới lập gia đ́nh v.v... Như chúng ta vừa nghe là có những sự việc có thể xảy ra mà chúng ta không biết trước được. Đời sống luôn có những thay đổi bất ngờ. Có ngày được an toàn mà cũng có ngày không được an toàn.

Lời rao giảng của Thánh Gioan Tẩy Giả vang dội qua các thế hệ theo cùng thời khắc và nơi chốn. Thánh Gioan Tẩy Giả nhắc chúng ta những điều chúng ta đă biết, nhưng có lẽ đă quên: Thiên Chúa là hậu thuẫn của chúng ta. Thiên Chúa không chán nản v́ chúng ta, Ngài không hư ṃn, để thành vô dụng, không phải như máy vi tính cuối cùng chúng ta vừa mua. Khi mọi hậu thuẫn cuối cùng đă phai mờ đi, có Thiên Chúa ở đó với chúng ta. Thiên Chúa là đá tảng cho chúng ta vững đứng, trong khi xung quanh chúng ta đều là cát sỏi.

Mùa Vọng năm nay có khác năm trước hay không, có thể chúng ta biết hay chưa biết. Và năm nay chúng ta lại nghe lời kêu gọi của thánh Gioan Tẩy Giả. Trước tiên lời thánh Gioan kêu gọi chúng ta ăn năn, hăy xem xét mọi việc một cách nghiêm túc, hăy xem lại đời sống chúng ta, hăy thay đổi những ǵ cần thay đổi mà chúng ta cứ chần chờ. Thay đổi những ǵ ? Lẽ cố nhiên là ăn năn đền tội, nhưng cần thiết là ăn năn v́ đă để Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống của chúng ta, là đă để Thiên Chúa đứng chân trong chân ngoài trong đời sống chúng ta. Chúng ta nên ăn năn v́ những việc đă làm cho người khác buồn phiền và những việc không tốt, không thánh thiện. Chúng ta hăy ăn năn v́ chúng ta ích kỷ, đă không để ư giúp đỡ kẻ khác. Hăy ăn năn v́ cách sống tuyệt vọng như tự than trách "tôi đă lớn tuổi rồi, không thể thay đổi được" "ngựa quen đường cũ".

Trước tiên, thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi chúng ta ăn năn và nhắc mùa Vọng năm nay chúng ta không sống lẻ loi trong việc sửa đổi đời sống. Thiên Chúa đă để ư đến chúng ta, và như ngôn sứ Isaia hứa trong bài đọc 1, Thiên Chúa muốn đến để giúp chúng ta một lần nữa, không khác gi chúng ta lập chương tŕnh sửa đổi cách ăn uống để xuống cân, hoặc chúng ta muốn chừa rượu, hay muốn cải đổi một chuyện ǵ khác. V́ chúng ta đang bị cái xấu kềm hăm, chúng ta cần người khác giúp đỡ để thoát ra. Thánh Gioan Tẩy Giả báo cho chúng ta biết người muốn giúp chúng ta là Chúa Giêsu và Ngài sẽ ban sức mạnh cho chúng ta với ơn Chúa Thánh Linh.

"Từ ngoài xa, có tiếng chào mời đại hạ giá 30%-50% cho mọi mặt hàng". Biết bao nhiêu tiếng chào mời làm chúng ta xao lăng và quên đi ai là người quan trọng trong đời sống chúng ta. Với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể nh́n vào đời sống của ḿnh và thay đổi những ǵ cần, hầu giúp chúng ta đến gần Chúa và sống trung tín theo đường lối Ngài. 


G. Nguyễn Cao Luật op

Kẻ Dọn Đường
Mc 3,1-3

Vẫn là một con đường

Toàn bộ cuộc sống của dân Do-thái đều có dấu ấn về một quan niệm : đời sống là một cuộc Vượt qua. Quan niệm này được bày tỏ rơ ràng qua những biến cố lớn : Thiên Chúa gọi tổ phụ Áp-ra-ham, dân Do-thái được giải thoát khỏi Ai-cập và lưu lạc 40 năm trong sa mạc, cuộc lên đường rời bỏ đất lưu đày để trở về quê hương ... Trong những biến cố đó, họ luôn phải lên đường và luôn phải vượt qua những chướng ngại làm cản trở bước chân : đó là sa mạc, là ḍng sông ... Họ lên đường để đi tới miền đất Thiên Chúa đă hứa ban cho họ, nơi họ vẫn hằng mơ ước.

Sa mạc, ḍng sông : những yếu tố này lại xuất hiện trong câu chuyện về ông Gioan Tẩy Giả và trở thành dấu chỉ cho những ư nghĩa mới : Phép rửa ông Gioan đề ra cho người Do-thái không phải chỉ là một nghi thức ; trái lại, đó là dấu chỉ bề ngoài cho một hoạt động sâu xa là sự thanh tẩy nội tâm. Qua phép rửa này, ông Gioan muốn nhắc nhở dân chúng về ư nghĩa sâu xa trong ơn gọi của họ : họ là những người được Thiên Chúa tuyển chọn và họ phải trở nên xứng đáng với ơn gọi đó.

Theo cách hiểu của các Kitô hữu thời đầu, từ việc Thiên Chúa kêu gọi dân Ít-ra-en trở thành dân của Người đến sự xuất hiện của ông Gioan Tẩy Giả và của Đức Giê-su là một sự liên tục hoàn toàn. Những yếu tố này liên hệ với nhau cách chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Đây cũng chính là điều thánh Mác-cô muốn nhấn mạnh. Trong bài tường thuật của Tin Mừng thứ hai, người ta thấy cả ba khía cạnh quá khứ, hiện tại và tương lai.

Quá khứ : vào cuối thời lưu đày, ngôn sứ I-sai-a đă kêu gọi dân Do-thái lên đường, thực hiện một chuyến du hành mới băng qua sa mạc. Một lần nữa, Thiên Chúa lại đến, mở ra con đường cho dân Người, thúc đẩy họ lên đường đang khi họ là những người đă chịu kết án phải chết.

Hiện tại : ông Gioan kêu gọi dân trở lại, từ bỏ lối sống cũ và bước vào đời sống mới.

Tương lai : ông Gioan thoáng thấy được sự xuất hiện của Đức Giê-su, Vị Cứu Thế. Chính Người sẽ làm sáng tỏ toàn bộ ư nghĩa của cuộc hành tŕnh luôn được lặp lại này. Người là Đấng sẽ thực hiện cuộc Vượt Qua đích thực, và tận điểm của cuộc hành tŕnh này là ân huệ Thánh Thần.

Qua những suy niệm như thế về ư nghĩa lời rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả, thánh Mác-cô đă hiểu được tất cả mọi điều hàm chứa trong phép rửa. Với Đức Giê-su, phép rửa chính là cuộc vượt qua đúng nghĩa, nhờ cái chết trên thập giá. Cuộc vượt qua này đ̣i phải từ bỏ mọi sự, kể cả mạng sống, nhưng cuối cùng, chính cuộc vượt qua này sẽ mở ra con đường dẫn tới cuộc sống viên măn.

Công việc của kẻ dọn đường

Người ta vẫn gọi ông Gioan Tẩy Giả là vị Tiền Hô, nhưng có người lại muốn gọi ông là cái máy ủi.

Cách nói như thế không phải chỉ do ư thích muốn chơi chữ. Lư do chính là tính cộc cằn của ông cũng như những ngôn từ mạnh bạo, quyết liệt của ông. Thánh Lu-ca thuật lại ông đă lăng mạ những người đến gặp ông : ông gọi họ là ṇi rắn độc.

Một lư do khác nữa là nếp sống kỳ lạ của ông. Con người ông ít có những nét hấp dẫn, như lời tường thuật của các tác giả sách Tin Mừng và h́nh ảnh do các nhà điêu khắc để lại : một con người mặc áo bằng da thú, ăn châu chấu và mật ong rừng ...

Vị ngôn sứ này quả là một nhân vật lạ lùng. Đức Giê-su gọi ông là vị ngôn sứ lớn nhất, không phải chỉ v́ dáng dấp đặc biệt của một người sống trong sa mạc : là nếp sống khỗ hạnh và đưa ra nhiều yêu cầu, nhưng v́ ông đă nhận ḿnh là tiếng nói của Thiên Chúa : ông đến để loan báo và chuẩn bị cho cuộc xuất hiện của chính Thiên Chúa.

Thiên Chúa vẫn luôn là Đấng Em-ma-nu-en - Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, một Thiên Chúa đang chuẩn bị cho cuộc xuất hành mới, cuộc xuất hành cuối cùng để đưa nhân loại về quê hương vĩnh cửu. Con người cần phải tạo điều kiện để Thiên Chúa có thể đến và hoạt động nơi họ. Ông Gioan là người nhắc nhở cho họ về bỗn phận này.

Công việc của ông Gioan là "đi trước Chúa, mở lối cho Người" (Lc 1,76b) và ông đă dọn lối bằng cách thức tỉnh lương tâm con người, kêu gọi họ thay đỗi lối sống, thúc đẩy họ dẹp bỏ những g̣ nỗng, lấp những hố sâu, uốn ngay đường cong mà quay về đường công chính.

Thật ra lời kêu gọi của ông Gioan không phải là mới mẻ : h́nh thức có thay đỗi, nhưng nội dung vẫn là một từ thời các ngôn sứ. Thiên Chúa vẫn luôn mong muốn con người vươn lên cao hơn, hạnh phúc hơn và xứng đáng hơn với t́nh yêu thương của Người. Con người luôn phải vượt qua quá khứ để đạt tới tương lai mới. Họ luôn phải khắc khoải trở ḿnh để đón lấy những điều lớn lao Thiên Chúa tặng ban cho họ. Lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy Giả nhắc lại cả một lịch sử dài của ḷng yêu thương. Lịch sử này đang đi tới hổi quyết định với sự xuất hiện của Đức Giê-su Kitô, Con Thiên Chúa.

Do đó, lời kêu gọi của ông Gioan có tính cách độc đáo v́ chuẩn bị cho thời cuối cùng. Ông đă thoáng thấy một tương lai xán lạn đang được mở ra : nhân loại được giải thoát hoàn toàn khỏi ách nô lệ, và Thiên Chúa sắp đến để thực hiện những sáng kiến cuối cùng. Chính v́ vậy ông nói rơ : "sẽ có một Đấng đến sau tôi, quyền thế hơn tôi" và "tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, c̣n Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần" (Mc 1,7-8).

Kẻ dọn đường hiên ngang

Ngày nay, Đức Kitô đă đến và một giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người đă được kư kết, th́ nhân vật Gioan này c̣n có thể nói ǵ với con người ? Ông là vị ngôn sứ cuối cùng, một vị ngôn sứ lớn của Cựu Ước, nhưng lại là vị ngôn sứ đầu tiên trong Kitô giáo ; ông đă hoàn thành công tŕnh xây dựng cây cầu nối giữa dân Ít-ra-en và dân mới của Thiên Chúa, giữa đợi chờ và xuất hiện. Vậy phải chăng nên xếp ông vào công hàm, vào bảo tàng lưu trữ ?

Chắc chắn là không. Điểm nghịch lư trong Lịch Sử Cứu Độ là tất cả đă được ban tặng nhưng vẫn c̣n đang được thực hiện. Có một Tin Mừng đă được viết ra, và có một Tin Mừng khác cũng đang được viết ra. Thiên Chúa đă nói với con người một lần thay cho tất cả, nhưng sự im lặng hiện nay của Người cũng là một cách nói. Do đó, lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy Giả vẫn luôn vang lên như một lời mời gọi, như một sứ mạng.

Như một lời mời gọi. Con người sống trong sa mạc xưa kia cũng đang kêu lên giữa sa mạc của cuộc đời : Anh em hăy ăn năn sám hối, tức là : hăy đi vào sa mạc mà gặp gỡ Thiên Chúa, hăy từ bỏ tất cả để nhường chỗ cho Thiên Chúa. Đây cũng là điều Thiên Chúa luôn nói với con người, như lời ngôn sứ Hô-sê : "Ta sẽ dẫn ngươi vào sa mạc để cùng ngươi thổ lộ tâm t́nh."

Như một sứ mạng. Gioan đă minh chứng rằng Đức Kitô chỉ có thể xuất hiện trên những con đường đă được chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi người phải dẹp đi những trở ngại được dựng nên trên con đường của Đức Kitô. Họ có nhiệm vụ phải đẩy xa khỏi ḿnh cũng như môi trường chung quanh những thành kiến, những thái độ thiếu t́nh yêu ... Họ có sứ mạng phải dọn đường, phải dành chỗ cho Đức Kitô xuất hiện : nhỗ đi những mầm mống của bạo lực và chiến tranh, san bằng những ngọn núi là thái độ dửng dưng, lấp đầy những hố sâu là nghi ngờ và cái nh́n xấu xa.

Ông Gioan đă làm chứng cho niềm tin của ông vào thế giới mới này bằng chính mạng sống của ông. Ông xác tín rằng trong thế giới mới này, những tâm hồn ủ rũ sẽ được nâng dậy và những cơi ḷng sôi sục, chia rẽ v́ hận thù sẽ được biến đổi trở nên dịu hiền.

Ông Gioan đă là cái máy ủi. Mỗi người chúng ta, theo cách của ḿnh, cũng phải trở thành người ủi đường cho Chúa đến. Và như ông Gioan, mỗi người chúng ta cũng phải xoá ḿnh đi trước một Đấng khác, quyền thế hơn chúng ta. Chính Người là ơn cứu độ, là Tin Mừng cho thời đại chúng ta.

* * *

Đức Kitô chẳng c̣n đôi tay
Người chỉ có đôi tay của chúng ta
để thực hiện công tŕnh của Người ngày hôm nay.

Đức Kitô chẳng c̣n đôi chân
Người chỉ có đôi chân của chúng ta
để đến với con người.

Đức Kitô chẳng c̣n tiếng nói
Người chỉ có tiếng nói của chúng ta
để công bố về Người.

Đức Kitô chẳng c̣n sức lực
Người chỉ có sức lực của chúng ta
để hướng dẫn nhân loại đến với Người.

Đức Kitô chẳng c̣n những bản Tin Mừng
để con người đọc lên.

Nhưng tất cả những ǵ chúng ta làm
qua lời nói và hành động
đó chính là Tin Mừng được viết ra.

M. Pomilio


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Thay đổi
Mc 1,1-8

Gioan Tẩy Giả là vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế. Ngài đă sống và thi hành sứ mạng của ngài thế nào ? Ngài sống rất khổ hạnh từ buổi thiếu thời : y phục chỉ có một áo choàng bằng da lạc đà, là một kiểu áo hăm ḿnh mà các ngôn sứ xưa thường dùng, ngang lưng thắt một dây da cho gọn ghẽ, c̣n của ăn lại càng bấp bênh hơn nhờ vào “may rủi”, là ăn châu chấu độn với mật ong rừng. Gioan ăn mặc như thế mà đi rao giảng khắp vùng Giu-đê, Ga-li-lê và quanh sông Gio-đan. Bấy giờ mùa màng vừa gặt hái xong, thời vụ mới cũng chưa tới, nên dân chúng rảnh rang kéo nhau đến rất đông để nghe ngài giảng, cả những người lănh đạo cũng sai người tới hỏi ngài là ai ? Ngài chỉ mượn lời ngôn sứ I-sai-a để trả lời : tôi không là ai cả, chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, có bổn phận dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

Thực vậy, ngài làm phép rửa và rao giảng kêu gọi mọi người thay đổi đời sống để đón Đấng Cứu Thế đến. Phép rửa của Gioan, xét về h́nh thức th́ giống như phép rửa của đạo Do Thái, là d́m ḿnh ở nước sông Gio-đan, để từ bỏ ngoại giáo và dứt khoát trở về tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng phép rửa của Gioan có một hướng mới, khác hẳn đạo Do Thái, là hướng về luân lư, dùng công bằng, bác ái, chân thật để sửa soạn cho nước Đấng Cứu Thế. V́ vậy, phép rửa của Gioan chuẩn bị cho phép rửa của Chúa Giê-su, giúp người ta sám hối, sửa soạn cho việc tha tội. Cho nên, phép rửa của Gioan không phải là một bí tích, nghĩa là không tự động tức khắc tha tội.

Đàng khác, cùng với việc làm phép rửa, Gioan Tiền Hô c̣n giảng dạy, kêu gọi mọi người hăy thay đổi đời sống để đón nhận Đấng Cứu Thế : “Hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Điệp khúc rao giảng của ngài là hăy ăn năn sám hối, lời giảng của ngài làm chấn động mọi tầng lớp, mọi thứ người, từ lớp rắn lục trở xuống, nghĩa là những người có chức quyền, nhưng lươn lẹo, cố chấp, cả vua Hê-rô-đê cũng bằng ḷng nghe ngài giảng. Sử gia Phơ-la-vi-ô đă ghi nhận : “Gioan có ảnh hưởng sâu đậm trên quần chúng, đến nỗi họ sẵn sàng làm bất cứ điều ǵ ông dạy bảo, hết mọi hạng người đến gặp ngài để xin ngài chỉ dạy cách phải sống”.

Đối với chúng ta ngày nay, lời kêu gọi “hăy ăn năn sám hối” của Gioan phải chăng đă nhàm chán và lỗi thời ? hoặc trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, lời kêu gọi hăy thay đổi đời sống của Gioan phải chăng không c̣n cần thiết ? Nhàm chán th́ có nhàm chán thật, v́ lúc nào chúng ta cũng nghe lặp đi lặp lại những lời khuyên đó hoặc những lời tương tự như hăy tu thân tích đức, đừng kiêu ngạo, đừng gian tham, đừng bất công, đừng sống phản bác ái, lỗi t́nh thương… Nhưng c̣n lỗi thời th́ sao ? có lỗi thời không ? Có thể nói, ngày nào c̣n con người là c̣n luân lư, c̣n giáo dục, c̣n khuyên răn, và bao lâu c̣n tội lỗi, c̣n tranh chấp, c̣n tệ đoan, c̣n tiêu cực, th́ c̣n phải sửa chữa, phải thay đổi để trở nên tốt hơn, và như vậy lời kêu gọi của Gioan vẫn măi măi cần thiết, không bao giờ lỗi thời.

Tất cả chúng ta đều biết : bước đầu tiên để kiến tạo một xă hội, một thế giới tốt đẹp, là con người phải hiểu rơ “cái tôi” của ḿnh, từ đó mới làm chủ được bản thân và cùng ḥa nhịp vào cuộc sống với mọi ngưới, đúng như quan niệm từ ngàn xưa của Khổng Tử : “Thành ư, chính tâm, tu thân” rồi mới “tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”. Con người sống trong xă hội có ảnh hưởng hỗ tương và liên đới trách nhiệm với nhau rất mật thiết, một con én không làm nên mùa xuân, nhưng một phần tử xấu cũng đủ làm hư hỏng một gia đ́nh và cả xă hội, “con sâu làm rầu nồi canh” là như thế.

V́ vậy, mỗi Mùa Vọng chúng ta lại có dịp xét ḿnh, kiểm điểm đời sống, cách suy nghĩ qua lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô, để cải thiện đời sống mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn. Nói khác đi, chúng ta cần phải thay đổi cách sống và lối suy nghĩ không phù hợp với lời Chúa hay không đúng với lương tâm và lương tri của ḿnh.

Trên đời này có cái ǵ không thay đổi chăng ? có người nói chơi : chỉ có chữ “thay đổi” là không thay đổi mà thôi, nghĩa là cái ǵ trên đời này cũng thay đổi. Thế giới này có nhiều sự thay đổi, và có những cái thay đổi ảnh hưởng tới chúng ta, nhưng cái cần thiết nhất là ḷng chúng ta phải thay đổi. Khi ḷng ḿnh được thay đổi th́ mọi sự sẽ được đổi thay. Chúng ta đừng mong ngoại cảnh thay đổi ḷng ḿnh, chính ḷng chúng ta phải được thay đổi trước đă th́ ngoại cảnh mới thay đổi theo, như câu chuyện sau : có một cụ già kia sống giữa hai gia đ́nh : một gia đ́nh làm nghề thợ rèn và một gia đ́nh làm nghề thợ mộc, cả hai gia đ́nh này gây tiếng động ồn ào suốt ngày. Cụ già không chịu được, năn nỉ họ đổi đi nơi khác, nhưng họ cứ nhùng nhằng măi, sau cùng họ đồng ư đổi đi, họ đổi đi đâu ? họ đổi nhà cho nhau, như vậy cụ già kia chẳng được ǵ. Muốn thay đổi, chính cụ phải thay đổi, chính cụ phải dọn nhà ra đi.

Đàng khác, có người không muốn thay đổi ǵ hay chỉ ưa thay đổi tạm bợ và bằng ḷng với phương pháp gọi là tu sửa ít phần trăm, có người lại sợ đổi mất cả cái ít phần trăm đó, v́ thế, dù chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào th́ lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô vẫn là một lời khẩn thiết, xin mỗi người hăy lắng nghe và thực hiện để kinh nghiệm được những ơn phúc của Mùa Vọng. Xin Chúa cho tất cả chúng ta đều thay đổi, đều đổi mới từ tư tưởng tới hành động để trở thành những con người mới thực sự.


Lời Chúa và Thánh Thể

Đường nào cho Chúa đến
Mc 1,1 - 8

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Gioan quả là một con người khác thường, ông đến từ hoang địa : ḿnh mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ngày nay nếu chúng con thấy một người như Gioan có lẽ chúng con sẽ không dám đến gần bắt tay hay chào hỏi, quá lắm th́ đứng đàng xa gật đầu để tránh khỏi đứng gần ngửi thấy mùi hôi hám. Thế nhưng, một người đến từ rừng rú như thế, không bằng cấp, không văn minh, không kiểu cách lại có thể thu hút được đông đảo dân chúng đến nghe lời ông giảng, và sau khi nghe giảng họ đă thay đổi cuộc sống, ăn năn sám hối, chịu phép rửa để được ơn tha tội.

Có lẽ đối với nhiều người chúng con, khi nghe giảng về ḷng ăn năn sám hối, chúng con cảm thấy ḿnh chẳng biết phải ăn năn sám hối điều ǵ. Ăn năn sám hối chỉ dành cho những người sống hoang đàng, bê tha và tội lỗi. Chúng con không phải là những người như thế. Chúng con không làm những điều xấu xa tội lỗi tày trời. Chúng con vẫn cố gắng sống đàng hoàng tử tế, chu toàn trách nhiệm, lịch sự và tôn trọng mọi người. Chúng con biết ḿnh có những bất toàn nhưng tựu chung chúng con là người tốt. Đấy quả là suy nghĩ đáng trách.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Chính trong sự tĩnh lặng và cảnh đơn sơ trong hoang địa, Gioan đă gặp được Thần Khí của Thiên Chúa và được Thần Khí của Chúa hướng dẫn. Và v́ có Thần Khí của Thiên Chúa nên lời rao giảng của Gioan đă thật sự trong sáng rơ ràng, và có hiệu lực trên dân chúng khiến họ muốn thay đổi canh tân. V́ vậy, chúng con cũng cần phải đi vào sự tĩnh lặng và đơn sơ của hoang địa. Nơi đó chúng con sẽ nhận được ơn soi sáng và được hướng dẫn bởi Thần Khí của Thiên Chúa. Và lúc đó chúng con sẽ biết ḿnh phải dọn đường cho Chúa như thế nào. Nơi đó chúng con sẽ biết ḿnh phải ăn năn sám hối thế nào và phải ăn năn sám hối điều ǵ.

Trong tĩnh lặng của tâm hồn, chúng con sẽ nhận ra những lo lắng ngổn ngang, những mối bận tâm chia trí vô bổ, những sinh hoạt không cần thiết; những ước muốn vật chất dư thừa, những “núi đồi” của tính kiêu căng, khoe khoang tự phụ, những quanh co trong cách hành xử gian dối, kỳ thị, thiên lệch thiếu công bằng; những thung lũng của ích kỷ, ghen tương, tội lỗi xấu xa. Lúc đó chúng con sẽ biết ḿnh cần phải ăn năn sám hối.

Tuy nhiên, khi nhận ra những núi đồi, những quanh co và những thung lũng của đời sống, chúng con cũng cảm thấy rằng chúng con không tự ḿnh bạt đi những núi đồi đó cho bằng phẳng, uốn nắn ḷng chúng cho ngay thẳng, hay lấp chúng cho đầy đặn được. Chúng con chỉ biết hướng nh́n lên Chúa là Mục Tử chăn dắt chúng con. Đó chính là lư do mà Thánh Gioan giới thiệu Chúa cho dân chúng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1,7). Chúa đă đến và Ngài sẽ đến cho dù chúng con có sửa soạn sẵn sàng để đón Ngài hay không. Nếu chúng con sửa soạn sẵn sàng để đón Ngài th́ Ngài sẽ giải thoát và cho chúng con được sống.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Chúng con không thể vào hoang địa như Gioan, cũng không thể ăn mặc như ông, nhưng chắc chắn để làm chứng cho Chúa hôm nay, chúng con không thể sống dễ dăi. Lắm khi chúng con phải khước từ một cuộc sống tiện nghi, thoải mái, để t́m kiếm một cái ǵ sâu xa hơn, ư nghĩa hơn. Không phải chúng con thích lập dị, nhưng ơn gọi Kitô hữu đ̣i chúng con dám lội ngược ḍng với thế gian, dám sống một cách khác thường trong chính cuộc sống b́nh thường của chúng con.

Lạy Chúa, xin hăy cất khỏi chúng con tất cả những ǵ làm chúng con xa ĺa Chúa, và xin ban cho chúng con tất cả những ǵ cần thiết và hữu ích để giúp chúng con đến với Chúa. Amen


Phêrô Hà Anh Tiến op

Theo Gương Gioan, Hăy Dọn Đường Cho Chúa Đến.
Mc 1, 1-8

Bài Tin Mừng hôm nay Thánh sử Marcô thuật lại việc Chúa Kitô đến loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa rằng: đă đến giờ Thiên Chúa thực hiện công tŕnh cứu độ là giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi, và kéo nhân loại về với Chúa Cha. Tin Mừng mà các Tiên tri loan báo, dân Israen đang mong chờ ngày được thực hiện. Dân Israen biết rằng Đấng Thiên Chúa sai đến thực hiện là Đức Kitô.

Thánh Marcô c̣n cho chúng ta biết Đức Kitô, Con Thiên Chúa đă đến và cũng cho biết Thiên Chúa đang sử dụng những tháng ngày sau cùng của chương tŕnh Cựu Ước là sai Tiên tri loan báo để dọn đường cho Chúa Kitô xuất hiện.

Vị Tiên tri sau cùng của Cựu Ước là thánh Gioan Tẩy Giả được thánh sử mô tả, giới thiệu cho chúng ta biết chân dung khổ hạnh của người: mặc áo lông lạc đà, thắt đai lưng bằng da thú, thức ăn là châu chấu và uống mật ong rừng. Sống tu tŕ, khổ hạnh nhiều năm trong sa mạc, bây giờ người xuất hiện trên ḍng sông Gióc-đan miền Giê-ri-cô, nơi chỗ nước cạn gọi là Bêthabara, giảng dạy cho dân về sự thống hối – sự ăn năn và kêu gọi dân chúng quay trở về với Chúa. Nhiều người đă chịu phép rửa của ngài.

Thánh Marcô nhấn mạnh đến việc rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả, là Đức Kitô sắp đến, uy quyền hơn thánh nhân; có giá trị cao vời đến nỗi thánh nhân không xứng đáng làm người đầy tớ, làm nô lệ, không đáng cởi dây giày cho Người. Đức Kitô sẽ đến thanh tẩy dân trong Thánh Thần.

Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi dân chúng chuẩn bị đón Chúa Kitô đến, và Chúa Kitô đă đến thực sự làm ứng nghiệm lời Tiên tri Isaia đă loan báo. Này Ta sai thần sứ Ta đi trước mặt Người, dọn đường cho Người. Tiếng của người hô trong sa mạc: Hăy dọn đường Chúa, hăy bạt lối Người đi. Nếu Chúa Kitô không đến, th́ lời rao giảng của thánh Gioan trở nên mơ hồ. V́ thế, công việc chính của thánh Gioan, mục đích chính của cả cuộc đời thánh nhân là chuẩn bị và giới thiệu Chúa Kitô, cho dân biết phải thanh tẩy, phải từ bỏ đường tà và quay về với nẻo chính đường ngay, phải từ bỏ mọi chướng ngại là tội lỗi. Chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa đến.

Ngày nay, tiếng nói của thánh nhân vẫn có giá trị, vẫn vang vọng lên măi mọi nơi và được Hội Thánh nhắc lại trong Mùa Vọng - Mùa Chúa đến. Việc làm trước tiên của chúng ta là phải thống hối. Chúa sẽ đến với ta khi ta biết thống hối. V́ thế, chúng ta cần phải noi gương thánh Gioan trang bị cho ḿnh những đức tính cần thiết như: từ bỏ xa hoa xét ra không cần thiết, khiêm nhường trước mặt Chúa và mọi người, sống yêu thương và phục vụ. Người nào sống xa hoa, phung phí tiền bạc, không đọc và suy gẫm Kinh Thánh, không có ḷng khiêm nhường, chưa nói về Chúa cho người khác biết và chưa sống cuộc đời của thánh Gioan, th́ cần phải xem lại bản thân. Hăy bạt cho bằng những gồ ghề nơi tâm hồn, hăy sửa cho thẳng những quanh co, gian dối, xảo trá, những bất công, bất ḥa trong cuộc sống, hăy lấp cho đầy những hố sâu ngăn cách. Hội Thánh c̣n mong muốn chúng ta chẳng những nghe lời thánh Gioan, mà c̣n truyền lời thánh nhân lại cho mọi người. Vai tṛ của thánh nhân nay trao lại cho mỗi người chúng ta là:

 “Hăy dọn đường Chúa, hăy sửa lối cho thẳng để Người đi”.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, cuộc đời mỗi người chúng con đều có một con đường riêng biệt. Mỗi người theo con đường của ḿnh để nhắm về cùng đích là Thiên Chúa. Nếu chúng con nhắm đúng đích, dấu chỉ con đường chúng con đi là ngay thẳng. Chỉ có con đường thẳng, nhắm đúng đích mới dẫn chúng con đến bến bờ hạnh phúc vĩnh cửu là Nước Trời. Lạy Chúa, bản tính chúng con được dựng nên thuở ban đầu tự nhiên hướng về con đường thẳng là: Chân-Thiện-Mỹ. Thế nhưng, nhiều khi chúng con bị lầm tưởng, chúng con bị mê hoặc bởi những cái đẹp giả tạo, cái thiện ảo tưởng nên chúng con nhắm không đúng đích, v́ thế con đường chúng con đi trở thành quanh co và không đón nhận được ơn cứu độ.

Xin Chúa ban Thánh Thần của Người đến sửa lại con đường quanh co nơi tâm hồn mỗi người chúng con, để chúng con gặp được Đức Kitô là Đấng đem lại nguồn ơn cứu độ cho chúng con. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

HĂY CHUẨN BỊ CON ĐƯỜNG CHO ĐỨC CHÚA
Mc 1: 1-8

Mới đây tại phi trường, một bà mẹ và đứa con hai tuổi ở cùng với các hành khách chúng tôi khi chờ lên máy bay. Đứa bé nghịch ngợm đã chạy vấp vào chiếc cặp của một thương gia. Cậu bé đã té đập đầu xuống sàn và đau đớn hét to đến nỗi nhiều người trong chúng tôi cùng la lên một tiếng “aaa..!” đầy thương cảm. Nhưng chẳng ai trong chúng tôi xót xa cho bằng bằng mẹ của cậu bé. Bà ẵm đứa bé lên, ôm chặt lấy con, hôn lên chỗ bị thương trên trán của con mình và không ngừng nói: “nào, nào, mẹ đây mà”. Đứa bé càng khóc, bà lại càng nói những lời vỗ về an ủi này: “không sao, mẹ đây mà”.

Khi nghe bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia hôm nay, tôi chợt nhớ đến hình ảnh người mẹ trẻ và đứa con bị thương này. Nếu quư vị định lập một danh sách về những đoạn Cựu Ước có những lời an ủi nhất thì chẳng phải bài đọc hôm nay được xếp vào tốp 5 hay tốp 10 đó sao? Bài đọc này nói đến tình thương dịu dàng Thiên Chúa dành cho con cái bị đánh bại và bị thương tích mà Thiên Chúa đã sinh ra và dưỡng nuôi. Chương 40 là một phần trong Isaia mà người ta gọi là “Isaia đệ nhị” và nó được viết cho dân Israel bị lưu đày ở Babilon. “Isaia đệ nhất” (chương 1-39) nhằm cảnh cáo dân ở Giêrusalem về những điều sắp xảy ra nếu họ không thay đổi đường lối của mình. Họ đã không nghe, đã bị lưu đày và khi đó, ở nơi khốn cùng, Thiên Chúa nói với họ bằng lời lẽ dịu dàng. Thiên Chúa giống như người mẹ trẻ ẵm đứa con bị thương lên, hôn nó và nói những lời vỗ về yêu thương: “nào, nào, mẹ đây mà”.

Dân Dothái đã bị cầm tù và Thiên Chúa chúng ta sẽ giải thoát họ. Họ tưởng Thiên Chúa đã bỏ rơi họ, nhưng Người vào nơi khốn cùng của họ. Các lệnh truyền được ban ra: một con đường bằng phải được hoàn thành và trên con đường đó Thiên Chúa sẽ đến dẫn đưa dân về quê hương. Con đường sẽ được làm cho bằng phẳng vì các lữ khách sẽ mệt mỏi và kiệt sức sau một thời gian dài bị lưu đày. Những người trên đường sẽ thấy dân trở về Giêrusalem và biết rằng đây chính là công trình của Thiên Chúa. “Bấy giờ vinh quang của Đức Chúa sẽ được tỏ hiện và mọi người phàm sẽ cùng được thấy…” Ngoài Thiên Chúa, ai có thể thực hiện được công cuộc giải phóng vĩ đại này?

Vào thời điểm cuối năm này, nhiều người trong chúng ta có thể cần ít lời an ủi. Sự nhộn nhịp và hối hả của kỳ nghỉ chỉ làm tăng thêm sự cô độc, buồn chán và mất mát, những khó khăn về tài chánh và sự chán trường. Thái độ vui vẻ bên ngoài và những mong chờ dâng tràn không mang đến sự an ủi, có chăng chỉ khoét sâu thêm cảm giác sống trong lưu đày. Ngôn sứ Isaia mang đến cho chúng ta niềm hy vọng trong mùa này khi chúng ta nghe của ông hứa rằng Thiên Chúa đang đến với chúng ta trong lưu đày để giải thoát chúng ta. Hành trình này có thể sẽ kéo dài, nhưng nếu có Thiên Chúa luôn bên cạnh, chúng ta sẽ không bỏ cuộc hay ngã quỵ trên đường.

Trong một hội nghị Kinh thánh gần đây, một người đã kể cho chúng tôi về một quá khứ nghiện ngập của ông. Ông đã đánh mất gia đình, công việc, bạn bè và thậm chí phải đi tù. Khi ra tù, ông đã nghĩ đến chuyện tự sát, nhưng nhờ lời động viên của một vị linh mục đã giúp ông bắt đầu thay đổi cuộc đời. Đây chính là một bằng chứng mạnh mẽ cho chúng tôi trong nhóm đó hay một lời nhắc nhở mà Thiên Chúa Thiên Chúa nói cho dân qua miệng ngôn sứ trong lưu đày, tiếp tục nói cho những cuộc lưu đày hôm nay và lời này muốn đi vào cuộc sống của họ và giải thoát họ. “Hãy an ủi, an ủi dân Ta…” Chúng không phải là những lời vô nghĩa, nhưng được trợ lực bởi hành động quyền năng của Thiên Chúa. Một lần nữa, tôi lại nghe thấy giọng nói của người mẹ: “nào, nào, đâu có sao đâu”, khi bà cúi xuống ẵm con mình lên.

Hôm nay, chúng ta nghe những từ lời đầu tiên trong Tin mừng Maccô và thánh sử đi thẳng vào đề. Maccô không khởi đi từ một gia phả hay trình thuật thời thơ ấu như Matthêu và Luca. Maccô đề cập thẳng đến Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu khi đã trưởng thành và bỏ qua trình thuật cả khi hai khi còn trong lòng mẹ. Vào thời điểm này, dân Dothái không chịu cảnh lưu đày, nhưng lại chịu sự áp bức nặng nề của người Rôma trên chính quê hương mình. Một số thích ứng với đường lối của người Rôma, trong khi những người khác (vd: những người quá khích) lại âm mưu nổi loạn. Giống như trong các quốc gia, xưa và nay chịu sự áp bức, hầu hết các công dân khác đang cố gắng hết sức để có thể sinh tồn.

Thật bất ngờ khi gợi lại lời đầy khích lệ của ngôn sứ Isaia: “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa…” Gioan Tẩy Giả đã gợi lại những ký ức xưa cho dân nhợ́ lại những việc Thiên Chúa đã làm cho họ. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi người ta tuốn đến với Gioan trong sa mạc. Ông làm phép rửa thống hối hầu họ có thể chuẩn bị bước vào đời sống mới nơi Thiên Chúa.

Chẳng phải đôi khi người Kitô hữu chúng ta cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách hay sao? Ý thức về sự cô lập của chúng ta đang được tăng lên vì, trong khi chúng ta họp nhau cầu nguyện và suy gẫm hôm nay, thì nền văn hóa thế giới vượt ra khỏi cánh cửa Giáo hội chống đối lại những giá trị mà chúng ta đang nỗ lực vun trồng và muốn chuyển trao lại cho con cái chúng ta. Chúng ta hãy mở lòng đón nhận lời của ngôn sứ Isaia, vì hôm nay chúng ta có thể dùng đến lời an ủi.

Ai trong chúng ta ai không cảm thấy áp lực mà kỳ nghỉ đè trên chúng ta khi chúng ta trải nghiệm những đòi hỏi và giới hạn trên tinh thần của mình, thời gian và ngân sách? Mùa đông đang đến cũng nhắc nhở chúng ta về dòng thời gian và sự tạm bợ của mọi người và muôn vật mà chúng ta biết và làm. Thỉnh thoảng chúng ta nỗ lực lên kế hoạch và những dự định nghiêm túc mà chẳng bao giờ thực hiện được. Chúng ta được mời gọi thực hiện quá nhiều cho tha nhân đến nỗi chúng ta hiếm khi có thể quan tâm đến nhu cầu của riêng ḿnh. Hôm nay, chúng ta có thể dùng đến lời an ủi.

Những lời của Gioan Tẩy giả có thể an ủi những ai đang sẵn ḷng ăn năn về tội lỗi của mình. Ông mang tin vui đến cho những ai khao khát được tha thứ; nhưng ông không mang tin vui đến cho những người tự cho mình là công chính, hay dửng dưng với Thiên Chúa và đường lối của Người. Gioan làm phép rửa nhằm xóa bỏ đường lối cũ. Nhưng phép rửa của Gioan chỉ là sự khởi đầu. Sau phép rửa bằng nước là phép rửa bằng lửa – đời sống mới mà Thánh Thần sẽ đổ tràn trên chúng ta qua Đức Giêsu và sự sống, cái chết và sự phục sinh của Người.

Như ngôn sứ Isaia và Gioan, chúng ta được mời gọi để mang niềm ủi an và tin vui đến cho tha nhân. Chúng ta hãy cố gắng tập trung khi chia sẻ ý nghĩa đích thực của mùa này với những ai thân cận nhất và với tha nhân chúng ta gặp trên đường mà Thiên Chúa đã mở ra cho chúng ta.Cùng với Gioan, chúng ta có thể cảm thấy như tiếng hô vang trong hoang địa khi chúng ta kêu gọi thế giới sửa đổi và chuẩn bị cho việc Chúa đến và cho đường lối của Người.

Gioan Tẩy Giả mời gọi những người tuôn đến với ông trong sa mạc nhớ lại những công việc vĩ đại Thiên Chúa đã làm. Một lần nữa ông mời họ hãy tin rằng Thiên Chúa không bỏ rơi họ trong đau khổ và Người sẽ đến để giúp họ. Trong khi tự chuẩn bị, họ phải quay trở lại với nguồn gốc của họ trong niềm tin vào trong Thiên Chúa.

Mùa Vọng này, chúng ta tìm kiếm những con đường để hô lên cùng Gioan: “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa…” Chúng ta hy vọng lời nói và hành động của chúng ta trong mùa này sẽ mang niềm hy vọng đến cho con người, trong giờ lâm tử và trong nỗi đau, trong bối rối và lầm lạc – Thiên Chúa không bỏ rơi họ, nhưng Người làm một con lộ bằng phẳng cho họ. Vinh quang Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện cho những ai biết mở lòng ra và mắt luôn mở rộng. “Hãy chuẩn bị con đường cho Đức Chúa”.

Tin mừng theo thánh Maccô đã bắt đầu. Nó sẽ mở ra cho chúng ta suốt năm phụng vụ này. Mỗi Chúa Nhật chúng ta sẽ được nghe về niềm an ủi mà chỉ có Thiên mới có thể trao ban cho chúng ta – Tin mừng Đức Giêsu Kitô. 

 

Lm. Jude Siciliano, OP.

 

Hăy dọn sẵn tâm hồn để Chúa đến

 Is 40,1-5.9-11; 2Pr 3,8-14; Mc 1,1-8

Kính thưa quư vị,

“Cuối cùng th́ bạn cũng đă đến!” Đó là câu nói với một người mà chúng ta đă phải đứng ở một góc đường chờ đợi. Sự mong chờ thêm nôn nóng nếu chúng ta gặp phải thời tiết xấu hay đang trong giờ cao điểm mọi người chen lấn nhau. Chúng ta nh́n đồng hồ, rảo mắt qua lại, tự hỏi rằng không biết người ấy sẽ đến bằng ǵ, đi bộ ư? Đến từ hướng nào nhỉ? Đi bằng taxi, xe buưt hay ô tô? Làm ǵ mà lâu đến thế? Mặt trời đang xế bóng và nhiệt độ đang thấp dần. Chờ đợi và thắc mắc khiến mọi thứ thêm trầm trọng v́ sự bực dọc của chúng ta. Những ǵ làm tăng nỗi thất vọng và những nghi ngờ c̣n mang đến nhiều câu hỏi khác. Chắc họ quên buổi hẹn này rồi? Chúng ta có nhớ lộn giờ hay địa điểm không nhỉ? Chúng ta có nên kéo cổ áo lên để tiếp tục chờ đợi hay trở về nhà? Chúng ta cố gọi cho họ và chỉ nghe thấy câu trả lời tự động mà thôi! Giờ phải làm ǵ? Và khi cuối cùng họ cũng đến, chúng ta chào đón họ bằng những lời đại thể như : “Cuối cùng th́ bạn cũng đă đến! Sao mà lâu vậy?”

Bài đọc ngôn sứ Isaia hôm nay trích từ “Isaia đệ nhị” (chương 40-45), được viết vào khoảng cuối thời kỳ dân Israel bị lưu đày sang Babylon (550 tCn). Phần đầu của sách Isaia (chương 1-39) tuyên bố rơ ràng rằng, nếu dân Israel không chịu thay đổi lối sống, họ sẽ phải chịu một kết cục thê thảm. Và sự việc đă xảy ra như thế. Quân Babylon đă phá hủy Israel và bắt dân thành làm nô lệ. Họ đă phải sống kiếp nô dịch; và trong lầm than, họ bắt đầu nghi ngờ Thiên Chúa của ḿnh. Phải chăng Thiên Chúa đă bỏ rơi dân Isarel? Bao giờ Người mới đến cứu họ? Điều ǵ đă khiến mọi sự kéo dài lâu đến thế ?

Bài đọc hôm nay mở đầu phần hai của sách ngôn sứ Isaia. Phải chăng đây là sứ điệp hy vọng mang đến niềm an ủi những người đang phải sống kiếp nô lệ? Nếu dân Israel tin vào lời của vị ngôn sứ th́ quả đúng như vậy. Ngược lại, những năm tháng đau khổ cũng có thể khiến họ yếm thế và hoài nghi lời của Isaia. Có lẽ chúng ta có cùng tâm trạng hoài nghi giống dân Isarel xưa kia khi phải chán nản chờ đợi và tự hỏi không biết chúng ta có nghe lầm thông tin về cuộc hẹn của ḿnh hay không. “Họ đă nói ǵ với tôi? Họ đáng tin đến mức nào? Chắc họ quên rồi? C̣n tôi th́ phải đứng đây, bực ḿnh và bối rối !” Ngôn sứ Isaia tái khẳng định với những kẻ bị lưu đày rằng Thiên Chúa không quên họ dù họ có nghi ngờ Người. Thiên Chúa không bỏ mặc họ, dù họ đầy tội lỗi và bất trung.

Chúng ta hăy lắng nghe vị ngôn sứ khi thấy ḿnh đang ở một góc đường chờ đợi ngay vào lúc này trong cuộc đời ḿnh. Những lời của Isaia không khiến mọi sự được giải quyết ngay lập tức. Nhưng những lời đó thực sự khích lệ chúng ta thêm niềm hy vọng. Xét cho cùng, Thiên Chúa không bao giờ bỏ quên chúng ta. Người biết những nỗi đau của chúng ta, nên Người ban những lời tŕu mến và bảo đảm: “Hăy an ủi, an ủi dân Ta…”

Lư do đầu tiên của sự an ủi này chính là Thiên Chúa đă tha thứ cho dân và Người đang đến với họ. Thiên Chúa mau đến để tha thứ và chữa lành. Một đại lộ đă được dọn sẵn, những con đường đă được san bằng, các thung lũng đă được lấp đầy – Thiên Chúa đang hối hả đến với chúng ta. V́ một lư do nào đó, có thể chúng ta phải chờ đợi lâu hơn, nhưng chúng ta đừng bao giờ từ bỏ hy vọng khi dựa vào những lời khích lệ của vị ngôn sứ và nương tựa vào niềm hy vọng mà lời ấy mang lại.

Giả thiết là chúng ta đang phải đợi ai đó ở một góc đường, giờ đă trễ, ánh đèn đang mờ dần và nhiệt độ ngày càng thấp. Cứ cho là chúng ta đang có những nghi ngờ liệu rằng ḿnh có đến đúng chỗ và đúng ngày giờ hay không. Hay người mà chúng ta đang đợi sẽ không đến, nhưng khi đó có người mà chúng ta tin tưởng đến và bảo chúng ta rằng: “Tôi có thể đảm bảo với bạn là anh ta sẽ tới đấy. Đừng bỏ đi, cứ hăy sẵn sàng”. Và đó là công việc của thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài là người đi trước Đấng Mêsia; một người được Thiên Chúa trao quyền để dọn đường cho Người.

Theo niên đại, Tin Mừng Máccô là quyển đầu tiên trong các sách Tân Ước. Những lời mở đầu sách công bố một sự “khởi đầu” (giống như sách Sáng Thế: ‘lúc khởi đầu…’). Thánh Máccô báo hiệu rằng Thiên Chúa đang thực hiện một điều ǵ đó mới mẻ với sự quang lâm của Đức Kitô – một kỷ nguyên mới, một giao ước mới và một dân mới đang được h́nh thành. Thế giới này đang mắc kẹt trong những khuôn mẫu cũ kỹ, tội lỗi, phá hoại, và Thiên Chúa đă quyết định làm một điều ǵ đó thật mới. Cái khởi đầu mới mẻ này sẽ không chấm dứt. Những ai chấp nhận Đức Giêsu trong kỷ nguyên mới mà Người giới thiệu, cuối cùng sẽ có được sức mạnh để phá tan những định mệnh chết chóc trong cuộc đời ḿnh. Những lề thói cũ kỹ và những con đường gồ ghề không c̣n tiếp tục giới hạn được chúng ta. Đức Giêsu Kitô đă khởi sự một điều ǵ đó mới mẻ cho chúng ta và Ngài sẽ “rửa chúng ta trong Thánh Thần”, ngơ hầu chúng ta sẽ luôn có được một đời sống mới nhờ cuộc quang lâm của Người.

Thánh Máccô bắt đầu bằng việc tuyên bố: Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa. Không có bất kỳ giới hạn nào trong những tin vui mà Đức Giêsu đến để công bố qua lời và hành động của Người. Chúng ta sẽ tiếp tục được nghe Tin Mừng Máccô mỗi Chúa Nhật trong năm phụng vụ mới mà chúng ta đă bước vào bằng Mùa Vọng này. Chúng ta lắng nghe thánh Gioan, người đi trước, công bố cuộc quang lâm của Đấng mà chúng ta hằng mong đợi. V́ Gioan là chứng nhân đáng tin cậy nhất, nên chúng ta hăy đáp lại lời công bố của ngài bằng cách dọn ḷng của ḿnh.

Thánh Gioan kêu gọi sám hối, không chỉ những tội này tội kia mà chúng ta đă phạm. Sám hối là một cuộc thay đổi hoàn toàn. Chúng ta phải thay đổi đường lối suy nghĩ và tái định hướng cuộc sống của ḿnh. Thánh nhân mời gọi chúng ta xưng thú tội lỗi. Sự sám hối không đưa Thiên Chúa đến ngay trong cuộc đời chúng ta, thay vào đó, nó làm gia tăng nhận thức và khiến tri giác của chúng ta trở nên bén nhạy để biết được điều ǵ sắp xảy đến. Thánh Gioan quả quyết với chúng ta rằng Đức Kitô đang đến để bắt đầu một điều ǵ đó mới mẻ trong chúng ta, và sự sám hối dọn sạch những bộn bề, lộn xộn trong tâm hồn, giúp chúng ta tự do để đón nhận Người vào thời khắc Người thực sự quang lâm.

Thánh Gioan đă chuẩn bị cho dân đón tiếp Đức Kitô bằng việc làm phép rửa cho họ tại sông Giođan. Nhưng chúng ta đă chịu phép rửa rồi. Vậy chúng ta có thể làm ǵ để chuẩn bị cho một “khởi đầu” mới trong Đức Kitô? Chúng ta có thể canh tân niềm tin phép rửa của ḿnh: trong suốt những ngày đầu của Mùa Vọng này, chúng ta tái cam kết sẽ chú tâm hơn đến Lời Chúa và lănh nhận bí tích Thánh Thể, là ân sủng biến đổi chúng ta “dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.