Năm A

 
 

Chúa Nhật XXX Thường Niên - Năm A
Xh 22,21-27 / 1Tx 1,5c-10 / Mt 22,34-40
 

An Phong op : Giới Luật Thứ Nhất Và Trên Hết

Như Hạ op : T́nh yêu như trái phá…

Fr. Jude Siciliano, op : T́nh Yêu là Giáo huấn căn bản của Thày

Fr. Jude Siciliano, op : Yêu thương anh em : cách duy nhất để yêu Chúa

G. Nguyễn Cao Luật op : Điều Răn Nào Trọng Nhất?

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Mến Chúa yêu người

Lời Chúa và Thánh Thể : Yêu thương là điều răn quan trọng nhất

Paul Nguyễn Cao Thắng op : Mến Chúa và Yêu Thương Anh Em

Fr. Jude Siciliano, op : Dấu yêu mến Chúa là yêu người thân cận

Fr. Jude Siciliano, op: Điều Răn Trọng Nhất
 


An Phong op

Giới Luật Thứ Nhất Và Trên Hết
Mt 22,34-40

Nếu t́nh cờ có ai hỏi : "Đối với bạn, điều ǵ quan trọng nhất?"; chắc hẳn sẽ có rất nhiều câu trả lời.

Có người sẽ cho rằng đó là chu toàn trách nhiệm; v́ ai sinh ra đời cũng đều lănh nhận trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, gia đ́nh và xă hội.

Có người sẽ không ngần ngại trả lời : đó là sống trong sạch; v́ quả thật, theo nhà phân tâm học Freud, chúng ta chào đời với đầy những ám ảnh về những cấm kỵ, những cám dỗ về điều răn thứ 6, tội dâm dục…

Người khác lại sẽ cho rằng đó là sự công bằng. Bởi lẽ phải có công bằng trước đă, rồi mới có thể nói đến bác ái, t́nh yêu. Một xă hội công bằng, đó đă là một điều tuyệt vời lắm rồi.

Và c̣n có thể có nhiều câu trả lời khác nữa cho câu hỏi này; cũng như người Do Thái khi xưa đă tranh luận măi về một giới răn trọng nhất.

Đức Giêsu, Ngài tóm tắt điều quan trọng nhất trong một giới luật : "Mến Chúa, yêu người". Tất cả những câu trả lời khác đều tốt, nếu chúng thể hiện được ḷng "mến Chúa yêu người"; và sẽ chẳng là ǵ nếu chúng không xuất phát từ ḷng "mến Chúa yêu người". Có thể chúng ta đă coi trọng chuyện "nhà thờ nhà thánh" hơn là quan tâm đến một người hàng xóm đang gặp túng quẫn; có thể chúng ta giữ kỹ mọi lề luật, nhưng lại so đo tính toán với Chúa từng ly từng tí… như thế th́ c̣n đâu là "mến Chúa yêu người" được.

Thái độ căn bản của t́nh yêu là cởi mở, đón nhận. Mở ḷng ra với Thiên Chúa và quảng đại đón nhận anh chị em. Mở ḷng ra với Chúa để chu toàn những luật lệ đ̣i buộc ta không làm như người nô lệ; quảng đại đón nhận anh chị em để mối tuơng quan con người với nhau không bị đổ vỡ, méo mó v́ những chấp nhất, tỵ hiềm, ganh ghét.

Thánh Phaolô đă diễn tả t́nh yêu đó như sau : "Đức Mến th́ nhẫn nhục, hiền hậu; không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không t́m tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng vui khi thấy sự ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả" (1Cr 13,4-7).

Chỉ có một điều quan trọng nhất là ḷng Mến; nhưng ḷng Mến lại được thể hiện trong muôn vàn cách thức khác nhau.

Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đă yêu thương;
và v́ t́nh yêu đó,
Chúa đă dám làm tất cả cho người Chúa yêu.

Xin cho chúng con
cũng được tràn đầy t́nh yêu như Chúa.
Xin cho chúng con cũng dám v́ yêu thương
mà tận tâm phục vụ anh chị em của con.


Như Hạ op

T̀NH YÊU NHƯ TRÁI PHÁ
Mt 22, 34-40

T́nh yêu là nguồn hạnh phúc lớn nhất, nhưng cũng gặp nhiều thách đố nhất. T́nh yêu không thể ép buộc, nhưng tại sao Đức Giêsu lại muốn trở thành một mệnh lệnh ?

T̀NH YÊU

T́nh yêu là một sức mạnh sáng tạo và cứu độ. Bởi thế, chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới hiểu nổi t́nh yêu. Khi chất vấn Đức Giêsu về t́nh yêu, "một người thông luật trong nhóm (Pharisêu)" (Mt 22:35) đă nhằm trúng đối tượng. Mặc dù câu trả lời chỉ nhắc lại những ǵ nói trong Luật Môsê và sách các ngôn sứ, nhưng cho thấy chiều cạnh mới khi đặt hai đối tượng t́nh yêu bên cạnh nhau : Thiên Chúa và con người (x. Mt 22:37-40).

Nếu t́nh yêu không có khả năng nâng cao con người, chắc chắn Đức Giêsu không đưa vào t́nh yêu một cái nh́n mới mẻ như thế. Chính t́nh yêu đem lại cho con người địa vị cao cả trong vũ trụ. Nhưng tại sao t́nh yêu có khả năng đó? Làm sao nâng cao t́nh yêu ?

Trước hết, chính t́nh yêu phải tuân theo một kỷ luật thật nghiêm ngặt. Thiên Chúa luôn luôn phải là đối tượng cao cả nhất : "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất." (Mt 22:37-38) Thiên Chúa phải chiếm chỗ cao cả nhất và sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Chỉ Thiên Chúa mới xứng đáng với địa vị đó, v́ chỉ một ḿnh Người mới có thể tạo dựng và cứu độ con người.

Chính đối tượng cao cả đó sẽ nâng cao t́nh yêu. Từ đó t́nh yêu có thể nâng cao con người lên khỏi vũ trụ. Mặc dù Thiên Chúa vô h́nh, nhưng con người vẫn có thể t́m thấy t́nh yêu của Người qua những dấu vết trong vũ trụ và tâm hồn. Con người dễ bị sức mạnh vật chất lôi cuốn vào những đam mê bất tận. Bởi vậy, t́nh yêu đối với Thiên Chúa luôn mang tính sám hối : "Anh em hăy từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa." (1 Tx 1:9) Cuộc hoán cải luôn mang d ng dấp chia ly.

Ch́m ngập trong vũng lầy vật chất, làm sao con người có thể yêu Thiên Chúa tối cao? Yêu Thiên Chúa như bước vào cơi siêu việt, như trải qua một cuộc lột xác đau đớn. Con người bị xé rách v́ những khủng hoảng lớn lao. Từ thái cực này chuyển sang thái cực kia, con người phải có một ư chí mănh liệt mới có thể lựa chọn Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là một đối tượng chỉ nằm trong "Luật Môsê và sách các ngôn sứ", mặc dù con người được kêu gọi phải yêu mến Người "hết trí khôn". Thiên Chúa cũng khơng phải là đối tượng của những t́nh cảm ướt át, mặc dù phải yêu Chúa "hết ḷng". Chính Thánh Linh sẽ đem cho ḷng tin yêu sức mạnh đó.

Không có ǵ can đảm hơn "khi tin nhận lời Chúa giữa bao nỗi gian truân với niềm vui do Thánh Thần ban." (1 Tx 1:6) Chính khi bị thách đố như thế, con người có thể vận dụng toàn thân "để phụng sự Thiên chúa hằng sống, Thiên chúa thật." (1 Tx 1:9) Tất cả sức sống và sự thật về Thiên chúa đều mạc khải rơ ràng trong biến cố "người Con một Thiên chúa đă cho trỗi dậy từ cơi chết, tức là Đức Giêsu, Đấng cứu chúng ta thoát cơn thịnh nộ đang đến." (1 Tx 1:10) Như thế, không những tạo nên sự sống, nhưng t́nh yêu Thiên chúa c̣n trả lại sự sống cho nhân loại. Do đó, dù sống giữa những thử thách lớn lao, người tín hữu vẫn tràn trề niềm hi vọng "chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến" (1 Tx 1:10) trong vinh quang. Chính niềm hi vọng đó khiến con người có thể nh́n Thiên chúa như đối tượng t́nh yêu cao cả nhất.

Thực tế t́nh yêu Thiên chúa t́m được chiều cạnh sống động nơi tương quan nhân loại. Lư do v́ Thiên chúa và con người chỉ là hai mặt của một đồng tiền hạnh phúc. Chính Đức Giêsu quả quyết : "C̣n điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là Ngươi phải yêu người thân cận như chính ḿnh." (Mt 22:39) Đó là điều kiện thực tế giúp con người thực hiện bổn phận đối với Thiên chúa. Thật vậy, "bất cứ ai sống cho Thiên chúa, đều quyết chí sống trong t́nh yêu." (Brother Roger of Taizé : 5/1995) Chính Thiên chúa đặc biệt lưu ư tới thân phận những người xấu số, nghèo khổ (x. Xh 22:20-26). Tiếng họ kêu sẽ thấu tới Trời Xanh : "Nó mà cầu cứu Ta, Ta sẽ nghe nó, v́ Ta vốn nhân từ." (Xh 22:26) Người khơng thể bưng tai bịt mắt trước những bất công. "Lạy Chúa là sức mạnh của con ; Lạy Chúa là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát" (Tv 17:2-3a) người nghèo khổ khỏi mọi cơ chế bất công, nơi phường gian ác lợi dụng để khai thác đồng loại.

THỜI ĐIỀM

Đụng tới con người là đụng tới Thiên chúa. Bởi thế, Giáo hội không thể làm ngơ trước những nỗi thống khổ của con người. Ai có thể đếm hết những đau khổ trên trần gian ? Riêng trong lănh vực tôn giáo bao cảnh tang thương đă diễn ra. Chẳng hạn, mới đây tại Kontum, cao nguyên Trung phần và tỉnh Sơn La Việt nam biết bao người Công giáo bị bách hại. Nhân quyền bị chà đạp. Tự do tôn giáo hoàn toàn chỉ là những hàng chữ chết trong hiến pháp. Bởi thế, sau cuộc họp thường niên, từ 12 đến 17 tháng 10 năm 2002, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă mạnh mẽ tố cáo: "Các viên chức chính quyền đă vô nhà tín hữu đập phá bàn thờ và ảnh tượng, tịch thu sách vở và các tràng chuỗi Mân côi. Họ bắt các tín hữu phải kư giấy thề hứa bỏ đạo, vàphải ngưng công tác dạy giáo lư và truyền bá Phúc âm." (Zenit 21/10/2002)

Giáo hội Việt nam đang can đảm bước kịp bước tiến của Giáo hội toàn cầu. Chính khi mạnh mẽ tố cáo như thế, Giáo hội đang làm chứng Thiên chúa "là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành tŕ bảo vệ" (Tv 17:3b) cho những ai đặt tất cả niềm tin tưởng nơi Người. Dù khi tranh đấu hay khi làmviệc bác ái "để mưu ích cho anh em" (1 Tx 1:5c) khắp thế giới, Giáo hội không giới hạn việc mục vụ vào "chiều kích nhất thời hay trần tục." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 21/10/02) ĐGH nhắc nhở "công cuộc bác ái do Giáo hội thực hiện, nhất là giữa người nghèo, không thể giản lược công cuộc có tính cách vật chất hay chính trị. Nếu không công bố chân lư Phúc âm, công cuộc đó sẽ vô nghĩa. Công cuộc bác ái không bỏ mặc anh em trong sự tăm tối về chân lư. Đem nguồn nhân lực phục vụ người nghèo hay thăm viếng người đau khổ mà không loan truyền cho họ Lời cứu độ, th́ đó không phải là công cuộc bác ái. Sứ mệnh Giáo hội là Phúc âm hoá muôn dân," (Zenit 21/10/02) tức làm cho nhân loại "quay về với Thiên chúa, để phụng sự Thiên chúa hằng sống, Thiên chúa thật." (1 Tx 1:9)

Hoàn thành sứ mệnh đó, Giáo hội sẽ cho mọi người thấy đâu là quyền năng Thiên chúa trong việc đem lại hạnh phúc đích thực cho nhân loại. Nhưng sứ mệnh đó không được thực hiện riêng rẽ nơi từng cá nhân, nhưng trong sự hợp tác giữa các tín hữu. Hơn nữa, họ cần phải nhận thức "lương tâm tín hữu phải đưa ra quyết phù hợp với các tiêu chuẩn do Thiên chúa mạc khải và quyền bính Giáo hội đề nghị."(ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 21/10/02) Nhưng tất cả cũng chẳng đi tới đâu, nếu nguồn sống Giáo hội không bắt nguồn từ Bí tích Thánh thể, "suối nguồn phát sinh và trung tâm qui tụ toàn thể đời sống Kitô hữu" (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 21/10/02) để thực hiện "điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất." (Mt 22:37)     


Fr. Jude Siciliano, OP.

T́nh Yêu là Giáo huấn căn bản của Thày
Mt 22, 34-40

Thưa quí vị.

Phúc âm nhiều lần gán nhăn hiệu "đạo đức giả" cho nhóm biệt phái Pharisêo, quả là có bằng chứng. Tuần trước ( CN 29 ) họ đă cho người đến hỏi Chúa Giêsu về vấn đề thuế khóa phải nộp cho đế quốc Roma. Ngài đă trả lời rành mạch và khôn ngoan. Vậy mà sau này trước mặt quan tổng trấn Phi-la- tô, họ lại trắng trợn tố cáo Ngài là chống thuế. Một điều gian dối vô liêm sỉ , thánh Luca ghi lại như sau: " Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: chúng tôi phát giác tên này ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da" ( 23,2).

Do vậy, chúng ta có thể phỏng đoán thái độ của họ đối với Thiên Chúa và lề luật ra sao trong Chúa nhật hôm nay: Điều răn nào trọng nhất ? Luật Do thái có tất cả 613 điều khoản và các thầy tiến sĩ thường tranh căi với nhau về thứ tự cùng tầm quan trọng lớn nhỏ. Trong 613 điều khoản có 248 luật phải làm và 365 luật phải tránh. Chúng nằm rải rác trong 5 cuốn sách Cựu ước, gọi chung là sách Lề Luật hay Ngũ kinh. Câu trả lời của Chúa Giêsu hôm nay nằm ở sách Đệ Nhị Luật ( 6, 5) và sách Lêvi kư ( 19,18). Ngài liên kết cả hai thành một giới luật duy nhất, giới luật yêu thương: mến Chúa yêu người. Chúng như h́nh với bóng, không tách rời nhau được. Mất h́nh th́ chẳng c̣n bóng và ngược lại mất bóng th́ h́nh cũng không c̣n. Phải chăng, đây cũng là hệ luận câu nói của Ngài tuần trước: hăy trả Thiên Chúa những chi thuộc về Ngài mà chúng ta đă suy niệm.

Theo tinh thần sách Đệ Nhị Luật th́ yêu người, yêu láng giềng là thể hiện ḷng chúng ta yêu mến Thiên Chúa: T́nh yêu Thiên Chúa được thi hành và chứng thực do việc yêu mến đồng loại. Không yêu mến đồng loại th́ chẳng có bằng chứng nào yêu mến Thiên Chúa. Bài đọc 1 hôm nay trích từ sách Xuất hành cũng có cùng nội dung, nhưng nêu ra một vài trường hợp láng giềng đặc biệt chúng ta phải lưu ư. Sách lấy bối cảnh lịch sử dân tộc Do thái. Họ đă từng kinh qua áp bức và lưu đày ở đất lạ, đất Ai Cập. Họ tuyệt đối chẳng thể nào tự giải thoát khỏi cảnh nô lệ đó. T́nh thế hoàn toàn vô vọng. Thiên Chúa đă kí kết giao ước với dân tộc Do thái và Ngài đă giải phóng, đưa họ ra khỏi Ai Cập, dẫn dắt vào Đất hứa. Việc này hoàn toàn do cánh tay hùng mạnh của Ngài. Để đáp trả ân huệ đó, dân Do thái phải bày tỏ nhận thức và ḷng biết ơn đối với Thượng Đế, bằng đời sống luân lí và tôn giáo cao độ.

Họ giữ luật không phải trong tinh thần nô lệ, nhưng trong tự do và trung tín, minh chứng ḿnh kết hiệp cùng Ngài. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đầy đủ, cần có những hậu quả xă hội nữa, tức thể hiện ḷng tin của ḿnh cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. Thiên Chúa của thương cảm và công lí phải được nh́n thấy trong cuộc đời mỗi người, nếu không các lễ nghi tôn giáo hoàn toàn rỗng tuếch và chỉ là h́nh thức. Điều này đúng với Giáo hội, các giáo xứ và nhất là các cộng đoàn tu tŕ. Chúng ta phải minh chứng ḷng yêu mến Thiên Chúa bằng việc yêu tha nhân, anh chị em trong cộng đoàn, bằng không chúng ta giả h́nh, và nói dối.

V́ vậy Xuất hành suy tư cặn kẽ về cuộc sống xă hội của tuyển dân Thiên Chúa. Tác giả kêu gọi sự chú ư của cộng đồng đối với những người thiếu thốn nhất, những kẻ nghèo khổ và dễ bị tổn thương nhất: " Các ngươi không được ngược đăi và áp bức ngoại kiều. V́ chính các ngươi đă là ngoại kiều ở đất Ai Cập. Các ngươi không được ức hiếp mẹ góa, con côi. Nếu nó kêu đến ta, ắt ta sẽ lắng nghe tiếng nó kêu cứu." Sẽ chẳng cần đến luật lệ nào nếu như cộng đồng thi hành ḷng bác ái mà Thiên Chúa truyền dạy. Thực ra th́ đă có nhiều vi phạm, cho nên có nhiều chỉ dẫn nghiêm khắc.(Ngoại kiều là những kiều dân ngoại quốc sống giữa dân tộc Do thái. Họ không có địa vị dân sự, cho nên không được luật pháp bảo vệ và do đó thường là nạn nhân của ḱ thị, ức hiếp, hành hạ…)

Xin để ư cách riêng đến kiểu cách luật lệ xă hội của dân Do thái. Trước hết là lệnh truyền, sau đó là lí do của lệnh đó: " Ngươi luôn phải nhớ ngươi đă là khách ngoại kiều trên đất Ai Cập". Thiên Chúa để mắt t́m kiếm những kẻ vi phạm. Một lần Ngài đă giải phóng dân Do thái khỏi ách nô lệ Ai Cập th́ Ngài vẫn tiếp tục bênh vực ngoại kiều, kẻ nghèo khổ, cô thân cô thế sống giữa xă hội Israel. Ngài hoàn toàn nhất quán, không hề thay đổi thái độ với những ai yếu kém trong cộng đồng nhân loại. Ngài luôn quan tâm đến nhu cầu của họ, gần gũi với nềp sống của họ, không xa lạ, không dửng dưng. Cuộc trắc nghiệm hiệu quả và rơ nét nhất của một xă hội là nó lo lắng cho những người nghèo khổ, bất hạnh hay không. Tác giả Abraham Heschel có ư kiến: " Khai thác người nghèo khổ đối với chúng ta là khó coi, nhưng đối với Đức Chúa Trời là tai ương".

Đến đây th́ chúng ta đă tạm đủ kiến thức để bước sang bài Phúc âm. Cũng những người biệt phái thách đố uy tín của Chúa Giêsu. Họ đặt ra hàng loạt cạm bẫy để hạ giá Ngài. Một người chất vấn nhưng cả đám đông vây quanh. Quang cảnh hận thù, và ghen ghét. Không duy là câu hỏi về giáo lí, thần học, nhưng c̣n là cạm bẫy nguy hiểm. Bằng sự khôn ngoan vô song, Ngài đă trả lời câu họ hỏi đầy thuyết phục. Chúng ta ngày nay quá quen thuộc, dễ lăng quên ư nghĩa thâm trầm của nó: " Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi." Tức là hăy trả về Thiên Chúa, những chi thuộc quyền Ngài.

Các thầy thông luật Do thái thường bàn luận tỉ mỉ về 613 khoản luật của Cựu ước và bị cám dỗ giản lược nó vào một vài điều để dễ trả lời cho giới b́nh dân. Tùy theo khuynh hướng của mỗi nhóm, và họ đưa ra những điều cốt yếu của lề luật khác nhau. Tuy nhiên bề ngoài họ tuân giữ tất cả mọi điều một cách rất cặn kẽ. Đối với Chúa Giêsu, Ngài có nhiều lựa chọn, bởi trong ư kiến phổ thông, người ta không xác định điều ǵ là căn bản. Ngài đă chọn lời tâm niệm hàng ngày mà bất cứ người Do thái đạo đức nào cũng phải đọc sáng, chiều gọi là kinh Sh' ma (Đnl 6, 15). Ngài nối kết nó với bổn phận xă hội theo luật Lêvi (19, 18). T́nh yêu Thiên Chúa được cụ thể hóa trong t́nh yêu láng giềng.

Khi được hỏi, giới răn nào trọng nhất trong lề luật, Ngài đề nghị thêm giới răn thứ hai, yêu đồng loại và nói nó cũng tương đương với giới răn thứ nhất. Điều mới mẻ và cách mạng là ở ư tưởng đó. Ngài c̣n đi xa hơn nữa tuyên bố rằng toàn thể lề luật và các tiên tri đều lệ thuộc vào hai lệnh truyền đó. Như vậy, chúng bộc lộ nội dung giảng dạy căn bản của Ngài : T́nh yêu. Cuộc sống tôn giáo và thể lư nhân loại được t́nh yêu hướng dẫn. Đó cũng là hạnh phúc duy nhất của mỗi người. Tuy nhiên t́nh yêu tin mừng này không có tính tự phát, nó c̣n bị tội lỗi ngăn trở, cho nên đ̣i hỏi cố gắng vượt qua ích kỷ mà chăm sóc đến lợi ích của tha nhân. Trong Phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu đă đưa ra tiêu chuẩn: "Anh em hăy thương yêu nhau như chính Thầy đă yêu thương anh em". (Ga 15, 12)

Có thể chúng ta đặt câu hỏi: Những ai là anh em, là láng giềng của tôi ? Nếu liên kết chặt chẽ bài đọc 1 và 3 của Chúa nhật hôm nay, chúng ta có câu trả lời minh bạch: Bài đọc 1 đề nghị láng giềng gồm cả ngoại kiều, cư trú bất hợp pháp, bà góa, con côi và những kẻ vô gia cư sống giữa chúng ta. Tháng giêng năm 2000, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ban hành thơ luân lưu: Chào mừng người khách lạ sống giữa chúng ta: Hợp nhất trong đa dạng (Welcoming the stranger among us: unity in diversity). Các ngài mô tả những nền văn hóa khác nhau trong đất nước Hoa kỳ, khuyến khích các Kitô hữu hối cải để dễ chấp nhận nhau. Giáo Hội Mỹ phải là dấu hiệu hợp nhất trong bối cảnh rất dị biệt về văn hóa, tiếng nói, màu da, kinh tế, trí thức… Sau những cuộc tấn công khủng bố và những tranh luận sôi nổi về vấn đề "an ninh tổ quốc", trong xă hội Hoa Kỳ đang dấy lên t́nh cảm bài ngoại, chống nhập cư, chống người lạ mặt. Hiện nay là thời kỳ rất khó khăn, khó chấp nhận nhau. V́ thế Hội đồng Giám mục cảm thấy có bổn phận nhắc nhở tín hữu hăy đón nhận những di dân từ các quôc gia khác với công lư và thương cảm, giống như sách Xuất hành khuyến cáo dân chúng Do thái vậy.

Mùa bầu cử sắp tới. Chẳng sao tận diệt được những con vẹt chính trị. Trong những này cuối thu này, nhiều lao động di dân đang thu hoạch mùa màng trong đất nước chúng ta. Họ là những người được trả lương bèo nhất, không được bảo hộ và dễ bị bóc lột. Một trong những câu đáp trả của chúng ta cho các bài đọc trong thánh lễ hôm nay là ủng hộ những ứng cử viên lương thiện, những đề nghị mới công bằng. Những nhân vật và điều luật mở rộng phục vụ xă hội, y tế, giáo dục, lương bổng, cơ hội tốt cho các người di cư, tị nạn. Sự tŕ trệ kinh tế hiện nay đă có những hậu quả trông thấy trên các lao động nghèo, những người đang làm việc trong các nông trại, các xí nghiệp chế biến thực phẩm. Trong tiểu bang Bắc Carolina của tôi, hội đồng các giáo hội địa phương đang khuyến khích một tháng cho ư thức và hành động chống đói nghèo. Tháng 11 là hợp lư nhất, bởi chúng ta cử hành ngày Tạ ơn trong tháng đó. Hệ thống mùa gặt phụ quốc gia đă có ngân hàng lương thực, thực phẩm, và luôn luôn thiếu tiền, phẩm vật và cán bộ tự nguyện. Đây là thời gian tốt nhất để nhớ đến các người nghèo đói, các trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn thế giới. Xin hăy quảng đại mở ḷng !

Một địa chỉ chúng ta có thể "yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng ta hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn" là thánh lễ hàng tuần. V́ vậy xin hăy t́m ra những đường nẻo trong phụng vụ này, để cụ thể hóa ḷng mến Thiên Chúa trong t́nh yêu đồng loại. Chính ở trong cử hành phụng vụ chúng ta tiếp đón các ngọai kiều, anh chị em xa lạ, những người bơ vơ. Thánh thể sẽ biến đổi chúng ta nên dấu chỉ hiệp nhất và b́nh an. Chúng ta phải đồng nhất hóa các nhóm dân thiểu số di cư vào các chương tŕnh phụng vụ, văn hóa và giáo dục của giáo xứ. Sự hiện diện của họ là ân huệ Chúa ban cho cộng đồng. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong thông điệp "Ngày thế giới di dân 2000" (năm thánh) đă viết như sau: "Giáo Hội đang lắng nghe đau khổ của những ai bị nhổ rễ khỏi quê hương tổ quốc, của những gia đ́nh bị bắt buộc ly tán, của những người không thể t́m thấy chỗ nương thân vững chắc v́ chiến tranh và xung đột. Giáo Hội cảm nhận những lo âu cạn kiệt của những kẻ không quyền lợi và an ninh, dễ làm mồi cho khai thác, bóc lột. Giáo Hội sẵn ḷng nâng đỡ họ trong những nỗi bất hạnh ấy." Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Yêu thương anh em : cách duy nhất để yêu Chúa
Mt 22: 34-40

Anh chị em thân mến,

Trong thời gian gần đây, tôi có trao đổi về những luật xưa và lỗi thời với một nữ luật sư ở tiểu bang California, cô đă nói cho tôi biết về một số lỗi và những ngớ ngẩn của pháp luật vẫn c̣n trên sách. Thí dụ: năm 1930 ở Ontario,Ca. có luật cấm gà gáy trong thành phố. Ở Los Angeles luật cấm tắm 2 trẻ sơ sinh cùng lúc trong một bồn tắm. Không được chăn dẫn 2 ngàn con cừu chạy trên đại lộ Hollywood. California không phải là nơi duy nhất mà các văn bản pháp luật lạ vẫn chưa được thâu hồi. Như ở Chicago, cấm không được ăn nơi có hỏa hoạn. Ở Denver cấm không được cho láng giềng mượn máy hút bụi.

Sự ngớ ngẩn của pháp luật, không phải là bởi các nhà làm luật ? Hăy nghĩ tốt cho các nhà làm luật thời đó. Có lẽ lúc bấy giờ có việc lùa cừu đi trên đại lộ Hollywood, hay có gà gáy trong thành phố ở Ontario làm người ta không ngủ được. Cho nên hầu hết các văn bản pháp luật được viết để giải quyết một vấn đề nào đó có tính nghiêm trọng, nhưng như chúng ta biết, sau một thời gian, một số yêu cầu cần pháp luật giải quyết đó trở nên lỗi thời, không c̣n cần áp dụng nữa, và trở thành vô lư đối với người thời nay. Như ở Denver, cho láng giềng mượn máy hút bụi trong nhà là trái luật. Tôi tự hỏi v́ sao lại có luật này ?

Trong tôn giáo, chúng ta cũng gặp những trường hợp như vừa nói trên. Có những luật và tục lệ lỗi thời. Thời Chúa Giêsu, có 613 luật về tôn giáo. Có những luật được xem là luật "nhẹ", v́ nó giảm nhẹ giá trị của sai phạm. Thí dụ luật về cách ăn uống và rửa tay. Nhưng có những luật khác gọi là "nặng" và là luật quan trọng. Như luật về cách đối xử với cha mẹ, với láng giềng, và giữ ngày Sa-bat. Dân chúng thường đặt những câu hỏi với các lănh đạo tôn giáo thời đó để xem luật nào quan trọng nhất. Nhờ vậy, người thời đó được chỉ dẫn tuân giữ luật và sống tốt hơn. Tuy nhiên, những nhà thông luật có ư kiến khác nhau và hay tranh luận về tính cách nặng nhẹ của luật theo ư kiến riêng của mỗi người.

Trong Phúc âm đọc ngày hôm nay, có trường hợp tương tự như vậy. Một người thông luật hỏi ư kiến Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?" Nhưng, chúng ta thấy được câu hỏi đó không thành thật, chỉ để đặt một cái bẫy cho Chúa Giêsu mà thôi. Chúa Giêsu chọn điều răn nào, người thông luật đó cũng bắt bẻ lại được. Chúa Giêsu, trong tận đáy ḷng Ngài, chính là nơi Ngài yêu mến Thiên Chúa và sống mọi sự v́ Thiên Chúa, và cũng là nơi Ngài yêu mến chúng ta. Ngài biết ngay điều răn lớn nhất là ǵ và đó chính là căn nguyên cho mọi tôn giáo.

Chúa Giêsu trích sách Xuất Hành : "ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi."; Và Chúa Giêsu trích trong sách Lêvi "ngươi phải yêu người thân cận như chính ḿnh". Chúa Giêsu ghép hai luật đó làm thành một. Đối với Ngài, hai luật đó không thể tách rời riêng rẻ được, và như vậy, Ngài đưa ra một luật không bao giờ có thể lỗi thời được.

Từ thời Chúa Giêsu đến nay, có biết bao thay đổi. Chúa Giêsu không nói đến việc ghép tim, không nói đến chiến tranh nguyên tử, sự nóng lên của trái đất, Ngài cũng không nói đến việc thụ tinh trong ống nghiệm hay đạo đức trong việc sử dụng internet. Trái lại, Ngài để lại cho chúng ta một luật mà qua hàng bao thế kỷ, Giáo hội vẫn dựa vào đó để giải quyết những vấn đề vừa nêu, và c̣n nhiều vấn nạn khác sẽ được nêu ra sau này. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hăy đặt Thiên Chúa làm trung tâm điểm của mọi suy nghĩ, hành động và t́nh cảm của chúng ta. Muốn biết chúng ta có sống theo luật, và sống chân t́nh với Thiên Chúa, là Đấng mà chúng ta chưa thấy, hăy thực hiện bằng cách yêu mến người thân cận như chính ḿnh. Và hơn nữa, chúng ta phải chia sẻ t́nh yêu đó như là một món quà chứ không phải là một gánh nặng.

Yêu người thân cận không phải chỉ yêu người láng giềng bên cạnh nhà, và cũng không phải chỉ có ḷng tốt đối với thế giới nói chung mà thôi, như chúng ta thường nói "tôi yêu tất cả mọi người", tuy họ không giống chúng ta. Đời sống Chúa Giêsu đă cho chúng ta thấy người thân cận của Ngài là ai, ngoài các môn đệ và bạn hữu của Ngài. Người thân cận của Chúa Giêsu bao gồm những người không ai để ư đến, những người yếu đuối, những người bị kẻ khác có thành kiến xấu về họ.

Chúa Giêsu nói điều luật thứ hai cũng như điều luật thứ nhất. Nếu chúng ta yêu được Thiên Chúa mà chúng ta không trông thấy, th́ chúng ta cũng phải yêu mến người thân cận mà chúng ta nh́n được. Ngay cả những khi hàng xóm láng giềng chộn rộn, soi mói, tham lam, không đáng tin cậy, láo xược, trộm cắp hay gian dối. Yêu mến những người như vậy không dễ đâu. Nhưng, Chúa Giêsu dạy rằng, điều răn thứ hai cũng bằng điều răn thứ nhất. Có nghĩa là, chúng ta phải suy xét lại xem từ trước đến nay, chúng ta có tự vấn lương tâm về những điều ḿnh đă làm buồn ḷng người khác chưa. Chúng ta có lắng nghe tiếng nói của lương tâm hầu trả lời những câu hỏi đó và có quyết tâm làm ǵ để đáp lại những vấn nạn đó.

Những lời dạy của Chúa Giêsu chính là nguồn gốc của đức tin, nguồn gốc của Tin mừng, là lời thánh. Lời dạy đó quan trọng đến nỗi cả ba Phúc âm : Matthêu, Mácco và Luca đều nói đến, khiến chúng ta không quên được. Chúng ta không cần phải có bằng cấp về thần học, hay về luật Giáo hội để biết phải làm sao mà theo Chúa Giêsu như môn đệ của Ngài. Đạo chúng ta không phải đặt chủ yếu về quy tắc như những lề luật xưa dễ lỗi thời, ngớ ngẩn.

Trái lại, chúng ta được mời gọi đón nhận và đáp trả lại lời mời này của Thiên Chúa. Một sự đáp trả mà chúng ta phải chú trọng đến, v́ nó ảnh hưởng đến những quyết định của mỗi hành động chúng ta. Vậy chúng ta phải làm ǵ bây giờ ? Chúng ta chỉ cần đặt luật thứ hai ngang hàng với luật thứ nhất. Là yêu mến người thân cận như chính ḿnh vậy. Có phải hằng tuần chúng ta đến nhà thờ để nghe lời Chúa Giêsu dạy không ? Có phải chúng ta đến nhà thờ để xin Chúa Giêsu tha tội cho chúng ta v́ chúng ta không giữ lề luật đó hoàn hảo không ?

Chúng ta cùng đến nhà thờ để nhờ sự giúp đỡ của cộng đoàn qua bí tích Thánh Thể mà chúng ta cùng chia sẻ với nhau, và bí tích Thánh Thể củng cố sức mạnh cho chúng ta để yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn, và để yêu mến người thân cận như chính ḿnh chúng ta.


G. Nguyễn Cao Luật op

Điều Răn Nào Trọng Nhất ?
Mt 22,34-40

Điên rồ hay là đơn giản

Sau nhóm Xađốc, đến nhóm Pharisêu đặt câu hỏi với Đức Giêsu cũng với ư định bắt bẻ Người. Trước câu hỏi được nêu lên như một cái bẫy, Đức Giêsu đă trả lời ngay, không cần suy nghĩ. Chỉ trong một câu ngắn, Đức Giêsu đă rút gọn toàn bộ lề luật, đổng thời cho thấy tinh thần cũng như nét phong phú của luật pháp.

Xưa kia, bộ luật Do-thái gồm những quy định phức tạp, chặt chẽ với 613 điều -368 điều cấm và 245 điều phải làm-, nay được Đức Giêsu đơn giản hoá thành 2 điều, hay đúng hơn chỉ là một : "yêu mến Thiên Chúa và người thân cận." Qua việc nối kết ḷng yêu mến Thiên Chúa với t́nh yêu thương đồng loại, Đức Giêsu đă tóm tắt toàn bộ Kinh Thánh, coi đó như giá trị luân lư nền tảng hay quy tắc của đời sống. Khi tuyên bố điều răn thứ hai cũng quan trọng như điều răn thứ nhất, Đức Giêsu muốn cho thấy rằng t́nh yêu thương đồng loại có giá trị ngang hàng với ḷng yêu mến Thiên Chúa.

Thế là từ nay, những khoản luật phức tạp, những chi tiết khắt khe đă được đơn giản hoá và trở nên thật dễ dàng. Tất cả bộ luật được thu tóm lại trong hai điều răn có liên hệ với nhau cách chặt chẽ. Nói cách khác, toàn bộ các điều răn khác được đặt nền trên hai điều răn này như là những điều cơ bản không thể thiếu, đồng thời cũng hướng tới hai điều răn này như là mục đích sau cùng, như tiêu chuẩn phán đoán. Tất cả những khoản luật đi ngược với tinh thần của hai điều răn này đều trở thành vô giá trị.

Như vậy, Đức Giêsu mở rộng cánh cửa hướng đến sự công chính. Luật pháp chỉ là phương tiện và chỉ có được ư nghĩa khi nó diễn tả được điều cốt yếu là sự thánh thiện nội tâm, là đức tin sống động, là t́nh yêu nổng nàn thúc đẩy mọi hoạt động.

Thế nhưng, chính tóm tắt có vẻ đơn giản và dễ dàng này lại buộc những người theo Đức Ki-tô phải sống tích cực hơn và mỗi ngày một hơn. Người ta sẽ không chỉ tuân thủ những chi tiết luật pháp, nhưng là t́nh yêu mến. Mà ḷng yêu mến không thể bị giới hạn ở một mức độ nào đó. Đức Giêsu không nói : "Hăy yêu mến Thiên Chúa và người thân cận bao nhiêu có thể", nhưng Người đă trích dẫn luật Mô-sê : "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi."Tại sao Thiên Chúa lại đ̣i buộc con người phải yêu mến "hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn"? Bản tính con người vốn yếu đuối, giới hạn và hay thay đỗi : điều này Người quá biết. Tại sao Người lại yêu cầu con người phải vượt quá khả năng của ḿnh ?

Thật ra, nếu đứng trên quan điểm sự khôn ngoan loài người, th́ Tin Mừng toàn là những đ̣i hỏi vô lư, điên rổ. Những ai mong muốn t́m thấy trong Tin Mừng những câu châm ngôn hợp lư và dễ dàng, người ấy sẽ thất vọng. Quan niệm loài người sao có thể chấp nhận nỗi "Bài giảng trên núi", trong đó người nghèo được đề cao, người hèn kém được vào Nước Thiên Chúa, c̣n những người được coi là đạo đức lại bị loại trừ ? Lư luận của con người làm sao có thể hiểu nỗi câu nói : "Ai giữ mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, c̣n ai liều mạng sống ḿnh v́ Thầy, th́ sẽ giữ lấy được". (Mt 10,39) ? Và sau cùng, c̣n ǵ gây chướng kỳ hơn khi chứng kiến con người tự nhận là Đấng Cứu độ, Đấng ban sự sống, lại chịu treo trên thập giá ? Toàn là những chuyện điên rồ !

Nên nhớ rằng, Ki-tô giáo không phải là một tôn giáo có thể lư luận được cách có hệ thống. Tinh thần Ki-tô giáo luôn hàm chứa một khả năng gây bất ngờ, và cả khó khăn nữa. Ki-tô giáo không phải là một thứ tôn giáo trong đó mọi sự được sắp xếp cách trật tự và hoàn hảo như một tài sản được quản lư tốt. Trái lại, Ki-tô giáo luôn là một sự hướng tới : hướng tới vô biên, tới Đấng mà "tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta."(Is 55,8). Đó là một sự điên rồ, điên rồ của t́nh yêu và đó cũng là t́nh yêu, t́nh yêu đối với Thiên Chúa và với đồng loại.

Từ "và" đến "trong"

Vào thời Đức Ki-tô và cả ngày nay nữa, vẫn có những trường phái tự cho rằng ḿnh có quyền ưu tiên đưa ra giải thích đúng đắn về chân lư. Họ cho rằng quan niệm của ḿnh là có lư c̣n của người khác th́ sai lầm. Có lẽ con người ngày nay không cần quan tâm đến việc t́m hiểu những chi tiết trong các cuộc tranh luận của người Do-thái. Thế nhưng, khi suy niệm lời giải thích của Đức Giêsu, người ta sẽ thấy đ̣i hỏi luân lư được sáng tỏ và t́m ra được nét thống nhất cho mọi hoạt động và suy nghĩ của ḿnh. Phải yêu mến Thiên Chúa "hay là" yêu mến người thân cận ? Nên theo chủ trương chiều dọc "hay là" chiều ngang ? Đó là những câu hỏi con người thời nay thường nêu lên. Với một số người, sự quan tâm đến những vấn đề cụ thể của con người có thể gây nguy hại cho ḷng tin vào Thiên Chúa. Với những người khác, thời giờ dành cho Thiên Chúa có nguy cơ làm quên lăng người thân cận. Thật ra, ngày nay cũng như ngày xưa, Đức Giêsu luôn mời gọi và bó buộc phải vượt ra khỏi những song quan luận theo kiểu này. Chúng chỉ là những thứ mặt nạ che dấu thái độ từ khước cũng như những nỗi sợ hăi của con người. Trả lời cho nhà thông luật về điều răn trọng nhất, Đức Giêsu đă khẳng định đó là ḷng yêu mến Thiên Chúa. Tuy vậy, Người c̣n đưa ra, hay đúng hơn, c̣n nối kết t́nh yêu thương đồng loại với ḷng yêu mến Thiên Chúa, "cũng giống điều răn ấy".

Điều răn thứ hai này "cũng giống" điều răn thứ nhất, tức là cả hai đều quan trọng. Nói cách khác, điều răn thứ hai có bản chất và tầm quan trọng cũng "lớn" như điều răn thứ nhất. Dầu vậy, giống nhau chứ không phải là đồng nhất : hai việc đó vẫn khác nhau và có thứ tự trước sau, không thể đổi qua đổi lại với nhau như thể yêu đồng loại cũng là yêu mến Thiên Chúa, và yêu mến Thiên Chúa tức là yêu mến đồng loại : Thiên Chúa luôn ở phía chân trời và luôn mời gọi con người tiến xa hơn ; đồng loại là thực tại gần gũi với những giới hạn cụ thể. Giáo huấn của Đức Giêsu có ư nhấn mạnh rằng yêu mến đồng loại cũng có tính cách khẩn thiết như là yêu mến Thiên Chúa, và không được xao lăng nhiệm vụ nào.

Do đó, không có vấn đề bên này hay bên kia. Không được quyền nói "hay là", nhưng phải nói "và". Một cách chính xác hơn : chỉ có thái độ mở ra với Thiên Chúa mới dẫn đến t́nh yêu thương đồng loại cách đích thực ; và chỉ có thái độ sẵn sàng với người khác mới cho phép con người nói rằng ḿnh yêu mến Thiên Chúa mà không dối trá. Sau đó, "và" sẽ biến thành "trong" : con người yêu mến Thiên Chúa "trong" người thân cận, và yêu mến người thân cận "trong" Thiên Chúa. Huyền nhiệm và con người hành động không phải là kẻ thù của nhau, nhưng là anh em của nhau.

Bài học phải thuộc ḷng

Bài Tin Mừng này con đă thuộc ḷng con biết rất rơ điều răn phải yêu mến Thiên Chúa và người thân cận bắt nguồn từ một tâm t́nh duy nhất. Thế nhưng, h́nh như bản Tin Mừng chỉ là một thứ kỷ niệm, tựa những câu chuyện cổ tích thời thơ ấu, như một điều không có thực. Làm sao con có thể yêu nỗi ḿnh và cả người khác đang vắng mặt ?

Không, con chỉ mới thuộc mặt chữ, con quên rằng chính Thầy đang th́ thầm trong hồn con, và đang thúc đẩy con ra khỏi ḿnh. Con đă quên rằng lề luật không phải là nhà tù, cũng không phải là một sự sắp xếp. Trái lại, đó là một lời mời gọi hướng tới t́nh yêu, đó là lời kêu mời hăy nhận ra rằng : bàn tay con được dựng nên để nắm lấy, và trái tim con được dựng nên để thứ tha. Lắng nghe lời Thầy, con sẽ không cảm thấy ǵ khác hơn là con đang mang trong ḿnh một khát vọng vô biên. Con nghĩ rằng ḿnh thuộc ḷng bài Tin Mừng, nhưng con đă không hiểu thấu Thầy là ai, cũng chẳng hiểu rơ các điều răn. Thầy là t́nh yêu, và con đă quên mất - Thầy đă đến gặp con để con được sinh ra, và cũng trở thành t́nh yêu. Thầy biết rơ con không hiểu về chính con, cũng không hiểu về người khác, về Thiên Chúa. Chính v́ vậy, Thầy đă đến trần gian. Hăy đến và sống theo Thầy bấy giờ con sẽ thuộc và hiểu rơ về Tin Mừng.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Mến Chúa yêu người
Mt 22,34-40

Bài Tin Mừng kể lại một cuộc đấu lư giữa Chúa Giêsu và những người thù nghịch chống đối Ngài. Cuộc đấu lư này do nhóm luật sĩ đặt ra, họ hỏi Chúa điều răn nào hay điều luật nào là quan trọng nhất ?

Vào thời Chúa Giêsu, bộ luật của Do Thái gồm 613 điều. Trong số này có 365 điều tiêu cực, cấm không được làm, tương ứng với số ngày trong năm, và 248 điều tích cực, truyền phải làm, tương ứng với con số bộ phận trong cơ thể theo suy luận của người Do Thái. Đối với các luật sĩ, th́ điều luật nào cũng quan trọng, bỏ một điều là bỏ cả lề luật.

Thế nhưng trong thực tế, chẳng ai có thể giữ được tất cả 613 điều. V́ thế, người ta phải t́m xem điều luật nào quan trọng hơn để phấn đấu tuân giữ triệt để, c̣n điều luật nào ít quan trọng th́ giữ được chừng nào hay chừng ấy. Và người ta không nhất trí với nhau khi lượng giá các điều luật, nhất là không nhất trí điều luật nào là quan trọng nhất. V́ thế, ông luật sĩ hỏi Chúa Giêsu để biết quan điểm của Chúa ra sao ?

Chúa đă trả lời thế nào ? Trước hết, Chúa trích dẫn Kinh Thánh, sách Đệ Nhị Luật : “Phải yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn”. Đó là điều thứ nhất và quan trọng nhất. Rồi Chúa lại trưng dẫn sách Lê-vi : “Phải yêu người thân cận như chính ḿnh”. Đó là điều thứ hai, quan trọng không kém điều thứ nhất.

Như vậy, Chúa Giêsu đă cho biết : điều luật quan trọng nhất của đạo Chúa là mến Chúa yêu người. Ông luật sĩ hỏi điều răn nào quan trọng nhất, nghĩa là chỉ có một, vậy mà Chúa Giêsu lại nói tới hai : mến Chúa và yêu người. Vậy phải hiểu thế nào ? Đúng, đó là hai điều răn, nhưng chỉ là một nhân đức có liên quan mật thiết với nhau, đó là đức bác ái. Hay nói khác đi, đây là hai mặt hay hai đối tượng của một t́nh yêu, cả hai chỉ là một, bỏ một là bỏ cả hai : ai mến Chúa phải yêu người, và ai yêu người tất nhiên sẽ mến Chúa. Ngược lại, ai không yêu người, không thể nói mến Chúa, và ai không mến Chúa tất nhiên không yêu người. Không ai có thể nói rằng : tôi chỉ lo yêu mến Chúa mà thôi, v́ Ngài là Đấng trọn hảo. Tôi khó yêu người hay tôi chỉ yêu một số người đáng yêu mà thôi, bởi v́ con người th́ gian ác, lừa lọc, thấp hèn. Những lư luận đó không chấp nhận được, v́ một t́nh yêu không trọn vẹn nơi con người th́ t́nh yêu ấy cũng không trọn vẹn nơi Thiên Chúa.

Đàng khác, mến Chúa và yêu người không phải là hai điều răn mới, v́ đă được ghi từ lâu trong Cựu Ước. Điều mới mẻ ở đây là Chúa Giêsu đặt hai điều răn từ hai nơi khác nhau lại bên cạnh nhau, và “táo bạo” hơn, đặt ngang hàng : yêu người cũng như yêu Chúa. Thông thường ai cũng nghĩ mến Chúa quan trọng hơn yêu người, và cần mến Chúa trước rồi mới yêu người sau. Nhưng ở đây Chúa Giêsu không muốn tách biệt hai t́nh yêu, bởi v́ chính Ngài đă làm công việc kết hợp. V́ thế, điều răn quan trọng nhất là luật yêu : yêu Chúa và yêu người. Sau đây là hai điều chúng ta cần suy nghĩ và ghi nhớ.

Thứ nhất, điều răn yêu thương phải là hơi thở, phải là lối sống của người Ki-tô hữu. T́nh yêu Chúa được sưởi ấm ở nhà thờ phải được tỏa lan đến từng gia đ́nh, từng cá nhân gặp gỡ, giao tiếp trong cuộc sống. T́nh yêu tha nhân cũng là mực thước để kiểm nghiệm t́nh yêu của chúng ta đối với Chúa trung thực đến độ nào. Cách sống đầy đủ của chúng ta phải gồm cả hai vế : mến Chúa và yêu người, không thể bỏ vế nào được. Sở dĩ phải nói như thế v́ ngày nay khá nhiều người vô t́nh hay hữu ư hiểu sai đi. Có những người cho rằng đi lễ không ích lợi bằng ở nhà giúp đỡ người khác, hoặc đi lễ có ích lợi ǵ khi không sống được t́nh bác ái.

Có những người tuy không chủ trương theo nghĩa lư thuyết, nhưng cách sống lại nói lên điều ngược lại : siêng năng đi lễ, thậm chí hằng ngày nữa, nhưng lại sống quá ích kỷ, quá tham lam, quá xấu với những người chung quanh. Cả hai thái độ đó đều sai, v́ không có ḷng yêu Chúa đích thực nào mà lại không có ḷng yêu tha nhân là h́nh ảnh Chúa, và cũng không có ḷng yêu thương đích thực nào mà không phát xuất từ ḷng yêu Chúa. Nếu không thực hiện đồng thời cả hai th́ không phải là t́nh yêu đích thực.

Điều thứ hai, yêu Chúa có thể nói : dễ hơn, v́ Chúa dễ yêu lắm. Ai yêu Chúa cũng được, và yêu Chúa hết ḷng, hết sức. C̣n yêu người : khó hơn. Làm sao có thể thương yêu một người vừa mới làm thiệt hại của cải, vừa mới xúc phạm đến danh dự của ta ? Làm sao có thể yêu được người vừa mới công khai nói hành nói xấu ḿnh ? Sự thù hận, giận ghét nhiều khi lại thường xuyên có mặt ngay trong một mái nhà, nơi những người ruột thịt sống chung. Người ta có thể dễ dàng bố thí cho những người nghèo khổ, dễ dàng bày tỏ t́nh thương đối với những người không quen biết, thế nhưng người ta cũng rất sẵn sàng loại nhiều người ở gần ra khỏi đối tượng tôi phải yêu, đó là cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái, anh chị em..v.v..Không thiếu ǵ cảnh cha mẹ bị con cái đối xử tệ bạc, vợ chồng, anh chị em căi nhau, chửi bới nhau, đánh lộn nhau.

Hôm nay, mỗi người chúng ta hăy suy nghĩ xem : chúng ta đă sống điều răn yêu thương Chúa dạy từ trong gia đ́nh và với những người chung quanh như thế nào ? Có những người sống yêu thương trong gia đ́nh rất tốt, nhưng lại thiếu sót đối với những người ngoài. Ngược lại, có những người sống rất lịch sự, vui vẻ, yêu thương rất tốt đối với những người khác, nhưng trong gia đ́nh th́ lại rất thiếu sót. Cũng thế, chúng ta hăy suy nghĩ xem : t́nh yêu thương của chúng ta có phải chỉ là những t́nh cảm hời hợt, ích kỷ, bề ngoài hoặc vụ lợi không ? Chúng ta hăy nhớ : t́nh yêu thương thật là biết dùng những lời nói tốt để an ủi nhau, giúp ư kiến xây dựng cho nhau, nhất là sẵn sàng giúp đỡ nhau.

Yêu người, yêu thương nhau là chứng tích cho người ta nhận ra Thiên Chúa. Có nhiều người không bao giờ đến nhà thờ để nghe nói đến t́nh yêu của Thiên Chúa. Có nhiều người không bao giờ được thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ, nhưng người ta xem thấy cách chúng ta yêu thương nhau thật mà họ nhận ra Thiên Chúa của t́nh yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương nhau, th́ không ai đánh giá sai lầm về đạo của chúng ta.


Lời Chúa và Thánh Thể

Yêu thương là điều răn quan trọng nhất
Mt 22, 34 – 40

Lạy Chúa Giêsu t́nh yêu !

Lời Chúa ngày hôm nay đă xác định cho chúng con biết: Giới Răn quan trọng nhất trong đạo Công Giáo đó là “Mến Chúa - Yêu Người”. Tuy nhiên, ḷng “yêu mến” hay “t́nh yêu” Chúa đề cập ở đây rất khác với nội dung t́nh yêu mà loài người chúng con thường hiểu :

- Thứ nhất : “Yêu” là vấn đề cảm tính, nhưng cần theo một chuẩn mực Tin Mừng. Với cảm tính con người, chúng ta chỉ yêu những người dễ yêu và những người yêu chúng ta. Thế nhưng, Giới răn Chúa dạy chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người. Không những chúng ta phải thương yêu những người thân cận, những người ḿnh quí mến mà c̣n phải yêu thương ngay chính những kẻ thù, những người khó yêu, những người hằng ghen ghét và làm hại chúng ta. “Anh em đă nghe luật dạy rằng : Hăy yêu thương đồng loại và hăy ghét kẻ thù. C̣n Thầy, Thầy bảo anh em : Hăy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đăi anh em” (Mt 5, 43-44).

- Thứ hai : “Yêu” không chỉ bằng lời nói mà bằng việc làm cụ thể, bằng hành động thực tế. Việc làm cụ thể sẽ minh chứng cho t́nh yêu. Đặc biệt, Chúa đă bao hàm hai điều răn “Mến Chúa” và “Yêu Người” làm một khi Người đă tự đồng hoá với con người. Điều này nói lên rằng : không phải chỉ là việc làm cho Chúa, mà ngay cả việc làm cho tha nhân, cho anh chị em đồng loại cũng được kể là yêu mến Chúa. Chúa Giêsu đă từng nói : “Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy”. Và “mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đă không làm cho Ta vậy” (Mt 25, 40 ; 45). Như vậy, khi chúng ta biết “Yêu Thương” người, chính là chúng ta “Mến Yêu” Chúa ; và khi chúng ta “Yêu Mến” Chúa th́ chúng ta cũng phải “Thương Yêu” người.

- Thứ ba : “Yêu” không phải là việc t́m kiếm cho bản thân sự thoả măn, nhưng là phải cho đi, là biết quên ḿnh, là phải phục vụ, là biết trao tặng cả sự sống ḿnh cho người khác. Thiên Chúa đă đi bước trước để biểu lộ t́nh yêu của Ngài dành cho con người. Đức Giêsu đă dùng chính cuộc sống và con người của Ngài để nêu gương cho chúng ta.

- V́ yêu, Thiên Chúa đă trao ban cho thế gian chính “Con Một” yêu quí của Ngài (Ga 3,16).

- V́ yêu, Đức Giêsu đă tự cúi ḿnh rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,4-15).

- V́ yêu, Đức Giêsu đă tuyệt đối vâng lời Chúa Cha, cho dù bản thân Ngài không muốn (Lc 22,42).

- V́ yêu, Đức Giêsu đă tự hiến thân ḿnh làm lương thực nuôi dưỡng con người (Mt 26, 26 - 28).

- Và đỉnh cao của t́nh yêu mà Thiên Chúa dành cho loài người chính là cái chết trên Thập giá. Một t́nh yêu trao ban trọn vẹn. Một t́nh yêu tuyệt đối. “Không có t́nh yêu nào cao cả hơn t́nh yêu của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh” (Ga 15,13).

- Cuối cùng, “Yêu” không phải là sự đơn phương phát xuất từ một phía, nhưng yêu thương là giúp nhau cùng thăng tiến trong cuộc sống. Không những chúng ta phải yêu thương những người xung quanh ḿnh, hy sinh cho họ, mà c̣n phải làm sao để họ cũng sống yêu thương, và thúc đẩy nhau sống t́nh yêu thương đó. Như vậy, yêu thương cần phải có sự cộng tác từ hai phía, cần có sự kết hợp hài hoà giữa người yêu và người được yêu. Thánh Phaolô đă nhắc nhở chúng ta qua thư gửi cho tín hữu Do Thái : “Chúng ta hăy để ư đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm việc tốt” (Dt 10,24).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Ngày nay, thế giới đang vần xoay theo xu hướng toàn cầu hóa. Nơi đây, con người đang bị lôi kéo và ngày đêm vẫn phải ngụp lặn trong ṿng xoáy của sự đam mê thế tục. Con người đang phải sống trong một thế giới đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân; một thế giới mà trong đó, nền luân lư đạo đức bị xem nhẹ, coi thường. Một xă hội mà tiền bạc, vật chất trở nên yếu tố quan trọng hơn những giá trị nhân bản và lương tâm trong sạch. Một xă hội mà ở đó, các mối tương quan hầu hết đều dựa trên mục đích lợi nhuận hơn là v́ mối dây nhân ái. Và một xă hội mà con người sẵn sàng ra tay loại trừ đồng loại chỉ v́ cái tôi ích kỉ, hoặc chỉ do sự thù hằn, ghen ghét.

Trước những trào lưu tục hóa của xă hội ngày nay; chúng ta, những con người đang sống trong một xă hội mà ở đó, nền văn minh sự chết đang dần bành trướng, đè bẹp và nuốt chửng nền văn minh t́nh thương, đă bao giờ chúng ta cảm thấy ḿnh có trách nhiệm trước những thực trạng xă hội đang xảy ra không ? Có bao giờ chúng ta tự chất vấn lương tâm trước những nghịch cảnh cuộc sống đang diễn ra trước mắt chúng ta ? Vậy :

- “T́nh Thương” ở đâu khi mỗi ngày vẫn c̣n đó những cuộc chiến tranh, tàn sát, giết người, khủng bố, bạo loạn... xảy ra trên thế giới.

- “T́nh Thương” ở đâu khi c̣n đó biết bao con người vẫn phải sống trong cảnh nghèo khó ; và mỗi năm, hàng triệu người đă phải chết v́ đói khát, bệnh tật.

- “T́nh Thương” ở đâu khi c̣n đó những người ung dung hưởng thụ cuộc sống ông hoàng bà chúa, mà quên mất rằng : bên cạnh họ, c̣n đó những con người khốn khổ không chốn tựa nương, phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

- “T́nh Thương” ở đâu khi c̣n đấy sự phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da, văn hóa, tôn giáo,… ở mọi nơi trên thế giới.

- “T́nh Thương” ở đâu khi c̣n đó những bất công, con người vẫn ganh đua, chèn ép, áp bức, bóc lột, chà đạp, dày xéo lên nhau để thủ đắc những nguồn lợi, niềm hạnh phúc riêng tư.

- “T́nh Thương” ở đâu khi c̣n đó những cảnh cha mẹ con cái lớn tiếng căi vă, gia đ́nh lục đục bất ḥa khiến cho nhà tan cửa nát.

- “T́nh Thương” ở đâu khi con người vẫn phải ch́m đắm trong sự cô đơn, nỗi lo sợ và sự mỏi mệt, chán chường.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nguồn t́nh yêu tuyệt đối.

Xin khơi dậy trong tâm hồn chúng con ngọn lửa t́nh yêu. Xin đốt lên ngọn lửa yêu mến để chúng con biết kính tôn và phụng sự Chúa với trọn tấm ḷng. Xin hun đúc tâm trí con người chúng con, để chúng con biết mở ḷng đón nhận và chia sẻ với mọi người. Xin cho chúng con biết nhận ra và nâng đỡ những anh chị em kém may mắn, để giúp họ đạt được những mong ước, khát vọng chính đáng trong cuộc sống. Xin tăng thêm sức mạnh cũng như ḷng nhiệt thành, để chúng con can đảm và vững vàng thực thi điều Chúa truyền dạy. Amen

 
Paul Nguyễn Cao Thắng op

Mến Chúa và Yêu Thương Anh Em
Mt 22,34-40

Tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay kể lại rằng: Một Kinh sư đă hỏi Chúa Giêsu về điều răn nào là trong nhất trong số hàng trăm điều luật của người Do Thái lúc bấy giờ. Chúa Giêsu trả lời dễ dàng, bằng cách trưng ra hai điều đă có trong Sách Thánh: Một điều trong sách Đệ Nhị Luật: “Hăy yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn” (Đnl 6,5) và một trong sách Lêvi: “Hăy yêu thương người thân cận như chính ḿnh” (Lv 19,18). Đây là hai điều răn quan trọng nhất. Thật rơ ràng và đầy đủ.

“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi” (Mt 22,37). Thiên Chúa đă tự mặc khải với dân Do Thái là “Emmanuel” nghĩa là Chúa Hằng Sống và hiện diện trong lịch sử dân này, đó là v́ Chúa chẳng những muốn được phụng thờ, mà c̣n muốn được thương yêu. Và chính Con của Thiên Chúa đă nhập thể trong ḷng trinh nữ Maria, Đấng đă làm cho t́nh yêu của Thiên Chúa đối với loài người trở nên rơ rệt hơn; đồng thời gợi cho con người một sự đáp lại t́nh yêu đó đối với Chúa bằng hết sức lực của ḷng ḿnh.

Thực thế, chúng ta được tạo dựng từ hư vô bởi ư muốn yêu thương của Thiên Chúa, Chúng ta được gọi Ngài là Cha, được gặp gỡ và lănh nhận Con của Ngài là Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Trong đời thường, Thiên Chúa c̣n thương ban cho chúng ta biết bao ân huệ để chúng ta có một cuộc sống xứng hợp với phẩm giá con Thiên Chúa. Vậy, chúng ta đă làm ǵ để tỏ ḷng yêu mến Chúa, phải chăng chúng ta đến thánh đường, nhà nguyện và quỳ lâu giờ bên Thánh Thể. Đúng lắm và đẹp ḷng Thiên Chúa lắm, nhưng chưa đủ với t́nh Chúa khát mong nơi con người là : “Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính ḿnh” (Mt 22,39).

Chúng ta biết rằng, Thiên Chúa cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính (x.Mt 5,45). Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, kể cả những kẻ sỉ vả, thoá mạ Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm” (x.Lc 23,34). Chẳng lẽ chúng ta dững dưng, ghét bỏ những người Chúa yêu thương hay sao? Chẳng lẽ chúng ta kết án và loại trừ những người Chúa tha thứ và chờ mong họ quay về hay sao?

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa yêu chúng con mặc cho lắm khi chúng con thờ ơ với Chúa. Trong cuộc sống, với tất bật của công việc, với bao lo lắng, mệt nhọc và cả biết bao vui thú thế gian lôi cuốn; chúng con đă quên Chúa và quên t́nh yêu Chúa dành cho chúng con trong từng hơi thở. Cũng nhiều khi chúng con đến với Chúa mà ḷng nặng nề đầy băn khoăn, nghĩ suy với bao toan tính của cuộc sống thường ngày. Xin đỡ nâng mỗi người chúng con để chúng con biết yêu mến Chúa “hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn” và chung con biết phó thác mọi sự trong đời cho Chúa.

Lạy Chúa, và c̣n dấu hiệu nào đẹp hơn nữa để tỏ ḷng yêu mến Chúa cho bằng: chúng con yêu mến kẻ thù nghịch, người thân cận như chính ḿnh mà Chúa mời gọi chúng con. Xin giúp chúng con biết quảng đại, mở ḷng đón nhận tha nhân như Chúa đón nhận chúng con; thương giúp người nghèo khó, hoạn nạn như chính Chúa đỡ nâng chúng con, tha thứ và mến yêu như chính Chúa thứ tha và yêu mến chúng con. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Anh Em Nhà Học Đaminh G̣ Vấp chuyển ngữ)

Dấu yêu mến Chúa là yêu người thân cận
Mt 22,34-40

Thưa quư vị,

“Tôi nghe chính miệng anh ấy nói ra”. “Cô ấy nói riêng với chúng tôi”. Đây là những kiểu nói khi chúng ta muốn đưa ra bằng chứng chắc chắn với ai về điều mà chúng ta nghe được. “Mẹ nói với anh rằng nếu như em không vào nhà ngay th́….” Ngay khi c̣n nhỏ, lời nói của chúng ta có thể tự nó không có tí trọng lượng nào nếu như chúng ta không dẫn lời của ai đó thực sự có quyền. Tôi không thể khiến anh hay em tôi làm điều họ không muốn, nhưng nếu tôi nói với chúng rằng “Bố nói…” th́ lúc đó lại là chuyện khác.

Khi một ngôn sứ có điều quan trọng cần nói, hoặc một chỉ thị nghiêm trọng cần tŕnh bày, họ biết phải trích dẫn ai, “Đức Chúa phán…” Bài đọc trích sách Xuất hành cũng bắt đầu cùng một cách như thế, “V́ thế, Đức Chúa phán…”. Điều ǵ mà quan trọng đến nỗi tác giả đă phải “dẫn lời” Thiên Chúa để nói với con người. Đó là một giáo huấn dành cho dân Israel về việc phải quan tâm đến những người khác trong cộng đồng của họ, đặc biệt là những người túng quẫn nhất; ngoại kiều, quả phụ, cô nhi và người nghèo. Những người không có tiếng nói hoặc ảnh hưởng ǵ nhiều trong cộng đồng chính là những người mà dân phải quan tâm và mở rộng ṿng tay thương cảm với họ.

Có một lời cảnh báo mạnh mẽ đi kèm với chỉ dẫn. Một “trưng dẫn” khác từ Thiên Chúa được đưa ra. Nếu kẻ cô thế cô thân bị ức hiếp mà “chúng kêu đến Ta”, th́ cơn giận của Thiên Chúa sẽ “bùng lên” thay cho họ.

Dân Israel, những người đă được giải thoát khỏi cảnh nô lệ, giờ đang lập thành một quốc gia. Lịch sử của dân tộc bày tỏ sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho họ. V́ thế, như một dấu của tương quan giao ước của họ với Thiên Chúa, họ nhớ lại sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho họ khi họ kêu cứu Người lúc họ c̣n làm nô lệ bên Aicập. Những ǵ họ nhận được trước đây, th́ giờ họ phải làm cho những người khác đang cần đến. Thử tưởng tượng chứng từ mà cộng đồng dành cho những người quan sát bên ngoài thấy khi mà các thành viên của cộng đồng chia sẻ và đảm bảo công bằng cho những ai không có quyền lực. Tại sao một người phải lấy từ trong kho ḿnh để giúp đỡ người khác? Lư do chính là Thiên Chúa đă làm cho họ như thế. Sự chăm sóc của cộng đồng dành cho những người khốn khổ nhất có thể tuyên xưng một Thiên Chúa mà họ tín thác, Đấng luôn bên cạnh những ai kêu xin Ngài.

Thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica tiếp theo bài đọc của tuần trước. Cộng đoàn đó bao gồm hầu hết là dân ngoại, những người nhờ lời rao giảng và đời sống chứng tá của Phaolô, Silvanô và Timôthy, đă quan về với Đức Kitô. Khi họ làm như thế là họ bắt chước các tông đồ và noi gương Chúa. Bằng đức tin của ḿnh, các tín hữu Thêxalônica đă là một lời tuyên xưng và trở thành bằng chứng hùng hồn mà thánh Phaolô đă khẳng định: “chúng tôi không cần nói ǵ thêm nữa”. Như những người Israel xưa, đă chăm sóc những ai thiếu thốn, cộng đoàn Thêxalônica là một điển h́nh đức tin cho những cộng đoàn khác.

Các Pharisêu lại cố t́m cách gài bẫy Đức Giêsu. “Thưa Thầy, trong sách luật, điều nào là quan trọng nhất?” Họ là những chuyên gia tôn giáo và những người lư luận tuyệt vời. Dù Ngài có đưa ra điều luật nào đi nữa, họ cũng sẵn sàng săn tay áo và đấu lại.

Trước hết, Đức Giêsu tỏ ra trung thành với truyền thống đức tin của họ bằng cách trích dẫn sách Đệ Nhị Luật 6,5: “Hăy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em…” Đó là một phần trong kinh nguyện hàng ngày (“Shema Israel”) của những người Dothái đạo đức. Ở đây, Ngài có nền tảng chắc chắn. Nhưng Ngài nối kết giáo huấn này với lề luật đ̣i người ta phải yêu thương người thân cận (Lêvi 19,18). Vậy, đâu là luật cao trọng nhất? Ngài không nói, ngoài những ǵ mà hai điều trên kết hợp lại, “tất cả lề luật và các ngôn sứ đều tùy thuộc vào”.

Đức Giêsu trích lại những đoạn sách mà những người đang lắng nghe Ngài đều đă biết. Chắc chắn điều đầu tiên th́ thiêng liêng và là cốt lơi lời dạy của các bậc thày Dothái. Nhưng Đức Giêsu không phải là người đầu tiên gom hai điều đó chung lại với nhau – yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận. Điểm mang tính cách mạng ở đây là Ngài đă đặt hai điều này song song với nhau. Người ta không thể chịu được nhưng hiểu được ư Ngài muốn nói: cả hai đều quan trọng như nhau. Chẳng phải bản tính tự nhiên của chúng ta là đặt t́nh yêu Thiên Chúa lên trên hết sao? Trên hết tất cả, đó là Thiên Chúa! Tất cả những quy tắc tôn giáo khác đều quan trọng nhưng ở mức độ thấp hơn. Nhưng Đức Giêsu dạy chúng ta phải xem hai điều đó quan trọng ngang nhau. Evagrius Ponticus, một thần học gia thế kỷ thứ IV, tóm kết giáo huấn này bằng cách khẳng định rằng yêu người thân cận chính là yêu Chúa v́ đó là yêu h́nh ảnh của Thiên Chúa. Martin Luther nói rằng người thân cận của chúng ta th́ thiếu thốn nhưng Thiên Chúa th́ không, nên việc phụng sự đích thực dành cho Thiên Chúa phải là v́ người thân cận của chúng ta.

Tất cả những ǵ Kitô hữu chúng ta thực hiện trong đời sống thường ngày và trong phụng vụ phải phản chiếu luật yêu thương dành cho cả Thiên Chúa và người thân cận. Điều này như thể một ngôn xứ xưa đă đưa ra lời dạy này với tuyên bố long trọng: “V́ thế Đức Chúa phán…” Thực ra chúng ta có thể cảm thấy lời đó được nói ra từ miệng Thiên Chúa, v́ Đức Giêsu đă tuyên bố điều ấy. Và v́ thế, mệnh lệnh của Ngài phải là ưu tiên đối với chúng ta.

Lời dạy của Đức Giêsu đưa chúng ta tránh khỏi một thứ t́nh yêu hời hợt đối với Thiên Chúa, như thể Chúa là một vị thần-trên-trời nào đó. Chúng ta không thể có được một tôn giáo với thực hành phụng vụ tuyệt vời và những lễ nghi đặc biệt, và rồi cảm thấy ấm cúng dễ chịu chỉ với Thiên Chúa. Thứ tôn giáo này tạo ra một ngẫu tượng, sản phẩm của trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta cũng không thể chỉ cố gắng yêu thương người thân cận mà không mảy may đoái hoài ǵ đến Thiên Chúa, v́ căn tính nhân loại của chúng ta là con cái Thiên Chúa, được tạo nên giống như h́nh ảnh Thiên Chúa. Tin vào phẩm vị cố hữu này của tất cả nhân loại sẽ hướng dẫn chúng ta biết cách đối xử với người khác và giữ chúng ta khỏi khuất phục trước những bất công v́ có cái nh́n sai trệch về con người.

Bài Tin mừng nhấn mạnh đến mối liên kết giữa t́nh yêu người lân cận và t́nh yêu Thiên Chúa. Trong Tin mừng Matthêu cho thấy rơ ràng Thiên Chúa ở nơi những người khác. Đức Giêsu là Thiên Chúa hiện hữu giữa chúng ta, như trong dụ ngôn tiếp theo (25, 31-46) hành động yêu mến dành cho Ngài được thực hiện qua việc yêu mến người thân cận (“mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, …”).

Lời dạy của Đức Giêsu về t́nh yêu Thiên Chúa và người thân cận khiến chúng ta cảm thấy quá con người và không thích hợp. T́nh yêu mà Đức Giêsu mô tả đ̣i tất cả mọi thứ của chúng ta. Phần đầu của lời dạy đ̣i hỏi: “hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi.” Đây là cách mà Kinh thánh tóm kết trọn vẹn một con người. Nó không chừa một khe hở nào, và không cho phép suy giảm chút nào. Yêu mến Thiên Chúa và yêu người thân cận là một cách dâng lên của lễ trọn vẹn là chính chúng ta trong việc phụng sự Thiên Chúa.

Giáo huấn của Đức Giêsu không phải nói đến việc chúng ta cảm nhận Thiên Chúa và người thân cận ra sao, nhưng là chúng ta sẽ làm ǵ. V́ thứ t́nh yêu mà Ngài nói đến không phải là một thứ cảm xúc, không phải là “tiếng sét ái t́nh”, nhưng là một t́nh yêu có thể làm chủ được. Giáo huấn này đan xen trong suốt Tin mừng của thánh Matthêu; đó chính là điều Đức Giêsu yêu cầu các môn đệ phải thực hiện nếu như muốn đi theo Ngài. “Từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo Thầy” (10,38-39). Ra như chỉ có một dấu chỉ thực tế cho thấy chúng ta yêu mến Thiên Chúa là chúng ta yêu mến người thân cận của ḿnh.

Để làm nên của lễ là chính chúng ta dâng lên Thiên Chúa hôm nay và canh tân sự dấn thân cho t́nh yêu như Đức Giêsu đă dạy chúng ta qua lời nói và gương mẫu của Ngài, chúng ta hăy hướng về giây phút tiếp theo đây trong việc cử hành của chúng ta. Chúng ta sẽ đặt bánh và rượu lên bàn thờ, của lễ là chính chúng ta dâng lên Thiên Chúa. Dĩ nhiên, những thứ ấy không xứng đáng và chúng ta cũng thế. Nhưng chúng ta sẽ cầu xin Thánh Thần ngự đến và biến đổi chúng trở nên Ḿnh và Máu của Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta và biến đổi chúng ta thành Đức Kitô t́nh yêu mà chúng ta sẽ lănh nhận trong ngày hôm nay.

Lm. Jude Siciliano, OP. 

Điều Răn Trọng Nhất

Xh 22,20-26;  Th 1,5c-10; Mt 22,34-40

 

Kính thưa quư vị,

Tôi có treo một bức h́nh trên tường, món quà của một  rabbi. Bức tranh thể hiện cảnh chúc lành cho một cuộn sách Torah được mở ra. Cuộn sách đă cũ và sờn rách, v́ vậy mà cộng đoàn lấy nó ra từ ḥm thánh và tấm vải phủ đẹp. Họ phục chế lại cuộn sách, nhưng trước khi đặt lại vào ḥm thánh, họ chúc lành và dâng hiến cuộn sách. Đây là cách thức họ tiến hành.

Khi cộng đoàn đông đủ trong hội đường, họ mở cuộn sách ra và tụ họp xung quanh. Một số thành viên trong cộng đoàn, đeo găng tay trắng, cầm cuộn sách, các thành viên c̣n lại xếp ṿng tṛn xung quanh cuộn sách được mở ra. Vị rabbi, khoác áo choàng tế lễ và tiến vào trong ṿng với cộng đoàn, sẽ thực hiện tiến tŕnh dâng hiến cuộn sách trước khi đặt lại vào ḥm thánh. Một thành viên trong cộng đoàn nói: “Chúng ta không thể loại bỏ cuộn sách này, nó không phải là đồ cổ, một cuốn sách chết. Đó là Lời Thiên Chúa hằng sống”. Cộng đoàn cũng được dâng hiến cùng với cuộn sách.

Thật ra, tại lối vào của các gia đ́nh Do Thái trong cộng đồng Do Thái, có một biểu tượng hoặc dấu chỉ dâng hiến cho Lời Thiên Chúa, dấu chỉ ấy rơ ràng, gần gũi hơn với gia đ́nh. Đó là mezuzah, một trục lăn được đặt trên trụ cửa của mỗi gia đ́nh. Nó chứa một đoạn Kinh Thánh ở bên trong. Ví dụ như  đoạn  Kinh Thánh Đức Giêsu trích dẫn một phần ngày hôm nay: “Nghe đây, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hăy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết ḷng hết dạ, hết sức anh em” (Đl 6,4). Khi tôi trưởng thành, tôi thường thấy những người hàng xóm Do Thái hôn tay của họ và sau đó chạm vào mezuzah khi đi cũng như khi về nhà.

 Anh chị em Do Thái của chúng ta tôn kính Lời Thiên Chúa như thế này: cộng đoàn thờ phượng quây quần xung quanh bản văn Kinh Thánh, họ hôn bản văn khi về hoặc ra khỏi nhà. Tất nhiên, mazuzah không phải là tấm bùa may mắn cũng không phải người Do Thái hôn nó như một sự mê tín, nhưng như một phần của cộng đoàn, họ mong ước một cuộc sống được hướng dẫn và tăng sức bởi Lời Thiên Chúa trong gia đ́nh và mọi nơi.

Khi được hỏi về giới luật nào trọng nhất, Đức Giêsu đă trích dẫn điều răn cốt lơi của đức tin Do Thái giáo, điều răn này được dán trên khung cửa. Sau đó, Người trích dẫn một giới luật khác, một trong số nhiều giới luật khác nữa trong Cựu Ước và đặt nó cùng với giới luật đầu tiên. T́nh yêu trọn vẹn với Thiên Chúa là giới luật đầu tiên và nối kết với nó là yêu thương người thân cận như chính bản thân ḿnh.

Nếu một người ngoại hỏi một người Do Thái: Đâu là h́nh ảnh Thiên Chúa của bạn? Họ sẽ trả lời: Chúng tôi được tạo dựng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là h́nh ảnh của Thiên Chúa được t́m thấy nơi mỗi con người. Đây chính là điều mà Đức Giêsu đă ngụ ư trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta chỉ là con người, th́ làm sao tôn thờ một Thiên Chúa vô h́nh trong thế giới, trong cuộc sống hằng ngày. Đức Giêsu đă chỉ cho chúng ta cách thức đó. Người đă lấy giới luật yêu mến Thiên Chúa hết ḷng hết sức và đặt giới luật này với giới luật yêu mến người thân cận. Như ở một nơi nào đó, Kinh Thánh gợi ư: Nếu anh em muốn yêu mến Thiên Chúa, Đấng anh em không nh́n thấy, th́ hăy yêu thương tha nhân mà anh em nh́n thấy. Mỗi người là nơi ngự trị của Thiên Chúa theo “h́nh ảnh của Thiên Chúa, chúng ta được tạo thành.”

V́ đây là một bài giảng, nên vị giảng thuyết cần phải chọn ra một vị thánh được yêu thích, hoặc liên quan đến cộng đoàn địa phương; đồng thời, vị ấy phải cho thấy các ngài yêu mến Thiên Chúa và thương yêu tha nhân như thế nào. Ví dụ: Thánh nữ Rosa Lima, một trong những thánh lớn của Ḍng Đa Minh. Ngài sinh ở Lima Pêru năm 1586 và tên là Isabel. Nhưng người ta gọi ngài là Rosa v́ vẻ đẹp lạ thường của ngài. Nhiều chàng trai  theo đuổi thánh nữ và muốn cầu hôn ngài. Cha mẹ ngài mong muốn một “cuộc hôn nhân tốt đẹp”, một cuộc hôn nhân được sắp đặt, v́ họ cần tiền. Rosa ước ao một ngày kia chỉ sống một ḿnh cho Thiên Chúa. Mẫu gương của ngài là thánh nữ Catarina thành Siena (một phụ nữ khác cũng thuộc Ḍng Đa Minh). Thánh nữ đă trải qua ba năm cầu nguyện liên lỉ dưới cầu thang trong nhà cha mẹ ngài. Bắt chước thánh Catarina, Rosa đă đến sống trong một túp lều nhỏ trong vườn và dâng hiến ḿnh để cầu nguyện liên lỉ. Hăy nhớ rằng “Hăy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết ḷng hết dạ, hết sức anh em”.

 Như thánh Catarina, Chúa Kitô đă thôi thúc Rosa và ngài đă thực thi ḷng thương xót với người nghèo, người bản xứ và nô lệ. Thêm vào đó, ngài không chỉ bày tỏ mối bận tâm đến tội lỗi của mỗi con người mà c̣n đến tội lỗi của cả xă hội. Người Tây Ban Nha đă xâm chiếm và đàn áp dân bản địa. Rosa đă yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết sức lực và ngài yêu mến bằng cách dành hết tâm trí để yêu mến tha nhân. Giống như chúng ta quy tụ với nhau trong phụng vụ, Rosa đă để cho Lời Chúa bao bọc lấy ḿnh và cũng như thể ngài đang ôm hôn lấy Lời và được Lời ấy hướng dẫn đi đến phục vụ tha nhân và rồi trở về với Lời.

Tôi chọn thánh Rosa Lima, một vị có liên quan đến thánh Catarina, không phải v́ các ngài là những tu sĩ ḍng Đa Minh, nhưng là để minh chứng rằng cuộc sống của bất cứ vị thánh nào cũng luôn đặt cả con người ḿnh theo giáo huấn của Đức Giêsu. Các ngài cho chúng ta thấy Ân sủng Thiên Chúa có thể hoạt động bên trong chúng ta như thế nào, và chúng ta, chỉ là những con người, cùng với sự hiện diện Thiên Chúa, có khả năng yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết sức, hết linh hồn và yêu thương người thân cận như chính ḿnh.

 Bài đọc thứ nhất trích từ sách Xuất Hành cho thấy Thiên Chúa luôn quan tâm đến những người khốn khổ nhất trong xă hội. Bài đọc được chọn ngày hôm nay có nguồn gốc từ một đoạn trong sách Xuất Hành được gọi là “sách Giao ước”, cuốn sách là một lời giáo huấn về đạo đức xă hội, không dựa vào lề luật, nhưng dựa vào ḷng thương cảm. Với những ai đang túng thiếu, luật vốn thực hiện những hành động nào đó vẫn không đủ để bảo vệ họ.

Bởi v́ người Itsrael đă trải nghiệm ḷng thương xót của Thiên Chúa khi họ là những nô lệ bên Ai Cập và khi đi trong sa mạc, th́ đến luợt họ, họ cũng phải thương xót những người túng nghèo tương tự như vậy. Luật lệ của họ là để phản ánh ḷng trắc ẩn mà họ nhận được. Đơn cử như họ nhớ lại rằng trước đây họ là ngoại kiều ở Ai Cập, thế nên họ cũng không được làm điều xấu đối với khách lạ trên đất của họ.

Thông tin về t́nh h́nh biên giới trong những ngày gần đây cho thấy những hoàn cảnh thê lương của những người phải rời bỏ gia đ́nh v́ nghèo đói và bạo lực để t́m nơi trú ngụ trong đất nước chúng ta. Những người xa lạ và dân nhập cư trong những vùng đất xa xôi bị tổn thương do người ta lạm dụng. Họ phải bỏ lại gia đ́nh, văn hóa và môi trường thân quen. Chạy thoát khỏi quê hương và t́m kiếm nơi an toàn. Xét về nhiều mặt, họ cũng giống như người Itsrael ở Ai cập xưa, là những người ngoại kiều trong một đất nước xa lạ và hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiếu khách của những người bản xứ là chính chúng ta.