Chúa Nhật
XXIX Thường Niên - Năm A An Phong op : Làm Chứng Là Chu Toàn Trách Nhiệm Fr. Jude Siciliano, op : Làm Sao Để Chu Toàn Các Bổn Phận Fr. Jude Siciliano, op : Thiên Chúa, ưu tiên trong các lựa chọn Lm. Jude Siciliano, op : Quyền Bính Chúa Luôn Ở Trên Con G. Nguyễn Cao Luật op : Câu Hỏi Về Chính Trị Thánh Thể và Lời Chúa : Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa Martin Vũ Thái Hiệp op : Của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa Fr. Jude Siciliano, op : Mỗi người là một đồng xu của Thiên Chúa Fr. Jude Siciliano, op: Sống tự do như con cái Thiên Chúa
Làm
Chứng Là Chu Toàn Trách Nhiệm Người Do Thái muốn gài bẫy để kết tội Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu trả lời nộp thuế cho Hoàng đế, họ cho rằng Chúa phản bội quê hương; nếu Chúa Giêsu không nộp thuế cho Hoàng đế, họ sẽ tŕnh với lính Rôma. Nhưng Chúa Giêsu không muốn đồng hóa công tŕnh cứu độ của Ngài với một chế độ chính trị hay với một cách thức giải quyết khôn khéo nào. Đối với Chúa Giêsu, điều quan trọng hơn là mang lại ơn cứu độ cho con người. Do đó, Chúa Giêsu nhắc nhở điều quan trọng hơn hết là trả về Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa. Ngài để lại cho con người quyền lợi và trách nhiệm phải suy tính cách thức hành động của ḿnh; Ngài chỉ yêu cầu một điều thôi : Cùa Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa". Thiên Chúa có thể sử dụng vua Kitô, một v́ vua ngoại giáo, để thực hiện chương tŕnh của Ngài (Bài đọc I); Ngài cũng có thể sử dụng những con người, những sự vật, những công việc trần gian để kêu gọi con người trở về cùng Ngài. Nếu người kitô hữu, đặc biệt là người giáo dân, có những trách nhiệm của ḿnh với cuộc đời, họ có thể "trả cho Xêda điều thuộc về Xêda" bằng cách chu toàn nghĩa vụ của ḿnh; và như thế là đă "trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa". Nếu một người cha tận tâm với trách nhiệm gia đ́nh, anh đang "trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa". Nếu một người mẹ hết ḷng yêu thương và giáo dục con cái : chị ta đang "trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa". Một công nhân ư thức trách nhiệm của ḿnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, người công nhân đó đă "trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa". Nếu đứa con biết sống xứng đáng với công ơn cha mẹ, chăm chỉ học hành, làm việc, sống hiếu thảo, người con đó đă "trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa".
Lạy Chúa Giêsu,
Để chúng con nhận ra
Để chúng con biết trung tín với
trách nhiệm
Và để chúng con
MỘT LỰA CHỌN Thế giới hôm nay vẫn chưa phân thành những ranh giới rơ rệt. Các thế lực c̣n tranh chấp để giành dân lấn đất. Phải chăng Thiên Chúa cũng đang tranh giành ảnh hưởng trên phần đất nhân loại ? AI BẪY AI ? Dưới cái nh́n của những người Pharisêu, Đức Giêsu xuất hiện như một đối thủ lợi hại. Chính v́ thế, họ không ngớt "t́m cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy." (Mt 22:15) Họ khéo léo che phủ cái bẫy bằng miếng mồi hấp dẫn. Trước hết, họ toa rập với phe Hêrôđê mở miệng ca bài "con cá" (Mt 22:16) với Chúa. Tài đóng kịch thật tuyệt vời khi họ cố mang dáng vẻ những người tầm sư học đạo : "Xin Thầy cho biết ư kiến : có được phép nộ thuế cho Xêda hay không ?" (Mt 22:15) Trả lời kiểu nào cũng chết. Có hay không cũng đều mắc mưu nhóm Pharisêu hay Hêrôđê, đại diện cho dân tộc và đế quốc. Kết quả có thể mắc tội phản quốc hay phản loạn. Đức Giêsu đă thấy rơ tất cả đường đi nước bước của những mưu mô quỷ quyệt đó. Tṛ chơi đó không qua mắt Người dễ dàng như bọn Biệt Phái và Hêrôđê mơ tưởng. Đức Giêsu đă thoát hiểm trong gang tấc. Người chứng minh cho họ thấy tất cả cá tính siêu việt khi nói : "Tại sao các người lại thử tôi, hởi những kẻ đạo đức giả !" (Mt 22:18) Bị đánh trúng tim đen, họ ngoan ngoăn chui vào bẫy chính ḿnh đă trương lên. Lần lượt họ đă đưa quan tiền và trả lời những câu hỏi liên qua tới việc nộp thuế. C̣n chính câu trả lời của Chúa lại chẳng đáp ứng chút nào tới nỗi bận tâm của họ. Họ đành câm họng, không dám đặt vấn đề thêm nữa. C̣n dám nói ǵ nữa khi nghe Đức Giêsu dơng dạc trả lời : "Thế th́ của Xêda, trả về Xêda, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa." (Mt 22:21) Hai lănh vực phân biệt, nhưng không tách biệt. Nói khác, không ai có thể vẽ một đường ranh rơ rệt cho hai lănh vực đó. Lư do v́ "Đức Chúa Vua Cả thống trị khắp địa cầu," (Tv 47:3) trong đó có đế quốc Rôma của hoàng đế Xêda. Tuy thế, vẫn cần có những phân biệt cần thiết cho sinh hoạt xă hội. Những vi phạm và lạm dụng đă sinh ra bao tai hoạ cho nhân loại. Làm sao phân biệt "của Xêda" và "của Thiên Chúa" ? Lịch sử chỉ là cuộc tranh đấu để phân biệt hai lănh vực đạo đời đó. nhiều người đă hoa mắt trước châm ngôn "tốt đời đẹp đạo". Thực tế đó chỉ là cái bẫy ! Nhiều người đă mắc bẫy quá ư dễ dàng. Chỉ v́ quyền lợi riêng, họ đă dễ dàng thoả hiệp với đời. Chính Chúa khẳng quyết : "Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được." (Lc 16:13; Mt 6:24.) "Tiền của" là một thứ tà thần thống trị mọi lănh vực "đời", trong đó có thế quyền. Thoả hiệp chỉ là một hành động hèn nhát ! Làm sao có thể tránh được hành động hèn nhát đó ? Chính "Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu cám dỗ." (Mt 4:1; Mc 1:12-13; Lc 4:1-13) Cuộc chiến thắng dựa trên sức mạnh Lời Chúa, "là thần khí và là sự sống." (Ga 6:63) Chính thánh Phaolô đă xác quyết về sức mạnh đó : "Khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, th́ không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà c̣n có quyền năng, có Thánh Thần và một niềm xác tin sâu xa." (1 Tx 1:5b) Nhờ Thần Khí, thánh nhân đưa một lời khuyên chí lư : "Anh em đừng mang chung một ách với những kẻ không tin. Thật thế, làm sao sự công chính lại liên kết được với sự bất chính ? Làm sao ánh sáng lại dung hoà được với bóng tối ? Làm sao Đức Kitô lại hoà hợp được với Xatan ? Làm sao Đền Thờ Thiên Chúa lại đi đôi với tà thần được ? V́ chính chúng ta là Đền Thờ của Thiên Chúa hằng sống." (2 Cr 6:14-16) THỰC TẾ Rơ ràng không thể thoả hiệp. Cũng không thể san bằng Thiên Chúa với bất cứ thế lực nào. Người ta cứ tưởng Giáo hội là một thế lực chính trị, đang tranh giành ảnh hưởng quần chúng. Bởi đó, mới đây sau khi thống kê dân số Việt Nam vượt trên 80 triệu, nhà nước Việt Nam cho biết trong số đó có 60 triệu người vô thần. C̣n lại 20 triệu chia cho 5 tôn giáo khác. Đúng là phản ánh năo trạng đấu tranh giai cấp và dành giựt quyền lợi. Giữa một xă hội với những năo trạng như thế, người Kitô hữu phải có cái nh́n và lựa chọn như thế nào ? Con người luôn ở trong thế lựa chọn. Nhiều khi rất quyết liệt và khó khăn kinh khủng. Mỗi lựa chọn đều ảnh hưởng tới cuộc sống. Nhất là giữa đức tin và những đ̣i hỏi thực tế. Chẳng hạn trước những phong trào trần tục hoá hôm nay, làm sao gia đ́nh có thể giữ vững những giá trị Kitô giáo ? Nh́n về Giáo hội Chilê, ĐGH lên tiếng báo động hiện đang có những nỗ lực hợp pháp hoá việc phá thai và ly dị tại quốc gia Châu Mỹ La Tinh này. Đời sống gia đ́nh "ngày nay đang đối đầu với nhiều khó khăn tại Chilê." (ĐGH Gioan Phaolô II : CWNews 15.10.2002) Giữa những khó khăn đó, chắc chắn các gia đ́nh đang phải lựa chọn giữa lương tâm và quyền lợi trước mắt. Trước những trào lưu "khoái lạc chủ nghĩa và những tầm thường của cuộc sống" làm thế nào các bạn trẻ có thể có những lựa chọn sáng suốt và can đảm, nếu đời sống thiêng liêng không được chăm sóc đặc biệt nhờ các bí tích ? (ĐGH Gioan Phaolô II : CWNews 15.10.2002) Không phải chỉ có Giáo hội tại Châu Mỹ La Tinh. Khắp nơi các Kitô hữu luôn phải đối đầu với những vấn đề và những lựa chọn, có khi ngay trong cơ cấu nội bộ. Chẳng hạn, Giáo Hội Đức đang gặp thử thách ngay trong thói quan liêu của Giáo hội. ĐHY Joachim Meisner, tổng giám mục giáo phận Cologne bên Đức, thúc đẩy các nhân viên trong cơ chế Giáo Hội Công Giáo hăy quay về "gặp gỡ đích thân Đức Kitô" và cảnh cáo rằng thói quan liêu của Giáo hội đang có nguy cơ làm lu mờ đức tin. (Zenit 10.10.2002) Như vậy, chính khi làm việc phục vụ Giáo hội, các tín hữu cũng phải lựa chọn giữa thói quan liêu cơ chế hay con người như một giá trị Tin Mừng. Thực tế có nhiều người sẵn sàng hi sinh giá trị Tin Mừng để bảo vệ cơ chế Giáo hội. Đó là một cám dỗ lớn lao. Bởi đó, theo ĐHY Meisner, "các cấu trúc, mệnh lệnh, qui chế và các nhân viên" trong Giáo hội đang có nguy cơ "làm hoang mang đức tin." (Zenit 10.10.2002) ĐHY tỏ ra quan ngại về đức tin yếu kém của các cộng sự viên giáo dân trong Giáo hội. Thực tế đó không chỉ t́m thấy nơi Giáo hội Đức. Nhiều Giáo hội non trẻ cũng đang sa lầy. Đức tin yếu kém không thể hướng dẫn các nhân viên có những lựa chọn sáng suốt. Trái lại, nếu có một đức tin sâu xa và vững chắc, các nhân viên, nhất là các vị lănh đạo Giáo hội có thể t́m được nhiều cơ hội làm chứng cho Đức Kitô. Chẳng hạn, mới đây, ĐGH Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Teoctist, Giáo Chủ Romania, đă kư một Tuyên Cáo Chung cam kết t́m kiếm sự hiệp nhất Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo. Bản Tuyên Cáo nhấn mạnh : "Phúc âm hoá không thể dựa trên tinh thần cạnh tranh, nhưng trên sự tương kính và cộng tác, biết nh́n nhận tự do của mỗi người có quyền sống theo xác tín riêng, tôn trọng việc họ theo đạo riêng." (Zenit 13.10.2002) ĐGH nh́n nhận các Giáo Hội Chính thống "được kêu gọi đảm trách sứ mệnh truyền giáo nơi các quốc gia mà họ đă bám rễ lâu đời. Giáo hội Công Giáo chỉ muốn giúp đỡ và cộng tác với anh em trong sứ mệnh này mà thôi." (Zenit 13.10.2002) Đây là một biến cố, đánh dấu một bước tiến rất quan trọng sau một quá tŕnh đối thoại và những lựa chọn đúng đắn. Chắc chắn lựa chọn này sẽ ảnh hưởng lâu dài và sâu xa đến Giáo hội toàn cầu.
Làm Sao Để Chu Toàn Các
Bổn Phận Thưa quí vị. Thời Chúa Giêsu, đồng tiền La mă (denarius) khắc h́nh Teberius (14-37 công nguyên) và hàng chữ "Tiberius con hoàng thượng Augustus thần linh, là thượng tế tối cao. Những người thuộc nhóm biệt phái đặc biệt nhức nhối về đồng tiền này, bởi nó gán nhăn hiệu thần thánh cho các vị vua chúa La mă. Do đó, sở hữu đồng tiền denarius là thờ phượng tà thần. Họ đă t́m ra phương thức trả thuế mà không cần dùng tiền denarius của La mă. Trong Tin Mừng hôm nay, họ không trực tiếp đến gặp Chúa Giêsu để khỏi phải tiếp xúc với đồng tiền gớm ghét. Họ sai đầy tớ cùng đi với những kẻ thuộc đảng Herođê. Và thánh Matthêo muốn sử dụng sự kiện này để làm nổi bật câu nói của Chúa Giêsu: " hăy trả lại cho Xê-da, những ǵ thuộc về Xê-da và Thiên Chúa, những ǵ thuộc về Thiên Chúa". Đây là cái véo nặng nề vào nếp sống giả h́nh của Pharisêo nói riêng và nhân loại nói chung. Trong giáo lư của giới cầm quyền đền thờ, có rất nhiều vấn đề gây tranh căi và người ta dễ bị gài bẫy. Người Do Thái trong đoạn Tin Mừng này giăng bẫy Chúa Giêsu tất cả bốn lần. Đây là lần thứ nhất, ba lần c̣n lại là vấn đề kẻ chết sống lại, điều răn trọng nhất và con vua Đa-vít. Họ hỏi và Chúa trả lời. Lần nào Ngài cũng làm cho họ ngạc nhiên và cuối cùng không dám hỏi nữa. Có lẽ đây cũng là câu trả lời của cộng đồng thánh Matthêo cho những người thắc mắc về giáo lư của cộng đồng. Câu chuyện trả thuế cho Roma để đế quốc có tiền nuôi dưỡng một đạo binh tàn ác áp bức chính những người nộp thuế là vô lư rơ ràng. Đa số dân chúng Do Thái miễn cưỡng phải làm việc này, thẳng thắn th́ chẳng ai ưa một việc hại dân, hại nước đến thế. Phái Pharisêo cay đắng cực lực phản đối. Nhưng trớ trêu thay họ lại liên minh với đảng Herode, là những kẻ chủ trương nộp thuế để được yên thân làm giàu. Họ gài bẫy Chúa Giêsu. Mới hay ḷng dạ con người! Sẵn sàng xóa bỏ nguyên tắc, bán rẻ lương tâm để đạt mục tiêu trước mắt. Các chính trị gia thời nay cũng vậy thôi, kể cả các nhà lănh đạo tôn giáo ! Họ đặt Chúa Giêsu vào t́nh huống tiến thoái lưỡng nan. Nếu Ngài chấp thuận nộp thuế, Ngài phản bội dân tộc và sẽ bị kết án vong bản. Không ai c̣n tin giáo lư của Ngài nữa. Nếu Ngài chống đối nộp thuế, Ngài sẽ bị quân đội Roma hành quyết ngay, hay tối thiểu cũng ngồi tù đếm lịch trọn kiếp. Câu trả lời của Chúa Giêsu thật bất ngờ. Ngài gọi những người đến chất vấn Ngài là giả h́nh ! Tại sao vậy ? Bởi câu trả lời nằm ngay trong túi áo họ ! Để cho sự việc rơ ràng hơn, Ngài yêu cầu cho xem đồng tiền nộp thuế: họ đưa cho Ngài một quan tiền Roma. Quan tiền đó in h́nh và ḍng chữ của Xê-da. Một dấu hiệu rơ ràng chủ quyền của nhà vua về sở hữu chính trị và tôn giáo. Một người phàm mang dáng dấp thần linh! Một hôn quân cai trị dân Thiên Chúa. Một sự tủi nhục cho bất cứ người Do Thái nào! Nguyên do tại đâu th́ ai nấy đều biết rơ! Đó là toàn dân đă phản bội giao ước với Thượng Đế. Những người mang đồng tiền đó đương nhiên phải trả thuế cho Xê-da, nghĩa vụ bắt buộc theo lẽ công bằng. Như vậy Chúa Giêsu công nhận quyền bính thế tục, nhưng Ngài không đưa ra một tiêu chuẩn nào tuyệt đối. Phần lư giải thuộc lănh vực loài người. Thực tế, hơn hai ngh́n năm nay đă có biết bao nhiêu trường phái giải thích và người ta vẫn chưa đồng ư được với nhau về phương án tuyệt hảo! Đó là truyện lư thuyết, c̣n trên thực tế th́ mọi công dân, có đạo hay không, đều được nhà nước chỉ bảo cho những bổn phận khá rơ ràng: nộp thuế, đi bầu, luật lệ căn bản, ḷng yêu nước, yêu đồng bào v.v… Các hội đồng Giám mục cũng thường đưa ra những khuyến dụ về các lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày của giáo dân, ví dụ về giáo dục, y tế, thuế khóa, bầu cử… Thường th́ trong các cuộc bầu cử các ngài chẳng chỉ định một ứng cử nào, nhưng kêu gọi tiêu chuẩn ngay chính cho các vấn đề đạo đức: phá thai, giúp đỡ người nghèo khổ, vay nợ nặng lăi, lựa chọn người ngọai kiều, thất nghiệp, đời sống xứng đáng cho mỗi công dân. Lương tâm mỗi người sẽ đưa ra những quyết định cụ thể. Phần thứ hai của câu Chúa Giêsu trả lời, càng làm cho chúng ta ngạc nhiên hơn nữa: "Của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa". Trên trần gian này có cái chi là không của Thiên Chúa? Chính bản thân hoàng đế La- mă cũng là của Thiên Chúa. Cho nên ngoại trừ tội lỗi c̣n hết muôn loài muôn vật đều thuộc quyền Thiên Chúa. Vậy th́ hết mọi sự trên trời dưới đất đều phải trả về cho Đấng tối cao! Nếu những người Pharisêo và cấp lănh đạo đền thờ hiểu ra câu này hẳn họ đă qui phục giáo lư của Chúa Giêsu. Cho đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa hiểu, bằng chứng là chúng ta vẫn cư xử quá ư ích kỷ, chiếm đoạt tài sản, danh dự và vinh quang Thiên Chúa. Chúng ta phân rẽ đạo, đời để từ chối thánh ư của Thiên Chúa trên vạn vật! Trả về cho Thiên Chúa những chi thuộc về Ngài đ̣i hỏi chúng ta toàn tâm, toàn ư phụng sự Ngài, toàn tâm, toàn ư thương yêu đồng loại. Đă có rất nhiều gương sáng về điểm này, dù biết Chúa hay không. M. L. King tranh đấu cho những người da đen ở Mỹ Mahatma Gandhi ở Ấn độ, Bartolomeo de las Casas ở Châu Mỹ la tinh, thủ tướng Dietrich Bonhaeffer của Đức chống lại Hitler, Dorothy Day chống lại các đạo luật bất công của chính phủ Mỹ v.v.. Chúng ta chẳng thể khoanh tṛn đời sống tôn giáo khỏi phạm trù trần tục. Sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa không thể giới hạn vào một phạm vi hạn hẹp nào. Nó bao trùm hết mọi lănh vực. Đó là điều tiên tri Isaia đề cập tới trong bài đọc một hôm nay. Quan niệm của chúng ta về Thiên Chúa thường khi là thiển cận. ṭan bộ vũ trụ này được Thiên Chúa tạo dựng và thuộc quyền sở hữu của Ngài, chẳng trừ điều chi. Trái tim, linh hồn, thân xác, trí khôn chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa. Vậy câu nói của Chúa Giêsu, trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc quyền Ngài, đ̣i hỏi mỗi người phải xét lại năo trạng sống của ḿnh. Chúng ta có những lầm tưởng tai hại mà sau này phải trả lẽ. Thiên Chúa đ̣i ḷng trung thành tuyệt đối của chúng ta mọi nơi, mọi lúc với chủ quyền của Ngài. Bí tích rửa tội không phải là công việc bán thời gian. Nó là toàn thể cuộc sống mỗi người trong Hội Thánh. V́ vậy không thể sống lúc này th́ phụng thờ Chúa, lúc khác theo dục vọng bất kham của ḿnh. Thánh tông đồ Phao lô đă truyền dạy: Chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi để sống cuộc đời đức tin và ḷng mến. Hiện thời chúng ta đă có ơn đức tin, th́ chúng ta phải sống ơn đó bằng hết cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa và các công việc của Ngài ! Thí dụ, chúng ta có gia đ́nh th́ phải dấn thân nuôi nấng vợ con toàn thời gian, không chia sẻ chút chút cho mối t́nh mèo mỡ nào khác. Chúng ta được kêu gọi để phục vụ tha nhân, khấn những lời khấn khó nghèo, vâng lời và trong sạch, th́ không nên đ̣i lại những chi ḿnh đă khấn hứa. Nhờ ơn Chúa chúng ta đi trọn con đường ḿnh đă dấn thân. Có một nhà đạo sĩ khổ công tu luyện 40 năm trên mỏm núi cao, cạnh một con sông. Ông thành công đắc đạo đến độ cả miền đều hay biết tiếng tăm. Một nông dân thấy vậy, bán tín bán nghi, cất công tới thăm nhà đạo sĩ. Bác nông dân hỏi: "Quả nhân nghe nói về tôn sư như vậy đó, đứng không ?" "Đúng chứ sao không !" Nhà đạo sĩ trả lời rồi trổ tài bay qua sông và trở lại mỏm đá : "Nhà ngươi thấy chưa ?" Bác nông dân hết ḷng khâm phục, ngẫm nghĩ một lát bác kêu người chèo đ̣ thuê chở bác qua sông, rồi lại trở về. Tới bến bác nông dân nói với nhà đạo sĩ : "Tưởng ǵ chứ ông tu bốn mươi năm mà chỉ làm được công việc tôi chỉ cần mất có bốn mươi xu". Nói xong người nông dân bỏ đi. Chúng ta không thể thành công kiểu đó, nhưng phải trong thánh ư và đường lối của Thiên Chúa. Vậy lời Chúa Giêsu dạy bảo: Trả về cho Thiên Chúa những chi thuộc quyền Ngài, quả là chí lư. Xin hăy suy gẫm kỹ bài Tin mừng và thực hành đầy đủ, chúng ta sẽ không thành công theo kiểu nhà đạo sĩ. Tôi c̣n nhớ như in, trong một lần bầu cử ở nước Hoa kỳ, tác giả John Kavanaugh nhận xét dưới ánh sáng Tin Mừng hôm nay như sau: "Từ miệng vương giả của cả hai đảng đều tuôn ra những lời hoa mỹ rỗng tuyếch. Một đảng lắp bắp về "luân lư", phe khác về "điều phải". Nhưng đàng sau các từ ngữ liến thoắng đó là thế này: hăy bầu cho chúng tôi, quốc gia sẽ tiến triển đẹp đẽ hơn. Nhưng người ta chẳng thể t́m thấy một lời nào kêu gọi ḷng quảng đại, từ tâm, kỷ luật hay tinh thần hy sinh xả kỷ. Những nội dung đó, nếu có, th́ dành riêng cho giai cấp nghèo khổ, khố rách áo ôm. Thản hoặc có nói đến ḷng thương cảm th́ đó là v́ chủ nghĩa tự tôn." (American Magazine). Thiết nghĩ, câu hỏi của Chúa Giêsu : " H́nh của ai đây ?" là cơ hội thuận tiện để chúng ta suy nghĩ cặn kẽ hơn. Trong đồng tiền Roma mang ảnh tượng của Xê-da, nhưng tất cả chúng ta đă được tạo dựng theo họa ảnh và h́nh tượng Thiên Chúa . Không ai dám từ chối sự thật đó. Vậy th́ trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải là những "Icon" (ảnh tượng) của Thiên Chúa, dù là trong đời sống chính trị, tôn giáo, kinh tế hay bất cứ lănh vực nào. Chúng ta thuộc về Thiên Chúa cho nên trong hành động, lời nói, việc làm phải bày tỏ dấu ấn của Ngài, ngoài ra là phản bội. Khi thế lực chính trị xúc phạm h́nh ảnh Thiên Chúa trong linh hồn mỗi người, cá nhân hay cộng đồng, chúng ta phải mănh liệt phản kháng lại, bảo ṭan nguyên vẹn tính thánh thiêng của nó. Tuy nhiên, hăy luôn nhớ: cả nạn nhân, cả người áp bức đều đă được tạo dựng theo cùng họa ảnh Thượng Đế. Như vậy, Vương quốc Thiên Chúa và thế tục không có ranh giới rơ ràng. Ưu tiên là phải trung thành với Thiên Chúa. Quyền lợi của Ngài là trên hết và phải được bảo toàn nguyên vẹn. Khiếm khuyết phần nào là tội lỗi phần đó. Lại c̣n phải thăng tiến và truyền bá để toàn thể nhân loại tôn trọng và kính mến. Tác giả Charles Cousar cho ư kiến: "Khi h́nh ảnh Thiên Chúa trong cá nhân nào bị làm lu mờ, th́ lúc ấy cá nhân đó không c̣n là con người đúng nghĩa. Do đó, Tin Mừng hôm nay chứa đựng nhiều yếu tố cách mạng cho cả hai, người bị áp bức và kẻ áp bức." Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta sẽ được lănh nhận toàn vẹn Đấng trung tín tuyệt đối: Đức Giêsu Kitô thành Nazareth. Ngài đă dâng ḿnh hoàn toàn cho Thiên Chúa và công việc thần linh. Ngài không hề lay chuyển hay thỏa hiệp. Lương thực này sẽ ban cho chúng ta khả năng trung thành để giúp đỡ chúng ta chu toàn mọi bổn phận cách tuyệt hảo. "Những chi thuộc về Thiên Chúa ?" Thưa tất cả mọi sự mọi loài. Bí tích Thánh thể sẽ biến đổi "giấc mơ" đó thành hiện thực. Amen.
Thiên
Chúa : ưu tiên trong các lựa chọn Thưa qúi vị, Tin mùng hôm nay cho chúng ta ấn tượng: sống trên thế gian hoặc trong một đất nước, chúng ta phải ứng xử cho hợp thời cơ, hợp phong thổ. Gió chiều nào che chiều ấy: “Hăy trả cho Caesar những ǵ thuộc Caesar và Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa”. Thoạt nghe, câu nói có thể gây hiểu lầm. Thế giới chia làm hai lănh vực rơ rệt. Một thuộc trần tục, lănh vực khác thuộc Thiên Chúa. Sinh hoạt hàng ngày cũng chia làm hai khoản hay hai chiếc hộp. Hộp thuộc Thiên Chúa chứa đựng “tài sản” của Ngài và hộp thuộc “Caesar” chứa đựng của cải thuộc ông ta. Trong hộp Caesar chúng ta bỏ vào những quan tâm trần tục : Những sinh hoạt thực tế như lao động, giáo dục, vui chơi, giải trí, nhất là trách nhiệm công dân như thuế má, nghĩa vụ, bổn phận, lao động công ích, luật lệ quốc gia, địa phương, chính trị, xă hội, quân sự, ngoại giao.v.v. Hộp này xem ra to lớn hơn hộp của tôn giáo rất nhiều, bởi nó chiếm hầu hết khả năng của chúng ta. Nó cũng ảnh hưởng phần lớn các quyết định của nhân loại: Thí dụ chọn nghề nghiệp, chọn trường học cho con cái, đầu tư tiền bạc, quyết định nơi ăn chốn ở, thuế má phải trả.v.v. Cao hơn nữa, là các lănh vực chính trị, văn hoá, khoa học, một số người phải suy xét nên chăng cộng tác với chính quyền địa phương, quốc gia, quốc tế. Những lúc ấy, điều quan trọng trước nhất là lương bổng, an sinh xă hội, tiền hưu, bảo hiểm sức khoẻ, các phúc lợi gia đ́nh, nếu chúng ta dấn thân nhận công việc, để được bảo đảm và tiến thân. Nhưng nếu chính sách công cộng thay đổi và nhiều luật lệ chúng ta không đồng ư như phá thai, trợ tử, tế bào gốc, thụ thai nhân tạo, đồng t́nh luyến ái, mang bầu thuê… Chúng ta sẽ chịu áp lực nặng nề : thi hành không không thi hành? Tất cả đều thuộc chiếc hộp của Caesar! Rồi c̣n trường hợp phải trả thuế để nâng đỡ các chương tŕnh như vậy! Chỉ c̣n biết nhún vai bỏ mặc vấn đề luân lư vào tay Thiên Chúa. Tuy nhiên làm như vậy đă ổn đâu ! Đàng sau công việc thuộc lănh vực xă hội hay chiếc hộp Caesar, là các nguyên tắc hướng dẫn lương tâm con người sống ngay chính. Chúng cũng ảnh hưởng đến các lựa chọn của chúng ta. Niềm tin tôn giáo khiến chúng ta sống lương thiện với các giá trị thiêng liêng. Nhưng trừ phi thật rơ ràng là sai trái, c̣n th́ thường thường chúng ta tiếp tục sống như nếp sống xưa nay, và hành động không mấy quan tâm đến chiếc hộp của Thiên Chúa. Chúng ta bơi lội trong biển đời trần thế với chiếc hộp của Caesar một cách thoải mái. Nếu không th́ cũng bắt các nguyên tắc Phúc Âm bớt gay gắt cho hợp với thời đại. Dầu thế nào đi nữa, th́ chúng ta “phải” sống với thế gian, làm việc như những công dân, công nhân, để kiếm lương thực, thực phẩm cho bản thân và gia đ́nh. Chúng ta phải vật lộn với những khó khăn hàng ngày để có được cuộc đời tốt đẹp. Các người Do Thái thời Chúa Giêsu cũng phải vất vả luồn lách giữa hai thế giới : tôn giáo và trần tục. Họ là những công dân của một đất nước bị đế quốc Roma thống trị, và yếu tố nhắc nhớ về sự hiện diện và quyền bính của Rôma là đóng thuế. Có hai loại thuế : cho đế quốc và cho đền thờ, tức dân sự và tôn giáo. Một đất nước với hơn 90% là nghèo đói th́ áp lực thuế khoá thật nặng nề, hết mọi người dân đều cảm thấy như luôn bị chúng đè bẹp. Họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài nổi loạn, dùng bạo lực để thoát khỏi sự ḱm kẹp. Nhưng thường xuyên là thất bại. V́ vậy người ta lập ra đảng phái thân Roma gọi là đảng Herôđê. Đảng này giúp mẫu quốc thu thuế nghiệt ngă hơn. Tuy nhiên dân cư vẫn âm ỉ chống đối, mặc dầu phải đóng góp tiền bạc nuôi quân đội ngoại bang. Nổi loạn đẫm máu không phải là hiếm và quân Roma giết chóc không gớm tay. Chúng ta hiểu được câu hỏi người Biệt Phái đặt ra cho Chúa Giêsu quỉ quyệt biết bao. Nó có thể giết chết Chúa trong giây lát, hoặc do dân chúng hoặc do quân đội Roma, tuỳ vào câu trả lời của Chúa. Thánh Mattheo ghi lại : “Bấy giờ những người Phariseo đi bàn bạc với nhau, t́m cách nào làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người thuộc phe Hêrôđê, đến nói với Chúa Giêsu rằng : “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật… vậy xin Thầy cho biết ư kiến: có được phép nộp thuế cho Caesar hay không ?” Câu hỏi không thuộc lănh vực thần học cần bàn căi, mà là bổn phận trả thuế hằng ngày. Những người Do Thái đạo đức, tin thật vào Thiên Chúa của tổ tiên, không khi nào muốn liên minh với ngoại bang, thờ ngẫu tượng, ḱm kẹp đồng bào ḿnh một cách tàn bạo. Như chúng ta vừa thấy câu hỏi của Phariseo và phe Herôđê chỉ là một cái bẫy. Chúa Giêsu đă nhanh chóng khám phá ra cái bẫy đó và ư định độc ác của thế lực tôn giáo. Ngài yêu cầu cho xem một đồng bạc nộp thuế. Đó là đồng “Denarius” in h́nh và huy hiệu của thượng vị Roma Tiberius. Đối với phần đông người Do Thái đạo đức, mang h́nh và chữ viết của vua Roma ngoại đạo là một tội phạm thượng, họ không tôn thờ ai khác ngoài Thiên Chúa. Mang tiền đó vào khuôn viên đền thờ chẳng khác nào tuyên bố ḿnh bỏ đạo cha ông, về phe với quỉ thần ngoại quốc; không những phạm thượng nặng nề mà c̣n phản bội dân tộc. Án phạt là tử h́nh ném đá. Họ không ngờ thượng trí của Thiên Chúa, Ngài bẻ quặt câu hỏi của họ, làm cho vấn đề trở thành viên đá đè nặng trên vai đối thủ. Ngài yêu cầu cho xem đồng tiền trả thuế. Dĩ nhiên ai đó trong nhóm họ có mang tiền Denarius trong túi áo. Như vậy là họ đă có ư trả thuế. Câu hỏi không c̣n là có hay không nữa mà chỉ là bắt tội Chúa Giêsu mà thôi. Câu trả lời dứt khoát của Chúa : “Trả cho Caesar những ǵ của ông ta và trả về Thiên Chúa những ǵ thuộc về Ngài” làm cho mọi người phải suy nghĩ, đắn đo. Ngài nói thẳng đến nhiệm vụ của chúng ta đối với chiếc hộp của Thiên Chúa. Chiếc hộp đó phải chứa đựng tất cả, gồm luôn vũ trụ càn khôn và Caesar với triều đ́nh lộng lẫy của ông ta. Nói cách khác : “Những ǵ thuộc về Thiên Chúa” không có nội dung hạn định bao gồm hết mọi lănh vực của cuộc sống nhân loại và vũ trụ bao la, không thể phân biệt được khi nào chúng ta hành động cho Thiên Chúa, khi nào cho thế gian! Vậy th́ quan niệm hai chiếc hộp như trên là hoàn toàn không đúng. Quan niệm ấy sai một cách nguy hiểm, có hại đến phần rỗi mỗi người. Chúng ta phải tôn trọng quyền lợi của Thiên Chúa trước tiên, các quyền lợi khác là phụ thuộc. Xét về kẻ ra luật lệ cũng vậy, phải tuân theo sự thật và lẽ phải, ngoài ra là sai trái, không thể bắt thiên hạ tuân phục. Tuân phục lúc ấy biến thành vâng lời ma quỉ hay vâng lời kiểu trâu ngựa. Cho nên chúng ta phải suy xét kỹ lưỡng các luật lệ quốc gia, dân sự. Chúa Giêsu không chỉ ủng hộ việc tuân thủ vương quyền của Caesar, Ngài c̣n nhắc nhớ đến quyền lợi của Thiên Chúa nữa, quyền lợi của Thiên Chúa là tối cao. Chúng ta chỉ có thể phục tùng quyền dân sự khi nó am hợp với luật lệ Thiên Chúa. Như vậy sự tuân phục quyền bính dân sự có tính tương đối. Trả về cho Caesar những ǵ thuộc ông ta cũng phải tuỳ theo hoàn cảnh. Những bạo chúa bóc lột, dĩ nhiên, không thể đ̣i hỏi các quyền lợi ấy. Ngược lại cũng không v́ tôn giáo mà khước từ thuế má và nghĩa vụ chính đáng cho nhà nước. Thánh Phaolô viết : “Anh em nợ ai cái ǵ, th́ hăy tra cho người ta cái đó : nộp sưu cho người đ̣i sưu, trả thuế cho người đ̣i thuế.” (Rm 13,7). Tuy nhiên khi vâng lời quyền bính dân sự và các ảnh hưởng thế gian, chúng ta luôn phải lưu tâm đến quyền lợi của Thiên Chúa. Trả cho Thiên Chúa những chi thuộc quyền Ngài. Xét cho cùng, mọi việc Chúa Giêsu làm, mọi hành động Ngài thực hiện, đều chỉ ra rằng thánh hiến cho Thiên Chúa và tuân phục ư muốn của Ngài là con đường cao cả nhất chúng ta phải lựa chọn. Chúa nhật tuần sau các đối thủ của Chúa Giêsu sẽ đưa ra một câu hỏi khác : Giới răn nào quan trọng nhất trong toàn thể bộ luật Mosê. Xin nhớ luật Do Thái có tới 613 khoảng và rất phức tạp, khó trả lời. Nhưng Chúa nói : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi… Lệnh truyền thứ hai cũng giống như vậy : Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính ḿnh.” Thiên Chúa là ưu tiên số một trong các lựa chọn của chúng ta, của Hội Thánh và của nhân loại. Không có lựa chọn nào đi trước Ngài. Vậy mà hàng ngày chúng ta lựa chọn sung sướng xác thịt hơn Thiên Chúa. Và tội lỗi từ đấy mà sinh ra! Cứ như lư luận trên, mỗi khi có sự xung khắc giữa bổn phận đối với Thiên Chúa và nghiă vụ dân sự th́ chúng ta phải lựa chọn Thiên Chúa trước. Cho nên không có bán thời gian dành cho Ngài và thời gian khác lo việc trần tục. Mọi sự đều thuộc về Vương quốc trên trời. Chúng ta thi hành bổn phận trần thế là bước đầu của cuộc sống Thiên Cung. Chỉ có một cuộc sống cho hai thế giới hữu h́nh và vô h́nh. Cho nên học thuyết xă hội của Hội Thánh đă rơ ràng. Chỉ những người áp dụng học thuyết ấy là c̣n lẫn lộn và có khi sai lầm. Người tín hữu được kêu gọi dấn thân vào thế giới và mang Phúc Âm xây dựng hạnh phúc cho loài người. Thâm nhập vào mọi chiều kích con người để thánh hoá họ, nâng họ lên với nhân phẩm đích thật mà Chúa Giêsu đă mạc khải. Công đồng Vatican II nhắc nhớ mọi tín hữu đem chân lư Phúc Âm đến tận học đường, phố chợ, xưởng làm, nơi giải trí để soi sáng sinh hoạt của mọi người. Chúng ta thường lăng quên bổn phận này. Chỉ đua nhau kiếm nhiều lợi lộc tiền tài để xây dựng những cơ sở vật chất vô hồn. Chúng ta nên đọc lại các tông thư, tông huấn của các Đức Giáo Hoàng, thơ luân lưu của Hội đồng Giám mục đề cập đến các vấn đề thiết yếu của cuộc sống con người như nghèo khó thế giới, địa phương, toàn cầu hoá kinh tế, chiến tranh, phá thai, bất công xă hội, trợ tử, h́nh phạt tử h́nh, sức khỏe, môi trường. Chúng ta sẽ nhận rơ tính hời hợt của các sinh hoạt thường nhật. Chúng xem ra thuộc lănh vực Caesar. Nhưng kỳ thực nó thuộc bổn phận của các môn đệ Chúa Kitô. Nó không tồn tại ngoài thế giới mà chúng ta có bổn phận biến đổi. Mẫu mực chúng ta nhắm tới là nước trời. Nước đă được Đức Giêsu thiết lập và truyền cho các Tông đồ rao giảng. Mỗi tín hữu được kêu gọi góp phần thực hiện, làm thế nào mỗi ngày nước đó hiện h́nh rơ nét hơn trên hành tinh nhỏ bé này mà Chúa đă cứu chuộc. Viễn tượng của Chúa cho nhân loại không vượt quá sức lực loài người. Điều không làm được là chúng ta chẳng cố gắng đủ, hoặc hiểu sai ư nghĩa nước trời, cho nó chỉ là mục tiêu cá nhân, đạt được nhờ thu vén những tiện nghi, khoái lạc trần thế, chứ không phải bằng hy sinh, khổ chế. Nếp sống vật chất mỗi người tố cáo tư duy thực của họ. Lời nói có thể là lừa dối hoặc sáo ngữ có sẵn, không phát xuất từ tâm can và cuộc sống. Người theo Chúa Giêsu thực sự phải cố gắng biến đổi thế giới nên chỗ ở hạnh phúc cho mọi người, tôn trọng công lư và ḥa b́nh, an vui và bác ái. Họ có thể làm việc dưới nhiều chế độ chính trị khác nhau, nhiều h́nh thức xă hội dân sự. Nhưng không thể đương nhiên ủng hộ các chế độ ấy, h́nh thức ấy nếu luật pháp của nó không am hợp với những điều răn dạy của Chúa Giêsu. Thánh ư Chúa là mọi người phải được đối xử công bằng và bác ái, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, cấp bậc xă hội. Đặc biệt những kẻ yếu kém phải được săn sóc, nghèo hèn phải được kính trọng và giúp đỡ, tất cả đều được phẩm giá là con cái Thiên Chúa. Thư Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay nói đến phẩm giá này: “Thưa anh em là những người được Thiên Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đă chọn anh em. V́ như chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, th́ không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà c̣n có quyền năng, có Thánh Thần và một niềm xác tín sâu xa”. Cho nên bất cứ hành động nào, đối xử nào ngược với đức tin căn bản của người tin Chúa, chúng ta phải tránh xa. Nếu không tỏ thái độ th́ chúng ta đă chọn lựa chiếc hộp của Caesar và đánh mất căn cước Công Giáo của ḿnh. Nếu Chúa cứu thế thuận theo quan điểm hẹp ḥi của Pharisiêu và phái Hêrôđê về những chi thuộc quyền lợi Thiên Chúa, th́ Ngài đă không làm cho họ giận sôi tiết và người Rôma đă không đóng đinh Ngài. Tóm lại Thiên Chúa muốn chúng ta hành động thăng tiến xă hội trần gian, biến đổi nó thành Nước Trời. Chúng ta được kêu gọi để đưa nội dung Chúa dạy về những chi thuộc Thiên Chúa vào thế giới của Caesar. Chúng ta cần xác định dứt khoát, cuối cùng ḷng trung tín của ḿnh nắm ở đâu? Nếu thực sự thuộc Thiên Chúa th́ ngay cả quyền bính Caesar cũng không khuất phục được ḿnh, làm ḿnh rút lui khỏi ḷng trung tín đó. Chúng ta không phải là hạng người chia cuộc đời làm hai mảng, mỗi mảng bỏ vào một chiếc hộp. Nhưng chúng ta phải ḥa hợp cả hai nội dung và ư thức rằng nội dungThiên Chúa sẽ tác động cho toàn thể hỗn hợp được lên màu thánh thiện. Amen.
Quyền Bính
Chúa Luôn Ở Trên Con Anh chị em thân mến, Nhân Ngày lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô 29 tháng 6 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô báo tin một năm thánh đặc biệt được cử hành để kính thánh Phaolô. Trong các họ đạo ở các giáo phận, có những lớp học hỏi và đồng thời báo chí cũng viết về thánh Phaolô theo lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi là những người giảng thuyết, lo về việc Phụng vụ và Thánh Kinh nên phải chú trọng đến năm thánh này. Thật ra, ít có những bài giảng đặc biệt về thánh Phaolô trong Phụng vụ. Sang năm, có lẽ chúng ta sẽ gặp những thử thách nhằm sửa chữa sự thiếu hụt này. Chúng ta có thể bắt đầu từ ngày Chúa nhật hôm nay khi chúng ta nghe đọc ba bài trích thư thứ nhất do chính tay thánh Phaolô viết gởi cho tín hữu Thêsalônica. Và những bài trích đó kết thúc năm phụng vụ. Vậy hôm nay chúng ta chú ư đến bài đọc 2 và sẽ chú trọng nhiều hơn về thánh Phaolô trong năm phụng vụ tới. Thư 1 Thêsalônica được thánh Phaolô viết khoảng năm 51-52. Thêsalônica là kinh đô đế quốc La Mă có độ 200 ngàn dân. Thành phố này tương đương với thành Constantinople về văn hóa và quan trọng hơn, nó như là cầu nối giữa đông và tây trong đế quốc La Mă. Thêsalônica buôn bán phồn thịnh, dân cư và khách du lịch đông làm thành phố có những nét đa dạng về văn hóa. Nhiều tôn giáo đă được t́m thấy ở nơi này. Thánh Phaolô đến giảng đạo ở đây trong chuyến đi giảng lần thứ hai khoảng năm 50. Nhóm dân Do Thái nhiệt t́nh hưởng ứng lời giảng của ngài. Nhưng sau đó có nhiều người ngoài cũng thích nghe thánh Phaolô giảng, thế rồi xung đột phát sinh giữa hai nhóm. Thánh Phaolô phải vội vàng rời xa thành phố đó. Nhưng thánh nhân vẫn không quên những Kitô Hữu ở thành phố này, nên một thời gian sau, ngài đă viết thư cho họ. Bài đọc 2 hôm nay mở đầu bức thư của thánh Phaolô. Chúng ta sống xa hàng mấy chục thế kỷ sau các Giáo hội nhận thư đó. Nhưng thư này có vẻ như gởi đến cho chúng ta "anh em là những người được Thiên Chúa thương mến". Chúng ta cũng như họ, được Thiên Chúa "chọn" để nghe Tin mừng và có thêm quyền năng qua Chúa Thánh Thần. Với lời chúc mừng mở đầu, đầy ơn thánh như vậy làm chúng ta phấn khởi muốn đọc thêm Thánh Phaolô tỏ lời cảm ơn các Kitô Hữu ở Thêsalônica v́ những việc họ làm "v́ ḷng tin, những nỗi khó khăn họ gánh vác v́ ḷng mến, và những ǵ họ kiên nhẫn nhịn nhục v́ trông đợi". Ba nhân đức ấy không tách rời ra mà thành một bộ ba: Đức tin dựa trên nền tảng của sự sống, sự chết và sự Phục sinh của Đức Kitô. Với sức mạnh của đức tin phát sinh ra đức mến, không những đối với những thành phần trong cộng đoàn mà cả đến với những người ngoài cộng đoàn nữa. Trong lúc đó, chúng ta hy vọng về tương lai, mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại. Thánh Phaolô đă gặp chính Chúa Kitô sống lại, đó là một kinh nghiệm làm nền tảng cho lời rao giảng của ngài, và làm cho thánh nhân có cái nh́n đối với các Kitô Hữu một cách đặc biệt. Cũng như thánh Phaolô đă được ơn Thiên Chúa thương mến một cách nhưng không, th́ chúng ta cũng đă được "Thiên Chúa thương mến" và đă "được chọn". Kinh nghiệm của thánh Phaolô cho chúng ta thấy, bài học nền tảng trong Thánh Kinh: Thiên Chúa chọn, rồi Ngài gọi, rồi Ngài sai đi rao giảng. Thánh Phaolô biết chắc rằng ḿnh đă được ơn như vậy và giờ đây theo thư thánh nhân viết, ngài nhắc tín hữu thành Thêsalônica và cả chúng ta nữa là những người đă được Thiên Chúa chọn. Thánh Phaolô cũng biết là việc Thiên Chúa chọn không chỉ dành riêng cho bản thân ngài hay các tín hữu, nhưng t́nh thương mến của Thiên Chúa qua Đức Kitô, phải được loan báo cho toàn thế giới, để tất cả loài người được hưởng ân sủng Thiên Chúa ban qua Đức Kitô. Thánh Phaolô không hề đ̣i hỏi chức vị, quyền hành, hay được Thiên Chúa ưu đăi. Thay vào đó, những người được Thiên Chúa chọn là để phục vụ kẻ khác, phục vụ thế giới, và loan báo ơn cứu rỗi cho mọi dân tộc. Trong lúc chúng ta là những cộng đoàn được tuyển chọn nhờ ḷng tin, th́ mỗi một người trong chúng ta cũng đồng thời nhận lănh ơn đi rao giảng Tin Mừng. Đó có phải là một nghĩa vụ lớn lao đối với một người b́nh thường như chúng ta ? Thánh Phaolô nhắc nhở mỗi người là Tin Mừng mà thánh nhân rao giảng không “chỉ là lời nói mà thôi", nó không quan trọng. Nhưng ngài cam đoan với tín hữu Thêsalônica rằng "không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà c̣n có quyền năng của Chúa Thánh Thần, là một niềm xác tín sâu xa." Những lời nói ấy hơi thừa, v́ trong Tân Ước, quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần luôn đi đôi với nhau. Nhưng thánh Phaolô muốn nhấn mạnh: Lời ngài rao giảng được dựa trên quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần. Đối với chúng ta cũng thế, trong mọi việc chúng ta làm, người lớn tuổi hay người trẻ tuổi, có học thức cao hay thấp, ăn nói hoạt bát hay không, là người dạy giáo lư giỏi hay một tín hữu thường, chúng ta đều đă lănh nhận t́nh thương yêu của Thiên Chúa, và qua những lời nói và việc làm hàng ngày của chúng ta, chúng ta đều được có quyền năng và ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Nếu chúng ta tin tưởng và sống đức tin của ḿnh, th́ chúng ta cũng được như thánh Phaolô nói "một niềm xác tín sâu xa", và lời minh chứng của chúng ta khó bị chối từ. Trong phần tiếp theo, thánh Phaolô xác nhận là tín hữu Thêsalônica đă lănh nhận lời giảng của ngài "không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu." (1Tx.2:13) Ở đây, chúng ta không những chỉ nghe rao giảng, lời dạy dỗ về giáo lư hay đạo đức. Nhưng hơn nữa, chúng ta nghe Lời hằng sống, Lời của Thiên Chúa, và Lời ấy đang hoạt động trong chúng ta, đang cho chúng ta sức mạnh mỗi khi đức tin chúng ta bị thữ thách từ bên trong hay bên ngoài. Như Stanley Morrow đă viết: “…Chính đức tin của các Tín hữu đă làm cho họ lănh nhận lời rao giảng như là Lời của Thiên Chúa, và rốt cuộc các tín hữu đă chấp nhận Lời của Thiên Chúa v́ Lời ấy đă hoạt động trong họ”. Thánh Phaolô đă rao giảng Tin Mừng với quyền năng thật sự của lời giảng, và ngài cũng biết là quyền năng ấy không bởi người rao giảng mà bởi Thiên Chúa v́ đó là Lời Thiên Chúa. (Trích trong sách Phaolô: các thư và thần học theo thánh Phaolô : Dẫn nhập vào các thư thánh Phaolô) Thêsalônica là thành phố trong đế quốc La Mă. Lời rao giảng của Phaolô như một thông điệp mang tính cách mạng, bởi lẽ trong khi dân chúng đế quốc La Mă sống duới quyền chính trị, kinh tế, quân sự và xă hội của đế chế th́ với lời rao giảng của ngài, những người Kitô Hữu chấp nhận một quyền hành khác đó là quyền hành của Chúa Thánh Thần qua đức tin của họ. Bởi thế, họ không lănh nhận một quyền hành nào của loài người đặt trên quyền hành của Chúa Kitô, và chúng ta cũng vậy. Khi nào chúng ta bị thử thách phải chọn quyền hành trần gian này hay phải sống dưới quyền bính của Thiên Chúa th́ chúng ta nên chọn sống dưới quyền của Thiên Chúa. V́ Thiên Chúa đă chọn chúng ta và đă cho chúng ta được kết hợp trong Chúa Thánh Thần. Và quyền ấy đă giúp chúng ta sống như “…là những tín hữu, chúng tôi đă cư xử một cách thánh thiện, công minh, không chê trách được" (1Tx2:10) Nhân dịp ngày bầu cử toàn quốc sắp đến, Tin Mừng đ̣i hỏi chúng ta phải chọn những ǵ thuộc về Thiên Chúa và những ǵ thuộc về quyền bính thế gian này. Tôi khuyên anh chị em nên đọc những bản tin trên báo chí. Trong lúc chúng ta chọn người lănh đạo địa phương và người lănh đạo toàn quốc chúng ta hăy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, mà thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hôm nay.
Câu Hỏi Về Chính Trị
Cái bẫy khôn khéo Một cái bẫy ! Thánh Mát-thêu quả quyết rơ ràng như vậy. Những người Pharisêu thấy rằng khó có thể bắt lỗi Đức Giêsu về bất cứ điều ǵ, nên họ bàn bạc với nhau và đưa ra một câu hỏi rất khôn khéo, vừa có tính cách luật pháp vừa có tính thời sự, để dổn Đức Giêsu vào thế bí và như vậy Người sẽ lỡ lời. Họ đến gặp Đức Giêsu, lời lẽ cung kính, nh́n nhận Người là vị giải thích lề luật cách chân thật, và nêu ra một vấn đề có liên quan đến việc thành h́nh các đảng phái khác nhau trong dân Ít-ra-en. Đó là vấn đề có hay không nên nộp thuế cho thế lực ngoại bang đang cai trị đất nước. Câu hỏi đúng là một cái bẫy và được đặt ra theo quan điểm luật pháp : có được phép không. Quan điểm này không phải là t́nh cờ : đây chính là yếu tố tạo nên những cái nh́n khác nhau về tôn giáo, bởi v́ không thể có thái độ nửa vời và cũng không thể ngả theo ngoại bang. Do đó, câu trả lời cũng rất khó : ngả theo phía này là làm cho phía kia tức giận. Quả thế, nếu Đức Giêsu đồng ư với việc nộp thuế tức là Người đă chấp nhận quan điểm của người Xa-đu-xê, những người cộng tác với quân chiếm đóng và đang được hưởng nhiều lợi lộc. C̣n nếu Người nói rằng không được nộp thuế, tức là Người ủng hộ phái Pharisêu, những người cho rằng chỉ có một thứ thuế duy nhất và hợp lư đó là phần dâng trích nộp cho Đền Thờ. Thái độ này sẽ dẫn đến một t́nh trạng nguy hiểm và có thể bị tố cáo là phản loạn. Trớ trêu thay, đây chính là điều các địch thủ của Đức Giêsu sẽ nêu ra khi tố cáo Người tại toà án. Trước câu hỏi đầy mưu mẹo như thế, Đức Giêsu làm ǵ ? Các bản văn Tin Mừng đều cho thấy Người không trực tiếp trả lời câu hỏi, trái lại Người tố cáo thái độ giả h́nh của những người chất vấn : "Tại sao các ông lại gài bẫy tôi ? Các ông thật là giả h́nh." Người ta có cảm tưởng Đức Giêsu tránh né cuộc đối đầu. Thật ra, Người biết rơ ư định nằm phía sau câu hỏi và câu hỏi chẳng đem đến lợi ích nào. Người ta muốn nêu ra một vấn đề có vẻ gai góc để cho ḿnh quyền đánh lừa Thiên Chúa. Họ không hề có ư lắng nghe giáo huấn của Thiên Chúa. Họ không muốn nghe lời chỉ bảo phải làm ǵ và làm như thế nào. Ư định của họ là muốn dựa vào câu trả lời của Đức Giêsu để bắt bẻ Người và minh chứng Người không phải là Đức Ki-tô. Như thế, thái độ của Đức Giêsu cho thấy một vấn đề khác, nghiên trọng hơn và cũng hấp dẫn hơn : đó là con người vẫn muốn đưa Thiên Chúa vào bẫy, vẫn muốn đánh lừa Thiên Chúa với những tính toán nhỏ mọn, tầm thường của ḿnh. Cai quản hay là phục vụ Cái bẫy do nhóm Pharisêu giăng ra đă không có tác dụng. Đức Giêsu đă hoà giải điều khúc mắc do các thù địch nêu ra mà chẳng đả động ǵ đến thái độ hợp tác với ngoại bang, cũng chẳng khơi dậy tinh thần ái quốc như một số người mong muốn. Câu trả lời của Đức Giêsu đưa những người chất vấn đến một thái độ khác là phải trở về với vấn đề nền tảng : "Của Xê-da, trả về cho Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa." Lối phân biệt giữa Thiên Chúa và Xê-da nhắc lại một hành động tương tự trong công tŕnh sáng tạo : Thiên Chúa đă tách đất ra khỏi nước và ánh sáng khỏi bóng tối. Lối phân biệt này gạt bỏ việc pha trộn giữa chính trị và tôn giáo ; nó giải thoát con người khỏi t́nh trạng hoang vu, hỗn độn, theo diễn tả của sách Sáng Thế. Việc nộp thuế là một bỗn phận thuộc lănh vực chính trị và kinh tế ; và Thiên Chúa không can thiệp vào lănh vực này. Khi trao cho con người quyền cai quản mặt đất, Thiên Chúa không bó buộc họ phải điều hành theo một kỹ thuật nào nhất định. Trái lại, điều Thiên Chúa đ̣i hỏi là khi cai quản mặt đất, con người biết duy tŕ mối tương quan đúng đắn với Thiên Chúa. Giữa Thiên Chúa và Xê-da, chẳng có ǵ phải chọn lựa, nhưng phải cẩn thận kẻo lầm lẫn. Thiên Chúa không phải là Xê-da, và Xê-da không phải là Thiên Chúa. Chính xác tín này sẽ giúp mỗi người đạt tới sự tự do đích thực. Họ phải luôn suy nghĩ, t́m kiếm để hoàn thành sứ vụ họ được mời cộng tác là cai quản mặt đất, đổng thời cũng phải suy nghĩ để luôn giữ được khoảng cách cần thiết, tránh việc coi những quyền bính trần gian là tuyệt đối. Trước hết, phải "... trả cho Xê-da...", bởi v́ con người là thành phần của mặt đất. "Ai muốn làm thiên thần là biến ḿnh thành súc vật" (Pascal). Trong cuộc sống của con người trên mặt đất, có những quyền bính cần được tôn trọng và có những trách nhiệm phải thi hành, không ai có thể trốn tránh. Tuy nhiên có một nguy cơ rất lớn đó là người ta dễ trở thành bạo chúa hơn là trở thành tôi tớ. Chính v́ vậy, Hội Thánh chống lại việc thần thánh hoá quyền bính, nhưng vẫn thánh hiến người thi hành quyền bính. Đó cũng là ư nghĩa việc xức dầu cho các vua thời Cựu Ước. Quyền lực có thể đổi hướng, trở thành chuyên chế, cần phải biết giới hạn. Đối với người được trao quyền cai quản, việc xức dầu có mục đích vừa nhắc đến nguổn gốc vừa cho thấy giới hạn của quyền bính. Những người nắm quyền chỉ có thể thi hành cách hợp pháp khi biết noi theo h́nh ảnh gương mẫu là Đức Ki-tô : phục vụ, loại trừ điều ác và trao tặng sự sống. Sau đó, phải " ... trả cho Thiên Chúa", bởi v́ con người cũng là con cái Thiên Chúa, họ phải trở nên h́nh ảnh của Người. Họ được tạo dựng, không phải theo h́nh ảnh bằng bạc, hay h́nh ảnh của một con người, nhưng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa. Do đó, quyền bính chính trị đúng đắn là giúp mỗi người trở nên h́nh ảnh của Thiên Chúa, như họ đă được tạo dựng. Họ không phải chỉ là một thụ tạo b́nh thường, họ có một mục đích rơ rệt : "có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa" (x. Rm 14,8). Họ phải luôn sống khiêm tốn qua việc sẵn sàng phục vụ người khác, đổng thời cũng luôn khiêm tốn mở rộng tâm hổn trước Nước Trời đang đến. Chỉ một câu hỏi và một câu trả lời Không thể kết luận rằng Tin Mừng không nói ǵ đến thái độ của người Ki-tô hữu trước các thực tại chính trị. Thật ra, Tin Mừng nói đến vấn đề này rất nhiều, không phải chỉ trong bài Tin Mừng này. Tin Mừng luôn nói đến vấn đề nhập thể : Ngôi Lời Thiên Chúa đă làm người trong một đất nước, vào một thời đại và những hoàn cảnh cụ thể. Điều này cho thấy mỗi Ki-tô hữu đang sống trong những điều kiện nhất định, họ phải thuộc về thời đại của ḿnh. Thiên Chúa cũng luôn nhắc nhở các Ki-tô hữu về sự thống nhất giữa lời nói và hành động, giữa điều họ nói và việc họ làm. Họ phải cố gắng thực hành điều này, bao nhiêu có thể. Đây là một mệnh lệnh nghiêm khắc mà những ai đang dấn thân vào các hoạt động trần thế phải luôn suy niệm và t́m cách thực hiện. Tin Mừng cũng nêu lên vấn đề là làm cho mọi thực tại liên hệ đến con người được biến đổi nhờ t́nh yêu, một t́nh yêu phát xuất từ Thiên Chúa, một t́nh yêu có tính cách sáng tạo. Đây lại không phải là mục đích của các hoạt động công cộng ? Đúng thế, Tin Mừng nêu lên nhiều vấn đề, một mặt thúc đẩy các hoạt động chính trị, mặt khác giúp cho trần gian khỏi rơi vào t́nh trạng phi lư, khỏi những mưu đổ làm hạ giá con người. Tuy vậy, cũng phải nhận rằng Tin Mừng không nói ǵ đến các lựa chọn riêng tư. Mỗi người phải tự t́m kiếm, khám phá, nỗ lực, đổng thời cũng hiểu rằng không có một giải pháp nào có giá trị bền vững và thực hiện trọn vẹn sứ điệp Tin Mừng ... Cũng cần phải nói thêm rằng, câu hỏi quan trọng nhất con người đặt ra cho Thiên Chúa là cuộc sống và số phận của họ, th́ Đức Giêsu đă trả lời bằng chính cuộc sống, cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người. Với nhóm Pharisêu, Người đă không nói ǵ, nhưng với nhân loại đang đợi chờ một dấu chỉ, Người đă bày tỏ Thập Giá và sự Phục Sinh. Các câu hỏi khác đều bắt nguổn từ câu hỏi này, và các câu trả lời khác đều phải hướng tới câu trả lời này.
Của Thiên Chúa trả cho
Thiên Chúa Tại sao phe Hêrôđê và những người biệt phái lại hỏi Chúa Giêsu : “Nộp thuế cho Hoàng đế Rôma th́ có nghịch với lề luật của chúng ta hay không ?” Chúa Giêsu ám chỉ trong câu trả lời khi Ngài bảo họ : “Đồ giả h́nh ! Tại sao các ngươi tính gài bẫy ta ?” Đám người này là tay chân của vua Hêrôđê. Họ là những người ủng hộ quyền thu thuế của Rôma trên dân Do Thái. Ngược lại, những người biệt phái phản đối việc đóng thuế cho đế quốc, nhưng vẫn phải nộp thuế để tránh đụng chạm chính trị với Rôma. Cả hai phe nhóm này ḱnh chống nhau nhưng đă tạm gác lại mâu thuẫn để cùng nhau công kích Chúa Giêsu. Cùng nhau công kích Chúa Giêsu v́ Ngài đă động chạm đến những lợi ích của họ. Chúa Giêsu đă cho mọi người thấy rơ bộ mặt giả h́nh của những người Pharisêu và thu hút đám đông dân chúng đi theo Người. Họ đă đặt ra một câu hỏi rất hóc búa nhằm gài bẫy Chúa Giêsu và chắc mẩm ḿnh sẽ thành công. Dù Chúa Giêsu có trả lời câu hỏi này cách nào đi nữa th́ cuối cùng Ngài cũng sẽ gây khó chịu cho một trong hai nhóm. Nếu Chúa trả lời “Không” th́ sẽ bị khó khăn với chính quyền La Mă và sẽ bị bắt, c̣n nếu trả lời “Có” th́ Người sẽ bị những người ái quốc Do Thái lên án. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đă có một câu trả lời tài t́nh cho câu hỏi của họ. Và khi hỏi họ có mang theo tiền trong người không, Chúa Giêsu đă đẩy họ vào thế phải trả lời cho chính câu hỏi của họ, bởi v́ có đồng bạc Rôma trong người tức là chấp nhận sự bó buộc của Rôma. Sau khi họ trao cho Ngài đồng bạc, Chúa Giêsu liền nói : “Hăy trả cho César cái ǵ thuộc César, nhưng hăy trả cho Thiên Chúa cái ǵ thuộc về Thiên Chúa”. Thật là một câu nói lịch sử. Bằng câu trả lời này Chúa Giêsu đă làm sáng tỏ vấn đề và làm cho đối thủ của Người phải sửng sốt. Tôn giáo không phải để phục vụ quốc gia và quốc gia không phải để phục vụ tôn giáo. Người Kitô hữu chúng ta có hai quyền công dân đi đôi với nhau. Chúng ta là công dân của hai thế giới, tức là trần thế này và thiên quốc. Như thế chúng ta phải kính trọng và tôn kính những đ̣i buộc của mỗi bên. Mong ước hai loại quyền công dân này của chúng ta không bao giờ xung đột với nhau. Tuy nhiên, lỡ có xảy ra xung đột, th́ người Kitô hữu phải biết cách giải quyết. Việc Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi : cái nào thuộc César, tức là cái nào thuộc trần thế, và cái nào thuộc về Thiên Chúa nhằm để cho mỗi cá nhân tự quyết định v́ mỗi người phải giải quyết vấn đề về những đ̣i hỏi đối nghịch giữa Chúa và César. V́ vậy, mỗi người Kitô hữu sẽ phải cố giữ những giá trị hướng thượng và tư cách tuyệt đối những quyền của Thiên Chúa, v́ biết rằng những giá trị này bị xâm phạm th́ con người cũng bị xâm phạm, nhất là kẻ hèn yếu.
“Cái ǵ của César th́ hăy trả
cho César, Câu trả lời của Chúa Giêsu vừa cho thấy việc công nhân thế quyền, vừa cho thấy giới hạn của quyền này, bởi v́ con người c̣n phải trả cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa. Mắc nợ ai điều ǵ chúng ta phải lo trả. Thiên Chúa không những đă tạo dựng mà Ngài c̣n hy sinh Con Một để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta không chỉ mắc nợ một vài điều, nhưng mắc nợ cả con người chúng ta. Chúng ta biết lo nuôi thân xác, cũng phải biết lo nuôi linh hồn. chúng ta sợ uy quyền trần thế, chúng ta càng phải biết sợ uy quyền của Thiên Chúa. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, qua những biến cố thế gian, Chúa xây dựng Nước Chúa, và Chúa muốn chúng con hợp sức cùng Chúa. Xin Chúa dạy chúng con biết trả những ǵ cho những ai chúng con phải trả, trả cho xă hội : sự cảm thông và lương tâm nghề nghiệp ; trả cho gia đ́nh chúng con : sự tận tuỵ và thương yêu, và nhất là trả cho Chúa sự thờ phượng, ca ngợi và thương yêu. Nhưng Chúa ơi, mối quan tâm chúng con thường chỉ quanh quẩn với những nhu cầu cơ bản và giới hạn. Xin Chúa mở rộng tầm nh́n của chúng con để khi lo lắng những bổn phận trần thế chúng con không quên một bổn phận hệ trọng hơn đó là bổn phận cảm tạ và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự suốt đời chúng con. Amen
Của Thiên Chúa, trả về
cho Thiên Chúa Cộng đoàn thân mến ! Tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay, thánh Matthêu thuật lại việc những người Pharisêu và Hêrôđê đă đến gặp Đức Giêsu để đặt câu hỏi nhằm gài bẫy Người. Thế nhưng, Chúa Giêsu đă biết ác ư của họ và không những Người đă đáp trả lại thật khôn ngoan mà c̣n để lại cho chúng ta một bài học tuyệt vời: “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” Đồng tiền Rôma mang h́nh và danh hiệu hoàng đế Rôma. Đúc tiền là quyền của người nắm quyền tối thượng trên một dân tộc. Thế nên, Dùng tiền Rôma là nhận quyền hoàng đế trên dân tộc ḿnh. Vậy th́ tất nhiên phải nộp thuế cho hoàng đế Rôma là phải. Thế nhưng, Chúa Giêsu nói thêm, bên trên quyền lợi của hoàng đế là quyền lợi của Thiên Chúa, và cũng phải trả về Người. Lẽ nhiên, hai quyền lợi ấy không mâu thuẫn nhau nhưng mọi sự phải qui hướng về Thiên Chúa là Đấng Chân – Thiện – Mỹ. Do vậy, không ai được phép vi phạm quyền lợi của Thiên Chúa, để gọi là phục vụ quyền lợi của người ta. Không được v́ quyền lợi của người đời mà bóp méo sự thật, bởi chưng Chúa “là đường, là sự thật và là sự sống”. Chúa Giêsu khẳng định: nộp thuế th́ cứ nộp, v́ sống dưới quyền cai trị của đế quốc, sử dụng đồng tiền của đế quốc… nhưng chỉ thờ phượng một Thiên Chúa mà thôi. Thế nên, trong mọi hoàn cảnh, xin Chúa thêm sức để chúng con luôn bênh vực sự thật ḷng nhân và công lư. “Của Thiên Chúa hăy trả cho Thiên Chúa.” Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Xưa, chúng con chịu mang gông cùm của thế lực ác thần. Nhưng v́ t́nh yêu thương, Thiên Chúa đă cứu chuộc nhân loại bằng chính máu con một Người là Đức Giêsu Kitô. Lạy Chúa ! Cuộc sống của chúng con là hồng ân Ngài ban. Hồng ân ấy Ngài đă ban cho chúng con như một kho tàng vĩnh cửu. Thế nên, chúng con là của Thiên Chúa, và chúng con phải trả về cho Thiên Chúa. Thiên Chúa nhân từ đă giao cho chúng ta những nén bạc khác nhau tuỳ theo khả năng của mỗi người, và chúng ta sẽ phải trả lại cho Người cả vốn lẫn lăi. Thiên Chúa đ̣i hỏi chúng ta phải trả lại cho Người nhiều hơn những ǵ chúng ta đă lănh nhận theo lẽ “ai được cho nhiều th́ sẽ bị đ̣i nhiều”. (Lc 12,48b). Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Chúng con ư thức được rằng mỗi người chúng con phải là những nhà truyền giáo để kêu gọi mọi người trả về cho Thiên Chúa hầu lănh nhận ơn cứu độ. Truyền giáo không c̣n là sở thích nhưng là trách nhiệm của mỗi người chúng con. Thế nhưng, lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Nguyện xin cho con được thanh luyện ḿnh trước khi thanh luyện người khác. Xin cho con trở nên ánh sáng trước rồi mới chiếu soi tâm hồn mọi người, xin cho con tự thánh hóa chính ḿnh trước khi muốn thánh hóa kẻ khác, xin cho con qú trước thập giá để cảm nghiệm sâu xa t́nh yêu Thiên Chúa trước khi con cao rao t́nh yêu ấy. (ư tưởng của Thánh Ghê-gô-ri-ô thành Na-di-a-nô) Lạy Thầy Chí Thánh ! Xin cho con nên chứng nhân t́nh yêu của Thầy ngay trong đời thường. Xin cho con truyền giáo bằng một nụ cười với người bạn bấy lâu con không thích. Xin cho hồn con đầy tràn t́nh yêu Chúa trước khi mở miệng nói năng. Xin cho con cao rao t́nh yêu của Ngài “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện.” Giữa thế sự thăng trầm, xin cho con như đóa hoa thắm tươi vẻ đẹp kiều diễm của Thiên Chúa và hằng tỏa ngát hương thơm Thần Khí. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Như h́nh ảnh hoàng đế Xêda in trên mặt đồng tiền năm xưa để người ta nhận biết chúng thuộc về Xêda thế nào, th́ chúng con cũng nguyện xin Ngài in sâu h́nh ảnh Thiên Chúa vào ḷng con để mọi người gặp gỡ con đều biết rằng con thuộc về Chúa.Amen./.
Mỗi người là một đồng xu của Thiên
Chúa
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Isaia là một ví dụ khá hay giúp ta biết đôi chút về bối cảnh lịch sử của đoạn Kinh Thánh và có thể làm sáng tỏ ư nghĩa của bản văn. Thoạt nh́n, có vẻ như dân Israel, đang bị lưu đày ở Babylon, sau cùng cũng sắp được tự do. Có vẻ như Thiên Chúa chọn một người trong số họ để dẫn đưa dân thoát khỏi cảnh nô lệ. Ngôn ngữ và h́nh ảnh này làm tăng thêm cảm tưởng rằng người lănh đạo này, được gọi là vua Kyrô, là người được chọn, đặc biệt được chọn để thực hiện kế hoạch giải phóng của Thiên Chúa. Ông được gọi là “người được xức dầu”, được dịch từ chữ “Mesia” trong tiếng Dothái. Chữ “Mesia” trong tiếng Hylạp là “christos” – một danh hiệu mà chúng ta dịch là “Kitô”. Kyrô là người được Thiên Chúa sức dầu tấn phong làm vua, như Đavit. Thiên Chúa nắm lấy tay phải vua, một cử truyền thống ngụ ư rằng Thiên Chúa đă ban cho vua quyền cao trọng trên dân Israel. Như Thiên Chúa gọi đích danh Giacóp - Israel thế nào, th́ giờ đây Người cũng gọi đích danh Kyrô như thế (“Ta đă gọi ngươi đích danh”). Thế nhưng vị vua lănh đạo Israel vĩ đại này là ai? Chúng ta sẽ nhầm lẫn nếu chúng ta cho là Thiên Chúa chỉ dùng một người trong dân Israel để mang lại tự do cho họ. Kyrô không phải là một người Israel, ông là vua Ba Tư và Thiên Chúa sẽ dùng ông như một công cụ để giải phóng dân Israel. Ông đă đánh bại Babylon, dân tộc đă bắt Israel lưu đày. Sau khi chiến thắng, ông đă cho phép Israel trở về quê hương. Những ǵ Israel mong mỏi th́ Thiên Chúa đă hoàn tất qua một thủ lănh dân ngoại! Nếu Thiên Chúa chỉ hoạt động qua người Israel th́ những dân tộc khác sẽ xem Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của Israel mà thôi. C̣n nếu Thiên Chúa của họ cũng có thể tác động qua những người khác nữa, th́ Thiên Chúa của Israel cũng là Thiên Chúa của mọi dân tộc. Chắc Israel đă làm được những điều lớn lao nên Thiên Chúa đă đáp lời họ, và thậm chí dùng một thủ lănh dân ngoại để thực hiện thay cho họ. Không phải thế! Họ vô dụng và chẳng thể làm ǵ để được Thiên Chúa can thiệp. V́ thế, Thiên Chúa đă chủ động đi bước trước và giải đến thoát họ một lần nữa. Tôi không nhớ có bao lần Thiên Chúa đă giúp tôi qua những người chẳng ăn nhập ǵ? Biết bao lần có một người (hay một đoàn thể) thuộc tôn giáo khác, hoặc ngay cả một người vô thần nói hay làm những điều mang lại cho tôi nhiều ư nghĩa; hướng dẫn tôi khi tôi phân vân; nâng đỡ khi tôi gặp khó khăn; giúp đỡ tôi ở buổi giao thời; khiến tôi ư thức về những nhu cầu xă hội,…? Một lần nữa ngôn sứ Isaia nhắc chúng ta đừng đóng khung Thiên Chúa vào trong thế giới quan nhỏ bé của ḿnh hay quan niệm cố hữu Thiên Chúa là ai và Ngài hoạt động như thế nào. Chỉ có một Thiên Chúa là Đấng mang lại điều tốt lành cho chúng ta qua nhiều người và đôi khi thật bất ngờ, qua cả những công cụ nữa. Hai tuần tới, chúng ta sẽ được tiếp tục được nghe bài đọc trích từ thư thứ I của thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônica. Hôm nay, chúng ta nghe phần mở đầu của thư. Thánh Phaolô mở đầu thư theo kiểu Hylạp truyền thống: ngài giới thiệu ḿnh (cùng với Xinvanô và Timôthê) và những ai người viết thư cho. Rồi người có lời chào và bày tỏ ḷng biết ơn. Thông điệp của bức thư như sau: Thánh Phaolô và các bạn của ngài đă thiết lập giáo đoàn Thêxalônica. Ngài nhắc nhở rằng họ giờ đă là những Kitô hữu được rửa tội, sống trong sự sống của Thiên Chúa. Theo lời chào của thánh Phaolô, những người trở lại đạo thuộc giáo đoàn Thêxalônica đă sống mẫu mực. Nhưng cũng cho thấy các tín hữu Thêxalônica đang phải chịu những đau khổ v́ niềm tin của họ và thánh Phaolô biết họ đang “nhẫn nại chịu đựng trong niềm hy vọng vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”. Nếu tôi thuộc về một Giáo hội đang phải chịu thử thách, th́ một lá thư khên ngợi từ một người như thánh Phaolô sẽ tiếp tục nâng đỡ tinh thần và sự nhẫn nại của tôi trong những lúc khó khăn. Thánh Phaolô nhắc tín hữu Thêxalônica rằng Tin Mừng đến với “quyền năng của Thánh Thần” và khuyên họ không chỉ nghe lời của Tin Mừng mà c̣n thấy những tác động của Tin Mừng lên cuộc sống của con người. Nếu chúng ta đang bị thử thách th́ thật là hay khi có người biết chuyện xưa của chúng ta, và nhắc ta biết trước đây Thiên Chúa đă trợ giúp chúng ta thế nào. Điều nhắc nhở như thế có thể giúp củng cố niềm hy vọng và khiến chúng ta thêm kiên vững. Trong ánh sáng của những ǵ Phaolô đă làm cho tín hữu Thêxalônica, chúng ta có thể tự hỏi: Liệu có ai đang cần đến lời khích lệ của chúng ta không? Khi tôi cố giúp họ, liệu tôi có chỉ đơn giản an ủi họ rằng “nào, nào, anh sẽ ổn mà”? Hoặc nếu họ là những tín hữu, th́ tôi có nhắc họ về niềm tin họ đă lănh nhận và Thiên Chúa là nguồn sức mạnh và sự nhẫn nại của họ, như thánh Phaolô đă làm cho tín hữu Thêxalônica khi xưa hay không? Tôi có nói những lời khích lệ, không phải của riêng tôi nhưng là được quyền năng Thiên Chúa là sứ điệp Tin Mừng nâng đỡ? Dù họ không phải là những người tín hữu, tôi cho rằng họ cũng sẽ được an ủi v́ tính nhạy cảm của chúng ta đối với hoàn cảnh khó khăn của họ, sự hiện diện của chúng ta với họ trong lúc khó khăn và cả những lời nguyện xác tín của chúng ta nữa. Chúng ta vẫn thường nghe nói đến sự chết và thuế. Những ngày này ở trong nước, người ta bàn luận sôi nổi về việc ai sẽ phải nộp thuế và nộp bao nhiêu. Và cũng nóng bỏng không kém, cuộc tranh luận giữa những người Dothái thời Đức Giêsu về thuế. Khi các môn đệ phái Pharisêu và những người phe Hêrôđê chất vấn Đức Giêsu về việc họ có phải nộp thuế hay không, là họ đang cố dồn Ngài vào bước đường cùng bằng việc đưa ra một vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc giữa những người Dothái. Dân Dothái oằn vai v́ phải đóng hai loại thuế: “thuế đền thờ” cho chức sắc Dothái và thuế cho người Rôma. Người Rôma thu thuế đất, thuế bảo hộ và thuế thu nhập. Hêrôđê đại đế thu thuế nông nghiệp và bất kỳ hàng hóa dù được mua hay bán. Thuế cũng tùy vào tài sản và chức vụ và phải nộp ngay tại cổng thành. Để thêm phần sỉ nhục, những đồng tiền nộp thuế phải có khắc h́nh của hoàng đế Xêda, với danh hiệu ám chỉ tư cách thần linh của vua. Đây là một sự lăng mạ đối với dân độc thần Dothái, những người cấm bất cứ h́nh ảnh thần thánh nào. Hai nhóm người đương đầu với Đức Giêsu đại diện cho hai vị thế đương thời và đối lập. Người Pharisêu không tán thành luật dân ngoại áp đặt lên người Dothái, trong khi những người thuộc phía Hêrôđê lại cộng tác với người Rôma. Thuế đang được bàn đến có thể là thuế thân phải nộp cho người Rôma. Đóng thứ thuế đó là một nhắc nhớ không ngừng về sự áp bức của Rôma. Nếu Đức Giêsu đồng ư nộp thuế th́ Ngài sẽ đánh mất ḷng tin của dân Dothái đối với Ngài; c̣n nếu Đức Giêsu không đóng thuế th́ người Rôma sẽ bắt giữ Ngài v́ tội cổ xúy cho sự chống lại chính quyền. Đức Giêsu chỉ đơn giản xin đồng tiền họ đang cầm trên tay. Trên đồng tiền có h́nh của hoàng đế Xêda, với tước hiệu của quyền lực chính trị và tước vị thần thánh. Nếu những kẻ chống đối Đức Giêsu có đồng tiền đó, có lẽ họ dùng nó để nộp thuế cho người Rôma. V́ thế Ngài gọi họ là những kẻ đạo đức giả - và quả thực là như thế. Làm thế nào chúng ta có thể “trả về Xêda cái của Xêda, trả về Thiên Chúa cái của Thiên Chúa”? Chúng ta can dự vào cuộc sống của một đất nước không chỉ bằng cách đóng thuế. Chúng ta không tự chuẩn miễn cho ḿnh không phẩi tham gia vào việc thăng tiến các thành phần trong cộng đồng dân sự của chúng ta. Chúng ta không thể sống một đời sống tôn giáo biệt lập – nhất định là không, nếu chúng ta tin rằng nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Như Thiên Chúa sức dầu tấn phong Kyrô thế nào, th́ chúng ta cũng được mời gọi trở nên những đầy tớ và khí cụ của Thiên Chúa v́ tự do của các dân tộc thế ấy. Mỗi chúng ta phải định lấy cách thức tham gia vào việc mang lại tự do ấy. Một số trong chúng ta được mời gọi trở nên tiếng nói và khí cụ sống động của Chúa trong đời sống dân sự. Những người khác sẽ có vai tṛ cụ thể hơn và, như thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Thêxalônica, chia sẻ niềm tin của ḿnh cho người khác với “niềm xác tín hơn”. Tôi nghe có vài người quá ái quốc nói rằng: “Đất nước tôi đúng hoặc sai”. Nhưng khi luật quốc gia mâu thuẫn với luật Thiên Chúa th́ việc chọn lựa của chúng ta phải thật rơ ràng. Chúng ta “trả về” cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Ngài bằng cách tham gia vào việc xây dựng vương quốc Thiên Chúa trên trần gian: bảo vệ các quyền con người; cổ vơ sự tôn trọng và phúc lợi của mỗi người trong cộng đoàn chúng ta và hoạt động cho ḥa b́nh trong gia đ́nh nhân loại. Chúng ta có thể “trả về Xêda” bằng việc hoạt động v́ thiện ích chung. Chẳng lẽ đó không phải là điều chính quyền nhân loại có bổ phận phải làm sao? Khi chính quyền không thực hiện trách nhiệm của ḿnh th́ ḷng trung thành căn bản chúng ta dành cho Thiên Chúa và chúng ta làm những ǵ ḿnh phải làm để giúp cộng đồng nhân loại phản chiếu phẩm vị mà Thiên Chúa đă ban tặng cho các thành viên của cộng đồng nhân loại đó. Mỗi người là một “đồng xu của Chúa”. Chúng ta thuộc về Thiên Chúa và Ngài đă in dấu thiêng liêng vào mỗi chúng ta. Đức Giêsu sẽ nói với những người đến hỏi Ngài rằng: “Hăy trả về Xêda những đồng tiền các ông có, nhưng nhớ rằng mỗi người trong các ông đều đáng giá đối với Thiên Chúa và các ông có bổn phận tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa”. Khi h́nh ảnh thiêng liêng trong một người hay nhiều người bị xúc phạm th́ mỗi chúng ta có bổn phận đến giúp đỡ những ai đang cần đến chúng ta. Khi làm như thế, chúng ta đang “trả về” Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa. Lm. Jude Siciliano, OP.
Sống tự do như con cái Thiên Chúa Is 45,4-6; Th 1,1-5b; Mt 22,15-21
Kính thưa quư vị, Thiên Chúa không là người Mỹ. Một trong những nguyên tắc điều hành đất nước Mỹ là sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Chúng ta, những người của Giáo Hội không muốn chính phủ can thiệp vào các thực hành tôn giáo, và chúng tôi cũng không muốn chính quyền ưu đăi hay bị chi phối bởi một tôn giáo đặc thù nào. Chúng ta nói “hăy giữ tôn giáo độc lập với chính quyền”. Tuy nhiên, khi nh́n lại cách Thiên Chúa sử dụng bàn tay của một người dân ngoại, vua Kyrô xứ Persia, để giải phóng dân Israel thoát cảnh nô lệ, chúng ta nhận ra lằn ranh giữa hai thế giới, chính quyền và tôn giáo, đă bị xóa nḥa. Vua Kyrô trở thành khí cụ của Thiên Chúa để đưa dân Israel thoát cảnh lưu đày ở Babylon và trở về quê cha đất tổ. Xưa kia, khi Thiên Chúa giải thoát Israel khỏi Ai Cập th́ Môsê đă được Thiên Chúa chọn từ trong dân để lănh đạo Dân Người. Giờ đây, Thiên Chúa đă chọn một vị vua dân ngoại để hoàn thành kế hoạch của Người. Điều đáng ngạc nhiên hơn là Thiên Chúa chọn vua Kyrô như là “kẻ được xức dầu” – hạn từ dành cho “Đấng Thiên Sai”. Vua được Thiên Chúa xức dầu để hoàn tất công tŕnh giải phóng vĩ đại của Thiên Chúa. Người đảm bảo rằng vua sẽ giành được những thắng lợi quân sự và giúp vua hoàn thành sứ mạng. Quả thế, vua đă đánh bại Babylon và cho những người lưu đày trở về Israel, thậm chí c̣n giúp họ tái thiết vương quốc nữa. Dân Israel có thể sẽ chống lại ngôn sứ Isaia bởi họ xác tín rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng cai trị cả về tôn giáo lẫn chính thể quốc gia của họ. Thử hỏi, Thiên Chúa là Chúa của Israel, th́ làm sao Người có thể cậy nhờ thế lực ngoại bang để mang lại hạnh phúc cho Dân Người? Ngôn sứ Isaia đă gặp phải sự kháng cự của các thủ lănh tôn giáo lẫn chính trị. Họ tự cho ḿnh là trổi vượt hơn các dân tộc khác. Do vậy, làm sao một ông vua ngoại bang lại có thể trở thành “kẻ được xức dầu” để giải thoát họ? Trong thế giới tràn ngập hỗn loạn do những nhóm quá khích tôn giáo gây ra, liệu chúng ta cũng giống như dân Israel xưa mà cho rằng Thiên Chúa đứng về phía chúng ta để chống lại họ? Chẳng phải Thiên Chúa cũng là Chúa của các quốc gia và tôn giáo khác hay sao? Họ có thể không tin vào Người hay không phụng thờ Người theo cách thức như chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa đặt họ ra ngoài t́nh yêu và ảnh hưởng của Người. Ngôn sứ Isaia nói: Khi dân Israel được giải thoát khỏi cảnh lưu đày, họ sẽ phải thừa nhận rằng công tŕnh của Thiên Chúa vượt ra khỏi văn hóa, tôn giáo và ranh giới quốc gia của họ. Thiên Chúa nói với vua Kyrô điều mà dân Israel đă được nghe biết: “Ta là Đức Chúa, không c̣n Chúa nào khác”. Không một ai hay điều ǵ nằm ngoài Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể hoàn tất ư định của Người qua một dân mà không ai nghĩ đến, thậm chí qua một vị vua ngoại lai của vùng đất dân ngoại. Trong những tuần qua, chúng ta đă được nghe những đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu về sự đối đầu giữa các thượng tế, kỳ mục và nhóm Pharisêu với Đức Giêsu. Kể từ khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem (21,1tt), các cuộc tranh luận diễn ra thường xuyên và gay gắt hơn. Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng nằm trong bối cảnh đó. Nhóm Pharisêu bày mưu với những người thuộc nhóm Hêrôđê vốn là kẻ thù của họ để chống đối Đức Giêsu. Câu hỏi mà họ đặt cho Người mang nặng tính thực tiễn: “Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?” Nộp thuế không phải là bổn phận của công dân Rôma. Nhưng người Do Thái phải chịu gánh nặng này. Trước hết, họ phải nộp “thuế Đền Thờ” cho những nhà cầm quyền Do Thái. Bên cạnh đó, họ c̣n phải nộp nhiều loại thuế khác cho đế quốc Rôma: thuế đất, thuế hải cảng, thuế nhập khẩu hàng hóa, thuế cho các sản phẩm nông nghiệp và mỗi món hàng được mua bán. Hơn nữa, họ phải nộp thuế tại các cổng thành. Và để làm tăng khoảng cách bất công và sự xỉ nhục, những đồng tiền để nộp thuế phải mang một dấu hiệu cùng với tước hiệu thể hiện tính thần linh của hoàng đế Xêda. Người Do thái vốn không làm ra những h́nh tượng con người cũng như cố gắng làm ra h́nh tượng của một vị Thiên Chúa. Bởi thế, đối với họ, đồng tiền biểu trưng tính thiêng liêng của hoàng đế Xêda là một sự báng bổ thần thánh. Nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê hợp thành một thế lực chống lại Đức Giêsu. Phe Hêrôđê trung thành với vua Hêrôđê và ủng hộ chính quyền Rôma. Họ đạt được nhiều lợi ích nhờ mối liên minh này. Nếu Đức Giêsu phản đối việc nộp thuế, phe này sẽ trao Người cho chính quyền v́ tội mưu phản. Nhóm Pharisêu vốn chống lại chính quyền Rôma, nhưng tạm thời bỏ qua mọi hiềm khích để cộng tác với phía Rôma. Đức Giêsu biết họ có ác ư bởi rơ ràng là khi Người yêu cầu họ cho xem đồng tiền nộp thuế th́ họ đă có ngay, tức là họ đă chuẩn bị sẵn ḥng đưa Người vào bẫy. Đức Giêsu nhận thấy những hệ quả mà sự cai trị của chính quyền Rôma có thể đem lại. V́ thế, Người trả lời họ: “Của Xêda, trả về cho Xêda; của Thiên Chúa, trả về cho Thiên Chúa”. Đây là một thách đố đối với những kẻ chống lại Người. Liệu họ có quan tâm đến đường lối của Thiên Chúa như họ quan tâm đến đường lối cai trị của chính quyền Rôma hay không? Đức Giêsu tránh được cái bẫy do nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê bày ra. Đồng thời, Người đưa ra những thách thức cho họ và cho cả chúng ta nữa. Mỗi người phải quyết định làm thế nào để “trả cho Xêda” và “trả cho Thiên Chúa”. Nếu đồng tiền mang h́nh ảnh của Xêda th́ cái ǵ hay ai sẽ mang h́nh ảnh của Thiên Chúa? Đức Giêsu không cho thấy rơ lằn ranh giữa thế giới của Xêda và thế giới của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ phải quyết định và chọn lựa. Xêda bắt nộp thuế, chúng ta phải trả nhưng Xêda không thể sở hữu “đồng tiền” vô giá là chính con người chúng ta. H́nh ảnh của ông có thể đúc trên những đồng tiền nhưng h́nh ảnh của Thiên Chúa lại ở trong mỗi con người. Mang trong ḿnh h́nh ảnh thần linh, mỗi người cần phải được đối xử xứng với h́nh ảnh vốn là h́nh ảnh của Thiên Chúa. Đức Giêsu không đặt ra những quy phạm tuân thủ và thực hành tôn giáo nghiêm ngặt. Người đ̣i hỏi chúng ta phải phản tỉnh với điều mà Người đă nói với những kẻ chống đối Người. Mỗi người phải nhận ra được ư nghĩa cho đời sống bản thân về việc “trả cho Xêda” và “trả cho Thiên Chúa”. Có lẽ Thiên Chúa đang ở hàng ghế sau khi chúng ta loay hoay với cuộc sống thường nhật nơi gia đ́nh, trong cộng đồng, quốc gia. Là công dân của quốc gia trần thế này, làm cách nào tôi nhận ra được “điều ǵ thuộc về Thiên Chúa”? Chúng ta phải “trả cho Xêda”; chính quyền có thẩm quyền. Nhưng đó là một thẩm quyền có giới hạn trên cuộc sống chúng ta. Trong khi đó, việc “trả cho Thiên Chúa” th́ không có giới hạn và chi phối mọi bổn phận của chúng ta. Đôi khi nhà nước xem ra chen chân vào lănh vực tôn giáo, chẳng hạn, trên những đồng tiền có in ḍng chữ “chúng tôi tin vào Thiên Chúa”. Phải chăng chính phủ đang cho thấy một thực tế là nước Mỹ tin Thiên Chúa? Nhưng để làm ǵ? Để duy tŕ đất nước luôn hùng mạnh và thịnh vượng ư? Để chứng tỏ rằng Hoa Kỳ là một cộng đồng khăng khít luôn quan tâm đến quyền lợi của công dân ư? Để thúc giục chúng ta đi ra và đến với những lănh thổ, dân tộc cần sự giúp đỡ ư? Chúng ta có thể giải thích câu này bằng vô vàn cách khác nhau hay đưa nó vào những cuộc chiến nảy lửa. Chúng ta cũng có thể bị đánh động để rồi đi đến xóa bỏ những xung đột trong gia đ́nh, hay thậm chí giảm thiểu đầu đạn hạt nhân bởi “chúng tôi tin vào Thiên Chúa”. Cũng giống như những người thuộc phe Hêrôđê, đôi lúc ta đă cộng tác và đắm ch́m trong thế giới của Xêda. Khi đó, ta nhận thấy rằng ḿnh đă “trả cho Xêda” vượt quá cái mà ta nên trả, đồng thời trở về với Thiên Chúa để “trả cho Người những ǵ thuộc về Người”, đó là cả con người của ta nữa.
| |