Chúa Nhật
XXVIII Thường Niên - Năm A An Phong op : Lời Mời Gọi Vô Điều Kiện Fr. Jude Siciliano, op : Bàn tiệc cánh chung để mời mọi người Fr. Jude Siciliano op : Vinh dự được mời dự tiệc Thiên Chúa Fr. Jude Siciliano, op : Y phục cưới của con luôn sẵn sàng G. Nguyễn Cao Luật op : Lời Mời Của T́nh Thương Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Tiệc cưới -áo cưới Anrê Phạm Duy Thân op : Ơn Cứu Độ Phổ Quát Lời Chúa và Thánh Thể : Cỗ bàn đă sẵn, mời quư vị dự tiệc Giuse Đỗ Văn Phi op : Xin cho chúng con được dự tiệc thiên quốc Fr. Jude Siciliano, op : Đức Chúa sẽ đăi muôn dân một bữa tiệc Fr. Jude Siciliano, op: Để xứng đáng dự tiệc cưới Nước Trời
Lời Mời Gọi Vô Điều Kiện
Tin mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn tiệc cưới của con trai Đức Vua. Nhưng các người được mời lại không chịu tới, v́ bận trăm ngàn công việc khác nhau. Đức Vua đă cho mời tất cả mọi người khác, bất luận tốt xấu. Trong số những người đến sau này, có một người "không mặc áo cưới". Tiệc cưới là bàn tiệc Cứu Độ Thiên Chúa dọn cho mọi người. Những người được mời là dân Israen. Họ đă khước từ Thiên Chúa. Những người đến sau là tất cả những ai - kể cả chúng ta - tin vào Đức Giêsu. C̣n người không mặc áo cưới là người không có ḷng sám hối, không đoạn tuyệt với quá khứ xấu xa (nếu có) khi đă bước vào Giáo hội. Hẳn là không ít người hănh diện v́ ḿnh là "đạo gốc", "đạo ḍng" và dường như tự cấp cho ḿnh một "giấy thông hành bảo đảm vào Nước Trời". Nhưng liệu "một kitô-hữu hữu danh" có thay cho "một kitô-hữu chính danh" hay không ? Rất có thể một trong số chúng ta là người "không mặc áo cưới". Thiên Chúa luôn là Đấng kêu gọi con người đến tham dự bàn tiệc Cứu Độ. Ngài là một người Cha hào phóng, rộng lượng, yêu thương con người hết ḿnh. Ngài muốn mọi người được cứu độ. "Cha yêu con bằng một t́nh yêu vô tận, miên trường" (Gr 31,3) và con người chỉ việc đáp lại t́nh thương đó, "các bạn phải yêu mến Thiên Chúa là Chúa bạn hết tâm hồn…" (Đnl 6,5). Một lời mời gọi vô điều kiện đ̣i một lời đáp trả vô điều kiện. Đôi lúc chúng ta đi t́m hạnh phúc ngoài bàn tiệc Thiên Chúa. Chúng ta dành cho Thiên Chúa điều tối thiểu, và muốn ḿnh được tối đa bổng lộc. Chúng ta nghĩ rằng ḿnh c̣n nhiều việc phải lo, và những việc đó không can dự ǵ đến Thiên Chúa. Chúng ta quên mất rằng : "Không ai có thể làm tôi hai chủ, v́ hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ" (Mt 6,24). Qua bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày, Thiên Chúa đang mời gọi và dẫn đưa chúng ta đến bàn tiệc cứu độ đời đời. Bàn tiệc Thánh Thể của Đức Kitô luôn sẵn sàng dành cho chúng ta; miễn là chúng ta "mặc áo cưới", tức là "sám hối và tin vào Tin mừng".
Lạy Chúa Giêsu,
Nơi đây, Chúa cho con một t́nh
yêu thương lớn lao,
Xin Chúa cho con biết đón nhận
hồng ân lớn lao đó,
NIỀM VUI
CỨU ĐỘ Có ǵ vui bằng tiệc cưới ? Có ai dám chối từ niềm vui ấy ? Thế nhưng ai ngờ một cuộc từ chối tập thể đă diễn ra ngay trong một đám cưới Hoàng tử. Một bi kịch mở màn … THIỆP MỜI Câu truyện bắt đầu với tiệc cưới hoàng tử : "một vua kia mở tiệc cưới cho con ḿnh." (Mt 22:2) C̣n vinh dự nào hơn khi được nhà vua mời tham dự tiệc cưới đó ! Thực tế, các quan khách đều "không chịu đến" (Mt 22:3) hoặc "không thèm đếm xỉa tới" (Mt 22:5) lời mời của nhà vua. Bi kịch bắt đầu từ việc từ chối lời mời của nhà vua. Không những gởi lời mời trước, nhà vua c̣n sai các đầy tớ đến tận nơi trịnh trọng mời lại nhiều lần. Nhưng tất cả đă bị chối từ thẳng thừng, v́ ai nấy đều có bận tâm riêng về quyền lợi ḿnh. Niềm vui nhà vua không quan trọng bằng những quyền lợi đó. C̣n ǵ xỉ nhục hơn nữa ? ! Trước thái độ vô cùng bất nhă của các quan khách, nhà vua vẫn điềm tĩnh. Sau khi nhóm đầy tớ đầu tiên thất bại, "nhà vua lại sai những đầy tớ khác" (Mt 22:4) đi giải thích và nài nỉ : "Mọi sự đă sẵn. Mời quí vị đến dự tiệc cưới !" (Mt 22:4) Mặc dầu với đầy đủ quyền lực trong tay, ông đă không cho cơn giận bùng lên ngay. Nhưng chờ tới khi một số quan khách "bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết, ông mới thấy tất cả bộ mặt đầy nham hiểm." (Mt 22:6) Lạ thật ! Không ngờ quan khách lại trở thành kẻ thù. Phải có một thái độ kịp thời ngăn ngừa hậu hoạ. Lập tức, "nhà vua nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng." (Mt 22:7) Đúng là ác giả ác báo ! Cảnh máu đổ đầu rơi diễn ra khắp hang cùng ngơ hẻm. Phản ứng như thế có quá đáng không ? Thực tế chắc khó xảy ra. Tuy thế, có lẽ Tin Mừng Mathêu chỉ muốn diễn tả cảnh "Giêrusalem bị phá huỷ, cảnh phán xét Israel bạo loạn v́ đă từ chối đón nhận Đấng Thiên Sai." (NIB 1995:418) Khác hẳn với thái độ thận trọng trước đây, nhà vua quyết định sai các đầy tớ "ra các ngả đường gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới, bất luận xấu tốt." (Mt 22:9.10) Một cảnh tượng ồn ào không thể tưởng tượng được ! Tiệc cưới trở thành một cơ hội cho mọi người chung vui với nhà vua. Thế nhưng, nhà vua muốn niềm vui ngày cưới phải trọn vẹn. Nhận lời mời và hiện diện trong tiệc cưới cũng chưa phải là thực sự chia vui với nhà vua. Cần phải có "y phục lễ cưới" (Mt 22:12) mới xứng đáng là thực khách triều đ́nh. Một người ngoài đường làm sao có thể chuẩn bị kỹ càng như thế ? Thế nhưng, ở đây "thực tế phải hi sinh cho ư nghĩa thần học. Thời kỳ Kitô giáo sơ khai, việc trở lại mang một cá tính mới, thường được diễn tả qua việc mặc áo mới; người ta dùng tiếng thay áo để diễn tả việc bỏ lối sống cũ mặc lấy cá tính mới của Kitô hữu (x. Rm 13:12-14; Gl 3:27; Ep 6:11; Cl 3:12; Lc 15:22; Kh 3:4; 6:11; 19:8). H́nh ảnh đó ngụ ư, con người phải có những hành động đích thực Kitô giáo, tương đương với 'hoa quả' trong h́nh ảnh dụ ngôn trước đó." (NIB 1995:418). Mặc dù biết con người bất xứng, Thiên Chúa vẫn lên tiếng mời gọi "đến dự tiệc cưới của Con Chiên !" (Kh 19:9) Nhưng mấy người đă đáp lại tiếng mời gọi khẩn thiết của Người ? Mấy người nhập tiệc với đầy đủ "y phục lễ cưới" (Mt 22:12) ? Họ có đầy đủ thời giờ, nhưng lúc nào cũng quá bận rộn với chuyện bên đường. Họ là quan khách được Vua Cả Nước Trời thiết mời, nhưng vẫn một mực từ chối với đủ lư do. Nhưng nếu thật t́nh nhận lời, họ sẽ được "Thiên Chúa thoả măn mọi nhu cầu một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Kitô Giêsu" (Pl 4:19) ĐƯỜNG VÀO HẠNH PHÚC Sự giầu sang đó rơ nét nhất nơi cái đẹp thiên h́nh vạn trạng trong thiên nhiên và cuộc sống. Một chiếc áo cưới đẹp đem lại niềm vui cho toàn thể tiệc cưới. Cao hơn nữa, nơi vẻ đẹp Thiên Chúa đă muốn con người "khám phá ra con đường Phúc âm hoá và hiệp nhất" (Zenit 7.10.2002) nhân loại. Điều đó đă được chứng nghiệm nơi cuộc đời thánh nữ Bridget, một nhà thần bí Thuỵ Sĩ thế kỷ 14. Khi sống cuộc đời của một người vợ và một người mẹ, sau đó của một tu sĩ và nhà sáng lập ḍng, thánh Bridget (1303-1373) đă trở thành một mô h́nh hội nhập vào đời ḿnh đường lối thể hiện việc hiệp nhất qua cái đẹp." (Zenit 7.10.2002) Thánh nhân đă trở thành gương mẫu cho cuộc sống giáo dân và tận hiến. "Thánh Bridget khuyến khích mọi người 'tái khám phá vẻ đẹp Tin Mừng sống,' và mời gọi các cộng đồng Kitô hữu Âu châu lần bước theo những nét đẹp phát xuất từ Tin mừng, nét đẹp xây trên những giá trị nhân bản và Kitô giáo.'" (Nữ tu Rohdin: Zenit 7.10.2002) Nét đẹp đó được thể hiện rơ nét nơi "thánh nữ Bridget, một chiếc cầu nối liền các Giaó hội Bắc Âu với Roma và giữa các Giáo hội Luther và Công giáo." (Nữ tu Rohdin: Zenit 7.10.2002) Nét đẹp đó cũng thấy nơi cuộc đời thánh nữ Catarina Siena, "một người nhiệt t́nh bênh vực chân lư và quan tâm tới những vấn đề chính trị và công lư." (Nữ tu Rohdin: Zenit 7.10.2002) Thế giới đang cần những nét đẹp như thế. Đúng hơn, để có thể kiến tạo hoà b́nh cho nhân loại, Giáo hội cần "tái khám phá mối liên hệ bền vững giữa vẻ đẹp và công lư mà Kitô giáo đă có thể tổng hợp ngay từ đầu." (Nữ tu Rohdin: Zenit 7.10.2002) Hoà b́nh cũng chỉ là một trong những khát vọng hạnh phúc. Chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thể thoả măn mọi khát vọng hạnh phúc sâu xa nhất của con người nơi Đức Giêsu Kitô. Thực vậy, chỉ "những mối phúc thật của Đức Giêsu giải thoát chúng ta khỏi quan niệm hạnh phúc tầm thường, đưa lại một chiều sâu đích thực, và vạch ra con đường riêng cho con người nh́n thấy mối liên kết giữa sự thiện tuyệt đối, sự thiện hiện thân - tức là Thiên Chúa - và hạnh phúc." (ĐHY Ratzinger : Zenit 8.10.2002) Từ chối Thiên Chúa tức là phủ nhận chính khát vọng hạnh phúc tiên khởi và cao cả nhất của con người. Hành vi luân lư không đủ đạt đến hạnh phúc đó. Chỉ có ḷng tin sâu xa và sự đáp trả hồng ân t́nh yêu Thiên Chúa mới giúp con người thực hiện được tất cả mọi ước vọng trên đời. Theo ĐHY Ratzinger, tất cả những cách đáp trả đó có thể t́m thấy nơi Cuốn Giáo Lư Công Giáo. Quả thực, "dựa vào Kinh Thánh và nguồn Truyền thống toàn cầu vô cùng phong phú, và được Công Đồng Vatican II gợi hứng, Cuốn Giáo Lư đó đă cho ta cái nh́n tuyệt vời và có hệ thống về toàn bộ Đức Tin Công Giáo, một vẻ đẹp làm nổi bật chân lư diễm lệ," (ĐHY Ratzinger : Zenit 8.10.2002) không đóng khung nhưng mở ra con đường "đối thoại vượt qua được những hận thù và bạo lực giữa các tôn giáo." (Diễn Đàn Truyền Thông Kitô giáo tại Jakarta : Zenit 8.10.2002) Chính v́ thế, các Giám mục Âu Châu xác tín rằng dân chúng "hôm nay tận cơ bản đang sẵn sàng lắng nghe Tin mừng." (Zenit 8.10.2002) Bởi vậy, Hội Nghị các Giám mục Âu châu xác tín về viễn tượng "Phúc âm hoá và truyền bá đức tin. Giáo hội không phải là một pháo đài bị bao vây. Đúng hơn, Giáo hội cam kết trở thành một động lực thúc đẩy việc truyền giáo và văn hoá hơn. Mỗi Kitô hữu được kêu gọi đóng vai chính trong sứ mạng đó, nhưng theo nghĩa này, các ơn gọi đặc biệt trong đời sống thánh hiến và linh mục có một vai tṛ bất khả thay thế. Số ơn gọi đó đang giảm sút trong một vài quốc gia Âu châu." (Zenit 8.10.2002) Thế giới đang thiếu vắng bước chân sứ giả đem Tin Mừng đến mời gọi mọi người đến nhập tiệc cưới Con Chiên.
Bàn tiệc cánh chung
dành cho mọi người Thưa quí vị. Ông Frank Prial, một nhà phê b́nh rượu rất nổi tiếng của tờ New York thời báo đă có lần nhận xét rằng: khi được hỏi về một loại rượu ngon nào đó mà người ta đă được uống, th́ bao giờ họ cũng trả lời đă được uống với ai, uống thế nào, ở đâu ? Suy nghĩ cho kỹ th́ đúng như vậy. Những biến cố lớn, các bữa ăn ngon, các loại rượu hảo hạng là để cùng chia sẻ với nhau, không hưởng một ḿnh. Chia sẻ như vậy niềm vui sẽ tăng lên bội phần. Một nhân vật quan trọng rất mê bóng đá. Mỗi khi có trận đấu nào hay, đều gọi điện thoại đến các nhà xứ lân cận đề nghị mở ti vi coi! Hay lần khác tôi đang dạo bước suy ngẫm ngoài băi biển, bỗng trông thấy một đàn cá mập, hàng trăm con đang vùng vẫy giữa các ngọn sóng cao, bất giác tôi nh́n chung quanh t́m xem có ai đó để chỉ cho họ cùng xem, mặc dầu biết chắc băi biển rất vắng, chẳng có ai khác, ngoài một ḿnh tôi. Như vật thật dễ hiểu khi tiên tri Isaia mô tả sự viên măn của thời gian mà dân Israel trông đợi như một bữa tiệc thịnh soạn : "Ngày ấy Thiên Chúa các đạo binh sẽ thiết đăi muôn dân trên núi này một bữa tiệc, thịt th́ béo, rượu th́ ngon." Có lẽ là trên ngọn núi Sion nơi xây thành thánh Giêrusalem. H́nh ảnh ngọn núi cao gợi lên nhiều nét đẹp đẽ. Đẹp hơn cả những thứ ḷng chúng ta mong đợi. Trước hết, nó cho chúng ta thoát khỏi cảnh tù túng hạn chế nơi mặt đất bằng, những náo động của đời sống thường nhật. Chúng ta được tự do vui hưởng thái b́nh an lạc của bữa tiệc đặc biệt này. Thực tế, ngôn sứ Isaia mô tả thời kỳ kết thúc những khổ đau của dân tộc Do thái, và bắt đầu kỷ nguyên mới như Thiên Chúa đă hứa (câu 9-10). Thời kỳ cánh chung. Lời hứa thật đầy an ủi và hy vọng: "Trên núi này, người sẽ xé bỏ chiếc khăn tang bao trùm muôn dân và chiếc khăn liệm phủ trên mọi nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần, sẽ lau khô nước mắt trên mọi khuôn mặt, sẽ xóa sạch ô nhục của dân Ngài". Đúng là lời khích lệ mà cho đến ngày nay, toàn thế giới đang thèm khát mong đợi! Một bữa tiệc liên kết mọi quốc gia, dân tộc. Xóa bỏ mọi hận thù, ghen ghét. Một bữa tiệc đại đồng triệt tiêu chiến tranh, chia rẽ và tàn phá lẫn nhau! No more war (không chiến tranh nữa) như lời Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ lục đề nghị tại hội đồng liên hiệp quốc năm 1964. Lời hứa của vị ngôn sứ là về tương lai "Ngày ấy… như c̣n hiện tại ? Có phải vị tiên tri đơn giản cho chúng ta ăn bánh vẽ ? ( Pie in the sky). Viễn tượng của Ngài xem ra mâu thuẫn với những chi đang diễn ra trước mắt mọi người: chém giết, loại trừ nhau… Ngài hứa một chiến thắng hoàn toàn, một b́nh an vĩnh viễn, nhưng hiện tại chỉ thấy xáo trộn, tàn phá và đau thương ? Đối với những ai không tin, th́ đúng là như thế. Nhưng không đúng đối với những người đầy ḷng tin kính. Bởi lẽ những lời hứa đó phát xuất từ Đấng Tối Cao, chân thật vô biên, không thể nào là hăo huyền được. Như mặt trời đều mọc mỗi buổi sáng, th́ lời hứa từ Thiên Chúa sẽ có ngày được thực hiện. Bản tính của Thiên Chúa thế nào, th́ lời Ngài phán cũng vậy: toàn năng và hằng hữu, không sai lầm, không lừa gạt ai ! Cho nên, hiện tại chúng ta t́m công lư giữa những bách hại và áp bức, ủi an giữa những sầu khổ, đau thương, ḥa b́nh giữa chiến tranh, xung đột. Sớm muộn, t́nh thế, sự vật sẽ đổi thay. Đó là hy vọng của những người công chính mà lời tiên báo của ngôn sứ Isaia bảo đảm. Giữa những vật lộn chống lại sự dữ, dù to hay nhỏ, làm nguy hại chúng ta hay hàng xóm láng giềng, cái nh́n của vị tiên tri luôn nuôi dưỡng một hy vọng cuối cùng, một sự tiến bộ cho luân lư và lẽ phải. Trước mắt th́ sự dữ luôn lấn át điều lành ở mọi cấp độ trong đời sống nhân loại: phá thai, ly dị, x́ ke, ma túy, trộm cắp, áp bức, bóc lột… Nhưng rồi theo lời hứa của ngôn sứ, Chúa Thượng sẽ lau khô mọi ḍng lệ trên khuôn mặt từng người và trên toàn cơi đất ngài sẽ xóa sạch ô nhục. Tuy nhiên, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa thực hiện điều này. Công lư và ḥa b́nh không phải tự nhiên mà có được. Muốn có rượu ngon, thịt béo, người ta phải lao động. Cho nên, than văn xuông là vô ích và vô lư. Xin hăy xắn cánh tay họat động cho sự thật và lẽ phải, cùng nhau kiến tạo ḥa b́nh, th́ ḥa b́nh mới có cơ may ló rạng. Phục vụ người nghèo khổ, không có cơm ăn áo mặc, không có tiếng nói giữa ồn ào của văn minh vật chất, giúp đỡ các bệnh nhân cô đơn, sắp qua đời, nâng dậy những gia đ́nh tan vỡ, những trái tim thất vọng là nhiệm vụ thường xuyên của các tôi tớ Thiên Chúa. Chúng ta chẳng thể ban ḥa b́nh, rượu ngon, thịt béo. Đó là ơn của Đức Chúa Trời thay ḷng đổi dạ con người, nhưng chúng ta có nhiệm vụ dọn bàn tiệc, tức chuẩn bị cho những ơn đó xẩy đến. Làm thế nào mọi dân, mọi nước tụ họp về ngọn núi Thiên Chúa ? Thánh lễ hôm nay là câu trả lời. Nó là dấu hiệu báo trước những ǵ sẽ được thực hiện trong triều đại Thiên Chúa. Trong khoảnh khắc chúng ta cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa trên núi thánh của Ngài và hưởng "lộc dư đầy" do sự sống, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô mang đến. Nhưng viễn tượng cánh chung của tiên tri Isaia bảo đảm bữa tiệc này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Thánh Matthêu khi ghi lại dụ ngôn Chúa nhật hôm nay, chắc hẳn trong tâm trí ngài vang vọng lời hứa của vị ngôn sứ thuở xưa "Ngày đó, ngày đó …" Đây là dụ ngôn thứ ba ngài viết để chống lại thế lực đen tối của đền thờ, những người tự xưng là lănh đạo dân Thiên Chúa, nhưng đă thoái hóa bởi tham lam quyền bính, danh vọng và tiền tài. Dụ ngôn này có những ám chỉ rất rơ ràng: Nước Thiên Chúa sẽ bị lấy đi và ban cho những dân tộc khác biết làm cho nó sinh hoa lợi. Nó là bài học sâu sắc cho chúng ta, cho Giáo hội ở hết mọi cấp bậc. Nó luôn luôn cảnh giác chúng ta phải đáp trả ơn Thiên Chúa ban ra sao ! Biến cố đám cưới hoàng tử hay công chúa không phải là một sự kiện riêng tư, thầm lén. Nó mang tính công cộng cao, hết mọi người đều rơ, ngay cả những thần dân thấp bé nhất trong vương quốc. Danh sách những khách mời đă được lọc lựa kỹ lưỡng, có khi mất cả tháng, thậm chí cả năm. Những người trong danh sách đó phải nhận ra tầm quan trọng của ḿnh trong công việc và bắt buộc phải nhận lời. Vậy mà họ từ chối. Lư do th́ quá ư tạp nham, chính yếu là có ư xỉ nhục hoàng gia. Ngược lại, chúng ta thử tưởng tượng sự hồ hởi của khách mời bất đắc dĩ ! Những con người b́nh thường trên khắp các nẻo đường: công nhân, nông dân, người đi chợ, kẻ làm thuê với những mộng ước thật tầm thường chút tiền công nhật đủ sống một ngày. Bỗng dưng họ được tôi tớ hoàng gia sang trọng mời vào dự tiệc cưới thịnh soạn. Thật bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của mỗi người. Mọi sinh hoạt thường nhật đều bị đ́nh lại. Kẻ ngu mới không đủ trí khôn để từ chối sự mời mọc của hoàng gia ! Cứ như suy nghĩ và thói lệ loài người, th́ một biến cố như vậy không thể có chỗ trong xă hội. Nhưng đây là một chuyện biến ngôn, có âm hưởng mạnh mẽ trong nếp sống luân lư của nhân loại. Chính Chúa Giêsu đă mang ư nghĩa cho dụ ngôn này. Ngài thật sự đă ngồi ăn uống với những hạng người như thế: tội lỗi, đĩ điếm, thu thuế, trộm cướp … Bàn tiệc cánh chung đă được bày ra để mời mọc đủ mọi quốc gia, dân tộc, không một hạng người hoặc cá nhân nào bị loại trừ. Bàn tiệc đó thực tế đă được tổ chức tại đồi Calvariô, ơn cứu độ đă sẵn sàng cho toàn thể nhân lọai. Nhưng c̣n tùy vào sở thích và năo trạng của từng cá nhân, có tới dự hay không. Thật là điên rồ nếu chúng ta từ chối. Sự thực th́ đúng như dụ ngôn tiên báo! Nhà vua bước vào quan sát những khách dự tiệc và khám phá ra một người không vận áo cưới. Theo thói tục Do Thái, ở pḥng cưới, người ta phát cho các khách tham dự một tấm áo choàng đặc biệt dành riêng cho bữa tiệc. Đây là đám cưới hoàng gia, không thể thiếu nghi thức đó, nhưng có một khách mời đă khước từ vận áo cưới. V́ thế, khi vua hỏi, ông ta thinh lặng. Phải chăng ông ta có ư khinh thường nhà vua ? Hay khiêu khích cơn giận của hoàng thượng ? Vua đă truyền lệnh: "Trói chân tay nó lại, quẳng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc, nghiến răng". Án phạt thật tàn nhẫn, nhưng xứng hợp cho những ai không làm theo thánh ư Đức Chúa Trời. Mặc dù đă ở trong Hội Thánh, nhưng có những quy định chúng ta phải tuân theo. Người ta thường so sánh tấm áo cưới với ơn Thánh tẩy của Bí tích Rửa tội, hoặc của bất cứ Bí tích nào như Truyền chức thánh, Hôn phối, Thêm sức … Chúng ta phải mặc nó và giữ măi cho được tinh tuyền. Chiếc áo cưới đó là dấu chỉ sự trung thành của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nó được thể hiện trong các môi trường sống hằng ngày, trường học, nơi sở làm, chợ búa, siêu thị, nơi làm ăn buôn bán. Đâu đâu cũng đ̣i hỏi trung thành, lương thiện, t́nh thương, công lư, bác ái … Thánh Matthêu thường nhắc đến thi hành thánh ư Chúa và sinh nhiều hoa trái (Mt 21,4) chính là để nhân loại đừng quên tấm áo cưới của ḿnh. "Này ông bạn, làm sao vào đấy mà không vận y phục tiệc cưới ?" Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta can đảm thành thật sống ơn gọi tín hữu của ḿnh. Amen.
Vinh dự
được mởi dự tiệc Thiên Chúa
Thưa quí vị, Hôm nay tôi thử tưởng tượng một đám cưới hoàn chỉnh cho hoàng tử nhà vua, chứ không nửa vời như Phúc âm kể. Đám cưới Chúa Giêsu kể rơ ràng là một thất bại thê thảm và ông vua bị khách mời hạ nhục không thể tưởng tượng nổi. Vậy chúng ta giả tưởng như nhà vua thành công. Trước hết, việc sửa soạn và đặt chương tŕnh đ̣i hỏi cả tháng. Các món ăn, rượu mùi, bàn ghế, pḥng ốc, danh sách khách mời phải tính toán chu đáo. Đầu bếp thành thạo nhất được thuê từ khách sạn danh tiếng trong thành phố, nếu cần trong cả nước hay từ nước ngoài. Thực đơn xuất bản rộng răi trên báo chí cả tuần trứơc. Những người chọn rượu lành nghề được thuê từ khắp năm châu. Rượu phải ngon nhất: đỏ, trắng, khai vị, đi theo món ăn, tráng miệng đủ loại. Bát đĩa, đồ gốm, vàng bạc, đồng phải thuộc thương hiệu sang nhất thế giới và cẩn thận sắp xếp đúng kiểu cách trên các khăn bàn đẹp đẽ, ủi phẳng, mới cáo cạnh. Điều này không hiếm, v́ đă từng được tổ chức. Đám cưới Hoàng gia Anh, Nhật Bản, Thái lan, Thuỵ điển là ví dụ. Thợ chụp ảnh và quay phim cũng phải là những tay lành nghề nhất, đẹp và rơ, bởi khi các quan khách ra khỏi xe th́ phải mau mắn lấy ảnh ngay và không được để sót một cặp sang trọng nào. Thiệp mời mạ vàng, ba lần phong b́, giấy thơm thuộc loại đắt tiền nhất. Coi này danh sách các khách mời: Vua chúa, tổng thống, nguyên thủ các quốc gia, đồng minh chính trị, quân sự, chủ ngân hàng, doanh nghiệp lớn, ca sĩ, nghệ sĩ tài ba nổi tiếng, các ngôi sao điện ảnh thế giới và ban nhạc Rốc, Swing, Blue, Jazz. Phần văn nghệ góp vui th́ khỏi phải b́nh luận, tuyệt hảo đến chi tiết cuối cùng. Anh sáng, âm thanh không chê chỗ nào được, bởi chúng được điều khiển bởi các chuyên gia thượng hạng. Cuối cùng th́ ngày quan trọng đă tới. Khách hạng sang lần lượt đi xe Limousines xuất hiện. Máy ảnh chụp lia lịa, gia đ́nh hoàng tộc chạy tới chạy lui tấp nập. Vua chúa và hoàng hậu tươi cười chào đón khách từng người một. Quà cáp chất thành đống, nào ṿng cổ, ṿng tay, nhẫn cưới toàn bằng vàng ṛng và kim cương lấp lánh muôn hồng ngh́n tía dưới các ngọn đèn pha lê sáng rực. Mỗi khách được đưa vào đúng chỗ. Giờ tiệc khởi sự, cao lương mĩ vị được các tiếp tân lịch sự đưa ra. Cả pḥng cứ như là thiên đàng. Ăn uống chúc tụng tới khuya. Nhưng rồi cũng đến lúc tàn: cha mẹ cô dâu chú rể tập trung tiễn khách ra về. Khi người khách cuối cùng đă lên xe an toàn, vua cha và hoàng hậu nh́n nhau mỉm cười, thoả măn, thở dài và trở về hoàng cung, trong ḷng vui mừng v́ đám cưới thành công mĩ măn. Mọi chương tŕnh tiến hành thông suốt, không một trục trặc nhỏ. Có đúng dụ ngôn hôm nay tốt đẹp như vậy không ? Hoặc là tôi đă tường thuật đám cưới hoàng gia theo ư ḿnh, nếu tôi được phép xây dựng câu chuyện ? Điều chắc chắn nó không do Chúa Giêsu kể, câu truyện của Ngài khác hẳn! Có đúng chăng chỉ được phần đầu, lên chương tŕnh, sửa soạn, đồ ăn thức uống, danh sách khách mời, pḥng ăn, chén đĩa, rượu ngon… Nó đúng cho đến điểm vua sai các đầy tớ đi mời các quan khách. C̣n th́ sai hết. Theo phong tục thời bấy giờ, các khách nhận được thiệp mời sẵn sàng đến dự khi có lệnh vua ban ra. Nhưng dụ ngôn lấy bước ngoặt bất ngờ: khách không đến. Người th́ v́ lư do này, kẻ th́ lư do khác, thậm chí có những kẻ độc ác bắt giữ các đầy tớ nhà vua hành hạ và giết đi. Nguyên văn thánh Mattheo tường thuật như sau: “Nhưng quan khách không hề đếm xỉa tới, lại bỏ đi, kẻ th́ đi thăm nông trại, người th́ đi buôn, c̣n những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của nhà vua mà hành hạ và giết chết.” Đúng là một xă hội kỳ quái, hành xử như những kẻ điên. Hoàng gia bị sỉ nhục ghê gớm nghe như truyện hoang đường. Nhưng thực tế lại đúng với t́nh h́nh tôn giáo thời bấy giờ và hiện trạng ngày nay của nhiều Giáo hội địa phương. Chúng ta nên khiêm nhường xét ḿnh để nhận rơ sự thật. Nhiều người xưng ḿnh là đạo đức, nhưng thực chất độc ác hơn các kinh sư, thượng tế Israel. Vậy nhà vua nổi giận ban bố án lệnh trên những kẻ hỗn xược đó. Thánh Mattheo viết: “Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru giệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng.” Tự ḿnh bọn sát nhân chứng tỏ không xứng đáng với tiệc cưới nhà vua. Nếu chúng ta liên tưởng tới “tiệc cưới” mà Chúa Giêsu ám chỉ Nước Trời th́ những kinh sư, thượng tế bị loại. Những ai giả h́nh thời nay cũng không tránh được số phận. Diễn biến tiếp theo là vua sai các đầy tớ ra khắp các phố chợ, nẻo đường mời đủ mọi hạng người vào dự tiệc. Các người được mời hết sức ngạc nhiên, họ không ngờ được cầm những giấy mời sang trọng, nằm mơ cũng không thấy được hạnh phúc ấy. Họ là những người lao động thường nhật: “tốt xấu bất luận”. Nhà vua nói rơ: “Các ngươi đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới”. Thế th́ chuyện chi sẽ xẩy ra cho những đồ dùng sang trọng trong tiệc cưới, muỗm dĩa, vàng bạc, chén đĩa thuỷ tinh, khăn bàn đẹp đẽ liệu có bị ăn cắp, làm hư hỏng không ? Chẳng lẽ quay phim chụp ảnh bọn phàm phu, tục tử không tư cách ? Ai coi những tấm h́nh như vậy ? C̣n bao nhiêu công sức bỏ ra để lên chương tŕnh, sắp đặt, sửa soạn ? Tất cả đều phí uổng khi đón tiếp số khách mời hổ lốn ? Coi chừng các đồ đạc trong pḥng cưới, chiếc th́ bể vỡ, cái th́ không cánh mà bay. Thật là một thảm hoạ cho hoàng gia. Chưa hết các thực khách đường phố ấy chưa bao giờ học lịch sự, họ sẽ chen lấn nhau, ồn ào t́m thức ăn đồ uống sang trọng: rượu ngon thịt béo, ăn uống vô độ chẳng để ư đến nhà vua hoàng hậu cùng đôi hoàng tử công chúa đến tiếp khách. Lời chúc tụng của họ thật thô lỗ, tục tằn. Cuối tuần trước tôi tham dự hội thảo về đề tài : Tin mừng hôm nay với một nhóm học hỏi Kinh thánh. Chúng tôi phá lên cười khi có người đặt câu hỏi: Liệu ai trong nhóm họ có thể kể ra “thành tích” để được mời dự đám tiệc ? Thân quen nhà vua ? Thành công trong đường đời ? Lănh tụ kinh tế, chính trị, quân sự ? Thực tế chẳng kể ra được một khuân mặt nào v́ tất cả đều đến từ đường phố, chợ búa. Họ không có “tiêu chuẩn” nào hết, không có địa vị, không có đặc quyền đặc lợi để được nhận vào hoàng cung, y như chúng ta ngày nay, được tham dư Thánh lễ, Phụng vụ, được làm thành phần của Giáo hội. Lạy Chúa, Ngài thực tế vô cùng, nh́n xa trông rộng, thông suốt cả t́nh trạng chúng con ngày nay, đoán trước được số phận con cái Chúa cho đến muôn đời. Những người có “quyền lợi”, có chức vị, có danh nghĩa, để được nhận vào th́ lại từ chối và bị loại ra ngoài. Nhóm chúng tôi lại đặt câu hỏi: Vậy ai chấp nhận lời mời ? Câu trả lời không mấy khó khăn: Đó là những kẻ bần cùng, khố rách áo ôm, những người nghèo đói bệnh tật, những kẻ bị loại khỏi xă hội, những người ăn xin, đĩ điếm, những người cả đời không dám mơ mộng tiến đến cổng nhà vua, đừng nói được mời vào dự tiệc cưới thịnh soạn của hoàng tử! Những kẻ chẳng có số phận nào trong xă hội trong Giáo hội. Nhưng họ đă được mời và đă vào lâu đài nhà vua, như chúng ta vào Thánh đường ngày nay. Họ sẽ kiếm một chỗ vừa ư và ngồi xuống dự tiệc. Ôi hoàng thượng tốt bụng biết bao. V́ nhớ lại quá khứ, họ đă chẳng làm được chi xứng đáng và thấy ḿnh sửng sốt trong chỗ sang trọng này. Họ không dám lưu lại lâu hơn nếu nhà vua không khuyến khích. Điều chi đă khiến nhà vua mời ḿnh ? Trước đây ít phút, họ thuộc hạng “đường phố”. Bây giờ lại là “khách mời” của hoàng cung. Một sự đổi ngôi, không ai trong họ dám nghĩ tới. Đó là sự thật của họ và của mỗi người chúng ta ngày nay. Thiên Chúa rộng lượng và từ bi, yêu thương những ai hèn yếu. Ngài hành động bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của loài người. Phúc âm để suy gẫm và suy gẫm khôn cùng, chỉ những ai vô tâm lắm mới không thấy bài học cho ḿnh trong T́n mừng hôm nay. Bàn tiệc mà Thiên Chúa dọn ra th́ hằng hà sa số thức ăn, đồ uống ngon lành. Ngày này nhiều nơi cũng bắt chước dọn bữa cho người nghèo, nhưng bàn tiệc này th́ khác hẳn. Những người phục vụ biết rơ người ta có nhu cầu nhiều hơn lương thực trứơc mắt. Họ cần thực đơn, ánh sáng, khăn bàn sang trọng, đèn nến và kẻ hầu người hạ. Họ tụ tập bên ngoài hoàng cung chờ đợi. Có lẽ chỉ ít người quen biết nhau, đa phần là không, họ nói chuyện từng nhóm đùa vui chờ đợi được mời vào. Cuối cùng th́ người phục vụ xuất hiện, hô lớn: xin mời vào, bàn cho ba người, bàn bốn người, bàn năm người, lần lượt “khách” ngồi vào vị trí. Tai sao chưa dọn đồ ăn, thức uống ? Hăy cho họ dùng bữa đi, những người đói khát, nghèo khổ đang cần thực phẩm ? Không, nơi đây phục vụ những thứ khác căn bản hơn cho “khách” của ḿnh, tức phẩm giá, ḷng tôn trọng, tín nhiệm, không khinh bỉ, không chèn ép. Đúng như Phúc âm không nào ? Những kẻ đầu đường xó chợ chẳng mấy khi được ai mời mọc, chẳng mấy khi được ăn cao lương mỹ vị. Bây giờ được mời, được đối xử tốt, được chọn món từ thực đơn phong phú. Quả là hậu hĩ đến độ phung phí. Thế đấy, thật giống như được mời vào dự tiệc cưới hoàng gia, những “khách” của Chúa Giêsu trong bàn tiệc “Nước Trời”. Tác giả Dorothy Day, người tôi tớ lớn của các kẻ nghèo hèn trên đất nước Hoa Kỳ, bạn hữu của bà đă thành lập nhiều bệnh viện phục vụ những người bần cùng, một lần nói: “Những người nghèo khổ phải tha thứ cho chúng tôi v́ kiểu cách bác ái chúng tôi làm.” Qúy vị chắc chắn hiểu ra ư nghĩa của câu nói. Chúng ta thi hành bác ái trong phong cách và thái độ đáng trách, cần họ cảm thông và tha thứ. Gần đây ở cửa nhà thờ, một bà già dúi vào tay tôi 5 đô la và nói: “Xin cha làm phúc cho kẻ xứng đáng.” Tôi muốn chạy theo và trả lại tiền cho bà. Nhưng bà đă biến mất vào đám đông. Làm sao tôi biết phân định ai là người nghèo xứng đáng ? Có phải họ coi bộ khiêm tốn đủ ? Biết ơn đủ ? Giá cả đủ ? Thế c̣n người vừa được thả ra khỏi khám đường ? Người ăn nói thô kệch ? Người nghèo phải tha lỗi cho chúng tôi v́ kiểu cách thi hành bác ái. Đúng. Và muốn nhận định rơ ư nghĩa của dụ ngôn, chúng ta nên kể nó như chuyện riêng của ḿnh. Chúng ta phải ư thức ḿnh đón nhận biết bao ơn lành của Thiên Chúa, không phải v́ có “quyền” (droit) như dân Do thái mà hoàn toàn do ḷng rộng răi, tốt bụng của Ngài. Về căn bản chúng ta chỉ là kẻ đường phố, lang thang phiêu bạt mà được nhận vào. Không những hưởng lời hứa cùng các tổ phụ đức tin, mà c̣n được dự bàn tiệc Thánh thể và Nước Trời. Hôm nay chúng ta được an toạ trong thánh đường cũng là nhờ ḷng rộng răi của Thiên Chúa, chứ không do công nghiệp của riêng ḿnh. Chúng ta chẳng thể cậy vào quyền nào mà được hưởng đặc ân thấy ḿnh ngồi tại bàn tiệc vĩnh cửu. Tạ ơn Thiên Chúa. Ngài đă không để chúng ta phải chịu số phận đầu đường, xó chợ nữa, mà được mời làm “quan khách” của Ngài. Được yêu dấu và kính trọng. Nhưng câu hỏi là: làm thế nào để bày tỏ địa vị mới ? Chúng ta phải làm chi khác biệt trong cuộc sống để chứng minh ḿnh là khách danh dự trong hoàng cung Thiên Quốc ? Vẫn giữ nếp sống cũ ư ? Điều đó vô lư. Trác táng rượu chè say sưa đĩ điếm không là tư cách xứng đáng nữa, phải có điều chi tiến bộ, thanh sạch, thánh thiện hơn. Một phương pháp hữu hiệu là tâm niệm phương châm nào đó, như người ta ghi trên bao thuốc lá: Coi chừng hút thuốc có hại cho sức khoẻ. Chuyển sang lĩnh vực thiêng liêng, chúng ta viết: Coi chừng, đến đây quí vị có thể mất cân bằng. Thế giới chúng ta quen cung cấp đủ thứ giá trị và tiêu chuẩn, cám dỗ và lừa đảo. Chúng ta phải coi chừng tiếng gọi của nó. Xin nhớ lời thánh Phaolô : “Tôi được phép làm mọi sự, nhưng không phải mọi sự đều xứng đáng.” Các dụ ngôn mấy tuần qua đảo lộn mọi tư tưởng người đời. Chúng ta thường gặp nhau nơi thánh đường, trường học, sở làm, tiệm ăn, chợ búa. Chúng ta nhận ra nhau và nhớ lại đều là quan khách được mời, những kẻ vua thu thập từ đường phố vào dự tiệc cưới. Chúng ta phải loại trừ hết những chi phân rẽ nhau. Ai là người tốt, kẻ xấu ? Lấy tiêu chuẩn nào mà xét đoán ? Giầu có, học lực, cấp bậc, giai tầng xă hội ? Dụ ngôn hôm nay không nói đến những điều ấy. Bàn tiệc Thiên quốc thâu nhận tất cả, miễn là chúng ta đối xử với nhau công bằng, nhân phẩm. Như vậy chúng ta đă t́m thấy con đường phải đi: Vươn ra tới mọi người, đối xử với nhau như những “quan khách” Nước trời. Bởi lẽ đó cũng là đường lối Thiên Chúa đối xữ với chúng ta hôm nay vậy. Amen.
Y phục cưới của con
luôn sẵn sàng Anh chị em thân mến, Chúa nhật hôm nay, thánh Mátthêu cho chúng ta một bài dụ ngôn có nhiều chi tiết thật rối rắm, và thậm chí có vẻ khích bác. Đó là dụ ngôn về một vua kia mở tiệc cưới cho con ḿnh mà bị khách mời từ chối không đến dự. Chúng ta hăy xét lại câu chuyện, và có cảm nhận câu chuyện rất lung tung. Dụ ngôn sẽ cho chúng ta bài học theo diễn tiến của câu chuyện, và đó là lư do tại sao thánh Mátthêu lại ghi câu chuyện này vào Phúc âm. Cách mời khách đến tiệc cưới thật là lạ lùng. Vua sai đầy tớ đi mời khách. Thử hỏi chúng ta có mời khách đến dự tiệc theo kiểu đó lần nào chưa ? Chắc là chưa bao giờ. Do chúng ta không phải là người có quyền thế, hay là vua của một nước. Vua chúa một nước thường làm những việc khác thường. Và hăy xem lần thứ hai, vua ra lệnh đi mời những khách "đă được mời trước". Bấy giờ quan khách lại được báo tin là "bàn tiệc đă dọn xong" và họ được "mời đến dự tiệc cưới". "Nhưng quan khách không thèm quan tâm tới". Tôi biết có những người trẻ tuổi hay từ chối không dự tiệc, khi họ chưa biết những khách được mời là ai. Tuy nhiên, có nhiều người lớn tuổi cũng có tính cách như vậy. Vậy nên, trong tiệc cưới nói trên, các quan khách có tính cách như thế, hay v́ lư do nào khác nên khi được mời lại từ chối chăng ? Những quan khách được mời có phải họ đă giởn mặt với vị vua kia không ? Họ đă đưa lư do ǵ để không đến dự tiệc cưới ? có phải đó là những lư do chính đáng như: Phải đi làm việc, vậy họ đă coi việc làm của họ trọng hơn việc dự tiệc cưới của hoàng tử. Làm sao để từ chối dự tiệc cưới của một vị vua ? Do v́ bạn không muốn, và nếu bạn được trịnh trọng mời dự th́ bạn sẽ đến do bạn kính trọng đức vua của bạn. Chúng ta đều biết v́ sao chúng ta phải đi dự tiệc: v́ người chủ của ḿnh hay do một người bạn mời. V́ thế, đối với bầy tôi của một vị vua, th́ dự tiệc cưới là một việc chính trị phải làm. Trong câu chuyện trên, các quan khách "không đếm xỉa đến lời mời", chứng tỏ họ là những kẻ ngạo mạn, ngốc nghếch, có tính xúc phạm tới bề trên. Trong xă hội thời Chúa Giêsu, làm tổn thương danh dự người khác trước quần chúng là một xúc phạm nặng nề. Và trong trường hợp này, những khách được mời mà từ chối th́ thật là một sự xúc phạm lớn đối với nhà vua của họ. Thậm chí, có khách mời lại "bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết", thái độ đó là họ đă sỉ nhục chính đức vua của họ. Vị vua đó không thể để sự việc xảy ra như vậy, nên v́ danh dự cho ḿnh, ông đă ra lệnh "sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành tŕ của chúng". Rồi sau đó đức vua sẽ làm ǵ khi bàn tiệc đă dọn sẵn cho đám cưới của hoàng tử ? Vua sẽ hủy bỏ danh sách những quan khách định mời. Vua sai các đầy tớ "ra các ngă đường " nghĩa là đến các quảng trường, chợ... để "mời" những người chưa bao giờ được dự một tiệc lớn ở cung điện vua. C̣n những người được mời lần đầu là những nhà kinh doanh, chủ điền, là những người từ chối lời mời. Hăy nghĩ xem những người được mời lần này "ở các nẻo đường, ở chợ" là ai ? Có thể họ là người hành khất, người bán thịt, người bán dạo, đĩ điếm, thu thuế, trộm cướp, tàn tật, người bệnh hoạn v.v....Những người này khi họ biết có tiệc lớn như vậy họ không dại ǵ để từ chối. Chúng ta ai cũng biết, sửa soạn một tiệc cưới phải tốn bao nhiêu th́ giờ và tiền bạc, và chúng ta không phải ở hàng vua chúa. Hăy tưởng tượng các món cao lương mỹ vị và rượu ngon hảo hạng trên các bàn tiệc. Chắc chắn những món ăn uống đó đă được chọn lựa kỹ. Thử hỏi, những người được mời lần sau này có biết quư những thức ăn uống đó không ? và biết cách dùng các thứ ấy không ? Chắc là họ chưa biết. Họ là những người đói khát. Anh chị em có thể tưởng tượng cảnh xô đẩy nhau để vào dự tiệc, dành chổ ngồi, và dành đồ ăn thức uống hảo hạng. Trong suốt đời ḿnh, họ chưa bao giờ có được một bữa tiệc lớn như vậy, và chắc sau này họ sẽ không bao giờ được mời như vậy nữa. V́ thế bằng mọi cách họ nhào vô để ăn uống một bữa hả hê. Thử hỏi những người thiếu ăn có biết cách dự tiệc như những người giàu có không ? Nếu hôm nay chúng ta biết chúng ta cần những ǵ nơi bàn tiệc thánh, và chúng ta hiểu được ơn ích ǵ chúng ta sẽ lănh nhận, chắc chúng ta sẽ dùng mọi cách để vui mừng "dự tiệc thánh" chung với nhau. Bấy giờ vị vua "tiến vào quan sát khách dự tiệc". Họ không c̣n là những người ăn xin, đầu đường xó chợ, trộm cướp v.v...nữa. Họ là những "quan khách". Địa vị của họ đă được thay đổi. Nhưng họ không làm ǵ để được địa vị như thế cả. Họ được mời dự một bữa tiệc thịnh soạn mà họ không hề nghĩ là có thể được mời. Nơi đây, tôi lắng nghe Lời Chúa mời gọi đến sảnh tiệc, những lời nói râm ran, những lời ca tiếng hát, và có cả những tiếng cười của "quan khách". Đến đây chúng ta thấy được một chi tiết rối rắm xuất hiện trong dụ ngôn, một chi tiết mà chúng ta ai cũng muốn cắt đi coi như chưa hề biết đến, v́ nó thật khó chịu. Đó là chi tiết khi đức vua gặp một người trong số quan khách "không mặc y phục lễ cưới". Tôi ước ǵ thưa với đức vua, là Ngài vừa sai đầy tớ "ra các ngả đường, gặp ai cũng mời vào hết", th́ làm sao những người đó ăn mặc chỉnh tề được ? Thử hỏi làm sao họ có được quần áo chỉnh tề chứ ? Rơ là vua không biết chuyện phải không ? Bài Phúc âm hôm nay có thể đọc đến hết câu 10 thôi. Và như thế có thể không đá động đến chi tiết rối rắm nói trên về người khách không mặc y phục cưới. Nhưng đôi khi, những chi tiết khó chịu trong các dụ ngôn lại là phần gây ảnh hưởng trên người nghe. Trong một lớp giáo lư chim non 6 tuổi, khi cô giáo đọc dụ ngôn này lên, và hỏi về người khách không mặc y phục cưới, có một em trả lời rằng "Khi đức vua muốn các quan khách ăn mặc chỉnh tề để dự tiệc cưới th́ Ngài đă chuẩn bị y phục sẵn cho họ ở cửa vào". Câu trả lời này cũng hay đấy. Và đây cũng là câu trả lời của một nhà thần học đă đề nghị. Chúng ta được nhận lănh những ǵ chúng ta cần mỗi khi chúng ta chấp nhận lời mời vào dự tiệc cưới. Anh chị em c̣n nhớ chuyện cô bé lọ lem không ? Bà tiên đó không để cô bé đó phải chờ có áo đẹp để dự dạ vũ trong cung điện vua. Thánh Phaolô cũng nói lên ư đó trong thư gởi cho Philiphê. "Thiên Chúa của tôi sẽ thoả măn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Đức Ki-tô Giê-su." (Phi.4:19) Cộng đoàn của thánh Mátthêu gồm có người Do Thái và người ngoại trở lại. Đó là một sự pha trộn của Giáo hội thời sơ khai. Những Kitô hữu Do Thái chắc hẳn có để ư đến chuyện những quan khách đă bắt giữ, sĩ nhục và giết chết các đầy tớ của vua được xem như các ngôn sứ đă được gởi đến để mời gọi dân Chúa trở về và đă bị giết hại. Cũng như những người ở các ngă đường đă được mời vào dự tiệc cưới, cộng đ̣an thánh Mátthêu có lẽ gồm đủ loại "người tốt và kẻ xấu". V́ thế, phần thứ hai của dụ ngôn có thể làm cho họ thắc mắc. Thử hỏi các thành phần trong cộng đ̣an làm sao thay đổi đời sống của họ để đáp lời mời dự tiệc cưới của Chúa ? Họ có hiểu được ơn ích của lời mời gọi đó không ? Thái độ của họ và hành vi của họ đối với những "quan khách" trong cộng đ̣an như thế nào ? Nếu tất cả là quan khách và tất cả không ai xứng đáng được nhận lời mời gọi đầy ân sủng ấy, th́ tại sao các Kitô hữu lại phân biệt nhau v́ chủng tộc, v́ địa vị, nguồn gốc, ngôn ngữ, v́ kẻ đến trước người đến sau, v́ kẻ ăn mặc sang trọng và người nghèo khó ? Nếu Anh chị em đă đọc hai thư thánh Phaolô gởi cho tín hữu Cô-rin-tô th́ hẳn anh chị em đă hiểu những chia rẽ trong cộng đ̣an ở đó đă làm thánh Phaolô buồn phiền biết bao. Trong bữa Tiệc thánh, có những Kitô hữu Do Thái và người ngoại trở lại, có người giàu kẻ nghèo, có những góa phụ, mồ côi, người đau yếu và những người này đă đáp lời mời của Chúa Giêsu. Một cộng đ̣an gồm nhiều thành phần như vậy chắc có người sẽ khó chịu, nhất là những người chỉ biết đến người trong giới của ḿnh thôi. Chính v́ thế, trong thư, thánh Phaolô đă khuyên bảo nặng lời, và v́ thế dụ ngôn hôm nay đă thách thức họ và gọi họ quay về cộng đ̣an của Chúa Giêsu. Có người nói là không hiểu tại sao bạn của anh ta lại theo đạo Công giáo, một đạo "không có Lời Chúa và với Phụng vụ trống rỗng". Thật là một lời b́nh luận hơi khắc khe. Nhưng, từ sau Công Đồng Vatican II đă có những sửa đổi Phụng vụ, nhấn manh vào việc đọc và nghe Thánh Kinh. Thánh Kinh mở mắt chúng ta để biết sự quan trọng của việc thờ phượng Chúa và giúp chúng ta có ư thức khi thực hiện Phụng vụ, tránh những tập quán về Phụng vụ xưa cũ. Nếu chúng ta đă quan trọng hóa Lời Chúa và đặt Lời Chúa vào đúng chổ của Phúc âm ngày hôm nay th́ tại sao chúng ta có thể bỏ qua những người cùng chúng ta dự bàn Tiệc thánh hôm nay được ? Chúng ta không nên xét đoán kẻ khác về lư do họ đi lễ, về cách ăn mặc, về những hoạt động của họ trong cộng đ̣an. Chúng ta hăy cùng họ thờ phượng Chúa, và cùng họ lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta sẽ hết sức thực hiện Lời Chúa. Hăy để Thiên Chúa mời gọi những người ăn mặc y phục tiệc cưới vào dự tiệc.
Lời Mời Của T́nh Thương
Số phận của những người tôi tớ Trong câu chuyện bài Tin Mừng tuần trước, những người tôi tớ của ông chủ đă không được đối xử như những vị sứ giả. Họ đă bị ngược đăi, bị hành hạ, thậm chí c̣n bị giết. Trong dụ ngôn về tiệc cưới hôm nay, số phận những người này cũng không khá hơn. Có thể nói rằng họ đă thất bại. Họ đến gặp những khách mời, nhưng chẳng ai nghe họ. Người ta đă xua đuỗi, hành hạ họ, mặc dù không giết chết. Những người sống sót này không làm được ǵ hơn là trở về báo cáo cho ông chủ về thái độ của các vị khách được mời. Trong thực tế, nơi mà họ có thể chu toàn sứ mạng của ḿnh, nơi mà người ta đón nhận lời mời của họ, chính là đường phố, hay chính xác hơn là những ngă ba đường. Tại đây, các tôi tớ đă gặp những người qua đường, những người đi qua đi lại, những người chẳng có ruộng đổng, cũng chẳng bận việc buôn bán, và những người chẳng có nhà ở nhất định. Không cần biết họ là người xấu hay người tốt : điều quan trọng là họ đă nghe lời mời của các tôi tớ, những lời mời được gửi đến ở mọi nơi, mọi thời ... H́nh ảnh những người tôi tớ bị trần gian hất hủi cũng giống như h́nh ảnh chính Người Con của Vua. Người con này là một người tôi tớ đúng nghĩa : chính Người đă bị đánh đ̣n, đă bị ngược đăi, đă bị giết chết do bàn tay của những người được Chúa Cha mời gọi ngay từ đầu để tham dự vào lễ hội sự sống. Chính Người là người qua đường đúng nghĩa, đă rong ruỗi trên khắp những nẻo đường của trần gian, của đời người và của những tâm hổn. Chính Người đă chịu đóng đinh vào cây thập giá như vào một ngă ba của cuộc đời. Mỗi người sẽ phải đi qua ngă ba ấy, nếu muốn tiến đến sự sống. Số phận của những người tôi tớ, và của Người Tôi Tớ là số phận hẩm hiu, có thể nói như thế. Vậy mà có những người tự nhận là "tôi tớ", nhưng lại không dám chấp nhận số phận tôi tớ. Đó là những "tôi tơ" chỉ có trên danh xưng, c̣n trong thực tế lại là những ông chủ. Họ muốn sắp xếp một thứ phục vụ mà không dấn ḿnh vào sự liều lĩnh, không chấp nhận mọi điều kiện. Họ muốn mang danh nghĩa tôi tớ mà vẫn sống ung dung, an toàn, vẫn có một thứ đẳng cấp về quyền hành. Những người này là tôi tớ, nhưng là để phục vụ cho bản thân ḿnh, cùng với những tiện nghi. Họ là tôi tớ, nhưng là phục vụ cho những ham muốn của ḿnh, những ham muốn dường như vô tận và núp dưới những danh nghĩa đầy tính cách đạo đức. Vị trí duy nhất của người tôi tớ, đó là ngă ba đường, đó là thập giá. Chỉ khi nào chấp nhận thực tại này, họ mới thực sự là tôi tớ, theo gương Thầy ḿnh. Gọi và chọn "Kẻ được gọi th́ nhiều, mà người được chọn th́ ít" Dụ ngôn tiệc cưới đă được kết thúc như vậy. Câu nói này vẫn thường được trưng dẫn để khuyến khích hay để làm cho người khác sợ mà mau mắn hối cải. Nếu Nước Trời có ít chỗ, th́ tại sao không vội vă, không hy sinh tất cả để có thể vào trong đó ? Thật ra, trong Tin Mừng, Đức Giêsu đă nhiều lần nhắc lại tính khẩn cấp của lời mời gọi, và cần phải hy sinh, phải từ bỏ tất cả để đáp ứng. Nhưng ở đây, bản văn có ư nghĩa khác. Trong bữa tiệc của Thiên Chúa, những người được tuyển chọn đang hiện diện không nhiều ; ngược lại, số những người được mời và đáp ứng lời mời th́ khá nhiều. Bởi v́ ngay từ ban đầu, những người được chọn, dân được tuyển chọn là Ít-ra-en. Nhưng dân này đă không đáp ứng lời mời, đă không đến dự tiệc cưới. Bấy giờ ông chủ tiệc mới sai tôi tớ đi mời tất cả những người ngoài đường phố -những người này, vào lúc ban đầu, có vẻ như xa lạ với cuộc lễ- và đám người này đă mau mắn đáp ứng. Như vậy, bản văn Tin Mừng hôm nay không có ư thu hẹp lại, nhưng cho thấy chân trời do Đức Giêsu đem lại đă mở rộng thêm như thế nào, và mỗi ngày một rộng thêm đang khi sứ mạng nguyên thuỷ của Người có vẻ như thất bại rơ ràng. Sứ mạng ấy là quy tụ dân Người, biến họ trở thành ánh sáng chiếu soi mọi dân tộc. Ở đây có thể hiểu như một thứ chuyển dịch cho họ hiểu rằng, chương tŕnh của Thiên Chúa có thể được thực hiện theo một cách thức khác với điều họ hiểu lúc ban đầu. Đây cũng là điều thánh Mát-thêu muốn nhấn mạnh với các Ki-tô hữu thời sơ khai. Những người này cảm thấy bị thương tỗn khi họ phải từ bỏ những lợi ích vẫn có theo truyền thống xa xưa để chấp nhận lợi ích của dân ngoại. Theo ư nghĩa của bài Tin Mừng này, họ không là những người phản bội lại ơn gọi của Ít-ra-en, nhưng họ thuộc vào số ít những người nghe được lời mời gọi và đă đáp ứng. Dầu vậy, lời mời rộng răi này vẫn không làm giảm bớt điều ǵ trong các đ̣i hỏi của Đức Giêsu : những người được mời mà không mặc áo cưới, vẫn bị đuỗi ra khỏi pḥng tiệc. Tại sao vậy ? Mặc dù lời mời vào Vương quốc của Thiên Chúa là lời mời nhưng không, nhưng chớ quên rằng Vương quốc ấy là của Vua. Thiên Chúa sẽ "khám xét" dân mới của Người cách kỹ lưỡng vô cùng. Họ được gọi vào Hội Thánh, nhưng không phải đương nhiên và tự động được cứu thoát vĩnh viễn. Được gọi vào Hội Thánh cách nhưng không, họ phải đáp ứng lại bằng ḷng tin (như tỗ phụ Áp-ra-ham) kèm theo những việc lành phúc đức (x. Hoàng M. Tuấn, "Đọc Tin Mừng thánh Mát-thêu", tập 2, trang 344-345). Tất cả đều được mời Theo Tin Mừng thánh Mát-thêu, các tôi tớ "đi ra các nẻo đường, gặp ai bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại". Thật là lạ lùng ! Không hề có chuyện thu hẹp, giới hạn. Tất cả đều được mời, bất kể người đó là ai. Có một số người nghĩ rằng việc gặp gỡ Đức Ki-tô đ̣i phải có sự thoả thuận trước, phải có những điều kiện đặc biệt, và một sự chấp nhận nào đó. Những người này tưởng rằng việc sám hối chỉ dành cho những người nào không có nhiều lỗi lầm, không có những đam mê nặng nề, hay những người có tính khí "dễ dàng", và những người mà quá khứ cũng như những khuynh hướng hiện tại không làm họ phải thẹn thùng xấu hỗ. Cửa nhà Thiên Chúa luôn rộng mở. Cần phải loan báo cho mọi người biết điều này, nhất là những người nghĩ rằng ḿnh không xứng đáng với t́nh thân thiện của Đức Ki-tô. Đoạn Tin Mừng này cũng gửi đến chúng ta, những người được mời ngay từ lúc ban đầu và không có giờ rảnh. Nếu chúng ta không nhận ra một cơ may mới đang được dành cho chúng ta, th́ chúng ta sẽ như thế nào ? Thật là sai lầm khi nghĩ rằng Thiên Chúa không kêu mời chúng ta nữa, sau khi đă nhiều lần ngỏ lời. Và bây giờ chúng ta cứ mặc kệ. Chỉ cần ghi nhớ điều đơn giản này : "gặp ai th́ mời hết vào tiệc cưới". Có thể chúng ta là người xấu và chúng ta có thể đưa ra nhiều lời xin lỗi rất hợp lư để không đáp lại lời mời. Coi chừng đó chỉ là những cớ giả tạo, và chúng ta chỉ có ư trốn tránh Thiên Chúa ! Nếu thực sự chúng ta là người xấu, chỉ cần chúng ta thú nhận và xin tha thứ, chỉ cần chúng ta gia nhập vào đám đông khốn khỗ được mời đến dự tiệc. Ông chủ tiệc sẽ rất vui mừng khi thấy chúng ta đến dự tiệc -không phải với thái độ kiêu hănh- cùng với những người nghèo khỗ, những người được gom lại từ khắp mọi nẻo đường. V́ thế, cần phải hối cải, cần phải thú nhận rằng chúng ta đă không đủ bao dung, không có thái độ sẵn sàng, không yêu mến đủ ; chúng ta đă đánh lừa lương tâm của ḿnh và đă ngủ quên. Tuy nhiên, không chỉ hối cải mà thôi, c̣n phải hành động nữa. Và để hành động, đừng đợi đến khi có những thích thú hay ít bị cuộc sống lôi kéo. Kinh nghiệm về Thiên Chúa không loại trừ sự vất vả, nỗi khó nhọc, bệnh tật hay buổn phiền. Không một khó khăn nào -vật chất hay tinh thần- có thể ngăn cản chúng ta một khi chúng ta đă biết được tầm mức của chúng. Có thể chúng ta cảm thấy không có thời giờ, nhưng một khi chấp nhận lời mời, chúng ta sẽ t́m được thời giờ. Người ta sẽ luôn t́m thấy thời giờ để thực hiện điều ḿnh yêu mến, và thay v́ phải chịu đựng, tất cả mọi sự đều trở nên sinh động và thân thiết nhờ ḷng yêu mến này. Điều quan trọng là nói lên lời ưng thuận và t́m cách dập tắt những tiếng nói ngăn cản nhận ra lời kêu mời của Thiên Chúa. Nếu chúng ta nhận ra lời mời, lời mời đầy tha thiết, chúng ta sẽ khám phá ra cách đáp trả.
Tiệc cưới - áo cưới Đọc Tin Mừng chúng ta thấy, Chúa Giêsu đă từng đi dự tiệc tại Ca-na, tại nhà La-da-rô, tại nhà của một nhóm Pha-ri-sêu, tại nhà Mát-thêu và Gia-kêu… từ đó, Chúa rút ra một chân lư là “phúc cho ai được mời tới dự tiệc”. Đây chỉ là một câu nói ám chỉ, có nghĩa là hạnh phúc cho những người được chọn vào nước trời, bởi v́ bữa tiệc là h́nh ảnh Chúa Giêsu dùng để nói về nước trời. Vậy, những ai muốn được dự hạnh phúc ấy th́ phải làm sao ? Chúa Giêsu đă đưa ra những dụ ngôn khác nhau để nhắc nhở người ta phải tỉnh thức, phải sẵn sàng, phải đúng giờ… hôm nay, bài Tin Mừng lại kể cho chúng ta một dụ ngôn nữa, đúng ra là hai dụ ngôn: dụ ngôn tiệc cưới và dụ ngôn áo cưới, dạy chúng ta phải sẵn sàng hi sinh tất cả mọi lo lắng cá nhân, dù là cần thiết đi nữa. Hay nói khác đi, Chúa dạy chúng ta phải biết chọn lựa cho đúng. Bài Tin Mừng kể một lễ cưới long trọng được tổ chức do một ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử. Câu chuyện tiệc cưới này có cái ǵ khác thường, từ thực khách cho đến những sự tham dự, và nhất là cách xử sự của chủ tiệc, cho chúng ta thấy có điều ǵ không b́nh thường, và đó chính là điều Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta. Trong thực tế, có lẽ chẳng có tiệc cưới nào diễn ra như thế. Đúng, đây không phải là một tiệc cưới b́nh thường, mà là tiệc cưới nước trời : đức vua mở tiệc cưới là Thiên Chúa. Hoàng tử của nhà vua là Chúa Giêsu. Các đầy tớ được sai đi mời khách là các ngôn sứ. Khách được mời lần đầu là dân Do Thái. Họ đă từ khước lời mời của Thiên Chúa và giết hại các ngôn sứ, thậm chí họ c̣n giết luôn cả hoàng tử Giêsu. Những người được mời kế tiếp là dân chúng ở khắp hang cùng ngơ hẻm, tức là mọi người, bất kỳ ở đâu, cũng được mời gọi vào nước Chúa. Đúng thế, Thiên Chúa muốn cứu chuộc mọi người. Ngài yêu thương mọi người, không phân biệt ai. Ngài mời gọi mọi người, bất kể tốt xấu. Ngài không loại bỏ ai bao giờ, nhưng đáp lại hay từ chối là do mỗi người, Qua h́nh ảnh những người được mời dự tiệc, chúng ta thấy có những người đă từ chối với những lư do khác nhau. Tin Mừng Lu-ca cho biết : người th́ nói mới tậu ruộng cần phải đi xem, người th́ nói mới tậu được năm đôi ḅ cần phải đi thử, người th́ lấy lư do mới cưới xin để từ chối. Đây không phải là những lư do cần thiết và cấp bách. Nhưng khi người ta đă không muốn, không thích, th́ người ta luôn t́m được những lư do để từ chối, để bào chữa, chống đỡ cho ḿnh, dù cách chống đỡ đó vô duyên mấy cũng cứ được, cũng cứ an tâm b́nh chân như vại. Thực vậy, đi xem ruộng, đi thử ḅ th́ thiếu ǵ lúc, có thể để sang ngày khác, ngày mai ngày mốt cũng được, chẳng muộn ǵ, cần ǵ phải vội vàng như thế, cả việc mới cưới xin cũng vậy. Nói chung, những người trên đều từ chối khéo ơn huệ của nhà vua chỉ v́ coi ḿnh trên người khác. Tất cả đều lấy ḿnh làm căn bản. Tất cả mọi chuyện đều lấy của cải làm mối lo và giải quyết mọi chuyện theo đó. Như vậy, dụ ngôn này dạy chúng ta bài học : phải biết lựa chọn cho đúng. Một điều nữa chúng ta cần t́m hiểu, đó là h́nh ảnh chiếc áo cưới. Khi đọc dụ ngôn này, có người thắc mắc : “Nhà vua có cư xử bất công không khi phạt một người khách v́ được mời cách bất ngờ nên đă không mặc áo cưới ? ở ngă ba đường th́ làm sao có áo cưới để mặc ?”. Thực ra, đây là hai dụ ngôn riêng biệt, nhưng thánh Mát-thêu đă nối kết lại với nhau. Nếu tách riêng ra th́ không có chi thắc mắc về vấn đề áo cưới, v́ đă có sự chuẩn bị trước ở nhà. Nhưng cả trong trường hợp kể trong Tin Mừng Mát-thêu, người không mặc áo cưới bị phạt th́ cũng không có ǵ là bất công. V́ tại sao bao nhiêu người khác cũng được mời bất ngờ mà vẫn mặc áo cưới ? (có lẽ khách đến dự tiệc đều được phát cho áo cưới chăng ?). Đàng khác, khi bị hạch hỏi người này đă không nói được lời nào để chữa tội. Dù sao dây cũng chỉ là câu chuyện dụ ngôn, nhằm tŕnh bày bài học ngụ ư hơn là chú trọng về khía cạnh xác thực. Điều tác giả dụ ngôn muốn nói là người không mặc áo cưới chính là kẻ xấu không chịu hồi tâm sửa ḿnh. Chính v́ thế mà y đă bị kết án. Bài học cho chúng ta, cuộc đời chúng ta, chúng ta tự quyết định lấy. Chúng ta phải biết can đảm chống lại những khuynh hướng xấu, phải dứt khoát với những cám dỗ, những cái xấu. Những lầm lỗi trong cuộc sống là điều không tránh khỏi : nhân vô thập toàn. Nhưng điều quan trọng là biết nh́n nhận ḿnh sai, biết dừng lại, biết hối hận và quyết tâm sửa đổi. Chúa luôn kêu gọi chúng ta bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể như lời Chúa hôm nay, chúng ta có nghe không ? Có đáp lại không ? Theo tâm lư thông thường, ai cũng sợ phải chờ đợi, ít hay nhiều, sự chờ đợi nào cũng là một cực h́nh. Nhưng cũng thật mâu thuẫn, khi chính chúng ta lại biến cuộc đời ḿnh thành một thứ đợi chờ : cả tuần lễ, chúng ta chờ đến Chúa Nhật để được nghỉ ngơi. Chúa Nhật đến, chúng ta lại chờ Chúa Nhật khác. Tháng này đến, lại chờ tháng khác. Năm này đến, lại chờ năm khác. Lên xe mong đến nơi, đến nơi lại mong về. Đi dự lễ, dù lễ chưa xong, lại có người muốn vội đứng lên để ra về. Họ làm như thể chỉ đến nhà thờ để mong cho đến giây phút tan lễ. Cứ thế, chúng ta khiến cuộc đời chúng ta là một chuỗi những dự phóng và không bao giờ thực hiện, đang khi tiếng mời gọi của Chúa với chúng ta chính là “ở đây và lúc này”. Hăy nắm bắt giây phút hiện tại trong tin tưởng và phó thác, cũng như trong niềm vui của Tin Mừng. Hôm nay, Chúa đang gọi tôi, đừng khất lần vào dịp khác, đừng chờ đợi đến một cơ hội tốt hơn, một hoàn cảnh thuận lợi hơn. Hăy tiến vào tiệc cưới mà tận hưởng những ǵ chúng ta đang có và đang sống. Hăy sống cho thật tṛn đầy những giây phút của ngày hôm nay. Những ǵ có thể làm hôm nay, chúng ta không nên để đến ngày mai, có một bậc thầy đă nói : “Cái ngày nguy hiểm nhất trong đời một người là khi người đó học được chữ ‘ngày mai’”. V́ biết có ngày mai nên chúng ta mới tŕ hoăn công việc đáng phải làm trong ngày hôm nay. Dĩ nhiên có những việc chúng ta có thể để đến ngày mai, nhưng có những việc chúng ta không bao giờ nên để ngày mai, nhất là việc sám hối, cải thiện đời sống. Bởi v́ chúng ta không biết chắc được có ngày mai cho chúng ta hay không ?
Ơn
Cứu Độ Phổ Quát
Thánh Âu Tinh đă xác tín khi nói rằng “Thiên Chúa tạo dựng con người không cần sự cộng tác của con người. Thế nhưng để cứu độ con người, Thiên Chúa cần tới sự cộng tác của con người”. Nói như vậy để muốn nhấn mạnh rằng, ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người, và Thiên Chúa mời gọi mỗi người đi theo tiếng gọi của Ngài, tuy nhiên, chúng ta có thể đáp trả hoặc từ chối là quyền tự do của mỗi chúng ta. Thế nên, mặc dù Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho mọi người, và Ngài muốn cứu độ tất cả mọi người, nhưng chúng ta không cộng tác, không đáp lại lời mời gọi th́ Ngài cũng đành bó tay. Đó là sứ điệp mà phụng vụ thánh lễ ngày Chúa Nhật 28 thường niên năm A muốn gởi đến mỗi người chúng ta. Is 25,6-10a Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người thuộc mọi sắc tộc, mọi dân nước không phân biệt ai, lên núi thánh Sion dự tiệc thời Cánh Chung với Ngài trong hạnh phúc và vui tươi hớn hở. Chính v́ thế, Thiên Chúa sẽ cất khỏi mặt họ chiếc khăn tang chế và lau khô nước mắt của đau khổ buồn thương, Ngài sẽ vĩnh viễn tiêu diệt sự chết và hủy diệt mọi điều kiện sống khốn cùng của con người, nghĩa là thiên Chúa sẽ trao ban cho con người một cuộc sống mới, một cuộc sống hoàn toàn biến đổi trong Trời mới Đất mới. Pl 4,12-14.19-20 Trong thư gửi giáo đoàn Philiphê, chúng ta thấy Phaolô là một con người sống mẫu mực, đáng nêu gương cho các tín hữu. Ngài đă hy sinh vất vả trong cuộc sống sinh hoạt lo cho bản thân cũng như trong công cuộc rao giảng Tin Mừng cứu độ cho mọi người. Ngài chấp nhận mọi hoàn cảnh trong cuộc sống của ḿnh trong lúc thiếu thốn, nghèo túng cũng như khi sung túc, lúc đói cũng như khi no. Tất cả sự chịu đựng, hy sinh và có nhiều nghị lực như thế, thánh Phaolô luôn khiêm tốn nh́n vào con người yếu đuối của ḿnh mà ca tụng và cảm tạ hồng ân Thiên Chúa luôn hoạt động trong ḿnh. Đồng thời, ngài khiêm tốn nói lên t́nh liên đới hỗ trợ và ḷng quảng đại của các tín hữu đă khích lệ, đă giúp ngài có sức mạnh vượt qua những gian khổ, những thử thách trong những tháng ngày bị cầm tù ở Rôma. Mt 22,1-14 Như chúng ta cũng biết, bữa tiệc là h́nh ảnh cụ thể mà Kinh Thánh thường dùng để diễn tả sự hiệp thông, đối thoại và tương giao thân t́nh giữa con người với Thiên Chúa. Nó đặc biệt diễn tả ơn cứu độ và cuộc sống sung măn tràn đầy bên Thiên Chúa trong thời Cánh Chung, trong ngày Tận Thế. Bữa ăn ngày lễ hội hoàn toàn là một biểu tượng của niềm vui được chia sẻ. Và trong xă hội hôm nay vẫn thế, bữa tiệc nhất là tiệc cưới, thường qui tụ nhiều khách khứa vui vẻ nhất với những món ăn chọn lọc, có rượu ngon, tiếng nhạc lời ca, y phục lễ hội, khiêu vũ . . . Trở về bài Tin Mừng hôm nay, Lời Chúa gợi lên cho chúng ta sứ điệp của niềm vui qua dụ ngôn “Tiệc Cưới” mà chúng ta vừa nghe. Có lẽ chẳng có vinh dự nào lới lao hơn, khi được nhà vua mời dự tiệc cưới của hoàng tử. Và vinh dự này, dĩ nhiên chỉ dành cho một số các bậc vị vọng, có thế giá, có địa vị trong xă hội. V́ vậy, khách mời rất là hănh diện và tự hào đi tham dự tiệc cưới, và có lẽ chẳng ai dễ dàng bỏ qua và từ chối cơ hội hiếm có này. Thế nhưng rất tiếc, đó lại là thái độ của dân Do Thái, và của rất nhiều người trong thời đại hôm nay. Con người trong xă hội hôm nay, bất kể lương hay giáo, họ rất dửng dưng với ơn cứu độ mà Thiên Chúa cống hiến cho nhân loại. Họ dửng dưng và từ chối dự tiệc cưới Nước Trời mà Thiên Chúa mời, Thiên Chúa gọi, và Thiên Chúa đề nghị. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đă mượn h́nh ảnh dụ ngôn “Tiệc Cưới” để nói lên thái độ người Do Thái khước từ sứ điệp của Ngài. Thật vậy, Đức Giêsu đă mang đến sứ điệp giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, và ban ơn cứu rỗi cho con người. Thế nhưng, dân Do Thái, nhất là giới lănh đạo, những luật sĩ, những người pharisêu không biết đón nhận sứ điệp ấy. Và họ từ chối không tham dự bàn tiệc Nước Trời. Rồi họ đưa ra đủ mọi lư do, kẻ nêu lư do này, người nại lư do kia, người khác đưa ra lời cáo lỗi nọ. Trong dụ ngôn “Tiệc Cưới” mà chúng ta vừa nghe, những người những quan khách được mời, họ không mảy may bận tâm và đếm xỉa đến bữa tiệc cưới. Họ đưa ra những lư do không mấy thuyết phục, và những lời cáo lỗi của họ thật là tẻ nhạt, chứng tỏ họ chẳng tha thiết ǵ đến đặc ân tham dự tiệc cưới Nước Trời. Tuy nhiên, Thiên Chúa không để cho chương tŕnh cứu độ của Người phải uổng phí mà không sinh ích lợi ǵ. Thế nên, nhà vua sai các đầy tớ ra các ngă ba đường mời gọi mọi hạng người tốt lành, thánh thiện cũng như gian tham, ác độc vào dự tiệc cưới. Điều này muốn diễn tả ḷng nhân từ và t́nh thương của Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Ơn cứu độ của Thiên Chúa ban phát cho hết mọi hạng người, không phân biệt tốt xấu, giàu nghèo, màu da, giai cấp, . . . Thế nhưng, để tham dự “Tiệc Cưới”, tham dự bàn tiệc Cứu Độ, điều kiện duy nhất là phải mặc y phục lễ cưới trước khi ngồi vào bàn tiệc. Ở đây Đức Giêsu muốn khẳng định rằng: “Thiên Chúa mời gọi con người vào dự “Tiệc Cưới”, bàn tiệc Cứu Độ, dĩ nhiên là mỗi người đều tự do đáp trả, nhưng phải biết mặc y phục làm sao cho xứng với bữa tiệc.” Và y phục lễ cưới chính là toàn bộ đời sống đức tin trong cộng đoàn Kitô giáo, trong cộng đồng xă hội. Quả vậy, khi lănh bí tích Rửa tội, mang danh là người kitô hữu, sống đạo ở nhà thờ thôi, chưa đủ. Niềm tin của mỗi người tín hữu phải được thể hiện trong các môi trường sống hằng ngày, nơi học đường, công ty xí nghiệp, nơi làm ăn buôn bán... Bất cứ nơi đâu, môi trường hay hoàn cảnh nào cũng đ̣i hỏi người tín hữu trung thành, lương thiện, yêu thương, công b́nh, bác ái ... Đó chính là chiếc áo mà người tín hữu cần mặc khi tham dự bàn tiệc Nước Trời. Amen.
Cỗ bàn đă sẵn, mời quư
vị dự tiệc Lạy Chúa Giêsu, qua dụ ngôn tiệc cưới chúng con không khỏi ngỡ ngàng trước t́nh yêu bao la của Chúa. Đó là một t́nh yêu nhưng không : Chúa là một vị vua cao sang, c̣n chúng con chỉ là đám tiện dân hèn hạ. Sao Chúa lại mời gọi chúng con đến tham dự bàn tiệc Nước Trời. Theo lẽ thường ở đời người ta chỉ mời những người bằng vai bằng vế. Một bữa tiệc thường có mục đích củng cố uy tín của chủ nhân và ràng buộc khách mời để khi có việc cần nhờ đến. Vua Trời mời tiện dân hèn hạ th́ có lợi ǵ. Thế nhưng Chúa vẫn mời chúng con. Chúa không mong chúng con có ǵ đền đáp. Người mời chúng con chỉ v́ yêu thương mà thôi. Trước t́nh yêu bao la của Chúa, chúng con nhiều lần vẫn thờ ơ với lời mời yêu thương ấy. Trong dụ ngôn Chúa đă nêu lên : những khách được mời không đi dự tiệc là v́ người này bận đi thăm trang trại, người kia bận đi buôn bán... Điều đó muốn nói lên rằng mối quan tâm hàng đầu của những người khách được mời là công việc làm ăn, là của cải bạc tiền. Với mối quan tâm hàng đầu ấy th́ lời mời gọi dự tiệc của Đức Vua chẳng có ích lợi ǵ, chỉ mất thời gian. Nh́n lại bản thân, rất nhiều lần chúng con cũng hay từ chối lời mời gọi của Chúa. Chúng con chỉ biết quan tâm đến cái hạnh phúc mà trần gian mang lại qua việc làm ăn, buôn bán, trao dồi kiến thức... Nói cách khác, trước mắt phải lo làm ăn để có một cuộc sống bảo đảm về vật chất ; thiên đàng th́ c̣n xa, sau này từ từ lo. Chúa không hề trách chúng con lo lắng cho cuộc sống vật chất hàng ngày. Nhưng lo đến nỗi quên hẳn cuộc sống mai sau th́ thật đáng trách. “Tiên vàn chúng con hăy t́m Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, mọi sự khác Ngài sẽ lo cho chúng con”. Quả thế, cuộc sống của chúng con đang được bao bọc bởi vô vàn những lời mời gọi thật hấp dẫn, thật dễ chịu. Nhất là ngày nay, khi mà cái ăn, cái mặc không c̣n là nhu cầu cấp bách của cuộc sống nữa, th́ con người hướng đến hưởng thụ. Những buổi tiệc ŕnh rang được tổ chức liên tục, một buổi nghe nhạc, một bộ phim hay, một cuộc picnic với bạn bè,… đó là những lư do để chúng con từ khước lời mời tham dự bàn tiệc thánh. Chúng con thường thích những ǵ là dễ dăi, không bị o ép, không bị ràng buộc, không phải hy sinh. Chúng con cảm thấy mệt mỏi, buồn tẻ mỗi khi tham dự thánh lễ, mỗi khi lắng nghe Lời Chúa, viếng Thánh Thể, đọc kinh cùng gia đ́nh, cùng cộng đoàn. Hoặc chỉ làm cho xong bổn phận mà không hề có chút tâm t́nh mến yêu. Thậm chí, nhiều khi c̣n tính toán th́ giờ với Chúa. Đây c̣n là một t́nh yêu chia sẻ : Thiên Chúa tràn đầy vinh quang không c̣n thiếu thốn ǵ. Tại sao Người lại mời những con người hèn hạ vào Nước Trời làm ǵ cho thêm vướng chỗ ? Thưa v́ Người là T́nh Yêu. Người đă mời gọi con người vào hưởng hạnh phúc với Người, nâng con người hèn hạ lên bậc thượng khách trong tiệc cưới, nâng loài người lên hàng con cái trong Nước Trời. Đưa con người bơ vơ đầu đường xó chợ vào ngồi đồng bàn với các vị thần thánh trên trời. Bước vào pḥng tiệc được coi là gia nhập Hội Thánh qua phép rửa. Để trở nên một Kitô hữu, cần phải quay lưng với quá khứ tội lỗi, từ bỏ lối sống ngày xưa và mặc lấy lối sống mới của Đức Kitô. Ngày chịu Phép Rửa, mỗi người chúng con được trao tấm áo trắng tượng trưng cho đời sống mới. Phép Rửa biến chúng con thành phần tử của Hội Thánh, nhưng điều đó không phải là bảo đảm cho việc chúng con sẽ được dự bàn tiệc Nước Trời mai hậu. Đây là điều mà Chúa muốn nhắc nhở với chúng con trong phần cuối của dụ ngôn. Khi nhà vua quan sát các khách dự tiệc, ông thấy có người không mặc y phục lễ cưới. Nhà vua ngạc nhiên khi thấy một người đi ăn cưới mà lại không ăn mặc xứng đáng. Người ấy không sao chữa tội ḿnh được. Dĩ nhiên y phục lễ cưới ở đây có tính cách tượng trưng. Một Kitô hữu đă chịu phép Rửa nhưng vẫn c̣n gắn bó với tội lỗi và thói hư tật xấu, vẫn chưa có một cuộc đổi đời thật sự, người ấy là kẻ không mang y phục lễ cưới, và bị đuổi khỏi bàn tiệc đời đời. Chiếc áo đi dự tiệc Nước Trời đẹp nhất, phù hợp nhất đó chính là sống như Đức Kitô. Họa lại cuộc đời của Đức Kitô. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Xin giúp mỗi người chúng con nhận ra giá trị cao quư đích thực của Lời Chúa, của Thánh Thể Chúa. Xin cho chúng con đừng bị những nhu cầu của cuộc sống trần gian, những đam mê của con người trần thế ràng buộc, để rồi từ khước lời mời gọi tham dự vào Bữa Tiệc thánh trên quê trời. Xin giúp chúng con cũng ư thức được rằng Chúa đang mời gọi và chờ đợi chúng con thông qua Thánh lễ, thông qua việc lănh nhận Thánh Thể, thông qua các giờ kinh nguyện hàng ngày. Ước mong rằng lời khuyên của Thánh Phaolô vẫn luôn vang vọng nơi mỗi người chúng con : "Anh em hăy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hăy mặc lấy Đức Kitô" (Gl 3,27). Amen
Xin cho chúng con được dự
tiệc thiên quốc Dụ ngôn hôm nay gồm hai phần: * Trong phần thứ nhất, Thiên Chúa mời chúng ta đi dự tiệc, nơi đó có chỗ cho mọi người. Suốt chiều dài lịch sử, Thiên Chúa đă sai phái các ngôn sứ của Người đi rao giảng công bằng, ḷng thương xót của Người cho dân tộc Do-thái và kêu gọi họ hăy tin tưởng vào Người. Thế nhưng, dân Do-thái đă không nghe lời Thiên Chúa mời gọi và họ càng không nghe Chúa Giêsu. Tuy vậy, kế hoạch của Thiên Chúa đâu có bị thất bại. Người sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng cho các dân ngoại: các ngươi hăy đi ra các ngả đường, để cho người không phải gốc Do-thái cũng được gia nhập Giáo Hội. Nhưng một số người Do-thái, số ít người được chọn trong số bao nhiêu người được gọi, sẽ là những thành viên tiên khởi của Hội Thánh. Nhà vua mở tiệc cưới cho con ḿnh là Chúa Kitô, xứng đáng được gọi là Đấng phu quân của nhân loại v́ đă hợp nhất họ nên một thân thể để được kết hợp với Người. Trong suốt lịch sử, Chúa Kitô Phục Sinh qui tụ những con người phải chết và bị chia rẽ. Thần Khí Thiên Chúa sẽ biến đổi và cho họ sống lại để họ có thể dự tiệc dành cho kẻ sống. Thánh lễ là bàn tiệc duy nhất của Chúa Kitô mà bao người Kitô hữu đă biết đến. Cuộc họp mặt của chúng ta trong thánh lễ phải nhắc nhở chúng ta rằng: Thiên Chúa mời gọi chúng ta, qua cuộc sống hằng ngày, hăy chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham dự tiệc cưới dành cho toàn thể nhân loại. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho tất cả mọi người hợp nhất và hoà giải với nhau. Nếu chúng ta không thi hành th́ bấy giờ, sức sống của Hội Thánh toàn cầu sẽ từ từ rút ra khỏi các buổi họp mặt của chúng ta và những người khác sẽ được gọi đi làm công việc của Thiên Chúa. * Trong phần thứ hai của dụ ngôn: Chúng ta là những người đă ở trong Hội Thánh rồi, chúng ta có mặc áo mới không ? Đây là chiếc áo trắng được nói tới trong sách Khải huyền, là đức tin, là chiếc áo của những ai đă không cậy vào sức ḿnh mà t́m cách biến thành “những người đàng hoàng”, nhưng là những ai đă “tin” rằng: Chúa Giê-su có thể biến những người có tội như họ trở thành những vị thánh trong nước của Người. Chúng ta đừng tưởng người khách không mặc y phục lễ cưới (trong dụ ngôn hôm nay) là một người nghèo. V́ theo tục lệ thời đó, người ta cấp cho tất cả các thực khách y phục mà họ phải mặc trong bữa tiệc. Người khách này đáng lẽ đă có rồi mà lại không chịu mặc vào, nên anh ta đă câm miệng không nói được ǵ trước câu hỏi bất ngờ của nhà vua. V́ yêu thương, Thiên Chúa đă mời gọi dân Do-thái dự tiệc Nước Trời, nhưng nhiều người đă từ chối v́ họ yêu chuộng những giá trị trần gian hơn. C̣n chúng ta - những Kitô hữu, chúng ta có thái độ nào trước lời mời gọi của Ngài ? Thiên Chúa luôn đón chờ và kêu mời chúng ta chung hưởng vinh quang Thiên Quốc. Mỗi ngày chúng ta được nghe lời mời gọi này khi tiếp cận với Lời Chúa, khi tiếp rước Ḿnh Máu Thánh Chúa, qua tiếp xúc với những người xung quanh, những người nghèo khổ, bị bỏ rơi … cần sự giúp đỡ. Chúng ta đă đáp trả thế nào hay viện cớ này cớ nọ để khước từ ? Trong giây phút này, chúng ta hăy cùng nhau hồi tâm suy nghĩ về lời mời gọi của Chúa và thái độ đáp trả của ḿnh. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đă mời gọi chúng con đến dự tiệc Nước Trời. Chúng con cảm tạ Chúa đă biểu lộ t́nh yêu đối với những người c̣n đầy những bất xứng như chúng con. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết mau mắn đáp lại lời mời gọi của Chúa qua việc chu toàn giới luật "Bác Ái – Yêu Thương" và có những chuẩn bị xứng đáng cho việc tham dự Tiệc Cưới Nước Trời mai sau. Amen.
Đôi Bờ Hạnh Phúc Cuộc khủng hoảng tài chánh Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng khắp các lănh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán, kinh tế, xă hội và cả gia đ́nh. Mới đây, tại Los Angeles, California, một ông đă bắn cả gia đ́nh và tự sát, chỉ v́ khủng hoảng tài chánh. Trước cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới, ĐGH Bênêđictô XVI xác quyết : “Chúng ta thấy nhiều ngân hành lớn sụp đổ. Tiền biến mất. Tiền là hư vô. Tất cả những ǵ thiếu một thực tại nền tảng đều chung số phận. Chúng thuộc hàng thứ yếu. Lời Chúa là nền tảng đỡ nâng mọi sự. Lời Chúa là thực tại đích thực đó. Chỉ có Lời Thiên Chúa mới là nền tảng mọi thực tại.”[i] Tại sao ? Tin Mừng hôm nay tŕnh bày cho chúng ta tầm quan trọng của Lời Chúa qua dụ ngôn tiệc cưới nhà vua tổ chức cho hoàng tử. Khách mời nại đủ lư do từ chối. Họ coi việc buôn bán và công việc đồng áng quan trọng hơn lời mời của nhà vua. Tệ hơn nữa, họ c̣n hành hạ và sát hại các tôi tớ, các khách mời đă lănh đủ hậu quả. Bọn sát nhân đă bị tru diệt cùng với các thành phố của chúng. Khi xuống trần gian, Con Thiên Chúa đích thân mời gọi chúng ta tham dự tiệc cưới Nước Trời. Lời mời gọi đó chính là Lời Chúa. Thái độ chúng ta ra sao ? Chúng ta có chấp nhận chia sẻ niềm vui Nước Trời với Chúa không ? LỜI CHÚA NHƯ MỘT MỜI GỌI Khi tin tiệc cưới hoàng tử tung ra, ai không vui mừng ? Vui nhất lẽ ra là những ai được vinh dự mời tham dự tiệc cưới ấy. Thế nhưng, thực tế khác hẳn. Những khách được mời đều từ chối Nhà vua buồn bă chừng nào trước những phản ứng bất ngờ như thế. Từ buồn sang giận, nhà vua đi đến quyết định làm tất cả các khách mời hết sức kinh ngạc. Khi tính đến chuyện gia thất cho hoàng tử, nhà vua nhắm tới tương lai của cả triều đ́nh và vận mệnh đất nước. Đó không phải là chuyện riêng của hoàng gia, nhưng của cả dân tộc. Nhưng khi từ chối, những khách mời nại đủ lư do không tham dự tiệc cưới. Họ coi thường lời mời của nhà vua, v́ không nhận ra đó là công ích và là một vinh dự tham gia vào những diễn biến lớn lao của vận mệnh đất nước. Họ chỉ cắm mắt vào những lợi lộc vật chất và cá nhân (x. Mt 22), đến nỗi chà đạp cả danh dự nhà vua xuống đất đen. Một nhóm khác c̣n mù quáng đến nỗi đổ máu các tôi tớ nhà vua. Thực ra không phải họ không có những lư lẽ biện minh cho hành động của ḿnh. Họ sống trong một thế giới hạnh phúc của riêng họ. Không chấp nhận lời mời của vua, họ thỏa măn với những những thứ của cải vật chất. Những thứ của cải như hoa màu từ nông trại hay lợi nhuận từ việc buôn bán đâu phải là những thứ xấu xa. Biết bao hạnh phúc và niềm vui đến từ những của cải tiền bạc đó. Nhưng khi họ không nhận ra bậc thang giá trị của vật chất so với lời mời gọi tham dự niềm vui của nhà vua, họ đă thiết lập cho ḿnh một thế giới riêng, tách xa khỏi thế giới của hoàng gia và toàn dân. Dù có bị mọi người từ chối và đối xử không tử tế, nhà vua vẫn duy tŕ tiệc cưới hoàng tử. Tiệc cưới trở thành một thế giới hạnh phúc và tràn đầy niềm vui cho mọi người, không phân biệt tốt xấu. Bây giờ, thực khách không phải là những người được mời như trước. Chẳng có điều kiện và tiêu chuẩn nào cả. Thực khách từ mọi ngả đường. Họ không có giấy mời, nhưng họ vẫn được mời vào lấp đầy pḥng tiệc cưới. Pḥng tiệc cưới rơ ràng đă phân biệt đôi bờ hạnh phúc. Bên ngoài, các người lấy tiêu chuẩn hạnh phúc là của cải và tiền bạc vẫn sống với thế giới riêng. Bên trong chỉ gồm những người chấp nhận lời mời của vua. Đúng là h́nh ảnh quy tụ muôn dân trong hạnh phúc tuyệt vời trong Nước Thiên Chúa. Chỉ có một điều hơi lạ. Sau khi các quan khách an vị, nhà vua tiến sát một thực khách để hỏi về y phục lễ cưới. Đây là một ẩn dụ, diễn tả điều kiện cần thiết để tham dự tiệc cưới. Có thay đổi lớp áo cũ là sự bất chính, mới có thể mặc lấy áo mới là Đức Kitô (Gl 3:27), sự công chính của Thiên Chúa. Muốn ḥa nhập và hưởng trọn vẹn niềm vui Nước Trời, phải sám hối ăn năn. Đó là điều kiện duy nhất. Như vậy, để có thể tham dự tiệc cưới Nước Trời, chấp nhận lời mời chưa đủ. Cần phải mặc áo cưới là sự canh tân tâm hồn nữa. Một tiêu chuẩn duy nhất phân biệt giữa đôi bờ hạnh phúc, đó là sự công chính. Nếu không cởi bỏ con người cũ (bất chính), không ai có thể nhập tiệc vui với Chúa trong Nước Trời. Chẳng có ǵ mâu thuẫn giữa đ̣i hỏi và lời mời gọi đó. Nếu đă chấp nhận lời mời của Chúa, con người phải đi tới cùng. Ngay khi mới ngỏ lời cùng nhân loại, Con Chúa đă lên tiếng kêu gọi sám hối. H́nh ảnh cuối cùng kề sát bên thập giá Chúa cũng là kẻ trộm lành sám hối. Như vậy, từ khởi đầu sứ vụ cho đến khi kết thúc, Chúa không quên kêu gọi người ta sám hối để trở nên người công chính trong Nước Trời. ÁO CƯỚI Từ trong pḥng tiệc cưới, thực khách nh́n ra ngoài. Họ rùng ḿnh trước con phẫn nộ của nhà vua. Nếu biết được nguyên nhân sự phẫn nộ đó, có lẽ họ cũng phải thông cảm với nhà vua. Nhưng sắp bước vào tiệc cưới, bỗng họ lại thấy một người trong nhóm ḿnh bị quăng ra ngoài. Thế nghĩa là ǵ ? Họ bắt đầu run sợ, v́ chẳng biết bao giờ tới lượt ḿnh. Hỏi ra họ mới rơ đó là người không mặc áo cưới.. Nh́n lên ḿnh thấy bộ áo cưới (có lẽ đă có sẵn ngoài hành lang), họ yên tâm. Chẳng ai có thể trục xuất họ khỏi niềm vui ngày cưới nữa. Dù bất ngờ được mời gọi, họ cũng đă chấp nhận bước vào pḥng tiệc cưới, tức là bước ra khỏi thế giới ồn ào và vật chất bên ngoài. Họ chấp nhận thay đổi để có thể xứng đáng với lời mời gọi của nhà vua. Bước vào pḥng tiệc cưới có khác nào bước vô Nước Trời. Cần có một sự thay đổi toàn diện. Thế giới này cũng sẽ phải thay đổi, khi Nước Thiên Chúa đến. T́nh yêu thương nhau sẽ là phương tiện mạnh nhất để biến đổi thế giới. Nhưng chỉ với con mắt đức tin, Kitô hữu mới có thể “phân biệt cẩn thận sự phát triển trần thế với sự lớn mạnh của vương quốc Chúa Kitô. Tuy nhiên càng góp phần ổn định trật tự xă hội, cuộc tiến bộ trần thế càng trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với Nước Thiên Chúa.”[ii] Nếu không phân biệt như thế, họ sẽ khó đi tới quyết định lựa chọn giữa những giá trị trần thế và Tin Mừng. Cũng thế, trong khi c̣n đồng hành với mọi người trên trần thế, Giáo Hội đặt ḿnh phục vụ Nước Thiên Chúa một cách cụ thể, trước hết bằng việc loan báo và làm cho mọi người nghe biết Tin Mừng cứu độ và thiết lập các cộng đoàn Kitô hữu mới. Hơn nữa, Giáo Hội phục vụ Nước Thiên Chúa bằng cách gieo rắc khắp thế giới ‘những giá trị Tin Mừng.’ Nhờ đó, Giáo Hội có thể diễn tả Nước Chúa và giúp quần chúng chấp nhận kế hoạch Thiên Chúa. Thực ra, cũng có thể t́m thấy thực tại phôi thai của Nước Thiên Chúa ngoài biên cương Giáo Hội, tới mức họ sống ‘những giá trị Tin Mừng’ và mở ḷng đón nhận Chúa Thánh Linh, Đấng muốn thổi nơi đâu và khi nào tùy ư (x. Ga 3:8). ”[iii] Chính sức mạnh Thánh Linh và cứu cánh cuộc đời sẽ làm thay đổi cả thế giới khi mọi người tiến vào dự tiệc cưới Con Chiên trong Nước Thiên Chúa. Cuộc thay đổi lớn lao đó quả là một hồng ân vô cùng lớn lao của Thánh Linh, nhằm canh tân thế giới trong công lư và ḥa b́nh. Bởi vậy, khi biết tôn trọng trật tự trần thế và được chân lư cũng như t́nh yêu soi sáng, con người hoạt động làm cho công lư và ḥa b́nh đươc viên măn và hiện diện trọn vẹn, báo trước ngày Nước Thiên Chúa đến. Trong Nước Thiên Chúa, “khi đồng h́nh đồng dạng Chúa Kitô Cứu thế, con người nhận thức ḿnh là một thụ tạo được Thiên Chúa ưa thích và tuyển chọn từ đời đời. Khi đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô và chiêm ngưỡng dung nhan Người, ngay từ đời này, giữa những tương quan con người, Kitô hữu khát vọng mănh liệt được nếm trước những ǵ sẽ có thực trong thế giới chắc chắn sẽ đến.”[iv] Tất cả công cuộc làm chứng và truyền giáo đều nhằm làm cho con người đồng h́nh đồng dạng với Chúa Kitô, để mọi người có thể chia sẻ hạnh phúc với Con Chúa trong Nước Người. Nếu chỉ đắm ch́m vào của cải đời này, người ta quên mất kho tàng không bao giờ bị hủy hoại trên Nước Trời. “Khi lo âu và buồn sầu về nhiều sự việc, người ta có nguy cơ lăng quên Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người (x. Mt 6:33) là những thứ họ thực sự cần. Mọi sự khác, kể cả công việc làm ăn, sẽ chỉ t́m thấy chỗ đứng, ư nghĩa và giá trị đích thực, nếu nó hướng về điều duy nhất cần thiết này và sẽ không bị ai cướp mất (x. Lc 10:40-42).”[v] Đó là điều Chúa Giêsu đă cho thấy khi nói dụ ngôn về tiệc cưới hôm nay. Những người đă chấp nhận lời mời và sẵn áo cưới sẽ chia sẻ niềm vui với nhà vua và hoàng gia. Không ai có thể cướp khỏi họ niềm vui nhà vua đă ban. Chỉ những kẻ nào khinh thường lời mời gọi và không có áo cưới xứng đáng, mới bị loại trừ ra khỏi tiệc cưới mà thôi. Trong tiệc cưới cũng như trong Nước Trời, không phân biệt chủng tộc, màu da, xấu tốt, giàu nghèo v.v. Điều đ̣i hỏi duy nhất là phải “mặc lấy Chúa Kitô.” Nếu không Chúa Cha sẽ không nhận ra chúng ta là ai trong Tiệc Cưới Nước Trời. BÊN TRONG BÊN NGOÀI Cảnh tiệc cưới hoàng tử thật tưng bừng, vượt quá dự tính của mọi người. Pḥng khách chật ních. Tiếng cười nói vui vẻ. Tiếng cụng ly chúc mừng rôm rả. Ngoài kia, một thế giới quay cuồng với những tham vọng vât chất và ích kỷ tầm thường. Dù chấp nhận lời mời của vua trong một bối cảnh rất vội vă và bất ngờ, nhưng những thực khách tối nay đều có một điểm khác hẳn với những khách đă mời xưa. Điểm khác biệt đó chính là họ lắng nghe tiếng vua kêu mời và chấp nhận biến đổi theo cung cách tiệc cưới. Tất cả đều mặc áo cưới, trừ một người. Chấp nhận lời mời, cũng phải đón nhận bất cứ hậu quả phiền toái nào do lời đó gây ra. Dụ ngôn tiệc cưới hoàng tử hôm nay nhằm nói lên tầm quan trọng của Lời Chúa trong việc hoán cải con người. Lời Chúa dành cho mọi người, chứ không riêng ai. Chính Lời Chúa sẽ phân biệt kẻ bên trong và kẻ bên ngoài. Giữa những cuộc sống ồn ào và đầy hưởng thụ hôm nay, người ta không c̣n quan tâm ǵ tới Lời Chúa nữa. Giữa xă hội hôm nay, t́m đâu ra một người thực sự có khả năng tập trung và lắng nghe Lời Chúa. Đó là ư nghĩa lời phát biểu của GM Luis Tagle, giáo phận Imus bên Phi luật tân trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới 2008. Thế giới ngày nay tiến bộ rất nhanh về mọi mặt, nhưng hầu không biến đổi về tinh thần bao nhiêu. Bởi vậy, đây là lúc Giáo Hội phải gấp rút huấn luyện khả năng lắng nghe Lời Chúa nơi giáo dân. Đức Cha Tagle nói tiếp : ”Giáo Hội phải huấn luyện người nghe Lời Chúa, Nhưng việc lắng nghe này không phải chỉ được thông truyền qua việc giáo huấn, nhưng đúng hơn qua môi trường lắng nghe. Con xin đề nghị 3 lối đề cập vấn đề để đào sau thái độ lắng nghe: - Thứ nhất: là lắng nghe trong đức tin. Đức tin là một hồng ân của Chúa Thánh Linh, nhưng cũng là một sự thực thi tự do của con người. Lắng nghe trong đức tin có nghĩa là mở rộng con tim cho Lời Chúa, để Lời Chúa thấu nhập vào và biến đổi chúng ta, rồi thực hành Lời Chúa. Điều này cũng tương đương với sự vâng phục trong đức tin. Huấn luyện về sự lắng nghe là thành phần của sự huấn luyện về đức tin. - Thứ hai. Các biến cố trong thế giới chúng ta ngày nay cho thấy hậu quả của thái độ thiếu lắng nghe: những xung đột trong gia đ́nh, hố chia cách giữa các thế hệ già trẻ , các dân nước, và bạo lực. Người ta bị mắc kẹt trong một thế giới độc thoại, không quan tâm chú ư, ồn ào, bất bao dung, và chỉ quan tâm đến bản thân ḿnh. Giáo Hội có thể cung cấp một môi trường đối thoại, tôn trọng, hỗ tương và vượt lên trên bản thân ḿnh. - Thứ ba: Thiên Chúa nói, và Giáo Hội, như một người đầy tớ lắng nghe tiếng Chúa nói. Nhưng Thiên Chúa không chỉ nói mà thôi. Ngài cũng đặc biệt lắng nghe người công chính, góa phụ, cô nhi, người bị bách hại và người nghèo không có tiếng nói. Giáo Hội cũng phải học cách lắng nghe của Chúa và lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói.”[vi] Như thế, Lời Chúa mở rộng tâm hồn và biến đổi toàn thể con người. Lời Chúa c̣n là nhịp cầu giúp chúng ta gặp gỡ đối thoại với nhau. Có Lời Chúa, chúng ta mớithây; Chúa quan tâm đặc biệt đến những người bị đàn áp bất công. Biết lắng nghe và t́m được sức mạnh nơi Lời Chúa, Giáo Hội sẽ can đảm đứng về phía người nghèo, tranh đấu cho công lư và ḥa b́nh. Chỉ khi nào đạt được mức độ, Lời Chúa mới thực sự đem lại niềm hy vọng cho thế giới đang ch́m ngập trong lo âu, cô đơn và thất vọng. Niềm hy vọng đó sẽ khơi dậy trong ḷng tất cả những ai để cho Lời Chúa biến đổi. Niềm hy vọng đó phân chia thế giới thành hai. Niềm vui tiệc Hoàng tử đă cho thấy niềm hy vọng đó lớn lao tới mức nào. Tóm lại, xét cho cùng Lời Chúa đă tách biệt những con người quan tâm và có khả năng lắng nghe ra khỏi thế giới ồn ào và hưởng thụ này. Những ǵ xảy ra trong thế giới hôm nay cũng đă được Chúa phác thảo qua tiệc cưới nhà vua tổ chức cho hoàng tử. Dù đă nhận được thiệp mời chính thức, nhưng nhiều người vẫn không chấp nhận nhập tiệc, v́ họ c̣n nhiều điều phải quan tâm ở ngoài cánh đồng hay trong thương trường. Chỉ những ai chấp nhận lời mời, dù vội vă, bước vào pḥng tiệc cưới, mới hưởng trọn vẹn niềm vui ngày cưới Hoàng Tử mà thôi. Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đă trở thành niềm vui cho chúng con. Xin cho chúng con có khả năng lắng nghe và quan tâm tới Lời Chúa. Nhất là, xin Chúa hăy dùng Lời Chúa mà biến đổi chúng con. Ngay từ bây giờ, xin cho chúng con t́m được tất cả niềm vui và sức mạnh hoán cải nơi Lời Chúa. Amen, đỗ lực 12.10.2008
Đức Chúa sẽ đăi muôn
dân một bữa tiệc Thưa quư vị, Bất cứ ai đọc các bài chia sẻ này một thời gian chắc hẳn đều biết rằng tôi lớn lên ở Brooklyn. Nếu có dịp nói đến nguồn gốc của ḿnh, tôi hy vọng đó phải không phải là sự lặp lại. Những người hàng xóm thời niên thiếu của tôi phần đông là người Ư và Dothái. Sau Đệ nhị thế chiến, một làn người tị nạn Dothái, sống sót sau chiến tranh, đă tràn vào làng bên cạnh. Họ đến từ Ba Lan, Czechoslovakia, Nga, Yugoslavia,… Họ đă thoát chết bằng nhiều cách khác nhau trong thời gian xảy ra vụ Thảm sát người Dothái. Khi đến đây, nhiều người trong số họ chỉ biết chút ít tiếng Anh, quư vị có thể nghe họ nói tiếng Dothái ngoài đường phố. Thậm chí có cả một kênh phát thanh New York phát đi các bản nhạc, tin tức và giải trí chỉ bằng tiếng Dothái. Vào những tối thứ Sáu và ngày thứ Bảy họ đến các Hội đường gần đó, nhiều người chỉ khoắc mấy bộ đồ đơn giản mà họ mang có được – thường do các hội từ thiện phát, v́ họ chẳng c̣n ǵ sau khi chiến tranh kết thúc. Dấu cho thấy là những người mới đến không chỉ là trang phục hay ngôn ngữ của họ, nhưng c̣n cả nhiều h́nh xăm trên cổ tay và cánh tay trái của họ khi c̣n ở trong trại tập trung. Xoay sở cách nào đó họ sống sót được trong trại tập trung; nhiều gia đ́nh chỉ c̣n duy một người sống sót. Họ bắt đầu cuộc sống mới ở Mỹ từ những vết đau và kư ức kinh hoàng về những ǵ mà họ phải chịu đựng và mất mát. Một số người sống được nhờ chịu khó đi xén lông cừu hoặc sống được là nhờ vận may. Những người khác nữa th́ sống sót nhờ t́m ra nhiều cách tinh khôn hơn trong việc đánh cắp lương thực. Nhiều cha mẹ chết v́ đă nhường cả phần thức ăn ít ỏi của ḿnh cho con. Nhiều bạn tù sống trong tuyệt vọng và làm bất cứ điều ǵ để sống qua ngày đoạn tháng. Bên cạnh những xoay sở và mưu kế sống c̣n, chúng ta có thể đoán được họ đă thực sự lâm vào những t́nh thế tuyệt vọng thế nào, họ cũng làm một vài điều mà chúng ta cho là không thực tế, và thậm chí việc làm ấy có khi c̣n khiến họ khổ sở hơn. Họ nói về những bữa ăn mà họ đă nấu trước khi bị bắt giam và những món ăn mà họ sẽ nấu khi được ra khỏi trại, dù biết rằng có thể sẽ chẳng bao giờ họ c̣n cơ hội ra ngoài để mà làm những món ăn ấy dù chỉ một lần. Có một cuốn sách dạy nấu ăn do một nhóm tù nhân viết trên những mảnh giấy c̣n sót lại và đă được xuất bản. Hăy tưởng tượng xem, một cuốn sách dạy nấu ăn do những tù nhân sắp chết đói viết ra, những nạn nhân của một thể chế đồi bại, thậm chí đă xâm chữ trên cơ thể họ để phân loại họ nhằm thuận tiện cho công việc kiểm soát hoặc để khử trừ họ. Đâu là điều hay ho của việc các tù nhân này nói về thực phẩm và cả việc viết sách nấu ăn? Điều tốt của những câu chuyện của họ về tương lai và thực phẩm mà chẳng bao giờ có thể nh́n thấy lần nữa là ǵ? Tôi nghĩ chúng ta có thể t́m được câu trả lời cho những thắc mắc trên. Những ǵ họ làm đă cho họ niềm hy vọng. Điều đó cũng là cách chuyển những ước mơ của họ đến những thế hệ sau để giúp chúng sống sót. Việc chia sẻ những kư ức, đặc biệt là về lương thực, mang lại cho họ một lư do để tồn tại. Nếu không có thức ăn và nước uống chúng ta sẽ chết. Và chúng ta cũng sẽ chết, dưới một cách khác, nếu ta không có niềm hy vọng. Thực vậy, tôi thấy những người tị nạn đến hội đường mỗi tuần cho thấy điều ǵ đó về niềm hy vọng của họ: việc đi đến hội đường giúp họ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa hằng sống. Họ tin Thiên Chúa luôn ở với họ trong những nỗi khốn cùng và Người không bao giờ bỏ rơi họ. Tôi không có ư làm cho câu chuyện của họ trở nên lăng mạn: tôi biết cũng có người trong số họ trong khó khăn đă chối bỏ Thiên Chúa và không c̣n thực hành niềm tin của ḿnh nữa. Tôi băn khoăn không biết liệu ḿnh có giữ được đức tin trong điều kiện khắc nghiệt như thế hay không, hay chỉ đi đến kết cục phi nhân mà nhiều người phải hứng chịu! Chúng ta thấy ḿnh là những người may mắn v́ niềm tin của ḿnh không bị thử thách như những nạn nhân Dothái trong trại tập trung. Nhưng cuộc sống luôn thử thách tất cả chúng ta; lắm lúc rất khốc liệt, nhưng nhất là thử thách ngay trong cuộc sống hằng ngày và thường xuyên. Bài đọc trích sách Isaia hôm nay tựa như một đoạn văn từ trong các cuốn sách dạy nấu ăn do những người trong trại tập trung viết ra. “…tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế.” Bữa tiệc đó cũng giống như một thực đơn của nhà hàng sang trọng! Ngôn sứ Isaia đưa ra lời hứa cho những người đang thất vọng. Họ đang đói khát và ông hứa rằng Thiên Chúa sẽ thết đăi họ một bữa tiệc no nê. Họ đang sống trong cảnh nô lệ nhưng Thiên Chúa sẽ giải phóng họ. Họ đang hứng chịu những hậu quả do tội lỗi gây nên nhưng Thiên Chúa sẽ xóa sạch nỗi ô nhục của họ. Họ và chúng ta đang sống dưới một bức màn, một “tấm màn trùm lên muôn nước.” Bức màn là sự chết và ngôn sứ hứa rằng Thiên Chúa sẽ đến cứu độ chúng ta khỏi chết. Thiên Chúa “vĩnh viễn tiêu diệt tử thần.” Dân phải đặt niềm hy vọng của họ nơi Isaia và lời Thiên Chúa hứa với họ. Đó chính là điều mà chúng ta phải thực hiện, tin tưởng vào lời hứa khi cuộc sống toàn những khó khăn mỗi ngày, vô tận và vô vọng. Để hoàn thành bức họa về việc Thiên Chúa đến cứu độ con người, Isaia nói rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện tất cả điều này trên núi thánh của Người. Thời xưa, các vua chúa và hoàng hậu cai trị từ những lâu đài trên núi. Những ngọn núi là nơi biểu tượng cho sự cao sang, uy lực và quyền chỉ huy. Người trên núi được mọi đối tượng bên dưới dễ dàng nh́n thấy, và cũng là nhắc nhở mọi người phải quy phục. Thiên Chúa nuôi dân trên núi. Đó không phải là một ngọn núi v́ mục đích quân sự, nhưng là nơi “bàn tay Đức Chúa sẽ đặt trên núi này mà nghỉ”. Đó sẽ là nơi chắc chắn và an toàn mà Thiên Chúa ban lương thực cho những người bại trận và đói khát, bảo vệ họ và cho họ thắng vượt quân thù, đặc biệt cứu thoát họ khỏi sự chết. Rơ ràng Đức Giêsu thường xuyên lên núi. Ở đó, Người động ḷng thương những kẻ đi theo Người, đang t́m kiếm và mệt ră rời. Người không phải là một ông vua trên núi để nắm quyền cai trị hoặc thống lĩnh trên thuộc hạ ḿnh. Nhưng, Người nh́n thấy những thiếu thốn của con người và ban cho họ những ǵ mà tự họ không tự ḿnh đạt được, đó là sự bảo vệ, chữa lành và lương thực. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đă cho ứng nghiệm thị kiến của ngôn sứ Isaia ngay tại tiệc Thánh Thể này. Ở đây, chúng ta được no thỏa trong yến tiệc mà Thiên Chúa đă ban cho một dân đang túng quẫn của Người. Được quy tụ chỉ trong một lát trong phụng vụ, trên núi thánh này, Thiên Chúa đă kéo những người xa lạ cũng như bạn bè gần lại với nhau. Chúng ta cần được tha thứ, và như vị ngôn sứ đă hứa, Thiên Chúa sẽ xóa đi nỗi ô nhục của chúng ta. Chúng ta đang đói khát thứ lương thực dưỡng nuôi chúng ta trong đức tin, và Thiên Chúa ban cho ta những lương thực ấy nơi bàn thánh này, “tiệc thịt béo và tiệc rượu ngon.” Chính nơi đây, sự khát khao Thiên Chúa trong chúng ta được thỏa ḷng. Chúng ta không cần phải tưởng tượng về thức ăn cho mai sau; hôm nay, Thiên Chúa ban cho ta “thịt béo ngậy và rượu ngon tinh chế”. Những ǵ Thiên Chúa hứa, Người đă thực hiện trên núi thánh này. “Chiếc khăn che phủ các mọi tộc” bị xé bỏ. Ở đây, chúng ta được ăn uống no thỏa và cảm tạ hồng ân. Chúng ta cũng hy vọng rằng một ngày kia tất cả chúng ta được quy tụ nơi yến tiệc của Thiên Chúa, v́ bữa tiệc mai sau được hứa cho chúng ta, chúng ta chỉ h́nh dung và đợi chờ trong hy vọng để được hưởng nếm. Hăy thay đổi đời sống để xứng đáng dự tiệc Nước Trời Is 25,6-10; Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-10 Kính thưa quư vị, Tôi quen biết một cặp vợ chồng sắp cưới. Tối thứ sáu vừa rồi, họ đưa cha mẹ đi phố - mẹ của chàng trai và bố mẹ của cô gái. Nhưng họ không đi xem phim hay đi ăn tối. Họ đến hiệu bánh để chọn bánh cưới. Họ ngồi vào bàn, thử các mẫu bánh cưới và b́nh luận về mỗi loại bánh họ ăn thử, giống như những người sành sỏi vậy. Sau mỗi lần ăn thử loại bánh nào đó, họ uống một chút nước rồi lại thử loại khác. Họ thử khoảng năm, sáu cái và rồi cùng nhất trí với nhau chọn một cái họ thích nhất. Giờ th́ họ đă có chiếc bánh cưới. Quư vị hăy h́nh dung xem, và tôi dám chắc rằng nhiều người trong số quư vị đây đă có kinh nghiệm về điều đó (kinh nghiệm mà tôi không có), mất bao lâu về việc quyết định và lên kế hoạch cho những thứ khác nữa liên quan đến cưới hỏi như: thiệp mời, hôn lễ, địa điểm đăi tiệc, chọn tiệc cưới, danh sách khách mời, chỗ ngồi, món ăn, hoa, âm nhạc, v.v.. Tất cả những điều trên giúp chúng ta t́m hiểu dụ ngôn Tin Mừng hôm nay. Tuy nhiên, công việc chuẩn bị cho lễ cưới thông thường của chúng ta không rầm rộ, hoành tráng như công tác chuẩn bị cho lễ cưới hoàng gia đă được miêu tả trong dụ ngôn; việc chuẩn bị bao gồm “ḅ tơ và thú béo!” Tạ ơn trời v́ những thứ đó không có trong danh sách chuẩn bị cho lễ cưới ngày nay! Hăy nhớ lại bối cảnh của dụ ngôn hôm nay. Đức Giêsu vào thành Giêrusalem, nơi diễn ra những xung khắc giữa Người và các nhà lănh đạo tôn giáo. Thay v́ giữ thái độ kín đáo, dè dặt, Đức Giêsu đối chất với họ bởi lẽ họ đă chống lại sứ điệp Tin Mừng của Người. Chủ Nhật tuần trước, chúng ta đă nghe dụ ngôn ngay trước bài hôm nay nói về những tên tá điền xảo quyệt canh giữ vườn nho, những tên sát nhân này đă giết các đầy tớ của ông chủ, và sau đó giết luôn đứa con trai của ông (21:28-32). Các thượng tế và kỳ mục hẳn không quên: Đức Giêsu kết án họ thiếu trách nhiệm trong vai tṛ lănh đạo Dân Chúa. Tin Mừng tuần trước kết thúc với câu: “Khi nghe dụ ngôn Người kể, các thượng tế và Pharisiêu hiểu là Người nói về họ”. Trong dụ ngôn tiếp theo hôm nay, Đức Giêsu tiếp tục chỉ trích gắt gao. Dụ ngôn có tính ẩn dụ, một lần nữa lại nhắm vào những đối thủ của Người. Dụ ngôn cho họ biết lư do để phản tỉnh và thay đổi cách họ nghĩ về Người. Nhưng điều mong đợi ấy đă không xảy ra. Dụ ngôn khiến ḷng họ trở nên chai đá hơn, và kết quả là sẽ có một kết cục bi thảm dành cho Đức Giêsu. Họ sẽ giống như những tên tá điền sát nhân trong dụ ngôn trước, những người này đă bắt đứa con trai, tống ra khỏi thành và giết đi. Có nhà chú giải nói rằng lời lẽ của Đức Giêsu trong dụ ngôn này là “một cách tốt tự đưa ḿnh đến chỗ chết ”. Ở Giêrusalem, Đức Giêsu ngày càng gặp phải nhiều sự chống đối từ phía các nhà lănh đạo Do Thái. Chúng ta hăy nhớ lại, như đă phân tích ở tuần trước, Mátthêu không nói về việc Thiên Chúa loại bỏ dân Do Thái. Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa không làm như thế (Rm 9-11). Đức Giêsu theo cách thức của các ngôn sứ, những người đă rao giảng sự phê phán đối với dân Israel, nhất là giới lănh đạo v́ đă không tuân phục Lời Thiên Chúa. Mátthêu viết cho Giáo Hội sơ khai bao gồm phần lớn là những người Do Thái thuở xưa. Sứ điệp của Người là một thách đố đối với họ và đối với những ai bây giờ đang nắm giữ những vai tṛ lớn nhỏ trong Giáo Hội. Dụ ngôn là một lời cảnh báo được thốt ra từ một Đấng yêu thương và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta là những môn đệ của Người. Các ngôn sứ không chỉ trích v́ sự thù ghét, nhưng v́ yêu thương những người đang nghe sứ điệp. Phần cuối của bài Tin Mừng là một dụ ngôn thứ hai. Thật vậy, người giảng thuyết có quyền chọn bài ngắn hơn (Mt 22, 1-10). Nhưng nếu chúng ta chọn đọc luôn cả phần thứ hai, th́ phần này mang đến cho ta một thông điệp tiếp nối phần thứ nhất. Sau tất cả những nỗ lực mời mọi người tham dự tiệc cưới cho con trai của ḿnh, nhà vua thấy có những người đến tham dự nhưng không mặc y phục lễ cưới. Những người này có thể là những thành viên của cộng đoàn Kitô hữu, vào thời thánh Mátthêu hay thời đại chúng ta, những người có thái độ sai lầm, hoặc là con cái Giáo Hội nhưng không sống đời chứng tá tông đồ của ḿnh. Họ có thể đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu, nhưng hầu như chẳng làm ǵ sau lời “xin vâng” ban đầu ấy. Cho dẫu Thiên Chúa đang giang rộng đôi tay đến với những người bị loại trừ, đói rách, nghèo khổ, nhưng một người đáp trả bằng thái độ vô cảm, thờ ơ. Trong Giáo đoàn của thánh Mátthêu, những kẻ tỏ thái độ này bao gồm cả những người Do Thái và dân ngoại trở lại. Thiên Chúa không chỉ trông đợi họ có một thái độ đúng đắn đối với Đức Giêsu, mà c̣n đ̣i hỏi họ đáp lại bằng việc thay đổi đời sống. Giáo Hội phải trung thành với ơn gọi ban đầu và tiếp tục nếp sống cộng đoàn để phản chiếu đời sống của Thầy ḿnh. “Y phục lễ cưới của bạn đâu?” Đây là câu hỏi được đặt ra cho mỗi người chúng ta. Cuộc sống của chúng ta không chỉ là việc tham dự Thánh Lễ, cho con chịu phép Rửa tội, Thêm sức và tổ chức lễ cưới ở nhà thờ. Chúng ta không đến tham dự tiệc cưới mà không hề có thay đổi ǵ, vẫn như lúc ban đầu khi được mời dự tiệc. Một khi đă vào bữa tiệc, chúng ta không thể nói rằng ta đă làm đủ rồi và mọi thứ đă đâu vào đấy. Chúng ta cần phải đáp lại những ơn lành đă lănh nhận bằng chính đời sống được biến đổi. Mở rộng nghĩa của dụ ngôn, có lẽ vượt qua cả giới hạn mà người kể nhắm đến, mặc y phục chỉnh tề tham dự lễ cưới là chuyện của cả đời người. Có lẽ chúng ta không hoàn toàn ngay chính và chuẩn bị đầy đủ cho cuộc quang lâm của Chúa. Chúng ta vẫn đang cố gắng “trang phục chỉnh tề” bằng cuộc sống chúng ta đang sống; cách chúng ta đối xử với những người đang trên “các ngả đường”, tức là những người ngoài, những người không được thừa nhận. Dụ ngôn cho thấy Thiên Chúa muốn đến với chúng ta, trước đây vốn là những kẻ ở ngoài, nay có cơ hội trở thành khách dự tiệc cưới. Dụ ngôn là một câu chuyện về ân sủng. Con người có thể chối bỏ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không loại bỏ con người. Bữa tiệc đă được dọn sẵn, Thiên Chúa đi t́m và chia sẻ niềm vui với chúng ta. Xét cho cùng, lời mời không phải là giảng giải dài ḍng, nhàm chán, kể tội quá khứ, và nghe khiển trách. Đó là lời mời gọi từ Thiên Chúa nhân lành và Người Con của Ngài. Chính Chúa Con rất mong muốn chúng ta tham dự bữa tiệc đến nỗi đă hiến dâng chính ḿnh v́ chúng ta để thuyết phục chúng ta nhận lời mời và đến tham dự tiệc cưới. Bằng nhiều cách, lời mời gọi vượt lên trên những ǵ chúng ta đang sở hữu: chúng ta nghe lời mời và đáp trả khi chúng ta nỗ lực cải thiện đời sống hôn nhân của ḿnh; trưởng thành trong t́nh bạn; t́m hiểu và tham dự những buổi nói chuyện về những chủ đề quan trọng; đáp trả lại sự thôi thúc cầu nguyện; t́nh nguyện phục vụ những người nghèo khổ; giúp đỡ các giáo dân trong giáo xứ; tham gia chương tŕnh tĩnh tâm… Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta một lần nữa đă đáp lại lời mời gọi đó. Chúng ta đến với bữa tiệc Con Chiên t́m sự giúp đỡ để hoàn thành việc mặc y phục lễ cưới của ḿnh. Chúng ta nhận lời mời và muốn mặc y phục xứng hợp. Y phục lễ cưới của chúng ta sẽ trở nên rạng ngời đối với những người khác, thể hiện qua lối sống như những người tham dự tiệc cưới của Chúa chúng ta.
| |