Năm A

 
 

Chúa Nhật XVII Thường Niên - Năm A
1V 3,5.7-12 / Rm 8,26-30 / Mt 13,44-52
 

An Phong op : Niềm Vui T́m Kiếm Chúa

Như Hạ op : Kho Tàng Vô Giá

Fr. Jude Siciliano, op : Niềm Vui Khám Phá và Hy Sinh Cần Thiết

Fr. Jude Siciliano, op : Sẵn sàng đánh đổi mọi sự v́ Nước Trời

Fr. Jude Siciliano, op : Luôn Măi T́m Chúa

G. Nguyễn Cao Luật op : Có Một Kho Tàng Phải T́m Kiếm

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Nước Trời quư giá

Dom. Lê Đức Thiện op : Bán tất cả để mua viên ngọc quư

Đỗ Lực op : Túi Khôn Nhân Loại

Fr. Jude Siciliano, op : T́m được kho báu và sẵn sàng chia sẻ

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy bán hết của cải để được kho báu

 


An Phong op

Niềm Vui T́m Kiếm Chúa
Mt 13,44-52

Bài Tin mừng hôm nay gồm 3 dụ ngôn nói về Nước Trời : như một kho tàng chôn giấu (Mt 13,44); như một viên ngọc quư (Mt 13,45-46); và như một lưới cá (Mt 13,47-50).

Cuộc đời kitô hữu là một cuộc t́m kiếm Thiên Chúa, t́m kiếm Nước Trời không ngơi nghỉ; và khi đă t́m thấy, một niềm vui dạt dào xâm chiếm, v́ giá trị của điều t́m thấy đó; đồng thời, để đạt được giá trị đó, đ̣i phải trả giá.

Cuộc t́m kiếm Thiên Chúa và Nước Trời bắt đầu khi tiếng khóc chào đời cất lên. Tiếng khóc lần đầu tiên của một con người lại là niềm vui, và là tiếng cười của bao nhiêu người khác, như cha mẹ, anh chị em…

Cuộc đời người kitô hữu là một cuộc t́m kiếm Thiên Chúa không ngừng. Đằng sau những hát vọng hạnh phúc, tiện nghi cho đời sống, có ẩn giấu một khao khát tuyệt đối, vốn là điều tự nhiên của con người "đầu đội trời, chân đạp đất". Con người muốn điều tốt nhất nhưng họ vẫn chưa t́m được; chỉ khi nào họ khám phá ra "sự phong phú khôn ḍ của Đức Kitô" (Ep 3,8), một kho tàng vô tận, lúc đó họ mới an nghỉ được trên con đường t́m kiếm, "linh hồn con măi khắc khoải, băn khoăn, cho đến khi nghỉ an trong Chúa" (thánh Augustinô). Chính Đức Giêsu sẽ thỏa măn mọi khao khát của kiếp người; sẽ đem lại một niềm vui dạt dào cho những ai hết ḷng t́m kiếm Người. Cái giá phải trả cho cuộc t́m kiếm này là nỗ lực sống Tin mừng, là hết ḷng bác ái với tha nhân, là muốn cho mọi ngướ đạt được hạnh phúc đích thực nơi chính Đức Kitô.

Phải chăng tôi đang t́m kiếm Thiên Chúa và sự công chính của Ngài?

Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đă từ trời xuống thế để t́m con,
để cứu con khỏi xiềng xích tội lỗi,
để đón nhận con làm con cái của Thiên Chúa.

Con đường cứu độ đó xa xôi diệu vợi
mà chỉ có t́nh yêu thương bao la của Chúa
mới có thể đi qua.

Con đường đó có bao nhiêu gian nan, thử thách
mà chỉ có sức mạnh của Chúa
mới có thể chiến thắng.

Xin cho con trân trọng hồng ân vô giá của Chúa
và biết mở ḷng ra để yêu thương;
biết mở đôi tay nhỏ bé để đón nhận;
và biết cất bước lên đường
đến với ơn cứu độ của Chúa.


Như Hạ op

KHO TÀNG VÔ GIÁ
Mt 13,44-52

Nhân loại đang trải qua một cơn khủng hoảng lớn về các giá trị. Cuộc khủng hoảng đó bắt nguồn từ cái nh́n hời hợt về những thực tại trần gian. Nhưng một giá trị đích thực không dễ nắm bắt như người ta tưởng. Nhất là khi giá trị đó là Nước Trời.

CUỘC SĂN ĐUỔI KỲ THÚ

Cuộc săn đuổi những của cải vật chất đôi khi rất gay gắt. Anh thương gia cố ư săn lùng ngọc quí. Cuối cùng anh đă đạt được như ư. C̣n một người vô danh chắc vô t́nh "gặp được (kho báu) chôn giấu trong ruộng" (M6 13:44). Có thể anh là một nông dân (?) Nhưng chắc chắn anh phải là người có khả năng thẩm định giá trị kho báu đó. Bởi thế, anh "liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những ǵ ḿnh có mà mua thửa ruộng ấy" (Mt 13:44). Anh thương gia cũng có một khả năng và thái độ tương tự. Đầu óc rất sáng suốt và khôn ngoan. Ư chí rất mănh liệt đến nỗi dám đánh đổi một mất một c̣n. Kho báu và viên ngọc là những giá trị tuyệt đối. Gia tài hiện tại cũng không thể so sánh được !

Khi gặp được kho tàng vô giá, người ta "vui mừng". Niềm vui đó do chính giá trị kho tàng đó đem lại. "Nước Trời là kho báu vô giá đến nỗi người khôn ngoan vui ḷng bán tất cả để có cơ hội chiếm lấy; đó là cơ may của cả một đời" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:657) Mấy ai t́m được kho báu đó ? Kho báu đó không nổi lên trên mặt đất cho mọi người xem thấy. Hầu hết người ta chỉ biết những ǵ trước mắt và chỉ đánh giá theo dáng bên ngoài. Những của cải vật chất bao giờ cũng dễ bắt mắt hơn những của cải tinh thần. Thế nhưng, chỉ có "tâm hồn biết lắng nghe, một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn" (1 V 3:9.12) mới có thể "phân biệt phải trái" (1 V 3:12) và "lấy ra từ trong kho tàng của ḿnh cả cái mới lẫn cái cũ" (Mt 13:52) để tạo nên những giá trị và ư nghĩa đích thực cho cuộc đời.

Nhưng nếu không "học hỏi về Nước Trời" (Mt 13:51), người ta không thể có được sự khôn ngoan đó. Quả thế, kiến thức về Nước Trời sẽ giúp "chúng ta biết rằng : Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ư Người định" (Rm 8:28). C̣n những ai không hiểu biết về Nước Trời, chỉ thấy những quyền lợi trước mắt và tuyệt đối hóa những thực tại trần gian. Tâm hồn họ bám chặt vào vật chất, không thể hiểu những giá trị thiêng liêng. Càng không thể khám phá thánh ư Thiên Chúa. Bởi đấy họ không thể hiểu được ư nghĩa và giá trị đau khổ. Cùng lắm họ chỉ đổ cho định mệnh.

Ngược lại, chỉ có cái nh́n của Thiên Chúa mới cho Kitô hữu thấy rằng "những ai Người đă biết từ trước, th́ Người đă tiền định cho họ nên đồng h́nh đồng dạng với Con của Người" (Rm 8:29). Ơn tiền định do động lực t́nh yêu khác hẳn định mệnh nghiệt ngă. Nói khác, không đồng h́nh đồng dạng với Đức Giêsu Kitô, không thể trở nên công chính để "hưởng phúc vinh quang" (Rm 8:30). Đó là dấu hiệu rơ nhất của những người không nghe tiếng gọi t́nh yêu Thiên Chúa. Họ là những người xấu xa. "Đến ngày tận thế, các thiên sứ sẽ tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lửa" (Mt 13:49-50). Thật là khủng khiếp !

Muốn thoát khỏi định mệnh đó, phải lợi dụng "cả cái mới lẫn cái cũ trong kho tàng" kiến thức về Nước Trời để thấy rằng "luật Chúa truyền ban hơn vàng muôn bạc triệu" (Tv 118:72). Bởi thế, "theo mọi huấn lệnh Ngài, con thẳng bước" (Tv 118:128) về hướng có "kho báu chôn giấu trong ruộng" là chính Đức Giêsu Kitô. Có thế, mới đồng h́nh đồng dạng với Người. Chỉ có h́nh ảnh Đức Giêsu mới lọt vào mắt xanh Thiên Chúa. Đó là khuôn mẫu Thiên Chúa đă tiền định cho mỗi người Kitô hữu.

Không mấy ai bắt gặp được "một viên ngọc quí" nhất trần gian là Đức Giêsu ! Phải có một tầm hiểu biết sâu xa về Nước Trời khám phá nổi ! Một khi đă gặp được, niềm vui như bùng vỡ ! Có đổi cả cuộc đời lấy viên ngọc quí đó cũng không xứng ! Phải chăng khi "bán tất cả" hiện tại để mua lấy một kho báu thiêng liêng đó, con người đă chẳng bị mang tiếng là điên rồ ? Đó là cái điên rồ của Thiên Chúa. Nhưng "cái điên rồ của Thiên Chúa c̣n hơn cái khôn ngoan của loài người" (1 Cr 1:25).

AI DẠI AI KHÔN ?

"Cái điên rồ của Thiên Chúa" đă thể hiện rơ nơi cái chết của các anh hùng tử đạo. Các ngài đă đánh đổi cả mạng sống để mua lấy viên ngọc quí và kho tàng vô giá đó. Ngày nay vẫn c̣n những người nối gót chân các vị. Chẳng hạn, tuần qua, cảnh sát Trung Cộng đă bắt giam 31 người Công giáo Trung Hoa, trong đó có nữ tu Chen Mei và 26 thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, trong khi đang tham dự lớp giáo lư mùa hè tại tư gia ở tỉnh Phúc Kiến. Nhà nước đe dọa và quấy rối các thiếu niên ngây thơ ấy hầu áp lực các em và cha mẹ bỏ Giáo Hội Công giáo hầm trú để gia nhập Hội Ái Quốc (CWNews 22/07/02). Nhưng họ vẫn cương quyết hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu. Ông Joseph Kung, chủ tịch Hội Hồng Y Kung nói : "Nhiều trường hợp, chính quyền Trung Hoa đă đoan quyết với các chính quyền ngoại quốc và các nhà lănh đạo tôn giáo rằng hiến pháp Trung Hoa bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho các công dân Trung Hoa. Chúng tôi đă thúc đẩy chính quyền các quốc gia và các nhà lănh đạo tôn giáo đó lên tiếng đ̣i chính quyền đối xử công b́nh đối với nữ tu Chen Mei, giáo hữu và hàng trăm giám mục và giáo sĩ Công giáo Rôma đang bị giam cầm trong các nhà tù và trại cải tạo tại Trung Hoa" (CWNews 22/07/02).

Có những khổ đau như thế, mới thấy quí trọng kho báu và ḥn ngọc Chúa đă trao tặng mỗi người chúng ta. Kho báu và ḥn ngọc đó đă phải trả bằng giá máu. Nhưng cũng có khi các Kitô hữu trả bằng những hi sinh, mồ hôi và nước mắt. Chẳng hạn trong Cơ Quan Công giáo Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn ghi nhận số tặng hiến đă tăng 20 phần trăm trong năm 2001. Có trên 360,000 ân nhân từ 17 quốc gia Âu châu, Bắc và Nam Mỹ, và Úc đă tặng tất cả 79.1 triệu đồng euro (tức 80.2 triệu Mỹ kim). Giáo Hội Pháp tặng nhiều nhất (16.7 triệu euro). Kế đến là Đức, 12.7 triệu euro và Thụy Sĩ, 7.5 triệu euro. Tiền sẽ dùng yểm trợ khoảng 6,700 phương án trong 134 quốc gia. Tiền cứu trợ đặc biệt gia tăng cho các Giáo Hội Nam Mỹ và Phi Châu xây chủng viện và các tân tu viện cho các ḍng nữ chiêm niệm tại Á châu, Phi châu và Nam Mỹ. Tất cả 10 triệu euro dành cứu trợ cho Phi châu, 11.3 triệu cho Á Châu và 12.9 triệu cho Nam Mỹ (Zenit 22/07/02). Đó là những mồ hôi nước mắt của các Kitô hữu khắp nơi. Những hi sinh đó là giá mua kho báu và viên ngọc Nước Trời. Chắc không cân xứng, nhưng cũng đủ cho người đóng góp tin tưởng Thiên Chúa đoái thương.

Nếu những tặng hiến vật chất c̣n nuôi hi vọng mua viên ngọc vô giá hay kho báu Nước Trời, các đóng góp bằng chính con người sẽ đem lại ǵ ? Trước phong trào hàng trăm ngàn bạn trẻ dấn thân, Đức Thánh Cha nói họ "đă thắp lên ngọn lửa hi vọng chiếu soi mọi người ngụp lặn một đám mây mù trần gian v́ những biến cố bi đát 11 tháng 9 và xung đột tại Thánh Địa" (CWNews 22/07/02) Nếu không có những nỗ lực lớn lao, đám mây mù đó không thể nào tan biến. Hơn nữa, các sứ giả Tin Mừng đang nỗ lực làm cho muôn dân thấy giá trị lớn lao là kho báu và viên ngọc Nước Trời. Giữa thế giới đầy bạo lực đang khoét sâu niềm hi vọng nhân loại, chỉ lời Chúa mới trả lại cho nhân loại tất cả. Nếu thế, "giải thích lời Ngài là đem lại ánh sáng" (Tv 118:130) soi chiếu mọi người t́m thấy kho tàng và viên ngọc vô giá giữa đêm tối trần gian hôm nay ! 


Fr. Jude Siciliano, OP.

Niềm Vui Khám Phá và Hy Sinh Cần Thiết
(Mt 13,44-52)

Thưa quư vị.

Giả dụ sau một ngày làm việc mệt nhọc, quư vị trở về nhà, tḥ tay vào túi áo lục lọi kiếm t́m ch́a khóa, cửa mở, ngôi nhà tối om. Quái lạ, mọi người đi đâu cả rồi ? Th́nh ĺnh đèn bật sáng, vợ con, bạn bè từ khắp các ngóc ngách ̣a ra chào đón bạn. Thật là một sự ngạc nhiên đến sửng sốt. Cái chi vậy ? Bạn chưa kịp mở miệng hỏi th́ mọi người đă đồng thanh cất tiếng hát : Happy birthday to you ! Quư vị nhớ lại, th́ ra hôm nay là ngày sinh nhật của quư vị. À ra thế ! Sự bất ngờ làm bạn bật cười lớn tiếng và sung sướng cảm ơn mọi người, cảm ơn trời phật. Hôm nay chẳng phải là một ngày b́nh thường như các ngày khác trong tháng, trong năm. Nó là một ngày đặc biệt. Vợ con sửa soạn bữa ăn sang trọng, toàn những món quư vị ưa thích, bạn bè mang đến quà cáp quư hiếm. Đúng là một lễ hội nho nhỏ trong gia đ́nh quư vị. Hơn thế nữa, tất cả những biểu hiện đó nói lên ḷng yêu mến của họ đối với quư vị. Hạnh phúc biết bao. Âm nhạc của cuộc đời quư vị vang lên. Rồi đến rượu ngon. Họ thực sự cử hành ân huệ cuộc đời bạn. Quư vị cảm thấy thật hạnh phúc, vui tươi và ham sống, dù rằng ngày mai sẽ lại phải trải qua các công việc thường nhật. Nhưng đă có cái chi đổi khác, mới mẻ và ấm áp. "Ngạc nhiên" biết bao.

Trong các dụ ngôn Chúa nhật hôm nay cũng có tính bất ngờ đó. Chúa Giêsu cũng ban cho chúng ta được hân hoan, mừng rỡ v́ t́m được những điều mà ḷng mong ước ! Kho tàng, viên ngọc quư, cá hảo hạng. Khi nghe xong nội dung mỗi câu truyện ai đó phải hô lên : "độc đáo thật". Những h́nh ảnh của các câu truyện làm chúng ta ngạc nhiên, bị chúng cuốn hút thật đột xuất, mất hẳn cảnh giác và bắt buộc phải nh́n lại các biến cố thường nhật xung quanh ḿnh và nhờ lăng kính của các dụ ngôn thấy được cuộc đời ḿnh đầy ắp sự hiện diện kỳ diệu của Thượng Đế, rất mực dịu hiền và rất mực khoan dung. Nó xảy ra ở những nơi chốn, những con người mà chúng ta ít ngờ nhất. Trong bữa tiệc liên hoan này của Đức Chúa Trời, chúng ta bắt gặp những người khách được mời mà chúng ta không bao giờ nghĩ tới : Những phần tử bất hảo, tội phạm, ghẻ lở, sống lây lất bên lề xă hội, dân vỉa hè, đường phố. Họ cũng được mời và lạ lùng thay chúng ta vui hưởng sự có mặt của họ ! Nói chung các dụ ngôn trong chương 13 của thánh Matthêo mà Giáo Hội cho chúng ta nghe ba tuần vừa qua đều có tính giáo dục thiêng liêng cao và đầy ngỡ ngàng. Ba dụ ngôn hôm nay nói rơ hơn Triều Đại Thiên Chúa quả là một bữa tiệc vui mừng không ai ngờ tới.

Với câu truyện kho báu được cất giấu trong một thửa ruộng, Chúa Giêsu xem ra đồng t́nh với nhân vật láu cá t́m thấy kho tàng. Hắn chôn giấu lại rồi trở về bán hết gia tài để mua thửa ruộng đó. Nó phải là một kho báu có giá trị rất lớn và hắn ta đă hy sinh tất cả để chiếm đoạt với niềm vui ngây ngất, không than van, không tiếc xót, không lẩm bẩm ! Hắn thật là một gă gặp hên. Hắn biết rơ giá trị của việc ḿnh làm. Kho báu đó vượt hơn hẳn những của cải mà hắn đă thu tích trong năm tháng qua với mồ hôi, nước mắt. Hắn đă t́m được kho tàng đích thực, tất cả đều được bán đi để đổi lấy nó. Quư vị chắc nắm được ư nghĩa Chúa Giêsu muốn ám chỉ ! Đúng là một giáo lư bất ngờ !

Giáo lư này ép buộc tôi phải lương thiện nh́n lại quang cảnh quá khứ đời tôi. Tôi đă lượng định thế nào về những chi đặc biệt có giá trị ? Dưới ánh sáng của câu truyện kho báu hôm nay, chúng có thực sự là quư giá ? Tôi phải hy sinh ra sao để hội tụ đời tôi cho kho báu đó ? Có lẽ tôi đă đầu tư quá nhiều vào công việc và nghề nghiệp đến độ sao nhăng kho báu gia đ́nh? Lúc này, lúc khác, cách này, cách khác đa số chúng ta đă đầu tư vào một mảnh ruộng cuộc sống, nhưng liệu nó có giá trị vĩnh hằng ? Hay khi đào lên chỉ là những điều vô ích hay đă bị lấy cắp hoặc mục rữa ?

Câu truyện thứ hai là về viên ngọc quư, viên ngọc đă được người lái buôn bỏ ra cả cuộc đời để t́m kiếm. Và cùng một kinh nghiệm như câu truyện trên, ông ta bán tất cả gia tài để mua viên ngọc ấy. Sự hy sinh của ông được đền bù bằng một giá trị to lớn hơn rất nhiều. Ông ta vui vẻ coi việc làm của ḿnh là một tính toán khôn ngoan tuyệt vời. Cả hai câu truyện làm nổi bật tính khám phá, niềm vui và sự hy sinh cần thiết để đạt mục tiêu ! Khi chúng ta t́m gặp Thiên Chúa, chúng ta cũng phải thực hiện như vậy, không ngần ngừ, nửa vời. Hai câu truyện này không hề đả động đến tính thỏa hiệp, thương lượng mà phải quyết định lập tức, dứt khoát. Để dễ dàng được như vậy, xin hăy nhớ lại bí tích Ḿnh và Máu Thánh Chúa, bữa tiệc thúc bách chúng ta toàn thân, toàn ư ủy thác cho Chúa Giêsu. Đấng dẫn dắt mọi linh hồn vào đường khôn ngoan đích thật để chúng ta chấp nhận thay đổi cuộc đời, hoan hỷ bước vào vương quốc nước trời.

Thực tế, tôi phải mở rộng đôi mắt thật nhiều để có thể nh́n thấy những con đường Thiên Chúa hiện diện hằng ngày. Hai em học sinh chạy đua giải Olimpic đặc biệt, một em bị vướng ngă, em kia dừng lại giúp đỡ bạn, kết quả hai em cùng về đích : Huề. Một cô gái cứng cổ khó dạy. Tôi hoàn toàn thất vọng về cô ta. Ít hôm sau nghe tin cô tự nguyện sang Ruanda giúp đỡ trẻ em nghèo ở các xóm ổ chuột. Thật bất ngờ. Một bà lăo cô đơn ngồi xe lăn, bỗng dưng nh́n lên trời mỉm cười. Có điều chi vui vẻ trong ḷng bà mà tôi không biết. Nhưng hẳn Thiên Chúa đă rơ. Lúc nhỏ, tôi ghét cay ghét đắng lớp học dương cầm, nhưng bây giờ thỉnh thoảng những âm thanh dịu ngọt lại trỗi dậy trong ḷng khiến tôi cảm tạ Thiên Chúa đă vun trồng những kỳ tài nơi các nghệ sĩ… Những thất bại quá khứ xem ra lại là những điều hữu ích cho tôi hôm nay. Chúng ta phải luôn lượng định lại cuộc đời của ḿnh. Chúng ta đă bỏ qua không biết bao nhiêu thửa ruộng giấu kho tàng, viên ngọc đắt tiền hay mẻ lưới đầy cá tốt !

Chắc chắn Chúa Giêsu c̣n kể nhiều truyện ngụ ngôn khác nữa mà các thánh sử đă không chép lại trong Phúc Âm. Không hiểu điều ǵ đă khiến thánh Matthêo giữ lại những truyện này ? Nhưng khi đọc, chúng ta mường tượng tới nhu cầu nào đó đang có mặt trong cộng đoàn của Ngài. Tuần trước vấn đề "Cỏ lùng" trong ruộng lúa. Tuần này mẻ lưới thu bắt được "mọi thứ cá". Cá xấu sẽ bị loại ra và ném đi, cũng như "cỏ lùng" sẽ bị đốt sạch. Tương tự, trong cộng đoàn của thánh Matthêo và Giáo Hội ngày nay "tốt xấu" lẫn lộn, trà trộn chung với nhau. Hay ít là chúng ta gán cho như vậy ! nghĩ là như thế. Điều tốt nhất xin hay thi hành nhiệm vụ hết khả năng, đối phó với những khó khăn theo trách nhiệm của ḿnh. Đồng thời đề pḥng sai sót, cảnh giác lỗi lầm hoặc thành kiến. Cả hai truyện ngụ ngôn hôm nay gợi ư điều đó.

Những đầy tớ muốn nhổ cỏ lùng (13,24) nhưng ông chủ truyền hăy để nguyên cho đến mùa gặt. Họ thực sự không hiểu ra rằng nhổ cỏ tức làm hư những cây lúa c̣n non yếu và như thế năng suất ruộng kém đi. Hăy đợi cho đến thời vụ, đám thợ gặt có tay nghề chuyên môn hơn sẽ biết tách lúa khỏi cỏ. Mẻ lưới cũng vậy, chụp bắt được đủ mọi thứ cá, tốt cũng như xấu. Cần phải có một sự lựa chọn. Chúng ta sẽ sẵn sàng giúp đỡ một tay, bởi đă biết rơ kẻ nào là tay phá rối trong giáo xứ, người nào ngoan đạo. Chúng ta muốn 100% nhất trí, đồng loạt thực hành các quy định phụng vụ. Nhiệt thành đóng góp, bất nhẫn với những ư kiến ngang ngạnh. Giáo Hội phải thế này, thế khác mới là chính danh, không giả h́nh, giả tảng. Nhưng thưa, Thiên Chúa đă có chương tŕnh riêng của Ngài mà Chúa Giêsu đă tuyên bố rơ : "Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các Thiên sứ sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ dữ ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quẳng chúng vào ḷ lửa" (13,50). Như vậy, chúng ta nên tránh những phán đoán bất công, vội vă và thiếu kiên nhẫn. Tiêu chuẩn của loài người chẳng thể nào trùng hợp hoặc sánh bằng tiêu chuẩn của Thượng Đế. Ngày chung thẩm chắc chắn sẽ có nhiều bất ngờ!

Các dụ ngôn nói rất rơ rằng t́nh trạng lộn xộn hiện thời không thể tồn tại măi măi. Sẽ đến ngày lọc lựa, dù rằng theo cách nh́n của chúng ta, điều đó xem ra c̣n xa vời. Nhưng những dụ ngôn cỏ lùng và lúa, mẻ lưới và nhất là ngày phán xét (chương 25) th́ việc đó thật là nghiêm trọng. Nó cảnh cáo chúng ta phải coi lại nếp sống của ḿnh, không nên tŕ hoăn cuộn ăn năn trở lại đến ngày mai v́ ngày mai có lẽ là ngày phán xét ! Chúng ta có ư thức được ḿnh đang ở trong Triều Đại Thiên Chúa không ? Nó đ̣i hỏi những ǵ nơi cách ăn nết ở của chúng ta ? Nó ảnh hưởng thế nào vào tư tưởng và đời sống chúng ta ? Ưu tiên hàng đầu của các sinh hoạt chúng ta là ǵ ? T́nh, tiền hay ơn thánh Chúa. Chúng ta có cảm tạ Thượng Đế v́ đă được ở trong mẻ lưới của Ngài ? Đă t́m thấy điều mà ḷng mong ước ?

Vào cuối các dụ ngôn, Chúa Giêsu so sánh những môn đệ của Ngài với các kư lục khôn ngoan của Nước Trời. Ngài hỏi họ : "Các con có thấu hiểu tất cả những điều đó không ? (13,52). Họ trả lời : "Thưa có". Thực ra th́ họ chẳng thể hiểu những chi đang xảy ra trong hoàn cảnh, trong cuộc đời họ. Nhưng Chúa Giêsu chấp nhận câu họ đáp trả. Họ hiểu thế nào được khi chỉ là những người Galilêa mù chữ, dốt nát ? Chưa hề học "lề luật" tôn giáo! Họ chỉ lắng nghe lời các dụ ngôn và linh cảm chút ít về ư nghĩa của chúng nhờ các kinh nghiệm hằng ngày. Nhưng ngần ấy đă đủ để được trời ban ơn thông hiểu. Họ trở nên các kư lục đạo mới, khôn ngoan trong các đường lối Thiên Chúa và nhờ Chúa Giêsu họ có một kho tàng mới cũ. Họ đă được Ngài dạy cho biết phải lợi dụng ra sao ? Salômon (Bài đọc 1) dầu có khôn ngoan đến mấy đi nữa, th́ cũng không thể bằng họ. Bởi Thần Khí Chúa Giêsu luôn ngự trong ḷng họ. Họ đây là các Tông Đồ, môn đệ và hết mọi tín hữu thành tâm trong Giáo Hội. Amen.


Jude Siciliano, OP

Sẵn sàng đánh đổi mọi sự v́ Nước Trời
(Mt 13, 44-52)

Thưa quư vị, Xin tưởng tượng vị vua trẻ Salomon được Thiên Chúa mời gọi: “Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho”, th́ ḷng vua ngỡ ngàng và vui mừng biết mấy ! Bạn có thể nói cơ hội bằng vàng, dịch vụ tuyệt vời ! Truyện thần tiên đông tây đều có ba lời ước. Nhưng đây không phải là hoang đường mà có thật. Thiên Chúa cam kết với vị vua trẻ Do thái, ban cho ông bất cứ thứ ǵ ông xin. Ở địa vị Salomon bạn sẽ hành sử ra sao ? Chắc chắn ḷng tham sẽ xúi dục bạn tính toán ngày đêm để xin điều có lợi nhất: xe hơi, nhà lầu, gác tía, lầu hồng, vàng bạc, uy quyền như các nguyên thủ quốc gia hằng mơ ước. Người ta kể lâu đài của Hoàng gia Brunei toàn bằng vàng ṛng. Phần bạn, bạn chọn điều ǵ ? Khởi sự thế nào ? Bởi lẽ có nhiều điều phải xin lắm, và xin ǵ Thiên Chúa cũng ban tặng ! Ngài đă hứa như vậy.

Phần vua Salomon con Đavít, vừa mới lên ngôi, ông xin Thiên Chúa theo nhu cầu trước mắt của ḿnh chứ không xin vàng bạc, quyền uy. Nhu cầu hiện thời của ông là khôn ngoan để điều khiển đất nước và cai trị tuyển dân theo đường lối của Thiên Chúa. Điều ông xin làm hài ḷng Chúa, v́ thế Ngài ban cho nhà vua cả những ǵ ông không xin ngơ hầu triều đ́nh đầy đủ mọi thứ gọi là khôn ngoan: “Cả những điều ngươi không xin, Ta cũng ban cho ngươi: giầu có, vinh quang đến nỗi suốt đời ngươi, không có ai trong các vua được như ngươi”. Salomon nổi tịếng trong Kinh thánh và khắp thế giới cổ kim về đặc điểm này. Vụ phân xử hai đàn bà tranh nhau đứa con nhỏ là điển h́nh trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

Nhưng ở lúc này ông là vị lănh đạo trẻ. Ông chưa thực sự cảm thấy ḿnh khôn ngoan. Ông cần Chúa hướng dẫn, cần tài khéo, nhưng tự thân không có khả năng. Ông nói ra điều ấy trong giấc mơ : “Lạy Đức Chúa là Thiên Chúa chúng con, chính Chúa đă đặt tôi tớ Chúa đây lên ngôi kế vị Đavít, thân phụ con. Mặc dầu con c̣n trẻ người non dạ, không biết cầm quyền trị nước”. Ông xin Thiên Chúa khôn ngoan, chứ không phải phấn đấu để thủ đắc. Ông cũng không phải vất vả học hỏi nơi thầy dạy hay trong sách vở như xưa nay các hiền nhân thường làm. Sự khôn ngoan của Kinh thánh là để sống chứ không phải để dạy kẻ khác. Nó liên hệ đến những sinh hoạt thường nhật, phân định phải trái, tốt xấu, hướng dẫn người ta đi theo đường lối Thiên Chúa. Những người quen thuộc với Thánh kinh đều hiểu rằng đây là phẩm chất duy nhất của khôn ngoan mà Kinh thánh chỉ dạy. Nó không phải là tinh thông, cũng không phải là âm mưu mánh khoé, nhưng là đường ngay lẽ phải của Thần Khí Thiên Chúa. Khi người ta muốn dùng một h́nh ảnh khôn ngoan kiểu Kinh thánh, người ta nghĩ ngay đến Salomon. Nó tỏ lộ một con người sống mật thiết với Thiên Chúa. Nó cho người ta kiến thức cụ thể để sống cuộc đời ngay chính.

Salomon không xin Thiên Chúa ban những hiểu biết thần bí hay khoa học. Ông xin cho được khôn ngoan, phân định phải trái để cai trị tuyển dân. Một dân mà ông nói là “đông khôn xiết kể, không đếm nổi”. Ông ta muốn trở nên một nhà lănh đạo tốt, một vị vua cai trị theo thánh ư Thiên Chúa. Bất hạnh thay về cuối đời ông đă phản bội, trở nên ích kỷ, sống trác táng theo sự thúc đẩy của dục vọng. Hậu quả là cả một dân tộc lầm đàng lạc lối, đất nước bị chia đôi, tôn giáo băng hoại.

Đây là bài học đắt giá cho dân Do thái và chúng ta ngày nay. Xin đừng xa ĺa đường lối Thiên Chúa, để chạy theo cám dỗ của thế gian xác thịt. Nhiều vị lănh đạo tôn giáo hiện thời chỉ c̣n tước vị, giảng giải theo công thức, nội dung đời sống trái ngược, t́m kiếm đủ mọi thứ tiện nghi khoái lạc vật chất. Xin nhớ cuộc đời người tín hữu là một ân huệ Thiên Chúa ban. Chúng ta phải dùng nó để làm lợi cho linh hồn ḿnh và tha nhân, phản ánh đời sống Chúa qua Bí Tích Rửa Tội, chứ không phải sống mập mờ, nửa theo Chúa nửa theo thế gian. Chúng ta nên mạnh mẽ chống lại những hành động, tư tưởng thiếu khôn ngoan ấy, bởi nó lôi kéo linh hồn ĺa xa Chúa. Chuyện của Salomon phải là lời cảnh giác về nếp sống sa đọa. Cuộc đời chúng ta nên bày tỏ ơn thánh Chúa. Nó là truyện của ân huệ Chúa trên dương gian. Cho nên chúng ta phải hối cải về những sai phạm làm tổn thương cho người khác.

Hai tuần trước thánh Mathêu mô tả Chúa Giêsu ngồi trên thuyền kể dụ ngôn người gieo giống cho dân chúng nghe. Thánh nhân tŕnh bày Chúa Giêsu như một tôn sư dạy khôn ngoan và như vậy gợi ư thiên hạ phải t́m kiếm khôn ngoan nơi Chúa. Thực tế Ngài là sự khôn ngoan nhập thể, tức sự khôn ngoan mang lấy xác thịt loài người. Ngôn ngữ và hành động của Ngài chính là đường hướng dẫn dắt nhân loại sống sao cho đẹp ḷng Thiên Chúa. Cuộc đời của Ngài ǵn giữ linh hồn chúng ta thân mật với Chúa. Chẳng có bảo đảm nào khác để chúng ta sống tương quan tốt với Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cần biết phải sống và hành sử thế nào cho đẹp ḷng Thiên Chúa, tức sống khôn ngoan, th́ chính Chúa Giêsu là gương sáng. Ngài hướng dẫn nhân loại đến cùng Thiên Chúa.

Bài đọc Tin mừng hôm nay chứng tỏ Ngài là thầy dạy khôn ngoan, mời gọi chúng ta suy gẫm và học hỏi nơi Ngài. Bằng các dụ ngôn Ngài dạy chúng ta phải khôn ngoan ra sao? Bài đọc tương đối ngắn, nhưng lại được quyền chọn phần ngắn hơn. Tôi ưa công bố toàn bộ bản văn. Nhưng chỉ dùng một dụ ngôn cho phần rao giảng. Thực ra có rất nhiều khả năng thuyết giảng trong các dụ ngôn này, ôm đồm hết cả ba sợ quá dài. Quư vị có thể chọn tuỳ vào sở thích. Dụ ngôn nào cũng thâm thuư, đầy khôn ngoan. Mỗi dụ ngôn khởi sự giống nhau: “Nước trời giống như…( thánh Mathêu ưa dùng từ Nước Trời thay v́ Nước Thiên Chúa như hai thánh Marco và Luca). Lư do v́ Thánh nhân muốn tránh tên Đức Chúa Trời, là điều người Do thái cấm kỵ (nếu thấy tờ giấy viết tên Chúa th́ phải nuốt đi). Xin lưu ư người ta thường lẫn lộn coi Nước Trời giống như một kho báu, hạt ngọc, mẻ lưới. Không phải vậy, cả câu chuyện là dụ ngôn về Nước Trời. Nó xẩy ra như người đi t́m kho báu, ngọc quư, mẻ luới. Thông điệp căn bản của Chúa Giêsu là triều đại Nước Thiên Chúa đă đến gần. Triều đại ấy hiện diện khi người ta cảm nghiệm Thiên Chúa đang có mặt, đang hành động và đang ngự trị. Những ai sống và hành sử theo thánh ư Chúa, sẽ có khả vào Nước Trời, lúc tới thời viên măn.

Hiện giờ chúng ta sống ở thời đại mà văn hoá đ̣i hỏi mọi thứ phải được định nghĩa rơ ràng và chính xác. Thời Chúa Giêsu không vậy. Bạn không thể ép buộc Ngài chỉ định Nước Trời là cái này hay cái khác, ở nơi nọ nơi kia, ngày giờ nó xẩy tới. Chúng ta không thể dùng một tiêu chuẩn nào để đong đếm, không thể nói đây là Nước trời, kia không phải. Đ̣i hỏi như vậy là chúng ta muốn điều khiển triềun đại Thiên Chúa, chúng ta vô t́nh phạm lỗi lầm của Ađam Eva, muốn nâng ḿnh bằng Thiên Chúa. Một tội kiêu ngạo không thể chấp nhận. Nếu đúng như vậy chúng ta đ̣i hỏi mọi biến cố, mọi người tuỳ thuộc vào ḿnh. Hành động của Chúa trên thế gian, trong tâm hồn phải được chúng ta chuẩn nhận trước.

Các dụ ngôn hôm nay minh chứng ngược lại. Nội dung của chúng cho chúng ta hay Nước Thiên Chúa có nhiều màu sắc, nhiều tầng lớp, không lệ thuộc vào ai. Chúng ta chỉ thấy một phần mà thôi. Xem ra vừa thấy ở đây, nó lại xuất hiện nơi khác…trong những lúc, những nơi bất ngờ nhất. Chúng ta không thể đóng khung hành động của Thiên Chúa. Câu chuyện 5 ông mù đi xem voi diễn tả một cách cụ thể, chúng ta cảm nghiệm về nước trời ra sao. Hay như thánh Gioan viết trong Phúc âm của Ngài: “Gió muốn thổi đâu th́ thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu” (Ga 3, 8).

Xin lấy dụ ngôn kho tàng cất giấu làm thí dụ. Các thính giả khi nghe dụ ngôn, tức khắc liên tưởng đến người đào bới không lương thiện. Đúng lư ông phải báo tin cho chủ ruộng. Đằng này ông ta ém nhẹm, rồi t́m cách mua thửa ruộng. Nhưng ở đây Chúa Giêsu không đề cập đến vấn đề lương thiện, trong nhiều dụ ngôn Ngài thường bỏ qua phần tối của câu truyện, để nhắm tới phần cốt yếu. Chúa dùng nhiều thí dụ dân gian để cho thấy hành động của Thiên Chúa giữa chúng ta. Ngài tập trung vào ư nghĩa t́m được kho tàng, nhận ra giá trị của nó, vui mừng và bán hết gia tài mà mua lấy nó. Xin lưu ư đến hoàn cảnh và thời gian của câu truyện. Nó phải là thời b́nh an và yên ổn. Thời chiến tranh loạn lạc không ai dại mà chôn giấu cố định. Bản thân chưa bảo đảm huống nữa kho tàng? Nó phải liền theo chủ. Vậy th́ có lẽ người chủ đă qua đời, hay thửa ruộng lúc này thuộc quyền bính ngoại bang. Có rất nhiều giả thiết cho sự hiện diện của nó ở cánh đồng. Tốt hơn chúng ta bám sát dụ ngôn: Một người đào bới t́m được kho tàng, ông ta vui mừng bán hết mọi sự mà mua lấy thửa ruộng.

Không phải người đào bới không liều lĩnh. Ông ta dám bán hết gia tài để mua thửa ruộng. Chúa Giêsu muốn dùng câu truyện để giáo huấn các môn đệ. Họ phải vui ḷng trút bỏ mọi sự mà đi theo Ngài. Đầu tư tiền tài, sức lực, tương lai vào Ngài. Chúa Giêsu chính là kho tàng cho các môn đệ? Và cho cả chúng ta nữa? Ơn gọi theo Chúa hoàn toàn nhưng không, không do công sức của ai cả! Chúng ta được mời gọi lănh nhận của Trời cho này trong vui mừng, hoan hỷ với toàn thể ḷng nhiệt thành. Xin nhớ đây là món quà quảng đại do ḷng Chúa thương yêu ban tặng. Nhưng nó cũng đ̣i hỏi hy sinh, đ̣i hỏi bán hết mọi sự cách vui vẻ. Chúng ta cũng phải hành động tương tự để mua lấy Nứơc Trời. T́nh cảm người đào bới chỉ c̣n là ḷng biết ơn, niềm vui và may mắn tinh ṛng. Trước bàn thờ Thánh Thể tại sao chúng ta không cảm thấy như vậy ? Ḿnh Thánh Chúa quả thật là một kho tàng vô giá, Thiên Chúa đă ban cho nhân loại trong Đức Giêsu Kitô ! Chúa Thánh Linh luôn luôn đổi mới kho tàng này trong những linh hồn sốt sáng lănh nhận. Tại sao chúng ta c̣n thờ ơ ? Phải chăng Giáo hội đă ư thức được nội dung của các du ngôn hôm nay, nên tổ chức năm Thánh Thể đặc biệt, ngơ hầu khuyến khích tín hữu suy gẫm, học hỏi mà nhận ra kho tàng quư giá trong Bí tích Ḿnh Máu Thánh Chúa!

Một ư nghĩa khác của dụ ngôn cũng phải viết ra cho đầy đủ. Nó giải thích câu nói cuối cùng của bài đọc. “ V́ thế, kinh sư nào biết về Nước Trời cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho nhà ḿnh cái mới, cái cũ”. Phải chăng thánh Mathêu muốn ám chỉ các tín hữu ở cộng đoàn của Ngài ? Họ là những người tin kính trở lại từ Do thái giáo hoặc dân ngoại. Họ đă t́m thấy kho tàng nơi sứ điệp của Chúa Giêsu. Họ phải thay đổi toàn bộ năo trạng cũ để tiến vào học thuyết của Chúa Giêsu. Học thuyết hoàn toàn nhưng không và cao cả. Họ phải dấn thân một cách trọn vẹn và dứt khoát trong đời sống Kitô hữu qua Bí tích rửa tội, từ bỏ tính mê nết xấu và nếp sống thế tục. Kho tàng ở trong chính linh hồn và chỉ có thể khám phá bằng nếp sống khổ hạnh và chiêm niệm. Nói cách khác đó là nếp sống nội tâm.

Dụ ngôn thứ hai viên ngọc quư không khác về ư nghĩa với dụ ngôn thứ nhất. Một thương gia cất công đi t́m viên ngọc mà ông có ư định chiếm hữu. Chắc chắn ông có tư tưởng về viên ngọc, nhưng không biết phương hướng để xác định nó ở đâu. V́ thế trong cả hai dụ ngôn đều có yếu tố : Khám phá, hoan hỷ và quyết tâm theo đuổi mục tiêu bằng bất cứ giá nào ! Đây là ư nghĩa cực kỳ quan trọng cho mỗi người chúng ta trên con đường thiêng liêng. Khi đă khám phá ra sự thiện hay bất cứ giá trị nào tốt trong một hoàn cảnh, một người, chúng ta bền ḷng theo đuổi đến cùng, để danh Chúa được tỏ rạng.

Thực tế chúng ta thường nản ḷng thối chí nếu gặp trở ngại quá khó khăn. Chúng ta không đủ can đảm vượt qua. Nhưng xin nhớ nó là kho tàng, cần nỗ lực và hy sinh. Qua dụ ngôn Chúa Giêsu nói với mỗi người: Nước Đức Chúa Trời giống như thế đó. Nó là hạt ngọc. Bên dưới là ơn thánh, niềm vui và ngạc nhiên ! Trong các dụ ngôn hôm nay, chúng ta đối diện với một quy luật của Thiên Chúa. Quy luật triều đại Thiên Chúa không làm cho nhân loại sợ hăi. Ngược lại, nó thăng tiến sức sống, tự do và thánh thiện. Nó cho chúng ta cảm giác hài ḷng v́ t́m thấy điều ḿnh thực sự mong ước.

Tuy nhiên đời sống phục vụ trong nước Chúa đ̣i hỏi nhiều hy sinh. Liệu chúng ta có dám liều lĩnh bán tất cả để đánh cược với may rủi không ? Tôi không tin là chúng ta đầu tư vào sai lầm. Bởi lẽ Đức Kitô bảo đảm cho ván bài. Một người bạn, sau khi đă lao đầu xuống nước biển, trồi lên và nói với tôi : “Dưới đó tốt lắm, nước trong mát, hăy thử xem, bạn sẽ được thấy sự thật.” Tôi tin lời anh và đánh liều lặn xuống, bởi anh đă có kinh nghiệm. Người bạn tốt ấy là Đức Kitô, đấng kể dụ ngôn về Nước Trời. Amen.


Fr. Jude Siciliano, OP - Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

Luôn Măi T́m Chúa
Mt 13: 44-52

 Anh chị em thân mến,

Tháng 7 có vẻ như là tháng đọc về các dụ ngôn. Đây là tuần thứ 3 chúng ta được dịp suy niệm về những câu chuyện của Chúa Giêsu được khởi đầu bằng : "Nước Trời giống như..."

Có người bạn thuê một đĩa phim và khuyên tôi nên xem. Tôi nhớ đó là phim "Everest" (đỉnh núi cao nhất thế giới), và phim dựa trên một câu chuyện có thật. Chuyện nói về một nhóm người leo lên đỉnh núi này và gặp biết bao gian khó. Trong khi họ đang tiến lên đỉnh núi th́ gặp một cơn bão và họ bị mất phương hướng nên phải dừng lại tại chổ. Cơn bão quá lớn nên toán cứu nạn không đến được chỗ họ và có một số thành viên leo núi tử vong. Có một người tưởng đã chết nhưng lại còn sống. Ông ta phải bị cưa vài ngón chân và ngón tay do bị đông cứng.

Khi phỏng vấn viên hỏi người leo núi bị nạn: "Ông có trở lại leo núi này nữa không?" Ông ta không ngần ngại trả lời ngay: "có chứ". Người phỏng vấn hỏi tiếp: "Tại sao, v́ ông đã suưt bị chết trên núi đó cơ mà?" Người kia trả lời: "Tôi phải leo núi. V́ khi leo núi tôi có những giây phút rất sống động vô cùng quư giá. Trong những giây phút ở trên núi, tôi cảm nhận được mọi sự rất khác không như trong cuộc sống đời thường. Nếu ông có ở trên núi, cả đời sống của ông sẽ bị thay đổi do ảnh hưởng của những kinh nghiệm sống ấy. Leo núi làm tôi thay đổi cách nh́n về đời sống trong gia đ́nh, trong công việc ...và tất cả."

Tôi không hiểu người leo núi muốn nói ǵ. Nhưng với tôi leo núi như là một việc làm thật xuẩn động. Tôi sợ độ cao. Nên môn leo núi nằm ngoài sự hiểu biết của tôi. Nhưng tôi biết chắc rằng nếu những vận động viên leo núi khác nghe ông ta nói họ cũng sẽ gật đầu đồng ư với ông ta. Bởi lẽ họ cùng là VĐV leo núi với ông ta, và họ hiểu cách nh́n của ông ấy.

Tôi nghĩ cũng như cái nh́n của Chúa Giêsu trong những dụ ngôn Ngài dùng để giảng dạy. Chúa Giêsu biết Chúa Cha và đời sống của Thiên Chúa như thế nào. Ngài muốn chia xẻ với các môn đệ của Ngài. Ngài dùng dụ ngôn để làm điều đó. Ngài dùng dụ ngôn như hôm nay để giảng dạy các môn đệ Ngài. Khi Chúa Giêsu kết thúc dụ ngôn về người kiếm được kho vàng trong một thửa ruộng, người thương gia đi t́m ngọc quư, và người chài được vô số cá trong lưới. Ngài hỏi các môn đệ: "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không ?" Họ đáp "Thưa hiểu".

Có thể các môn đệ không hiểu tất cả những điều Chúa Giêsu chia xẻ với các ông về Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa, và các ông sẽ dần dần hiểu Ngài. Các ông là những người "trong cuộc", v́ các ông sống với Chúa Giêsu, các ông thấy Ngài làm phép lạ, và nghe Ngài giảng dạy để giúp các ông hiểu về đường lối và đời sống của nước trời, là nước Ngài diễn tã trong các dụ ngôn. Khi Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói với các người ngoại cuộc, họ không hiểu ǵ v́ lòng trí họ không đón nhận lời Ngài như các môn đệ hiểu Ngài. Các dụ ngôn ấy có vẻ huyền bí, lạ lùng, không có ư nghĩa ǵ đối với họ. Cũng như người leo núi bi suưt chết mà vẫn còn muốn leo núi lại. Còn đối với tôi. Kẻ ngoại cuộc nên không hiểu ông ta được.

Chúng ta là những người tin Chúa Giêsu, chúng ta chấp nhận đi vào thế giới các dụ ngôn. Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đang chia xẻ sự thật với chúng ta. Chúng ta tin vào sự khôn ngoan trong các dụ ngôn. Đó là sự khôn ngoan chúng ta không có được và không tự ḿnh t́m được. Dụ ngôn ngày hôm nay là câu chuyện của cuộc sống chúng ta. H́nh như chúng ta đang vấp phải một vấn đề lạ lẫm, như chuyện người t́m ra được một kho vàng, và đời sống người đó hoàn toàn thay đổi. Qua dụ ngôn chúng ta cũng đã tim được một kho vàng, nó có thể thay đổi đời sống chúng ta. Đó là của quư nhất mà chúng ta t́m được. Giống như người trong dụ ngôn hôm nay. Chúng ta hy sinh những ǵ chúng ta có để mua lấy những của quư mà chúng ta t́m được. chúng ta muốn mua tất cả ruộng, chúng ta không muốn sống theo cách nh́n của người đời trong đời sống hàng ngày.

Sau khi chúng ta "mua cả thửa ruộng", chúng ta sống ngay thật, mặc dù chúng ta không có sai lầm ǵ trong nghề nghiệp chúng ta. Chúng ta đối xử với người khác không những ngay thật mà còn thương yêu họ, mặc dù những người khác coi những kẻ đó không ra ǵ nhưng chúng ta vẩn đối xử thân thiện với họ. Chúng ta trung thành với những liên hệ trong gia đinh và bạn hữu, dù rằng đối với người đời đó là những liên hệ tầm thường không cần thiết. Chúng ta giúp tha nhân, mặc dù chúng ta không nợ nần ǵ họ. Chúng ta có nhiều hy vọng vào tương lai với Thiên Chúa, mặc dù có nhiều điều làm chúng ta nản lòng. Chúng ta tha thứ cho người bách hại chúng ta, mặc dù có nhiều người trên thế giới vẫn ghi nhớ mải những hành vi mà người khác đã làm hại họ.

Tất cả những chuyện kể trên không có ư nghĩa ǵ đối với nhũng người ngoại cuộc. Cũng như VĐV leo núi Everest cứ leo tiếp tục mặc dù đã bị suưt chết thật là chuyện khó hiểu đối với tôi. Nhưng khi Chúa Giêsu kể chuyện t́m được kho vàng, và ngọc quư th́ tôi hiểu hơn. Tôi có cảm giác rằng tôi hiểu những điều Ngài nói. Tôi cảm thấy tôi gặp những ǵ quư giá. Tôi cảm thấy đó là những điều tôi đã t́m kiếm suốt một đời, mặc dù tôi không hề biết t́m những quư vật đó ở đâu. Bây giờ thử đưa ḿnh sống trong thế giới của các dụ ngôn chúng ta sẽ thấy là một chuyện không dể dàng .

Có lẽ đưa ḿnh vào đời sống theo các dụ ngôn có thể nguy hiểm hơn việc leo núi chăng, v́ tôi phải đánh liều theo Chúa Giêsu hàng ngày. Tôi không thể tự bảo "bây giờ ḿnh đã đến đó rồi, hay đã làm xong rồi". Đôi khi sự hy sinh của tôi phải to lớn hơn, nhưng phần đông chỉ là các hy sinh hàng ngày. Như hy sinh thưa "vâng" với thế giới mà Chúa mời gọi ta trong dụ ngôn. Thật ra những vật thể mà thế giới bên ngoài cho là quư giá như được giàu có, được nhiều thời giờ, được nhiều sung sướng, nhiều của cải. Th́ dụ ngôn lại dạy tôi bỏ qua những của quư giá ấy đi, chính những khó khăn ấy ngăn cản tôi không thể mua được ngọc quư nhất.

Trong kinh thánh ngọc quư tượng trưng cho sự khôn ngoan. Trong bài sách Các Vua, khi vua Salômôn được Chúa bảo muốn xin ǵ th́ Chúa sẵn sàng ban cho, Vua Salômôn xin được sự khôn ngoan. Đó chính là của cải thật sự mà chúng ta xin Chúa cho chúng ta hôm nay. Tại sao chúng ta lai họp nhau quanh bàn tiệc thánh? V́ chúng ta cùng t́m kiếm sự khôn ngoan, và để giúp chúng ta quyết đinh hàng ngày t́m hiểu Thiên Chúa và lối sống của Ngài. Chúng ta cần biết chúng ta phải hy sinh những ǵ để sống theo đường lối của Thiên Chúa. Chúng ta cần biết phải chọn ngọc quư ǵ; đó chính là sức sống của Thiên Chúa trong mổi người chúng ta. Chúng ta cần biết chúng ta phải thay đổi những ǵ, dù là rất nhỏ để có thể sống gần Chúa hơn. Phải làm ǵ để có những liên hệ hằng ngày tốt đẹp hơn, và những liên hệ nào có hại cho chúng ta, để phải tránh xa. Phải dùng thời gian và sức lực vào những việc phục vụ Chúa; chính là của quư giá nhất đời chúng ta.

V́ sao chúng ta họp nhau ngày hôm nay ? Chúng ta đến đây v́ chúng ta không muốn những viên ngọc và các thứ vàng phù phiếm quyến rủ chúng ta. Thật những thứ ấy không có giá trị ǵ cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta muốn t́m thứ thật cần và quư trong đời chúng ta. Đó là những ǵ, hay là những ai, và chúng ta còn muốn nhiều hơn nữa. Chúng ta đã t́m được một kho báu quư giá nên tất cả các thứ khác đều kém xa.


G. Nguyễn Cao Luật op

Có Một Kho Tàng Phải T́m Kiếm
Mt 13,44-52

Người ta vẫn thường đặt câu hỏi : tại sao lại có những thay đổi về cung giọng trong lời rao giảng của Chúa Giêsu ? Có những lời mạnh mẽ, quyết liệt và cũng có những lời nhẹ nhàng, êm dịu. Có một khoảng cách giữa Bài Giảng trên núi và những h́nh ảnh dân dă quen thuộc trong bài tin mừng chúa nhật hôm nay.

Lư do của sự khác biệt là: Đức Giêsu sử dụng các dụ ngôn để loan báo mầu nhiệm Nước Trời cho những người thất học, hèn kém. Người ngỏ lời với trái tim của họ chứ không phải với lư trí. Người sử dụng thứ ngôn ngữ của đời thường, những h́nh ảnh quen thuộc, tương tự như đồng tiền như những dụng cụ làm việc vốn có trong nhà.

Chẳng hạn như dụ ngôn về chiếc lưới bắt cá. Thính giả của Đức Giêsu là những người sống ven hồ, họ là những dân chài. Họ bửa lưới để mưu sinh. Đức Giêsu đă dùng h́nh ành ấy để nói với họ về mầu nhiệm nước trời. diễn từ này diễn tả nét độc đáo trong lời giảng của Đức Giêsu.

Trước hết, ngược hẳn với cựu ước, Đức Giêsu đă đưa mầu nhiệm nước Thiên Chúa đi vào cuộc sống của con người. Nước trời đă nhập thế. Đức Giêsu đă đưa vào ḷng con người một thực tại sống động. Câu chuyện này cũng giống như người thương gia liều lĩnh tung tất cả cơ nghiệp của ḿnh để t́m mua viên ngọc quí, hay như người nông dân đem tất cả sức lực của ḿnh vào mảnh đất, người đánh cá thường thức suốt đêm bên bờ hồ.

Đàng khác, Đức Giêsu đă từng uyên bố: Nước Thiên Chúa phải đương đầu với kẻ mạnh. Ai mạnh sức th́ chiếm được (Mt 11,12). Câu nói này của Đức Giêsu gợi lên một từ ngữ thường được sử dụng ngày nay: chiếm được thị trường. Ư tưởng này hàm chứa cả sự cay đắng, tính mạnh bạo cũng như sự chế tài. Nét đặc trưng của nước trời đó là sự thấm nhập, sự bén sâu, sự hiện diện: Nước trời vẫn có đó giữa ḷng nhân loại, giữa ḷng cuộc sống, như một kho tàng ẩn dấu nhưng vẫn hiện diện và có giá trị cao. Phải chiếm lấy bằng tất cả sức lực.

Viên ngọc, kho tàng, lưới đánh cá: những h́nh ảnh làm nổi lên quan niệm giá trị vẫn c̣n ở phía trước, về thái độ liều lĩnh, về sự mua bán. Dĩ nhiên Đức Giêsu không muốn nói là mua được nước trời, nhưng Người chỉ có ư ngỏ lời với đám thính giả chất phác, quê mùa qua một ngôn ngữ nhiều h́nh ảnh cụ thể. Như vậy không nên để ư đến chiều kích kinh tế, trái lại nên hiểu rằng Đức Giêsu muốn cho thấy nước trời không phải là vương quốc trong ư tưởng. Nước trời là một thực tại cụ thể, là một món tiền, một tài sản tương tự như một khi tàng, một món nữa trang, một sự thu hoạch.

Trong Đức Giêsu, nước trời trở nên gần gũi và đầy nét sinh động.

Kiên nhẫn t́m kho tàng

Khi nói đến thời gian cần phải có để công tŕnh của Thiên Chúa được phát triển, cũng là thời gian để Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi để hạt giống nước trời được nẩy nỡ trong tâm hồn của con người, lại có một nguy cơ khác (đọc lại bài chia sẽ chúa nhật 15 và 16) thường xảy ra. Trái ngược với quan niệm của những người hoạt động, mong muốn cho mọi việc diễn ra nhanh chóng và đạt đến đích điểm, một số người lại chủ trương: cần phải để cho mọi việc tự nó tiến triển và cuối cùng th́ mọi sự sẽ được thu xếp đâu vào đấy và Thiên Chúa chỉ mong cho tất cả mọi người đều có một kết thúc đầy hạnh phúc và như thế một bên là nguy cơ vội vàng giải quyết mọi chuyện, một bên là nguy cơ cứ để mọi việc trôi qua. Cả hai cùng nguy hại như nhau.

Thái độ của Đức Giêsu hoàn toàn khác. Người biết những suy nghĩ đang đè nặng tâm trí con người. Người biết sự chậm chạp của họ, họ luôn phải cố gắng bắt đầu lại mà không được mất ḷng tin tưởng. Tuy vậy, thái độ chấp nhận đầy kiên nhẫn và yêu thương của Thiên Chúa không đi ngược với nỗ lực thúc đầy con người phải tiến đi đúng hướng và mau mắn bao nhiêu có thể. Người đă mời gọi các thính giả của Người phải lên đường. Lên đường ngay tức khắc và mau lẹ: kho tảng ẩn dấu đ̣i buộc con người phải bán đi tất cả những ǵ họ có để tậu lấy thửa ruộng. Viên ngọc quí thật đáng để con người hy sinh mọi thứ của cải khác.

Như thế con người không được lầm lẫn, không tự đáng lừa ḿnh, cũng như không được ngủ yên trong tháp ngà của ḿnh. Bởi v́ đây là một lựa chọn căn bản có tính quyết định cho cả cuộc sống: hoặc sự chết hoặc sự sống. Tất cả phải được vận dụng để lao vào cuộc. Kết thúc sẽ là hoặc có tất cả hoặc không có ǵ. Mà kho tàng, viên ngọc chẳng là ǵ khác hơn ngoài sự sống.

Dụ ngôn thật là những chân lư sâu sắc và người ta sẽ không bao giờ ngừng suy niệm và t́m hiểu. Bởi v́ kho tàng viên ngọc quí vẫn luôn ở phía trước, có khi khá xa, và con người vẫn thấy ḿnh chưa t́m được, vẫn chưa đạt tới đích điểm trên con đường do Thiên Chúa mời gọi. những điều đă đạt được lại trở thành vốn phải bán đi, điểu cũ luôn phải nhường chỗ cho những điều mới. Điều mới vĩnh cữu chính là Đức Giêsu trong cuộc sống của con người.

Đánh đổi tất cả để chiếm lấy kho tàng

Viên ngọc quí nằm dưới ḷng đất sâu
Hăy t́m kiếm hăy đào bới !
Có thể anh không t́m thấy ǵ
Trong lần đầu tiên,
Có thể những người không biết ǵ về bí mật
sẽ cười nhạo anh làm anh buồn phiền.

Hăy cố gắng và kiên nhẫn,
Chính niềm tin sẽ trợ giúp anh.
Cứ t́m, cứ t́m măi
Dưới bề sâu trong ḷng đất.

Theo Swâmi Paramanandan)

Dịp may của toàn bộ cuộc sống, cơ hội bất ngờ, chính là khám phá ra nước Thiên Chúa trong Đức Giêsu. Để chiếm được dịp may này, phải noi gương ông thương gia, người t́m kiếm để sẵn sàng bán đi tất cả những ǵ ḿnh có để mua lấy thửa ruộng, mua lấy viên ngọc. Bề ngoài họ có thể là những người điên dại, nhưng thật ra họ là những người không ngoan có khả năng đánh giá và t́m kiếm những của cải đích thực.

Một cuộc sống được đánh đổi v́ Đức Kitô và v́ nước trời: đó cũng là đ̣i buộc đối với người kitô hữu là người đă lănh nhận bí tích thánh tẩy. Đó là nét đặc trưng của họ, ngược lại mọi cách thức hiện hữu. Trong sinh hoạt xă hội nghề nghiệp vả cả gia đ́nh, họ luôn phải thể hiện nét đặc trưng này: tất cả v́ Đức Kitô và nước trời. Đó là nỗi ưu tư lớn nhất của họ. Đó cũng là niềm say mê lớn nhất của họ. Những sinh hoạt khác vẫn có giá trị nhưng phải nhường chỗ ưu tiên cho Đức Kitô, cho nước trời. Dù tất cả có như sóng biển vùi dập, họ vẫn nhận ra và gắn bó với Đức Kitô với nước trời.

Như vậy người muốn gắn bó với Đức Kitô phải chấp nhận bán đi tất cả, không được dung nhượng cho bất cứ một sự giả dối, bất cứ thỏa hiệp nào.

Các dụ ngôn của bài tin mừng hôm nay cho thấy những thực tại sâu sắc trong giao ước mới. qua Đức Giêsu nước Thiên Chúa đă thực sự trở nên gần gũi mang dáng dấp của cuộc sống với những h́nh ảnh sinh động: một cánh đồng, một viên ngọc, một cái lưới. Phần c̣n lại vẫn là tự do của mỗi người.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Nước Trời Quư Giá
(Mt. 13,44-52)

Bài Tin Mừng thuật lại ba dụ ngôn của Chúa Giêsu : dụ ngôn kho báu giấu trong ruộng, dụ ngôn viên ngọc quư và dụ ngôn cái lưới đánh cá. Dụ ngôn cái lưới đánh cá, ư nghĩa gần giống như dụ ngôn cỏ lùng, đă được nói tới vào Chúa Nhật tuần trước. V́ thế, ở đây chúng ta chỉ t́m hiểu hai dụ ngôn kho báu và viên ngọc quư. Hai dụ ngôn này có ư nghĩa tương tự nhau.

Trước hết, chúng ta thấy hai dụ ngôn này đều nhằm mục đích diễn tả sự quư giá tột bậc của Nước Trời, không một thứ ǵ ở trần gian quư giá bằng hay có thể sánh ví được. Tuy nhiên, trong dụ ngôn thứ nhất, Nước Trời quư giá v́ đem lại lợi ích vô cùng to lớn, là được hạnh phúc đời đời, c̣n dụ ngôn thứ hai, Nước Trời quư v́ vẻ vinh quang tuyệt vời của nó. Trong dụ ngôn trước, kho báu đến với người nông dân một cách ngẫu nhiên, t́nh cờ, tức là nhấn mạnh đến hạnh phúc Nước Trời do t́nh yêu Thiên Chúa ban nhưng không. C̣n trong dụ ngôn sau cho biết ông thương gia phải vất vả t́m kiếm viên ngọc quư tức là muốn nói đến thái độ phải cộng tác tích cực vào việc chiếm hữu Nước Trời. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, Nước Trời luôn luôn là điều quư giá nhất, đ̣i hỏi người ta phải hy sinh tất cả để chiếm đoạt cho bằng được.

Đàng khác, hai dụ ngôn này c̣n cho chúng ta thấy thái độ khôn ngoan của người t́m được kho báu cũng như của người t́m được viên ngọc quư. Họ bán hết gia tài sản nghiệp để mua, v́ họ biết chắc rằng : kho báu kia, viên ngọc quư kia đáng giá hơn gia tài sản nghiệp họ đang có. Và đây cũng chính là bài học Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta : người nào biết đi t́m Nước Trời trước nhất, dám hy sinh tất cả những ǵ ḿnh có, kể cả mạng sống, để chiếm đoạt cho bằng được, đó là người khôn ngoan. Chúng ta biết, khôn ngoan là một ân huệ, một đức tính cao quư, làm cho trí khôn chúng ta, trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc, biết lựa chọn những phương cách tốt hơn để thực hiện, đồng thời biết quy hướng tất cả về mục đích sau cùng.

Tuy nhiên, khôn ngoan cũng có nhiều thứ : khôn ngoan xác thịt, khôn ngoan tự nhiên và khôn ngoan siêu nhiên. Khôn ngoan xác thịt là cái khôn chỉ biết khéo léo t́m mọi cách để thực hiện những ước muốn tội lỗi, để thỏa măn những khát khao của dục vọng, danh giá và tiền tài. Chẳng hạn vua Đa-vít, sau khi phải ḷng và sa ngă với bà Bét-sa-bê, ông đă khôn khéo biết bao : nhà vua đă bày mưu tính kế để cho U-ri-a, chồng bà Bét-sa-bê về thăm nhà và ép ông uống rượu để giấu nhẹm tội ngoại t́nh của ḿnh. Không thành công ông lại khôn khéo làm cho U-ri-a chết ngoài mặt trận để được tự do thoải mái kết hôn với bà Bét-sa-bê. Chúng ta có thể nói : bao nhiêu mánh lới, bao nhiêu thủ đoạn, bao nhiêu cách thức để đạt được mục đích chơi bời, thỏa măn bản năng,… bấy nhiêu trường hợp đều cần đến trí óc suy nghĩ, xếp đặt, lừa dối, trá h́nh khôn ngoan. Nhưng khôn ngoan ấy là khôn ngoan xác thịt. Cái khôn mang lại những thiệt tḥi, đổ vỡ, hối hận. Cái khôn mà người liêm khiết khinh chê, miệng đời đàm tiếu, mai mỉa. Cái khôn mà thánh Phao-lô đă kết án, v́ nó đối nghịch lại Thiên Chúa và thiệt hại cho linh hồn.

Tiếp đến, khôn ngoan tự nhiên là cái khôn chỉ khéo léo lựa chọn những phương thế tốt đẹp để đạt mục đích tự nhiên mà không quy về mục đích sau cùng. Chẳng hạn tài khéo trong việc buôn bán, tính toán giỏi trong công việc làm ăn, bặt thiệp trong việc giao tế với mọi người. Đó là sự khôn ngoan để dùng người, khôn ngoan để được vật chất, lợi lộc trần gian. Người phú hộ trong Tin Mừng đă khôn ngoan kiểu này : thấy mùa màng bội thu, không đủ chỗ chứa hoa lợi, nên ông tính toán : phá kho lẫm cũ, xây kho lẫm mới rộng lớn hơn. Bảo đảm rồi, yên chí lớn nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng Chúa đă bảo : “Người khờ dại, chính đêm nay ngươi chết, th́ của cải ngươi thu tích để lại cho ai ?”. Thánh Mátthêu cũng ghi lại lời Chúa Giêsu kết án thứ khôn ngoan này: “Được lời lăi cả thế gian, mà không được Nước Trời th́ ích ǵ ?”.

Sau hết, khôn ngoan đích thực là cái khôn của những người, trong mọi hoàn cảnh, biết lựa chọn những phương cách tốt hơn để thực hiện, đồng thời biết quy hướng tất cả về mục đích sau cùng. Người có khôn ngoan này biết khước từ những khoái cảm chốc lát, v́ biết rằng nó sẽ khuấy động lương tâm, làm mất b́nh an, làm phai nhạt h́nh ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn. Họ biết lánh xa nếp sống dễ dăi, đua đ̣i, v́ sợ xác thịt được voi sẽ đ̣i tiên, sợ lời cảnh cáo : “Ai gieo trong nguy hiểm, sẽ ngă trong hiểm nguy”. Người có thứ khôn ngoan này biết suy rằng : không phải bất cứ cái ǵ thiên hạ làm được là ḿnh cũng có thể làm được. Họ biết rằng : có nhường nhịn đôi chút th́ cũng chẳng mất mát ǵ, nhưng chắc chắn sẽ được đền bù. Họ biết rằng : có phải ép ḿnh cầu nguyện nửa giờ, dự thánh lễ một tiếng, chỉ là cách đổi công khó nhọc chóng qua để lấy những công phúc to lớn hơn. Người có thứ khôn ngoan này, biết lợi dụng những cái trước mắt để sinh ích lợi sau này, nhưng luôn cảnh giác : không v́ cái lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng.

Như vậy, bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta : Nước Trời là kho báu vĩ đại nhất, là viên ngọc quư giá nhất, chúng ta phải cố gắng, phải hy sinh để kiếm cho bằng được. Bởi v́ đời là một dịp tiện, moi ngày sống là một dịp may, chúng ta có ư chí, tự do và khôn ngoan để lựa chọn. V́ thế, chiếm đoạt được Nước Trời hay không là do chính chúng ta.


Dom. Lê Đức Thiện op

Bán tất cả để mua viên ngọc quư
(Mt 13,44-52)

Hành tŕnh của đời người là một hành tŕnh đi t́m kho báu, nghĩa là đi t́m hạnh phúc. Đó là một mục tiêu chính đáng. Tuy nhiên, như Đức Giêsu đă nói : “Kho tàng anh em ở đâu th́ ḷng anh em ở đó” (Lc 12,34), chúng ta hăy tự hỏi xem hạnh phúc mà chúng ta đang t́m kiếm thực sự là ǵ ? Có phải chăng đó là tiền bạc, là quyền uy, danh vọng và khoái lạc ? Chúng có đem lại cho chúng ta b́nh an và hạnh phúc thật sự không, hay sự giàu có về của cải vật chất chỉ làm cho con người thêm lo âu, và lối sống hưởng thụ chỉ khiến người ta thêm trống rỗng ?

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đă cho chúng ta biết rằng, kho báu thật sự, hạnh phúc thật sự mà con người cần t́m kiếm chính là Nước Trời. Thật vậy, Nước Trời là một viên ngọc quư, một kho tàng vô giá mà bất cứ ai có được quả là may mắn và hạnh phúc. Đối với Thiên Chúa, họ là những người khôn ngoan và giàu có, cho dù trong con mắt của thế gian, họ có vẻ điên rồ và nghèo khó.

Nước Trời không phải là một ảo tưởng. Nước Trời đem lại cho con người sự b́nh an trong tâm hồn, niềm vui trong trí tuệ và vẻ đẹp trong cuộc sống này, v́ nó giải phóng chúng ta khỏi mọi sự mê hoặc của những kho tàng dưới đất, nhờ một niềm xác tín về t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, cũng như nhờ cảm nghiệm được phần nào sự phong phú của kho tàng trọn vẹn trên Quê Trời.

Đời sống chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có Thiên Chúa. Mối liên hệ chặt chẽ với Thiên Chúa chính là một kho tàng thật sự. Nhờ đó chúng ta biết ḿnh sẽ đi về đâu, cùng đích của đời sống chúng ta là ǵ. V́ chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta điều chúng ta hằng khao khát kiếm t́m. Có Thiên Chúa là có tất cả, nếu chúng ta tin (Mc 9,23 ; 10,27).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giống như người nông dân và người buôn ngọc, khi phát hiện được viên ngọc quư giá, họ đă ra đi, bán tất cả những ǵ ḿnh có mà mua cho bằng được viên ngọc, xin cho chúng con cũng biết can đảm và vui tươi, sẵn sàng ra đi, bán tất cả nhửng ǵ ḿnh có để mua lấy hạnh phúc Nước Trời.

Xin cho ḷng chúng con luôn thanh thoát trước những kho báu phù phiếm ở đời này, biến “bán” đi những đam mê, ích kỷ của ḿnh mà mua lấy kho báu bất diệt trên trời.

Lạy Chúa, xin cho chúng con đừng bao giờ quay lưng lại trước những lời mời gọi của Chúa ; không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ, tránh cái nh́n yêu thương mà Chúa luôn dành cho chúng con. Amen.


Đỗ Lực op

Túi Khôn Nhân Loại
(Mt 13:44-52)

Thứ tư vừa qua, linh mục Robert Sirico cho thông tấn xă Zenit biết : “Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một mẫu gương tuyệt hảo để tŕnh bày đức tin cho thế gian một cách đầy tin tưởng và quả quyết. Chúng ta cần tŕnh bày, chứ không áp đặt, chân lư đức tin, cho dân chúng thuộc đủ mọi nếp sống và niềm tin khác nhau.” (1)

ĐGH Bênêđictô đă từng thách đố giới trẻ chọn Chúa Kitô và can đảm làm người Kitô hữu trong thế giới đang bị tục hóa ngày nay. Người từng nói : “Đức tin vào Chúa Kitô là một cuộc mạo hiểm, mỗi Kitô-hữu thật sự theo Chúa Kitô và sống theo Tin Mừng đều chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận những rủi ro, những bất trắc và rất nhiều hy sinh đau khổ chắc chắn sẽ xảy đến trên con đương thập giá đă chọn, chỉ để đổi lấy lời hứa sự sống vĩnh cửu mai sau.” Có lẽ đó là điều Chúa Giêsu muốn nói đến trong ba dụ ngôn hôm nay. Chúng ta thử t́m hiểu ư nghĩa sâu xa và t́m ra một thái độ thích ứng cho cuộc sống dấn thân hôm nay.

VÔ GIÁ

Chúa Giêsu tŕnh bày bí nhiệm Nước Trời qua ba dụ ngôn. Dụ ngôn nào cũng cho thấy nét tươi đẹp và giá trị của cuộc sống. Kho báu, ngọc trai hay cá tốt đều là những tài sản ai cũng mơ ước. Nhưng tất cả đều lệ thuộc vào sự nhận biết của con người.

Nếu không biết kho báu giấu trong ruộng, ngàn năm nó vẫn nằm im đó và chẳng sinh ích cho ai. Nếu không khám phá và đánh giá đúng ngọc quư, làm sao thương gia có thể hy sinh tất cả ? Kéo lưới lên bờ, nếu không có con mắt nhà nghề, làm sao ngư dân biết lựa ra những cá tốt ? Đó là lư do tại sao Chúa lấy ba dụ ngôn để diễn tả giá trị cao cả của Nước Trời. Tự bản chất, Nước Trời có giá trị tuyệt đối. Nếu không, người ta đă không bán tất cả để mua kho báu và ngọc quư đó. Không thấy được giá trị đó, người khác cho họ là dại dột. Nhưng thực tế, họ là người khôn ngoan.

Giá trị Nước Trời không lệ thuộc vào cái nh́n của con người. Nhưng giá trị đó không lộ liễu như nhiều người lầm tưởng. Bởi vậy, phải có thiện chí và nỗ lực khám phá, con người mới thấy tất cả giá trị Nước Trời và hy sinh tất cả để đổi lấy giá trị đó.

Thực tế, nếu giá trị Nước Trời là sự công chính, con người không dễ t́m sự công chính trong cuộc đời ô trọc này. Người công chính quư như viên ngọc đẹp hay kho tàng giấu kín trong cánh đồng trần gian. Đúng hơn, trong tâm hồn người công chính, người ta thấy cả một giá trị tuyệt vời của Nước Trời. Họ là những người hiếm hoi trong xă hội hôm nay. Nhưng xă hội này c̣n tồn tại v́ có những tâm hồn chân chính như thế

Chính họ là những người xây dựng nên Nước Trời cùng với Chúa Giêsu. Đúng hơn, v́ nỗ lực khám phá, họ hiểu Nước Trời là giá trị cao cả nhất. Bởi đó, họ hy sinh bất cứ cái ǵ để chiếm cho bằng được Nước Trời. Hy sinh đó cần phải có động lực lớn nhất và sẽ phát sinh niềm vui lớn lao nhất cho con người.

Khi nghĩ đến kho báu và viên ngọc quư sắp chiếm được, người ta sẽ không thể giấu được niềm vui trước một tương lai huy hoàng. Cả anh ngư phủ cũng thế. C̣n ǵ thú vị hơn khi lựa những mớ cá tốt vào giỏ ? Đó là tất cả nguồn sống của gia đ́nh. Cũng như nông dân vui ngày mùa mới, anh ngư dân cũng sung sướng khi kéo lưới. Niềm vui đó có thể so sánh phần nào với “hoan lạc trong Thánh Thần” của Nước Thiên Chúa.

Sống giữa cuộc đời ngổn ngang mọi giá trị tốt xấu hôm nay, làm sao con người có thể phân biệt và lựa chọn giá trị cao cả nhất để sống hạnh phúc ? Không sáng suốt khôn ngoan, không thể t́m thấy giá trị đó. May thay cả một kho tàng khôn ngoan đang chôn giấu trong Kinh Thánh Tân Cựu Ước. Mức thập toàn chỉ t́m thấy nơi Chúa Giêsu Kitô.  Đức Kitô là kho báu và viên ngọc quư Chúa Cha ban tặng trần gian. Đó là mầu nhiệm Chúa đă giấu kín từ muôn đời. Thiên Chúa “đă muốn cho họ được biết mầu nhiệm này phong phú và hiển hách biết bao giữa các dân ngoại: đó là chính Đức Ki-tô đang ở giữa anh em, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh quang.” (Cl 1: 27)

V́ thế, trong Tân Ước, Chúa Kitô đă chiếm chỗ nhất ! Quả thật, Người là “quyền năng và sự khôn ngoan Thiên Chúa.” (1 Cr 1:24) Phải bỏ tất cả của cải mới có thể bắt gặp và chiếm đoạt kho tàng độc nhất là Chúa Kitô. Chính Chúa quả quyết : “Ai không bỏ mọi sự không thể làm môn đệ Thày.” Đó là một thái độ khôn ngoan.

Muốn sống theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa, ngay từ bây giờ, phải noi gương Chúa Kitô, để thực hiện kế hoạch Thiên Chúa, Đấng “đă tiền định cho chúng ta đồng h́nh đồng dạng với Con của Người.” (Rm 8:29) Nói khác, Thiên Chúa muốn chúng ta nỗ lực trở nên công chính như Chúa. Muốn trở nên công chính, con người phải từ bỏ biết bao những hạnh phúc bất chính. Nh́n vào cuộc sống thực tế, chúng ta thấy rơ những người sống theo công lư là những kẻ luôn bị thiệt tḥi. Nhưng nếu đầy bất công, làm sao xă hội có thể tiến bộ thực sự ?

TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC

Tiến bộ thực sự không thể chỉ căn cứ vào khoa học kỹ thuật, khoa học, kinh tế. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn là yếu tố chính yếu về mọi phương diện. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là làm sao cho con người có sự khôn ngoan đích thực v́ họ nắm vai quyết định trong mọi vấn đề.

Vậy t́m đâu ra sự khôn ngoan cần thiết để chọn lựa cho đúng ? Nh́n lên Mẹ Maria, chúng ta có thể có một giải đáp. Đức Mẹ được tôn xưng là “Ṭa Đấng Khôn Ngoan,” chỉ v́ Mẹ đă thưa “xin vâng” trước kế hoạch t́nh yêu Thiên Chúa (x. Lc 1:38). “Trong kinh Magnificat, Mẹ công bố Huyền nhiệm Cứu độ sắp đến : ‘Đấng Thiên sai của người nghèo’ đang đến (x. Is 11:4; 61:1) để hạ bệ những người quyền thế khỏi ngai vàng và nâng cao những người hèn mọn, cho người đói khát được no đầy và đuổi về tay trắng những người giàu có (x. Lc 1:50-53).” (2)

Đức Maria đă cho thấy con đường tiến đến phía trước của Giáo Hội, con đường dẫn tới những người nghèo khó và hèn mọn. Nếu muốn trung thành với sứ mệnh của Chúa, Giáo Hội không thể làm ngơ trước những bất công. Quả thực, “khi đă hoàn thành trong Chúa Kitô qua hồng ân Thánh Linh, con người hoàn thiện dần trong lịch sử và nhờ những tương quan nhân bản với người khác, những mối tương quan đạt tới hoàn hảo nhờ cam kết thăng tiến thế giới trong công lư và ḥa b́nh.” (3) Như vậy, muốn thực thi sứ mệnh cốt yếu của ḿnh, Giáo Hội phải sống trong tương quan với những người nghèo là những người đói khát công lư và ḥa b́nh hơn ai hết. Không lập được tương quan này, Giáo Hội không thể lớn lên theo chiều kích Chúa Giêsu mong muốn.

Có lớn lên theo chiều kích Chúa Kitô mong muốn, Giáo Hội mới trở thành “bí tích của t́nh yêu Thiên Chúa, và của niềm hy vọng sáng chói nhất để đảm nhiệm và duy tŕ trách nhiệm và cam kết làm cho nhân loại được giải phóng và tiến bộ.” (4) Chính khi dấn thân vào việc tranh đấu cho công lư và ḥa b́nh, Giáo Hội cho mọi người thấy một sức mạnh Thánh Linh đang hiện diện với ḿnh. Hơn nữa, khi nh́n vào Giáo Hội, người ta thấy cả một dấu chỉ niềm hy vọng lớn lao đang chiếu sáng lên dung nhan Giáo Hội. Có nỗ lực giành lại công lư cho người nghèo, Giáo Hội mới có thể thi hành sứ mệnh cứu độ. Quả thế, “với tư cách là thừa tác viên của ơn cứu độ, Giáo hội không ở trong một chiều kích trừu tượng hay thuần túy thiêng liêng, nhưng trong hoàn cảnh lịch sử và thế giới con người đang sống” (5) với đầy thách đố và đàn áp bất công. Không thấy Giáo Hội dấn thân hay dấn thân nửa vời vào các cuộc tranh đấu cho công lư, người ta mới dễ dàng thất vọng và không thấy lư do phải tin tưởng vào Thiên Chúa qua những chứng từ của Giáo Hội.

Nhưng nếu trung thành với những cam kết khi lănh sứ mệnh làm chứng cho Chúa Kitô, Giáo Hội có thể nói cho mọi người biết “Thiên Chúa cho họ có khả năng thực sự chiến thắng sự dữ và đạt tới sự thiện. Ư nghĩa và nền tảng của kết ước Kitô hữu trong thế gian chắc chắn làm cho mọi người tăng thêm niềm hy vọng, mặc dù tội lỗi đă ghi sâu vào lịch sử nhân loại. Lời hứa của Thiên Chúa bảo đảm thế giới không tự đóng kín, nhưng mở ra đón nhận Nước Thiên Chúa.” (6) Nếu thế, Giáo Hội có thể lạc quan tin tưởng công cuộc Phúc âm hóa thế giới sẽ thành công, v́ quyền lực Thánh Linh đang ở với Giáo Hội. Nhưng Phúc âm hóa trong những nước nghèo là ǵ, nếu không phải là việc chống lại những cơ chế bất công.

Dĩ nhiên, không thể chống lại cơ chế bất công một cách quá lộ liễu và hời hợt. Nhưng nếu quá ngoại giao và khôn ngoan, Giáo Hội cũng không thể dấn thân để đáp ứng lại kỳ vọng cụ thể của người nghèo và dân oan. Bất kể những giàn xếp chính trị và ngoại giao hậu trường như thế nào, Giáo Hội không thể làm ngơ trước những tiếng oán than và đau khổ của những người nghèo đang giẫy chết trong cơn đói khát và khủng bố của những cơ chế đó. Không thể hành động một cách thiếu khôn ngoan. Nhưng nếu khôn ngoan quá, làm sao c̣n có can đảm lên tiếng và tranh đấu cho công lư ? Chẳng lẽ Giáo Hội không đủ sức mạnh dấn thân như những người can đảm đang hoạt động cho dân chủ, tự do, nhân quyền ?! Khi con người được hưởng quyền làm người, họ sẽ nhận ra bàn tay Thiên Chúa nơi Giáo Hội.

KHÔN HAY DẠI ?

Tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều người quá “khôn ngoan” đang t́m mọi cách để phát triển và bảo vệ sự sống cho bản thân ḿnh. Trong khi đó, bất chấp những khó khăn và nguy hiểm cho mạng sống, một số người khác lại dám lên tiếng nói và hành động để tranh đấu cho nhân quyền. Họ là những người khôn hay dại ? Có lẽ đối với những người chỉ biết những hạnh phúc trước mắt, họ là những người dại. Nhưng v́ tương lai dân tộc, họ hy sinh tranh đấu cho nhân quyền và tự do của con người. Chính mục đích này đă xác định họ là những người khôn. Những lựa chọn và hành động của họ được quốc tế nh́n nhận là can đảm.

Sống trong hoàn cảnh khó khăn như Việt Nam hôm nay, biết bao sự thật không thể nói lên. Lư do v́ “tại Việt Nam, người dân không thể tự do bày tỏ quan điểm, những tiếng nói dũng cảm phải chịu sự đàn áp và sách nhiễu”. Dù khó khăn tới mấy, những con người như thế đă nh́n thấy kho báu và viên ngọc quư là quyền làm người của dân tộc. Họ đă biết phân biệt tốt xấu để can đảm lựa chọn một thái độ phản kháng có lợi cho tương lai đất nước, mặc dù có những bất lợi cho bản thân.

Các khuôn mặt lớn đó đang được thế giới nêu lên như những tấm gương sáng. “Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch hôm thứ Ba 22-7 thông báo trao giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett 2008 cho 8 nhân vật tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam. Rất mong đây cũng là dịp để GHVN nh́n lại những hoạt động và dấn thân hôm nay. Giữa một xă hội đầy những bất công như thế, các thư chung của các GMVN hầu như không nhắc ǵ tới công b́nh xă hội.

Tóm lại, qua ba dụ ngôn hôm nay, Chúa muốn mạc khải kho báu và viên ngọc độc nhất là Chúa Kitô, v́ Người là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Trước một giá trị vô cùng tuyệt vời đó, con người khôn ngoan phải hy sinh tất cả để chiếm lấy. Có được sự khôn ngoan của Thiên Chúa, con người mới có những lựa chọn và quyết định đúng giữa bao nhiêu những giá trị khác nhau trong cuộc đời.

Lạy Chúa, xin sai Thánh Linh đến soi sáng cho con nh́n ra Chúa là giá trị cao quư nhất của đời con. Nhờ đó, con biết hy sinh tất cả để chọn một ḿnh Chúa mà thôi. Amen.

đỗ lực 27.07.2008

1. http://www.zenit.org/article-23326?l=english

2. Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội 2005:59.

3. Ibid., 58.

4. Ibid., 60.

5. Ibid.

6. ibid., 578


Lm. Jude Siciliano, OP. (
Anh em nhà học G̣ vấp chuyển ngữ.)

T́m được kho báu và sẵn sàng chia sẻ
Mt 13,44-52

Thưa quư vị,

Người bạn của tôi thuê một đĩa phim mang tên “Everest” và đề nghị tôi xem nó. Bộ phim đó được dàn dựng dựa trên một câu chuyện nói về việc leo núi thám hiểm không may khi th́nh ĺnh một cơn băo kéo đến. Họ bị mắc kẹt, một số người chết và một người đàn ông, mà người ta cho là đă chết, lại sống sót nhưng những ngón chân và ngón tay của anh ta bị cụt v́ lạnh giá.

Đối với tôi, đây dường như là một việc làm nguy hiểm và điên rồ, nhất là tôi lại sợ độ cao! Khi được hỏi: “Anh có leo núi nữa không?” th́ người sống sót trả lời ngay: “Tất nhiên!” Người phỏng vấn anh ta hỏi: “Nhưng tại sao anh lại tiếp tục leo? Anh suưt chết trên núi kia mà!” Người leo núi đáp lại, “Anh phải ở trên đó. Khi ấy, mỗi phút giây của cuộc sống đều rất sống động và quư giá. Toàn bộ cuộc sống của anh sẽ bị ảnh hưởng từ kinh nghiệm trên núi. Anh sẽ thấy tất cả mọi sự, cả gia đ́nh của anh, công việc và những chọn lựa cuộc sống, trong một phương diện khác. Anh sẽ ư thức hơn, một khi anh đă leo núi, và thấy không có ǵ là vĩnh viễn trong cuộc đời anh.”

Tôi không hiểu điều đó. Rơ ràng người leo núi có một lối nh́n khác về cuộc sống – thế giới th́ ở xa tôi. Những người leo núi lắng nghe cuộc phỏng vấn th́ th́ gật đầu đồng ư. Dường như họ sống trong một thế giới hoàn toàn khác với thế giới mà tôi sống. Họ là những người ở bên trong c̣n tôi là người quan sát từ bên ngoài.

Có những điều xem ra cũng giống như cái năng động của kẻ bên trong người bên ngoài như thấy trong hai dụ ngôn mà Đức Giêsu kể cho các môn đệ của Ngài. Ngài có được kinh nghiệm về Thiên Chúa và cuộc sống mà Ngài chia sẻ điều đó với những kẻ “bên trong” những người bắt đầu hiểu cái nh́n của Ngài về cuộc sống và về Thiên Chúa. Khi Ngài kể những câu chuyện này cho những người đứng bên ngoài nh́n vào, họ không hiểu nổi. Đối với những người này, cac dụ ngôn chẳng có ư nghĩa ǵ và c̣n có vẻ như vớ vẩn. Nhưng đối với những người môn đệ như chúng ta, chúng ta có thể không phải là những học giả kinh thánh và c̣n lâu mới có thể được xem như người môn đệ hoàn toàn và hoàn hảo, nhưng chúng ta đă bước vào bên trong của nơi này để thờ phượng, để nghe bằng đôi tai đức tin và biết những ǵ Đức Giêsu đang mô tả. Đó là cách tin và lối sống mà dù có nguy hiểm, chúng ta cũng vẫn chấp nhận v́ chúng ta biết điều đó là đúng. Những dụ ngôn này có một tri thức mà chúng ta không tự ḿnh nắm bắt được.

V́ thế chúng ta lắng nghe những câu chuyện mà Đức Giêsu kể cho chúng ta hôm nay. Một người may mắn t́m được kho báu giấu trong ruộng. Khi anh ta t́m được kho báu, th́ cuộc đời anh được thay đổi và có một sự hứa hẹn lớn lao, v́ anh ta bán tất cả để mua thửa ruộng có chôn giấu kho tàng đó. Lại nữa, khi một thương gia t́m được một viên ngọc quư, ông đă đi bán hết tất cả những ǵ ḿnh có để mua viên ngọc ấy. Cuộc đời ông thay đổi v́ kho báu ông t́m thấy và không có hy sinh nào đáng để so sánh với kho tàng ấy.

Chúng ta giống như những người trong các dụ ngôn này, nhưng người đă hy sinh bản thân, v́ những ǵ chúng ta t́m thấy th́ đúng là tài sản giá trị nhất mà chúng ta từng có. Như bài thánh thư nhắc nhở chúng ta, chúng ta là những “b́nh sành”. Nhưng chúng ta chứa đựng những kho báu và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ kho báu ấy. Chúng ta “mua toàn bộ thửa ruộng ấy”.

Chúng ta không sống theo những tiêu chuẩn thông thường quanh ta: chúng ta chọn sự thành thật, ngay cả khi điều đó không giúp chúng ta tăng thêm thu nhập trong công việc; chúng ta đối xử với mọi người, không chỉ với gia đ́nh ḿnh, bằng cử chỉ yêu thương, ngay cả khi người khác cho rằng những người này không đáng được đối xử tốt như thế; chúng ta trung thành trong hôn nhân và t́nh bằng hữu, dù cho thế gian xem những lời hứa, dù nói ra hay không nói ra, là hay viển vông; chúng ta giúp đỡ những người cần đến chúng ta, dù không mắc nợ họ điều ǵ; chúng ta có niềm hy vọng khi nh́n vào tương lai, dù cho c̣n đó bao điều có thể khiến chúng ta thất vọng; chúng ta tha thứ cho những người làm phiền ḿnh, dù cho thế gian này cứ nhớ măi những lầm lỗi,…

Tất cả những điều này chẳng mang ư nghĩa ǵ đối với những kẻ bên ngoài, họ không hiểu; cũng như việc leo núi Everest chẳng có ư nghĩa ǵ đối với tôi, nhất là v́ có một số người chết ở đó! Việc mạo hiểm như thế chẳng đáng. Nhưng khi Đức Giêsu kể câu những chuyện về việc t́m được kho báu và t́m được viên ngọc quư, tôi lại dám đánh liều và thậm chí có thể hy sinh nếu thấy cần để nhận được và chiếm hữu kho tàng ấy. Tôi biết rằng tôi đă t́nh cờ gặp được thứ rất quư giá mà tôi đă bỏ cả đời ra t́m kiếm, ngay cả khi tôi chưa nhận ra nó. Tôi đă t́nh cờ gặp được kho báu và tôi sẽ từ bỏ tất cả những ǵ giữ chân tôi lại không cho tôi ôm lấy kho tàng ấy – như hai người trong các dụ ngôn, họ đă bán tất cả để có được kho tàng mới t́m thấy.

Đó quả là liều lĩnh, có thể c̣n liều lĩnh hơn cả việc leo núi, v́ tôi đă phải mạo hiểm và nắm lấy cơ hội nơi Đức Giêsu và những ǵ Ngài ban cho tôi mỗi ngày; đôi khi với những cách thức lớn lao hơn đ̣i hỏi nhiều hy sinh hơn. Nhưng thường th́, những liều lĩnh hàng ngày th́ nhỏ nhoi thôi, nhưng liên lỉ. Tất cả v́ kho báu. Thực ra, trong khi những thứ khác mà thế gian cho là giá trị như những lợi lộc cá nhân, tài sản, thời gian và những thú vui, tôi sẽ sẵn ḷng để tất cả những “viên ngọc” đó qua đi bất cư khi nào tôi thấy chúng cản bước không cho tôi đạt được viên ngọc giá trị hơn tất cả những thứ khác.

Trong Kinh thánh, viên ngọc là biểu tượng của sự khôn ngoan. Và trong bài đọc một hôm nay, Salomon được cho chọn lựa bất cứ thứ ǵ và Chúa sẽ ban cho. Ông đă chọn và khẩn xin được khôn ngoan và đó là những ǵ ngày nay chúng ta cầu xin. Nếu ai đó hỏi chúng ta tại sao chúng ta lại quy tụ cử hành việc thờ phượng, chúng ta có thể trả lời: “Chúng tôi là những người đi t́m kiếm và đă thấy được kho báu và chúng tôi muốn ăn mừng về điều đó!”

Chúng ta cầu xin được khôn ngoan: để giúp chúng ta quyết định đúng đắn cho mỗi ngày; để biết những ǵ chúng ta phải từ bỏ để sống theo đường lối Thiên Chúa; để biết đâu là những điều chúng ta phải chọn để thích hợp với kho tàng chúng ta đang nắm giữ; để biết những thay đổi, dù là nhỏ nhặt, mà chúng ta phải thực hiện để cảm nghiệm hơn nữa về Thiên Chúa; để phải làm ǵ để xây dựng những mối tương quan tốt đẹp chúng ta đang có cũng như từ bỏ những tương quan đang phá hoại cuộc đời chúng ta; để biết đầu tư thời giờ và sức khỏe quư báu vào đâu để phục vụ Thiên Chúa, là kho báu của chúng ta. Như Salomon, chúng ta khao khát và cầu xin được khôn ngoan. Và cũng như Salomon, Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta điều đó.

Tại sao chúng ta ở đây ? V́ chúng ta không muốn bị cám dỗ bởi những viên ngọc giả hay vàng dỏm. Điều đó không đáng. Chúng ta muốn cái thật trong cuộc sống chúng ta và chúng ta biết đó là ǵ. Chúng ta t́nh cờ gặp được kho báu và biết rằng không ǵ đáng giá bằng kho báu chúng ta đăm t́m thấy.

Đức Giêsu nói về “những kẻ bé mọn” trong Tin mừng. Họ là những người được ban tặng sự khôn ngoan, không phải dựa trên thành công, địa vị hay học vấn của họ. Những người đơn sơ này biết, như thể định mệnh, Đức Giêsu đang nói về điều ǵ và họ sống theo như sự khôn ngoan mà họ nhận được. Tôi c̣n nhớ một lần hỏi cha già của ḿnh xem ông muốn ǵ trong lễ Giáng sinh. Cha tôi nói: “cha muốn một tấm thiệp Giáng sinh với chữ kư của mẹ con, của con cháu và cha muốn tất cả mọi thành viên trong gia đ́nh xum họp quanh bàn tiệc Giáng sinh”. Lúc đó tôi đă làm linh mục được mười năm, nhưng vẫn c̣n biết bao thứ mà tôi phải học về kho báu và người cha 80 tuổi lại một lần nữa là thầy dạy khôn ngoan cho tôi. Ông đă t́m thấy “một viên ngọc quư” và đă chia sẻ cho tôi nhưng không.

Lm. Jude Siciliano, OP.

Hăy bán hết của cải để được kho báu

1 V 3,5.7-12; Rm 8,28-30; Mt 13,44-52

Kính thưa quư vị,

Quư vị chẳng phải thích những câu chuyện kể về một người t́nh cờ gặp chiếc đèn thần hay bùa hộ mạng sao? Khi người đó vô t́nh chạm vào chiếc đèn, th́ một bà tiên hay vị thần hiện ra nói rằng: “Hăy cứ xin, rồi ta sẽ ban cho con mọi điều con ước muốn”. Khi đó chúng ta đặt cuốn sách đang đọc xuống và để cho trí tưởng tượng của ḿnh bay bổng. Chúng ta ước mong điều ǵ: tiền bạc ư? Chẳng cần làm việc ư? Sức khoẻ tốt ư? Tuổi thọ ư? Gia đ́nh hạnh phúc ư? Thế giới hoà b́nh ư? Tôi luôn mong muốn trở thành một người chơi vĩ cầm mà không mất nhiều thời gian tập luyện. Hẳn đó là những điều thúc đẩy tôi mong ước.

Bài đọc thứ nhất trích từ sách Các vua quyển I hôm nay làm cho trí tưởng tượng của chúng ta thêm sinh động. Thiên Chúa đến với vua Salômôn trong một giấc mộng và bảo ông rằng: “Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho”. Thiên Chúa bước vào cuộc đời vua Salômôn bằng một lời mời gọi công khailôi cuốn ông ngay thời điểm ông bị công kích. Ông c̣n trẻ và chỉ mới bắt đầu cầm quyền trị nước. Ông thấy ḿnh không xứng đáng. Vua Salômôn đến thánh điện núi Ghípôn để xin Thiên Chúa trợ giúp. Ông thú nhận với Thiên Chúa rằng ông đang gặp khó khăn: Ông c̣n trẻ người non dạ, và gánh nặng đè trên vai ông là phải cai trị một đất nước rộng lớn.

Vua Salômôn có thể xin bất cứ điều ǵ ông muốn, nhưng ông chỉ xin có được một “tâm hồn biết lắng nghe” (một số người dịch là một “trí khôn minh mẫn”). Ông không xin có được mọi hiểu biết cao siêu. Ông chẳng cần nỗ lực biết mọi thứ trên đời. Thực vậy, ông chỉ muốn biết cách cai trị một đất nước rộng lớn bằng “tâm hồn biết lắng nghe”. Nói khác đi, một “tâm hồn biết lắng nghe” để ông có thể phân biệt điều tốt xấu; để xác định điều phải trái cho dân của ḿnh. Xem ra ông đă hiểu được vai tṛ lănh đạo sẽ đ̣i buộc ông phải quên đi lợi ích bản thân khi phục vụ Chúa và Dân Người.

Chúng ta cùng trở lại phần đầu câu chuyện. Nếu Thiên Chúa cũng đề nghị chúng ta “Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho” th́ chúng ta sẽ xin ǵ? Lời đề nghị thực sự đặt chúng ta lấp lửng giữa các ưu tiên và các giá trị cao nhất, phải không quư vị? Ai là người quan trọng đối với chúng ta? Chúng ta cần trả lời thế nào và phục vụ họ ra sao? Ngoài ra, đâu là những giá trị cốt lơi của chúng ta? Trong câu chuyện, v́ Thiên Chúa đă khởi xướng và chấp nhận lời thỉnh cầu chính đáng của vua Salômôn, nên có lẽ Thiên Chúa sẵn ḷng thực hiện điều tương tự cho chúng ta, nếu chúng ta phân định được những ưu tiên của ḿnh rồi kêu xin Người.

Vua Salômôn được mời gọi để lựa chọn. Các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay cũng thế. Nước Trời đ̣i hỏi chúng ta thực hiện điều tương tự. Xem ra chúng ta bất chợt t́m ra điều này, cách t́nh cờ,như kho báu được chôn trong ruộng. Tuy nhiên, Nước Trời đ̣i hỏi chúng ta cần có sự phân định. Chúng ta có thể đánh giá kho báu chúng ta bắt gặp như thế nào không? Chúng ta có sẵn ḷng đón nhận kho báu ấy với niềm vui và thực hiện những hy sinh trong cuộc sống của ḿnh để đạt được kho báu ấy không? Đó là những chọn lựa quan trọng, không dễ dàng tiến hành chút nào. Trong dụ ngôn, một khi người kia bán tất cả những ǵ anh có để đạt được kho báu, th́ anh sẽ chẳng c̣n lại ǵ - ngoại trừ kho báu. Cuộc sống thường ngày của chúng ta cần biểu lộ phù hợp với lựa chọn chúng ta thực hiện để đáp lại lời Thiên Chúa. Chúng ta cần thực hành cách đầy đủ điều chúng ta tuyên xưng ở đây trong ngôi nhà thờ này vào Chúa nhật chứ? Sau hết, chúng ta có mua thửa ruộng đó không?

Nếu chúng ta mua thửa ruộng đó th́ toàn bộ cuộc đời chúng ta sẽ phản ánh chọn lựa của ḿnh. Đâu là cái giá của Kitô giáo? Thưa rằng: Tất cả mọi thứ. Chẳng phải các ông Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan đă bỏ lại tất cả những ǵ các ông có như tàu thuyền, chài lưới, cha và sự nghiệp để theo Đức Giêsu (4,18-22) sao? Sau này, thánh Mátthêu đă bỏ công việc thu thuế của ḿnh (9,9) để theo Đức Giêsu. Các ông đă từ bỏ rất nhiều để “mua thửa ruộng”.

Thoạt tiên, các ông cảm thấy phấn khích khi theo nhà giảng thuyết lưu động nổi tiếng. Tiếp theo, sau thảm kịch về cái chết và mạc khải về sự phục sinh của Người, họ đă cảm nghiệm được niềm vui của người trong dụ ngôn. Hăy lưu ư rằng các sách Tin Mừng không nhấn mạnh sự hy sinh của các môn đệ tiên khởi. Hy sinh là điều chắc chắn, các ông sắp cảm nhận được niềm vui mà một người t́m thấy trong Nước Trời.

Chúng ta không cần bận tâm đến tính hợp pháp của hành động khi đặt vấn nạn rằngliệu người đàn ông kia có được phép giấu không cho người chủ thửa ruộng biết kho báu bí mật đó hay không. Chúng ta hăy để cho Đức Giêsu, người thuật chuyện, kể vắn tắt cho chúng ta nghe dụ ngôn về việc người kia t́nh cờ gặp thấy và vui mừng khi khám phá ra kho báu. Trong khi giá mua thửa ruộng để đạt được kho báu là rất cao - “tất cả những ǵ anh có” - tôi sẽ không nhấn mạnh đến sự hy sinh của người đàn ông. Đức Giêsu xem ra nhấn mạnh đến kho báu là vương quốc và niềm vui mà kho báu mang lại cho người chủ mới.

Những dụ ngôn về Nước Trời của Đức Giêsu không phải là những câu chuyện ở thế giới bên kia. Nếu thế, chúng ta đang nh́n lên bầu trời để xem vương quốc giống như cái ǵ đó thôi. Quả thực, khi Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ sau khi Người trú ngụ trong hoang địa, Người công bố: “Anh em hăy sám hối, v́ Nước Trời đă đến gần” (5,17). Người ta có thể t́m gặp vương quốc ấy ở đâu?

Họ sẽ khám phá ra vương quốc ấy trong nhiều cách thức rất cụ thể khi Đức Giêsu bước vào đời họ và chữa lành nhiều người; Người đến với những người bị xă hội ruồng bỏ; chăm sóc người nghèo; đón nhận đàn ông và phụ nữ cách b́nh đẳng. Đó là cách thức cụ thể và gần gũi mà Nước Trời dành cho dân khi Đức Giêsu đi qua. Đó giống như người kia trong dụ ngôn. Họ sẽ khám phá giá trị của vương quốc cách t́nh cờ. Và một khi họ đă đón nhận vương quốc, họ sẽ chia sẻ với tất cả niềm vui.

Người ta có thể khám phá sự gần gũi của vương quốc mỗi khi Đức Giêsu kể họ nghe một trong những dụ ngôn của Người. Những dụ ngôn hết sức thông thường như cuộc sống hàng ngày - hạt giống được gieo trồng, bánh được nướng, cừu bị lạc và t́m thấy, đồ trang sức được mua sắm và cá được đánh bắt. Đó là những ví dụ Đức Giêsu dùng để giúp các thính giả của Người h́nh dung ra Thiên Chúa trong đời sống của họ - trong cuộc đời này, và lúc này, chứ không phải trong tương lai hay một nơi xa vời nào đó. Người diễn tả Lời Chúa như ông Môsê đă làm cho dân lúc sắp vào Đất Hứa: “Lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong ḷng anh em, để anh em đem ra thực hành” (Đnl 30,14).

Những hành động của Đức Giêsu cho chúng ta thấy rằng Mạc khải của Thiên Chúa rất cụ thể và gần gũi. Đó là điều mà các dụ ngôn dạy chúng ta qua những h́nh ảnh thông thường mỗi ngày: Nước Trời đang hiện diện tại đó trước mắt chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, và chúng ta cóđôi tai và đôi mắt để cảm nhận. Những dụ ngôn như trong bài Tin Mừng hôm nay giúp cho cặp mắt và đôi tai chúng ta cảm nhận được rằng Thiên Chúa bước vào đời ta bằng những cách thức hết sức kinh ngạc: tựa như kho báu quư vị t́nh cờ t́m thấy và nhận ra sức sống của nó - làm thay đổi giá trị. Khi nhận ra điều đó, chúng ta sẽ làm bất cứ điều ǵ phải làm để sở hữu kho báu ấy trong niềm vui.