Chúa Nhật XVI Thường Niên - Năm A
Kn
12,13.16-19 / Rm 8,26-27 / Mt 13,24-43 An Phong op : Mảnh Hồn Ta Là Nơi Chúa Ngự… Như Hạ op : Chiến thắng cuối cùng Fr. Jude Siciliano, op : Chính Chúa mới là chủ của vụ mùa Fr Jude Siciliano, op : Ơn thánh Chúa đang chờ đợi ta Fr. Jude Siciliano, op : Sức sống đức tin : Sống Lời Chúa G. Nguyễn Cao Luật op : Ngày Mùa Vẫn C̣n Xa Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Lúa và cỏ G. Nguyễn Văn Thuần op : Hạt cải bé nhỏ tăng trưởng thành bóng mát cho đời Đỗ Lực op : Giới trẻ hôm nay – Thế giới ngày mai Fr Siciliano, op : Chúng ta có niềm hy vọng Fr. Siciliano, op: Hăy hy vọng trong mọi hoàn cảnh
Mảnh Hồn
Ta Bài Tin mừng hôm nay gồm 3 dụ ngôn : - Dụ ngôn về lúa và cỏ lùng trong cùng một ruộng; - Dụ ngôn về hạt cải lớn lên trong ruộng; - Dụ ngôn về nắm bột dậy men. Với 3 bài học : Mảnh hồn ta là nơi Chúa ngự; … lớn lên…; sinh nhiều hoa trái cho đời. Một lối áp dụng bài học cho đời sống cá nhân người kitô hữu là : Tâm hồn chúng ta chính là thửa ruộng đó. Một thửa ruộng có lúa tốt, có cỏ xấu. Đôi lúc, lúa tốt nhiều; nhưng cũng có đôi lúc cỏ xấu đầy dẫy. Thế mới biết không ai là hoàn toàn tốt, cũng không ai là hoàn toàn xấu. Nơi thửa ruộng tâm hồn này, diễn ra một cuộc đấu tranh giữa tốt và xấu, giữa chọn Thiên Chúa và chọn ác quỷ. Khi cuộc đấu tranh chấm dứt, th́ mới phân thắng bại. Tính hàm hồ, sự không rơ ràng, là đặc trưng của thế giới này, và cũng là đặc trưng của đời sống con người. C̣n Thiên Chúa th́ rất mực kiên nhẫn, chờ đợi. Một câu hỏi được đặt ra : liệu ta có đủ kiên nhẫn với cỏ lùng của chính ḿnh và của người khác hay không ? Nhưng dẫu sao, mảnh hồn ta vẫn là nơi Chúa ngự; hăy bao dung và quảng đại chấp nhận đời ḿnh cùng với Đức Giêsu. Đức Giêsu trong một ngơ tối làng quê hẻo lánh Nagiarét xưa, đó là một khởi đầu bé nhỏ; nhưng Ngài đă lớn lên, đă vươn lên trở thành một vị Ngôn Sứ thời đại, một Đấng Cứu độ nhân loại. Một câu hỏi được đặt ra : nào tôi có phải là cành xum xuê cho người khác đến nương tựa, ẩn ḿnh không? V́ chính nơi tâm hồn ta, hạt giống Lời Chúa cần lớn lên và mang lại ư nghĩa cho đời sống ta. Hơn thế nữa, Tin mừng không để cho ai, không cho phép ai dửng dưng. Tin mừng sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn ta, thái độ sống của ta. Tin mừng cùng với Chúa Giêsu trong tâm hồn ta chính là bột dậy men. Không có Chúa, chúng ta là những "cục bột khô cằn". Một câu hỏi được đặt ra : liệu tôi có mang lại hoa trái tươi tốt cho đời, khi tôi đă được diễm phúc đón nhận Lời Chúa là hạt giống gieo? Cùng với Chúa Giêsu, hăy biến đời ta thành những thửa ruộng tốt, đón nhận Lời Chúa và sinh hoa kết quả.
Lạy Chúa Giêsu,
Nhưng con cũng biết rằng con
chẳng phải là
Và con tạ ơn Ngài,
CHIẾN
THẮNG CUỐI CÙNG
Giớí trẻ hôm nay đang t́m mọi cách ngăn chặn những con đường gây chia rẽ thế giới. Đó là ước vọng lớn lao và phức tạp. Nhưng đó cũng là niềm hi vọng không ai có thể dập tắt được. BÓNG ĐÊM Quả thực, Thiên Chúa "đă cho con cái niềm hi vọng tràn trề" (Kn 12:19), mặc dù sống giữa bao thách đố. Tưởng chừng trong Nước Trời là cánh đồng chỉ có con cái Thiên Chúa tức là những hạt giống và cây lúa tốt (x. Mt 13:38). Ai dè "khi lúa mọc lên và trổ bông, th́ cỏ lùng cũng xuất hiện" (Mt 13:26) và lấn át cả lúa. Trong Nước Trời, cũng có "con cái Aùc Thần" (Mt 13:38). Đó là điều làm cho các đầy tớ kinh ngạc và muốn tỏ thái độ ngay (x. Mt 13:27-28). Chỉ cần ông chủ hạ lệnh, đầy tớ có thể làm sạch cỏ lùng trong nháy mắt. Thế nhưng, ông chủ có cái nh́n xa và kiên nhẫn hơn nhiều. Đợi tới "mùa gặt là ngày tận thế" (Mt 13:39) vẫn chưa muộn ! Số phận cây lúa và cỏ lùng sẽ rơ trắng đen (x. Mt 13:30). Hiện tại không thể nói hết được sự thật. Cây lúa cũng như rau cải đều cần thời gian mới phơi bày tất cả ra ánh sáng. Khi nh́n đến hạt cải nằm giữa các hạt giống khác, ai cũng coi thường, v́ kích thước quá bé nhỏ của nó. "Nhưng khi lớn lên, th́ lại là thứ rau lớn nhất … đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được" (Mt 13:32). Thật là một mầu nhiệm ! Kích thước không đủ xác định giá trị sự vật. Sự thật này được củng cố bằng h́nh ảnh của "nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột" (Mt 13:33). Nắm men vượt ngoài mọi tính toán của con người. Một nắm men nằm giữa một thúng bột c̣n chẳng ra ǵ, huống hồ ba thúng. Số lượng bên ngoài không quyết định nổi ảnh hưởng của thực chất bên trong. Rơ ràng trong cánh đồng Thiên Chúa, kích thước và số lượng không đáng kể. Ngay từ đầu, một ḿnh Đức Giêsu tưởng chừng vừa nhỏ về số lượng và về kích thước. Có thêm mười hai tông đồ cũng chẳng thấm tháp ǵ ! Cả cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi cũng chỉ là số không so với đế quốc Roma vĩ đại. Thế nhưng, thời gian đă trả lời cho cả nhân loại thấy tầm ảnh hưởng và sức mạnh chiến thắng thuộc phe nào. Cuộc chiến thắng cuối cùng chưa được xác định ở trần gian. Phải đợi "đến ngày tận thế, người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ"(Mt 13:43). Từ Nước Trời sang "Nước của Cha" quả thật đă có một khác biệt khủng khiếp. Trong "Nước của Cha" chắc chắn sẽ không c̣n bóng dáng cỏ lùng. Đó là cơi tuyệt đối. Nhưng Nước Trời giữa trần gian vẫn mở rộng ṿng tay đón tiếp mọi người. Đó là một thời để thương ! Những người xấu vẫn có cơ hội gặp gỡ Thiên Chúa và gần gũi với những người công chính. Đó là thời gian tràn đầy hi vọng cho những người thành tâm thiện chí. Ngay cả "người có tội được Ngài ban ơn sám hối" (Kn 12:19), điều kiện để họ khỏi rơi vào thất vọng năo nề. Tâm hồn con người cũng là một thửa ruộng có lẫn cỏ lùng lẫn cây lúa. Dù cỏ lùng có tràn ngập, nhưng bao lâu c̣n cây lúa, thửa ruộng vẫn hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Cũng như hạt cải và nắm men, cây lúa không thể bị chôn vùi dễ dàng. Sức mạnh không căn cứ trên số lượng. "Dù cả một đạo quân vây đánh, ḷng tôi chẳng sợ ǵ" (Tv 27:3). Không bao giờ con người có quyền thất vọng trước những cỏ lùng mọc tràn ngập trong tâm hồn. Thiên Chúa chưa thất vọng v́ c̣n thấy một vài hạt lúa, nắm men hay hạt cải trong thửa ruộng trần gian và ḷng người. Tại sao con người lại có quyền thất vọng trước Thiên Chúa ? Trên trần gian, chẳng ai thấy ḿnh bất lực bằng người công chính. Ngay trong việc đạo đức, họ cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Chính thánh Phaolô đă thú nhận : "Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải" (Rm 8:26). Nhưng ḷng tin vào Thiên Chúa khiến họ yên tâm, v́ "có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn" (Rm 8:26). Không những nâng đỡ sự yếu đuối, Thần Khí c̣n khiến cả khối bột dậy men, lúa chín đầy đồng và hạt cải thành "thứ rau lớn nhất, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được" (Mt 13:32). Sức mạnh Thần Khí lên cao nhất khi giúp tín hữu gần gũi Thiên Chúa. Thật vậy, "chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta" (Rm 8:26) t́m lại niềm hi vọng và sức mạnh nơi Thiên Chúa. Lời cầu nguyện sẽ rơi vào quăng không, nếu Thiên Chúa không hiểu những lời lẽ vô nghĩa của nhân loại tội lỗi. Chỉ có tiếng nói Thần Khí mới thấu đến tai Chúa. Ngược lại, chỉ có Thần Khí mới biết được ư Thiên Chúa để "cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ư Thiên Chúa" (Rm 8:27) "bằng những tiếng rên siết khôn tả" (Rm 8:26). Thật tuyệt vời ! Khi đă có một máng chuyển thông những lời cầu nguyện tuyệt hảo như thế, c̣n ǵ dân Chúa không làm được ? HẠT GIỐNG TIN MỪNG Chính những lời cầu nguyện đầy thần lực đó đă khiến ngọn lúa lớn lên giữa bao cơn sóng gió và lấn lướt của cỏ lùng thời đại. Có thể kiếm thấy những dấu chứng thần lực đó nơi các nỗ lực xây dựng thế giới hôm nay của Giáo Hội. Chẳng hạn hiện nay "một phong trào Giáo Dân, liên kết với Hội Thừa Sai Bác Aùi của Mẹ Têrêsa Calcutta, đă qui tụ hơn một ngàn thành viên khắp thế giới, khấn hứa sống trong sạch (hôn nhân), khó nghèo, vâng lời và hết ḷng phục vụ không công những người nghèo khổ nhất, bắt đầu từ những thành viên trong gia đ́nh của ḿnh. Các giáo dân truyền giáo đó thờ phượng Chúa khắp mọi nơi bằng đời sống thánh thiện qua việc cầu nguyện, hăm ḿnh và những việc từ thiện, theo gương Thánh Gia Nadarét." (Zenit 15/07/02) Với một lối sống như thế, chắc chắn những giáo dân thiện chí đó sẽ là những bông lúa đang mọc lên mạnh mẽ từ những cánh đồng đầy cỏ lùng. Mặt khác, những nỗ lực hiệp nhất nhân loại Giáo Hội đang tung ra trên thế giới hôm nay cũng đang làm cho bước tiến của cỏ lùng nhiều nơi phải khựng lại. Trước những đau khổ v́ nạn chia rẽ giữa các tôn giáo, Giáo Hội đă chứng tỏ ḿnh không phải là kẻ thù của bất cứ tôn giáo nào trên thế giới. Bằng chứng, "Giáo Hội Công giáo tại Argentina đă bày tỏ t́nh liên đới với cộng đồng Hồi giáo quốc gia, sau khi một nghĩa trang của họ đă bị xâm phạm." (Zenit 17/07/02) Cha Guillermo Marco, giám đốc văn pḥng báo chí Tổng Địa Phận Buenos Aires c̣n nói : "Cộng đoàn Công giáo hỗ trợ những anh em Hồi giáo bằng lời cầu nguyện cho những người thân của họ trong các nghĩa trang lâu đời đó. Chúng tôi cầu xin Thiên Chúa ban ơn ḥa b́nh xuống cho dân tộc chúng tôi, để nhổ tận gốc sự kỳ thị tôn giáo khỏi tâm trí chúng tôi." (Zenit 17/07/02) T́nh liên đới đúng lúc đó chắc chắn phải gieo những hạt giống lúa tốt vào cánh đồng đầy những cỏ lùng, đợi ngày trổ mùa màng tươi tốt trong tương lai. Có lẽ cánh đồng cần đón nhận hạt giống Tin Mừng nhất là tâm hồn các bạn trẻ. "Ít nhất có một giám mục tin rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới đă tạo ra một con đường mới Phúc âm hóa các bạn trẻ" (Zenit 16/7/02). Trong khi bao bạn trẻ đang say sưa bạo lực, nhiều bạn trẻ thế giới đă qui tụ lại quanh Đức Gioan Phaolô II tại Toronto từ ngày 24 đến 27 tháng 7 năm 2002 reo ḥ trước Tin Mừng giải thoát. Đức Giám mục Schockert, chủ tịch Ủy Ban về Giới Trẻ Pháp, nói: "Ngày Giới Trẻ Thế Giới làm cho các bạn trẻ có một chỗ đứng trong Giáo Hội. Cuộc lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới đă gây ư thức về việc phục vụ công chúng của Giáo Hội có tầm ảnh hưởng tới việc xây dựng một xă hội cởi mở hơn cho giơí trẻ" (Zenit 16/7/02). Bao nhiêu hạt giống Tin Mừng được gieo văi vào tâm hồn các bạn trẻ trong ngày hội lớn đó ? Làm sao biết được ? !
Chính Chúa mới là chủ
của vụ mùa Thưa quư vị. Triều đại Thiên Chúa, tức nơi chốn và phong cách Thiên Chúa hoạt động, không thể đóng khung vào một công thức nào. Người ta chẳng được phép nói : Ngài làm việc như thế này, thế khác, hoặc tôi dám chắc đây là đường lối Thiên Chúa hành động, hiện hữu, hoặc thế này xác định ư muốn của Thượng đế… Nếu như Chúa Giêsu có thể gói trọn Thượng đế vào một đường lối rơ ràng, chính xác như vậy th́ chắc chắn Ngài đă thực hiện rồi. Và với nhân loại, giả như chúng ta cũng có thể làm được kiểu đó, nghĩa là có thể đóng hộp Thiên Chúa như A-la-đanh (Aladdin) đóng hộp ông thần khổng lồ rồi lâu lâu sai khiến, th́ mọi sự sẽ dễ dàng biết mấy ! Chúng ta sẽ minh định Thiên Chúa ở đâu, làm việc ǵ và bênh đỡ những ai ? Chúng ta sẽ nói : "Thiên Chúa đây này … Ngài không về phe với tụi bay đâu…" Chúng ta sẽ vô cùng chắc chắn về những phán quyết của ḿnh : "Thiên Chúa không hành xử như thế đâu, dám đảm bảo như vậy đó." Thật tiện lợi và gọn gàng. Nhưng khi ấy Ngài chẳng c̣n là Thượng đế nữa. Chúng ta đă thay chỗ của Ngài, cầm nọc Ngài ! Ngài ở dưới sự điều khiển và sai khiến của chúng ta ! Trong Phúc âm Chúa Giêsu đă mặc khải rất rơ rằng Thiên Chúa không thể bị giới hạn trói gọn như vậy. Ngài vô cùng linh hoạt và tự do. Cho nên khi giảng dạy, Chúa Giêsu đă dùng các dụ ngôn. Những h́nh ảnh của các câu truyện Ngài kể mở rộng trí tưởng tượng của nhân loại đều vô biên. Chúng có khả năng vượt không gian và thời gian. Cho đến thế kỷ XXI, nó vẫn hấp dẫn người nghe y như khi chúng vừa được kể. Chúng có thể hội nhập với mọi nền văn hóa Đông Tây, dễ hiểu với mọi tầm mức trí khôn : mẻ lưới, hạt giống, bánh vỗ bằng tay, kẻ gieo hạt tốt bụng nhưng lơ đăng… Chúng đụng chạm đến những t́nh cảm phổ quát của con người : vui buồn, yêu ghét, hy vọng, mộng mơ, tham lam, bần tiện, ao ước, khát khao… Chúng đề cập đến nỗi sướng khổ, bệnh nạn, què quặt, mù ḷa, sống chết của con người và thái độ của chúng ta đối với Thượng đế. V́ vậy, cũng như thời Chúa Giêsu, người nghe vẫn ngỡ ngàng về nội dung của chúng : Thiên Chúa ở đâu ? Ngài hành động thế nào ? Tại sao người tốt lại phải chịu thiệt tḥi, khổ đau ? Tại sao dân Thiên Chúa lại chịu lép vế, khinh miệt trước mặt thế gian ? Tại sao sự thiện chưa thắng thế trong khi cái ác luôn ở vị trí cường điệu ? Trên hết mọi sự chúng ta phải luôn tự hỏi : "Ngài dạy bảo điều chi vậy ?" Nổi bật trong dẫy những dụ ngôn, thánh Mathêu dường như muốn đưa ra một lời khích lệ : ở đâu đó, trong những câu truyện thần kỳ, chúng ta có thể cảm nghiệm được Nước Thiên Chúa đang hiện diện và cánh tay Ngài đang hành động ! Mắt xác thịt chẳng thể khám phá ra, nhưng các tín hữu, nếu chú ư suy tư, sẽ có khả năng thấy được thần linh đang ở với họ, thần linh đă được giấu kín từ tạo thiên lập địa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn nhắc nhớ, chúng ta cần phải có tai để nghe, nghĩa là cần có đức tin biết lắng nghe. Theo ngôn ngữ của thánh Matthêu, nghe, nh́n và hiểu biết là những biểu hiện của đức tin sống động. Như vậy, chúng ta tập trung tâm trí để nghe, lắng nghe nội dung của các dụ ngôn v́ hy vọng t́m thấy sự khôn ngoan ẩn hiện trong đó. Một khi khôn ngoan đă được ban, chúng ta sẽ lớn lên trong kiến thức về Thiên Chúa, Đấng luôn ẩn ḿnh, ngay cả vắng bóng khỏi thế giới tân thời. Đây không phải là một tư tưởng vô ích, bởi luân lư toàn cầu đang băng hoại thê thảm : "Go to hell" (xuống địa ngục đi) là một thành ngữ giới trẻ hay dùng để chửi rủa nhau. Nó nói lên tâm trạng chẳng tha thiết ǵ với thiên đàng. Phúc âm hôm nay có tới ba dụ ngôn : cỏ lùng, hạt cải và men trong bột. Quư vị tự do lựa chọn để triển khai bài giảng. Tôi xin lựa dụ ngôn thứ nhất Mt 13,24-30. Dụ ngôn mở đầu với mệnh đề "Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng ḿnh …" thánh Mathêu quen dùng từ "Nước Trời" thay thế cho từ "triều đại Thiên Chúa" và xin nhớ Chúa Giêsu không chỉ so sánh "Nước Trời" giống như ông chủ nọ, quan ṭa kia, người đàn bà đơn lẻ mà cả một hoàn cảnh. Nước Trời giống như hoàn cảnh người gieo giống tốt… Ngài đang rao giảng dụ ngôn trong bầu không khí bị khước từ bởi thế lực tôn giáo Do thái. Ngài gieo hạt giống tốt nhưng những kẻ thù của Ngài lại trồng cỏ dại trong trái tim thính giả. Họ cay đắng chống đối sứ điệp thốt ra từ miệng Ngài. Đây cũng là t́nh trạng của giáo đoàn thánh Mathêu. Giáo đoàn đang gặp khó khăn v́ nhiều nhân vật quan trọng trong Do thái giáo chống lại và bách hại. Các tín hữu của giáo đoàn phải cư xử thế nào bây giờ ? Dụ ngôn giúp họ và giúp chúng ta gạt qua một bên những thành công tức thời mà chúng ta tưởng đă gặt hái được bởi những cố gắng của ḿnh. Tâm lư thường t́nh là chúng ta ưa trông thấy các dấu chỉ khả giác các thành đạt và vững bụng rằng đường lối ḿnh đi là đúng ư Thiên Chúa. Ngài đang về phe với chúng ta. Nhưng thực tế không phải như vậy. Có Ai khác đang làm chủ nhân ông, chịu trách nhiệm về Hội Thánh, về cánh đồng của ḿnh, đang truyền lệnh, trồng tỉa, tưới tắm và thu hoạch mùa màng chứ không phải giáo đoàn. Chúng ta chỉ là những công nhân của ông ta mà thôi. Chính ông sẽ lo việc lựa chọn khi tới thời vụ. Chúng ta được khích lệ hăy tin tưởng vào ông và kiên nhẫn đợi chờ. Ông sẽ cho biết hạt nào là lúa tốt nên trữ vào kho, hạt nào là cỏ dại nên quẳng ra ngoài và đốt đi. Như vậy công việc lựa lúa, làm cỏ, thưởng công hay ra h́nh phạt không liên quan ǵ đến chúng ta hoặc giáo đoàn. Hăy để mọi sự cho đến ngày mùa ! Lời nhắn nhủ của dụ ngôn thật khôn ngoan và hữu ích ! Chúng ta ưa nghĩ ḿnh là kẻ ở trong nhà, thông hiểu mọi sự ! Có quyền hành chỉ đạo, người khác phải vâng theo ! Chúng ta đă học hỏi tốt giáo lư, dễ dàng phân biệt tốt xấu. Dạy dỗ con cháu đường ngay lẽ phải. Chúng ta sốt sắng cầu nguyện xin cho ư Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Chúng ta năng đến nhà thờ, thuộc ḷng các nghi thức phụng vụ, cung kính tránh húy Đức cha, linh mục, hăng hái tham gia các chương tŕnh hoạt động hàng xứ, gởi con cháu đến học các trường thày ḍng, bà phước hoặc bắt chúng tham dự các khóa giáo lư và ngay cả với khủng hoảng giáo sĩ đương thời vẫn sẵn ḷng giúp đỡ các linh mục lương thiện. Tắt một lời, dùng từ của các dụ ngôn hôm nay, chúng ta là đầy tớ của ông chủ, là cánh tay phải, là những bộ mặt quen thuộc, thân thương của ông. Vậy mà chúng ta được bảo cho biết đừng nên quan tâm, lo lắng về những việc xem ra là tai họa : Cỏ lùng trong ruộng lúa ! Như thế, h́nh như những cố gắng của chúng ta trở thành con số không. Những kẻ vô lại ngoại cuộc xâm nhập làm hỏng mọi chương tŕnh đẹp đẽ ! Chỉ c̣n phương cách đứng lên dọn dẹp mọi sự. Không được, chắc chắn chúng ta làm tan nát mùa màng, bởi đâu có thấu suốt được ḷng người ! Chúng ta sẽ phá đổ chính những điều phải được bảo tồn : Mùa màng tốt, hoa quả thiêng liêng ! V́ nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, nhổ cỏ dại giữa ḷng Hội Thánh, có thể chúng ta làm hư hại chính những cây lúa Chúa trồng. Chúng ta đâu có biết được ai là thánh, ai là tội nhân ! Nói cho cùng, chúng ta dùng tiêu chuẩn nào để đoán xét thiên hạ ? Tiêu chuẩn của bụng ḿnh hay của Tin Mừng ? Chỉ Thượng đế mới có tiêu chuẩn đúng. Chỉ Đức Giêsu mới có lương tâm ngay thẳng ! Vậy hăy để mọi sự cho đến mùa gặt hái. Xem ra chủ ruộng có sách làm vườn riêng, phương pháp canh nông riêng của ông. Những suy nghĩ thiển cận của nhân loại có thể gây tai họa cho chương tŕnh tổng quát của ông ! V́ vậy, dụ ngôn hạt giống tốt kêu gọi chúng ta kiềm chế những phán đoán vội vă và nhận thức được vị trí tôi tớ của ḿnh. Ông chủ chứ không phải chúng ta lănh trách nhiệm. Ông chủ đầu tư vào ruộng vườn của ông, chúng ta chỉ là người làm thuê. Thái độ của ông c̣n nói lên tính nhân hậu của dụ ngôn : Ông chờ đợi cho đến ngày mùa, để thời gian cho sự việc thay đổi, chúng ta c̣n cơ hội ăn năn sám hối. Nh́n quá khứ chúng ta đâu có phải là những đầy tớ tốt lành hoàn toàn. Có những giây phút lầm lỡ, phản bội, phải được uốn nắn lại. Hạt giống tốt đang trỗi dậy, nẩy mầm trong từng con người chúng ta. Hăy để cho nó một cơ hội sinh hoa kết trái. Thời giờ chưa phải là đă hết. Ḷng thương xót là nguyên tắc chỉ đạo cho ông chủ, Đấng đang hồ hởi nh́n cánh đồng tương lai của ḿnh. Cánh đồng đó chính là Giáo Hội. Amen.
Ơn thánh Chúa đang chờ
đợi ta Thưa quư vị, Ngay cả các chuyên gia và những người tiên đoán giỏi, nhiều khi vẫn phải chào thua kết quả của các biến cố, các hoàn cảnh bất trắc. Một nhà phân tích bóng đá nắm chắc quy luật thắng thua vẫn phải thừa nhận về một ông bầu : “Anh ta có chút ít kiến thức, nhưng thiếu động cơ”. Nhà phân tích muốn ám chỉ Vince Lombardi, mặc dù thiếu động cơ nhưng là một ông bầu bóng đá thành công. Ông đă từng nói: “thắng không phải là tất cả, nó chỉ là một phần mà thôi”. Tiểu thuyết “Jonathan Livingstone Sea Gull” (con chim biển Jonathan Livingstone) của tác giả Richard Bach bị 18 nhà xuất bản từ chối. Cuối cùng được in năm 1970, và bán được 7 triệu bản riêng ở Hoa Ky, trong 5 năm. Một giáo viên dạy nhạc nói với cha mẹ Enrico Caruso rằng cậu không có giọng ǵ hết. Vậy mà Enrico Caruso là một danh ca nam giọng bắc (tenor) nổi tiếng, từng hát trong các đại hội âm nhạc lớn của thế giới. Sau khi chiếu thử trên màn ảnh, nhà phê b́nh phim nói về tài tử Fred Astaire: không đóng phim được, bởi v́ hói đầu, chỉ có thể nhẩy múa chút ít. Khi đă nổi tiếng Astaire cho viết lại lời b́nh phẩm, khám vào khung kính và treo nơi trang trọng trong nhà, tức trước ḷ sưởi gia đ́nh. Ngay cả cha mẹ, nhiều khi cũng không thẩm định đúng khả năng của con cái ḿnh. Cô Louisa May Alcotte được cha mẹ khuyên nhủ t́m một nghề chân tay như học may hay nội chợ. Nhưng cô đă trở nên vũ công danh tiếng trong vở nhạc cổ điển: “The Little Women”, (những người đàn bà bé nhỏ). Cha mẹ cô phải buông lời b́nh phẩm: “Bạn chẳng thể biết trước !” Người bố của bà bạn tôi có 1.200 sào đất làm ruộng. Khi suy nghĩ về bài Tin mừng hôm nay, bà nói : “Lúc rời bỏ gia đ́nh đi học, tôi xa luôn nông trại. Gần đây tôi trở về thăm, đó là mùa đang gieo hạt. Tôi chạy ra cánh đứng ngắm xem nông trại của cha tôi. Tôi nhận ra rằng ḿnh không thể phân biệt lúa ḿ hay cỏ dại. Chúng nảy mầm giống nhau y hệt. Muốn phân biệt phải đợi đến mùa lúa chín”. Đúng như ông chủ ruộng cảnh cáo: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa, cứ để cả hai lớn lên cho đến mùa gặt”. Hay như cha mẹ cô Alcotte “Bạn chẳng thể biết trước”. Hiện nay đang mùa bóng chày lớn. Những người hâm mộ say mê ngắm các trận bóng trên ti vi, hoặc hăng say hơn nữa th́ đến các sân băi, trực tiếp coi các cầu thủ và tha hồ la hét ủng hộ các đội nhà. Nếu đến trễ, điều trước nhất chúng ta làm là hỏi xem bên nào thắng chứ không hỏi bên thua. Nếu chẳng may đội ḿnh thua, chúng ta thất vọng vài phút rồi cuộc đời lại tiếp tục như cũ. Thái độ này áp dụng chung cho các biến cố nghiêm trọng hơn: Ai là người thắng trên thế giới này ? Kẻ xấu hay người tốt ? Satan hay Thượng Đế ? Câu trả lời thật khó khăn. Không đức tin , chúng ta chẳng có khả năng xác định dứt khoát: Ai sẽ thắng ? Cứ như hiện t́nh thế giới, đó là kẻ mạnh, kẻ giầu có, quyền lực, thủ đắc nguyên tử, vơ khí thông minh: nghĩa là không hơn người tốt, kẻ đạo đức sẽ là người thắng cuộc. Đừng mơ tưởng vào phù phép tinh thần, nhưng phải là quyền lực vật chất. Thế kỷ XX vừa qua là thế kỷ tàn bạo nhất trong lịch sử loài người, với hai cuộc thế chiến khủng khiếp, giết chết hàng trăm triệu người một lúc. Liệu thế kỷ XXI vừa bắt đầu có tốt lành hơn không? Chẳng có chi bảo đảm. Tuy nhiên bộ phim danh sách Schindler (Schindler list) cho chúng ta một tia hy vọng. Ông Schindler đă khôn khéo cứu thoát hằng ngàn người Do Thái khỏi ḷ sát sinh Đức quốc xă trong chiến tránh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Như vậy, chúng ta có được điều ǵ để vui mừng. Nhưng hơn 12 triệu người Do thái khác đă chết thảm thương v́ một ư thức hệ ngông cuồng của những kẻ cho ḿnh biết tương lai nhân loại ! Bây giờ cũng không thiếu các tiên tri giả tàn bạo cỡ đó. Họ thay thế Thượng đế điều khiển tương lai thế giới tới những mục tiêu “đề ra”. Triệu triệu người sẽ phải hy sinh cho những mục tiêu ngu xuẩn ấy. Vậy th́ ai sẽ thắng ? Sự thiện hay điều ác ? Liệu chúng ta có đang trong phía thất bại không ? Ở đây tôi liên tưởng đến cỏ dại của dụ ngôn hôm nay. Nó được gieo vào ruộng tốt chung với lúa, bởi kẻ thù của chủ ruộng đang giấc ngủ ban đêm. Nó không chỉ ở trong thế giới rộng lớn, mà ngay trong mỗi linh hồn, mỗi gia đ́nh, và cả trong Hội thánh. Gần đây một tín hữu nhiệt thành nói: “Tôi chẳng thể chịu nổi một hàng tin lớn trên báo chí về các giáo sĩ bê bối và Giám mục bao che nữa !” Nhưng nào đâu đă hết. Nó xuất hiện hầu như hàng ngày. Người ta đua nhau đi tu, nhưng cũng đua nhau bê bối tiền t́nh, câu chuyện kể như vô tận, bất chấp ơn Chúa Thánh Linh cảnh báo. Tôi nghĩ Giáo hội tiên khởi giữ lại dụ ngôn này và thánh Mattheo trung thành ghi chép cũng là v́ những vấn đề chúng ta gặp ngày nay. Các đầy tớ đến hỏi ông chủ: “Thưa ông, thế không phải ông đă gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Cỏ lùng ở đâu ra vậy ? Câu hỏi này trong t́nh h́nh thế giới hiện thời cũng là nghi vấn của chúng ta: “Tiếng nói cuối cùng là của ai ? Điều tốt hay cái dữ ? Ai sẽ là người thắng trận ?” Chúa Giêsu không đưa ra câu trả lời dễ dăi, nhưng giải thích dụ ngôn cho toàn thể nhân loại: “Kẻ gieo hạt giống là con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái ác thần. Mùa gặt là tận thế. Thợ gặt là các thiên thần…” Đúng ra theo các nhà chú giải đây không phải là dụ ngôn (parabola). Nhưng là biểu dụ (allegory) so sánh từng chi tiết. Nó giải nghĩa lư do tại sao lành dữ cùng tồn tại trên thế gian này, tại sao người tốt có thể trở nên xấu, nhân đức có thể trở thành băng hoại, linh mục có thể biến chất thành giả h́nh, đau khổ xẩy đến cho người lành, trẻ con hư hỏng…và trăm ngh́n băng hoại khác. Hơn nữa nó c̣n cho hay ranh giới tốt xấu không xa lắm, gần cận với nhau chỉ trong tơ tóc, bám sát vào mỗi cuộc đời, tranh đấu với nhau để có tiếng nói sau cùng. Thiên đàng, hoả ngục khác nhau chỉ một từ “khiêm nhường”. Người trộm lành và người trộm dữ không xa nhau là bao. Cho nên cỏ lùng len lỏi vào trong từng thớ sợi của mọi lănh vực, ngay cả trong đời sống thiêng liêng của cá nhân, hội đoàn, tu sĩ, Giáo hội … Có những lúc chúng ta tưởng như chắc chắn để đưa ra phán quyết không sai lầm, vậy mà thực tế lại là một ngu xuẩn đớn đau, ảnh hưởng nặng nề đến tương lai của cả một cộng đoàn, gia đ́nh, xă hội. Chúng ta cố gắng duy tŕ tiêu chuẩn cho con cái, thành viên, nhưng té ra chỉ là một cái “lầm” vĩ đại, không tha thứ được. Trường hợp các thế lực đền thờ đối xử với Chúa Giêsu là một thí dụ điển h́nh và nổi tiếng trong lịch sử. Cho nên dụ ngôn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những ai vội vă đoán xét, kết án vv. Nó gợi ư rằng trong hầu hết trường hợp, chưa đủ các bằng chứng để đi tới kết luận vững chăi, phải cần đến sự khôn ngoan của Thánh Thần. Mặt khác, dụ ngôn c̣n gợi ư rằng ở vài t́nh huống dù đă khá chắc chăn. Nhưng vẫn chưa thể quyết định ngay lập tức. Thánh Ambrôsio là luật sư đầu tiên đưa ra tục lệ phải hoăn một tháng cho bất cứ cuộc nghị án nào. Người chủ ruộng hôm nay rộng răi hơn để đến mùa thu hoạch và Chúa Giêsu giải nghĩa là cho tới ngày tận thế. Trên thực tế, ông chủ nói : “các anh chưa thấu hiểu mọi sự, hăy để cả hai mọc lên cho đến ngày mùa, các anh chưa đủ nền tảng để kết án, các chúng cứ chưa có mặt đầy đủ.” Chúa Giêsu, đấng kể dụ ngôn, biết mọi sự từ kinh nghiệm thượng trí của ḿnh, đă chọn 12 tông đồ giúp rao giảng nước Trời. Nếu như nh́n từ những dấu hiệu bên ngoài, chúng ta không thể ngờ rằng hậu quả lại tại hại đến thế! Giuđa là người đáng tin cậy mới được giao phó chức quản lư giữ túi tiền chung. Ai dám trao công việc hệ trọng như vậy cho kẻ không đáng tín nhiệm? Chắc chắn ông đă tỏ ra những dấu hiệu hứa hẹn, đủ lương tâm gánh trách nhiệm, vậy mà cuối cùng lại là một sự đổ vỡ thê thảm ! Chúng ta đánh giá thế nào về tính phản bội của Phêrô ? Về yếu đức tin của Tôma ? Về những người nam, người nữ từng thề hứa trung thành theo Chúa Kitô ? Và c̣n hàng trăm hàng ngh́n người khác với chút ít hy vọng thuở ban đầu ? Vậy mà Chúa Giêsu vẫn cho họ cơ hội để lớn lên và sinh hoa kết trái. “Bạn chẳng có thể biết trước mọi sự !” Cho nên dụ ngôn hôm nay là điều hết sức an ủi cho mỗi người chúng ta. Nó là câu truyện của ơn thánh, kiên nhẫn và hy vọng. Ai trong chúng ta mà không phạm lầm lỗi ? Thường khi là tày trời, không thể đếm. Nh́n lại quá khứ mỗi người đều hổ thẹn với lương tâm. Nhưng may mắn thay Thiên Chúa c̣n cho chúng ta thời gian để ăn năn, sửa chữa các lỗi lầm, thời gian để t́m ra những sai sót thiêng liêng và phương pháp uốn nắn. Chúng ta biết ơn Ngài đă kiên nhẫn cùng cực với chúng ta, ban cho chúng ta những trợ giúp cần thiết để hoán cải trở thành những tôi trung của Ngài. Xưa kia là những cỏ dại, lúc này biến đổi thành lúa tốt. C̣n chi hạnh phúc hơn ? Giả dụ Ngài xét đoán và kết án ngay khi chúng ta phạm tội phản bội với ơn Ngài, th́ hỏi bây giờ chúng ta ra sao ? Có đúng là một Giuđa khác, một quỷ dữ khác ? Tuy nhiên ngay cả t́nh trạng hiện thời, liệu chúng ta có t́m thấy cỏ dại trong bản thân không ? Xin hăy ngay thật tuyên bố là có và có nhiều nữa. Cũng vậy, trong tha nhân chung quanh ḿnh, trong cộng đoàn giáo xứ, tu tŕ, trong toàn thể Hội thánh. Chúng ta phải cảnh giác không để cỏ dại lấn át lúa tốt, nhưng cũng không nên thất vọng, buông suôi, mà phải phấn đấu trong hy vọng tới mùa gặt mọi sự sẽ được rơ ràng. Dầu sao th́ hạt giống tốt, là lời Chúa cũng đă được gieo trong trái tim mỗi người. Nó đă nẩy mầm và đang lớn. Chúng ta không vật lộn một ḿnh với những điều ác. Thiên Chúa cùng chiến đấu với chúng ta. Phụng vụ bài đọc 2 nhắc nhở mỗi người lời thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma: “Có thần khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, v́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính thần khí cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những tiếng rên xiết khôn tả. Và Thiên Chúa đấng thấu suốt tâm can, biết thần khí muốn nói ǵ, v́ Thần khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ư Thiên Chúa.” Khả năng từ xấu trở nên tốt không phải là hiếm trong Giáo hội. Chúng ta từng chứng kiến tội nhân hoán cải thành đấng thánh, như thánh Augustino, thánh Maria Macdala, hay trở nên người của Thiên Chúa như cha Charles de Foucauld. “Không ai có thể biết trước được.” Chúng ta phải tin cậy vào Chúa Giêsu, đấng gieo hạt và biết rơ t́nh trạng từng hạt một và những ǵ đang xảy ra trong cánh đồng ḿnh. Ngài sẽ giúp ta sắp xếp cuộc đời ḿnh cho đẹp ḷng Thiên Chúa. Tất cả những sự kiện này có thể tóm tắt trong một từ ngữ quen thuộc, nhưng chẳng bao giờ hiểu cho hết. Đó là: ơn thánh Chúa. Cho nên, dù cảm thấy ngỡ ngàng về tương lai: c̣n bao nhiêu công việc phải thu xếp, c̣n bao nhiêu vấn đề phải tháo gỡ, c̣n bao nhiêu lo âu phải chịu đựng, khắc khoải phải san sẻ, cảm thông để có thể an ḷng trước mặt Thiên Chúa ? C̣n bao nhiêu câu hỏi : Ai sẽ thắng cuộc ? Th́ dụ ngôn vẫn cho ta tin cậy. Bởi lẽ Thiên Chúa là ông chủ ruộng. Chính Ngài chịu trách nhiệm trên thửa ruộng trần gian. Ngài không vô cảm khi chúng ta vận lộn với cái ác để được phần thanh cao. Chúa không làm ngơ trước những điều phải thực hiện để được nên thánh. Ngài lănh đạo nhân loại vượt thắng mọi khó khăn, tụt hậu. Tiếng nói cuối cùng của tương lai phải làsự thiện. Vậy th́ khi hoàn cảnh trở nên tối tăm cũng đừng hoảng sợ, thất vọng. Dụ ngôn khuyên nhủ chúng ta mường tượng và nh́n ra cánh đồng lúa xanh tươi, chúng ta phải làm ǵ ? Nhu cầu hiện thời ra sao ? Nhưng đừng vội vàng hấp tấp. Bạn chẳng thể biết trước mọi sự. Xin Chúa ban cho mỗi người khôn ngoan, sáng suốt để phân định hay dở trong cuộc sống trần gian. Amen.
Sức sống đức tin : Sống
Lời Chúa
Anh chị em thân mến, Tuần vừa qua, vừa mới 7 giờ sáng thứ bảy, trên đường ra phi trường tôi gặp một số đông người tụ họp để chạy bộ gần thành phố Raleigh, NC. nơi tôi đang ở. Họ đứng đầy trên vỉa hè và tràn xuống cả mặt đường, vì thế xe phải lái chậm lại. Chúng tôi tự hỏi tại sao họ tụ họp sớm như thế ? Nhưng khi nhìn thấy cái nơ màu hồng trên áo của mổi người, chúng tôi hiểu ngay là họ chạy để gây quỹ chữa trị bệnh ung thư vú. Nơ màu hồng nhắc chúng tôi biết mục đích việc họ tụ tập. Chúng tôi cố gắng nhớ lại là từ khi nào người ta bắt đầu dùng nơ cài trên áo để người chung quanh chú ý giúp đỡ họ về một chuyện gì. Vào thập niên 80 có một số con tin bị giam giữ tại Iran, người ta đă dùng dải băng vàng cài trên áo hay buộc vào thân cây hay vào cột đèn để tỏ sự đoàn kết với những người bị bắt và gia đình của họ. Tuy trên dải băng không in chữ, nhưng người ta ai cũng hiểu là “Chúng tôi muốn 52 người bị bắt phải được trả về an toàn”. Dải băng để chứng tỏ với các gia đình của họ là chúng tôi thông cảm với sự đau đớn và lo lắng của họ. Rồi từ đó đến nay người ta đeo nơ cho nhiều vấn đề, như về bệnh AIDS, để ủng hộ chính sách quân sự, để chống nạn buôn bán ma túy, để gây quỹ tìm thuốc chữa bệnh đăng trí của người lớn tuổi v.v... Mặc dù có nhiều cảnh đời khác nhau nhưng khi đeo nơ là chúng ta biểu hiện sự đồng tâm nhất trí. Tôi nghỉ rằng dụ ngôn trong phúc âm cũng như dải băng hay nơ cài trên áo đối với Kitô hữu. Dụ ngôn nhắc nhở chúng ta những trường hợp cần thiết và giúp chúng ta gắn kết trong hy vọng. Mặc dù chúng ta khác nhau về nhiều phương diện, nhưng dụ ngôn giúp chúng ta chú ý về một vấn đề, và vấn đế đó gắn kết chúng ta lại với nhau. Chúng ta là những người sống với dụ ngon. Dụ ngôn soi sáng và giúp chúng ta hiểu biết cả những điều ngoài tầm nh́n của chúng ta. Dụ ngôn giúp chúng ta cố gắng mổi ngày. Cũng như những người đeo nơ trên áo, chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, và như vậy chúng ta tuyên xưng "Mặc dù thế giới ra sao đi nửa, thì đây vẫn là trung tâm đời sống của chúng ta". "Đây là dấu chỉ chúng ta gắn kết với nhau" " Nhờ đó thúc đẩy tôi tiến lên trong đời sống hàng ngày" Hôm nay chúng ta có dụ ngôn về cỏ lùng và lúa tốt. Mỗi khi chúng ta mở TV xem đá banh, vặn radio nghe tin tức rồi hỏi "đội nào thắng ?" "ai thắng, người lành hay kẻ dữ ?". Thế kỷ 20 là một thế kỷ bạo lực nhất trong lịch sử thế giới. Đáng lý ra khi con người tiến thì sự sống cũng tiến triển chứ ? Thật là một sự chán chường, nhiều sự thật phá bỏ đi niềm tin tích cực. Chúng ta có cảm tưởng như chúng ta muốn buông xuôi với thế giới này và tự hỏi Thiên Chúa ở đâu ? Vì thế chúng ta cần nhìn vào dụ ngôn, và nhất là dụ ngôn ngày hôm nay về cỏ lùng và lúa tốt. Giáo hội tiên khởi, những người nghe phúc âm thánh Mátthêu, cũng phải đối chiếu với mầu nhiệm của sự giận dữ ấy. Tại sao lại có sự dữ trong thế giới, trong giáo hội và trong lòng chúng ta ? Đó là câu hỏi lớn lao mà dụ ngôn này không trả lời một cách dể dàng. Dụ ngôn này không giải thích gì cả. Nhưng có nhắc đên sự dữ trong chúng ta. Người chủ ruộng trả lời với đầy tớ rằng: "kẻ địch đă làm đó !". Đây không phải là dụ ngôn ngây ngô, hay chỉ nói về đời này. Nhưng còn chú ý đến một sự thật: là sự dữ có thật, và không bỏ qua được. Không phải là sự ví von như cỏ lùng mọc giữa lúa tốt. Mà chính sự dữ đă làm cho con người mất hết hăng say, và cố gắng. Chúng ta thấy cỏ lùng, không phải chỉ có ở thế giới bên ngoài, nhưng "cỏ lùng rất gần chúng ta và ở trong lòng chúng ta." Dụ ngôn đối chiếu với giáo hội tiên khởi, một giáo hội với đầy chia rẽ, chống đối nhau, và yếu đuối. Họ đâu còn sức sống nào khác ngoài các dụ ngôn ? Cộng đoàn chúng ta cũng có nhiều vấn đề mắc mứu. Đôi khi gây ra sự chia rẻ trong chúng ta. Và nhiếu lúc cũng đă chia rẻ chúng ta rồi. Cộng đoàn đức tin của chúng ta đă bị rung chuyển vì những gương xấu của hàng linh mục; bị phân chia vì mầu da hay vì nguồn gốc; vì người đến trước, kẻ đến sau; vì người bảo thủ, kẻ cấp tiến. Và khi nói đến những chia rẽ này, chúng ta hăy tự vấn lương tâm xem đă có “nó” xen vào chưa. Cỏ lùng hiện diện trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Ẩn mình vào trong những mảng tội lỗi thật sự của chúng ta, đó chính là việc làm của kẻ thù chúng ta. Muốn tìm cách tiêu diệt cỏ lùng ấy ra khỏi đất nước chúng ta, khỏi giáo hội và ra khỏi tâm hồn chúng ta. Chúng ta phải thật lòng hành động để dẹp bỏ sức cám dổ. Và dụ ngôn cũng khuyên chúng ta nên cẩn thận không nên xét đoán sự dữ vì chúng ta có thể hũy hoại điều tốt lành trong lúc chúng ta đánh dẹp sự dữ. Chúa Giêsu nói về kinh nghiệm của Ngài là chúng ta có thể đoán được tương lai sẽ ra sao từ những dấu chỉ đầu tiên. Từ lúc đầu Giuđa có vẻ có tương lai : Làm được việc, biết giữ tiền bạc, sổ sách. ông ta có vẻ là một môn đệ giỏi "người giữ tiền". Nếu bạn là Chúa Giêsu, có lẻ bạn muốn sa thải Phêrô, Tôma hay bà Martha ra phải không? Những người này không tỏ dấu biết suy nghỉ và không hiểu theo Chúa Giêsu là như thế nào. Họ là những người chậm hiểu những điều Chúa dạy. Nhưng Chúa Giêsu kiên nhẫn, Chúa để sự tốt triễn nở từ từ trong đời của họ. Ngài để sự tốt có thời gian sinh hoa kết trái tốt tươi. Bạn có bao giờ không thích một người mà bạn vừa gặp ngay từ lúc đầu không? Nhưng rồi từ từ sau đó người đó trở thành một bạn tốt của bạn không ? Dụ ngôn nói "ta không biết được tương lai thế nào". Dụ ngôn là câu chuyện nói về ơn thánh đến với chúng ta. Thử nhìn vào đời sống, chúng ta nhớ lại những lổi lầm mà chúng ta đă vấp phạm, và thử hỏi chúng ta bây giờ có vui mừng là đă được dịp thay đổi ăn năn sửa mình không? Chúng ta có biết cảm ơn là chúng ta đă để cho lúa tốt lớn lên và sinh hoa trái làm vụ mùa tốt lên không ? Thử hỏi nếu chúng ta bị Thiên Chúa xét xủ ngay lúc sai phạm, thì chúng ta sẽ ra sao ? Nếu chúng ta nhìn vào đời sống của cộng đoàn bây giờ, chúng ta vẩn còn thấy có những dấu chỉ của cỏ lùng. Khi chúng ta trở nên chán nản, thì chúng ta hăy lắng nghe dụ ngôn đầy hy vong này. Chúng ta có được thời gian để hạt lúa tốt trong lòng chúng ta đâm hoa kết trái. Chúng ta nên tin tưởng vào Chủ ruộng, vi Ngài biết phải làm gì, và chúng ta nên tin vào thành quả của việc Ngài làm. Đây là một dụ ngôn về hy vọng. Thế thì chúng ta không nên buông tay trong những cố gắng làm việc ngay cả những khi chúng ta bất mản vì phải cố gắng quá nhiều. Vì Thiên Chúa là Chủ ruộng và Ngài sẽ giúp mọi sự trở nên tốt lành. Dụ ngôn cũng giống như những dải băng, tuy nó không có vẻ mạnh mẽ, đó chỉ là một mảnh lụa dài, một câu chuyện nhỏ. Nhưng những dải băng đó cho chúng ta biết đến tận thâm tâm sâu kín. Đó là dấu chỉ bên ngoài nói lên sự liên kết trong chúng ta. Dụ ngôn nhắc đến đức tin và nhắc chúng ta hăy tin tưởng vào đấy, nhất là tin vào Đấng đang dạy dụ ngôn cho chúng ta. Chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, như người ta mang dải lụa, để nhắc nhở chúng ta. Khi thế giới bên ngoài gây hoan man cho chúng ta và như muốn chống lại những hy vọng của chúng ta, chúng ta hăy thường suy niệm và nghe các ngụ ngôn. Nhờ thế, nó đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, trong lúc cộng đoàn chúng ta cố gắng chiến đấu và hành động. Chúng ta nên tránh những điều chống đối chia rẻ; chúng ta không nên tính toán những thành quả củng như những thất bại Trong lúc chiến đấu với sự dữ, chúng ta phải liên tục cố gắng cho đến khi Đấng chủ ruộng cho chúng ta biết là đến mùa gặt, vì Ngài là người biết rõ hơn chúng ta về cách chia cỏ lùng riêng và lúa tốt riêng. Dụ ngôn liên kết chúng ta hôm nay, nó khơi dậy niềm hy vọng trong chúng ta. Chúng ta không chán nản vì còn biết bao nhiêu việc phải làm. Trong dụ ngôn chúng ta thấy rõ Chủ ruộng là người cầm trịch. Người Chủ ruộng gieo giống tốt và nay có được vụ mùa tốt. Nếu có việc chia cỏ lùng và lúa tốt thi phải đợi đến sau này dưới sự chỉ đạo của Chúa. Lúc đó là lúc nào ? Dụ ngôn nói là còn thì giờ, "hăy chờ đợi" và bây giờ chúng ta còn có thì giờ để lúa tốt sinh hoa trái trong đời sống chúng ta. Cảm tạ Thiên Chúa !
Ngày Mùa Vẫn C̣n Xa
Từ những hạt giống bé nhỏ và âm thầm Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại ba dụ ngôn. Cả ba đều liên quan đến sự nảy sinh, phát triển. Nhưng mỗi dụ ngôn vẫn có những chi tiết khác nhau, đặc biệt là sự thay đỗi nhân vật chính. Trong dụ ngôn thứ nhất, các nhân vật nắm vai tṛ tích cực là các đầy tớ của ông chủ. Họ là những người giúp việc hăng hái, chân thành. Họ quan tâm đến việc thu lợi về cho chủ và họ cũng sẵn sàng đảm nhận những công việc vất vả, khó nhạc. Chẳng lẽ họ lại không biết điều ǵ có ích lợi, điều ǵ gây nguy hại ? Thế mà tại sao ông chủ lại trách móc họ và phủ nhận ḷng nhiệt thành của họ, coi đề nghị của họ là quá đáng ? Trong dụ ngôn thứ hai, chủ đề chính là hạt giống. Hạt giống ấy quá nhỏ bé, khó có thể nhận ra. Tuy vậy, hạt giống ấy lại có những khả năng không ngờ. Khi được gieo xuống đất, nó mọc lên thành một cây to : một sự kiện chẳng ai có thể chờ đợi từ một hạt giống bé tí xíu. Thật ra, tác nhân chính của sự việc, đó là Thiên Chúa. Chính Người làm nảy sinh điều bất ngờ. Từ hai dụ ngôn này, điều dễ nhận thấy là Thiên Chúa không theo cách thức như những người đầy tớ đề nghị. Người chấp nhận yếu tố thời gian. Người sẵn sàng chờ đợi, đồng thời Người cũng tin vào con người. Chính thái độ gia ân này đă làm cho Nước Thiên Chúa được nảy sinh và phát triển. Trong dụ ngôn thứ ba, nhân vật chính là một người phụ nữ. Ngược với những người đầy tớ đầy nhiệt thành, người phụ nữ trong dụ ngôn này tượng trưng cho sự khôn ngoan đích thực. Bà biết sức lực biến đỗi của nắm men. V́ thế bà an tâm làm việc của ḿnh và chờ đợi cả khối bột dậy men. Cả ba dụ ngôn đều là bài học Đức Giêsu muốm dạy cho các thính giả của Người đang mong muốn nh́n thấy Ngày của Thiên Chúa. Thế nhưng Đức Giêsu dạy họ phải noi theo mẫu gương của người phụ nữ : chấp nhận làm việc và uốn nắn thái độ của ḿnh cho phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Họ phải chu toàn sứ mạng của ḿnh, nhưng phải đề pḥng, đừng lấy suy nghĩ của ḿnh để áp đặt lịch sử. Thái độ cuối cùng của người dấn thân thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, đó là tin tưởng vào sức mạnh của ân sủng. Ngày mùa vẫn c̣n xa Chờ ngày mùa tới vẫn là một h́nh ảnh thi vị Kinh Thánh quen sử dụng để ám chỉ giai đoạn chờ đợi ngày chung thẩm. Đây là thời chuyển tiếp trong công tŕnh cứu chuộc lâu dài của Thiên Chúa. Trong giai đoạn này, Tin Mừng Nước Thiên Chúa vẫn được rao giảng, kèm theo đó, cái xấu vẫn hoạt động. Trong giai đoạn này, người ta nhận thấy có cả bóng dáng của thiên thần lẫn ma quỷ, có cả ánh sáng lẫn bóng tối, t́nh yêu và căm phẫn, xây dựng và phá đổ. Cả hai cùng tồn tại, cùng hoạt động như cỏ lùng bên cạnh lúa. Đến ngày chung thẩm tức là mùa gặt, tất cả sẽ được phân định rơ ràng : lúa được đưa vào kho, c̣n cỏ lùng th́ bị quăng vào lửa. Xem như thế, ông chủ -Thiên Chúa- biết rơ ḿnh phải làm ǵ. Ông là người tự tin và đầy quyền năng. Không phải là ông không biết đang có kẻ thù phá hoại công tŕnh của ông. Ông có thể phá vỡ âm mưu của kẻ thù, nhưng ông không làm, v́ ông muốn chờ đợi. Thật vậy, khoảng thời gian này là thời gian chờ đợi. Thiên Chúa luôn bao dung với con người. Người chờ đợi họ. Người chờ đợi kẻ xấu ăn năn sám hối, Người tạo cơ hội để họ nhận ra t́nh thương của Người để quay trở lại. Đồng thời Người cũng chờ đợi người tốt trở nên tốt hơn, xứng đáng hơn với t́nh thương lớn lao của Người. Do đó, bất cứ ai cũng phải sử dụng khoảng thời gian này như một hồng ân quư giá Thiên Chúa dành cho ḿnh. Mỗi người đều nhận thấy đây là một cơ may tốt và không thể chậm trễ. Đàng khác, các dụ ngôn cũng cho thấy cách thức hành động của Thiên Chúa. Người vẫn có thói quen sử dụng những điều tầm thường để thể hiện quyền năng vô song. Những ǵ thiên hạ coi là tầm thường, coi là bỏ đi, th́ trong bàn tay của Thiên Chúa, chúng vẫn là những chất liệu tốt để thực hiện kế hoạch. Có ai dám làm như Đức Giêsu khi thiết lập Hội Thánh dựa trên số người ít ỏi là Nhóm Mười Hai. Thế mà cho đến hôm nay, những người chài lưới, vốn quê mùa dốt nát, đă làm cho Hội Thánh do Đức Giêsu thành lập lan ra khắp cả trái đất. Thành quả to lớn này không phải do khả năng của các tông đồ, nhưng chính do sức mạnh của Lời Chúa, vốn tiềm tàng trong đời sống, nhỏ nhoi như hạt cát. Trong giai đoạn này -có thể gọi là quá độ- có một cám dỗ lớn vẫn thường xảy ra cho cá nhân lẫn cộng đoàn. Cám dỗ này cũng giống như đề nghị của những đầy tớ nhiệt thành trong dụ ngôn. Họ muốn nhỗ ngay những đám cỏ lùng đang mọc trong ruộng lúa. Họ muốn khử trừ những kẻ ác đang sống chung với đám người lành. Họ không bằng ḷng khi thấy điều ác vẫn tiếp diễn, có vẻ như lấn lướt và thắng thế. Nhưng ư tưởng này là một thứ dành lấy quyền của Thiên Chúa, biến ḿnh thành người xét xử và tự cho ḿnh là thành phần tốt, c̣n kẻ khác là thành phần xấu. Họ không hiểu rằng ư tưởng này là đi ngược với chương tŕnh, với t́nh thương của Thiên Chúa : phá hoại cả đồng lúa lẫn mùa gặt, làm cho kẻ dữ không c̣n cơ may để trở lại. Thái độ kiêu căng này không xứng hợp với tinh thần khiêm tốn và bao dung của Tin Mừng. Một lần nữa, hăy kiên nhẫn chờ đợi Trong thế giới loài người, khó có thể phân chia cách rạch ṛi điều xấu và điều tốt, sự thật và điều giả trá. Cỏ lùng hôm nay có thể ngày mai trở thành cây lúa, cũng như người lạc đạo hôm nay có thể ngày mai trở thành tín hữu ... Nếu Thiên Chúa không kiên nhẫn mà trợ giúp cho hạt giống, Hội Thánh không thể nào có được tông đồ Mát-thêu -xuất thân là người thu thuế-, cũng không có được vị Tông Đồ Dân Ngoại là Phao-lô, vốn là người bách hại Kitô giáo ... (Thánh Phê-rô Chrysologô, Bài giảng 97). Ngay cả lạc giáo vẫn có phần nào sự thật, và đạo lư chính thống vẫn có chút ǵ chưa đúng. Bởi vậy, Thiên Chúa đă tin vào sức mạnh của hạt giống, của nắm men, đồng thời Người đă tin vào khả năng nhận ra sự thật vẫn tồn tại nơi con người - dù rất nhỏ. Người mời gọi những kẻ tin vào Người cũng phải có một thái độ tương tự : đừng nóng nảy, đừng muốn kết án ngay. Tất cả c̣n có thể thay đỗi. Xưa kia, Đức Giêsu đă không chấp thuận lời đề nghị của hai ông Giacôbê và Gioan xin lửa từ trời xuống đốt cháy miền Sa-ma-ri (Lc 9), ngày nay, đừng có ai tự nhận ḿnh đă là tốt để rồi kết án người khác. Trái lại, giữa cảnh mù mờ, hỗn độn, chen lẫn ánh sáng và bóng tối, người tin vào Thiên Chúa phải nhận ra hoàn cảnh hôm nay là một cánh đồng thử thách sự tự do của họ, và họ phải biết phân biệt -dù có khó khăn- để hoàn thành sứ mạng của ḿnh. Đàng khác, kẻ tin vào Thiên Chúa cũng là người tin vào sự công bằng của Người. Người không để kẻ ngay lành chịu kết án cách bất công. Họ hiểu ra khoảng thời gian hiện tại là hồng ân của người khác cũng như của chính họ. V́ thế, họ chờ đợi nhưng không thụ động. Họ vẫn là những người lạc quan : tin vào Thiên Chúa, đổng thời nỗ lực vun xới mảnh đất đời ḿnh cho hạt giống mọc lên. * * *
Lạy Chúa,
Lạy Chúa,
Lạy Chúa,
Lúa và
cỏ Bài Tin Mừng kể lại ba dụ ngôn của Chúa Giêsu : dụ ngôn cỏ lùng, dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn nắm men. Cả ba dụ ngôn này đều có ư nghĩa rất hay và dạy chúng ta những bài học rất hữu ích. Ở đây ta chỉ t́m hiểu một dụ ngôn cỏ lùng thôi. Trước hết, chúng ta hăy h́nh dung lại câu chuyện cỏ lùng và cây lúa : có một người chủ ruộng kia đi gieo lúa trong ruộng ḿnh. Chiều đến, ông trở về nhà, mệt nhọc nhưng vui v́ đă hoàn tất công việc. Ông và cả gia đ́nh có thể yên tâm nghỉ ngơi, chờ đợi lúa mọc lên. Nhưng có một người hàng xóm ma giáo, xấu bụng. Người này đă từ lâu ghen tỵ với ông khi thấy trang trại của ông càng ngày càng rộng lớn, trù phú. Anh ghen tỵ và không ngừng t́m mưu kế để hại ông, nên khi thấy ông gieo mạ, anh nảy ra ư định gieo hạt cỏ lùng vào ruộng của ông để phá hoại. Không lâu sau đó, ư định gian ác kia được anh đem ra thi hành. Vào một đêm tối, khi mọi người đang ngủ say, anh ṃ ra ruộng, vội vàng gieo hạt cỏ lùng vào trong ruộng của ông chủ kia, rồi nhanh nhẹn tẩu thoát, không ai nh́n thấy. Kết quả, khi lúa mọc lên th́ cỏ lùng cũng xuất hiện. Tôi tớ của ông chủ đă sớm phát hiện ra điều này và đề nghị với ông cho họ đi nhổ cỏ lùng, nhưng ông bảo họ hăy chờ đến mùa gặt. Tại sao ông chủ không cho nhổ cỏ lùng ngay ? Chúng ta biết : cỏ lùng là một thứ cỏ dại, giống hệt như cây lúa. Người nông dân khó mà phân biệt được lúa và cỏ lùng khi chúng c̣n non và chưa đâm bông. Nhưng khi lúa đă đâm bông rồi, th́ một em bé thiếu kinh nghiệm, cũng phân biệt được đâu là cây lúa, đâu là cỏ lùng. Cỏ lùng thường mọc khi lúa đă lớn, nhưng lại giỗ và chín sớm hơn lúa, thành thử đó là cái phiền cho nhà nông : không biết nhổ lúc nào cho tiện. Nhổ lúc c̣n non th́ e nhổ lầm cả lúa, v́ nó rất giống cây lúa. Không những thế, rễ cỏ lùng thường mọc chằng chịt quấn bó vào rễ lúa, nên nếu nhổ cỏ cũng có thể kéo luôn cả lúa lên. Mà nếu như để đến ngày mùa, th́ nó ăn hại hoa màu của lúa. Nhưng dù sao th́ cũng phải chấp nhận một giải pháp nào tương đối bớt hại hơn, như ông chủ trong dụ ngôn đă làm, là chờ tới ngày mùa, gặt cả hai một trật. Như thế, chúng ta thấy cỏ lùng là thứ cỏ dại có hại cho lúa và là kẻ thù của nhà nông. Dụ ngôn này có ư nghĩa thế nào ? Chính Chúa Giêsu đă giải thích : người gieo giống tốt là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, v́ bản tính Ngài là chân thiện mỹ, mọi vật do Ngài tạo dựng đều tốt đẹp. Ngài dựng nên mặt trời, mặt trăng để chiếu sáng cho mọi người, Ngài làm mưa làm nắng trên mọi người, kẻ lành cũng như kẻ dữ. Thiên Chúa gieo giống tốt vào ruộng. Hạt giống là người ta, là con cái Chúa, là những người tốt lành. Thửa ruộng là thế gian, là nơi sinh sống, làm việc và phục vụ. Cỏ lùng là người xấu, kẻ ác, kẻ dữ do ma quỷ cám dỗ, chiếm đoạt. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là thiên thần. Khi ấy thiên thần sẽ phân loại người lành người dữ, kẻ tốt kẻ xấu để Thiên Chúa thưởng phạt : kẻ lành được đưa vào Nước Trời, kẻ dữ bị tống vào hỏa ngục. Qua những điều giải thích trên, chúng ta đă hiểu ư nghĩa của dụ ngôn và có thể suy luận được những bài học Chúa Giêsu muốn dạy. Thực vậy, chúng ta có thể rút ra được ba bài học : Thứ nhất, nơi trần gian này, bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời đại nào, cũng có lành có dữ, có tốt có xấu, có phải có trái, có sáng có tối, có đen có trắng, có vàng thau lẫn lộn, có trứng gà trứng ếch,… Và như vậy, ở trần gian này, luôn luôn có người lành kẻ dữ, người tốt kẻ xấu sống bên nhau, sống chung với nhau như lúa và cỏ lùng ở trong một thửa ruộng. Đó là chuyện thường và chúng ta phải công nhận đời là thế. Chúng ta thường quá lư tưởng mong muốn chỉ có người lành người tốt, chúng ta không thể nóng tính đ̣i Chúa hủy diệt ngay những kẻ dữ kẻ xấu. Chuyện này chỉ xảy ra vào ngày tận thế mà thôi, lúc ấy sẽ được phân định rơ ràng : kẻ lành kẻ dữ sẽ vĩnh viễn xa nhau : kẻ lành sẽ được trọng thưởng trong Nước Trời, c̣n kẻ dữ sẽ bị trừng phạt trong hỏa ngục. Thứ hai, chúng ta biết : cỏ lùng là cỏ dại đem lại những hat có chất độc và sự chết, cây lúa đem lại những hạt lúa hạt thóc bổ dưỡng và nuôi sống con người. Vậy mỗi người hăy kiểm điểm : chúng ta là cỏ lùng hay là lúa ? Chúng ta đang đem lại sự sống hay sự chết cho nhau ? Chúng ta hăy suy nghĩ : sự sống, tài năng, sức khỏe, tiền của chúng ta đang có, đă được sử dụng thế nào ? Sử dụng đúng hay sai ? Đem lại ích lợi cho ḿnh và gia đ́nh, hay là gây hại cho ḿnh và gia đ́nh ? Có bao giờ chúng ta ngồi bóp trán suy nghĩ về những lần chúng ta đă gây khổ đau cho người khác không ? Thứ ba, chúng ta hăy nhớ : đời này là đời tạm, đời sau mới là vĩnh viễn. Nhưng cuộc sống đời này lại có giá trị quyết định cho số phận đời sau của chúng ta, nghĩa là Thiên Chúa sẽ căn cứ vào những năm tháng chúng ta sống ở trần gian mà thưởng phạt chúng ta. V́ thế, đ̣i hỏi chúng ta phải biết lựa chọn giữa tốt và xấu, phải làm lành lánh dữ, không thể sống lửng lơ con cá vàng, sống nửa nạc nửa mỡ, sống ương ương dở dở, sống kiểu vàng thau lẫn lộn được, nghĩa là không thể vừa làm lành vừa làm dữ được. Chúng ta phải cố gắng lập công, để khi ra khỏi đời này, chúng ta được Thiên Chúa đưa vào Nước Trời. Hôm nay chúng ta hăy cầu xin Chúa : Lạy Chúa, biết bao lần chúng con đă là cỏ lùng, gây hại cho ḿnh và thiệt hại cho những người khác. Xin cho chúng con trở thành những cây lúa đem lại ích lợi cho mọi người. Xin cho những người xấu được trở nên những người tốt và cho những người tốt được tốt thêm và tốt thật.
Hạt cải bé nhỏ tăng
trưởng thành bóng mát cho đời Kính thưa cộng đoàn, Hạt cải là một trong những hạt giống bé nhỏ nhất thuộc các giống cây. Và khi chúng ta đem so sánh hạt cải và nắm men th́ cũng giống như một ḥn sỏi nhỏ bé. Nhưng chúng khác ḥn sỏi ở chỗ chúng có sức sống bên trong. Nếu ném ḥn sỏi xuống đất th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh nhưng gieo hạt cải xuống đất hoặc vùi nắm men vào thúng bột th́ kết quả sẽ khác hẳn. Như thế, điều khác nhau và cũng là điều kỳ diệu chính là sức sống bên trong. Cũng chính hạt cải nhỏ bé đó đă tăng trưởng thành bóng mát cho đời. Và mỗi người Kitô hữu chúng ta cũng là những hạt cải nhỏ bé, là nắm men ít ỏi trong bột đang trăng tưởng và làm dậy men Tin Mừng nhờ suối nguồn Thánh Thể dưỡng nuôi mỗi ngày, trong tâm t́nh đó chúng ta cùng nhau sốt sắng dâng lên trước Thánh Thể Chúa những hạt cải nhỏ bé của chúng ta hầu làm bóng mát cho đời. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con đă đón nhận Lời Chúa và những ơn lành của Chúa như đón nhận những hạt cải nhỏ bé, như một nắm men giữa đấu bột trần gian đầy những thách đố. Liệu chúng con có sẵn sàng để cho hạt cải nhỏ bé tăng trưởng thành bóng mát cho đời không ? Hoặc để cho nắm men ít ỏi làm dậy men cả một đấu bột lớn là xă hội hiện đại ngày hôm nay không ? Một xă hội đang có nhiều vấn nạn xảy ra chung quanh chúng con như bất công, đói khổ, thất nghiệp, luân lư suy đồi; và các tệ nạn xă hội khác như tham ô, trộm cướp, giết người, ma túy, dịch bệnh,… “Thà thắp lên một ngọn nến c̣n hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối”. Vâng, nhiều khi chúng con thấy xă hội đầy dẫy những vấn nạn xấu xa th́ chán nản. Đă nhiều lần chúng con không tin vào sức cải hóa của Tin Mừng, không tin vào tác động của ơn Chúa ban. Nhưng giờ đây, vâng lời Chúa gọi mời chúng con sẽ thắp lên một ngọn nến ở giữa xă hội đầy bóng tối này. Đó là chúng con dùng chính ánh sáng của Tin Mừng t́nh thương, dùng ơn thánh của Chúa ban cho để bắt tay vào cuộc cảm hóa chính trong môi trường sống của ḿnh không ngại khó. V́ nếu như ngày xưa nhóm 12 Tông đồ chùn bước trước t́nh trạng đầy dẫy những khó khăn của đế quốc Rôma th́ đă không có Giáo hội như ngày hôm nay. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, C̣n ǵ bé nhỏ cho bằng hạt cải gieo xuống ḷng đất, nhưng khi nó mọc lên, lớn hơn mọi thứ rau cỏ, biến thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu trên đó được. Chúa ám chỉ rằng Nước Trời mà Chúa gieo vào giữa thế gian xem ra bé nhỏ và khiêm tốn, nhưng rồi sẽ vững mạnh và lan rộng khắp thế gian. Nhiều dân tộc và quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng của Giáo hội để xây dựng một xă hội công bằng và bác ái. Chúa dạy chúng con phải vừa là người gieo giống vừa là hạt giống Tin Mừng phải chịu chôn vùi dưới ḷng đất để làm triển nở Nước Trời : “Quả thật, Thầy bảo các con, nếu hạt lúa gieo xuống đất mà không chết đi, th́ nó trơ trọi một ḿnh; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24). Chính Chúa đă là hạt giống, đồng thời cũng là người gieo, th́ Giáo hội và mỗi người chúng con cũng phải trở nên như vậy. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Với sức mạnh và ân sủng của Lời Chúa, chúng con có thể biến cánh đồng xă hội thành đồng ruộng tốt tươi đầy bông lúa chín vàng mang lại cơm ăn áo mặc và hạnh phúc ấm no cho những người bất hạnh, cho anh chị em xung quanh chúng con. Ngược lại, nếu Lời Chúa không được ăn rễ sâu vào trong tâm hồn của chúng con, có thể chính lúc đó chúng con đă làm cho những cánh đồng xă hội thành những đám ruộng hoang, cỏ dại mọc um tùm, bạo lực hận thù khắp nơi gây hoang mang và bất hạnh cho anh chị em ḿnh. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúng con là những người Kitô hữu đích thực đă lănh nhận hạt giống Lời Chúa, cho nên chúng con phải có trách nhiệm làm cho Lời Chúa được trổ sinh hoa trái. Bởi vậy, xin Chúa cho chúng con đừng ngồi than, đừng trách xă hội lịch sử con người của ḿnh, nhưng biết lợi dụng mọi biến cố, mọi ân sủng của Lời Chúa để làm cho Lời Chúa trổ sinh hoa trái tốt đẹp, biến đổi cuộc sống của ḿnh, biến đổi cuộc sống của anh chị em và làm chứng cho Tin Mừng t́nh thương. Xin Chúa ǵn giữ chúng con trong t́nh thương và đức tin mà giờ đây chúng con cùng nhau dâng lên tất cả trước Thánh Thể Chúa trên bàn thờ. Amen
Giới trẻ hôm nay – Thế giới ngày mai Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang tŕnh bày một h́nh ảnh đẹp về giới trẻ hôm nay. Theo đài TV Sky News của Australia, các bạn trẻ đă đến “tận cùng Trái Đất.” Có tới hơn 140,000 người đến từ 170 quốc gia và hàng chục ngàn thị dân Sydney, những con người hạnh phúc, tràn trề niềm hy vọng và chắc chắn đói khát ư nghĩa” [1] cuộc sống. Theo ông Kevin Rudd, Thủ tướng nước Úc, thường giới trẻ tụ họp để chiến tranh, nhưng giờ đây giới trẻ quy tụ để t́m kiếm ḥa b́nh và niềm hy vọng. Từ khắp các nẻo đường thế giới, họ cùng đến Sydney để làm chứng giữa một thời đại tràn ngập niềm thất vọng hôm nay, Kitô hữu vẫn t́m thấy niềm hy vọng nơi Đức Kitô. Đúng thế, ĐGH Bênêđictô xác quyết: “Trong một thế giới đang bị đủ mọi h́nh thức bạo động gian ác đe dọa, các người có tôn giáo cần hiệp nhất tiếng nói để thúc đẩy các dân tộc và các cộng đồng giải quyết những tranh chấp qua đường lối ḥa b́nh và với ḷng đầy kính trọng nhân phẩm.”[2] Niềm hy vọng đó bắt nguồn từ cái nh́n đầy lạc quan của Chúa Giêsu về cuộc đời. Đứng trước đồng lúa chen lẫn cỏ lùng, Chúa vẫn thúc đẩy các môn đệ tin vào mùa gặt đầy hứa hẹn trong tương lai. Thực tế, làm sao có thể lạc quan và kiên nhẫn như Chúa để chấp nhận đồng lúa chen cỏ lùng, tức là chung sống với những người ác trong cuộc sống hiện tại ? THIỆN ÁC ĐÁO ĐẦU Chúng ta đang sống trong một thế giới tràn ngập sự ác. Nhiều nơi thiếu phương tiện. Thời đại toàn những người lănh đạm, vô thần thực tiễn. Các phong trào tôn giáo hay giáo phái khác thành công, trong khi Tin Mừng và Giáo Hội Công Giáo thiếu hiệu năng. Phải chăng đă đủ lư do để chúng ta thối chí, tuyệt vọng ? Ngày xưa, các tông đồ cũng đă trải qua những cám dỗ như thế. Bởi đó, Chúa Giêsu mới dùng những dụ ngôn đơn sơ, nhưng sâu sắc để trả lời các ông. Qua dụ ngôn cây lúa và cỏ lùng, trước tiên Chúa Giêsu cố ư giúp chúng ta chống lại tính bất kiên và bất khoan dung, đồng thời mời gọi chúng ta học hỏi những bài học kiên nhẫn của t́nh yêu, một trong những bí nhiệm nơi cung ḷng Thiên Chúa. Dù thừa biết sự dữ và những phức tạp tràn ngập trong cuộc sống, Chúa Giêsu không bao giờ đầu hàng trước sự dữ. Người chữa lành kẻ bệnh tật, phục sinh kẻ chết, trả lại công lư cho người bị áp bức. Người nói với tội nhân : “Hăy về, đừng phạm tội nữa !” Người kêu gọi chúng ta lớn lên. Đó là cách Người yêu thương chúng ta. Khi đến ngày mùa, ngày chung thẩm, phải đứng thẳng trước Thiên nhan. Không ai đùa giỡn với t́nh yêu, nhất là t́nh yêu đầy đ̣i hỏi của Thiên Chúa. Với một cái nh́n đầy nhân ái, Chúa Giêsu biết kiên nhẫn chờ đợi. Người cho chúng ta thời gian để trưởng thành và lớn lên qua những giai đoạn lẫn lộn xấu tốt. Thiên Chúa vô cùng kiên nhẫn và đầy ḷng thương xót, nên Người không bao giờ thất vọng về bất cứ tạo vật nào. Người luôn thấy mầm hy vọng. Làm sao chúng ta có cái nh́n của Thiên Chúa để thấy mầm mống sự thiện, sự thật, và t́nh yêu trong mỗi giai đoạn cũng như trong mỗi cuộc sống. Nếu Chúa Kitô không xét đoán, chính v́ Người thấy trong mỗi người, kể cả tội nhân, một lời hứa đầy niềm hy vọng. Thực sự tâm hồn con người, dù tội lỗi tới đâu, bao giờ cũng vĩ đại hơn thái độ bên ngoài của họ. Ngay cả trong tâm hồn của một cô điếm, cũng có nơi bí ẩn để thưa với Chúa : Lạy Cha chúng con ... Thực tế, giữa cuộc đời lẫn lộn xấu tốt, dụ ngôn hạt cải thành cây cao bóng cả mở ra trước mắt chúng ta một niềm hy vọng lớn lao. Dù dáng vẻ bên ngoài thế nào, cuộc đời vẫn đang phát triển, dưới sức tác động của Chúa Thánh Linh và sự cộng tác của chúng ta. Nơi dụ ngôn nắm men, hạt cải, Chúa mời gọi chúng ta tái khám phá sự sung măn đích thực của Tin mừng, cuộc sống và Hội Thánh. Ngày nay, trong khi xă hội ưu tiên cho của cải, hiệu năng, chúng ta dễ chán nản khi thấy Tin Mừng và Hội Thánh có ít ảnh hưởng. Nhưng thực tế, bên trong thế giới đầy những tiến bộ kỹ thuật, vẫn ẩn giấu những tâm hồn đang ngấm ngầm chờ đợi và kiếm t́m Thiên Chúa. Phải chăng quyền lực, thành công lúc nào cũng là những tiêu chuẩn chắc chắn để đánh giá giá trị cuộc sống và Nước Trời ? Nơi trần gian, những công tŕnh vĩ đại của Thiên Chúa thường khởi sự âm thầm, rất bé nhỏ và nghèo nàn. Nhưng v́ âm thầm mở ḷng đón nhận quyền lực Chúa Thánh Thần, cuộc sống đầy ḷng tin yêu có thể trở thành những nắm men để vực dậy cả thế giới và chữa lành hàng ngàn nỗi đau thương. Nếu cuộc sống các dân tộc là cuộc chiến giữa các lực lượng thiện ác, th́ từ khi Chúa Giêsu phục sinh, cuộc chiến không c̣n tương xứng. Sự ác đă bị đánh bật gốc. Cũng thế, dù dáng vẻ bên ngoài có ra sao, lịch sử nhân loại vẫn đang hướng dần tới cuộc chiến thắng của ánh sáng và t́nh yêu. Trước nhan Thiên Chúa, h́nh như các bậc thang giá trị bị đảo lộn. Đối với Chúa, những người nhỏ bé và nghèo khó đang gây xáo trộn những người khôn ngoan và quyền thế để chiếm lấy trung tâm lịch sử cứu độ. Bởi thế, thánh Phaolô nói : “Chính trong sự yếu đuối mà quyền năng Thiên Chúa được tỏ bày.” Trong Tin Mừng, nơi các tông đồ chắc chắn có một nghịch lư soi sáng cuộc sống hôm nay và đem lại một chiều kích phi thường. Chúa Giêsu từng gọi các môn đệ là “đàn chiên bé nhỏ,” nhưng cũng là “muối đất và ánh sáng thế gian.” Cũng như họ, v́ mỏng ḍn yếu đuối, tất cả chúng ta chẳng có ǵ trong tay. Thế nhưng, nhờ Thánh Linh biến cải dần dần, chúng ta trở thành hạt cải và men biến đổi mặt đất. Chủ yếu sứ mệnh của chúng ta không phải là làm những việc phi thường, nhưng trong khiêm tốn và quyền lực Thánh Linh, chúng ta trở nên những biểu tượng của T́nh Yêu Thiên Chúa. Muốn thế, chúng ta cần phải tin tưởng vào lời hứa của Chúa Kitô, bất chấp sự dữ tràn ngập trần gian. Chắc chắn sự dữ là một vấn nạn lớn nhất con người nêu lên để chống lại Thiên Chúa. Chúng ta biết điều đó qua Truyện ông Gióp. Ngày qua ngày, mỗi người chúng ta đều phải trải qua những đau khổ v́ bệnh tật trong thân xác, vết thương trong ḷng, cắn rứt trong lương tâm, và phải đối phó với những phức tạp trong tương quan giữa con người nơi gia đ́nh, việc làm và trên toàn thế giới . NIỀM HY VỌNG VẪN C̉N ĐÓ Nếu không đủ kiên nhẫn và tin tưởng, Giáo Hội không thể đứng vững và tiếp tục công cuộc cứu độ muôn dân. Giữa nhân loại tràn ngập sự ác hôm nay, Giáo Hội hiện diện như “bí tích t́nh yêu Thiên Chúa.”[3] Nhờ đó, Giáo Hội có thể trở thành người bạn đồng hành để chia sẻ mọi nỗi lo buồn với nhân loại. Giáo Hội có thể hiện diện với họ mọi lúc mọi nơi để phấn đấu cho con người ngày càng sống xứng đáng với nhân phẩm hơn và “t́m được sự hỗ trợ trong t́nh yêu cứu độ của Chúa Kitô.”[4] Giáo Hội hiện diện như một mầm hy vọng giữa nhân loại. Lư do v́ “từ Đức Tin vào ơn cứu đô toàn vẹn, niềm Hy vọng vào công lư trọn hảo và T́nh Yêu biến toàn thể nhân loại trở thành anh chị em trong Chúa Kitô,”[5] Giáo Hội có thể t́m thấy những giải đáp cho các vấn đề, cống hiến “những phân biện, phán đoán và các quyết định đáp ứng với thực tế, để t́nh liên đới và niềm hy vọng có ảnh hưởng lớn hơn trên những hoàn cảnh phức tạp hiện tại.”[6] Trên cánh đồng nhân loại với bao giả trá và hận thù hôm nay, Giáo Hội vẫn cần cù và trung thành ra đi gieo những hạt giống chân lư và t́nh yêu. Từ những bước chân trên sỏi đá, cả một mùa công lư sẽ nở hoa cho muôn dân vang dậy tiếng reo ḥa b́nh. Làm sao Giáo Hội có khả năng thực hiện được một điều vĩ đại đó ? Thưa, “chính từ nguồn suối t́nh yêu sâu thẳm, những giá trị chân lư, tự do và công lư đă phát sinh và lớn lên.” [7] Giáo Hội chỉ có thể chu toàn sứ mệnh cao cả và thực tiễn đó, khi lạc quan trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Đúng vậy, “thực tế, Kitô hữu nh́n vực thẳm tội lỗi trong ánh sáng của niềm hy vọng. Niềm hy vọng này vĩ đại hơn bất cứ sự ác nào, v́ trong công tŕnh cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô, tội lỗi và sự chết bị tiêu hủy.” (x. Rm 5:18-21; 1 Cr 15:56-57)[8] Đó là nền tảng của niềm hy vọng. Nhờ đó, Kitô hữu yên tâm dấn thân làm chứng cho Chúa giữa một xă hội đang tự hủy v́ thuyết tương đối và vô thần. Nếu hoàn toàn khép kín trong những truyền thống luân lư tương đối và bi quan về cuộc sống, con người không bao giờ có thể đón nhận được chân lư, nguồn phát sinh niềm vui, hy vọng và sự sống. Trái lại, khi cởi mở đón nhận mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô, con người sẽ thấy niềm hy vọng vẫn c̣n đó cho những ai mong chờ sự giải thoát nơi Người. Đứng trước cánh đồng nhân loại cháy khô v́ những lư thuyết bất lực và hết sức sống hôm nay, hẳn những người thiện chí phải kêu lên trong niềm hy vọng : “Trời cao hỡi, nào hăy gieo sương, mây hăy đổ mưa, mưa đức công chính; đất mở ra đi cho nẩy mầm ơn cứu độ, đồng thời chính trực sẽ vươn lên.” (Is 45:8) Sự công chính vẫn là niềm mơ ước của bao thế hệ. Dù ch́m ngập trong đêm tối và hư ảo trần gian, muôn loài cùng với toàn thể nhân loại vẫn hy vọng sẽ được giải thoát khỏi cảnh hư nát (x. Rm 8:18-22). Giáo Hội không bao giờ thất vọng, v́ luôn tin tưởng vào Chúa Giêsu, niềm hy vọng duy nhất của chúng ta. Niềm tin đó chính Thánh Linh đă khơi lên để Giáo Hội có thể vượt qua nỗi sợ mà hoàn thành sứ mệnh trong thời đại. Sứ mệnh đó chủ yếu là phục vụ con người. Quả thực “thăng tiến phẩm giá của từng nhân vị là ‘công tác chủ yếu Giáo Hội được kêu gọi thực hiện để phục vụ gia đ́nh nhân loại.’”[9] Phải chăng công cuộc phục vụ đó có thể hoàn thành nhờ cơ cấu tổ chức chặt chẽ trong Giáo Hội ? Không ! “Để đảm nhận công tác này, trước tiên phải cam kết và nỗ lực canh tân bản thân tận bên trong, v́ lịch sử nhân loại không do định mệnh vô hồn điều khiển, nhưng h́nh thành nhờ những hành vi tự do của nhiều chủ thể khác nhau trong trật tự xă hội. Trước khi cam kết cải tiến xă hội ‘theo tinh thần Giáo Hội, trên cơ sở vững chắc của công lư và bác ái xă hội, ‘Kitô hữu phải canh tân tinh thần ' tận nội tâm.’”[10] Thực tế và nguyên tắc đều đ̣i hỏi như thế. Đúng vậy, “có sám hối tận cơi ḷng, mới có thể quan tâm và yêu thương tha nhân như anh chị em. Mối quan tâm này giúp chúng ta hiểu biết bổn phận và cam kết hàn gắn các định chế, cơ cấu và các hoàn cảnh sống trái ngược với nhân phẩm. Bởi đó, giáo dân vừa phải cải hóa nội tâm và cải tiến các cơ chế hoạt động, vừa quan tâm tới những hoàn cảnh lịch sử và dùng những phương tiện hợp pháp để nhân phẩm của mỗi người được thực sự kính trọng và thăng tiến trong các định chế.”[11] Sau khi cải hóa nội tâm, phải “mặc lấy Chúa Kitô,” giáo hữu mới có thể trở thành men hay muối đất mà làm chứng cho Chúa trong các môi trường. DẤN THÂN LÀM CHỨNG Trong hoàn cảnh thế giới hôm nay, nhất là tại Việt Nam, ai cũng biết nhân quyền là một đề tài nóng bỏng. Sống giữa ḱm kẹp của cơ chế bất công, làm sao có thể hiên ngang làm chứng và tranh đấu cho nhân quyền ? Trong dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, Tgm Chaput không ngại nói sự thật với các bạn trẻ : “Kẻ thù đáng kể nhất của các Tông Đồ là sự sợ hăi. Thực ra, sợ hăi là một nguy hiểm bị người ta đánh giá thấp nhất, nhưng lại nguy hiểm chết người nhất trong thời đại chúng ta, nhất là đối với thế hệ chúng con.”[12] Sự sợ hăi đă ngăn cản đà tiến của Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới. Bước đầu tiên là phải vượt qua nỗi sợ. Nhưng làm cách nào vượt qua nỗi sợ để can đảm làm chứng cho Chúa và tranh đấu cho nhân quyền ? Theo Tgm Chaput, “can đảm có nghĩa là thắng sợ hăi bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, như Thánh Phaolô và các nhà truyền giáo vĩ đại đă làm, bởi v́ chân lư của Chúa Giêsu Kitô phải được công bố với bất cứ giá nào.”[13] Trong hoàn cảnh cụ thể tại nhiều nơi, tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo là công bố chân lư của Chúa. Quả thực, “tôn trọng nhân quyền đ̣i mọi người phải nh́n nhận chiều kích tôn giáo của con người. Đây không phải chỉ là một đ̣i hỏi liên quan tới những vấn đề đức tin, nhưng là một đ̣i hỏi gắn chặt với thực tế của từng người. Việc công nhận quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo thực sự là một trong những thiện ích cao cả nhất và là một trong những bổn phận nghiêm trọng nhất của bất cứ ai thực sự muốn cho thiện ích cá nhân và xă hội được bảo đảm.”[14] Do đó, tranh đấu cho nhân quyền là làm chứng cho Chúa Kitô một cách hữu hiệu nhất. ĐGH thôi thúc bạn trẻ đi t́m ư nghĩa cuộc sống trong việc đoàn kết và kiên tŕ hoạt động cho nhân quyền. Quả thế, ĐGH cho thấy nước Úc, “giải đất diễm lệ,” đă đề cao tầm quan trọng của tự do tôn giáo. Người giải thích : “Tự do tôn giáo là một quyền căn bản. Nếu được tôn trọng, tự do tôn giáo sẽ khiến công dân có thể hành động dựa trên những giá trị bắt nguồn từ những niềm tin sâu xa, góp phần vào việc tạo an sinh xă hội. Như thế, cùng với các thành viên các tôn giáo khác, các Kitô hữu cộng tác vào việc thăng tiến nhân phẩm và t́nh huynh đệ giữa các dân tộc.”[15] Được vậy, chắc chắn các dân tộc sẽ tiến bộ và phát triển rất nhanh. ĐGH không quên nhắc nhở : “Các giá trị trên đặc biệt quan trọng đối với công cuộc giáo dục giới trẻ. Các bạn trẻ rất hay bị lôi cuốn theo lối nh́n đời như một thứ tiện nghi. Chúng tôi khuyến khích mọi người, nhất là các bạn trẻ, hăy biết ngạc nhiên trước vẻ đẹp cuộc đời, hăy t́m ư nghĩa tối thượng của cuộc sống, và hăy cố gắng tối đa để đạt đến điều đó.”[16] Một gương sáng tranh đấu cho nhân quyền là Nữ Á Thánh Mary MacKillop. Trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, bà được ĐGH Bênêđictô XVI miêu tả như là “một trong những khuôn mặt nổi bật nhất” trong lịch sử Úc. ĐGH nói : “Tôi biết bà kiên tâm khi đứng trước gian nan thử thách, khi đ̣i hỏi công lư nhân danh những người bị đối xử bất công. Trong thực tế, tấm gương thánh thiện của bà đă trở thành nguồn hứng khởi cho mọi người dân Úc. Các thế hệ có nhiều lư do để chịu ơn bà." [17] Khi lắng nghe về bà, chắc chắn giới trẻ phải nhận ra việc ḿnh phải làm trong môi trường sống thực tế. Nhưng khi trở về môi trường thực tế, liệu họ có thoát khỏi ảnh hưởng của những tà thuyết không ? Đó là điều ĐGH thẳng thắn vạch ra cho các bạn trẻ : "Cha hỏi chúng con, khi đối diện với các nạn nhân đang thực sự đau khổ v́ bạo lực và bị khai thác t́nh dục, có ai lại ‘giải thích’ các thảm cảnh đó như là tṛ tiêu khiển hay không ?”[18] Theo Đức Giáo Hoàng, thuyết tương đối bừa băi gán giá trị ‘hầu như cho mọi sự,’ và đề cao ‘kinh nghiệm’ tới mức tuyệt đối. “Thế nhưng, một khi không được đánh giá là tốt hay đúng, kinh nghiệm cũng có thể dẫn tới tự do giả hiệu, lẫn lộn luân lư và tri thức, hạ thấp tiêu chuẩn, mất ḷng tự trọng và niềm hy vọng nữa. Từ đó, tự do và ḷng khoan dung thường bị tách biệt khỏi chân lư. Tệ hại hơn nữa, ngày nay nhiều người chủ trương không có chân lư tuyệt đối hướng dẫn cuộc đời chúng ta.”[19] Sống trong t́nh trạng hoang mang như thế, nhiều bạn trẻ sẽ co rút lại trong vỏ ốc ích kỷ, mặc bao người nghèo khổ đang cần đến họ. Tuy thế, ĐGH tràn ngập niềm hy vọng: “Ngày Giới Trẻ Thế Giới làm tôi đầy tin tưởng đối với tương lai Giáo Hội và tương lai thế giới. Cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở đây lại càng đặc biệt thích hợp, v́ Giáo Hội tại Châu Úc, một châu lục trẻ trung nhất so với bất cứ lục địa nào, cũng là một trong những lục địa có tính quốc tế nhất. Kể từ ngày những người Âu Châu đầu tiên đến đây định cư vào cuối thế kỷ 18, xứ này đă trở thành nhà không những của nhiều thế hệ người Âu Châu mà c̣n là nhà của rất nhiều người từ bốn biển năm châu t́m đến”[20] Nói tóm, trong thế giới cũng như giữa đồng lúa, vẫn tràn ngập những thế lực gian ác. Nhưng nếu tin tưởng vững chắc vào kế hoạch Thiên Chúa thiết lập Nước Chúa ở trần gian, môn đệ Chúa Kitô không bao giờ thối chí nản ḷng trước quyền lực sự ác. Trái lại, họ cần kiên nhẫn mới thấy được chiến thắng cuối cùng của Nước Chúa. Lạy Chúa, xin cho các bạn trẻ hôm nay luôn tin tưởng vào sức mạnh Thánh Linh và can đảm vượt qua mọi nỗi sợ để làm cho mọi người biết tôn trọng nhân quyền, nhất là tự do tôn giáo. Amen. đỗ lực 20.07.2008
[3] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội, 60. [4] Ibid. [5] Ibid.,3. [6] Ibid., 9. [7] ibid., 205. [8] ibid., 121. [9] Ibid., 552. [10] Ibid. [11] Ibid. [13] Ibid. [14] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội, 553. [16] Ibid. [18] Ibid. [19] Ibid. [20] Ibid.
Chúng
ta có niềm hy vọng Thưa quư vị, Khi đi du lịch tôi phải cẩn thận. Tôi không chỉ nói về việc lái xe cẩn thận, kiểm tra kỹ lưỡng lịch bay, mang theo những thứ thuốc cần thiết cho một chuyến đi dài ngày… Tôi sẽ nói về các môn thể thao. Tôi thường có mặt tại các thành phố lớn của Mỹ như: Huston, New York, San Fransico, Philadelphia, Atlantic… Mỗi thành phố có các đội thể thao riêng của ḿnh, và tôi phải cẩn thận nhớ tên các đội ấy, kẻo lỡ ra tôi lại quá vui sướng reo ḥ cho đội nhà trong khi đang trong địa hạt của đội đối phương. Có một vài điều mà hầu hết chúng ta có chung với nhau khi xem các sự kiện thể thao, dù đó là giải theo mùa hay giải vô địch cuối mùa. Khi chúng ta đến nhập cuộc với những người đang xem thể thao và muốn nắm bắt t́nh h́nh th́ thường chúng ta hỏi: “Ai đang thắng?” Nếu là đội của ḿnh, chúng ta sẽ ngồi lại và vui vẻ theo dơi. Nếu đội của ḿnh đang thua, hay đang gay go, chúng ta ngồi ra cuối hàng ghế và cảm thấy bực bội, chán nản. Và chúng ta hy vọng. Như có câu rằng: “Hy vọng làm nảy sinh những điều ra như không thể”. Chúng ta làm được ǵ nếu không có niềm hy vọng? Khi có nhu cầu, niềm hy vọng lay động chúng ta để thực hiện điều đó tốt đẹp hơn. Những cặp vợ chồng có niềm hy vọng khi họ cùng nhau đến gặp nhà tư vấn hôn nhân gia đ́nh để giải quyết mâu thuẫn, để vượt qua những khác biệt dường như không thể hàn gắn được. Thiếu niên có niềm hy vọng khi chúng ở lại sân bóng rổ sau khi cả đội đă ra về, để tập đi tập lại những cú đứng ném bóng tại chỗ. Những người đang giảm cân có hy vọng khi quyết tâm ăn kiêng hơn nữa và đi bộ 20 phút mỗi ngày. Cha mẹ nh́n thấy những băn khoăn trăn trở của con trẻ và lo lắng cho tương lai của chúng – và hy vọng. Niềm hy vọng giúp cho người ta kiên tŕ chịu đựng những tác dụng phụ của việc hóa trị. Có những thứ trong cuộc sống của chúng ta và trên thề giới không đúng. Chính niềm hy vọng giúp chúng ta vượt lên trên những éo le đó, bỏ qua những phản đối, xắn tay áo và cố hết sức để sửa chữa những ǵ sai trái.Chắc chắn Kitô hữu không được phép tự măn, chúng ta phải cố gắng để làm mọi sự tốt hơn cho chính chúng ta và cho tha nhân nữa. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm và nên sửa chữa. Chúng ta có niềm hy vọng. Nhưng đôi khi, dù chúng ta đă cố hết sức nhưng cũng chẳng thay đổi được ǵ – và không thể thay đổi ngay tức khắc. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn và không phải lúc nào cũng làm được ǵ đó cho thế giới. Dụ ngôn này đă nói nên điều đó. Chúng ta giống như người nông dân đă cố công gieo những hạt mầm tốt trong cánh đồng của cuộc đời ḿnh. Chúng ta làm việc vất vả để nuôi một dưỡng gia đ́nh tốt đẹp; tạo nên những tương quan tốt; giúp đỡ những người chúng ta yêu mến chiến đấu với bệnh tật; đấu tranh để có nền giáo dục tốt hơn, chế độ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ḥa b́nh và môi trường sinh thái tốt hơn… Và nếu như thế giới này công bằng, những việc tốt chúng ta đă làm ắt phải sinh ra những kết quả tốt. Nhưng đôi khi, thậm chí nhiều khi, việc tốt chúng ta làm lại mang về những chán chường thất vọng. Ở Trung Đông, có một loại hạt giống có tên cỏ lùng mà thoạt nh́n quư vị không thể phân biệt nó với cây lúa – cho đến khi cả hai đă trưởng thành. Rễ của cỏ lùng đan với rễ lúa. Nếu như nhổ cây cỏ lùng th́ quư vị cũng nhổ luôn cây lúa lên. Giống như dụ ngôn mô tả. Kẻ xấu bị tiêu diệt, và lúa cũng bị tiêu diệt luôn một thể. Ông chủ trong dụ ngôn đă nói đúng. Ông nói với người đầy tớ đang muốn nhổ ngay đám cỏ lùng lên để làm một việc “đúng”, “hăy để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt…” Thật nản ḷng làm sao! Nh́n thấy cỏ mọc lên mà quư vị chẳng thể làm được ǵ với nó! Quư vị phải để mặc một vài sự việc trong một thời gian, dẫu cho quư vị có biết điều đúng, điều ích lợi có thể làm được. Đó là một thế giới bất toàn và chúng ta không thể làm bất cứ điều ǵ. Đó là cỏ lùng, những điều khó chịu. Cỏ lùng là một h́nh ảnh hay để nói về sự dữ trong thế giới của chúng ta. Chúng ĺ lợm và khó loại trừ. Như cỏ lùng, sự dữ có vẻ như có cuộc sống riêng của nó. Dụ ngôn gợi lên một câu hỏi mà chúng ta thường hay thắc mắc khi chúng ta nỗ lực làm điều tốt lại gặp chống đối và kháng cự. Sự dữ ở đâu mà ra? Quư vị có thể nghĩ rằng Kinh Thánh sẽ có câu trả lời cho một vấn nạn quan trọng như thế! Chúng ta cũng có thể có câu trả lời riêng, nhưng Kinh Thánh dường như im lặng về vấn đề này. Câu trả lời của Kinh Thánh là: “Kẻ thù đă làm điều đó”. Đó không phải là câu trả lời thỏa măn cho vấn đề cấp thiết như thế. Một điều Kinh Thánh nói cho ta biết là: đừng đổ lỗi cho Thiên Chúa về những sự xấu xảy đến với chúng ta. Đừng nói: “Chúa thử thách tôi”. Hoặc “Tôi bị trừng phạt v́ những ǵ tôi đă làm”. Đó không phải là những ǵ Kinh Thánh nói. “Kẻ thù đă làm điều đó”. Ông chủ gieo giống tốt trong vườn của ḿnh và ông không dửng dưng với những ǵ xảy ra. Cuối cùng, đó chính là vườn của ông. Điều đó giúp nhiều người hy vọng và được khích lệ v́ biết rằng Thiên Chúa không hành động chống lại họ hay thử thách họ; chính Thiên Chúa luôn bên cạnh chúng ta; chính Thiên Chúa nhiều lúc khiến cho sự việc ra tốt đẹp. Câu chuyện đă minh định điều này: sẽ có một mùa gặt và cái tốt sinh hoa trái. Chúng ta không thể chứng minh điều này với những kẻ hoài nghi – nhưng đó là điều chúng ta tin tưởng. Trong khi đó, dụ ngôn cũng cho chúng ta một lời cảnh báo. Khi chúng ta liên đới với sự dữ, hoặc những ǵ mà quư vị nghĩ đó là sự dữ, đừng quá hăng hái để cố tránh né nó – sợ rằng quư vị sẽ làm điều có hại hơn là có lợi. Quư vị có thể nhổ luôn cả lúa lên đấy. Lịch sử c̣n đầy rẫy những tấm gương về việc quá nhiệt thành. Hăy nghĩ về tất cả các cuộc chiến tranh, Thập tự chinh và các vụ đốt sách để xua đuổi sự dữ. Phù thủy bị các tu sỹ thiêu ở Salem. Biết bao kẻ vô tội đă chịu khổ và chết dưới bàn tay của những kẻ cho rằng ḿnh làm việc tốt nhân danh tôn giáo – cho đến ngày nay? Dụ ngôn cho hay rằng chúng ta không thể chắc chắn đâu là điều tốt để làm. Đừng vội vă như thế khi giải quyết các vấn đề. Đây không phải tranh luận chống lại việc đổ lỗi cho những ǵ ma quỷ đă gây ra cho thế giới. Nhưng đây là một cảnh báo. Câu cuối cùng là chúng ta không chịu trách nhiệm; đó không phải cánh đồng của chúng ta. Ông chủ đă đầu tư rất nhiều vào cánh đồng này và sẽ có tính toán. Sau hết, chẳng phải tất cả chúng ta là những kẻ đón nhận sự nhẫn nại và tin tưởng của ông chủ đó sao? Chẳng phải chúng ta sẽ vui mừng v́ ḿnh c̣n thời gian để sửa chữa nhiều thứ trong cuộc đời ḿnh đó sao? Chẳng phải chúng ta có phúc v́ được ông chủ tin tưởng khi chúng ta không chắc sự thể sẽ kết thúc ra sao? Chúng ta có thấy được ân huệ mà câu chuyện này đem lại không? Nó cho chúng ta biết rằng ngay cả bây giờ, khi cuộc sống của chúng ta c̣n lâu mới hoàn hảo, rằng chúng ta được cho một khoảng thời gian. Dụ ngôn cũng đảm bảo với chúng ta rằng Thiên Chúa không phải không thích thú ǵ với những việc tốt chúng ta làm: khi chúng ta gặp bế tắc hay khi những cố gắng ra như chẳng mang lại thay đổi nào; hay thậm chí khi chúng ta gặp thất bại. Thiên Chúa không phải không quan tâm ǵ , nhưng Ngài đầu tư rất nặng tay cho thế giới này và luôn bên cạnh những cố gắng của chúng ta. Thiên Chúa nghiêm túc và liên đới như thế nào khi thắng vượt sự dữ? Mỗi lần nh́n lên thập giá sẽ cho chúng ta thấy sự dữ có vẻ chiến thắng sự thiện ra sao, nhưng cuối cùng, chính thập giá cho chúng ta biết t́nh yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và sự thiện hảo của Thiên Chúa sẽ mang lại một mùa gặt bội thu. Ai đang thắng? Sự thiện hay sự dữ? Ngay lúc này thật khó mà nói. Nhưng rồi, khi chúng ta chờ đến mùa gặt, chúng ta sẽ vẫn luôn cố gắng làm điều tốt với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa gieo những hạt giống đủ tốt trong cánh đồng thế giới để có một mùa bội thu. Chúng ta sống trong hy vọng. Lm. Jude Siciliano, OP. Hăy hy vọng trong mọi hoàn cảnh Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-30 Kính thưa quư vị, Có bao nhiêu người trong quư vị ít nhất một lần đă xem bộ phim Harry Potter? Phải chăng quư vị là một “Muggle”? Tôi chắc rằng quư vị đă nghe đến thuật ngữ đó, ngay cả khi quư vị không theo kịp loạt truyện Harry Potter. Trong câu chuyện, “Muggle” là người không được phú ban các năng khiếu phi thường. Tám trong số những bộ phim giả tưởng như thế này đă thu về hơn 7 tỉ đô la Mỹ! Hàng loạt sách truyện và phim ảnh kéo dài đủ lâu cho nhiều người đi từ thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành. Anh trai tôi phải đợi trước một hiệu sách ở New York vào nửa đêm để mua tập hai cho con gái nhỏ của anh ấy, khi ấy mới 13 tuổi. Bây giờ cô bé đă 26 tuổi. Những loạt truyện và phim ảnh này vẫn c̣n phát hành. Nếu quư vị chưa xem phần cuối bộ phim, th́ “Harry Potter and the Deadly Hallows: phần hai” đang được chiếu trên truyền h́nh cáp đó. Loạt phim như thế này không thể có được ở Walt Disney! Chúng bao gồm trong đó một thế giới của những loài, những vật kỳ lạ. Nhiều thứ ác thần. Chẳng hạn như Severus Snape, kẻ thù lâu năm của Harry. Thỉnh thoảng ông ta bị đóng khung bởi một cửa sổ h́nh quan tài. Có một con rồng bạch phun lửa. Kế đó có kẻ thù không đội trời chung của Harry là Lord Voldermort. Ông ta quá tàn ác đến nỗi dân chúng không dám nhắc đến tên ông. Ông ta được gọi là “kẻ chẳng bao giờ được nhắc đến”. (Một phụ nữ, sau cuộc ly dị cay đắng, đă gọi chồng cũ của ḿnh là Lord Voldermort - nhưng đó lại là một câu chuyện khác!) Những người tốt trong câu truyện như là Harry, Hermione, Ron có được khả năng nào? Họ rất tử tế, trong sáng, có thiện ư. Thế lực chống lại họ là kẻ ác hết sức quỷ quyệt, hùng mạnh và già đời. Bộ phim không tô vẽ, cũng không xem nhẹ các mối đe dọa chống lại người tốt và liêm chính. Đoạn cuối phim là cái chết của một vài nhân vật đáng yêu. Hăy nhắm mắt lại nếu như quư vị không muốn thấy kết cục đó - nhưng Dumbledore đă chết! Với tất cả thế lực bóng tối dường như bất khả chiến bại như vậy, người ta khó có thể chờ đợi đến phần cuối để biết câu truyện sẽ kết thúc như thế nào. Trẻ em, cũng như những người lớn, luôn hy vọng sự thiện sẽ chiến thắng và điều ác cuối cùng sẽ bị đánh bại. Nhưng rơ ràng là trong phim, điều đó không dễ dàng chút nào. Có cuộc tranh đấu và sự đau thương trước khi chiến thắng. Đă có lúc người ta nghi ngờ chiến thắng của sự thiện. Wikipedia ví các cốt truyện trong loạt truyện Harry Potter như là các ngụ ngôn Kitô giáo. Không khó để hiểu tại sao. Chúng có nhiều điểm chung với dụ ngôn hôm nay. Dụ ngôn chúng ta nghe hôm nay là một câu chuyện với chủ đề tương tự. Có một cánh đồng gồm cả hạt giống tốt và cỏ dại; một cuộc xung đột giữa thiện và ác. Các đầy tớ tỏ ra lo lắng. Họ đặt các câu hỏi tương tự như của chúng ta: “Thưa ông, không phải ông đă gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế th́ cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” Có lẽ chúng ta thêm vào: “Cuối cùng, liệu các cây cỏ lùng có lấn át lúa không?” Dụ ngôn phản chiếu lại cuộc đời Đức Giêsu. Người là hạt giống tốt được gieo trồng giữa chúng ta. Trong suốt sứ vụ của Người, kẻ thù đă gieo cỏ lùng nhằm chống lại Người. Ngay cả giới chức tôn giáo - những người Đức Giêsu muốn thuyết phục làm đồng minh - cũng gieo cỏ lùng. Thoạt tiên ác thần đă thắng, Đức Giêsu bị nghiền nát. Nhưng điều quan trọng là câu chuyện không dừng ở đó. Thiên Chúa đă làm cho Đức Giêsu chỗi dậy từ cơi chết. Cuối cùng, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, sự thiện sẽ chiến thắng. Một người nào đó cố gắng an ủi một phụ nữ có chồng vừa mất rằng: “Thiên Chúa không bao giờ để cho bà phải vượt quá sức chịu đựng đâu”. Dụ ngôn muốn nói rằng Thiên Chúa không hành động theo cách đó. Ông chủ gieo trồng “giống tốt” và ông không màng tới sự hiện diện của kẻ thù. Khi được hỏi về điều đó, ông trả lời thật rơ ràng : “Kẻ thù đă làm đó!” Không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa khi những điều xấu xảy ra cho chúng ta. Câu nói “Kẻ thù đă làm đó” có thể không phải là một câu trả lời rơ ràng và trọn vẹn chúng ta mong muốn. Nhưng rơ ràng là chúng ta không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa v́ cỏ lùng. Ông chủ căn dặn những người làm công, cảnh báo họ không được vội vàng nhổ bỏ cỏ lùng. Điều đó ngụ ư một câu hỏi được đặt ra cho chúng ta rằng: “Anh có chắc rằng anh biết đâu là cây cỏ lùng và đâu là cây lúa không?” Tôi thích câu chuyện về thử vai của Fred Astaire. Vị giám khảo ghi nhận xét như sau: “Không thể nhập vai. Hơi hói đầu. Biết khiêu vũ một chút”. Astaire đă đóng khung và theo nhận xét đó trên ḷ sưởi. Bạn chẳng thể biết mọi chuyện cho dù đă trải qua kinh nghiệm thực thế. Sự dữ bắt nguồn từ đâu: phải chăng từ các tệ nạn mà chúng ta vật lộn nhằm bảo vệ con cái của ḿnh; tai họa có thể lẻn vào và thậm chí có thể làm đảo lộn các dự kiến làm điều thiện của chúng ta; và có lẽ làm ngă ḷng tất cả, sự dữ cũng xuất hiện trong Hội Thánh từ khi được thiết lập? Sự dữ như thế này và c̣n hơn thế nữa có thể làm chúng ta ngă ḷng và lạc hướng. Quư vị nghĩ rằng Kinh Thánh sẽ cho chúng ta một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi quan trọng như vậy. Nhưng dường như Kinh Thánh lặng thinh về vấn đề này. Điều rơ ràng từ dụ ngôn này là ông chủ không phải là nguồn gốc của cỏ lùng. Không phải chính Thiên Chúa mang đến cho chúng ta bệnh tật hay nhiều lần khốn khó. Cũng không như những ǵ người ta nói khi chúng ta đang phải chịu đựng đau khổ: “Chúa đang thử thách đức tin của chúng ta”. Dụ ngôn đề nghị người khôn ngoan hăy nắm lấy cơ hội. Bạn không vui mừng sao khi mà dụ ngôn cho chúng ta thời gian làm được nhiều việc trong đời ḿnh? Chúng ta có thời gian và không bị xét xử vội vàng. Dụ ngôn là câu chuyện của quà tặng ân sủng và thời gian: thời gian để thay đổi và ân sủng để làm biến đổi những ǵ chúng ta phải thực hiện. Dụ ngôn này bảo đảm rằng Chúng ta không làm việc một ḿnh. Ông chủ cánh đồng đă đầu tư nhiều cho chúng ta và hết sức quan tâm đến cuộc sống của chúng ta. Dụ ngôn là một câu chuyện về ḷng xác tín. Chắc chắn rằng sẽ có một vụ gặt bội thu, cho dù lúc này chưa thể nói đến. Điều cốt yếu của dụ ngôn này chính là niềm hy vọng - ngay cả khi không có cơ sở rơ ràng, chúng ta vẫn có thể hy vọng. Dụ ngôn này dành cho: Những cặp vợ chồng có được hy vọng khi họ đến tư vấn với chuyên viên về hôn nhân gia đ́nh để hàn gắn những rạn nứt trong mối quan hệ của họ. Các sinh viên có được hy vọng và trong suốt thời gian nghỉ lễ Phục Sinh sẽ đến Appalachia để làm nên một sân chơi học đường cho các trẻ em. Những người đang đấu tranh với cỏ lùng của căn bệnh trầm trọng ăn sâu vào cơ thể và hy vọng rằng Thiên Chúa ở gần và là sức mạnh của họ. Những người đang cố gắng chấm dứt cơn nghiện hay từ bỏ một thói quen xấu. Đôi khi chúng ta không chắc có thể thực hiện được điều đó, nhưng hăy nghe lời hứa trong dụ ngôn này. Ông chủ sẽ không để cho cỏ lùng chiến thắng đâu. Những người nghiêm túc chuẩn bị tham gia vào sự rối ren và cỏ lùng của đấu trường chính trị, với hy vọng sẽ tạo nên sự khác biệt tốt cho cộng đồng. Trong Thánh lễ này, cùng với bánh và rượu, chúng ta dâng cuộc chiến hiện tại chúng ta đang bị cuốn vào: cố gắng làm điều tốt và không ngă ḷng dù có chống đối. Chúng ta cử hành Thánh lễ, lời kinh tạ ơn của ta dành cho Ông Chủ của cánh đồng, Đấng nuôi dưỡng chúng ta bằng sự hiện diện sống động của Đức Giêsu, Người trung thành với Thiên Chúa trong suốt cuộc đời, dù cho cỏ lùng đang cố gắng bóp nghẹt điều tốt lành Người đang thực hiện.
|